Tài liệu Luận văn Tìm hiểu về công cụ tỷ giá ở Việt Nam: 1
Luận Văn
Tìm hiểu về công cụ tỷ giá ở Việt Nam
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 4
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ
VÀ THỊ TRƯỜNG TỶ GIÁ................................................... 6
1. Tỷ giá hối đoái................................................................................................. 6
2. Thị trường hối đoái ....................................................................................... 14
3. Vàng, bạc, đá quý .......................................................................................... 17
CHƯƠNG II: DIỄN BIẾN TỶ GIÁ ............................................................ 19
I. DỊCH CHUYỂN TỶ GIÁ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GIẢI THÍCH......... 19
1. Chênh lệch tỷ giá có kỳ hạn và kỳ vọng mong đợi sự thay đổi tỷ giá ......... 20
2. Bệnh lan truyền của việc phá giá các nước đang phát triển đều có những
mặt hàng xuất khẩu nằm ...
45 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu về công cụ tỷ giá ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận Văn
Tìm hiểu về công cụ tỷ giá ở Việt Nam
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 4
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ
VÀ THỊ TRƯỜNG TỶ GIÁ................................................... 6
1. Tỷ giá hối đoái................................................................................................. 6
2. Thị trường hối đoái ....................................................................................... 14
3. Vàng, bạc, đá quý .......................................................................................... 17
CHƯƠNG II: DIỄN BIẾN TỶ GIÁ ............................................................ 19
I. DỊCH CHUYỂN TỶ GIÁ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GIẢI THÍCH......... 19
1. Chênh lệch tỷ giá có kỳ hạn và kỳ vọng mong đợi sự thay đổi tỷ giá ......... 20
2. Bệnh lan truyền của việc phá giá các nước đang phát triển đều có những
mặt hàng xuất khẩu nằm trong danh mục hàng hoá xuất khẩu của Việt
Nam nên mức độ cạnh tranh rất cao. .......................................................... 23
3. Điều chỉnh tỷ giá và khuyến khích xuất khẩu............................................. 23
4. Tiếp cận của fisher về tỷ giá và lãi suất quốc tế........................................... 24
3
5. Sự dịch chuyển tỷ giá có tính chu kỳ ? ........................................................ 27
6. Tác động của sự dịch chuyển tỷ giá ............................................................. 27
II. BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TRONG THỜI GIAN QUA ....................................... 28
III. LỰA CHỌN CƠ CHẾ TỶ GIÁ PHÙ HỢP ..................................................... 34
1. Xác định cung cầu trên thị trường ngoại hối .............................................. 37
2. Kết hợp chính sách quản lý ngoại hối với chính sách lãi suất ................... 37
3. Cơ chế điều chỉnh lãi suất từ từ dần tiến tới một sự cân bằng hợp lý........ 38
4. Điều chỉnh tỷ giá theo mức độ và cơ chếcung ứng tiền. ............................. 39
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ........................................................ 40
I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
CỦA NHNN.......................................................................................................... 40
II. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 42
KẾT LUẬN ............................................................................................... 43
4
LỜI NÓI ĐẦU
Tỷ giá hối đoái là một vấn đề hết sức quan trọng nhưng cũng hết sức phức
tạp. Ngày nay, tỷ giá là một vũ khí lợi hại trong cuộc chiến tranh thương mại hết
sức khốc liệt trên thế giới, nhất là giữa Mỹ - Nhật - Tây Âu. ở Việt Nam, từ khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, tỷ
giá cũng là một vấn đề hết sức nóng bỏng và được nhiều người quan tâm. Chính
sách tỷ giá đã được nhà nước ta sử dụng như một công cụ quản lý vĩ mô. Nếu
không có quyết sách về tỷ giá kịp thời phù hợp sễ gây ảnh hưởng tiêu cực, kìm
hãm quá trình đầu tư trong nước làm thâm hụt cán cân thương mại và khó có thể
thực hiện thành công những mục tiêu và nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu về công cụ tỷ
giá ở Việt Nam”
Qua đó nghiên cứu ảnh hưởng về chế độ điều hành tỷ giá đến sự phát triển
5
kinh tế đất nước và đưa ra một số kiến nghị nhằm từng bước hoàn thành chính
sách tỷ giá ở Việt Nam.
6
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG TỶ GIÁ
1. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một nội dung quan trọng trong chính sách quản lý ngoại
hối. Theo quan điểm cổ điển, tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là tỷ lệ so sánh ngang
giá(vàng) giữa đồng tiền của hai nước, là hệ số chuyển đổi giữa đơn vị tiền tệ
này sang đơn vị tiền tệ khác. Theo quan điểm kinh tế hiện đại, TGHĐ là giá
người ta trả khi mua hoặc nhận được khi bán một ngoại tệ, trên thị trương ngoai
hối tỷ giá là giá cả của tiền tệ nước này tính bằng đơn vị tiền tệ của nước khác.
Nếu theo quan hệ giữa ngoại tệ với nội tệ thì tỷ giá được hiểu là giá cả của đồng
ngoai tệ được thể hiện bằng đồng nội tệ. TGHĐ là một phạm trù kinh tế quan
trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi nước, là công cụ để đo lường giá
trị giữa các ngoại tệ, và do vậy có tác động như một công cụ cạnh tranh trong
thương mại giữa các nước, ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới mọi hoạt động
kinh tế - xã hội của nước đó và các nước có liên quan.
Nền kinh tế càng “hướng ngoại “ bao nhiêu thì quy mô và vị trí của kinh
của nền kinh tế đó cành mở rộng và tăng trưởng bấy nhiêu, do đói vị trí của
đồng tiền nước đó và sức mua của nó trên thị trường quốc tế càng lớn bấy nhiêu.
Có thể quy nạp vai trò của TGHĐ vào một số điểm sau :
7
- TGHĐ có tác động to lớn tới quan hệ thương mại quốc tế xuất nhập khẩu
hàng hoá, dịch vụ của một nước với nước khác.
Nếu TGHĐ trong nước tăng, tức là đồng nội tệ mất giá so với đồng tiền
nước ngoài, nghĩa là một ngoại tệ sẽ chuyển đổi được nhiều nội tệ hơn so với
trước. Lúc đó hàng hoá mang ra bán ở nước ngoài sẽ thu được nhiều lợi nhuận
hơn so với bán hàng hoá đó ỏ trong nước, như vậy sẽ khuyến khích xuất khẩu
hàng hoá, đồng thời cũng hạn chế nhập khẩu, vì hàng hoá nhập khẩu luác này sẽ
phải bán đắt mới bù đủ chi phí và phải cạnh tranh vớia nàng hoá trong nước.
Ngược lại, nếu TGHĐ trong nước có xu thế giảm, tức là đồng nội tệ lên giá
so với đồng tiền nước ngoài, nghĩa là một ngoại tệ sẽ đổi được ít nội tệ hơn so
với trước. Trong trường hợp này sẽ hạn chế xuất khẩu và khuyến khích hàng
nhập khẩu. Rõ ràng công cụ tỷ giá hối đoái có thể tác đọng khuyến khích hay
hạn chế việc xuất –nhập khẩu háng hoá, dịch vụ.
- Tỷ giá hối đoái tác động mạnh mẽ tới kinh tế trong nước và gây ảnh
hướng trực tiếp tỷ lệ lạm phát. Chẳng hạn, khi đồng nội tệ giảm giá so với đồng
ngoại tệ, tức là TGHĐ tăng, thì hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn, toàn bộ hàng hoá, tư
liệu sản xuất, vật tư nhập khẩu…, chuyển đổi sang đồng nội tệ sẽ bị đội giá làm
cho giá thành sản phẩm tăng, đẩy mặt bằng giá cả trong nước lên gây ra sức ép
đối với lạm phát. Ngược lại khi TGHĐ giảm, đồng nội tệ có xu hướng lên so với
đồng ngoại tệ, thì hàng nhập khẩu vào nước đó sẽ rẻ hơn trước, kéo mặt bằng
giá cả xuống làm cho tình trạng lạm phát trong nước được cải thiện, tỷ lệ lạm
8
phát giảm dần.
Như vậy TGHĐ là một công cụ quản lý vĩ mô hết sức lợi hại, Chính phủ
các nước luôn quan tâm tìm cách điều chỉnh tỷ giá, can thiệp vào tỷ giá trên thị
trường hối đoái với ý đồ sử dụng nó làm công cụ để quản lý, điều tiết những mất
cân đối lớn trong hoat động kinh tế trong nước, cũng như những mất cân đối
trong kinh tế đối ngoại. Đồng thời, TGHĐ còn được xem như là tìn hiệu của
thực trạng mối quan hệ kinh tế đối ngoai, mà thông qua nó chính phủ có thể đưa
ra các biện pháp hoặc sử dụng những công cụ của chính sách kinh tế một cách
phù hợp, hữu hiệu để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và
kinh tế đối ngoại nói riêng.
TGHĐ chính là nhan tố hết sức quan trọng trong chính sách quản lý ngoại
hối của mỗi nước. Không thể không thừa nhận vai trò trên đây của tỷ giá, vấn đề
là ở chỗ phải có một chế độ tỷ giá phù hợp để đảm bảo thực hiện được vai trò
của tỷ giá thì cho đến nay các nhà kinh tế –tiền tệ còn có những ý kiến khác
nhau.
