Luận văn Tính tất yếu của qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tài liệu Luận văn Tính tất yếu của qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: LUẬN VĂN: Tính tất yếu của qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam A)Đặt vấn đề Công nghiệp hoá hiện đại hoá là một chủ trương lớn của Đảng, chính phủ nước ta hiện nay, đang thực sự trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, của mọi doanh nghiệp và của toàn xã hội. ở nước ta vấn đề công nghiệp hoá nền kinh tế được đặt ra từ năm 1960 trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III. Nhưng sau đó chúng ta phải tập trung nhân, tài, vật lực cho việc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân giải phóng miền nam thống nhất đất nước, chống chiến tranh phá hoại miền bắc của đế quốc mỹ, nên việc thực hiện chủ trương công nghiệp hoá chưa được bao nhiêu, mặt khác trong tổ chức chỉ đạo thực hiện công nghiệp hoá đã có những biểu hiện nôn nóng muốn đốt cháy giai đoạn, chưa xuất phát từ đặc điểm tình hình của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu trên 90% dân số sống ở nông thôn. ...

pdf31 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tính tất yếu của qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Tính tất yếu của qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam A)Đặt vấn đề Công nghiệp hoá hiện đại hoá là một chủ trương lớn của Đảng, chính phủ nước ta hiện nay, đang thực sự trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, của mọi doanh nghiệp và của toàn xã hội. ở nước ta vấn đề công nghiệp hoá nền kinh tế được đặt ra từ năm 1960 trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III. Nhưng sau đó chúng ta phải tập trung nhân, tài, vật lực cho việc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân giải phóng miền nam thống nhất đất nước, chống chiến tranh phá hoại miền bắc của đế quốc mỹ, nên việc thực hiện chủ trương công nghiệp hoá chưa được bao nhiêu, mặt khác trong tổ chức chỉ đạo thực hiện công nghiệp hoá đã có những biểu hiện nôn nóng muốn đốt cháy giai đoạn, chưa xuất phát từ đặc điểm tình hình của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu trên 90% dân số sống ở nông thôn. Sau khi đất nước hoà bình thống nhất cùng đi lên CNXH, chủ trương công nghiệp hoá tiếp tục triển khai thực hiện được được thể hiện ở văn kiện đại hội IV, V, VI Đảng cộng sản Việt Nam. Đặc biệt văn kiện đại hội V, đại hội VI chỉ rõ: Tập trung sức phát triển nông nghiệp coi nông nghiệp là mật trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn, chủ trương trên đánh dấu một giai đoạn mới quá trình công nghiệp hoá nước ta. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá ở nước ta không những thực hiện nội dung của cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất chuyển lao động thủ công năng suất thấp thành lao động sử dụng máy móc có năng suất cao mà còn phải “đi tắt”, “đón đầu” ứng dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Vì vậy văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII đưa ra cụm từ công nghiệp hoá, hiên đại hoá, dến đại hội Đảng lần thứ VIII, lần thứ IX khẳng định nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiên đại hoá đất nước. Vì vậy cần làm rõ tính tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hoá, hiên đại hoá trong sự nghiệp xay dựng CNXH ở nước ta như thế nào cho đúng, và công nghiệp hoá, hiên đại hoá có vài trò vị trí như thế nào trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Đây là vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Do đó sau khi được học tập một số bộ môn lý luận cơ bản của chủ nghĩa mác- Lênin: triết học, kinh tế chính trị, qua đọc nghiên cứu các tài liệu tham khảo em mạnh dạn viết tiểu luận: “tính tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiên đại hoá trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam” B)Nội dung I.Đưa đất nước ta đi lên CNXH là sự lựa chọn duy nhất, đúng đắn của Đảng và nhân dân ta 1.Cơ sở lý luận 1.1.Khái niệm về chế độ XHCN Nội dung cơ bản của thời đại ngày nay là quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH, là thời đại đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Lịch sử loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế xã hộ là: Công sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩ, XHCN. Nhưng cho đến nay, xã hội XHCN là mang tính ưu việt nhất, là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế xã hội công sản chủ nghĩa, là xu hướng tất yếu của lịch sử. Vì vậy ta cần tìm hiểu về chế độ CNXH với những đặc trưng quan trọng của nó. CNXH là một chế độ xã hội được xây dựng trên cơ sở từng bước thiết lập chế độ sở hữu XHCN về tư liệu. Chế độ này thường xuyên được củng cố, hoàn thiện, bảo đảm luôn thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa Mác– Lênin đã phác hoạ CNXH với những nét đặc trưng cơ bản sau: Xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về những tư liệu sản xuất chủ yếu và thiết lập chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất với hai hình thức cơ bản: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Phát triển nền sản xuất xã hội với tốc độ ngày càng lớn trên cơ sở khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại, năng xuất lao động ngày càng cao để tạo ra ngày càng nhiều của cải cho xã hội đảm bảo thoả mãn ngày càng đầy đủ nhu cầu vật chất văn hoá cho nhân dân lao động, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội. Đảm boả cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao động sáng tạo và được hưởng thụ lao động theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Xoá bỏ tình trạng bất bình đẳng giữa các dân tộc. Củng cố tăng cường tình hữu nghị giữa các nước. Nhà nước XHCN ngày càng được củng cố, tăng cường và hoàn thiện nền dân chủ XHCN được xây dựng và không ngừng phát huy. Đảm bảo sự phát triển tự do toàn diện của con người là cho con người ngày càng phát huy đầy đủ tính tích cực sáng tạo của mình trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới, lối sống mới. Hệ tư tưởng Mác– Lênin chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, đời sống văn hoá tinh thần xã hội ngày càng phong phú Có sự xích lại gần nhau giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Tính thống nhất của xã hội ngày càng cao. Với những đặc trưng đó, CNXH thực sự là hình thức kinh tế xã hội tiến bộ của nhân loại 1.2.Tính tất yếu của cách mạng XHCN Quá độ lên CNXH là một tất yếu lịch sử. bởi vì CNXH – giai đoạn đầu của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa không thể tự phát ra đời trong lòng xã hội cũ. Chủ nghĩa tư bản dù phát triển ở trình độ cao cũng chỉ tao ra tiền đề vật chất cho sự ra đời của CNXH, còn bản thân công cuộc xây dựng CNXH phải thông qua quá trình đấu tranh gian khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm giành lấy chính quyền Nhà nước và sử dụng bộ máy Nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng. Lênin viết: “ cần phải có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH vì cải tổ sản xuất là việc khó khăn, vì cần phải có thời gian mới thực hiện được những thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực của đời sống, và phải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài mới có thể thắng được sức mạnh to lớn của thói quen quản lý theo kiểu tiểu tư sản và tư sản. bởi vậy Mác có nói đến cả một thời kỳ chuyên chính vô sản, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH” Sau khi dự báo chủ yếu vào sự bùng nổ hàng loại của cách mạng ở các nước tư bản phát triển, Các Mác và Ph.