Tài liệu Luận văn Tìm hiểu tín dụng của Ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển kinh tế thương mại Chu Lai: LUẬN VĂN:
Tín dụng của Ngân hàng No&PTNT tỉnh
Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM
Chu Lai
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ Đại hội lần thứ
VI của Đảng (1986), đây là Đại hội của đổi mới, đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Qua gần 20 năm đổi mới, đất nước ta đã
đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên nhiều lĩnh vực, sức sản xuất
phát triển khá nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống nhân dân không ngừng
được cải thiện. Tuy vậy, sự phát triển của nền kinh tế nước ta chưa tương xứng với khả
năng và yêu cầu; sức cạnh tranh còn yếu; các khu công nghiệp đã được xây dựng và đạt
được kết quả bước đầu, nhưng chỉ ở những khu vực nhỏ, nặng về các doanh nghiệp sản
xuất, xuất khẩu và dịch vụ, chưa phát huy vai trò là động lực phát triển cho một vùng lãnh
thổ hoặc cho cả nước.
Trong chiến lược phát triển, vùng lãnh thổ miề...
86 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu tín dụng của Ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển kinh tế thương mại Chu Lai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Tín dụng của Ngân hàng No&PTNT tỉnh
Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM
Chu Lai
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ Đại hội lần thứ
VI của Đảng (1986), đây là Đại hội của đổi mới, đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Qua gần 20 năm đổi mới, đất nước ta đã
đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên nhiều lĩnh vực, sức sản xuất
phát triển khá nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống nhân dân không ngừng
được cải thiện. Tuy vậy, sự phát triển của nền kinh tế nước ta chưa tương xứng với khả
năng và yêu cầu; sức cạnh tranh còn yếu; các khu công nghiệp đã được xây dựng và đạt
được kết quả bước đầu, nhưng chỉ ở những khu vực nhỏ, nặng về các doanh nghiệp sản
xuất, xuất khẩu và dịch vụ, chưa phát huy vai trò là động lực phát triển cho một vùng lãnh
thổ hoặc cho cả nước.
Trong chiến lược phát triển, vùng lãnh thổ miền Trung nói chung và khu vực Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi nói riêng là địa bàn rất quan trọng và đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong mấy năm gần đây
miền Trung đã làm được nhiều việc để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, song vẫn còn
chậm, chưa tạo chuyển biến mạnh mẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu; miền Trung còn nhiều
khó khăn rất lớn, là vùng kinh tế nghèo của cả nước (giá trị GDP đứng thứ 6 trong 8 vùng
kinh tế của cả nước, thu nhập bình quân đầu người bằng 83% bình quân cả nước). Để vượt
qua khó khăn cho tỉnh Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung, việc xây dựng
KKTM Chu Lai cùng với khu kinh tế Dung Quất được xem là giải pháp đột phá giúp miền
Trung vượt qua đói nghèo và tụt hậu. Đặc khu kinh tế tại đây khi được xây dựng thành
công sẽ có tác động đến xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển và lan toả
ra các vùng xung quanh, thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng của đất nước.
Trước những yêu cầu bức xúc nêu trên, tỉnh Quảng Nam đã được Thủ tướng Chính
phủ ban hành quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 06 năm 2003 về việc thành
lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế mở Chu lai, tỉnh Quảng Nam.
Khu kinh tế mở Chu Lai là không gian kinh tế riêng biệt, có môi trường đầu tư, kinh
doanh thuận lợi nhất theo các qui định hiện hành, bao gồm hạ tầng kỹ thuật - xã hội và
chính sách, cơ chế quản lý thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, phù hợp với cơ chế thị
trường nhằm khuyến khích đầu tư và khuyến khích xuất khẩu.
Khu kinh tế mở Chu Lai đi vào hoạt động, sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư vào các
lĩnh vực công nghiệp, chế biến, khu phi thuế quan, khu du lịch. Đây là thị trường đầy tiềm
năng cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam là một doanh nghiệp hạng đặc biệt, có mạng lưới
rộng lớn trên toàn quốc, có đại lý tại hầu hết các nước trên thế giới. Hiện tại Ngân hàng
No&PTNT Việt Nam có nguồn vốn tín dụng rất lớn, NHo&PTNT tỉnh Quảng Nam là chi
nhánh phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam sẽ có đủ khả năng đầu tư (qua việc điều hoà
nguồn vốn toàn ngành) vào các dự án lớn cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ vào KKTM này. Song trong thực tiễn hoạt động mấy năm qua, giữa Ngân hàng
Thương mại và các doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc từ cơ chế, chính sách đến nguồn
vốn và hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án nên đã ảnh hưởng đầu tư tín dụng của các
Ngân hàng thương mại và cho sự thành công của khu kinh tế mở Chu Lai. Đề tài “Tín
dụng của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM Chu
Lai” nhằm góp phần giải quyết những vướng mắc nêu trên để đầu tư tín dụng mạnh hơn,
đẩy nhanh sự phát triển của khu kinh tế động lực của Quảng Nam nói riêng và miền Trung
nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có những công trình khoa học luận văn, luận án,
các bài nghiên cứu đã được công bố về các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở
cũng như hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng thương mại nói chung,
NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng, như:
- "Đổi mới cơ chế quản lý tín dụng Ngân hàng ở Thái Bình" của Vũ Văn Hùng –
Luận án PTS, khoa học kinh tế, H.1997.
- "Tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn
Hà Nội", Luận án PTS kinh tế của Hoàng Việt Trung, H, 1996.
- "Đổi mới quản lý hoạt động tín dụng Ngân hàng cấp cơ sở, nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế nông thôn" của Phạm Hồng Cờ - Luận án PTS, khoa học kinh tế, H.1996.
- "Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường nhằm góp phần đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta" của Đào Minh Tú – Luận án Tiến sỹ kinh tế,
H.2001.
- "Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH", Luận án TS kinh tế của Hà Huy Hùng, H 2003.
- "Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam trong nền
kinh tế thị trường", Luận án TS kinh tế của Võ Văn Lâm, H.2003.
- "Những chiến lược lớn của Trung Quốc" của tác giả Hồ An Cương, Nxb Thông tấn,
năm 2003.
- "Trung Quốc xưa và nay" của tác giả Lê Giảng, Nxb Thanh niên, 1999.
- "Toàn cầu hoá. Lối thoát của Trung Quốc là ở đâu" của tác giả Lưu Lực, Nxb
Khoa học xã hội, 2002.
- "Bí quyết hoá rồng" của tác giả Lý Quang Diệu, Nxb Trẻ, 2001.
- Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg, ngày 05 tháng 06 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Qui chế hoạt động của KKTM Chu Lai của Thủ tướng Chính phủ (Được ban hành
kèm theo quyết định 108/2003/QĐ-TTg).
- "Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng công thương
Đống Đa, Hà Nội", Luận văn thạc sĩ của Lê Anh Hùng, H. 2004.
- "Quản lý tín dụng đầu tư nhà nước ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp",
Luận văn thạc sĩ của Hoàng Văn Trà, H. 2003.
- Các tài liệu về KKTM Chu Lai: Hồ sơ KKTM Chu Lai, Đề án xây dựng KKTM
Chu Lai Năm 2002.
- Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế
Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Văn Lai, H. 1996.
- Tiền tệ và tín dụng Ngân hàng của tác giả PGS.TS Lê Văn Tề, Nxb thành phố Hồ
Chí Minh, 1997.
Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu đã đăng tải trên các tạp chí kinh tế và một số
báo cáo tại các hội thảo khoa học của ngành Ngân hàng.
Các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên chỉ đề cập những khía cạnh khác nhau về
hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại đối với cả nước hoặc từng địa phương, chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tại
các khu công nghiệp, khu kinh tế mở trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là khu kinh tế mở Chu
Lai là khu vực kinh tế tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội cho toàn bộ khu vực miền
Trung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở phân tích, làm rõ đặc điểm của KKTM Chu Lai, nhu cầu về
vốn đầu tư phát triển cho khu vực này và các khả năng, điều kiện, đầu tư tín dụng của
Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam, luận văn có mục đích xác định những định hướng cơ
bản và kiến nghị hệ thống các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh đầu tư tín dụng của Ngân
hàng No&PTNT Quảng Nam nhằm phát triển KKTM Chu Lai, góp phần thực hiện mục
tiêu như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.
Nhiệm vụ:
- Phân tích, làm rõ về vai trò, vị trí, ý nghĩa của việc thành lập KKTM Chu Lai
trong chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Phân tích nhu cầu về tín dụng đầu tư phát triển ở KKTM Chu Lai, các nhân tố tác
động và các hình thức đầu tư tín dụng vào KKTM Chu Lai.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam,
Luận văn đề xuất giải pháp nhằm mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng Ngân hàng của
Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam tại KKTM mở Chu Lai trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng: Luận văn nghiên cứu các nhân tố tác động, các hình thức và giải pháp
đầu tư tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam vào KKTM Chu Lai.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về đầu tư tín dụng cho các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất- kinh doanh thuộc khu vực thuế quan.
- Thời gian khảo sát: Từ khi thành lập KKTM Chu Lai (2003) đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng phương pháp hệ thống; thống kê; so sánh; phân tích
và tổng hợp; diễn giải và quy nạp để nghiên cứu đưa ra kết luận và kiến nghị về các vấn đề
xem xét.
Sử dụng số liệu thực tế để luận giải, chứng minh.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn phân tích những cơ chế, chính sách mới, và những ưu đãi về đầu tư tại
KKTM Chu Lai
- Chỉ ra những nhân tố tác động và các hình thức đầu tư tín dụng của Ngân
hàngNo&PTNT trong điều kiện có cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác.
- Xác định những định hướng cơ bản và kiến nghị các giải pháp chủ yếu để đẩy
mạnh đầu tư tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam nhằm góp phần phát triển
KKTM Chu Lai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu làm
3 chương, 7 tiết.
Chương 1
KHU KINH Tế Mở CHU LAI Và VAI TRò ĐầU TƯ TíN DụNG
CủA NGÂN HàNG nông nghiệp và phát triển nông thôn
ĐốI Với PHáT TRIểN KHU KINH Tế NàY
1.1. MộT Số NéT KHáI QUáT Về KHU KINH Tế Mở CHU LAI
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của khu kinh tế mở Chu Lai
* Khái niệm:
KKTM Chu Lai là một khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ
quyền quốc gia, nhưng có không gian kinh tế riêng biệt, có môi trường đầu tư, kinh doanh
thuận lợi nhất theo các qui định hiện hành, bao gồm hạ tầng kỹ thuật - xã hội và chính
sách, cơ chế quản lý thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, phù hợp cơ chế thị trường
nhằm khuyến khích đầu tư và khuyến khích xuất khẩu [33, tr.1].
So với các KCN và các KCX, KKTM có điểm giống nhau: được áp dụng những
chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, các thủ tục hải quan, thuế khoá được nới lỏng và giảm
nhẹ, cơ chế quản lý thông thoáng, quyền tự quyết của các doanh nghiệp được tôn trọng và
phát huy ở mức độ cao. Những quy định này có khác biệt với các quy định chung và được
Nhà nước cho phép áp dụng riêng.
Điểm khác nhau ở chỗ, KKTM có nội dung hoạt động kinh tế rộng, đa dạng hơn,
hay còn gọi là mô hình khu trong khu và bao gồm khu thương mại tự do, khu chế xuất, khu
du lịch, khu đô thị …; có dân cư sinh sống; có một mô hình kinh tế - xã hội tổng hợp; thể
chế, cơ chế quản lý thông thoáng hơn; Cơ quan quản lý KKTM là một cấp có thẩm quyền
quản lý kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực.
* Đặc điểm:
KKTM được nhà nước quy hoạch với chiến lược lâu dài, có vị trí địa lý thuận lợi và
các điều kiện cho phát triển kinh tế như hệ thống sân bạy, bến cảng. Là nơi được nhà nước
ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng như điện, nước, hệ thống xử lý nước thải, an
ninh và các lĩnh vực khác.
Có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, hải quan, đất đai, các chính sách tài chính, tín
dụng, xuất nhập khẩu tuỳ thuộc vào từng quốc gia mà Chính phủ có quy định cụ thể. Đây
cũng là nơi thực nghiệm, áp dụng các chính sách mới tạo bước đột phá trong nền kinh tế
thị trường hiện đại, tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình hội nhập với bên ngoài.
Trong KKTM có các KCN, KCX, trong các khu này sẽ tập trung được nhiều nguồn
vốn lớn, hoạt động với thời gian dài, là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư thuộc mọi thành phần
kinh tế trong đó chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
Đây là nơi sử dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến,
thu hút nhiều lao động có trình độ, không chỉ phát triển về kinh tế mà còn mang lại nhiều
lợi ích văn hoá - xã hội.
* Vai trò của KKTM đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
Việc xây dựng và phát triển KKTM Chu Lai có những vai trò quan trọng sau đây:
1. KKTM Chu Lai có thể được coi là mô hình thử nghiệm về hội nhập tương đối
nhanh và toàn diện tại một khu vực trong khi chưa có điều kiện thực hiện ở bình diện quốc
gia.
2. KKTM Chu Lai là mô hình mở hơn, đa năng hơn, quy mô lớn hơn và xử lý được
những bất cập của KCN, KCX và sẽ tận dụng được nguồn lực từ bên ngoài nhằm phát huy
nội lực bên trong, rút ngắn thời gian, chuẩn bị cho hội nhập WTO trong thời gian đến.
3. KKTM Chu Lai ra đời sẽ khai thác được lợi thế về điều tự nhiên sẽ tạo thêm
động lực mới cho tỉnh Quảng Nam; đồng thời cùng với sự đầu tư phát triển thành phố Đà
Nẵng và khu kinh tế Dung quất sẽ góp phần tạo ra động lực mạnh mẽ và sự lan toả nhanh
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
4. Phát triển KKTM Chu Lai góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đặc
biệt thu hút lao động từ vùng nông thôn, từng bước chuyển lao động từ ngành nông nghiệp
sang ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
5. Sự ra đời KKTM Chu Lai sẽ cho ra đời các khu đô thị mới, các khu dân cư được
xây dựng hiện đại sẽ hình thành các thành phố tại Miền Trung từ đó sẽ giảm bớt khoảng
cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền trong cả nước mà hiện nay
đang có nhiều chênh lệch lớn.
