Luận văn Tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở Công ty Thương mại Việt Phát Triển

Tài liệu Luận văn Tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở Công ty Thương mại Việt Phát Triển: Luận văn tốt nghiệp: "Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở Công ty Thương mại Việt Phát Triển" 1 Lời nói đầu Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với điều kiện cụ thể khác nhau, cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh khác nhau thì kết quả lợi nhuận cũng khác nhau. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp phát vốn, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, lãi nộp Nhà nước, lỗ Nhà nước chịu, lợi nhuận đó chưa phản ánh đầy đủ các chi phí sản xuất và yêu cầu thực tế của thị trường, chưa kích thích được tính sáng tạo chủ động của người quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó có tình trạng lãi giả, lỗ thật. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài trở thành gánh nặng cho nền kinh tế gây lãng phí. Thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nh...

pdf60 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở Công ty Thương mại Việt Phát Triển, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp: "Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở Công ty Thương mại Việt Phát Triển" 1 Lời nói đầu Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với điều kiện cụ thể khác nhau, cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh khác nhau thì kết quả lợi nhuận cũng khác nhau. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp phát vốn, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, lãi nộp Nhà nước, lỗ Nhà nước chịu, lợi nhuận đó chưa phản ánh đầy đủ các chi phí sản xuất và yêu cầu thực tế của thị trường, chưa kích thích được tính sáng tạo chủ động của người quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó có tình trạng lãi giả, lỗ thật. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài trở thành gánh nặng cho nền kinh tế gây lãng phí. Thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước ban hành các chế độ chính sách, sắp xếp lại các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm lỗ lãi về các hoạt động của mình. Từ khi có quyết định của Chính phủ được phép thành lập các Công ty TNHH, Công ty cổ phần, các doanh nghiệp tư nhân vừa, nhỏ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhiều mô hình khác nhau, hoạt động của các doanh nghiệp được cải thiện, nhiều doanh nghiệp bắt đầu làm ăn có lãi, tạo điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Bởi vậy, không ngừng nâng cao lợi nhuận là một việc làm rất cần thiết của các doanh nghiệp. Công ty Thương mại Việt Phát Triển là một trong số các doanh nghiệp như vậy. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty Thương mại Việt Phát Triển, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty, em nghiên cứu vấn đề lợi nhuận của Công ty và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài : "Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở Công ty Thương mại Việt Phát Triển". Chuyên đề gồm 3 chương : 2 Chương I : Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương II : Thực trạng lợi nhuận của Công ty TNHH Thương mại Việt Phát Triển. Chương III : Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Công ty. 3 Chương I Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường I- Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp : 1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trờng : a) Doanh nghiệp : Nền kinh tế nước ta được vận hành theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đang tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động mang lại hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận cao. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận và phát triển. ở nước ta hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động. Có thể phân loại doanh nghiệp căn cứ vào ngành nghề, hình thức sở hữu. Dựa vào hình thức sở hữu, các doanh nghiệp được chia thành : - Doanh nghiệp Nhà nước. - Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn. - Doanh nghiệp tư nhân. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp Nhà nước : Theo Điều 1 Luật Doanh nghiệp Nhà nước "Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao cho. Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý". Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp 4 Nhà nước hoạt động công ích là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Công ty (Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần) là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty trong phạm vi phần góp của mình. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cuả mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam. b) Hoạt động của doanh nghiệp : Hoạt động kinh doanh là một hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu, trong khả năng nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận cao nhất, nâng cao thu nhập của người lao động, tích lũy để đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng, góp phần tăng thu nhập quốc dân và thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải mua nguyên nhiên liệu, các bộ phận, linh kiện rời hay bán thành phẩm của các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước. Như vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải có mối quan hệ tương hỗ với các thành viên khác trong nền kinh tế. Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ yếu giải quyết các vấn đề sau : 5 - Các chiến lược đầu tư - Nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh - Phân tích, đánh giá, xem xét các hoạt động tài chính để đảm bảo cân bằng thu chi. - Quản lý hoạt động tài chính đưa ra các quyết định cho phù hợp. Các hoạt động trên nhằm đạt tới mục tiêu lợi nhuận cao nhất sản xuất kinh doanh không ngừng tăng trưởng và phát triển. Thực hiện đường lối cải cách kinh tế, Đảng và Nhà nước đổi mới cơ chế, chính sách tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Công ty TNHH là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường. II- Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp : 1. Lợi nhuận : Quan điểm của các nhà kinh tế học : Ngay khi có hoạt động sản xuất, trao đổi, mua bán hàng hóa, lợi nhuận trong kinh doanh đã là một đề tài nghiên cứu, tranh luận của nhiều trường phái, nhiều nhà lý luận kinh tế. Adam - Smith là người đầu tiên trong số các nhà kinh tế học cổ điển, đã nghiên cứu khá toàn diện về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận. Ông xuất phát từ quan điểm, giá trị trao đổi của mọi hàng hóa là do lao động sản xuất ra hàng hoá đó quyết định, để từ đó đặt nền tảng cho các lý thuyết về kinh tế thị trường. Theo A.Smith : Nếu chất lượng của lao động chi phí cho việc sản xuất ra một sản phẩm nào đó càng lớn thì giá trị và do đó giá trị trao đổi của nó cũng càng lớn. Ông khẳng định giá trị của một hàng hoá quy định giá trị trao đổi : Trong cấu thành giá trị của hàng hóa có tiền lương, địa tô và lợi nhuận. Theo A.Smith, lợi nhuận của nhà tư bản được tạo ra trong quá trình sản xuất, là hình thái biểu hiện khác của giá trị thặng dư, tức phần giá trị do lao động không được trả công tạo ra. Ông đã định nghĩa : "Lợi nhuận là khoản khấu trừ vào giá trị sản phẩm do người lao động tạo ra". Nguồn gốc của lợi nhuận là do toàn bột tư bản đầu tư đẻ ra trong cả lĩnh vực sản xuất và lưu thông. Lợi nhuận là nguồn gốc của các thu thập trong xã hội và của mọi giá trị trao đổi. 6 Adam - Smith cho rằng không chỉ có lao động nông nghiệp mà cả lao động công nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận. Nhà tư bản tiền tệ cho nhà tư bản sản xuất vay vốn và nhận được lợi tức cho vay. Đó là một biểu hiện khác của lợi nhuận đã được tạo ra trong sản xuất. Chính các nhà tư bản (cho vay - sản xuất) sẽ thoả thuận để phân chia giá trị thặng dư được tạo ra từ sản xuất - kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển thì tính cạnh tranh càng quyết liệt. A.Smith còn phát hiện việc phân chia lợi nhuận theo tỷ suất lợi nhuận bình quân và khi quy mô đầu tư tư bản càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm sút. Tuy còn những sai lầm trong hệ thống lý luận của mình nhưng A.Smith đã chỉ ra được rằ ng : Nguồn gốc thực sự cho giá trị thặng dư là do lao động tạo ra, còn lợi nhuận, địa tô, lợi tức chỉ là biến thể, là hình thái biểu hiện khác nhau của giá trị thặng dư mà thôi. D.Ricacdo và những người kế tục đã xây dựng học thuyết kinh tế của mình trên cơ sở những tiền đề và phát kiến của A.Smith. D.Ricacdo cũng hoàn toàn dựa vào lý luận giá trị lao động để phân tích chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa. D.Ricacdo đã khẳng định : Lao động là nguồn gốc của giá trị và giá trị hàng hoá sản phẩm lao động được phân thành các nguồn thu nhập tiền lương, địa tô, lợi nhuận. Ông kết luận : "Lợi nhuận chính là phần giá trị lao động thừa ra ngoài tiền công ; lợi nhuận là lao động không được trả công của công nhân. D.Ricacdo coi lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công, giá trị hàng hóa do công nhân tạo ra luôn luôn lớn hơn số tiền công, số chênh lệch đó chính là lợi nhuận. Ông thấy được quan hệ mâu thuẫn giữa tiền lương và lợi nhuận : Việc hạ thấp tiền lương làm cho lợi nhuận tăng và ngược lại, tiền lương tăng làm cho lợi nhuận giảm, còn giá trị hàng hóa không thay đổi. Ông nhận thấy sự đối lập giữa tiền lương và lợi nhuận, tức sự đối lập lợi ích kinh tế của công nhân và các nhà tư bản. Phân tích sâu hơn sự vận động của lợi nhuận trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, D.Ricacdo đã nhận định : Nếu tư bản được đầu tư vào sản xuất những đại lượng bằng nhau, sẽ nhận được những lợi nhuận như nhau và bình quân hoá lợi nhuận là một xu hướng khách quan của sản xuất - kinh doanh tư bản 7 chủ nghĩa. Về quan hệ giữa tiền công và lợi nhuận, ông cho rằng : lợi nhuận phụ thuộc vào mức tăng năng suất và đối nghịch với tiền công. Tương đối khác biệt với các học thuyết giá trị lao động ở trên, Jan Batitxay cho rằng : Bản chất lợi nhuận là phần thưởng thích đáng cho việc mạo hiểm đầu tư tư bản để kinh doanh, là hình thức tiền công đặc biệt mà nhà tư bản trả lại cho mình. Jan Batitxay đưa ra nguyên tắc phân phối thu nhập trong xã hội tư sản : 1. Công nhân làm thuê nhận được tiền công từ sản phẩm lao động. 2. Chủ ruộng đất nhận được địa tô từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng cho các nhà tư bản chủ nghĩa. 