Tài liệu Luận văn Tìm hiểu phân tích tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại công ty xây lắp và kinh doanh thiết bị vật tư xây dựng: Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tài
chính và các giải pháp nhằm tăng cường
năng lực tài chính tại Công ty Công ty
Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết
Bị”
1
LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh
nghiệp. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài
chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác
động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho
công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần
phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi
vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm
mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc
phục. Qua đó các nhà quản lý tài chính có thể xác định được nguyên nhân
gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như
tình hình hoạt...
88 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu phân tích tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại công ty xây lắp và kinh doanh thiết bị vật tư xây dựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tài
chính và các giải pháp nhằm tăng cường
năng lực tài chính tại Công ty Công ty
Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết
Bị”
1
LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh
nghiệp. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài
chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác
động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho
công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần
phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi
vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm
mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc
phục. Qua đó các nhà quản lý tài chính có thể xác định được nguyên nhân
gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như
tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới.
Xuất phát từ đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Xây Lắp và Kinh
Doanh Vật Tư Thiết Bị, em đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty thông qua phân tích tình hình tài chính Công
ty trong vài năm gần đây nhằm mục đích tự nâng cao hiểu biết của mình về
vấn đề tài chính doanh nghiệp nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Vì
vậy, em chọn đề tài “Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm tăng
cường năng lực tài chính tại Công ty Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh
Vật Tư Thiết Bị” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Chuyên đề của em được chia làm 3 chương:
CHƯƠNG I - Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính – Phương
pháp phân tích tài chính – tình hình tài chính và Hiệu quả tài chính
qua phân tích tài chính.
CHƯƠNG II - Thực trạng tình hình tài chính và hoạt động sản xuất
kinh doanh tại Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị.
2
CHƯƠNG III – Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa
năng lực tài chính của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết
Bị.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ GIÁO LÊ THỊ ANH
VÂN CÙNG TOÀN THỂ CÁC CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CÔNG
TY XÂY LẮP VÀ KINH DOANH VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐÃ GIÚP ĐỠ
EM THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NÀY !.
3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH – PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH – TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH QUA PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH.
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.
1. Khái niệm, đối tượng phân tích tài chính.
1.1. Khái niệm.
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương
pháp, công cụ theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các
thông tin kế toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp
nhằm đưa ra những đánh giá chính xác, đúng đắn về tình hình tài chính,
khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng
như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa các
quyết định xử lý phù hợp tuỳ theo mục tiêu theo đuổi.
1.2. Đối tượng của phân tích tài chính.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có
các hoạt động trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công
cụ tài chính và vật chất. Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải
tham gia vào các mối quan hệ tài chính đa dạng và phức tạp. Các quan hệ
tài chính đó có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau:
Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước.
Quan hệ này biểu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội
và thu nhập quốc dân giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp thông
qua các hình thức:
- Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách theo luật định.
4
- Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp (DNNN)
hoặc tham gia với tư cách người góp vốn (Trong các doanh nghiệp sở hữu
hỗn hợp).
Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài
chính và các tổ chức tài chính. Thể hiện cụ thể trong việc huy động các
nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn cho nhu cầu kinh doanh:
- Trên thị trường tiền tệ đề cập đến việc doanh nghiệp quan hệ với
các ngân hàng, vay các khoản ngắn hạn, trả lãi và gốc khi đến hạn.
- Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp huy động các nguồn vốn
dài hạn bằng cách phát hành các loại chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu)
cũng như việc trả các khoản lãi, hoặc doanh nghiệp gửi các khoản vốn nhàn
rỗi vào ngân hàng hay mua chứng khoán của các doanh nghiệp khác.
Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường
khác huy động các yếu tố đầu vào (Thị trường hàng hoá, dịch vụ lao
động...) và các quan hệ để thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra
(Với các đại lý, các cơ quan xuất nhập khẩu, thương mại...)
Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Đó
là các khía cạnh tài chính liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và chính
sách tài chính cuả doanh nghiệp như vấn đề cơ cấu tài chính, chính sách tái
đầu tư, chính sách lợi tức cổ phần, sử dụng ngân quỹ nội bộ doanh nghiệp.
Trong mối quan hệ quản lý hiện nay, hoạt động tài chính của các DNNN có
quan hệ chặt chẽ với hoạt động tài chính của cơ quan chủ quản là Tổng
Công Ty. Mối quan hệ đó được thể hiện trong các quy định về tài chính
như:
- Doanh nghiệp nhận và có trách nhiệm bảo toàn vốn của Nhà
nước do Tổng Công Ty giao.
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp một phần quỹ khấu hao cơ
bản và trích một phần lợi nhuận sau thuế vào quỹ tập trung của Tổng Công
5
Ty theo quy chế tài chính của Tổng Công Ty và với những điều kiện nhất
định.
- Doanh nghiệp cho Tổng Công Ty vay quỹ khấu hao cơ bản và
chịu sự điều hoà vốn trong Tổng Công Ty theo những điều kiện ghi trong
điều lệ của tổng Công ty.
Như vậy, đối tượng của phân tích tài chính, về thực chất là các mối
quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi
vốn dưới các hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
2. Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính.
Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng...Mỗi
đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan
với nhau.
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối
quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài
ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như tạo
công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi
phí... Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ
kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục
rút cục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, còn nếu doanh
nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũng buộc
phải ngừng hoạt động.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan
tâm của họ hướng chủ yếu vào khă năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy
họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi
thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng
thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâm
6
đến số lượng vốn chủ sở hữu vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường
hợp doanh nghiệp gặp rủi ro.
Đối các nhà đầu tư, họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của
Công ty, vòng quay vốn, khả năng phát triển của doanh nghiệp...Từ đó ảnh
hưởng tới các quyết định tiếp tục đầu tư và Công ty trong tương lai.
Bên cạnh những nhóm người trên, các cơ quan tài chính, cơ quan
thuế, nhà cung cấp, người lao động...cũng rất quan tâm đến bức tranh tài
chính của doanh nghiệp với những mục tiêu cơ bản giống như các chủ ngân
hàng, chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Tất cả những cá nhân, tổ chức quan tâm nói trên đều có thể tìm thấy
và thoả mãn nhu cầu về thông tin của mình thông qua hệ thống chỉ tiêu do
phân tích báo cáo tài chính cung cấp.
3. Tổ chức công tác phân tích tài chính.
Quá trình tổ chức công tác phân tích tài chính được tiến hành tuỳ
theo loại hình tổ chức kinh doanh ở các doanh nghiệp nhằm mục đích cung
cấp, đáp ứng nhu cầu thông tin cho quá trình lập kế hoạch, công tác kiểm
tra và ra quyết định. Công tác tổ chức phân tích phải làm sao thoả mãn cao
nhất cho nhu cầu thông tin của từng loại hình quản trị khác nhau.
- Công tác phân tích tài chính có thể nằm ở một bộ phận riêng biệt
đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và làm tham mưu cho
giám đốc. Theo hình thức này thì quá trình phân tích được thể hiện toàn bộ
nội dung của hoạt động kinh doanh. Kết quả phân tích sẽ cung cấp thông
tin thường xuyên cho lãnh đạo trong doanh nghiệp. Trên cơ sở này các
thông tin qua phân tích được truyền từ trên xuống dưới theo chức năng
quản lý và quá trình giám sát, kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh, chấn chỉnh
đối với từng bộ phận của doanh nghiệp theo cơ cấu từ ban giám đốc đến
các phòng ban.
