Luận văn Tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Tài liệu Luận văn Tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long: LUẬN VĂN: tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện, Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Trong điều kiện một đất nước nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, muốn phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm trước mắt phải hướng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Chính vì thế Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn” [26; tr 24]. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong cả nước nói chung và ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là một việc làm hết sức khó khăn, phức tạp, một mặt do điều kiện kinh tế - xã hội, mặt khác do tâm lý sản xuất nhỏ của người nông dân quy...

pdf71 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện, Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Trong điều kiện một đất nước nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, muốn phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm trước mắt phải hướng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Chính vì thế Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn” [26; tr 24]. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong cả nước nói chung và ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là một việc làm hết sức khó khăn, phức tạp, một mặt do điều kiện kinh tế - xã hội, mặt khác do tâm lý sản xuất nhỏ của người nông dân quy định. Việc khắc phục tâm lý sản xuất nhỏ, tác phong, nếp sống, nếp nghĩ lạc hậu gắn liền với nền sản xuất nhỏ là rất cần thiết và là việc làm cực kỳ khó khăn, gian khổ. Nhưng chính việc ấy lại đưa lại hiệu quả to lớn cho việc xây dựng xã hội mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Những thói quen, nếp nghĩ, truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ, nên cần cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, lâu dài [19; tr 25]. Vì vậy, việc tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long là nhiệm vụ cấp thiết, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu vấn đề tâm lý sản xuất nhỏ. Nhưng mới dừng lại ở từng khía cạnh tâm lý người nông dân nông thôn miền Bắc, miền Trung. Việc tìm hiểu tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long thì chưa có công trình nào đề cập tới, có chăng chỉ là những bài viết mang tính khái quát ở một mặt nào đó của tâm lý người nông dân vùng đất mới. 3. Giới hạn của luận văn Luận văn nghiên cứu tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long với tư cách là một bộ phận của ý thức xã hội, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu, tìm ra những biểu hiện đặc thù của tâm lý, trên cơ sở khảo sát ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang). 4. Mục đích và nhiệm vụ. - Xác định những đặc điểm của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long qua khảo sát ở Kiên Giang và nêu một số giải pháp chủ yếu để phát huy tính tích cực, khắc phục biểu hiện tâm lý tiêu cực của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. - Để thực hiện mục đích trên luận văn thực hiện những nhiệm vụ dưới đây: + Phân tích những điều kiện hình thành tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. + Tìm hiểu đặc điểm tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long và sự biến đổi của nó qua các thời kỳ lịch sử. + Nêu lên một số biện pháp nhằm phát huy những tâm lý tích cực và hạn chế tâm lý tiêu cực của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận: + Luận văn dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, ý thức xã hội. + Luận văn có tham khảo các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. - Phương pháp: Trong luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp, phân tích tổng hợp, lịch sử, logíc, phương pháp điều tra xã hội học ở một số địa phương huyện, thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 6. Cái mới của luận văn - Nêu lên sự biến đổi của tâm lý nông dân đồng bằng sông Cửu Long qua các thời kỳ lịch sử. - Chỉ ra những mặt tích cực và những biểu hiện tiêu cực mang tính đặc thù của tâm lý nông dân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. - Nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tâm lý nông dân đồng bằng sông Cửu Long. 7. ý nghĩa của luận văn - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu giảng dạy những vấn đề ý thức xã hội nói chung và các vấn đề về tâm lý của người nông dân nói riêng. - Giúp cấp ủy địa phương góp phần hoạch định chính sách đối với nông dân trong vùng. Mặt khác cũng giúp Đảng, chính quyền Nhà nước tìm ra những phương thức giáo dục nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực đối với một bộ phận cán bộ chủ chốt ở cơ sở có nguồn gốc xuất thân từ nông dân. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. Chương 1 Vấn đề tâm lý và những yếu tố tác động đến việc hình thành tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long 1.1. Tâm lý nông dân 1.1.1. Tâm lý cộng đồng và đời sống tinh thần của xã hội Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác, đời sống xã hội được chia thành đời sống vật chất và đời sống tinh thần, trong đó đời sống tinh thần được nảy sinh trên cơ sở đời sống vật chất, và là sự phản ánh đời sống vật chất. Mác viết: không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của nó, trái lại, chính tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ [16; tr 78]. Trong ý thức xã hội, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng là hai bộ phận chủ yếu cấu thành nội dung của nó. Cả tâm lý xã hội và hệ tư tưởng đều do tồn tại xã hội quyết định, đều là sự phản ánh tồn tại xã hội nhưng sự phản ánh đó ở những trình độ khác nhau. Tâm lý xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội ở trình độ thấp, ở dạng ý thức thông thường còn hệ tư tưởng là sự phản ánh trình độ cao, ở dạng ý thức lý luận. So với tâm lý xã hội, hệ tư tưởng ở trình độ cao hơn nhưng không phải nảy sinh tự phát từ tâm lý xã hội. Nó là kết quả phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất, những quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội bằng khái quát lý luận trên cơ sở những tư liệu đã có từ trước. Nó chính là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa thành lý luận, thành các học thuyết khác nhau về chính trị xã hội, đại diện cho lợi ích của các giai cấp nhất định. Giữa hệ tư tưởng và tâm lý xã hội có sự khác nhau về sự hình thành, hệ tư tưởng hình thành một cách tự giác, còn tâm lý xã hội là toàn bộ những tình cảm, những tâm trạng, xúc cảm... của con người được hình thành tự phát dưới ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh sống hàng ngày. Trong xã hội có giai cấp, tâm lý xã hội mang tính giai cấp, những giai cấp khác nhau có sự khác nhau về tâm lý. Sự khác nhau đó xuất phát từ sự khác biệt về lợi ích của họ. Chủ nghĩa Mác không phủ nhận tính chất phổ biến của tâm lý xã hội, bởi vì, tính phổ biến ấy không những không xóa bỏ tính giai cấp mà nhiều lúc còn tồn tại như tầng sâu của tính giai cấp. Tâm lý xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội. Do đó, khi tồn tại xã hội thay đổi, tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi của nó. Song, thực tế đã chứng minh rằng tâm lý xã hội có sức bền vững, tính ỳ rất lớn. Nó có thể tồn tại ngay khi cơ sở kinh tế - xã hội đã bị thay đổi. Để khắc phục những nét tâm lý cũ, lạc hậu, Lênin đã chỉ rõ: “nhiệm vụ cơ bản của các cán bộ làm công tác giáo dục và của Đảng cộng sản - đội tiền phong trong cuộc đấu tranh là phải giúp đỡ việc rèn luyện và giáo dục quần chúng lao động để khắc phục những thói quen cũ, những tập quán cũ do chế độ cũ để lại" [9; tr 474]. Tâm lý cộng đồng là một bộ phận của đời sống tinh thần cộng đồng và thuộc lĩnh vực ý thức xã hội. Với tư cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, tâm lý con người trở thành yếu tố cơ bản và biểu thị cho sự tiến bộ xã hội. Hơn nữa, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Thông qua giao tiếp, thông qua tiếp thu các giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng mà mỗi cá nhân hình thành cho mình một hệ ý thức về quan hệ. Thông qua giao tiếp, con người tiếp thu và sáng tạo ra các giá trị văn hóa. Nghiên cứu sự giao tiếp giữa con người với con người trong cộng đồng, chúng ta thấy có hai yếu tố tác động vào sự phát triển của văn hóa; tính khép kín và tính mở rộng. Con người có thể giao tiếp trong phạm vi một cộng đồng khép kín nào đó hoặc cũng có thể sự giao tiếp được mở rộng sang cộng đồng khác. Hoạt động giao tiếp không chỉ nhằm tái sản xuất ra cá nhân con người mà còn hình thành nên tâm lý và lối sống của họ. Phương thức giao tiếp, cách thức hoạt động trong cộng đồng bị chi phối bởi những yếu tố “vật chất” tức là các điều kiện kinh tế - xã hội, địa lý, khí hậu của từng vùng mà cộng đồng đó tồn tại [13; tr 20]. Vì vậy, phương thức giao tiếp, cũng như cách thức hoạt động đã để lại những dấu ấn tâm lý chung cho mỗi cộng đồng người. Từ đó cho chúng ta thấy, tâm lý cộng đồng như một tấm gương phản ánh những điều kiện sống mà con người đang tồn tại và phát triển. Việc nghiên cứu điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng cho ta thấy những yếu tố đặc trưng trong tâm lý của mọi cộng đồng. Nói một cách khác, tâm lý cộng đồng được hình thành trong lịch sử như một bộ phận của ý thức xã hội và tâm lý đó bị chi phối bởi cả những yếu tố bên trong và bên ngoài cộng đồng. Tâm lý cộng đồng của nông dân đồng bằng sông Cửu Long cũng như các vùng dân cư khác đều vận động và phát triển theo một số quy luật chủ yếu dưới đây: Thứ nhất, Tâm lý cộng đồng phát triển trong sự phụ thuộc và tác động tích cực đến đời sống vật chất của xã hội. Tâm lý cộng đồng được hình thành trong đời sống tinh thần của con người và bị tác động của cả những yếu tố bên ngoài, song sự tác động về kinh tế là tác động mạnh nhất và quyết định nhất. Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hóa trong đó có tâm lý cộng đồng. Những con người hiện thực đang hành động theo các quy luật kinh tế và chịu sự chi phối bởi sự phát triển nhất định của một trình độ lực lượng sản xuất. Sự giao tiếp giữa các cá nhân trong cộng đồng phải phù hợp với sự phát triển ấy, với quá trình sản sinh ra các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Sản xuất ra các giá trị tinh thần chỉ có thể được nhờ các phương tiện vật chất. Con người giao tiếp với nhau trước hết để trao đổi các giá trị vật chất và thông qua đó con người sáng tạo ra các giá trị tinh thần. Vì vậy, phương thức sản xuất và đời sống vật chất quyết định quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần. Tuy nhiên tâm lý cộng đồng với tư cách là một hệ thống mở và nhạy cảm không hoàn toàn phụ thuộc vào các phương thức sản xuất; nó có sự vận động và phát triển nội sinh, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại sinh. Mặt khác, đến lượt nó, tâm lý cộng đồng lại có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Thứ hai, Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác đã chứng minh và kiểm nghiệm mối quan hệ phụ thuộc của tâm lý cộng đồng và đời sống tinh thần của xã hội, thông qua việc khẳng định sự kế thừa có chọn lọc các giá trị truyền thống. Kế thừa những mặt tích cực và loại bỏ những mặt tiêu cực trong các giá trị văn hóa truyền thống là nét đặc trưng nhất trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý cộng đồng. Quá trình chuyển tiếp từ xã hội này sang xã hội khác làm thay đổi lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và cả hệ thống chính trị, nhưng những yếu tố tâm lý lại tỏ ra bền vững hơn vì nó có sự kế thừa tâm lý cộng đồng và bao hàm cả việc phê phán các yếu tố tinh thần đã lạc hậu, đồng thời khắc phục những mặt hạn chế tồn tại của nó. Sự giao lưu giữa cá nhân trong cộng đồng người mang bản chất xã hội - lịch sử đã tạo ra những nếp nghĩ, những tình cảm, thói quen. Chính những hiện tượng tâm lý đó khi ăn sâu vào tiềm thức con người, nó có thể biến thành một sức mạnh vật chất. Vì vậy, những biểu hiện tâm lý bên cạnh sự di truyền sinh học còn có di sản xã hội, tức là khả năng chuyển tâm lý cộng đồng vào mỗi cá nhân. Di sản này bao giờ cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. Thứ ba, Cùng với những quy luật trên, tâm lý cộng đồng phát triển trong sự tác động qua lại giữa các cá nhân, các lĩnh vực của đời sống xã hội và sự giao lưu giữa các nền văn hóa [14; tr 14]. Sự phát triển của tâm lý cộng đồng bị ảnh hưởng bởi sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các