Tài liệu Luận văn Tình hình phát triển và một số biện pháp thúc đẩy thị trường nhà đất tại Hà Nội: Luận văn
Tình hình phát triển và một số
biện pháp thúc đẩy thị trường
nhà đất tại Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
I. Mục đích nghiên cứu
Bất động sản (BĐS) gắn liền với cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội.
Cùng với thị trường vốn, thị trường lao động thị trường BĐS là một trong những
thị trường đầu vào của quá trình sản xuất. Thị trường BĐS là một trong những thị
trường quan trọng của nền kinh tế. Với mô hình kinh tế kế hoạch tập trung của
nước ta trước đây thị trường này chưa phát triển. Trong quá trình chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý của
Nhà nước những năm vừa qua, thị trường BĐS nước ta đã đang hình thành và
phát triển với tốc độ nhanh và hết sức phức tạp.
Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã chấm dứt được tình trạng suy
thoái, phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao. Từ
năm 1986 nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp
sang nền kinh ...
167 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tình hình phát triển và một số biện pháp thúc đẩy thị trường nhà đất tại Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Tình hình phát triển và một số
biện pháp thúc đẩy thị trường
nhà đất tại Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
I. Mục đích nghiên cứu
Bất động sản (BĐS) gắn liền với cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội.
Cùng với thị trường vốn, thị trường lao động thị trường BĐS là một trong những
thị trường đầu vào của quá trình sản xuất. Thị trường BĐS là một trong những thị
trường quan trọng của nền kinh tế. Với mô hình kinh tế kế hoạch tập trung của
nước ta trước đây thị trường này chưa phát triển. Trong quá trình chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý của
Nhà nước những năm vừa qua, thị trường BĐS nước ta đã đang hình thành và
phát triển với tốc độ nhanh và hết sức phức tạp.
Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã chấm dứt được tình trạng suy
thoái, phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao. Từ
năm 1986 nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội có sự điều chỉnh của Nhà
nước, nền kinh tế nhiều thành phần đang được hình thành rõ nét. Nền kinh tế
nước ta được chuyển đổi một bước theo hướng khai thác khả năng đầu tư và phát
triển toàn diện xã hội, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn chọn phương
hướng hiệu quả quy mô đầu tư.
Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều điều kiện ưu
việt thu hút vốn đầu tư của cả nước và quốc tế nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò
trung tâm kinh tế văn hoá khoa học kỹ thuật đầu mối phát triển kinh tế đối ngoại,
liên kết thúc đẩy và lôi kéo các vùng khác phát triển. Để tăng cường đầu tư tại các
vùng đô thị trên và các khu công nghiệp Nhà nước cần quan tâm đến việc xây
dựng chính sách ưu tiên và luật pháp nhằm bảo hộ quyền lợi hợp pháp và lợi ích
chính đáng của chủ đầu tư hình thành đồng bộ các loại thị trường hàng hoá, dịch
vụ, sức lao động, vốn, kỹ thuật công nghệ trong đó nổi bật lên là thị trường BĐS.
2
Thực tế cho thấy nếu đầu tư và phát triển đúng mức thì thị trường BĐS sẽ rạo
ra những kết quả to lớn:
Kinh doanh BĐS tạo ra lợi nhuận lớn vì vậy dễ dàng hấp dẫn vốn đầu tư
và BĐS nhất là vốn nước ngoài và vốn tích luỹ của các tầng lớp dân cư
Nhà nước sẽ tăng nguồn thu, đồng thời quản lý tốt tài nguyên đất
Thị trường BĐS dưới sự quản lý và điều chỉnh của Nhà nước sẽ phát
triển lành mạnh, hiện tượng kinh doanh ngầm đựơc xoá bỏ
Nhà ở và đất ở là lĩnh vực quan trọng chứa đựng các yếu tố kinh tế – xã
hội – chính trị, do vậy quản lý và phát triển đúng mức thị trường BĐS sẽ
kéo theo nhiều yếu tố khác như: sử dụng đất đúng mục đích tránh lãng
phí đất, tạo được chỗ ở cho nhân dân, đảm bảo chính sách quy hoạch
của Nhà nước…
Tuy nhiên hiện nay do tác động của cơ chế thị trường, do biện pháp quản lý
còn yếu kém thiếu đồng bộ nên thị trường BĐS ở nước ta hình thành tự phát thiếu
tổ chức ngoài tầm quản lý. Tình hình phát triển của thị trường BĐS chưa lành
mạnh ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nông thôn và đô thị theo quy hoạch gây thất
thu cho ngân sách nhà nước và ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người dân.
Những tiêu cực trong quá trình hoạt động thể hiện rõ ở những điểm sau:
Tỷ lệ giao dịch phi chính thức cao. Thị trường “ngầm” phát triển mạnh
nạn đầu cơ đất đai gây hỗn loạn thị trường.
Mất cân bằng cung cầu do nhu cầu của người dân tăng nhanh.
Thị trường nóng lạnh bất thường, gía cả dễ biến động.
Thông tin về thị trường không đầy đủ, thiếu minh bạch và khó tiếp cận
nên xuất hiện nhiều “cò mồi” đất đai nhà ở.
Quy trình mua bán phức tạp qua nhiều khâu trung gian không cần thiết,
tốn nhiều thời gian, chi phí giao dịch cao.
Còn tồn tại cơ chế bao cấp, còn có sự phân biệt không cần thiết giữa
quốc doanh, ngoài quốc doanh, giữa trong nước và ngoài nước trong cơ
3
chế chính sách, trong quản lý điều hành của bộ máy Nhà nước về lĩnh
vực BĐS và thị trường BĐS.
Trong những năm qua mặc dù Nhà nước đã tập trung nhiều sức lực và tiền
của nhằm giải quyết vấn đề trên nhưng thực tế đây vẫn là vấn đề còn nhiều bế tắc
cần khắc phục và giải quýêt. Điều này luôn thúc đẩy các nhà quản lý phải nhanh
chóng tìm ra các biện pháp hỗ trợ nhằm quản lý và thúc đẩy sự phát triển của thị
trường BĐS.
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Thị trường BĐS là thị trường rộng lớn bao gồm thị trường đất và thị trường
nhà đất. Trong phạm vi của đề tài tốt nghiệp chỉ đi vào phân tích một số biện pháp
thúc đẩy thị trường BĐS nhà đất.
Trong thị trường nhà đất cũng phân thành nhiều loại theo từng phạm vi như.
Theo yếu tố sử dụng phân ra thành: thị trường nhà ở, thị trường khách sạn, thị
trường văn phòng, thị trường công nghiệp. Theo khu vực địa lý có thị trường nhà
đất ở các đô thị, thị trường nhà đất ở nông thôn, thị trường nhà đất ở các đô thị
lớn…Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác sẽ được đề cập kỹ trong phần sau.
Do thời gian có hạn cũng như trình độ còn hạn chế đồ án tốt nghiệp chỉ đi sâu
vào thị trường nhà đất tại Hà Nội, nơi mà thị trường BĐS phát triển tương đối
sớm và cũng tương đối phức tạp thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý và có
ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế.
Đối tượng nghiên cứu của khoa học thị trường nhà đất là nghiên cứu các yếu
tố cơ bản của thị trường nhà đất như: cung, cầu, giá cả nhà đất và mối quan hệ
giữa chúng đồng thời nghiên cứu các nguyên tắc, phương pháp định giá nhà đất
cũng như sự tác động của Nhà nước đối với loại thị trường này nhằm góp phần
phát triển thị trường nhà đất đạt hiệu quả cao.
4
Để nắm được nội dung của khoa học thị trường nhà đất cần phải trang bị kiến
thức của nhiều khoa học khác có liên quan như: quản lý nhà nước về đất đai và
nhà ở, kinh tế tài nguyên đất, kinh tế đô thị, kinh tế nông thôn, quy hoạch đất đai,
kinh tế xây dựng…
Các phương pháp dùng để nghiên cứu là: phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp toán học, phương
pháp tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ phong phú thêm những vấn đề về lý luận.
III Nội dung của đồ án tốt nghiệp
Chương I: Một số vấn đề về thị trường BĐS
I. Khái niệm BĐS
II. Khái niệm thị trường BĐS
1. Khái niệm
2. Tính tất yếu của việc hình thành và phát triển thị trường BĐS
3. Phân loại thị trường BĐS
III. Khái quát về thị trường nhà đất
1. Khái niệm thị trường nhà đất.
2. Đặc điểm của thị trường nhà đất.
3. Vị trí của thị trường nhà đất trong nền kinh tế quốc dân
Chương II. Thực trạng tình hình phát triển thị trường nhà đất tại Hà Nội
I. Những mặt được của việc phát triển thị trường nhà đất
II. Những tồn tại yếu kém trong phát triển thị trường nhà đất và hậu quả
III. Nguyên nhân của những yếu kém trên
Chương III. Một số biện pháp thúc đẩy thị trường nhà đất
A. Một số kinh nghiệm quản lý thị trường BĐS – nhà đất tại một số nước
trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
I. Một số kinh nghiệm quản lý thị trường BĐS – nhà đất tại một số nước.
5
II. Các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
B. Một số biện pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường Nhà đất tại Hà
Nội
I. Nhóm các phương pháp chung về pháp lý, tài chính
II. Biện pháp đổi mới công tác quy hoạch, xây dựng quy hoạch, kế hoạch
tổng thể về phát triển các vùng và sử dụng đất đai có hiệu quả đáp ứng
các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
III. Biện pháp tạo lập và phát triển thị trường hàng hoá cho thị trường nhà đất
IV. Biện pháp xây dựng năng lực thể chế và tổ chức tham gia thị trường nhà
đất
V. Thúc đẩy sự phát triển của thị trường bằng việc sử dụng các biện pháp tài
chính
VI. Biện pháp tăng cường hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước đối với thị
trường nhà đất
VII. Biện pháp tổ chức cung cấp thông tin cho thị trường nhà đất
VIII. Ứng dụng các biện pháp tin học để góp phần quản lý thị trường nhà đất
6
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
BẤT ĐỘNG SẢN VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN.
I.Khái niệm về bất động sản (BĐS)
Trong quá trình phát triển của nhân loại, tài sản đã được chia thành “ bất động
sản” và “ động sản”. Sự phân loại này có nguồn gốc từ luật cổ La Mã, theo đó
BĐS không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là những gì được tạo ra
do sức lao động của con người trên mảnh đất.
Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều tiếp nhận cách phân loại tài sản
như trên, đều thống nhất ở chỗ coi BĐS gồm đất đai và những tài sản gắn liền với
đất đai. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của mỗi nước cũng có những nét đặc thù
riêng thể hiện ở quan điểm phân loại và tiêu chí phân loại, tạo ra cái gọi là “khu
vực giáp ranh giữa hai khái niệm BĐS và động sản”.
Hầu hết các nước đều coi BĐS là đất đai và những tài sản có liên quan đến đất
đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất (Pháp, Nhật,
Đức…), nhưng có nước (Nga) quy định cụ thể BĐS là “mảnh đất” chứ không
phải là đất đai nói chung.
Tuy nhiên có nước lại có quan niệm khác về những tài sản “ gắn liền” với
những đất đai được coi là BĐS. Điều 520 Luật dân sự Pháp quy định những “mùa
7
màng chưa gặt, trái cây chưa bứt khỏi cây là BĐS, nếu bứt khỏi cây được coi là
động sản. Tương tự, quy định này cũng được thể hiện ở Luật dân sự Nhật Bản,
Luật dân sự Bắc Kỳ và Sài Gòn cũ. Trong khi đó điều 100 Luật dân sự Thái Lan
quy định: “BĐS là đất đai và những vật gắn liền với đất đai hoặc hợp thành một
hệ thống nhất với đất đai và các tài sản gắn với việc sở hữu đất”. Luật dân sự
Đức đưa ra khái niệm BĐS bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất.
Theo Mc Kenzie and Betts. 1996.trang 3: “BĐS bao gồm đất đai và những tài
sản không di dời được được quy định bởi pháp luật”.
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về BĐS, có thể có ba khái niệm như
sau:
Khái niệm 1: BĐS là đất, cùng với nhà và các phương tiện khác trên đất
Đây là khái niệm chưa đủ bởi không quy định rõ các phương tiện trên đất như
thế nào thì được coi là BĐS.
Khái niệm 2: BĐS là
1, Đất
2, Nhà và các công trình khác xây trên đất
Khái niệm này khác các khái niệm trên ở chỗ: coi những vật không di dời
được là BĐS, có hai thứ không di dời được đó là đất và nhà.
Khái niệm này tách nhà khỏi đất.
Khái niệm 3: Theo điều 181 Bộ luật dân sự (năm 1995) BĐS là tài sản không
di dời được bao gồm:
- Đất
- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất kể cả tài sản xây dựng gắn
liền với nhà ở
- Các tài sản khác gắn liền với đất
- Các tài sản khác do pháp luật quy định
Khái niệm thứ 3 có ưu điểm:
- Một là: BĐS là tài sản không thể di dời được, yếu tố không thể di dời được
như là yếu tố số 1.
8
- Hai là: Kể thứ tự các yếu tố không di dời được như: nhà xây trên đất, vật
xây dựng gắn liền với nhà ngoài ra còn có các tài sản cố định khác do pháp luật
quy định bởi vì: trong BĐS thì có tài sản cố định. Ở đây không kể tài sản cố định
nói chung theo nghĩa trong kế toán (tàu thuỷ, máy bay, máy móc thiết bị…) là vật
có thể di dời đựơc tuy nhiên không phải là BĐS. BĐS chỉ bao gồm những tài sản
cố định gắn liền với nhà mà thôi.
Nói chung BĐS là đất và các công trình vật kiến trúc đã xây dựng trên đó.
II. Khái niệm về thị trường bất động sản
1. Khái niệm
Từ khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (1986), Việt Nam đã nỗ lực xây dựng
và phát triển đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường. Đến nay về cơ bản chúng
Các khái niệm về BĐS
Khái niệm 1
BĐS là đất,
cùng với
nhà và các
phương tiện
khác trên
đất
Khái niệm 2
BĐS là:
- Đất,
- Nhà và
các công
trình khác
xây trên đất
Khái niệm 3
BĐS là tài sản không di dời được
bao gồm:
- Đất;
- Nhà ở, công trình xây dựng gắn
liền với đất kể cả tài sản xây dựng
gắn liền với nhà ở;
- Các tài sản khác gắn liền với
đất;
- Các tài sản khác do pháp luật quy
9
ta đã hình thành đầy đủ các bộ phận của kinh tế thị trường, trong đó một số thị
trường đã phát triển khá như thị trường các sản phẩm đầu ra, nhất là thị trường
hàng hoá và một số sản phẩm phục vụ. Tuy nhiên, đối với các thị trường sản
phẩm đầu vào có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển sản xuất kinh doanh
như thị trường vốn thị trường lao động đặc biệt là thị trường BĐS lại mới chỉ
trong giai đoạn ban đầu hình thành và phát triển.
Có thể thấy rằng bản thân thị trường BĐS không tự dưng mà có, nó phụ thuộc
vào yếu tố khi nào BĐS được coi là hàng hoá, được trao đổi, mua, bán, cho thuê,
chuyển nhượng v.v… Nói chung là hoạt động kinh doanh BĐS.
Hiện nay quan niệm về thị trường BĐS cũng đang đựơc tranh luận và nổi lên
một số ý kiến như sau:
Khái niệm 1: Thị trường BĐS là thị trường của hoạt động mua bán, trao đổi,
cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng quyển sử dụng BĐS theo quy luật của thị
trường có sự quản lý của Nhà nước.
