Luận văn Tình hình thực hiện kế hoạch thương mại (tháng 9-2002)

Tài liệu Luận văn Tình hình thực hiện kế hoạch thương mại (tháng 9-2002): Luận văn TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI (tháng 9/2002) Phần thứ nhất TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH. I. XUẤT KHẨU Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 đạt khoảng 1.250 triệu USD, giảm 7% so với số thực hiện tháng 8/2002 và giảm 0,2% so với số thực hiện tháng 9 năm 2000. Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 545 triệu USD, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn trong nước đạt 705 triệu USD. Trừ cao su và hàng thủ công mỹ nghệ có mức xuất khẩu tăng, các mặt hàng chủ yếu khác đều giảm sút so với thực hiện tháng 9 năm 2000 - Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt khoảng 11.656 triệu USD, bằng 69,5% kế hoạch cả năm, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2000. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5.317 triệu USD, tăng 8% và xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn trong nước đạt 6.339 triệu USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2000. 1. Nhận định tình hình - Trừ tháng 4, từ tháng 1 đến tháng 7, kim ng...

pdf36 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tình hình thực hiện kế hoạch thương mại (tháng 9-2002), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI (tháng 9/2002) Phần thứ nhất TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH. I. XUẤT KHẨU Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 đạt khoảng 1.250 triệu USD, giảm 7% so với số thực hiện tháng 8/2002 và giảm 0,2% so với số thực hiện tháng 9 năm 2000. Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 545 triệu USD, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn trong nước đạt 705 triệu USD. Trừ cao su và hàng thủ công mỹ nghệ có mức xuất khẩu tăng, các mặt hàng chủ yếu khác đều giảm sút so với thực hiện tháng 9 năm 2000 - Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt khoảng 11.656 triệu USD, bằng 69,5% kế hoạch cả năm, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2000. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5.317 triệu USD, tăng 8% và xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn trong nước đạt 6.339 triệu USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2000. 1. Nhận định tình hình - Trừ tháng 4, từ tháng 1 đến tháng 7, kim ngạch xuất khẩu tháng sau luôn cao hơn tháng trước và tháng 7 là đỉnh điểm của 9 tháng đầu năm; tháng 8 giảm so với tháng 7 và ước tháng 9 giảm so với tháng 8. - So sánh kết quả xuất khẩu các tháng đầu năm 2001 với các tháng cùng kỳ năm 2000 cho thấy xu hướng biến động tốc độ tăng trưởng tương đối giống nhau, cụ thể là tháng 7 đều có kim ngạch cao nhất, tháng 4 cùng tăng trưởng chậm so với tháng 3, từ tháng 8 bắt đầu giảm tăng trưởng và đến tháng 9 cùng là mức thấp nhất kể từ tháng 6. Bình quân xuất khẩu 9 tháng xuất khẩu hàng hoá đạt 1.295 triệu USD/tháng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay (bình quân 9 tháng đầu năm 2000 đạt 1.151 triệu USD/tháng và năm 1999 đạt 910 triệu USD/tháng). Với mục tiêu kế hoạch xuất khẩu 13%, để hoàn thành kế hoạch 2001 thì quí IV phải phấn đấu xuất khẩu 4.694 triệu USD, tức là bình quân mỗi tháng phải đạt 1.565 triệu USD, tăng 270 triệu USD so với bình quân 9 tháng đầu năm và tăng 264 triệu USD so với cùng kỳ năm 2000, đây là mức rất cao với tình hình xuất khẩu hiện nay (giá tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực liên tục giảm hoặc đứng ở mức thấp, thị trường thế giới biến động không lợi với xuất khẩu của ta, nhất là sau vụ khủng bố 11/9 ở Hoa Kỳ), đòi hỏi các nhà kinh doanh và các cơ quan quản lý phải phấn đấu quyết liệt mới có thể hoàn thành được. Ngược lại với quy luật hàng năm, 9 tháng đầu năm nay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) luôn thấp hơn các doanh nghiệp 100% vốn trong nước, cụ thể là bình quân mỗi tháng năm 2000 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,8% và các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 1%, trong khi đó 9 tháng đầu năm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,9% và các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 1,4 %. Tăng trưởng xuất khẩu của thị trường chủ yếu. So với cùng kỳ năm 2000, xuất khẩu sang một số thị trường tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung (10,5%) là: Ailen, Áo, Ba Lan, Bỉ, các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Hàn Quốc, Mexicô, Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Trung Quốc, Ucraina và một số thị trường kém hơn cùng kỳ năm 2000 là: Na Uy, New Zealand, Nhật Bản, Úc, Phần Lan, Philippin, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ. Tăng trưởng xuất khẩu của các nhóm hàng chủ yếu - Nhóm nông lâm, thuỷ sản: 9 tháng đầu năm xuất khẩu tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2000 (9 tháng đầu năm 2000 tăng 7%), do khối lượng xuất khẩu tăng 30,6%, làm tăng kim ngạch khoảng 774 triệu USD và do giá giảm 15,3%, làm giảm kim ngạch khoảng 506 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì nhóm này tăng trưởng 30,6%). Mặt hàng có khối lượng xuất khẩu tăng nhanh là: hạt tiêu (51,4%), cà phê (40,4%), gạo (16,5%), hạt điều nhân (21,5%). Mặt hàng có giá xuất khẩu giảm mạnh là: cà phê, hạt tiêu, hạt điều nhân, gạo, chè. - Nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản: 9 tháng đầu năm tăng 6,6% (9 tháng đầu năm 2000 tăng 81%), do khối lượng xuất khẩu tăng 17,8%, làm tăng kim ngạch khoảng 455 triệu USD và do giá giảm 9,4%, làm giảm kim ngạch khoảng 286 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì nhóm này tăng trưởng 17,8%). Nhóm này có dầu thô tăng khối lượng xuất 17,1% và giá xuất khẩu giảm 9,5%; than đá tăng khối lượng xuất 40,3% và giá xuất khẩu giảm 7,6%. - Nhóm công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp: 9 tháng đầu năm tăng 0,7% (9 tháng đầu năm 2000 tăng 15,7%), do khối lượng xuất khẩu tăng 7,7%, làm tăng kim ngạch khoảng 252 triệu USD và do giá giảm 7%, làm giảm kim ngạch khoảng 230 triệu USD (nếu giá không giảm thì nhóm này tăng trưởng 7,7%). Nhóm này có hàng linh kiện điện tử giảm 18,8%, hàng dệt may giảm 8,7%, các mặt hàng khác có tăng trưởng nhưng không nhiều. Tóm lại, xuất khẩu 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2000 tăng 18% về khối lượng, làm tăng kim ngạch khoảng 1.897 triệu USD và giá giảm 6,4% làm giảm kim ngạch khoảng 793 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2001 tăng 18%). 