7
- Công tác phân tích tài chính được thực hiện ở nhiều bộ phận riêng
biệt theo các chức năng của quản lý nhằm cung cấp thông tin và thoả mãn
thông tin cho các bộ phận của quản lý được phân quyền, cụ thể:
+ Đối với bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về
chi phí, bộ phận này sẽ tổ chức thực hiện thu nhập thông tin và tiến hành
phân tích tình hình biến động chi phí, giữa thực hiện so với định mức nhằm
phát hiện chênh lệch chi phí cả về hai mặt động lượng và giá để từ đó tìm
ra nguyên nhân và đề ra giải pháp.
+ Đối với bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về
doanh thu (Thường gọi là trung tâm kinh doanh), là bộ phận kinh doanh
riêng biệt theo địa điểm hoặc một số sản phẩm nhóm hàng riêng biệt, do đó
họ có quyền với bộ phạn cấp dưới là bộ phận chi phí. ứng với bộ phận này
thường là trưởng phòng kinh doanh, hoặc giám đốc kinh doanh tuỳ theo
doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ tiến hành thu nhập thông tin, tiến hành phân
tích báo cáo thu nhập, đánh giá mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận làm cơ sở để đánh giá hoàn vốn trong kinh doanh và phân tích báo
cáo nội bộ.
4. Các loại hình phân tích tài chính.
4.1. Căn cứ theo thời điểm kinh doanh.
Căn cứ theo thời điểm kinh doanh thì phân tích chia làm 3 hình thức:
- Phân tích trước khi kinh doanh.
- Phân tích trong kinh doanh.
- Phân tích sau khi kinh doanh.
a. Phân tích trước khi kinh doanh.
Phân tích trước khi kinh doanh còn gọi là phân tích tương lai, nhằm
dự báo, dự toán cho các mục tiêu trong tương lai.
b. Phân tích trong quá trình kinh doanh.
8
Phân tích trong quá trình kinh doanh còn gọi là phân tích hiện tại
(Hay tác nghiệp) là quá trình phân tích diễn ra cùng quá trình kinh doanh .
Hình thức này rất thích hợp cho chức năng kiểm tra thường xuyên nhằm
điều chỉnh, chấn chỉnh những sai lệch lớn giữa kết quả thực hiện với mục
tiêu đề ra.
c. Phân tích sau kinh doanh.
Là phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh (Hay phân tích
quá khứ). Quá trình này nhằm định kỳ đánh giá kết quả giữa thực hiện so
với kế hoạch hoặc định mức đề ra. Từ kết quả phân tích cho ta nhận rõ tình
hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu đề ra và làm căn cứ để xây dựng
kế hoạch tiếp theo.
4.2. Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo.
Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo, phân tích được chia làm phân tích
thường xuyên và phân tích định kỳ.
a. Phân tích thường xuyên.
Phân tích thường xuyên được đặt ra ngay trong quá trình kinh doanh.
Kết quả phân tích giúp phát hiện ngay ra sai lệch, giúp doanh nghiệp đưa ra
được các diều chỉnh kịp thời và thường xuyên trong quá trình hoạt động
kinh doanh. Tuy nhiên biện pháp này thường công phu và tốn kém.
b. Phân tích định kỳ.
Được đặt ra sau mỗi chu kỳ kinh doanh khi cáo báo cáo đã đựoc
thành lập. Phân tích định kỳ là phân tích sau quá trình kinh doanh, vì vậy
kết quả phân tích nhằm đánh giá tình hình thực hiện, kết quả hoạt động
kinh doanh của từng kỳ và là cơ sở cho xây dựng kế hoạch kinh doanh kỳ
sau.
4.3. Căn cứ theo nội dung phân tích.
a. Phân tích chỉ tiêu tổng hợp.
9
Phân tích theo chỉ tiêu tổng hợp là việc tổng kết tất cả các kết quả
phân tích để đưa ra một số chỉ tiêu tổng hợp nhằm đánh giá toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng
như dưới tác động Của các yếu tố thuộc môi trường.
Ví dụ: - Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả khối lượng, chất lượng sản
xuất kinh doanh.
- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả doanh thu và lợi nhuận.
b. Phân tích chuyên đề.
Còn được gọi là phân tích bộ phận, là việc tập trung vào một số nhân
tố của quá trình kinh doanh tác động, ảnh hưởng đến những chỉ tiêu tổng
hợp.
Ví dụ: - Các yếu tố về tình hình sử dụng lao động; các yếu tố về sử dụng
nguyên vật liệu.
II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.
1. Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính.
1.1. Thu nhập thông tin.
Phân tích hoạt động tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả
năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán, đánh
giá, lập kế hoạch. Nó bao gồm với những thông tin nội bộ đến những thông
tin bên ngoài, những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác, những
thông tin về số lượng và giá trị... Trong đó các thông tin kế toán là quan
trọng nhất, được phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh
nghiệp, đó là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích
hoạt động tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh
nghiệp.
1.2. Xử lý thông tin.
10
Giai đoạn tiếp theo của phân tích hoạt động tài chính là quá trình
xử lý thông tin đã thu thập. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở
các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã
đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục
tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định
nguyên nhân của các kết quả đã đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự
đoán và quyết định.
1.3. Dự đoán và ra quyết định.
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều
kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các
quyết định hoạt động kinh doanh. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt
động tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động
của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá
doanh thu. Đối với cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết
định về tài trợ đầu tư, đối với cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các
quyết định quản lý doanh nghiệp.
1.4. Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính.
Các thông tin cơ sở được dùng để phân tích hoạt động Tài chính
trong các doanh nghiệp nói chung là các báo cáo tài chính, bao gồm:
Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo tài chính, mô tả tình trạng
tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Nó được
thành lập từ 2 phần: Tài sản và nguồn vốn.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là một báo cáo tài chính
tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh
trong một niên độ kế toán, dưới hình thái tiền tệ. Nội dung của báo kết quả
hoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhưng phải phản ánh được 4 nội dung
cơ bản là: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp, lãi, lỗ. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin
tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ
11
và chỉ ra rằng, các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay lỗ vốn,
đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao
động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Phương pháp phân tích tài chính.
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công
cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối
quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài
chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình
tài chính doanh nghiệp.
Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh
nghiệp, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau.
2.1. Phương pháp so sánh.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để
thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình
hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc
phục trong kỳ tới.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ
phấn đấu của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành
để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay
xấu, được hay chưa được so với doanh nghiệp cùng ngành.
- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở
mỗi bản báo cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh.
- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số
tuyệt đối và số tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế
toán liên tiếp.
Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:
12
- Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”.
- Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh (Hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh)
phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng
phải thống nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán,
thời gian tính toán.
2.2. Phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại
lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp
này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét,
đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của
doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được
áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:
- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp
đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá
một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
- Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh
quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.
- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả
những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi
thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
2.3. Phương pháp Dupont.
Dupont là tên của một nhà quản trị tài chính người Pháp tham gia kinh
doanh ở Mỹ.Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số
hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn.Từ
việc phân tích:
ROI= Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng x Doanh thu
13
Tổng số vốn Doanh thu Tổng số vốn
Dupont đã khái quát hoá và trình bày chỉ số ROI một cách rõ ràng, nó
giúp cho các nhà quản trị tài chính có một bức tranh tổng hợp để có thể đưa
ra các quyết định tài chính hữu hiệu.
III- TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH QUA PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
1. Tình hình tài chính qua phân tích báo cáo cáo tài chính.
1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua phân tích báo cáo cáo tài
chính.
