Luận văn Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến quí II năm 2011

Tài liệu Luận văn Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến quí II năm 2011: Luận văn Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến quí II năm 2011 Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả nhiệt đới với nhiều chủng loại có giá trị kinh tế cao, là vùng có sản lượng trái cây lớn nhất cả nước. Ðồng thời, là đầu mối chủ lực cung cấp cho thị trường trái cây trong nước và xuất khẩu. Trong đó, có nhiều loại trái cây ngon nổi tiếng được thị trường trong và ngoài nước ưa thích như: xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn, măng cụt Tân Quy, quýt đường Lai Vung, khóm Cầu Ðúc, sơ ri Gò Công, nhãn xuồng cơm vàng, cam sành, chôm chôm nhãn. Trong những năm gần đây, cây xoài đang được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu của thị trường, ở ĐBSCL Đồng tháp là tỉnh có diện tích trồng xoài lớn nhất, chủ yếu là xoài Cát Hòa Lộc và xoài Cát Chu. Hiện nay, diện tích xo...

doc22 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến quí II năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến quí II năm 2011 Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả nhiệt đới với nhiều chủng loại có giá trị kinh tế cao, là vùng có sản lượng trái cây lớn nhất cả nước. Ðồng thời, là đầu mối chủ lực cung cấp cho thị trường trái cây trong nước và xuất khẩu. Trong đó, có nhiều loại trái cây ngon nổi tiếng được thị trường trong và ngoài nước ưa thích như: xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn, măng cụt Tân Quy, quýt đường Lai Vung, khóm Cầu Ðúc, sơ ri Gò Công, nhãn xuồng cơm vàng, cam sành, chôm chôm nhãn. Trong những năm gần đây, cây xoài đang được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu của thị trường, ở ĐBSCL Đồng tháp là tỉnh có diện tích trồng xoài lớn nhất, chủ yếu là xoài Cát Hòa Lộc và xoài Cát Chu. Hiện nay, diện tích xoài chiếm hơn 8.648 ha trong 25.858 ha cây ăn trái của tỉnh. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ của xoài còn bị hạn chế chủ yếu là ở trong nước, do sức cạnh tranh trên thị trường thế giới của trái cây Việt Nam nói chung và quả xoài nói riêng còn yếu. Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã đánh dấu bước phát triển mới cho thị trường tiêu thụ nông sản và cũng đem đến nhiều thách thức cho nông sản Việt Nam. Vì lí do này nên em chọn đề tài cho chuyên đề ngành của em là: “ Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến quí II năm 2011”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến quí II năm 2011 để có giải pháp phát triển cây xoài nói riêng và cây ăn quả nói chung. Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình sản xuất xoài của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007-2011. Phân tích tình hình tiêu thụ xoài của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007-2011. Đề xuất một số giải pháp phát triển cây xoài trong thời gian tới. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp. 1.3.2 Phạm vi thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 05 tháng 08 đến ngày 21 tháng 10 năm 2011. Số liệu nghiên cứu trong đề tài từ năm 2007 đến quí II năm 2011. 1.3.3 Phạm vi nội dung Đề tài nghiên cứu về tình hình sản xuất xoài ở tỉnh Đồng Tháp và thị trường tiêu thụ xoài. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập niên giám thống kê, từ báo chí, các bài báo cáo của tỉnh, internet, … 1.4.2 Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp so sánh số liệu để thấy được tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến quí II năm 2011 nhằm giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài. CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT XOÀI Ở TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠI 2007 – QUÍ II NĂM 2011. 1.1 Sơ lược tình hình sản xuất xoài của Việt Nam qua các năm Xoài là loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam với 59/63 tỉnh, thành có diện tích trồng trên 100 ha. Tổng diện tích xoài cả nước năm 2010 là 87.500 ha với sản lượng xoài đạt 574.000 tấn. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng xoài lớn nhất cả nước với 43.100 ha chiếm trên 49% so với diện tích cả nước, kế đến là vùng Đông Nam Bộ với 21.500 ha.. Cây xoài chỉ được trồng chuyên canh ở một số vườn tại huyện Cam Ranh – tỉnh Khánh Hoà, huyện Củ Chi – thành phố Hồ Chí Minh, huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai, huyện Cái Bè – tỉnh Tiền Giang và huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp. Còn lại 95% diện tích xoài được trồng chung với các loại cây ăn quả khác. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến xoài có năng suất và chất lượng thấp trong thời gian vừa qua. Bảng 1:DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG XOÀI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010 Năm 2007 2008 2009 2010 Diện tích gieo trồng (1000ha) 85,2 86,4 87,6 87,5 Diện tích cho sản phẩm (1000ha) 60,8 67,0 68,8 71,1 Sản lượng (1000 tấn) 471,1 541,6 554,0 574,0 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 Căn cứ vào bảng trên ta thấy từ năm 2007 đến năm 2010 sản lượng và diện tích của Việt Nam nhìn chung đều tăng. Đối với diện tích gieo trồng, tăng dần qua các năm nhưng sự thay đổi này không lớn, năm 2007 là 85,2 ngàn ha đến năm 2010 là 87,5 ngàn ha, cho thấy diện tích được trồng mới đã tăng 2.300 ha so với năm 2007 nhưng diện tích cho trái chỉ là 60,8 ngàn ha năm 2007 và tăng dần đến năm 2010 là 71,1 ngàn ha, tăng nhiều nhất từ 2007 đến 2008 với 6.200 ha kéo theo sản lượng cũng tăng nhiều từ năm 2007 là 471,1 ngàn tấn đến năm 2008 tăng lên 541,6 ngàn tấn đã tăng 70,5 ngàn tấn so với năm 2007, sản lượng cũng tăng dần cùng với diện tích cho trái đến năm 2010 sản lượng xoài đạt 574 ngàn tấn, tăng 102,9 ngàn tấn so với năm 2007. Tuy nhiên, do diện tích phân bố cả nước không đều chỉ tập trung một vài nơi, nhiều nhất là ở ĐBSCL. Bên cạnh đó chất lượng giống xoài cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Trong quá trình trồng và lai tạo, hiện cả nước có 57 giống xoài các loại, tuy nhiên, chỉ có 4 giống xoài có chất lượng cao là giống xoài cát Hoà Lộc (tỉnh Tiền Giang hiện tại cũng chỉ mới trồng được 2.000 ha, Đồng Tháp có 873 ha), giống xoài cát Chu có chất lượng cao đứng thứ 2 sau xoài cát Hoà Lộc (hiện chỉ phát triển tập trung ở Đồng Tháp), giống xoài Châu Nghệ và xoài Tượng. Trên thực tế, nhiều nhà vườn còn trồng từ 3 đến 6 giống xoài chung nhưng giống chất lượng cao lại được trồng với tỷ lệ rất hạn chế với khoảng từ 5 đến 10%. Cùng với giống, phương pháp canh tác xoài hiện nay chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống với việc sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật. Một khó khăn nữa trong canh tác xoài hiện nay là sâu và bệnh hại xuất hiện nhiều do điều kiện của thời tiết bất lợi. Các loại côn trùng và bệnh gây hại chủ yếu trên xoài là sâu đục thân, sâu đục trái, bệnh thán thư, bệnh đóm đen, vi khuẩn... Trong đó, sâu đục thân và bệnh đốm đen vi khuẩn là nguy hiểm nhất bởi nó làm chết cây và giảm chất lượng hoặc hư trái làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Thu hoạch và bảo quản trái cũng là vấn đề đang gặp khó khăn hiện nay. Việc bao trái trước thu hoạch để nâng cao chất lượng và giảm thất thoát sau thu hoạch đã được 80% số hộ trồng xoài ở Đồng Tháp áp dụng, tuy nhiên các hộ trồng xoài ở các tỉnh khác thì lại hầu như chưa áp dụng. Vấn đề thu hoạch và các hoạt động tại vườn do diện tích canh tác nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng chưa tốt nên khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hoá trong thua hoạch. Công tác quản lý chất lượng sau thu hoạch cũng được các nhà vườn quan tâm bằng cách thu hoạch vào buổi sáng, cắt tỉa sơ bộ, lựa chọn dụng cụ chuyên chở thích hợp... đã góp phần giảm tổn thất, nhưng việc thực hiện các biện pháp trên lại chưa đồng bộ giữa các hộ trồng xoài trong toàn khu vực. Tình hình sản xuất xoài của tỉnh Đồng Tháp. 1.2.1 Khát quát tình hình sản xuất trái cây Trái cây Đồng Tháp nổi tiếng trong vùng với xoài Cao Lãnh, quýt hồng Lai Vung, nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hoà (có trái quanh năm) v.v. những loại cây đang mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn. Trong tổng số 23.00 ha diện tích cây ăn trái cho sản lượng gần 150.000 tấn/năm, trong toàn tỉnh hiện đã có không ít những vườn cây kiểu mẫu được sản xuất theo hướng chuyên canh, sản phẩm đạt chất lượng và độ đồng đều cao để tiến tới xây dựng thương hiệu, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Diện tích cây ăn trái 6 tháng đầu năm 2011 đạt 25.858 ha tăng so với đầu năm 2010 là 2.459 ha. Ngành nông nghiệp tiếp tục xây dựng một số mô hình sản xuất cây ăn trái theo hướng GAP tại huyện Châu Thành (5 ha), huyện Lai Vung (4,4 ha), huyện Cao Lãnh (14 ha). Chất lượng vườn cây ăn trái đã có sự cải thiện, nâng cao từ khâu cải tạo vườn, chọn giống, kỹ thuật trồng chăm sóc và thu hoạch đã được nhà vườn quan tâm và đang từng bước sản xuất theo hướng VietGAP. Về giống cây ăn trái có chất lượng cao, các kỹ thuật chiết, ghép ngày càng tiến bộ, sử dụng giống sạch bệnh, nâng suất cao. Việc xây dựng tiêu chuẩn, chọn cây đầu dòng, công tác quản lý giống có chiều hướng tích cực. Về kỹ thuật canh tác có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng canh tác hữu cơ và IPM (sử