Luận văn Tìm hiểu tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam

Tài liệu Luận văn Tìm hiểu tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam: LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi nước ta chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung, quan liờu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoỏ nhiều thành phần theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế đó chuyển biến khởi sắc, trong đó hộ sản xuất được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ và là tế bào của nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Từ khi xác định vai trũ kinh tế của hộ nụng dõn, phong trào nụng dõn sản xuất giỏi đang được mở rộng, nhiều hộ bỏ vốn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển sản xuất, góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, từng bước nâng cao đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn. Để có một nền nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH, đẩy mạnh quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nền nông nghiệp nói chung và kinh tế nông...

pdf96 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi nước ta chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung, quan liờu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoỏ nhiều thành phần theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế đó chuyển biến khởi sắc, trong đó hộ sản xuất được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ và là tế bào của nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Từ khi xác định vai trũ kinh tế của hộ nụng dõn, phong trào nụng dõn sản xuất giỏi đang được mở rộng, nhiều hộ bỏ vốn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển sản xuất, góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, từng bước nâng cao đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn. Để có một nền nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH, đẩy mạnh quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nền nông nghiệp nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng đang rất cần những nguồn vốn lớn, do đó tác động của ngân hàng nông nghiệp đối với nông nghiệp nói chung, hộ sản xuất nói riêng đang là một nhu cầu mang tính cấp bách. Với chức năng của mỡnh, ngõn hàng nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn (NHNo&PTNT) Quảng Nam đó xỏc định lấy nông nghiệp, nông thôn làm thị trường hoạt động chủ yếu. Hộ sản xuất là khách hàng cơ bản và chủ yếu của NHNo&PTNT Quảng Nam hiện tại và trong tương lai, trong đó phần nhiều là nông hộ (hộ sản xuất nông nghiệp). NHNo&PTNT Quảng Nam xác định rằng được phục vụ hộ sản xuất nông nghiệp, lực lượng sản xuất kinh doanh đông đảo, tạo ra một lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho xó hội là nhiệm vụ cú ý nghĩa cả về mặt kinh tế, chớnh trị và xó hội. Trong cơ chế thị trường, phương châm của ngân hàng là “đi vay để cho vay”, lấy nhu cầu của nền kinh tế làm cơ sở đặt kế hoạch huy động vốn, quy mô cấp tín dụng và các dịch vụ khác theo hướng đa dạng hoá hỡnh thức, cũng như phạm vi áp dụng đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế. Thực tiễn hoạt động của ngân hàng nói chung thường gặp những khó khăn và những mâu thuẫn: có lúc thiếu vốn không huy động được, ngược lại có lúc thừa vốn không cho vay được, trong khi hộ sản xuất vẫn có nhu cầu vay vốn nhất là hộ sản xuất nông nghiệp. Từ đó đũi hỏi phải nghiờn cứu đầy đủ về lý luận ngân hàng đồng thời đánh giá đúng đắn về thực tiễn để xây dựng và tỡm ra cỏc giải phỏp nhằm mở rộng cỏc dịch vụ hoạt động ngân hàng cho phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay Từ lý do đó, tôi chọn đề tài: “Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Kinh tế-Chính trị. 2. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu đề tài - Lê Đức Thọ (2005), Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Thương mại nhà nước ở Nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - PGS.TS Đỗ Tất Ngọc (2006), Tín dụng Ngân hàng Đối kinh tế hộ ở Việt Nam, Hà Nội, Nxb Lao động. - Võ Văn Lâm (1999), Đổi mới hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận án thạc sỹ Khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội... Vấn đề này, trong một khía cạnh nào đó về hộ sản xuất đó cú một số đề tài nghiên cứu, nhưng chưa sâu sắc về tín dụng của ngân hàng đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam. Luận văn này đặt ra vấn đề tín dụng của NHNo&PTNT để phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế hộ nông nghiệp ở nông thôn tỉnh Quảng Nam để kinh tế nông hộ có điều kiện vươn lên trở thành một yếu tố quan trọng tham gia vào nền kinh tế hàng hoá. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Đánh giá lại thực trạng tín dụng của NHNo&PTNT đến nông hộ trên địa bàn Quảng Nam thời gian qua. Từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao vai trũ hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Quảng Nam đến nông hộ trong thời gian đến. - Nhiệm vụ: Luận văn góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về tớn dụng ngõn hàng và vận dụng nú vào hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời góp phần thúc đẩy và hoàn thiện hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Quảng Nam đối với nông hộ để phát triển sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng sự nghiệp phát triển kinh tế xó hội theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tín dụng của NHNo&PTNT đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Quảng Nam đối với nông hộ từ khi tái lập tỉnh Quảng Nam đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời kế thừa các vấn đề lý luận chuyên môn chuyên ngành Ngân hàng để trên cơ sở đó xác định quan điểm và giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam. - Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử; các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và phương pháp toán học. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn làm rừ hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Quảng Nam đối với nông hộ. Đưa ra những đánh giá về thực trạng tín dụng của NHNo&PTNT Quảng Nam đối với nông hộ. Luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trũ của tớn dụng NHNo&PTNT đối với nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương, 10 tiết. Chương 1 Vai trò của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc phát triển nông hộ 1.1. NễNG HỘ VÀ NHU CẦU VỐN TRONG QUÁ TRèNH PHÁT TRIỂN 1.1.1 Nông hộ và đặc trưng của nó 1.1.1.1. Khái niệm về nông hộ Ở nước ta, một đất nước từ xa xưa đến nay sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế nông hộ ở nông thôn là bộ phận cấu thành không thể thiếu được của nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Do vậy, trong cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu khoa học, cỏc nhà khoa học đó tốn bao nhiờu cụng sức và thời gian để nghiên cứu về kinh tế nông hộ. Thường khi tiếp cận khái niệm kinh tế nông hộ, các nhà khoa học người ta bắt đầu từ khái niệm hộ, kinh tế hộ, kinh tế hộ nông nghiệp, kinh tế hộ nông dân hay kinh tế nông hộ . Khi nghiên cứu về khái niệm hộ, các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học dưới góc độ khác nhau, đó đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về hộ. Tại cuộc hội thảo quốc tế lần thứ IV về quản lý nụng trại ở Hà Lan năm 1980, các đại biểu nhất trí cho rằng: “hộ là đơn vị cơ bản của xó hội cú liờn quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xó hội khỏc” [14, tr.32]. Giáo sư T.G.MC.GEC, giám đốc viện nghiên cứu châu Á trường Đại học British Colombia nhận xét rằng: “Ở các nước châu Á hầu hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc ở chung trong một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ”. Một ý kiến khỏc, ụng Harice trường đại học tổng hợp Susex Luân Đôn cho rằng: “Hộ là đơn vị tự nhiên tự tạo nguồn lao động” [14, tr.32]. Qua những định nghĩa trên đây về hộ, có thể thấy rằng khái niệm hộ bao hàm những nội dung chủ yếu sau đây: - Là nhóm người cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết tộc. - Có chung một ngân quỹ - Cùng tiến hành sản xuất chung - Cùng sống chung hoặc không cùng sống chung trong một mái nhà. Dưới góc độ kinh tế thỡ khỏi niệm hộ được xem là kinh tế hộ Nói đến nông hộ thỡ chỳng ta cú thể xem nú như là hộ sản xuất nông nghiệp hay là hộ nông dân. Nông hộ là những người có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một khoản đất đai và trực tiếp quản lý, tổ chức sản xuất nụng nghiệp, họ sống bằng nghề nụng là chủ yếu. Khi nghiờn cứu về kinh tế nụng hộ (hộ nụng dõn) Frank Ellis định nghĩa: “nông dân là các hộ gia đỡnh làm nụng nghiệp cú quyền kiếm kế sinh nhai trờn những mảnh đất hiện có sử dụng sức lao động của gia đỡnh để sản xuất” [14, tr.42]. Như vậy, có thể hiểu là nếu một chủ đất không trực tiếp quản lý và lao động sản xuất trên phần đất của mỡnh thỡ khụng phải là nụng hộ, hộ nụng dõn hay hộ sản xuất nụng nghiệp, và nếu một người lao động sống bằng thu nhập từ lao động sản xuất nông nghiệp nhưng không làm chủ một mảnh đất nào mà chỉ làm thuê cũng không gọi là nông dân mà đó là “công nhân nông nghiệp”. Là người nông dân hay nông hộ, nhất thiết họ phải làm chủ tư liệu sản xuất, chủ yếu đó là ruộng đất và họ phải là người trực tiếp lao động và quản lý sản xuất trờn phần đất ấy với tư cách là chủ sở hữu hay chủ sử dụng lâu dài. Người nông dân trong nông hộ của họ tạo thành một đơn vị kinh tế - xó hội cơ bản là hộ sản xuất nông nghiệp, xét về góc độ kinh tế thỡ đó là những đơn vị kinh tế tự chủ gọi là kinh tế hộ nông nghiệp. Kinh tế nông hộ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, hiểu nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề cá và có thêm một số hoạt động phi nông nghiệp khác nhưng sản xuất kinh doanh nông nghiệp là chủ yếu. Qua đó có thể tóm tắt: kinh tế nụng hộ hay cũn gọi kinh tế hộ nụng nghiệp là hỡnh thức kinh tế tự chủ trong kinh doanh nụng nghiệp, dựa trờn cơ sở sức lao động của gia đỡnh là chớnh và quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng lõu dài phần ruộng đất mà họ canh tác cùng với các tư liệu sản xuất khác. Kinh tế nông hộ hay cũn gọi là hộ sản xuất nụng nghiệp là khỏi niệm bao quỏt chung bao gồm cỏc loại hộ cú trỡnh độ sản xuất khác nhau như kinh tế nông hộ tự túc, tự cấp (tiểu nông), kinh tế nông hộ sản xuất hàng hoá (nông trại gia đỡnh). Cũng cần phõn biệt kinh tế nụng hộ với tư cách là một đơn vị kinh tế tự chủ với kinh tế phụ gia đỡnh, bởi lẽ cú một thời kỳ ở nước ta và các nước xó hội chủ nghĩa cũ thực hiện chủ trương tập thể hoá sản xuất nông nghiệp, tách người nông dân khỏi quyền làm chủ tư liệu sản xuất, xoá bỏ hỡnh thức kinh tế hộ tự chủ. Hỡnh búng kinh tế nụng hộ chỉ cũn được người nông dân cố tỡnh lưu giữ dưới dạng kinh tế phụ gia đỡnh, xó viờn hợp tỏc xó, nú khụng cũn là đơn vị kinh tế tự chủ. Ở nước ta, tư khi đổi mới cơ chế quản lý trong nụng nghiệp vai trũ đơn vị kinh tế tự chủ của nông hộ dần được khẳng định, họ được trao quyền quản lý và sử dụng đất lâu dài. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xó hội chủ nghĩa, kinh tế nông hộ đó từng bước chuyển biến từ kinh tế nông hộ sản xuất tự cấp tự túc (tiểu nông) lên kinh tế nông hộ sản xuất hàng hoá (hộ nông trại) hay nông trại gia đỡnh. Người ta phân biệt kinh tế nông hộ tiểu nông với kinh tế nông hộ trang trại ở chỗ kinh tế nông hộ tiểu nông qui mô nhỏ, sản xuất tự cấp tự túc là chủ yếu, kinh tế nông hộ trang trại có quy mô lớn hơn và sản xuất chủ yếu để bán ra thị trường. Quá trỡnh phỏt triển từ tiểu nụng lờn sản xuất hàng hoỏ của kinh tế nụng hộ khụng phải là đột biến mà nó diễn ra dần dần từng bước.Việc phân loại nông hộ trang trại với nông hộ tiểu nông cũng mang tính ước lệ tương đối. Ở nước ta, có ý kiến cho rằng phải phõn biệt ở quy mụ diện tớch canh tỏc, cũng cú ý kiến khỏc núi rằng lấy giỏ trị nụng sản hàng hoá, số đông các nhà khoa học cho rằng nông hộ trang trại phải có quy mô đất canh tác cao hơn quy mô trung bỡnh mật độ trong vùng và số lượng nông sản hàng hoá phải đạt từ 70% trở lên. 1.1.1.2. Một số đặc trưng của kinh tế nông hộ Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế cơ bản của nền nông nghiệp và hơn thế nữa chúng cũn là hỡnh thức tổ chức sản xuất phự hợp với đặt điểm tổ chức nông nghiệp bởi nó có những đặc trưng sau đây: - Kinh tế nụng hộ cú sự gắn bú chặt chẽ giữa quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. - Các thành viên của nông hộ đều là người trong một gia đỡnh, cú chung lợi ớch, làm chung, ăn chung, cùng chia sẻ thuận lợi, khó khăn, thành công hay rủi ro trong cuộc sống và trong lao động sản xuất. Chính vỡ vậy, ý thức trỏch nhiệm của mỗi thành viờn trong quỏ trỡnh lao động sản xuất rất cao vỡ tự giỏc, họ cú ý thức của người chủ đối với ruộng đất, với cây trồng, vật nuôi, với kết quả của quá trỡnh sản xuất. Xột về sự phự hợp với đặc thù sinh học của sản xuất nông nghiệp thỡ nụng hộ là đơn vị kinh tế cơ bản phù hợp nhất, khó có hỡnh thức kinh tế nào cú thể thay thế tốt hơn được. - Kinh tế nông hộ có khả năng tự điều chỉnh rất cao, do có sự thống nhất về lợi ích trong gia đỡnh nờn việc điều chỉnh giữa tích luỹ và tiêu dùng được thực hiện một cách cơ động, có khi dành cả một phần sản phẩm tất yếu để đầu tư và mở rộng sản xuất. Tính cơ động này làm cho kinh tế nông hộ có khả năng thích ứng với sự thay đổi đầu vào, đầu ra của quá trỡnh sản xuất. Trong cơ chế thị trường, gặp điều kiện thuận lợi, hộ có khả năng mở rộng sản xuất để có nhiều nông sản hàng hoá và khi các điều kiện không thuận lợi, sản xuất gặp khó khăn, hộ có thể điều chỉnh cho phù hợp hoặc chuyển một phần sản phẩm tất yếu thành sản phẩm thặng dư, có thể lấy công làm lói để bảo toàn vốn sản xuất, mặc dù có thể giảm tối đa nhu cầu tiêu dùng . Mặt khác, kinh tế nông hộ có quy mô sản xuất tương đối nhỏ, phù hợp với khả năng lao động và quản lý của gia đỡnh, vỡ vậy nú là một đơn vị sản xuất gọn nhẹ, linh hoạt thích ứng với sản xuất nông nghiệp trong cơ chế thị trường. Đối với kinh tế nông hộ, có thể dễ dàng điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kỹ thuật, sản xuất theo nhu cầu của thị trường hơn là những đơn vị kinh tế có quy mô lớn như các nông trường, các xí nghiệp nông nghiệp, lâm trường… nông hộ có khả năng tận dụng thời gian nông nhàn để tham gia vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp để tăng thêm thu nhập.Vỡ vậy, nhỡn chung tính hiệu quả của kinh tế nông hộ là tương đối cao, nó quy định sự tồn tại khách quan, lâu dài của hỡnh thức kinh tế nông hộ trong sản xuất nông nghiệp. Là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ nhưng nó không hoạt động một cách riêng biệt, không phải chỉ là kinh tế cá thể, mà nó có khả năng tồn tại với nhiều hỡnh thức sở hữu khỏc, cú thể là thành viờn của cỏc tổ chức hợp tác hay liên kết với các tổ chức kinh tế Nhà nước để làm tăng năng lực của mỡnh. Sản xuất của nông hộ luôn gắn liền với quy mô và đặc điểm môi trường sinh thái đặc biệt là khí hậu, thổ nhưỡng, địa hỡnh, thuỷ văn. Nông hộ chưa thể khắc phục được những bất lợi của thiên nhiên đem đến cho mỡnh. Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của nụng hộ thường hay gặp rủi ro. Sản phẩm tạo ra có thời hạn sử dụng ngắn, chủ yếu mang tính chất tươi sống, cho nên trong sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với chế độ bảo quản, vận chuyển, chế biến thích hợp và phải có thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, cũn cú một số đặc trưng khác như kinh tế nông hộ vừa là đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng, kinh tế nông hộ là đơn vị tự nhiên tự tạo nguồn lao động… Do những đặc trưng như vậy mà nông hộ từ xa xưa cho đến nay, ở tất cả các nước luôn là đơn vị kinh tế cơ bản của nền sản xuất nông nghiệp. Từ một số đặc trưng nêu trên, chúng ta thấy nông hộ là một đơn vị kinh tế tự chủ, là một bộ phận hợp thành nền kinh tế nhiều thành phần, trong thời kỳ quá độ dưới sự lónh đạo và quản lý của Nhà nước. Nông hộ được giao quyền sử dụng đất lâu dài, cơ cấu sản xuất đa dạng, quy mô sản xuất canh tác phù hợp nhiều ngành nghề dựa trên cơ sở lao động của gia đỡnh. Trong quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh, các nông hộ thường có nhu cầu quan hệ hợp tác với nhau và với các thành phần kinh tế khác nhằm làm tăng thêm năng lực cho mỡnh. Với Quảng Nam, nông hộ ở Quảng Nam chiếm 79,1% tổng số hộ trong toàn tỉnh, quy mô sản xuất, diện tích đất nông nghiệp bỡnh quân hộ 2,2 ha, bỡnh quõn khẩu là 0,4 ha đất nông nghiệp. Phát triển sản xuất của nông hộ gắn liền với đặc điểm từng vùng và từng khu vực phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng: ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi… Quảng Nam đó xỏc định được vị trí và tầm quan trọng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp và các hoạt động văn hoá – xó hội khỏc ở nụng thụn. Nhờ đó, phong trào hộ sản xuất giỏi ngày càng tăng, đó tớch cực tiếp thu, ứng dụng cỏc tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi phong tục, tập quán canh tác lạc hậu, từ đó đó gúp phần to lớn vào dự phỏt triển nền kinh tế của tỉnh núi chung và kinh tế nụng nghiệp, nụng thụn núi riờng, làm cho đời sống nhân dân của tỉnh không ngừng được cải thiện. 1.1.2. Nhu cầu vốn với sự phát triển kinh tế nông hộ 1.1.2.1. Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng Từ khi xác định nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, theo Luật đất đai (1993) và Luật đất đai sửa đổi (2003) nông hộ được giao các quyền sử dụng lâu dài về ruộng đất, đó là quyền được chuyển đổi, cho thuê, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, kinh tế nông hộ đó cú bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng đi lên sản xuất hàng hoá. Giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích ngày càng được nâng cao bằng cách tăng đầu tư, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng con vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng lựa chọn những cây con có giá trị cao, làm cho sản xuất nông nghiệp từ thuần nông, độc canh cây lúa sang đa canh và kết hợp trồng trọt và phát triển chăn nuôi với các loại giống cây, con gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, thuỷ sản có giá trị lớn hơn. Những vùng chuyên canh lúa cao sản, lúa có giá trị hàng hoá cũng phát triển mạnh. Cơ cấu kinh tế dần dần chuyển dịch theo hướng tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ tăng lên. Một số nông hộ từ thuần nông đó dần chuyển sang vừa làm nụng nghiệp vừa làm dịch vụ để có thêm thu nhập, một số hộ có điều kiện chuyển hẳn sang làm ngành nghề phi nông nghiệp. Một số nông hộ có khả năng, có điều kiện vươn lên lập các trang trại để sản xuất hàng hoá lớn. Quan điểm đổi mới của Đại hội lần thứ VI, Đại hội lần thứ VII của Đảng đó thực sự đi vào cuộc sống. Hợp tác hoá vẫn là con đường tất yếu, khách quan để đưa nông nghiệp nước ta lên sản xuất lớn xó hội chủ nghĩa, kinh tế hợp tỏc vẫn là hỡnh thức kinh tế phự hợp để chuyển nền nông nghiệp tiểu nông lên nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Hợp tác hoá hiện nay theo quan niệm mới hoàn toàn khác trước về tính chất, hỡnh thức, quy mụ và trỡnh độ. Quan niệm mới đó được vạch ra từ Nghị quyết Trung ương VI (khoá VI) và được Luật hợp tác xó sửa đổi cụ thể hoá. Hợp tác có nhiều hỡnh thức từ thấp đến cao, mọi tổ chức sản xuất do người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức được quản lý dân chủ, đăng ký hoạt động theo pháp luật, không phân biệt quy mô, tính chất đếu có hợp tác xó. Quỏ trỡnh vận động và phát triển nông nghiệp phải trên cơ sở lấy hoạt động nông hộ làm đơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất kinh doanh theo hướng hợp tác hoá, đa dạng hoá các hỡnh thức, đan xen với nhiều hỡnh thức tổ chức sản xuất, nhiều hỡnh thức hoạt động, nhiều trỡnh độ liên kết, hợp tác với nhau. Từ đó, dần dần phát triển và ra đời những quy mô hợp tác xó mới đúng tính chất kinh tế hợp tác và đảm bảo nguyên tắc hợp tác mà Lênin đó nờu ra (tự nguyện, quản lý dõn chủ, cựng cú lợi và giỳp đỡ lẫn nhau). Từ sự đổi mới về quan niệm đó dẫn đến đổi mới về hỡnh thức tổ chức và nội dung hoạt động của hợp tác xó ở nụng thụn và do đó cũng sẽ là cơ sở thuận lợi cho sự phát triển các hỡnh thức kinh tế nụng hộ đạt hiệu quả trong sản xuất cao hơn, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của đất nước. Việc phát triển các hỡnh thức kinh tế hợp tỏc của nụng thụn sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xó hội đi lên theo hướng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phù hợp với các quy luật khách quan ở nông thôn nước ta nói chung và Quảng Nam nói riêng trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Quan điểm đổi mới của Đảng ta là cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần, xu thế của kinh tế nụng hộ trong tiến trỡnh đổi mới là dần chuyển sang sản xuất hàng hoá. Cùng đồng hành với sự vận động của kinh tế thị trường, nền kinh tế nông hộ sẽ bị chi phối tác động bởi các quy luật của kinh tế thị trường là rất lớn. Bên cạnh đó khả năng về vốn đầu tư, về trỡnh độ khoa học kỹ thuật, về thị trường… của kinh tế nông hộ là có hạn nên việc tham gia vào tổ chức hợp tác, kinh doanh, liên kết, các mô hỡnh kinh tế trang trại… là cần thiết cho sự tồn tại và phỏt triển của kinh tế nụng hộ. Có thể chỳng ta nhận thấy tỡnh hỡnh chung của kinh tế nụng hộ trong những năm đổi mới vận động theo một số xu hướng chủ yếu sau đây: Thứ nhất: đi lên sản xuất hàng hoá bằng con đường tham gia vào các tổ chức hợp tác, mặc dù hộ sản xuất nông nghiệp đó được công nhận về mặt phỏp lý là một thực thể kinh tế độc lập, được giao quyền sử dụng đất lâu dài (tư liệu sản xuất) nhưng do thực tế phần lớn nông hộ có tiềm lực kinh tế, quy mô sản xuất cũn nhỏ, mặt khỏc khả năng quản lý, trỡnh độ kỹ thuật công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường… cũn nhiều hạn chế và một số vấn đề khác như thuỷ lợi, điện, giống cây con… cũng như các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp khác tự mỗi nông hộ không thể giải quyết được mà cần phải có sự hợp lực, hợp tác lại mới có thể giải quyết được. Từ những đũi hỏi đó mà nhu cầu hợp tác, liên kết giữa các hộ nông dân ngày càng trở nên bức xúc. Quy mô hỡnh thức cỏc tổ chức hợp tỏc rất đa dạng từ tổ liên doanh, liên kết đến tổ chức kinh tế hợp tác xó ở nụng thụn… Sự hỡnh thành cỏc hỡnh thức hợp tỏc hoạt động đan xen cùng kinh tế nông hộ là một tất yếu trong quá trỡnh phỏt triển vỡ cỏc thành viờn của kinh tế hợp tỏc là những nụng hộ. Do vậy, cần khuyến khớch cỏc hỡnh thức kinh tế hợp tỏc phỏt triển để giúp đỡ kinh tế nông hộ quá trỡnh tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, để kinh tế nông hộ thực sự là bộ phận không thể thiếu được trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiên đại hoá nông nghiệp nông thôn. Như vậy, xu hướng hợp tác có thể diễn ra với nhiều hỡnh thức là do nhu cầu lợi ích thiết thực của kinh tế nông hộ, xu hướng phát triển này là thể hiện sự biến đổi về chất của kinh tế nông hộ, vỡ quỏ trỡnh hợp tỏc đó tạo khả năng để nâng cao trỡnh độ quản lý, mở rộng khả năng thâm nhập thị trường, tạo điều kiện để kinh tế nông hộ tổ chức sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Thứ hai: Xu hướng phát triển sản xuất hàng hóa bằng con đường mở rộng quy mô sản xuất theo hỡnh thức phỏt triển trang trại. Trang trại là dạng đặc trưng của kinh tế nông hộ hàng hoá. Trong quỏ trỡnh hoạt động sản xuất kinh doanh có những hộ phát triển cơ sở sản xuất của mỡnh lên thành những trang trại do có khả năng tích tụ, tập trung được các nguồn lực cần thiết, nên tự nó có thể phá bỏ hỡnh thức hộ “tiểu nụng” để trở thành hộ sản xuất hàng hoá. Xu hướng này phát triển mạnh ở những nơi có điều kiện về đất đai, rừng, biển, mặt nước để nuôi trồng thủy sản cũng như việc mở rộng chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả…với quy mô ngày càng lớn. Đi lên sản xuất hàng hoá, kinh tế trang trại là bước tiến của quá trỡnh phỏt triển của kinh tế nông hộ, là xu hướng tất yếu của nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay và là đũi hỏi của sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Xu hướng phát triển các hộ trang trại ở nông thôn là xu hướng tích cực, biểu hiện sự vận động phát triển về chất của kinh tế nông hộ, nó có tác động tích cực đến quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Sự ra đời nhiều nông hộ trang trại ở tất cả các vùng, miền, những nơi có điều kiện, sẽ tạo ra sức sản xuất mới ở nông thôn, là nhân tố kích thích tác động tích cực những nông hộ cũn lại sẽ vươn lên cùng đồng hành. Ở Quảng Nam hiện nay có gần 1000 trang trại, trên hơn 3000 ha đất cải tạo theo hướng phát triển kinh tế vườn đồi, kinh tế trang trại, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Mô hỡnh kinh tế hợp tỏc cũng phỏt triển mạnh theo tinh thần Luật Hợp tỏc xó sửa đổi, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay toàn tỉnh có 48 tổ chức kinh tế hợp tác, trong số này nổi lên điển hỡnh cỏc HTX Duy Trinh, Duy Sơn, Duy Xuyên, HTX nông nghiệp Điện Phước I - Điện Bàn, HTX Đại Hiệp-Đại Lộc…cùng với việc phát triển các mô hỡnh kinh tế hợp tỏc, kinh tế trang trại thỡ Quảng Nam cũn cú trờn 297.660 nụng hộ là những thành viờn tớch cực gúp phần vào sự nghiệp phỏt triển kinh tế - xó hội núi chung và kinh tế nụng nghiệp núi riờng trong những năm qua không ngừng phát triển và ổn định. 1.1.2.2. Nhu cầu vốn và sự phát triển kinh tế nông hộ Thị trường vốn ra đời xuất phát từ những đũi hỏi khỏch quan của nền sản xuất xó hội, đó là nhu cầu giao lưu vốn giữa các chủ thể kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu giao lưu vốn là một tất yếu khách quan bởi vỡ vào bất cứ thời điểm nào cũng đều xuất hiện trạng thái có những người có vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng, đồng thời cũng có những nhu cầu về vốn nhưng bản thân lại không có vốn để trang trải các nhu cầu ấy. Trường hợp này thường xảy ra đối với kinh tế nông hộ. Đặc biệt, ở nước ta đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ một nền sản xuất nhỏ bé lạc hậu, việc cần một nhu cầu vốn nhất định để mua sắm tư liệu sản xuất và các chi phí cho sản xuất là điều rất cần thiết. Đối tượng để đầu tư vốn của nông hộ là rất đa dạng, phong phú bởi các hộ phần lớn ở nông thôn là sản xuất kinh doanh tổng hợp. Nhưng nhỡn chung, chi phí cho các đối tượng cụ thể cho các ngành nghề đó là: - Ngành trồng trọt: thường đầu tư cho các chi phí cải tạo đất, giống cây, chi phí thuỷ lợi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thu hoạch, chi phí sau thu hoạch, mua sắm thiết bị công cụ sản xuất, lao động thuê ngoài… - Ngành chăn nuôi: chi phí chuồng trại, ao hồ, con giống, thức ăn gia súc, thú y và chăm sóc động vật, chi phí môi trường… - Ngành ngư nghiệp: chi phí tàu thuyền, ngư cụ, chi phí về chế độ bảo quản, chế biến… - Ngành lâm nghiệp: chi phí cho việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác, chế biến lâm sản… - Các ngành nghề ở nông thôn: chi phí nguyên liệu đầu vào tuỳ theo từng ngành nghề có thể khai thác tại chỗ, hoặc mua nguyên liệu, nhiên liệu cho quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh, mua sắm máy móc thiết bị... Ở Quảng Nam, theo định hướng phát triển kinh tế - xó hội, mục tiêu đến năm 2020 là tỉnh công nghiệp. Do vậy, trong ngành sản xuất nông nghiệp phải chuyển dịch mạnh mẽ và quyết liệt cơ cấu sản xuất nội bộ, trong kế hoạch 5 năm 2006-2010: đưa phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, phấn đấu đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm từ 35- 40 % giá trị sản xuất nông nghiệp; phát triển trồng trọt chất lượng cao, đạt bỡnh quõn trờn 30 triệu đồng/ha canh tác/ năm; đảm bảo 10.000 ha ngô, mía từ 6000 – 8000 ha , dứa từ 4000 - 5000 ha, lạc 10000 ha, hạt điều 5000 ha, chè 1000 ha, vùng nguyên liệu giấy với quy mô khoản 25000-30000 ha, bông 5000 ha, hỡnh thành cỏc vựng rau sạch, phỏt triển nghề trồng hoa và sinh vật cảnh. Về thủy sản: nâng sản lượng đánh bắt hải sản lên 60.000-65.000 tấn vào năm 2010, phấn đấu đưa diện tích nuôi thuỷ sản đạt 7000 ha trong đó diện tích nuôi tôm là 4.000 ha, xây dựng hai trung tâm nghề cá lớn ở Cửa Đại (Hội An) và Tam Quang (Núi Thành). Về lâm nghiệp, tăng tốc độ che phủ rừng từ 42% lên 46% vào năm 2010; triển khai trồng mới và khoanh nuôi tái sinh hằng năm là 22000 ha, chú trọng các loại có giá trị kinh tế cao… Ngoài nông nghiệp, việc phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ… và cỏc lĩnh vực kinh tế xó hội khỏc cũng rất cấp bách. Do đó nhu cầu vốn đến năm 2010 cần khoảng 40.000 tỷ [37]. Riêng trong ngành nông nghiệp nói chung nhu cầu vốn đầu tư đến 2010 cầnchiếm từ 22 – 24% trong tổng nhu cầu vốn của phát triển kinh tế xó hội của tỉnh Quảng Nam. Trong các nhu cầu phát triển này có nhu cầu rất lớn của kinh tế nông hộ ở Quảng Nam trong những năm đầu. Để có nguồn vốn cho các nhu cầu nói trên thỡ tỉnh Quảng Nam phải khai thỏc triệt để mọi nguồn vốn có thể. Để đạt được mục tiêu kinh tế xó hội đến 2015 – 2020 là tỉnh công nghiệp thỡ nguồn vốn tớn dụng ngõn hàng đối với phát triển kinh tế nói chung và cho phát triển kinh tế nông hộ nói riêng là rất cần thiết và là công cụ quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 1.2. NỘI DUNG VÀ NHỮNG HèNH THỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NễNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NễNG THễN TỚI NễNG HỘ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Tín dụng và tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với nông hộ Tín dụng là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hoá, nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa người sở hữu và người sử dụng các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả vốn và kèm theo lợi tức khi đến hạn. Có nhiều hỡnh thức tín dụng, nhưng trong điều kiện hiện nay ở nước ta, tín dụng ngân hàng là hỡnh thức phổ biến và được áp dụng rộng rói. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân. Nó là một nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả và có lói. Đây cũng là hỡnh thức tín dụng phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu của kinh tế hộ. Chúng ta biết rằng: Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đó thoả thuận. Trong quan hệ giao dịch này thể hiện cỏc nội dung sau: - Trái chủ hay cũn gọi là người cho vay chuyển giao cho người thụ trái hay cũn gọi là người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hỡnh thức tiền tệ hoặc dưới hỡnh thức hiện vật như hàng hoá, máy móc, thiết bị bất động sản. - Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay. Mác viết: Tiền chẳng qua chỉ rời khỏi tay người sở hữu trong một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay người sở hữu sang tay nhà tư bản hoạt động, cho nên tiền không phải được bỏ ra để thanh toán, cũng không phải tự đem đi bán, mà chỉ đem cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại với điều kiện là nó sẽ quay trở về điểm xuất phát một kỳ hạn nhất định [21, tr.16] Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức. Mác viết:“Đem tiền cho vay với tư cách là một việc với đặc điểm là sẽ quay trở về điểm xuất phát của nó, mà vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn lên thêm trong quá trỡnh vận động” [21, tr.28]. Quan hệ tớn dụng cú thể diễn tả theo mụ hỡnh sau: T Giá trị tín dụng Trái chủ (credior) Thụ trái (debetor) Người cho vay (lender) Người đi vay (borower) T +L Giỏ trị tớn dụng + lói Trong hoạt động thực tiễn, quan hệ tớn dụng hỡnh thành hết sức đa dạng, và có đủ các loại chủ thể tham gia vào các quan hệ tín dụng cụ thể: + Quan hệ giữa Nhà nước với các doanh nghiệp và công chúng thể hiện dưới hỡnh thức Nhà nước phát hành các giấy tờ như công trái, trái phiếu, tín phiếu kho bạc. + Quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau dưới hỡnh thức bỏn chịu hàng húa. + Quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với công chúng, thể hiện dưới hỡnh thức phỏt hành cỏc loại trỏi phiếu, bỏn hàng trả gúp. + Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng với các doanh nghiệp và công chúng, thể hiện dưới hỡnh thức nhận tiền gởi của khỏch hàng, cho khỏch hàng vay, tài trợ thuờ mua… Các tổ chức ngân hàng tham gia vào quan hệ tín dụng thể hiện với 2 tư cách. Ngân hàng đóng vai trũ thụ trỏi và hành vi này được gọi là đi vay (borrow) bao gồm nhận tiền gởi của khách hàng, phát hành trái phiếu để vay vốn trong xó hội, vay vốn của ngõn hàng trung ương và các ngân hàng khác. Ngân hàng đóng vai trũ trỏi chủ và hành vi này được gọi là cho vay (loans). Vỡ tớnh chất phức tạp của hoạt động cho vay, nên khi nói đến tín dụng người ta thường đề cập đến cho vay và bỏ quên mặt thứ hai, đó là đi vay. * Các loại cho vay của ngân hàng Căn cứ vào mục đích: Dựa vào căn cứ này cho vay được chia ra các loại sau: + Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản… + Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. + Cho vay nông nghiệp: có loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu… + Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng… Căn cứ vào thời hạn cho vay Theo căn cứ này cho vay được chia thành 3 loại sau: + Cho vay ngắn hạn: loại cho vay này có thời hạn từ 12 tháng trở lại và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân… + Cho vay trung hạn: loại cho vay này có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật mở rộng sản xuất… + Cho vay dài hạn: loại cho vay này có thời hạn trên 5 năm trở lên đáp ứng các nhu cầu vốn dài hạn… * Một số hỡnh thức tớn dụng trong cho vay nụng hộ Do đặc thù của kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế cấp cơ sở, là tế bào cấu thành nền sản xuất xó hội nờn khi cấp tớn dụng cho nụng hộ trong quỏ trỡnh sản xuất sẽ cú những phương thức tín dụng khỏc nhau, phự hợp với mụ hỡnh sản xuất của hộ. Sau đây là một số hỡnh thức cấp tớn dụng đối với kinh tế hộ: - Cho vay trực tiếp: Cho vay trực tiếp là hỡnh thức tớn dụng mà trong đó người nông dân có nhu cầu về vốn trực tiếp giao dịch với ngân hàng để vay vốn và trả nợ, đồng thời ngân hàng cho vay trực tiếp đối với người vay đó. Trong cho vay trực tiếp, việc cấp tín dụng có thể diễn ra với sơ đồ sau: + Nếu diễn ra cho vay và thu nợ giữa chỉ ngân hàng và hộ sản xuất Sơ đồ 1.1: Hỡnh thức tớn dụng song phương giải ngân Ngân hàng Hộ nông dân Thu nợ Hỡnh thức cấp tớn dụng này phự hợp với những mún vay nhỏ, thời hạn ngắn và ngõn hàng sẽ khú giỏm sỏt mục đích sử dụng vốn vay của hộ. Song mặt khác do hộ nông dân sinh sống ở những nơi có điều kiện giao thông không thuận lợi nên sẽ gây bất lợi trong việc tiếp cận với ngân hàng nơi cho vay. + Nếu diễn ra việc cấp tín dụng có sự tham gia của bên thứ 3 (tổ chức bao tiêu sản phẩm) Sơ đồ 1.2: Hỡnh thức qua tổ chức bao tiờu Hộ nông dân (1) Ngân hàng (2) (3) Tổ chức bao tiêu Trong hợp đồng tín dụng, ngoài ngân hàng và hộ nông dân, cũn cú sự tham gia của cỏc tổ chức bao tiờu sản phẩm nờn khi tiến hành thu nợ thỡ ngõn hàng sẽ thụng qua tổ chức này. (1)Ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân của hộ nông dân (2)Hộ nông dân giao bán sản phẩm cho tổ chức bao tiêu (3)Tổ chức bao tiêu trả nợ ngân hàng thay cho hộ nông dân - Cho vay bán trực tiếp (qua tổ chức đại diện của hộ nông dân): Cho vay bỏn trực tiếp là hỡnh thức cho vay được áp dụng từ Bangladesh, và nhân rộng ra ở các nước châu Á. Tại Việt Nam, áp dụng mô hỡnh cho vay này vào những năm cuối thập niên chín mươi và dưới cái tên gọi như cho vay theo tổ liên doanh, liên đới, cho vay theo tổ hợp tác vay vốn, cho vay theo tổ tiết kiệm vay vốn…Khi có Nghị quyết liên tịch 2308 giữa NHNo&PTNT Việt Nam và Trung ương Hội nông dân Việt Nam ra đời vào ngày 9/10/1999 thỡ đây là điều kiện thuận lợi để các chi nhánh NHNo&PTNT trong cả nước tận dụng và mở rộng các hỡnh thức cho vay theo tổ vay vốn (ngõn hàng nụng nghiệp thường gọi là tổ 2308). Tổ được thành lập trên cơ sở tự nguyện, số thành viên trong tổ khoảng từ 5-40 người, các thành viên của tổ bầu ra tổ trưởng là người đại diện pháp lý của tổ để giao dịch với ngân hàng, tổ được hỡnh thành cú sự quyết định, công nhận của chính quyền địa phương. Sơ đồ của hỡnh thức tớn dụng cho vay qua tổ được thể hiện như sau: Sơ đồ 1.3: Hỡnh thức tớn dụng cho vay qua tổ Hộ nông dân -1 -2 -3 -4 Tổ hợp tác vay vốn Tổ trưởn g tổ vay vốn Ngân hàng Với mụ hỡnh cho vay qua tổ vay vốn đó đem lại một số ưu điểm: + Đối với hộ nông dân: giảm được thời gian, chi phí đi lại làm thủ tục vay vốn, trả nợ và chỉ đến ngân hàng khi nhận tiền vay, có điều kiện học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong quá trỡnh sản xuất. + Đối với ngân hàng: giảm được áp lực quá tải của cán bộ tín dụng, nắm bắt kịp thời các nhu cầu cho phục vụ phát triển sản xuất của các hộ, bố trí vốn, kế hoạch giải ngân hợp lý để các hộ tổ chức sản xuất một cách chủ động và thông qua tổ ngân hàng có thể vận động các thành viên trong tổ giữ các khoản tiền chưa cần sử dụng vào ngân hàng để tăng thêm nguồn vốn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế. - Cho vay hộ nông dân qua tổ chức trung gian (gián tiếp): Hỡnh thức này, ngõn hàng cấp tớn dụng cho nụng hộ thụng qua việc cho cỏc tổ chức chế biến, tiờu thụ hoặc cung cấp vật tư cho các hộ nông dân. Biểu hiện qua hỡnh thức này là hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngõn hàng và tổ chức trung gian, cỏc tổ chức trung gian này thường là các xí nghiệp, nhà máy dùng các nguyên liệu là những sản phẩm thỡ kết quả sản xuất của cỏc hộ nụng dõn, hay cỏc tổ chức thu mua cỏc nụng sản ấy của các nông hộ do các tổ chức này phải ứng vốn cho hộ nông dân sản xuất và tổ chức bao tiêu các nông sản phẩm làm ra của hộ nông dân. Sơ đồ 1.4: Mụ hỡnh cho vay theo tổ vay vốn Ngân hàng (2) Tổ chức trung gian Hộ nông dân (3) (1) Ngân hàng cho các tổ chức trung gian vay (2) Các tổ chức trung gian ứng vốn cho nông hộ (3) Đến vụ thu hoạch tổ chức trung gian thu mua sản phẩm và hộ trả nợ cho các tổ chức trung gian (4) Các tổ chức trung gian trả nợ cho ngân hàng. Lợi ớch của hỡnh thức cho vay nụng hộ qua tổ chức trung gian - Đối với hộ nông dân: đây là hỡnh thức cho vay giỳp hộ nụng dõn an tõm sản xuất vỡ đó cú nơi cung cấp nguồn đầu vào như giống cây con, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh… và đồng thời ở đầu ra cũng được bao tiêu các sản phẩm làm ra… ngoài ra, cũn cú những điều kiện để hộ sản xuất tiếp cận với các công nghệ kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất. - Đối với ngân hàng: vốn cho vay sẽ được sử dụng đúng mục đích, vỡ cú sự giỏm sỏt của tổ chức trung gian, ngõn hàng khụng tốn thời gian thẩm định đến từng hộ mà chỉ thẩm định tại tổ chức trung gian. - Đối với tổ chức trung gian: sẽ được đáp ứng vốn kịp thời từ phía ngân hàng và thông qua các hợp đồng với hộ sản xuất nông nghiệp tổ chức trung gian sẽ quản lý, thu mua được các sản phẩm do nông hộ sản xuất ra, đảm bảo các nguyên liệu đầu vào có chất lượng cho việc sản xuất chế biến và lưu thông bỡnh thường của mỡnh. Ngoài cỏc hỡnh thức cho vay đó nờu trờn, NHNo&PTNT Việt Nam cho vay qua các tổ chức tài chính trung gian để chuyển tải vốn tín dụng đến hộ sản xuất như quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng cổ phiếu, công ty tài chính, cho vay qua các tổ chức trung gian này gọi là “bán buôn”. Đối với cho vay các tổ chức tài chính trung gian này thủ tục vay tương tự như cho vay một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo Luật. 1.2.2. Tác dụng của hoạt động tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với kinh tế nông hộ Việc cho nông hộ vay là nhằm tạo điều kiện và khuyến khích nông dân phát triển sản xuất ra hàng hoá nông - lâm - ngư - diêm nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng các ngành nghề sản xuất mới, kinh doanh dịch vụ… tạo công ăn việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong ngành nông nghiệp, góp phần xây dựng một nông thôn mới giàu có văn minh. Tín dụng nói chung và tín dụng NHNo&PTNT đối với hộ sản xuất nông nghiệp ở nước ta có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là nó giúp cho nền nông nghiệp nước ta tạo ra nhiều hàng hoá hơn để cung cấp cho sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của toàn xó hội… Tín dụng của NHNo&PTNT là kênh để chuyển tải vốn có hiệu quả trong nền kinh tế nói chung và từng hộ sản xuất nông nghiệp nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá và chịu sự tác động, chi phối bởi các quy luật của thị trường. Trong quá trỡnh sản xuất kinh doanh, do quỏ trỡnh tuần hoàn của vốn ở cỏc khõu của sản xuất nờn cú lỳc người sản xuất tạm thời có nhu cầu vốn lớn hơn vốn tự có của mỡnh nờn cần phải kịp thời bổ sung để sản xuất được duy trỡ liờn tục kịp thời khụng bị giỏn đoạn. Đặc biệt là đối với các nông hộ chu kỳ sản xuất thường là theo thời vụ, do đó mọi nhu cầu chi phí đều tập trung vào thời vụ sản xuất. Chỉ khi đến thu hoạch thỡ mới cú nguồn thu do đó khoảng thời gian từ sản xuất đến thu hoạch, tuỳ theo sản phẩm, các hộ sản xuất nông nghiệp thường thiếu vốn cho đầu tư sản xuất, lúc này vốn tín dụng ngân hàng là kênh có thể đáp ứng kịp thời cho nhu cầu đó. Các nhà kinh tế thường cho rằng, thông qua công tác tín dụng các ngân hàng thương mại đó và đang thực hịên chức năng xó hội của mỡnh, làm cho sản phẩm xó hội được tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, vỡ tớn dụng của ngõn hàng cung ứng vốn cho những người cần vốn để đầu tư sản xuất, chế biến, cất trữ sản phẩm để sau đó bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Trong quá trỡnh sản xuất núi trờn, từ người sản xuất đến người bán buôn, đến người bán lẻ và cuối cùng đến người tiêu dùng. Tín dụng ngân hàng đó tạo ra khả năng toàn bộ quá trỡnh kinh tế, cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Người nông dân nhờ có điều kiện được vay vốn họ có thể mua hạt giống, thức ăn gia súc, phân bón và các nhu cầu thiết yếu khỏc cho quỏ trỡnh sản xuất, kinh doanh cũng như tín dụng ngân hàng đó tạo ra cho cỏc nụng hộ khả năng để mua sắm các vật tư, thiết bị, máy móc, các phương tiện vận chuyển để tổ chức lưu thông hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, qua đó tín dụng của NHNo&PTNT góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tín dụng của NHNo&PTNT đối với kinh tế nông hộ chủ yếu là tín dụng chi phí sản xuất, tức là các khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho nông dân để chi phí về giống cây trồng, con gia súc, thức ăn gia súc, phân bón, thuốc trừ sâu, phũng chữa bệnh gia sỳc, chi phớ ngày cụng lao động…Ngoài ra tín dụng của NHNo&PTNT cũn bao gồm cỏc khoản cho vay trung, dài hạn để cải tạo đồng ruộng, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, xây dựng kho tàng, cơ sở chế biến, phương tiện vận tải… tín dụng của NHNo&PTNT không chỉ đơn thuần là một kênh chuyển tải vốn cho sản xuất mà nó cũn là cụng cụ để thúc đẩy nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng phát triển, đặc biệt là đối với nông nghiệp Việt Nam chúng ta hiện nay. Thông qua tín dụng của ngân hàng, NHNo&PTNT đó thực sự trở thành là người bạn của nông dân, giúp đỡ nông dân mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến kỹ thuật, huy động các nguồn nhân lực vào quá trỡnh phát triển sản xuất nông nghiệp với năng suất và chất lượng ngày càng cao hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở nông thôn phát triển theo hướng kinh tế thị trường. Sản xuất nông nghiệp chỉ có thể phát triển khi nào nó được chuyển qua sản xuất hàng hoá. Muốn làm được điều đó thỡ cỏc hộ sản xuất cần phải cú vốn và đặc biệt là cần có sự tài trợ của hệ thống ngân hàng nói khác đi là nhờ vào tín dụng NHNo&PTNT đối với nông hộ mà nền kinh tế nông nghiệp sẽ được tổ chức lại theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyên môn hoá với quy mô sản xuất lớn hơn… Vỡ sản xuất hàng hoỏ vừa là mục tiờu vừa là điều kiện của tín dụng, nhờ sản xuất hàng hoá mà tín dụng được thu hồi vốn nhanh chóng và khả năng thu hồi tín dụng hoàn toàn lệ thuộc vào khả năng tiêu thụ hàng hoá. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG VIỆC VAY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ 1.3.1 Các nhân tố thuộc về hộ sản xuất nông nghiệp Các nhân tố thuận lợi Phạm vi hoạt động của tín dụng ngân hàng rất rộng lớn ở cả một thị trường nông thôn và thành thị, các đối tượng cấp tín dụng trong kinh tế nông hộ rất đa dạng và phong phú, tuỳ theo ngành nghề hộ tham gia và sản xuất kinh doanh mà đối tượng cấp tín dụng khác nhau, bao gồm các ngành: trồng trọt, ngành chăn nuôi, ngành đánh bắt hải sản, ngành lâm nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến…, hộ nông dân họ sống có tính cộng đồng rất cao, là những người gắn bó máu mủ huyết tộc, hộ nông dân Việt Nam giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. Đặc điểm của hộ nông dân Việt Nam là gắn bó, có tính chất truyền thống cả hai mặt vật chất kinh tế và tinh thần, có quyền lợi cùng hưởng và khó khăn cùng chịu, họ luôn luôn phấn đấu vươn lên để vượt qua những cảnh đói nghèo mà họ đó chịu đựng trong bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá. Để nắm bắt các thành tựu khoa học mới áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, họ rất năng động và nhạy bén, luôn biết thích nghi với mọi hoàn cảnh để hướng đến mục tiêu thoát nghèo và tiến lên làm giàu cho bản thân và gia đỡnh họ. Những hạn chế Kinh tế nông hộ ở Việt Nam là thành phần kinh tế đồng nhất, nhưng đại bộ phận trong số đó vẫn cũn duy trỡ kinh tế tiểu nụng với quy mụ sản xuất nhỏ, sản xuất hàng hoỏ mới trong giai đoạn phát triển ban đầu, mức sống vẫn cũn thấp và đang có xu hướng tăng dần lên. Song bên cạnh đó ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, cơ bản của hộ sản xuất nông nghiệp nhưng cũn rất manh mỳn, nhỏ lẻ, độ phỡ của đất ngày càng giảm, do quá trỡnh canh tỏc người sử dụng đất thiếu kiến thức, thiếu thông tin, thiếu vốn nên việc đầu tư thâm canh, phục hồi độ phỡ của ruộng đất, chưa đủ bù đắp cho sự tiêu hao của chu kỳ sản xuất làm cho đất ngày càng bạc màu. Mặt khác, do sự manh mún về ruộng đất nên việc áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp gặp khó, ảnh hưởng đến năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp nói chung và kinh tế nông hộ nói riêng. + Riêng với hộ nông dân ở Quảng Nam, có những yếu tố đặc thù: Về điều kiện lịch sử, nhân dân Quảng Nam nói chung và nông dân Quảng Nam nói riêng có truyền thống yêu nước và cách mạng kiên cường, trong chiến tranh luôn theo Đảng, theo cách mạng chống giặc ngoại xâm xứng đáng với tám chữ vàng “trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”. Khi đất nước được hoà bỡnh thống nhất, cùng với nhân dân cả nước dưới sự lónh đạo của Đảng, nông dân Quảng Nam nói riêng cùng với nhân dân Quảng Nam nói chung trong hơn 30 năm qua đó liờn tục phỏt huy tinh thần cỏch mạng trong việc xõy dựng lại quờ hượng góp phần tạo nên những hỡnh ảnh mới trờn quờ hương đất Quảng, phấn đấu thực hiện mục tiêu đến 2015-2020 Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Quảng Nam là tỉnh nằm ở khu vực miền Trung điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, có diện tích đất nông nghiệp 654.912 ha, hộ sản xuất nông nghiệp (nguồn: Cục thống kê Quảng Nam năm 2005) là 235.491 hộ chiếm 79,11% số hộ toàn tỉnh, có 17 huyện, thị xó, trong đó có 8 huyện miền núi, diện tích đất sản xuất của từng hộ không nhiều nhưng phân tán không tập trung, thị trường đầu ra của các sản phẩm giá cả không ổn định làm cho người sản xuất không an tâm sản xuất. Mặt khác, tỡnh hỡnh năng lực tài chính, vốn tự có tham gia vào qua trỡnh sản xuất rất nhỏ chủ yếu khả năng trực tiếp tham gia lao động của hộ và các thành viên trong hộ. Từ đó, có thể thấy rằng nguồn trả nợ chủ yếu là thu nhập từ các hoạt động mà vốn tín dụng ngân hàng cho vay. 1.3.2. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT cũng không tranh khỏi những rủi ro có thể xảy ra đặc biệc là trong cho vay nông hộ: Khi cấp một khoản tín dụng, thường tiềm ẩn những rủi ro bên trong những khoản vay đó, như ngân hàng không thu được nợ hoặc chỉ thu hồi được một phần, gây nên những tổn thất cho hoạt động của ngân hàng. Những rủi ro có thể dẫn đến từ phía hộ nông dân như thiếu khả năng tiếp thu và trỡnh độ sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dẫn đến sản phẩm tạo ra không đủ tiêu chuẩn chất lượng nên tiêu thụ không được, hoặc giá cả không bù đắp đủ chi phí. Bên cạnh đó cũng có những rủi ro xuất phát từ phía ngân hàng như khi cấp tớn dụng khụng tuõn thủ cỏc quy trỡnh cho vay, thẩm định trước khi cho vay sơ sài thiếu chặt chẽ, dẫn đến xác định đối tượng cho vay, thời hạn cho vay thu nợ không đúng khớp với thời gian chu chuyển vốn của đối tượng vay vốn. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thương mại rất rộng lớn, trong đề tài này xin đề cập đến 3 loại rủi ro cơ bản trong quan hệ của ngân hàng với hộ sản xuất nông nghiệp, rủi ro về tín dụng, rủi ro về lói sản xuất, và rủi ro khỏc. Tuy nhiờn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng các loại rủi ro thường có quan hệ với nhau. Trong kinh doanh ngân hàng có các loại rủi ro chủ yếu sau: - Rủi ro tín dụng - Rủi ro thanh khoản - Rủi ro lói suất - Rủi ro ngoại hối - Rủi ro trong việc cung ứng các sản phẩm ngân hàng hiện đại - Rủi ro thanh toán * Rủi ro về tín dụng cho vay nông hộ thực trạng những năm qua Rủi ro xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu: - Nguyên nhân khách quan: + Thiên tai + Do giá nông sản giảm + Do biến động thị trường thế giới tác động đến giá cả trong nước của các loại nông sản thực phẩm - Nguyên nhân chủ quan + Sản xuất tự túc, tự cấp, năng suất lao động thấp + Trỡnh độ khoa học kỹ thuật hạn chế và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đối với hộ cũng rất hạn chế + Quy hoạch vùng sản xuất cây, con của Nhà nước chưa được đồng bộ… Để hạn chế những rủi ro xảy ra do nguyên nhân chủ quan của ngân hàng gây ra trong quá trỡnh cấp tớn dụng, nhất là trong cho vay đối với nông hộ, ngân hàng cần phải tuân thủ các nguyên tắc và điều kiện sau đây: - Nguyên tắc cho vay: + Hộ vay vốn phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đó cam kết trong đơn xin vay và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai trái trong quỏ trỡnh sử dụng vốn. Nguyên tắc này được đặt ra là nhằm đảm bảo cho việc thực hiện mục đích đó đề ra của tín dụng hộ nông dân. Khoản mà tổ chức tín dụng phát ra phải có mục đích cụ thể gắn liền với phương án sản xuất đó đề ra, gắn liền với quy hoạch chung về cơ cấu sản xuất của địa phương. Người vay vốn không được sử dụng vốn cho mục đích khác . + Việc phát triển vay phải gắn liền với tiến độ thực hiện chương trỡnh, dự ỏn sản xuất kinh doanh. Điều này bắt buộc người vay vốn phải có chương trỡnh hoặc dự án sản xuất kinh doanh và chương trỡnh hoặc dự ỏn đó phải được tổ chức tín dụng xem xét và chấp thuận. Tiền vay được phát ra theo đúng tiến độ thực hiện chương trỡnh, dự ỏn sản xuất để đảm bảo vốn vay không được sử dụng sai mục đích và nâng cao hiệu quả của vốn cho vay. + Hoàn trả đủ gốc và lói: Tín dụng có nguồn gốc từ các nguồn tiền gởi, tiền tiết kiệm của dân chúng và nó được ngân hàng huy động có thời hạn nhất định. Do vậy, các khoản cho vay tín dụng phải được thu hồi đúng thời hạn cam kết để bảo đảm cho các ngân hàng khả năng thanh toán cho khách hàng gởi tiền. - Một số điều kiện mà NHNo&PTNT đề ra khi cấp tín dụng cho các nông hộ: + Hộ vay vốn phải có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với chương trỡnh mục tiờu phỏt triển kinh tế, quy hoạch sản xuất của vùng, địa phương. Để thực hiện vốn vay được sử dụng đúng mục đích, và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho các tổ chức tín dụng, hộ vay vốn phải gởi đến ngân hàng một phương án sản xuất kinh doanh nói rừ mục đích sử dụng, hiệu quả kinh tế của phương án sản xuất đó … Các phương án sản xuất kinh doanh mà hộ vay dự định thực hiện phải phù hợp với chương trỡnh mục tiờu phỏt triển kinh tế, quy hoạch sản xuất của vựng, của địa phương. + Hộ vay vốn đầu tiên phải gởi đến ngân hàng hồ sơ xin vay vốn bao gồm: Đơn xin vay vốn đồng thời phải cung cấp tài liệu số liệu để làm cơ sở lập thủ tục vay vốn. + Hộ vay vốn phải là người thương trú và làm việc tại địa phương. Nếu là hộ ở khác địa phương (đến xâm canh) phải có xác nhận của uỷ ban nhân dân phường, xó nơi có hộ khẩu thường trú và được uỷ ban nhân dân địa phương nơi đến cho phép tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh… + Hộ vay phải có vốn tự có: vốn tự có được xác định bao gồm vốn bằng tiền, giá trị vật tư, giá trị ngày công lao động… + Hộ vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc người bảo lónh tuỳ theo giỏ trị mún vay theo quy định của Nhà nước. + Hộ vay vốn phải chịu sự kiểm tra giám sát của ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và sau khi hộ nhận tiền vay… Mức cho vay = tổng nhu cầu vốn của phương án - vốn tự có Trên đây, là một số quy định có tính chất bắt buộc của NHNo&PTNT đối với tín dụng cho vay kinh tế hộ, khi cấp tín dụng mà thực hiện tốt các quy định này thỡ tớn dụng sẽ hạn chế được rủi ro và nó sẽ tăng được vũng quay vốn tớn dụng, làm cho tớn dụng phỏt huy vai trũ động lực, là công cụ thúc đẩy nền kinh tế nói chung và kinh tế nông hộ nói riêng phát triển đúng với tinh thần phương hướng kế hoạch của hộ sản xuất đề ra trong các thời kỳ, đồng thời kinh tế nông hộ hoạt động có hiệu quả sẽ là động lực là mục tiêu của tín dụng ngân hàng trong các hoạt động của mỡnh, từ đó góp phần để hoạt động tín dụng ngày càng có hiệu quả hơn. 1.3.3. Các nhân tố vế cơ chế chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước đối với tín dụng ngân hàng và kinh tế nông hộ Đổi mới nền kinh tế là tiền đề là cơ sở để đổi mới hoạt động tín dụng NHNo&PTNT. Quá trỡnh đổi mới kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta được bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ IV. Sự đổi mới được thể hiện trên các lĩnh vực sau: * Chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xó hội chủ nghĩa. * Đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối đối ngoại. * Cải cách hệ thống hành chính Nhà nước Đổi mới cơ chế quản lý nhằm đạt mục tiêu: - Giải phóng mọi năng lực sản xuất của xó hội - Tăng trưởng kinh tế vỡ mục tiờu dõn giàu, nước mạnh, xó hội cụng bằng, dõn chủ, văn minh - Phát huy dân chủ, đề cao pháp luật, thiết lập kỷ cương trong sản xuất kinh doanh: + Cơ chế mới là động lực thúc đẩy quá trỡnh dõn chủ hoỏ trong hoạt động kinh tế, trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở pháp luật và định hướng xó hội chủ nghĩa. + Mọi thành phần kinh tế và các tổ chức kinh tế hoạt động theo pháp luật và bỡnh đẳng trước pháp luật. - Phát triển kinh tế phải gắn liền với chớnh sỏch xó hội. Cùng với sự đổi mới chung của đất nước, của nền kinh tế, ngân hàng đổi mới theo 4 định hướng: - Đổi mới hoạt động ngân hàng nói chung, tín dụng ngân hàng nói riêng phải thích ứng với cơ chế thị trường. - Đổi mới đi đôi với hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. - Đổi mới mô hỡnh tổ chức và đào tạo cán bộ: - Đổi mới hoạt động phải gắn liền việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát. Quỏ trỡnh đổi mới nông nghiệp, nông thôn được bắt đầu từ năm 1981 với chỉ thị 100/CT của Ban bí thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm cuối cùng đến cây lúa, đến nhóm và người lao động. Đến năm 1988, cơ chế khoán được cải tiến và nâng cao theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (khoá VI). Tiếp sau đó sự kiện quan trọng đánh dấu sự đổi mới sâu sắc trong nông nghiệp là Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá VI) tháng 3 năm 1989 đó quyết định bỏ nghĩa vụ bán lương thực hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn. Như vậy, từ năm 1989, hộ nông dân đó được cụng nhận về mặt phỏp lý, là một thực thể kinh tế độc lập, được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài tới 15 năm, với 5 quyền: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, được quyền sở hữu tư liệu sản xuất (trừ ruộng đất), được tự quyết định sản phẩm sản xuất ra, giá cả, thị trường tiêu thụ, được sử dụng vốn tự có và vốn vay đẻ đầu tư sản xuất kinh doanh. Hộ xó viờn thực sự chủ động trong sản xuất và phân phối sản phẩm nên họ thực sự yên tâm và phấn khởi để tiếp tục sản xuất cùng đồng hành với sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước khởi xướng. Khoán 10 đó trả lại địa vị làm chủ ruộng đất cho người nông dân, khôi phục lại quyền làm chủ ruộng đất bị xáo trộn trong những năm nền kinh tế theo cơ chế quản lý tập trung, cỏc tổ chức kinh tế tập thể cũ khụng cũn phự hợp kộm hiệu quả tự tan ró và giải thể, cỏc tổ chức sản xuất mới được hỡnh thành trờn cơ sở tự nguyện của người nông dân, lập nên những trang trại gia đỡnh cỏc tổ chức hỡnh thức hợp tỏc khỏc nhất là ở cỏc vựng kinh tế trọng điểm trong cả nước… Hộ nông dân thực sự trở thành đơn vị cơ sở tự chủ ở nông thôn góp phần cho nhịp độ tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng của nền kinh tế. Quảng Nam là một tỉnh nằm trong sự vận động chung đó của sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua. Chính sách đổi mới trong nông nghiệp đó tạo điều kiện khách quan thuận lợi và cần thiết cho việc đầu tư tín dụng vào nền kinh tế nói chung và đối với kinh tế nông hộ nói riêng, là bước tiến quan trọng để tín dụng NHNo&PTNT thực hiện công cuộc đổi mới một cách sâu sắc và toàn diện, làm cho tín dụng ngân hàng thực sự là đũn bẩy kinh tế nhất là kinh tế nụng hộ trong sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. 1.4. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NÔNG HỘ CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC 1.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước về hoạt động tín dụng Thực tế hoạt động tín dụng giữa ngân hàng với hộ nông dân của nhiều địa phương cho chúng ta những kinh nghiệm sau: Một là, tăng cường thẩm định của ngân hàng trước khi cho vay: Để cấp tín dụng cho một nhu cầu nào đó của hộ sản xuất, phải thực hiện một quy trỡnh cấp tớn dụng nhất định từ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định tín dụng, quyết định tín dụng, ký kết hợp đồng tín dụng, giám sát sử dụng tiền vay và thu hồi nợ. Năm quá trỡnh ấy đều có vai trũ quản lý tớn dụng như nhau nhưng ở khâu thẩm định tín dụng và khâu giám sát, thu hồi nợ là khâu có yếu tố quyết định. Bởi thẩm định là khâu mở đầu và giám sát sử dụng tiền vay, thu hồi nợ là khõu kết thỳc của một vũng, của thời hạn tớn dụng. Sau khi tuõn thủ cỏc nguyờn tắc cỏc điều kiện tín dụng, thẩm định tín dụng được tiến hành trên các tiêu chí sau: - Thẩm định tư cách của chủ hộ và kinh nghiệm sản xuất của nông hộ. Vỡ chủ hộ là người đại diện để giao dịch với ngân hàng, là người chịu trách nhiệm chính trong việc vay vốn nên việc xem xét tư cách của người chủ hộ hoặc người được uỷ quyền vay là người có đủ hành vi dân sự và năng lực dân sự không. Ngoài việc xem xét về năng lực pháp lý về dõn sự của chủ hộ có xem đến uy tín của hộ, trong thực tế yếu tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của hộ vay. Uy tín của chủ hộ được thể hiện trong cuộc sống, lao động sản xuất, về quản lý tài chớnh, về chi tiờu, về sinh hoạt, về giỏo dục con cỏi, cỏc mối quan hệ hàng xúm lỏng giềng, dũng họ… cỏc thụng tin này được thu thập tại địa phương và nơi cư trú cũng như phỏng vấn trực tiếp chủ hộ… Nếu cho vay qua các tổ chức cũng phải đánh giá tư cách tổ trưởng, tổ trưởng phải có tín nhiệm từ hai phía: ngân hàng và các thành viên trong tổ vay vốn. - Thẩm định mục đích vay vốn của nông hộ: Ngân hàng cần phải biết mục đích vay vốn của hộ có phù hợp với những quy định của Nhà nước về phát triển kinh tế tại địa phương, cũng như các quy định về môi trường, an toàn sinh thái. Đối với hộ làm kinh tế trang trại hoặc có quy mô sản xuất lớn, cán bộ tín dụng phải dự đoán, đánh giá xu hướng phát triển…Để từ đó có các biện pháp tín dụng cho phù hợp, để vừa tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển có hiệu quả vừa quản lý tốt quỏ trỡnh cấp tớn dụng của ngõn hàng. - Thẩm định các nguồn lực tài chính. Hộ vay vốn phải có đủ năng lực tài chính để trả nợ đúng hạn cam kết với ngân hàng. Vỡ hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, nên khi cho vay, ngân hàng yêu cầu bản thân hộ sản xuất phải tham gia vốn tự cú của mỡnh vào quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh, vốn tự cú của hộ cú thể là bằng tiền hoặc cỏc yếu tố của quỏ trỡnh sản xuất của cải vật chất… - Thẩm định bảo đảm tín dụng. Thẩm định đảm bảo tín dụng chỉ trong trường hợp hộ vay vốn có bảo đảm. Nếu bảo đảm tín dụng dưới hỡnh thức thế chấp tài sản thỡ ngõn hàng sẽ thẩm định tính pháp lý của quyền sở hữu về tài sản hoặc quyền sử dụng, tính thị trường của tài sản, giá trị của tài sản đảm bảo khi thực hiện nghĩa vụ. Nếu bảo đảm tín dụng bằng hỡnh thức bảo lónh của bờn thứ 3 thỡ ngoài nội dung thẩm định trên ngân hàng cũn thẩm định tư cách pháp lý và năng lực hành vi dân sự cũng như uy tín và khả năng tài chính của người bảo lónh. Thẩm định tín dụng là việc phân tích tỡnh hỡnh khỏch hàng trước khi quyết định cho vay, nó có quan hệ nhân quả với chất lượng tín dụng. Nếu đánh giá tỡnh hỡnh khỏch hàng càng chớnh xỏc thỡ chất lượng tín dụng càng cao, vỡ thụng qua thẩm định, phân tích khách hàng, ngân hàng sẽ dự đoán mức rủi ro trong quá trỡnh cho vay để có biện pháp phũng ngừa hạn chế thấp nhất rủi ro trong tớn dụng. Hai là, phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng phải gắn liền với quyền lợi, lợi ích của các nông hộ. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT nói chung là hoạt động tín dụng thương mại theo nguyên tắc thị trường với phương châm đi vay để cho vay nên phải bảo đảm có mức chênh lệch lói suất hợp lý để ngân hàng có điều kiện duy trỡ hoạt động của mỡnh và mở rộng hoạt động tín dụng cho tương lai, và ngân hàng muốn kinh doanh được tốt thỡ trước hết phải phục vụ cho sự nhiệp phát triển kinh tế ở địa phương thật tốt nhất là đối với kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp vỡ nụng thụn, nụng dõn là thị trường được xác định là tiềm năng của NHNo&PTNT Việt Nam. 1.4.2. Những bài học được rút ra từ quá trỡnh cho vay kinh tế nông hộ Từ thực tiễn triển khai cho vay kinh tế hộ của ngành NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và ở NHNo&PTNT Quảng Nam nói riêng từ khi có chủ trương cho vay kinh tế hộ sản xuất đến vay được đúc kết và rút ra một số bài học sau: Một là: Khi cho vay kinh tế nông hộ là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, của ngành ngân hàng thỡ tại chi nhỏnh NHNo&PTNT Quảng Nam cần phải nhạy bộn sỏng tạo để cụ thể hoá bằng các chương trỡnh hành động, chỉ đạo kịp thời sâu sát đến các chi nhánh phụ thuộc. Hoạch định các giải pháp, bước đi phù hợp với với thực tiễn ở từng vùng, địa bàn của tỉnh, đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách về cho vay kinh tế hộ nông nghiệp. Giáo dục cán bộ viên chức phải yêu ngành yêu nghề, vượt qua những khó khăn thử thách, thống nhất hành động, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm về sự nghiệp phát triển của nền kinh tế, của nông nghiệp nông thôn, nông dân vỡ sự phỏt triển ổn định, bền vững của NHNo&PTNT. Đồng thời cần kiến nghị những bất cập không phù hợp với thực tế để Đảng, Nhà nước, ngành kịp thời chỉnh sửa những vướng mắc trong hoạt động tín dụng đối với kinh tế nông hộ. Khi thực hiện cho vay phải đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, đặc biệt phải quan tâm đến mục tiêu, chính sách xó hội, xoỏ đói giảm nghèo. Hai là: Cần tranh thủ sự lónh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp ủng hộ của các ngành, các tổ chức chính trị, xó hội như Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ bằng các Nghị quyết liên tịch 2308 của Hội nông dân Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam (nhờ đó đó thành lập được 2773 tổ vay vốn đó giỳp tỏc nghiệp một số khõu trong cụng tỏc tớn dụng, giảm một phần khối lượng đáng kể, giải quyết được áp lực quá tải cho cán bộ tín dụng). Ba là: Tăng cường quảng bá thương hiệu NHNo&PTNT Quảng Nam đến vựng sõu vựng xa, xoỏ xó trắng trong quan hệ tớn dụng, chủ động mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng trong hiện tại và có dự tính trong tương lai 5-10 năm sau cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Vừa mở rộng đối tượng cho vay hộ sản xuất vừa đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư, trong các thành phần kinh tế của địa phương bằng mọi hỡnh thức và cỏc biện phỏp cú thể với phương châm “đi vay để cho vay”, mở rộng tín dụng phải gắn liền với chất lượng tín dụng, mở rộng mạng lưới đồng thời phải gắn liền với nâng cao chất lương hoạt động của đội ngũ cán bộ công nhân viên, trang bị cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng, các dịch vụ tiện ích đa dạng phong phú và hợp với trỡnh độ dân trí ở từng vùng, từng miền của tỉnh Quảng Nam. Bốn là: cần phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm cá nhân của đội ngũ cán bộ công nhân viên nói chung, cán bộ là công tác nói riêng. Từ cán bộ quản lý điều hành đến cán bộ thừa hành, cần nghiêm túc nhỡn nhận đánh giá đúng để khắc phục, kịp thời chỉnh sửa những sai phạm, thiếu sút và những hạn chế trong quỏ trỡnh hoạt động nói chung cũng như cho vay kinh tế hộ nói riêng để các hộ đặt niềm tin đối với cán bộ NHNo&PTNT trong mọi lĩnh vực, kể cả khi vay vốn cũng như khi gởi tiền vào ngân hàng, tạo sự gắn kết giữa mở rộng tớn dụng ngõn hàng với việc phỏt triển kinh tế nụng hộ vỡ mục tiờu của sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Kết luận chương 1 Từ khi đổi mới do Đảng ta khởi xướng đến nay, tín dụng ngân hàng thực sự trở thành cụng cụ quản lý vĩ mụ của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xó hội. Nụng hộ đó trở thành đơn vị kinh tế tự chủ của nền kinh tế, các tư liệu sản xuất chủ yếu (ruộng đất) đó được giao quyền sử dụng lâu dài, với 5 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp đó tạo động lực cho các chủ hộ từ kinh tế hộ tiểu nông, quy mô nhỏ, sản xuất tự cấp tự túc là chủ yếu, đó cú bộ phận lớn chuyển sang sản xuất hàng hoỏ, những hộ cú điều kiện đó chuyển thành trang trại gia đỡnh, gúp phần tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn góp phần giải quyết được khâu lương thực, nông sản cho dân sinh cũng như xuất khẩu, kinh tế nông hộ đó gúp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xó hội thực hiện tốt chương trỡnh xoỏ đói giảm nghèo. Tín dụng ngân hàng cũng đóng vai trũ quan trọng, trở thành đũn bẩy kinh tế trong nền kinh tế quốc dõn núi chung trong đó có kinh tế nông hộ góp phần làm cho kinh tế nông thôn ngày càng khởi sắc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tốc độ tăng trưởng GDP bỡnh quõn 5 năm qua từ 2000 – 2005 đạt 10,38 % chung cho các ngành, hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Quảng Nam trong thời gian qua đó chỉ mới là sự khởi đầu cho sự vận động chung của nền kinh tế chuyển đổi để hướng đến mục tiêu tỉnh Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015-2020. Chương 2 Thực trạng tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với kinh tế nông hộ ở quảng nam 2.1. TèNH HèNH KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐI VỚI NÔNG HỘ Quảng Nam là một tỉnh được tái lập lại từ tháng 1 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Là một tỉnh ở ven biển nằm ở vị trí trung độ của đất nước, thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng; phía đông giáp biển đông với 125 km bờ biển, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngói; Phớa tõy giỏp tỉnh Kontum và nước bạn Lào. Quảng Nam cú 15 huyện và 2 thị xó, trong đó có 8 huyện miền núi là: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước. Diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Nam là 10408,78 km2, dân số 1.454.324 người (năm 2005) chiếm khoảng 3,1 % về diện tích tự nhiên và 1,8 % dân số cả nước. * Một số thành tựu đạt được trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội của tỉnh Quảng Nam - Về mặt kinh tế [37]: + Tốc độ tăng trưởng GDP: nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định và tăng cao hơn mức bỡnh quõn chung cả nước. Trong 5 năm 2001 – 2005 tốc độ tăng GDP bỡnh quõn hằng năm 10,4 %. Trong đó, năm 2005 đạt gấp 12,5 % so với năm 2000, GDP năm 2005 ước đạt gấp 1,64 lần. GDP bỡnh quõn đầu người 380 USD. + Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001 – 2005 tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước. Ngành công nghiệp và xây dựng từ 25,3% năm 2000 tăng lên 34% vào năm 2005; Ngành dịch vụ từ 33,1 % năm 2000 lên 35% năm 2005. - Riêng về sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng trưởng khá hơn thời kỳ 1997 – 2000, với giá trị sản xuất tăng bỡnh quõn hàng năm gần 4,1%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn bước đầu chuyển dịch theo hướng tích cực đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đó chủ động chuyển đổi một số cây trồng, con vật nuôi, chuyên đổi mô hỡnh sản xuất hai vụ lỳa/ năm có hiệu quả cùng với việc sử dụng trên 80% giống lúa, ngô mới cho năng suất cao, nên đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn tỉnh. Các cây rau màu, cây thực phẩm và cây công nghiệp cũng tăng đáng kể, nhiều mô hỡnh canh tỏc đạt giá trị 30 – 50 triệu đồng/ ha/ năm đó gúp phần cải thiện đời sống nhân dân và góp phần bảo vệ môi trường. Bước đầu quy hoạch và hỡnh thành một số vựng nguyờn liệu tập trung: cõy dứa, điều, sắn, thuốc lá, bông vải, cao su, quế, nguyên liệu giấy… Trong 5 năm qua, tổng đàn gia súc ổn định và có tăng trưởng đều hằng năm, đàn trâu tăng 5,1%/ năm, đàn lợn tăng 5,2%/năm, đàn bũ giảm 2% nhưng trong bũ lai sind tăng lên (bũ lai sind chiếm 20% tổng đàn bũ). Kinh tế vườn, kinh tế trang trại được triển khai rộng khắp, đó cú 790 trang trại (tăng 647 trang trại so với năm 2001) với quy mô 4947 ha, giá trị hàng hoá và dịch vụ bỡnh quõn đạt 87 triệu/ ha. Cụng tỏc quản lý bảo vệ tài nguyờn rừng và mụi trường được chú trọng, các loại cây có giá trị kinh tế cao như: quế, sâm Ngọc Linh, dược liệu… đang ngày càng được phát triển. Chủ trương đóng cửa rừng của UBND tỉnh kể từ năm 2002 đó được thực hiện tích cực và bước đầu mang lại kết quả tốt hơn trước. Kinh tế thuỷ sản phát triển trên cả 3 lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác và chế biến. Về sản lượng hải sản khai thác trong 5 năm qua cũng đó tăng cả về số lượng và chất lượng, sản lượng khai tác năm 2005 đạt 47 nghỡn tấn tăng 19% so với năm 2001. Số lượng tàu thuyền có công suất trên 90 CV là 100 chiếc, giúp cho việc khai thác ngoài khơi có hiệu quả và giảm dần việc khai thác gần bờ để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Về nuôi trồng và chế biến thuỷ sản tiếp tục phát triển. Năm 2005, có 7301 ha tăng 37% so với năm 2001( tăng thêm 1400 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt), sản lượng thu hoạch năm 2005 là 9088 tấn, tăng 250% so với 2001. Đặc biệt, trong thời gian qua nhiều mô hỡnh đó đem lại hiệu quả kinh tế cao như trang trại về sản xuất giống thuỷ sản, nuôi tôm sú nước lợ, nuôi thuỷ sản nước ngọt, lợi nhuận thu được từ 30-50 triệu đồng / ha, có nhiều hộ lói 80-100 triệu đồng/ ha. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ngày càng lớn, năm 2001 đạt 6,2 triệu USD thỡ đến năm 2005 đạt 25 triệu USD, tăng bỡnh quõn trong 5 năm là 41% . Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp - nông thôn được củng cố và đổi mới theo hướng xây dựng nông nghiệp hàng hoá, nhiều hợp tác xó nụng nghiệp đó chuyển đổi hoạt động có hiệu quả và đóng vai trũ bà đỡ cho kinh tế hộ phát triển, toàn tỉnh có trên 10 000 cơ sở ngành nghề nông thôn giải quyết hơn 30 000 lao động trên tất cả các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… * Những tồn tại và thách thức chủ yếu + Về mặt nhận thức: quan điểm về phát triển bền vững chưa được thể hiện một cách rừ rệt và nhất quỏn thụng qua hệ thống cỏc chớnh sỏch và các công cụ điều tiết từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Các chính sách về phát triển kinh tế - xó hội cũn thiờn về tăng trưởng kinh tế, ổn định xó hội mà chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức về khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Các chính sách bảo vệ môi trường, giải quyết, xử lý theo tỡnh huống, sự cố mà chưa có định hướng phát triển lâu dài, đáp ứng nhu cầu tương lai. Quỏ trỡnh qui hoạch, xõy dựng kế hoạch phỏt triển kinh tế - xó hội với quỏ trỡnh xõy dựng bảo vệ môi trường chưa kết hợp chặt chẽ với nhau. + Về kinh tế: kinh tế tăng trưởng nhưng chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng chưa cao. Chi phớ trung gian trong cỏc ngành sản xuất và dịch vụ cũn khỏ lớn, khối lượng giá trị sản xuất tăng cao nhưng giá trị gia tăng cũn hạn chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũn chậm. Trong cụng nghiệp chưa có những sản phẩm chủ lực và thương hiệu có sức cạnh tranh cao, công nghiệp nông thôn phát triển; thị trường xuất khẩu thiếu bền vững; chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương cũn thấp. Khu kinh tế mở Chu Lai chưa tạo ra động lực mạnh cho tăng trưởng kinh tế, quá trỡnh đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư cũn gặp nhiều khú khăn và chậm so với yêu cầu phát triển. Đặc biệt đáng chú ý là hiệu quả kinh tế nụng nghiệp cũn hạn chế, lỳng tỳng trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng con vật nuôi, chưa hỡnh thành được các vùng nguyên liệu cho công nghiệp, cho chế biến xuất khẩu. Chăn nuôi vẫn chưa được đầu tư đúng hướng do đó chậm phát triển, tỷ trọng chăn nuôi cũn thấp trong cơ cấu giá trị nông nghiệp. Thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định. Chương trỡnh đánh bắt xa bờ kém hiệu quả và thu hồi nợ chậm, quy hoạch nuôi tôm chưa được triển khai thực hiện, tỡnh trạng nuụi tụm quảng canh cũn phổ biến, chưa kiểm soát được dịch bệnh, năng suất thu hoạch ở mức thấp. Trong lâm nghiệp vẫn chưa đẩy lùi được lâm tặc, chủ trương giao đất, giao rừng triển khai cũn chậm. Các ngành dịch vụ, nhất là du lịch gặp nhiều khó khăn khách quan về tỡnh hỡnh dịch bệnh và những biến động phức tạp của thế giới, giá trị dịch vụ trong một số năm không đạt chỉ tiêu kế hoạch. Tiềm năng du lịch chưa được khai thác hiệu quả. Cụng tỏc quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa thật tốt: một số dự án quy hoạch thiếu tầm nhỡn xa hoặc thiếu tính khả thi. Kinh tế xó hội miền nỳi tuy đó được đầu tư từ nhiều nguồn của trung ương và địa phương nhưng vẫn cũn nhiều khú khăn về kết cấu hạ tầng và đời sống nhân dân. Tỡnh hỡnh nợ trong xõy dựng cơ bản tuy đó được khống chế và tập trung giải quyết nhưng vẫn cũn ở mức cao. Môi trường đầu tư tuy đó được cải thiện nhưng vẫn cũn nhiều điểm yếu do thiếu sự đồng bộ giữa các cấp các ngành và thủ tục hành chính đầu tư chưa thật sự thuận lợi hấp dẫn nên chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh chưa cao. Việc áp dụng công nghệ sản xuất tiờn tiến cũn ớt đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nên khả năng cạnh tranh cũn thấp và phần nào tỏc động đến môi trường sống ở một số vùng. + Về mặt xó hội: do giá trị trong GDP chưa nhiều nên thu nhập bỡnh quõn đầu người thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cũn hơn mức bỡnh quõn chung cả nước. Nhiều hộ gia đỡnh bị giải toả chưa có đất sản xuất, lao động dôi thừa, nhưng không tỡm được việc làm do chưa được đào tạo tay nghề hoặc do quá tuổi lao động. Nhiều vùng đồng bào dân tộc tỷ lệ hộ nghốo cũn cao, gấp 4->5 lần mức bỡnh quõn của tỉnh. Sự phõn hoỏ giàu nghốo giữa cỏc tầng lớp dõn cư, giữa các vùng kinh tế, giữa nhóm nghèo và nhóm giàu, giữa đồng bào dân tộc thiểu số và người Kinh, giữa nhóm chủ hộ là nữ giới và chủ hộ là nam giới có xu hướng tăng ở mức khá cao. So với mặt bằng chung cả nước thỡ trỡnh độ dân trí của tỉnh cũn thấp. Giỏo dục ở vựng sõu, vựng xa tuy cú nhiều tiến bộ, nhưng vẫn cũn nhiều khú khăn; Chi phí học tập cũn cao so với khả năng thu nhập của dân cư, giáo dục và đào tạo cho người nghèo, con em nghèo vẫn cũn nhiều tồn tại, bức xỳc. Cụng tỏc xó hội hoỏ giỏo dục chưa được chú ý đúng mức… Lao động nông nghiệp vẫn cũn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt thấp, dưới 20%. Chất lượng nguồn lao động nhỡn chung cũn nhiều hạn chế cả về thể lực, trỡnh độ chuyên môn kỹ thuật lẫn tác phong lao động công nghiệp và có sự chênh lệch giữa các khu vực đồng bằng, miền núi, khu vực thành thị và nông thôn. Số lao động được đào tạo ít nhưng bố trí làm việc trái ngành nghề đó đào tạo nên phát huy các tác dụng chưa cao. Lao động trong độ tuổi không biết chữ của tỉnh chiếm 1,7% chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi. Lao động trong độ tuổi không có trỡnh độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 83,7%. Chất lượng lao động xuất khẩu cũn thấp, khả năng hoà nhập, cạnh tranh thua kém nhiều so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Bảng 2.1: Cỏc chỉ tiờu tổng hợp tỡnh hỡnh KT-XH tỉnh Quảng Nam (2001 – 2005) TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2005/ 2001 (%) 1 Tổng SP nội địa (GDP) tỷ đồng a Tổng giá trị “ 3290,2 3587,5 3959,1 4416,4 4966,1 + 8 8 8 2 0 50,93 b Chỉ số phát triển % 108,50 109,04 110,36 111,55 112,45 + 3,64 2 Cơ cấu kinh tế “ a Nông, lâm, thuỷ sản “ 40,10 38,17 35,66 33,27 30,95 - 22,82 b Công nghiệp, xây dựng “ 26,89 28,38 30,19 32,11 34,02 + 26,52 c Dịch vụ “ 33,01 33,05 34,63 35,03 35,03 + 6,12 3 Sản xuất công nghiệp a Tổng giá trị tỷ đồng 1327,8 5 1619,8 8 2026,7 1 2540,7 8 3215,2 6 + 142,14 b Chỉ số phát triển % 128,41 121,99 125,11 125,36 126,55 - 1,45 4 Dịch vụ a Tổng giá trị tỷ đồng 1176,8 2 1290,9 2 1423,3 8 1607,8 5 1829,0 5 + 54,42 b Chỉ số phát triển % 109,57 109,68 110,26 112,96 113,76 + 3,82 5 Sản xuất nông - lâm - thuỷ sản a Tổng giá trị tỷ đồng 2007,6 4 2077,9 4 2185,1 6 2275,6 1 2354,9 7 + 17,30 b Chỉ số phát triển % 104,15 103,50 105,16 104,14 103,49 + 99,36 6 Kim ngạnh xuất khẩu a Tổng giá trị triệu USD 32,09 36,54 56,21 75,72 112,63 + 250,98 b Chỉ số phát triển % 93,29 113,98 153,69 134,71 148,74 + 59,44 7 Tạo việc làm mớI người 28 430 28 950 30 600 30 950 31 070 + 9,29 8 Giảm hộ đói nghèo a Tổng số hộ giảm Hộ 10 700 10 921 7 562 8 460 14 896 + 38,31 b Tỷ lệ cũn đói nghèo % 23,27 19,54 15,50 12,00 9,50 - 59,17 9 Số xó cú trạm bưu điện 125 149 157 168 183 + 46,4 10 Số xó, phường có đường ô tô đến 189 199 199 205 215 + 13,76 11 Số xó cú điện 191 184 188 202 219 + 14,66 12 Số xó cú trạm y tế 217 222 222 225 233 + 7,37 (Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam) 2.2. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐI VỚI NÔNG HỘ 2.2.1 Tỡnh hỡnh phỏt triển kinh tế nụng hộ ở Quảng Nam từ khi tỏi lập tỉnh (1997) đến nay và nhu cầu vốn của nông hộ Sau khi đất nước được thống nhất (1975), do duy trỡ cú chế quản lý tập trung bao cấp, cựng với những khú khăn trở ngại do bị bao vây cấm vận; chiến tranh biên giới, nên đầu nhưng năm 1980 của thế kỷ XX, nền kinh tế nước ta rơi vào tỡnh trạng khủng hoảng. Tỡnh hỡnh lạm phỏt lờn tới 3 con số, giá cả tăng, hàng hoá khan hiếm, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, nhiều nhà máy xí nghiệp, công xưởng phải giảm việc làm hoặc đóng cửa. Thực trạng nông nghiệp, nông thôn cũn khú khăn hơn. Năng xuất lao động, sản lượng giảm sút nghiêm trọng, mất cân đối giữa cung và cầu nhất là lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu khác. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đó chỉ rừ những sai lầm trong quản lý kinh tế và đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng. Quảng Nam là một tỉnh được thành lập từ 1.1.1997 thuộc vùng duyên hải miền trung. Địa hỡnh tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp từ tây sang đông, hỡnh thành 3 vựng sinh thỏi: + Vùng đồng bằng và ven biển: có đồng bằng lớn nằm ở trung - hạ lưu các sông, đất đai màu mỡ và dải đồng bằng hẹp ven biển đất bạc màu, có đầm phá 2000 ha, có mỏ cát, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, có lợi thế trong quá trỡnh cụng nghiệp hoỏ hiện đại hoá, lại thuận lợi gần sân bay, bến cảng và hệ thống giao thông, nguồn điện quốc gia. + Vùng trung du: có độ cao địa hỡnh từ 50 – 200 m, cú truyền thống trồng lỳa nước, màu, cây công nghiệp, chăn nuôi, trồng rừng, khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng. + Vùng miền núi: Gồm 8 huyện phía tây của tỉnh, là vùng núi cao, đầu nguồn các lưu vực sông và là nơi cư trú của đồng bào dân tộc ít người chủ yếu sông bằng sản xuất nông – lâm với phương thức canh tác lạc hậu. Thế mạnh của vùng là cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi đại gia súc. Do địa hỡnh phức tạp tạo nờn nuụi trồng sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển… cần có quan điểm phát triển phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả, khai thác và sử dụng đối với mỗi vùng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Quỏ trỡnh đổi mới nông nghiệp, nông thôn được bắt đầu từ năm 1981. Để khắc phục tỡnh trạng nụng dõn thờ ơ với sản xuất, Ban bí thư Trung ương Đảng đó ra chỉ thị 100/BBT ngày 13.1.1981 về khoỏn sản phẩm cuối cựng đến nhóm và người lao động nhằm khuyến khích lợi ích người lao động. Đảng bộ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) thực hiện đổi mới trong quản lý sản xuất nụng nghiệp một cỏch tớch cực, cỏc hợp tỏc xó sản xuất nụng nghiệp lỳc bấy giờ tiến hành thực hiện tinh thần nội dung chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ chỗ chỉ là người làm công ăn điểm trong cỏc hợp tỏc xó “khoỏn 100” đó đưa lại quyền làm chủ một phần quá trỡnh ở cỏc khõu chăm sóc, thu hoạch, đồng thời làm chủ một phần sản phẩm làm ra ở phần sản lượng vượt khoán. Vỡ vậy lợi ớch của người nông dân đó làm cho họ cú phần gắn bú với sản xuất nên kích thích họ hăng hái sản xuất. Sau khi sắp xếp lại, hoạt động của một số hợp tác xó đó cú cố gắng vươn lên sản xuất kinh doanh tổng hợp và dịch vụ các khâu cơ bản cho các hộ sản xuất và xó viờn. Đến năm 1988, cơ cấu khoán được cải tiến và nâng cao theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (khoá VI). Tiếp đó là sự kiện quan trọng đánh dấu dự đổi mới sâu sắc trong nông nghiệp là Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá VI) tháng 3.1989 đó quyết định bỏ nghĩa vụ bán lương thực và xác định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn. Kết quả ở giai đoạn này là sự đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp gắn liền với việc phục hồi và phát triển kinh tế hộ và nhiều hộ đó trở thành đơn vị sản xuất hàng hoá, kinh doanh tổng hợp, dịch vụ. Vai trũ của kinh tế hộ, kinh tế cỏ thể, tư nhân được phát huy, sức sản xuất ở nông thôn được giải phóng một bước, đó khơi dậy nhiều nguồn lực làm cho sản xuất kinh doanh ở nông thôn phát triển năng động hơn cơ sở vật chất ở nông thôn được tăng cường, người nông dân gắn bó hơn với sản xuất, mạnh dạn bỏ vốn, mua sắm tư liệu sản xuất để phát triển sản xuất và mở mang ngành nghề ở nông thôn. Việc thực hiện chớnh sỏch xó hội ngày càng tiến bộ làm thay đổi dần bộ mặt nông thôn, thể hiện qua chương trỡnh xoỏ đói giảm nghèo được nhiều ngành và địa phương trong tỉnh tích cực tham gia, hộ đói nghèo liên tục giảm qua các năm 2003: 15,5%, 2004: 12%, 2005: 10,44%. Như vậy, từ năm 1989 hộ nông dân đó được công nhận về mặt pháp lý, là một thực thể kinh tế độc lập, được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài 15 năm với 5 quyền và được tự quyết định sản phẩm sản xuất, giá cả, thị trường tiêu thụ, được sử dụng vốn tự có và vốn vay ngân hàng để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Hộ sản xuất thực sự chủ động trong sản xuất và phân phối sản phẩm nên họ thực sự yên tâm và phân phối lao động, sản xuất. Chính sách đổi mới trong nông nghiệp, đặc biệt là cơ chế khoán đó tạo điều kiện khách quan thuận lợi và cần thiết về các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế hộ nhất là nguồn lực về vốn cho sản xuất đồng thời các chính sách đổi mới trong nông nghiệp đó tạo ra mụi trường đầu tư tín dụng vào kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp và thực hiện công cuộc đổi mới sâu sắc đối với NHNo&PTNT nói chung và NHNo&PTNT Quảng Nam nói riêng. 2.2.2. Thành tựu tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ Song song với công cuộc đổi mới nền kinh tế, Đảng ta chủ trương đổi mới hoạt động ngân hàng, từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp. Ngày 26.3.1988, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/NĐ-HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam, tiền thân của NHNo&PTNT Việt Nam ngày nay. Từ 1.7.1988 Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam chính thức đi vào hoạt động trên toàn lónh thổ Việt Nam. Ngân hàng Nụng nghiệp Việt Nam thời kỡ này, về danh nghĩa là ngõn hàng liờn doanh, nhưng do áp lực từ nhiều phía của chế độ tập trung quan liêu bao cấp đang trong giai đoạn chuyển đổi, nên chưa thực sự chủ động trong kinh doanh. Trước bối cảnh nền kinh tế từng bước chuyển đổi, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam với chức năng của mỡnh là kinh doanh tiền tệ tớn dụng trong bối cảnh cỏc xớ nghiệp quốc doanh, hợp tỏc xó lõm vào tỡnh trạng khủng hoảng. Trước tỡnh hỡnh đó đặt ra là: hộ nông dân có lao động, có ruộng đất, có kỹ thuật, có kinh nghiệm sản xuất nhưng vỡ thiếu vốn và đang rất cần vốn. Điều đó đũi hỏi Ngõn hàng nụng nghiệp Việt Nam càng phải quyết tõm hơn, phải có sự chuyển hướng thị trường mạnh mẽ hơn, đó là đầu tư vào kinh tế hộ Đầu tư tín dụng vào phát triển kinh tế hộ nông nghiệp, nông thôn là phù hợp với đường lối của Đảng, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là cơ sở để phát triển công nghiệp trong chặn đường đầu của thời kỡ quỏ độ lên chủ nghĩa xó hội. Để thực hiện phương châm đó, ngân hàng phát triển nông nghiệp lấy nông nghiệp, nông thôn, nông dân là đối tượng chính trong định hướng hoạt động của mỡnh Ngày 28 tháng 6 năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đó kớ Chỉ thị số 202/CT về việc cho vay vốn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Nội dung chỉ thị gồm: - Ngân hàng nông nghiệp thực hiện cho vay vốn trực tiếp đến hộ sản xuất nhằm tạo điều kiện cho hộ thực sự là “đơn vị kinh tế tự chủ” trong sản xuất; chủ yếu là cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu chi phí sản xuất thời vụ và khi có điều kiện sẽ từng bước mở rộng cho vay trung, dài hạn. - Mức cho vay, thời hạn cho vay, phương thức cho vay và trả nợ, lói suất cho vay đối với từng hộ phải có căn cứ vào đặc điểm và hiệu quả sản xuất của từng vùng, từng loại cây con, ngành nghề. - Ngoài trực tiếp cho vay đến hộ sản xuất, tuỳ điều kiện cụ thể ngân hàng cho các tổ chức kinh tế vay ứng trước vật tư, kỹ thuật hoặc đặt tiền đề cho các hộ sản xuất vay và thu hồi sản phẩm khi có thu hoạch. - Vốn vay nói chung phải có tài sản thế chấp, đối với hộ sản xuất nghèo không có tài sản thế chấp có thể áp dụng hỡnh thức “tớn chấp”. - Nguồn vốn cho hộ sản xuất nông nghiệp vay chủ yếu là vốn huy động từ dân cư. Hằng năm và những lúc cần thiết, Nhà nước có thể hỗ trợ một phần cho ngân hàng để hỡnh thành quỹ cho vay đối với hộ sản xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp… - Ngân hàng phải đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và nghiệp vụ, bám sát địa bàn sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn được vay vốn sản xuất có hiệu quả. - Ngân hàng phối hợp với chính quyền địa phương có kế hoạch và biện pháp củng cố, chấn chỉnh hợp tác xó tớn dụng ở nụng thụn. Như vậy, với Chỉ thị 202/CT, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đó bước đầu khẳng định việc cho vay kinh tế hộ nông nghiệp là nhu cầu cấp thiết, là xu hướng phát triển tất yếu của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Người nông dân muốn phát triển kinh tế hàng hoá, muốn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi… không thể không có vốn đầu tư, trong đó có vốn tín dụng ngân hàng. Có thể nói, chỉ thị 202/CT là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến cho vay kinh tế hộ; là cội nguồn để Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam mở rộng diện cho vay trong cả nước và là cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ban hành các chính sách tín dụng sau này. Và từ đây việc cho kinh tế hộ vay đó cú hành lang phỏp lý, giải toả được nhiều cản trở tưởng như không thể vượt qua được, đồng thời tạo niềm tin mới cho đông đảo bà con nông dân, tạo dựng động lực to lớn cho việc phát triển kinh tế hộ ở nông thôn. Để triển khai thực hiện Chỉ thị 202/CT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 12.7.1991 Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam kí ban hành văn bản số 499/TDNN “Qui định về cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp”. Nội dung hướng dẫn các biện pháp nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất theo tinh thần chỉ thị 202/CT cụ thể là: - Hộ vay phải có vốn tự có tham gia cùng với vốn vay ngân hàng mức cụ thể tuỳ thuộc vào việc vay ngắn hạn, vay trung hạn. - Hộ nghèo không có tài sản thế chấp được áp dụng hỡnh thức thế chấp qua tổ liờn doanh liờn đới trách nhiệm. Số hộ cũn lại vay vốn ngõn hàng nụng nghiệp phải cú thế chấp bằng tài sản, bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… - Mức vay: cho vay ngắn hạn tối đa bằng 80% giá trị tài sản thế chấp, vay trung và dài hạn phải có vốn tự có 50%. Tuy nhiờn, việc cho vay hộ nụng dõn thời kỡ này cũn nhiều hạn chế, vướng mắc bởi tầm vóc của một chỉ thị, cần phải có một văn bản Luật hoặc dưới Luật để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trỡnh phỏt triển kinh tế nụng nghiệp, nụng thụn. Để khắc phục những hạn chế đó, ngày 2.3.1993 Chính phủ đó ban hành Nghị định số 14/CP về “Chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn” do Thủ tướng Vừ Văn Kiệt ký. Cựng với phỏp lệnh ngõn hàng, hợp tỏc xó tớn dụng, cụng ty tài chớnh, nghị định mới về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn đó nõng tầm hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và xác lập tư cách của một ngân hàng có vị thế trên thị trường tài chính ở nông thôn. Để thực hiện nghị định 14/CP, ngày 26.3.1993, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ban hành thông tư số 01/TT – NH1 hướng dẫn thực hiện nghị định. Ngày 2.9.1993 Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đó ban hành văn bản 499A/TDNT về “Biện pháp nghiệp vụ cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và kinh tế nông thôn”, bao gồm các nội dung sau: - Khái niệm về hộ sản xuất: được chia thành hai nhóm loại hộ, hộ loại I và nhóm hộ loại II. + Hộ loại I: là hộ chuyên sản xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp, có tích chất tư sản tự tiêu, do một cá nhân làm chủ hộ, hộ cá thể tư nhân làm kinh tế gia đỡnh; hộ là thành viờn nhận khoỏn của cỏc tổ chức kinh tế. + Hộ loại II: là những hộ sản xuất kinh doanh theo luật định. Việc phân chia 2 loại hộ và áp dụng “sổ vay vốn” đối với hộ loại I là nhằm giảm bớt hồ sơ, thủ tục vay vốn, phù hợp với trỡnh độ dân trí, giảm bớt phiền hà trong quá trỡnh đi lại, làm thủ tục vay vốn của người dân. Đây được coi là bước cải tiến quan trọng có tính đột phá của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và được đông đảo các hộ nông dân áp dụng và đồng tỡnh rất cao. - Về hỡnh thức cho vay cũng được chia làm 2 loại: cho vay theo dạng “bán lẽ” và dạng “bán buôn” + Cho vay theo dạng bán lẽ: ngân hàng cho vay trực tiếp phát tiền vay đến tận tay người vay. + Cho vay theo dạng bán buôn: các tổ chức tự nguyện của cộng đồng dân cư, các tổ chức đoàn thể, xó hội cú thể được ngân hàng chọn làm đại lý dịch vụ uỷ thác đầu tư đến hộ vay vốn. Đây cũng là biện pháp để Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thực hiện “xó hội hoỏ” hoạt động ngân hàng, tạo lập thêm kênh chuyển tải vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn của nền kinh tế nói chung và kinh tế nông hộ nói riêng. - Về đảm bảo tiền vay: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam áp dụng cho vay có tài sản bảo đảm đối với những khoản vay từ 500 nghỡn đồng trở lên. Trường hợp không có tài sản, được cho vay không phải thế chấp, cầm cố tài sản. Với quy định này, cơ chế bảo đảm tiền vay đó thỏo gỡ rất nhiều khú khăn, vướng mắc đối với các hộ nghèo, hộ vùng sâu, vùng xa không có tài sản thế chấp, tạo cơ hội để họ tiếp cận được nguồn vốn vay phát triển sản xuất kinh doanh. - Về đối tượng cho vay: được mở rộng đa dạng các đối tượng liên quan đến vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phù hợp với chu kỳ phát triển của cây, con, sự luân chuyển của vật tư hàng hoá và khả năng trả nợ của người vay. - Đối với hộ nụng dõn chuyờn canh trồng lỳa, Ngõn hàng Nụng nghiệp Việt Nam ỏp dụng hỡnh thức cho vay lưu vụ. Thực hiện các chủ trương, chính sách cho vay hộ sản xuất nông nghiệp của chính phủ, các ngành. Tại địa bàn Quảng Nam lúc bấy giờ có 12 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp chuyển sang hoạt động theo mô hỡnh mới, bộ mỏy cồng kềnh với tổng số lao động trên 580 người. Trỡnh độ chuyên môn nghiệp vụ thấp, phần đông trỡnh độ là trung cấp, sơ cấp. Số chưa qua đào tạo nghiệp vụ ngân hàng chiếm khoảng trên 90% . Ảnh hưởng nặng nề của chế bao cấp chưa từng tiếp cận và hiểu biết về cơ chế thị trường từ năm 1991 đến năm 1993, các chi nhánh thuộc địa bàn Quảng Nam đứng trước nhũng khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua. Hàng loạt các công ty, xí nghiệp quốc doanh, địa phương và các hợp tác xó, chiếm trờn 99% dư nợ cho vay của chi nhánh đồng loạt giải thể, tan ró đó làm cho hầu như toàn bộ tín dụng của ngân hàng bị đóng băng và không sinh lời, thu nhập không đủ trang trải chi phí huy động vốn, không đáp ứng khả năng chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên. 2.2.2.1. Tỡnh hỡnh huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp Quảng Nam - Hoạt động tín dụng trong giai đoạn 1991 - 1996: Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng giai đoạn 1991-1996 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 - Doanh số cho vay +trong đó: hộ sx NN 62.855 5.177 76.009 11.883 132.217 17.770 131.521 19.359 140.783 23.539 200.305 31.281 - Doanh số thu nợ + trong đó hộ sx NN 54.829 8.415 66.690 15.331 99.192 47.368 120.161 63.629 126.156 90.156 140.496 108.617 - Tổng dư nợ + trong đó hộ sx NN 27.220 8.637 36.539 20.090 69.564 48.550 80.924 62.161 95.551 79.717 155.360 137.806 + số hộ vay 3.844 10.298 16.770 22.487 25.866 34.556 - Nợ quá hạn (%) + tổng số + trong đó hộ sx NN 32% 6,14 11,55% 4,17 7,66% 3,27 9,69% 7,41 2,92% 1,86 1,96% 1,26 (Nguồn: NHNo&PTNT Quảng Nam) Trong điều kiện các khoản vay cũ bị đóng băng không sinh lời thỡ việc tớch cực tăng qui mô tín dụng mới có chất lượng là một vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp Quảng Nam lúc bấy giờ. Để mở đường cho toàn hệ thống có cơ sở tiếp cận với hộ sản xuất nông nghiệp, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đó nhanh chúng ban hành qui định biện pháp nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất triển khai thực hiện các chính sách về nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Chính phủ. Sau hơn 4 năm từ khi có chỉ thị 202 có hiệu lực, bằng nhiều biện pháp nỗ lực trong việc đáp ứng các nhu cầu vốn của hộ sản xuất nông nghiệp, khối lượng tín dụng kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Nam tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tỉ trọng kết cấu trong tổng dư nợ, trở thành bộ phận tài sản có và tín dụng kinh tế nông hộ đó thật sự phỏt huy hiệu quả để kinh tế nông hộ trở thành bộ phận kinh tế quan trọng trong nhành sản xuất nụng nghiệp của tỉnh Quảng Nam nhất là tỡnh hỡnh sản xuất lương thực và an ninh lương thực trong thời gian qua. Tổng dư nợ các chi nhánh của Quảng Nam là 155.360 triệu đồng, tăng bỡnh quõn 41,4%/năm trong các năm 1993 – 1996. Trong đó dư nợ đối với kinh tế nông hộ tăng 35,6% /năm đạt 137.806 triệu đồng, chiếm 88,7% trong tổng dư nợ, với hơn 33000 lược hộ vay vốn, dư nợ bỡnh quõn một hộ vay là 3,98 triệu đồng, dư nợ doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xó tiếp tục giảm do các thành phần kinh tế này một số không thích nghi và hoạt động kém hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường (xem bảng 2.2). Có thể nói rằng giai đoạn 1991- 1996 là giai đoạn đánh dấu thời kỡ Ngõn hàng Nụng nghiệp Quảng Nam chuyển từ cho vay kinh tế quốc doanh và tập thể sang cho vay kinh tế nông hộ, tạo ra bước ngoặc mới trong lịch sử và lúc này việc cho vay kinh tế nông hộ trở thành hoạt động chính của ngân hàng nông nghiệp. - Kết quả cho vay giai đoạn 1997 – 2005: Trên cơ sở tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được chia tách thành hai đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Ngày 16.12.1996 Chủ tịch hội đồng Quản trị ký Quyết định thành lập chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Nam. Trong giai đoạn đầu của thời kỡ chia tỏch đơn vị hành chính mới, cơ cấu kinh tế của tỉnh chưa được chuyển đổi, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP toàn tỉnh. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp – công nghiệp – thương nghiệp và dịch vụ năm 1996 là 49,98-18,57-31,45%. Kinh tế quốc doanh địa phương giải thể, phỏ sản gần hết, số cũn lại hoạt động cầm chừng, hiệu quả thấp; hợp tác xó tự tan ró chua được củng cố lại; doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có nhiều; hộ kinh doanh nhỏ lẽ là phần lớn. Bảng 2.3: Tỡnh hỡnh dư nợ (1997-2001) Đơn vị: triệu đồng Năm 1997 1998 1999 2000 2001 - Doanh số cho vay trong đó: hộ sx NN 190.497 33.739 187.914 30.880 276.907 37.604 398.584 44.452 613.862 28.021 - Doanh số thu nợ trong đó: hộ sx NN 139.995 137.218 161.963 147.317 231.391 137.557 279.538 176.887 428.020 204.184 - Tổng dư nợ trong đó: hộ sx NN + Số hộ vay 205.862 163.582 41.368 231.813 163.071 43.779 277.329 199.684 49.066 396.375 281.303 59.584 582.217 360.140 67.486 - Nợ quá hạn (%) + tổng số + trong đó hộ sx NN 2,73% 1,85% 2,89% 1,80% 1,67% 1,25% 0,81% 0,71% 0,68% 0,53% (Nguồn: NHNo&PTNT Quảng Nam) Bảng 2.4: Tỡnh hỡnh dư nợ (2002-2005) Đơn vị: Triệu đồng Năm 2002 2003 2004 2005 - Doanh số cho vay 734.792 313.795 867.142 461.494 1.011.946 490.482 1.754.634 786.051 trong đó: hộ sx NN - Doanh số thu nợ trong đó: hộ sx NN 533.929 261.064 665.140 404.040 885.488 397.111 1.511.274 557.208 - Tổng dư nợ trong đó: hộ sx NN + số hộ vay 783.080 412.871 78.099 985.082 470.325 96.057 1.111.540 563.642 113.543 1.354.900 792.485 128.572 - Nợ quá hạn (%) + tổng số trong đó: hộ sx NN 0.51 0.42 0.47 0.41 2.33 0.25 1.84 0.26 (Nguồn NHNo&PTNT Quảng Nam) Qua số liệu cho vay kinh tế nông hộ trong giai đoạn tái lập tỉnh Quảng Nam đến nay cho thấy tốc độ tăng rất nhanh nếu lấy năm mới thành lập 1997 làm gốc thỡ tốc độ cho vay 2005 so với 1997 là (xem bảng 2.3 và 2.4): - Về doanh số cho vay chung tốc độ 2005/1997 là : 9,2 lần + Trong đó hộ sản xuất nông nghiệp 2005/1997 là : 23,2 lần Về dư nợ cho vay chung 2005/1997 là : 6,58 lần + Trong đó dư nợ cho vay nông hộ 2005/1997là : 4,8 lần Đối với số hộ vay vốn tín dụng cũng tăng đáng kể 3 lần so với năm 1997, như vậy về tốc độ doanh số cho vay đối với kinh tế nông hộ tăng bỡnh quõn hằng năm là 102% và dư nợ đối với kinh tế nông hộ tốc độ tăng bỡnh quõn là hằng năm là 60,55%. Điều đó cũng cho thấy rằng công tác tín dụng đó chuyển hướng đáng kể và đó chỳ trọng đầu tư tín dụng đối với kinh tế nông hộ. Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn trong cho vay kinh tế nụng hộ cũng giảm dần, ngày càng cũng cố được chất lượng tín dụng trong cho vay kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp, tín dụng ngân hàng nông nghiệp đó thực sự là đũn bẩy kinh tế trong nụng nghiệp nụng thụn và nụng dõn. Từ những thành công bước đầu trong việc cho vay kinh tế nông hộ và những đũi hỏi vốn của kinh tế hộ, ngày 30.3.1999, Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 67/199/QĐ – TTg “về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn”. Phải khẳng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam.pdf
Tài liệu liên quan