Công việc này sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin khái quát
về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ là khả quan hay không
khả quan thông qua một số nội dung sau:
Để đánh giá chung trước khi đi đi vào đánh giá chi tiết, ta sử dụng
chỉ tiêu tỷ lệ lãi trên tổng sản phẩm:
thudoanh
thuÇn L·i
*
ns¶Tμi
thu Doanh
=
ns¶ Tμi
thuÇn L·i
=ROI
ROI là phân tích của hệ thống quay vòng vốn với tỷ lệ lãi thuần
trên doanh thu, mặt khác ROI còn có 2 ý nghĩa: Cho phép liên kết 2 con số
cuối cùng của 2 báo cáo tài chính cơ bản (Lãi thuần của báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh và Tổng cộng tài sản); Kết hợp 3 yếu tố cơ bản cần
phải xem xét ngay từ đầu trước khi đi vào phân tích chi tiết.
Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự bảo đảm về
mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho thấy một cách
khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp.
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ =
Tổng số nguồn vốn
14
Chỉ tiêu này càng nâng cao chứng tỏ mức độc lập về mặt tài chính
của doanh nghiệp càng lớn vì hầu hết tài sản doanh nghiệp có dược đều là
của doanh nghiệp.
Tổng số tài sản lưu động Tỷ suất thanh toán
hiện hành
=
Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu tỷ lệ này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp
có tình hình tài chính nằm tại trạng thái bình thường tương đương với việc
có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Tổng số vốn bằng tiền Tỷ suất thanh toán của
vốn lưu động
=
Tổng số vốn tài sản lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản
lưu động, thực tế cho thấy, chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều
không tốt vì sẽ gây ra ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn cho hoạt động thanh toán.
Tổng số vốn bằng tiền Tỷ suất thanh toán
tức thời
=
Tổng số nợ ngắn hạn
Thực tế cho thấy, nếu tỷ suất này lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh
toán tương đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp
khó khăn trong thanh toán công nợ. Do đó có thể xảy ra khả năng bán gấp
hàng hoá để trang trải cho các khoản công nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ suất này
quá cao thì cũng không tốt vì khi này vốn bằng tiền quá nhiều phản ánh khả
năng quay vòng vốn chậm. Làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Ngoài ra chúng ta cũng cần xem xét thêm chỉ tiêu sau:
Vốn hoạt động thuần = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn.
Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh
nghiệp càng cao. Nhưng khi vốn hoạt động thuần quá cao thì lại làm giảm
15
hiệu quả hoạt động đầu tư và giảm thu nhập vì phần tài sản lưu động nằm
dư ra so với nhu cầu chắc chắn không làm tăng thêm thu nhập.
Tuy nhiên, do hoạt động của tài chính doanh nghiệp là một bộ
phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp, hai
chiều với hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để quá trình đánh giá
được sâu sắc hơn, chúng ta cần phải đi nghiên cứu các báo cáo tài chính
tiếp theo.
1.2. Khái quát tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh qua phân tích Bảng cân đối kế toán.
1.2.1 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn.
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét và đánh
giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên BCĐKT về nguồn
vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp vào công việc cụ thể. Sự
thay đổi của các tài khoản trên BCĐKT từ kỳ trước tới kỳ này cho ta biết
nguồn vốn và sử dụng vốn.
Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn,trước
tiên người ta trình bày BCĐKT dưới dạng bảng cân đối báo cáo (Trình bày
một phía) từ tài sản đến nguồn vốn, sau đó, so sánh số liệu cuối kỳ với đầu
kỳ trong từng chỉ tiêu của bảng cân đối để xác định tình hình tăng giảm vốn
trong doanh nghiệp theo nguyên tắc.
- Nếu tăng phần tài sản và giảm phần nguồn vốn thì được xếp vào
cột sử dụng vốn.
- Nếu giảm phần tài sản và tăng phần nguồn vốn thì được xếp vào
cột nguồn vốn.
- Nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau.
Cuối cùng, tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng
vốn theo những trình tự nhất định tuỳ theo mục tiêu phân tích và phản ánh
vào một bảng biểu theo mẫu sau:
16
Biểu 1. Các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng
1.Sử dụng vốn
.........
Cộng sử dụng vốn
2.Nguồn vốn
.........
