Tài liệu Luận văn Tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại tại công ty cổ phần May 10: Luận văn
Đề tài: Tình hình xuất khẩu hàng may mặc
tại tại công ty cổ phần May 10
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RÀO CẢN KĨ THUẬT ĐỐI
VỚI HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM
1.1 Khái quát về công ty cổ phần May 10
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của công ty
1.2 Tình hình xuất khẩu của công ty cồ phần May 10
1.2.1 Các thị trường của công ty
1.2.1.1 Hoa Kì
1.2.1.2 EU
1.2.1.3 Nhật Bản
1.2.2 Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty
1.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.3 Những rào cản kỹ thuật đang được áp dụng đối với hàng may mặc Việt
Nam (trong đó có May 10)
1.3.1 Một số rào cản kỹ thuật chung đối với hàng may mặc
1.3.2 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc nhập khẩu vào EU
1.3.2.1Quy định về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng
1.3.2.2 Quy định về tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000
1.3.2.3 Quy định đối với tiêu chuẩn...
68 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại tại công ty cổ phần May 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề tài: Tình hình xuất khẩu hàng may mặc
tại tại công ty cổ phần May 10
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RÀO CẢN KĨ THUẬT ĐỐI
VỚI HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM
1.1 Khái quát về công ty cổ phần May 10
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của công ty
1.2 Tình hình xuất khẩu của công ty cồ phần May 10
1.2.1 Các thị trường của công ty
1.2.1.1 Hoa Kì
1.2.1.2 EU
1.2.1.3 Nhật Bản
1.2.2 Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty
1.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.3 Những rào cản kỹ thuật đang được áp dụng đối với hàng may mặc Việt
Nam (trong đó có May 10)
1.3.1 Một số rào cản kỹ thuật chung đối với hàng may mặc
1.3.2 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc nhập khẩu vào EU
1.3.2.1Quy định về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng
1.3.2.2 Quy định về tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000
1.3.2.3 Quy định đối với tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000
1.3.2.4 Các quy định về bảo vệ môi trường
1.3.3 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc tại Hoa Kì
1.3.4 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc tại Nhật Bản
1.4 Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để đáp ứng các rào cản của
nước nhập khẩu
1.5 Đánh giá chung về mức độ đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với hàng may
mặc xuất khẩu của công ty
1.5.1 Ưu điểm
1.5.2 Nhược điểm
1.5.3 Nguyên nhân
2.1 Quan điểm, định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh
sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (bao gồm hàng may mặc)
2.1.1 Quan điểm phát triển
2.1.2 Mục tiêu phát triển
2.1.3 Định hướng phát triển
2.1.3.1 Sản phẩm
2.1.3.2 Đầu tư và phát triển sản xuất
2.1.3.3 Bảo vệ môi trường
2.2 Một số giải pháp thích nghi với các rào cản kĩ thuật nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10
2.2.1 Giải pháp đối với công ty
2.2.1.1 Quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường
2.2.1.2 Thực hiện tốt tiêu chuẩn SA 8000
2.2.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cùng sản phẩm may
mặc của mình
2.2.1.4 Tích cực xây dựng thương hiệu và thực hiện các biện pháp
Marketing thúc đẩy xuất khẩu
2.2.1.5 Bảo hiểm rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa
2.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước
2.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc
tế
2.2.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của cục xúc tiến thương mại
2.2.2.3 Tăng cường sự hiểu biết và thông hiểu về các vấn đề thương
mại và môi trường
2.2.2.4 Phát triển các yếu tố đầu vào (bao gồm nguyên phụ liệu cung
cấp cho ngành may và nguồn nhân lực)
2.2.3 Kiến nghị với Hiệp hội dệt may Việt Nam
KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Các đơn vị sản xuất chính của công ty cổ phần May 10 (tính đến năm 2009)
Bảng 1.2: Máy móc thiết bị.
Bảng 1.3: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty may 10 vào thị trường Hoa Kì
Bảng 1.4: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty may 10 vào thị trường EU
Bảng 1.5: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty may 10 sang thị trường Nhật Bản
Bảng 1.6: Các sản phẩm chủ yếu của công ty ở thị trường nước ngoài
Bảng 1.7: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 1.8: Phân loại khả năng cháy của quần áo trẻ em
Bảng 1.9: Những nguyên tắc tạo mã số của nhà sản xuất
Bảng 1.10: Thị trường nhập nguyên phụ liệu theo hợp đồng FOB
Bảng 2.1: Mục tiêu phát triển
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu phát triển
Danh mục hình
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý
Hình 1.2: Thí dụ về nhãn mác đối với đồ vải lụa
Hình 1.3: Thí dụ về nhãn mác đối với đồ vải vóc
Danh mục chữ viết tắt
WTO- World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới
ISO- International Organization for Standardization- Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
APQO- Asia Pacific Quality Organization- Tổ chức chất lượng quốc tế Châu Á- Thái
Bình Dương
CTTP- Công ty cổ phần
JETRO - Japan External Trade Organization- Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản
SA8000 - A Social Accountability Standard- Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
International Labour Organization- Tổ chức Lao động quốc tế
CPSC- Consumer Product Safety Commission- Ủy ban an toàn tiêu dùng Hoa Kì
JIS- Japanese Industrial Standards – Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản
CHLB- Cộng hòa liên bang
CSM- Cyber Station manager- chương trình quản lý phòng máy
IQNET- - The international certification network- Mạng lưới chứng nhận quốc tế
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Đất nước Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, có lịch sử phát triển lâu đời. Từ
một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, ngày nay Việt Nam là một quốc gia đang phát triển
với tốc độ tăng trưởng tương đối cao và khá ổn định. Theo thống kê tại website
www.cia.gov về xếp hạng 100 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm
2006 thì nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 28/100 với tốc độ tăng trưởng đạt 7,8%. Năm
2008, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1024USD, thoát khỏi ngưỡng
nghèo, tốc độ tăng trưởng đạt 6,23%- có giảm so với những năm trước đó do ảnh hưởng
từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Tuy nhiên so với các nước trên thế giới bị
ảnh hưởng từ cuộc đại suy thoái thì con số nói trên vẫn là một con số khá cao. Đóng góp
trong sự phát triển nói trên, không thể không kể đến vai trò của ngoại thương. Trong
vòng 17 năm tính từ 1989-2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng nhanh
(trung bình 19%/ năm). Tốc độ tăng xuất nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP
khoảng 2,7 lần nên vai trò của ngoại thương ngày càng quan trọng trong GDP. Trong cơ
cấu hàng xuất khẩu, bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ta như dầu thô,
hàng nông sản, thủy sản, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, không thể không kể đến đóng góp
to lớn của mặt hàng may mặc. Đặc điểm của những mặt hàng này là sử dụng nhiều lao
động và lao động không cần có kỹ thuật cao, phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay. Là một quốc gia đông dân thuộc tốp 15 trên thế giới và đứng thứ 3
trong các nước ASEAN, sau Indonexia và Philipine, với khoảng 82,6 triệu người, Việt
Nam có nguồn lao động dồi dào và giá nhân công thấp. Bởi vậy đẩy mạnh xuất khẩu mặt
hàng may mặc trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước có vai trò đặc
biệt quan trọng.
Trong những năm trước đây (trước năm 1986), thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt
Nam là Liên Xô và các nước Đông Âu (chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất nhập khẩu).
Nhưng thời gian gần đây, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế
2
quốc tế, thị trường xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng một cách đáng kể. Hiện nay,
Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 165 quốc gia trên thế giới, trong đó kí Hiệp định
song phương với 72 nước. Hàng may mặc của ta xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới,
trong đó 3 thị trường lớn của ta là Hoa Kì, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên 3 thị trường này
cũng là những thị trường có yêu cầu khắt khe nhất khi nhập khẩu hàng hóa, được thể hiện
thông qua hệ thống rào cản kỹ thuật tinh vi, phức tạp. Hơn nữa, trong điều kiện các công
cụ thuế quan, hạn ngạch ngày càng bị hạn chế theo tinh thần tự do hóa thương mại trong
WTO thì các loại rào cản kỹ thuật càng trở nên thông dụng hơn. Đây là cách làm duy
nhất và tất yếu để các nước bảo vệ người tiêu dùng, lợi ích quốc gia và nền sản xuất nội
địa. Để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa, nhiều nước trên thế giới đã
nghiên cứu một cách có hệ thống các rào cản kĩ thuật do các nước nhập khẩu dựng lên,
xây dựng các biện pháp để đáp ứng các rào cản đó. Vì vậy, tất yếu phải nghiên cứu kĩ về
vấn đề rào cản trong thương mại, mà cụ thể ở đây là đối với mặt hàng may mặc nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường các nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài sẽ nghiên cứu về thực trạng của rào cản kĩ thuật đối với hàng may mặc Việt
Nam, những tác động của nó tới hoạt động xuất khẩu nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới. Đồng thời đề tài sẽ đi sâu vào
nghiên cứu tình hình sản xuất và xuất khẩu tại một doanh nghiệp cụ thể, mà ở đây là công
ty cổ phần May 10- một doanh nghiệp nhà nước có quy mô tương đối lớn và là cánh chim
đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc Việt
Nam và một số giải pháp để vượt rào, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này. Trong khuôn
khổ đề tài, phạm vi nghiên cứu sẽ giới hạn ở rào cản kĩ thuật đang được 3 thị trường chủ
lực của ta áp dụng là Hoa Kì, EU và Nhật Bản. Bên cạnh đó sẽ tập trung nghiên cứu tình
3
hình xuất khẩu hàng may mặc tại tại công ty cổ phần May 10 và đưa ra một số giải pháp
chủ yếu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Vì đây là môn học kinh tế ngành và là môn khoa học xã hội nên các phương pháp
nghiên cứu được sử dụng chủ yếu bao gồm:
Phương pháp duy vật biện chứng đòi hỏi phải nghiên cứu các sự vật hiện tượng trong
sự vận động và trong mối quan hệ tác động qua lại với các sự vật hiện tượng khác.
Phương pháp duy vật lịch sử đòi hỏi nghiên cứu các sự vật hiện tượng ở thực tại
nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với quá khứ, lịch sử của các sự vật hiện tượng đó. Nhờ vậy
mà có thể dự báo được xu hướng vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng trong
tương lai.
Các phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá và vận
dụng quan điểm phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.
5. Bố cục đề tài
Với những nội dung cơ bản nêu trên, bên cạnh lời mở đầu và kết luận cùng danh mục
tài liệu tham khảo, em xin được chia đề tài thành 2 phần lớn:
Chương 1: Phân tích thực trạng của rào cản kĩ thuật đối với hàng may mặc Việt Nam
Chương 2: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần May 10
4
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RÀO CẢN KĨ THUẬT ĐỐI VỚI
HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM
1.1 Khái quát về công ty cổ phần May 10
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Các giai đoạn phát triển: Công ty cổ phần May 10 hiện nay, tiền thân là các công
xưởng và bán công xưởng quân nhu được tổ chức từ năm 1946 hoạt động phân tán phục
vụ bộ đội chống Pháp tại các chiến trường Việt Bắc, Khu 3, Khu 4 và Nam Bộ. Từ đó
cho đến nay May 10 đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau:
- Giai đoạn 1từ 1946-1960:
Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945 do nhu cầu phục vụ bộ đội nên đã hình thành các
tổ may. Ngày 19/12/1946 sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí
Minh các tổ may quân trang cũng di dời lên chiến khu Việt Bắc. Ban đầu các xưởng may
đều hoạt động trong hoàn cảnh thiếu thốn và khó khăn về nguyên vật liệu. Từ năm 1949
các xưởng may quân trang mở rộng ra ở nhiều vùng như Thanh Hóa, Ninh Bình…và
được đặt tên theo các bí số như X1 đến X30 là tiền thân của xưởng may 10 sau này.
Năm 1951 đến năm 1954 kháng chiến thắng lợi xưởng may 10 được chuyển về Hà
Nội để có điều kiện sản xuất tốt hơn và sát nhập với xưởng may X40 ở Thanh Hóa và lấy
Hội Xá ở Bắc Ninh làm địa điểm chính.
Cuối năm 1956 đến đầu năm 1957 xí nghiệp may 10 được mở rộng thêm và nhiệm vụ
chính vẫn là may quân trang.
- Giai đoạn từ bao cấp làm quen với hạch toán kinh tế (1961-1964):
Xuất phát từ yêu cầu xây dựng đất nước khi miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, tháng
2/1961 xí nghiệp May 10 đã được Bộ Công Nghiệp Nhẹ giao hạch toán hàng năm tính
theo giá trị tổng sản lượng. Tuy chuyển đổi quản lý nhưng mặt hàng chủ yếu vẫn là quân
trang chiếm từ 90%-95% còn lại là một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng.
5
Năm 1965 xí nghiệp bị bắn phá nhưng vẫn bảo đảm được sản xuất và bảo vệ được toàn
bộ máy móc.
- Giai đoạn chuyển hướng may gia công xuất khẩu (1975-1985):
Năm 1975 xí nghiệp chuyển sang sản xuất và gia công hàng xuất khẩu cho thị trường
là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu.
Năm 1984 hội đồng xét duyệt cấp nhà nước đã chứng nhận xí nghiệp có hai mặt hàng
đạt chất lượng cấp 1.
- Giai đoạn từ 1986 đến nay:
Năm 1987 là thời kì mở rộng sản xuất và đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị.
Năm 1990-1992 xí nghiệp chuyển hướng thị trường sang các nước Cộng hòa liên
bang Đức, Bỉ, Nhật…
Năm 1992 Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định chuyển xí nghiệp May 10 thành công ty
May 10 với tên giao dịch quốc tế là “GARCO 10”. Công ty cổ phần May 10 trụ sở chính
ở 25 phường Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội, giấy chứng nhận kinh doanh số 106286 ngày
7/4/1993
Năm 2004 công ty chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần. Từ một
doanh nghiệp nhà nước nay đã được cổ phần hóa, May 10 có tư cách pháp nhân và hạch
toán độc lập, chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc phục vụ cho tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu quốc tế, thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp
luật.
