Tài liệu Luận văn Tìm hiểu thực trạng kinh doanh cà phê ở Việt Nam và khả năng ứng dụng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam: 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới,
kim ngạch xuất khẩu cà phê hàng năm chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP của quốc
gia. Thế nhưng hiện nay ngành cà phê Việt Nam vẫn tồn tại những phương thức
kinh doanh mua bán cũ, không phù hợp để có thể cạnh tranh với các nước trên thế
giới, nền sản xuất trong nước phụ thuộc vào biến động giá cà phê thế giới mà giá
này được người mua là các doanh nghiệp chế biến cà phê nước ngoài “sắp đặt sẵn”
cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nước ta. Để có thể khắc phục điểm yếu và nâng
cao khả năng chủ động trong sản xuất, ổn định lợi nhuận không chỉ của các doanh
nghiệp kinh doanh cà phê mà còn của người nông dân thì việc xây dựng và phát
triển thị trường giao sau cà phê là một trong những giải pháp khả thi và hữu hiệu
trong việc phòng ngừa rủi ro biến động giá.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào sản phẩm cà phê nh...
74 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu thực trạng kinh doanh cà phê ở Việt Nam và khả năng ứng dụng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới,
kim ngạch xuất khẩu cà phê hàng năm chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP của quốc
gia. Thế nhưng hiện nay ngành cà phê Việt Nam vẫn tồn tại những phương thức
kinh doanh mua bán cũ, không phù hợp để có thể cạnh tranh với các nước trên thế
giới, nền sản xuất trong nước phụ thuộc vào biến động giá cà phê thế giới mà giá
này được người mua là các doanh nghiệp chế biến cà phê nước ngoài “sắp đặt sẵn”
cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nước ta. Để có thể khắc phục điểm yếu và nâng
cao khả năng chủ động trong sản xuất, ổn định lợi nhuận không chỉ của các doanh
nghiệp kinh doanh cà phê mà còn của người nông dân thì việc xây dựng và phát
triển thị trường giao sau cà phê là một trong những giải pháp khả thi và hữu hiệu
trong việc phòng ngừa rủi ro biến động giá.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào sản phẩm cà phê nhân thô, tìm hiểu những
tồn tại vướng mắc trong các khâu thuộc quy trình sản xuất kinh doanh nhằm tìm ra
những giải pháp dựa trên việc ứng dụng hợp đồng giao sau để giảm thiểu tác động
biến động giá cà phê, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và người nông dân.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp phân tích nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ các tài liệu,
sách báo, Internet có liên quan đến ngành sản xuất kinh doanh cà phê, các công cụ
phái sinh, để cho thấy tổn thất của ngành kinh doanh cà phê do ảnh hưởng của biến
động giá và tác dụng của chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá thông qua hoạt
động của thị trường giao sau.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Dựa trên tình hình thực tế của ngành sản xuất kinh doanh cà phê Việt Nam,
đề tài đề xuất một số giải pháp khả thi trên nền tảng xây dựng và phát triển thị
trường giao sau để giảm ảnh hưởng xấu của biến động giá cà phê đến ngành này.
2
5. Kết cấu của luận văn
§ Lời mở đầu.
§ Chương 1: Tìm hiểu những rủi ro gặp phải do biến động giá đến sản xuất
nông nghiệp, đồng thời tìm hiểu về vai trò của thị trường giao sau.
§ Chương 2: Tìm hiểu thực trạng kinh doanh cà phê ở Việt Nam và khả năng
ứng dụng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam.
§ Chương 3: Đề xuất các giải pháp liên quan đến xây dựng và phát triển thị
trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê.
§ Kết luận
3
CHƯƠNG I: RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ VAI TRÒ CỦA
THỊ TRƯỜNG GIAO SAU
1.1. Rủi ro biến động giá cả đối với người sản xuất (nông nghiệp)
Đối với người sản xuất, rủi ro biến động giá cả là loại rủi ro đáng lo ngại và
ảnh hưởng nhiều nhất đến thu nhập của họ. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa xuất
hiện khi giá sản phẩm xuống thấp hoặc giá đầu vào tăng sau khi người sản xuất đã
quyết định đầu tư. Rủi ro do biến động giá hầu như xuất hiện ở mọi lĩnh vực kinh
doanh bao gồm cả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Đối với người nông dân, khi họ bắt đầu gieo trồng thì tất cả đều hy vọng đến
khi thu hoạch sẽ có sản lượng cao, chất lượng tốt và đặc biệt là giá bán ra bằng hay
tốt hơn thời vụ trước. Không ai muốn tiếp tục nuôi trồng các cây con mà giá cả đã
liên tục rớt trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, sản lượng và chất lượng sản phẩm lại
chịu ảnh hưởng nhiều bởi biến động giá theo quan hệ cung cầu cũng như ảnh
hưởng bởi giá cả đầu vào và các yếu tố bất lợi khác như thời tiết, sản lượng của các
nước có diện tích canh tác lớn... Ở các nước đang phát triển, người nông dân luôn
trong thế bị động, không biết trước đầu ra của sản phẩm, cũng như giá cả và nhu
cầu của thị trường, phần đông trông chờ nhiều vào sự may rủi và phụ thuộc nhiều
vào hoạt động thu mua của các thương lái. Đa phần nông dân sản xuất và tiêu thụ
nông sản theo tập quán lâu đời. Họ dốc vốn, công sức đầu tư trong nhiều tháng,
thậm chí nhiều năm để làm ra một loại hàng hóa chưa biết chắc giá cả, không rõ sẽ
bán cho ai. Vì vậy, cả khi người nông dân đã thu hoạch xong lúa, cà phê, hạt tiêu,
thuốc lá, ngô, đậu tương, cao su… thì cũng vẫn gặp phải rủi ro về giá nếu như lúc
đó giá thị trường đang xuống mà chưa bán hết được hàng.
Bên cạnh đó còn có yếu tố do con người gây nên đó là tình trạng sản xuất
theo phong trào không tính đến giá cả sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới.
Người nông dân đứng trước một mâu thuẫn là khi được mùa thì giá rớt dẫn tới lỗ,
mất mùa thì giá cao nhưng lại không có hàng để bán. Giá đầu vào có xu hướng ngày
4
càng tăng trong khi giá nông sản đầu ra lên xuống thất thường. Ở trường hợp nào đi
chăng nữa thì người nông dân luôn phải chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Đối với các doanh nghiệp chế biến, nhà xuất khẩu nông sản cũng sẽ gặp rủi
ro tương tự như người nông dân nếu như họ thu mua nông sản, thu mua nguyên
liệu, chế biến rồi lưu kho để tiêu thụ hoặc xuất khẩu mà không có hợp đồng mua
trước nguyên liệu với người cung cấp với giá ấn định (vì lúc mua giá có thể đang
lên) cũng như không có hợp đồng bán trước với người tiêu thụ với giá ấn định (vì
lúc bán giá có thể đang xuống) thì khi giá cả mặt hàng đó biến động, có thể đẩy
doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ nặng nề. Nhiều doanh nghiệp vừa ký hợp đồng
bán hàng xong, giá cả biến động tăng, tiền thu về không còn đủ để mua lại số hàng
tương tự vừa bán dẫn đến thua lỗ. Những biến động không thể dự đoán trước của
giá hàng hóa không những có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn ảnh
hưởng đến thị phần, sức cạnh tranh và thậm chí là cả sự tồn tại của DN nếu điều đó
xảy ra trong một thời gian dài.
Như vậy cả nông dân, các thương lái, nhà chế biến và nhà xuất khẩu đều phải
quan tâm đến việc quản lý rủi ro về giá đối với sản phẩm hàng hoá của mình để hạn
chế thiệt hại đến mức tối đa và thu được lợi nhuận cao nhất.
Chính vì vậy họ cần có những công cụ phòng ngừa để đạt được mục tiêu
giảm thiểu rủi ro biến động giá, một trong những công cụ hữu hiệu đã được các
nước phát triển ứng dụng từ lâu đó là thực hiện giao dịch các hợp đồng giao sau trên
sàn giao dịch giao sau. Chính nhờ có hợp đồng mua, bán trước với giá ấn định và
giao hàng sau mà các bên có thể hạn chế đến mức tối đa rủi ro về biến động giá nhờ
cơ chế hoán đổi và lựa chọn mà sàn sẽ trực tiếp điều hành. Điều này không thể có
được trong thị trường truyền thống khi thực hiện việc giao hàng ngay theo phương
thức mua đứt bán đoạn thì giá bán chỉ là giá cao vào thời điểm đó, nhưng sau đó các
cơ hội giá có lợi hơn sẽ phải bỏ qua vì hàng đã bán rồi, hoặc nếu ký gửi để bán hộ
thì người bán phải thanh toán tiền lưu kho, tiền bảo quản… và vẫn có thể bị ép giá
do người mua cố tình gây ra. Như vậy nhờ chức năng quản lý rủi ro về giá (đây là
chức năng quan trọng nhất mà thị trường giao sau thực hiện được) và nhờ kinh
5
doanh tập trung có tổ chức với khối lượng giao dịch lớn thông qua các sàn giao dịch
trên khắp thế giới mà thị trường giao sau đã mang lại lợi ích trực tiếp cho các thành
phần tham gia cũng như góp phần bình ổn giá cả, tạo ra môi trường kinh doanh lành
mạnh.
Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về thị trường giao sau với
cách thức giao dịch như thế nào? Chức năng của nó trong hệ thống tài chính?...
1.2. Tổng quan về thị trường giao sau
Thị trường giao sau là nơi mà hàng hóa được giao dịch tập trung tại một sàn
giao dịch, trong đó người bán và người mua gặp nhau trên thị trường với một mức
giá được chấp nhận và hàng hóa được chuyển giao khi đến một ngày đặc biệt được
ấn định trong tương lai. Tất cả giao dịch đều được thông qua một trung gian môi
giới của sàn với những tiêu chuẩn khắt khe về số lượng và chất lượng của hàng hóa.
Hàng hóa ở đây bao gồm hàng hóa thông thường như lúa mì, cà phê, cao su,… và
hàng hóa tài chính như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, vàng, ngoại tệ, đồng, bạc,…
Thị trường giao sau rất khác biệt so với thị trường giao ngay và thị trường kì
hạn. Trước tiên là khác biệt về ngày giao hàng, trong giao dịch giao ngay là mua đứt
bán đoạn, còn hợp đồng giao sau là giao vào một ngày thỏa thuận trước với mức giá
định trước. Tiếp đến là cách thức giao dịch, hợp đồng giao sau thường được giao
dịch trên một sàn giao dịch chính thức mang đầy đủ tính pháp lý, người bán, người
mua cần phải thực hiện kí quỹ trên tài khoản phong tỏa để đảm bảo thực hiện nghĩa
vụ trong giao dịch. Trên thị trường này có thể tóm gọn lại chỉ có hai chủ thể, một là
người tham gia phòng ngừa (hegding), họ luôn muốn hàng hóa được bảo hiểm giá
trước sự biến động khôn lường của thị trường. Hai là người đầu cơ (speculator), họ
luôn muốn kiếm lợi nhuận dựa trên dự đoán chủ quan về giá cả thị trường, họ sẽ
chốt lời hoặc chốt lỗ bằng cách chốt “vị thế” muabán trong thị trường, số tiền họ
được hoặc mất sẽ không vượt quá giá trị kí quỹ phong tỏa. Trên thực tế, có 2% hợp
đồng đã thỏa thuận được chuyển giao, kết thúc “vị thế” muabán luôn được lựa
chọn nhiều khi đầu tư trên thị trường hàng hóa giao sau.
6
Điều khác biệt tiếp theo là ở các đặc điểm của hợp đồng giao sau như: giá
cả, trung tâm thanh toán bù trừ, nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro biến động giá, đầu
cơ…
1.2.1. Giá cả và các yếu tố quyết định
Giá cả được quyết định bởi các điều kiện cung cầu, nếu trên thị trường có
nhiều người mua hơn người bán, giá hàng hóa sẽ tăng lên nhanh chóng, ngược lại
trên thị trường mà người mua ít hơn người bán, giá sẽ giảm. Vậy từ đâu mà hình
thành nên các điều kiện cung cầu.
Đó là do các lệnh đặt mua và bán khắp nơi trên thế giới đổ về và được tập
trung tại sàn giao dịch hàng hóa. Những lệnh này khi được nhập vào sàn giao dịch
thì sẽ trở thành các hợp đồng giao sau với những điều kiện ràng buộc nhất định giữa
bên bán và bên mua. Đối với các hợp đồng khác thì giá cả được hình thành trên mặt
bằng chung là thỏa thuận, nhưng giao dịch giao sau thì không, nó có nhiều hệ thống
đấu giá được kết nối với bảng điện tử của sàn, những giá này được tự do đặt theo ý
muốn chủ quan của nhà đầu tư và được chuyển đến sàn thông qua hệ thống máy
tính kết nối. Sự đặt giá này được đặt trong một khoản thời gian quy định, đây được
gọi là giờ giao dịch. Theo đó sẽ có nhiều loại lệnh khác nhau được đặt tùy vào tính
chất đầu tư của cá nhân, ví dụ như lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng lỗ…
Chính vì cơ chế đấu giá và cơ chế vận hành của thị trường giao sau đã làm
giá cả hàng hóa phản ánh đúng giá trị thực của nó. Mặt khác nếu lạm dụng thì sẽ
gây ảnh hưởng lớn đến hiện tượng đầu cơ giá, tất nhiên luật định sẽ tạo nhiều cản
trở cho các hoạt động đầu cơ giá đó, nhưng tất cả vẫn phải đảm bảo mục đích cơ
bản của sàn giao dịch giao sau là cung cấp cho các thành viên có thể tự do mua bán
các loại hàng hóa khác nhau vì mục đích lợi nhuận. Đồng thời sàn này được hoạt
động vì mục đích phi lợi nhuận, nhưng mọi giao dịch thông qua sàn cần phải qua
một trung tâm môi giới, tất nhiên nhà đầu tư phải trả một khoản phí hoa hồng nhất
định cho trung tâm này.
7
Ngoài ra, tại sàn giao dịch luôn có một sự hiện diện không thể thiếu của một
trung tâm, đó là trung tâm thanh toán bù trù. Chính trung tâm này đã điều hành hoạt
động của sàn một cách trơn tru và hạn chế sự đầu cơ giá bất hợp pháp của nhà đầu
tư. Vậy trung tâm này có chức năng cụ thể ra sao? Và tầm quan trọng của nó thể
hiện như thế nào?
1.2.2. Trung tâm thanh toán bù trừ (TTTTBT)
Mọi nhà đầu tư trên thị trường hàng hóa giao sau cần phải hiểu rõ cơ chế
hoạt động và chức năng của trung tâm thanh toán bù trừ cũng như hiểu rõ sự vận
hành của thị trường giao dịch giao sau.
Tại mỗi sàn giao dịch đều có một trung tâm thanh toán bù trừ của riêng mình
để đảm bảo giao dịch được thông suốt. Mọi thành viên trên sàn luôn luôn yêu cầu
sự rõ ràng trong giao dịch ở cuối mỗi phiên thông qua trung tâm thanh toán bù trừ,
đồng thời các thành viên này phải thực hiện nghiệp vụ ký quỹ phong tỏa bắt buộc ở
trung tâm thanh toán bù trừ. Đây là yếu tố quy định bắt buộc cho một giao dịch giao
sau, khoản ký quỹ này sẽ đảm bảo các nhà đầu tư thực hiện đúng nghĩa vụ của một
hợp đồng giao sau.
