Luận văn Tìm hiểu việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn trên tàu

Tài liệu Luận văn Tìm hiểu việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn trên tàu: Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 7/12/2012 ‹#› BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH KHOA HÀNG HẢI ------- ------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VIỆC THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TRÊN TÀU ĐỀ TÀI: PHẦN II: CÔNG TÁC THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TRÊN TÀU DƯƠNG ĐÔNG (TÀU CONTAINER) PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BỘ LUẬT ISM CODE I. Hoàn cảnh ra đời II. Nội dung I. Giới thiệu tổng quát về Công ty và hệ thống quản lý an toàn của Công ty II. Công tác thực hiện và duy trì hệ thống quản lý an toàn trên tàu III. Các biện pháp của Công ty và tàu nhằm nâng cao hệ thống quản lý an toàn Cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990 qua các cuộc điều tra của tổ chức IMO về tai nạn hàng hải cho thấy rằng phần lớn các tai nạn xảy ra bắt nguồn từ sự quản lý yếu kém của các công ty khai thác tàu. Như vậy phương pháp quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn kha...

pptx21 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn trên tàu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 7/12/2012 ‹#› BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH KHOA HÀNG HẢI ------- ------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VIỆC THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TRÊN TÀU ĐỀ TÀI: PHẦN II: CÔNG TÁC THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TRÊN TÀU DƯƠNG ĐÔNG (TÀU CONTAINER) PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BỘ LUẬT ISM CODE I. Hoàn cảnh ra đời II. Nội dung I. Giới thiệu tổng quát về Công ty và hệ thống quản lý an toàn của Công ty II. Công tác thực hiện và duy trì hệ thống quản lý an toàn trên tàu III. Các biện pháp của Công ty và tàu nhằm nâng cao hệ thống quản lý an toàn Cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990 qua các cuộc điều tra của tổ chức IMO về tai nạn hàng hải cho thấy rằng phần lớn các tai nạn xảy ra bắt nguồn từ sự quản lý yếu kém của các công ty khai thác tàu. Như vậy phương pháp quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khai thác tàu. Đây chính là cơ sở ra đời của bộ luật ISM (International Safety Management Code). Bộ luật quản lý quốc tế về khai thác tàu an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm (Bộ luật ISM) được thông qua vào năm 1993 bằng nghị quyết A.741(18). Bộ luật ISM đã được bổ sung sửa đổi vào 12/2000 bằng nghị quyết MSC.104(73), và các bổ sung sửa đổi này có hiệu lực từ 01/07/2002. Vào tháng 12/2004, Bộ luật ISM được bổ sung sửa đổi bởi nghị quyết MSC.179(79) và bổ sung sửa đổi này có hiệu lực vào 01/07/2006. Vào tháng 5/2005, Bộ luật ISM được bổ sung sửa đổi bởi nghị quyết MSC.195(80) và bổ sung sửa đổi này có hiệu lực vào 01/01/2009. Vào tháng 12/2008, Bộ luật ISM được bổ sung sửa đổi bởi nghị quyết MSC.273(85) và bổ sung sửa đổi này có hiệu lực vào 01/07/2010. Bộ luật ISM cung cấp một chuẩn quốc tế về quản lý an toàn khai thác tàu và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Để triển khai bộ luật ISM, tức là phải xây dựng một chuẩn quốc tế về quản lý an toàn, các công ty vận tải biển phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý an toàn (Safety Management System, viết tắt là SMS) phù hợp với quy mô của công ty và được tổ chức Đăng kiểm chấp thuận. I. Hoàn cảnh ra đời PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BỘ LUẬT ISM CODE Phần A: Thực hiện 1. Quy định chung. 