Tài liệu Luận văn Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Nguyên nhân và giải pháp: 1
Luận văn
Lạm phát ở Việt Nam hiện
nay: Nguyên nhân và giải
pháp
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã đi qua hơn 20 năm đổi mới một cách ấn tượng với những
thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ, Việt
Nam đã chuyển từng bước chắc chắn sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Việt Nam cũng đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế để tự tin
bước sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN.
Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã khẳng định
mức độ tiến bộ mà chúng ta đạt được trong hơn 20 năm qua.
Đến nay, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nước có thu nhập thấp và đang
nỗ lực theo đuổi mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Làm thế
nào để chúng ta có thể đạt được mục tiêu này trong hơn 10 năm nữa, khi mà
kinh tế vĩ mô của chúng ta trở nên bất ổn, sự ổn định của nền kinh tế đang trở
nên rất mong manh? Lạm phát đang đã có dấu hiệu quay trở lại từ năm 2...
201 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Nguyên nhân và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Lạm phát ở Việt Nam hiện
nay: Nguyên nhân và giải
pháp
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã đi qua hơn 20 năm đổi mới một cách ấn tượng với những
thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ, Việt
Nam đã chuyển từng bước chắc chắn sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Việt Nam cũng đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế để tự tin
bước sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN.
Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã khẳng định
mức độ tiến bộ mà chúng ta đạt được trong hơn 20 năm qua.
Đến nay, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nước có thu nhập thấp và đang
nỗ lực theo đuổi mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Làm thế
nào để chúng ta có thể đạt được mục tiêu này trong hơn 10 năm nữa, khi mà
kinh tế vĩ mô của chúng ta trở nên bất ổn, sự ổn định của nền kinh tế đang trở
nên rất mong manh? Lạm phát đang đã có dấu hiệu quay trở lại từ năm 2004 và
tăng tốc từ giữa năm 2007. Thêm vào đó, tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ thế giới, khởi đầu từ Mỹ, đã làm cho nền kinh tế Việt Nam chao
đảo mạnh hơn. Từ chỗ phải trải qua tình trạng lạm phát bùng lên dữ dội và cối
năm 2007 đầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một tình huống
rất khó khăn: lạm phát có nhiều nguy cơ quay trở lại, song chúng ta lại mong
muốn tăng tốc độ để đạt mục tiêu của năm 2020 và mục tiêu phát triển trong
tương lai xa hơn nữa.
Vấn đề đặt ra là nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạm phát và bất ổn
kinh tê vĩ mô ở Việt Nam hiện nay? Ngoài tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ toàn cầu còn có những nguyên nhân nào khác nữa? Làm thế nào
để tăng trưởng cao và vững chắc trong dài hạn? … Thực tế đó đang đặt ra yêu
cầu cần phải có những nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về những nguyên nhân gây
ra lạm phát và những bất ổn kinh tế vĩ mô. Điều đó cũng cho thấy ý nghĩa lý
3
luận, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: "Lạm phát ở Việt Nam hiện nay:
Nguyên nhân và giải pháp” trong bối cảnh hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2007, khi lạm phát ở
Việt Nam tăng đột biến, vấn đề lạm phát ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của rất nhiều tác giả trong và ngoài nước. Cho đến nay, có rất nhiều
công trình đã nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam đã được công bố. Tuy nhiên,
các công trình này hầu hết là những bài viết được đăng tải trên các tạp chí, các
báo chuyên ngành và trong kỷ yếu hội thảo khoa học của một số cơ quan, viện
nghiên cứu.
Có thể thấy rằng, các công trình nghiên cứu về lạm phát của Việt Nam
trong thời gian qua tập trung vào một số hướng nghiên cứu như sau:
2.1. Hướng nghiên cứu lạm phát của Việt Nam theo cách tiếp cận tiền tệ
Đây là hướng nghiên cứu được nhiều tác giả tham gia nhất. Do đó, có thể
nói các công trình thuộc nhóm này chiếm số lượng khá lớn trong số các công
trình nghiên cứu lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu các công trình thuộc hướng này, chúng tôi thấy có thể chia
thành 3 nhóm như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở lý thuyết về lạm phát do nguyên nhân tiền tệ, các tác
giả đã vận dụng vào việc phân tích, đánh giá nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam
và đồng thời, gợi ý hướng khắc phục.
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này, có thể kể đến các công trình sau:
- Phan Sỹ An và Trần Thị Kim Chi, (2008), Lạm phát Việt Nam: Nguyên
nhân và đề xuất chính sách, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 359 tháng 4/2008.
- Nguyễn Cao Đức, (2006), Các nhân tố quyết định lạm phát của Việt Nam
dựa trên cách tiếp cận tiền tệ, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 335, tháng 6/2006.
- Charles Adams, (2008), Chính sách kinh tế vĩ mô hiện nay - Những
thách thức đặt ra cho Việt Nam, Tập bài giảng dùng cho lớp đào tạo chính sách
công của Ngân hàng Phát triển Châu á, tháng 6/2007.
4
- Bùi Duy Phú, (2007), Mối quan hệ giữa tiền tệ và giá cả của Việt Nam
qua một số mô hình định lượng, Nghiên cứu kinh tế, số 347 - 4/2008.
- Nguyễn Đại Lai, (2008), Nhận diện, bình luận và đề xuất quan điểm
chính sách và ổn định thị trường tài chính Việt Nam sau một năm gia nhập
WTO, Tạp chí Phát triển kinh tế số 360, tháng 5/2008.
Thứ hai, các tác giả trực tiếp bàn về các giải pháp cắt giảm lạm phát ở
Việt Nam hiện nay bằng các công cụ chính sách tài chính - tiền tệ.
Các công trình thuộc nhóm này có rất nhiều. Tiêu biểu trong số đó có một
số công trình điển hình:
- Lê Hùng, (2006), Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thị
trường mở, Nghiên cứu kinh tế số 340 tháng 9/2006.
- Nguyễn Đại Lai, (2008), Chống lạm phát từ phía ngân hàng, Thời báo
kinh tế Việt Nam, kinh tế 2007 - 2008, Việt Nam và thế giới.
- Lê Xuân Nghĩa, (2008), Vận dụng công cụ lãi suất ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay, Tạp chí phát triển kinh tế tháng 4/2008.
- Lê Quốc Lý, (2005), Chính sách tiền tệ và lạm phát: Cần có lộ trình kiên
quyết và nhất quán, Tạp chí Tài chính 3/2008.
- Nguyễn Đắc Hưng, (2008), Điều hành chính sách tiền tệ năm 2007, Thời
báo Kinh tế Việt Nam, kinh tế 2007 - 2008 Việt Nam và thế giới.
- Cao Cự Bôi, (2008), Lạm phát và chống lạm phát nhìn từ góc độ điều
hành chính sách tiền tệ, Tạp chí Phát triển kinh tế 4/2008.
- Vũ Thanh Tự Anh, (2008), Giảm thâm hụt ngân sách để khôi phục sự ổn
định vĩ mô, Tạp chí Tài chính 6/2008.
- NguyÔn §¹i Lai (2009), B×nh luËn vµ dù b¸o vÒ
c¸c ®éng th¸i tµi chÝnh ViÖt Nam sau c¸c quyÕt ®Þnh
míi nhÊt cña Ng©n hµng Nhµ níc, T¹p chÝ Ng©n hµng sè
29 th¸ng 12/2009
5
Thứ ba, các tác giả đi vào nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn của
chính sách mục tiêu lạm phát, khuyến nghị vận dụng chính sách đó ở Việt Nam
nhằm đạt được tỷ lệ lạm phát tối ưu trong trung hạn và dài hạn.
Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này có thể kể tới là:
- Học viện Ngân hàng, (2005), Chính sách mục tiêu lạm phát cho Việt
Nam (gồm 14 bài viết về vấn đề này), kỷ yếu hội thảo khoa học ngân hàng, Học
viện Ngân hàng tháng 12/2005.
- Bùi Văn Hải, (2007), Chính sách tiền tệ theo cơ chế lạm phát mục tiêu,
Tạp chí Ngân hàng 11/2007.
- Nguyễn Văn Tiến và Vũ Hoàng Phương Quế (2006), Chính sách mục
tiêu lạm phát - Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Ngân
hàng số 1 + 2/2006.
- Phí Trọng Hiển (2005), Lạm phát mục tiêu: Kinh nghiệm thế giới và giải
pháp cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế tháng 4/2006.
2.2. Hướng nghiên cứu lạm phát của Việt Nam trong mối quan hệ với
tăng trưởng kinh tế
Đi theo hướng này, các tác giả đã vận dụng các lý thuyết kinh tế vĩ mô về
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát (Lý thuyết cổ điển, Lý thuyết
Keynes, Lý thuyết hậu Keynes...) để phân tích một số trường hợp ở các nước
châu Á.
Các công trình tiêu biểu cho nhóm này có thể kể đến là:
- Lê Việt Đức và Trần Thị Thu Hằng, (2008), Quan hệ giữa tăng trưởng
và lạm phát: lý thuyết và kinh nghiệm các nước đang phát triển châu Á, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế số 359 - tháng 4/2008.
- Nguyễn Thị Hường, (2007), Quan hệ giữa tăng trưởng, lạm phát và việc
làm. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Kỷ yếu đề tài cấp cơ sở -
Viện Kinh tế và Phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh năm 2007.
6
- Lê Quốc Lý, (2006), Đi tìm lời giải cho bài toán: Tăng trưởng kinh tế
cao và lạm phát thấp trong năm 2005, Tạp chí Kinh tế và phát triển 3/2006.
- Nguyễn Quang Thái, (2007), Tăng trưởng nóng: nhận dạng, nguy cơ và
giải pháp (ý tưởng ban đầu), Nghiên cứu kinh tế số 347 tháng 4/2007.
2.3. Hướng nghiên cứu lạm phát ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân và
từ đó đề xuất các giải pháp chống lạm phát ở nước ta hiện nay
Các tác giả đi theo hướng nghiên cứu này không chỉ nghiên cứu nguyên
nhân lạm phát do yếu tố tiền tệ, như một số tác giả đã được nêu ở hướng nghiên
cứu thứ nhất, mà họ còn đề cập tới các nguyên nhân khác gây ra lạm phát ở Việt
Nam hiện nay. Đó là lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát do
yếu tố tâm lý, lạm phát do việc chuyển đổi cơ chế quản lý giá đối với một số mặt
hàng thiết yếu (xăng dầu, điện,…), lạm phát do ảnh hưởng của quá trình hội
nhập. Đặc biệt, lạm phát do nguyên nhân từ sự yếu kém trong quản lý - điều
hành kinh tế vĩ mô của chính phủ đã được nhiều tác giả phân tích.
Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất các giải pháp khắc phục lạm phát
như thực hiện việc thắt chặt tiền tệ và tài chính để cắt giảm tổng cầu, trợ giá đối
với một số mặt hàng là đầu vào sản xuất, các giải pháp giảm nhập siêu, thực
hiện cơ chế giá thị trường của một số mặt hàng thiết yếu, do Nhà nước quản lý,
theo một lộ trình thích hợp,…
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có thể kể đến những công trình sau:
- Văn phòng Trung ương - Vụ Kinh tế, (2008), Những vấn đề kinh tế - xã
hội nổi lên trong thời gian gần đây và giải pháp khắc phục, Kỷ yếu hội thảo
tháng 3/2008.
- Nguyễn Thị Hường, (2008), Bàn thêm về nguyên nhân gây ra lạm phát ở
Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 9 tháng 5/2009.
- Trần Hoàng Ngân và Võ Thị Tuyết Anh, (2008), Lạm phát, nguyên nhân
và giải pháp, Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 4/2008.
- Trương Thị Hồng, (2008), Lạm phát nên kiểm soát bằng nhiều cách, Tạp
chí Phát triển kinh tế tháng 4/2008.
Formatted: Font: Times New Roman, Not
Bold, Italian (Italy)
7
- Ngô Trí Long, (2008), Đồng tâm, hiệp lực chống lạm phát, Tạp chí Tài
chính 4/2008.
- Hoàng Ngọc Hoà, (2008), Những giải pháp kinh tế vĩ mô của chính sách
tài chính - tiền tệ - giá cả góp phần khắc phục lạm phát cao, đảm bảo phát triển
kinh tế bền vững, Tạp chí Ngân hàng số 7 tháng 4/2008.
- Nguyễn Ngọc Tuyến, (2008), Bình ổn giá nhìn từ các quan hệ kinh tế vĩ
mô, Tạp chí Tài chính tháng 3/2008.
- Nguyễn Thanh Bình, (2008), Lạm phát, thâm hụt thương mại và giải
pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, Tạp chí Ngân hàng số 13 tháng 7/2008.
- Trọng Hồ, (2008), Chống lạm phát bằng tổ chức lại khâu lưu thông hàng
hóa, Tạp chí Thương mại số 20/2008.
- Nguyễn Đắc Hưng, (2008), Phân tích đúng các nguyên nhân gây ra lạm
phát để phối hợp đồng bộ các giải pháp kiềm chế, Tạp chí Ngân hàng số 15
tháng 8/2008.
- Gi¸ ®ì kiÒm chÕ l¹m ph¸t, Thêi B¸o Ng©n Hµng ngµy
13/3/ 2010
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về lạm phát ở Việt Nam, nhưng các nghiên cứu còn hết sức tản mạn, chưa có
công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ, toàn diện. Hiện còn
thiếu những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu sắc nguyên nhân
gây ra lạm phát và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam, bảo đảm cho nền kinh
tế tăng trưởng cao và ổn định cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn và hy vọng đóng góp một
phần nhỏ vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về lạm phát ở
Việt Nam hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài có ba mục tiêu chính sau đây:
- Phân tích và làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên nhân gây
ra lạm phát cũng như cách khắc phục.
8
- Phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp khống chế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đồng thời, duy trì ổn định và tăng trưởng
kinh tế trong những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục lạm phát ở Việt Nam
hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung khảo sát thực trạng lạm phát và nguyên
nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam từ 2004 đến nay và để xuất giải pháp khắc
phục lạm phát cho thời kỳ mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
§Ò tµi sö dông ph¬ng ph¸p luËn cña chñ nghÜa M¸c
- Lªnin lµm nÒn t¶ng ®Ó ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ c¸c vÊn
®Ò nghiªn cøu.
Bªn c¹nh ®ã, ®Ò tµi sö dông c¸c ph¬ng ph¸p cô
thÓ nh ph©n tÝch, so s¸nh, tæng hîp, thèng kª, m«
h×nh ho¸ vµ ph¬ng ph¸p chuyªn gia.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được kết cấu thành 3 phần 7 tiết,
được trình bày trong 169 trang.
9
PHẦN I
LẠM PHÁT VÀ CHỐNG LẠM PHÁT –
LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LẠM PHÁT
1.1.1. Khái niệm, cách đo lường và phân loại lạm phát
* Khái niệm lạm phát
Có nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát, về cơ bản có thể thấy có ba
khái niệm sau:
Thứ nhất, lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung trong nền
kinh tế và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát là yếu tố tiền tệ. Đây là khái
niệm lạm phát do các nhà kinh tế học trường phái cổ điển và tân cổ điển đưa ra.
Đại diện tiêu biểu của nhóm này là nhà kinh tế học Milton Friedman.
Thứ hai, lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của nền kinh tế và nguyên
nhân của lạm phát không chỉ do yếu tố tiền tệ mà còn bao gồm cả những nguyên
nhân khác như sự biến động giá cả của nguyên liệu đầu vào quan trọng như giá
năng lượng, vật liệu. Khái niệm này là của các nhà kinh tế học hiện đại - đại
diện tiêu biểu là nhà kinh tế học Paul. A. Samuelson. Với khái niệm này, Paul.
A. Samuelson không đề cập trực tiếp đến sự tăng lên liên tục của mức giá chung
như các nhà kinh tế học trường phái tiền tệ. Tuy nhiên, khi nói đến lạm phát ông
cũng đã đặt nó trong mối quan hệ so sánh các chỉ số giá quá các thời kỳ, các
năm khác nhau. Do đó, không thể đi đến kết luận rằng quan niệm của
Samuelson là mức giá cả chỉ tăng lên một lần đã được coi là lạm phát như một
số tác giả Việt Nam đã từng phê phán.
Thứ ba, lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung hay sự giảm
giá liên tục sức mua của đồng tiền. Đây là khái niệm hiện nay của hầu hết các
tác giả trong và ngoài nước.
