Luận văn Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt (thể hiện qua ca dao trữ tình, thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh)

Tài liệu Luận văn Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt (thể hiện qua ca dao trữ tình, thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh): BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ XUÂN RỚT Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THỊ HAI Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thấy cĩ những sự vật bản chất khơng phải là A nhưng lại được mang tên gọi của A do giữa A và chúng cĩ một nét nào đĩ tương đồng nhau. Đặc điểm này của các sự vật đã kích thích vào khả năng liên tưởng, giúp chúng ta nhận thức về thế giới khách quan đa dạng một cách sinh động. Dựa vào thực tế cuộc sống, qua cảm nhận chủ quan và cảm nhận của thời đại, các tác giả đã đưa vào tác phẩm văn chương của mình những kết quả liên tưởng ấy. Nĩi cách khác, trên cơ sở kế thừa cĩ chọn lọc và phát huy, các tác giả đã thực hiện những liên tưởng của mình sao cho thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp của cộng đồng. Do đĩ, cách liên tưởng như vậy vừ...

pdf258 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt (thể hiện qua ca dao trữ tình, thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ XUÂN RỚT Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THỊ HAI Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thấy cĩ những sự vật bản chất khơng phải là A nhưng lại được mang tên gọi của A do giữa A và chúng cĩ một nét nào đĩ tương đồng nhau. Đặc điểm này của các sự vật đã kích thích vào khả năng liên tưởng, giúp chúng ta nhận thức về thế giới khách quan đa dạng một cách sinh động. Dựa vào thực tế cuộc sống, qua cảm nhận chủ quan và cảm nhận của thời đại, các tác giả đã đưa vào tác phẩm văn chương của mình những kết quả liên tưởng ấy. Nĩi cách khác, trên cơ sở kế thừa cĩ chọn lọc và phát huy, các tác giả đã thực hiện những liên tưởng của mình sao cho thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp của cộng đồng. Do đĩ, cách liên tưởng như vậy vừa cĩ tính truyền thống, tính thời đại, vừa mang tính cá nhân chủ quan. Cách liên tưởng ấy chính là ẩn dụ - một phương thức chuyển nghĩa phổ biến. Việc hiểu và nắm vững phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ gĩp phần làm giàu vốn ngơn ngữ, làm tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng về ý nghĩa. Mặt khác, nếu biết sử dụng tốt phương thức này thì cách diễn đạt của ta chắc chắn sẽ súc tích, bĩng bẩy, truyền cảm, đạt hiệu quả giao tiếp cao. Hơn thế nữa, người thực hiện luận án này là một giáo viên phổ thơng, trực tiếp đứng lớp. Cho nên việc hiểu kỹ phương thức ẩn dụ lại càng cần thiết hơn, bởi nĩ cịn giúp nâng cao khả năng cảm thụ văn chương, khả năng phân tích tác phẩm sâu sắc, gợi cảm. Nhờ vậy mới mong cĩ được giờ giảng sinh động, cĩ sức truyền cảm mạnh, thu hút được hứng thú của học sinh. Với tất cả những lý do nêu trên chúng tơi quyết định đi vào đề tài: Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt (thể hiện qua Ca dao trữ tình, Thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh ). 2. Lịch sử vấn đề Việc tìm hiểu phương thức ẩn dụ từ lâu đã được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Năm 1940, tác phẩm của Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm [50] giới thiệu một cách sơ lược về ẩn dụ trong văn chương. Trong các giáo trình về từ vựng học tiếng Việt (cụ thể: Nguyễn Văn Tu [121], Đỗ Hữu Châu [13], Nguyễn Thiện Giáp [33]) đều cĩ đề mục viết về hiện tượng chuyển nghĩa nĩi chung, phương thức ẩn dụ nĩi riêng. Bên cạnh đĩ các tác giả viết về phong cách học như: Đinh Trọng Lạc [56]; Cù Đình Tú [122], Nguyễn Nguyên Trứ [120], Nguyễn Thái Hịa [43],… cho rằng ẩn dụ là một biện pháp tu từ chỉ dùng để trang trí, gĩp phần làm giàu hình tượng, cảm xúc cho tiếng Việt. Song ở mỗi tác giả, ở mỗi thời điểm lại cĩ cách gọi và phân loại khác nhau. Đinh Trọng Lạc [56; tr.103-111] gọi ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa, cĩ khả năng gợi hình, gợi cảm. Về mặt ý nghĩa, tác giả phân ẩn dụ ra làm ba loại: từ cụ thể đến cụ thể, từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể. Cách phân loại này dựa vào tính cụ thể của đối tượng chọn làm ẩn dụ. Với cách phân chia này, mối quan hệ tương đồng giữa hai sự vật, hai hiện tượng khơng được thể hiện rõ nét và cũng khơng thấy được tính đa dạng, phong phú của ẩn dụ tu từ. Cù Đình Tú [122; tr. 279] xem ẩn dụ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng. Dựa vào khả năng tương đồng giữa hai đối tượng, tác giả chia ẩn dụ tiếng Việt ra làm năm loại: tương đồng về màu sắc, tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động và tương đồng về cơ cấu. Nhìn chung, cách phân loại này phù hợp với chức năng biểu cảm của ẩn dụ tu từ. Tuy nhiên, cách nhận định về ẩn dụ tu từ của Cù Đình Tú mang nhiều tính truyền thống, chưa làm rõ các phương tiện và biện pháp tu từ. Đinh Trọng Lạc, một lần nữa, khi nghiên cứu lại các giáo trình và tài liệu về phong cách học của mình trước đây, đồng thời tiếp thu những thành tựu mới của ngơn ngữ học hiện đại, đã khẳng định ẩn dụ là Sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau giữa khách thể A được định danh với khách thể B cĩ tên gọi được chuyển sang dùng cho A [57; tr.52]. Căn cứ vào từ loại và chức năng của từ ẩn dụ, tác giả chia ẩn dụ ra làm 3 loại: ẩn dụ định danh, ẩn dụ nhận thức và ẩn dụ hình tượng. Trong ba loại này, ẩn dụ định danh và ẩn dụ nhận thức thuộc ẩn dụ từ vựng, hiệu quả tu từ được tạo nên khơng lớn lắm; cịn ẩn dụ hình tượng mang lại hiệu quả tu từ cao, nĩ tác động vào trực giác của người nhận và đem lại khả năng sáng tạo. Kể từ 1969 trên tạp chí ngơn ngữ, cĩ nhiều bài viết về hiện tượng chuyển nghĩa ẩn dụ như: Nguyễn Văn Mệnh [73]; Nguyễn Thế Lịch [67], [68], … Nguyễn Thế Lịch, trong [68], cho rằng ẩn dụ là một hiện tượng chuyển nghĩa được hình thành từ cấu trúc so sánh hồn chỉnh sau khi đã lượt bớt các yếu tố 3 (yếu tố thể hiện quan hệ so sánh) và yếu tố 1 (yếu tố bị/ được so sánh), chỉ cịn lại hoặc là yếu tố 2 (phương diện so sánh) hoặc là yếu tố 4 (yếu tố so sánh) trong cấu trúc mà thơi. Ơng cịn cho rằng cùng một yếu tố chuẩn để so sánh cĩ thể cĩ ba dạng thức song song tồn tại: so sánh, tổ hợp ẩn dụ và ẩn dụ. Khơng phải ẩn dụ nào cũng tạo ra hiệu quả nghệ thuật cao hơn so sánh. Trong ngơn ngữ nghệ thuật, chính những so sánh và tổ hợp ẩn dụ tươi mới rất sinh động, gợi cảm, cịn ẩn dụ tạo ra từ so sánh và tổ hợp ẩn dụ ấy lại chịu thiệt thịi là đã quen thuộc, khơng cịn bất ngờ nữa. Thêm vào đĩ, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ (1981) cĩ bài của Hồng Lai [58], Nguyễn Ngọc Trâm [116]. Cịn trong Những vấn đề ngơn ngữ học về các ngơn ngữ phương Đơng (1986) cĩ bài của Nguyễn Thế Lịch [66]. Trong Tiếng Việt và các ngơn ngữ Đơng Nam Á (1888) cĩ bài của Hà Quang Năng [79]. Theo các tác giả này, cĩ nhiều cách tạo ra hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng Việt. Nguyễn Ngọc Trâm cho rằng sự biến đổi các nét nghĩa trong từ đa nghĩa chủ yếu là do hai hiện tượng đẳng cấu ngữ nghĩa và phi đẳng cấu ngữ nghĩa dẫn tới việc chuyển nghĩa. Cịn Hồng Văn Hành thì khẳng định hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng tạo ra các đơn vị từ vựng phát sinh theo bốn phương thức chính: ghép, láy, phỏng và chuyển. Trong khi đĩ, tác giả Hồng Lai lại nhận thấy quá trình chuyển nghĩa xảy ra nhờ vào mối quan hệ liên tưởng về ngữ nghĩa giữa hai thành tố vốn xa lạ với nhau. Sở dĩ ta liên tưởng được là nhờ một nghĩa vị chung nào đĩ vốn cĩ trong bản chất của hai thành tố hoặc được gán ghép vào từ ngồi trong một tình huống nhất định. Ở một gĩc nhìn khác, ít nhiều liên quan đến hiện tượng chuyển nghĩa của từ, cĩ một loạt bài [111], [112], [113] và cơng trình [114] của Nguyễn Đức Tồn. Trong đĩ, cơng trình Tìm hiểu đặc trưng văn hĩa - dân tộc của ngơn ngữ và tư duy của người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) [114] đã đi sâu nghiên cứu vấn đề chuyển nghĩa theo hướng lý thuyết tâm lý - ngơn ngữ học tộc người. Khi so sánh với cách liên tưởng của người Nga, người Anh… đồng thời thơng qua việc tìm hiểu đặc điểm dân tộc của việc định danh động vật, định danh thực vật, định danh bộ phận cơ thể người của người Việt, thơng qua những nội dung về đặc điểm ngữ nghĩa của trường tên gọi động vật, trường tên gọi thực vật, ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người, ơng đã chỉ ra đặc điểm tư duy liên tưởng của người Việt. Trong những năm gần đây, trên thế giới lý thuyết ngơn ngữ học tri nhận phát triển mạnh; đi theo hướng nghiên cứu này, ở Việt Nam gần đây cũng cĩ khơng ít bài báo và cơng trình. Những khảo cứu theo hướng đi này đã gợi mở ít nhiều cho việc nghiên cứu vấn đề liên tưởng, chuyển nghĩa. Năm 1994, Lý Tồn Thắng trong [99] đã cho ta một cái nhìn khái quát phương hướng nghiên cứu phạm trù khơng gian trong tiếng Việt như: định hướng khơng gian, bản đồ tri nhận khơng gian. Qua đĩ, mơ hình khơng gian và cách tri nhận khơng gian của người Việt Nam được trình bày rõ ràng. Năm 1998, Nguyễn Ngọc Thanh [98] khẳng định rằng ẩn dụ là một cơ chế tri nhận đi từ cụ thể đến trừu tượng. Cơ chế tri nhận này giúp ta hiểu thêm được khái niệm trừu tượng thời gian bằng các hình ảnh cụ thể trong thế giới khách quan. Năm 2001, cũng Lý Tồn Thắng [100] nêu lên cái cách thức mà người Việt dùng các loại từ để mơ tả các thuộc tính khơng gian của vật thể và từ đĩ xếp loại chúng. Căn cứ vào đĩ ta cĩ thể suy đốn về một cách thức riêng của tiếng Việt trong việc ý niệm hĩa phân loại và mơ tả thế giới khách quan. Đây là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của trào lưu ngơn ngữ học tri nhận trên thế giới. Chắc rằng vấn đề này cũng liên quan khơng ít đến vấn đề chuyển nghĩa nĩi chung, vấn đề liên tưởng ẩn dụ nĩi riêng. Nhìn chung, vấn đề ẩn dụ được nghiên cứu khơng ít, nhưng chưa cĩ cơng trình nào khảo sát nĩ trong các tác phẩm văn học, xét trên trục thời gian, để phát hiện những đặc điểm kế thừa, những đặc điểm sáng tạo của từng tác giả. 3. Phạm vi vấn đề nghiên cứu và mục đích của luận văn 3.1. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ nĩi chung cũng như phương thức ẩn dụ nĩi riêng biểu hiện vơ cùng sinh động, khơng dễ gì nắm bắt hết được. Thêm vào đĩ, luận văn lại được định hướng là xem xét phương thức liên tưởng này trong sự phát triển của việc sử dụng ngơn từ, cho nên vấn đề lại càng rộng. Để cĩ thể thực hiện được mục đích của mình trong khuơn khổ luận văn thạc sĩ (cả về số lượng trang, cả về thời lượng), trong những điều kiện hạn hẹp của bản thân học viên (kiến thức về ngơn ngữ học, nhất là ngơn ngữ học hiện đại chưa rộng, chưa sâu), người viết luận văn xin được hạn chế vấn đề trong khuơn khổ sau đây: - Xem xét ẩn dụ tu từ (cịn gọi là ẩn dụ phong cách; hay ẩn dụ hình tượng, như cách gọi của Đinh Trọng Lạc [57] ); - Khảo sát vấn đề trong ca dao trữ tình và thơ trữ tình; - Chỉ khảo sát trong 3 tác phẩm cụ thể (sẽ được nêu ở phần nguồn tư liệu nghiên cứu ở mục 0.4.2.). 3.2. Mục đích chính của luận văn là tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa, mà cụ thể là phương thức ẩn dụ. Cho nên người thực hiện luận văn khơng đi vào những vấn đề cĩ tính chất tranh luận như khái niệm từ trong tiếng Việt, vấn đề phân loại cấu tạo từ của tiếng Việt. Để thực hiện được mục đích chính của mình, người viết chỉ xin chọn một giải pháp nào tương đối dễ nhận diện từ đối với mọi người, nhất là đối với học sinh phổ thơng. 4. Nhiệm vụ của luận văn Người viết luận văn cĩ nhiệm vụ phải trả lời các câu hỏi sau đây: 1./ Những từ ngữ nào trong ba tác phẩm nêu trên đã tham gia vào việc thực hiện phương thức liên tưởng ẩn dụ? 2./ Những hình ảnh nào được các tác giả (dân gian, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh) lấy làm cơ sở để thực hiện phương thức liên tưởng ẩn dụ? 3./ Các tác giả Xuân Diệu và Xuân Quỳnh cĩ kế thừa phương thức ẩn dụ của ca dao hay khơng? Họ tiếp thu nguyên mẫu hay vừa tiếp thu vừa sáng tạo? 4./ Xuân Quỳnh cĩ kế thừa liên tưởng ẩn dụ của Xuân Diệu hay khơng? 5./ Những ẩn dụ nào là hồn tồn của riêng Xuân Diệu, của riêng Xuân Quỳnh? 