Tài liệu Luận văn Tìm hiểu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã: 1
Luận văn
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp xã
2
Lời nói đầu
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý gia của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc
phòng.
Việc quản lý, sử dụng hợp lý vốn tài nguyên đất là biện pháp hữu hiệu
đem lại lợi ích kinh tế cao trong lĩnh vực sản xuất và lợi ích xã hội. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, để góp phần
thẹc hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đồng thời để thực hiện
được công tác xoá đói giảm nghèo thì việc xác định nhu cầu đất đai cho các
ngành là hết sức cần thiết. Vì vậy quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai
cho từng giai đoạnh ở các cấp xã, huyện, tỉnh đang đòi hỏi rất cần thiết và cáp
bách.
Công tác quy hoach sử dụng đất đai được nhà nước coi trọng, hiến pháp
nước Cộng hoà CHCN Việt Nam năm 199...
100 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp xã
2
Lời nói đầu
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý gia của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc
phòng.
Việc quản lý, sử dụng hợp lý vốn tài nguyên đất là biện pháp hữu hiệu
đem lại lợi ích kinh tế cao trong lĩnh vực sản xuất và lợi ích xã hội. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, để góp phần
thẹc hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đồng thời để thực hiện
được công tác xoá đói giảm nghèo thì việc xác định nhu cầu đất đai cho các
ngành là hết sức cần thiết. Vì vậy quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai
cho từng giai đoạnh ở các cấp xã, huyện, tỉnh đang đòi hỏi rất cần thiết và cáp
bách.
Công tác quy hoach sử dụng đất đai được nhà nước coi trọng, hiến pháp
nước Cộng hoà CHCN Việt Nam năm 1992 nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản
lý toàn bôn đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích
và có hiệu quả”.
Quy hoạch sử dụng đất đai ở các cấp nói chung và cấp xã nói riêng đều
nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của nhà nước, nó mang tính tổng quát và
bao hàm, liên quan đến nhiều ngành, nhiều đối tợng sử dụng đất với các mục
đích khác nhau. việc quy hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước, làm cơ sở
cho các ngành tiến hành quy hoạch của ngành mình, như vậy mới khắc phục
được những tồn tại trong quá trình sử dụng đất đai.
Nhận thấy được vấn đề cấp bách của công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, với những kiến thức học được ở trường cùng với quá trình thực tập tại
trung tâm triển khai, thử nghiệm các dự án về quản lý đất đai - viện nghiên cứu
3
Địa chính. Em quyết định chọn đề tài “ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
xã”
Nội dung đề tài bao gồm:
Lời nói đầu.
Chương I: Cơ sở lý luận của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Chương II: Phương hướng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Hữu Khánh và xã Đồng Bục -
Huyện Lộc Bình - Tỉnh Lạng Sơn.
Chương III: Một số giải pháp thực hiện quy hoạch.
Kết luận.
4
Chương I: Cơ sở lý luận của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
I. Khái niệm, vai trò, đặc điểm và các căn cứ của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
1. Khái niệm, vai trò, và đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
a. Khái niệm
Xét về mặt thuật ngữ thì có thể hiểu “Quy hoạch” là việc xác định một trật
tự nhât định bằng những hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức... còn
thuật ngữ đất đai được hiểu là một phần lãnh thổ nhất định như: vùng đất, mảnh
đất... mà có vị trí, hình thể diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo
thành như đặc tính về thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, thuỷ văn, nhiệt độ... tạo ra
những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau.
Như vậy quy hoạch sử dụng đòi hỏi phải là quá trình nghiên cứu, lao động
sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục địch của từng phần lãnh thổ và đề xuất một
trật tự sử dụng đất nhất định.
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào hoàn chỉnh và chính xác,
song có thể định nghĩa quy hoạch sử dụng đất như sau: quy hoạch sử dụng đất
đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai
đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất
đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
Có thể phân tích định nghĩa trên như sau: là hệ thống các biện pháp của
nhà nước: đó là sự thể hiện đồng thời ba tính chất:
- Kinh tế: được thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất.
- Kỹ thuật: thể hiện các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như: điều tra,
khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định...
- Pháp chế: là việc xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng
đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo đúng pháp luật.
5
- Sử dụng đất đai đầy đủ: nghĩa là mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng
theo các mục đích nhất định.
- Sử dụng đất đai hợp lý: nghĩa là mục đích sử dụng phải phù hợp với đặc
điểm, tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích.
- Sử dụng đất đai khoa học: nghĩa là áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ
thuật và các biện pháp tiên tiến.
- Có hiệu quả cao nhất: tức là đáp ứng đồng bộ cả 3 loại lợi ích kinh tế xã
hội - môi trường.
- Phân bố quỹ đất: là sự khoanh định cho các mục đích sử dụng và các
ngành.
- Tổ chức sử dụng đất: là tìm ra biện pháp, giải pháp sử dụng cụ thể.
Như vậy thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các
quyết định nhằm tạo điều kiện để đưa đất đai vào sử dụng một cách hiệu quả,
bền vững và thực hiện đồng thời 2 chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai
và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích đạt với hiệu
quả cao nhất của xã hội, bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái.
b. Vai trò
Quy hoạch sử dụng đất đai có vai trò hết sức quan trọng không chỉ trước
mắt mà cả cho lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm và điều kiện tự nhiên, phương
hướng và nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ,
quy hoạch sử dụng đất đai có các vai trò sau:
- Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp
các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của
mình, đảm bảo cho sự lãnh đạo, quản lý tập trung thống nhất của nhà nước.
- Thông qua các văn bản quy hoạch nhà nước kiểm soát mọi diễn biến về
tình hình đất đai. Từ đó ngăn chặn được tình trạng sử dụng đất đai bừa bãi và
lãng phí, hạn chế sự chồng chéo, tránh được tình trạng chuyển mục đích sử dụng
6
một cách tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp đặc biệt
là diện tích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng. Mặt khác thông qua quy
hoạch bắt buộc các đối tượng sử dụng đất đai được phép sử dụng trong phạm vi
ranh giới của mình, điều này cho phép Nhà nước có cơ sở để quản lý đất đai một
cách chắc chắn, chặt chẽ và trật tự hơn, ngăn chặn được các hiện tượng tiêu cực,
tranh chấp, lẫn chiếm, huỷ hoạt đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm
môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã
hội và hậu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở
từng địa phương đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế.
- Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư
để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ nhu cầu dân sinh
văn hoá xã hội.
- Quy hoạch sử dụng đất đai là điều kiện cho việc xác định giá cả các loại
đất và tính thuế một cách hợp lý. Việc tính thuế và xác định giá cả các loại đất
phải dựa vào sự phân hạng các loại đất quy mô đất đai, điều này được thể hiện
trong văn bản quy hoạch. Do đó quy hoạch đất đai càng có cơ sở khoa học thì
việc tính thuế và giá cả đất đai càng hợp lý và chính xác hơn.
- Thông qua quy hoạch đất đai sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai
hợp lý hơn. Trên cơ sở phân hạng đất đai, Nhà nước bố trí sắp xếp các loại đất
ho các đối tượng quản lý và sử dụng nên sẽ cho phép sử dụng đất đai hợp lý, tiết
kiệm, hiệu quả hơn vì người sử dụng hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ trên
phạm vi ranh giới họ sử dụng sẽ thúc đâỷ họ yên tâm đầu tư và khai thác đất đai
của mình và vì thế sẽ nâng cao hiệu quả hơn.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cũng là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng
kế hoạch sử dụng đất. Trong tất cả các loại quy hoạch, các mục tiêu quan điểm
và các chỉ tiêu tổng quát của nó đều phải được cụ thể hoá để đưa vào thực tiễn và
việc cụ thể hoá đó là thông qua kế hoạch. Do đó việc xây dựng kế hoạch là phải
7
dựa vào quy hoạch, coi quy hoạch là một trong các căn cứ không thể thiếu được
của kế hoạch. Quy hoạch càng có cơ sở khoa học, càng chính xác bao nhiêu thì
kế hoạch càng có điều kiện để thực hiện bấy nhiêu.
Như vậy quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai có vai trò hết sức quan trọng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là sự cần thiết, không thể thiếu được trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
c. Đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có các đặc điểm sau:
- Tính lịch sử kinh tế - xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội chính là sự phát triển của quy hoạch sử dụng
đất đai. Trong mỗi xã hội ở mỗi thời điểm phát triển nhất định đều có một hình
thái kinh tế - xã hội nhất định. ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một
phương thức sản xuất nhất định và được thể hiện trên 2 mặt là lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất. Mà quy hoạch sử dụng đất đai lại được thể hiện đầy đủ 2
mặt này, cụ thể: lực lượng sản xuất đó là quan hệ giữa người với đất đai - là sức
tự nhiên như: điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế... và mặt quan hệ sản xuất
đó là quan hệ giữa người với người như xác nhận bằng văn bản về sở hữu và
quyền sử dụng đất giữa những người chủ đất, đó chính là giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất và là yếu tố thúc đẩy phát triển lực
lượng sản xuất vừa là yếu tố thúc đẩy các mỗi quan hệ sản xuất.
Đối với nước ta quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu của người sử
dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản
xuất ở nông thôn nhằm sử dụng bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường quy hoạch sử dụng đất góp phần thúc đẩy
giải quyết các mâu thuẫn nội tại của ừng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường
8
nẩy sinh trong quá trình sử dụng đất cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên
với nhau.
- Quy hoạch sử dụng đất mang đặc điểm tổng hợp
Quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tổng hợp tức là nó vận dụng kiến
thức tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên,
khoa học kinh tế, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông công nghiệp,
môi trường sinh thái. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai là nhằm khai thác,
sử dụng cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất đai bao gồm 6 loại đất. Với đặc
điểm này quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất,
điều hoà các mẫu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực. Xác định và điều
phối phương hướng và phương thức phân bổ sử dụng đất phù hợp với mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền
vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
- Quy hoạch sử dụng đất đai mang tính dài hạn
quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để phát triển lâu dài kinh tế - xã
hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời
gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn cảu quy hoạch sử dụng
đất đai thường từ mười năm đến hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa. Trên cơ sở dự
báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng như sự
thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ thuật, đô thị hoá công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế...
từ đó xác định quy hoạch trung gạn và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các
phương hướng chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học
cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
- Quy hoạch sử dụng đất đai mang tính chiến lược
Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước
được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu cơ cấu và phân bổ sử dụng
9
đất, tức là mang tính đại thể, khong dự kiến được các hình thức và nội dung cụ
thể, chi tiết của sự thay đổi. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch
mang tính chiến lược, các ván đền mang tính chiến lược như: phương hướng,
mục tiêu, chiến lược của việc sử dụng đất đai, cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng
đất đai của từng ngành điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bố đất đai,
các biện pháp chính sách lớn. Vì thế các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính vĩ mô
tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành. do khoảng thời
gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội,
khó xác định nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá thì quy hoạch càng ổn
định hơn. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở khoa học cho việc xây
dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm và ngắn hạn.
- Quy hoạch sử dụng đất đai mang tính chính sách
Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính
sách xã hội. Khi xây dựng phương án quy hoạch phải quán triệt các chính sách
và các quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực
hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân,
phát triển ổn định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tuân thủ các quy định các
chỉ tiêu khống chế về dân số đất đai và môi trường sinh thái. Quy hoạch sử dụng
đất đai là một công cụ quản lý khoa học của Nhà nước.
- Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm khả biến.
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước theo nhiều phương
diện khác nhau. quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến
đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái khác, trạng thái mới thích hượp ơn cho
việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. khi xã hội phát triển, khoa
học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự
kiến ban đầu của quy hoạch sử dụng đất đai không còn phù hợp nữa. Do vậy việc
chỉnh sửa bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều cghỉnh biện pháp thực hiện là
10
việc làm hết sức cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch sử
dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động, một quá trình
lặp lại theo quá trình xoắn ốc “Quy hoạch - Thực hiện - Quy hoạch lại hoặc
chỉnh lý - Tiếp tục thực hiện” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp
ngày càng cao.
2. Các căn cứ của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai
a. Những căn cứ pháp lý
Nhận thức được vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng của đất đai, đặc biệt
là trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đồng thời sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đã và đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. Đảng và
Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề rất bức xúc, cần được quan tâm hàng đầu. ý
chí của toàn đảng toàn dân về vấn đề đất đai đã được thể hiện trong hệ thống các
văn bản pháp luật như: hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật. Những văn bản
này tạo cơ sở pháp lỹ vững chắc cho công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất đai, thể hiện cụ thể như sau:
- Sự cần thiết về mặt pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Thứ nhất, là căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 đã khẳng định:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai
theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
Thứ hai, căn cứ vào luật đất đai năm 1993. Theo điều 1 luật đất đai năm
1993 nêu rõ: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”
Điều 13 luật đất đai năm 1993 đã xác định một trong những nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai là “ quy hoạch kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai”. Điều 19
luật đất đai năm 1993 cũng khẳng định “Căn cứ để quyết định giao đất là quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt.”
11
Thứ ba, là căn cứ vào các văn bản dưới luật như nghị quyết số
01/1997/QH9 Quốc hội Khoá 9, kỳ họp thứ 11 tháng 4 năm 1994 về kế hoạch sử
dụng đất cả nước năm 2000 và đẩy mạnh công tác quy hoạch sử dụng đất đai các
cấp trong cả nước...
Những căn cứ này tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác lập quy hoạch
kế hoạch sử dụng đất đồng thời giúp Nhà nước thống nhất quản lý nguồn tài
nguyên đất đai theo đúng quy hoạch, tạo điều kiện cho việc khai thác và sử dụng
đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất.
Do đó để sử dụng và quản lý đất đai một cách có hiệu quả tiết kiệm và hợp
lý, nhất thiết phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng da.
- Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được căn cứ vào
luật đất đai năm 1993. Cụ thể là điều 16 luật đất đai năm 1993 quy định rõ:
Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành
chính, theo ngành cũng như trách nhiệm của ngành địa chính về công tác này:
. Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước.
. ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) lập quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất đai trong địa phương mình (quy hoạch theo lãnh thổ hành chính) trình
Hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt.
. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ
quyền hạn của mình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai do ngành, lĩnh vực
mình phụ trách để trình chính phủ xét duyệt (quy hoạch ngành).
. Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương phối hợp với các cơ
quan hữu quan giúp chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai (4 cấp lãnh thổ hành chính, 4 cấp cơ quan ngành).