Khái niệm lạm phát thứ ba sẽ được sử dụng trong toàn bộ nghiên cứu của
đề tài. Bởi lẽ, nó đề cập đầy đủ bản chất của lạm phát. Lạm phát không phải là
10
hiện tượng giá cả của một vài hàng hóa hay vài nhóm hàng hóa nào đó tăng lên
mà là sự tăng lên của mức giá chung của nền kinh tế. Khi mức giá chung tăng
lên mọi người phải trả nhiều tiền hơn cho giỏ hàng hóa và dịch vụ mà họ mua.
Hơn nữa, có thể coi mức giá là thước đo giá trị của đồng tiền. Sự gia tăng của
mức giá có nghĩa là giá trị của đồng tiền bị suy giảm bởi vì khi đó mỗi đơn vị
tiền tệ (VNĐ, USD…) sẽ mua được một lượng hàng hóa ít hơn.
Cần phân biệt rõ hai khái niệm sau đây có liên quan đến lạm phát.
- Giảm lạm phát là sự sụt giảm tỷ lệ lạm phát, tức là mức giá chung của
nền kinh tế vẫn gia tăng song mức độ tăng mức giá chung có xu hướng chậm lại.
Chẳng hạn, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 1993 là 5,2% trong khi năm 1992 tỷ
lệ đó là 17,6% có thể nói năm 1993 nền kinh tế Việt Nam có giảm lạm phát so với
năm 1992 vì tốc độ tăng lạm phát của năm 1993 là 5,2% < 17,6% của năm 1993.
- Thiểu phát là khi mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống bằng 0
hoặc dưới 0. Chẳng hạn, năm 2000 nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng thiểu
phát, với tỷ lệ lạm phát -0,6%.
* Cách đo lường lạm phát
- Một số khái niệm liên quan đến đo lường lạm phát
Mức giá (Price - P) chung của nền kinh tế tại một thời điểm được tính
theo số bình quân gia quyền của giá nhiều hàng hóa và dịch vụ. Để đo lường
mức giá chung, các nhà thống kê thường sử dụng chỉ số giá cả.
Chỉ số giá cả: (Price Index – PI) là thước đo mức giá chung tại thời
điểm hiện tại (nếu coi thời điểm cần so sánh là 100 đơn vị). Các chỉ số giá cả
thường được sử dụng là: chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI); Chỉ
số điều chỉnh GDP (Deputation Gross Domestic Index – D); Chỉ số giá cả sản
xuất (Producer Price Index – PPI); Chỉ số bán buôn (Whole Sale Price Index –
WPI); Chỉ số giá bán lẻ (Rerail Price Index – RPI) và
Tỷ lệ lạm phát (Inflation rate – П) là thước đo phần trăm thay đổi của
chỉ số giá tại một thời điểm so với thời điểm khác (làm gốc).
11
- Phương pháp đo lường các chỉ số lạm phát
Ở hầu hết các quốc gia và Việt Nam (từ năm 1998 đến nay) thường sử
dụng 3 chỉ số quan trọng nhất đó là CPI, D và П để đo lường lạm phát.
a. Cách tính hệ số điều chỉnh GDP – D
Chỉ số điều chỉnh GDP là tỷ lệ giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế
GDP danh nghD %
GDP th
Üa 100
ùc tÕ
GDP danh nghĩa là giá trị sản lượng hiện tại tính theo giá hiện hành
GDP thực là giá trị sản lượng tính theo giá của năm gốc. Vì vậy, D có thể
được hiểu như là mức giá của tất cả các thành phần của GDP bao gồm của tiêu
dùng đầu tư (I), mua sắm chính (G) và hàng hóa xuất khẩu.
b. Chỉ số tiêu dùng CPI
CPI là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường lạm phát. CPI đo
lường chi phí mua một giỏ hàng hóa điển hình của người tiêu dùng. Để tính CPI
người ta tiến hành như sau:
- Bước 1: Chọn một giỏ hàng hóa điển hình đối với người tiêu dùng và
gắn quyền số cho chúng theo mức độ quan trọng của nó trong ngân sách tiêu
dùng đối với mặt hàng đó. Chẳng hạn, để tính chỉ số giá tiêu dùng ở Hoa Kỳ
người ta chọn 364 hàng hóa và dịch vụ riêng biệt được thu thập từ 21.000 cơ sở
trong 91 vùng cả nước1. Qua điều tra ở các vùng đã lựa chọn ở Hoa Kỳ, người ta
thấy người tiêu dùng chi 20% ngân sách của họ cho thực phẩm, 50% cho nhà
cửa và 30% cho dịch vụ y tế… và dựa trên cơ sở đó họ đã gắn các trọng số
tương ứng cho từng mặt hàng và nhóm hàng để tính CPI. Tuy nhiên, số mặt
hàng và quyền số gắn với từng mặt hàng trong giỏ hàng hóa để tính CPI không
phải là bất biến, nó được điều chỉnh khi có sự thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng.
Ở Việt Nam, để tính CPI từ năm 1998 đến 10/2009 sử dụng 10 nhóm
hàng sau đây:
Nhóm I: Lương thực, thực phẩm;
1 Paul. A. Samuelson và William D. Nordhans. Kinh tế học (xuất bản lần thứ 15), Tập II, tr. 392.
12
Nhóm II: Đồ uống và thuốc lá;
Nhóm III: May mặc, giày dép, mũ nón;
Nhóm IV: Nhà ở và vật liệu xây dựng;
Nhóm V: Thiết bị và đồ dùng gia đình;
Nhóm VI: Dược phẩm, y tế;
Nhóm VII: Phương tiện đi lại, bưu điện;
Nhóm VIII: Giáo dục;
Nhóm IX: Văn hóa, thể thao, giải trí
Nhóm X: Hàng hóa và dịch vụ khác.
Số lượng mặt hàng trong 10 nhóm hàng hóa thay đổi từ 396 năm 2000 lên
490 mặt hàng năm 2005.
Từ 10/2009 số lượng nhóm hàng tăng từ 10 lên 11; số lượng mặt hàng sẽ
tăng thêm 82, từ 490 – 572 mặt hàng. Quyền số của các nhóm hàng để tính CPI
ở Việt Nam cũng thay đổi dựa trên kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê.
Chẳng hạn, quyền số của nhóm lương thực, thực phẩm giảm khoảng 12,98% từ
mức 60,86% tháng 5/1997 xuống còn 47,90% năm 1999 và tiếp tục giảm còn
42,7% năm 2005.
- Bước 2: Chọn thời điểm chỉ số giá 100% sau đó tính chỉ số giá tiêu dùng
cho thời điểm tính toán. Ví dụ, giả sử ở Hoa Kỳ với các thông số đã chọn như trên
nếu chọn năm 1995 làm năm gốc thì chỉ số giá năm đó là 100%, có nghĩa là:
CPI1995 = 100 = [(0,20 x 100) + (0,50 x 100) + (0,30 x 100)]
Năm 1996 giá thực phẩm tăng thêm 2% đạt 102%; giá nhà cửa tăng 6%
đạt 106%; giá dịch vụ y tế tăng 10% đạt 110%:
CPI1996 = 0,20 x 102 + 0,50 x 106 + 0,30 x 110 = 106,4
Nói cách khác, nếu lấy năm 1995 làm gốc (CPI = 100) thì CPI của Hoa
Kỳ năm 1996 là 106,4.
Chỉ số CPI ở Việt Nam từ 1998-2007 được tính cho hàng tháng so với
các gốc so sánh: Cùng tháng năm trước, tháng 12 năm trước, tháng trước. Từ
9/2007 ngoài các gốc trên Tổng cục Thống kê còn tính CPI bình quân từ đầu
13
năm đến kỳ báo cáo so với cùng kỳ năm trước. Do đó, có sự khác nhau giữa các
chỉ số lạm phát theo các cách tính ở trên. Chẳng hạn, nếu tính CPI theo phương
pháp so sánh với tháng trước đó sau đó cộng dồn chỉ số lạm phát của các tháng
để tính lạm phát của cả năm thì năm 2007 chỉ số CPI của Việt Nam là 12,63%
trong khi tính theo phương pháp bình quân thì chỉ số đó chỉ là 8.13%.
Cách tính thứ nhất có ưu điểm là dễ nhận thấy những biến động của từng
thời điểm và có thể nắm được chu kỳ của nó để kịp thời có những giải pháp ứng
phó. Tuy nhiên, nhược điểm của nó CPI tính theo cách này dễ bị lệ thuộc vào
chính những biến động đó mà không phản ánh đúng tình hình của cả năm hay
của cả giai đoạn.
Cách thứ hai có ưu điểm là loại bỏ được những biến động ngắn hạn nhưng
lại không phản ánh đúng diễn biến thị trường ở những thời điểm khác nhau.
Do vậy, hiện nay ở Việt Nam thường tính toán CPI theo cả 2 phương
pháp trên.
* Sự khác nhau giữa D và CPI
- D phản ánh tình hình lạm phát của tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ sản
xuất trong GDP, CPI chỉ phản ánh tình hình lạm phát của mặt hàng tiêu dùng cơ
bản trên thị trường của người tiêu dùng.
- D chỉ phản ánh sự thay đổi giá cả sản xuất trong nước còn CPI bao gồm
giá cả các mặt hàng nhập khẩu. Do vậy, khi giá hàng nhập khẩu tăng thì kéo CPI
tăng theo. Hiện tượng được gọi là nhập khẩu lạm phát.
- CPI thường gắn quyền số cố định cho hàng hóa tiêu dùng trong một thời
gian tương đối dài, còn D gắn với quyền số thay đổi của mọi hàng hóa sản xuất
trong nước. Do đó, CPI phóng đại giá sinh hoạt khi người tiêu dùng đã thay thế
những hàng hóa tương đối rẻ hơn cho những hàng hóa tương đối đắt hơn.
Ngoài ra CPI không thể hiện chính xác những thay đổi về chất lượng hàng
hóa và dịch vụ. Chẳng hạn, việc sử dụng các dược phẩm mới thay đổi cho những
ca phẫu thuật tốn kém trước đây cũng không được phản ánh trong CPI.
14
Năm 2008, khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tăng cao, Chính phủ Việt
Nam đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Một số nhà
nghiên cứu kinh tế Việt Nam mà tiêu biểu là PGS,TS Vũ Ngọc Nhung đã lên
tiếng phản đối Ngân hàng nhà nước Việt Nam vì họ cho rằng lạm phát ở Việt
Nam là lạm phát giá cả chứ không phải do yếu tố tiền tệ gây ra nên không thể
dùng công cụ tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Ông cho rằng, với hành động đó giải
pháp chống lạm phát vừa không đúng vừa làm giảm động lực tăng trưởng kinh
tế và cần phải loại bỏ lạm phát giá cả ra khỏi chỉ số lạm phát.
Trên thực tế, giá trị đo bằng tiền của hàng hóa thay đổi có thể do hai
nguyên nhân chủ yếu, một là, do lượng tiền tăng nhanh hơn so với mức tăng của
cung hàng hóa thì sẽ gây ra lạm phát tiền tệ; hai là, lượng cung hàng hóa giảm
sút do các yếu tố khác nhau như thiên tai, độc quyền… gây ra lạm phát giá cả.
Do đó, không thể loại bỏ lạm phát giá cả khi đo lường chỉ số lạm phát.
Tuy nhiên, để làm cơ sở cho việc điều hành chính sách tiền tệ một số
nước đã loại bỏ ra khỏi rổ hàng hóa tính CPI các mặt hàng như lương thực, thực
phẩm, năng lượng (là những mặt hàng có giá cả biến động do thiên tai, độc
quyền mang tính chất tạm thời). Khi đó, chỉ số lạm phát được gọi là chỉ số lạm
phát cơ bản (core inflation). Bởi vì, họ cho rằng dùng công cụ tiền tệ, chẳng hạn
như nâng lãi suất không thể làm cho giá xăng thế giới giảm xuống. Nhiều nghiên
cứu của các nhà kinh tế cho thấy rằng, các nước có cách tính lạm phát không
hoàn toàn giống nhau, không phải nước nào cũng loại nhiều hàng hóa nói trên ra
khỏi rỏ hàng hóa khi tính CPI.
Đối với Việt Nam không thể và không cần thiết phải loại bỏ những mặt
hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng ra khỏi rổ hàng hóa để tính CPI bởi hai
lý do, một là, các mặt hàng lương thực, thực phẩm còn chiếm một tỷ trọng rất
lớn trong cơ cấu tiêu dùng của người dân nước ta; hai là, sự biến động của
những mặt hàng trên trong điều kiện hiện nay không chỉ mang tính chất tạm thời
mà đã trở thành xu hướng dài hạn do các nguồn cung ngày càng hạn chế (giới
hạn bởi các nguồn tài nguyên thiên nhiên). Nhưng, điều đáng lưu ý ở đây là, các
15
giải pháp khắc phục lạm phát cần căn cứ vào nguyên nhân của nó để "chữa trị
đúng thuốc, đúng bệnh", ngoài nguyên nhân do tiền tệ, chính sách tiền tệ chỉ sử
dụng để cứu nền kinh tế ở những thời điểm cực kỳ cần thiết khi lạm phát đang
có nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô.
Cách tính tỷ lệ lạm phát:
t t
t
t
t
t
t
P P %
P
Phay
P
1
1
1
100
{ 1} 100%
Trong đó:
t: tỷ lệ lạm phát
Pt, Pt-1: chỉ số giá của thời kỳ t và t-1
Với ví dụ ở trên tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ năm 1996 là:
, % , %106 4 100 100 6 4
100
* Phân loại lạm phát
Có rất nhiều cách phân loại lạm phát và trong mỗi cách lại có nhiều cách
phân chia khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu. Sau đây là một số cách phân
loại cơ bản:
- Căn cứ vào mức độ (tỷ lệ) lạm phát chia thành 3 cấp độ cơ bản:
Lạm phát vừa phải: đặc trưng của cấp độ này là giá cả tăng chậm và có
thể dự đoán được, tỷ lệ lạm phát hàng năm một chữ số (< 10%/năm).
Lạm phát phi mã: tỷ lệ lạm phát hai chữ số hoặc và > 50%/năm).
Siêu lạm phát: Lạm phát từ ba chữ số trở lên/năm. Lạm phát đã từng xảy
ra của Đức sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tỷ lệ lạm phát lên đến trên 10 chữ
số (năm 1924 là 10.000.000.000); Việt Nam năm 1986 (774,76%/năm) .
Ngoài ra cũng theo cách phân loại trên còn có một số tác giả chia lạm phát
thành 6 cấp độ: lạm phát ỳ (dưới 3%/năm), lạm phát nhẹ (dưới 8%/năm); lạm
16
phát vừa phải (8 – 12%/năm); lạm phát cao (hai con số và < 50%/năm); lạm phát
phi mã (2 con số và > 50%/năm) và siêu lạm phát (từ ba chữ số trở lên/năm).
- Căn cứ vào nguyên nhân gây ra lạm phát, có các loại lạm phát sau đây:
+ Lạm phát do cầu kéo
+ Lạm phát chi phí đẩy
+ Lạm phát tiền tệ
+ Lạm phát kỳ vọng
+ Lạm phát cơ cấu
+ Lạm phát do nguyên nhân bên trong (do nội tại của nền kinh tế) và lạm
phát do nguyên nhân bên ngoài (tác động của nhân tố bên ngoài nước).
+ Lạm phát do nguyên nhân chủ quan (chủ yếu do chính sách của chính phủ)
và do nguyên nhân khách quan (do tác động từ bên ngoài và ảnh hưởng của thiên
tai, bệnh tật…). Ngoài các cách phân loại trên đây, còn có cách phân loại lạm phát
theo thời gian. Bao gồm lạm phát trong ngắn hạn và lạm phát trong dài hạn.
1.1.2. Tác động của lạm phát và thiểu phát đối với kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tác động của lạm phát đối với phát triển kinh tế - xã hội
Ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội.
Lạm phát nhìn chung có tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế xã hội. Tuy
nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể một tỷ lệ lạm phát vừa phải cũng có tác
động tích cực, kích thích tăng trưởng kinh tế.
Một là, tác động tiêu cực của lạm phát đối với phát triển kinh tế - xã hội
Thứ nhất, lạm phát cao gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, làm giảm tốc độ
tăng trưởng và sản lượng của nền kinh tế.
Khi lạm phát tăng và không được kiểm soát, giá đầu vào sản xuất và giá
đầu ra của các sản phẩm biến động thường xuyên tạo ra môi trường kinh doanh
không ổn định. Điều đó sẽ dẫn đến đầu tư của doanh nghiệp giảm sút. Đầu tư
giảm làm giảm thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp, đến lượt nó sẽ làm giảm
đầu tư trong chu kỳ tiếp theo... Hiệu ứng dây chuyền đó sẽ làm giảm tốc độ tăng
trưởng và sản lượng của nền kinh tế.