3. Chủ tư bản nhận được lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Kế thừa những nguyên lý đúng đắn, khoa học của những nhà lý luận tiền bối. C.Mác đã nghiên cứu một cách toàn diện và triệt để về nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận trong kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Dựa trên lý luận lao động, lấy sản xuất tư bản chủ nghĩa làm đối tượng nghiên cứu, phân tích, C.Mác đã phát hiện và làm rõ toàn bộ quá trình sản xuất giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản - điều mà các vị tiền bối của ông chưa làm được. C.Mác đã khẳng định : Về nguồn gốc lợi nhuận là do lao động làm thuê tạo ra, về bản chất : Lợi nhuận là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư, là kết quả của lao động không được trả công, do nhà tư bản chiếm lấy, là quan hệ bóc lột và nô dịch lao động trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Khi truy tìm nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận, C.Mác viết : "Giá trị thặng dư được quan niệm là toàn bộ con đẻ của tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hoá là lợi nhuận" và "giá trị thặng dư (là lợi nhuận) là phần giá trị dôi ra của giá trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hóa". Vượt trên tất cả các nhà lý luận trước đây, C.Mác đã phân tích tất cả các khía cạnh khác nhau của lợi nhuận, sự hình thành lợi nhuận và sự vận động của quy luật lợi nhuận bình quân, xuyên qua các quan hệ kinh tế là các quan hệ chính trị - xã hội của phạm trù lợi nhuận. Là nhà tư tưởng vĩ đại của 8 giai cấp công nhân, sự nghiên cứu về kinh tế của C.Mác là cơ sở, là phương tiện vạch rõ những mâu thuẫn nội tại của xã hội tư bản, những mâu thuẫn đối kháng đẩy chủ nghĩa tư bản đến chỗ tất yếu bị diệt vong, xây dựng học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp. Lợi nhuận được xem như một cực đối lập với tiền lương trong cơ chế phân phối thu nhập tư bản chủ nghĩa. C.Mác viết : giá cả sức lao động biểu hiện ra dưới hình thái chuyển hoá là tiền công, nên ở cực đối lập, giá trị thặng dư biểu hiện ra dưới hình thức chuyển hoá là tiền công, nên ở cực đối lập, giá trị thăng dư biểu hiện ra dưới hình thức chuyển hoá là lợi nhuận. Trong doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa, để theo đuổi mục tiêu của lợi nhuận tiền trả cho việc thuê sức lao động có xu hướng giảm sút. Mác tóm tắt như sau : "Tiền công và lợi nhuận là tỷ lệ nghịch với nhau". Giá trị trao đổi của tư bản, tức là lợi nhuận tăng lên theo tỷ lệ mà giá trị trao đổi của lao động tức là lao động tiền công giảm xuống và ngược lại. Lợi nhuận tăng lên theo mức độ mà tiền công giảm xuống và giảm xuống theo mức độ tiền công tăng lên". Và "lợi nhuận tăng lên không phải vì tiền công đã sụt xuống vì lợi nhuận tăng lên". Tóm lại, hầu hết các nhà lý luận khi xây dựng học thuyết kinh tế của mình đều cố gắng vạch rõ bản chất, nguồn gốc của lợi nhuận của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô được xem là những vấn đề trọng yếu của các lý thuyết kinh tế. Kết luận : - Lợi nhuận là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa nói chung, một nền kinh tế mà trong quan hệ sản xuất nó tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. - Lợi nhuận của sản xuất kinh doanh là một hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư, tức là phần giá trị dôi ra ngoài tiền công, do lao động làm thuê tạo ra. Tuy nền sản xuất xã hội có sự đối lập giữa chủ doanh nghiệp và người làm thuê. Lợi nhuận biểu hiện mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa chủ và giới thợ, biểu hiện quan hệ bóc lột và nô dịch lao động. - Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế hàng hóa có sự chuyển hoá lợi nhuận và hình thành tỷ suất lợi nhuận. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự thay đổi của cấu tạo hữu cơ tư bản chủ nghĩa, việc tăng đầu tư tư bản cố định vào sản xuất, việc thay thế lao động sống bằng hệ thống máy móc làm cho tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm đi. 9 - Lợi nhuận của sản xuất kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với tiền công trả cho việc thuê lao động. Với tư cách là một yếu tố của chi phí sản xuất, tiền công có xu hướng vận động ngược chiều với lợi nhuận doanh nghiệp. Khi năng suất lao động tăng lên, lợi nhuận tăng nhưng tiền công lại giảm xuống. 3. Kết cấu của lợi nhuận trong doanh nghiệp : Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất - kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và cơ chế hạch toán kinh tế độc lập, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau : Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận hoạt động tài chính + Lơi nhuận hoạt động bất thường 3.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh : Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất - kinh doanh là lợi nhuận do tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). Đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận. Bộ phận lợi nhuận này được xác định bằng công thức sau : Lợi nhuận hoạt động SXKD = Doanh thu thuần trong kỳ - Giá vốn bán hàng - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý DN Trong đó : * Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ giá trị của sản phẩm hàng hóa cung ứng dịch vụ trên thị trường được thực hiện trong một thời kỳ nhất định sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như : giảm 10 giá hàng bán, hàng bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ), thuế TTĐB, thuế XK phải nộp (nếu có). Đây là bộ phận doanh thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh thu, nó quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Thời điểm xác định doanh thu là khi người mua đã chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đã thu được tiền hay chưa. Tiền thu về trong kỳ là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động bán hàng trong kỳ bao gồm cả khoản tiền mà khách hàng còn nợ kỳ trước, kỳ này trả hoặc tiền ứng trước của khách để mua hàng. Tiền thu về trong kỳ có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp. - Giảm giá hàng bán : Số tiền mà doanh nghiệp chấp nhận giảm cho người mua vì những nguyên nhân thuộc về doanh nghiệp (hàng sai quy cách, kém phẩm chất...) hoặc số tiền thưởng cho người mua do mua một lần với số lượng lớn (bớt giá) hoặc số lượng hàng mua trong một khoảng thời gian là đáng kể (hồi khấu). - Hàng bán bị trả lại : Phản ánh doanh thu của số hàng tiêu thụ bị khách hàng trả lại, do lỗi thuộc về doanh nghiệp như vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng, hàng sai quy cách... - Thuế tiêu thụ bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, là nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước về hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ... * Tổng chi phí liên quan đến hàng hóa tiêu thụ trong kỳ bao gồm : - Tổng trị giá vốn của hàng hóa tiêu thụ trong kỳ là khái niệm dùng chung cho tất cả các doanh nghiệp để chỉ giá mua thực tế của hàng đã tiêu thụ trong các doanh nghiệp thương mại ; chỉ tiêu này có thể là giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất. - Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tiêu thụ hàng hóa sản phẩm dịch vụ phân bổ cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. 11 - Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí phục vụ cho việc điều hành và quản lý chung trong toàn doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai khoản lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nó phản ánh trình độ tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp còn có các hoạt động hay nghiệp vụ thuộc lĩnh vực khác như hoạt động tài chính và nghiệp vụ bất thường. 3.2. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động tài chính : Đây là bộ phận lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa các khoản thu và chi về hoạt động tài chính bao gồm : - Lợi nhuận về hoạt động góp vốn tham gia liên doanh. - Lợi nhuận về hoạt động đầu tư, mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. - Lợi nhuận về cho thuê tài sản. - Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác. - Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng. - Lợi nhuận cho vay vốn. - Lợi nhuận do bán ngoại tệ. Lợi nhuận hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu và lãi liên quan đến hoạt động về vốn. Chi hoạt động tài chính là những khoản chi phí và các hoạt động lỗ liên quan đến hoạt động về vốn. 3.3. Lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường 12 Lợi nhuận bất thường là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước hay có dự tính đến nhưng ít có khả năng xảy ra như : tài sản dôi thừa tự nhiên, nợ khó đòi đã xử lý nay đòi được, nợ vắng chủ hoặc không tìm ra chủ được cơ quan có thẩm quyền cho ghi vào lãi, thanh lý nhượng bán tài sản cố định, phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho... Những khoản lợi nhuận bất thường có thể do chủ quan đơn vị hay do khách quan đưa tới. Lợi nhuận bất thường = Thu nhập bất thường - Chi phí bất thường Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm : - Thu nhập về nhượng bán, thanh lý TSCĐ. - Thu tiền được phạt vi phạm hợp đồng. - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ. - Thu các khoản nợ không xác định được chủ. - Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra... Chi bất thường là những khoản chi phí và những khoản lỗ do các sự kiện hay nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của đơn vị gây ra như : - Chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ. - Giá trị còn lại của TSCĐ đem thanh lý, nhượng bán. - Tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng. - Bị phạt thuế, truy thu thuế. - Các khoản chi phí do kế toán ghi nhầm hay bỏ sót khi vào sổ. - Các khoản thu sau khi trừ đi các khoản chi phí là lợi nhuận bất thường. Tỷ trọng của mỗi bộ phận lợi nhuận trong lợi nhuận doanh nghiệp có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau 13 và thuộc các môi trường kinh tế khác nhau. Việc xem xét kết cấu lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong việc cho ta thấy được các khoản mục tạo nên lợi nhuận và tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng lợi nhuận, từ đó xem xét, đánh giá kết quả của từng hoạt động, tìm ra các mặt tích cực cũng như tồn tại trong từng hoạt động để đề ra quyết định thích hợp để nâng cao hơn nữa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhìn chung, trong các doanh nghiệp, lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là bộ phận chủ yếu quyết định phần lớn tổng lợi nhuận của doanh nghiệp so với lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động bất thường. Để đạt được các khoản doanh thu đó, trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhất thiết các doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định. Những khoản chi phí đó bao gồm : - Chi phí về vật chất tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như : chi phí về nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, khấu hao máy móc thiết bị. - Chi phí để trả lương cho người lao động nhằm bù đứp chi phí lao động sống cần thiết họ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất đó để tạo ra sản phẩm, hàng hoá. - Các khoản tiền thực hiện nghĩa vụ đối Nhà nước. Đó là các khoản thuế gián thu phải nộp cho Nhà nước theo luật định : Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt... Quản lý những khoản chi phí này là một vấn đề cấp thiết được đặt ra cho các doanh nghiệp bởi nếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh những khoản chi phí không hợp lý, không đúng với thực chất của nó đều gây ra những khó khăn trong quản lý, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy để kiểm soát tình hình sản xuất và chi phí bỏ vào sản xuất, các doanh nghiệp đã sử dụng một công cụ quan trọng là giá thành sản phẩm (biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định). Nội dung giá thành của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ bao gồm : 14 - Giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ : là toàn bộ các khoản chi phí bỏ ra để có được sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mang đi tiêu thụ (chỉ tính cho các hàng hoá dịch vụ được tiêu thụ trong kỳ hạch toán). Gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. 4. Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp : Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường điều đầu tiên là họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và hoạt động khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp đi đến chỗ phá sản. Từ trước đến nay nước ta có hàng loạt các xí nghiệp, doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể do làm ăn thua lỗ không có hiệu quả, trong đó có cả xí nghiệp Nhà nước, tư nhân... Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trờng hiện nay cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp : - Tạo ra khả năng để tiếp tục kinh doanh có chất lượng và hiệu quả cao hơn. - Đảm bảo tái sản xuất mở rộng. - Việc không ngừng nâng cao lợi nhuận là đảm bảo hiệu quả kinh doanh thể hiện năng lực, trình độ quản lý sản xuất của đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường một doanh nghiệp tạo được lợi nhuận chứng tỏ là đã thích nghi với cơ chế thị trường. - Lợi nhuận càng cao thể hiện sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp càng vững chắc, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh, sản xuất ra nhiều sản phẩm mới đây là tạo đà nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. - Sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt lợi nhuận cao có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. 15 - Lợi nhuận là điều kiện tài chính để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm với Nhà nước và xã hội. Thông qua việc nộp ngân sách đầy đủ tạo điều kiện cho đất nước phát triển, tăng trưởng kinh tế. III- Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp : 1. Tỷ suất lợi nhuận : ♦ Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận : a) ý nghĩa : Khi tính toán hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh ta không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước hết lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, các nhân tố này có tác động lẫn nhau. Do điều kiện sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ, thời điểm tiêu thụ có khác nhau làm lợi nhuận của doanh nghiệp cũng khác nhau. Ngoài ra quy mô của các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ khác nhau thì lợi nhuận thu được cũng khác nhau. Do vậy để đánh giá một cách đầy đủ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, vì nó biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí sản xuất thực tế, thể hiện trình độ kinh doanh của các nhà kinh doanh trong việc sử dụng các yếu tố đó. b) Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận : * Tỷ suất lợi nhuận của vốn : Đây là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn đã chi ra bao gồm các vốn cố định và vốn lưu động. Công thức : Tổng số lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận của vốn = Tổng vốn sản xuất kinh doanh Tổng số vốn sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động đã chi ra (trong đó vốn cố định là nguyên giá tài sản cố định trừ đi số đã khấu 16 hao và vốn lưu động là vốn dự trữ sản xuất, vốn thành phẩm dở dang, vốn thành phẩm). Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của vốn cho thấy hiệu quả sử dụng một đồng vốn sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Để nâng cao chỉ tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm vốn trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. * Tỷ suất lợi nhuận của giá thành : Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ. Công thức : Tổng số lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận của giá thành = Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của một đồng chi phí sử dụng trong việc tạo ra lợi nhuận. Điều này cho phép doanh nghiệp tìm biện pháp hạ giá thành để nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu bán hàng : Là một chỉ số phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, biểu hiện quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận tiêu thụ và doanh thu bán hàng. Công thức : Tổng số lợi nhuận Tỷ suất doanh lợi = Tổng doanh thu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ Qua công thức cho thấy hiệu quả của một đồng doanh thu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. * Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu : Tổng số lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu = Tổng vốn chủ sở hữu 17 * Tỷ suất lợi nhuận theo lao động : Là so sánh giữa tổng lợi nhuận với số lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh hoặc với tổng chi phí về tiền lương (tiền công) sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp quản lý và sử dụng tốt lao động trong doanh nghiệp theo các hợp đồng lao động. Công thức : Tổng số lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận theo lao động = Tổng lao động sử dụng trong kỳ 2. Các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp : 2.1. Các biện pháp về doanh thu : a) Tăng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu thị trường : Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường rất đa dạng và phong phú, dễ biến động do sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty. Việc tăng lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu thị trường sẽ làm tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt các yếu tố và điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi, khuyến khích người lao động tăng nhanh năng suất lao động, phấn đấu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa mẫu mã sản phẩm tiêu thụ giá cả phù hợp với người tiêu dùng. b) Tăng cường tiêu thụ những sản phẩm có lợi nhuận cao : Mỗi doanh nghiệp có những mặt hàng tiêu thụ khác nhau thì thu được những nguồn lợi nhuận khác nhau. Đối với những mặt hàng có lợi nhuận lớn thì doanh nghiệp cần phấn đấu tăng lượng tiêu thụ chú trọng vào sản xuất mặt hàng đó nhiều hơn. 2.2. Các biện pháp về chi phí : a) Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và chi phí khác nhằm tăng lợi nhuận : 18 Đây là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, giá thành là tổng hợp của nhiều nhân tố chi phí tạo nên bao gồm các chi phí chính như : Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, các chi phí tiền lương, tiền công. Do vậy muốn hạ giá thành sản phẩm cần phải giảm các nhân tố chi phí. - Biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu : Cải tiến định mức tiêu hao, cải tiến phương pháp công nghệ, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm chi phí mua sắm, vận chuyển, bảo quản và tiết kiệm nguyên vật liệu. - Biện pháp giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm : Muốn giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm cần tăng nhanh năng suất lao động bằng cách cải tiến công tác tổ chức sản xuất, tổ chức lao động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ người lao động, có chế độ khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động. - Tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa : Để thấy được hiệu quả rõ rệt của sản xuất kinh doanh thì nhất thiết phải làm tốt khâu tiêu thụ sản phẩm. Dù cho sản phẩm có chất lượng tốt như thế nào mà sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ không có lợi nhuận. Cần có biện pháp xúc tiến bán hàng như quảng cáo, khuyến mãi... làm tốt công tác dịch vụ khách hàng. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận : Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp và tổng hợp của tất cả các mặt hàng sản xuất kinh doanh như : a) Nhân tố sản lượng sản phẩm tiêu thụ : Khi các nhân tố khác không biến đổi (nhân tố về giá cả giá thành sản phẩm, thuế...) thì sản lượng tiêu thụ tăng giảm bao nhiêu thì số lợi nhuận tiêu thụ cũng tăng giảm bấy nhiêu. Việc tăng sản lượng tiêu thụ phản ánh kết quả tích cực của doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. b) Nhân tố giá bán sản phẩm : Trong điều kiện bình thường đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì giá bán sản phẩm do doanh nghiệp xác định. Trường hợp giá bán sản phẩm thay đổi thường do chất lượng sản phẩm thay đổi. Mặt khác việc 19 thay đổi giá bán cũng do tác động của nhu cầu thị trường quan hệ cung cầu, của cạnh tranh... là tác động của yếu tố khách quan. c) Nhân tố mặt hàng tiêu thụ : Việc thay đổi tỷ trọng mặt hàng tiêu thụ liên quan tới mức lỗ lãi khác nhau nếu tăng tỷ trọng những mặt hàng có mức lãi cao, giảm những mặt hàng có mức lãi thấp thì sản lượng tiêu thụ có thể không đổi nhưng tổng lợi nhuận có thể vẫn tăng. d) Nhân tố giá thành sản phẩm tiêu thụ : Giá thành toàn bộ sản phẩm là tập hợp toàn bộ các khoản mục chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật tư kỹ thuật tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc giảm giá thành là nhân tố tích cực ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. e) Nhân tố thuế : ảnh hưởng của thuế đối với lợi nhuận. Việc tăng giảm thuế do yếu tố khách quan quyết định do chính sách, luật định của Nhà nước. Với mức thuế càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng giảm mà doanh nghiệp vẫn phải đóng góp thuế đầy đủ cho Nhà nước. f) Quan hệ cung cầu hàng hoá dịch vụ trên thị trường : Thị trường hàng hoá rất đa dạng và phong phú, sự biến động trên thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu hàng hoá và dịch vụ lớn trên thị trường cho phép các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để đảm bảo cung lớn. Tạo điều kiện tăng số lợi nhuận. Trong kinh doanh các doanh nghiệp coi trọng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ có lãi một cách hợp lý, khuyến khích khách hàng mua với khối lượng lớn. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp kích thích cầu hàng hoá, cải tiến phương thức bán hàng. g) Chất lượng cho quá trình kinh doanh : 20 Để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt tới lợi nhuận nhiều và hiệu quả cao. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các điều kiện : Chi phí thấp, giá thành sản phẩm giảm. Do đó cơ sở để tăng lợi nhuận chuẩn bị các đầu vào hợp lý. Ngoài ra cần chuẩn bị tốt khâu máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, tổ chức sản xuất quản lý phù hợp. 21 h) Trình độ : Sau khi doanh nghiệp sản xuất được sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thì khâu tiếp theo sẽ là tổ chức bán nhanh, bán hết thu được tiền về cho quá trình tái sản xuất mở rộng tiếp. Lợi nhuận của quá trình sản xuất kinh doanh chỉ có thể thu được sau khi thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Do đó tổ chức tiêu thụ khối lượng hàng hóa và dịch vụ tiết kiệm chi phí tiêu thụ sẽ cho ta lợi nhuận. Để thực hiện tốt công tác này doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Công tác quảng cáo Marketing... - Trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : là 1 nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quá trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các khâu cơ bản định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh. Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí quản lý. Đó là điều kiện để tăng lợi nhuận. i) Chính sách Nhà nước : Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, hoạt động của các doanh nghiệp ngoài việc bị chi phối bởi các quy luật thị trường, các doanh nghiệp còn bị chi phối bởi những chính sách kinh tế Nhà nước (chính sách thuế, chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái...). Vì chính sách thuế thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc chính sách tiền tệ thay đổi làm mức lãi giảm đi hay tăng lên ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay vốn của doanh nghiệp. 22 Chương II : Thực trạng về tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty thương mại việt phát triển 1. Giới thiệu khái quát chung về Công ty thương mại việt phát triển : 1.1. Quá trình hình thành và phát triển : Công ty TNHH Thương mại Việt phát triển được thành lập ngày 27/01/1999 theo quyết định số 400LGP/TLDN của UBND thànhphố Hà Nội. Công ty TNHH Thương mại Việt phát triển có trụ sở giao dịch tại 124 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà nội. Tiền thân của Công ty Thương mại Việt phát triển là hãng nước uống tinh khiết Water Source được thành lập năm 1992 có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản riêng và thực hiện hoạch toán kinh tế độc lập. Trong những ngày đầu thành lập hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa được mở rộng bộ máy quản lý rất gọn nhẹ. 1.2. Chức năng của Công ty Thương mại Việt phát triển: Sau khi chuyển thành Công ty TNHH, Công ty Thương mại Việt phát triển đã từng bước tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại lao động, mở rộng và phát triển tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tận dụng các khả năng sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao. Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty như sau : - Sản xuất kinh doanh nước giải khát. - Sản xuất lắp đặt các sản phẩm từ nhựa composit. - Sản xuất lắp đặt bình đun nước nóng lạnh. - Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá và các dịch vụ thương nghiệp. 1.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành của Công ty : 23 - Cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành Công ty được thực hiện theo luật doanh nghiệp. Về cơ cấu tổ chức Công ty có bộ máy quản lý bao gồm các bộ phận sau : a) Hội đồng quản trị gồm 3 người : Là cơ quan quản lý Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty. + Chủ tịch hội đồng quản trị. + Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty. + Trưởng ban kiểm sát kiêm Phó giám đốc Công ty. b) Phòng chức năng có 4 phòng : b.1. Phòng tổ chức hành chính gồm : Tổ chức tuyển chọn lao động, sắp xếp nhân công lao động cho các bộ phận. Phụ trách công tác hành chính trong Công ty, hình thức các chứng từ về lao động. + Trưởng phòng. + Phó trưởng phòng. + Các trợ lý, nhân viên giúp việc. b.2. Phòng kinh doanh - Marketing : Chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá. + Trưởng phòng. + Phó trưởng phòng. + Các trợ lý, nhân viên giúp việc. b.3. Phòng vật tư - Kỹ thuật : Chịu trách nhiệm về nguyên liệu đầu vào và các thiết bị máy móc. + Trưởng phòng. + Phó trưởng phòng. + Các trợ lý, nhân viên giúp việc. 24 b.4. Phòng tài chính - Kế toán : Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, tham mưu tài chính và quan hệ chức năng khác trong lĩnh vực kế toán, tài chính, thống kê, tiền lương, cân đối các khoản thu chi. + Kế toán trưởng. + Kế toán tổng hợp. + Kế toán thanh toán theo dõi công nợ. + Kế toán nguyên vật liệu, công cụ. + Thủ quỹ. c) Xưởng sản xuất : Có 2 xưởng. c.1. Phân xưởng sản xuất nước uống giải khát gồm : + Xưởng trưởng + Thống kê + Tổ trưởng các tổ sản xuất c.2. Phân xưởng sản xuất các sản phẩm từ nhựa composit : + Xưởng trưởng + Thống kê + Tổ trưởng các tổ sản xuất ∗ Ngoài ra Công ty Thương mại Việt phát triển còn có các chi nhánh, đại lý ở Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phú, Bắc Ninh, Bắc Giang... Các đại lý tiêu thụ sản phẩm chính là nước uống tinh khiết đóng chai 5 gallons và một số sản phẩm từ nhựa composit. Chịu trách nhiệm trong việc đôn đốc sản xuất sản phẩm 25 Sơ đồ : cơ cấu tổ chức bộ máy Hội đồng quản trị Hành chính Kinh doanh Marketing Vật tư thiết bị Phòng Tài vụ - Kế toán Xưởng 1 Xưởng 2 Đại lý 2. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty : Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động, các doanh nghiệp hoạt động cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng với nhau trước pháp luật. Bên cạnh đó, Nhà nước còn ban hành nhiều chính sách về kinh tế, tổ chức pháp lý nhằm tạo điều kiện và khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp luôn cố gắng hết sức để mang lại hiệu quả cao nhất. Công ty Thương mại Việt phát triển đã có những nỗ lực trong việc khai thác, tận dụng các ưu thế của mình trên thị trường để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cụ thể như là : Thuận lợi : - Trụ sở chính của Công ty đặt tại 124 Lạc Trung ngay thành phố, rất thuận tiện cho Công ty và các đối tác giao dịch kinh doanh. Công ty còn có các đại lý ở khắp Hà Nội và các vùng lân cận. Với một vị trí thuận lợi như vậy, Công ty có thể mở rộng quan hệ, tiếp cận thị trường , tăng số khách hàng đến với Công ty. 26 - Công ty có một đội ngũ cán bộ nắm vững tay nghề, có ý thức vươn lên học hỏi tinh thần kỹ thuật cao. Đồng thời Công ty có đội ngũ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm năng động nhiệt tình trong công việc. - Trải qua một thời gian hoạt động trong cơ chế thị trường, chịu nhiều thử thách trong quá trình kinh doanh, Công ty đã tạo được uy tín đối với khách hàng về chất lượng mặt hàng kinh doanh của mình. - Công ty trang bị cơ sở vật chất có qui mô, đảm bảo cho việc đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và tạo điều kiện cho cán bộ trong Công ty hoạt động một cách linh hoạt, chính xác, kịp thời đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế nói chung. Khó khăn : - Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty cũng gặp phải một số khó khăn ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Công ty. Một khó khăn lớn của Công ty là thị trường nước tinh khiết của Công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đơn vị khác ; các hãng nước sản xuất ra tràn lan hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới doanh thu của Công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm. - Cùng với những thuận lợi và khó khăn trên. Trong 3 năm 1999, 2000, 2001, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có những biến động cần quan tâm xem xét. 3. tình hình tài chính của Công ty Thương mại Việt phát triển trong 3 năm 1999, 2000, 2001 : 27 bảng cân đối kế toán 3 năm Bảng 1 : Đơn vị : Nghìn VNĐ Tài sản 1999 2000 2001 A - TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1.131.589 1.421.142 1.290.629 I - Tiền 211.816 38.171 126.557 2. Tiền mặt tại quỹ 166.373 29.789 101.564 3. Tiền gửi ngân hàng 45.444 8.382 24.993 II - Các khoản phải thu 136.043 110.084 116.750 1. Phải thu của khách hàng 44.580 100.084 106.750 2. Các khoản phải thu khác 91.463 10.000 10.000 III - Hàng tồn kho 783.729 1.272.887 1.047.322 1. Nguyên liệu, vật liệu 342.966 639.708 377.541 2. Công cụ, dụng cụ 196.591 22.000 3. Thành phần tồn kho 440.763 436.588 564.924 4. Hàng hoá tồn kho 82.857 B - TSCĐ và đầu tư tài chính 5.257.530 5.705.917 6.547.860 I -Tài sản cố định 4.033.793 4.631.206 5.255.301 1. TSCĐ hữu hình 4.032.793 3.823.097 4.436.147 2. TSCĐ thuê tài chính 807.109 807.109 3. Các khoản phải trả khác 12.044 4. Đầu tư chứng khoán 1.000 1.000 II - Chi phí XDCB dở dang 1.223.737 1.074.711 1.292.559 Tổng cộng TS : 6.389.119 7.127.059 7.838.489 28 Đơn vị : Nghìn VNĐ Nguồn vốn 1999 2000 2001 A - Nợ phải trả 812.340 1.478.120 2.228.335 1. Vay ngắn hạn 800.000 1.470.000 1.780.000 2. Vay dài hạn 436.977 3. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 12.340 8.120 11.358 B - Nguồn vốn chủ sở hữu 5.576.779 5.648.939 5.610.154 I - Nguồn vốn và quỹ 5.576.799 5.648.939 5.610.154 1. Nguồn vốn kinh doanh 5.500.000 5.500.000 5.500.000 2. Lãi chưa phân phối 76.779 148.939 110.154 Tổng cộng NV 6.389.119 7.127.059 7.838.489 Dựa vào bảng 1. ∗ Cơ cấu nguồn vốn : - Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, gắn liền với sản xuất hàng hóa. Vốn là tiền trong kinh doanh, góp phần đem lại giá trị thặng dư. Do vậy quản lývốn và tải sản trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính. Dựa vào bảng cân đối kế toán 3 năm (1999, 2000, 2001) ta thấy : Vốn kinh doanh của Công ty được hình thành do vốn tự có là chủ yếu, phần còn lại là do lợi nhuận không chia để lại và các khoản phải trả. Trong năm 1999 Công ty mới thành lập, tổng nguồn vốn của Công ty là : 6.389.119 nghìn đồng. Năm 2001 tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty : 7.127.059 nghìn đồng, tăng hơn so với năm 1999. Điều này cho ta thấy năm 2000 Công ty làm ăn có hiệu quả, tự tích luỹ, bổ sung được cho nguồn vốn kinh doanh của mình và ngày càng trở nên tự chủ hơn. 29 Năm 2001 tổng nguồn vốn kinh doanh : 7.838.489 nghìn đồng. So với năm 2000 Công ty đã sử dụng các nguồn vay ngắn hạn và dài hạn. ∗ Cơ cấu về tài sản : Tổng tài sản của Công ty qua các năm : - TSLĐ của Công ty năm 1999 là 1.131.589 nghìn đồng. - Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã cho khách hàng thanh toán chậm nên khoản phải thu lớn : 136.043 nghìn đồng. - TSCĐ và đầu tư tài chính năm 1999 là 5.257.530 nghìn đồng. • Năm 2000 : - Tài sản lưu động của Công ty là : 1.421.142 nghìn đồng, tăng hơn so với năm 1999. - Các khoản phải thu giảm xuống còn 110.084 nghìn đồng. - Hàng tồn kho 1.272.887 nghìn đồng tăng lên so với năm 1999 là do Công ty đưa vào sản xuất một số sản phẩm mới. - TSCĐ : 5.705.917 nghìn đồng tăng hơn so với năm 1999. • Năm 2001 : - TSLĐ của Công ty : 1.290.629 nghìn đồng , giảm xuống so với năm 2000. - Các khoản phải thu : 116.750 nghìn đồng, tăng hơn so với năm 2000. - TSCĐ : 6.547.860 nghìn đồng, tăng hơn so với năm 2000. Do Công ty mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất. 4. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty thương mại việt phát triển : Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 30 Biểu 02 : đánh giá kết quả Kinh Doanh của Công ty Thương mại Việt phát triển trong 3 năm 1999, 2000, 2002 Đơn vị : 1.000đ So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 T T Các chỉ tiêu 1999 2000 2001 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Doanh thu thuần 1.846.793 2.324.734 2.951.414 477.941 25,88 626.680 26,96 2 Giá vốn hàng bán 1.010.913 1.255.043 1.841.258 244.130 24,15 586.215 46,70 3 Lợi tức gộp 835.880 1.069.691 1.110.156 233.811 27,97 40.465 3,78 4 CPBH + CP quản lý DN 724.380 822.794 957.633 98.414 13,58 134.839 16,39 5 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 111.500 246.897 152.523 135.397 121,40 -94.374 -38,22 6 Lợi nhuận từ HĐ tài chính 1.412 - 9.469 7 Lợi nhuận từ HĐ bất thường -27.868 8 Lợi nhuận trước thuế 112.912 219.029 161.992 106.117 9,40 -57.037 -26,00 9 Thuế TNDN 36.131 70.089 51.837 33.958 9,40 -18.252 -26,00 1 0 Lợi nhuận sau thuế 76.781 148.940 110.155 72.159 9,40 -38.785 -26,00 Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 31 Dựa vào biểu 2, so sánh năm 2000 với năm 1999 ta thấy các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng lên cụ thể : - Doanh thu thuần tăng 477.941 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 25,88%. - Trị giá vốn hàng hóa bán tăng 244.130 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 24,15%. - Lãi gộp tăng 233.811 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 27,97%. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 98.414 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 13,58%. Chi phí tăng do Công ty này cấp cho mạng lưới kinh doanh các chương trình quảng cáo, khuyến mại khách hàng. Đặc biệt là các khoản chi phí gián tiếp khác như chi phí giao dịch, hội họp tiếp khách... chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng của chi phí vẫn nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu do đó có thể nói doanh nghiệp sử dụng chi phí có hiệu quả hơn. Doanh thu tăng dẫn đến lợi nhuận trước thuế tăng đáng kể 94%. Điều đó chứng tỏ toàn thể Ban lãnh đạo và công nhân viên trong Công ty đã đoàn kết tập trung trí tuệ, sức mạnh sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đạt được kết quả kinh doanh cao hơn 1999. Tổng doanh thu bán hàng tăng cải thiện nâng cao đời sống người lao động, hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Đó là mở rộng mạng lưới kinh doanh khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Năm 2001 thị trường cả nước nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng giảm dẫn đến sức mua thấp, chủ trương kích cầu chưa mạnh. Công ty Thương mại Việt phát triển là một doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế cụ thể : - Doanh thu thuần tăng 626.680 nghìn đồng so với năm 2000 với tỷ lệ tăng tương ứng 26,96%. - Giá vốn hàng bán tăng 586.215 nghìn đồng so với năm 2000 với tỷ lệ tăng tương ứng 46,7%. - Lãi gộp tăng 3,78% so với năm 2000. Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 32 Mặc dù doanh thu thuần tăng hơn năm 2000 nhưng do giá vốn hàng bán tăng quá lớn dẫn đến lợi tức gộp tăng quá ít 3,78% so với năm 2000. Lợi tức từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 94.374 nghìn đồng dẫn đến tỷ lệ giảm 38,22% do giá trị vốn sản phẩm hàng hoá tiêu thụ có tăng nhưng giá bán trên 1 sản phẩm hàng hoá lại giảm do cơ chế thị trường. Tình hình lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh giảm sút cho nên lợi nhuận trước thuế năm 2001 giảm 57.037 nghìn đồng so với năm 2000 tương tứng với tỷ lệ giảm 26%. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán tăng rất nhanh so với năm 2000. Như vậy hiệu quả kinh doanh năm 2001 so với 2000 là chưa tốt. 5. tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty thương mại việt phát triển : 5.1. Thực trạng lợi nhuận của Công ty : - Trong 3 năm 1999, 2000, 2001 Công ty Thương mại Việt phát triển đã cố gắng vươn lên trong sản xuất kinh doanh, nắm bắt tình hình thực tế, tận dụng các tiềm năng sẵn có để hạn chế mức thấp nhất từ các khó khăn nhằm cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn Công ty đã tiến hành tìm kiếm những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhanh chóng tăng lợi nhuận cho Công ty. Sau đây là một số biện pháp đang áp dụng tại Công ty. Thứ nhất : Do nhu cầu mặt hàng nước uống tinh khiết có xu hướng tăng, nên Công ty chủ động mở rộng hệ thống các cửa hàng bố trí trên khắp cả nước để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu cho Công ty. Thứ hai : Mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay đang bị cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, gây khó khăn cho Công ty trong việc xác định giá bán hợp lý. Công ty chủ trương tăng cường khai thác tìm kiếm khách hàng... Thứ ba : Công ty tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ khách hàng nhằm đảm bảo đưa sản phẩm hàng hoá đến khách hàng một cách thuận lợi, để Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 33 từ đó thu hút được khách hàng, góp phần tăng doanh thu bán hàng của Công ty. Thứ tư : Công tác giám sát và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thường xuyên được tiến hành nhằm phát hiện loại bỏ các sản phẩm hàng hóa không đạt chất lượng, tăng độ tin cậy đối với mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên để hiểu một cách chi tiết hơn, chúng ta tìm hiểu và xem xét cụ thể tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty trong 3 năm 1999, 2000, 2001. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Thông qua biểu 2 nhìn chung thấy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là bộ phận rất lớn. + Năm 1999 chiếm 98,75%. + Năm 2000 chiếm 100%. + Năm 2001 chiếm 94,15%. - Lợi nhuận từ hoạt động tổ chức của Công ty không đáng kể, chiếm tỷ trọng : + Năm 1999 chiếm 1,25%. + Năm 2000 chiếm 0% + Năm 2001 chiếm 5,85%. - Lợi nhuận từ hoạt động bất thường của Công ty lỗ. Tóm lại bộ phận cấu thành lên lợi nhuận trước thuế có nhiều điều cần khắc phục. Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 35 Biểu 3 : lợi nhuận sau thuế Đơn vị tính : Nghìn đồng Sổ sách 2000/1999 Sổ sách 2001/2000 Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng - Lợi nhuận trước thuế 112.912 219.029 161.992 106.117 93,98 -57.037 -26 - Thuế TN doanh nghiệp 36.131 70.089 51.837 3.957 93,98 -18.252 -26 - Lợi nhuận sau thuế 76.781 148.940 110.155 72.159 93,98 -38.785 -26 (Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Thương mại Việt phát triển) Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 36 ∗ Qua bảng 3 ta thấy : - Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2000 tăng 72.159 nghìn đồng tức là tăng tỷ lệ tương ứng 93,98% so với năm 1999 đạt 148.940 nghìn đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng là do : Lợi nhuận trước thuế năm 2000 tăng so với lợi nhuận trước thuế năm 1999 là 106.117 nghìn đồng tức là tăng tỷ lệ tương ứng 93,98%. - So sánh năm 2001 với năm 2000. Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2001 giảm 38.785 nghìn đồng tức là giảm với tỷ lệ tương ứng 26% so với năm 2000 đạt 110.155 nghìn đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm do : Lợi nhuận trước thuế năm 2001 giảm so với lợi nhuận trước thuế năm 2000 là 57.037 nghìn đồng tức là giảm tỷ lệ tương ứng 26%. ∗ Như đã trình bày ở phần lý luận, lợi nhuận tuyệt đối không phải là tiêu chí duy nhất đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy để có một cách nhìn tổng quan về lợi nhuận của Công ty, ta cần tính ra các chỉ tiêu tỷ suất. Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 37 Biểu 4 : Tỷ suất lợi nhuận STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch 2000/1999 Chênh lệch 2001/2000 1 Lợi nhuận sau thuế 1.000đ 76.781 148.940 110.155 72.159 - 38.785 2 Vốn kinh doanh - 6.389.120 7.127.059 7.838.491 737.939 711.432 3 Vốn cố định - 5.257.530 5.705.916 6.547.860 448.386 814.944 4 Vốn lưu động - 1.131.590 1.421.143 1.290.631 289.553 - 130.512 5 Doanh thu thuần - 1.846.793 2.324.734 2.951.414 477.941 626.680 6 Vốn tự có 5.500.000 5.500.000 5.000.000 7 Doanh thu/vốn kinh doanh (5:2) % 28,91 32,62 37,65 3,71 5,03 8 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm(1:5) % 4,16 6,41 3,73 2,25 - 2,68 9 Lợi nhuận/vốn cố định (1:3) % 1,46 2,61 1,68 1,15 - 0,93 10 Lợi nhuận/vốn lưu động (1:4) % 6,78 10,48 8,53 3,7 - 1,95 11 Lợi nhuận trên vốn (1:2) % 1,21 2,09 1,41 0,88 - 0,68 12 Lợi nhuận trên vốn tự có (1:6) % 1,39 2,71 2,00 1,32 -0,71 (Nguồn : Báo cáo tài chính của Công ty Thương mại Việt phát triển) Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 38 - Chỉ tiêu doanh thu/vốn kinh doanh : Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Bỏ 100 đồng vốn vào hoạt động sản xuất năm 1999 thu được 28,91 đồng doanh thu, năm 2000 thu được 32,62 đồng. Ta thấy vòng quay vốn năm 2000 tăng nhanh hơn so với vòng quay vốn năm 1999 và năm 1999 là năm ban hành luật thuế mới (VAT) do đó doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn tronng hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2001 bỏ 100 đồng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thu được 37,65 đồng doanh thu. Ta thấy vòng quay vốn năm 2001 nhanh hơn so với vòng quay vốn năm 2000, do doanh thu năm 2001 có tăng so với năm 2000. - Chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm : Chỉ tiêu này đánh giá 1 đồng doanh thu đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 