Khái niệm 2: Thị trường bất động sản là tổng hoà các giao dịch dân sự về
BĐS tại một địa bàn nhất định, trong thời gian nhất định.
Khái niệm 3: Thị trường BĐS là tổ chức các quyền có liên quan đến đất sao
cho chúng có thể trao đổi giá trị giữa các cá nhân hoặc thực thể. Các quyền này
độc lập với các đặc tính vật chất mà thường được gọi là đất.
Định nghĩa thứ ba này nghiêng về thị trường bất động sản là một mô hình,
một tổ chức để các quyền có liên quan đến đất được thực hiện một cách độc lập.
Tuy rằng tính khách quan của thị trường BĐS là quan hệ giao dịch mua bán BĐS
theo quy luật đặc thù của thị trường giá trị nhưng về chủ quan là sự giao dịch đó
phải được tổ chức theo một ý đồ nhất định.
10
Có thể mô tả thị trường BĐS theo mô hình sau:
11
Do quan niệm khác nhau về hàng hoá BĐS và phạm vi thị trường nên có một
số quan niệm khác nhau về thị trường BĐS.
Có ý kiến cho rằng thị trường BĐS và thị trường đất đai là một bởi vì tài
sản là nhà, công trình xây dựng phải gắn với đất đai mới trở thành BĐS
được. Do đó đất đai bản thân nó là BĐS đồng thời là yếu tố đầu tiên của bất
kỳ BĐS nào khác. Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường đất đai chỉ là một bộ
phận của thị trường BĐS và hàng hoá đất đai chỉ là một bộ phận của hàng
hoá BĐS.
Trên thực tế, có một số người cho rằng thị trường BDS là thị trường nhà đất
(thị trường địa ốc). Quan niệm này khá phổ biến ở nứơc ta vì cho rằng chỉ
có nhà đất mới mang ra mua bán chuyển nhượng trên thị trường. Cũng
giống như quan niệm trên BĐS nhà đất chỉ là một bộ phận của hàng hoá
BĐS trên thị trường. Vì vậy quan niệm này là không đầy đủ.
Quản lý nhà nước
- Quy luật cung
cầu
- Khan hiếm
- Cạnh tranh
- Độc quyền
- Lợi nhuận
- ………
Quy
luật
đặc
thù
BĐS
Quy
luật
giá
trị
Lợi
ích
Ngườ
i sở
hữu
Ngườ
i sử
dụng
Người
mua
Người
bán
Giá
đất
Quan hệ quốc tế
hội nhập
Giá
đất
12
Một quan niệm khá phổ biến khác cho rằng thị trường BĐS là hoạt động
mua bán, trao đổi, cho thuê, thế chấp, chuyển dịch quyền sở hữu (quyền sử
dụng) BĐS theo quy luật thị trường. Khái niệm này phản ánh trực diện các
hoạt động của thị trường cụ thể. Khái niệm này dễ làm người ta nhận biết
phạm vi và nội dung của thị trường BĐS hơn là khái niệm có tính khái
quát. Cũng có ý kiến bổ sung cho khái niệm này, cho rằng thị trường BĐS
là thị trường của hoạt động mua bán trao đổi cho thuê, thế chấp, chuyển
dịch quyền sở hữu (quyền sử dụng) BĐS theo quy luật thị trường có sự
quản lý của nhà nước. Ý kiến này xuất phát từ đặc điểm là hoạt động của
thị trường BĐS ở hầu hết các nước đều được điều chỉnh bằng pháp luật
dân sự hoặc pháp luật đất đai và chịu sự can thiệp và quản lý chặt chẽ của
nhà nước.
Các khái niệm về thị trường BĐS
Khái niệm 1
Thị trường BĐS
là thị trường của
hoạt động mua
bán, trao đổi, cho
thuê, thế chấp,
chuyển nhượng
quyển sử dụng
BĐS theo quy luật
của thị trường có
sự quản lý của
Nhà nước
Khái niệm 2
Thị trường bất
động sản là tổng
hoà các giao dịch
dân sự về BĐS tại
một địa bàn nhất
định, trong thời
gian nhất định.
Khái niệm 3
Thị trường BĐS
là tổ chức các
quyền có liên quan
đến đất sao cho
chúng có thể trao
đổi giá trị giữa các
cá nhân hoặc thực
thể. Các quyền này
độc lập với các đặc
tính vật chất mà
thường được gọi
là đất
13
2. Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển thị trường BĐS
Quá trình hình thành và phát triển của thị trường BĐS là một quá trình tất yếu
khách quan gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất hàng hoá. Cơ sở kinh tế
– xã hội của sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá là phân công lao động giữa
người sản xuất này và người sản xuất khác, do quan hệ khác nhau về tư liệu sản
xuất quy định.
Con người ngoài các nhu cầu về ăn mặc, làm việc, lao động… thì nhà ở cũng
là một nhu cầu không thể thiếu đựơc của cuộc sống. Ổn định chỗ ở là công việc
đầu tiên con người cần làm trước khi bắt tay vào thực hiện các dự định tiếp theo.
Hiện nay trong khi dân số đang tăng nhanh, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh
chóng, mức sống của con người ngày càng tăng lên … nhu cầu về nhà ở và đất
đai do vậy cũng tăng lên, trong khi đó đất đai và nhà ở lại có hạn việc mua bán,
chuyển nhượng, cho thuê… là một hoạt động tất yếu phải diễn ra. Bên cạnh đó thì
các yếu tố xã hội như tâm lý, thói quen tập quán cũng ảnh hưởng đáng kể tới việc
nảy sinh nhu cầu về BĐS. Ngày nay khi cuộc sống ở các đô thị ngày càng phát
triển thì số thế hệ trong một gia đình giảm đi, nhu cầu được sống riêng tăng lên,
con cái khi đã lớn đều có mong muốn được có phòng riêng do vậy nhu cầu xây
dựng mở rộng chỗ ở tăng nên. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới
nhu cầu về BĐS tăng lên. Trong nền kinh tế thị trường khi mà đã có cầu, lợi
nhuận mà cầu này mang lại lại rất lớn, pháp luật lại không cấm thì tất yếu người
ta sẽ tìm cách đáp ứng cung. Cung cầu gặp nhau trên cơ sở pháp luật cho phép thì
tất yếu hình thành thị trường.
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì mọi yếu tố đầu vào sản xuất
và đầu ra sản phẩm đều trở thành hàng hoá và hình thành các loại thị trường
chuyên biệt phát triển ở các mức độ khác nhau. Trong điều kiện đó nếu không
thừa nhận các BĐS là hàng hoá, không thừa nhận thị trường BĐS thì sẽ tạo nên sự
14
khuýêt thiếu, kém đồng bộ trong hệ thống thị trường làm suy yếu động lực thúc
đẩy của cơ chế thị trường tới sự vận hành của nền kinh tế.
Thị trường BĐS là một bộ phận của hệ thống thị trường. Nói như thế có nghĩa
là thị trường BĐS là một loại thị trường, nó tồn tại và phát triển theo quy luật
riêng nhưng cũng chịu ảnh hưởng của các loại thị trường khác và của nhiều yếu tố
kinh tế, xã hội khác. Xã hội càng phát triển thì nhà đất, đất càng có vai trò quan
trọng. Việt Nam phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong
bối cảnh như vậy càng phải hiểu rõ thị trường BĐS như một bộ phận cấu thành
của thị trường nước nhà có tính tới điều kiện hội nhập quốc tế. Chắc chắn việc
xây dựng nền kinh tế thị trường của nứơc ta còn cần nhiều thời gian cho việc hoàn
thiện thị trường BĐS. Với lý do như trên có thể khẳng định là sự hình thành và
tồn tại và phát triển của thị trường BĐS không phải là trước mắt mà còn là lâu
dài.
3. Phân loại thị trường BĐS
* Theo các cấp của thị trường
Thị trường cấp I: Thị trường cấp I: là thị trường người sở hữu đất chuyển giao
quyền sử dụng đất cho người khác. Thị trường này hoàn toàn do Nhà nước khống
chế
Thị trường cấp II: là thị trường người được cấp quyền sử dụng đất tái chuyển
nhượng quyền sử dụng đất. Trong thị trường này cả người bán và người mua đều
không phải là người sở hữu đất đai họ chỉ tham gia mua bán quyền sử dụng đất.
Thị trường cấp III: là thị trường người sử dụng đất cho thuê quyền sử dụng
đất hoặc cho thuê BĐS nằm trên đất đai.
* Theo đối tượng của thị trường
- Thị trường nhà ở
- Thị trường khách sạn
- Thị trường nhà cho thuê
- Thị trường văn phòng
15
* Theo mục đích sử dụng
- Thị trường mua và bán
- Thị trường cho thuê
- Thị trường thế chấp, bảo hiểm
* Theo khu vực
- Thị trường BĐS ở đô thị
- Thị trường BĐS ở nông thôn
- Thị trường BĐS ở các đô thị lớn
III. Khái quát về thị trường nhà đất
1. Khái niệm
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường nhà đất ngày càng được
hình thành và phát triển. Thị trường nhà đất được coi là một bộ phận của thị
Phân loại thị trường BĐS
Theo các cấp
của thị trường
Thị trường
cấp I
Thị trường
cấp II
Trị trường
cấp III
Theo đối
tượng của thị
trường
Thị trường
nhà ở
Thị trường
khách sạn
Thị trường
nhà cho
thuê
Thị trường
VP
Theo mục đích
sử dụng
Thị trường
mua bán
Thị trường
cho thuê
Thị trường
thế chấp,
bảo hiểm
Theo khu vực
Thị trường
BĐS ở đô
thị
Thị trường
BĐS ở
nông thôn
Thị trường
BĐS ở các
đô thị lớn
16
trường BĐS và là nơi diễn ra các hành vi mua và bán hàng hoá nhà và đất cũng
như các dịch vụ gắn liền với hàng hoá đó.
Thị trường nhà đất là thị trường các yếu tố nhà và đất hợp thành. Theo nghĩa
hẹp, thị trường nhà đất gồm thị trường các yếu tố nhà và đất ở, vườn tược, khuôn
viên gắn liền với nhà. Theo nghĩa rộng, thị trường nhà đất bao gồm đất ở, vườn
tược và khuôn viên gắn liền với nhà và đất để sử dụng cho các mục đích khác.
Trên thực tế hiện nay ở nước ta một số ý kiến quan niệm về thị trường BĐS theo
nghĩa hẹp đồng nghĩa là thị trường nhà đất.
Thị trường nhà đất trước hết được hiểu là nơi diễn ra các hành vi mua và bán
hàng hoá nhà đất cũng như dịch vụ gắn liền với hàng hoá đó. Quá trình trao đổi –
mua và bán nhà đất luôn vận động và phát triển làm cho các phương thức giao
dịch, trao đổi cũng diễn ra nhiều dạng khác nhau.
Ở nước ta, trong các văn bản pháp luật nhà nước quy định đất đai thuộc sở
hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý và Nhà nước giao cho các tổ chức
và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Các tổ chức cá nhân được Nhà nước giao đất
sử dụng đất theo quy định của pháp luật: quyền chuyển đổi, quyền chuyển
nhượng, quyền thừa kế, quyền cho thuê, quyền thế chấp và quyền kinh doanh góp
vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh. Do vậy ở nước ta thực
chất hàng hoá trao đổi trên thị trường nhà đất là quyền sử dụng đất và quyền sở
hữu nhà ở. Vì vậy thị trường nhà đất có thể hình dung một cách trừu tượng là nơi
mà người mua và người bán thoả thuận được với nhau về số lượng, chất lượng và
giá cả hàng hoá.
2. Đặc điểm của thị trường nhà đất
Thị trường nhà đất là một bộ phận chủ yếu của thị trường BĐS. Thị trường
nhà đất được hình thành và phát triển cùng với qúa trình phát triển hàng hoá trong
nền kinh tế thị trường. Thị trường nhà đất có các đặc điểm sau:
17
2.1.Thị trường nhà đất mang tính vùng, tính khu vực sâu sắc
Nhà đất là một loại hàng hóa cố định và không thể di dời về mặt vị trí và nó
chịu ảnh hưởng của yếu tố tập quán, tâm lý, thị hiếu. Trong khi đó tâm lý, tập
quán, thị hiếu của mỗi vùng, địa phương khác nhau. Đồng thời đất đai không thể
di chuyển từ vùng này sang vùng khác được, tâm lý, thị hiếu, tập quán cũng
không thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác được. Thị trường nhà đất thường
bao gồm hàng loạt thị trường nhỏ, mỗi thị trừơng mang bản chất địa phương với
quy mô và trình độ khác nhau do có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng
miền do điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội khác
nhau quy định.
2.2. Thị trừơng nhà đất là thị trường không hoàn hảo
Do nhà đất có tính dị biệt (xuất phát từ đặc trưng của mỗi vùng, chịu sự chi
phối của diều kiện tự nhiên cũng như truyền thống, tập quán sử dụng), tin tức thị
trường bị hạn chế, thị trường nhà đất mang tính chất độc quyền hơn thị trường
hàng hoá nên thị trường nhà đất là thị trường cạnh tranh không đầy đủ. Sự tác
động của Nhà nước là một trong các yếu tố tạo nên tính không hoàn hảo của thị
trường BĐS. Bất cứ Nhà nước nào đều có sự can thiệp vào thị trường nhà đất ở
các mức độ khác nhau trong đó chủ yếu là đất ở để thực hiện các mục tiêu phát
triển chung. Nhà nước lập quy hoạch kinh tế – xã hội và quy hoạch sử dụng đất,
tạo cơ sở cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạo quỹ đất mới, đầu tư để
tăng giá trị đất, quy định khung pháp luật để quản lý việc sử dụng đất. Nhà nước
còn can thiệp trực tiếp thị trường nhà đất bằng biện pháp đấu giá quyền sử dụng
đất, sử dụng quỹ đất công để điều hoà thị trường…Do đó không thể bỏ qua vai trò
của Nhà nước khai thác đất đai như một nguồn tài nguyên to lớn cho sự phát triển.
Tuy nhiên đối với thị trường các sản phẩm nhà đất hoàn chỉnh như nhà ở tại khu
đô thị đã ổn định về quy hoạch (thị trường thứ cấp), Nhà nước cần tôn trọng tính
thị trường và tạo điều kiện để thị trường này phát triển.
18
2.3. Cung trong thị trường nhà đất phản ứng chậm hơn so với cầu và là nguồn
cung có giới hạn tương đối.
Mọi hàng hoá được đưa ra thị trường khi được thừa nhận và xuất hiện cầu
tăng lên thì nhà sản xuất có thể đẩy mạnh sản xuất và tăng lượng cung nhanh
chóng. Tuy nhiên khi cầu về nhà đất tăng lên thì cung nhà đất trên thị trường nhà
đất không thể phản ứng nhanh chóng như các hàng hoá thông thường khác bởi vì
việc tăng cung nhà đất với một loại mục đích cụ thể nào đó cần có thời gian dành
cho tạo nguồn cung thị trường như xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng, mua
đất, xin cấp phép xây dựng, thiết kế, thi công…
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tê, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng” –
(Luật đất đai năm 1993).
