Tài liệu Luận văn Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp: Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt
động hướng nghiệp cho học sinh trung
học phổ thông tại thành phố Hồ Chí
Minh và đề xuất một số biện pháp
Nguyễn Hữu Thiện
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .
Mỗi học sinh trong qúa trình học tập bậc trung học phổ thông và sau khi tốt
nghiệp cuối bậc học, đều lựa chọn cho bản thân một ngành nghề nhất định. Nếu
chọn ngành nghề phù hợp với đặc điểm bản thân, thì các em phát huy được năng
lực, sở trường để cống hiến sức lao động, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân,
gia đình và cộng đồng xã hội.
Khi chuẩn bị chọn cho mình một nghề trong tương lai, các em thường bỡ
ngỡ trước thế giới nghề nghiệp rất phức tạp và đa dạng vì các em thiếu hiểu biết
về ngành nghề, không đánh giá bản thân mình chính xác, nên việc chọn nghề
không phù hợp. Muốn khắc phục được tình trạng này, các cấp giáo du...
86 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt
động hướng nghiệp cho học sinh trung
học phổ thông tại thành phố Hồ Chí
Minh và đề xuất một số biện pháp
Nguyễn Hữu Thiện
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .
Mỗi học sinh trong qúa trình học tập bậc trung học phổ thông và sau khi tốt
nghiệp cuối bậc học, đều lựa chọn cho bản thân một ngành nghề nhất định. Nếu
chọn ngành nghề phù hợp với đặc điểm bản thân, thì các em phát huy được năng
lực, sở trường để cống hiến sức lao động, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân,
gia đình và cộng đồng xã hội.
Khi chuẩn bị chọn cho mình một nghề trong tương lai, các em thường bỡ
ngỡ trước thế giới nghề nghiệp rất phức tạp và đa dạng vì các em thiếu hiểu biết
về ngành nghề, không đánh giá bản thân mình chính xác, nên việc chọn nghề
không phù hợp. Muốn khắc phục được tình trạng này, các cấp giáo dục cần làm tốt
công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường
Hướng nghiệp ở bậc trung học phổ thông có hiệu quả sẽ giúp cho học sinh
không những định hướng chọn nghề mà còn giúp cho các em tự điều chỉnh, phấn
đấu vươn lên trong học tập. Hoạt động hướng nghiệp nhằm đáp ứng những mục
tiêu cá nhân của học sinh, của gia đình các em, và các quan hệ đến kế hoạch phát
triển của cộng đồng, của quốc gia. Nói cách khác, công tác giáo dục hướng nghiệp
ở trường trung học phổ thông chưa thực sự coi trọng.
Từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý
hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí
Minh và đề xuất một số biện pháp” được thực hiện nhằm góp phần phản ánh thực
trạng và đề xuất một số biện pháp tăng cường việc quản lý hoạt động hướng
nghiệp ở bậc học trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp ở một số
trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp, giúp học sinh
trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn ngành nghề phù hợp.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng nghiên cứu :
Công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông
tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Khách thể nghiên cứu :
Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh thuộc 3 trường trung học phổ thông tại
thành phố Hồ Chí Minh.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .
Nếu thực hiện đồng bộ và có các biện pháp quản lý công tác giáo dục
hướng nghiệp có hiệu quả, thì việc phân luồng học sinh cuối cấp sau khi tốt nghiệp
đi vào lao động sản xuất hoặc tiếp tục lựa chọn con đường học tập cao hơn sẽ
đúng hướng và hợp với nguyện vọng hơn. Giả thuyết này khả thi sẽ góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố và vùng lân cận.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .
- Xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung
học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp ở trường trung
học phổ thông, nhằm hướng cho học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp khả năng,
đáp ứng được yêu cầu kinh tế xã hội.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
a). Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các văn bản, tài liệu, sách,
báo, tham khảo các vấn đề có liên quan đến đề tài.
b). Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý số liệu :
- Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến mở:
Phiếu trưng cầu ý kiến mở được xây dựng dựa vào lý luận, mục đích, nhiệm
vụ của đề tài nghiên cứu, phiếu trưng cầu gồm 2 câu hỏi mở để xin ý kiến của cán
bộ quản lý, giáo viên, học sinh của 3 Trường.
- Phiếu trưng cầu ý kiến chính thức:
Có hai loại:
+ Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý cấp trường, giáo viên với
34 câu hỏi, các câu hỏi gồm 4 lựa chọn.
+ Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho học sinh của 3 khối 10, 11 và 12 với 45
câu hỏi cũng gồm 4 lựa chọn.
c). Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê áp dụng trong nghiên cứu
Tâm lý học và Giáo dục học.
d). Phương pháp điều tra, xin ý kiến chuyên gia, hỏi ý kiến hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng và giáo viên ở các trường.
7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
- Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, luận văn chỉ đề cập đến công tác
quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở một số trường trung học
phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể gồm các trường trung học phổ thông
Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt
(huyện Hốc Môn), trường trung học phổ thông Trần Phú (quận Tân Bình).
- Luận văn chỉ khảo sát trên cán bộ quản lý là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,
giáo viên (giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kỹ thuật) và trên học
sinh gồm các khối 10, 11, 12 của 3 trường.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hướng nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục phổ thông. Đổi
mới phương pháp quản lý, nội dung giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường hiện
nay là một yêu cầu ngày càng cấp thiết, vì công tác giáo dục hướng nghiệp phải
đóng góp hơn nữa vào việc giải quyết việc làm cho thanh niên. Vấn đề đặt ra ở
đây không phải tạo ra việc làm thật nhiều cho thế hệ trẻ, mà là định hướng cho
thế hệ trẻ vào những ngành nghề phù hợp với khả năng và nhu cầu phát triển
chung của đất nước, tạo cho mỗi thanh niên nhiều cơ hội để lựa chọn ngành nghề
thích hợp, thành thạo một nghề.
Vấn đề chọn nghề của thanh niên không những ảnh hưởng quyết định đến
tương lai, hạnh phúc, cuộc đời của các em mà còn gắn liền đến sự phát triển kinh
tế xã hội của đất nước, liên quan đến “quốc kế dân sinh”.
1.1 . Công tác hướng nghiệp một số nước trên thế giới.
- Cộng hòa Pháp :
Sau trung học sơ sở, cấp trung học phổ thông là quá trình dần định hướng
học sinh đi vào trung học chuyên ban gồm ba phương thức đào tạo: phổ thông học
trong 3 năm cho văn bằng tú tài phổ thông; công nghệ học trong 3 năm cấp bằng
tú tài công nghệ và học trong hai năm cấp bằng kỹ thuật viên; chuyên nghiệp cấp
các văn bằng: chứng chỉ khả năng nghiệp vụ hoặc chứng chỉ học chuyên nghiệp và
bằng tú tài chuyên nghiệp [15;263]
- Vương Quốc Anh :
Học sinh của chương trình giai đoạn từ 11 đến 14 tuổi và giai đoạn từ 14
đến 16 tuổi có thể lựa chọn nghề nghiệp của mình theo bảng danh mục (ví dụ như
của Ủy ban giáo dục hướng nghiệp Xcốtlen) và hoàn thành chương trình hướng
nghiệp này họ sẽ nhận được một chứng chỉ để làm cơ sở cho việc nhận bằng quốc
gia… Mục đích của giáo dục phổ thông là nhằm trang bị cho học sinh vốn kiến
thức tiếp thu chương trình đào tạo hướng nghiệp và giáo dục đại học ở những giai
đoạn sau. Tất cả các học sinh 16 tuổi đều phải có hai tuần thử việc ở các công ty
địa phương như là một phần của chương trình đào tạo hướng nghiệp chung.
[15;287]
- Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa:
Giáo dục nghề nghiệp không những là trụ cột quan trọng của việc xã hội
hoá sản xuất và hiện đại hoá phát triển, mà là khâu quan trọng thúc đẩy trình độ
lực lượng sản xuất không ngừng nâng cao. Trước sự phát triển của khoa học kỹ
thuật và sự thay thế ngành nghề nhanh chóng, giáo dục nghề nghiệp phải không
ngừng điều chỉnh phương pháp, nội dung, phương tiện giáo dục để thích ứng với
yêu cầu của sự tiến bộ kỹ thuật và sự điều chỉnh ngành nghề. Sự phát triển của
giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn chiến lược này sẽ quá độ từ giáo dục nghề
nghiệp sơ cấp, trung cấp là chủ yếu sang giáo dục nghề nghiệp cao cấp là chính,
từ giáo dục mang tính đặc thù sang giáo dục chung, từ giáo dục cụ thể sang giáo
dục thông dụng. [15;317]
- Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ :
Bước vào thế kỷ XXI, Hoa Kỳ đang có nhiều nỗ lực để nâng cao hơn nữa
chất lượng giáo dục, tăng cường kết quả học tập của học sinh nhằm bảo đảm cung
cấp một lực lượng lao động có trình độ, có khả năng cạnh tranh và thích ứng linh
hoạt trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu... Người ta đã đưa ra nhiều hướng giải
quyết và đưa ra các nội dung cần tăng cường với các chiến lược quan trọng, trong
đó có tăng cường mối liên hệ giữa trường trung học với doanh nghiệp theo hướng
chuyển dần thành trường đào tạo nghề chuyên nghiệp. Một phần của chiến lược
này là tạo cơ hội cho học sinh tham gia làm việc bán thời gian tại xí nghiệp
[15;356]. Đây là một hình thức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông
là “học đi đôi với hành, học gắn liền với lao động sản xuất”.
- Malaixia:
Giáo dục trung học phổ thông phân ra các ban : ban văn chương, ban khoa
học, ban kỹ thuật và dạy nghề. Học sinh chọn học các ban khác nhau căn cứ vào
kết quả thi hết lớp 9. Trong khuôn khổ chương trình tích hợp, ngoài các môn chính
ra, học sinh lớp 10 và 11 ở các trường trung học phổ thông được phép chọn học các
môn học tự chọn trong các nhóm môn học khác nhau. Kỳ thi tú tài của Malaixia
được tổ chức khi học sinh học hết 11. Một số học sinh trượt kỳ thi này có thể gia
nhập thị trường lao động.[15;400]
Giáo dục nghề nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc đào tạo đủ về
số lượng đội ngũ sinh viên có trình độ, giỏi về toán, khoa học kỹ thuật cơ bản.
Ngoài ra, các môn dạy nghề, kỹ thuật và cơ khí cũng được đưa vào chương trình
trung học, phù hợp với chính sách cho phép học sinh các trường phổ thông có cơ
hội học các môn này. [15;405]
- Nhật Bản :
Các trường trung học phổ thông được nhóm thành: chương trình phổ thông,
chương trình dạy nghề và chương trình phối hợp toàn diện. Năm thứ nhất của
trường trung học phổ thông được dành cho giáo dục phổ thông cho tất cả học sinh.
Năm thứ hai chương trình được chia thành dự bị đại học và dạy nghề. Năm thứ ba,
chương trình dành cho học sinh sẽ lên học đại học lại được chia thành khoa học
nhân văn và xã hội, khoa học và công nghệ. Vì vậy, ngay cả các trường trung học
phổ thông chung cũng có ba chuyên ngành sau khi tốt nghiệp. Các chương trình
dạy nghề dành ít thời gian hơn cho các môn văn hóa và tất nhiên nhấn mạnh các
môn hướng vào nghề đặc thù. Khi đủ 15 tuổi các em nhập học trung học phổ thông
và sẽ quyết định sẽ theo chương trình phổ thông, dạy nghề hay chương trình phối
hợp toàn diện.... Ngay ở lớp học đầu tiên bậc trung học phổ thông, nền giáo dục
Nhật Bản đã quan tâm đến công tác hướng nghiệp cho các em học sinh, tuỳ theo
chương trình mà có môn học đặc thù để các em hướng vào nghề nghiệp tương lai.
[15;453]
- Hàn Quốc :
Chương trình của cấp trung học bậc trung gồm có 11 môn cơ sở, các môn tự
chọn, các hoạt động ngoại khóa. Trong các môn tự chọn có các khóa đào tạo kỹ
thuật nghề nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục và nghề nghiệp cho học
sinh.[15;463]
- Cuba :
Ở cấp trung học phổ thông, ngoài các trường bình thường, có trường trung
học phổ thông được tổ chức theo mô hình quân sự và trường năng khiếu sư phạm.