12
- Nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được căn cứ vào luật đất
đai năm 1993. Cụ thể căn cứ vào điều 17 luật đất đai năm 1993 quy định nội
dung tổng quát của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như sau:
+ Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai bao gồm:
. Khoanh định các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư
nôn thôn, đất đô thị , đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương và
cả nước.
. Điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn
phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
+ Nội dung kế hoạch sử dụng đất đai bao gồm:
. Khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch (từ
tổng thể đến cụ thể, quy hoạch trước kế hoạch sau.)
. Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp với quy hoạch (chỉnh
lý từ dưới lên)
Có nghĩa là phải xác định được số lượng từng loại đất cụ thể của từng địa
phương cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội là khác nhau vì thế cần phải điều chỉnh lại nhu cầu đất
đai của từng ngành cho phù hợp.
- Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được căn cứ
vào luật đất đai năm 1993. Cụ thể điều 18 luật đất đai năm 1993 quy định thẩm
quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như sau:
. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi
cả nước.
. Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, của ủy ban nhân dân tỉnh thành phố
trực thuộc trung ương.
13
. ủy ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
nào thì có quyền cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó.
Ngoài ra điều 24 luật đất đai năm 1993 cũng quy định:
. ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua kế hoạch hàng năm của chính phủ
về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích
khác.
. Chính phủ xét duyệt kế hoạch hàng năm của ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có từng
để sử dụng vào mục đích khác.
Ngoài những văn bản có tính pháp lý ở mức độ cao như: Hiến pháp, luật
còn có các văn bản dưới luật cũng như các văn bản ngành trực tiếp hoặc gián tiếp
đề cập đến vai trò, ý nghĩa căn cứ nội dung và hướng fẫn phương pháp lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như: Nghị định 34 Cp ngày 23/4/1994; Nghị
định 404/CP ngày 7/11/1979; Chỉ thị 247/TTg ngày 28/4/1995; Chỉ thị 245/TTg
ngày 22/4/1996 và một cố công văn, thông tư và quyết định khác. Tuy nhiên việc
ban hành một số văn bản dưới luật để cụ thể hoá cơ sở pháp lý của quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai còn chậm.
b. Các căn cứ khác
- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Về điều kiện tự nhiên phải xác định được vị trí địa lý, đặc điểm thời tiết,
khí hậu, địa hình để từ đó rút ra được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xem xét điều kiện tự nhiên để biết
phù hợp với ngành nào, tài nguyên nước, tài nguyên rừng từ đó có biện pháp sử
dụng hợp lý hơn.
- Căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế - xã hội như vấn đề la động, dân
số việc làm và mức sống của dân cư, nhu cầu phát triển đô thị và khu dân cư từ
đó để có căn cứ phân bổ quỹ đất được hợp lý và hiệu quả.
14
- Căn cứ vào thực trạng quỹ đất hiện có, cụ thể của từng loại đất để chu
chuyển, cân đối nguồn tài nguyên đất phù hợp sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Các quy hoạch
chi tiết và chuyên ngành phải dựa vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội, lấy quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội làm nền tảng và là căn cứ
quan trọng cho việc lập quy hoạch chi tiết và chuyên ngành.
- Căn cứ vào tiềm năng của đất đai cả về số lượng và chất lượng xem xét
khả năng trong tương lai có thể phát triển đưọc những ngành gì, bố trí thích hợp
cho ngành và mục đích sử dụng nào, phải xem xét đủ cả về số lượng, chất lượng
và cả mức độ tập trung.
- Căn cứ vào mục tiêu yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của
từng ngành.
Các mục tiêu kinh tế - xã hội được đề ra, để thực hiện đúng các mục tiêu
đề ra thì tỏng quy hoạch phải căn cứ vào các mục tiêu này vừa đảm bảo đúng
mục tiêu vừa thực hiện quy hoạch khoa học hơn.
- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất nói chung và của từng ngnàh từng lĩnh
vực nói riêng để bố trí, cân đối chu chuyển một cách thích hợp và hiệu quả. Từ
đó mới có cơ sở để xây dựng các phương án quy hoạch chính xác và hợp lý đầy
đủ.
II. Phương pháp và nội dung trình tự xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
1. Phương pháp xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
Để xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một số phương pháp
chủ yếu sau:
a. Phương pháp kết hợp phân tích định tính và định lượng
Phân tích định tính là sự phán đoán các mối quan hệ tương hỗ giữa phát
triển kinh tế - xã hội với sử dụng đất, giữa các ngành và các bộ phậnv ới sử dụng
đất trên cơ sở số liệu điều tra và xử lý. Đây là công cụ giúp nhận thức được các
15
tính quyluật trong sử dụng đất. Phân tích định lượng là dựa trên phương pháp số
học để lượng hoá mỗi quan hệ tương hỗ giữa sử dụng đất với phát triển kinh tế -
xã hội và với sự phát triển các ngành, các bộ phận. Phương pháp định lượng là
cụ thể hoá của phương pháp định tính trong cân đối việc phân bổ và sử dụng đất
đai. Khi xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa
phân tích định tính và phân tích định lượng.
Quy hoạch sử dụng đất đai là công việc phức tạp và khó khăn nhiều vấn
để sử dụng đất có tính quy luật, phương pháp định tính là công cụ đắc lực giúp
nhận thức đúng và làm rõ những quy luật đó. Trong trường hợp thông tin tư liệu
chưa hoàn thiện việc phối hợp thống nhất giữa tri thức khoa học và phán đoán
kinh nghiệm so tác dụng vô cùng quan trọng. Phương pháp kết hợp đó được thực
hiện theo trình tự từ phân tích định tính, nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng
đất, phát hiện những vấn đề tồn tại và xu thể phát triển. Sau đó trên cơ sở những
thông tin, căn cứ thu thập được sẽ lượng hoá bằng phương pháp số học. Như thế
thì kết quả quy hoạch mới phù hợp với thực tế hơn.
b. Phương pháp kết hợp phân tích vĩ mô và phân tích vi mô.
Phân tích vĩ mô là nghiên cứu phân bổ và sử dụng đất trên cơ sở tổng thể
toàn nền kinh tế quốc dân và xã hội, ở phạm vi tương đối rộng. Phân tích vi mô
là nghiên cứu phân bổ và sử dụng đất mang tính cục bộ từng ngành, từng bộ
phận, từng khu vực nhằm xác định mối quan hệ giữa sử dụng đất với các yếu tố
trong từng ngành, từng bộ phận. Tức là xác định mối quan hệ giữa sự thay đổi
động thái sử dụng đất với các nhân tố hạn chế. Quy hoạch tổng thể sử dụng đất
đai bắt đầu từ vĩ mô để xác định tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược của quy
hoạch tổng thể đồng thời căn cứ vào thực tế của các đối tượng sử dụng đất để cụ
thể hoá, làm sâu thêm nhằm hoàn thiện và tối ưu hoá quy hoạch. Quy hoạch tổng
thể có tác dụng vừa điều tiết khống chế vĩ mô, vừa giải quyết các vấn đề vi mô,
tạo điều kiện xử lý tốt quan hệ toàn cục và cục bộ.
16
c. Phương pháp cân bằng tương đối
Quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch tổng thể sử dụng đất là quá trình
diễn thể của hệ thống sử dụng đất dưới sự điêù khiển của con người, trong đó đề
cập đến sự không cân bằng của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới. Thông
qua điều tiết khống chế vĩ mô, thực hiện sự cân bằng tương đối về tình trạng sử
dụng đất ở một thời điểm nào đó. Theo đà phát triển của kinh tế - xã hội sẽ nảy
sinh sự mất cân bằng mới về cung cầu đối với sử dụng đất. Do đó quy hoạch sử
dụng đất đai là một quy hoạch động, sự mất cân đối trong sử dụng đất đai luôn
được điều chỉnh và các vấn đề được xử lý nhờ phương pháp phân tích động.
d. Các phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin học
trong quy hoạch sử dụng đất đai
Do đặc điểm của đất đai rất đa dạng với nhiều chức năng sử dụng, nên
việc áp dụng phương pháp toán kinh tế về dự báo trong quy hoạch sử dụng đất
đai trở thành hệ thống lượng phức tạp mang tính xác suất. Đó là một quá trình
đòi hỏi sáng tạo phức tạp. việc áp dụng một cách máy móc các mô hình toán
kinh tế chung có thể làm đơn giản hoá hoặc xoá bỏ tính đặc thù của bài toán, đặc
biệt khi thiếu các mô hình tươnng ứng phù hợp với quy hoạch đất đai, với chức
năng đa dạng của đất đai việc dự báo sử dụng đất đai trở thành hệ thống lượng
chất phức tạp mang tính chất xác suất.
Để áp dụng phương pháp này trước hết phải phân tích các nhóm yếu tố
ảnh hưởng đến việc dự báo sử dụng tài nguyên đất. Dự báo sử dụng tài nguyên
đất đai luôn chịu sự ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố:
- Nhóm nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội: bao gồm việc sản xuất lương
thực, thực phẩm, sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp, phân bố công nghiệp,
xây dựng, giao thông liên lạc, thành phố các khu dân cư nông thôn, khu nghỉ
ngơi và giải trí, đất quốc phòng, rừng, đất chưa sử dụng...
17
- Nhóm tiến bộ khoa học kỹ thuật: gồm kỹ thuật canh tác, làm đất, tưới
tiêu, các phương pháp hoá học, vật lý và sinh học về cải tạo đất, các biện pháp
nông lâm thuỷ chống xói mòn... quy tụ trong một hệ thống tổ chức lãnh thổ nhất
định. Dự báo sử dụng đất có thể thực hiện theo trình tự: phân tích, đánh giá hiện
trạng sử dụng đất, dự báo tiềm năng và khả năng cải tạo đất, cân đối nhu cấu sử
dụng đất trong tương lai.
Việc áp dụng phương pháp toán kinh tế vào dự báo sử dụng đất pảhid đạt
mục đích là xác định và tìm ra mô hình toán với hàm mục tiêu tối ưu tức là nhận
được lượng sản phẩm tối đa với chi phí tổi thiểu. Trong đó đần cập đầy đủ nhất
nhu cầu của con người, những khả năng có hạn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiềm
năng của đất cũng như sự đòi hỏi khôi phục độ mầu mỡ của đất và yêu cầu bảo
vệ thiên nhiên. Hàm mục tiêu thường chứa đựng hai biến số: nhu cầu sử dụng đất
và sản lượng thu được với điều kiện ràng buộc là hạn chế về vốn, lao động để áp
dụng các biện pháp chu chuyển và cải tạo đất.
Trong quy hoạch sử dụng đất đai thường có các mô hình dự báo như: dự
báo phân bố loại đất, dự báo sử dụng đất cụ thể, dự báo tổng hợp phân bố và sử
dụng đất.
Mục đích cuối cùng của sự chu chuyển các loại đất với nhau là nhằm cải
thiệu việc sử dụng chúng nhằm tăng chất lượng và giá trị của đất đai. Do đó hàm
mục tiêu có thể được biểu diễn là hàm tối đa hoá giá trị của tất cả các loại đất
chu chuyển và được biểu diễn dưới dạng tổng các tích của điểm giá trị của đất
với diện tích của chúng. Để tối ưu hoá các bào toán về tổ chức lãnh thổ có thể áp
dụng bài táon vận tải với mô hình tuyến tính hoặc mô hình lưới hoặc bài toán mô
hình tuyến tính CUMNAEKC hoặc mô hình quy hoạch động. Ngoài ra có thể áp
dụng mô hình toán học khác phu tuyến tính hoặc làm tròn số...
Trong việc lập quy hoạch sử dụng đất các cấp, việc ứng dụn công nghệ tin
học và kỹ thuật tiên tiến như hệ thống thông tin địa lý GIS là một yêu cầu cấp
18
bách trong việc xây dựng và thành các bản đồ phục vụ quy hoạch, hiệu chỉnh các
phương áp quy hoạch đất đai, giúp cho công tác quản lý lưu trữ và hệ thống hoá
mọi thông tin cần thiết về các loại bản đồ trên máy tính trong một thời gian dài,
tạo khả năng bổ sung cập nhật, thường xuyên tra cứy dễ dàng phục vụ tốt theo
yêu cầu của công việc.
3. Nội dung và trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Theo điều 17 luật đất đai năm 1993 đã nếu rõ nội dung quy hoạch sử dụng
đất đai bao gồm:
“Khoanh định các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đất khu dân cư
nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương và
cả nước. Điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn
phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước.”. Trong
giai đoạn hiện nay nội dung cụ thể của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành
chính là:
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp hiện trạng sử dụng đất đánh giá tiềm
năng đất đai đặc biệt là đất chưa sử dụng, đề xuất phương hướng, mục tiêu trọng
điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong thời hạn lập quy hoạch.
- Xử lý điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra các chỉ tiêu
khống chế (chỉ tiêu khung) để quản lý vĩ mô đối với từng loại đất sử dụng gồm
cả 6 loaị đất chính.
- Phân phối hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, điều chỉnh cơ cấu và phân bố
sử dụng đất đai.
- Tổ chức một cách hợp lý việc khai thác cải tạo và bảo vệ đất đai.
Đối với nước ta luật đất đai năm 1993 quy định: quy hoạch sử dụng đất
đai được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành. Hai loại hình quy hoạch này có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. quy hoạch ngành là một bộ phận cấu thành trong
19
quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ. Do đó nội dung cụ thể của quy hoạch
theo ngành phải dựa vào nội dung của quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai.
Để thực hiện các bước và nội dung công việc cụ thể của quy hoạch sử
dụng đất đai có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nội dung và phương
pháp tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đai theo đơn vị lãnh thổ hành chính
như sau:
a. chuẩn bị điều tra cơ bản
Xây dựng, đề xuất công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương, khảo
sát điều tra sơ bộ, xác định rõ mục đích yêu cầu, xin ý kiến chỉ đạo của UBND
và cơ quan địa chỉnh có thẩm quyền. Lập ban chỉ đạo, tổ chức “lực lượng” và
chuẩn bị triển khai. Điều tra cơ bản: thực hiện công tác nội nghiệp: chuẩn bị hệ
thống các biểu mẫu, điều tra như thiết kế các mẫu biểu thích hợp thuận tiện để
nhập và xử lý các thông tin, số liệu phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai trong quá
trình điều tra. Tuỳ từng tình hình, điều kiện cụ thể của từng địa phương mà thu
thập điều tra các tài liệu thông tin số liệu liên quan đến quy hoạch như: các số
liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường
sinh thái trên địa bàn quy hoạch. Tài liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội
trong những năm qua, các nghị quyết liên quan đến các chỉ tiêu kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội trong những năm sắp tới. Số liệu về sử dụng đất đai trong 5 -
15 năm qua. Định mức sử dụng và gia đất hiện hành của địa phương. các tài liệu,
sốliệu về chất lượng đất đai như đặc tính nông hoá, thổ nhưỡng, đánh giá phân
hạng đất, mức độ rửa trôi xói mòn đất, độ nhiễm mặn nhiễm phèn, úng ngập, hạn
hán... các tài liệu, số liệu khác liên quan đến quy hoạch. Các tài liệu bản đồ hiện
có như bản đồ nền địa hình, bản đồ nông hoá - thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất đai, bản đồ quy hoạch đã làm trước đây và các bản đồ có liên quan...