5. Nguồn tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu Nguồn tư liệu được chọn để khảo sát phương thức ẩn dụ tu từ trong tiếng Việt là 3 tác phẩm cụ thể sau đây: - Ca dao trữ tình chọn lọc (1998) - Nxb Giáo dục (Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào sưu tầm và tuyển chọn). - Thơ tình Xuân Diệu (1983) - Nxb Đồng Nai (Kiều Văn tuyển chọn và giới thiệu). - Xuân Quỳnh thơ tình - Nxb Văn học Chúng tơi chọn mảng đề tài trữ tình, vì nghĩ rằng trong phạm vi này phương thức ẩn dụ tu từ cĩ khả năng xuất hiện nhiều. Cịn ca dao được chọn làm xuất phát điểm vì tính chất cổ xưa của nĩ, và cịn vì đĩ là nơi đúc kết các biến tấu của ngơn từ dân gian. Nếu xuất phát điểm là ca dao, chúng tơi tin rằng cĩ thể tìm thấy những điểm kế thừa cũng như sáng tạo của những thế hệ nối tiếp. Xuân Diệu rồi Xuân Quỳnh là hai trong những người nối tiếp trên trục thời gian. Tuy giữa họ về tính thời đại khơng hồn tồn trùng khít nhau, về giới tính khác nhau, những rung động trong tâm hồn khơng như nhau, nhưng, trước hết, họ đều là những tác giả của nhiều bài thơ tình nổi tiếng, và về mặt sử dụng ngơn từ cũng như sử dụng hình ảnh cĩ chỗ nào đĩ gần nhau giữa họ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Người thực hiện luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học nĩi chung, mang tính phương pháp luận, như: quan sát, thống kê, phân loại, miêu tả, so sánh. Trong đĩ phương pháp thống kê được tiến hành cẩn thận, cĩ cân nhắc qua 3 tác phẩm thuộc nguồn tư liệu nghiên cứu. Phương pháp so sánh cũng được vận dụng để thực hiện các bước so sánh sau: 1/- so sánh Ca dao trữ tình và Thơ tình Xuân Diệu; so sánh Ca dao trữ tình và Xuân Quỳnh thơ tình; so sánh Thơ tình Xuân Diệu và Xuân Quỳnh thơ tình; 2/- so sánh Ca dao trữ tình - Thơ tình Xuân Diệu - Xuân Quỳnh thơ tình. 5.2.2. Người thực hiện luận văn cịn vận dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa của từ, xem xét từ ngữ trong văn cảnh, ngữ cảnh; nhưng khơng nhằm trình bày cấu trúc ngữ nghĩa của từ. Các thao tác phân tích ngữ nghĩa của từ và việc phát hiện cấu trúc ngữ nghĩa của từ chỉ được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị của người viết. Tuy là vậy nhưng việc làm này vơ cùng quan trọng đối với người viết, vì kết quả mà nĩ đưa lại tạo cơ sở cho người viết phát hiện các đường dây liên tưởng thuộc ẩn dụ. Những phát hiện cuối cùng này mới phục vụ cho mục đích của luận văn. Do đĩ, cĩ thể nĩi, việc vận dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa của từ nhằm phát hiện các liên tưởng ẩn dụ; luận văn chỉ trình bày các liên tưởng ẩn dụ. 5.2.3. Phương pháp trắc nghiệm khách quan Để kiểm tra lại những phát hiện về các liên tưởng ẩn dụ cĩ trong ba tác phẩm nêu trên, người viết đã thực hiện phương pháp trắc nghiệm. Đối tượng được trắc nghiệm là học sinh phổ thơng trung học tại địa bàn người thực hiện luận văn đang giảng dạy. Đây là đối tượng thích hợp vì các em cĩ một trình độ kiến thức văn học tương đối; đối với các tác phẩm nêu trên, các em đã và đang học; ngồi ra, tuổi đời của các em đủ để hiểu những khuất chiết trong tâm hồn của con người. 6. Ý nghĩa của đề tài và những đĩng gĩp của luận văn 6.1. Về lý thuyết, việc nghiên cứu đề tài này giúp các nhà nghiên cứu ngơn ngữ cũng như văn học hiểu rõ hơn cơ chế liên tưởng ẩn dụ trong ca dao cũng như trong thơ của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Những kết quả của luận văn cĩ thể gĩp phần nào đĩ vào việc phát hiện và xây dựng phong cách ngơn ngữ của hai tác giả thơ nêu trên; tạo tiền đề cho việc xây dựng từ điển tác giả văn học. 6.2. Về thực tiễn, nếu luận văn được thực hiện tốt, những kết quả của nĩ cĩ thể vận dụng vào giảng dạy ngữ văn ở các cấp học. Đối với giáo viên, nĩ sẽ là tài liệu tham khảo tốt. Đối với người học, nĩ sẽ giúp họ hiểu rõ hơn cơ chế liên tưởng ẩn dụ trong ba tác phẩm đã nêu, giúp họ cảm nhận tốt ý đồ nghệ thuật của các tác giả. 7. Bố cục luận văn Ngồi phần dẫn nhập, kết luận, giải thích, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Khảo sát phương thức liên tưởng ẩn dụ trong Ca dao trữ tình, Thơ tình Xuân Diệu và Xuân Quỳnh thơ tình Chương 3: So sánh cơ chế liên tưởng ẩn dụ từ Ca dao trữ tình đến Thơ tình Xuân Diệu và Xuân Quỳnh thơ tình Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm từ trong tiếng Việt Để cĩ thể thuận tiện hơn cho cơng việc khảo sát từ ngữ tham gia vào việc thực hiện các liên tưởng ẩn dụ trong ba tác phẩm đã nêu, chúng tơi chấp nhận quan niệm về từ của Nguyễn Thiện Giáp [32, tr.69]. Theo quan niệm này, từ tiếng Việt cĩ vỏ ngữ âm là một âm tiết, trên chữ viết được thể hiện bằng một khối viết liền (Cũng cĩ nghĩa là mỗi từ được cấu tạo bởi một tiếng). Nếu xét ở gĩc độ phân biệt những hiện tượng trung tâm (vốn từ vựng cơ bản) và những hiện tượng ngoại biên (từ vay mượn, nhất là bằng cách phiên âm; trường hợp: bù nhìn, bồ hĩng,…, với số lượng rất ít ỏi; kể cả trường hợp thường gọi là “từ láy”), cĩ lẽ, quan niệm này phản ánh được diện mạo vốn từ vựng cơ bản của tiếng Việt. So với những ngơn ngữ như Pháp, Nga… thì số lượng từ cĩ vỏ ngữ âm là một âm tiết trong tiếng Việt rất lớn. Lại nữa, nếu chấp nhận trong tiếng Việt cĩ từ ghép như các ngơn ngữ đã nêu, thì rất nhiều trường hợp ranh giới giữa từ ghép và các tổ hợp từ khơng rõ ràng (như các trường hợp: hoa hồng, áo dài, nhà trẻ…). Thêm vào đĩ, trong các ngơn ngữ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ thường xảy ra ở những đơn vị cĩ kích cỡ ngắn nhất. Bởi những lý do ấy mà chúng tơi tạm chấp nhận giải pháp của Nguyễn Thiện Giáp để tiện cho việc triển khai đề tài. 1.2. Những vấn đề về ngữ dụng học Để thực hiện đề tài này, chúng tơi khơng thể khơng đụng chạm đến một số vấn đề thuộc lý thuyết ngữ dụng như: nhân tố giao tiếp, chiếu vật và chỉ xuất, ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh (hiển ngơn). Về những vấn đề này chúng tơi xin lĩnh hội cách trình bày của giáo sư Đỗ Hữu Châu [14; tr.4-19], [15; tr.96-156], [11; tr.359- 414]. 1.2.1. Nhân tố giao tiếp: Nhân tố giao tiếp bằng ngơn ngữ gồm ngữ cảnh, ngơn ngữ và diễn ngơn. Ngữ cảnh bao gồm đối ngơn, hồn cảnh giao tiếp, thoại trường, ngữ huống. Đối ngơn cịn gọi là người tham gia giao tiếp. Họ phải ở trong trạng thái tinh thần lành mạnh và cĩ sự phân vai giao tiếp trong một cuộc thoại. Vì rằng giao tiếp là tương tác cho nên vai giao tiếp cịn gọi là vai tương tác (bao gồm vai nĩi, vai nghe; cịn gọi là vai phát, vai nhận). Khi giao tiếp mặt đối mặt giữa các đối ngơn thì cĩ sự luân phiên vai tương tác, ví dụ cuộc giao tiếp trong bài ca dao1 sau: - Bây giờ mận mới hỏi đào, Vườn hồng cĩ lối, ai vào hay chưa? - Mận hỏi thì đào xin thưa, Vườn hồng cĩ lối nhưng chưa ai vào. (54) Song cũng cĩ những cuộc giao tiếp chỉ cĩ một đối ngơn phát, cịn đối ngơn kia nhận là chủ yếu, chẳng hạn bài ca dao sau đây: Em cịn bé dại thơ ngây, Mẹ cha ép uổng từ ngày thiếu niên. Cho nên duyên chẳng vừa duyên, Cĩ thương thì vớt em lên hỡi chàng. (187) Giao tiếp ít nhất phải cĩ hai đối ngơn. Nhưng trên thực tế, trong nhiều trường hợp giao tiếp, vai nĩi vẫn là một, cịn vai nghe lớn hơn hai, thậm chí hàng nghìn, hàng vạn. Trong số đĩ, theo chúng tơi, các tác phẩm văn học, nhất là các tác phẩm thơ thuộc loại giao tiếp này. Quan hệ tương tác là quan hệ giữa các đối ngơn nảy sinh trong cuộc giao tiếp. Ngồi nĩ, cịn cĩ quan hệ liên cá nhân, là quan hệ từ bên ngồi áp đặt lên quan hệ tương tác. Đĩ là những quan hệ xã hội. Khi tham gia vào giao tiếp, những quan hệ xã hội này (như tuổi tác, quyền lực, thân tình, xa lạ,…) chi phối cả nội dung, cả hình thức của cuộc giao tiếp và chuyển thành quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp. Quan hệ tương tác cịn một biểu hiện nữa là quan hệ vị thế giao tiếp. Nĩ cĩ tác động khởi phát, duy trì, chuyển hướng đề tài, phân phát lượt nĩi… của các đối ngơn trong giao tiếp. Cho nên nĩi tới đối ngơn cịn là nĩi tới ý định, niềm tin, kế hoạch và các hành động thực thi kế hoạch giao tiếp. Hồn cảnh giao tiếp “bao gồm tổng thể các nhân tố chính trị, địa lí, kinh tế, văn hĩa, lịch sử với các tư tưởng, các chuẩn mực về đạo đức, ứng xử, với các thiết chế cơng trình, các tổ chức… tương ứng, tạo nên cái gọi là mơi trường xã hội – văn hĩa - địa lí cho các cuộc giao tiếp” [15; tr. 110-111]. Thoại trường hay hiện trường giao tiếp là khơng gian, thời gian của cuộc giao tiếp. “Khái niệm khơng gian ở đây chỉ nơi chốn cụ thể với những điều kiện, những trần thiết, các đồ vật, các nhân vật tiêu biểu cho một kiểu loại khơng gian địi hỏi phải cĩ một cách ứng xử bằng lời tương thích” [15; tr. 111]. Khái niệm thời gian ở đây cũng cụ thể. “Thời gian thoại trường của một khơng gian thoại trường địi hỏi phải cĩ những cách thức nĩi năng tương thích” [15; tr. 111]. Nĩi tới hồn cảnh giao tiếp cịn là nĩi tới hiện thực đề tài, nĩi tới “thế giới khả hữu” được chọn làm hệ quy chiếu cho hiện thực - đề tài của diễn ngơn. “Sự thể hiện tổng hịa các nhân tố của ngữ cảnh hình thành nên các ngữ huống liên tiếp kế tiếp nhau trong một cuộc giao tiếp” [15; tr. 154]. Ngữ huống là “những thể hiện cụ thể của hồn cảnh giao tiếp, của thoại trường, của các đối ngơn cũng như những thể hiện cụ thể của chính các nhân tố tạo nên cuộc giao tiếp ở một thời điểm cụ thể của cuộc giao tiếp đĩ” [15; tr. 121]. Ngơn ngữ là cơng cụ giao tiếp ưu việt nhất, cĩ đường kênh cơ bản là thính giác. Nĩ bao gồm hai đường kênh nĩi và viết, bao gồm các biến thể ngơn ngữ mà các đối ngơn lựa chọn để giao tiếp. Trong các biến thể của ngơn ngữ, phải hết sức lưu ý đến ngữ vực2 và đến loại thể mà theo đĩ hình thành các diễn ngơn phù hợp. Ngơn ngữ là phương tiện của diễn ngơn nhưng nằm ngồi diễn ngơn. Nằm ngồi diễn ngơn khơng chỉ cĩ ngữ cảnh (đối ngơn, hiện thực ngồi diễn ngơn…), ngơn ngữ và các biến thể được sử dụng, mà cịn cĩ ngơn cảnh. Ngơn cảnh là những diễn ngơn trước và sau diễn ngơn đang xét [15; tr. 129]. Ngơn cảnh được chia thành tiền ngơn cảnh và hậu ngơn cảnh. Trong thực tế giao tiếp, cùng một nội dung cĩ thể được thể hiện bằng dạng nĩi và dạng viết. Cho nên cần phân biệt diễn ngơn nĩi và diễn ngơn viết. Diễn ngơn ở dạng thức viết được gọi là văn bản (text)3. Ngơn cảnh của diễn ngơn nĩi và văn bản cĩ những điểm khác nhau. Diễn ngơn nĩi chủ yếu xuất hiện trong hội thoại, gồm rất nhiều nhân tố, ngồi những yếu tố thuần túy ngơn ngữ học cịn cĩ những yếu tố như: hành vi ngơn ngữ, các đơn vị hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, trọng âm, ngữ điệu,…); đồng thời nĩ chỉ cĩ tiền ngơn cảnh. Ngơn cảnh của văn bản được gọi là văn cảnh. Trong văn bản, câu bao giờ cũng xuất hiện với tiền văn và hậu văn. Trở lại câu ca dao - Bây giờ mận mới hỏi đào,... - Mận hỏi thì đào xin thưa,…Yếu tố cần xem xét ở đây là mận, đào. Tiền văn của mận là bây giờ, hậu văn là hỏi đào. Cịn tiền văn của đào là mận hỏi, hậu văn là xin thưa. Nhờ việc xác định này mà ta hiểu được rằng hiện thực - đề tài của văn bản này khơng phải là nĩi về hai sự vật mận và đào, mà nĩi về chuyện tìm hiểu của đơi trai gái thuộc đề tài tình yêu. Văn cảnh, nĩi chung, cĩ tính chất tĩnh, chứ khơng cĩ tính chất động như ngơn cảnh của diễn ngơn nĩi. Thuộc văn cảnh cịn cĩ các văn bản viết về cùng một hiện thực - đề tài, nĩi rộng ra là tất cả các văn bản thuộc cùng một thể loại ở một thời điểm nhất định của lịch sử. Do đĩ “liên văn bản là một đặc tính của văn cảnh của văn bản” [15; tr.131]. Diễn ngơn là gì? Trước khi đi vào khái niệm diễn ngơn, chúng ta sơ lược nĩi về câu và phát ngơn. Câu là một tổ chức tuyến tính các đơn vị từ vựng theo những quy tắc kết học. Cĩ câu trừu tượng, thuộc hệ thống. Câu hệ thống được hiện thực hĩa bằng những câu cụ thể, cĩ nghĩa là câu được làm đầy bởi các đơn vị từ vựng. Phát ngơn là những câu cụ thể được dùng trong những ngữ cảnh cụ thể, trong những cuộc giao tiếp cụ thể. Nĩ là biến thể của câu. Một câu tồn tại trong vơ số phát ngơn xuất hiện trong những ngữ cảnh khác nhau. Trên thực tế sử dụng ngơn ngữ, chúng ta chỉ gặp các phát ngơn [15; tr.136-137]. Diễn ngơn là bộ phận hợp thành sự kiện lời nĩi và tổ hợp các sự kiện lời nĩi4 hình thành một cuộc giao tiếp. Các chức năng giao tiếp được thực hiện bằng các diễn ngơn và cụ thể hĩa thành các thành phần diễn ngơn. Diễn ngơn cĩ hình thức và nội dung riêng, xuất hiện giữa tiền ngơn cảnh và hậu ngơn cảnh (đối với diễn ngơn viết). Hình thức của nĩ được tạo bằng các yếu tố ngơn ngữ (các đơn vị từ vựng, các quy tắc cú pháp…), các hành vi ngơn ngữ để chuyển các câu thành các phát ngơn và những yếu tố kèm lời và phi lời (động tác, cử chỉ…) được dùng khi nĩi ra phát ngơn, nĩi ra diễn ngơn. Nội dung của diễn ngơn cĩ hai thành phần: thơng tin và liên cá nhân5. Hai thành phần này thống nhất với nhau, thể hiện các đích khác nhau. Các đích này là sự cụ thể hĩa các chức năng giao tiếp thuộc diễn ngơn, cũng chính là sự cụ thể hĩa ý định của người tham gia đặt ra trong giao tiếp. Hiểu