Tổ chức lao động sản xuất trong nhà trường phổ thông được Chính phủ Cuba đặc
biệt coi trọng. Ở tất cả các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nông
thôn, trường vừa học vừa làm, trung học phổ thông năng khiếu đã tham gia lao
động sản xuất 15 tiết/tuần. Học sinh trung học phổ thông thành phố phải về nông
thôn tham gia thu hoạch mía, cà phê, thuốc lá ... 30 ngày/ năm ... [15;503]
1.2 . Công tác hướng nghiệp ở Việt Nam.
Trung học phổ thông là bậc học cuối của hệ thống giáo dục phổ thông, là
giai đoạn chuẩn bị tích cực, trực tiếp cho thế hệ trẻ đi vào cuộc sống lao động sản
xuất và cuộc sống xã hội, làm nghĩa vụ công dân, đồng thời là giai đoạn chuẩn bị
cho một bộ phận thanh niên học sinh học tiếp lên bậc cao hơn. Giáo dục hướng
nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục phổ thông, có một vị trí đặc
biệt quan trọng nhằm bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh chọn nghề phù hợp với thể
lực, năng khiếu, sở thích của cá nhân và nhu cầu của xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp trong nhà trường
phổ thông, ngày 19/3/1981 của Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định
126/CP về “Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và việc sử dụng
hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra
trường”. Trong quyết định nêu rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ công tác hướng nghiệp,
phân công cụ thể chính quyền các cấp, các ngành kinh tế, văn hoá từ trung ương
đến địa phương có nhiệm vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi trực tiếp giúp đỡ các
trường phổ thông trong việc đào tạo, sử dụng hợp lý và tiếp tục bồi dưỡng học sinh
phổ thông sau khi ra trường; Và thông tư 31-TT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục hướng
dẫn thực hiện Quyết định 126/CP của Hội đồng Chính phủ. Nội dung thông tư nêu
rõ mục đích, nhiệm vụ và hình thức hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường
phổ thông, đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên đang công
tác tại trường phổ thông, cho dù đang đảm nhận chức vụ công tác nào điều phải
hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác giáo dục hướng nghiệp.
Vấn đề hướng nghiệp, chọn nghề của học sinh bậc trung học phổ thông
không phải là vấn đề mới. Đây là một vấn đề được tất cả các cấp, ban ngành trong
xã hội, từ trung ương đến địa phương, từ các nhà quản lý giáo dục đến cha mẹ học
sinh và các em học sinh thực sự quan tâm. Hiện nay, từ cấp độ quản lý, các nhà
giáo dục vẫn chưa giải quyết tốt vấn đề này.
Vì thế, đây là một vấn đề thật sự nóng bỏng, mà các nhà khoa học giáo dục
trong thời gian qua thật sự quan tâm; có nhiều đề tài nghiên cứu, tài liệu, báo cáo
khoa học bàn về hoạt động hướng nghiệp, như :
- Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý của học sinh phổ thông trung
học tại thành phố Hồ Chí Minh và bước đầu xây dựng bộ trắc nghiệm hướng
nghiệp và chọn nghề”. Quang Dương (chủ nhiệm đề tài), Viện Nghiên cứu Giáo
dục và Đào tạo phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh 1998.
Đề tài đã đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh ở
vào thời điểm cuối những năm 1990 của thế kỷ XX mất cân đối rất nghiêm trọng
về trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ giữa bậc đại học, cao đẳng với công
nhân kỹ thuật. Bên cạnh đó, các tác giả cũng khảo sát thực trạng tâm lý chọn nghề
của học sinh lúc bấy giờ chủ yếu là thi vào các trường đại học. Trong việc chọn
nghề, các em còn lúng túng và chọn theo cảm tính. Chỉ có số nhỏ các em có phân
tích, cân nhắc, tìm hiểu thông tin trước khi chọn trường, chọn nghề. Qua đó cho
thấy công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông cần xem xét lại một cách
đầy đủ hơn.
- Đề tài : “Nghiên cứu một số giải pháp khả thi trong việc ứng dụng triển
khai công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông cấp 2, 3 ở thành phố Hồ
Chí Minh - Tư vấn hướng nghiệp. Thực trạng và giải pháp”. Nguyễn Toàn (chủ
nhiệm đề tài), Trung tâm Kỹ thuật và Hướng nghiệp Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh 1998.
Đề tài khảo sát thực trạng chọn nghề của học sinh hiện nay, với kết quả đa
số các em hiện nay chọn nghề dựa vào cảm tính và nêu ra một số sai lầm của học
sinh khi chọn nghề mắc phải. Theo kết quả khảo sát, ngành giáo dục cần phải định
hướng các em thông qua công tác tư vấn hướng nghiệp, dựa vào cơ sở khoa học
của việc xác định các yêu cầu nghề nghiệp và các trắc nghiệm tư vấn hướng
nghiệp. Cuối cùng đưa ra những biện pháp mang tính thực tiễn nhằm giải quyết tốt
việc hướng nghiệp chọn nghề cho học sinh hiện nay.
- Đề tài : “Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung
học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Thực trạng và giải pháp”. Luận văn Thạc sĩ của học viên Huỳnh Thị Tam Thanh.
Đề tài nêu ra thực trạng quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp học sinh
tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đưa
ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tác này. Ưu điểm của đề tài là
xác định được các đầu việc quản lý của lãnh đạo nhà trường trong quản lý giáo
dục hướng nghiệp, và đưa ra những biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công
tác này. Bên cạnh đó, đề tài chưa xây dựng được một cơ sở lý luận hoàn chỉnh để
làm nền tảng cho việc giải quyết phần nội dung, đề tài cần phải nghiên cứu thêm
về tâm lý lứa tuổi của học sinh thanh niên. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ
công tác giáo dục hướng nghiệp cần quán triệt vấn đề : Mức độ nội dung, hình
thức và phương pháp hướng nghiệp phải phù hợp với lứa tuổi, đề tài chưa nêu rõ
vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ giáo viên trong trường đối với công tác này.
Tuy trách nhiệm chính trong quản lý ở nhà trường là hiệu trưởng, nhưng người
giáo viên chủ nhiệm lớp cũng chịu trách nhiệm trực tiếp trước tập thể lớp mình
phụ trách.
Ngoài ra còn một số đề tài nghiên cứu của các sinh viên quan tâm đến lĩnh
vực này:
- Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Ngô Thị Kim Ngọc với đề tài “Tìm hiểu
hiện trạng và nguyên nhân chọn nghề của học sinh lớp 11 và 12 nội thành thành
phố Hồ Chí Minh”. Năm 1996.
- Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Phạm Thị Thiều Anh với đề tài “Tìm
hiểu động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 ở một số trường trung học phổ thông
nội thành thành phố Hồ Chí Minh”. Năm 1996.
- Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý học của sinh viên Vũ Anh Tuấn
với đề tài “Tìm hiểu việc chọn nghề của học sinh lớp 12 tại một số trường trung
học phổ thông nội thành thành phố Hồ Chí Minh”. Năm 1998.
- Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học của sinh viên Nguyễn Thị
Uyên Thi với đề tài “Tìm hiểu kỳ vọng thành đạt của Cha Mẹ đối với con cái và
mối liên hệ với kết quả học tập và định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp cuối
cấp trung học phổ thông tại một số trường nội thành thành phố Hồ Chí Minh”.
Năm 2002.
Thời gian gần đây, vấn đề hướng nghiệp chọn nghề cho học sinh phổ thông
được các nhà làm công tác giáo dục đặc biệt quan tâm, tổ chức nhiều cuộc hội
thảo, nhiều đề tài nghiên cứu :
- Đề tài “Đề xuất giải pháp tăng cường công tác tư vấn giáo dục truyền
thông về hướng nghiệp; triển khai ứng dụng và hoàn thiện một số trắc nghiệm
hướng nghiệp cho học sinh phổ thông theo yêu cầu thị trường lao động thành phố
Hồ Chí Minh” . Lý Ngọc Sáng làm chủ nhiệm đề tài. Thành phố Hồ Chí Minh
tháng 2/2003.
- Hội thảo khoa học về “Nghiên cứu giải pháp khả thi công tác tư vấn nghề
cho học sinh phổ thông trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Trung tâm Kỹ
thuật - Hướng nghiệp Thủ Đức .1998
. Hội thảo khoa học về “Tổ chức Giáo dục Lao động . Hướng nghiệp theo
yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí
Minh, tháng 11/2001.
- Hội thảo khoa học về “Nhu cầu tư vấn học đường tại các trường trung học
phổ thông trong thành phố Hồ Chí Minh”. Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh , tháng 9/2003.
1.3 . Vài nét về tình hình công tác giáo dục lao động - hướng nghiệp tại thành
phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây :
¾ Các hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp :
Tổ chức lao động - hướng nghiệp cho học sinh tại nhà trường trung học phổ
thông gồm các hình thức sau :
- Dạy kỹ thuật tổng hợp : chương trình chính khóa 2 tiết / 1 tuần (theo quyết
định 305/QĐ ngày 26 tháng 3 năm 1986 của Bộ Giáo dục).
- Dạy thực hành kỹ thuật hoặc lao động sản xuất, 1 buổi = 3 tiết / 1 tuần.
- Sinh hoạt hướng nghiệp, 1 buổi = 3 tiết / tháng.
- Dạy nghề phổ thông theo chương trình tối thiểu 180 tiết (đối với trung học
phổ thông).
¾ Thực trạng công tác giáo dục lao động - hướng nghiệp ở nhà trường
trung học phổ thông.
+ Giảng dạy môn kỹ thuật tổng hợp :
Về nhân sự, cấp trung học phổ thông có 317 giáo viên kỹ thuật trong đó
giáo viên công nghiệp :112 giáo viên; nông nghiệp 64 giáo viên; dịch vụ 141 giáo
viên. Nhiều trường còn thiếu giáo viên giảng dạy phân môn kỹ thuật công nghiệp
và kỹ thuật nông nghiệp. Nhìn chung vẫn còn thiếu giáo viên so với nhu cầu,
nhiều trường phải thỉnh giảng giáo viên.
Về chất lượng, hầu hết giáo viên đạt chuẩn trình độ. Tuy nhiên do thực tế
chuyên ngành đào tạo hẹp (Đại học Sư phạm Kỹ thuật), cấu trúc chương trình
giảng dạy gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, giáo viên phải tự nghiên cứu tích
cực để có thể giảng dạy trong toàn cấp học. Vì thế, không thể giảng dạy môn học
đạt chất lượng tốt.
Về cơ sở vật chất, phương tiện và đồ dùng dạy học còn nhiều thiếu thốn.
Về thực hiện, hầu hết tại các trường, môn học kỹ thuật được tổ chức giảng
dạy đủ số tiết, đúng phân phối của chương trình. Nhiều trường có chế độ khuyến
khích giáo viên làm và sử dụng đồ dùng dạy học, tích cực mua sắm trang thiết bị
và đồ dùng dạy học.
Hồ sơ chuyên môn, thực hiện điểm số đúng qui định, hội thi, hội giảng được
các cụm trường quan tâm tổ chức tốt.
+ Dạy thực hành kỹ thuật hoặc hướng dẫn học sinh lao động sản xuất :
Dạy thực hành kỹ thuật : Phần lớn các trường trung học phổ thông chưa có
điều kiện để triển khai nội dung thực hành cho học sinh. Nhìn chung, hầu hết học
sinh chưa thực hành thí nghiệm theo phân phối chương trình.
Tổ chức lao động sản xuất: Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
số giờ lao động sản xuất là 1 buổi = 3 tiết / tháng. Nhưng, hiện nay hầu hết các
trường nội dung lao động sản xuất của học sinh chỉ xoay quanh các hoạt động làm
đẹp cảnh quan môi trường trong khuôn viên trường học, lớp học, trồng cây xanh,
hoặc lao động công ích theo thực tế nhu cầu tại trường ...
+ Sinh hoạt hướng nghiệp :
Với yêu cầu giúp học sinh cuối cấp định hướng được con đường học tập tiếp
tục, phần lớn các trường đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức sinh hoạt hướng
nghiệp cho học sinh, nhằm giúp cho học sinh có những hiểu biết nhất định trong
việc hướng nghiệp, chọn nghề, nội dung chủ yếu là giới thiệu các trường với các
ngành nghề đào tạo phục vụ cho công tác tuyển sinh.