20
Trên cơ sở kết quả nội nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch công tác ngoại
nghiệp: khảo sát và thực hiện bổ sung, chỉnh lý tài liệu ngoài thực điạ như:
phỏng vấn, khoang ước lượng đo đường thẳng...
b. Phân tích điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
* Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
Về vị trí địa lý cần phải so với các trục giao thông chính các trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá quan trọng trong khu vực, xác định được toạ độ địa lý
và rang giới giáp với các vùng xung quanh, các lợi thế và hạn chế về vị trí địa lý
trong việc phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng đất đai.
+ Địa hình địa mạo
Về địa hình địa mạo cần kiến tạo chung về địa hình địa mạo, phân cấp độ
cao, độ dốc, hướng dốc, xu hướng địa hình. Đặc điểm phân tiểu vùng theo yếu tố
độ cao như trũng, bằng, bán sơn địa, đồi, núi cao... và các lợi thế hạn chế của yếu
tố địa hình đối với sản xuất và sử dụng đất đai.
21
+ Phân tích về điều kiện khí hậu
Phải nắm rõ được đặc điểm của vùng khí hậu và các mùa trong năm; nhiệt
độ trung bình năm, tháng nào cao nhất và thấp nhất, tổng tích ôn... Về nắng phải
nắm rõ số ngày, giờ nắng trung bình năm, mùa, tháng... về mưa phải nắm rõ mùa
nưa, lượng mưa trung bình năm - tháng, cao nhất và thấp nhất... Về độ ẩm: phải
xác định được độ ẩm bình quân, cao nhất, thấp nhất, trung bình năm tháng... Đặc
điểm về gió bão, lũ lụt, sương mù, sương muối và các ưu thế hạn chế của yếu tố
khí hậu đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai.
+ Phân tích về chế độ thủy văn.
Đối với chế độ thuỷ văn phải xác định được hệ thống lưu vực mạng lưới
sông suối, ao hồ, đập: cần phải xác định được chiều dài, chiều rộng, dung tích,
điểm đầu, điểm cuối... chế độ thuỷ triều, nhật triều, lưu lượng, tốc độ dòng chảy,
quy luật diẽn biến... và các ưu thế hạn chế của yếu tố thuỷ văn đối với phát triển
sản xuất và sử dụng đất đai như là khả năng gây nhiễm mặn, phèn, ngập úng...
* Phân tích các loại tài nguyên và cảnh quan môi trường:
+ Tài nguyên đất: Cần phân tích và nắm được nguồn góc phát sinh và đặc
điểm quá trình hình thành, đặc điểm phân bố mức độ tập trung trên lãnh thổm
các tính chất đặc trưng về lý hoá tính, khả nưang sử dụng theo các tính chất tự
nhiên và khi áp dụng các biện pháp cần thiết, mức độ khả năng khai thác sử dụng
các loại đất chính, mức độ xói mòn đất, độ nhiễm mặn, nhiễm phèn... và các biện
pháp cần thực hiện để bảo vệ, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
+ Tài nguyên nước: Xét về nguồn nước mặt như vị trí nguồn nước, chất
lượng nước, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt theomùa và
khu vực trong năm... Nguồn nướ ngầm, nước mạch cần phải xác định được độ
sâu, chất lượng nước, khả năng, hiệu quả kinh tế khai thác sử dụng cho sản xuất
và sinh hoạt.
22
+ Tài nguyên rừng: Cần khái quat được về tài nguyên rừng như là diện
tích, phân bổ, trữ lượng các loại rừng... đặc điểm thảm thực vật, động vật rừng,
các loại quý hiếm và được ghi trong sách đỏ. Yêu cầu bảo vệ nguồn ghen động
thực vật rừng, khả năng khai thác sử dụng theo quy trình lâm sinh.
+ Tài nguyên biển: Các eo vịnh và chiều dài bờ biển, các ngư trường,
nguồn lợi biển, đặc điểm sinh vật biển, yêu cầu bảo vệ và khả năng khai thác sử
dụng...
+ Tài nguyên khoáng sản: Phân tích các loại khoáng sản chính như:
quặng, than đá... nguồn vật liệu xây dựng như đá vôi, đá ốp lát, cát, đá tổ ong,
xét làm gạch ngói... nguồn nước khoáng, than bùn... Đối với mỗi loại tài nguyên
khoáng sản cần chỉ rõ vị trí phân bố, tình hình và khả năng khai thác sử dụng về
diện tích, sản lượng, chất thải...
+ Tài nguyên nhân văn: Xác định lịch sử hình thành và phát triển vấn đề
tôn giáo, dân tộc và các danh nhân, phong tục tập quán truyền thống, si tích lịch
sử văn hoá, ngành nghề truyền thống, tập quán sản xuất kinh doanh, yêu cầu bảo
vệ, tôn tạo và lợi thế khai thác trong phát triển kinh tế - xã hội.
+ Cảnh quan môi trường: Cần khái quát chung đặc điểm, điều kiện tự
nhiên cảnh quan như: các loại cảnh quan vị trí phân bố, sự biến dạng, ưu thế khai
thác cho mục đích du lịch, sinh thái, hệ sinh thái, các tác nhân và mức độ ô
nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, đất đai và các giải pháp hạn chế khắc
phục...
* Phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
+ Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực:
Xác định sự chuyển dịch cơ cấu, tốc độ phát triển bình quân, tổng thu
nhập, năng suất, sản lượng loại sản phẩm và ápháp luậtực đối với sự phát triển
đất đai của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
xây dựng, dịch vụ, du lịch và các ngành nghề khác.
23
+ Phân tích đặc điểm về dân số, lao động, việc làm và mức sống:
Về dân số: xác định tổng số dân, cơ cấu theo nông nghiệp, phi nông
nghiệp, theo đô thị - nông thôn, đặc điểm phân bố, tỷ lệ tăng dân số, tăng tự
nhiên và cơ học, quy mô bình quân hộ... lao động và việc làm như tổng số lao
động, tỷ lệ lao động so với tổng số dân, cơ cấu theo lĩnh vực, độ tuổi, giới, dân
tộc, đặc điểm phân bố và vấn đề việc làm, thu nhập và mức dống của các loại hộ
như nguồn thu nhập, mức thu nhập, bình quân năm của hộ, đầu người, cân đối
thu chi... áp lực đối với việc sử dụng đất đai.
+ Thực trạng phát triển và phân bố khu dân cư
Hình thức định cư, hệ thống khu dân cư (loại, số lượng và đặc điểm phân
bố), phân loại khu dân cư theo ý nghĩa và vai trò, quy mô diện tích, số dân, số hộ
và khả năng phát triển và mở rộng, áp lực đối với việc sử dụng đất đai.
+ Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
Hiện trạng các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông thuỷ lợi, xây dựng
cơ bản và các công trình về du lịch, dịch vụ thương mại, văn hoá, giáo dục, thể
thao, y tế, bưu chính viễn thông, năng lượng, an ninh quốc phòng... phải xác định
rõ được loại công trình, đặc tính kỹ thuật, chức năng, chiều dài chiều rộng, diện
tích chiếm đát, vị trí phân bổ, mức độ hợp lý, hiệu quả sử dụng, áp lực đối với
việc sử dụng đất đai.
* Như vậy mục tiêu của sự phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế -
xã hội là nhằm phân tích, đánh giá đặc điểm của các yếu tố về điều kiện tự nhiên,
đặc điểm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường để xác định
được các lợi thế và hạn chế trong việc sử dụng đất đai và phát triển kinh tế - xã
hội, so sánh với các vùng khác đồng thời xác định được áp lực của thực trạng
phát triển kinh tế xã hội đối với việc sử dụng đất đai.
c. Đánh giá tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất biến động đất đai và
tính thích nghi của đất.
24
Mục tiêu là đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất
đai qua 2 thời kỳ trước và sau luật đất đai năm 1993 đến nay. Phân tích đánh giá
hiện trạng sử dụng đát; phát hiện quy luật, xu thế và nguyên nhân biến động đất
đai qua các thời kỳ, xác định những bất hợp lý cần được giải quyết trong quy
hoạch sử dụng đất đai, đề xuất các giải pháp khắc phục làm cơ sở, luận cứ cho
quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai và nâng cao
trình độ sử dụng đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng và hiệu quả sản xuất đất đai,
tạo ra những luận cứ để lập quy hoạch sử dụng đất đai, kết quả của việc đánh giá
tính thích nghi của đất đai là cơ sở và căn cứ để xác định tiềm năng đất đai theo
các mục đích sử dụng. Việc đánh giá sẽ đưa ra dự báo khoa học về sự thích hợp
của đất nhằm mục đích phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai tức là xác định được
tiềm năng đất đai cả về số lượng, chất lượng mức độ tập trung, vị trí phân bổ để
đưa ra định hướng sử dụng hợp lý, tiét kiệm và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất đai
hiện có đến năm định hình quy hoạch hoặc định hướng sử dụng đất đai cho thời
gian xa hơn.
* Đánh giá tình hình quản lý đất đai
+ Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai thời ký trước năm 1993.
+ Đánh giá tình hình quản lý đất đai thông qua việc đánh giá tình hình
thực hiện 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai sau khi ban hành luật đất đai
năm 1993. Cụ thể về công tác điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính, công tác lập
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác phân trạng và didnhj giá đất, công tác
giao đất cho thuê đất, công tác thống kê đất, công tác đăng ký đất, công tác thanh
tra giải quyết tranh chấp.
* Phân tích hiện trạng sử dụng đất
+ Phân tích loại hình sử dụng đất đai:
Loại hình sử dụng đất đai được xác định thống nhất trong cả nước. Sau khi
điều tra phân loại hiện trạng sử dụng đất đai, tuỳ thuộc vào từng loại hình sử
25
dụng đất đai sẽ phân tích các chỉ tiêu như: diện tích, tỷ lệ phần trăm so với toàn
bộ quỹ đất, tổng diện tích đang sử dụng và diện tích của loại đất chính. Đặc điểm
phân bố các loại đất trên địa bàn lãnh thổ, bình quân diện tích loại đất trên đầu
người.
+ Phân tích hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đất đai được biểu thị mức độ khai thác sử dụng đất đai
và thường được đánh giá thông qua 1 số chỉ tiêu như:
* Tỷ lệ sử dụng đất đai (TLSDĐĐ) tính theo phần trăm
TLSDĐĐ% =
Tổng diện tích đất đai - diện tích đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất đai
* Tỷ lệ sử dụng loại đất (TLSDĐĐ)
TLSDĐĐ% =
Diện tích của từng loại đất
Tổng diện tích đất đai
* Hệ số sử dụng đất đai (TLSDĐĐ)
TLSDĐĐ canh tác (lần) =
Tổng diện tích gieo trồng trong năm
Diện tích đất cây hàng năm (đất canh tác)
* Độ che phủ tính theo % (ĐCP) tức hiệu quả về môi trường
ĐCP% =
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng + đất cây lâu năm
Diện tích đất đai
* Phân tích hiệu quản sản xuất của đất đai
Hiệu quả sản xuất của đất đai biểu thị năng lực sản xuất hiện tại của việc
sử dụng đất đai tức phản ánh hiện trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của việc sử
dụng đất đai. Để đánh giá hiệu quả sản xuất của đất đai thường dựa vào các chỉ
tiêu như:
Năng suất cây trồng =
Sản lượng (GTSL) một loại cây
trồng
26
Diện tích cây trồng đó
Giá trị tổng sản lượng của đơn
vị diện tích đất nông nghiệp
=
Giá trị tổng sản lượng nông lâm, ngư
Diện tích đất nông nghiệp
Sản lượng (GTSL) của
đơn vị diện tích gieo trồng
=
Sản lượng (DTSL) cây trồng
Diện tích gieo trồng
Sản lượng (GTSL) của
đơn vị diện tích mặt nước
=
Sản lượng (DTSL) sản phẩm thuỷ
sản
Diện tích mặt nước
Giá trị sản lượng đất trồng trọt
trên diện tích đất đai trồng trọt
=
Tổng giá trị sản lượng cây nông nghiệp
Diện tích đất đai, trồng cây nông nghiệp đó
Giá trị sản lượng nông nghiệp
của đơn vị diện tích đất đai
=
Giá trị sản lượng nông nghiệp
Diện tích đất đai nông nghiệp
* Phân tích mức độ thích hợp, tổng hợp hiện trạng, biến động đất đai
Mức độ thích hợp sử dụng đất đai biểu thị sự phù hợp của các thuộc tính
tự nhiên của đất đai với mục đích đang sử dụng. đất đai có nhiều công dụng khác
nhau, tuy nhiên khi sử dụng đất đai cần căn cứ vào tính chất của đất đai để lựa
chọn mục đích sử dụng tốt nhất và có lợi nhất. Để đánh giá mức độ thích hợp cần
dựa vào kết quả đánh giá mức độ thích nghi của đất đai.
Những vấn đề tổng hợp cần phân tích bổ sung đôiư với hiện trạng sử dụng
đất đai bao gồm:
Tính hợp lý về cơ cấu sử dụng đất đai so với vùng, quy hoạch biến đổi,
nguyên nhân và giải pháp điều chỉnh.
27
Tập quán khai thác sử dụng đất, mức độ phát huy tiềm năng đất đai của
địa phương, những mâu thuẫn giữa người và đất. Hiệu quả kinh tế - xã hội và
môi trường của việc sử dụng đất đai, sự thống nhất của 3 lợi ích, hiệu quả cho
trước mắt và lâu dài. Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất đai, nguyên nhân
chính, giải pháp khắc phục, những kinh nghiệm và bài học về sử dụng đất đai.