2. Chính sách an toàn và bảo vệ môi trường. 3. Trách nhiệm và quyền hạn của công ty. 4. (Những) người phụ trách. 5. Trách nhiệm và quyền hạn của thuyền trưởng. 6. Nguồn lực và nhân lực. 7. Triển khai các kế hoạch cho các hoạt động trên tàu. 8. Ứng phó sự cố khẩn cấp. 9. Các báo cáo và phân tích về sự không phù hợp, các tai nạn và các sự cố nguy hiểm. 10. Bảo dưỡng tàu và trang thiết bị. 11. Tài liệu. 12. Kiểm tra, xem xét và đánh giá của Công ty. 13. Chứng nhận, kiểm tra và kiểm soát. Phần B: Chứng nhận và kiểm tra xác nhận 14. Chứng nhận tạm thời 15. Kiểm tra xác nhận 16.Mẫu giấy chứng nhận II. Nội dung 2. Cơ cấu tổ chức bố trí thuyền viên dưới tàu Dương Đông của Công ty I. Giới thiệu tổng quát về Công ty và hệ thống quản lý an toàn của Công ty 1. Cơ cấu tổ chức của Công ty PHẦN II: CÔNG TÁC THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TRÊN TÀU DƯƠNG ĐÔNG (TÀU CONTAINER) 3. Sổ tay Hệ thống quản lý an toàn SMS của tàu Dương Đông Sổ tay Hệ thống Quản Lý An Toàn nhằm tiến tới các mục tiêu: 1. Thiết lập các tác nghiệp an toàn trong khai thác tàu nhằm tạo môi trường làm việc an toàn. 2. Thiết lập các biện pháp phòng tránh mọi rủi ro đã được xác định. 3. Không ngừng hoàn thiện kỹ năng quản lý an toàn cho thuyền viên trên tàu và nhân viên văn phòng, kể cả việc ứng phó các tình huống khẩn cấp có liên quan đến an toàn và bảo vệ môi trường. Cấu trúc cơ bản Sổ tay Hệ thống SMS của tàu Dương Đông (3 phần) Phần A: Tổng Quát Phần B: Hướng dẫn ứng cứu các tình huống khẩn cấp Phần C: Các biểu mẫu II. Công tác thực hiện và duy trì hệ thống quản lý an toàn trên tàu Các bước triển khai gồm: Tổ chức cho những người liên quan tìm hiểu và làm quen các nội dung hệ thống trên bờ và dưới tàu; Thực hiện quản lí tàu theo hệ thống quản lý, tối thiểu (3) tháng; Tổ chức đánh giá nội bộ trên bờ và dưới tàu, phát hiện các khiếm khuyết và không phù hợp; Thực hiện việc khắc phục các khiếm khuyết và không phù hợp dưới tàu và trên bờ. 1. Triển khai Hệ thống Quản lý An toàn trên tàu Dương Đông 2 Thực hiện Hệ thống Quản lý An toàn trên tàu Dương Đông Sau khi hệ thống đã được triển khai xuống dưới tàu, thuyền viên dưới tàu đã thực hiện đầy đủ và đúng những hạng mục then chốt, cốt lõi trên tàu như yêu cầu của hệ thống SMS như đã đưa ra. Những yêu cầu trong công tác thực hiện các công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, 3 tháng/lần, hàng quí và hàng năm. Với các nội dung như thực tập cứu sinh, cứu hỏa, bỏ tàu,… mỗi tháng một lần; thực tập máy lái sự cố, kiểm tra mạn khô, ghi chép số liệu hoạt động của động cơ,… 3 tháng/lần và các công việc khác như bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc, đánh giá thuyền viên, các công việc cần làm trước khi tàu rời/cập cầu, các công việc cần làm khi có xảy ra sự cố… 3 Duy trì Hệ thống Quản lý An toàn trên tàu Dương Đông Còn xảy ra nhiều sự “không phù hợp” trên tàu: Không phù hợp trong công tác duy trì các danh mục thực hiện đối với từng cá nhân trên tàu theo đúng quy trình và quy tắc mà hệ thống đã lập ra. Không duy trì công tác huấn luyện thực tập hạ xuồng cứu sinh theo đúng quy định. Công tác duy trì hệ thống SMS trên tàu Dương Đông được thực hiện không được đầy đủ và đúng như hệ thống SMS đã lập ra, vẫn còn xảy ra một số danh mục công việc không được duy trì (bỏ qua) thường xuyên. Thuyền viên trên tàu đã không duy trì tốt hệ thống SMS: Không duy trì công tác kiểm tra an toàn tàu trước khi tàu cập cầu và trước khi làm hàng; không lập báo cáo về bảng thời gian sau khi hoàn tất công việc làm hàng; không kiểm tra tình trạng cẩu