Đất đai bao gồm các loại sau:
- Đất nông nghiệp;
- Đất lâm nghiệp;
- Đất khu dân cư nông thôn;
- Đất đô thị;
- Đất chuyên dùng;
- Đất chưa sử dụng
Nhà ở chỉ được xây dựng trên các khu đất đã được Nhà nước cho phép phù
hợp với quy định của pháp luật và quy hoạch của Nhà nước. Ngày nay khi nhu
cầu về nhà đất tăng nhanh đã dẫn đến tình trạng người dân tự động chuyển mục
đích sử dụng đất sang xây dựng nhà ở. Trên thực tế cung không nhất thiết cố định
cho từng mục đích sử dụng cụ thể nhưng tổng cung đất là cố định và hạn chế bằng
kiểm soát quy hoạch có ảnh hưởng lớn đến giới hạn cung đất bổ sung cho những
mục đích cụ thể đó.
19
2.4. Thị trường nhà đất có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường tài chính – tiền tệ
Hàng hoá nhà đất là loại hàng hoá có gía trị lớn do đó các hoạt động giao
dịch, đầu tư, kinh doanh trên thị trường nhà đất đều có nhu cầu rất lớn về vốn.
Một phần nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư kinh doanh nhà đất được huy
động trên thị trường đồng thời một lượng vốn đựơc huy động trên thị trường tài
chính được đầu tư trên thị trường nhà đất – một thị trường đầu tư được ưa chuộng
do lợi nhuận thu được cao. Hàng hoá nhà đất có giá trị lớn có một số đặc điểm
như không thể di dời, lâu bền … nên thường đóng vai trò là tài sản thế chấp trong
hoạt động vay mượn trên thị trường vốn. Chính vì vậy, thị trường nhà đất của một
quốc gia chỉ có thể phát triển lành mạnh và ổn định khi có một thị trường vốn
phát triển lành mạnh và ổn định. Muốn có thị trường BĐS lành mạnh thì phải có
thị trường tiền tệ hùng mạnh làm hậu thẫu. Nhưng huy động vốn trong thị trường
tiền tệ nhà kinh doanh nhà đất phải luôn nắm vững một đặc tính kinh tế của nhà
đất là khó chuyển đổi nó ngay thành tiền, chẳng hạn để kịp trả nợ kịp thời hay để
góp vốn kinh doanh những người mua nhà đất cũng cần vay tiền trong thị trường
tiền tệ. Nếu không có cơ chế cho vay để mua nhà này thì thị trường khó mà phát
triển mạnh mẽ. Giữa hai thị trường này có mối liên hệ khăng khít, biến động của
thị trường này sẽ dẫn đến biến động ở thị trường kia.
2.5. Toàn bộ quá trình hoạt động của thị trường nhà đất chia làm ba khâu:
Khâu sản xuất bắt đầu bằng việc tìm kiếm và khai thác đất đai để xây dựng
công trình. Khai thác đất đai có ý nghĩa là chuyển đất thuộc loại khác đất
đai xây dựng bằng cách tạo lập mặt bằng xây dựng hạ tầng kỹ thuật, do đó
người kinh doanh BĐS – nhà đất có khi được gọi là “người khai thác”.
Thị trường quyền sử dụng đất chủ yếu hoạt động vào giai đoạn này, bao
gồm thị trường cấp I – trong đó Nhà nước đại diện cho chủ sở hữu toàn dân về
đất đai thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên có nhu cầu và thị
trường cấp II – trong đó người sử dụng đất có ba phương thức: thoả thuận, đấu
thầu dự án sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất
20
Khâu lưu thông là thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của nhà đất thông
qua hình thực mua bán, cho thuê và thế chấp. Do nhà đất là tài sản cố định
lại có giá trị lớn nên phương thức lưu thông có đặc điểm riêng xoay quanh
vấn đề sở hữu và quyền sử dụng. Các vấn đề nổi lên trong khâu này là
thông tin, mẫu mã, chất lượng, giá cả, pháp lý đều khá phức tạp nên hai bên
mua và bán đều cần đến trung tâm như người môi giới, chuyên viên giá và
luật sư cố vấn.
Khâu tiêu thụ bắt đầu khi kết thúc quá trình giao dịch và nhà đất được
chuyển cho người tiêu dùng. Do nhà đất có đặc tính cố định, lâu bền và
tăng trị nên vấn đề quản lý nhà đất có ý nghĩa quan trọng, bao gồm quản lý
quyền và sản tịch, quản lý sửa chữa và quản lý dịch vụ như cấp nước, cấp
điện, thu gom rác, giữ xe, an ninh và nhiều dịch vụ khác trong và ngoài
nhà… Các chung cư dù là chung cư cho thuê hay chung cư cộng đồng sở
hữu càng cần đến công tác quản lý BĐS được chuyên nghiệp hoá, xã hội
hoá và thị trường hoá.
Các đặc điểm của thị trường BĐS - nhà
đất
Thị
trường
nhà đất
mang
tính vùng
tính khu
vực sâu
sắc
Thị
trừơng
nhà đất
là thị
trường
không
hoàn
hảo
Cung
trong thị
trường
nhà đất
phản ứng
chậm
hơn so
với cầu
và là
nguồn
cung có
giới hạn
tương
Thị
trường
nhà đất
có mối
liên hệ
chặt chẽ
với thị
trường
tài
chính-
tiền tệ
Toàn bộ
quá trình
hoạt
động của
thị
trường
nhà đất
chia làm
ba khâu:
sản xuất,
lưu
thông,
tiêu thụ
21
3. Vị trí của thị trường BĐS - nhà đất trong nền kinh tế quốc dân
Cùng với quá trình quản lý vận hành nền kinh tế thị trường, nguồn hàng hoá
nhà đất ngày càng phong phú và đa dạng với chất lượng ngày càng cao nhằm đáp
ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng của dân cư góp phần vào việc
xây dựng và phát triển đất nước.
3.1.Thị trường nhà đất phát triển là nhân tố quan trọng góp phần phát triển
kinh tế xã hội đất nước và nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư.
Thị trường nhà đất giữ một vị trí quan trọng đối với sự ổn định xã hội. Thị
trường nhà đất của bất cứ xã hội nào cũng gắn với chính sách của một quốc gia,
một khi thị trường nhà đất phát triển lành mạnh cũng tức là các chính sách về nhà
đất phát triển phù hợp, xã hội ổn định.
Vai trò của thị trường BĐS được xác định trong mối quan hệ tác động của thị
trường này đối với các thị trường khác và đối với tổng thể nền kinh tế quốc dân
thể hiện trong sơ đồ sau:
GDP SỬ DỤNG
Tổng tiêu dùng
cuối cùng
Tổng tích
luỹ
Tích luỹ
BĐS
Tích luỹ
TSLĐ
22
Thị trường BĐS là yếu tố hàng đầu tác động quyết định tới tăng, giảm tích luỹ
của nền kinh tế góp phần nâng cao mức sống của nhân dân, tạo điều kiện cho họ
an cư lập nghiệp, đồng thời tạo cơ sở vật chất cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước.
Tuỳ theo quy mô và trình độ phát triển, các nền kinh tế thị trường trên thế giới
đều quan tâm đến tổng tích luỹ trong mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng của
nền kinh tế. Ở mức thấp, tổng tích luỹ thường chiếm tỷ trọng 10 – 20% GDP, ở
mức cao tỷ trọng này chiếm 30 – 40% GDP.
Trong tổng tích luỹ thì tài sản cố định luôn cao gấp nhiều lần so với tài sản lưu
động. Tuỳ theo đặc điểm của mỗi nền kinh tế, mức cao này có khi lên đến 7 – 9
lần. Có thể nói, tích luỹ tài sản cố định là tích luỹ chủ yếu đối với tất cả các nền
kinh tế. Tài sản cố định bao gồm nhiều loại, trong đó tài sản bất động sản thường
chiếm đa phần, thường là trên 60% tổng tích luỹ tài sản cố định. Tài sản BĐS với
tư cách là những hàng hoá lưu thông trên thị trường đã trực tiếp trở thành một
Tích luỹ
TSCĐ khác
Thiết bị với
tài sản trên
đất
Vật
kiến
trúc
Tài sản
khác
Thị
trường
hàng
hoá
dịch vụ
Thị
trường
máy
móc
thiết bị
Thị
trường
vật
liệu
xây
dựng
Thị
trường
sức lao
động
Thị
trườn
g BĐS
Thị
trường
nguyên
vật liệu,
bán
thành
23
trong những thành tố quan trọng của GDP. Quy mô của thành tố này đối với
những nền kinh tế có tổng tích lũy thấp cũng chiếm 5 – 10% GDP, đối với những
nền kinh tế có tổng tích luỹ cao có thể tới 15 – 20% GDP. Do quy mô đó, thị
trường BĐS khi nóng lên sẽ làm cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao hơn so
với bình thường và khi nguội đi sẽ làm cho tăng trưởng giảm đi không bình
thường, có khi còn tăng trưởng âm (đối với những nền kinh tế “bong bóng”, thuật
ngữ dùng cho những quốc gia phát triển khu vực quá nóng về thị trường BĐS).
Thị trường nhà đất phát triển thúc đẩy áp dụng khoa học, kỹ thuật và công
nghệ, nâng cao chất lượng nhà ở cũng như các công trình phục vụ cho các hoạt
động trực tiếp của con người, cho nhu cầu văn hoá, xã hội, thể thao, giao tiếp của
cộng đồng. Sự vận động và phát triển của thị trường nhà đất cũng đồng thời là kết
quả của sự tác động tương hỗ lẫn nhau giữa các yếu tố cơ bản là cung và cầu, đó
cũng là sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố sản xuất và tiêu dùng, sản xuất thoả
mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người về nơi ăn chốn ở, đi lại, sinh
hoạt, nơi con người thực hiện sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Đồng
thời thị trường nhà đất phát triển ảnh hưởng tới sự phát trỉên của thị trường hàng
hoá, thị trường vốn… góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường đáp
ứng nhu cầu nhiều mặt đời sống con người.
3.2. Thị trường nhà đất là nơi thực hiện tái sản xuất các yếu tố sản xuất cho
các nhà kinh doanh nhà đất.
Trên thị trường nhà đất, các nhà kinh doanh BĐS và những người tiêu dùng
thực hiện việc mua bán của mình. Với vai trò là một hàng hoá đặc biệt, đất đai và
nhà ở được chuyển quyền sở hữu và quỳên sử dụng từ người này sang người
khác. Việc mua đi bán lại như vậy tạo ra một khối lượng hàng hoá không bao giờ
cạn kiệt cung cấp cho thị trường, làm cho thị trường hàng hoá nhà đất luôn luôn
phong phú. Thị trường là nơi chuyển hoá vốn từ hình thái hiện vật sang giá trị, là
nhân tố quyết định tốc độ chu chuyển vốn, sự tăng trưởng của kinh doanh và sự
tồn tại của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS.
24
3.3. Động thái phát triển của thị trường nhà đất tác động tới nhiều loại thị
trường trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt là thị trường tài chính – tiền tệ.
Do các quan hệ liên đới, nhân quả, thị trường nhà đất ngoài sự vận hành của
chính mình thì thị trường này còn tác động vào nhiều lọai thị trường khác. Dễ
nhận thấy nhất là thị trường máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, các ngành công
nghiệp năng lượng, cấp nước viễn thông và sản xuất đồ nội thất, đồ điện và điện
tử gia dụng đắt tiền…Ở các nước phát triển, ngành BĐS tăng sản lượng 1 USD
thì các ngành có liên quan tăng 1,5 – 2 USD. Ngành BĐS cũng là đối tượng phục
vụ của thị trường tiền tệ, chẳng hạn chiếm 1/3 khoản cho vay của hệ thống ngân
hàng Hồng Kông.
Tác động của thị trường nhà đất còn lan toả sâu đậm vào thị trường tài chính –
tiền tệ. Trên thực tế, khi lãi suất tiền gửi thấp đáng kể so với lợi nhuận có thể thu
đựơc từ kinh doanh nhà đất, từ đầu cơ nhà đất thì nhiều nhà kinh doanh sẵn sàng
không gửi tiền vào ngân hàng, thậm chí rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng đàm phán
để được ngân hàng cho vay thêm để đầu tư vào nhà đất. Tình trạng này tác động
mạnh vào thị trường tín dụng cả ở phía cung tín dụng, cả ở phía cầu tín dụng. Để
xảy ra không ít đổ vỡ, làm phá hoại hàng loạt nhà đầu cơ nhà đất và các tổ chức
tín dụng tham gia vào quá trình đầu cơ này.
Mặt khác ở nước ta hiện nay giá đất thường được giao bán bằng vàng vì vậy
khi giá vàng thay đổi cũng ảnh hưởng tới giá đất. Các chuyên gia địa ốc nhận
định, giá vàng lên xuống thất thường trong thời gian qua đó khiến thị trường nhà
đất biến động mạnh theo kiểu “rao nhiều nhưng bán chẳng được bao”. Người mua
thỡ sợ đắt, người bán thỡ sợ “hớ”, do vậy, khả năng thành công của các phiên
giao dịch chỉ tính trên đầu ngón tay. Theo các trung tâm giao dịch nhà đất ở Hà
Nội, việc giá vàng cao hay thấp thỡ thị trường nhà đất nhỡn chung vẫn hoạt động
bỡnh thường. Tuy nhiên, việc lên xuống thất thường khó dự đoán theo kiểu “sáng
nắng chiều mưa” như hiện nay tạo tâm lý bất an cho hầu hết những người mua
25
bán. Chẳng hạn chiều hôm trước, giá vàng bán ra tại Công ty vàng bạc SJC là
800.000 đồng/chỉ thỡ sỏng hôm sau, giá vàng đó tăng lên mức 810.000 đồng/chỉ.
"Không ai đoán được, chiều hôm tới, giá vàng tiếp tục tăng hay giảm", ông Trịnh
Văn Luận, Giám đốc Trung tâm Nhà đất Uy tín nói. Theo các trung tâm bất động
sản, nhiều người bán nhà lại muốn quay về cách giao dịch cũ, niêm yết giá bán
bằng vàng (hiện có tới 90% số căn hộ được rao bán theo hỡnh thức này). Tuy
nhiờn, trong 2 thỏng qua, lượng giao dịch thành công nhà đất bằng vàng của hầu
hết các công ty bất động sản đó giảm tới 50% so với cựng kỳ năm ngoái. Nguyên
nhân chủ yếu là do giá vàng và USD liên tục biến động theo chiều hướng tăng
cao, khiến cho hầu hết các phiên giao dịch bị ngừng trệ.
Mặc dù giá nhà từ thời điểm rao đến lúc bán hầu như không tăng nhưng khi
hoàn tất một hợp đồng cũng mất khoảng 1-2 tháng. Do vậy, khi giá vàng tăng,
người mua có khả năng phải trả thêm cho mỗi căn nhà khoảng vài chục triệu
động. "Thậm chí, người mua và người bán cũn khụng thống nhất nổi giữa giỏ
vàng ở chợ đen và vàng tại các công ty vàng bạc, vỡ nú chờnh nhau quá xa. Xót
của, nhiều người mua thậm chí cũn hủy bỏ việc mua bỏn do khụng thống nhất về
giỏ cả", ụng Luận núi. ễng nhận định, thời gian tới nếu giá vàng không ổn định
thỡ cú khả năng tỷ lệ giao dịch bằng vàng sẽ giảm mạnh, thậm chí sẽ không cũn
ai dỏm mua bán nhà đất theo hỡnh thức này nữa.