2. Nguyên nhân 2.1 Nguyên nhân chủ yếu làm tăng xuất khẩu - Nhà nước và doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, tình hình biến động số lượng thị trường xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2000 (theo thống kê Hải quan) của nông sản chủ lực như sau: S T T Mặt hàng Số lượng thị trường xuất khẩu Tăng (+), giảm (-) Năm 2000 8 tháng 2001 1 Thuỷ sản 31 39 +8 2 Gạo 25 37 +12 3 Cà phê 31 41 +10 4 Rau quả 28 40 +12 5 Cao su 24 33 +9 6 Hạt tiêu 33 41 +8 7 Hạt điều nhân 13 25 +12 8 Chè 22 28 +6 9 Lạc nhân 12 20 +8 - 9 tháng đầu năm đều tăng so với cùng kỳ năm 2000, nhiều thị trường tăng trưởng nhanh về tốc độ và tỷ trọng; nhiều mặt hàng chủ lực tăng khối lượng xuất khẩu (như đã nêu trên); về nhóm hàng khác có nhiều ý kiến đánh giá tăng cả giá và khối lượng xuất khẩu (giá tăng khoảng 9%, khối lượng tăng khoảng 19%). - Từ tháng 7 đến nay, tỷ giá VNĐ/USD tăng so với các tháng trước, có lợi cho xuất khẩu. Sau ngày 11/9 đến nay, USD mất giá khoảng 0,25% đã làm các doanh nghiệp thiệt hại không nhỏ. - Chính phủ và các Bộ/ngành có nhiều biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu như: tăng cường tổ chức các Đoàn đi nước ngoài đàm phán mở rộng thị trường; tổ chức các Đoàn đi các nơi trọng điểm, giải quyết các yêu cầu của địa phương; tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp, tập hợp phản ảnh các khó khăn để tháo gỡ kịp thời; ban hành nhiều chính sách, giải pháp, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó nổi bật là: + Trao đổi, đàm phán Hiệp định thương mại với Chi lê, Peru, Modava, Estoni, Bungari, Pakistan, Nigeria, Ma Rốc, Hoa Kỳ và đang xúc tiến đàm phán Hiệp định thương mại với Bruney, NewZealand, Tanzania, Zimbabuê, Sip. + Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg, ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005; Nghị quyết 05/2001/NQ, ngày 24/5/2001 về bổ sung giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001; Thông báo số 58/TB- VPCP về việc đẩy mạnh xuất khẩu và quản lý nhập khẩu; công bố kết quả thưởng xuất khẩu năm 2000 và triển khai thưởng xuất khẩu năm 2001, trong đó bổ sung thêm một số nông sản, thực phẩm... 2.2 Nguyên nhân chủ yếu hạn chế xuất khẩu Thứ nhất, 9 tháng đầu năm giá các mặt hàng chủ lực giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2000 (gồm toàn bộ nông sản xuất khẩu chủ lực, dầu thô, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử, linh kiện máy tính...) đã làm kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 1.023 triệu USD. Thứ hai, từ tháng 4 đến nay nhập khẩu tăng trưởng chậm, nhiều chuyên gia phân tích mối quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu cho rằng đây cũng là yếu tố hạn chế xuất khẩu. Thứ ba, 9 tháng đầu năm kinh tế Hoa kỳ, Nhật Bản, EU và một số nền kinh tế lớn khác tăng trưởng chậm, thậm chí có dấu hiệu suy thoái, nội tệ suy giảm, sức mua của dân cư giảm sút... đã góp phần làm giảm khả năng xuất khẩu của ta, nhất là với các mặt hàng chủ lực như hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử. Sau sự kiện 11/9 tại Hoa kỳ, thị trường thế giới biến động tăng thêm bất lợi cho xuất khẩu của ta (riêng tháng 9 giảm so với dự kiến đầu tháng khoảng 11%). Thứ tư, hoạt động xúc tiến thương mại nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xuất, nhập khẩu, nhất là việc hỗ trợ thông tin cho sản xuất các mặt hàng có khả năng tiêu thụ trên thị trường, giới thiệu, khuyếch trương thương hiệu Việt Nam trên thị trường...vì vậy, tỷ trọng thị trường mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng trưởng chậm (như đã nêu trên) và thị trường mới không nhiều. Thứ năm, Hiệp Định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ chưa được phê chuẩn. II. NHẬP KHẨU 1. Kết quả: - Kim ngạch nhập khẩu tháng 9 đạt khoảng 1.320 triệu USD, tăng 1,1% so với tháng 8/2001 và tăng 0,1% so với tháng 9 năm 2000. Nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 360 triệu USD và nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn trong nước 960 triệu USD. - Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm đạt khoảng 11.778 triệu USD, bằng 66,2% kế hoạch cả năm, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2000. Trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3.541 triệu USD, tăng 15,2% và nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn trong nước đạt 8.237 triệu USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2000. Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu 9 tháng tăng khá so với cùng kỳ năm 2000, trừ phân hoá học giảm 28%, linh kiện điện tử và linh kiện máy vi tính giảm 22%. 2. Nhận định tình hình. - Nhập khẩu 9 tháng đầu năm có chu kỳ tương tự năm 2000 và chênh lệch giữa các tháng năm 2001 so với cùng kỳ không lớn. - Trong 7 tháng đầu năm 2001, trừ tháng 1, mức nhập khẩu các tháng khác đều cao hơn cùng kỳ năm 2000, đến tháng 8 nhập khẩu kém hơn và tháng 9 nhập khẩu xấp xỉ cùng kỳ năm 2000. - Từ tháng 4/2001 đến nay, nhập khẩu không tăng (tháng 4, 6,7, 8) hoặc tăng thấp (tháng 5 tăng 4,4% và tháng 9 tăng 1%) và thấp hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khoảng 1%/tháng. b. Giá nhập khẩu 9 tháng đầu năm giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2000 làm giảm kim ngạch khoảng 556 triệu USD, trong đó có một số mặt hàng chủ yếu giảm giá là: ô tô nguyên chiếc, thép, phôi thép, u rê, xăng dầu, giấy các loại, chất dẻo nguyên liệu, sợi các loại, bông, xe 2 bánh gắn máy dạng linh kiện lắp ráp. So sánh chênh lệch kim ngạch do giảm giá giữa nhập khẩu (ta được) và xuất khẩu (ta mất) thì 9 tháng đầu năm 2001 thiệt 237 triệu USD. c. Khối lượng hàng nhập khẩu tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2000 làm tăng kim ngạch khoảng 1.134 triệu USD, trong đó hầu hết các mặt hàng chủ lực đều tăng (trừ linh kiện điện tử và tân dược), vì vậy, tuy kim ngạch nhập khẩu tăng chậm nhưng hầu hết nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu vẫn được đáp ứng. Đến nay, khối lượng nhập khẩu một số mặt hàng đã vượt kế hoạch năm và tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2000 là: xe 2 bánh gắn máy dạng linh kiện lắp ráp vượt kế hoạch 73%, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2000; ô tô nguyên chiếc vượt kế hoạch 41,8% và tăng 110% so với cùng kỳ năm 2000; ô tô dạng linh kiện lắp ráp vượt kế hoạch 16% và tăng 103% so với cùng kỳ năm 2000. d. Sau nhiều tháng giảm nhập khẩu so nới cùng kỳ năm 2000, từ tháng 6/2001, nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng đã tăng so với cùng kỳ năm 2000, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức tăng trưởng chung. e. Về thị trường nhập khẩu chủ yếu: Đáng lưu ý là, một số thị trường có tỷ trọng lớn giảm nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2000 là