dụng phân hữu cơ, áp dụng bao trái, tỉa cành), việc áp dụng xử lý ra hoa ngày một phổ biến đã giúp giảm áp lực về thời vụ thu hoạch rộ. Hiện nay, Tỉnh đang xây dựng mô hình vườn cây ăn trái kiểu mẫu tại 3 huyện: Châu Thành (cây nhãn), Lai Vung (cây quýt hồng), Cao Lãnh (cây xoài). Trong thời gian qua, với lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, tỉnh Đồng Tháp không ngừng đầu tư, phát triển vườn chuyên canh cây ăn quả chất lượng cao. Trong 3 năm (từ 2003 đến 2005), tỉnh đã đầu tư hơn 173 tỷ đồng để mở rộng diện tích, xây dựng nhà lưới, mua sắm trang thiết bị… cho các trại giống cây ăn quả của tỉnh và huyện. Các chương trình khuyến nông của tỉnh đã tập huấn, nâng cao kiến thức cho các nhà vườn. Năm 2006, tỉnh Đồng Tháp tập trung đầu tư vốn hơn 153 tỷ đồng để nâng cấp, phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả, xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng trái cây kết hợp với thị trường, đưa vườn cây ăn quả trở thành một trong những thế mạnh kinh tế, phát triển bền vững của tỉnh. Tỉnh đã hình thành được ba vùng trồng chuyên canh cây ăn quả tập trung: xoài cát Chu, cát Hòa Lộc ở huyện Cao Lãnh, quýt Hồng ở huyện Lai Vung, nhãn ở huyện Châu Thành. Từ năm 2007, Hội Làm Vườn tỉnh Đồng Tháp đã triển khai hàng loạt mô hình khuyến nông VAC theo hướng thực hành nông nghiệp tốt, chủ yếu trên xoài cát Hòa Lộc, cát Chu và cây có múi. Năm 2008, Hội triển khai ba mô hình kinh tế VAC sản xuất an toàn ở các xã Tịnh Thới, Hòa An và phường 6 (thành phố Cao Lãnh). Đến năm 2009, tiếp tục triển khai ở xã Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây và Hòa An (TP.Cao Lãnh). Vì vậy, để đáp ứng nơi tiêu thụ cho cây ăn quả, tỉnh đang đầu tư, nâng cấp chợ đầu mối trái cây ở xã Mỹ Hiệp (huyện Cao Lãnh) đưa vào hoạt động, làm trung tâm mua bán trái cây của tỉnh. 1.2.2 Tình hình sản xuất xoài của tỉnh Đồng Tháp Trong thời gian qua diện tích xoài của tỉnh Đồng Tháp không ngừng tăng lên và chất lượng cũng không ngừng được cải thiện. Với mục tiêu nâng cao chất lượng trái cây đặc sản hướng tới xuất khẩu, ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã và đang thực hiện mô hình sản xuất cây ăn trái an toàn cây xoài theo hướng ứng dụng quy trình công nghệ trước và sau thu hoạch để sản xuất và bảo quản chất lượng cao, rải vụ thu hoạch, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu (gọi tắt là VietGap), kết hợp với tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung. Quan sát bảng dưới đây để thấy rõ hơn sự thay đổi diện tích xoài cũng như sản lượng xoài của tỉnh Đồng Tháp: Bảng 2: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG XOÀI CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2009 Năm 2007 2008 2009 2010 Diện tích(ha) 7.283 7.750 8.892 9.300 Sản lượng(tấn) 44.391 60.330 64.529 61.357 Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Tháp Căn cứ vào bảng trên ta thấy từ năm 2007 đến năm 2009 sản lượng và diện tích của tỉnh Đồng Tháp nhìn chung đều tăng nhưng năm 2010 sản lượng lại giảm xuống so với năm 2009. Năm 2007 toàn tỉnh có 7.283 ha đến năm 2009 với sản lượng từ 44.391 tấn lên 64.529 tấn. Hai năm 2008 và 2009 được coi là hai năm trúng mùa của nông dân do sản lượng tăng cao hơn nhiều ( năm 2008 sản lượng đạt 60.330 tăng 15.939 tấn so với năm 2007) mà giá lại cao đem lại thu nhập cao cho người dân. Tuy nhiên trong năm 2010 khi diện tích tăng lên 9300 ha nhưng sản lượng lại giảm xuống 61.357 tấn, giảm 3.172 tấn so với năm 2009, bởi thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều và to nên xoài khó đậu trái hơn những năm trước chủ yếu là ở Thành phố Cao Lãnh và huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh, làm nhiều nông dân trồng xoài thất mùa nặng vào cuối năm trong khi giá xoài tăng cao hơn nhiều so với những năm trước. Ở tỉnh Đồng Tháp, xoài được trồng nhiều nhất ở tỉnh huyện Cao Lãnh và Thành Phố Cao Lãnh. Tại huyện Cao Lãnh, xoài có diện tích 3.620 ha, chiếm 68,8% diện tích cây ăn trái trong toàn hiện chiếm khoảng 40% diện tích xoài toàn tỉnh chủ yếu là giống xoài Cát Hòa Lộc và Cát Chu, vì vậy huyện Cao Lãnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cây xoài của Tỉnh. Từ năm 2003 nhận thấy tiềm năng giá trị kinh tế cao của giống xoài và sự phù hợp của đất Cao Lãnh nên Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Phòng Nông Nghiệp- Phát Triển Nông Thôn huyện Cao Lãnh đã cải tạo vườn và nhân rộng giống xoài cát Hòa Lộc bằng việc ghép giống xoài cao cấp trên thân xoài tạp thử nghiệm và đã thành công. Từ kết quả này, các xã Mỹ Xương, Mỹ Hội, Bình Hàng Trung, Mỹ Long, Mỹ Hiệp, xã cù lao Bình Thạnh tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu huyện Cao Lãnh đã xây dựng mô hình xoài sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (sản xuất nông sản sạch) tại ấp Mỹ Hưng Hoà, xã Mỹ Xương; hỗ trợ 5 hộ trồng 5ha xoài Cát Hoà Lộc và xoài Cát Chu với 15.000kg phân hữu cơ HVP, 60.000 bao xoài do Đài Loan sản xuất, tạo tán cho các hộ thực hiện mô hình. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ 47.500 bao trái xoài cho 9 hộ sản xuất 10ha ở xã Bình Hàng Tây. Ban điều hành dự án cây ăn trái huyện kết hợp với Đại Học Cần Thơ hỗ trợ 32.000 bao trái cho 5hộ trồng 8ha xoài ở 3 xã Mỹ Xương, Bình Hàng Tây và Bình Thạnh. Qua đó, các nhà vườn đã nhận thức được công dụng, hiệu quả của việc bao trái xoài bằng bao Đài Loan trong mùa nghịch, biện pháp tỉa cành tạo tán sau thu hoạch và bón phân hữu cơ sinh học trên cây xoài theo hướng an toàn. Khi áp dụng phương pháp này, xoài cát cho trái mỗi năm từ 2 đến 3 vụ. Nhiều nông dân nhờ áp dụng thành công biện pháp canh tác mới đã đạt lợi nhuận từ 100 – 170 triệu đồng/ha trồng xoài. Với vai trò quan trọng trong phát triển cây xoài của tỉnh, huyện Cao Lãnh đã có nhiều thay đổi về tình hình trồng xoài trong thời gian qua. Bảng 3: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG XOÀI CỦA HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010 Năm 2007 2008 2009 2010 Diện Tích(ha) 2.878 2.948 3.608 3.620 Sản lượng(tấn) 24.000 24.500 26.000 30.046 Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp, năm 2010 Dựa vào số liệu từ bảng trên ta thấy: diện tích và sản lượng xoài của huyện Cao Lãnh năm 2010 đều tăng so với năm 2007. Trong bốn năm diện tích tăng từ 2.878 ha năm 2007 với sản lượng đạt 24.000 tấn đến cuối năm 2010 đã tăng thêm 742 ha làm diện tích trồng xoài toàn huyện đạt 3.620 ha và đạt sản lượng 30.046 tấn. Trong năm 2007 cây xoài được trồng ở hầu hết các xã của huyện làm tăng diện tích đáng kể, người dân đã trồng mới lại vườn với giống xoài chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao loại bỏ những giống xoài tạp không hiệu quả nên các cây này chưa cho nhiều trái làm ảnh hưởng đến sản lượng, một phần là do thời tiết thất thường dẫn đến tình hình sâu bệnh trên cây xoài diễn biến phức tạp làm giảm sản lượng cũng như chất lượng xoài trong thời gian này. Ngoài ra, để nâng cao năng suất, chất lượng cây xoài, năm 2007 tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện thí điểm vườn xoài kiểu mẫu trên diện tích 50 ha ở ấp Mỹ Hưng Hòa, xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, kết quả vụ xoài cho năng suất từ 8 đến 10 tấn quả mỗi héc ta, cao hơn so với sản xuất xoài bình thường từ 1đến 2 tấn trái/ha. Năm 2008 – 2009, để bảo vệ sức khỏe, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và góp phần bào vệ môi trường bằng nguồn vốn Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp chọn Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh làm điểm thực hiện mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trên cây xoài theo hướng VietGAP tại ấp Mỹ Hưng Hoà, xã Mỹ Xương, với 5 hecta/5hộ, qua 2 năm thực hiện mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh xây dựng vườn kiểu mẫu, huyện không ngừng nhân rộng mô hình sản xuất theo hướng an toàn ở khắp các xã trong huyện, tăng cường tập huấn nhà vườn áp dụng kỹ thuật mới như bao trái xoài trong mùa nghịch, sử dụng phân hữu cơ vi sinh,…góp phần nâng cao năng suất, chất lượng trong thời gian qua. Năm 2010 mặc dù sản lượng và giá xoài tăng nhưng năng suất, chất lượng không bằng các năm trước, chi phí sản xuất thì tăng cao do thời tiết bất thường, có thời điểm nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều làm cho dịch bệnh phát sinh nhiều xoài ít đậu trái, nhưng nhờ nhà vườn áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật từ lúc ra hoa đến kết trái nên sản lượng đạt khoảng 30.046 tấn. Ø Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình trồng xoài. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình hình trồng xoài trong thời gian qua như sự thay đổi thất thường của thời tiết, lợi nhuận từ việc trồng xoài, kỹ thuật trồng trọt, tình hình kinh tế-xã hội, tâm lí người dân, giá của các yếu tố đầu vào,… Lợi nhuận: lợi nhuận từ việc trồng xoài là khá cao từ 100 triệu đến 150 triệu đồng cho một ha trồng xoài, vì vậy nhiều nhà vườn đã có cuộc sống tốt hay trở nên giàu có hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho mọi người trồng xoài nhiều hơn. Kỹ thuật trồng trọt: kỹ thuật trồng trọt của người dân ngày càng được nâng cao nhờ được sự hướng dẫn của các chuyên gia từ các chương trình khuyến nông và áp dụng các tiến bộ khoa học-kĩ thuật vào trồng trọt như kỹ thuật bao trái trong mùa nghịch, bón phân hữu cơ sinh học trên cây xoài theo hướng