17
Môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, đầu tư nước ngoài vào trong
nước sẽ giảm mạnh và điều này thêm một nguyên nhân làm giảm GDP và đây là
một tác động rất đáng kể đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Khi lạm phát cao, giá cả bị bóp méo dẫn đến phân bổ nguồn lực không
hiệu quả. Bởi vì, lạm phát cao làm biến dạng giá cả tương đối và quyết định của
khách hàng, khi đó, thị trường ít có khả năng phân bổ nguồn lực một cách hợp
lý, dẫn đến lãng phí các nguồn lực phát triển.
Bên cạnh đó, khi lạm phát tăng, làm tăng thêm chi phí của doanh nghiệp
do lãi suất tăng và do doanh nghiệp phải thường xuyên điều chỉnh thực đơn…
góp thêm một nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,
giảm sản lượng, thu nhập của nền kinh tế.
Thứ hai, lạm phát cao gây ra nhiều vấn đề xã hội bức xúc
Khi đầu tư giảm sút do lạm phát gây ra như đã phân tích ở trên doanh
nghiệp sẽ phải sa thải công nhân, làm cho tình trạng thất nghiệp tăng lên, thu
nhập của người lao động bị giảm sút. Đồng thời, lạm phát cao còn làm giảm lợi
tức và tăng thêm chi phí cho người gửi tiết kiệm.
Lạm phát bất ngờ tăng cao, gây mất công bằng xã hội, người cho vay bị
thiệt và người đi vay được lợi.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam tác động của lạm phát
còn làm sâu sắc hơn chênh lệch giàu nghèo trong đó người nghèo bị thiệt hại
nhiều nhất.
Công trình nghiên cứu "lạm phát đối với các nhóm dân cư" do Từ Thúy
Anh và Đào Nguyên Thắng thực hiện, đã cho kết quả định lượng về mức độ ảnh
hưởng của lạm phát đối với các nhóm dân cư ở thành thị và nông thôn: lạm phát
có ảnh hưởng tiêu cực ở mức độ cao hơn đối với khu vực nông thôn so với khu
vực thành thị trong tất cả các tháng từ tháng 1 – 12/2006. Đồng thời, nghiên cứu
này cũng chỉ ra rằng, kết quả tác động của lạm phát đối với nhóm 10% dân cư
nghèo nhất cao hơn so với 10% dân số giàu nhất (24,45% so với 17,61%)1.
Thứ ba, trường hợp xẩy ra lạm phát phi mã và siêu lạm phát có thể dẫn
đến khủng hoảng kinh tế - xã hội.
1 Tạp chí Tài chính số 10/2008; tr. 38
18
Khi lạm phát tấn công vào nền kinh tế, sẽ làm mất niềm tin của người
dân, dân chúng ồ ạt rút tiền ở ngân hàng làm cho hệ thống ngân hàng có thể bị
lung lay, nhiều ngân hàng có khả năng bị phá sản.
Lạm phát càng lên cao, các lực lượng đầu cơ sẽ có tìm cách trục lợi (tiêu
biểu là cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở các nước châu Á vào những năm
1997-1998), dân chúng sẽ hoang mang làm cho các thị trường hỗn loạn. Điều
này có thể dẫn đến mất ổn định không chỉ kinh tế mà cả chính trị - xã hội. Điển
hình là trường hợp của Inđônêxia vào những năm cuối của thập kỷ 90 thế kỷ
XX. Đồng tiền càng mất giá, gánh nặng nợ nước ngoài càng tăng càng làm trầm
trọng thêm cán cân đối nội và đối ngoại dẫn đến mất ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhiều doanh nghiệp có thể bị phá sản, thất nghiệp tăng cao, tệ nạn xã hội sẽ tăng
lên, càng làm sâu sắc hơn những bất ổn định chính trị - xã hội. Do vậy, nhiều
nước trong đó có Hoa Kỳ đã coi "lạm phát" là kẻ thù số 1 của nhân loại.
Hai là, tác động tích cực của lạm phát đối với phát triển kinh tế - xã hội
Thứ nhất, trong những trường hợp cụ thể một sự tăng lên của mức giá ở
một mức độ vừa phải có tác động kích thích tăng trưởng kinh tế.
Từ phân tích lý thuyết các mô hình tổng cung, các nhà kinh tế đã rút ra
phương trình biểu thị mối quan hệ giữa mức giá và sản lượng:
Y = Y + (P – Pe) (1)
Trong đó:
Y : sản lượng thực tế của nền
kinh tế ứng với mỗi mức giá.
Y : sản lượng tiềm năng của
nền kinh tế
Pe : mức giá dự kiến
: hệ số co giãn của sản
lượng do sự thay đổi giữa mức giá
thực tế và mức giá dự kiến.
Y1 Y2
Y Y
P3
P
P2
P1
eY Y (P P )
Biểu đồ 1.1. Quan hệ giữa sản
lượng và mức giá
19
- Khi sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng Y một sự tăng lên trong
mức giá dự kiến từ P1 P2 sẽ làm cho sản lượng tăng lên từ Y1 Y2.
- Kể cả khi sản lượng đã đạt được mức sản lượng tiềm năng Y, một sự
tăng lên trong mức giá từ P P3 cũng có tác động kích thích sản lượng tăng từ
Y Y3. Tuy nhiên, trong trường hợp này sự tăng lên của sản lượng chỉ đạt
được trong ngắn hạn, khi giá tăng lên trong một thời gian nhất định nền kinh tế
sẽ điều chỉnh về mức sản lượng tiềm năng.
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu định lượng của một số tác giả về mối quan
hệ giữa tăng trưởng và lạm phát cũng cho thấy rằng, trong những năm tỷ lệ lạm
phát ở mức vừa phải (1996-1997 và 2003-2004) tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
được ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao xấp xỉ 2 lần so với tỷ lệ lạm phát1.
Thứ hai, ở những trạng thái nhất định của nền kinh tế có sự đánh đổi trong
ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp, có nghĩa là một sự tăng lên trong mức giá
có tác động làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn.
Từ phương trình trong mô hình tổng cung (1) có thể rút ra phương trình
biểu thị mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp như sau:
П = Пe - (U – Un)
Trong đó: П: tỷ lệ lạm phát thực tế; Пe: tỷ lệ lạm phát dự kiến; U: tỷ lệ thất
nghiệp thực tế; Un: tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên; : độ co giãn mức chênh lệch giữa
thất nghiệp thực tế và thất nghiệp tự nhiên.
Khi nền kinh tế ở điểm A tỷ lệ lạm
phát П1 > П2 tỷ lệ thất nghiệp U1 < U2
Ngược lại, khi nền kinh tế ở điểm
B, tỷ lệ lạm phát П2 < П1 tỷ lệ thất nghiệp
U2 > U1.
1 Nguyễn Văn Công (2005), Tạp chí kinh tế phát triển số 3/2005 và Bùi Duy Phú (2007), Tạp chí Ngân hàng số
12/2007.
U1 Un U2
П2
П
П1
П
U
A
B
A
Biểu đồ 1.2. Quan hệ giữa lạm phát
và thất nghiệp trong ngắn hạn
20
Tuy nhiên, sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp chỉ trong ngắn hạn,
khi tỷ lệ lạm phát còn ở mức thấp.
Khi lạm phát lên cao đến một ngưỡng nhất định thì tác động của lạm phát
đến nền kinh tế như đã phân tích ở trên. Đến khi đó, không những không có sự
đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp mà lạm phát còn làm trầm trọng thêm tình
trạng thất nghiệp.
Một số nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam về mối quan hệ giữa lạm phát và
thất nghiệp (việc làm) cũng cho thấy, trong một số năm có mối quan hệ ngược
giữa tốc độ tăng trưởng việc làm và lạm phát. Chẳng hạn, năm 2000, lạm phát -
0,6% (thiểu phát) thì tốc độ tăng trưởng việc là 1,1% (thấp nhất trong thời kỳ từ
năm 1998 – nay). Những năm tiếp theo đó, khi tỷ lệ lạm phát tăng lên thì tốc độ
tăng trưởng việc làm cũng tăng. Năm 2001, tỷ lệ lạm phát 0,8% tốc độ tăng
trưởng việc làm đạt 6,95%, năm 2002-2003 tỷ lệ lạm phát tăng, tốc độ tăng
trưởng việc làm tiếp tục tăng đạt 2,5 – 2,6%/năm. Tuy nhiên, từ năm 2004 lạm
phát bắt đầu tăng cao thì tốc độ tăng trưởng việc làm có xu hướng giảm xuống
(năm 2005 chỉ còn 2,3%)1. Như vậy, cả về lý thuyết và thực tiễn Việt Nam đều
khẳng định, quan hệ đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp (việc làm) chỉ tồn tại
trong ngắn hạn, chỉ ở điều kiện khi tỷ lệ lạm phát còn ở mức thấp.
1.1.2.2. Tác động của thiểu phát đối với phát triển kinh tế - xã hội
Ngược lại với lạm phát, thiểu phát xẩy ra khi mức giá chung của nền kinh
tế liên tục giảm sút. Quan niệm về thiểu phát, hiện có nhiều ý kiến khác nhau.
Có người cho rằng khi tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4% được gọi là thiểu phát. Tuy
nhiên, đối với các nền kinh tế phát triển (Đức, Nhật Bản) tỷ lệ lạm phát 3-4%
được coi là hoàn toàn bình thường. Khi nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát âm thì tất
cả các nhà kinh tế đều thống nhất đó là hiện tượng thiểu phát.
Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiểu phát:
1 Nguyễn Thị Hường (2007), Quan hệ giữa tăng trưởng, lạm phát và việc làm. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
ở Việt Nam, Tổng quan đề tài cấp cơ sở, Viện Kinh tế phát triển, Học viện CT-HCQG HỒ CHÍ MINH, tr.66.
21
- Do tổng cầu quá thấp dẫn đến giá cả thấp. Các nhà kinh tế thường gọi là
nền kinh tế rơi vào trạng thái quá lạnh.
- Do chính phủ áp dụng các giải pháp chống lạm phát quá liều, chẳng hạn
như chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa quá mức.
- Do sử dụng các biện pháp ngăn ngừa lạm phát quá cứng nhắc như trực
tiếp kiểm soát giá của một số mặt hàng.
Tác động của thiểu phát đối với phát triển kinh tế - xã hội có thể sẽ hết
sức nghiêm trọng nếu không có những biện pháp kịp thời để khắc phục.
Thông thường tác động tiêu cực của thiểu phát đối với kinh tế - xã hội
được biểu hiện qua những đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, thiểu phát làm giảm tốc độ tăng trưởng và sản lượng của nền
kinh tế.
Khi có thiểu phát, lãi suất thực cao, làm tăng chi phí vay vốn. Vì vậy, các
nhà đầu tư phải dè dặt đi vay vốn để mở rộng sản xuất và đầu tư mới. Lạm phát
thấp (đặc biệt là thiểu phát) làm cho tiền lương thực tế cao, người lao động có
thể cắt giảm thời gian làm việc để tăng thời gian nghỉ ngơi. Hơn thế nữa, khi có
thiểu phát lưu thông hàng hóa sẽ bị ngừng trệ, hàng tồn kho tăng lên, buộc các
doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng. Tất cả những tác động nói trên của thiểu
phát sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng và sản lượng của nền kinh tế.
Các nhà kinh tế đã đo lường mức thiệt hại đối với sản lượng nền kinh tế
do thiểu phát gây ra bằng mức chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng
tiềm năng. Áp dụng khái niệm này, người ta đã dự báo mức thiệt hại của nền
kinh tế Nhật Bản vào khoảng 7% của mức sản lượng tiềm năng1.
Hai là, thiểu phát làm tăng thất nghiệp, giảm thu nhập và có thể dẫn đến
những vấn đề xã hội nghiêm trọng.
Từ phương trình (2) cho thấy, khi tỷ lệ lạm phát giảm thì tỷ lệ thất nghiệp
tăng lên trong ngắn hạn. Nhưng khi nền kinh tế rơi vào thiểu phát, nếu không có
các giải pháp kịp thời để khắc phục thì hàng tồn kho sẽ tự động tăng lên, buộc
1 Vietnamnet 22/11/2008
22
các doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng và sa thải công nhân. Do đó, tác động
ngắn hạn trên có thể kéo dài trong dài hạn, thất nghiệp xẩy ra tràn lan và có
nguy cơ trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng.
Ba là, thiểu phát sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng
thương mại và ngân sách của nhà nước
Khi thiểu phát xẩy ra, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, nhu cầu vay
vốn thấp, các ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng đình trệ. Mặt khác, khi đó
thâm hụt ngân sách có rất nhiều khả năng tăng cao do nguồn thu bị giảm trong
khi nhu cầu chi tiêu để khắc phục giảm phát lại tăng thêm.
Vì những tác động tiêu cực trên đây của thiểu phát nên chính phủ của các
nước luôn luôn tìm cách để ngăn ngừa và khắc phục nó.
Để chống thiểu phát thường áp dụng các giải pháp ngược chiều với chống
lạm phát.
Một là, thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng. Đó là giảm lãi
suất, tăng chi tiêu chính phủ và giảm thuế để kích thích tổng cầu (đầu tư, tiêu
dùng địa phương và hộ gia đình, mở rộng xuất khẩu. Đây là giải pháp mà nhiều
nước đang sử dụng, nhất là Nhật bản đã thực hiện trong nhiều năm nay. Nhưng
mức độ thành công cũng hết sức khác nhau (chẳng hạn như Nhật Bản được xem
là kém thành công) trong chính sách chống thiểu phát.
Hai là, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế để chuyển các lĩnh vực có năng
lực dư thừa sang các lĩnh vực khác, nhất là các lĩnh vực mới có nhiều tiềm năng
phát triển.
Về lý thuyết, các giải pháp chống thiểu phát không quá khó, nhưng phức
tạp, bởi vì rất dễ xẩy ra nguy cơ của sự "đổi chiều" giảm phát thành lạm phát.
Kinh nghiệm về chống thiểu phát chưa nhiều vì trên thực tế hiện tượng
thiểu phát xẩy ra chưa phổ biến, nhất là đối với các nước đang phát triển.
23
1.2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT
1.2.1. Nguyên nhân lạm phát do tổng cầu tăng mạnh (lạm phát cầu
kéo) và giải pháp khắc phục
Khi tổng cầu tăng mạnh có thể làm cho sản lượng thực tế vượt quá mức
sản lượng tiềm năng của một nước, làm cho giá cả tăng lên để cân bằng tổng
cung và tổng cầu (xem hình 1.1.)
Biểu đồ 1.3. Lạm phát do tổng cầu tăng mạnh
YP: Sản lượng tiềm năng của nền kinh tế
AD1, AD2 là đường tổng cầu ở những mức khác nhau của nền kinh tế. Khi
sản lượng thực tế nền kinh tế (Y1) vượt quá mức sản lượng tiềm năng (YP), nếu
tổng cầu tiếp tục tăng mạnh (từ AD1 → AD2), sản lượng thực tế Y1 tăng không
nhiều (tới Y2) nhưng giá cả tăng nhanh từ P1 → P2. Nền kinh tế rơi vào tình
trạng lạm phát cầu kéo.
Tổng cầu AD = C + I + G + X - IM tăng có thể do các yếu tố của tổng
cầu tăng:
(i). Tiêu dùng của hộ gia đình tăng
* Tiêu dùng của hộ gia đình quyết định tiêu dùng quốc gia và ảnh hưởng
tới tổng cầu của nền kinh tế.
Tiêu dùng của hộ gia đình do thu nhập khả dụng hiện tại tăng.
Thu nhập khả dụng hiện tại tăng có thể do chính sách giảm thuế của
Chính phủ, chính sách tăng các khoản chi chuyển nhượng của Chính phủ tới các
P (giá cả)
AS
AD2
AD1
P2
P1
YP Y1 Y2 Y (Sản lượng thực tế)
24
hộ gia đình và các khoản thu nhập khác mà các hộ gia đình nhận được và có thể
chi tiêu cho tiêu dùng.
Lý thuyết Keynes cho rằng, tiêu dùng của hộ gia đình tăng là do thu nhập
khả dụng hiện tại của họ tăng. Phân tích sâu hơn thu nhập khả dụng hiện tại,
Millon Friedman cho rằng thu nhập (khả dụng hiện tại) là tổng của thu nhập
thường xuyên YP và thu nhập tạm thời YT.
* Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét có
ý nghĩa đối với chính sách của Chính phủ khi tác động làm thay đổi tiêu dùng
của các hộ gia đình.
Một là, để giảm mức tiêu dùng của hộ gia đình, chính sách của Chính phủ
có thể làm giảm thu nhập khả dụng hiện tại của họ. Các chính sách đó có thể là
tăng thuế thu nhập cá nhân, cắt giảm các khoản chi chuyển nhượng, giảm mức
lương tối thiểu...
Hai là, chính sách cắt giảm tiêu dùng của các hộ gia đình cần chú ý tới tập
quán, thói quen tiêu dùng của người dân. Đối với những nước mà ở đó, người
dân có thói quen chi tiêu tiết kiệm, như Nhật Bản chẳng hạn (MPC nhỏ), chính
sách cắt giảm tiêu dùng bằng cách cắt giảm thu nhập khả dụng hiện tại sẽ không
khó khăn bằng chính sách của những nước có thói quen tiêu dùng cao, ví dụ như
Mỹ (MPC lớn).
Ba là, nếu người tiêu dùng tuân theo lý thuyết thu nhập thường xuyên và
kỳ vọng hợp lý thì chỉ những thay đổi chính sách bất ngờ mới tác động tới tiêu
dùng (làm tăng hoặc giảm tiêu dùng).
Do người tiêu dùng sẽ tiêu dùng ít hơn (tiết kiệm nhiều hơn) đối với những
thu nhập tạm thời và tiêu dùng nhiều hơn đối với thu nhập thường xuyên. Do đó,
các chính sách tăng thuế giảm lương tối thiểu... sẽ có tác động tức thời làm cho
người tiêu dùng điều chỉnh kỳ vọng của họ và giảm mức tiêu dùng. Nhưng sau
một thời gian áp dụng chính sách này, mức tiêu dùng của hộ gia đình sẽ không có
gì thay đổi do không có thông tin mới nào làm thay đổi kỳ vọng của họ. Mức thu
nhập thấp hơn của họ lúc này trở thành mức thu nhập thường xuyên.
25
Bốn là, các chính sách tạm thời làm giảm thu nhập của người dân sẽ
không có tác động giảm tiêu dùng của họ mà chỉ có chính sách làm giảm thu
nhập thường xuyên của họ mới làm giảm tiêu dùng của người dân.
Chẳng hạn, nếu Chính phủ công bố tăng thuế và áp dụng lâu dài mức thuế
này, dân chúng sẽ giảm tiêu dùng mạnh hơn so với trường hợp Chính phủ thông
báo biện pháp tăng thuế thu nhập (chỉ là biện pháp tạm thời).
Như vậy, có thể thấy rằng, mức tiêu dùng của hộ gia đình chịu tác động
chi phối của nhiều yếu tố. Chính sách của Chính phủ làm giảm tiêu dùng của hộ
gia đình không hề đơn giản vì phải chú ý tới nhiều yếu tố, trong đó có nhiều yếu
tố Chính phủ khó có thể kiểm soát được.
(ii). Đầu tư tư nhân tăng
Đầu tư ở đây là đầu tư phát triển. Nó bao gồm đầu tư cố định vào sản xuất
kinh doanh, đầu tư vào nhà ở và đầu tư vào hàng tồn kho. Đầu tư tư nhân tăng là do
một trong ba loại đầu tư này tăng hay hai hoặc cả ba loại đầu tư này tăng.
Như vậy, để thay đổi đầu tư tư nhân, Chính phủ có thể tác động tới 3 loại
đầu tư trong đầu tư tư nhân này. Chính sách của Chính phủ cần chú ý tới những
điểm sau đây: Một là, chính sách Chính phủ có thể thay đổi đầu tư cố định vào
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động tới chi phí đầu tư, sản
phẩm cận biên của vốn MPK. Hai là, để điều chỉnh đầu tư vào nhà ở, chính sách
của Chính phủ có thể tác động vào giá nhà ở tương đối ( HP
P
, đó là tỷ số giữa giá
nhà PH và mức giá chung). Chính sách làm tăng giá nhà tương đối sẽ làm tăng
đầu tư vào nhà ở mới và ngược lại. Ba là, chính sách của chính phủ có thể làm
thay đổi đầu tư hàng tồn kho bằng cách tác động vào lãi suất thực mà các doanh
nghiệp phải gánh chịu khi dự trữ hàng tồn kho. Bốn là, đầu cơ đầu tư của doanh
nghiệp phụ thuộc vào kỳ vọng vào sự tăng trưởng, mức độ tăng trưởng của nền
kinh tế. Chính phủ điều chỉnh đầu tư tư nhân không chỉ thông qua những quyết
định tạo môi trường đầu tư mà còn có thể tác động gián tiếp thông qua điều tiết
sản lượng nền kinh tế bằng các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
26
Những nhận xét trên đây cho thấy chính sách của Chính phủ điều chỉnh
đầu tư tư nhân là vấn đề không hề đơn giản. Bởi lẽ, đầu cơ đầu tư của doanh
nghiệp chịu tác động đồng thời của nhiều yếu tố. Do đó, phản ứng của doanh
nghiệp rất có thể không diễn ra theo những dự kiến của Chính phủ về những
quyết định chính sách mà Chính phủ đưa ra.
(iii). Xuất khẩu ròng thay đổi
Xuất khẩu ròng thay đổi (tăng hoặc giảm) do những yếu tố nào?
Nhập khẩu của một nước tăng/giảm do sản lượng, thu nhập của nước đó
tăng/giảm. Khi thu nhập tăng lên, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước tăng
và làm cho nhập khẩu tăng.
Thêm vào đó, giá tương đối giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu
cũng làm thay đổi khối lượng và kim ngạch nhập khẩu của một nước. Khi giá
hàng trong nước tăng cao tương đối so với hàng nhập khẩu, người dân và doanh
nghiệp sẽ chọn mua hàng nhập khẩu nhiều hơn và do đó nhập khẩu sẽ tăng. Cuối
cùng, tỷ giá nội tệ giảm sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu đắt tương đối so với
hàng trong nước và giá hàng xuất khẩu rẻ hơn so với hàng nước ngoài trên thị
trường thế giới, hàng xuất khẩu nước đó có khả năng cạnh tranh hơn trên thị
trường thế giới. Trong trường hợp đó, nhập khẩu giảm, xuất khẩu ròng tăng.
Cũng như nhập khẩu, xuất khẩu thay đổi (tăng hoặc giảm) còn phụ thuộc
vào giá tương đối của hàng xuất khẩu của nước đó và giá hàng hoá cạnh tranh
của chúng trên thị trường quốc tế. Nếu giá hàng xuất khẩu của nước đó rẻ tương
đối so với hàng hoá xuất khẩu của nước khác, người nước ngoài sẽ nhập khẩu
hàng nước đó nhiều hơn và do đó, nước đó sẽ xuất khẩu được nhiều hơn. Mặt
khác, xuất khẩu của một nước còn phụ thuộc vào thu nhập và sản lượng của các
nước bạn hàng. Khi kinh tế các nước bạn hàng tăng trưởng cao, sản lượng và thu
nhập tăng, nhu cầu nhập khẩu của họ tăng và do đó xuất khẩu của những nước
này có thể gia tăng.
27
Như vậy, nhập khẩu của một nước tỷ lệ thuận với thu nhập và sản lượng
của nền kinh tế, với giá tương đối giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu, tỷ lệ
nghịch với tỷ giá ngoại tệ.
Trong khi đó, xuất khẩu không phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của
nền kinh tế mà tỷ lệ thuận với tỷ giá ngoại tệ, thu nhập và sả lượng của nước bạn
hàng và với giá tương đối giữa hàng hoá xuất khẩu của nước đó và giá hàng hoá
mà nó phải cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Từ đây, chúng ta có thể thấy xuất khẩu ròng chịu tác động tổng hợp của
các yếu tố tác động tới cả xuất khẩu và nhập khẩu. Xuất khẩu ròng dương và
tăng, tức là xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, làm cho tổng cầu tăng nhanh. Do vậy,
xuất khẩu ròng tăng sẽ góp phần làm cho lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, trên thực
tế, người ta thấy rằng, trong nhiều trường hợp xuất khẩu ròng dương nhưng nền
kinh tế vẫn rơi vào tình trạng suy thoái. Nhiều trường hợp xuất khẩu ròng âm,
nền kinh tế vẫn có lạm phát cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này,
trong đó có nguyên nhân cơ cấu hàng nhập khẩu (cơ cấu hàng tiêu dùng và hàng
trung gian nguyên liệu nhập khẩu) vấn đề này sẽ được phân tích sâu hơn trong
phần sau.
Những phân tích trên đây giúp chúng ta có một số nhận xét về chính sách
của Chính phủ có thể tác động tới xuất nhập khẩu và xuất khẩu ròng như thế nào.
Một là, về lý thuyết, do xuất nhập khẩu và xuất khẩu ròng phụ thuộc vào
tỷ giá, do đó chính sách của Chính phủ có thể làm giảm xuất khẩu ròng thông
qua tỷ giá. Tuy nhiên, chính sách tác động tới xuất nhập khẩu, xuất khẩu ròng
trong các chế độ tỷ giá khác nhau sẽ khác nhau.
Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, để giảm xuất khẩu ròng, Chính phủ
có thể sử dụng chính sách mở rộng tài khoá để làm tăng tỷ giá nội tệ. Trong
trường hợp này sản lượng nền kinh tế sẽ không thay đổi. Chính phủ cũng có thể
giảm xuất khẩu ròng bằng cách thắt chặt tiền tệ làm tăng tỷ giá. Trong trường hợp
này, sản lượng nền kinh tế giảm.
28
Trong chế độ tỷ giá thả nổi, chính sách thương mại (khuyến khích nhập
khẩu, hạn chế xuất khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu)
không làm thay đổi xuất khẩu ròng và sản lượng nền kinh tế vì nó chỉ làm thay
đổi tỷ giá (giảm hoặc tăng tỷ giá nội địa)
Trong chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá sẽ được duy trì không đổi. Do đó chính
sách tiền tệ và chính sách tài khoá của Chính phủ không tác động làm giảm
(hoặc tăng) xuất khẩu ròng được. Tuy nhiên, Chính phủ có thể sử dụng chính
sách nâng giá nội tệ, bãi bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu để làm giảm xuất
khẩu ròng. Chính sách nâng giá nội tệ còn làm giảm được mức nợ Chính phủ
tính bằng nội tệ.
Hai là, chính sách giảm xuất khẩu ròng có thể chống lạm phát trong ngắn
hạn song những chính sách này có thể làm cho đất nước sẽ bị mất các bạn hàng
truyền thống để xuất khẩu trong dài hạn, ảnh hưởng đến tăng trưởng, việc làm
của nền kinh tế trong dài hạn.
Ba là, trong trường hợp kinh tế các nước tăng trưởng mạnh, nhu cầu xuất
khẩu tăng cao, theo đó giá hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới tăng,
chính sách hạn chế xuất khẩu để giảm xuất khẩu ròng và giảm tổng cầu, chống
lạm phát sẽ khiến cho nước đó bị bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu với giá trị cao, gây thiệt
hại cho lợi ích quốc gia. Trong trường hợp này, chính sách khuyến khích nhập
khẩu để hạn chế tổng cầu tăng thì chính nước đó đã nhập khẩu lạm phát, do giá
hàng hoá nhập khẩu cao làm cho giá hàng hoá tiêu dùng và giá hàng hoá trung
gian nhập khẩu tăng, sẽ làm cho lạm phát gia tăng (lạm phát giá cả và lạm phát
chi phí đẩy - điều này sẽ được bàn thêm trong phần sau).
Bốn là, trong trường hợp lạm phát tăng cao, sản lượng nền kinh tế tăng, theo
đó nhu cầu nhập khẩu tăng cao. Điều đó làm cho tổng cầu giảm và lạm phát được
tự động điều chỉnh. Đây là một công cụ tự ổn định để hạn chế lạm phát.
Năm là, chính sách của Chính phủ giảm xuất khẩu ròng cần phải chú ý tới
tương quan tỷ lệ lạm phát giữa trong nước và nước ngoài để nâng cao hiệu quả
tác động của chính sách. Khi tỷ lệ lạm phát ở trong nước cao hơn nước ngoài,
29
giá tương đối giữa hàng hoá trong nước sẽ cao do đó xuất khẩu sẽ giảm, nhập
khẩu sẽ tăng, xuất khẩu ròng sẽ giảm. Trong trường hợp ngược lại, xuất khẩu
ròng sẽ tăng. Do đó, chính sách giảm xuất khẩu ròng chỉ nên thực hiện trong
trường hợp tỷ lệ lạm phát trong nước thấp hơn ở nước ngoài.
Sáu là, những phân tích trong 5 điểm trên đây cho thấy xuất khẩu ròng
chịu tác động của nhiều biến số ngoại sinh. Do vậy chính sách của Chính phủ
trong việc giảm xuất khẩu ròng rất khó đạt được mục tiêu mà Chính phủ mong
đợi. Hơn nữa, việc giảm xuất khẩu ròng đưa lại những hệ quả không có lợi cho
nền kinh tế trong dài hạn. Do đó, trên thực tế, Chính phủ các nước ít sử dụng
biện pháp hạn chế nhập khẩu để chống lạm phát. Tuy nhiên, đối với một số mặt
hàng thiết yếu nằm trong giới hạn tính lạm phát của quốc gia, chính sách Chính
phủ có thể hạn chế xuất khẩu để hạn chế việc tăng giá những mặt hàng này ở
trong nước và hạn chế lạm phát.
(iv). Chi tiêu Chính phủ tăng
Khi sản lượng nền kinh tế đã vượt quá mức sản lượng tiềm năng, Chính
phủ tăng chi tiêu quá mạnh sẽ làm cho tổng cầu tăng nhanh, gây nên lạm phát.
Chi tiêu của Chính phủ bao gồm chi cho đầu tư phát triển, chi thường
xuyên và chi chuyển nhượng.
Tăng chi cho đầu tư phát triển là chi cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ
thuật (đường sá, cầu cống, trường học, bệnh viện, cảng khẩu, nhà ga, sân bay...).
Chi thường xuyên bao gồm chi cho việc duy trì hoạt động của bộ máy công
quyền bao gồm mua sắm hàng hoá dịch vụ, thiết bị quân sự..., lương công chức,
chi duy tu, bảo dưỡng các công trình đầu tư của Nhà nước... Chi chuyển nhượng
bao gồm các khoản chi bảo hiểm xã hội, chi hỗ trợ người nghèo, chi khắc phục
hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh...
Chi đầu tư phát triển không chỉ làm tăng tổng cầu trong ngắn hạn mà còn
làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, tăng tổng cung trong dài hạn.
Chi thường xuyên làm tăng tổng cầu trong ngắn hạn và góp phần bảo đảm
nâng cao hiệu quả của các công trình đầu tư công.
30
Chi chuyển nhượng làm tăng tổng cầu một cách gián tiếp thông qua việc
tăng thu nhập khả dụng của hộ gia đình, theo đó làm tăng chi tiêu cho tiêu dùng.
Chi tiêu của Chính phủ tăng làm tăng tổng cầu và gây ra lạm phát. Mặt
khác, sự mất cân đối trong cơ cấu thu chi của Chính phủ cũng gây ra lạm phát
(phần này sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần sau).
Như vậy, có thể thấy rằng, để giảm tổng cầu, Chính phủ cần cắt giảm chi
tiêu của mình. Khi đó, có một số điểm cần chú ý:
Thứ nhất, việc cắt giảm chi tiêu đầu tư phát triển có thể làm giảm tổng
cầu và kiềm chế được lạm phát trong ngắn hạn. Tuy nhiên, biện pháp này có thể
làm giảm tổng cung trong dài hạn và làm cho việc kiểm soát lạm phát, ổn định
kinh tế trong dài hạn khó khăn hơn.
Thứ hai, đổi mới cơ cấu chi tiêu của Chính phủ cũng có thể góp phần hạn
chế lạm phát.
Thứ ba, cắt giảm chi thường xuyên, chi chuyển nhượng sẽ làm giảm tổng
cầu và hạn chế lạm phát trong ngắn hạn. Tuy nhiên, biện pháp này có thể sẽ làm
giảm phúc lợi xã hội do vấn đề an sinh xã hội bị thu hẹp. Theo đó, hạn chế sự ổn
định xã hội trong dài hạn.
Đến đây chúng ta có một số nhận xét về giải pháp giảm tổng cầu để
chống lạm phát của chính phủ.