đúng, giải thuyết đúng một diễn ngơn khơng cĩ nghĩa là chỉ hiểu và giải thuyết đúng nội dung thơng tin, nội dung miêu tả, mà nhất thiết cịn phải hiểu, và giải thuyết đúng nội dung liên cá nhân của diễn ngơn [15; tr.136-155]. Tồn bộ các nhân tố giao tiếp nêu trên, đặc biệt là ngữ cảnh, phải trở thành hiểu biết chung của những người tham gia giao tiếp. Trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào, các nhân vật tham gia giao tiếp cũng “chỉ huy động bộ phận hiểu biết” cần yếu hữu quan “với hiện thực- đề tài của diễn ngơn”, bộ phận hiểu biết quan yếu này sẽ trở thành kiến thức nền đối với một diễn ngơn hay một sự kiện lời nĩi nào đĩ cĩ tính bộ phận của cuộc giao tiếp. Chẳng hạn để hiểu thuyền và bến trong câu ca dao sau đây được quy chiếu về sự vật nào trong hiện thực - đề tài của diễn ngơn: Thuyền đi để bến đợi chờ Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau. (428) người tiếp nhận phải cĩ kiến thức nền là: 1/ câu ca dao này thuộc loại cổ, ra đời từ xa xưa; 2/ thời ấy, nĩi chung, cĩ thể thuộc xã hội phong kiến; 3/ quan niệm sống của thời ấy là nam nhi chí tại bốn phương, cịn nữ nhi thì tề gia nội trợ. Nhờ vào hậu văn của thuyền là đi, và nhất là hậu văn của bến là đợi chờ, ta biết thuyền và bến ở đây được dùng để chỉ người. Thêm vào đĩ ta cịn hiểu biết đặc điểm của thuyền là cĩ khả năng di động, và thường được di chuyển từ nơi này đến nơi khác, lênh đênh trên sĩng nước, khắp bốn phương trời. Cịn bến là vật ở yên một chỗ, dù cĩ bị dời địa điểm thì sự vật bến cũng cĩ tính chất bất di bất dịch. Đây cũng là những kiến thức nền. Dựa vào nĩ, ta thiết lập được mối liên tưởng giữa hình ảnh thuyền với người con trai, cịn hình ảnh bến được liên tưởng với người con gái. Trên cơ sở tạo lập được những hiểu biết chung với tác giả dân gian, chúng ta nắm bắt được thơng điệp mà họ đã gửi gắm vào câu ca dao này. Nên nhớ rằng cĩ những kiến thức nền mang tính trường tồn, cĩ những kiến thức mang tính thời đoạn; cĩ những hiểu biết mang tính dân tộc, cĩ những hiểu biết thuộc về một cộng đồng người ở khu vực hẹp nào đĩ. Người tiếp nhận diễn ngơn hay văn bản, phải biết rõ điều đĩ. Vì vậy, để cĩ thể hiểu tốt một diễn ngơn hay văn bản, nhất là văn bản văn học, người tiếp nhận phải cĩ vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng, nhờ vào việc học tập trong sách vở và trong đời sống nĩi chung. 1.2.2. Chiếu vật và chỉ xuất Việc nghiên cứu phương thức ẩn dụ cũng cĩ liên quan đến các khái niệm chiếu vật và chỉ xuất. 1.2.2.1. Khái niệm chiếu vật. Như trên đã nĩi, một câu khi được làm đầy bởi các từ ngữ đã gắn với ngữ cảnh thì nĩ sẽ trở thành phát ngơn. Quan hệ giữa phát ngơn (diễn ngơn) với các bộ phận tạo nên ngữ cảnh của nĩ được gọi là sự chiếu vật (reference, référence, cũng được gọi là sự sở chỉ) [15; tr.186]. Nhờ chiếu vật mà ngơn ngữ gắn với ngữ cảnh, từ đĩ ta cĩ cơ sở đầu tiên để xác định nghĩa của đơn vị ngơn ngữ đang thực hiện chức năng giao tiếp. Trong một phát ngơn thường cĩ một hay một số biểu thức chiếu vật. Mỗi biểu thức chiếu vật được dùng để chỉ một yếu tố nào đĩ nằm trong bộ ba: đối ngơn, hồn cảnh giao tiếp và thoại trường hợp thành ngữ cảnh của phát ngơn đĩ được nĩi tới trong phát ngơn đĩ…Các biểu thức chiếu vật là những cái neo mà phát ngơn thả vào ngữ cảnh để mĩc nối nĩ với ngữ cảnh [15;tr.187]. Một biểu thức chiếu vật cĩ thể cĩ một nghĩa chiếu vật, chẳng hạn những tên riêng… Song tuyệt đại đa số các biểu thức chiếu vật như: tơi, chúng ta, cái nhà này… tùy theo ngữ cảnh mà sự vật được quy chiếu sẽ thay đổi. Trường hợp này được gọi là chiếu vật linh hoạt hay khơng duy nhất. Song chiếu vật khơng phải là việc tự thân của ngơn ngữ. Con người làm cái việc ấy. George Yule khẳng định rằng Quy chiếu (reference) là hành động người nĩi / viết dùng các hình thái ngơn ngữ giúp người nghe / đọc xác định (identify) được một sự vật nào đĩ [126; tr.9]. Vậy cĩ thể hiểu chiếu vật như là hành vi ngơn ngữ. Người nĩi là người thực hiện hành vi chiếu vật. Song người nghe cũng khơng hồn tồn thụ động, vơ can. Rõ ràng rằng người nĩi phải thực hiện hành vi chiếu vật là vì lợi ích của người nghe, người đọc, chứ khơng vì người nĩi. Vì khi nĩi ra một lời nào đĩ, người nĩi đã biết rõ vật mà mình muốn người nghe quy chiếu; họ đã biết rõ mình muốn nĩi gì. Cĩ nghĩa là hành vi chiếu vật, giống như những hành vi nĩi năng khác, cũng nằm trong ý định của người nĩi và người nĩi cũng cĩ niềm tin đối với người nghe. Người nghe chính là chỗ dựa để người nĩi xây dựng nên những niềm tin về khả năng nhận biết được sự vật được quy chiếu qua biểu thức chiếu vật người nĩi sử dụng. Tổng những niềm tin về khả năng nhận biết sự vật được quy chiếu là một bộ phận trong những bộ phận tạo nên hình ảnh tinh thần - người nghe mà người nĩi tạo ra trong giao tiếp [15; tr. 105]. Cĩ một điều cần lưu ý rằng khơng phải bao giờ người nghe, người đọc cũng nhận biết ngay được vật quy chiếu thơng qua biểu thức quy chiếu. Việc nhận biết ngay chiếu vật chỉ cĩ thể xảy ra khi giao tiếp trực diện nhờ vào biểu thức chiếu vật cùng với những yếu tố đi kèm ngơn ngữ và yếu tố phi ngơn ngữ. Nếu khơng cĩ những điều kiện này thì người nghe, người tiếp nhận phải suy ý từ biểu thức chiếu vật để nhận biết sự vật được quy chiếu chính xác là sự vật nào. Song người nĩi nêu ra sự vật được quy chiếu khơng chỉ để cho đối ngơn của mình nhận biết mình đang nĩi đến sự vật nào mà là cịn để nĩi cái gì đĩ về nĩ, cũng là để báo cho đối ngơn của mình biết rằng mình sẽ nĩi cái gì về nĩ. Điều đĩ cĩ nghĩa là lập cho sự vật được quy chiếu một vị ngữ, đưa ra một “thuyết” nào đĩ về nĩ. Hành vi chiếu vật và hành vi lập vị ngữ bao giờ cũng đi đơi với nhau trong việc tạo nên lõi mệnh đề của các phát ngơn. Như vậy thao tác suy ý ở người nghe bao gồm suy ý để nhận biết ý định chiếu vật, mục đích chiếu vật và sự vật được quy chiếu của người nĩi qua biểu thức chiếu vật [15; tr.197]. Đĩng vai trị nghĩa chiếu vật ngồi sự vật, cịn cĩ cả đặc tính, quan hệ, sự kiện, hoạt động. Đặc tính, quan hệ, sự kiện được chiếu vật khi người nĩi cĩ ý định cho người nghe (người đọc) biết đặc tính, quan hệ, sự kiện nào đang được nĩi tới. Tất nhiên sự vật thường được chiếu vật hơn cả. Bởi vì chúng là nơi xuất phát các hoạt động, quá trình, cũng là nơi quy tụ các đặc điểm, tính chất, trạng thái; và cịn vì khơng chiếu vật chúng thì sẽ khơng cĩ căn cứ để lập vị ngữ. Đến đây sẽ cĩ một câu hỏi đặt ra là khi nào thì sự vật, đặc tính, quan hệ, sự kiện đĩng vai trị cái được chiếu vật, khi nào thì được dùng khơng ở chức năng chiếu vật (cũng cịn được gọi là những trường hợp được dùng trong chức năng thuộc ngữ (attributive) [15; tr201]. Điều này cĩ thể được phân biệt như sau: Sự vật (đặc điểm, quá trình, sự kiện) khi được dùng trong chức năng chiếu vật, chúng được quan niệm như những thực thể tự mình, cĩ ranh giới và cĩ những thuộc tính đặc thù. Sự vật khi được dùng trong chức năng thuộc ngữ thì cũng là được dùng theo lối hốn dụ. Lúc này sự tồn tại của chúng như những thực thể khơng cịn quan yếu nữa, chúng được nêu ra chỉ đại diện cho những thuộc tính cần được nêu ra trong giao tiếp mà thơi. Trong chức năng chiếu vật, sự vật chính là sự vật. Trong chức năng thuộc ngữ, sự vật trở thành tín hiệu cho những thuộc tính quan yếu đối với một phát ngơn nào đĩ [15; tr.206]. Vậy hành vi chiếu vật được thực hiện trong điều kiện nào? Điều kiện tiên quyết để thực hiện hành vi chiếu vật là xác lập thế giới khả hữu - hệ quy chiếu. Sự vật phải tồn tại trong thế giới khả hữu mà người nĩi đã chọn làm hệ quy chiếu cho diễn ngơn của mình [15; tr. 206-212]. Muốn trở thành hệ quy chiếu thì thế giới khả hữu trong đĩ định vị sự vật được nĩi tới phải là thế giới đã biết đối với các đối ngơn, nhất là đối với đối ngơn nghe. Điều này cĩ nghĩa là thế giới ấy đã được nhận thức, được chấp nhận làm cơ sở cho những điều đã nĩi tới trong diễn ngơn. Như vậy, để thực hiện sự chiếu vật và để nhận biết hiệu quả của sự chiếu vật, người nĩi và người nghe phải dựa vào những điều kiện nhất định, phải hành động chiếu vật và hành động của họ bị chi phối bởi những quy tắc nhất định nào đĩ. Những điều kiện và những quy tắc đĩ thuộc ngữ cảnh và thuộc ngữ năng giao tiếp (tức năng lực sử dụng ngơn ngữ để thực hiện hoạt động giao tiếp) của người nĩi và người nghe. 1.2.2.2. Các phương thức chiếu vật Phương thức chiếu vật là tổ chức các kiểu biểu thức chiếu vật nhờ chúng mà người nĩi thực hiện sự chiếu vật và người nghe suy ra nghĩa chiếu vật [15; tr.213]. Các sách ngữ dụng học thường giới thiệu ba phương thức chiếu vật sau đây: tên riêng; biểu thức miêu tả; chỉ xuất. Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật. Tên chung là tên của cả một loại sự vật và cho tất cả các cá thể sự vật kể cả tính chất, trạng thái, vận động trong cùng một loại. Bất cứ cá thể nào trong loại cũng được gọi bằng một tên chung (danh từ chung). Các loại danh từ chung đảm nhiệm vai trị tạo ra các biểu thức miêu tả khác nhau, ít nhiều cĩ liên quan đến sự chiếu vật cá thể, sự chiếu vật một số và chiếu vật loại. Biểu thức cơ bản trong các biểu thức miêu tả là biểu thức xác định. Biểu thức này chủ yếu là các cụm danh từ. Ở tiếng Việt, sau danh từ chung chỉ dẫn chiếu vật của một biểu thức chiếu vật xác định thường cĩ những yếu tố miêu tả khác nhằm “tách sự vật ra khỏi các sự vật đồng loại khác” trong thế giới khả hữu được chỉ dẫn bởi danh từ chung. Việc đưa yếu tố miêu tả nào vào biểu thức miêu tả khơng chỉ tùy thuộc vào ý định miêu tả của người nĩi, mà cịn tùy thuộc vào khả năng dự đốn của người nĩi, vào hiểu biết của đối ngơn đã cĩ về sự vật, vào mức độ, phương diện của sự vật, dự đốn là đối ngơn quan tâm, và cịn tùy thuộc vào mục đích, chiến lược giao tiếp mà người nĩi theo đuổi. Một sự vật - nghĩa chiếu vật được xem là xác định (và biểu thức tương ứng với nĩ là biểu thức xác định) khi nĩ đã được định vị trong thế giới khả hữu - hệ quy chiếu và nĩ cĩ tính duy nhất trong thế giới hệ quy chiếu đĩ. Tính duy nhất của sự vật xác định khơng đồng nhất với tính cá thể. Cĩ khi một cá thể là duy nhất, cũng cĩ khi một tập hợp cá thể là duy nhất. Tính đã biết và tính duy nhất của ý nghĩa xác định cĩ quan hệ chặt chẽ với nhau. Cho nên tính duy nhất của sự vật phải được hiểu là duy nhất được nhận thức bởi các đối ngơn trong một cuộc giao tiếp nhất định. Cũng cĩ trường hợp “duy nhất” được hiểu theo quan hệ tồn bộ và bộ phận. Cĩ những bộ phận hợp thành một cách tất yếu một sự vật tồn bộ nào đĩ, chẳng hạn người thì nhất định phải cĩ đầu, mình, chân, tay. Khi nhắc tới bộ phận bất khả li duy nhất của một sự vật - hệ chiếu vật nào đĩ, bộ phận đĩ thường cũng được chiếu vật bởi biểu thức miêu tả xác định. Cịn khi biểu thức khơng xác định được dùng tức là người nĩi muốn nhấn mạnh đến tính chất khơng phải duy nhất của bộ phận đĩ đối với sự vật tồn bộ [15; tr.221-239]. Chỉ xuất (deictics hay indexicals) là thuật ngữ trong tiếng Việt dùng để dịch thuật, ngữ ngơn ngữ học quốc tế deictics bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, cĩ nghĩa là chỉ trỏ. Trong giao tiếp, ta cĩ thể dùng tay để chỉ vào sự vật mà mình muốn nĩi đến để đối ngơn cĩ thể nhận biết chính xác. Việc dùng tay để chỉ vào sự vật được gọi là sự trực chỉ. Trực chỉ cĩ rất nhiều hạn chế, khơng phải lúc nào cũng cĩ thể chỉ trỏ được. Hơn nữa, tay khơng phải là yếu tố ngơn ngữ, cho nên trực chỉ khơng đảm nhiệm được chức năng chiếu vật của ngơn ngữ. Từ đĩ ta thấy rằng trong ngơn ngữ chỉ cĩ phương thức chỉ xuất, chứ khơng cĩ phương thức trực chỉ. Chỉ xuất cĩ nghĩa là dùng những phương tiện ngơn ngữ sẵn cĩ để tách vật được quy chiếu khỏi các cá thể trong cùng loại. Đối với phương thức chỉ xuất, trực chỉ chỉ là phương tiện kèm ngơn ngữ trong giao tiếp mặt đối mặt. Chỉ xuất được thực hiện bằng con đường định vị: định vị xưng hơ, định vị khơng gian và định vị thời gian. Định vị là chỉ rõ vị trí khơng gian, thời gian của sự vật, sự kiện, hiện tượng được nĩi tới. Định vị khơng gian và thời gian bao giờ cũng phải cĩ tọa độ mốc, làm chuẩn. Đĩ chính là khơng gian, thời gian mà trong đĩ cuộc thoại đang diễn ra. Sự định vị lấy khơng gian, thời gian hội thoại làm mốc là định vị chủ quan. Ngồi ra cĩ định vị theo nhận thức, định vị khách quan [14; tr.17-18]. Thực ra hai loại định vị này vẫn lấy định vị chủ quan làm cơ sở. Thêm vào đĩ cịn cĩ định vị trong ngơn bản. Bằng các phép thế đại từ, chúng ta cĩ thể định vị sự vật, sự kiện theo ngơn bản. Loại định vị này cĩ hai dạng: hồi chỉ và khứ chỉ. Dạng hồi chỉ là định vị theo sự vật, sự việc đã nĩi trong tiền ngơn bản. Dạng khứ chỉ là định vị theo những ngơn bản tiếp theo ngơn bản đang xem xét [14; tr.19]. 