Mức độ rửa trôi, xói mòn, các nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
Mức độ ô nhiễm đất đai, nguồn nước, bầu không khí, các nguyên nhân chính
và biện pháp khắc phục hạn chế, mức độ thích hợp so với yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội hiện tại và tương lai của các loại đất khu dân cư, đất sử dụng công
nghiệp và các công trình cơ sở hạ tầng. Trình độ về hiệu quả sử dụng đất đai và
hiệu quả sản xuất so với các vùng tương tự phân tích nguyên nhân biến động sử
dụng đất đai của thời kỳ trước quy hoạch từ 5 đến 10 năm.: quy luật, xu thế,
nguyên nhân biến động, biện pháp bảo vệ và giữ ổn định diện tích đất đai. Biến
động sản lượng nông nghiệp nguyên nhân và các giải pháp khắc phục. Quan hệ
giữa đầu tư và hiệu quả thu được trong sử dụng đất đai, tình trạng về vốn, vật tư,
đầu tư về khoa học, kỹ thuật...
* Đánh giá tính thích nghi của đất đai
Nhiệm vụ của việc đánh giá tính thích nghi là xác định chất lượng đất đai,
căn cứ vào mục đích và yêu cầu cụ thể của việc sử dụng đất. Để đánh giá tính
thích nghi của đất đai cần phải làm rõ một số vấn đề như: xác định xem mảnh đất
đó sử dụng vào mục đích gì là hợp nhất” sử dụng vào mục đích gì sẽ có hiệu quả
tổng hợp cao nhất, mức độ thích nghi và hiệu quả ra sao? Có những yếu tố nào
hạn chế đối với mục đích sử dụng được lựa chọn, yếu tố hạn chế là nhân tố bất
lợi hoặc điều kiện hạn chế nhất định đối với một loại hình sử dụng nào đó. Ví dụ
đối với đất nông nghiệp là độ dốc quá lớn, dễ rửa trôi, đất quá chặt hoặc có nhiều
cát, tầng canh tác mỏng, chế độ tưới tiêu kém...
28
D. Dự báo dân số và nhu cầu về đất đai
+ Dự báo dân số
Nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất đai là tổ chức sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên đất đai nhằm giải quyết tốt nhất mâu thuẫn giữa người và
đất.
Sự gia tăng dân số sẽ dẫn đến nhu cầu về đất đai càng tăng vì thế dự báo
dân số có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề của quy hoạch sử dụng đất đai.
Cùng với việc dự báo tổng dân số cần dự báo rõ dân số phi nông nghiệp,
dân số nông nghiệp cũng như sự tăng dân số tự nhiên và tăng cơ học.
Quy mô dân số phi nông nghiệp là chỉ tiêu quan trọng phản ánh thực trạng
kinh tế - xã hội và phát triển của các đô thị. Khi quy hoạch sử dụng đất đai dân
số phi nông nghiệp được dự báo để khống chế vĩ mô về quy mô dân số nhằm
đảm bảo cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội và phù hợp với trình độ đô
thị hoá. Để xác định dân số phi nông nghiệp cần dựa vào các căn cứ sau:
. Trình độ đô thị hoá ở năm định hình quy hoạch
. Các yếu tố tổng hợp như: số liệu lịch sử về dân số, tính chất đô thị, xu thế
và quy mô phát triển, tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng dân số, dân số phi nông nghiệp và dân số nông nghiệp thường được
dự báo theo phương pháp tăng tự nhiên.
Công thức tính: Nn = N0 (1 + K)n
Trong đó:
Nn : số dân dự báo ở năm định hình quy hoạch
N0 : số dân hiện tại ở thời điểm làm quy hoạch
K : tỷ lệ tăng dân số bình quân.
n : thời hạn (số năm) định hình quy hoạch
Tỷ lệ tăng cơ học ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng dân số, do đó công thức
tính đầy đủ là: Nn = N0 [1 + (K D)]n
29
Trong đó D là tỷ lệ tăng dân số cơ học
Dấu (+) là số dân nhập cư cao hơn số dân di cư
Dấu (-) là số dân nhập cư thấp hơn số dân di cư
Ngoài ra có thể dự báo dân số theo các phương pháp khác như: phương
pháp cân đối lao động, phương pháp hồi quy tuyến tính, phương pháp chuyển
dịch lao động (với dân số đô thị).
Do đặc điểm dự báo mang tính trung và dài hạn nên giá trị dự báo dân số
là chỉ tiêu khống chế. Vì thế cấn áp dụng nhiều phương pháp để tính toán, kết
hợp với phân tích tình hình thực tế của đại phương và phải mở rộng biên giao
động dân số dự báo một cách hợp lý.
+ Dự báo nhu cầu đất đai
- Những căn cứ để dự báo nhu cầu sử dụng đất
Căn cứ vào mục tiêu yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát
triển của từng ngành
Căn cứ vào quỹ đất hiện có bao gồm cả số lượng, đặc điểm tài nguyên đất
và khả năng mở rộng diện tích cho một số mục đích sử dụng.
Căn cứ vào khả năng đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ
trong các giai đoạn. căn cứ vào lực lượng lao động lịch sử và thực trạng năng
suất cây trồng, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của từng ngành. Căn cứ
vào nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, nhu cầu bảo vệ nguồn gien động
, thực vật và tỷ lệ che phủ thích hợp đề bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh
quan. Căn cứ vào nhu cầu về nguyên liệu cho ngnàh công nghiệp như gỗ cho xây
dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, đất cho sản xuất vật liệu xây dựng.
Căn cứ vào dân số phát triển đô thị, các điều kiện về kết cấu hạ tầng, tính
lị
ch sử các tụ điểm dân cư và các điều kiện địa hình thuỷ văn.
30
Đối với dự báo đất nông nghiệp phải căn cứ vào dự báo lực lượng lao
động nông nghiệp, hiệu suất lao động, năng suất cây trồng với mục tiêu đáp ứng
đủ diện tích cho 1 lao động có khả năng tự nuôi sống mình và thực hiện nghĩa vụ
đối với xã hội. Mặt khác phải xem xét khả năng mở rộng diện tích đất nông
nghiệp và tăng vụ để bù vào diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích
cho nhu cầu của xã hội.
- Dự báo nhu cầu đất on
Một thực trạng cần chú ý là đất nông nghiệp luôn có xu hướng giảm do
nhi
ều nguyên nhân khác nhau. diện tích các loại đất nông nghiệp dự báo ở
năm định hình quy hoạch được tính theo công thức sau:
SNQ = SNH - SNC + SNK
Trong đó:
SNQ : đất nông nghiệp năm quy hoạch.
SNH : đất nông nghiệp năm hiện trạng
SNC : đất nông nghiệp chuyển mục đích trong thời kỳ quy hoạch.
SNK : đất khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ.
. Dự báo diện tích đất cây hàng năm: căn cứ vào hiện trạng loại cây trồng,
tổng sản lượng, năng suất, diện tích đã sử dụng trong những năm gần đây. S
ố lượng các nông sản cần đạt được theo các mục tiêu quy hoạch, dự báo năng
suất và diện tích đất canh tác cần có.
Để dự báo nhu cầu diện tích đất canh tác trước hế cần xác định nhu cầu về
số lượng các loại nông sản chủ yếu, dự báo được năng suất các loại cây trồng dự
báo diện tích các loại cây trồng theo công thức:
Wi
Si =
31
Pi
Trong đó:
Si - diện tích cây trồng i theo quy hoạch
Wi - nhu cầu nông sản i theo quy hoạch
Pi - năng suất cây trồng i dự báo theo quy hoạch
. Dự báo nhu cầu diện tích cây lâu năm và cây ăn quả:
Để dự báo được nhu cầu này cần phải dựa vào kết quả đánh giá tính thích
nghi của đất và số diện tích thích nghi với câylâu năm nhưng chưa được khai
thác sử dụng, nhu cầu các loại sử dụng, năng suất dự báo diện tích đất đồng cỏ:
diện tích này được dự báo căn cứ vào kết quả đánh giá tính thích nghi của đất và
diện tích đất có thể dùng làm đồng cỏ trong số đất chưa sử dụng, nhu cầu về
lượng sản phẩm gia súc trong và ngoài vùng.
. Dự báo diện tích nuôi trồng thủy sản: được căn cứ vào điều kiện tự nhiên
và diện tích mặt nước thích hợp với việc nuôi trồng thuỷ sản. diện tích nuôi tròng
thuỷ sản nên xác định dựa vào đặc điểm của nguồn tài nguyên đất đai ở địa
phương, yêu cầu của thị trường giống, điều kiện nuôi dưỡng và năng suất.
- Dự báo nhu cầu đất lâm nghiệp
Căn cứ để dự báo diện tích đất lâm nghiệp là căn cứ vào kết qủa đánh giá
tính thích nghi và khả năng tận dụng các loại đất hiện chưa được sử dụng,
Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với bảo vệ đất đai
và môi trường sinh thái.
Đối với từng loại rừng khác nhau như rừng phòng hộ, rừng sản xuất , rừng
đặc dụng thì để phát triển chúng cần phải xem xét cụ thể cho từng loại và được
dự báo theo công thức
SRQ = SRH - SRC + SRT
32
Trong đó:
SRQ : diện tích rừng năm quy hoạch.
SRH : diện tích rừng năm hiện trạng
SNC : diện tích rừng chuyển mục đích trong thời kỳ.
SRT : diện tích rừng trồng mới và khoanh nuôi tái sinh trong thời kỳ.
Để dự báo diện tích rừng cần dựa vào các đặc điểm, mục đích, điều kiện tự
nhiên cụ thể của khu vực, căn cứ vào yêu cầu các loại lâm sản, năng suất của đơn
vị diện tích rừng cho phép ta dự báo được diện tích rừng cần thiết.
Do điều kiện tự nhiên của các vùng alf rất káh nhau vì vậy diện tích rừng
được xác định phải phù hợp với tình hình cụ thể của khu vực, đối với những
vùng diện tích gò đồi, núi cao chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên, việc
phát triển lâm nghiệp là con đường có hiệu quả nhất để làm giàu và nâng cao đời
sống dân cư ở vùng đồng bằng diện tích đất rừng và có khả năng trồng rừng rất
nhỏ, tuy nhiên vẫn không thể thiếu được nghề rừng. Mục đích phát triển ngành
lâm nghiệp không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn cả vì lợi ích môi trường và xã hội.
- Dự báo nhu cầu đất đai phát triển đô thị.
Dân số đô thị tăng nhanh cũng dẫn đến nhu cầu đất để phát triển đô thị
cũng như tăng, tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định nhu
cầu đất để phát triển đô thị. Để xác định người ta thường dùng phương pháp chỉ
tiêu định mức cho một nhân khẩu đối với từng cấp và loại đô thị.
Nhu cầu đất phát triển đô thị được xác định theo công thức sau:
Z = N x P
Trong đó
Z - diện tích đất phát triển đô thị
N - số dân thành thị
P - Định mức dùng đất cho một khẩu của đô thị năm quy hoạch.
33
Ngoài ra quy mô đô thị đất đai phát triển đô thị các đô thị còn được xác
định căn cứ vào quy mô dân số lịch sử, mức độ tương quan phù hợp với hiện
trạng dân số và đô thị đất đang sử dụng...
- Dự báo nhu cầu đất khu dân cư nông thôn
Công thức xác định đất khu dân cư nông thôn như sau
P = P1 + P2
P1 =(a.H + RN).K
P2 = mQ
Trong đó:
P - tổng diện tích đất khu dc nông thôn.
P1 - diện tích đất ở và các công trình hành chính - phúc lợi công cộng.
P2 - diện tích đất xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nằm trong ranh
giới khu dân cư.
a - định mức đất cho từng hộ của địa phương.
H - số hộ theo từng loại ở năm quy hoạch
R - định mức diện tích các công trình công cộng và cây xanh cho 1 người
dân.
N - số dân trong khu dân cư năm quy hoạch
K - tỷ lệ hợp lý diện tích chiếm đất làm đường đi trong khu dân cư.
m - số đơn vị tính cho công trình xây dựng.
Tuy nhiên trên thực tế việc phân bổ đất khu dân cư nông thôn thường dựa
trên các điểm dân cư đã hình thành vì vậy cần phải xác định được nhu cầu
diện tích đất ở mới để mở rộng hoặc phát triển khu dân cư. diện tích đất ở
mới phụ thuộc vào số hộ cần được cấp đất ở và định mức cấp cho một hộ.
Do đó có thể tính theo công thức sau:
Pở = (Hp + HG + Ht + Htd).Đ
Trong đó:
34
Pở - nhu cầu diện tích đất ở mới của khu dân cư.
Hp - Số hộ phát sinh có nhu cầu đất ở trong thời kỳ quy hoạch.
HG - số hộ giải toả do thu hồi đất
Ht - số hộ tồn động
Htd - số hộ có khả năng tự dãn
Đ - định mức cấp đất ở cho một hộ theo điều kiện của địa phương.
- Dự báo nhu cầu đất phát triển công nghiệp
Căn cứ theo yêu cầu sử dụng đất ghi trong dự án tiền khả thi đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt các ngành sẽ tự xác định nhu cầu diện
tích đất cần thiết dựa vào định mức diện tích xây dựng hiện hành và mật độ xây
dựng đối với quy mô phát triển từng loại công trình của ngành. các khu công
nghiệp có thể nằm trong hoặc nằm ngoài khu dân cư. Các khu công nghiệp độc
lập, các công trình, dự án công nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư, được
xác định căn cứ theo quy hoạch công nghiệp do các đơn vị chuyên ngành thực
hiện.
- Dự báo nhu cầu đất phát triển giao thông và thuỷ lợi.
Dự báo nhu cầu đất giao thông được căn cứ vào quy hoạch phát triển của
ngành, chủ yếu là sử dụng các quy định về chỉ tiêu định mức chiếm đất của từng
ngành, cũng có thể được xác định căn cứ vào mối tương quan thuận giữa lưu
lượng hàng hoá vận chuyển trong năm và diện tích mạng lưới đường, đẳng cấp
sân bay.
Diện tích đất dùng cho thuỷ lợi được xác định căn cứ vào quy hoạch và dự
báo nhu cầu đất của ngành. Ngoài ra có thể tính dựa vào các chỉ tiêu bình q uân
tỷ lệ đất thuỷlợi đặc trang cho từng khu vực trong nhiều năm; theo tiêu chuẩn, bố
cục và diện tích chiếm đất của các công trình thuỷ lợi hiện có.
