Luận văn Tìm một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Tài liệu Luận văn Tìm một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội: Trang 1 Luận văn Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần có những bước đổi mới mạnh mẽ trên tất cả các mặt, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là phải tập trung vào vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, vì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Ngân hàng No&PTNT Hà Nội là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn Thủ Đô, là một trong những chi nhánh đầu đàn trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp, vấn đề tăng trưởng bền vững đã và đang được đặt ra hàng đầu trong công cuộc đổi mới và hội nhập, đặc biệt là trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Với tỉ lệ chiếm 80-85% trên tổng thu nhập cho thấy các sản phẩm tín dụng có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực kinh doanh khác của NHNo&PTNT Hà Nội. Với tầm quan trọng của hoạt...

pdf58 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 Luận văn Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần có những bước đổi mới mạnh mẽ trên tất cả các mặt, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là phải tập trung vào vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, vì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Ngân hàng No&PTNT Hà Nội là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn Thủ Đô, là một trong những chi nhánh đầu đàn trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp, vấn đề tăng trưởng bền vững đã và đang được đặt ra hàng đầu trong công cuộc đổi mới và hội nhập, đặc biệt là trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Với tỉ lệ chiếm 80-85% trên tổng thu nhập cho thấy các sản phẩm tín dụng có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực kinh doanh khác của NHNo&PTNT Hà Nội. Với tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và mối tương quan của hoạt động này với các hoạt động kinh doanh khác tại NHNo&PTNT Hà Nội, việc nghiên cứu đo lường và đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho công cuộc xây dựng phát triển bền vững của NHNo&PTNT Hà Nội. Nhận thức được tầm quan trọng trên của vấn đề trên, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1:Ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM. Chương 2:Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội. Chương 3:Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội. Do thời gian thực tập cũng như trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn và có chất lượng tốt hơn. CHƯƠNG 1 Trang 3 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 1. NHTM và hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường. 1.1. Khái niệm về NHTM. Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Theo luật Mỹ: NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán. Theo luật Ngân hàng và tổ chức tín dụng Việt Nam: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan như nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cung cấp các dịch vụ thanh toán. 1.2. Hoạt động của NHTM. 1.2.1. Hoạt động huy động vốn. Tiền gửi của khách hàng (gồm cá nhân và tổ chức) là nguồn vốn quan trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng.Để huy động được nhiều tiền có chất lượng ổn định, các ngân hàng phải đưa ra được nhiều sản phẩm dịch vụ phục vụ được mọi đối tượng và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan, tiết kiệm của dân cư...,linh hoạt về lãi suất. Là đối tượng phải dự trữ bắt buộc với NHNN, nên chi phí tiền gửi của NHTM trả cho khách hàng cao hơn thực tế.Ngoài ra tiền gửi ngắn hạn hoặc không kỳ hạn thường rất nhạy cảm với biến động của lãi suất và những yếu tố kinh tế khác như lạm phát. Ngoài tiền gửi của khách hàng, NHTM còn huy động vốn từ nguồn đi vay của NHNN hay của các NHTM khác và quốc tế.Tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn này thấp hơn nguồn tiền gửi. 1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn. Trang 4 Hoạt động quan trọng của NHTM là tìm cách sử dụng nguồn vốn của mình để thu lợi nhuận.Việc sử dụng vốn là quá trình biến tài sản nợ thành tài sản có khác nhau, trong đó cho vay và đầu tư là tài sản quan trọng nhất.Do vậy quản lý tài sản là nhiệm vụ quan trọng của NHTM để tránh rủi ro, đảm bảo an toàn vốn. 1.2.3. Hoạt động trung gian. NHTM là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư,tức chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi có nhu cầu sử dụng.Với chức năng này NHTM làm cầu nối giữa cá nhân và tổ chức có thu nhập lớn hơn chi dùng với những cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt trong chi tiêu, hay thu nhập không bù đắp nổi nhu cầu chi tiêu nên họ cần bổ xung vốn. Ngoài trung gian tài chính,NHTM còn là trung gian thanh toán.Ngân hàng thay mặt khách hàng chi trả giá trị hàng hoá và dịch vụ trong và ngoài nước.Để thanh toán được nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và tiết kiệm, ngân hàng dùng nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như:séc chuyển tiền, uỷ nhiệm chi, bù trừ qua NHNN hoặc qua trung tâm thanh toán, nhờ thu v..v... bằng các biện pháp kỹ thuật như:thư, điện tín, hệ thống máy tính điện tử v..v... 2. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế. 2.1. Đối với sản xuất lưu thông hàng hoá. NHTM là trung gian tài chính thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển.Nó không chỉ đáp ứng đầy đủ vốn cho các doanh nghiệp mà còn thông qua các dịch vụ thanh toán, tư vấn hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp.Bên cạnh đó nó còn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, tiêu dùng cho toàn xã hội một cách nhanh chóng và hiệu quả. 2.2. Đối với điều hoà lưu thông tiền tệ. NHTM là nơi chủ yếu nhất và tốt nhất để lĩnh tiền vào lưu thông.Bằng con đường tín dụng NHTM đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế,thúc đẩy sản xuất tạo thêm hàng hoá, của cải vật chất cho xã hội làm cơ sở ổn định tiền tệ. Hoạt động tín dụng góp phần thúc đẩy nhanh việc thanh toán qua ngân hàng làm giảm luợng tiền mặt trong lưu thông làm tăng hiệu quả việc áp dụng các chính sách tiền tệ làm tăng hoặc giảm luợng tiền cung ứng trong lưu thông.Nếu NHTW Trang 5 tăng lãi suất tái cấp vốn thì các ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vay khi đó nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm xuống và lượng tiền cung ứng trong lưu thông sẽ giảm.Ngược lại với lãi suất tái cấp vốn giảm sẽ làm cho lượng tiền cung ứng sẽ tăng lên. 3. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 3.1. Khái niệm và tính chất khách quan của rủi ro. Cụm từ “rủi ro” được nhiều nhà kinh tế định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng khái quát lại ta có thể hiểu rủi ro là xuất hiện một biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho một công việc cụ thể rủi ro có thể xảy ra trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực mà không phụ thuộc vào ý muốn con người. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cũng luôn gắn liền với rủi ro.Rủi ro tác động trực tiếp tới kết quả doanh lợi, nguy cơ phá sản của các ngân hàng.Do vậy việc thừa nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ đó tìm kiếm nhiều phương pháp chống đỡ các rủi ro là đòi hỏi của sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là một tất yếu, mà các nhà quản lý ngân hàng chỉ có thể có chính sách giảm bớt chứ không thể gạt bỏ được chúng. 3.2. Các loại rủi ro của NHTM. - Rủi ro tín dụng:là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. - Rủi ro lãi suất:là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị trường có sự biến đổi. - Rủi ro hối đoái:là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây tổn thất trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. - Rủi ro thanh khoản:Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức.Khi gặp phải trường hợp này các ngân hàng phải bán các tài sản có tính lỏng thấp với giá rẻ hay vay từ NHTW. Trang 6 - Rủi ro tồn đọng vốn:Rủi ro tồn đọng vốn xảy ra khi vốn bị đọng lớn không cho vay và đầu tư được làm cho thu nhập của ngân hàng giảm sút. - Rủi ro khác:Các loại rủi ro khác là rủi ro công nghệ,rủi ro quốc gia gắn liền với các hoạt động đầu tư cũng như khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong thanh toán, hoả hoạn... II. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM. 1. Khái niệm. Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro, đối với ngân hàng thương mại, rủi ro là một biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Rủi ro tín dụng là những rủi ro do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của Hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của Ngân hàng. Nếu món vay của Ngân hàng bị thất thoát, dân chúng sẽ thiếu lòng tin và tìm cách rút tiền khỏi Ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại. Khi rủi ro tín dụng phát sinh, Ngân hàng thương mại không thực hiện được kế hoạch đầu tư cũng như kế hoạch thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn. Rủi ro tín dụng lớn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ, khó mở rộng quan hệ với các bạn hàng và các Ngân hàng khác, buộc Ngân hàng phải thu hẹp hoạt động, tất cả thể hiện ở lợi nhuận giảm, ngân hàng phải sử dụng vốn tự có để bù đắp sự giảm sút đó, uy tín của Ngân hàng giảm sút, dẫn đến tình trạng khó khăn, phá sản. 2. Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. *Đối với bản thân ngân hàng. Trang 7 Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh tức là thu nhập giảm.Thu nhập giảm làm cho việc mở rộng tín dụng sẽ gặp khó khăn..Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán,rủi ro tín dụng khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.Các khoản cho vay có thể mất hoặc khó đòi trong khi tiền gửi khách hàng vẫn phải trả lãi, làm mất đi những cơ hội kinh doanh tốt của ngân hàng.Nếu rủi ro xảy ra mức độ quá lớn,nguồn vốn của ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất yếu sẽ dẫn tới phá sản ngân hàng. *Đối với nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến rất nhiều thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tín dụng khác.Vì vậy,kết quả kinh doanh của ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng.Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro.Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. 3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng. 3.1. Phân loại nợ. - Nhóm 1:Nợ đủ tiêu chuẩn + Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn... - Nhóm 2:Nợ cần chú ý + Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại. Trang 8 - Nhóm 3:Nợ dưới tiêu chuẩn + Các khoản nợ quá hạn từ 90-180 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Nhóm 4:Nợ nghi ngờ + Các khoản nợ quá hạn từ 180-360 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90-180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Nhóm 5:Nợ có khả năng mất vốn + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. + Các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý. + Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. 3.2 Các chỉ tiêu đo lường. - Chỉ tiêu xác suất rủi ro - Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ - Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn/Tổng dư ợ - Tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn so với tổng tài sản - Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ - Tỷ lệ rủi ro theo thời gian - Tỷ lệ tổng lãi treo phát sinh so với thu nhập từ cho vay - Tỷ lệ miễn, giảm lãi so với thu nhập từ cho vay - …vv 4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. 4.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng. - Việc mở rộng hoạt động tín dụng quá mức thường tạo điều kiện cho rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên.Mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng,khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng. Trang 9 - Trình độ cán bộ hạn chế,nhất là cán bộ tín dụng người trực tiếp nhận hồ sơ khách hàng, phân tích và thẩm định khách hàng cũng như dự án vay vốn.Vì vậy nếu trình độ cán bộ tín dụng không cao, thẩm định không tốt, có thể chấp nhận cho vay những khoản vay không khả thi hoặc bị khách hàng lừa gạt. - Quy chế cho vay chưa chặt chẽ, quá cụ thể hoặc quá linh hoạt đều khiến cho NHTM gặp phải rủi ro tín dụng.Việc đánh giá giá trị tài sản thế chấp, cầm cố cũng là vấn đề rất lớn, hiện nay đang là vấn đề nổi cộm trong quy chế tín dụng tại các NHTM. - Sự cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa các NHTM khiến cho việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài,qua loa hơn. Hơn nữa, nhiều NHTM do quá chú trọng đến lợi nhuận nên đã chấp nhận rủi ro cao, bất chấp những khoản vay không lành mạnh, thiếu an toàn. - Ngoài ra, còn rất nhiều nhân tố khác thuộc về NHTM gây ra rủi ro tín dụng như: chất lượng thông tin và xử lý thông tin trong NHTM, cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, năng lực công nghệ... 4.2. Nguyên nhân do khách hàng. - Đối với các doanh nghiệp, kinh nghiệm và năng lực hoạt động kinh doanh còn đang ở trình độ thấp, hầu hết các doanh nghiệp này đều không nắm bắt được thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh. Vì vậy, khi dự án vay vốn gặp khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng gặp vấn đề, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. - Lợi dụng điểm yếu của NHTM, nhiều khách hàng đã tìm cách lừa đảo để được vay vốn. Họ lập phương án sản xuất kinh doanh giả, giấy tờ thế chấp cầm cố giả mạo, hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng bộ hồ sơ. - Sử dụng sai mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trả nợ trở nên bấp bênh. Vì vậy, khi khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích, việc thanh toán gốc và lãi đúng hạn rất khó xảy ra,rủi ro tín dụng xuất hiện. - Việc trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ đã uỷ quyền và bảo lãnh cũng là một nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho NHTM. Một số công ty, tổng công ty đứng ra bảo lãnh hoặc uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của NHTM để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng cho vay chính.Khi đơn vị vay Trang 10 vốn mất khả năng thanh toán, bên bảo lãnh và uỷ quyền không chịu thực hiện việc trả nợ thay. 4.3. Nguyên nhân khác. - Do môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ, hoặc thay đổi theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp thì cũng khiến các khoản vay NHTM gặp khó khăn. - Do sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như ngân hàng. - Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chuyên môn cũng như công nghệ ngân hàng. - Ngoài ra, những rủi ro từ môi trường thiên nhiên như động đất, bão lụt, hạn hán,.. tác động xấu tới phương án đầu tư của khách hàng, làm cho khách hàng khó có nguồn trả nợ ngân hàng, từ đó cũng gây ra rủi ro tín dụng. 5. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng. Bước 1: Phân hạng danh mục rủi ro tín dụng Bước 2: Rà soát, xếp hạng rủi ro Bước3: Danh mục rủi ro rín dụng cần giám sát, nội dung giám sát Bước 4: Lập phương pháp giám sát hợp lý Bước 5: Quá trình kiểm tra, đánh giá Bước 6: Các dấu hiệu cảnh báo về những khoản tín dụng có khả năng có vấn đề. 6. Hoạt động xử lý rủi ro tín dụng của NHTM. - Xử lý các nguyên nhân chủ quan về phía NHTM + Tổ chức hợp lý và khoa học quy trình tín dụng theo hướng chặt chẽ và có hiệu quả, tập trung vào ba giai đoạn: nghiên cứu khách hàng, giám sát khách hàng vay và thu nợ. + Thực hiện đa dạng hoá khách hàng và phương thức cho vay nhằm phân tán rủi ro. + Nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là năng lực thẩm định dự án, thẩm định khách hàng. + Xây dựng chiến lược khách hàng. Trang 11 - Xử lý nợ quá hạn:Khi một khoản cho vay có vấn đề thì không phải NHTM sẽ mất trắng. NHTM cần phải tìm cách thu hồi toàn bộ hoặc một phần khoản vay. Có hai sự lựa chọn đối với xử lý nợ quá hạn: khai thác hoặc thanh lý. Tuy vậy cần nhấn mạnh ở đây ba nguyên tắc xử lý nợ quá hạn là: chống xoá nợ, hạn chế gia nợ, chống đảo nợ. + Khai thác là một quá trình làm việc với người vay cho đến khi khoản nợ được trả một phần hay toàn bộ mà không dựa vào các công cụ pháp lý để ép buộc thu nợ. + Thanh lý đối với các khoản nợ có vấn đề,nợ khó đòi được thực hiện khi việc tổ chức khai thác tỏ ra không hiệu quả. Các công cụ để thực hiện thanh lý bao gồm: phát mại tài sản thế chấp, kết hợp với cơ quan phap lý để ép buộc thu hồi nợ, sử dụng nghiệp vụ mua bán nợ trên thị trường. - Trích lập dự phòng tổn thất:Việc trích lập dự phòng tổn thất được thực hiện đối với các khoản nợ quá hạn,chia theo 5 nhóm, tỷ lệ trích lập khác nhau: + Nhóm 1: 0% + Nhóm 2: 5% + Nhóm 3: 20% + Nhóm 4: 50% + Nhóm 5: 100% CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HÀ NỘI I. KHÁI QUÁT VỀ NHNO&PTNT HÀ NỘI. 1.Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Nội. NHNo&PTNT Hà Nội (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công-Nông-Thương Thành phố Trang 12 Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp huyện được đổi tên từ các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện đã hội tụ về trụ sở chính tại 77 Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưnng, Hà Nội. Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới nông thôn ngoại thành Hà Nội.NHNo&PTNT Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho nông nghiệp. Nhờ có những quyết sách tốt, đổi mới nhận thức, kiên quyết khắc phục điểm yếu là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chỉ sau hơn hai năm hoạt động từ năm 1990 trở đi NHNo&PTNT Hà Nội đã có đủ tiền mặt và nguồn vốn thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng. Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, NHNo&PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động và đáp ứng nhu cầu vay vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành. Đến cuối năm 2004 NHNo&PTNT Hà Nội có tổng cộng 12 chi nhánh và 39 phòng giao dịch huy động nguồn vốn và dịch vụ Ngân hàng. Sau 16 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNo&PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác. Chi nhánh được giao và thực hiện các nhiệm vụ sau: - Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế với nhiều hình thức:Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế... - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (Trong đó: cho vay theo hình thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp...) - Thực hiện công tác ngân quỹ:Thu chi tiền mặt tại Ngân hàng. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Trang 13 - Kinh doanh ngoại tệ. - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh. - Thanh toán trong hệ thống NHNo&PTNT với các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay vốn tài trợ, ủy thác. - Các dịch vụ Ngân hàng khác. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ các phòng ban - NHNo&PTNT Hà Nội là đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam nên cũng hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, có tư cách pháp nhân,thời hạn hoạt động là 99 năm, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh. - NHNo&PTNT Hà Nội có 10 phòng ban và 12 chi nhánh trực thuộc. Toàn hệ thống NHNo&PTNT Hà Nội có trên 460 cán bộ, trong đó nữ chiếm 70%.Lao động làm chuyên môn nghiệp vụ:Tín dụng 32%,kế toán 30%, giám định viên 5%, ngân quỹ 11%, tin học 3%, hành chính, lái xe, bảo vệ, lao công 14%, nghiệp vụ khác 5%. - Về trình độ chuyên môn: Tiến sỹ,Thạc sỹ:3%; Đại học,Cao đẳng 62%; Trung học 10%, chứng chỉ: 13%, sơ cấp 12%. (Số liệu đến 31/12/2004-Trích báo cáo công đoàn NHNo&PTNT Hà Nội) Sơ đồ tổ chức và điều hành của NHNo&PTNT Hà Nội: NHNO&PTNT VIỆT NAM NHNo&PTNT Việt Nam O&PTN HÀ ỘI BAN LÃNH ĐẠO BA O Các Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Trang 14 Trong đó: *Ban lãnh đạo: gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi kinh doanh của ngân hàng. *Phòng kinh doanh: Với nhiệm vụ là cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân và cho vay kinh tế hộ gia đình.Huy động vốn, thực hiện các dịch vụ cầm cố bảo lãnh cho các đơn vị kinh tế, xây dựng đề án và chiến lược kinh doanh hàng năm phù hợp.Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. *Phòng kế toán – ngân quỹ: Làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN,NHNo&PTNT Việt Nam.Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn trình NHNo&PTNT cấp trên phê duyệt.Thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước.Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng đồng thời chấp hành quy định về an toàn kho quỹ. *Phòng thanh toán quốc tế: Làm nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các hình thức mở L/C, lập các bộ chứng từ với các đơn vị xuất khẩu, mua bán kinh doanh thu đổi ngoại tệ. *Phòng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh Trang 15 NHNo&PTNT trên địa bàn.Cân đối nguồn vốn,sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn. *Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của chi nhánh về thực hiện các quy định, quy chế của Nhà nước, của NHNo&PTNT Việt Nam. *Phòng marketing: Nghiên cứu phân loại thị trường, phân loại khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng về nguồn vốn, phân loại thị trường đầu tư vốn và thị trường tín dụng.Nghiên cứu thị trường để đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. *Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp nhận và tổ chức đào tạo cán bộ. *Phòng vi tính: Đưa ra một số chương trình phần mềm, quản lý kinh doanh chặt chẽ đảm bảo cập nhật thông tin chính xác. *Phòng thẩm định: Nhiệm vụ là thẩm định dự án xin vay, tư cách pháp nhân của khách hàng, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng... *Phòng hành chính: Làm công tác văn phòng,hành chính văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội. 3.1. Hoạt động huy động vốn. Huy động vốn là một yếu tố quan trọng của hoạt động ngân hàng.Trong những năm gần đây Ngân hàng đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn.Các hình thức huy động cũng được phong phú đa dạng hơn góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu đầu vào hợp lý. Bảng 1: Kết quả huy động vốn Đơn vị :tỷ đồng Chỉ tiêu Năm2003 Năm2004 So sánh 2004/2003 Sốtiền %/NV Số tiền %/NV Sốtiền %/NV Trang 16 -TG các TCKT 862 20,2 898 14,6 +36 +1,9 -TG các TCTD 1.454 34,2 1.931 31,4 +477 25,2 -Tiền tiết kiệm 640 15 972 15,8 +332 +17,5 -Kỳ phiếu 1.141 26,8 2.055 33,4 +914 +48,3 -TG và vay khác 161 3,8 296 4,8 +135 +7,1 Tổng vốn huy động 4.258 6.152 +1.894 (Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2003-2004) Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn huy động của NHNo&PTNT Hà Nội qua hai năm 2003 và 2004 có sự biến động khá lớn về cơ cấu nguồn vốn.Nhìn chung về mặt tuyệt đối, các nguồn hình thành vốn đều tăng, cụ thể năm 2003 tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 862 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 20,2% tổng nguồn vốn huy động, năm 2004 là 898 tỷ đồng tăng 1,9% so với năm 2003 với con số tuyệt đối là 36 tỷ đồng. Việc tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 36 tỷ đồng thể hiện uy tín cũng như chính sách chỉ đạo lãi suất phù hợp của NHNo&PTNT Hà Nội và các NH quận, từ đó thu hút khách hàng ngày càng đông và ổn định. Ngoài ra tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền gửi tiết kiệm cũng tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2004 tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng 25,2% còn tiền tiết kiệm tăng 17,5% so với năm 2003. Tuy nhiên về mặt cơ cấu thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng đều giảm từ 20,2% và 34,2% xuống còn 14,6 %và 31,4%.Trong khi đó tiền tiết kiệm và kỳ phiếu lại tăng từ 15% và 26,8% lên đến 15,8% và 33,4%.Tiền gửi và vay khác cũng tăng từ 3,8% đến 4,8% và chiếm 7,1% tổng nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy Ngân hàng đã có sự điều chỉnh về khách hàng. Thay vì tập trung vào các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng thì nay đã chuyển qua đối tượng khách hàng là tín dụng tiêu dùng cá nhân. Có được như vậy vì Ngân hàng đã chú trọng đến công tác huy động vốn của mình, thu hút được khá mạnh lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư vàøthực hiện các nghiệp vụ thanh toán liên Ngân hàng một cách linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi Trang 17 cho các cá nhân, tổ chức, thường xuyên tuyên truyền vận động khách hàng đến gửi tiền tại Ngân hàng. 3.2 Hoạt động cho vay. Năm 2004 nhờ có nhiều chính sách áp dụng thúc đẩy hoạt động cho vay nên tổng doanh số cho vay đã tăng nhiều so với năm 2003 được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây. Trang 18 Bảng 2: Kết quả cho vay của NHNo&PTNT Hà Nội. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2004/2003 Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Doanh số cho vay + Nội tệ + Ngoại tệ 3.424.007 2.646.498 777.509 77,3 22,7 4.193.504 3.175.125 1.018.379 75,7 24,3 +769.497 +528.627 +240.870 +22,47 +19,86 +30,98 Doanh số thu nợ +Nội tệ + Ngoại tệ 3.668.286 2.770.775 897.511 75,5 2,5 3.761.945 2.774.618 987.327 73,8 26,2 +93.659 +3.843 +89.816 +2,55 +0,14 +10,01 Tổng dư nợ +Nội tệ + Ngoại tệ 1571151 1.480.024 91.127 94,2 5,8 2.002.709 1.628.202 374.507 81,3 18,7 +431.558 +148.178 +282.930 +27,47 +10,01 +310,48 Dư nợ ngắn hạn + DNNN + DNNQD + Hộ sản xuất + Dư nợ khác 1.109.233 949.725 80.308 31.059 48.141 70,6 85,6 7,2 2,8 4,3 1.257.701 845.175 241.479 83.008 88.039 62,8 67,2 19,2 6,6 7 +148.468 -104.550 +161.171 +51.949 +39.898 +13,38 -11,01 +200,7 +167,25 +82,88 Dư nợ trung dài hạn + DNNN + DNNQD + Hộ sản xuất + Dư nợ khác 461.918 357.293 58.710 9.885 36.030 29,4 77,3 12,7 2,1 7,9 745.008 554.286 109.516 26.075 55.131 37,2 74,4 14,7 3,5 7,4 +283.090 +196.993 +50.806 +16.190 +19.101 +61,29 +55,13 +86,54 +163,78 +53,01 (Nguồn số liệu:Báo cáo kết quả tổng kết kinh doanh năm 2003-2004) Qua số liệu của bảng 2 ta có thể thấy doanh số cho vay của NHNo & PTNT Hà Nội năm 2004 tăng 22,47% so với năm 2003 với con số tuyệt đối là 769.497 Trang 19 triệu đồng.Doanh số thu nợ năm 2004 là 3.761.945 triệu đồng tăng 2,55% so với năm 2003 với con số tuyệt đối là 93.656 triệu đồng. Tổng dư nợ cũng tăng với tốc độ nhanh (27,47%) với mức tăng tuyệt đối là 431.558 triệu đồng. Trong năm 2004 Ngân hàng đã thu hút thêm 18 doanh nghiệp vay vốn tín dụng tại Ngân hàng nên tổng dư nợ của năm 2004 tăng lên so với năm 2003, điều này thể hiện sự tín nhiện của khách hàng đối với NHNo & PTNT Hà Nội. Tuy nhiên nhìn vào cơ cấu doanh số cho vay, thu nợ và tổng dư nợ ta thấy tỷ trọng ngoại tệ được giao dịch năm 2004 lại tăng so với năm 2003, nguyên nhân chính là do trong năm 2004 hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, vì vậy để đáp ứng được nhu cầu về ngoại tệ tăng lên cho các doanh nghiệp thanh toán nhập khẩu thì lượng giao dịch ngoại tệ phải tăng lên. Trong cơ cấu tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Năm 2003 dư nợ ngắn hạn là 70,6%, năm 2004 là 62,8%.Tuy năm 2004 có xu hướng giảm hơn so với năm 2003 nhưng tổng dư nợ của Ngân hàng tăng chủ yếu vẫn do tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tăng. Lý do có tỷ lệ dư nợ ngắn hạn cao như vậy là do các doanh nghiệp không có dự án vay trung hạn khả thi, tức là dự án không có tính thực tế, không đảm bảo trả nợ Ngân hàng. Bởi vì một dự án vay trung hạn đòi hỏi rất cao cả về vi mô và vĩ mô và phải trải một quá trình thẩm định khắt khe về nhiều mặt. Xét về cơ cấu dư nợ ngắn hạn, khu vực quốc doanh (các khách hàng chính của Ngân hàng) chiếm tuyệt đại đa số. Năm 2003 chiếm tỷ trọng 85,6% dư nợ ngắn hạn và sang năm 2004 giảm xuống còn 67,2%. Trong khi đó, dư nợ ngắn hạn của khu vực ngoài quốc doanh lại tăng. Năm 2003 là 80.308 triệu đồng chiếm 7,2% dư nợ ngắn hạn nhưng sang năm 2004 là 241.479 triệu đồng chiếm 19,2% dư nợ ngắn hạn, tăng so với năm 2003 với con số tuyệt đối là 161.171 triệu đồng. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của hộ sản xuất và các đối tượng khác cũng khá lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn và đều tăng so với năm 2003 với con số là 91.847 triệu đồng. Trang 20 Về cơ cấu dư nợ trung-dài hạn, tỷ trọng của doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuất và dư nợ khác đều tăng lên đáng kể. Có sự tăng lên như vậy là vì NHNo & PTNT Hà Nội đã mở rộng đầu tư tín dụng cho các thành phần kinh tế, chú trọng mở rộng trung và dài hạn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất. 3.3. Các hoạt động khác. *Công tác kế toán Ngân hàng đã ứng dụng một số phần mềm vào công tác kế toán.Quản lý chặt chẽ và đảm bảo cập nhật thông tin nên mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh được hạch toán kịp thời và chính xác.Doanh số dịch vụ chuyển tiền điện tử năm sau lớn hơn năm trước cả về số món và số tiền tạo thêm cho Ngân hàng có một nguồn thu nhập tương đối chắc chắn và ổn định. *Công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng, cho đến nay nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm.Do đó thể thức thanh toán này càng được mở rộng và chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu trong nghiệp vụ ngân hàng. II. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội 1.Nhận dạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội Rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi ngân hàng.Trên thực tế, hầu hết các ngân hàng đều đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhưng do rất nhiều nguyên nhân,có nguyên nhân chủ quan và khách quan, rủi ro tín dụng vẫn phát sinh gây ra những thiệt hại đối với ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội được thể hiện dưới các dạng:Nợ quá hạn, giãn nợ và khoanh nợ. Nợ quá hạn Là khoản vay đã đến hạn trả nợ mà khách hàng chưa trả được đúng thời hạn như thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, cũng không có lý do chính đáng để xin Trang 21 gia hạn nợ, do đó phải chuyển sang nợ quá hạn.