lĩnh vực trong đời sống xã hội [23; tr 11]. Sự giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, các miền, các nền văn hóa cũng ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố tâm lý. Chẳng hạn, khi được tiếp xúc với một nền văn hóa mới, khác lạ, con người có điều kiện so sánh và từ đó đánh giá lại những giá trị văn hóa của mình để thấy được những khác biệt và tương đồng giữa văn hóa của mình và văn hóa thế giới, cũng như văn hóa của vùng này với văn hóa của vùng khác. Sự tương tác giữa các lĩnh vực và những ảnh hưởng của bên ngoài không phải lúc nào cũng có thể làm thay đổi bản sắc tâm lý cộng đồng, song nó có thể giúp con người có một tấm gương để nhìn kỹ lại mình, từ đó thấy rõ mình hơn. Như vậy, tâm lý cá nhân hay tâm lý cộng đồng cũng đều là sự phản ánh hiện thực khách quan, đặc biệt là sự giao tiếp giữa con người với con người. Đồng thời nó chịu sự chi phối của hàng loạt các yếu tố bên ngoài mà trước hết là đời sống lao động của mỗi người và cộng đồng. 1.1.2. Tâm lý nông dân Tâm lý là sản phẩm của sự tác động qua lại bằng tín hiệu của hệ thống hữu sinh. Khi nói đến bản chất của tâm lý, cần phân biệt khái niệm triết học của nó với khái niệm khoa học cụ thể của nó. Khái niệm triết học của tâm lý gắn với vấn đề cơ bản của triết học. Về mặt này khái niệm tâm lý cùng loại với khái niệm nhận thức luận, “ý thức”, “tư duy”, “nhận thức”, “lý tính”, “ý niệm”, tinh thần [23; tr 518] và được chủ nghĩa duy vật biện chứng coi như là thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao. Đó là sự phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tâm lý xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội bao gồm ba yếu tố cấu thành (phương thức sản xuất, hoàn cảnh địa lý, dân số) trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất. Do đó, ở một khía cạnh cụ thể, có thể nói tâm lý xã hội là sự phản ánh trực tiếp những đặc điểm của nền sản xuất xã hội ở giai đoạn lịch sử nhất định. Với những nước mà ở đó, nền sản xuất nhỏ giữ vai trò chủ đạo thì tất yếu sẽ hình thành tâm lý sản xuất nhỏ - một dạng tâm lý xã hội được nảy sinh, hình thành từ sự phản ánh những đặc điểm của nền sản xuất nhỏ đó. Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người, là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập đến loại hình sản xuất nhỏ, đặc biệt khi các ông phân tích sản xuất Châu á và xã hội tiền tư bản. Trong các tác phẩm kinh điển, khái niệm “sản xuất nhỏ” nhiều khi được thay thế bởi các khái niệm “kinh tế tự nhiên”, "kinh tế gia trưởng”, "sản xuất hàng hóa giản đơn”, “kinh tế tiểu nông”, “sản xuất hàng hóa nhỏ”... Theo Mác: “Tiền đề của phương thức sản xuất của những người sản xuất nhỏ độc lập, làm việc cho bản thân, là ruộng đất thì chia manh mún, các tư liệu sản xuất thì phân tán [15; tr 287]. Trong tác phẩm Chống Đuy Rinh, khi bàn về các nền sản xuất có trước chủ nghĩa tư bản, Ăngghen viết: “Trước khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, tức là trong thời trung cổ, ở đâu người ta cũng chỉ thấy toàn là nền sản xuất nhỏ, dựa trên cơ sở quyền tư hữu của những người lao động về tư liệu sản xuất của mình như: nông nghiệp của người tiểu nông tự do hay nông nô, thủ công nghiệp ở thành thị. Các tư liệu lao động - như ruộng đất, nông cụ, xưởng thợ, dụng cụ của người thợ thủ công - đều là những tư liệu lao động của cá nhân, chỉ tính toán cho vừa với việc sử dụng cá nhân. Cho nên, những tư liệu ấy tất nhiên là vụn vặt, rất nhỏ bé và có hạn [18; tr 448, 449]. Từ ý kiến của Mác và Ăngghen như đã nêu trên, chúng ta thấy cơ sở của nền sản xuất nhỏ là quyền chiếm hữu những tư liệu sản xuất nhỏ bé, vụn vặt. Về điểm này, Mác đã nêu trong bộ Tư bản: “Quyền tư hữu của người lao động đối với những tư liệu dùng vào hoạt động sản xuất của mình là cơ sở của nền kinh doanh nông nghiệp nhỏ hoặc thủ công nghiệp nhỏ" [15; tr 286]. Lênin cũng chú ý đến đặc trưng của sản xuất nhỏ, Người viết: “Quyền tư hữu của nông dân đối với ruộng đất mà anh ta cày cấy là cơ sở của sản xuất nhỏ, là điều kiện cho nền sản xuất nhỏ ấy được phồn thịnh và đạt tới một hình thái điển hình” [11; tr 34]. Như vậy theo quan niệm của Mác, Ăngghen và Lênin, tâm lý sản xuất nhỏ bao gồm tâm lý nông dân. Hơn nữa, tâm lý xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội mà tồn tại xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử cơ bản là nền sản xuất của xã hội đó. Trong điều kiện của nền sản xuất đó, người nông dân muốn tồn tại phải tiến hành sản xuất để tạo ra những sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của mình. Quá trình đó, đã nảy sinh những biểu hiện tâm lý tốt đẹp, nhưng mặt khác, từ nền sản xuất nhỏ cũng làm nảy sinh những mặt tâm lý tiêu cực của người nông dân làm cản trở quá trình xây dựng xã hội mới. Do vậy, xét về nguyên tắc, trong quá trình xây dựng xã hội mới, chúng ta phải luôn luôn kế thừa và phát triển những yếu tố tích cực của cái đã qua, đồng thời phải xóa bỏ và khắc phục những yếu tố tiêu cực đang cản trở sự ra đời của xã hội mới. Như trên ta đã khẳng định sản xuất nhỏ đồng thời cũng là cơ sở để từ đó hình thành tâm lý nông dân, tâm lý tiểu tư sản. Tuy vậy, tâm lý sản xuất nhỏ và tâm lý nông dân không hoàn toàn thống nhất, mà giữa chúng chỉ có những điểm tương đồng. Khi ta nói tâm lý nông dân, tâm lý tiểu tư sản là ta chủ yếu đi vào xét ở khía cạnh giai cấp, nhấn mạnh mặt giai cấp của vấn đề. Chẳng hạn, khi ta nói tâm lý nông dân là nói tâm lý của một giai cấp gắn liền với những điều kiện lao động sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất nông nghiệp ở nước ta mang tính chất của một nền sản xuất nhỏ, những tính chất sản xuất nhỏ ấy cũng thể hiện ở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tâm lý sản xuất nhỏ được chú ý ở các biểu hiện đặc trưng gắn với những điều kiện lao động của nền sản xuất nhỏ nói chung. ở nước ta hiện nay, nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ. Những biểu hiện đó có thể thấy được rất rõ trong những thói quen, suy nghĩ, tình cảm, hành động, trong lối sống của các cá nhân, trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội... Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn này chúng tôi chỉ tập trung phân tích những biểu hiện đặc thù của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, qua việc khảo sát tại tỉnh Kiên Giang, một tỉnh có thế mạnh nông nghiệp vào loại hàng đầu của khu vực. 1.2. Cơ sở hình thành tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long 1.2.1. Tác động của những yếu tố địa lý, khí hậu Chủ nghĩa Mác cho rằng cơ cấu tâm lý của một cộng đồng xã hội phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế, là sự phản ánh kinh tế. Song không thể nhìn đơn giản, máy móc, suy diễn tâm lý một cách phiến diện, bắt nguồn một cách trực tiếp từ kinh tế. Tâm lý phản ánh kinh tế qua rất nhiều khâu trung gian như điều kiện địa lý, hệ thống chính trị, đạo đức xã hội, tôn giáo, văn hóa.. [23; tr 26]. Tâm lý sản xuất nhỏ vừa là tàn dư của quá khứ do xã hội cũ để lại, vừa là sản phẩm hiện tại của tồn tại xã hội, vì vậy muốn hiểu rõ tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trước hết phải xem xét những điều kiện cơ bản ảnh hưởng của nó. Điều kiện địa lý tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long có những nét đặc thù. Do lịch sử kiến tạo về cấu trúc, đồng bằng sông Cửu Long gồm ba bộ phận chính, rìa phía đông là dãy phù sa giáp với miền cao đông Nam bộ, ở giữa là một bộ phận phù sa mới nổi lên giữa sông Tiền và sông Hậu. Đất đai ở đây nhiều màu mỡ, có thể trồng trọt quanh năm. Phía sau là miền đất trũng Đồng Tháp Mười với độ chua mặn trung bình và nay đang trong quá trình được cải tạo. Khí hậu đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất cận xích đạo và thể hiện rõ ảnh hưởng của hệ thống hoàn lưu Tây Nam từ ấn Độ Dương tới. Nhiệt độ trung bình hàng tháng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long vừa cao vừa ổn định. Sự phân mùa không theo nhiệt độ mà theo biến động của lượng mưa. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Tháng 9, tháng 10 là tháng lũ lụt, nước sông Cửu Long lên từ từ, khác hẳn thủy chế sông Hồng. Nhưng lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long xảy ra chủ yếu là do nước phía trên nguồn, vì khi bão đổ bộ vào khu Bốn cũ vượt qua Trường Sơn gây mưa lớn ở Trung hạ Lào và đông Campuchia thì có thể có lũ đột xuất ập tới đồng bằng sông Cửu Long ngay trong thời kỳ khô hạn. Với một nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào nước trời, chúng ta cần biết đến sự phân bố mưa theo thời gian và cả không gian, cùng với chế độ thủy văn và ảnh hưởng của thủy triều. Cơ cấu thủy văn ở đây hàng năm không đồng đều do gió mùa Tây Nam từ ấn Độ Dương đem mưa tới miền ven biển Rạch Giá và Cà Mau là nơi nhận được mưa sớm nhất, ngay từ tháng tư. Phía Gò Công Tiền Giang lại là nơi nhận được mưa chậm đến hơn một tháng sau, cuối tháng tư, có khi sang tháng sáu. Lượng mưa hàng năm trung bình giao động từ 1.300mm đến 2.000mm rải ra trên một địa hình đồng bằng bằng phẳng, trên 2/3 diện tích cao chưa đến 1 m so với mặt biển. Đó chính là nguồn gốc của những dòng chảy bao gồm cả một mạng lưới sông rạch thiên nhiên chằng chịt bao quanh các tỉnh trong vùng, hình thành nên một hệ thống thủy văn dày đặc, tỏa đều khắp lãnh thổ cùng với các nhánh sông Đồng Nai. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên khoảng hơn 4 triệu ha trồng lúa nước, có độ màu mỡ cao. Đất đai phì nhiêu, tài nguyên phong phú, thiên nhiên ưu đãi, dành nhiều thuận lợi cho con người. Sông sâu, nước quanh năm mấp mé bờ chảy đều đặn. Độ chênh lệch giữa mực nước và mặt đất không đáng kể. Đó là điều kiện lý tưởng đối với nhà nông. Với điều kiện như trên, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long làm ruộng chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Hàng năm vào tháng tư đầu mùa mưa, họ tiến hành vỡ đất hàng loạt, sau một thời gian mưa nhiều, hai con sông Tiền và sông Hậu dâng lên từ từ, đưa nước vào đồng ruộng, đất đang được phơi ải, gặp nước trở lên thục, thích hợp với sự phát triển của cây lúa. Người nông dân trong vùng chỉ cần gieo giống xuống và cứ thế không cần phải làm cỏ, bỏ phân, sau một thời gian, đến tháng chín là được thu hoạch lúa ngắn ngày. Còn loại lúa dài ngày gọi là lúa mùa, cũng chẳng phải tốn kém nhiều, chủ yếu là theo dõi sâu bệnh, hoặc một khi thấy lúa tốt quá, phải hãm lại bằng cách cắt bớt lá hay có thể dùng trâu bừa cho lúa dập xuống. Phần lớn người nông dân trong vùng canh tác dựa vào sự ưu đãi của thiên nhiên. Sau khi xuống giống, người nông dân chỉ ngồi trông trời, trông đất, trông mây cho tới khi được thu hoạch. Cách thức sản xuất như trên, đã dẫn đến tâm lý “làm chơi ăn thiệt”. Phương thức canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nghề nông phát triển phần lớn nhờ lượng phù sa đã làm cho lúa xanh tốt và năng suất cao. ở vùng này đất đai tốt nhưng phân bổ không đều, có nơi mùa mưa trồng cây được, song đến mùa khô lại phải bỏ hoang, ngược lại, cũng có nơi giống này cấy thì được thu hoạch, giống loại khác cấy lại không được thu hoạch v.v... Chính vì vậy giống trở thành vấn đề quan trọng đối với nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài giống ra phân cũng có tác dụng mạnh đến quá trình phát triển nông nghiệp ở nơi đây, song có điều người nông dân trong vùng chỉ quen sử dụng phân hóa học; bởi vì nước sông hàng năm đã đem lại phù sa cho đồng ruộng thường xuyên. Nếu bón nhiều phân hữu cơ như đồng bằng sông Hồng thì có vụ không được thu hoạch. Bên cạnh những yếu tố kỹ thuật, nước, phân, giống, khí hậu là yếu tố cũng ảnh hưởng đến nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cận xích đạo có nhiệt độ trung bình hàng năm không chênh lệch bao nhiêu. Xét về mặt thuận lợi vùng này có nhiệt độ thích hợp đối với canh tác lúa. Lịch sử đồng bằng sông Cửu Long ít thấy có tình trạng gieo mạ hai ba lần trong một vụ. ở đây có đặc điểm khí hậu trái ngược với đồng bằng sông Hồng, ở đồng bằng sông Hồng nhiệt độ chênh lệch các mùa khá cao, mùa đông là mùa rét nhất. ở đồng bằng sông Cửu Long mùa đông lại là mùa khô và có nhiệt độ cao nhất so với các mùa trong năm. Về mùa đông, đồng bằng sông Hồng tuy chịu ảnh hưởng của cái rét gió mùa đông bắc làm cho hoa màu kém phát triển, nhưng vẫn sản xuất được. Trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long lại chịu ảnh hưởng cái hạn khô của gió mùa đông bắc làm cho nhiều nơi không thể trồng cấy được. Đặc điểm tự nhiên như trên đã tác động đến tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, là thời gian nông nhàn chỉ có ăn chơi, nhậu nhẹt và giao lưu văn hóa. 1.2.2. Điều kiện kinh tế Tâm lý nông dân là một bộ phận của ý thức xã hội. Vì lẽ đó, tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long phản ánh chính đời sống và điều kiện sinh hoạt vật chất của họ. Mặt khác, đời sống và điều kiện sinh hoạt vật chất của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của cơ cấu xã hội, cho nên tâm lý người nông dân nơi đây cũng dần dần biến đổi theo. Nhìn một cách khái quát, nền kinh tế đồng bằng sông Cửu Long phát triển qua những thời kỳ sau đây: nền kinh tế thời kỳ mới khai phá người nông dân phát triển kỹ thuật lúa nước cổ truyền dưới chế độ phong kiến. Thời kỳ thứ hai dưới chế độ thực dân cũ, Pháp biến đồng bằng sông Cửu Long thành vùng nông nghiệp độc canh, lạc hậu, thiết lập chế độ địa chủ để vơ vét lúa gạo xuất khẩu kiếm lời. Thời kỳ thứ ba là thời kỳ Mỹ Ngụy. Thời kỳ thứ tư là nền kinh tế thị trường hiện nay, cách phân kỳ kinh tế nêu trên chỉ mang tính chất ước lệ. Nhưng mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế đã để lại những dấu ấn khác nhau trong tâm lý người nông dân vùng này. Dưới đây là những đặc điểm kinh tế ảnh hưởng đến tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long qua các thời kỳ. Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII đồng bằng sông Cửu Long mới được khai phá. Những người nông dân đàng ngoài tiến vào khai hoang vùng đất mới này, phần đông là những người nghèo khổ, bị thiếu thốn về vốn liếng, công cụ, trâu, bò... cho nên đất đai mà họ khai thác lúc đầu chỉ mới được một diện tích nhỏ bé. Điều nó đã đưa tới sự hình thành nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu nhỏ là phổ biến. Phương thức sản xuất như thế đã không cho phép người nông dân tập trung tư liệu sản xuất và trong sản xuất cũng không cho phép họ có sự hợp tác trên quy mô lớn, không có điều kiện cho con người phát huy sức mạnh của mình chống lại sự thống trị của thiên nhiên. Người nông dân chỉ quen làm ăn trên miếng đất nhỏ bé của mình với công cụ thô sơ cầm tay, với kỹ thuật thủ công lạc hậu đã có từ ngàn xưa để lại theo phương thức canh tác cổ truyền. Cơ sở ruộng đất ở thời kỳ này như Mác nói: “Là phòng thí nghiệm tự nhiên của anh ta” [14, tr. 101], họ sản xuất bằng sự nỗ lực của cơ bắp là chủ yếu thì đương nhiên kiến thức khoa học kém phát triển. Trong điều kiện như vậy, nhận thức của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là chủ nghĩa kinh nghiệm. Chủ nghĩa kinh nghiệm thể hiện ở chỗ, phương pháp suy nghĩ dừng lại ở cái cụ thể, ở cái đơn nhất, ở mức độ cảm tính, trực quan, tư duy khái quát lý luận kém phát triển. Chủ nghĩa kinh nghiệm khiến cho người nông dân có tư tưởng ỷ lại thiên nhiên, thiếu sáng kiến, ngại đổi mới. Họ thường lấy kinh nghiệm của cá nhân, của người xưa, của cha ông làm chân lý vĩnh cửu. Đi vào vùng đất mới, thoạt đầu người nông dân trút bỏ được ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, địa chủ. Nhưng những khó khăn mới đã xuất hiện. Trước mặt họ, một thiên nhiên đầy ưu đãi nhưng cũng hết sức khắc nghiệt. Những người đầu tiên đi “khai sơn, lập địa” phải đương đầu với thú dữ, cá sấu, muỗi mòng cùng những bệnh tật ác hiểm của vùng sình lầy, hoang dại dưới nắng trời nhiệt đới. Để chiến thắng những trở lực trên bước đường chinh phục thiên nhiên, con người không những cần có sức mạnh đôi tay mà còn cần ý chí và lòng dũng cảm, sự chung lưng đấu cật, tình đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng yêu thương gắn bó, đùm bọc lẫu nhau... Từ đó, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long sớm hình thành tinh thần đoàn kết, dân chủ và bình đẳng. Tinh thần đó không những thể hiện trong cuộc sống mà cả trong lao động, sản xuất và chiến đấu chống kẻ thù chung. Tinh thần đó phát triển song song với sự hình thành và phát triển của cấu trúc xã, ấp và kết cấu kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long . Làng là nơi cư trú của người Việt ở đồng bằng sông Hồng, là đơn vị xã hội tương đối khép kín, sau lũy tre xanh, có ngôi đình làng, cây đa, giếng nước với quan hệ họ hàng, làng xóm chặt chẽ dựa trên chế độ công điền, công thổ của làng xã. Đơn vị cư trú tương đương với làng ở đồng bằng sông Hồng là ấp ở đồng bằng sông Cửu Long. Trên vùng đất mới, dân tứ phương di chuyển đến tụ họp ven các sông, lạch, kênh chằng chịt của lưu vực sông Cửu Long, tạo nên những ấp, xã mới, không nằm giữa những lũy tre xanh bao bọc mà được xây dựng theo bờ kênh rạch, đằng trước ghe thuyền qua lại, xung quanh là vườn cây ăn trái, đằng sau là ruộng vườn. Cùng với cấu trúc xã, ấp, chế độ sở hữu ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ đầu cũng không giống với đồng bằng sông Hồng, ở đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ ruộng đất công rất thấp (khoảng 3%), có nơi hầu như không đáng kể. Chế độ tư hữu về ruộng đất sớm được xác lập; quan hệ họ hàng, làng xóm không bị ràng buộc chặt chẽ như ở đồng bằng sông Hồng. Tất cả những điều kiện trên thúc đẩy hình thành tâm lý tự lập và bồi đắp tinh thần dân chủ, bình đẳng cho người nông dân nơi đây. Bước vào thời kỳ lịch sử cận đại, cùng chung với số phận của cả dân tộc, nông dân đồng bằng sông Cửu Long bị bọn thực dân Pháp thống trị và làm đảo lộn cuộc sống. Sự thay đổi về chế độ sở hữu ruộng đất kéo theo sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. Chính sách cơ bản của thực dân Pháp đối với nông thôn Nam Bộ nói chung và đối với nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là tập trung cao độ ruộng đất vào tay địa chủ (bao gồm địa chủ người Việt và địa chủ người Pháp) và biến nông thôn Nam Bộ thành nơi sản xuất hàng hóa, biến lúa gạo Nam Bộ thành món hàng xuất cảng chính ở Đông Dương. Dưới tác động của chính sách đó, diện tích canh tác và lúa gạo hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long tăng lên rất nhanh. Nhưng diện tích canh tác càng tăng lên thì mức độ tập trung ruộng đất càng lớn. Quá trình tập trung ruộng đất của thực dân Pháp gắn liền với quá trình bần cùng hóa, phá sản hóa người nông dân lao động. Trong khi một số ít đại địa chủ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cư dân nông thôn, nắm trong tay hầu hết ruộng đất canh tác thì đại bộ phận nông dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng cày. Họ phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, bị địa chủ bóc lột địa tô một cách nặng nề và hầu như lệ thuộc vào chúng. Như vậy, từ khi Pháp xâm lược nền kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long đã có bước phát triển từ tình trạng sản xuất nhỏ manh mún, tự cung, tự túc ở thời kỳ đầu khai phá đã chuyển dần thành nền sản xuất hàng hóa (sản phẩm chủ yếu là lúa gạo). Như Mác đã nói: “Phương thức sản xuất của họ như thế nào, thì phương thức tinh thần của họ như thế ấy”. Từ chỗ tâm lý của người nông dân nơi đây sản xuất ra sản phẩm không phải mục đích để bán mà chủ yếu để ăn, có nhiều ăn nhiều, có ít ăn ít. Điều kiện kinh tế ở thời kỳ này tác động mạnh đến tâm lý người nông dân, làm nảy sinh tư tưởng, dám nghĩ, dám làm, làm có tính toán hiệu quả. Đến giai đoạn này đã xuất hiện tâm lý sản xuất nông nghiệp không phải chủ yếu để ăn mà để bán ra. Đến thời Mỹ ngụy, nền kinh tế hàng hóa ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long có bước phát triển cao hơn so với trước đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý người nông dân trong sản xuất. Tâm lý làm ăn chạy theo lợi nhuận đã được thể hiện rõ nét ở phần đông tầng lớp nông dân là trung nông. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt từ khi chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều kiện kinh tế trong vùng phát triển nhanh chóng đã tác động đến tâm lý nông dân, làm nảy sinh tư tưởng, dám nghĩ dám làm, làm ăn lớn và có tính toán đến hiệu quả kinh tế. Nếu trước đây các hộ nông dân có tâm lý làm nông nghiệp sao cho có số lúa đủ ăn hoặc dưa thừa chút ít thì lúc này tâm lý sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp đã được nảy sinh không phải chỉ ở tầng lớp trung nông mà còn ở mọi người nông dân, khi có điều kiện cho phép. Chính vì vậy mà hiện nay có hộ nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long một vụ làm tới 200 - 300 công ruộng và thu hoạch tới hàng trăm tấn lúa trong năm. 1.2.3. Các yếu tố chính trị - xã hội Nông dân đồng bằng sông Cửu Long cũng đã trải qua các thể chế chính trị, chế độ phong kiến; chế độ thực dân cũ và mới và hiện nay là một xã hội phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mỗi một thể chế chính trị đã tác động vào tâm lý nông dân theo những cách rất khác nhau. Chế độ phong kiến tồn tại ở đồng bằng sông Cửu Long không dài như ở đồng bằng sông Hồng. Do vậy dấu ấn phong kiến trong tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long không rõ nét. Chẳng hạn, theo tư tưởng phong kiến quy định một tôn ty trật tự rất nghiêm khắc; quan niệm về đẳng cấp trong xã hội cũng rất chặt chẽ, thì ở đồng bằng sông Cửu Long những quy định đó chỉ có ý nghĩa tương đối. Nếu người trọng dụng nhất theo quan niệm phong kiến là người có địa vị trong xã hội, thì quan niệm của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong lĩnh vực tình cảm lại có quan niệm “trọng nghĩa khinh tài”. Mặt khác, quan niệm phong kiến quy định quan hệ cư xử chặt chẽ trong gia đình, thì ở người nông dân đồng bằng sông Cửu Long tâm lý này lại được mở rộng ra ngoài xã hội, ở đâu cũng thấy ba, thấy má, anh hai, chị hai, chú ba, anh ba, chị ba... So với hệ thống chính trị phong kiến thì hệ thống chính trị của đế quốc có ảnh hưởng đối với người nông dân đồng bằng sông Cửu Long nặng hơn. Thời kỳ lịch sử từ năm 1945 đến 1975 chỉ dài 30 năm nhưng đặc biệt quan trọng đối với tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Đây là thời gian cách mạng kháng chiến dồn dập và sôi động nhất, nhiều khi một ngày hơn nhiều năm, hơn nhiều chục năm phát triển bình thường. Các biến động chính trị đều lớn và sâu, bao gồm những biến đổi to lớn ở nông thôn Nam Bộ, ảnh hưởng đến ý thức tư tưởng của các tầng lớp dân cày. ảnh hưởng đó tích cực có, song tiêu cực có và nhiều khi đậm nét. Thời gian này diễn ra cuộc đấu tranh cực kỳ quyết liệt trên các mặt trận tư tưởng, kinh tế chính trị, văn hóa để giành dân, chủ yếu đấu tranh để giành dân cày, giữa một bên là bọn đế quốc và ngụy quân, ngụy quyền, với một bên là Đảng cộng sản và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Ta thì xây dựng củng cố liên minh công nông, địch thì phá hoại sự liên minh đó và lôi kéo giai cấp công nhân về phía giai cấp tư sản thỏa hiệp, nhằm mở rộng cơ sở xã hội cho ngụy quyền. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta nói chung và đồng bào Nam Bộ nói riêng càng gần thắng lợi càng diễn ra hết sức ác liệt. Tình hình đó đã tác động đến tâm lý người dân chẳng những ở thành phố, đô thị mà ngay cả ở vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. Tư tưởng ăn chơi, sống gấp, trụy lạc, buồn bã, tuyệt vọng không có hướng đi đã được thể hiện ở một bộ phận nông dân, nhất là những người nông dân thiếu tư liệu sản xuất. Qua nghiên cứu của đồng bằng sông Cửu Long ta nhận thấy, mỗi sự phát triển của xã hội, cũng như sự tiến bộ của sản xuất, đều có ảnh hưởng đến biến đổi tâm lý của nông dân trong vùng. 1.2.4. Những yếu tố văn hóa tư tưởng Gắn liền với sự lạc hậu về kinh tế là tình trạng lạc hậu về văn hóa. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý nông dân. Trong chế độ cũ, giai cấp bóc lột đã nô dịch người nông dân bằng một nền văn hóa phản động. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long ít được học hành, lại bị tiêm nhiễm những ảnh hưởng xấu xa nhất của hệ tư tưởng của giai cấp bóc lột. Do bị hạn chế bởi một trình độ văn hóa, khoa học thấp kém, người nông dân thường dễ chấp nhận những hình thức mê tín dị đoan, dễ bị trói buộc vào lễ giáo phong kiến. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng văn hóa lúa nước, văn hóa sông rạch, sông biển. Dĩ nhiên nghề trông lúa nước ở đây được kết hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau như các loại rau củ, bầu bí, cây ăn trái... và kết hợp với nghề phụ chăn nuôi, đánh cá, thủ công nghiệp gia đình v.v... Tuy nhiên, nói đến bản sắc của nền văn hóa đồng bằng sông Cửu Long, trước hết cần phải nói đến một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, trong điều kiện cụ thể của vùng nhiệt đới. Đặc trưng đó in dấu sâu sắc trên toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân nơi đây, ảnh hưởng rõ nét đến nếp sống, phong tục tập quán và nhiều nghi lễ khác của họ. Đất và nước là hai yếu tố cơ bản nhất của điều kiện thiên nhiên gắn liền với nghề lúa nước và cũng vì thế đất, nước, trở thành gần gũi với người nông dân vùng đất mới. Văn hóa lúa nước là nền văn hóa nông nghiệp cổ truyền của người nông dân Việt Nam. Những đặc điểm sản xuất sinh hoạt của con người trong nền nông nghiệp lúa nước ở đồng bằng sông Cửu Long đã được phản ánh vào văn hóa tinh thần của họ. Nó phản ánh sự gắn bó của người nông dân với mảnh đất mà họ đổ mồ hôi và nước mắt ra khai phá. Nó đã thể hiện tình thương của con người đối với quê hương đất nước và với chính người lao động. Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, Thấy bông lúa đẹp thương người Hậu Giang Văn hóa dân gian Nam Bộ đã thể hiện tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long và làm cái nền vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của các loại hình văn hóa dân tộc qua các thời kỳ biến động của đất nước. Dưới thời phong kiến hầu hết người nông dân đồng bằng sông Cửu Long không biết chữ, có chăng chỉ được số ít người con nhà giàu biết chữ Hán, chữ Nôm. Đến thời thực dân Pháp xâm lược, suốt ba mươi năm kể từ khi Pháp chiếm được đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Hà Tiên, Rạch Giá nói riêng cho đến hết thế kỷ XIX, thực dân Pháp chỉ mở được vài ba trường sơ học với số học sinh trên dưới 100 người. Theo địa phương chí tỉnh Hà Tiên do hội nghiên cứu Đông phương phát hành năm 1901, tỉnh Hà Tiên có ba trường tổng, trường Bình Trị (Hòn Chông) có 25 học viên và trường Phú Quốc tại Dương Đông, học viên nhiều hơn một ít khoảng trên 30 học viên; Trường tỉnh lỵ Hà Tiên cũng khoảng 30 học viên. Số liệu giáo dục của tỉnh Hà Tiên cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX [30, tr. 70]. Biểu 1: Năm học Trường tổng Trường xã Tổng số học viên Số giáo viên 1800 1 2 137 3 1900 3 3 207 6 1918 4 4 340 6 Tại tỉnh Rạch Giá, vào năm 1899 trường tiểu học mới bắt đầu được mở nhưng chưa xây dựng cơ bản. Mãi đến năm 1918 mới xây dựng trường Nam tiểu học và mãi đến năm 1931 cả tỉnh mới có 12 lớp trường Nam và 6 lớp trường Nữ. Sau cách mạng tháng 8/1945, dưới sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, Hồ Chí Minh chỉ ra nạn dốt là một trong những phương pháp thâm độc mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Người cũng khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [20, tr. 20]. Người đã chỉ đạo chiến dịch chống nạn mù chữ trong cả nước. Thực hiện lời dạy của Bác, ở các vùng thị xã, thị trấn của đồng bằng sông Cửu Long đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, phong trào bình dân học vụ phát triển. Trong khi đó ở các vùng nông thôn, nông dân phần lớn là tá điền, là tay “rìu” nghèo khổ, cơm không đủ no, áo không đủ ấm, nên ít quan tâm đến việc cho con em đi học chữ “lấy táo đong lúa, không ai lấy táo đong chữ” là quan niệm phổ biến của người nông dân nơi đây. Nhiều gia đình nông dân mang nặng tư tưởng phong kiến, không cho con gái học chữ “sợ viết thư cho trai” [29, tr. 95]. Dưới thời Mỹ Diệm, với ý đồ đưa thanh niên vào nhà trường để giáo dục theo tinh thần của chế độ “cộng hòa nhân vị” giả hiệu, hệ thống giáo dục có phát triển nhanh so với trước. Nhưng điều đó không phải nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết của người nông dân , mà chủ yếu phục vụ âm mưu thống trị lâu dài của đế quốc Mỹ. Nội dung giáo dục, kết hợp văn hóa với triết học phản động, nhằm mục đích chống cộng sản, chống Hiệp định Giơnevơ. Song song với hệ thống giáo dục của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và mới, trong suốt thời gian kháng chiến, hệ thống giáo dục cách mạng cũng được phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng sông Cửu Long. Phần lớn các trường dân lập ở nông thôn và vùng giải phóng được hình thành do sự giúp đỡ quyên góp của nông dân. Như vậy, trong thời kỳ này có hai hệ thống giáo dục đấu tranh lẫn nhau. ở nông thôn thì hệ thống giáo dục cách mạng chiếm ưu thế. ở đồng bằng sông Cửu Long dưới thời Mỹ- Ngụy nền giáo dục có phát triển hơn trước, nhưng nhìn chung ở trình độ thấp, phần lớn học tập trung chủ yếu ở thị trấn, thị xã nhằm phục vụ con em nhà giàu. Như vậy, nông dân đồng bằng sông Cửu Long, sống dưới thời Mỹ ngụy, bị áp bức về kinh tế, kìm hãm về văn hóa nghệ thuật, bế tắc về đời sống tinh thần. Văn nghệ lành mạnh mang sắc thái dân tộc phản ánh hiện thực của xã hội, của cuộc sống thì bị bóp nghẹt, cấm đoán. Văn hóa nghệ thuật rác rưởi lai căng lại được phát triển. Tuồng chèo, thơ ca, mang giá trị truyền thống dân tộc bị lãng quên, hoặc muốn tồn tại phải phản ánh ca tụng chế độ Mỹ ngụy. Tình trạng văn hóa như vậy đã dẫn đến đời sống tinh thần hết sức tiêu cực, làm nảy sinh tâm lý mê tín dị đoan phát triển không phải ở người già mà cả trong thanh niên, nạn rượu chè nhậu nhẹt lu bù không phải chỉ ở thành thị mà cả ở vùng nông thôn. Trong quá trình khai phá vùng đất mới nền văn hóa của người nông dân ở đây vẫn mang cốt cách Việt Nam qua những biểu hiện phong phú, độc đáo của nó. Từ việc khai hoang, trồng cấy rất sáng tạo của nghề trồng lúa cổ truyền, tới việc lập ấp với cơ cấu, thiết chế ít nhiều thay đổi mà vẫn giữ được hình thức làng xã là cơ sở của nước, vẫn gắn làng với nước. Mặc dù nảy sinh những điệu dân ca mới, nghệ thuật cải lương mới rất Nam Bộ, nhưng vẫn là ngôn ngữ Việt Nam, phản ánh tính cách, đặc sắc Việt Nam. Đó là sự chung sống hòa hợp của nhiều dân tộc thiểu số với người Việt. Có rất nhiều thứ tôn giáo khác nhau trong một vùng mà vẫn giữ được truyền thống khoan dung vốn có của dân tộc. Tóm lại, con người ta sản xuất như thế nào thì tình cảm của họ như thế ấy. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long về tính chất và đặc điểm có những nét giống nông dân cả nước, song cũng có những biểu hiện đặc thù về tâm lý do các yếu tố khác nhau quy định. 1.2.5. Những yếu tố tôn giáo Xét về mặt lịch sử tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long hình thành mới khoảng bảy tám thập kỷ. Còn các tôn giáo thịnh hành ở nơi đây, từ buổi đầu khai phá vùng đất mới chủ yếu là tôn giáo truyền thống, đạo phật, lão giáo, ki tô giáo cùng với một vài tôn giáo khác. Vào vùng đất mới dần dần cách thức sản xuất của người nông dân nơi đây có sự thay đổi. Sự thay đổi của cách thức sản xuất làm cho các tôn giáo truyền thống ngày càng lu mờ. Trước tình hình đó người nông dân muốn tìm một tôn giáo mới, khi thấy các tôn giáo cũ không còn thỏa mãn nhu cầu tâm linh tăng tục của bản thân. Bất kỳ một tôn giáo nào ra đời cũng do một bối cảnh lịch sử nhất định thai nghén và quy định. Bất kỳ hiện tượng tôn giáo nào cũng nhằm đáp ứng một nhu cầu tâm lý tín ngưỡng của một cộng đồng dân cư (nói cho đúng hơn một bộ phận cộng đồng dân cư) một cộng đồng lãnh thổ nhất định trước khi phổ quát hóa. Hai tôn giáo lớn ở đồng bằng sông Cửu Long là Cao Đài và Hòa Hảo ra đời giữa hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai. Hòa Hảo và Cao Đài là hai tôn giáo nhưng có đặc điểm chung; đều dựa vào cốt lõi của tôn giáo truyền thống ở nơi xuất phát, biến đổi ít nhiều về giáo lý và nghi thức, dưới nhãn hiệu cải cách, canh tân, thêm hoặc bớt những yếu tố tôn giáo mới. Các đạo mới tìm ra mục đích hấp dẫn bằng nhiều vẻ, cả về tôn giáo, chính trị, kinh tế, văn hóa... trước hết với quần chúng tại chỗ, sau đó mới phát triển ra bên ngoài. Những tôn giáo đứng được phụ thuộc vào nội dung hình thức và nhất là đáp ứng được tâm lý xã hội của quần chúng tín đồ. Quần chúng thấy ở đó một cái gì mới, hấp dẫn so với các tôn giáo cùng thời Cao Đài, Hòa Hảo, xét riêng về mặt này, đã đáp ứng được yêu cầu đó đối với một bộ phận người dân Nam Bộ, (nhất là người nông dân đồng bằng sông Cửu Long) trong giai đoạn lịch sử mà người đương thời đang thất vọng với thất bại của phong trào Cần Vương, của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu... Họ cũng chưa gửi được niềm tin vào một ngọn cờ giải phóng dân tộc nào khác. Mặt khác, họ lại bị áp bức, đè nén cùng cực hơn bởi cuộc khai thác thuộc địa tàn nhẫn sau chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc khủng hoảng kinh tế nối tiếp. Vì vậy, Cao Đài, Hòa Hảo cũng có thể được coi như một cuộc vận động xã hội. Nếu chỉ xét riêng góc độ tôn giáo, đạo Cao Đài, Hòa Hảo đã tìm ra một lực thu hút, một cung cách thích hợp với tâm linh tôn giáo của những người nông dân tứ xứ đồng bằng sông Cửu Long, mà giáo sư Trần Văn Giàu và nhiều tác giả khác đã phân tích, “cùng với đó là những phong trào cứu thế nhuộm màu sắc yêu nước, một truyền thống yêu nước mặn mà của những người dân vùng đất mới" [8, tr 10]. Những phong trào đó bắt nguồn từ giữa thế kỷ XIX với những tiên tri, những lời sấm truyền, những buổi tập đàn mang tính chất dân dã, nay lại thấm nhuần tư tưởng kiểu Phong Thần, Tây Du, Thủy Hử, Đông Chu, Tam Quốc. Người nông dân còn bị lôi cuốn vào những tổ chức Minh đạo, hay các đạo lớn nhỏ bồng bềnh trên sông nước, trong lúc đang chán ngán bởi sự suy thoái của đạo Phật, đạo Khổng và cũng không chịu chấp nhận đạo công giáo được thế lực thực dân nâng đỡ. Đạo Cao Đài, Hòa Hảo một mặt đã phần nào tạo ra tình cảm tôn giáo mới song mặt khác lại đã dung tục hóa các giáo lý tôn giáo, nâng tôn giáo lên một bậc, thực ra chỉ nâng lên về mặt tổ chức. Các đạo giáo ở đồng bằng sông Cửu Long, thường không có giáo lý riêng mà chủ yếu vay mượn ở các tôn giáo truyền thống rồi cải biến cho hấp dẫn để thu hút tín đồ. Do vậy, tôn giáo nơi đây có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý tình cảm của người nông dân. ảnh hưởng tích cực có như tôn giáo khuyên nhủ con người, điều chỉnh hành vi của họ theo điều thiện, điều nhân, điều nghĩa, giáo dục con người hành thiện và luôn nhớ về cội nguồn. Giáo dục con người làm điều nhân, điều nghĩa, yêu thương lẫn nhau. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, biểu hiện tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo cũng thể hiện khá rõ nét ở người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Qua khảo sát của Viện nghiên cứu Tôn giáo của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia 1995 ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về đạo Cao Đài cho thấy. Bảng 2 [26; tr 15] Nội dung Có Không rõ hay ngờ vực Không Ghi chú - Có linh hồn sau khi chết 81,7% 14% 4,3% Không rõ - Có ma quỷ thần thánh 89,3% 5,7% 4% - Có sự giáng thế của đức chỉ tôn phật mẫu... 79,7% 18% 2% Ngờ vực Tỷ lệ trên phần nào phản ánh, ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với người nông dân theo đạo. ở Nam Bộ còn có hiện tượng coi đạo Ông Bà nằm trong nội dung của tôn giáo (Cao Đài, Hòa Hảo). Giáo lý của hai đạo này cũng chấp nhận điều đó và coi là một phần không thiếu được; đồng thời các thánh thất còn dành một gian riêng cho tôn giáo này. Tỷ lệ người thực hiện thờ Ông Bà với một niềm tin rõ ràng gần như tuyệt đối 96%, có 2% làm theo thông lệ, 2% trả lời không. Như vậy, ta thấy đạo Ông Bà là hành vi tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với những người theo đạo ở đồng bằng sông Cửu Long. Việc tin vào số mệnh cũng là điều cần lưu ý. Đạo Cao Đài tin rằng đời sống con người, thậm chí cả những hành vi hàng ngày đều do Đấng Chí Tôn định đoạt, vì Thiên Nhãn (biểu tượng cho Đức Chí Tôn) thấu rõ mọi việc ở trần gian. Qua khảo sát tỷ lệ chiếm 68% tin vào số mệnh, 13% ngờ vực, 19% không tin. Theo đạo Cao Đài, con người ai cũng có số mệnh riêng của mình và số mệnh đó do trời định đoạt và trời ở đây, theo đạo Cao Đài là Đấng Chí Tôn, là Đức Chúa Trời, là Ngọc Hoàng, Thượng Đế. Với những giáo lý của tôn giáo như trên, nó đã tạo nên tâm lý cầu may, chờ đợi số phận, xin lộc, xin quẻ nơi thánh thần dẫn đến thủ tiêu chí hướng phấn đấu, không tích cực lao động sản xuất của người nông dân, làm cho kinh tế chậm phát triển, đời sống văn hóa không được mở mang, tình cảm thẩm mỹ không được cải thiện. Như vậy có thể nói, yếu tố tín ngưỡng tôn giáo đã ảnh hưởng đối với người nông dân đồng bằng sông Cửu Long qua các thời kỳ biến động của lịch sử. Buổi đầu khai phá vùng đất mới từ thế kỷ XVII đến khi Pháp xâm lược tôn giáo truyền thống đã ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Song có thể nói sự ảnh hưởng này có phần kém sâu sắc và cũng không đậm nét. Bởi vì, con người đồng bằng sông Cửu Long nói chung và người nông dân ở đây nói riêng đều là những người có tính cách tự do, không muốn những giáo lý tôn giáo truyền thống ràng buộc mình. Chẳng hạn họ không chấp nhận giáo lý của đạo công giáo khi đôi trai gái cưới nhau phải đi Nhà thờ cho Cha làm phép. Hay tối thứ bảy, ngày chủ nhật là ngày sinh ra Chúa phải đến Nhà thờ quỳ lạy suốt đêm. Do vậy, dần dần các đạo truyền