trước khi làm hàng; không duy trì đầy đủ công việc bảo dưỡng hàng tháng (chỉ có báo cáo các tháng trong năm 2010) của Đại phó. Không duy trì công tác như: họp an toàn hàng tháng; thực tập ứng cứu khẩn cấp theo đúng như lịch thực tập hàng năm đã đề ra đối với Thuyền trưởng. Ngoài ra các biểu mẫu báo cáo, formfile cũng không được lưu giữ lại trên tàu theo đúng quy định như: báo cáo soát xét HTQLAT của Thuyền trưởng; báo cáo kiểm tra mạn khô 3 tháng/lần. Không duy trì công tác kiểm tra bảo dưỡng các trang thiết bị cứu hỏa theo đúng quy định về thời gian, và vẫn còn tồn tại việc ghi chép báo cáo chứ không kiểm tra theo đúng thực tế của Phó 2. Không duy trì công tác tu chỉnh hải đồ và các ấn phẩm trong kế hoạch chuyến đi của Phó 2. Các báo cáo ghi chép về danh mục những tài liệu được kiểm soát không được duy trì trong năm 2011 mà chỉ có trong năm 2010. Công tác bảo dưỡng trang thiết bị cứu sinh của Phó 3 cũng không được duy trì thường xuyên, dẫn đến tình trạng hư hỏng và sự cố khi thực hiện công tác hạ xuồng cứu sinh trong tháng 3. Đối với Máy trưởng, không duy trì các hạng mục: Phân công nhiệm vụ cho các sĩ quan cấp dưới theo đúng quy định. Công tác kiểm tra hàng quý của bộ phận máy (3 tháng/lần). Ghi chép báo cáo các thông số của máy chính như co bóp trục cơ, khe hở bạc biên, ổ đỡ chính,… khi tháo khám và kiểm tra máy. Có một số ghi chép báo cáo thì lại gửi về toàn bộ cho công ty, không có lưu trữ lại trên tàu như biên bản đánh giá thuyền viên bên máy, các biên bản về kiểm tra thiết bị bảo vệ máy móc và thông số máy đèn. Không lập danh mục sửa chữa trên đà trước đó 3 tháng. Công tác kiểm tra rời/đến cảng của bộ phận boong không được duy trì đầy đủ trong một số chuyến đi (kiểm tra trước khi đến cảng HCM chuyến 35N, cảng HP chuyến 36S). Còn bên máy thì lại không có thực hiện và duy trì (không có báo cáo ghi chép). Công tác kiểm tra ngăn ngừa ô nhiễm cũng chỉ được thực hiện và duy trì bên bộ phận máy, nhưng duy trì không đúng thời gian quy định (phải kiểm tra trước khi rời/đến, nhưng chỉ duy trì hàng tháng). Ngoài ra sỹ quan trực ca cũng không duy trì công tác kiểm tra an toàn cho chuyển giao ca trực. Sỹ quan phụ trách cũng đã không duy trì các công tác như: đánh giá rủi ro trước khi tiến hành công việc hiểm nghèo; biên bản mua thức uống có cồn của cá nhân trên tàu; báo cáo lượng thức uống có cồn xuất kho hàng tháng; và cũng không lập biên bản kiểm tra độ cồn hàng tháng/bất thường theo đúng quy trình của hê thống SMS. Trưởng bộ phận không duy trì các công tác: báo cáo kế hoạch khắc phục khi sự cố xảy ra; báo cáo điều tra sự cố/tai nạn; không có kế hoạch huấn luyện trong năm 2011. Ngoài ra, những báo cáo về Cận Nguy tồn tai trên tàu cũng không được thuyền viên duy trì thực hiện, mà thuyền viên chỉ họp xử lý nội bộ trên tàu chứ không có báo cáo về cho Công ty. Không duy trì các công tác: làm việc ngoài giờ overtime; chấm công và ngày nghỉ hàng tháng cho thuyền viên; không có ghi chép danh sách những thuyền viên lên bờ. Khi Thuyền trưởng lên bờ, không có lập biên bản ủy quyền lại cho Đại phó. Xảy ra sự “không phù hợp” nghiêm trọng về việc Thuyền trưởng và Đại phó không có mặt trên tàu khi tàu đang tiếp nhận nhiện liệu, mà chưa được sự cho phép của Cảng vụ hàng hải (vi phạm lĩnh vực hàng hải ngày 8/3/2011). Còn tồn đọng nhiều khiếm khuyết về công tác duy trì bảo dưỡng và kiểm tra trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, dẫn đến hư hỏng hoặc không thể sử dụng được nữa. Cụ thể là cục Đăng kiểm Việt Nam đã có gửi thông báo cho tàu vào tháng 2/2011 về sự cố van đóng nhanh bị hư hỏng nặng, trong tình trạng