Luận văn Tìm những giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay

Tài liệu Luận văn Tìm những giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay: LUẬN VĂN: Những giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý các tổ chức hệ thống, xét về mặt quá trình, là điều hành các hoạt động để đạt được những mục đích xác định. Sự điều hành này chỉ có thể thành công khi có hệ thống bảo đảm thông tin, theo đó, việc thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin được tổ chức một cách khoa học, hiệu quả. Do vậy, mọi tổ chức đều có một mạng lưới thông tin tối thiểu mà nếu không có nó thì tổ chức không thể tồn tại được. Mạng lưới thông tin này nếu yếu kém sẽ làm suy yếu sự hoạt động của tổ chức, buộc người lãnh đạo tổ chức phải thay thế nó bằng một hệ thống khác hợp lý và hiệu quả hơn. Để quản lý hiệu quả, cần phải xây dựng một hệ thống thông tin quản lý đảm bảo sự vận hành thông suốt cho tổ chức và phục vụ việc ra quyết định quản lý, đưa tổ chức đạt tới các mục tiêu đã lựa chọn. Đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và ...

pdf110 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm những giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Những giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý các tổ chức hệ thống, xét về mặt quá trình, là điều hành các hoạt động để đạt được những mục đích xác định. Sự điều hành này chỉ có thể thành công khi có hệ thống bảo đảm thông tin, theo đó, việc thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin được tổ chức một cách khoa học, hiệu quả. Do vậy, mọi tổ chức đều có một mạng lưới thông tin tối thiểu mà nếu không có nó thì tổ chức không thể tồn tại được. Mạng lưới thông tin này nếu yếu kém sẽ làm suy yếu sự hoạt động của tổ chức, buộc người lãnh đạo tổ chức phải thay thế nó bằng một hệ thống khác hợp lý và hiệu quả hơn. Để quản lý hiệu quả, cần phải xây dựng một hệ thống thông tin quản lý đảm bảo sự vận hành thông suốt cho tổ chức và phục vụ việc ra quyết định quản lý, đưa tổ chức đạt tới các mục tiêu đã lựa chọn. Đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và với sự phát triển của khoa học - công nghệ, vai trò của thông tin quản lý lại càng đặc biệt quan trọng, có những trường hợp nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Để quản lý các doanh nghiệp, việc kiểm soát các hoạt động bên trong doanh nghiệp là chưa đủ mà còn phải thường xuyên theo dõi tác động với môi trường, theo dõi sự thích nghi đối với môi trường và theo dõi những ảnh hưởng của môi trường đối với doanh nghiệp. Chính hệ thống thông tin quản lý giúp lãnh đạo doanh nghiệp đảm bảo việc kiểm soát này. Việc nghiên cứu, tổ chức có khoa học hệ thống thông tin quản lý và áp dụng cách tiếp cận hệ thống vào tổ chức quản lý của các doanh nghiệp cho phép lãnh đạo doanh nghiệp phân tích và có biện pháp tốt hơn trong việc thực hiện các chức năng quản lý cơ bản của mình. Hệ thông tin quản lý là một công cụ có hiệu quả để lãnh đạo và quản lý các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Công ty Điện lực 3 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Công ty có 19 đơn vị trực thuộc, hoạt động chuyên ngành sản xuất và kinh doanh điện năng trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố ở miền Trung và Tây Nguyên. Nhận thức rõ tầm quan trọng của thông tin và thông tin quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện lực trên một địa bàn rộng lớn, từ đầu thập kỷ 90, Công ty Điện lực 3 đã đầu tư một lượng vốn khá lớn cho việc xây dựng một hệ thống kỹ thuật đảm bảo thông tin quản lý, trong đó chủ yếu xây dựng hệ thống thông tin liên lạc (communication) và hệ thống công nghệ thông tin (IT) phục vụ quản lý. Hệ thống này trong 15 năm qua đã hoạt động có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho hệ thống quản lý tập trung của công ty và hệ thống quản lý tác nghiệp ở các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, trong những năm tới, hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 cần thiết phải được tổ chức và xây dựng lại do những lý do chính sau đây: Lộ trình cổ phần hóa Công ty Điện lực 3 đang được thực hiện, phương án cổ phần hóa đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt và dự kiến trong năm 2007 sẽ tiến hành bán cổ phần lần đầu ra bên ngoài. Theo phương án cổ phần hóa, Công ty Điện lực 3 sẽ chuyển đổi thành công ty cổ phần và đổi tên thành Tổng công ty cổ phần Điện lực miền Trung. Đây là một thách thức rất lớn đối với Công ty Điện lực 3. Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang tái cấu trúc cơ cấu tổ chức bộ máy để kinh doanh đa ngành và chuyển các công ty thành viên, trong đó có Công ty Điện lực 3 sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Việc chuyển đổi tổ chức này đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý trong công ty. Mặt khác, ngành điện đang đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh viễn thông công cộng và bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông đến khách hàng, trong đó Công ty Điện lực 3 chịu trách nhiệm đầu tư và kinh doanh viễn thông trên địa bàn miền Trung. Vấn đề mới đặt ra là phải tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý đáp ứng được những yêu cầu nói trên, đồng thời phải tận dụng được cơ sở hạ tầng mạng viễn thông đã có cho chính hệ thống quản lý của công ty và hệ thống quản lý của ngành. Trong điều kiện hiện nay, việc hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý đòi hỏi bắt buộc phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Trong khi đó, công nghệ thông tin là một lĩnh vực có tốc độ phát triển khá nhanh chóng. Những hệ thống quản lý sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ cơ bản đã được đầu tư trong những năm trước đây trở nên lạc hậu rất nhanh do đó chính các hệ thống này cũng cần thiết phải được đổi mới, mở rộng, nâng cao và sử dụng được những thành tựu kỹ thuật mà trước đây chưa thể có được. Muốn vậy, cần có sự đánh giá và nghiên cứu nghiêm túc mang tính khoa học để đảm bảo các chi phí đầu tư của doanh nghiệp bỏ ra đạt được hiệu quả cao nhất. Công ty Điện lực 3 là một doanh nghiệp nhà nước, có qui mô lớn, đang tích cực hoàn thiện quản lý để tiến hành cổ phần hóa. Do đó, việc nghiên cứu tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý sẽ có ý nghĩa rất lớn về thực tiễn. Chính vì vậy, học viên chọn đề tài luận văn thạc sĩ: "Những giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay". 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ trước đến nay, trong phạm vi ngành Điện lực Việt Nam, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về hệ thống thông tin quản lý một cách có hệ thống. Trước đây đã có rất nhiều dự án đã được xây dựng nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả quản lý có liên quan đến thông tin. Tuy nhiên, ở tất cả các dự án đó, các vấn đề được đặt ra và giải quyết chỉ mang nặng tính kỹ thuật hoặc nhằm giải quyết một mảng công việc nhất định, trong đó chủ yếu chỉ chú trọng đến việc tin học hóa công tác quản lý hơn là tìm ra các giải pháp tổ chức một hệ thống thông tin quản lý hiệu quả, phù hợp, hiện đại. Tình hình ở Công ty Điện lực 3 không phải là ngoại lệ. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Xây dựng khung lý thuyết về hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức hiện đại về quản lý. - Làm rõ đặc điểm, vai trò và tầm quan trọng của hệ thống thông tin quản lý trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. - Làm rõ các yêu cầu cơ bản của việc tổ chức và xây dựng một hệ thống thông tin quản lý trong điều kiện sử dụng công nghệ thông tin như là công cụ chủ yếu. - Phân tích mô hình quản lý và mô hình hệ thống thông tin hiện nay của Công ty Điện lực 3; làm rõ yêu cầu đổi mới mô hình quản lý trong tình hình mới. - Đề xuất phương án và các giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý mới ở Công ty Điện lực 3 theo hướng hiện đại hơn, phù hợp hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn tập trung làm rõ khái niệm, vai trò của hệ thống thông tin quản lý, các mối tương tác của nó trong công tác quản lý và yêu cầu cụ thể của việc tổ chức một hệ thống thông tin quản lý trong một doanh nghiệp, cụ thể là Công ty Điện lực 3. Đặc biệt, luận văn tập trung vào việc nghiên cứu nguyên tắc và các biện pháp sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ chủ yếu cho một hệ thống quản lý hiện đại. Khách thể nghiên cứu là Công ty Điện lực 3 và các đơn vị trực thuộc. Một số vấn đề có liên quan đến hoạt động chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải khảo sát, đối tượng là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Phạm vi thời gian được xác định từ năm 2006 đến năm 2010 và các biện pháp định hướng cho tương lai có tính đến 2015. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, cách tiếp cận hệ thống kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh và mô hình hóa để xác lập các đánh giá tổng hợp của hệ thống thông tin quản lý, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp cho vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của luận văn Một trong những mục đích của đề tài đã được xác định một cách cụ thể là xác định phương án và các giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 dựa trên những dữ liệu được thu thập từ thực tế hiện có. Những phương án cho hệ thống thông tin quản lý mới đều dựa trên những luận cứ khoa học và định hướng phát triển cũng như mô hình cơ cấu bộ máy từ công ty đến các đơn vị trực thuộc đều đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam dự kiến phương án theo định hướng của Chính phủ. Do vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng trên thực tế quản lý của Công ty Điện lực 3. Ngoài ra, do đặc điểm các công ty điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hiện nay đang có 7 công ty điện lực) có qui mô và cơ cấu tổ chức tương tự Công ty Điện lực 3, nên phương án mà luận văn đề xuất có thể coi như là một mô hình mẫu về hệ thống thông tin quản lý để áp dụng chung cho các công ty khác trong ngành điện. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TỔ CHỨC LẠI HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Ở CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN LỰC 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÔNG TIN QUẢN LÝ 1.1.1. Khái niệm chung về thông tin quản lý Thông tin quản lý được hiểu là sự truyền đạt thông tin giữa các cấp quản lý trong một tổ chức. Việc tổ chức, thu thập, phân tích, xử lý thông tin luôn được coi là nội dung quan trọng của quản lý, vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và quản lý hiện đại. Quản lý truyền thống thường tập trung ra những quyết định dựa trên tổ chức, lập kế hoạch và kiểm soát. Nhà quản lý mất nhiều thời gian trong hội họp, gọi điện thoại, đọc và chuẩn bị các báo cáo, thảo luận các dự án với các cấp, ban hành thủ tục và qui trình. Theo các nhà nghiên cứu, các cấp quản lý điều hành trong mô hình quản lý truyền thống mất 50% thời gian cho các công việc về tổ chức, lập kế hoạch, 30% thời gian cho các giao tiếp chính thức như hội họp, báo cáo, ghi chép, 20% còn lại dùng cho các tiếp xúc không chính thức trong tổ chức với đồng nghiệp và nhân viên liên quan đến những vấn đề về kinh doanh và công việc [25]. Ngày nay, việc phát triển kinh doanh theo hướng mở rộng thị trường và hội nhập khu vực và quốc tế là điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Xu hướng quốc tế hóa mọi hoạt động kinh doanh theo tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và internet đã buộc các tổ chức kinh doanh phải tái cấu trúc lại tổ chức nhằm tận dụng những lợi thế tương đối trong kinh doanh. Và điều đó chỉ dành cho các doanh nghiệp biết khai thác và tận dụng được những tiến bộ trong khoa học công nghệ thông tin vào quản lý, hay nói một cách khác, đó chính là biết khai thác tốt nhất lợi thế của nền kinh tế dựa trên thông tin và tri thức. Xu hướng thay đổi đó thể hiện như sau: Bảng 1.1 Những thay đổi đang diễn ra trong hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin Xu hướng kinh doanh Lựa chọn công nghệ trong quản lý Chuyên môn hóa - Nâng cao nhu cầu về quản lý kỹ năng - Sử dụng các công cụ của hệ thống thông tin quản lý chuyên nghiệp - Gia tăng truyền thông Phân cấp quản lý và nhượng quyền kinh doanh (franchises) - Giảm cấp quản lý trung gian - Gia tăng chia sẻ thông tin - Gia tăng phân tích của quản lý cấp cao - Hệ thống công văn, qui định qua mạng máy tính - Tái cấu trúc công ty Phân quyền và tổ chức bộ máy gọn, hiệu quả - Các nhu cầu về truyền thông - Giảm