Tùy vào số lượng hợp đồng giao dịch mà sẽ có những quy định cụ thể về
lượng tiền cần ký quỹ và cuối mỗi phiên, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ thực hiện
chốt lãi hoặc lỗ thông qua tài khoản này. Ví dụ như tại cuối phiên giao dịch, một
quầy môi giới của một nhà đầu tư báo cáo về trung tâm thanh toán bù trừ như sau:
tổng cộng hợp đồng mua giao sau cà phê đã kí kết chuyển giao vào tháng 5 là 100
tấn, tổng hợp đồng bán giao sau cà phê kí kết chuyển giao vào tháng 5 là 50 tấn, nhà
đầu tư này đã có trạng thái “net long” (phòng ngừa vị thế mua) là 50 tấn. Trung tâm
thanh toán bù trừ yêu cầu phải mở tài khoản kí quỹ là 2.000.000VNĐ cho một tấn
thì số tiền bắt buộc kí quỹ là 100.000.000VNĐ.
Thông qua tài khoản kí quỹ, cuối mỗi ngày giao dịch, trung tâm thanh toán
bù trừ sẽ thực hiện cộng tiền lãi hoặc trừ tiền lỗ vào tài khoản kí quỹ. Hiện tượng
này diễn ra cho đến ngày kết thúc hợp đồng hoặc kết thúc trạng thái muabán. Nếu
8
nhà đầu tư lỗ trong giao dịch và số tiền kí quỹ không đủ thì trung tâm thanh toán bù
trừ buộc nhà đầu tư phải thực hiện kí quỹ thêm theo đúng hợp đồng. Với điều này
sẽ ràng buộc bên mua và bên bán thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và giúp họ biết trước
khoản lãi lỗ khi đầu tư qua thông báo hằng ngày.
1.2.3. Ký quỹ
Để đảm bảo các rủi ro trong giao dịch trên thị trường giao sau và tùy thuộc
vào tính chất đầu tư, hệ thống ký quỹ sẽ có những quy định ràng buộc khác nhau.
Chẳng hạn số tiền ký quỹ sẽ khác nhau khá lớn giữa chủ thể phòng ngừa biến động
giá (hedging) và chủ thể đầu cơ (speculator), lúc nào chủ thể đầu cơ giá cũng luôn
chịu mức ký quỹ cao hơn. Số tiền ký quỹ tùy thuộc vào số lượng hợp đồng và
những quy định của sàn giao dịch giao sau.
Tuy nhiên, chỉ có ba loại tài khoản ký quỹ :
§ Mức ký quỹ ban đầu (Initial margin): mức ký quỹ này do trung tâm thanh
toán bù trừ tại London quy định dựa trên những phân tích lịch sử về biến
động giá cả của các hợp đồng giao sau, nó được xem xét định kỳ, phụ thuộc
vào mức độ biến động. Mức ký quỹ ban đầu được áp dụng cho cả trạng thái
trường/đoản trên cơ sở mỗi hợp đồng, và có thể hoàn lại dựa trên tính thanh
khoản của các trạng thái. Mức ký quỹ thường chiếm khoảng 1015% giá trị
hợp đồng.
§ Mức ký quỹ duy trì (Maintenance Margin) là số dư tối thiểu trên tài khoản ký
quỹ để duy trì một trạng thái mở sau khi đánh giá lại hàng ngày theo giá trị
thị trường và điều chỉnh lãi lỗ.
§ Mức ký quỹ bổ sung (Margin call): khi số dư tối thiểu hoặc số tiền ký quỹ
ban đầu bị thiếu hụt theo quy định của trung tâm thanh toán bù trừ, các nhà
đầu tư cần thực hiện ký quỹ bổ sung (margin call), khoản ký quỹ bổ sung
được tính trên cơ sở chênh lệch giữa giá tất toán của ngày hôm nay và giá
đêm hôm trước, được tính toán dựa trên mỗi trạng thái mở.
9
1.2.4. Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro biến động giá
Giao dịch giao sau xác lập được một thị trường mà người mua người bán trao
đổi mua bán với những mục đích khác nhau, nhưng chu vi lại thị trường chỉ bao
gồm hai chủ thể. Một là chủ thể phòng ngừa rủi ro biến động giá (hedging), một là
chủ thể đầu cơ (speculator) trong sự biến động giá.
Đối với chủ thể tham gia phòng ngừa, họ thường là những người sản xuất,
chế biến, xuất nhập khẩu hàng hóa… khi giao dịch trên thị trường thường luôn đặt
mình ở vị thế thích hợp (phòng ngừa vị thế mua hoặc phòng ngừa vị thế bán) để
phòng ngừa, bảo hiểm và hạn chế rủi ro với sự biến động giá không thể dự đoán
được. Trong đó, nghiệp vụ phòng ngừa (hedge) có rất nhiều loại, có thể đơn cử một
vài ví dụ như sau:
§ “Long hedge” – “phòng ngừa vị thế mua”: một công ty chuyên xuất khẩu cà
phê nhân đã ký hợp đồng chốt giá bán 100 tấn cà phê cho đối tác nước ngoài.
Lo ngại giá cà phê trên thế giới tăng mạnh (do nhiều yếu tố quyết định như
cung cầu, thời tiết, năng suất…) sẽ làm chi phí đầu vào tăng mạnh, ảnh
hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh giá cả trên thị trường. Chính vì vậy, công
ty quyết định tham gia bảo hộ giá trên thị trường giao sau. Giả định rằng,
công ty muốn mua 100 tấn cà phê trong một tháng kể từ hôm nay, nhà quản
lý sẽ đặt lệnh mua cà phê bằng hợp đồng giao sau để giảm thiểu rủi ro khi giá
tăng lên. Theo quy định trên sàn 10 tấn là tối thiểu cho mỗi hợp đồng giao
sau, vì vậy, công ty cần mua 10 hợp đồng giao sau. Trong bảng dưới sẽ cho
thấy sự biến động giá cà phê và lợi nhuận đạt được của 10 hợp đồng giao sau
này, giả định các hợp đồng này được định giá bằng VNĐ, Ft là giá giao sau
của hàng hóa, Sn là giá giao ngay và loại trừ mọi chi phí giao dịch.
Ngày Vị thế Ft (triệu đ) Tích lũy
15/8/2010 Mua 10 HĐ giao sau 25 Sn – 25
15/9/2010 Bán 10 HĐ giao sau 27 27 – Sn
Tích lũy khi đến hạn 100*(27 – 25) = 200
10
Đến cuối tháng, giá cà phê trên thị trường giao sau tăng từ 25 triệu VNĐ mỗi
tấn lên 27 triệu VNĐ. Công ty sẽ tiến hành bán 10 hợp đồng giao sau này để kết
thúc vị thế mua vào ngày 15/9/2010, lúc này công ty đã tích lũy được khoản lợi
nhuận ròng từ bảo hộ trên thị trường giao sau là 200 triệu VNĐ chỉ sau 1 tháng để
bù vào chi phí đầu vào gia tăng khi mua giao ngay cà phê.
§ “Short hedge” – “ phòng ngừa vị thế bán”: một chủ trang trại cà phê dự tính
bán 50 tấn cà phê sẽ thu hoạch vào tháng sau. Người này muốn chắc chắn sẽ
bán được giá nên đã quyết định bán chúng trên thị trường giao sau để bảo hộ
trường hợp giá cà phê trên thế giới giảm xuống. Đối với sàn giao dịch cà
phê, giá trị nhỏ nhất cho mỗi hợp đồng giao sau cà phê được giao dịch là 10
tấn. Vì vậy ông ta phải thực hiện bán 5 hợp đồng giao sau cà phê. Bảng dưới
sẽ cho thấy sự biến động giá và kết quả bảo hộ giá từ hợp đồng này. Trong
đó, cà phê được định giá bằng VND, chi phí giao dịch không đáng kể. Giá cà
phê trong tháng ngày một tăng lên, đến 27 triệu đồng mỗi tấn, lúc này nếu để
đến hạn ông ta sẽ bị mất khoản tiền khá lớn. Khôn ngoan hơn hết là chốt vị
thế bán, chấm dứt hợp đồng.
Ngày Vị thế Ft (triệu đ) Tích lũy
24/8/2010 Bán 5 HĐ giao sau 25 25Sn
24/9/2010 Mua 5 HĐ giao sau 27 Sn27
Tích lũy khi đến hạn 50*(25 27)= 150.000
1.2.5. Nghiệp vụ đầu cơ trên thị trường giao sau
Thị trường giao sau luôn tồn tại tính công bằng trong giao dịch, đối với
những nhà kinh doanh tham gia phòng ngừa biến động giá, họ có thể bán hàng hóa
ở mức giá tốt hơn hoặc loại bỏ vị thế trên thị trường giao sau để giao dịch hàng hóa
trên thị trường giao ngay. Với những khoản tiền bị mất do dự đoán giá hàng hóa
giao sau sẽ được chuyển tiếp cho những nhà đầu cơ, những người dám cược chiều
11
ngược lại của giá hàng hóa. Họ cũng chính là thành phần không thể thiếu của thị
trường.
Có thể lấy một ví dụ đơn giản. Thị trường sản phẩm dầu thô giao ngay đang
từng ngày tăng giá, cùng với các yếu tố vĩ mô khác, nhà đầu cơ dự đoán rằng trong
một tháng tới, giá dầu thô sẽ tiếp tục tăng lên nên đã mua 10 hợp đồng giao sau trên
thị trường NYMEX, mỗi hợp đồng là 1.000 barrels (barrels là đơn vị tính của dầu
thô). Đến khi đáo hạn nhà đầu cơ này đã bị lỗ 20.000 USD, tuy nhiên, khoản lỗ này
đã được trừ theo từng ngày giao dịch với tài khoản ký quỹ, nên có thể theo dõi sát
tình hình biến động lỗ lãi. Ngoài ra, trong đa số trường hợp trên nhà đầu cơ thường
cắt lỗ của hợp đồng bằng cách đóng trạng thái vị thế.
Ngày Vị thế Ft Tích lũy
3/8/2010 Mua 10 HĐ giao sau $36 Sn$36
3/9/2010 Ban 10 HĐ giao sau $34 $34Sn
Tích lũy khi đến hạn 10.000*($34$36)=20.000
Theo nhiều nhận định, đầu cơ trên thị trường giao sau chẳng khác nào một
trò cờ bạc. Điều này không đúng bởi một trò cờ bạc sẽ không tạo được một giá trị
hàng hóa cho nền kinh tế mà luôn đối diện với nhiều rủi ro. Hoạt động đầu cơ được
luật pháp công nhận và nhà đầu cơ có thể lựa chọn chuyển giao hàng hóa khi đến
hạn hoặc kết thúc vị thế bằng các hợp đồng ngược hợp đồng ban đầu, từ đó sẽ đánh
giá chính xác lượng cung cầu thực sự của thị trường hàng hóa. Cũng nhờ các hoạt
động đầu cơ (dĩ nhiên là hoạt động trong khuôn khổ quản lý của pháp luật) đã tăng
thêm tính thanh khoản cho các hợp đồng giao dịch trên thị trường này.
1.3. Lợi ích và rủi ro của thị trường giao sau từ những nghiên cứu thực
nghiệm trên thế giới
Thị trường giao sau đầu tiên trên thế giới ra đời tại thành phố Chicago (Hoa
Kỳ). Ngày nay, thị trường giao sau đã vượt xa khỏi giới hạn của hợp đồng nông sản
ban đầu, với những lợi ích rõ ràng của mình, nó trở thành công cụ tài chính để bảo
12
vệ các loại hàng hóa truyền thống và cũng là một trong những công cụ đầu tư hữu
hiệu nhất trong ngành tài chính. Thị trường giao sau hiện nay hoạt động liên tục
thông qua hệ thống Globex nối liền 12 trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Sự thay
đổi giá cả của các loại hàng hóa chuyển biến từng giây một và gây ảnh hưởng
không chỉ đến nền kinh tế của một quốc gia mà cả khu vực và toàn thế giới.
Tuy nhiên trước khi thị trường giao sau phát triển và phổ biến rộng rãi như
hiện nay thì trước đó đã xảy ra rất nhiều tranh cãi giữa những nhà kinh tế học về lợi
ích và rủi ro mà thị trường này mang lại. Thị trường giao sau cũng từng bị cáo buộc
là nguyên nhân gia tăng nạn đầu cơ gây biến động giá cả khôn lường và không cần
thiết, những người này cũng đồng thời cho rằng thị trường giao sau chỉ có lợi cho
nhà đầu cơ thao túng giá cả và đi ngược lại lợi ích của người nông dân và người tiêu
dùng, các cáo buộc cho rằng nó không chỉ bóp méo giá cả mà còn tiếp tay cho
những hoạt động phi pháp để làm giàu, do đó đã có một số nước trong thời kỳ đầu
đã thực thi lệnh cấm giao dịch giao sau đối với một số loại hàng hóa nhất định, điển
hình là Ấn Độ trong các thập niên 50 và 60. Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho
rằng thị trường giao sau là công cụ đắc lực trong việc kiểm soát giá cả, ổn định sản
xuất và quyết định đầu tư trong nền kinh tế. Nếu dựa vào mức độ tranh luận giữa
những nhà phê bình với những người ủng hộ thị trường giao sau để cân nhắc lợi ích
và rủi ro của nó sẽ là một nhiệm vụ không dễ dàng nếu không có những bằng chứng
thực nghiệm. Trong phần dưới chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số nghiên cứu thực
nghiệm của các nhà kinh tế học nhằm giải đáp những câu hỏi liên quan đến lợi ích
và rủi ro của thị trường hàng hóa giao sau.
Học giả Pavaska (1970) cho rằng các nhà phê bình đã sai lầm khi cho rằng
các nhà đầu cơ làm trầm trọng sự tăng giá bằng cách kiếm lợi nhuận trong thời gian
dài trên thị trường giao sau. Ông cho rằng sự thiếu vắng cơ chế thị trường giao sau,
mức độ biến động giá giao sau tương ứng có thể khiến các thương nhân và các
thành phần khác lo tích trữ hàng hóa, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cả
hơn so với bất kỳ một tác động nào khác của những giao dịch giao sau hợp pháp.
13
Trái với quan điểm ủng hộ việc chính phủ thực hiện cấm các giao dịch giao
sau làm ảnh hưởng xấu đến giá giao ngay, nhà kinh tế học Naik, AS (1970), trong
cuốn sách của mình có tên là "Ảnh hưởng của Giao dịch giao sau lên giá cả", đã cho
thấy rõ ràng rằng sự biến động giá là cao hơn khi không có thị trường giao sau so
với giá khi có thị trường giao sau. Cô đã dẫn chứng bằng ba cây trồng như đay, hạt
lanh và lạc. Theo đó cô tiến hành xem xét giai đoạn 19511952 đến 19651966 và
chia thành hai mốc quan trọng (i) khi nền kinh tế không có hoặc có rất ít các giao
dịch giao sau và (ii) khi nền kinh tế có các giao dịch giao sau hiệu quả. Cô đã tính
toán được rằng tỷ lệ phần trăm của tần suất xuất hiện biến động giá thấp tương ứng
với những năm mà các giao dịch giao sau có hiệu quả thì cao hơn những năm không
có giao dịch giao sau (phụ lục III, các trang 99105).
Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí, V. Jayashankar Chủ tịch Hội đồng
Gia vị Ấn Độ đã nói rằng "giá cả hàng hóa biến động nhiều hơn khi không có thị
trường giao sau". Để minh họa cho quan điểm của mình, ông chỉ ra rằng "sự biến
động của giá bột nghệ đã được giới hạn ở mức thấp nhất theo sau sự tồn tại thị
trường giao sau ở Sangli, Maharashtra, nơi mà biến động giá cả cao hơn so với ở
Chili [Nền tảng lợi ích của giao dịch hàng hóa giao sau, PTI New Delhi, ngày 12
tháng 10 năm 1998].