an toàn, kỹ thuật xử lý ra hoa xoài mùa nghịch, các biện pháp phòng trừ dịch hại trên cây xoài, cách ghi chép sổ nhật ký, biện pháp tỉa cành tạo tán sau thu hoạch. Kỹ thuật bao trái xoài: Trước đây, theo phương pháp quãng canh, xoài chỉ ra hoa theo mùa; thời điểm thu hoạch rộ vào mùa thuận từ tháng 3-6 dl giá rất rẻ; ngược lại, vào mùa nghịch thu hoạch từ tháng 7-2 dl năm sau, giá bán rất cao. Từ đó, với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, người làm vườn đã thành công trong sản xuất xoài mùa nghịch nhằm thu được lợi nhuận cao và hệ quả là nhiều loại dịch hại nghiêm trọng có nguy cơ bùng phát mạnh như: bệnh thán thư, bệnh xì mủ trái, sâu đục hột, rệp sáp, ruồi đục quả gây tổn thất từ 30-70 % năng suất, chất lượng xoài; trong đó, có tổn thất do bệnh hại tấn công sau thu hoạch. Mặt khác, việc thâm canh cao độ trong quá trình sản xuất xoài đã làm số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tăng lên nhiều lần, dẫn đến chi phí sản xuất gia tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng và không đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Đặc biệt, trong những đối tượng gây hại này, ruồi đục quả và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là đối tượng kiểm dịch gay gắt ở một số quốc gia có tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cao như: Mỹ, Úc, Nhật, Newzealand. Từ các chương trình khuyến nông của huyện, tỉnh và sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật (Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam) thì vật liệu bao trái chuyên dùng nhập nội từ Đài Loan trên xoài mới được bắt đầu sử dụng đầu tiên ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nói riêng và trên cả nước nói chung. Từ đó đến nay, kỹ thuật bao trái với vật liệu chuyên dùng nhập từ Đài Loan được sử dụng rộng rãi và tăng dần với nhu cầu từ 3 đến 4 triệu bao trái cho mỗi năm. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, trong năm 2009, ngành Nông Nghiệp huyện đã hỗ trợ kinh phí nhập thiết bị và nguyên vật liệu bao trái từ Đài Loan đồng thời đưa vào hoạt động để sản xuất bao trái tại chỗ cung ứng cho các nhà vườn trong và ngoài tỉnh. Sử dụng bao trái chuyên dùng bằng vật liệu được sản xuất từ Đài Loan đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bao trái ngoài tránh được sự va chạm cơ học do gió gây ra, làm giảm sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn qua vết thương; do đó, hạn chế tối đa bệnh thán thư và xì mủ trên trái gây ra làm tăng năng suất từ 40 – 55% và tăng chất lượng trái xoài sau thu hoạch, màu sắc trái đẹp, bệnh trái sau thu hoạch giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản từ 3-5 ngày so với bình thường, Bao trái khi trái đã qua giai đọan rụng trái sinh lý (40 – 50 ngày tuổi) là hiệu quả nhất, trước khi bao trái phun thuốc trừ sâu, bệnh kết hợp với tỉa trái đã làm giảm được từ 8 -10 lần phun thuốc trong suốt vụ. Mỗi ha xoài lợi nhuận tăng 50.000.000 đồng so với phương pháp canh tác truyền thống. Sử dụng phân hữu cơ sinh hoc: Mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trên cây ăn trái, được xây dựng trên nền của vườn xoài kiểu mẫu từ năm 2004 - 2007 và mô hình xoài theo hướng GAP năm 2008. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh trên cây ăn trái, nhà vườn cần quan tâm hai vấn đề là bao trái, đã hạn chế số lần phun thuốc từ 5 đến 10 lần, chất lượng tăng lên, trái đẹp, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Còn tỉa trái non làm hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng, giảm tỷ lệ xì mũ trên xoài. Ưu điểm của phương pháp này là không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng; không gây ô nhiễm môi trường, cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật, dinh dưỡng trong môi trường đất; không làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm; có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học khác, góp phần làm sạch môi trường. Hiệu quả sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhà vườn sẽ có thu nhập cao hơn sản xuất bình thường; thường làm trong rải vụ, trong mùa nghịch. Tình hình kinh tế-xã hội: tỉnh có nhiều chính sách và đề án tỉnh đạt hiệu quả nhằm phát triển cây ăn quả để trở thành thế mạnh kinh tế của tỉnh, góp phần mở rộng diện tích và nâng cao sản lượng cây ăn quả nói chung và cây xoài nói riêng như “quy hoạch nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020”; đề án “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn, nông dân tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020”; đề án “phát triển giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020”,… Tâm lí của người dân trồng trọt: cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình trồng xoài. Người dân thường có tâm lí theo xu hướng số đông, thích lợi nhuận cao nên trong thời gian qua một phần người dân thấy người khác trồng xoài nhiều và có lợi nhuận cao nên họ cũng trồng theo như ruộng trồng lúa thì lên líp hay chặt bỏ vườn táo hay mãng cầu để trồng xoài. Giá các yếu tố đầu vào: nếu các yếu tố đầu vào giá tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sản lượng thu được do chi phí sản xuất tăng lên người dân sẽ giảm lượng thuốc phun xịt cho cây trồng làm hạn chế về mặt chất lượng và sản lượng dẩn đến thu nhập người dân trồng xoài thấp xuống. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XOÀI. 2.1 Tình hình tiêu thụ xoài trong nước. Xoài là loại trái cây được nhiều người tiêu dùng cả nước ưa thích, loại trái cây này được bán khắp cả nước. Sản lượng xoài càng tăng trong thời gian qua nhưng thị trường tiêu thụ chủ yếu là ở trong nước, rất ít được xuất khẩu ra các thị trường lớn. Dù là tiêu thụ trong nước nhưng xoài của trong vẫn phải cạnh tranh với các giống xoài nhập khẩu từ nước khác điển hình là xoài Thái Lan và Trung Quốc. Xoài nhập từ Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia có giá bằng đến thấp hơn nội địa làm ảnh hưởng không nhỏ đến trong nước vùng Nam Bộ. Gần đây, xoài Thái Lan, và xoài Campuchia chất lượng ngon, giá cả hợp lý nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì nhu cầu hưởng thụ đa dạng của người dân nên không thể ngăn xoài nhập khẩu, và mặc dù chất lượng xoài trong nước không kém và có thương hiệu nổi tiếng: xoài cát Hoà Lộc, xoài Cát Chu, Xoài Châu Nghệ nhưng đầu ra vẫn không ổn định, chưa có những sự đột phá tiêu thụ trong nước. Trong nước, xoài được tiêu thụ mạnh ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với số lượng khoảng 25.000 tấn/năm; Riêng xoài ở tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua, hầu hết xoài thu hoạch xong đều được bán cho các vựa xoài, số lượng xoài này được các thương lái đem đi tiêu thụ ở khắp cả nước, trong đó một phần nhỏ thì được tiêu thụ ở chợ trong tỉnh mà nhiều nhất là ở chợ đầu mối trái cây Mỹ Hiệp, phần lớn là được đưa đi tiêu thụ ở Thành Phố Hồ Chí Minh các tỉnh của ĐBSCL và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Một số thị trường trong nước đang và có khả năng trong thời gian tới tiêu thụ mặt hàng trái cây nói chung và trái xoài nói riêng của tỉnh Đồng Tháp: - Thị trường các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: Đồng Tháp nằm trong lòng thị trường này nên có nhiều đặc điểm tương đồng trong phát triển kinh tế của vùng là đi lên từ thế mạnh ban đầu bằng nông nghiệp và thuỷ sản và là vựa nguyên liệu cung cấp cho chế biến hàng nông thuỷ sản. Do vậy, sự liên kết với khu vực này trong thu mua nguồn nguyên liệu thuỷ sản, nông sản, trái cây để chế biến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có giá trị lớn là hết sức cần thiết. - Thị trường TP. Hồ Chí Minh: Là thị trường tiêu thụ nhiều nhất hàng nông sản, thực phẩm của Tỉnh như trái cây, gia súc, gia cầm, thuỷ sản… Thành phố Hồ Chí Minh là đối tác quan trọng có nhiều tiềm năng để kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết trong thu mua, chế biến hàng nông sản, thuỷ sản để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với Đồng Tháp. - Thị trường các tỉnh miền Đông Nam bộ: Đây là vùng kinh tế phát triển nhanh và cao, là nơi tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng, đồng thời cũng là thị trường có nhu cầu cao về lương thực, thực phẩm. Vì vậy đây là nơi có tiềm năng tiêu thụ lớn các mặt hàng trái cây. - Thị trường Bắc bộ: Tuy cách xa Đồng Tháp nhưng đây là thị trường đầu mối tiêu thụ và trung chuyển xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong đó, thị trường TP. Hà Nội vừa có nhu cầu tiêu dùng cao, vừa có khả năng phân phối bán buôn đối với hàng hoá của tỉnh. Bên cạnh đó, các tỉnh có biên giới với Trung Quốc như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh…, cũng có nhiều khả năng phân phối bán buôn và có nhu cầu tiêu dùng lớn. - Thị trường miền Trung và Tây Nguyên: Là thị trường có khả năng tiêu thụ các hàng nông sản của tỉnh, trong đó TP. Đà Nẵng có nhu cầu tiêu dùng cao hơn, đồng thời có khả năng phân phối bán buôn đến các tỉnh trong vùng. 2.2 Tình hình xuất khẩu xoài trên thế giới Xoài Cát Hòa Lộc và xoài Cát Chu là giống xoài chủ lực của Việt Nam, trong thời gian qua chỉ được xuất khẩu qua đường tiểu ngạch qua thị trường Thái Lan và Trung Quốc, Campuchia, Lào. Mặc dù xoài Việt Nam được đánh giá khá ngon, nhưng vỏ xoài mỏng, trong quá trình vận chuyển dễ bị hư hại, dẫn đến giảm chất lượng trái xoài, vì vậy thực tế trái xoài tươi của Việt Nam chưa được xuất