Singapore, Hồng Kông, Indonesia và Pháp. 3. Nguyên nhân - Sức mua trên thị trường nội địa tăng chậm, xuất khẩu khó khăn, đầu tư nước ngoài tăng chậm. - Tỷ giá VNĐ và USD bất lợi cho nhập khẩu. - Nhiều doanh nghiệp cho rằng nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu trước khi bán hàng là không phù hợp, tạo khó khăn về vốn và hạn chế hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Số các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu còn ít, mới chiếm khoảng 45 - 50% tổng số doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu với cơ quan Hải quan. - Một số mặt sản xuất trong nước phát triển dần thay thế hàng nhập khẩu (dây cáp điện, sản phẩm sữa, cao su, quạt điện...). - Khối lượng một số mặt hàng tăng nhanh (như nêu trên) chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng. 3. Cán cân thương mại 9 tháng đầu năm, thương mại hàng hoá nhập siêu 122 triệu USD, bằng 1% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. III. LƯU THÔNG HÀNG HOÁ TRONG NƯỚC 1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ so với cùng kỳ năm 2000: tháng 9/2001 ước đạt 21.000 tỷ đồng, tăng 11%; 9 tháng đầu năm 2001 ước đạt 175 ngàn tỷ đồng, tăng 10%. - Thị trường ở các tỉnh/thành phố ổn định, không có mặt hàng "sốt giá". 2. Chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 ước tăng 0,5% so với tháng 8 và tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2000. Chỉ số giá lương thực sau một thời gian dài luôn giảm so với cùng kỳ năm 2000, nay đã bắt đầu tăng, cụ thể là: tháng 7 xấp xỉ bằng tháng 6; tháng 8 tăng 1,2% so với tháng 7 (chủ yếu do không cung cấp kịp thời gạo xuất khẩu, nên có một phần giá tăng ảo) và tháng 9 ước tăng 2,3% so với tháng 8. 3. Một số mặt hàng đáng lưu ý Thóc, gạo: so với tháng 8, giá gạo tẻ ở nhiều địa phương phía Bắc khoảng 2.800 - 3.000 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg; ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2.500 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Ở một số vùng lũ, lụt, nhu cầu tiêu thụ được đáp ứng, tuy nhiên sức mua của dân thấp nên có thời điểm, có nơi xảy ra tình hình dân thiếu đói (Gia Lai). Cà phê: so với tháng 8, giá cà phê loại 1 khoảng 5.100 đồng/kg, tăng 100 - 200 đồng/kg, riêng ở Đồng Nai giá vẫn khoảng 4.800 đồng/kg. Nhìn chung giá cà phê đang ở mức quá thấp thiệt hại cho nông dân, tuy 2 tuần gần đây đã có dấu hiệu tăng giá, nhưng không thật ổn định và chắc chắn. Rau, quả: ở phía Bắc sản lượng rau tươi giảm đáng kể, do mùa mưa kết thúc sớm, vì vậy giá trên thị trường tăng khoảng 10 -15% so với cùng kỳ năm trước, nhất là các loại rau quả xuất khẩu. Mía đường: giá mía cây tại các tỉnh phía Nam khoảng 210 - 250 đồng/kg, so với cuối tháng 8, giảm 50 - 60 đồng/kg, so với cùng kỳ năm 2000 thì vẫn cao hơn 20 - 40 đồng/kg. Tuy đang thời vụ sản xuất bánh Trung Thu, nhưng giá đường có xu hướng giảm, so với tháng 8 giảm khoảng 200 - 300 đồng/kg, do đường Thái Lan sản xuất rẻ hơn, đã nhập lậu vào nước ta. Hiện nay, giá đường RE trên thị trường khoảng 7.100 - 7.200 đ/kg, thị trường ổn định. Xăng dầu: tình hình thị trường xăng dầu trong nước vẫn ổn định, nhưng kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp gặp khó khăn, do tăng tỷ giá ngoại tệ và Nhà nước liên tục thay đổi thuế suất nhập khẩu. Phân bón: so với cuối tháng 8 giá bán u rê nhập khẩu tại một số địa phương phía Nam khoảng 2.250 - 2.270 đồng/kg, tăng 20 - 50 đồng/kg. Với tỉ giá VNĐ so với USD hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh phân bón bị lỗ, đã giảm sản xuất và nhập khẩu, nhưng vẫn đủ lượng đáp ứng vụ Đông - Xuân sắp tới. Vật liệu xây dựng: Ở các tỉnh phía Bắc nhu cầu tiêu thụ và giá tương đối ổn định; ở các tỉnh phía Nam, do lũ, lụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nên nhu cầu tiêu thụ và giá hầu hết các mặt hàng đều giảm so với lúc chưa lũ, lụt. Bán các mặt hàng chính sách ở 19 tỉnh miền núi - Muối iốt: ước tháng 9 đạt 5.200 tấn, bằng tháng 8. 9 tháng đầu năm đạt 45.700 tấn, bằng 71% kế hoạch năm và bằng cùng kỳ năm 2000. Một số tỉnh đạt kế hoạch thấp là: Đắc Lắc, Gia Lai, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Bình Phước. - Dầu hoả: ước tháng 9 đạt 1.750 tấn, so với tháng 8 tăng 6,5%. 9 tháng đạt 14.400 tấn, bằng 70% kế hoạch năm và tăng 2% so với cùng kỳ năm 2000. Một số tỉnh đạt kế hoạch thấp là: Lâm Đồng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang, Yên Bái. Riêng Tuyên Quang đến nay đã bán vượt kế hoạch 19,4%. 4. Quản lý thị trường Về chống hàng giả: gần đây, ở một số địa phương phát hiện thép xây dựng giả nhãn mác của thép do nhà máy gang thép Thái Nguyên sản xuất, ở biên giới Tây Nam tiếp tục có tình trạng thuốc lá giả sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, được chuyển qua Campuchia và nhập lậu trở lại Việt Nam (chủ yếu là thuốc lá Jet). Về chống buôn lậu: đường kính và thuốc lá điếu vẫn tiếp tục nhập lậu với số lượng lớn. Trong thời gian lũ, lụt, nhập lậu tăng mạnh ở khu vực biên giới Tây Nam, do khả năng kiểm soát vốn đã hạn chế, khi lũ lụt càng khó kiểm soát hơn. 5. Một số nhận định về thị trường Mặt được - 9 tháng đầu năm thị trường tương đối ổn định, so với cùng kỳ năm 2000 lưu thông hàng hoá tăng ở hầu hết các địa phương trong cả nước. - Giá lương thực sau nhiều tháng liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2000, nay đã chuyển biến và đang có xu hướng tăng, có lợi cho nông dân (xem thêm ở phần chỉ số giá tiêu dùng). - Tổ chức khá tốt việc bán mặt hàng chính sách phục vụ đồng bào miền núi. Mặt chưa được - Thời gian qua chính sách thuế thay đổi nhiều đã ảnh hưởng không tốt tới môi trường kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Chỉ số giá tiêu dùng vẫn ở mức thấp, không có lợi cho nông dân. - Kinh doanh xăng dầu chưa có cơ chế ổn định. - Quản lý vệ sinh, phòng dịch và chất lượng thực phẩm còn lỏng lẻo, nhất là với các hộ kinh doanh cá thể. Nguyên nhân chủ yếu a. Nguyên nhân tích cực: - Nhiều chuyên gia đánh giá, biến động tăng tỷ giá VNĐ/USD vừa qua không lớn nhưng đã góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. - Các biện pháp kích cầu của Chính phủ tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh, tổng khối lượng thanh toán 8 tháng đầu năm tăng khoảng 13%. - Chính phủ có nhiều biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu các tháng cuối năm, để đạt mục tiêu xuất khẩu đã đề ra; gắn lưu thông hàng hoá trong nước với xuất, nhập khẩu mặt hàng thiết yếu. b. Nguyên nhân hạn chế: - 9 tháng đầu năm sức mua có tăng và phụ thuộc phần lớn vào hỗ trợ của Nhà nước, nên chưa thể có sự biến đổi căn bản và tăng nhanh sức mua. - Thuế giá trị gia tăng sau một thời gian