Một giảng viên đại học tại Ấn Độ, ông Basab Dasgupta đã xây dựng một mô
hình lý thuyết để giải quyết các vấn đề được đề cập ở trên và đưa ra câu trả lời cụ
thể. Trước khi xây dựng các mô hình để mô tả vai trò của thị trường giao sau, ông
cũng đã đề cập đến một số lý thuyết và kết quả thực nghiệm có ảnh hưởng đến nó.
T.W. Schultz (1949) dựa và 3 tiêu chí dưới đây để tìm ra tác động của giá
nông sản lên các quyết định sản xuất thông qua mức độ phân bổ và sử dụng các
nguồn lực.
(1) Những cam kết về nguồn lực cho tương lai lâu dài
(2) Những cam kết cho tương lai gần
(3) Vị thế giao ngay chứa đựng những quyết định chỉ liên quan đến một phần
nhỏ của cả giai đoạn sản xuất.
14
Bằng chứng thực nghiệm của ông cho thấy rằng thị trường sữa, một sản
phẩm rất dễ hư hỏng và không có giá giao sau thì việc phân bổ nguồn lực trong
nông nghiệp là khá hiệu quả. Mặt khác, thị trường bông hoặc lúa mì là loại sản
phẩm có thể để lâu và ít tốn chi phí tồn trữ với các dự báo giá giao ngay và giao sau
phát triển cao thì việc tối ưu hóa các nguồn lực sử dụng để trồng 2 loại cây quan
trọng này lại kém hiệu quả hơn. Tóm lại, ông kết luận rằng đối với các hàng hóa
nông nghiệp có thể để lâu thì sự biến động giá càng cao. Ông cũng nói rằng đối với
loại hàng hóa này, cả giá giao ngay và giá giao sau đều không có ý nghĩa đối với
nông dân trong việc lập ra kế hoạch sản xuất cũng như giá giao ngay đối với thị
trường của các sản phẩm nông nghiệp dễ hư hỏng.
Tuy nhiên khám phá của Schultz đã có một vài sai sót bởi vì trong hệ thống
thị trường giao sau, hợp đồng được ký trước và hàng hóa được cung cấp sau vào
một ngày cụ thể. Như vậy, trong trường hợp người bán có đầy đủ hiểu biết hoặc
thông tin về số lượng và chất lượng hàng hóa như vậy sẽ được bán ở mức giá nào,
dựa vào đó ông ta có thể phân bổ lại nguồn lực của mình để gia tăng sản xuất nhằm
đáp ứng theo hợp đồng. Nghĩa là người sản xuất có thể phòng ngừa cho lượng hàng
hóa ông ta đang sản xuất ở thời điểm t và bán giao sau tại thời điểm t +1 khỏi những
rủi ro tổn thất giá trị và bảo vệ lợi nhuận bằng cách chuyển những rủi ro đó cho
người khác. Do đó, khoản phí ông ta phải thanh toán để ngăn chặn hàng hóa của
mình khỏi những rủi ro phụ thuộc vào xác suất xảy ra rủi ro và đơn giá phòng ngừa.
Masahiro Kawai (1983) trình bày một mô hình lý thuyết giải thích ảnh hưởng
của thị trường hàng hóa giao sau lên quá trình hình thành giá và lợi ích chung của
toàn xã hội trên nền tảng những kỳ vọng hợp lý. Ông đã tính toán ảnh hưởng của
giá giao ngay lên sản xuất và sau đó dẫn giải khả năng của thị trường giao sau trong
mô hình. Ông đã chỉ ra rằng mức độ tối ưu của sản xuất chỉ phụ thuộc vào giá cả
giao sau và hệ số chi phí. Theo ông, số lượng hợp đồng giao sau được xác định bởi
mức tối ưu của sản xuất và đầu cơ phản ánh sự khác biệt giữa kỳ vọng chủ quan của
nhà sản xuất về giá giao ngay thời gian tới và giá giao sau tương ứng. Kawai đã
không xem xét đến tác động của những biến động trong kế hoạch sản xuất đến thị
15
trường giao sau. Hơn nữa, những quyết định trong sản xuất được thực hiện hoàn
hoàn toàn độc lập với những quyết định về giao dịch giao sau bất chấp rủi ro và xác
suất của giá giao ngay. Ông cũng lập luận rằng nhà sản xuất sử dụng hợp đồng giao
sau không chỉ để phòng ngừa rủi ro biến động giá mà còn để tìm kiếm cơ hội đầu
cơ.
Quay trở lại mô hình của Basab Dasgupta, biến động trong sản xuất đóng vai
trò quan trọng trong sự hình thành sản xuất cũng như quyết định thị trường giao sau.
Xem xét biến động trong thị trường hàng hóa giao sau là rất quan trọng trong bối
cảnh của hầu hết các nước đang phát triển. Sự bất ổn trong sản xuất nông nghiệp là
một hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển bởi vì sự phụ thuộc vào thời tiết
một yếu tố ngẫu nhiên.
Kết quả là sự bất ổn định cao của giá các mặt hàng nông nghiệp dẫn đến thu
nhập nông nghiệp không đảm bảo. Nhiều chính phủ đã có biện pháp chính sách
khác nhau theo thời gian để giảm biên độ biến động giá để giảm bất lợi cho người
sản xuất và người tiêu dùng. Những biện pháp, chính sách bao gồm can thiệp giá
trực tiếp như ấn định giá hỗ trợ tối thiểu, dự trù giá và kiểm soát giá cả, những hợp
đồng giao sau trên nền tảng tương tự cũng được coi là một trong những công cụ như
vậy.
Lapan, Moschini và Hanson (LMH) (1991) đã phân tích việc sản xuất và
quyết định phòng ngừa rủi ro của một công ty trên cả hai thị trường giao sau và thị
trường quyền chọn bằng cách sử dụng mô hình tối ưu hóa kỳ vọng. Với các giả định
rằng các hàng hóa được giả định là có đặc tính không thể dự trữ, họ đã chứng minh
rằng giá giao sau và chênh lệch giữa nó với giá giao ngay là nguồn gốc duy nhất của
tính không ổn định. Các tác giả cũng chỉ ra rằng đầu ra phụ thuộc vào giá giao sau
tại thời điểm hiện tại chứ không phụ thuộc vào giá giao sau tại thời điểm kết thúc
hợp đồng (Lapan HG, Moschini và S. Hanson năm 1991, trang 6674).
Cả Kawai và LMH đều cho rằng quyết định sản xuất không phụ thuộc vào
giá giao sau nhưng họ hầu như đã bỏ qua các quyết định tồn trữ hàng hóa bằng cách
giả định rằng hàng hóa không thể lưu giữ.
16
Mô hình của Basab Dasgupta là một phần mở rộng của mô hình LMH nhưng
phức tạp hơn nhiều. Trong mô hình này, ông không chỉ xem xét những mặt hàng có
thể lưu trữ mà bao gồm các biến động sản xuất. Kết quả là, quyết định sản xuất của
nhà cung cấp không chỉ phụ thuộc vào giá giao sau kỳ vọng mà còn cả các biến
động sản xuất dự kiến ảnh hưởng đến quyết định phân bổ nó cho thị trường giao
ngay và giao sau.
Nói tóm lại, qua rất nhiều tranh luận thông qua những mô hình lý thuyết và
bằng chứng thực nghiệm của các nhà kinh tế học, cho đến nay thị trường giao sau
đã chứng minh được lợi ích của mình trong việc cung cấp công cụ phòng ngừa rủi
ro biến động giá cho các nhà sản xuất, đương nhiên trong thị trường này vẫn tồn tại
những rủi ro là sự phát triển mạnh của các nhà đầu cơ, tuy nhiên các chính phủ chỉ
cần kiểm soát hoạt động này trong khuôn khổ luật pháp cho phép thì nó không
những không gây hại cho nền kinh tế mà còn có tác dụng làm tăng tính thanh khoản
cho thị trường này.
1.4. Thực trạng ứng dụng Hợp đồng Giao sau trên thế giới
1.4.1. Thực trạng Giao sau trên thế giới
Thế giới ngày nay đang bước vào nền kinh tế toàn cầu hóa. Bất kỳ sự thay
đổi nào của tình hình kinh tế thế giới cũng đều ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc
gia. Ngược lại, sự chuyển biến trong nền kinh tế quốc gia cũng tác động đến tình
hình kinh tế trong khu vực hay trong phạm vi thế giới.
Toàn cầu hóa mang lại nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng mang đến
nhiều khó khăn. Những khó khăn đó chính là rủi ro có thể nhận thấy và rủi ro tiềm
ẩn. Các rủi ro này tồn tại một cách ngẫu nhiên trong tất cả quá trình sản xuất, kinh
doanh, quản lý. Chúng hoàn toàn có thể làm cho nhà đầu tư mất sạch tiền, công ty
phá sản và nền kinh tế của một quốc gia suy sụp. Đối mặt trước những nguy cơ đó,
các phái sinh tài chính như hợp đồng giao sau (Futures), hợp đồng quyền chọn
(Option), hợp đồng hoán chuyển lãi suất (Swap)… ngày càng được sử dụng một
cách rộng rãi trên toàn thế giới như là những công cụ chủ yếu và không thể thiếu
17
được trong việc quản lý rủi ro. Tất cả mọi người đều có thể tham gia vào thị trường
này ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào thông qua hệ thống GLOBEX nối liền 12
trung tâm tài chính thế giới (Bermuda, Boca Raton, Chicago, Geneva, Hamburg,
Hong Kong, London, New York, Paris, Singapore, Tokyo, Zurich).
1.4.2. Thành tựu của thị trường giao sau trên thế giới
1.4.2.1. Các sàn giao dịch giao sau
Giao dịch giao sau xảy ra trên hơn 50 sàn giao dịch giao sau khắp thế giới.
Do tính chất của giao dịch toàn cầu, đặc biệt là khi được tự động hóa hoàn toàn, nên
đây chính là điều kiện liên kết các sàn giao dịch lại với nhau. Ví dụ Sàn Giao Dịch
Chicago (CME) và Sàn Giao Dịch Tiền Tệ Quốc Tế Singapore (SIMEX) được liên
kết chặt chẽ đến độ mà giao dịch mở một vị thế Eurodolars trên một sàn giao dịch
này và có thể đóng vị thế lại trên một sàn giao dịch khác. Chính do sự liên kết giữa
các sàn giao dịch ở khắp nơi trên thế giới đã ngày càng làm tăng thêm tính phổ biến
của thị trường này.
Theo số liệu trên tạp chí Futures Industry phát hành tháng Giêng/tháng Hai
năm 2002, có khoảng 316 triệu hợp đồng được giao dịch tại CME trong năm 2001.
CBOT có khối lượng giao dịch gần 210 triệu đồng. Sàn giao dịch giao sau bận rộn
nhất trên thế giới là EUREX, là sàn giao dịch liên kết giữa Đức và Thụy Sĩ đã giao
dịch trên 435 triệu hợp đồng. Sàn giao dịch giao sau tài chính quốc tế Luân Đôn
giao dịch trên 161 triệu hợp đồng. Futures Industry ước tính số lượng hợp đồng giao
sau giao dịch trên thế giới năm 2001 là 1,8 tỷ hợp đồng trong đó 1/3 số lượng giao
dịch này là từ Mỹ.
1.4.2.2. Sự phát triển của thị trường giao sau tài chính
Vào năm 1976, thị trường tiền tệ quốc tế đã giới thiệu hợp đồng giao sau đầu
tiên trên trái phiếu chính phủ và các công cụ tài chính ngắn hạn là trái phiếu kho bạc
TBill Mỹ loại 90 ngày. Hợp đồng này đã được giao dịch rất năng động trong nhiều
năm liền nhưng sau đó đã giảm dần do những thành công mang lại từ các hợp đồng
giao sau Eurodollar dạng giao dịch đã được phát triển mạnh mẽ trong những năm
thập niên 1980.
18
CBOT bắt đầu giao dịch giao sau trái phiếu TBond Mỹ vào năm 1977 loại
hợp đồng giao sau thành công nhất trong các thời kỳ. Chỉ trong vòng một vài năm,
công cụ này trở thành hợp đồng giao dịch năng động nhất và vượt qua cả hợp đồng
giao sau ngũ cốc, vốn đã tồn tại hơn một thế kỷ trước đây.
Vào thập niên 1980, hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán đã đạt được
những thành công cao độ. Công cụ này là chiếc cầu nối giữa các nhà giao dịch cổ
phiếu tại New York và các nhà giao dịch giao sau tại Chicago. Tại Mỹ, chỉ sau một
vài năm đã có hợp đồng giao sau chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, một chỉ
số tên tuổi trên thị trường chứng khoán .
Hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán đã thành công vang dội khắp toàn
cầu. Hầu hết các nước phát triển đều có sàn giao dịch giao sau riêng cho hợp đồng
chỉ số chứng khoán hoạt động. Một số nước có hợp đồng giao sau chỉ số chứng
khoán phổ biến gồm Anh, Pháp, Nhật, Đức, Tây Ban Nha và Hongkong
1.4.3. Thị trường giao sau ở Việt Nam
Trong điều kiện hiện nay, các thành phần kinh tế luôn phải đối mặt với các
rủi ro về giá cả, thông tin, thị trường (nguồn hàng, cung cầu) và tỷ giá trong hoạt
động xuất nhập khẩu. Những rủi ro này không chỉ ảnh hưởng đến những người trực
tiếp sản xuất, kinh doanh mà ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Tuy nhiên, hầu hết các
thành phần kinh tế Việt Nam chỉ biết chấp nhận vì chưa có công cụ bảo vệ rủi ro.
Trong những năm gần đây, khi tiếp xúc làm ăn với nước ngoài, chúng ta dần
dần biết được những phương cách bảo hộ rủi ro trên thị trường tài chính phái sinh.
Một số doanh nghiệp đã sử dụng công cụ này để bảo hộ cho hoạt động kinh doanh
của mình và dựa vào thông tin, giá cả trên các thị trường này để điều tiết sản xuất,
không còn lo bị ép giá. Việt Nam đang tổ chức các chợ đầu mối, các trung tâm giao
dịch và tiến tới hình thành các thị trường giao sau về nông sản. Trong lĩnh vực
ngoại hối, Chính phủ đã cho phép sử dụng hợp đồng quyền chọn để bảo vệ hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy muộn màng so với xu thế phát triển thế giới
nhưng sự khởi đầu này cũng là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam.
19
Hợp đồng giao sau được ứng dụng rộng rãi trên thế giới để phòng ngừa rủi ro, thu
hút các nhà đầu cơ tham gia và kích thích phát triển kinh tế. Là bộ phận của nền
kinh tế thế giới, chịu rủi ro từ những biến động kinh tế toàn cầu, Việt Nam nên học
hỏi xây dựng Sàn giao dịch giao sau phục vụ cho mục đích phòng ngừa rủi ro, tạo
đà cho kinh tế phát triển vững bền.
1.5. Sự cần thiết của việc ứng dụng Thị trường giao sau để phòng ngừa rủi ro
biến động giá cà phê tại Việt Nam hiện nay
Hợp đồng giao sau là một khái niệm khá mới về mặt kinh tế lẫn trong khoa
học pháp lý tại Việt Nam nhưng có tiềm năng to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là
những giải pháp hiệu quả cho những nhà sản xuất kinh doanh cà phê Việt Nam
thoát khỏi tình trạng bấp bênh, rủi ro trong làm ăn nói riêng.
