Luận văn Tổng kết và theo dõi mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô

Tài liệu Luận văn Tổng kết và theo dõi mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG VŨ THỊ PHƯƠNG HUỆ MSSV: DPN010717 TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI XÃ LƯƠNG AN TRÀ VÀ XÃ CÔ TÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Thanh Triều Ks. Trần Nhựt Phương Diễm Tháng 6.2005 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG VŨ THỊ PHƯƠNG HUỆ MSSV: DPN010717 TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI XÃ LƯƠNG AN TRÀ VÀ XÃ CÔ TÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Thanh Triều Ks. Trần Nhựt Phương Diễm Tháng 6.2005 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI XÃ LƯƠNG AN TRÀ VÀ XÃ CÔ TÔ Do sinh viên: VŨ THỊ PHƯƠNG HUỆ thực hiện và đệ nạp Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long xuyên, ngày……tháng…....

pdf77 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tổng kết và theo dõi mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG VŨ THỊ PHƯƠNG HUỆ MSSV: DPN010717 TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI XÃ LƯƠNG AN TRÀ VÀ XÃ CÔ TÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Thanh Triều Ks. Trần Nhựt Phương Diễm Tháng 6.2005 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG VŨ THỊ PHƯƠNG HUỆ MSSV: DPN010717 TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI XÃ LƯƠNG AN TRÀ VÀ XÃ CÔ TÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Thanh Triều Ks. Trần Nhựt Phương Diễm Tháng 6.2005 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI XÃ LƯƠNG AN TRÀ VÀ XÃ CÔ TÔ Do sinh viên: VŨ THỊ PHƯƠNG HUỆ thực hiện và đệ nạp Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long xuyên, ngày……tháng….năm 200… GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Thanh Triều Ks. Trần Nhựt Phương Diễm 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI XÃ LƯƠNG AN TRÀ VÀ XÃ CÔ TÔ. Do sinh viên: VŨ THỊ PHƯƠNG HUỆ Thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày:…………………………… …….. Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:………………………… …….. Ý kiến của Hội đồng:………………………………………………… ……... ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………… Long xuyên, ngày…..tháng…..năm 200… DUYỆT Chủ Tịch Hội đồng BAN CHỦ NGHIỆM KHOA NN-TNTN 4 TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và Tên: VŨ THỊ PHƯƠNG HUỆ Con Ông: VŨ VĂN TÚ và Bà: NGUYỄN THỊ SỆT Sinh năm: 1983 Tại: Khóm Mỹ Quới, Phường Mỹ Phước, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Đã tốt nghiệp phổ thông năm 2001 tại trường Phổ thông trung học Long Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Vào trường Đại học An Giang năm 2001, học lớp ĐH2PN2 khoá 2, thuộc khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên và đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn năm 2005. 5 Hình 4 x 6 LỜI CẢM TẠ Qua quá trình học tập cùng với thời gian thực tập tốt nghiệp, đến nay em đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp để có thể kết thúc được một giai đoạn học tập quan trọng của mình. Trong quá trình ấy để đạt được những kết quả tốt ngoài sự cố gắng học tập của bản thân thì sự dạy bảo ân cần của thầy cô, sự hướng dẫn tận tình của các anh chị nơi thực tập và sự động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè cũng đã góp phần quan trọng giúp em vượt qua những khó khăn trong học tập. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến: Tất cả thầy cô khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên đã dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm trong học tập và nghiên cứu, đặc biệt là thầy Dương Ngọc Thành, thầy Nguyễn Thanh Triều và cô Trần Nhựt Phương Diễm đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp em sửa chữa những sai sót để có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Anh Trần Nam Dương, chú Huỳnh Văn Dện ở xã Lương An Trà và anh Phạm Văn Hiếu ở xã Cô Tô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em để hoàn thành tốt đề tài này. Xin chân thành cảm ơn Vũ Thị Phương Huệ 6 TÓM LƯỢC Đề tài được thực hiện với mục đích tìm hiểu quy trình kỹ thuật, hiệu quả kinh tế cũng như những khó khăn - thuận lợi trong quá trình sản xuất nấm rơm trong mùa lũ của những người dân ở hai xã Lương An Trà và Cô Tô thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang để tổng kết và đánh giá hiệu quả của mô hình trong việc cải thiện thu nhập của những người dân ở đây. Theo dõi 3 hộ nông dân trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà.Tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô. Đa số chủ hộ có tuổi từ 18-60 tuổi chiếm 66,25%, các thành viên trong gia đình có 63,6% tập trung dưới 18 tuổi. Trình độ văn hoá của chủ hộ ở cấp 1 chiếm 40% và trình độ văn hoá của các thành viên trong hộ chủ yếu ở cấp 1 chiếm 41,44%. Số nhân khẩu trong gia đình phần lớn từ 4-5 người/hộ. Phần lớn số hộ có diện tích canh tác tập trung từ 50-200 mét mô chiếm 41,4% và 80% nông hộ có kinh nghiệm trồng nấm nhỏ hơn 2 năm. Có 80% nông hộ nơi bố trí trồng nấm ngoài trảng và 20% nông hộ bố trí nơi trồng nấm dưới tán cây. Số hộ xử lý nền trồng nấm chiếm 56,7%, nông dân chủ yếu sử dụng giống meo Mười Cười và giống meo Thần Nông. Trong các hộ điều tra có 33,3% hộ ủ rơm có đậy và 66,7% hộ ủ không đậy. Số nông hộ bố trí dạng mô đơn chiếm 76,7% và hầu hết các hộ đều đậy rơm áo và trở tơ. Số hộ sử dụng chất kích thích tố chiếm 76,67%, nông hộ sử dụng nông dược chiếm 23,33%. Có 80% nông hộ có ngày đầu tiên thu hoạch nấm vào ngày thứ 12 sau khi chất nấm. Số hộ thu hoạch nấm 2 đợt/vụ chiếm 63,3%. Nấm rơm hầu hết đều tiêu thụ tại chợ. Năng suất 0,6 – 1 kg/mét mô chiếm 46,6%. Hiệu quả đồng vốn của mô hình nấm rơm là 2,44. Nữ giới tham gia nhiều ở hoạt động bán nấm chiếm 60%. Có 36,7% nông hộ cho rằng việc vận chuyển rơm xa làm tăng chi phí là khó khăn chủ yếu của họ trong lúc trồng nấm rơm . 7 MỤC LỤC Nội Dung Trang CẢM TẠ i TÓM LƯỢC ii MỤC LỤC iii DANH SÁCH BẢNG vi DANH SÁCH HÌNH viii Chương 1: GIỚI THIỆU 1 Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 2.1. Tình hình trồng nấm rơm trên thế giới 2 2.2. Tình hình sản xuất nấm rơm và những thuận lợi của nghề trồng nấm ở Việt Nam 3 2.2.1. Tình hình sản xuất nấm rơm 3 2.2.2. Những thuận lợi trong việc phát triển nghề trồng nấm ở Việt Nam 4 2.3. Giá trị dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh và sự phát triển của nấm rơm 5 2.3.1. Giá trị dinh dưỡng 5 2.3.1.1. Hàm lượng Protein 5 2.3.1.2. Hàm lượng chất béo 6 2.3.1.3. Hàm lượng đường 6 2.3.1.4. Hàm lượng chất khoáng 6 2.3.1.5. Hàm lượng Vitamin 6 2.3.2. Điều kiện ngoại cảnh và sự phát triển của nấm rơm 6 2.3.2.1. Điều kiện ngoại cảnh 6 2.3.2.2. Sự phát triển của nấm rơm 8 2.4. Kỹ thuật trồng nấm rơm 11 2.4.1. Thời vụ trồng nấm 11 2.4.2. Nền trồng nấm 12 2.4.3. Nguyên liệu trồng nấm 12 2.4.4. Meo giống 14 2.4.5. Nước tưới 15 2.4.6. Phương pháp sắp xếp mô và rải meo 15 2.4.7. Chăm sóc và tưới đón nấm 16 2.4.7.1. Tủ rơm áo và đảo rơm áo 16 2.4.7.2. Chăm sóc và tưới đón nấm 17 2.4.8. Thu hái, bảo quản và tiêu thụ nấm rơm 18 2.4.8.1. Thu hoạch nấm rơm 18 2.4.8.2. Bảo quản nấm rơm 19 2.4.8.3. Tiêu thụ nấm rơm 19 2.4.9. Sâu bệnh hại nấm rơm 20 8 Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 23 3.1. Địa bàn nghiên cứu 23 3.2. Phương pháp 23 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 23 3.2.2. Phương pháp tiến hành 23 3.2.3. Công thức tính 24 3.2.4. Phân tích thống kê 24 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25 4.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 25 4.1.1. Xã Lương An Trà 25 4.1.2. Xã Cô Tô 26 4.2. Thông tin chung về nông hộ 26 4.2.1. Tuổi của chủ hộ và các thành viên trong gia đình 26 4.2.2. Trình độ văn hoá 27 4.2.3. Số nhân khầu trong gia đình 28 4.3. Số mét mô chất nấm và kinh nghiệm canh tác nấm rơm 28 4.3.1. Số mét mô chất nấm của nông hộ 28 4.3.2. Kinh nghiệm trồng nấm 29 4.4. Thời vụ và nơi trồng nấm 30 4.4.1. Thời vụ trồng nấm rơm 30 4.4.2. Nơi trồng nấm 31 4.5. Loại meo trồng nấm 31 4.6. Số lần tưới nước trồng nấm của nông hộ 32 4.7. Kỹ thuật canh tác của nông hộ 33 4.7.1. Xử lý nền trồng nấm 33 4.7.2. Ủ rơm và cách nhận biết rơm chín 34 4.7.2.1. Ủ rơm 34 4.7.2.2. Cách nhận biết rơm chín 35 4.7.3. Dạng mô chất nấm rơm 36 4.7.4. Trở tơ sau khi chất 38 4.7.5. Hiện trạng sử dụng chất kích tố trong quá trình trồng nấm 38 4.7.6. Dịch hại nấm rơm và tình hình sử dụng nông dược 40 4.8. Thu hoạch 41 4.8.1. Ngày bắt đầu hái 41 4.8.2. Số đợt thu hoạch/vụ 42 4.8.3. Tiêu thụ sản phẩm 43 4.8.4. Năng suất nấm rơm trên 1 mét mô (kg/m) 44 4.9. Chi phí, thu nhập và lợi nhuận 45 4.10. Sự tham gia của nữ giới trong việc trồng nấm 46 4.11. Hiệu quả đầu tư và chi phí của mô hình canh tác 2 lúa- nấm rơm tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô 47 4.12. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng nấm 48 9 4.12.1. Thuận lợi 48 4.12.2. Khó khăn 48 4.13. Mô hình theo dõi 49 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.2. Đề nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ CHƯƠNG pc-1 1 DANH SÁCH BẢNG Bảng số Tựa Bảng Trang 1 Điều kiện nuôi trồng nấm rơm (Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan, 2002) 8 2 Đặc điểm của meo nấm tốt và meo nấm xấu (Lê Ngọc Thạch và Lê Đức Nam, 2001) 14 3 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên nấm rơm (Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan, 2002) 20 4 Biện pháp phòng trừ tổng hợp khi trồng nấm rơm (Tài liệu tập huấn, 2004) 22 5 Tuổi của chủ hộ và các thành viên trong gia đình ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 27 6 Trình độ văn hoá của chủ hộ và các thành viên trong hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 27 7 Số nhân khẩu trong gia đình ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 28 8 Vị trí nơi trồng nấm của các nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 31 9 Loại meo sử dụng trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 32 10 Tỉ lệ (%) số hộ có hoặc không đậy đống ủ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 35 11 Cách nhận biết rơm chín của nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 36 12 Dạng mô chất nấm rơm của những nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 36 13 Tỉ lệ (%) số hộ trở tơ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 38 14 Tỉ lệ (%) số hộ bổ sung chất kích thích tố trong quá trình trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 39 1 15 Tỉ lệ (%) số hộ thu hoạch nấm rơm vào ngày đầu tiên khác nhau ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 42 16 Số đợt thu hoạch nấm rơm trên 1 vụ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô 42 17 Giá bán nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 44 18 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của mô hình trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 46 19 Sự tham gia của nữ giới trong quá trình trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô 47 20 Hiệu quả đầu tư và chi phí của mô hình canh tác 2 lúa - nấm rơm tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô 47 21 Thuận lợi trong quá trình trồng nấm rơm của nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô 48 22 Khó khăn trong quá trình trồng nấm rơm của nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô 49 1 DANH SÁCH HÌNH Hình số Tựa Hình Trang 1 Chu trình sống của nấm rơm (Nguyễn Lân Dũng, 2003) 10 2 Sơ đồ tiến trình nuôi trồng nấm rơm (Lê Duy Thắng, 1997) 11 3 Số mét mô chất nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 29 4 Số năm kinh nghiệm trồng nấm rơm của các nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 29 5 Tỉ lệ (%) nông hộ có thời vụ bố trí trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 30 6 Số lần tưới nước trồng nấm trong ngày của các nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 33 7 Tỉ lệ (%) số hộ có hoặc không xử lý nền trước khi chất nấm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 34 8 Đống ủ không đậy, năm 2004 35 9 Mô đơn 37 10 Mô đôi 37 11 Tỉ lệ (%) số hộ có hoặc không sử dụng chất kích thích tố trong quá trình trồng nấm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 39 12 Tỉ lệ (%) sự xuất hiện dịch hại khác nhau trên mô nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 40 13 Tỉ lệ (%) số hộ có hoặc không sử dụng nông dược trong quá trình trồng nấm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 41 14 Phân loại nấm rơm trước khi đem bán 43 15 Năng suất nấm rơm trên 1 mét mô (kg/m) ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 45 1 Chương 1 GIỚI THIỆU An Giang nằm ở hạ lưu lưu vực