Ăng – ghen cũng đã bổ sung dự báo cách mạng XHCN từ hiện thực ở các nước mà chủ nghĩa tư bản mới ra đời, còn tồn tại những tàn tích nặng nề của chế độ phong kiến thời trung cổ. Hai ông cho rằng cách mạng có thể nổ ra ở những nước này trước khi nó nổ ra ở những nước tư bản phát triển. Theo hai ông, điều đó cũng giống như căn bệnh có thể bộc lộ ở tứ chi của cơ thể trước khi lan tới tim. Lênin căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử mới đã khẳng định: ở các nước tương đối kém phát triển, ở đó các quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa còn chiếm ưu thế cũng có khả năng quá độ lên CNXH khi có những điều kiện thích hợp. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật, sự thay thế hình thức kinh tế xã hội này bằng một hình thức kinh tế xã hội mới tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu. Tuy nhiên, muốn đạt được CNXH thì giai cấp công nhân phải thực hiện cuộc cách mạng XHCN. Cách mạng XHCN phát sinh từ nhu cầu giải quyết mâu thuẩn cơ bản trong xã hội tư bản, đó là giải phóng lực lượng sản xuất đã mang tính xã hội hoá cao ra khỏi sự kìm hãm của quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất.cách mạng XHCN là cuộc cách mạng toàn diện, triệt để và sâu sắc nhất trong lịch sử, đồng thời nó là cuộc cách mạng diễn ra gay go, phức tạp, lâu dài. Việc giành được chính quyền mới chỉ là thắng lợi bước đầu. Nhiệm vụ cơ bản, lâu dài là phải hoàn thiện các yếu tố của lực lương sản xuất và quan hệ sản xuất, tiến hành cải tạo xã hội cũ và xây dựng thành công CNXH. Hay nói cách khác, đó là quá trình quá độ lên CNXH. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng tất cả các dân tộc đèu đi lên XHCN là một tất yếu lịch sử và thực hiện cách mạng XHCN là con đường duy nhất để tiến tới xã hội XHCN. Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 do Lênin lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nước đứng lền lật đổ chế độ Nga hoàng, khai sinh một hình thấi kinh tế xã hội mới – hình thái kinh tế xã hội XHCN đã biến lý luân thành hiện thực sinh động. Thắng lợi cả cuộc cách mạng đó đã mở ra thời đại mới, thời đại thắng lợi của một trật tự XHCN, thời đại thể hiện trong thực tiền những ước mơ, khát vọng chân chính của con ngưỡi là xoá bỏ mọi hình thức áp bức bóc lột giai cấp, dân tộc, xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu. Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô và các nước XHCN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực có giá trị sâu sắc. đó là việc xây dựng một kiểu xã hội và tình trạng áp bức bóc lột cơ bản được xoá bỏ. CNXH hiện thực đã từng cứu loài người thoát khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát xít, đã từng là chỗ dựa, là thành trì của cách mạng và hoà bình thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đi đầu trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu của thời đại. Nhưng do duy trì quá lâu một mô hình có nhiều điểm không phù hợp nên trong những thập kỷ gần đây, các nước XHCN đã không phát huy được mũi đột phá của cách mạng tháng 10 và những thành quả của nó, lâm vào khũng hoảng trầm trọng và tan rã ở một số nước. Các thế lực phản động đã lợi dụng những sai lầm, khó khăn của CNXH đẩy mạnh phản kích của CNXH, xuyên tạc nội dung tính chất của thời đại,...điều đó khẳng định mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và CNXH, giữa giai cấp tư sản và vô sản đang diễn ra rất gay gắt, thúc đẩy sự vận động của các dân tộc từng bước quá độ lên CNXH. Chủ nghĩa tư bản hiên nay đang còn có những tiền năng phát triển nhờ lợi dụng được những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ... nhưng bản chất bóc lột của nó không hề thay đổi, do vậy nó không giải pháp cuối cùng của nhân loại. CNXH hiện thực dù đang gặp rất nhiều khó khăn và sự khủng hoảng với những tổn thât to lớn song nó không thể bị xoá bỏ vì nó là sự phát triển hợp quy luật biện chứng của lịch sử, do đó nó vẫn là tương lai của nhân loại, là mục tiêu tiến tới của tất cả các dân tộc. Tuy nhiên, CNXH cần phải được nhận thức lại là phải đổi mới và phát triển trên cơ sơ những nguyên lý, nền tảng của chủ nghĩa Mác– Lênin, chủ nghĩa cộng sản. 2.Cơ sở thực tiễn 2.1.Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản (CNXH) trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Quá độ lên CNXH ở mỗi nước có những nét đặc thù do điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước đó. Nhiệm vụ của các Đảng cộng sản và nhân dân mỗi nước là vận dụng những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể phù hợp với đặc điểm và truyền thống quý báu của nước mình, đồng thời tận dụng các ưu thế của thời đại để định ra mục tiêu tổng quát, phương hướng và bước đi thích hợp nhằm thực hiện thành công bước quá độđi lên CNXH. Lênin viết: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên CNXH, đó là điều không tránh khỏi, nhưng các dân tộc tiến tới CNXH không phải một cách hoàn toàn giống nhau, mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này, hay hình thức khác của chế độ dân chủ vào loại này, hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo XHCN đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội .” Nước ta quá độ lên CNXH không qua chế độ từ bản chủ nghĩa là sự lựa chọn phù hợp với đặc điểm tình hình của đất nước và xu thế phát triển của thời đại. Việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản, từ cách mạng giải phóng dân tộc, tiến tới mục tiêu CNXH được quyết định Ngay từ Cương lĩnh đầu tiên, ngày Đảng ta mới thành lập, năm 1930. Điều đó dựa trên hai căn cứ chủ yếu là chỉ có CNXH mới giải phóng được nhân dân lao động thoát khỏi áp bức bóc lột, bất công, đem lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc cho nhân dân và cách mạng XHCN tháng 10 Nga năm 1917 thành công đã mở ra khả năng thực hiện cho những dân tộc lạc hậu tiến lên CNXH Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó. Từ khi thực dân pháp xâm lược nước ta đến năm 1930, các phong troà cứu nước của dân ta theo ý thức phong kiến, tiểu tư sản, tư sản đều bị thất bại. Năm 1930 dcsvn ra đời đã lãnh đạo nhân dân ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và đi đến thắng lợi hoàn toàn. Sự khảo nghiệm đó của lịch sử dân tộc đã khẳng định: muốn cứu nước và gpdân tộc thì chỉ có con đường cách mạngvs. Dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, Đảng đã đòn kết được cả dân tộc, phát huy cao độ truyền thống dân tộc bất khuất, lãnh đạo nhân dân ta ròng rã suốt gần nữa thế kỷ đấu tranh giành độc lập thống nhất tổ quốc. Ngay trong cương lĩnh đầu tiên, Đảng ta đã chỉ rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN bỏ qua chế độ TBCN. Sau khi hoàn thành cơ bản nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến lên xã hội. Như vậy, chính ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH đã động viên được sức mạnh của cả dân tộc, tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của quốc tế nhất là các nước CNXH. Như vậy sự lựa chọn con đường quá độ lên CNXH không qua chế độ TBCN là phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với chiều hướng phát triển của lịch sử. Cách mạng nước ta do Đảng cộng sản Việt nam lãnh đạo. Đảng có cơ sở xã hội vững chắc trong nhân dân. đây là nhân tố bên trong quyết định con đường đi lên CNXH ở nước ta. Đồng thời, các thế lực phản động tay sai cho đế quốc, thực dân ở nước ta vừa non kém về tổ chức, vừa không có chỗ đứng trong nhân dân. Do đó, nhân dân ta quyết định không đi theo con đường phản dân hại nước của chúng: Theo Lênin. Một nước có thể có hai kiểu quá độ lên CNXH là: Một là quá độ từ cntb lên CNXH. Loại này phản ánh quy luật phát triển tuần tự của xã hội loài người Hai là quá độ từ các hình thái kinh tế xã hội trước cntb lên CNXH. Loại này phản ánh quy luật phát trỉen nhảy vọt của xã hội loài người. Đồng thời, Lênin cũng chỉ ra bản chất giai cấp, nội dung và các điều kiện của quá độ tiến lên tới CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.Theo Lênin, một nước lạc hậu có thể tiến thẳng lên CNXH khi có hai điều kiện sau: Điều kiện bên ngoài của sự phát triển này là phải có một nước giành dược thắng lợi trong cuộc cách mạng vô sản, tiến lên xây dựng CNXH. Công cuộc xây dựng thành công chủ nghĩa ở các nước này là tấm gương và tạo điều kiện để giúp đỡ các nước lạc hậu tiến lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Thực tế sự hình thành XHCN ở Liên Xô đã tạo điều kiện giúp cho quá trình đi lên CNXH ở nước ta rất nhiều, đặc biệt là những kinh nghiệm quý giá trong quá trình hình thành và phát triển CNXH ở Liên Xô. Tuy CNXH hiện nay đã sụp đổ ở Liên Xô, nhưng những bài học kinh nghiệm đó sẽ giúp chúng ta xác định được phương hướng đúng đắn trong thời kỳ quá độ. Điều kiện bên trong của sự quá độ tiến thẳng lên CNXH là phải hình thành được các tổ chức Đảng cách mạng và cộng sản, phải giành được chính quyền về tay mình, xây dựng được tổ chức nhà nước mà bản chất là xô viết nông dân và xô viết những người lao động. điều này thì chúng ta đã thực hiện được và ngày càng hoàn thiện tổ chức Đảng và nhà nước. Như vậy, điều kiện lịch sử và những tiền đề nói trên khẳng định đi lên CNXH ở nước ta là một tất yếu lịch sử, là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn. Tuy nhiên, muốn cho CNXH trở thành hiện thực, chúng ta còn phải trải qua nhiều gian lao thử thách 2.2.Sự lựa chọn con đường CNXH trong giai đoạn hiện nay. Hiểu rõ tính tất yếu của sự quá độ lên CNXH ở nước ta, Đảng và nhân dân ta kiên trì với mục tiêu CNXH. Đây là vấn đề rất quan trọng trong tình hình lịch sử hiện nay và cả trong tương lai. Sự kiên trì đó có cở sở là sự giác ngộ trước đây của nhân dân ta về những CNXH. Gần đây đường lối đổi mới của Đảng đã đi vào cuộc sống, đem lại những thắng lợi bước đầu rát quan trọng. Điều đó giúp cho chúng ta vững tin vào con đường CNXH đã lựa chọn. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện một số nguy cơ đối với con đường đi lên CNXH ở nước ta. Trước hết, là cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng của các nước XHCN, đặc biệt là sự sụp đổ của chế độ CNXH ở một số nước đã tác động lớn đến tâm tư, tình cảm, nhận thức của con người về CNXH, Sự tan rã nhanh chóng của nhiều nước XHCN làm cho một số người dao động, mất đi lòng tin vào CNXH đã được xây dựng nf năm. Hai là, nhiều người chỉ thấy được thành tựu mà không thấy cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội mà không thấy được những mâu thuẫn sâu sắc bên trong. Ba là, bản thân nước ta ũng lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Qua đổi mới, những thành tựu đã đạt được có tác dụng củng cố lòng tin của nhiều người vào CNXH. Nhưng chúng ta vẫn chưa thoát khỏi khó khăn tệ nạn xã hội còn phổ biến và nghiêm trọng. Bốn là, các thế lực phản động vẫn luôn tìm mọi các chống phá ta về mọi mặt và bằng mọi âm mưu, thủ đoạn. Do đó, việc nhận thức rõ tính cất yếu của CNXH để kiên trì với con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn là rất quan trọng. Trong tình hình còn nhiều khó khăn, chúng ta vẫn nhận thấy việc đưa nước ta đi lên CNXH là lựa chọn đúng đắn và duy nhất. Bởi vì các nguyên nhân sau: Nhân dân lao động nước ta đã từng chiến đấu hy sinh không chỉ nhằm được độc lập dân tộc, mà còn vì mục đích xây dựng cuộc sống ấm lo, tự do bình đẳng và hạnh phúc. Những yêu cầu đó chỉ có CNXH mới đáp ứng được. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng ta lấy chủ nghĩa mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và phấn đấu vì lý tưởng XHCN, cộng sản chủ nghĩa. Kho giành được chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, tất nhiên là phải cải tạo, đưa đất nước tiến lên XHCN . XHCN đã từng trở thành hiện thực ở một số nước và đã từng đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Đó là sự thể hiện cụ thể phương hướng phát triển của xã hội loài người. Toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh quy luật đã thành chân lý là độc lập dân tộc gắn liền với XHCN. Mặt khác, chúng ta cũng có những điều kiện nhất định để xây dựng thành công XHCN. Trong khi XHCN sụp đổ ở những nước khác, thì Đảng ta đã xây dựng được đường lối đổi mới đúng đắn, xây dựng được trên những nét chủ yếu quan niệm về xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng được trên những nét chủ yếu quan niệm về xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng và con đường xây dựng XHCN. Với quá trình đổi mới, Đảng ta đã từng bước tìm được bước khắc phục khủng hoảng kinh tế xã hội. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, Đảng viên, cốt cán của ta vẫn trung thành với sự nghiệp cách mạng, vẫn là một tập thể đoàn kết, vững vàng về chính trị, có khả năng lãnh đạo đất nước, đối phó với những khó khăn, thử thách. Nói tóm lại, để đi lên xã hộ chủ nghĩa là lựa chọn duy nhất đúng đắn của Đảng và nhân dân ta. 3.