Ở trạng thái bình thường, thị trường nhà đất và thị trường tài chính tiền tệ
nương tựa vào nhau để cùng phát triển. Những giao dịch nhà đất luôn luôn kéo
theo những giao dịch tài chính, tiền tệ. Đơn giản nhất trong mối quan hệ này là tổ
chức tài chính- tiền tệ đứng giữa người mua và người bán nhà đất để giúp họ an
toàn hiệu quả. Ở mức độ phức tạp, tổ chức tài chính tiền tệ có thể cho bên mua
nhà đất vay một khoản tài chính tiền tệ để thanh toán cho bên bán nhà đất. Hoặc
bên bán nhà đất vay một khoản tài chính để nâng cấp tài sản trước khi đem bán.
Ở tầm cao hơn, tổ chức tài chính tiền tệ trực tiếp đầu tư cùng với tổ chức kinh
doanh nhà đất để cùng sở hữu tài sản nhà đất hàng hoá bán trên thị trrường. Từ
26
mối quan hệ này, không ít ngân hàng địa ốc, quỹ xây dựng nhà ở…đã được hình
thành và phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới.
3.4. Phân bổ hợp lý tài nguyên đất đai.
Thời bao cấp sử dụng đất đai không mất tiền dẫn đến lãng phí đất. Huy động
được nguồn vốn to lớn thông qua sử dụng đất để phát triển, tăng thu nhập ngân
sách trung ương và địa phương. Từ năm 1999 đến 2000 diện tích đất nông nghiệp
tăng liên tục (chủ yếu do khai hoang mở rộng diện tích từ đất chưa sử dụng
(chiếm 50,5%) và do đất rừng bị chặt phá để chuyển sang sản xuất nông nghiệp
(chiếm 16,98% diện tích tăng đất sản xuất nông nghiệp). Trong giai đoạn 1995 –
2000 tuy đã chuyển gần 400.000 ha đất sản xuất nông nghiệp (bằng khoảng 4,3%
diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2000) sang sử dụng vào mục đích khác
nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp thực sự sử dụng vẫn tăng 1.351.598 ha
(bằng khoảng 14,46% diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2000) (nguồn: theo
kết quả kiểm kê đất năm 2000 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 24/2001/QĐ-TTg ngày 1/3/2001)
27
Bảng 1.1: Tổng diện tích đất đã giao và cho thuê trong cả nước
(Tính đến 31-12-2000)
Đơn vị: ha
Loại đất
Tổng diện tích
tự nhiên
Tổng diện tích
đã giao, cho
thuê
So sánh 3/2
(%)
1 2 3 4
Tổng số 32.924.060
1. Đất chưa sử dụng 10.021.939 2.739.188
1. Đất sử dụng
- Đất nông nghiệp
- Đất lâm nghiệp
- Đất ở đô thị
- Đất ở nông thôn
- Đất chuyên dùng
9.345.345
11.580.755
72.139
371.039
1.532843
21.132.450
9.345.345
9.811.084
72.139
371.039
1.532.843
100,0
84,7
100,0
100,0
100,0
Nguồn: Tổng kiểm kê đất đai năm 2000 – Tổng cục địa chính
Do tác động nói trên nên ngành BĐS có vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, được đánh giá là một ngành kinh tế cơ sở với ý nghĩa là tạo cơ sở vật
chất cho ngành khác phát triển, là ngành kinh tế đầu đàn với ý nghĩa là nó thúc
đẩy các ngành khác phát triển, là ngành kinh tế trụ cột vì có tỷ trọng lớn trong nền
kinh tế.
28
Thị trường
nhà đất
phát triển là
nhân tố
quan trọng
góp phần
phát triển
kinh tế xã
hội đất
nước và
nâng cao đời
sống của các
tầng lớp dân
Thị trường
nhà đất là
nơi thực
hiện tái sản
xuất các yếu
tố sản xuất
cho các nhà
kinh doanh
nhà đất.
Động thái
phát triển của
thị trường
nhà đất tác
động tới
nhiều loại thị
trường trong
nền KTQD
đặc biệt là thị
trường tài
chính – tiền
tệ.
Phân bổ hợp
lý tài
nguyên đất
đai.
Vị trí của thị trường BĐS- nhà đất trong nền KTQD
29
ChươngII
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NHÀ ĐẤT TẠI HÀ NỘI
TRONG THỜI GIAN QUA
1. Ưu điểm của việc phát triển thị trường nhà đất ở Hà Nội.
Thị trường nhà đất là một vấn đề khách quan trong nền kinh tế thị trường. Nó
là một phạm trù kinh tế và lịch sử, hơn nữa thị trường nhà đất lại tồn tại lâu dài
cùng nền kinh tế thị trường. Việc phát triển thị trường BĐS trong thời gian qua đã
đem lại một số kết quả như sau:
1.1 Các nhu cầu về nhà - đất được đáp ứng đầy đủ với chất lượng cao hơn.
Trong thời kỳ 1996 – 2000 Nhà nước đã giao 9,3 triệu ha đất nông nghiệp
cho các hộ nông dân, các nông trường, trang trại và trên 260 nghìn ha đất chuyên
dùng (bằng 17% tổng diện tích quỹ đất này) nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau
của nền kinh tế, đã giao và cho thuê 25 nghìn ha đất ở đô thị (bằng 34% quỹ đất
này). Những diện tích đất đựơc Nhà nước giao và cho thuê đã góp phần quan
trọng tạo ra những thành tựu cho phát triển nông nghiệp, xây dựng công nghiệp,
cải tạo và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội.
30
Bảng 1.1: Tình hình sử dụng đất tại Hà Nội giai đoạn 1997 – 2000
Đơn vị: 1000 ha
Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999
Dự kiến
năm 2000
Đất nông nghiệp 43,6 43 43,2 43,6
Đất lâm nghiệp 6,7 6,8 6,5 6,1
Đất chuyên dùng 19,3 20,2 20,3 20,5
Đất ở 11,5 11,5 11,6 11,7
Đất chưa sử dụng 11 10,6 10,5 10,2
Tổng 92,1 91,1 92,1 92,1
(Nguồn: Tổng kiểm kê đất đai năm 2000 – Tổng cục địa chính)
T×nh h×nh sö dông ®Êt t¹i Hµ Néi
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
N¨m 1997 N¨m 1998 N¨m 1999 Dù kiÕn n¨m
2000
N¨m
DiÖn tÝch (1000 ha)
§Êt n«ng nghiÖp §Êt l©m nghiÖp §Êt chuyªn dïng
§Êt ë §Êt cha sö dông
31
Tính đến cuối năm 2000 phần lớn đất ở các đô thị đã được giao đến tận tay
người dân đáp ứng được nhu cầu về đất cho các hộ gia đình ở đây. Theo điều tra
của viện Nghiên cứu quản lý trung ương tháng 2/2002 cho thấy hơn 97% tổng
diện tích nhà đất ở đô thị hiện nay là do cá nhân, hộ gia đình sử dụng.
Cơ cấu sở hữu nhà ở tại Hà Nội
- Nhà tư 76,3%
- Nhà thuê của tư nhân 1,0%
- Nhà thuê của Nhà nước 17,1%
- Nhà đa sở hữu 1,5%
- Chưa rõ chủ sở hữu 4,1%
C¬ cÊu së h÷u nhµ ë t¹i Hµ Néi
76%
1%
17%
2% 4%
Nhµ t Nhµ thuª cña t nh©n
Nhµ thuª cña Nhµ níc Nhµ ®a së h÷u
Cha râ chñ së h÷u
32
Bảng 2.2: Cơ cấu các chủ sở hữu đất ở đô thị
(Tính đến 31-12-2000)
Năm 2000
Diện tích đất
năm 1995
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích đất ở đô
thị
57.504 72.139 100,0
Trong đó
Cá nhân, hộ gia đình
Tổ chức kinh tế
70.084
1.444
97,1
2,0
Nước ngoài
UBND xã
Các tổ chức khác
1
192
418
-
0,3
0,6
Nguồn: Tổng kiểm kê đất đai năm 200 – Tổng cục địa chính
1.2 Các hoạt động trong thị trường quyền sử dụng đất đã tạo ra những chuyển
biến đột phá.
Việc mua bán, chuyển đổi, cho thuê lại… quyền sử dụng đất mở ra những cơ
hội để người sử dụng đất đầu tư và sử dụng đất hiệu quả hơn. Quyền sử dụng đất
đã mở ra hàng chục triệu m2 đất đã được trao đổi từ chủ sử dụng cũ sang chủ sử
dụng mới để đáp ứng các nhu cầu thiết thực cho đầu tư phát triển. Tại thành phố
Hồ Chí Minh chỉ tính từ năm 1995 đến năm 2002 đã giải quyết mua bán chuyển
dịch nhà ở được 101.201 hồ sơ, 6.077 giấy phép cho người nước ngoài thuê, giao
đất cho 11.415 hộ gia đình và tổ chức với diện tích gần 28 triệu m2 (Nguồn: Sở
địa chính - nhà đất thành phố Hồ Chí Minh)
1.3 Thị trường nhà ở phát triển rất sôi động.
Trên 75% tổng số hộ gia đình đã được giao hoặc nhận quyền sử dụng đất để tự
xây dựng nhà hoặc mua nhà đất ở. Tuyệt đại bộ phận số hộ còn lại đã có nhà ở
33
theo phương thức thuê nhà. Nhìn chung, hơn 99% tổng số hộ gia đình đã có nhà
ở. Quyền có nhà ở của người dân về cơ bản đã được thực hiện mặc dù chất lượng
cao còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 13% tổng diện tích nhà ở). Nhiều địa
phương đã nâng cao diện tích nhà ở bình quân đầu người từ 3 – 4 m2 trước đây
lên 6 – 8 m2 hiện nay. Tại thành phố Hồ Chí Minh tốc độ phát triển nhà đã có
chuyển biến tích cực, quỹ nhà tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, đạt yêu
cầu đã đề ra, trong 5 năm 1996 – 2000 diện tích nhà tăng bình quân 2,5 triệu
m2/năm, năm 5 trước đó 1991 – 1995 là 2 triệu m2, diện tích ở bình quân từ 7,5
m2/người năm 1991 đã nâng dần lên 10,27m2/người (năm 2000), tổng diện tích
quỹ nhà ở của thành phố từ 31 triệu m2 (năm 1990) lên 52 triệu m2 (năm 2000)
(nguồn Sở địa chính – nhà đất thành phố Hồ Chí Minh).
Một số nhân tố mới trong thị trường nhà ở như Nhà nước thực hiện việc bán
nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê nhà, các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần được khuyến khích kinh doanh trong lĩnh vực xây nhà để bán
hoặc cho thuê. Nhà nước bắt đầu thực hiện thí điểm việc bán nhà thuộc sở hữu
Nhà nước ở một số địa phương nhằm tạo ra những ảnh hưởng tích cực tới sự phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Trong 10 năm qua 1991 – 2000, diện tích nhà ở cả nước tăng từ 629 triệu lên
trên 700 triệu m2, trong đó khu vực đô thị tăng trên 50 triệu m2. Nhà do dân tự xây
chiếm khoảng 75% tổng diện tích nhà được xây dựng. Từ năm 1991 – 2000, tại
các đô thị trên cả nước đã có gần 600 dự án nhà ở và khu đô thị mới. (Nguồn: Dự
thảo báo cáo tình hình phát triển nhà ở 10 năm 1991 – 2000 và các giải pháp lớn
giai đoạn 2001 - 2010).
34
DiÖn tÝch nhµ do d©n tù x©y
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
1998 1999 2000 N¨m
DiÖn tÝch (m2)
KÕ ho¹ch hµng n¨m Thùc hiÖn
Tại thành phố Hà Nội, trong 5 năm 1991 –1995 đã thực hiện xây dựng trên
800.000 m2 nhà ở. Giai đoạn 1996 – 2000 đã triển khai gần 200 dự án nhà ở (phần
lớn dự án nhỏ lẻ, có quy mô không lớn). Bình quân mỗi năm Hà Nội xây dựng
trên 200.000 m2 nhà ở.
35
Bảng 2.3: Tình hình phát triển nhà ở đô thị Việt Nam
giai đoạn 1991 – 2000
Đơn vị tính:
1000m2
Năm Toàn quốc Hà Nội Tp. Hồ Chí Minh
1991 – 1995
1991
1992
1993
1994
1995
1996 – 1999
1996
1997
1998
1999
26.000
1.488
2.292
5.373
6.021
10.866
25.000
5.122
5.921
6.252
7.705
2.347
327
395
514
523
587
2.438
522
509
719
688
8.800
450
560
2.791
2.380
2.698,5
8.378
1.720
2.279
2.383
1.996
(Nguồn: Dự thảo chương trình phát triển nhà ở đô thị 2001 – 2005 – Bộ xây
dựng)
Bảng 2.4: Tình hình phát triển nhà ở
giai đoạn 2000 – 2004
Đơn vị:m 2
T
T
Địa
phương
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2004
Dự kiến
năm 2004
1 Cả nước 11.000.000 17.236.769 18.270.975 19.732.653 21.702.918
2 4 TP lớn 3.620.133 5.174.653 5.776.789 4.948.500 5.226.045
3 Hà Nội 597.510 620.887 943.000 1.000.000 1.050.000
4 Hải Phòng 270.000 443.491 470.100 498.000 522.900
5 Đà Nẵng 111.838 390.272 413.688 438.500 460.425
36
6 Tp HCM 2.640.785 3.600.000 3.950.000 3.012.000 3.192.720
(Nguồn: Cục quản lý nhà - Bộ xây dựng)
0
200
400
600
800
1000
1200
DiÖn tÝch
1000m2
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
N¨m
T×nh h×nh ph¸t triÓn nhµ t¹i Hµ Néi
Hà Nội là thành phố có quỹ nhà ở lớn thứ 2 trong cả nước với khoảng 12 triệu
m2 (450.000 căn hộ), chiếm gần 15% quỹ nhà toàn quốc.
Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước có khoảng 5 triệu m2 chiếm hơn 40% quỹ nhà
toàn thành phố bao gồm: Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do ngành Địa chính –
Nhà đất quản lý cho thuê khoảng 2 triệu m2 với 65.000 hợp đồng cho thuê nhà ở.
Nhà do cơ quan tự quản khoảng 3 triệu m2 với 85.000 căn hộ.
Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 1998 – 2000 tóm tắt
trong bảng sau cho thấy số lượng nhà thực tế xây dựng mới mỗi năm vượt mục
tiêu kế hoạch.
37
38
Bảng 2.5: Kết quả thực hiện phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội
giai đoạn 1998 – 2000
Số liệu phát triển nhà ở
hàng năm
Kế hoạch hàng năm
(M2)
Thực hiện
(M2)
Tỷ lệ
(%)
1998 – 2000
Phát triển nhà ở theo dự án
Nhà ở do dân tự xây dựng
1.150.000
340.000
810.000
1.352.212
402.858
950.354
117,7
118,5
117,3
Năm 1998
Phát triển nhà ở theo dự án
Nhà ở do dân tự xây dựng
300.000
70.000
230.000
339.191
85.591
253.600
113,0
112,0
110,0
Năm 1999
Phát triển nhà ở theo dự án
Nhà ở do dân tự xây dựng
400.000
120.000
280.000
416.511
130.162
286.349
104,1
108,5
102,3
Năm 2000
Phát triển nhà ở theo dự án
Nhà ở do dân tự xây dựng
450.000
150.000
300.000
597.510
187.105
410.405
132,8
124,7
136,8
(Nguồn: Dự thảo báo cáo triển khai kế hoạch phát triển nhà ở Hà Nội năm
2001-2005)
Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân và sở hữu khác có khoảng 7 triệu m2 chiếm gần
60% quỹ nhà. Hiện nay mới chỉ có khoảng gần 30% các nhà tư nhân có giấy tờ
chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng đất ở hoặc sử dụng đất hợp pháp.