Các nhà kinh tế theo trường pháI chính thống (orthodox) cho rằng nên áp
dụng tỷ giá linh hoạt. Theo họ, tỷ giá thực chất là một loại giá cả, do cung - cầu
về ngoại tệ trên thị trường quyết định, Nhà nước không nên can thiệp vào. lợi
thế chủ yếu của chế độ tỷ giá linh hoạt là với chế độ tỷ giá này cán cân thanh
toán quốc tế sẽ do cung - cầu thị trường xác lập thế cân bằng nhà nước không
cần phải dùng tới dự trữ ngoại hối chínhthức để can thiệp, nhà nước không cần
9
đến những biện pháp quản lý hành chính khác nhằm tác động vào tỷ giá. Mặt
hạn chế của chế độ tỷ giá linh hoạt là mọi hoạt động trong nền kinh tế thị trưòng
kể cả tỷ giá không phải lúc nào cũng vận hành “vận hành “ một cách thuận lợi,
mà luôn xảy ra những mâu thuẫn, cạnh tranh dẫn đến sự biến động. Khi có sự
biến động dữ dội thì “bà tay “ ddieeuf tiết của chính phủ vào thị trường, nhất là
lĩnh vựec TGHĐ là hết sức quan trọng và cần thiết.
Ngược lại các nhà kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai lại tán đồng
thực hiện chế độ tỷ giá cố định (hiệp ước bretton woods), với quan điểm cho
rằng, muốn phục hồi và phát triển kinh tế trước hết phải pphục hồi thương mại
quốc tế, muốn thương mại quốc tế phát triển phải có một chế độ tỷ giá cố định.
Trong chế độ tỷ giá cố định Bretton woods, đồng đôla mỹ đựoc gắn với vàng,
đổi được ra vàng và trở thành đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế chủ yếu.
Các đồng tiền khác phải xác định một tỷ giá cố định với đồng đôla Mỹ. Đồng
thời, chính phủ các nước thông qua ngân hàng trung ương phải tham ra can thiệp
vào thị trường tiền tệ nước mình để giữ cho tỷ đã xác định với đồng đôla mỹ
được ổn định. Như vậy, với tỷ giá cố định mọi hoạt động thương mại quốc tế sẽ
diễn ra một cách êm đẹp.
Đến thập kỷ 70, nền kinh tế các nứoc Tây âu và Nhật Bản được phục hồi và
phát triển mạnh, một phần có sự đóng góp của chế độ tỷ giá cố định. Nhưng
đồng thời tỷ giá cố định này cũng đựơc bộc lộ nhiều nhược điểm của nó. Nhược
điểm lớn nhất của chế độ tỷ giá cố định là đã đưa đồng tiền của một quốc gia
10
(đồng đôla Mỹ) lên làm đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế. Ngay từ những
năm 1960, nhà kinh tế mỹ Robert triffin đã vạch ra nghịch lý đó. Để cho dự trữ
thế giới tăng theo sự tăng trưởng của thươngmại quốc tế, nước Mỹ, người cung
ứng dự trữ quốc tế, buộc phải bội chi cán cân thanh toán của mình. Nước Mỹ có
bội chi cán cân thanh toán quốc tế, thì các nước khác mới có thể tích luỹ được
dự trữ đôla, đó là điều kiẹn cần thiết. Thế nhưng số đôla trong dự trữ của các
nước càng tăng lên thì khả năng chuyển đổi đôla ra vàng cuả Mỹ càng giảm
theo, vảtên thị trường đôla càng mất giá.
Đó là chưa nói đến ý đồ lạm dụng của nước có đồng tiền làm phương tiện
dự trữ quốc tế, họ có thể dùng đồng tiền của nước mình để chi tiêu, thao túng
các sự việc nhằm mục đích chính trị, kinh tế, quân sự ở nước ngoài, như mỹ đã
từng làm trong những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Mặt khác, trong
khi cán cân thanh toán quốc tế của Mỹ thường xuyên bội chi, thì cán cân thanh
toán quốc tế của các nước Nhật Bản, Cộng Hoà Liên Bang Đức…, thường
xuyên bội thu, chế đọ tỷ giá cố định không thể tự điều chỉnh để lập lại thế cân
bằng, chính phủ các nước kẻ cả Mỹ không thể tung vàng, tung ngoại tệ ra can
thiệp để giữ ổn định mãi một tỷ giá mà thị trường không chấp nhận. Cuối cùng
các nước buộc phải thả nổi đồng đôla Mỹ, cũng có nghĩa là chế độ tỷ giá cố định
bretton woods sụp đổ.
Một số nhà kinh tế khác lại cho rằng, chế độ tỷ giá cố định thích hợp với
nền kinh tế khép kín, “hướng nội “. Còn chế độ tỷ giá linh hoạt thích hợp với
11
nền kinh tế “hướng ngoại “.
Như vậy, cuộc tranh luận giữa hai trường pháI duy trì chế độ tỷ giá cố định
hay chế độ tỷ giá linh hoạt vẫn còn đang tiếp diễn. Vì mỗi chế độ tỷ giá đều có
những ưu thế riêng, đồng thời kèm theo những mặt hạn chế.
Xu thế hiện nay là nhiều nước thực hiện theo chế độ tỷ giá linh hoạtcó
quỷan lý. Đây là một chế độ hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá
linh hoạt. Với chế độ này tỷ giá được xác định theo cơ chế thị trường cho phép
nó được biến động trong biên độ nhất định. Nếu vượt biên độ nàychính phủ
thông qua chính sách tiền tệ để điều tiết nhằm giữ cho tỷ giá biến động trong
phạm vi quy định. Như vậy vấn đề cốt lõi cần quan tâm là chính sách tiền tệ,
chính sách quản lý ngoại hối như thế nào. Nếu chính sách tiền tệ không đúng
đắn thì mọi biện pháp can thiệp vào tỷ giá đều ít có hiệu quả, vấn đề bội chi
ngân sách là khó tránh khỏi và có tầm quan trọng hơn. ngược lại, nếu chính sách
tiền tệ trong nước đó đúng đắn và có hiệu quả, nền kinh tế tăng trưởng ổn định,
phát triển hàI hoà giữa kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại, đồnh tiền quốc gia
ổn định, lành mạnh…, thì sự can thiệp của chính phủ vào tỷ giá chỉ là việc rất
hãn hữuvà có thể khong cần thiết. Bởi vậy, việc xác định một chính sách tiền tệ
đung đắn, trong đó có chính sác ngoại hối hữu hiệu là một vấn đề hết sức quan
trọng và cần thiết đối với bất cứ loại hình kinh tế nào
Chúng ta có thể rút những nhận định rằng, chế độ tỷ giá hỗn hợp kết hợp
giữa tỷ giá linh hoạt theo cơ chế thị trường với sự quản lý điều tiết của Nhà nước
12
là phù hợp và đạt hiệu quả tối ưu hơn cả, nhất là đối với các nước có nền kinh tế
đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường. ĐIều quan trọng trong việc thực hiện
chế độ tỷ giá hỗn hợp là quá trình xây dựng và xác định tỷ gía. Thông thường
ngườita dựa vào năm yếu tố cơ bản sau đây để xác định tỷ giá hối đoái.
Thứ nhất, sức mua của đồng tiền biểu thị qua chỉ số lạm phát
Sức mua của đồng nội tệ và đồng ngoại được biểu thị qua chỉ số lạm phát là
một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới TGHĐ. Trên thế giới có hai cách
xác định tỷ giá trên cơ sở cân bằng sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ,
đó là :
- Cân bằng sức mua tuyệt đối:
Tỷ giá = Error! = Error!
- Cân bằng tương đối:
Tỷ giá;tại thời điểm = Tỷ giá;tại thời điểm;t-1 x Error!
Thứ hai, cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cung - cầu ngoạitệ của
một nước, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến TGHĐ.
Theo quan hệ của quy luật cung - cầu thì khi có bội thu cán cân thanh toán
quốc tế sẽ làm cho tỷ giá giảm (nội tệ lên giá, ngoại tệ giảm giá) và ngược lại
khi có bội chi cán cân thanh toán quốc tế sẽ làm cho tỷ giá tăng (ngoại tệ lên giá,
nội tệ giảm giá).
Thứ ba, lãi suất, lượng cung ứng tiền.
13
Trong cơ chế thị trường, lãi suất và tỷ giá là hai công cụ quan trọng nhất
trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá
luôn gắn bó với nhau và hỗ trợ nhau. Việc đề ra một chính sách lãi suất hợp lý
cùng với việc điều hành lượng cung ứng tiền phù hợp vơí tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế đó và chỉ số lạm phát sẽ góp phần ổn định sức mua của đồng tiền, là
yếu tố ổn định tỷ giá.
Thứ tư, các chính sách kinh tế vĩ mô.
Khi nhà nước có những thay đổi về chính sách kinh tế _ xã hội, thì lập tức
sẽ tác động đến các chỉ kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số thất
nghiệp, bội chi ngân sách, . . . điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng tơí tỷ giá.