không thể sử dụng được nữa Còn tồn tại sự “không phù hợp” trên tàu, thí dụ như tháng 10/2010 PSC lên kiểm tra tàu và đã phát hiện những lỗi liên quan đến hệ thống SMS như: Chưa cập nhật thông báo cho người đi biển; Không sử dụng được pin xách tay của đèn tín hiệu ban ngày; Chưa cập nhật IAM SAR vol III; Chưa ghi chép nhật ký GMDSS theo đúng quy định; Không đóng được tôn chắn lửa của quạt thông gió buồng máy mạn trái; và Áp lực nước ra của bơm cứu hỏa sự cố không cấp đủ cho hệ thống. III. Các biện pháp của Công ty và tàu nhằm nâng cao hệ thống quản lý an toàn 1. Biện pháp (hướng phát triển) của Công ty trong việc nâng cao Hệ thống Quản lý An toàn. Thông qua công tác tổ chức đánh giá nội bộ dưới tàu và trên Công ty Thông qua các cuộc soát xét của Thuyền trưởng và Công ty Dựa vào các báo cáo về “sự không phù hợp” từ phía tàu và Công ty tìm ra giải pháp phù hợp Thường xuyên tổ chức huấn luyện cho những người có liên quan trong hệ thống Liên tục cập nhật các quy định, quy phạm, công ước và bộ luật Thông tri cho Thuyền trưởng các tàu khác trong đội tàu 2. Biện pháp (hướng phát triển) của thuyền viên dưới tàu trong việc nâng cao Hệ thống Quản lý An toàn. Tiếp tục thực hiện và duy trì những hoạt động trong hệ thống SMS trên tàu. Cần thường xuyên theo dõi và thúc đẩy hệ thống an toàn hoạt động. Phải thực hiện kế hoạch an ninh trên tàu. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp nội bộ trên tàu, đưa ra ý kiến đánh giá về hệ thống, tìm ra những sai xót, khiếm khuyết trong hệ thống, báo cáo lại cho Công ty để xem xét và sửa đổi hệ thống nếu thấy cần thiết. Thúc đẩy công tác kiểm tra và bảo dưỡng trang thiết bị trên tàu (nhất là trang thiết bị cứu sinh và cứu hỏa), nhắc nhở mọi thuyền viên duy trì những hoạt động thiết yếu của hệ thống. Thường xuyên lập báo cáo về những trường hợp Cận Nguy nhằm phân tích và tìm hiểu, phát hiện ra nguyên nhân để sớm có biện pháp khắc phục, tránh tình trạng lặp lại trên tàu. Ý kiến đánh giá của cá nhân Các thành viên của Công ty và thuyền viên trên tàu container Dương Đông đã triển khai thực hiện và duy trì rất tốt Hệ thống Quản lý An toàn (SMS), không để xảy ra tình trạng sự cố nghiêm trọng trong quá trình quản lý và khai thác tàu. Các cán bộ nhân viên văn phòng đã thực hiện rất tốt phần trách nhiệm của mình được nêu ra trong hệ thống, cung cấp đầy đủ mọi yêu cầu cần thiết cho thuyền viên, tạo điều kiện giúp đỡ thuyền viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác duy trì các hạng mục trong hệ thống chưa được đầy đủ và đúng theo yêu cầu lập ra trong hệ thống SMS trên tàu. Trên tàu thuyền viên còn chưa có thái độ đúng đắn đối với công tác thực hiện báo cáo sự cố/tai nạn khi có xảy ra (hoặc có báo cáo nhưng lại sử dụng không đúng form biểu mẫu, còn sử dụng những biểu mẫu cũ), và cũng chốn tránh công tác thực hiện báo cáo sự “không phù hợp” xảy ra ở trên tàu. Công ty cũng đã thường xuyên nhắc nhở đối với thuyền viên trên tàu và đối với đội tàu khi có sự việc xảy ra liên quan đến tàu (gửi thông báo đề nghị Thuyền trưởng đôn đốc thuyền viên tăng cường hơn nữa việc bảo quản-bảo dưỡng tàu, nâng cao công tác quản lý tàu theo hệ thống ISM code; Công ty cũng đã nhắc nhở tàu về việc thực hiện ghi chép báo cáo còn thiếu nhiều và yêu cầu tàu cho kiểm tra, soát xét để hoàn chỉnh, báo cáo cũng phải được gửi về cho Công ty theo đúng quy định…) nhằm tránh trường hợp tàu bị lưu giữ do lỗi quản lý. Thank for your listening The end

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxTìm hiểu việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn trên tàu.pptx
Tài liệu liên quan