Thị trường hàng hoá giao sau đã và đang tiếp tục chứng minh là một công cụ
hữu hiệu đối với việc khắc phục những ách tắc trong lưu thông của một nền kinh tế
vận hành theo cơ chế thị trường; góp phần làm đa dạng hoá các hình thức lưu thông
và đóng vai trò như một công cụ bảo hiểm đối với những nhà sản xuất.
Đối với nền kinh tế bao cấp không vận hành theo cơ chế thị trường thường
không gặp phải những yếu tố rủi ro do thị trường mang lại. Ngược lại, nền kinh tế
vận hành theo cơ chế thị trường thì rủi ro từ phía thị trường đối với những nhà sản
xuất trực tiếp thường là rất lớn đặc biệt là trong điều kiện hội nhập như hiện nay.
Điều đáng lưu ý là hợp đồng giao sau tạo nên tính thanh khoản đồng thời
tránh được rủi ro biến động giá cả cho các bên tham gia. Khác với đánh bạc và cá
cược, phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng giao sau tuy thường được dùng để đầu cơ
nhưng nó không chỉ tạo ra lợi ích cho chính người tham gia hợp đồng; mà cao hơn
là nó giúp cho thị trường tài chính trở nên hoạt động hiệu quả hơn, tạo cơ hội tốt
cho việc phòng ngừa rủi ro. Đây cũng là ưu điểm nổi trội nhất của hợp đồng giao
sau so với kỳ hạn.
Cà phê là một mặt hàng nông sản có đầu ra khá ổn định, thế nhưng ngành cà phê
Việt Nam lại đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự bất ổn giá cả đẩu ra. Trong khi đó,
20
hợp đồng giao sau lại là công cụ phòng ngừa rủi ro cho hàng hóa đã được áp dụng
và rất thành công trên thế giới như đã trình bày ở mục 1.4. Việc áp dụng những
công cụ này vào thị trường cà phê sẽ là một bước tiến, thúc đẩy ngành cà phê Việt
Nam phát triển ổn định và bền vững, giúp người nông dân trồng cà phê yên tâm sản
xuất và đảm bảo lợi nhuận mong muốn. Với mục tiêu đó, cuối năm 2008 Trung tâm
giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ra đời với rất nhiều kỳ vọng: xây dựng thương
hiệu cho cà phê VN, gắn kết sản xuất với thị trường, khắc phục những hạn chế trong
hoạt động kinh doanh xuất khẩu truyền thống.
Kết luận chương I
Chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng việc sử dụng hợp đồng
giao sau là một công cụ hữu dụng trong ngắn hạn và trung hạn để bảo vệ thu nhập
cho nhà sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, khu vực có
nhiều sản phẩm có thể thực hiện tồn trữ và bán giao sau. Tuy chịu nhiều tác động
của rủi ro (rủi ro giá cả, lãi suất, thời tiết…) nhưng nếu xây dựng được thị trường
giao sau các mặt hàng nông sản tại Việt Nam thì người nông dân và các doanh
nghiệp sản xuất nông sản vẫn có thể đương đầu với rủi ro và kinh doanh có lợi
nhuận.
21
CHƯƠNG II: RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG
CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG HỢP
ĐỒNG GIAO SAU VÀO GIAO DỊCH CÀ PHÊ
2.1. Rủi ro biến động giá tại thị trường cà phê Việt Nam:
2.1.1. Rủi ro biến động giá do giá xuất khẩu phụ thuộc vào giá thế giới
2.1.1.1. Tìm hiểu biến động giá cà phê trên thế giới thời gian qua
Cây cà phê lần đầu tiên được phát hiện ở Ethiopia cách đây khoảng 2000
năm, cùng với sự phát triển không biên giới của thị trường thương mại, cà phê đã có
mặt ở hầu hết các nước châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Hai loại cà phê được giao
dịch thương mại nhiều nhất là cà phê Arabica (gọi tắt là Arabica) và cà phê Robusta
(gọi tắt là Robusta).
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng sản lượng cà phê của các nước và khu vực trên thế
giới vụ mùa 2008/2009
Nguồn: www.ico.org
Mặc dù cây cà phê được trồng đầu tiên ở Ethiopia nhưng từ giữa thế kỷ 19
Brazil đã là nước dẫn đầu về sản lượng, hàng năm chiếm khoảng trên 30% tống
lượng xuất khẩu thế giới. Việt nam là một thị trường xuất khẩu lớn, từ thập niên 90
22
đã vươn lên là nước đứng thứ hai thế giới về sản lượng xuất khẩu, thứ 3 là
Colombia. Hiện nay, với 2 đại diện là Brazil và Colombia, Nam Mỹ trở thành khu
vực có thị phần cà phê lớn nhất thế giới chiếm khoảng 47% tổng sản lượng cà phê
toàn thế giới. Tiếp đó là khu vực Châu Á và Châu Đại Dương, Mehico và các nước
Trung Mỹ cùng chiếm 13%, khu vực Châu Phi chiếm 12%.
Để có thể thấy rõ biến động giá cà phê thế giới thời gian qua, chúng ta cùng
xem biểu đồ 2.2 ở dưới.
Biểu đồ 2.2: Giá cà phê thế giới và giá cà phê robusta thế giới hàng năm
giai đoạn 19942009 (US cents/lb)
Nguồn: www.ico.org
Từ biểu đồ ta thấy giá bình quân biến động lớn. Độ co giãn theo giá của cung
là thấp trong ngắn hạn và tăng lên trong dài hạn. Độ co giãn theo giá của cầu cà phê
là thấp trong ngắn hạn và dài hạn. Chính vì tính co giãn theo giá của cung cầu cà
phê thấp trong ngắn hạn nên giá cà phê thường xuyên biến động trên thị trường thế
giới.
Năm 1994 đợt sương muối tại Brazil làm cung thế giới giảm sút đột ngột và
giá tăng cao. Giá tăng khuyến khích người trồng cà phê mở rộng diện tích, sản
lượng cà phê thế giới tăng liên tục từ 94 triệu pound năm 1990 lên 129 triệu pound
23
(đơn vị tính tương đương khoảng 0,45kg), đây cũng là nguyên nhân chính của việc
giá cà phê thế giới giảm mạnh bắt đầu từ năm 1997.
Sản xuất vượt tiêu dùng trong những năm 19982003 cộng với sự phục hồi
của Brazil và tăng trưởng đột biến của Việt Nam làm cho giá cà phê thế giới giảm
và lâm vào khủng hoảng. Lượng dự trữ tăng 10 triệu pound năm 1997 lên 70 triệu
pound năm 2003. Cung cà phê toàn cầu tăng nhanh hơn cầu cà phê dẫn đến dư thừa.
Từ nửa cuối năm 1997 giá cá phê giảm liên tục đến mức thấp nhất vào năm 2001,
giá trung bình của cà phê rơi từ 180 USD/ pound đến dưới 40 USD/ pound. Giá cà
phê thế giới tiếp tục thấp cho đến năm 2004 kể từ khi có được một số phục hồi về
giá, nhưng vẫn còn thấp hơn mức đã chứng kiến trong năm 1990. Giá cà phê thế
giới giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 40 năm trước đó, giảm xuống dưới
mức giá thành làm cho ngành cà phê nói chung và người trồng cà phê nói riêng chịu
thiệt hại nặng nề.
Đến năm 2008 thị trường cà phê thế giới bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên các
nước xuất khẩu cà phê vẫn tập trung đến việc tăng sản lượng hơn là quan tâm cải
thiện chất lượng cà phê xuất khẩu do đó giá cà phê thế giới vẫn liên tục nhảy múa
trong niên vụ 2008/2009.
Theo dự báo mới nhất của ICO, sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ
2010/2011 sẽ đạt mức 133135 triệu pound; tiêu dùng cà phê năm nay sẽ phục hồi
nhưng cũng chỉ ở mức 129 triệu pound. So với mức sụt giảm hồi đầu năm nay, hiện
giá cà phê đang ở mức cao nhưng nhiều dự báo cho rằng đây chỉ là sự tăng giá do
hạn chế nguồn cung trong ngắn hạn, bởi hiện mới chỉ có Braxin đang thu hoạch cà
phê. Vào tháng 1112, khi Côlômbia và các nước Trung Mỹ đưa hàng ra thị trường,
Việt Nam cũng bước vào vụ thu hoạch thì giá cà phê sắp tới sẽ rất khó lường.
Cà phê có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới. Biến động giá
cà phê đã khiến cho nông dân nhiều nước điêu đứng. Biến động giá cà phê thế giới
đã và đang tiếp tục có những ảnh hưởng tới ngành cà phê Việt Nam, một nước có
khoảng 95% sản lượng được xuất khẩu.
24
2.1.1.2. Nguyên nhân gây ra bất ổn giá cà phê thế giới
v Nguồn cung của những nước có sản lượng lớn
Giá cà phê thế giới phụ thuộc rất lớn vào sản lượng của những quốc gia đang
nắm giữ tỷ trọng xuất khẩu lớn như Brazil, Colombia, Việt Nam. Nếu thời tiết tại
các nước này diễn biến không tốt có khả năng mất mùa thì giá cà phê sẽ tăng lên và
ngược lại.
Mùa đông Brazil thường diễn ra trong khoảng từ 21/6 đến 25/8 hàng năm,
đây là thời gian lạnh nhất trong năm, biểu đồ giá cà phê luôn có tỷ lệ nghịch với hàn
thử biểu trong giai đoạn này, chỉ với một bản báo cáo đêm qua nhiệt độ những vùng
trồng đã xuống thấp dưới 0°C hoặc dự báo trong những ngày tới sẽ rất lạnh thì hầu
như ngày hôm sau thế nào giá cũng tăng, hoặc ít nhất là không sụt thêm nữa.
v Giá trị và khối lượng cà phê giao dịch tại các sàn giao dịch trên thế giới
Lượng cà phê giao dịch trên thế giới ước tính lớn gấp 5 lần (hoặc hơn nữa)
lượng cà phê thực mà nông dân làm ra (sản lượng thế giới khoảng 127 triệu pound
trong vụ 2009). Tức là cũng một bao cà phê ấy thôi, nhưng nhà đầu tư A bán cho
nhà đầu tư B, rồi người này bán cho nhà đầu tư C đều được tính vào lượng giao dịch
hàng ngày trên thị trường.
Điều này có nghĩa là giá cà phê thế giới không chỉ phụ thuộc vào việc Brazil
có bị sương giá hay Việt Nam có bị hạn hán không mà còn phụ thuộc vào những
nhà đầu tư lớn dùng cà phê như một mặt hàng kiểu chứng khoán cho việc kinh
doanh của mình. Vị thế đang phải bán ra với những lô hàng mà họ đã mua vào trước
đó hay cần mua vào những lô hàng để có mà giao hoặc mua vào để chờ giá lên theo
phân tích của họ đều tác động rất lớn đến giá cả.
Giả sử một nhà đầu tư đang ở vị thế bán nhận định Mỹ có khả năng đánh Iran
và giá dầu trong thời gian ngắn có thể tăng lên 100USD/thùng, sau khi tổng hợp và
phân tích tình hình họ có khả năng bán mạnh số cà phê đang nắm giữ dựa trên các
hợp đồng mua giao sau cà phê mà mình đang có để lấy tiền mua dầu vào. Động tác
bán cà phê như thế sẽ ảnh hưởng tức thì lên giá cà phê và tạo ảnh hưởng dây
chuyền.
25
2.1.1.3. Ảnh hưởng của biến động giá cà phê thế giới đến thị trường Việt
Nam
Từ khoảng mười năm trở lại đây, cà phê Việt Nam có vị trí quan trọng và là
nước cung cấp nguyên liệu cho thị trường thế giới. Đứng sau Brazil, VN là nước
sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới với 15% thị phần. Trên 90% tổng sản lượng sản
xuất ra đều được xuất khẩu, chủ yếu là cà phê robusta nhân sống (cà phê vối) và cà
phê arabica (cà phê chè). Riêng cà phê Robusta xuất khẩu, VN đứng trên cả Brazil
và trở thành nhà xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất thế giới.
Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm
2001 đến năm 2009
Năm
Sản lượng xuất khẩu
(tấn)
Kim ngạch xuất khẩu
(USD)
Đơn giá XK bình quân
(USD/tấn)
2001 844,452 338,094,000 400.37
2002 702,017 300,330,000 427.81
2003 693,863 446,547,000 643.57
2004 745,000 576,154,000 773.36
2005 786,025 840,000,000 1,068.67
2006 887,000 1,070,000,000 1,206.31
2007 1,190,000 1,860,000,000 1,563.02
2008 1,060,000 2,135,000,000 2,014.15
2009 1,180,000 1,730,000,000 1,466.10
Nguồn: www.agro.gov.vn, www.vicofa.org.vn và www.giacaphe.com
Hiện nay nước cung cấp cà phê lớn nhất thế giới là Brazin mỗi năm sản xuất
2,5 triệu tấn cà phê, trong đó 50% dùng chế biến cà phê hòa tan trong nước, một
phần sản lượng cà phê hòa tan này được xuất khẩu. Với hơn 100 triệu dân, bình
quân mỗi người dân tiêu dùng 45kg cà phê thì lượng tiêu thụ trong nước của
Braxin đã khoảng 450.000 tấn nên họ không bị ảnh hưởng bởi giá quốc tế.
26
Còn Việt Nam hiện nay mới chế biến được khoảng 10.000 tấn (bằng 5% tổng
sản lượng), con số quá ít so với 1 triệu tấn cà phê nhân sản xuất ra mỗi năm. Thêm
vào đó, tiêu dùng nội địa cũng rất thấp, chưa được 0,5kg/người/năm, vì thế ngành
cà phê nước ta phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu và không thể kiểm
soát giá cà phê thế giới mà hoàn toàn bị động khi giá cà phê thế giới biến động.
Trong khi đó các nước khác trên thế giới lại bắt tay nhau để cùng kiểm soát và chi
phối giá cà phê, hầu hết dự báo của các hãng tin nước ngoài đều hướng vào người
mua. Thậm chí, các viện nghiên cứu giá cả trên thế giới khi đưa ra bản tin đều phục
vụ lợi ích một bên nào đó, còn thực tế không có lợi cho Việt Nam.
Chính vì thế trong quá khứ ngành cà phê Việt Nam đã chịu những tổn thất
nghiêm trọng, điển hình niên vụ cà phê 1991/1992 chúng ta đã phải bán cà phê với
mức rất thấp, có lúc dưới 600USD/tấn. Rồi đến đợt khủng hoảng cung cấp thừa
1999 lại là một đợt giá giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục của nhiều thập niên. Thời
kỳ đó có lúc nông dân đã phải bán cà phê với giá thấp dưới giá thành tức là chưa đạt
6,000đ/kg cà phê nhân.
Từ năm 2000, giá cà phê Việt Nam đã giảm mạnh. Năm 2001, với chi phí
chăm sóc lớn gấp đôi số tiền bán sản phẩm, bình quân mỗi héc ta cà phê, người
nông dân lỗ từ 5 7 triệu đồng/năm. Sau nhiều năm khủng hoảng, thị trường cà phê
thế giới có xu hướng phục hồi trở lại, bắt đầu từ cuối năm 2005. Đặc biệt vào những
tháng cuối năm 2006, giá cà phê tăng đột biến. 5 tháng cuối năm 2006, giá cà phê
thế giới tăng hơn giá trung bình 6 tháng đầu năm đến 32%.
Nhìn vào biểu đồ bên dưới ta có thể thấy rất rõ giá cà phê trong nước luôn
theo sát giá thế giới, giá thế giới tăng thì giá trong nước tăng, giá thế giới giảm thì
giá trong nước giảm, thậm chí còn giảm nhanh và nhiều hơn tốc độ giảm của giá thế
giới, điển hình là diễn biến giá cà phê của niên vụ 2008/2009.