Đó là 1 trong 3 loại rủi ro tín dụng nhưng ở mức độ rủi ro thấp, có nhiều khả năng thu hồi. Nợ quá hạn vì nhiều lý do khác nhau như hàng hoá sản xuất ra nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lâu ngày với số lượng lớn, hàng đã bán ra nhưng chưa thu được tiền.v..v..do đó chưa trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Đây là loại rủi ro tín dụng thường gặp và hầu hết các ngân hàng khác đều có nợ quá hạn. Nợ được giãn Là khoản vay đã đến hạn trả nợ nhưng khách hàng chưa trả được.Ngân hàng đã gia hạn nợ nhưng khách hàng vẫn không trả được vì những ly do khách quan; NHNo&PTNT Hà Nội đã báo cáo lên ngân hàng cấp trên và cấp trên dùng quyền hạn của mình xem xét và cho phép giãn nợ. Nợ được khoanh Là một dạng rủi ro tín dụng có những lý do khách quan nên được phép của cấp trên cho khoanh lại, tách ra, theo dõi riêng, tạo điều kiện cho khách hàng được tiếp tục vay vốn ngân hàng để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh. Phần lớn các khoản nợ được khoanh ở NHNo&PTNT Hà Nội là nợ của một số doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp thuộc các diện chính sách... Trang 22 2. Tình hình chung về nợ quá hạn Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2004/2003 Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Tổng dư nợ 1.571.151 2.002.709 + 431.558 +27,46 Nợ quá hạn 40.665 2,59 57.187 2,86 + 16.522 + 40,6 (Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2003-2004) Qua bảng 3 ta thấy,nợ quá hạn năm 2004 là 57.187 triệu đồng, chiếm 2,86% tổng dư nợ, tăng 40,6% so với năm 2003 với số tiền là 16.522 triệu đồng.Nợ quá hạn năm 2004 đã tăng so với năm 2003 vì vậy cần có những biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro để giảm nhanh tỷ lệ nợ quá hạn. 3. Phân tích nợ quá hạn 3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời hạn. Bảng 4:Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời hạn (so với tổng dư nợ) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2004/2003 Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Tổng dư nợ 1.571.151 2.002.709 + 431.558 Tổng nợ quá hạn 40.665 2,59 57.187 2,86 + 16.522 + 40,6 1.Theo thành phần kinh tế KTQD 27.059 2,07 46.656 3,33 +19.579 +72,42 KTNQD 13.606 5,15 10.531 1,74 - 3.075 - 22,6 2.Theo thời hạn Ngắn hạn 35.429 3,19 45.723 3,64 + 10.294 + 29,06 Trung hạn và dài 5.226 1,13 11.464 1,54 + 6.238 + 119,4 Trang 23 hạn (Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2003-2004) Qua bảng tổng hợp trên ta có thể thấy tổng dư nợ quá hạn cuối năm 2004 là 57.187 triệu đồng, chiếm 2,86% tổng dư nợ, tăng 40,6% so với năm 2003 với số tiền là 16.522 triệu đồng. Tỷ lệ nợ ngắn hạn của khu vực kinh tế quốc doanh ẩn chứa nhiều rủi ro và liên tục tăng trong 2 năm. Cụ thể, năm 2003 là 27.059 triệu đồng, chiếm 2,07% tổng dư nợ kinh tế quốc doanh, sang năm 2004 là 44.656 triệu đồng, chiếm 3,33% tổng dư nợ kinh tế quốc doanh tăng 19.597 triệu đồng so với năm 2003. Trong khi đó,nợ quá hạn của kinh tế ngoài quốc doanh lại có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2003 là 13.606 triệu đồng chiếm 5,15% tổng dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh, đến năm 2004 là 10.521 triệu đồng chiếm 1,74% tổng dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh và giảm 3.075 triệu đồng. Điều này rất có lợi cho Ngân hàng trong việc kinh doanh. Xét theo loại thời hạn cho vay thấy sự biến động nợ quá hạn ngắn hạn giữa 2 năm đã tăng đáng kể với số tiền là 10.294 triệu đồng.Nợ quá hạn trung và dài hạn tăng 119,4% so với năm 2003 với số tiền là 6.238 triệu đồng như vậy cho vay trung và dài hạn hiện nay chưa đạt hiệu quả cao, chứa đựng nhiều rủi ro. 3.2. Tỷ lệ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi. Tình hình cụ thể được phản ánh qua bảng dưới đây: Trang 24 Bảng 5: Phân tích nợ quá hạn theo khả năng thu hồi Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2004/2003 Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền +/_ Tỷ lệ% tăng giảm TỔNG SỐ NỢ QUÁ HẠN 40.665 100 57.187 100 +16,522 +40,6 Nợ quá hạn dưới 180 ngày (NQH bình thường) 35.426 87,12 45.723 79,94 +10.297 +29,06 Nợ quá hạn từ 180-360 ngày (NQH có vấn đề) 4.892 12,03 4.980 8,71 +88 +1,8 Nợ quá hạn trên 360 ngày (NQH khó đòi) 344 0,85 6.484 11,34 +6.140 +1.784,4 (Nguồn số liệu:Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2003-2004) Nhìn chung nợ quá hạn của Ngân hàng chủ yếu là nợ quá hạn bình thường (<180 ngày). So sánh các chỉ tiêu về nợ quá hạn trong 2 năm 2003 và 2004 qua bảng 5 ta thấy, tỷ trọng nợ quá hạn bình thường và nợ quá hạn khó đòi tăng, nợ khê đọng giảm. Tốc độ tăng của nợ bình thường và nợ khó đòi cho thấy xu hương xấu đi của các khoản nợ này. Nợ khó đòi cao như vậy một phần là do trong cơ chế thị trường khách hàng vay vốn gặp rủi ro, nhưng một phần không nhỏ là do trách nhiệm của cán bộ tín dụng từ khâu nắm bắt thị trường, nghiên cứu và thẩm định dự án hời hợt, thiếu kiểm tra, kiểm soát để xử lý kịp thời khi khách hàng vay vốn có dấu hiệu khó trả nợ. Đây là một khó khăn rất lớn của ngành Ngân hàng vì vậy Ngân hàng cần sớm có biện pháp xử lý. 3.3. Tỷ lệ nợ quá hạn theo nguyên nhân. Trang 25 Thực trạng rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Hà Nội như xem xét ở phần trên thể hiện nợ quá hạn diễn biến theo chiều hướng xấu và khó khăn trong việc xử lý nợ quá hạn, vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Qua nghiên cứu xem xét có thể thấy bao gồm cả hai loại : nguyên nhân chủ quan và khách quan ,nghĩa là thuộc về Ngân hàng và các khách hàng của Ngân hàng cùng với các nguyên nhân khác. Bảng 6: Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân (Đến31/12/2004) Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu Số tiền %/ nợ quá hạn Tổng nợ quá hạn 57.187 100 1. Theo nguyên nhân chủ quan 40.917 71,54 - Về phía ngân hàng 0 0 - Về phía khách hàng 40.917 71,54 Trong đó + Do kinh doanh thua lỗ,phá sản 13.725 24 +Sử dụng vốn sai mục đích,lừa đảo 709 1,24 + Khách hàng chiếm dụng vốn 26.483 46,31 2. Theo nguyên nhân khách quan 7.932 13,87 - Do bất khả kháng 7.457 13,04 - Do cơ chế chính sách 475 0,83 3. Nguyên nhân khác 8.338 14,58 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004) Trong năm 2004, số nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan về phía Ngân hàng là không có so với tổng nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác cho vay, thực hiện nghiêm túc quy chế cho vay, song do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nguyên nhân chủ yếu là về phía khách hàng nên tổng nợ quá hạn của Ngân hàng vẫn cao. Trang 26 - Do kinh doanh thua lỗ, phá sản dẫn đến không trả nợ đúng hạn hoặc không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng là 13.725 triệu đồng chiếm 24% tổng nợ quá hạn. - Sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo là 709 triệu đồng chiếm 1,24% tổng nợ quá hạn, nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở khu vực ngoài quốc doanh. - Khách hàng chiếm dụng vốn là 26.483 triệu đồng chiếm phần lớn trong tổng nợ quá hạn. - Số nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng là 7.457 triệu đồng chiếm 13,04% tổng nợ quá hạn. - Do cơ chế chính sách thay đổi: nước ta đang trong quá trình đổi mới, nhiều chính sách quy chế vừa được thực hiện vừa phải tiếp tục được hoàn chỉnh, sửa đổi nên các doanh nghiệp không thích ứng kịp thời với những thay đổi này sẽ gặp khó khăn thậm chí có thể dẫn tới phá sản. - Số nợ quá hạn do một số nguyên nhân khác là 8338 triệu đồng chiếm 14,58% tổng nợ quá hạn. 4. Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 4.1. Kết quả đạt được Qua phân tích tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Hà Nội cho thấy kết quả đạt được tương đối toàn diện góp phần phát triển kinh tế ổn định.Tổng dư nợ luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.Tích cực mở rộng tín dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ tiện ích của Ngân hàng.Để có được kết quả trên ngân hàng đã áp dụng một số giải pháp sau: - Tăng qui mô kinh doanh đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế phát sinh mới nợ quá hạn, nợ khó đòi. - Đối với khoản nợ quá hạn khó đòi với lý do khách quan phát sinh từ các năm trước, ngân hàng đã sử dụng các biện pháp như trình lên ngân hàng cấp trên xem xét cho phép giãn nợ,giảm lãi suất quá hạn nhằm bớt khó khăn về tài chính để đơn vị tiếp tục được đầu tư vốn, duy trì sản xuất kinh doanh để có thể trả nợ cho ngân hàng. Trang 27 - Đối với trường hợp tài sản có thế chấp nhưng người vay cố tình không thực hiện nghĩavụ trả nợ thì khởi kiện trước pháp luật và niêm phong tài sản thế chấp chờ xử lý. - Ngân hàng đã thận trọng, xem xét thẩm định kỹ hồ sơ vay vốn của khách hàng, xác định chính xác đối tượng cho vay, thực hiện đúng các nguyên tắc và các điều kiện vay vốn.Ngoài ra ngân hàng còn tư vấn cho khách hàng những phương hướng kinh doanh đúng đắn, nhằm tránh được rủi ro cho khách hàng làm ăn có hiệu quả.Chính nhờ những biện pháp này mà công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng đã đạt được những kết quả khả quan trong thời gian gần đây. 4.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội. 4.2.1. Về phía khách hàng. - Một số hộ cá thể và cá nhân kiến thức kinh doanh và thị trường còn nhiều hạn chế, vì vậy khả năng chống đỡ với những yếu tố biến động có tính chất bất lợi và hết sức khó khăn. Mặt khác nhiều cá nhân còn chưa nhận thức đúng đắn về việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng, có không ít cá nhân sử dụng sai mục đích, hiệu quả sử dụng vốn thấp . - Lợi dụng điểm yếu của NHTM, nhiều khách hàng đã tìm cách lừa đảo để được vay vốn.Họ lập phương án sản xuất kinh doanh giả, giấy tờ thế chấp cầm cố giả mạo, hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng bộ hồ sơ. - Sử dụng sai mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trả nợ trở nên bấp bênh. Vì vậy, khi khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích, việc thanh toán gốc và lãi đúng hạn rất khó xảy ra, rủi ro tín dụng xuất hiện. 4.2.2. Về phía ngân hàng. - Ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và thể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng. - Do cán bộ ngân hàng chưa chấp hành đúng quy định cho vay như không đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay; cho vay khống; thiếu tài sản bảo đảm; cho vay vượt tỷ lệ an toàn; quyết định cho vay thiếu thông tin xác Trang 28 thực. Đồng thời cán bộ ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của ngân hàng. - Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn yếu nên việc đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà vẫn cho vay. - Ngân hàng đôi khi quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản vay có lợi nhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh. - Do áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác. - Do tình trạng tham nhũng, gian lận tiêu cực diễn ra trong nội bộ một số cán bộ ngân hàng. 4.2.3. Nguyên nhân khác. - Do môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, sơ hở dẫn tới không kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng . - Do sự biến động chính trị – xã hội trong và ngoài nước gây khó khăn cho doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho ngân hàng. - Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chuyên môn cũng như công nghệ ngân hàng. - Do sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như ngân hàng. - Các nguyên nhân bất khả kháng như: Thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh. CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HÀ NỘI. I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1. Định hướng chung Trang 29 Căn cứ vào những định hướng, chương trình trọng tâm công tác của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hà Nội đã đề ra những mục tiêu phấn đấu và những định hướng chủ yếu sau: - Xuất phát từ những yêu cầu về quy mô, hiệu quả và an toàn về tài sản có để chủ động linh hoạt trong việc huy động vốn, quản lý và điều hành tài sản nợ cho phù hợp. - Tốc độ, quy mô phát triển của nghiệp vụ kinh doanh phải phù hợp với năng lực quản lý, điều hành của NHNo&PTNT Hà Nội và môi trường kinh tế pháp lý xã hội. - Khai thác sức mạnh tổng hợp của các Ngân hàng Quận, phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của từng đơn vị thành viên. - Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để nâng cao chất lượng phục vụ, giảm chi phí, đảm bảo tính an toàn và bảo mật thông tin ngân hàng, để tăng sức cạnh tranh và nâng cao công tác điều hành. - Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo 100% cán bộ công tác trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại có trình độ ngoại ngữ đủ đảm bảo công tác. 2. Định hướng hoạt động tín dụng. - Nguồn vốn tăng trưởng 40% so với năm 2004, chú trọng huy động nguồn vốn ngoại tệ USD trung và dài hạn. - Đầu tư tín dụng tăng 30%, tập trung đầu tư cho các dự án sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu và các mặt hàng thay thế nhập khẩu. - Nợ quá hạn dưới 3%, lợi nhuận tăng 20% so với năm 2004. II. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HÀ NỘI. Trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2005-2010 và trên cơ sở thưc trạng công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội trong những năm qua, các tồn tại và nguyên nhân của Trang 30 những tồn tại trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng, em xin kiến nghị với NHNo&PTNT Hà Nội một số giải pháp sau: 1. Giải pháp trước mắt Nhằm nâng cao vị thế của NHNo&PTNT Hà Nội, hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đã đề ra, nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa khi rủi ro tín dụng xảy ra, xây dựng được một hệ thống khách hàng truyền thống.Trước mắt, NHNo&PTNT Hà Nội tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể sau: 1.1. Giải pháp về nhận biết và đo lường rủi ro tín dụng - Sử dụng thêm các chỉ tiêu tài chính để đo lường rủi ro tín dụng như tỷ lệ nợ xấu so với Tổng dư nợ, tỷ lệ lãi treo so với tổng thu nhập từ cho vay...đồng thời sử dụng thêm các chỉ tiêu phi tài chính để đo lường rủi ro tín dụng. - Cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng, thẩm định nói riêng cần phải ghi nhớ các dấu hiệu khác nhận biết rủi ro tín dụng, các dấu hiệu đó là: nợ quá hạn, nợ được cơ cấu lại, nợ có vấn đề, nợ giãn, nợ khoanh, lãi treo...vv - Chấm điểm tín dụng khách hàng, phân loại khách hàng thành các nhóm như khách hàng truyền thống và khách hàng mới, khách hàng là DNNN, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân...., khách hàng là doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng có tài sản bảo đảm và khách hàng không có tài sản bảo đảm.... Trên cơ sở đó xác định mức độ rủi ro của từng khách hàng, từ đó đưa ra quyết định không cho vay hoặc cho vay, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro với đối sách: Quản lý chặt chẽ hơn, lãi suất cho vay cao hơn, yêu cầu khách hàng có tài sản bảo đảm... 1.2. Giải pháp để hạn chế rủi ro(điều tiết và giám sát rủi ro) *Thẩm định: - Từ phân tích dự án, phương án xin vay, cho đến việc xác định doanh thu, nguồn trả nợ từ dự án, phương án phải chính xác, chính vì vậy công tác dự báo phải tốt (dự báo về thị trường, giá cả, tỷ giá....) Trang 31 - Khả năng tài chính của khách hàng: Phải chuẩn hoá công tác kế toán tài chính, trong điều kiện có thể áp dụng kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng - Về tài sản bảo đảm tiền vay: Đánh giá tài sản bảo đảm phải qua tổ chức trung gian có tư cách pháp nhân, có tính chất chuyên nghiệp, đảm bảo yếu tố pháp lý của tài sản bảo đảm, giấy tờ tài sản bảo đảm, thủ tục bảo đảm tiền vay. Cơ chế chính sách của Nhà nước phải rõ ràng hơn, đảm bảo quyền chủ nợ (Ngân hàng) trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ - Đảm bảo yếu tố pháp lý của tất cả hồ sơ vay vốn (Hồ sơ pháp lý, dự án, phương án xin vay, tài sản bảo đảm tiền vay...) *Quyết định cho vay thiết lập hợp đồng: - Thiết lập các hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay phải đảm bảo chặt chẽ, chú trọng tính pháp lý, lưu ý quyền hạn của các bên ký hợp đồng, tránh trường hợp hợp đồng vô hiệu *Giải ngân, kiểm soát trong khi cấp tín dụng: - Các hợp đồng, các chứng từ giải ngân, kiểm tra đối chiếu với đơn xin vay, khách hàng nhận tiền vay, các điều kiện giải ngân. Trang 32 *Kiểm soát sau khi cho vay: - Kiểm tra việc sử dụng vốn vay có phù hợp với mục đích xin vay không. - Kiểm tra các dự án, tiến bộ phương án sản xuất kinh doanh, hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay. 1.3. Giải pháp xử lý tín dụng Phát hiện món vay có rủi ro có thể áp dụng các giải pháp sau: - Chuyển nợ quá hạn, thu nợ trước hạn - Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay - Khởi kiện và một số giải pháp khác 1.4. Giải pháp khác - Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng để có thể tiếp cận nhanh nhất với những thay đổi về cơ chế, chính sách, những thông tin biến động trên thị trường, về tài chính doanh nghiệp, dự án đầu tư và các vấn đề liên quan đến công tác tín dụng. - Rà soát và phân lại mức phán quyết tín dụng cho các chi nhánh cấp II cho hợp lý theo từng giai đoạn và định hướng phát triển chung và phù hợp với từng chi nhánh. - Xây dựng, hoàn thiện tiêu chí phân loại khách hàng cho phù hợp. - Xây dựng tiêu chí để cán bộ tín dụng đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của từng khoản vay, qua đó đo lường và có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng (Xếp loại khách hàng theo loại A,B,C, phân loại khách hàng...) - Phân loại và xếp hạng rủi ro theo ngành, nhóm ngành theo định kỳ, qua đó xác định được hạn mức tín dụng cho từng ngành, nhóm ngành. - Sớm ban hành sổ tay tín dụng riêng cho NHNo&PTNT Hà Nội - Với mạng lưới rộng, nên xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin tín dụng. Trang 33 - Hoàn thiện quy trình thẩm định đã ban hành phù hợp với thực tiễn phát sinh trong hoạt động kinh doanh. - Đa dạng hoá tài sản bảo đảm hơn nữa - Nâng cao dần tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản/Tổng dư nợ - Mở rộng cho vay đồng tài trợ để phân tán rủi ro 2. Giải pháp chiến lược. Với định hướng hội nhập và chấp nhận sân chơi bình đẳng, về lâu dài NHNo&PTNT Hà Nội cần phải thực hiện các chiến lược sau: Đưa công nghệ thông tin vào quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp chúng ta phân tích và dự báo được chính xác hơn mức độ biến động của từng ngành, từng khu vực, theo dõi việc cơ cấu nợ... giúp chúng ta đưa ra những quyết định đúng. - Xây dựng hạn mức tín dụng theo ngành, nhóm ngành và từng nhóm khách hàng - Thuê tổ chức tư vấn hoặc tìm nguồn thông tin về thị trường, giá cả, tỷ giá... phục vụ công tác thẩm định, quyết định cho vay. - Phân loại khách hàng, nhóm khách hàng, tránh cho vay tập trung để phân tán rủi ro. - Sử dụng số dư tiền gửi là số dư bù bao gồm lượng tiền gửi tối thiểu bắt buộc được xác định trên cơ sở quy mô của hạn mức tín dụng đối với mỗi khách hàng. - Có chính sách, cơ chế đãi ngộ với trách nhiệm cá nhân hợp lý, tạo động lực phát triển an toàn và hiệu quả. KẾT LUẬN Trang 34 Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung và của NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro.Để có thể tồn tại và phát triển các Ngân hàng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy trong quá trình kinh doanh mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro mức độ nhất định có thể chấp nhận được đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc. Do đó việc phân tích và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng là cần thiết và nó cũng là nhân tố quyết định đến sự thành bại của ngân hàng. Có thể nói những kết quả đạt được trong những năm qua đã tạo đà cho NHNo&PTNT Hà Nội bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Từ đó đòi hỏi NHNo&PTNT Hà Nội phải tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả, an toàn cả về huy động vốn, dư nợ tín dụng, dịch vụ ngân hàng, kế toán tài chính, tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Đó là nội dung luận văn tốt nghiệp của em, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng kinh nghiệm thực tế có hạn, thời gian thực tập không nhiều, chắc chắn bài viết còn nhiều khiếm khuyết, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của Thầy giáo-Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Minh, các thầy cô giáo trong khoa Tài chính kế toán. Cùng tập thể ban lãnh đạo các cán bộ phòng tín dụng NHNo&PTNT Hà Nội đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng (Học viện ngân hàng) Trang 35 - Quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh Ngân hàng(Trường Đại học Kinh tế quốc dân) - Giáo trình lý thuyết tiền tệ ngân hàng - Tiền tệ ngân hàng và thị trường tà chính ( Frederic S.Miskin ) - Cẩm nang quản lý tín dụng Ngân hàng - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội (2003-2004) - Báo cáo thường niên của NHNo&PTNT Hà Nội 2004 BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Đọc là 1 NHNN Ngân hàng Nhà nước Trang 36 2 NHTW Ngân hàng Trung ương 3 NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 4 NHTM Ngân hàng thương mại 5 TCKT Tổ chức kinh tế 6 TCTD Tổ chức tín dụng 7 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 8 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 9 KTQD Kinh tế quốc doanh 10 KTNQD Kinh tế ngoài quốc doanh Trang 37 MỤC LỤC Lời mở đầu ................................................................................................................ 