Đặc điểm nước ta đi lên XHCN 3.1 Nhận xét chung tình hình: Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế nước ta từ trước chúng ta thấy rằng khó khăn lớn nhất là nước ta nghèo và kém phát triển, thu nhập bình quân đầu ngươi còn thuộc vào diện thấp nhất trên thế giới. hơn nữa trong sản xuất còn chưa cần kiệm cũng như chưa tiết kiệm trong tiêu dùng và dồn vốn lớn cho đầu tư phát triển trong khi ngân sách còn eo hẹp. Tình trạng tiêu xài lãng phí của công còn chưa được ngăn chặn và xử lý thích đáng. Bên cạnh đó, trong bộ máy Nhà nước, tổ chức Đảng và đoàn thể còn tồn tại nhiều tiêu cực. Hệ thống lập pháp và hành pháp còn chưa nghiêm, pháp luật còn chưa chặt chẽ để nhiều chỗ hở khiến cho kẻ xấu lợi dụng làm thiệt hại không ít tiền của. Một khó khăn khó có thể tránh khỏi trong cơ chế thị trường, đó là nạn thất nghiệp gia tăng, phân cách giàu nghèo ngày càng lớn. Việc lãnh đạo, xây dựng quan hệ sản xuất còn nhiều lúng túng và vướng mắc. Quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội còn yếu. Cơ cấu cán bộ còn nhiều nhược điểm như đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ lãnh đạo còn kém, không phù hợp với cơ chế mới: Bộ máy chính quyền còn chậm chạp trong tổ chức quản lý điều hành, thủ tục hành chính còn quan liêu rờm rà, gây phiền nhiễu cho nhân dân. Về mặt xã hội, chất lượng giáo dục đào tạo, y tế nhiều nơi còn yếu kém nhất là ở các vùng nông thôn, vùng rừng núi xa xôi hay ở ngoài hải đảo. Các tệ nạn xã hội gia tăng mạnh mẽ, trật tự an toàn xã hội vẫn còn tồn tại khó khăn chưa được giải quyết, ý thức xã hội của người dân còn thấp... ở nước ta, chuyên chính vô sản ra đời trong tình hình lực lượng sản xuất hết sức lạc hậu, những tiền đề vật chất cần thiết cho việc xây dựng CNXH còn rất yếu. Bản thân nền sản xã hội đứng lại trong một thời gian ở tình trạng sản xuất nhỏ. đối với nước ta, một nước thực hiện quá độ lên CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN, việc xoá bỏ thành phần kinh tế tư chủ nghĩa và mọi hình thức bóc lột khác, ngăn chặn khuynh hướng phát triển tự bản chủ nghĩa và mọi hình thức bóc lột khác, ngăn chặn khuynh hướng phát triển TBCN của sản xuất nhỏ, đâp tan mội âm mưu ngóc đầu dậy của các phần tử thù địch, đảm bảo an ninh trật tự,...là một cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài, phức tạp, là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của chuyên chính vô sản. Tuy nhiên muốn xây dựng thành công CNXH và tiến tới chủ nghĩa cộng sản thì việc trấn áp các giai cấp bóc lột cùng mọi lực lượng phản cách mạng khác, việc xoá bỏ thành phần kinh tế TBCN cùng mọi hình thức bóc lột khác là chưa đủ. Vấn đề cơ bản là phải cải tạo sản xuất nhỏ, cá thể thành sản xuất lớn XHCN, là xây dựng mới gần như toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của XHCN. Hay nói cách khác thì muốn đảm bảo được thắng lợi hoàn toàn và triệt để cho CNXH thì ta phải đồng thời tiến hành ba cuộc cách mạng; cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng về khoa học kỹ thuật là then chốt. 3.2.Đường lối cụ thể: Nước ta quá độ lên CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN chúng ta không có sẵn nền đại công nghiệp, một cơ sở vật chất và kỹ thuật phát triển cao. Nhưng cũng không thể tiến tới XHCN trên cơ sở một nền nông nghiệp phân tán, lạc hậu, trong khi vẫn duy trì thành phần kinh tế TBCN và kinh tế cá thể, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhằm hoàn thiện chế độ làm chủ của nhân dân lao động trong quản lý kinh tế và phân phối sản phẩm lao động. Từ sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH, đi đôi với cách mạng quan hệ sản xuất, chúng ta phải tiến hành cách mạng kỹ thuật nhằm nhằm biến lao động thủ côg thành lao động cơ giới, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật mới của XHCN. Hiện nay, trên thế giới, khoa học kỹ thuật đang rất phát triển ở nhiều nước. Vì vậy,lực lượng phát triển sản xuất của nước ta vừa phải phát triển tuần tự theo quy luật chuyển từ sản xuất sang sản xuất lớn, vừa có thể và cần phải phát triển nhảy vọt lên cơ giới hoá và tự động hoá. Xây dựng CNXH còn phải xây dựng những con người mới CNXH, đem lại giá trị chân chính cho con người. Do đó, song song với cuộc cách mạng vê kinh tế, tất yêu phải tiến hành cách mạng về tư tưởng, tinh thần và văn hoá của toàn xã hội Xây dựng nền sản xuất lớn XHCN ở nước ta thực chất là quá trình cải biến quan hệ sản xuất đi đôi với tiến hành cách mạng kỹ thuật, biến lao động thủ công thành lao động cơ giới, là quá trình phân công lại lao động xã hội, xây dựng nền kinh tế dân tộc tự chủ, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Để làm điều đó, chúng ta phải biết xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý và tiến hành một sự phân công lại lao động mới. Trước năm 1986, đường lối phát triển kinh tế ở nước ta tập trung vào hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN nhưng không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Trong đường lối công nghiệp hoá thì chú trọng phát triển công nghiệp nặng không chú ý đến thực tế của Việt Nam. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Do đó đã làm nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng. Đến đại hội VI năm 1986. chúng ta đã tiến hành đổi mới và thu được những kết quả khả quan. Đại hội VI, VII, VIII, IX đều khẳng định phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là chủ trương chiến lược lâu dài và là đặc trưng của thời kỳ quá độ lên CNXH tức là khẳng định tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ. Năm 1986 cũng đánh dấu bước đổi mới về đường lối công nghiệp hoá, điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế theo đường lối tập trung thực hiện ba chương trình về kinh tế là lương thực, thực phẩm,hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đại hội VI khẳng định vị trí hàng đầu của nông nghiệp, vài trò của công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp ; phát triển công nghiệp nặng có trọng điểm phù hợp với nước mình; công nghiệp hoá hiên đại hoá nông thôn ; gắn công nghiệp hoá với hiên đại hoá ; xây dựng cơ cấu kinh tế, tập trung vốn đầu tư vào các vùng trọng điểm để thúc đẩy động lực phát triển kinh tế. đồng thời ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước chỉ thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nên kinh tế, cơ chế thị trường sẽ quyết định ba vấn đề cơ bản của sản xuất, dùng đòn bẩy kinh tế như giá cả, lãi xuất, trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh, thực hiên tư do hoá giá cả. trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại cũng có nhiều thay đổi : đa phương hoá, đa dạng hoá kinh tế đối ngoại ( xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, dịch vụ,..), chuyển từ nên kinh tế đóng sang nền kinh tế mở, chủ động hội nhập quốc tế, tự do giá cả ngoại thương... Nhờ những thay đổi trong chính sách kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựu như kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế dịch chuyển, tích luỹ phát triển. II) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yêu cầu khách quan trong sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta 1)Khái niệm về công nghiệp hoá hiện đại hoá và các vấn đề cơ bản 1.1Khái niệm công nghiệp hoá hiện đại hoá Công nghiệp hoá và hiện đại hoá là một quá trình có tính chất lịch sử. Tất cả các nước công nghiệp phát triển đều trải qua quá trình công nghiệp hoá ở các thời điểm khác nhau, với những quy mô tốc độ khác nhau trong những điều kiện lịch sử kinh tế xh khác nhau. Với hầu hết các nước phát triển hiện nay công nghiệp hoá là một trong những chính sách chủ yếu và là một thách thức lớn. Tuy nhiên, chính sách công nghiệp hoá trong giai đoạn hiên nay có nhiều khác biệt lớn so với các nước công nghiệp hoá giai đoạn trước đây . Chính điều này đã làm cho chính sách ở các nước, ở các thời kỳ thêm đa dạng. Kết hợp quan niệm truyền thống với quan niệm hiện đại và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, hội nghị lần thứ VII ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã đưa ra quan niệm mới về công nghiệp hoá hiện đại hoá và đây cungx