1999 cứ 100 đồng doanh thu đem lại 4,16 đồng lợi nhuận. Sang năm 2000 tăng lên 2,25 đồng tức là 100 đồng doanh thu đem lại 6,41 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tăng là tốt chứng tỏ doanh thu của Công ty tăng sẽ làm nâng cao lợi nhuận. Năm 2001 cứ 100 đồng doanh thu đem lại 3,73 đồng lợi nhuận so với năm 2000 hiệu suất doanh thu năm 2001 giảm 2,68 đồng. - Chỉ tiêu lợi nhuận/vốn : So với mặt bằng thị trường thì hiệu quả sử dụng vốn của Công ty còn thấp. Điều này là do sử dụng vốn của Công ty chưa triệt để. Tuy vậy hiệu suất sử dụng vốn của Công ty năm 2000 so với năm 1999 là khả quan. Năm 1999 cứ 100 đồng vốn bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 1,21 đồng lợi nhuận sang năm 2000 tỷ 0,88 đồng tức là năm 2000 bỏ 100 đồng và hoạt động kinh doanh thu được 2,09 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ năm 2000 Công ty sử dụng vốn hiệu quả ..... Năm 2001 lợi nhuận trên vốn giảm 0,68 đồng là năm 2001 bỏ 100 đồng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thu được 1,41 đồng lợi nhuận, chứng tỏ sử dụng vốn đạt hiệu quả thấp hơn năm 2000 do nhu cầu thị trường có nhiều biến động tác động xấu tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2001 giảm so với năm 2000. - Lợi nhuận trên vốn cố định : Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 1999, 100 đồng vốn cố định đem lại 1,46 đồng lợi nhuận. Sang năm 2000 tăng 1,15 đồng tức là 100 đồng vốn cố định đem lại 2,61 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 39 cố định của Công ty năm 2000 tăng hơn so với 1999. Năm 2001 100 đồng vốn cố định đem lại 1,68 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2001 thấp hơn so với năm 2000. - Lợi nhuận trên vốn lưu động : Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng vốn lưu động mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 1999, 100 đồng vốn lưu động mang lại 6,78 đồng lợi nhuận, năm 2000 mang lại 10,48 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty năm 2000 cao hơn so với năm 1999. Năm 2001 mang lại 8,53 đồng lợi nhuận so với 2000 hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm. - Lợi nhuận trên vốn tự có : Lợi nhuận trên vốn tự có : Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 1999, 100 đồng vốn tự có đem lại 1,39 đồng lợi nhuận. Năm 2000, tăng 1,32 đồng tức là 100 đồng vốn tự có đem lại 2,71 đồng lợi nhuận. Điều này cho ta thấy năm 2000 lợi nhuận trên vốn tự có tăng hơn so với năm 1999. Năm 2001, lợi nhuận trên vốn tự có giám 0,71 đồng, cứ 100 đồng vốn tự có đem lại 2 đồng lợi nhuận so với năm 2000 lợi nhuận trên vốn tự có của Công ty giảm. Đề nghiên cứu kỹ hơn nguyên nhân dẫn tới lợi nhuận của Công ty qua các năm tăng, giảm ta phân tích kết cấu chi phí của Công ty. Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 41 Biểu 6 : Tình hình quản lý chi phí bán hàng của Công ty trong 3 năm 1999 - 2000 - 2001 ĐVT : 1.000 đ Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh chênh lệch 2000/1999 So sánh chênh lệch 2001/2000 Số TT Khoản chi phí Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 Chi phí nhân viên bán hàng 78.235 19,03 70.324 22,13 142.792 24,20 -7.911 72.468 2 Chi phí dụng cụ đồ dùng 60.471 14,70 40.057 12,61 32.907 5,41 -20.441 -7.150 3 Chi phí khấu hao tài sản 83.574 20,32 62.863 19,78 115.964 19,65 -20.711 53.101 4 Chi phí quảng cáo dịch vụ mua ngoài 149.704 36,40 102.551 32,27 218.511 37,03 -47.153 115.960 5 Chi phí khác bằng tiền 39.250 9,55 41.967 13,20 79.798 13,53 2.717 37.831 Tổng cộng chi phí 411.234 100 317.762 100 589.972 100 -93.499 272.210 Doanh thu thuần 1.846.793 2.334.734 2.951.414 CPBH/100đ DTT 222,7 136,00 199,9 Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 42 Thông qua biểu 5 có thể thấy chi phí bán hàng năm 2000 Công ty bỏ ra là 317.762 nghìn đồng, giảm so với năm 1999 là 93.499 nghìn đồng, đồng thời để phản ánh mức độ sử dụng chi phí Công ty đã tính mức chi phí bán hàng trên 1.000 đ doanh thu thuần. Năm 2000 mức chi phí bán hàng trên 1.000 đ doanh thu thuần của Công ty đạt 136 nghìn đồng so với năm 1999. Điều đó cho thấy năm 2000 Công ty đã tiết kiệm chi phí bán hàng hơn so với năm 1999. Nguyên nhân giảm chi phí bán hàng của Công ty năm 2000 chủ yếu do chi phí quảng cáo khuyễn mãi khách hàng, dịch vụ mua ngoài giảm 47.153 nghìn đồng. Cụ thể năm 1999 do Công ty mới thành lập nên chi phí dịch vụ quảng cáo khuyến mãi khách hàng khá cao trong tổng chi phí bán hàng của Công ty đã làm tăng chi phí bán hàng và kéo theo sự giảm sút lợi nhuận của Công ty. Năm 2000, do Công ty đã tạo được sự chủ động trong mối quan hệ với khách hàng nên khoản chi phí quảng cáo dịch vụ mua ngoài đã đạt mức 102.551 nghìn đồng, giảm 47.153 nghìn đồng so với năm 1999. Ngoài ra khoản chi phí khấu hao tài sản, chi phí dụng cụ đồ dùng cũng đều giảm xuống. Qua biểu cho thấy năm 2000 chi phí khấu hao của Công ty là 62.863 nghìn đồng giảm đi 20.711 nghìn đồng do Công ty tạo được sự chủ động trong quản lý. Chi phí dụng cụ đồ dùng cho bán hàng của Công ty năm 2000 là 40.057 nghìn đồng giảm so với năm 1999 là 20.711 nghìn đồng, cho thấy việc quản lý chi phí bán hàng của Công ty đã có chiều hướng tốt. Bên cạnh đó trong tổng chi phí bán hàng năm 2000, khoản chi phí khác bằng tiền của Công ty lại tăng so với năm 1999 là 2.717 nghìn đồng, mức tăng này không đáng kể đối với Công ty, khoản tăng chi phí này là cần thiết để có thể thúc đẩy công tác bán hàng của Công ty. Năm 2001 tổng chi phí bán hàng là 589.972 nghìn đồng tăng so với năm 2000 là 272.210 nghìn đồng. Mức chi phí bán hàng trên 1.000 đ doanh thu thuần năm 2001 là 199,9 nghìn đồng so với năm 2000 là 136 nghìn đồng. Nhìn chung chi phí bán hàng tăng chủ yếu do chi phí nhân viên bán hàng tăng (năm 2001 là 142.792 nghìn đồng, tăng so với năm 2000 là 72.468 nghìn Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 43 đồng). Sự gia tăng này do trên thị trường các sản phẩm hàng hoá của Công ty ra nhiều do đó Công ty tăng nhiên viên tiếp thị bán hàng để cạnh tranh thị trường. Chi phí quảng cáo khuyến mãi cũng tăng lên (năm 2001 là 218.511 nghìn đồng, tăng so với năm 2000 là 115.960 nghìn đồng) do Công ty giới thiệu một số sản phẩm mới Công ty sản xuất ra để tiếp cận với nhu cầu thị trường. Ngoài ra khoản chi phí dụng cụ bán hàng và chi phí khấu hao tài sản đều giảm so với năm 2000, nhưng sự giảm này không lớn cho nên tổng chi phí của doanh nghiệp vẫn tăng lên. Điều này phản ánh những khoản chi phí trên đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 45 Biểu 7 : Tình hình quản lý - chi phí qldn của Công ty trong 3 năm 1999, 2000, 2001 Số TT Khoản chi phí Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 1 Chi phí nhân viên quản lý 73.728 12,04% 74.981 14,85% 40.672 11,06% 1253 -34.309 2 Chi phí đồ dùng văn phòng 71.936 22,97% 97.864 19,38% 69.832 18,99% 25.928 -28.032 3 Chi phí khấu hao tài sản 98.938 31,59% 125.936 24,94% 71.748 19,50% 26.998 -54.188 4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 57.893 19,49% 125.976 24,92% 94.616 25.734% 67.983 -31.260 5 Chi phí khác bằng tiền 46.651 14,89% 80.375 15,91% 90.793 24,694% 33.724 10.418 Tổng chi phí 313.146 505.032 367.661 191.886 -137.371 Doanh thu thuần 1.846.793 2.334.734 2.951.414 Chi phí QLDN/1.000 đ 169,6 216,3 124,6 46,7 -91,7 Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 46 Qua biểu ta thấy tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2000 là 505.032 nghìn đồng tăng so với năm 1999 là 191.886 nghìn đồng. Mức chi phí quản lý doanh nghiệp trên 1.000 đ doanh thu thuần năm 2000 là 216,3 nghìn đồng, tăng so với năm 1999 là 46,7 nghìn đồng. Nhìn chung chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do chi phí dịch vụ mua ngoài (năm 2000 là 125.876 nghìn đồng) tăng so với năm 1999 là 67.983 nghìn đồng. Sự gia tăng do Công ty chi phí các hội nghị, tiếp khách để tăng mối quan hệ với khách hàng. Chi phí nhân viên quản lý Công ty năm 2000 là 74.981 nghìn đồng, so với năm 1999 tăng lượng tiền 1.253 nghìn đồng do Công ty bố trí thêm nhân viên quản lý ở các phân xưởng sản xuất và các nhân viên quản lý khác để tăng chất lượng sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm hơn. Ngoài ra các chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản của Công ty đều giảm hơn so với năm 1999. Chi phí đồ dùng văn phòng năm 2000 là 97.864 nghìn đồng so với tỷ lệ tổng chi phí là thấp hơn năm 1999. Ngoài ra chi phí khác bằng tiền năm 2000 là 80.375 nghìn đồng so với năm 1999 là tăng lên không đáng kể so với tỷ lệ tổng doanh thu. Nhìn chung chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2000 tăng lên so với năm 1999, sự gia tăng đó phục vụ khâu quản lý của Công ty một cách tốt hơn để nâng cao hiệu quả kinh doanh. So với năm 2000, năm 2001 tổng chi phí quản lý doanh nghiệp là 367.611 nghìn đồng giảm so với năm 2000 là 137.731 nghìn đồng. Mức chi phí quản lý doanh nghiệp trên 1.000 đ, doanh thu thuần năm 2001 là 124,6 nghìn đồng giảm so với năm 2000. Nhìn chung chi phí quản lý doanh nghiệp giảm do khấu hao tài sản dùng trong doanh nghiệp giảm (năm 2001 là 71.748 nghìn đồng giảm so với năm 2000 là 54.188 nghìn đồng). Sự giảm sút này do Công ty tiến hành thanh lý TSCĐ. Ngoài ra chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp và chi phí đồ dùng văn phòng giảm so với năm 2000. Chi phí nhân viên giảm 34.309 nghìn đồng so với năm 2000. Chi phí đồ dùng văn phòng giảm 28.092 nghìn đồng so với năm 2000. Trong năm 2001 chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền có sự tăng so với năm 2000 nhưng không đáng kể cho nên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty vẫn giảm. Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 47 Ta xem xét Tổng chi phí Công ty năm 1999, 2000, 2001. Biểu 8 : Nghìn đồng TT Chi phí 1999 Năm 2000 Năm 2002 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 1 Chi phí trực tiếp 1.010.913 1.255.043 1.841.258 244.130 586.125 2 Chi phí gián tiếp 724.380 822.794 957.633 98.414 134.839 Tổng chi phí 1.735.293 2.077.837 2.798.891 342.544 721.054 Qua biểu 8 ta thấy : Năm 2000 chi phí trực tiếp để sản xuất sản phẩm hàng hóa tăng so với năm 1999 là 244.130. Chi phí gián tiếp cũng tăng hơn 98.414 nghìn đồng. Do đó tổng chi phí năm 2000 là 20.778.837 nghìn đồng, tăng 342.544 nghìn đồng so với năm 1999. Mức tăng của năm 2000 là hợp lý vì năm 2000 Công ty tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn, dẫn tới doanh thu tăng, lợi nhuận tăng. Năm 2001, chi phí trực tiếp tăng 586.125 nghìn đồng. Chi phí gián tiếp tăng 134.839 nghìn đồng. Tổng chi phí của năm 2001 tăng 721.054 nghìn đồng so với năm 2000. Điều đó chứng tỏ rằng tổng chi phí năm 2001 quá lớn dẫn tới lợi nhuận của Công ty bị giảm xuống. 