1.2.3. Ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn [11; tr.359-414] Như trên đã nĩi khơng phải lúc nào người nghe, người đọc cũng nhận ra ngay chiếu vật. Cĩ lúc họ buộc phải dùng thao tác suy ý từ những biểu thức chiếu vật mới nhận biết được. Bởi vì một phát ngơn, ngồi cái ý nghĩa được nĩi ra trực tiếp nhờ vào các yếu tố ngơn ngữ, cịn cĩ rất nhiều ý nghĩa khác mà chúng ta phải thực hiện các thao tác suy ý khi dựa vào ngữ cảnh, ngơn cảnh, vào các quy tắc điều khiển hành vi ngơn ngữ, điều khiển lập luận… mới nắm bắt được chúng. Chúng ta gọi ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngơn ngữ đem lại là ý nghĩa tường minh (hiển ngơn). Cịn các ý nghĩa nhờ vào suy ý mới nắm bắt được sẽ được gọi là ý nghĩa hàm ẩn [11; tr.359]. Cĩ ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học và ý nghĩa hàm ẩn dụng học, nếu xét ở gĩc độ bản chất của chúng. Bởi vì ý nghĩa của một phát ngơn gồm nội dung mệnh đề (nội dung miêu tả, nội dung sự vật) và các nội dung thuộc ngữ dụng học. Ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học là ý nghĩa hàm ẩn cĩ quan hệ với nội dung mệnh đề đĩ. Nĩ chỉ cĩ quan hệ với các nhân tố ngơn ngữ biểu thị nội dung mệnh đề. Ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học là những ý nghĩa hàm ẩn cĩ quan hệ với các quy tắc ngữ dụng học như quy tắc chiếu vật, quy tắc lập luận, các hành vi ngơn ngữ, các quy tắc hội thoại…[11; tr. 362]. Ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học và ý nghĩa hàm ẩn dụng học cịn được phân thành hai loại: tiền giả định (presuppostion - kí hiệu pp) và các hàm ngơn (implicitation – kí hiệu imp). Và như vậy, chúng ta cũng sẽ cĩ các loại: tiền giả định nghĩa học và tiền giả định dụng học; hàm ngơn nghĩa học và hàm ngơn dụng học. Theo Đỗ Hữu Châu, hàm ngơn ngữ nghĩa cĩ cơ sở là các lẽ thường. Cho nên cĩ thể gọi hàm ngơn ngữ nghĩa là hàm ngơn lập luận (hay cịn gọi là hàm ngơn mệnh đề). Hàm ngơn ngữ dụng là những hàm ngơn cĩ được do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng (bao gồm quy tắc chỉ xuất, chiếu vật, quy tắc lập luận, quy tắc hội thoại, mà quan trọng nhất là phương châm và các nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice6). Tiền giả định là những hiểu biết cần thiết được xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, là những hiểu biết chung giữa người nĩi và người nghe, dựa vào chúng người nĩi tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngơn của mình. Hàm ngơn là tất cả những nội dung cĩ thể suy ra từ một phát ngơn cụ thể nào đĩ; suy ra từ ý nghĩa tường minh cùng với tiền giả định của nĩ. Nếu khơng cĩ ý nghĩa tường minh và tiền giả định của nĩ, thì khơng thể suy ra được hàm ngơn thích hợp. Cơ sở để suy ra hàm ngơn từ ý nghĩa tường minh là các lẽ thường; cũng cĩ thể là các quan hệ lơgic. Trong mối quan hệ với hình thức thì tiền giả định phải cĩ quan hệ với các yếu tố ngơn ngữ cấu thành phát ngơn, phải cĩ những dấu hiệu đánh dấu nĩ. Trái lại, hàm ngơn khơng tất yếu phải được đánh dấu bằng các dấu hiệu ngơn ngữ. Trong một văn bản, những điều đã nĩi ở tiền ngơn được xem là tiền giả định cho những phát ngơn sau. Xét về hiệu quả thơng tin thì nội dung thơng tin mà tiền giả định cung cấp đã là quan yếu ở tiền ngơn, cho nên nĩ khơng là cái mới đối với phát ngơn đang xem xét, do đĩ cĩ lượng tin thấp. Song cần phải phân biệt khái niệm hiệu quả thơng tin và lượng tin. Nếu xét trong một phát ngơn thì tiền giả định khơng cĩ hiệu quả thơng tin, nhưng nĩ vẫn cĩ lượng tin. Tuy lượng tin này khơng quan yếu đối với hiệu quả thơng tin của phát ngơn đang xem xét, nhưng nĩ vẫn rất cần thiết để lí giải hiệu quả thơng tin của phát ngơn. Mặt khác, cũng cĩ trường hợp tiền giả định cĩ hiệu quả thơng tin. Đĩ là trường hợp ý nghĩa hàm ẩn khơng tự nhiên rơi vào tiền giả định. Lúc bấy giờ tiền giả định lại cĩ hiệu quả thơng tin cao hơn là ý nghĩa tường minh và hàm ngơn. Song, nĩi chung, trong giao tiếp ý nghĩa tường minh và hàm ngơn cĩ tính năng động hội thoại cao hơn tiền giả định. Trừ những tiền giả định cĩ vai trị ý nghĩa hàm ẩn khơng tự nhiên, các tiền giả định thơng thường cĩ những đặc điểm sau: 1/ Nĩ cĩ tính chất kháng phủ định. Khi phát ngơn chuyển từ dạng khẳng định sang phủ định thì tiền giả định vẫn được giữ nguyên; 2/ Nĩ cĩ tính chất bất biến khi phát ngơn thay đổi về hành vi ngơn ngữ tạo ra nĩ; 3/ Nĩ cĩ tính chất khơng thể khử bỏ. Nĩ khơng thể nào bị loại bỏ ngay trong cùng một phát ngơn bởi cùng một người nĩi ra. Sở dĩ như vậy vì nĩ là điều “bất tất phải bàn cãi”, “bất tất phải đặt vấn đề xem xét lại”. Trong lúc đĩ hàm ngơn khơng giữ nguyên khi phát ngơn được chuyển từ khẳng định sang phủ định. Hàm ngơn cũng khơng giữ nguyên khi hành vi ngơn ngữ thay đổi với ý nghĩa tường minh. Cuối cùng, hàm ngơn cĩ thể bị khử một cách dễ dàng nhờ kết tử đối nghịch. Thực ra sự phân biệt tiền giả định và hàm ngơn như đã nêu, trong thực tế, chỉ áp dụng được cho các tiền giả định và hàm ngơn nghĩa học, khơng áp dụng cho các ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học [11; tr. 377]. Cĩ các loại tiền giả định như sau: tiền giả định bách khoa và tiền giả định ngơn ngữ; tiền giả định ngữ dụng và tiền giả định nghĩa học (tiền giả định tồn tại, tiền giả định đề tài, tiền giả định điểm nhấn); tiền giả định từ vựng (tiền giả định thực từ, tiền giả định hư từ) và tiền giả định cú pháp7. Ở trên chúng tơi cĩ nhắc đến khái niệm ý nghĩa hàm ẩn - tiền giả định và hàm ngơn - khơng tự nhiên. Nĩ chính là đối tượng chính của ngữ dụng học. Nĩ được hiểu là các ý nghĩa hàm ẩn nằm trong ý định của người nĩi và cái ý định đĩ phải được người nghe nhận biết. Grice là người xây dựng những cơ sở đầu tiên quan trọng cho việc nghiên cứu các ý nghĩa hàm ẩn hiểu theo cách nĩi trên. 1.3. Những vấn đề về ngữ nghĩa học 1.3.1. Ý nghĩa của từ Nghĩa của từ (cũng như của các đơn vị ngơn ngữ khác) là quan hệ của từ với cái gì đĩ nằm ngồi bản thân nĩ. Cĩ nghĩa là hiểu nghĩa của một đơn vị ngơn ngữ nào đĩ là hiểu đơn vị ấy cĩ quan hệ với cái gì, nĩi cách khác là nĩ biểu thị cái gì. Cần phân biệt nghĩa của từ với sự hiểu biết, nhận thức về nghĩa đĩ. Bản thân nghĩa của từ khơng xuất hiện và tồn tại trong nhận thức của con người. Nghĩa của từ cũng như những đơn vị ngơn ngữ khác tồn tại thực sự khách quan trong lời nĩi. Cịn trong nhận thức của con người chỉ cĩ sự phản ánh, sự hiểu biết những nghĩa đĩ mà thơi. Từ cĩ quan hệ rất đa dạng với các hiện tượng khác, do đĩ nghĩa của từ là một hiện tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn giản hơn như: nghĩa sở chỉ, nghĩa sở biểu, nghĩa sở dụng, nghĩa kết cấu8 [31; tr.78-81 ]. 1.3.2. Sự biến đổi ý nghĩa của từ Cơ cấu ý nghĩa của từ khơng phải là bất biến; nĩ cĩ bị thay đổi. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này rất đa dạng, phức tạp, tùy thuộc từng trường hợp. Nguyên nhân ngơn ngữ học thuần túy cũng cĩ, tuy hiếm. Qua quá trình sử dụng lâu dài trong lịch sử, nhiều yếu tố mới của ngơn ngữ (âm vị, từ, kiểu câu…) được bổ sung, đồng thời yếu tố cũ cũng bị rơi rụng dần. Do đĩ, mối quan hệ giữa các từ trong ngơn ngữ, cùng với kết cấu chung của nĩ cũng bị thay đổi. Điều này cĩ thể dẫn đến hiện tượng từ cĩ thêm nghĩa mới. Mặt khác, nên nhớ rằng, ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp ưu việt nhất của con người trong xã hội. Như vậy, cĩ nghĩa là mơi trường ngơn ngữ diễn biến là mơi trường xã hội. Do đĩ những nguyên nhân mang tính xã hội chiếm một vai trị rất quan trọng trong việc biến đổi ý nghĩa của từ. Trước tiên, chúng ta thấy, khi một hiện tượng mới trong tự nhiên xuất hiện, một sản phẩm mới ra đời, con người cĩ nhu cầu đặt tên gọi cho những cái mới ấy. Một trong ba con đường đáp ứng được nhu cầu ấy là sự biến đổi ý nghĩa của từ. Đồng thời với sự phát triển của xã hội, trình độ nhận thức của con người cũng ngày một nâng cao. Người ta cĩ thể nhận thức sâu sắc hơn về sự vật xung quanh và phát hiện được những thuộc tính nằm sâu trong bản chất của sự vật mà trước đây họ chưa thể nhận ra. Do vậy, ý nghĩa của từ cũng bị thay đổi theo sự nhận thức của con người. Bởi vì từ cũng cĩ chức năng giao tiếp, tuy rằng chỉ là gián tiếp. Người ta phải sử dụng từ để tạo nên những thành phần câu. Cịn câu là đơn vị trực tiếp thực hiện chức năng giao tiếp, nĩ diễn đạt được những nhận thức của con người. Nhờ thế con người cĩ thể truyền cho nhau những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. Liên quan đến nguyên nhân xã hội của sự diễn biến ngơn ngữ là hiện tượng thay đổi mơi trường sử dụng của các từ. Hiện tượng này cũng làm cho nghĩa của các từ thay đổi. Các từ cĩ thể chuyển từ mơi trường rộng sang mơi trường hẹp (đĩ là hiện tượng chuyên mơn hĩa); hoặc ngược lại. Yếu tố tâm lí xã hội cũng ảnh hưởng khơng ít đến việc thay đổi mơi trường sử dụng của các từ. Xã hội phát triển mạnh về phương diện nào thì những sự vật, khái niệm ở phương diện đĩ gây ấn tượng mạnh mẽ vào tâm lí con người, dẫn đến tình trạng các từ biểu thị những sự vật, khái niệm ấy chuyển nghĩa để biểu thị những sự vật, khái niệm ấy trong phương diện khác [31; tr 83]. Ví dụ từ kế hoạch trong tiếng Việt vốn là một thuật ngữ kinh tế, nhưng nay nĩ đã được sử dụng rộng rãi trong ngơn ngữ tồn dân. Cũng do yếu tố tâm lí, một từ chuyển nghĩa đã tác động đến hàng loạt từ khác gần nghĩa với nĩ. Chẳng hạn, từ ghê khi được dùng để chỉ mức độ của tính chất (đẹp ghê), thì lập tức các từ gớm, khiếp, kinh khủng… cũng cĩ nghĩa tương tự. Những từ như vậy gọi là trung tâm bành trướng ngữ nghĩa. Nắm được những trung tâm bành trướng như thế ta cĩ thể nắm được tâm tư, tình cảm và lí trí chung của thời đại [31; tr 84]. Ít nhiều liên quan đến yếu tố tâm lí xã hội là các hiện tượng kiêng húy, tránh gọi tên trực tiếp của đối tượng, là hiện tượng muốn giữ bí mật trong một nhĩm người nào đĩ. Những hiện tượng này cũng đã tạo điều kiện cho sự biến đổi ý nghĩa của từ. Ở một gĩc độ khác, cũng liên quan đến yếu tố tâm lí xã hội là những hiện tượng thuộc về sự cố gắng của người dùng muốn làm cho lời nĩi của mình thích hợp hơn với các chức năng mà nĩ phải đảm nhiệm, hoặc muốn diễn đạt trang nhã, lịch sự, tránh dùng các từ gây ấn tượng về sự chết chĩc, đau buồn, bệnh tật hay thơ tục… hoặc muốn tránh bộc lộ ý mình một cách trực diện. Tất cả những hiện tượng này cũng tác động nhiều đến việc biến đổi ý nghĩa của từ. Các nguyên nhân nêu trên là động lực làm cho các từ cĩ thể biến đổi ý nghĩa. Cịn bản thân quá trình phát triển thêm ý nghĩa của từ lại gắn liền với hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Các từ cĩ thể biến đổi ý nghĩa được hay khơng lại là do mối quan hệ giữa âm thanh và ý nghĩa của từ quy định. Nĩ là cơ sở thực sự của sự biến đổi ý nghĩa của từ. Mối quan hệ này là khơng tùy tiện, nĩ cĩ tính quy ước một cách biện chứng lịch sử, chứ khơng phải hồn tồn cố định hay thuần túy võ đốn [32; tr.160-161]. Những phương thức chủ yếu trong sự biến đổi ý nghĩa của từ là mở rộng và thu hẹp ý nghĩa, chuyển đổi tên gọi. Chuyển đổi tên gọi là kết quả của những quá trình liên tưởng khác nhau, đĩ là ẩn dụ và hốn dụ. 1.3.3. Phương thức ẩn dụ 1.3.3.1. Khái niệm ẩn dụ Ẩn dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh những mặt, những thuộc tính … giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên [18; tr.176]. Xét về mặt chức năng cần phân biệt ẩn dụ từ vựng học và ẩn dụ tu từ học. 1.3.3.2. Ẩn dụ từ vựng học Ẩn dụ từ vựng học là đối tượng của từ vựng học. Đĩ là sự chuyển nghĩa của từ được thực hiện theo những liên tưởng so sánh tương đồng (về hình thức, thuộc tính, chức năng…) giữa hai sự vật đã thành của chung cả cộng đồng, mang tính bắt buộc, thực sự tạo nên nghĩa mới của từ. Những nghĩa mới này được ghi lại trong từ điển. Chẳng hạn từ đầu trong những ngữ cảnh: Đầu, mình, tứ chi là những bộ phận của cơ thể người; Đầu trâu mặt ngựa được dùng theo nghĩa gốc, nghĩa trực tiếp. Cịn trong các ngữ cảnh sau: đầu núi; đầu sĩng ngọn giĩ từ đầu được dùng theo nghĩa chuyển bằng phương thức ẩn dụ và là ẩn dụ từ vựng. Sự chuyển nghĩa của từ thuộc phạm vi từ vựng học cĩ trường hợp đi xa đến mức cĩ thể vượt ranh giới về nghĩa của một từ. Kết quả của những trường hợp như vậy dẫn đến sự xuất hiện của những từ đồng âm. Tùy theo căn tố từ nguyên làm cơ sở cho ẩn dụ được người nĩi và người nghe lĩnh hội hay khơng mà ta cĩ thể phân ra ẩn dụ cịn sống và ẩn dụ đã bị chết (kể cả hốn dụ cũng vậy). Ẩn dụ cịn sống là những ẩn dụ mà với nĩ, người nĩi và người nghe cĩ thể nhận thức rõ ràng ý nghĩa gốc