Một là, việc cắt giảm tổng cầu bằng cách giảm xuất khẩu ròng dường như
là biện pháp mang lại lợi ích ít hơn những biện pháp cắt giảm các yấu tố khác
của tổng cầu.
Hai là, tiêu dùng, đầu tư tư nhân, xuất khẩu ròng chịu nhiều tác động của
rất nhiều các biến số ngoại sinh. Do đó, giảm các yếu tố cấu thành này của tổng
cầu để chống lạm phát là rất khó. Chính sách của Chính phủ sẽ rất khó đạt được
mục tiêu như Chính phủ đặt ra.
Chẳng hạn, Chính phủ muốn các doanh nghiệp giảm đầu tư hàng tồn kho
và đầu tư nhà ở, trong khi không muốn họ giảm đầu tư máy móc, thiết bị, công
31
nghệ. Song, quyết định của các doanh nghiệp, đôi khi lại không như mong muốn
của Chính phủ.
1.2.2. Nguyên nhân do tổng cung ngắn hạn giảm (lạm phát chi phí
đẩy) và giải pháp khắc phục
Khi có những cú sốc bất lợi đối với tổng cung ngắn hạn, nó sẽ giảm
xuống và làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái. Điều đó làm
cho giá cả tăng lên và sản lượng nền kinh tế giảm xuống, (xem biểu đồ 1.2). Nền
kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ, vừa có lạm phát vừa suy thoái. Lạm
phát này còn gọi là lạm phát do chi phí đẩy.
Những cú sốc bất lợi đối với tổng cung ngắn hạn có thể là sự tăng đột
biến của giá các yếu tố đầu vào. Chẳng hạn, giá dầu mỏ tăng mạnh, giá than,
điện tăng. Giả sử mức tiền công không đổi, giá các yếu tố đầu vào này tăng, các
hãng phải định mức giá sản phẩm cao hơn để trang trải cho những chi phí
nguyên liệu, năng lượng đã tăng lên này. Cung ngắn hạn giảm, giá tăng lên
nhưng sản lượng và mức việc làm giảm xuống. Giá cao hơn làm giảm mức cung
tiền thực tế và tổng cầu.
Biểu đồ 1.4. Lạm phát do cú sốc bất lợi đối với tổng cung ngắn hạn1
1 Nguồn: Kinh tế học tập 2, David Begg, tr.174
E2
E1
AD
SAS1
SAS2 P
P2
P1
Y2 Y1=YP
Y
32
AD, SAS1, P1, Y1, lần lượt tương ứng là đường tổng cầu, đường tổng cung
ngắn hạn, giá cả và số lượng ban đầu của nền kinh tế. (Giả sử sản lượng nền
kinh tế lúc đầu đạt mức sản lượng tiềm năng YP). Khi có cú súc bất lợi đối với
tổng cung ngắn hạn, đường SAS1 dịch chuyển sang trái (đến SAS2). Giá tăng
lên, từ P1 đến P2. Số lượng giảm từ Y1 xuống Y2.
Sự tăng lương không hợp lý cũng dẫn tới bất lợi đối với cung ngắn hạn
tương tự như trường hợp giá nguyên liệu đầu vào, giá nhiên liệu, năng lượng
tăng đột biến.
Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh bất ngờ xảy ra trên diện rộng cũng có
thể làm sụt giảm cung ngắn hạn. Chẳng hạn, lũ lụt, mưa bão làm cho mùa màng
thất bát, sản lượng lương thực, thực phẩm suy giảm... Tất cả những điều đó làm
cho tổng cung ngắn hạn giảm, đẩy giá cả tăng cao.
Giải pháp khắc phục lạm phát trong trường hợp này rất khó khăn và
thường gây tranh cãi. Ở đây có hai quan điểm về giải pháp khắc phục lạm phát.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, chính phủ không nên can thiệp mà để cho
thị trường tự điều chỉnh. Khi có lạm phát đình trệ xảy ra, nền kinh tế có thất
nghiệp tự nguyện, điều đó làm giảm tiền lương hoặc làm chậm việc tăng lương.
Mức cung tiền thực tế tăng dần trở lại và làm cho lãi suất giảm và tổng cầu tăng
lên. Sản lượng tăng và cuối cùng nền kinh tế trở về mức thất nghiệp tự nhiên với
mức lạm phát cũ (do mức cung tiền danh nghĩa không đổi).
Mặt khác, theo quan điểm này cùng thực tế ở một số nước cho thấy, trong
thời kỳ lạm phát như vậy, tiền lương thực tế bị giảm sút. Điều đó khiến đời sống
người lao động khó khăn. Họ thường đưa ra yêu sách đòi tăng lương. Trong
trường hợp này, Chính phủ cần thuyết phục người lao động và làm cho họ có
niềm tin vào chính sách. Chính phủ cần phải làm cho họ thấy rằng việc tăng lương
trong thời kỳ lạm phát có thể tạm thời làm cho tiền lương thực tế cao hơn song nó lại
làm cho mức cung tiền thực tế giảm xuống, lãi suất sẽ tăng và tổng cầu càng giảm.
Khi đó thất nghiệp càng gia tăng, kinh tế càng suy thoái. Khi đã tạo được niềm tin
vào chính sách trong dân chúng điều đó cũng có nghĩa là Chính phủ loại bỏ được
33
một yếu tố gây ra áp lực lạm phát chi phí đẩy, Chính phủ sẽ có điều kiện hơn để
thực thi các chính sách của mình, bảo đảm việc kiểm soát lạm phát ở mức thấp
được duy trì trong dài hạn.
Tuy nhiên, chính sách chống lạm phát trên đây lại khiến cho nền kinh tế
phải trải qua một thời kỳ suy thoái, thất nghiệp cao.
Quan điểm thứ hai cho rằng, Chính phủ cần phải can thiệp để tăng cung
ngắn hạn, để tăng sản lượng và giảm lạm phát. Theo quan điểm này, chính sách
của Chính phủ có thể tác động làm giảm chi phí đầu vào sản xuất. Chẳng hạn,
Chính phủ có thể giảm thuế nhập khẩu các hàng trung gian, trợ giá xăng dầu,...
Biện pháp này sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm được chi phí nguyên liệu,
nhiên liệu cho sản xuất. Theo đó cung tăng, sản lượng tăng và giá giảm. Lạm
phát sẽ được khống chế.
Tuy nhiên, giá hàng hoá có thể giảm song điều đó lại kích thích hộ gia
đình tăng chi tiêu cho tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể tăng đầu tư hàng tồn kho.
Phản ứng này của doanh nghiệp và hộ gia đình đều làm cho tổng cầu tăng và
làm gia tăng lạm phát.
Mặt khác, doanh nghiệp có thể quyết định không như dự tính của Chính
phủ. Họ có thể không giảm giá mặc dù họ được giảm thuế các nguyên liệu,
nhiên liệu đầu vào nhập khẩu hoặc được hỗ trợ giá xăng dầu. Bởi lẽ, trong thời
kỳ lạm phát, tiền công thực tế giảm khiến cho đời sống người lao động giảm. Áp
lực đòi tăng lương khiến doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động. Do
vậy chi phí sản xuất không tăng và giá không giảm.
Hơn nữa, việc Chính phủ bù giá xăng cũng có nghĩa là Chính phủ phải
tăng chi tiêu ngân sách. Điều đó làm tổng cầu tăng và lạm phát tăng cao hơn.
Như vậy, chính sách này có thể có tác động làm cho sản lượng nền kinh tế
đạt tới mức sản lượng tiềm năng nhanh hơn. Nền kinh tế không phải trải qua
thời kỳ suy thoái lâu với mức thất nghiệp không tự nguyện cao, đồng thời, lạm
phát cũng ở mức cao hơn. Chính sách này cũng có thể không gây ra hiệu ứng
giảm lạm phát.
34
1.2.3. Nguyên nhân lạm phát do yếu tố tiền tệ và giải pháp khắc phục
Để xác định nguyên nhân lạm phát do yếu tố tiền tệ, chúng ta hãy bắt đầu
từ phương trình số lượng tiền tệ.
M x V = P x Y (1)
Trong đó, M là khối lượng tiền tệ (mức cung tiền); V là tốc độ lưu thông
tiền tệ (hay tốc độ quay vòng tiền tệ); P là mức giá chung, Y là sản lượng của
nền kinh tế (GDP thực tế của nền kinh tế, được quyết định bởi các yếu tố sản
xuất và hàm sản xuất công nghệ, tạm coi là cho trước).
Từ (1) ta có:
MVP (2)
Y
Ở đây, Y tạm coi là cho trước và là xác định.
Trong dài hạn, V được coi là không đổi. Vì các nhân tố sản xuất và hàm
sản xuất quyết định mức GDP thực tế nên mọi sự thay đổi của GDP danh nghĩa
(P.Y) phải thể hiện ở sự thay đổi của mức giá. Do vậy, phương trình (2) cho chúng
ta biết khi cung tiền tăng sẽ làm giá cả tăng. Hay giá cả tỷ lệ thuận với mức cung
tiền. Nói cách khác, khi mức cung tiền tăng, lạm phát sẽ gia tăng.
Trong ngắn hạn, V thay đổi. Giả sử M không đổi, Y vẫn được coi là xác
định thì khi V tăng, giá sẽ tăng. Hay tốc độ quay tiền tệ tăng là một nguyên nhân
gây ra lạm phát. Trong ngắn hạn, cung tiền tăng cùng với sự gia tăng tốc độ
quay tiền tệ càng làm cho lạm phát tăng mạnh hơn.
Vấn đề đặt ra là, mức cung tiền M và tốc độ quay tiền tệ tăng trong trường
hợp nào?
Cung tiền tăng khi ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ nới
lỏng. Chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách dai dẳng bằng cách in tiền sẽ làm
cung tiền tăng liên tục. Việc duy trì tỷ giá cố định cũng có thể làm tăng cung
tiền. Đó là khi tỷ giá ngoại tệ giảm, đồng nội tệ lên giá, ngân hàng Trung ương
bơm nội tệ để mua ngoại tệ nhằm nâng giá ngoại tệ và duy trì tỷ giá ở mức cố
định cũng làm mức tiền cho nền kinh tế tăng.
35
Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng thương mại làm cho
khả năng tạo tiền của chúng tăng lên và làm cung tiền tăng.
Tốc độ quay vòng tiền tệ tăng có thể do các lý do sau đây. Cách thức tổ chức
của nền kinh tế ảnh hưởng tới cách dân chúng thực hiện các giao dịch làm cho tốc độ
quay vòng tiền tệ thay đổi. Chẳng hạn, nếu trong nền kinh tế sử dụng sổ ghi nợ và thẻ
tín dụng để giao dịch, thì tiền sử dụng cho giao dịch do thu nhập danh nghĩa mang lại,
sẽ ít đi (tức là M giảm so với PY) và tốc độ quay tiền tăng lên. Mặt khác, nếu dùng
tiền mặt và séc để thanh toán thì lượng tiền cần cho các giao dịch mà thu nhập quốc
dân hiện có mang lại sẽ nhiều hơn, theo đó, tốc độ quay vòng tiền tệ giảm xuống.
Trong trường hợp ngược lại, tốc độ quay vòng tiền tệ tăng lên.
Khi nền kinh tế sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch thì lượng nội tệ cần
cho giao dịch do thu nhập danh nghĩa mang lại ít đi và do đó tốc độ quay vòng
tiền tệ tăng.
Ngoài ra, sự phát triển quá nhanh của hệ thống ngân hàng thương mại
cùng với việc ứng dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến trong hệ thống ngân
hàng thương mại sẽ rút ngắn thời gian giao dịch. Điều đó cũng làm cho tốc độ
quay vòng tiền tệ tăng.
Giải pháp khắc phục lạm phát do nguyên nhân tiền tệ, nhìn chung, được
các nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách thống nhất. Đó là ngân hàng
Trung ương phải giảm bớt mức cung tiền và giảm tốc độ quay vòng tiền tệ thông
qua việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý hoạt động của
hệ thống tài chính, trong đó có hệ thống các ngân hàng thương mại.
Ở đây có điểm cần nói thêm. Theo quan điểm của các nhà kinh tế theo trường
phái tiền tệ, mà đại diện tiêu biểu là Milton Friedman, lạm phát luôn luôn có nguyên
nhân từ yếu tố tiền tệ. Friedman khẳng định: "Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một
hiện tượng tiền tệ". Theo quan điểm của phái tiền tệ, mức cung cấp tiền tăng liên
tục và kéo dài sẽ gây ra lạm phát. Đây là lý do duy nhất gây ra lạm phát. Điều
này có mâu thuẫn với quan điểm lạm phát do tổng cầu tăng mạnh hay lạm phát do
giá các yếu tố đầu vào tăng?
36
Các nhà kinh tế tiền tệ đã chúng minh rằng không có nguyên nhân nào
khác ngoài việc tăng cung tiền liên tục, đã gây ra lạm phát.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế tiền tệ, tổng cầu tăng mạnh và những cú
sốc bất lợi từ phía cung cũng không gây ra lạm phát nếu mức cung tiền không tăng.
Keynes cho rằng chi tiêu của Chính phủ làm tăng tổng cầu và gây ra lạm
phát. Tuy nhiên phái tiền tệ lại cho rằng, việc tăng chi tiêu từng đợt của Chính
phủ chỉ làm tăng giá từng đợt chứ không làm tăng giá cả liên tục, kéo dài và do
đó không gây ra lạm phát. Nếu Chính phủ tăng chi tiêu liên tục, kéo dài thì sẽ
làm tăng giá cả kéo dài và khi đó lạm phát mới xảy ra. Tuy nhiên, việc Chính
phủ tăng chi tiêu liên tục, kéo dài là điều không thể xảy ra. Bởi lẽ, Chính phủ
không thể chi tiêu 100% GNP. Hơn nữa, trong thực tế, giới hạn tăng chi tiêu của
Chính phủ bị hạn chế bởi các quá trình chính trị, sức ép của công chúng, của
Quốc hội... Trường hợp Chính phủ cắt giảm thuế cũng có thể gây tác động tới
mức giá tương tự như chi tiêu của Chính phủ. Song quá trình này cũng không
thể diễn ra liên tục và kéo dài. Bởi lẽ việc cắt giảm thuế sẽ phải dừng lại khi
mức thuế = 0. Lập luận tương tự với chi tiêu của hộ gia đình và các doanh
nghiệp, chúng ta cũng có thể thấy sự lạc quan có thể thúc đẩy chi tiêu của họ,
làm cho đường tổng cầu và giá tăng tạm thời chứ không làm cho tổng cầu tăng
liên tục và kéo dài, gây ra lạm phát được. Bởi lẽ, chi tiêu của họ không thể vượt
qua 100% GNP.
Chính vì vậy, những người theo trường phái tiền tệ cho rằng cách phân
tích của Keynes cho thấy lạm phát cao không thể chỉ do một mình chính sách tài
khoá gây ra.
Những người theo trường trái tiền tệ cũng phân tích và chỉ ra rằng "lạm
phát chi phí đẩy cũng là một hiện tượng tiền tệ vì nó không thể xảy ra mà không
có chính sách điều hoà được các nhà chức trách tiền tệ đồng ý một tỷ lệ tăng
trưởng tiền tệ cao hơn"1.
1 (Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính,Frederic S.Minshkin, tr. 813)
37
Như vậy, có thể thấy rằng, theo quan điểm của phái tiền tệ, lạm phát chỉ
xảy ra trong dài hạn, khi tiền lương có thể được điều chỉnh, những biến động giá
cả trong ngắn hạn không phải là lạm phát. Bởi lẽ, họ cho rằng lạm phát là sự
tăng giá liên tục kéo dài. Tỷ lệ lạm phát lớn hơn 1% mỗi tháng trong nhiều năm
thì các nhà kinh tế mới nói rằng lạm phát là cao. Những biến động giá cả trong
ngắn hạn được coi là lạm phát tạm thời. Trong khi đó, cách phân tích của
Keynes xem xét lạm phát xảy ra trong ngắn hạn. Khi sản lượng nền kinh tế trên
mức tiềm năng, sự tăng chi tiêu mạnh của Chính phủ, sự lạc quan trong chi tiêu
của hộ gia đình, doanh nghiệp trong thời hạn ngắn (1-2 năm) làm cho tổng cầu
tăng mạnh và mức giá chung tăng nhanh. Tương tự với trường hợp lạm phát xảy
ra do cú sốc bất lợi từ phía cung, nó cũng xảy ra trong ngắn hạn.