Thứ năm, yếu tố tâm lý.
Khi tình hình kinh tế, chính trị có thay đổi, thì tất yếu sẽ tác động đến tâm
lý con người làm cho tỷ giá có thể đột biến lên xuống trên thị trường.
Đối với các nước có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh với cơ chế tỷ giáthả
nổi, thì tỷ giá hình thành và biến động theocácyếu tố cơ bản trên đây, và theo quy
luật cung - cầu, tất nhiên là luôn có sự tách biệt giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá
thực tế.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được xây dựng và xác định trên cơ sở năm yếu
tố cơ bản nêu trên. loại tỷ giá này được biết đến nhiều nhất và tỷ giá được niêm
yết, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Còn TGHĐ thực tế được
xác định theo công thức sau:
14
Tỷ giá;hối đoái;thực tế = Tỷ giá;hối đoái;danh nghĩa x Error!
Đây chính là tỷ giá mà các nhà kinh tế quan tâm.
Nhìn chung TGHĐ thực tế có mục đích điều chỉnh, hay nói một cách khác
là “sửa chữa “ tác động lạm phát và để phản ánh những biến đổi thực tế trong
khả năng cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu của một quốc gia.
Ví dụ: Nếu TGHĐ danh nghĩa ở mức :1USD = 10. 000 VND. Trong khi
mức tăng giá cả trong nước tăng gấp đôi, mặc dù không có lạm phát trên thế
giới, thì lúc đó TGHĐ thực tế của VND sẽ ở mức
1USD = 5000 VND. Tỷ giá thực tế VND đã tăng gấp đôi so với tỷ giá danh
nghĩa. Rõ ràng, trong trường hợp này người xuất khẩu sẽ bị thiệt thòi, tức là số tiền
thu được từ xuất khẩu sẽ mang lại ít nội tệ hơn, trong khi đó nhập khẩu lại có lợi.
2. Thị trường hối đoái
Thị trường hối đoái là nhân tố hết sức quan trọng nếu không nói là không
thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Thị trường hối đoái là nơi diễn ra các giao
dịch trao đổi, mua, bán, vay mượn ngoại tệ, là nơi thông qua sự cọ xát giữa cung
và cầu ngoại tệ để thoả mãn các nhu cầu cuả các chủ kinh tế, đồng thời xác định
các điều kiện giao dịch, tức là giả cả, thời hạn và giao vốn.
Thị trường hối đoái hiểu theo nghĩa rộng là thị trường có tính chất quốc tế,
hoạt động không có giờ giấc nhất định, liên tục suốt 24/24 giờ trong ngày trên
phạm vi toàn cầu, xuất phát từ châu á sang châu âu, đóng cửa ở châu mỹ cũng
15
đồng thời là mởi cửa ở châu á. Với phạm vi toàn cầu và thời gian hoạt động như
vậy, thị trường hối đoái là nơi phản ánh kịp thời mọi diễn biến của tỷ giá, của lãi
suất các loại tiền tệ trên thế giới.
Trong phạm vi một quốc gia, thị trường hối đoái được xem như một dạng
thị trường liên ngân hàng. Nó là nơi giao dịch mua, bán, chuyển đổi các ngoại tệ
được chấp nhận ra nội tệ, hoặc giữa các loại ngoại tệ dựoc hoán đổi cho nhau
trên cơ sở các điều kiện được xác định (tức là giá cả và giao vốn).
Dù là thị trường hối đoái quốc tế hay thị trường hối đoái quốc gia, những
thành viên tham ra trực tiếp hay gián tiểptên thị trường đều là ngân hàng trung
ương, Ngân hàng thương mại và người môi giới. Tuỳ theo luật định của mỗi
nước, cơ cấu tổ chức và người tham gia vào thị trường hối đoái được qui định cụ
thể.
Ví dụ, ở cộng hoà Pháp các thành viên tham gia vào thị trường hối đoái bao
gồm ngân hàng trung ương Pháp, các ngân hàng thương mại tương đối
lớn(khoảng 30 ngân hàng) và các nhà môi giới. Họ đều lànhững thành viên tham
gia trực tiếp vào kinh doanh hối đoái trên thị trường. Còn ở Vương quốc Anh,
trên thị trường hối đoái người giao dịch trực tiếp mua, bán, trao đổi, vay mượn
đồng bảng Anh(GBP) với các ngoại tệ khác chỉ là người môi giới hoặc công ty
kinh doanh lớn(không phải nghề ngân hàng), còn các ngân hàng thương mại và
ngân hàng trung ương tham gia gián tiếp, họ muốn trao đổi, mua, bán, ngoại tệ
thì phải thông qua người môi giới.
16
Tuy nhiên dù tham gia trực tiếp haygián tiếp, chức năng cúa các ngân hàng
thương mại ở đây vẫn là kinh doanh cho bản thân và cho khách hàng của họ.
Ngân hàng trung ương tham gia trên thị trường hối đoái một mặt nhằm phục vụ
khách hàng của mình(chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ
chức tài chính, tiền tệ quốc tế), mặt khác nhằm phục vụ quỹ bình ổn hối đoái,
theo dõi tỷ giá và trong trường hợp cần thiết sẽ can thiệp để hạn chế những biến
động tỷ giá có thể xảy ra giữ ngoại tệ với nội tệ. Những người môi giới tham gia
vào thị trường hối đoái thực hiện thuần tuý một chức năng kinh doanh phục vụ
khách hàng khi có yêu cầu.
Những người tham gia giao dịh trên thị trường hối đoái có thể thực hiện
mua, bán, vay mượn lẫn nhau thông qua các ký hiệu giao dịch đã qui ước, hoặc
có thể thông qua hình thức liên lạc viễn thông để thực hiện giao dịch. Song dù ở
hình thức nào thì các giao dịch đều thực hiện theo nguyên tắc trao đổi tài sản Có
trên tài sản được nghi bằng hai bằng hai đồng tiền giao dịch.
Sở dĩ chính phủ các nước phải quản lý và điều tiết vĩ mô thị trường hối
đoái, vì thông qua thị trường hối đoái quan hệ cung cầu về ngoại tệ, “giá cả” của
giao dịch tức là tỷ giá hối đoái, lãi suất của các ngoại tệ theo quan hệ cung - cầu
và các yếu tố của thị trường được thể hiện và xác định, trên cơ sở đó Chính phủ
Ngân hàng Trung ương thực hiện việc điều tiết thị trường hối đoái bằng cách
mua, bán ngoại tệ từ qỹu bình ổn hối đoái để tác động lên tỷ giá, nhằm mục đích
đạt được một tỷ giá phù hợp ôứi nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.
17
3. Vàng, bạc, đá quý
Một nhân tố không thể không đề cập đến trong hoạt động kinh doanh của
thị trường hối đoái và trong thị trường quản lý ngoại hối đó là lĩnh vực vàng,
bạc, đá quý.
Thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản (thế kỷ XVII - XVIII) vang, bạc, đá quý
nói chung được coi như là biểu tượng của sự giàu có của một quốc gia. Vàng
được coi là mọi của cải của xã hội, là phương tiện thanh toán, trao đổi, dự trữ
quốc tế duy nhất ở thời kỳ này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế -
xã hội, các quan hệ kinh tế cũng như sự hiện đại hoá mọi lĩnh vực từ sản xuất,
kinh doanh đến dịch vụ, đầu tư…đã tạo ra những công ụ trong thanh toán, trao đổi
và dự trữ quốc tế rất đa dạng, khiến cho vàng không còn chiếm vị trí độc tôn như
trước.
Cho đến giai đoạn hiện nay ngươì ta hoàn toàn không dùng vàng để thanh
toán trong thương mại quốc tế, tuy vậy, vàng vẫn chiếm một vị trí xứng đáng
trong kho dự trữ của mỗi quốc gia, và được sử dụng như một chiếc “phao cứu
hộ” đắc lực cho việc cân bằng Cán cân thanh toán quốc tế. Đồng thời, sự can
thiệp của vàng vào thị trường sẽ tác động tích cực lên TGHĐ trong trường hợp
cần thiết. Chính vì lẽ đó, vấnđề vàng, bạc, đá quý nói chung và vàng nói riêng
được các quốc gia hết sức coi trọngvà chú ý, đươc đề cập đến như một đối tưọng
trong chính sách quản lý ngoại hối.
Ngày nay vàng là hàng háo phi tài chính duy nhất được mua bán tự do liên
18
tục 24/24 giờ trong ngày trên thế giới. Bởi vậy, thị trường vàng quốc tế và thị
trường vàng khu vực luôngluôn tác động vào thị trường vàng của mỗi quốc gia.
Biến động trong quan hệ cung - cầu vàng trên thị trường gây ra giá vàng lên,
xuống sẽ tác động vào giá trị tiền tệ, lam TGHĐ biến động. Ngược lại, khi tỷ giá
biến động ở một chừng mực nhất định sẽ tác động lên giá vàng.
Như vậy nếu chính phủ thực hiện đượcviệc quản lý, điều tiết và khống chế
thị trường vàng trong nước, thì trong một mức độ nhất định có thể tác động tích
cực ổn định được tỷ giá theo mong muốn. Điều đó khẳng định thị trường vàng
có tầm quan trọng, và việc quản lý vàng, bạc, đá quý là không thể thiếu được
trong chính sách quản lý ngoại hối của mỗi quốc gia.