6. KKTM Chu Lai sẽ có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển và ổn định kinh
tế của đất nước.Việc phát triển các doanh nghiệp tại khu vực này sẽ có những đóng góp
quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong đó các doanh nghiệp sản xuất, chế biến
công nghiệp, thương mại, dịch vụ có vai trò rất lớn trong tổng GDP của cả nước.
1.1.2. Mục tiêu, hoạt động và cơ chế chính sách đầu tư tại khu kinh tế mở Chu
Lai
- Mục tiêu hoạt động:
Chính phủ đã xác định việc xây dụng KKTM Chu Lai và khu kinh tế Dung Quất là
giải pháp đột phá giúp miền Trung vượt qua đói nghèo và tụt hậu, từ đó mục tiêu được đặt
ra là:
+ Là nơi thực nghiệm và sáng tạo các thể chế, cơ chế chính sách mới, là một trong
những khâu đột phá để bước vào nền kinh tế thị trường hiện đại.
+ Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình kinh doanh trong
và ngoài nước phù hợp với thông lệ quốc tế, qua đó có thêm kinh nghiệm cho hội nhập thị
trường quốc tế và khu vực.
+ Tìm mô hình động lực mới cho phát triển kinh tế, khắc phục những yếu kém và
ách tắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành trong khi chưa có điều kiện
thực hiện trên phạm vi cả nước.
+ Tạo ra những sản phẩm có chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao, đẩy mạnh
xuất khẩu, và mở rộng thị trường thế giới.
+ Tạo công ăn việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực.
+ Khai thác lợi thế của vùng ven biển có những ưu điểm thuận lợi về điều kiện tự
nhiên và trong giao lưu quốc tế, thúc đẩy kinh tế khu vực miền Trung phát triển theo kịp
với nhịp độ phát triển của cả nước [17, tr.7].
- Về nội dung hoạt động của Ban quản lý KKTM Chu Lai:
Ban quản lý KKTM Chu Lai do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập nhằm
thực hiện việc quản lý tập trung, thống nhất hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư phát triển
kinh tế tại Khu KTM Chu Lai.
Ban quản lý KKTM Chu Lai là cơ quan quản lý Nhà nước có tư cách pháp nhân, có
con dấu mang hình Quốc huy, có biên chế và kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước
cấp, là đầu mối kế hoạch được cân đối riêng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà
nước
+ Xây dựng quy hoạch tổng thể và điều lệ hoạt động của Khu KTM Chu Lai, lập quy
hoạch chi tiết, tổ chức phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch tổng thể,
quy hoạch chi tiết và điều lệ hoạt động.
+ Xây dựng danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng
năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
+ Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu
đãi đầu tư, chứng chỉ xuất xứ hàng hoá tại KKTM Chu Lai và các chứng chỉ khác theo uỷ
quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Giao hoặc cho các nhà đầu tư thuê đất, mặt nước để thực hiện các dự án đầu tư.
+ Xây dựng các khung giá và lệ phí trình cơ quan có thẩm quyền xem xét.
+ Làm đầu mối giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triến
khai và thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh và hoạt động tại KKTM Chu Lai.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong công việc
đảm bảo mọi hoạt động trong KKTM Chu Lai phù hợp với quy chế hoạt động của KKTM
Chu Lai.
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng các nguồn thu ngân sách, được đầu tư trở
lại trên địa bàn KKTM Chu Lai theo đúng quy định; quản lý dự án xây dựng bằng nguồn
vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tại KKTM Chu Lai.
+ Tổ chức, triển khai, giới thiệu, đàm phán xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.
- Chủ thể tham gia và các chế độ ưu đãi về tài chính, đất đai, lao động và tổ chức
kinh doanh:
+ Chủ thể tham gia:
Các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động tại Khu KTM
Chu Lai trong các lĩnh vực: đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng và đô thị; phát triển công
nghiệp; phát triển đô thị, kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch, giải trí, tài chính- ngân
hàng; vận tải; bảo hiểm; giáo dục; đào tạo; y tế; nhà ở; xuất khẩu hàng hoá và mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
+ Các chế độ ưu đãi:
Ngoài những quyền được hưởng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, các doanh nghiệp hoạt động trong KKTM Chu Lai
được hưởng các quyền sau:
* Về tài chính:
áp dụng chính sách một giá đối với hàng hoá, dịch vụ và tiền thuê đất cho các cá
nhân và doanh nghiệp, không phân biệt trong nước và nước ngoài.
Các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh
doanh tại KKTM Chu Lai được Quỹ hỗ trợ phát triển cho vay vốn tín dụng của Nhà nước
theo quy luật hiện hành.
Các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông quốc
tế theo lộ trình hội nhập quốc tế mà việt nam đã cam kết để phục vụ riêng cho KKTM Chu
Lai với các mức phí do các nhà đầu tư tự quyết định.
Thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng 10% cho cả đầu tư trong nước và
nước ngoài.
Miễn toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 8 năm kể từ khi có thu nhập
chịu thuế, giảm 50% cho 9 năm tiếp theo. Riêng Khu phi thuế quan miễn 8 năm.
Hàng hoá, dịch vụ sản xuất, lắp ráp, gia công, tiêu thụ trong Khu phi thuế quan, nhập
khẩu từ nước ngoài vào Khu phi thuế quan được miễn thuế VAT, thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng hoá từ Khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa
hoặc từ nội địa xuất khẩu vào Khu phi thuế quan phải chịu thuế theo quy luật hiện hành.
Hàng hoá từ Khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ
nước ngoài khi nhập khẩu vào nội địa chỉ nộp thuế nhập khẩu phần nguyên liệu, linh kiện
nhập khẩu cấu thành trong hàng hoá đó.
Sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, diện tích công cộng và các dịch vụ chung
cho KKTM Chu Lai như đường giao thông, bến cảng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, điện
chiếu sáng, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc theo giá thoả thuận với các doanh nghiệp
kinh doanh hạ tầng.
* Về đất đai:
Giá cho thuê đất do ban quản lý KKTM Chu Lai quyết định theo từng dự án và từng
giai đoạn phù hợp với thực tế và đảm bảo khuyến khích đầu tư trên cơ sở quy định khung
giá của Nhà nước.
Các ưu đãi về đất đai cụ thể như sau:
Thời gian thuê đất tối đa là 70 năm.
Miễn tiền thuê đất đã có kết cấu hạ tầng đến 31/12/2015 đối với các dự án đầu tư vào
các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, khu du lịch khởi công và đi vào hoạt động trước
31/12/2005.
Miễn tiền thuê đất đã có kết cấu hạ tầng đến hết năm 2015 đối với 5 dự án đầu tiên đầu tư
vào Khu phi thuế quan khởi công và đi vào hoạt động trước 31/12/2004.
Miễn tiền thuê đất cho các doanh nghiệp đầu tư chung cư cao tối thiểu 7 tầng để cho
công nhân thuê.
Được chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn
thuê đất, thuê lại đất theo quy định của pháp luật, phù hợp với mục đích sử dụng đất của dự án
đã được đầu tư. Trong trường hợp sự thay đổi về mục đích đầu tư ban đầu của dự án thì việc
chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chỉ thực hiện sau khi cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
Được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn
thuê đất, thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và tại các tổ chức tín
dụng nước ngoài theo các quy định của pháp luật.
Các đối tượng là người Việt Nam, Việt kiều, người nước ngoài thường trú tại Việt
Nam và các nhà đầu tư nước ngoài đuợc đầu tư kinh doanh bất động sản trong KKTM Chu
Lai. Việt kiều, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài được
mua nhà ở trong KKTM Chu Lai.
* Về lao động:
Nhà đầu tư được phép trực tiếp tuyển dụng và sử dụng lao động theo đúng Bộ Luật
Lao động của Việt Nam. Ban Quản Lý KKTM Chu Lai giúp nhà đầu tư sơ tuyển.
Ban Quản lý Khu KTM Chu Lai đảm bảo cung ứng đủ lao động cho nhà đầu tư theo
từng giai đoạn của dự án và hỗ trợ cho nhà đầu tư chi phí đào tạo lao động người Quảng Nam
đạt trình độ công nhân bậc II trở lên.
Số lượng đào tạo dưới 500 lao động: hỗ trợ 20 % chi phí đào tạo.
Số lượng đào tạo lao động từ 500 trở lên: hỗ trợ 30 % chi phí đào tạo.
Số lao động trên nếu đào tạo tai các trung tâm, các trường dạy nghề của tỉnh Quảng Nam
hoặc của KKTM Chu lai sẽ được hỗ trợ thêm 10 % chi phí đào tạo.
* Về tổ chức kinh doanh:
Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tìm hiểu thị trường và
chuẩn bị đầu tư, tham gia làm việc, hoạt động đầu tư và kinh doanh tại KKTM Chu Lai và
các thành viên là gia đình họ được cấp thị thực xuất nhập cảnh có giá trị nhiều lần với thời
hạn phù hợp với thời hạn làm việc, hoạt động đầu tư tại KKTM Chu Lai.
Ban quản lý Khu KTM Chu Lai đầu tư hạ tầng, chịu chi phí và tổ chức đền bù, giải
toả mặt bằng cho các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu phi thuế
quan và khu du lịch.
* Các nguồn vốn phát triển:
Khu kinh tế mở Chu Lai được phát triển bằng các nguồn vốn chủ yếu sau:
Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng
cấp thiết nhất cho sự vận hành của KKTM.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
Vốn của doanh nghiệp và dân cư trong nước thông qua các dự án đầu tư trực tiếp
và các hình thức phát hành trái phiếu công trình hoặc các đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ
tầng ứng trước một phần vốn. Mở rộng hình thức tín dụng đồng tài trợ.
Các nguồn vốn nước ngoài.
Khuyến khích ở mức cao nhất việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài kể cả việc áp
dụng các hình thức đầu tư BOT, BO, BT; vốn của các của các tổ chức tín dụng, vốn của
các tổ chức cá nhân, nước ngoài.
Các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của KKTM Chu Lai được đưa vào
kêu gọi vốn ODA.
1.2. Tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- nguồn vốn
quan trọng trong đầu tư phát triển khu kinh tế mở Chu Lai
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức của tín dụng Ngân hàng nói chung
và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao
tiền hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên
nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận. Trong quan hệ giao
dịch này thể hiện các nội dung sau:
Trái chủ hay còn gọi là người cho vay chuyển giao cho người thụ trái hay còn gọi là
người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái hiện vật như
hàng hoá, máy móc, thiết bị bất động sản.
- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết
thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay. Xuất phát
từ gốc từ latin, tín dụng là creditim - sự tín nhiệm; điều đó có nghĩa là trong quan hệ tín
dụng người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày nào đó trong tương
lai mà hai bên đã thoả thuận. Mác viết: "Tiền chẳng qua chỉ rời khỏi tay người sở hữu
trong một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay người sở hữu sang tay nhà tư
bản hoạt động, cho nên tiền không phải được bỏ ra để thanh toán, cũng không phải tự đem
bán đi, mà chỉ đem cho vay,tiền chỉ đem nhượng lại với điều kiện là, nó sẽ quay trở về
điểm xuất phát một kỳ hạn nhất định"[22, tr 16].
- Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay hay nói cách khác
ngưòi đi vay phải trả thêm phần lợi tức. Marx viết: “Đem tiền cho vay với tư cách là một
việc có đặc điểm là sẽ quay trở về điểm xuất phát của nó, mà vẫn giữ được nguyên vẹn giá
trị của nó và đồng thời lại lớn lên thêm trong quá trình vận động” [22, tr.28].
Quan hệ tín dụng có thể diễn tả theo mô hình sau:
T
Giá trị tín dụng
Trái chủ
(creditor)
Thụ trái
(debtor)
Người cho vay
(lender)
Người đi vay
(borrower)
T+L
Giá trị tín dụng + Lãi
Trong hoạt động thực tiễn, quan hệ tín dụng được hình thành hết sức đa dạng, và có
đủ tất cả các loại chủ thể tham gia vào các quan hệ tín dụng cụ thể, ví dụ:
- Quan hệ giữa Nhà nước với các doanh nghiệp và công chúng thể hiện dưới hình
thức Nhà nuớc phát hành các giấy nợ như công trái, trái phiếu đô thị, tín phiếu kho bạc;
- Quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau thể hiện dưới hình thức bán chịu
hàng hoá;
- Quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với công chúng, thể hiện dưới hình thức
phát hành các loại trái phiếu, bán hàng trả góp;
- Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng với các
doanh nghiệp và công chúng, thể hiện dưới hình thức nhận tiền gởi của khách hàng, cho
vay khách hàng, tài trợ thuê mua.....
- Quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ các nước,
thể hiện dưới hình thức vay nợ.
Các tổ chức ngân hàng tham gia vào quan hệ tín dụng thể hiện với hai tư cách.
Ngân hàng đóng vai trò thụ trái và hành vi này được gọi là đi vay (borrow) bao gồm nhận
tiền gởi của khách hàng, phát hành trái phiếu để vay vốn trong xã hội, vay vốn của ngân hàng
trung ương và các ngân hàng khác. Ngân hàng đóng vai trò trái chủ, và hành vi này được gọi
là cho vay(loans). Vì tính chất phức tạp của hoạt động cho vay, vì thế khi nói đến tín dụng
người ta thường đề cập đến cho vay và bỏ quên mặt thứ hai, đó là đi vay.