Trong dài hạn, sự tăng tổng cầu thường xuyên từng đợt của Chính phủ
hay những cú sốc bất lợi của cung không thể gây ra lạm phát nếu mức cung tiền
không tăng lên. Trong trường hợp này, phân tích của trường phái tiền tệ là hoàn
toàn phù hợp.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá tác động tới lạm phát
trong ngắn hạn và trong dài hạn (đối với chính sách tiền tệ), nên trong đó còn
gây ra kỳ vọng về lạm phát trong dân chúng. Kỳ vọng đó được hình thành như
thế nào, chúng ta xem xét tiếp trong mục 1.2.7.
1.2.4. Nguyên nhân lạm phát do mất cân đối lớn trong một số lĩnh vực
quan trọng của nền kinh tế (lạm phát do cơ cấu) và các giải pháp khắc phục
1.2.4.1. Nguyên nhân gây ra lạm phát do sự mất cân đối trong quan hệ
tổng cung - tổng cầu trong trung và dài hạn và giải pháp khắc phục.
Ngoài nguyên nhân gây ra lạm phát do tổng cầu tăng nhanh và tổng cung
tăng chậm trong ngắn hạn, sự mất cân đối cung cầu trong trung và dài hạn cũng
là một nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát.
Trong trung và dài hạn nếu nền kinh tế không bị rơi vào suy thoái hoặc
khủng hoảng thì xu thế chung là tổng cung và tổng cầu tăng liên tục kéo theo
mức giá gia tăng theo thời gian. Nếu sự tăng lên của hai thành tố trên không quá
38
chênh lệch thì mức độ tăng giá không quá lớn và xu thế chung là ở mức 3-5%.
Tuy nhiên, khi tốc độ tăng của tổng cung quá chậm so với tốc độ tăng của tổng
cầu, gây mất cân đối lớn trong cung - cầu ở trung và dài hạn thì lạm phát sẽ bị
đẩy lên ở mức cao. Sự mất cân đối này chủ yếu là do năng lực sản xuất của nền
kinh tế tăng chậm hơn so với mức tăng của đầu tư.
Có thể thể hiện nguyên nhân này theo sơ đồ sau đây:
Biểu đồ 1.5. Quan hệ giữa mức giá với tổng cung và tổng cầu trong dài hạn
- Ở trạng thái ban đầu tổng cầu của nền kinh tế là AD1 và tổng cung là
AS1 với mức giá P1.
- Trong trung và dài hạn tổng cung và tổng cầu tăng lên chuyển dịch đến
vị trí AS2 và AD2 với mức giá P2.
Do tốc độ tăng của tổng cung chậm hơn đáng kể so với tốc độ tăng của
tổng cầu( thể hiện trên biểu đồ 1.5 là sự dịch sang bên phải của tổng cầu AD lớn
hơn đáng kể so với tổng cung AS) nên mức giá P2 tăng lên đáng kể so với mức
giá ban đầu P1.
- Giả sử năng lực sản xuất của nền kinh tế tăng nhanh, khi đó tổng cung
trong trung và dài hạn tăng cao hơn và đạt ở vị trí AS3 và rõ ràng mức giá P3 của
nền kinh tế không quá cao so với mức giá P1, lạm phát sẽ thấp hơn nhiều so với
mức giá P2.
P1
P2
P
P3
AD1
AS1
AS2 AS3
AD2
GDP
39
Tổng cung (năng lực sản xuất) trong trung hạn và dài hạn tăng chậm chủ
yếu là do hiệu quả đầu tư thấp, do trình độ khoa học công nghệ, chất lượng của
nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng kỹ thuật thấp và chậm được cải thiện. Đặc
biệt đối với các nước đang phát triển sự bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế là một
nguyên nhân quan trọng làm cho năng lực sản xuất của nền kinh tế yếu kém.
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận (ngành, lĩnh vực, thành phần, vùng
lãnh thổ) của nền kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối quan hệ hợp thành
của các bộ phận đó. Ở góc độ bao quát nhất, cơ cấu kinh tế bao gồm 3 nội dung
chủ yếu. Đó là cơ cấu ngành lĩnh vực, cơ cấu thành phần (gắn với sở hữu) và cơ
cấu vùng lãnh thổ (gắn với vị trí địa lý). Ở góc độ từng bộ phận của nền kinh tế,
có cơ cấu nội bộ ngành, lĩnh vực, cơ cấu nội bộ thành phần và cơ cấu nội bộ
vùng, lãnh thổ kinh tế. Gắn với từng nội dung trên là cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao
động, cơ cấu trình độ công nghệ…
Trước đây, đối với các nước phát triển, các nhà kinh tế thường không đề
cập đến các nội dung của cơ cấu kinh tế khi nghiên cứu những vấn đề của nền
kinh tế. Bởi vì, họ cho rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước này
khi vận động theo tín hiệu giá cả của thị trường thì tự bản thân nó có khả năng
khai thác có hiệu quả các nguồn để tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý và tăng
trưởng kinh tế cao mà không cần đến vai trò can thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên,
khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đang buộc các nhà kinh tế cần xem xét
lại quan điểm trên.
Riêng đối với các nước đang phát triển, hầu hết các nhà kinh tế đều cho
rằng nền kinh tế thường không có khả năng tự hình thành một cơ cấu kinh tế
hợp lý, mà quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực tế cần có sự
điều tiết của Nhà nước. Vì vậy, cơ cấu kinh tế được coi là một nội dung rất quan
trọng khi nghiên cứu kinh tế của các nước đang phát triển, trong đó có sự nghiên
cứu về ảnh hưởng của cơ cấu kinh tế đối với lạm phát.
Tuy nhiên, cho đến nay việc phân tích ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu kinh
tế đối với lạm phát chưa có một khung lý thuyết rõ ràng vì nó không phải là
40
nguyên nhân trực tiếp, tức thời như nguyên nhân từ tiền tệ hoặc nguyên nhân do
biến động của giá cả các mặt hàng năng lượng trên thị trường. Nhưng đối với
các nước đang phát triển như Việt Nam, theo chúng tôi đây là một nguyên nhân
rất quan trọng gây lạm phát trong trung và dài hạn. Tác động của nó đến lạm
phát có thể xem xét trên các góc độ sau đây:
Một là, cơ cấu kinh tế là biểu hiện của sự phân bố nguồn lực phát triển, do
đó nó có khả năng thay đổi năng lực sản xuất của nền kinh tế. Hay nói cách khác
cơ cấu kinh tế tác động đến tổng cung của nền kinh tế, qua đó làm thay đổi quan
hệ tổng cung – tổng cầu, dẫn đến thay đổi mặt bằng giá cả của nền kinh tế.
Hai là, cơ cấu kinh tế là biểu hiện của tỷ trọng, vị trí và mối quan hệ giữa
các bộ phận của nền kinh tế. Do đó, khi cơ cấu giữa các ngành, lĩnh vực, giữa
các thành phần kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến giá cả của hàng
hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Xét ở góc độ ngành, lĩnh vực cơ cấu kinh tế
bao gồm 3 bộ phận đó là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Nếu quá trình
hình thành và dịch chuyển vị trí, tỷ trọng của ba bộ phận này không hợp lý sẽ
ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của từng bộ phận và của nền kinh tế. Đặc biệt,
trong từng giai đoạn cụ thể, bộ phận nào trong cơ cấu kinh tế trên đóng vai trò là
động lực thì tác động lan tỏa đối với các bộ phận khác, đến nền kinh tế là rất lớn,
trong đó bao gồm cả mặt bằng giá cả của nền kinh tế. Chẳng hạn, trường hợp
nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm nay công nghiệp có thể coi là lĩnh vực
chủ đạo trong cơ cấu ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Do cơ cấu công nghiệp
tồn tại nhiều bất hợp lý (cơ cấu nội bộ ngành không cân đối, cơ cấu trình độ
công nghệ lạc hậu…) đã không chỉ làm tăng chi phí của sản xuất công nghiệp
mà còn làm tăng chi phí đầu vào, đầu ra của sản xuất nông nghiệp và dịch vụ.
Nguyên nhân của những bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế ở các nước đang
phát triển chủ yếu là do chính sách của chính phủ không có định hướng đúng và
không sử dụng các biện pháp hỗ trợ kịp thời cho quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Trong nhiều trường hợp, chính sách can thiệp của Chính phủ còn làm
cản trở quá trình chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng có hiệu quả. Vì vậy, các giải
41
pháp khắc phục lạm phát gây ra do nhân tố cơ cấu kinh tế chủ yếu là sự điều
chỉnh trong chính sách của Chính phủ.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, để làm rõ nguyên nhân gây ra lạm phát do
cơ cấu kinh tế chúng tôi sẽ phân tích ảnh hưởng của cơ cấu ngành, lĩnh vực và
tập trung vào trọng tâm cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã tác động đến mặt
bằng giá cả của nền kinh tế nước ta trong nhiều năm qua.
1.2.4.2. Nguyên nhân lạm phát do mất đối trong cán cân thu - chi ngân
sách và giải pháp khắc phục
Từ lý thuyết tế học vĩ mô và thực tiễn của nhiều nền kinh tế cho thấy tồn
tại mối quan hệ chặt chẽ giữa thu chi ngân sách của nhà nước và lạm phát. Khi
cán cân ngân sách của Nhà nước mất cân đối lớn thì tỷ lệ lạm phát của nền kinh
tế sẽ tăng cao. Tác động của mất cân đối của cán cân ngân sách đối vớ lạm phát
có thể nhìn nhận qua ba khía cạnh sau:
Trước hết, bội chi ngân sách cao thường là do mức chi ngân sách cao. Điều
đó sẽ làm tăng tổng phương tiện thanh toán, tổng đầu tư xã hội, trực tiếp làm tăng
tổng cầu của nền kinh tế, gây ra lạm phát cầu kéo (xem phân tích ở 1.2.2).
Thứ hai, mức chi ngân sách cao thường do hiệu quả đầu tư từ ngân sách
nhà nước thấp, khi đó, như đã phân tích ở 1.2.4.1. sẽ làm tăng thêm mất cân đối
trong quan hệ tổng cung - tổng cầu trong trung và dài hạn.
Thứ ba, khi thâm hụt ngân sách đồng thời với thâm hụt trong cán cân
thương mai lớn sẽ vừa là nguyên nhân làm mất giá đồng tiền trong nước so với
ngoại tệ vừa kích thích lạm phát kỳ vọng trong dân chúng.
Điều đó xẩy ra do hai lý do: Một là, khi cả hai cán cân trên đều trên đều
thâm hụt thì sức ép phá giá đồng tiền trong nước thường là rất lớn (sẽ được dẫn
chứng ở thực tế của một số nước ở nội dung 1.3 khi phân tích kinh nghiệm quốc
tế chống lạm phát); hai là, khi ngân sách thâm hụt lớn dân chúng sẽ kỳ vọng là
Nhà nước sẽ in tiền để bù đắp ngân sách vì điều đã xẩy ra trong quá khứ.
Để khắc phục nguyên nhân gây ra lạm phát do mất cân đối trong cán cân
ngân sách thông thường các nước đều phải giảm chi ngân sách, tăng thu ngân
42
sách bằng cách tăng thuế và các khoản thu khác, cân nhắc điều chỉnh tỷ giá hối
đoái trong trường hợp thâm hụt kép (thâm hụt ngân sách đồng thời với thâm hụt
thương mại). Đối với các nước đang phát triển theo nhiều nghiên cứu thực tiễn
cho thấy, để giảm thâm hụt ngân sách thì vấn đề nâng cao hiệu quả các dự án
đầu tư công nhiều khi còn quan trọng hơn cả những giải pháp khác.
1.2.4.3. Nguyên nhân lạm phát do mất cân đối trong cán cân thương mại
và giải pháp khắc phục.
Cán cân thương mại của một quốc gia là một bảng kết toán ghi chép về
mặt giá trị các giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giữa một
nước với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định và
thường là một năm.
NX = X - IM
Trong đó NX – xuất khẩu ròng, X và IM lần lượt là tổng giá trị kim ngạch
xuất khẩu và tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu.
NX > 0 cán cân thương mại thặng dư
NX < 0 cán cân thương mại bị thâm hụt
Tác động của thâm hụt cán cân thương mại lên lạm phát được biểu hiện
như sau:
Một là, với tư cách là một thành tố của tổng cầu khi NX tăng sẽ gây áp lực
lên lạm phát, khi NX giảm sẽ làm giảm áp lực lạm phá (xem phân tích ở 1.2.1).
Hai là, với tư cách là một cấu thành của cán cân thanh toán quốc tế, cán
cân thương mại có ảnh hưởng rất quan trọng đến tỷ giá hối đoái. Khi cán cân
thương mại bị rơi vào tình trạng thâm hụt sẽ làm tăng thâm hụt của cán cân
thanh toán quốc tế, giảm tỷ giá hối đoái, hay đồng tiền nội tệ sụt giảm giá trị.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, tác động này là rất đáng kể. Có
thể thấy tác động đó trong sơ đồ sau đây:
43
Khi cán cân thanh toán uốc tế
rơi vào thâm hụt lớn, để giảm bớt
tình trạng mất cân đố cung cầu trên
thị trường ngoại tệ buộc phải phá
giá đồng tiền. Đồng tiền trong nước
mất giá so với ngoại tệ.
Ba là, khi đồng tiền trong nước
mất giá liên tục và ở mức độ lớn,
người dân sẽ ồ ạt rút tiền nội tệ để
chuyển sang ngoại tệ mạnh và vàng. Điều đó càng làm cho đồng tiền trong nước
mất giá thêm. Đây là thời cơ để các nhà đầu cơ tiến hành trục lợi, gây hỗn loạn
thị trường, vừa làm cho mặt bằng giá cả của nền kinh tế tăng lên vừa đẩy tỷ giá
lên cao hơn.
Để khắc phục nguyên nhân gây ra lạm phát do mất cân đối trong cán cân
thương mại thường phải tập trung điều chỉnh chính sách đối với hoạt động xuất,
nhập khẩu và chính sách tỷ giá theo hướng có lợi cho xuất khẩu. Tuy nhiên, đối
với cac nước mà đầu vào của sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu từ thị trường
nước ngoài thì vấn đề đó cần phải cân nhắc cụ thể hơn.
1.2.5. Nguyên nhân gây ra lạm phát từ những hạn chế trong quản lý
giá cả và hệ thống phân phối hàng hoá và giải pháp khắc phục
Trong các giáo trình kinh tế học vĩ mô, các nhà kinh tế thường ít đề cập
đến nguyên nhân gây ra lạm phát do quản lý giá và hệ thống phân phối. Bởi đây
là những vấn đề thuộc kinh tế học vi mô. Ở Việt Nam, trong một số công trình
được đăng tải trên các tạp chí, các tác giả có bàn đến vấn đề này nhưng chưa
nhiều, chưa có hệ thống. Qua quá trình quan sát thực tiễn của nước ta, chúng tôi
thấy rất cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố trên như một nguyên nhân cơ bản
góp phần quan trọng vào sự gia tăng mức giá chung của nền kinh tế.
Khi quản lý giá và hệ thống phân phối hợp lý sẽ giúp cho lưu thông
hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng được thông suốt, ổn định được
Thâm hụt Lượng $
Phá
giá
Tỷ giá
VNĐ/$
D $
S $
Biểu đồ 1.6. Quan hệ giữa tỷ giá
với cung cầu ngoại tệ
44
cung cầu cũng như hạn chế được tình trạng các doanh nghiệp liên kết tăng giá.
Qua đó, ổn định được giá cả, góp phần gián tiếp làm giảm lạm phát. Ngược lại,
nếu quản lý giá và hệ thống phân phối không hợp lý, làm tăng chi phí trung
gian, qua đó, giá cả hàng hoá bị đội lên nhiều, thậm chí rất nhiều lần so với chi
phí thực, điều này góp phần làm gia tăng lạm phát. Tác động của quản lý giá và
hệ thống phân phối đối với lạm phát được thể hiện ở 3 góc độ cơ bản sau đây:
Một là, nếu quản lý gíá cả và hệ thống phân phối hàng hoá yếu kém có thể sẽ
dẫn đến rối loạn thị trường gây ra biến động lớn về giá cả.
Khi thị trường hàng hoá, dịch vụ thiết yếu có những cú sốc về nguồn
cung như thiên tai, dịch bệnh hay biến động trong nhập khẩu các doanh nghiệp
có thể lợi dụng thực hiện hành vi “tát nước theo mưa”, thao túng thị trường hình
thành nên mặt bằng giá mới .