19
CHƯƠNG II
DIỄN BIẾN TỶ GIÁ
I. DỊCH CHUYỂN TỶ GIÁ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GIẢI THÍCH
Thực tế tốc độ tăng tỷ giá VND/USD trong năm 2000 đến thời điểm hiện
nay cũng không lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trong năm 1999. Nhưng
sự dịch chuyển tỷ giá trong 2 thời kỳ này được đánh giá bởi một số nhân tố cơ
bản khác nhau. điều chỉnh tỷ giá VND/USD trong năm nhằm tăng cường khả
năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu VN;giảm bớt sự mất cân bằng của đồng
việt nam so cới USD, dịch chuyển tỷ giá dần tới trạng thái cân bằng của nó. Sự
dịch chuyể tỷ giá VND/USD trong năm 2000, ngoài những nhân tố trên, chụi
sức ép của nhiều nhân tố khác như mức chênh lệch lớn tỷ giá kỳ hạn và giao
ngay, chênh lệch lãi xuất USD trên thị trường tiền tệ quốc tế và trong nước quá
cao, thâm hụp gia tăng, lạm phát thấp, …
Diễn biến dịch chuyển tỷ giá VND/USD có thể nhìn tổng thể qua biểu đồ 1.
13900
13950
14000
14050
14100
14150
14200
14250
14300
14350
1/0
8/0
0
8/0
8/0
0
15/
08/
00
22/
08/
00
29/
08/
00
5/0
9/0
0
12/
09/
00
19/
09/
00
26/
09/
00
3/1
0/0
0
10/
10/
00
17/
10/
00
24/
10/
00
20
Nếu trong năm 1999, đồng Việt Nam chỉ giảm giá 1%, thì đến tháng
9/2000, đã giảm 1, 33% so với cuối năm 1999. Tuy nhiên, tốc độ dịch chuyển tỷ
giá VND/USD thời gian gần đây tăng cao. Tỷ giá tăng dồn dập đã đặt ra câu hỏi
Tại sao chênh lệch tỷ giá NHNN công bố giữa 2 ngày giao dịch có chênh lệch
lớn như vậy? Nếu duy trì tỷ giá ổn định, có điều chỉnh tăng dần như thời gian tù
tháng 7/2000 trở về trước có hợp lý hay không trong tình hình cung cầu ngoại tệ
căng thẳng? Những nhân tố nào có thể giải thích sự dịch chuyển tỷ giá cao hơn
mức bình thường trong tháng 9?
1. Chênh lệch tỷ giá có kỳ hạn và kỳ vọng mong đợi sự thay đổi tỷ giá
21
Trên cơ sở lý thuyết, kỳ vọng mong đợi tỷ giá giao ngay trong tương lai sẽ
tương đương với tỷ giá giao dịch có kỳ hạn. nếu trong năm 1999, số lượng giao
dịch ngoại tệ có kỳ hạn chỉ là con sô tượng trưng, thì giao dịch này đã bùng nổ
trong năm 2000. Sự mở rộg hình thức giao dịch có kỳ hạn chỉ là một phần nào
giải thích các ngân hàng và doanh nghiệp sử dụng cong cụ này để tự phòng ngừa
rủi ro tỷ giá. ĐIều rõ hơn có thể nhìn thấy là các ngân hàng đã sử dụng công cụ
này để mua được ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay tăng khả
năng đầu cơ. Bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng để mua được ngoại
tệ, nên chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và có kỳ hạn tăng cao. Sự chênh lệch
thái quá này thể hiện tính bất ổn của ngoại tệ hay quan hệ cung cầu; do đó, kỳ
vọng tỷ giáVND/USD có thể tăng lên.
Khoảng cách giữa tỷ giá giao dịch ngay và có kỳ hạn mở rộng ra được bộc
nộ thông qua dấu hiệu dư cầu ngoại tệ kéo dài. Nghĩa là, cầu ngoại tệ lớn hơn số
lượng cung ngoại tệ sẵn sàng muốn bán trên thị trường ngoại tệ. Sự chênh lẹch
lãi xuất của đồng USD giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tếcũng tạo
cho một số ngân hàng nhanh chóng chớp thời cơ kiếm lợi nhuận ngắn hạnthông
qua việc mua ngoại tệ kết hợp với gửi / cho vay trên thị trường quốc tế. Kỳ vọng
tỷ giá tăng lên khiến cho họ sẵn sàng cạnh tranh để đầu cơ, trong khi vẫn được
hưởng chênh lệch lãi xuất. Hơn nữa, kiểm soát ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu dầu
thô chặt chẽ mà nhu cầu nhập khẩu xăng dầu, máy móc thiết bị tăng đột biến
trong năm 2000, do đó những doanh nghiệp muốn có ngoại tệ nhập khẩu hàng
tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thứ tự ưu tiên
22
mua ngoại tệ Tại ngân hàng thấp phải chấp nhận mua kỳ hạn. Vậy là, để có
nguồn ngoại tệ các ngân hàng phải cạnh tranh thông qua hình thức giao dịch có
kỳ hạn. Cạnh tranh qua công cụ tỷ giá giao ngay theo quy định của NHNN sẽ
không hấp dẫn bởi người bán muốn bán với giá cao hơn theo tín hiệu cung cầu.
giả sử tỷ giá giao ngay vào ngày 31/5/2000 là 14071 VND/USD, các ngân hàng
mua kỳ hạn một tháng với tỷ giá 1410 - 14120 VND/USD
- Như vậy chênh lệch tỷ giá giữa 2 kỳ hạn trên khoảng 20 – 30 đồng/USD.
Nếu thị trường ngoại tệ hoạt động hoàn hảo, kiểm soát ngoạitệ không có thì tỷ
giá giao ngay đến 30/6/2000 có thể lên tới 14120 VND/USD. Tuy nhiên, tỷ gía
giao ngay thực tế ngày 30/6/2000 chỉ là 14087 VND/USD, thấp hơn tỷ giá mong
đợi 45 đồng/USD. Nhưng trong tháng 9/200, tỷ giá tăng nhanh hơn đã phần nào
lý giả được sứcép của tỷ giá giao dịch có kỳ hạn lên tỷ giá giao dịch ngay theo
quy định của NHNN. Việc điều chỉnh tỷ giá với tần suất nhỏ trong tình trạng
cung cầu ngoại tệ căng thẳng càng làm cho chênh lệch tỷ giá giao ngay và có kỳ
hạn khó thu hẹp. Chính vì vậy, giảm giá đồng việt nam nhanh hơn trong thời
gian gần đây cóthể được giả thích trên cơ sở quan hệ giữa kỳ vọng tỷ giá mong
đợi với tỷ giá giao dịch có kỳ hạn.
Tuy nhiên để ngăn chặn các NHTM mở rộng khoảngcách giữa tỷ giá giao
ngay và có kỳ hạn và có lợi dụng nó là công cụ cạnh tranh đắc lực trong kinh
doanh ngoai tệ, NHNN đã điều chỉnh giảm mức tăng tỷ giá kỳ hạn so với giao
ngay. Chẳng hạn theo quyết định số 65/1999/QĐ_ NHNN7, NHTM được phép
23
tăng tối đa 0, 58%của tỷ giá giao ngay kịch trần để xác định tỷ giá kỳ hạn 1
tháng, nhưng nay theo quyết định 289/2000/QĐ _ NHNN7, ngày 30/8/2000, các
ngân hàng chỉ được phép tăngtối đa 0, 2%. Như vậy, các ngân hàng không lợi
dụng được chênh lệch lớn giữa tỷ giá giao ngay và có kỳ hạn cho cuộc cạnh
tranh mua bán ngoại tệ. Nhưng nếu chỉ thực hiện giải pháp này đơn lẻ thì sẽ
không hữu hiệu bởi tình trạng căng thẳng cung - cầu ngoại tệ. Giải pháp đi kèm
theo quyết định này là NHNN điều chỉnh tỷ giá giao ngay tăng nhanh cao hơn từ
đầu tháng 9/2000 so với các tháng trước. Như vậy, đây có phải là ngụ ý giải
thích sự điều chỉnh mạnh của tỷ giá VND/USD trong thời gian gần đây?
2. Bệnh lan truyền của việc phá giá các nước đang phát triển đều có
những mặt hàng xuất khẩu nằm trong danh mục hàng hoá xuất khẩu
của Việt Nam nên mức độ cạnh tranh rất cao.
Theo quy luật sức mua ngang giá, đồng tiền của quốc gia nào tương đối rẻ
sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn. Chẳng hạn, Việt Nam và Thái Lan cùng xuất
khẩu gạo 25% tấn thì lợi thế cạnh tranh nghiêng về Thái Lan. Bởi vì, đông Baht
của thái lan giảm giá 12, 7% trong 9 tháng năm 2000 hay đồng Rupi của
Pakistan cũng giảm 8, 4% …. Trong khi đó, đồng việt nam chỉ giảm 1, 33%
Như vậy, nới lỏng giá trị đồng việt nam là điều kiện cần để tăng cường khả năng
cạnh tranh.