sông Mê Kông lại có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, do đó bị tác động đầy đủ của các quá trình thuỷ văn như ngập lụt, sụp lở đất bờ sông… Vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm thường có các nhiễu động nhiệt đới hoạt động hàng ngày mưa to và dài ngày làm xuất hiện những trận lũ đầu mùa ở cả trung và hạ lưu sông Mê Kông. Mỗi khi lũ về là người dân phải đối mặt với những thiệt hại không chỉ về người mà còn về của, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn do thời gian nhàn rỗi thì nhiều mà họ lại không có được việc làm. Cho nên để giúp cho người dân vẫn có thể sống hoà bình với lũ, vẫn có thu nhập ổn định trong mùa lũ thì việc tìm ra các mô hình nuôi trồng thích hợp là rất cần thiết. Từ lợi thế tỉnh An Giang có đa số người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa , sản phẩm phụ (rơm, rạ) từ quá trình trồng lúa là rất lớn cho nên việc đưa mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ sẽ tận dụng phế phẩm cây lúa sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm mới, phù hợp với lao động nông thôn và khai thác lợi thế nhàn rỗi trong mùa nước nổi. Do nấm rơm có thể trồng quanh năm, chi phí đầu tư thấp, yêu cầu kỹ thuật không phức tạp, thu hồi vốn nhanh nên những người dân nghèo ít vốn vẫn có thể áp dụng được. Có thể coi mô hình trồng nấm rơm là một trong những mô hình để xoá đói giảm nghèo. Do đó, đề tài “Tổng kết và theo dõi mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và Cô Tô” được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu qui trình kỹ thuật, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất nấm rơm trong mùa lũ để tổng kết và đánh giá hiệu quả của mô hình trong việc cải thiện thu nhập của người dân ở đây. 1 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nấm rơm là loại nấm khá quen thuộc của nhân dân các nước Châu Á, nhất là Đông Nam Á, chủ yếu là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nấm thường mọc trên nguyên liệu phổ biến là rơm nên có tên chung là nấm rơm (Straw mushroom) (Trung tâm UNESCO, 2004). Nấm rơm (còn gọi là Nấm rạ, Thảo Cô) có tên khoa học là Volvariella volvacea (Bull. Ex Fr.), thuộc họ Pluteaceae, bộ Agaricales, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành Nấm thật-Eumycota, giới Nấm-Mycota hay Fungi (Nguyễn Lân Dũng, 2003). 2.1. Tình hình trồng nấm rơm trên thế giới Nấm rơm được trồng đầu tiên ở Trung Quốc sau đó được phổ biến sang nhiều quốc gia Đông Nam Á và Bắc Phi (Nguyễn Lân Dũng, 2002). Điều này về sau được xác nhận bởi các tác giả Philippines là Bammerito và Espino (1936) và tác giả Thái Lan là Jalaricharana (1950) (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). Các nước trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứu và sản xuất nấm mỡ, nấm hương, nấm sò, nấm rơm là chủ yếu (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). Nguyễn Lân Dũng (2003) cho biết sản lượng nấm rơm sản xuất trên toàn thế giới là 250.000 tấn (1995), riêng Trung Quốc đã là 150.000 tấn (chiếm 60% sản lượng của thế giới). Theo Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002), thị trường tiêu thụ nấm lớn nhất hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, các nước Châu Âu... Hàng năm các nước này phải nhập khẩu từ Trung Quốc (nấm muối và nấm đóng hộp). Tại các nước này, do khó khăn về nguồn nguyên liệu và giá công lao động rất đắc nên những người nuôi trồng nấm và kinh doanh mặt hàng này đang chuyển dịch sang các nước chậm phát triển để mua nguyên liệu (nấm muối) và đầu tư sản xuất, chế biến tại chỗ. Ở Châu Á , trồng nấm mang tính chất thủ công, năng suất không cao, nhưng sản xuất gia đình với số đông, nên tổng sản lượng rất lớn (Lê Duy Thắng, 1997). Các nước ở khu vực Châu Á như Đài Loan, Trung Quốc , Thái Lan,…nghề trồng nấm cũng phát triển rất mạnh mẽ, một số loại nấm ăn được nuôi trồng khá phổ biến, đó là nấm mỡ (Agaricus bisporus), nấm hương 1 (Lentinus edodes), nấm rơm (Volvariella volvacea),…sản phẩm nấm được tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi, đóng hộp, sấy khô và làm thuốc bổ (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). Nguyễn Lân Dũng và ctv (2002) cho rằng vấn đề nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó đã trở thành một ngành công nghệ thực phẩm thực thụ. 2.2. Tình hình sản xuất nấm rơm và những thuận lợi của nghề trồng nấm ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất nấm rơm Theo Việt Chương (2003) thì vào khoảng năm 1963, tại miền Nam nước ta, phong trào trồng nấm rơm bắt đầu nở rộ khi meo giống nhân tạo ra đời, nhập meo nấm rơm ở Đài Loan, Hồng Kông... Mặt khác, Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002) cũng cho biết chỉ hơn 10 năm trở lại đây, trồng nấm mới được xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế. Các loại nấm ăn như: Nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ,… được trồng ngày càng tăng (đối với các tỉnh phía Bắc) chủ yếu tiêu dùng nội địa. Ước tính trung bình một năm đạt khoảng 100 tấn nấm tươi. Theo Nguyễn Lân Dũng (2001), ở miền Nam nước có thể trồng quanh năm các loại nấm rơm (Volvariella volvacea), nhiều loại nấm sò hay còn gọi là nấm Bào ngư (Pleurotus spp.), mộc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo (Auricularia spp.). Và từ năm 1989 đến nay nhân dân các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã tiếp thu kỹ thuật và trồng nấm rơm rộng rãi (Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan, 2002). Bên cạnh đó, Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002) cho biết sản lượng nấm rơm tăng theo cấp số nhân: từ trước năm 1990 mới đạt con số vài trăm tấn/năm đến nay đạt trên 40.000 tấn/năm. Các tỉnh phía Nam đã và đang xuất khẩu nấm rơm muối đóng hộp với số lượng hàng ngàn tấn/năm sang thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan... 1 2.2.2. Những thuận lợi trong việc phát triển nghề trồng nấm ở Việt Nam Việt Nam là một trong những nước có đủ điều kiện để phát triển mạnh nghề trồng nấm, do: - Điều kiện thiên nhiên ưu đãi Các tỉnh phía Nam do sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng và tháng lạnh không lớn lắm nên có thể trồng nấm quanh năm, lý tưởng nhất là vào các tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 6 dương lịch (Nguyễn Hữu Đống, 2003; Việt Chương, 2001). - Nguồn nguyên liệu rẻ và dồi dào Nguyên liệu trồng nấm chủ yếu là các phế liệu nông, lâm nghiệp, thường rất nhiều ở các địa phương, vừa giải quyết về mặt môi trường đồng thời tạo nên sản phẩm mới. Phế phẩm sau khi trồng nấm còn có thể sử dụng cho trồng trọt (Trung tâm UNESCO, 2004). - Giải quyết lao động Ở nước ta có lực lượng lao động nhàn rỗi khá đông đảo nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, tính trung bình 1 lao động nông nghiệp mới chỉ dùng đến 30 - 40% quỹ thời gian, chưa kể đến việc mọi lao động phụ đều có thể tham gia trồng nấm được (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002 – 2003). Do vậy trồng nấm vừa tạo được công ăn việc làm vừa mang lại nguồn thu nhập cho người dân. - Đầu tư thấp, vòng quay nhanh Ở nước ta còn nhiều hộ nông dân nghèo hoặc hoàn cảnh khó khăn, không thể đầu tư vốn để nuôi trồng những cây con đắt tiền, quay vòng vốn lâu,… trong khi đó vốn đầu tư cho sản xuất nấm rất ít so với các ngành sản xuất khác (Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003). Chu kỳ nuôi trồng nấm thường rất ngắn (nấm rơm 20-25 ngày) khi gặp thiên tai hoặc biến động của thị trường, vẫn kịp dừng sản xuất hoặc chuyển hướng canh tác, điều này không đơn giản ở các loài cây trồng khác (Trung tâm UNESCO, 2004). 1 - Giá trị kinh tế cao Nấm rơm muối có giá bán trung bình từ 1.200 đến 1.300 đôla Mỹ/tấn. Giá nấm rơm tươi tương đối ổn định và khá cao, trung bình 5.000- 10.000 đồng/kg, nếu vào ngày chay giá bán có thể tăng hơn. - Tạo thêm nguồn thực phẩm Việc trồng ra nấm để bán hoặc xuất khẩu sẽ phát sinh ra lượng nấm thừa. Lượng nấm này thường không nhỏ. Đây là nguồn thực phẩm rất quý, không những bổ sung cho khẩu phần ăn hàng ngày mà còn góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho mọi người. Tóm lại, trồng nấm vừa tăng thu nhập cho xã hội đồng thời giải quyết nguồn thực phẩm đang còn thiếu ở nước ta (Trung tâm UNESCO, 2004). 2.3. Giá trị dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh và sự phát triển của nấm rơm 2.3.1. Giá trị dinh dưỡng Nấm rơm là một trong những loại thực phẩm được nhiều người yêu thích, nấm có thể chế biến riêng hoặc có thể phối hợp với các món ăn, các bài thuốc và được xem như là một loại “rau sạch”, “thịt sạch” có tỷ lệ protein cao và các acid amin (trong đó có nhiều loại axit amin không thay thế được), không làm tăng lượng cholesterol trong máu như nhiều loại thịt động vật, ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm rơm có thành phần chất xơ tương đối cao và thành phần lipit thấp nên có khả năng phòng trừ bệnh về huyết áp, chống bệnh béo phì, xơ cứng động mạch, chữa bệnh đường ruột,…Tuy nhiên, nếu nấm rơm quá già, chế biến không kỹ lưỡng, khi ăn số lượng nhiều dễ dẫn đến ngộ độc (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). 2.3.1.1. Hàm lượng protein Theo Nguyễn Lân Dũng (2003), nấm rơm không chỉ là loại thức ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, tính theo trọng lượng tươi nấm rơm chứa 2,66-5,05% protein, trong protein này có đầy đủ 19 loại axit amin. Trong 19 loại axit amin này có 8 loại axit amin không thay thế (nghĩa là cơ thể người và động vật không tự tổng hợp lấy được). Các axit amin không thay 1 thế chiếm đến 38,2% trong tổng lượng axit amin ở nấm rơm, tỷ lệ này cao hơn so với ở thịt bò, thịt lợn, sữa bò, trứng gà,... 2.3.1.2. Hàm lượng chất béo Lượng chất béo (lipid) trong nấm rơm là vào khoảng 3% (tính theo trọng lượng khô), loại chất béo bão hoà chiếm 41,2%, còn chất béo chưa bão hoà chiếm 58,8% (Nguyễn Lân Dũng, 2003). 2.3.1.3. Hàm lượng đường Ở nấm rơm, lượng đường tăng lên trong giai đoạn phát triển từ nút sang kéo dài, nhưng lại giảm khi trưởng thành, hàm lượng đường trong nấm rơm chiếm tỷ lệ khoảng 3-28% trọng lượng tươi, dự trữ ở dạng Glucogen (Lê Duy Thắng, 1997; Nguyễn Lân Dũng, 2003). 2.3.1.4. Hàm lượng chất khoáng Tương tự hầu hết các loại rau cải, nấm là nguồn khoáng rất tốt. Nấm rơm được ghi nhận là giàu Kali, Calci, Phosphat, chúng chiếm từ 56-70% lượng tro tổng cộng, Phosphat và sắt thường hiện diện ở phiến lá và mũ nấm. Ở quả thể trưởng thành, thì lượng Na và P giảm, trong khi K, Ca giữ nguyên. Ăn nấm bảo đảm bổ sung đầy đủ cho nhu cầu về khoáng mỗi ngày (Lê Duy Thắng, 1997). Tỷ lệ từng nguyên tố trong tổng số muối khoáng ở nấm rơm (%) thay đổi tùy vào từng giai đoạn phát triển của quả thể nấm. 2.3.1.5. Hàm lượng vitamin Nấm rơm có chứa phong phú các loại vitamin, lượng vitamin có trong 100 gram nấm rơm tươi như sau: vitamin B1: 0,35 mg, vitamin B2: 1,63-2,98 mg, axit nicotinic (B5): 64,88 mg, vitamin C: 158,44-206,27 mg,…(Nguyễn Lân Dũng, 2003). 1 2.3.2. Điều kiện ngoại cảnh và sự phát triển của nấm rơm 2.3.2.1. Điều kiện ngoại cảnh - Độ ẩm không khí: Nấm rơm ưa độ ẩm không khí cao khoảng từ 80% trở lên. Nếu độ ẩm nhỏ hơn 80% nấm rơm sẽ sinh trưởng chậm (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). - Độ ẩm nguyên liệu: Độ ẩm tương đối trong nguyên liệu thường là 65-70% (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). Độ ẩm lên cao hơn có thể gây yếm khí cho tơ nấm vì ôxy không phát tán được vào cơ chất, mà nấm lại rất cần cho quá trình hô hấp. Độ ẩm xuống thấp, các chất dinh dưỡng khó hoà tan làm nấm không thể hấp thụ, dần dần suy yếu đi (Nguyễn Hữu Đống, 2003). - Nhiệt độ: Trong giai đoạn ủ tơ nhiệt độ thích hợp nhất là 25-35oC, Khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc có gió lạnh thì phải che chắn cẩn thận, giữ cho nấm không bị tác động bởi không khí bên ngoài (Lê Duy Thắng, 1997). - Sự thông thoáng: Trong quá trình phát triển nấm rơm hô hấp mạnh nên cần thông thoáng để có đủ ôxy nhưng chú ý không làm ảnh hưởng xấu đến nhiệt độ và ẩm độ do nấm rất sợ gió lùa, gió mạnh làm lạnh và khô mặt giá thể, tránh gió lùa trực tiếp (Tài liệu tập huấn, 2004). - Ánh sáng: Nấm rơm mọc trong tối có màu trắng hoặc xám tro, nếu tiếp xúc nhiều với ánh sáng nấm sẽ có màu đen đậm (Nguyễn Lân Dũng, 2003). Lê Duy Thắng (1997) cho biết vào giai đoạn ra quả thể nấm rơm cần tiếp xúc với ánh sáng khoảng 15 – 20 phút trong khoảng từ 7 – 9 giờ thì rất tốt cho những hoạt động biến dưỡng bên trong nấm. - Độ pH: pH môi trường nấm rơm có thể phát triển tốt là 6-7,5. Vì vậy cần lưu ý nước tưới cho nấm rơm phải là nước ngọt, không nhiễm phèn, không nhiễm mặn, không nhiễm bẩn nhất là ô nhiễm thuốc sát trùng (Việt Chương, 2003). Nấm rơm rất nhạy cảm với điều kiện môi trường như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng. Sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến các giai đoạn phát triển của sợi nấm và giai đoạn phát triển của quả thể được trình bày ở bảng 1. 