khẩu ra các thị trường lớn như các nước Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ do chưa đạt yêu cầu của các thị trường này. Với sự nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn và nhân lực cho việc phát triển các vườn xoài theo hướng GAP, việc xuất khẩu xoài có bước phát triển mới, khi trong năm 2011 hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc sẽ tuyển chọn 100 tấn xoài được trồng theo tiêu chuẩn VietGap xuất sang Nhật Bản. Giá xoài cát Hòa Lộc được thu mua xuất khẩu trung bình là 25.000 đồng/kg. Với mức giá này, nông dân trồng xoài có thể thu lãi hơn 180 triệu đồng/ha. Sau khi xoài cát Hòa Lộc đạt chuẩn xuất vào thị trường Nhật Bản thì đối tác các nơi liên hệ liên tục. Tuy nhiên chúng ta không dám ký hợp đồng tràn lan vì sản lượng xoài ngon quá ít, không đủ cung cấp cho khách hàng. Vì vậy việc sản xuất theo các tiêu chuẩn xuất khẩu là vấn đề các nhà vườn nên thực hiện để mở rộng thị trường tiêu thụ cho trái xoài tươi. Đặc biệt, đầu năm 2011 một đoàn chuyên gia của New Zealand đã tới Việt Nam để kiểm tra các khâu chuẩn bị xuất khẩu xoài tươi vào thị trường này. Dự kiến qua năm 2012, xoài của Việt Nam có thể được xuất khẩu vào New Zealand sau khi được xử lý bằng các phương pháp là chiếu xạ và hơi nước nóng. Dù xuất khẩu trái xoài của Việt Nam đã có tiến triển tương đối tốt nhưng trái xoài Việt nam phải không ngừng cải tiến từ khâu sản xuất, chất lượng trái, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên trái,..thì trái xoài của chúng ta mới khả năng xâm nhập vào các thị trường khó tín trong thời gian tới và đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu lớn trong khu vực Châu Á như Ấn Độ, Pakixtan, Philippine, Thái Lan. Ấn Độ là nước sản xuất xoài lớn nhất thế giới với sản lượng năm 2009 đạt khoảng 13,5 triệu tấn, trong đó xuất khẩu xoài đạt khoảng 210 ngàn tấn, chủ yếu sang thị trường Trung Đông, Mỹ và Anh. Nhờ chất lượng xoài được cải thiện và tăng cường quảng bá thương hiệu, giá xoài Ấn Độ tăng ở các thị trường sinh lợi ở Mỹ. Trong vụ 2009/10, giá xoài Ấn Độ đạt 20 USD/hộp 3,5 kg, song trong vụ năm con số này đạt 28 USD/hộp 3,5 kg.  Pakixtan là nước xuất khẩu xoài lớn thứ hai trên thế giới, hiện đang xuất sang Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất, Arập Xêut, Bahrain, Anh, Xingapo và các thị trường khác. Năm 2010, Pakixtan đã xuất khẩu được 130 ngàn tấn xoài với kim ngạch 41 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu xoài năm 2011 thể đạt 50 triệu USD. Ø Một số thị trường lớn cho xuất khẩu xoài mà xoài Việt Nam có thể vươn tới. Thị trường Châu Âu (EU) Xoài là một trong số các loại hoa quả ngoại nhập đang có mức tăng trưởng cao nhất tại thị trường EU. Tiêu thụ xoài tại EU hiện vẫn đang ở mức thấp nhất thế giới. Mức tiêu thụ trung bình mặt hàng này trên thế giới là 3,42kg/người/năm. Mức tiêu thụ cao nhất thuộc về các nước Châu Á, tiếp theo là các nước Mỹ Latinh, Châu Phi và Australia.   Năm 2007, tổng lượng tiêu thụ xoài tại EU là 202 nghìn tấn, đạt giá trị 248 triệu $. Từ năm 2003 đến năm 2007, tiêu thụ tăng khoảng 31% về mặt giá trị (trung bình 7%/năm) và 27% về khối lượng. Thị trường Anh, Đức và Bỉ có mức tăng trưởng cao nhất về cả giá trị và khối lượng. Thị trường Bồ Đào Nha giảm trong thời kỳ này và thị trường Hà Lan giảm về giá trị nhưng tăng về khối lượng. Tại EU, Anh là thị trường lớn nhất cho mặt hàng này, chiếm 29% giá trị tiêu thụ của EU vào năm 2007. Anh cũng là thị trường tăng trưởng nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng là 109% về giá trị (20%/năm) và 75% về khối lượng (15%/năm) kể từ năm 2003 đến năm 2007. Xoài có mặt tại các siêu thị quanh năm. Tommy Atkins là loại xoài phổ biến nhất, chiếm 80% doanh số bán hàng tại các siêu thị, tuy nhiên các loại xoài khác đang ngày càng tăng nhanh và có khả năng thay thế loại xoài này. Mặc dù tốc độ tăng trưởng về tiêu dùng cao nhất từ vài năm trước, nhưng nhu cầu đối với mặt hàng xoài vẫn đang tăng lên. Các nhóm dân tộc thiểu số của Anh, đặc biệt là Ấn Độ và Pakistan là những nhóm giúp đẩy mạnh tiêu thụ xoài. Do người dân gốc Anh ngày càng quan tâm hơn tới các loại hoa quả ngoại nhập, nhu cầu đối với mặt hàng này sẽ còn tiếp tục tăng. Thị trường Trung Quốc Mặc dù Trung Quốc là nước sản xuất xoài lớn, năm 2009 sản lượng xoài của Trung Quốc đạt khoảng 4,1 triệu tấn nhưng những năm tới đây, thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển xuất khẩu của Việt Nam do Trung Quốc phát triển nhanh cả về tốc độ tăng dân số cũng như thu nhập dân cư và có nhu cầu đa dạng đối với sản phẩm nhiều phẩm cấp khác nhau. Trung Quốc là thị trường lớn, dễ thâm nhập, yêu cầu về chất lượng không quá cao, quy định về vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc không quá khắt khe như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông hay Singapore. Ngoài ra, xuất khẩu sang Trung Quốc có nhiều thuận lợi như chi phí vận chuyển thấp và có khả năng duy trì độ tươi của sản phẩm trái cây do Trung Quốc nằm ngay sát với Việt Nam. Thị trường Nhật Bản: Là thị trường có nhu cầu xoài ngày càng tăng nhưng việc xuất khẩu vào gặp khó khăn do nước này áp dụng quy định mức giới hạn tối đa hóa chất đối với thực phẩm nhập khẩu, tuy nhiên những tháng đầu năm 2011 Việt nam đã xuất sang Nhật 100 tấn xoài. Thị trường Bắc Mỹ: Hoa Kỳ là nước nhập khẩu xoài lớn nhất thế giới, chiếm gần 50% tổng nhập khẩu loại trái cây này trên thế giới. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là trái cây chế biến và nước trái cây. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết, xuất khẩu trái cây của Việt Nam vào Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn, đây là cơ hội cho xoài Việt Nam. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ XOÀI 3.1 Sản xuất. Tăng cường hơn nữa các mô hình sản xuất theo hướng an toàn trên toàn huyện để đạt năng suất cao nhất đáp nhu cầu thị trường. Đầu tư, nghiên cứu, phát triển kỹ thuật canh tác tiến bộ; ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ mới làm hạ giá thành, tăng năng suất, chất lượng giống cây trồng. Đẩy mạnh tập huấn cho nhà vườn khả năng xử lí diễn biến tình hình sâu bệnh phức tạp. Tổ chức các biểu tọa đàm để nhà vườn gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia để nâng cao hiểu biết về kĩ thuật trồng xoài. Nắm bắt, theo dõi thường xuyên tình hình diễn biến sâu bệnh trên vườn xoài để kịp thời phòng trị. Sản xuất phải đảm bảo lượng thuốc sâu không bị dư thừa trong trái. Xây dựng cơ sở chế biến trái xoài để có thể hạn chế thoát sau thu hoạch. Xây dựng các vườn ươm sạch bệnh cung cấp cây giống; xây dựng quy trình công nghệ và mô hình sản xuất hữu cơ đạt hiệu quả. 3.2 Tiêu thụ. Đầu tư thiết bị bảo quản trái xoài tươi để có thể vận chuyển đi xa. Vận động, hướng dẫn các nhà vườn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất theo hướng theo hướng an toàn (đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật)để tăng chất lượng. Một mặt, các địa phương giúp nông dân quảng bá tiêu thụ trong nước, chú trọng xây dựng các kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp từ cơ sở sản xuất đến các chợ, hệ thống siêu thị có uy tín ở các đô thị lớn và xuất khẩu. Kêu gọi các doanh nhiệp hỗ trợ việc liên kết GAP, tạo hướng đi mới với một chiến lược cụ thể và đúng với nhu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu cho các loại trái cây đặc sản nhằm đưa trái cây Việt Nam nói chung, trái cây khu vực ÐBSCL nói riêng hội nhập thương trường quốc tế. Trong sản xuất phải loại bỏ giống kém chất lượng, thay vào đó những giống mới có nhiều đặc tính tốt, tạo nên trái cây nhiệt đới giàu về số lượng, ngon về chất lượng, mẫu mã đẹp, màu sắc bắt mắt. Ở khâu sản xuất trái cây hàng hóa có chất lượng cao, cải tiến mùa vụ, chất lượng giống, càng ngày càng có nhiều chủng loại trái cây phong phú đa dạng, ngon. Nâng cấp, xây dựng trung tâm, chợ mua bán trái cây để đảm bảo nơi tiêu thụ cho nhà vườn. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận. Trong giai đoạn từ năm 2007-2011, tỉnh Đồng Tháp đã có những đóng góp quan trọng trong kế hoạch phát triển cây ăn quả của tỉnh chủ yếu là cây xoài, diện tích và sản lượng tăng lên hàng năm với chất lượng ngày càng được nâng cao qua nhiều phương pháp, chương trình và mô hình được huyện thực hiện đạt kết quả cao. 3.2 Kiến nghị. Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Tháp: Tăng cường các nghiên cứu khoa học nhằm năng cao năng suất cây trồng, tạo ra giống có chất lượng cao hơn nữa, tăng cường các buổi tọa đàm và thực tế trên vườn xoài,... Nông dân: tham gia đầy đủ các buổi tọa đàm, tập huấn kỹ thuật mới của địa phương tổ chức, thực hiện đúng nguyên tắc về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện bệnh hại. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trái cây xuất khẩuViệt Nam: Thách thức thị trường khó, Thanh Dung- Đức Mạnh, ngày đăng 23/06/2011. Trái cây Việt Nam – Tiềm năng lớn, xuất khẩu nhỏ, sggp, ngày đăng 17/10/2011. Trái cây địa phương Việt Nam, một lợi thế cạnh tranh vượt trội, ngày đăng 07/10/2011. Hợp tác xã xoài Mỹ Xương: Sản xuất theo hướng GlobalGAP, P.D&V.A  Phòng NCKH&TT, Sở NN&PTNT Đồng Tháp, ngày đăng 28/09/2011. Xuất khẩu trái cây sẽ tăng mạnh, Mỹ Ân, ngày đăng 19/05/2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn- Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến quí II năm 2011.doc
Tài liệu liên quan