Luận văn Tìm hiểu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình Hà Nội

Tài liệu Luận văn Tìm hiểu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình Hà Nội: Phần I Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh khốc liệt, xu hướng hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi các nước phải năng động, sáng tạo. Đến năm 2006 Việt Nam phấn đấu gia nhập WTO và 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp điều đó mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với DN Việt Nam, để có thể đứng vững và phát triển được đòi hỏi DN phải năng động, vươn lên để tự khẳng định mình. Mỗi DN muốn đứng vững trên thị trường phải giải quyết tốt các vấn đề sau: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? dịch vụ cho ai? đồng thời phải chuyển đổi theo hướng giảm dần vai trò cạnh tranh theo giá và tăng dần cạnh tranh phi giá, DN phải làm tốt công tác tiêu thụ vì đã sản xuất phải có tiêu thụ, có tiêu thụ DN mới tồn tại và phát triển. Công tác tiêu thụ sản phẩm của DN thành công hay thất bại phụ thuộc vào yếu tố chủ quan là: khả năng tổ chức, điều hành, chất lượng...

doc93 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh khốc liệt, xu hướng hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi các nước phải năng động, sáng tạo. Đến năm 2006 Việt Nam phấn đấu gia nhập WTO và 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp điều đó mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với DN Việt Nam, để có thể đứng vững và phát triển được đòi hỏi DN phải năng động, vươn lên để tự khẳng định mình. Mỗi DN muốn đứng vững trên thị trường phải giải quyết tốt các vấn đề sau: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? dịch vụ cho ai? đồng thời phải chuyển đổi theo hướng giảm dần vai trò cạnh tranh theo giá và tăng dần cạnh tranh phi giá, DN phải làm tốt công tác tiêu thụ vì đã sản xuất phải có tiêu thụ, có tiêu thụ DN mới tồn tại và phát triển. Công tác tiêu thụ sản phẩm của DN thành công hay thất bại phụ thuộc vào yếu tố chủ quan là: khả năng tổ chức, điều hành, chất lượng, sản phẩm, mẫu mã… yếu tố khách quan là: thị trường, chính sách, thị hiếu, giá cả… Như vậy để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cần phải nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ đó đề ra những giải pháp và biện pháp khắc phục kịp thời. Công ty giầy Thượng Đình là một DN sản xuất có quy mô tầm cỡ trong ngành sản xuất của nước nhà nói chung và trong ngành giầy Thượng Đình nói riêng. Các mặt hàng của công ty đã tạo được uy tín lớn đối với người dân trong và ngoài nước. Kim ngạch xuất khẩu giầy luôn đứng hàng đầu trong ngành giầy Hà Nội với kim ngạch xuất sang các nước: Đức, ý, Anh, Pháp…chiếm 58% tổng số hàng tiêu thụ. Song trước sức ép của thị trường hiện nay công ty giầy Thượng Đình chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty giầy trong nước như: công ty da giầy Hà Nội, giầy dép Thăng Long, giầy Thuỵ Khuê, giầy dép Bitis…Và đặc biệt là hàng Trung Quốc, hàng ngoại nhập với giá rẻ hơn… Chính vì vậy buộc công ty phải chú trọng hơn trong công tác tiêu thụ sản phẩm bởi đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận của DN, điều mà bất cứ DN nào cũng đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hàng nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình Hà Nội". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng tiêu thụ và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ từ đó đề ra giải pháp và biện pháp nâng cao khả năng tiêu thụ giầy của công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm. - Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm giầy của công ty trong những năm gần đây phát hiện những nguyên nhân hạn chế đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty - Định hướng và đưa ra giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giầy của công ty trong những năm tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: là các mối quan hệ trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty giầy Thượng Đình Hà Nội 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: + Nghiên cứu các giai đoạn của quá trình tiêu thụ sản phẩm giầy của công ty + Địa điểm nghiên cứu: Công ty giầy Thượng Đình 277 đường Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội. -Về thời gian + Số liệu nghiên cứu đề tài lấy trong 3 năm 2002-2004 + Về thời gian nghiên cứu 20/1/2005 –20/5/2005 Phần II Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số lý luận về sản phẩm hàng hoá 2.1.1.1. Khái niện về sản phẩm hàng hoá Theo Mác: Sản phẩm hàng hoá là vật hữu hình, có đặc tính vật lý, hoá học được sản xuất ra chủ yếu để bán, nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Theo quan điểm truyền thống: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý, hoá học được tập hợp thành một hình thức đồng nhất mang giá trị sự dụng. Khi nền kinh tế thị trường ra đời, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đã làm cho khái niệm vể hàng hoá được mở rộng hơn: Sản phẩm hàng hoá là tổng hợp mọi sự thoả mãn về vật chất, tâm lý, xã hội… mà người mua nhận được từ việc sở hữu và sử dụng. Tóm lại: Khái niện về sản phẩm hàng hoá ngày càng hoàn thiện hơn để phù hợp với thị trường hiện nay. Sản phẩm hàng hoá không chỉ dừng lại ở các dạng vật chất hữu hình như các quan điểm của Các Mác và nhà kinh tế học cổ điển đã nêu. Hiện nay sản phẩm hàng hoá được hiểu là bất cứ thứ gì có thể bán trên thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng và mang lại lợi nhuận cho người bán. 2.1.1.2. Chu kỳ sống của sản phẩm Một sản phẩm hàng hoá nào cũng vậy không bao giờ tồn tại mãi mà nó có một chu kỳ sống nhất định. Nhà sản xuất kinh doanh phải năng động, nắm bắt thị trường, tìm mọi cách để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, đảm bảo được lợi nhuận, bù đắp đươc chi phí, rủi ro trong kinh doanh. “Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian tính từ khi nghiên cứu tạo ra sản phẩm, tung sản phẩm ra thị trường đến lúc sản phẩm bị lạc hậu so với nhu cầu và bị thị trường loại bỏ” Đồ thị 1: chu kỳ sống của sản phẩm Số lượng I II III IV V Thời gian Giai đoạn I: giai đoạn dồn tiềm lực vào sản xuất để cho ra sản phẩm Giai đoạn II: giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường, trong giai đoạn này đòi hỏi phải có thời gian, do đó mức độ tiêu thụ sản phẩm chậm, DN thường bị thua lỗ hoặc lãi rất ít do chi phí sản xuất lớn và tiêu thụ ít. Giai đoạn III: giai đoạn phát triển, mức độ tiêu thụ tăng nhanh, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, giai đoạn này có thể giảm giá chút ít để đẩy mạnh tiêu thụ. Giai đoạn IV: giai đoạn chín muồi, mức tiêu thụ giảm dần, hàng tồn kho tăng, doanh thu giảm, lợi nhuận giảm, giai đoạn này thường kéo dài và đòi hỏi các DN phải dùng nhiều chiến lược Maketing. Giai đoạn V: giai đoạn suy tàn, mức tiêu thu giảm rõ rệt, doanh thu giảm, lợi nhuận giảm, có thể dẫn đến thua lỗ, đến giai đoạn này DN chọn một trong hai cách: một là rút khỏi cạnh tranh, hai là cải tiến cho ra sản phẩm mới. Mục đích của việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm là giúp cho DN có định hướng, giải pháp nhằm kéo dài chu kỳ sống đặc biệt là giai đoạn III và IV để tăng lượng tiêu thụ, khi tăng lượng tiêu thụ tăng thì lợi nhuận cũng tăng theo có như vậy DN mới tồn tại và phát triển. 2.1.2. Một số lý luận về tiêu thụ sản phẩm 2.1.2.1. Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm Cơ chế hoá tập trung ở nước ta được thực hiện trong một nền kinh tế chậm phát triển, cung nhỏ hơn cầu các DN không gặp phải khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm sản xuất ra đều theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước và sau đó tiêu thụ theo các “địa chỉ” mà Nhà nước đã quy định, hoặc nhà nước bao tiêu sản phẩm. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, quyền tự chủ của DN được mở rộng, DN hoạt động theo tín hiệu của thị trường. Đồng thời tín tự chịu trách nhiệm của DN cũng được đề cao. DN không chỉ chịu trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển của một, mà đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hôi. Trong quá trình ấy không ít DN đã tỏ rõ khả năng của mình trong việc thích ứng với điều kiện sản xuất, kinh doanh mới, nhưng cũng còn nhiều DN gặp khó khăn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một khó khăn lớn nhất đối với các DN. Sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được đã gây nên sự ách tắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Việc cần phải nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề tiêu thụ sản phẩm được đặt ra rất cấp thiết đối với tất cả DN. Quan điểm về tiêu thụ sản phẩm khá đa dạng nếu nhìn nhận trên các phương diện khác nhau. Theo quan điểm của các nhà phân tích kinh doanh tiêu thụ sản phẩm là: “Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Qua tiêu thụ, sản phẩm từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành sản xuất và mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Theo quan điểm của các nhà quản trị: tiêu thu sản phẩm có thể được hiểu theo hai nghĩa sau:” theo nghĩa hẹp là tiêu thụ sản phẩm ( còn được gọi là bán hàng) là quá trình chuyển giao hàng hoá cho khách hàng và nhận tiền từ họ. Theo đó người có cầu về một loại hàng hoá nào đó sẽ tìm đến người có cung tương ứng hoặc người có cung hàng hoá tìm người có cầu hàng hoá, hai bên thương lượng và thoả thuận về nội dung và điều kiện mua bán. Khi hai bên thống nhất, người bán trao hàng và người mua trả tiền quá trình tiêu thụ sản phẩm được kết thúc ở đó. Theo nghĩa rộng: tiêu thụ sản phẩm là một quá trình tự tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng với một loại các hỗ trợ tới thực hiện các dịch vụ sau bán hàng. Từ các quan điểm được trình bày ở trên có thể thấy rằng, nội dung kinh tế cơ bản của tiêu thụ sản phẩm chuyển hoá quyền sở hữu và quyền sự dụng hàng hoá giữa các chủ thể. Khi thực hiện hoạt động tiêu thụ theo các cách như hàng đổi lấy tiền, tiền đổi lấy hàng, hàng đổi lấy hàng…Theo sự thoả thuận giữa các chủ thể có liên quan, quyền sở hữu và quyền sử dụng tiền tệ ( hoặc hàng hoá ) từ chủ thể này sẽ được chuyển giao cho chủ khác và ngược lại. Cụ thể là khi thực hiện tiêu thụ sản phẩm, người bán mất quyền sở hữu và sự dụng hàng hoá của mình, bù lại họ nhận được quyền sử dụng tiền tệ của người mua. 2.1.2.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Đối với mỗi DN sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm là một quy trình hết sức quan trọng. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình gặp gỡ trực tiếp giữa DN với khách hàng, Do vậy tiêu thụ có vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường và duy trì quan hệ chặt chẽ giữa DN và khách hàng. Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên không chỉ có nghĩa là sản phẩm sản xuất ra được người tiêu dùng chấp nhận mà nó còn có ý nghĩa là thị trường đã được mở rộng cùng với sự tăng lên của uy tín DN. Tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của DN thể hiện công tác nghiên cứu thị trường, qua hoạt động tiêu thụ không những thu hồi được chi phí mà còn thực hiện được giá trị lao động thẳng dư đây là nguồn quan trọng nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Tiêu thụ sản phẩm giữ một vị trí quan trọng trong việc phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuât kinh doanh, đánh giá được DN hoạt động có kết quả hay không. Vì vậy để tăng lợi nhuận ngoài các biện pháp đổi mới công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu… mỗi DN cần phải tăng khối lượng tiêu thụ. 2.1.2.3. Các chỉ tiêu đáng giá kết quả tiêu thụ sản phẩm Khối lượng hàng hoá tiêu thụ biểu hiện dưới hình thức hiện vật được tính theo công thức sau Khối lượng tiêu thụ trong năm = số lượng tồn kho đầu năm + số lượng sản xuất trong năm – số lượng tồn kho cuối năm Doanh thu tiêu thụ: là tổng giá trị được thực hiện do bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng D = SQi *Pi (i=1,n) - Tổng doanh thu: Tổng doanh thu là tổng số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng trên hợp đồng cung cấp dịch vụ ( kể cả số doanh thu bị chiết khấu, doanh thu của hàng hoá bị trả lại và phần giảm giá cho người mua đã chấp nhận nhưng chưa ghi trên hoá đơn ) - Các khoản giảm trừ và thuế đầu ra Bao gồm các khoản giảm giá bán hàng, chiết khấu bán hàng, doanh thu của số hàng hoá bị trả lại, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu. Chỉ tiêu này tuy làm giảm các khoản thu nhập của DN nhưng nó đem lại hiểu quả lâu dài cho DN. Vì khi khách hàng được hưởng các khoản giảm trừ thì sẽ có ấn tượng tốt đối với DN và do đó sẽ tích cực hơn trong việc duy trì mối quan hệ lâu dài với DN. Kết quả hoạt động tiêu thu sản phẩm ( hay lợi nhuận ) tiêu thụ Lợi nhuận tiêu thụ = SDthu – các khoản giảm trừ – Giá vốn hàng bán – CP bán hàng – CP quản lý - Tỷ lệ hoàn thành tiêu thụ chung: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chung = Số lượng tiêu thụ thực tế trong năm * Giá bán thực tế (giá cố định) Số lượng tiêu thụ Kế hoạch * Giá bán kế hoạch Chỉ tiêu này cho biết DN có hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hay chưa nếu tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 100% chứng tỏ DN đã hoàn thành kế hoach. Nếu tỷ lệ này dưới 100% chứng tỏ DN chưa hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. 