triển khai thực hiện đã nẩy sinh nhiều vấn đề bất cập, cần nhanh chóng sửa đổi để khuyến khích các doanh nghiệp có hoạt động lành mạnh. - Về vốn có nghịch lý đang tồn tại là các Ngân hàng thương mại thì ứ đọng vốn, còn các doanh nghiệp thiếu vốn thì không vay được ở Ngân hàng do bị ràng buộc nhiều thủ tục phiền hà, đặc biệt là vấn đề thủ tục thế chấp vay tiền. - Giá lương thực tuy có tăng so với tháng 8, nhưng về tổng thể thì giá nông sản vẫn ở mức thấp, thu nhập của nông dân tăng rất chậm. Phần thứ hai SỰ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI I. CHÍNH PHỦ - Đồng ý Bộ Thương mại thay mặt Chính phủ ta ký Hiệp định Thương mại với Tadania, Dimbabuê và Síp; nguyên tắc phương án đàm phán điều chỉnh Hiệp định dệt may với EU; Nghị định thư và Bản chào cam kết của ta về hợp tác dịch vụ ASEAN. - Yêu cầu Bộ Thương mại làm việc với Indonesia để đạt được thoả thuận Indonesia sẽ mua ổn định gạo của Việt Nam trong thời gian 3 - 4 năm với khối lượng hàng năm từ 1,2 - 1,5 triệu tấn. Đồng ý bán trả chậm với thời hạn 2 năm cho Indonesia 100 ngàn tấn gạo và miễn lãi suất trả chạm 1 năm. - Ban hành quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, nâng mức vốn điều lệ của Quỹ hỗ trợ phát triển lên 5.000 tỷ đồng. - Bổ sung ô tô chở khách từ 25 chỗ ngồi trở lên vào danh mục các sản phẩm cơ khí ưu đãi được hưởng chính sách hỗ trợ phát triển II. BỘ THƯƠNG MẠI 1. Ban hành và hướng dẫn văn bản qui phạm Pháp luật - Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài. - Góp ý kiến với dự thảo Nghị định của Chính phủ về phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo công ước HS. - Phối hợp với Bộ Thuỷ sản giải quyết việc xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản (ngăn chặn tôm xuất khẩu có dư lượng phóng xạ cho phép); phối hợp với liên Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp, Tổng cục Hải quan về "một số nội dung sẽ đưa vào Hiệp định về mậu dịch tự do Việt Nam - Liên Bang Nga". - Trình thủ tướng Chính phủ Đề án giảm bớt mặt hàng trong danh mục hàng xuất khẩu không thuộc đối tượng doanh nghệp có vốn đầu tư nước ngoài mua để xuất khẩu; phương án kiểm tra – kiểm soát thuốc lá điếu nhập lậu bày bán trên thị trường nội địa. - Đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết sớm một số công tác trọng tâm để tổ chức Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ở địa phương. 2. Mở rộng thị trường thông qua đàm phán a. WTO - Hoàn thiện Phương án và Bản chào về Dịch vụ và Lộ trình cắt giảm các hàng rào phi thuế gửi các thành viên WTO. - Hoàn thành và gửi Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. b. APEC - Tổ chức Hội thảo Phổ biến kiến thức Thương mại điện tử trong khuôn khổ APEC tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà nội. - Phục vụ cho tiếp xúc song phương tại hội nghị cấp cao APEC 9 và hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC 13, tại Thượng Hải. c. ASEM - Tổ chức thành công hội nghị EMM3 (hậu cần, nghi thức lễ tân, kịch bản chủ toạ và văn kiện cho EMM3). - Chủ trì Hội nghị Bộ trưởng kinh tế Á - Âu lần thứ 3 và các hội nghị liên quan. - Tham gia điều phối và giải quyết các vấn đề liên quan đến hậu cần tại hội nghị EMM3. d. ASEAN - Tổ chức thành công Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 33 (hậu cần, nghi thức lễ tân, kịch bản chủ toạ và văn kiện cho ASEAN lần thứ 33 ). - Chủ trì hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 33 và các Hội nghị liên quan. - Chuẩn bị tham gia Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (tháng 11/2001) tại Brunei. - Nghiên cứu khả năng thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và tham gia cuộc họp lần thứ 3 Nhóm nghiên cứu ASEAN-Trung Quốc. 3. Tổ chức hội nghị - Tổ chức các cuộc gặp song phương giữa Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan với các Bộ trưởng các nước tham dự EMM3. - Hội nghị Tham tán Thương mại (ngày 20, 21 và 24/9, tại Hà Nội) và tổ chức hội nghị tham tán tiếp xúc với doanh nghiệp tại 3 miền.,. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI THÁNG 10/2001 Phần thứ nhất TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH. I. XUẤT KHẨU 1.Kết quả - Tháng 10 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1.230 triệu USD, tăng 13,5% so với số thực hiện tháng 9/2001 (1230/1084) song lại giảm 5,3% so với thực hiện tháng 10 năm 2000. Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 500 triệu USD (kể cả dầu thô), xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn trong nước đạt 730 triệu USD. Mặt hàng chủ yếu xuất khẩu tháng 10 tăng so với tháng 9 gồm có: thủy sản, cao su, than đá, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy vi tính và thủ công mỹ nghệ; mặt hàng giảm có gạo và lạc nhân. Các mặt hàng xuất khẩu tháng 10 năm nay tăng so với tháng 10/2000 bao gồm: thủy sản, chè, lạc nhân, hàng dệt may và thủ công mỹ nghệ; các mặt hàng giảm sút gồm có: gạo, dầu thô, giày dép, điện tử và linh kiện máy vi tính. Đáng lưu ý là: so với cùng kỳ năm 2000 kim ngạch của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tháng 9 chỉ bằng 83,4% và tháng 10 bằng 77,6%; các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tháng 9 bằng 89,2% và tháng 10 tăng 11,5%. + Về giá xuất khẩu: So với tháng 9, hạt điều nhân và gạo tăng giá, còn các nông sản chủ lực khác giá không tăng hoặc xấp xỉ bằng. So với cùng kỳ năm 2000, giá xuất khẩu giảm 11,4%, trong đó chè giảm 3,5%, lạc nhân giảm 7,5%, gạo giảm 9%, cao su giảm 9,1%, rau, quả giảm 10%, thuỷ sản giảm 15 - 17%, cà phê giảm 36%, hạt tiêu giảm 47,6%. + Về khối lượng xuất khẩu: So với tháng 9, gạo và lạc nhân giảm khối lượng, còn các nông sản chủ lực khác đều tăng hoặc xấp xỉ bằng. So với cùng kỳ năm 2000, khối lượng xuất khẩu tăng 17%, trong đó, rau quả tăng 13,7%, hạt điều nhân tăng 23,8%, cà phê tăng 25%, chè tăng 33,3%, lạc nhân tăng 37,9%, cao su tăng 122%. 2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ yếu hạn chế xuất khẩu tháng 10: Thứ nhất là, nền kinh tế ở nhiều nước trên thế giới vẫn trong tình trạng suy thoái hoặc tăng trưởng chậm so với dự báo đầu năm, nhất là thị trường chủ lực của ta. Sau sự kiện 11/9 ở Hoa Kỳ và cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Ápganixtan, tình trạng kinh tế thế giới lại càng giảm sút hơn (WB đánh giá tăng trưởng kinh tế của các nước công nghiệp phát triển là 1- 1,5%, trước 11/9 là dự đoán tăng 2%). Thứ hai là, giá hầu hết các mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu tiếp tục giảm hoặc đứng ở mức thấp so với cùng kỳ năm 2000, chỉ số giá hàng xuất khẩu tháng 10 so với cùng kỳ năm 2000 giảm 15,7% (tương đương 229 triệu USD); vì vậy kim ngạch nhiều mặt hàng không tăng hoặc tăng chậm. Thứ ba là, gạo, dầu thô, giày dép các loại, linh kiện điện tử (các mặt hàng này chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá) giảm khối lượng xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2000, nên xuất khẩu tháng 10 chỉ bằng 74,9% cùng kỳ năm 2000. Thứ tư là, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng 77,6% cùng kỳ năm 2000. b. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng xuất khẩu tháng 10: - Thuỷ sản, hạt tiêu, hạt điều nhân, chè, lạc nhân, than đá, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ...tăng nhanh khối lượng xuất khẩu. - Tăng cường xúc tiến thương mại; xử lý kịp thời hạn chế các yếu tố làm giảm xuất khẩu do ảnh hưởng của sự kiện 11/9 tại Hoa Kỳ; Chính phủ tổ chức nhiều đoàn công tác, trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thành mục tiêu kế hoạch thương mại năm 2001. - 10 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu đạt 12.710 triệu USD, bằng 75,8% kế hoạch cả năm, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2000. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5.755 triệu USD, tăng 3,4% và xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn trong nước đạt 6.955 triệu USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2000. II. NHẬP KHẨU 1. Kết quả - Kim ngạch nhập khẩu tháng 10 đạt khoảng 1.350 triệu USD, tăng 14% so với tháng 9/2001 nhưng lại giảm 5,7% so với thực hiện tháng 10 năm 2000. Các mặt hàng chủ yếu nhập khẩu trong tháng với khối lượng khá là: xăng dầu, linh kiện xe gắn máy, ô tô dạng nguyên chiếc, linh kiện ô tô, thép các loại, phôi thép, ... . Nhận định tình hình nhập khẩu tháng 10 - Giá nhập khẩu giảm 16,6% so với cùng kỳ năm 2000, trong đó có một số mặt hàng chủ yếu giảm giá là: thép, phôi thép, u rê, xăng dầu, giấy các loại, chất dẻo nguyên liệu, sợi các loại, bông, xe 2 bánh gắn máy dạng linh kiện lắp ráp. - Khối lượng hàng nhập khẩu tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2000, trong đó có nhiều mặt hàng chủ yếu tăng nhanh như: ô tô nguyên chiếc tăng 32%, ô tô dạng linh kiện lắp ráp tăng 52,7%, thép tăng 83,5%, xăng dầu tăng 36,9%, giấy tăng 13%, bông tăng 33%, phụ liệu dệt may tăng 26%. - Một số mặt hàng chủ yếu giảm kim ngạch nhập khẩu là: phân bón, xe 2 bánh gắn máy dạng linh kiện lắp ráp, giấy, chất dẻo nguyên liệu, sợi, hoá chất nguyên liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng và linh kiện điện tử. - Về thị trường nhập khẩu chủ yếu 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2000: + Nhóm thị trường tăng trưởng chiếm 66% tổng kim ngạch và nhóm các thị trường không tăng trưởng chiếm 34%, nhập khẩu ở thị trường châu Âu tăng nhanh, đặc biệt là các nước thuộc EU như Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Đức, Anh và LB. Nga. Trong nhóm các thị trường tăng nhập khẩu có 16 thị trường tăng cao hơn mức tăng trưởng chung, đáng lưu ý là Niu-di-lân tăng khoảng 213% trong khi xuất khẩu sang thị trường này chỉ tăng dưới 1%; Phần Lan tăng 141%, LB. Nga tăng 53%, Đức tăng 37%, Trung Quốc tăng 20,7%; có 2 thị trường nhập công nghệ nguồn chủ yếu, tăng thấp là Nhật Bản tăng 2,8% và Ôxtrâylia tăng 2,6%. Có 5 thị trường kim ngạch nhập khẩu từ 200 triệu USD trở lên chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 85,5% so với cùng kỳ năm 2000 là: Hoa Kỳ bằng 98,7%, Pháp bằng 90,8%, Inđônêxia bằng 88,1%, Singapore bằng 85,4% và Hồng Kông bằng 75,6%. 2. Nguyên nhân Ngoài những nguyên nhân như đã nêu ở phần xuất khẩu, còn có một số nguyên nhân là: - Tỷ giá VNĐ và USD diễn biến bất lợi cho nhập khẩu. - Nhiều mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tăng trưởng chậm là do sức mua trên thị trường nội địa tăng chậm và xuất khẩu khó khăn. - Nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giảm sút, chỉ bằng 74,5% cùng kỳ năm 2000. - Kim ngạch nhập khẩu 10 tháng đầu năm đạt khoảng 12.988 triệu USD, bằng 73% kế hoạch cả năm, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2000. Trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3.881 triệu USD, tăng 9,1% và nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn trong nước đạt 9.107 triệu USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2000. 3. Cán cân thương mại - 10 tháng, thương mại hàng hoá nhập siêu 278 triệu USD, bằng 2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, so với cùng kỳ năm trước, giảm 503 triệu USD. III. LƯU THÔNG HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ - Tháng 10, ước đạt 20,6 ngàn tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng 9 và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2000. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ở hầu hết các tỉnh trong cả nước đều tăng so với tháng 9 (đồng bằng sông Hồng tăng 0,9%, Hà Nội tăng 1,1%, đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,6%, TP. Hồ Chí Minh tăng 1,4%...). - 10 tháng đầu năm, ước đạt 195 ngàn tỷ đồng, bằng 79,6% kế hoạch năm 2001 và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2000. - Thị trường ở các tỉnh/thành phố ổn định, không có mặt hàng "sốt giá". 2. Chỉ số giá tiêu dùng: Tháng 10, bằng tháng 9 và tăng 0,4% so với cùng kỳ cùng kỳ năm 2000; so với tháng 12/2000 bằng 99,6%. Chỉ số giá lương thực tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2000 và tháng 9/2001, tuy nhiên so với tháng 12/2000 vẫn giảm 2,6%. * Một số mặt hàng đáng lưu ý Muối: hiện nay giá muối các tỉnh miền Bắc khoảng 1.100 - 1.300 đồng/kg, miền Trung 900 - 1.200 đồng/kg, miền Nam 800 - 1.000 đồng/kg; so với cùng kỳ năm 2000 tăng 200 - 400 đồng/kg. Một phần đồng muối chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản nên sản lượng vụ 2000 - 2001 chỉ tăng khoảng 6%, tuy nhiên đến 1/10/2001 vẫn đủ lực lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Thóc, gạo: giá gạo tăng ở hầu hết các địa phương trong cả nước: các tỉnh phía Bắc khoảng 2.600 - 2.700 đồng/kg, tăng 20 đồng/kg; các tỉnh miền Trung khoảng 2.700 - 2.