Trong toàn bộ quỹ nhà ở Hà Nội có khoảng 80% là nhà thấp tầng (1 –3 tầng);
20% là nhà chung cư cao tầng (4 –5 tầng). Những năm vừa qua, nhà cao tầng do
nhân dân tự đầu tư xây dựng chiếm khoảng 20% quỹ nhà tư nhân.
39
Phần lớn các khu nhà ở Hà Nội không được xây dựng đồng bộ, hạ tầng kỹ
thuật chắp vá, thiếu tiện nghi, thiếu công trình phúc lợi công cộng, môi trừơng bị
ô nhiễm, mật độ dân cư phân bố không đồng đều, gây quá tải ở khu trung tâm.
Từ năm 1998 đến nay, vịệc phát triển nhà ở đã được thực hiện theo các dự án
và hình thành các khu đô thị mới trên cơ sở quy hoạch phát triển đô thị đồng bộ
cả nhà ở và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Trong năm 2000 thành phố Hà Nội xây dựng mới được 597.510 m2 nhà ở,
trong đó diện tích nhà ở được xây dựng từ nguồn vốn Trung ương là 82.128 m2,
từ nguồn vốn địa phương là 515.382 m2. Trong số diện tích nhà ở được xây dựng
từ nguồn vốn địa phương, người dân tự xây dựng được 410.405 m2, diện tích nhà
ở được xây dựng từ các nguồn vốn huy động, vốn xây nhà để bán lầ 104.977 m2
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2000)
1.4 Thị trường kinh doanh mặt bằng xây dựng, kinh doanh diện tích văn
phòng, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… đã có những khởi sắc
Nhiều khoản đầu tư rất lớn của nhiều thành phần kinh tế đã được đầu tư vào
lĩnh vực này (tính đến cuối năm 2001, chỉ riêng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực
kinh doanh khách sạn, văn phòng đã lên đến gần 7 tỷ USD).
Theo thống kê của uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư (SCCI) trước đây, tính
đến cuối năm 1994 trong số 1174 dự án liên doanh với hơn 11,3 tỷ USD đầu tư
vào Việt Nam có 132 dự án (chiếm 11,24%) với tổng số vốn khoảng 2 tỷ USD
(chiếm 17,85%) đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, du lịch. Riêng trong 9 tháng đầu
năm 1995 đã có khoảng 600 triệu USD (chiếm 12% trong tổng số) đầu tư vào lĩnh
vực khách sạn.
Đây là thị trường được phát triển mạnh trong những năm đầu của thời kỳ đổi
mới. Các lực lượng tham gia thị trường này gồm nhiều loại như các pháp nhân
quốc doanh, các pháp nhân công quyền, tư nhân, dân tự xây, liên doanh với nước
40
ngoài, liên doanh trong nước. Một phần lớn quỹ nhà được chuyển thành các văn
phòng cho thuê, diện tích thương mại và khách sạn mini. Thị trường này đáp ứng
được nhiều loại đối tượng theo thứ tự ưu tiên được chi phối bởi mức sinh lời trong
kinh doanh, trước hết là đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài (khách du lịch,
người nước ngoài thuê làm văn phòng hoặc mở cơ sở kinh doanh), tiếp đến là các
nhà kinh doanh trong nước cho thuê làm văn phòng đại diện, mở cửa hàng kinh
doanh thương mại và khách du lịch nội địa.
Theo Cụng ty cung cấp dịch vụ quản lý tài sản CB Richard Ellis, giỏ thuờ văn
phũng tại TP HCM hiện tăng 5-10% so với năm 2003. Thành phố này tiếp tục
đứng ở vị trí thứ năm trong tổng số 15 địa điểm có giá thuê văn phũng cao nhất
chõu Á.
Cụ thể, giá văn phũng loại A (những tũa nhà trung tõm thành phố) cú giỏ thuờ
25-30 USD/m2, loại B (những khu hơi xa trung tâm thành phố) giá 17-22
USD/m2 và văn phũng loại C cú giỏ cho thuờ 10-15 USD/m2.
Thị trường cho thuê văn phũng Hà Nội cũng có mức tăng tương tự. Công ty
bất động sản Chesterton cho biết, văn phũng loại A cú giỏ cho thuờ 23-25
USD/m2, loại B 16-19 USD/m2, loại C 9-15 USD/m2. Khoảng 17/20 tũa nhà văn
phũng loại A và B đạt tỷ lệ thuê trên 90% như Hanoi Tower, Melia, Daewoo...
Nhiều tũa nhà loại C đó được đặt kín chỗ trong thời gian dài.
41
"Thị trường cho thuê văn phũng năm nay sẽ tiếp tục "nóng", đặc biệt là Hà Nội
bởi nguồn vốn FDI đổ vào VN nhiều hơn. Ngoài ra, rất nhiều công ty có vốn đầu
tư nước ngoài tại TP HCM có kế hoạch mở rộng kinh doanh ra Hà Nội", đại diện
Chesterton nhận định.
Bảng 2.6: Đầu tư nước ngoài vào thị trường kinh doanh diện tích
thương mại, văn phòng, khách sạn tại Việt Nam.
(Tính theo vốn đăng ký còn hiệu lực đến ngày 29-2-2000)
Đơn vị: triệu USD
Đến 7-7-2000
Đầu tư Tỷ lệ %
Đến 31-12-2002
Tổng số 35.972 100,00 42.937
1. Các ngành công nghiệp 14.837 41,2 19.229,3
- Công nghiệp nặng 6.575 18,3
- Công nghiệp nhẹ 3.748 10,4
- Công nghiệp thực phẩm 2.356 6,5
- Dầu khí 2.155 6,0 4.229,3
2. Các ngành kinh doanh
diện tích thương mại, văn
phòng, khách sạn, khu công
nghiệp
11.786 32,6
- Khách sạn, du lịch 3.781 10,5 4.983,4
- Khu thương mại 548 1,5
- Xây dựng văn phòng, căn
hộ
4.288 11,9
- Xây dựng khu đô thị mới 2.346 6,5
- Xây dựng hạ tầng khu CN,
khu chế xuất
803 2,2
3. Các ngành nghề khác 9.349 26,1
42
Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư năm 2002
§Çu t níc ngoµi vµo thÞ trêng kinh doanh diÖn tÝch
th¬ng m¹i, v¨n phßng, kh¸ch s¹n t¹i ViÖt Nam
18%
10%
7%
6%
11%2%12%
7%
2%
25%
C«ng nghiÖp nÆng C«ng nghiÖp nhÑ
C«ng nghiÖp thùc phÈm DÇu khÝ
Kh¸ch s¹n, du lÞch Khu th¬ng m¹i
X©y dùng v¨n phßng, c¨n hé X©y dùng khu ®« thÞ míi
X©y dùng h¹ tÇng khu CN, khu chÕ xuÊt C¸c ngµnh nghÒ kh¸c
1.5 Qua thực tế vận hành của thị trường nhà đất, công tác quản lý của Nhà
nước đối với thị trường này có điều kiện hoàn thiện, thu ngân sách nhà nước
từ lĩnh vực này không ngừng tăng lên.
Về mặt quản lý, một mặt Nhà nước cần khẩn trương ban hành và bổ sung các
văn bản pháp lý, đề ra các chính sách cụ thể liên quan đến việc điều chỉnh từng
vấn đề cụ thể của thị trường BĐS như đất đai, nhà ở tạo lập mặt bằng cho sản
xuất… nhằm tạo dần các điều kiện cho thị trường nhà đất đi vào hoạt động và
phát triển. Mặt khác, Nhà nước cũng có những chính sách nhằm điều chỉnh những
khiếm khuyết của thị trường nhà đất thông qua việc tạo dựng các quỹ phát triển
hạ tầng và đô thị, chính sách hỗ trợ lãi suất, phát động phong trào xây nhà tình
nghĩa, trợ cấp về nhà ở, đất ở cho những người có công với cách mạng…Những
chính sách này đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định và bước đầu phát triển
thị trường BĐS.
43
Trong 10 năm qua Chính phủ đã chỉ đạo viêc biên soạn thảo và ban hành nhiều
chính sách nhằm thúc đẩy công tác quản lý và phát triển nhà ở theo hướng chuyển
từ cơ chế bao cấp về nhà ở sang chính sách tạo điều kiện để nhân dân chủ động
tham gia cải thiện chỗ ở.
Năm 1991 Nhà nước ban hành pháp lệnh nhà ở
Năm 1992 ban hành chính sách xoá bao cấp, đất tiền nhà vào tiền lương
Năm 1993 ban hành luật đất đai và các chính sách chuyển hoạt động cho
thuê nhà sang phương thức kinh doanh.
Năm 1994 ban hành chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
và chính sách mua bán và kinh doanh nhà ở. Triển khai chính sách bán
nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê.
Năm 1996 ban hành cơ chế hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở.
Năm 1997 và 1998 ban hành cơ chế thí điểm một số ưu đãi và khuyến
khích đầu tư xây dựng nhà ở.
Năm 1998 Chính phủ đã cho áp dụng cơ chế vay vốn cải thiện nhà ở đối
với đồng bào bị bão lụt đồng bằng sông Cửu Long
Năm 1999 ban hành Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội về giao
dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 1/7/1991.
Năm 2000 Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ người hoạt động cách
mạng trước Cách mạng thàng 8/1945 cải thiện nhà ở.
Năm 2001 Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật đất đai sửa đổi
Luật đất đai năm 2003.
Các văn bản pháp lý về quản lý đất đô thị đã được bổ sung và hoàn thiện dần
bao gồm các văn bản chủ yếu sau:
Nghị định số 88/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quản lý, sử dụng
đất đô thị
Nghị định số 91/CP ngaỳ 17/8/1994 của Chính phủ ban hành điều lệ
quản lý quy hoạch đô thị.
44
Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995
(phần quy định về chuyển quyền sử dung đất).
Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định khung giá
các loại đất.
Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử
dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Thông tư số 1417/1999/TT-TCĐC ngày 18/9/1999 của tổng cục địa
chính hướng dẫn thi hành nghị định 17/1999/NĐ-CP.
Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu và
quyền sử dụng đất tại đô thị.
Nghị định 38/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của Chính phủ về thu tiền sử
dụng đất
Hiện nay nhà nước đã ban hành gần 500 văn bản các loại liên quan đến đất và
nhà đất. Các văn bản này phần nào đã góp phần tích cực vào việc quản lý thị
trường nhà đất.
Sự trao đổi giữa các đối tượng mua bán trên thị trường nhà đất một mặt góp
phần làm thị trường nhà đất sôi động hơn, mặt khác giúp cho các khoản thu ngân
sách trong lĩnh vực này cũng tăng lên đáng kể do các loại thuế và phí chuyển giao
quyền sử dụng đất và nhà ở. Hiện nay thuế chuỷên quyền sở hữu đất đối với đất ở
là 4%. Tổng mức thuế và phí phải nộp khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng về
nhà đất từ 3-5%
45
Bảng 2.7: Thu ngân sách nhà nước liên quan đến BĐS
giai đoạn 1995 – 2000
Đơn vị: tỷ
đồng
Chỉ tiêu
Năm
1995
Năm
1996
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Thuế cơ quan sử
dụng đất
289 319 329 355 347 213
Thu cấp quyền
xử dụng đất
890 1.173 969 800 913 1.009
Tiền thuê đất 0 0 455 382 408 390
Thu tiền bán nhà
sở hữu nhà nước
200 347 802 822 771 836
Tổng 1.379 1.839 2.555 2.359 2.439 2.448
(Nguồn: Cục quản lý công sản – Bộ tài chính)
46
1379
1839
2555
2359
2439 2448
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
T û ®å ng
1995 1996 1997 1998 1999 2000 N ¨m
Thu ng©n s¸ch Nhµ níc liªn quan ®Õn B§S
Theo kết quả kiểm kê đất giai đoạn từ năm 1996 – 2000 các khoản thu từ đất
được 4.645 tỷ đồng/năm.
Những ưu điểm trong phát triển thị trường BĐS
– nhà đất tại Hà Nội những năm qua
Các nhu
cầu về
nhà - đất
được
đáp ứng
đầy đủ
hơn với
chất
lượng
cao hơn
Các hoạt
động
trong thị
trường
quyền sử
dụng đất
đã tạo ra
những
chuyển
biến đột
Thị
trường
nhà ở
phát triển
rất sôi
động
Thị trường
kinh doanh
mặt bằng
XD, diện
tích VP
khách sạn,
nhà hàng,
vui chơi
giải trí có
nhiều khởi
Công tác
của Nhà
nước đối
với thị
trường
này không
ngừng
hoàn
thiện, thu
ngân sách
không
47
2. Những tồn tại yếu kém trong việc phát triển thị trường nhà đất tại Hà Nội
2.1 Tỷ lệ giao dịch phi chính quy cao, tình trạng vi phạm quy định về nhà đất
rất cao.
Đây có thể coi là một vấn đề nổi cộm hiện nay. Cùng với tính chất manh nha
của thị trường, các giao dịch mua bán phi chính quy tồn tại với tỷ lệ lớn (nhất là
đối với quyền sử dụng đất), với nhiều hình thức phong phú đa dạng và chủ yếu ở
các khu vực đô thị. Theo thống kê của sở tài chính thành phố Hồ Chí Minh số vụ
mua bán nhà có đăng ký tại cơ quan thuế một vài năm qua như sau:
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Số vụ mua bán
nhà có đăng ký
21.043 41.600 37.480 34.271 35.294 48.775
Nguồn: Sở địa chính thành phố Hồ Chí Minh - 2001
48
Sè vô mua b¸n nhµ cã ®¨ng ký víi c¬ quan thuÕ
21.043
41.6
37.48
34.271 35.294
48.775
0
10
20
30
40
50
60
1996 1997 1998 1999 2000 2001 N¨m
Sè vô mua b¸n
Theo ước tính con số này chỉ bằng khoảng 30% số vụ giao dịch trên thực tế.
Chính việc không quản lý được giao dịch này đã dẫn đến nạn đầu cơ trong lĩnh
vực nhà đất cũng như đẩy giá nhà đất lên cao bất thưòng thể hiện rõ qua 2 cơn sốt
nhà đất tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1992 – 1993 và 2001 –
2002.
Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật đất đai được tăng
cường đã phát hiện nhiều vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai, để uốn nắn và có
nhiều giải pháp xử lý. Kết quả thanh tra cho thấy vi phạm chính sách, pháp luật
đất đai là phổ biến, có nơi, có lúc vi phạm rất nghiêm trọng.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Thanh tra Nhà nước cùng với các tỉnh, thành
phố trong cả nước tiến hành thanh tra các xã, phường nơi có khiếu kiện đối với
việc cấp đất, bán đất, thu, chi ngân sách, các khoản đóng góp của nhân dân, về
xây dựng cơ bản ở nông thôn. Trong 2 năm 1998 và 1999 đã tiến hành thanh tra
35,4% số xã phường trong toàn quốc. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm
về đất đai: diện tích sai phạm là 25.014,82 ha và số tiền bán đất trái phép là
49
310.178,28 triệu đồng, tham ô chiếm đoạt tiền đất 4.532 triệu đồng, để thất thu
tiền sử dụng đất 9.745 triệu đồng (trong đó năm 1999 sai phạm về đất là 4.507 ha,
số tiền bán đất trái phép là 256.584 triệu đồng, thất thu tiền sử dụng đất là 7.865
triệu đồng) (Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai năm 1999 – Tổng cục điạ chính)
Kết quả thanh tra của 25 tỉnh, thành phố đã kiểm tra 994 cơ quan, tổ chức,
phát hiện có 458 đơn vị (chiếm 46% số đơn vị được thanh tra) vi phạm quản lý,
sử dụng đất với diện tích 33.845,98 ha trong đó giao đất cho cán bộ làm nhà ở
không đúng thẩm quyền 369,23 ha, cho thuê, cho mượn 49,82 ha, bị lấn chiếm
1.324,6 ha, sai phạm khác là 6.113,25 ha, các đơn vị chưa nộp tiền thuê đất và
thuế chuyển quyền sử dụng đất cho Nhà nước là 203 tỷ 32 triệu đồng.