Nhận thức về nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp cho học sinh chưa có sự
thống nhất trong ngành, chưa có tổ chức đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ, chưa có
sự phối hợp cộng tác giữa các ban, ngành có liên quan. Chương trình, tài liệu
hướng nghiệp thiếu sự cập nhật, không đáp ứng được với tình hình phát triển kinh
tế xã hội của địa bàn thành phố và đất nước; năng lực và trình độ của giáo viên kỹ
thuật chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
+ Dạy nghề phổ thông :
Hiện nay có 92 trường trung học phổ thông (công lập, bán công, dân lập, tư
thục) và 1 trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp cấp thành phố (Lê Thị
Hồng Gấm), 18 trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp cấp quận, huyện; có
2 trung tâm dạy nghề tham gia hoạt động dạy nghề phổ thông (quận 1, quận Phú
Nhuận) và 2 trường trung học Kỹ thuật Nghiệp vụ (Thủ Đức, Hùng Vương) tổ chức
hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh.
Tổng số giáo viên kỹ thuật tại các trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng
nghiệp là 215, trong đó 86 giáo viên có trình độ đại học Sư phạm Kỹ thuật đạt
40%, 109 giáo viên có trình độ cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật đạt 51%.
Mặt dù, Sở Giáo dục và Đào tạo có chủ trương nâng cấp đào tạo một số
trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp để tổ chức dạy nghề cho học sinh
bậc trung học phổ thông. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, chủ trương này chưa thực hiện
được (trừ trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp quận 6)
Với một trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp cấp thành phố, dù có
nhiều nỗ lực hoạt động với nhiều biện pháp, nhưng vẫn không thể nào đáp ứng
được nhu cầu giáo dục đến các trường trên một địa bàn rộng với số lượng học sinh
lớn của thành phố.
Nhiều trường trung học phổ thông tự trang bị và tổ chức dạy nghề phổ thông
cho học sinh, nhưng thường là những nghề đơn giản không đòi hỏi cao về trang
thiết bị. Mặt khác, việc chọn dạy và học một nghề phổ thông chỉ nhằm mục đích
được cộng thêm điểm khuyến khích ở kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp. Do vậy, cơ cấu
chọn nghề của học sinh ngày càng mất cân đối.
Trên đây là sơ lược một vài nét về công tác giáo dục hướng nghiệp của một
số nước trên thế giới, của nước ta và tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trong
thời gian qua, tác giả tìm hiểu được một số đề tài nghiên cứu khoa học, hội thảo
khoa học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tuy số lượng có giới hạn, nhưng qua
đây cũng minh chứng vấn đề công tác hướng nghiệp và chọn nghề của học sinh
trung học phổ thông, được đông đảo mọi giới quan tâm và thực sự là một trong
những vấn đề trọng tâm cải cách quản lý giáo dục nước ta hiện nay.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước .
Muốn có được đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù
hợp với yêu cầu phân công lao động xã hội, thì chúng ta phải hướng nghiệp cho
học sinh trong nhà trường phổ thông. Bởi vì, hướng nghiệp giúp học sinh điều
chỉnh xu hướng chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng và thị trường lao động,
tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề cao, phù hợp với các ngành nghề, thúc đẩy nền
kinh tế – xã hội phát triển.
Quyết định 126/CP ngày 19 tháng 3 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ đã
mở ra bước phát triển mới cho nền giáo dục phổ thông nước nhà. Kiên định mục
tiêu, nguyên lý của Đảng, các trường phổ thông đẩy mạnh công tác giáo dục Lao
động - Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp, gắn chặt công tác đào tạo và giáo dục
với các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII nói rõ :
“Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp ... ở
trường trung học”.[3;35 ]
Đại hội Đảng lần thứ IX lại tiếp tục khẳng định mục tiêu “Học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Coi
trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh
niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong cả nước và từng địa phương”. [4;109]
Mục tiêu phát triển cấp trung học phổ thông của Chiến lược phát triển giáo
dục 2001 - 2010 khẳng định: “Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm
bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng
thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh, giúp học sinh có sự
hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phân luồng sau trung học phổ thông, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề
học tiếp sau khi tốt nghiệp”.[10;12]
Trên cơ sở quán triệt các quan điểm cơ bản về giáo dục của Nghị quyết Đại
hội Đảng lần IX, Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội và Chỉ
thị 14/2001 CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ,
đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; Trên tinh thần Nghị quyết 40 của Quốc hội và Chỉ thị 14 của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị 33/2003/CT-BGD&ĐT ngày
23/7/2003 về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Bộ
trưởng chỉ thị các sở Giáo dục và Đào tạo, các trường thổ thông, các trung tâm Kỹ
thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp và các cơ quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
thực hiện tốt 6 yêu cầu nhằm tăng cường giáo dục hướng nghiệp, góp phần tích
cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào
cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và
nhu cầu của xã hội.
Thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp là một trong những trọng tâm
của công cuộc cải cách giáo dục hiện nay và chắc chắn thực hiện tốt việc phân
luồng học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường.
2.2. Vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tại Hội đồng lần thứ 27 của UNESCO (tháng 11.1993), các báo cáo đã nói
nhiều đến vai trò quan trọng của giáo dục trong thế kỷ XXI là chìa khóa tiến tới
một thế giới tốt đẹp hơn; vai trò của giáo dục là phát triển tiềm năng của con
người; giáo dục là đòn bẩy mạnh mẽ nhất mà chúng ta cần có để tiến vào tương
lai; giáo dục là quyền cơ bản nhất của con người; giáo dục là điều kiện tiên quyết
để thực hiện nhân quyền, dân chủ, hợp tác trí tuệ, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Sự phát triển của giáo dục - đào tạo sẽ tạo ra nguồn nhân lực có đạo đức và
trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giáo dục và Đào tạo là môi trường để phát
triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Vì vậy, phải quan niệm lại một cách đầy đủ hơn vai trò của giáo dục trong
công cuộc phát triển con người, phát triển đất nước: giáo dục không phải chỉ là
tích lũy tri thức mà còn là thức tỉnh tiềm năng sáng tạo to lớn trong mỗi người, cho
phép chúng ta phát triển tất cả tiềm năng, đóng góp tốt hơn cho xã hội.[15;47]
2.3. Lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông.
Việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc khẩn thiết của lứa tuổi
thanh niên học sinh. Càng cuối cấp học thì sự lựa chọn ngày càng nổi bật. Các em
hiểu rằng cuộc sống tương lai phụ thuộc vào việc mình có biết lựa chọn nghề
nghiệp một cách chính xác hay không.
Hiện nay thanh niên học sinh còn định hướng một cách phiến diện, đại đa
số các em hướng vào các trường đại học hơn là vào các trường nghề. Tâm thế
chuẩn bị bước vào đại học như thế dễ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các em, khi
các em không thực hiện được hoài bão đó. Điều này cho thấy các em không tìm
hiểu đến thông tin về đào tạo ngành nghề và yêu cầu sử dụng của xã hội đối với
các ngành nghề mà các em sẽ chọn.[18;81]
2.4. Những khái niệm cơ bản.
• Quản lý :
Theo F. Taylor: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác
làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ
nhất”. [11;89]
Theo Harold Koolz : Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối
hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của
mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể
đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá
nhân ít nhất. [22;33]
Theo các nhà Tâm lý học thì: “Quản lý là hoạt động đặc biệt của con người
trong xã hội, một hoạt động rất phức tạp và đa dạng. Đó là sự tác động toàn diện
vào một nhóm người, một tập thể người, điều khiển họ hoạt động nhằm đạt tới
mục đích nhất định đã được đề ra từ trước”. [27;39]
Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội; quản lý
gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác thực hiện
công việc và đạt được mục đích của nhóm. [21;15]
Nói một cách đơn giản, dễ hiểu thì quản lý là sự tác động liên tục, có mục
đích, có kế hoạch, có tổ chức của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao
động (nói chung là khách thể quản lý có liên quan) nhằm thực hiện được những
mục tiêu dự kiến.
• Quản lý giáo dục :
Quản lý giáo dục có thể xác định là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có
ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các
khâu của hệ thống (từ Bộ cho đến Trường), nhằm mục đích bảo đảm việc giáo
dục, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những
quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự
phát triển thể lực và tâm lý trẻ em.[21;16]
Theo ông Phạm Minh Hạc khái niệm quản lý giáo dục cũng là khái niệm
quản lý trường học: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng
trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên
lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo
dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.
“Việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy - học tức là
làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới
mục tiêu giáo dục”.
Vậy, “Quản lý giáo dục (và nói riêng, quản lý trường học) là hệ thống tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo
dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của
Đảng thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà
tiêu điểm là hội tụ quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục
đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. [28;35]
Tóm lại: Quản lý giáo dục là một chuỗi tác động hợp lý của chủ thể quản
lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt
động. Đó là hoạt động có tính mục đích, được tổ chức một cách khoa học của hiệu
trưởng nhằm có tổ chức - chỉ đạo một cách khoa học các hoạt động giáo dục và
đào tạo trong nhà trường, hướng tới những mục tiêu đã định.
2.5. Quản lý công tác hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông.
• Định nghĩa:
- Hướng nghiệp là hoạt động định hướng nghề nghiệp của các nhà sư phạm
cho học sinh nhằm giúp họ chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân
và yêu cầu nhân lực của xã hội. [41;170]
- Ở góc độ giáo dục học, hướng nghiệp là “một hoạt động của tập thể sư
phạm, cán bộ thuộc các cơ quan nhà nước khác nhau, được tiến hành với mục đích
giúp học sinh chọn nghề đúng đắn, phù hợp với năng lực, sở thích, thể lực và tâm
lý cá nhân và với cả nhu cầu của xã hội. Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành
của quá trình giáo dục học tập trong nhà trường”.
- Còn theo các nhà Tâm lý học thì hướng nghiệp là một hệ thống các biện
pháp tâm lý sư phạm và y học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu
xã hội và năng lực bản thân.
• Quản lý công tác hướng nghiệp:
Với đề tài nghiên cứu khoa học này, tác giả chọn khái niệm: Quản lý công
tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông trung học là một hoạt động
tác động hợp lý có kế hoạch, nội dung, phương pháp, chương trình, mục đích của
nhà quản lý (hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp người thay mặt hiệu trưởng
quản lý lớp) đến từng học sinh, nhằm điều khiển, điều chỉnh, định hướng, quá trình
tự giáo dục của học sinh giúp các em lựa chọn ngành nghề phù hợp với hứng thú,
năng lực, sở thích cá nhân và nhu cầu của xã hội.
• Nội dung quản lý hướng nghiệp:
Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, đặc biệt từ sau
những năm 1980 hình thành xã hội thông tin và xu thế toàn cầu hóa là những nhân
tố tác động mạnh mẽ đến giáo dục, tạo nên một làn sóng đổi mới, cải cách, nâng
cao chất lượng, mở rộng quy mô và phổ cập giáo dục trung học. Đối với đội ngũ
giáo viên ngày càng đông đảo hơn, quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng thay
đổi, giáo viên không còn là người cung cấp thông tin duy nhất. Vai trò chủ yếu
của giáo viên chỉ còn ở việc tổ chức, hướng dẫn, khuyến khích học sinh tham gia
vào quá trình giáo dục và tự giáo dục, nhằm điều chỉnh kịp thời những hướng đi
chưa đúng đắn của học sinh, giúp các em chọn được một công việc thuận lợi, hoặc
thay đổi nghề nghiệp trong một thị trường lao động cơ cấu ngành nghề luôn biến
đổi.
Quản lý hoạt động hướng nghiệp là một trong các nội dung quản lý của
hiệu trưởng trong nhà trường phổ thông trung học bao gồm các nội dung sau :
- Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất và trang thiết bị trong nhà trường nhằm
phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy, học tập và giáo dục học sinh, trong đó có
giáo dục hướng nghiệp. Quản lý tốt không đơn thuần chỉ là bảo quản tốt cơ sở vật
chất, mà phải phát huy tốt năng lực của chúng cho việc dạy học và giáo dục, đồng
thời huy động từ các lực lượng xã hội, trang bị những trang thiết bị mới có giá trị
đảm bảo công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.
- Quản lý tốt nguồn tài chính trong nhà trường, đồng thời huy động nguồn
tài chính ngoài nhà trường nhằm trang bị, xây dựng mới cơ sở vật chất phục vụ tốt
công tác hướng nghiệp trong trường.
- Tổ chức tốt đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên giảng dạy kỹ thuật, giáo
viên phụ trách tư vấn học đường đủ về chất lượng và số lượng, đáp ứng công tác
giảng dạy và tư vấn hướng nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
tại địa phương. Đồng thời quản lý tốt giáo viên và tập thể học sinh thực hiện tốt
nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình giáo dục hướng nghiệp của nhà trường
trong giờ chính khoá và ngoại khóa.