5.2. Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận : Phần trên là toàn bộ tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Thương mại Việt phát triển trong 3 năm 1999 - 2000 - 2001. Khái quát lại, ta thấy trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty đã có những nỗ lực để đạt được một số kết quả nhất định như : 5.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân : Trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm về nước và nhựa composit năm 2000 Công ty đã biết khai thác thế mạnh, là sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của mình và tạo được một đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao nên thu hút được nhiều khách hàng đến với Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 48 Công ty, làm cho doanh số bán hàng của Công ty tăng hơn so với năm 1999, từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời, do Công ty có sự quan tâm chú ý trong quản lý, kiểm soát các khoản chi phí một cách hợp lý nên năm 2000 tăng được lợi nhuận cho Công ty. Bên cạnh đó, Công ty luôn có một đội ngũ kiểm tra, giám định chất lượng đáng tin cậy cho nên trong quá trình kinh doanh, giá trị hàng bán bị trả lại của Công ty là không đáng kể, do vậy uy tín của Công ty trên thị trường trong nước được đảm bảo. Hơn nữa, trong năm 2000 - 2001 do tăng cường bán hàng trực tiếp cho khách hàng nên Công ty đã nhận được những thông tin bổ ích về nhu cầu thị trường, tiếp tục đẩy mạnh được doanh số bán ra của Công ty. Năm 2000, nhờ hoạt động kinh doanh có lãi, Công ty đã nâng cao được đời sống vật chất của người lao động, khuyến khích được người lao động tận dụng những khả năng của mình để giúp cho Công ty phát triển vững chắc, có thế thắng lợi trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Có thể nói, trong 2 năm 2000 - 2001, Công ty Thương mại Việt Phát Triển đã hết sức cố gắng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhưng bên cạnh những thành tích như vậy, vẫn còn một số vấn đề bất hợp lý mà Công ty cần nhanh chóng giải quyết để cho quá trình hoạt động sản xuất của Công ty đạt hiệu quả cao hơn. 5.2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân : Thứ nhất, về chi phí mua nguyên vật liệu : Trong khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty vẫn chưa tìm được nguyên vật liệu tốt và ổn định cho nên giá mua các mặt hàng của Công ty vẫn còn cao, gây khó khăn cho công tác tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, tác động đến mức độ hiệu quả trong các hoạt động của Công ty. Thứ hai, trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm : Mặc dù chất lượng hàng hoá của Công ty luôn được đảm bảo nhưng sức cạnh tranh của Công ty vẫn còn thấp. Năm 2001 Công ty mới chỉ chiếm chưa được 10% thị phần trên thị trường. Do đó, khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty cũng phần nào bị kìm hãm. Mặt khác, thị trường nước tinh khiết của Công ty cho đến nay mới chỉ ở phạm vi nhỏ, chưa mở rộng. vì vậy Công ty cần phát triển. Mạng lưới tiêu thụ chưa được phân bố đều, công tác tiếp thị sản phẩm, hàng hoá còn kém cho nên chỉ có khách hàng nào có nhu cầu và biết được thì Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 49 đến mua hàng ở Công ty, do vậy Công ty chưa có sự chủ động trong việc thu hút khách hàng để đẩy mạnh việc tiêu thụ của Công ty. Tóm lại, trên đây là một số vấn đề đang được đặt ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thương mại Việt Phát Triển trong những năm qua chưa được khắc phục. Chính những hạn chế này đã tác động không nhỏ đến tình hình thực hiện lợi nhuận, kìm hãm tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở xem xét, nắm bắt tình hình thực tế của Công ty, em xin đề xuất một số những biện pháp cho những năm tới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận của Công ty Thương mại Việt Phát Triển. Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 50 Chương III : một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty thương mại việt phát triển 3.1. định Hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tới : Trong nền kinh tế thị trường đầy năng động, mỗi doanh nghiệp phải tự tìm con đường đi đúng đắn cho mình nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty Thương mại Việt phát triển cũng đang không ngừng vương lên, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định được uy tín của mình trên thương trường. Với mặt hàng sản xuất kinh doanh là các loại sản phẩm từ nhựa composit, nước uống tinh khiết đang tổ chức thu hút khách hàng và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoa có hiệu quả. Tuy nhiên, trước sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, Công ty Thương mại Việt phát triển cần có sự thay đổi phù hợp. Chính vì vậy, Công ty đã đưa ra những hướng đi trong những năm tới, đó lá : - Thực hiện đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, cải tiến mẫu mẫ, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Công ty nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của nhân dân cả nước. - Công ty phấn đấu đổi mới công nghệ hàng năm, tăng cường ứng dụng các thiết bị, dụng cụ hiện đại để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Xây dựng và hoàn thiện xưởng sản xuất nhựa composit, đầu tư theo chiều sâu, phát triển hoạt động sản xuất của Công ty. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ kỹ thuật cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho công nhân viên, tuyển chọn lao động tay nghề cao phục vụ trong hoạt động sản xuất của Công ty. Đó là những nhiệm vụ cơ bản của cán bộ công nhân viên trong Công ty vừa cho mục tiêu trước mắt vừa cho mục tiêu lâu dài, đảm bảo cho phát triển sản xuất kinh doanh ở Công ty Thương mại Việt phát triển. Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 51 3.2. một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty Thương mại Việt phát triển : Qua nghiên cứu tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty trong ba năm 1999, 2000, 2001 cho thấy : Với sự cố gắng to lớn của toàn Công ty, công tác tổ chức hoạt động 2001 sản xuất kinh doanh đã vượt qua được một số khó khăn, đạt được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể là năm 2000 và 2001 Công ty đã thu được lãi, tình hình tài chính được cải thiện, đã đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên cũng được nâng lên. Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty vẫn bộc lộ một số hạn chế còn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong một thời gian ngắn thực tập tại Công ty qua xem xét tình hình thực tế, bằng sự nhận thức của mình, em xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp chủ yếu làm tăng lợi nhuận ở Công ty Thương mại Việt phát triển. 3.2.1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý giá vốn sản phẩm hàng hóa tiêu thụ : Đối với Công ty Thương mại Việt phát triển việc quản lý giá vốn hàng bán có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận của Công ty trong những năm tới. Hiện nay, trong giá vốn hàng bán của Công ty chỉ gồm giá mua nguyên vật liệu theo hoá đơn. Do vậy, việc quản lý giá mua hàng hoá luôn được Công ty quan tâm chú ý. Trong ba năm 1999, 2000, 2001, Công ty Thương mại Việt phát triển đã nhập nguyên vật liệu với khối lượng lớn và chất lượng được đảm bảo nhưng giá mua vào của Công ty khá cao lại có biên động nên đã tác động mạnh đến tốc độ tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ, từ đó kìm hãm sự gia tăng lợi nhuận của Công ty. Như vậy một vấn đề đặt ra cho Công ty là làm sao phải giảm được giá mua nguyên vật liệu mà chất lượng vẫn đạt tiêu chuẩn để có thể cung ứng kịp thời các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. - Công ty phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn nguyên vật liệu để từ đó có nguồn nguyên vật liệu tốt và ổn định. Điều đó có nghĩa là Công ty cần phải thực hiện những hoạt động nghiên cứu và xác định nhu cầu khách hàng về khối lượng, cơ cấu mặt hàng, quy cách, cỡ loại, giá cả mà khách hàng có thể Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 52 chấp nhận để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ cho các nhu cầu của khách hàng. Chỉ có năm chắc được các vấn đề trên, việc mua nguyên vật liệu và tạo nguồn mới tránh được sai lầm và khắc phục được hiện tượng hàng ứ đọng, chậm tiêu thụ, giá cao không bán được hàng hoá. - Công ty cần tổ chức tốt hệ thống thông tin từ các khách hàng về doanh nghiệp. Bởi tình hình cung ứng của các nguồn hàng về số lượng, chất lượng, thời gian... là vấn đề hết sức quan trọng đối với Công ty. Để có thể tổ chức tốt hệ thống thông tin kinh tế từ các khách hàng về Công ty thì cần phải có các biện pháp như cử đại diện ở các nơi, hợp tác hoặc quan hệ thường xuyên với các đơn vị mua hàng... Từ đó, có thể chuẩn bị sản phẩm hàng hoá đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, không để bị đứt đoạn. 3.2.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm : Đi đôi với việc quản lý chi phí thì đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cũng là một giải pháp để tăng nhanh doanh số bán, kích thích và làm tăng lợi nhuận của Công ty. Chỉ khi nào sản phẩm, hàng hoá của Công ty được tiêu thụ thì mới xác định được lợi nhuận thực tế mà Công ty có thể thu về. Công ty Thương mại Việt phát triển là doanh nghiệp thương mại hoạt động sản xuất kinh doanh nước lọc tinh khiết và sản xuất nhựa composit. Việc tăng doanh số bán các sản phẩm nước là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Công ty. Có tăng doanh số bán thì sẽ tăng được lợi nhuận của Công ty. Thực tế trong thời gian qua, Công ty tiến hành sản xuất sản phẩm nước, nhằm phục vụ nhân dân cả nước. Các sản phẩm, hàng hóa của Công ty có nhiều ưu điểm , chất lượng cao, đồg thời Công ty còn có các hoạt động dịch vụ phục vụ tại chỗ cho mọi người có nhu cầu. Công ty phải cạnh tranh với các Công ty khác sản xuất các sản phẩm cùng loại nên Công ty gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt được chưa cao. Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 53 Nhằm khắc phục khó khăn nói trên và để tăng nhanh lợi nhuận trong năm, Công ty cần tiến hành gia tăng doanh số bán hàng. Như vậy Công ty cần phải áp dụng một số biện pháp sau : 3.2.2.1. Không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa bán ra : Để bán được sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, Công ty phải chú ý thực sự đến chất lượng hàng hóa bán ra vì chất lượng sản phẩm, hàng hóa luôn gắn liền với uy tín của Công ty trong giới kinh doanh và trong công chúng. Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa không những tác động đến sự tín nhiệm của khách hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số bán và lợi nhuận của Công ty. Do vậy Công ty cần liên tục kiểm tra mức độ đạt tiêu chuẩn của sản phẩm, hàng hóa khi xuất bán về để có những xử lý kịp thời, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và khách hàng nhằm tránh tình trạng hàng bán bị trả lại. 3.2.2.2. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường : Trong điều kiện hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt, thị trường có vị trí trung tâm đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty Thương mại Việt phát triển nói riêng bởi vì thị trường vừa là mục tiêu vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường là một việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp. Thị trường nước tinh khiết hiện nay ở nước ta khá rộng. các cửa hàng thuộc Công ty Thương mại Việt phát triển đã được phân bố ở một số nơi trên cả nước nhưng tập trung nhiều nhát ở Hà Nội để có thể đáp ứng một cách kịp thời, thuận tiện nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, trong vài năm qua, thị trường tiêu thụ của Công ty còn bị hạn chế do có sự cạnh tranh giữa các đơn vị khác, ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, Công ty cần phải tiến hành thăm dò thị trường thường xuyên hơn. Đồng thời, Công ty cần nghiên cứu và nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của người dân về mặt hàng kinh doanh của Công ty để có kế hoạch cung ứng sản phẩm, hàng hóa phù hợp. Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 54 Để làm được công tác nghiên cứu thị trường thì Công ty cần tuyển chọn một số nhân viên để tổ chức đội ngũ cán bộ điều tra nắm vững các nghiệp vụ kinh doanh, marketing, tiếp cận khách hàng... Ngoài ra, Công ty cũng cần phải có một mạng lưới thông tin chính xác, kịp thời về thị trường để có thể tìm ra hướng đi đúng đắn, nâng cao được hiệu quả kinh doanh của Công ty Thương mại Việt phát triển. 3.2.2.3. Tăng cường công tác quảng cáo và giới thiệu sản phẩm : Đây là một biện pháp rất quan trọng đối với Công ty. Việc quảng cáo và giới thiệu sản phẩm nhằm giới thiệu sản phẩm, hàng hóa của Công ty tới được với khách hàng, từ đó tạo cho Công ty nhiều cơ hội tranh thủ được khách hàng đến Công ty và góp phần tăng khối lượng tiêu thụ, thúc đẩy sự gia tăng lợi nhuận của Công ty. Hiện nay, việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm của Công ty còn chưa được chú trọng. Vì thế để đẩy mạnh công tác quảng cáo và xúc tiến bán hàng, Công ty có thể sử dụng các phương tiệnquảng cáo như trên báo chí và tạp chí, trên radio hoặc quảng cáo qua bao bì, nhãn sản phẩm... để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty được nhanh và nhiều hơn. Điều này cũng giúp cho Công ty cải tiến và lựa chọn sản phẩm trong sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến độ kỹ thuật công nghệ mới, dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. 3.2.2.4. Thực hiện đa dạng hoá các phương thức bán và xác định phương thức thanh toán hợp lý : Điều này cũng sẽ tạo điều kiện cho Công ty chuẩn bị được đầy đủ hàng hoá theo đúng yêu cầu của khách hàng, tăng cường mối quan hệ giữa Công ty và khách hàng hoặc với người cung ứng sản phẩm, hàng hóa của Công ty. Ngoài ra, việc thay đổi giá bán cũng có tác động đến khả năng tăng doanh số bán hàng của Công ty. Việc xác định mức giá bán vừa phải, hợp lý là một giải pháp tốt đê tăng nhanh doanh số bán hàng trong năm. Công ty cần Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 55 xây dựng một chính sách gí cả mềm dẻo và linh hoạt để tác động vào cầu, kích thích tăng nhu cầu của khách hàng nhằm tăng doanh số bán hàng, từ đó gia tăng được lợi nhuận của Công ty một cách nhanh chóng. 3.2.2.5. Tổ chức hội nghị khách hàng thường niên : Song song với các biện pháp trên thì hàng năm Công ty nên tổ chức Hội nghị khách hàng đã sử dụng sản phẩm của Công ty và những người trung gian tiêu thụ sản phẩm của Công ty để họ có thể phản ảnh về ưu nhược điểm của sản phẩm, yêu cầu của người sử dụng, từ đó giúp Công ty có biện pháp cụ thể để cùng người cung ứng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm. Đồng thời, Công ty có thể tiến hành các cuộc hội thảo để các nhà kinh doanh, các nhà quản lý phát biểu về khả năng xâm nhập thị trường, giá cả hàng hóa, nhu cầu hàng hóa, các nguồn cung hàng hóa và quảng cáo sản phẩm để thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty phát triển mạnh hơn. 3.2.3. Tăng cường hoạt động dịch vụ khách hàng : Dịch vụ trong hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng được thu nhập, giải quyết việc làm đồng thời giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo ra sự tín nhiệm, sự gắn bó của khách hàng đối với doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp thu hút được khách hàng, bán được nhiều sản phẩm, phát triển được thế và lực của doanh nghiệp và cạnh tranh thắng lợi trên thương trường. Năm 1999, hoạt động dịch vụ không được Công ty chú ý do chưa nhận thức được vai trò của hoạt động này. Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển hết sức phong phú và có đóng góp rất quan trọng trong thu nhập của các doanh nghiệp thì năm 2000 Công ty cũng đã tô chức hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng như giới thiệu sản phẩm, bày mẫu hàng... để đầy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy hoạt động dịch vụ này của Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 56 Công ty chưa được phát triển mạnh nhưng nó đã góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của Công ty, đem lại lợi nhuận cao cho Công ty. Vì vậy, để có thể thúc đẩy hoạt động dịch vụ của Công ty ngày càng đa dạng, phong phú, phát huy được vai trò vốn có của nó thì Công ty cần phải sử dụng các biện pháp sau : - Tăng cường chất lượng của những dịch vụ mà Công ty đáp ứng chuẩn bị hàng trước theo yêu cầu của khách hàng, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng sản phẩm hàng hóa... - Nghiên cứu nhu cầu về các loại dịch vụ để từ đó xây dựng các phương án hoàn thiện tổ chức và phương thức hoạt động dịch vụ để nâng cao chữ tín trong kinh doanh dịch vụ. - Đảm bảo các dịch vụ trong Công ty phải thuận tiện, kịp thời, văn minh và ở những địa điểm cần thiết để tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng khi mua hàng ở Công ty. - Cuối cùng, Công ty phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân viên bán hàng về những sản phẩm hàng hóa mà họ phụ trách để tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn khách hàng trong qú trình mua bán cũng như trong sử dụng. Trên là một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và hiệuquả hoạt động kinh doanh của Công ty Thương mại Việt phát triển. Em tin rằng nếu thực hiện tốt những biện pháp này sẽ giúp Công ty có nhiều thuận lợi để thực hiện mục tiêu lợi nhuận và phát triển bền vững của mình. Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 57 Kết luận Trên đây là một số nét chủ yếu về tình hình thực hiện lợi nhuận và một số biện pháp chủ yếu để làm tăng lợi nhuận ở Công ty Thương mại Việt phát triển. Là một doanh nghiệp mới được thành lập nhưng Công ty Thương mại Việt phát triển không ngừng tỏ rõ những ưu thế, thuận lợi của mình trong sản xuất kinh doanh, nâng cao được năng lực sản xuất, khắc phục khó khăn để từng bước làm ăn có hiệu quả và thu được lãi. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được, Công ty vẫn còn không ít tồn tại làm hạn chế tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty, đòi hỏi Công ty phải cố gắng hơn nữa để có thể tăng thu lợi nhuận cho mình. Vấn đề tăng lợi nhuận là một vấn đề luôn được tất cả các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm nên em đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số ý kiến đóng góp để doanh nghiệp xem xét nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty. Những ý kiến đưa ra chỉ là những suy nghĩ ban đầu cho quá trình thực tập nhằm góp phần vào quá trình đổi mới của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Do trình độ và thời gian có hạn, nên bài viết này có rất nhiều khiếm khuyết. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, lãnh đạo Công ty Thương mại Việt phát triển và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Cô giáo Lê Hương Lan cùng tập thể ban lãnh đạo và phòng Tài chính - Kế toán ở Công ty Thương mại Việt phát triển đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội, tháng 6 năm 2001 Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 58 Mục lục Trang lời nói đầu 1 Chương I: Tổng quan về lơi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3 I. Lợi nhuận vai trò của lợi nhuận đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3 1. Hoạt đọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3 II. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 5 1. Lợi nhuận 5 3. Kết cấu của lợi nhuận trong doanh nghiệp 10 3.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 10 3.2. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính 12 3.3. Lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường 13 4. Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 15 III. Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận cảu doanh nghiệp 16 1. Tỷ suất lợi nhuận 16 2. Các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp 18 2.1. Các biện pháp về doanh thu 18 2.2. Các biện pháp về chi phí 19 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận 20 Chương II. Thực trạng về tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty thương mại việt phát triển 23 1. Giới thiệu khái quát chung về cong ty thương mại việt phát triển 23 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 23 1.2. Chức năng của Công ty thương mại Việt phát triển 23 1.3. Cơ cấu quản lý điều hành của Công ty 24 2. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 26 Chuyên đề tốt nghiệp K30 - Khoa Tài chính Ngân hàng 59 3. Tình hình tài chính của Công ty thương mại việt phát triển trong 3 năm 1999, 2000, 2001 27 4. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty thương mại việt phát triển 30 5. Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty thương mại việt phát triển 33 5.1. Thực trạng của Công ty 33 5.2. Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận 49 Chương III. Một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty thương mại việt phát triển 52 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tới 52 3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty thương mại việt phát triển 53 Kết luận 60 Nhận xét của cơ quan thực tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở Công ty Thương mại Việt Phát Triển.pdf
Tài liệu liên quan