Một số thành tích đạt được: Sản phẩm May 10 từ lâu đã xuất khẩu sang các thị trường
châu Âu, Hoa Kì và được đánh giá cao. Những năm gần đây, công ty tiếp tục đẩy mạnh
chinh phục thị trường nội địa bằng những mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với người Việt
Nam. Phân khúc thị trường mà May 10 hướng đến là những khách hàng thành đạt, những
người làm việc trong các công sở. May 10 đã nhiều năm đạt giải “Chất lượng vàng Việt
Nam”, thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. May 10 là đơn vị duy nhất trong
ngành dệt may Việt Nam được trao giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á- Thái Bình
6
Dương do APQO trao tặng, cũng như các chứng chỉ quốc tế ISO 9002, ISO 14001,
IQNET.
Đến nay, May 10 đã có 14 xí nghiệp thành viên , 8000 lao động, 4000 máy móc thiết
bị hiện đại ngang tầm quốc tế. Năng lực mỗi năm đạt 18 triệu sản phẩm, trong đó xuất
khẩu chủ yếu sang 3 thị trường lớn là Hoa Kì (khoảng 37%), EU (khoảng 37%) và Nhật
Bản (khoảng 10-15%) với những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Pierre Cardin, Alian
Dalon, Seidensticker, Camel, Pharaon Series, Bigman, Cleopetre…
Bảng 1.1: Các đơn vị sản xuất chính của công ty cổ phần May 10 (tính đến 2009):
XÍ NGHIỆP MAY 1
Diện tích: 2000m2
Địa điểm: Hà Nội
Lao động: 750 người
Sản lượng: 2.200.000 sp/ n
Thị trường: Nhật, Mỹ, EU
Sản phẩm chủ
yếu: Sơ mi các loại
XÍ NGHIỆP MAY 2
Diện tích: 2000m2
Địa điểm: Hà Nội
Lao động: 750 người
Sản lượng: 2.300.000 sp/ n
Thị trường:
Hungary, Mỹ,
EU
Sản phẩm chủ
yếu: Sơ mi các loại
XÍ NGHIỆP MAY 5
Diện tích: 2000m2
Địa điểm: Hà Nội
Lao động: 750 người
Sản lượng: 2000.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ
yếu: Sơ mi các loại
XÍ NGHIỆP VESTON 1
Diện tích: 2000 m2
Địa điểm: Hà nội
Lao động: 600 người
Sản lượng: 500.000 bộ/ n
Thị trường: EU, Mỹ
Sản phẩm chủ
yếu: Veston
7
XÍ NGHIỆP VESTON 2
Diện tích: 2000m2
Địa điểm: Hà Nội
Lao động: 500 người
Sản lượng: 200.000 bộ/ n
Thị trường: Nhật
Sản phẩm chủ
yếu: Veston
XÍ NGHIỆP VESTON 3
Diện tích: 6500 m2
Địa điểm: Hải Phòng
Lao động: 600 người
Sản lượng: 500.000 bộ/ n
Thị trường:
Mỹ, EU, Hàn
Quốc, Nhật
Sản phẩm chủ
yếu: Veston
XÍ NGHIỆP MAY VỊ HOÀNG
Diện tích: 1560 m2
Địa điểm: Nam Định
Lao động: 350 người
Sản lượng: 700.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ
yếu: Quần Âu, Jacket
XÍ NGHIỆP MAY ĐÔNG HƯNG
Diện tích: 800 m2
Địa điểm: Thái Bình
Lao động: 350 người
Sản lượng: 700.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ
yếu: Quần Âu, Jacket
XÍ NGHIỆP MAY HƯNG HÀ
Diện tích: 9500 m2
Địa điểm: Thái Bình
Lao động: 1200 người
XÍ NGHIỆP MAY THÁI HÀ
Diện tích: 1800 m2
Địa điểm: Thái Bình
Lao động: 800 người
8
Sản lượng: 2000.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ
yếu: Quần Âu, Jacket
Sản lượng: 2.000.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ
yếu: Jacket, Sơ mi
XÍ NGHIỆP MAY PHÙ ĐỔNG
Diện tích: 850 m2
Địa điểm: Hà Nội
Lao động: 300 người
Sản lượng: 1000.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ
yếu: Jacket, Sơ mi
XÍ NGHIỆP MAY BỈM SƠN
Diện tích: 2300 m2
Địa điểm: Thanh Hóa
Lao động: 800 người
Sản lượng: 1000.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU
Sản phẩm chủ
yếu: Jacket, Quần Âu
XÍ NGHIỆP MAY HÀ QUẢNG
Diện tích: 4500 m2
Địa điểm: Quảng Bình
Lao động: 600 người
Sản lượng: 1.600.000 sp/ n
Thị trường: Mỹ, EU, ...
Sản phẩm chủ
yếu: Jacket, Sơ mi
Nguồn: website www.garco10.com.vn
Qua bảng 1.1 ta thấy các đơn vị sản xuất chủ yếu của công ty được phân bố ở nhiều
nơi, chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc và 2 tỉnh miền Trung là Thanh Hóa và Quảng Bình,
9
cho phép công ty có thể khai thác lợi thế của từng địa phương về nguyên phụ liệu, mặt
bằng sản xuất và lao động.
Ngoài 13 phân xưởng kể trên, May 10 còn có các phân xưởng sản xuất phụ bao gồm:
Phân xưởng in thêu giặt: có trách nhiệm thêu in các họa tiết và các sản phẩm theo
đúng mẫu mã quy định, đồng thời giặt sản phẩm trước khi đóng gói nếu có yêu cầu trong
hợp đồng.
Phân xưởng cơ điện: phụ trợ, duy trì nguồn điện cho sản xuất, đồng thời bảo dưỡng
sửa chữa máy móc thiết bị khi có sự cố xảy ra.
Phân xưởng bao bì: có trách nhiệm cung cấp các loại bao bì carton phục vụ đóng gói
sản phẩm.
Bên cạnh việc đầu tư theo chiều rộng bằng việc xây dựng hệ thống phân xưởng rộng
khắp thuộc miền Bắc và miền Trung, công ty cổ phần May 10 cũng không ngừng đầu tư
theo chiều sâu thông qua nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị sản xuất, cải tạo nâng cấp
nhà xưởng nhằm đảm bảo các yêu cầu chặt chẽ của khách hàng về an toàn lao động, môi
trường, kỹ thuật…Hơn nữa, một hệ thống trang thiết bị tiên tiến hiện đại sẽ góp phần
nâng cao năng suất, sản phẩm có chất lượng cao hơn đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị
trường.
Bảng 1.2: Máy móc thiết bị:
STT Tên Số lượng STT Tên Số lượng
1 Máy một kim 2814 18 Máy đột cúc 60
2 Máy 2 kim 230 19 Máy là 16
3 Máy 4 kim 56 20 Nồi hơi 25
4 Máy vắt sổ 242 21 Bàn là 205
5 Máy cuốn ống 129 22 Bàn gấp 170
6 Máy đính cúc 142 23 Máy cắt vòng 59
7 Máy chặn bọ 81 24 Máy cắt tay 91
8 Máy thùa 133 25 Máy thêu 24 đầu 3
10
9 Máy thùa đầu tròn 33 26 Hệ thống giặt 12
10 Máy vắt gấu 22 27 Máy sấy 16
11 Máy dán đường may 22 28 Máy vắt 4
12 Máy Ziczac 13 29 Máy nén khí 19
13 Máy bỏ túi cắt chỉ tự động 9 30 Máy quay vải 10
14 Máy dập Mếch 2 31 Hệ thống giác mẫu 7
15 Máy ép Mếch 26 32 Máy dệt nhãn 2
16 Máy ép lộn cổ 41 33 Suits factory equipment 258
17 Máy lộn ép bác tay 19
Nguồn: website www.garco10.com.vn
Phần lớn máy móc thiết bị của công ty là mới, hiện đại, được nhập khẩu từ Nhật Bản,
Hoa Kì và một số từ Trung Quốc được chia ra làm 3 nhóm chính: các thiết bị tạo đường
may, mũi may; các thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất và các thiết bị còn lại (máy
kiểm tra vải…).
1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Xuất phát từ đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh là ngành hàng may mặc, một ngành
đòi hỏi phải ra nhiều quyết định nhanh chóng nhưng có tính lặp lại, bộ máy quản lý của
công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến- chức năng.
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý:
11
Nguồn: Phòng tổ chức lao động- CTCP May 10
TỔNG GIÁM
ĐỐC
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
Phòng QA
Ban
NCTCSX
Trường CNKT
may và TT
XN sản xuất
Phòng TCKT
Phòng KD
Ban TCHC
Ban Marketing
Ban BVQS
Giám đốc
điều hành
Phòng kế
hoạch
Ban
YTMT
Trường
mầm non
XN dịch
vụ
Phó TGĐ
Phòng kĩ
thuật
Phòng cơ
điện
Ban đầu
tư phát
triển
Ban
TKTT
Hội đồng quản trị
12
Nhiệm vụ chức năng của bộ phận quản lý:
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.
Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, là đại diện theo
pháp luật của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ được giao.
Phó tổng giám đốc là người giúp việc tổng giám đốc được ủy quyền thay mặt tổng
giám đốc giải quyết các công việc khi tổng giám đốc vắng mặt; chịu trách nhiệm trước
tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình; được tổng giám đốc ủy quyền
đàm phán và kí kết một số hợp đồng với đối tác trong và ngoài nước.
Giám đốc điều hành là người giúp việc cho tổng giám đốc, được ủy quyền thay mặt
tổng giám đốc và phó tổng giám đốc khi vắng mặt, giúp điều hành các công việc ở các
đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Các xí nghiệp may là các đơn vị sản xuất may mặc gồm các khâu từ cắt may đến đóng
gói và giao hàng.
Xí nghiệp dịch vụ sản xuất và cung cấp các dịch vụ: thêu, giặt, hòm hộp carton, bìa
lưng, khoanh cổ, in ấn trên bao bì…
Phòng kế hoạch: xây dựng mục tiêu và kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của toàn
công ty, quản lý các hoạt động kinh doanh quốc tế, cân đối kế hoạch và điều độ sản xuất.
Quản lý các kho nguyên phụ liệu và các thiết bị bao bì thành phẩm
Phòng kinh doanh: quản lý các hoạt động kinh doanh trong nước
Phòng kỹ thuật quản lý công tác kỹ thuật và công nghệ trong toàn công ty thiết kế mặt
bằng sản xuất của các doanh nghiệp chuẩn bị sản xuất các đơn hàng được phân công
Phòng QA xây dựng hệ thống quản lý và quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn
công ty và các hoạt động đánh giá khách hàng
13
Phòng tài chính kế toán quản lý tài chính tổng hợp phân tích kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty trên từng lĩnh vực
Phòng cơ điện quản lý thiết bị bảo dưỡng sửa chữa thiết bị chế tạo công cụ trang thiết
bị phụ trợ cung cấp năng lượng lắp đặt các hệ thống điện hơi nước khí nén và các vấn đề
có liên quan trong sản xuất
Ban tổ chức hành chính phụ trách lao động, tiền lương, hành chính văn thư, lưu trữ,
quản trị đời sống và đội xe con, công nghệ thông tin
Ban đầu tư quản lý các công trình đầu tư xây dựng của công ty duy tu bảo dưỡng sửa
chữa các công trình xây dựng
Ban y tế môi trường lao động quản lý khám chữa bệnh bảo vệ sức khỏe vệ sinh phòng
dịch phòng chống bệnh nghề nghiệp cho toàn công ty
Ban nghiên cứu tổ chức sản xuất nghiên cứu tìm kiếm phương pháp cải tiến mô hình
tổ chức sản xuất tối ưu cải tiến thao tác cho các đơn vị trong toàn công ty kiểm tra giám
sát việc thực hiện
Ban marketing nghiên cứu phát triển thị trường trong và ngoài nước
Ban thiết kế thời trang nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thời trang cho việc kinh
doanh
Ban bảo vệ quân sự bảo vệ an ninh và phòng chống cháy nổ
Trường mầm non chăm sóc các cháu trong độ tuổi mầm non là con em của cán bộ
công nhân viên trong công ty
Trường đào tạo dạy nghề cho lao động bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán
bộ công nhân viên
1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của công ty
Công ty Cổ phần May 10 là doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà
nước trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam Vinatex. Vận động theo sự chuyển mình
của quốc gia, Công ty May 10 đang dần chuyển dịch từ hình thức may gia công theo đơn
14
đặt hàng sang hình thức xuất khẩu FOB trên thị trường quốc tế, đồng thời vươn lên trở
thành công ty may mặc hàng đầu trên thị trường nội địa.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất, kinh doanh các loại quần áo thời
trang và nguyên phụ liệu ngành may phục vụ cho xuất khẩu và cả tiêu dùng nội địa.
Đồng thời, công ty cũng tham gia vào một số lĩnh vực khác như kinh doanh các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng; kinh doanh
văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân và đào tạo nghề.
1.2 Tình hình xuất khẩu của công ty cồ phần May 10
1.2.1 Các thị trường của công ty
Từ lâu, May 10 đã là một thương hiệu mạnh, nổi tiếng gần xa. Khách hàng nước
ngoài khi nói đến May 10 , nhiều nơi không cần kiểm tra, sẵn sàng đặt hàng qua mạng.
Sản phẩm của May 10 được xuất khẩu chủ yếu sang 3 thị trường lớn là Hoa Kì, EU và
Nhật Bản. Trong đó, hàng đi Hoa Kì chiếm 37%, EU 37% và Nhật Bản từ 10-15%.
Cả 3 thị trường này đều là những nền kinh tế lớn trên thế giới, được mệnh danh là
những “xã hội tiêu dùng”. Với mức thu nhập của người dân cao thì tiềm năng khi xuất
khẩu hàng hóa vào các thị trường này là rất lớn.
Tuy nhiên, do khác nhau về yếu tố địa lý, văn hóa, phong tục, tập quán,…thì mỗi thị
trường lại có những đặc điểm tiêu dùng riêng của mình mà nhà xuất khẩu muốn bán hàng
thành công cần phải nắm vững.
Dưới đây là đặc điểm, tính chất của từng thị trường và các kết quả xuất khẩu của công
ty cổ phần May 10 vào 3 thị trường này.
1.2.1.1 Hoa Kì
Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất trên thế giới do dân số Mỹ tương
đối đông, nhu cầu tiêu dùng tương đối lớn mà sản xuất dệt may nội địa không đáp ứng
được do khó cạnh tranh với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước đang phát triển, có mức
giá thành rẻ do chi phí nhân công thấp. Thị trường Mỹ là một thị trường lớn và tương đối
dễ tính. Phải thấy rằng người dân Mỹ chuộng mua sắm vì họ cho rằng càng mua sắm
15
nhiều càng kích thích sản xuất và dịch vụ phát triển, tức là nền kinh tế sẽ tăng trưởng.