Các hình thức tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng là hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cấp
tín dụng đối với các đối tượng khách hàng nêu trên là doanh nghiêp, hộ sản xuất. Hoạt
động cấp tín dụng trong tín dụng ngân hàng bao gồm các hình thức sau: cho vay; chiết
khấu thương phiếu và chứng từ có giá; bảo lãnh; cho thuê tài chính.
* Cho vay:
Căn cứ vào thời hạn cho vay được chia thành 3 loại:
Cho vay ngắn hạn.
Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt
vốn lưu động của các doanh nghiệp, hộ sản xuất và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá
nhân.
Cho vay trung hạn là loại cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, được
sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở
rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn
nhanh.
Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, được cấp tín dụng để đáp
ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà xưởng, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô
lớn, xây dựng các xí nghiệp mới...
* Chiết khấu:
Là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu
thương phiếu, các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng để nhận
lấy khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi lợi tức và phí hoa hồng (nếu có).
* Bảo lãnh ngân hàng:
Là cam kết bằng văn bản của các ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên
được bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên nhận bảo
lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với
bên nhận bảo lãnh, Khách hàng phải nhận nợ và phải hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã đ-
ược ngân hàng trả thay.
Bảo lãnh ngân hàng thông qua cam kết bù đắp những thiệt hại về phương diện tài
chính cho người thụ hưởng bảo lãnh khi có thiệt hại xảy ra. Qua đó ngăn ngừa và hạn chế
rủi ro phát sinh trong các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
Bảo lãnh ngân hàng có tính độc lập tương đối so với các hợp đồng kinh tế, hợp
đồng thương mại, tài chính... Ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện cam kết bảo lãnh theo
đúng trách nhiệm của mình đã ghi trong thư bảo lãnh, không kể người được bảo lãnh vi
phạm hợp đồng vì lý do gì.
Bảo lãnh ngân hàng có các loại hình sau đây: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh
toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng thực hiện hợp đồng,
bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.
* Cho thuê tài chính:
Là nghiệp vụ tín dụng trung, dài hạn, trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên
cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng
mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã được thoả thuận trong hợp đồng
thuê, các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng.
Các nguyên tắc cho thuê tài chính:
Tài sản cho thuê thuộc sở hữu hợp pháp của bên cho thuê, bên thuê chỉ có quyền sử
dụng; Bên thuê phải quản lý, sử dụng tài sản đúng mục đích và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc sử dụng tài sản thuê; Bên thuê phải thanh toán tiền thuê cả gốc và chi phí
đầy đủ đúng hạn; Tiền mua tài sản được bên cho thuê chuyển trả trực tiếp cho bên cung cấp tài
sản.
Cho thuê tài chính có các hình thức sau: Cho thuê tài chính có sự tham gia của hai
bên, cho thuê có sự tham gia của ba bên, cho thuê hợp tác, bán và tái thuê, cho thuê giáp l-
ưng, cho thuê trả góp.
* Cho vay từng lần:
Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng
lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay lập thủ tục vay
vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng.
* Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường
xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định có uy tín trong quan hệ tín dụng. Ngân hàng và khách
hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc
theo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh tổng hợp thì
phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng là tổng hợp phương án sản xuất, kinh doanh
của từng đối tượng, theo đó ngân hàng nơi cho vay xác định hạn mức tín dụng cho cả phương
án sản xuất, kinh doanh tổng hợp.
Trong phạm vi, thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mỗi lần rút vốn vay khách
hàng và Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ
phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.
Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, bảo
đảm mức dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết. Trong quá trình vay vốn, trả
nợ, nếu việc sản xuất, kinh doanh có thay đổi và khách hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn
mức, khách hàng phải làm giấy đề nghị xác định lại hạn mức tín dụng; Ngân hàng Nông
nghiệp nơi cho vay xem xét, nếu thấy hợp lý thì cùng khách hàng thoả thuận điều chính
hạn mức tín dụng và bổ sung hợp đồng tín dụng. Trước 10 ngày khi hạn mức tín dụng cũ
hết hiệu lực khách hàng gửi cho Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay phương án sản xuất,
kinh doanh kỳ tiếp theo. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, Ngân hàng Nông
nghiệp nơi cho vay thẩm định để xác định hạn mức tín dụng và thời hạn của hạn mức tín
dụng mới.
Thời hạn cho vay được xác định trên hợp đồng tín dụng hoặc trên từng giấy nhận nợ
phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn
của Ngân hàng Nông nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng; nếu khách hàng kinh doanh
tổng hợp thì lựa chọn sản phẩm có chu kỳ kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng chủ
yếu để xác định thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay trên từng giấy nhận nợ có thể không
phù hợp với thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng.
* Cho vay theo dự án đầu tư:
Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. Trường hợp khách hàng đã dùng
nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí cho dự án được duyệt trong thời gian chưa
vay được vốn ngân hàng, thì Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay có thể xem xét cho vay
bù đắp nguồn vốn đó.
* Cho vay hợp vốn:
Các ngân hàng cùng cho vay đối với một dự án hoặc phương án vay vốn, trong đó
có một ngân hàng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các ngân hàng khác.
* Cho vay trả góp:
Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ
gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
1.2.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trong đầu tư phát triển khu kinh tế mở Chu Lai
- Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất:
Ngân hàng thông qua vai trò trung gian tài chính đã thực sự là cầu nối giữa người
có tiền muốn cho vay với những người thiếu vốn cần vay để thoả mãn được nhu cầu
sản xuất kinh doanh và các chi tiêu.
Với chức năng là "người cho vay", ngân hàng phải có cơ cấu vốn tương đối ổn
định với quy mô nhất định. Nguồn vốn này bao gồm nguồn vốn tự có của ngân hàng,
nguồn vốn vay từ thị trường trong nước và nước ngoài; và bộ phận chủ yếu có tỷ
trọng lớn quyết định đối với hoạt động của một ngân hàng là nguồn vốn huy động.
Nguồn vốn này được hình thành từ nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp, tiền nhàn
rỗi của các cá nhân trong xã hội... Tất cả được tập trung vào ngân hàng thông qua
chiến lược tạo vốn của ngân hàng. Sự khơi dậy và động viên mọi nguồn vốn trong
xã hội, thu hút mạnh vốn nước ngoài hình thành thị trường vốn và tiến tới thị trường
chứng khoán là nền tảng cơ bản để tập trung vào vốn Ngân hàng thương mại.
Với chức năng là "người đi vay", đòi hỏi ngân hàng phải tính toán để sử dụng vốn
vay và có hiệu quả, để đảm bảo khả năng hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho các chủ sở hữu.
Như vậy, ngân hàng không thể cho vay tràn lan, cho mọi đối tượng có nhu cầu về vốn
mà phải tập trung cho vay các doanh nghiệp, hộ sản xuất có hướng phát triển tốt, kết
quả kinh doanh ổn định. Và như vậy đối với ngân hàng "một mặt cần phải có chính
sách đầu tư theo định hướng cơ cấu kinh tế, mặt khác cần đổi mới căn bản cơ cấu đầu
tư". Việc đầu tư tập trung là một quá trình tất yếu, bởi vì nó vừa đảm bảo hạn chế rủi ro
trong hoạt động tín dụng vừa tạo điều kiện giúp đỡ cho các doanh nghiệp sản xuất có
nhu cầu vốn để bù đắp những thiếu hụt tạm thời hoặc các nhu cầu về vốn để duy trì và
phát triển sản xuất. Góp phần tổ chức sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu
kinh tế hợp lý, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chiến lược duy trì vốn trong nước là một trong những khâu quan trọng trong
chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
Ngân hàng Trung ương và các Ngân hàng thương mại. Mặt khác sự tăng trưởng kinh tế
của một quốc gia luôn phụ thuộc vào định hướng phát triển kinh tế, và các nguồn lực và
cách thức tạo ra nguồn lực đó; một trong những nhân tố quan trọng cấu thành nguồn
lực này là vốn. Do vậy, ngân hàng cần phải có chính sách tài chính - tiền tệ phù hợp tạo
động lực thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất
kinh doanh.
- Tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì quá trình sản xuất kinh doanh
liên tục, góp phần đầu tư và phát triển kinh tế:
Trong hoạt động tín dụng, khả năng cho vay phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn
hiện có của ngân hàng, mà nguồn vốn này chủ yếu lại được hình thành từ khả năng tập
trung huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do đặc điểm tuần
hoàn và chu chuyển vốn nên đôi khi không có sự ăn khớp về thời gian và khối lượng
giữa việc mua vật tư hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất với vịêc tiêu thụ hàng hóa, một
số doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản bằng nguồn
vốn tích luỹ, song nguồn vốn tích luỹ này chưa đủ để thực hiện các mục đích đã định
nên cũng tạm thời nhàn rỗi. Ngoài ra các nguồn vốn thuộc dự trữ quốc gia, nguồn vốn
tiết kiệm trong dân cư.... đều là các tiềm năng đáng kể để ngân hàng thu hút vốn, tạo
nguồn vốn để sẵn sàng đầu tư cho vay.
Xét nhu cầu vay vốn, thực tế cho thấy: xuất phát từ đặc điểm tuần hoàn chu
chuyển vốn và sự không ăn khớp về thời gian và khối lượng giữa mua và bán vật tư
hàng hóa phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp thiếu hụt về
vốn. Mặt khác, theo quy luật chung, việc tái sản xuất mở rộng là không ngừng, nếu
doanh nghiệp chỉ trông chờ vào nguồn vốn tiết kiệm và tích luỹ được để đầu tư thì
không thực tế, khó có thể thực hiện được, rồi nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân trong
xã hội, sự thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước, tất cả đều dẫn đến nhu cầu vay
vốn để bù đắp phần thiếu hụt.
Trên thực tế nếu xét trên phạm vi từng doanh nghiệp hoặc trên toàn bộ nền kinh tế
thì khả năng về nguồn vốn cho vay và nhu cầu vay vốn đan xen vào nhau, mối quan hệ
tín dụng trực tiếp giữa chủ thể để có vốn nhàn rỗi chưa sử dụng và chủ thể thiếu hụt
vốn có nhu cầu bù đắp gặp phải nhiều hạn chế; người có nhu cầu về vốn khó có khả
năng tìm gặp người có vốn. Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi phải có hoạt động tín
dụng của ngân hàng, nhằm tập trung toàn bộ vốn tiền tệ nhàn rỗi của các chủ thể trong
nền kinh tế để cung cấp cho các chủ thể có nhu cầu bổ sung vốn tạm thời trong nền kinh
tế. Điều này cho thấy ngân hàng vừa là "người đi vay" vừa là "người cho vay", tín dụng đã
góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được
liên tục, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm, tích luỹ và đầu tư, mở rộng nguồn vốn thúc
đẩy tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất, đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát
triển.
Tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức quan trong nền kinh tế thị trường. Ngoài
việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tín dụng ngân
hàng còn là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh
nghiệp. Tín dụng ngân hàng đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh tiến bộ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Sự thể hiện vai trò của mình với tư cách là người hỗ trợ, tín dụng ngân hàng được
coi như một mắt xích không thể thiếu được đối với hoạt động của các doanh nghiệp và
của cả toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam hiện nay, cơ cấu kinh tế
nhiều mặt còn chưa hợp lý, thất nghiệp ở mức độ cao, việc đầu tư vốn tín dụng sẽ góp
phần sắp xếp lại sản xuất, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Qua hoạt động
tín dụng sẽ khai thác sử dụng vốn có hiệu quả nguồn lao động, nguồn tài nguyên, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội để duy trì sản xuất
kinh doanh liên tục, góp phần đầu tư và phát triển kinh tế.
- Tín dụng ngân hàng có ý nghĩa quyết định đến thời cơ kinh doanh và chủ
động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Bản chất vốn tín dụng là bổ sung nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời của các doanh
nghiệp, nhưng sử dụng khoản vốn tín dụng bắt buộc phải trả một khoản lãi suất theo
quy định và chịu sự ràng buộc bởi các quy định thuộc cơ chế tín dụng. Do vậy, các
doanh nghiệp chỉ sử dụng việc vay vốn tín dụng vào thời điểm mà mình thiếu vốn và
không còn nguồn hỗ trợ nào khác để thoả mãn mục đích kinh tế của mình.
Như vậy, nếu không có nguồn vốn tín dụng thì doanh nghiệp không thể thực hiện
được mục đích kinh tế của mình trong những điều kiện cụ thể, hay nói cách khác hơn là
nhờ nguồn vốn tín dụng bổ sung kịp thời, các doanh nghiệp mới có cơ hội để khai thác
và nắm bắt được thời cơ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Tín dụng là công cụ tài trợ, đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn, then
chốt, hỗ trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển:
Sự phát triển của các ngành kinh tế then chốt chính là yếu tố tạo sự bình ổn, tự
chủ về kinh tế của mỗi quốc gia và cũng là nền tảng vững chắc để đẩy mạnh các ngành
kinh tế mũi nhọn đạt được những ưu thế nhất định trên thị trường thế giới, tạo thế liên
hoàn thúc đẩy, hỗ trợ, lôi cuốn các ngành kinh tế cùng nhau phát triển toàn diện. Nhất
là trong bối cảnh nền kinh tế kém phát triển, khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, nguồn vốn
đầu tư còn thiếu hụt nghiêm trọng, cơ cấu kinh tế còn mất cân đối nặng nề, hiệu quả
thấp lại không ổn định như nước ta hiện nay thì việc sắp xếp lại sản xuất, xác lập từng
bước cơ cấu kinh tế hợp lý theo định hướng phát triển kinh tế xã hội và những mục tiêu
đã định. Nó đòi hỏi phải có hàng loạt các chính sách, biện pháp đồng thời và hợp lý mà
trong đó tín dụng ngân hàng góp phần hết sức quan trọng.