- Quản lý tốt chương trình, thời gian, chất lượng giáo dục hướng nghiệp
trong nhà trường phù hợp với tình hình phát triển ngành nghề của địa phương, bảo
đảm nghiêm túc, có phương pháp, đúng chương trình và giáo trình hướng nghiệp
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong quản lý phải có
biện pháp theo dõi và kiểm tra kịp thời, thanh tra uốn nắn.
- Quản lý việc học tập hướng nghiệp của học sinh trong giờ học ở nhà
trường và tham quan học tập ở các cơ quan xí nghiệp. Bao hàm quản lý về thời
gian và chất lượng học tập, quản lý tinh thần thái độ và phương pháp học tập.
• Nhiệm vụ công tác hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông:
Nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp được ghi rõ trong quyết định 126/CP
của Hội đồng Chính phủ: “Công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông gồm các
nhiệm vụ sau đây : Giáo dục thái độ lao động đúng đắn; tổ chức cho học sinh thực
tập làm quen với một nghề; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của
từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích
hợp nhất; động viên hướng dẫn học sinh đi vào nghề những nơi đang cần lao động
trẻ tuổi có văn hoá”, nhằm mục đích :
- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về: mục tiêu, phương hướng,
nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - kỹ thuật, các ngành sản xuất chủ yếu, các
nghề nghiệp cơ bản của đất nước và của địa phương; cấu tạo, tính chất, công dụng
của các vật liệu chủ yếu; nguyên tắc thiết kế, chế tạo, hoạt động, sử dụng bảo
dưỡng, sửa chữa các công cụ và máy móc thông dụng trong sinh hoạt và trong sản
xuất; phương pháp công nghệ cơ bản thuộc các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, năng lượng, hóa chất, xây dựng, giao
thông vận tải, bưu điện ... nông lâm ngư nghiệp, dịch vụ xã hội; tổ chức sản xuất
và quản lý kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, hiểu biết sâu về một ngành, một
nghề trong phương hướng phát triển kinh tế kỹ thuật và phân công lao động của
địa phương; vệ sinh an toàn lao động công nghiệp, nông nghiệp.
- Hình thành ở học sinh kỹ năng và thói quen sử dụng bảo dưỡng, sửa chữa
những hỏng hóc nhỏ và các dụng cụ và máy móc thông dụng trong sinh hoạt và
phổ biến trong sản xuất; kỹ năng và thói quen chế biến các nguyên vật liệu, chủ
yếu bằng các phương pháp công nghệ cơ bản thành các sản phẩm có giá trị sử
dụng, giá trị kinh tế - xã hội và giá trị hàng hóa; kỹ năng và thói quen lao động
trong một nghề phù hợp với phân công lao động của địa phương; tổ chức thực hiện
nhiệm vụ sản xuất được giao cho bản thân và một đội sản xuất; cải tiến kỹ thuật
và hợp lý hóa công việc của bản thân và của đội sản xuất.
- Giáo dục phong cách lao động công nghiệp - kết hợp lao động chân tay
với lao động trí óc, lao động có khoa học, kỹ thuật, sáng tạo, có kế hoạch, có mục
đích, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả, lao động trong quan hệ với tập thể sản
xuất; giáo dục thái độ sẵn sàng tham gia lao động chân tay, lao động nông nghiệp,
lao động dịch vụ xã hội, sẵn sàng chấp nhận sự phân công lao động của xã hội và
địa phương; giáo dục tinh thần phấn đấu vươn lên thành người lao động giỏi. [8;57]
• Ý nghĩa của công tác hướng nghiệp:
Hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông, nhằm dẫn
dắt học sinh hòa nhập với đội ngũ những người lao động xã hội. Hướng nghiệp là
quá trình điều chỉnh hứng thú nguyện vọng của học sinh trong chọn nghề, để tránh
chọn nghề một cách tự phát. Hướng nghiệp còn là việc cung cấp kiến thức, hình
thành một số kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh để các em có thể tiếp tục học tập
và hành nghề trong tương lai.
Đối với từng cá nhân học sinh, hướng nghiệp giúp các em có điều kiện nhìn
nhận khả năng của bản thân, điều chỉnh xu hướng chọn nghề và chọn được một
nghề phù hợp với năng lực và hứng thú của mình.
Đối với xã hội, hướng nghiệp giúp vào việc phân công lao động, sử dụng
nguồn nhân lực một cách tối ưu, đào tạo một đội ngũ đồng bộ những người lao
động phù hợp với cơ cấu lao động xã hội ở từng thời kỳ, để phát triển kinh tế, văn
hoá xã hội.[41;170]
• Những hình thức giáo dục hướng nghiệp:
¾ Hướng nghiệp qua các môn học :
Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống, tham gia lao động sản xuất
và đào tạo nghề, nhà trường không những cung cấp cho học sinh những kiến thức
cơ bản của khoa học tự nhiên và xã hội, mà còn cung cấp những tri thức chung
nhất về các ngành nghề trong xã hội. Những kiến thức cần thiết và tối thiểu của
những ngành, nghề lại chứa đựng trong nội dung các môn học. Vì vậy, thông qua
các môn học nhằm khai thác giữa chúng với các ngành, nghề là một trong những
biện pháp hướng nghiệp rất quan trọng. Quá trình đó làm cho nội dung bài giảng
gắn liền với cuộc sống, mở rộng nhãn quan nghề nghiệp của học sinh, kích thích
cho học sinh hăng say học tập. Do đó, hướng nghiệp qua các môn học góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học.
Hướng nghiệp qua các môn học, trước hết gắn việc truyền thụ kiến thức cơ
bản của các môn học với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng phẩm
chất, đạo đức lý tưởng nghề nghiệp cho thanh niên. Đây là yêu cầu rất quan trọng
để giáo dục lẽ sống, là cơ sở để xác định mục đích chọn nghề của thanh niên. Tùy
thuộc vào nội dung giảng dạy, các môn học phải có trách nhiệm hướng vào yêu
cầu này, đặc biệt các môn khoa học xã hội.
Ý nghĩa hướng nghiệp của công tác giáo dục tư tưởng chính trị qua các môn
học là ở chỗ không chỉ hình thành ở học sinh những khái niệm thuộc phạm trù đạo
đức, mà qua việc thực hiện với người thực, việc thực, nghề thực để giáo dục,
hướng dẫn học sinh có phương pháp tư tưởng đúng khi giải quyết mối quan hệ
giữa cá nhân và xã hội, giữa ước mơ và hiện thực.
Đồng thời, qua môn học gắn việc truyền thụ kiến thức cơ bản với việc giới
thiệu các ngành, nghề trong xã hội, làm cho học sinh có hiểu biết khái quát về cơ
cấu của nền kinh tế quốc dân, đặc điểm hoạt động của ngành, nghề có quan hệ tới
nội dung bài học. Mỗi môn học, nhất là môn khoa học tự nhiên, những ứng dụng
của chúng được thể hiện trong các ngành, nghề khác nhau. Vì vậy, giới thiệu cho
học sinh những ứng dụng những kiến thức trong nghề này hay nghề khác là yêu
cầu rất quan trọng của công tác hướng nghiệp, chẳng những có tác dụng mở rộng
nhãn quan nghề nghiệp cho học sinh, mà còn kích thích học sinh hứng thú học tập.
Hướng nghiệp qua các môn học đòi hỏi giáo viên bộ môn phải thực hiện
nghiêm chỉnh những tiết thực hành và tổ chức cho học sinh tham quan sản xuất. Ý
nghĩa hướng nghiệp qua các giờ học thực hành và tham quan là ở chỗ rèn luyện kỹ
năng thực hành, làm cơ sở cho việc học nghề, sử dụng công cụ, nâng nhanh tay
nghề, tổ chức cho học sinh làm quen, tiếp xúc với nghề, tìm hiểu hoạt động sản
xuất của địa phương, chuẩn bị tích cực cho việc phân luồng lao động sau cấp học.
Tóm lại, hướng nghiệp qua các môn học trước hết phải dạy tốt văn hóa,
khoa học cơ bản, trên cơ sở giáo dục kỹ thuật tổng hợp, làm cho học sinh có những
hiểu biết chắc chắn về những sự kiện, khái niệm, quy luật, phát triển tư duy, có kỹ
năng thực hành, có hiểu biết sơ bộ về những ngành chủ yếu, nghề cơ bản của đất
nước, của địa phương có liên quan trực tiếp tới các môn học và có ý thức sẵn sàng
tham gia lao động sản xuất sau khi tốt nghiệp.
¾ Hướng nghiệp thông qua giảng dạy kỹ thuật và lao động sản xuất.
Là môn khoa học ứng dụng. Kỹ thuật có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh
những nguyên lý cơ bản về kỹ thuật, công nghệ khoa học và tổ chức quản lý sản
xuất; minh họa ứng dụng của các nguyên lý khoa học - kỹ thuật trong các quá
trình sản xuất chủ yếu, là cầu nối kiến thức cơ bản với sản xuất; tạo điều kiện cho
học sinh tiếp cận với các hoạt động nghề khác nhau trong xã hội. Do đó, giáo dục
kỹ thuật là con đường quan trọng để thực hiện giáo dục kỹ thuật tổng hợp và
hướng nghiệp, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ năng lực dịch chuyển lao động trong
điều kiện lao động đổi mới về nội dung và giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có
ý thức.
Môn kỹ thuật gồm nhiều phân môn: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy
sản, cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, vẽ kỹ thuật, kỹ thuật phục vụ và quản
lý kinh tế ... Quá trình giảng dạy tri thức của các ngành trên đòi hỏi nội dung giảng
dạy phải gắn với đối tượng lao động, với công cụ lao động và gắn với hoạt động
nghề. Vì vậy, truyền thụ kiến thức kỹ thuật dễ gắn với người thực, việc thực, nghề
thực tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, bồi dưỡng
phẩm chất đạo đức, giáo dục lao động, định hướng thế hệ trẻ vào phát triển kinh
tế - xã hội, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
Để đảm bảo nội dung giảng dạy kỹ thuật, quán triệt nguyên tắc kỹ thuật
tổng hợp và hướng nghiệp, nhất thiết phải tổ chức cho học sinh thực hành kỹ thuật
và thực tập sản xuất gắn với các nghề khác nhau, làm cho việc giảng dạy lý thuyết
kỹ thuật - thực hành kỹ thuật - lao động sản xuất - dạy nghề trở thành những khâu
nối tiếp nhau trong quá trình giáo dục kỹ thuật.
Ý nghĩa giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp trong lao động sản
xuất của học sinh chỉ đạt được khi người hướng dẫn lao động có ý thức tác động
qua giảng dạy lao động nhằm vận dụng, củng cố kiến thức có ý nghĩa giáo dục và
đào tạo thế hệ trẻ, hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngành, nghề, mức độ lao động phù
hợp với lứa tuổi, giới tính, chuẩn bị cho học sinh có ý thức sẵn sàng tham gia lao
động sản xuất sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, các hình thức lao động trong trường phổ
thông không thể tuỳ tiện, mà phải gắn với cơ sở khoa học, đặc biệt gắn với môn
kỹ thuật phổ thông và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của địa phương, nhằm
chuẩn bị một cách tích cực và có hiệu quả vào việc sử dụng hợp lý nguồn lao động
dự trữ ở địa phương, của đất nước.[8;114]
¾ Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp :
Để đảm bảo mục đích, nội dung của các môn học trên, việc giới thiệu nghề
cho học sinh thông qua các bài học và lao động sản xuất chỉ có thể kết hợp trong
quá trình dạy những chương, bài liên quan trực tiếp với các ngành, nghề và việc
thông tin về nghề không thể kéo dài làm phân tán nội dung học tập. Do đó, các
buổi sinh hoạt hướng nghiệp giới thiệu nghề cho học sinh sâu hơn và có hệ thống
nhằm làm cho học sinh có hiểu biết về cơ cấu kinh tế của nền kinh tế đất nước và
địa phương, nhu cầu sử dụng lao động dự trữ xã hội, những hiểu biết về những
ngành nghề cơ bản, và nghề truyền thống của địa phương. Trên cơ sở đó, hướng
dẫn học sinh lựa chọn hướng học tập và nghề nghiệp phù hợp với năng lực cá
nhân đáp ứng những yêu cầu của xã hội.
Theo thông tư 31-TT của Bộ giáo dục, các buổi sinh hoạt hướng nghiệp
được tiến hành một buổi trong một tháng trong giờ lao động để giới thiệu, tuyên
truyền, giải thích ngành nghề. Khi giới thiệu cần tập trung vào một số điểm cơ bản
như : vị trí, vai trò, triển vọng, những hoạt động cơ bản của nghề; những phẩm
chất, năng lực lao động cần có, những môn học cần thiết đối với nghề ... Nhà
trường tự sưu tầm, sử dụng tài liệu, sách báo, tranh, ảnh, phim, vô tuyến truyền
hình, dựa vào các cơ sở sản xuất, phụ huynh học sinh, cán bộ kỹ thuật của địa
phương để giới thiệu nghề cho học sinh.
¾ Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khóa :
Hoạt động ngoại khóa phục vụ hướng nghiệp bao gồm những hình thức sau:
tổ hoạt động ngoại khóa bộ môn (sinh học, vật lý, hóa học, toán, kỹ thuật ...), tham
quan sản xuất, tọa đàm nghề nghiệp, hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngành nghề,
phòng hướng nghiệp. Mỗi hình thức được tổ chức tốt có tác dụng giới thiệu nghề,
phát triển hứng thú nghề nghiệp, hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngành nghề, làm
quen với các dạng lao động khác nhau. Trong các hình thức trên, xây dựng và sử
dụng phòng hướng nghiệp có tác dụng định hướng tích cực, phòng hướng nghiệp
được coi là cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hướng nghiệp trên cơ sở giới thiệu
hình ảnh nghề, sản phẩm lao động. Phòng hướng nghiệp trong nhà trường phổ
thông có nhiệm vụ giáo dục thái độ đúng đắn với lao động, đối với nghề nghiệp;
cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết và tối thiểu của một số ngành,
nghề của địa phương, nghề truyền thống của địa phương; phát triển hứng thú nghề
nghiệp và tổ chức cho học sinh làm quen với sản xuất, hướng dẫn các em đi vào
các hoạt động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.
Các hình thức hướng nghiệp trên tiến hành trong mối kết hợp chặt chẽ với
nhau sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, định hướng phần lớn số
học sinh ra trường vào khu vực sản xuất tập thể và gia đình, chuẩn bị tích cực cho
việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Kinh tế nước ta chưa phát triển mạnh, mạng
lưới ngành, nghề chưa mở rộng, cơ cấu ngành, nghề chưa ổn định, giữa nông thôn
và thành thị còn có sự cách biệt, tư tưởng phổ biến của thanh niên muốn thoát li
nông thôn, ra thành thị, tạo ra sự thừa lao động ở khu vực này, thiếu lao động ở nơi
khác. Thực tế đó đặt ra vấn đề là giải quyết cấp bách mối quan hệ giữa hướng
nghiệp và sử dụng học sinh ra trường. Nếu không quan tâm đúng mức vấn đề này
sẽ làm cho mọi hình thức hướng nghiệp trở nên vô nghĩa. Vì vậy, mở rộng ngành,
nghề, có kế hoạch sử dụng đội ngũ người lao động là rất cần thiết. Đồng thời,
chính quyền các cấp, các trung tâm dạy nghề, các cơ sở sản xuất, các lực lượng xã
hội, cha mẹ học sinh giúp đỡ nhà trường giải quyết những khó khăn trong xây
dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà
trường phổ thông.[8;118]
• Trách nhiệm của hiệu trưởng, giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt
công tác hướng nghiệp cho học sinh:
¾ Nhiệm vụ của hiệu trưởng :
- Lập kế hoạch công tác hướng nghiệp trong cả năm, từng học kỳ, từng
tháng.
- Chủ động phối hợp với chính quyền, các cơ sở sản xuất, các trường dạy
nghề đóng tại địa phương trong việc xây dựng kế hoạch giúp trường phổ thông cơ
sở vật chất, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ để dạy lao động kỹ thuật, hướng nghiệp và
tổ chức lao động sản xuất cho học sinh.
- Tổ chức thông báo cho giáo viên về tình hình phát triển kinh tế của địa
phương và nhu cầu sử dụng nguồn lao động dự trữ.
- Chỉ đạo và kiểm tra công tác hướng nghiệp của các giáo viên, phối hợp
các hình thức hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường.
- Kết hợp với địa phương trong việc sử dụng hợp lý cho học sinh ra trường.
¾ Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn :
- Giới thiệu cho học sinh những ngành nghề có liên hệ trực tiếp tới môn
học.
- Tìm hiểu hứng thú về nghề của học sinh.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm chỉ dẫn học sinh lựa chọn nghề.
- Tổ chức nhóm ngoại khóa, xây dựng phòng bộ môn, tổ chức tham quan
hướng nghiệp kết hợp với tham quan môn học.
¾ Nhiệm vụ của giáo viên giảng dạy kỹ thuật:
Có trách nhiệm giảng dạy nội dung hướng nghiệp và tiến hành giáo dục
hướng nghiệp qua việc giảng dạy các môn kỹ thuật phổ thông.
¾ Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm :
Có trách nhiệm nắm tình hình, động viên học sinh lớp mình phụ trách tiếp
thu tốt nội dung giáo dục hướng nghiệp; và đối với lớp cuối bậc học cần giáo dục
tốt ý thức phục vụ nắm tình hình cụ thể mỗi học sinh để chuẩn bị tư tưởng cho các
em sau khi tốt nghiệp, ngoài việc tiếp tục học, làm nghĩa vụ quân sự, tham gia tích
cực các lớp bồi dưỡng nghề nghiệp và trực tiếp tham gia lao động sản xuất, công
tác theo yêu cầu của địa phương.
¾ Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên :
- Có kế hoạch phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt hướng
nghiệp, giúp học sinh xác định đúng động cơ, thái độ học tập, học tập tốt sẵn sàng
tham gia lao động sản xuất hoặc đi vào các ngành nghề xã hội đang cần.
- Thường xuyên bồi dưỡng hiểu biết ngành nghề và giúp học sinh có ý thức
chọn ngành nghề phù hợp với sở thích cá nhân và nhu cầu xã hội thông qua các
hoạt động hướng nghiệp ngoại khóa trong và ngoài nhà trường.
- Phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên trong các nhà máy, xí nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghiệp… để các đơn vị đó giúp đỡ học sinh tìm hiểu ngành
nghề.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trình bày kết quả nghiên cứu gồm những phần dưới đây:
• Kết quả chung của thang đo
• Kết quả nghiên cứu trên học sinh
• Kết quả nghiên cứu trên giáo viên.
Dưới đây lần lượt là kết quả những phần trên :
3.1. Kết quả chung của thang đo:
¾ Trên khách thể là học sinh : 488
- Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai : 138
- Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt : 167
- Trường trung học phổ thông Trần Phú : 183
- Lớp 10 : 141 - Lớp 11 : 139 - Lớp 12 : 208
- Nam: 190 - Nữ : 298
- Học lực :
+ Giỏi: 131 + Khá : 192 + Trung bình : 165
¾ Trên khách thể là giáo viên : 212
- Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai : 61
- Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt : 66
- Trường trung học phổ thông Trần Phú : 85
Cán bộ quản lý : 9
Giáo viên bộ môn :182
Giáo viên chủ nhiệm : 99
Giáo viên dạy kỹ thuật : 11
3.2. Kết quả nghiên cứu trên học sinh:
Kết quả nghiên cứu trên học sinh được trình bày theo các mục : kết quả
nghiên cứu chung theo thang thăm dò, kết quả phân tích theo giới tính, kết quả
phân tích theo khối học (khối 10, 11, 12), kết quả phân tích theo học lực và kết
quả phân tích theo trường.
+ Kết quả nghiên cứu chung theo thang thăm dò:
Bảng 1: Cách trả lời trên thang đo thái độ.
Cách trả lời
Câu
Đồng ý Lưỡng lự Không đồng ý Khó trả lời Không trả lời
1 471 7 3 4 3
2 399 37 24 25 3
3 447 24 4 10 3
4 248 84 68 70 18
5 274 80 78 48 8
6 151 108 155 66 8
7 226 103 60 95 4
8 332 70 32 50 4
9 236 90 104 52 6
10 379 46 17 38 8
11 421 35 4 16 12
12 326 75 37 39 11
13 303 66 62 46 11
14 411 37 11 15 14
15 410 30 14 27 7
16 280 61 104 36 7
17 0 22 436 29 1
18 9 50 377 49 3
19 39 87 303 53 6
20 383 58 15 29 3
21 108 149 152 68 11
22 19 42 391 33 3
23 375 50 31 30 2
24 79 108 230 68 3
25 13 79 353 38 5
26 209 86 99 88 6
27 193 79 160 54 2
28 42 49 336 58 3
29 5 30 434 16 3
30 210 133 74 69 2
31 166 97 175 48 2
32 348 37 67 35 1
33 355 30 73 26 4
34 398 22 45 17 6
35 339 37 75 29 8
36 150 50 248 35 5
37 398 33 34 20 3
38 71 63 282 65 7
39 245 76 74 87 6
40 245 79 100 60 4
41 154 86 107 135 6
42 151 74 166 95 2
43 301 22 136 25 4
44 217 80 130 55 6
45 234 59 131 60 4
Qua bảng 1, ta nhận thấy kết quả dưới đây:
- 5 câu có trên 80 ý kiến cho là khó trả lời và kèm theo là ý kiến không trả
lời gồm các câu : 7[95, 4] ; 26[88, 6] ; 39[87, 6] ; 41[135, 6] ; 42[95,2]
- 14 câu có từ 50 đến 79 ý kiến cho là khó trả lời và kèm theo là ý kiến
không trả lời gồm các câu : 4[70, 18] ; 6[66, 8] ; 8[50, 4] ; 9[52, 6] ; 19[53,6] ;
21[68, 11] ; 24[68, 3] ; 27[54, 2] ; 28[58, 3] ; 30[69, 2]; 38[65, 7] ; 40[60,4] ; 44[55,
6] ; 45[60, 4]
- 12 câu có từ 30 đến 49 ý kiến cho là khó trả lời và kèm theo là ý kiến
không trả lời gồm các câu : 5[48,8] ; 10[38,8] ; 12[39,11] ; 13[46,11] ; 16[36,7] ;
18[49, 3] ; 22[33,3] ; 23[30,2] ; 25[38,5] ; 31[48,2] ; 32[35,1] ; 36[35,5]
- 14 câu còn lại là những câu có dưới 29 ý kiến cho là khó trả lời (khoảng
5,9 % ý kiến trong tổng số các ý kiến trả lời).
Như vậy, những câu hỏi khó trả lời là những câu hỏi về những yếu tố ảnh
hưởng đến việc chọn nghề của các em và về những hình thức, nội dung công tác
giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường mang tính cách chung chung.
Bảng 2: Độ phân cách (ĐPC) của câu trong thang.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
ĐPC 0,113 0,240 0,190 0,211 0,159 0,318 0,301 0,167 0,402
Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18
ĐPC 0,273 0,220 0,219 0,265 0,219 0,323 0,267 0,206 0,204
Câu 19 20 21 22 23 24 25 26 27
ĐPC 0,241 0,262 0,323 0,196 0,220 0,250 0,223 0,319 0,286
Câu 28 29 30 31 32 33 34 35 36
ĐPC 0,252 0,189 0,280 0,313 0,320 0,367 0,362 0,387 0,330
Câu 37 38 39 40 41 42 43 44 45
ĐPC 0,277 0,289 0,340 0,332 0,341 0,231 0,223 0,244 0,232
Qua kết quả của bảng 2, có thể nhận thấy:
- 1 câu có độ phân cách từ 0,400 trở lên: câu 9
- 14 câu có độ phân cách từ 0,300 đến 0,399 gồm các câu : 6 , 7, 15, 21, 26,
31, 32, 33, 34, 35, 36, 39, 40, 41.
- 24 câu có độ phân cách từ 0,200 đến 0,299 gồm các câu : 2, 4, 10, 11, 12,
13, 14, 16, 17, 18, 19, 20, 23, 24, 25, 27, 28, 30, 37, 38, 42, 43, 44, 45.
- 6 câu có độ phân cách nhỏ hơn 0,199 gồm các câu : 1, 3, 5, 8, 22, 29. Cụ
thể :
+ Câu 1: Lựa chọn ngành nghề tương lai là bước khởi đầu quan trọng trong
cuộc đời của một con người, nên việc chọn nghề phải thật sự nghiêm túc (ĐPC =
0,113).
+ Câu 3: Chọn được một nghề phù hợp là tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển khả năng của các em (ĐPC = 0,190).
+ Câu 5: Em chọn nghề vừa với sức học, chứ không chọn theo nhu cầu của
xã hội (ĐPC = 0,159).
+ Câu 8 : Em thích chọn nghề mang tính thực tiễn, có triển vọng, sống nơi
nào cũng phù hợp (ĐPC = 0,167).
+ Câu 22: Em chọn nghề theo phong trào, mang tính thực dụng, không cần
có lý tưởng (ĐPC = 0,196).
+ Câu 29: Em đăng ký dự thi vào các trường đại học nổi tiếng, không cần
quan tâm đến khả năng của mình (ĐPC = 0,189).
Như vậy, độ phân cách của các câu là phân biệt giữa những học sinh có thái
độ tích cực và những học sinh chưa tích cực trong việc nhận thức chọn lựa nghề
nghiệp trong tương lai. Như vậy trong thang có 6 câu có độ phân cách kém.
• Một số ý kiến đánh giá học sinh.
Dưới đây là một số ý kiến đánh giá của học sinh về công tác hướng nghiệp
Bảng 3: Đánh giá của học sinh về công tác hướng nghiệp.
Câu NỘI DUNG
Trung
bình
ĐLTC Thứ
bậc
1
Lựa chọn ngành nghề tương lai là bước khởi đầu
quan trọng trong cuộc đời của một con người, nên
3,924 0,454 1
việc chọn nghề phải thật sự nghiêm túc.
2
Em sẽ chọn nghề ổn định và thích hợp, thì sẽ có cuộc
sống ổn định.
3,648 0,842 6
3
Chọn được một nghề phù hợp là tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển khả năng của các em.
3,848 0,585 2
4 Theo em “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. 2,971 1,247 23
5
Em chọn nghề vừa với sức học, chứ không chọn theo
nhu cầu của xã hội.
3,156 1,114 20
6 Em chọn nghề theo nhu cầu xã hội đang cần. 2,672 1,100 32
7
Em chọn nghề kiếm được nhiều tiền, để nuôi bản
thân và gia đình.
2,926 1,198 27
8
Em thích chọn nghề mang tính thực tiễn, có triển
vọng, sống nơi nào cũng phù hợp.
3,385 1,041 14
9 Em thích chọn nghề dễ học hỏi, dễ thăng tiến. 3,020 1,112 22
10
Nghề nghiệp của em phải trong môi trường lao động
có điều kiện nâng cao tay nghề.
3,537 0,992 11
11 Em chọn nghề phải có ích cho xã hội. 3,715 0,845 3
12
Em chọn nghề phù hợp với tài chính gia đình trong
thời gian học nghề.
3,365 1,066 16
13 Em chọn nghề phải có thu nhập đủ sống. 3,238 1,129 17
14
Em chọn nghề phải phù hợp với khả năng và hoàn
cảnh của bản thân.
3,672 0,892 4
15 Em chọn nghề mong tìm được việc làm phù hợp với 3,658 0,888 5
ngành nghề đã đào tạo.
16
Em chọn nghề nào cũng tốt, nhưng nghề không vi
phạm pháp luật.
3,170 1,088 19
17 Em chọn nghề theo xu hướng, rủ rê của bạn bè. 1,982 0,336 45
18 Em chọn nghề do ảnh hưởng, thúc ép của gia đình. 2,027 0,549 44
19 Em chọn theo nghề truyền thống của gia đình. 2,205 0,784 38
20 Em chọn nghề theo sở thích của cá nhân. 3,617 0,854 8
21
Em chọn nghề theo sự hướng dẫn của chuyên gia tư
vấn.
2,564 1,051 35
22
Em chọn nghề theo phong trào, mang tính thực dụng,
không cần có lý tưởng.
2,084 0,572 41
23
Em cố gắng rèn luyện bản thân, học tập toàn diện
các môn học, để chọn được một nghề phù hợp.
3,570 0,890 10
24
Hiện nay thế giới nghề nghiệp luôn thay đổi, để
thuận lợi chọn được việc làm em cần học nhiều
ngành nghề cùng lúc.
2,393 0,938 36
25
Để dễ dàng trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp,
em chỉ cần học lệch, không chú ý đến các môn học
khác ?
2,117 0,612 40
26
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông em sẽ thi vào
đại học, vì có bằng đại học dễ tìm việc làm và được
mọi người nể trọng ?
2,828 1,199 30
27 Em thi vào đại học, vì chỉ có đại học là con đường 2,834 1,085 29
tiến thân duy nhất của em.
28
Em thà rớt một trường đại học thi vào khó còn được
bạn bè nể hơn là học một trường trung học nghề.
2,141 0,755 39
29
Em đăng ký dự thi vào các trường đại học nổi tiếng,
không cần quan tâm đến khả năng của mình.
2,037 0,398 43
30
Nếu không đạt được nguyện vọng vào đại học, em
vào học trường trung học nghề.
2,984 1,089 26
31 Em chưa định hướng được ngành nghề mình sẽ chọn. 2,773 1,035 31
32
Em chưa được cung cấp thông tin về nhu cầu ngành
nghề của xã hội.
3,426 0,988 13
33 Em chưa biết thông tin về đặc điểm ngành nghề. 3,447 0,983 12
34
Em chưa biết thông tin về điều kiện thi tuyển của
ngành nghề.
3,617 0,883 8
35
Vì thiếu thông tin về ngành nghề, nên em lưỡng lự
trong việc chọn nghề.
3,373 1,047 15
36
Em chỉ chú ý đến việc lựa chọn nghề nghiệp tương
lai khi lên học lớp 12.
2,625 1,028 33
37
Các em chưa nắm rõ về các ngành nghề đào tạo của
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp.
3,645 0,830 7
38
Em chọn nghề rất vội vàng, vì không có sự hướng
dẫn của trường.
2,258 0,915 37
39 Hiện nay trường không có nhiều hình thức hoạt động 2,957 1,216 24
phù hợp hướng các em vào nghề nghiệp tương lai.
40
Hiện nay trường chưa giáo dục hướng nghiệp cho các
em cụ thể.
3,027 1,129 21
41
Hiện nay việc hướng nghiệp cho các em ở trường về
hình thức và nội dung thật sinh động.
2,506 1,229 42
42
Ngay từ lớp 10 em đã được các thầy, cô chủ nhiệm,
quan tâm hướng dẫn chọn nghề cho tương lai.
2,568 1,132 34
43
Hiện nay trường vẫn thường xuyên dạy môn kỹ thuật
trong tuần từ 2 đến 3 tiết .
3,211 1,064 18
44
Thông qua nội dung các môn học trên lớp và những
giờ thực hành, giáo viên thường giới thiệu cho các
em về các ngành nghề có liên quan đến môn học đó.
2,916 1,126 28
45
Trường thường tổ chức nhóm ngoại khóa, tổ chức
tham quan hướng nghiệp, kết hợp tham quan môn
học.
2,941 1,146 25
Qua kết quả bảng 3, ta có thể phân làm ba nhóm thứ bậc :
- Các đánh giá có thứ bậc cao nhất (từ thứ bậc 1 đến thứ bậc 15) là những ý
kiến : Chọn nghề nghiệp tương lai là cần thiết và phải suy nghĩ chọn lựa thật sự
nghiêm túc (thứ bậc 1), chọn được một nghề phù hợp là tạo điều kiện thuận lợi
phát triển khả năng (thứ bậc 2), nghề phải có ích cho xã hội (thứ bậc 3), nghề phải
phù hợp với khả năng và hoàn cảnh bản thân (thứ bậc 4), nghề phải có việc làm
phù hợp với ngành đào tạo (thứ bậc 5), nghề ổn định và thích hợp thì có cuộc sống
ổn định (thứ bậc thứ 6), chưa nắm rõ thông tin ngành nghề đào tạo của các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp (thứ bậc 7), chọn nghề theo sở thích cá
nhân và thiếu thông tin về điều kiện thi tuyển của ngành nghề, cùng thứ bậc (thứ
bậc 8), cố gắng rèn luyện học tập đều các môn học để dễ chọn được nghề phù hợp
(thứ bậc 10), nghề phải có điều kiện nâng cao tay nghề (thứ bậc 11), thiếu thông
tin về đặc điểm ngành nghề (thứ bậc 12), thiếu thông tin về ngành nghề xã hội
đang cần (thứ bậc 13), nghề phải thực tiễn và triển vọng (thứ bậc 14), thiếu thông
tin nên lưỡng lự trong chọn nghề (thứ bậc 15).
- Các đánh giá có thứ bậc thấp hơn (từ thứ bậc 16 đến thứ bậc 30) là những
ý kiến: Chọn nghề học phải phù hợp với tài chính gia đình (thứ bậc 16), nghề phải
có thu nhập đủ sống (thứ bậc 17), trường vẫn duy trì dạy các môn kỹ thuật hướng
nghiệp (thứ bậc 18), nghề không vi phạm pháp luật (thứ bậc 19), chọn nghề vừa
sức học không theo nhu cầu của xã hội (thứ bậc 20), trường chưa giáo dục hướng
nghiệp cho các em đầy đủ (thứ bậc 21), nghề dễ học, dễ thăng tiến (thứ bậc 22),
“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” (thứ bậc 23), trường không có nhiều hình thức
hoạt động hướng nghiệp (thứ bậc 24), trường tổ chức tham quan hướng nghiệp (thứ
bậc 25), thi trượt đại học thì các em sẽ vào trung học nghề (thứ bậc 26), chọn nghề
có nhiều tiền (thứ bậc 27), trường hướng nghiệp thông qua các môn học (thứ bậc
28), vào đại học vì là con đường tiến thân duy nhất (thứ bậc 29), có bằng đại học
dễ tìm việc làm và được mọi người nể trọng (thứ bậc 30).
- Các đánh giá có thứ bậc thấp nhất (từ thứ bậc 31 đến thứ bậc 45) là những
ý kiến : Chưa định hướng được nghề nghiệp trong tương lai (thứ bậc 31), chọn
nghề theo nhu cầu xã hội đang cần (thứ bậc 32), chú ý chọn nghề khi đang học lớp
12 (thứ bậc 33), ngay ở lớp 10 các em đã được các thầy cô quan tâm hướng dẫn
chọn nghề (thứ bậc 34), chọn nghề theo sự hướng dẫn của chuyên gia tư vấn (thứ
bậc 35), để thuận lợi trong việc chọn lựa nghề nên cần học nhiều ngành nghề cùng
lúc (thứ bậc 36), chọn nghề rất vội vàng, vì không có sự hướng dẫn của trường (thứ
bậc 37), chọn nghề theo truyền thống của gia đình (thứ bậc 38), thà rớt một trường
đại học nổi tiếng còn hơn là vào trường trung học nghề (thứ bậc 39), thuận lợi
trong việc chọn nghề chỉ cần học lệch không chú ý đến các môn học khác (thứ bậc
40), chọn nghề theo phong trào, không cần lý tưởng (thứ bậc 41), hiện nay việc
hướng nghiệp ở trường về hình thức và nội dung thật sinh động(thứ bậc 42), dự thi
vào các trường đại học nổi tiếng không cần đến khả năng (thứ bậc 43), chọn nghề
theo ảnh hưởng thúc ép của gia đình (thứ bậc 44), chọn nghề theo xu hướng, rủ rê
của bạn bè (thứ bậc 45).
Qua cách đánh giá, ta có thể nhận thấy bản thân của các em xác định được
cuộc sống trong tương lai gắn liền với một nghề nhất định, nghề đó phải phù hợp
với sở thích, hoàn cảnh bản thân và công việc phải mang lại lợi ích cho xã hội, cho
nên các em phải thật sự nghiêm túc trong việc chọn nghề. Đa số các em điều
mong ước có một công việc ổn định, phù hợp với ngành đã học. Trên đây, là
những ý kiến các em đánh giá có thứ bậc từ 1 đến 6, qua đây ta hiểu rằng: các em
có suy nghĩ đến cuộc sống tương lai, muốn cống hiến năng lực và trí tuệ của bản
thân vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng các em lo ngại về cơ cấu ngành
nghề luôn thay đổi trong bối cảnh kinh tế - xã hội luôn phát triển, nghề các em
học sẽ có thể không còn phù hợp với xã hội sau khi tốt nghiệp. Điều này có thể
xảy ra nếu công tác dự báo không thực hiện tốt.
Bên cạnh đó, các em cũng quan tâm đến thông tin về điều kiện, nhu cầu
ngành nghề đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung học nghề; thông tin
ngành nghề tương lai xã hội sẽ cần. Do thiếu những thông tin trên, nên các em
lưỡng lự trong việc chọn nghề (thứ bậc 15).
Các em đánh giá cao việc bản thân ra sức nỗ lực học tập đều các môn để
dễ dàng chọn được một nghề phù hợp (thứ bậc 10); Qua cách đánh giá này cho
thấy nhận thức các em về hướng nghiệp, chọn nghề còn phiến diện, không phải cứ
học giỏi mà chọn được một nghề phù hợp với sở thích các nhân. Vì vậy, các em
vẫn dưới sự chỉ dẫn của người lớn và dìu dắt, chỉ bảo của giáo viên.
Đất nước ta đang trên con đường hòa nhập với cộng đồng thế giới trên mọi
lĩnh vực, vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc được Đảng và Nhà nước quan
tâm, trong đó có các ngành nghề truyền thống cần duy trì và phát triển. Cho nên,
việc đánh giá không cao của các em về chọn theo nghề truyền thống của gia đình
(thứ bậc 38), khiến cho chúng ta phải quan tâm và suy nghĩ, bên cạnh giáo dục
hướng nghiệp các em chọn nghề phù hợp với năng lực và nhu cầu xã hội, thì
chúng ta cần phải giáo dục cho các em nhận thức được giá trị nghề nghiệp và hỗ
trợ học tập, đặc biệt các ngành nghề truyền thống.
Các em có khuynh hướng rớt một trường đại học, thì không muốn vào trung
học nghề, không đánh giá cao “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” (bậc 23, 26). Vì
vậy, cần phải định hướng nghề và giá trị nghề nghiệp cho các em ngay từ nhà
trường phổ thông.
Điều đáng mừng, là các em có nhận thức khi chọn nghề phải phù hợp với
khả năng (thứ bậc 2), có ích cho xã hội (thứ bậc 3), không chọn nghề theo sự
thúc ép của gia đình và theo xu hướng rủ rê của bạn bè, không chọn theo phong
trào, thực dụng … Qua đây, ta nhận thấy lớp thanh niên trẻ hiện nay, có ý thức lựa
chọn nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh, còn có một số ít các em còn định
hướng một cách phiến diện, do vậy các em cũng phải cần đến sự giúp đỡ của giáo
viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.
Điều cần quan tâm, là vấn đề hình thức, nội dung giáo dục hướng nghiệp và
sự quan tâm của nhà trường đối với công tác giáo dục hướng nghiệp trong thời
gian vừa qua chưa thật sự chú trọng, quan tâm ngay từ đầu bậc học, chưa phối hợp
đồng bộ giữa các ban ngành, nên việc thực hiện chưa được nghiêm túc, mang tính
hình thức. Điều này được minh chứng qua sự đánh giá của các em ở thứ bậc thấp
nhất.
• So sánh một số thông số trong bảng thăm dò.
Để việc so sánh giữa các thông số được đơn giản hơn, trong nghiên cứu đã
dùng phương pháp phân tích yếu tố và kết quả được trình bày dưới đây:
. Yếu tố 1 : Thiếu thông tin và sự hướng dẫn.
Câu 31: Em chưa định hướng được ngành nghề mình sẽ chọn.
Câu 32 : Em chưa được cung cấp thông tin về nhu cầu ngành nghề của xã
hội.
Câu 33 : Em chưa biết thông tin về đặc điểm ngành nghề.
Câu 34 : Em chưa biết thông tin về điều kiện thi tuyển của ngành nghề.
Câu 35: Vì thiếu thông tin về ngành nghề, nên em lưỡng lự trong việc chọn
nghề.
Câu 37 : Các em chưa nắm rõ về các ngành nghề đào tạo của các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
Câu 38 : Em chọn nghề rất vội vàng, vì không có sự hướng dẫn của trường.
. Yếu tố 2 : Nhận thức của học sinh về chọn nghề và công tác giáo dục hướng
nghiệp ở trường trung học phổ thông.
Câu 1: Lựa chọn ngành nghề tương lai là bước khởi đầu quan trọng trong
cuộc đời của một con người, nên việc chọn nghề phải thật sự nghiêm
túc.
Câu 6 : Em chọn nghề theo nhu cầu xã hội đang cần.
Câu 7 : Em chọn nghề kiếm được nhiều tiền, để nuôi bản thân và gia đình.
Câu 22: Em chọn nghề theo phong trào, mang tính thực dụng, không cần có
lý tưởng.
Câu 23: Em cố gắng rèn luyện bản thân, học tập toàn diện các môn học, để
chọn được một nghề phù hợp.
Câu 25 : Để dễ dàng trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp, em chỉ cần
học lệch, không chú ý đến các môn học khác ?
Câu 26 : Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông em sẽ thi vào đại học, vì có
bằng đại học dễ tìm việc làm và được mọi người nể trọng ?
Câu 27 : Em thi vào đại học, vì chỉ có đại học là con đường tiến thân duy
nhất của em.
Câu 28 : Em thà rớt một trường đại học thi vào khó còn được bạn bè nể hơn
là học một trường trung học nghề.
Câu 29 : Em đăng ký dự thi vào các trường đại học nổi tiếng, không cần
quan tâm đến khả năng của mình.
Câu 30: Nếu không đạt được nguyện vọng vào đại học, em vào học trường
trung học nghề.
. Yếu tố 3 : Hình thức công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ
thông.
Câu 39 : Hiện nay trường không có nhiều hình thức hoạt động phù hợp
hướng các em vào nghề nghiệp tương lai.
Câu 40 : Hiện nay trường chưa giáo dục hướng nghiệp cho các em cụ thể.
Câu 41: Hiện nay việc hướng nghiệp cho các em ở trường về hình thức và nội
dung thật sinh động.
Câu 42: Ngay từ lớp 10 em đã được các thầy, cô chủ nhiệm, quan tâm hướng
dẫn chọn nghề cho tương lai.
Câu 43 : Hiện nay trường vẫn thường xuyên dạy môn kỹ thuật trong tuần từ 2
đến 3 tiết .
Câu 44 : Thông qua nội dung các môn học trên lớp và những giờ thực hành,
giáo viên thường giới thiệu cho các em về các ngành nghề có liên
quan đến môn học đó.
Câu 45 : Trường thường tổ chức nhóm ngoại khóa, tổ chức tham quan hướng
nghiệp, kết hợp tham quan môn học.
. Yếu tố 4 : Động cơ chọn nghề của học sinh.
Câu 9 : Em thích chọn nghề dễ học hỏi, dễ thăng tiến.
Câu 10: Nghề nghiệp của em phải trong môi trường lao động có điều kiện
nâng cao tay nghề.
Câu 11: Em chọn nghề phải có ích cho xã hội.
Câu 12: Em chọn nghề phù hợp với tài chính gia đình trong thời gian học
nghề.
Câu 13: Em chọn nghề phải có thu nhập đủ sống.
Câu 14: Em chọn nghề phải phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của bản
thân.
Câu 15: Em chọn nghề mong tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đã
đào tạo.
Câu 17: Em chọn nghề theo xu hướng, rủ rê của bạn bè.
. Yếu tố 5 : Các mặt cần xem xét khi chọn nghề.
Câu 2 : Em sẽ chọn nghề ổn định và thích hợp, thì sẽ có cuộc sống ổn định.
Câu 3 : Chọn được một nghề phù hợp là tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển khả năng của các em.
Câu 4 : Theo em “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.
Câu 5 : Em chọn nghề vừa với sức học, chứ không chọn theo nhu cầu của xã
hội.
Câu 8 : Em thích chọn nghề mang tính thực tiễn, có triển vọng, sống nơi nào
cũng phù hợp.
Câu 16: Em chọn nghề nào cũng tốt, nhưng nghề không vi phạm pháp luật.
Câu 18: Em chọn nghề do ảnh hưởng, thúc ép của gia đình.
Câu 19: Em chọn theo nghề truyền thống của gia đình.
Câu 20: Em chọn nghề theo sở thích của cá nhân.
Câu 21: Em chọn nghề theo sự hướng dẫn của chuyên gia tư vấn.
Câu 24: Hiện nay thế giới nghề nghiệp luôn thay đổi, để thuận lợi chọn
được việc làm em cần học nhiều ngành nghề cùng lúc.
Câu 36: Em chỉ chú ý đến việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai khi lên học
lớp 12.
Dưới đây là kết quả phân tích dựa trên các yếu tố .
Bảng 4: Đánh giá của học sinh đối việc hướng nghiệp nói chung.
Yếu
tố
Nội dung
Trung bình
điều hòa
Độ lệch
tiêu chuẩn
Thứ
bậc
1 Thiếu thông tin và sự hướng dẫn 22,539 4,083 4
2
Nhận thức của học sinh về chọn nghề và
công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường
trung học phổ thông.
26,754 5,466 2
3
Hình thức công tác giáo dục hướng nghiệp
ở trường trung học phổ thông.
21,359 3,830 5
4 Động cơ chọn nghề của học sinh 26,186 3,537 3
5 Các mặt cần xem xét khi chọn nghề 34,420 3,677 1
Trung bình điều hòa (TBĐH) là trung bình cộng của điểm số từng câu của
mỗi yếu tố chia cho số câu trong mỗi yếu tố. Như thế, người nghiên cứu có thể
loại trừ sự không đồng đều của các câu trong những yếu tố.
Qua kết quả của bảng 4, ta có thể nhận thấy các yếu tố được xếp các thứ
bậc sau: Các mặt cần xem xét khi chọn nghề (thứ bậc 1), nhận thức của học sinh
về chọn nghề và công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông trung học
(thứ bậc 2), động cơ chọn nghề của học sinh (thứ bậc 3), thiếu thông tin và sự
hướng dẫn (thứ bậc 4), hình thức công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường trung
học phổ thông (thứ bậc 5).
Như vậy, qua kết quả này ta khẳng định các mặt cần xem xét khi chọn nghề
như: nghề ổn định, nghề thích hợp, nghề phù hợp với khả năng, nghề vừa sức học,
nghề có tính thực tiễn, có triển vọng, nghề theo nhu cầu xã hội ... được các em
quan tâm nhiều nhất, tiếp theo là sự nhận thức rõ ràng của các em về việc phải
chọn nghề trong tương lai là một bước khởi đầu quan trọng, các em có ý thức học
tập tốt để thuận lợi chọn được nghề phù hợp, đồng thời các em cũng chú ý đến
công tác hướng nghiệp hiện nay tại trường trung học phổ thông cần phải năng
động hơn, có nhiều hình thức lẫn nội dung phù hợp với thực tế ngành nghề các
trường đại học đang đào tạo. Động cơ chọn nghề của các em cũng được xác định
rõ, nghề phải phù hợp với tài chính gia đình, có thu nhập đủ sống, ra trường phải
có việc làm, phải có ích cho xã hội ... Xếp thứ bậc thứ 4 là sự thiếu thông tin và
hướng dẫn của giáo viên, nhà giáo dục, hình thức công tác giáo dục hướng nghiệp
được xếp bậc cuối cùng. Đây là điều mà các nhà giáo dục cần quan tâm và có
những biện pháp thích hợp.
Bảng 5: Đánh giá của học sinh đối với việc hướng nghiệp theo giới tính.
Nam Nữ Yếu
tố
Nội dung
TBĐH ĐLTC TBĐH ĐLTC
T
(P)
1 Thiếu thông tin và sự hướng dẫn 22,421 4,584 22,614 3,735
-0,509
0,611
2
Nhận thức của học sinh về chọn
nghề và công tác giáo dục
hướng nghiệp ở trường trung học
phổ thông.
27,295 5,601 26,409 5,395
-1,784
0,081
3
Hình thức công tác giáo dục
hướng nghiệp ở trường trung học
phổ thông.
21,600 3,880 21,205 3,795
-1,112
0,267
4 Động cơ chọn nghề của học sinh 25,895 4,075 26,372 3,140
-1,457
0,146
5
Các mặt cần xem xét khi chọn
nghề
34,116 3,898 34,614 3,522
-1,461
0,145
Qua kết quả của bảng 5, ta nhận thấy các đánh giá của nam và nữ học sinh
về công tác giáo dục hướng nghiệp hiện nay không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt
thống kê. Nói cách khác, nam và nữ học sinh của tất cả 3 trường có sự đánh giá
tương tự về công tác giáo dục hướng nghiệp.
Bảng 6: Đánh giá của học sinh đối với việc hướng nghiệp theo năm học.
