Luận văn Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang

Tài liệu Luận văn Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.s LÊ LONG HẬU HÀ THỊ HOÀN HẢO MSSV: 4053534 Lớp: KT0520A1 Cần Thơ – 2009 www.kinhtehoc.net ii LỜI CẢM TẠ    Sau bốn năm học tập tại Trường Đại Học Cần Thơ,được Thầy, Cô trang bị kiến thức để phục vụ công tác với thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Giồng Riềng em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, xin chân thành cảm ơn tới: Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ. Thầy, Cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh. Nhân đây em xin chân thành cám ơn Thầy Lê Long Hậu đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn đến: Ban Giám Đốc, phòng Kế toán- Ngân quỹ, Kế hoạch Kinh Doanh và toàn thể Anh...

pdf73 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.s LÊ LONG HẬU HÀ THỊ HOÀN HẢO MSSV: 4053534 Lớp: KT0520A1 Cần Thơ – 2009 www.kinhtehoc.net ii LỜI CẢM TẠ    Sau bốn năm học tập tại Trường Đại Học Cần Thơ,được Thầy, Cô trang bị kiến thức để phục vụ công tác với thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Giồng Riềng em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, xin chân thành cảm ơn tới: Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ. Thầy, Cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh. Nhân đây em xin chân thành cám ơn Thầy Lê Long Hậu đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn đến: Ban Giám Đốc, phòng Kế toán- Ngân quỹ, Kế hoạch Kinh Doanh và toàn thể Anh,Chị em Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi theo học thời gian qua cũng như đóng góp ý kiến, cung cấp số liệu và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin kính chúc Thầy cô, các anh chị luôn dồi dào sức khỏe, công tác tốt. Xin chân thành cảm ơn! SVTH: Hà Thị Hoàn Hảo www.kinhtehoc.net iii LỜI CAM ĐOAN    Em xin cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày ...... tháng …… năm …… Sinh viên thực hiện Hà Thị Hoàn Hảo www.kinhtehoc.net iv NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP    ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Giồng Riềng, Ngày …… tháng …… năm …… GIÁM ĐỐC www.kinhtehoc.net v BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  Họ và tên : .........................................................................................................  Học vị: ...............................................................................................................  Chuyên ngành: ...................................................................................................  Cơ quan công tác: ..............................................................................................  Tên sinh viên: ……Hà Thị Hoàn Hảo ...............................................................  Mã số sinh viên: …..4053534 ............................................................................  Chuyên ngành: ……Kế toán tổng hợp khóa 31 .................................................  Tên đề tài: …Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng ....................................................................................................................... NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .................................................................................................................................. 2. Về hình thức: .................................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: .................................................................................................................................. 5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …) .................................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác: .................................................................................................................................. 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, …) .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2009 NGƯỜI NHẬN XÉT Th.S Lê Long Hậu www.kinhtehoc.net vi BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  Họ và tên : .........................................................................................................  Học vị: ...............................................................................................................  Chuyên ngành: ...................................................................................................  Cơ quan công tác: ..............................................................................................  Tên sinh viên: ……Hà Thị Hoàn Hảo ...............................................................  Mã số sinh viên: …..4053534 ............................................................................  Chuyên ngành: ……Kế toán tổng hợp khóa 31 .................................................  Tên đề tài: …Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng ....................................................................................................................... NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .................................................................................................................................. 2. Về hình thức: .................................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................................................................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: .................................................................................................................................. 5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …) .................................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác: .................................................................................................................................. 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, …) .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2009 NGƯỜI NHẬN XÉT www.kinhtehoc.net vii BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  Họ và tên : .........................................................................................................  Học vị: ...............................................................................................................  Chuyên ngành: ...................................................................................................  Cơ quan công tác: ..............................................................................................  Tên sinh viên: ……Hà Thị Hoàn Hảo ...............................................................  Mã số sinh viên: …..4053534 ............................................................................  Chuyên ngành: ……Kế toán tổng hợp khóa 31 .................................................  Tên đề tài: …Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng ....................................................................................................................... NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .................................................................................................................................. 2. Về hình thức: .................................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................................................................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: .................................................................................................................................. 5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …) .................................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác: .................................................................................................................................. 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, …) .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2009 NGƯỜI NHẬN XÉT www.kinhtehoc.net viii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 3 2.1.1 Hộ sản xuất và sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ sản xuất ............ 3 2.1.2 Một số lý luận cơ bản về tín dụng ......................................................... 3 2.1.3 Vai trò của tín dụng trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn ....... 7 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. ............... 9 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 11 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 11 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 11 2.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng ......................................... 11 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ... 12 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN GIỒNG RIỀNG................... 12 3.1.1 Vài nét về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ( NHNo & PTNT) chi nhánh Huyện Giồng Riềng .................................................... 12 3.1.2 Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 13 3.1.3 Các hoạt động chính của Ngân hàng ................................................... 15 3.1.4 Một số quy định về chính sách tín dụng của NNNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng 16 3.2 Thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ........................ 19 3.2.1 Thực trạng và hiệu quả hoạt động .................................................. 19 3.2.2 Thuận lợi và khó khăn ................................................................... 30 www.kinhtehoc.net ix 3.2.3 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2009 ..................................................................................................................... 32 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG.......................................................................................................... 33 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ...................................................... 33 4.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp ........................ 33 4.1.2 Doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp ....................... 37 4.2 TÌNH HÌNH THU NỢ................................................................................ 38 4.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp........................... 39 4.2.2 Doanh số thu nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp .......................... 41 4.3 TÌNH HÌNH DƯ NỢ .................................................................................. 42 4.3.1 Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp .......................................... 43 4.3.2 Dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp .......................................... 46 4.4 TÌNH HÌNH NỢ XẤU ............................................................................... 46 4.4.1 Nợ xấu ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp ......................................... 47 4.4.2 Nợ xấu trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp ......................................... 52 4.5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHO VAY CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ..................................... 53 Chương 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHNo &PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG ........... 56 5.1 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN ..................... 56 5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY .................................. 57 5.3 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG .. 58 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 60 6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 60 6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 61 6.2.1. Đối với NHNo & PTNT Việt Nam…………………………………..61 6.2.2. Đối với NHNo & PTNT Giồng Riềng…………………………….61 6.2.3. Đối với chính quyền địa phương……………………………………..62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 63 www.kinhtehoc.net x DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1:Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2006-2008 ............. 21 Bảng 2:Tình hình cho vay chung ..................................................................... 23 Bảng 3:Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2006-2008 ...................................................................................... 29 Bảng 4: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với HSX qua 3 năm 2006-2008 ...... 35 Bảng 5: Doanh số cho vay trung hạn đối với HSX qua 3 năm 2006-2008 ..... 37 Bảng 6: Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với HSX qua 3 năm 2006-2008 ........ 40 Bảng 7: Doanh số thu nợ trung hạn đối với HSX qua 3 năm 2006-2008 ....... 42 Bảng 8: Dư nợ ngắn hạn đối với với HSX qua 3 năm 2006-2008 ................... 45 Bảng 9: Dư nợ trung hạn đối với HSX qua 3 năm 2006-2008 ........................ 46 Bảng 10: Nợ xấu ngắn hạn đối với HSX qua 3 năm 2006-2008 ..................... 48 Bảng 11: Nợ xấu trung hạn đối với HSX qua 3 năm 2006-2008 ..................... 52 Bảng 12: Các tỷ số trong hoạt động tín dụng đối với HSX qua 3 năm 2006-2008 ....................................................................................... 53 www.kinhtehoc.net xi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng………………………………………...13 Hình 2: Quy trình cho vay……………………………………………………...18 Hình 3: Biểu đồ thể hiện nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2006- 2008)...20 Hình 4: Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm (2006- 2008)…………………………………………………………………………….28 Hình 5: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm (2006- 2008)…………………………………………………………………………….33 Hình 6: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ qua 3 năm (2006- 2008)……………39 Hình 7: Biểu đồ thể hiện dư nợ qua 3 năm (2006- 20008)……………………..43 Hình 8: Biểu đồ thể hiện tình hình nợ xấu qua 3 năm (2006- 2008)…………...47 www.kinhtehoc.net xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNo & PTNT: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn HSX: Hộ sản xuất www.kinhtehoc.net xiii TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI Qua việc thu thập số liệu, báo cáo của Ngân hàng, sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối em đi vào phân tích đề tài “Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng”, phân tích thực trạng hoạt động tại Ngân hàng trong ba năm (2006-2008) và đi sâu vào phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu đối với hộ sản xuất để thấy được hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất của Ngân hàng trong những năm vừa qua. Từ đó, tìm ra nguyên nhân, những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ sản xuất vừa phân tích bằng phương pháp thay thế liên hoàn rồi đánh giá tình hình cho vay đối với hộ sản xuất của Ngân hàng, sau đó đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất trong thời gian sắp tới. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam đang trên con đường phát triển kinh tế - xã hội để hội nhập cùng nền kinh tế toàn cầu. Sau hơn một năm nước ta là thành viên tổ chức thương mại thế giới(WTO). Bộ mặt kinh tế nước ta có những thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Chúng ta đã tiếp cận được những thành tựu khoa học kĩ thuật, kỹ năng quản lý từ những nền kinh tế phát triển trên thế giới. Bên cạnh những cơ hội trên chúng ta còn phải chịu những thách thức vô cùng to lớn, chúng ta phải cạnh tranh vô cùng khóc liệt ngay trên sân nhà. Đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng trong nước đa số là các ngân hàng nhỏ, cho nên năng lực về tài chính, nguồn nhân lực còn thua kém các ngân hàng nước ngoài. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường bước đầu phát triển hoà nhập hoà nhập với sự phát triển trong khu vực, hoạt động Ngân hàng thương mại cũng đang được đổi mới từng bước bắt kịp sự phát triển của công nghệ Ngân hàng thế giới. Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng thương mại đóng góp vai trò quan trọng không thể thiếu trong công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước. Hệ thống Ngân hàng gắn liền với các chính sách tiền tệ quốc gia, là mạch máu của nền kinh tế đang hoạt động ngày càng tích cực bơm dưỡng đồng vốn ngày đêm nuôi dưỡng cơ thể kinh tế trước bối cảnh hoà nhập với các nước. Như vậy, kinh doanh tiền tệ ngày càng phải chuẩn mực. Trong khi hệ thống Ngân hàng nước ta vẫn còn tình trạng vừa làm vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm... Sinh sau đẻ muộn nên hệ thống Ngân hàng nước ta trong buổi đầu hoà nhập đã gặp phải không ít khó khăn, thử thách trong quy luật cạnh tranh khắt khe của nền kinh tế thị trường. Hơn thế nữa nền kinh tế nước ta còn đang non yếu, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ đang còn nằm trong tình trạng mất cân đối, lạm phát, thất nghiệp cao, thu nhập của dân cư còn thấp, dẫn đến tiết kiệm không cao trong khi nhu cầu vốn cho sự phát triển rất lớn. Trong bối cảnh này có một chiến lược huy động và cho vay hiệu quả là hết sức quan trọng. Trong cơ cấu kinh tế của nước ta, nông nghiệp luôn là thế mạnh, cùng với các ngành kinh tế khác, nông nghiệp và nông thôn đang có những bước tiến vượt bậc. Với khát vọng làm giàu chính đáng của mình, người nông dân đã và đang khai thác www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 2 những tiềm năng kinh tế của địa phương kết hợp với kinh nghiệm và sức lao động của bản thân, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, đầu tư phát triển nhiều ngành nghề, làm giàu cho chính mình và tạo nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi phải có một nguồn vốn rất lớn, nguồn vốn này đối với đa số hộ sản xuất nông nghiệp không thể tự đáp ứng được mà phải có sự cho vay hỗ trợ từ nhiều nguồn. Vì vậy vấn đề đáp ứng vốn cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu được Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhất là vốn để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Với mong muốn tìm hiểu vấn đề trong thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Giồng Riềng là cơ hội để em nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn. Vì vậy em đã chọn đề tài "Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng" làm đề tài tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất qua 3 năm 2006 - 2008. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn tại NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu đối với hộ sản xuất. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với tình hình cho vay hộ sản xuất. - Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về không gian: luận văn được thực hiện trên số liệu tại chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng. Về thời gian: thu thập và xử lý số liệu trong 3 năm từ 2006 đến 2008, thời gian thực hiện đề tài từ 02/02/2009 đến 24 /04/ 2009. 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Là những số liệu cho vay tại Ngân hàng, những báo cáo có liên quan đến hoạt động cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp trong 3 năm 2006 – 2008. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 3 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Hộ sản xuất và sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ sản xuất - Khái niệm hộ sản xuất: Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ thể cho mọi quan hệ sản xuất. Hộ sản xuất ở nước ta giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. - Sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ: Việc phát triển kinh tế hộ sản xuất không chỉ có hiệu quả đối với sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn mà còn tác động mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống xã hội cũng như sự phát triển chung của đất nước. Thực vậy, kể từ khi công cuộc đổi mới được tiến hành một cách toàn diện vào năm 1988, ruộng đất được giao cho các hộ nông dân canh tác, công việc sản xuất kinh doanh hoàn toàn do các hộ tự chịu trách nhiệm, kinh tế hộ đã trở thành đơn vị kinh tế độc lập và ngày càng đạt hiệu quả, các hợp tác xã chỉ còn chức năng cung cấp các dịch vụ nông nghiệp. Điều đó cho thấy kinh tế hộ sản xuất vừa tạo ra những biến đổi to lớn tr ên bình diện sản xuất vừa đạt hiệu quả cao trong thu nhập và quản lý kinh tế nông nghiệp nông thôn. Chính vì thế, trong điều kiện hiện nay cần phải tập trung phát triển kinh tế hộ là điều tất yếu. 2.1.2 Một số lý luận cơ bản về tín dụng 2.1.2.1 các khái niệm Tín dụng: là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Như vậy, một hoạt động được gọi là tín dụng thì phải có các điều kiện sau: Thứ nhất, có sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn). Thứ hai, là sự chuyển giao một lượng giá trị dưới dạng hàng hóa hay tiền tệ. Thứ ba, có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu. Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì không còn phạm trù tín dụng nữa. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 4 Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Nợ xấu: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ xấu. Vốn điều chuyển: là vốn được chuyển từ Ngân hàng cấp trên xuống chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vốn huy động: là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các Ngân hàng, gồm: + Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư… + Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu. + Vốn từ Ngân hàng Trung Ương, các tổ chức tín dụng khác. 2.1.2.2 Vai trò của tín dụng: Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau: - Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. - Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. - Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. - Thứ tư: Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước. - Thứ năm: Tạo điều kiện để phát triển quan hệ kinh tế với nước ngoài. 2.1.2.3 Chức năng của tín dụng: * Chức năng phân phối lại tài nguyên: Phân phối tín dụng được thực hiện bằng hai cách: www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 5 - Phân phối trực tiếp: Là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho kinh doanh và tiêu dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của các công ty. - Phân phối gián tiếp: Là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian như: Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính. * Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất: Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện bình thường, liên tục và phát triển. Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất. Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ. 2.1.2.4 Thời hạn tín dụng: Tín dụng được chia ra 3 loại: - Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Là tín dụng từ 1-5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Tín dụng trung hạn và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần tối thiểu cho hoạt động sản xuất. 2.1.2.5 Lãi suất tín dụng: * Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức thu được trong kỳ so với vốn vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính theo năm, quý, tháng. Tùy theo phương thức cho vay và cách trả lãi, Ngân hàng có thể sử dụng hai cách tính lãi: lãi tính độc lập không nhập vào vốn gốc mà chỉ tính một lần vào cuối www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 6 kỳ hạn được gọi là tính lãi đơn và lãi tính theo lối nhập vào vốn gốc từng kỳ để tăng vốn gọi là tính lãi kép. * Tác dụng của lãi suất: Lãi suất là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có tác dụng rất lớn đến sản xuất kinh doanh. Chế độ lãi suất thích hợp sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, ngược lại sẽ làm trì trệ và đình đốn hoạt động sản xuất kinh doanh. Lãi suất luôn có tác dụng hai mặt: - Khuyến khích tiết kiệm, người ta có xu hướng gởi tiền vào Ngân hàng hơn là đầu tư sản xuất kinh doanh. - Hạn chế dùng vốn tín dụng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do áp lực lãi suất quá cao vì tình trạng tài nguyên bị khiếm dụng. Lãi suất thích hợp có tác dụng mở rộng đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh và thu hút được tiết kiệm. 2.1.2.6 Rủi ro tín dụng: * Khái niệm: Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy đủ khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động của Ngân hàng và có thể làm cho Ngân hàng phá sản. * Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra: Sự tổn thất của Ngân hàng khi xảy ra rủi ro có thể là các thiệt hại về vật chất hoặc uy tín của Ngân hàng. Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là nguồn vốn huy động. Khi Ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong lúc cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân hàng dẫn đến tình trạng thiếu hụt. Như vậy rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, dần dần làm cho Ngân hàng lỗ lã và có nguy cơ phá sản. Đối với nền kinh tế xã hội, hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, đến toàn bộ tầng lớp dân cư. Vì vậy, rủi ro tín dụng gây ra có thể làm phá sản một vài Ngân www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 7 hàng, khi đó nó có khả năng phát sinh lây lan các Ngân hàng khác và tạo cho dân chúng một tâm lý sợ hãi. Khi đó dân chúng sẽ đua nhau đến Ngân hàng rút tiền trước thời hạn. Điều đó cũng có thể đưa đến việc các Ngân hàng bị phá sản, tác động đến toàn bộ nền kinh tế. 2.1.3 Vai trò của tín dụng trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn * Cung cấp vốn, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn: + Cung cấp vốn: Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V khóa VII đã đề ra dịnh hướng cơ bản về mục tiêu, phương hướng, chính sách và các biện pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội nông thôn, trong đó xác định những yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng trên địa bàn nông nhiệp nông thôn, nhất là trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra “…Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cho vay, cung ứng các dịch vụ và tiện ích Ngân hàng, thuận lợi và thông thoáng đến mọi doanh nghiệp và dân cư, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn tính dụng cho sản xuất kinh doanh và đời sống, chú trọng khu vực nông nghiệp, nông thôn…”. Ngoài ra từng thời kỳ Ngân hàng đã có nhiều văn bản hướng dẫn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Những văn bản này đã tạo ra môi trường pháp lý để mở rộng cho vay các đối tượng, các tổ chức, các thành phần kinh tế nông thôn, nhất là hộ sản xuất nông ngiệp. Do đó doanh số cho vay ngày càng tăng dư nợ ngày càng nhiều. Số vốn đó đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cải thiện nâng cao đời sống hộ sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã chuyển hướng đầu tư về nông thôn, cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, đến nay khản 60% tỷ trọng vốn là cho vay hộ sản xuất nông nghiệp và chủ yếu là cho vây trồng lúa. Đối với nông thôn nước ta hiện nay, sản xuất hàng hóa chưa phát triển cao, đơn vị sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, năng xuất thấp, quy mô ruộng đất vốn và nguồn nhân lực còn quá nhỏ bé, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, khối lượng hàng hóa chưa nhiều, trình độ dân trí hiểu biết còn thấp về nền sản xuất hàng hóa, chỉ xoay quanh việc tự cung tự cấp. Do đó tín dụng nông thôn là một trong những nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới hiện nay. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 8 + Hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn Vấn đề thiếu vốn cho sản xuất nông nghiệp nông thôn đã làm cho thị trường tài chính nông thôn trì truệ, tạo môi trường cho vay nặng lãi sinh sôi nẫy nở. Người nông dân thiếu vốn đã phải đi vay với lãi xuất cao, cao gấp ba bốn lần lãi suất vay Ngân hàng. Với lãi xuất này, hộ sản xuất nông nghiệp điển hình là sản xuất lúa tỷ suất lợi nhuận thấp không có khả năng thanh toán dẫn đến kéo dài thời gian trả nợ, rủi ro cao do đó rất dễ dẫn đến người sản xuất trắng tay. Trong những năm gần đây cùng với công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng khối lượng tính dụng cho kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng cơ chế thị trường quá trình hoạt động nó đã góp phần làm giảm bớt tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Từ đó tạo cơ hội làm ăn tốt hơn cho hộ sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn. * Đưa khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng : Hiện nay, trình độ canh tác và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp ở nước ta còn thấp. Đây là nguyên nhân quan trọng của tình trạng kém phát triển của nông thôn. Phong tục canh tác truyền thống đôi khi cũng gây khó khăn trong việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa nông nghiệp. Đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho người nông dân khai thác hết khả năng tiềm tàng hiện có của đất đai ao hồ…, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu cây, con với hình thức chuyên môn hóa, sản xuất ra các loại hàng hóa có giá trị cao trên thị trường. Đồng thời giúp người nông dân kiến tạo một cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại, có khả năng chống thiên tai dịch hại, đưa sản xuất nông nghiệp thoát khỏi sự lệ thuộc vào thiên nhiên. Trong điều kiện quỹ đất của Việt Nam hiện nay là rất ít, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là rất thấp. Mặt khác, đất đai đang bị thoái hóa, nhiễm phèn mặn khá phổ biến ở vùng ven biển. Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trong tương lai, để nông nghiệp phát triển ổn định việc sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý vấn đền cơ bản là phải có khoa học kỹ thuật và vốn tín dụng đóng vai trò rất lớn trong việc giải quyết vấn đề này. * Khuyến khích nông dân làm ăn có hiệu quả: Từ khi Đảng, nhà nước ta tiến hành chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, sang kinh tế hộ gia đình nhất là hộ sản xuất nông nghiệp giữ www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 9 vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các hộ gia đình phải tự chủ về sản xuất và kết quả kinh doanh của mình. Chính vì những điều đó đa phần nông dân đã tự ý thức được nhà nước không còn bao cấp nên việc sử dụng vật tư, tiền vốn, đặc biệt là vốn vay Ngân hàng tốt hơn, có hiệu quả hơn, vay trả sòng phẳng hơn, từng bước đã thích nghi dần với cơ chế. Mặt khác cho nông dân vay với lãi suất thị trường, người nông dân không ỷ lại sự chiếu cố của nhà nước. Với lãi suất thị trường như vậy buộc họ phải suy nghĩ cách làm ăn để sau một chu kỳ sản xuất, họ phải có thu nhập sao cho lợi nhuận vừa trả được nợ cho Ngân hàng đồng thời còn dư ra để cải thiện đời sống. Chính vì vậy sẽ làm cho sức mạnh sản xuất tăng thêm, từ đó đồng vốn cho vay có hiệu quả hơn. Thành tích đó đã được khẳng định trong những năm qua, nông nghiệp và đặc biệt là sản xuất lương thực đã có những bước tiến vượt bậc. * Xóa đói giảm nghèo, đưa nông thôn ngày càng giàu đẹp: Trong những năm gần đây đối với cộng đồng người nghèo được Đảng và nhà nước rất quan tâm, đã ban hành nhiều chính sách hổ trợ người nghèo. Vốn đầu tư của Ngân hàng tạo điều kiện cho nông dân khai hoang, tăng vụ, làm các công trình tưới tiêu, tạo điều kiện cho nông dân có thu nhập cao hơn, là tiền đề cho sự đóng góp cho ngân sách nhà nước, đóng góp vào quỹ phúc lợi địa phương xây dựng cơ sở vật chất đưa nông thôn ngày thêm đổi mới. 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng. 2.1.4.1 Nợ xấu Nợ xấu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho Ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ xấu. Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng. 2.1.4.2 Chỉ số dư nợ trên vốn huy động Số dư nợ Dư nợ/Vốn huy động = *100% Vốn huy động www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 10 Cho biết vốn huy động tham gia vào việc đầu tư tín dụng. Nó còn phản ánh khả năng huy động vốn tại địa phương của Ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn thì thể hiện vốn huy động quá thấp không đáp ứng cho việc đầu tư tại địa phương. Còn nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ Ngân hàng chưa thật sự đưa nguồn vốn huy động vào sử dụng tốt, thực hiện việc sử dụng vốn chưa có hiệu quả. 2.1.4.3 Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = *100% Tổng dư nợ Chỉ tiêu này nói lên mức rủi ro của Ngân hàng và phản ánh rõ nét kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ hoạt động của Ngân hàng càng rủi ro. 2.1.4.4 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm trong một thời gian nhất định. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao thì chứng tỏ đồng vốn tín dụng của Ngân hàng quay càng nhanh. 2.1.4.5 Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = *100% Doanh số cho vay Hệ số thu nợ đánh giá khả năng thu hồi nợ từ đồng vốn Ngân hàng cho vay ra. Nếu hệ số thu nợ này cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, rủi ro tín dụng thấp. Nếu hệ số này thấp cho thấy việc đầu tư tín dụng có khả năng gặp rủi ro. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 11 2.1.4.6 Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động của Ngân hàng thể hiện ở kết quả kinh doanh lãi hay lỗ. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu được thu thập trực tiếp từ phòng Tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng qua các năm 2006, 2007, 2008. - Thu thập các thông tin dữ liệu từ sách báo, tạp chí, tài liệu, từ mạng Internet có liên quan đến đề tài. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Phân tích số liệu theo phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối: + Phương pháp tuyệt đối: là phương pháp phân tích dựa vào kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của năm sau so với năm trước. Tăng (+), giảm (-) Thực hiện Thực hiện tuyệt đối năm sau năm trước + Phương pháp tương đối: là phương pháp phân tích dựa trên kết quả so sánh của phép chia giữa trị số của năm sau so với năm trước. Thực hiện năm sau - Thực hiện năm trước So sánh tương đối = x 100% Thực hiện năm trước www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 12 Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN GIỒNG RIỀNG 3.1.1 Vài nét về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo & PTNT) chi nhánh Huyện Giồng Riềng 3.1.1.1 Khái quát về NHNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ra đời theo nghị định số 53 HĐBT ngày 26/02/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng về thành lập Ngân hàng chuyên doanh và có tên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Đến năm 1990 cùng với sự đổi mới nền kinh tế đất nước, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đổi tên là Ngân hàng Việt Nam theo quyết định số 400/CP ra ngày 14/11/1990 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) và quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tới năm 1996 đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam theo quyết định số 280 QĐ-HN5 ngày 15/10 /1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã và đang là Ngân hàng thương mại quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế. 3.1.1.2 NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng là chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam hoạt động theo quy chế tổ chức hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam, có trụ sở chính tại Khu vực 3-4 thị trấn Giồng Riềng, nơi trung tâm kinh tế chính trị văn hoá xã hội của Huyện. Phía Đông giáp tỉnh Cần Thơ, phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Nam giáp huyện Tân Hiệp - Tỉnh Kiên Giang , phía Tây giáp huyện Châu Thành – Gò Quao - Kiên Giang là một trong 14 đơn vị trực thuộc NHNo & PTNT Kiên Giang. Với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Do đó, toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Ngân hàng luôn nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tổ chức các khoá huấn luyện nghiệp vụ trong nội bộ Ngân hàng để nâng cao năng lực làm việc cho cán bộ công nhân viên, nghiên cứu www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 13 cải tiến lề lối tác phong làm việc để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Giồng Riềng hiện có 25 cán bộ công nhân viên, trong đó bao gồm: - Ban Giám Đốc : 02 người - Phòng Kinh Doanh (Tín dụng) : 13 người - Phòng kế toán - Ngân quỹ : 09 người - Hành chính, bảo vệ : 01 người 3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG 3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận * Ban giám đốc - Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận các công văn, chỉ thị và phổ biến cho cán bộ và công nhân viên Ngân hàng. - Tổ chức chỉ đạo chủ trương, chính sách hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG HÀNH CHÍNH BẢO VỆ PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 14 - Ban giám đốc còn hoạch định chiến lược kinh doanh, ký duyệt các hồ sơ vay vốn, tờ trình công văn, đề nghị khen thưởng, kỷ luật hoặc xét đề nghị nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên của mình. * Phòng kinh doanh (tín dụng) Gồm 13 nguời: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và còn lại là cán bộ tín dụng phụ trách tất cả các địa bàn xã trong Huyện với chức năng như sau: - Xây dựng thẩm định các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng đối chiếu với danh mục hồ sơ thẩm định tính khả thi của dự án, các điều kiện vay vốn theo quy định trình lãnh đạo duyệt cho vay thường xuyên thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, sử dụng vốn, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, xử lý nợ xấu. - Tổ chức tình hình phân tích hoạt động kinh doanh hàng năm để tìm ra nguyên nhân ưu điểm, những hạn chế, đề ra những giải pháp thực hiện. - Xây dựng kế hoạch nguồn vốn và kế hoạch kinh doanh hàng quý, năm, xây dựng chiến lược nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng lâu dài. - Thông tin báo cáo, điện báo hàng ngày, tháng, quý và hàng năm * Phòng kế toán ngân quỹ - Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, quý (dựa vào kế hoạch kinh doanh của phòng tín dụng). - Theo dõi ghi chép, bảo quản tài sản của Ngân hàng và khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tiền vay. - Làm thủ tục giải ngân theo quy định hoặc người được uỷ quyền, đồng thời tổ chức việc hạch toán các nghiệp vụ cho vay thu nợ, thu lãi và chi tiêu nội bộ - Lưu hồ sơ theo quy định. - Phối hợp chặt chẽ với Phòng tín dụng sao kê, báo nợ, lãi đến hạn để Phòng tín dụng đôn đốc thu hồi. - Báo cáo quyết toán định kỳ hàng tháng, quý, năm theo chế độ. - Thực hiện công tác kiểm toán, thu chi tiền mặt, ngân phiếu, chế độ bảo quản, vận chuyển, chấp hành chế độ ra vào kho quy định. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 15 * Phòng hành chính – bảo vệ Thực hiện đảm bảo an toàn cho toàn bộ kho quỹ theo quy định. Theo dõi công văn đi đến, vận chuyển tiền mặt. Hành chính bảo vệ, tạp vụ. 3.1.3 Các hoạt động chính của Ngân hàng 3.1.3.1 Huy động vốn - Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn. - Huy động vốn thông qua thanh toán liên hàng. - Khai thác và huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi bằng ngoại tệ. - Tiếp nhận nghiệp vụ tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho các công trình phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng tại Huyện và các vùng lân cận. 3.1.3.2 Các hoạt động cho vay và bảo lãnh - Thiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế trên tấc cả các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng cho vay sản xuất nông nghiệp. - Thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ với nhiều loại khách hàng, cho vay tiêu dùng… - Thực hiện tín dụng để nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. - Thực hiện cho vay theo chỉ định của Nhà nước. - Chiết khấu các loại chứng từ có giá… 3.1.3.3 Dịch vụ kế toán và ngân quỹ - Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế. - Chuyển tiền nhanh bằng hình thức chuyển tiền điện tử. - Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối. - Thực hiện dịch vụ cầm đồ và các dịch vụ ngân quỹ. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 16 3.1.4 Một số quy định về chính sách tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng 3.1.4.1 Đối tượng cho vay - Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ luật dân sự. - Các pháp nhân nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. - Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. 3.1.4.2 Nguyên tắc cho vay Khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Tiền vay phải được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 3. 1.4.3 Điều kiện cho vay Ngân hàng nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam. 3. 1.4.4 Giới hạn cho vay Ngân hàng nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của Ngân hàng. Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Mức www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 17 vốn tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, cụ thể như sau: - Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn. - Đối với cho vay trung hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 15% trong tổng nhu cầu vốn. - Trường hợp khách hàng có tín nhiệm, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho giám đốc Ngân hàng nơi cho vay quyết định. - Đối với khách hàng được nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam. 3. 1.4.5 Thời hạn cho vay Ngân hàng nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: - Chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư. - Khả năng trả nợ của khách hàng. - Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. 3. 1.4.6 Phương thức cho vay Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây: - Cho vay từng lần: phương thức cho vay từng lần đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký kết hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên kinh doanh ổn định. - Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 18 - Cho vay trả góp: Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. 3. 1.4.7 Lãi suất cho vay - Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của cấp trên trong từng thời kỳ. - Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ. - Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. - Lãi suất nợ xấu bằng 150% lãi suất cho vay. 3. 1.4.8 Quy trình nghiệp vụ cho vay a. Hồ sơ vay vốn: Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng gởi giấy xin vay vốn và các thông tin, tài liệu cần thiết cho NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng, hồ sơ gồm: - Đơn xin vay vốn. - Giấy chứng minh nhân dân - Hợp đồng tín dụng. Nếu vay trên 10 triệu đồng, ngoài các giấy tờ nêu trên còn phải có: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính), giấy sở hữu các tài sản thế chấp khác (bản chính). - Dự án/phương án sản xuất, kinh doanh. - Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản thế chấp. - Văn bản xác định giá trị tài sản đảm bảo. - Báo cáo thẩm định. Ngoài ra còn có giấy đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất/tài sản gắn liền với đất nếu vay trên 30 triệu. b. Sơ đồ qui trình (1) (2) (3) (3) (4) (6) (5) Hình 2: QUI TRÌNH CHO VAY Khách hàng nộp hồ sơ Cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ TP tín dụng xét đề nghị cho vay Kiểm tra SDV và thu nợ Kế toán phát tiền vay cho KH Giám Đốc duyệt cho vay www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 19 c. Giải thích qui trình (1) Khách hàng trực tiếp đến gặp cán bộ tín dụng phụ trách để nộp hồ sơ xin vay vốn. (2) Cán bộ tín dụng xuống địa bàn nơi khách hàng sản xuất kinh doanh để thẩm định những điều kiện cần thiết. (3) Nếu hợp lý, cán bộ tín dụng xem xét cho vay và trình lên Trưởng phòng tín dụng. (4) Trưởng phòng xét đề nghị cho vay và trình lên Giám đốc, Ban Giám Đốc kiểm tra duyệt cho vay hay không dựa trên cơ sở hồ sơ vay vốn và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng. (5) Nếu đồng ý cho vay, Giám đốc ký duyệt và chuyển hồ sơ sang bộ phận kế toán. Phòng Kế Toán khi nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ vay vốn, mở sổ cho vay, làm thủ tục phát vay cho khách hàng, sau đó chuyển hồ sơ cho vay sang Thủ Quỹ. Ngân Quỹ nhận lệnh chi tiền sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng. (6) Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và gởi giấy báo nợ cho khách hàng khi đến hạn do kế toán lập để thu hồi nợ. 3.2 THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 3.2.1 Thực trạng và hiệu quả hoạt động 3.2.1.1 Thực trạng * Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2006-2008) Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn đó là: vốn huy động và vốn vay từ Ngân hàng cấp trên. Nguồn vốn huy động: Ngân hàng được quyền sử dụng và có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn. Nguồn vốn vay từ Ngân hàng cấp trên: nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn, nguồn vốn này có chi phí lãi suất cao hơn so với nguồn vốn huy động. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 20 Do nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh nên NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng đã nỗ lực lớn để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư nhằm bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục để Ngân hàng hoạt động và giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn như hiện nay Biểu đồ thể hiện nguồn vốn ngân hàng - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đồ ng Vốn huy động Vay NH cấp trên Tổng nguồn vốn HÌNH 3: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM ( 2006-2008) www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 21 Bảng 1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006- 2008) ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Vốn huy động 31.821 26,10 53.269 34,73 81.450 43,63 21.448 67,40 28.181 52,90 1. Tiền gởi tiết kiệm 16.554 13,58 24.035 15,67 31.191 16,71 7.481 45,19 7.156 29,77 - Có kỳ hạn 6.013 4,93 6.669 4,35 10.825 5,80 656 10,91 4.156 62,32 - Không kỳ hạn 10.541 8,65 17.366 11,32 20.366 10,91 6.825 64,75 3.000 17,28 2. TG tổ chức kinh tế 4.535 3,72 13.504 8,80 35.809 19,18 8.969 197,77 22.305 165,17 3. TG Kho Bạc 10.732 8,80 15.730 10,25 14.450 7,74 4.998 46.57 -1.280 -8,14 II. Vay NH cấp trên 90.100 73,90 100.130 65,27 105.230 56,37 10.030 11,13 5.100 5,09 Tổng cộng 121.921 100 153.399 100 186.680 100 31.478 25,82 33.281 21,70 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 22 Qua bảng ta thấy, tình hình huy động vốn tăng qua các năm. Cụ thể: Năm 2006 doanh số vốn huy động là 31.821 triệu đồng, chiếm 26,1% trong tổng nguồn vốn. Trong đó tiền gởi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất 13,58% tức 16.554 triệu đồng, điều này cho thấy Ngân hàng đã huy động được một lượng lớn tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ cho hoạt động cho vay. Năm 2007 vốn huy động tăng 24.448 triệu đồng, tức tăng 67,40% so với năm 2006, trong đó tiền gởi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 15,67% hay 24.035 triệu đồng, tăng 45,19% so với năm 2006, nguyên nhân là do Ngân hàng đưa ra các chiến lược nhằm thu hút tiền gởi tiết kiệm như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước. Bên cạnh đó, tiền gởi của các tổ chức kinh tế cũng tăng đáng kể 197,77% tức 8.969 triệu đồng do trong năm có nhiều xí nghiệp kinh doanh trong Huyện được thành lập trong nên có nhu cầu gửi tiền thanh toán tại Ngân hàng. Năm 2008 vốn huy động tăng rất cao đạt 81.450 triệu đồng chiếm 43,63% trong tổng nguồn vốn, trong đó tiền gởi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất 19,18% trong nguồn vốn huy động nguyên nhân là do các doanh nghiệp có xu hướng thanh toán qua Ngân hàng ngày càng nhiều cộng thêm vào đó là việc làm ăn có hiệu quả của các doanh nghiệp nên có nhu nhu cầu mở rộng quy mô, từ đó tiền gởi của doanh nghiệp gởi tại Ngân hàng ngày càng nhiều. Trong năm tiền gởi của kho bạc giảm 1.280 triệu đồng hay giảm 8,14% do kho bạc rút tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Do nhu cầu vốn trên địa bàn cao, nên vốn huy động chỉ có thể đáp ứng một phần, Ngân hàng còn phải phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều hoà của Ngân hàng tỉnh. Do đó, nguồn vốn điều hoà luôn tăng qua các năm cụ thể như sau: Năm 2007 tăng lên 10.030 triệu đồng hay tăng 11,13%, nguồn vốn điều hoà càng tăng thì khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng nhiều hơn có thể cải thiện được tình hình kinh tế xã hội. Năm 2008 nguồn vốn điều hoà tăng 5.100 triệu đồng hay tăng 5,09% nguyên nhân của sự tăng này là do nông nghiệp rất cần nguồn vốn để sản xuất vì dịch bệnh ở gà, heo trong những năm gần đây thường xuyên xảy ra còn lúa thì xảy ra tình trạng cháy rầy. Nhìn chung, tình hình huy động nguồn vốn qua 3 năm đều tăng, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 23 trên. Vì vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn huy động tại địa phương, có thế thì hoạt động của Ngân hàng mới thật sự có hiệu quả, bởi vì lãi suất vốn vay Ngân hàng cấp trên cao hơn lãi suất vốn huy động tại chỗ. * Tình hình cho vay chung Bảng 2: TÌNH HÌNH CHO VAY CHUNG CỦA NGÂN HÀNG ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Doanh số cho vay 103.996 157.610 212.711 53.614 51,55 55.101 34,96 a. Ngắn hạn 73.419 103.095 148.691 29.676 40,42 45.596 44,23 b. Trung, dài hạn 30.577 54.515 64.020 23.938 78,29 9.505 17,44 2. Doanh số thu nợ 85.216 128.037 202.835 42.821 50,23 74.798 58,42 a. Ngắn hạn 60.812 96.396 156.654 35.584 58,51 60.258 62,51 b. Trung, dài hạn 24.404 31.641 46.181 7.237 29,65 14.540 45,95 3. Dư nợ 132.557 153.052 186.310 20.495 11,55 33.258 21,73 a. Ngắn hạn 77.100 88.404 104.503 11.304 14,66 16.099 18,21 b. Trung, dài hạn 55.457 64.648 81.807 9.191 16,57 17.159 26,54 4. Nợ xấu 6.490 6.022 5.385 -468 -7,21 -637 -10,58 a. Ngắn hạn 4.160 3.733 3.443 -427 - 10,26 -290 -7,77 b. Trung, dài hạn 2.330 2.289 1.942 -41 -1,76 -347 -15,16 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) + Doanh số cho vay Giồng Riềng là Huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang, với diện tích đất tự nhiên là 635km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp 54.653 ha, đất đai màu mỡ, hệ thống nội đồng thủy lợi tương đối khá rất thuận lợi cho việc sản xuất lúa và các loại hoa màu. Xác định được thế mạnh đó, NHNNo & PTNT Huyện Giồng Riềng đã mạnh dạn đầu tư trong tất cả các địa bàn trong Huyện. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 24 Doanh số cho vay 2006 của tất cả các địa bàn trong Huyện với các loại hình cho vay: ngắn hạn, trung-dài hạn đạt 103.996 triệu đồng. Đến năm 2007 đạt 157.610 triệu đồng, tăng 53.614 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 51,55%.Đến năm 2008 tiếp tục tăng và đạt 212.711 triệu đồng, doanh số cho vay qua ba năm đều tăng và năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân tăng cao như vậy là do nhu cầu sử dụng vốn vào nông nghiệp trong dân cư trong địa bàn ngày càng tăng do người dân sử dụng vốn vào nông nghiệp ngày càng đa dạng, kết hợp nhiều ngành nghề vừa trồng lúa vừa chăn nuôi (heo, cá, trâu, bò…) vừa làm kinh doanh dịch vụ (sấy lúa, xay xát lúa…) với qui mô nhỏ phục vụ trên địa bàn. Mặt khác do nhu cầu vốn trung và dài hạn để mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp sau khi thu hoạch, nhu cầu xây dựng nhà cửa, phương tiện đi lại cho cán bộ công nhân viên đòi hỏi ngày càng nhiều và rất lớn nên trong những năm gần đây chi nhánh NHNNo & PTNT Huyện Giồng Riềng đã mở rộng cho vay đối với các đối tượng này. Nắm bắt nhu cầu đầu tư để vừa mở rộng tăng trưởng tín dụng vừa đáp vốn cho khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Từ đó giúp cho Ngân hàng cũng có lợi, khách hàng cũng có lợi, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động… Doanh số cho vay trung và dài hạn mặt dù chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay thuộc đối t ượng này đạt 30.577 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,40%. Năm 2007 đạt 54.515 triệu đồng tăng 23.938 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 78,29%. Đến năm 2008 đạt 64.020 triệu đồng tăng 9.505 triệu đồng với tốc độ tăng là 17,44%. Nguyên nhân của cho vay trung và dài hạn tăng đều qua các năm một mặt như đã phân tích ở phần trên, mặt khác là do người dân ngày càng có xu hướng chuyển dịch mục đích sử dụng vốn từ ngắn hạn sang trung và dài hạn nhằm chuyển sang cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, người dân sử dụng vốn trung và dài hạn đầu tư cho các phương án, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng bờ kè các tuyến kinh… hoặc trồng tràm với những vùng đất nhiễm phèn nặng… + Doanh số thu nợ Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là khâu chiếm vị trí quan trọng được ngân hàng đặc biệt quan tâm, nó không những thể hiện khả năng thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng mà nó còn phản ánh đến hiệu quả sử dụng đồng vốn của www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 25 Ngân hàng. Doanh số thu nợ tùy thuộc vào kỳ hạn trả nợ thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, thường khoản nợ được trả sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Doanh số thu nợ năm 2006 ở các đối tượng cho vay trên địa bàn Huyện đạt 85.216 triệu đồng, năm 2007 tăng 42.821 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 50,23%. Đến năm 2008 đạt 202.835 triệu đồng. Qua ba năm tình hình thu nợ đạt hiệu quả cao và tăng đều qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ ngắn hạn qua các năm trên địa bàn đều tăng. Năm 2006 đạt 60.812 triệu đồng, năm 2007 tăng 35.584 triệu đồng tức 58,51% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ đạt 156.654 triệu đồng tăng 62,51% so với năm 2007. Doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng tăng đều qua các năm, năm 2007 so với năm 2006 tăng 7.237 triệu đồng với tốc độ tăng là 29,65%, năm 2008 đạt 46.181 triệu đồng tăng 14.540 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng là 45,95%. Đạt được kết quả trên một phần là do doanh số cho vay tăng qua các năm và bên cạnh đó phải kể đến công tác thẩm định, đánh giá rủi ro được thực hiện khá tốt, công tác quản lý và thu hồi nợ mà cán bộ tín dụng đã cố gắng nỗ lực, cán bộ tín dụng phải đi sâu trong dân tìm hiểu các hộ sản xuất sử dụng vốn vay đầu tư có hiệu quả không, có đúng mục đích không để tránh gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, tránh thất thoát nguồn vốn của Ngân hàng. Ngoài ra còn kết hợp với các ban ngành: UBND xã, ấp…chỉ ra nguyên nhân thất bại trong việc làm ăn để bà con có hướng khắc phục. Mặt khác đẩy mạnh công tác tuyên truyền đôn đốc người dân trả nợ đúng hạn để nâng cao hiệu quả tín dụng vừa đạt doanh số thu nợ theo qui định của NHNNo & PTNT. +Dư nợ Do nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra, thêm vào đó nhu cầu tín dụng trong Huyện ngày càng tăng cao làm cho doanh số cho vay tăng cao, nhưng kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng là khác nhau nên kỳ hạn thu nợ cũng không giống nhau do đó dư nợ tín dụng tăng là đều tất yếu. Từ bảng này cho thấy, dư nợ trên địa bàn Huyện tăng qua các năm. Năm 2006 đạt 132.557 triệu đồng, năm 2007 tăng 20.495 triệu đồng hay 11,55% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 186.310 triệu đồng, tốc độ tăng so với năm 2007 là 21,73%. Cụ thể từng chỉ tiêu như sau: dư nợ cho vay ngắn hạn trong 2006 đạt 77.100 triệu đồng, năm www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 26 2007 đạt 88.404 triệu đồng hay tăng 14,66% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 104.503 triệu đồng tăng 16.099 triệu đồng so với năm 2006. Sỡ dĩ tổng dư nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm là do doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm tăng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, cũng như Ngân hàng đầu tư chủ yếu vào loại hình cho vay này. Dư nợ trung và dài hạn cũng tăng đều qua các năm mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn dư nợ ngắn hạn. Mặc dù dư nợ cho vay trung và dài han chiếm tỷ trọng không lớn nhưng có mức tăng trưởng đều qua các năm và có chiều hướng hoạt động tốt. Điều này cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tiếp cận nhiều với người dân, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực trên địa bàn Huyện. +Nợ xấu Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thì nợ xấu là một vấn đề không thể tránh khỏi. Tình hình nợ xấu cho vay trong những năm qua đều giảm liên tục từ 6.490 triệu đồng vào năm 2006 xuống còn 5.385 triệu đồng vào năm 2008. Mặc dù tốc độ giảm nợ xấu còn chậm nhưng cũng cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chúng ta thấy rằng doanh số cho vay và dư nợ đều tăng qua các năm nhưng nợ xấu không tăng mà còn ngày càng giảm. Qua đó cho thấy mục tiêu của Ngân hàng là cương quyết không để nợ xấu mới phát sinh gần như đã thực hiện được. 3.2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2006-2008) Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì kết quả hoạt động kinh doanh vẫn là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được cũng cố, mở rộng quy mô và tăng cường hơn đối tượng cho vay. Do đó, Ngân hàng đã thu được một số kết quả khá tốt, đây cũng là tiền đề cho sự phát triển trong thời gian sắp tới. Cụ thể đơn vị đạt được kết quả như sau: (Xem bảng 3) Qua ba năm, chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng đạt một số kết quả nhất định. Chi tiết về các khoản thu, chi, lợi nhuận như sau: - Về thu nhập: Thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Theo thống kê, thị phần tín dụng của chi nhánh chiếm trên 50% thị phần trong hệ thống toàn www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 27 Huyện, rất có ưu thế về cho vay do đó thu nhập chính của đơn vị là thu từ hoạt động tín dụng. Ngoài ra còn có thu từ dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu hoa hồng làm dịch vụ chi trả tiền nhanh cho tổ chức Western Union, các tổ chức bảo hiểm, thu phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông… Năm 2006, tổng thu nhập của Ngân hàng là 14.806 triệu đồng, năm 2007 đạt 18.475 triệu đồng tăng 24,78% và đến năm 2008 đạt rất cao 26.083 triệu đồng, cao hơn năm 2007 là 7.608 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 41,18%. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu đạt tỷ trọng 95,49% trong năm 2006, 95,48% trong năm 2007 và 94,34% trong năm 2008. Ta thấy nguồn thu nhập tăng qua ba năm mà chủ yếu là thu lãi tiền vay từ hoạt động tín dụng, điều này tương ứng với tình hình dư nợ cho vay của đơn vị tăng dần qua các năm. Đồng thời tăng thu dịch vụ, thu phí, hoa hồng…cũng góp phần tăng thu nhập cho đơn vị. - Về chi phí: Khoản chi chủ yếu mà Ngân hàng phải trả là chi phí trả lãi. Bên cạnh đó còn chịu các khoản chi ngoài lãi như: chi phí vận chuyển bốc xếp tiền, chi nộp phí, lệ phí, chi khấu hao tài sản cố định, chi lương cán bộ công nhân viên, chi phụ cấp, chi hội họp, mua sắm trang thiết bị, chi mua bảo hiểm… Chi phí của chi nhánh ở năm 2007 là 13.267 triệu đồng cao hơn năm 2006 là 1.731 triệu đồng tương đương 15% và ở năm 2008 là 17.299 triệu đồng cao hơn năm 2007 là 4.032 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 30,39%. Trong đó chi phí trả lãi tiền gởi ở năm 2006 chiếm 62,49%, và chiếm 61,73% trong năm 2007 nhưng đến năm 2008 chỉ còn 54,78%. Nhìn chung chi phí tăng nhanh qua ba năm mà trong đó chi trả lãi tiền gởi là chính. Vì nhu cầu tín dụng tăng cao nên Ngân hàng phải nâng mức vốn huy động do đó trả lãi nhiều hơn, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức trên địa bàn làm cho chi phí tăng do chi nhánh phải tăng lãi suất huy động. Riêng trong năm 2008 chi phí tăng cao so với các năm trước là do ngoài việc trả lãi tiền gởi của khách hàng, chi nhánh đã mua thêm nhiều trang thiết bị mới như máy vi tính, máy in, máy đếm tiền, bàn ghế văn phòng và sơn sửa lại trụ sở làm việc… - Về lợi nhuận: Ta biết lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Từ bảng và biểu đồ ta thấy NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 28 Riềng luôn tạo ra được khoản chênh lệch trong thu chi do hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Qua ba năm, lợi nhuận đạt được của Ngân hàng tương đối cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận tăng dần. Cụ thể, lợi nhuận năm 2007 đạt 5.208 triệu đồng tăng 1.938 triệu đồng tương đương 59,27 so với năm 2006. Sang năm 2008, lợi nhuận đạt 8.784 triệu đồng tăng 68,66% hay 3.576 triệu đồng so với năm trước. Đạt được hiệu quả như vậy chính là nhờ sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo và sự cố gắng, phấn đấu của toàn thể nhân viên chi nhánh. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của các ngành, các cấp chính quyền địa phương trong việc đánh giá phân loại khách hàng giúp Ngân hàng đầu tư tín dụng đúng đối tượng qua từng ngành nghề thích hợp, tạo điều kiện đầu tư sản xuất cho nông dân, giúp họ cải thiện mức sống thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở địa phương. Biểu đồ: Kết quả kinh doanh 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Năm 2006 Năm 2007 2008 T ri ệ u đ ồ n g 1. Thu nhập 2. Chi phí 3. LN trước thuế HÌNH 4: BIỂU ĐÒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM ( 2006- 2008) www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 29 Bảng 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Thu nhập 14.806 100,00 18.475 100,00 26.083 100,00 3.669 24.78 7.608 41,18 Thu từ HĐTD 14.138 95,49 17.640 95,48 24.607 94,34 3.502 24,77 6.967 39,50 Thu khác 668 4,51 835 4,52 1.476 5,66 167 25,00 641 76,77 2. Chi phí 11.536 100,00 13.267 100,00 17.299 100,00 1.731 15,00 4.032 30,39 Chi trả lãi 7.209 62,49 8.190 61,73 9.476 54,78 981 13,61 1.286 15,70 Chi khác 4.327 37,51 5.077 38,23 7.823 45,22 750 17,33 2,746 54,09 3. LN trước thuế 3.270 - 5.208 - 8.784 - 1.938 59,27 3.576 68,66 (Nguồn: Phòng tín dụng NHN0 & PTNT) www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 30 3.2.2 Thuận lợi và khó khăn 3.2.2.1 Thuận lợi NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng hoạt động có hiệu quả là nhờ vào những thuận lợi sau: - Được sự chỉ đạo, lãnh đạo và quan tâm của lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội… trong việc chuyển tải vốn tín dụng phục vụ trong các lĩnh vực kinh tế nhất là nông dân ở nông thôn để có hướng đầu tư đúng và đạt hiệu quả cao. - Được sự chỉ đạo, lãnh đạo và quan tâm của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang. - Tiềm năng kinh tế nông nghiệp đã tồn tại và phát triển qua nhiều năm, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đã tồn tại và phát triển tương đối vững chắc, sự hỗ trợ quan tâm thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp. - Tên Ngân hàng là một điểm mạnh giúp chi nhánh luôn đứng vững và chiếm thị phần khá cao so với các tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chính thương hiệu của nó đã nói lên sự gắn bó, gần gũi với người nông dân với ngành nông nghiệp giúp mối quan hệ giữa Ngân hàng và người dân càng thân thiết tin tưởng nhau hơn. Đó cũng là điểm mạnh mà các tổ chức khác không có được. - Ngân hàng cấp trên đã trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị, công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng giúp giao dịch với khách hàng được nhanh chóng và chính xác. - Có đội ngũ cán bộ nhiệt tình đoàn kết và có nhiều kinh nghiệm, nắm vững điều lệ tín dụng trong quá trình cho vay và quy trình nghiệp vụ được vận hành khá chặt chẽ. 3.2.2.2 Khó khăn Song song với thuận lợi trên NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng còn có những khó khăn: - Là huyện vùng sâu, vùng xa nhìn chung còn nghèo, độc canh cây lúa, trình độ dân trí còn thấp, người dân chưa có thói quen gửi tiền tiết kiệm. Nên nguồn vốn huy động tại địa phương còn thấp so với tổng nguồn vốn, tốc độ tăng www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 31 trưởng nguồn vốn huy động chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm. - Khách hàng của Ngân hàng đa số là những hộ sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư tín dụng còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên việc thu hồi vốn còn gặp nhiều khó khăn. - Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu người dân, chưa có sự liên kết trong sản xuất chưa tìm được đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm nông sản, nông dân lo ngại nên hạn chế đầu tư để phát triển sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. - Nguồn vốn huy động tuy có tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng còn thấp đã ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng, thị phần, thị trường của chi nhánh. - Việc xử lý tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện ra pháp luật đối với nợ xấu, nợ khó đòi hiện nay thủ tục hồ sơ pháp lý còn rườm rà, tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng kết quả đem lại chưa cao, đặc biệt việc xử lý tài sản là giá trị quyền sử dụng đất. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ, việc xử lý thế chấp đang gặp khó khăn do chưa có hội đồng bán đấu giá, việc người vay vốn tự phát cầm cố đất ruộng trái pháp luật xảy ra khá phổ biến, gây khó khăn cho việc phát mãi tài sản thế chấp. Việc xử phạt hành chính một số địa phương chấp hành chưa nghiêm. - Trên địa bàn huyện có 5 tổ chức tín dụng nên giữa các tổ chức có sự cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó lãi suất huy động của chi nhánh lại thấp hơn các đơn vị khác nên nguồn vốn huy động chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay hộ sản xuất. - Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng trong khi địa b àn hoạt động rộng lớn. Vì vậy việc quán xuyến món vay rất khó. Tóm lại trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng có hiệu quả và có sự phấn đấu vươn lên, thể hiện ở huy động vốn, dư nợ tín dụng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, tạo đà phát triển cho những năm tới. Tuy chưa đạt mức tăng trưởng nguồn vốn cho vay theo chiến lược kinh doanh nhưng huy động, cho vay vốn đã có mức tăng trưởng liên tục. Bên cạnh đó tiềm ẩn rủi ro tín dụng vẫn là mối quan tâm hàng đầu, đòi hỏi phải có sự dự báo và điều tiết cho phù hợp. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 32 3.2.3 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2009 * Mục tiêu hoạt động: - Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực, thực hiện đầu tư có chọn lọc trên thị trường nông nghiệp, nông thôn đồng thời cũng cố phát triển thị trường, thị phần. - Tăng trưởng ổn định, an toàn. - Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng. - Đào tạo nguồn nhân lực để phát huy hiệu quả Ngân hàng nhằm tăng thêm năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh. * Định hướng phát triển của Ngân hàng: - Nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên trong mọi công tác, nhất là công tác huy động vốn, nắm các gia đình có Việt Kiều và thân nhân ở nước ngoài vận động mở tài khoản qua NHNo, chuyển tiền qua Western Union, mở rộng tín dụng đi đôi với mức độ an toàn và nâng cao chất lượng làm hàng đầu. - Cương quyết tất cả các món cho vay mới tuyệt đối không để nợ xấu phát sinh. - Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền các cơ quan ban ngành các cấp, Ngân hàng cấp trên để hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đúng hướng, có hiệu quả. - Phân công lãnh đạo từng phòng, bộ phận. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, đồng thời để rút kinh nghiệm và làm tốt việc xây dựng kế hoạch tháng, quý, đi đôi với việc thi đua khen thưởng, kỷ luật kip thời. - Không để khách hàng, cán bộ lãnh đạo các cấp phàn nàn, dư luận. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 33 Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY Ngân hàng luôn đóng vai trò trung gian tiền tệ. Ở NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế khác nhau, và được tập trung cho vay chủ yếu là hộ sản xuất bao gồm những hộ nông dân và những hộ kinh doanh buôn bán nhỏ. Trong những năm qua bằng hoạt động tín dụng của mình NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng có mức tăng trưởng cao và ổn định, đã thật sự cần thiết và là người bạn đồng hành của bà con nông dân. Biểu đồ : doanh số cho vay 0 50000 100000 150000 200000 250000 2006 2007 2008 Năm T ri ệu đ ồ n g Tổng doanh số cho vay Ngắn hạn Trung hạn HÌNH 5: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ CHO VAY QUA 3 NĂM (2006-2008) 4.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp Huyện Giồng Riềng có hơn 80% dân số là hộ sản xuất với ngành nghề truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi nên đa số khách hàng của Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngắn hạn là: trồng trọt, chăn nuôi… Do đặc tính của ngành nông nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, thường thiếu hụt vốn đầu tư vào mùa vụ và dư thừa vào mùa thu hoạch. Vì thế, người dân chỉ biết vay nơi cho vay nặng lãi hoặc không có vốn để đầu tư dẫn đến hiệu quả không cao, mùa màng thất thoát. Nắm được quy luật đó, Ngân hàng đã đầu tư cho vay với mức www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 34 lãi suất phù hợp. Như thế các hộ sản xuất khi có nhu cầu vay vốn với mục đích chính đáng thì sẽ được Ngân hàng hỗ trợ với mức vay vừa phải. Cũng chính từ đó, hoạt động cho vay ngắn hạn cũng chính là hoạt động cho vay chủ yếu của đơn vị nhằm phục vụ nhu cầu cần thiết về vốn giúp đời sống của nông dân được ổn định nâng mức thu nhập cho hộ sản xuất. Trong hoạt động cho vay ngắn hạn bao gồm các đối tượng như bảng sau: www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 35 Bảng 4. DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Đối tượng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 51.178 69,71 63.162 61,27 73.589 49,49 11.984 23,41 10.427 16,51 Chăn nuôi 4.500 6,13 5.500 5,33 11.500 7,73 1.000 22,22 6.000 109,09 Kinh doanh 17.741 24,16 34.443 33,40 63.602 42,78 16.692 94,07 16.692 84,71 Tổng cộng 73.419 100,00 103.095 100,00 138.815 100,00 29.676 40,86 45.596 44,23 (Nguồn: Phòng tín dụng NHN0 & PTNT) www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 36 Cho vay ngắn hạn bao gồm các đối tượng: Trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh. Tổng doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2006 là 73.589 triệu đồng đến năm 2007 đạt 103.095 triệu đồng tăng 29.676 triệu đồng tương đương 40,42% so với năm trước. Trong năm 2008, tổng doanh số cho vay ngắn hạn là 148.691 triệu đồng tăng hơn năm 2007 là 44,23%. + Cho vay trồng trọt: trong cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất th ì ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao nhất mặc dù trong những năm qua tỷ trọng này có giảm xuống nhưng vẫn đạt trên 50%. Điều này cho thấy ngành trồng trọt Huyện nhà phát triển hơn các ngành khác rất nhiều. Cây trồng chủ yếu của Huyện là cây lúa, hoa màu và một số nông sản khác như: cam, xoài… Năm 2006, cho vay trồng trọt chiếm 69,71% tương đương 51.178 triệu đồng, năm 2007 tăng 11.984 triệu đồng với tốc độ 23,41% so với năm 2006. Sang năm 2008 cho vay trồng trọt đạt 73. 589 triệu đồng, chiếm 49,49% đóng vai trò quan trọng nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất. Nguyên nhân cho vay trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao là do phần lớn đất đai trong Huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong những năm gần đây giá lúa tăng cao nên bà con nông dân đầu tư mạnh vào đồng ruộng để tăng năng suất. Mặc khác do thời tiết mà trên đồng ruộng cũng dễ xảy ra nạn cháy rầy, vàng lùn… do đó cần phải phòng ngừa trong khi đó giá vật tư nông nghiệp thì ngày càng tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng lên cộng thêm vào đó là diện tích mía ngày càng tăng do giá mía đường tăng nhanh, diện tích cây lâu năm năng suất giảm xuống nên bà con phá bỏ để trồng giống cây trồng mới nên nhu cầu vốn ngắn hạn để sản xuất lúa, mua giống cây trồng là rất lớn. + Cho vay chăn nuôi: Giồng Riềng là Huyện mà phần lớn người dân sống làm nông nghiệp. Ngoài thời gian làm đồng ra thì người dân còn tranh thủ thời gian nhàn rỗi để chăn nuôi kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Lúc đầu người dân chỉ nuôi với quy mô nhỏ nhưng càng ngày số lượng vật nuôi càng được nâng lên và trở thành ngành tạo thu nhập chính cho những gia đình có ruộng đất ít. Doanh số cho vay chăn nuôi năm 2006 là 4.500 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,15%, năm 2007 tăng 1.000 triệu đồng tức tăng 22,22% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì cho vay chăn nuôi đã lên đến 11.500 triệu đồng. Nguyên nhân ngành chăn nuôi phát triển như vậy trong những năm gần đây giá cả sản phẩm chăn nuôi tăng vọt nên ngày càng có nhiều nông dân đầu tư vào lĩnh vực này, do đó họ cần nhiều vốn để chăn nuôi. Mặc www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 37 khác, giá cả nguyên vật liệu đầu vào để chăn nuôi thì rất đắt từ con giống đến thức ăn làm cho người dân càng thiếu vốn nhiều hơn để mở rộng quy mô, từ đó làm cho nhu cầu vay vốn tăng cao. + Cho vay kinh doanh: Phần lớn là hộ sản xuất kinh doanh cá thể: nhà máy xay lúa, buôn bán vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, nơi cung cấp cây giống, vật nuôi, thu mua lúa cung cấp gạo cho thị trường. Ta thấy doanh số cho vay này tăng rất nhiều qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong ngày càng lớn trong cơ cấu cho vay hộ sản xuất. Cụ thể: năm 2006, doanh số cho vay đạt 17.741 triệu đồng, chiếm 24,16%, năm 2007 cho vay kinh doanh tăng 16.692 triệu đồng hay tăng 94,08% so với năm 2006. Sang năm 2008, doanh số cho vay đã lên đến 63.602 triệu đồng chiếm 42,78% trong cho vay ngắn hạn hộ sản xuất. Nguyên nhân cho vay kinh doanh ngày càng tăng là do số doanh nghiệp trên địa bàn được thành lập ngày càng nhiều nên cần nhiều vốn để hoạt động, mặc khác do việc làm ăn có hiệu quả của các doanh nghiệp cũ nên họ muốn mở rộng quy mô làm cho nhu cầu vốn tăng cao. 4.1.2 Doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG HẠN HỘ SẢN XUẤT (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Đối tượng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 ST TT (%) ST TT (%) Trồng trọt 21.395 69,97 33.618 70,84 33.386 59,96 12.223 57,13 4.768 14,18 Chăn nuôi 91.28 30,03 20.897 29,16 25.634 40,04 11.715 127,59 4.437 22,67 Tổng cộng 30.577 100 54.515 100 64.020 100 23.938 78,29 9.505 17,44 ( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 38 Cũng như doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trồng trọt cũng chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay trung hạn ngành nông nghiệp. Vì lợi nhuận hàng năm của ngành trồng trọt luôn cao hơn ngành chăn nuôi. Doanh số cho vay trung hạn ngành trồng trọt năm 2006 là 21.395triệu đồng. Năm 2007, doanh số cho vay trung hạn ngành trồng trọt là 33.618 triệu đồng tăng 57,13% so với năm 2006. Năm 2008, doanh số cho vay trung hạn ngành trồng trọt tăng 4.768 triệu đồng, tăng 14,18% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 diện tích cây lâu năm giảm năng suất nên các hộ nông dân phá vườn để trồng lại cây trồng mới nên vốn trung hạn dung để mua phân bón và công chăm sóc giảm xuống do đó làm cho doanh số cho vay trung hạn ngành trồng trọt của Ngân hang năm 2008 giảm xuống. Cũng giống như doanh số cho vay trung hạn ngành trồng trọt, doanh số cho vay trung hạn ngành chăn nuôi tăng vào năm 2007 và tăng nhẹ vào năm 2008. Cụ thể là năm 2006 doanh số cho vay trung hạn ngành chăn nuôi là 9.182 triệu đồng. Năm 2007, doanh số cho vay trung hạn ngành chăn nuôi tăng lên 20.897 triệu đồng tức tăng 127,59% so với năm 2006. Sang 2008, doanh số cho vay này là 25.634 triệu đồng, tăng 22,12% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 nhiều dịch bệnh xảy ra nên Ngân hàng hạn chế cho vay với ngành chăn nuôi vì sợ làm ảnh hưởng đến tình hình thu nợ của ngân hàng. 4.2 TÌNH HÌNH THU NỢ Trong hoạt động Ngân hàng để có thể duy trì, bảo toàn và mở rộng nguồn vốn cho vay thì bên cạnh công tác cho vay thì công việc hết sức quan trọng mà Ngân hàng quan tâm là công tác thu hồi nợ www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 39 Biểu đồ: Doanh số thu nợ 0 50000 100000 150000 200000 250000 2006 2007 2008 Năm T ri ệu đ ồ n g Tổng doanh số thu nợ Ngắn hạn Trung hạn HÌNH 6: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ THU NỢ QUA 3 NĂM (2006- 2008) 4.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp + Thu nợ trồng trọt: đóng góp chủ yếu trong cơ cấu thu nợ, doanh số thu nợ tăng liên tục qua ba năm, cụ thể năm 2006 đạt 43.043 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70,78%, năm 2007 tăng 17.687 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ đạt 86.630 triệu đồng. Nguyên nhân doanh số thu nợ tăng liên tục qua ba năm là do doanh số cho vay trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, người dân tích cực tham gia sản xuất nên năng suất đạt rất cao cộng với giá lúa trong những năm gần đây tăng liên tục, vì vậy nông dân có điều kiện trả nợ Ngân hàng. + Thu nợ chăn nuôi: ngành chăn nuôi hiện nay là một ngành rất phát triển ở địa bàn Huyện và heo là con vật được nuôi nhiều nhất. Từ năm 2006 trở lại đây giá thịt heo tăng nhanh, người dân bán heo được giá và trả nợ cho Ngân hàng. Mặc khác nhờ thú y và mô hình xây dựng chuồng trại được cải tiến nhờ đồng vốn của Ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn của người dân ngày càng cao và khả năng trả nợ Ngân hàng ngày càng lớn. Chính điều đó đã làm cho doanh số thu nợ Ngân hàng tăng liên tục trong ba năm, năm 2006 đạt 4.737 triệu đồng, năm 2007 đạt 6.545 triệu đồng, tăng 38,17% so với năm 2006. Đến năm 2008 thu nợ trồng trọt hộ sản xuất đạt 11.232 triệu đồng. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 40 Bảng 6. DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 43.043 70,78 60.730 63,00 86.630 55,30 17.687 41,09 25.900 42,65 Chăn nuôi 4.737 7,79 6.545 6,79 11.232 7,17 1.808 38,17 4.687 71,61 Kinh doanh 13.032 21,43 29.121 30,21 58.792 37,53 16.089 123,46 29.671 101,89 Tổng cộng 60.812 100,00 96.396 100,00 156.654 100,00 35.584 58,51 60.258 62,58 (Nguồn: Phòng tín dụng NHN0 & PTNT) . www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 41 Thu nợ kinh doanh: Doanh số thu nợ ngắn hạn trong họat động kinh doanh qua các năm tăng dần, năm 2006 đạt 13.032 triệu đồng, năm 2007 tăng 16.089 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008 thu nợ kinh doanh đạt 58.792 triệu đồng, điều này cho thấy người dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn và thu được hiệu quả nên dễ dàng thu hồi vốn. Điều đó cho thấy Ngân hàng đã đầu tư đúng vào các phương án khả thi và giám sát vốn vay rất chặt chẽ. Tóm lại doanh số thu nợ ngắn hạn tăng cho thấy khách hàng sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả đồng thời chi nhánh luôn có biện pháp hợp lý để thu hồi nợ nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển. Đạt được như vậy là nhờ vào chi nhánh đã thực hiện tốt việc đôn đốc trả nợ của khách hàng như gởi giấy báo kịp thời đến với khách hàng khi đến hạn trả nợ. Mặc khác, Ngân hàng còn nhận được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương nên việc thẩm định các món vay được chính xác hơn, hạn chế được việc cho vay sai đối tượng và việc kiểm tra sử dụng vốn được kịp thời hơn. Đồng thời ý thức trả nợ của khách hàng ngày càng cao cộng với việc khách hàng đã chọn được các phương án sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế tạo nguồn thu ổn định cho gia đình... 4.2.2 Doanh số thu nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp Việc mở rộng cho vay trung hạn qua các năm tuy không lớn so với doanh số cho vay ngắn hạn nhưng nó cũng làm cho nguồn thu của Ngân hàng từ vốn tín dụng tăng lên qua các năm. Từ năm 2006 Ngân hàng đã chủ trương mở rộng cho vay trung hạn nhưng còn hạn chế về đối tượng cho vay nhưng đến đầu năm 2008 Ngân hàng mở rộng đối tượng cho vay của mình. Sang năm 2008, doanh số thu nợ trung hạn đạt 46.181 triệu đồng, tăng 14.540 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân, doanh số thu nợ ngành trồng trọt và chăn nuôi năm 2008 tăng rất cao là do những hộ vay trung hạn để sản xuất nông nghiệp đầu tư sản xuất có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao nên Ngân hàng thu được nợ từ những hộ vay này. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 42 Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Đối tượng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 ST (%) ST (%) Trồng trọt 17.144 70,25 21.301 67,32 32.188 69,70 4.157 24,25 108.887 51,11 Chăn nuôi 7.260 29,75 10.340 32,68 13.993 30,30 3.080 42,42 3.653 35,32 Tổng cộng 24.404 100 31.641 100 46.181 100 7.237 29,65 14.540 45,35 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) 4.3 TÌNH HÌNH DƯ NỢ Dư nợ tín dụng là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng còn cho vay bao nhiêu, đồng thời cũng chính là khoản mà Ngân hàng cần phải thu về. Tổng dư nợ tại Ngân hàng là khoản nợ còn trong thời hạn cho vay hoặc được gia hạn nợ. Số dư nợ của loại này càng lớn chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng đạt kết quả tốt, nguồn vốn của Ngân hàng dồi dào và vai trò cung cấp vốn của Ngân hàng cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh càng cao.Tuy nhiên tổng dư nợ còn có một khoản nữa đó là các món nợ gần như đã mất vốn nhưng đã được thu hồi lại nên Ngân hàng đã hạch toán ngoại bảng đối với số nợ này. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 43 Biểu đồ: Tình hình thu nợ 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đồ ng Tổng dư nợ Ngắn hạn Trung hạn HÌNH 7: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006-2008) 4.3.1 Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp + Dư nợ trồng trọt: dư nợ trồng trọt tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất mỗi năm, năm 2006 dư nợ đạt 54.525 triệu đồng chiếm 70,72% trong tổng dư nợ, năm 2007 dư nợ tăng 2.469 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 dư nợ đã tăng đến 61.375 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, nông dân đầu tư mạnh vào sản xuất. Mặc khác giá cả nông sản tăng nên giá cây giống cũng tăng, giá cả phân bón, thuốc trừ sâu tăng liên tục... nên nhu cầu vay vốn của nông dân ngày càng lớn hơn, vì vậy mà dư nợ ngày càng nhiều. + Dư nợ chăn nuôi: có thể nói rằng trong những năm gần đây, giá cả sản phẩm ngành trồng trọt và chăn nuôi luôn ủng hộ người dân làm cho nông dân phấn khởi làm ăn, mở rộng quy mô. Từ đó làm cho dư nợ ngành chăn nuôi tăng lên hàng năm, năm 2006 dư nợ đạt 5.952 triệu đồng, năm 2007 tăng 597 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2007, dư nợ đạt 6.657 triệu đồng. Dư nợ tăng dần qua các năm là do nông dân làm ăn có hiệu quả mặc dù mở rộng quy mô chăn nuôi cần thêm nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng nhưng bản thân họ cũng đã có một số vốn nhất định từ lợi nhuận của kết quả chăn nuôi lần trước nên chỉ vay vốn từ Ngân hàng một phần. Dư nợ tăng còn do chủ trương của Huyện khuyến khích những hộ chăn nuôi có hiệu quả mở rộng quy mô cộng thêm vào đó là thị trường tiêu thụ của ngành www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 44 chăn nuôi rất khả quan nên Ngân hàng mạnh dạn mở rộng đầu tư cho ngành chăn nuôi. + Dư nợ kinh doanh: tăng với tốc độ đáng kể, năm 2006 mới chỉ đạt 16.623 triệu đồng, năm 2007 tăng 42.238 triệu đồng tức 25,49% so với năm 2006. Đến năm 2008 dư nợ kinh doanh đã đạt đến 36.471 triệu đồng. Sở dĩ dư nợ tăng nhanh như vậy là do hộ kinh doanh đã có nhiều phương án mở rộng sản xuất và được Ngân hàng đầu tư cho vay. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 45 Bảng 8 : DƯ NỢ NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT QUA BA NĂM (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 54.525 70,72 56.994 64,43 61.375 54,94 2.469 4,53 4.381 7,.69 Chăn nuôi 5.952 7,72 6.549 6,93 6.657 6,37 597 10,03 108 1,65 Kinh doanh 16.623 21,56 20.861 3.064 36.471 38,69 4.238 25,49 15.610 74,83 Tổng cộng 77.100 100,00 84.404 100,00 104.503 100,00 7.304 9,47 20.099 23,81 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 46 4.3.2 Dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp Bảng 9: DƯ NỢ TRUNG HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT QUA 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Đối tượng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 ST (%) ST (%) Trồng trọt 37.350 67,35 45.357 70,16 50.950 62,28 8.807 21,44 5.593 12,33 Chăn nuôi 18.107 32,65 19.291 29,84 30.857 37,72 1.184 6,54 11.566 59,96 Tổng cộng 55.457 100 64.648 100 81.807 100 9.191 16,57 17.159 26,54 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: năm 2006 dư nợ đạt 55.457 triệu đồng, trong đó dư nợ trồng trọt chiếm 67,35%, còn lại là dư nợ chăn nuôi. Năm 2007, cả dư nợ trồng trọt và chăn nuôi đều tăng đưa tổng dư nợ năm 2007 đạt 64.648 triệu đồng tăng 10,21% so với năm 2006. Đến năm 2008 tình hình dư nợ tiếp tục tăng, tổng dư nợ đạt 81.807 triệu đồng, tăng 26,54% so với năm 2007. Mặc dù dư nợ tăng qua các năm nhưng ta thấy rằng nó vẫn còn thấp. Nguyên nhân tình hình dư nợ còn ở mức thấp là do doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cho vay hộ sản xuất. Mặc khác giá cả sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao nên tạo điều kiện cho người dân trả nợ Ngân hàng dễ dàng cộng thêm vào đó là lãi suất vay trung hạn cao hơn ngắn hạn nên người dân còn e dè khi vay. 4.4 TÌNH HÌNH NỢ XẤU Nợ xấu là hình thức biểu hiện của rủi ro tín dụng trong quá trình hoạt kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên ta khó có thể triệt tiêu hết được nợ xấu bởi vì trong từng lĩnh vực, từng đối tượng vay vốn đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 47 Biểu đồ: Tình hình nợ xấu 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đồ ng Tổng nợ xấu Ngắn hạn Trung hạn HÌNH 8: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH NỢ XẤU QUA 3 NĂM (2006- 2008) 4.4.1 Nợ xấu ngắn hạn hộ sản xuất Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu ngắn hạn các năm giảm đi đáng kể. Năm 2006, nợ xấu là 4.160 triệu đồng. Năm 2007, nợ xấu ngắn hạn hộ sản xuất là 3.733 triệu đồng giảm đi 427 triệu đồng tương đương giảm 10,26% so với năm 2006. Năm 2008, nợ xấu ngắn hạn hộ sản xuất tiếp tục giảm xuống còn 3443 triệu đồng giảm đi 8,04% và giảm số tuyệt đối là 290 triệu đồng so với năm 2007. Nợ xấu giảm đều ở tất cả các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh. Ở năm 2007 nợ xấu có tăng lên chút ít ở ngành kinh doanh nhưng không đáng kể. Kết quả này có được là do những năm qua giá cả nông sản cũng tương đối cao nên hoạt động sản xuất có hiệu quả, hộ kinh doanh thì làm ăn có lời cao, hộ vay trả nợ rất đúng hạn. Mặc khác, kết quả này có được là do sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ tín dụng trong việc thẩm định hộ cho vay, điều tra khách hàng vận động khách hàng trả nợ đúng hạn. www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 48 Bảng 10: NỢ XẤU NGẮN HẠN HỘ SẢN XUẤT QUA 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 1.975 47,05 1.696 45,42 1.650 47,92 -279 -14,13 -46 -2,71 Chăn nuôi 1.506 36,21 1.134 35,21 1.203 34,94 - 192 -12,75 -11 -8,45 Kinh doanh 697 16,75 723 19,37 590 17,14 26 3,73 -133 -18,40 Tổng cộng 4.160 100 3.733 100 2.233 100 -143 -10,26 -90 -8,04 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) www.kinhtehoc.net Th.S LÊ LONG HẬU SVTH: HÀ THỊ HOÀN HẢO 52 4.4.2 Nợ xấu trung hạn hộ sản xuất Bảng 11: NỢ XẤUTRUNG HẠN HỘ SẢN XUẤT QUA 3 NĂM (2006- 2008) ĐVT:Triệu đồng (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT) Cũng như nợ xấu ngắn hạn, nợ xấu trung hạn đối với hộ sản xuất luôn giảm trong những năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2006 nợ xấu trung hạn là 2.330 triệu đồng thì sang năm 2007 đã giảm xuống còn 2.289 triệu đồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKTH2009 4053534 Ha Thi Hoan Hao .pdf
Tài liệu liên quan