35
e. Lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đát
Các phương án quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng trên cơ sở hiện
thường của các ban ngành liên quan về nhu cầu sử dụng diện tích đất đai, loại đất
và phạm vi phân bố sử dụng, nội dung chính của phương án quy hoạch là bố trí
sắp xếp cơ cấu đất đai hợp lý theo không gian và thời gian bằng cách khoanh
định các loại đất chính. Để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cần dựa
vào mục tiêu kế hoạch phát triển kr xã hội đã được phê duyệt tức là xem xét các
phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu tổng hợp, chỉ
tiêu phát triển các ngành, chỉ tiêu phát triển theo lãnh thổ.Đồng thời căn cứ vào
định hướng sử dụng đất của khu vực, để xác định định hướng sử dụng đất phải
dựa vào hiện trạng sử dụng đất, quỹ đất đai hiện có, quy hoạch hoặc định hướng
quy hoạch của các ngành trên địa bàn, chủ trương và chính sách đầu tư phát triển
kinh tế. Việc định hướng sử dụng đất đai được thực hiện cụ thể cho từng loại đất
như: đất ở, đất chuyên dùng, nông nghiệp, lâm nghiệp, chưa sử dụng.
Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng quy hoạch
sử dụng đất của các ngành từ đó xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai
cụ thể cho từng loại đất hiện có ở địa phương thực hiện quy hoạch. Khi xây dựng
thiết kế các phương án quy hoạch đất đai phải được thực hiện nhiều phương án
khác nhau, ít nhất là 2 phương án, từ đó lựa chọn phương án tối ưu.
Sau khi xây dựng được phương án quy hoạch sẽ tiến hành cân đối và điều
chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất, cuối cùng đánh giá và luận chứng phương án quy
hoạch, luận chứng phương án quản lý sử dụng đất đai theo ngành, theo lãnh thổ
và theo các mục tiêu đặc thù. Phân tích so sánh hiệu quả của các phương án và
tính khả thi của các phương án để đánh giá phương án quy hoạch trước hết phải
đánh giá tính khả thi về thuật tức là xem xét tính chính xác, độ tin cậy của các
thông số và tài liệu cơ bản được sử dụng để xây dựng phương án quy hoạch, mức
độ đầy đủ về căn cứ dung để điều chỉnh các loại sử dụng đất, chất lượng căn
36
bằng quan hệ cung cầu về đất đai đẻ thực hiện các mục tiêu quy hoạch, khả năng
điều tiết tốt các yêu cầu sử dụng đất của các ban ngành, mức độ phù hợp của các
chỉ tiêu đất đai với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên, mức độ xử lý các mối
quan hệ gưữa các cục bộ vf tổng thể, giữa trước mắt và lâu dài, giữa quốc gia và
địa phương, giữa tập thể và cá nhân...
Tiếp đến là đánh giá tính kảh thi về tổ chức: cần xem xét mức độ trưng
cầu ý kiến của các đối tượng sử dụng đất trong phương án quy hoạch và tập hợp
ý kiến của công chúng, mức cân đối giữa trình độ, khả năng đầu tư và các điều
kiện đảm bảo cho các phương án được thực hiện. Cuối cùng là đánh giá hiệu quả
tổng hợp của phương án quy hoạch, hiệu quả của các phương án được thể thiện
thông qua hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường - sinh thái.
Hiệu quả kinh tế thể hiện ở tốc độ gia tăng sản lượng hàng hoá, hiệu quả
đầu tư vốn và lao động, giá thành sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm,
giá trị lợi nhuận, mức độ tiết kiệm đất.
Hiệu quả xã hội được biểu hiện ở mức độ nâng cao đời sống của dân, mức
độ thoả mãn các yêu cầu của nền kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về lưong
thực, thực phẩm các loại nông sản khác, mức độ thoả mãn yêu cầu đất xây dựng
đô thị, khu dân cư nông thôn, giao thông thuỷ lợi và các công trình phúc lợi
khác, giải quyết việc làm theo nguyên tắc có trọng điểm, nhưng đảm bảo phát
triển toàn diện.
Hiệu quả về môi trường sinh thái: đánh giá huệu quả vè môi trường sinh
thái cần xem xét đánh giá các khả năng cải thiện điều kiện môi trường sinh thái,
nâng cao độ phì nhiêu và tính chất sản xuất của đất, giữ nước trong đất, bảo vệ
tài nguyên đất đai, tăng diện tích các loại rừng, chống ô nhiễm, nâng cao khả
năng phòng chống và hạn chế tác động của thiên tai.
- Kiến nghị các giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch sử dụng đất và
xây dựng bản đồ quy hoạch.
37
IV. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại quy hoạch khác.
1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội.
Quy hoạch tổng thể phát triển xã hội mang tính chiến lwocj chỉ đạo sự
phát triển kinh tế - xã hội được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội
về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian có tính đến chuyên
môn hoá và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vi lãnh thổ cấp
dưới. Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội phải đảm bảo luận chứng khoa học.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ khoa học cho việc xây
dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và là bước tiền kế hoạch. Trong đó
có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một số nhiệm
vụ chủ yêú: còn quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành,
cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội mà đối tượng của nó là
đất đai. Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội sẽ điều chỉnh căn cứ và phương hướng sử dụng đất, xây dựng
phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai một cách hợp lý. Tuy nhiên nội
dung của nó phải được điều hoà thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội.
2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với dạ báo và chiến lược
sử dụng đất.
Dựa vào các số liệu thốn kê đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành sẽ lập
dự báo sử dụng đất sau đó sẽ xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch phân bổ,
sử dụng và bảo vệ quỹ đất cho thời gian trước mắt cũng như lâu dài trên phạm vi
cả nước thuê đối tượng và mục đích sử dụng đất. Do đó dự báo sử dụng đất đai
là tài liệu quan trọng cho việc xây dựng chiến lược sử dụng đất đai. Nội dung
của chiến lược sử dụng đất đai như sau: phân tích hiện trạng phân bố và sử dụng
đất đai của các ngành kinh tế quốc dân, xác định tiềm nănông thôn đất để khai
38
hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp, xác định nhu cầu đất đai cho các ngành
kinh tế quốc dân, thiêt lập các biện phạm cải tạo, phục hồi và bảo vệ quỹ đất, dự
báo về phân bổ quỹ đất ho các ngành các đối tượng và mục đích sử dụng. Dựa
vào chiến lược sử dụng đất đai mới xác định hướng phân bổ đất đai và đề ra các
giải pháp chủ yếu để sử dụng đất đai. Trên cơ sở đó việc quy hoạch đất đai và
bôt sung quy hoạch đất đai thực hiệnc ân đối các loại đất giữa các ngành các đối
tượng và mục đích sử dụng, tìm ra phương án khả thi và xây dựng các biện pháp
hiệu quả kinh tế kỹ thuật và pháp lý nhằm sử dụng đất đai tiết kiệm hợp lý và
hiệu quả.
3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông
nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp với quy hoạch sử dụng đất có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau và không thể thay thế lẫn nhau.
quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của quy
hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên quy hoạch và dự
báo yêu cầu sử dụng đất của các ngành tỏng nông nghiệp nhưng chỉ có tác dụng
chỉ đạo vĩ mô, khống chế và điều hoà quy hoạch phát triển nông nghiệp.
4. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị xác định tính chất và quy mô, phương pháp xây dựng đô
thị, sắp xếp một cách toàn diện hơp lý các bộ phận hợp thành đô thị tạo ra những
điều kiện thuận loại cho cuộc sống và sản xuất. Quy hoạch sử dụng đất đai được
tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn cũng như bố cục không gian trong
khu vực quy hoạch đô thị. Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ tạo những điều kiện tốt
cho xây dựng và phát triển đô thị.
5. Quan hệ giữa quy hoạch đất đai với quy hoạch các ngành
Đây là mỗi quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. quy
hoạch các ngành là cơ sở và là bộ phận hợp thành quy hoạch sử dụng đất đai,
39
mặt káhc quy hoạch ngành lại chịu sự chỉ đạo và khốn chế của quy hoạch sử
dụng đất đai. Quan hệ giữa chúng là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn
bộ, không có sự khai thác về quy hoạch theo không gian va thời gian ở cùng một
khu vực cụ thể. Tuy nhiên ở 2 loại quy hoạch trên có sự khác nhau rõ rệt về tư
tưởng chỉ đạo, đối tượng và phạm vi, nôi dung với quy hoạch ngành là sự sắp
xếp chiến thuật cụ thể, cân bằng còn quy hoạch sử dụng đất đai là sự định hướng
chiến lược có tính toàn diện và tổng hợp toàn cục.
6. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai cả nước với quy hoạch sử
dụng đất đai của địa phương
Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước là căn cứ của quy hoạch sử dụng đất
đai của địa phương. mặt khác quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương là phần
tiếp theo, là căn cứ để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất
đai cả nước. Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước với quy hoạch sử dụng đất đai
của địa phương cùng hợp thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai hoàn chỉnh.
40
Chương III. Phương hướng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Hữu
Khánh và xã Đồng Bục - huyện Lộc Bình - Lạng Sơn
Xã Hữu Khánh và xã Đồng Bục là 2 xã thuộc huyện Lộc Bình - Lạng Sơn
là những xã thuộc khu vực miền núi vì thế trong quá trình sử dụng đất còn có
nhiều hạn chế và không hiệu quả. Để sử dụng đất đem lại hiệu quả và tiết kiệm
nguồn tài nguyên đất UBND tỉnh đã ra quyết định 1477/QĐ - UB ngày 2/9/2000
và chỉ thị 15/CT - UB ngày 21/11/1998 và quyết định 683/QĐ - UB của UBND
huyện Lộc Bình - Lạng Sơn để thi hành điều 16, 18 luậ đất đai ban hành ngày
15/10/1003, công văn 1814/CV - TCĐC của Tổng cục địa chính hướng dẫn về
nội dung và phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đát cho từng giai
đoạn ở cấp xã, huyện, tỉnh.
Dựa trên các văn bản pháp lý trên UBND xã đã tiến hành xây dựng
phương án “Quy hoạch sử dụng đất đai của xã thời kỳ 2000 - 2010”nhằm mục
đích quản lý và sử dụng đất hiệu quả và hợp lý nhất.
I. Đánh giá điều kiện tự nhien kinh tế - xã hội
a. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Xã Hữu Khánh và xã Đồng Bục là 2 xã thuộc huyện Lộc Bình - Lạng Sơn
nằm kề sát với nhau sog xã Hữu Khánh nằm cách trung tâm huyện xa hơn so với
xã Đồng Bục. Cụ thể xã Hữu Khánh cách trung tâm huyện 4km còn xã Đồng
Bục cách trung tâm huyện 3 km theo quốc lộ 4B. tuylà nằm cạnh nhau nhưng xã
Hữu Khánh nằm ở phía Bắc của huyện còn xã Đồng Bục nằm chệch về hướng
Tây Bắc. Cụ thể:
Xã Hữu Khánh: Phía Bắc giáp với xã Mẫu Sơn.
Phía Đôngvới xã Yên Khánh và Tú Đoạn
Phía Nam giáp với xã Tú Đoạn
Phía Tây giáp với xã Đồng Bục và thị trấ Lộc Bình.
41
Xã Đồng Bục: Phía Bắc giáp với xã Mẫu Sơn.
Phía Đông giáp với xã Hữu Khánh
Phía Đông Nam giáp với thị trấn Lộc Bình.
Phía Nam giáp với xã Lục Thôn
Phía Tây Nam giáp với xã Như Khuê
Phía Tây giáp với xã Xuân Mãn.
Như vậy xã Hữu Khánh nằm trên trục đường tỉnh lộ nối thị trấn Lộc Bình
với cửa khẩu Chi Ma nên có nhiều thuận loại trong việc giao lưu đi lại và lưu
thông hàng hoá. Xã Đồng Bục tuy có diện tích tự nhiên nhỏ hơn xã Hữu Khánh
song lại có vị trí tiếp giáo với nhiều xã, nằm trên quốc lộ 4B nên cũng có thuận
lợi chi việc giao lưu và phát triển với bên ngoài. Tuy nhiên cả 2 xã đều là xã
miền núi có địa hình thức tạp nên sẽ gây ra những khó khăn nhất định trong việc
giao lưu đi lại với bên ngoài.
* Về địa hình
Xã Hữu Khánh nằm trong lưu vực sông Kỳ Cùng còn xã Đồng Bục nằm
trong vùng lòng chảo của huyện. Độ cao trung bình so với mực nước biẻn tương
ứng là 370m, 250m như vậy độ cao trung bình so với mực nước biểu của xã Đồng
Bục thấp hơn xã Hữu Khánh là 120m. sự phân hoá địa hình của 2 xã có sự khác
nhau, xã Hữu Khánh có địa hình phân bố thành 3 vùng rõ rệt.
- Vùng đồi núi cao
- Vùng đồi núi thấp
- Vùng thung lũng bằng
Còn xã Đồng Bục địa hình chia thành 2 dạng chính
- Dạng địa hình đồi núi cao
- Dạng địa hình bằng xen kẽ giữa các dãy núi
Như vậy giữa 2 xã này đều có dang địa hình đồi núi cao song mỗi xã lại có
mức độ khác nhau. Với xã Hữu Khánh vùng này chiếm khoảng 1000 ha chiếm
42
52% diện tích tự nhiên, phần lớp diện tích có độ dốc 250C xen kẽ các bãi thung
lũng hẹp và chân sườn đồi dốc thoải độ dốc dưới 200, độ cao trung bình 450m.
còn xã Đồng Bục với dạng địa hình này chiếm 70% diện tích tự nhiên độ dốc
lớn, độ cao trung bình từ 350 - 400m vì thế xã Đồng Bục chỉ thích hợp với cây
lâm nghiệp. Còn xã Hữu Khánh thích hợp với các loại cây hoa màu, công
nghiệp, một số ít gần nguồn nước thích hợp với trồng cây công nghiệp, lâu năm,
cây ăn quả. Ngoài ra những vùng có độ dốc caom dễ sói mòn, rửa trôi thì chỉ
thích hợp cho sử dụng đất lâm nghiệp.
Cả 2 xã đều có dạng địa hình thung lũng bằng thích hợp với cây hoa màu,
lương thực. Vùng này xã Đồng Bục chiếm tỷ lẹ tương đối lớn 30% diện tích tự
nhiên có xã Hữu Khánh chỉ có 13% diện tích tự nhiên của xã. tuy nhiên xã Hữu
Khánh có vùng đồi núi thấp phân bổ ở phía Nam co địa hình dạng đồi núi thoải
xen bát úp, chiếm 33,64% diện tích tự nhiên của xã. Độ cao trung bình 250 -
300m, độ dốc dưới 15% do đó dạng địa hình này thích hợp cho mục đích nông
lâm kết hợp, cây hoa mau cây công nghiệp nhất là cây ăn quả, ngoài ra cây rừng
cũng phát triển tốt ở vùng này. Đây chính là điểm khác biệt của xã Hữu Khánh
so với xã Đồng Bục
Sự phân hoá thành nhiều dạng địa hình sẽ cho khả năng khai thác sử dụng
thuận tiện để phát triển ngành nông lâm nghiệp tuy nhiên cả 2 xã đều có dạng địa
hình đồi núi vì thế cần chú ý chú trọng công tác chống xói mòn, bảo vệ đất trong
qúa trình sử dụng.