chi phí quản lý - Công nghệ có chi phí thấp Bố trí nhân viên và công nhân linh hoạt - Quản lý thông qua qui trình làm việc - Xây dựng hệ thống thu thập và đánh giá nhân viên - Hợp tác và kiểm soát - Nâng cao kỹ năng cá nhân qua công nghệ quản lý - Bảo mật Quốc tế hóa các hoạt động, toàn cầu hóa tổ chức sản xuất - Truyền thông - Thiết kế sản phẩm - Phát triển và lập trình cho hệ thống - Bán hàng và marketing Định hướng dịch vụ khách hàng - Công việc quản lý là công việc thông tin - Dịch vụ khách hàng đòi hỏi thông tin tốt hơn - Tốc độ Nguồn: [29]. Như vậy, trong điều kiện hiện đại, thông tin quản lý doanh nghiệp gồm nhiều hoạt động gắn bó với nhau, bao trùm mọi hoạt động của doanh nghiệp và có vai trò quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.1.2. Quá trình quản lý và tổ chức thông tin quản lý Quá trình quản lý hướng đến phối hợp để đạt được sự nỗ lực của từng cá nhân nhằm hoàn thành mục tiêu của nhóm. Như vậy, sự phối hợp trở thành nhiệm vụ trọng tâm của quá trình quản lý nhằm điều hòa những sự khác biệt về phương pháp tiếp cận, thời gian, nỗ lực, lợi ích và làm hài hòa các mục tiêu cá nhân định hướng đạt tới các mục tiêu của tổ chức. Để có sự phối hợp tốt nhất thì sự hiểu biết về mục tiêu, sứ mệnh của công ty, khách hàng, cổ đông, nhà nước,… qua cách thức thu thập và truyền đạt thông tin đến mọi cá nhân, bộ phận, mọi cấp quản lý là phần quan trọng. Nếu xét theo cách tiếp cận theo sự tiến bộ của công nghệ thông tin, thì quá trình quản lý của một công ty cần phải được tái cấu trúc để loại bỏ những quá trình quản lý không cần thiết và thay vào đó là phương pháp quản lý mới khi xuất hiện vai trò của công nghệ thông tin mới [28]. Sơ đồ 1.1: Mục đích và tổ chức của thông tin liên lạc QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ Lập kế hoạch Tổ chức Biên chế Lãnh đạo Kiểm tra MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI - Khách hàng - Người cung ứng - Cổ đông - Cộng đồng - Nhà nước Thông tin liên lạc Cách quản lý truyền thống làm cho quá trình quản lý của một công ty phát sinh những cấp quản lý trung gian quan liêu, bộ phận này nhận nhiệm vụ giám sát cấp quản lý thấp hơn, lập các báo cáo, giải thích các mệnh lệnh của cấp quản lý cao hơn (xem sơ đồ 1.2). Nền tảng cơ bản để tái cấu trúc lại công ty chính là ứng dụng công nghệ mới để xóa bỏ các công việc của cấp quản lý trung gian. Công nghệ mới tạo điều kiện các công ty có thể chia công ty thành các đơn vị quản lý nhỏ tạo lợi nhuận và phân quyền để quá trình ra quyết định ở cấp quản lý thấp hơn. Ngoài việc thông tin liên lạc mang tính tức thời, công nghệ mới còn làm giảm chi phí cho cả phần cứng và phần mềm ở mỗi bộ phận. Ngày nay, khả năng điều hành công ty như là một tập hợp gồm các bộ phận nhỏ hơn và có được các số liệu thống kê hoàn chỉnh mà không cần đến một đội ngũ nhân viên và kế toán đông đúc. Các nhân viên văn phòng được đưa xuống các bộ phận tiếp cận các dịch vụ và khách hàng để tạo ra lợi nhuận cho công ty [40]. Tổng giám đốc điều hành (CEO) Giám đốc tài chính Giám đốc thị trường Kế toán trưởng Giám đốc quản lý nhân sự Giám đốc hệ thống thông tin quản lý KHÁCH HÀNG Phân tích dữ liệu Các báo cáo CÁC CẤP QUẢN LÝ TRUNG GIAN Thu thập dữ liệu Sơ đồ 1.2: Cấu trúc quản lý truyền thống Trong cấu trúc truyền thống, cấp quản lý thấp hơn quan hệ khách hàng và thu thập cơ sở dữ liệu. Cấp quản lý trung gian phân tích dữ liệu, lập báo cáo và đề xuất cho cấp quản lý cao hơn. Cấp quản lý cao hơn ra quyết định và định ra các qui tắc hướng dẫn các cấp quản lý khác Như vậy, quá trình quản lý, tái cấu trúc công ty và hệ thống thông tin là nền tảng phân chia công ty thành ba cấp quản lý cơ bản: cấp hoạt động, cấp sách lược và cấp chiến lược. Mỗi cấp có đặc tính riêng, sử dụng các công cụ trợ giúp khác nhau từ công nghệ thông tin. Mô hình kim tự tháp được áp dụng cho các công ty có bao gồm ba cấp quản lý như trên sẽ được hỗ trợ một hệ thống thu thập và xử lý thông tin để mỗi cấp chia sẻ và ra các quyết định. Mỗi cấp có những vai trò khác nhau trong việc sử dụng các công cụ hỗ trợ từ hệ thống thông tin quản lý có hiệu quả nhất, và hệ thống thông tin quản lý phải được thiết kế nhắm đến phục vụ cho mỗi cấp quản lý điều hành trong công ty. Ban quản lý điều hành công ty Tổng giám đốc điều hành (CEO) Giám đốc tài chính Giám đốc thị trường Kế tóan trưởng Giám đốc quản lý nhân sự Giám đốc hệ thống thông tin quản lý KHÁCH HÀNG Sơ đồ 1.3: Mô hình quản lý theo cấu trúc mới Khi tái cấu trúc, công ty hướng đến hình thức phân quyền quản lý nhiều hơn. Bỏ các cấp quản lý trung gian và thay thế bằng các bộ phận chức năng tinh gọn hơn. Đơn vị kinh doanh khu vực (franchises) và các bộ phận chức năng trở thành nơi tiếp xúc phục vụ khách hàng. Chia sẽ thông tin là điều cốt lõi của hệ thống. Các bộ phận giao tiếp trực tiếp với nhau và chia sẽ dữ liệu qua công ty Bộ phận tài chính Bộ phận marketing Bộ phận kế toán Bộ phận quản lý nhân sự Kết hợp cơ sở dữ liệu và mạng Bộ phận bán hàng Đơn vị kinh doanh khu vực Phương pháp quản lý/các qui định Phân cấp, phương pháp quản lý và hình thành đơn vị kinh doanh khu vực Chiến lược 1.1.3. Cấu trúc hệ thống thông tin Cấu trúc hệ thống thông tin là hình thức cụ thể mà thông tin được thu thập, xử lý, truyền đạt trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu hay chức năng được lựa chọn. Mục đích của nó là thu thập, lưu trữ và phổ biến thông tin môi trường như kế hoạch và thông tin nội bộ nhằm mục đích hỗ trợ các chức năng như kế hoạch, tổ chức, ra quyết định, phối hợp, kiểm soát, phân tích và đánh giá [25]. Cấu trúc hệ thống thông tin bao gồm việc thu thập, xử lý, phân phối thông tin phát hiệu quả đến mức nào. Trong đó, cơ sở hệ thống máy tính gồm phần cứng, phần mềm và mạng viễn thông được xem là hạ tầng công nghệ thông tin thì phần ứng dụng các chức năng kinh doanh trên hệ thống máy tính mới là mục tiêu của quản lý. Vì nhà quản lý và các nhân viên tương tác trực tiếp trên hệ thống máy tính, nên điều quyết định cho sự thành công của tổ chức là hệ thống thông tin phải đáp ứng được các chức năng kinh doanh của tổ chức trong hiện tại cũng như trong tương lai. Ngày nay, cuộc cách mạng về mạng đang xảy ra. Công nghệ hệ thống thông tin không còn giới hạn vào các máy tính nhưng bao gồm một loạt các công nghệ làm kết nối các máy tính với nhau nhằm trao đổi thông tin ở những khoảng cách xa hơn và vượt ranh giới của một tổ chức. Internet kết nối toàn cầu và là nền tảng linh động trong chia sẻ thông tin, ngày càng tạo thêm những ứng dụng mới cho hệ thống thông tin và cách mạng hóa vai trò hệ thống thông tin trong một tổ chức (xem sơ đồ 1.5). Kết hợp các chức năng và các cấp quản lý Hệ thống chiến lược Hệ thống quản lý CẤU TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN CỦA TỔ CHỨC 1.1.4. Nội dung của hệ thống thông tin trong quản lý Vì có những yêu cầu đặc thù và các cấp quản lý khác nhau trong một tổ chức mà sẽ có các loại hệ thống thông tin khác nhau. Không có hệ thống thông tin duy nhất nào có thể đáp ứng mọi tổ chức. Mô hình quản lý hiện đại của một công ty thường chia thành các cấp chiến lược, cấp quản lý, cấp nghiên cứu và cấp hoạt động tác nghiệp; và từ đó chia thành các lĩnh vực chức năng như bán hàng và marketing, sản xuất, tài chính, kế toán và nguồn nhân lực. Để đáp ứng các yêu cầu của một tổ chức, thường cấu trúc bốn loại chính của hệ thống quản lý như sau:  Các hệ thống cấp tác nghiệp (Operational-Level Systems) hỗ trợ các nhà quản lý tác nghiệp nắm chắc mọi hoạt động và các nghiệp vụ cơ sở của tổ chức như doanh số, thu tiền, tiền mặt trong ngân hàng, trả lương, vay tín dụng và số lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất. Mục đích chính của các hệ thống ở cấp này nhằm giải quyết các câu hỏi trong công việc hàng ngày và nắm chắc các qui trình nghiệp vụ trong tổ chức. Có bao nhiêu hàng trong kho, tiền lương của từng cá nhân được thanh toán thế nào? Để trả lời những câu hỏi loại này cần phải có thông tin có sẵn, cập nhật và chính xác.  Các hệ thống cung cấp kiến thức (Knowlegde-Level Systems) hỗ trợ cho các nhân viên nhập dữ liệu và nhân viên có kiến thức chuyên môn trong tổ chức. Mục đích của các hệ thống cung cấp kiến thức giúp công ty tích hợp kiến thức mới vào việc kinh doanh và giúp tổ chức kiểm soát mọi hoạt động văn phòng. Các hệ thống cung cấp kiến thức, đặc biệt hình thức của hệ thống trạm làm việc (work station) và văn phòng là những ứng dụng tăng nhanh nhất trong kinh doanh hiện nay.  Các hệ thống cấp quản trị (Management-Level Systems) được thiết kế để phục vụ việc kiểm tra, giám sát, ra quyết định và các hoạt động quản trị của cấp quản lý trung gian. Câu hỏi chính mà hệ thống này giải quyết là: Mọi việc có phải đang hoạt động tốt không? Có hệ thống cấp quản trị không hỗ trợ để ra quyết định hàng ngày. Nó có xu hướng tập trung vào việc ra những quyết định không theo khuôn mẫu định sẵn như hệ thống thông tin đòi hỏi theo thông thường. Ví dụ, điều gì sẽ tác động đến kế hoạch sản xuất điện nếu phụ tải đột biến tăng gấp đôi trong thời điểm giao thừa? Việc cung cấp điện tại miền Trung sẽ như thế nào nếu nhà máy thủy điện Yaly dừng sản xuất 3 tháng? Để trả lời những câu hỏi như vậy thì yêu cầu phải tiếp nhận dữ liệu từ bên ngoài công ty và dữ liệu nội bộ từ bộ phận điều hành cũng khó rút ra được những thông tin gì có ích cho các trường hợp này.  Các hệ thống cấp chiến lược (Strategic-Level Systems) giúp quản lý cấp cao giải quyết và tập trung vào các vấn đề chiến lược và có tính dài hạn, có liên quan đến công ty và môi trường bên ngoài. Vấn đề chính là làm thế nào năng lực hiện có của công ty luôn theo kịp với những biến đổi của môi trường bên ngoài. Tương ứng với bốn cấp quản lý trong tổ chức, sẽ có các loại hệ thống thông tin khác nhau phục vụ cho mỗi cấp quản lý. Có sáu loại chính của hệ thống thông tin được xây dựng thể hiện trong sơ đồ 1.6.  Hệ thống xử lý nghiệp vụ-TPS (Transaction Processing Systems) là hệ thống phục vụ cho hoạt động kinh doanh cơ bản ở cấp tác nghiệp trong tổ chức. Nó là hệ thống được vi tính hóa để thực hiện và ghi nhận các nghiệp vụ xảy ra hàng ngày cần thiết để tiến hành kinh doanh theo chức năng. Sơ đồ 1.7 thể hiện các chức năng chủ yếu của hệ thống xử lý tác nghiệp. Dựa trên các chứng năng này một hệ thống ứng dụng để hỗ trợ cho các hoạt động tác nghiệp ở cấp quản lý này. Các hệ thống cấp chiến lược Dự kiến ngân sách 5 năm Kế hoạch kinh doanh 5 năm Dự kiến doanh số 5 năm Kế hoạch lợi nhuận Kế hoạch nguồn nhân lực Các hệ thống cấp quản trị Các hệ thống hỗ trợ điều hành CÁC LOẠI HỆ THỐNG  Hệ thống hoạt động kiến thức-KWS (Knowledge Work Systems) và hệ thống tự động văn phòng-OAS (Office Automation Systems) phục vụ nhu cầu thông tin ở cấp hoạt động kiến thức của tổ chức. Hệ thống hoạt động kiến thức trợ giúp các nhân viên hoạt động kiến thức, trong khi đó, hệ thống tự động văn phòng trợ giúp cho nhân viên nhập và quản lý dữ liệu. Nói chung, nhân viên hoạt động kiến thức có trình độ đại học và thường là thành viên của nhóm chuyên viên như kỹ sư, bác sĩ, luật sư, các nhà khoa học. Công việc của họ là áp dụng các thông tin và kiến thức mới vào hoạt động của công ty. Hệ thống KWS như các trạm làm việc trợ giúp thiết kế xây dựng và khoa học thúc đẩy việc sáng tạo ra kiến thức mới và đảm bảo việc tích hợp các kiến thức và thành thạo kỹ thuật mới vào hoạt động kinh doanh thành công. Các nhân viên nhập và quản lý dữ liệu có trình độ cao đẳng và có xu hướng xử lý thông tin hơn là tạo ra thông tin. Nhiệm vụ của họ là sử dụng, thao tác, phân phát thông tin như thư ký, kế toán viên, nhân viên lưu trữ, nhân viên quản lý. Hệ thống OAS là ứng dụng công nghệ thông tin để tăng năng suất lao động của nhân viên nhập và quản lý dữ liệu bằng việc hỗ trợ các hoạt động phối hợp và giao tiếp của nhân viên ở văn phòng. Hệ thống OAS phối hợp đa dạng thông tin của nhân viên, các khu vực kinh doanh và các bộ phận chức năng khác nhau; đồng thời tạo giao tiếp với khách hàng, nhà cung cấp và các đơn vị ngoài công ty và phục vụ như là một ngân hàng trao đổi dòng thông tin và kiến thức. Ngoài ra, hệ thống OAS còn xử lý và quản lý các văn bản với công nghệ như Các loại TPS Sổ cái Khỏan phải thu/phải trả Lập ngân sách Qlý các quỹ Hệ thống bán hàng và marketing Hệ thống sản xuất/ chế tạo Hệ thống tài chính/ kế tóan Hệ thống nguồn nhân lực Q/lý bán hàng N/cứu thị trường Cổ động Định giá Sản phẩm mới Lập lịch Mua hàng Giao nhận Thiết kế Sản xuất Ngân sách Sổ cái Hóa đơn Chi phí Ngày công Khen thưởng Hưu trí Lao động Đào tạo Các chức năng chính của hệ thống Lập đơn hàng Hệ thông tin Hệ thống n/cứu thị trường Hệ thống định giá Hệ thống lập lịch cung ứng Hệ thống kiểm soát mua hàng HT thiết kế TQM Trả lương Qlý ngày công Hệ thống khen thưởng Hệ thống quản lý nghề nghiệp Các hệ thống ứng dụng chủ yếu Sơ đồ 1.7: Các ứng dụng tiêu biểu của các hệ thống xử lý nghiệp vụ - TPS xử lý văn bản (word processing), chế bản văn phòng (desktop publishing), xử lý ảnh văn bản (document imaging) và lưu trữ kỹ thuật số (digital filing).  