Tín dụng ngân hàng là công cụ tập trung huy động vốn để cho vay đầu tư đúng đối
tượng, đúng nguyên tắc và có hiệu quả. Nó ưu tiên tập trung vốn cho các ngành kinh tế
then chốt có tính quyết định trong nền kinh tế và hỗ trợ vốn cho các ngành trọng điểm,
ngành mũi nhọn để có cơ hội tạo ra các bước nhảy quan trọng. Tín dụng ngân hàng còn
vận dụng cơ cấu vốn hợp lý và chính sách lãi suất thích hợp để khuyến khích các ngành
các lĩnh vực kinh tế chậm phát triển. Ngoài ra, thông qua chính sách tiền tệ, tín dụng
còn góp phần ổn định giá cả có tác dụng tích cực thúc đẩy nhiều thành phần kinh tế
phát triển.
- Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho người lao
động:
Tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, làm
tiền đề quan trọng để sản xuất lưu thông hàng hoá. Nền kinh tế phát triển trong một môi
trường ổn định về tiền tệ là điều kiện nâng cao dần đời sống của các thành viên trong
xã hội, là điều kiện thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội.
Mặt khác, trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức cho vay; tổ chức tín dụng dân cư,
thành lập các quỹ xoá đói giảm nghèo, cho vay theo chương trình tín dụng của Chính
phủ... vốn tín dụng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của các nhà doanh nghiệp mà còn
phục vụ cho các tầng lớp dân cư trong xã hội. Từ đó tín dụng góp phần ổn định đời
sống nhân dân, tạo công ăn việc làm, qua đó góp phần ổn định xã hội.
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại khu kinh tế mở Chu Lai
- Cầu về vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất - kinh doanh tại KKTM Chu Lai:
Đến nay KKTM Chu Lai đã có 124 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn hơn 1,4 tỷ
USD, trong đó có 79 dự án đã được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn lên đăng ký là 745
triệu USD và 45 dự án đang lập thủ tục đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 648 triệu
USD. Trong tổng số 124 dự án dự án đăng ký có 40 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 14 quốc
gia trên toàn thế giới.
Hiện tại KKTM Chu Lai đã có 38 dự án đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư
trên 168 triệu USD. Đặc biệt trong đó có một Ngân hàng nước ngoài mở Chi nhánh, đó là
Cathay United Bank, Đài Loan. Đã có nhiều dự án lớn đang hoạt động có hiệu quả.Có
nhiều dự án có triễn vọng tốt, thu hút được nhiều lao động và có ý nghĩa kinh tế - xã hội
lớn đối với sự phát triển KKTM Chu Lai.
Ngoài ra, có nhiều dự án trong và ngoài nước đang hoàn tất thủ tục để xây dựng trong
năm 2007, đồng thời có một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi như dự án sữa
chữa máy bay hàng nặng của tập đoàn AAAWA (Bỉ) với tổng vốn trên 500 triệu USD, dự án
khu biệt thự cao cấp (Pháp) dự án sản xuất kính nổi công suất 900 tấn/ngàycủa tập đoàn công
nghiệp than, khoáng sản Việt Nam, dự án khu liên hiệp dệt may của tập đoàn đầu tư Nam
Phi... Đây là những dự án có nhiều triển vọng, thu hút được nhiều lao động và có ý nghĩa kinh
tế - xã hội lớn đối với sự phát triển của KKTM Chu Lai [1, tr.2-3].
Như vậy, để xác định được khả năng mở rộng tín dụng tại KKTM, cần nghiên cứu kỹ
đến khả năng thu hút đầu tư trong thời điểm hiện tại cũng như khả năng trong tương lai, để
đánh giá được mức độ thu hút đầu tư, có thể dựa vào các chỉ tiêu đánh giá sau:
Quy mô đầu tư: Theo chỉ tiêu nầy cần xem xét số lượng các dự án đầu tư, vốn đầu
tư của mỗi dự án, diện tích đất đất thuê, thời gian thuê của mỗi dự án, tổng giá trị sản
phẩm sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu, số lượng lao động thu hút của mỗi dự án...
Nguồn hình thành vốn đầu tư: Xác định theo tiêu chí này, gồm các dự án đầu tư
bằng nguồn vốn trong nước, vốn nước ngoài, nguồn vốn liên doanh giưã trong và ngoài
nước.
Cơ cấu các ngành nghề thu hút: Chỉ tiêu này nhằm xem xét mức độ phù hợp giữa
các lình vực, ngành nghề thực tế đã thu hút và các lĩnh vực, ngành nghề được ưu tiên trong
thu hút đầu tư của KKTM, từ đó đề ra kế hoạch đầu tư tín dụng phù hợp.
Phân theo các loại hình doanh nghiệp: Bao gồm Doanh nghiệp nhà nước, Công ty
cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty tư nhân, Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài, doanh nghiệp liên doanh...
- Khả năng cung vốn đầu tư của NHNo&PTNT:
Trong mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, để đạt được kết quả cao trong quản lý, kinh doanh
ngoài các yếu tố khách quán, yếu tố nội bộ có tác động rất quan trọng. Trong hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng thì các yếu tố mạng lưới kinh doanh, nguồn vốn cho vay, các
chính sách tín dụng, trình độ, năng lực của cán bộ viên chức và một số yếu tố khác có tác
động rất lớn đến kết quả kinh doanh.
Mạng lưới kinh doanh phải được bố trí phù hợp với yêu cầu kinh doanh, làm sao tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch đồng thời phải đảm bảo an toàn cho
khách hàng cũng như Ngân hàng.
Nguồn vốn cho vay:
Tiềm lực của một Ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn để cho vay, khi ngân hàng
có được nguồn vốn dồi dào thì sẽ chủ động được trong việc mở rộng tín dụng, đặc biệt
trong KKTM có rất nhiều dự án lớn, cả vay vốn nội tệ và ngoại tệ nên khi ngân hàng tham
gia phải có chủ động nguồn vốn để đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn. Do vậy, để
mở rộng tín dụng chi nhánh phải bằng mọi biện pháp gia tăng nguồn vốn huy động, đặc
biệt là nguồn vốn trung dài hạn. Đồng thời luôn xem công tác huy động vốn là nhiệm vụ
ưu tiên hàng đầu, tránh các trường hợp tìm được các dự án có hiệu quả nhưng không đủ
nguồn vốn cho vay.
- Sự cạnh tranh của các NHTM:
Hiện nay tại KKTM Chu Lai đã có đầy đủ các Ngân hàng thương mại quốc doanh,
2 Ngân hàng cổ phần và 1 Ngân hàng nước ngoài mở Chi nhánh hoạt động, bên cạnh đó có
nhiều ngân hàng không mở Chi nhánh, đang hoạt động kinh doanh tại các nơi khác nhưng
cũng tham gia đầu tư cho các doanh nghiệp hoạt động tại KKTM Chu Lai. Do vậy đã có sự
cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng với nhau trên tất cả các mặt nghiệp vụ Ngân hàng,
do vậy đòi hỏi mọi họat động Ngân hàng phải không ngừng được nâng cao để có thể đáp
ứng tốt nhất cho yêu cầu của các doanh nghiệp.
- Cơ chế, chính sách đầu tư cho vay:
Các chính sách tín dụng được đề ra về thủ tục cho vay, lãi suất, thời hạn cho vay,
hạn mức tín dụng, các phương thức cho vay, tài sản đảm bảo tiền vay đến cách thức vận
dụng của Ngân hàng vào thực tiễn có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng tín dụng tại
KKTM. Với chính sách tín dụng thông thoáng, sẽ tạo điều kiện cho khách hàng dễ tiếp cận
nguồn vốn Ngân hàng. Tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động kinh tế luôn có nhiều thay đổi,
để đưa chính sách tín dụng sớm đi vào thực tiễn cần có sự vận dụng linh hoạt, kịp thời từ
phía ngân hàng thì chính sách tín dụng mới đạt được hiệu quả.
- Dịch vụ Ngân hàng:
Hoạt động tín dụng có mối liên hệ chặt chẽ với các dịch vụ hỗ trợ liên quan về dịch
vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, kho quỹ,
dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ tín dụng... các dịch vụ này nếu thực hiện tốt sẽ tạo nhiều tiện
ích cho khách hàng, trong giao dịch tạo ra một hệ thống các sản phẩm ngân hàng hoàn
chỉnh, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Đồng thời các khoản thu từ các dịch vụ
ngân hàng sẽ góp phần tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Trong tương lai đây là
khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nghiệp vụ của Ngân hàng, hiện nay nguồn thu
này trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam rất thấp.
1.3. Kinh nghiệm hoạt động tín dụng của Ngân hàng phục vụ tại các khu kinh
tế mở, khu công nghiệp một số nước
1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore
Là một đất nước nhỏ, không có tài nguyên thiên nhiên, không có thị trường nội địa,
Singapore đã sớm mở cửa hội nhập với thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây, nền
kinh tế của đất nước này có tốc độ phát triển đến mức cả thế giới ngạc nhiên. Với mức thu
nhập bình quân đầu người năm 1959 là 400USD đã lên 22.000USD vào năm 1999. Là một
nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong khu vực Đông Nam á.
Để đạt được những kết quả trên là nhờ những chính sách vĩ mô đúng đắn của nhà
nước Singapore, trong đó việc thành lập các khu công nghiệp đã có vai trò quan trong
trong sự phát triển của đất nước. Từ năm 1961, Chính phủ Singapore đã cho xây dựng cơ
sở hạ tầng và các khu công nghiệp theo quy hoạch chu đáo, trong đó khu công nghiệp
Jurong được đầu tư lớn nhất. Đến năm 1997 Singapore có gần 200 công ty sản xuất của
Hoa Kỳ và đã được đầu tư với trị giá đầu tư trên 200 tỷ USD.
Trong lĩnh vực Ngân hàng, Singapore chủ yếu phát triển các Ngân hàng trong nước,
rất hạn chế cho các Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại nước mình. Tại các KCN,
Chính phủ cho phép các Ngân hàng trong nước mở chi nhánh để phục vụ cho các doanh
nghiệp về tín dụng, thanh toán... Tại Singapore có 3 Ngân hàng lớn đó là Oversea- Chinese
Banking Corporation, United Overseas bank và Overseas Union Bank.
Để chuẩn bị cho hội nhập vào khu vực và thế giới, từ năm 1997 Nhà nước Singapore
đã cho phép các Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài mở nhiều chi nhánh và đặt các máy
ATM, Chính phủ cho phép và động viên các Ngân hàng thuê người nước ngoài về làm chuyên
gia, làm Giám đốc điều hành các Ngân hàng để có điều kiện phục vụ tốt hơn cho các yêu cầu
kinh doanh [4, tr.75 - 82].
1.3.2. Kinh nghiệm của Đài Loan
Tại Đài Loan không thành lập ngân hàng riêng cho KCN, KCX và cũng không
có cơ chế riêng cho hoạt động ngân hàng tại KCN, KCX. Mọi hoạt động ngân hàng đều
phải tuân thủ như các ngân hàng nội địa. Tuy nhiên, thời kỳ đầu mới thành lập KCN,
KCX, nước này đã phải lựa chọn một số ngân hàng mở Chi nhánh tại KCN, KCX phù
hợp với yêu cầu của Chính phủ.
Chính quyền Đài Loan chỉ cho những ngân hàng được phép mở chi nhánh tại
KCN, KCX có đủ khả năng hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể theo các tiêu chí
sau: Phải là ngân hàng thông thạo nghiệp vụ thanh toán quốc tế và có đủ điều kiện để thực
hiện nghiệp vụ này; Ngân hàng đó có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động, có khả năng
đáp ứng được nhiều dịch vụ phục vụ các doanh nghiệp.
Căn cứ vào các tiêu chí trên, thời kỳ đầu Đài Loan đã chọn hai ngân hàng thuộc sở hữu
Nhà nước được mở chi nhánh tại KCX Cao Hùng đó là NHTM Quốc tế và Ngân hàng giao
thông. Mặc dù, NHTM Quốc tế có lịch sử hoạt động 300 năm và Ngân hàng giao thông có
lịch sử 89 năm, nhưng khi thực hiện thanh toán quốc tế, thì không được nước ngoài thừa
nhận. Về sau, khi được một ngân hàng quốc tế khác đứng ra bảo lãnh cho các ngân hàng này
thì nghiệp vụ mở L/C, bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng KCN, KCX mới được các ngân hàng
nước ngoài chấp nhận.
Các hoạt động chủ yếu của các chi nhánh ngân hàng tại KCN, KCX là thanh toán
quốc tế, cho vay các nhà đầu tư. Việc cho vay các công ty nước ngoài tại,KCN, KCX,
không đáng kể do đã có đủ vốn để thực hiện dự án. Riêng những công ty của Đài Loan,
thời kỳ đầu còn thiếu vốn, các chi nhánh ngân hàng cho vay bằng ngoại tệ để nhập khẩu và
bản tệ để trả lương công nhân. Khi các công ty này có hàng xuất khẩu họ ít vay ngân hàng.
Ngoài ra, các chi nhánh ngân hàng KCN, KCX chuyên thực hiện dịch vụ mua bán, ngoại
tệ, thanh toán thẻ tín dụng và các hình thức thanh toán khác.
1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một nước sau nhiều thập kỷ “Bế quan tỏa cảng”, không giao lưu ra
bên ngoài, do vậy đã đẩy nền kinh tế Trung quốc đến bên bờ vực thẳm. Để vực nền kinh
tế, từ cuối thập kỹ 70 Chính Phủ Trung Quốc đã từng bước xóa bỏ chiến lược phát triển
kinh tế hướng nội đề ra chiến lược kinh tế mở, và đã xem chiến lược kinh tế mở cửa là sự
sống còn của đất nước.
Để thực hiện chiến lược kinh tế mở, Chính phủ Trung quốc đã từng bước nới lỏng
chế độ quản lý đối ngoại, tích cực tranh thủ vốn đầu tư và kỹ thuật hiện đại của nước
ngoài, Khuyến khích xuất khẩu - hướng ra thị trường quốc tế, thực thi chính sách tự do hóa
mậu dịch. Kết quả đạt được trong quá trình thực hiện mở cửa là Trung Quốc đã thu hút
được một lượng lớn kỹ thuật, chế độ quản lý sản xuất, kinh doanh hiện đại và vốn từ nước
ngoài, bù đắp vào sự thiếu hụt vốn, kỹ thuật trong nước, thúc đẩy sự phát triển ngành nghề,
tiến bộ kỹ thuật và đổi mới chế độ quản lý sản xuất, kinh doanh.