và mối quan hệ bên trong giữa nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp (như cách dùng của từ đầu trong các ngữ cảnh đầu núi, đầu sĩng). Ta gọi là ẩn dụ bị chết đối với những trường hợp khi mối quan hệ giữa nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp bị mờ đi hoặc mất hẳn. Ví dụ từ đểu vốn chỉ người đi gánh thuê. Trên cơ sở nghĩa gốc này, nĩ đã phát triển thành nghĩa “hèn mạt, xỏ xiên”. Nghĩa gốc ngày nay khơng cịn được dùng nữa. Do đĩ người dùng cũng khơng thể nhận ra được mối liên hệ giữa hai loại ý nghĩa này [32; tr.168]. Cũng xét về chức năng, ẩn dụ từ vựng học cĩ thể tạm chia ra hai loại: ẩn dụ định danh và ẩn dụ nhận thức9. Đinh Trọng Lạc phân biệt hai loại ẩn dụ từ vựng này như sau: - Ẩn dụ định danh là một thủ pháp cĩ tính chất thuần túy kỹ thuật dùng để cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ, ví dụ: đầu làng, chân trời, tay ghế. Đây là nguồn tạo nên những tên gọi chứ khơng phải là loại ẩn dụ nhằm phát hiện những sắc thái ý nghĩa. Nĩ khơng tác động vào trực giác để gợi mở mà tác động vào cách nhìn để chỉ xuất, khơng đem lại cho người đọc những cảm xúc về vẻ đẹp của ngơn từ mang tính biểu cảm, khơng gợi sự liên tưởng phong phú [57]. Nĩi cách khác, những ẩn dụ từ vựng học khơng hoặc rất ít cĩ khả năng gợi hình, tạo hình hoặc gợi cảm. Bởi trải qua quá trình được sử dụng quá lâu dài của các từ ẩn dụ này, mối liên tưởng giữa hai sự vật được so sánh trở nên quá mờ nhạt, hình ảnh được so sánh trở nên sáo mịn. - Ẩn dụ nhận thức là loại ẩn dụ nảy sinh do kết quả của việc làm biến chuyển khả năng kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ cụ thể đến trừu tượng. Ví dụ: những từ ngữ chỉ đặc trưng như giá lạnh, mơn mởn, hiền hồ, vằng vặc vốn cĩ ý nghĩa cụ thể và thường cĩ khả năng kết hợp với những từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng như: băng tuyết, cây lá, con người, vầng trăng (băng tuyết giá lạnh, cây lá mơn mởn, con người hiền hồ, vầng trăng vằng vặc), nay được ẩn dụ hố, được dùng với ý nghĩa trừu tượng và cĩ khả năng kết hợp cả với những từ ngữ như tâm hồn, tuổi xuân, dịng sơng và cả những động từ cũng cĩ thể ẩn dụ hố theo cách này, ví dụ: tâm hồn bay bổng, cuộc sống lênh đênh… Loại ẩn dụ từ vựng này là nguồn tạo nên hiện tượng đa nghĩa của từ [57]. Những ẩn dụ từ vựng kiểu này cịn cĩ khả năng gợi hình, gợi cảm, cĩ tính hình tượng. Nĩ tạo nên cách dùng mới của từ và những cách dùng như vậy đều được từ điển ghi lại. 1.3.3.3. Ẩn dụ tu từ học Ẩn dụ tu từ học là đối tượng nghiên cứu của mơn phong cách học. Đĩ cũng là sự chuyển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ, nhưng lại dựa trên những kết quả liên tưởng so sánh tương đồng cĩ tính chất cá nhân (hoặc tập thể cá nhân như: tác giả dân gian sáng tác ca dao, các tác giả trong một trào lưu văn học), mang tính lâm thời, tức trong một văn cảnh nhất định, trong một thời điểm giao tiếp cụ thể (hoặc cũng cĩ thể trong một thời đoạn nhất định, ví dụ những từ thu, chiều cĩ giá trị ẩn dụ về sự chia ly, cĩ khả năng gợi buồn chỉ trong giai đoạn văn học từ 1930 đến trước cách mạng tháng Tám 1945 và chỉ thuộc về dịng văn học lãng mạn). Ẩn dụ tu từ học khơng tạo ra nghĩa mới của từ. Nĩ chỉ là những trường hợp sử dụng cĩ hình ảnh, mang tính hình tượng cao, giúp cho tác giả diễn đạt chính xác các khuất chiết của tư tưởng và các cung bậc của tình cảm. Cĩ thể nĩi nĩ gĩp phần nâng cao nhận thức của con người và gợi ra nhiều cảm xúc mới lạ. Nĩ tác động vào trực giác của người nhận, tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người đọc (người nghe), gợi sự liên tưởng phong phú, sâu sắc và đem lại khả năng cảm thụ sáng tạo. Nĩ giúp người đọc tưởng tượng ra thế giới xung quanh đầy màu sắc thơng qua ngơn ngữ nghệ thuật. Chẳng hạn đọc câu ca dao sau: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? Đan sàng thiếp cũng xin vâng, Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng? ta thấy tác giả dân gian khơng nĩi thẳng ý của mình, mà dùng các hình ảnh: “trăng thanh”, “tre non”, “đan sàng” buộc người tiếp nhận phải liên tưởng, so sánh để lý giải. Những từ ngữ biểu thị những hình ảnh cụ thể ấy là cách dùng rất riêng, chỉ của tác giả bài ca dao này, những liên tưởng giữa hình ảnh với ẩn ý cũng rất riêng của tác giả, và cũng rất cụ thể trong văn cảnh của bài ca dao đang xét. Người tiếp nhận phải huy động tất cả yếu tố của văn cảnh để phát hiện ra những hiểu biết chung giữa tác giả với mình, tức thiết lập được những kiến thức nền, và dựa vào nĩ mới cĩ thể lí giải được cái thơng điệp mà chàng muốn gửi vào nội dung lời hỏi, mới hiểu được đề tài của cuộc giao tiếp này là tình yêu – hơn nhân.. Nhưng những cách sử dụng như vậy khơng được từ điển ghi lại. Nĩ chỉ tạo ra phong cách cá nhân, là sự sáng tạo của người viết và vì thế hiệu quả nghệ thuật mà nĩ mang lại rất cao. Theo Cù Đình Tú ẩn dụ tu từ được xây dựng từ cơ sở những tương đồng về màu sắc, về tính chất, về trạng thái, về hành động, về cơ cấu [122; 280 - 281]. Ẩn dụ tu từ được tạo nên bởi ba nhân tố sau: văn cảnh; tính hợp lí; thĩi quen thẩm mỹ. (1) Như ở phần Nhân tố giao tiếp đã nêu, văn cảnh là tồn bộ những câu ở trước và ở sau một yếu tố ngơn ngữ cần xem xét. Nĩ soi sáng nghĩa cho yếu tố đĩ. Vì ẩn dụ khơng nằm trong cơ cấu nghĩa của từ mà là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa mang tính lâm thời, cho nên ý nghĩa mới được tạo ra từ ẩn dụ chỉ cĩ giá trị trong một văn cảnh nhất định. Nếu tách khỏi văn cảnh thì nĩ sẽ khơng cịn tồn tại, câu chứa hình ảnh ẩn dụ trở nên vơ nghĩa. Chẳng hạn những câu thơ sau đây trong bài Thuyền và biển của Xuân Quỳnh: Những ngày khơng gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày khơng gặp nhau Lịng thuyền đau rạn vỡ Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ cịn sĩng giĩ. nếu tách rời khỏi văn cảnh thì các câu (2), (3) và (4) là các câu vơ nghĩa. Cịn nếu đặt khổ thơ này trong mối quan hệ với những khổ thơ trước và sau nĩ thì hai câu trên từ chỗ trừu tượng đã chuyển thành câu cĩ thể tri giác được. Cùng một từ ngữ nhưng nếu được chuyển nghĩa theo lối ẩn dụ trong những văn cảnh khác nhau thì chúng lại mang những ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn kết hợp từ chim khơn trong các câu ca dao sau khi thì chỉ người khơn nĩi chung, kể cả trai, cả gái: - Chim khơn đậu nĩc nhà quan, Trai khơn tìm vợ, gái khơn tìm chồng. - Chim khơn tránh lưới tránh đị, Người khơn tránh chốn xơ bồ mới khơn. khi thì chỉ riêng người con gái khơn ngoan: - Chim khơn kêu tiếng rảnh rang, Người khơn nĩi tiếng dịu dàng dễ nghe. - Chim khơn lựa nhánh lựa cành, Gái khơn lựa chốn trai lành gửi thân. Bản thân hình ảnh làm cơ sở cho sự liên tưởng ẩn dụ nếu tồn tại độc lập (đứng riêng rẽ một mình) thì người đọc khơng thể hiểu được ẩn ý bên trong. Muốn hiểu người đọc phải xét mối quan hệ giữa hình ảnh đĩ với các hình ảnh khác. Chẳng hạn, nếu xét hình ảnh hoa thơm chỉ trong câu ca dao sau: Hoa thơm bán một đồng mười chắc khơng ít người đọc sẽ nghĩ rằng đề tài của nĩ là nĩi về việc mua bán hoa cĩ hương. Nhưng nếu đọc tiếp câu sau với hình ảnh đối lập là hoa tàn nhị rửa nhưng lại với giá trị quá đối lập là đơi lạng vàng (Hoa tàn nhị rửa bán đơi lạng vàng) thì ta sẽ hiểu được cái thâm ý của tác giả gửi gắm vào câu ca dao (đề cao giá trị của những con người bị coi là thứ bị vứt bỏ như hoa tàn nhị rửa). (2) Chúng ta chỉ hiểu được nghĩa của ẩn dụ khi tìm ra nét tương đồng giữa hai sự vật được dùng để so sánh. Nếu nét tương đồng này khơng hợp lý thì người đọc khơng thể liên tưởng đến sự vật được giấu đi trong văn cảnh. Sự hợp lí ở đây được tính cả thời gian, địa điểm, mục đích phát ngơn, thực tế tồn tại của các hiện tượng, sự vật. Chẳng hạn, khi dùng các hình ảnh hoa, (quả) đào thì người ta thường nghĩ ngay đến người con gái. Bởi đặc điểm của hoa, của đào cĩ những nét tương đồng với vẻ đẹp của họ. Hình ảnh thuyền thường được đặt trong thế tương đồng với hình ảnh người con trai “chí tại bốn phương”, hoặc kiếp sống lênh đênh của con người, cũng bởi người ta dễ phát hiện ra những đặc điểm, những trạng thái gần giống nhau giữa các sự vật. (3) Ẩn dụ tu từ đem lại nhiều cảm xúc và nhận thức cho người đọc trên cơ sở liên tưởng tương đồng. Nhưng khơng phải bất cứ sự tương đồng nào cũng cĩ thể trở thành ẩn dụ. Ngơn ngữ khơng thể tách rời cuộc sống, thực tiễn xã hội. Nếu chúng ta đặt hai sự vật trong thế so sánh tương đồng quá xa lạ với truyền thống sinh hoạt, với phong tục tập quán, thĩi quen, thẩm mỹ thì những ẩn dụ tạo ra khơng tồn tại lâu trong lịng người đọc. Chẳng hạn một nước ở vùng sa mạc mênh mơng sẽ khơng lấy con thuyền, bến nước làm biểu tượng cho tình yêu. Ngược lại các dân tộc sống ở vùng ven biển khơng thể lấy con sĩi làm hình tượng cho tình yêu. Ở đây liên quan đến vấn đề sáng tạo cá nhân. Cá nhân dù cĩ tài đến đâu cũng khơng thể nào tạo ra được những ẩn dụ tách rời khỏi ý thức hệ của từng thời đại cùng với những cơ sở vật chất quy định sự tồn tại xã hội, khơng thể tạo ra những ẩn dụ khơng phù hợp với quan niệm thẩm mỹ, văn hĩa… của những người sống trong thời đại ấy. Ví dụ trước Cách mạng tháng Tám, “mùa thu” thường gắn với những kỷ niệm riêng tư, thầm kín của con người, là biểu hiện của sự nhớ nhung, của cái buồn man mác nhiều khi vơ cớ của những mối sầu hiu hắt được đẩy lên đến tuyệt đỉnh. Cách mạng tháng Tám thành cơng, cờ đỏ sao vàng phất phới tung bay thì “mùa thu” khơng cịn gợi sự chia ly, sự mất mát, tiếc thương mà đã cĩ thể biểu trưng cho mọi thứ thành quả mà cách mạng trao lại cho ta, từ độc lập, tự do, hịa bình đến bát cơm, tấm áo., đến cả màu vẻ, thanh sắc của đất trời cũng trở nên tươi mát, đằm thắm hơn: Ngẩng đầu lên trong sáng tuyệt trần Tháng Tám mùa thu xanh thắm Mây nhởn nhơ bay, hơm nay ngày đẹp lắm Mây của ta, trời thắm của ta. (Tố Hữu) Và cũng từ đây ta thấy ra đời hàng loạt các ẩn dụ về mùa thu giàu sức ngân vang rung động lịng người: mùa thu huy hồng, khí thế mùa thu, hành khúc mùa thu… Nĩi đến ẩn dụ tu từ người ta thường minh họa bằng những câu thơ trữ tình bĩng bẩy, sinh động. Nhưng khơng phải chỉ trong thơ ca mới cĩ ẩn dụ. Ẩn dụ cĩ thể dùng trong văn bản chính luận. Ví dụ: Giai cấp tư sản họ tạo ra những người đào huyệt chơn chính nĩ. (Tuyên ngơn cộng sản) Ẩn dụ tu từ trong tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Người Việt Nam cĩ bao nhiêu mối liên tưởng thì cũng cĩ thể cĩ bấy nhiêu ẩn dụ. Nên khi tiếp cận với phép ẩn dụ tu từ người tiếp nhận văn bản phải dùng năng lực liên tưởng để quy chiếu các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật, hiện tượng ngồi văn bản mới cĩ thể lí giải để phát hiện ra những điều được gĩi kín trong câu chữ. Điều này cũng cĩ nghĩa là ẩn dụ tu từ rất gắn bĩ với vấn đề ý nghĩa hàm ẩn như đã nĩi ở mục 1.2.3 1.3.4. Phân biệt ẩn dụ trừu tượng với hốn dụ trừu tượng Hốn dụ trừu tượng là cách cá nhân dùng tên gọi của đối tượng này để gọi tên cho một đối tượng khác dựa vào sự liên tưởng tương cận một cách lơ gích giữa hai đối tượng. Đĩ là mối quan hệ cĩ thực giữa hai đối tượng mà đối tượng cần đề cập đến được khắc họa rõ nét. Chẳng hạn hình ảnh khăn đào trong câu ca dao sau là hốn dụ trừu tượng chỉ người con gái, bởi khăn đào là vật thường dùng của các cơ. Nĩ rất gần gũi với họ, cho nên cĩ thể tượng trưng cho họ, thấy nĩ là nhớ ngay đến họ: - Khăn đào vắt ngọn cành mơ, Mình xuơi đằng ấy, bao giờ mình lên? - Em xuơi em lại ngược ngay, Sầu riêng em để trên này cho anh! …………………………………… (Ca dao) Trong khi đĩ ẩn dụ trừu tượng là sự chuyển đổi tên gọi lâm thời giữa một sự vật hiện hữu trong thế giới khách quan với một sự vật tồn tại trong kí ức con người bằng con đường liên tưởng so sánh tương đồng. Sự tương đồng này phải tính đến cả yếu tố phù hợp với tập quán thẩm mỹ. Cĩ như thế người đọc mới hiểu đúng, chính xác nội dung được biểu đạt. Song ẩn dụ khơng phải là so sánh, so sánh cĩ những đặc điểm khác với nĩ. 1.3.5. Phân biệt ẩn dụ với so sánh So sánh cũng dựa trên cùng một cơ sở tâm lí với ẩn dụ là sự liên tưởng về những nét giống nhau, gần nhau giữa hai sự vật nhằm miêu tả sự vật muốn nĩi đến. Nhưng khác với ẩn dụ ở chỗ, so sánh diễn ra theo kiểu đối chiếu trực tiếp hai hay nhiều đối tượng cĩ những nét tương đồng để làm rõ những đặc điểm, thuộc tính, tính chất của đối tượng này qua đặc điểm, thuộc tính, tính chất của đối tượng kia. Bản thân cái được nĩi đến trong phép so sánh vẫn hiện lên trên bề mặt văn bản chứ khơng ẩn đi một cách kín đáo như trong ẩn dụ. Vì so sánh bao giờ cũng được cấu tạo gồm hai đối tượng, hiện lên hai vế rõ ràng: chủ thể so sánh (cái cần biểu đạt) và hình ảnh so sánh (chuẩn để so sánh). Giữa hai đối tượng này thường cĩ các kết từ biểu thị sự so sánh: như, là, bằng, hơn, kém… Ví dụ: - Chàng ơi phụ thiếp làm chi Thiếp như cơm nguội đỡ khi đĩi lịng. (Ca dao) Thực ra, xét về bản chất, ẩn dụ cũng là một loại so sánh, nhưng là so sánh hiểu ngầm, vì ở ẩn dụ chỉ hiển lộ một vế được so sánh. Chính vì thế nĩ cĩ thể trở thành biện pháp làm giàu từ vựng. Nĩ là hiện tượng chuyển nghĩa của từ, là một phương thức cĩ khả năng tạo ra nghĩa mới của từ, thậm chí cĩ thể tạo ra từ mới (liên quan đến hiện tượng đồng âm). Trong đĩ, ẩn dụ tu từ học tuy khơng tạo ra nghĩa mới của từ, nhưng lại tạo ra một cách diễn đạt cĩ cánh, kích thích trí tưởng tượng của người đọc theo nhiều chiều, bởi họ buộc phải suy ý; làm khơi dậy những cảm xúc mạnh mẽ ở người tiếp nhận. Cịn so sánh khơng là hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nĩ khơng thay thế khái niệm này bằng một khái niệm khác. Nĩ khơng phải là một phương thức tạo ra nghĩa mới của từ, mà chỉ là một biện pháp tu từ. Khi tiếp nhận nĩ, người đọc khơng cần dùng suy ý để xác định chiếu vật như ở ẩn dụ tu từ. Nhưng tất nhiên, cũng như ở ẩn dụ tu từ, người đọc phải dùng suy ý để xác định đích của việc so sánh. So sánh giúp cho sự vật, hiện tượng được cảm nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau, tạo ra những chiều kích thích tâm lí khác nhau. Người đọc cĩ thể dùng những hiểu biết của mình trên cơ sở những nét thẩm mỹ chung, phù hợp với hồn cảnh và tình huống kết hợp với hình ảnh chuẩn để cảm nhận một cách sâu sắc hình ảnh được biểu đạt10. Tất cả những điều nêu trên về ẩn dụ giúp chúng ta hiểu bản chất của ẩn dụ là cách hiểu một điều gì đĩ dưới hình thức của một sự vật khác. Vì ẩn dụ khơng phải là phần mở rộng về mặt ngữ nghĩa của một phạm trù này tách biệt với một phạm trù khác trong những phạm vi hoạt động khác nhau, mà nĩ là sự kết nối và quan hệ giữa hai phạm trù, tối thiểu cĩ một phần quan trọng cĩ liên quan. Chính phần quan trọng này là chiếc chìa khĩa giúp người tiếp nhận mở được mật mã “giấu kín” trong ẩn dụ. Ví dụ: Ai về cuốc đất trồng cau, Cho em vun ké dây trầu một bên. Mai sau trầu nọ lớn lên, Cau kia cĩ trái lập nên cửa nhà. (18 - Ca dao) Mật mã của câu ca dao này nằm ở biểu tượng trầu cau. Chúng ta chỉ hiểu được ý nghĩa bài ca dao khi ta hiểu sâu sắc về biểu tượng trầu cau. Ẩn dụ tu từ mang nhiều thơng tin bởi tính chất khĩ đốn trước và sự kết hợp lệch chuẩn đã kích thích quá trình tư duy, làm cho ta cĩ thể liên tưởng đến các tình huống, hồn cảnh khác nhau cĩ liên quan đến cuộc sống sinh hoạt riêng tư của con người. Để hiểu được ẩn dụ, chúng ta phải hiểu được truyền thống văn hĩa văn minh của dân tộc, phong tục tập quán, thĩi quen thẩm mỹ, các mối quan hệ trong cộng đồng… tức phải cĩ một kiến thức nền phong phú. Ẩn dụ tồn tại khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày từ trong suy nghĩ, hành động đến biểu hiện ra ngồi ngơn ngữ, từ văn chương đến cả lời ăn tiếng nĩi hàng ngày. Nĩ tạo ra cho người đọc một sự liên tưởng rộng lớn, nhiều chiều, làm cho đối tượng được nĩi tới sống dậy, hiện hình, tri giác được. Qua ẩn dụ, ta cĩ lối tư duy nhận thức mới về sự vật, hiên tượng, ta cĩ thể nhận thức được hai ý nghĩa từ vựng ngay cùng một lúc. Chương 2 KHẢO SÁT PHƯƠNG THỨC LIÊN TƯỞNG ẨN DỤ TRONG CA DAO TRỮ TÌNH, THƠ TÌNH XUÂN DIỆU VÀ XUÂN QUỲNH THƠ TÌNH 2.1. Khảo sát hiện tượng ẩn dụ trong Ca dao trữ tình 2.1.1. Khảo sát cách sử dụng từ ngữ để thực hiện thao tác liên tưởng ẩn dụ Những từ ngữ dùng để thực hiện thao tác liên tưởng ẩn dụ trong ca dao rất phong phú về từ loại, về cấu trúc (xem phụ lục, phần 2.1, trang 15) Về từ loại thì cĩ danh từ, động từ, tính từ. Danh từ là từ loại xuất hiện nhiều nhất, 77 danh từ. Các sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh con người, gắn bĩ mật thiết với con người đều đi vào ca dao. Mỗi sự vật, hiện tượng mang một tên gọi khác nhau và gĩp phần làm cho thế giới ẩn dụ của danh từ thêm phong phú. Động từ, tính từ xuất hiện ít hơn, cĩ 6 từ. Đặc biệt tính từ thường làm định ngữ cho danh từ tạo nên những ẩn dụ độc đáo: giếng sâu, dây dài, sơng sâu… Nhờ những định ngữ này, người đọc liên tưởng sâu sắc điều được ẩn sau cái biểu đạt. Từ đĩ, người bình dân thể hiện rõ quan điểm, thái độ, tình cảm của mình đối với cuộc sống. Hơn nữa, việc các từ loại tham gia vào thế giới ẩn dụ trong ca dao một mặt chứng tỏ sự chuyển nghĩa của từ tiếng Việt rất linh hoạt, mặt khác cũng cho thấy phạm vi hoạt động của từ đa dạng. Một từ cĩ thể tham gia vào nhiều kết hợp. Ví dụ riêng từ trầu hoặc cau cĩ khả năng đi vào phương thức ẩn dụ, nhưng lại cịn kết hợp với các tính từ vàng, xanh để thực hiện phương thức ấy. Về hình thức các từ ngữ tồn tại trong những kết hợp hai từ, ba từ, bốn từ - Kết hợp hai từ gồm [DT + DT], [DT + TT], [ĐT +DT]. Trong đĩ nhiều nhất vẫn là kết hợp [DT + DT]: 94 kết hợp, cịn [DT + TT]: 54, [ĐT +DT]: 23 - Kết hợp 3 từ gồm [DT + DT], [ĐT + DT], [DT + TT] và tiểu cú. Kết hợp [DT + DT] cĩ tần số xuất hiện nhiều hơn cả (32 kết hợp). Kết hợp [ĐT + DT] xuất hiện ít hơn (2 kết hợp) và cĩ 4 tiểu cú. - Kết hợp 4 từ gồm các kết hợp cĩ quan hệ đẳng lập, cĩ quan hệ chính phụ, quan hệ theo kiểu tách hoặc đan xen và cũng cĩ cả các tiểu cú. Số lượng các từ, kết hợp từ, các cấu trúc đã xuất hiện trong ca dao được thể hiện ở bảng sau: STT TỪ / KẾT HỢP TỪ SỐ LƯỢNG TỔNG CỘNG Danh từ 77 Động từ 4 1 1 từ Tính từ 2 83 Danh + Danh 94 Danh + Tính 54 2 2 từ Động + Danh 23 171 Danh + Danh 32 Danh + Tính 8 Động + Danh 2 3 3 từ Tiểu cú 4 46 Chính phụ 26 Đẳng lập 47 Tách / đan xen 25 4 4 từ Tiểu cú 4 102 2.1.2. Khảo sát hình ảnh làm cơ sở liên tưởng theo phương thức ẩn dụ 2.1.2.1. Một hình ảnh làm cơ sở cho một liên tưởng a. Một hình ảnh đơn biểu thị một liên tưởng Hình ảnh trái cau thường được dùng chung với trầu, nhưng trong trường hợp nĩ đứng riêng rẽ một mình lại được liên tưởng tới người phụ nữ với cảnh ngộ khơng thuận lợi: Cau già dao sắc lại non, Mẹ già khéo nĩi thì con đắt chồng. (74) Trong cuộc sống quanh ta tồn tại nhiều loại hoa. Mỗi loại mang một vẻ đẹp riêng và chúng đi vào ca dao cũng được dùng để biểu thị cho mỗi nét tính cách, phẩm chất khác nhau của con người, các số phận khác nhau, như sự thay đổi trạng thái của hoa. - Hoa thơm mất tuyết - người con gái tàn tạ, khơng cịn đẹp đẽ thanh tân: Chắc về đâu trong đục mà chờ, Hoa thơm mất tuyết biết nương nhờ vào đâu? (88) - Hoa nở - người con gái bước vào giai đoạn hơn nhân: Tiếc thay hoa nở làm chi, Hoa nở lỡ thì lại phải mùa đơng? Chồng lớn vợ bé đã xong, Chồng bé vợ lớn trong lịng đắng cay. (150) - Nguyệt hoa - tính lẳng lơ khơng đoan chính: Ở nhà cĩ mẹ cùng cha, Lẽ đâu tơi dám nguyệt hoa cùng người. (365) Hình ảnh trăng hoa cũng được người bình dân liên tưởng như thế: Ở đây gần cảnh nhà chùa, Lẽ đâu cĩ lẽ chuyện trị trăng hoa. (363) Ngồi ra các trạng thái lặn, tà, khuyết, lu, mờ của trăng đều biểu thị cho số phận hẩm hiu, khơng hạnh phúc: - Trăng lu vì bởi đám mây Đơi ta cách trở vì dây tơ hồng. (467) - Ngồi buồn quấy nước trơng trăng Nước trong trăng lặn buồn chăng hỡi buồn. (327) Ngược lại, trăng rằm sáng tỏ, đẹp, hấp dẫn gợi sự viên mãn đáng ước ao: Trăng rằm vừa tỏ vừa cao, Cho nên ai cũng ước ao trăng rằm. (467) - Trăng trịn cịn gợi về người con gái cĩ sức thu hút: Trăng lên khỏi núi trăng trịn, Em bao nhiêu tuổi mà giịn thế em. (466) Thuyền là cơng cụ gắn với những cuộc đời sơng nước. Hình ảnh thuyền trong ca dao với nhiều mối quan hệ (khách, lái); cĩ khi lại một mình. Trong những trường hợp ấy, hình ảnh thuyền thường gợi về thân phận người phụ nữ: Thuyền ai gác mái hững hờ Phải duyên thì ghé đây chờ đã lâu. (425) Cĩ khi thuyền cịn là chiếc cầu nối cho lứa đơi đi đến hơn nhân: Em đã thuận lấy anh chưa Để anh đốn gỗ rừng Nưa đĩng thuyền? Con thuyền mang đơi chữ nhân duyên Chồng chèo vợ chống thuyền quyên chẳng vời. (187) Nếu mỗi trạng thái của mỗi lồi hoa là những cơ sở để dân gian liên tưởng tới những phẩm chất của con người, đặc biệt là phụ nữ, thì các loại cây, trái với các đặc điểm của chúng cũng đi vào thế giới ẩn dụ ca dao. - Cây khơ được liên tưởng tới cha mẹ già: Cây khơ chưa dễ mọc chồi, Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta. (78) - Cành hồng được xem là cầu nối của sự trao duyên: Cơ kia đứng ở bên sơng, Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang. (134) Ngược lại, hình ảnh cành gai biểu hiện của sự phụ tình: Chẳng ai phụ bạc như chàng, Bẻ cành gai bạc lấp đàng lối đi. (89) - Cam sành ngọt ngào được sánh với người cĩ phẩm chất cao quí, tốt đẹp: Chị chua chị mới ở đây, Ví dù chị ngọt chị đã tới cây cam sành. (98) - Chanh non gợi về người con gái chưa chồng: Anh về mắc võng nuơi con Đừng nên tơ tưởng trái chanh non cuối mùa. (40) - Trái hạnh được ví với người con gái đẹp, tiết hạnh: Dẫu sương dầm nắng dãi Cũng khơng mịn tiết xuân. Cịn người con trai thì: như con cú… Muốn kề trái hạnh chẳng đành bay xa11. (415) Người nơng dân cả đời chân lắm tay bùn, quần quật với đồng ruộng, nhưng vẫn nghèo. Bởi thế nên họ luơn mơ ước được đổi đời. Họ đã dùng hình ảnh cá hĩa rồng để biểu lộ khát khao ấy: Bao giờ cá chép hĩa rồng Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xưa? (49) Để liên tưởng tới lĩnh vực tình yêu, riêng tư dân gian đã dùng một loạt các hình ảnh đơn chỉ những vật dụng thường ngày như: chiếu, gương, nĩn… : - Tới đây ngồi tạm lá dừa, Chiếu trải mặc chiếu anh chưa dám ngồi. (451) - Chỉ ngủ sắc xanh đỏ tím vàng, Gặp đây em hỏi thực chàng mấy câu. Nĩn này cĩ mấy đường khâu Dọc ngang mấy thước trước sau mấy lần? Anh mà giải được ân cần, Thì em trao nĩn đưa chân tận nhà. (97) Nhang là vật thể dùng trong cúng vái, sự thay đổi trạng thái của nhang cũng được người bình dân liên tưởng tới sự cơ đơn, quạnh quẽ của con người: Anh sầu cịn chỗ thở than Em sầu khĩc thể nhang tàn đêm khuya. (38) Gà là con vật gần gũi với người nơng dân. Tiếng gà gáy lúc bình minh gắn liền với cơng việc một ngày mới của họ. Cho nên họ xem gà như người, cũng trách cứ nĩ, vì nĩ gáy là báo đêm đã tàn, trở ngại cho giờ phút tình tự: Trách gà vội gáy tàn canh Khơng lâu tí nữa cho tình thở than. (484) Thư là vật dùng để ghi những dịng tâm tư, tình cảm chân thật để trao nhau. Vì vậy tác giả ca dao xem thư là cầu nối những con tim đang yêu: Ra về đường chẽ chia tư, Đạo chồng nghĩa vợ ai cĩ trao thư đừng cầm. (376) Khơng phải ai cũng dễ đạt nguyện ước trong tình yêu. Nhiều người cố cơng theo đuổi ý trung nhân, nhưng nhọc lịng vơ ích, thất bại vẫn hồn thất bại. Dân gian đã phát hiện tình cảnh ấy chẳng khác nào hình ảnh dã tràng xe cát: Cơng anh lên xuống ra vào, Cơng dã tràng xe cát, sĩng ba đào lượn đi. (138) Người bình dân cịn thơng minh hơn khi ví những người luơn thua thiệt nhiều trong cuộc sống cho dù cĩ cố xoay xở như người chơi cờ bí nước: Đánh cờ nước bí khơng toan, Dù anh khéo liệu trăm bàn cũng thua. (153) b. Một hình ảnh đơi biểu thị một liên tưởng Trong ca dao cĩ những hình ảnh đi liền nhau tạo nên sự liên tưởng khác với khi chúng đứng riêng rẽ. Thí dụ sơng sâu - ngịi cạn; đường gần - đường xa xuất hiện trong câu ca dao sau đây được người bình dân liên tưởng đến sự thay đổi tình cảm của con người: Xưa kia mình nĩi với ta, Sơng sâu nên cạn, đường xa nên gần. Giờ mình ăn ở lần khân Ngịi cạn nên thẳm, đường gần nên xa. (516) Trúc - mai hoặc cúc - mai đều đẹp và quí, thường được trồng cạnh nhau. Do vậy, hình ảnh của chúng dễ gợi tới tình cảm quyến luyến của lứa đơi đang yêu: Trúc với mai, mai về trúc nhớ Trúc trở về, mai nhớ trúc khơng. (487) Tương tự, sen chỉ sống trong đầm, hồ. Sự gắn bĩ ấy làm người bình dân liên tưởng tới tình yêu lứa đơi, tới những người yêu nhau tìm đến nhau: Bấy lâu cịn lạ chưa quen, Hỏi hồ đã cĩ hoa sen chưa hồ? - Hồ cịn leo lẻo nước trong, Bấy lâu chỉ dốc một lịng đợi sen. (56) Trăng trong mối quan hệ với giĩ, cuội cũng biểu thị cho sự gắn bĩ lứa đơi: Một trăng được mấy cuội ngồi, Một thuyền chở được mấy người tình chung. (304) Cũng là hoa, nhưng hoa ngâu - hoa mẫu đơn, sen - bèo đi cạnh nhau biểu thị sự khác biệt nhau về tính cách, phẩm chất giữa hai loại người: Xin ai chớ phụ hoa ngâu Tham nơi quyền quí đi cầu mẫu đơn. (513) Thuyền - biển luơn đi liền nhau. Nhưng trong trí tưởng tượng độc đáo của dân gian, biển cĩ lúc cũng cạn khơ, làm thuyền xa biển. Lúc này thuyền - biển được liên tưởng tới tình cảnh lứa đơi xa cách: Ai làm cho biển cạn khơ, Cho thuyền sang khơng đặng, Hán Hồ xa nhau? (11) Ngồi ra, thuyền cịn xuất hiện sĩng đơi với một số hình ảnh