1 Chương 1: Ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại ............................................................................................. 2 I. Hoạt động của NHTM ............................................................................................ 2 1. NHTM và hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường ................................ 2 1.1. Khái niệm về NHTM ............................................................................................ 2 1.2. Hoạt động của NHTM .......................................................................................... 2 1.2.1. Hoạt động huy động vốn .................................................................................... 2 1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn ...................................................................................... 3 1.2.3. Hoạt động trung gian ......................................................................................... 3 2. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế ...................................................................... 3 2.1. Đối với sản xuất lưu thông hàng hoá .................................................................... 3 2.2. Đối với điều hoà lưu thông tiền tệ ......................................................................... 4 3. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM ........................................................ 4 3.1. Khái niệm và tính chất khách quan của rủi ro ....................................................... 4 3.2. Các loại rủi ro của NHTM .................................................................................... 4 II. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM ..................................... 5 1. Khái niệm ................................................................................................................ 5 2. Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng .......................................... 6 3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ....................................................................... 7 3.1. Phân loại nợ .......................................................................................................... 7 3.2. Các chỉ tiêu đo lường ............................................................................................ 7 4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ....................................................................... 8 4.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng............................................................................. 8 4.2. Nguyên nhân do khách hàng ................................................................................. 8 4.3. Nguyên nhân khác ................................................................................................ 9 5. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng ............................................................................. 9 6. Hoạt động xử lý rủi ro tín dụng của NHTM ........................................................... 10 Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội ....................... 11 I. Khái quát về NHNo&PTNT Hà Nội .................................................................... 11 Trang 38 1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Nội .............................. 11 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ các phòng ban ................................. 12 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội .................................... 15 3.1. Hoạt động huy động vốn ..................................................................................... 15 3.2. Hoạt động cho vay .............................................................................................. 16 3.3. Các hoạt động khác ............................................................................................ 19 II. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội ....................................... 19 1. Nhận dạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội ............................................ 19 2. Tình hình chung về nợ quá hạn .............................................................................. 21 3. Phân tích nợ quá hạn ............................................................................................. 21 3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời hạn .................................. 21 3.2. Tỷ lệ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi .............................................................. 22 3.3. Tỷ lệ nợ quá hạn theo nguyên nhân .................................................................... 23 4. Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội .................................. 25 4.1. Kết quả đạt được ................................................................................................ 25 4.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội ...................................................................................................................... 26 4.2.1. Về phía khách hàng ......................................................................................... 26 4.2.2. Về phía ngân hàng ........................................................................................... 27 4.2.3. Nguyên nhân khác ........................................................................................... 27 Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội ............................................................................................ 28 I. Định hướng phát triển ......................................................................................... 28 1. Định hướng chung ................................................................................................. 28 2. Định hướng hoạt động tín dụng ............................................................................. 28 II. Kiến nghịcác giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội ............................................................................................. 29 1. Giải pháp trước mắt ............................................................................................... 29 1.1. Giải pháp về nhận biết và đo lường rủi ro tín dụng ............................................. 29 1.2. Giải pháp để hạn chế rủi ro (điều tiết vàgiám sát rủi ro) ...................................... 30 1.3. Giải pháp xử lý tín dụng ..................................................................................... 31 Trang 39 1.4. Giải pháp khác .................................................................................................... 31 2. Giải pháp chiến lược.............................................................................................. 32 Kết luận.................................................................................................................... 33 Tài liệu tham khảo................................................................................................... 34 LỜI MỞ ĐẦU Theo kế hoạch của Trường và được sự chấp thuận của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà nội, kể từ ngày 1/6/2005 em đã được thực tập tại đây.Trong thời gian hai tháng thực tập tại NHNo&PTNT Hà Nội em đã được các cô chú trong phòng kinh doanh cũng như các cán bộ khác trong Ngân hàng đã giúp đỡ em trong việc củng cố lại kiến thức,có cơ hội cọ sát thực tế và nắm bắt được nghiệp vụ cụ thể. Hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và các NHTM nói riêng,là hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc “Đi vay để cho vay”.Ngày nay,các NHTM dù đã mở rộng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng hoạt động cho vay vẫn là nguồn cơ bản tạo nên nguồn thu nhập của Ngân hàng.Mặc dù cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhưng nó cũng mang lại rủi ro cao nhất.Để giảm những tổn thất do rủi ro gây nên,các Ngân hàng thường xuyên đưa ra các giải pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro một cách hiệu quả nhất. Qua thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Hà Nội em nhận thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt kết quả tốt,song để phát triển hơn nữa thì cũng cần phải có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh trong nền kinh tế thị trường.Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc làm hết sức cần thiết và cần được quan tâm của các Ngân hàng và các cấp ngành có liên quan chứ không phải đơn thuần là tìm ra giải pháp để khắc phục những hậu quả do rủi ro tín dụng gây ra. Do thời gian tìm hiểu và khả năng trình độ còn hạn chế nên báo cáo của em còn nhiều thiếu sót.Em rất mong nhận được sự góp ý nhận xét của các thầy cô để báo cáo được hoàn thiện hơn. Trang 40 Em xin chân thành cảm ơn các cô chú cán bộ NHNo&PTNT Hà Nội đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo em mọi nghiệp vụ cần thiết trong quá trình thực tập.Em cũng xin cảm ơn Thầy giáo TS.Nguyễn Ngọc Minh đã chỉ bảo những điều cần tìm hiểu trong thời gian thực tập,để tăng sự hiểu biết giữa lý thuyết học ở Trường và thực tế trong đời sống kinh tế. Em xin chân thành cảm ơn mọi người đã giúp em hoàn thành việc thực tập. 1. Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Hà Nội. NHNo&PTNT Hà Nội (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 công ty,xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông,Lâm,Ngư nghiệp được điệu động từ Ngân hàng Công-Nông-Thương Thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp huyện được đổi tên từ các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện đã hội tụ về trụ sở chính tại 77 Lạc Trung,Quận Hai Bà Trưnng,Hà Nội. Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước,mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp,góp phần đổi mới nông thôn ngoại thành Hà Nội.NHNo&PTNT Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho nông nghiệp.Nhờ có những quyết sách táo bạo đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu là thiếu vốn,thiếu tiền mặt,nhờ vậy chỉ sau hơn hai năm hoạt động từ năm 1990 trở đi NHNo&PTNT Hà Nội đã có đủ tiền mặt và nguồn vốn thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng. Để đứng vững,tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường,NHNo&PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động và đáp ứng nhu cầu vay vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành.Đến cuối năm 2004 Trang 41 NHNo&PTNT Hà Nội có tổng cộng 12 chi nhánh và 39 phòng giao dịch huy động nguồn vốn và dịch vụ Ngân hàng. Sau 16 năm phấn đấu,xây dựng và từng bước trưởng thành,NHNo&PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn,tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng,thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác. 2.Chức năng và nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng. - Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế với nhiều hình thức:Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn,phát hành trái phiếu,kỳ phiếu,chứng chỉ tiền gửi,tiền gửi của các tổ chức tín dụng,các tổ chức kinh tế... - Cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn(Trong đó:cho vay theo hình thức cho vay từng lần,cho vay theo hạn mức tín dụng,cho vay theo dự án đầu tư,cho vay hợp vốn,cho vay trả góp...) - Thực hiện công tác ngân quỹ:Thu chi tiền mặt tại Ngân hàng. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. - Kinh doanh ngoại tệ. - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh. - Thanh toán trong hệ thống NHNo&PTNT với các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay vốn tài trợ,ủy thác. - Các dịch vụ Ngân hàng khác. 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT Hà Nội. Theo số liệu đến ngày 31/12/2004 tổng số cán bộ công nhân viên là 460 người. Về cơ cấu tổ chức bao gồm ban lãnh đạo,10 phòng nghiệp vụ và 12 chi nhánh trực thuộc. Trang 42 -Ban lãnh đạo gồm giám đốc và các phó giám đốc:Chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. -Phòng kế toán :Thực hiện các nghiệp vụ kế toán Ngân hàng,hạch toán tiền gửi,tiền vay,thanh toán chuyển tiền cho các đơn vị,làm nhiệm vụ hạch toán nội bộ và làm công tác huy động vốn. -Phòng kinh doanh-Tín dụng :Với nhiệm vụ là cho vay các doanh nghiệp quốc doanh,doanh nghiệp tư nhân và cho vay kinh tế hộ gia đình.Huy động vốn,thực hiện các dịch vụ cầm cố bảo lãnh cho các đơn vị kinh tế. -Phòng kế hoạch:Xây dựng kế hoạch kinh doanh,tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn.Cân đối nguồn vốn,sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn. -Phòng thanh toán quốc tế:Thực hiện nghiệp vụ thanh toán với nước ngoài.Chuyên về các giao dịch ngoại tê,thực hiện các nghiệp vụ hối đoái,thực hiện môi giới cũng như sự uỷ thác của khách hàng. -Phòng kiểm toán nội bộ: Làm nhiệm vụ kiểm tra,kiểm soát mọi hoạt động của chi nhánh về thực hiện các quy định,quy chế của Nhà nước,của NHNo&PTNT Việt Nam. -Phòng vi tính:Tổng hợp,thống kê và lưu trữ số liệu,thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.Làm các nghiệp vụ tin học. -Phòng marketing: Nghiên cứu phân loại thị trường,phân loại khách hàng hiện tại,khách hàng tiềm năng về nguồn vốn,phân loại thị trường đầu tư vốn và thị trường tín dụng.Nghiên cứu thị trường để đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. -Phòng tổ chức cán bộ: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh,thực hiện công tác quản trị và văn phòng,thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn chi nhánh. -Phòng hành chính : kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, các đơn từ, giấy liên hệ công tác, quyết định cuả các cấp lãnh đạo, chuyển các giấy tờ, quyết định tới các phòng ban. Trang 43 -Phòng thẩm định: Nhiệm vụ là thẩm định dự án xin vay,tư cách pháp nhân của khách hàng,giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng... 4.Tình hình huy động vốn. Huy động vốn là một yếu tố quan trọng của hoạt động ngân hàng.Trong những năm gần đây Ngân hàng đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn.Các hình thức huy động cũng được phong phú đa dạng hơn góp phần tăng trưởng nguồn vốn,tạo được cơ cấu đầu vào hợp lý. Trang 44 Bảng 1: Tình hình huy đồng vốn. ẸỤN VŨ: TYỶ ỦOàNG. Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 So saựnh 2004/2003 ST %/NV ST %/NV ST %/NV - Tieàn gửỷi caực TCKT 862 20,2 898 14,6 + 36 + 1,9 - Tieàn gửỷi caực TCTD 1.454 34,2 1.931 31,4 +477 +25,2 - Tieàn tieỏt kieọm 640 15 972 15,8 +332 +17,5 - Kyứ phieỏu 1.141 26,8 2.055 33,4 +914 +48,3 - Tiền gửi và vay khác 161 3,8 296 4,8 +135 +7,1 Tổng vốn huy động 4.258 6.152 +1.894 Qua baỷng 1ta thaỏy giửừa naờm 2003vaứ naờm 2004 coự sửù bieỏn ủoọng khaự lụựn veà cụ caỏu nguoàn voỏn. Nhỡn chung veà maởt tuyeọt ủoỏi, caực nguoàn hỡnh thaứnh voỏn ủeàu taờng, cuù theồ: naờm 2003tieàn gửỷi cuỷa caực toồ chửực kinh teỏ laứ 862 tyỷ ủoàng chieỏm tyỷ troùng 20,2% toồng nguoàn voỏn huy ủoọng, naờm 2004laứ 898 tyỷ ủoàng, taờng 1,9% so vụựi naờm 2003vụựi con soỏ tuyeọt ủoỏi laứ 36 tyỷ ủoàng. Vieọc tieàn gửỷi cuỷa toồ chửực kinh teỏ taờng 36 tyỷ ủoàng theồ hieọn uy tớn cuừng nhử chớnh saựch chổ ủaùo laừi suaỏt phuứ hụùp cuỷa NHNo & PTNT Haứ Noọi vaứ caực Ngaõn haứng Quaọn, tửứ ủoự thu huựt khaựch haứng ngaứy caứng ủoõng vaứ oồn ủũnh. Ngoaứi ra, tieàn gửỷi cuỷa caực toồ chửực tớn duùng vaứ tieàn tieỏt kieọm cuừng taờng leõn ủaựng keồ, cuù theồ laứ: naờm 2004tieàn gửỷi caực Trang 45 toồ chửực tớn duùng taờng 25,2 % vaứ tieàn tieỏt kieọm taờng 17,5% so vụựi naờm 2003 Tuy nhieõn, veà maởt cụ caỏu thỡ tieàn gửỷi cuỷa caực toồ chửực kinh teỏ vaứ toồ chửực tớn duùng ủeàu giaỷm tửứ 20,2% vaứ 34,2% xuoỏng coứn 14,6% vaứ 31,4%. Trong khi ủoự, tieàn tieỏt kieọm vaứ kyứ phieỏu laùi taờng tửứ 15% vaứ 26,8% leõn ủeỏn 15,8% vaứ 33,4%. ẹieàu naứy cho thaỏy Ngaõn haứng ủaừ coự sửù ủieàu chổnh veà khaựch haứng. Thay vỡ taọp trung vaứo caực toồ chửực kinh teỏ vaứ toồ chửực tớn duùng thỡ nay ủaừ chuyeồn qua ủoỏi tửụùng khaựch haứng laứ tớn duùng tieõu duứng caự nhaõn. Coự ủửụùc nhử vaọy thỡ Ngaõn haứng ủaừ chuự troùng ủeỏn coõng taực huy ủoọng voỏn cuỷa mỡnh, thu huựt ủửụùc khaự maùnh lửụùng tieàn nhaứn roói trong daõn cử vaứthửùc hieọn caực nghieọp vuù thanh toaựn lieõn Ngaõn haứng moọt caựch linh hoaùt taùo ủieàu kieọn thuaọn lụùi cho caực caự nhaõn, toồ chửực. 5.Hoạt động cho vay. Năm 2004 nhờ có nhiều chính sách áp dụng thúc đẩy hoạt động cho vay nên tổng doanh số cho vay đã tăng nhiều so với năm 2003 được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây. Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn. Đơn vị :Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 So sánh 2004/2003 Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Doanh số cho vay + Nội tệ + Ngoại tệ 3.424.007 2.646.498 777.509 77,3 22,7 4.193.504 3.175.125 1.018.379 75,7 24,3 +769.497 +528.627 +240.870 +22,47 +19,86 +30,98 Doanh số thu nợ 3.668.286 3.761.945 +93.659 +2,55 Trang 46 +Nội tệ + Ngoại tệ 2.770.775 897.511 75,5 2,5 2.774.618 987.327 73,8 26,2 +3.843 +89.816 +0,14 +10,01 Tổng dư nợ +Nội tệ + Ngoại tệ 1571151 1.480.024 91.127 94,2 5,8 2.002.709 1.628.202 374.507 81,3 18,7 +431.558 +148.178 +282.930 +27,47 +10,01 +310,48 Dư nợ ngắn hạn + DNNN + DNNQD + Hộ sản xuất + Dư nợ khác 1.109.233 949.725 80.308 31.059 48.141 70,6 85,6 7,2 2,8 4,3 1.257.701 845.175 241.479 83.008 88.039 62,8 67,2 19,2 6,6 7 +148.468 -104.550 +161.171 +51.949 +39.898 +13,38 -11,01 +200,7 +167,25 +82,88 Dư nợ trung dài hạn + DNNN + DNNQD + Hộ sản xuất + Dư nợ khác 461.918 357.293 58.710 9.885 36.030 29,4 77,3 12,7 2,1 7,9 745.008 554.286 109.516 26.075 55.131 37,2 74,4 14,7 3,5 7,4 +283.090 +196.993 +50.806 +16.190 +19.101 +61,29 +55,13 +86,54 +163,78 +53,01 (Báo cáo kết quả tổng kết năm 2003,2004 NHNo&PTNT Hà Nội) Tổng doanh số cho vay đến ngày 31/12/2004 là 4.193.504 triệu đồng tăng 769.497 triệu đồng so với năm 2003,tỷ lệ chiếm 22,47%. Trong đó: -Cho vay nội tệ năm 2004 tăng 19.86% so với năm 2003 -Cho vay ngoại tệ năm 2004 tăng 30,98% so với năm 2003 -Doanh số thu nợ năm 2004 tăng so với năm 2003 tăng khoảng 2,55% -Doanh số thu nợ nội tệ năm 2004 tăng 0,14% so với năm 2003 -Doanh số thu nợ ngoại tệ năm 2004 tăng 10,01% so với năm 2003 -Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2004 là 2.002.709 triệu tăng so với năm 2003 là 431.558 triệu,tỷ lệ tăng 27,47%. -Dư nợ ngắn hạn năm 2004 là 1.257.701 triệu,chiếm tỷ trọng 62,8% trong tổng dư nợ và tăng so với năm 2003 là 13,38% Trang 47 -Dư nợ trung và dài hạn cũng tăng so với năm 2003 là khoảng 61,29%. 