* Đặc điểm khí hậu
Về đặc điểm khí hậu thì ở 2 xã này khá giống nhau, đều nằm trong vùn khí
hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và khô mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình 21,20C nóng nhất 27,10C lạnh nhất là 13,10C lượng mưa
trung bình năm là 1349 mm phân bố không đều. Nùa mưa thường gây ra sự sụt
lở, rửa trôi, xói mòn đất vùng đồi núi, ngoài ra còn có chế độ mưa phùn từ tháng
43
12 đến tháng 3 năm sau vì thế có ảnh hưởng tích cực tơis cải thiện chế độ ẩm
trong mùa khô. Lượng bốc hơi bình quân khoảng 800 - 1000 mm/năm diễn biến
không đều theo mùa. Độ ẩm không khí bình quân cả năm 82% dao động từ 77 -
85% tuỳ thuộc vào lượng mưa và lượng bốc hơi. Như vậy nhìn chung chê độ khí
hậu của 2 xã tương đối giống nhau thích hợp với một số cây ăn quả nhiệt đới và
á đới như quýt, hồng, nhãn, vải thiều... Đặc biệt biên độ nhiệt ngày đêm tương
đối lớn 7,90C tạo ra sự tích luỹ đường ở trong quả cao hơn với các vùng khác.
Tuy nhiên do mùa khô lạnh, lượng bốc hơi thường cao hơn lượng mưa. Đây
chính là yếu tố gây nên tình trạng khô hạn trong vụ đông xuân, ngoài ra còn ảnh
hưởng xấu tới đàn gia súc do thiếu thức ăn và đời sống sinh hoạt của dân cư do
thiếu nước sinh hoạt. Trong mùa nóng dung lượng bốc hơi cao nhưng thường
xấp xỉ hoặc thấp hơn lượng mưa nen chế độ ẩm được cải thiện, đảm bảo điều
kiện cho sản xuất và đời sống. Tuy có một số đặc điểm khí hậu khá giống nhau
song ở xã Hữu Khánh có một số hiện tượng mưa đá có thể xảy ra trong các
tháng 4, 5, 9, 10. Tuy ít gặp song xảy ra sẽ gây tổn hại cho cây trồng ngắn ngày
như lúa, thuốc lá... ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của lượng sương muối tuy nhiên
lượng sương muối không nhiều, vùng này không chịu ảnh hưởng của gió bão.
* Thuỷ văn và nguồn nước
Cả 2 xã đều có sông Kỳ Cùng chảy qua dọc ranh giới phía Nam của xã
Hữu Khánh dài 3,5km. Xã Hữu Khánh còn có một thuỷ hệ chính nữa đó là suối
Bản Khiếng Chảy từ phía Bắc xuống phía Nam đổ ra sông Kỳ Cùng dài 10km.
Ngoài ra cả 2 xã đều có một số sông suối khác như suối Khòn Thống và các
công nghiệp suối nhỏ chảy từ núi Mẫu Sơn xuống của xã Hữu Khánh và các suối
Bản Quang, suối Khuôn Van... của xã Đồng Bục
Trong đó suối Khuôn Van chảy qua hầu hết các thôn trong xã và là nơi
cung cấp nước mặt chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã, vào
mùa mưa, mực nước các sông suối thường dâng cao, tốc độ dòng chảy lớn dễ
44
gây sụt lở đất ven sông suối. Vào mùa khô mực nước sông suối thấp nên tình
trạng thiếu nước cho sản xuất đặc biệt là ở các vùng cao. Còn lượng nước mặt
cung cấp chủ yếu cho xã Hữu Khánh chủ yếu là lấy từ các công nghiệp suối nhỏ
bắt nguồn từ núi Mẫu Sơn và suối Bản Khiếng chảy từ phía Bắc xuống tận Đông
Nam xã đổ vào sông Kỳ Cùng với lưu lượng trung bình 3,5m3/s, lưu lượng kiệt
0,45m3/s
Như vậy nhìn chung cả 2 xã đều có hệ thống sông suối chảy qua song do
địa hình cao, độ dốc lớn, lòng sông suối hẹp nên thường ít nước về mùa khô gây
nên tình trạng thiếu nước cho sản xuất đặc biệt là ở các vùng cao nhưng lại bị lũ
lụt gây sạt lở, ngập về mùa mưa do mực nước dâng cao, tốc độ dòng chảy lớn.
* Tài nguyên đất
Theo kết quả đièu tra xã Hữu Khánh có diện tích tự nhiên là 1899,5 ha
chia thành 5 loại đất chính. Còn xã Đồng Bục có diện tích tự nhiên là 900 ha chia
thành 7loại đất chính.
Cả 2 xã đều có loại đất:
+ Đất đỏ vàng trên Phiến thạch sét.
- Xã Hữu Khánh có 1500,24 chiếm 78,98% phân bổ ở các khu vực Mẫu
Sơn, Tằm Lốc, Pò Mục. Hiện diện tích này trồng rừng là chủ yếu.
- Xã Đồng Bục: có 365 ha chiếm 40,56% diện tích tự nhiên nằm ở các
thôn: Pôvan, Pô Yên, Khuôn Van, Khòn Miện, Háng Cau, Lăng Xè. Phần lớn có
độ dốc từ 150 trở lên được trồng rừng một phần có độ dốc nhỏ hơn 80 được trồng
cây lâu năm nhất là cây ăn quả và hoa mầu.
Như vậy loại đất này xã Hữu Khánh có diện tích tương đối lớn so với xã
Đồng Bục
+ Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước
45
- Xã Hữu Khánh: có diện tích 232,3 ha chiếm 12,23% diện tích tự nhiên,
phân bổ rải rác ở các thôn. Đang được nhân dân sử dụng vào trồng 1 vụ đến 2 vụ
lúa.
- Xã Đồng Bục: diện tích 64 ha chiếm 7,11% diện tích tự nhiên của xã.
Phân bổ chủ yếu ở các thôn Khôn Quắc, Pò Vèn, Hang Cau. Phù hợp với cây
lượng thực như lúa, ngô, khoai và cây ăn quả, cây công nghiệp.
+ Đất phù sa sông suối được bồi:
- Xã Hữu Khánh: có diện tích 62,91 ha chiếm 3,31% diện tích tự nhiên.
- Xã Đồng Bục: có diện tích 57 ha chiếm 6,33% diện tích tự nhiên nằm ở
các thôn Phiêng Quản, Lăng Xè phù hợp với trồng lúa và màu.
+ Đất Feralit nâu vàng trên phù sa cổ:
- Xã Hữu Khánh: có diện tích 96,79 ha phân bố chủ yếu ở khu vực giữa xã
và vùng Bản Hoi. Hiện đang sử dụng trồng lúa hoa màu và cây ăn quả.
- Xã Đồng Bục: có diện tích 9 ha chiếm 1% diện tích tự nhiên phù hợp với
trồng màu.
Ngoài 4 loại đất trên xã Hữu Khánh còn có loại đất lúa nước trên sản
phẩm dốc tụ với diện tích 7,26 ha chiếm 0,38% diện tích tự nhiên song xã Đồng
Bục lại có thêm 3 loại đất khác đó là:
+ Đất vàng nhạt trên đá cát diện tích 312 ha chiếm 34,67% diện tích tự
nhiên phân bố cả các thôn Khòn Quắc I, II, Phiêng Phấy, Phiêng Quẳn, nằm trên
sườn núi lượn sóng và đồi thấp, phần đất có độ dốc trên 150 thì đưa vào trồng
rừng, còn dưới 150 trồng sắn, ngô, đậu lúa, cây ăn quả.
+ Đất Feralit biến đổi ở vùng thung lũng diện tích 46 ha chiếm 5,11% diện
tích tự nhiên chủ yếu đất ở các thôn Pò Lạn, Pò Vèn phù hợp với trồng lúa nước,
cây ăn quả.
+ Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước, bạc màu diện tích 38 ha chiếm
4,22% đất tự nhiên.
46
Như vậy xã Hữu Khánh chủ yếu có 5 loại đất chính các loại đất bằng và có
độ dốc thấp thích hợp vơiư các loaị cây trồng lương thực, thực phẩm, cây công
nghiệp ngắn ngày vì thế trong tương lai cần ưu tiên bố trí sử dụng vào sản xuất
cây hàng năm, hạn chế sử dụng đất vào các mục đích phi nông nghiệp. Đối với
các loại đất đồi núi có độ dốc < 150 tầng dày trên 70cm thích hợp vào sử dụng
mục đích nông nghiệp cần được ưu tiên. Phần còn lại thích hợp cho sự phát triển
kết hợp nông lâm nghiệp so với xã Hữu Khánh thì xã Đồng Bục có nhiều loại đất
hơn 7 loại đất, có diện tích trồng lúa tương đối tốt, màu mỡ do đó trong sử dụng
cần chú ý bảo vệ, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích khác.
Tuy nhiên cả 2 xã đều có diện tích đất đồi núi chiếm tỷ trọng tương đối
lớn cho nên khi quy hoạch cần phải chú ý đến chống xói mòn, bảo vệ đất, nguồn
nước. Song ở đây chế độ khí hậu tương đối tốt có khả năng thích nghi đa dạng
với nhiều loại cây trồng, vật nuôi vì thế trong quy hoạch cần chú ý phát huy lợi
thế này nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất canh tác.
* Tài nguyên rừng và cảnh quan môi trường:
Cả 2 xã đều có diện tích rừng tương đối lớn. xã Hữu Khánh có 1311,69 ha
chiếm 90% diện tích đất lâm nghiệp được phủ xanh, diện tích rừng chủ yếu là
diện tích rừng trồng, còn xã Đồng Bục có 556,44 ha độ che phủ 61,83%. Chủ
yếu là thông, bạch đàn, keo. Có khu du lịch đập khuôn van nằm trong cụm hồ du
lịch có tiềm năng lớn, hiện tại chưa được khai thác hiệu quả, trong tương lai cần
đầu tư đúng mức cho hướng phát triển du lịch này.
b. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
+ Về sản xuất lương thực, thực phẩm
Cả hai xã có tổng diện tích gieo trồng hàng năm từ năm 1997 - 2000 đều
tăng do nhân dân ý thức được cây vụ đông cho hiệu quả kinh tế cao. Một số chỉ
tiêu được thể hiện thông qua bảng sau:
47
48
Bảng 1. Một số chỉ tiêu cơ bản của 2 xã Hữu Khánh và xã Đồng Bục
STT Các chỉ tiêu đơn vị tính
1997 2000
Hữu
Khánh
Đồng Bục
Hữu
Khánh
Đồng Bục
1 Trồng trọt
Diện tích Ha 413,92 1361,2 449,55 475,16
Sản lượng quy
thóc
Tấn 1000 11800 1200 2062
Bình quân lương
thực trên đầu
người
Kg/người/nă
m
372 583 427 661
III Chăn nuôi
Trâu Con 650 613 600 598
Bò Con 7 32 6 36
Lợn Con 667 885 1100 888
Gia cầm Con 7554 5770 12900 5920
III Lâm nghiệp Ha 1012,25 300,25 1311,69 556,44
So với diện tích
tự nhiên
% 53,85 25,02 67,89 61,83
Ngoài sản xuất cây lương thực xã Hữu Khánh còn trồng các loại cây công
nghiệp như chè, hồi, thuốc lá. Riêng 2 loại cây chè và hồi là hai loại cây truyền
thống của xã cho sản phẩm có chất lượng cao được thị trường ưa chuộng. Riêng
cây chè hàng năm xã bán ra thị trường khoảng 2 - 3 tấn chè sao khô. Ngoài ra
còn có cây ăn quả như vải nhãn với diện tích là 49 ha. Đây cũng là một lợi thế
của xã Hữu Khánh.
Như vậy tính đến năm 2000 so với xã Hữu Khánh thì xã Đồng Bục có thu
nhập về sản lượng tính bình quân theo đầu người cao hơn gấp 2 lần. Song về
chăn nuôi thì xã Đồng Bục chưa chú trọng về công tác thú y, bảo vệ vật nuôi, số
gia súc thường bị chết vì bệnh tật tương đối nhiều đã làm ảnh hưởng tới kinh tế
của các hộ gia đình đặc biệt là trâu bò chết ảnh hưởng tới sức kéo để sản xuất
49
nông nghiệp. Trong lúc đó do xã Hữu Khánh do làm tốt công tác thú y, được tổ
chức KVT (Hà Lan) giúp đỡ, đào tạo và xây dựng một tủ thuốc phòng chống
bệnh cho gia súc gia càm, nên ngành chăn nuôi được phát triển mạnh. năm 1999
đã bán ra thị trường 20 tấn thịt lợn.
Đối với đất rừng cả 2 xã đều có tỷ lệ % diện tích rừng tương đối lớn song
nhân dân đều thực hiện tốt moị quy định của Nhà nước đề ra.
* Dân số
Bảng 2: Một số chỉ tiêu vê dân số của 2 xã Hữu Khánh và xã Đồng Bục
Stt Các chỉ tiêu Đơn vị tính
1997 2000
Hữu
Khánh
Đồng
Bục
Hữu
Khánh
Đồng
Bục
1 Tổng nhân khẩu Người 2689 3087 2802 3119
- Dân tộc Kinh Người - 62 1 69
- Dân tộc Tày Người 1435 1650 1526 1665
- Dân tộc Nùng Người 1236 1353 1294 1361
- Dân tộc Hoa Người - 22 - 24
2 Tổng số hộ Hộ 517 590 547 617
- Dân tộc Kinh Hộ - 15 1 16
- Dân tộc Tày Hộ 274 361 290 330
- Dân tộc Nùng Hộ 243 254 257 266
- Dân tộc Hoa Hộ - 5 - 5
3 Quy mô hộ Người/hộ 5,2 5,23 5,13 5,1
4 Tỷ lệ phát triển dân số % 1,85 1,07 1,45 1,28
5 Mật độ dân số trung bình Ngươi/km
2 144 347
6 Thu nhập bình quân Triệu/người/năm 2,5 2,657
Như vậy tính đến năm 2000 dân số của xã Đồng Bục cao hơn xã Hữu
Khánh là 311 người và số hộ nhiều hơn là 70 hộ. Thu nhập bình quân cao hơn là
0,107 triệu/người/năm.