2.1.2.4. Kênh tiêu thụ sản phẩm Kênh tiêu thụ sản phẩm là một tập hợp các nhà phân phối, các nhà buôn và người bán lẻ, thông qua đó hàng hoá và dịch vụ được thực hiện trên thị trường. Kênh tiêu thụ trực tiếp: là DN bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua khâu trung gian. Sơ đồ1: Kênh tiêu thụ trực tiếp Người TD Nhà SX Với hình thức này nhà sản xuất kiêm luôn nhà bán hàng, họ sự dụng cửa hàng giới thiệu sản phẩm siêu thị bán sản phẩm do DN sản xuất ra. Ưu điểm: giảm chi phí, các sản phẩm được đưa nhanh vào tiêu thụ, DN thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, thị trường từ đó hiểu rõ nhu cầu của thị trường và tình hình giá cả giúp DN có điều kiện thuận lợi để gây uy tín với khách hàng. Nhược điểm: hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm DN phải quan hệ với nhiều bạn hàng. Kênh tiêu thụ gián tiếp: DN bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng qua khâu trung gian bao gồm người ban buôn, đại lý, người bán lẻ. Sơ đồ2: kênh tiêu thụ gián tiếp Nhà SX Người bán lẻ Người tiêu dùng Người bán buôn Người bán lẻ Đại lý Người bán buôn Người bán lẻ Với kênh này các DN cung cấp hàng hoá của mình cho thị trường thông qua người trung gian, trong kênh này người trung gian đóng vai trò rất quan trọng. Kênh I: gồm một nhà trung gian rất gần với người tiêu dùng cuối cùng Kênh II: gồm hai nhà trung gian, thành phần trung gian này có thể là người bán buôn bán lẻ Kênh III: gồm ba nhà trung gian, kênh này thường được sử dụng khi có nhiều nhà sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ… Đại lý được sử dụng để phối hợp cung cấp sản phẩm với số lượng lớn cho nhà bán buôn, từ đó hàng hoá được phân phối tới các nhà hàng bán lẻ và tới tay người tiêu dùng. Ưu điểm: DN có thể tiêu thụ sản phẩm trong một thời gian ngắn nhất với khối lượng hàng lớn, thu hồi vốn nhanh tiết kiệm được chi phí bảo quản… Nhược điểm: thời gian lưu thông hàng hoá kéo dài, chi phí tiêu thụ tăng, DN khó kiểm soát được các khâu tiêu dùng. 2.1.3. Quy trình và đặc điểm của sản phẩm giầy 2.1.3.1 Quy trinh sản xuất Công ty giầy Thượng Đình tổ chức sản xuất theo các phân xưởng quá trình sản xuất sản phẩm được diễn ra liên tục từ khâu đưa NVL vào cho đến khi hoàn thiện sản phẩm. Hiện nay công ty có 4 phân xưởng chính Sơ đồ3: Quy trình sản xuất giầy của công ty Các loại vải qua đế giầy PX bồi cắt PX may PX cán PX gò SP hoàn chỉnh vải bồi cắt gò hấp cao su hoá chất mũi Công việc cụ thể của các phân xưởng như sau Phân xưởng bồi cắt: đạm nhận 2 khâu đầu của quy trình công nghệ là bồi tráng và cắt vải bạt, NVL của công đoạn này chủ yếu là vải bạt, các màu, vải lót, mút xốp…NVL được chuyển đến máy bồi, máy bồi có chức năng kết dính các NVL này lại với nhau bằng một lớp keo dính, vải được bồi trên máy với nhiệt độ lò sấy từ 18000c-20000c và được bồi ở 3 lớp là lớp mặt, lớp lót và lớp giữa. Các tấm vải sau khi được bồi xông thì chuyển cho bộ phận cắt, sau khi cắt xong chuyển sang phân xưởng may. Phân xưởng may: đạm nhận công đoạn tiếp theo của phân xưởng bồi cắt để may các chi tiết thành mũi giầy hoàn chỉnh, NVL chủ yêu của công đoạn này là: vải phin, dâu, xăng.. Phân xưởng cán: có nhiệm vụ chế biến, sản xuất đế giầy bằng cao su, NVL chủ yếu của phân xưởng cán là: cao su, các hoá chất ZnO, BaSO4… bán thành phẩm ở công đoạn này là các đế giầy sẽ được chuyển đến phân xưởng gò để lắp ráp giầy Phân xưởng gò: đạm nhiệm khâu cuối cùng của quy trình công nghệ, sản phẩm của khâu này là hoàn chỉnh mũi giầy và đế giầy và kết hợp với một số NVL khác như dây giầy, giấy lót…được lắp ráp lại với nhau và quét keo gián đế, dán viền sau đó được đưa vào bộ phận lưu hoá để hấp nhiệt độ 1300c trong vòng 3-4 giờ đạm bảo độ bền của giầy, sau khi lưu hoá xong sẽ được xâu dây và đóng gói 2.1.3.2. Đặc điểm sản phẩm giầy Nghề làm giầy đã được người Trung Quốc tìm ra từ thế kỷ thứ II trước công nguyên với mục đích đơn giản ban đầu là giữ ấm cho đôi bàn chân và giúp cho việc đi lại được dễ dàng hơn. Từ đó với sự thay đổi của thị trường, thói quen tập quán xã hội, quy trình giầy không ngừng phát triển và gắn bó với nhu cầu ăn mặc thời trang, nó chịu ảnh hưởng nhanh nhảy, trực tiếp của quy luật và chu kỳ mốt với những yếu tố cấu thành nhiều vẻ như: Kiểu, mẫu chất lượng, nguyên liệu, công nghệ làm sản phẩm sự thành công của các hãng giầy nổi tiếng trên thế giới (Nike, Adidas,Puma..). Công nghệ sản xuất giầy đơn giản và ít thay đổi nơi làm việc không đòi hỏi các điều kiiện khắt khe, quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động, ưu thế rất thích hợp với nước nghèo vì nguồn lao động dồi dào. Đặc tính công nghệ của ngàng giầy là có thể chia nhỏ các bước công nghệ trong quá trình lắp ráp các chi tiết của sản phẩm. Đây là cơ sở để đào tạo, bố trí người lao động cụ thể vào việc thao tác chuyên môn hoá. Thao tác đơn giản thì thờii gian đào tạo nhanh, phát huy hiểu quả, thông thường người công nhân có thể đào tạo 02-03 tháng là có thể nắm bắt được công nghệ. Đặc tính gọn nhẹ và quy trình động cơ sản xuất giầy cho phép bố trí dây chuyền linh hoạt và có điều kiện nâng cao sản xuất với lợi thế ấy có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất cho phép quay vòng vốn nhanh. Ngày nay để nâng cao năng suất lao động đã có nhiều phương pháp tiên tiến, ví dụ:” chế độ sản xuất đúng hạn” Với quy mô rộng lớn, tố chức sản xuất cơ động bởi công cụ lao động và nơi làm việc không có tính bắt buộc khắt khe như một số ngành công nghiệp khác ngành giầy đã được nhiều DN chọn là điểm xuất phát của mình. Nhờ đó mức huy động vốn cao đáp ứng được nhu cầu thị trường một cách linh hoạt. Tổ chức hàng giầy có thể đơn giản, công cụ không đòi hỏi cồng kềnh và tối tân nếu chưa đủ điều kiện sắp xếp vị trí và quy mô cơ động. Lúc muốn chuyên môn trong thao tác để có năng suất cao thì có thể chia nhỏ từng bước công việc hoặc ngược lại thu hẹp dây chuyền lắp ráp sản phẩm để phù hợp mặt bằng sản xuất. Hiện nay xu hướng chuyển dịch công nghiệp giầy sang các nước chậm phát triển là kết quả tất yếu của đặc tính này. Đối với các nước đông dân nề kinh tế chưa phát triển thì đây là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết nạn thất nghiệp. Nhờ có tính đa dạng của sản phẩm giầy, tính linh hoạt và phổ cập trong tiêu thụ (có thể bán buôn, bán lẻ trên các thị trường nhỏ) nên dễ dàng bố trí sản xuất: vùng thôn quê xa xôi, miền núi giúp cho việc giải quyết số lao động thất nghiệp góp phần thành thị hoá nông thôn. Giầy- dép là một loại hàng thiết yếu do nhu cầu tiêu thụ là thường xuyên, khi mức sống của người dân ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng giầy cũng tăng lên. Hơn nữa cùng với mức tăng trưởng kinh tế và mức tăng cường dân số thì nhu cầu tiêu dùng phục vụ văn hoá, thể thao cũng được nâng cao. 2.1.3.4. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm Việt Nam thường sử dụng 2 loại giá CIF và giá FOB * Giá giao hàng tại cảng người bán FOB: là giá người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định, người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro mất mát, hư hại hàng kể từ đó. Điều kiện FOB chỉ áp dụng đối với vận tải đường biển hoặc đường sông. Thông thường hợp đồng theo giá FOB đòi hỏi người mua và người bán thực hiện những trách nhiệm sau: - Người bán phải: + Giao hàng hoá đến tàu đúng tên người mua tại cảng xếp dỡ vào ngày giờ quy định. + Chịu tất cả mọi khoản phí tổn cho đến khi hàng hoá được xếp lên tàu. + Đóng gói hàng hoá phù hợp với loại phương tiện vận chuyển. + Làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá. + Cung cấp các tài liệu để chứng minh cho việc vận chuyển hàng hoá ra nước ngoài theo loại phương tiện vận chuyển đó. - Người mua phải: + Chuẩn bị phương tiện vận chuyển thích hợp tại cảng xuất phát. + Xin giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép chính thức khác, làm đủ các thủ tục hải quan về nhập khẩu hàng hoá và nếu cần thiết phải để hàng hoá cạnh một nước thứ ba. + Chịu mọi chi phí và rủi ro từ thời điểm hàng được xếp lên phương tiện vận chuyển. * Giá giao hàng đến cảng người mua CIF: Theo điều kiện CIF, người bán phải trả các phí tổn, cước phí cần thiết và mua bảo hiểm hàng hoá để đưa hàng hoá đến cảng quy định, người bán hoàn thành nhiệm vụ khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng quy định, người mua phải chịu mọi phí tổn, rủi ro, mất mát về hàng hoá từ lúc đó. - Người bán phải: + Giao hàng hoá đến đúng cảng quy định. + Chịu tất cả phí tổn về vận chuyển về bảo quản và rủi ro mất mát hàng hoá cho đến khi hàng hoá qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định trong hợp đồng. + Xin giấy phép và làm thủ tục xuất khẩu, làm thủ tục hải quan về xuất hàng. + Chịu phí tổn mua bảo hiểm như thoả thuận trong hợp đồng. + Cung cấp các tài liệu để chứng minh việc giao hàng, vận đơn hoặc thông báo điện tử tương đương - Người mua phải: + Trả tiền hàng quy định trong hợp đồng + Nhận hàng tại cảng bốc hàng quy định, kiểm tra hàng. + Xin giấy phép nhập khẩu làm các thủ tục hải quan cho nhập khẩu hàng. + Chịu mọi chi phí và rủi ro từ thời điểm mà hàng qua khỏi lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm giầy Các mối quan hệ được hình thành trong một môi trường kinh doanh có sử tác động tổng hoà của rất nhiều các yếu tố cả tích cực và tiêu cực. Do đó nhiều DN muốn hoà mình vào môi trường kinh doanh đó buộc phải nhận thức đầy đủ các tác động của các nhân tố. 2.1.4.1. Các nhân tố về cầu - Thị hiếu và tập quán tiêu dùng Mỗi dân tộc có tập quán tiêu dùng riêng, nó chịu ảnh hưởng của nền văn hoá, bản sắc dân tộc…vì vậy các sản phẩn khi sản xuất đều phải tính đến các yếu tố đó vì khách hàng luôn ưa thích những sản phẩm phù hợp với nhu cầu về thị hiếu của họ. Các nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng phát triển, càng biến động theo hướng ưa chuộng các sản phẩm có chất lượng cao, hình thức mẫu mã hấp dẫn tính hữu dụng cao, giá rẻ…nếu DN không chú ý đến đặc điểm này sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. - Tình trạng kinh tế của người tiêu dùng Cơ hội thị trường của người tiêu dùng phụ thuộc vào hai yếu tố: Khả năng tài chính và hệ thống giá cả hàng hoá. Vì tình trạng kinh tế bao gồm thu nhập, phần tiết kiệm, khả năng đi vay, tích luỹ…của người tiêu dùng đó ảnh hưởng rất lớn đến loại hàng hoá và số lượng hàng hoá mà họ lựa chọn mua sắm. Nó đòi hỏi DN phải thường xuyên theo dõi xu thế biến động trong lĩnh vực tài chính cá nhân, các khoản tiết kiệm, tỷ lệ lãi xuất để có biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy hiệu qủa tiêu thụ. 2.1.4.2. Các nhân tố về cung Đây là tập hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của DN trên thị trường. Công nghệ sản xuất Đây là nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm của DN, công nghệ sản xuất hiện đại một mặt nâng cao năng xuất lao động của DN tạo cơ hội để DN hạ giá thành sản phẩm, mặt khác giúp DN cho ra những sản phẩm chất lượng cao, tiết kiệm nhiên liệu…điều này có tác dụng tích cực đối với hoạt động tiêu thụ, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh cho DN. Chi phí sản xuất: Là chi phí cho quá trình sản xuất của DN tuy không tác động trực tiếp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm nhưng nó góp phần đáng kể vào việc cấu thành giá thành sản phẩm từ đó làm cơ sở xác định giá bán sản phẩm. Khi chi phí thấp sẽ làm hạ giá thành sản phẩm, dẫn đến hạ giá bán thành phẩm, giúp DN tăng cường sức cạnh tranh về giá trên thị trường. Ngược lại khi chi phí cao sẽ dẫn tới giá bán thành phẩm tăng điều này khiến cho DN gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Do đó đòi hỏi DN phải đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý chi phí sản xuất. Đội ngũ nhân lực là nhân tố chủ quan thuộc về DN. Nó đòi hỏi đóng góp vai trò trực tiếp quyết định hiểu quả công tác tiêu thụ vì toàn bộ nội dung của quá trình tiêu thụ đều do đội ngũ cán bộ, nhân viên của DN xây dựng và tổ chức thực hiện. Chiến lược tiêu thụ của DN có được xây dựng thực sự hay không và có được thực thi đúng hay không là do nhân tố này quyết định. Do vậy DN phải hết sức quan tâm đến công tác đào tạo, tuyển chọn đề bạt nhân lực của DN phục vụ hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn DN nói chung. - Điều kiện tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm sản xuất ra muốn tiêu thụ được phải di chuyển từ nơi sản xuất đến một địa điểm tiêu thụ phù hợp. Khi chọn được địa điểm tiêu thụ thích hợp sẽ làm phát sinh quan hệ mua bán sản phẩm giữa DN và khách hàng, đồng thời cũng góp phần đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ sản phẩm. Khi địa điểm không thích hợp như: ở xa khu dân cư, ở xa các đầu mối giao thông…thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sẽ khó có thể được DN đáp ứng do người tiêu thụ ở xa nơi bán hàng và thiếu các thông tin cần thiết về sản phẩm của DN hoặc do nơi tiêu thụ ở vị trí khó khăn cho các phương tiện vận tải di chuyển và bốc dỡ hàng hoá, vì vậy khi xem xét việc tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi DN phải tính đến sự tác động của nhân tố địa điểm tiêu thụ sản phẩm để có thể tránh được tình trạng tuy khả năng cung ứng lớn nhưng không đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường. - áp dụng biện pháp Maketing hỗn hợp Các biện pháp Maketing hỗn hợp bao gồm bốn nhóm công cụ chủ yếu là chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến hỗn hợp. Chiến lược sản phẩm giúp DN tạo ra sản phẩm có chất lượng, hình thức bao bì, mẫu mã…phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra thông qua chiến lược sản phẩm mà DN tạo ra và đưa ra thị trường các sản phẩm đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ. Chiến lược giá bán sản phẩm cũng tạo ra sức hút lớn đối với người tiêu dùng trên thi trường, còn quan hệ cung cầu sẽ quyết định giá bán sản phẩm. Nếu DN định giá bán thấp hơn giá thị trường sẽ thúc đầy công tác tiêu thụ sản phẩm nhưng DN lại gặp khó khăn trong việc bù đắp chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ. Nếu DN định giá bán cao hơn giá thị trường sẽ khó khăn thu hút khách hàng tiêu dùng sản phẩm của DN, dẫn đến hàng hoá bị ứ đọng, hoạt động tiêu thụ sản phẩm bị ách tắc. 2.1.4.3. Sức ép của đối thủ cạnh tranh Chiến thắng trong cạnh tranh sẽ giúp DN nâng cao vị thế của mình và mở rộng tương lai đầy triển vọng. Song nếu thất bại trong cạnh tranh sẽ dẫn đến hậu quả bất lợi đối với DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đối thụ cạnh tranh của DN rất đa dạng như: Các DN cùng ngành, các DN sản xuất sản phẩm thay thế, các cơ sở sản xuất sản phẩm giả, sản phẩm “nhái” giống sản phẩm của DN, các cơ sở nhập lậu và tiêu thụ sản phẩm nhập lậu… Sự cạnh tranh có thể diễn ra theo bốn cấp độ gay gắt tăng dần như sau: - Cạnh tranh mong muốn, tức là cùng một lượng thu nhập người ta có thể dùng vào mục đích này và không dùng hoặc hạn chế dùng vào mục đích khác.… Cạnh tranh giữa các sản phẩm khác nhau để dùng thoả mãn một mong muốn. Ví dụ: Giầy Bata, giầy thể thao tuy khác về chủng loại nhưng đều thoả mãn mong muốn về đi lại. Cạnh tranh trong cùng một loại sản phẩm. Ví dụ: giầy thể thao cao đế và giầy thể thao thấp đế. Do đó DN cần phải thường xuyên theo dõi để nắm bắt tình hình của đối thụ cạnh tranh phù hợp và dành chiến thắng trong cạnh tranh. 2.1.4.4 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô - Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế trước hết phản ánh qua tốc độ tăng trường kinh tế chung về cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế. Môi trường kinh tế cùng với các điều kiện, giai đoạn phát triển nền kinh tế, chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Khi nền kinh tế ở giai đoạn khủng hoảng, tỷ lệ lạng phát cao. Thuế khoá tăng… người tiêu dùng phải đắn đo để đưa ra quyết định mua sắm. Việc này ảnh hưởng đến qua trình tiêu thụ sản phẩm của DN và do đó tạo sự bất ổn trong việc mua bán sản phẩm hàng hoá trên thị trường. Nhưng khi nền kinh tế trở lại thời kì phục hồi và tăng trưởng thì việc mua sắm sẽ sôi động trở lại làm cho hoạt động tiêu thụ diễn ra suôn sẻ. Trong thời kỳ phục hồi kinh tế, nhu cầu của những người tiêu dùng có thu nhập cao sẽ có xu hướng chuyển từ” ăn no mặc ấm” sang “ăn ngon mặc đẹp”. Đây là dịp để các DN nắm thời cơ, tạo ra sự thay đổi về hình thức, mẫu mã, bao bì sản phẩm, chất lượng sản phẩm… để lôi kéo khách hàng về với DN. Môi trường chính trị và pháp luật môi trường này bao gồm hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị- xã hội. Khi đó sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về các chính sách lớn sẽ tạo bầu không khí tốt cho các DN đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nhưng khi tình hình chính trị bất ổn sẽ gây ra tâm lý lo lắng với phần đông người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ có su hướng cất trữ tiền chứ không đưa ra lưu thông nhiều, làm cho cầu suy giảm, dẫn đến hoạt động tiêu thụ bị trì trễ. Khi các bộ luật đang trong quá trình hoàn thiện sẽ dễ tạo khe hở cho các đối tượng làm ăn phi pháp tận dụng để tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng với các cơ sở kinh doanh hợp pháp ví dụ: Hàng lậu, hàng giả…dễ dàng cạnh tranh với sản phẩm thất trên phương diện giá cả, thậm chí cả mẩu mã, hình thức. Do đó, khi xác định lĩnh vực kinh doanh gì cần phải xét đến cả các vấn đề thuộc môi trường chính trị, pháp luật. - Môi trường văn hoá xã hội Văn hoá, xã hội cũng là một nhân tố tác động mạnh đến tiêu thụ sản phẩm của DN các giá trị văn hoá truyền thống có tính bền vững qua các thế hệ có tác động mạnh mẽ tới thái độ, hành vi mua và tiêu dùng hàng hoá của từng cá nhân, từng nhóm người. Đây là một đặc điểm có tính ổn định giúp cho hoạt động tiêu thụ của DN có thể luôn luôn duy trì được mảng thị trường truyền thống này. Tuy vậy, khi có sự xâm nhập của những lối sống mới được du nhập từ nước ngoài và trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đời sống kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia thì các DN buộc phẩi từng bước thích ứng theo các nhu cầu mới xuất hiện. Mặt khác, các DN cũng phải tính đến thái độ tiêu dùng, sự thay đổi của tháp tuổi tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ, vị trí vai trò của người phụ nữ tại nơi làm việc và tại gia đình… - Môi trường kỹ thuật công nghệ Môi trường kỹ thuật công nghệ bao gồm các nhân tố gây tác động ảnh hưởng tới công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới. Những phát minh mới ra đời làm thay đổi nhiều tập quán và tạo ra xu thế mới trong tiêu dùng, nhiều sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ, sự hao mòn vô hình của máy móc thiết bị diễn ra nhanh hơn. Những biến đổi này một mặt góp phần năng cao năng xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm song mặt khác lại có những tác động cả bất lợi cả thuận lợi đối với các DN. Với các DN có tiềm lực vốn dồi dào sẽ có được công nghệ tiên tiến và do đó tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã tân kỳ đáp ứng được các tập quán tiêu dùng mới. Ngược lại có DN do hạn chế về vốn nên không bắt kịp xu thế chung nên gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm cho thấy khi DN đã tham gia vào môi trường kinh doanh thì các DN dù muốn hay không đều phải tính đến những tác động tích cực và tiêu cực của các nhân tố để có thể tranh thủ những mặt tích cực và đề ra biện pháp hạn chế, khắc phục các mặt tiêu cực. Chỉ có vậy, DN mới có thể thực hiện tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm. 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm giầy ở một số nước trong khu vực Ngày nay với sự lớn mạnh của nền kinh tế nhu cầu làm đẹp của con người không ngừng tăng lên. Xu hướng trong cách mua sắm của con người không chỉ là bền, chắc mà là đẹp và hợp mốt. Với những nước phát triển nhu cầu về hàng hoá chất lượng cao ngày càng tăng, những nước phát triển và những nước có dân số đông có thị trường rộng lớn như: Mỹ, Đức, Trung Quốc… nhu cầu giầy dép ở những nước này cao cung không đủ cầu vì vậy họ phải nhập khẩu từ những nước khác. Liên minh châu Âu EU là một trong những thị trường lớn về nhập khẩu giầy- dép trên thế giới và cũng là nơi có ngành công nghiệp giầy dép phát triển từ lâu đời. Hiện nay ngành da giầy trong khu vực EU đang rơi vào tình trạnh thâm hụt cán cân thương mại do các nhà sản xuất phải đối đầu với vấn đề cạnh tranh ngoài cộng đồng về giá công nhân thấp. Mặt khác các thành viên của EU lại hướng vào sản xuất các mặt hàng công nghiệp điện tử và chuyể giao công nghệ sang các nước đang phát triển. Hiện nay hàng năm EU nhập khẩu trên 850 triệu đôi giầy các loại chủ yếu từ châu á và phần đông là các nước Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… Sau đây là một số thị trường về giầy trong mấy năm gần đây Thị trường Italia dân số 60 triệu người nhu cầu giẩy dép khoảng 8000 tấn/ năm Biểu 1: Nhu cầu và sản xuất hàng giầy ở Italia từ năm 2002 đến 2004 ĐVT: tấn Năm Nhu cầu 2002 2003 2004 Tự sản xuất 7060 7220 7230 Nhập khẩu 2930 3020 2340 Tiêu dùng 8020 8120 8170 Xuất khẩu 1970 2120 2340 Nguồn: báo doanh nghiệp ngày 20/12/2004 Thị trường Pháp Là một thị trường lớn trong khối EU có nhu cầu giầy rất cao sản phẩm trong nước sản xuất ra không đủ nên phải nhập với số lượng lớn. Biểu2: Nhập khẩu và nhu cầu hàng giầy ở Pháp từ năm 2002 đến năm 2004 ĐVT: tấn Năm Nhu cầu 2002 2003 2004 Nhập khẩu 5920 6738 6948 Tiêu dùng 7120 7869 8001 Nguồn: báo DN ra ngày 20/12/2004 - Ngoài ra phải kể đến nhu cầu ở các nước khác như: + Đức có nhu cầu tiêu dùng hàng năm là: 7640 tấn + Tâybanha có nhu cầu tiêu dùng hàng năm là: 8770 Tấn + Canađa có nhu cầu tiêu dùng hàng năm là: 7260Tấn 2.2.2. Tình hình tiêu phẩm giầy ở Việt Nam Hiện nay sản phẩm giầy ở Việt Nam đang phát triiển khá mạnh và chiếm được tình cảm của nhiều khách hàng không chỉ ở trong nước mà còn rất nhiều khách hàng và bạn hàng quốc tế. Mặc dù giầy Việt Nam chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các loại giầy nước ngoài đặc biệt là hàng nhập từ Trung Quốc. Việt Nam có nhiều lợi thế hơn các nước sản xuất giầy dép trong khu vực về giá nhân công rẻ. Do đó giá thành tính trên một đơn vị sản phẩm rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất từ các nước trong khu vực. Hiện nay Việt Nam là nước sản xuất giầy dép sang trực tiếp thị trường EU. EU là Thị trường sản xuất ngày càng giảm trong khi đó sức tiêu thụ ngày càng tăng tạo diều kiện thuận lợi cho DN Việt Nam tìm kiếm thêm thị trường. Bình quân đầu người trong các nước EU sự dụng vào khoảng 1-4 đôi giầy/măm với dân số khoảng 367 triệu người hàng năm tiêu thụ trên 1 tỷ đôi giầy các loại vì thế việc nhập khẩu từ nước ngoài cộng đồng là không thể tránh khỏi. Giầy dép là loại mặt hàng EU không khuyến khích nhập khẩu, nó được hưởng mức thuế xuất tối huệ quốc. Vì vậy các DN Việt Nam cần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm về các khía cạnh chất lượng, giá cả, thời hạn giao hàng để tranh thụ nâng cao kim nghạch xuất khẩu. Trong sản xuất giày của Việt Nam chưa phải áp dụng hạn ngạch xuất khẩu như các nước khác. Bên cạnh đó các DN cũng cần phải lưu ý đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn xuất sứ và tránh gian lận trong thương mai. Phần III Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 3.1. Khái quát về công ty giầy Thượng Đình 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty giầy Thượng Đình là một DN Nhà nước. Tiền thân công ty giầy Thượng Đình là xí nghiệp X30 được thành lập tháng 1/1957, chịu sự quản lý cục quan nhu tổng cục hậu cần có nhiệm vụ sản xuất mũ cứng và giầy vải cung cấp cho quân đội. Giai đoạn 1957-1960 phân xưởng giầy vải đầu tiên được đưa vào sản xuất 19/05/1959 trước sự cố gắng quyết tâm của cán bộ công nhân viên xí nghiệp Năm 1960 đạt hơn 60 nghìn chiếc mũ, trên 20 nghìn đôi giầy vải ngắn cổ. Giai đoạn 1960-1972 năm 1961 xí nghiệp X30 được chuyển giao cho cục công nghiệp Hà Nội quản lý sau đó sát nhập xí nghiệp sát nhập với một số cơ sở công ty hợp danh thành lập xí nghiệp giầy vải Hà Nội. Năm 1970 trong sản lưởng 2 triệu đôi giầy vải đã có 390193 đôi giầy Bakes vượt biên xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu cũ, với số lượng cán bộ công nhân viên lên đến gần 1000 người. Giai đoạn 1973-1989 một số phân xưởng tách ra thành lập xí nghiệp theo yêu cầu phát triển của ngành giầy. Tháng 8/1978 xí nghiệp giầy vải Thượng Đình được thành lập trên cơ sở sát nhập xí nghiệp giầy vải Hà Nội và xí nghiệp giầy vải Thượng Đình cũ. Nhiệm vụ sản xuất trong thời kỳ này chủ yếu là sản xuất giầy bảo hộ lao động phục vụ quốc phòng và xuất khẩu chủ yếu là giầy Bakes cho Liên Xô cũ và các nước Xã hội chủ nghiã Đông Âu. Năm 1989 xí nghiệp giầy vải Thượng Đình tách thành hai xí nghiệp giầy vải Thuỵ Khuê và Thượng Đình. Giai đoạn 1991-đến nay Năm 1991 thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do sự xụp độ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, mặt khác bắt đầu xoá bỏ chế độ bao cấp, xí nghiệp phải tự đứng ra hạch toán độc lập nên gặp nhiều khó khăn về vốn, thiết bị, nguyên vật liệu. Tháng 7/1992 Xí nghiệp chính thức thực hiện chương trình hợp tác xuất khẩu kinh