Đối với mặt hàng dệt may, nhìn chung người dân Mỹ thích sự giản tiện, hiện đại nhưng
hợp mốt và càng độc đáo khác biệt thì sẽ càng được tiêu thụ mạnh. Thị hiếu của người
tiêu dùng Mỹ cũng khá đa dạng, do trên đất Mỹ có nhiều nền văn hóa khác nhau đang
cùng tồn tại, từ châu Âu cho đến châu Á. Người tiêu dùng Mỹ lại khá dễ tính, so sánh thị
trường Mỹ với thị trường châu Âu, ta có thể thấy sự khác biệt rõ nhất trong tiêu chí chọn
mua hàng hóa là người dân Mỹ thường quan tâm tới giá cả trong khi người châu Âu lại
quan tâm tới chất lượng. Bởi cùng một số đồ vật nhưng thời gian sử dụng của người Mỹ
có thể chỉ bằng một nửa thời gian sử dụng của người tiêu dùng các nước phát triển khác.
Vì sự thay đổi liên tục đó, yếu tố giá cả mới là yếu tố quan trọng. Về chất liệu, cotton
luôn được ưa chuộng tại Hoa Kì, với số lượng nhập khẩu quần áo chất liệu cotton luôn
chiếm khoảng 60% trong tổng số hàng dệt may nhập khẩu.
Bảng 1.3: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty may 10 vào thị trường Hoa Kì
Mặt
hàng
xuất
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng
(chiếc)
Trị giá HĐ
(USD)
Số lượng
(chiếc)
Trị giá HĐ
(USD)
Số lượng
(chiếc)
Trị giá HĐ
(USD)
Sơ mi 4,558,366 6,523,449.57 4,151,900 5,459,753.89 3,647,521 9,201,885.33
Quần 1,420,227 3,009,967.32 1,743,787 5,481,757.71 942,387 1,832,626.01
Jacket 1,169,003 2,003,045.57 1,285,789 4,098,629.14 1,147,818 3,628,443.37
Bộ
comple
26,409 339,007.87 32,088 207,547.44 206 2,060
Áo vest 53,175 677,569.66 6,404 52,055.10
Váy 6,207 8,627.05 264 435.60
Nguồn: Phòng kế hoạch- CTCP May 10
Nhìn vào bảng 1.3 ta thấy các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty vào thị trường
Hoa Kì là sơ mi, quần, jacket, áo vest…Điều này cho thấy người tiêu dùng Hoa Kì
16
chuộng kiểu quần áo đơn giản, không quá cầu kì. Tuy nhiên điều này không chứng tỏ
rằng họ không yêu cầu về tính thời trang.
1.2.1.2 EU
Thị trường lớn tiếp đến là thị trường EU. Liên minh châu Âu EU là khối thị trường
chung, khối liên kết kinh tế khu vực lớn nhất trên thới giới với 27 quốc gia thành viên,
tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số gần 500 triệu người nên nhu cầu về hàng hóa
rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, do các nước thành viên đều nằm trong khu vực Tây
và Bắc Âu nên cũng có những nét tương đồng về kinh tế và văn hóa. Trình độ phát triển
kinh tế của những nước này khá đồng đều nên người dân EU có một số điểm chung về sở
thích thói quen tiêu dùng Nhìn chung EU là một thị trường lớn nhưng khó tính. Người
tiêu dùng EU có thị hiếu thay đổi nhanh, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi
trường, nhãn mác, bao bì... Các doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập được thị
trường EU phải có khả năng cạnh tranh cao và trình độ kinh doanh chuyên nghiệp. Đối
với mặt hàng dệt may, khách hàng EU rất quan tâm đến chất lượng và thời trang, do đó
yếu tố này có khi lại quan trọng hơn yếu tố về giá cả. EU là nơi hội tụ của những kinh đô
thời trang thế giới nên họ đòi hỏi khắt khe về kiểu dáng và mẫu mốt. Sản phẩm dệt may
tiêu thụ ở thị trường này mang tính thời trang cao, luôn thay đổi mẫu mã kiểu dáng, màu
sắc chất liệu để đáp ứng được tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người
tiêu dùng. Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng hàng của những hãng nổi
tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng và uy tín lâu
đời nên sử dụng những mặt hàng này có thể yên tâm về chất lượng và an toàn cho người
sử dụng. Do mức sống cao nên người dân EU yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an
toàn của sản phẩm dệt may. Vì thế cạnh tranh về giá không hẳn là biện pháp tối ưu khi
xâm nhập thị trường EU. Người dân EU cũng đòi hỏi sản phẩm dệt may phải an toàn cho
người sử dụng không gây dị ứng, tạo cảm giác khó chịu cho người mặc, không có một số
hoá chất mà hiệp hội dệt may Châu Âu cấm sử dụng. Thị trường Châu Âu còn sử dụng
những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rất khắt khe như: tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO
17
14000. Một điều cần lưu ý nữa là mức độ mua sắm của người dân EU. Trong 10 năm
qua, người tiêu dùng EU thường chờ 5-6 tháng mới mua sản phẩm may mặc mới vào hai
vụ đông, hè. Tuy nhiên, hiện nay họ có xu hướng muốn mua sản phẩm mới nhanh hơn.
Như vậy, thay cho hai mùa thời trang trước đây thì nay ở EU có tới 5-6 mùa thời trang
gồm trước vụ, chính vụ và sau vụ cho mỗi vụ đông, hè. Khi chỉ có hai mùa thời trang, các
nhà nhập khẩu EU thường đặt mua (chẳng hạn) 10.000 sản phẩm cho mỗi lô hàng nhưng
nay họ chỉ đặt mua 3.000 sản phẩm mỗi lần. Điều này tạo bất lợi cho các nhà cung cấp vì
muốn thu được nhiều lợi nhuận nhờ sản xuất hàng số lượng lớn. Theo đó, các nhà sản
xuất phải tìm hiểu những dự báo về thời trang ở EU, gồm kiểu dáng, chất liệu, thiết kế 1
năm trước khi tung ra sản phẩm và chuẩn bị mua nguyên liệu đầu vào để đáp ứng kịp thời
nhu cầu của các nhà nhập khẩu EU.
Bảng 1.4: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty may 10 vào thị trường EU
Mặt
hàng
xuất
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng
(chiếc)
Trị giá HĐ
(USD)
Số lượng
(chiếc)
Trị giá HĐ
(USD)
Số lượng
(chiếc)
Trị giá HĐ
(USD)
Sơ mi 3829078 6398479,36 3429309 7823533,9 3508489 6495488,11
Quần 123973 260186,09 143409 292716,6 1080659 4050052,81
Jacket 105600 323990,08 144763 498272,8 181759 629335,13
Bộ
comple
71 3559 0 0 3164 68705,27
Áo vest 805 12180,75 3419 21071 2602 25044
Váy 3116 5907,1 20410 82477,3 222621 435415,41
Nguồn: Phòng kế hoạch- CTCP May 10
18
Trong khối thị trường EU thì các nước thường xuyên có quan hệ bạn hàng với công ty
May 10 là: Đức, Anh, Ba Lan, Bỉ, Czech, Hà Lan, Hungary, Ireland, Pháp, Phần Lan,
Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hy Lạp, Italia, Malta, Slovakia và Đan Mạch. Trong đó nước
có thị phần lớn nhất là Đức, tiếp đó là Anh và Pháp. Một điều cần lưu ý nữa khi xuất
hàng sang EU là bên cạnh các tiêu chuẩn kỹ thuật của khối thống nhất đưa ra, thì mỗi
nước cũng có những quy định riêng của mình mà khi xuất hàng vào từng nước cần phải
chú ý đến. Ví dụ như Thông tư 91/173/EC của EU quy định hạn chế việc sử dụng
Pentaclophenol (chất sử dụng tránh sự phát triển của nấm và thối rữa do vi khuẩn) trong
các sản phẩm nhất định. Tuy nhiên một số nước EU như Đức, Hà Lan, Nauy, Đan Mạch
đã đưa ra luật bổ sung nghiêm ngặt hơn, là cấm bán các sản phẩm có chứa
Pentaclophenol. Ngoài ra, còn có các luật riêng như luật của Đức về crom và hữu cơ thiếc
trong sản phẩm quần áo, luật Đan Mạch về giới hạn chì, luật Nauy về thủy ngân và
parafin…
1.2.1.3 Nhật Bản
Là một nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và nhập khẩu dệt may hàng đầu, Nhật
Bản có sức ảnh hưởng lớn đến nhu cầu hàng hoá và dịch vụ của thế giới. Cụ thể hơn,
Nhật như là một nhà tiêu thụ quần áo chủ chốt và tầm ảnh hưởng của xu hướng thời trang
tại quốc gia này không thể phủ nhận. Nhật Bản chỉ đứng sau Mỹ về chi tiêu cho quần áo
và nhu cầu về bông. Một vài thập kỷ gần đây, hàng nhập khẩu luôn chiếm phần lớn trong
tổng doanh số bán lẻ và tiêu dùng hàng may mặc tại Nhật. Nhập khẩu quần áo tăng trung
bình 7,5% mỗi năm trong 2 thập kỷ qua. Tuy nhiên đây cũng là một thị trường khó tính
với những đòi hỏi khắt khe cả về chất lượng và giá cả. Theo Tổ chức Xúc tiến thương
mại Nhật Bản (JETRO), thị hiếu tiêu dùng của người Nhật bắt nguồn từ truyền thống văn
hóa và điều kiện kinh tế. Nhìn chung họ có trình độ thẩm mỹ cao, tinh tế do có cơ hội
được tiếp cận với nhiều loại hàng hóa dịch vụ trong và ngoài nước. Đối với hàng dệt
may, thị trường tiêu dùng Nhật là một thị trường phát triển. Yếu tố giá cả không phải là
yếu tố quyết định thành công của nhà xuất khẩu nước ngoài. Quan trọng hơn, các nhà
19
xuất khẩu và các nhà sản xuất phải tạo dựng được tiếng tăm và uy tín sản phẩm của mình
thì mới có cơ hội lâu dài. Sản phẩm nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về
chất liệu, trình độ kỹ thuật, tay nghề thì sẽ có ưu thế cạnh tranh. Khác với xuất khẩu sang
châu Âu thường là các lô hàng lớn, xuất khẩu sang Nhật bản thường là các lô hàng nhỏ,
chủng loại đa dạng, vòng đời sản phẩm ngắn. Rất nhiều sản phẩm được cấp giấy chứng
nhận chất lượng ở nước xuất khẩu nhưng lại không đạt yêu cầu khắt khe khi vào thị
trường Nhật. Tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu và Mỹ đều chú ý vào hình thức bên ngoài
mà không đi sâu vào chi tiết bên trong, chủ yếu liên quan đến tay nghề công nhân. Nhưng
người tiêu dùng Nhật lại luôn có xu hướng đòi hỏi sự hoàn hảo trong toàn bộ sản phẩm
họ mua. Họ chú ý đến cả những khuyết tật nhỏ nhất trên sản phẩm như vết xước, vết rạn,
ngay cả khi những tỳ vết này là đặc điểm cố hữu trên nguyên liệu sử dụng.
Bảng 1.5: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty may 10 sang thị trường Nhật Bản
Mặt hàng
xuất
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số
lượng
Trị giá HĐ Số
lượng
Trị giá HĐ Số
lượng
Trị giá HĐ
Sơ mi 104.877 102.300,57 477.271 478.146,21 342.925 345.158,98
Quần 20.093 186.216,96 6.900 72.071,70 18 49,32
Bộ comple 117.589 1.023.978,44 121.785 1.218.179,53 187.394 2.067.695,49
Áo vest 2.279 12.657,53 6.168 32.317,11 13.335 99.608,54
Nguồn: Phòng kế hoạch- CTCP May 10
1.2.2 Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty
Từ một đơn vị nhỏ bé, thiết bị lạc hậu chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, chủ yếu
phục vụ quân đội, đến nay May 10 đã sản xuất ra nhiều sản phẩm chính như sơ mi,
jacket, quần âu, comple, váy, áo jile và một số sản phẩm khác. Trong đó, phải kể đến mặt
hàng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhất, đánh giá cao và là sản phẩm mũi nhọn
của công ty là áo sơ mi nam với chất lượng tuyệt hảo. Để củng cố thêm cho vị trí đang
có, tháng 4/2006, May 10 đã định hình hướng phát triển cho sản phẩm thời trang sơ mi
20
nam của mình với việc ra mắt 2 dòng sản phẩm mới là Pharaoh series và VIP style. Dòng
Pharaoh dành cho giới thanh niên, trung niên, văn phòng, công chức. Dòng VIP cao cấp
và vượt trội hơn hẳn, tận dụng tối đa các nét đẹp kinh điển của sơ mi, gây ấn tượng thời
trang mang tính “cảm xúc”. Có thể nói các sản phẩm của May 10 đáp ứng sâu sắc nhu
cầu, tâm lý người tiêu dùng về mảng thời trang dành cho các quý ông. Bên cạnh sơ mi
nam, gần đây các loại veston cao cấp và quần áo thời trang cho giới trẻ với kiểu dáng
đẹp, thuận tiện cũng được May 10 tung ra thị trường.
Bảng 1.6: Các sản phẩm chủ yếu của công ty ở thị trường nước ngoài.
Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Sơ mi 9.562.208 79.19 9.637.696 74.81 9.205.861 71.23
Quần 2.085.104 17.27 1.714.723 13.31 1.987.009 15.37
Jacket 128.898 1.07 1.298.881 10.08 1.526.112 11.81
Comple 119.632 0.99 149.949 1.16 168.734 1.3
Veston 147.408 1.22 61.604 0.48 11.290 0.09
Váy 26.859 0.22 14.400 0.12 20.834 0.16
Jile 4.782 0.04 0 0 0 0
Khác 200 0 5.147 0.04 4.811 0.04
Cộng 12.075.091 100 12.882.400 100 12.924.651 100
Nguồn: phòng kế hoạch, công ty cổ phần May 10
Qua bảng 1.6 ta thấy, lượng sản phẩm của công ty xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
là lớn, trung bình trên 12 triệu chiếc. Mức độ tăng năm 2007 là 6,7%, và mức độ tăng
năm 2008 là 0,3%. Ta thấy mức độ tăng của năm 2008 có giảm nhiều so với năm 2007.