Trong quá trình mở cửa, Trung Quốc đã xây dựng ba loại hình kinh tế mở cửa, đó là
thành phố mở cửa, khu kinh tế mở cửa, đặc khu kinh tế.
* Thành phố mở cửa là thành phố có những đặc khu kinh tế có các chính sách đặc
biệt về kinh tế. Đến nay có có 14 thành phố mở cửa như Thượng Hải, Quảng Châu, Thiên
Tân, Phúc Châu...
* Khu kinh tế mở cửa đó là các vùng ven biển dần mở các khu vực kinh tế mở cửa
đối ngoại như châu tam giác Chu Giang, châu tam giác Trường Giang và vùng tam giác
Mân Giang.
* Đặc khu kinh tế là các khu, thành phố đặc biệt, trong hoạt động kinh tế đối ngoại
có các chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút các nhà kinh doanh nước ngoài đến buôn bán
và đầu tư.
Đến nay Trung Quốc có 5 đặc khu kinh tế là: Thâm Quyến, Chu Hải, Sán đầu, Hạ
Môn và Hải Nam. Đặc khu kinh tế, thành phố đặc biệt của Trung Quốc không phải là đặc
khu chính trị, cũng không phải là khu hành chính
đặc biệt.
Trong các đặc khu kinh tế có các khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ với các chính
sách ưu đãi đầu tư đặc biệt để thu hút đầu tư nước ngoài. Điển hình là sau 10 năm mở cửa
Đặc khu kinh tế Chu Hải đã có 600 xí nghiệp “ ba loại vốn”, hơn 2700 xí nghiệp gia công,
hơn 868 xí nghiệp liên doanh; đặc khu kinh tế Thâm quyến đã ký kết với nước ngoài 6.992
hợp đồng, các dự án đã đầu tư 5,5 tỉ USD, đã đưa vào hơn 500 hạng mục kỹ thuật tiên tiến
của nước ngoài. Để phục vụ cho các KKTM tại Trung Quốc, Nhà Nước đã cho mở các
Ngân hàng tại đây để phục vụ cho các nhu cầu về tín dụng, thanh toán, tài trợ xuất nhập
khẩu, kinh doanh ngoại hối... Hiện nay Trung Quốc có nhiều Ngân hàng mở Chi nhánh tại
các Đặc khu kinh tế nhưng trong đó có 2 Ngân hàng lớn là Ngân hàng Trung Quốc và
Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc, đây là hai Ngân hàng có mạng lưới lớn và có doanh
số hoạt động lớn tại các đặc khu kinh tế.
Đây là mô hình KKTM mà Việt Nam chúng ta đang áp dụng thử nghiệm tại Chu
Lai [3, tr 271 - 282]; [20, tr.139 -141].
1.3.4. Kinh nghiệm đối với Việt Nam
So với lịch sử phát triển KKTM, KCN của các nước, các KKTM, KCN Việt Nam
được hình thành và phát triển chậm hơn. Tuy nhiên, bước đầu đã khẳng định được vai trò,
vị trí của mình trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Qua kinh nghiệm của các nước về
hoạt động ngân hàng phục vụ các KCN, KKTM có thể vận dụng vào Việt Nam như sau:
Việt Nam nên thành lập nhiều KKTM, KCN để thu hút đầu tư, từ đó chúng ta tranh
thủ được vốn đầu tư, công nghệ - kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến của các nước
phát triển và vận dụng đưa vào sử dụng cho Việt Nam.
Để thúc đẩy sự phát triển các KKTM, KCN, cần thiết phải thành lập các chi nhánh
ngân hàng tại khu vực này, các ngân hàng phải đảm bảo thực hiện kinh doanh các hoạt
động tín dụng, kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc mở chi
nhánh ngân hàng tại các KKTM, KCN nên cân nhắc và xem xét kỹ khả năng đến nhiều
yếu tố như nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ..., nếu cho phép mở chi nhánh tràn lan,
không đủ khả năng kinh doanh thì khó có thể phát triển trước sức ép cạnh tranh giữa các
NHTM.
Cần thiết phải ban hành một cơ chế cho vay đặc thù đối với các doanh nghiệp tại,
KKTM, KCN, do hầu hết các vướng mắc của các doanh nghiệp có dự án đầu tư tại đây
chính là vướng mắc của các doanh nghiệp bên ngoài KKTM, KCN.
Thời gian qua, Chính phủ, NHNN đã có nhiều quy định, hướng dẫn để từng bước
tháo gỡ những khó khăn trong cơ chế cho vay, cơ chế quản lý ngoại hối đối với các doanh
nghiệp tại KKTM, KCN. Tuy nhiên, để đưa cơ chế sớm áp dụng vào thực tế, các NHTM
cần tăng tính năng động, mạnh dạn trong vận động, tạo điều kiện để các doanh nghiệp dễ
dàng tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.
1.3.5. Bài học có thể vận dụng vào khu kinh tế mở Chu Lai
Chủ trương cho phép thành lập KKTM Chu Lai của Chính Phủ là hết sức đúng đắn,
về cơ chế thì cần phải học Trung Quốc, nên có những ưu đãi đặc biệt cho KKTM để tranh
thủ được nguồn vốn đầu tư và tiến bộ khoa học, công nghệ nước ngoài về cho đất nước.
Cho phép thành lập các Ngân hàng thương mại kể cả Ngân hàng nước ngoài tại
KKTM để huy động vốn, cho vay và thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng của một Ngân
hàng hiện đại từ đó mới có đủ điều kiện phục vụ tốt cho các doanh nghiệp, nhất là các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Học tập Singapore về việc cho phép các doanh nghiệp thuê các chuyên gia, Giám
đốc điều hành doanh nghiệp, ngân hàng là người nước ngoài để điều hành kinh doanh
được hiệu quả, không nhất thiết phải là người Việt Nam vì qua họ chúng ta sẽ học được
nhiều kiến thức, kinh nghiệm quản lý, điều hành tiên tiến.
Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho các ngân hàng được kinh doanh bình
đẳng, nhất là lĩnh vực quản lý ngoại hối từ đó không ngừng nâng cao chất lượng các dịch
vụ ngân hàng và thu hút đầu tư.
Các ngân hàng mở chi nhánh tại KKTM phải là những ngân hàng có đủ điều kiện
về mọi mặt để đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp trong KKTM về vốn, thanh
toán quốc tế, và các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác theo thông lệ quốc tế.
Chương 2
THựC TRạNG ĐầU TƯ TíN DụNG của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
QUảNG NAM và chi nhánh
chu laI TạI KHU KINH Tế Mở CHU LAI
Từ NGàY THàNH LậP ĐếN NAY
2.1. NHữNG KếT QUả CHủ YếU TRONG HOạT động tín dụng của NGÂN
HàNG NÔNG NGHIệP Và PHáT TRIểN NÔNG THÔN QUảNG NAM và chi nhánh
chu lai
2.1.1. Về hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Quảng Nam
Ngân hàng NHNo&PTNT Quảng Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động
từ ngày 01/01/1997. Trên cơ sở tách ra từ Sở giao địch III Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, theo Quyết định số 515/NHNo-02 ngày 16/12/1996
của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Nam đã chủ động khảo
sát điều kiện kinh tế, xã hội; các tiềm năng về vốn của dân cư để thành lập các chi nhánh
ngân hàng cơ sở, phòng giao dịch nhằm mở rộng qui mô kinh doanh, nhằm giữ vững
khách hàng để có nguồn tiền gửi lớn và phát triển hoạt động kinh doanh đúng hướng, có
hiệu quả góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Lúc đầu thành lập Ngân hàng chỉ có 14 chi nhánh cấp 3, 12 ngân hàng liên xã,đến nay,
hệ thống mạng lưới của chi nhánh gồm 1 hội sở giao dịch, 29 chi nhánh cấp 2 phụ thuộc, 7 chi
nhánh cấp 3 và 7 phòng giao dịch ở tất cả các huyện thị, KCN Điện Nam - Điện Ngọc, KKTM
Chu Lai.
- Công tác huy động vốn:
Thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”, thời gian qua NHNo &PTNT Quảng
Nam đã có nhiều giải pháp để tăng cường huy động vốn thuộc mọi thành phần kinh tế
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mặc dù có nhiều ngân hàng thương mại trên địa
bàn với mức độ cạnh tranh gay gắt, nhưng NHNo&PTNT Quảng Nam với lợi thế về mạng
lưới hoạt động, tăng cường quảng bá tiếp thị thương hiệu đến từng doanh nghiệp, từng đơn
vị hành chính sự nghiệp và đến từng thôn xóm; đồng thời thường xuyên nắm bắt thông tin
để điều chỉnh lãi suất một cách hợp lý, theo diễn biến của thị trường; luôn đưa ra nhưng
thể thức huy động vốn mới, có chính sách khuyến mãi phù hợp với đặc điểm tâm lý, thị
hiếu khách hàng... Do vậy, nguồn vốn huy động qua các năm đều có xu hướng năm sau
cao hơn năm trước.
Từ năm 2002 đến năm 2005 hoạt động Ngân hàng No&PTNT Quảng Nam có
bước tăng trưởng ổn định, nguồn vốn huy động tại chỗ năm sau cao hơn năm trước,
mức tăng bình quân trên 30 % năm (năm 2005 tăng 47% so với năm 2004). Trong đó,
vốn huy động có kỳ hạn 12 tháng trở lên tăng dần qua các năm và chiếm tỷ lệ bình
quân trên 40% trong tổng nguồn vốn
huy động.
Biểu 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
Nguồn vốn huy động 1.036 1.093 1.234 1.301 1.543
+ Tỷ lệ tăng trưởng (%) 5,52 12,91 5,36 18,71
- Tiền gửi dân cư 240 362 455 575 876
- Tiền gửi tổ chức kinh tế (TCKT) 105 97 103 178 219
- Tiền gửi kho bạc (KB) 691 634 676 548 449
- Tỷ trọng tiền gửi dân cư (%) 23,20 33,08 36,81 44,21 56,75
- Tỷ trọng tiền gửi TCKT (%) 10,08 8,89 8,39 13,67 14,17
- Tỷ trọng tiền gửi KB (%) 66,72 58,03 54,80 42,12 29,08
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng
Nam từ năm 2001, đến năm 2005)
Kết quả huy động vốn đến 31.12.2005, nguồn vốn huy động đạt 1.547 tỷ đồng,
tăng gấp 12,35 lần so với khi thành lập (1997), tăng gấp 5,05 lần so với đầu năm
2000. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân giai đoạn 1997-2005 là
36,92%/năm, riêng giai đoạn 2000-2005, tăng trưởng 37,74%/năm. Chi nhánh đã từ
chỗ phải dựa phần lớn vào nguồn vốn điều hoà của ngân hàng cấp trên, đến nay cơ
bản đã chủ động nguồn vốn cho đầu tư tín dụng, góp phần tăng thêm hiệu quả đầu tư
vốn đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn. Riêng nguồn vốn huy động trong dân
cư đến thời điểm cuối 2005 đạt tỷ trọng 56,85% trên tổng nguồn. Vốn huy động bình
quân trên 1 cán bộ viên chức năm 2005 đạt 4 tỷ 498 triệu đồng, tăng 860,04% so với
đầu năm 1997, và tăng 391,81% so với đầu năm 2000.
Trong kết cấu nguồn vốn huy động, tiền gởi không kỳ hạn có xu hướng giảm dần cả
về số lượng và tỉ trọng trong tổng nguồn vốn. Tiền gởi có kỳ hạn trên 12 tháng liên tục
tăng, đến cuối năm 2005 là 802.964 triệu đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2001, tốc độ
tăng bình quân trong giai đoạn này là 34,8%/ năm, chiếm tỷ trọng cao nhất 52,2% trong
tổng nguồn vốn.
Biếu 2.2: Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi tiền
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn vốn huy động 2001 2002 2003 2004 2005
- Tiền gửi không kỳ hạn 800 737 781 726 671
- Tiền gửi có kỳ hạn 236 356 453 574 872
+ Tiền gửi có kỳ hạn<12T 77 80 44 105 69
+ Tiền gửi có kỳ hạn >12T 159 276 409 469 803
Cộng 1.036 1.093 1.234 1.301 1.543
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng
Nam các năm 2001 đến 2005)
- Về hoạt động cho vay:
Từ khi mới thành lập, dư nợ tín dụng tại chi nhánh (kể cả dư nợ hộ nghèo) là 195 tỷ
đồng; đến thời điểm 31.12.2005, dư nợ tín dụng đã đạt 1.355 tỷ đồng, tăng gấp 6,93 lần, và
so với đầu năm 2000 tăng gấp 3,86 lần. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn
1997-2005 là 24,81%/năm, riêng giai đoạn 2000 - 2005, tăng trưởng 26,32%/năm.
Mặc dù các NHTM khác trên địa bàn, đặc biệt là Ngân hàng ngoại thương có nhiều
ưu thế để thu hút khách hàng do áp dụng lãi suất cho vay thấp, song NHNo&PTNT Quảng
Nam vẫn giữ vững được thị trường truyền thống và phát triển được thị trường mới, nhất là
thị trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và KKTM Chu Lai, nên thị phần cho
vay của NHNo&PTNT Quảng Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các NHTM khác
trên địa bàn, chiếm 40,38% thị phần cho vay.
- Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối:
Từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển theo hướng kinh doanh đa năng,
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế từ
năm 1999. Đến 31.12.2005, chi nhánh đã thiết lập quan hệ đai lý với 932 ngân hàng (tăng
42 ngân hàng so với năm 2004), thanh toán qua mạng Swift với 114 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Trong 7 năm, từ 1999 đến 2005, kim ngạch thanh toán hàng xuất nhập
khẩu đạt 40.635.955 USD đã từng bước khẳng định vị trí của chi nhánh NHNo&PTNT
tỉnh Quảng Nam trong lĩnh vực thanh toán quốc tế trên địa bàn tỉnh. Cùng với việc thiết
lập quan hệ đại lý, chi nhánh không ngừng mở rộng mạng lưới thanh toán quốc tế và kinh
doanh ngoại hối, toàn đơn vị đã có 15 chi nhánh phụ thuộc trực tiếp kinh doanh ngoại hối,
trong đó có 5 chi nhánh được Tổng Giám đốc chấp thuận nối mạng Swift nên thời gian
thanh toán giảm đáng kể, đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng trong nghiệp vụ thanh
toán quốc tế. Chi nhánh đã và đang làm đại lý chi trả kiều hối cho Công ty Vinafax, Công
ty Vina USA và dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.
Ngoài việc kinh doanh mua bán ngoại tệ, trong 7 năm (1999 - 2005), chi nhánh đã
thực hiện với Kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
Chênh lệch thu chi chưa có lương: năm 1996 là 3,594 tỷ đồng, năm 1997 là 5,811 tỷ
đồng, năm 1998 là 6,520 tỷ đồng, năm 1999 là 6,925 tỷ đồng, năm 2000 là 17,580 tỷ đồng,
năm 2001 là 18,278 tỷ đồng, năm 2002 là 24,249 tỷ đồng, năm 2003 là 30,250 tỷ đồng.
Riêng năm 2004 là 30,725 tỷ đồng, tăng gấp 8,55 lần so với năm 1996, tăng gấp 5,29 lần
so với năm 1997, và tăng gấp 4,44 lần so với đầu năm 2000. Năm 2005 là 27.951 triệu
đồng, hệ số tiền lương xác lập 1,2 lần. Đảm bảo hệ số tiền lương so với kế hoạch Trung
tâm điều hành giao qua các năm. Thu nhập bình quân hàng tháng trong cán bộ viên chức-
lao động toàn chi nhánh ngày càng được cải thiện.
Các chi nhánh NHNo&PTNT toàn tỉnh đều phát huy được vai trò đối với nền kinh tế, khai
thác tốt các tiềm năng thế mạnh của địa phương, được các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương
đánh giá cao, ngày càng khẳng định được ưu thế và vị thế của Ngân hàng Nông nghiệp trên địa
bàn.
Đã thiết lập quan hệ và đầu tư vốn cho 209 doanh nghiệp, trong đó: Doanh nghiệp nhà
nước 27 đơn vị, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 168, tổ chức kinh tế tập thể 14 đơn vị, và
128.572 hộ sản xuất, chiếm 38,90% số hộ trên địa bàn.
2.1.2. Hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn khu kinh tế mở Chu Lai
Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm
2003 theo quyết định số 242 / HĐQT-TCCB ngày 11 tháng 01 năm 2003 của Chủ tịch Hội
đồng quản trị Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
Qua ba năm hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNTKKTM Chu Lai đã đạt được
kết quả kinh doanh tương đối tốt.
- Hoạt động huy động vốn:
+ Huy động vốn nội tệ.
Với đầy đủ các phương tiện, hình thức để thực hiện huy động vốn, trong ba năm
qua Chi nhánh NHNo&PTNT Chu Lai đã luôn đề ra những biện pháp cụ thể, năng động
trong mọi hoạt đông như thường xuyên theo dõi biến động của lãi suất huy động trên
thị trường huy động vốn để đề xuất Ngân hàng cấp trên cho phép áp dụng các mức lãi
suất huy động phù hợp. Đồng thời luôn đề ra những thể lệ huy động vốn mới để thu hút
khách hàng, bên cạnh đó thường xuyên quan tâm đến các chính sách khuyến mãi, chăm
sóc khách hàng, luôn tạo mọi tiện ích cho khách hàng. Từ đó qua các năm hoạt động,
công tác huy động vốn đạt được những kết quả khả quan. Bình quân hằng năm, nguồn
vốn huy động năm sau tăng hơn năm trước trên 70%. Số liệu cụ thể tại biểu 2.3 và 2.4.
Biểu 2.3: Kết quả huy động vốn nội tệ từ năm 2003 đến năm 2005
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Thực hiện
2003 2004 2005
Số dư
đến
31/12
T.lệ
tăng
so
2002
Tỷ
trọng
Số dư
đến
31/12
T.lệ
tăng
so
2003
Tỷ
trọng
Số dư
đến
31/12
T.lệ
tăng
so
2004
Tỷ
trọng
1 Tiền gửi khách
hàng
10.14
6
- 82 22.73
1
224% 95 44.08
3
193 88
- Tiền gửi thanh
toán
2.678 - 21 9.533 335% 40 13.74
7
144 27
- Tiền gửi tiết
kiệm
7.468 - 60 13.19
8
176% 55 27.96
3
211 34
Trong đó:
* Tiết kiệm có
kỳ hạn - - - 6.938 - 29
16.01
5 230 32
* Tiết kiệm bậc
thang
7.320 - 59 6.247 26 11.88
7
190 23
2 Phát hành chứng
từ có giá
2.200 - 18 997 -54% 0,04 5.483 549 11
- Chứng từ có
giá ngắn hạn
(<12 tháng)
1.519 - 12 460 - 0,01 9 - -
- Chứng từ có 681 - 0,05 537 - 0,02 5.139 956 10
giá dài hạn (>12
tháng)
Tr.đó: Trái
phiếu
335 - 0,02 335 - 0,01 335 - -
Tổng nguồn
vốn
huy động
12.34
6
174% 100
23.72
8
192% 100
49.55
6
208 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNTKKTM Chu Lai từ 2003đến 2005)
Biểu 2.4: Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn vốn huy
động
2003 2004 2005
Số dư
cuối năm
Tỷ
trọng
(%)
Số dư cuối
năm
Tỷ
trọng
(%)
Số dư cuối
năm
Tỷ
trọng
(%)
1. Tiền gửi không kỳ
hạn
2.826 23 9.501 40 16.516 33,3
2. Tiền gửi có kỳ hạn 9.520 77 14.227 60 33.050 66,7
- Tiền gửi có kỳ hạn
dưới 12 tháng
8.839 6.707 11.896
- Tiền gửi có kỳ hạn
trên 12 tháng
681 7.520 21.154 66
Tổng cộng 12.346 100 23.728 100 49.566 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNTKKTM Chu Lai từ 2003 đến 2005),
Từ khi thành lập đến nay, nguồn vốn huy động tăng với tốc độ nhanh, năm 2003
tăng 174%, năm 2004 tăng 192%, năm 2005 tăng 208%. Đây là biểu hiện cho thấy tốc độ
phát triển tại KKTM Chu Lai khá ổn định. Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn từ
phát hành giấy tờ có giá tăng nhanh, đây là thể thức huy động có lãi suất cao do vậy đã
kích thích được khách hàng gởi tiền vào Ngân hàng.
Các loại tiết kiệm bặc thang và tiết kiệm có kỳ hạn tăng, giảm tương ứng, không
làm ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn huy động.
Đặc biệt các khoản tiền gởi thanh toán, tiền gởi không kỳ hạn của khách hàng tăng
ổn định và tốc độ tăng cao là kết quả tổng hợp từ hoạt động Ngân hàng như tín dung, thanh
toán, và các dịch vụ khác đã tạo nhiều tiện ích để khách hàng gởi tiền vào để thanh toán
mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Nhìn chung trong công tác huy động vốn đã đạt được kết quả khá tốt, từ đó chi
nhánh bước đầu chủ động một phần nguồn vốn để đầu tư cho vay.
+ Huy động vốn ngoại tệ:
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cho phép Chi nhánh huy động ngoại tệ và kinh
doanh ngoại hối từ khi thành lập đến nay.
Đây là nghiệp vụ mới với một chi nhánh mới được thành lập, nhưng 3 năm qua
NHNo&PTNTKKTM Chu Lai đã thực hiện được khá t tốt, kết quả cụ thể qua các năm như
sau:
* Huy động tiền gởi ngoại tệ. (Số dư đến cuối năm)
Năm 2003: 44.350 USD
Năm 2004: 142.333 USD
Năm 2005: 242.405 USD
* Kết quả về kinh doanh ngoại hối:
Doanh số mua vào qua các năm: 2003: 20.880USD; 2004: 156.719USD; 2005:
146.674USD.
Doanh số bán ra qua các năm 2003: 6.516USD; Năm 2004: 151.317USD; Năm
2005: 140.858USD.
Hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ, kinh doanh ngoại hối đã đem lại nhiều tiện ích
cho khách hàng và đã góp phần tăng thêm doanh thu nghiệp vụ cho chi nhánh. Khi KKTM
Chu Lai đi vào hoạt động mạnh thì đây là nghiệp vụ có vị trí rất quan trọng cho các hoạt động
của Ngân hàng tại KKTM.
- Hoạt động cho vay:
+ Đối tượng và các hình thức cho vay.
Khách hàng vay vốn của NHNo&PTNTKKTM Chu Lai bao gồm các pháp nhân và
cá nhân Việt Nam như: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các
điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật dân sự; Cá nhân; Hộ gia đình; Tổ hợp tác; Doanh
nghiệp tư nhân; Công ty hợp doanh và các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.
NHNo&PTNT Chu Lai sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu sản
xuất, kinh doanh, các dự án đầu tư, tiêu dùng, phục vụ đời sống, xuất nhập khẩu, xuất khẩu
lao động,… trừ các đối tượng mà pháp luật cấm.
Ngân hàng No&PTNT KKTM Chu Lai cho vay dưới nhiều hình thức đa dạng như
cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho
vay theo dự án, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ
tín dụng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho khách hàng.
+ Thị phần tín dụng của Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai:
Hiện nay tại KKTM Chu Lai đã có rất nhiều Ngân hàng cùng hoạt động như Ngân
hàng ngoại thương Quảng Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Nam, Ngân hàng công
thương Việt Nam, Ngân hàng No&PTNT huyện Núi Thành. Mỗi Ngân hàng có một lợi thế
riêng cụ thể như: thời gian ra đời hoạt động của chi nhánh, khách hàng truyền thống, mức độ
đáp ứng các dịch vụ Ngân hàng, mức phân cấp của Ngân hàng cấp trên cho từng Chi nhánh
của mình tại KKTM Chu Lai, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho yêu càu kinh doanh, mạng
lưới chi nhánh cấp dưới, trình độ, năng lực của viên chức Ngân hàng...Đối với Ngân hàng
No&PTNTKKTM Chu Lai tuy là một chi nhánh mới được thành lập được 3 năm nhưng trên
cơ sở sát nhập hai chi nhánh Ngân hàng cấp III để nâng cấp lên thành chi nhánh cấp II do vậy
đã có tiền đề thuận lợi về nhiều mặt.
Từ khi được thành lập NHNo&PTNTKKTM Chu Lai, chi nhánh đã từng bước đẩy
mạnh được các hoạt động kinh doanh có hiệu quả và chiếm được thị phần tín dung tương
đối lớn tại KKTM Chu Lai và được hầu hết khách hàng tín nhiệm.
Biểu 2.5: Thị phần tín dụng các Ngân hàng tại KKTM Chu Lai
Đơn vi: tỷ đồng
Ngân hàng Dư nợ cho vay
Tỷ trọng
(%)
Ghi chú
1/ NHNo&PTNTKKTM Chu Lai 88 29
2/Ngân hàng ngoại thương 122 40
3/ Ngân hàng Công thương 28 9
4/Ngân hàng đầu tư và Phát triển 24 8
5/NHNo&PTNT huyện Núi thành 42 14
Tổng cộng 304 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2005 các Ngân hàng thương mại tại KKTM Chu Lai).
Trong tổng dư nợ tín dụng đầu tư tại KKTM Chu Lai, Ngân hàng ngoại thương
Quảng Nam có tỷ trọng chiếm 40% là do nguyên nhân Ngân hàng này chỉ đầu tư vào hai
doanh nghiệp, nhưng là hai doanh nghiệp có dư nợ vay lớn. Đây là hai đơn vị có yêu cầu
thanh toán quốc tế và mua ngoại tệ lớn và được các doanh nghiệp nước ngoài tín nhiệm
trong thanh toán quốc tế tại các đại lý ở nước sở tại, do vậy các doanh nghiệp này yêu cầu
phải thanh toán qua Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, từ đó hai doanh nghiệp này có
quan hệ tín dụng với hệ thống Ngân hàng ngoại thương.
Riêng Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai là một Ngân hàng đã được hầu hết
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại KKTM đến giao dịch và vay vốn, nhưng do tiến độ đầu tư
của các doanh nghiệp hiện nay là đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho
nên nhu câù vốn tín dụng chưa cao, đến giai đoạn hoàn thành đi vào hoạt động thì nhu cầu
vốn tín dụng rất lớn và Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai sẽ là đơn vị có thị phần tín
dụng tương đối lớn tại KKTM Chu Lai
+ Kết qủa cho vay tại KKTM Chu Lai qua các năm (2003 - 2005):
Biểu 2.6: Kết quả cho vay từ năm 2003 đến năm 2005
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003 2004 2005
Tổng Trong đó Tổng Trong đó Tổng Trong đó
cộng
Ngắn
hạn
Trung,
dài hạn
cộng
Ngắn
hạn
Trung,
dài
hạn
cộng
Ngắn
hạn
Trung
, dài
hạn
1. Doanh số
cho vay
41.22
3
38.273 2.950
65.24
6
57.200 8.046
116.44
0
101.73
4
14.706
2. Doanh số
thu nợ
28.71
4
27.945 769
45.89
6
44.335 1.561 80.838 75.489 5.349
3. Dư nợ cho
vay đến cuối
năm
33.02
8
29.866 3.162
52.37
8
42.731 9.647 87.980 68.976 19.004
- Trong đó nợ
quá hạn
0 0 0 17 17 0 3 0 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNTKKTM Chu Lai các năm 2003 - 2004 -
2005).