thống trở nên mờ nhạt không còn sức lôi cuốn tín đồ tham gia. Để bù lại chỗ hổng trong đời sống tâm linh, ở thời kỳ này ngoài các đạo truyền thống như Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long đã sáng tạo ra những tôn giáo mới như Đạo Lành, Đạo Chuối, Đạo Nằm, Đạo Ngồi ... Tất cả những đạo này ra đời không có mảnh đất tồn tại, mảnh đất chính là những giáo lý của đạo thu hút lòng người, không có điều đó không thể tồn tại. Vì vậy, mà những đạo trên lúc mọc, lúc tắt và đến nay đã lặn tắt. Cao Đài và Hòa Hảo ra đời tuy muộn (Cao Đài ra đời ngày 07/10/1926; còn đạo Hòa Hảo ra đời ngày 18/5/1939 năm Kỷ Mão), nhưng sự phát triển của nó rất nhanh và quy mô ngày càng lớn. Hiện nay riêng đạo Cao Đài có khoảng hơn 2.000.000 tín đồ [35; tr 13], tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Sở dĩ đạo Cao Đài và Hòa Hảo đứng vững và tồn tại đến ngày nay là do nó có giáo lý thu hút được lòng người, nhất là đối với người nông dân Nam Bộ. Cả đạo Cao Đài và Hòa Hảo đều có mặt tích cực, tiến bộ. Thuyết pháp của đạo Hòa Hảo không phân biệt kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn. Đạo khuyên tín đồ không nên khuất phục kẻ cường quyền nào và bỏ bạc một người khốn khó nào. Về luân lý đạo Cao Đài lại nhắc nhở mọi người phải quan tâm đến bổn phận đối với mình, với gia đình mình, với xã hội và sau cùng là đối với nhân loại. Về triết lý, đạo Cao Đài khuyên con người từ bỏ danh vọng, tiền tài và sự xa hoa, nói tóm lại đạo khuyên con người phải tự vượt qua những sự ham muốn vật chất để sự bình thản cho tâm hồn. Những giáo pháp, luân lý và triết lý... của đạo Cao Đài và Hòa Hảo đã ảnh hưởng rất lớn đối với người nông dân đồng bằng sông Cửu Long qua các thời kỳ. Đặc biệt là giáo lý của đạo Hòa Hảo khuyên con người phải biết hy sinh bảo vệ tự do cho xứ sở. Huỳnh giáo chủ Hòa Hảo nói: “Ta cảm thấy có bổn phận bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng dầy đạp. Ráng nâng đỡ xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo và làm cho trở nên cường thịnh. Ráng cứu nước nhà khi kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi có lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu ta mới ấm. Hãy tùy tài, tùy sức, nỗ lực hy sinh cho xứ sở. Nếu như không đủ tài đức đảm đương việc lớn, chưa gặp thời cơ giúp đỡ quê hương, ta phải ráng tránh đừng làm việc gì sơ xuất để làm cho nước nhà đau khổ và đừng giúp sức cho kẻ địch gây sự tổn hại cho đất nước” [1, tr 398]. Giáo lý của đạo như trên ít nhiều đã góp phần hình thành tâm lý yêu nước chống phong kiến đế quốc của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Giáo lý của Cao Đài, Hòa Hảo bên cạnh mặt tích cực tiến bộ, vẫn còn nhiều mặt tiêu cực, hạn chế. Biểu hiện bao quát nhất, tập trung nhất là đều đứng trên lập trường duy tâm tôn giáo để giải quyết những vấn đề về con người và xã hội. Cả Cao Đài và Hòa Hảo đều thừa nhận sự tồn tại của tâm linh. Linh hồn có thể biến chuyển và chịu sự luân hồi do ảnh hưởng của hành động con người lúc sinh kiếp. Đạo cho rằng người chết điều khiển người sống, và người chết vẫn sống. Điều đó đã tác động đến việc hình thành tâm lý tiêu cực của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Tuy lao động mệt nhọc nhưng hàng ngày vẫn dành thời gian để cầu nguyện. Họ cho rằng có thờ có thiêng, có cầu có được. Nghiên cứu tôn giáo đồng bằng sông Cửu Long ta thấy chính người nông dân nơi đây đã thực sự đem lại sức sống cho đạo Cao Đài và Hòa Hảo. Khác với các tôn giáo khác đã hình thành trước khi du nhập vào Việt Nam, quá trình hình thành của đạo Cao Đài, Hòa Hảo cũng là quá trình người nông dân đồng bằng sông Cửu Long nhập đạo. Bởi vậy chính họ có ảnh hưởng lớn, nếu không nói là quyết định nội dung sinh hoạt đạo. Do nhu cầu của chính mình được sống trong cộng đồng, họ xây dựng nó thành một cộng đồng. Với truyền thống tôn giáo của mình, họ đem theo nó vào đạo làm nên cốt lõi sinh hoạt đạo. Những nhu cầu ấy chắc chắn còn tồn tại lâu dài. Chừng nào mà đạo Cao Đài và đạo Hòa Hảo còn làm được cái chức năng đáp ứng nhu cầu của họ thì còn tồn tại. Xuất phát từ đấy mà chúng ta phải đối xử với Cao Đài, Hòa Hảo như đối xử với một cộng đồng nông dân Nam Bộ, đáp ứng thỏa đáng những nhu cầu chính đáng nói trên của họ, đồng thời cần thiết phải có những quy định riêng, thích hợp với đạo, đặc biệt về phương diện tổ chức và chức năng hoạt động để phòng ngừa sự lợi dụng tôn giáo vào các hoạt động chính trị như trước đây và ngày nay còn có thể diễn ra. Chương 2 Một số biểu hiện tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long Đơn nhất, đặc thù, phổ biến là những phạm trù triết học thể hiện những mối liên hệ khách quan của thế giới, cũng như trình độ nhận thức những mối quan hệ ấy. Những phạm trù này được hình thành trong tiến trình phát triển của nhận thức - thực tiễn. Những sự vật và hiện tượng mang tính đặc thù, nhờ đó người ta phân biệt được cái này với cái kia, loại sự vật này với loại sự vật khác. Cái đơn nhất là phạm trù được dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất khác nào. Cái đặc thù là những nét đặc tính chung vốn chỉ tồn tại ở một số sự vật và hiện tượng, chứ không phải ở mọi sự vật. Đơn nhất, đặc thù, phổ biến nằm trong một mối liên hệ không tách rời nhau, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, cái đơn nhất, cái đặc thù và cái phổ biến là sự phản ánh tính đa dạng của thế giới khách quan. Cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ biến nằm trong mối liên hệ của chúng. Cái đơn nhất không thể tồn tại nếu không có cái phổ biến và cái đặc thù và trong điều kiện nào đó cái đơn nhất và cái đặc thù có thể chuyển thành cái phổ biến. Mặt khác xét trong mối quan hệ này, cái này là phổ biến nhưng xét trong mối quan hệ khác nó lại trở thành cái đặc thù. Như đã phân tích ở chương 1, tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán, được hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó. Đồng bằng sông Cửu Long như đã nêu trên, đây là vùng đất mới được khai phá từ thế kỷ XVII, phần lớn nông dân người Việt ở đây đều có nguồn gốc từ miền Bắc, miền Trung vào khai thiên, lập địa. Nhìn chung lúc mới tới khai hoang, phong tục tập quán, thói quen, đều giữ như ở quê hương bản quán. Dần dần, do cách sản xuất thay đổi dẫn đến tâm lý, tình cảm có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt mới. Nghiên cứu tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long ta thấy vừa có biểu hiện tâm lý phổ biến, vừa có biểu hiện tâm lý đặc thù. Theo chúng tôi, tính phổ biến của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long bắt nguồn từ nền tảng của sản xuất nhỏ. Nền sản xuất dựa trên sở hữu nhỏ của người nông dân. Sản xuất nhỏ là cơ sở hình thành tâm lý nông dân nói chung, trong đó có tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Theo quan niệm của Mác, Ăng ghen, Lênin về sản xuất nhỏ như đã nêu ở chương 1, chúng ta có thể khái quát nên một số đặc điểm chung của sản xuất nhỏ dưới đây: 1- Mục đích của nền sản xuất nhỏ không phải là để tạo ra những giá trị mà là để duy trì sự tồn tại của người sở hữu cá thể và gia đình họ. 2- Sản xuất nhỏ là nền sản xuất thủ công, kỹ thuật thô sơ, tiến triển chậm chạp. 3- Sự phân công lao động hình thành một cách tự phát, được áp dụng theo truyền thống, có tính chất tự nhiên. 4- Lao động cá thể chiếm ưu thế, sự phân công hợp tác chưa phải là tất yếu. 5- Sản xuất tiến hành theo những phương pháp kinh nghiệm, mang tính chất phân tán, khép kín, biệt lập. 6- Quan hệ xã hội mang tính chất tự nhiên... Những điểm trên là những đặc điểm khái quát của nền sản xuất nhỏ nói chung. Trong điều kiện của nền sản xuất nhỏ đó, con người muốn tồn tại phải “một nắng, hai sương” thực sự vật lộn với thiên nhiên để tạo ra sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của mình. Quá trình đó một mặt đã làm nảy sinh những tình cảm, tâm lý truyền thống tốt đẹp của người nông dân (như gắn bó với quê hương đất nước, tình yêu thương đất nước, yêu thương con người, yêu lao động...) những mặt khác, từ nền sản xuất nhỏ đã làm nảy sinh những thói quen nếp nghĩ, tính cách tiêu cực làm cản trở quá trình xây dựng xã hội mới. Như vậy, tính phổ biến của nông dân do sản xuất nhỏ quy định; còn tính đặc thù phụ thuộc vào điều kiện địa lý, phương thức canh tác của họ. ở Việt Nam, mỗi vùng đều có tâm lý chung nhưng lại có một số đặc điểm đặc thù. Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất mới gồm 12 tỉnh với trên dưới 2 triệu hộ nông dân; do những yếu tố tác động như đã phân tích ở trên, nên tâm lý người nông dân có nhiều điểm đặc thù. Biểu hiện tâm lý đặc thù của người nông dân nơi đây chủ yếu do điều kiện địa lý và phương thức canh tác trong quá trình sản xuất quy định. 2.1. Tinh thần yêu nước Nông dân đồng bằng sông Cửu Long, cũng như nông dân ở các vùng trong nước; đều có tinh thần yêu nước nồng nàn. Tư tưởng yêu nước là dòng tư tưởng và tình cảm bao trùm, chi phối toàn bộ đời sống, tâm lý của người nông dân Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Vì vậy, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải dựa vào nông dân. Khi còn sống Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nông dân là một lực lượng to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân; Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc lập thống nhất thật sự, ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân" {21, tr 4]. Lòng yêu nước là yêu quê hương giàu đẹp, yêu nền văn hóa độc đáo, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu những phong vị riêng trong cách ăn ở, vui chơi. Tinh thần yêu nước của mỗi người nông dân đồng bằng sông Cửu Long vừa có biểu hiện chung vừa có những biểu hiện đặc thù. Đó là lòng yêu nước mãnh liệt và được phát huy thường xuyên, liên tục từ buổi đầu khai phá tới nay. Đồng chí Lê Duẩn nói: “Lòng yêu nước mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất và bền bỉ nhất là lòng yêu nước của nông dân” [6; tr 30]. Người nông dân ở đây sớm có truyền thống yêu nước là vì họ sống ở vùng đất thiên nhiên vừa ưu đãi lại vừa khắc nghiệt. Mặt khác họ phải sống cuộc đời tối tăm trước sự áp bức bóc lột của phong kiến, thực dân, đế quốc. Lòng yêu nước đã giúp họ nổi dậy chiến đấu chống quân thù, chống sự áp bức về chính trị, chống lại những trật tự lễ giáo phong kiến, bóc lột, hạ thấp con người. Yêu nước tha thiết, họ không chịu khuất phục trước kẻ thù, quyết bám quê hương đánh giặc, yêu nước đã giúp họ có tinh thần quyết tâm cao, sẵn sàng hiến dâng tất cả, kể cả tài sản tính mạng cho Tổ quốc khi cần thiết. Họ có thể từ bỏ gia sản, tự đốt phá nhà cửa của mình để khỏi lọt vào tay giặc, yêu nước là động lực thúc đẩy giúp họ chịu đựng gian khổ trong sản xuất và đấu tranh chống quân thù. Lòng yêu nước của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long thể hiện ở tư tưởng “thà chết đứng chứ không chịu sống quỳ, không chịu làm nô lệ”, họ chiến đấu quên mình cho quê hương đất nước. Những tinh thần ấy được ghi lại trong sử sách, trong văn học, lưu truyền từ trước tới nay. Từ ấp xã ở đâu cũng có di tích nhắc lại những cuộc chiến đấu đầy oanh liệt để bảo vệ quê hương xứ sở của mình. Quả thật yêu nước là tình cảm và tư tưởng tự nhiên phổ biến của người nông dân Việt Nam nói chung. Chim luyến tổ, cá quen đồng, ai mà không yêu quê hương, yêu quê cha đất Tổ. Tuy vậy, tình cảm yêu nước của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long được biểu hiện với tính cách riêng của họ. Đó là tấm lòng chất phác, cương trực giản dị. Văn thơ yêu nước thời chống Pháp xâm lược ở vùng này đã nêu rõ đức tính đó: “Giặc Sài Gòn đánh xuống Binh ngoài Huế không vô Anh biểu em đừng đợi đừng chờ Để anh đi lấy đầu thằng mọi trắng mà tế cờ nghĩa quân” [33; tr 45]. Sau khi Phan Thanh Giản và Lâm Huy Hiệp được vua Tự Đức hạ lệnh cho ký hiệp ước (1862) dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho địch, căm thù "bọn quỷ trắng” chiếm đất đai, phá làng mạc, sát hại đồng bào, không hẹn nhau mà ở nơi nơi, các sĩ phu yêu nước đoàn kết với nông dân nổi dậy chống quân cướp nước, trừng trị bọn tay sai của chúng. Tiêu biểu nhất là phong trào do Trương Công Định đứng đầu. Tiếp đó hàng loạt phong trào chống Pháp cùng một lúc nổ ra ở các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó là phong trào của Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, phong trào của Phan Văn Đạt ở Long An; phong trào do Trần Xuân Hòa ở Mỹ Tho, phong trào do Đốc Đinh Kiều ở Đồng Tháp, phong trào do Trường Quyền ở Tây Ninh. Chủ nghĩa yêu nước phát triển cao làm xuất hiện chủ nghĩa anh hùng của người nông dân vùng đất mới. Họ là những người có hành động dũng cảm không sợ khó khăn gian khổ, không sợ chết, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ đem lại lợi ích cho nhân dân, bảo vệ được chính nghĩa. Trước một đế quốc có vũ khí hiện đại, mặc cho triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, nhưng dũng khí của nghĩa quân do Trương Công Định lãnh đạo vẫn anh dũng xông lên giết giặc, bất chấp lệnh bãi binh của triều đình. Thủ khoa Huân người con anh hùng của đất Mỹ Tho, Tiền Giang đã chiến đấu vô cùng anh dũng, không may bị rơi vào tay giặc. Trong giờ phút mỏng manh, gươm kề tận cổ, súng kề tận tai, trên mui thuyền ông vẫn ung dung làm thơ, tỏ rõ ý chí và tâm trạng với đồng bào qua cái gông mà giặc Pháp tròng lên cổ mình. ... “Hai bên thiên hạ thấy hay không ? Một gánh cung thường há phải gông. Đến địa điểm xử tử, không để cho giặc chém đầu, thủ khoa Huân đã cắn lưỡi tự tử. ... Chí quyết chết, cho tan đởm giặc Lẽ đâu sống để đứt đầu ông [38; tr 56]. Hai câu thơ nói lên tinh thần dũng cảm chí anh hùng của một người lãnh đạo xuất thân từ nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Dưới áp bức của phong kiến thực dân, mặc dù đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nhưng cũng không giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Trong xã hội có áp bức giai cấp, dẫn đến sự phân hóa giai cấp sâu sắc, “kẻ ăn không hết, người lần không ra” phải bỏ thôn ấp đi tìm con đường sống khác. Một trong những biểu hiện tâm lý đặc thù của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long lúc này là họ thường mang trong mình tính mạo hiểm. Khi bất mãn với hiện thực khách quan lên tới cao độ, thì hành động anh hùng mang tính chất bột phát, liều lĩnh, ngang tàng manh động, họ dám bất chấp tất cả. Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, hình ảnh ông Tám vườn trầu cho ta thấy điển hình về ý chí của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Ông Tám khi bị Mỹ ngụy cướp đất, đã xông tới cầm dao cắm xuống mảnh đất của mình và nói: Thằng nào có giỏi cứ vào đây, ông sẽ chết cùng mảnh đất này với bọn bay. ý chí anh hùng của người nông dân nơi đây thể hiện dáng dấp của con người như Từ Hải, một mình một cơ đồ, một biên thùy “chọc trời khấy nước mặc dầu, dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Trong chặng đường chiến đấu chống ngoại xâm, nhiều lúc người nông dân đồng bằng sông Cửu Long phải hy sinh, tổn thất, nhưng họ không sợ chết, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Cái chết không làm cho họ bi quan, dao động, mà chính cái chết đã tạo cho người sau tiếp bước. Lời khí khái của Phan Văn Đạt một trong những người yêu nước xuất thân từ người nông dân ở vùng này trước khi bị thực dân Pháp hành hình đã thể hiện tinh thần yêu nước qua câu nói: “Ta căm giận vì lúc sống không ăn thịt được bọn bay, lúc chết sẽ ngấm ngầm giúp mọi người, ứng nghĩa giết chết bọn bay mới toại nguyện" [38; tr 206]. Đó chính là tinh thần anh dũng và cũng là ý chí tin tưởng vào sự tất thắng của ngày mai. Như vậy, tâm lý yêu nước, chí anh hùng của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trước khi có Đảng cộng sản lãnh đạo có biểu hiện khác biệt so với người nông dân truyền thống. ở họ có cả tính chất bất khuất, bột phát, thiếu kiên nhẫn, không có đầu óc tổ chức tập hợp lực lượng, thích hành động cá nhân” [6, tr 14]. Nhìn chung, tinh thần yêu nước, chí anh hùng của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trước khi có Đảng lãnh đạo đã nối chí anh hùng, bắc cầu truyền thống của tổ tiên, song chưa có sự phát triển về chất. ở họ mới chỉ có cái bất khuất dũng mãnh mà chưa có lý luận khoa học soi đường, nên chưa tập hợp được thành lực lượng rộng rãi, tạo thành lực lượng cách mạng to lớn để chiến thắng kẻ thù. Điều đó vừa do đời sống vật chất còn thiếu thốn, đồng thời do trình độ dân trí còn thấp. Vì vậy, nó đã ảnh hưởng tới tầm nhìn, tới phương thức suy nghĩ và hành động của họ. 2.2. Tình cảm giữa con người với cộng đồng Là người lao động yêu nước, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long có lòng yêu thương con người, quý trọng lẫn nhau. Giữa những người lao động, tình thương ấy thể hiện trong từng gia đình, thôn ấp và rộng hơn là quan hệ của mỗi người đối với sự tồn suy của đất nước. Tình thương của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long bắt nguồn từ cuộc sống gian nan, vất vả của những người cùng cảnh ngộ. Họ đều có chung lòng căm thù sâu sắc những kẻ áp bức bóc lột. Trong khổ đau người nông dân nơi đây càng liên kết nhau lại chặt hơn, căm ghét kẻ thù sâu sắc và kiên cường gan góc hơn để vượt lên muôn vàn khó khăn. Thôn ấp nơi họ sản xuất là nơi hình thành những nét đặc trưng của quan hệ tình thương ấy. Từ cộng đồng lao động vốn có của người nông dân, tình thương ấy được nảy nở, thành sự đùm bọc lấy nhau, lúc vui cũng như lúc hoạn nạn. Tình thương của họ được xây dựng trên cơ sở “đồng tình”, “đồng cảnh”. Họ đều là những người từ bốn phương tới đây tụ họp, nên họ giúp nhau, tin cậy, nương tựa vào nhau trong mọi hoạt động làm nhà, cưới xin, ma chay, dỗ tết. Tình thương của người nông dân nơi đây rất giản dị song cao cả “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng”. Trong cuộc sống, tình thương của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long biểu hiện tính hào phóng rộng rãi. Khi gặp khó khăn gia đình này có thể cho gia đình khác năm bảy giạ lúa, hoặc cho mượn năm ba công ruộng để làm ăn sinh sống. “Xin thì cho”, “vay thì trả”, đã chơi thì chơi hết mình. Đối với người dưng thì nhường cơm sẻ áo cho những ai đói rách lầm than, bênh vực những ai yếu đuối, bị kẻ hung tàn áp bức. Họ sẵn sàng cứu vớt những ai gặp cơn hoạn nạn, không hề mong báo đáp, với tinh thần “thương người như thể thương thân”. Trong gia đình, ứng xử cũng bình đẳng, sòng phẳng hơn, không có tư tưởng trọng trên khinh dưới. Họ rất dễ hòa đồng với nhau, nhất là trong sinh hoạt hàng ngày. Tư tưởng “thương người như thể thương thân” của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long biểu hiện đằm thắm hơn, mạnh mẽ hơn và có tính nguyên thủy hơn. Nó hình thành không phải do bẩm sinh mà do ảnh hưởng bởi cơ sở kinh tế xã hội. Từ những thôn ấp được hình thành trong xã hội phong kiến bao gồm dân “tứ chiếng” có cuộc sống khổ như nhau và cũng chính bởi “khổ nhiều”, nên yêu thương lắm. Biểu hiện tình thương của người nông dân nơi đây cởi mở, chất phác không kín đáo tế nhị như người nông dân truyền thống. Nông dân truyền thống “khéo léo” hơn trong quan hệ ứng xử. Đối với bà con anh em ruột thịt, có lúc họ mặn mà, khăng khít “anh em như thể chân tay”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “tay đứt ruột xót” v.v. Song khi mở rộng với quan hệ bên ngoài họ lại ứng xử “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Điều đó khác với biểu hiện ứng xử “chân chất” của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Trong tình thương lứa đôi, ở người nông dân vùng đất mới cũng biểu hiện tâm lý “chất phác” hơn, mãnh liệt hơn người nông dân truyền thống. Điều khác biệt này được thể hiện rõ ở ca dao hai miền. Nếu người nông dân truyền thống bộc lộ tâm trạng của mình qua câu ca dao: “Mình về mình nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười” [3] thì ngược lại người nông dân đồng bằng sông Cửu Long lại bộc lộ khác hẳn: “Tôi xa mình không chết thì đau Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền” [2] Hay cũng là lời nói đối với người bạn tâm tình khi chia tay người nông dân truyền thống nói: “Anh về để áo lại đây Đêm khuya em đắp gió tây lạnh lùng” [3]. Trong khi đó người nông dân đồng bằng sông Cửu Long lại nói: “Anh về em nắm vạt áo em la làng Phải để chữ thương, chữ nhớ giữa đàng lại cho em” [2]. Yêu thương quý trọng con người là truyền thống chung của người nông dân Việt Nam. Song trong quá trình phát triển những biểu hiện tâm lý yêu thương quý trọng con người có sự khác nhau về mức độ và phương thức thể hiện, điều đó cũng nói lên biểu hiện tâm lý đặc thù của người nông dân vùng đất mới. Dưới chế độ thực dân, cái yêu, cái ghét ấy biến thành tư tưởng yêu nước chống xâm lược. Tuy nhiên, tư tưởng yêu thương quý trọng con người của người nông dân truyền thống nói chung và người nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trước khi có Đảng còn những mặt hạn chế, yêu nước chưa gắn với yêu chủ nghĩa xã hội, chưa gắn với giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột. Tình cảm giữa những người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong cộng đồng còn được thể hiện rõ nét ở tinh thần đoàn kết. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long sinh ra và lớn lên ở một vùng đất vừa có thuận lợi lại vừa có khó khăn, nhất là những khó khăn do sự cản trở hoặc phá hoại của các thế lực ngoại xâm gây ra. Để chiến thắng những trở lực trên bước đường chinh phục thiên nhiên con người ở đồng bằng sông Cửu Long không những cần có sức mạnh đôi bàn tay mà còn cần đến ý chí và lòng dũng cảm, sự chung lưng đấu cật, tình đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng yêu thương, gắn bó đùm bọc lẫn nhau. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long ngay từ buổi đấu đến khai phá đã hình thành tinh thần đoàn kết. Tinh thần đoàn kết của họ được thể hiện cả trong cuộc sống, sản xuất và chiến đấu chống kẻ thù chung. Nhờ có đoàn kết đã giúp họ vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, chống trả với thiên nhiên, biến vùng đất hoang vu rậm rạp thành những vườn cây trái xum xuê. Đoàn kết đã giúp họ tạo được một sức mạnh vô cùng to lớn, nhờ đó mà đào đắp được hệ thống kênh rạch dọc ngang, một vùng đất mênh mông bát ngát. Phương pháp bảo vệ thôn ấp của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long không chỉ dựa vào cần cù sáng tạo, mà còn phải dựa vào khối đoàn kết bền chặt của những người cùng cảnh ngộ. Cũng vì nghèo khó mà người nông dân nơi đây sớm có tinh thần đoàn kết, đùm bọc lấy nhau. Tình đoàn kết của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long cũng có những biểu hiện đặc thù so với nông dân ở các vùng trong nước. Tình đoàn kết của họ không dừng lại ở thôn, xã, mà được mở rộng, sâu sắc trong phạm vi vùng, phát triển qua các giai đoạn lịch sử. Tinh thần đoàn kết của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, một mặt bắt nguồn từ việc kế thừa truyền thống đoàn kết của người nông dân truyền thống. Mặt khác, nó phát triển song song với sự hình thành và phát triển của cách thức sản xuất, của cấu trúc xã, ấp, kết cấu kinh tế - xã hội trong vùng. Trên vùng đất mới, dân tứ phương di chuyển tới, tụ họp ven các sông, rạch, kênh chằng chịt của lưu vực sông Cửu Long, tạo nên những ấp, xã mới. Xã, ấp không nằm giữa lũy tre bao bọc mà được xây dựng theo kênh, rạch, đằng trước ghe thuyền đi lại, xung quanh là vườn cây ăn trái, đằng sau là ruộng vườn; xã, ấp được mở rộng cả hai đầu theo chiều dài của sông, rạch. Cấu trúc thôn ấp như vậy đã tạo nên sự giao lưu thuận lợi và mở rộng phạm vi đoàn kết trong phạm vi vùng. Con người trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất dễ hòa hợp với nhau, coi nhau như anh em một nhà. Như vậy, cơ sở kinh tế và kết cấu xã, ấp ở đồng bằng sông Cửu Long đã tạo nên biểu hiện tâm lý đoàn kết theo vùng của người nông dân ở nơi đây. Nói cách khác, nền sản xuất nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long đã tạo ra sự gắn bó giữa người nông dân trong vùng. Đây là biểu hiện tích cực, làm cho mối quan hệ trong thôn ấp ở đồng bằng sông Cửu Long không còn biệt lập, khép kín, tạo ra phong tục tập quán của người nông dân trong vùng về cơ bản là giống nhau. Do vậy, không có cảnh người nông dân sống ở thôn ấp này với thôn ấp kia là “thiên hạ” xa lạ của nhau. Họ thường coi nhau là bà con láng giềng gần gũi, “tối lửa tắt đèn có nhau”. Họ không tâm niệm “trâu ta ăn cỏ đồng ta”, “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”... và cũng vì thế mà ta thấy người nông dân ở đây ít quan tâm đến nơi chôn rau cắt rốn, sẵn sàng rời bỏ nơi sinh ra mình để đi tới nơi khác, vùng khác có điều kiện làm ăn thuận lợi hơn... Tuy nhiên việc mở rộng quan hệ gắn bó giữa người nông dân trong vùng đồng bằng sông Cửu Long về cơ bản biểu hiện tâm lý tích cực như trên, nhưng xét trong góc độ khác nó lại biểu hiện tâm lý tiêu cực cần lưu ý. Đó là biểu hiện mang nặng tính cục bộ địa phương vùng. Nếu mở rộng ra khỏi phạm vi vùng mà xem xét thì tư tưởng trên trước đây lại là một cản trở đối với cả nước. 2.3. Tinh thần trong lao động Nói đất đai Nam bộ trù phú, thiên nhiên Nam bộ hào phóng, nói “làm chơi ăn thiệt” điều ấy chỉ đúng một phần. Mặc dù người nông dân đồng bằng sông Cửu Long không có cảnh ăn “lộc sắn, lộc si” trong tháng ba ngày tám như nông dân ở nhiều vùng khó khăn trong nước trước đây, nhưng một bộ phận nông dân phải bán sức lao động quanh năm suốt tháng. Họ phải đổ mồ hôi dồn sức mình để khai phá nơi sinh sống. Do sản xuất trong điều kiện thiên nhiên có nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn, hết năm này sang năm khác, phải đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, người nông dân phải có một sự nỗ lực, một ý chí mạnh mẽ: "Ra đời gặp vịt cũng lùa, gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu” [2; tr 40]. Đó là tâm lý sẵn sàng hòa đồng, cố quyện làm bất cứ việc gì của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong những điều kiện hòan cảnh khắc nghiệt. Và nhiều người đã lấy khí phách ngang dọc anh hùng pha màu Lương Sơn Bạc làm lẽ sống của mình. Trong cuộc sống lao động nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, người ta thường thấy cảnh “chân lấm, tay bùn”, đổ mồ hôi sôi nước mắt, đầu đội trời chân đạp đất, nắng cháy xám da, vật lộn với thiên nhiên để tạo nên và duy trì nơi sinh tụ, để có thể tụ lại và sinh sống được. Mặc dù, lao động rất cực nhọc, song người nông dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn có niềm tin và tự hào sâu sắc đối với giá trị cao quý của người lao động, thái độ cần cù lao động đã trở thành truyền thống của họ, tuy nhiên có bị hạn chế bởi lối làm ăn tùy tiện, luộm thuộm của cách thức sản xuất nhỏ. Song, sự cần cù lao động của người nông dân nơi đây là một đức tính truyền thống, con người ở đây vừa chịu đựng gian khổ, vừa vươn lên để khắc phục khó khăn, vì lợi ích sống còn của mình và vì cộng đồng. Công việc sản xuất lương thực, cây lúa nhiệt đới ở vùng này, đòi hỏi rất nhiều công phu. Cần cù lao động chưa đủ mà còn phải tính toán thời tiết sao cho mùa màng khỏi bị thất bát. Điều đáng kể nhất trong quá trình sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long là tinh thần cần cù dũng cảm của người nông dân đấu tranh chống thiên tai, địch họa. Đây là cái “dũng” trong lao động. Bền bỉ, dẻo dai để chinh phục thiên nhiên. Ngày nay, ta thấy đồng bằng sông Cửu Long một vùng đất sông, rạch chằng chịt, chi chít, được đào đắp xây dựng, cộng với hệ thống thủy lợi, thau chua rửa mặn, được hình thành trong quá trình sản xuất. Những thành tựu như vậy chứng tỏ người nông dân nơi đây vốn là một cộng đồng lao động cần cù, bền bỉ, dũng cảm. Nhờ có lao động cần cù, bền bỉ, dũng cảm nên có thể tự lực cánh sinh, chiến thắng ngoại xâm, ngăn ngừa thiên tai địch họa, biến vùng đất vốn hoang vu rậm rạp sình lầy thành đồng ruộng phì nhiêu tươi tốt. Đức tính cần cù là giá trị truyền thống của người nông dân nói chung, nhưng nó không thể hiện một cách đồng nhất như nhau, mà tùy thuộc vào điều kiện thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng vùng. Người nông dân truyền thống cần cù thể hiện “thức khuya dậy sớm”, “đi sớm về tối”, cặm cụi làm ăn, ngơi việc này, tới việc khác, làm việc dai dẳng hết ngày này qua ngày khác. Ngược lại, cần cù của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long biểu hiện ở chỗ làm khỏe, làm ra làm, chơi ra chơi, làm hết sức mình. Sự cần cù của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long có nghĩa là tăng cường độ lao động trong quá trình sản xuất. Nhìn chung, bị quy định bởi phương thức canh tác sản xuất nhỏ, cho nên tính cần cù của người nông dân nơi đây ngoài những biểu hiện tích cực, cần cù gắn với hiệu quả, gắn với tăng năng suất lao động; nhưng vẫn còn những biểu hiện tiêu cực, cần cù theo kiểu người nông dân đồng bằng sông Cửu Long là cần cù nhưng không siêng năng, làm ít chơi nhiều. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, có nhiều vùng nông thôn trong tỉnh, người nông dân chỉ thực làm 4 tháng trong năm, ngoài thời gian đó chủ yếu là vui chơi, hội hè, nhậu nhẹt. Tuy vậy, trong quá trình cách mạng, tinh thần cần cù của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long được bổ sung bằng ý thức sáng tạo. Khác với người nông dân truyền thống, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long có biểu hiện sáng tạo rõ nét. Trên lĩnh vực sản xuất, qua quá trình lao động, họ hiểu rằng cần cù chưa đủ mà cần cù phải gắn với sáng tạo, đó cũng là đặc thù của người nông dân nơi đây. Trong sản xuất, người nông dân biết xử lý các loại cây trồng vật nuôi, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Người nông dân ở đây rất nhạy bén với cái mới, luôn tìm mọi cách để cải tiến công cụ, hợp lý hóa sản xuất. Họ không dừng lại ở kinh nghiệm cổ truyền, “đời cha thế nào đời con cứ thế” mà một khi cái cũ lạc hậu, kém hiệu quả, không phù hợp thì họ sẵn sàng thay nó bằng cái mới, tiến bộ hơn. Chẳng hạn, kinh nghiệm sản xuất đối với người nông dân truyền thống chủ yếu sản xuất có tâm lý độc canh, đất nào cây ấy, hết năm này đến năm khác. Ngược lại, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long lại biểu hiện tâm lý xen kẽ, luân phiên để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng một thửa ruộng có thể trên thì lên luống trồng cây ăn trái, dưới thì cấy lúa kết hợp với thả cá, hoặc năm nay thửa ruộng cấy thấy cây lúa không có hiệu quả, thì sang năm lên liếp trồng mía, trồng khoai, trồng khóm. Tiêu biểu cho cách làm ăn sáng tạo có tính toán ở đồng bằng sông Cửu Long là tầng lớp trung nông. Họ là tầng lớp đông đảo về số lượng, đồng thời cũng là lực lượng có đầu óc tổ chức, quản lý sản xuất, nắm tư liệu sản xuất chủ yếu trong vùng như máy cày, máy kéo, máy bơm v.v. Là người sản xuất trong nền kinh tế nông nghiệp có tính chất hàng hóa, họ không những thành thạo về kỹ thuật mà còn biết hạch toán kinh tế, có lối tư duy năng động trong việc thay đổi các loại cây trồng, giống, gia súc và biết tính toán thời vụ. Để cung cấp nông sản hàng hóa cho thị trường, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng thay đổi cây trồng, miễn là có giá trị kinh tế cao. Nếu ở nông thôn nhiều vùng trong nước hiện nay, chúng ta đang ngăn cấm hiện tượng, biến ruộng thành vườn, thì ở đồng bằng sông Cửu Long lại có hiện tượng ngược lại, nhiều hộ trung nông đang phá vườn, biến thành ruộng, vì họ tính toán trái cây ở vườn không không thu lợi bằng trồng mía và đậu nành trên ruộng. Lực lượng trung nông ở đây không mang nặng đầu óc bảo thủ trong sản xuất. Họ tin và sẵn sàng áp dụng kỹ thuật mới, giống mới, nhưng luôn có đầu óc hạch toán kinh tế. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình sản xuất, họ đã hấp thụ được tư tưởng làm ăn lớn. Họ biết tập trung kinh doanh những mặt hàng cần thiết khi thấy có lợi và sẵn sàng cách tân cây trồng một cách không thương tiếc, một khi thấy nó không còn phù hợp, kém hiệu quả. Khi nghiên cứu đặc điểm tâm lý đồng bằng sông Cửu Long, Trần Hữu Đính Viện sử học cho rằng trong lĩnh vực làm kinh tế người nông dân nơi đây có những biểu hiện tâm lý khác biệt với người nông dân ở các vùng trong nước biểu hiện cụ thể là: - Có tầm nhìn xa, có kinh nghiệm sản xuất, có óc kinh doanh lớn, nhạy bén với cái mới, không thỏa mãn với kết quả đạt được, hễ có dư dật thì bao giờ cũng nghĩ tới mua thêm đất đai, máy móc, nông nghiệp để mở rộng kinh doanh. - Tiếp thu nhanh và sử dụng thành thạo các trang bị kỹ thuật, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh. Nhạy bén với cơ chế thị trường, biết hạch toán kinh tế, có một tư duy năng động trong việc thay đổi các loại cây trồng và có tính thời vụ [7; tr 3]. Nếu như người nông dân ở các miền có tâm lý làm ăn theo kiểu “tích tiểu thành đại”, thì người nông dân đồng bằng sông Cửu Long biểu hiện rõ tâm lý làm ăn lớn, “được ăn cả ngã về không”, làm ăn táo bạo, dám làm, dám chịu; ăn uống hào phóng, ăn hôm nay không tính đến ngày mai. Như vậy, cần cù là giá trị truyền thống phổ biến của người nông dân Việt Nam, nhưng nó không thể hiện tính cách cần cù đồng nhất như nhau, mà tùy thuộc vào điều kiện thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng vùng mà tâm lý người nông dân có những biểu biện đặc thù khác nhau. Cần cù của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long là cần cù gắn với hiệu quả và sáng tạo, đó là mặt ưu điểm. Song, ở đồng bằng sông Cửu Long, nếu chỉ gắn cần cù với sáng tạo chưa đủ, mà phải được bổ sung bằng tận dụng hết thời gian nhàn rỗi trong năm để khắc phục tâm lý làm thiệt, chơi thiệt, làm cũng có hiệu quả nhưng chơi cũng nhiều lãng phí thời gian lao động. Cùng với cần cù, sáng tạo, lạc quan cũng là một biểu hiện đặc thù của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Lạc quan là đức tính lớn, là truyền thống của nhân dân ta, đức tính này đã được hiểu hiện ở người nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Lạc quan trước hết là yêu đời, xem đời là đáng sống, cho dù trên đường đời gặp phải những điều xấu xa, hèn nhát, ti tiện, phản trắc. Những cái tiêu cực ấy đối với người sống lạc quan chỉ là những chướng ngại vật cần bước qua, để xây dựng cuộc đời tốt đẹp hơn, xứng đáng với tình người. Đối với người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, buổi đầu vào khai thác vùng đất mới, trước cảnh hoang dã “dưới sông cá lội, trên đồng cọp reo”, nếu không có tinh thần lạc quan tin tưởng vào sức mình, thì dù có muốn họ cũng không tồn tại ở nơi đây. Chính tinh thần lạc quan đã giúp họ có tinh thần chiến đấu, với khí phách của người chiến thắng, chống thiên nhiên và các thế lực áp bức bóc lột, chống kẻ thù xâm lược. Trên con đường chông gai đó người nông dân đồng bằng sông Cửu Long đôi lúc cũng bị thất bại dẫn đến những giây phút thất vọng, chán nản, nhưng cái đó chỉ là tạm thời. Trong những lúc ảm đạm, đen tối, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng hơn. Lạc quan là giá trị truyền thống của người nông dân Việt Nam nói chung và biểu hiện ở người nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng qua các thời kỳ lịch sử. Pháp thất bại, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam, chúng dựng lên chế độ độc tài tay sai Ngô Đình Diệm. Được sự hà hơi tiếp sức của Mỹ, Ngô Đình Diệm tiến hành đán áp các lực lượng đối lập. Đối với nông dân đồng bằng sông Cửu Long, chúng thực hiện vừa đàn áp, vừa mua chuộc, hòng tách dân với Đảng “tát nước bắt cá”. Để thực hiện chính sách trên, chúng đưa ra luật 10/1959, lê máy chém khắp miền Nam, nhằm uy hiếp tinh thần đấu tranh của nhân dân trong vùng. Mặc dù như vậy, song nông dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn liên tiếp đứng lên đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Những chiến dịch tiêu biểu có tính chất lịch sử đã bắt đầu từ mảnh đất thân thương này như ấp Bắc, Trà Là, Đầm Dơi, Cái Nước v.v... Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, nhiều lúc nông dân đồng bằng sông Cửu Long gặp phải khó khăn, gian khổ tưởng chừng không có đường ra. Song, được đường lối của Đảng soi sáng, họ đã ý thức được càng gần thắng lợi càng nhiều gian nan. Điều đó càng biểu hiện rõ tinh thần lạc quan của người nông dân nơi đây. Lạc quan là yếu tố tâm lý phản ánh đời sống sinh hoạt vật chất của từng vùng qua các giai đoạn phát triển lịch sử. Đối với người nông dân vùng đất mới, biểu hiện lạc quan được xây dựng trên cơ sở tin tưởng vào chính nghĩa, chính nghĩa bao giờ cũng chiến thắng phi nghĩa. Nhờ có tinh thần lạc quan đó, đã tạo ra cho họ sức mạnh trên con đường đấu tranh, nó đỡ dậy những ai té ngã, nó khích lệ những ai nản lòng, nó tìm ra cái ánh sáng hy vọng trong bóng đêm của đau khổ. Như vậy, lạc quan là vốn quý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, nó giúp họ rèn luyện được ý chí kiên cường trong lao động, trong đấu tranh với thiên nhiên, chống các thế lực áp bức bóc lột. Song, lạc quan của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trước khi có Đảng lãnh đạo vẫn còn những mặt hạn chế. Bởi vì, lạc quan phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, kết hợp giữa sức mạnh của quần chúng nhân dân và chính nghĩa thì mới bảo đảm vững chắc. Không có cơ sở đó thì lạc quan sẽ rơi vào lạc quan duy tâm, hoặc biến cái lạc quan thành cái chủ quan. Khi giành được thắng lợi thì tự cao, tự đại, vả lại khi gặp thất bại dẫn đến tình trạng hoang mang dao động, thiếu tin tưởng vào tương lai. 2.4. Biểu hiện của lối sống Lối sống là giá trị cuộc sống và phương thức thể hiện của nó. Phạm trù lối sống có nhiều nội dung phong phú, bản thân nó rất phức tạp ở khía cạnh biểu hiện và trong thuật ngữ. Trong phạm vi đề tài này, phạm trù lối sống được dùng ở những nội dung cơ bản sau: - Biểu hiện về văn hóa. - Biểu hiện thói ăn, nết