Phát triển nhà lộn xộn. Vai trò kiểm soát và quản lý thiếu hiệu quả ở nhiều
cấp chính quyền đã tạo nên sự hỗn loạn trong quy hoạch và kiến trúc không gian
đô thị. Chẳng hạn trong năm 2000 ở 5 quận nội thành Hà Nội đã có 160.340 m2
xây dựng không xin phép hoặc trái phép chiếm 58% tổng diện tích nhà ở được
xây dựng trong năm. Quận Đống Đa là nơi tình trạng này diễn ra phổ biến nhất,
chiếm tới 85%
2.2 Mất cân đối về cung cầu:
Nhu cầu của dân cư về nhà ở và nhu cầu của khu vực doanh nghiệp về mặt
kinh doanh rất lớn và nhìn chung chưa đáp ứng được đầy đủ. Trong khi đó cung
về mặt bằng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, mặt bằng cho doanh nghiệp
và diện tích khách sạn, văn phòng lại vượt xa cầu.
Dựa theo diện tích bình quân đầu người và số dân ta có thể tính toán ra được
nhu cầu về diện tích ở của người dân Hà Nội như sau:
Bảng 2.8: Nhu cầu về diện tích nhà ở tại Hà Nội
50
Năm
Dân số
(người)
Diện tích bình
quân
(m2/người)
Nhu cầu về
nhà ở
(m2)
Nhu cầu tìm
nhà mới
(m2)
1954 370.000 6,7 2.479.000 286.572,4
1965 840.000 6,2 5.208.000 602.044,8
1980 876.000 5,8 5.080.800 587.340,48
1990 966.300 4,6 4.444.980 513.869,688
1992 2.155.000 4,5 9.697.500 1.121.031
1995 2.315.000 4,8 11.112.000 1.284.547,2
1996 2.364.000 5 11.820.000 1.366.392
1999 2.522.000 6,3 15.888.600 1.836.722,16
2000 2.570.000 6,5 16.705.000 1.931.098
2010 3.500.000 10 35.000.000
Theo thống kê thì hiện nay ở Hà Nội có 11,56% các hộ có nhà muốn đổi nhà
mới (đó là chưa kể các hộ gia đình hiện nay chưa có nhà)
Thực tế cho thấy khả năng đáp ứng về chỗ ở của người dân như sau:
51
Chªnh lÖch gi÷a cung vµ cÇu nhµ ë
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
1992 1995 1996 1999 2000
N¨m
DiÖn tÝch (m2)
Nhu cÇu (m2) T×nh h×nh ph¸t triÓn (m2)
Nhà nước đã phát huy nội lực của các thành phần kinh tế và giải quyết nhu
cầu bức xúc về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp. Chính phủ đã cho phép
thí điểm xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ. Tại Hà Nội đang tiếp tục triển
khai đầu tư xây dựng cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ sau:
52
Bảng 2.9: Các dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp
vừa và nhỏ tại Hà Nội
STT Tên dự án Diện tích Ghi chú
1 Cụm Công nghiệp tâp trung vừa và nhỏ Từ
Liêm
21,13 ha
2 Cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung
quận Cầu Giấy
8,35 ha
3 Cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung
quận Hai Bà Trưng
9,03 ha
4 Cụm công nghiệp dệt – may Nguyên Khê -
Đông Anh
18,6 ha Giai đoạn
1
5 Khu công nghiệp Nam Thăng Long 30,3 ha Giai đoạn
1
6 Các khu tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
truyền thống ở Vân Hà-Liên Hà (Đông Anh),
Bát Tràng–Kiêu Kỵ (Gia Lâm), làng nghề
Thanh Trì
Đang chỉ
đạo lập dự
án
Nguồn: Tổng kiểm kê đất đai năm 2000 – Tổng cục địa chính
2.3 Thị trường “nóng, lạnh” bất thường, giá cả dễ biến động dẫn đến nạn đầu
cơ trong nhà đất.
Trong khoảng 10 năm qua thị trường nhà đất đã trải qua cơn sốt năm 1993,
đóng băng trong những năm 1997-1999 rồi lại sốt lại vào cuối năm 2000. Giá cả
dễ biến động, có nơi, có lúc theo hướng nhảy vọt, trong khi tổng giao dịch trên
thực tế không tăng đột biến. Trên thực tế, giá đất bình quân ở Hà Nội đã thuộc
loạic cao trong khu vực, tương đương với khu “lãnh thổ mới” (New Territories) ở
Hồng Kông (xấp xỉ 3000 USD/m2) Còn tồn tại hệ thống hai giá: giá do Nhà nước
53
quy định, cao hơn cả Thượng Hải, Bắc Kinh. Riêng một số khu vực trung tâm Hà
Nội, giá đất còn cao hơn gấp chục lần so với giá đất trung bình trong thành phố.
Ta hãy so sánh tỷ lệ giữa giá trị BĐS và tổng thu nhập quốc nội (GDP), giữa
Việt Nam và một số nước trên thế giới. Năm 1990, khi giá BĐS ở Nhật đạt mức
kỷ lục, tổng giá trị đất của Nhật đứng hàng đầu thế giới (trên cả Mỹ) cung chỉ
bằng 5,8 lần tổng sản phẩm quốc nội của Nhật. Ở Đài Loan vào năm 1997, tổng
giá trị đất của tất cả mọi khu phố, mọi xóm làng … gấp 9,6 lần GDP của Đài
Loan năm đó. Ở Việt Nam, ta chỉ lấy một khu vực ở khu vực Hà Nội dài 5 km,
rộng 5 km và giả sử giá trung bình của 1 m2 đất là 1500USD (khoảng 5 cây vàng)
thì tổng giá trị của 25 km2 (tức 25 tiệu m2) đất nội thành Hà Nội là 37,5 tỷ USD,
nhiều gấp 1,16 lần toàn bộ GDP của Việt Nam năm 2001.
Hiện nay khung giá đất do nhà nước quy định như sau:
Giá đất đô thị hiện hành
Đơn vị tính: 1000đ/m2
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4
Loại
đô
thị
Loại
đường
phố
Giá
tối
thiểu
Giá tối
đa
Giá tối
thiểu
Giá tối
đa
Giá
tối
thiểu
Giá tối
đa
Giá
tối
thiểu
Giá
tối đa
I 1
2
3
4
4.600
2.700
1.800
900
11.500
6.750
4.500
2.250
2.760
1.620
1.080
540
6.900
4.050
2.700
1.350
1.380
810
540
270
3.450
2.025
1.350
675
460
270
180
90
1.150
675
450
225
II 1
2
3
4
2.600
1.950
1800
710
6.500
4.875
4.500
1.775
1.560
1.170
780
420
3.900
2.950
1.950
1.050
780
580
390
210
1.950
1.450
975
525
260
190
130
70
650
475
325
175
III 1
2
3
4
1.600
1.200
800
400
4.000
3.000
2.000
1.000
960
720
480
240
2.400
1.800
1.200
600
400
300
200
100
1.000
750
500
250
130
100
70
30
325
250
175
75
54
IV 1
2
3
4
800
600
400
200
2.000
1.500
1.000
500
480
360
240
129
1.200
900
600
300
200
150
100
50
500
375
250
125
70
50
30
16
175
125
75
40
V 1
2
3
600
400
200
1.500
1.000
500
330
220
110
825
550
275
150
100
50
375
250
125
50
30
16
125
75
40
Nguồn: Ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ
Giá các loại đất do chính quyền tỉnh thành phố trực thuộc trung ương quy
định dựa trên khung giá các loại đất do Chính phủ ban hành, ngoài ra giá đất còn
được nhân thêm một hệ số k từ 0,5 đế 1,8 lần mức giá quy định tuy nhiên trên
thực tế hệ số này có nâng lên đến 3 hoặc 4 lần thì vẫn có có sự chênh lệch đáng kể
với giá thị trường. Khung giá đất còn rộng và chưa có quy chế điều chỉnh rõ ràng
trong trường hợp giá thực tế vượt xa khung giá Chính phủ quy định.
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai đã được Quốc hội Việt nam
thông qua và một bảng dự kiến giá đất mới các loại đất đô thị cũng vừa được đệ
trình trong kỳ họp Quốc hội Việt nam tháng 6/2001. Dự thảo khung giá mới này
được điều chỉnh sát với giá thị trường, tạo sự công bằng trong giải toả đền bù,
trong việc thu hồi thuế đất, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất
Giá đất đô thị sắp ban hành
Đơn vị tính: 1000đ/m2
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 Vị trí 5
Loại
đô thị
Loại
đường
phố
Giá
tôí
thiểu
Giá
tối
đa
Giá
tôí
thiểu
Giá
tối
đa
Giá
tôí
thiểu
Giá
tối
đa
Giá
tôí
thiểu
Giá
tối
đa
Giá
tôí
thiểu
Giá
tối
đa
I 1
2
3
4
5
2.000
1.400
980
700
500
40.000
28.000
49.600
13.700
9.600
1.400
1.000
700
500
350
28.000
19.600
13.700
9.6000
6.700
1.000
7000
5000
350
250
19.600
13.700
9.600
6.700
4.700
700
500
350
250
150
13.700
9.600
6.700
4.700
3.300
500
350
250
150
100
9.600
6.700
4.700
3.300
2.300
II 1
2
3
1.400
1.000
700
28.000
19.600
13.700
1.000
7000
500
19.600
13.700
9.600
700
500
350
13.700
9.600
6.700
500
350
250
9.600
6.700
4.700
350
250
150
6.700
4.700
3.300
55
4
5
500
350
9.600
6.700
350
250
6.700
4.700
250
150
4.700
3.300
150
100
3.300
2.300
100
50
2.300
1.600
III 1
2
3
4
5
1.000
7000
500
350
250
20.000
14.000
9.800
6.850
4.800
700
500
350
250
150
14.000
9.800
6.850
4.800
3.350
500
350
250
150
100
9.800
6.850
4.800
3.350
2.350
350
250
150
100
50
6.850
4.800
2.350
2.350
1.650
250
150
100
80
50
4.800
3.320
2.350
1.650
1.150
IV 1
2
3
4
5
800
550
400
250
200
16.000
11.200
7.850
5.500
30850
550
400
250
200
150
11.200
7.850
5.500
3.850
2.700
400
250
200
150
100
7.850
5.500
3.850
2.700
1.900
250
200
150
100
50
5.500
3.850
2.700
1.900
1.300
200
150
100
70
50
3.850
2.700
1.900
1.300
900
V 1
2
3
4
5
200
150
100
70
50
4.000
2.800
1.950
1.350
950
150
100
70
50
30
2.800
1.950
1.350
950
650
100
70
50
30
20
1.950
1.350
950
650
450
70
50
30
20
10
1.350
950
650
450
300
50
30
20
15
10
950
650
450
300
250
Nguồn: Dự thảo nghị định của Chính phủ về khung giá theo luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật đất đai
Từ giá đất sửa đổi trên ta thấy giá các loại đất đều tăng lên từ 3 đến 4 lần.
Hiện nay giá cả nhà đất trên thị trường không phải xác định trên cơ sở giá Nhà
nước mà xác địinh trên cơ sở thoả thuận giữa người mua và bán:
Bảng 2.10: Cơ sở định giá trong giao dịch thực tế tại Hà Nội
Cơ sở định giá mua Cơ sở định giá bán
Cơ sở định giá mua (bán)
Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %
- Qua tư vấn bạn bè 37 22,02 27 18,24
- Qua khung giá Nhà nước 60 35,71 28 18,92
- Qua trung tâm giao dịch 16 9,52 20 13,51
- Qua báo chí 13 7,74 10 6,76
- Qua thoả thuận với người
mua (bán)
73 43,45 61 41,22
- Qua cò 2 1,19 - -
- Khác 4 2.38 2 1,35
Tổng 168 100.00 148 100.00
56
Nguồn: Điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tháng 2/2002
C¬ së ®Þnh gi¸ b¸n
20%
21%
4%8%
45%
2%
Qua t vÊn b¹n bÌ Qua khung gi¸ Nhµ níc. Qua trung t©m giao dÞch
Qua b¸o chÝ Qua tho¶ thuËn Kh¸c
C¬ së ®Þnh gi¸ mua
20%
21%
4%8%
45%
2%
Qua t vÊn b¹n bÌ Qua khung gi¸ Nhµ níc. Qua trung t©m giao dÞch
Qua b¸o chÝ Qua tho¶ thuËn Kh¸c
Hiện nay giá một m2 chung cư thấp nhất là 5,3 triệu đồng/m2 thông thường từ
6,5 - 9,5 triệu đồng/m2. Trong khi đó theo Sở xây dựng Hà Nội suất đầu tư cho
nhà chung cư từ 9 dến 21 tầng (bao gồm cả xây lắp và thiết bị) là 3,2 đến 3,5 triệu
đồng/m2. Như vậy nhìn chung giá nhà chung cư đã bị đội lên khoảng 20% so với
thực tế.
57
Theo trung tâm địa ốc ACB giá một số căn nhà giao bán đầu tháng 1/2004
như sau:
Nhà 2 tầng mặt ngõ Văn Chương diện tích 25,3 m2 có sổ đỏ: giá 1,13 tỷ
đồng. (I)
Nhà 4 tầng ngõ 1194 đường Láng mặt đường vào bệnh viện GTVT diện
tích 54 m2 mặt tiền 5 m có tầng 1 dùng để kinh doanh, có sổ đỏ: giá 2,9
tỷ đồng. (II)
Nhà 3,5 tầng Cẩm Hội diện tích 48m2 có sổ đỏ: giá 1,7 tỷ đồng. (III)
Nhà 2,5 tầng ngõ 253 Thuỵ Khuê diện tích 20 m2 ngõ vào rộng 3 m: giá
600 triệu đồng. (IV)
Nếu tính theo giá quy định của nhà nước.
Gnhà - đất = Gnhà + Gđất 2.1
Gđất = diện tích *giá đất do thành phố quy định * hệ số điều chỉnh
Giá đất do thành phố quy định căn cứ vào vị trí
(tạm lấy hệ số k theo mức lớn nhất cho phép là 1,8)
Gnhà lấy theo suất đầu tư của sở xây dựng Hà Nội (tính theo giá xây mới hoàn
toàn).