Hệ thống thông tin quản lý-MIS (Management Information Systems) phục vụ cấp quản trị của tổ chức, cung cấp các nhà quản lý các báo cáo, đôi khi xem trực tuyến các số liệu lưu trữ lịch sử và đang hoạt động của công ty. Các số liệu tiêu biểu của hệ thống này định hướng vào các sự kiện nội bộ mà không liên quan đến môi trường bên ngoài. Hệ thống MIS ưu tiên phục vụ cho chức năng hoạch định, kiểm soát và ra quyết định ở cấp quản trị. Hệ thống này phụ thuộc vào nguồn dữ liệu từ hệ thống xử lý nghiệp vụ TPS để kết xuất ra những dữ liệu riêng cho hệ thống mình.  Hệ thống hỗ trợ ra quyết định-DSS (Decision-Support Systems) cũng phục vụ cho cấp quản trị của tổ chức. Hệ thống DSS ngoài việc nhân dự liệu từ hệ thống TPS và MIS còn tiếp nhận thêm các dự liệu từ bên ngoài như thông tin về giá chứng khoán, giá của đối thủ cạnh tranh để phục vụ cho phân tích để có quyết định của nhà quản trị. Nên, hệ thống thường được thiết kế có năng lực phân tích mạnh hơn các hệ thống khác, dùng các phần mềm có tính tương tác, sử dụng thân thiện cho người điều hành, có thể đưa ra các giả định theo tình huống, đưa ra các câu hỏi và cần thiết nạp các dữ liệu mới để giả định tình huống. Hệ thống xử lý đơn Hệ thống lập kế hoạch cung Hệ thống sổ cái Lưu trữ đơn hàng Lưu trữ kế hoạch SX Lưu trữ số liệu kế toán Hệ thống TPS Hệ thống MIS Các file MIS Dữ liệu bán hàng Dữ liệu giá thành đơn vị Dữ liệu thay đổi sản phẩm Dữ liệu về chi tiêu MIS Báo cáo Các nhà quản lý Sơ đồ 1.8: Minh họa hệ thống MIS nhận số liệu từ hệ thống TPS của tổ chức  Hệ thống hỗ trợ điều hành-ESS (Executive Support Systems) phục vụ cho các cấp quản lý cao cấp trong việc ra quyết định. Hệ thống ESS hỗ trợ ra quyết định ở cấp chiến lược của một tổ chức, nên hệ thống ESS thường được thiết kế để kết hợp các dữ liệu bên ngoài như các loại thuế mới, đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện, đồng thời hệ thống ESS cũng sẽ rút những thông tin nội bộ cốt lõi từ hệ thống MIS và DSS. Hệ thống sẽ lọc, cô đọng và chọn các dữ liệu quan trọng, nhấn mạnh đến việc làm giảm thời gian và công sức nhưng phải rút ra những thông tin có ích cho các nhà điều hành của công ty và hội đồng quản trị. Không như các hệ thống thông tin khác, hệ thống ESS không thiết kế để kết xuất các vấn đề cụ thể. Thay vào đó, hệ thống ESS cung cấp một tính toán đa diện và khả năng giao tiếp từ xa được áp dụng để tạo ra một loạt các thay đổi của các vấn đề đang quan tâm của cấp điều hành. Hệ thống ESS không dùng các kỹ năng phân tích cao và mô hình phân tích mà dùng nhiều các đồ họa và số liệu chủ yếu từ kho dữ liệu để cung cấp tức thời các thông tin cho lãnh đạo cao cấp, đôi khi phục vụ ngay tại bàn họp. 1.2 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC TỔ CHỨC THÔNG TIN QUẢN LÝ Ở CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN LỰC 1.2.1. Đặc điểm của thông tin quản lý trong các doanh nghiệp điện lực 1.2.1.1. Đặc điểm quản lý và điều hành của các doanh nghiệp điện lực Dây chuyền sản xuất điện gồm ba khâu cơ bản: sản xuất - truyền tải - phân phối điện năng. Quá trình tổ chức hệ thống thông tin quản lý của các doanh nghiệp điện lực thường bị chi phối bởi các đặc điểm này và phụ thuộc vào mô hình quản lý và xu thế hội nhập của Việt Nam về năng lượng:  Sản phẩm điện năng không thể tích trữ được.  Quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời.  Năng lực sản xuất của các khâu phải luôn cân bằng (sơ đồ 1.9) và phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lúc cao điểm, một khâu nào đó yếu hơn so với nhu cầu thì kéo theo việc mất điện cục bộ xảy ra và năng lực dư thừa của các khâu khác trở nên vô ích (sơ đồ 1.10). SẢN XUẤT ĐIỆN TRUYỀN TẢI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN Truyền tải - Cao điểm: 8190 MW - Thấp điểm: 4095 MW Phụ tải -Cao điểm: 7000 MW -Thấp điểm: 3500MW Điện tự dùng 1,5% Điện tổn thất 5% Điện tổn thất 12% Sản xuất - Cao điểm: 8313MW - Thấp điểm: 4156MW Sơ đồ 1.9: Sự phân bố và cân bằng hệ thống sản xuất-truyền tải-phân phối điện năng Khi phụ tải cao điểm 7000 MW thì trên hệ thống truyền tải phải có một công suất truyền tải  Việc truyền tải điện đến các khách hàng qua hệ thống lưới điện được phân thành nhiều cấp điện áp, lưới điện không thể xây dựng ngoài qui hoạch tổng thể của một khu vực địa lý, nên tính độc quyền theo lãnh thổ đối với việc truyền tải điện mang tính tự nhiên, việc này kéo theo việc kinh doanh điện năng cũng mang tính độc quyền tự nhiên. Tuy nhiên, khi tách việc kinh doanh điện năng ra khỏi lưới truyền tải điện thì kinh doanh điện năng đã có tính cạnh tranh của cơ chế thị trường.  Nhu cầu kết nối lưới điện giữa các nước trong khu vực là xu thế tất yếu, nhằm khai thác tốt hơn lợi thế về phụ tải, thời tiết, tập quán sử dụng điện và lệch thời gian dùng điện giữa các múi giờ sẽ đem lại chi phí thấp nhất trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng (xem sơ đồ 1.11). Là một thành viên của Tiểu vùng sông Mekong (GMS), Việt Nam và các thành viên: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, tỉnh Vân Nam Trung Quốc có các dự án kết nối lưới điện như sau: - Kết nối bằng đường dây 500 kV giữa Nam Theun (Lào) đến Hà Tĩnh - Kết nối bằng đường dây 500 kV giữa Ban Soc (Nam Lào) đến Plâycu - Kết nối bằng đường dây 110 kV và 220 kV giữa Campuchia đến Phú Lâm - Kết nối bằng đường dây 500 kV giữa tỉnh Vân Nam - Trung Quốc đến thủy điện Sơn La (dự kiến sau 2010) Ha Noi Plei ku Ha Tinh Ho Chi Minh Phú lam Siem Riep Savannakhet Ban Soc Udon Bang YUNAN Jing Hong Luang PEOPLE’S REPLIC OF CHINA Thanlwin Mac Moh Hong Sa Ra yong Bang Saphan Khlong Ngae Gurun Chom Bung Bago Kanbuak Mac Sot Nakhon Ubon SUMATR A Tha Wung WE ST KALIMANTA N SARAH BATAM SARAWAK Sơ đồ 1.11: Mạng dự án kết nối lưới điện cao áp (500 kV) trong tương lai giữa các nước Đông Nam Á  Chuyển đổi ngành điện Việt Nam thành tập đoàn điện lực và đa dạng hóa hoạt động không chỉ sản xuất và kinh doanh điện năng còn có các hoạt động khác như: hoạt động viễn thông, sản xuất thiết bị điện, tài chính và ngân hàng.  Giá bán điện cho sản xuất, thương mại và tiêu dùng do Chính phủ ban hành mà trực tiếp là Bộ Công nghiệp và Bộ Tài chính đề nghị. Vấn đề còn lại là ngành điện phải giảm chi phí, nâng cao hiệu quả bán hàng để gia tăng lợi nhuận. 1.2.1.2. Đặc điểm hệ thống thông tin của các doanh nghiệp điện lực Ngành điện Việt Nam (EVN) với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh điện năng, ngoài ra, còn tham gia hoạt động kinh doanh viễn thông công cộng, tài chính ngân hàng và sản xuất chế tạo thiết bị điện và cơ khí. Kinh doanh điện năng Kinh doanh viễn thông Sản xuất thiết bị điện và cơ khí Tài chính ngân hàng Hoạt động khác Tập đoàn Điện lực (Cấp chiến lược - Công ty mẹ) Các công ty cấp vùng (Cấp chiến lược - Công ty con cấp 1) - Đầu tư tài chính - Nghiên cứu và phát triển - Chiến lược hội nhập và hợp tác quốc tế - Quản lý tiêu chuẩn Cấp sách lược và tác nghiệp Sản xuất điện Truyền tải Phân phối Mạng viễn thông - Dịch vụ - Khách hàng Sản xuất - Khách hàng Ngân hàng- Hoạt động chứng khoán Trường học- Quản lý dự án - Điều độ Các hoạt động chức năng của các cấp quản lý Kinh doanh và Marketing Sản xuất, chế tạo, vận hành hệ thống Tài chính Kế toán Nguồn nhân lực Khi hình thành, Tập đoàn Điện lực sẽ chuyển sang hoạt động với mô hình công ty mẹ - công ty con, thì một số công ty còn hạch toán phụ thuộc (công ty truyền tải, các nhà máy hoạt động phụ thuộc, các cơ sở đào tạo…) sẽ phải chuyển thành hạch toán độc lập. Lúc đó, tập đoàn sẽ trở thành nhà đầu tư tài chính và là cấp chiến lược trong mô hình quản Sơ đồ 1.12: Các ngành nghề và cấp quản lý của Tập đoàn Điện lực Việt Nam lý của tập đoàn; các công ty còn lại sẽ là cấp quản lý sách lược và tác nghiệp. Mỗi cấp quản lý lại hoạt động các chức năng cơ bản về kinh doanh và marketing; sản xuất, chế tạo, vận hành hệ thống; tài chính, kế toán; và nguồn nhân lực. Riêng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng, gồm có các nhà máy, các công ty truyền tải điện và các công ty phân phối. - Các nhà máy điện gắn liền với các thông tin bên ngoài như lịch huy động tham gia phát điện, tình hình sử dụng của phụ tải, các yếu tố về môi trường thời tiết, khí hậu, thủy văn, giá cả nguồn nhiên liệu. Các thông tin bên trong về công suất huy động, lịch bảo dưỡng máy móc, chào giá cạnh tranh, khả năng huy động cao điểm và thấp điểm. - Các công ty truyền tải có các thông tin về khả năng chuyển tải và phân bố công suất trên đường dây tải điện và các Trạm biến áp trung gian, khả năng đáp ứng phụ tải, xử lý kịp thời các sự cố trên đường dây, khả năng sang tải và chuyển tải tối ưu, tình trạng vận hành hệ thống truyền tải, dự báo khả năng phát triển để có hướng đầu tư phát triển lưới truyền tải. - Các công ty phân phối gắn liền đến tính hình đáp ứng của lưới điện phân phối, quản lý thông tin khách hàng và phụ tải, ghi chữ số và tính tiền điện và chăm sóc khách hàng dùng điện. Tập đoàn Điện lực (EVN) (Hạch toán hợp nhất) Các nhà máy Công ty truyền tải 1, 2, 3, 4 Các công ty phân phối CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC TỈNH, THÀNH PHỐ (Công ty con cấp 2) CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1, 2, 3, HÀ NỘI, HẢI PHÒNG, ĐỒNG NAI, TP.HCMINH Các nhà điện độc lập (IPPs) KHÁCH HÀNG H ạch tóan độc lập Sơ đồ 1.13: Mô hình hạch toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) EVN quản lý cả ba khâu:sản xuất-tuyền tải-phân phối điện năng. Các nhà máy và các Công ty truyền tải, các Công ty phân phối được hạch toán độc lập. Riêng khâu phát điện hiện có sự tham gia của các nhà máy điện độc lập là các đơn vị không thuộc EVN chỉ bán điện cho EVN theo hợp đồng cấp điện. Công ty con cấp 1 Các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối đều có những thông tin đặc thù cho từng khâu trong hệ thống điện. Tuy nhiên, các thông tin về phụ tải là các thông tin được phản ánh qua các Trung tâm Điều độ hệ thống của quốc gia mà các khâu đều quan tâm và là điểm mấu chốt để phát triển đồng bộ giữa các khâu trong Tập đoàn Điện lực. 1.2.2. Vai trò của thông tin quản lý ở các doanh nghiệp điện lực Kể từ năm 1986, Điện lực miền Trung đã bắt đầu triển khai tính tiền điện và quản lý khách hàng trên máy vi tính, sau đó các chương trình quản lý công tơ đo đếm, quản lý chương trình vật tư, kế toán, tài sản cố định, quản lý nhân sự cũng được đưa vào ứng dụng. Khi đường dây 500 kV đưa vào vận hành và nối mạng toàn quốc thì vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin để điều hành hệ thống đã dần hình thành. Sử dụng hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu (SCADA- Supervisory Controll And Data Acquisition), hệ thống quản lý năng lượng (EMS-Energy Management System), hệ thống thông tin địa lý (GIS-Geographical Information System) trong quản lý, điều hành hệ thống. Hệ thống đọc chỉ số công tơ từ xa AMR (Automated Meter Reading). Xây dựng mạng LAN từ các Chi nhánh điện đến các Điện lực và kết nối về Công ty, hình thành một INTRANET của Điện lực miền Trung. Triển khai các điểm thu tiền điện với sự hỗ trợ của mạng máy tính để khách hàng có thể trả tiền điện tại bất cứ vị trí nào trong phạm vi Chi nhánh điện hoặc Điện lực. Như vậy, vai trò đầu tiên của hệ thống thông tin chiến lược đã làm thay đổi cách thức hoạt hoạt động của các cấp quản lý, thay đổi từ mối quan hệ với khách hàng, cải tiến chất lượng điện được cung cấp, thay đổi phương quản lý và vận hành hệ thống, dẫn đến bộ máy quản lý nâng cao hiệu năng và làm giảm đáng kể các chi phí. Những năm trở lại đây, ngành điện Việt Nam đã cải thiện hình ảnh trở nên thiện cảm hơn từ phía khách hàng; không thể không nói đến có sự đóng góp của việc áp dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, điều hành và phục vụ khách hàng. 1.2.3. Yêu cầu và nguyên tắc của hệ thống thông tin quản lý điện lực Do đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh điện năng và yêu cầu đòi hỏi phải chuyển đổi ngành điện Việt Nam thành Tập đoàn Điện lực theo quyết định của Chính phủ. Xuất phát từ tổ chức hiện có và xu hướng kinh doanh đa dạng của Tập đoàn Điện lực, các yêu cầu và nguyên tắc của hệ thống thông tin quản lý điện lực như sau: 1.2.3.1. Các