Cộng nguồn vốn
Nội dung phân tích này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn
vốn tăng, giảm bao nhiêu? Tình hình sử dụng vốn như thế nào ? Những chỉ
tiêu nào là chủ yếu ảnh hưởng tới sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn
của doanh nghiệp? Tử đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
1.2.2. Tình hình đảm bảo nguồn vốn.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản
bao gồm: TSCĐ và đầu tư dài hạn; TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. Để hình
thành hai loại tài sản này, phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng, bao
gồm nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn.
Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong
khoảng thời gian dưới 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm
các khoản nợ ngắn hạn, nợ phải trả nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn
khác.
Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho
hoạt động kinh doanh bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ
trung, dài hạn...
17
Nguồn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ,phần dư
của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành nên
TSLĐ.
Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn,
các nhà phân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng hay vốn lưu
động thường xyuên của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng là một yếu tố quan
trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một
doanh nghiệp. Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu
động và tổng nợ ngắn hạn: Vốn lưu động ròng = TSLĐ - Nợ
ngắn hạn.
Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của doanh nghiệp phụ
thuộc phần lớn vào vốn lưu động nói chung và vốn lưu động ròng nói
riêng. Do vậy, sự phát triển còn được thể hiện ở sự tăng trưởng vốn lưu
động ròng.
Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của
vốn lưu động thường xuyên.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho
hoạt động kinh doanh,ta cần phải tính toán và so sánh giữa các nguồn vốn
với tài sản:
- Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hoặc
TSLĐ < Nguồn vốn ngắn hạn.
Có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên < 0. Do đó nguồn vốn dài
hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ, doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ một
phần nguồn vốn ngắn hạn, TSLĐ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ
ngắn hạn. Cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân bằng, doanh
nghiệp phải dùng một phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả.
Trong trường hợp như vậy, giải pháp của doanh nghiệp là tăng
cường huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm qui mô đầu tư dài hạn
hay thực hiện đồng thời cả hai giải pháp đó.
18
- Khi nguồn vốn dài hạn > TSCĐ hoặc TSLĐ > Nguồn vốn ngắn
hạn.
Tức là có vốn lưu động thường xuyên > 0.
Có nghĩa là nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ,
phần thừa đó đầu tư vào TSLĐ. Đồng thời TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn,
do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt.
- Khi vốn lưu động thương xuyên = 0 có nghĩa là nguồn vốn dài
hạn tài trợ đủ cho TSCĐ và TSLĐ đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ
ngắn hạn. Tình hình tài chính như vậy là lành mạnh. Nhu cầu vốn lưu động
thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một
phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (TSLĐ không phải
là tiền).
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Tồn kho và các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn.
Thực tế có thể xảy ra các trường hợp sau:
+ Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0, tức tồn kho và các khoản phải
thu > nợ ngắn hạn. Tại đây các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn
các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có từ ở bên ngoài. Vì vậy doanh
nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch.
+ Nhu cầu nợ thường xuyên < 0, có nghĩa là các nguồn vốn ngắn
hạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ
kinh doanh.
1.3. Khái quát tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bản báo cáo tài chính
tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại
hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh thay đổi theo từng thời kỳ tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, nhưng khi
19
đánh giá khái quát tình hình tài chính thì phân tích Báo cáo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh phải phản ánh được 4 nội dung cơ bản: Doanh thu;
Giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; Lãi, lỗ.
Và được phản ánh qua đẳng thức sau:
Lãi (Lỗ) = Doanh thu – Chi phí bán hàng – Chi phí hoạt động kinh doanh.
1.4. Hệ thống các nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính.
Trong phân tích tài chính, thường dùng các nhóm chỉ tiêu đánh giá sau:
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
- Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn.
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động.
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời.