6.Một số công tác khác. *Công tác kế toán. Ngân hàng đã ứng dụng một số phần mềm vào công tác kế toán.Quản lý chặt chẽ và đảm bảo cập nhật thông tin nên mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh được hạch toán kịp thời và chính xác.Doanh số dịch vụ chuyển tiền điện tử năm sau lớn hơn năm trước cả về số món và số tiền tạo thêm cho Ngân hàng có một nguồn thu nhập tương đối chắc chắn và ổn định. *Công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng,cho đến nay nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm.Do đó thể thức thanh toán này càng được mở rộng và chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu trong nghiệp vụ ngân hàng. 7.Thực trạng rủi ro tín dụng. 7.1. Tỷ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời hạn. Bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có thể từ phia khách hàng,cũng có thể từ phía Ngân hàng...mà hiện nay nợ quá hạn trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Hà Nội đang là vấn đề cần quan tâm. Trang 48 Bảng 3: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế và theo thời hạn. ẸỤN VŨ: TRIEỌU ỦOàNG. Chæ tieâu Naêm 2003 Naêm 2004 So sánh2004/2003 Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% TOỒNG DỬ NỤÙ 1.571.151 2.002.709 + 431.558 TOỒNG NỤÙ QUAỰ HAÙN 40.665 2,59 57.187 2,86 + 16.522 + 40,6 THEO THAỨNH PHAàN KINH TEỎ + KTQD + KTNQD 27.059 13.606 2,07 5,15 46.656 10.531 3,33 1,74 + 19.579 - 3.075 + 72,42 - 22,6 Theo thời hạn + Ngắn hạn +Trung và dài hạn 35.429 5.226 3,19 1,13 45.723 11.464 3,64 1,54 + 10.294 + 6.238 + 29,06 + 119,4 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh) Qua baỷng toồng hụùp treõn ta coự theồ thaỏy toồng dử nụù quaự haùn cuoỏi naờm 2004 laứ 57.187 trieọu ủoàng, chieỏm 2,86% toồng dử nụù, taờng 40,6% so vụựi naờm 2003 vụựi soỏ tieàn laứ 16.522 trieọu ủoàng. Tyỷ leọ nụù ngaộn haùn cuỷa khu vửùc kinh teỏ quoỏc doanh aồn chửựa nhieàu ruỷi ro vaứ lieõn tuùc taờng trong 2 naờm. Cuù theồ, naờm 2003 laứ 27.059 trieọu ủoàng, chieỏm 2,07% toồng dử nụù kinh teỏ quoỏc Trang 49 doanh, sang naờm 2004 laứ 44.656 trieọu ủoàng, chieỏm 3,33% toồng dử nụù kinh teỏ quoỏc doanh taờng 19.597 trieọu ủoàng. Trong khi ủoự,nụù quaự haùn cuỷa kinh teỏ ngoaứi quoỏc doanh laùi coự xu hửụựng giaỷm. Cuù theồ, naờm 2003 laứ 13.606 trieọu ủoàng chieỏm 5,15% toồng dử nụù kinh teỏ ngoaứi quoỏc doanh, ủeỏn naờm 2004 laứ 10.521 trieọu ủoàng chieỏm 1,74% toồng dử nụù kinh teỏ ngoaứi quoỏc doanh vaứ giaỷm 3.075 trieọu ủoàng. ẹieàu naứy raỏt coự lụùi cho Ngaõn haứng trong vieọc kinh doanh. Xét theo loại thời hạn cho vay thấy sự biến động nợ quá hạn ngắn hạn giữa 2 năm đã tăng đáng kể. Trang 50 7.2. Tỷ lệ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi. Bảng 4:Phân tích nợ quá hạn theo khả năng thu hồi. ẹụn vũ: trieọu ủoàng. Chæ tieâu Năm 2003 Năm 2004 Số tiền %/ nợ quá hạn Số tiền %/ nợ quá hạn Tổng dư nợ 1.571.151 2.002.709 Tổng nợ quá hạn 40.665 57.187 Nợ quá hạn (<180 ngày) + KTQD + KTNQD + Quá hạn khác 35.426 22.549 12.312 568 87,12 55,45 30,27 1,4 45.723 42.626 2.362 727 79,94 74,54 4,13 1,27 Nợ quá hạn (180 – 360 ngày) + KTQD + KTNQD + Quá hạn khác 4.892 4.510 259 123 12,03 11,09 0,64 0,3 4.980 4.030 782 168 8,71 7,05 1,37 0,29 Nợ khó đòi + KTQD + KTNQD + Quá hạn khác 344 0 183 161 0,85 - 0,45 0,4 6.484 0 6.244 240 11,34 - 10,92 0,42 (Nguồn: Bảng tổng hợp tín dụng năm 2003,2004 của phòng kinh doanh) Nhỡn chung nụù quaự haùn cuỷa Ngaõn haứng chuỷ yeỏu laứ nụù quaự haùn bỡnh thửụứng (<180 ngaứy). So saựnh caực chổ tieõu veà nụù quaự haùn trong 2 naờm 2003 vaứ 2004 qua baỷng 4 ta thaỏy, tyỷ troùng nụù quaự haùn bỡnh thửụứng vaứ nụù quaự haùn khoự ủoứi taờng, nụù kheõ ủoùng giaỷm. Toỏc ủoọ taờng cuỷa nụù bỡnh thửụứng vaứ nụù khoự ủoứi cho thaỏy xu hửụng xaỏu ủi cuỷa caực khoaỷn nụù naứy. Trang 51 Nụù quaự haùn bỡnh thửụứng cao laứ do nụù toàn ủoùng cuỷa moọt soỏ doanh nghieọp nhaứ nửụực ủửụùc giaừn nụù tửứ nhieàu naờm doàn laùi ủeỏn nay khoõng coự khaỷ naờng traỷ nụù hoaởc coỏ tỡnh khoõng chũu traỷ nụù, Ngaõn haứng buoọc phaỷi chuyeồn thaứnh nụù quaự haùn. Nụù khoự ủoứi cao nhử vaọy moọt phaàn laứ do khaựch haứng vay voỏn gaởp ruỷi ro trong cụ cheỏ thũ trửụứng, nhửng moọt phaàn khoõng nhoỷ laứ do traựch nhieọm cuỷa caựn boọ tớn duùng tửứ khaõu naộm baột thũ trửụứng, nghieõn cửựu vaứ thaồm ủũnh dửù aựn hụứi hụùt, thieỏu kieồm tra, kieồm soaựt ủeồ xửỷ lyự kũp thụứi khi khaựch haứng vay voỏn coự daỏu hieọu khoự traỷ nụù. ẹaõy laứ moọt khoự khaờn raỏt lụựn cuỷa ngaứnh Ngaõn haứng vỡ vaọy Ngaõn haứng caàn sụựm coự bieọn phaựp xửỷ lyự. 7.3. Tỷ lệ nợ quá hạn theo nguyên nhân. Thửùc traùng ruỷi ro tớn duùng cuỷa NHNo & PTNT Haứ Noọi nhử xem xeựt ụỷ phaàn treõn theồ hieọn nụù quaự haùn dieón bieỏn theo chieàu hửụựng xaỏu vaứ khoự khaờn trong vieọc xửỷ lyự nụù quaự haùn, vaọy nguyeõn nhaõn cuỷa tỡnh traùng naứy laứ do ủaõu? Qua nghieõn cửựu xem xeựt coự theồ thaỏy nhửừng nguyeõn nhaõn naứy bao goàm caỷ hai nguyeõn nhaõn chuỷ quan vaứ khaựch quan thuoọc veà Ngaõn haứng vaứ caực khaựch haứng cuỷa Ngaõn haứng cuứng vụựi caực nguyeõn nhaõn khaực. (Đến31/12/2004) Đơn vị:triệu đồng Chổ tieõu Soỏ tieàn %/ nụù quaự haùn Tổng nợ quá hạn 57.187 100 1. Theo nguyên nhân chủ quan 40.917 71,54 - Về phía ngân hàng 0 0 - Về phía khách hàng 40.917 71,54 Trang 52 Trong đó + Do kinh doanh thua lỗ,phá sản 13.725 24 +Sử dụng vốn sai mục đích,lừa đảo 709 1,24 + Khách hàng chiếm dụng vốn 26.483 46,31 2. Theo nguyên nhân khách quan 7.932 13,87 - Do bất khả kháng 7.457 13,04 - Do cơ chế chính sách 475 0,83 3. Nguyên nhân khác 8.338 14,58 (Nguồn báo cáo kêt quả kinh doanh) Trong naờm 2004, soỏ nụù quaự haùn do nguyeõn nhaõn chuỷ quan veà phớa Ngaõn haứng laứ khoõng coự so vụựi toồng nụù quaự haùn. ẹieàu naứy chửựng toỷ Ngaõn haứng ủaừ coự nhieàu coỏ gaộng trong coõng taực cho vay, thửùc hieọn nghieõm tuực quy cheỏ cho vay, song do nhieàu nguyeõn nhaõn khaực nhau trong ủoự nguyeõn nhaõn chuỷ yeỏu laứ veà phớa khaựch haứng neõn toồng nụù quaự haùn cuỷa Ngaõn haứng vaón cao. -Do kinh doanh thua loó, phaự saỷn daón ủeỏn khoõng traỷ nụù ủuựng haùn hoaởc khoõng coự khaỷ naờng traỷ nụù cho Ngaõn haứng laứm cho nụù quaự haùn cuỷa Ngaõn haứng taờng laứ 13.725 trieọu ủoàng chieỏm 24% toồng nụù quaự haùn. -Sửỷ duùng voỏn sai muùc ủớch, coỏ yự lửứa ủaỷo laứ 709 trieọu ủoàng chieỏm 1,24% toồng nụù quaự haùn, nguyeõn nhaõn naứy chuỷ yeỏu xaỷy ra ụỷ khu vửùc ngoaứi quoỏc doanh. -Khaựch haứng chieỏm duùng voỏn laứ 26.483 trieọu ủoàng chieỏm phaàn lụựn trong toồng nụù quaự haùn. -Soỏ nụù quaự haùn do nguyeõn nhaõn baỏt khaỷ khaựng laứ 7.457 trieọu ủoàng chieỏm 13,04% toồng nụù quaự haùn. -Do cụ cheỏ chớnh saựch thay ủoồi: nửụực ta ủang trong quaự trỡnh ủoồi mụựi, nhieàu chớnh saựch quy cheỏ vửứa ủửụùc thửùc hieọn vửứa phaỷi Trang 53 tieỏp tuùc ủửụùc hoaứn chổnh, sửỷa ủoồi neõn caực doanh nghieọp khoõng thớch ửựng kũp thụứi vụựi nhửừng thay ủoồi naứy seừ gaởp khoự khaờn thaọm chớ coự theồ daón tụựi phaự saỷn. -Moọt soỏ nguyeõn nhaõn khaực laứ 8338 trieọu ủoàng chieỏm 14,58% toồng nụù quaự haùn. 8. Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội. Một trong những thành công trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tạiNHNo&PTNT Hà Nội là việc tăng trưởng dư nợ an toàn đi đôi với việc xử lý thành công những khoản nợ tồn đọng từ những năm trước để lại, từng bước xây dựng được một quy trình thẩm định cho vay chặt chẽ, an toàn vốn vay. Hàng loạt các biện pháp đã được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng đến mức có thể, các biện pháp này đều có xuất phát điểm từ việc nắm bắt nguyên nhân có thể xảy ra rủi ro tín dụng: a, Chiến lược dài hạn về đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định và cán bộ hoạt động ở bộ phận khác có liên quan đến tín dụng. b, Hoàn thiện hệ thống phân cấp và quy trình cho vay thống nhất chặt chẽ trên cơ sở các quy định cho vay của Ngân hàng nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam. c, Triển khai tập huấn sổ tay tín dụng do NHNoViệt Nam, tiến tới xây dựng sổ tay tín dụng cho riêng NHNo&PTNT Hà Nội. d, Phân loại khách hàng. áp dụng cơ chế cho vay, bảo đảm tiền vay đối với từng khách hàng trên cơ sở xếp loaị e, Định kỳ phân tích khả năng tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, theo dõi những biến động bất thường để kịp thời xử lý, phòng ngừa được rủi ro có thể xảy ra f, Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao vai trò của kiểm tra, kiểm toán nội bộ, kịp thời phát hiện những sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời. Trang 54 g, Nối mạng Korea Bank giữa các chi nhánh, quản lý theo dõi món vay sát sao dựa trên các thông số do cán bộ tín dụng đăng nhập, hạn chế nhiều rủi ro có thể phát sinh so với chương trình Fox trước đây h, Cho vay đồng tài trợ để phân tán rủi ro tín dụng i, Định kỳ phân tích dư nợ để xác định rõ thực trạng tín dụng k, Đa dạng hoá tài sản bảo đảm tiền vay l. Phân công cán bộ phụ trách khách hàng phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định. Trang 55 KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động,hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung và của NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro.Để có thể tồn tại và phát triển các Ngân hàng phải biết vượt lên chính mình,đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh,hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau.Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế.Do vậy trong quá trình kinh doanh mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro mức độ nhất định có thể chấp nhận được đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc. Có thể nói những kết quả đạt được trong những năm qua đã tạo đà cho NHNo&PTNT Hà Nội bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.Từ đó đòi hỏi NHNo&PTNT Hà Nội phải tiếp tục đổi mới,phát triển toàn diện,vững chắc,hiệu quả,an toàn cả về huy động vốn,dư nợ tín dụng,dịch vụ ngân hàng,kế toán tài chính,tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Do thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót.Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của Thầy giáo-Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Minh,các thầy cô giáo trong khoa tài chính kế toán.Cùng tập thể ban lãnh đạo các cán bộ phòng tín dụng NHNo&PTNT Hà Nội đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập! Tài liệu tham khảo - Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng (Học viện ngân hàng) Trang 56 - Quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng(Nguyễn Văn Tiến chủ biên) -Tiền tệ Ngân hàng và lý thuyết tài chính(Frederic S.Miskin) -Báo cáo tổng kết năm 2003,2004 của NHNo&PTNT Hà Nội. Bảng kê chữ viết tắt STT Chữ viết tắt Đọc là 1 NHNN Ngân hàng Nhà nước 2 NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 3 NHTM Ngân hàng thương mại 4 TCKT Tổ chức kinh tế 5 TCTD Tổ chức tín dụng 6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 7 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 8 KTQD Kinh tế quốc doanh 9 KTNQD Kinh tế ngoài quốc doanh XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Trang 57 ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Trang 58 XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội.pdf
Tài liệu liên quan