2 Bảng 1: Điều kiện nuôi trồng nấm rơm Giai đoạn Yếu tố môi trường và ngoại cảnh Đặc điểm chú ý Giai đoạn phát triển sợi nấm Nhiệt độ trung bình (oC) 25 - 27 Sinh trưởng chậm khi to < 25oC Nhiệt độ tốt nhất (oC) 32 - 35 Ngừng phát triển ở to > 35oC Độ ẩm thích hợp (%) 80 - 85 Tránh nước mưa trực tiếp Ánh sáng Gián tiếp Sinh trưởng chậm trong bóng tối Giai đoạn phát triển quả thể Nhiệt độ trung bình (oC) 25 – 35 Không hình thành quả thể khi to < 25oC Nhiệt độ tốt nhất (oC) 27 – 30 Độ ẩm thích hợp (%) 85 – 90 Tránh nước mưa trực tiếp Ánh sáng Gián tiếp Hình thành quả thể chậm trong bóng tối Nguồn: Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan, 2002 2.3.2.2. Sự phát triển của nấm rơm Theo Lê Duy Thắng (1997), hiện nay trên thế giới có khoảng 100 loài nấm rơm, trong đó có khoảng 20 loài được ghi nhận và mô tả. Nấm rơm (Volvariella volvacea) có đặc điểm sau: - Nấm rơm không có khả năng quang hợp, có đời sống hoại sinh, dự trữ đường dưới dạng glycogen, sinh sản chủ yếu bằng bào tử và lấy chất dinh dưỡng thông qua màng tế bào sợi nấm… - Tai nấm lúc còn non được bao trong vỏ bọc (Volva) từ dạng hình cầu, dạng nút đến dạng trứng, dạng kéo dài. Khi trưởng thành, tai nấm sẽ xé vỏ bọc và vươn mũ lên cao, bao gốc lúc này chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm. Bao gốc là hệ sợi tơ nấm có chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao và độ đậm nhạt tuỳ thuộc vào ánh sáng nếu ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen. Bao gốc đóng vai trò bảo vệ nấm tránh tia tử ngoại, côn trùng, ngăn chặn sự thoát hơi nước của các cơ quan bên trong. - Cuống nấm là bó sợi xốp dài từ 3-8 cm, đường kính 0,5-1,5 cm, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm, khi còn non thì mềm và dòn nhưng khi già 2 lại xơ cứng. Cuống nấm đưa mũ nấm lên cao để phát tán bào tử đi xa, đồng thời vận chuyển dinh dưỡng cung cấp cho mũ nấm. - Mũ nấm hình nón, cũng có melanin nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép. Khi mũ nấm nở ra, đường kính có thể đạt 8-15 cm. Phía dưới mũ nấm có khoảng 280 đến 380 phiến xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002) miêu tả, phiến nấm lúc còn non có màu trắng, khi tai nấm trưởng thành phiến chuyển sang màu hồng thịt, đó là màu của đảm bào tử ở hai mặt phiến nấm, mỗi phiến có khoảng 2,5 triệu bào tử. Mũ nấm rất giàu dinh dưỡng dự trữ, giữ vai trò sinh sản. Quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng, từ những sợi nấm mỏng manh phát triển thành hệ sợi nấm còn gọi là hệ sợi dinh dưỡng len lõi trong cơ chất lấy thức ăn, khi khối sợi đạt đến điều kiện thuận lợi về số lượng sẽ bện lại thành quả thể nấm rơm (Lê Duy Thắng, 1997). Theo Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002), quá trình hình thành quả thể nấm rơm gồm 6 giai đoạn: - Giai đoạn đầu đinh ghim (Pichead: nụ nấm); - Giai đoạn hình nút nhỏ (tiny butten); - Giai đoạn hình nút (butten); - Giai đoạn hình trứng (egg); - Giai đoạn hình chuông (clogation: kéo dài); - Giai đoạn trưởng thành (nature: nở xoè). Vòng đời của nấm rơm cũng tương tự như các loài nấm trồng khác nghĩa là bắt đầu từ các đảm bào tử và được xem là kết thúc khi hình thành tai nấm hoàn chỉnh với khoảng thời gian từ 12-15 ngày (Lê Duy Thắng, 1997). Chu trình sống của nấm rơm được thể hiện qua hình 1 cho thấy nấm rơm có 2 chu trình sinh sản là chu trình sinh sản vô tính (sợi nấm thứ sinh → sợi nấm và bào tử màng dày → bào tử màng dày chín → bào tử màng dày nẩy mầm) và chu trình sinh sản hữu tính (tai nấm trưởng thành nở xoè → bào tử đảm nẩy mầm → sợi nấm sơ sinh → sợi nấm thứ sinh → giai đoạn đầu đinh ghim → giai đoạn nụ nấm nhỏ → giai đoạn nụ nấm → giai đoạn hình trứng → giai đoạn kéo dài. 2 Hình 1: Chu trình sống của nấm rơm (Nguyễn Lân Dũng, 2003) a – Chu trình sinh sản vô tính b – Chu trình sinh sản hữu tính 1- Tai nấm trưởng thành nở xoè 7- Giai đoạn nụ nấm 2- Bào tử đảm nẩy mầm 8- Giai đoạn hình trứng 3- Sợi nấm sơ sinh 9- Giai đoạn kéo dài 4- Sợi nấm thứ sinh 10- Sợi nấm và bào tử màng dày 5- Giai đoạn đầu đinh ghim 11- Bào tử màng dày chín 6- Giai đoạn nụ nấm nhỏ 12- Bào tử màng dày nẩy mầm 2 2.4. Kỹ thuật trồng nấm rơm 2.4.1. Thời vụ trồng nấm Theo Lê Duy Thắng (1997), nấm rơm rất dễ trồng, vòng quay nhanh, tuy nhiên nguồn nguyên liệu trồng nấm chủ yếu là rơm rạ nên thường lệ thuộc vào mùa vụ, thường liên quan đến ngày rằm, ngày chay, sau vụ mùa… Cách trồng phổ biến hiện nay là trồng ngoài trời, trên khoảng sân trống hoặc mặt ruộng. Những người mới học làm nên trồng vào mùa nắng, dễ chăm sóc và ít bị hư hỏng do thời tiết. Qui trình trồng nấm rơm ngoài trời có thể tóm tắt theo hình 2. cấy meo giống đốt mô (tùy phương pháp) làm áo mô theo dõi nhiệt độ tưới nước Hình 2: Sơ đồ tiến trình nuôi trồng nấm rơm (Lê Duy Thắng, 1997) 2 Giống gốc Chọn địa điểm trồng Nguyên liệu đã xử lý Meo giống Nguyên liệu khô Chuẩn bị đất Xếp mô Nuôi ủ Thu hái nấm Tưới đón nấm Làm ẩm ủ đông 2.4.2. Nền trồng nấm Khi chọn nơi trồng nấm phải chú ý đến hướng gió và nắng, tránh nơi nhiều gió hoặc có biện pháp che chắn nhất là hai bên hông của luống nấm vì gió nhiều sẽ làm mất nước và hạ nhiệt độ nhanh, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tơ nấm. Xếp mô nấm sao cho nắng sáng hoặc chiều có thể sưởi ấm hai bên thành mô. Nền chất nấm không đậy thì tốt nhất tìm nơi có bóng râm (Lê Duy Thắng, 1997). Nền chất nấm nên chọn nơi cao ráo, không bị đọng nước. Tốt nhất nên chọn trên nền đất có độ màu mỡ và có cây cối để che chắn gió và hàng rào bảo vệ. Đánh rãnh trên nền chất nấm để thoát nước, đề phòng khi mưa to. Có thể trồng ở các vùng bờ thửa, sân bãi có bóng cây che để tránh mưa xói trực tiếp. Nền trồng trước đây có vương vãi thuốc sát trùng, hoặc xăng dầu thấm sâu vào đất thì không nên trồng nấm rơm (Việt Chương, 2003). Chọn nền gần nguồn nước ngọt và sạch (Việt Chương, 2003). Nền đất phải chuẩn bị kỹ trước khi xếp mô, đầu tiên nên xới nhẹ lớp đất mặt, tưới nước hoặc rải thuốc để đuổi côn trùng và diệt mầm bệnh (Lê Duy Thắng, 1997). Mùa mưa cần chọn những gò cao, ít ngập nước hoặc lên liếp để tránh ngập úng làm chết tơ nấm. Mùa lạnh tốt nhất nên chọn những vị trí thấp, rãnh cạn để chất mô nấm (Tài liệu tập huấn, 2004). 2.4.3. Nguyên liệu trồng nấm Nấm rơm có thể nuôi trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: rơm rạ, lục bình, mạc cưa, bã mía,…nhưng nguyên liệu trồng phổ biến hiện nay vẫn là rơm rạ (Lê Duy Thắng, 1997). Năng suất nấm rơm sẽ cao hay thấp tùy thuộc vào chủng loại rơm rạ, tình trạng và chất lượng của nguyên liệu (Tài liệu phát triển nông thôn mùa lũ, 2003). Nguyên liệu trồng nấm thường phải khô nhưng không nên để mục nát hoặc mốc, sử dụng nguyên liệu hư hỏng để trồng nấm không những không có năng suất cao mà đôi khi còn dẫn đến thất bại, tốn công vô ích. Vì vậy, muốn dự trữ rơm rạ để trồng nấm thì phải phơi khô, bảo quản tốt, chất rơm thành cây, che đậy cẩn thận để tránh cho rơm không bị hư hỏng (Lê Duy Thắng, 1997). Nguyễn Duy Điềm và 2 Huỳnh Thị Dung (2002) cho biết năng suất trồng nấm liên quan đến rơm rạ như sau: - Rơm rạ của lúa nếp tốt hơn rơm rạ lúa mùa; - Rơm rạ lúa mùa tốt hơn rơm rạ lúa ngắn ngày; - Rơm rạ lúa mùa trồng trên đất phù sa tốt hơn trồng trên đất bón phân chuồng; rơm rạ lúa bón phân chuồng tốt hơn lúa bón phân hoá học, đất nhiễm phèn, nhiễm mặn; - Rơm máy suốt tốt hơn rơm đập tay; - Rơm rạ mùa trước tốt hơn rơm rạ mục, rơm rạ mới thu hoạch và rơm rạ mốc. Mục đích của việc ủ rơm là để rơm được phân hủy tạo điều kiện cho nấm rơm phát triển nhanh hơn. Đống rơm ủ phải đạt kích thước bề ngang khoảng 1,5-2 m, cao khoảng 1,5-1,7 m và bề dài tùy theo khối lượng rơm có được. Thông thường đánh luống rơm cao 0,5 m có bề ngang khoảng 1,5-2 m tưới nước đều và đạp qua một lần, có thể kết hợp tưới nước vôi với tỷ lệ 5%. Lớp thứ hai cũng làm giống như lớp thứ nhất cho đến khi đống ủ đạt chiều cao 1,5-1,7 m (Tài liệu phát triển nông thôn mùa lũ, 2003). Thời gian ủ rơm tùy theo loại rơm rạ, trung bình khoảng 10 – 12 ngày thì rơm đã chín (Tài liệu tập huấn, 2004). Sau khi ủ rơm từ 7 đến 10 ngày thì tiến hành đảo rơm. Khi đảo trộn, phải đảo từ trên xuống, từ dưới lên, từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong để đảm bảo độ đồng đều (Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan, 2002). Lúc đảo trộn chỉ cần dùng tay nén rơm mà không dùng chân, dậm và bổ sung nước nếu thấy thiếu (Tài liệu tập huấn, 2004). Rơm sau khi ủ phải đạt được yêu cầu sau: không bị mục hoặc không quá dai, rơm có màu vàng sẫm hoặc có phấn trắng bám trên cọng rơm, đống ủ có mùi thơm giống như nấm rơm, không có mùi hôi hoặc chua. Sau khi đảo đống rơm ủ 4-7 ngày thì có thể tiến hành trồng nấm rơm (Tài liệu phát triển nông thôn mùa lũ, 2003). 2 2.4.4. Meo giống Giống để nuôi trồng là quan trọng nhất, quyết định năng suất nấm sau này do đó cần mua giống ở những nơi có uy tính. Meo tốt có những sợi tơ nấm màu trắng trong, mùi tương tự nấm rơm, tơ nấm phát triển đều khắp mặt môi trường bịch meo. Meo xấu không nên sử dụng do có những đốm xanh đen và vàng cam vì đã nhiễm nấm dại, meo có đáy bị ướt, nhão và có mùi hôi, chua. Một bọc meo giống (khoảng 200g) có thể gieo 3-5m mô (tính theo chiều dài mô), nếu mô cao thì rải nhiều lớp meo hơn (Tài liệu tập huấn, 2003). Năng suất và chất lượng nấm rơm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của meo nấm rơm, do đó Lê Ngọc Thạch và Lê Đức Nam (2001) đã đưa ra những dấu hiệu để phân biệt giữa meo nấm tốt và meo nấm xấu như trong bảng 4. Bảng 2: Đặc điểm của meo nấm tốt và meo nấm xấu Meo nấm tốt Meo nấm xấu - Tơ nấm trắng trong, phát triển đều trong bịch meo. - Tơ nấm phát triển không đều trong bịch meo, bên có tơ, bên không có. - Sợi tơ phát triển đều, không bị méo hoặc không có chỗ đậm, chỗ lợt. - Bịch meo có mùi chua hoặc mùi nấm mốc. - Tơ nấm non, suông, không đóng bện lại như bông gòn. - Sợi tơ phát triển không đều trong bịch meo, bên nhiều, bên ít. Tơ nấm phát triển theo hướng xoắn, tơ không thẳng và mọc dày đặc. - Tơ nấm mọc đều từ cổ bọc meo cho đến đáy bịch meo. Không thấy lẫn tạp các loại nấm dại hoặc tơ nấm bị quá già (đổi màu). - Tốc độ phát triển của tơ không đều: tơ mọc chậm hoặc không mọc ở khoảng 1/3 bịch meo. - Tơ nấm không bị lẫn lộn các màu khác nhau như cam, đen, xám hoặc xanh. - Màu tơ lẫn tạp, có các màu lạ như: đốm đen, đốm xanh, đốm xám hoặc quá trắng đục. Nguồn: Lê Ngọc Thạch và Lê Đức Nam, 2001 2 2.4.5. Nước tưới Ta có thể dùng nước ruộng, nước ao hồ, sông suối để tưới nấm nhưng phải là nước ngọt, không nhiễm phèn, không nhiễm mặn, không nhiễm bẩn nhất là ô nhiễm thuốc sát trùng (Lê Duy Thắng, 1997). Theo Việt Chương (2003), nếu tưới bằng nước phèn (kể cả rơm rạ ủ ướt bằng nước nhiễm phèn trước khi đem xếp mô) thì tơ nấm vừa nảy nở ít vừa phát triển chậm; có thể ngừng tăng trưởng và tai nấm cũng bị dị hình, sẽ đem lại sự thất bại lớn. Còn nếu tưới nước bị nhiễm mặn thì tơ nấm phát triển rất ít, vừa đổi màu vừa dị hình và cuối cùng không phát triển thành nấm. Tưới nước cho mô nấm là dùng bình tưới có vòi bông sen tạo ra những tia nước nhỏ như mưa, như vậy nước tưới dễ thấm đều vào mô, đồng thời không làm hại những nụ nấm non vừa mới hình thành. 2.4.6. Phương pháp sắp xếp mô và rải meo Bố trí chiều dài mô nấm sao cho vuông góc với hướng gió và song song với hướng thoát nước. Gói ém chặt rơm cuốn tròn như hình cái gối rồi xếp mô từng lớp, độ dẽ chặt tùy theo độ chín mềm và độ ẩm của rơm (Tài liệu tập huấn, 2004). Và để cho các bó nén chặt vào nhau nên leo lên luống vừa tưới nước vừa dậm đạp từ chân lên đầu và ngược lại, lớp thứ hai cũng làm tương tự như lớp thứ nhất nhưng thụt vào 5 cm (Lê Duy Thắng, 1997). Sau đó tưới nước, rải phân hoặc phun thuốc trước khi rải meo. Xếp tiếp tục lớp rơm trên cùng khoảng 0,5 tấc rồi dùng hai tay và trọng lượng toàn thân đè lên mô nấm dọc theo thành mô, vừa di chuyển vừa nhét cọng rơm lua tua ngoài luống vào và vuốt quanh mô nấm cho láng để cho nước chảy xuôi xuống dễ dàng, không bị đọng nhiều trong mô (Việt Chương, 2003). Mô phải xếp nhỏ dần lên trên để dễ thoát nước, khoảng cách giữa hai mô chừng 4-5 tấc để đi lại chăm sóc, thu hoạch. Mùa nắng chỉ nên chất mô cao 4-4,5 tấc với 3 lớp rơm 2 lớp meo, mùa lạnh nên chất cao hơn để giữ ấm và có thể xếp với 4-5 lớp rơm (Tài liệu tập huấn, 2004). Meo nấm cho vào thau nhỏ, sạch và xé vụn ra (Lê Duy Thắng, 1997). Lượng meo sử dụng khoảng 2,5 – 3m/1 chai meo (khoảng 150g). Có thể rải 1 2 đường meo ở giữa dọc theo mô hoặc rải meo cách bìa mô từ 5-10cm và cách nhau 20cm (Việt Chương, 2003). Có thể rải 1 hoặc nhiều lớp meo tùy bề rộng của mô trồng nấm. Sau khi rải meo xong, phủ lên 1 lớp rơm chín tốt, tưới nước đều bằng thùng búp sen. Nếu là rơm lúa mùa thì có thể bó lại thành bó hoặc xoắn thành bó đặt chồng lên nhau. Đối với rơm lúa Thần Nông, các bó không phải gấp khúc mà xếp sát vào nhau thành từng lớp. Đối với rơm suốt máy có thể vo thành cuộn và xếp như các loại rơm bó nhưng tốt nhất vẫn là trồng bằng khuôn và nén theo dạng khối (Lê Duy Thắng, 1997). 