27
Biểu đồ 2.3: Giá cà phê thế giới và giá cà phê xuất khẩu bình quân hàng
năm của Việt Nam giai đoạn 19942009(USD/tấn)
Nguồn: www.ico.org, www.agro.gov.vn và www.vicofa.org.vn
Biểu đồ 2.4: Giá cà phê thế giới và giá cà phê xuất khẩu bình quân hàng
tháng của Việt Nam niên vụ 2008/2009 (USD/tấn)
Nguồn: www.ico.org và www.vicofa.org.vn
Chính vì giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn vào biến
động giá cà phê thế giới, thêm vào đó do chất lượng cà phê Việt Nam nên giá xuất
28
khẩu trong nước luôn thấp hơn giá thế giới. Theo báo cáo của hiệp hội cà phê thế
giới niên vụ 2008/2009 sản lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam đứng thứ hai thế giới
nhưng về kim ngạch xuất khẩu chỉ đứng thứ tư. Đây là một bất lợi rất lớn cho bà
con nông dân trồng cà phê và các doanh nghiệp kinh doanh cà phê.
Biểu đồ 2.5: Lượng và giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam
giai đoạn 19942009
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
1,400,000
19
94
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
500.00
1,000.00
1,500.00
2,000.00
2,500.00
3,000.00
Lượng (tấn) Giá XKBQ (USD/tấn)
Nguồn: www.agro.gov.vn, www.vicofa.org.vn và www.giacaphe.com
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu
tổng cộng khoảng 1,18 triệu tấn cà phê (chủ yếu là cà phê robusta) sang 97 quốc
gia, đạt kim ngạch 1,705 tỉ đô la Mỹ, tăng 2,6% về lượng nhưng lại giảm tới 21,3%
về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Đơn giá xuất khẩu bình quân cũng giảm 7,4%,
xuống chỉ còn 1.398 đô la/tấn, đưa cà phê trở thành mặt hàng duy nhất, trong các
nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu có đơn giá xuất khẩu bình quân giảm so với
cùng kỳ năm 2008. Theo đó, xuất khẩu cà phê tới 10 thị trường lớn nhất (trừ Bỉ và
Hà Lan) đều có mức sụt giảm kim ngạch khá mạnh (từ 545%) so với cùng kỳ 2008.
Trong nửa đầu năm 2010, thị trường cà phê thế giới nhiều thăng trầm và diễn
biến phức tạp nhưng ngành cà phê Việt Nam vẫn chưa có nhiều động thái đối phó
29
và những giải pháp phù hợp để đối phó với biến động này. Thực tế này đã khiến cho
các thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cũng như nông dân nước ta chịu
rất nhiều thiệt thòi.
Tháng 2 và tháng 3 năm 2010, giá cà phê thế giới liên tục giảm mạnh khoảng
30% ở mức 1,100 USD/tấn và nông dân đã phải bán tống bán tháo cà phê vì lo sợ
giá cà phê sẽ còn giảm nữa. Tuy vậy, cuối tháng 4 /2010 khi giá cà phê đã bắt đầu
nhích dần lên thì nông dân vẫn phải bán cà phê với giá thấp (vì họ phải bán theo
hợp đồng kì hạn từ các tháng 2 và 3). Đây là nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt
cà phê hiện nay.
Bảng 2.2: Dự báo khối lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu năm 2010
Thời điểm Khối lượng xuất khẩu
(tấn)
Kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD)
Quý I 340.394* 476,67*
Quý II 311.783* 436,49*
Quý III 225.232* 353,97*
Quý IV 270.352** 440,54**
Cộng 1.147.761** 1.707,67**
Ghi chú: * Giá trị thực tế
** Giá trị dự báo
Nguồn: www.agro.gov.vn, www.vicofa.org.vn và www.giacaphe.com
Trong 9 tháng đầu năm 2010 nước ta xuất khẩu 877.409 tấn cà phê, kim
ngạch đạt 1,276 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2009, xuất khẩu cà phê giảm cả về
lượng lẫn giá trị kim ngạch. Theo Bộ NN và PTNT, sản lượng cà phê xuất khẩu
năm 2010 có thể đạt 1,1 triệu tấn, kim ngạch 1,67 tỉ USD (năm 2009 là 1,18 triệu
tấn và 1,73 tỉ USD).
Theo các chuyên gia, giá cà phê thế giới biến động bởi cung và cầu tại thị
trường cà phê Luân Đôn, New York và sự chi phối của các nhà kinh doanh cà
phê… Lẽ ra khi giá cà phê giảm, chúng ta không nên bán nữa nhưng các doanh
nghiệp và nông dân trồng cà phê ở nước ta lại lo bán một cách ồ ạt, chính vì thế
30
càng làm cho giá cà phê giảm mạnh hơn nữa. Bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất
khẩu thường bán hàng theo hợp đồng kỳ hạn đã được chót giá. Nhà kinh doanh cà
phê nước ngoài thường cho các doanh nghiệp trong nước ứng trước 70% giá trị hợp
đồng xuất khẩu vì họ biết rằng cho dù có lỗ, các Doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải
thực hiện theo đúng hợp đồng đã kí kết. Phương pháp chốt giá của hợp đồng cà phê
kì hạn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các nhà xuất khẩu.
Liên tục trong 3 năm qua, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) đã
cảnh báo các doanh nghiệp hội viên rằng, trong bối cảnh thị trường cà phê thế giới
biến động phức tạp, thì nên hạn chế bán hàng giao xa, bởi tính rủi ro rất lớn. Tuy
nhiên, khuyến cáo này không được doanh nghiệp tuân thủ. Hơn nữa, các quỹ đầu cơ
có thể tác động vào tình hình cung cầu thế giới do vậy sẽ biết cách để khiến cho giá
cà phê tăng lên hoặc giảm xuống. Đây là cuộc chơi mà nhiều doanh nghiệp Việt
Nam phải trả giá và thua lỗ, đang tìm mọi cách thoát ra.
Nhìn chung, ngành công nghiệp cà phê Việt Nam vẫn cho thấy phản ứng
chậm chạp của mình và chưa có hướng dẫn phù hợp để đối phó với biến động thị
trường. Thực tế này đã đặt các doanh nghiệp, thương nhân và nông dân trồng cà phê
nước ta luôn ở tình thế bất lợi và bị động cho dù giá cà phê thế giới có tăng hay
giảm, trong đó người trồng cà phê là đối tượng bị thiệt hại nặng nhất. Để giải quyết
vấn đề này, ngành cà phê cần nhìn lại tất cả các khâu.
2.1.2. Rủi ro biến động giá do quy trình sản xuất kinh doanh cà phê Việt
Nam còn tiểm ẩn nhiều rủi ro
2.1.2.1. Quy trình sản xuất kinh doanh cà phê của Việt Nam hiện nay
Do sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam ở dạng thô hoặc mới qua sơ
chế, ngành công nghiệp cà phê chế biến chỉ nắm giữ khoảng 0,4% thị phần cà phê
chế biến thế giới nên trong phần này chúng ta sẽ chỉ tập trung vào tìm hiểu quá trình
giao dịch cà phê nhân từ khi thu hoạch cho đến khi xuất đi thị trường nước ngoài để
thấy được những tồn tại của nó làm cơ sở tìm ra những giải pháp thích hợp để giảm
bớt ảnh hưởng của sự biến động giá cả đối với ngành này.
31
Sơ đồ 2.1: Quy trình kinh doanh cà phê ở Việt Nam hiện nay
Quy trình từ sản xuất đến xuất khẩu cà phê có 3 chủ thể chính tham gia:
Nông dân sản xuất nhỏ
(chiếm 80% diện tích
trồng cà phê)
Cà phê nhân xô
Sơ chế tại đại lý
(làm sạch, phân loại
cho xuất khẩu)
Sơ chế lại tại các doanh
nghiệp xuất khẩu
Doanh nghiệp chế biến cà phê
rang xay
(5% tổng sản lượng sản xuất)
Thị trường nội địa Thị trường quốc tế
Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
nhân
(95% tổng sản lượng sản xuất)
Đại lý thu mua,
ký gửi cà phê
Cà phê nhân xô
Nông dân
trồng cà phê
Thương lái,
đại lý, thu
mua cà phê
Doanh nghiệp
xuất khẩu
cà phê
Nông trường và trang trại
(chiếm 20% diện tích
gieo trồng)
32
v Người nông dânà thương lái, đại lý thu mua cà phê
§ Về sản phẩm:
Có một nghịch lý: cà phê robusta Việt Nam chất lượng vào loại cao trên thế
giới, kể cả so với Indonesia nhưng lại thường phải bán giá thấp hơn cà phê cùng loại
của nước này. Sở dĩ như vậy vì người nông dân còn nhiều thiếu sót trong khâu thu
hái, sơ chế, phân loại và bảo quản.
Với giá nhân công tăng lên trong những năm gần đây, người nông dân
thường lựa chọn phương pháp tuốt hơn là hái từng quả, vì thế chất lượng quả cà phê
bị ảnh hưởng, đồng thời thu hoạch luôn cả quả xanh để đỡ bị mất trộm, giảm được
công hái (vì chỉ hái một lần là xong), phơi sấy một lúc, tiết kiệm được chi phí và
điều quan trọng nhất là vẫn bán được, vẫn có người mua, tuy giá có thấp hơn nhưng
lại được lợi ở nhiều khâu khác…
Bên cạnh đó, để không bán sản phẩm ngay sau vụ thu hoạch lại có thể bảo
quản được chất lượng thì cần phải có sân xi măng để phơi, kho bãi để chứa, máy
móc phân loại v.v… những thứ này hầu hết nằm ngoài tầm với của nông dân nên họ
để lẫn lộn cả cà phê chín và xanh khi bán, ủ cà phê trên đất dễ bị hút ẩm gây mốc và
lẫn sạn, cát… dẫn đến giá bán thấp. Đây là kiểu sản xuất mà cà phê tốt cũng chỉ bán
được với giá chẳng khác gì cà phê xấu. Chính vì việc hái cà phê khi còn xanh nên
đã làm giảm chất lượng quả vì hương sẽ không thơm, vị sẽ nhạt, nhân không đẹp,
không mẩy bóng mà teo tóp và làm giảm từ 10 – 15% sản lượng, khi xuất khẩu sẽ bị
khách hàng chê, bị trừ lùi cao (1 tấn từ 100 – 120USD).
Trong vụ cà phê 20052006, Tổ chức Cà phê quốc tế đã phân loại cà phê
nhập tại 10 cảng khác nhau ở châu Âu và trong số 1.485.750 bao cà phê bị loại của
17 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu, có đến hơn 72% là cà phê xuất xứ từ VN. Cho
nên tính ra mỗi năm ngành cà phê Việt Nam bị thiệt hại tới hàng trăm triệu USD.
§ Về phương thức mua bán:
Trước đây người nông dân sau khi thu hoạch cà phê thì lập tức bán ngay cho
đại lý thu mua theo kiểu “tiền trao cháo múc”. Nguyên nhân là do phần lớn nông
dân trồng cà phê thiếu vốn, trong quá trình trồng cà phê thường nhận tạm ứng trước
33
của đại lý để mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bơm tưới… nên hầu hết sau vụ
thu hoạch là bị đại lý ép phải bán ngay để trang trải nào nợ nần, cho dù lúc thu
hoạch giá cả cao hay thấp, nông dân đều phải bán. Kiểu mua bán này luôn khiến
người nông dân ở thế yếu khi thu hoạch và bán cà phê vì giá nào cũng phải bán và
thường bị thương lái ép giá.
Hiện nay người nông dân chọn hình thức ký gửi cà phê cho các đại lý cà phê
ở xã, huyện các tỉnh Tây Nguyên. Đây là hình thức mua bán xuất hiện cách nay
chục năm và được xem là phương thức mua bán hay hơn hẳn so với phương thức
truyền thống “tiền trao cháo múc”. Ký gửi được xem là “hiện đại” hơn cách mua
bán cũ vì các đại lý kinh doanh cà phê xây dựng được kho chứa, có vốn lớn để khi
cần thì mua một lúc cà phê của nhiều hộ nông dân. Còn nông dân, thay vì thu hoạch
và bán ngay cho đại lý như trước với bất kỳ mức giá nào của ngày hôm đó, thì
phương thức này cho phép nông dân đưa cà phê tới kho của đại lý như hình thức
tạm trữ, đồng thời được tạm ứng một khoản tiền để người nông dân trang trải được
nợ nần. Nông dân theo dõi diễn biến giá cả trên thị trường, bất kể lúc nào thấy giá
bán có lợi, thì họ sẽ đến gặp thương lái chốt giá bán, và lấy tiền.
Tuy nhiên hình thức này không phải là không có rủi ro và những tổn thất do
những rủi ro này đem lại đối với người nông dân là vô cùng lớn: mất toàn bộ tiền
bán hàng khi đại lý vỡ nợ. Lý do rất đơn giản, các đại lý này cũng phải kinh doanh
lại bằng hai cách: ký gửi lại cho đại lý lớn hơn hoặc bán trước cà phê ký gửi của
nông dân lấy tiền đầu tư vào thương vụ khác để có lãi trả cho nông dân khi giá lên.
Điển hình năm 2008, hàng chục đại lý kinh doanh cà phê ở Đak Lak vỡ nợ đã bỏ
trốn do giá cà phê dù vẫn đang ở mức cao, trên 30.000 đồng/kg song lên xuống thất
thường khiến các đại lý đã bán trước cà phê của nông dân ký gửi với giá thấp cho
nhà xuất khẩu, tới khi giá lên, nông dân chốt giá bán bị lỗ nặng, gây thiệt hại cho
nông dân hàng chục tỉ đồng.
v Thương lái, đại lý thu mua cà phê à Doanh nghiệp xuất khẩu:
Các thương lái và đại lý thu mua cà phê thực chất chỉ là những người trung
gian giữa người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu.
34
Với mạng lưới khắp các tỉnh Tây Nguyên cùng hệ thống kho bãi, các đại lý
hơn hẳn các doanh nghiệp xuất khẩu khi nhận ký gửi cà phê của nông dân đồng thời
cho phép chốt giá vào bất kỳ thời điểm nào. Với phương thức kinh doanh như vậy,
thương lái và địa lý cũng đang đối mặt với những rủi ro biến động bất lợi của giá cả
khi họ có thể phải thu mua với giá cao và bán ra với mức giá thấp không được dự
tính trước. Do đó thời gian vừa qua đã dẫn đến vỡ nợ hàng loạt của các đại lý bởi lý
do khi người nông dân chốt giá bán thì hàng ký gửi đã được thương lái xuất bán với
giá thấp từ trước đó cho doanh nghiệp xuất khẩu để lấy tiền làm thương vụ khác.
Rốt cuộc người nông dân vừa mất tiền vừa không thu hồi được hàng.
v Doanh nghiệp xuất khẩuà nhà nhập khẩu nước ngoài:
§ Về sản phẩm:
Bên cạnh đó tuy là thành viên của Tổ chức Cà phê quốc tế, song Việt Nam
vẫn chưa áp dụng cách thức phân loại cà phê theo tiêu chuẩn thế giới đã được tổ
chức này ban hành mặc dù đã có 25 nước tuân thủ. Việt Nam đã chấp nhận tiêu
chuẩn quốc tế ISO 10470:2004 và soạn thảo thành TCVN 41932005 nhưng tất cả
những tiêu chuẩn đó đều không được thực hiện, cho tới nay cà phê vẫn là loại hàng
hóa chưa bị bắt buộc kiểm tra chất lượng trước khi thông quan.
Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hiện nay chỉ là nhà thương mại
đơn thuần, tìm khách hàng nhập khẩu, ký hợp đồng và đưa xe container tới đại lý cà
phê “đóng hàng’; có nghĩa là các đại lý đảm nhận luôn cả khâu sơ chế, phân loại cà
phê theo từng tiêu chuẩn riêng của nhà xuất khẩu. Do việc áp dụng tiêu chuẩn là tự
nguyện, nên rốt cuộc cho đến nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì phân hạng cà
phê theo 3 tiêu chí: thủy phần %, đen vỡ %, tạp chất %. Trong khi đó, các hợp đồng
mua bán cà phê robusta tại thị trường LIFFE đều xếp hạng cà phê dựa trên các
thông số chất lượng đo bằng phần trăm khối lượng, không phải bằng tỉ lệ phần trăm
số lỗi. Như vậy, cách xếp hạng theo phần trăm số lỗi mà ta đang áp dụng không
được quốc tế công nhận. Thế nhưng rất đông doanh nghiệp Việt Nam không muốn
áp dụng TCVN 41932005; các doanh nghiệp nước ngoài mua cà phê của Việt Nam
cũng không muốn áp dụng tiêu chuẩn này, vì không muốn phải trả giá cao hơn.
35
Như vậy, chúng ta xuất khẩu lẫn cả một lượng cà phê chất lượng xấu mà lẽ
ra phải được thải loại từ trước, vì thế cà phê tốt và xấu bị đánh đồng giá trong khi
người mua (nhà nhập khẩu cà phê VN) lại chọn lọc cà phê tốt để bán với giá cao,
còn cà phê xấu thì xuất trả. Đơn cử một con số: tỉ lệ lượng cà phê tuân thủ kỹ thuật
mà Tổ chức Cà phê quốc tế nhận được niên vụ 20032004 là 31,6% đã tăng lên
73,1% niên vụ 20052006 (xét toàn thế giới), Việt Nam nằm trong số 26,9% còn lại.
Chính vì vậy cà phê xuất khẩu của Việt Nam luôn bị phàn nàn về chất lượng
xấu, có lúc bị thải loại đến 60%, giá bị giảm 100200 USD/tấn, có lúc lên đến 600
USD/tấn tại London. Lượng cà phê robusta được cấp chứng nhận chất lượng
London ngày càng ít, khiến có lúc cà phê Việt Nam bị tồn kho tại London lên đến
400.000 tấn vào cuối năm 2007, đầu năm 2008.
§ Về phương thức mua bán:
Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam không đưa được
hàng lên các sàn cà phê của thế giới nên thường áp dụng phương thức bán hàng ký
hợp đồng giao sau, nhưng không chốt giá, mà vào thời điểm giao hàng mới chốt giá
dựa vào giá giao dịch trên thị trường và trừ lùi một mức nhất định.
Khi ký hợp đồng giao sau nhà nhập khẩu phải ứng trước cho doanh nghiệp
70% giá trị hàng hoá. Giá xuất không được chốt tại thời điểm đặt bút ký hợp đồng
mà căn cứ vào giá cà phê tại sàn London vào đúng ngày giao hàng, sau đó lấy giá
này trừ đi các chi phí chênh lệch, thuế, vận chuyển... và mức trừ lùi giá thường lên
tới 50100 USD/tấn. Điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hiện nay là
không dự đoán được sự lên xuống của thị trường, đồng thời không đánh giá được
sản lượng và tình hình thực tế cung, cầu trên thế giới, hầu hết đều dựa vào các kênh
thông tin chính là Reuter, Dowjohn… trong khi đây là các kênh thông tin phục vụ
người mua chứ không phải người bán. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam
luôn bị các nhà nhập khẩu nước ngoài dắt mũi. Khi các đối tác nước ngoài đã ký
được nhiều hợp đồng mua hàng với các doanh nghiệp Việt Nam, họ sẽ coi như đã
“nhốt” được các doanh nghiệp Việt Nam vào cái rọ. Đến thời điểm mà nhiều doanh
nghiệp Việt Nam phải giao hàng thì giới đầu cơ ở sàn London sẽ cấu kết với nhau
36
làm giá để đẩy giá bán cà phê tại sàn này xuống thấp. Lúc đó, các doanh nghiệp
Việt Nam buộc phải giao bán hàng cho họ với giá rẻ mạt.
Thông qua tìm hiểu quy trình giao dịch cà phê hiện nay của Việt Nam, chúng
ta có thể nhận thấy rủi ro biến động giá đang tác động lên từng khâu và ảnh hưởng
đến tất cả các đối tượng tham gia giao dịch, điều này sẽ được thể hiện rõ hơn trong
bảng bên dưới.
Bảng 2.3: Rủi ro đối với người sản xuất và kinh doanh cà phê VN khi
xảy ra biến động giá
Đối tượng Những rủi ro tiềm ẩn Nguyên nhân
Sản xuất nhưng không dự tính
được chi phí và giá bán đầu ra
Không có hợp đồng đầu ra trước
khi sản xuất
Chất lượng cà phê thấp => giá
bán thấp
Không có phương tiện hỗ trợ cho
việc thu hoạch và phân loại cà
phê
Người nông
dân
Ký gửi cà phê cho đại lý =>
rủi ro mất hàng mà không thu
được tiền, bị ép giá
Không có kho chứa, không đủ
vốn để trữ hàng
Đại lý Nhận ký gửi nhưng chưa chốt
giá => bị thua lỗ khi giá lên
Do đã bán hàng ký gửi khi giá
thấp
Giá xuất khẩu thấp hơn giá trị
thực tế, lượng hàng xuất trả do
dưới tiêu chuẩn nhiều
Chưa phân loại cà phê theo tiêu
chuẩn quốc tế
Doanh nghiệp
xuất khẩu
Ký trước hợp đồng đầu ra
nhưng chưa chốt giá bán +
nhận tạm ứng 70% giá trị hợp
đồng => không thể hủy HĐ
cho dù giá bán thấp
Không đủ vốn để tạm trữ hàng,
khi có biến động giá sẽ giảm giá
mua trong nước
37
2.1.2.2. Thiếu thông tin dự báo thị trường mang tính chuẩn xác
Bên cạnh quy trình sản xuất – kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, có một vấn đề
không thể không nói tới đó là người sản xuất và kinh doanh cà phê hầu như bị động
hoàn toàn trước diễn biến giá cả cà phê thế giới, sẽ là quá muộn nếu chỉ đợi tình
hình thế giới biến động rồi mới điều chỉnh. Với cương vị là nước xuất khẩu cà phê
đứng thứ hai thế giới, thật khó có thể tưởng tượng là ngay cả hiện nay vẫn chưa có
cơ quan nào ở VN dự báo thị trường cho ngành hàng quan trọng này.
Theo nhận định của các nhà kinh doanh cà phê chuyên nghiệp, hầu hết các
cơ quan dự báo về ngành cà phê trên thế giới là lực lượng phục vụ cho người mua
chứ không bao giờ vì người sản xuất. Chính bất công này đã khiến người nông dân
luôn chịu cảnh điêu đứng vì giá bán thấp và ít khi được hưởng những thành quả
đáng ra phải thuộc về mình. Cụ thể niên vụ 2009 2010 họ dự báo Brazin sản lượng
lên tới 50 triệu pound (0.454 kg/pound) nhưng thực tế chỉ có 39 triệu pound, còn
VN tới 22 triệu pound nhưng thực ra chỉ có 18 triệu pound. Tiếp tục sang niên vụ
2010 – 2011, họ lại dự báo “khống” Brazin sẽ đạt 56 – 58 triệu pound nhưng khả
năng chỉ đạt chưa tới 47 triệu pound, còn VN sẽ đạt trên 20 triệu pound nhưng căn
cứ tình hình hiện tại cao nhất VN cũng chỉ đạt 17,5 triệu pound mà thôi. Đầu năm
2010 tổ chức cà phê thế giới (ICO) cũng đã tuyên bố: các hãng tin tư nhân đưa tin
không chính xác, đồng thời khẳng định lượng cà phê tồn kho trên toàn cầu đang ở
mức thấp kỷ lục, tại Châu Âu lượng cà phê tồn kho chỉ còn 10 triệu pound so với 16
triệu pound cùng kỳ. Tình hình này cũng diễn ra tương tự tại Hoa Kỳ và một số
nước có thói quen sử dụng cà phê khác. ICO cũng khẳng định, hiện Brazil đang hạn
hán nên sẽ ảnh hưởng tới việc ra hoa và sản lượng vụ tới. Còn tại VN, sản lượng cà
phê vụ này do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài nên hạt nhỏ, tỷ lệ cây già cỗi lên đến
gần 30%. Hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum bị tác động của mùa mưa bão năm ngoái và
hạn hán nặng nề năm nay nên sản lượng cà phê ở 2 tỉnh này có thể giảm tới 20%.
Như vậy nếu chúng ta không xây dựng được một cơ quan dự báo chuyên
nghiệp để có được những số liệu phân tích dành cho riêng mình thì ngành cà phê
cũng sẽ khó có thể chủ động được việc sản xuất và kinh doanh.
38
2.1.2.3. Vai trò mờ nhạt của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
Tuy chúng ta có Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) nhưng Hiệp
hội cũng chưa đưa ra được những dự báo tương đối chính xác có thể hỗ trợ cho
ngành. Thực tế hiện nay Hiệp Hội chỉ chú trọng tới chỉ tiêu xuất khẩu chính phủ
giao và quan tâm lợi ích của các doanh nghiệp thành viên chứ chưa thực sự quan
tâm đến đội ngũ nông dân trực tiếp sản xuất. Hiệp hội mới chỉ đóng vai trò điều
hành xuất khẩu mà chưa điều hành được sản xuất sao cho cung phù hợp với cầu
cũng như chưa hướng dẫn hay đề ra các giải pháp khả thi để thực sự hỗ trợ cho
người nông dân khi có rủi ro bất ổn giá cả sản phẩm.
Chính sách tạm trữ của Chính phủ, theo đề xuất của VICOFA là đảm bảo
nông dân trồng cà phê có lợi nhuận tối thiểu 30% thông qua hỗ trợ doanh nghiệp
xuất khẩu vay vốn ngân hàng No& PTNT Việt Nam từ nguồn vốn hỗ trợ của nhà
nước với lãi suất ưu đãi để mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê. Thế nhưng các doanh
nghiệp xuất khẩu hội viên của VICOFA có khả năng tạm trữ (một hình thức ký gửi)
lại công nhận rằng họ chỉ có khả năng tạm trữ cà phê bằng cách gom từ các đại lý
lớn của mình, chứ không thể gom cà phê trực tiếp của nông dân. Bên cạnh đó các
doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ lại mua cà phê theo giá thị trường, có nghĩa là
giá thấp thì họ mua thấp, giá cao họ mua cao, nên mục tiêu nâng đỡ giá cho nông
dân của chính sách này hầu như không có ý nghĩa. Đồng thời VICOFA và các
doanh nghiệp tham gia mua không xây dựng được giá sàn mua cà phê nên những lời
hứa đảm bảo nông dân có lãi tối thiểu 30% khi họ thuyết phục Chính phủ ban hành
chính sách, cũng chỉ là lời hứa. Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn là nơi duy nhất được Ngân hàng Nhà nước chỉ định cho vay mua tạm trữ
cà phê có hỗ trợ lãi suất 6% từ ngân sách nhà nước nhưng theo Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Dak Lak, lượng vốn đã giải ngân cho vay
mua tạm trữ cà phê trên địa bàn tỉnh chỉ hơn 400 tỉ đồng, ứng với hơn 17.000 tấn.
Lâm Đồng là địa phương có diện tích cà phê lớn thứ hai trong nước, sau Đak Lak,
việc doanh nghiệp mua tạm trữ còn èo uột hơn cả Đak Lak. Chính vì thế chính sách
cho vay mua tạm trữ cà phê đã thất bại hoàn toàn.
39
Tóm lại, tuy là một cường quốc xuất khẩu nhưng cà phê Việt Nam không có
thương hiệu, thiếu một chỗ đứng ổn định trên thị trường thế giới, không có các hợp
đồng mua bán dài hạn, nên các tổ chức kinh doanh xuất khẩu không tiên liệu được
chính xác nhu cầu của thị trường và chiều hướng biến động giá… dẫn tới không
định hướng được sản xuất. Người sản xuất chỉ biết sản xuất, không biết được khả
năng tiêu thụ. Người kinh doanh đến mùa vụ chỉ biết thu mua, không biết sẽ bán
được bao nhiêu,với giá nào… ngành cà phê Việt Nam càng phát triển thì cà phê trên
thế giới càng bị dư thừa, hậu quả là cà phê Việt Nam phải bán phá giá, dẫn đến thua
lỗ cả người kinh doanh và người sản xuất. Tình trạng bị động về tiêu thụ, may rủi về
giá là đặc điểm cơ bản của sản xuất kinh doanh ngành cà phê Việt Nam.
Chính vì vậy cần thiết phải nhanh chóng ứng dụng giao dịch giao sau cà phê
nhằm bình ổn giá cả và giảm thiểu rủi ro cho người nông dân trồng và doanh nghiệp
kinh doanh cà phê.
2.2. Khả năng ứng dụng hợp đồng giao sau vào giao dịch cà phê tại Việt Nam
2.2.1. Học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước
§ Trung Quốc phát triển sàn giao dịch hàng hóa với hạt nhân là các nhà
sản xuất:
Thực tế, ở các nước trong khu vực, mỗi sàn giao dịch hàng hóa thành công
thường gắn với một mặt hàng thuộc thế mạnh quốc gia như sàn Đại Liên – Trung
Quốc với đậu nành; sàn Bursa – Malaixia với dầu cọ; sàn Sicom với cao su… Với
các sàn giao dịch trong khu vực đã thành công, ở giai đoạn ban đầu, lực lượng hạt
nhân luôn là nhà sản xuất (có nhu cầu bảo hộ giá sản phẩm). Ở Trung Quốc đã từng
xảy ra việc bùng phát các sàn giao dịch hàng hóa nhưng lại chú trọng vào các nhà
đầu tư hàng hóa nhiều hơn, điều này giúp các sàn có khách hàng nhanh, nhưng phát
triển không bền vững. Số lượng các nhà đầu cơ quá lớn có thể gây nên tình trạng
mất cân đối cung cầu, thị trường nóng lạnh đột ngột. Sự phát triển quá nóng rồi
nguội lạnh có thể tạo ra dư luận xã hội không tốt, khiến sau này các nhà sản xuất có
nhu cầu bảo hiểm giá sản phẩm ngần ngại tham gia
40
§ Singapore – sàn giao dịch phải gắn với vùng nguyên liệu:
Trước Sicom, trên thế giới, cà phê đã được đưa lên một số sàn giao dịch. Nổi
tiếng và thành công trong số này có sàn Liffe (London) với cà phê Robusta và sàn
Nybot (Mỹ) với cà phê Arabica. Để cạnh tranh, Sicom đã nỗ lực tạo ra hấp dẫn
riêng. Đó là tổ chức cơ chế giao dịch phù hợp với nhiều đối tượng như giờ giao dịch
buổi sáng từ 10h – 12h, buổi chiều từ 16h – 23h (phù hợp với khách hàng châu Á và
châu Âu). Sicom còn nhấn mạnh tới yếu tố khu vực: các nhà sản xuất và các NĐT
tài chính giao dịch trên sàn Sicom sẽ sử dụng chuẩn chất lượng cà phê châu Á (theo
tiêu chuẩn chất lượng tại các cường quốc về cà phê như Việt Nam hay Indonesia).