Tuy nhiên, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra giữa năm 2008 bắt
nguồn từ Mỹ- một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất của May 10, kéo theo ảnh
hưởng đến một loạt các nền kinh tế trên thế giới, làm cho nhu cầu nhập khẩu của các
nước đều giảm thì kết quả có tăng trưởng tuy ít của công ty vẫn là một khích lệ. Trong
21
các mặt hàng xuất khẩu, mặt hàng sơ mi luôn chiếm trên 70%, giữ vững là mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của công ty. Bên cạnh đó là sự gia tăng của các mặt hàng mới như comple
và áo jacket.
1.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bằng chất lượng và bằng việc thực hiện trọn vẹn các cam kết về chất lượng, dịch vụ
và uy tín với khách hàng, May 10 đã và đang chinh phục được các tên tuổi lớn trong thị
trường xuất khẩu và đã có tên trên “bản đồ may mặc” thế giới. Đến nay, với bề dày
truyền thống, May 10 đã được xếp vào “Top 10” thương hiệu nổi tiếng của ngành dệt
may Việt Nam. Công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh ở mức cao so
với nhiều doanh nghiệp khác trong nước. Từ năm 1992 đến nay, công ty luôn đạt tốc độ
tăng trưởng từ 20-30%/ năm.
Bảng 1.7: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Tổng doanh
thu
Tỷ đồng 497,614 623,588 705,197
2 Tổng chi phí Tỷ đồng 480,494 604,838 687,697
3 Tổng lợi
nhuận
Tỷ đồng 17,12 18,75 17,5
4 Lao động Người 7,480 7,800 7,700
5 Thu nhập
bình quân
Triệu đ/LĐ 1,520 1,601 1,979
Nguồn: Phòng kế hoạch- CTCP May 10
Qua bảng 1.7 ta thấy lợi nhuận của công ty tương đối cao, góp phần tăng nguồn thu
ngoại tệ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên ta thấy lợi nhuận của năm
2009 có giảm đôi chút so với năm trước đó. Điều này có thể lý giải do giá yếu tố nguyên
vật liệu đầu vào tăng làm cho tổng chi phí tăng. Thêm nữa do hậu quả của cuộc khủng
hoảng tài chính kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu của các nước
22
có giảm, cộng thêm sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước đang phát triển có
cùng một mặt hàng xuất khẩu.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng lên đều đặn. Việc này là phù hợp với
mức giá cả tiêu dùng leo thang như hiện nay nhằm đảm bảo cuộc sống của người lao
động không ngừng được cải thiện, phát huy tinh thần nỗ lực làm việc của người lao động.
Từ thực tế phát triển của công ty và từ bối cảnh trong nước và quốc tế, công ty đã đưa
ra định hướng đến năm 2020 như sau:
Về kinh tế:
Doanh thu bình quân hàng năm tăng 20% trở lên
Lợi nhuận bình quân hàng năm tăng 10-15%
Thu nhập bình quân/người/tháng tăng từ 10-12%
Về xã hội:
Tạo thêm 5000-10000 chỗ làm việc mới ở các địa phương
Đào tạo 7000-8000 công nhân kỹ thuật và cao đẳng nghề cho xã hội
1.3 Những rào cản kỹ thuật đang được áp dụng đối với hàng may mặc Việt Nam
(trong đó có May 10)
1.3.1 Một số rào cản kỹ thuật chung đối với hàng may mặc
Ngày nay, xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng phát triển, một tất yếu khách
quan là khi các nước ngày càng giảm sử dụng các hàng rào thuế quan trong quan hệ
thương mại quốc tế thì các hàng rào phi thuế ngày càng được gia tăng áp dụng để bảo hộ
nền sản xuất trong nước. Trong các hàng rào phi thuế quan, hệ thống hàng rào kỹ thuật
được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất
khẩu. Nhìn chung, hầu hết các thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn của ta đều áp
dụng những biện pháp như sau:
- Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của con người: Bao gồm những tiêu
chuẩn được đặt ra để bảo vệ an toàn và sức khoẻ của cá nhân như các tiêu chuẩn về thiết
bị điện, hoặc các quy định về sử dụng các vật liệu chậm cháy, các quy định về chất lượng
23
sản phẩm (ví dụ các yêu cầu không sử dụng các nguyên liệu gây nguy hiểm để sản xuất
sản phẩm, ghi nhãn chính xác về hàm lượng, trọng lượng và con số đo lường chính xác
v.v...).
- Các biện pháp bảo vệ sự sống, sức khỏe của động vật và thực vật, các biện pháp để
bảo vệ các loài sinh vật nguy hiểm, hoặc để bảo vệ các loài cây quý hiếm. Đặc biệt, ở một
số nước phát triển, việc buôn bán các sản phẩm từ một số động vật cũng có những quy
định cụ thể, như việc sử dụng da của một số loài động vật quý hiếm để sản xuất ra các
loại áo choàng, túi xách…
- Các biện pháp bảo vệ môi trường: Bao gồm, việc sử dụng các loại thuốc nhuộm, hóa
chất trong may mặc và công nghệ xử lý rác thải và nước thải công nghiệp. Các nước công
nghiệp tiên tiến cũng ngày càng quan tâm đến các vấn đề về môi trường, liên quan đến
phế thải và yêu cầu cần tái chế, điều này dẫn đến việc tăng chi phí của các nhà sản xuất.
- Các qui định để bảo vệ công chúng, người tiêu dùng hoặc để cung cấp dữ liệu phục vụ
cho việc kiểm soát chất lượng, như các thông số ghi trên nhãn mác sản phẩm, các quy
định về chất lượng của sản phẩm khi đưa ra thị trường.
- Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng
Dưới đây, em xin được trình bày cụ thể những rào cản kĩ thuật đã được 3 thị trường
nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất của ta áp dụng bao gồm: EU, Hoa Kì và Nhật Bản.
1.3.2 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc nhập khẩu vào EU
EU là một trong những thị trường có các rào cản đối với hàng may mặc chặt chẽ
nhất. Các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển phải tuân thủ với luật của EU khi
xuất khẩu vào thị trường này. Vì vậy, tham vấn luật pháp là cần thiết cho bất kì nhà sản
xuất hoặc xuất khẩu nào muốn xuất hàng vào thị trường EU.
Hiện nay luật sản phẩm của EU liên quan đến hàng may mặc chủ yếu liên quan đến
vấn đề môi trường, sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.
24
1.3.2.1Quy định về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng
Hiện nay, EU cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các chất nghi là có hại cho sức khỏe
con người trên sản phẩm may mặc. Cụ thể:
- Thông tư 2001/95/EC về an toàn sản phẩm: thông tư này áp dụng cho tất cả các sản
phẩm trên thị trường EU, cấm đưa ra các sản phẩm gây rủi ro cho sức khỏe nguời tiêu
dùng, do các chất nguy hại hoặc do cấu trúc không an toàn gây ra. Đối với sản phẩm dệt
may, có 2 tiêu chuẩn về tính an toàn sản phẩm bao gồm:
Tiêu chuẩn EN 14682: 2004 về dây luồn trên quần áo trẻ em, áp dụng cho tất cả quần
áo trẻ em dưới 14 tuổi. Tiêu chuẩn đặt ra yêu cầu: cấm sử dụng dây luồn ở vùng đầu và
cổ của áo cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 7 tuổi; hạn chế sử dụng dây luồn ở vùng đầu và cổ
cho trẻ em từ 7-14 tuổi (dây luồn có chức năng trang trí không được dài quá 75mm và
cấm sử dụng dây nhựa). Mục đích của tiêu chuẩn nhằm giảm rủi ro tai nạn do dây luồn
trên quần áo trẻ em gây ra (nghẹt cổ, một số vụ việc gây chết người đã xảy ra tại sân
chơi).
Tiêu chuẩn EN 14878: 2007 về phản ứng cháy của quần áo ngủ trẻ em. Tiêu chuẩn
đưa ra các yêu cầu thử nghiệm để phân loại khả năng cháy của quần áo ngủ trẻ em.
Bảng 1.8: Phân loại khả năng cháy của quần áo trẻ em
Loại Ứng dụng Các thông số được
đo
Yêu cầu tối thiểu
A Quần áo ngủ trẻ em
(không phải pyjama)
Tia sáng lóe trên bề
mặt
Thời gian lóe sáng
Không có tia sáng lóe trên bề
mặt
Sợi chỉ đánh dấu thứ ba không
cháy trong thời gian chưa đến 15
giây
B Pyjama trẻ em Tia sáng lóe trên bề
mặt
Thời gian tia sáng
Không có tia sáng lóe trên bề
mặt
Sợi chỉ đánh dấu thứ ba không
25
lan truyền cháy trong thời gian chưa đến 10
giây
C Quần áo ngủ của trẻ
nhũ nhi
Không phải thử Không phải thử
Nguồn: Viện dệt may Việt Nam
- Thông tư 94/62/EC về bao bì và phế liệu bao bì: yêu cầu giảm thiểu phế liệu bao bì
hoặc ưu ái các vật liệu bao bì từ nguyên liệu tái chế (xem phụ lục I).
- Thông tư 2002/61/EEC về thuốc nhuộm azo trong các sản phẩm dệt và da: EU cấm
lưu thông các sản phẩm có chứa thuốc nhuộm azo nghi gây ung thư. Thuốc nhuộm azo
thường được sử dụng để nhuộm các sản phẩm dệt và da (quần áo, sản phẩm dùng trên
giường, khăn lông, tóc giả, mũ, túi ngủ, găng tay, dây đeo, túi xách, sợi và vải…), thuốc
nhuộm azo có thể giải phóng một hoặc nhiều amin có thể gây ung thư (xem phụ lụcII).
- Thông tư 91/338/EC về Cadimi trong một số sản phẩm: các hợp chất Cadimi là các
chất gây ung thư. Cadimi có thể có mặt trong một số thuốc nhuộm hàng dệt và da, và các
hợp chất của Cadimi được sử dụng trong chất tráng PVC cho quần áo, túi và các mặt
hàng quảng cáo. EU cấm sản xuất và bán các sản phẩm có sơn có chứa một lượng Cadimi
cao hơn 0,01% theo khối lượng.
- Thông tư 2004/96/EC (sửa đổi từ thông tư 94/27/EC) đưa ra yêu cầu về Nikel trong
các vật liệu xỏ lỗ, đồ trang sức và phụ kiện hàng may mặc. Do rất nhiều người bị dị ứng
với Nikel, nên EU đã đưa ra quy định về hàm lượng Nikel trong các sản phẩm kim loại
có tiếp xúc trực tiếp với da người, quy định tốc độ giải phóng Nikel ra khỏi các chi tiết
tiếp xúc trực tiếp với da không được lớn hơn 0,5 microgam/cm2/tuần.
- Thông tư 83/264/EC và 2003/11/EC về các chất làm chậm cháy trong sản phẩm
dệt: theo đó, EU cấm sử dụng các chất làm chậm cháy (TRIS, TEPA, PBB- các chất này
gây ung thư và làm biến đổi gen, độc với sinh sản, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ
miễn dịch của con người) trong các mặt hàng có tiếp xúc với da người như quần áo, quần
áo lót, khăn trải giường…; đồng thời cấm đưa ra bán các mặt hàng nếu các mặt hàng này
26
hoặc bộ phận của chúng có chứa chất làm chậm cháy brom hóa (penta BDE, octa PDE- là
chất tích lũy sinh học, gây ảnh hưởng đến môi trường và được tìm thấy trong sữa mẹ với
hàm lượng tăng dần) với nồng độ vượt quá 0,1% theo khối lượng.
- Thông tư 2003/53/EC về Nonyl phenol và ethoxylat ( là các chất bền vững và tích
lũy sinh học, nghi là có ảnh hưởng lên nội tiết): thông tư cấm bán các sản phẩm mà trong
thành phần của nó có chứa các chất này với nồng độ vượt quá 0,1% theo khối lượng.
- Quy chuẩn EC 850/2004 về các chất hữu cơ bền vững gây ô nhiễm (POP): các chất
hữu cơ bền vững gây ô nhiễm là các chất bền vững trong môi trường, tích lũy sinh học
thông qua chuỗi thức ăn và có rủi ro gây ra tác động xấu đến sức khỏe con người và môi
trường. Quy chuẩn này cấm sản xuất, bán và sử dụng các chất hữu cơ bền vững gây ô
nhiễm ở EU.
- Thông tư 2006/122/EC về các chất Perluorooctane Sulphonat (PFOS). PFOS thường
được sử dụng để tạo ra các chất chống bám dầu, mỡ và chống thấm nước. Nghiên cứu
gần đây cho thấy PFOS bền vững, tích lũy sinh học và độc với động vật có vú. PFOS
tiềm năng lan rộng đi rất xa và ảnh hưởng xấu đến môi trường. EU cấm việc bán các sản
phẩm trong thành phần có chứa PFOS vượt quá 0,1% theo khối lượng.
- Thông tư 91/173/EC về Pentaclophenol (PCP). PCP là chất được sử dụng để tránh
sự phát triển của nấm mốc và thối rữa do vi khuẩn gây ra. PCP có độ độc cao cho hệ thủy
sinh, nguy hiểm cho sức khỏe con người và bền vững trong môi trường. EU cấm sử dụng
PCP trong các sản phẩm quần áo hoặc phụ kiện.
1.3.2.2 Quy định về tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000
Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban
hành. ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng
rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000 hướng dẫn các tổ
chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình quản lý thích hợp và văn bản
hóa các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn. Nó bao gồm 20 yêu cầu
chia thành 4 nhóm chủ yếu:
27
ISO 9001: mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, thiết kế, lắp đặt và
dịch vụ.
ISO 9002: mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp đặt và dịch vụ
sau bán hàng.
ISO 9003: mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình kiểm tra cuối cùng và thử
nghiệm.
ISO 9004: Những hướng dẫn cho thiết kế và thực thi các hệ thống chất lượng.
Mục đích cuối cùng của ISO 9000 là cải thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ.
Tuy ISO 9000 không phải là một tiêu chuẩn bắt buộc, nhưng nhìn chung những hàng
hóa được sản xuất bởi nhà sản xuất có chứng chỉ ISO 9000 sẽ được khách hàng đánh giá
cao hơn.