3. Điều chỉnh tỷ giá và khuyến khích xuất khẩu
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng coa nhưng thâm hụt thương mại
24
trong 9 tháng qua mở rộng so với năm1999. Thâm hụt thương mại nới rộng có
thể nhìn thấy rõ qua kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng tăng cao so với
năm 1999, trong khi đó, kim ngạch xuất khẩucủa một số mặt hàng chủ lực lại
tăng chậm, thậm chí có giảm so với năm 1999. Tính đến hết tháng 9/2000 kim
nghạch xuấtkhẩu ước đạt 10. 489 triệu USD tăng 28% so cùng kỳ năm trước;
kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 11. 310 triệu USD, tăng 33, 3%. Như vậy 9
tháng nhập siêu 513 triệu USD, trong khi đó, 9tháng năm 1999 nhập siêu là 74
triệu. Nhập siêu tăng cao bởi cả hai; xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực như
gạo, cà phê giảm so với năm trước và nhập khẩu một số mặt hàng tăng cao. Do
đó, nguồn ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu tăng cao hơn so với nguồn ngoại tệ
thu được từ xuất khẩu, kếtquả thị trường ngoại tệ bị tác động mạnh. Thêm vào
đó, Nhà nước đã có văn bản triển khai hạn chế nhập khẩu tiêu dùng. Mục đchs
nhằm khuyến khích tiêu dùng hàng hoá sản xuất trong nước và tăng nguồn ngoại
tệ cho nhâpj khẩu công nghệ, kỹ thuật chuyên gai tư vấn …. Như vậy, có nhiều
ý kiến cho rằng giảm giá đồng nội tệ sẽ có tác dụng “kép” một mặt tăngcường
hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới, mặt khác giảm bớt tâm lý của dân
cư thích sử dụng hàng ngoại.
4. Tiếp cận của fisher về tỷ giá và lãi suất quốc tế
Phương trình fisher quốc cho rằng, khi không có sự kiểm soát luồng vốn
hoặc tài khoản vốn thì kỳ vọng mong đợi tỷ giá thay đổi có mối quan hệ chặt
chẽ với sự khácbiệt lãi suất giữa hai quốc gia. Như vậy, các nhà đầu tư sẽ dịch
25
chuyển vốn tới nơi có mức lãi suất hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, dưới sự kiểm soát
tài khoản vốn chặt chẽ, giá trị đồng Việt Nam có tính chuyển đổi thấp, các nhà
đầu tư lại lệch về khoản kiếm lợi nhuận ác – bít từ sự chênh lệch lãi suất đồng
USD trong nước và quôc tế. Trog khi quý 11/2000 lãi suất
Libor USD trênthị trường quốctế mà các ngân hàng có thểkiếm được
khoảng 7 -7, 1% / năm, chênh lệch với lãi suất trong nước khoảng 1, 5 - 1,
6%/năm. Hơn nữa, lãi suất vay VND trên thị trường liên ngân hàng ở mức 0, 5 -
o, 555%/tháng. TạI thời điểm 31/5/2000một số ngân hàng sẵn sàng bỏ ra 14110
triệu đồng mua giao ngay 1 triệu USD của doanh nghiệp thông qua các hình
thức đã đề cập. Như vậy, ngân hàng sẽ đồng thời gửu cho vay trên thị trường
quốc tế thời hạn một tháng, đồng thời bán kỳ hạn 1 thàng cho các doanh nghiệp
chấp nhận tỷ giá có kỳ hạn 14125 VND/USD. Qua giao dịch này, ngân hàng có
thể kiếm được ít nhất 24 triệu đồng. Tuy nhiên, trong thực tế ngân hàng có thể
kiếm được khá hơn. Để kiếm được lợi nhuận từ hành vi trên, ngoài hình thức sử
dụng giao dịch ngoại tệ để có nguồn đầu tư trên thị trường quốc tế, các ngân còn
huy động USD trên thị trường. Như vậy khoản sinh lời từ hoạt động đầu tư ra thị
rường quốc tế sẽ bù đắp khoản lỗ từ hoạt động giao dịch ngoại tệ. Với mức lợi
nhuạn hấp dẫn như vậy, để chớp thời cơ lợi nhuận trong ngắn hạn, nên cácngân
hàng đã cạnh tranh mạnh hơn nhằm mua được ngoại tệ lớn nhất có thể được.
Cuộc chạy đua này đã tạo sức ép lên thị trường ngoại tệ cũng là nhântố tiềm ẩn
đẩy kỳ vọng tỷ tăng lên. Tỷ già tăng sẽ giảm bớt được lỗ trong hoạt động giao
dịch ngoại tệ, ngân hàng vừa có lợi trong đầu tư quốc tế vừa đầu cơ mong tỷ giá
26
tăng.
27
5. Sự dịch chuyển tỷ giá có tính chu kỳ ?
Cũng có ý kiến cho rằng, theo tính chất chu kỳ, tỷ giá được điều chỉnh tăng
theo thời gian dịch chuyển về cuối nă. Lý do này giải thích cho sự dịch chuyển
nhanh của tỷ giá vào cuối quý 11/2000 không có tính thuyết phục cao bnởi sức
ép của các nhân tố khác lên sự giao động của tỷ giá lớn hơn nhiều như tình trạng
căng thẳng ngoại tệ, kiểm soát nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu hàng tiêu dùng
chặt chẽ hơn, thâmhụt thương mại ra tăng, kỳ vọng mong đợi tỷ giá tăng….
màđã đề cập ở trê.
6. Tác động của sự dịch chuyển tỷ giá
Tuy nhiên, sự dịch chuyển tỷ giá nhanh hơn trong thời gian gần đây cũng
có thể gây sức ép lớn đến thị trường ngoại tệ. Tính nhạy cảm của công chúng
đối với sự giao động của tỷ giá rất lớn. đấu hiệu của tỷ giá tăng lên hay sự bất ổn
của thị trường ngoại tệ ngầm tăng lên. Chẳng hạn, tính đến 26/9/2000 tỷ giá giao
ngay tăngkhoảng 250 - 270 đồng/USD. Như vậy trong khung cảnh dư cầu ngoại
tệ, tỷ giá VND/USD tăng nhanh cũng là mộtnhân tố làm cho những người có
ngoại tệ muốn bán ghìm lại trong một thơì gian. Chẳng hạn, người bán ra ngoại
tệ chậm lại một ngày ghiao dịch sẽ được lợi thêm12 triệu đồng cho số lượng
ngoạitệ muốn bán 1triệu USD (chênh lệch tỷ giá giữa 2 ngày giao dịch 26 -
25/9/2000). Thay thế phần vốn đồng việt nam cần dùng với một số lượng vốn
tương đương 1triệu USD doanh nghiệp vay các TCTD thìcần phải trả khoảng 2,
8 triệu đồng/ ngày cho khoản vay 14, 3 tỷ đồng. Như vậy, chi phí cơ hội củaviệc
28
bán ngoại tệ so vớivay vốn Việt Nam đồng và giữa USD lại thêm một thời gian
là 9, 2 triệu đồng.
II. BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TRONG THỜI GIAN QUA
Kể từ đầu tháng 5/2001 đến 25/6/2001, việc TGHĐ của USD so với VND
tăng liên tục trong nhiều tuần trên cả thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị
trường tự do đã tạo ra những phản ứng rất khác nhau. Có thể nhận thấy tỷ giá
USD có những biểu hiện nóng lên “đột ngột “ kể từ cuối năm 2000, nhưng đã
phần nào dịu xuống trong 3/2001 khi ảnh hưởng giảm lãi suất của đồng USD
(do sự đảo CHIều trong chính sách tiền tệ của FED trước nguy cơ suy thoái của
nền kinh tế Mỹ) thực sự tác động đến Việt Nam. Nhưng kể từ đầu 5/2001, tỷ giá
tăng liên tục qua từng tuần và nhiều khi qua từng ngày trên cả hai thị trường
chính thức và tự do. Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá tăng khoảng 96
đ/USD trong tháng 5 và kể từ giữa tháng 6 tỷ giá tăng liên tục từ 8 - 14đ/USD
mỗi ngày. Tỷ giá USD Tại thị trường tự do cũng có những biến động tương tự
nhưng với mức giao động cao hơn và chênh lệch tỷ giá tại hai thị trường có xu
hướng dãn rộng. Nếu chỉ xét trong quãng thời gian ngắn xảy ra biến động,
không ít ngân hàng, các doanh nghiệp và cả bộ phận dân cư đã phát sinh những
tâm lý lo ngại trước những biến động về tỷ giá và được coi là “bất bình thường
này “
Diễn biến tỷ giá USD trong năm 2000 và nửa đầu năm 2001.
29
Trong
năm 2000
1/2001 2/2001 3/2001 4/2001 5/2001 6/2001
Tỷ giá liên ngân hàng
(VND/USD)
14.022
14.501
14.534 14.558 14.573 14.595 14.696 14.865
Tăng so với tháng
trước (%)
33 24 15 22 101 169
Tỷ giá thị trường tự do
(VND/!USD)
14.160
14.540
14.630 14.680 14.730 14.790 14.910 15.050
Tăng so với tháng
trước (VND/!USD)
90 50 50 60 120 140
Để có một cái nhìn xuyên suốt về nguyên nhân của những biến động trên
chúng ta hãy xem lại những nhân tố chủ chốt quyết định TGHD của VND so với
USD trong quãng thời gian đủ dài để có một bức tranh toàn cảnh về ảnh hưởng
của những nhân tố này.