Bảng 2.11: So sánh giá nhà đất tại Hà Nội theo
mức cao nhất theo quy định và thực tế
Loại
Giá đất
theo quy
định
Trđ/m2
Diện
tích
đất
m2
Giá nhà
theo quy
định
Trđ/m2
Diện
tích
nhà
m2
Giá nhà
đất cao
nhất theo
quy định
Trđ
Giá nhà
đất thực
tế
Trđ
Chênh
lệch
(8/7)
1 2 3 4 5 6 7 8
I 2,350 23,5 1,999 50,6 200,554 1130 5,63
II 1,620 54 1,691 216 522,72 2900 5,55
58
III 4,404 48 1,799 192 724,377 1700 2,35
IV 1,510 20 1,999 60 174,3 600 3,44
Trở lại vấn đề đầu cơ, có ba loại nhu cầu đối với nhà đất:
Nhu cầu tiêu dùng (nhà để ở).
Nhu cầu yếu tố sản xuất (nhà xưởng, văn phòng, khách sạn).
Nhu cầu kinh doanh (Nhu cầu mua đi bán lại nhằm mục đích thu lợi).
Nhu cầu sau cùng này làm nảy sinh cái gọi là thị trường đầu cơ nhà đất.
Trong thị trường này khi nhà đất đang lên giá, nhiều người dự báo rằng giá còn
tăng thêm nên hộ có tiền và vay tiền để mua hòng sau này bán lại kiếm lời, càng
làm tăng nhu cầu và do đó đẩy giá nhà đất lên cao nữa. Ngược lại khi giá nhà đất
xuống giá thì nhiều người sợ giá còn xuống tiếp nên đem nhà đất có sẵn ra bán
làm tăng thêm nguồn cung và vì vậy càng làm hạ giá nhà đất xuống nữa.
Ngoài dạng đầu cơ thông thường, nhà đất còn là đối tượng của dạng đầu cơ
rửa tiền để trốn tránh pháp luật và dạng đầu cơ giữ tiền để đối phó với lạm phát.
Khi đầu cơ nhà đất phát triển quá mức, thúc đẩy thị trường nhà đất phình ra quá
nhanh, quá lớn, thu hút quá nhiều vốn từ thị trường tiền tệ thì rất dễ trở thành
nguyên nhân góp phần hình thành nền “kinh tế bong bóng” mà hậu quả gần đây là
cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997.
Ở Thái Lan bắt đầu từ năm 1985 khi Thái Lan thực thi chính sách nới lỏng
về tài chính và cho phép người nước ngoài tham gia vào đầu tư trong nước nền
kinh tế Thái Lan có những bước tăng trưởng nhảy vọt. Chỉ trong vòng 3 năm đến
năm 1995 Thái Lan đã tăng được gấp đôi vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên lượng
vốn này lại tập trung vào lĩnh vực BĐS. Trong tổng cơ cấu vay nợ của các ngân
hàng thương mại Thái Lan, vốn vay cho đầu tư vào lĩnh vực BĐS chiếm 10-35%.
Bên cạnh đó hình thức đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán cao.
Khi khủng hoảng tài chính Châu Á xảy ra và năm 1997 nền kinh tế Thái Lan rơi
vào khủng hoảng, thu nhập và tiêu dùng giảm mạnh. Về phía thị trường trong
59
nước, thị trường BĐS một mặt thu hẹp và bị giới hạn bởi nhu cầu nội địa trong
đầu tư tràn lan gây mất cân bằng cung cầu. Theo thống kê đến năm 1997 tỷ lệ
không sử dụng BĐS ở Thái Lan tăng ở mức 15%. Giá BĐS rớt xuống lĩnh vực
đầu tư này không còn là lĩnh vực sinh lời cho các chủ đầu tư như trước đây nữa.
Không giải quyết được đầu ra cho BĐS các chủ đầu tư không trả được nợ vay
ngân hàng. Hậu quả theo đó không có khả năng thanh toán các khoản nợ nước
ngoài. Hệ thống tài chính khủng hoảng.
2.4 Quy trình mua bán phức tạp, qua nhiều khâu trung gian không cần thiết,
tốn nhiều thời gian, chi phí giao dịch cao.
Mọi loại hình giao dịch đều có sự tham gia các cơ quan có thẩm quyền Nhà
nước, ít nhiều măng tính chất “xin-cho”. Để hoàn thành tất một hợp đồng giao
dịch dân sự, các bên tham gia phải qua nhiều bước với nhiều loại thủ tục ở các điạ
điểm khác nhau, đòi hỏi phải đi lại nhiều lần rất tốn kém thời gian và sức lực.
Ví dụ để thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất do cơ quan địa
chính và cơ quan thuế làm. Sau khi được phép của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (đất đô thị là UBND tỉnh, thành phố) người có BĐS phải đến cơ quan thuế
xuất trình toàn bộ hồ sơ và nộp thuế chuyển quyền, người nhận chuyển nhượng
nộp lệ phí trước bạ. Làm các thủ tục tài chính xong, người có BĐS quay lại cơ
quan địa chính làm thủ tục xác nhận diện tích, đo vẽ lập bản đồ và cấp giấy
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu việc chuyển quyền sử dụng đất có gắn
với việc bán nhà và công trình thì lại phải đến cơ quan cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu tài sản làm thủ tục chuyển nhượng.
Theo Viet-trade ngày 8/1/2004 để mua được căn hộ trong khu đô thị mới thì
chi phí trung gian lên tới 30 triệu đồng/ căn hộ.
2.5 Còn tồn tại cơ chế bao cấp, còn có sự phân biệt không cần thiết giữa quốc
doanh, ngoài quốc doanh, giữa trong nước và ngoài nước trong cơ chế chính
60
sách, trong quản lý điều hành của bộ máy Nhà nước về lĩnh vực BĐS và thị
trường BĐS.
Tồn tại này tạo môi trường thuận lợi cho tham nhũng, sách nhiễu của phần tử
thoái hoá, biến chất trong các cơ quan quản lý Nhà nước về nhà, đất gây những
bất bình đẳng về cơ hội kinh doanh và thu nhập trong xã hội, làm méo mó các
quan hệ giao dịch trong thị trường BĐS.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do chưa tách được quyền
cho thuê đất thô (của Nhà nước) với quyền cho thuê hạ tầng ( của các doanh
nghiệp phát triển hạ tầng hạ tầng), dẫn đến những ưu đãi về giá thuê đất, miễn
giảm tiền thuê đất của Nhà nước phải thông qua doanh nghiệp phát triển hạ tầng
và nhiều khi các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất, kinh
doanh lại không được hưởng.
Việc góp vốn liên doanh bằng gía trị quyền sử dụng đất là một giải pháp tốt
trong thời kỳ đầu (1987 - 1993), khi ta thiếu vốn, giá cho thuê đất cao, đến nay
không còn ý nghĩa đáng kể.
Theo quy định hiện hành, các nhà đầu tư nước ngoài không được quyền thuê
đất trực tiếp của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức. Luật đất đai quy định rõ cho các tổ
chức trong nước thuê đất có nhiều quyền hơn so với tổ chức nước ngoài thuê đất.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi chuyển nhượng, cổ phần hoá
cũng gặp phải khó khăn do tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất không rõ
ràng. Việc xử lý quyền sử dụng đất góp vốn khi doanh nghiệp liên doanh giải thể
hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn được quy định khác nhau trong Luật đầu
tư nước ngoài và Luật đất đai. Nghị định 17/1999/NĐ-CP về thủ tục chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp và
góp vốn bằng gía trị quyền sử dụng đất, khi giải thể doanh nghiệp, quyền sử dụng
đất đã góp vốn được xử lý theo thoả thuận của các bên.
61
Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài và Nghị định số 24/2000/NĐ-CP
(Điều 43), khi giải thể doanh nghiệp hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn, giá
trị quyền sử dụng đất trong thời gian còn lại thuộc tài sản thanh lý của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, quy định trên không áp dụng được trong trường hợp doanh
nghiệp Nhà nước thuộc đối tượng thuê đất của Nhà nước trả tiền hàng năm. Ngoài
ra, theo quy định của Luật đất đai (Điều 23), đối với trường hợp được bên Việt
Nam là tổ chức được Nhà nước giao đất, Nhà nước sẽ thu hồi lại đất khi doanh
nghiệp giải thể.
2.6 Thông tin không đầy đủ, thiếu minh bạch và khó tiếp cận.
Tồn tại này tạo ra nhiều tiêu cực trong việc mua bán BĐS, góp phần làm gia
tăng tình trạng đầu cơ rất nặng nề về nhà đất, gây ra những khiếu kiện tranh chấp
nhà đất (hiện có khoảng 60-70% khiếu kiện trong xã hội khiếu kiện về nhà đất).
Tuy nhiên, công tác giải quyết khiếu nại, tố cao, tranh chấp nhà cửa đất đai ở các
địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, rất dễ gây ra tình trạng mất ổn
định chính trị – xã hội.
Mấy năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo gia tăng và gay gắt phức tạp, nội
dung về khiếu nại, tố cáo có liên quan mật thiết đến các vấn đề về nàh đất. Xuất
hiện khá nhiều đoàn khiếu kiện vượt cấp ở nhiều tỉnh, thành phố lên trung ương
và hầu hết có nội dung khiếu kiện về đất đai. Một số nơi khiếu kiện rất gay gắt trở
thành diểm nóng giải quyết kéo dài, ảnh hưởng đến trật tự, an ninh địa phương.
Theo thống kê hàng năm có trên 10 vạn vụ việc khiếu kiện liên quan đến nhà
đất (chiếm khỏang 65% tổng số vụ việc khiếu kiện của công dân gửi đến cơ quan
Nhà nước). Riêng thanh tra Nhà nước hàng năm tiếp nhận từ 5.000 – 7.000 đơn
khiếu kiện vượt cấp liên quan đến đất đai (chưa tính những đơn trùng lặp).
62
Qua thực tiễn thấy rằng khiếu kiện, tranh chấp đất đai được thể hiện chủ yếu
trong mối quan hệ các cơ quan, đơn vị nhà nước với công dân và giữa công dân
với công dân, bao gồm những dạng sau:
Đòi lại đất có nhà ở các khu vực đô thị trong quá trình cải tạo XHCN và cải
tạo công thương nghiệp Nhà nước đã quản lý nhưng không làm đủ thủ tục,
hồ sơ trưng thu, mua, hoặc để thất lạc hồ sơ, nay chủ đất cũ đã dùng nhiều
hình thức xin hoặc đòi lại đất ở.
Đòi lại đất Nhà nước đã giao cho các đơn vị quân đội, công an và các tổ
chức làm kinh tế (nông, lâm, ngư trường, trại giam, khu kinh tế mới), nay
một số đơn vị sử dụng không đúng mục đích, không có hiệu quả, bán đất,
“phát canh thu tô” hoặc sử dụng đất công làm kinh tế gia định, giao khoán
cho nhiều đối tượng ở nhiều nơi khác (trong đó không ít cán bộ, nhân viên
Nhà nước nhận đất với hình thức làm trang trại nhưng thực tế họ không làm
mà thuê chính người dân ở địa phương đó làm).
Đòi lại đất mà chính quyền cũ đã lấy để lập ấp chiến lược, lập khu quân sự,
trại lính, kho tàng … trước năm 1975.
Tranh chấp đất đường đi, ngõ xóm, ranh giới đất ở, đất vườn, đất sản xuất
thuộc quyền sử dụng của các hộ gia đình cũng diễn ra khá phổ biến.
Khiếu kiện đòi lại nhà, đất của các cơ sở tôn giáo diễn ra khá phổ biến,
phức tạp.
Chủ cũ đòi lại đất nhờ người khác trông coi, người được nhờ trông coi qua
thời gian đã coi như của mình.
Khiếu kiện lấy đất để xây dựng công trình công cộng, không chỉ về giá đền
bù, mà còn về cách làm thiếu công khai, mất dân chủ, không nhất quán,
không công bằng, bớt xén tiền đền bù.
Khiếu nại để đòi được hợp thức hoá, công nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền
sử dụng đất ở tại đô thị (để không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) mà khi
mua không có xác nhận chính quyền địa phương có hơn 3.000 vụ việc tồn
đọng từ trước đến nay chưa được giải quyết được. Có nhiều trường hợp cải
tạo đúng chính sách, pháp luật nhưng nay hộ vẫn khiếu kiện đòi lại quyền
63
lợi. Một số trường hợp gia đình những người có công với cách mạng cũng
bị cải tạo nhà, đất, hiện đang thực sự khó khăn về chỗ ở có đơn xin lại nhà
cũ, gây khó khăn không nhỏ cho các cơ quan nhà nước trong quá trình giải
quyết.
Về tố cáo tập trung ở các nội dung sau:
Chính quyền địa phương giao đất trái thẩm quyền, đất giao không đúng
danh sách được phê duyệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền,
giao sai vị trí, sai diện tích, không đúng quy hoạch, thu tiền đất vượt
nhiều lần so với quy định của Nhà nước, sử dụng tiền đất không đúng
chế độ tài chính.
Chính quyền địa phương quản lý sử dụng quỹ đất công và quỹ đất công
ích 5% sai mục đích, sai pháp luật, cho thuê đất trái thẩm quyền.
Thông tin không đầy đủ, thiếu minh bạch và khó tiếp cận, tại Hà Nội nguồn
thông tin để có được ngôi nhà hiện tại của người phỏng vấn tập trung chủ yếu là
thông qua bạn bè, họ hàng (chiếm 70,24%), qua thông tin đại chúng 16,67%, qua
các trung tâm môi giới nhà đất chỉ chiếm có 13,10% (nguồn: Viện nghiên cứu
quản lý kinh tế trung ương).
Th«ng tin gióp t×m kiÕm ng«i nhµ ë Hµ Néi
70%
13%
17%
Qua b¹n bÌ, hä hµng
Qua trung t©m m«i giíi nhµ ®Êt
Qua th«ng tin ®¹i chóng
Theo VnExpress ngày 9/1/2004 vợ chồng anh Chuyên ở Thanh Xuân, Hà Nội
dốc toàn bộ 900 triệu đồng mua đất ở khu Láng Hũa Lạc. Chỉ một thời gian sau,
64
mảnh đất ấy bị xét vào danh sách quy hoạch và chỉ được đền bù chưa đầy một nửa
số tiền anh chị bỏ ra.
Anh Chuyên cho biết, không chỉ có anh mà cả chị gái và hai người bạn thân
cũng rơi vào trường hợp tương tự. "Suy cho cũng cũng chỉ vỡ khụng cú thụng tin
nờn đành phải chấp nhận thụi", anh than thở.
Anh Ân ở Định Công (Hà Nội) cũng là một nạn nhân của tỡnh trạng thiếu
thụng tin. Năm ngoái, anh "ném" 2 tỷ đồng vào mảnh đất ở khu vực quận Cầu
Giấy, sau đó mới ngó ngửa ra là nú nằm trong diện giải toả.
Các chuyên gia địa ốc cho rằng, thị trường bất động sản đang rơi vào tỡnh
trạng thiếu thụng tin nghiờm trọng về cả người mua và người bán. Do vậy, những
chuyện rủi ro xảy ra với người dân trong thời gian qua khá phổ biến. Ngay cả
những người cẩn thận và có kinh nghiệm về lĩnh vực này đôi khi cũng mua phải
một căn hộ đó qua tay nhiều chủ với mức chờnh lệch cú khi lờn đến vài trăm triệu
đồng.
Theo thống kê của một công ty bất động sản lớn ở Hà Nội, cứ 100 căn nhà
giao dịch chỉ có 10-15 căn nhà giao dịch thực, tức là được mua bán với giỏ hợp lý
và người mua nắm rừ thụng tin về vị trớ căn nhà. Số cũn lại, đa số bị đẩy giá lên
cao do đầu cơ. Các trung tâm tư vấn thừa nhận, phần lớn người dân khi mua nhà
thường nhờ người quen mối lái, hay cũ mụi giới mỏch nước.