2.4.7. Chăm sóc mô nấm rơm 2.4.7.1. Tủ rơm áo và đảo rơm áo Tùy theo trời nắng nóng nhiều hay ít ta cần phơi mô chừng 2-3 nắng cho khô bề mặt nhằm tránh mốc tạp và tạo điều kiện để ủ tơ, không nên tưới nước trong lúc này. Sau đó tiến hành phủ rơm áo để che phủ mô nấm rơm khỏi bị nắng trực xạ, tránh được mưa gió tạt vào để giữ cho mô được ẩm và đủ độ ấm, ngoài ra áo mô còn đóng vai trò quan trọng giúp mô nấm có điều kiện tăng trưởng tốt (Việt Chương, 2003). Lớp áo mô thường làm bằng rơm rạ tốt, sạch, không nhiễm tạp, dày 1 tấc (mùa nóng) và 2 tấc (mùa lạnh), lớp áo mô được xếp theo 1 chiều, phủ theo kiểu lợp mái nhà (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). Sau khi tủ rơm áo mô mỗi ngày có thể tưới 2 lần vào lúc trời mát (buổi sáng: lúc 7-8 giờ, buổi chiều: lúc 4-5 giờ), không nên tưới nước vào lúc trời nắng gắt và để hạn chế nấm dại không nên tưới thừa nước ở giai đoạn này (Việt Chương, 2003). Bên cạnh tưới nước thì kết hợp đảo trở áo mô (2-3 ngày/1 lần) vào buổi sáng hoặc chiều mát để tránh mô nấm ăn lan ra lớp mô áo, không tạo được nấm. Cách đảo rơm áo có thể tiến hành như sau: dỡ lớp rơm áo, xốc cho tơi và đậy lại ngay (Tài liệu phát triển nông thôn mùa lũ, 2003). Ngoài ra, theo Lê Duy Thắng (1997) thì ta có thể đốt mô trước khi phủ áo mô để vệ sinh mặt ngoài mô nấm, cung cấp thêm muối khoáng cho nấm, 2 sưởi ấm meo giống bên trong. Sau khi đốt mô xong phải để tiếp 1 thời gian khoảng 5-6 giờ rồi mới làm áo mô. 2.4.7.2. Chăm sóc và tưới đón nấm Tơ nấm phát triển đan thành mạng nhện bên hông mô và biến đổi từ màu trắng sang màu vàng sậm, ngửi có mùi thơm đặc trưng của nấm rơm, đến ngày thứ 7 hoặc 8 có thể phun thêm dinh dưỡng, cần kiểm tra và ém chặt lại mô nấm không nên để mô nấm bị xốp. Nếu có nhiều nấm dại cần nhổ bỏ sạch cả gốc, rắc vôi bột và làm thông thoáng để giảm ẩm (Lê Duy Thắng, 1997). Nguyễn Hữu Đống (2003) cho biết lượng nước tưới 1 lần rất ít ( mỗi ngày tưới 0,1 lít cho 1 mét mô), nếu tưới quá nhiều nấm dễ bị thối chân và chết ngay từ lúc còn nhỏ . Vào mùa nắng gắt, nhiệt độ mô tăng cao nên tưới nước để hạ nhiệt độ và bổ sung ẩm, ngược lại vào mùa lạnh hoặc trời mưa nhiều cần giữ ấm và tưới nước ít hơn. Theo Lê Duy Thắng (1997), thời gian nụ nấm lớn dần thành tai nấm chỉ nên tưới 1 lần trong ngày, tốt nhất là tưới nước vào lúc xế chiều (bớt nắng). Nên tưới bằng vòi sen, tránh giọt nước tưới mạnh làm hư tơ nấm hoặc nụ nấm. Trong quá trình tưới nước có thể kiểm tra ẩm độ bằng cách rút 5-7 cọng rơm từ giữa mô nấm cho vào lòng bàn tay vắt thật mạnh: nếu nước chảy ra thành từng giọt rơi xuống là dư nước, không được tưới thêm mà dỡ lớp rơm áo ra để phơi mát (không nắng) khoảng 30 phút rồi đậy lại liền. Nếu nước rịn ra nhưng không chảy thành giọt là đủ nước, không cần tưới thêm và cũng không cần phơi mát. Nếu cảm thấy cọng rơm làm ẩm tay mà không thấy nước nhỏ giọt cần phải tưới ngay (Việt Chương, 2003). Nhiệt độ thích hợp ở mô nấm khoảng 34-35oC, và để kiểm tra nhiệt độ thì có thể dùng tay áp vào thành mô hoặc đưa tay ngập sâu vào giữa lớp rơm, nếu vừa đặt tay vào cảm thấy ấm dần là nhiệt độ thích hợp, ngược lại nếu không thấy nóng hoặc phải ấn sâu vào hơn hay để lâu hơn mới nóng là do mô nấm bị mất nước và lạnh cần phải che đậy kỹ hơn (Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003). 3 Khác với lúc ủ tơ, giai đoạn ra quả thể rất cần ánh sáng (Lê Duy Thắng, 1997), cần thông khí cho nấm hô hấp và chiếu sáng cho nấm phát triển. Mỗi sáng khoảng 8-9 giờ nên kết hợp thăm mô nấm và lấy áo mô ra để thông khí, phơi trần mô dưới nắng 20-30 phút và nhờ ánh sáng nụ nấm sẽ phát triển tốt hơn. Khi đậy áo lại nhớ trở áo rơm. Khoảng 7-9 ngày sau khi chất nấm thì trên mô xuất hiện nấm con, cần cẩn thận khi tưới nước bởi vì nấm con có nước dính trực tiếp sẽ rất dễ bị thúi hay dộp (Tài liệu phát triển nông thôn mùa lũ, 2003). Nên hái nấm rơm ở dạng trứng hoặc thu hoạch khi nấm vừa nhọn đầu để có năng suất cao nhất, nên hái nhẹ nhàng cả cụm và sạch gốc nấm, không để sót lại trong mô, trong thời gian thu hái và sau đó nên ngưng tưới nước 1-2 ngày để tơ nấm phục hồi (Nguyễn Lân Dũng, 2003). 2.4.8. Thu hái, bảo quản và tiêu thụ nấm rơm 2.4.8.1. Thu hoạch nấm rơm Tùy theo thời tiết trung bình khoảng 10 – 14 ngày sau khi cấy meo là có thể hái nấm được. Quả nấm thu hoạch phải đảm bảo không bị nứt bao, không bị xoè ô thì chất lượng mới tốt (Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan, 2002). Theo Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung (2003), trên 1 mô nấm thời gian thu 1 đợt kéo dài 3-4 ngày, khi thu hết lần 1 thì 7-8 ngày sau nấm lại ra lần 2 và hái trong 3-4 ngày là kết thúc 1 đợt nuôi trồng, thời gian 1 vụ trồng khoảng 25-30 ngày. Khi hái lựa các nấm búp hơi nhọn đầu (gần nứt bao) hái trước, xoáy nhẹ tay tách gỡ ra khỏi mô. Không nên để sót lại chân nấm bị đứt trên mô vì phần khi thối rữa sẽ làm hư các nụ nấm kế bên, thu hoạch xong đậy kỹ lớp áo mô lại (Việt Chương, 2003). Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung (2003) cho rằng nấm hái ở giai đoạn trứng là lúc nấm có chất lượng và năng suất cao nhất, trường hợp nấm mọc thành cụm có thể tách cây lớn hái trước, có thể hái 2-3 lần/1 ngày, vào những ngày nắng nóng và nhiệt độ không khí cao nấm phát triển nhanh nên khi nấm hơi nhọn đầu là hái được. 3 Có thể thu hoạch nấm rơm liên tục trong 15-17 ngày (Nguyễn Lân Dũng, 2003). Nấm sau khi thu hoạch xong đợt 1 cứ phơi trần 3-4 ngày, khỏi cần tưới nước nhưng sau thời gian đó thì tưới trở lại bình thường khoảng 1 tuần lễ sau thì thu hoạch đợt 2 (Việt Chương, 2003). Thông thường người trồng nấm để kinh doanh chỉ thu hoạch 2 đợt là thu dọn và xử lý đất, chuẩn bị nuôi trồng đợt mới (Lê Duy Thắng, 1997). Nấm rơm thường được hái làm 2 đợt: đợt đầu là đợt chính khá nhiều, đợt hai là đợt phụ nên sản lượng chỉ bằng 1/4 đợt trước. Nguyễn Lân Dũng (2003) cho rằng nên chia thời gian thu hoạch ra làm 2 lần trong ngày (sáng và chiều) để có thể chọn được các nấm vừa tầm ưa chuộng của thị trường. 2.4.8.2. Bảo quản nấm rơm Theo Việt Chương (2003) thì nấm rơm nở rất mau dù là khi hái ở dạng búp nhưng khoảng 3-4 giờ sau nếu không bảo quản trong độ lạnh cần thiết thì nó sẽ nở bung mũ nấm ra, vì vậy để giữ nấm được lâu thì có thể bảo quản dưới dạng khô hay muối,… - Bảo quản nấm rơm ở dạng khô: Rửa sạch nấm, để ráo hết nước, dùng dao sắc cắt lát các thể quả nấm rơm để có được các khoanh nấm có kích thước không mỏng hơn 0,5cm. Nếu trời nắng, đổ nấm ra nong và phơi 3-4 nắng là được. Nếu trời không nắng thì phải sấy ở nhiệt độ khoảng 40-50oC (Nguyễn Lân Dũng, 2003). - Bảo quản nấm rơm theo cách muối: ngâm nấm vào nước sôi khoảng 10 phút, vớt ra rồi ngâm ngay vào nước lạnh khoảng 5 phút, lại vớt ra rổ để cho ráo nước. Dùng chai keo hay lu khạp sạch ngâm nấm trong nước muối có nồng độ 22%, thêm 1 chút axit citric sao cho nấm vừa ngập trong nước muối là được (Việt Chương, 2003). Với 2 cách bảo quản trên thì thời gian bảo quản của nấm khô có thể được hơn 6 tháng và nấm muối cũng được vài tháng. 2.4.8.3. Tiêu thụ nấm rơm Theo Việt Chương (2003), sau khi hái, nấm rơm vẫn tiếp tục phát triển, nếu để sau vài tiếng nấm từ hình trứng nở ra hình dù, vì vậy cần thu 3 hoạch nhanh trong 3-4 giờ. Dụng cụ đựng nấm cần thông thoáng, không chất đống nấm lên nhau. Muốn để nấm đến ngày hôm sau phải bảo quản ở nhiệt độ 10-15oC. Nấm rơm là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng nên được nhiều người ưa thích nhất là đối với người Việt Nam - những người quen ăn nấm rơm hơn các loại nấm khác (Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003). 2.4.9. Sâu bệnh hại nấm rơm - Bệnh sinh lý Nấm rơm rất nhạy cảm với môi trường, cần lưu ý: nhiệt độ, ánh sáng, nước tưới,thông thoáng,… + Nhiệt độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển và tăng trưởng của nấm rơm. + Ánh sáng: có ảnh hưởng nhiều khi nấm từ hình cầu sang hình trứng: nếu thiếu ánh sáng quả thể có màu trắng hay màu xám. Vitamin E sẽ giảm hoàn toàn, vitamin D không có, sắc tố melanin (đen) không hình thành (Tài liệu tập huấn, 2004). + Nước tưới: chi phối toàn bộ hoạt động sống của nấm rơm, nước phèn làm nấm mọc chậm, thưa, đầu sợi nấm cong lại, tai nấm bị dị dạng, chết non hay sùi lên; nước mặn làm tơ nấm đổi màu, dị hình và không tạo quả thể (Nguyễn Hữu Đống, 2003). Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của tơ nấm và quả thể được tác giả Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan đúc kết trong bảng 5. Bảng 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên nấm rơm Thành phần Nhiệt độ Kiểu biểu hiện Tơ nấm ≥ 40oC ≤ 15oC ≤ 25oC Tơ nấm mọc chậm và thưa dần rồi chết Tơ ngừng tăng trưởng và không mọc lại được Quả thể hay tai nấm không tạo thành được Quả thể 25 – 28oC ≥ 35oC Tai nấm bị dị hình Nấm mau trưởng thành (sớm bung dù) Nguồn: Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan, 2001 - Nấm bệnh 3 + Nấm dại: nấm dại không xâm nhập từ meo giống mà từ nguyên liệu (Việt Chương, 2003), do độ ẩm nguyên liệu quá cao (70%), giàu đạm urê và hơi axit (<5). Loại này không gây hại nhưng cạnh tranh dinh dưỡng của nấm rơm, cần điều chỉnh nguyên liệu lúc đem trồng, hạn chế tưới nước khi chăm sóc (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). + Các loại nấm mốc như nấm xanh, nấm vàng,… là loại nấm nguy hiểm, nguyên nhân có thể do nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước, nhà xưởng vệ sinh không sạch sẽ, khu vực nuôi trồng ẩm thấp, đã trồng nấm nhiều lần,… (Nguyễn Hữu Đống, 2003). Cần bỏ những mô bệnh ra xa khu vực nuôi trồng, đem chôn hoặc đốt để ngăn chặn bệnh lây lan (Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003). - Động vật gây hại Côn trùng phá hoại (chuột, gián, kiến, mối,…), chúng cắn phá sợi nấm và ăn nấm, đào hang làm xáo trộn mô nấm, ăn giống nấm vừa cấy, gây thiệt hại lớn (Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003). Do đó nên xử lý nền đất trước khi trồng như tưới nước, xới nhẹ, rắc thuốc diệt tuyến trùng như Furadan, Mocap,… Khi tưới đón nấm, rắc vôi xung quanh mô (nếu trồng dưới đất). Trong quá trình nuôi trồng nấm rơm nên áp dụng các biện pháp phòng trừ để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh làm giảm năng suất và chất lượng nấm, các biện pháp được trình bày trong bảng 4. 3 Bảng 4: Biện pháp phòng trừ tổng hợp khi trồng nấm rơm Biện pháp Cách làm Xử lý kỹ nền đất Xới nhẹ, phơi nắng, rắc vôi, thuốc, tưới nước. Định kỳ phải thay đổi nền đất. Xử lý nguyên liệu Tránh sử dụng nguyên liệu mốc, ẩm. Ủ đống to, đảm bảo độ ẩm, pH, rơm chín đều, có mùi thơm dễ chịu, không có mùi khai, hôi, màu nâu sẫm. Xử lý áo mô Chọn rơm khô, sạch, phơi 2 nắng trước khi sử dụng đậy mô nấm. Giữ ấm mô Giữ nhiệt độ 35-38oC ở giai đoạn ủ tơ và 28-32oC ở giai đoạn ra quả thể. Trời lạnh tủ thêm áo mô, trời nắng lấy bớt. Giữ ẩm mô Tưới và kiểm tra độ ẩm 65-70% ở giai đoạn ủ tơ và 85-95% ở giai đoạn ra quả thể. Phòng bệnh Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh. Diệt ngay nguồn bệnh để tránh lây lan. Dọn vệ sinh và khử trùng sau mỗi đợt trồng. Nguồn: Tài liệu tập huấn, 2004 3 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa bàn nghiên cứu: Để thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu chúng tôi đã chọn địa bàn xã và các hộ nông dân có trồng nấm rơm trong xã Lương An Trà và xã Cô Tô thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang làm địa bàn nghiên cứu. 3.2. Phương pháp 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp: - Số liệu thứ cấp của địa phương để biết có bao nhiêu hộ trồng nấm rơm trong mùa lũ, các báo cáo tổng kết về kinh tế-văn hoá-xã hội năm 2004 tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô. - Số liệu về kỹ thuật trồng nấm rơm thông qua sách báo, báo cáo, internet,… 3.2.2. Phương pháp tiến hành - Điều tra ngẫu nhiên 30 hộ có trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa theo phiếu điều tra. * Nội dung điều tra: Nội dung phiếu điều tra được trình bày chi tiết trong phụ chương, gồm những phần chính sau: + Số mét mô chất nấm, số năm canh tác, kinh nghiệm trồng. + Kỹ thuật canh tác: thời vụ, giống meo, cách xử lý nguyên liệu rơm, chọn địa điểm, cách xử lý nền, sắp xếp mô, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, năng suất, tiêu thụ. + Hiệu quả kinh tế: ghi nhận chi phí sản xuất, tính toán hiệu quả kinh tế. - Theo dõi thường xuyên và ghi nhận qui trình kỹ thuật của 3 nông hộ trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà. 3 * Chỉ tiêu theo dõi: + Nơi trồng nấm. + Xử lý nguyên liệu: Tạo đống rơm ủ, cách ủ, đảo đống ủ, cách nhận biết rơm chín. + Xử lý nền. + Xếp mô nấm. + Chăm sóc: Tưới nước, đảo áo rơm, kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ. + Thu hoạch. 