chính là quan niệm được sử dụng một cách phổ biến ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo tư tưởng này, công nghiệp hoá hiện đại hoá là qúa trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao 1.2Vai trò và những mục tiêu nhiệm vụ của công nghiệp hoá hiện đại hoá Vai trò của công nghiệp hoá Một là phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, khắc phục nghuy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Hai là, củng cố và tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ, tạo công ăn việc làm khuyến khích sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân. Ba là, tạo điều kiện vật chất cho việc tăng cường củng cố an ninh quốc phòng. Bốn là, tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế. Mục tiêu nhiệm vụ của công nghiệp hoá hiện đại hoá: Do vị trí và tầm quan trọng của các tác dụng nói trên của công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, nên qua tất cả các kỳ đại hội Đảng ta luôn luôn xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt quá trình quá độ lên CNXH ở nước ta. Đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam lại một lần nữa xác định mục tiêu của công nghiệp hoá hiện đại hoá là: “xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiên đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sóng vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. 1.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH Lịch sử phát triển của sản xuất xã hội đã chứng minh: mỗi phương thức sản xuất của xã hội chỉ có thể xác lập một cách vững chắc trên cơ sở vật chất kỹ thuật thích ứng, và chính cơ sở này là một trong những nhân tố quan trọng nhất xác định phương thức sản xuất đó thuộc loại hình xã hội- lịch sử nào và thuộc thời đại kinh tế nào. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một phương thức sản xuất của xã hội là tổng thể hữu cơ các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất đạt được trong những điều kiện lịch sử nhất định của sự tiến bộ khoa học – kỹ thuật, dựa trên đó lực lượng lao động của xã hội ấy sản xuất ra của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu vật chất của xã hội. Do trong lịch sử xã hội đã hình thành và tồn tại những mối liên hệ tất yếu, nên phương thức sản xuất ra đời sau bao giờ cũng kế thừa những yếu tố của cơ sở vật chất – kỹ thuật của phương thức sản xuất trước đó, trên cơ sở đó cải tạo và phát triển thành cơ sở vật chất – kỹ thuật của bản thân mình Phương thức sản xuất TBCN tuy xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ XVI , nhưng nó chỉ trở thành phương thức sản xuất thống trị khi đã tạo ra được nền đại công nghiệp cơ khí ra đời từ cuộc cách mạng công nghiệp và quá trình công nghiệp hoá TBCN thế kỷ XVIII – IXX. Tiếp sau đó nó được hiện đại hoá ngày càng cao trên cơ sở của những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Chính sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí với sản xuất ngày càng xã hội hoá đã tự phát tạo ra tiền đề vật chất khách quan cho sự ra đời của phương thức sản xuất mới: phương thức sản xuất cộng sản chủ nghiã mà giai đoạn đầu của nó là CNXH. tính tất yếu đó đã được chứng minh trong sự phát triển của lịch sử xã hội: Nước Nga XHCN xuất hiện từ cách mạng tháng 10 năm 1917 mở đầu một thời đại mới; thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH. Như vậy, do mối liên hệ tất yếu của lịch sử, cơ sở vật chất – kỹ thuật của XHCN – giai đoạn đầu của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa phải là nền đại công nghiệp cơ khí hiên đại. Các Mác và Ph.Ăng – ghen, Lênin đã nói nhiều về vấn đề nền đại công nghiệp cơ khí hiện đại là cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Tại đại hội III quốc tế cộng sản năm 1921 Lênin đã chỉ rõ: “cơ sở vật chất duy nhất của CNXH chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp nhưng không tghể đóng khung ở nguyên lý chung đó. cần phải cụ thể hoá nguyên lý đó. Một nền đại công nghiệp ở vào trình độ kỹ thuật hiện đại và có khả năng cải tạo cả nông nghiệp, đó là diện khí hoá cả nước”. Lênin còn nói “Một lần nữa tôi phải nhấn mạnh rằng cơ sở kinh tế duy nhất có thể có được của CNXH là nền đại công nghiệp cơ khí. ai quên điều đó người đó không phải là người cộng sản. Chúng tôi phải đặt vấn đề một cách thực tiễn đại công nghiệp hiện đại là thế nào?Đại công nghiệp hiện đại có nghĩa là điện khí hoá toàn nước Nga”. Tóm lại, cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH là nền đại công nghiệp cơ khí hiện đại có khả năng cải tạo nông nghiệp. luận điểm trên của chủ nghĩa mác Lênin cần phải được vận dụng môt cách thích hợp với đặc điểm của thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật và đặc điểm cụ thể của mỗi nước. Ngày nay trong điều kiện của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với 5 nội dung: tự động hoá đồng bộ, năng lượng nguyên tử, vật liệu mới, công nghệ sinh học, điện tử – tin học. Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa mác – Lênin cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: xã hội – XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó, cho phép chúng ta hiểu rằng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH ở nước ta, phải là nền đại công nghiệp cơ khí ứng dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. 2)Hoàn cảnh nước ta và yêu cầu khách quan của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên CNXH trên toàn thế giới, ở nước ta khi đất nước hoà bình thống nhất cả nước đi lên CNXH “Đây là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của Đảng và nhân dân ta”. Nước ta quá độ đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu điều dó cũng có nghĩa là nước ta bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. nhưng người ta chỉ bỏ việc xác lập phương thức sản xuất TBCN, chứ không thể bỏ qua việc phát triển lực lượng sản xuất. Cái thiếu nhất của đất nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển. đất nước ta chưa có một cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với CNXH. Chừng nào chư tạo ra được cái cốt vật chất – kỹ thuật phù hợp với CNXH thì đất nước ta chưa có CNXH hiện thực. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật ấy ở nước ta chính là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nên kinh tế quốc dân. Văn kiện hội nghị lầ thứ VII ban chấp hành TW khoá VII khẳng định quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta là: “Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sứ lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của nông nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Thực chất công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở nước ta là quá trình tạo ra những tiền đề vật chất, kỹ thuật về con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp – những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho CNXH. Nội dung cốt lõi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng suất lao động xã hội cao. Xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí hiện đại – cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH bằng con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó là một tất yếu khách quan đối với nước ta quá độ lên CNXH xúat phát từ một nên kinh tế kém phát triển. Tính tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta được thể hiện ở góc độ kinh tế và chính trị xã hội Về kinh tế: Chỉ có công nghiệp hoá, hiện đại hoá XHCN mới có cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta sẽ tạo ra một sức sản xuất mới bao gồm nhiều loại công cụ mới và các loại tư liệu sản xuất khác, cùng với những người lao động có tổ chức, tiến hành hiệp tác sản xuất với kỹ năng lao động ngày càng cao từ đó làm cho năng suất lao động tăng lên cái “Đảm bảo cho sự thắng lợi của trật tự xã hội này so với xã hội khác” Do mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa quan hệ sản xuất và cơ sở vật chất – kỹ thuật nên việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH có tác dụng củng cố hoàn thiệp quan hệ sản xuất XHCN – dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng cao của CNXH và quan hệ sản xuất XHCN ngày càng được hoàn thiện, nên sản xuất xã hội sẽ không ngừng phát triển và đời sống vật chất văn hoá của nhân dân sẽ không ngừng được nâng cao trên cơ sở phát triển nền sản xuất đó Công nghiệp hoá, hiện đại hoá XHCN còn là một tất yếu về chính trị– xã hội Với cơ sở vật chất – kỹ thuật vừa đạt được trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai cấp công nhân tầng lớp trí thức XHCN có thêm nhiều điều kiện để giúp đỡ nông dân ùng đi lên CNXH. Sự liên minh giữa công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức XHCN ngày càng được củng cố, Nhà nước XHCN được tăng cường. những thành tựu đạt được trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá tạo ra nhiều khả năng thực hiện sự bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc, giữa các vùng, các miền của đất nước. Tình hình đó đưa đến sự thống nhất ngày càng cao về chính trị và tinh thần trong xã hội – XHCN. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải có sự chuẩn bị vè tư tưởng và văn hoá nhưng công nghiệp hoá, hiện đại hoá lại có tác dụng thúc đẩy xây dựng nền văn hoá mới và con người mới XHCN. Việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại và sản xuất theo phương thức đại công nghiệp đòi hỏi quần chúng lao động phải có trình độ giác ngộ cách mạng và trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật ngày càng cao. Đồng thời cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH lạ tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết cho việc xây dựng nền văn hoá mới và con người mới XHCN. Công nghiệp hoá XHCN còn là một yêu cầu khách quan của quốc phòng. Nguồn lực quốc phòng của một nước phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó nền kinh tế lớn mạnh, sản xuất nhiều loại sản phẩm chế độ chính trị kinh tế và xã hội vững chắc và việc cung cấp các phương tiện hiện đại hoá quốc phòng có ý nghĩa đặc biệc quan trọng. Công nghiệp hoá hiện đại hoá có tác dụng trực tiếp trong việc tạo ra các nhân tố đó. Công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta là quá trình giai cấp công nhân trưởng thành về số lượng và chất lượng. Giai cấp công nhân ngày càng đông, kỹ thuật sản xuất ngày càng cao, đời sống ngày càng được cải thiện, trình độ giác ngộ XHCN được nâng dần lên. Do đó vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong mọi mặt sinh hoạt của xã hội ngày càng được củng cố. Chỉ có thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá XHCN nước ta mới xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ và tham gia phân công hợp tác quốc tế và chủ động hội nhập. Qua đó có thể khẳng định rằng sự thành công của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá XHCN là nhân tố quyết định sự thắng lợi hoàn toàn và triệt để của XHCN, không làm công nghiệp hoá hiện đại hoá sẽ không có XHCN. xuất phát từ tính khách quan và tác dụng nhiều mặt trên đây của công nghiệp hoá hiện đại hoá XHCN, đảng ta coi công nghiệp hoá hiện đại hoá là “Nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ quá độ lên CNXH”. Chỉ có hoàn thành công nghiệp hoá hiện đại hoá XHCN mới có cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ khác một cách triệt để và mới có CNXH một cách đầy đủ Nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất và để có được quan hệ sản xuất XHCN đồng thời để mở rộng cho lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động cải thiện đời sống nhân dân. nhưng, những việc đó chỉ đạt mức cao nhất khi nào cơ sở vật chất – kỹ thuật của XHCN được xây dựng xong và cũng chỉ lúc đó quan hệ sản xuất mới được hoàn thiện và củng cố vững chắc. CNXH ở nước ta sẽ được xác lập với các đặc trưng: có một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột và bất công làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. các dân tộc trong nhận thức rõ tính tất yếu khách quan của quá trìng công nghiệp hoá hiện đại hoá đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta”. 3.Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những biện pháp thực hiện 3.1.Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý bao giờ cũng phải dựa trên tiền đề là phân công lại lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá lao động, do đó chuyên môn hoá sản xuất giữa các nghành, trong nội bộ từng nghành và giữa các vùng trong nên kinh tế quốc dân . phân công lao động có tác dụng rất to lớn. Nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ và năng suất lao động. Cùng với cách mạng khoa học va công nghệ nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý. Sự phân công lại lao động xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải tuân thủ các quá trình có tính quy luật sau: Một là, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động công nghiệp tăng lên. Hai là, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động trí thức ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội. Ba là, tốc độ tăng lao động trong các ngành phi sản xuất vật chất tăng lên nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất ở nước ta phương hướng phân công lại lao động xã hội hiện nay cần triển khai trên cả hai địa bàn: cả nước và tại chỗ để kết hợp phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Xong phải đặc biệc chú ý đến phân công lao động tại chỗ, phải trên cơ sở hợp lý hoá lao động tại chỗ mà phân bổ lại lao động trên phạm vi cả nước. đi đôi với quá trình phân công lại lao động xã hội, một cơ cấu kinh tế mới cũng dần dần được hình thành . Cơ cấu kinh tế của một nước là tổng thể các quan hệ kinh tế hay các bộ phận hợp thành của nền kinh tế, gắn với vị trí, trình độ kỹ thuật công nghệ, quy mô, tỷ trọng tương ứng với từng bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận, gắn với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế đã được hoạch định. Cấu trúc của cơ cấu kinh tế bao gồm: Cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu vùng kinh tế Cơ cấu giữa thị tứ, thị xã, thị trấn, thành phố và đô thị Cơ cấu thành phần kinh tế Để tối ưu hoá cơ cấu kinh tế được hình thành phải đạt được các yêu cầu sau: phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, trước hết là các quy luật kinh tế, cho