yêu cầu của hệ thống thông tin - Yêu cầu về quản lý: Phải nắm bắt được các nhu cầu về công nghệ thông tin trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện. - Yều cầu về khả năng ứng dụng: Một hệ thống không chỉ bảo đảm thông tin phục vụ mọi cấp quản lý, không chỉ phục vụ các hoạt động chức năng mà còn tạo khả năng phục vụ khách hàng hiệu quả, bảo đảm các dịch vụ truyền thông khác như video conferencing, VoIP… Phương thức truyền thông cũng được ứng dụng cho mọi kết nối phù hợp với thực tế. Thông thường các phương thức truyền thông dựa trên IP (như LAN/WAN, dial-up, VPN, internet…) được khuyến nghị chọn là phương thức chuẩn. - Yêu cầu về tiết kiệm chi phí quản lý: Một hệ thống thông tin chỉ đảm bảo tiết kiệm chi phí khi nó được thiết kế tổng thể đáp ứng được khả năng tận dụng hệ thống cũ, khả năng chuẩn hóa, tương thích và khả năng mở rộng trong tương lai. - Yêu cầu về bảo mật. Hệ thống phải đủ linh động để cung cấp nhiều mức bảo mật và an toàn thông tin cho dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp. Các công nghệ như firewall, IDP/IDS, anti-virus, anti-spyware, chứng thực/cấp quyền, PKI, khóa cứng, mã hóa, VPN… khuyến nghị nên sử dụng để nâng cao tính bảo mật. Các thông tin, dữ liệu quan trọng của hệ thống nên được thiết kế để bảo vệ nhiều lớp. 1.2.3.2. Các nguyên tắc hệ thống thông tin quản lý điện lực - Các nguyên tắc hệ thống. Thể hiện qua các nguyên tắc sau: Khi xây dựng kiến trúc thông tin phải bảo đảm tính thống nhất về kho dữ liệu toàn ngành. Ngoài ra, cũng nhắm đến việc xử lý thông tin được tập trung ở cấp quản lý chiến lược, đồng thời phân quyền xử lý và ra quyết định ở cấp quản lý sách lược và tác nghiệp sẽ rất phù hợp với đặc tính phân vùng địa lý của sản xuất và phân phối điện năng. Kiến trúc thông tin phải xây dựng theo mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp điện lực và của tập đoàn, tránh xây dựng một kiến trúc thông tin dựa theo mô hình kỹ thuật công nghệ mang tính máy móc. Khi xây dựng thông tin không chỉ thuần dựa vào các công nghệ của hạ tầng thông tin mà phải tập trung vào các chương trình xử lý để khai thác kho dữ liệu chung và rút ra những quyết định tại mọi cấp quản lý là quan trọng nhất. Người sử dụng hệ thống thông tin, từ cấp nhập liệu đến cấp quản lý sách lược, cấp chiến lược phải được cung cấp đủ thông tin. Việc thiếu hay thừa thông tin đều làm giảm giá trị của thông tin. Tất cả các hoạt động về phát triển, triển khai, và bảo trì hệ thống phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quản lý và kỹ thuật của tổ chức. Cơ sở dữ liệu tập trung là duy nhất cho tất cả các ứng dụng phục vụ kinh doanh trong ngành điện. Tất cả các quá tình thiết kế, trao đổi và cập nhật dữ liệu phải được quản lý và cấp quyền truy cập thông qua một chiến lược dữ liệu. Việc trao đổi thông tin giữa các hệ thống phải dựa trên các phương thức đã được chuẩn hóa. Tên dữ liệu và nội dung các field phải được chuẩn hóa thông qua kho dữ liệu tham chiếu chung và được tất cả các lĩnh vực kinh doanh tham chiếu đến. Quản lý thông tin phải tập trung nhằm: Đảm bảo tính nhất quán trong báo cáo và phân tích; cung cấp thông tin một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả; tăng tính an toàn cho việc quản lý truy cập vào dữ liệu của tổ chức. - Nguyên tắc phân cấp. Thể hiện qua các nguyên tắc cụ thể sau: Kiến trúc thông tin phải phù hợp với mô hình phân tán của đặc điểm sản xuất và kinh doanh điện năng. Để việc quản lý, liên kết, truyền và trao đổi dữ liệu giữa mọi cấp và mọi đơn vị thì cần phải chuẩn hóa mô tả dữ liệu. Các kho dữ liệu tại các cấp được triển khai nhằm giảm thiểu thời gian truy cập của người dùng cuối (end-user). Hầu hết các hoạt động tác nghiệp về nghiệp vụ tại các cấp quản lý chức năng và nhập liệu nên dữ liệu được tổ chức thống nhất, chính xác, dễ hiểu, dễ truy nhập. Thông tin cung cấp cho hệ thống kho dữ liệu phải được cung cấp chủ yếu từ các cấp quản lý tác nghiệp và cấp quản trị của các đơn vị trong tổ chức. Sau đó, thông tin này được xử lý và lưu trữ phục vụ cho mọi cấp quản lý [24]. - Nguyên tắc tích hợp. Thể hiện qua các nguyên tắc cụ thể sau: Thông tin là tài nguyên quí giá phục vụ cho các hoạt động chức năng và ra quyết định tại mọi cấp quản lý. Việc sản xuất và sử dụng điện năng xảy ra đồng thời, vì vậy mọi thông tin luôn phải được cập nhật kịp thời chính xác, có những thông tin phải xảy ra theo thời gian thực. Những thông tin trên được các quản lý sử dụng đồng thời, đôi khi có phân quyền truy cập đến khách hàng vì vậy, tính chính xác, kịp thời và bảo mật về lĩnh vực được giao. Kiến trúc thông tin phải đảm bảo dễ dàng chia sẻ thông tin trong khi vẫn duy trì được tính an toàn/bảo mật cần có của thông tin. Thông tin cần được chuẩn hóa trong mọi cấp quản lý của tổ chức và tại các hoạt động chức năng. Yêu cầu thông tin được chia sẻ bằng những công nghệ tiên tiến và phổ thông, dễ sử dụng nhưng phải được bảo mật cao, tránh thâm nhập có tính phá hoại của các hacker. Dữ liệu nên được thiết kế với khả năng chia sẻ thông tin cao nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và riêng tư. Phân định rõ tính độc lập của kho dữ liệu phục vụ tác nghiệp hàng ngày và kho dữ liệu phục vụ phân tích ra quyết định của các cấp trong tổ chức. Điều này yêu cầu về cấu trúc dữ liệu, phương pháp truy cập và chia sẻ thông tin sẽ được kiến trúc khác nhau. - Nguyên tắc hiệu quả. Thể hiện qua các nguyên tắc cụ thể sau: Thông tin của các kho dữ liệu phải luôn được cập nhật trong suốt quá trình sử dụng của nó (systems life cycle). Người dùng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự hiệu quả của toàn hệ thống kho thông tin nói riêng và hệ thống thông tin nói chung. Các ứng dụng được sử dụng tại đơn vị phải thỏa mãn nhu cầu công việc của các cấp trong đơn vị về cả chức năng, hiệu quả và chi phí cho ứng dụng. Định hướng tới các gói phần mềm có sẵn có khả năng thỏa mãn nhu cầu công việc của nội bộ hơn là tự xây dựng các phần mềm. Kiến trúc thông tin phải cung cấp dịch vụ ngày càng tốt đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Theo xu hướng chung, yêu cầu về thông tin tại mọi cấp của tổ chức ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. - Nguyên tắc hệ thống mở. Nguyên tắc này đòi hỏi kết nối được các ứng dụng mạng hiện có như LAN/WAN, các chuẩn IP, internet… Trong đó tính chuẩn hóa yêu cầu các thành phần cấu tạo nên hạ tầng cơ sở của hệ thống phải được xây dựng trên các chuẩn phổ quát trên thế giới, hoặc các tiêu chuẩn được các nhà cung cấp chiến lược xác nhận hỗ trợ lâu dài. Các hệ thống phải kết nối đến người dùng cuối. Ngoài ra, tính mở rộng của hệ thống là tính dễ đáp ứng tốt của hệ thống khi doanh nghiệp phát triển nhưng với chi phí thấp nhất. Cần phải đảm bảo không phải thay đổi thiết kế và đầu tư lớn vào hệ thống khi có yêu cầu phát triển hệ thống thông tin trong trung và dài hạn. 1.2.4. Nội dung của việc bảo đảm thông tin quản lý trong doanh nghiệp điện lực Cấu trúc thông tin của ngành điện mà cụ thể là Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực 3 vẫn có đầy đủ các hệ thống thông tin của một doanh nghiệp. Với đặc Các công ty phân phối điện Các công ty truyền tải điện Các công ty sản xuất điện Tập đòan điện lực và các công ty cấp vùng Cấp quản lý chiến lược CÁC LOẠI HỆ THỐNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP ĐIỆN LỰC C ấp quản lý sách lược và tác nghiệp Kinh doanh điện và marketing Sản xuất, vận hành hệ thống điện Tài chính Kế toán Nguồn nhân lực Sơ đồ 1.14: Các loại hệ thố g thông tin của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam Cấp quản lý Tập đoàn và các công ty vùng như Công ty Điện lực 3 được xem là cấp quản lý chiến lược. Theo phạm vi, chiến lược cấp vùng nhằm khai thác hiệu quả những đặc tính cấp vùng theo chiến lược phát triển của Tập đoàn. Các nhà máy, các đơn vị phụ trợ, các công ty truyền tải, … được xem là các cấp quản lý sách lược và tác nghiệp nhằm triển khai các nhiệm vụ sản xuất, truyền tải và kinh doanh điện năng phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và xu thế chuyển đổi thành công ty mẹ - công ty con. Hệ thống thông tin của cấp quản lý Tập đoàn và các công ty vùng như Công ty Điện lực 3 được xem là cấp quản lý chiến lược. Theo phạm vi, chiến lược cấp vùng nhằm khai thác hiệu quả những đặc tính cấp vùng theo chiến lược phát triển của Tập đoàn. Các nhà máy, các đơn vị phụ trợ, các công ty truyền tải, … được xem là các cấp quản lý sách lược và tác nghiệp nhằm triển khai các nhiệm vụ sản xuất, truyền tải và kinh doanh điện năng phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn. Khi xét đến dòng lưu chuyển của thông tin, nội dung thông tin trong Tập đoàn Điện lực và Công ty Điện lực 3 được xác định dựa trên các yếu tố sau: Nguồn thông tin bên ngoài và nguồn thông tin bên trong. Nguồn thông tin bên ngoài đối với cấp quản lý chiến lược và sách lược là cần thiết trong phân tích kết hợp với nguồn thông tin nội bộ để lựa chọn các hình thức phân phát thông tin hiệu quả nhất ra bên ngoài; đồng thời cũng giúp cho cấp quản lý chiến lược điều chỉnh quá trình sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng. Phân tích thông tin, đây là quá trình chọn lọc các nguồn thông tin do cấp quản lý điều hành và cấp chuyên gia thực hiện, nhằm đáp ứng các nguồn thông tin cho các đơn vị trong chính phủ, các cơ quan truyền thông, các đối tác. Điều này nhằm triển cung cấp tình hình sản xuất kinh doanh cho thị trường vốn là nơi có nhiều nhà đầu tư và đối tác mong muốn đầu tư vào ngành điện; các cơ quan của Chính phủ cũng cần biết các thông tin của khách hàng về việc cung ứng điện để có những chính sách đối với quá trình phát triển của ngành Điện; mọi cá nhân và đơn vị trong ngành điện và đặc biệt là khách cũng cần được thông tin về xu hướng phát triển, tiến trình điều chỉnh giá, tình hình cấp điện theo mùa, lịch ngừng cấp điện, tình hình sử dụng điện của khách hàng… [35]. Những đầu ra thông tin là cần thiết để cấp quản lý sách lược và chiến lược có những bước điều chỉnh nhằm có giải pháp điều chỉnh quá trình quản lý, tăng cường đầu tư, tổ chức lại cách thức điều hành, cách thức tổ chức thông tin nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. NỘI DUNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THÔNG TIN THÔNG TIN THÔNG TIN NGUỒN THÔNG TIN Thông tin nhà nước và của cấp trên Thông tin về khách hàng Nhà nước, bộ, ngành, cơ quan cấp trên 1.2.5. Những nhân tố quy định sự cần thiết đổi mới hệ thống quản lý ở các doanh nghiệp điện lực Không những Tập đoàn Điện lực Việt Nam mà các doanh nghiệp điện lực của các nước trên thế giới cũng đang trong quá trình đổi mới, chuyển đổi. Quá trình chuyển đổi đó do nhiều yếu tố thúc đẩy, nhưng tựu trung có hai nhân tố quan trọng nhất: Thứ nhất, sự phát triển của khoa học - công nghệ tạo điều kiện để ngành điện có thể thực hiện quá trình sản xuất tự động hóa cao trên diện rộng. Cách mạng số hóa và sự phát triển những ứng dụng có tính chất bùng nổ của công nghệ thông tin vừa giúp các doanh nghiệp xử lý thông tin được nhanh chóng hơn và có thể đưa ra được các cách giải những bài toán quản lý điện lực một cách tối ưu, vừa tạo áp lực phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Xu hướng đa dạng hóa phương tiện (multimedia) trong bảo đảm thông tin và kinh doanh các hàng hóa dịch vụ liên quan đến thông tin đòi hỏi các doanh nghiệp điện lực phải thích nghi với điều kiện đa phương tiện hóa. Sự phát triển của công nghệ cho phép có thể tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của ngành điện, nâng cao hiệu suất truyền tải thông tin, phục vụ cho quản lý nội tại và kinh doanh đa phương tiện cho khách hàng. Thứ hai, sự thúc đẩy chuyển đổi theo cơ chế thị trường đối với hoạt động của ngành điện theo hướng cạnh tranh cả về chi phí và chất lượng dịch vụ khách hàng, phù hợp với qui luật của cung - cầu Xuất hiện sự cạnh tranh về thị trường điện lực, về công nghệ, về giá cả, sự đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng… đòi hỏi phải xây dựng hệ thống thông tin hiệu quả. Sự tăng lên nhanh chóng của khối lượng thông tin cần xử lý đòi hỏi có phương pháp khoa học để thu thập và xử lý thông tin Tất cả các yếu tố trên đòi hỏi hệ thống thông tin hoạt động điện lực cần phải được nghiên cứu và có những bước chuyển đổi phù hợp. Trong quá trình phát triển, không thể không xem xét các kinh nghiệm của các quốc gia phát triển về bảo đảm thông tin trong quản lý hệ thống năng lượng. Đó được xem là những bài học để ngành Điện Việt Nam không phải vấp váp trong quá trình triển khai hệ thống thông tin nói chung và của Công ty Điện lực 3 nói riêng. 