3.2.3. Công thức tính Chi phí vật tư = chi phí rơm + chi phí dinh dưỡng + chi phí vôi + chi phí meo + chi phí thuốc xử lý + chi phí xăng dầu Chi phí lao động thuê = công chất lao động thuê + công chở nguyên liệu lao động thuê Chi phí lao động nhà = công chất lao động nhà + công tưới lao động nhà + công hái lao động nhà Chi phí tiền mặt = chi phí vật tư + chi phí lao động thuê Lãi ngân hàng = tiền mặt x lãi suất ngân hàng (0,6) Chi phí cơ hội = chi phí lao động nhà + lãi ngân hàng Tổng chi = chi phí tiền mặt + chi phí cơ hội Tổng thu = năng suất toàn vụ x giá nấm Lãi thuần (RAVC) = Tổng thu - tổng chi Hiệu quả đồng vốn có phí cơ hội = Lãi thuần (RAVC) : tổng chi 3.2.4. Phân tích thống kê Nhập số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. 3 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu Huyện Tri Tôn là huyện miền núi của tỉnh An Giang, có vị trí địa lý như sau: - Bắc giáp huyện Tịnh Biên. - Tây giáp Hà Tiên và một phần biên giới Campuchia. - Nam giáp Hòn Đất (Kiên Giang). - Đông giáp Châu Thành và Thoại Sơn. Tri Tôn có địa hình đa dạng, vừa có đồi núi vừa có đồng bằng có đầm lầy và nhiều kinh nhỏ (không có sông lớn chảy qua), là huyện đất rộng người thưa, đất sản xuất còn nhiều hạn chế, hầu hết bị nhiễm phèn, nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Toàn huyện có 13 xã 1 thị trấn, có 55 ấp và 4 khóm. Trong đó 9 xã có người dân tộc Khmer, có 2 xã tiếp giáp biên giới Campuchia chủ yếu sống cập theo tuyến kinh Vĩnh Tế (tỉnh lộ 55A). - Diện tích tự nhiên: 59.805 ha (chiếm 17,56% diện tích tự nhiên của tỉnh). - Dân số: 116.585 người với 26.258 hộ (thống kê năm 2002). Trong đó dân tộc Khmer là 44.618 người, chiếm 38,27% dân số toàn huyện; mật độ dân số là: 195 người/km2. Về mặt bằng sử dụng đất đạt 96,2% diện tích tự nhiên, sự phân bố dân cư đến nay chưa đều khắp, chủ yếu tập trung thị trấn, thị tứ, triền núi, trình độ dân trí còn thấp, nên tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. 4.1.1. Xã Lương An Trà Lương An Trà là 1 xã nghèo nhất trong tỉnh An Giang nằm ở vùng sâu, xa. Phần lớn diện tích của đất bị nhiễm phèn nặng, thường xuyên bị ngập nước trong mùa lũ, thiếu nước trong mùa khô, đại diện cho vùng đồng bằng chân núi. Hiện diện tích toàn xã là 8.485 ha, chiếm 14,14% diện tích huyện, là xã có diện tích lớn thứ ba trong huyện Tri Tôn. Trong đó, đất nông nghiệp 4.830 ha; đất chưa sử dụng 244 ha, còn lại là đất ở, lâm nghiệp và đất chuyên dùng. 3 - Xã Lương An Trà có 5.716 người với 1.116 hộ; trong đó có 311 người Khmer với 59 hộ. - Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên người là 0,74 ha. - Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ là 4,6 ha. - Cây trồng và vật nuôi chính: 1 vụ lúa/năm, năng suất thấp. Đàn bò có 1.284 con (Võ Tòng Anh, 2003). 4.1.2. Xã Cô Tô Xã Cô Tô nằm ở vùng sâu, xa. Phần lớn diện tích của đất bị nhiễm phèn nặng, thường xuyên bị ngập nước trong mùa lũ. Diện tích toàn xã là 3.990 ha. trong đó đất nông nghiệp 3.101 ha; đất chưa sử dụng 184 ha, còn lại là đất ở, lâm nghiệp và đất chuyên dùng. - Xã Cô Tô có 9.144 người với 1.993 hộ; trong đó có 6.224 người Khmer với 1.464 hộ. - Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên người là 0,33 ha. - Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ là 1,56 ha. - Cây trồng và vật nuôi: 2 vụ lúa/năm. Đàn bò có 1.965 con (Niên giám thống kê huyện Tri Tôn, năm 2003). 4.2. Thông tin chung về nông hộ 4.2.1. Tuổi của chủ hộ và các thành viên trong gia đình: Qua kết quả điều tra bảng 5 cho thấy độ tuổi của chủ hộ tập trung chủ yếu ở 18-60 tuổi (chiếm 66,25%) đây là độ tuổi nằm trong tuổi lao động có khả năng tiếp thu tốt các kỹ thuật canh tác và khả năng làm kinh tế. Chủ hộ có tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ thấp (18,27%), không có chủ hộ nào có tuổi dưới 18. Trung bình tuổi của chủ hộ là 42,27 . Ngược lại, các thành viên trong gia đình có tuổi tập trung đa số dưới 18 (chiếm 63,6%) độ tuổi này chưa đến tuổi lao động chủ yếu đi học, phải dựa vào gia đình, kế đến là số thành viên có tuổi từ 18-60 cũng chiếm tỷ lệ khá cao (33,5%), số tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,9%). Trung bình tuổi của các thành viên trong gia đình là 11,97. 3 Bảng 5: Tuổi của chủ hộ và các thành viên trong gia đình ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Nhóm Chủ hộ Thành viên trong gia đình Tần suất % Tần suất (%) < 18 Tuổi 0 0,00 133 63,60 18-60 Tuổi 28 66,25 70 33,50 >60 Tuổi 2 18,27 6 2,90 Tổng 30 68,18 209 100 Trung bình 42,27 11,97 4.2.2. Trình độ văn hoá Kết quả điều tra về trình độ văn hoá của nông hộ được trình bày trong bảng 8, cho thấy phần lớn người chủ hộ có trình độ văn hoá cấp 1 (chiếm 40%) với trình độ văn hóa này thì việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật là rất hạn chế, trình độ văn hoá cấp 2 chiếm 36,67%, trình độ văn hoá cấp 3 chiếm 13,33% và số chủ hộ mù chữ chiếm 10%. Các thành viên trong hộ có trình độ văn hoá cũng tập trung nhiều ở cấp 1 (chiếm 41,44%) do ở nông thôn việc lo cho cái ăn đã vất vả nên việc lo cho con cái đi học đến nơi đến chốn là điều rất khó khăn. Trình độ văn hoá của các thành viên trong hộ thấp nhất (mù chữ) chiếm 2,7%. Trình độ văn hoá cấp 2 chiếm 38,74% và trình độ văn hoá cấp 3 chiếm 17,12%. Bảng 6: Trình độ văn hoá của chủ hộ và các thành viên trong hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Trình độ văn hoá Chủ hộ Thành viên gia đình Tổng Tần suất % Tần suất % Tần suất % Mù chữ 3 10,00 3 2,70 6 4,26 Cấp I 12 40,00 46 41,44 58 41,13 Cấp II 11 36,67 43 38,74 54 38,30 Cấp III 4 13,33 19 17,12 23 16,31 Tổng 30 100 111 100 141 100 4 4.2.3. Số nhân khẩu trong gia đình Kết quả bảng 7 cho thấy số người trong hộ từ 4 đến 5 người chiếm tỷ lệ cao 73,33%, các hộ có số người trên 5 chiếm 26,67% và số người trong hộ nhỏ hơn hoặc bằng 3 chỉ chiếm 33,33%. Trung bình số người trong 1 hộ là 4,33, như vậy khi trồng nấm rơm thì các hộ có thể tận dụng được nguồn lao động gia đình, giảm được chi phí lao động thuê, làm tăng thêm thu nhập. Bảng 7: Số nhân khẩu trong gia đình ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Nhóm Tần suất % =< 3 người 10 33,33 4 - 5 người 22 73,33 >5 người 8 26,67 Tổng 30 100 Trung bình 4,33 4.3. Số mét mô chất nấm và kinh nghiệm canh tác nấm rơm: 4.3.1. Số mét mô chất nấm của nông hộ: Tùy theo đồng vốn bỏ ra nhiều hay ít mà số mét mô chất nấm của nông hộ nhỏ hay lớn, với 1 công rơm có thể chất được từ 20-35 mét mô tùy theo chất lượng rơm rạ. Qua hình 3 cho thấy phần lớn số hộ điều tra có số mét mô tập trung từ 50–200 mét mô (chiếm 56,7%), số mét mô trồng chiếm 10% là trên 1000 mét mô. Đa số các hộ chất chủ yếu 50-200 mét mô bởi vì phần lớn các hộ đều mới trồng nấm và chỉ trồng vài vụ trong năm, vốn ít, chủ yếu bán cho các chợ nhỏ ở nông thôn. 4 56,7% 16,7% 16,7% 10% 0 10 20 30 40 50 60 50-200 240-380 400-800 >1000 Số mét mô chất nấm rơm % nông hộ Hình 3: Số mét mô chất nấm rơm của các nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 4.3.2. Kinh nghiệm trồng nấm Hầu hết nông dân ở xã điều tra đều là những người mới trồng nấm ít kinh nghiệm. Qua hình 4 cho thấy hộ nông dân trồng nấm rơm có kinh nghiệm nhỏ hơn 2 năm chiếm tỷ lệ cao (80%) so với số hộ nông dân có kinh nghiệm trồng trên 2 năm (20%). Số hộ trồng nấm lớn hơn 10 năm chiếm tỷ lệ thấp (7%). Phần lớn số hộ điều tra có ít kinh nghiệm trồng nấm rơm vì mô hình này chỉ mới phổ biến ở xã. Bên cạnh những hộ bố trí trồng nấm rơm sau vụ lúa, những hộ chuyên trồng nấm quanh năm thì trong 1 năm họ bố trí rất nhiều vụ tùy theo điều kiện có được, tùy theo ngày rằm, ngày chay,… 0% 80% 6,67%6,67%3,33%3,33% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2 - 4 > 4 - 6 >6 - 8 > 8 - 10 >10 Năm trồng % nông hộ 4 Hình 4: Số năm kinh nghiệm trồng nấm rơm của các nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 4.4. Thời vụ và nơi trồng nấm 4.4.1. Thời vụ trồng nấm rơm Nấm rơm có thời gian trồng ngắn (khoảng 1 tháng) và có thể trồng quanh năm, trong điều kiện tiêu thụ hiện nay, mùa vụ trồng thường liên quan đến ngày rằm, ngày chay, sau vụ lúa,… ngoài ra trồng nấm rơm cần phải chú ý đến thời tiết. Những người mới học nên trồng vào mùa nắng để dễ chăm sóc và nấm ít bị hư hỏng do thời tiết. Từ kết quả hình 5 cho thấy trong các hộ điều tra phần lớn đều tập trung trồng nấm rơm sau vụ trồng lúa chiếm 86,7% cho thấy chỉ sau khi thu hoạch lúa xong thì họ mới có đủ nguồn vốn, nhân lực và thời gian cho việc trồng nấm, những hộ trồng nấm rơm quanh năm chiếm tỷ lệ thấp 13,3%. Những hộ trồng nấm rơm sau vụ trồng lúa vì họ có thể tận dụng nguồn rơm sẵn có tại nhà, xin hoặc mua rơm ở các hộ lân cận nên giảm chi phí đáng kể, đồng thời trong khoảng thời gian này họ có nhiều thời gian để chăm sóc nấm, còn những hộ trồng nấm rơm quanh năm thì họ thường tận dụng nguồn rơm sau vụ trồng lúa, tích lũy rơm hoặc mua rơm từ nơi khác. 13,3% 86,7% cả năm sau vụ trồng lúa Hình 5: Tỉ lệ (%) nông hộ có thời vụ bố trí trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 4 4.4.2. Nơi trồng nấm Nấm rơm có thể phát triển tốt và thích hợp ở nhiều nơi trồng khác nhau, từ nơi có nhiều ánh sáng mặt trời (trồng ngoài trời) đến nơi không chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng mặt trời (trồng trong nhà). Hiện nay, cách trồng nấm rơm phổ biến là ở ngoài trời, nếu có điều kiện đầu tư đảm bảo theo yêu cầu công nghệ và nhất là sản xuất theo quy mô công nghiệp, người ta trồng nấm rơm trong nhà theo công nghệ nhiệt sinh học (Tài liệu tập huấn, 2004). Trong các hộ điều tra được, phần lớn nông dân bố trí trồng nấm rơm ngoài trảng (chiếm 80%), số còn lại bố trí ở dưới tán cây (chiếm 20%) để làm giảm sự tác động trực tiếp của ánh nắng và mô nấm không bị khô. Kết quả điều tra về bố trí nơi trồng nấm rơm của nông dân được trình bày trong bảng 8. Bảng 8: Vị trí nơi trồng nấm của các nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Nơi trồng nấm Tần suất % Ngoài trảng 24 80,00 Dưới tán cây 6 20,00 Tổng 30 100 4.5. Loại meo trồng nấm Năng suất và chất lượng của nấm rơm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của meo giống nấm rơm. Hiện nay, có rất nhiều loại meo được bán trên thị trường như Thần Nông, Tư Sài Gòn, Mười Cười, Cửu Long,…nên người trồng nấm hết sức lưu ý khi mua giống về sản xuất, đây là một trong các yếu tố quyết định sự thành bại, nếu giống tốt năng suất nấm sẽ cao và ngược lại (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). Từ kết quả bảng 9 cho thấy meo Thần Nông được sử dụng nhiều nhất (chiếm 53,3%), kế đến là meo Mười Cười (chiếm 40%), trong đó chỉ có 3,3% sử dụng meo Tư Sài Gòn và 3,3% không biết tên giống meo sử dụng. Các hộ sử dụng meo Thần Nông và Mười Cười nhiều vì đây là các loại meo mà xã giới thiệu khi được học tập huấn, được các hộ trồng trước sử dụng. Khi bố trí trồng nấm, các hộ chỉ sử dụng duy nhất 1 loại meo và hầu hết đều không biết tuổi meo ngày sau khi ra lò chiếm 76,7%, 4 chỉ 23,3% là biết tuổi meo trồng ngày sau ra lò dao động từ 5 đến 12 ngày, đây là 1 kinh nghiệm tốt vì trong giai đoạn này tơ nấm phát triển tốt và đủ mạnh để tiếp tục tăng trưởng tốt sau khi bố trí (Lê Ngọc Thạch, 2001; Hồng Kim Minh, 2003). Bảng 9: Loại meo sử dụng trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Loại meo Tần suất % Không biết Mười Cười Thần Nông Tư Sài Gòn 1 12 16 1 3,30 40,00 53,30 3,30 Tổng 30 100 4.6. Số lần tưới nước trồng nấm của nông hộ Cũng như các loại cây trồng khác, trồng nấm rơm cũng cần nước tưới đầy đủ vì thiếu nước tưới 1 ngày (nhất là vào mùa nắng nóng) sẽ đẩy nhiệt độ mô nấm tăng cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nấm. Có thể dùng nước ruộng, nước ao hồ, sông suối để tưới nấm nhưng nguồn nước đó phải là nước ngọt, không nhiễm bẩn, không nhiễm phèn, không nhiễm mặn, nhất là ô nhiễm do thuốc sát trùng hoặc xăng dầu (Việt Chương, 2003). Hầu hết các hộ điều tra đều sử dụng nước sông để tưới nấm (80%), chỉ có 20% hộ sử dụng nước kênh mương để tưới nấm, kết quả điều tra hình 6 cho thấy số hộ tưới 1 lần/ngày chiếm tỷ lệ khá cao (66,7%) còn số hộ tưới 2 lần/ngày chỉ chiếm 33,3%. Các hộ tưới nấm 1 lần/ngày thường tưới vào buổi sáng còn các hộ tưới 2 lần/ngày thường tưới vào buổi sáng và buổi chiều. Các hộ tưới nước cho nấm tùy thuộc vào thời tiết (nắng gắt hay mưa nhiều), tùy thuộc nơi trồng (ngoài trảng hay dưới tán cây) và đều tưới nấm vào buổi sáng hoặc chiều mà không tưới vào buổi trưa vì nước sẽ bốc hơi nhanh trên bề mặt mô sẽ gây hại cho sự phát triển của nấm. 4 33,30% 66,70% hai lần trong ngày một lần trong ngày Hình 6: Số lần tưới nước trồng nấm trong ngày của các nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 4.7. Kỹ thuật canh tác của nông hộ 4.7.1. Xử lý nền trồng nấm Trước khi trồng nấm để diệt một số sâu bệnh thì nông dân thường xử lý nền, đây là khâu rất quan trọng trong quá trình trồng nấm. Qua hình 6 cho thấy, trong số các hộ nông dân điều tra thì số hộ có xử lý nền trước khi chất nấm chiếm 56,7%, số hộ còn lại thì không xử lý nền trước khi chất (chiếm 43,3%). Điều này cho thấy vẫn còn nhiều hộ vẫn không quan tâm đến việc xử lý nền trồng nấm, nếu nền trồng có nhiều côn trùng hoặc nấm bệnh thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất về sau. Xử lý nền trồng nấm là rất cần thiết đối với những nơi trồng nấm rơm nhiều vụ trên cùng một diện tích, đối với những nơi chưa từng bố trí trồng nấm rơm thì có thể không cần xử lý nền. Trong các hộ có xử lý nền trồng nấm thì các hộ này đều xử lý bằng cách rải vôi để diệt mầm bệnh, côn trùng. Bên cạnh việc rải vôi để xử lý nền còn có thể kết hợp rải hoặc phun thuốc trừ sâu lên nền trước khi bố trí trồng nấm với các loại sau: Basudin 10H, Super lân, Sumithion 50ND,…(Phạm Thị Phương Thảo, 2004). 