Biểu 2.7: Dư nợ cho vay phân theo theo thời hạn cho vay
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn vốn huy động
2003 2004 2005
Số dư
cuối năm
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
cuối
năm
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
cuối
năm
Tỷ
trọng
(%)
1. Dư nợ ngắn hạn
(dưới 12 tháng)
29.866 90 42.731 82 68.976 78
2. Dư nợ trung dài hạn
(trên 12 tháng)
3.162 10 9.647 18 19.004 22
- Trong đó dư nợ,
ADB và RDF2
1.616 1.631 - 3.335 -
Tổng cộng 33.028 100 52.378 100 87.980 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNTKKTM Chu Lai các năm 2003 - 2004 -
2005).
Biểu 2.8: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Doanh nghiệp
Nhà nước
Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh
Hợp tác xã, hộ SX
Tổng dư
nợ Số dư nợ
cuối năm
Tỷ
trọng
(%)
Số dư nợ
cuối năm
Tỷ trọng
(%)
Số dư nợ
cuối năm
Tỷ trọng
(%)
2003 0 3.059 9 29.969 91 33.028
2004 3.005 5 8.725 17 40.648 78 52.378
2005 8.600 10 25.833 29 53.547 61 87.980
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNTKKTM Chu Lai các năm 2003 - 2004 -
2005).
Tín dụng NHNo&PTNT KKTM Chu Lai bước đầu đã được sử dụng như là một đòn
bẩy để phát triển kinh tế, nó có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói
chung, đối với KKTM Chu Lai nói riêng. Vai trò đó được thể hiện:
Tín dụng của Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai đã có đóng góp tích cực vào
việc tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động từ nông nghiệp chuyển vào làm
việc tại KKTM Chu Lai, có thu nhập cao hơn thu nhập trong sản xuất nông nghiệp, góp
phần xoá đói giảm nghèo và ổn định cuộc sống.
Qua thu hút lao động từ nông thôn ra các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ đã góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh Quảng nam.
Đầu tư tín dụng đã góp phần tăng doanh thu cho các doanh nghiệp đồng thời tăng
nguồn thu ngân sách tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá để tiêu dùng và xuất khẩu, tăng
thu ngoại tệ cho đất nước.
Tín dụng Ngân hàngNo&PTNT Quảng Nam đối với KKTM Chu Lai đã góp phần mở
rộng qui mô đầu tư vào sản xuất của các doanh nghiệp, từ đó có điều kiện thực hiện việc
chuyển giao công nghệ mới cho sản xuất. Vì việc tăng cường nguồn vốn tín dụng trung,
dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đồng thời góp phần rất lớn trong việc
thúc đẩy sản xuất phát triển, chính từ việc đầu tư tín dụng này góp phần nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm.
+ Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của những cơ sở đã được đầu tư:
Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai đã đầu tư vốn vào hầu hết các doanh nghiệp
đến đầu tư sản xuất - kinh doanh tại KKTM Chu Lai, trong đó cụ thể như: Công ty thép
Trường Thành, Công ty TNHH Thanh Hùng, Công ty cổ phần Trùng Dương, Công ty
cổ phần du lịch Việt Ngữ, Công ty thức ăn Hoa Chen, Công ty đầu tư và phát triển Giao
thông vận tải Tracodi, Công ty du lịch và đầu tư Quảng Nam, Công ty TNHH sản xuất
và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải....Hầu hết các doanh nghiệp được đầu tư vốn đang
đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tổ
chức sản xuất thử cho nên hiệu quả kinh tế hiện chưa có đánh giá cụ thể.
+ Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàngNo&PTNTKKTM Chu Lai:
Biểu 2.9: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
- Tổng thu 2.407 4.607 8.429
+ Thu về hoạt đông tín dụng 2.462 4.922 7.765
- Tổng chi phí 2.251 3.405 6.962
+ Quỹ thu nhập còn lại 156 1.201 1.332
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNTKKTM Chu Lai các năm 2003 - 2004 -
2005).
Qua ba năm hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNTKKTM Chu Lai đã có kết quả tài
chính đảm bảo để hoạt động. Sau khi trừ đi chi phí, quỹ thu nhập còn lại được tính theo
đơn gia tiền lương của Ngân hàng cấp trên giao đã đủ quỹ thu nhập để chi lương theo chế
độ cho tất cả cán bộ viên chức trong đơn vị theo mức được nhận khoán.
2.2. Những hạn chế, và nguyên nhân của những hạn chế, trong hoạt động tín
dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam và Chi nhánh
tại khu kinh tế mở Chu Lai
2.2.1. Những hạn chế, trong huy động vốn
Thứ nhất: Tuy Ngân hàng đã đề ra chiến lược huy động vốn nhưng thực sự chưa có
hiệu quả, vì chưa có bộ phận chuyên trách về công tác huy động vốn, chưa tiến hành
thường xuyên việc điều tra, nghiên cứu thị trường vốn ở địa phương, chưa nắm được
những nguồn vốn hiện có trên địa bàn; do đó hoạt động tiếp thị về huy động vốn chưa tốt;
Mạng lưới cán bộ làm công tác huy động vốn chưa thực sự sát dân.
Thứ hai: Ngân hàng là đơn vị kinh doanh nhưng thời gian giao dịch trong tuần chỉ có
năm ngày hành chính, trong khi đó, hai ngày thứ bảy và chủ nhật nhu cầu về thanh toán, chi
tiêu, mua sắm rất lớn nhưng không thể giao dịch được, trong khi đó các phương tiện thanh
toán tự động như máy rút tiền ATM, thanh toán qua mạng, chưa được triển khai rộng rãi., từ
đó một bộ phận tiền quay vòng ngoài Ngân hàng, rất lãng phí cho nền kinh tế.
Thứ ba: Loại tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn huy động,
trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn đến 13 tháng, loại tiền gởi có kỳ hạn trên 12 tháng
chưa huy động được nhiều, cụ thể là đến cuối năm 2005 loại tiền gởi này chỉ chiếm tỷ
trọng 42% trong tổng nguồn vốn huy động tai Chi nhánh NHNo&PTNTKKTM Chu Lai.
Vì vậy nguồn vốn huy động để cho vay trung, dài hạn vẫn còn hạn chế, không đủ đáp ứng
để cho vay.
Thứ tư: Các loại sản phẩm tiền gửi chưa được đa dạng, chưa tạo nhiều tiện ích cho
khách hàng, chưa triển khai hình thức huy động vốn có kỳ hạn theo ngày với các mức lãi
suất hợp lý, chưa có các loại tiền gởi bằng vàng trong khi đó hiện nay nhân dân ta vẫn còn
một bộ phận rất lớn có tâm lý muốn sử dụng vàng để cất trữ và thanh toán với nhau.
Thứ năm: Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chưa được xã hội hóa cũng
như hệ thống hạ tầng phục vụ cho thanh toán không dùng tiền mặt của chi nhánh chưa tạo
điều kiện thuận lợi cho mọi người, cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng, chưa
có dịch vụ gửi tiền tiết kiệm tự động thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng,
thực hiện huy động qua tài khoản ATM, thực hiện gửi một nơi, rút nhiều nơi... nhằm
hấp dẫn khách hàng để có thể khai thác nguồn vốn trong dân cư một cách tối đa, từ đó
một bộ phận rất lớn tiền nhàn rỗi trong xã hội chưa huy động được để phục vụ cho nền
kinh tế.
Thứ sáu: Sự cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất huy động trên địa bàn đã có
nhiều ảnh hưởng đến công tác huy động vốn, trong khi đó chi nhánh chưa đưa ra được các
mức lãi suất hấp dẫn và các biện pháp hỗ trợ đủ sức hấp dẫn người gửi tiền.
Thứ bảy: Quảng Nam là một tỉnh thuần nông, còn rất nghèo so với cả nước, thu
nhập bình quân đầu người rất thấp, thu nhập của nhân dân chỉ đủ trang trãi cho các chi phí
sinh hoạt hằng ngày, chưa có tích luỹ nhiều,vì vậy trong nhân dân không có tiền nhàn rỗi
nhiều để gởi vào Ngân hàng.
2.2.2. Những hạn chế trong cho vay
Hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Quảng Nam và tại Chi nhánh KKTM Chu Lai
trong những năm qua đạt được những kết quả nhất định, góp phần đẩy nhanh tốc độ chu
chuyển vốn, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được còn
tồn tại những hạn chế sau:
Thứ nhất: Các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ cho yêu cầu sản xuất - kinh doanh
các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế như giải toả mặt bằng chậm, điện, nước, cảng biển,
sân bay, các phương tiện sinh hoạt khác tuy có đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng đủ
điều kiện để cho các doanh nghiệp đi vào hoạt động có hiệu quả. Trong khi đó các hoạt
động cho vay của Ngân hàng đã có đủ điều kiện phục vụ cho các doanh nghiệp.
Thứ hai: Công tác thẩm định các dự án vay vốn còn nhiều bất cập.
Việc tiếp cận, thu thập thông tin và thẩm định dự án đầu tư, phương án vay vốn của
nhân viên Ngân hàng còn hạn chế, nhất là trong kỹ năng thẩm định hiệu quả kinh tế của dự
án đầu tư, thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, do vậy việc đánh giá được một dự
án có hiệu quả để đầu tư rất khó, nếu làm không tốt dễ dẫn đến rủi ro trong cho vay. Tại
Chi nhánh KKTM Chu Lai đa số cán bộ tín dụng có tuổi nghề trên hai mươi năm, vì vậy
mặt được là có kinh nghiệm nhưng các kiến thức về tin học, ngoại ngữ, thẩm định dự án
vay vốn chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Khả năng tư vấn và thẩm định các khoản cho vay trung, dài hạn và cho vay theo dự
án còn hạn chế. Việc xác định thời hạn cho vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh
doanh của đối tượng vay vốn. Cán bộ tín dụng còn gò ép thời hạn cho vay vốn, do đó khi
đến hạn trả nợ người vay chưa kịp tiêu thụ sản phẩm hoặc ngược lại định thời hạn trả nợ
dài thì người vay có xu hướng sử dụng vốn sai mục đích, do đó vốn tín dụng kém hiệu quả
và là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn.
Thứ ba: Những quy định khắt khe và phức tạp về điều kiện, thủ tục vay vốn của
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam làm cho khách hàng khó tiếp cận các nguồn tín dụng của
chi nhánh. Bên cạnh đó các văn bản, qui định về cho vay thay đổi liên tục, có những văn bản
mới vừa ban hành chưa thực hiện đã có văn bản khác phủ định, gây cho khách hàng nhiều
khó khăn trong việc nắm bắt, hiểu biết về nghiệp vụ Ngân hàng.
Hiện nay cả nước đang thực hiện cải cách hành chính, giao dịch một cửa nhưng vẫn
còn rất nhiều nhiêu khê trong việc cấp các thủ tục kinh doanh, thủ tục thuê đất, sở hữu tài
sản,...cho doanh nghiệp và nhân dân do vậy nhiều giao dịch với Ngân hàng bị kéo dài, gây
nhiều thiệt hại cho Ngân hàng cũng như khách hàng.
Hình thức đảm bảo tiền vay hiện nay chủ yếu là thế chấp tài sản nhưng thủ tục đăng
ký thế chấp còn nhiều rườm rà, đối với tài sản là bất động sản phải đăng ký cho từng lần
vay do vậy khách hàng phải làm đị làm lại rất nhiều lần gây tốn kém cả thời gian và chi
phí không cần thiết.
Thứ tư: Điều hành lãi suất của NHNo&PTNT Việt Nam chưa thông thoáng, chưa
tạo điều kiện để cho cơ sở chủ động trong vận dụng mức lãi suất phù hợp đối với từng đối
tượng khách hàng, phù hợp với môi trường kinh doanh của từng chi nhánh. Mức lãi suất
huy động và cho vay được thống nhất toàn ngành nhưng hệ thông Ngân hàng Nông nghiệp
rộng khắp trên cả nước, mỗi chi nhánh hoạt động trong một môi trường khác nhau, do vậy
mức lãi suất áp dụng như nhau là không hợp lý mà Ngân hàng No&PTNT Việt Nam chưa
có cơ chế điều hành linh hoạt hơn để hiệu quả kinh doanh được cao hơn.
Sự cạnh tranh không lành mạnh của các Ngân hàng thương mại trên điạ bàn về lãi
suất, lôi kéo khách hàng lẫn nhau, đã gây ra nhiều khó khăn trong việc giữ những khách
hàng truyền thống, kinh doanh có hiệu quả để hoạt động tín dụng được ổn định.
Thứ năm: Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng rất thuận lợi cho khách hàng
trong vay vốn và thanh toán tiền hàng hóa lao vụ, nhưng hiện nay chưa được sử dụng phổ
biến và nhiều trở ngại cho khách hàng cũng như Ngân hàng. Hiện nay phương thức cho
vay chủ yếu là cho vay từng lần, do vậy rất tốn thời gian làm thủ tục vay vốn. Đây là hình
thức cho vay rất thuận tiện cần phải nghiên cứu tạo mọi điều kiện thực hiện.
Nguồn vốn trung, dài hạn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, do vậy có
nhiều ảnh hưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu đầu tư của các doanh nghiệp để đổi mới
công nghệ, nhập các thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng, và đa dạng hóa sản
phẩm.Trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai đến cuối năm
2005 thì dư nợ cho vay trung dài hạn chỉ chiếm 22%.
Thứ sáu: Do nguồn vốn huy động còn thấp, đặc biệt là ngoại tệ chưa tự cân đối để
cho vay từ đó có những thời điểm Ngân hàng No&PTNTKKTM Chu Lai thẩm định được
dự án có hiệu quả nhưng không có vốn để cho vay, ngược lại có những thời điểm có vốn
nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp không có.
Thứ bảy: Hạn chế về rủi ro và xử lý rủi ro trong cho vay.
Từ những yếu kém trong hoạt động cho vay và yếu kém của doanh nghiệp cũng như
cơ chế, chính sách làm cho chất lượng tín dụng kém, dễ dẫn đến rủi ro trong cho vay.