ở. Khái niệm văn hóa có nội dung rất rộng, rất bao quát, nó bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa phi vật chất. Từ “văn hóa” có nguồn gốc từ tiếng Latinh (culture), theo nghĩa thông dụng của tiếng Việt là để chỉ học thức (trình độ văn hóa), trình độ học vấn, nếp sống, lối sống văn hóa. ở đây chỉ trình bày khái quát một số biểu hiện đặc thù về văn hóa của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với cuộc sống hàng ngày của họ. ở đồng bằng sông Cửu Long, tuy điều kiện kinh tế phát triển so với nhiều vùng nông thôn của đất nước nhưng vẫn là vùng văn hóa có những biểu hiện lạc hậu. Do vậy, sự lạc hậu văn hóa ở nơi đây không phải chủ yếu do kinh tế mà còn do điều kiện tự nhiên, xã hội, chính trị quy định. Khác với các vùng nông thôn trong nước, đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, mưa thuận gió hòa, hàng mấy chục năm mới có một cơn bão. Một nền sản xuất thuận lợi như vậy đã tạo nên tâm lý ngại học văn hóa để nâng cao trình độ học vấn. Họ cho rằng, chỉ cần sức khỏe với kinh nghiệm sản xuất cũng có thể đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho họ. Tâm lý này hình thành rất sớm. Từ nhận thức như vậy cho nên người nông dân từ trước tới nay đều có tâm lý ngại học văn hóa, nghiên cứu khoa học. Hai câu thơ dưới đây nói nên điều đó: “Anh về rắng học chữ nhu Chín trăng em đợi, mười thu em cũng chờ” [22, tr 16]. Như vậy, người bạn gái khuyên người mình yêu không cần học nhiều, vì học nhiều cũng chẳng đem lại hạnh phúc cho họ; mà chỉ cần học một chữ tên mình để làm chữ ký. Trường hợp khá phổ biến ở thời kỳ Pháp mới đặt chân xâm lược đồng bằng sông Cửu Long là người giàu xuất tiền ra mướn con nhà nghèo đi học thay cho con em mình, họ lo sợ nếu cho con mình đi học bị Nhà nước trưng dụng, cha mẹ không còn quyền hạn, đứa trẻ đỗ đạt phải làm việc xa quê quán hoặc đưa qua sang bên Pháp sẽ mất con. Chính vì thế theo thống kê của Sở Giáo dục đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long dưới thời Pháp cai trị mới đạt 0,8% số người trong độ tuổi biết chữ. Dưới thời Mỹ ngụy hệ thống giáo dục có phát triển hơn so với thời kỳ Pháp, nhưng điều đó không phải nhằm nâng cao sự hiểu biết của nông dân, mà chủ yếu nhằm phục vụ âm mưu thống trị lâu dài của chúng. Nội dung giáo dục nhằm mục đích chống cộng sản, chống hiệp định Giơnevơ. Từ thực tế đó mà người nông dân đồng bằng sông Cửu Long vốn đã có tư tưởng ngại học văn hóa, lại càng không muốn học các trường lớp do Mỹ ngụy đặt ra. Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc nâng cao trình độ dân trí trong nhân dân nói chung và trong nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Nhiều Nghị quyết của Đảng về giáo dục - đào tạo, như Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đã từng bước làm thay đổi tâm lý ngại học tập của người nông dân, mà trực tiếp là thế hệ trẻ con em nông dân trong vùng. Nhìn chung nhiều địa phương trong vùng đã hoàn thành phổ cập tiểu học cho độ tuổi từ 15 đến 45. Tuy nhiên, tâm lý ngại học tập vẫn còn tồn tại ở một bộ phận không nhỏ nông dân, dẫn đến trình độ văn hóa, khoa học bị hạn chế, làm ảnh hưởng không nhỏ sự xuống cấp về đạo đức và lối sống. Biểu hiện đầu tiên của việc xuống cấp về đạo đức là lối sống thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở một bộ phận nông dân. Trước hết là truyền thống tôn sư trọng đạo, kính già yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ, sống có tình, có nghĩa, trung thực, thẳng thắn của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ mai một ở một số nơi. Cùng với sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội cũng ngày càng phát triển. Nạn bói toán, cưới xin, ma chay lạc hậu, nạn nhậu nhẹt, rượu chè lu bù, lan tràn không phải trong người già mà có cả ở thanh niên, phụ nữ. Tâm lý “làm chơi, ăn thiệt”, “đã làm thì làm hết mình, đã chơi thì chơi hết mình”, không phải là hiện tượng cá biệt, không phải chỉ biểu hiện ở thời trước trong nông dân mà hiện nay vẫn tồn tại. Về thói ăn nết ở của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long cũng có những biểu hiện khác biệt với người nông dân truyền thống. Nếu người nông dân ở các miền có tâm lý làm nhà hướng nam và ngôi nhà lý tưởng là ba gian hai chái, thì người nông dân đồng bằng sông Cửu Long lại có tâm lý làm nhà quay ra mé sông, mé lộ và ngôi nhà lý tưởng của họ không phải nhiều gian mà nhiều phòng. Phòng trước trang trí thờ cúng ông bà và để tiếp khách, các phòng sau dành cho bố mẹ và con cái. Sau nhà là bếp, sau bếp là vườn, qua vườn là ruộng. Người nông dân nơi đây có tâm lý làm nhà thông hai đầu, nghĩa là có một cửa vào ở trước, cửa ra ở sau. Cơ cấu kiểu nhà ở theo kiểu người nông dân đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với tâm lý của họ, bảo đảm yên tĩnh, tự do, thuận tiện. Đó là biểu hiện tâm lý khác biệt của họ về nhà ở. Sống ở miền nhiệt đới nhiều sông rạch, việc ăn uống của họ cũng có màu sắc riêng: trên mâm cơm, phần tôm cá cũng phong phú không kém - nếu không hơn - phần thịt, chế biến nhiều cách. Nếu trong ăn uống, người nông dân truyền thống có tâm lý đơn giản, không cầu kỳ bảo đảm chất lượng. Ngược lại đối với người nông dân đồng bằng sông Cửu Long lại có tâm lý dù bận rộn thế nào bữa ăn cũng phải bảo đảm ngon miệng và bổ, ăn được nhiều. Do vậy, một loại cá, người nông dân có thể chế biến được nhiều món ăn. Cá lóc “khèn” với nghệ, lá nhàu... Mắm cá lóc, đem chưng cách thủy, thêm chút mỡ, chút thịt bằm. Cá lóc nướng trui với đọt nghè, muối ớt hoặc nước mắm me. Lươn, rùa, ếch, rắn, chuột đồng... thông qua cách nấu nướng chế biến với nhiều gia vị cũng trở thành món ăn ngon dành đãi khách quý [16; tr 76]. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long có tâm lý thích ăn các loại rau rừng: đọt xoài, đọt rừng, đọt rau câu, đọt chùm ruột, rau ngổ... Có nhiều món ăn trông thì đơn giản, giản dị nhưng khéo chế biến với cây trái địa phương trở thành món ăn được nhiều người ưa thích vì nó hài hòa hương vị. Mắm kho lỏng ăn với rau sống (bông súng, rau dừa); canh cá trê nấu với bầu. Thịt bò xào lá cách, nướng gói lá lốt đều là món ăn phù hợp với tâm lý của người nông dân nơi đây. Về văn hóa giao tiếp, người nông dân nơi đây cũng có những biểu hiện khác biệt. Họ thẳng thắn, chất phác không kín đáo, tế nhị. Đã nói là làm, đã chịu là đồng ý, (các vùng khác nói chịu là không đồng ý, từ chối) đã mời là ăn, đã gặp là nhậu... Nghiên cứu những biểu hiện tâm lý đặc thù của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, ta thấy họ có những đức tính truyền thống tốt đẹp. Đó là lòng yêu nước, chí anh hùng, thương yêu quý trọng con người, cần cù lao động, lạc quan yêu đời... Bên cạnh những biểu hiện tích cực, do phương thức canh tác của họ còn dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nên đã nảy sinh những biểu hiện tâm lý tiêu cực, nổi bật là: ham chơi không biết lo xa, cục bộ địa phương, cần cù nhưng không siêng năng, tự do tùy tiện, tâm lý chạy theo đồng tiền, coi thường kỷ cương pháp luật của Nhà nước... Những biểu hiện đó là những lực cản trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn nói chung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Điều đó đòi hỏi cần sớm có những giải pháp để khắc phục tâm lý tiêu cực của người nông dân nơi đây. Song cũng cần nhận thức cho được tính chất phức tạp, khó khăn trong việc khắc phục tâm lý lạc hậu của người nông dân. Bởi vì ở nó có sức mạnh: “sức mạnh của tập quán ở hàng triệu người là sức mạnh ghê gớm" [11; tr 31]. Chương 3 những giải pháp cơ bản để khắc phục biểu hiện tâm lý tiêu cực của người nông dân đồng bằng sông cửu long 3.1. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn đồng bằng sông Cửu Long với việc khắc phục tâm lý tiêu cực của họ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác, con người tạo ra hoàn cảnh trong chừng mực nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người trong chừng mực ấy. Hay nói cách khác con người là sản phẩm của hoàn cảnh. Do vậy, về mặt nguyên tắc phương pháp luận, muốn làm thay đổi tâm lý lạc hậu của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, điều quan trọng tất yếu là phải cải tạo hoàn cảnh kinh tế - xã hội mà họ đang sống. Như ở chương 1 đã trình bày, tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, được hình thành và tồn tại trên nền tảng kinh tế - xã hội là nền sản xuất nhỏ, công cụ thủ công lạc hậu. Cho nên, muốn khắc phục biểu hiện tâm lý tiêu cực của người nông dân nơi đây một cách triệt để, chúng ta không còn cách nào khác là phải tiến hành quá trình xóa bỏ nền sản xuất nhỏ đó và xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Lênin khẳng định : “Đối với người tiểu nông chỉ có một cơ sở vật chất kỹ thuật, những máy kéo, và máy móc quy mô lớn trong nông nghiệp, điện khí hóa trên quy mô lớn, mới có thể giải quyết được vấn đề đó, mới có thể làm cho tâm lý của họ trở nên lành mạnh được. Đó là biện pháp cải tạo hết sức nhanh chóng người tiểu nông về căn bản” [12, tr. 268]. Đối với nước ta, đó chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn là một tất yếu. Nhưng đối với mỗi nước có cách chuyển khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và điểm xuất phát của mỗi quốc gia, ở nước ta từ khi thực hiện đường lối đổi mới của đại hội VI (12/1986) đến nay, chúng ta đã đạt được những bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, nước ta vẫn còn là nước nghèo và kém phát triển. Chúng ta chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển. Căn cứ vào thực trạng đó, Đại hội VIII của Đảng ta chỉ rõ mục tiêu cụ thể của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành nước công nghiệp có “cơ sở hạ tầng vật chất hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh" [26, tr 80]. Đối với nước ta hiện nay, thực chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình cải tạo và xây dựng một cách toàn diện ở cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nhằm chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền sản xuất lớn, công nghiệp hiện đại. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7 (khóa VII) của Đảng đã khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay là: “Quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [29, tr. 42]. Trước kia, Ăngghen đã từng chỉ rõ: cuộc cách mạng công nghiệp không những chỉ tạo ra những bước nhảy vọt về năng suất lao động mà còn tạo ra sự chuyển biến có tính chất cách mạng trong tâm lý xã hội. Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta được khởi xướng ngay từ Đại hội III (1960) của Đảng. Đường lối công nghiệp hóa đó dần dần được phát triển hoàn thiện hơn; đến Đại hội VIII, Đảng ta khẳng định: công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trước hết, nhằm tạo ra yếu tố quan trọng có tính quyết định nhất tới việc khắc phục một cách triệt để tâm lý sản xuất nhỏ, tạo ra nền sản xuất lớn, xóa bỏ nền sản xuất nhỏ - nền tảng kinh tế xã hội của sự nảy sinh và tồn tại tâm lý người nông dân. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực chất là quá trình tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ đa dạng của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Quá trình đó sẽ khơi dậy mọi tiềm năng sản xuất, thúc đẩy sự xã hội hóa mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, góp phần phá vỡ những quan hệ làng, xã, thôn ấp khép kín, mở rộng giao lưu giữa các vùng, các miền, giữa nông thôn và thành thị, đồng thời mở rộng cả giao lưu quốc tế về mọi mặt. Tất cả những điều đó, trước hết mở rộng tầm nhìn của nhân dân nói chung và người nông dân nói riêng. Những biến đổi đó cũng góp phần làm thay đổi tâm lý lạc hậu của người nông dân. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quá trình đó quyết định thắng lợi của sự chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Nó tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của đất nước cả ở tầm vĩ mô và vi mô cả ở cơ sở kinh tế đến tâm lý, ý thức của mỗi cá nhân. Song từ thực trạng kinh tế hiện nay của nước ta. Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm trước mắt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, dân số chiếm tới 80% là nông dân, sản xuất nông nghiệp đã mang tính chất sản xuất hàng hóa, thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng, không chỉ trong năm 2000 mà còn cả một khoảng thời gian dài về sau. Công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, trước hết phải nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông, lâm, ngư nghiệp, bảo đả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long.pdf
Tài liệu liên quan