1.3.2.3 Quy định đối với tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000
Hệ thống tiêu chuẩn SA 8000 được xây dựng dựa trên Công ước của Liên Hợp Quốc
về quyền trẻ em, Công ước của tổ chức Lao động quốc tế và tuyên bố toàn cầu về nhân
quyền.
Mục đích của SA 8000 là cải thiện điều kiện sống và làm việc cho người lao động.
Tiêu chuẩn đưa ra những quy định về việc sử dụng lao động trong quá trình sản xuất ra
sản phẩm. SA8000 bao gồm các lĩnh vực sau của trách nhiệm giải trình:
- Lao động trẻ em: Bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động của trẻ em dưới
14 (hoặc 15 tuổi tùy theo từng quốc gia) và trẻ vị thành niên 14(15)-18.
- Lao động cưỡng bức: Bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động tù tội, lao
động để trả nợ cho người khác v.v
- An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc: Các quy định về vận hành, sử dụng
máy móc thiết bị, các điều kiện về môi trường như độ chiếu sáng, độ ồn, độ ô
nhiễm không khí, nước và đất, nhiệt độ nơi làm việc hay độ thông thoáng không
khí, các theo dõi-chăm sóc y tế thường kỳ và định kỳ (đặc biệt các chế độ cho lao
động nữ), các trang thiết bị bảo hộ lao động mà người lao động cần phải được có
28
để sử dụng tùy theo nơi làm việc, các phương tiện thiết bị phòng cháy-chữa cháy
cũng như hướng dẫn, thời hạn sử dụng, các vấn đề về phương án di tản và thoát
hiểm khi xảy ra cháy nổ.
- Quyền tham gia các hiệp hội: Công đoàn, nghiệp đoàn
- Phân biệt đối xử: Các vấn đề về phân biệt đối xử theo các tiêu chuẩn tôn
giáo-tín ngưỡng, dân tộc thiểu số, người nước ngoài, tuổi tác, giới tính. Tiêu chuẩn
SA8000 không cho phép có sự phân biệt đối xử.
- Kỷ luật lao động: Các vấn đề liên quan đến các hình thức kỷ luật được phép
và không được phép (đánh đập, roi vọt, xỉ nhục, đuổi việc, hạ bậc lương, quấy rối
tình dục v.v)
- Thời gian làm việc: Nói chung được đưa ra tương thích với các tiêu chuẩn
trong bộ Luật lao động của từng quốc gia cũng như các tiêu chuẩn của ILO về thời
gian làm việc thông thường, lao động thêm giờ, các ưu đãi về thời gian làm việc
đối với lao động nữ (trong hay ngoài thời kỳ thai sản và nuôi con nhỏ dưới 12
tháng tuổi).
- Lương và các phúc lợi xã hội khác (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế v.v)
- Quản lý doanh nghiệp: Các vấn đề về quản lý của giới chủ, bao gồm các vấn
đề liên quan đến quyền được khiếu nại của người lao động và nghĩa vụ phải trả lời
hay giải đáp khiếu nại của chủ.
- Quan hệ cộng đồng: Bao gồm quan hệ với các tổ chức, cơ quan khác hay dân
cư trong khu vực.
1.3.2.4 Các quy định về bảo vệ môi trường
- Quy chuẩn về đăng kí, đánh giá và cấp phép hóa chất (REACH- Registration,
Evaluation, Authorization, Restriction of Chemical substances). Để cải thiện việc bảo vệ
môi trường và sức khỏe con người, Ủy ban châu Âu đã soạn thảo và ban hành REACH-
một hệ thống quản lý hóa chất mới thay thế cho 40 luật về hóa chất ở EU. Đây là luật
nghiêm ngặt nhất về hóa chất trên thế giới cho đến nay. REACH có hiệu lực từ ngày
29
1/6/2007. Đưa ra danh mục khoảng 900 chất được xếp loại theo mức độ độc hại và đề ra
tỷ lệ cho phép tối đa trong sản phẩm.Trong danh mục đó, có khoảng 200 loại có liên quan
đến ngành dệt may, da giày. REACH yêu cầu phải đăng kí các chất trong mặt hàng khi:
Chất giải phóng ra khỏi mặt hàng một cách có chủ định trong điều kiện sử
dụng thông thường.
Tổng lượng của chất có trong mặt hàng vượt quá 1 tấn/ năm/ nhà sản xuất.
Chất chưa được đăng kí cho mục đích sử dụng ấy.
Ngoài ra, các chất có mối quan ngại cao (xem phụ lục III) có mặt trong mặt hàng cần
được thông báo khi:
Chất có mặt trong mặt hàng với nồng độ vượt quá 0,1% theo khối lượng.
Chất có mặt trong mặt hàng với lượng từ 1 tấn/ năm/ nhà sản xuất hoặc nhập
khẩu.
Chất chưa được đăng kí cho mục đích sử dụng ấy.
- ISO 14001
Hiện nay tiêu chuẩn môi trường cho các quốc gia đang phát triển được áp dụng nhiều
nhất là ISO 14001.
Mục đích của tiêu chuẩn ISO14001 về bản chất cho phép mọi người biết rằng công ty
được quản lý dưới hệ thống quản lý môi trường.
Các đặc điểm của tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001
Chứng nhận ISO dựa trên cơ sở tự nguyện, mặc dù nó có một sức ép đáng kể từ
những người mua hàng Tây Âu.
Nó là một quyết định của đội ngũ quản lý nhằm tránh sự ô nhiễm và chất thải đồng
thời trở nên hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn khi tôn trọng môi trường.
Các bộ tiêu chuẩn được thể hiện chi tiết dưới dạng thực hiện các công việc gì chứ
không phải là như thế nào.
Một chính sách môi trường cần được trình bày 1 cách có hệ thống.
Huấn luyện nhân viên đóng vai trò gì trong các vấn đề môi trường.
30
Kế hoạch, trách nhiệm và các tiến trình phải được ghi chép bằng văn bản.
Các cơ chế kiểm soát, điều chỉnh và hoạt động ngăn cản cần được định ra.
Yêu cầu kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài.
Yêu cầu thực hiện kiểm tra quản lý định kỳ.
Giấy chứng nhận do phía thứ 3 cấp.
1.3.3 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc tại Hoa Kì
- Luật tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng 2008 (CPSIA): Luật áp dụng đối với
những sản phẩm cho trẻ em dưới 12 tuổi. Đối với mỗi chuyến hàng, cần có giấy chứng
nhận hợp chuẩn tổng quát. Giấy chứng nhận nêu lên sự hợp chuẩn đối với các yêu cầu
lien quan của CPSC (Ủy ban an toàn tiêu dùng Hoa Kì) bao gồm các quy định, lệnh cấm,
tiêu chuẩn và quy tắc. Sản phẩm không có giấy chứng nhận không thể nhập khẩu hay
phân phối tại Hoa Kì. Luật cũng đưa ra yêu cầu phải thử nghiệm bởi bên thứ ba đối với
các sản phẩm này. Theo đó các sản phẩm cho trẻ em cần được thử nghiệm bởi một “Cơ
quan đánh giá hợp chuẩn” độc lập (phòng thí nghiệm). Một số tiêu chuẩn bao gồm: 16
CFR 1615/1616 (tiêu chuẩn tính cháy quần áo ngủ của trẻ em), Pl 110-314 sec 108 (Hàm
lượng Phtalat trong các sản phẩm trẻ em), 16 CFR 1500.48-49 (các điểm nhọn và cạnh
sắc đối với sản phẩm cho trẻ em), 16 CFR 1501,1500.50-53 (các phần nhỏ trong sản
phẩm và đồ chơi cho trẻ em dưới 3 tuổi). Vi phạm có thể dẫn đến các mức phạt dân sự và
hình sự. Chính phủ Hoa Kì có thể ra lệnh tiêu hủy sản phẩm nếu nó vi phạm các yêu cầu
của CPSC.
- Quy định hải quan về xuất xứ hàng hóa: Cơ sở pháp lý để thực hiện quy định về
xuất xứ là dựa trên luật thuế quan năm 1930, 1984, luật thương mại và cạnh tranh 1988,
và mới nhất là quy định mới của Hải quan Hoa Kì về khai báo xuất xứ hàng dệt may và
cách thức xây dựng mã số nhà sản xuất (từ năm 2005). Luật áp dụng cho tất cả các hàng
dệt may nhập khẩu từ tất cả các nước, bao gồm cả hàng may mặc bị áp dụng điều khoản
tự vệ đặc biệt và các nước chưa là thành viên của WTO mà vẫn phụ thuộc vào hiệp định
hàng dệt song phương. Nhà nhập khẩu là người sẽ xác định MID (Manufacturer
31
Identification Code- Mã số của nhà sản xuất) dựa trên những thông tin về công ty, điền
vào các form khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu. Chỉ có nhà sản xuất mới được tạo
MID; công ty kinh doanh, người bán hàng không phải là nhà sản xuất thì không thể tạo ra
MID. Nếu hải quan tại một cảng thấy nghi ngờ về khai báo MID không phải là của nhà
sản xuất, cảng có thể yêu cầu sửa chữa thông tin sau khi hàng đã qua cửa khẩu. Những lỗi
lặp lại về việc xác định MID khi nhập khẩu hàng dệt may sẽ đưa đến việc đánh giá mức
phạt đối với nhà nhập khẩu hay môi giới hải quan do không lưu tâm đúng mức. Mức xử
phạt đối với những vi phạm về xuất xứ sẽ là 10% trị giá hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ
Hoa Kì.
Bảng 1.9: Những nguyên tắc tạo mã số của nhà sản xuất
Nước Tên công ty Số nhà trong dòng
địa chỉ
Tên thành phố
2 kí tự về tên nước
theo tiêu chuẩn
ISO
Ví dụ: VN (Việt
Nam)
6 kí tự tạo nên từ 3
kí tự đầu tiên của 2
chữ đầu tiên trong
tên của công ty
Ví dụ: ABCCOM
(A.B.C Company)
Tối đa 4 kí tự lấy
từ số nhà hoặc số
phòng
Ví dụ: 1234 (12-34-
56 Alaska Road)
3 kí tự đầu của
tên thành phố
Ví dụ: HAN (HÀ
Nội)
Nguồn: www.moit.gov.vn
- Quy định về chất lượng sản phẩm: Cơ sở thực hiện là các luật về các Hiệp định
thương mại 1979 của Hoa Kì đưa ra các tiêu chuẩn và các thủ tục cấp giấy chứng nhận
chất lượng đối với hàng nhập khẩu. Luật này đưa ra các quy định và trách nhiệm của nhà
sản xuất, phân phối, bán lẻ hàng hóa trong việc đảm bảo các yêu cầu về thiết kế, sản xuất,
hướng dẫn sử dụng và các cảnh báo về khuyết tật của sản phẩm nhằm tránh những tổn hại
đến sức khỏe của người tiêu dùng và những bồi thường về sức khỏe do việc tiêu dùng
hàng hóa gây ra.
32
- Luật về các chất nguy hiểm: Cơ sở thực hiện là luật 65 California về thông báo sử
dụng các hóa chất độc hại. Các hóa chất độc hại bao gồm: các amin thơm gây ung thư
(liên quan đến thuốc nhuộm azo), các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng, các kim loại
nặng (cadimi, crom, chì, thủy ngân, niken…), các hợp chất hữu cơ thiếc (MBT, TBT,
TPhT…), các hợp chất có chứa clo (chất tải hữu cơ có chứa clo như clobenzen,
clotoluen), các chất chậm cháy (PBBs, Peta- BDE, octo BDE…), Focmaldehyt, Phtalat
(DEHP, DINP…), tổng hàm lượng chì trong sơn và bề mặt phủ. Luật quy định những yêu
cầu của việc dán mác, đóng gói, trong đó cần ghi đầy đủ các thông tin về xuất xứ của
hàng hóa, thành phần của sản phẩm, và hướng dẫn cách sơ cứu khi xảy ra tai nạn. Theo
quy định của luật này, các sản phẩm được coi là có chứa chất rất nguy hiểm sẽ bị cấm
nhập khẩu vào thị trường này.
- Quy định về trách nhiệm đối với người lao động (SA 8000): theo quy định của hệ
thống tiêu chuẩn này, Hoa Kì sẽ tiến hành đưa ra lệnh cấm nhập khẩu đối với các sản
phẩm có sử dụng lao động trẻ em, hoặc lao động cưỡng bức. Đồng thời hạn chế việc nhập
khẩu các sản phẩm do các cơ sở sản xuất không đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về điều
kiện làm việc, thời gian làm việc, mức lương tối thiểu, chế độ bồi thường,…đối với người
lao động theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Đạo luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ (từ ngày 1/1/2010): theo đó
ngành dệt may phải quan tâm đến điều kiện môi trường ở nơi sản xuất, xây dựng các khu
công nghiệp nhuộm có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, đồng thời phải có phòng
thí nghiệm sinh thái ở Viện dệt may. Đây là cơ sở để kiểm tra các loại hàng hóa, bảo đảm
an toàn cho người sử dụng cũng như để được cấp chứng chỉ an toàn cho hàng xuất khẩu.
- Quy định đối với hàng may mặc có thành phần từ lông thú: Hàng may mặc bằng
lông thú hay có một phần bằng lông thú nhập khẩu vào Mỹ, trừ những sản phẩm mới có
đơn giá dưới 7 USD phải ghi mark, mã theo quy định của luật nhãn hiệu hàng lông thú
(Fur products label act- FPT) bao gồm:
33
Tên người sản xuất hoặc người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu đã có số đăng
ký với FPT, số đó có thể được ghi thay cho tên.
Ghi chú nếu có sử dụng lông hư hỏng hoặc lông cũ.
Ghi rõ nếu lông được tẩy, nhuộm.
Ghi rõ nếu lông đó gồm toàn bộ hay của các phần cơ thể động vật.
Tên nước xuất xứ nhập khẩu lông để làm ra sản phẩm may mặc. Nhãn hiệu,
thương hiệu, bản quyền.
- Trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu (Tiêu chuẩn WRAP): “WRAP chứng
nhận rằng các sản phẩm may mặc được sản xuất phù hợp với 12 nguyên tắc chủ yếu sau:
1. Luật pháp và quy tắc nơi làm việc
2. Ngăn cấm lao động cưỡng bức
3. Ngăn cấm lao động trẻ em
4. Ngăn cấm quấy rối và ngược đãi
5. Bồi thường và phúc lợi
6. Giờ làm việc phải không được vượt quá giới hạn của luật pháp
7. Ngăn cấm phân biệt đối xử
8. Sức khoẻ và an toàn môi trường làm việc
9. Các quyền hợp pháp của nhân viên về tự do hiệp hội và thoả thuận tập thể
10. Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuẩn về môi trường
11. Thực hiện đúng thủ tục thuế quan
12. Cấm chất ma tuý
Tham gia vào chương trình chứng nhận WRAP chứng minh lời cam kết của ngành
công nghiệp may mặc đối với trách nhiệm xã hội trong thực tiễn kinh doanh bằng việc
tôn trọng triệt để các nguyên tắc sản xuất WRAP.”
1.3.4 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc tại Nhật Bản
Tại thị trường Nhật Bản, hàng may mặc nhập khẩu phải tuân thủ các đạo luật sau:
34
- Luật ghi nhãn chất lượng hàng hóa gia dụng (được kiểm soát bởi Phòng Bảo vệ
Người tiêu dùng, Ban Vấn đề người tiêu dùng, Cục Chính sách thương mại và Thông tin,
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp): mục tiêu của đạo luật này là để bảo vệ người
tiêu dùng bằng cách ghi nhãn thích hợp với chất lượng của hàng hóa gia dụng. Việc ghi
nhãn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Thành phần xơ: yêu cầu ghi nhãn thành phần xơ được sửa đổi vào năm 1997 cho phép
ghi nhãn cả bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, phải chỉ ra các loại xơ được dùng cho sản
phẩm bằng thuật ngữ quy định và tỷ lệ phần trăm của mỗi loại xơ (theo khối lượng).
Giặt gia dụng và các phương pháp giặt: sử dụng các kí hiệu được quy định tại tiêu
chuẩn JIS 1 0217 (Japan Industrial Standards- Luật tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản,
điều khoản 0217 quy định kí hiệu ghi nhãn cho sản phẩm dệt và các phương pháp ghi
nhãn sản phẩm dệt) để chỉ ra phương pháp giặt gia dụng và các phương pháp xử lý khác.
Chống thấm nước: quần áo có lớp tráng cần ghi nhãn đặc biệt để chỉ ra công năng
chống thấm nước trừ trường hợp lớp tráng được yêu cầu cho các mục đích khác.
Chỉ ra loại da cho sản phẩm dùng da một phần: quần áo có một phần dùng da hoặc da
tổng hợp phải được ghi nhãn để chỉ ra loại da phù hợp với các điều khoản về ghi nhãn
chất lượng của hàng hóa công nghiệp khác.
Người ghi nhãn: phải chỉ ra tên, địa chỉ hoặc số điện thoại của người ghi nhãn
Hình 1.2 Thí dụ về nhãn mác đối với đồ vải lụa
35
Hình 1.3. Thí dụ về nhãn mác đối với đồ vải vóc
- Đạo luật chống lại phần thưởng không thể biện minh được và giới thiệu lừa dối
(được kiểm soát bằng Ủy ban Mậu dịch công bằng Nhật Bản, Phòng Thương mại liên
quan tới người tiêu dùng, Vụ Tập quán Thương mại): mục tiêu của đạo luật này là ngăn
ngừa việc khuyến khích người tiêu dùng bằng phần thưởng không biện minh được hoặc
bằng giới thiệu lừa dối liên quan đến giao dịch hàng hóa. Đạo luật quy định các thực
hành ghi nhãn chính xác cho hàng nhập khẩu để đảm bảo người tiêu dùng không nhận
được thông tin lừa dối về xuất xứ thực. “Nước xuất xứ” nghĩa là nước tại đó thực hiện
các hành động mà gây ra sự biến đổi quan trọng về bản chất của sản phẩm. Chú ý rằng
nhãn chứng thực nước xuất xứ phải được may vào quần áo.
- Luật kiểm soát các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm (được kiểm
soát bởi Văn phòng An toàn Hóa chất, Phòng Đánh giá và Cấp phép, Cục An toàn Y-
dược Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi) mục tiêu của luật này là hạn chế các sản phẩm gia
dụng có chứa các chất nguy hiểm, nhờ vậy mà đóng góp vào bảo vệ sức khỏe của dân
tộc. Luật yêu cầu tất cả các sản phẩm gia dụng phải tuân thủ tiêu chuẩn về hàm lượng các
chất nguy hiểm có thể gây tổn thương cho da. Các sản phẩm may mặc có mức độ độc hại
cao hơn mức cho phép sẽ bị cấm bán ở thị trường Nhật Bản. Bộ Phúc lợi và Lao động
Nhật Bản chỉ rõ 20 chất nguy hiểm và có bằng chứng là gây nguy hiểm cho sức khỏe con
người như sau (cho đến tháng 9/2007): Hydro clorua, Vinyl Clorua, 4.6-Diclo-7, Kali
hydroxit, Natri hydroxit, Tetra clo etylen, Triclo etylen, Tris phosphin oxit, Hợp chất Tris
phosphat, hợp chất tributil thiếc, hợp chất triphenil thiếc, hợp chất Bis phosphat, Dieldrin,
36
Benzo anthracen, Benzo pyren, Formaldehyde, Metanol, hợp chất thủy ngân hữu cơ, Axit
sunfuric.
- Luật hải quan: điều 71 của Luật hải quan cấm nhập khẩu hàng hóa có nhãn ghi
nước xuất xứ giả hoặc dẫn đến sự lừa dối. Điều 69-11 của Luật hải quan cấm nhập khẩu
hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (như hàng giả nhãn hiệu, hàng nhái).
1.4 Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để đáp ứng các rào cản của nước nhập
khẩu
Tăng năng lực sản xuất
- Đầu tư mở rộng năng lực các xí nghiệp địa phương như Hưng Hà, Bỉm Sơn, Thiệu
Hóa, Hà Quảng…nhằm phát huy lợi thế về đất đai và lao động. Liên doanh liên kết với
các doanh nghiệp khác để xây dựng các nhà máy mới như Xí nghiệp Vĩnh Bảo- Hải
Phòng, CTCP Đông Bình- Bắc Ninh. Mặt khác tìm kiếm các đơn vị vệ tinh gia công để
cùng hợp tác sản xuất, tiết kiệm chi phí đầu tư nhà xưởng thiết bị…Các việc trên nhằm
giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. Đồng thời
việc minh bạch hóa các chứng từ để chứng minh sản xuất và bán hàng trên giá thành của
mình nhằm chống nguy cơ bị kiện bán phá giá.
- Ưu tiên đầu tư các thiết bị hiện đại, xây dựng May 10 thành trung tâm sản xuất có
công nghệ cao, chuyên sản xuất sản phẩm sơ mi và veston cao cấp. Cải tiến các thiết bị
hiện có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.
- Tạo môi trường tốt nhất để mỗi thành viên phát huy khả năng sáng tạo. Tiếp tục
cải tiến công tác quản lý, cải tiến các quy trình làm việc đảm bảo ngày càng khoa học
hơn; giảm thiểu được các bất cập và lãng phí trong quá trình sản xuất; tăng năng suất lao
động góp phần làm tăng trưởng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt tập trung cải tiến công tác
tổ chức sản xuất, áp dụng phần mềm cải tiến năng suất IEES và công cụ CLEAN
OFFICE, EDOCMAN trong toàn công ty.
Phát triển tiêu thụ sản phẩm may mặc, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh
37
- Củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm hàng may mặc. Kiên quyết loại
bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu, hàng dởm, hàng nhái ra khỏi hệ thống tiêu thụ
của công ty nhằm tăng lòng tin cho khách hàng.
- Tập trung nghiên cứu cải tiến mẫu mã hiện có từ những chi tiết nhỏ nhất đảm bảo
hình dáng thông số, mầu sắc…phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Duy trì sản phẩm mũi nhọn của công ty như sơ mi nam và veston cao cấp. Đồng
thời tăng cường các hoạt động thiết kế thời trang và may đo nhằm phục vụ nhu cầu của
khách hàng.
- Tiếp tục mở rộng các kênh phân phối, các phương pháp tiếp cận khách hàng, xây
dựng cơ chế bán hàng linh hoạt, chuẩn hóa và cải tạo các cửa hàng các đại lý.
- Tư vấn về công tác quản lý, tổ chức sản xuất đào tạo, chuyển giao công
nghệ…cho các doanh nghiệp trong ngành nhằm tạo ra một hệ thống các doanh nghiệp có
trình độ tương đương, có khả năng liên kết, hỗ trợ nhau cùng sản xuất kinh doanh, đối
phó với những khó khăn trên thị trường quốc tế.
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
- Phát huy hình thức đào tạo tại chỗ. Khai thác triệt để kiến thức, kỹ năng của cán
bộ quản lý và chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực. Đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm
thực tế cho đội ngũ trẻ trong công việc, đặc biệt công việc liên quan đến hoạt động ngoại
thương.
- Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ thiết kế thời trang. Ngay từ những năm 1997-
1998, công ty đã liên kết với các công ty nước ngoài ở CHLB Đức, Pháp…để gửi người
đi đào tạo về thiết kế thời trang. Trong nước, công ty liên doanh với Trường Đại học Mỹ
thuật công nghiệp Hà Nội tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về thiết kế thời trang cho
Công ty và các đơn vị.
Ưu tiên cho chiến lược phát triển thương hiệu
- Tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm bằng cách tập trung nghiên cứu thiết kế
mẫu mốt thời trang; tăng cường nghiệp vụ marketing; tìm hiểu và có kế hoạch tiếp cận
38
các thị trường mới giàu tiềm năng; dành 3% doanh thu hàng năm cho việc quảng bá và
phát triển thương hiệu.
- Đăng kí sở hữu nhãn hiệu hàng hóa từ năm 1992
- Thành lập bộ phận marketing chuyên nghiên cứu thị trường và chịu trách nhiệm
triển khai các hoạt động quảng cáo, đồng thời xây dựng kế hoạch và đầu tư hàng tỷ đồng
mỗi năm vào công tác quảng bá thương hiệu.
- Tiến hành dán “Tem chống hàng giả” vào thẻ bài và đưa “Sợi chống hàng giả” vào
nhãn dệt chính của sản phẩm. Khi có tranh chấp, công ty có thể xác định nguồn gốc của
sản phẩm thông qua các nội dung bí mật trên “Tem chống hàng giả” và “Sợi chống hàng
giả”. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Các sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất đều được nghiên cứu, thiết kế và xác
nhận giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường hướng đến.
- Công ty đã xây dựng các tiêu chuẩn, đăng kí và công bố tiêu chuẩn của từng loại
sản phẩm cũng như cam kết bán các sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn đã đề ra.
- Các sản phẩm đều có tem chống hàng giả, và hướng dẫn cho người tiêu dùng cách
sử dụng cũng như phân biệt hàng nhái, hàng giả.
- Chuẩn hóa các hình ảnh của công ty từ các đơn vị đến các cửa hàng đại lý, chuẩn
hóa logo, các nhãn hiệu, biểu hiện và các ấn phẩm của công ty.
1.5 Đánh giá chung về mức độ đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc
xuất khẩu của công ty
1.5.1 Ưu điểm
Cùng với các thương hiệu dệt may Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế ,
được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến như Việt Tiến, Nhà Bè, May Sài
Gòn, dệt Thành Công, May Scavi…May 10 cũng đã tạo dựng được thương hiệu và có
chỗ đứng nhất định của mình. Việc xây dựng được thương hiệu và có khả năng xuất khẩu
trực tiếp vào các thị trường lớn như May 10 không phải là một việc đơn giản, trong khi
hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức gia công.
39
Để có được thành công này, là nhờ vào đội ngũ cán bộ quản lý công ty đã sớm đưa ra
những chính sách phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo dựng lòng
tin nơi khách hàng.
Thêm vào đó công ty đã chú trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu
chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Để thương hiệu May 10 bay xa, công ty đã xây
dựng và được cấp 2 chứng chỉ ISO 9001:2000; ISO 14000. Đối với khách hàng ở các
nước phát triển, họ luôn ưu tiên những sản phẩm đã đạt được chứng chỉ ISO. Có thể nói
chứng chỉ ISO như một “tờ giấy bảo đảm”, khiến khách hàng tin tưởng hơn khi sử dụng
sản phẩm.
Công ty cũng không ngừng cải tiến hệ thống máy móc nhà xưởng theo công nghệ tiên
tiến trên thế giới. Việc làm này không chỉ nâng cao năng suất lao động mà với xu hướng
phát triển của khoa học kĩ thuật ngày nay, hầu hết các máy móc mới đều tiết kiệm năng
lượng và tạo ra ít phế phẩm hơn, đáp ứng phần nào yêu cầu bảo vệ môi trường của các
nước phát triển đặt ra.
Công ty đã xây dựng trung tâm y tế và trường mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu chăm
sóc sức khỏe của người lao động và gia đình họ, giúp người lao động yên tâm hơn khi
làm việc.
1.5.2 Nhược điểm
Tuy công ty đạt được nhiều thành công song vẫn còn nhiều bất cập còn tồn tại trong
các biện pháp thích nghi với rào cản kỹ thuật quốc tế.
Trong các biện pháp mà công ty đưa ra, chưa thấy nói đến giải pháp về nguyên phụ
liệu. Đối với các doanh nghiệp dệt may, nguyên phụ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như về màu sắc,
chất lượng, độ bền…, trong khi công ty lại không tự sản xuất được nguyên phụ liệu.
Nguồn cung cấp nguyên phụ liệu trong nước chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 0-3%,
còn lại là nhập ngoại.
Bảng 1.10: Thị trường nhập nguyên phụ liệu theo hợp đồng FOB
40
Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ
lệ
Trung
Quốc
4.487.760 32 2.897.296 53 6.502.812 62
Đài Loan 3.416.959 25 1.201.742 22 848.972 8
Hồng Công 701.504 5 556.242 10 1.502.441 14
Asean 275.879 2 171.478 3 1.332.680 13
Việt Nam 132.668 1 170.839 3 32.714 0,3
Khác 4.766.042 35 472.939 9 236.392 2,7
Cộng 13.780.812 100 5.470.536 100 10.456.011 100
Nguồn: Phòng kế hoạch-CTCP May 10
Qua bảng 1.10, ta thấy nguyên phụ liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc là chiếm tỷ
trọng lớn nhất. Nhưng trước những vấn đề về an toàn vệ sinh mà Trung Quốc đã gặp phải
trong thời gian qua, thì nguyên phụ liệu nhập khẩu từ thị trường này khó đảm bảo được
những yêu cầu khắt khe của các thị trường nhập khẩu hàng may mặc đưa ra.