Có bốn nhân tố căn bản quyết định tỷ giá giữa hai đồng tiền là : Tương
quan về tiềm năng tăng trưởng kinh tế; diễn biến về lạm phát; tình hình cán cân
thanh toán và tương quan lãi suất. Trên lý thuyết thì tương quan về tiềm năng
tăng trưởng và lạm phát là hai nhân tố quyết định tỷ giá trong dài hạn còn hai
nhân tố cán cân thanh toán và lãi suất lại có ảnh hưởng rõ rệt trong ngắn hạn và
trung hạn.
Có thể tóm tắt ảnh hưởng của các yếu tố trên lên tỷ giá như sau:
v
m
v
m
v
m
ir
ir
if
if
g
gBPfe ;;;
30
Trong đó:
- e : Tỷ giá của USD so với VND(eVND/USD, e tăng tương đương USD tăng).
- BP: Thặng dư (thâm hụt)cán cân thanh toán của việt Nam
- gm, gv: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế lần lượt của Mỹ và Việt Nam
- ifm, ifv: Mức lạm phát tại Mỹ và Việt Nam
- irm, irv: Lãi suất của USD và VND
+: Tác động thuận chiều với e, -: tácđộng ngược chiều với e, trong điều
kiện các nhân tố khác không đổi.
Khi xem xét biến động của tỷ giá USD Tại vệt nam trong gần hai năm qua,
chúng ta không thể giải thích được nếu dựa vào phân tích tương quan về tăng
trưởng và lạm phát Tại hai nền kinh tế Mỹ và Việt Nam. Nếu xét về tương quan
tăng trưởng, cản trở chính là sự chênh lệch quá lớn về qui mô và trình độ giữa hai
nền kinh tế. Đơn cử, GDP của Mỹ gấp hơn 100 lần GDP của Việt Nam và trình
độ phát triển và ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh Tại Mỹ luôn
được xem là đứng đầu thế giới. Nhân tố lạm phát cũng không giải thích được
USD vẫn tăng giá so với VND nhẹ qua từng năm trong ngay cả giai đoạn dài hơn
từ n1998-2000: Năm 1998, USD tăng 5, 1%; năm 1999 tăng 1, 1%; năm 2000
tăng 2, 3%. Nếu áp dụng lý thuyết một cách máy móc thì đây có thể coi là
“nghịch lý “ vì lạm phát Tại Mỹ luôn cao do kinh tế tăng quá nóng trong khi kinh
31
tế Việt Nam lại trảI qua giai đoạ được xem là thiểu phát trầm trọng “trong năm
99và 00 lạm phát Tại Mỹ duy trì ở mức 3, 5%, khá cao so với mức của nền kinh
tế phát triển, còn Tại Việt Nam chỉ số giá tiêu dùng tăng 0, 1% năm 1999 và giảm
0, 6% năm 2000”. Hơn nữa, ngay cả khi kinh tế Mỹ bộc lộ nguy cơ suy thoái kể
từ cuối năm 2000, trong khi tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn được phục hồi
và duy trì “năm 2000 đạt 6, 75 %và nửa đầu năm 2001 ước đạt 7, 1%” thì đồng
USD lại tăng giá mạnh hơn (chỉ trong nửa đầu năm2001, USD tăng 3, 7%).
Vì vậy, chỉ có thể phân tích biến động tỷ giá USD Tại Việt Nam trong thời
gian qua thông qua hai nhân tố còn lại là cán cân thanh toán và lãi suất.
Trong hai nhân tố này thì tình hình cán cân thanh toán có ảnh hưởng trực
tiếp và thường xuyên hơn đối với TGHĐ của USD Tại Việt Nam. ĐIều này có
thể xem là dễ hiểu vì sự hội nhập còn hạn chế vệ hoạt động của thị trường tiền tệ
của Việt Nam với quốc tế. Tuy vậy, trong thời gian qua nhân tố tương quan lãi
suất đến TGHĐ của USD Tại VIệt Nam lại có những biểu hiện gia tăng rõ rệt về
mức độ ảnh hưởng. Từ năm 1999, thực hiện chủ trươngkích cầu khuyến khích
đầu tư chúng ta đã liên tục hạ lãi suất VND, trong khi đó lãi suất USD trên thị
trương thế giới lại liên tục tăng dẫn đến lãi suất USD trên thị trường Việt Nam
buộc phải tăng theo và đã có lúc lãi suất hai đồng tiền VND và USD cân bằng
nhau. Hậu quả là đã có sự chuyển dịch từ VND sang USD, thể hiện ở những
hiện tượng sau; các doanh nghiệp không muốn vay USD mà chuyển sang vay
VND; dân cư và kể cả doang nghiệp không muốn chuyển đổi USD sang VND,
32
ngược lại muốn gửi USD trên tài khoản. Điều đó đã làm cho nhu cầu về USD
tăng và cung USD giảm đáng kể. Thêm vào đó, do chênh lệch lãi suất tiền gửu
của USD Tại Việt Nam với thị trường quốc tế dãn rộng trong vòng 1 năm kể từ
cuối năm 1999, việc các NHTM trong nước tăng lãi suất huy động tiền gửu USD
để đẩy mạnh đầu tư tại thị trường tiền tệ quốc tế lại càng làm tăng cầu tiền gửu
bằng USD, hạn chế chuyển đổi các nguồn thu vãng lai bằng ngoại tệ ra VND,
qua đó có tác động đáng kể làm tăng giá USD. ảnh hưởng này rất đáng kể nếu
biết rằng tổng cả hai năm 1999 và 2000 nguồn thu vãng lai, trong đó có kiều hối
và thu nhập của lao động xuất khẩu đạt hơn 3 tỷ USD. Phải nói thêm thị Việt
Nam (VN) có một đặc điểm mang tính truyền thống là chuộng USD, thể hiện
qua tình trạng khá phổ biến là ngoại tệ được thanh toán trong dân cư dưới hình
thức tiền mặt, gử vào ngân hàng dưới hình thức tiết kiệm và ít được chuyển đổi
ra VND ngay cả khi không có chênh lệch lớn về lãi xuất giữa hai đồng tiền.
Thêm vào đó ảnh hưởng tâm lý bám rễ khá lâu này sẽ làm cho những biến động
tỷ giá được khuyếch đại lên khi có những xáo trộn khác thường.
Trong nửa đầu năm 2001, tình hình trưởng xuất khẩu cũnh chững lại đặt ra
thánh thức lớn cho việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 25% và đạt
kim ngạch 16, 7 tỷ USD. Hơn nữa nếu phân tích theo cơ cấu thì phần lớn những
lĩnh vực có mức tăng cao lại không nhận cân đối ngoại tệ chính của ngân hàng.
Các ngành dùng nhiều ngoại tệ vay của ngân hàng là nông nghiệp, hảI sản, may
mặc, giầy da, có mức tăng nhẹ. ĐIều này lại càng làm cho tăng trưởng cung cầu
ngoại tệ gia tăng, thể hiện qua những biến động dồn dập kể từ đầu năm 2001.
33
Mặc dù tỷ giá có những biến động vẻ như “bất thường” nhưng NHNN không áp
dụng những biện pháp can thiệp thị trường với liều lượng mạnh hoặc sử dụng
trở lại những biện pháp hành chính(như tăng tỷ lệ kết hối). ĐIều này lại khẳng
định thêm việc quyết tâm theo đuổi chính sách điều hành TGHĐ linh hạot theo
cung cầu thi trường của ngân hàng nhà nước. Dao động của tỷ giá USD xét
trong trung hạn là hoàn toàn phù hợp với các nhân tố căn bản quyết định tỷ giá
hối đoái USD Tại VN. Những thay đổi với biên độ lớn trong nửa đầu 2001 là kết
quả hợp lý của sự điều chỉnh tỷ giá sang một tỷ giá cân bằng mới. Sự giảm giá
của VND voéi mức độ như vâỵ cũng không thể xem là bất thường nếu nhìn ra
các nước láng giềng trong khu vực. Trong năm 2000 trong khi VND giảm giá 2,
3% thì đồng tiền các nước trong khu vực Châu á liên tục mất giá mạnh so USD
với mức giảm giá ù 8-25%, trong đó đồng Baht Thái Lan, đôla Singapore và
rupi ấn Độ mất giá mạnh nhất. Trên thị trường quốc tế từ đầu năm đến nay đồng
USD đẫ lên giá chừng 12% so với đông Euro 4, 4% so với đồng Baht trong khi
mới chỉ tăng 3, 7% so với VND. Trước những diễn biến liên tucj này nếu không
để tỷ ngiá điều chỉnh theo quan hệ cung cầu thị trường một cách phù hợp, sức
cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu VN sẽ bị sụt giảm đáng kể. ĐIển hình là các
doanh nghiệp ngành dệt may, da giày, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN đang
gặp khó khăn lớn do đồng euro mất giá mạnh. Ngày 1/6 1 euro chỉ còn ăn 0, 84
USD, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu thanh toán bằng
đồng euro ở thời điểm 1 euro ăn 0, 94 USD. Tỷ giá điều chỉnh như vừa qua sẽ
tháo gỡ khó khăn của hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của VN sang
34
Châu Âu và Nhật Bản ( hai thị trường hàng đầu của hàng hoá xuất khẩu VN) khi
phải cạnh tranh với hàng hoá của các nước châu á. Thông qua đó phần nào cũng
có tác dụng kiềm chế nhập khẩu hàng tiêu dùng tràn lan góp phần cải thiện tình
hình thâm hụt cán cân thương mại và sức ép tiếp tục tăng giá USD.