4 43,3% 56,7% có không Hình 7: Tỉ lệ (%) số hộ có hoặc không xử lý nền trước khi chất nấm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 4.7.2. Ủ rơm và cách nhận biết rơm chín 4.7.2.1. Ủ rơm Các hộ điều tra đều tiến hành ủ rơm trước khi chất nấm, đây là việc làm rất cần thiết giúp cho rơm được phân hủy tạo nên 1 giá thể tốt để cho nấm rơm phát triển tránh sự xâm nhập của nấm dại và mầm bệnh. Đống ủ được nông dân chất ngoài trời, kết quả bảng 10 cho thấy số hộ không đậy đống ủ (chiếm 66,7%) do bố trí đống ủ nơi đầy đủ ánh sáng hoặc đống ủ lớn không mất độ nóng, số hộ còn lại do bố trí đống ủ nơi không đủ ánh sáng hoặc muốn cho rơm chín đều nên mới đậy đống ủ (chiếm 33,3%). Các hộ điều tra đều tiến hành ủ rơm nhưng lại không quan tâm đến việc xử lý rơm ủ. Ở khâu này, tuy đống ủ có nhiệt độ bên trong rất lớn và có nhiều vi sinh vật phân hủy… việc bổ sung vôi cũng rất tốt do vôi sẽ làm mềm nhanh nguyên liệu, đặc biệt nếu rơm không còn mới vôi sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc,… (Lê Duy Thắng, 1997). Qua quá trình điều tra cho thấy để đảm bảo cho rơm được chín đều và phân hủy hoàn toàn thì trong quá trình ủ rơm có 90% hộ điều tra tiến hành đảo rơm. 4 Bảng 10: Tỉ lệ (%) số hộ có hoặc không đậy đống ủ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Ủ rơm Tần suất % Ủ có đậy Ủ không đậy 10 20 33,30 66,70 Tổng 30 100 Dạng đống ủ không đậy được trình bày ở hình 8 Hình 7: Đống ủ không đậy 4.7.2.2. Cách nhận biết rơm chín Rơm rạ xử lý xong, từ màu vàng xám sẽ chuyển sang màu vàng sậm và mềm nhũn hoặc có phấn trắng trên cọng rơm nhưng khi tưới nước vào thì cọng rơm có màu vàng sẫm; cọng rơm hơi khó bứt là vừa để chất nấm; phải có mùi thơm giống nấm rơm, không bị hôi hắc hoặc chua (Lê Duy Thắng, 1997). Từ bảng 11 cho thấy trong các hộ điều tra có 4 quan điểm để nhận biết rơm chín khác nhau như: cọng rơm có màu vàng đậm, phủ bông phấn mềm; 4 cọng rơm có màu đỏ đậm, dễ bứt; rơm có màu vàng sậm, mềm, có mùi thơm của rơm; rơm mềm, vắt nước vừa rỉ tay. Nhưng cách nhận biết rơm chín (cọng rơm có màu vàng sậm, mềm, có mùi thơm của rơm) chiếm nhiều ý kiến nhất (36,7%) và ý kiến này cũng cùng với ý kiến của Lê Duy Thắng. Biết cách nhận biết rơm chín trong quá trình trồng nấm rơm là rất tốt vì nếu rơm không chín mà đem chất nấm thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất nấm về sau. Bảng 11: Cách nhận biết rơm chín của nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Cách nhận biết rơm chín Tần suất % 1. Cọng rơm có màu vàng đậm, phủ bông phấn, mềm. 9 30,00 2. Cọng rơm có màu đỏ đậm, dễ bứt. 9 30,00 3. Rơm có màu vàng sậm, mềm, có mùi thơm của rơm. 11 36,70 4. Rơm mềm, vắt nước vừa rỉ tay. 1 3,30 Tổng 30 100 4.7.3. Dạng mô chất nấm rơm Khi trồng nấm tùy thuộc vào diện tích, địa điểm mà nông dân bố trí nhiều dạng mô khác nhau. Nếu có diện tích lớn, nông dân thường sắp xếp mô dạng đơn hoặc mô đôi để dễ cho việc chăm sóc và thu hoạch về sau, dạng mô ba được sử dụng khi diện tích trồng nhỏ hoặc nơi trồng nấm có nhiều gió dễ làm lạnh mô do đó bố trí mô ba để giữ ấm dòng mô. Qua bảng 12 cho thấy hầu hết các hộ điều tra do có diện tích chất nấm lớn nên chủ yếu bố trí theo 2 dạng: mô đơn và mô đôi, số hộ bố trí dạng mô đơn chiếm tỷ lệ 76,7%, bên cạnh đó dạng mô đôi cũng được sử dụng nhưng với tỷ lệ 23,3%. Bảng 12: Dạng mô chất nấm rơm của các nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Dạng mô Tần suất % Mô đơn 23 76,70 Mô đôi 7 23,30 Tổng 30 100 Hai dạng mô chất nấm chủ yếu ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô được trình bày ở hình 9 và hình 10. 4 Hình 9: Mô đơn Hình 10: Mô đôi 5 4.7.4. Trở tơ sau khi chất Sau khi chất nấm xong, nông dân thường phơi mô 2-3 ngày sau đó tiến hành tủ rơm áo, rơm áo có tác dụng như một tấm phên che phủ mô nấm rơm khỏi bị nắng trực xạ, tránh được mưa gió tạt vào để giữ cho mô được ấm và đủ độ ẩm, cho nên áo mô giữ vai trò quan trọng giúp mô nấm có điều kiện tăng trưởng tốt (Việt Chương, 2003). Trong số hộ có đậy rơm áo thì tất cả các hộ này đều tiến hành trở tơ, kết quả bảng 13 cho thấy số lần trở tơ của các hộ dao động từ 1 đến 3 lần trong đó có 56,67% số hộ trở tơ 3 lần trước khi thu hoạch nấm đợt đầu. Trở tơ (còn gọi là trở rơm áo) nhằm giúp tơ phát triển đều với mật độ nhiều trên bề mặt mô và không lan vào rơm áo, thuận tiện cho việc kết thành nụ nấm về sau (Phạm Thị Phương Thảo, 2004). Bảng 13: Tỉ lệ (%) số hộ trở tơ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Số lần trở tơ Tần suất % 1. Trở 1 lần 2 6,66 2. Trở 2 lần 11 36,67 3. Trở 3 lần 17 56,67 Tổng 30 100 4.7.5. Hiện trạng sử dụng chất kích thích tố trong quá trình trồng nấm Để gia tăng năng suất nấm thì trong quá trình trồng nấm người nông dân thường bổ sung chất kích thích tố. Qua kết quả hình 11, có 76,67% số hộ có bổ sung chất kích thích tố trong quá trình trồng nấm điều này cho thấy các hộ này có quan tâm đến năng suất nấm, có 23,3% số hộ không bổ sung chất kích thích tố do diện tích canh tác nhỏ và không đầu tư nhiều cho nấm rơm. 5 76,67% 23,30% không có Hình 11: Tỉ lệ (%) số hộ có hoặc không sử dụng chất kích thích tố trong quá trình trồng nấm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Từ kết quả bảng 14 cho thấy chất kích thích được sử dụng nhiều là Bioted 603 chiếm 32,14%, kế đó là Atonik, HVP, Thiên Phong Tố chiếm cùng tỷ lệ là 21,43%, chỉ có HQ 601 sử dụng với tỷ lệ thấp (3,57%). Các chất kích thích này được sử dụng để kích thích cho tơ nấm phát triển nhanh và thường được bổ sung trong lúc chất mô (39,29%) hoặc trước khi đậy rơm áo (60,71%). Bảng 14: Tỉ lệ (%) số hộ bổ sung chất kích thích tố trong quá trình trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Loại dinh dưỡng Tần suất % Atonik 6 21,43 HVP 6 21,43 Bioted 603 9 32,14 HQ 601 1 3,57 Thiên Phong Tố 6 21,43 Thời gian sử dụng Trong lúc chất mô 11 39,29 Trước khi đậy rơm áo 17 60,71 5 4.7.6. Dịch hại nấm rơm và tình hình sử dụng nông dược Chu kỳ sinh trưởng của nấm rơm chỉ trên dưới 3 tuần lễ thế nhưng cũng có một số bệnh phổ biến, có khi vì những loại sâu bệnh này mà người trồng phải hủy bỏ cả mô nấm hay một số mô nấm bị nhiễm bệnh để cứu những mô lành mạnh khác (Việt Chương, 2003). Qua hình 12 cho thấy, trong quá trình trồng nấm thường xuất hiện loại sâu bệnh sau: kiến và dế, tơ dại và tơ lan, sâu đục nấm, nhưng chỉ duy nhất có 1 hộ có sâu đục nấm gây hại (chiếm 5,56%) nhưng không gây thiệt hại đáng kể đến năng suất nấm rơm. 5,56% 55,56% 38,89% 0 10 20 30 40 50 60 Kiến, dế Tơ dại, tơ lan Sâu đục nấm Dịch hại nấm rơm % n ôn g hộ Hình 12: Tỉ lệ (%) sự xuất hiện dịch hại khác nhau trên mô nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Các loại sâu bệnh trên khi xuất hiện ít thì chúng không gây hại đáng kể đến năng suất nấm, nhưng khi xuất hiện nhiều chúng sẽ làm giảm năng suất, chất lượng nấm rơm. Do đó nông dân thường sử dụng nông dược để phòng trừ sâu bệnh. Kết quả điều tra về tình hình sử dụng nông dược của nông hộ cho thấy, số hộ sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh chiếm 46,67% so với số hộ không sử dụng thuốc là 53,33% (hình 13). Các hộ không sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh chủ yếu là những hộ không đầu tư nhiều cho nấm rơm hoặc sâu bệnh không gây hại đáng kể đến năng suất nấm của họ. Trong các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh mà nông hộ sử dụng như Cyperan 5EC, Lục Phong 95, HTV, Balatron thì Lục Phong 95 được sử dụng nhiều (55,56%). Trong số các nông hộ sử dụng thuốc phòng trừ sâu hại, có 5 28,57% hộ kết hợp 2 loại thuốc khác nhau và các hộ còn lại chỉ sử dụng 1 loại thuốc để phun xịt. 53,33% 46,67% có không Hình 13: Tỉ lệ (%) số hộ có hoặc không sử dụng nông dược trong quá trình trồng nấm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 4.8. Thu hoạch 4.8.1. Ngày bắt đầu hái So với các loại hoa màu khác, trồng nấm rơm thu hoạch nhanh nhất, được coi như một loại cây ngắn ngày. Kể từ lúc trồng đến khi hái hết đợt 1 khoảng 15-17 ngày, nấm ra rộ vào ngày thứ 12 và 15 (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). Kết quả phân tích từ bảng 15 cho thấy, thời gian từ khi chất nấm đến ngày bắt đầu thu hoạch nấm của các nông hộ dao động từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 15, và số nông hộ thu hoạch vào ngày thứ 12 chiếm 80%, số hộ thu hoạch vào ngày thứ 13,14,15 chiếm tỷ lệ thấp. Ngày thu hoạch đầu tiên sẽ quyết định thời gian trồng nấm của người nông dân, nếu thời gian thu hoạch bắt đầu sớm thì vụ nấm sẽ kết thúc sớm, giảm chi phí và thời gian chăm sóc. Tuy nhiên, kỹ thuật canh tác của người nông dân không thể quyết định thời gian thu hoạch nấm rơm sớm hay muộn mà tùy thuộc vào chất lượng meo giống, rơm và điều kiện thời tiết thuận lợi (Phạm Thị Phương Thảo, 2004). 5 Bảng 15: Tỉ lệ (%) số hộ thu hoạch nấm rơm vào ngày đầu tiên khác nhau ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Thời gian từ khi chất mô đến thu hoạch đợt 1 Tần suất % 1. 12 ngày 24 80,00 2. 13 ngày 1 3,30 3. 14 ngày 3 10,00 4. 15 ngày 2 6,70 Tổng 30 100 4.8.2. Số đợt thu hoạch/vụ Trên 1 mô nấm thời gian thu hoạch 1 đợt kéo dài 3-4 ngày (Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003). Thông thường người trồng nấm để kinh doanh chỉ thu hoạch 2 đợt là thu dọn và xử lý đất, chuẩn bị nuôi trồng đợt mới (Lê Duy Thắng, 1997). Từ kết quả bảng 16 cho thấy, nông dân ở vùng điều tra đều có số đợt thu hoạch dao động từ 1 đến 4 đợt/vụ, trong đó số lần thu hoạch 2 đợt/vụ chiếm tỷ lệ 63,3%, kế đó là 1 đợt/vụ chiếm 3,3%, chỉ có duy nhất 1 hộ thu hoạch 4 đợt/vụ (chiếm 2,4%). Số đợt thu hoạch tập trung chủ yếu ở 1-2 đợt/vụ vì giá trị thương phẩm, năng suất của nấm rơm thường cao còn những đợt tiếp theo năng suất thu hoạch giảm dần. Số ngày thu hoạch trên 1 đợt ở các hộ điều tra dao động từ 3 đến 5 ngày, trong đó số hộ thu hoạch 4-5 ngày/đợt chiếm tỷ lệ cao (86,6%), chỉ có 13,3% hộ thu hoạch 3 ngày/đợt. Bảng 16: Số đợt thu hoạch nấm rơm trên 1 vụ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Số đợt thu hoạch/vụ Tần suất % 1. 1 lần/vụ 10 33,30 2. 2 lần/vụ 19 63,30 3. 4 lần/vụ 1 3,30 Tổng 30 100 5 4.8.3. Tiêu thụ sản phẩm * Nơi bán Sau khi thu hoạch, nấm rơm có thể tiêu thụ với nhiều phương thức khác nhau: bán tại chợ, bán cho thương lái,… Nông dân tiêu thụ nấm rơm chủ yếu tại chợ vì thuận tiện đi lại, nấm rất dễ nở ô dù làm giảm giá thành nên cần nơi tiêu thụ nhanh. Mặt khác do các hộ điều tra trồng nấm trong mùa lũ nên nấm ít rất dễ tiêu thụ ở các chợ nhỏ trong vùng. Hình 14: Phân loại nấm rơm trước khi đem bán * Giá bán Giá nấm cao hay thấp tùy thuộc vào chất lượng nấm, nhu cầu thị trường. Giá nấm rơm ở các hộ điều tra được ở bảng 17 dao động từ 4.500 đồng/kg đến 9.000 đồng/kg, trong đó tập trung nhiều nhất ở giá 7.000 đồng/kg (chiếm 36,7%). Do đó cho thấy giá nấm trong mùa lũ khá hấp dẫn. Trong quá trình canh tác, có 83,33% hộ cho rằng nếu đậy rơm áo mỏng thì khi thu hoạch nấm có màu đen, rơm áo dày thì nấm rơm có màu trắng. Giá nấm đen sẽ không cao bằng nấm trắng. 