Các doanh nghiệp trong nước hầu hết có vốn tự có rất thấp, do vậy cơ cấu vốn vay
của các Ngân hàng thương mại chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh, từ đó
trong giá thành sản phẩm, lãi vay Ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn đã đẩy giá thành sản
phẩm lên cao hơn những doanh nghiệp nước ngoài, đưa đến hiệu quả kinh doanh rất thấp.
Đây là yếu tố làm cho đầu tư cho vay của Ngân hàng có tỷ lệ rủi ro cao. Đặc biệt khi nước
ta gia nhập WTO sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước khó có thể cạnh tranh với các
nước trên thế giới.
Trình độ quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong đó đặc biệt
doanh nghiệp Nhà nước còn rất kém, bộ máy quản lý cồng kềnh, không hiệu qủa đã làm
cho hiệu quả kinh doanh kém, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của tín dụng
ngân hàng.
Tình trạng công nợ dây dưa kéo dài nhiều năm giữa các doanh nghiệp với nhau,
nhất là giữa doanh nghiệp với Ngân sách nhà nước đã tạo nhiều khó khăn cho doanh
nghiệp và Ngân hàng.
Trong hoạt động kinh tế, các tranh chấp dân sự xãy ra liên tục, các hợp đồng tín
dụng Ngân hàng khởi kiện cũng là việc xãy ra thường xuyên, nhưng các cơ quan thi hành
pháp luật xử lý các tranh chấp quá chậm và đôi khi không hiệu quả làm cho các tranh chấp
về hợp động tín dụng kéo dài, việc thu hồi vốn rất chậm, có trường hợp không thu hồi
được vốn.
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân khách quan:
Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng mặc dù đã hình thành khá đồng bộ và
ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển,
hướng dẫn thi hành luật ở một số lĩnh vực còn thiếu và chưa kịp thời. Một số doanh nghiệp
chưa thực sự tôn trọng pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm, các cơ quan
hành pháp trong nhiều trường hợp cũng chưa tuân thủ đúng pháp luật, điều này cũng ảnh
hưởng đến chất lượng tín dụng.Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập: không những không
thể hiện được tính chất vượt trội mà còn có nhiều mặt thể hiện sự tụt hậu hơn so với các
quy định chung của pháp luật hiện hành và so với nhiều khu kinh tế khác trong cả nước.
Cụ thể trên các lĩnh vực như:
KKTM Chu lai không còn thực hiện theo cơ chế được Chính Phủ quy định tạị
quyết định 108/2003/QĐ-TTg mà thực hiện theo quy định chung của Luật ngân sách nên
có nhiều khó khăn về nguồn thu cho phát triển KKTM Chu Lai.
KKTM Chu Lai vẫn còn trực thuộc tỉnh Quảng Nam về mặt kế hoạch và tài chính nên
chưa chủ động trong việc lập và bố trí kế hoạch, đặc biệt trên lĩnh vực tài chính, hoạt động của
KKTM Chu Lai như một đơn vị dự toán cơ sở.
Mặc dù KKTM Chu Lai được Chính phủ cho áp dụng nhiều chính sách ưu đãi
nhưng trong thực tế kết quả đầu tư của nhà nước tại KKTM Chu Lai chưa được Chính phủ
quan tâm đúng mức. KKTM Chu Lai chưa được là một hộ kế hoạch, một hộ Ngân sách để
có đủ điều kiện hoạt đông theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt. Đến nay nguồn vốn
cho đầu tư hạ tầng còn quá ít, do vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng tuy được phê duyệt rất
rất lớn nhưng thực tế hạ tầng xã hội như giao thông, điện, nước, các phương tiện khác
phục vụ cho yêu cầu kinh doanh, sinh hoạt của các doanh nghiệp chưa đạt theo yêu cầu do
vậy đã có ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ đầu tư của các doanh nghiệp vào khu kinh tế
này, từ đó việc mở rộng dư nợ cho vay gặp nhiều khó khăn.
Ưu đãi về thuế, KKTM Chu Lai có nhiều lĩnh vực không được ưu đãi bằng các khu
kinh tế khác như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẫu
một số nguyên nhiên vật liệu.
Thủ tục đầu tư chưa chặt chẽ, chưa có quy định về trách nhiệm của nhà đầu tư khi
được cấp phép đầu tư, nhất là trách nhiệm về tài chính nếu không thực hiện theo hợp đồng
đã ký kết, từ đó tạo nhiều kẽ hở cho các nhà đầu tư đăng ký dự án nhưng không xúc tiến
đầu tư.
Giải phóng mặt bằng tái định cư, ổn định việc làm cho ngườì dân còn nhiều khó
khăn, phức tạp cho chủ đầu tư
Chưa coi trọng quy hoạch các khu tái định cư, và chưa đâù tư đúng mức cho việc
xây dựng khu tái định cư
Chính sách ổn định việc làm cho người dân sau khi giải toả trắng chưa được thực
hiện tốt.
Một số lĩnh vực trọng tâm có tính chất quyết định cho sự thành công của khu kinh
tế mở như khu thương mại tự do, một số kết cấu hạ tầng thiết yếu như cảng biển, sân bay
chưa thu hút được vốn đầu tư.
Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và còn nhiều yếu kém như, hạ tầng một số khu công
nghiệp đang đầu tư chưa đồng bộ cả về mặt bằng, điện, nước và các yếu tố khác; hạ tầng
xã hội chưa đảm bảo cho phát triển một khu kinh tế lớn, hiện tại chưa có trường đào tạo
nghề có chất lượng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của nhà đầu tư, Chưa có bệnh
viện đáp ứng về quy mô và chất lượng khám và chữa bệnh phục vụ cho khu kinh tế mở.
Về cơ chế xuất nhâp khẩu chưa thật thông thoáng. KKTM Chu lai chỉ được xuất,
nhập khẩu các mặt hàng mà pháp luật Việt Nam không cấm
Cơ chế về nhà ở và đất ở cho người nước ngoài tại khu kinh tế mở không có gì đặc
biệt hơn so với các nơi khác.
Cơ chế ưu đãi về vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đang gặp khó khăn cả về bên
trong lẫn bên ngoài hàng rào.
Việc phân cấp của các bộ nghành TW chưa thực hiện một cách triệt để đến nay mới
có các bộ:Tài chính, Kế hoạch đầu tư, thương mại uỷ quyền trên một số lĩnh vực, còn
nhiều bộ ngành khác chưa thực hiện phân cấp cho KKTM Chu Lai.
Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan: Nội dung quan trọng cho sự hình thành
và hoạt động của khu này đến nay vẫn chưa được xây dựng trong khi đó khu phi thuế quan
được xác định là hạt nhân của KKTM Chu Lai.
Nhiều chính sách, luật mới ban hành sau khi KKTM Chu lai ra đời có nhiều tiến bộ
hơn so với các quy định của chính phủ về cơ chế ưu đãi cho KKTM Chu lai làm cho cơ
chế ưu đãi của KKTM Chu lai không còn tính chất vượt trội nữa Các dự án đã đăng ký với
số vốn rất lớn, nhưng vốn triển khai trên thực tế còn rất thấp, trong đó đặc biệt là các dự án
đầu tư nước ngoài đăng ký và triển khai thực hiện rất chậm.
Vốn tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có doanh nghiệp lớn
và các tập đoàn kinh tế lớn.
Chưa thu hút được các nhà đầu tư cấp một, có qui mô hoạt động lớn để làm một đầu
mối có tác dụng kéo theo các dự án vừa và nhỏ phát triển.
Dự án đăng ký tập trung chủ yếu ở một số nước châu á, các khu vực khác trên thế
giới chưa nhiều.
Vốn đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên khoáng sản và du lịch là của các
nước Đài Loan,Trung Quốc, Nhật là chính nhưng triển khai trên thực tế chậm.
Chưa thu hút được nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Không cân đối giữa các lĩnh vực đầu tư nhất là trên các lĩnh vực đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng, tư vấn đầu tư, tài chính-ngân hàng v.v.v
Hình thức tổ chức XTĐT còn đơn giản, chủ yếu là tổ chức các cuộc hội nghị giới
thiệu cơ chế chính sách trong và ngoài nước đối với các doanh nghiệp theo các đoàn do
các cơ quan của chính phủ tổ chức mà chưa tổ được các cuộc XTĐT độc lập với sự tham
gia của các nhà đầu tư dành riêng cho KKTM Chu Lai [1, tr.6-9].
Khu kinh tế mở là mô hình kinh tế mới, lần đầu tiên được thực hiện thí điểm ở Việt
Nam nên các khó khăn phức tạp, những yếu kém tồn tại là điều khó thể tránh khỏi nhưng
các bộ nghành TW chưa thật sự vào cuộc, chưa coi việc xây dựng KKTM là của mình mà
còn cho rằng đó là việc của địa phương và khoán trắng cho địa phương tự lo, lại có mặt
chủ quan tiếp tục cho ra đời tràn lan các khu kinh tế trong khi chưa có tổng kết đánh giá về
hoạt động của KKTM chu lai, là KKT đầu tiên của cả nước.
Các chính sách,Cơ chế quản lý của Ngân hàng nhà nước đối với NHTM còn mang
nặng biện pháp hành chính, nhiều khi không theo kịp yêu cầu đổi mới nhanh chóng của
nền kinh tế làm giảm tính chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các NHTM; Chậm
ban hành các quy chế hướng dẫn thực hiện luật, nghị định, chế độ thể lệ nghiệp vụ và DV
cho các NHTM
- Nguyên nhân chủ quan của ngân hàng:
Do điều kiện hoạt động với mô hình hiện nay, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam
chưa giao quyền tự chủ cho chi nhánh cấp dưới từ đó chưa phát huy được sự năng động
của cơ sở. Các chi nhánh luôn thụ động trong việc quyết định các mức lãi suất cho vay, thế
chấp tài sản... từ đó dễ mất những cơ hội đầu tư cho những dự án có hiệu quả.
Màng lưới hoạt động rộng nhưng bố trí chưa hợp lý. Chi nhánh đã tích cực mở
rộng màng lưới phục vụ khách hàng. Tuy nhiên việc bố trí các chi nhánh phụ thuộc chưa
hợp lý, có những nơi mật độ các điểm giao dịch dày đặc tạo ra cạnh tranh không lành
mạnh giữa các chi nhánh Ngân hàng thương mại, thậm chí giữa các chi nhánh trong cùng
hệ thống ngân hàng No&PTNT. Tình hình này gây khó khăn cho các phòng và chi nhánh
mới thành lập trong việc thu hút khách hàng, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình.
Chính sách và quy trình cho vay còn lõng lẻo, chưa chú trọng đến phân tích khách
hàng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ hoặc phương pháp xem xét phân tích còn
hạn chế, chưa chính xác.
Các hình thức, phương thức cho vay tín dụng chưa đa dạng như: việc xác định hạn
mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp, chủ yếu là tín
dụng trực tiếp, sản phẩm tín dụng còn nghèo nàn.
Hạn chế về năng lực marketing ngân hàng. Trong thời gian qua chi nhánh sử dụng
công cụ quảng cáo khuếch trương thương hiệu thông qua các hoạt động nhân đạo, từ thiện,
hoạt động văn hoá - thể thao... Tuy nhiên, hình ảnh của Chi nhánh trong khách hàng vẫn
chưa được rõ nét. Các hình thức quảng cáo còn đơn điệu.
Thiếu thông tin về khách hàng và các thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác
để xem xét, phân tích trước khi cấp tín dụng.
Sự yếu kém từ sự chủ quan của cán bộ tín dụng, không xem xét kỹ theo qui định
cho vay trong đánh giá khách hàng nhất là khả năng trong tương lai đối với những lĩnh vực
mà khách hàng lựa chọn đầu tư đã bắt đầu chứa đựng tiềm ẩn rủi ro. Trong những trường
hợp khác cán bộ tín dụng chỉ chú trọng những khoản vay có tài sản bảo đảm mà bỏ qua
tính an toàn về mặt pháp lý của hồ sơ vay vốn.
Thiếu giám sát tín dụng: Do những lý do khác nhau như, cán bộ tín dụng phải quản
lý quá nhiều khách hàng, địa bàn quản lý khách hàng quá rộng, cán bộ tín dụng chủ quan
do quản lý những khách hàng quen... dẫn đến việc giám sát các khoản tín dụng cho vay
thiếu chặt chẽ, không phát hiện được những khó khăn phát sinh trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh của khách hàng vay nợ để có thể xử lý kịp thời, làm nảy sinh những khoản tín
dụng có vấn đề.
Trong quá trình cho vay, Chi nhánh chưa thực hiện một chu trình khép kín các dịch
vụ như dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngoại tệ, chưa thực hiện thấu chi tài khoản
khách hàng để phát triển dịch vụ thẻ tín dụng, thanh toán... Khách hàng chưa thể nhận
đượícản phẩm trọn gói từ NHNo&PTNT.
Hạn chế về trình độ cán bộ và năng lực nghiệp vụ, đào tạo sử dụng sau đào tạo còn
nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo bài bản kiến thức về các DVNH hiện đại.
Phong cách giao dịch của đội ngũ cán bộ còn thua kém so với các NHTM khác.
Công tác đào tạo cán bộ mới ở mức độ phục vụ cho yêu cầu trước mắt, chưa phối
hợp giữa quy hoạch cán bộ với đào tạo cán bộ và sử dụng cán bộ, cơ chế quản lý đào tạo
còn một số điểm bất cập, chưa hợp lý cần hoàn thiện.
Phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng không được rèn luyện, giáo dục để dẫn đến
vi phạm các nguyên tắc và qui định cho vay, đã biến những khoản vay không đủ tiêu
chuẩn thành các khoản vay đủ tiêu chuẩn vì vụ lợi cá nhân. Đây là một trong những
nguyên nhân gây ra rủi ro nghiêm trọng trong công tác tín dụng làm ảnh hưởng đến chất
lượng tín dụng ngân hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Tín dụng của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển KKTM Chu Lai.pdf