Hai là, nếu các quy định về luật pháp quản lý thị trường bị buông lỏng, luật
pháp chống độc quyền không được thực hiện, giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu
thể bị đẩy lên cao, khi đó mặt bằng giá của nền kinh tế bị đội lên đáng kể.
Ba là, khi hệ thống phân phối kém sẽ gây ách tắc, ứ đọng, thậm chí làm
giảm hoặc làm mất giá trị sử dụng của hàng hoá. Hạn chế này đã dẫn đến tình
trạng, một mặt, làm cho sản xuất và tiêu dùng không khớp nhau, mặt khác, làm
tăng chi phí trung gian nên giá thành hàng hoá bị đội lên rất nhiều và làm gia
tăng lạm phát.
Để khắc phục các lạm phát do các nguyên nhân trên gây ra thường phải
tập trung vào các giải pháp sau: thực hiện cơ chế quản lý giá phù hợp với cơ chế
thị trường, thực thi có hiệu quả Luật cạnh tranh hạn chế độc quyền, xây dựng
các biện pháp phòng ngừa rủi ro về giá trên thị trường và xây dựng hệ thống
phân phối theo hướng hiệu quả.
1.2.6. Nguyên nhân lạm phát do yếu tố tâm lý và giải pháp khắc phục
Yếu tố tâm lý của dân chúng có thể gây ra lạm phát trong cả ngắn hạn và
dài hạn. Lạm phát trong trường hợp này gọi là lạm phát kỳ vọng.
45
Trong ngắn hạn, kỳ vọng lạm phát của dân chúng khiến cho quyết định
của họ làm gia tăng lạm phát. Khi quan sát giá cả nhiều mặt hàng tăng, các nhà
buôn, giới đầu cơ cho rằng giá đang tăng và tiếp tục sẽ tăng, họ đẩy mạnh mua
hàng để tích trữ. Điều đó làm cho giá cả tăng trong ngắn hạn. Tuy nhiên khi
giá tăng đến một mức nào đó, các nhà đầu cơ sẽ phải xả hàng để chốt lời, giá
cả có thể tạm thời giảm xuống. Nếu kỳ vọng tăng giá vẫn tồn tại, các nhà đầu
cơ lại tiếp tục chu kỳ đầu cơ mới. Quá trình đó làm cho giá cả tăng lên liên tục.
Đối với các nhà sản xuất, mô hình thông tin không hoàn hảo và mô hình
giá cả cứng nhắc đều cho phương trình đường tổng cung eY Y P P . Trong
đó, Y là sản lượng nền kinh tế, Y là mức sản lượng tiềm năng, P là mức giá
chung, Pe là mức giá kỳ vọng (giá dự kiến của người sản xuất), > 0 là tham số
cho biết sự nhạy cảm của sản lượng đối với những biến động bất ngờ của giá cả.
Khi mức giá dự kiến (kỳ vọng lạm phát) của người sản xuất cao hơn mức
giá chung, họ sản xuất ít đi, làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển
sang trái trong mô hình tổng cung và tổng cầu, làm giá tăng giá cả.
Trong dài hạn, kỳ vọng về lạm phát của dân chúng cũng dựa trên tình
hình quan sát được trong quá khứ. Kỳ vọng về lạm phát này được đưa vào các
hợp đồng lao động, hợp đồng dài hạn giữa doanh nghiệp và khách hàng về giá
bán. Nếu thất nghiệp ở mức tự nhiên và nếu không có cú sốc cung, giá cả sẽ tiếp
tục tăng với tỷ lệ phổ biến. Trong mô hình tổng cung và tổng cầu, lạm phát do
kỳ vọng được minh họa bằng sự dịch chuyển lên trên, liên tục của cả đường tổng
cung và tổng cầu.
Xét đường tổng cung, nếu giá cả tăng lên nhanh chóng, mọi người sẽ dự
kiến nó sẽ tiếp tục tăng nhanh. Như trên đã nói, vị trí đường tổng cung ngắn hạn
phụ thuộc vào mức giá dự kiến. Nó sẽ dịch chuyển lên trên theo thời gian và cho
đến khi có cú sốc cung làm thay đổi lạm phát và qua đó làm thay đổi kỳ vọng về
lạm phát. Đường tổng cầu cũng phải dịch chuyển lên trên để xác nhận kỳ vọng
về lạm phát. Sự dịch chuyển này sẽ ngưng lại khi có một sự kiện nào đó, chẳng
46
hạn ngân hàng Trung ương không tăng thêm khối lượng tiền tệ. Sự dịch chuyển
lên trên của đường tổng cung gây ra suy thoái. Thất nghiệp cao kèm suy thoái sẽ
làm giảm lạm phát và lạm phát dự kiến. Theo đó kỳ vọng lạm phát sẽ giảm.
Kỳ vọng lạm phát trong ngắn hạn hình thành có thể do các yếu tố ngoại
sinh như thiên tai, lũ lụt, mất mùa, dịch bệnh... Nó cũng phụ thuộc vào chính
sách tiền tệ và chính sách hiện hành.
Để khắc phục lạm phát do yếu tố tâm lý, kỳ vọng, về nguyên tắc cần giải
toả yếu tố tâm lý, tạo ra cú sốc hay những biến động trong tổng cung, tổng cầu,
làm giảm lạm phát và theo đó, lạm phát dự kiến sẽ giảm.
Chẳng hạn, Chính phủ có thể tác động tới tổng cung, tổng cầu bằng các
chính sách tài khoá và chính sách thương mại. Những cam kết chắc chắn và rõ
ràng của Chính phủ về chính sách cũng có thể tạo niềm tin cho người dân và
chấm dứt được lạm phát kỳ vọng một cách không đau đớn. Giải pháp này được
dựa trên quan điểm về kỳ vọng hợp lý. Kỳ vọng hợp lý giả định mọi người sử
dụng tối ưu tất cả thông tin hiện có, trong đó có thông tin về các chính sách hiện
tại để dự báo về tương lai. Theo lý thuyết kỳ vọng hợp lý, sự thay đổi trong
chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khoá làm thay đổi kỳ vọng. Vì vậy, khi
đánh giá ảnh hưởng của bất kỳ chính sách nào, người ta cũng phải tính đến tác
động của nó tới kỳ vọng. Do đó, Chính phủ có thể sử dụng sự thay đổi chính
sách của mình để khắc phục lạm phát do yếu tố tâm lý, kỳ vọng.
1.2.7. Một số nguyên nhân khác
Lạm phát, suy cho cùng là do yếu tố tiền tệ hay do chính sách tiền tệ. Chính
sách là sản phẩm của chủ thể quản lý điều hành. Do đó, năng lực chính sách của
các nhà hoạch định chính sách (hay năng lực quản lý kinh tế vĩ mô của chủ thể
quản lý) có thể là nguyên nhân gây ra lạm phát. Đó là những hạn chế trong nhận
thức kinh tế vĩ mô, sự yếu kém trong năng lực quản lý kinh tế vĩ mô, phẩm chất
của những nhà làm chính sách (các nhà khoa học và các nhà chính trị).
47
Sù yÕu kÐm nµy dÉn ®Õn c¸c quyÕt ®Þnh sai lÇm,
t×nh tr¹ng chËm trÔ trong qu¸ tr×nh ra quyÕt ®Þnh
hoÆc kh«ng nhanh nh¹y ®èi víi nh÷ng thay ®æi.
Víi nh÷ng lý thuyÕt kinh tÕ häc hiÖn ®¹i ®· ®îc
®Ò xuÊt vµ øng dông, viÖc nhËn thøc vµ vËn dông chóng
mét c¸ch ®Çy ®ñ, ®óng ®¾n vµo ®iÒu kiÖn cña tõng quèc
gia lµ vÊn ®Ò kh«ng hÒ ®¬n gi¶n. §iÒu nµy phô thuéc
rÊt nhiÒu vµo n¨ng lùc tr×nh ®é, kiÕn thøc, kh¶ n¨ng
vËn dông cña c¸c nhµ kinh tÕ, c¸c nhµ ho¹ch ®Þnh
chÝnh s¸ch cña mçi níc.
Nh÷ng h¹n chÕ trong n¨ng lùc cña c¸c nhµ kinh tÕ,
c¸c nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch lµ nguyªn nh©n cña ®é
trÔ trong cña CSTT vµ CSTK. N¨ng lùc h¹n chÕ cña c¸c
nhµ lµm chÝnh s¸ch sÏ kÐo dµi thêi gian nhËn thøc ra
vÊn ®Ò (hay ®é trÔ vÒ nhËn thøc). §é trÔ nhËn thøc
lín kh«ng chØ do vÊn ®Ò chËm ®îc ph¸t hiÖn mµ cßn cã
thÓ do sù thiÕu thèng nhÊt trong ®¸nh gi¸, nhËn ®Þnh
t×nh h×nh kinh tÕ ®Ó ®a ra quyÕt ®Þnh phï hîp. Do
n¨ng lùc, tr×nh ®é cña c¸c nhµ lµm chÝnh s¸ch kh¸c
nhau, hä cã thÓ cã nh÷ng ®¸nh gi¸ kh¸c nhau vÒ t×nh
h×nh kinh tÕ, theo ®ã, hä cã thÓ cã nh÷ng khuyÕn nghÞ
chÝnh s¸ch kh¸c nhau, thËm chÝ tr¸i ngîc nhau. Nh÷ng
tranh c·i vÒ chÝnh s¸ch cã thÓ lµ khã kh¨n cho nh÷ng
ngêi chÞu tr¸ch nhiÖm ra quyÕt ®Þnh lùa chän chÝnh
s¸ch. §iÒu ®ã kÐo dµi thêi gian ®Ó t×m ®îc chÝnh s¸ch
thÝch hîp - kÐo dµi ®é trÔ vÒ chÝnh s¸ch.
§é trÔ vÒ chÝnh s¸ch hay thêi gian lùa chän chÝnh
s¸ch bÞ kÐo dµi cã thÓ cßn b¾t nguån tõ quan ®iÓm sö
dông c¸c c«ng cô chÝnh s¸ch. Mçi chÝnh s¸ch, c«ng cô
chÝnh s¸ch ®Òu cã nh÷ng u nhîc ®iÓm kh¸c nhau. C¸c
48
nhµ kinh tÕ, c¸c nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch cã thÓ
nhÊn m¹nh u tiªn kh¸c nhau ®èi víi u ®iÓm cña c¸c
c«ng cô chÝnh s¸ch. Theo ®ã, hä cã nh÷ng ®Ò xuÊt kh¸c
nhau, r»ng nªn u tiªn sö dông c«ng cô nµy thay v× sö
dông c«ng cô kia. Ch¼ng h¹n, tû gi¸ th¶ næi cã u ®iÓm
lµ cho phÐp nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch tù do theo ®uæi
c¸c môc tiªu kh¸c, ngoµi sù æn ®Þnh tû gi¸ hèi ®o¸i.
Trong khi ®ã, tû gi¸ hèi ®o¸i cè ®Þnh lµm gi¶m bít
tÝnh bÊt æn trong c¸c giao dÞch kinh tÕ quèc tÕ. Víi
nh÷ng u ®iÓm trªn ®©y cña hai lo¹i tû gi¸, mét sè ý
kiÕn ñng hé viÖc ¸p dông tû gi¸ hèi ®o¸i th¶ næi, mét
sè kh¸c ñng hé sö dông tû gi¸ hèi ®o¸i cè ®Þnh.
Nh÷ng h¹n chÕ trong n¨ng lùc cña nh÷ng nhµ lµm
chÝnh s¸ch cã thÓ cßn dÉn ®Õn nh÷ng quyÕt ®Þnh sai
lÇm. Ch¼ng h¹n, ai còng hiÓu th©m hôt ng©n s¸ch lµ do
mÊt c©n ®èi gi÷a chi vµ thu ng©n s¸ch, chi nhiÒu h¬n
thu. Tuy nhiªn, vÒ lý thuyÕt vµ trªn thùc tÕ, t×nh
tr¹ng th©m hôt ng©n s¸ch kh«ng ph¶i bÊt cø lóc nµo
còng do chÝnh phñ chi tiªu nhiÒu h¬n c¸c kho¶n thu tõ
thuÕ vµ phÝ. Trong nhiÒu trêng hîp, th©m hôt ng©n
s¸ch t¨ng do suy tho¸i kinh tÕ, th©m hôt ng©n s¸ch
®îc ®iÒu chØnh theo l¹m ph¸t. Trong trêng hîp th©m
hôt ng©n s¸ch do suy tho¸i kh«ng ®îc nh×n nhËn ®¸nh
gi¸ mét c¸ch ®Çy ®ñ, ®óng ®¾n, nÕu nhµ ho¹ch ®Þnh
chÝnh s¸ch quyÕt ®Þnh t¨ng thuÕ, gi¶m chi tiªu ®Ó
gi¶m th©m hôt ng©n s¸ch sÏ lµ sai lÇm.
Nh÷ng h¹n chÕ trong n¨ng lùc cña nh÷ng nhµ lµm
chÝnh s¸ch cã thÓ dÉn tíi nh÷ng sai lÇm trong dù b¸o
chÝnh s¸ch vµ íc tÝnh nh÷ng ¶nh hëng cña nh÷ng thay
®æi chÝnh s¸ch. §©y lµ hai viÖc khã trong chu tr×nh
49
chÝnh s¸ch. Tuy nhiªn, n¨ng lùc h¹n chÕ cã thÓ lµm
cho nh÷ng dù b¸o chÝnh s¸ch, dù tÝnh nh÷ng ¶nh hëng
cña nh÷ng thay ®æi chÝnh s¸ch bÞ sai lÖch lín. §iÒu
nguy hiÓm cã thÓ x¶y ra lµ nh÷ng quyÕt ®Þnh chÝnh
s¸ch sÏ ®îc x©y dùng trªn c¬ së nh÷ng dù b¸o, dù
tÝnh sai lÖch ®ã.
Sau khi quyÕt ®Þnh chÝnh s¸ch, ph¶i cã thêi gian
míi thùc thi ®îc c¸c quyÕt ®Þnh nµy. VÝ dô, th«ng
b¸o thay ®æi vÒ thuÕ suÊt thêng kh«ng thùc hiÖn ngay
®îc. Chi ®Çu t ph¸t triÓn cña Nhµ níc ph¶i ®îc
lËp kÕ ho¹ch, triÓn khai gi¶i ng©n,... Nh÷ng viÖc ®ã
®Òu ph¶i cã chi phÝ vÒ thêi gian. §©y lµ ®é trÔ thùc
hiÖn. N¨ng lùc tæ chøc thùc thi chÝnh s¸ch cña c¸c c¸
nh©n trong bé m¸y qu¶n lý vµ sù thèng nhÊt trong nhËn
thøc cña ®éi ngò nµy lµ yÕu tè quan träng t¸c ®éng
tíi ®é trÔ thùc hiÖn. §é trÔ nhËn thøc, ®é trÔ chÝnh
s¸ch vµ ®é trÔ thùc hiÖn lµ ba h×nh thøc cña ®é trÔ
trong cña chÝnh s¸ch.
PhÈm chÊt cña nh÷ng nhµ lµm chÝnh s¸ch (c¸c nhµ
khoa häc vµ c¸c nhµ chÝnh trÞ) cã thÓ còng sÏ g©y nªn
bÊt æn kinh tÕ do chÝnh s¸ch bÞ bãp mÐo.
Mét ®iÓm quan träng kh¸c khiÕn c¸c nhµ kinh tÕ
quan ng¹i khi chÝnh s¸ch ®îc x©y dùng vµ thùc thi
víi c¸c ®éng c¬ chÝnh trÞ, c¬ héi chñ nghÜa. Chóng
t«i xin ®îc dÉn ra ®©y nh÷ng ph©n tÝch vÒ vÊn ®Ò
nµy, ®îc tr×nh bµy trong cuèn Kinh tÕ häc vÜ m« cña
N. Gregory Mankiw:
"NÕu c¸c nhµ chÝnh trÞ lµ ngêi bÊt tµi
hoÆc c¬ héi chñ nghÜa, chóng ta kh«ng muèn trao
50
cho hä quyÒn tïy nghi sö dông c¸c c«ng cô m¹nh
mÏ cña chÝnh s¸ch tµi chÝnh vµ tiÒn tÖ.
Sù bÊt tµi trong chÝnh s¸ch kinh tÕ ph¸t
sinh do nhiÒu nguyªn nh©n. Mét sè nhµ kinh tÕ
cho r»ng qu¸ tr×nh chÝnh trÞ cã tÝnh chÊt thÊt
thêng, cã lÏ v× nã ph¶n ¸nh sù thay ®æi c¸n
c©n quyÒn lùc gi÷a c¸c nhãm lîi Ých nµo ®ã.