5 Bảng 17: Giá bán nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Gía nấm rơm (đồng/kg) Tần suất % 4.500 1 3,30 5.000 2 6,70 6.000 7 23,30 6.500 2 6,70 7.000 11 36,70 8.000 6 20,00 9.000 1 3,30 Tổng 30 100 4.8.4. Năng suất nấm rơm trên 1 mét mô (kg/m) Từ hình 16 cho thấy, năng suất trên 1 mét mô của nông hộ phần lớn đạt 0,6-1 kg/m mô (chiếm 46,6%), năng suất 1,04-1,25 kg/m mô chiếm tỷ lệ thấp nhất (23,1%). Trung bình cứ 1 mét mô (tính theo chiều dài mô nấm) hái được 1,5-2,5 kg nấm tươi (tùy theo chất lượng rơm, meo giống, chiều cao mô chất) (Lê Duy Thắng, 1997) điều đó cho thấy năng suất của đa số các hộ điều tra đều thấp, chỉ có 29,9% hộ có năng suất tương đối cao từ 1,38-1,8 kg. Năng suất nấm rơm thấp có thể là do nông dân không bổ sung chất kích thích tố, không xịt thuốc phòng ngừa sâu bệnh hoặc do kỹ thuật canh tác. Vì trên địa bàn nông dân chỉ mới trồng nấm nhiều trong năm qua nên kỹ thuật canh tác còn hạn chế. Bên cạnh đó Lương An Trà là vùng đất phèn nên dễ ảnh hưởng đến năng suất nấm. 5 29,9% 23,1% 46,6% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 0.6-1 1.04-1.25 1.38-1.8 Năng suất nấm rơm trên 1 mét mô (kg/m ) % nông hộ Hình 15: Năng suất nấm rơm trên 1 mét mô (kg/m) ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 4.9. Chi phí, thu nhập và lợi nhuận Chi phí trong quá trình trồng nấm rơm của nông hộ chủ yếu là rơm, meo giống, công lao động, dinh dưỡng, nông dược và những phụ chi khác trong sản xuất. Chi phí cao nhất thường là công lao động và chi phí mua rơm nhưng nếu sử dụng công lao động nhà và rơm xin thì sẽ giảm chi phí đáng kể, đó chính là những thuận lợi mà hầu hết các hộ điều tra đều cố gắng tận dụng. Trong các loại chi phí ở bảng 18 tính trên 100 mét mô cho thấy chi phí cho công thuê chở nguyên liệu là cao nhất (trung bình là 62.961 đồng), kế đó là chi phí meo (trung bình là 44.769 đồng), trong đó chi phí mua vôi là chi phí thấp nhất (trung bình 4.621 đồng). Thu nhập và lợi nhuận của mỗi hộ phụ thuộc giá nấm cao hay thấp, chi phí bỏ ra nhiều hay ít. Tổng thu trung bình của các hộ trồng nấm rơm điều tra là 950.925 đồng/100 mét mô và tổng chi là 255.925 đồng/100 mét mô. Sau khi trừ đi chi phí thì lãi thuần trung bình của các hộ 694.145 đồng/100 mét mô. Qua các loại chi phí điều tra ở các hộ thì chi phí chuyên chở nguyên liệu là loại chi phí cao nhất, nếu giảm bớt chi phí này thì thu nhập của các hộ sẽ gia tăng đáng kể. Hiệu quả đồng vốn trung bình của các hộ trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô là 2,44 nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng sẽ thu được 2,44 đồng, điều này cho thấy mô hình trồng nấm rơm có hiệu quả kinh tế cao. 5 Bảng 18: Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của mô hình trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Đvt: đồng/100 mét mô Chi phí Trung bình Chi phí rơm 41.136 Chi phí meo 44.769 Chi phí dinh dưỡng 22.012 Công chất (lao động thuê) 28.273 Công chất (lao động nhà) 24.663 Công hái (lao động nhà) 23.264 Công tưới (lao động nhà) 13.886 Công chở nguyên liệu (thuê) 62.961 Chi phí thuốc xử lý 20.233 Chi phí vôi 4.621 Chi phí xăng dầu 31.789 Chi phí vật tư 84.611 Chi phí tiền mặt 121.319 Chi phí cơ hội 134.605 Tổng chi phí lao động thuê 61.179 Tổng chi phí lao động nhà 61.814 Lãi ngân hàng 72.791 Tổng chi 255.925 Tổng thu 950.070 Lãi thuần 694.145 Hiệu quả đồng vốn có phí cơ hội 2,44 4.10. Sự tham gia của nữ giới trong việc trồng nấm Qua kết quả điều tra ở bảng 19 cho thấy trong quá trình trồng nấm rơm hầu hết đều do nam đảm nhận như mua rơm, vận chuyển rơm, mua meo, xử lý rơm, chất mô, bón phân, xịt thuốc, tưới nước. Chỉ có việc hái nấm là có sự tham gia của nam và nữ với số lượng lớn (chiếm 93,33%) và nữ giới chỉ tham gia đông nhất vào bán nấm (chiếm 60%), qua đó cho thấy hầu hết những kỹ thuật trồng nấm chỉ có nam giới làm, còn nữ giới chỉ là lao động phụ. 5 Bảng 19: Sự tham gia của nữ giới trong quá trình trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Các hoạt động Số lượng Nam % Số lượng Nữ % Số lượng Nam+nữ % Mua rơm 29 97,00 0 0,00 1 3,33 Vận chuyển rơm 29 97,00 0 0,00 1 3,00 mua meo 30 100,00 0 0,00 0 0,00 xử lý rơm 30 100,00 0 0,00 0 0,00 chất mô 29 97,00 0 0,00 1 3,00 bón phân 29 97,00 0 0,00 1 3,00 xịt thuốc 29 97,00 0 0,00 1 3,00 tưới nước 23 76,67 0 0,00 7 23,33 hái nấm 2 6,67 0 0,00 28 93,33 bán nấm 12 40,00 18 60,00 0 0 4.11. Hiệu quả đầu tư và chi phí của mô hình canh tác 2 lúa - nấm rơm tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô Bảng 20 phân tích lợi tức và chi phí mô hình canh tác ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô cho thấy trung bình hiệu quả đồng vốn không tính phí cơ hội trên 1 công lúa (1.000 m2) của mô hình 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu là 3,33 nghĩa là bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư ban đầu thì thu được 3,33 đồng, hiệu quả đồng vốn có tính phí cơ hội tính trên 100 mét mô của mô hình trồng nấm rơm là 2,44. Vì vậy, nếu trong năm ngoài 2 vụ lúa nông dân làm thêm vụ nấm sẽ gia tăng được thu nhập mà còn giải quyết lao động nhàn rỗi và tận dụng được nguồn rơm sẵn có. Bảng 20: Hiệu quả đầu tư và chi phí của mô hình canh tác 2 lúa - nấm rơm tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Đvt: 1000 đồng/1.000 m2 (lúa) đồng/100 mét mô (nấm rơm) Mô hình canh tác Tổng thu Tổng chi Lãi Hiệu quả đồng vốn Lúa Đông Xuân - Hè Thu Nấm rơm 1.995 950.070 805 255.925 1.202 694.145 3,33 2,44 6 4.12. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình trồng nấm 4.12.1. Thuận lợi Trồng nấm rơm ở Việt Nam có nhiều thuận lợi do nguồn nguyên liệu trồng nấm dồi dào như rơm rạ, bã mía,…tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự phát triển của nấm rơm, không cần đầu tư vốn nhiều,…(Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003). Qua kết quả bảng 21 cho thấy đa số các hộ điều tra đều có ý kiến nhận xét về sự thuận lợi của việc trồng nấm rơm tương tự với ý kiến của tác giả Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung (2003) bao gồm những thuận lợi như: dễ làm, giải quyết việc làm, tận dụng thời gian nhàn rỗi, cần vốn ít, mau thu hồi vốn, tăng thu nhập, trong đó ý kiến nấm rơm dễ trồng và giải quyết việc làm chiếm tỷ lệ cao nhất (70%). Do đó mô hình nấm rơm có thể coi như 1 trong những mô hình thích hợp để áp dụng trong mùa lũ vì nó có thể giải quyết được lượng lao động nhàn rỗi đồng thời tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Bảng 21: Thuận lợi trong quá trình trồng nấm rơm của nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Thuận lợi Tần suất % 1. Dễ làm, giải quyết việc làm 21 70,00 2. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, giải quyết việc làm 2 6,70 3. Giải quyết việc làm, vốn ít, mau thu hồi vốn 2 6,70 4. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập 5 16,70 Tổng 30 100 4.12.2. Khó khăn Trồng nấm rơm để có được nhiều lợi nhuận thì nông hộ cần tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn, tận dụng lao động gia đình,…nhưng 1 số hộ do mua rơm từ huyện khác hoặc vận chuyển rơm từ ngoài đồng về nhà nên tốn thêm công vận chuyển nguyên liệu đã làm tăng thêm chi phí và giảm lợi nhuận. Chính việc vận chuyển rơm xa đã gây nên khó khăn cho nhiều nông hộ điều tra (36,7%) (bảng 22). 6 Bảng 22: Khó khăn trong quá trình trồng nấm rơm của nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Khó khăn Tần suất % 1. Không có ý kiến 17 56,70 2. Nơi tiêu thụ không ổn định 1 3,30 3. Vận chuyển rơm xa làm tăng chi phí 11 36,70 4. Tốn nhiều công, thiếu kinh nghiệm 1 3,30 Tổng 30 100 4.13. Mô hình theo dõi Nấm rơm là loại nấm mà đa số người Việt Nam rất thích ăn. Nấm rơm có thể nuôi trồng trên nhiều nguyên liệu khác nhau như lục bình, bã mía, rơm rạ,… nhưng nguyên liệu trồng phổ biến hiện nay vẫn là rơm rạ. Nấm rơm có thể trồng trong nhà hay ngoài trời, nhưng cách trồng phổ biến hiện nay vẫn là trồng ngoài trời. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời của người dân ở xã Lương An Trà, chúng tôi đã tiến hành theo dõi 3 nông hộ và ghi nhận tóm lược kỹ thuật trồng nấm rơm bao gồm các bước sau: * Chọn nền chất Nền chất nấm hơi nghiêng, có ít cỏ, có hàng cây. Gần nguồn nước ngọt và sạch. Xử lý nền chất bằng vôi để diệt mầm bệnh. * Ủ rơm Mục đích của việc ủ rơm là giúp rơm phân hủy để cho nấm phát triển tốt. Đống rơm ủ có kích thước thước bề rộng 1,5-2m, cao 1,3-1,4m và bề dài tùy theo khối lượng rơm có. Cách ủ: Rơm được đánh luống cao 0,5m, rộng 1,5-2m rồi tưới nước đều sau đó đạp qua 1 lần. Tương tự các lớp tiếp theo cũng làm như vậy cho đến khi đống ủ cao 1,3-1,4m. Khi chất xong đống ủ thì lấy tấm mủ nhựa phủ lên đống rơm ủ. Sau khi ủ 5-6 ngày thì tiến hành đảo rơm ủ. 6 Trước khi trồng phải kiểm tra rơm để đảm bảo là rơm đủ chín. Lấy vài cọng rơm bứt thử, nếu quan sát thấy: + Cọng rơm bứt dễ dàng thì rơm đó quá mục. + Cọng rơm hơi khó bứt là vừa để chất nấm. + Cọng rơm rất khó đứt là rơm chưa chín. Về màu sắc sau khi ủ thì rơm cần có màu vàng sẫm hoặc có phấn trắng bám trên cọng rơm nhưng khi tưới nước vào thì cọng rơm có màu vàng sẫm. Rơm ủ phải có mùi thơm giống như nấm rơm, không bị hôi, hắc hoặc chua. Sau khi đảo đống ủ thì khoảng 6 ngày sau là tiến hành trồng nấm rơm. * Chọn meo giống Để có thể chọn được bịch tốt cần chú ý các đặc điểm sau: + Meo nấm tốt: tơ nấm trắng trong giống bông gòn, sợi tơ phát triển đều, tơ nấm mọc đều từ cổ bịch meo. + Meo nấm xấu: có màu xám hoặc xanh, sợi tơ không phát triển đều trong bịch meo. Một chai meo giống Mười Cười có thể rải 4-5m mô (tính theo chiều dài mô). * Cách chất nấm Bố trí chiều dài mô nấm vuông góc với hướng gió và song song với hướng thoát nước. Sau khi rơm ủ đã chín thì tiến hành chất mô nấm. Gói ém chặt rơm như cái gối, chất thành giồng nối tiếp nhau sau đó ém rơm xung quanh gọn gàng, rơm nền được chất lên cao khoảng 12-15cm rồi tưới nước và đạp qua 1 lần. Sau đó để tiếp lên thêm 1 lớp rơm thứ 2 cao khoảng 15cm rồi tưới nước lên và đạp tiếp tục. Kế đó rải meo thành 2 hàng trên mô cách nhau khoảng 5cm và phun Atonik (5cc cho 1 bình 18-20 lít) tưới cho 15m mô. Phủ tiếp 1 lớp rơm cao khoảng 4 cm, dùng 2 tay và trọng lượng cơ thể đè lên mô nấm và đi lui dần, vừa lui vừa vuốt mô nấm cho gọn và đồng thời nhét tất cả các cọng 6 rơm dư thừa xuống 2 bên đáy mô sao cho mô nấm phải tròn và láng, được như thế khi mưa thì nước sẽ không bị đọng lại trong mô quá nhiều. Tưới nước và rải vôi 2 bên hông mô để bỏ dòng con tiếp theo và phủ rơm chân. Mô chất xong có chiều rộng 35-40 cm, chiều cao 40 cm, khoảng cách giữa 2 mô là 1,2m. Phơi nắng mô 3 ngày sau đó tiến hành đậy rơm áo. Rơm sử dụng làm rơm áo phải phơi thật khô. Lớp rơm áo có chiều cao khoảng 10-15cm. * Chăm sóc Trước khi đậy rơm áo thì tưới thuốc dưỡng Bioted 603 (5cc/bình 18 lít). Sau khi chất mô 4 ngày thì đậy rơm áo, đến ngày thứ 6 nếu thấy nhiệt độ cao thì xốc rơm áo, xịt cyperan 5EC (5cc/bình 20 lít) để ngừa kiến, dế, xịt Lục Phong giúp tơ nấm không mọc lan (2 gói/bình 10 lít) đồng thời bớt rơm áo và trở tơ. Một ngày sau khi đậy rơm áo thì tưới nước dọc theo 2 bên mô, ngày tiếp theo thì có thể tưới đều trên mô. Ngày thứ 9-10, bắt đầu xuất hiện nấm con cần cẩn thận khi tưới nước bởi vì trái nấm non có dính nước trực tiếp sẽ rất dễ bị thúi hay dộp. Kiểm tra ẩm độ bằng cách: - Đủ nước: rút 1 nhúm rơm ở giữa mô, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn ra kẻ tay là vừa. - Thiếu nước: nếu bóp không thấy nước rịn ra là mô nấm bị khô phải tưới nước thêm. - Dư nước: nếu bóp chặt thấy nước chảy nhỏ giọt là mô nấm bị dư nước, phải ngưng tưới nước ngay và dỡ áo mô ra cho nước bốc hơi đi. Kiểm tra nhiệt độ bằng cách: - Dùng tay áp sát vào thành mô hoặc đưa ngập sâu vào giữa lớp rơm, nếu vừa đặt tay vào cảm thấy ấm dần là nhiệt độ thích hợp. 6 - Ngược lại, nếu không cảm thấy nóng hoặc phải ấn sâu hơn hay để lâu hơn mới nóng, do mô nấm bị mất nước và lạnh, cần phải che đậy kỹ hơn. Đảo rơm áo: Cứ 2 ngày đảo rơm áo 1 lần, dỡ hết lớp rơm ra và giũ tơi, sau đó tủ lại giống như lúc ban đầu, đảo rơm vào lúc trời mát. Nếu có trời mưa lớn hoặc mưa kéo dài thì phải tranh thủ lúc trời mát hoặc có nắng để đảo rơm áo ngay. * Thu hoạch nấm rơm Khoảng 12 ngày sau khi cấy meo thì thu hoạch đợt 1. Khi hái nên lựa các nấm búp hơi nhọn đầu (gần nứt bao) hái trước, xoáy nhẹ tay tách gỡ ra khỏi mô, không nên để sót lại chân nấm bị nứt trên mô vì phần này khi thối rửa sẽ làm hư các nụ nấm kế bên, thu hoạch xong đậy kỹ lớp áo mô lại. Thu hoạch khoảng 7-10 ngày thì hết, thu hoạch tốt nhất vào lúc trời mát (sáng sớm) vì khi trời nóng nấm dễ bị nứt bao, giá thành sẽ giảm. 6 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Đa số chủ hộ có tuổi từ 18-60 tuổi, còn các thành viên trong gia đình có tuổi tập trung nhiều dưới 18 tuổi. Trình độ văn hoá của chủ hộ và các thành viên trong hộ chủ yếu ở cấp 1. Số nhân khẩu trong gia đình phần lớn từ 4-5 người/hộ. Phần lớn các hộ có diện tích tập trung từ 50-200 mét mô, hầu hết nông dân ở 2 xã đều là những hộ mới trồng nấm rơm. Các hộ chủ yếu trồng nấm sau vụ trồng lúa. Đa số các hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô bố trí trồng nấm rơm ngoài trảng, tất cả các hộ đều quan tâm đến địa điểm trồng nấm. Còn nhiều hộ không xử lý nền trước khi trồng nấm. Tất cả các hộ đều tiến hành ủ rơm trước khi chất nấm và đều biết cách nhận biết rơm chín theo từng cách riêng. Các nông hộ bố trí trồng nấm theo 2 dạng mô: mô đơn và mô đôi, trong đó dạng mô đơn được nông hộ bố trí nhiều hơn dạng mô đôi. Meo giống Thần Nông và Mười Cười được nông dân sử dụng chủ yếu trong trồng nấm. Sau khi chất nấm xong, tất cả các hộ đều tiến hành đậy áo mô và trở tơ. Hầu hết các hộ đều sử dụng chất kích thích tố, số hộ sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh ít. Ngày bắt đầu thu hoạch nấm rơm của nông hộ dao động từ ngày 12 đến ngày 15 sau khi chất nấm, hầu hết các hộ đều thu hoạch nấm ở 1-2 đợt/vụ. Nông dân chủ yếu tiêu thụ nấm rơm tại chợ, phần lớn năng suất trên 1 mét mô của các hộ đạt 0,6-1 kg/mét. Trong các loại chi phí trong quá trình trồng nấm rơm thì chi phí chở nguyên liệu và chi phí mua meo là cao nhất, hiệu quả đồng vốn trung bình trên 100 mét mô là 2,44. Các hoạt động trồng nấm như mua rơm, vận chuyển rơm, mua meo, xử lý rơm, chất mô, bón phân, xịt thuốc, tưới nước đa số là do nam giới làm, chỉ có hoạt động bán nấm và hái nấm là có sự tham gia của nữ giới tương đối cao. 6 Hầu hết các hộ đều cho rằng trồng nấm rơm có nhiều thuận lợi, bên cạnh đó thì việc vận chuyển rơm xa làm tăng chi phí cũng gây khó khăn cho họ trong quá trình trồng nấm rơm. 5.2. Đề nghị Tìm thị trường tiêu thụ ổn định cho nông dân để họ có thể yên tâm mở rộng qui mô sản xuất. Mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật tăng năng suất cho nông dân trồng nấm rơm ở xã. 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Duy Thắng. 1997. Kỹ thuật trồng nấm, tập 1. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Nông Nghiệp. Hồng Kim Minh. 2003. Kỹ thuật trồng nấm rơm không đậy. Tài liệu khuyến nông. Trung tâm khuyến nông Vĩnh Long. Lê Ngọc Thạch và Lê Đức Nam. 2001. Kỹ thuật trồng nấm rơm năng suất cao. Dự án VIE/96/025. Chương trình dự án phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP - Việt Nam. Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung. 2003. Sao bạn chưa trồng nấm?. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Phụ Nữ. Nguyễn Hữu Đống. 2003. Nuôi trồng và sử dụng nấm ăn, nấm dược liệu. Nghệ An: NXB Nghệ An. Nguyễn Hữu Đống và ctv. 2002. Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng. Hà Nội: NXB Nông nghiệp. Nguyễn Lân Dũng. 2001. Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 1. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Lân Dũng. 2003. Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 2. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp. Niên giám thống kê năm 2003. Phòng thống kê huyện Tri Tôn tháng 6/2004. Phạm Thị Phương Thảo. 2004. Điều tra khảo sát hiện trạng kỹ thuật canh tác nấm rơm tại Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt. Khoa Nông Nghiệp, Đại học Cần Thơ. Tài liệu phát triển nông thôn mùa lũ. 2003. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, trường Đại học An Giang. Tài liệu tập huấn. 2004. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng và chế biến nấm rơm, nấm Bào ngư. Sở khoa học và công nghệ, hội nông dân, tỉnh đoàn. Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan. 2002. Tổ chức sản xuất một số loại nấm ăn ở trang trại và gia đình (nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò). Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp. 6 Trung tâm UNESCO phổ biến kiến thức văn hoá giáo dục cộng đồng. 2004. Sổ tay nuôi trồng nấm ăn và nấm chữa bệnh. Hà Nội: NXB Văn hoá dân tộc. Việt Chương. 2003. Kinh nghiệm trồng nấm rơm và nấm mèo. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB thành phố Hồ Chí Minh. Võ Tòng Anh. 2003. Quyết định của nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đề tài nghiên cứu khoa học. Khoa Nông Nghiệp, Đại học An Giang. 6 PHỤ CHƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG TRUNG TÂM NC & PTNT PHIẾU PHỎNG VẤN MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TRONG MÙA NƯỚC NỔI TẠI TỈNH AN GIANG NĂM 2004 ------------------------------------------------------------------------------------------- Mã số : __________ Người phỏng vấn: ________________________ Ngày : ______/____/2004 I. Thông tin tổng quát Q1. Họ và tên nông dân : ________________________________ Q2. Địa chỉ: Ấp _______________ xã ____________________ huyện ________ Q3. Tuổi: Q4. Giới tính:  1. Nam  2. Nữ Q5.Trình độ văn hóa: Q6. Tên sông chính/rạch chính gần nhà nhất: Q7.Kinh nghiệm sản xuất mô hình: ……………….năm Q8. Nhà loại gì? Tạm  Bán kiên cố  Kiên cố Q9.Số nhân khẩu trong gia đình ( kể tất cả các thành viên): Quan hệ với chủ hộ Tuổi Giới tính Văn hóa Lao động chính Lao động phụ Q10. Gia đình có đất canh tác không: a.  1. Có  2. Không (nếu không chuyển qua câu c) b. Tổng diện tích đất canh tác:………. ha (sản xuất nông nghiệp) c. Ông/ bà chất nấm trên nền đất: 1. Đất ruộng 2. Đất vườn 3. Dọc theo lộ 7 4. Khác: ................................................................................................................ d. Nền chất nấm: 1. Nhà 2. Thuê 3.Mượn e. Diện tích nền chất nấm Diện tích (ha) Giá thuê nếu có (đồng) Đất nhà Đất Thuê Đất mượn Q11 Loại đất: 1. Sét 2. sét pha thịt 3. Thịt 4. cát pha 5. Cát pha thịt 6.khác:......................................................................................................................... Q12. Nguồn nước tưới: 1. Sông  2. kênh mương 3. Nước giếng Q13. Chất nước : 1 Không nhiễm phèn 2. Phèn nặng 3. phèn nhẹ 4. ngọt 5. Sạch 6. Dơ 7. Không biết II. Hoạt động sản xuất 2.1. Thời vụ Q14. Thời vụ thích hợp nhất trong trồng nấm: Từ tháng ............ đến tháng Q15. Thời vụ trồng nấm của gia đình: 1.cả năm 2. Sau vụ trồng lúa  3.mùa lũ 2.2. Nơi trồng mấm Q16. Bố trí nơi trồng nấm: 1. Ngoài trảng 2.Dưới tán cây 3. Trong mát không có nắng Q17. Hướng trồng nấm ông bà có quan tâm không:  1 có quan tâm 2. không quan tâm Nếu có hướng chọn là:……………………………………………………………… 2.3. Vật liệu trồng mấm Q18. Nguồn gốc rơm: 1. Của nhà 2. Mua 3. Người khác cho  4. Cắt gốc rạ Q19. Mua / xin rơm từ: 1. Tại chỗ 2. Xã khác trong huyện 4. Huyện khác Q20. Dạng rơm khi mua/ xin: 1. Vừa mới suốt 2. Rơm cũ Khác:……………………………………………………………………………….. .................................................................................................................................... Q21. Loại rơm mà ông/ bà cho là chất nấm tốt: 1. Gốc rạ 2. Thân lúa 3. Cả thân và gốc 4.Khác:……………………… Q22. Lượng rơm dùng: ………………. Tấn/ công Q23. Giá rơm: ……………. Đồng/ công 7 Q24. Ông/ bà có ngâm rơm không: 1. Có 2. Không a. Nếu có lý do:…………………………………………………………………… b. Thời gian ngâm: ........................... giờ Q25. Ông/ bà có pha hoá chất ngâm không : 1. Có 2. Không Q26. Hóa chất bổ sung vào STT Lọai hóa chất Liều lượng Thời gian sử dụng Cách sử dụng Q27. Ủ rơm: 1. có 2. Không 3. Ủ có đậy 4. Ủ không đậy Q28. Có pha hoá chất lúc ủ:  1. Có2. Không Q29. Hoá chất bổ sung vào STT Loại hoá chất Liều lượng Q30. Ông/ bà có đảo rơm khi ủ không: 1. có 2. Không Q31. Số lần đảo:………… Thời gian: ………………………… ngày Q32. Nhiệt độ của đóng ủ ...................độ 0C Q33. Cách nhận biết rơm chín:……………………………………………………... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 4. Bố trí trồng nấm Q34. Cách chọn nền chất:…………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………… Q35. Xử lý nền chất mô: 1. có 2. không Nếu có xử lý thì cho biết thông tin sau: STT Lọai hóa chất Liều lượng Thời gian xử lý Cách xử lý Q36.a. Tổng số mô trồng nấm chất được:……………. Mô. Hoặc có thể là bao mhiêu mét mô gia đình chất là : ............................. m b.Dạng mô: 1.Mô đơn 2. Mô đôi 3. Mô ba 4. Khác c. Kích thước mô: Rộng mô:………….. Cao mô:………………………………… 7 d. Khoảng cách giửa các mô: Nếu là mô đơn:…………………………………….. e. Nếu là mô đôi hoặc mô ba:……………………………………………………… f. Đối với mô đôi và mô ba thì khoảng cách trong của hai mô đơn:………………. Q37. Ông bà có bó rơm khi chất không: 1. Có 2. Không Q38. Chiều cao lớp rơm đáy trước khi rãi meo: …………………………………… Q39. Chiều cao lớp rơm trên sau khi rãi meo:……………………………………… Q40. Sau khi chất mô xong có phơi nắng mô không: 1. Có 2. Không Q41. Thời gian phơi:……………………………………………………………….. Q42. Nhiệt độ thích hợp nhất của mô để nấm phát triển: .........................0C Q43. Cách nhận biết nhiệt độ thích hợp của nông dân:…………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 2.4 Meo Nấm Q44. Tên giống meo sử dụng: …………… nơi sản xuất:………………………… Q45. Kinh nghiệm nhận giống meo tốt:…………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Q46. Tuổi meo trồng (ngày sau khi ra lò):……………………………………ngày Q47. Lượng meo sử dụng trên mét mô: ……….chai Q48. Vị trí rãi meo: 1.Giữa mô 2. Hai bên lếp 3.Khác:................................. Q49. Cách rãi meo giống: 1. Rãi đều 2. Rãi có khoảng cách 3. Khoảng cách……… 2.5 Phủ áo mô Q50. Sau khi chất mô có phủ áo mô không: 1 Có 2. Không Q51. Thời gian từ lúc chất mô đến khi bắt đầu phủ áo mô:………………………... Q52. Vật liệu phủ áo mô là gì:……………………………………………………… Q53. Trở tơ (xốc rơm áo): Có Không Q54.a.Thời gian từ khi chất mô đến lần trở tơ thứ nhất:…………………………… b.Thời gian từ khi chất mô đến lần trở tơ thứ hai:…………………………….. c. Thời gian từ khi chất mô đến lần trở tơ thứ ba:…………………………….. 2.6 Chăm sóc và thu hoạch Q55. Thời gian tưới sau khi chất mô:………………………………………ngày Q56. Cách tưới: 1. Thùng 2. Máy bơm Q57. Số lần tưới trong ngày:........................ lần Q58. Thời điểm tưới: 1. Sáng sớm 2. Trưa 3. Chiều  4.Khác:................... Q59. Lượng nước tưới mỗi lần: ........................... lít/mét mô Q60. Thời gian tưới sau khi phủ áo rơm:............... ngày Q61. Bổ sung dinh dưỡng thuốc: 1. Có 2. Không STT Loại dinh dưỡng Liều lượng Thời gian bổ sung Cách bổ sung 7 Q62. Cách phòng trừ sâu bệnh STT Loại sâu bệnh Cách gây hai thuốo phòng trừ Liều lượng 2.7 Thu hoạch Q63. Thời gian từ lúc rãi meo đến khi bắt đầu thu hoạch:……………………ngày Q64. Thời gian từ khi rãi meo đến mỗi giai đoạn: Rãi meo → Đinh ghim:........... ngày Đinh ghim → Dạng nút: .......... ngày Dạng nút → Dạng trứng ......... ngày Dạng trứng → Dạng kéo dài: ...... ngày Dạng kéo dài → Dạng trưởng thành: ......... ngày Q65. Cách nhận diện nấm khi chuẩn bị thu hoạch:……………………………….. Q66. Nấm có màu đen hay màu trắng thì kỹ thuật có gì khác nhau?........................ ……………………………………………………………………………………… Q67. Số đợt thu họach / vụ:……………….. lần/vụ Q68. Số ngày thu hoạch/ đợt:…………….. ngày Q69. Thời gian từ khi chất mô đến thu hoạch đợt nhất:……….. năng suất………... Thời gian từ đợt nhất đến thu hoạch đợt hai:…………...... năng suất……….. Thời gian từ đợt thứ 2 đến thu hoạch đợt ba:……………...năng suất……….. Thời gian thừ khi chất mô đến thu họach hoàn toàn………năng suất ............ Q70. Năng suất đạt được toàn vụ:………….kg Q71. Cách thu hoạch: 1.Lãi 2. Cắt nguyên bụi 3. Nhổ nguyên bụi Khác………………………………………………………………………………… Q72. Chi phí STT Nội dung Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Rơm 2 Meo 3 Dinh dưỡng 4 Công chất 5 Công hái 6 Công tưới 7 Công chuyên chở nguyên liệu 8 Thuốc xứ lý 9 Vôi xử lý 10 Xăng, nhớt 11 Tiền thuê đất 12 Khác 13 Tổng chi 14 Năng suất nấm 15 Lợi nhuận Q73. Giá nấm: ............... đồng/kg 7 Q74. Nơi tiêu thụ nấm: 1. Bán chợ  2. Cân cho hàng xáo 3.Cân cho vựa 4. Chở đi nơi khác 7 Q75. Sự tham gia của nữ giới trong việc trồng nấm (tính theo % công việc) Các hoạt động Nam Nữ Mua rơm Vận chuyển rơm Mua meo Xử lý rơm Chất mô Bón phân Xịt thuốc Tưới nước Hái nấm Bán nấm Q76. Thu nhập của gia đình trong năm Các hoạt động Tổng chi (đồng) Tổng thu (đồng) Lợi nhuận (đồng) Lúa Đông Xuân Lúa Hè Thu Lúa vụ 3 Cây ăn trái Màu Chăn nuôi Thủy sản Buôn bán Trồng hoa Thu nhập khác 7 Q77. Ý kiến của nông dân về vấn đề phát triển trồng nấm Thuận lợi Khó khăn Q78. Đề nghị/ cải tiến tốt hơn 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTONG KET QUA THEO DOI MO HINH TRONG NAM ROM MUA LU NAM 2004 TAI XA LUONG AN TRA VA XA CO TO.PDF
Tài liệu liên quan