doanh giầy vải xuất khẩu với công ty Kỳ Quốc- Đài Loan, tổng kinh phí đầu tư nhà xưởng, thiết bị sản phẩm 1,2 triệu USD. Từ đây công xuất khoảng 4-5 triệu đôi/năm. Tháng 9/1992 lô hàng đầu tiên của xí nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế được xuất sang thị trường Pháp và Đức. Ngày 8/7/1993 được sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội, phạm vi chức năng của xí nghiệp đã mở rộng, trực tiếp xuất nhập khẩu và kinh doanh giầy- dép cũng như các nguyên liệu, máy móc, ngoài ra còn kinh doanh cả du lịch và dịch vụ chính vì vậy xí nghiệp đổi tên thành: “ Công ty giầy Thượng Đình” thông qua giấy phép thành lập công ty 2753/QD ngày 8/7/1993-UBND thành phố Hà Nội, giấy phép đăng ký kinh doanh số 10842 cấp ngày 24/7/1993 do trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp, giấy phép kinh doanh xuất khẩu số 2051013 loại hình DN Nhà nước. Công ty Giầy Thượng Đình Tên giao dịch: ZIVIHA 277 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội Tổng diện tích sự dụng: 35000m2 Vebsite: Thuongđinh.com.vn Tel:(84.4) 8544312-8544680 Fax: (84.4) 8582063 Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã chủng loại, màu sắc, kiểu dáng… chiếm thị phần lớn trong nước và xuất khẩu từng bước chinh phục những khách hàng khó tính như: Nga, Pháp, Nhật, Đức… Năm 1996 sản phẩm của công ty đã đoạt giải TOPTEN, là một mặt hàng được người tiêu dùng ưa thích nhất do báo Đại đoàn kết đứng ra tổ chức. Đầu năm 1999 được cấp chứng chỉ ISO 9002 và 2000 của tổ chức QUAVERT (cơ quan chứng nhận của tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam) và tổ chức PSD Sigapore (thành viên chính thức của tập đoàn chứng nhận quốc tế IQNET), ngoài ra công ty còn có nhiều giải thưởng khác nữa. Hiện nay công ty Giầy Thượng Đình chuyên sản xuất các loại giầy xuất khẩu với chất lượng cao (sản phẩm chính của công ty là: giầy Bata, Giầy Bakes, giầy cao cổ, giầy thể thao) phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Công ty có thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Đức, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Anh…và còn tiếp tục mở rộng thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Cuối năm 2002 công ty đã lắp mới đồng bộ và đưa vào sự dụng 2 dây chuyền sản xuất giầy thể thao với công suất hơn 2 triệu đôi giầy/năm. áp dụng công nghệ và trang bị của Hàn Quốc với sản phẩm mới này công ty được đánh giá là một DN phát triển mạnh, năng động, sáng tạo thích nghi với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. 3.1.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Giầy Thượng Đình Công ty giầy Thượng Đình có bộ máy quản lý bao gồm những cán bộ có năng lực có trình độ chuyên môn, có trình độ kỹ thuật thích ứng với công việc quản lý công ty bằng phương pháp vận dụng sáng tạo những quy định kinh tế, đường lối chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước trong việc lựa chọn và xác nhận các biện pháp sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý của công ty, đứng đầu là Giám đốc chịu sự giám sát của hội đồng công ty. Giám đốc là người đại diện cho Nhà nước và cán bộ công nhân viên quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định việc điều hành công ty theo kế hoạch chính sách pháp luật của Nhà nước và đại hội công nhân viên chức công ty. Bộ máy của công ty bố trí thành 11 phòng ban. Phòng kinh doanh-xuất nhập khẩu Phòng kế toán – tài chính Phòng hàng chính tổ chức Phòng kỷ thuật – công nghệ Phòng chế thử mẫu Phòng kế hoạch- vật tư Phòng thống kê gia công Phòng quản lý chất lượng Phòng cơ năng Phòng tiêu thụ Phòng bảo vệ Trạm y tế 3.1.3. Đặc điểm lao động của công ty Trong DN động là yếu tố quan trọng được sự quan tâm nhiều của lãnh đạo DN, lao động luôn được coi là một trong ba yếu tố quan trọng của quy trình sản xuất kinh doanh. Công ty giầy Thượng Đình có đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo, tính đến ngày 31/12/2004 là 1980 người, trong đó 1683 công nhân sản xuất chiếm 85% va 297 nhân viên hành chính chiếm 15%. Đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất mùa vụ, lúc giáp vụ công nhân phải tăng cường lao động tập trung hoàn thành đơn đặt hàng đúng thời hạn, hết vụ phải nghỉ việc Biểu 3: Tình hình lao động của công ty ĐVT: người Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh (%) SL CC SL CC SL CC 03/02 04/03 BQ Tổng LĐ 1720 100 1975 100 1980 100 114.8 100.3 107.3 I. Phân theo chức năng 1. LĐ trực tiếp 1431 83..20 1678 84.96 1683 85.00 117.3 100.3 101.4 2. LĐ gián tiếp 289 16.8 297 15.04 297 15.00 102.8 100 101.4 II. Phân Theo giới tính 1. Nam 733 42.62 746 37.77 7.46 37.8 101.8 100 100.8 2. Nữ 987 57.38 1229 62.23 1234 62.32 124.5 100.4 111.8 III. Theo trình độ 1.Trên ĐH 4 0.23 6 0.30 6 0.30 150.0 100 122.5 2. ĐH &CĐ 274 15.93 285 9.37 285 14.39 104.0 100 101.9 3. Trung cấp 11 0.64 16 0.81 16 0.81 145.5 100 120.6 4. LĐ phổ thông 1431 83..20 1668 84.45 1673 84.50 116.6 100.3 108.1 Nguồn: phòng tổ chức của công ty Qua biểu3 cho thấy thấy tổng số lao động của công ty tăng không đáng kể, bình quân qua 3 năm tăng 7,3%. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 14,8% (225 người) và năm 2004 tăng so với năm2003 là 0,3% (hay 5 người). Năm 2003 tăng mạnh hơn năm 2004 là do công ty đầu tư mới hai dây chuyền sản xuất giầy thể thao đưa vào hoạt động. Số lượng lao động trực tiếp của công ty ( chiếm 85%) và tăng khá mạnh, bình quân tăng 8,5%. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 17,3% hay 247 người và năm 2004 so với năm 2003 tăng chậm với tốc độ bình quân là 0,3%. Số lượng lao động gián tiếp tăng chậm bình với tốc độ tăng bình quân tăng 1,4% do công ty bố trí sắp xếp hợp lý tránh bộ máy quản lý cồng kềnh. Do đặc điểm sản xuất theo dây chuyền nhẹ nhàng nên số lượng lao động nữ năm 2004 chiếm 62,32% và số lượng lao động nam chiếm 37,68%. Lao động của công ty không những tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng. Số lượng lao động trên đại học tăng bình quân qua 3 năm là 22,5% và số lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng tăng bình quân là 1,9%, trung cấp tăng 20,6% lao động phổ thông tăng 8,1%, điều đó cho thấy có đội ngũ lao động của công ty có trình độ quản lý khá cao. Công ty giầy Thượng Đình luôn đề cao vai trò của người quản lý và sản xuất, luôn quan tâm đến việc hoạch định nguồn nhân lực cho từng phòng ban, phân xưởng sản xuất cũng như kế hạch nguồn nhân lực trong toàn công ty. Ban lãnh đạo công ty rất chú trọng vào việc đào tạo lại cán bộ công nhân viên đang làm việc để đảm bảo phù hợp với nhu cầu đặt ra, chú trọng vào công tác tuyển nhân công, khích lệ tinh thần làm việc…công ty cùng người lao động kí kết “ thỏa ước lao động tập thể “ bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động, ban hành nội quy lao động, chế độ khen thưởng, khích lệ…một cách công khai và nghiêm minh, các quy định xử phạt, kỉ luật, chấm dứt hợp đồng lao động, tạo ra cho người lao động ý thức kỉ luật tốt và đảm bảo đúng tinh thần của hệ thống ISO 9002 mà công ty đang áp dụng . Biểu 4: Bố trí lao động của công ty 31/12/2004 ĐVT: người Stt Đơn vị Số LĐ STT Đơn vị Số LĐ 1 Lãnh đạo công ty 10 13 Phân xưởng cơ năng 80 2 P kỹ thuật – công nghiệp 8 14 Phân xưởng bồi cắt 86 3 P Mẫu 32 15 Phân xưởng giầy vảI 292 4 P kế toán-tài chính 16 16 Phân xưởng giầy thể thao 435 5 P KDXNK 14 17 Phân xưởng cán 129 6 P quản lý chất lượng 31 18 Phân xưởng gò 611 7 P kế hoạch vật tư 38 Tổng Lao động trực tiép 1683 8 P hành chính tổ chức 57 9 P tiêu thụ 34 10 P thống kê gia công 19 11 P bảo vệ 32 12 Trạm y tế 6 Tổng Lao động hành chính 197 Nguồn: Phòng tổ chức của công ty Tổng 1980 lao động, trong đó tỷ lệ lao động hành chính = 297/1980 = 15% Thượng Đình là một công ty có uy tín trên thị trường, có lực lượng cán bộ công nhân viên đông đảo có trình độ đại học và công nhân có trình độ tay nghề cao. Đây là một lợi thế trong hoạt động tiêu thụ của công ty đồng thời đó cũng là nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thành công của công ty. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ được thực hiện khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao khi được thực hiện bởi những công nhân có trình độ, có tinh thần trách nhiệm cao, tuy nhiên với một lực lượng cán bộ công nhân viên đòi hỏi công ty phải có chính sách đãi ngộ, trả lương phù hợp. Bên cạnh đó hàng năm công ty cần phải có chính sách đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao chuyên môn tay nghề cho cán bộ công nhân viên. 3.1.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Bất kỳ một công ty nào có thể kinh doanh được điều trước hết phải có cơ sở vật chất và trang bị như: kho tàng, nhà cửa, phương tiện vận chuyển…có thể nói đó là những yếu tố không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh với tổng số tài sản trên, công ty giầy Thượng Đình có cơ sở vật chất và trang thiết bị tương đối tốt điều này thể hiện qua biểu 5. Từ biểu 5 cho thấy giá trị tài sản cố định chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị tài sản. Tài sản cố định là cơ sở vật chất của DN, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ khoa học của DN, tài sản cố định chiếm 35% và có xu hướng tăng lên qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 26,82% sự tăng lên này là do nhà máy liên tục đầu tư dây chuyền sản xuất, công nghệ, xây dựng thêm phân xưởng. Nhà kho và mua thêm phương tiện vận chuyển, năm 2003 công ty đã đầu tư 2 dây chuyền sản xuất giầy thể thao mới nhập từ Hàn Quốc với giá 35 tỷ VNĐ và hơn 120 máy khâu, 14 nồi hấp… và đến năm 2004 công ty đầu tư thêm 3 xe chở hàng với giá trị 1,9 tỷ VNĐ để nâng cao khả năng vận chuyển. Bên cạnh đó tài sản lưu động của công ty tăng lên với tốc độ tăng bình quân là 13,45%, điều đó cho thấy tổng vốn kinh doanh của công ty tăng nhanh với tổng tài sản lưu động chiếm gấp hai lần tổng tài sản cố định. Qua biểu 5 cho thấy số lượng vốn chủ sở hữu năm 2004 chiếm 38,63% và có xu hướng tăng lên qua các năm từ 102371,5 triệu năm 2002 tăng lên 141937,8 triệu năm 2004 với tốc độ tăng bình quân là 17,75% điều đó chứng tỏ công ty làm ăn ngày càng hiệu quả và khắc phục được những yếu kém trước đây. Vốn nợ phải trả năm 2004 chiếm 61,37% gấp gần 2 lần so với vốn chủ sở hữu và có xu hướng tăng với tốc độ tăng bình quân 24,28%, nguyên nhân là do công ty tận dụng được nguồn vốn vay một cách hiệu quả từ Nhà nước và vay bạn hàng trong và ngoài nước, trên cơ sở công ty có uy tín lâu năm trên thị trường nên đối tác rất yên tâm khi cho công ty vay vốn. 3.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Khi tiến hành sản xuất kinh doanh DN phải hoạch toán kinh tế, phải đạm bảo lấy thu bù chi và có lãi. Trong quá trình hình thành và phát triển công ty giầy Thượng Đình đã trải qua những bước thăng trầm nhưng vẫn bước đi vững chắc. Những năm qua công ty đã đạt được những kết quả sản xuất kinh doanh rất đáng khích lệ và góp phần khẳng định vị thế của mình trong công nghiệp sản xuất giầy những kết quả đó được thể hiện qua biểu sau: Biểu 6: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Số hiệu 2002 2003 2004 So sánh (%) 03/02 04/03 BQ 1. Tổng DT 1 168526.5 213750 237766.6 126.83 111.24 118.78 - GCXK 2 23840 25726.7 27538.6 107.91 107.04 107.48 - FOB 3 89824.8 109321 121582.8 121.70 111.22 116.34 - Nội địa 4 54861.7 78702.6 88645.2 143.46 112.63 127.11 2. CK giảm trừ 5 7892.7 10253.7 11275.3 129.91 109.96 119.52 3. DT thuần (=1-5) 6 160633.8 103496 226491.3 64.43 218.84 118.74 4. GVhàng bán 7 135645.7 171972 190252.7 126.78 110.63 118.43 5. LN gộp (=6-7) 8 24899.1 31524.1 36238.6 126.61 114.96 120.64 6. CPBH 9 8246.1 10402.9 11958.7 126.16 114.96 120.43 7. CPQLDN 10 10569.9 13634.7 15328.9 129.00 112.43 120.43 8. DTHĐTC 11 1093.7 732 821.6 66.93 112.24 86.67 9. CP HĐTC 12 872.5 865.3 849.8 99.17 98.21 98.69 10. LN thuần từ HDSXKD (=8-(9+10)+(11-12)) 13 6393.3 7353.2 8922.8 115.01 121.35 118.14 11. TN khác 14 637.5 592.8 703.2 92.99 118.62 105.03 12. CP khác 15 536.4 487.1 682.9 90.81 140.20 112.83 13. LN khác (=14-15) 16 101.1 105.7 20.3 104.55 19.21 44.81 14. Tổng LN trước thuế (=13+16) 17 6494.4 7458.9 8922.8 114.85 119.63 117.21 15. Các loại thuế 18 3173.8 3491.5 4012.7 110.01 114.93 112.44 16. LN sau thuế (=17-18) 19 3320.6 3967.4 4910.1 119.48 123.76 121.60 -+Nguồn: phòng tài chính kế toán Các số liệu tương ứng với năm 2003 đều tăng so với năm 2002, tổng doanh thu năm 2003 tăng so với năm 2002 là 45223,1 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 26,83% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 24017 triệu tương ứng với tỷ lệ 11,24% bình quân tăng 18,78% nguyên nhân là do nhu cầu giầy dép trên thị trường trong và ngoài nước tăng lên, ngoài ra công ty đã thực hiện tốt các hoạt động bán hàng nên doanh thu tăng với tỷ lệ khá cao. Từ đó doanh thu thuần năm 2003 tăng so với 2002 là 42862,1 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 26,68% năm 2004 tăng so với năm 2003 là 22995,4 triệu hay tăng 11,3% bình quân tăng 18,74%. Trong tổng doanh thu thì doanh thu nội địa chiếm tỷ lệ khá nhỏ, năm 2002 doanh thu nội địa chiếm 32,55% và doanh thu xuất khẩu chiếm 67,45%, đến năm 2004 doanh thu nội địa chiếm 37,28% và doanh thu xuất khẩu chiếm 62,72%, doanh thu nội địa tăng nhưng với tốc độ chậm điều đó chứng tỏ công ty đã mở rộng thị trường trong nước nhưng tốc độ tiêu thụ chưa cao. Qua số liệu giá vốn hàng bán, tổng chi phí năm 2003 so với năm 2002 đều tăng, giá vốn hàng bán năm 2003 tăng so với 2002 là 36326,1 triệu tương ứng 26,78% và năm 2004 so với 2003 là 18280,9 triệu tương ứng 10,63% nguyên nhân là do công ty phải bỏ ra chi phí để mua khối lượng nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất ngoài ra công ty phải bỏ ra chi phí quá nhiều về việc tổ chức bán hàng và quản lý doanh nghiệp, chi bán hàng và chi phí doanh nghiệp có xu hướng tăng lên với tốc độ bình quân là 20,42%; 20,42%. Tổng lợi nhuận trước thuế tăng 17,22% trong đó năm 2003 tăng so với năm 2002 là 964,5 triệu tương ứng với tỷ lệ 14,86% và năm 2004 tăng sơ với năm 2003 là 1463,9 triệu tương ứng với tỷ lệ 19,63%. Về thuế phải nộp năm 2003 tăng so với 2002 là 317,7 triệu tương ứng với tỷ lệ 10,01% và năm 2004 tăng so với 2003 là 521,2 triệu tương ứng 14,93% nguyên nhân là do số lượng sản phẩm xuất khẩu gia tăng làm cho số thuế xuất khẩu tăng theo. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng với nhiệt độ không cao, năm 2003 tăng 646,8 triệu hay tăng 19,48% nguyên nhân là do công ty đã tiêu thụ được lượng hàng hoá lớn nhưng công ty phải bỏ ra một lượng chi phí khá lớn nên lợi nhuận sau thuế tăng không cao, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 942,7 triệu tương ứng với tỷ lệ 23,73% bình quân tăng 21,6% đạt được kết quả như vậy là do trình độ năng lực quản lý của các nhà quản trị trong công ty cùng với trình độ kỹ thuật, tay nghề ngày càng nâng cao của đọi ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng phát triển tốt. Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối tốt mặc dù có sự biến động, khủng hoảng kinh tế trong khu vực, khủng bố ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở Mỹ đã làm cho nền kinh tế ở nhiều nước trên thế giới biến động theo, nhưng đối với Việt Nam nói chung công ty giầy Thượng Đình nói riêng đã tự mình khắc phục và biến những cái bất lợi thành những cái có lợi. Công ty Giầy Thượng Đình đã cố gắng tăng cường công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ. doanh thu 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Đây là phương pháp cơ bản và quan trọng của bất kì tài liệu nghiên cứu nào, nó khẳng định độ tin cậy của đề tài đưa ra. - Thu thập số liệu thứ cấp : là nguồn số liệu có sẵn, liên quan đến đề tai như: sách báo, tạp chí, văn kiện, niên giám thống kê, báo cáo của công ty, Internet… Thu thập số liệu sơ cấp từ điều tra thực tế, phỏng vấn. 3.2.2. Phương pháp sử lý số liệu Số liệu điều tra được tôi sử lý bằng máy tính bỏ túi và trên máy vi tính (phần mềm Execl) 3.2.3. Phương pháp phân tích kinh tế Phương pháp phân tích kinh tế là phương pháp tiến hành phân tích các chỉ tiêu và đưa ra số liệu đúng về tình hình thực tế của đơn vị nghiên cứu. 3.2.4. Phương pháp so sánh Phương pháp này dùng để so sánh các yếu tố nhằm thấy được mức độ cơ cấu các chỉ tiêu trên các điều kiện khác nhau, trên cơ sở đó đánh giá những mặt thuận lợi hay khó khăn, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp tối ưu trong từng trường hợp. 3.2.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Phương pháp này nhằm tham khảo ý kiến của những người tiêu dùng, các đại lý, người bán buôn, những chuyên gia kinh tế…vì đó là những người trực tiếp tiêu dùng sản phẩm, trực tiếp đưa sản phẩm ra thị trường, những người có những kiến thức sâu rộng về kinh tế. 3.2.6. Phương pháp dự báo nhu cầu vủa thị trường Dự báo nhu cầu của thị trường là ước tính khả năng tiêu thụ của thị trường trong tương lai. Do nhu cầu về một loại sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giá cả, chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Dự báo đóng vai trò rất quan trong trong việc đề ra kế hoạch sản xuất cũng như kế hoạch tiêu thụ của một doanh nghiệp. Nếu dự báo đúng sẽ tránh được sự tồn đọng của hàng hoá, doanh thu tăng, ngược lại nếu dự báo sai sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ. 3.3. Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài Chỉ tiêu về tốc độ phát triển: so sánh sự tăng giảm qua các năm. Chỉ tiêu bình quân: chỉ tiêu nói lên tốc độ phát triển bình quân Chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân Trong đó: là: Tốc độ phát triển bình quân Yn:: mức tiêu thụ kỳ cuối Y1: mức tiêu thụ kỳ đầu n: số năm nghiên cứu Công thức tính mức độ dự báo ở thời điểm (n+m) Yn+m =Yn + Tm Trong đó: Yn+m mức độ dự báo ở thời điểm (n+m) Yn:: mức tiêu thụ kỳ cuối m: tầm xa dự báo Phần IV kết quả nghiên cứu 4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty 4.1.1. Tình hình sản xuất Trong những năm gần đây công ty không ngừng nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm. Đặc biệt năm 2003 công ty cử ba đoàn cán bộ đi tham gia hội chợ hàng “thủ công mỹ nghệ”: ở Đức, Italia và Mỹ tại 3 hội chợ này đoàn cán bộ của công ty đã kí kết một số hợp đồng mua bán với khách hàng nước ngoài về hàng giầy của công ty và từ đó quan hệ mua bán phát triển, mở rộng, đơn đặt hàng ngày càng gia tăng doanh thu hàng năm tăng rất mạnh bình quân tăng hơn 30%. Biểu 7: Tình hình sản xuất sản phẩm của công ty ĐVT: (đôi) Tên sản phẩm 2002 2003 2004 So sánh (%) SL CC Sl CC Sl CC 03/02 04/03 BQ I. Gia công Xk 630284 15.65 800000 15.66 831400 15.09 126.93 103.93 114.86 1.Giây thêt thao 630284 15.65 800000 15.66 831400 15.09 126.93 103.93 114.86 II. FOB 1890457 46.93 2317200 45.36 2487476 45.15 122.57 107.35 114.71 1. Giâyg cao cổ 485012 25.66 300210 12.96 270000 10.85 61.9 89.94 74.61 2.Giầy vải 720345 38.1 868450 37.48 892372 35.87 120.56 102.75 111.3 3. Giầy thể thao 685100 36.24 1148540 49.57 1325104 53.27 167.65 115.37 139.07 III. Nội địa 1507493 37.42 1990988 38.98 2190870 39.76 132.07 110.04 120.55 1. Giầy ba ta 460735 30.56 538276 27.04 579310 26.44 116.83 107.62 112.13 2.Giâỳ Bakes 184637 12.25 152702 7.67 163258 7.45 82.7 106.91 94.03 3. Giầy cao cổ 87418 5.8 52545 2.64 53638 2.45 60.11 102.08 78.33 4. Giầy vải 279832 18.56 380100 19.09 405864 18.53 135.83 106.78 120.43 5. Giầy thể thao 494871 32.83 867365 43.56 988800 45.13 175.27 114 141.35 Tổng 4028234 100 5108188 100 5509746 100 126.81 107.86 116.95 Nguồn: phòng tài chính kế toán Qua biểu 7 cho thấy tổng số sản phẩm sản xuất của công ty tăng bình quân là 16,95% trong đó năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1079954 đôi hay tăng 26,7% đạt được kết quả như vậy là do năm 2003 công ty đã đưa hai dây chuyền sản xuất giầy thể thao mới vào sản xuất hàng loạt và năm 2003 công ty mở rộng thêm được một số thị trường mới như: Mỹ, Autraylia, Hilap…năm 2004 tăng so với năm 2003 là 401558 đôi hay 7,68% , năm 2004 tăng chậm là do có quá nhiều hàng nhập lậu từ Trung Quốc và hàng nhái làm cho đơn đặt hàng của công ty giảm. Sản phẩm gia công: sản phẩm gia công có nghĩa là tất cả các nguyên vật liệu để hoàn thiện nên một sản phẩm đều do bên đối tác cung cấp, còn công ty chịu trách nhiệm sản xuất hoàn thiện thành sản phẩm sau đó chuyển qua biên giới cho đối tác, công ty thường lấy công sản xuất một đôi hoàn thiện là 2,9-3,2USD/đôi, mức giá này hàng năm có xu hướng giảm nhưng với tốc độ rất chậm. Trong doanh thu gia công gồm có lợi nhuận, chi phí giao dịch, chi phí môi giới, chi phí vận chuyển, các chi phí gián tiếp, thuế xuất nhập khẩu. Từ biểu 7 cho thấy sản phẩm gia công xuất khẩu sản xuất có xu hướng tăng qua các năm, bình quân tăng 14,68% trong đó: năm 2003 tăng so với năm 2002 là 169716 đôi hay 26,93% là do công ty mở thêm được thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng và cũng là thị trường khó tính năm 2004 Nhật Bản nhập khẩu là 157481 đôi Điều đó cho thấy uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, nhiều bạn hàng quốc tế đã biết đến tên tuổi của công ty. Sản phẩm xuất khẩu theo hình thức FOB: có nghĩa là tất cả các nguyên vật liệu để làm nên một sản phẩm đều do công ty tự chịu trách nhiệm mua trong nước, hoặc nhập khẩu, sau đó sản xuất hoàn thiện sản phẩm rồi cuối cùng là vận chuyển tới cảng Hải Phòng, về nước bạn hoàn toàn thuộc về bên đối tác. Khi vận chuyển tới cảng Hải Phòng công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển, chi phí môi giới, chi phí giao dịch, các chi phí gián tiếp. Giá sản phẩm xuất khẩu của giầy cao cổ khoảng 2,1-2,4 USD/đôi, giầy vải 2,2-2,5 USD/đôi và giầy thể thao 4-4,4 USD/đôi mức giá này có xu hướng tăng nhưng rất chậm. Qua biểu 7 cho thấy sản phẩm xuất khẩu theo hình thức FOB năm 2003 tăng so với 2002 là 426743 đôi hay tăng 22,57% là do công ty mở rộng được thêm thị trường Mỹ, Hylạp và một số thị trường khác có thể nói năm 2003 là năm mà công ty giầy Thượng Đình “ gặt hái được nhiều thành công nhất”. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 170276 đôi hay 7,35% số lượng tăng chậm hơn năm 2003 là do công ty gặp phải một số đối thủ cạnh tranh mới như công ty giầy Thăng Long đã cho ra một số sản phẩm mới với giá rẻ hơn. Trong sản phẩm xuất khẩu sản phẩm giầy thể thao chiếm tỷ lệ cao nhất năm 2002 chiếm 36,24% năm 2004 chiếm 53,27%và lượng tiêu thụ tăng bình quân qua các năm là 39,07% điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư đúng hướng vào dây chuyền sản xuất giầy thể thao. Bên cạnh đó giầy vải cũng là loại sản phẩm truyền thống của công ty số lượng tiêu thụ giầy vải tăng khá nhanh bình quân tăng 11,3%, trong khi đó xu hướng giầy cao cổ lại có xu hướng giảm là do công ty chưa thiết kế được nhiều mẫu mã hấp dẫn, xu hướng giầy cao cổ giảm dần qua các năm bình quân giảm 26,39%. Đối với sản phẩm xuất khẩu công ty cần chú trọng đầu tư, thiết kế mẫu mã để thu hút đơn đặt hàng nhiều hơn nữa. Sản phẩm nội địa: đối với loại sản phẩm này công ty mua nguyên vật liệu sản xuất sau đó đem ra các đại lý trong nước tiêu thụ. Qua biểu 7 cho thấy sản phẩm tiêu thụ nội địa công ty sản xuất tăng khá mạnh: thể hiện năm 2003 tăng so với năm 2002 là 483495 đôi hay 32,07% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 199882 đôi hay 10,04% bình quân tăng 20,55%. Trong số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ nội địa chủ yếu vẫn là giầy thể thao và giầy vải chiếm phần lớn năm 2004 chiếm lần lượt là 45,13% và 18,53%. Số lượng sản phẩm sản xuất giầy thể thao và giầy vải có xu hướng tăng rất mạnh qua các năm bình quân tăng lần lượt là 41,35% và 20,48% trong khi đó giầy Bakes và giầy cao cổ lại có xu hướng giảm dần bình quân giảm 5,93% và 21,67% là do thị trường tiêu thụ chậm dẫn đến số lượng sản phẩm của hai loại sản phẩm này sản xuất giảm. Qua biểu 7 tình hình sản xuất sản phẩm của công ty cho thấy số lượng sản phẩm sản xuất tăng qua các năm nhưng không ổn định, các sản phẩm tăng giảm khác nhau, sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất vẫn là sản phẩm truyền thống của công ty là giầy thể thao và giầy vải, còn các loại sản phẩm khác chưa được chú trọng đầu tư sản xuất. Đồ thị 1: Tình hình sản xuất của công ty 4.1.2 Tình hình xuất nhập tồn kho Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh bất kỳ một công ty nào khi tham gia vào thị trường đều có tồn kho, nhưng tồn kho với số lượng bao nhiêu thì có thể chấp nhận được. Biểu 8: Xuất nhập tồn kho của công ty ĐVT: đôi Tên sản phẩm 2002 2003 2004 TĐK SXTK TCK TĐK SXTK TCK TĐK SXTK TCK I. Gia công XK 0 630284 4560 4560 800000 3105 3105 831400 0 1. Giầy thể thao 0 630284 4560 4560 800000 3105 3105 831400 0 II. FOB 13470 1890457 16827 16827 2317200 14035 14035 2487476 6874 1. Giầy cao cổ 4326 485012 3940 3940 300210 3018 3018 270000 2000 2. Giầy vải 3154 720345 4294 4294 868450 3902 3902 892372 3087 3. Giầy thể thao 5990 685100 8593 8593 1148540 7115 7115 1325104 1787 III. Nội địa 64957 1507493 67210 67210 1990988 60780 60780 2190870 57825 1. Giầy ba ta 17240 460735 18536 18536 538276 16707 16707 579310 14672 2.Giầy Bakes 5547 184637 6274 6274 152702 5910 5910 163258 4064 3. Giầy cao cổ 6835 87418 10478 10478 52545 12438 12438 53638 16271 4. Giầy vải 12495 279832 7457 7457 380100 8527 8527 405864 9309 5. Giầy thể thao 22840 494871 24465 24465 867365 17198 17198 988800 13563 Tổng 78427 4028234 88597 88597 5108188 77920 77920 5509746 64699 (Nguồn phòng kế toán tài chính) Công ty giầy Thượng Đình là một công ty có quy mô tầm cỡ, nhìn vào số lượng tồn kho của công ty là có thể chấp nhận được: năm 2002 tổng số lượng sản phẩm tồn kho là 78427 đôi, năm 2003 là 77920 đôi và năm 2004 là 64699 