Điều này khá hấp dẫn, vì chuẩn chất lượng cà phê Robusta trên sàn Liffe cao hơn
chuẩn Việt Nam hay Indonesia. Ngoài ra, Sicom cho sàn liên thông với Liffe.
Thế nhưng, kể từ ngày khai trương, cà phê được giao dịch khá thưa thớt, với
số lô giao dịch đếm trên đầu ngón tay. Sicom không thành công với cà phê có
nguyên nhân khá đơn giản là Sicom không có lợi thế ở trung tâm các vùng nguyên
liệu của các quốc gia sản xuất cà phê lớn như Braxin, Việt Nam, Indonesia. Để thu
hút NĐT, Sicom cho phép khách hàng ở Việt Nam giao nhận thực hiện thông qua
việc xuất hóa đơn của các kho hàng trữ cà phê tại TP. HCM hoặc Singapore. Tuy
nhiên, thực tế việc xuất nhập, kiểm tra hàng mất thời gian đến hàng tuần sau khi
hợp đồng đến hạn. Đây là điều không mấy thuận lợi nên các nhà sản xuất ngần ngại.
Trong khi đó, đối với NĐT tài chính, họ chưa tìm thấy ở Sicom điểm hấp dẫn hơn
so với sàn giao dịch cà phê Robusta London.
Năm 2008, Việt Nam đã thành lập Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột được đặt tại Đăk Lăk, nơi sản xuất ra 50% sản lượng cà phê của ngành cà phê
Việt Nam và giao dịch loại hàng hóa duy nhất là cà phê.
2.2.2. Hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC)
BCEC là một tổ chức dịch vụ thương mại, nơi giao dịch, mua bán các loại cà
phê hạt khô (cà phê nhân) sản xuất tại Việt Nam, hoạt động theo phương thức đấu
giá tập trung và công khai gồm giao dịch mua bán giao ngay và giao dịch mua bán
41
giao sau; hoạt động theo nguyên tắc thành viên, dưới sự quản lý của UBND tỉnh
Đaklak. Theo đó BCEC vừa là thị trường sơ cấp vừa là thị trường thứ cấp:
Thị trường sơ cấp: Là những giao dịch mua bán lần đầu, sản phẩm của người
sản xuất lần đầu tiên được đưa vào giao dịch (sản phẩm không xuất xứ từ hợp đồng
mua trước đó tại Trung tâm Giao dịch Cà phê BMT) hình thành hợp đồng nguyên
thuỷ.
Thị trường thứ cấp (dành riêng cho giao dịch kỳ hạn): Là những giao dịch
mua bán lại quyền mua từ hợp đồng nguyên thuỷ (bên mua bán lại hợp đồng cho
người khác). Nghĩa là Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột phục vụ cho cả
người sản xuất và người kinh doanh, tiêu thụ.
Cơ cấu tổ chức của BCEC hiện nay:
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của BCEC hiện nay
Các tổ chức kinh doanh trong nước muốn trở thành thành viên của BCEC
phải có vốn tự có ít nhất là 5 tỷ đồng, và có 3 năm liên tục gần nhất có số lượng cà
phê xuất khẩu, chế biến hoặc tiêu thụ ít nhất là 5.000 tấn/niên vụ.
Đối với các tổ chức môi giới phải có giấy phép hoạt động môi giới tài chính,
thương mại và có vốn điều lệ tối thiểu là 3 tỷ đồng, còn đối với các tổ chức môi giới
42
nước ngoài là 2 triệu USD. Các tổ chức, đơn vị không hội đủ các điều kiện để trở
thành thành viên nhưng muốn tham gia giao dịch tại Trung tâm phải được môi giới
thông qua một tổ chức thành viên.
Trung tâm có sàn giao dịch nên các tổ chức thành viên có thể giao dịch trực
tiếp tại sàn hoặc giao dịch qua mạng Internet. Thời gian giao dịch tại trung tâm là 5
phiên/tuần bắt đầu từ 19h30 đến 21h00 theo giờ giao dịch của thị trường Luân Đôn.
Sản phẩm cà phê đăng ký tham gia giao dịch tại trung tâm gồm 2 loại cà phê
chính là cà phê Arabica ký hiệu trong giao dịch là A và cà phê Robusta ký hiệu là
R. Mỗi loại cà phê được phân thành 6 thứ hạng từ hạng đặc biệt đến hạng 5 và loại
cà phê nhân xô (hỗn hợp).
BCEC có ba tổ chức ủy thác:
Ngân hàng ủy thác thanh toán là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương
(TECHCOMBANK), thực hiện các nghiệp vụ thanh toán cho các hoạt động
giao dịch tại Trung tâm.
Tổ chức uỷ thác kiểm định chất lượng sản phẩm là Chi nhánh Công ty Giám
định hàng hóa nông sản xuất khẩu thuộc Bộ NN&PTNT tại Đaklak
(CafeControl) thực hiện việc kiểm định chất lượng, phẩm cấp, chủng loại cà
phê.
Công ty An Giang ủy thác quản lý, kinh doanh kho với hệ thống kho bãi do
công ty Thái Hòa (công ty mẹ) đầu tư.
Để làm tốt các chức năng, nhiệm vụ trên và nhằm tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho các các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê,
nhất là đối với người trực tiếp sản xuất cà phê, BCEC cùng với Techcombank và
doanh nghiệp quản lý kho triển khai hoạt động ký gửi hàng hóa, cung cấp dịch vụ
tín dụng, các dịch vụ kho bãi, các dịch vụ khác về kiểm định, gia công, chế biến,
giao nhận hàng hóa khi khách hàng có nhu cầu, với hệ thống gồm 04 kho và 01
xưởng chế biến ngay tại Trung tâm.
Khi xây dựng dự thảo quy chế giao dịch, BCEC dự định triển khai cả hai
cách thức giao dịch là mua bán giao ngay và mua bán kỳ hạn. Tuy nhiên, sau đó
43
BCEC chỉ chọn mua bán giao hàng thật để bảo đảm từng bước đi phù hợp với trình
độ mua bán cà phê của phần đông nông dân và doanh nghiệp hiện nay.
Với phương thức mua bán này khiến BCEC giống một đại lý thu mua chứ
chưa hẳn đã trở thành một sàn giao dịch khi chưa có mua bán kỳ hạn, mà chỉ là mua
bán giao ngay. Khi giao dịch tại sàn người nông dân được hưởng khá nhiều lợi ích,
cụ thể như:
Người nông dân có thể yên tâm khi gửi kho của sàn, không sợ vỡ nợ, rủi ro
như ký gửi cà phê ở đại lý như bao lâu nay.
Người nông dân được hướng dẫn phân loại cà phê xô theo ba tiêu chuẩn dựa
trên kích cỡ hạt (có sàng đo kích cỡ để phân loại), đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nhờ đó
bán thành phẩm được giá cao hơn nhiều so với bán xô tại đại lý.
Cà phê ký gửi được kiểm định chất lượng bởi công ty Cafecontrol, chỉ cần
30 phút sau khi nhập kho là có thể cho người gửi biết kết quả lô hàng nhập là bao
nhiêu phần trăm sàng 18 (cỡ hạt), sàng 16, sàng 13, độ ẩm, tỷ lệ hạt đen vỡ, tỷ lệ tạp
chất… đồng thời được cấp giấy chứng thư đã ký gửi trong đó có chứng nhận tiêu
chuẩn cà phê của Cafecontrol. Người nông dân có thể dùng nó để bán, cầm cố vay
tiền ngân hàng, còn nếu chưa cần tiền thì cứ gửi ở kho của sàn, khi nào cần thì bán.
Thế nhưng khi nhìn vào khối lượng và giá trị giao dịch qua BCEC năm
2009 chỉ có 320 tấn cà phê gửi kho với giá trị giao dịch gần 9 tỷ đồng, 9 tháng đầu
năm 2010 có khá hơn khi lượng hàng giao dịch là 960 tấn cà phê với giá trị giao dịch
khoảng gần 27 tỷ đồng có thể thấy BCEC còn thua xa một đại lý cà phê cấp 3 ở
huyện trong mùa vụ thu hoạch cà phê có thể mua bán hàng chục hay hàng trăm tấn
một ngày, trong khi trung tâm được nhà nước đầu tư hàng chục tỉ đồng nhưng khối
lượng giao dịch chỉ có 16 tấn với giá trị 380 triệu đồng như vào ngày 25/3 vừa qua.
Trong những tháng đầu niên vụ cà phê 20092010, hàng ngày nông dân, đại lý chỉ
ký gửi vài chục tấn, chẳng thấm là bao so với hàng trăm ngàn tấn cà phê nhân ở
Đak Lak.
Mặc dù trong gần 3 năm qua, sàn đã liên tục có những điều chỉnh cần thiết,
phù hợp hơn với thực tế như: hạ thấp lượng cà phê ký gửi vào đây để làm thành
44
viên từ 5 tấn xuống còn 1 tấn; từ 1 tấn trở lên là có thể thực hiện được một phiên
giao dịch trên sàn; nhiều thủ tục hành chính khác cũng được giản lược…, nhưng số
thành viên và lượng cà phê được ký gửi vào đây vẫn quá khiêm tốn, thành viên
đăng ký bán cà phê ở sàn tới giờ, dù có tăng nhưng cũng chỉ hơn 40 cá nhân mà đa
phần là đại lý, một con số rất khiêm tốn nếu so với hàng vạn hộ dân trồng cà phê ở
Đắk Lắk nói riêng và hàng trăm ngàn hộ nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên mà
sàn này định hướng nhắm tới. Thành viên đăng ký kinh doanh, hay nói chính xác
hơn là đăng ký mua, cũng chỉ mới có 21 doanh nghiệp, con số quá ít ỏi so với hơn
140 doanh nghiệp có kinh doanh cà phê hiện nay ở tỉnh Đaklak.
Việc thành lập BCEC là đúng nhưng rõ ràng hiệu quả không được như mong
đợi và không thu hút được người nông dân đến sàn. Để giao dịch giao sau hiệu quả
hơn thiết nghĩ cần thiết lập một mạng lưới giao dịch rộng lớn có tổ chức từ Sàn
Giao Dịch cho đến vườn của người nông dân để thay thế cho một hệ thống đại lý tự
sinh tự phát đã ẩn chứa quá nhiều rủi ro cho người nông dân trong thời gian qua.
2.2.3. Nguyên nhân BCEC chưa triển khai giao dịch giao sau cà phê
2.2.3.1. Khung pháp lý còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ và chưa phù
hợp với thông lệ quốc tế
Hiện nay chúng ta đã và đang xây dựng hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý
của cơ chế thị trường giao sau, song còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ và chưa phù
hợp với thông lệ quốc tế. Do tính đặc thù của thị trường phái sinh mà cụ thể là thị
trường giao sau nên cần có một khuôn khổ pháp lý phù hợp.
Vì vậy cùng với việc hoàn thiện sửa đổi các luật đã có, bước đầu Chính phủ
cần nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các thông tư, nghị định quy định về việc
kinh doanh, giao dịch trên thị trường hàng hóa giao sau. Sau đó cần phải nghiên cứu
và soạn thảo pháp lệnh kinh doanh trên thị trường này. Tuy nhiên để xây dựng công
cụ pháp lý riêng cho loại thị trường này là khó khăn lớn của Việt Nam. Luật chứng
khoán Việt Nam cũng đã có quy định về các hình thức giao dịch giao sau. Tuy
nhiên trên thực tế thì vẫn chưa thể áp dụng vì chưa được hướng dẫn thực hiện cụ
45
thể. Những phương thức này chỉ có thể áp dụng khi thị trường giao sau Việt Nam
đảm bảo các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật, pháp lý và phát triển đến một trình độ cao
hơn nhiều so với hiện nay.
2.2.3.2. Thông lệ tập quán kinh doanh của người nông dân
Đó là thói quen mua bán cũ khá tiện lợi cho nông dân. Nông dân thu hoạch
cà phê với bất kỳ khối lượng nào cũng được đại lý, thương lái ở thôn buôn, trong xã
tới mua cà phê xô mà tiền có thể trao ngay hoặc ghi nợ mà nông dân có thể lấy bất
kỳ lúc nào mình muốn. Trong khi nếu muốn bán cho sàn, đầu tiên phải làm ra cà
phê đạt tiêu chuẩn Việt Nam vốn khá rắc rối với nông dân, sau đó nông dân phải
chuyên chở tới sàn mà không phải ai cũng có phương tiện.
BCEC có hệ thống kho lớn nhưng nông dân thu hoạch mỗi lần vài tấn cà phê
ở các huyện, xã cách xa trung tâm hàng chục cây số phải thuê xe chở về trung tâm,
làm phát sinh chi phí. Thế nên, nông dân gửi cà phê cho đại lý trong thôn, xã vẫn
thuận tiện hơn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp lại có mạng lưới thu mua cà phê đủ
mạnh thông qua các đại lý ở huyện, xã và họ cũng chẳng cần tham gia sàn dù thừa
biết đây là phương thức mua bán hiện đại mà nhiều nước tiên tiến đã và đang áp
dụng cho nông sản.
Hay nói khác hơn, bản chất của kiểu mua bán cũ là qua nhiều tầng nấc trung
gian để đưa hạt cà phê từ nông dân tới nhà xuất khẩu hay chế biến. Đột phá để phá
vỡ một phần trong hệ thống mua bán cũ đã ăn sâu vào nông dân, đại lý không phải
là điều dễ dàng. Đây là một thông lệ có từ rất lâu đời, do vậy để thay đổi cần có thời
gian và tác động của các cơ quan quản lý.
2.2.3.3. Tham gia thị trường giao sau – hoạt động vẫn còn mới mẻ ở
Việt Nam
Những hạn chế về kiến thức của các nhà kinh doanh và các cấp quản lý ở
Việt Nam khiến cho việc xây dựng trong thực tiễn vấp phải nhiều trở ngại. Muốn
xây dựng được thị trường thì trước hết phải huấn luyện được đội ngũ nhà kinh
doanh am hiểu về sản phẩm phái sinh và thị trường giao sau.
46
Kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là do phán đoán chủ quan
có được do tích luỹ từ nhiều năm, thế hệ trước truyền cho thế hệ sau. Tuy nhiên khi
mở rộng quy mô kinh doanh, hội nhập ngày càng sâu rộng thì tính chất rủi ro cũng
có nhiều biến động do vậy không thể lường trước được. Hơn nữa kiến thức về tài
chính thế giới cũng như các kỹ thuật phân tích đo lường, ước lượng mô hình mô
phỏng biến động giá cả còn rất thiếu và yếu. Chỉ một bộ phận nhỏ các cán bộ trong
doanh nghiệp được đào tạo nhưng chưa có sự chuyên sâu. Vừa kinh doanh vừa học
do vậy những sai lầm mắc phải là không thể tránh khỏi.
Đội ngũ các nhà kinh doanh rủi ro trên thị trường thứ cấp chưa thật sự mạnh
về cả chất lẫn lượng. Do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn
thấp, trên thị trường cón thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như
kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, các nhà môi
giới còn quá ít để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ thị trường này.