1.3. KINH NGHIỆM CỦA VIỆC TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Ở CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC CÁC NƯỚC 1.3.1. Kinh nghiệm của Công ty Điện lực Hàn quốc (KEPCO) Việc chọn KEPCO để làm mô hình mẫu trong nghiên cứu hệ thống thông tin tại Công ty Điện lực 3 vì những lý do sau: Một là, KEPCO là một công ty nhà nước chịu trách nhiệm các khâu từ sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng trên phạm vi toàn quốc, bên cạnh đó còn được kinh doanh các lĩnh vực khác về tài chính, viễn thông nhằm phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh chính. Hai là, KEPCO có những bước phát triển về mô hình quản lý và tiến trình cổ phần hóa từng bước, trong đó nhà nước giữ cổ phần đa số phù hợp với tiến trình cải cách của ngành Điện Việt Nam hiện nay. Ba là, quá trình ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai từ bộ phận chức năng và nghiên cứu ứng dụng các công nghệ đo xa, đọc từ xa và áp dụng việc điều hành hệ thống điện bằng SCADA, sau đó triển khai một hệ thống thông tin năng lượng khá hoàn chỉnh như hiện nay. Điều này gần với quá trình triển khai thực tế hệ thống thông tin tại Công ty Điện lực 3 hiện nay. 1.3.1.1. Giới thiệu về KEPCO Tiền thân của Công ty Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) là Công ty Điện lực Hansung được thành lập ngày 26/01/1898, là công ty nhà nước. Đến ngày 01/01/1982 đổi tên thành KEPCO. Ngày 10/08/1989, KEPCO chính thức đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán Hàn Quốc và bán 21% cổ phiếu ra công chúng. KEPCO ngoài việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng tại Hàn Quốc, còn sản xuất và cấp điện ở nước ngoài (tại Phillippines) và xây lắp các công trình điện, trong đó có các nhà máy điện hạt nhân cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên theo hợp đồng của Chính phủ Hàn Quốc và Mỹ. Đến năm 2006, KEPCO có tài sản khoảng 60 tỷ USD, lợi nhuận đạt 2,3 tỷ USD, sản xuất và phân phối khoảng 348 tỷ Kwh điện, gấp gần chín lần sản lượng điện tại Việt Nam, với số lượng khách hàng là 17,6 triệu khách hàng. Trong đó phục vụ cho công nghiệp là 51%, thương mại 34% và sinh hoạt là 15%. KEPCO có các nhà máy phát điện với công suất 50.053 MW, trong đó thủy điện chiếm 2,1%; dầu 8,2%, khí 12,1%, hạt nhân 40,2% và than 37,3%. Mạng lưới cao thế của KEPCO có cấp điện áp cao nhất là 765KV, chiều dài 29.276 km, có 1.744 trạm biến áp trung gian với công suất lắp đặt 216.277 MW (số liệu năm 2006) [30]. KEPCO có 19.371 nhân viên. Ngoài các văn phòng tại New York, Paris, Tokyo, Bắc Kinh và Manila, KEPCO còn xây dựng và quản lý nhà máy tại Philippin, Bắc Triều Tiên. 1.3.1.2 Cấu trúc hệ thống thông tin năng lượng của KEPCO Để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, qua việc kiểm soát và xử lý hệ thống cấp điện bằng các công nghệ mới, KEPCO, từ những năm 1986, đã quan tâm đến việc xây dựng mạng thông tin để đáp ứng nhu cầu thông tin năng lượng và các thông tin khác trong quản lý và phục vụ khách hàng. Cấu trúc của hệ thống thông tin năng lượng của KEPCO (sơ đồ 1.16) được thiết kế trên ba nền tảng sau: 1. Mạng truyền thông năng lượng: Gồm hai mạng là mạng cáp quang và mạng vô tuyến. Mạng cáp quang OPGW được lắp đặt từ năm 1986 và đến năm 2004 đạt được chiều dài 12.452 km. Nó được xem là mạng xương sống của truyền tin năng lượng toàn quốc, có đặc tính truyền tốc độ cao, ổn định. M ạng truyền thông năng lượng M ạng cáp quang M ạng vô tuyến Giám sát mạng truyền tải Tự động điều độ phụ tải Điều khiển tự động hệ thống điện Bảo vệ hệ thống điện Bảo trì hệ thống điện Tự động lưới phân phối Tự động đo từ xa Kiểm soát phụ tải khách hàng trực tiếp SCADA EMS DAS Truyền vô tuyến AMR DLC Thông tin báo lỗi đường dây truyền tải PITR Vận hành hệ thống Điều khiển đóng cắt Sửa chữa cáp ngầm Thiết bị truyền tín hiệu Giám sát bằng video các Trạm biến áp Hệ thống giám sát video Giám sát cáp ngầm dưới biển Hệ thống đài rada Dịch vụ khách hàng Hỗ trợ kinh doanh Hổ trợ khách hàng CTI, ARS, văn phòng ảo Gửi thư qua Web nội bộ công ty PowerNet, e-mail, Bản tin Qui trình kinh doanh hiệu quả Quản lý văn bản điện tử Truyền thông nội bộ TV cáp, video conference Thương mại điện tử EDI, đấu thầu Dịch vụ khác BAS, GPS Mạng thông tin năng lượng Hỗ trợ hệ thống quản lý năng lượng Dịch vụ thông tin cho khách hàng và trong nội bộ KEPC O Trong khi đó, mạng vô tuyến được xem là mạng phụ trợ cho mạng cáp quang trong việc truyền các loại dữ liệu cũng như điện đàm. Nó được chia thành mạng vô tuyến đa chức năng, mạng đơn chức năng và mạng vô tuyến sóng ngắn. Mạng đa năng là mạng có công suất truyền tải kỹ thuật số M/W được lắp đặt tại các vị trí đặc biệt để phục vụ các mạch có công suất theo yêu cầu thiết yếu. Mạng vô tuyến đơn và sóng ngắn phục vụ cho việc gửi mệnh lệnh đến hiện trường cho vận hành hệ thống điện. Hiện nay, hệ thống sóng vô tuyến radio TRS (Trunked Radio System) được sử dụng rộng rãi thay cho mạng vô tuyến VHF, đặc biệt tại Seoul áp dụng TRS trong việc truyền dữ liệu phục vụ cho hệ thống tự động phân phối DAS (Distribution Automation System) từ năm 2000. 2. Hệ thống hỗ trợ quản lý hệ thống năng lượng: Đây là hệ thống tự động năng lượng phổ biến, áp dụng cho sản xuất, truyền tải và kinh doanh điện năng hoạt động độc lập nhưng mang tính tích hợp rất cao. Hệ thống vận hành của mạng lưới điện năng được chia thành các cấp quản lý như sau: Viện trao đổi năng lượng cấp quản lý quốc gia, Trung tâm điều độ phụ tải cấp vùng ở cấp quản lý hệ thống truyền tải và Trung tâm phân phối ở cấp quản lý bán điện. Hệ thống tự động năng lượng là một cấu trúc gồm hệ thống EMS, SCADA và DAS. Mỗi hệ thống chia sẻ thông tin trên toàn mạng lưới. Đặc tính của mỗi hệ thống gồm có giám sát từ xa, kiểm soát từ xa, đọc chỉ số công tơ từ xa và báo động tự động. Trong hệ thống hỗ trợ quản lý hệ thống năng lượng được cấu trúc ba bộ phận cơ bản sau: - Hệ thống điều khiển tự động hệ thống điện. Gồm có các hệ thống sau: + Hệ thống quản lý năng lượng EMS (Energy Management System) quản lý đầu nguồn hệ thống điện nhằm đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu, điều chỉnh điện áp và tần số của hệ thống, dự báo nhu cầu và phân bố tải tiết kiệm trên mạng điện quốc gia. Hệ thống EMS thường quản lý các nhà máy phát điện và lưới truyền tải từ 345 KV đến siêu cao áp. + Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition System) quản lý khâu trung gian của hệ thống điện. Hệ SCADA giám sát và điều khiển các trạm biến áp 154KV và cung cấp các thông số vận hành và điều khiển từ xa các trạm biến áp không người trực ở cấp khu vực. Ngày càng có nhiều trạm biến áp không có người trực thì hệ thống SCADA phụ trợ được lắp đặt và hoạt động tại các văn phòng chi nhánh truyền tải điện. + Hệ thống tự động phân phối DAS (Distribution Automation System) quản lý vận hành lưới điện phân phối bằng cách giám sát và điều khiển các thiết bị phân phối trên diện rộng, phát hiện tự động sự cố trong khu vực và chuyển tải hệ thống tối ưu. Sử dụng mạng vô tuyến đọc chỉ số công tơ từ xa là mạng vô tuyến rất tin cậy cho hệ thống tự động đọc chỉ số công tơ AMR (Automation Meter Reading) nhờ đó làm nâng cao việc ghi chỉ số công tơ và tính tiền điện. Điều khiển phụ tải trực tiếp DLC (Direct Load Control) nhằm làm giảm phụ tải trong giờ cao điểm về mùa hè. KEPCO cung cấp điện ổn định nhờ biện pháp điều khiển trực tiếp phụ tải các khách hàng là doanh nghiệp. - Bảo vệ hệ thống điện là hệ thống nhằm ngăn chặn xảy ra sự cố mất điện toàn bộ, truyền các tín hiệu điều khiển để bảo vệ vùng không có sự cố và cắt hệ thống khỏi vùng có sự cố. Phương pháp truyền tín hiệu điều khiển bảo vệ là thiết bị nhận và truyền thông tin bảo vệ PITR (Protective Information Transmitter & Receiver), A/T và truyền trên đường dây điện PLC (Power Line Communication). Trong đó, phương pháp PITR là loại truyền bằng kỹ thuật số thường được sử dụng nhiều nhất. Sơ đồ 1.17: Cấu trúc của hệ thống tự động năng lượng của KEPCO - Bảo trì hệ thống điện là một dịch vụ hỗ trợ cung cấp các phương pháp truyền tin khác nhau nhằm hỗ trợ cho công tác đóng cắt phụ tải để có phương thức xử lý sự cố thích hợp và vận hành hệ thống tối ưu. Nó bao gồm các hệ thống sau: + Hệ thống điện đàm trong điều độ phụ tải là giải pháp truyền tin chính. Nó là hệ thống tích hợp có khả năng ra mệnh lệnh, các cuộc gọi trao đổi và ghi lại các cuộc điện đàm. + Hệ thống giám sát video là hệ thống giám sát các thiết bị vận hành từ xa, các sự cố các thiết bị hay giám sát quá trình vận hành, nhờ đó chi phí và lao động được giảm và hiệu quả của công việc được nâng cao. Hệ thống truyền tín hiệu video có thể dùng bằng trang Web qua mạng LAN rất tiện lợi. + Thiết bị phát hiện sự cố mạng điện truyền dẫn trong ống dưới mặt đất là thiết bị phát hiện tại chỗ các sự cố và ngăn chặn các thiệt hại lan rộng. Nó bảo vệ cho các công nhân bằng việc liên lạc giữa các công nhân làm việc trong đường ống dưới đất hay giữa công nhân dưới và trên mặt đất. Sóng truyền thường sử dụng sóng TRS (Trunked Radio System). + Hệ thống Rada giám sát cáp dưới lòng biển. Hệ thống có mục đích ngăn chặn các hư hỏng của cáp điện một chiều (DC) dưới biển giữa đảo Jeju và Seoul. Hệ thống giám sát hoạt động của tàu biển, việc thả neo gần vị trí của cáp. Hệ thống Rada dùng mạng TRS và GPS (Global Positioning System) dễ dàng phân biệt tàu chở hàng hay tàu đánh cá. 3. Hệ thống thông tin dịch vụ nội bộ và phục vụ khách hàng. Gồm các hệ thống sau: - Hệ thống mạng truyền dữ liệu. Nó cung cấp một mạng truyền dữ liệu băng rộng và siêu tốc (ultra speed) cũng như mạng điện thoại có dòng chuyển dữ liệu vào ra KEPCO nhanh và hiệu quả. Nó bao gồm các hệ thống sau: + Mạng dữ liệu. Từ năm 1992, để đảm bảo tốc độ truyền dữ liệu, KEPCO đã lắp đặt bộ chuyển (9,6 Kbps-1.5 Mbps) tại 16 văn phòng trên toàn quốc. Vì dung lượng mạng gia tăng giữa công ty và các văn phòng, để cải thiện tốc độ truyền, từ 1998, các bộ chuyển đổi LAN-TO-LAN 45 Mbps được lắp tại công ty và 6 văn phòng chính. Do sự tiến bộ về công nghệ, nhu cầu thiết lập các cơ sở bán hàng và nghiên cứu mà nhu cầu dung lượng mạng lại gia tăng. KEPCO đang lập kế hoạch đưa vào lắp đặt bộ chuyển ATM 155 Mbps để cải tiến vượt trội hơn về tốc độ truyền. + Mạng điện thoại. Trên 500 văn phòng toàn quốc liên kết trong một mạng D.D.D. qua các bộ chuyển kỹ thuật số. KEPCO lập kế hoạch thiết lập dịch vụ chuyển dữ liệu và điện đàm qua hệ thống có sẵn VoIP trong một tương lại gần. - Hệ thống hỗ trợ khách hàng. Hệ thống nhằm thỏa mãn khách hàng bằng việc cải thiện các hạ tầng phục vụ khách hàng đa dạng và đáp ứng tốt hơn theo yêu cầu. Gồm các dịch vụ sau: + Hệ thống hỗ trợ khách hàng qua dịch vụ quay số 123 trên toàn quốc. Hệ thống thông tin 123 cung cấp các thông tin về dùng điện như về việc hóa đơn sai, mất điện, giá điện và nợ tiền điện. KEPCO lập kế hoạch tích hợp hệ thống máy tính điện thoại (Computer Telephony Integration) để làm hệ thống 123 thành hệ thống một cửa nhằm cải thiện dịch vụ khách hàng và thuận tiện cho người sử dụng điện. Ngoài ra, KEPCO cũng dự kiến lập hệ thống trực tổng đài (Call Center) nhằm chăm sóc khách hàng nhiều dịch vụ hơn. Các dịch vụ của Tổng đài phục vụ. Bao gồm:  Các vấn đề liên quan đến khách hàng về không cấp được điện, lịch mất điện, thông tin nợ tiền điện, đặc biệt là mất điện của khách hàng.  Đáp ứng nhu cầu khách hàng về thông tin giá điện, cấp điện và các tình huống thay đổi.  Dịch vụ về E-mail và Fax.  Dịch vụ một cửa.  