Đối với tiêu chuẩn SA 8000 rất được các nước phát triển sử dụng đối với các mặt
hàng sử dụng nhiều lao động, hiện nay công ty cũng mới chỉ đáp ứng được phần nào.
Hiện tượng công nhân làm quá số giờ theo quy định của luật Lao động cũng đã từng xảy
ra. Một ngày công nhân làm việc lên tới 12 tiếng. Thêm vào đó là tình trạng lao động trẻ
em. Các hộ dân cư xung quanh khu vực công ty thường nhận về gia công sản phẩm tại
nhà những chi tiết đơn giản của sản phẩm, mà người sản xuất chính là con em của họ
những lúc nhàn rỗi. Vì thế nguy cơ bị điều tra ra và trả lại hàng là có thể xảy ra.
Ngoài ra còn phải kể đến vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nhất
là trong bối cảnh các nước phát triển ngày càng tích cực sử dụng các rào cản xanh để
ngăn hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Chất thải dệt may chưa được quản
lý đúng mức, đặc biệt là các hóa chất độc hại và nước thải. Đặc điểm của nước thải sản
41
xuất dệt nhuộm chứa nhiều loại hóa chất xút, chất tẩy rửa, phèn, nhựa thông, phẩm
màu…gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nếu như ô nhiễm nước thải không được kiểm
soát, thì doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng, phải tốn rất nhiều
kinh phí cho việc xử lý môi trường, mới đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định về môi
trường, cũng như để phát triển sản xuất, xuất khẩu bền vững, đáp ứng các yêu cầu của
tiêu chuẩn “Eco friendly” về môi trường.
1.5.3 Nguyên nhân
Trình độ của ngành dệt may còn ở mức thấp so với mặt bằng chung, do đó năng suất
chưa cao, chất lượng cũng chưa được đảm bảo.
Việc nâng cấp những máy móc thiết bị đang là hiện đại nhất trên thế giới sẽ gặp phải
nhiều khó khăn do trình độ của người lao động Việt Nam còn hạn chế, đa phần là lao
động phổ thông, ít được tiếp xúc với khoa học kĩ thuật tiên tiến nên khó vận hành. Vì
vậy, doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong công tác đào tạo đội ngũ công nhân viên
của công ty.
Để giải quyết vấn đề khó khăn về tỷ lệ nội địa hóa, giảm lượng nhập khẩu nguyên phụ
liệu, cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước và Hiệp hội dệt may. Tuy Nhà nước đã
có chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành nhưng vẫn chưa được
thực hiện triệt để.
Vấn đề môi trường vẫn chưa được chú trọng, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp và
nước nhuộm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các nước phát triển.
Tuy công ty đã chú trọng đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang, khuyến khích tài năng
trẻ, nhưng nhìn chung mẫu mã sản phẩm vẫn khá đơn điệu, chưa thể so sánh được với các
mẫu mốt tại các kinh đô thời trang trên thế giới. Ở nước ta lại chưa chú trọng phát triển
ngành thời trang, hiện nay mới chỉ có một viện mẫu Fadin nghiên cứu về lĩnh vực thời
trang.
42
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10
2.1 Quan điểm, định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh sản
xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (bao gồm hàng may mặc)
Dệt may được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu chủ yếu trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước tiến lên theo con đường công nghiệp hóa-
hiện đại hóa.
Trong quyết định về chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam của
thủ tướng chính phủ ngày 14/3/1008 chỉ rõ:
2.1.1 Quan điểm phát triển
Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước
phát triển nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt
Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của
ngành dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa
được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu,
vừa không kịp thời.
Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng
thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu nâng cao giá trị gia tăng cho các
sản phẩm trong ngành.
Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao
động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu,
cụm công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp
dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường
thời trang Dệt may Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.
Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành dệt may, huy động mọi
nguồn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển dệt may Việt Nam. Trong đó chú trọng
43
kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà những nhà
đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm
Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững
của ngành dệt may Việt Nam. Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kĩ
thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành
nghề, chuyên sâu.
2.1.2 Mục tiêu phát triển
Bảng 2.1: Mục tiêu phát triển
Tốcđộ tăng trưởng Giai đoạn 2008-2010 Giai đoạn 20112020
Tăng trưởng sản xuất
hàng năm
16-18% 12-14%
Tăng trưởng xuất khẩu
hàng năm
20% 15%
Nguồn: Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg
Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm
2015, định hướng đến năm 2020 như sau:
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu phát triển
Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2006 Mục tiêu toàn ngành đến
2010 2015 2020
Doanh thu Triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000
Xuất khẩu Triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000
Sử dụng lao
động
Nghìn người 2.150 2.500 2.750 3.000
Tỷ lệ nội địa hóa Phần trăm 32 50 60 70
Sản phẩm chính
44
Bông xơ
Xơ, sợi tổng hợp
Sợi các loại
Vải
Sản phẩm may
1000 tấn
1000 tấn
1000 tấn
Triệu m2
Triệu sản phẩm
8
-
265
575
1.212
20
120
350
1.000
1.800
40
210
500
1.500
2.850
60
300
650
2.000
4.000
Nguồn: Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg
2.1.3 Định hướng phát triển
2.1.3.1 Sản phẩm
Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận
dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và
xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng đến công tác thiêt kế thời trang, tạo ra các sản phẩm
dệt may có đặc tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các
doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với
yêu cầu hội nhập trong ngành dệt may. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ, sợi tổn hợp, nguyên
phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các daonh nghiệp.
Xây dựng chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu. Tập đoàn Dệt may Việt Nam
giữ vai trò nòng cốt thực hiện chương trình này.
Xây dựng chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng
trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung cấp
cho ngành dệt.
2.1.3.2 Đầu tư và phát triển sản xuất
Đối với các doanh nghiệp may: từng bước di dời các cơ sở sản xuất về các địa phương
có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông. Xây dựng các trung tâm thời
trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và
thương mại tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn.
45
Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải: xây dựng các khu, cụm
công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử
lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. Thực hiện
di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm công nghiệp tập trung để
có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường.
Xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về đất
đai, thổ nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng xơ, bông.
2.1.3.3 Bảo vệ môi trường
Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển
ngành dệt may và các quy định pháp luật về môi trường.
Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây
dựng các Khu, Cụm công nghiệp dệt may có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu
chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào
khu công nghiệp.
Triển khai chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành dệt may, khuyến khích các
doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao
động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA8000.
Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành dệt may theo hướng
thân thiên với môi trường.
Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường.
Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kĩ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2 Một số giải pháp thích nghi với các rào cản kĩ thuật nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu tại công ty cổ phần May 10
2.2.1 Giải pháp đối với công ty
Doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu luật pháp, tập quán thương mại của thị
trường các nước nhập khẩu.Doanh nghiệp cần hết sức tránh những loại rào cản kể trên.
Trong trường hợp mắc phải, doanh ngiệp cần khôn khéo tìm cách tháo gỡ cùng với sự trợ
46
giúp của Chính phủ và Hiệp hội. Doanh nghiệp cần xây dựng phương án, kế hoạch kinh
doanh, phân tích rủi ro và cơ hội từ việc đầu tư vào các giải pháp vượt qua rào cản kỹ
thuật tiềm tàng. Bên cạnh những biện pháp mà doanh nghiệp đã đưa ra, sau một thời gian
nghiên cứu, tìm hiểu, em xin được phép đưa ra một số giải pháp khác như sau:
2.2.1.1 Quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường
- Đẩy mạnh việc quản lý hóa chất: trong khi thực hiện các hệ thống quản lý môi
trường cần rà soát các hóa chất thuốc nhuộm, chất trợ đang sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ
của chúng, các phiếu số liệu an toàn của nhà cung ứng.
- Triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn: sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu
quả cao các hóa chất thuốc nhuộm thân thiện với môi trường, các công nghệ sử dụng ít
nước, ít năng lượng, giảm thiểu chất nước thải và chất thải khí..
- Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm: tăng cường liên doanh liên kết
với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để nhập khẩu những dây chuyền thiết bị mới. Nên
cố gắng nhập khẩu từ những nước có công nghệ nguồn.
2.2.1.2 Thực hiện tốt tiêu chuẩn SA 8000
Nền tảng của tiêu chuẩn này chính là thực hiện tốt Bộ Luật Lao động. Thêm vào đó là
việc xây dựng tác phong công nghiệp trong quản lý, sản xuất, kinh doanh. Tạo mối quan
hệ tôn trọng, đoàn kết, gắn bó giữa những người lao động và công ty.
Không nên nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu cẳ giảm chi
phí để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Ngược lại, khi người lao
động được hưởng đầy đủ những quyền lợi của mình, được làm việc trong môi trường
đảm bảo, họ sẽ yên tâm lao động, sáng tạo, vì vậy sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng
tốt hơn và hăng say lao động hơn.
Vì thế doanh nghiệp nên quan tâm cải thiện môi trường làm việc cho người lao động,
như có phòng ăn hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nhà vệ sinh thông
thoáng sạch sẽ; có khu nghỉ ngơi cho người lao động sau giờ ăn.
47
Bên cạnh đó, công ty nên chấm dứt tình trạng giao hàng cho các hộ dân cư gia công
tại nhà, vì việc này có thể sử dụng đến lao động trẻ em và điều kiện làm việc tại nhà
không đáp ứng được các tiêu chuẩn khi làm việc được quy định như điều kiện ánh sáng,
sự thông thoáng cần thiết do đặc điểm của các sản phẩm may mặc là có hàm lượng bông
sợi lớn, có thể bay lơ lửng trong không khí.
Nên có chế độ thời gian làm việc hợp lý nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động,
một ngày làm việc 8 tiếng, làm thêm không quá 4 tiếng/ 1ngày hoặc 200 giờ/ năm. Tiền
lương làm thêm theo giờ phải được tính cao hơn so với thời gian làm việc thông thường.
2.2.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cùng sản phẩm may mặc của mình
- Cải thiện chất lượng sản phẩm: khi xuất hàng sang thị trường các nước phát triển, thì
yếu tố chất lượng và nhãn mác sản phẩm thường được chú ý hơn cả. Để nâng cao chất
lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần: kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu, tạo bạn
hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, bảo quản tốt nguyên phụ liệu,
tránh xuống phẩm cấp. Cần lưu ý rằng nguyên liệu sợi vải là những hàng hóa hút ẩm
mạnh, dễ hư hỏng. Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu,
công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kĩ thuật bên đặt hàng cung
cấp về mã hàng, quy cách kĩ thuật, nhãn mác, đóng gói, bao bì..Doanh nghiệp cần phấn
đấu xuất khẩu theo điều kiện CIF, chủ động thuê tàu vận chuyển và bảo hiểm, tránh rủi ro
tổn thất và suy giảm chất lượng sản phẩm. Đây cũng là biện pháp nhằm đảm bảo yêu cầu
về thời hạn giao hàng.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế. Các
sản phẩm có chứng nhận ISO thường được đánh giá cao hơn, dễ tạo lòng tin nơi khách
hàng hơn. Trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp cần phải có một đầu mối chuyên
theo dõi để cập nhật các rào cản kĩ thuật tại các thị trường xuất khẩu đích và các thị
trường tiềm năng mà doanh nghiệp hướng tới. Triển khai thực hiện các hệ thống quản lý
liên quan đến chất lượng như ISO 9000. Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên
trong công ty nhận thức về ISO 9000. Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện
48
theo các quy trình, thủ tục đã được viết ra. Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và
thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ mà thủ tục đã mô tả. Tổ chức các cuộc đánh giá
nội bộ về sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hoạt động khắc phục đối với sự không
phù hợp.
2.2.1.4 Tích cực xây dựng thương hiệu và thực hiện các biện pháp Marketing thúc
đẩy xuất khẩu
- Tích cực tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các kì hội chợ,
triển lãm quốc tế. Theo đánh giá của các chuyên gia, 70-80% số hợp đồng làm ăn của
doanh nghiệp được kí kết thông qua các hội chợ, triển lãm. Thông qua các hội chợ, doanh
nghiệp có thể tự quảng cáo cho mình, cung cấp thông tin cho khách hàng biết và hiểu về
sản phẩm của mình với các tiêu chuẩn đã đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế. Điểm
trước tiên cần xem xét khi tham gia hội chợ là phải chọn đúng hội chợ. Doanh nghiệp cần
phân tích, nghiên cứu kĩ lưỡng tài liệu của những kì hội chợ trước và danh sách những
người tham dự.
- Doanh nghiệp nên tích cực thành lập văn phòng đại diện và hệ thống phân phối trực
tiếp tại nước ngoài. Đây là cầu nối thông tin giữa doanh nghiệp và các đối tác nước
ngoài.
- Phát triển thương mại điện tử. Hiện nay các nước phát triển đang tích cực khai thác
Internet và tham gia vào thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa cũng
như dịch vụ ra thị trường thế giới. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần thành lập công ty
thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến. Đồng thời, doanh nghiệp cần ứng dụng công
nghệ thông tin, xử dụng các bộ vi xử lý chuyên dụng cung cấp khả năng điện toán vượt
trội và quản lý bảo mật linh hoạt hơn cũng như những lợi thế về chi phí.
- Chuẩn bị làm việc trong môi trường Tiếng Anh là chủ yếu. Khi trình độ tiếng Anh
yếu kém, doanh nghiệp sẽ rất khó nắm bắt được hết những yêu cầu mà đối tác đưa ra,
hoặc có những hiểu sai trong các thuật ngữ và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
2.2.1.5 Bảo hiểm rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa
49
Biện pháp an toàn và khôn ngoan nhất trước khi bước vào thị trường các nước như
Hoa Kì, EU, Nhật Bản…doanh nghiệp xuất khẩu nên tiến hành mua bảo hiểm cho các
thiệt hại về trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Khi bị kiện về trách nhiệm về chất
lượng sản phẩm, thì dù có luật sư xuất sắc, các doanh nghiệp vẫn phải hầu tòa. Do vậy,
cần phải mua bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm quốc tế lớn. Việc mua bảo hiểm khi bán
sản phẩm trên những thị trường lớn là cách tốt nhất để doanh nghiệp tránh phá sản.