Kết luận chương II
Cũng như những mặt hàng nông sản khác của Việt Nam đều chỉ tham gia ở
khâu ít giá trị gia tăng, rủi ro cao và nhiều lệ thuộc, cà phê Việt Nam tuy chiếm giữ
thị phần xuất khẩu không nhỏ trên thế giới nhưng chủ yếu ở khâu trồng cấy và thu
gom sản phẩm thô, cà phê nhân được xuất cho các công ty nước ngoài. Họ chế biến,
chắt lọc, phân đoạn làm nhiều tầng, thu nhiều khoản lời và đóng nhãn mác của họ
bán cho người tiêu dùng. Vì chiếm giữ những phần ít rủi ro, lại nắm được thông tin
đầu nguồn nên họ chủ động tránh được thiệt hại. Phần bất lợi đẩy về phía những
doanh nghiệp xuất khẩu và được doanh nghiệp đẩy về khu vực sản xuất là những
người nông dân trồng cà phê. Nếu không đảm bảo được lợi ích cho người trồng cà
phê thì khả năng họ chuyển sang canh tác cây trồng khác là điều chắc chắn, vấn đề
này về lâu về dài không có lợi cho nền sản xuất quốc gia nói chung và cho ngành
xuất khẩu cà phê nói riêng.
Vấn đề trước mắt là làm thế nào để giúp người nông dân trồng cà phê yên
tâm sản xuất và có thể đương đầu với rủi ro biến động giá ngày càng gia tăng thì
47
ngoài việc thiết lập lại một mô hình sản xuất kinh doanh mới với sự liên kết chặt
chẽ giữa các khâu, chúng ta cần xây dựng và phát triển thị trường giao sau cà phê.
Bởi ít nhất cho đến lúc này, người nông dân đã dần mất niềm tin vào cung cách mua
bán, giao dịch cũ theo kiểu phi thương mại từ các đại lý thu mua cà phê truyền
thống, việc họ sẽ tìm đến giao dịch với sàn cà phê Buôn Ma Thuột là điều tất nhiên.
Vấn đề còn lại là làm sao để họ đến với con đường ngắn nhất và trong thời gian sớm
nhất có thể.
Tuy nhiên với những hạn chế đã nêu ở trên trong việc triển khai thị trường
này thì cần có những giải pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế đó. Trong
phần tiếp theo chúng ta sẽ đi vào một số giải pháp chính và giải pháp có tính định
hướng để xây dựng và phát triển thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam.
Với những khó khăn như vậy nhưng chúng ta cũng vẫn cần phải triển khai
giao dịch cà phê giao sau tại BCEC nhanh chóng vì hai lẽ: một là tăng công cụ bảo
hộ cho người sản xuất và kinh doanh cà phê; hai là hiện tại, ngoài Nybot và Liffe
mà doanh nghiệp Việt Nam thường tham gia, mới đây, sàn hàng hóa Sicom của
Singapore cũng sang Việt Nam mời doanh nghiệp tham gia, nếu chúng ta chậm nữa
giao dịch cà phê kỳ hạn sẽ trở thành thị trường cho các sàn nước ngoài vào chiếm
chỗ.
48
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU CÀ
PHÊ TẠI VIỆT NAM ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN
ĐỘNG GIÁ
3.1. Xây dựng thị trường giao sau trên cơ sở triển khai giao dịch giao sau tại
Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
3.1.1. Thay đổi mô hình tổ chức sàn giao dịch
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức sàn giao dịch
v Khối lãnh đạo:
Giám đốc: gồm 1 giám đốc, có nhiệm vụ quản lý và điều hành hoạt động của
các phòng ban. Giám đốc là người đại diện pháp lý cho sàn giao dịch.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Trung tâm giao dịch Trung tâm kiểm định ,
chuyển giao sản phẩm
Sàn giao dịch cà
phê
Trung tâm thanh
toán bù trừ
Phòng quản lý
thành viên
Phòng công nghệ
và tin học
Phòng thông tin
thị trường
Văn phòng tổng hợp
Phòng quản lý
kiểm định
Phòng chuyển giao
sản phẩm
Quản lý kho hàng
hóa
Phòng pháp chế
49
Phó Giám đốc: 2 Phó Giám đốc hỗ trợ cho Giám đốc trong việc quản lý hoạt
động của sàn.
v Trung tâm Kiểm định và chuyển giao sản phẩm:
Bao gồm các phòng ban: phòng quản lý kiểm định, phòng chuyển giao sản
phẩm, phòng quản lý kho hàng hóa có chức năng phục vụ quá trình kiểm tra tính
chuẩn hóa của hàng hóa (người bán có trách nhiệm đem nộp mẫu hàng hoá cho bộ
phận kiểm tra giám định chất lượng hàng hoá trước khi tiến hành giao dịch trên sàn)
và phục vụ quá trình giao nhận hàng.
v Trung tâm Giao dịch:
Bao gồm các phòng ban: sàn giao dịch cà phê, Trung tâm thanh toán bù trừ,
phòng quản lý thành viên, phòng công nghệ và tin học và phòng thông tin thị
trường.
Sàn giao dịch: nơi diễn ra các giao dịch. Có nhiệm vụ tổ chức và điều hành
các phiên giao dịch. Các thành phần tham gia giao dịch trên sàn:
· Người mua: bao gồm các doanh nghiệp sản xuất nhựa trong nước, các doanh
nghiệp lọc dầu nước ngoài (mua dầu thô). Ngoài ra, còn bao gồm tất cả
những người có nhu cầu phòng ngừa rủi ro khi giá các nguyên vật liệu đầu
vào cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng.
· Người bán: các doanh nghiệp xuất khẩu hạt nhựa nước ngoài, các doanh
nghiệp xuất khẩu dầu thô trong nước. Đây là những người có nhu cầu phòng
ngừa rủi ro giá và không có mục đích đầu cơ kiếm lời.
· Nhà đầu cơ: là những người mua đi bán lại các hợp đồng giao sau để thu lợi
nhuận từ chênh lệch giá. Họ là những nhân tố chính tạo tính thanh khoản cho
thị trường, khiến cho mục đích tạo lập sàn giao sau để phòng ngừa rủi ro giá
cả trở nên gần với thực tiễn hơn.
· Nhà môi giới trên sàn: thực hiện các giao dịch cho khách hàng, nhà đầu tư
đến giao dịch phải thông qua nhà môi giới trên sàn. Nhà môi giới ở đây có
thể là của công ty môi giới hoặc là nhà môi giới độc lập nhưng phải có tín chỉ
hành nghề do các tổ chức có liên quan cấp giấy chứng nhận.
50
· Công ty môi giới trên sàn: có nhiệm vụ tiếp nhận các hồ sơ giao dịch của
khách hàng, sau khi tiến hành kiểm tra kiểm soát tính hợp lý của các hợp
đồng phù hợp với các quy định giao dịch của sàn sẽ tiến hành đẩy lệnh giao
dịch lên sàn.
· Người tạo lập thị trường: có vai trò đảm bảo cho lệnh mua và lệnh bán có
thể thực hiện ở một vài mức giá mà không có bất kỳ sự chậm trễ nào. Chính
họ làm tăng tính linh hoạt cho thị trường và tự tạo lợi nhuận cho mình thông
qua chênh lệch giá.
Trung tâm thanh toán bù trừ (clearing house): theo dõi tất cả các hoạt
động giao dịch trong ngày để tính toán các vị thế của mỗi thành viên. Từ đó loại trừ
các rủi ro tín dụng, quản lý các tài khoản.
Phòng quản lý thành viên: tìm và hướng dẫn cho khách hàng các thủ tục
cần thiết khi tham gia giao dịch trên sàn.
Phòng thông tin thị trường: chịu trách nhiệm thu thập và phân tích các
thông tin về giá cả trên thị trường trong nước và thế giới. Phối hợp với các công ty
mô giới của phòng giao dịch cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết
trên thị trường.
v Khối văn phòng tổng hợp: phòng nhân sự, phòng kế toán, bộ phận kỹ
thuật,….
v Phòng nghiên cứu pháp chế: nghiên cứu ban hành các quy chế hoạt động
của sàn, sửa đổi các quy mô kích thước hợp đồng, đề xuất các mặt hàng mới tham
gia hợp đồng; xử lý các tranh chấp xảy ra giữa các bên giao dịch tại sàn; trực tiếp
chịu trách nhiệm trước ban giám đốc; ký quỹ giao dịch, đánh giá các giao dịch hàng
ngày và thực hiện thanh toán các giao dịch.
3.1.2. Quy chế giao dịch tại sàn (điều khoản)
v Quy định về thời gian làm việc của sàn: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần( trừ
ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật Việt Nam). Mỗi ngày có 1 phiên giao dịch
vào buổi chiều từ 14h đến 17h.
51
v Quy định về chủng loại hàng hoá: Cà phê Robusta loại R2B.
v Quy định cách yết giá: VND/kg và áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng.
v Quy định biên độ giao động giá trong ngày: 10 VND/kg
v Quy định về khối lượng mỗi hợp đồng giao dịch: 2 tấn (1.000kg).
v Quy định về khoản ký quỹ: Khi tham gia hợp đồng giao sau, người mua
phải ký quỹ 20% giá trị hợp đồng. Mức ký quỹ duy trì sẽ là 10%, xuống dưới mức
này người tham gia hợp đồng sẽ phải nộp vào khoản ký quĩ cho đủ 20%.
Mức ký quỹ: do sàn giao dịch quy định và có thể thay đổi tuỳ theo tình hình
của thị trường.
v Quy định về thanh toán và giao hàng: Vào ngày cuối cùng của hợp đồng,
nếu người bán quyết định không bù đắp vị thế hợp đồng (không chuyển nhượng lại
hợp đồng và quyết định mua hàng) thì sẽ phải thực hiện việc giao hàng vào tháng
giao hàng bằng việc thực hiện “lệnh giao hàng” đến Sàn. Sau khi “Lệnh giao hàng”
được công bố trên thị trường thì sàn có trách nhiệm tìm kiếm và xác định người
mua theo phương pháp khớp lệnh liên tục. Người mua có thể là người đã mua hợp
đồng giao sau cà phê hoặc có thể là người mua trên thị trường giao ngay do Sàn tìm
được.
Cả người mua và người bán hoặc bên được ủy thác (nếu có) phải cung cấp
đầy đủ thông tin để tiến hành giao dịch và giao nhận hàng. Điều này phục vụ cho
công tác thống kê, kiểm tra giao dịch của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước,
nhằm quản lý việc đầu cơ, thao túng thị trường. Ngoài ra, việc chuẩn hóa thông tin
còn nhằm mục đích ràng buộc nghĩa vụ của người mua và người bán khi tham gia
hợp đồng giao sau.
Nếu bên đối tác tham gia hợp đồng không cư trú thường xuyên tại Việt Nam
thì bắt buộc phải có bên ủy thác để chịu mọi trách nhiệm liên đới của hợp đồng.
Thời gian giao hàng: hợp đồng giao sau dầu thô, hạt nhựa: được giao dịch
trong tháng liên tiếp. Sau ngày giao dịch cuối cùng một ngày là ngày giao hàng.
Tháng giao hàng: là tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng chín.
Địa điểm giao hàng:
52
· Giao hàng tại kho của người bán nếu người mua và người bán ở trong cùng
một quốc gia.
· Giao hàng tại cảng của nước xuất khẩu (người bán) nếu người mua và
người bán ở hai quốc gia khác nhau. Chi phí vận chuyển từ kho của người
bán ra cảng do hai bên tự thoả thuận.
Phương thức thanh toán: cách thức thanh toán do các bên tự thoả thuận.
Ngày thông báo đầu tiên: Là ngày làm việc đầu tiên của 05 ngày làm việc
cuối cùng của tháng trước Tháng giao hàng.
Ngày giao dịch cuối cùng: là ngày làm việc cuối cùng của tháng giao dịch
trước tháng giao hàng. Mọi trạng thái giao dịch phải được đóng bằng một giao dịch
đối ứng hoặc gia hạn bằng một giao dịch mới trước giờ đóng cửa của thị trường
ngày hôm đó.
v Quy định về hoa hồng và phí giao dịch:
Mức hoa hồng trả cho người môi giới là 0.03% trên giá trị một hợp đồng
được giao dịch trên sàn. Phí giao dịch mà môi giới trả cho sàn giao dịch là 5.60%
của mức hoa hồng mà môi giới nhận được từ khách hàng. Hoa hồng và phí giao
dịch sẽ được trả vào ngày làm việc ngay sau ngày giao dịch.
Phí giao dịch mà người mua và người bán phải trả cho sàn là 0.05% giá trị
hợp đồng trên mỗi hợp đồng được giao dịch trên sàn. Phí giao dịch này nộp sau khi
phòng đăng ký và lưu trữ phát hành hợp đồng giao dịch.
v Kiểm định chất lượng hàng hóa
Các giấy tờ yêu cầu gồm có:
· Tờ khai quyền sở hữu
· Hợp đồng mẫu có chữ ký bên bán
· Lệnh giao hàng
· Vận đơn hoặc hóa đơn chuyên chở
Quy định về chất lượng hàng hóa:
Người bán phải chứng minh chất lượng hàng hóa thông qua chứng chỉ chất
lượng hàng hóa của bộ phận kiểm định chất lượng hàng hóa tại sàn.
53
Chứng chỉ phải ghi rõ số lượng kiện hàng của mỗi lô hàng. Việc kiểm định
phải được hoàn tất trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được mẫu hàng và chứng chỉ
chất lượng phải gởi đến cho người mua trước 10 ngày làm việc so với ngày cuối
cùng của khoảng thời gian yêu cầu giao hàng. Mỗi lô phải trích ra 3 mẫu và mỗi
mẫu đều phải có con dấu khu vực tồn trữ thuộc sàn giao dịch.
Một mẫu phải gởi đến tay người mua để họ kiểm tra chất lượng, một mẫu
được bộ phận kiểm định lưu giữ, mẫu còn lại được lưu giữ tại sàn để có cơ sở giải
quyết tranh chấp về chất lượng hàng hóa khi giao hàng sau này. Các chứng chỉ chất
lượng phải thực thi đủ các yêu cầu trên nếu không sẽ không có giá trị pháp lý.
Nếu hàng hóa khác với tiêu chuẩn quy định của Sàn sẽ không được giao
hàng, phải trả lại cho người bán để đổi hàng đúng chất lượng, tiêu chuẩn trên. (trừ
trường hợp 2 bên chấp thuận phương thức thanh toán bù trừ bằng tiền mặt). Hàng
hóa được lưu trong kho hàng của Sàn là những hàng hóa đảm bảo đúng tiêu chuẩn,
chờ giao cho bên mua.
v Quy định về thanh toán và xác định lợi nhuận
Đến ngày kết thúc giao dịch, nếu bên mua và bên bán thỏa thuận không giao
hàng thì có thể thanh toán bằng tiền mặt bằng cách tính chênh lệch giữa giá giao sau
vào thời điểm ký hợp đồng giao sau và giá giao ngay thời điểm hiện tại để thanh
toán. Trong vòng 15 ngày, người bán phải thanh toán cho người mua. Quá thời hạn
trên, khoản thanh toán trên sẽ được tính với lãi suất nợ quá hạn của ngân hàng.
Tất cả các hợp đồng được thanh toán và xác định lợi nhuận đều phải thông
qua Trung tâm thanh toán bù trừ của sàn MADEX.
v Bồi thường
Sàn giao dịch có quyền và các biện pháp theo luật hoặc các thỏa thuận khác
buộc khách hàng phải bồi thường hoặc chịu những bất lợi do tổn thất phát sinh do
các nguyên nhân sau:
· Khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều khoản và điều kiện giao dịch.
· Sự đại diện và bảo đảm của Khách hàng trong giao dịch không đúng sự thật.
54
(1b)
(3)
(1a)
(2)
· Những thỏa thuận giữa khách hàng và Sàn không được thực hiện đầy đủ và
đúng hạn
Trường hợp bất khả kháng: Sàn sẽ không chịu trách nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_thi_truong_giao_sau_nham_phong_ngua_rui_ro_bien_dong_gia_ca_phe_tai_viet_nam.pdf