phép khai thác tối đa các tiềm năng kinh tế của đất nước, sử dụng được nhiều lợi thế so sánh của các nước phát triển muộn về công nghiệp, phù hợp với xu thế của cách mạng khoa học công nghệ, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao Về cơ cấu nghành kinh tế: Trong những năm trước mắt cơ cấu ngành ở nước ta sẽ được xác lập là cơ cấu công – nông nghiệp - dịch vụ. phương hướng phát triển của các ngành trong cơ cấu ấy phải đáp ứng được những yêu cầu của mô hình chiến lược, cụ thể là: Thứ nhất, khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng về nông lâm ngư nghiệp, thức đẩy nhanh việc hình thành các vùng tập trung chuyên canh, đưa công nghệ sinh học và các phương pháp canh tác tiên tiến vào nông nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, Bảo đảm thoả mãn các yêu cầu lương thực, thực phẩm trong nước, tao nguồn nguyên liệu vững chắc cho công nghiệp chê biến, tăng nguồn hạt xuât khẩu, tạo công ăn việc làm, phân công lại lao động xã hội, mở rông thị trường trong nước cho công nghiệp và dich vụ. Thứ hai, kết hợp phát triển nông lâm ngư nghiệp với phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, phát triển công nghiệp chế biến lúa gạo có chất lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu trong nước, nâng cao hiệu quả xuất khẩu, chế biến thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, bảo đảm vệ sinh, đa dạng hoá mặt hàng, kiểu cách, bao bì và nhãn hiệu để phục vụ nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nhanh năng lực và nâng cao trình độ công nghệ chế biến các loại cây công nghiệp dài ngày, lâm sản, thuỷ sản Thứ ba, phát triển mạnh mẽ sản xuất hàng tiêu dùng thông thường để thoả mãn những nhu cầu tiêu dùng cơ bản, thiết yếu và phổ thông của dân cư, hạn chế tối đa việc nhập khẩu hàng hoá này vừa nhằm tiết kiệm ngoại tệ, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất trong nước mở rông sản xuất hàng lâu bền, cao cấp để thoả man nhu cầu ngày càng tăng của dân cư, giảm dần tiến tới thay thế nhapạ khẩu của loại hàng này bằng hàng hoá sản xuất trong nưỡc. Cần chú ý tới đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mặt hàng, cải tiến bao bì, giảm giá thành .v.v. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước. Phát huy lợi thế về công nhân và truyền thống sản xuất đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ xuất khẩu, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm may mặc, dệt da, hàng điện tử, đồ điện gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ Thứ tư, xây dựng và cải tạo nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các nghành kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, thu hút đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài, trước hết ưu tiên cho những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển. Thứ năm, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu và hết sức cấp thiết, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường để phát huy nhanh và có hiệu quả cao. Cụ thể: Ngành cơ khí hướng mạnh vào sản xuất công cụ, thiết bị phục vụ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất phụ tùng lắp ráp một số loại sản phẩm phức tạp có trình độ kỹ thuật cao phát triển một số ngành sản xuất nguyên nhiên vật liệu: dầu khí và lọc dầu, xi măng, luyện cán thép... Thứ sáu, phát triển dịch vụ du lịch, khai thác có hiệu quả lợi thế về tự nhiên, truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân... Về cơ cấu nguồn kinh tế tạo điều kiện cho tất cả các vùng đề phát triển trên cơ sở khai thác thế mạnh và tiềm năng của các vùng liên kết giữa các vùng làm cho mỗi vùng có một cơ cấu kinh tế hợp lý và đều có chuyển biến tiến bộ góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đát nước. Về cơ cấu giữa thị tứ, thị xã, thị trấn, thành phố và đô thị Tuỳ điều kiện từng nơi, tất cả các thị xã, thị trấn đều phải được phát triển trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp dịch vụ mang ý nghĩa tiểu vùng. Hình thành các thị tứ làm trung tâm kinh tế, văn hoá cho mỗi xã hoặc cụm xã. Phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh các thành phố lớn đẻ giãn bớt công nghiệp và dân cư tránh sự tập trung quá mức vào Hà Nội và Thành Phố Hố Chí Minh coi trọng việc phát triển kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế và văn hoá, giữ gìn bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc tiến lên hiện đại trong phát triển đô thị. Về cơ cấu thành phần kinh tế : Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trên cơ sở chủ động đổi mới về tổ chức và hiệu quả quản lý tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế và pháp lý để các chủ doanh nghiệp tư nhân yên tâm đầu tư chuyển dịch cơ cáu kinh tế. Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, áp dụng rộng rãi các hình thức kinh tế tư bản nhà nước. 3.2.Đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đi đôi với tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài Hiện nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có nhiều nội dung phong phú, trong đó có thể chỉ ra những nội dung nổi bật sau đây: Một là, cách mạng về phương pháp sản xuất: Đó là tự động hoá. Ngoài phạm vi tự động như trước đây, hiện nay tự động hoá còn bao gồm cả việc sử dụng rộng rãi người máy thay thế con người điều khiển quá trình vận hành sản xuất. Hai là cách mạng về năng lượng: bên cạnh những năng lượng truyền thống mà con người đã sử dụng trước kia như nhiệt điện, thuỷ điện, thì ngày nay con người ngày càng khám phá ra nhiều năng lượng mới và sử dụng chúng rộng rãi trong sản xuất như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời. Ba là, cách mạng về vật liệu mới: Ngày nay ngoài việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, con người ngày càng tạo ra các vật liệu nhân tạo mới thay thế có hiệu quả cho các vật liệu tự nhiên khi mà các vật liệu tự nhiên đang có xu hướng ngày càng giảm dần Bốn là, cách mạng vê công nghệ sinh học: các thành tựu của cuộc cách mạng này đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hoá chất, bảo vệ môi trường sinh thái... Năm là, cách mạng về điện tử tin học: Đây là một lĩnh vực mà hiện nay loại người đặc biệt quan tâm, trong đó phải kể đến lĩnh vực máy tính điện tử . Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đã và đang đóng vai trò rất to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá trong tất cả các nước, nhất là các nước có nền kinh tế kém phát triển. Tuy nhiên cách thức tiến hành ở những nước khác nhau lại không giống nhau, có nước tiến hành bằng cách tự nghiên cứu, tự trang bị công nghệ mới cho các ngành kinh tế trong nước, có nước tiến hành thông qua chuyển giao công nghệ cũng có nước tiến hành bằng cách kết hợp giữa tự nghiên cứu và chuyển giao. Thực chất của chuyển giao công nghệ là đưa công nghệ bao gồm cả phần cứng và phần mềm từ nước này sang nước khác, làm thay đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao. Thực tế cho thấy việc chuyển giao công nghệ cỉ phát huy được hiệu quả trong mô hình chiến lược công nghiệp hoá hướng ngoại, “Hướng về xuất khẩu” Chuyển giao công nghệ có những tác dụng sau: Một là, rút ngắn khoảng cách tụt hâu của các nước chậm phát triển so với các nước phát triển Hai là, tạo điều kiện để khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực ở trong nước nhằm tăng trưởng kinh tế nhanh. Ba là, đối với những nước đang trong quá trình chuyển từ mô hình chiến lược công nghiệp hoá hướng nội, thay thế nhập khẩu sang chiến lược công nghiệp hoá hướng ngoại hướng về xuất khẩu thì nó thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch này và cho phép đạt được hiệu quả kinh tế cao Song song với quá trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ, việt Nam còn phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia mang tính tổng thể lâu dài bởi vì đây là năng lực nội sinh đảm bảo sự phát triển vững chắc và lâu bền của đát nước. đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản việt Nam đã khẳng định vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ: “Phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh, coi đó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, việc chuyển giao và phát triển khoa học, công nghệ sẽ theo phương hướng chung và các giải pháp cụ thể sau đây: Phương hướng chung: hình thành cơ cấu kỹ thuật và công nghệ nhiều tầng, kết hợp nhiều trình độ, nhiều quy mô, tranh thủ tối đa công nghệ tiên tiến, cải tiến công nghệ truyền thống ưu tiên công trình quy mô vừa và nhỏ nhưng không loại trừ cơ sở quy mô lớn hoặc tương đối lớn nếu có hiệu quả và điều kiện cho phép. Trong những năm trước mắt, coi trọng loại công nghệ có suất đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh, tạo thêm việc làm cho người lao động. Các giải pháp cụ thể để thực hiện là: Thứ nhất, chọn giải pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp để đầu tư chiều sâu, tận dụng có hiệu quả các cơ sở hiện có sau những năm xây dựng trước đây. Thứ hai, cải tiến, nâng cấp, hiện đại hoá các kỹ thuật và công nghệ truyền thống phục vụ phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Thứ ba, tranh thủ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư nước ngoài. Thực hiện giám định nghiêm ngặt việc nhập công nghệ và thiết bị. Thú tư, cần đặt ra một cách nghiêm tục ngay từ đầu vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá để tránh những hậu quả xấu phải trả giá đắt. Đầu tư nước ngoài bắt buộc phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế để bảo vệ môi trường, nên bố trí các cụm công nghiệp phân tán ở nhiều địa bàn vừa là một biện pháp đỡ tốn kém vừa để hạn chế ô nhiễm. Thú năm, gấp rút nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia nhằm đổi mới và làm chủ công nghệ nhập và sáng tạo công nghệ mới. Ưu tiên nghiên cứu ứng dụng tập trung cho các lĩnh vực công nghệ điện tử và tin học, công nghệ sinh học, công nghệ chế tạo và gia công vật liệu nhất là nguồn vật liệu trong nước. chú trọng đúng mức các hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản Cuối cùng là, tăng đầu tư banừg nhiều nguồn vốn cho việc nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, phát triển và đào tạo, có cơ chế bồi dưỡng và đào tạo nhân tài, được coi như “Một kế sách bền sâu” để tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá trên cơ sở tận dụng thế mạnh của dân tộc và con người Việt Nam . c)kết luận Tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá để nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Hơn nữa tiến hành công nghiệp hoá là con đường để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Đó là quá trình mang tính quy luật, bởi vì: Ngay sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH đã có cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản, nhưng nó chỉ là tiền đề vật chất sẵn có. Muốn biến nó thành cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, phải tiến hành một loại các cuộc cách mạng cải biến về quan hệ sản xuất, tiếp tục vận dụng thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, phân bố, tổ chức lại và hiện đại hoá cao hơn. ở nước ta – một nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ đi lên CNXH việc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá càng là một tất yếu và cần thiết trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá có hiệu quả, phải giải quyết được các yêu cầu chủ yếu sau đây: Tạo nguồn vốn để công nghiệp hoá. Đây là một yêu cầu cơ bản và cũng là điều kiện quan trọng hàng đầu để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ. Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện thời đại ngày nay, phải đạt khoa học và công nghệ như một “quốc sách” một “động lực”. Làm tốt công tác điều tra cơ bản thăm dò địa chất. Đào tạo cán bộ khoa học – kỹ thuật, khoa học quản lý và công nhân lành nghề. Nội dung và yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại đòi hỏi phải đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người - động lực trực tiếp của sự phát triển./. D) Danh mục tài liệu tham khảo 1. Chương IV – CNXH khoa học 2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ xây dựng CNXH 3. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học 4. Hướng dẫn ôn thi môn kinh tế chính trị Mác – Lênin – trung tâm bồi dưỡng cán bộ giảng dạy lý luận Mác – Lênin 5. Lê Duẩn – Về cách mạng XHCN ở miền bắc – dưới lá cờ vẻ vang của đảng 6. Lênin toàn tập, tập 44 nhà xuất bản tiến bộ 11.1978 trang 11 và 60 7. Nguyễn danh Sơn – Chương I – mấy suy nghĩa về môi trường kinh tế xã hội cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam 8. Ngô đình Giao – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân – Hà Nội – Chính trị quốc gia 9. Giáo trình chuẩn quốc gia: Triết học và kinh tế chính trị học Mác – Lênin 10. Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII 11. Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX Đề cương chi tiết A)Đặt vấn đề: B)Nội dung I.Đưa đất nước ta đi lên CNXH là sự lựa chọn duy nhất, đúng đắn của Đảng và nhân dân ta 1.Cơ sở lý luận 1.1.Khái niệm về chế độ XHCN 1.2.Tính tất yếu của cách mạng XHCN 2.Cơ sở thực tiễn 2.1.Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản (CNXH) trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. 2.2.Sự lựa chọn con đường CNXH trong giai đoạn hiện nay. 3.Đặc điểm nước ta đi lên XHCN 3.1 Nhận xét chung tình hình: 3.2.Đường lối cụ thể: II) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yêu cầu khách quan trong sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta 1)Khái niệm về công nghiệp hoá hiện đại hoá và các vấn đề cơ bản 1.1Khái niệm công nghiệp hoá hiện đại hoá 1.2Vai trò và những mục tiêu nhiệm vụ của công nghiệp hoá hiện đại hoá 1.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH 2)Hoàn cảnh nước ta và yêu cầu khách quan của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá 3.Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những biện pháp thực hiện 3.1.Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý 3.2.Đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đi đôi với tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài c)kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Tính tất yếu của qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan