Luận văn Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam

Tài liệu Luận văn Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam: LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua 20 năm đổi mới, sự phát triển KT-XH đất nước ta đạt được những thành tựu rực rỡ, kinh tế luôn đạt mức tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước và phát triển tương đối toàn diện; vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh; cơ cấu kinh tế cả nước tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng CN và DV; nông nghiệp, nông thôn được xác định là mục tiêu trọng tâm trước mắt và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, đi kèm với những thành tựu đó là những yếu kém, hạn chế như: Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm; “khoảng cách về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng doãng ra” [6, tr.63] và đang đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết, trong đó “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, ...

pdf91 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua 20 năm đổi mới, sự phát triển KT-XH đất nước ta đạt được những thành tựu rực rỡ, kinh tế luôn đạt mức tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước và phát triển tương đối toàn diện; vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh; cơ cấu kinh tế cả nước tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng CN và DV; nông nghiệp, nông thôn được xác định là mục tiêu trọng tâm trước mắt và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, đi kèm với những thành tựu đó là những yếu kém, hạn chế như: Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm; “khoảng cách về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng doãng ra” [6, tr.63] và đang đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết, trong đó “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân” [6, tr.68] là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách. Nhìn chung các huyện ở nước ta hiện nay, nông nghiệp vẫn chiếm phần chủ yếu trong cơ cấu kinh tế. CN, DV tuy đã có những bước đi tạo nên những chuyển biến tích cực, nhưng so với yêu cầu phát triển chung vẫn còn rất xa. Trong khi đó, các công cụ đòn bẩy kinh tế như thuế, tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng... chưa đủ mạnh để phát huy hết vai trò của mình đối với sự phát triển KT-XH khu vực nông nghiệp nông thôn. Tại nhiều địa phương cơ chế chính sách đôi khi chưa thật sự tương thích với hoạt động của các công cụ này, vai trò của tín dụng ngân hàng đôi khi bị bỏ qua hoặc xem nhẹ... Đại Lộc (Quảng Nam) là một huyện trung du, có đến 3/4 diện tích tự nhiên là đất rừng, núi. Qua 2 cuộc chiến tranh, vùng đất này bị tàn phá dữ dội, để lại di chứng nặng nề cả về mặt thiên nhiên, đất đai, con người, xã hội. Qua 20 năm đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Đại Lộc đã vượt lên trên những khó khăn mất mát để biến nơi đây thành một vùng đất đầy sôi động với nhiều chương trình dự án đã và đang xúc tiến mạnh mẽ thu hút đầu tư. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX đã xác định phấn đấu xây dựng huyện cơ bản trở thành huyện công nghiệp vào những năm 2010 – 2015. Để đạt được mục tiêu đó trước hết phải phát huy các nguồn nội lực ở huyện, kết hợp nội lực với ngoại lực để tạo ra hợp lực của sự phát triển KT-XH. Một trong những nguồn lực cần huy động cho sự phát triển KT-XH ở huyện Đại Lộc là nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong dân cư trên địa bàn thông qua hệ thống tín dụng ngân hàng, kết hợp với nguồn vốn huy động được trong huyện với ngoài huyện, ngoài tỉnh, ngoài nước…Tuy vậy, trên thực tế ở nước ta nói chung, Đại Lộc nói riêng, việc nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển KT-XH huyện đang còn nhiều bất cập. Là người nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, gắn bó với địa bàn nông nghiệp, nông thôn, tác giả luận văn nhận thấy, trong giai đoạn hiện nay việc nghiên cứu để nhận thức đúng vị trí, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển KT-XH đang là vấn đề nóng, không chỉ của riêng ngành Ngân hàng, mà còn là của xã hội. Từ những lý do trên, tác giả chọn “Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học Kinh tế chính trị, với lòng mong muốn góp phần làm rõ vị trí, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với chiến lược phát triển KT-XH, đề xuất những quan điểm, giải pháp đúng đắn sử dụng công cụ tín dụng ngân hàng và nâng cao vai trò của nó để tác động vào quá trình phát triển KT-XH, không chỉ trên địa bàn huyện Đại Lộc mà còn có thể áp dụng cho các huyện trung du, đồng bằng có điều kiện tương tự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Về hoạt động tín dụng, vai trò của tín dụng cho phát triển KT-XH đã có nhiều công trình, bài viết được công bố và đăng tải. Tiêu biểu như: - Đổi mới hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Chuyên ngành Quản lý kinh tế), Võ Văn Lâm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1999. - Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm phát triển ngành nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hoá. Luận văn Thạc sỹ kinh tế (Chuyên ngành Kinh tế phát triển), Đặng Ngọc Ba, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2004. - Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Chuyên ngành Kinh tế tài chính – ngân hàng), Phan Xuân Sinh, Học viện Ngân hàng, 2006. - Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. PGS-TS Đỗ Tất Ngọc, Tạp chí Tài chính tiền tệ ( Số 1), 4.2005 Tuy nhiên, những công trình, tác phẩm đó được tiếp cận từ nhiều giác độ và mục đích khác nhau: đổi mới tín dụng để phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tín dụng cho kinh tế nông nghiệp nông thôn; tín dụng cho phát triển làng nghề; tín dụng với kinh tế tư nhân v.v.. Nhưng vấn đề tín dụng của NHNo&PTNT đối với phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Đại Lộc thì chưa có công trình nào nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Làm rõ vị trí, vai trò tín dụng của NHNo&PTNT đối với phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Đánh giá đúng đắn thực trạng quan hệ tín dụng giữa NHNo&PTNT với các chủ thể trên địa bàn để đề xuất các giải pháp tín dụng thúc đẩy phát triển KT-XH ở huyện Đại Lộc. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ về mặt lý luận vai trò tín dụng của NHNo&PTNT đối với phát triển KT- XH trên địa bàn huyện. - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT đối với phát triển KT-XH ở Đại Lộc, Quảng Nam. - Đề xuất các quan điểm sử dụng công cụ tín dụng và một số giải pháp phát huy vai trò tín dụng của NHNo&PTNT đối với phát triển KT-XH ở Đại Lộc, Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quan hệ tín dụng giữa NHNo&PTNT với các chủ thể khác trong quá trình phát triển KT-XH ở Đại Lộc, Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn chủ yếu nghiên cứu quan hệ tín dụng giữa NHNo&PTNT với các chủ thể kinh tế trên địa bàn Đại Lộc, Quảng Nam. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ 2001 đến 2005 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2006 - 2015. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác Lênin vào nghiên cứu đề tài dưới góc độ kinh tế - chính trị thông qua phương pháp trừu tượng hoá. Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: điều tra khảo sát, thu thập số liệu, tư liệu, phân tổ, phân tích để rút ra các kết luận cần thiết. 6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu - Luận giải vai trò của tín dụng NHNo&PTNT đối với phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. - Phân tích đánh giá đúng thực trạng hoạt động và vai trò của tín dụng NHNo&PTNT đối với sự phát triển KT-XH trên địa bàn Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của tín dụng NHNo&PTNT đối với sự phát triển KT-XH ở Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 Tín dụng và vai trò của tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện 1.1. Tín dụng trên địa bàn huyện 1.1.1. Khái niệm và bản chất tín dụng Tín dụng có nguồn gốc từ thuật ngữ la tinh “Credittum”, có nghĩa gốc là sự tin tưởng, tín nhiệm, theo nghĩa thông thường được hiểu là tin tưởng và sử dụng. Trong KTCT học, tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, là hình thức vận động của vốn vay, nó biểu thị mối quan hệ dựa trên nền tảng của lòng tin giữa một bên là sở hữu tài sản và một bên là có nhu cầu sử dụng tài sản đó. Theo Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác - Lênin, “Tín dụng phản ánh quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả gốc lẫn lợi tức” [9, tr.594]. Như vậy, về bản chất, tín dụng bao gồm các nội dung sau: - Nhượng quyền sử dụng tài sản (bằng tiền hay tài sản có giá trị bằng tiền) chứ không nhượng quyền sở hữu tài sản. - Phải hoàn trả theo thời hạn nhất định. - Phải trả cả lợi tức (lãi). C.Mác viết: “Tín dụng là hình thức xã hội của của cải” [17, tr.327]. Quan hệ tín dụng là một bộ phận của quan hệ sản xuất xã hội, do đó nó lệ thuộc vào bản chất cuả xã hội. Dưới chế độ phong kiến, quan hệ giữa người cho vay với người đi vay phổ biến là cho vay nặng lãi. Lợi tức cho vay là rất cao, người cho vay thu toàn bộ sản phẩm thặng dư và có khi còn lấy vào phần sản phẩm tất yếu của người đi vay. Tư bản cho vay nặng lãi dựa trên quan hệ người cho vay bắt bí, bắt chẹt người đi vay, nhất là những người sản xuất nhỏ mỗi khi xảy ra thiên tai địch hoạ. Trong nền sản xuất TBCN, tín dụng là hình thức vận động của tư bản cho vay, đảm bảo lợi ích của người đi vay, lợi tức chỉ là một bộ phận của lợi nhuận bình quân mà người đi vay đem trả cho người cho vay, nhằm mục đích phân phối lại tư bản, đưa tư bản nhàn rỗi vào hoạt động để tạo ra giá trị thặng dư đem lại lợi ích cho người đi vay và người cho vay. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN “Nhà nước quản lý tín dụng nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của chủ thể cho vay và đi vay với lợi ích chung của toàn xã hội” [36, tr.113]. Đặc điểm chung của quan hệ tín dụng hiện nay ở nước ta là có nhiều chủ thể cùng có quan hệ tín dụng với nhau nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh với những nguồn lợi tức khác nhau. Do đó, các tổ chức tín dụng luôn có mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh, dưới sự bảo đảm của pháp luật. Trong môi trường đó, các tổ chức tín dụng của Nhà nước phải không ngừng lớn mạnh để nắm giữ và làm tốt vai trò chủ đạo đối với thị trường tài chính tiền tệ và tín dụng, đảm bảo định hướng XHCN trong quan hệ tín dụng toàn xã hội. 1.1.2. Đặc điểm và mối quan hệ của các hình thức tín dụng trên địa bàn huyện 1.1.2.1. Đặc điểm của các hình thức tín dụng trên địa bàn huyện Địa bàn huyện ở nước ta hiện nay tuy là cùng cấp hành chính với quận thuộc thành phố, thị xã thuộc tỉnh, song về mặt kinh tế, huyện thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn, không có tính tập trung đông dân cư và có CN, DV phát triển như thị xã và quận. Do kinh tế trên địa bàn huyện còn kém phát triển, nên hiện nay tín dụng cho vay nặng lãi vẫn tồn tại bên cạnh các hình tức khác là tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và tín dụng tập thể. - Tín dụng cho vay nặng lãi: Là hình thức tín dụng xuất hiện từ giai đoạn của chế độ nô lệ và phát triển mạnh vào giai đoạn chế độ phong kiến. Tuy nhiên, ngày nay tín dụng nặng lãi vẫn còn tồn tại dai dẵng ở nhiều nước. ở nước ta, trong điều kiện tín dụng ngân hàng chưa đến với người dân kịp thời thì tín dụng cho vay nặng lãi vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức như: “bốc nóng”, “biêu”, “hụi”, “họ”... Chính các hình thức này là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề bức xúc của xã hội. Đặc điểm của tín dụng cho vay nặng lãi: Có lãi suất rất cao so với các loại tín dụng khác, thường vượt xa quá mức sản phẩm thặng dư; Sự tồn tại của hình thức tín dụng cho vay nặng lãi là do nhu cầu sản xuất và tiêu dùng; gia đình gặp thiên tai địch hoạ hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh. Hình thức cho vay gồm cả tiền, hiện vật, dịch vụ, việc trả nợ cũng có thể là tiền, hiện vật, dịch vụ. Tác hại của tín dụng nặng lãi đã được C.Mác đánh giá: Nó không làm cho phương thức sản xuất thay đổi, nhưng bám chặt các vòi của nó vào phương thức sản xuất này như giống ký sinh trùng và làm cho nền sản xuất trở nên bần cùng. Nó làm cho sản xuất trở nên khánh kiệt, rút hết sức lực của nền sản xuất và khiến cho việc tái sản xuất phải tiến hành trong những điều kiện ngày càng thảm hại [17, tr.357]. - Tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ của một bên cho bên còn lại, theo cách không trả tiền ngay mà được chịu nợ với kỳ hạn và lợi tức nhất định. Tín dụng thương mại có mặt ở tất cả các quy mô lớn nhỏ của quan hệ mua bán, từ những hợp đồng mua bán lớn giữa các doanh nghiệp với nhau, đến các hợp đồng cung ứng hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình. Từ lý do đó, tín dụng thương mại là hình thức tín dụng phổ biến và không thể thiếu trên mọi địa bàn trong nền kinh tế thị trường. Tín dụng thương mại có đặc điểm: Số vốn tiền tệ cho vay là giá trị hàng hoá bán được, tính thêm cả lãi suất của người sản xuất, kinh doanh, thực hiện trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Giá trị hàng hoá cho vay là một bộ phận trong vốn lưu động của người vay; Quan hệ tín dụng thương mại dựa trên cơ sở của sự tín nhiệm giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau, giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hình thức thực hiện tín dụng thương mại là giấy biên nhận cam kết nghĩa vụ trả nợ của bên mua cho bên bán theo kỳ hạn cụ thể. Những giấy biên nhận đó được gọi là hối phiếu thương mại hay thương phiếu. - Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng được thực hiện thông qua vai trò trung tâm của ngân hàng. Đây là hình thức tín dụng rất quan trọng trên địa bàn huyện, đáp ứng được phần lớn các nhu cầu về tín dụng cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Tín dụng ngân hàng gắn liền với trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường, do vậy quy mô và chất lượng phát triển của tín dụng ngân hàng chứng tỏ được trình độ phát triển của thị trường và nền kinh tế. Tuỳ theo tiêu chí khảo sát, tín dụng ngân hàng được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Nếu xét theo thời hạn thì có tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Xét theo đối tượng đầu tư thì có tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định. Nhưng nếu xét theo loại hình sở hữu thì tín dụng ngân hàng gồm có tín dụng NHTMNN, tín dụng ngân hàng chính sách, tín dụng ngân hàng phát triển; Theo lĩnh vực kinh doanh có tín dụng của NHCT, NHNT, NHĐT&PT, NHNo&PTNT, NHTMCP, ngân hàng nước ngoài... Hiện nay ở nước ta, với nhiều mức độ và hình thức thâm nhập khác nhau, trên địa bàn huyện hầu như đều có mặt tất cả các loại hình tín dụng ngân hàng nêu trên. Tuy nhiên, ở đại bộ phận huyện, kinh tế nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, tín dụng của NHNo&PTNT vẫn luôn chiếm phần chủ yếu, đại diện cho NHTMNN, có vai trò chủ đạo, chủ lực đối với thị trường tài chính, tiền tệ, tín dụng và sự phát triển KT-XH ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện có những đặc thù riêng, đó là: Một là, đối tượng của tín dụng NHNo&PTNT trên địa bàn huyện chủ yếu là phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, tính rũi ro cao, vòng quay tín dụng thấp, thời hạn cho vay dài (chủ yếu là trung và dài hạn). Địa bàn huyện có kinh tế nông nghiệp chiếm phần chủ yếu, do vậy tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện, dù là dưới hình thức nào, đa phần cũng xuất phát chủ yếu từ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn hoặc tiêu dùng. Từ đó, sự vận động của tín dụng phụ thuộc rất lớn vào tính mùa vụ, điều kiện tự nhiên, thời hạn luân chuyển của vốn vì thế mà bị kéo dài, tính rủi ro cao. Hai là, quy trình kỹ thuật tín dụng áp dụng phức tạp, chi phí lớn. Đối tượng phục vụ của tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện chủ yếu là những đối tượng sinh học (cây, con) phục vụ cho nông nghiệp, có vòng đời sinh trưởng khác nhau. Yêu cầu của việc đầu tư tín dụng là phải nắm bắt được quá trình phát triển của cây trồng, con vật nuôi. Do vậy, công tác thẩm định để đầu tư đòi hỏi quy trình kỹ thuật phức tạp, áp dụng riêng cho từng loại đối tượng vay vốn. Chi phí thẩm định vì thế mà có thể rất cao. Ba là, ý thức chấp hành kỷ cương pháp luật, trình độ sản xuất kinh doanh và năng lực hạch toán kinh tế của người vay trong quan hệ tín dụng trên địa bàn huyện là thấp. Phần lớn chủ thể vay vốn trong quan hệ tín dụng trên địa bàn huyện chủ yếu là nông dân, đầu tư vào lĩnh vực chính là nông nghiệp, nông thôn. Trình độ hạch toán kinh tế của người vay, ý thức chấp hành kỷ cương pháp luật nói chung là thấp. Người vay vốn không ý thức được đầy đủ việc chấp hành các quy trình tín dụng, kỷ cương pháp luật, thiếu khả năng hạch toán kinh tế và trình độ kỹ thuật để có thể tự xây dựng được những dự án đầu tư hiệu quả, chỉ làm theo kinh nghiệm là chính. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và rũi ro tín dụng. Bốn là, tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện có tính đảm bảo bằng tài sản thấp, chủ yếu dựa trên chữ tín. Do tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện có tính rũi ro cao nên muốn đảm bảo tính an toàn các chi nhánh NHNo&PTNT đều phải lấy thế chấp tài sản làm điều kiện quyết định để cho vay. Tuy nhiên, điều nghịch lý là tài sản thế chấp ở nông thôn thì thường có giá trị thấp, khó thanh lý khi quan hệ tín dụng bị phá vỡ. Từ lý do đó, thực chất quan hệ tín dụng trên địa bàn huyện đều phải chủ yếu dựa trên chữ tín để quyết định cho vay. Trong nhiều trường hợp có tài sản làm đảm bảo nhưng đó cũng chỉ là điều kiện chủ thể cho vay ràng buộc người vay tôn trọng hợp đồng, tìm nguồn khác trả nợ khi việc làm ăn thất bại, chứ không phải với mục đích thanh lý tài sản thế chấp để thu nợ. Thực tế cho thấy tỷ lệ thanh lý, phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi vốn vay thành công đạt được là rất thấp. Đây là một tính chất rất đặc thù của các hình thức tín dụng trên địa bàn huyện hiện nay. - Tín dụng nhà nước: Tín dụng nhà nước là quan hệ vay mượn có hoàn trả vốn và lãi theo thời hạn nhất định, giữa nhà nước với các tổ chức kinh tế, với các tầng lớp dân cư, với nước ngoài... Trong hình thức này, nhà nước là người đi vay bằng cách phát hành công trái, trái phiếu có mục đích, tín phiếu kho bạc... nhằm bổ sung vào khoản ngân sách bị thiếu hụt, thực hiện các chương trình dự án lớn có tầm cỡ quốc gia. Mặt khác, nhà nước cũng có thể là người cho vay, trong các chương trình tài trợ vốn có mục đích – thông qua các trung gian tài chính, tín dụng của nhà nước – nhằm khắc phục thiên tai, xoá đói giảm nghèo... ở nước ta tín dụng nhà nước do Chính phủ thực hiện huy động vốn hoặc Chính phủ cho phép chính quyền nhà nước cấp tỉnh, thành phố huy động vốn qua phát hành trái phiếu có sự bảo lãnh của Chính phủ. Chính quyền nhà nước cấp huyện trở xuống không được phép phát hành trái phiếu. Song chính quyền nhà nước cấp huyện và cấp xã lại có vai trò rất quan trọng trong việc huy động và sử dụng vốn tín dụng nhà nước trên địa bàn. - Tín dụng tập thể: Là hình thức tín dụng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, giữa các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình, thành lập để cho vay giữa tổ chức và thành viên, kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật Hợp tác xã. Mục đích chủ yếu của hình thức tín dụng tập thể là tương trợ để phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống. ở nước ta, hình thức tín dụng tập thể từng được hình thành với các tên gọi: hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân... Tuy nhiên, qua quá trình biến động, đổ vỡ hàng loạt các quỹ tín dụng vào những năm 1988, 1989, theo Chỉ thị số 57/CT-TW, ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị và Nghị định số 48/2001/NĐ-CP, ngày 13/8/2001 của Chính Phủ, loại hình tín dụng tập thể đã được củng cố và hoàn thiện lại, chỉ với tên gọi là Quỹ tín dụng nhân dân. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân hiện nay gồm Quỹ tín dụng nhân dân trung ương với 24 chi nhánh và 898 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở [31, tr.105]. Thị phần hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân hiện nay còn tương đối nhỏ (dưới 2%), nhưng nó có vai trò rất quan trọng đối với nhu cầu về tín dụng ở những vùng tín dụng ngân hàng chưa thể vươn tới. 1.1.2.2. Mối quan hệ giữa các hình thức tín dụng trên địa bàn huyện Các hình thức tín dụng trên địa bàn huyện hiện nay tồn tại đan xen lẫn nhau và có mối quan hệ hợp tác, cạnh tranh lẫn nhau. Trong các quan hệ phức tạp đó, để nền kinh tế phát triển đảm bảo đúng định hướng XHCN, đòi hỏi quan hệ tín dụng của thành phần kinh tế nhà nước, bao gồm tín dụng nhà nước, tín dụng NHCSXH và tín dụng NHTMNN phải đủ lớn mạnh và phát triển mới có thể nắm giữ được vai trò chủ đạo, chủ lực trong quan hệ tín dụng của toàn bộ nền kinh tế. Quan hệ hợp tác và cạnh tranh của các hình thức tín dụng trên địa bàn huyện thể hiện như sau: Đó là sự bổ sung, tạo điều kiện cho nhau để cùng tồn tại và phát triển, phát huy đến mức cao nhất vai trò tích cực của tín dụng đối với sự phát triển KT-XH. Đây là mối quan hệ được nhà nước khuyến khích phát triển. Tại Điều 16, khoản 1, Luật các tổ chức tín dụng quy định :“Các tổ chức hoạt động ngân hàng được hợp tác và cạnh tranh hợp pháp” [15, tr.102], trong đó quan hệ hợp tác chỉ có thể xảy ra đối với các hình thức tín dụng hợp pháp mà thôi. Riêng sự tồn tại của tín dụng nặng lãi không được luật pháp và xã hội thừa nhận, song thực tế nó vẫn lén lút tồn tại, bất chấp pháp luật và tác hại cũng rất khó lường. Đồng thời với quan hệ hợp tác là sự cạnh tranh giữa các hình thức tín dụng để giành thị phần, với mục đích cuối cùng là lợi nhuận cho đơn vị mình. Theo đó, sự cạnh tranh chỉ xảy ra với các TCTD có cùng chung địa bàn hoạt động, cùng chung nhóm đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện hiện nay sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng diễn ra không phải lúc nào cũng chỉ với các tổ chức tín dụng có mặt trên địa bàn, mà có thể xảy ra cả với các TCTD ngoài địa bàn, khi quy định về địa bàn hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện nay còn có nhiều điểm khác biệt. Đơn cử là, đối với NHNo&PTNT thì địa bàn được phân định rõ, chi nhánh NHNo&PTNT chỉ cho vay các đối tượng khách hàng trên địa bàn của mình mà không có quyền tự ý cho vay đối với các khách hàng ngoài địa bàn, kể cả khách hàng nới khác đến đặt cơ sở SXKD trên địa bàn. Trong khi đó các NHTMCP, chi nhánh ngân hàng vốn nước ngoài thì không phải bị ràng buộc bởi “quy chế địa bàn”… Quan hệ hợp tác và cạnh tranh của các hình thức tín dụng được biểu hiện ở các mặt sau: - Quan hệ giữa tín dụng ngân hàng với tín dụng tập thể: Trong điều kiện ngân hàng chưa thiết lập được quan hệ với khắp các hộ thì sự hiện hữu và phát triển của tín dụng tập thể là hết sức cần thiết, vừa ngăn ngừa sự tồn tại và tác hại của tín dụng nặng lãi, vừa có vai trò động lực kích thích sản xuất, kinh doanh và các nhu cầu đời sống, đặc biệt là trên địa bàn nông thôn. Tín dụng tập thể là cầu nối giữa ngân hàng với các hộ trên địa trong huy động và cho vay vốn. NHTM cho các tổ chức tín dụng tập thể vay để cho vay lại đối với các hộ trên địa bàn. Ngược lại, vốn nhà rỗi của các hộ, cơ sở kinh doanh trên địa bàn mà các tổ chức tín dụng tập thể huy động được, trong trường hợp vượt quá nhu cầu cho vay trên địa bàn thì các tổ chức tín dụng tập thể cho các NHTM vay để điều hoà vốn trên quy mô rộng lớn hơn. Thông qua mối quan hệ tín dụng giữa NHTM với các tổ chức tín dụng tấp thể, tín dụng NHTM đã tác động gián tiếp đến các hộ trên những vùng xa xôi hẻo lánh. Từ đó, tạo tiền đề để sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. - Quan hệ giữa tín dụng nhà nước với tín dụng ngân hàng và tín dụng tập thể: Nhà nước huy động vốn thông qua tín dụng nhà nước để thực hiện các chương trình mục tiêu có tầm cỡ quốc gia, dưới các hình thức trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc... Trong quá trình chu chuyển, khi vốn tín dụng nhà nước huy động được chưa đưa ngay vào sử dụng, sẽ xuất hiện trạng thái “chờ”. Khi đó nguồn vốn này – hiện hữu trên tài tài khoản tại ngân hàng thương mại – sẽ tạo vốn cho ngân hàng thương mại sử dụng để cho vay đối với các chủ thể, kể cả các yêu cầu về vốn của tín dụng tập thể, nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn. Vốn tín dụng nhà nước hiện nay phần lớn được huy động thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, có tài khoản tiền gửi tại NHTM. Trong nhiều trường hợp đây là bộ phận vốn chiếm tỷ trọng đáng kể trong nguồn vốn tín dụng ngân hàng thương mại. - Quan hệ hợp tác và cạnh tranh trong nội bộ của tín dụng các ngân hàng có trên địa bàn huyện: Về lãi suất cho vay: Hiện nay cơ chế về lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đều phải chấp hành quy chế của NHNN về lãi suất cơ bản, đồng thời thực hiện đúng cam kết của Hiệp hội Ngân hàng. Trong đó, NHCSXH được áp dụng mức lãi suất thấp hơn mặt bằng chung, và có thể thấp hơn lãi suất cơ bản của NHNN để phục vụ đối tượng vay vốn là các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, sinh viên học sinh... Cần thấy đây là điều kiện vừa đảm bảo cho tính hợp tác, vừa đảm bảo cho sự cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp giữa các tổ chức tín dụng với nhau. Về phân vùng phục vụ: Đối tượng của tín dụng NHCSXH như đã phân tích trên, thuộc về các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, sinh viên, học sinh.... Còn đối tượng của NHNo&PTNT là các đối tượng còn lại. Tuy nhiên, việc phân định nói trên, đôi lúc, đôi nơi vẫn còn tình trạng không rõ ràng, dẫn đến việc cho vay trùng lắp, chồng chéo. Khi đó, nếu không có sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn về thông tin khách hàng thì rũi ro là khó tránh khỏi. Về tạo nguồn: Theo Thông tư 04/2003/TT-NHNN, ngày 24/2/2003 của Thống đốc NHNN về việc “hướng dẫn các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì tiền gửi tại NHCSXH” quy định các ngân hàng thương mại nhà nước đều phải duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH để loại hình ngân hàng đặc biệt này đảm bảo duy trì hoạt động an toàn. Ngược lại, các phòng Giao dịch NHCSXH lại là một đầu mối mở tài khoản tại chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn, góp phần tạo nguồn vốn để NHNo&PTNT cho vay. Cạnh tranh hợp pháp trong phạm vi nội bộ tín dụng ngân hàng trên địa bàn huyện hiện nay thể hiện ở các mặt: Thương hiệu, lãi suất, tiện ích và sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ, văn hoá doanh nghiệp, chính sách khách hàng v.v.., được pháp luật nhà nước đảm bảo và chỉ khi đó cạnh tranh mới có những tác động tích cực đến sự phát triển KT-XH. Hoạt động cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng càng gay gắt thì khách hàng là người được hưởng lợi. Điều đó có thể có lợi nhất thời cho các chủ thể kinh tế liên quan mà đôi khi gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng tham gia thị trường, làm hạn chế vai trò đối với sự phát triển KT-XH trên địa bàn. Do vậy, để đảm bảo sự phát triển hài hoà, các tổ chức tín dụng cần phải xử lý tốt mối quan hệ giữa sự hợp tác và cạnh tranh hợp pháp. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay ở nước ta quan hệ cạnh tranh giữa các hình thức tín dụng là tất yếu và được Nhà nước đảm bảo tính lành mạnh và hợp pháp, nhằm tránh việc cạnh tranh có thể “gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và lợi ích hợp pháp giữa các bên” [15, tr.102]. Theo Luật các tổ chức tín dụng 2004, hành vi cạnh tranh bất hợp pháp bao gồm: Khuyến mại bất hợp pháp, thông tin sai sự thật làm tổn hại lợi ích của tổ chức tín dụng khác và của khách hàng, đầu cơ lũng đoạn thị trường tiền tệ, vàng, ngoại tệ, v.v.. Hiện nay trước yêu cầu hội nhập, thời điểm Việt Nam gia nhập WTO đang đến gần, thì hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nước sẽ phải đối mặt với thách thức to lớn của sự cạnh tranh quốc tế. Theo GS-TS Nguyễn Duy Gia, đó là “bước ngoặc lịch sử vĩ đại – bước vào giai đoạn sống còn, giai đoạn cạnh tranh khốc liệt” [8, tr.15]. Đến lúc đó, do đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước sẽ phải: Xoá bỏ các bảo hộ đối với hoạt động ngân hàng trong nước, nới lỏng các điều kiện hoạt động của ngân hàng nước ngoài, tuân thủ theo tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế, tạo sân chơi bình đẳng, công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng. Khi đó, các lợi thế hiện đang nghiêng về NHNo&PTNT, trên địa bàn huyện sẽ dần dần biến mất, thay vào đó là môi trường thông thoáng, thuận lợi chia đều cho tất cả các bên tham gia thị phần tín dụng. Để giữ được vai trò chủ đạo trên địa bàn huyện, NHNo&PTNT chỉ có một con đường là “cạnh tranh, phát triển và hội nhập” [8, tr.15], đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽ, tích cực của bản thân ngành Ngân hàng, đồng thời Nhà nước cần phải có những cơ chế chính sách để hỗ trợ, giúp sức như: tăng vốn điều lệ của NHNo&PTNT , các cơ chế bảo hộ sản xuất nông nghiệp, các chính sách đòn bẩy khuyến nông, khuyến lâm, ngư… 1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và điều kiện đảm bảo phát huy vai trò của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện 1.2.1. Vai trò của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Kết quả phân tích các hình thức tín dụng trên đây cho thấy đại bộ phận huyện ở nước ta hiện nay NHNo&PTNT là loại hình tín dụng NHTMNN chiếm thị phần chủ yếu, thực hiện vai trò chủ đạo, chủ lực của kinh tế nhà nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những vai trò đó thể hiện ở các mặt sau: 1.2.1.1. Đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, hạn chế nạn cho vay nặng lãi Là NHTMNN hoạt động chủ yếu trên địa bàn huyện, NHNo&PTNT phải đáp ứng yêu cầu về vốn tín dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn. NHNo&PTNT trên địa bàn huyện luôn có bộ máy tổ chức màng lưới rộng khắp, ngoài các chi nhánh cấp 2, còn có các chi nhánh cấp 3, phòng Giao dịch, các tổ cho vay lưu động… Sự phát triển về số lượng và chất lượng hoạt động của tổ chức mạng lưới đã giúp cho quan hệ của các chủ thể và ngân hàng được mở rộng và ngày càng được nâng cao. NHNo&PTNT luôn luôn dẫn đầu về thị phần tín dụng và tiền gửi ở khu vực nông nghiệp nông thôn. Vào thời điểm 31/12/2005 có đến 9,4 triệu hộ có dư nợ vay vốn NHNo&PTNT tương ứng với 93 ngàn tỷ đồng, chiếm 75% tổng số hộ nông dân trong toàn quốc, tiền gửi dân cư tại NHNo&PTNT là 78.243 tỷ đồng [31, tr.10]. Bằng cách đó, NHNo&PTNT đã trở thành lực lượng chính để giải quyết tận gốc nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. 1.2.1.2. Giải phóng các nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng, tạo công ăn việc làm Nước ta là nước đang phát triển, tiềm năng về đất đai, tài nguyên, lao động là rất lớn. Để xây dựng đất nước theo hướng CNH, HĐH đòi hỏi phải phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, tiềm năng thế mạnh sẵn có, bằng các chính sách hợp lý. Trong đó, tín dụng của NHNo&PTNT phải được xem là công cụ đòn bẩy thích hợp, góp phần động viên các nguồn lực vào sản xuất. Từ đồng vốn tín dụng của NHNo&PTNT đã tác động vào việc khai thác các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, đất đai, thổ nhưỡng, lao động để tạo nên những sản phẩm hàng hoá, mang lại lợi ích thiết thực cho người sản xuất kinh doanh và người lao động địa phương. Mặt khác, trên địa bàn huyện ở nước ta với lực lượng lao động dồi dào, hàng năm có từ 5 - 6 triệu người không có đủ việc làm dưới nhiều hình thái khác nhau, đã tạo nên một áp lực rất lớn về việc làm. Giải quyết vấn đề đó hoàn toàn không đơn giản, nhất thiết phải vận dụng nhiều con đường, nhiều giải pháp đồng bộ thì mới mang lại hiệu quả. Trong số các giải pháp đó, việc vận dụng công cụ tín dụng ngân hàng, cụ thể là tín dụng của NHNo&PTNT mang lại những hiệu quả thiết thực. 1.2.1.3. Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất, đẩy nhanh phát triển sản xuất hàng hoá Từ sau các cuộc cải cách quan trọng, mang tính cách mạng trong sản xuất nông nghịêp, mở đầu là Chỉ thị 100/CT của Ban Bí thư và sau đó là Nghị quyết 10/NQ của Bộ Chính trị, nông nghiệp ở nước ta được “cởi trói”, hầu hết các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đều có ruộng đất nhận khoán để sản xuất, cùng với cơ chế khoán hợp lý đã tạo nên những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên theo yêu cầu phát triển, để hướng đến nền sản xuất hàng hoá, sản xuất nông nghiệp phải chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ, quy hoạch các vùng chuyên canh, tăng quy mô sản xuất… Đó cũng là quá trình vừa mang tính tự phát, vừa mang tính tự giác dẫn đến tích tụ và tập trung ruộng đất. Nhiều hộ có năng lực tổ chức sản xuất lớn, có vốn đã tìm cách mở rộng quy mô sản xuất của mình. Cùng lúc đó, nhiều hộ thiếu điều kiện hơn đã nhượng lại quyền sử dụng đất cho các hộ có nhu cầu, để chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. Trong quá trình đó, vốn tín dụng của NHNo&PTNT đã được các nhà đầu tư sử dụng để mua lại quyền sử dụng đất, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, cải tiến quy trình sản xuất để tăng năng suất, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá. Khi quy mô sản xuất được mở rộng, việc tích tụ và tập trung ruộng đất càng lớn thì nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng cũng tăng cao tương ứng, càng đẩy mạnh được sản xuất, sản lượng hàng hoá cũng được tăng cao, mở rộng cho tiêu dùng và xuất khẩu. Việc đổi mới cơ chế trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, và nhất là việc sử dụng có hiệu quả công cụ tín dụng vào các chính sách phát triển đã mang lại những thành công rực rỡ trong sản xuất hàng hoá. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, những năm 80 (Thế kỷ XX), đến nay nước ta đã vươn lên trở thành nước có sản lượng xuất khẩu gạo vào hàng nhất, nhì của Thế giới. 1.2.1.4. Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương Với ưu thế về thị phần trên địa bàn huyện, tín dụng của NHNo&PTNT đã đáp ứng được phần lớn các nhu cầu tín dụng đối với tất cả các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình, đáp ứng tất cả các yêu cầu của sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, các dự án sử dụng nhiều lao động, ứng dụng được các công nghệ tiên tiến, tác động tích cực vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, đưa sánh sáng của các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương. Các đường dẫn đưa vốn tín dụng NHNo&PTNT cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là thông qua quan hệ tín dụng của: Các chủ đầu tư, chủ dự án với các chi nhánh NHNo&PTNT để thi công các công trình cải tạo, nâng cấp hoặc làm mới về đường sá, cầu cống, trường học, các công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn, lưới điện, các cơ sở công cộng; Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ gia đình vay vốn thực hiện các dự án phát triển làng nghề truyền thống, chế biến nông sản có dây chuyền sản xuất, trang thiết bị và công nghệ hiện đại; Các dự án phát triển kinh tế trang trại quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động, có cơ sở nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất v.v.. 1.2.1.5. Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tăng cường hạch toán kinh tế Thực tiễn chứng minh đại bộ phận các chủ thể kinh tế trên địa bàn huyện hiện nay đều có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT. Vốn tín dụng ngân hàng là vốn có thời hạn, hoàn trả cả gốc và lãi, điều đó đòi hỏi các chủ thể vay vốn NHNo&PTNT phải tính toán cân nhắc sử dụng đồng vốn mang lại hiệu quả cao nhất để vừa hoàn vốn cả gốc và lãi cho ngân hàng, vừa mang lại lợi nhuận cho mình. Từ đó, cùng với quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi tất cả các chủ thể phải biết tính toán, hạch toán, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tăng cường sức mạnh cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm. Kết quả tất yếu là năng lực SXKD, khả năng hạch toán kinh tế của các chủ thể kinh tế trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao. Mặt khác, NHNo&PTNT không chỉ đầu tư trực tiếp bằng nguồn vốn tự có mà còn là trung gian tài chính, làm cầu nối, huy động các nguồn tiền vốn nhàn rỗi chưa sử dụng trên địa bàn (hoặc thông qua hoạt động điều tiết nguồn vốn huy động từ nới thừa sang nơi thiếu của NHNo&PTNT Việt Nam) để cho vay thực hiện các nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống trên địa bàn huyện. 1.2.1.6. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Do có vị trí quan trọng ở nông thôn, ngoài mục tiêu lợi nhuận, tín dụng của NHNo&PTNT còn phải hướng vào các mục tiêu chương trình phát triển của Nhà nước và địa phương để xác lập được cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững. Vốn tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện còn tác động vào quá trình lựa chọn đầu tư, dịch chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác, dẫn đến bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận, giảm sự độc quyền, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển. Về phần mình, để đưa vốn tín dụng của NHNo&PTNT vào SXKD, Ngân hàng luôn luôn phải tính toán, lựa chọn các ngành mang lại lợi nhuận cao, lựa chọn các doanh nghiệp, chủ thể kinh tế có năng lực quản lý và tổ chức SXKD hiệu quả để đầu tư. Chính điều này đã làm cho việc di chuyển vốn tín dụng của NHNo&PTNT thích ứng với cơ cấu ngành kinh tế, phát huy sự phát triển các ngành mũi nhọn. Ngoài ra, tiến trình CNH, HĐH luôn đòi hỏi về vốn. Trong khi khả năng tích luỹ của các bộ phận trong nền kinh tế còn thấp, thị trường vốn chưa đủ mạnh thì vốn từ tín dụng của NHNo&PTNT trong nhiều trường hợp là chủ lực của hoạt động SXKD và đầu tư phát triển. Tóm lại, bằng sự hiện diện đều khắp của mình trên địa bàn huyện, chủ yếu là khu vực nông nghiệp, nông thôn, tín dụng của NHNo&PTNT đã luôn là động lực tích cực của sự phát triển, trở thành thành tố không thể thiếu, đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển KT-XH trên địa bàn huyện nói riêng. 1.2.2. Những điều kiện đảm bảo để phát huy vai trò của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng của NHNo&PTNT luôn là động lực rất quan trọng cho sự phát triển đúng hướng và mạnh mẽ của KT-XH. Tuy nhiên, trong mối quan hệ biện chứng, hiển nhiên tín dụng của NHNo&PTNT vẫn phải chịu sự tác động trở lại từ các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn mà nó phục vụ. Để tín dụng của NHNo&PTNT thể hiện đầy đủ các vai trò tích cực đối với phát triển KT-XH ở huyện đòi hỏi phải có những điều kiện cần thiết sau đây: Một là, phải có cơ chế chính sách tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế từng thời kỳ. Tín dụng ngân hàng luôn luôn là một công cụ đắc lực phục vụ cho chính sách tiền tệ quốc gia. Chính sách tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện phải phụ thuộc vào cơ chế chính sách sử dụng công cụ tín dụng của Nhà nước và Chính quyền địa phương sở tại. Hay nói cách khác, mục tiêu định hướng của chính sách tín dụng chịu sự điều tiết của mục tiêu định hướng phát triển KT-XH của nhà nước và của địa phương sở tại. Một trong những chính sách và giải pháp lớn để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 do Đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ X đề ra là: “thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ các loại thị trường và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN” [6, tr.187]. Giải pháp thuộc chính sách tiền tệ tín dụng là phải “ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng”. Và để “đảm bảo an ninh hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng”, Văn kiện Đại hội Đảng X tiếp tục chỉ rõ “Nâng cao chất lượng tín dụng, khả năng sinh lời, xử lý nhanh nợ đọng, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn; tăng vốn tự có của ngân hàng thương mại đạt chuẩn mực quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư và doanh nghiệp tiếp cận với các sản phẩm và tiện ích ngân hàng”. “Xây dựng các ngân hàng thương mại nhà nước lớn mạnh về mọi mặt, đủ sức làm nòng cốt trong hệ thống ngân hàng thương mại trong cơ chế thị trường”, đảm bảo cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng [6, tr.249]. Ngoài ra còn có các điều kiện khác, như sự đảm bảo về an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, dư luận xã hội, khả năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh của chính quyền và nhân dân, môi trường về giáo dục, y tế v.v… Chính sách vĩ mô của Nhà nước về tín dụng cụ thể hoá đường lối của Đảng, tạo ra những điều kiện, môi trường pháp lý để đổi mới, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng theo hướng hiện đại và hội nhập. Quyết định Số 67/1999/QĐ-TTg, ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ “về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn” là một văn bản điển hình, cụ thể hoá các chính sách tín dụng nói trên, nhằm đẩy mạnh sự phát triển KT-XH khu vực nông nghiệp nông thôn, thông qua công cụ đòn bẩy tín dụng. Như vậy, cơ chế chính sách của Đảng là phải “tạo điều kiện thuận lợi” để ngân hàng thương mại nhà nước phát triển và “đủ sức làm nòng cốt trong hệ thống ngân hàng thương mại”. Tuy nhiên, việc “tạo điều kiện thuận lợi” đó lại phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai các cơ chế chính sách của các cấp chính quyền địa phương sở tại thuộc địa bàn mà chi nhánh NHNo&PTNT phục vụ. Mặt khác, quan hệ tín dụng là quan hệ bị ràng buộc bởi những nghĩa vụ về kinh tế. Nhưng kinh tế và sự phát triển kinh tế lại là đối tượng quản lý và cũng là mục tiêu của các cơ chế chính sách phát triển. Nếu quan hệ đó bị phá vỡ, ít nhiều sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của một cá nhân, một bộ phận và có thể lan toả ra toàn bộ đời sống kinh tế và cả xã hội. Thực tiễn cho thấy không phải địa phương nào chính quyền sở tại cũng nhìn nhận đầy đủ nội dung trên. Thậm chí ở nhiều nơi, nhiều cấp vẫn còn có tư tưởng đánh đồng vai trò của NHNo&PTNT hay của ngân hàng thương mại nhà nước như một doanh nghiệp kinh doanh bình thường lấy lợi nhuận làm mục tiêu chính. Chỉ khi NHNo&PTNT được nhìn nhận đúng đắn vị trí của nó trong nền kinh tế để có những cơ chế chính sách hỗ trợ cần thiết thì tín dụng của NHNo&PTNT mới có điều kiện phát huy tốt được vai trò tích cực của mình đối với sự phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Trong trường hợp ngược lại, thì NHNo&PTNT sẽ khó khăn hơn trong hoạt động làm “bà đỡ” cho sự phát triển và như vậy KT-XH địa phương cũng khó có thể phát triển được một cách tối ưu và toàn diện. Hai là, có bộ máy hành pháp đủ mạnh, giữ vững kỷ cương pháp luật của Nhà nước. Trên cơ sở luật pháp, chính sách phù hợp, việc giữ vững kỷ cương pháp luật tại một địa phương được xem như những phép tắc tạo nên trật tự, đảm bảo tính nghiêm minh của quá trình thực thi pháp luật trên mọi bình diện của đời sống xã hội ở địa phương đó. Kỷ cương pháp luật trên địa bàn huyện không chỉ là điều kiện đảm bảo cho tín dụng của NHNo&PTNT mà còn đảm bảo cho tất cả các quan hệ kinh tế nói chung, góp phần vào sự phát triển bền vững của tất các các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội... Tín dụng của NHNo&PTNT vừa là quan hệ kinh tế nhưng đồng thời cũng vừa là quan hệ dân sự có tính xã hội rất cao, giữa một bên là NHNo&PTNT và bên còn lại là đông đảo các tâng lớp dân cư, các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Do đó, nếu kỷ cương pháp luật không được giữ vững, tình trạng trốn nợ, chối nợ trong quan hệ tín dụng xảy ra tràn lan thì hiện tượng xấu của dây chuyền tâm lý rất dễ bùng phát, khi đó tác hại của nó đối với KT-XH rất khó lường. Để giữ vững kỷ cương pháp luật trên địa bàn huyện nhất thiết phải có bộ máy hành pháp đủ mạnh để đẩy mạnh các hoạt động giám sát và thực thi pháp luật, tăng cường công tác giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành luật pháp của người dân. Do đó, cần phải nâng cao năng lực công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật như viện kiểm sát, toà án, an ninh, hải quan... đồng thời đẩy mạnh hoạt động giám sát của các tổ chức mặt trận, đoàn thể. Ba là, nhu cầu phát triển kinh tế và trình độ văn hoá kinh doanh trên địa bàn huyện. Nhu cầu phát triển kinh tế của từng hộ, từng cơ sở kinh doanh là điều kiện cần để mở rộng phạm vi và tăng qui mô khối lượng tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện. Nhu cầu phát triển kinh tế càng cao thì đòi hỏi tín dụng của NHNo&PTNT phải phát triển tương ứng cả về quy mô và chất lượng thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Khi đó, sự “phát triển tương ứng” trở thành sự đảm bảo cho tín dụng của NHNo&PTNT phát huy tốt vai trò của mình đối với KT-XH địa phương. Trình độ văn hoá kinh doanh của các chủ thể kinh tế thể hiện khả năng dự báo, nắm bắt tình hình giá cả thị trường để tính toán được các yếu tố chi phí đầu vào, xác định hiệu quả kinh doanh cho từng mặt hàng. Từ đó, quyết định mở rộng quy mô SXKD hoặc chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác. Ngoài ra, văn hoá kinh doanh còn thể hiện ở trình độ hiểu biết và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, năng lực xây dựng và điều hành kế hoạch, dự án SXKD, hạch toán kinh tế, trình độ am hiểu pháp luật, am hiểu về ngân hàng và đặc biệt là ý thức giữ gìn chữ tín trong quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT. Trình độ văn hoá kinh doanh của các chủ thể kinh tế có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT sẽ tác động một cách trực tiếp vào quá trình thực hiện các hợp đồng tín dụng đã ký kết. Chỉ khi các hợp đồng tín dụng được thực hiện nghiêm túc thì vai trò tích cực của tín dụng đối với sự phát triển KT-XH mới được thực hiện đầy đủ. Bốn là, năng lực hoạt động của NHNo&PTNT. V.I. Lênin nói “ Không có những ngân hàng lớn thì sẽ không thể thực hiện được CNXH” [16, tr.404]. Do vậy, để KT-XH phát triển, không thể không xây dựng những ngân hàng đủ mạnh. Trong tiến trình phục vụ cho sự phát triển của KT-XH địa phương, năng lực hoạt động của NHNo&PTNT là một nhân tố quan trọng bậc nhất, là điều kiện tiên quyết hàng đầu để gắn kết với các điều kiện khác. Hoạt động của NHNo&PTNT thể hiện chủ yếu ở các mặt: Chính sách tín dụng, nguồn vốn và khả năng huy động nguồn vốn, các loại hình dịch vụ bổ trợ, hệ thống cơ cấu tổ chức tín dụng, năng lực của đội ngũ cán bộ. - Chính sách tín dụng của NHNo&PTNT - theo Sổ tay tín dụng NHNo&PTNT, là “hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do Hội đồng Quản trị của NHNo&PTNT Việt Nam đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của những quy định của NHNo&PTNT Việt Nam”. NHNo&PTNT Việt Nam xác định rõ mục đích của chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam là nhằm “Xác định giới hạn cho các hoạt động tín dụng”, “giảm bớt rủi ro” và bảo đảm cho tính “khách quan” của các quyết định tín dụng [30, tr.57]. Như vậy, với chính sách tín dụng thông thoáng và ngày càng được cải tiến phù hợp với thị trường và thông lệ quốc tế như hiện nay, vốn tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam luôn luôn tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân được dễ dàng tiếp cận để phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách tín dụng đó lại phụ thuộc rất lớn vào năng lực của các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn. Trong từng giai đoạn khác nhau, tuỳ thuộc vào quan điểm và chiến lược, sách lược kinh doanh - phục vụ của chi nhánh, mục tiêu định hướng phát triển KT-XH của địa phương, sự vận dụng chính sách tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT sẽ có những quyết sách khác nhau nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, tácđộng tích cực vào sự phát triển của KT-XH trên địa bàn. - Nguồn vốn và khả năng huy động nguồn vốn của NHNo&PTNT quyết định “đầu ra” cho tín dụng. Theo quy chế an toàn bắt buộc, nguồn vốn huy động là tiêu chí quy định cho tổng mức tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT. Do vậy, nguồn vốn và khả năng huy động nguồn vốn của NHNo&PTNT càng mạnh, thì khả năng cấp tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn, phục vụ cho các yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn càng cao. - Các loại hình dịch vụ của ngân hàng là những sản phẩm tiện ích đi kèm với hoạt động tín dụng, bổ trợ cho các quan hệ tín dụng của ngân hàng với khách hàng. Trong xu thế hội nhập, các loại hình dịch vụ ngân hàng luôn có xu hướng phát triển mạnh mẽ và trở thành thước đo cho “đẳng cấp” của hoạt động ngân hàng. Ngân hàng càng văn minh hiện đại thì các loại hình sản phẩm dịch vụ càng phong phú, đa dạng và doanh thu của nó cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng. - Hệ thống cơ cấu tổ chức mạng lưới hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn huyện hiện nay vừa là điểm mạnh, phẩn bổ đều khắp trên tất cả các địa bàn nông nghiệp, nông thôn, nhưng cũng vừa bộc lộ những hạn chế về năng lực, chất lượng phục vụ. Do vậy, củng cố, phát huy tính tích cực của tổ chức mạng lưới, nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ của hệ thống hiện có, mở rộng chân rết tại các khu vực vùng sâu vùng xa, từng bước xoá xã trắng trong quan hệ tín dụng NHNo&PTNT … là những giải pháp hữu hiệu tăng cường sức mạnh của NHNo&PTNT, đảm bảo vai trò của tín dụng NHNo&PTNT đối với sự phát triển toàn diện của KT-XH trên địa bàn huyện hiện nay. - Năng lực của đội ngũ cán bộ viên chức NHNo&PTNT – yếu tố thuộc về nguồn nhân lực – quyết định năng lực nội sinh của NHNo&PTNT. Là ngành kinh tế tổng hợp, NHNo&PTNT có quan hệ với hầu hết các ngành kinh tế, các tầng lớp dân cư, các tổ chức chính trị xã hội có mặt trên địa bàn, đòi hỏi cán bộ viên chức NHNo&PTNT phải đảm bảo điều kiện về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và khả năng nghiên cứu tiếp cận với các tri thức hiện đại thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu hoạt động và xu hướng phát triển của KT-XH trên địa bàn. Năng lực của cán bộ NHNo&PTNT, bao gồm năng lực của bộ máy cán bộ lãnh đạo và cán bộ tác nghiệp. Năng lực lãnh đạo thể hiện ở khả năng nắm bắt, tổng kết tình hình, đề ra và tổ chức chỉ đạo thực hiện sách lược, chiến lược phát triển phù hợp với quy luật. Năng lực của cán bộ tác nghiệp là khả năng thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao, trình độ am hiểu địa bàn, vận dụng các cơ chế chính sách tín dụng để áp dụng vào công tác thực tiễn… Điều quan trọng trong vấn đề năng lực của cán bộ NHNo&PTNT là phải được bảo đảm bằng phẩm chất tư cách đạo đức. Hay nói cách khác, phẩm chất tư cách đạo đức là một nội dung không thể tách rời trong vấn đề năng lực cán bộ, đặc biệt là đối với cán bộ ngân hàng. Chính vì thế, để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trước hết phải chú trọng đến việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, sau đó mới là việc đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn… Tóm lại, tín dụng của NHNo&PTNT chỉ có thể phát huy đầy đủ vai trò tích cực đối với sự phát triển KT-XH trên địa bàn huyện khi và chỉ khi đảm bảo hội đủ các điều kiện đảm bảo về các phương diện ngoại sinh thuộc KT-XH địa phương và nội sinh thuộc NHNo&PTNT. Tuy nhiên, nếu như nhân tố về cơ chế chính sách sử dụng công cụ tín dụng mang tính định hướng, dẫn đường cho tín dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển của KT-XH thì nhân tố năng lực hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT là nhân tố nội sinh, thuộc về bản thân NHNo&PTNT, tác động trở lại đối với sự phát triển của KT-XH. Trong trường hợp chính sách sử dụng công cụ tín dụng kém hiệu quả thì năng lực hoạt động của NHNo&PTNT chỉ mang lại hiệu quả kinh doanh đơn thuần của ngân hàng. Trường hợp khi có chính sách sử dụng công cụ tín dụng tốt nhưng NHNo&PTNT lại hoạt động kém hiệu quả thì chính sách sử dụng công cụ tín dụng sẽ mất hết ý nghĩa tích cực của nó. Chỉ khi, đồng thời đảm bảo cả hai điều kiện thì mới đảm bảo được cả hai lợi ích, vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh vừa nâng cao hiệu quả KT-XH của ngân hàng. Các nhân tố còn lại (kỷ cương pháp luật, trình độ dân trí và các yếu tố khác) mang tính bổ trợ, giúp sức cho sự tác động của tín dụng của NHNo&PTNT vào sự phát triển của KT-XH trên địa bàn. 1.3. Kinh nghiệm ở một số địa phương về phát huy vai trò của tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện 1.3.1. Khái quát hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển kinh tế - xã hội ở một số huyện 1.3.1.1. ở một số huyện ngoài Quảng Nam - Tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La: Đây là huyện có điều kiện tự nhiên, xã hội tương đối điển hình thuộc khu vực miền núi vùng Tây Bắc, là nơi có công trình thủy điện Sơn La đang xây dựng, với tổng vốn đầu tư khoảng 37 tỷ đồng, công suất thiết kế khoảng 2.000 MW. Từ khi có quyết định đầu tư công trình thuỷ điện Sơn La, chi nhánh NHNo&PTNT huyện đã chủ động khảo sát các nhu cầu tín dụng đối với khoảng hơn 5.000 công nhân thường xuyên có mặt tại công trình và đã mở rộng các loại hình dịch vụ, thu hút tiền gửi, phục vụ cho vay tiêu dùng... Nhờ thế, chỉ trong năm 2004, lượng tiền gửi khách hàng đã tăng lên gấp 2,3 lần, đạt 15 tỷ đồng, vốn đầu tư cho hộ sản xuất tăng 1,6 lần, lên đến 19 tỷ đồng. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện không chỉ là bạn đồng hành của nông dân địa phương mà còn là đối tác của hàng ngàn công nhân thuỷ điện trong việc phục vụ các dịch vụ tiện ích, huy động vốn...[10, tr.50-51-52] - Tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình: Quảng Trạch là một trong những huyện lớn của tỉnh Quảng Bình, có điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số... gần như tương đương với huyện Đại Lộc. Trong tổng số 33 xã có 8 xã miền núi (Đại Lộc có tổng số 17 xã, trong đó 5 xã miền núi), tổng số hộ 45.000 tương ứng với 193.000 nhân khẩu (Đại Lộc là 37.000 hộ và 160.000 nhân khẩu). Năm 1999, chi nhánh NHNo&PTNT huyện có tổng nguồn vốn huy động 33,9 tỷ đồng; tổng dư nợ 32,2 tỷ đồng, nợ xấu 9,5% tổng dư nợ [11, tr.12]. Trong 5 năm (1999-2004), chi nhánh NHNo&PTNT đã vận dụng sáng tạo, bám sát các chính sách chủ trương của Nhà nước để tháo gở khó khăn trong hoạt động tín dụng và phát huy mạnh mẽ vai trò của tín dụng NHNo&PTNT đối với phát triển KT-XH huyện. Đó là Quyết định số 67/CP, của Thủ tướng Chính phủ về ban hành các chính sách tín dụng phụv vụ nông nghiệp, nông thôn, Nghị quyết liên tịch 2308/NQ giữa Trung ương Hội nông dân với NHNo&PTNT Việt Nam và Nghị quyết Liên tịch 02/NQ giữa Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ với NHNo&PTNT Việt Nam về các biện pháp đưa vốn NHNo&PTNT đầu tư qua các hội đoàn thể, biến các chủ trương chính sách trở thành hiện thực. Các giải pháp vận dụng Nghị quyết Liên tịch 2308/NQLT và 02/NQLT như sau: Mở hội nghị triển khai các nghị quyết xuống tận xã; Tham mưu UBND huyện thành lập các Ban Chi đạo thực hiện Nghị quyết liên tịch cấp huyện và cấp xã; Giao khoán các chỉ tiêu tín dụng cho các chi nhánh cấp 3 và cả phòng tín dụng. Bằng các giải pháp trên, sau 5 năm thực hiện đã thành lập được 162 tổ vay vốn, với 7.536 thành viên, giải ngân qua tổ 117 tỷ đồng. Đưa dư nợ qua tổ vay vốn lên 86 tỷ đồng, chiếm 74% tổng dư nợ của chi nhánh. Nợ xấu toàn chi nhánh năm 2004 rút xuống còn 0,96% (năm 1999 là 9,5%) [11. tr.15]. 1.3.1.2. ở một số huyện thuộc tỉnh Quảng Nam - Tại huyện Tiên Phước, Quảng Nam: Là huyện trung du, cách thành phố Tam Kỳ 25 Km về phía tây. Trong 45.322 ha diện tích tự nhiên thì có đến 20.695 ha đất rừng, trong đó rừng tự nhiên là 3.228 ha và 17.467 ha rừng cây trồng kinh tế. Đất lúa và hoa màu chỉ chiếm 7.760 ha. Trong những năm qua, vận dụng “Cơ chế tài chính khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2002-2005” theo Quyết định số 30/2002/QĐ-UB, ngày 24 tháng 5 năm 2002 và “Cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (giai đoạn 2004-2007)”, theo Quyết định số 66/2004/QĐ-UB, ngày 20 tháng 8 năm 2004 của UBND tỉnh Quảng Nam, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước đã mạnh dạn mở rộng đầu tư tín dụng cho kinh tế vườn, kinh tế trang trại, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc. Tính đến thời điểm 31/12/2005 trong tổng dư nợ NHNo&PTNT trên địa bàn là 30.384 triệu đồng thì dư nợ cho vay đối với kinh tế trang trại, kinh tế vườn là đã chiếm 22.764 triệu đồng, tỷ trọng 91,37% tổng dư nợ. Còn lại là dư nợ các ngành CN, TTCN, thương mại và dịch vụ 7.620 triệu đồng. Với cơ chế hỗ trợ theo Quyết định 30/2002/QĐ-UB và Quyết định 66/2004/QĐ- UB, ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% lãi vay thông qua chính sách sử dụng công cụ tín dụng là: năm 2003 là 589 triệu đồng, năm 2004 là 754 triệu đồng, 2005 là 769 triệu đồng. [19, tr.3] - Tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam: Điện bàn là huyện tiếp giáp về phía đông của Đại Lộc. Chi nhánh NHNo&PTNT KCN Điện Nam - Điện Ngọc có trụ sở đóng tại KCN, là địa bàn cạnh tranh khốc liệt với sự có mặt của hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần, thương mại nhà nước trong và ngoài địa bàn. Để tồn tại và phát triển, ngay từ khi thành lập chi nhánh NHNo&PTNT tại KCN này (2001), Lãnh đạo NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã có những quyết sách hợp lý như: Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, có cơ chế mềm dẻo về lãi suất cho vay, thấp hơn lãi suất áp dụng tại các chi nhánh khác, phù hợp với mặt bằng chung về lãi suất của các NHTM khác có mặt tại KCN; Bố trí đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Tổng số CBVC chi nhánh là 11 người thì có đến 10 người có trình độ đại học trở lên, trong đó có 2 người (Ban Giám đốc) có trình độ thạc sỹ kinh tế). Tuổi đời bình quân của CBVC là rất trẻ, (bình quân khoảng 30 tuổi). Từ đó, sau 5 năm thành lập, chi nhánh NHNo&PTNT KCN Điện Nam - Điện Ngọc đã vươn lên chiếm giữ thị phần tín dụng chủ yếu tại KCN. Tính đến 31/12/2005 chi nhánh NHNo&PTNT KCN Điện Nam - Điện Ngọc có dư nợ 83,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58,55% tổng dư nợ của các chi nhánh NHTMNN ở KCN. Trong khi đó, chi nhánh NHĐT&PT KCN Điện Nam - Điện Ngọc có dư nợ 40,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,33% và chi nhánh NHCT KCN Điện Nam - Điện Ngọc có dư nợ 18,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 13,11% [20, tr.4]. 1.3.2. Kinh nghiệm rút ra trong việc phát huy vai trò tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội qua thực tiễn ở một số huyện - Từ huyện Mường La, Sơn La: Mối quan hệ giữa KT-XH địa phương và tín dụng NHNo&PTNT đã được giải quyết một cách hợp lý, kịp thời và hiệu quả. NHNo&PTNT đã biết bám sát vào chủ trương lớn trong phát triển KT-XH địa phương, cụ thể là xây dựng công trình thuỷ điện, để tạo lập ngay từ đầu quan hệ tín dụng với công nhân, đưa vốn tín dụng và các dịch vụ NHNo&PTNT vào phục vụ cho số lượng lớn công nhân. Khi đó, vốn tín dụng đã mang lại hiệu quả thiết thực cho đời sống cán bộ, công nhân đang làm việc tại địa phương, gián tiếp tác động tích cực vào quá trình thi công công trình mang tính trọng điểm quốc gia (Thuỷ điện Sơn La), đồng thời mang lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng NHNo&PTNT. - Từ huyện Quảng Trạch, Quảng Bình: Đây là bài học kinh nghiệm từ việc vận dụng sáng tạo và tích cực các chủ trương chính sách sử dụng công cụ tín dụng của Nhà nước để áp dụng vào công tác chỉ đạo, điều hành và tác nghiệp tín dụng, tạo nên hiệu quả lớn. Liên minh giữa NHNo&PTNT với các tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ) tại địa phương, nếu thực hiện tốt sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, tác động tích cực vào đời sống KT-XH địa phương và sự phát triển của tín dụng NHNo&PTNT. Từ hoạt động của các “tổ vay vốn” (kết quả của sự liên minh giữa NHNo&PTNT và tổ chức) đã không chỉ đưa đồng vốn tín dụng đầu tư khuyến khích phát triển sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho bà con nông dân, chị em phụ nữ mà còn giúp ích cho bà con được nắm bắt các chủ trương chính sách nhà nước, học cách làm ăn. - Từ huyện Tiên Phước, Quảng Nam: Các cơ chế khuyến khích hỗ trợ ban hành kèm theo Quyết định Số 30/2002/QĐ-UB và Số 66/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Nam là giải pháp hữu hiệu sử dụng công cụ đòn bẩy tín dụng vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế chính sách đó chỉ có thể tác động tích cực vào thực tiễn của SX khi được NHNo&PTNT vận dụng nghiêm túc và đúng đắn. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước trong nhiều năm đã thực hiện tốt chủ trương chính sách hỗ trợ lãi suất của UBND tỉnh, tín dụng của NHNo&PTNT đã thực sự mang lại hiệu quả KT-XH cao, cơ cấu SX nông nghiệp trên địa bàn được chuyển biến tích cực, kinh tế trang trại phát triển, tỷ lệ giá trị sản lượng chăn nuôi ngày càng được nâng cao trong tổng sản phẩm SX nông nghiệp, tác động mạnh vào quá trình chuyển dịch cơ cấu SX nông nghiệp, góp phần thực hiện chiến lược phát triển KT-XH ở địa phương.. - Từ huyện Điện Bàn, Quảng Nam: Chi nhánh NHNo&PTNT KCN Điện Nam - Điện Ngọc, huyện Điện Bàn hoạt động trên địa bàn với sự có mặt của rất nhiều NHTM khác, nhưng đơn vị đã vượt qua khó khăn và đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của khu công nghiệp, góp phần quan trọng vào mục tiêu CNH, HĐH của địa phương là nhờ thực hiện tốt các giải pháp: Vận dụng và thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện cạnh tranh; Bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo và tác nghiệp tín dụng trẻ, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được mọi yêu cầu của hoạt động tín dụng. Chương 2 Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam 2.1. Khái lược tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam từ 2001 đến nay Đại Lộc là huyện thuộc phía bắc của tỉnh Quảng Nam, có hệ toạ độ địa lý nằm gọn trong vòng nội chí tuyến, tại múi giờ thứ 7, là vùng đất vừa có đồng bằng, vừa có rừng núi, mang tính chất trung du. Diện tích tự nhiên toàn huyện 585,55 Km2, dân số đến 31/12/2005 là 161.285 người [1, tr.5]. Cơ cấu lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ 58,75% [26, tr.25]. Đây là vùng đất chịu hậu quả rất nặng sau hai cuộc kháng chiến. Hiện nay trên địa bàn huyện có đến 697 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng đã được phong tặng, 1.597 người thuộc đối tượng chính sách hưởng chế độ BHXH do Nhà nước đài thọ [26, tr.96]. Tuy nhiên, là vùng có truyền thống cách mạng, nhân dân Đại Lộc không chỉ anh hùng bất khuất trong kháng chiến mà còn cần cù, sáng tạo, dũng cảm cả trong sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế. Từ sau Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam Lần thứ VI, cùng với cả nước, Đảng Bộ và nhân dân Đại Lộc đã kiên trì thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, xây dựng và phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Huyện Đảng Bộ Lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2001-2005), kinh tế – xã hội huyện đã có những bước phát triển vượt bậc, đi kèm với những thành tựu là những hạn chế, yếu kém cần phải nhìn nhận để vượt qua, nhằm sớm đạt được mục tiêu xây dựng huyện trở thành huyện Công nghiệp. 2.1.2. Những thành tựu đạt được Trong 5 năm (2001-2005), tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện khá ổn định, tốc độ tăng GDP bình quân đạt 11,01%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của tỉnh và cả nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực. Năm 2000 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 41,33%, CN-TTCN-XD và TM-DV chiếm 58,67% trong cơ cấu GDP, đến cuối năm 2005 các chỉ số tương ứng là 31,52% và 68,48%, cơ chế mới và nhất là công cụ tín dụng đã góp phần huy động tiềm năng, thu hút các nguồn lực bên trong và bên ngoài để đầu tư cho phát triển. Các vấn đề xã hội đã được giải quyết tốt, góp phần cải thiện mọi mặt của dời sống xã hội. Thu nhập bình quân đầu người tăng 1,49 lần (năm 2001 đạt 3,665 triệu đồng/người, năm 2005 đạt 5,45 triệu). SX CN – TTCN tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân đạt 15,41% năm. Riêng phần CN do huyện quản lý tăng 21,6%. đã hình thành 7/2 cụm công nghiệp ở Đại Hiệp, Khu 5- ái Nghĩa, Đại An, Đại Nghĩa 1, Đại Nghĩa 2, Mỹ An - Đại Quang thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đến cuối năm 2005 đã có 4 dự án đầu tư đi vào hoạt động. Số vốn đăng ký của 19 dự án đạt trên 40 tỷ VNĐ và 11,4 triệu USD. Từ năm 2000 đến nay có thêm 15 doanh nghiệp ra đời với tổng vốn điều lệ 10,68 tỷ VNĐ. Hiện nay trên toàn huyện có trên 1.750 cơ sở sản suất TTCN đang hoạt động, giải quyết gần 6.000 lao động chuyên và trên 16.000 lao động nông nhàn thời vụ. [3, tr.2-3-4]. Một số ngành nghề mới như dệt vải, chế tác đá mỹ nghệ, gia công chế biến thuỷ sản, đan lưới… ra đời, các ngành nghề truyền thống đã và đnag được khôi phục và phát triển. Các ngành TM – DV từng bước mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm đạt 13,52%. đã đầu tư quy hoạch và xây dựng hệ thống mạng lưới chợ nông thôn, tạo điều kiện cho thị trường nông thôn phát triển nhất là việc tiêu thụ hàng hoá nông sản. Du lịch bước đầu đã có những khởi động tốt, các điểm du lịch mới như Bằng Am (Đại Hồng), Suối nước nóng Chấn Hưng (Đại Hưng)… đang được nghiên cứu, xúc tiến thu hút đầu tư. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục được phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, giữ vững và phát triển nhịp độ tăng trưởng, có bước chuyển biến tích cực trong cơ cấu nội bộ ngành. Trong 5 năm, diện tích lúa giảm trên 3.000 ha nhưng tổng sản lượng lương thực vẫn đạt từ khoảng 60.000 tấn/năm, vượt luôn vượt mức kế hoạch của tỉnh và Nghị quyết Huyện Đảng bộ đề ra. Chính sách phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn được triển khai và mang lại kết quả tốt, nâng số trang trại theo tiêu chí chuẩn được công nhận đến cuối 2005 là 75 trang trại, lao động cho kinh tế trang trại là 341 người, tổng diện tích vườn tạp được cải tạo sang chuyên canh có hiệu quả là 942 ha, chiếm 70% tổng diện tích đất vườn. Tỷ trọng ngành chăn nuôi được nâng dần trong cơ cấu của SX nông nghiệp, từ 18,6% (năm 2001) lên 23,03% (năm 2005). Chủ trương dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp được hưởng ứng mạnh mẽ từ phía nông dân, đến cuối năm 2005 có 87/159 số thôn hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, từ đó đã quy hoạch chuyển đổi 70,72 ha đất lúa sang trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi sang diện tích mặt ao nuôi cá 10,9 ha, trồng cỏ nuôi bò 90 ha…[3, tr.1]. Thu ngân sách nhà nước hàng năm đều đạt và vượt dự toán, tăng bình quân hằng năm là 26%, trong đó thu phát sinh kinh tế trên địa bàn 15,6% năm. Hoạt động huy động vốn đầu tư khá đa dạng, cơ cấu đầu tư hướng vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong 5 năm tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt xấp xỉ 570 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho kết cấu hạ tầng đạt 285 tỷ đồng, tập trung trên các lĩnh vực: Bê tông hoá giao thông nông thôn, kiên cố háo kênh mương, tầng hoá và chuẩn hoá trường học, trạm y tế xã… đã làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn. Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ. Các vấn đề xã hội bức xúc được quan tâm giải quyết, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện đáng kể. Các chương trình xoá đói giảm nghèo, cho vay vốn giải quyết việc làm, phát triển nông nghiệp nông thôn được chú trọng. Công tác xã hội hoá giáo dục, y tế bước đầu đạt kết quả tốt. Đã có 33/66 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia. Đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở sớm hơn 3 năm theo kế hoạch. Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, học tập cộng đồng ngày càng phát triển. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được quan tâm đầu tư, tăng cường, cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Công tác phòng chống dịch bệnh và các chương trình y tế quốc gia được thực hiện khá tốt. Đề án xây dựng 3 công trình vệ sinh giai đoạn 2001-2004 cơ bản hoàn thành. Chương trình xoá nhà tạm và xây dựng nhà đại đoàn kết được tập trung chỉ đạo và thu được kết quả khá cao (trong 5 năm đã vận động xây dựng hoàn thành 824 ngôi nhà tình nghĩa, 358 nhà địa đoàn kết). Công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo người có công được duy trì và nâng cao. Lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ, duy trì được mức giảm sinh hàng năm ở mức 0,84%o. Giảm tỷ lệ suy dinh dưởng trẻ em từ 34,39% (2000) xuống còn 21,5% (2005)… Đời sống văn hoá cơ sở có nhiều khởi sắc. Đến cuối 2005 toàn huyện có 75,6% đơn vị đạt khu, thôn phố văn hoá, 79,8% gia đình văn hoá, 90% cơ quan văn hoá được công nhận. Về lao động và việc làm có những chuyển biết tốt. Bằng các chương trình tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm, các cơ sở sản xuất CN-TTCN ngày càng được mở rộng quy mô, trong 5 năm đã có 22.095 lao động có việc làm mới. Nhận xét về thành tựu đạt được: Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của huyện Đại Lộc (2001 – 2005) Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 5 năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Dân số trung bình 1000 /ng 153,6 155,7 157,6 158,9 160,4 2. Tổng sản phẩm GDP Tỷ đồng 570,9 626,45 696,82 780,74 882,24 - Nông, lâm, thuỷ sản Tỷ đồng 227,51 235,72 249,32 263,86 278,14 - CN-TTCN- xây dựng Tỷ đồng 212,01 242,45 280,00 324,33 382,70 - Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 131,66 148,25 167,50 192,55 221,40 3. Sản lượng lương thực Tấn 59.371 60.727 63.366 57.597 56.549 4. Hoạt động ngân sách - Thu ngân sách Tỷ đồng 48,99 54,57 68.,49 96,55 103,62 - Chi ngân sách Tỷ đồng 47,32 52,50 63,87 74,13 84,59 5. Lương thực b.quân/ng Kg/người 384,19 387,36 402,17 362,48 352,62 6. GDP b. quân/người Triệu/ng 3,716 4.023 4.421 4.913 5.500 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc 2001 – 2005. Bảng 2.1 cho thấy tăng trưởng kinh tế huyện giai đoạn 2001 -2005 luôn ở mức cao và ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong cơ cấu ngành nghề và cả trong nội bộ từng ngành. CN, DV ngày càng phát triển và chiếm ưu thế. Nông nghiệp được tổ chức lại theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi được đẩy mạnh phát triển. Sản lượng lương thực cây có hạt tăng trong 3 năm 2001-2003, giảm trong 2 năm cuối 2005- 2005 và sẽ còn tiếp tục giảm trong những năm tới để nhường chỗ cho sản lượng cây công nghiệp, chăn nuôi và cả sản lượng CN, DV. Đây là một tất yếu trong hành trình của CNH, HĐH, khẳng định được đường lối phát triển đúng đắn của Đảng Bộ và nhân dân Đại Lộc trong 5 năm qua. Bảng 2.2: Cơ cấu giá trị các ngành kinh tế (2001 – 2005) Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 - Nông, lâm, thuỷ sản 39,80% 37,63% 35,77% 33,80% 31,52% - CN-TTCN-XD 37,14% 38,70% 40,19% 41,54% 43,38% - Thương mại - DV 23,06% 23,67% 24,04% 24,66% 25,10% Tổng cộng 100%% 100% 100% 100% 100% Nguồn: Tổng hợp từ bảng 2.1. Tăng trưởng và giá trị sản lượng trong cơ cấu các ngành kinh tế cũng phản ảnh được hướng đi tích cực của đường lối phát triển KT-XH tại huyện. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của CN-TTCN-XD luôn luôn ở mức cao và chiếm ưu thế. Nếu như năm 2001 tốc độ tăng trưởng của Nông nghiệp, CN-TTCN-XD và TM - DV tương ứng là 3,59% – 13,35% – 12,05% thì đến năm 2005 cơ cấu tăng trưởng là 6,24% – 18,62% – 13,94%. Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các ngành (2001 – 2005) Đơn vị tính: % Chỉ tiêu tăng trưởng 2001 2002 2003 2004 2005 - Nông, lâm, thuỷ sản 3,59 3,61 5,75 5,83 6,24 - CN-TTCN-XD 13,35 14,37 15,50 15,83 18,62 - TM - DV 12,05 12,61 13,00 14,95 13,94 - Tốc độ tăng GDP 9,02 9,73 11,24 12,02 13,28 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 2.1. 2.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.1.2.1 Những hạn chế Đi kèm với những thành tựu đạt được trong phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Đại Lộc trong 5 năm (2001 – 2005) là những yếu kém, hạn chế thể hiện như sau: - Kinh tế tăng trưởng luôn ở mức cao nhưng chưa thật sự vững chắc, chất lượng tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ cấu sản xuất từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng chuyển dịch chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Tâm lý sản xuất nhỏ vẫn còn ảnh hưởng nặng trong nhận thức và tư duy của một bộ phận cán bộ. Kết cấu hạ tầng dù có tập trung đầu tư nhưng vẫn còn thấp kém nhiều mặt. Trình độ công nghệ và năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch và triển khai các đề án quy hoạch được duyệt còn nhiều bất cập, lúng túng, kéo dài, gây tâm lý bức xúc, không đồng tình trong nhân dân. Thành phần kinh tế nhà nước và hợp tác, mà chủ lực là các DNNNvà HTX trên địa bàn chưa thật sự đủ mạnh, chưa làm tốt vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển. - Trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi còn nhiều lúng túng bị động, chưa hình thành được các vùng tập trung chuyên canh nguyên liệu cho công nghiệp. Chăn nuôi vẫn chưa được đầu tư đúng mức, tỷ trọng ngành chăn nuôi có tăng nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu. Công tác dồn điền, đổi thửa là một chủ trương đúng đắn, tạo điều kiện cho quá trình tích tụ tập trung ruộng đất, hình thành những trang trại có quy mô lớn, nhưng chưa được chỉ đạo thực hiện kiên quyết, tiến độ thực hiện còn chậm so với yêu cầu. Kinh tế trang trại chưa được chú ý phát triển. Các chính sách tín dụng hỗ trợ kinh tế trang trại, kinh tế vườn, chăn nuôi theo các Quyết định 30, 66 của UBND tỉnh thực hiện còn nhiều bất cập và kém hiệu quả. - Trong CN- TTCN chưa có những sản phẩm chủ lực để khẳng định thế mạnh của công nghiệp địa phương. Hoạt động đầu tư và thu hút đầu tư còn nhiều bất cập, vẫn còn tình trạng nhiều dự án đã được cấp phép nhưng chưa thực hiện, gây lãng phí tài nguyên đất đai. Không loại trừ nhiều dự án “ma”, không vì mục đích SXKD chính đáng… Quản lý khai thác tài nguyên vẫn còn nhiều sơ hở. - Các ngành dịch vụ, du lịch chưa phát triển đúng tiềm năng. Kinh tế du lịch chưa được quy hoạch khai thác có hiệu quả. - Trong lĩnh vực lao động việc làm còn nhiều bất cập. Lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ cao (58,75%), nhưng trình độ chuyên môn, kỹ thuật nói chung còn thấp, dẫn đến tình trạng thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng. Trong khi các dự án đầu tư mới trên địa bàn huyện có nhu cầu sử dụng lao động rất lớn (Công ty May mặc Thái Liên cần khoảng 2.000 lao động kỷ thuật…) thì số lao động thiếu việc làm hiện có lại không đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Đầu tư cho đào tạo ngành nghề chưa tương xứng với yêu cầu. Các cơ sở đạo tạo chuyên môn kỹ thuật tại còn nhỏ về quy mô và yếu về chất lượng, chưa thể đáp ứng tốt các yêu cầu sử dụng lao động của địa phương. 2.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ địa phương trên một số lĩnh vực còn thiếu nhạy bén, tư duy kinh tế chậm đổi mới nên chưa khai thác tốt tiềm năng, lợi thế và tranh thủ những cơ hội để gia tăng tốc độ phát triển. Nhận thức đường lối phát triển kinh tế của Đảng, vận dụng linh hoạt và hiệu quả vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của một số địa phương, ngành còn yếu kém, bất cập. Một số đơn vị kinh tế, ngành chưa có chiến lược phát triển sắc bén, linh hoạt, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích chung của KT-XH toàn huyện với lợi ích cục bộ của đơn vị mình. Chưa khai thác tốt tiềm năng trí tuệ của cán bộ đảng viên và năng lực nội sinh của các tổ chức đoàn thể cơ sở, đơn vị kinh tế. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên của một bộ phận không nhỏ của cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được khắc phục. Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn có biểu hiện chủ quan, thiếu ý chí phấn đấu, đầu tư tâm huyết trí tuệ cho nhiệm vụ chung, vẫn còn dấu hiệu của tình trạng quan liêu, tham nhũng …. 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Những kết quả bước đầu của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nguyên nhân của thành tựu. 2.2.1.1. Về cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn Đại Lộc Hiện nay ở huyện Đại Lộc tồn tại đan xen của 5 hình thức tín dụng: tín dụng nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng tập thể, tín dụng NHTM, tín dụng NHCSXH và tín dụng nhà nước. Tuy nhiên, tín dụng của NHNo&PTNT ở Đại Lộc từ trước đến nay vẫn luôn chiếm giữ vị trí quan trọng và là loại hình tín dụng chiếm thị phần chủ yếu của tín dụng ngân hàng tại địa phương. Hiện nay trên địa bàn tín dụng của NHNo&PTNT do 2 chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, gồm chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đại Lộc và chi nhánh NHNo&PTNT Vùng B, Đại Lộc. Từ khi được thành lập, sau Nghị định 53/NĐ-CP của Chính Phủ, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Đại Lộc, nay là chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đại Lộc trải qua quá trình vận động thăng trầm với nhiều giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, có thể chia làm 2 giai đoạn quan trọng: Trước và sau ngày 01/01/2005. Trước 01/01/2005, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đại Lộc là chi nhánh NHTMNN duy nhất có mặt trên địa bàn, gồm 1 chi nhánh cấp 2 và 2 chi nhánh cấp 3 (Chi nhánh Vùng A và chi nhánh Vùng B) phụ thuộc. Từ ngày 01/01/2005 đến nay chi nhánh NHNo&PTNT Vùng B được nâng cấp lên chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Có địa bàn hoạt động gồm 7 xã Vùng B (Đai Minh, Đại Cường, Đại Phong, Đại Thắng, Đại Thạnh, Đại Chánh và Đại Tân). Chi nhánh NHNo&PTNT huyện có địa bàn gồm 10 xã, thị trấn còn lại (thị trấn ái Nghĩa, các xã Đại Hoà, Đại Nghĩa, Đại Hiệp, Đại Quang, Đại Đồng, Đại Hồng, Đại Lãnh, Đại Hưng và Đại Sơn). Tổng số cán bộ viên chức NHNo&PTNT trên địa bàn huyện Đại Lộc hiện nay có 30 người, trong đó 25 viên chức biên chế của ngành và 5 trường hợp là hợp đồng giúp việc không thường xuyên. Trình độ CBVC biên chế ngành gồm: Đại học 18, chiếm tỷ lệ 72%; trung cấp 5, chiếm tỷ lệ 20 % và sơ cấp 2, tỷ lệ 8%. Cơ cấu tổ chức của 2 chi nhánh NHNo&PTNT cấp 2 trên địa bàn Địa Lộc thực hiện theo mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam, ban hành theo quyết định số 454/NHNo-HĐQT- TCCB, ngày 24/12/2004 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện có 2 phòng chuyên môn (phòng Tín dụng, phòng Kế toán – Ngân quỹ), bộ phận Tổ chức - Hành chính và 1 chi nhánh cấp 3 (Chi nhánh Vùng A). Chi nhánh NHNo&PTNT Vùng B thực hiện theo mô hình chi nhánh loại V, chỉ có 2 tổ nghiệp vụ (tổ Tín dụng và tổ Kế toán – Ngân quỹ). 2.2.1.2. Những kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Đại Lộc 2001 - 2005 Do điều kiện lịch sử để lại, khi Nghị định 53/NĐ-CP của Chính Phủ ra đời chuyển đổi hệ thống ngân hàng từ 1 cấp sang 2 cấp, năm 1988 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đại Lộc trở thành NHTMNN duy nhất có mặt tại Đại Lộc. Từ đó đến nay, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT luôn gắn chặt với sự vận động và phát triển của KT-XH huyện. - Tổng hợp kết quả huy động vốn và cho vay của các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn huyện Đại Lộc từ 2001- 2005: + Huy động vốn: Bảng 2.4: Hoạt động huy động vốn (2001-2005) Đơn vị tính: triệu đồng, %. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Số dư Tăng trưởn g Số dư Tăng trưởn g Số dư Tăng trưởn g Số dư Tăng trưởn g Số dư Tăng trưởn g 1.Theo đối tượng gửi 32.18 3 27,32 % 48.36 1 50,26 % 57.01 1 17,88 % 66.63 9 16,88 % 91.926 % 37,94 % - Tiền gửi TCKT 11.35 7 23,12 % 20.95 6 84,53 % 22.08 5 5,38 % 21.79 5 - 1,33 33.48 2 55,14 % - Tiền gửi dân cư 20.82 6 31,92 % 27.40 5 31,59 % 34.92 6 29,14 % 44.84 4 28,39 % 58.44 4 30,32 % 2.Theo thời gian 32.18 3 27,32 % 48.36 1 50,26 % 57.01 1 17,88 % 66.63 9 16,88 % 91.92 6 37,94 % -Không kỳ hạn 12.07 4 24,56 % 21.45 5 77,69 % 22.70 3 5,81% 26.28 0 15,75 % 37.12 9 41,28 % - Có KHạn 20.10 9 31,12 26.90 6 33,80 34.30 8 27,51 40.35 9 17,63 54.79 7 35,77 Nguồn: Các bảng cân đối tổng hợp NHNo&PTNT Đại Lộc và NHNo&PTNT Vùng B từ 2001 đến 2005. Với phương châm “đi vay để cho vay”, các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn huyện luôn chú trọng đến công tác huy động nguồn vốn, đã đạt được những bước phát triển mạnh và vững chắc, thể hiện trên doanh số huy động cho từng năm. Bảng 2.4 cho thấy nguồn vốn huy động có xu hướng tăng mạnh qua từng năm, từ 32.183 triệu đồng năm 2001 đã lên đến 91.926 triệu đồng vào 2005, tăng gấp 2,86 lần. Tăng trưởng nguồn vốn huy động 5 năm cao hơn nhiều lần (2,86 lần) so với tăng trưởng kinh tế (1,54 lần) thể hiện xu hướng tích cực và hiệu quả của các giải pháp huy động vốn của NHNo&PTNT. Vốn huy động có thời hạn luôn được chú trọng. Trong 5 năm, vốn huy động có thời hạn tăng từ 20.159 triệu đồng lên đến 54.797 triệu đồng, gấp 2,72 lần. Có thể nói đây là một sự đảm bảo cho tính phát triển bền vững của hoạt động huy động vốn cho suốt thời gian khảo sát và cả những năm sau. Mặt khác, quy mô của loại tiền gửi các tổ chức kinh tế và tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn tiền gửi dân cư và tiền gửi có kỳ hạn nhưng vẫn chiếm phần không nhỏ trong tổng nguồn cho thấy sự tận dụng tối đa các nguồn vốn có lãi suất thấp tại địa phương, vừa bổ sung cho vốn đầu tư tín dụng, vừa có thể duy trì được lãi suất bình quân đầu vào thấp. Trong khi đó, tiền gửi dân cư vào ngân hàng cho các thể thức huy động có kỳ hạn luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định là một dấu hiệu tích cực, bảo đảm cho nguồn vốn ổn định, tái đầu tư vào phát triển KT-XH trên địa bàn. + Cho vay vốn: Trong 5 năm 2001 – 2005, hoạt động cho vay vốn tín dụng của NHNo&PTNT phục vụ SXKD, tiêu dùng trên địa bàn huyện Đại Lộc đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Tổng mức đầu tư tín dụng qua từng năm đều tăng, trong 5 năm tổng dư nợ trên cân đối kế toán đã tăng 130,28%, nếu loại trừ nhân tố tín dụng chính sách (đã bàn giao cho NHCSXH 10/2004) thì thực chất tổng dư nợ tăng khoảng 150%. Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay (2001 – 2005) Đơn vị tính: triệu đồng, %. Chỉ tiêu Dư nợ phân theo 2001 2002 2003 2004 2005 Số dư Tăng trưởn g Số dư Tăng trưởn g Số dư Tăng trưởn g Số dư Tăng trưởn g Số dư Tăng trưở ng 1.Theo ngành kinh tế 62.55 2 32,6% 74.88 3 19,71 % 83.25 6 11,18 % 73.94 9 -12,58 % 81.49 3 10,20 % -Nông lâm nghiệp 40.65 0 16,21 44.90 0 10,45 46.65 6 3,91 34.01 8 -37,15 36.63 0 7,67 -CN- TCN-XD 14.42 0 19,12 18.70 0 29,68 23.30 0 24,59 25.14 0 7,89 28.56 4 13,61 - TM-DV 7.482 46,42 11.28 3 50,80 13.30 0 17,87 14.79 1 11,21 16.29 9 10,19 2.Theo TPKT 62.55 2 32,6% 74.88 3 19,71 % 83.25 6 11,18 % 73.94 9 - 12,58 % 81.49 3 10,20 % - DNNN 1.540 4,76 3.680 138,9 3.845 4,48 3.002 -28,1 - - - KTNQD 790 12,85 2.245 184,2 4.303 91,67 3.914 -9,93 9.724 148,4 4 - HSX, tư nhân 60.22 2 50,59 68.95 8 14,50 77.19 8 11,94 67.03 3 15,16 71.76 9 7,06 3.Theo thời hạn 62.55 2 32,6% 74.88 3 19,71 % 83.25 6 11,18 % 73.94 9 -12,58 % 81.49 3 11,02 % -Ngắn hạn 36.03 2 37,73 47.26 9 31,18 55.47 7 17,36 61.68 3 11,18 63.61 0 3,12 -Trung, dài hạn 26.52 0 65,82 27.61 4 4,12 27.77 9 0,59 12.08 6 -129,8 17.88 3 47,96 Nguồn: Các bảng cân đối tổng hợp, báo cáo thống kê NHNo&PTNT Đại Lộc và NHNo&PTNT Vùng B từ 2001 đến 2005. Riêng về chất lượng tín dụng: Tiêu chí phản ánh chất lượng tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT là tỷ trọng nợ có vấn đề (còn gọi là nợ xấu) trong tổng dư nợ. Đây là “các khoản tín dụng cấp cho khách hàng không thu hồi được hoặc có dấu hiệu có thể không thu hồi được theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng” [30, tr.286]. Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu trên bảng cân đối kế toán (2001 – 2005) Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Số dư Tỷ lệ % Số dư Tỷ lệ % Số dư Tỷ lệ % Số dư Tỷ lệ % Số dư Tỷ lệ % 1. Theo thành phần kinh tế 159 0,25 212 0,28 556 0,66 328 0,44 1.41 2 1,73 - DNNN - - - - - - - - 980 1,20 - DN ngoài QD, HTX - - - - - - - - - - - HSX, tư nhân 159 0,25 212 0,28 556 0,66 328 0,44 432 0,53 2. Theo loại nợ 159 0,25 212 0,28 556 0,66 328 0,44 1.41 2 1,73 - Ngắn hạn 159 0,25 212 0,28 556 0,66 280 0,37 867 1,06 - Trung, dài hạn - - - - - - 48 0,07 545 0,67 Nguồn: Các bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT Đại Lộc và Chi nhánh NHNo&PTNT Vùng B, 2001 – 2005. Nợ xấu thể hiện trên cân đối kế toán các năm 2001-2005 đều ở mức thấp, cả số tuyệt đối và cả tỷ trọng trong tổng dư nợ. Trong các năm 2001 – 2004, tỷ trọng nợ xấu ở mức dưới 1%. Năm 2005, nợ xấu có xu hướng tăng nhưng cũng chỉ ở mức 1,7% (mức khống chế của NHNo&PTNT Việt Nam là dưới 3%). Trong một chừng mực, đây là sự lành mạnh nhất định, thể hiện chất lượng tín dụng và khả năng kiểm soát, quản lý được dư nợ tín dụng đã đầu tư của các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn. Tuy nhiên, để đánh giá một cách đúng đắn chất lượng tín dụng, theo đúng bản chất là nợ “không thu hồi được” hoặc “có dấu hiệu có thể không thu hồi được” [30, tr.286], theo tác giả, chỉ nghiên cứu dữ liệu từ các sổ sách kế toán là chưa đủ chính xác và khách quan. Mà còn phải tính đến các khoản nợ xấu đã được xử lý rủi ro, theo dõi riêng ngoài bảng cân đối kế toán. Thực chất, theo quy chế quản lý tín dụng, việc xử lý rũi ro, chuyển nợ xấu ra ngoài bảng cân đối để theo dõi chỉ là giải pháp điều hành và quản lý tín dụng của ngân hàng chứ không hề làm suy giảm trách nhiệm trả nợ của người vay. Các khoản nợ xấu chưa thu hồi, được xử lý rũi ro các năm 2001 đến 2003 không đáng kể, chỉ tập trung vào các năm 2004 và 2005, gồm: Năm 2004 nợ xấu chuyển rũi ro là 1.896 triệu đồng. Trong đó chỉ bao gồm nợ ngắn hạn và thuộc đối tượng HSX, tư nhân, cá thể. Năm 2005, số dư nợ xấu thuộc nợ rủi ro theo dõi ngoại bảng là 6.639 triệu đồng. Trong đó, ngắn hạn là 2.663 triệu đồng và trung, dài hạn là 3.976 triệu đồng. Ngoài ra, tình hình nợ quá hạn nhưng chưa chuyển sang theo dõi ở tài khoản nợ quá hạn cũng là một yếu tố không thể bỏ qua trong công tác quản lý chất lượng tín dụng. Sở dĩ có tình trạng này là do việc thực hiện các quy chế quản lý tín dụng hiện hành chưa chặt chẽ và nghiêm túc. Do vậy nợ quá hạn chưa được xác lập để phân nhóm, thực chất đây chính là nợ xấu. Cuối năm 2005, trên địa bàn huyện loại nợ này có khoảng 1.100 triệu, chiếm tỷ trọng 1,34%. Đây là một nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng mà công tác điều hành quản lý ngân hàng không thể bỏ qua hoặc xem nhẹ. - Đánh giá vai trò tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn Đại Lộc: Từ tổng hợp kết quả huy động vốn và cho vay của các chi nhánh NHNo&PTNT trên đây gắn liền với các nhân tố KT-XH 2001 – 2005, có thể đánh giá vai trò tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện Đại Lộc như sau: Một là, tín dụng của NHNo&PTNT đã đáp ứng cơ bản nhu cầu về vốn nói chung và vốn tín dụng nói riêng cho phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Qua 5 năm, nguồn vốn huy động tại chỗ đã chuyển từ trạng thái không đáp ứng đủ nhu cầu vốn để cho vay vào các năm đầu, sang trạng thái thừa vốn, không chỉ đáp ứng đủ yêu cầu cho vay mà còn dôi dư để đưa vào nguồn điều tiết chung của toàn hệ thống và NHNo&PTNT trên địa bàn. Diễn biến đó, thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.7: Nguồn vốn huy động và sử dụng vốn (2001–2005) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1. Nguồn vốn 32.183 48.361 57.011 66.639 91.926 2. Sử dụng vốn 62.552 74.883 83.256 73.949 81.493 Nguồn: Báo cáo tổng hợp NHNo&PTNT Đại Lộc và NHNo&PTNT Vùng B 2001- 2005. Mặt khác, do chủ động về nguồn vốn, tín dụng của NHNo&PTNT là nguồn cung ứng vốn vay chủ yếu cho toàn bộ các ngành, thành phần kinh tế, với các nhu cầu khác nhau để phát triển SXKD và đời sống. Đến cuối năm 2005, có 12.515 hộ có dư nợ NHNo&PTNT, chiếm tỷ lệ 34% tổng số hộ trong toàn huyện. Tuy tốc độ tăng trưởng dư nợ chưa cao nhưng khối lượng tín dụng tuyệt đối tăng lên hàng năm đã không ngừng tăng, đáp ứng được phần lớn yêu cầu vay vốn của doanh nghiệp, dân cư trên địa bàn. Đến nay huyện đã hoàn thành mục tiêu “xoá xã trắng” quan hệ tín dụng NHNo&PTNT. Các xã vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực III như Đại Sơn, Đại Thạnh tín dụng của NHNo&PTNT cũng đã “phủ sóng” và đã có nhiều đơn vị, cá nhân thoát nghèo, vươn lên làm giàu bằng chính đồng vốn tín dụng của NHNo&PTNT. Hai là, tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện Đại Lộc đã tác động tích cực vào chương trình xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ khắc phục thiên tai, ổn định đời sống và sản xuất, giải phóng các nguồn lực, khai thác các lợi thế tiềm năng đất đai, tài nguyên, lao động tại địa phương. Trong 5 năm (2001-2005), cơ cấu kinh tế huyện dù có những chuyển biến mạnh nhưng ưu thế vẫn luôn là kinh tế nông nghiệp, GDP nông lâm nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao (39,82% - 37,69% - 35,77% - 33,80% - 31,51%), từ lý do đó tín dụng của NHNo&PTNT đã lấy nông nghiệp, nông thôn làm đối tượng phục vụ chính, góp phần thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi trong nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Bằng các chính sách tín dụng phù hợp, các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn huyện luôn bám sát địa bàn, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, vận dụng các thể thức, hình thức tín dụng một cách linh hoạt để phục vụ tốt cho sự phát triển của KT-XH huyện. Các đối tượng được ngân hàng lựa chọn cho vay không chỉ là những dự án có hiệu quả kinh tế cao mà còn phải mang lại hiệu quả xã hội thiết thực, tích cực góp phần thực hiện các chủ trương định hướng phát triển KT-XH của địa phương, khai thác các tiềm năng thế mạnh, giải quyết nhiều việc làm cho lực lượng lao động nông nhàn, dôi dư, vốn còn kém về trình độ. Trong đó phải kể đến các dự án khai thác và chế biến bột đá tràng thạch xuất khẩu, với nhiều cơ sở SXKD, nhiều doanh nghiệp thực hiện, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động; đầu tư phát triển SXKD cho HTX 27-7, là đơn vị kinh tế tập thể mà bộ máy lãnh đạo cốt cán đều là thương binh, số lao động thường xuyên đến nay thu hút được là 542 người … Tín dụng của NHNo&PTNT không chỉ đáp ứng các yêu cầu của SXKD mà trong điều kiện thiên tai mất mùa, NHNo&PTNT đã tích cực giải ngân cho vay các đối tượng trên địa bàn khắc phục thiên tai, ổn định đời sống bằng nguồn vốn chỉ định của Chính phủ với lãi suất thấp hoặc bằng vốn tín dụng thông thường của NHNo&PTNT. Trong 3 năm 1998-2000, chỉ với vốn chỉ định của Chính Phủ, thông qua công cụ tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện đã giải ngân cho vay khắc phục hậu quả thiên tai tổng số 17,2 tỷ đồng, cho 9.070 hộ. Trong đó, khắc phục hạn hán năm 1998 là 540 triệu đồng tương ứng với 215 hộ vay, khắc phục lũ lụt 1998 là 7,1 tỷ đồng tương ứng với 3.750 hộ và khắc phục hậu quả lũ lụt 1999-2000 là 9.560 triệu đồng, tương ứng với 5.105 hộ [18, tr.7]. Tín dụng khắc phục hậu quả thiên tai đã góp phần quan trọng giúp cho nhân dân trong vùng thiên tai vượt qua khó khăn, ổn định đời sống và sản xuất. Trong các năm 2001 – 2004, khi NHCSXH chưa ra đời, tín dụng cho vay ưu đãi hộ nghèo là một bộ phận của tín dụng NHNo&PTNT. Với những cơ chế đặc biệt ưu đãi như lãi suất cho vay thấp, không cần tài sản thế chấp và nhiều điều kiện ưu đãi khác, vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo đã đóng góp rất lớn vào chương trình xoá đói giảm nghèo tại địa phương. Điều đó thể hiện rõ trong bảng 2.8: Bảng 2.8: Hoạt động tín dụng cho vay ưu đãi hộ nghèo (2001-2004) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm thực hiện 2001 2002 2003 10/2004 - Tổng số hộ nghèo có trên địa bàn Hộ 5.768 5.505 4.603 4.205 - Số hộ có dư nợ cho vay hộ nghèo Hộ 4..513 4.979 4.712 4.459 - Dư nợ TD hộ nghèo Triệu đồng 11.278 12.348 11.771 11.500 - Tổng dư nợ: Bao gồm dư nợ thông thường + dư nợ cho vay hộ nghèo Triệu đồng 62.552 74.883 83.256 85.449 - Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo % 18,02% 16,48% 14,13% 13,45% - Số hộ thoát nghèo hàng năm Hộ 235 323 902 398 Trong đó thoát nghèo nhờ vay vốn NH Hộ 197 217 387 192 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tín dụng NHNo&PTNT huyện và Niên giám thống kê huyện Đại Lộc 2001 – 2004. Trong 4 năm hoạt động tín dụng ưu đãi hộ nghèo của NHNo&PTNT (từ 2001 đến tháng 10/2004 NHCSXH ra đời, NHNo&PTNT bàn giao toàn bộ dư nợ hộ nghèo sang NHCSXH), hầu hết các hộ trong diện nghèo đều được vay vốn ưu đãi để làm ăn, từ đó nhiều hộ thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu. Tổng số hộ thoát nghèo nhờ vay vốn ưu đãi là 993 hộ trên tổng số 1.858 hộ nghèo được thoát nghèo, chiếm tỷ lệ 53,44%. Đây là một con số rất có ý nghĩa đối với sự phát triển KT-XH huyện. Ba là, tín dụng của NHNo&PTNT tác động mạnh mẽ vào quá trình tích tụ tập trung ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển SX hàng hoá trên địa bàn. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.5 cho thấy qui mô và tỷ trọng tín dụng của NHNo&PTNT cho kinh tế nông nghiệp luôn chiếm phần quan trọng trong tổng mức đầu tư. Các chi nhánh NHNo&PTNT luôn xác định nông nghiệp, nông thôn là đối tượng khách hàng chính và là bạn đồng hành cùng với ngân hàng để phát triển. Vốn tín dụng của NHNo&PTNT đã góp phần vào việc chuyển dịch kinh tế trong nông nghiệp tại địa phương. Cho vay để đầu tư lớn vào sản xuất, nhiều hộ có năng lực quản lý tốt đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để thuê, mua lại quyền sử dụng đất, mở rộng sản xuất theo hướng hàng hoá. Trong 3 năm (2003 – 2005) từ khi có chủ trương của UBND tỉnh về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại theo Quyết định 30/2002/QĐ-UB, ngày 24 tháng 5 năm 2002 và khuyến khích phát triển chăn nuôi bò theo Quyết định 66/2004/QĐ-UB, ngày 24 tháng 5 năm 2004 của UBND tỉnh Quảng Nam, tín dụng của NHNo&PTNT đã chú trọng đầu tư mở rộng diện tích đất vườn, rừng tập trung, mua sắm máy móc công cụ, vật tư thiết bị, con cây giống… Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu chủ yếu của kinh tế trang trại (2003 – 2005) Chỉ tiêu Đơn vị tính 2003 2004 2005 - Tổng số trang trại Trang trại 56 64 75 - Lao động sử dụng Người 237 294 341 - Diện tích đất Ha 525 536 710 - Tổng vốn đầu tư Triệu đồng 3.617 6.097 7.708 Trong đó, vốn vay NHNo&PTNT Triệu đồng 712 1.842 2.564 Giá trị sản lượng hàng hoá, dịch Triệu đồng 1.179 2.469 3.037 vụ Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc và Báo cáo tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT huyện, chi nhánh NHNo&PTNT vùng B, 2003 – 2005. Rõ ràng tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện đã đáp ứng tốt yêu cầu của phát triển kinh tế trang trại và chăn nuôi. Vốn tín dụng tham gia vào lĩnh vực này ngày càng cao cả doanh số và tỷ trọng vốn vay trên tổng vốn đầu tư (19,68%-2003; 30,21%- 2004; 33,26%-2005), góp phần tăng tổng sản lượng hàng hoá do kinh tế trang trại sản xuất ra sau 3 năm lên đến 2,8 lần, tác động tích cực vào tất cả các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của kinh tế trang trại trên địa bàn Đại Lộc. Trong phát triển ngành CN, TTCN vốn tín dụng của NHNo&PTNT luôn là đối tác không thể thiếu, đã tham gia vào mọi công đoạn, từ giai đoạn xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị đến mua nguyên vật liệu cho sản xuất. Dư nợ tín dụng NHNo&PTNT cho phát triển CN, TTCN từ 2001 – 2005 lần lượt là: 3.150 (triệu đồng) - 9.300 - 14.400 - 15.100 - 16.200. Trong đó phải kể đến các đơn vị sử dụng vốn tín dụng của NHNo&PTNT mang lại hiệu quả khá cao, đó là: HTX TTCN Lam Phụng, tiền thân là một tổ hợp tác sản xuất TTCN, nhờ tác động của vốn vay đã dần phát triển, đến nay HTX là một trong những đơn vị SXKD có hiệu quả của huyện, có tổng vốn đầu tư lên đến 3,5 tỷ đồng. Trong đó vốn tín dụng của NHNo&PTNT là 600 triệu đồng (ngắn hạn 500 triệu đồng, trung hạn 100 triệu đồng), với trang thiết bị máy móc hiện đại, khai thác và sản xuất bột đá tràng thạch, làm nguyên liệu cho nhiều loại vật liệu xây dựng cao cấp. Lao động sử dụng thường xuyên là 150 người. Đầu tư tín dụng trung hạn cho Công ty TNHH Đông Trường Sơn 800 triệu để mua sắm trang thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng, phục vụ cho nhu cầu phát triển hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Vốn tín dụng đã phát huy tốt hiệu quả, góp phần đa dạng hoá sản phẩm côn gnhiệp địa phương. Công ty Thương mại Đại Lộc (nay là Công ty Cổ phần Thương mại Đại Lộc) là đơn vị ngay từ khi thành lập (trước 1988) đã gắn bó với tín dụng NHNo&PTNT (dư nợ NHNo&PTNT hiện nay là 1,1 tỷ đồng). Bằng vốn tín dụng của NHNo&PTNT đã xâydựng Xí nghiệp may xuất khẩu, lao động sử dụng gần 300 công nhân, giá trị hàng xuất khẩu mỗi năm khoảng 500.000 USD … Trong lĩnh vực TM, DV trên địa bàn huyện Đại Lộc, tín dụng của NHNo&PTNT cũng luôn là tác nhân quan trọng, góp phần mở rộng quy mô kinh doanh, đẩy mạnh chu chuyển và lưu thông hàng hoá, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Mức đầu tư tín dụng cho lĩnh vực TM, DV thể hiện rất rõ trên bảng 2.5. Nếu so với giá trị GDP, hàng năm mức dư nợ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm khoản 10%. Bốn là, vốn tín dụng của NHNo&PTNT đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, đưa các thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến vào đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc. Dưới nhiều hình thức, phương thức khác nhau, tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn đã tác động tích cực vào xây dựng kết cấu hạ tầng trên tất cả các mặt như : xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, các khu cụm công nghiệp v.v... Góp phần đáng kể vào việc xây dựng diện mạo mới cho đời sống KT-XH ở địa phương. Trong đó, điển hình như: Cho vay Công ty TNHH Nam Quan - Vân Long, xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Đại Hiệp 1,8 tỷ đồng; Cho vay Công ty Xây dựng và phát triển nông thôn Đại Lộc thi công san ủi mặt bằng khu, cụm công nghiệp 800 triệu đồng góp phần xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, tạo điều kiện cần để thu hút đầu tư. Cho vay Công ty Xi măng Hải Vân (Đà Nẵng) cung ứng xi măng xây dựng giao thông nông thôn theo cơ chế ban hành kèm theo Quyết định số 19/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Nam, tổng số tiền là 2 tỷ đồng tương ứng với 2.500 tấn xi măng (bảo lãnh bằng quỹ ngân sách huyện); Cho vay hỗ trợ kinh phí của hộ gia đình đóng góp xây dựng giao thông nông thôn, dưới nhiều hình thức, tổng số tiền là 2,4 tỷ đồng, góp phần xây dựng 179,7 Km đường bê tông nông thôn, với tổng vốn đầu tư 59,3 tỷ đồng, trong đó phần đóng góp của nhân dân là 28 tỷ… [39, tr.9]. Cho vay theo chương trình ô - tô chuyên dụng, giải phóng sức lao động cho nông dân (theo Hợp đồng của NHNo&PTNT Việt Nam với Tổng Công ty Ôtô Cửu long), chỉ tính trong năm 2005 đã giải ngân gần 2 tỷ đồng, tương ứng với khoảng 25 chiếc xe tải nông dụng, thay thế các phương tiện quá hạn sử dụng, phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn… Năm là, tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện có tác động thúc đẩy nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế cho các chủ thể kinh tế trên địa bàn, góp phần cho cho sự phát triển kinh tế – xã hội toàn diện. Với các điều kiện ràng buộc đối tượng vay vốn: hoàn trả tiền vay cả gốc lẫn lãi theo thời hạn nhất định, chấp nhận cơ chế kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn vay và các hoạt động SXKD của Ngân hàng… tác động của tín dụng của NHNo&PTNT không chỉ bằng tiền vốn, mà còn buộc các chủ thể kinh tế vay vốn, tất cả các loại hình kinh tế từ tư nhân cá thể, HSX, HTX đến hệ thống các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng đều phải không ngừng nâng cao năng lực SXKD, hạch toán kinh tế, ngày càng đáp ứng tốt mọi yêu cầu của Ngân hàng – cũng là yêu cầu cho phát triển. Khi các chủ thể có quan hệ tín dụng được nâng cao năng lực SXKD và trình độ hạch toán kinh tế thì theo yêu cầu của quy luật cạnh tranh trong cơ chế thị trường, các chủ thể còn lại cũng phải vươn lên tự hoàn thiện mình. Đến nay trên toàn huyện, hệ thống các HTX sản xuất nông nghiệp (hầu hết đều có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT) đều đã được sắp xếp và củng cố lại. “Nhiều HTX nông nghiệp có chuyển biến, mở rộng ngành nghề, tạo thêm việc làm cho xã viên và người lao động. Hiệu quả SXKD có nâng lên” [3, tr.3]. Trong đó, phải kể đến các HTX gắn bó nhiều năm với NHNo&PTNT và đã có những bước phát triển mạnh mẽ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam (2).pdf
Tài liệu liên quan