Phản hồi khách hàng về những thông tin mà khách hàng yêu cầu. - Hệ thống tự động văn phòng. Nhằm tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao năng suất của KEPCO trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Gồm các hệ thống sau: + Hệ thống INTRANET là hệ thống nội bộ ứng dụng kỹ thuật web. Nó gồm có hệ thống lưu trữ văn bản điện tử, e-mail và các ứng dụng khác trong công ty. Vai trò của intranet ngày càng được mở rộng. KEPCO dự kiến nâng cấp mạng để đáp ứng các dịch vụ về đa phương tiện video trong tương lai gần. + Hệ thống định hướng tích hợp đa phương tiện EDMS của KEPCO gọi là Mi- KEP. Tất cả các phòng công ty, các chi nhánh trong nước và nước ngoài sử dụng hệ thống gồm 17 server này, và được kết nối với 7 công ty phát điện trong số các cơ sở của KEPCO. Kế hoạch tương lai là kết nối tất cả các lĩnh vực quản lý như kế toán, cung ứng, ký hợp đồng, bán điện, quản lý văn phòng và mở rộng kết nối hệ thống liên thông với các tổ chức của chính phủ. + Hệ thống quản lý tài liệu là hệ thống lưu trữ văn bản mà không có giấy tờ. Chuyển các tài liệu văn bản, tài liệu hướng dẫn, các sách thành tài liệu điện tử. + Hệ thống mạng giá trị gia tăng (Value Added Network System). KEPCO thành lập hệ thống này để phục vụ ngành công nghiệp điện chuyển sang kinh doanh điện tử (EDI, Electronic Bidding, CALLS/EC). - Các hệ thống khác. Công nghệ truyền thông phục vụ ngành năng lượng cung cấp một giải pháp dễ dàng và tân tiến cho môi trường kinh doanh của ngành điện. KEPCO đã ứng dụng các công nghệ sau: + Hệ thống đa phương tiện. Nó cung cấp trong nội bộ công ty các phương tiện như TV cáp, mạng dữ liệu video (điện thoại video, video conferencing,…) nhằm chuyển tải nét văn hóa đến mọi công nhân viên trong công ty. + Hệ thống tự động thiết lập BAS (Building Automation System) là hệ thống kết hợp công nghệ vượt trội và mạng dữ liệu đã tạo ra môi trường làm việc trong lành và tiết kiệm năng lượng. + Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System). Hiện tại, 5 đài quan sát đang hoạt động đo lường chính xác các thông tin năng lượng tại hiện trường. KEPCO cũng đã khảo sát và cho xây dựng tại các vị trí trụ pylon các điểm tiếp nhận GPS di động. Để thực hiện dự án hệ thống thông tin năng lượng, KEPCO đã thành lập công ty Kdn (Korea Electric Power Data Network Co., Ltd) vào năm 1992 để kinh doanh và hỗ trợ mạng thông tin năng lượng, và Công ty Powercomm (PowerComm Corporation, Ltd) năm 2000, nhằm thiết lập xa lộ thông tin sử dụng mạng cáp quang và cáp TV của KEPCO để tăng khả năng cạnh tranh của công nghiệp truyền thông dữ liệu của Hàn Quốc. Ngoài việc triển khai các dự án về thông tin năng lượng, đào tạo công nhân tiếp nhận công nghệ mới, KEPCO đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực sau: - Phát triển công nghệ tự động năng lượng như tích hợp mạng truyền thông trong điều khiển, công nghệ kết nối hữu tuyến và vô tuyến, công nghệ truyền thông cho tự động năng lượng nói chung. - Phát triển công nghệ tải ba trên đường dây điện PLC để dùng trong đọc chỉ số công tơ từ xa, điều khiển phụ tải, thông tin khi thi công ngầm, kết nối máy tính với khách hàng, dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao. - Công nghệ cáp quang được nghiên cứu ứng dụng như hệ thống thử cáp quang tự động hóa, xử lý tín hiệu cáp quang, khai thác đường dây OPGW. - Nghiên cứu cơ bản về ảnh hưởng của trường điện từ đối với đường dây thông tin như giảm nhiễu của đường dây điện, công nghệ giảm nhiễm điện từ tại các trạm điện. - Công nghệ truyền thông vô tuyến như công nghệ kỹ thuật số TRS, internet không dây (WAP), truyền tin qua vệ tinh dùng trong công nghiệp điện. 1.3.2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm của KEPCO Từ việc nghiên cứu hệ thống thông tin năng lượng của KEPCO cho phép rút ra các bài học kinh nghiệm như sau: Thứ nhất: Phải có thiết kế tổng thể hệ thống thông tin gắn với mọi hoạt động của ngành điện Ngành điện là ngành đòi hỏi có tính hệ thống cao, mọi việc phải được triển khai theo qui trình nghiêm ngặt. Chính tính thống nhất và chặt chẽ chính xác trong công việc đòi hỏi hệ thống thông tin quản lý cũng phải có tính hệ thống. Quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng bảo đảm tính đồng bộ không chỉ trong phạm vi một vùng, quốc gia mà còn mang tính khu vực rất rõ ràng. Ngành điện là ngành phải có độ đảm bảo an toàn và chính xác cao trong vận hành và cấp điện, do đó, mọi công nghệ về tự động hóa và công nghệ thông tin cần được ứng dụng triệt để, rộng rãi. Từ đó, việc thiết kế hệ thống thông tin phải quan tâm đến tổng thể cho mọi công việc, mọi khâu trong quá trình sản xuất và các hoạt động phụ trợ khác, đặc biệt phải quan tâm đến các dịch vụ khách hàng. Ngành điện không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam sẽ phát triển theo hướng thị trường hóa, cạnh tranh trong nội bộ và giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp điện năng nào tiếp cận nhanh, nắm bắt và triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh nhiều hơn. Thứ hai: Phát triển đa dạng cơ sở mạng để khai thác các công nghệ quản lý năng lượng tiên tiến trên thế giới Với tiến bộ của khoa học công nghệ cả về vật liệu và kỹ thuật truyền dẫn, có thể nâng tốc độ truyền dẫn hệ thống đến 155 Mbps, mở ra nhiều cơ hội cho ngành điện trong việc điều khiển trực tiếp vận hành đường dây, trạm biến áp và cả phụ tải của khách hàng với chi phí rẻ hơn. Việc sử dụng cáp quang OPGW (Ground Wire for Optical Fiber), tải ba trên đường dây điện PLC (Power Line Carrier), sóng ngắn TRS đã nâng cao khả năng đọc tín hiệu, kiểm soát bằng hình ảnh (video), điều khiển từ xa, kết hợp với mạng Internet cho hệ thống EMS, SCADA đã tạo nên khả năng kết nối hệ thống với chi phí rẻ. Tất cả những hạ tầng mạng thông tin cần được nghiên cứu và áp dụng, kể cả truyền dữ liệu và tín hiệu qua vệ tinh. Thứ ba: Hoàn thiện các hệ thống tự động năng lượng hiện có và tương lai theo hướng mở để phục vụ nhu cầu truy cập của khách hàng và nhu cầu thông tin trong nội bộ đơn vị Kinh doanh điện tử của ngành năng lượng đã trở thành khả năng qua hệ thống Mi- KEP của KEPCO là một minh chứng cho sự tận dụng các nền tảng công nghệ thông tin cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai để phục vụ khách hàng và nội bộ ngành Điện ngày càng tốt hơn. Thứ tư: Tích hợp hệ thống tự động văn phòng với các nguồn dữ liệu làm cơ sở để xây dựng các chương trình phân tích phục vụ các cấp quản lý chiến lược KEPCO cũng còn tồn tại về vấn đề thông tin phục vụ cấp quản lý chiến lược. Hệ thống thông tin phục vụ cấp điều hành chiến lược chưa được thể hiện trên sơ đồ hệ thống thông tin năng lượng. Vì vậy, cần chú ý nhược điểm này khi xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho các cấp quản lý tại Công ty Điện lực 3. Thứ năm: Phải có sự đầu tư thích đáng hệ thống thông tin cả về phương hướng phát triển, tổ chức, nghiên cứu và phát triển, đào tạo, đặc biệt phải có sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao là những điều không thể thiếu để bảo đảm triển khai thành công hệ thống thông tin năng lượng Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cấp cao chính là yếu tố thành công cho triển khai thành công hệ thống thông tin nó thể hiện qua các mặt sau: - Thành lập công ty chuyên ngành về mạng, ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền dẫn và điều khiển hệ thống điện. - Mạnh dạn đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển các công nghệ về truyền dẫn và điều khiển, kết nối để ứng dụng trong các hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối phục vụ cho việc cấp điện khách hàng tốt nhất. An toàn vận hành hệ thống cũng đồng nghĩa với cấp điện an toàn cho khách hàng. - Chú trọng công tác đào tạo để nâng cao khả năng tiếp cận các công nghệ mới của công nhân vận hành và cán bộ quản lý, xem đó như là điều kiện đủ để ứng dụng thành công công nghệ thông tin vào quản lý hệ thống năng lượng. Chương 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC 3 2.1. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC 3 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tiền thân của Công ty Điện lực 3 là Công ty Điện lực miền Trung được thành lập sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (7/10/1975). Công ty tiếp quản, kế thừa các cơ sở điện lực do chính quyền Sài Gòn xây dựng (CDV), của công ty SIPEA do Pháp quản lý, các nhà máy điện thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nhà máy điện Quảng Bình của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Công ty chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình phát triển nguồn điện và lưới điện thuộc các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và 3 tỉnh Tây Nguyên. Phù hợp với cơ sở vật chất và điều kiện sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của Công ty Điện lực 3 có sự thay đổi qua từng thời kỳ. Năm 1981, thực hiện Quyết định số 15 ĐL/TCCB-3 ngày 9/5/1981 của Bộ Điện lực về việc quy định tên gọi của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Công ty Điện lực miền Trung đổi tên thành Công ty Điện lực 3, và các Sở quản lý và phân phối điện đổi tên thành Sở Điện lực. Tại thời điểm này Công ty Điện lực 3 có 10 đơn vị trực thuộc bao gồm 6 Sở Điện lực trực thuộc, 1 Xí nghiệp xây dựng điện, 2 Ban kiến thiết và Trường công nhân kỹ thuật. Năm 1989, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tách các tỉnh để tạo điều kiện phát triển kinh tế chính trị, xã hội, 6 Sở Điện lực được thành lập mới trên cơ sở phù hợp với việc tách các tỉnh Bình Trị Thiên, Nghĩa Bình, Phú Khánh và Gia Lai - Kon Tum thành Sở Điện lực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, đưa tổng số các đơn vị thuộc Công ty lên 17 đơn vị (gồm 11 sở điện lực, 2 xí nghiệp, 1 trung tâm, nhà khách, cơ quan công ty). Năm 1993, Công ty Điện lực 3 được Chính phủ thành lập lại theo Quyết định số 148/TTg thuộc Bộ Năng lượng, gồm có 24 đơn vị trực thuộc (11 điện lực, 2 sở truyền tải, 2 xí nghiệp, 1 trung tâm, 3 ban quản lý công trình thủy điện, 1 Ban quản lý công trình điện, trường công nhân kỹ thuật, khách sạn điện lực, viện điều dưỡng điện lực) và cơ quan công ty. Năm 1995, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 14/CP ngày 27/01/1995 của Chính phủ. Thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức các đơn vị thuộc Tổng Công ty cũng như thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, Công ty Điện lực 3 được chuyển từ Bộ Năng lượng về trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, đồng thời một số đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 3 đã được chuyển sang trực thuộc Tổng Công ty (đó là các Sở Truyền tải điện 1, 2; các Ban Quản lý dự án Thủy điện (YaLy, Vĩnh Sơn, Sông Hinh), Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Trung, Trường Trung học điện 3,...). Đến ngày 15/01/2001, Khách sạn điện lực và Phân xưởng Bê tông ly tâm thuộc Xí nghiệp Vật tư Vận tải chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Từ 01/07/2005, Điện lực Khánh Hòa cũng hoàn thành thủ tục cổ phần hóa để chuyển thành Công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa, ngày 01/01/2006, Xí nghiệp Cơ điện và Xí nghiệp Vật tư Vận tải cũng chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, trong đó Công ty cổ phần cơ điện miền Trung được chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Ngày 01/7/2006, Điện lực Đà Nẵng cũng tách ra khỏi công ty để trở thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Đà Nẵng). Đến nay, Công ty Điện lực 3 có 19 đơn vị trực thuộc và cơ quan công ty. Ngoài ra, công ty còn góp vốn đầu tư để thành lập 7 công ty cổ phần, công ty liên kết khác. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực 3 là đầu tư phát triển điện kịp thời nhằm đảm bảo cung cấp điện đầy đủ cho khách hàng với chất lượng ngày càng cao. Tận tâm phục vụ khách hàng và sản xuất kinh doanh có hiệu quả luôn là mục tiêu phấn đấu của công ty. Ngành nghề kinh doanh: Công ty Điện lực 3 có 14 lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh sau:  Công nghiệp điện năng; sửa chữa, chế tạo và gia công cơ khí và phụ kiện chuyên ngành điện; xây lắp đường dây và trạm biến thế điện theo phân cấp; xuất nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên ngành điện, vật tư thiết bị điện, điện tử tin học, thông tin liên lạc phục vụ ngành điện và các sản phẩm cơ khí; vận chuyển vật tư thiết bị chuyên ngành; thiết kế nguồn và lưới điện theo phân cấp.  Xuất nhập khẩu điện năng.  Sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các phụ kiện công tơ điện và bo mạch đọc chỉ số công tơ điện từ xa.  Khảo sát, thiết kế, lập dự toán đầu tư và quản lý đầu tư công trình lưới điện đến 110 kV và nguồn điện vừa và nhỏ.  Xây lắp các công trình lưới điện đến 110 kV, các công trình nguồn điện vừa và nhỏ.  Thẩm định thiết kế kỹ thuật các công trình điện đến 110 kV.  Giám sát thi công các công trình điện đến 110 kV.  Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng.  Kinh doanh thiết bị viễn thông.  Kinh doanh vật tư thiết bị điện, phụ kiện điện, đồ điện dân dụng.  Sản xuất và lắp ráp công tơ điện tử, sản xuất vật liệu composite.  Tư vấn đầu tư xây dựng các dự án viễn thông công cộng.  Xây lắp các công trình viễn thông công cộng; quản lý vận hành hệ thống thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin; quản lý khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng máy tính và mạng máy tính toàn Công ty Điện lực 3; tư vấn thiết kế, giám sát và xây lắp mạng viễn thông nội hạt và mạng máy tính; xây dựng, cài đặt và phát triển các phần mềm ứng dụng cho các hoạt động quản lý và kinh doanh điện theo các quy định, tiêu chuẩn do Tổng công ty Điện lực Việt Nam ban hành; tổ chức triển khai thực hiện các dự án công nghệ thông tin; đào tạo, bồi huấn, nâng cao trình độ về viễn thông và công nghệ thông tin.  