Do vậy, tỡnh trạng “người người môi giới, nhà nhà môi giới” bất động sản
hiện đó diễn ra khỏ phổ biến và cứ đâu lập dự án xây nhà chung cư, quy hoạch đô
thị mới... là ở nơi đấy mọc lên các trung tâm tư vấn. Chỉ tính riêng khu vực Mỹ
Đỡnh cứ cỏch vài trăm mét lại thấy xuất hiện một trung tâm môi giới bất động
sản, hay từ chân cầu Chương Dương đến cầu Chui cũng có đến chục văn phũng tư
vấn.
Cơn "sốt" môi giới tràn về cả những vùng ven đô đang trong quá trỡnh đô thị
hóa. Tại Đông Anh, đầu làng, cuối làng đều có văn phũng nhà đất. Thậm chí
không vào văn phũng nhà đất, chỉ cần ngồi uống nước ở quán cóc ven đường, và
65
hỏi: ở đây có ai bán nhà, đất không, lập tức có người đến hướng dẫn một cách tận
tỡnh với mức phớ khoảng 1-2 triệu đồng nếu thương lượng thành công.
Hiện nay do nhu cầu của thị trường nhiều trung tâm môi giới nhà đất mọc lên
nhưng chỉ mới có 19 trung tâm đăng ký hoạt động với Nhà nước. Do vậy Nhà
nước vẫn chưa quản lý được các trung tâm này.
66
3. Nguyên nhân của các yếu kém trên.
3.1 . Khung pháp lý còn thiếu đồng bộ và hay thay đổi
Trong thời gian qua có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn
bản pháp luật về đất đai. Hệ thống pháp luật đất đai hiện hành rất phức tạp, chồng
chéo, không đủ minh bạch, quá nhiều văn bản nhưng vẫn thiếu tạo ra sự rối ren
ngay chính trong hệ thống văn bản pháp luật. Các quy định về đất đai thể hiện
trong nhiều luật, nghị định, thông tư khác nhau, giải quyết một việc thường phải
áp dụng nhiều luật nhưng lại có những quy định không khớp hoặc mâu thuẫn với
nhau, thiếu an toàn pháp lý cho người sử dụng đất. Các văn bản dưới luật ban
hành thường qúa chậm. Như luật đất đai năm 1993 có hiệu lực từ ngày
15/10/1993 nhưng một số văn bản quy phạm pháp luật về tài chính đối với đất đai
liên quan đến luật đất đai ban hành vào năm 1994 như Nghị định số 87/CP của
Chính phủ quy định khung giá các loại đất ban hành ngày 17/8/1994, Quyết định
số 13557/TC-QĐ-TCT của Bộ Tài chính quy định khung giá các loại đất cho thuê
Những tồn tại yếu kém của thị trường
BĐS – nhà đất tại Hà Nội
Tỷ lệ
giao dịch
phi chính
quy cao,
tình
trạng vi
phạm về
nhà đất
cao
Mất cân
đối
cung
cầu
Thị
trường
“nóng,
lạnh” bất
thường,
giá cả dễ
biến
động dẫn
đến nạn
đầu cơ
Quy
trình
mua bán
phức tạp,
qua
nhiều
khâu
trung
gian, chi
phí giao
dịch cao
Còn tồn tại
cơ chế bao
cấp, còn có
sự phân
biệt giữa
quốc
doanh,
ngoài quốc
doanh,
trong nước
và ngoài
nước
Thông
tin
không
đầ dủ,
thiếu
minh
bạch và
khó tiếp
cận
67
đối với các tổ chức trong nước được Nhà nước cho thuê đất ban hành ngày
30/12/1995, Nghị định số 89/Cp của Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất và lệ
phí địa chính ban hành ngày 17/8/1994.
Không ít văn bản ban hành không đúng hình thức, không mang tính quy
phạm pháp luật không đúng thẩm quyền (như dùng công văn thông báo của bộ,
ngành, địa phương để đặt ra chế độ chính sách về đất đai). Một số quy định của
pháp luật mới dừng ở mức độ nguyên tắc, quan điểm mà chưa dự liệu đầy đủ các
tình huống, chưa có quy định cụ thể hành vi được làm, không được làm, chưa có
chế tài đủ nghiêm nên hiểu pháp luật và thực thi pháp luật còn khác nhau giữa các
ngành, các cấp cũng như trong nhân dân dẫn đến hiệu quả áp dụng pháp luật còn
nhiều hạn chế.
3.2. Chính sách đối với thị trừơng BĐS còn thiếu đồng bộ và bất hợp lý
* Pháp luật dân sự.
- Trong Bộ luật dân sự chưa làm rõ, chưa cụ thể hoá quyền của người không
phải là chủ sở hữu đối với một tài sản, chưa phân biệt rõ ràng sở hữu toàn dân và
các quyền đại diện của chủ sở hữu toàn dân. Nguyên tắc công khai đối với tài sản
là BĐS được thể hiện qua việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất. Nhưng
hệ thống đăng ký BĐS ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu minh bạch
hoá. Theo quy định của bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan
thì đăng ký là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của sự dịch chuyển quyền sở hữu
và các quyền khác đối với tài sản và việc đăng ký này còn làm phát sinh hiệu lực
của hợp đồng. Do vậy việc bộ luật dân sự quy định khái quát về việc đăng ký
quyền sở hữu đã gây ra không ít khó khăn và bất cập trong quá trình thực thi pháp
luật, giảm hiệu quả của pháp luật nhất là ảnh hưởng đến tính công khai hoá các
quyền của chủ thể đối với tài sản làm cho người thứ ba khó biết được sự tồn tại,
sự chuyển dịch các quyền đó nhằm đảm bảo sự an toàn trong giao dịch.
68
- Các quy định của luật dân sự về chuyển quyền sử dụng đất: theo quy định
hiện hành của bộ luật dân sự thì phần chuyển quyền sử dụng đất mang nhiều yếu
tố quản lý Nhà nước và thường bất cập so với luật đất đai đã được nhiều lần sửa
đổi, bổ sung. Do đó các quy định của bộ luật dân sự về quyền sử dụng đất thường
mâu thuẫn và không phù hợp với quy định ban hành sau này của luật đất đai, tính
ổn định của pháp luật không cao.
- Về bán đấu giá tài sản liên quan đến BĐS: hiện nay, trên thực tế việc bán
đấu giá tài sản nói chung và tài sản là BĐS cũng như quyền sử dụng đất cùng một
lúc được điều chỉnh và quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Bộ
luật dân sự, pháp lệnh thi hành án dân sự, Nghị định 69/CP, Nghị định số 86/CP
ngày 19/12/1996 của Chính phủ ban hành quy chế trong việc sử dụng quỹ đất tạo
vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Do vậy điều này sẽ không tránh khỏi những quy định
trùng lặp thậm chí có quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo nhau, gây nhiều khó
khăn, lúng túng cho cơ quan quản lý Nhà nước như người dân trong khi vận dụng
pháp luật.
* Pháp luật về đất đai
Xử lý hành chính các vi phạm pháp luật đất đai, quản lý và sử dụng đất còn
lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ trong khi bộ máy quản lý đất đai, nhà ở, xây dựng ở các
cấp đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn còn thiếu và yếu, chưa đủ sức nhanh nhạy,
giải quyết kịp thời đã dẫn đến tình trạng có việc sử dụng đất tuỳ tiện.
Cơ chế quản lý giá đất của Nhà nước có tác động mạnh đến hoạt động của thị
trường BĐS, tuy nhiên trong thời gian qua cơ chế này còn nhiều bất cập. Những
quy định pháp lý về giá cả trong thị trường BĐS còn bất cập, chưa nhất quán chưa
hợp lý, gây khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch, đặc biệt là khâu bồi
thường thiệt hại giải phóng mặt bằng.
* Pháp luật về ngân hàng – tín dụng
69
Nghị định số 178/CP về đảm bảo tiền vay của các tổ chưc tín dụng, trong đó
có quy định về thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác là BĐS tại
các tổ chức tín dụng trong nước để vay vốn sản xuất kinh doanh, quy định về
đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải đăng ký quyền sử dụng đất
có tài sản gắn liền trên đất đó. Nhìn chung các quy định về bảo đảm tiền vay còn
nhiều bất cập và nặng về thủ tục hành chính giấy tờ vì theo quy định tại điều 732
bộ luật dân sự và Nghị định số 17/2000/NĐ-CP của Chính phủ quy định phải có
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thế chấp nhưng nhiều tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình sử dụng đất dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh, cung ứng
dịch vụ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do đó giao dịch thế chấp
BĐS gặp nhiều khó khăn, hạn chế khả năng chuyển hoá BĐS thành tài sản tài
chính, huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, chưa đảm bảo tính tự chủ, tự quyết
của các tổ chức tín dụng trong việc nhận tài sản bảo đảm là BĐS cũng như hạn
chế quyền của chủ nọ trong việc xử lý tài sản bảo đảm là BĐS.
* Pháp luật về thuế, lệ phí liên quan đến BĐS
Mặc dù Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật, quy định các biện pháp
tài chính nhằm mục đích khuyến khích sự phát triển của thị trường BĐS tuy nhiên
chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn về đất, chưa đủ mạnh để thúc đẩy nhanh
hơn sự hình thành và phát triển thị trường BĐS. Cụ thể như:
- Mức thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ
khá cao do đó không khuyến khích việc đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng
đất. Chính vì vậy việc mua bán, chuyển nhượng BĐS trao tay là phổ biến và thị
trường BĐS không chính thức hoạt động mạnh.
- Thời gian qua, chính sách thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ
có điều chỉnh giảm như thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp,
lâm nghiệp nuôi trồng thuỷ sản còn 2% các loại đất khác còn 4%. Lệ phí trước bạ
từ 2% xuống còn 1%. Tuy nhiên, tổng mức mức thuế và phí phải nộp khi thực
hiện giao dịch chuyển nhượng về BĐS vẫn còn khá cao, từ 3 – 5%. Do đó các bên
tham gia giao dịch BĐS không muốn đăng ký chuyển nhượng với cơ quan quản
70
lý nhà nước. Người mua bán BĐS chỉ cần người bán trao giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cùng hợp đồng có chứng nhận của UBND phường, xã, thị trấn xác
nhận.
3.3. Năng lực tổ chức, quản lý bộ máy còn thiếu đồng bộ.
Pháp luật quy định Nhà nước phải cấp giấy chứng nhận quuyền sử dụng đất
cho người sử dụng và giấy chứng nhận chủ sở hữu nhà cho chủ sở hữu nhà. Tuy
nhiên cho đến nay các cơ quan có thẩm quyền mới cấp một tỷ lệ rất nhỏ. Việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhất là đất ở đô thị đạt thấp có nhiều nguyên
nhân: do nguồn gốc đất rất phức tạp, các quy định về giấy tờ làm căn cứ không
bao quát hết được, do nhiều năm buông lỏng quản lý đất đai, một bộ phận người
sử dụng dất không có đủ giấy tờ hợp pháp, do quy định thủ tục còn rườm rà, phức
tạp, do trước đây quy định phải đóng tiền một lần và lớn qúa dân không chịu nổi,
đa số người dân không có nhu cầu chuyển nhượng nên ít quan tâm mặt khác việc
chuyển nhượng “ngầm” đất đai diễn ra phổ biến. Pháp luật quy định phải đăng ký
BĐS và những giao dịch, biến động về BĐS nhưng việc này cho tới nay hầu như
không thực hiện được.
Công tác quy họach, sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát
triển khu dân cư thực hiện còn dàn trải, mới tập trung làm quy hoạch tổng thể,
thiếu quy hoạch chi tiết, quy hoạch thường xuyên phải điều chỉnh, việc công bố
quy hoạch để dân và các doanh nghiệp thường xuyên phải điều chỉnh, việc công
bố quy hoạch để dân và các doanh nghiệp biết, tham gia và thực hiện chưa có
chuyển biến đáng kể, tính pháp lý của quy hoạch đang bị vi phạm trong thực thi
cả từ phía cơ quan Nhà nước và một bộ phận dân cư. Chính điều này đã làm cho
thị trường nhà đất phát triển lộn xộn các vi phạm xảy ra nhiều.
Hiện nay hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về đất đai thực hiện theo 4 cấp:
Trung ương
Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương
Bộ tài nguyên và Môi
trường
Sở điạ chính, sở địa chính
– nhà đất
71
Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai nhìn chung chưa được hoàn thiện và
đồng bộ, còn nhiều bất hợp lý, chưa ngang tầm nhiệm vụ, cơ quan địa chính còn
bị phụ thuộc nhiều vào chính quyền các cấp. Từ trung ương tới địa phương, ngành
địa chính mới chỉ là cơ quan giúp việc cho chính quyền cùng cấp, nhất là ở địa
phương ngành địa chính chỉ chủ yếu làm nhiệm vụ thẩm định hồ sơ về đất đai để
UBND quyết định đã tạo nên cơ chế hành chính nhiều tầng nấc, giải quyết công
việc chậm, kém hiệu quả. Chức năng nhiệm vụ của ngành địa chính đặc biệt là
trong công tác kiểm tra xử lý vi phạm chưa rõ ràng còn nhiều chồng chéo với
chức năng nhiệm vụ của các ngành khác. So với yêu cầu của công tác quản lý
Nhà nước hiện nay, đội ngũ cán bộ địa chính chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là
ở các địa bàn lớn, cán bộ địa chính ở xã, phường còn chưa đủ về số lượng và còn
yếu kém về trình độ chuyên môn, lại phải kiêm nhiệm nhiều việc và luôn thay đổi
theo nhiệm kỳ của chính quyền cơ sở.
Chương III
Nguyên nhân của các yếu kém trong phát
triển thị trường nhà đất tại Hà Nội
Khung pháp lý còn
thiếu đồng bộ và
hay thay đổi
Chính sách đối với
thị trừơng BĐS
còn thiếu đồng bộ
và hợp lý
Năng lực tổ chức,
quản lý bộ máy còn
thiếu đồng bộ
72
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG NHÀ ĐẤT Ở HÀ NỘI.
Thị trường BĐS – nhà đất nói riêng và thị trường BĐS nói chung có vị trí rất
lớn, có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của thị
trường này kéo theo nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo. Có thể nói đó là
“hàn thử biểu” của nền kinh tế, khi nó phát triển là cả nền kinh tế bừng phát triển
sôi động – biểu hiện của nền kinh tế tăng trưởng, phát triển, đất nước phồn thịnh,
khi nó suy thoái thì thị trừơng nói chung và cả nền kinh tế đất nước sẽ đóng băng,
tiêu điều, đình đốn (trừ trường hợp nền kinh tế bong bóng).
Thị trường BĐS – nhà đất ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đã có từ
lâu, có thể khẳng định nó có từ trước khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.
Thị trường BĐS - nhà đất Hà Nội đã phát triển qua các giai đoạn sau:
Trước năm 1960 chủ yếu là tư nhân mua bán với nhau bằng sự thoả thuận
và bằng tiền mặt hoặc vàng và chủ yếu không thông qua Nhà nước.
Những năm 1974 – 1975 Hà Nội bán nhà cho dân trả dần thí điểm đầu tiên
tại các khu Yên Lãng, Trương Định, Văn Chương… với khoảng 600-700
căn hộ. Có thể nói đây là dạng kinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Tình hình phát triển và một số biện pháp thúc đẩy thị trường nhà đất tại Hà Nội.pdf