III. LỰA CHỌN CƠ CHẾ TỶ GIÁ PHÙ HỢP
“Thả nổi có quản lý” là cơ chế TGHĐ VND/USD phù hợp với bối cảnh
hiện nay và thời gian tới Tại VN.
Diễn biến kinh tế việt nam quý1/2001. Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế
của Mỹ, Nhật Bản và phần lớn các nước trong khu vực sụt giảm đáng kể thì nền
kinh tế VN trong quý 1/2001 phát triển tương đối khả quan so với trong kỳ năm
trứơc ; Tốc độ tăng trưởng GDP là 7, 2%(quý 1/2000 là 5, 6 %) chỉ giá tiêu dùng
CPI bằng 0% so với cuối tháng 12/2000 vàgiảm ( _0, 4%) so với quý 1/2000.
Sởdĩ tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức tăng cao như vậy là nhờ vào tốc độ tăng
trưởng cao của khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 1, 4%, đặc biệt khu công
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4, 5%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1, 32%
USD tăng 15, 5% so với tháng 2. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng rất khá về
lượng như; cà phê, gạo, rau quả, thuỷ sản, dầu thô, than đá nhưng giá xuất khẩu
của hấu hết các mặt hàng đều giảm nên đã hạn chế mức tăng chung về gía tri9j
kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu là 3, 64 tỷ USD – tăng 8, 4 % so với
quý 1/2000. Nhập siêu giảm và chỉ bằng có kim ngạch xuất khẩu- tương đương
với mức nhập siêu quý 1/2000. Đầu tư nước ngoài vẫn gia tăng đáng kể tổng giá
35
trị FDI cam kết vào VN đạt 273 tỷ USD tăng 78, 8% so với quý 1/2000, trong
FDI của Nhật Bản, Hàn Quốc, ĐàI Loan chiếm tới 60%. VN đã thu hút đáng kể
vốn đầu tư nước ngoài như vậy về cơ bả nhờ vào tăng trưởng ổn định của nền
kinh tế, trong đó đặc biệt nhờ vào sự ổn định tương đối phi danh nghĩa của đồng
VN. Và ngược lại, chính lượng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều cũng đã góp
phần quan trọng thúc đẩy tốc độ tăng trưỏng của nền kinh tế VN. Diễn biến tỷ giá
VND/USD quý 1/2001. tính chung đến cuối quý 1/2001 tỷ giá đồng VND so với
USD chỉ tăng 0, 18%so với đầu năm 2001 trong bối cảnh thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng vẫn chưa sôI nổi với doanh số giao dịch thực tế chưa đáng kể, chủ yếu
do NHNNVN bán ngoại tệ cho các NHTM đáp ứng các nhu cầu thanh toán nhập
khẩu xăng dầu và phân bón. Tý giao dịch VND/USD của các NHTM luôn biến
động cùng chiều với tỷ giá bình quân liên ngân hàng và luôn sát với mức trần tối
đa cho phép. Do cầu ngoại tệ trên thị trường luôn lớn hơn cung nên ở hầu hết các
NHTMQD tỷ giá mua và bán ngaọi tệ (tiền mặt và chuyển khoản) không chênh
lệch đáng kể trong khi các NHTMCP luôn quy hai mức tỷ giá mua và bán này
ngang nhau để thu hút lượng ngoại tệ trôI nổi trên thị trường. Nhìn chung doanh
số mua ngoại tệ từ khách hàng của các NHTM thường nhỏ hơn doanh số bán
ngoại tệ cho khách hàng. Tỷ giá VND/USD trên các thị trường tự do có biểu hiện
tăng nhanh vào cuối tháng 1 và trong tháng 2 (có lúc taưng gần 0, 9%) nhưng từ
đầu tháng 3 đã có xu hướng giảm dần do nhu cầu ngoại tệ sau tết đã bớt căng
thẳng, chênh lệch lãi suất tiền gửi VND và USD ngày càng tăng có lợi cho VND,
lượng kiều hối gia tăng dự kiến trong quý1/2001 đạt 447triệu USD - tăng 4, 2%
36
so với quý 1/2000 và do cả tỷ giá bình quân liên ngân hàng lẫn tỷ giá giao dịch
của các NHTM đều giảm xuống. So với cuối tháng 12/2000 đến cuối quý 1/2001,
các loại tỷ giá VND/USD được giao dịchquanh các mức sau; tỷ giá bình quân liên
ngân hàng là 14531VND/1USD tăng 0, 18%; tỷ giá giao dịch của ngân hàng địa
phương trung ương là14546 VND/1USD – tăng 0, 19% tỷ giá giao dịch trên thị
trường tự do Hà Nội là 14600 VND/1USD – tăng 0, 21% và trên thị trường thành
phố Hồ Chí Minh là 14575 VND/1USD – tăng 0, 27%. Tuy nhiên trong thời gian
này tỷ giá thực của VNddax tăng từ 5%-6% so với rổ đồng tièn của các nước là
đối tác thương mại như singapor, ĐàI Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, ôx-trây-li-a,
thái Lan, Anh, Ma-Lai, In-đô-nê-xi-a, Nga, Hồng Kông chủ yếu do đồng tiền của
các nước này đều giảm giá đáng kể so với đông USD. Như vậy khả năng cạnh
tranh của hàng hoá xuất khẩu VN cũng phải chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi
tácđoọng bất lợi do gia tăng tỷ giá thực của VND. Tiếp tục duy trì chế độ tỷ giá
VND/USD “thả nổi có quản lý” một cách linh hoạt. Để đảm bảo khả năng cạnh
tranh của hàng xuất khẩu VN cải thiện tương quan cung cầu ngoại tệ trên thị
trường và góp phần gia tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia - đứng từ góc độ quản lý
ngoại hối- NHNNVN một mặt phải củng cố tiến tới hoàn thiện thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng với đúng nghiã là một “thị trường thức sự “ làm cơ sở xác định tỷ
giá bình quân liên ngân hàng sát với quan hệ cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ;
mặt khác NHNN vẫn cần duy trì chế độ tỷ giá VND/USD “thả nổi có quản lý “
như hiện nay và có thể điều hành linh hoạt hơn thông qua biện pháp nới lỏng dần
từng bước biên độ dao động xung quanh TGHĐ VND/USD mà không gây ra tác
37
động phá giá đột biến. Trong mọi trường hợp phải tuyệt đối tránh tình trạng phá
giá đột biến vì những lợi ích do gia tăng xuất khâủ nhờ phá giá đem lại chỉ là tạm
thời và không đáng kể so với các rủi ro khác nhất là rủi ro vòng xoáy phá giá cạnh
tranh và rủi ro sụt giảm lòng tin của cácnhà đầu tư nước ngoài khi họ lo sợ rằng
còn có thể phá giá hơn nữa và rút hết vốn đầu tư ra khỏi thị trường VN.
Để tìm hiểu rõ về vấn đề này ta đi nghiên cứu “ Cơ chế vận hành tỷ giá thả
nổi có điều tiết”
1. Xác định cung cầu trên thị trường ngoại hối
Hình thàh thi trường ngoại hối trên cơ sở mở rộng phát triển từ hai trung
tâm giao dịch ngoại tệ đã có ở thành phố hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Mở rộng các thành viên tham gia vào thị trường, bao gồm các NHTM, các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các công ty tài chính và các tổ chức
tín dụng khác. Trong đó NHNN tham gia với tư cách là một thành viên, nhưng
có vai trò đặc biểttong việc điều tiết thị trường. Nếu thị trường ngoại hối càng
được mở rộng sẽ phản ánh đầy đủ và chính xác hơn quan hệ cung cầu ngoại tệ.
2. Kết hợp chính sách quản lý ngoại hối với chính sách lãi suất
a. Điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa sát với tỷ ía thực tế thông qua công thức:
Et = Error!
Trong đó:
Et : Tỷ giá thực tế P*m ; Giá quốc tế hàng mậu dịch
38
E : Tỷ giá danh nghĩa Pm ; Giá nội địa hàng mậu dịch
Việc điều chỉnh thực tế là xét đến yếu tố lạm phát của đồng bản tệ được dùng
đẻ so sánh. Cơ chế này nhằm làm giảm bớt gánh nặng lạm phát cho các nhà sản
suất xuát khẩu, tăng tính cạnh tranh với hàng ngoại, kích thích xuất khẩu.
b. Điều chỉnh lãi suất bằng nội tệ và ngoại tệ, giữa lãi suất nội địa và lãi
suất quốc tế.