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2.550 - 2650 đồng/kg, tăng 50 - 100 đồng/kg. Mía đường: tháng 10, giá mía ở đồng bằng sông Cửu Long đang tăng cao, đạt mức kỷ lục, mía nguyên liệu 8 chữ đường các nhà máy mua 285 - 300 đồng/kg tăng 100 - 120 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2000. Tại Trà Vinh, 7 giám đốc các nhà máy đường đã họp đánh giá rằng giá mía tăng không phải là do thiếu nguồn mía nguyên liệu mà do các nhà máy sợ thiếu nguyên liệu nên từ cuối tháng 7 đã vào vụ sản xuất, sớm hơn thường lệ 2 tháng tranh nhau mua sớm, một số nhà máy mua trước mía non... đồng thời đưa ra thoả thuận là: giảm giá mua mía theo 3 đợt mà đợt 3 là từ 21/10 trở đi với giá mua thống nhất tại bàn cân nhà máy 265 đồng/kg. Giá đường RE từ 6.800 - 7.200 đồng/kg, giảm 100 - 200 đồng/kg. Cà phê: đã bắt đầu thu hoạch vụ 2001 - 2002, nguồn cung tiếp tục tăng, giá loại 1 trên thị trường khoảng 3.300 - 3.600 đồng/kg, giảm 300 - 600 đồng/kg. Các tổ chức tín dụng thực hiện khoanh nợ 3 năm kể từ ngày 1/8/2001, đối với cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp có các khoản vay nợ tại các tổ chức tín dụng để trồng, chăm sóc, mua gom và chế biến cà phê (trừ việc vay tạm trữ cà phê) đã đến hạn trả, đã được gia hạn, giãn nợ và nợ quá hạn đến ngày 31/7/2001; trong thời gian khoanh nợ, các tổ chức tín dụng chưa thu nợ gốc và không thu lãi. Xăng dầu: giá trên thị trường ổn định, mặc dù trên thị trường thế giới có nhiều biến động và Nhà nước liên tục điều chỉnh thuế nhập khẩu. Gas: ngày 18/10/2001, một số công ty gas đã bắt đầu giảm giá bán lẻ (công ty Mobil Unique Gas giảm 208,3 đồng/kg, VT Gas giảm 200 đồng/kg, Perto Vietnam Gas giảm 150 đồng/kg...), do giá gas trên thị trường thế giới gảm mạnh, dự báo giá còn tiếp tục giảm. Phân bón: do bước vào trồng cây vụ Đông, giá phân bón có xu hướng tăng, hiện nay u rê khoảng 2.200 - 2.400 đồng/kg, tăng 50 - 100 đồng/kg. Đủ lực lượng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng. 3. Bán các mặt hàng chính sách ở 19 tỉnh miền núi - Muối iốt: ước tháng 10 đạt 4.800 tấn, bằng 87% tháng 9. 10 tháng đầu năm đạt 50.934 tấn, bằng 79% kế hoạch năm và xấp xỉ cùng kỳ năm 2000. Một số tỉnh đạt kế hoạch thấp là: Đắc Lắc (17%), Gia Lai (62%), Quảng Ninh (64%), Lâm Đồng (69%), Bình Phước (79%), Bắc Kạn (84,5%). Một số tỉnh đến nay đã bán vượt kế hoạch là: Yên Bái (106%), Cao Bằng (108,8%) và Kon Tum (118,7%). - Dầu hoả: ước tháng 10 đạt 1.600 tấn, bằng 92% tháng 9. 10 tháng đạt 14.943 tấn, bằng 72% kế hoạch năm và bằng 98% cùng kỳ năm 2000. Một số tỉnh đạt kế hoạch thấp là: Bình Phước (37%), Lâm Đồng (50%), Quảng Ninh (42%), Lạng Sơn (63%), Hà Giang (69%), Hoà Bình (72%), Yên Bái (76%). Riêng Tuyên Quang đến nay đã bán vượt kế hoạch 43%. 4. Quản lý thị trường Trong tháng 10, Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (gọi tắt là Ban chỉ đạo 127/TW) đã hoạt động. Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện Quyết định 127/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và công văn 3640/BCĐ/TW của Ban chỉ đạo 127/TW, thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ở địa phương (gọi tắt là Ban chỉ đạo 127/ĐP). Tháng 10 đã kiểm tra và xử lý hơn 5000 vụ vi phạm, tổng số tiền thu ước l l tỷ đồng. Tình hình nhập lậu khung xe máy Trung Quốc tăng nhanh ở các cửa khẩu biên giới phía Bắc (chỉ riêng 2 ngày 3/10 và 5/10, công an Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội đã bắt giữ gần 3000 khung xe máy Trung Quốc nhập lậu). 5. Một số nhận định về lưu thông hàng hoá và dịch vụ trên thị trường nội địa tháng 10 Mặt được: - Thị trường tương đối ổn định, mặc dù thị trường thế giới có nhiều biến động và nhiều địa phương xảy ra lũ, lụt. So với cùng kỳ năm 2000, lưu thông hàng hoá tăng ở hầu hết các địa phương trong cả nước. - Giá bán các loại hàng hoá và dịch vụ trên thị trường biến động, nhưng trong biên độ chấp nhận được. Giá lương thực sau nhiều tháng liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2000, nay đã bắt đầu tăng. - Việc tiêu thụ nông sản ở các vùng sản xuất tập trung bước đầu đã có chuyển biến (đối với mía cây). Mặt chưa được: - Chỉ số giá lương thực vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm 2000, giá một số nông sản xuất khẩu chủ yếu (cà phê, hạt tiêu...) giảm hoặc đứng ở mức thấp nên quan hệ cánh kéo giá cả giữa hàng công nghiệp và nông sản không có lợi cho nông dân. - Sức mua tăng chậm, nhất là thị trường nông thôn, nên có hiện tượng thị trường đô thị sôi động, nông thôn trầm lặng. Nguyên nhân chủ yếu a. Nguyên nhân tích cực: Nhà nước triển khai nhiều chính sách, biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy thị trường và thương mại phát triển nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Gắn lưu thông hàng hoá trong nước với xuất, nhập khẩu mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, phân bón, nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất, nông sản để xuất khẩu như: gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu... b. Nguyên nhân hạn chế: - Giá nông sản ở mức thấp, làm giảm thu nhập, ảnh hưởng đến sức mua của nông dân. - Tổ chức mạng lưới tiêu thụ giữa các tỉnh và địa bàn nông thôn chưa tốt (bao gồm cả mạng lưới đại lý), nên một số nông sản chưa đủ điều kiện xuất khẩu thường ứ đọng khi chính vụ. Phần thứ hai VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI - Trao đổi với đại diện Tập đoàn Ni ke (Hoa Kỳ) ở Việt Nam về phát triển quan hệ thương mại; với Rumani về một số chương trình hợp tác (phía Rumani chuẩn bị cung cấp máy móc thiết bị của dây chuyền công nghệ nhà máy sản xuất rượn và sản phẩm hoa quả hộp ở Lào Cai; hợp tác sản xuất hàng bách hoá (có thể là hàng may mặc, giày dép) tại vùng Hunedoara - nơi được ưu đãi về thuế). - Xây dựng đề án hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu sang Canada. - Xây dựng chương trình tiếp xúc, giao dịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đoàn doanh nghiệp Achentina sang thăm làm việc tại Việt Nam tháng ll. - Xúc tiến ký thoả thuận buôn bán hai chiều giữa Malaysia và Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Tổng Công ty dầu thực vật, hương liệu và mỹ phẩm. - Lên phương án tổ chức đoàn xúc tiến thương mại vào cuối năm 2001 tại Myanmar. - Bàn với các Bộ, ngành hữu về việc mở cửa khẩu thông quan hàng hoá với Căm pu chia. - Chỉ đạo các doanh nghiệp tích cực chuẩn bị tham gia Hội chợ quốc tế tại Bát - Đa, Giơnevơ - Thụy Sĩ, Cuba, Campuchia, Tokyo - Nhật Bản và Hội chợ thương mại ASEAN tại Thái Lan. - Tổ chức hội nghị, hội thảo - Chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Dự án quốc gia "Kỹ thuật thương mại điện tử" và phổ biến kế hoạch 2001 - 2005 và kế hoạch 2002. - Hội thảo về "Cơ hội tiếp cận thị trường EU và Nhật Bản"; về kỹ thuật xúc tiến thương mại; về chính sách đối với sản phẩm dầu khí của Việt Nam. - Tổ chức họp Ban tư vấn Dự án về "Đánh giá nhu cầu và năng lực đào tạo về xuất khẩu tại Việt Nam". Phần thứ ba DỰ BÁO TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VÀ KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP I. XUẤT KHẨU 1. Dự báo Hai tháng cuối năm xuất khẩu hàng hoá ước đạt 2,8 - 2,9 tỷ USD và cả năm đạt 15,5 - 15,6 tỷ USD, tăng 7,2 - 7,9% so với năm 2000; mặt hàng có thể tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu là: thuỷ sản, rau, quả, có khả năng tăng nhanh; nếu có hỗ trợ thoả đáng thì giày dép, hàng dệt may cũng có thể tăng nhanh. 