50
Cả 2 xã đều có mật độ trung bình cao hơn mật độ trung bình của huyện (77
người/km2). Thu nhập của 2 xã còn thấp do thiếu vốn sản xuất các mô hình phát
triển kinh tế chưa đồng đều, lượng nước tưới cho cây trồng không đảm bảo, thiếu
đất canh tác tỷ lệ tăng giảm cơ học qua các năm không ổn định do di dân tự do
vào Nam.
* Thực trạng về phát triển cơ sở hạ tầng
Về giao thông xã Hữu Khánh có đường tỉnh lộ nối thị trấn Lộc Bình với
cửa khẩu Chi Ma là trục đường chính cũng là đường nhựa duy nhất chạy qua xã
dài 3,8 km thuận tiẹn cho việc đi lại và giao lự sản xuất. Còn cân bằng có hệ
thống giao thông hình thành theo hình xương cá với quốc lộ 4B đi qua địa phận
của xã dài 2750m, mặt đường rộng 6,5m đã rải nhựa. Tuy nhiên các đường còn
lại nhỏ hẹp chủ uếu là đường sỏi và đất nên rất khó khăn cho việc giao lưu. vì
vậy trong thời gian trước mắt cả 2 xã cần đầu tư mở rộng, nâng cấp các đường
liên thôn, làm mới một số đường sản xuất.
Y tế, điện, trường học hiện tại xã Hữu Khánh có trạm y tế đang sử dụng
đất của khu vẹc UBND xã tuy nhiên xã đã gành mục đichs đất cho trạm xã. xã
còn có 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở. Tuy nhiên cơ sở vật chất còn
thiếu thốn nên ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy. còn xã Đồng Bục cũng đã có
trạm xá với diện tích 0,1 ha nhà cấp 4 tuy nhiên cũng chưa đủ cơ sở vật chất kỹ
thuật để khám chữa bệnh cho nhâ dân. có độ rắn 0,8 ha đất trường học nhưng
chưa đủ phòng học và vật chất kỹ thuật. Vì vậy cả 2 xã cần chú trọng đầu tư
trong lĩnh vực này. ngoài ra xã còn có trụ sở UBND đã cũ nát, nhà cấp 4 nên cần
phải xây dựng lại. Về nguồn điện xã Hữu Khánh đã phủ đủ toàn xã trong lúc đó
cân bằng chỉ có 11/12 thôn đã dùng điện còn một thon chưa có là thôn Khuôn
Van và hệ thống dây cũ nát, vì thế trong quy hoạch cần chú ý điểm này.
51
Về thông tin văn hoá: cả 2 xã đã phủ sóng truyền thanh, truyền hình, bưu
điện phục vụ thông tin, báo chí song vì địa hình phức tạp nên còn nhiều hạn chế.
Cần chú trọng để phục vụ tốt công tác này.
Như vậy nhìn chung qua sự đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế -
xã hội ta thấy:
Cả 2 xã có một số thuận lợi sau: nằm ở vị trí tương đối thuạn lợi, cách
trung tâm huyện không xa, thuận tiện cho việc lưu thông đi lại và giao lưu hàng
hoá phát triển kinh tế, điều kiện khí hậu thời tiết tương đối thuận loại có khả
năng cho những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Điều kiện đất đai thổ nhưỡng
thích hợp với những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, cây
công nghiệp lâu năm. Đồng thời có sự quan tâm tận tình của Đảng và Nhà nước,
nhân dân cần cù chịu khó. Tuy hiên xả 2 xã đều có một số khó khăn sau: do địa
hình dốc, đi lại giữa các thôn khó khăn, thiếu nguồn nước cho sản xuất và sinh
hoạt, cơ sở hạ tầng còn kém, đời sống nhân dân khó khăn trong 1 xã có nhiều
dân tộc, trình độ nắm bắt khoa học kỹ thuật còn hạn chế thu nhập chưa cao nên
thường bị thiếu vốn cho sản xuất. Do đó đòi hỏi phải có sự quan tâm của Nhà
nước.
II. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất.
1. Tình hình quản lý đất đai năm 2000
Năm 1994 thực hiện chỉ thị 364 về công tác địa giới toàn bộ ranh giới lãnh
thổ của 2 xã đã được rà soát và hoàn tất. Xác định trên bản đồ tỷ lệ 1:5000 và
cắm mốc giới hạn thực địa.
+ Công tác điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính
Trong năm 1997 công tác đo đạc lập bản đồ trong toàn xã đã hoàn tất tỷ lệ
1:1000. Riêng xã Đồng Bục công tác đo đạc lập bản đồ địa chính chưa có.
52
+ Công tác giao đất
Về đất nông nghiệp thì xã Đồng Bục đã cơ bản giao xong trong lúc đó xã
Hữu Khánh tình tư 1994 đến nay đã giao được 407,17 ha đất nông nghiệp cho
các hộ gia đình. tính đến năm 2000 xã Đồng Bục đã giao được 189,6 ha và 121
ha của dự án Việt - Đức về đất rừng còn xã Hữu Khánh đã giao được 614,73 ha
rừng cho 428 hộ và trong năm 1999 đã đề nghị cấp sổ đỏ cho 128 hộ. Từ khi
giao rừng các hiện tượng chặt phá rừng đã chấm dứt.
+ Về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại và tranh cahấp. Cả 2 xã gặp
một số khó khăn và sự phối hợp chỉ đạo của các cấp vì các vụ tranh chấp đất đai
chủ yếu là đất nông lâm nghiệp và nguồn gốc tranh chấp mang tính lịch sử (tranh
chấp đòi lại đất ông cha)
+ Về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Cả 2 xã từ trước tới nay chưa làm công tác quy hoạch sử dụng đất. Mà
mới chỉ làm kế hoạch sử dụng đất hàng năm trong phạm vi hẹp đó là đất nông
nghiệp. Riêng xã Đồng Bục có làm công tác quy hoạch song mới chỉ trong phạm
vi đất lâm nghiệp.
Như vậy nhìn chung công tác quản lý sử dụng đất của 2 xã trong mấy năm
gần đây có tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên xã Đồng Bục chưa có bản đồ địa chính mới
chỉ có bản đồ giải thửa tỷ lệ 1:1000. Hiện tại 2 xã đang rà soát, bổ sung cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đát theo mẫu của tổng cục địa chính và hoàn thiện
công tác giao đất giao rừng. Cán bộ địa chính xã cũng cơ bản đã được đào tạo,
có thể đảm bảo yêu cầu công tác.
2. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên của xã Hữu Khánh là 1932 ha. Tính đến năm 2000
và của xã Đồng Bục là 900 ha. Hiện trạng sử dụng đất của 2 xã được thể hiện
trong bảng sau:
53
Bảng 3: một số chỉ tiêu về hiện trạng sử dụng đất của 2 xã Hữu Khánh và xã
Đồng Bục
Loại đất
Đã giao, cho thuê phần theo đối tượng sử dụng
Diện tích Hộ gia đình CN UBND xã Ql Đối tượng # Chưa giao Sệ
DễNG
HK ĐB HK ĐB HK ĐB HK ĐB HK ĐB
Tổng diện tích 1932 900 1069,37 839,84 1,55 2,24 690,58 8,55 170,5 49,37
I.Đất nông nghiệp 407,17 268,15 107,17 268,15
1. Đất trồng cây hàng năm 242,37 220,69 242,37 220,69
a.Đất ruộng lúa, lúa màu 216,68 193,69 216,68 193,69
- Đất ruông 2 vụ 98,75 134,45 98,75 134,45
-Đất ruông 1 vụ 117,93 59,24 117,93 59,24
b. Đất màu và cây CN 22,01 27 22,01 27
c. Đất khác 3,68 22,33 3,68
2.Đất vườn tạp 16,2 20,13 16,2 22,33
3. Đất trồng câylâu năm 144 20,13 144 20,13
- Đất trồng cây ăn quả 490 49 20,13
-Đất trồng câyCNlâu năm 95 25
4. Đất có mặt nước TTS 4,6 5 46 5
II. Đất lâm nghiệp 1311,6
9
556,44 656 556,44 655,69
1. Đất rừng tự nhiên 95 - 50 - 45
2. Đất rừng trồng 1216,6
9
556,44 50 556,44 161,69
- Rừng trồng sản xuất 1036,6
9
344,82 606 344,82 430,69
- Đất rừng phòng hộ 180 211,62 606 211,62 180
III. Đất chuyên dùng 36,44 10,79 - 1,55 2,24 34,89 8,55
1. Đất xây dựng 21,4 1,79 - - 1,55 0,24 0,59 1,55
2. Đất giao thông 27,3 4 - - - 27,3 4
54
3. Đất thuỷ lợi 7 2 - - 2 7 -
4. Đất nghĩa trang, - 3 - - 3
IV. Đất ở 6,2 15,25 6,2 15,25
- Đất ở nông thôn 6,2 15,25 6,2 15,25
V. Đất chưa sử dụng 170,5 49,37 170,5 49,37
1. Đất bằng chưa SD - 21,97 21,97
2. Đất đồi núi chưa SD 138 18,4 138 18,4
3. Đất sông suối 32,5 9 32,5 9
VI. Tổng số đã giao 1761,5 850,63
- NL 407,17 268,15
- LN 1311,6
9
556,44
- CD 36,44 10,79
- ở 6,2 15,25
Như vậy qua bảng số liệu trên ta thấy
Diện tích của 2 xã đưa vào sử dụng cho các mục đích kinh tế - xã hội là
tương đối lớn cụ thể:
Xã Đồng Bục đã đưa vào sử dụng 850,63 ha chiếm 94,51% còn xã Hữu
Khánh và 1761,5 ha chiếm 91,17% tổng quỹ đất toàn xã.
Trong đó:
- Nhà nước quản lý 540,52 ha chiếm 27,98%
- Tư nhân quản lý 1069,07 ha chiếm 55,34%
(xã Hữu Khánh):
- Các tổ chức kinh tế al 151,61 ha chiếm 7,85%
- Chưa sử dụng 170,8ha chiếm 8,93%
(Xã Đồng Bục):
- Hộ gia đình cá nhân: 839,84 ha chiếm 93,32%
- UBND xã: 2,24 ha chiếm 0,24%
55
- Các đối tượng khác 8,55% chiếm 0,95%
- Chưa giao 49,37 ha chiếm 5,49%
Trên cơ sở tổng hợp phân tích đánh giá về tài liệu thống kê sử dụng đất
của 2 xã có thể khái quát về hiện trạng sử dụng đất của 2 xã như sau:
+ Đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng của xã Hữu Khánh là 407,17 ha
chiếm 21,08% tổng diện tích tự nhiên. trong lúc đó xã Đồng Bục là 268,15 ha
chiếm 29,79% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu
người của xã Hữu Khánh và xã Đồng Bục tương ứng là 1464m2 và 860m2 trên
đầu người.
Như vậy nếu tính theo tỷ lệ % của diện tích đất nông nghiệp so tổng diện
tích tự nhiên xã Đồng Bục có tỷ lệ cao hơn song về diện tích bình quân đất nông
nghiệp trên đầu người thì xã Hữu Khánh lại cao hơn xã Đồng Bục thậm chí cao
hơn cả chỉ tiêu của huyện (1340m2/đầu người)
Trong đó
- Diện tích đất cây hàng năm
Loại đất này xã Hữu Khánh có 242,37 ha chiếm 59,52% diện tích đất nông
nghiệp, trong đó xã Đồng Bục là 220,69 ha chiếm 82,30% diện tích đất nông
nghiệp.
Với diện tích đất cây hàng năm là 242,37 ha trong đó đất trồng lúa
276,68ha chiếm 89,4% diện tích cây hàng năm và đất màu với cây hàng năm
khác là 25,69 ha đạt hệ số sử dụng đất là 1,85 lần. Hiện tại diện tích đất lúa một
vụ của xã Hữu Khánh còn nhiều do thiếu nước tưới, vì ậy có thể tăng khả năng
tưới tiêu trồng thêm một vụ lúa, số còn lại đưa các loại cây trồng cạn như ngô,
khoai tây nhằm tăng hệ số sử dụng đất. Còn xã Đồng Bục trong 220,69 ha đất
cây hàng năm có đất ruộng lúa, lúa màu là 193,69 ha chiếm 87,77% đất cây hàng
năm trong đó đất 2 vụ là 135,45ha, 1 vụ là 59,24ha, đất chuyên màu khác là 27
56
ha chiếm 12,3% đất ruông lúa màu. Đất cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong đất nông nghiệp vì vậy đây chính là thế mạnh của xã Đồng Bục trong việc
sản xuất cây lương thực, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây trồng chủ yếu
là ngô còn lại các loại đậu, rau bí, khoai lang trồng xen canh gối vụ vơi cây hoa
màu. So với xã Đồng Bục có trình độ thâm canh cao, hệ số sử dụng đất là
1,79làn trong lúc đó của huyện là 1,45 lần nhưng vẫn thấp hơn xã Hữu Khánh
(1,85lần). Tuy nhiên xã Đồng Bục vẫn còn một số vùng đất canh tác còn thiếu
nước đặc biệt là vụ xuân hè, vì thế trong tương lai cần phải tăng cường công tác
thuỷlợi, cải tạo nang diện tích 2 vụ lên 3 vụ, 1 vụ lên 2 vụ, nâng diện tích trồng
xen canh gối vụ ở cả 2 loại đất lúa và diện tích màu nhằm nâng cao sản phẩm thu
hoạch trên diện tích đất trồng nông nghiệp.
- Diện tích đất câu lâu năm: với diện tích 144ha chiếm 35,37% đất nông
nghiệp, trong đó đất cây công nghiệp lâu năm là 95 ha chủ yếu là hồi, sở, chè là
những cây truyền thống của xã Hữu Khánh. Đất cây ăn quả chiếm 49 ha chủ yếu
trồng vải thièu, hồng, nhãn là những loại cây có giá trinh it cao. Thực tế cho thấy
những loại cây này phát triển tốt trên những vùng đồi núi thấp gần nguồn nước.
Trong lúc đó câylâu năm của xã Đồng Bục hiện tạo mới trồng nên chưa có thu
hoạch lớn cần phải chăm sóc, đầu tư bảo vệ tốt hơn và mở rộng thêm diện tích
cây ăn quả trên địa bàn xã.
- Đất vườn tạp của 2 xã chiếm tỷ lệ tương đối thấp và chủ yếu là trồng tạp
hiệu quả kinh tế thấp, vì thế nên cải tạo trồng cây rau xanh, đậu đỗ và cây ăn qủa
như vải, nhãn...