Kinh doanh khách sạn. 2.1.3. Mô hình bộ máy quản lý hiện tại (Xem sơ đồ 2.1 - trang sau). * Các đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 3: - Cơ quan Công ty; - Điện lực Quảng Bình; - Điện lực Quảng Trị; - Điện lực Thừa Thiên Huế; - Điện lực Quảng Nam; - Điện lực Quảng Ngãi; - Điện lực Bình Định; - Điện lực Phú Yên; - Điện lực Gia Lai; - Điện lực Kon Tum; - Điện lực Đăk Lăk; - Điện lực Đăk Nông; - Xí nghiệp điện cao thế miền Trung; - Công ty Viễn thông và Công nghệ thông tin; - Trung tâm Thí nghiệm điện; - Trung tâm Thiết kế điện; - Ban Quản lý dự án lưới điện; - Ban Quản lý dự án năng lượng nông thôn khu vực miền Trung; - Ban Quản lý dự án thủy điện vừa và nhỏ; - Viện điều dưỡng điện lực. * Các đơn vị cổ phần, liên kết với Công ty: - Công ty Cổ phần Thủy điện miền Trung; - Công ty Cổ phần thủy điện điện lực 3; - Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển điện miền Trung; - Công ty cổ phần Thủy điện Định Bình; - Công ty cổ phần Vật tư vận tải xây lắp điện miền Trung; - Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và phát triển điện Gia Lai; - Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và phát triển điện Sông Ba. 2.1.4. Tình hình hoạt động Công ty Điện lực 3 là doanh nghiệp hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, hoạt động trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố miền Trung và Tây nguyên. Nhiệm vụ chính của Công ty là kinh doanh điện năng, quản lý vận hành, quản lý xây dựng các nhà máy diesel, thủy điện có công suất nhỏ, hệ thống lưới điện phân phối từ cấp điện áp 110kV trở xuống, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật điện lực như khảo sát, thiết kế, thí nghiệm, sửa chữa, sản xuất, gia công cơ khí; cung cấp, vận chuyển vật tư chuyên ngành điện, tư vấn, xây lắp, thi công các công trình điện, thực hiện các dịch vụ tin học và một số nhiệm vụ khác do Tổng Công ty giao. Công ty có 7.212 cán bộ công nhân viên, trong đó có 20,8% đạt trình độ Đại học và trên Đại học. Năm 2006, tổng sản lượng điện thực hiện của toàn Công ty là 4.049 triệu kWh. Điện thương phẩm đạt 3.921 triệu kWh. Tốc độ tăng bình quân hằng năm 17%. Tổng số khách hàng dùng điện khoảng 1.300.000 khách hàng. Lưới điện phân phối tiếp tục xây dựng và mở rộng phạm vi cung cấp điện về các huyện, xã nông thôn, miền núi; đến nay, 100% huyện trên đất liền; xấp xỉ 98,9% số xã và gần 93,1% số hộ nông thôn miền Trung đã có điện. - Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực 3 tại thời điểm cuối năm 2006 khoảng 8.000 tỷ đồng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện 3 năm gần nhất thể hiện ở bảng 2.1: Bảng 2.1 Tình hình thực hiện sản xuất từ năm 2004-2006 STT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện SXKD từ năm 2004-2006 tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Điện sản xuất Tr.kWh 132,287 115,400 158,471 - Diesel - 7,830 7,308 9,615 - Thủy điện - 126,244 109,567 148,856 2 Điện nhận - 4.039,020 4.575,788 3.890,424 3 Tỉ lệ điện tự dùng để sản xuất % 1,41 1,51 1,39 4 Suất tiêu hao nhiên liệu g/kwh 258,700 266,290 260,610 5 Tỉ lệ điện dung để truyền tải và phân phối điện % 7,53 7,05 6,82 6 Điện thương phẩm Tr.kWh 3.953,572 4.442,478 3.921,521 7 Số lượng KH dùng điện K/hàng 949.858 1.140.576 1.300.000 8 Giá bán bình quân 717,92 723,14 691,98 9 Doanh thu Triệu đ 2.838,344 3.212,524 2.789,210 10 Chi phí sản xuất điện Triệu đ 2.739,188 2.832,462 2.789.210 11 Lợi nhuận sản xuất điện Triệu đ 109,084 92,620 0 (Năm 2004, 2005 có cả Điện lực Khánh Hòa và Điện lực Đà Nẵng, năm 2006 không có Điện lực Đà Nẵng). Nguồn: Công ty Điện lực 3. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC 3 2.2.1. Nội dung hệ thống thông tin quản lý đã được xây dựng và vận hành bằng máy tính Từ năm 1986, Công ty Điện lực 3 đã triển khai chương trình tính hóa đơn trên máy tính 286 chạy trên Foxpro nền DOS. Chương trình đã đem lại hiệu quả trong tính tiền điện và in hóa đơn. Từ những thành công trên, Công ty Điện lực 3 đã thành lập Trung tâm Máy tính trực thuộc Công ty Điện lực 3 nay là Công ty Viễn thông và Công nghệ Thông tin và nhiều chương trình ứng dụng đã ra đời nhằm phục vụ công tác quản lý và kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực 3. Ngoài các chương trình ứng dụng trong các hoạt động chức năng như kinh doanh quản lý khách hàng, quản lý kế toán, vật tư, nhân sự…, các ứng dụng khác cần được thực hiện: dự án đọc chỉ số công tơ từ xa qua mạng PLC, đọc chỉ số công tơ bằng sóng vô tuyến, tích hợp dữ liệu từ công tơ vào chương trình tính tiền điện và in hóa đơn, xử lý việc thu tiền điện và gạt nợ trên máy tính, quản lý vận hành công tơ điện. Việc ứng dụng các chương trình truyền dữ liệu từ các chi nhánh điện về các Điện lực và từ Điện lực về Công ty Điện lực 3 đã làm khả năng phân cấp trong in hóa đơn và thu tiền có thể thực hiện tại mọi mọi điểm trên toàn địa bàn. Kết hợp với xu thế phát triển của toàn ngành, với mạng cáp quang xuyên quốc gia trên đường dây 500 kV, kinh doanh viễn thông và điện thoại, mạng CDMA phục vụ thông tin di động và truyền dữ liệu tạo điều kiện để Công ty Điện lực 3 có thể triển khai nhiều dự án thông tin quản lý trong toàn bộ Công ty. Việc kết nối dữ liệu từ các đơn vị sản xuất điện, nhà máy, các trạm điện về trung tâm qua hệ thống SCADA đã từng bước áp dụng thành công tại miền Trung và trong nội bộ các đơn vị thuộc Công ty Điện lực 3. Với các chương trình ứng dụng hiện có và mạng hạ tầng viễn thông thì việc tích hợp các chương trình ứng dụng trở thành một xu thế và nhu cầu trong quá trình phát triển và đổi mới Công ty Điện lực 3 trong những năm đến. Các hệ thống chương trình ứng dụng hiện có phục vụ cho công tác quản lý được thể hiện trong sơ đồ 2.2 như sau: CSDL toµn hÖ thèng Tµi ChÝnh KÕ to¸n,dông cô, TSCĐ (FMIS) HỆ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH NHÂN SỰ, TIỀN LƯƠNG Qu¶n lý kh¸ch hµng sö dông ®iÖn (CMIS) LẬP DỰ ÁN, LẬP KẾ HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIAO TIẾP KHÁCH HÀNG HỆ THỐNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH NỘI BỘ Các hệ thống chương trình ứng dụng đã xây dựng và vận hành có hiệu quả trong những năm qua gồm có: 2.2.1.1. Hệ thống thông tin phục vụ công tác kế hoạch Chương trình thực hiện các nghiệp vụ trong việc lập kế hoạch về xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, hoặc trung đại tu nguồn, lưới điện, nhà cửa và phương tiện cho các đơn vị trong toàn Công ty. Chương trình được triển khai hai mảng: - Chương trình cấp tác nghiệp gồm triển khai công tác xây dựng, cải tạo, nâng cấp, trung đại tu tại các Nhà máy, Xí nghiệp và các Điện lực. Sơ dồ 2.2: Hệ thống liên kết tương tác các chương trình ứng dụng trong PC3 - Chương trình quản lý tổng hợp tại Công ty nhằm theo dõi về tiến độ, khối lượng thực hiện so với kế hoạch, giá trị thực hiện được, giá trị quyết toán và thời gian hoàn thành các công trình đã được đăng ký và phê duyệt. 2.2.1.2. Hệ thống thông tin về quản lý nhân sự Chương trình được xây dựng nhằm quản lý toàn bộ nhân sự Công ty từ tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương và lưu trữ hồ sơ nhân viên. Bằng việc phân cấp, phân quyền trong quá trình sử dụng và truy cập nên chương trình đảm bảo được yêu cầu bảo mật trong công tác quản lý nhân sự và cũng đảm bảo tính thống nhất quản lý từ đơn vị cấp dưới (chi nhánh, đội) về cấp trên (Công ty, Tổng công ty). Sơ dồ 2.3: Chức năng chương trình quản lý kế hoạch Chương trình hiện được Tập đoàn Điện lực Việt Nam nâng cấp và ứng dụng cho toàn bộ ngành điện về quản lý nhân sự. 2.2.1.3. Hệ thống thông tin quản lý tài chính kế toán và quản lý vật tư Hệ chương trình kế toán-vật tư bao gồm các chức năng hỗ trợ tất cả các phần chính trong hoạt động của bộ phận kế toán, từ nhập số liệu về các nghiệp vụ, thực hiện các tính toán, báo cáo cần thiết cho đến xác định kết quả kinh doanh và cho phép lãnh đạo có thể phân tích chi tiết tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó có thể có các quyết định chính xác và kịp thời cho doanh nghiệp. Chứng từ Rút/Gửi ngân hàng Chứng từ Xuất/Nhập vật tư Chứng từ tài sản HỆ THỐNG CHỨC NĂNG NHẬP DỮ LIỆU Chứng từ Thu/Chi tiền mặt HỆ THỐNG CHỨC NĂNG CẬP NHẬT DỮ LIỆU DATABASE HỆ THỐNG CHỨC NĂNG TỔNG HỢP DỮ LIỆU HỆ THỐNG CHỨC NĂNG KẾT XUẤT BÁO CÁO HỆ THỐNG CHỨC NĂNG KIỂM TRA DỮ LIỆU Sơ đồ 2.4: Chức năng quản lý nhân sự Chương trình kế toán bao gồm bộ danh mục tài khoản chuẩn, vật tư, tài sản cố định, thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính… Tổng hợp, tính toán để hỗ trợ tăng hiệu quả công việc: Mang tính tự động cho: Tính giá thành, trích và phân bổ khấu hao, bút toán kết chuyển như giá vốn, chi phí quản lý, chi phí hoạt động tài chính, xác định lãi lỗ cho từng đối tượng và kết chuyển kết quả kinh doanh, kết chuyển số dư sang kỳ hạch toán sau... Báo cáo, phân tích, thống kê: Phân tích công nợ theo từng đối tượng, theo mặt hàng, báo cáo, phân tích chi tiết và tổng hợp tình hình nhập xuất tồn kho, quản lý tiền mặt, tiền gửi, công nợ, chi phí, kết quả kinh doanh DATABASE QUẢN LÝ VẬT TƯ DANH M ỤC Danh mục Vật tư Danh mục SX. Danh mục Thẻ kho.Danh mục mục đích nhập CẬP NHẬT CHỨNG TỪ Chứng từ Nhập Chứng từ Xuất Chứng từ Xuất chuyển kho nội bộ KIỂM KÊ THANH LÝ Kiểm kê cuối năm Thanh lý vật tư LẬP BÁO CÁO Liệt kê chứng từ Nhập, Xuất Vật tư Nhập - Xuất - Tồn Báo cáo vật tư quyết toán công trình. Báo cáo Vật tư kiểm kê, thanh lý CHỨC NĂNG ĐỐI TÍNH TỒN Tính tồn kho vật tư ĐIỀU CHỈNH Điều chỉnh nhập Điều chỉnh xuất Tương tác trực tiếp: Tương tác gián tiếp: Sơ đồ 2.5: Nguyên lý hệ chương trình kế toán FMIS Hệ chương trình Quản lý Vật tư đảm bảo phục vụ tốt trong công tác quản lý vật tư thiết bị như: Quản lý kho, tồn kho, theo dõi được quá trình biến động nhập xuất vật tư. Quản lý giao nhận và phát sinh vật tư - thiết bị. Quản lý nguồn gốc, xuất xứ của vật tư - thiết bị. Quản lý mục đích sử dụng vật tư - thiết bị. Bộ mã danh điểm đã được xây dựng có trên 50.000 mã vật tư. 2.2.1.4. Hệ thống thông tin quản lý kinh doanh Hệ thống chương trình kinh doanh gồm 4 phân hệ:  Phân hệ Quản lý khách hàng và lập hóa đơn tiền điện Quản lý thông tin khách hàng mua điện, lấy chỉ số công tơ và tính toán tiền điện, phát hành hóa đơn GTGT cho khách hàng theo mỗi kỳ từng tháng hoặc theo từng khoảng thời gian, kết xuất báo cáo tổng hợp phục vụ công tác quản lý, chỉnh sửa hợp đồng cùng các thông số của khách hàng theo yêu cầu của khách hàng hay do các vấn đề phát sinh trong thực tế.  Phân hệ Quản lý thu và theo dõi công nợ tiền điện Sơ đồ 2.6: Chức năng chương trình quản lý vật tư Quản lý nợ tiền điện khách hàng theo khối tư nhân và cơ quan. Lấy doanh thu phát sinh theo thời điểm năm, tháng, số kỳ, kỳ số từ phân hệ Quản lý Khách hàng và lập hóa đơn tiền điện. Điều chỉnh doanh thu đối với các hóa đơn lệch. Thu tiền điện khách hàng tại nhà, tại quầy thu hoặc nhờ thu qua ngân hàng. In giấy báo nợ, cắt điện đối với khách hàng chậm trả. Tổng hợp doanh thu, thực thu (kể cả tiền thừa khách hàng), điều chỉnh. Kiểm kê công nợ cuối tháng.  Phân hệ: Hệ thống đo đếm Quản lý thông tin Hệ thống đo đếm của khách hàng bao gồm công tơ hữu công, công tơ vô công, biến dòng TI, biến áp TU, các trạm biến áp. Để từ đó theo dõi được tình trạng công tơ, trên lưới, dưới lưới, tại kho.  