2.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước
2.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
- Chọn các lĩnh vực ưu tiên, trước mắt là những nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực để
kiện toàn cơ sở hạ tầng: tiêu chuẩn, hệ thống phòng thử nghiệm được công nhận, tạo sự
công nhận lẫn nhau đối với các chứng chỉ chất lượng.
Một thực tế là Việt Nam hiện vẫn chưa có các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản
phẩm và chưa có các yêu cầu về môi trường, tiêu chuẩn sinh thái cho dệt may. Để đạt
được ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần dần dần xây dựng các tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm và các yêu cầu về môi trường cho sản phẩm dệt may, thúc
đẩy việc thực hiện nhãn sinh thái được sự thừa nhận quốc tế và cải thiện hình ảnh về môi
trường của các doanh nghiệp.
Để xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng và môi trường của riêng mình, Việt Nam nên
rút ra từ các tiêu chuẩn và các quy định đã được chấp nhận trên quốc tế, làm cho tiêu
chuẩn của mình phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các yêu cầu về môi
trường thay đổi rất nhiều với các mức độ phát triển kinh tế, nên khi xây dựng chính sách
về môi trường, mức độ phát triển của đất nước và cơ sở hạ tầng về môi trường của mình
nên được cân nhắc đầy đủ, tránh đưa ra mục tiêu không thể đạt được và tạo áp lực lớn
cho các doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp để đảm bảo ưu thế
cạnh tranh về môi trường. Công nghiệp dệt may là một lĩnh vực gây ô nhiễm mạnh. Do
nhu cầu quốc tế về các sản phẩm thân thiện với môi trường tăng lên, hình ảnh của các
50
doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải được cải thiện để tránh thua thiệt có thể là do các
biện pháp xanh làm nảy sinh. Thúc đẩy việc thực hiện các hệ thống quản lý CSM, ISO
14000, áp dụng dán nhãn sinh thái, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.
Cũng nên làm chứng chỉ nhãn sinh thái nhất quán với cộng đồng quốc tế và thiết lập
cơ chế công nhận lẫn nhau với nước ngoài để có thể tránh được các rào cản thương mại
tiềm ẩn.
- Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái Dệt may và Trung tâm phát triển các mặt hàng
vải trong giai đoạn 2008-2010.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Dệt may, nâng cao chất lượng của trang thông tin
điện tử.
2.2.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của cục xúc tiến thương mại
- Tăng cường năng lực hoạt động của văn phòng hỏi đáp và hệ thống các cơ quan
quản lý chất lượng liên quan ở các bộ ngành để có năng lực trao đổi thông tin, yêu cầu
hợp lý của các thành viên và các cơ quan liên quan trong tổ chức WTO.
- Thiết lập một cơ chế theo dõi và phổ biến thông tin có liên quan và đẩy mạnh trao
đổi và hợp tác quốc tế.
Thiếu thông tin là một yếu tố chính gây ra khó khăn cho hàng dệt may xuất khẩu của
Việt Nam. Cần thiết lập một cơ chế để theo dõi và phổ biến thông tin về các tiêu chuẩn và
các yêu cầu về môi trường của nước ngoài cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Trung tâm thông tin thuộc Tổng cục tiêu chuẩn hoặc các cơ quan chức năng liên quan
khác nên theo dõi chặt chẽ phát triển mới về các tiêu chuẩn và yêu cầu cho các sản phẩm
và cung cấp các thông tin kịp thời thông qua Internet hoặc các kênh nội bộ khác.
- Cục xúc tiến thương mại, phòng thương mại phải thường xuyên tổ chức các cuộc hội
chợ, triển lãm, giới thiệu các thương hiệu dệt may Việt Nam đến thị trường các nước,
đồng thời cung cấp trao đổi kinh nghiệm giữa nhà sản xuất trong nước với các doanh
nghiệp nước ngoài.
51
2.2.2.3 Tăng cường sự hiểu biết và thông hiểu về các vấn đề thương mại và môi
trường
Mặc dù hiểu biết về môi trường của công chúng nói chung đã tăng lên ở Việt Nam
nhưng một số bộ phận quản lý và công ty thiếu sự hiểu biết cần thiết và sự thông hiểu về
các vấn đề thương mại và môi trường. Sự hiểu biết không đầy đủ của họ về các vấn đề
môi trường ngày càng ngặt nghèo ở nước ngoài và sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế
đang tăng lên mạnh mẽ đã dẫn đến thua thiệt không cần thiết.
Do vậy, cần tăng hiểu biết của những người liên quan thông qua sự công khai thông
tin, đào tạo và hội thảo, học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài và đẩy mạnh trao đổi hợp tác
với các cơ quan nước ngoài.
Trong trao đổi quốc tế, Việt Nam nên làm rõ ràng rằng phát triển bền vững là nguyên
tắc cơ bản mà Việt Nam theo đuổi. Điều này có thể tăng cường sự hiểu của cộng đồng
quốc tế về các cố gắng mà Việt Nam hướng tới. Việt Nam nên tham gia càng nhiều càng
tốt vào các cuộc đàm phán quốc tế nhằm vào hài hòa hóa các tiêu chuẩn và các yêu cầu
về môi trường; đồng thời nên tích cực tiếp xúc với tổ chức xây dựng tiêu chuẩn nước
ngoài để có được thông tin có liên quan và cần thiết và nhận được sự trợ giúp kĩ thuật.
2.2.2.4 Phát triển các yếu tố đầu vào (bao gồm nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành
may và nguồn nhân lực)
- Phát triển vùng nguyên liệu và những ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may: Hiện
nay nguyên phụ liệu của ngành dệt may chủ yếu là nhập khẩu, thị trường nhập khẩu lớn
của ta bao gồm Trung Quốc, Đài Loan…Trong khi tỷ lệ nội địa hóa sẽ quyết định xuất xứ
của hàng hóa. Vì vậy, nếu ta muốn được hưởng những ưu đãi của các nước phát triển
dành cho thì cần phải nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hơn nữa. Ví dụ như Nhật Bản, trong đàm
phán về Hiệp định Đối tác kinh tế với Việt Nam – EPA (dự kiến kết thúc vào cuối năm
nay và có hiệu lực ngay sau đó) đã đưa ra tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn”. Xuất xứ “hai
công đoạn” có nghĩa là hàng dệt may VN xuất sang Nhật phải được sản xuất từ nguyên
phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật hoặc của các nước ASEAN. Thực hiện theo EPA,
52
xuất khẩu hàng dệt may của VN vào Nhật Bản sẽ được hưởng mức thuế suất thuế xuất
khẩu 0%. Đây được xem là bài toán khó với dệt may Việt Nam khi mà nguyên phụ liệu
nhập khẩu chiếm tới 60-70%. Vì vậy, Nhà nước nên có quy hoạch cụ thể, biến những
vùng đất nông nghiệp có điều kiện phù hợp với trồng bông, trồng dâu thành những khu
chuyên cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Bên cạnh đó, phải xây dựng trung
tâm thu mua, tránh tình trạng như mía, sắn…người dân trồng rồi không biết bán cho ai,
đến khi doanh nghiệp cần mua thì người dân lại không trồng nữa.
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: cần tổ chức các chương trình đào tạo nghề, giải
quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động; mở các lớp đào tạo cán bộ
quản lý kinh tế- kỹ thuật và cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành Dệt may;
mở các khóa đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất; cử cán bộ,
học sinh tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài chuyên về quản lý và thiết kế thời trang;
xây dựng trường Đại học Dệt may và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho các lớp đào
tạo.
2.2.3 Kiến nghị với Hiệp hội dệt may Việt Nam
- Đối với Hiệp hội, cần nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành trong việc thu thập, cập
nhật và phổ biến thông tin về rào cản kỹ thuật toàn diện tại các thị trường xuất khẩu đích
và các thị trường mà ngành hướng tới. Bộ phận này phải được cấp kinh phí để duy trì
hoạt động thường xuyên đều đặn. Thông tin về rào cản kỹ thuật cần được phổ biến rộng
rãi trong một mục riêng trên website của Vinatex và Viện Dệt May.
- Hiệp hội cần trợ giúp thông tin cho doanh nghiệp về các hóa chất thân thiện với môi
trường, hỗ trợ kinh phí để tiến hành nghiên cứu thích ứng công nghệ cho quá trình sản
xuất thân thiện với sinh thái và áp dụng sản xuất sạch hơn vào quá trình sản xuất của
doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong Hiệp hội trao đổi thông tin với nhau cũng
như giải quyết các bức xúc của doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường quốc tế, bảo vệ
quyền lợi của doanh nghiệp khi cần thiết.
53
- Xây dựng và thực hiện các quy chuẩn về hóa chất hài hòa với các quy chuẩn hiện
hành trên thế giới.
- Bên cạnh việc cạnh tranh để cùng tiến bộ, các doanh nghiệp Việt Nam cần hợp tác
lẫn nhau, trợ giúp nhau cùng phát triển để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
nói chung ra thị trường thế giới chứ không phải giành giật thị phần của đối phương.
Chúng ta cần xác định rõ đối thủ là những nhà xuất khẩu từ các quốc gia khác trên thế
giới và các doanh nghiệp trong nước chính là những người bạn đồng hành trong cuộc
chiến vươn ra thị trường thế giới.
54
KẾT LUẬN
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, các nước phát triển luôn thúc ép các nước
đang phát triển phải đẩy nhanh quá trình hội nhập, mở cửa thị trường, thực hiện tự do hóa
thương mại, cắt giảm thuế quan..Nhưng ngược lại, những nước phát triển lại luôn luôn
tìm mọi cách đặt ra các rào cản thương mại nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước,
làm giảm sức cạnh tranh của những hàng hóa xuất khẩu của những nước nghèo đang phát
triển. Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam phải
tham gia vào “chợ toàn cầu”. Vì vậy, để có thể kinh doanh tốt, các doanh nghiệp cần tìm
hiểu kĩ lưỡng đối tác, những rào cản thương mại của họ, từng bước đưa ra những đối sách
đúng đắn.
Tuy nhiên, với thực lực của các doanh nghiệp trong ngành dệt may của Việt Nam như
hiện nay, trình độ sản xuất vẫn còn yếu kém nên khó có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu
cầu của thị trường quốc tế, thiếu kĩ năng và kinh ngiệm trong thực hiện các hoạt động
thương mại quốc tế, cộng với sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các nước đang phát triển…thì
để có thể tạo dựng được thị phần tại các thị trường khó tính, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực,
cố gắng của từng doanh nghiệp riêng lẻ như công ty cổ phần May 10, mà còn cần sự tác
động tích cực từ phía Hiệp hội dệt may và Nhà nước. Nếu bị vấp phải các loại rào cản
thương mại, các doanh nghiệp cần phải tỉnh táo tháo gỡ, kết hợp những biện pháp của
chính doanh nghiệp với sự trợ giúp của Nhà nước và Hiệp hội ngành nghề.
Trên đây là toàn bộ những phân tích của em về đề tài:” Những rào cản kỹ thuật đối
với hàng may mặc Việt Nam và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại công
ty cổ phần May 10”.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I: QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BAO BÌ VÀ PHẾ LIỆU BAO BÌ
Yêu cầu Mô tả
Các giới hạn cho kim - Tổng nồng độ tối đa các kim loại nặng trong bao bì không được
55
loại nặng: chì,
cadimi, thủy ngân và
crom
vượt quá 100ppm theo khối lượng.
- Các ngoại lệ:
+ Các thùng plastic từ thanh thưa và giá đỡ plastic làm từ vật liệu
tái chế có dùng thêm vật liệu nội địa tới 20% thì không áp dụng
các giới hạn này miễn là các điều kiện khác đã đáp ứng.
+ Bao bì thủy tinh được sản xuất từ vật liệu tái chế
Liên quan đến sản
xuất, thành phần, tái
sử dụng và thu hồi
- Các yêu cầu như là giảm trọng lượng và thể tích tới mức thấp
nhất, phù hợp với tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng hoặc
làm phân ủ.
Ghi dấu và nhận biết Bản thân bao bì hoặc trên nhãn phải ghi dấu thích hợp: nhìn rõ,
dễ đọc, lâu mờ kể cả khi bao bì được mở.
Các nhà sản xuất đưa thêm các dấu hiệu nhận biết (hệ thống ghi
dấu được hài hòa với các thị trường quốc tế khác) ở phàn giữa
hoặc ở phía dưới với biểu tượng hình vễ để có thể xác định bao bì
là tái sử dụng hoặc thu hồi lại được.
PHỤ LỤC II: DANH SÁCH CÁC AMIN BỊ CẤM
STT Số CAS Chỉ số Số EC Chất
1 92-67-1 612-072-00-6 202-177-1 Biphenyl1-4-ylamin
2 92-87-5 612-042-00-2 202-199-1 Benzidine
56
3 95-69-2 202-441-6 4-chloro-o-toluidine
4 91-59-8 612-022-00-3 202-080-4 2-napthylamine
5 97-56-3 611-006-00-3 202-591-2 o-aminoazotoluen 4-amino-2
6 99-55-8 202-756-8 5-nitro-o-toluidine
7 106-47-8 203-401-0 4-chloroaniline
8 615-05-4 210-406-1 4-methoxy-m-phenylenedianiline
9 101-77-9 612-051-00-1 202-974-4 4,4-methylenedianiline
4,4-diaminodiphenylmethane
10 91-94-1 612-068-00-4 202-109-0 3,3-dichlorobenzidine
3,3-dichlorobuphenyl-4,4’-yelenediamine
11 119-90-4 612-036-00-X 204-658-0 3,3’-dimethoxybenzidine
12 119-93-7 612-041-00-7 204-658-0 3,3’-dimethoxybenzidine;
4,4’-bi-o-toiluidine
13 838-88-0 612-058-00-7 212-658-8 4,4-methy;enedi-o-toluidine
14 102-71-8 204-419-1 6-methoxy-m-toluidine pcresidine
15 101-14-4 612-078-00-9 202-918-9 4,4-methylene-bis-2-chloro-aniline
2,2’-dichloro-4,4’-methylenediamine
16 101-80-4 202-977-0 4,4’-oxydianiline
17 139-65-1 202-370-9 4,4’-oxydianiline
18 95-53-4 612-091-00-X 202-429-0 o-toluidine
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại tại công ty cổ phần May 10.pdf