Sự chênh lệch quá lớn giữa lãi suất tiền gửi bằng nội tệ và tiền gửi bằng ngoại
tệ sẽ tạo ra sự đầu cơ. Vay hoặcchuyển đổi ngoại tệ thành VND để gửi bằng VND
hưởng chênh lệch lãi suất. Trong trường hợp tự do di chuyển vốn ra, vào trong
nước, những nguồn vốn lớn từ nước ngoài sẽ đổ vào VN, cung ngoại tệ sẽ tăng lên
cao làm tăng giá trị VND. Tỷ giá thực tế sẽ giảm và đưa đến nhập siêu ồ ạt. Mức
gia tăng nhập khẩu đối với VN là điều kiện bảo đảm tăng cường cao. Nhưng mức
gia tăng nhập khẩu phải kèm theo mức gia tăng xuất khẩu tương ứng tức là phải
đảm bảo cân bằng cán cân ngoại thương. Do đó phải có cơ ché điều chỉnh linh hoạt
giữa lãi suất tiền gửi bằng nội tệ và ngoại tệ, giữa lãi suất nội địa và lãi suất quốc tế
phù hợp với mức độ lạm phát trong nước và diễn biến cuả thị trường quốc tế.
3. Cơ chế điều chỉnh lãi suất từ từ dần tiến tới một sự cân bằng hợp lý.
Xuất phát từ đặc thù của nền kinh tế VN cũng như những tác động tâm lý của
dân chúng, việc điều hành tỷ giá không được gây ra những cơn sốc. Do đó, cần
phải áp dụng phương pháp điều chỉnh theo kiểu hình Sin với biên độ nhỏ theo
chiều dương để tiến tới điểm cân bằng hợp lý tương đối. Khi đạt tới điểm cânbằng
39
tương đối biên độ điều chỉnh sẽ nhỏ hơn và sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào sự biến
động của thị trường quốc tế. Với cách thức này sẽ hoà nhập từng bước thị trường
hối đoái VN bvới thị trường hối đoái trong khu vực và trên phạm vi thế giới.
4. Điều chỉnh tỷ giá theo mức độ và cơ chếcung ứng tiền.
Cơ chế cung ứng tiền nằm trong khuôn khổ hoạt động của chính sách tiền tệ.
Việc tăng giảm mức cung tiền sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá, khi việc cung tiền
vượt quá mức cân bằng làm giảm sức mua đồng bản tệ và ngược lại khi việc
cungtiền thấp hơn mức cân bằng sẽ làm tăng sức mua của đồng bản tệ. Việc
cung tiền ở đây không cần thiét phải phân biệt giữa tiền mặt và tiền ghi sổ.
40
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NHNN.
_ Lựa chọn chế dộ tỷ giá thả nổi có sự quản lý, điếu tiết của nhà nước là
thích hợp với tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay. Vì chế độ tỷ giá đó
cho phép chúng ta thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập và nó vừa theo quy
luật cung cầu thị trường, vừa phát huy vai trò quản lý, điều tiết linh hoạt của nhà
nước để đạt được mục tieu yêu cầu phát triển kinh tế.
_ Đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá dần
Việc tự do hoá dần cơ chế điều hành tỷ giá cần phải có những bước đi thích
hợp. Tỷ giá chính thức và quy định biên độ giao dịch vẫn là công cụ điều tiết và
kiểm soát tỷ giá rất hiệu quả và phù hợp với thực lực của NHNN. Để điều hành
cơ chế tỷ nói trên cần phải tập chung tới các vấn đề có tính then chốt sau;
+ Củng cố và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng – một cơ sở hạ
tầng rất quan trọng để NHNN can thiệp điều chỉnh tỷ giá.
+Củng cố và phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng với đầy đủ các
nghiệp vụ hoạt động của nó để tạo điều kiện cho NHNN phối hợp điều hoà giữa
41
hai khu vực thị trường ngoại tệ và nội tệ một cachs thông suốt.
+ Nâng cao dự trữ ngoại tệ của nhà nước tương xứng với nhịp độ tăng kim
ngạch xuất nhập khẩu và số lượng ngoai tệ đang có trên thị trường nước ta. Tập
trung quản lý ngoại tệ vào một đầu mối là NHNN. Ngoại tệ của kho bạc nhà nước
có được cũng phải bán cho NHNN và khi cần sử dụng thì mua lại Tại NHNN.
+ xác định một cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá rổ
ngoại tệ mạnh để làm căn cứ cho việc ấn định tỷ giá đồng VN chứ không nên
chỉ neo giữ đồng vn vào đồng USD.
+ Có chính sách khuyến khicchs các công ty xuất nhập khẩu đa dạng hoá
cơ câua tiền tệ trong giao dịch thương mại quốc tế để nâng cao sự cân đối giữa
luồng cung và cầu ngoại tệ, qua đó góp phần đa dạng hoá tiền tệ của nền kinh tế
một cách cân đối hơn.
+ Chuẩn xác hoá chỉ số kinh té vĩ mô như; lạm phát, lãi suất, thực trạng của
cán can thanh toán, nợ nước ngoài, để giúp cho nhà nước lựa chọn phương án
điều chỉnh tỷ giá có hiệu quả hơn.
_ Thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nghiêm ngặt.
+ Nhà nước cần xây dựng quy chế thông tin, báo cáo hệ thống hoá kịp thời
số lượng luồng ngoại tệ ra vào trong nước, từ đó dự báo về quan hệ cung cầu
trên thị trường ngoại tệ làm căn cứ diều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại
hối.
42
+ Quản lý chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài, đặc biệt là vay ngắn hạn.
Kiểm soát chặt cchẽ việc bảo lãnh vay trả chậm của các NHTM ccho các doanh
nghiệp vay từ nước ngoài.
+ Tổ chức tốt mạng lưới thu đổi ngoại tệ cho khách hàng.
_ Phải tạo thêm nhiều phương tiện truyền tải giá trị làm phương tiện lưu
thông, thanh toán để giảm bớt áp lực nhu cầu tiền mặt trong lưu thông.
_ Cải cách hệ thống thanh toán, khuyến khích người dân mở tài khoản sec
cá nhân và thanh toán qua hệ thống ngân hàng.
Từng bước tăng mệnh giá đông Việt Nam.
_ Tiếp tục khép dần chênh lệch giữa lãi suất cho vay đồng ngoại tệ với lãi
suất cho vay đồng bản tệ.
_ Nhà nước cần xây dựng quy chế thông tin, báo cáo hệ thống hoá kịp thời
số lượng luồng ngoại tệ ra vào trong nước, từ đó dự báo về quan hệ cung cầu
trên thị trường ngoại tệ làm căn cứ diều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại
hối.
II. KIẾN NGHỊ
Với sự hiểu biết và nguồn nhận thức có hạn, em xin đưa ra một vàI kiến
nghị nhằm hoàn thiện hơn cơmchế điều hành tỷ giá ở Việt Nam.
a. NHNN phải là nơi cung cấp thông tin nhanh nhất hiệu quả nhất về tỷ giá,
nguồn ngoại tệ …. . cũng như dự báo về tình hình diễn biến tỷ giá trong thời gian tới.
43
b. Thường xuyên thông báo tỷ giá trên các phương tiện thông tin đại chúng
nhằm làm cho các tổ chức, các doanh nghiệp sản suất các mặt hàng xuất khẩu
nắm được, đảm bảo cho quá trình giao dịch diễn ra công bằng và nhanh chóng.
c. Kết hợp chính sách tỷ giá với chính sách vĩ mô khác.
d. Cần phải thiết lập một biên độ dao động hợp lý để chế độ tỷ giá được
mềm rẻo và linh hoạt hơn.
e. Nhà nước đặc biệt ngăn cấm mọi hành vi đầu cơ gây lũng đoạn thị trường.
f. NHTW cần phải can thiệp khi đồng nội tệ có nguy cơ bị phá giá nhằm
bảo vệ hàng hoá trong nước hạn chế hàng hoá nhập khẩu.
KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường, nền kinh tế Việt nam đang trong giai đoạn chuyển
tiếp, vì vậy mở rộng tiến tới hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực có vai
trò hết sức quan trọng. Trong đó việc lựa chọn cơ chế tỷ giá phù hợp là vấn đề
cần thiết và quan trọng trong chính sách tiền tệ. Thông qua tỷ giá của đồng Việt
Nam được yết với các đồng tiền khác ta có thể biết nền kinh tế đang tăng trưởng
hay đang suy thoái hoặc ta có thể biết được cán cân thương mại quốc tế đang
thặng dư hay đang thâm hụt. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp khắc phục bằng
việc điều chỉnh tỷ giá. Cũng dựa vào công cụ tỷ giá Nhà Nước có thể thu hút
44
vốn đầu tư nước ngoài, hỗ trợ xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm
phát……. Nhận định được tầm quan trọng của công cụ tỷ giá khi viết bài tiểu
luận này em hy vọng với những biện pháp và kiến nghị trên em sẽ góp một phần
nhỏ bé vào việc điều hành chính sách tỷ giá hiện nay.
45
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận Văn- Tìm hiểu về công cụ tỷ giá ở Việt Nam.pdf