Ngoµi ra, kinh tÕ vÜ m« lµ mét lÜnh vùc phøc
t¹p vµ c¸c nhµ qu¶n trÞ thêng kh«ng ®ñ kiÕn
thøc vÒ nã ®Ó ®¸nh gi¸ mét c¸ch chÝnh x¸c. Sù
kÐm cái nµy t¹o ®iÒu kiÖn cho bän lang b¨m nªu
ra c¸c khuyÕn nghÞ hÊp dÉn, nhng thiÓn cËn, ®Ó
gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò phøc t¹p. C¸c nhµ chÝnh
trÞ thêng kh«ng ph©n biÖt ®îc kiÕn nghÞ cña
nh÷ng kÎ bÞp bîm vµ cña c¸c nhµ kinh tÕ cã tµi.
Chñ nghÜa c¬ héi trong chÝnh s¸ch kinh tÕ
ph¸t sinh khi môc tiªu cña c¸c nhµ ho¹ch ®Þnh
chÝnh s¸ch xung ®ét víi lîi Ých x· héi. Mét sè
nhµ kinh tÕ lä sî r»ng c¸c nhµ chÝnh trÞ sö
dông chÝnh s¸ch kinh tÕ vÜ m« ®Ó ®¹t môc ®Ých
bÇu cö cña b¶n th©n hä. §Ó thùc hiÖn nh÷ng môc
®Ých nµy, c¸c nhµ chÝnh trÞ cã thÓ ban hµnh
nh÷ng chÝnh s¸ch kh¸c nhau tríc vµ sau bÇu cö,
"lµm biÕn d¹ng nÒn kinh tÕ". §iÒu ®ã ®îc gäi
lµ "chu tr×nh kinh doanh chÝnh trÞ" vµ hiÖn
nay, c¸c nhµ khoa häc ®ang tËp trung nghiªn
cøu”1.
1 N.Gregory Mankiw, Kinh tÕ VÜ m«, NXb Thèng kª, trêng §¹i häc Kinh tÕ
Quèc d©n, H, 1999; tr.350
51
T×nh tr¹ng tham nhòng cã thÓ g©y ra nh÷ng bãp mÐo
chÝnh s¸ch, lµm sai lÖch môc tiªu hoÆc h¹n chÕ hiÖu
qu¶ t¸c ®éng chÝnh s¸ch. T×nh tr¹ng thÊt tho¸t, l·ng
phÝ ng©n s¸ch Nhµ níc do tham nhòng cã thÓ lµm gi¶m
hiÖu qu¶ kÝch cÇu cña CSTK, kÝch thÝch kinh tÕ cña
ChÝnh phñ. ThËm chÝ, ®©y cã thÓ lµ mét nguyªn nh©n
s©u xa g©y ra t×nh tr¹ng l¹m ph¸t thêng gÆp sau
nh÷ng nç lùc thùc hiÖn chÝnh s¸ch kÝch cÇu cña chÝnh
phñ. §iÒu nµy cßn kÐo dµi ®é trÔ ngoµi cña chÝnh
s¸ch.
Bên cạnh đó, hạn chế về thị trường, cơ cấu kinh tế, hạn chế về tổ chức bộ
máy xây dựng điều hành chính sách cũng có thể dẫn tới lạm phát, gây bất ổn
kinh tế.
Nh÷ng h¹n chÕ vÒ thÞ trêng nh t×nh tr¹ng kh«ng
hoµn h¶o cña thÞ trêng lµm n¶y sinh th«ng tin kh«ng
hoµn h¶o, thiÕu th«ng tin cÇn thiÕt ®Ó ra quyÕt ®Þnh
chÝnh s¸ch. §iÒu nµy kh«ng chØ lµ nguyªn nh©n kÐo dµi
®é trÔ trong cña chÝnh s¸ch mµ cßn lµ nguyªn nh©n cña
nh÷ng chÝnh s¸ch sai lÇm.
Nh÷ng h¹n chÕ vÒ thÞ trêng nh thÞ trêng kh«ng
hoµn thiÖn, kh«ng ®Çy ®ñ hoÆc kÐm ph¸t triÓn cã thÓ
c¶n trë sù truyÒn t¶i t¸c ®éng cña nh÷ng c«ng cô
chÝnh s¸ch tíi c¸c môc tiªu. Do ®ã, ®é trÔ ngoµi cña
chÝnh s¸ch bÞ kÐo dµi vµ môc tiªu cã thÓ kh«ng ®¹t
®îc nh mong ®îi cña chÝnh phñ.
T¬ng tù nh vËy, c¬ cÊu kinh tÕ mÐo mã còng lµ
nguyªn nh©n t¸c ®éng tíi ®é trÔ ngoµi cña chÝnh s¸ch.
52
ë nh÷ng ngµnh Ýt bÞ mÐo mã vÒ kinh tÕ thêng thÊy t¸c
®éng cña chÝnh s¸ch sím h¬n.
Nh÷ng bÊt cËp hoÆc sù kh«ng hîp lý trong c¬ cÊu
tæ chøc bé m¸y qu¶n lý kinh tÕ vÜ m« lµ mét nguyªn
nh©n h¹n chÕ hiÖu qu¶ t¸c ®éng cña chÝnh s¸ch. Do ®ã,
kÐo dµi ®é trÔ ngoµi cña chÝnh s¸ch.
Nh vËy, cã thÓ thÊy r»ng, lý thuyÕt chÝnh s¸ch
kinh tÕ vÜ m« nãi chung vµ lý thuyÕt vÒ CSTT vµ CSTK
nãi riªng lµ nh÷ng vÊn ®Ò rÊt phøc t¹p. Song thùc tÕ
viÖc quyÕt ®Þnh, x©y dùng vµ thùc thi chÝnh s¸ch cßn
phøc t¹p, khã kh¨n h¬n nhiÒu. §Ó kh¸c phôc nh÷ng khã
kh¨n nµy, c¸c nhµ kinh tÕ ®· ®Ò xuÊt nhiÒu gi¶i ph¸p.
Trong ®ã, phèi hîp CSTT vµ CSTK lµ mét trong nh÷ng gi¶i
ph¸p quan träng.
1.3. KINH NGHIỆM CHỐNG LẠM PHÁT VÀ KHỦNG HOẢNG Ở MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SÔ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm một số nước Đông Nam Á thời kỳ khủng hoảng tài
chính khu vực 1997-1998
* Thái Lan
Nền kinh tế Thái Lan đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ trong một thời gian
dài, suốt từ giữa những năm 1980 cho đến tận đầu những năm 1990, với mức
tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 10%. Có được sự tăng trưởng mạnh
mẽ như vậy là nhờ Thái Lan đã phát huy được mô hình tăng trưởng kinh tế định
hướng xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tuy nhiên, đến năm 1996, tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan sụt giảm
nghiêm trọng do hàng hóa Thái Lan mất sức cạnh tranh trước sự sụt giá mạnh
của đồng yên Nhật, và tiếp đó là sự nổi lên của Trung Quốc. Mức tăng trưởng
xuất khẩu năm 1997 của Thái Lan thực tế là bằng 0. Cùng lúc đó, mức nhập
khẩu tăng nhanh, chủ yếu là về nhiên liệu, do bùng nổ đầu tư khiến thâm hụt tài
53
khoản vãng lai của Thái Lan là 8% GDP vào 1995-1996, cao hơn nhiều so với
khoảng 3-4% trước đó. Mặc dù vậy, dòng vốn nước ngoài lớn đổ vào (chiếm 9 –
10% GDP) giúp cho mức thâm hụt này được bù đắp bằng dự trữ quốc tế tăng
lên, trong khi vẫn giữ nguyên chế độ tỷ giá neo vào đồng đôla.
Tuy nhiên, vốn nước ngoài vào đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ
tỷ giá cố định, ngân hàng trung ương Thái Lan đã thực hiện chính sách tiền tệ
nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách can thiệp
trung hòa (sterilization)1 được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung lại đẩy
mạnh thêm các dòng vốn chảy vào nền kinh tế.
Mặt khác, khi tài khoản vốn được tự do cộng với kỳ vọng quá lớn của các
nhà đầu tư và sự lỏng lẻo trong việc kiểm soát các khoản nợ vay đã làm cho
dòng vốn ồ ạt chảy vào. Chỉ trong 10 năm từ 1987-1996, đã có đến 100 tỷ đôla
được đổ vào Thái Lan. Nghiêm trọng hơn, trên 70% số tiền này là vốn vay với
hơn nửa là vay ngắn hạn do các tổ chức tài chính trong nước vay để đầu tư dài
hạn, trong đó bất động sản chiếm một tỷ trọng không nhỏ. Tổng dư nợ nước
ngoài tăng từ 28,8 tỷ USD (33,8% GDP) vào năm 1990 lên tới 94,3 tỷ USD
(50,9% GDP) vào cuối năm 1996. Thêm vào đó, với tỷ giá được giữ gần như cố
định ở mức 25 bạt ăn 1 đôla quá lâu trong khi thâm hụt thương mại kéo dài đã
làm cho áp lực giảm giá đồng bạt ngày càng gia tăng.
Sự mở rộng tín dụng quá nhanh, được thúc đẩy bởi việc trung hòa hóa
không hoàn hảo dòng vốn chảy vào, đã đẩy giá tài sản tăng lên, bao gồm cả giá
nhà đất, tạo ra bong bóng tài sản và lạm phát gia tăng. Sự đổ vỡ của bong bóng
tài chính cùng với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán là nguyên nhân làm
tăng mạnh số lượng các khoản nợ xấu trong bảng cân đối tài sản của các ngân
hàng và đặc biệt là các công ty tài chính. Kết cục là dẫn đến sự tháo chạy của
người gửi tiền khỏi các công ty tài chính những tháng đầu năm 1997. Niềm tin
của các nhà đầu tư bắt đầu suy sụp. Cùng với sự tháo chạy của dòng vốn ra, từ
1 Tức là NHTW phải tìm cách thu hút lượng tiền đã tung ra lưu thông bằng cách bán Tín phiếu, làm lãi suất tăng
lên. Lãi suất tăng lên lại khuyến khích dòng vốn vào nhiều thêm.
54
ngày 13/5/1997 làn sóng đầu cơ bắt đầu tấn công đồng Bạt khi mọi người đều
tin rằng đồng tiền này trước sau sẽ mất giá. Mọi nỗ lực bảo vệ đồng Bạt của
Chính phủ Thái Lan đã không thành công. Toàn bộ dự trữ ngoại hối của Thái
Lan nhanh chóng cạn kiệt sau sự tấn công của các thế lực đầu cơ. Ngày 2/7,
chính phủ phải tuyên bố thả nổi đồng Bạt, từ bỏ chế độ neo vào đồng đôla được
thực hiện trong suốt 13 năm trước đó.
Sau 6 tháng thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi, tình hình kinh tế Thái Lan vẫn
không lấy lại được ổn định. Nền kinh tế ngập sâu vào khủng hoảng với lạm phát lên
mức đỉnh là 25% vào thời điểm tháng 1/1998. Do đồng nội tệ mất giá, nợ nước ngoài
của khu vực tư nhân đã lên tới mức 69 tỷ USD – trong đó khoảng 30 tỷ USD là nợ
ngắn hạn. Nhiều nhiều tổ chức tài chính và doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó
khăn nghiêm trọng. Hệ quả là 56 công ty tài chính bị phá sản trong năm 1997. Nhiều
khoản cho vay quốc tế bị thu hồi lại do các tổ chức tín dụng nước ngoài lo ngại về
khả năng thanh khoản ngoại hối tại Thái Lan và khả năng đồng Bạt tiếp tục mất giá.
Kinh tế Thái Lan giảm (-) 8% trong năm 1998.
Đứng trước sự lây lan khủng hoảng của Thái Lan ra khu vực và thế giới,
tháng 8/1998 IMF đã tung ra gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 20 tỷ USD với nhiều điều
kiện ràng buộc chính phủ Thái Lan. Chính phủ đã phải áp dụng các biện pháp cứu
nguy nền kinh tế. Với mục tiêu ưu tiên là ổn định tỷ giá hối đoái, Chính phủ Thái đã
theo đuổi một gói giải pháp bao gồm: chính sách tiền tệ và tài khoá thắt chặt; siết
chặt ngân quỹ của các tổ chức song phương và đa phương để khôi phục lại dự trữ;
thực hiện các biện pháp ổn định hệ thống tài chính; thực hiện các nỗ lực mở rộng
xuất khẩu để tìm kiếm các nguồn tín dụng và thị trường mới. Nhờ những biện pháp
thắt chặt này, lạm phát của Thái Lan đã nhanh chóng được kiểm soát, xuống còn
10% tháng 6/1998 từ mức đỉnh là 25% vào tháng 1/1998, đồng Bạt cũng đi vào ổn
định xoay quanh tỷ giá 40 Bạt đổi 1 đôla.
Các chính sách của Chính phủ đã có hiệu quả. Tỷ giá hối đoái đã đi vào
ổn định đầu năm 1998. Khi đó, chính phủ Thái bắt đầu một chính sách mở rộng
hơn. Chiến lược kích thích kinh tế còn được hỗ trợ bởi tỷ lệ lạm phát được kiểm
55
soát tốt và thặng dư trong tài khoản vãng lai, bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng
GDP cũng bắt đầu được cải thiện.
Đến lúc này, trọng tâm được đặt vào chính sách tài khoá mở rộng nhiều
hơn là vào tiền tệ mở rộng bởi vì các biện pháp tài khóa được cho là có thể hỗ
trợ những người chịu tác động xấu của cuộc khủng hoảng. Hơn thế nữa, hệ
thống tài chính yếu kém cũng khiến hệ thống này suy giảm chức năng trung gian
của nó và do vậy làm hạn chế tác động của chính sách tiền tệ. Chính vì thế, Thái
Lan chấp nhận mức thâm hụt ngân sách 3% GDP trong năm 1998. Khi thực hiện
các biện pháp tài khoá, chính phủ Thái Lan ban đầu ưu tiên sử dụng biện pháp
tăng chi tiêu nhưng tốc độ giải ngân chậm đã dẫn đến việc chuyển trọng tâm
sang các biện pháp giảm thuế. Mặc dù thực hiện chính sách tài khoá mở rộng
nhưng lãi suất vẫn đi xuống cùng với lạm phát, từ mức đỉnh là 25% tháng
1/1998 xuống còn 10% tháng 6/1998, và cuối cùng là 1% tháng 4/1999. Quan
trọng hơn cả là, với chủ trương mở rộng kinh tế này Thái Lan không bị lặp lại
bất ổn định tiền tệ hoặc gia tăng lạm phát
* Indonesia
Trước cuộc khủng hoảng, chính sách vĩ mô cũng như chính sách tiền tệ
của Indonesia nhìn chung là phù hợp vào thời điểm đó. Kinh tế Indonesia đã đạt
được những thành tựu đáng kể trong giai đoạn 20 năm trước khủng hoảng: thu
nhập đầu người tăng vượt bậc, lạm phát giảm ở mức rất cao xuống còn 10%.
Thâm hụt tài khoản vãng lai của Indonesia trung bình ở mức 3,4% GDP trong
giai đoạn 1990-1996. Sự tin tưởng vào triển vọng kinh tế Indonesia cả từ trong
nước và ngoài nước đã tạo ra sự tăng vọt các khoản đầu tư và nhập khẩu. Dòng
vốn lớn chảy vào gây áp lực nâng giá đồng Rupi. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng
hơn là sự tăng lên các khoản nợ ngắn hạn.
Trong trường hợp của Indonesia, phần lớn các khoản vay quốc tế được
thực hiện bởi các tổ chức phi tài chính (tức là doanh nghiệp), mặc dù các ngân hàng
cũng đi vay nước ngoài. Động cơ đi vay này được hỗ trợ bằng chế độ tỷ giá hối đoái
cố định, đồng thời họ cho rằng phòng ngừa rủi ro tỉ giá là không cần thiết. Chênh
56
lệch lãi suất với bên ngoài lại càng khuyến khích việc đi vay nước ngoài bằng
đồng đôla Mỹ mà không có sự phòng ngừa rủi ro.
Nguồn vốn trong nước và quốc tế dồi dào đã tạo điều kiện cho sự mở rộng
cho vay của các ngân hàng. Nhiều qui tắc thận trọng, cạnh tranh trong mở rộng
tín dụng đã khiến các ngân h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Tình hình Lạm phát ở Việt Nam hiện nay- Nguyên nhân và giải pháp.pdf