khác nữa, mà mỗi cặp hình ảnh khác nhau đĩ lại là những liên tưởng khơng như nhau. - Thuyền - khách, thuyền - lái biểu trưng cho sự kết hợp lứa đơi: - Thuyền ai đứng chực bên sơng, Cĩ lịng đợi khách hay khơng hỡi thuyền? Để ta kết nghĩa làm quen. (425) - Thuyền sao chẳng bẻ lái cho, Thuyền cịn lơ lửng để chờ đợi ai. (430) - Thuyền thúng - thuyền ván gợi về những người khác nhau ở phẩm chất: Anh chê thuyền thúng chẳng đi, Anh đi thuyền ván cĩ khi gập ghềnh, Ba chìm bảy nổi lênh đênh… (22) - Thuyền rồng - thuyền chài gợi về sự đối lập giàu sang - nghèo hèn: Một ngày tựa mạn thuyền rồng, Cịn hơn muơn kiếp ở trong thuyền chài. (302) Mương và chum đều là những vật chứa nước. Cho nên với con mắt của các tác giả ca dao hình ảnh sĩng đơi nước - mương; nước - chum gợi tới sự kết hợp lứa đơi: - Nĩi thương mà chẳng thấy thương, Nước thì muốn chảy mà mương khơng đào. Đào thì em cũng muốn đào Biết rằng nước cĩ chảy vào mương khơng? (351) Hình ảnh sĩng đơi của nước và bèo cũng gợi về mối lương duyên: Khoan khoan xin đĩ buơng chèo, Đợi đây theo với nước bèo hiệp nhau. (195) Một điều đáng lưu ý là trong những cặp hình ảnh sĩng đơi này thì hình ảnh nước bao giờ cũng được ví với người con trai, ví dụ: - Ước gì em hĩa thành chum, Anh hĩa ra nước ta đùm lấy nhau. (495) - Ước gì em hố ra bèo Anh hĩa ra nước đĩi nghèo cĩ nhau. (495) Cĩ lẽ do nước thường lưu chảy, phù hợp với đặc điểm hay đi đây đĩ của nam giới, nhất là theo quan niệm thời xưa. Cịn những vật như mương, chum, mang tính chất ổn định hơn; cịn bèo thì mỏng manh, yếu ớt, phù hợp với đặc điểm của nữ giới, nhất là vào thời xưa. Vàng cũng là chất liệu tạo ra sự liên tưởng phong phú. - Hình ảnh vàng - thau biểu trưng tính cách trái ngược nhau của con người, tốt - xấu phân biệt rõ ràng: Trách cha trách mẹ nhà chàng Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau. Thực vàng chẳng phải thau đâu, Đừng đem thử lửa mà đau lịng vàng. (453) - Vàng sánh đơi với bạc biểu thị lứa đơi xứng hợp đẹp đẽ: Ước gì anh hĩa ra vàng Em hĩa ra bạc đơi đàng tốt tươi. (493) - Vàng - ngọc biểu thị nghĩa tình thủy chung son sắt: Trĩt đà ngọc ước vàng thề, Dẫu rằng cách trở sơn khê cũng liều. (427) Chim đậu - chim bay cũng được dùng để liên tưởng về người bị chinh phục và người chưa chinh phục được: Bây giờ được thở được than, Bắt con chim đậu bỏ đàn chim bay12. (216) Trong ca dao ta cịn bắt gặp nhiều hình ảnh đơi khác nữa dùng để biểu thị một liên tưởng: lá ngọc - cành vàng, cá bể - chim rừng, cá - người câu, gối - chăn, chăn - chiếu, giường - chiếu, gương - thủy, gương - lược, cam - quýt, cầu tre - cầu Thượng Gia, nĩn hoa - nĩn cời, bướm - hoa, đũa ngọc - mâm vàng, đũa ngà - bát ngọc, bát đàn - bát sứ, giĩ - mưa, nắng - mưa, tằm - dâu, tằm - người giữ tằm, tằm - tơ, nhà ngĩi - nhà tranh, đình - người giữ đình, cị - người nuơi cị, ruộng người - ruộng nhà, thác - ghềnh, bèo - nước, quế - hương, khĩa - chìa, chợ đơng - chợ tan, sao hơm - sao mai, giếng - dây, đào - người trồng đào, sĩng - gành, củi - trầm, gan vàng - dạ vàng, chuơm tốt - chuơm xấu, nhung - trầm, tiên - cú, tranh - bút, suối - đèo… Đối với người bình dân, hạnh phúc lứa đơi là hệ trọng, nên họ rất trân trọng tình cảm thủy chung son sắt. Vì vậy họ mượn hình ảnh lá ngọc - cành vàng xa nhau để nĩi lên nỗi đau khổ của những người yêu nhau nhưng phải chia lìa : Em toan tát bể cấy cần, Em toan đánh trúc trồng sân nhà chàng. Vì đâu duyên phận lỡ làng, Để cho lá ngọc cành vàng xa nhau. (203) Khi gặp phải người khơng chung thủy thì dân gian ví họ là cá bể chim rừng : Từ ngày gặp gỡ giữa đường, Những lời bạn nĩi nhớ thương vơ chừng. Tưởng là thành cơm thành cháo tơi bỏ bụng mừng Hay đâu cá bể chim rừng vội bay! (491) Họ cũng khổ đau khơng kém khi yêu mà khơng được gần nhau, xa nhau mà khơng hi vọng ngày hội ngộ: Anh mong gửi cá cho chim, Chim bay ngàn dặm, cá chìm bể Đơng. (30) Hoặc khi bị phụ tình, bị đối xử bạc bẽo, bị thay lịng đổi dạ thì họ ví cuộc tình của mình như khĩa bị bẻ chìa, rương bị rớt khĩa: Ngày nào em nĩi em thương Như trầm mà để trong rương chắc rồi Bây giờ khĩa rớt chìa rơi Rương long nắp lở bay hơi mùi trầm (321) Chế độ đa thê gây nhiều sĩng giĩ trong gia đình. Tình cảnh ấy được dân gian thể hiện sinh động, sâu sắc qua các hình ảnh quen thuộc, nhưng ít ai để ý đến: Một bồn hai kiểng cịn xanh, Một chàng hai thiếp phải xanh nhiều bề. (295) Cĩ khi nhiều chàng trai buồn bã, tiếc nuối cho cơng sức vun vén, nuơi dưỡng tình yêu từ lúc ý trung nhân cịn bé, đến khi trưởng thành thì lại bị phụ cơng: Cơng anh ngồi giữ buồng tằm, Đến khi tằm chín anh nằm buồng khơng. (138) Rõ ràng các hình ảnh sĩng đơi này làm cơ sở liên tưởng đến nhiều cung bậc của tình yêu: hạnh phúc, chia ly, sướng vui, đau khổ. 2.1.2.2. Một hình ảnh làm cơ sở cho hai liên tưởng a. Một hình ảnh đơn biểu thị hai liên tưởng Sự muơn màu muơn vẻ của hoa mang đến cho chúng ta những cảm giác khác nhau về cái đẹp. Chính điều đĩ cũng gĩp phần tạo sự phong phú đa dạng trong vườn ẩn dụ của ca dao . Hoa nhài với hương thơm thoang thoảng, lâu phai, khĩ ai nhận thấy được liên tưởng tới người con gái với vẻ đẹp kín đáo, lâu bền: Trách chàng chẳng dám trách ai Trách chàng chê nụ hoa nhài khơng thơm. (452) Đĩ cịn là một tình yêu đằm thắm, khơng vội vã: Đơi ta lấm tấm hoa nhài, Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời? (176) Hương thơm của các lồi hoa, nĩi chung, là cơ sở để so sánh với những người cĩ phẩm chất thanh cao, trong sáng: Hoa thơm thơm lạ thơm lùng! Thơm cây, thơm rễ, người trồng cũng thơm. (234) đặc biệt là đối với người con gái: Hoa thơm xuống đất cũng thơm, Em giịn, rách áo, đĩi cơm cũng giịn. (234) Người con gái đẹp cịn được sánh với trăng thanh: Trăng thanh trăng rọi thềm đình, Em xinh em đứng một mình cũng xinh. (468) Trăng thanh cịn là khoảng thời gian tình tứ trong lao động của lứa đơi: Đêm hè giĩ mát trăng thanh Em ngồi canh cửi cịn anh vá chài. (159) Cùng chiều liên tưởng đến người con gái đẹp cao quí nĩi riêng và những người cĩ phẩm chất tốt nĩi chung, trong ca dao cịn cĩ hình ảnh ngọc: Ngọc lành đã đến tay ta, Vì ta vụng liệu ngọc qua tay người. (327) Cây đa xuất hiện trong ca dao, dưới gĩc nhìn của người dân lao động vừa là nhân chứng cho tình yêu, thước đo mức độ của tình cảm: Cây đa lá rụng đầy đình, Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu. (78) vừa là biểu hiện cho sự thủy chung: Con đị với gốc cây đa, Cây đa muơn thuở chẳng xa con đị. (129) Tình cảm, tình yêu là đề tài muơn thuở, là cảm giác bất tận của thi ca. Với bất kì sự vật, hiện tượng nào dân gian cũng cĩ thể tìm ra được nét tương đồng với lĩnh vực ấy. Thật vậy, mỗi khi nĩi đến chỉ, tơ hồng là ta nghĩ ngay đến chuyện tình yêu, hơn nhân: Ai đi đợi với tơi cùng, Tơi cịn gỡ mối tơ hồng chưa xe. Cĩ nghe nín lặng mà nghe, Những lời anh nĩi như xe vào lịng. (8) Ngồi ra chúng cịn biểu hiện cho tâm trạng rối bời của người đang yêu: Chỉ tơ rối rắm trong guồng, Rối thì gỡ rối em buồn việc chi. (97) Một chiếc khăn nhỏ bé, hữu hình, cĩ thể chứa đựng cả những cái vơ hình như tình như nghĩa, nhằm bộc lộ tình yêu của nhân vật trữ tình: Em về anh mượn khăn tay, Gĩi câu tình nghĩa lâu ngày sợ quên. (204) Tâm trạng nhớ thương, đau khổ của kẻ đi người ở cũng được thể hiện qua hình ảnh chiếc khăn: Ra về khơng lẽ về luơn, Để khăn xéo lại lệ tuơn em chùi. (377) Một số hiện tượng tự nhiên như giĩ, xuân cùng lúc tạo ra được hai chiều liên tưởng khác nhau, nâng thế giới ẩn dụ lên một tầm cao hơn: - Giĩ nhắc đến tình yêu của người con trai: Giĩ vào ve vuốt má đào, Má đào quyến giĩ lối nào giĩ ra. (322) - Giĩ cịn biểu trưng cho sự hiểm nguy, thử thách: Em yêu bác mẹ cũng yêu, Giĩ đổ trăm chiều em uốn cũng ngay13 (207) - Xuân biểu trưng cho tình yêu: Chưa chi anh đã vội về Hay là xuân giục vội về với xuân. (119) - Xuân biểu trưng cho tuổi trẻ: Thương thay xuân chẳng đợi chờ, Tiếc thay xuân những hững hờ với xuân. (117) b. Một hình ảnh đơi biểu thị hai liên tưởng Thuyền và bến cĩ mối quan hệ khắng khít với nhau. Bến là nơi thuyền, đị, ghe đổ lại sau thời gian lênh đênh trên sĩng nước, là nơi cĩ thể giúp tránh bão giơng. Thuyền, đị, ghe là phương tiện giao thơng trên sĩng nước, nay đây mai đĩ, nhưng luơn tìm về bến để nghỉ ngơi hay trú ẩn… Tác giả ca dao đã phát hiện được mối quan hệ này và lấy hình ảnh sĩng đơi thuyền - bến làm cơ sở liên tưởng đến lịng khao khát gắn bĩ của lứa đơi: Anh mong cho cả giĩ đơng, Cho thuyền tới bến, anh trơng thấy nàng. (30) Nhưng cĩ lúc thuyền xa bến; chỉ cách một dịng sơng, mà em và chàng phải xa nhau. Lúc này thuyền - bến lại biểu trưng sự xa cách của lứa đơi: Chỉ vì cách một dịng sơng, Cho thuyền xa bến em khơng thấy chàng. (97) Đá thì rắn, khĩ lịng nghiền nát, nhưng nĩ cũng bị bào mịn dần dưới tác động của thiên nhiên qua năm tháng. Cịn vàng là kim loại quí, khĩ phai màu. Nhưng nĩ cũng khơng chịu nổi tác động của thời gian. Phát hiện đặc điểm này của vàng và đá, dân gian liền đối sánh chúng với lời thề nguyền khi yêu nhau. Song độ bền vững của lời thề nguyền được đặt ở thế cao hơn: Trăm năm đá nát vàng phai, Lời nguyền với bạn nhớ hồi khơng quên. (462) Mặt khác, vàng nguyên thủy, khi chưa được khai thác, thường ở lẫn với đá. Đặc điểm này cũng được khai thác để liên tưởng tới sự tác hợp trong hơn nhân: Gặp đây anh hỏi thực nàng, Cịn khơng hay đã đá vàng cùng ai? Cịn khơng để chúng anh chờ Hay là đã cĩ nơi nhờ thì thơi? (210) Cịn với hai hình ảnh rồng - mây ta cĩ hai cách hiểu khác nhau khi tiếp xúc với ca dao trữ tình. Trong trí tưởng tượng của người dân Việt Nam, rồng là con vật biết bay. Nĩ luơn luơn gần gũi với mây. Phải chăng nhờ vào sự gần nhau của hai sự vật này mà người lao động đã liên tưởng tới lứa đơi khi yêu: Mấy khi rồng gặp mây đây, Để rồng than thở với mây vài lời. (279) Nhưng ở đời khơng cĩ cái gì là nhất thành bất biến. Rồng và mây cũng thế. Rồng cũng cĩ lúc xa mây. Do đĩ hình ảnh rồng - mây cịn gợi sự chia cắt: Tưởng rằng rồng ấp lấy mây, Ai ngờ rồng ấp lấy cây bạch đàn. (254) 2.1.2.3. Một hình ảnh làm cơ sở cho nhiều liên tưởng a. Một hình ảnh đơn biểu thị nhiều liên tưởng Ai cũng biết miếng trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu nên dâu nhà người. Quả văn hĩa trầu cau đã ăn sâu vào huyết mạch của người Việt Nam xưa. Chắc chắn vì thế mà ca dao đã nhiều lần nhắc đến trầu cau. Nhưng mỗi lần được lặp lại những hình ảnh này lại gợi về sự liên tưởng mới, đa dạng, sinh động, khơng rơi vào sự sáo mịn, nhàm chán, vẫn đem đến cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc, mới lạ. Ở đây ta muốn nhấn mạnh đến riêng hình ảnh của trầu trong ca dao. Miếng trầu trong ca dao hàm chứa sự trao duyên của người con trai: Thưa rằng tơi đi hái dâu, Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn. Thưa rằng bác mẹ tơi răn: Làm thân con gái chớ ăn trầu người. (388) Miếng trầu cịn biểu hiện cho nghĩa tình sâu nặng giữa người với người: Miếng trầu ăn một trả mười, Ăn sao cho được một người như em. Miếng trầu ăn nặng bằng chì, Ăn rồi em biết lấy gì đền ơn? (285) Ở ví dụ sau, miếng trầu chuyển sang một nét nghĩa mới, khơng cịn chỉ tình cảm, tình yêu mà đã được nhân lên thành hơn nhân: Ví chưng mẹ trĩt nhận trầu, Bắt con ngậm miệng cúi đầu vâng theo14. (284) Hình ảnh sơng trong ca dao cũng gợi nhiều liên tưởng thú vị về nhân sinh quan của người bình dân. Sơng khĩ cĩ thể cạn. Nhưng trong ca dao vẫn tồn tại những hình ảnh như thế. Phải chăng đĩ là cách nĩi tế nhị, kín đáo mà người con gái muốn bày tỏ tình cảm của mình: làm sao rút ngắn khoảng cách của tình yêu: Muốn cho sơng cạn đất liền, Để anh đi lại khỏi tiền đị giang. (310) Trong giao tiếp người ta chỉ dễ biết người, biết mặt chứ khĩ biết tâm tính. Để biểu đạt điều đĩ, ca dao dùng hình ảnh sơng sâu: Sơng sâu cịn thể bắc cầu, Lịng người nham hiểm biết đâu mà dị? (392) Hành động sang sơng mà dân gian đề cập đến trong câu ca dao sau thực ra cĩ ngụ ý đến việc lập gia đình - một bước ngoặc của cuộc đời con gái: Người ta sang sơng Em cũng xách nĩn sang sơng Người ta sang sơng tiếng vợ tiếng chồng Em sang sơng thì xách nĩn về khơng, Trước thẹn thùng với bạn, sau luống cơng ơng lái đị. (332) Đặc điểm luơn đầy của sơng cịn là cơ sở để người bình dân so sánh với lịng thủy chung trong tình yêu: Hịn đá Cánh Hàn xếp đổ lị vơi, Cạn lịng con sơng Cái thì tơi mới quên nghĩa chàng. (480) Hình ảnh của sơng cịn gợi về sự thách thức của những trở ngại trong tình yêu: Nguồn ân bể ái hẹn hị, Mấy sơng cũng lội, mấy đị cũng đi. (329) và cịn gợi về những nơi khơng nên gửi thân, gửi phận của người con gái: Em ơi, anh bảo em này, Sơng