- Đất có mặt nước nuôi trông thuỷ sản hiện cả 2 xã đang thả cá giống và cá
thịt, sản lượng tương đối cao là nguồn cung cấp thực phẩm cho nông dân. trong
tương lai cần duy trì diện tích nuôi cá và khai thác hiệu quả hơn cũng như là nơi
dự trữ nước cho các cánh đồng lúa.
57
Nhìn chung tiềm nămg phát triển nông nghiệp của 2 xã còn lớn nhất là đầu
tư phát triển cây ăn quả. Tuy vậy trong quy hoạch sử dụng đất của xã ở tương lai
cần phải tiết kiệm đất nông nghiệp và cân đối các loại đất trong bảo vệ môi
trường sinh thái.
+ Đất lâm nghiệp
Hiện nay xã Đồng Bục có 556,44 ha đất rừng trồng chiếm 61,83% diện
tích đất tự nhiên, trong mấy năm gần đây nhờ triển khai dự án Việt - Đức, rừng
trồng trong địa bàn xã đã phát triển khá mạnh có ý nghĩa quan trọng trong quá
trình hạn chế rửa trôi, xói mòn, bảo vệ đất. Trong lúc đó xã Hữu Khánh có
1311,69 ha dất rừng chiếm 67,89% trong đó rừng tự nhiên phòng hộ là 95 ha và
đất rừng trồng sản xuất 1036,69 ha và đất rừng phòng hộ 180 ha. Thực hiện nghị
định 02 CP của Chính phủ từ năm 1996 - 1998 đã giao được 656 ha cho 428 hộ
và năm 2000 cấp sổ đỏ cho 128 hộ.
Nhìn chung từ khi có luật đất đai và nhất là sau khi thực hiện nghị định 02
CP thì đất rừng mới được bảo vệ và phát triển mạnh. hiện nay xã Hữu Khánh là
một trong những xã có tỷ lệ đất trồng đồi núi trọc thấp nhất. Trên 90% đất lâm
nghiệp được phủ xanh chủ yếu là thông, bạch đàn, độ che phủ đạt 60%.
+ Đất chuyên dùng
Tổng diện tích đất chuyên dùng của xã Hữu Khánh là 36,44ha chiếm 1,89
diện tích tự nhiên cao hơn xã Đồng Bục (10,79ha chiếm 1,2% diện tích tự
nhiên). bao gồm các loại sau:
- Đất xây dựng
Toàn xã Hữu Khánh có 2,14 ha đất chiếm 5,87% đất chuyên dùng bao
gồm đất xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như: trụ sở UBND xã, trạm xá,
bưu điện, trường học, sân bóng... Đối với xã Đồng Bục toàn xã cố 1,79 ha chiếm
16.59% diện tích đất chuyên dùng.
58
Nhìn chung về quy mô diện tích, trụ sở UBND xã, các trường học hiện
đang sử dụng đang chật hẹp. Đất sân vận động của cả 2 xã bị lẫn chiếm nhiều
cần phải được giải toả, trả lại mặt bằn. riêng xã Đồng Bục các nhà mẫu giáo ở
các thôn chưa đáp ứng được nơi học của trẻ. Trong tương lại nên bố trí thêm.
- Đất giao thông
Xã Hữu Khánh có diện tích đất giao thông là 27,3 ha chiếm 74,92% đất
chuyên dùng. Ngoài đường tỉnh lộ chạy từ thị trấn Lộc Bình đi Chi Ma là đường
rải nhựa các đường giao thông còn lại trong xã chất lượng kém. Loại đất này xã
Đồng Bục có 4 ha chiếm 37,07% diện tích đất chuyên dùng, nhìn chung hệ thống
giao thông của xã đã hình thành, đường quốc lộ 4B chất lượng hiện đại đáp ứng
được yêu cầu giao thông trong tương lai cần nâng cấp mở rộng khi cửa khẩu Chi
Ma được xây dựng và đi vào hoạt động. Đường nội bộ còn lại trong xã mặt
đường hẹp, chất lượng chưa tốt, cần phải nâng cấp mở rộng các tuyến trên nhất
là đường vào UBND xã.
- Đất thuỷ lợi:
Xã Hữu Khánh diện tích đất thuỷ lợi chiếm 7ha tương ưng 19,2% diện tích
đất chuyên dùng. Nếu so với chỉ tiêu tối thiểu tỷ lệ đất thuỷ lợi/đất canh tác phải
đạt 4% thì tỷ lệ này mới chỉ đạt 3,32% như vậy chưa đạt yêu cầu vì vậy để đảm
bảo thâm canh tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng trong những năm tới cần bố trí
thêm và cải tạo các công trình thuỷ lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh
tác. Xã Đồng Bục diện tích này có 2 ha chiếm 18,53% diện tích đất chuyên dùng
của xã. hiện tại các đập, kênh mương đều bị rò rỉ nước, không đáp ứng được
nước tưới cho cây trồng và tỷ lệ đất thuỷ lợi/ đất canh tác chỉ đạt 2,06%. Như
vậy trong những năm tới cần nâng cấp đập kênh mương và xây thêm một sóo
trạm bơm cho cánh đồng cao.
- Đất nghĩa trang và nghĩa địa
59
Xã Hữu Khánh chưa có loại đất này vì vậy để đảm bảo vệ sinh và cảnh
quan môi trường trong quy hoạch cần chú ý đến vấn đề này. còn xã Đồng Bục
loại đất này có 3 ha chiếm 27,8% diện tích đất chuyên dùng. Trên địa bàn của xã
cũng chỉ mới có nghĩa trang liệt sỹ của huyện còn nghĩa trang của xã vẫn chưa
có, đang chôn cất rải rác trên từng quả đồi. Vì thế trong thời kỳ quy hoạch cần
phải chọn lựa các khu vực phù hợp để xây dựng nghĩa địa tập trung theo các cụm
thôn bản của 2 xã.
- Đất ở nông thôn
Tính đến năm 2000 đất khu dân cư nông thôn của xã Hữu Khánh là 22,4ha
trong đó đất ở là 6,2ha, đất vườn tạp là 16,2ha, cùng năm xã Đồng Bục có diện
tích 15,25ha chiếm 1,69% diện tích tự nhiên.
Bình quân diện tích đất ở của xã Hữu Khánh và xã Đồng Bục tương ứng
là: 115m2/hộ và 247,16m2/hộ so với bình quân trung bình của huyện là 227,19m2
/ hộ thì xã Hữu Khánh thấp hơn 12,19m2/hộ nhưng xã Đồng Bục lại cao hơn
19,37m2/hộ. Bình quân đất khu dân cư nông thôn trên 1 hộ là 415,58m2/hộ đối
với xã Hữu Khánh và 609,08m2/hộ đối với xã Đồng Bục so với bình quân của
huỵên là 1286m2/hộ thì cả 2 xã thấp hơn. Đâylà điều kiện thuận loại để các hộ
gia đình phát triển kinh tế và tự giãn. Riêng đối với xã Đồng Bục thì nhà ở của
nhân dân theo quốc lộ 4B hầu như là nhà xây còn lại phong tục tập quán đồng
bào ở xa đường quốc lộ là nhà tường đất.
+ Đất chưa sử dụng
Năm 2000 xã Hữu Khánh có 107,5 ha đất chưa sử dụng và sông suối
chiếm 8,82% diện tích tự nhiên, trong lúc đó xã Đồng Bục có 49,37 ha chiếm
5,49% diện tích tự nhiên. Cả 2 xã đều có diện tích đất đồi núi chưa sử dụng và
sông suối cụ thể đất đồi núi chưa sử dụng của xã Hữu Khánh và xã Đồng Bục
tương ứng là: 138 ha chiếm 80,94% diện tích đất chưa sử dụng và 18,4ha chiếm
60
37,27% diện tích đất sử dụng. Và loại sông suối tương ứng là 32,5ha chiếm
19,06% diện tích đất chưa sử dụng và 9 ha chiếm 18,2%.
Ngoài ra xã Đồng Bục còn có loại đất bằng chưa sử dụng chiếm 21,97ha tương
ứng 49,5% diện tích đất chưa sử dụng. Loại đất này phần lớn có khả năng phát
triển nông nghiệp vì vậy phải có kế hoạch sử dụng loại đất này.
3. Biến động đất đai trong giai đoạn 1995 - 2000
Trong giai đoạn này sự biến động đất đai được thể hiện ở biểu sau (Bảng
4)
Đất tự nhiên của xã Đồng Bục giảm 479 ha nguyên nhân do chuyển sang
xã Mẫu Sơn và xã Lục Thôn, còn xã Hữu Khánh lại tăng lên 63 ha chủ yếu do
tăng đất nông nghiệp và đất rừng.
Cụ thể
Đất nông nghiệp tăng 45,95ha chủ yếu tăng ở đất cây ăn quả do chuyển
đổi từ đất rừng trồng thông bạch đàn thưa hoặc đến kỳ khai thác. Còn xã Đồng
Bục tăng 19,07 ha chủ yếu ở cây ăn quả và lúa 2 vụ
- Đất lâm nghiệp
Hữu Khánh diện tích đất này tăng 481,71 ha chiếm 58,04% chủ yếu lấy đất
chưa sử dụng. Trước khi chưa giao đất rừng cho hộ gia đình chăm sóc quản lý,
rừng tự nhiên của xã đã bị tàn phá nặng nề cụ thể bị giảm 351,28 ha. Sau khi
thực hiện giao đất giao rừng cho dân thì diện tích đất rừng được phục hồi mạnh
chủ yếu là thông và bạch đàn. toàn xã trồng được 832,99ha tăng 217,09%. Đối
với xã Đồng Bục thì diện tích này cũng tăng324,82ha do trong mấy năm của dự
án trồng rừng nhất là dự án Việt - Đức đã có tác động tốt cho việc phủ xanh đất
trống đồi núi trọc.
- Đất chuyên dùng: nhìn chung cả 2 xã tuy có tăng lên nhưng biến động
không đáng kể cụ thể: xã Đồng Bục tăng 1,03 ha còn xã Hữu Khánh tăng 1,6 ha
chiếm 33,05%, xã Đồng Bục tăng 0,93 ha
61
- Đất chưa sử dụng: cả 2 xã đều có đất chưa sử dụng bị giảm do trồng rừng
và khoanh nuôi tái sinh, riêng xã Đồng Bục có sự chuyển đất sang xã Mẫu Sơn
và Lục Thôn. Cụ thể xã Đồng Bục giảm 825,57 ha, xã Hữu Khánh giảm 466,3
ha.
Như vậy trong năm năm 1995 - 2000 tình hình biến động đất đai được
tổng hợp qua bảng sau của 2 xã:
62
Bảng 4:Tình hình biến động đất đai giai đoạn 1995 - 2000 của Hữu Khánh
và Đồng Bục
Loại đất 1995(ha) 2000(ha)
(%) so sánh
2000/1995
diện tích tăng
giảm
HK ĐB HK ĐB HK ĐB
Tổng diện tích TN 1869 1379,72 1932 900 +63 -479,72
I. Đất nông nghiệp 361,22 249,08 407,17 268,15 +45 +19,07
1. Đất trông cây lâu năm 256,23 221,75 242,37 220,69 -13 -1,06
a. Đất ruộng lúa 217,55 201,75 216,68 193,69 -0,87 -8,06
- 2 vụ 99,62 116,23 98,75 134,45 -0,87 +18,22
- 1 vụ 117,93 85,52 117,93 59,24 0 -26,28
b. Đất màu và cây CNHN 35 20 22,01 27 -12,99 + 7
c. Đất cây hàng năm khác 3,68 - 3,68 - 0 0
3. Đất trồng cây lâu năm 99,04 - 144 20,13 + 44,96 + 20,13
- Đất cây CN lâu năm 94 - 95 - + 1 0
- Đất cây ăn quả 5 - 49 20,13 + 44 + 20,13
4. Đất có mặt nước NTTS 4,6 5 4,6 5 0 0
II. Đất lâm nghiệp có
rừng
829,9
8
231,62 1311,69 556,44 +481,71 +324,82
1. Đất rừng tự nhiên 446,2
8
- 95 - -351,28 0
2. Đất rừng trồng 383,7 213,62 1216,69 556,49 +832,99 +188,31
- Đất cơ rừng sản xuất 203,7 156,51 1036,69 344,82 +832,99 +188,31
- Đất có rừng phòng hộ 180 75,11 180 211,62 0 +136,51
III. Đất chuyên dùng 36,3 9,76 36,44 10,79 +0,14 +1,03
1. Đất xây dựng 2 0,76 2,14 1,79 +0,14 +1,03
2. Đất giao thông 27 4 27,3 4 0 0
3. Đất thủy lợi 7 4 7 2 0 0
4. Đất nghĩa trang nghĩa
địa
- - - 3 0 +3
63
IV. Đất ở 4,6 14,32 6,2 15,25 +1,54 +0,93
- Đất ở nông thôn 4,6 14,32 6,2 15,25 +1,54 +0,93
V. Đất chưa SD, sông
suối
636,8
4
874,94 170,5 49,37 -466,34 -825,57
1. Đất bằng chưa SD - 21,97 - 21,97 0 0
2. Đất đồi núi chưa SD 604,3
4
843,97 138 18,4 -466,34 -825,57
3. Sông suối 32,5 9 32,5 9 0 0
(Tăng dấu +, giảm dấu -)
Như vậy có thể đánh giá chung về tình hình quản lý và biến động, hiện
trạng sử dụng của 2 xã như sau :
Việc quản lý và sử dụng đất đai của 2 xã dần dần đi vào nề nếp. Cơ cấu
đất đai biến động theo hướng hợp lý, đất nông nghiệp được bảo tồn, có xu hướng
tăng, cụ thể trong giai đoạn 1995 - 2000. Đất nông nghiệp của Hữu Khánh tăng
45 ha và Đồng Bạc tăng 19,07 ha. Mặt khác đất chưa sử dụng giảm cụ thể Hữu
Khánh đất này giảm 466,34 ha với Đồng Bạc giảm 825,57ha.
Sở đất nông nghiệp tăng của 2 xã chủ yếu là do tăng đất trồng cây ăn quả,
cây công nghiệp lâu năm và đất vườn tạp. Trong Hữu khánh diện tích này tăng
chủ yếu là do trồng cây ăn quả và đất vườn tạp. Còn Đồng Bạc thì chủ yếu là đất
cây ăn quả. Tuy vậy cả 2 xã đều có một số hạn chế như sau :
Tình trạng làm nhà trên đất canh tác, lấn chiếm đất đai thu hồi đất, chuyển
quyền sử dụng đất chưa được giải quyết. Cơ cấu đất chuyên dùng thấp chưa đáp
ứng được yêu cầu hiện tại cũng như trong tương lai.
Hệ số sử dụng đất canh tác chưa cao, đất hoang chưa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã.pdf