đôi. Điều đó cho thấy số lượng sản phẩm tồn kho chiếm từ 1-2% tổng số lượng sản phẩm sản xuất ra. Do công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nên số lượng sản phẩm tồn kho là rất ít. 4.1.3. Tình hình tiêu thụ của công ty Công ty giầy Thượng Đình sản xuất với khối lượng rất lớn mỗi năm sản xuất hơn 5 triệu đôi giầy các loại và được tiêu thụ chủ yếu thông qua xuất khẩu là chủ yếu. Qua biểu 9 cho thấy tiêu thụ số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng mạnh qua các năm: năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1100801 đôi hay tăng 27,4% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 404102 đôi hay tăng 7,89% bình quân tăng 17,24%. Để đạt được kết quả như vậy là do sản phẩm giầy vải và giầy thể thao của công ty luôn đạt chất lượng cao, được khách hàng tín nhiệm về chất lượng và mẫu mã, do vậy công tác tiêu thụ của công ty luôn diễn ra suôn sẽ, công ty luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh về mặt hàng và doanh số bán hàng. Đối với sản phẩm gia công chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng sản phẩm sản xuất năm 2002 chiếm 15,57% và năm 2003 chiếm 15,66%, năm 2004 chiếm 15,11%, sản phẩm gia công có xu hướng tăng đều qua các năm: năm 2003 tăng so với năm 2002 là 175731 đôi hay 28,08% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 33050 đôi hay 4,12% bình quân tăng 15,48% điều đó cho thấy nhiều nước trên thế giới đã tin tưởng vào khả năng gia công sản xuất của công ty. Đối với sản phẩm xuất khẩu theo hình thức FOB: năm 2002 chiếm 46,97% tổng khối lượng sản phẩm sản xuất, năm 2003 chiếm 45,32% và năm 2004 chiếm 45,17%. Số lượng sản phẩm FOB tăng đều qua các năm cụ thể năm 2003 tăng so với năm 2002 là 432892 đôi hay 22,94% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 174645 đôi hay 7,53% bình quân tăng 14,98%, nguyên nhân là do trong năm 2002 công ty đã chế thử 3 mẫu sản phẩm giầy thể thao chất lượng cao được khách hàng quốc tế chấp nhận, Trong đó sản phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là hai loại sản phẩm truyền thống của công ty đó là giầy thể thao và giầy vải, hàng năm hai loại sản phẩm này tăng khá nhanh: giầy thể thao năm 2003 tăng so với năm 2002 là 467521 đôi hay tăng 68,5% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 180414 đôi hay 15,69% bình quân tăng 39,62% nguyên nhân giầy thể thao tăng lên là do công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các nước khác. Bên cạnh giầy thể thao giầy vải cũng tăng không kém phần: số lượng sản phẩm giầy vải tiêu thụ qua các năm tăng bình quân là 11,44%, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 149637 đôi hay 20,81% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 24345 đôi hay 2,8%. Trong khi giầy thể thao và giầy vải tăng qua các năm thì giầy cao cổ có xu hướng giảm mạnh bình quân giảm 25,28% cụ thể là: năm 2003 giảm so với năm 2002 là 184266 đôi hay 37,96% và năm 2004 giảm so với năm 2003 là 30114 đôi hay 10%, số lượng sản phẩm giày cao cổ giảm là do công ty chưa đầu tư trang thiết bị mới, kiểu dáng giầy cao cổ của công ty chưa được người tiêu dùng nước ngoài tín nhiệm. Đối với sản phẩm nội địa: năm 2002 chiếm 37,46% tổng số lượng sản phẩm sản xuất và năm 2004 chiếm 39,72%. Số lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa của công ty chưa cao mặc dù sản phẩm tiêu thụ nội địa tăng qua các năm bình quân là 20,72%, nhưng chủ yếu là 2 loại sản phẩm mũi nhọn của công ty, các loại sản phẩm khác biến động không đều. Tổng sản phẩm tiêu thụ nội điạ năm 2003 tăng so với 2002 là 492178 đôi hay tăng 32.7%, năm 2004 tăng so với 2003 là 196407 đôi hay tăng 9.83%, do năm 2002 công ty cho ra đời 12 mẫu giầy mới đem tiêu thụ trong thị trường nội địa trong đó tăng mạnh nhất vẫn là : Giầy thể thao năm 2002 chiếm 32.77% tổng sản phẩm tiêu thụ nội địa và năm 2004 chiếm 45.24%, năm 2003 số lượng giầy thể thao tăng so với năm 2002 là 381386 đôi hay tăng 77,32% là do trên thị trường Việt Nam thanh niên, sinh viên …rất ưa chuộng đi giầy thể thao, năm 2004 tăng so với 2003 là 117803 đôi hay 13,47%, năm 2004 có xu hướng tăng chậm là do trên thị trường xuất hiện nhiều loại hàng nhập lậu hàng nhái với giá rẻ…bình quân là giầy thể thao tăng 41,85% điều đó cho thấy sản phẩm giầy của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường. Bên cạnh giầy thể thao thì giầy vải cũng là sản phẩm truyền thống của công ty. Năm 2002 sản phẩm giầy vải chiếm 18.93% và năm 2004 chiếm 18.46%, sản phẩm giầy vải của công ty có xu hướng tăng khá nhanh qua các năm với tốc độ bình quân là 19,24%, năm 2003 tăng so với 2002 là 94160 đôi hay tăng 33,05%, năm 2004 tăng so với 2003 là 26052 đôi hay tăng 6,87%, qua số liệu trên ta thấy có rất nhiều người ưa thích dùng giầy vải của công ty. Bên cạnh hai loại giầy vải truyền thống của công ty sản phẩm giầy Bata tăng khá nhanh bình quân tăng 12,49% trong đó : năm 2003 tăng so với 2002 là 80666 đôi hay tăng 17,56% năm 2004 tăng so với 2003 là 41240 đôi 7,64% do có nhiều trung tâm thể dục thể thao lớn đến đặt mua sản phẩm với khối lượng lớn và trên thị trường Việt Nam hiện nay giầy Bata của công ty giầy Thượng Đình phân bố rộng khắp từ Băc vào Nam, khi nhắc đến giầy Bata- Thượng Đình người ưa dùng rât yêu thích vì giá cả phải chăng, bền … Bên cạnh các loại giầy thể thao, giầy vải, giầy Bata có xu hướng tiêu thụ ngày càng tăng thì hai loai sản phẩm giầy Bakes và giầy cao cổ có xu hướng giảm là do hai loai sản phẩm này có kiểu dáng phù hợp với người tiêu dùng ở thàn phố và thủ đô còn người ở vùng núi xa xôi ít dùng hai loai sản phẩm này, bên cạnh đó công ty không chú trọng đầu tư thiết kế mới cho hai loai sản phẩn này, do đó xu hướng tiêu thụ giảm thể hiện qua: Giầy Bakes năm 2004 chiếm 7,53% trong tổng số sản phẩm tiêu thụ nội địa và có xu hướng giảm dần, năm 2003 giảm so với 2002 là 308442 hay giảm 16,77% và năm 2004 tăng so với 2003 là 12038 đôi hay tăng 7.86% bình quân giảm 5,25%. Với sản phẩm giầy cao cổ có xu hướng giảm mạnh bình quân giảm 22,9%, số lượng sản phẩm giảm cụ thể qua: năm 2003 giảm so với 2002 là 33190 đôi hay giảm 39.62% và năm 2004 giảm so với 2003 là 780 đôi hay giảm 1.54% . Nhìn chung số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty tăng qua các năm do bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cũng rất chú trọng vào việc đa dạng hoá sản phẩm. Công ty sản xuất nhiều loại giầy phục vụ cho cả tầng lớp trẻ cũng như là tầng lớp cao tuổi, tầng lớp bình dân cũng như tầng lớp có thu nhập cao. Sự đa dạng hoá sản phẩm đã giúp công ty mở rộng thị trường quốc tế và dần chiếm lĩnh thị trường trong nước nhưng chủ yếu tập trung vào hai loai sản phẩm chính là giầy thể thao và giầy vải, còn các loai sản phẩm giầy khác tiêu thụ chậm và có xu hướng giảm dần. Biểu đồ2: Tình hình tiêu thụ của công ty 4.1.4. Kết quả sản xuất và tiêu thụ giầy qua các năm Từ kết quả sản xuất và tiêu thụ trên so sánh kết quả qua các năm cho thấy số lượng sản phẩm sản xuất nhìn chung có gia tăng đều qua các năm thể hiện qua biểu sau: Biểu10: So sánh kết quả sản xuất và tiêu thụ giầy qua các năm ĐVT:(%) Tên SP SX TT Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 BQ Năm 2003/2002 Năm 2004/2003 BQ I. Gia công XK 126.93 103.93 114.85 128.08 104.12 115.48 1. Giầy thể thao 126.93 103.93 114.85 128.08 104.12 115.48 II. FOB 122.57 107.35 114.71 122.94 107.53 114.98 1. Giầy cao cổ 61.90 89.94 74.61 62.04 90.00 74.72 2. Giầy vải 120.56 102.75 111.30 120.81 102.80 111.44 3. Giầy thể thao 167.65 115.37 139.07 168.50 115.69 139.62 III. Nội Địa 132.07 110.04 120.55 132.70 109.83 120.73 1. Giầy Bata 116.83 107.62 112.13 117.56 107.64 112.49 2. Giầy Bakes 82.70 106.91 94.03 83.23 107.86 94.75 3. Giầy cao cổ 60.11 102.08 78.33 60.38 98.46 77.10 4. Giầy vải 135.83 106.78 120.43 133.05 106.87 119.25 5. Giầy thể thao 175.27 114.00 141.35 177.32 113.47 141.85 Tổng 126.81 107.86 116.95 127.40 107.89 117.24 Qua biểu 10 cho thấy tổng số lượng sản phẩm sản xuất tăng qua các năm cụ thể là: năm 2003 tăng so với năm 2002 là 26,81% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 7,86% bình quân tăng 16,95% trong đó sản xuất sản phẩm gia công tăng bình quân là 14,85%, sản phẩm sản xuất để xuất khẩu tăng 14,71% và sản phẩm sản xuất tiêu thụ nội địa tăng 20,55% điều đó cho thấy công ty đã đầu tư đúng hướng vào sản xuất kinh doanh. Bên cạnh số lượng sản phẩm sản xuất tăng thì số lượng tiêu thụ cũng tăng theo cụ thể là tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2003 tăng so với năm 2002 là27,40%, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 7,79% và bình quân tăng17,24% 4.1.5. Giá bán một số sản phẩm chính Giá bán là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định của người bán và người mua, do đó nó ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty. Việc xác định giá bán cho mỗi loại sản phẩm hợp lý là vấn đề quan trọng đối với mỗi DN sản xuất. Biểu 11: Giá bán một số sản phẩm chính Tên sản phẩm ĐVT 2002 2003 2004 So sánh (%) 03/02 04/03 BQ I. Gia công XK USD/đôi 2.54 2.14 2.2 84.25 102.80 93.07 1. Giầy thể thao ,, 2.54 2.14 2.2 84.25 102.80 93.07 II. FOB ,, 1. Giầy cao cổ ,, 2.34 2.1 2.12 89.74 100.95 95.18 2. Giầy vải ,, 2.48 2.26 2.25 91.13 99.56 95.25 3. Giầy thể thao ,, 4.35 4.08 4.15 93.79 101.72 97.67 III. Nội địa Đồng/đôi 1. Giầy Bata ,, 13 12 12.5 92.31 104.17 98.06 2. Giầy Bakes ,, 16.7 16 16.2 95.81 101.25 98.49 3. Giầy cao cổ ,, 35.4 33.7 32.6 95.20 96.74 95.96 4. Giầy vải ,, 37.2 34.9 35.2 93.82 100.86 97.27 5. Giầy thể thao ,, 65.4 62.7 63.3 95.87 100.96 98.38 Nguồn: Phòng thị trường Đối với công ty giầy Thượng Đình việc xác định giá bán dựa trên chi phí sản xuất và giá của các sản phẩm cạnh tranh cùng loại trên thị trường, việc xác định giá bán do phòng thị trường quyết định làm sao vừa đạm bảo có lãi, vừa phù hợp với giá sản phẩm trong và ngoài nước. Qua biểu 11 cho thấy sự biến động giá một số sản phẩm chính của công ty. Nhìn chung giá ít biến động và có xu hướng giảm dần, nhưng sự giảm không đáng kể trong đó sản phẩm gia công giảm bình quân là 6,93% giảm từ 2,54 USD/đôi năm 2002 xuống 2,14 USD/đôi năm 2003 và năm 2004 là 2,2 USD/đôi sự giảm giá này là do công ty đầu tư công nghệ hiện đại với công suất lớn tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, tiết kiệm được công lao động và đây cũng chính là mục tiêu hạ giá của công ty để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đối với sản phẩm xuất khẩu theo hình thức FOB có giảm nhưng không đánh kể cụ thể là giầy cao cổ giảm 4,82%; giầy vải giảm 45,75%; giầy thể thao giảm 2,33% công ty định hướng sẽ tiếp tục giảm giá suống thấp hơn nữa trong những năm tiếp theo. Đối với sản phẩm nội địa giá có giảm như giảm rất ít cụ thể giá giảm bình quân đối với các sản phảm là: giầy Bata giảm 1,94%; giầy Bakes giảm 1,06%; giầy cao cổ giảm 4,04%; giầy vải giảm 2,73%; giầy thể thao giảm 1,62%. Nhìn chung giá bán sản phẩm có xu hướng giảm là do công ty hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh với các đối thụ sản xuất sản phẩm cùng loại như: công ty giầy Thăng Long, công ty giầy Thuỵ Khuê, Công ty da giầy Hà Nội…do vậy để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công ty đã định giá ở mức thấp, tăng tỷ lệ chiết khấu, để giảm sự chênh lệch giữa giá bán buôn và giá bán lẻ, công ty đã áp dụng chế độ một giá với các đại lý và người tiêu dùng. Tóm lại , giá cả là một vụ khí cạnh tranh lợi hại nó có thể giúp công ty giữ vững được thị trường của mình, tránh sự xâm nhập của các đối thụ khác, nó còn giúp DN mở rộng thị trường và nó có tác dụng trực tiếp với số lượng sản phẩm tiêu thụ. 4.2. Thị trường tiêu thụ 4.2.1. Thị trường trong nước * số lượng tiêu thụ sản phẩm Thị trường Việt Nam là một thị trường rộng lớn với dân số gần 80 triệu đây là lợi thế để công ty tận dụng nguồn nhân lực cũng như nhu cầu tiêu thụ lớn, sản phẩm của công ty được phân phối qua các kênh bán hàng, các đại lý chi nhánh…trên toàn quốc tại dây công ty cũng gặp nhiều đối thụ cạnh tranh gay gắt như: công ty giầy thăng Long, công ty giầy Thụy Khuê, công ty Da Giầy Hà Nội… nhưng do sự cố gắng trong việc sản xuất cũng như xâm nhập vào thị trường mới công ty đã đạt được kết quả khả quan. Công ty giầy Thượng Đình xây dựng kênh phân phối sản phẩm qua các đại lý và cửa hàng từ Bắc vào Nam. Biểu 12: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường nội địa (ĐVT: đôi) Tên thị trường 2002 2003 2004 So sánh (%) SL CC SL CC SL CC 03/02 04/03 BQ .I. Miền Bắc 774635 51.46 1033230 51.73 1067238 48.65 133.38 103.29 117.37 1. Hà Nội 487036 62.87 682307 66.04 735077 68.88 140.09 107.73 122.85 2. Nam Định 58958 7.61 72468 7.01 63308 5.93 122.91 87.36 103.62 3. Hải Phòng 96384 12.44 80327 7.77 85274 7.99 83.34 106.16 94.06 4. Thái Nguyên 75473 9.74 88630 8.58 91890 8.61 117.43 103.68 110.34 5. Việt trì 56784 7.33 47052 4.55 40205 3.77 82.86 85.45 84.15 6. Quảng Ninh 0 0 62446 6.04 50034 4.69 0 80.12 0 II. Miền trung 359467 23.88 460974 23.08 598865 27.3 128.24 129.91 129.07 1. Thanh Hoá 76802 21.37 94000 20.39 90218 15.06 122.39 95.98 108.38 2. Nghệ An 61463 4.08 100364 21.77 154637 25.82 163.29 154.08 158.62 3. Đà Nẵng 73654 4.89 102822 22.31 138826 23.18 139.6 135.02 137.29 4. Huế 82090 5.45 75010 16.27 70805 11.82 91.38 94.39 92.87 5. Quảng Trị 65458 4.35 88778 19.26 144379 24.11 135.63 162.63 148.52 III. Miền Nam 317825 21.11 387768 19.41 370857 16.9 122.01 95.64 108.02 1. TPHCM 203467 13.52 258670 18.87 266835 71.95 127.13 103.16 114.52 2. Vũng tàu 45734 3.04 48800 31.04 50762 19.02 106.7 104.02 105.35 3. Cần thơ 68624 4.56 80298 44.63 53260 104.9 117.01 66.33 88.1 IV. Các nơi khác 53313 3.54 115446 5.78 156865 7.15 216.54 135.88 171.53 Tổng 1505240 100 1997418 100 2193825 100 132.7 109.83 120.72 (Nguồn phòng thị trường) Qua biểu 12 cho thấy năm 2002 miền Băc chiếm 51.46% tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước, miền Trung chiếm 23.88% và miền Nam chiếm 21.11%, các nơi khác là 3,54%, năm 2003 chiếm lần lượt là 51,73%; 23,08%, 19,41%; 5,78%, năm 2004 chiếm lần lượt là 48,65%; 27,3%; 16,9%; 7,15% từ số liệu trên cho thấy miền Bắc tiêu thụ với khối lượng lớn nhất trong 3 miền mà đặc biệt là thị trường Hà Nội. Miền Bắc: tổng số lượng tiêu thụ tăng bình quân qua các năm là 17,37%, trong đó năm 2003 tăng so với 2002 là 258595 đôi hay tăng 33,88% và năm 2004 tăng so với 2003 là 34008 đôi hay tăng 3,29%, Miền Bắc tiêu thụ sản phẩm của công ty khá lớn với 6 tỉnh đặc trường là: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên, Việt Trì, Quản Ninh Trong đó : + Hà Nội là thị trường tiêu thụ mạnh nhất bao gồm 24 đại lý, 12 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm và 8 tổ bán hàng lưu động của công ty, hàng năm khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng rõ: năm 2003 tăng so với 2002 là 19527 đôi hay tăng 40,09% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 52770 đôi hay tăng 7,37% bình quân tăng 22,855, thị trường Hà Nội là thị trường tiêu thụ chính của công ty một phần là do gần nơi sản xuất và tập trung dân số đông đúc nên khối lương tiêu thụ tăng rất mạnh qua các năm. Bên cạnh đó thị trường Nam Định, Thái Nguyên cũng có xu hướng tăng bình quân tăng hàng năm lần lượt là 3.62% và 10.34% trong khi đó lượng tiêu thụ tại Hải Phòng Thái Nguyên và Việt Trì lại có xu hướng ứ đọng hàng và giảm bình quân tương ứng là 5,94% và 15,85%. Miền Trung: Có xu hướng tăng nhưng không ổn dịnh bình quân tăng 29,07% thể hiện: Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 101507 đôi hay tăng 28024% và năm 2004 tăng so với 2003 là 137891 đôi hay tăng 29,91% .Trong đó các thị trường Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, tiêu thụ với số lượng gần như ngang nhau cụ thể : Thanh Hoá: năm 2003 tăng so với 2002 là 17198 đôi hay tăng 22.39% và năm 2004 giảm so với năm 2003 là 3782 đôi hay 40.2% và bình quân tăng 8.38%. Nghệ An: năm 2003 tăng so với năm 2002 là 38901 đôi hay tăng 63.29% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 54273 đôI hay tăng 54.08% bình quân tăng 58.62% Đà Nẵng: năm 2003 tăng so với năm 2002 là 29168 đôi hay tăng 39.6% và năm 2004 tăng so với 2003 là 36004 đôi hay tăng 35.02% bìmh quân tăng 37.59%. Huế năm: năm 2003 giảm so với 2002 là 7080 đôi hay giảm 8.62% và năm 2004 giảm so với năm 2003 là 4205 đôi hay giảm 5.61% và bình quân giẩm là 7.13% . Quảng Trị: năm 2003 tăng so với năm 2002 là 23320 đôi hay tăng 35.03% và năm 2004 tăng so với năm 2003 55601 đôi hay tăng 62.63% bình quân tăng 48.52%. Nhìn chung là thị trường miền Trung ít biến động và có hướng hướng mở rộng Miền Nam khố lượng sản phâm tiêu thụ tăng nhưng có biến động lớn thẻ hiện cụ thể qua: Năm 2003 tăng so với 2002 là 69943 đôi hay tăng 22.01% và năm 2004 giảm so với 2003là 16911 đôi hay giảm 4.365 bình quân tăng 8.02% thể hiện qua các tỉnh sau : Thành phố Hồ Chí Minh: là thị trường tiêu thụ rộng lớn năm 2004 chiếm 71,95% tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ ở miên Nam và tăng dần qua các năm: năm 2003 tăng so với 2002 là 55203 đôi hay tăng 27,13% và năm 2004 tăng so với 2003 là 8165 đôi hay tăng 3,16% bình quân tăng 14,52% thị trường TPHCM tiêu thụ với số lượng sản phẩm lớn như vậy là do thị trường có dân số đông và có nhiêu đại lý, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty . Vũng Tàu: có xu hướng tiêu dùng có tăng nhưng với tốc độ chậm bình quân tăng 5.35%, bên cạnh đó thị trường Cần Thơ lại có xu hướng giảm qua các năm bình quân giảm 11.9%. Các nơi khác năm 2004 chiếm 7.15% tổng số sản phẩm tiêu thụ nội địa và có xu hướng tăng dần qua các năm do công ty mở rộng thêm được một số thị trường cũng như đẩy mạnh số lượng tiêu thụ, năm 2003 tăng so với năm 2002là 62133 đôi hay tăng 116.54% và năm 2004 tăng so với 2003 là 41419 đôi hay tăng 35.88% bình quân tăng 71.53%. *Giá trị tiêu thụ sản phẩm Số lượng tiêu thụ sản phẩm tăng dẫn đến giá trị sản phẩm cũng tăng theo, giá trị tiêu thụ lớn nhất vẫn là Hà Nội và TPHCM... Qua biểu 13 cho thấy Năm 2003 giá trị tiêu thụ tăng so với năm 2002 là 23840860,42 nghìn hay tăng 43,46% là do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng và công ty mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước số đại lý trên toàn quốc tăng từ 122 đại lý lên 147 đại lý , năm 2004 tăng so với năm 2003 là 9942558 nghìn hay tăng 12,63% và bình quân tăng 27,14%. Trong đó: Miền Bắc là thị trường đưa lại giá trị lớn nhất năm 2002 đạt 28736008 nghìn và năm 2004 đưa lại giá trị là 44271619 nghìn và giá trị này co xu hướng tăng bình quân qua các năm 24,12%, Hà nội vẫn là thị trường đưa lại giá trị cao hơn các thị trường khác và có xu hướng tăng rất mạnh từ 18354146,5 nghìn năm 2002 lên 30863913,9 nghìn với tốc độ tăng bình quân là 29,68% nguyên nhân là do thị trường Hà nội tập trung đông người mà chủ yếu là tầng lớp trẻ ưa thích đi giầy thể thao và giầy vải, cũng do “ thương hiệu” của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường, sau thị trường Hà Nội là thị trường Nam Định cũng có xu hường tăng khá cao bình quân 12,07%, bên cạnh đó thị trường Hải Phòng lại có xu hướng giảm xuống 2,14%, thị trường Thái Nguyên có xu hướng tăng với tốc độ tăng bình quân là 16,98% và thị trường việt trì giảm bình quân là 8,26%. Tóm lại khu vực miền Bắc là khu vực đem lại giá trị cao hơn tất cả các khu vực khác, đây là khu vực trọng điểm của công ty do vây công ty cần tăng cường mở rộng hơn nữa. Khu vực miền trung giá trị tiêu thụ tăng nhưng không ổn định cụ thể năm 2003 tăng so với năm 2002 là 4830519,1 nghìn hay tăng 38,54% nguyên nhân tăng là do công ty đã khai thác tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng ở những khu vực xa nơi sản xuất, và số lượng sản phẩm ở khu vực miền trung này có xu hướng tăng cao hơn nữa năm 2004 tăng so với năm 2003 là 5667032 nhìn tương ứng với tỷ lệ tăng 32% và bình quân tăng 35,55% để dạt được kết quả như vậy là do công ty đã mở rông thêm 14 đại lý mới ở miền trung trong đó các thị trường Nghệ An đưa lại giá trị cao hơn các thị trường khác và tăng đều qua các năm từ 2194106,2 nghìn năm 2002 lên 5819558,6 nghìn năm 2004 với tốc độ tăng bình quân là 62,86%, bên cạnh đó thị trường Quảng Trị cũng có xu hướng tăng cao bình quân tăng 58,61%, nhìn chung các thị trường đều có xu hướng tăng nhưng không ổn đinh như thị trường Đà Nẵng tăng 44%, thị trường Huế lại có xu hướng giảm. Nhìn chung thị trường miền Bắc có tăng nhưng giá trị tăng giảm không ổn định do trên thị trường có rất nhiều mẫu mã cho người tiêu dùng lựa chọn, thị hiếu của người tiêu dung thay đổi liên tục, giá các sản phẩm giầy dép trên thị trường có xu hướng giảm rất lớn và nhiều công tyđẩy mạnh công tác khuyến mại đã làm cho doanh thu của công ty tăng chậm. Miền Nam: giá trị tiêu thụ tăng năm 2003 tăng so với năm 2002 là 3551298,7 nghìn hay tăng 30,72% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 328429 nghìn tương ứng với tỷ lệ tăng 2,17% bình quân tăng 15,75% trong đó thi trường TPHCM là thị trường đem lại giá trị cao hơn cả năm 2003 tăng so với năm 2002 là 2821140,3 nghìn hay tăng 37,49% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1156827 nghìn hay tăng 11,18% bình quân tăng 23,64% nguyên nhân thị trường này tăng cao là do trung tâm thành phố tập trung đông dân cư, đời sống cao nhu cầu tiêu dùng tăng. Trong đó thị trường Vũng Tàu có xu hướng tăng nhưng chậm hơn với tốt độ tăng bình quân là 8,36% và thị trường Cần Thơ lại có xu hướng giảm bình quân là 8,33%, các thị trường tỉnh lẻ thông thường thì nhu cầu tiêu dùng không cao, do dời sống còn thấp. 4.2.2. Thị trường xuất khẩu *Số lượng sản phẩm tiêu thụ Thị trường tiêu thụ là mối quan tâm hàng đầu của công ty.Trong những năm qua việc xúc ổn định và mở rộng thị trường được công ty thực hiện khá tốt, thể hiện ở số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty tăng nhanh từ 2512824 đôi năm 2004 lên 3329142đôi năm 2004, số lượng sản phẩm tiêu thụ thông qua xuất khẩu chiếm 60-70%sản phẩm công ty sản xuất và chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường EU, Đông Âu và Châu mỹ với hình thức nhận bao tiêu sản phẩm theo các đơn đặt hàng, số lượng sản phẩm thường được ký kết trong hợp đồng theo nguyên tắc trước một năm. Đây là những thị trường rộng lớn, nơi mà người tiêu dùng có những đặc trưng riêng về thị hiếu và phong tục tập quán. Do đó với phương châm không chỉ bán hàng một lần và thoả mãn khách hàng một lần, để tạo uy tín mới, công ty có những biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì khách hàng truyền thống, mở rộng quan hệ với khách hàng mới, thị trường mới, do cố gắng như vậy mà số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty tăng rõ qua các năm thể hiện: Năm 2003 tăng so với 2002 là 608623 đôi hay tăng 124.22% và năm 2004 tăng so với 2003 là 207695 đôi hay tăng 6.65% bình quân tăng 15.1% điều đó cho thấy số lượng sản phẩm tăng đều qua các năm, chứng tỏ công ty đã mở rộng thêm được thị trường và đẩy mạnh số lượng tiêu thụ sản phẩm. Biểu 14: Tình hình xuất khẩu của công ty ĐVT: (đôi) Tên thị trường 2002 2003 2004 So sánh (%) SL CC SL CC SL CC 03/02 04/03 BQ I. Gia công XK 625724 24.90 801455 25.68 834505 25.07 128.08 104.12 115.48 1. Hàn Quốc 327038 52.27 385632 48.12 390018 46.74 117.92 101.14 109.21 2. Hồng Công 163719 26.16 100000 12.48 92677 11.11 61.08 92.68 75.24 3. Đài loan 134967 21.57 187590 23.41 194329 23.29 138.99 103.59 119.99 4. Nhật Bản 0 0 128233 16.00 157481 18.87 0 122.81 0 II. FOB 1887100 75.10 2319992 74.32 2494637 74.93 122.94 107.53 114.98 1. Đức 307650 16.30 348000 15.00 300005 12.03 113.12 86.21 98.75 2. Pháp 208136 11.03 352264 15.18 374404 15.01 169.25 106.29 134.13 3. ý 425677 22.56 475137 20.48 481428 19.30 111.62 101.32 106.35 4. Bồ Đào Nha 52014 2.76 36173 1.56 23714 0.95 69.54 65.56 67.52 5. Ca Na Đa 65608 3.48 38800 1.67 39308 1.58 59.14 101.31 77.40 6. Hà Lan 54370 2.88 35683 1.54 67120 2.69 65.63 188.1 111.11 7. Bỉ 62500 3.31 74104 3.19 75367 3.02 118.57 101.7 109.81 8.TÂy Ban Nha 270105 14.31 168558 7.27 192632 7.72 62.4 114.28 84.45 9. Anh 286437 15.18 342027 14.74 357106 14.31 119.41 104.41 111.66 10. Thái Lan 38582 2.04 47136 2.03 49258 1.97 122.17 104.5 112.99 11. Austraylia 46815 2.48 27540 1.19 21438 0.86 58.83 77.84 67.67 12. Singgapo 13720 0.73 0 0 0 0 0 0 0 13. áo 12394 0.66 18540 0.80 20632 0.83 149.59 111.28 129.02 14. Phần Lan 8923 0.47 9695 0.42 12871 0.52 108.65 132.76 120.10 15. Nexico 12256 0.65 0 0 0 0 0 0 0 16. Mỹ 0 0 167630 33050 238706 9.57 o 142.4 0 17. Hy lạp 0 0 110000 4386 153402 6.15 o 139.46 0 18. Các nơi khác 21913 1.16 68705 -7323 87246 3.50 313.54 126.99 199.54 Tổng 2512824 100.00 3121447 6739 3329142 100 124.22 106.65 115.10 Nguồn: phòng thị trường Đối với sản phẩm gia công: Năm 2002 chiếm 24.9% trong tổng số lượng hàng xuât khẩu và năm 2004 chiếm 25,07%. Năm 2003số lượng sản phẩm gia công tăng so với năm 2002 là 175731 đôi hay 28,08% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 33050 đôi hay tăng 4,12%, bình quân tăng 15,48% là do năm 2003 công ty đã ký kết hợp đồng gia công với thị trường Nhật Bản. Thị trường Hàn Quốc cũng là một thi trường đặt gia công lớn 46,74% và tăng bình quân 9,21% bên cạnh đó thị trường Đài Loan cũng là thị trường đặt gia công lớn năm2004 23,29% và có xu hướng tăng bìmh quân qua các năm là 19,99%, trong khi đó Hồng Kông là một thị trường đặt gia công và có xu hướng giảm bình quân 24.76% số sản phẩm đặt gia công tăng giảm không ổn định là do năm 2002 có 4 công ty giầy dép mới thành lập. Với sản phẩm tiêu thụ theo hình thức FOB tăng qua các năm: năm 2003 tăng so với năm 2002 là 432892đôi hay tăng 22,94% và năm 2004 tăng so với 2003 là 174645 đôi hay tăng 7,53%, bình quân tăng 