2. Biện pháp thực hiện - Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có khả năng tăng sản lượng như: thuỷ sản, rau, quả... theo chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu trong các tháng cuối năm của Chính phủ. - Hướng dẫn doanh nghiệp vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu, trong đó những doanh nghiệp sản xuất, gia công, chế biến hàng xuất khẩu đã được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước có hợp đồng xuất khẩu đầu tiên và các doanh nghiệp xuất khẩu 5 mặt hàng: gạo, thịt lợn, cà phê, rau quả hộp, thuỷ, hải sản sẽ được vay vốn ưu đãi với lãi suất 4,32%/năm với thời hạn tối đa 365 ngày. - Hướng dẫn doanh nghiệp vay vốn tín dụng ngắn hạn với lãi suất ưu đãi 0,36%/tháng để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ, với thời hạn tối đa là một năm. - Trong khi chờ Nhà nước sửa đổi, bổ sung Luật thuế giá trị gia tăng, tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu qua biên mậu. - Đề nghị Chính phủ thưởng xuất khẩu cho các mặt hàng chè, dệt may, giày dép và hàng thủ công mỹ nghệ. - Chấn chỉnh các cơ quan thông tin đại chúng trong việc đưa tin không có lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam như đưa tin về dịch bệnh, gian lận thương mại. II. NHẬP KHẨU 1. Dự báo Hai tháng cuối năm xuất khẩu hàng hoá ước đạt 3 tỷ USD và cả năm đạt 16 tỷ USD, tăng 2,3% so với năm 2000; giá hàng hoá nhập khẩu vẫn ở mức thấp hơn cùng kỳ năm 2000 khoảng 8%; lượng nhập khẩu phân bón, xe 2 bánh gắn máy dạng linh kiện lắp ráp, máy móc, thiết bị, phụ tùng, linh kiện điện tử có thể giảm, ô tô nguyên chiếc, ô tô dạng linh kiện lắp ráp, tiếp tục tăng nhanh. 2. Biện pháp thực hiện - Kiểm tra chặt chẽ việc nhập khẩu linh kiện lắp ráp xe máy, ô tô theo qui định của Nhà nước về tỷ lệ nội địa hoá. - Tăng cường kiểm tra nhập khẩu biên mậu và chống nhập lậu. - Sửa đổi, hoàn thiện cơ chế thuế đối với vật tư, phụ liệu tạm nhập để gia công hàng dệt may, giày dép dư thừa nhưng không tái xuất được, phải huỷ bỏ một cách lãng phí. III. LƯU THÔNG HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 1. Dự báo - Hai tháng cuối năm tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 45 ngàn tỷ đồng và cả năm khoảng 240 ngàn tỷ đồng tăng 9,4% so với năm 2000. Thị trường ở các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ổn định, không có mặt hàng "sốt" giá. - Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 tăng 0,5% so với tháng 12/2000, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2000. 2. Biện pháp thực hiện - Chống các vi phạm qui định hoàn thuế, trong đó chủ yếu là cơ sở kinh doanh xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản dưới hình thức mua bán biên mậu. - Sớm qui định khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo tỷ lệ % áp dụng đối với nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến. - Nhanh chóng thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại công văn 4951/VPCP - VI, ngày 19/10/2001, về sửa đổi hoá đơn, chứng từ hàng hoá lưu thông trên thị trường. - Đôn đốc UBND các địa phương tăng cường trách nhiệm và phối hợp với các Bộ/ngành triển khai nhanh các kế hoạch chống buôn lậu. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NĂM 2000 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG , MỤC TIÊU THƯƠNG MẠI NĂM 2001 A-KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NĂM 2000 I. THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC - Hoạt động thương mại năm 2000 đã bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ năm 2000 ước đạt 215 ngàn tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 1999. Mức tiêu thụ hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ bình quân đầu người đạt 2,74 triệu đồng, tăng 7,8% so với năm 1999. - Lực lượng hàng hoá bán ra và dịch vụ đảm bảo cung ứng cho toàn xã hội. Các mặt hàng chậm tiêu thụ trong những năm trước, nay đã tiêu thụ mạnh như: xi măng, thép, gạch các loại, thiết bị vệ sinh, ôtô lắp ráp, đường... - Một số mặt hàng có liên quan đến cân đối lớn của nền kinh tế như xăng dầu, urê, giá nhập khẩu biến động mạnh - nhất là giá xăng dầu (tăng 69%), nhưng vẫn đảm bảo được tiến độ nhập khẩu nên không ảnh hưởng lớn đến cân đối cung - cầu. Việc tổ chức nguồn hàng trong nước để xuất khẩu, gia công, chế biến phục vụ tiêu thụ nội địa và cung ứng cho khu vực miền núi có nhiều cố gắng. Bên cạnh những thành tích đạt được, còn một số tồn tại: - Thị trường nội địa tăng trưởng chủ yếu ở địa bàn đô thị, còn tại địa bàn nông thôn và miền núi chuyển biến chưa đáng kể, sức mua vẫn thấp. Một số nông sản, có biểu hiện cung vượt cầu, đặc biệt thóc hàng hoá vẫn còn tồn đọng lớn (khoảng 2 triệu tấn). - Sự phát triển về thương mại dịch vụ còn chậm so với khả năng và tiềm năng của đất nước. - Nhìn chung, vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trên thị trường còn yếu, đặc biệt ở thị trường nông thôn; chưa tạo được sự gắn bó giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước; chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. - Chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm trong các tháng đầu năm, nhất là nông sản (đặc biệt giá lương thực giảm mạnh đến trên 15%). II. THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOÀI NƯỚC 1. Xuất khẩu - Năm 2000, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ước đạt 16,5 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hoá ước đạt 14,3 tỷ USD, tăng 11,7% so với mục tiêu Nhà nước giao và tăng 23,9% (tăng 13%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá như xăng dầu và quy về giá 1999) so với năm 1999. Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 7,4 tỷ USD (không kể dầu thô), chiếm 52%, tăng 7,9%; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) ước đạt 6,9 tỷ USD (kể cả dầu thô), chiếm 48%, tăng 47,4% so với năm 1999. Xuất khẩu hàng hoá bình quân đầu người năm 2000 đạt trên 180 USD, tăng 20% so với năm 1999 (lần đầu tiên vượt mức 170 USD/ người/năm là mức được công nhận có nền ngoại thương phát triển bình thường). Xuất khẩu dịch vụ ước đạt 2,2 tỷ USD, các lĩnh vực chủ yếu: du lịch 880 triệu USD; ngân hàng 595 triệu USD; xuất khẩu lao động 330 triệu USD; bưu chính viễn thông 157,2 triệu USD... - Cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu, đã có những chuyển biến tích cực: + Tiếp tục phát triển một số mặt hàng chủ lực, có kim ngạch xuất khẩu từ 100 triệu USD trở lên. Hình thành và phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới có kim ngạch xuất khẩu từ 30 triệu USD/năm như: dầu ăn, sữa các loại, đồ nhựa, đồ chơi, đồ điện và cơ khí, dịch vụ phần mềm... + Tỷ trọng hàng chế biến sâu tăng lên (dệt - may, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ, điện tử và linh kiện máy tính, hàng cơ khí, đồ nhựa...); tỷ trọng của nhóm nguyên liệu thô và sơ chế có xu hướng giảm dần (lạc nhân, nhân điều, hạt tiêu, thịt lợn, cà phê, cao su...), mặc dù mức giảm chưa nhiều. + Bên cạnh các thị trường truyền thống được phát huy, một số thị trường mới đã được khai thông. - Về mặt hàng xuất khẩu chủ lực (chiếm tỷ trọng khoảng 80% kim ngạch) đều đạt và tăng so với mục tiêu đầu năm và tăng khá so với năm 1999, mặt hàng đáng lưu ý là: dầu thô; hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ-hải sản, điện tử và linh kiện máy tính. - Về thị trường xuất khẩu: so với năm 1999, quy mô xuất khẩu vào các thị trường chủ lực tăng khá (Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ đã nhập khẩu hàng của ta 10 tháng đầu năm bằng cả năm 1999). - Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng khá nhanh cả về qui mô và tốc độ, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (năm 1999 chiếm 40,6%, năm 2000 chiếm 48,3%). - Hoạt động xuất khẩu đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng cao. Tuy vây, còn một số tồn tại: - Danh mục thị trường mới chưa được bổ sung nhiều, tỷ trọng xuất khẩu hàng thô và sơ chế vẫn còn cao. - Một bộ phận khá lớn sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp FDI vẫn còn tiêu thụ chủ yếu trên thị trường nội địa, chưa thực hiện đúng như tỷ lệ đăng ký trong giấy phép đầu tư. - Các doanh nghiệp có 100% vốn trong nước đạt tốc độ tăng trưởng thấp hơn doanh nghiệp FDI. - Thị trường xuất khẩu chưa mở rộng thêm được nhiều: thị trường Châu Á - Thái Bình Dương vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (66,8%); thị trường Âu - Mỹ và châu Phi - Tây Nam Á giảm. 2. Nhập khẩu - Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ ước đạt 16,4 tỷ USD. Nhập khẩu hàng hoá ước đạt 15,2 tỷ USD, tăng 15% so với mục tiêu đầu năm và tăng 31% so với năm 1999. Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 10,85 tỷ USD, chiếm 71,4%, tăng 32%, các doanh nghiệp FDI ước đạt 4,35 tỷ USD, chiếm 28,6%, tăng 28% so với năm 1999. Nhập khẩu dịch vụ ước đạt 1,2 tỷ USD, chủ yếu ở các lĩnh vực: ngân hàng 605 triệu USD, bưu chính viễn thông 184 triệu USD... - Về các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: so với mục tiêu định hướng đầu năm, có 13 trong số 14 nhóm đạt và vượt kế hoạch. So với cùng kỳ, hầu hết các mặt hàng, nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu đều có số lượng tăng khá: linh kiện xe gắn máy, linh kiện ô tô lắp ráp, thép thành phẩm, xăng dầu... - Về thị trường nhập khẩu: không biến động lớn so với năm 1999. Quy mô các thị trường đều tăng. Tuy vậy: Nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị từ khu vực công nghệ cao (Âu - Mỹ) vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp. 3. Nhập siêu Ước cả năm cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ xuất siêu 100 triệu USD: về dịch vụ xuất siêu khoảng 1 tỷ USD, về hàng hoá, nhập siêu 900 triệu USD vượt 500 triệu USD so với kế hoạch Nhà nước là 400 triệu USD. B. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU THƯƠNG MẠI NĂM 2001 Kinh tế thế giới tiếp tục phát triển với tốc độ khá nhưng có nhiều khả năng thấp hơn năm 2000. GDP trong nước dự kiến tăng 7,5%, thu nhập và đời sống của dân cư có cơ hội được cải thiện hơn, lương tối thiểu của cán bộ công chức tăng từ 180 ngàn lên 210 ngàn sẽ góp phần kích cầu. Dự báo năm 2001, thị trường và hoạt động thương mại nước ta tiếp tục phát triển nhưng phải đương đầu với nhiều khó khăn tiềm ẩn và những yếu tố phát triển chưa thật vững chắc của năm 2000: thị trường ngoài nước cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các thị trường được đánh giá là có khả năng và tiềm năng phát triển chưa hy vọng có những thay đổi lớn. Thị trường trong nước: có dấu hiệu phát triển thuận lợi do các ngành Công nghiệp, Nông nghiệp,... tăng nhu cầu tiêu dùng trên cơ sở tăng đầu tư phát triển mạnh và thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng lấy hiệu quả làm thước đo và ngày càng coi trọng sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao. Sau đây là một số mục tiêu cụ thể: 1. Lưu thông hàng hoá trong nước Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội năm 2001 dự kiến đạt khoảng 235-240 ngàn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2000. Đảm bảo cân đối cung cầu ở các địa bàn trong cả nước, đặc biệt là các mặt hàng chủ yếu góp phần ổn định giá cả. Tăng cường tổ chức việc mua nông - lâm sản kết hợp với việc cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng chính sách trên địa bàn các tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo. 2. Xuất khẩu, nhập khẩu 2.1 Xuất khẩu Xuất khẩu hàng hoá tăng 16%, dịch vụ tăng 18% so với năm 2000; tương ứng 19,2 tỷ USD, bao gồm: - Xuất khẩu hàng hoá: dự kiến đạt 16,6 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 9,3 tỷ USD (không kể dầu thô), chiếm 56%, tăng gần 23%, các doanh nghiệp FDI đạt 7,3 tỷ USD (kể cả dầu thô), chiếm 44%, tăng 8,5% so với năm 2000. Về mặt hàng xuất khẩu: sẽ tập trung tăng vào một số nhóm hàng chính là thuỷ sản, hàng dệt - may, giày dép, hàng điện tử và linh kiện, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, thực phẩm chế biến, nhựa và lâm sản. Về thị trường xuất khẩu: dự kiến tỷ trọng thị trường châu Á - Thái Bình Dương chiếm 58,4%, thị trường Âu - Mỹ chiếm 37% và thị trường châu Phi - Tây Nam Á chiếm 4,6%. - Xuất khẩu dịch vụ: dự kiến đạt khoảng 2,6 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, du lịch và xuất khẩu lao động. 2.2 Nhập khẩu Nhập khẩu hàng hoá tăng 15%, dịch vụ tăng 13% so với năm 2000, tương ứng 18,8 tỷ USD, trong đó: - Nhập khẩu hàng hoá: dự kiến đạt 17,4 tỷ USD, tăng 2,2 tỷ USD so với năm 2000, trong đó các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 12 tỷ USD, chiếm 69%, tăng 11%; các doanh nghiệp FDI đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 31%, tăng 24% so với năm 2000. Về mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, tập trung vào thiết bị công nghệ, máy móc và nguyên, nhiên, vật liệu. Về thị trường nhập khẩu: dự kiến tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường châu Á - Thái Bình Dương chiếm 76%, thị trường Âu - Mỹ chiếm 20,8%, thị trường châu Phi - Tây Nam Á chiếm 3,2%. - Nhập khẩu dịch vụ: dự kiến đạt 1,35 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ngân hàng, bưu chính viễn thông, dầu khí, y tế...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI (tháng 9-2002).pdf
Tài liệu liên quan