1.4.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
Ngày nay mục tiêu kinh doanh được các nhà kinh tế nhìn nhận lại một
cách trực tiếp hơn, đó là: trả được công nợ và có lợi nhuận. Vì vậy khả
năng thanh toán được coi là những chỉ tiêu tài chính được quan tâm hàng
đầu và được đặc trưng bằng các tỷ suất sau.
1.4.1.1. Hệ số thanh toán chung.
Hệ số này thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản lưu động hiện
hành và tổng nợ ngắn hạn hiện hành.
TSLĐ
Hệ số thanh toán chung =
Tổng nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ
chuyển nhượng, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác.
Còn nợ ngắn hạn gồm các khoản vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng,
các khoản phải trả người cung cấp, các khoản phải trả khác. Hệ số thanh
toán chung đo lường khả năng của các tài sản lưu động có thể chuyển đổi
thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này phụ thuộc vào
20
từng ngành kinh doanh và từng thời kỳ kinh doanh, nhưng nguyên tắc cơ
bản phát biểu rằng con số tỷ lệ 2:1 là hợp lý. Nhìn chung, một con số tỷ lệ
thanh toán chung rất thấp thông thường sẽ trở thành nguyên nhân lo âu, bởi
vì các vấn đề rắc rối về dòng tiền mặt chắc chắn sẽ xuất hiện. Trong khi đó
một con số tỷ cao quá lại nói lên rằng Công ty đang không quản lý hợp lý
được các tài sản có hiện hành của mình.
1.4.1.2. Hệ số thanh toán nhanh.
Hệ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về
khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn so với chỉ số thanh toán chung. Hệ số
này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán nhanh bằng
tiền mặt (tiền mặt, chứng khoán có giá và các khoản phải thu) và tổng nợ
ngắn hạn. Hàng dự trữ và các khoản phí trả trước không được coi là các tài
sản có khả năng thanh toán nhanh vì chúng khó chuyển đổi bằngtiền mặt và
đẽ bị lỗ nếu được bán. Hệ số này được tính như sau:
TSLĐ - Hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh =
Tổng nợ ngắn hạn
Nếu hệ số thanh toán nhanh ≥ 1 thì tình hình thanh toán tưong đối khả
quan, còn nếu < 1 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh
toán.
1.4.1.3. Hệ số thanh toán tức thời.
Đây là một tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán bằng tiền mặt
khắt khe hơn hệ số thanh toán nhanh. Hệ số này được tính bằng cách lấy
tổng các khoản tiền và chứng khoán có khả năng thanh toán cao chia cho
nợ ngắn hạn.
Tiền mặt + chứng khoán thanh khoản cao
Hệ số thanh toán tức thời =
Tổng nợ ngắn hạn
21
Chỉ số này đặc biệt quan trọng đối với các bạn hàng mà hoạt động
khan hiếm tiền mặt (quay vòng vốn nhanh), các doanh nghiệp này cần phải
được thanh toán nhanh chóng để hoạt động được bình thường. Thực tế cho
thấy, hệ số này ≥0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn nếu <
0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán. Tuy nhiên,
nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt là vốn bằng tiền
quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng.
1.4.1.4. Hệ số thanh toán lãi vay.
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là
lãi thuần trước thuế. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả
sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền lãi vay ở mức độ
nào.
Lãi thuần trước thuế + Lãi vai phải trả
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lãi vay phải trả
Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng
vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay
cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem
lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không.
1.4.2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính.
Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng
như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Chúng được dùng để đo
lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ
của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Nguồn gốc và sự cấu thành hai loại
vốn này xác định khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ở một mức
độ đáng chú ý.