sâu chớ lội, đị đầy chớ đi. (199) Trăng là một thiên thể với nhiều đặc điểm. Với dân gian, mỗi đặc điểm của thiên thể này cĩ thể liên tưởng tới một điều gì đĩ cĩ liên quan đến con người. Trăng rằm rất trịn và sáng gợi lên vẻ đẹp của con gái vào độ tuổi biết yêu: Lạ lùng anh mới hỏi thăm, Trăng kia đã đến hơm rằm hay chưa? Trăng đang mười bốn chưa rằm, Lá dâu non cịn đợi con tằm mới hăng. (260) Với trường liên tưởng trên, trăng trịn cịn được sánh với lịng chung thủy: Trăng trịn chỉ cĩ đêm rằm Tình ta tháng tháng năm năm vẫn trịn. (468) Trạng thái thay đổi của trăng, lúc trịn, lúc khuyết được liên tưởng đến qui luật phát triển của một đời người: Trăng khuyết rồi trăng lại trịn, Mụ gia kén rễ con cịn gĩa lâu. (466) Trăng cịn là nhân chứng cho tình yêu : Mình về sao được mà về, Mặt trăng cịn đĩ, lời thề cịn đây. (294) Trăng cịn biểu trưng cho tính nguyên vẹn của vật thể, cũng là sự trọn vẹn của tình yêu: Vầng trăng ai xẻ làm đơi, Đường trần ai vẽ ngược xuơi hỡi chàng? (502) Núi, sơng hiểm trở được dân gian liên tưởng đến nhiều điều trong cuộc sống muơn màu muơn vẻ: - Khĩ khăn, thử thách trong tình yêu Lên non thiếp cũng lên non, Tay vui chân trèo, hái trái nuơi nhau. (270) - Gia đình: Cĩ con phải khổ vì con, Cĩ chồng phải gánh giang sơn nhà chồng. (123) - Khơng gian cách trở làm cho đơi lứa khĩ gần được nhau: Khuất núi trơng chẳng thấy bờ, Tình nhân đứng đấy bao giờ tình nhân? (258) Trời với đặc điểm bao la, xa vời vợi so với tầm quan sát của con người được dân gian liên tưởng tới những ý niệm về sự lớn lao, vơ tận, đơi khi cĩ cả quyền lực tối cao như là định mệnh. Cĩ thể thấy tính biểu trưng của hình ảnh trời như sau: - Biểu trưng định mệnh: Em thương chi tài sắc của người Ơng trời kia đã định, em thương người em phải thương. (188) - Biểu trưng cho điều tốt lành, hạnh phúc: Trời cho cày cấy đầy đồng, Xứ nào xứ nấy trong lịng vui ghê15. (483) - Biểu trưng cho tình cảnh bị cách ngăn: Trời cao chi lắm hỡi trời, Cho thiếp chẳng được tới nơi cùng chàng. (482) - Biểu trưng cho qui luật vận hành của vũ trụ: Tối trời trời lại sáng ra, Đi đâu mà vội cho già mất thân. (450) Chim là động vật thích bay nhảy. Dựa vào đặc tính này tác giả ca dao liên tưởng tới những điều sau: - Khát vọng tự do trong tình yêu: Chim bay mỏi cánh chim ngơi, Đố ai bắt được chim trời mới ngoan. (103) - Người con gái đến tuổi dậy thì: Chim non tập nhảy tập bay Ở nhà ấp mẹ biết ngày nào khơn. (106) - Người con gái bước vào tuổi yêu, muốn tìm hiểu để khẳng định quan điểm đúng đắn của mình trong tình yêu: Chim khơn lựa nhánh, lựa cành, Gái khơn lựa chốn trai lành gửi thân. (105) - Người con gái khao khát tình yêu: Chim xanh ăn trái xồi xanh, Ăn no tắm mát đậu cành cây đa. Cực lịng em phải nĩi ra Chờ trăng trăng xế, chờ hoa hoa tàn. (107) - Người con gái đã cĩ chồng: Chim quyên ăn trái nhãn lồng, Thia lia quen chậu, vợ chồng quen hơi. (106) Chiếc cầu là vật bắc qua sơng. Với dân gian, nĩ gợi về sự kết nối tình cảm: Mình về đường ấy thì xa, Để anh bắc cầu sơng cái về qua Ninh Bình. ……………………………………… Em về, em chớ quên anh! (290) Trong ca dao, nhiều chiếc cầu tưởng tượng được làm bằng những chất liệu đặc biệt cĩ khả năng biểu trưng cho khát vọng hịa hợp trong tình yêu: Gần nhà mà chẳng sang chơi Để anh hái ngọn mồng tơi bắc cầu. (218) Cầu cịn gợi về những khĩ khăn, trắc trở phải vượt để đến với tình yêu: Thương em chẳng quản xa gần, Cầu khơng tay vịn cũng lần tới nơi. (437) Khơng những thế, hình ảnh chiếc cầu cịn gợi về một khơng gian gieo mầm cho tình yêu nảy nở, bởi đĩ là nơi ghi nhiều kỷ niệm của một thời yêu đương: Nhớ khi gánh nặng anh chờ Qua cầu anh đợi bây giờ em quên. (348) b. Một hình ảnh đơi biểu thị nhiều liên tưởng Ở trên chúng ta đề cặp đến hình ảnh của riêng trầu. Ở phần này chúng ta sẽ xem xét đến hình ảnh sánh đơi của trầu - cau. Trầu cĩ lá mềm, xanh mướt, mang vẻ yếu ớt, mềm mại, gần gũi với dáng vẻ con gái. Cau thân cứng, chắc, thẳng gần gũi với dáng vẻ nam nhi. Trầu thường sống nhờ vào thân cau. Trầu và cau lại cũng đi đơi với nhau trong tục ăn trầu của người Việt. Trầu, cau cịn được dùng trong sính lễ cưới xin. Vì thế, với con mắt dân gian, trầu cau biểu trưng cho tình yêu, hơn nhân và hạnh phúc. Cụ thể: - Màu sắc rực rỡ, tươi tắn của trầu, cau gợi hình ảnh xứng đơi vừa lứa: Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng Trầu vàng nhá lẫn cau xanh Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời. (169) - Hình ảnh trầu leo bám cây cau gợi về sự kết hợp lứa đơi: Ai về cuốc đất trồng cau Cho em vun ké dây trầu một bên? Chừng nào trầu nọ bén lên Cau kia cĩ trái lập nên cửa nhà. (18) - Khi trầu cau bị tách xa lại gợi về tình cảnh bị chia lìa của lứa đơi: Chạnh thương chạnh nhớ chạnh sầu Vì ai nên nổi cho trầu xa cau? (87) - Hình ảnh trầu đơn độc thiếu vắng cau lại biểu trưng cho cảnh lẻ bạn: Cĩ trầu mà chẳng cĩ cau Làm sao cho đỏ mơi nhau thì làm. (125) Chim thì bay trên trời, và sống ở cạn. Cá lại sống dưới nước. Điều khác nhau ấy giữa chúng cĩ thể gợi nhiều chiều về tâm tư sâu lắng của những người đang yêu, cụ thể: - Khát vọng tự do lựa chọn người yêu: Chim đồng nội, cá sơng sâu, Mạnh ai nấy bắt, cơ cầu làm chi. (104) - Về sự cách trở khơng gian giữa những người yêu nhau: Chim bay về rú về mon, Cá kia về vựa anh cịn đợi em. (103) - Về những trở ngại của hồn cảnh: Chim trên rừng con bay con nhảy Cá dưới nước con lội con trừng. Anh thương em cha mẹ bảo đừng, Ruột em nĩ đứt chín khúc mười từng anh ơi! (107) Mức độ sâu / cạn của giếng cũng được dân gian liên tưởng tới mức độ của tình yêu: Anh tưởng giếng sâu nối sợi dây dài, Hay đâu giếng cạn anh tiếc hồi sợi dây. (491) Giếng cịn biểu hiện cho nơi khơng cao sang Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. (412) Mức độ dài / ngắn của dây gàu cũng được tác giả ca dao khai thác làm biểu trưng cho mức độ tình yêu, khi hình ảnh dây sĩng đơi với hình ảnh giếng: Trách chàng chẳng trách ai đâu Bởi chưng dây ngắn, giếng sâu khơng vừa. (453) Tiểu kết Các hình ảnh làm cơ sở liên tưởng theo phương thức ẩn dụ trong ca dao rất phong phú và đa dạng (xem Phụ lục 3, phần 3.1; trang 27). Chúng bao gồm các hình ảnh của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Đĩ là: - Các hiện tượng tự nhiên bao gồm: sơng, trăng, nước, vàng, bạc, chì, đồng, trời, đất, biển, giĩ, xuân, nắng, mưa, thác, ghềnh… - Các đồ dùng cá nhân và dụng cụ sinh hoạt gia đình như chỉ, tơ hồng, áo, chăn, chiếu, gối, giường, gương, lược, khăn, nĩn… Hình ảnh thế giới thực vật tồn tại trong ca dao đa dạng, cĩ khi là của chủng loại: cây, hoa, trái; cĩ khi là của từng loại như: quế, trầm, củi, cỏ mây, tre, trầu, cau. Về hoa cĩ lài, sen, cúc, mai, về trái cĩ: mận, đào, chanh, khế, bầu, bí, cam sành. Các con vật như chim, cá, phượng hồng, ong, bướm, tằm, cị, nhạn, gà, cĩc, nghé, dã tràng, nhái, cá bống cũng cĩ mặt trong thế giới ẩn dụ của ca dao. Trong số những hình ảnh nêu trên rất ít hình ảnh biểu thị một liên tưởng, hầu hết là hai, ba liên tưởng trở lên. Điều đĩ cĩ nghĩa là trong ca dao một hình ảnh cĩ thể được sử dụng nhiều lần, nhưng đầy sáng tạo, mỗi lần lại gợi một ý nghĩa khác, kích thích vào sự cảm nhận phong phú nơi người đọc. Từ một hiện tượng tự nhiên là “sơng”, nhưng khi đi vào ca dao thì hình ảnh sơng được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau16. Khi thì hình ảnh sơng cả đị đầy biểu trưng cho cảnh chung mẹ chung thầy với em (310); khi thì hình ảnh sơng sâu tương phản với sào vắn (462) để liên tưởng tới sự đối lập về mức độ yêu đương của lứa đơi; khi thì chuyện đi lấy chồng lại được gĩi vào hình ảnh sang sơng của con chim sáo (8); rồi hình ảnh sơng cạn đá mịn được lấy làm nhân chứng cho chuyện thề bồi (375). Mạnh mẽ nhất là hình ảnh vượt biển vượt sơng được người con trai lấy làm biểu tượng cho lịng quyết tâm đi tìm một nửa của đời mình (180)… Rõ ràng trong quá trình sử dụng hình ảnh để thực hiện liên tưởng ẩn dụ, trong mắt dân gian thực thể sơng đã biến hĩa khơn lường. Sự sáng tạo tài tình này quả là đã bắt rễ từ thực tế cuộc sống sơng nước của người dân Việt. Một khi cả đời đã gắn bĩ bằng cả tâm huyết, trí lực của mình với cuộc sống thực tế, tác giả dân gian đã tạo nên những vần ca dao tuyệt vời với nhiều sắc thái ý nghĩa tinh tế khác nhau, thấm đậm cảm xúc nhiều chiều. 2.1.3. Trắc nghiệm - kết quả trắc nghiệm Chúng tơi đã tiến hành trắc nghiệm khách quan 88 em học sinh khối 10 tại trường phổ thơng trung học Tánh Linh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận về sự liên tưởng ẩn dụ trong tiếng Việt. Nội dung kiểm tra được rút ra từ một số kết quả của việc khảo sát các liên tưởng ẩn dụ trong Ca dao trữ tình. Những học sinh này phần lớn là quê ở Bình Thuận. Ngồi ra cĩ một số em đến từ những tỉnh khác, cụ thể: Bình Thuận: 42 em (47,7%), Quảng Ngãi: 19 (21,6%), Nghệ An: 5 (5,7%), Thanh Hĩa: 4 (4,6%), Quảng Bình: 4 (4,6%), Quảng Trị: 2 (2,3%), Bắc Giang: 2 (2,3%), Đà Nẵng: 1 (1,4%), Đồng Nai: 1 (1,4%), Phú Thọ: 1 (1,4%), Quảng Nam: 1 (1,4%), Thái Nguyên: 1 (1,4%), Hà Tĩnh: 1 (1,4%). Việc tổng hợp ý kiến về sự liên tưởng của các em được người viết trình bày trong bảng phụ lục 3, phần 3.1 trang 96. 2.1.4. Đặc điểm của tính biểu trưng trong Ca dao trữ tình thơng qua phương thức liên tưởng ẩn dụ Ca dao là tiếng nĩi tâm tình của người lao động. Sau những lúc lao động mệt nhọc họ trao gởi tâm tư, tình cảm cho nhau qua những câu hị, lời đối đáp mộc mạc, nhưng rất tinh tế, ý nhị bởi họ đã vận dụng ẩn dụ một cách thơng minh. Cơ sở để họ thực hiện được những liên tưởng bất ngờ ấy là khung cảnh thiên nhiên đa dạng mà gần gũi với thế giới nội tâm phong phú, đa chiều của họ. Họ rất thơng minh khi phát hiện ra được những mối liên hệ đồng dạng, đồng chiều giữa hình ảnh sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan với những rung cảm sâu thẳm trong nỗi lịng của họ, với những rung cảm tinh tế của con tim họ. Cĩ thể nĩi ca dao trữ tình là mảnh đất tốt để khả năng thơng minh ấy của người lao động phát huy mạnh mẽ. Ở đĩ, họ đã nâng được những sự vật đơn sơ, những hiện tượng quen thuộc, như cá, chim, chiếc thuyền, con đị, hoa sen, hoa ngâu, vầng trăng, giĩ… thành biểu trưng của tình yêu, của tiếng lịng, của những khát vọng lớn lao về hạnh phúc trong yêu đương, trong hơn nhân. (1) Đứng đầu của những hình ảnh như vậy là trầu, cau. Hai hình ảnh này cĩ tần số xuất hiện cao nhất (101 lần). Phải chăng tục ăn trầu đã trở thành một nét văn hố của người Việt xưa, nên dân gian mới nĩi “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Trong giao tiếp bình thường đã vậy thì trong việc trao duyên “miếng trầu” càng khơng thể thiếu. Hơn nữa trầu phải đi liền với cau (tất nhiên cĩ cả vơi) thì “miếng trầu” mới thắm đỏ, nồng ấm. Phải chăng chính vì những đặc điểm này của trầu cau mà người bình dân đã nâng chúng lên thành hình ảnh biểu trưng của “việc trao duyên”, biểu trưng của lịng khát khao được sánh đơi. Thêm vào đĩ, trong sính lễ hỏi, cưới bao giờ cũng phải cĩ trầu - cau, vì “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Cho nên trầu - cau cịn là biểu trưng của “sự hợp hơn”. (2) Đất nước ta cĩ nhiều sơng lạch. Hơn ai hết người lao động rất quen với mơi trường sơng nước. Họ hiểu rõ đặc điểm của sơng cĩ nơi cạn nơi sâu, nơi lở, nơi bồi, hiểu tính nết của từng dịng chảy khi mạnh, khi yếu… Người lao động đã đưa hình ảnh sơng vào ca dao. Tần số xuất hiện của nĩ chỉ sau hình ảnh trầu - cau (95 lần). Các đặc điểm nĩi trên của sơng đều trở thành biểu trưng cho những giá trị tinh thần, tình cảm của con người như: tình yêu lứa đơi, tâm tính của người, việc lập gia đình, sự trường cửu khơng thay đổi, sự thách thức, nơi nguy hiểm, khơng gian cách trở, điều kiện thuận lợi / khơng thuận lợi, sự thay đổi tình cảm. Cùng với hình ảnh của dịng sơng là hình ảnh của những vật như thuyền, cầu. (3) Hình ảnh con thuyền đã chiếm một vị trí quan trọng trong tâm thức dân gian. Trong ca dao hình ảnh con thuyền xuất hiện 62 lần. Con thuyền là phương tiện đi lại, đánh bắt thủy hải sản, cịn là nơi cĩ thể trao đổi hàng hĩa, để bẻ súng, hái sen… Khơng biết bao nhiêu người đã gắn bĩ cả cuộc đời mình với chiếc thuyền bồng bềnh trên nước. Khơng biết cĩ bao nhiêu kỉ niệm vui buồn đã nảy sinh trên chiếc thuyền bập bềnh ấy. Phải chăng đời sống tình cảm con người chẳng khác gì các đặc điểm của chiếc thuyền xuơi ngược trên sĩng nước mênh mơng. Do vậy hình ảnh thuyền thường biểu trưng cho khơng gian tình yêu, cho người con trai. Các kiểu thuyền là hình ảnh của mỗi kiểu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH005.pdf
Tài liệu liên quan