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Yếu
tố
Nội dung TB
ĐH
ĐL
TC
TB
ĐH
ĐL
TC
TB
ĐH
ĐL
TC
F
(P)
1
Thiếu thông tin và sự
hướng dẫn
22,071 4,003 22,460 4,219 22,909 4,028
1,811
0,165
2
Nhận thức của học sinh
về chọn nghề và công
tác giáo dục hướng
nghiệp ở trường trung
học phổ thông.
25,248 5,670 26,712 5,145 27,803 5,316
9,504
0,000
3
Hình thức công tác giáo
dục hướng nghiệp ở
trường trung học phổ
thông.
21,057 3,985 21,683 3,796 21,346 3,745
0,939
0,392
4
Động cơ chọn nghề của
học sinh.
26,092 3,084 25,662 3,127 26,601 4,014
3,033
0,049
5
Các mặt cần xem xét
khi chọn nghề
33,908 3,484 33,986 3,466 35,058 3,857
5,568
0,004
Qua kết quả của bảng 6, ta nhận thấy: sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê
với các xác suất có ý nghĩa ở cột F (P) là do:
- Nội dung 1 : Ý kiến “Thiếu thông tin và sự hướng dẫn” không có sự khác
biệt ý nghĩa giữa ba khối 10, khối 11 và khối 12.
- Nội dung 2 : Ý kiến “Nhận thức của học sinh về chọn nghề và công tác
giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông” có sự khác biệt ý nghĩa giữa
khối 10 với khối 12. Nhưng học sinh khối 12 có ý kiến đánh giá cao hơn khối 10 và
11.
- Nội dung 3 : Ý kiến “Hình thức công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường
trung học phổ thông” không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các khối.
- Nội dung 4 : Ý kiến “Động cơ chọn nghề của học sinh” có sự khác biệt ý
nghĩa giữa khối 11 với khối 12, nhưng khối 12 có ý kiến đánh giá cao hơn khối 11.
- Nội dung 5 : Ý kiến “Các mặt cần xem xét khi chọn nghề” có sự khác biệt
ý nghĩa giữa khối 10 với khối 12, giữa khối 11 với khối 12. Ý kiến đánh giá của
học sinh khối 12 cao hơn khối 10 và khối 11.
Có thể nói học sinh ở lớp cuối cấp có đánh giá khác với các lớp đầu cấp..
Điều này cho thấy học sinh lớp 12 ý thức việc chọn nghề là cần thiết cho cuộc
sống của các em.
Bảng 7: Đánh giá học sinh đối với hướng nghiệp theo học lực.
Giỏi Khá Trung bình Yếu
tố
Nội dung
TBĐH ĐLTC TBĐH ĐLTC TBĐH ĐLTC
T
(P)
1
Thiếu thông tin và
sự hướng dẫn.
21,992 4,328 22,427 3,986 23,103 3,947
2,842
0,059
2
Nhận thức của học
sinh về chọn nghề
và công giáo dục
tác hướng nghiệp ở
trường trung học
phổ thông.
26,817 5,581 26,724 5,434 26,739 5,444
0,012
0,988
3
Hình thức công tác
giáo dục hướng
nghiệp ở trường
trung học phổ
thông.
20,664 3,941 21,375 3,823 21,891 3,681
3,793
0,023
4
Động cơ chọn nghề
của học sinh.
26,420 2,817 26,260 3,113 25,915 4,410
0,812
0,445
5
Các mặt cần xem
xét khi chọn nghề
34,321 3,724 34,328 3,294 34,606 4,059
0,318
0,728
Qua kết quả của bảng 7, ta nhận thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt
thống kê ở nội dung 1, 2, 4, 5, chỉ có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở nội
dung 3, đó là ý kiến “Hình thức công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường trung
học phổ thông” giữa nhóm học sinh giỏi với nhóm học sinh có học lực trung bình.
Học sinh giỏi đánh giá thấp hơn học sinh khá và trung bình.
Bảng 8: Đánh giá của học sinh đối với công tác hướng nghiệp theo trường.
Nguyễn Thị
Minh Khai
Lý Thường
Kiệt
Trần Phú
Yếu
tố
Nội dung
TB
ĐH
ĐL
TC
TB
ĐH
ĐL
TC
TB
ĐH
ĐL
TC
F
(P)
1
Thiếu thông tin và sự
hướng dẫn.
22,413 3,722 23,006 3,880 22,208 4,487
1,766
0,172
2
Nhận thức của học
sinh về chọn nghề và
công tác giáo dục
hướng nghiệp ở trường
trung học phổ thông.
27,217 5,097 25,623 5,163 27,437 5,854
5,606
0,004
3
Hình thức công tác
giáo dục hướng
nghiệp ở trường trung
học phổ thông.
20,290 3,329 22,377 3,622 21,235 4,136
11,886
0,000
4
Động cơ chọn nghề
của học sinh.
26,210 3,058 25,683 3,879 26,628 3,504
3,154
0,044
5
Các mặt cần xem xét
khi chọn nghề
34,261 3,154 34,401 3,856 34,557 3,885
0,258
0,772
Qua kết quả của bảng 8, ta nhận thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống
kê với các xác suất có ý nghĩa ở cột F (P) là do :
- Nội dung 1: Ý kiến “Thiếu thông tin và sự hướng dẫn” không có khác biệt
ý nghĩa về mặt thống kê giữa ba trường.
- Nội dung 2 : Ý kiến “Nhận thức của học sinh về chọn nghề và công tác
giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông” có sự khác biệt ý nghĩa giữa
trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai với trường trung học phổ thông
Trần Phú, giữa trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai với trường
trung học phổ thông Lý Thường Kiệt. Ý kiến đánh giá của học sinh trường trung
học phổ thông Trần Phú cao hơn hai trường còn lại.
- Nội dung 3 : Ý kiến “Hình thức công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường
trung học phổ thông” có sự khác biệt ý nghĩa giữa trường trung học phổ thông
Nguyễn Thị Minh Khai với trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, giữa
trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt với trường trung học phổ thông Trần
Phú. Ý kiến đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt cao
hơn hai trường còn lại.
- Nội dung 4 : ý kiến “Động cơ chọn nghề của học sinh” có sự khác biệt ý
nghĩa giữa trường trung học phổ thông Trần Phú và trường trung học phổ thông Lý
Thường Kiệt. Ý kiến đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông Trần Phú
cao hơn trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt.
- Nội dung 5 : Không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
Nói cách khác, ở từng nội dung có sự khác biệt là do sự khác biệt giữa từng
trường với nhau, chứ không phải do sự khác biệt của tất cả các trường.
3.3 . Kết quả nghiên cứu trên giáo viên:
Kết quả nghiên cứu trên giáo viên được trình bày theo các mục: kết quả
nghiên cứu chung theo thang thăm dò, kết quả phân tích theo trường .
+ Kết quả nghiên cứu chung theo thang thăm dò:
• Một số ý kiến đánh giá về công tác hướng nghiệp của giáo viên.
Bảng 9: Cách trả lời trên thang thái độ của giáo viên.
Cách trả lời
Câu
Đồng ý Lưỡng lự Không đồng ý Khó trả lời Không trả lời
1 204 3 2 0 3
2 205 2 1 2 2
3 198 6 0 6 2
4 159 23 21 6 3
5 24 24 153 3 8
6 107 45 49 9 2
7 173 14 18 5 2
8 68 21 116 6 1
9 146 8 52 4 2
10 142 37 21 7 5
11 137 41 28 5 1
12 174 12 18 5 3
13 170 18 18 4 2
14 168 23 19 0 2
15 140 31 32 6 3
16 148 24 33 4 3
17 128 52 20 11 1
18 138 56 12 5 1
19 157 40 12 1 2
20 119 55 25 12 1
21 170 23 12 5 5
22 179 12 12 7 2
23 163 14 29 5 1
24 49 64 72 25 2
25 54 43 80 33 2
26 57 54 64 36 1
27 114 46 41 9 2
28 121 34 38 14 5
29 99 50 38 16 9
30 144 25 28 7 8
31 81 52 47 23 9
32 133 41 17 13 8
33 73 53 37 43 6
34 71 53 36 46 6
Qua bảng 9, ta nhận thấy kết quả dưới đây :
- 6 câu có trên 20 ý kiến khó trả lời và kèm theo là ý kiến không trả lời
gồm những câu : 24[25, 2] ; 25[33, 2] ; 26[36, 1] ; 31[ 23, 9] ; 33[43, 6] ; 34[46, 6]
- 5 câu có trên 10 ý kiến khó trả lời và kèm theo là ý kiến không trả lời
gồm những câu : 17[11, 1] ; 20[12, 1] ; 28[14, 5] ; 29[16, 9] ; 32[13, 8]
- 23 câu còn lại là những câu có dưới 10 ý kiến cho là khó trả lời, trong đó
có 2 câu số ý kiến khó trả lời là không (khoảng 5,4 % ý kiến trong tổng số ý kiến
trả lời).
Như vậy, những câu hỏi khó trả lời là những câu hỏi, về trách nhiệm và
nhiệm vụ của giáo viên trong trường thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh mang tính cách chung chung, nên giáo viên không thể hiện thái độ
một cách rõ ràng.
Bảng 10: Độ phân cách (ĐPC) của câu trong thang.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
ĐPC 0,134 0,223 0,262 0,149 0,122 0,262 0,190 0,365 0,239
Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18
ĐPC 0,261 0,371 0,286 0,376 0,378 0,432 0,323 0,394 0,327
Câu 19 20 21 22 23 24 25 26 27
ĐPC 0,197 0,236 0,439 0,358 0,184 0,408 0,458 0,461 0,298
Câu 28 29 30 31 32 33 34
ĐPC 0,388 0,449 0,378 0,488 0,485 0,423 0,552
Qua kết quả của bảng 10, ta có thể nhận thấy :
- 10 câu có độ phân cách từ 0,400 trở lên gồm các câu : 15, 21, 24, 25, 26,
29, 31, 32, 33, 34.
- 10 câu có độ phân cách từ 0,300 đến 0,399 gồm các câu : 8, 11, 13, 14, 16,
17, 18, 22, 28, 30.
- 8 câu có độ phân cách từ 0, 200 đến 0,299 gồm các câu : 2, 3, 6, 9, 10, 12,
20, 27.
- 5 câu có độ phân cách nhỏ hơn 0,199 gồm các câu : 1, 4, 5, 7, 23 cụ thể :
+ Câu 1 : Cần thiết giáo dục ý thức chọn nghề, giá trị nghề nghiệp cho các
em (ĐPC = 0,134)
+ Câu 4 : Ngày nay học sinh có nhiều cơ hội thu thập thông tin và thuận lợi
trong việc chọn nghề(ĐPC = 0,149)
+ Câu 5 : Hiện nay, công việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại
trường trung học phổ thông là không cần thiết (ĐPC = 0,122)
+ Câu 7 : Để dễ dàng trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp, học sinh có
khuynh hướng học lệch, không chú ý đến các môn học khác (ĐPC = 0,190)
+ Câu 23 : Hiện nay trường vẫn thường xuyên dạy môn kỹ thuật trong tuần
từ 2 đến 3 tiết (ĐPC = 0,184)
Như vậy, độ phân cách của các câu phân biệt được sự tích cực và không
tích cực của người tham gia đánh giá. Nói cách khác, thang thái độ đo được là điều
người nghiên cứu muốn đo.
Bảng 11 : Kết quả đánh giá của giáo viên về công tác hướng nghiệp.
Câu NỘI DUNG
Trung
bình
Độ lệch
tiêu
chuẩn
Thứ
bậc
1
Cần thiết giáo dục ý thức chọn nghề, giá trị
nghề nghiệp cho các em.
3,910 0,521 1
2
Cần có sự định hướng nghề cho học sinh trong
nhà trường trung học phổ thông.
3,906 0,568 2
3
Phải thực hiện tốt hơn công tác hướng nghiệp ở
nhà trường trung học phổ thông.
3,821 0,776 3
4
Ngày nay học sinh có nhiều cơ hội thu thập
thông tin và thuận lợi trong việc chọn nghề.
3,524 0,981 12
5
Hiện nay, công việc giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh tại trường trung học phổ thông là không
cần thiết.
2,236 0,849 34
6
Hiện nay học sinh chọn nghề rất vội vàng, vì
không có sự hướng dẫn chung của nhà trường.
3,118 1,093 25
7
Để dễ dàng trong việc lựa chọn ngành nghề phù
hợp, học sinh có khuynh hướng học lệch, không
chú ý đến các môn học khác ?
3,632 0,896 8
8
Hiện nay thế giới nghề nghiệp luôn thay đổi,
cho nên ca
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVQLGD004.pdf