Phân hệ Báo cáo kinh doanh điện năng Tổng hợp số liệu từ các phân hệ quản lý khách hàng và lập hóa đơn, quản lý thu và theo dõi công nợ tiền điện, quản lý hệ thống đo đếm. In báo cáo gửi cấp trên: Chi tiết phát triển khách hàng mua điện theo hợp đồng mua bán điện. Chi tiết quản lý khách hàng mua điện theo số lượng công tơ đo đếm điện, Chi tiết bán điện theo thành phần phụ tải, Chi tiết bán điện theo đối tượng giá, Thống kê tiền điện phát sinh theo phiên ghi chỉ số công tơ,... Đường đi của các loại biểu, bảng, giấy tờ cần có Luồng dữ liệu luân chuyển giữa các chức năng LẬP BÁO CÁO THÔNG TIN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG DATABASE CMIS QUẢN LÝ CÔNG TƠ GHI CHỈ SỐ VÀ TÍNH HOÁ ĐƠN THEO DÕI VÀ CHẤM XOÁ NỢ TÍNH TOÁN TỔN THẤT 2.2.1.5. Hệ thống thông tin quản lý kỹ thuật sản xuất Chương trình Quản lý Kỹ thuật có các chức năng: Lưu trữ các số liệu kỹ thuật các đường dây, trạm biến áp và các thiết bị điện trên lưới; lưu trữ các thông số vận hành lưới điện, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lưới điện, trạm phát; lưu trữ các sơ đồ lưới điện, trạm biến áp; lập các báo các thống kê hàng tháng, hàng quí; lập các báo các thống kê theo chuyên đề; lập các báo cáo về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật lưới điện, trạm phát; lập các báo cáo về tình hình vận hành lưới điện, trạm phát (xem hình 2.8). HỆ THỐNG CHỨC NĂNG CẬP NHẬT DỮ LIỆU (SƠ ĐỒ LƯỚI VÀ CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT DZ VÀ TRẠM) Sơ đồ 2.7: Chức năng các phân hệ chương trình CMIS HỆ THỐNG CHỨC NĂNG KIỂM TRA VÀ CẬP NHẬT SỐ LIỆU SƠ ĐỒ LƯỚI ĐIỆN (ĐẦU NGUỒN, TRẠM VÀ CÁC XUẤT TUYẾN) TRẠM 110 KV/ TRẠM NÂNG TRẠM TRUNG GIAN TRẠM CCỘNG/ TRẠM C. DÙNG THUỶ ĐIỆN VÀ MÁY PHÁT ĐIỆN XUẤT TUYÊN 35 KV XUẤT TUYÊN 22 KV 2.2.1.6. Hệ thống thông tin quản lý đầu tư Chương trình của hệ thống thông tin quản lý đầu tư có các chức năng lập dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình; quản lý đơn giá, định mức; quản lý các chi phí xây lắp, quản lý dự án và chi phí khác của dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình (xem hình 2.9) . Chương trình mới quản lý ở cấp lập dự toán mà chưa quản lý toàn diện quá trình thực hiện dự án như phân tích tiến độ, thời gian hoàn thành, sơ đồ Gant, mạng PERT. Sơ đồ 2.9: Chức năng quản lý lập dự toán xây dựng cơ bản 2.2.1.7. Hệ thống thông tin quản trị công văn, công việc Chương trình bao gồm các chức năng thu thập các dữ liệu nội bộ và bên ngoài, phân tích các dữ liệu để phục vụ các số liệu theo yêu cầu của lãnh đạo. Chương trình còn tổ chức lưu trữ văn bản nội bộ và bên ngoài. Chương trình được vận hành bởi các chuyên viên phòng ban tại Công ty. Chương trình chưa hoàn thiện theo mô hình văn phòng tự động, nhưng có những chức năng cần thiết để hoàn thiện công tác quản trị văn phòng. Trong tương lai, chương trình cần phải được hoàn thiện theo hướng quản lý điện tử các chứng từ lưu hành trong toàn Công ty. 2.2.2. Các hệ thống kỹ thuật bảo đảm cho hệ thống thông tin 2.2.2.1. Hệ thống viễn thông điện lực Hiện tại, Công ty Điện lực 3 sử dụng những hệ thống viễn thông áp dụng trong công tác quản lý như sau: Lãnh đạo PC3 Lãnh đạo Phòng/ ban Chuyên viên Chánh Văn phòng Phòng /ban Văn phòng (Bộ phận văn thý) Văn phòng (nhập dữ liệu vào c.trình) Văn phòng Văn phòng Văn phòng (nhập dữ liệu vào c.trình) Lãnh đạo PC3 Trình ký Chỉ đạo Trình ký Phê Văn Phòng (Bộ phận Văn thý) Văn phòng (nhập dữ liệu vào c.trình) Lưu trữ Phân giải quyết Công văn đến Công văn đi Công văn đi Sơ đồ 2.10: Mô hình quản lý công văn - công việc Hệ thống di động băng rộng do Tổng công ty Điện lực Việt Nam hợp tác với các tập đoàn viễn thông Huwei, Lucent, ZTE để cung ứng dịch vụ viễn thông công cộng cho khách hàng đồng thời phục vụ cho công tác quản lý của ngành điện. Hệ thống này có khả năng cung cấp các dịch vụ thoại, internet, đọc báo điện tử, gửi/nhận email, sử dụng điện thoại quốc tế VoIP hoặc xem báo cáo khi ngồi trên xe di chuyển với tốc độ cao, khi đang làm việc tại hiện trường... Có các tính năng như truyền số liệu với tốc độ cao (2.4Mb/s), truy cập internet trực tiếp từ màn hình điện thoại. Hệ thống này sử dụng điện thoại CDMA không dây tần số 450Mhz, rất tiện dụng trong việc triển khai các chương trình đọc và điều khiển từ xa trong quản lý hệ thống năng lượng. Vấn đề còn lại là nghiên cứu các kỹ thuật kết nối và truyền dữ liệu. Hệ thống thứ hai là hệ thống dùng sóng radio (RF) và đường dây tải điện (PLC) để đọc công tơ qua thiết bị di động được tích hợp với công tơ điện tử do Công ty Điện lực 3 sản xuất. Hiện tại, sóng radio RF và PLC được sử dụng để đọc công tơ nhưng có thể dùng kỹ thuật này để vận hành đóng cắt phụ tải khách hàng lớn, thông tin liên lạc trong việc thi công các công trình điện đòi hỏi độ an toàn cao. Sơ đồ 2.11: Sử dụng sóng radio trong đọc chỉ số công tơ Đối với hệ thống thông tin đọc chỉ số công tơ qua đường dây tải điện, đây là một đề tài nghiên cứu khoa học của Công ty Điện lực 3 đã được Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam trao giải sáng tạo kỹ thuật năm 2002. Đề tài này sử dụng đường dây điện đang vận hành làm phương tiện truyền dẫn thông tin phục vụ cho công tác quản lý mà ứng dụng cơ bản nhất là phục vụ cho việc đọc chỉ số công tơ từ xa AMR (Automatic Meter Reading). Đề tài đang được áp dụng rộng rãi ở các Điện lực thuộc Công ty có hiệu quả cao (xem hình 2.12). Trao đổi thông tin khách hàng Hệ thống chương trình kinh doanh Thiết bị thu phát di động và in giấy báo tiền điện Thiết bị đọc chỉ số công tơ tại nhà khách hàng Ngoài ra còn sử dụng các hệ thống viễn thông của các nhà cung cấp khác như VNPT, VIETTEL... 2.2.2.2. Hệ thống truyền thông qua mạng cáp quang Mạng cáp quang xuyên đường dây 500 kV ngoài việc phục vụ cho thông tin liên lạc phục vụ vận hành đường dây 500 kV còn được sử dụng trong mạng thông tin liên lạc và truyền dữ liệu phục vụ cả nước và kết nối với quốc tế. Hiện nay, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam sử dụng mạng cáp quang trên đường dây 500 kV là mạng xương sống để kết nối hệ thống thông tin điện lực phục vụ quản lý và kinh doanh mạng viễn thông cố định và di động. Sơ đồ 2.12: Hệ thống AMR sử dụng đường dây tải điện Ở phạm vi khu vực miền Trung, Công ty Điện lực 3 đã được giao trách nhiệm đầu tư hạ tầng cáp quang trên lưới điện 220 kV, 110 kV, 35 kV và các trạm BTS phục vụ cho kinh doanh viễn thông điện lực, thực hiện qua 5 giai đoạn. Hiện nay đang thực hiện đầu tư cho giai đoạn 5 với tổng số 1.000 km cáp quang các loại và 165 trạm phát sóng BTS. Cơ sở hạ tầng mạng cáp quang này ngoài việc phục vụ chính cho kinh doanh viễn thông công cộng còn là cơ sở rất tốt cho việc triển khai các mạng diện rộng WAN phục vụ công tác thông tin quản lý. (Chi tiết hệ thống cáp quang xin xem ở phụ lục 9). Sơ đồ kết nối các mạng giữa Công ty Điện lực 3 và các đơn vị Điện lực cho đến các chi nhánh điện theo sơ đồ 2.13 trên mạng cáp quốc gia đường dây 500 kV đã tạo ra nhiều khả năng áp dụng các công nghệ quản lý chi phí rẻ hơn nhờ vào khai thác đường cáp quang này. Bên cạnh đó mạng công cộng internet cũng là mạng thông dụng, dù hiện sử dụng truy cập và kết nối giữa các mạng WAN/LAN chưa dùng trong việc điều hành hệ thống điện; nhưng tương lai khả năng khai thác mạng truyền thông công cộng theo chuẩn internet cũng sẽ được xem xét. Sơ đồ 2.13: Sơ đồ kết nối mạng trong Công ty Điện lực 3 và Điện lực Quảng Trị qua mạng cáp quang nối Pleiku, Đà Nẵng đến Hà Tĩnh Các sơ đồ chi tiết từ Công ty đến các đơn vị khác được thể hiện trong phụ lục 10. 2.2.2.3. Hệ thống các mạng máy tính LAN/WAN Hiện nay, văn phòng Công ty Điện lực 3 và các đơn vị trong toàn Công ty đã được thiết lập mạng LAN dùng trong nội bộ. Các mạng này được thiết kế kết nối qua mạng WAN để truy cập vào các mạng LAN trong nội bộ công ty và kết nối vào các mạng LAN của Tổng Công ty và các đơn vị trong và ngoài ngành điện. Sơ đồ 2.14 mô tả các kết nối giữa mạng LAN của Công ty Điện lực 3 với các Điện lực, các chi nhánh điện và các đơn vị khác. Qua các năm, nhờ vào kết nối LAN/WAN mà Công ty Điện lực 3 đã triển khai nhiều chương trình quản lý đến các chi nhánh điện và nâng cao khả năng phục vụ khách hàng tốt hơn và kịp thời hơn. Sơ đồ 2.14: Nguyên lý truyền thông giữa các mạng LAN Hệ thống các trang thiết bị cũng được đầu tư khá đồng bộ phục vụ cho công tác quản lý với 178 server, 2497 máy PC, 952 máy in các loại và 103 hệ thống mạng máy tính LAN từ Công ty đến các Điện lực và chi nhánh điện ở các quận huyện. (Chi tiết xin xem ở phụ lục 2). 2.2.3. Đánh giá thực trạng của hệ thống thông tin quản lý đang vận hành 2.2.3.1. Các nhược điểm hệ thống thông tin của Công ty Điện lực 3 Công ty Điện lực 3 là công ty ứng dụng công nghệ thông tin từ rất sớm so với các công ty trong ngành. Quá tình tự thân vận động cũng là quá trình công ty tạo ra được một đội ngũ các chuyên gia về công nghệ thông tin, về quản lý phần cứng và phần mềm. Các chương trình của Công ty Điện lực 3 được Tổng công ty lựa chọn làm nền tảng để xây dựng các chương trình quản lý tác nghiệp cho toàn ngành cũng nói lên được sự đóng góp của Công ty Điện lực 3 trong ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý của ngành điện. Tuy nhiên, đa số các chương trình này đều do các công ty tự xây dựng trên cơ sở nhu cầu quản lý thực tế phát sinh tại đơn vị nên đáp ứng được yêu cầu cấp bách về nghiệp vụ kinh doanh. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn nhân lực cũng như chưa có một quy trình phát triển phần mềm chuẩn nào, nên nhìn chung các phần mềm đều dừng lại ở quy mô nhỏ dựa trên nền tảng các công nghệ máy chủ và cơ sở dữ liệu yếu. Mặc dù vậy, các sản phẩm này ít nhiều đã đáp ứng được một phần nhu cầu quản lý trong suốt thời gian qua, góp phần làm thay đổi hẳn bộ mặt công tác kinh doanh điện năng, đáp ứng được sự tăng trưởng tốc độ lớn về khách hàng của công ty. Nhìn chung, các chương trình ứng dụng hiện tại về hệ thống thông tin quản lý có những nhược điểm cơ bản sau: - Cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng chưa đầy đủ, công ty mới chỉ chú trọng đến các thông tin liên quan trực tiếp đến việc tính hóa đơn tiền điện, các thông tin khác hoặc không được lưu trữ trong máy tính hoặc không được cập nhật bổ sung kịp thời khi có thay đổi. - Do xây dựng rời rạc để đáp ứng từng chức năng khi phát sinh nhu cầu nên chương trình mang tính chắp vá, không có tính thống nhất về mặt tổng thể, không được phân tích thấu đáo quan hệ giữa các chức năng, cùng một nghiệp vụ kinh doanh nhưng lại áp dụng nhiều chương trình khác nhau. Các chương trình kinh doanh tuy cùng sử dụng chung thông tin khách hàng, nhưng các chức năng chưa có sự liên kết với nhau. - Một số chương trình do chưa đủ dữ liệu nên việc ứng dụng cho các đơn vị trong cùng một công ty chưa đồng đều. - Trên phương diện liên kết với các chương trình khác (tài chính kế toán, quản lý vật tư...) dùng chung trong từng đơn vị và toàn công ty, các chương trình khó quan hệ được với nhau do khác nhau về mặt dữ liệu cũng như yêu cầu đặt ra ban đầu. - Do tồn tại nhiều kiểu hệ thống quản lý khách hàng khác nhau làm cho công tác quản lý từ trên xuống dưới, từ cấp công ty đến các Điện lực, Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc đáp ứng các nhu cầu báo cáo đột xuất. Đặc biệt là không tránh khỏi sự khác nhau trong việc thực hiện cụ thể các chính sách của Nhà nước cũng như quy định của công ty về nghiệp vụ kinh doanh. Về kiến trúc hệ thống mạng theo kiểu kiến trúc Client/Server sử dụng máy chủ PC. Công nghệ này dựa trên công nghệ của Microsoft, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server. Các chức năng chủ yếu của hệ thống là quản lý việc nhập chỉ số, lập hóa đơn, quản lý thu và công nợ, quản lý các thiết bị đo đếm; chức năng nhập chỉ số có khả năng kết nối được với hệ thống đọc chỉ số từ xa. Giao diện đồ họa thuận tiện cho người sử dụng. Công nghệ SQL Server/PC Server là công nghệ không tối ưu đối với hệ thống hóa đơn, khi quy mô số liệu lên tới hàng triệu bản ghi đã làm tải trọng và tốc độ của hệ thống giảm xuống nhanh chóng. Hệ thống đã phải cắt số liệu ra từng tháng để xử lý lỗi tải trọng trên, nhưng đổi lại phải trả giá cho tính liên tục của dữ liệu cũng như thông tin cần thiết cho việc kiểm toán hệ thống. Về mạng truyền thông, dù có những ứng dụng truyền dữ liệu trên mạng cáp quang, sử dụng truyền thông tin dạng tải ba PLC để đọc công tơ từ xa AMR cho các công tơ cơ khí, sau đó công ty nghiên cứu và ứng dụng đọc công tơ điện tử tích hợp để đọc từ xa qua sóng radio bằng thiết bị Handheld Unit. Tuy nhiên, những ứng dụng trên vẫn còn trong phạm vi thử nghiệm mà chưa thể triển khai trên diện rộng. Những nghiên cứu kết nối các loại mạng khác nhau phục vụ quản lý và điều hành hệ thống điện vẫn trong phạm vi hạn chế mà chưa có một bộ phận nghiên cứu kết nối hoàn chỉnh các mạng này. 2.2.3.2. Các nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân gây ra những nhược điểm đang tồn tại, nhưng tựu trung có những nguyên nhân cơ bản sau: - Chưa có một nghiên cứu và phân tích đầy đủ hệ thống thông tin quản lý tại Công ty Điện lực 3. Các chương trình ứng dụng chỉ chạy theo các hoạt động chức năng và tác nghiệp, nhằm mục tiêu đáp ứng những nhu cầu quản lý trước mắt mà chưa xây dựng một hệ thống thông tin phải hoàn chỉnh đáp ứng cho bốn cấp quản lý là cấp tác nghiệp, cấp quản lý phân tích, cấp chuyên gia và cấp chiến lược. Các nhà quản lý cấp cao, các nhà chuyên môn trong điều hành hệ thống điện và các chuyên gia máy tính chưa thực sự ngồi lại và đặt ra vấn đề để điều hành hệ thống điện miền Trung an toàn, hiệu quả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Những giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay (3).pdf
Tài liệu liên quan