14,98% điều đó cho thấy sản phẩm FOB của công ty ngày càng được thị trường nước ngoài biết đến và tiêu dùng ngày một nhiều. Trong đó một số nước có nhu cầu nhập khẩu giầy lớn như: Đức, Pháp, ý,Tây Ban Nha, Anh là những bạn hàng truyền thống tiêu dùng từ rất lâu của công ty Thị trường Đức năm 2003 tăng so với năm 2002 là 40350 đôi hay tăng 13,12% và năm 2004 giảm so với năm 2003 là 47995 đôi hay 13,79% bình quân giảm 1,25%. Thị trường Pháp cũng là thị trường lớn của công ty giầy Thượng Đình năm 2004 chiếm 15,01% và có xu hướng tăng năm 2003 tăng so với năm 2002 là 144128 đôi hay tăng 69,25% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 22140 đôi hay tăng 6,29% bình quân tăng 34.13%. Thị trường Anh cũng là thị trường tiêu thụ lớn năm 2004 chiếm 14,31% và có xu hướng tăng năm 2003 tăng so với 2002 là 55590 đôi hay tăng 19,41% và năm 2004 tăng so với năm2003 là 15079 đôi hay tăng 4,41% bình quân tăng 11,6%. Hàng năm công ty mở rộng thị trường cũng như đẩy mạnh khối lượng hàng tiêu thụ ở các nước khác, mở rộng được tiêu thụ tăng bình quân là 99.54%. *. Giá trị sản phẩm tiêu thụ. Cũng như tăng về số lượng giá trị sản phẩm cũng tăng theo thể hiện rõ qua biểu Biểu 15: giá trị xuất khẩu của công ty ĐVT: USD Tên thị trường 2002 2003 2004 So sánh (%) GT CC GT CC GT CC 03/02 04/03 BQ I. Gia công XK 1589338.96 21.25 1715113.7 19.05 1835911 18.47 107.91 107.04 107.48 1. Hàn Quốc 830676.52 52.27 829108.8 48.34 850239.24 46.31 99.81 102.55 101.17 2 HongKông 415846.26 26.16 216000.5 12.59 201109.09 10.95 51.94 93.11 69.54 3. Đài Loan 342816.18 21.57 403318.5 23.52 425580.51 23.18 117.65 105.52 111.42 4. Nhật Bản 0 0 266685.9 15.55 358982.16 19.55 0 134.61 0 II. FOB 5888321.67 78.75 7288033.56 80.95 8105521.71 81.53 123.77 111.22 117.33 1. Đức 986403.5 16.75 1099680.7 15.09 981716.35 12.11 111.48 89.27 99.76 2. Pháp 671872.48 11.41 1120199.52 15.37 1228045.12 15.15 166.73 109.63 135.20 3. ý 1340882.55 22.77 1496681.55 20.54 1579083.84 19.48 111.62 105.51 108.52 4. Bồ Đào Nha 146835.52 2.49 104539.97 1.43 70833.72 0.87 71.20 67.76 69.46 5. Canada 206889.68 3.51 112520.3 1.54 125785.6 1.55 54.39 111.79 77.97 6. Hà Lan 157987.53 2.68 102405.57 1.41 207360.5 2.56 64.82 202.49 114.56 7. Bỉ 187500.65 3.18 221458.6 3.04 237593.73 2.93 118.11 107.29 112.57 8.Tây Ban Nha 817805.64 13.89 536634.4 7.36 631832.96 7.80 65.62 117.74 87.90 9. Anh 899412.18 15.27 1087124.8 14.92 1174878.74 14.49 120.87 108.07 114.29 10. Thái Lan 116331.94 1.98 146893.9 2.02 157670.12 1.95 126.27 107.34 116.42 11. Austraylia 143203.5 2.43 78764.4 1.08 64378.5 0.79 55.00 81.74 67.05 12.Singgapo 38358.77 0.65 0 0 0 0 0 0 0 13. áo 39212.92 0.67 49984.7 0.69 63816.08 0.79 127.47 127.67 127.57 14. Phần Lan 28645.95 0.49 29185.3 0.40 41170.48 0.51 101.88 141.07 119.88 15. Mẽico 38606.4 0.66 0 0 0 0 0 0 0 16. Mỹ 0 0 524653.4 7.20 787419.56 9.71 0 150.08 0 17. Hy Lạp 0 0 347600.8 4.77 486696.64 6.00 0 140.02 0 18. Các nước khác 68372.46 1.16 229705.65 3.15 267239.77 3.30 335.96 116.34 197.70 Tổng 7477660.63 100.00 9003147.26 100.00 9941432.71 100.00 120.40 110.42 115.30 Tổng giá trị xuất khẩu năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1525486,6 USD hay tăng 20,4% do năm 2003 công ty tiêu thụ 321447 đôi giầy các loại và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 938258,5 USD tương ứng với tỉ lệ 10,42% bình quân tăng là 15,30%, trong đó sản phẩm gia công chiếm lớn hơn 17% và sản phẩm xuất khẩu theo hình thức FOP chiếm lớn hơn 75%. Đối với sản phẩm gia công tăng bình quân là 7,48% cụ thể là năm 2003 tăng so với năm 2002 là 125774,74 USD tương ứng với tỉ lệ tăng 7,94% và năm 2004 tăng so với 2003 là 120797,3 USD tương ứng với tỉ lệ tăng là 7,04%, nguyên nhân của sự tăng này là công ty xuất khẩu với số lượng lớn trong đó thị trường Hàn Quốc chiếm tỉ lệ lớn nhất, năm 2002 chiếm 52,27% và năm 2004 chiếm 46,21%, sau thị trường Hàn Quốc là thị trường Đài Loan đặt sản phẩm gia công tương đối lớn và có xu hướng tăng lên năm 2003 tăng so với 2002 là 60502,32 USD tương ứng với tỉ lệ tăng là 17,65% và năm 2004 tăng so với 2003 là 22262,01 USD tương ứng với tỉ lệ tăng là 5,52% bình quân tăng 11,42%, bên đó thị trường HongKong lại có xu hướng giảm mạnh bình quân giảm 30,46%. Nhật Bản là thị trường mà công ty vừa mới xâm nhập được vào năm 2003 nhưng giá trị đạt tới 358982,16 USD. Đối với sản phẩm xuất khẩu theo hình thức FOB giá trị tăng qua các năm khá mạnh bình quân tăng 17,33% trong đó năm 2003 tăng so với 2002 là 1399711,9 USD tương ứng với tỉ lệ tăng 23,77% và năm 2004 tăng so với 2003 là 817488,2 USD tương ứng với tỉ lệ tăng là 11,22% nguyên nhân của sự tăng này là do thị trường ý chiếm tỉ lệ cao nhất đang có xu hướng tăng qua các năm từ 1340882,55 USD năm 2002 lên 15790884 USD năm 2004 với tốc độ tăng bình quân là 8,52%, bên cạnh thị trường ý là thị trường Pháp chiếm tỉ lệ khá lớn năm 2002 chiếm 671872,48 USD (11,41%) và năm 2004 chiếm 1228045,12 USD (15,15%) với tốc độ tăng bình quân là 35,2%, thị trường Anh năm 2002 chiếm 899412,18 USD tương ứng với tỉ lệ 15,27% và năm 2004 tăng lên 1174878,74 USD tương ứng với tỉ lệ 14,94% bình quân tăng 14,29%. Để đạt kết quả như vậy là do công ty đa dạng hoá phương thức sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, kết hợp linh hoạt các phương thức vừa gia công vừa mua nguyên vật liệu bán thành phẩm, vừa gia công công đoạn 4.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mùa vụ. Đối với thị trường xuất khẩu thì sản phẩm của công ty tăng mạnh từ tháng 4 đến tháng 9, do mùa hè ở những nước này co thời tiêt dễ chịu nên người dân thường đi picnic và hoạt động thể thao nhiều. Đối với thị trường trong nước thì ngược lại do mùa hè có thời tiết nóng nên người dân thường đi dép, còn mùa đông có thời tiêt lạnh nên người dân thường đi giầy do đó số lương sản phẩm tiêu thu mạnh ở thị trường nội địa là vào tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Biểu 16: Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các tháng trong năm ĐVT:(đôi) Tháng 2002 2003 2004 So sánh (%) Sl CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 03/02 04/03 BQ 1 261362 6.5 280037 5.47 301036 5.45 107.15 107.5 107.32 2 182681 4.55 296783 5.8 298790 5.41 162.46 100.68 127.89 3 190737 4.75 270208 5.28 250108 4.53 141.67 92.56 114.51 4 398875 9.93 386000 7.54 305409 5.53 96.77 79.12 87.5 5 569415 14.17 787638 15.39 832458 15.07 138.32 105.69 120.91 6 397932 9.9 346753 6.77 375638 6.8 87.14 108.33 97.16 7 585480 14.57 692685 13.53 811430 14.69 118.31 117.14 117.72 8 360000 8.96 672407 13.14 784043 14.2 186.78 116.6 147.58 9 405438 10.09 582370 11.38 697980 12.64 143.64 119.85 131.21 10 285746 7.11 276075 5.39 284376 5.15 96.62 103.01 99.76 11 206708 5.14 231437 4.52 200871 3.64 111.96 86.79 98.57 12 173690 4.32 296472 5.79 380819 6.9 170.69 128.45 148.07 Tổng 4018064 100 5118865 100 5522958 100 127.4 107.89 117.24 Nguồn phòng tài chính kế toán Do nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giầy theo mùa vụ, nên công ty đã có kế hoạch sản xuất và dự trữ phù hợp để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như nước ngoài. Công ty giầy Thượng Đình là một trong những doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm mang đặc tính mùa vụ đặc trưng như: giầy vải, giấy Bata, giầy thể thao… đặc tính mùa vụ đã làm ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm sản xuất theo các tháng khác nhau. Qua biểu 14 ta thấy số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các tháng biến động rất khác nhau, đặc biệt tiêu thụ mạnh vào tháng 4,5,7,9 và tăng dần qua các năm thể hiện rõ với số lượng tương ứng là năm 2002 là398875, 569415, 585480, 405438 và năm 2004 số lượng này tăng lên tương ứng là 305409, 832458, 811430, 697980. Còn các tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12 lượng tiêu thụ chậm hơn cụ thể là: năm 2004 số lượng sản phẩm tiêu thụ là 301036 đôi, tháng 2 là 298790 đôi, tháng 3 là 250108 đôi, tháng 10 là 284376 đôi, tháng 11 là 200871 đôi. Đồ thị 3: Sự biến động của sản phẩm theo tháng 4.3. Đánh giá chung hoạt động tiêu thụ của công ty 4.3.1. Những thành tích mà công ty đã đạt được Nhìn chung sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng về quy mô với doanh số bán hàng ngày một cao. Mức tiêu thụ trong các năm 2002 - 2004 đều duy trì ở mức cao từ 4018064 đôi lên đến 5522958 đôi/năm, đặc biệt là năm 2004 đạt 5522958 đôi trong đó mặt hàng giày thể thao đang trở thành một mặt hàng chủ đạo, sản lượng tiêu thụ tăng đếu qua các năm, riêng năm 2004 là 2322867 đôi được sản xuất và 834505 đôi gia công và hiện nay đang đứng đầu trong các sản phẩm của công ty về sản lượng cũng như lợi nhuận. Quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty không ngừng mở rộng và củng cố. Hiện nay công ty đã kí kết hợp đồng tiêu thụ với 86 đại lý nằm phân bố trên các tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam. Trong đó có tới 99% đại lý được đánh giá là ổn định. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đại lý tổ chức công tác tiêu thụ, công ty đã xây dựng một hệ thống kho tàng và đổi xe vận tải có quy mô khá lớn, đồng thời cũng đề ra các chính sách ưu đãi cho các đại lý. Về hệ thống kho tàng công ty bố trí ở những nơi thoáng mát gần đường giao thông, với các đại lý gần công ty không có kho riêng, khi hết hàng sẽ đến tổng kho của công ty để lấy hàng hoặc công ty chuyển hàng đến tận nơi. Với các đại lý ở xa, công ty có kho riêng. Các chính sách ưu đãi của công ty dành cho các đại lý khá đa dạng, về mùa hè thời tiết oi bức nhu cầu tiêu dùng giầy giảm làm cho tốc độ tiêu thụ giảm do đó công ty cho đại lý thanh toán chậm hơn 5-10 ngày theo hợp đồng, về mùa đông thời tiết lạnh tốc độ tiêu thụ tăng nhanh với các đại lý không có vốn để lấy lượng hàng lớn thì công ty bán cho đại lý bằng hình thức tín chấp. Nhờ những cố gắng trong việc tạo thuận lợi cho các đại lý tiêu thụ mà công ty đã tích cực giới thiệu sản phẩm mới của công ty, đẩy mạnh tiêu thụ và thiết lập quan hệ thân thiện trung thành. Thông qua lực lượng đại lý mà công tác tiêu thụ của công ty đã đạt được những thành tích khích lệ Công tác đảm bảo nguyên vật liệu phục vụ sản xuất được duy trì ổn định và đang ngày càng ảnh hưởng tích cực đến việc hạ giá thành Trong các năm qua công ty đã không ngừng thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nhờ đó chủng loại, mẫu mã các sản phẩm với mức giá đa dạng, chất lượng cao xuất hiện ngày càng nhiều hiện nay công ty đang sản xuất với các sản phẩm giầy như: giầy Bata, giày Bakes, giầy vải, giầy thể thao… Trong những năm qua do công ty chú trọng đến công tác chất lượng sản phẩm, nên các sản phẩm sản xuất ra đều đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật về: cường lực kéo đứt cao su đế (N/cm2), độ dãn đứt cao su đế (%), lượng mài mòn DIN (mm3/40m), độ cứng …chính nhờ những yếu tố này mà sản phẩm của công ty đang chiếm được lòng tin của người tiêu dùng tại thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Nguyên nhân + Khách quan Đảng và Nhà nước xác định ưu tiên cao nhất cho sự nghiệp công nghiệp từ nay đến một, hai thập niên tới là “ tạo công ăn việc làm với mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng nhanh các mặt hàng xuất khẩu …” có thể nói ngành công nghiệp da giầy là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn hướng về xuất khẩu của nước ta. Việt Nam coi giai đoạn 1996-2010 là giai đoạn phát triển cơ bản của ngành công nghiệp da giầy góp phần tiết kiệm ngoại tệ giành cho đầu tư mở rộng thực hiện phát triển kinh tế đất nước Nhà nước đang từng bước cải thiện môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh ở cả chiến lược dài hạn và những quyết sách ngắn hạn theo chiều hướng bảo vệ và khuyến khích sản xuất hàng nội địa. Cải tiến các khâu thủ tục giấy tờ trong xuất nhập khẩu, hải quan, ngân hàng, sửa đổi bổ sung một số chính sách có liên quan khác để cùng DN tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh. Khoảng cách giữa hàng nhập khẩu và sản phẩm của công ty trong con mắt người tiêu dùng Việt Nam đang dần được thu hẹp. + Chủ quan Do quý III năm 2002 công ty đã đưa 2 dây chuyền sản xuất giầy thể thao với tổng giá trị 40 tỷ VNĐ vào hoạt động, trong đó đầu tư mới 2 dây chuyền băng gò giầy, 650 máy may công nghiệp, 20 máy cắt dập thuỷ lực…với trị giá 13 tỷ VNĐ và sửa chữa, xây dung nhà xưởng 1.1 tỷ VNĐ. Toàn bộ máy móc thiết bị và công nghệ sử dụng của Hàn Quốc được đánh giá là phù hợp với khả năng và trình độ hiện đại của công ty công nghệ sử dụng sẽ không bị lạc hậu ít nhất trong vòng 15 năm. Công ty đã xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng rất thành công và ngày 1/3/2000 đã được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9002. Đội ngũ cán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTM020.doc
Tài liệu liên quan