1.4.2.1. Chỉ số mắc nợ.
Chỉ số mắc nợ chung = Tổng nợ
22
Tổng vốn (Tổng tài sản có)
Về mặt lý thuyết, chỉ số này nằm trong khoảng 0 < và < 1 nhưng
thông thường nó dao động quanh giá trị 0,5. Bởi lẽ nó bị tự điều chỉnh từ
hai phía: Chủ nợ và con nợ. Nếu chỉ số này càng cao, chủ nợ sẽ rất chặt chẽ
khi quyết định cho vay thêm, mặt khác về phía con nợ, nếu vay nhiều quá
sẽ ảnh hưởng đến quyền kiểm soát, đồng thời sẽ bị chia phần lợi quá nhiều
cho vốn vay (trong thời kỳ kinh doanh tốt đẹp) và rất dễ phá sản (trong thời
kỳ kinh doanh đình đốn).
Vốn vay
Hệ số nợ (k) =
Vốn chủ
Đây là chỉ số rút ra từ chỉ số trên, song lại có ý nghĩa để xem xét mối
quan hệ với hiệu quả kinh doanh trên vốn chủ của doanh nghiệp.
1.4.2.2. Hệ số cơ cấu vốn.
Để đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp, các nhà phân tích
còn nghiên cứu về bố trí cơ cấu vốn. Tỷ số này sẽ trả lời câu hỏi “Trong
một đồng vốn mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng có bao nhiêu đầu tư vào
TSLĐ, bao nhiêu đầu tư vào TSCĐ. Tuỳ theo loại hình sản xuất mà tỷ số
này ở mức độ cao thấp khác nhau. Nhưng bố trí cơ cấu vốn càng hợp lý
bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng vốn càng tối đa hoá bấy nhiêu. Nếu bố trí cơ
cấu vốn bị lệch sẽ làm mất cân đối giữa TSLĐ và TSCĐ, dẫn tới tình trạng
thừa hoặc thiếu một loại tài sản nào đó. Cơ cấu cho từng loại vốn được tính
như sau:
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tỷ trọng tài sản cố định =
Tổng tài sản
Tỷ trọng TSLĐ = 1- Tỷ trọng TSCĐ.
Về mặt lý thuyết, tỷ lệ này bằng 50% là hợp lý. Tuy nhiên còn phụ
thuộc vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp.
23
1.4.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động.
Khi giao tiền vốn cho người khác sử dụng, các nhà đầu tư, chủ doanh
nghiệp, người cho vay... thường băn khoăn trước câu hỏi: tài sản của mình
được sử dụng ở mức hiệu quả nào? Các chỉ tiêu về hoạt động sẽ đáp ứng
câu hỏi này. Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên,
nguồn lực của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá tác
động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh
nghiệp được dùng để đầu tư cho TSCĐ và TSLĐ. Do đó, các nhà phân tích
không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng số nguồn vốn
mà còn chú trọng đến hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn
vốn của doanh nghiệp.
1.4.3.1. Vòng quay tiền.
Chỉ số này được tính bằng cách chia doanh thu tiêu thụ trong năm cho
tổng số tiền mặt và các loại chứng khoán ngắn hạn có khả năng thanh toán
cao.
Doanh thu tiêu thụ
Vòng quay tiền = Tiền + chứng khoán ngắn hạn có khả năng thanh khoản
cao
Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của tiền trong năm.
1.4.3.2. Vòng quay hàng tồn kho.
Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích nhằm đảm bảo
cho sản xuất được tiến hành một các bình thường, liên tục, và đáp ứng
được nhu cầu của thị trường. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất
nhiều vào các yếu tố như: loại hình kinh doanh, chế độ cung cấp mức độ
đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm, thời vụ trong năm... Để dảm bảo sản
xuất được tiến hành liên tục, đồng thời đáp ứng đủ cho nhu cầu của khách
hàng, mỗi doanh nghiệp cần có một mức dự trữ tồn kho hợp lý, chỉ tiêu này
được xác định bằng tỷ lệ doanh thu tiêu thụ trong năm và hàng tồn kho.
24
Doanh thu tiêu thụ
Vòng quay tồn kho =
Hàng tồn kho
Đây là chỉ số phản ánh trình độ quản lý dự trữ của doanh nghiệp, thể
hiện mối quan hệ giữa hàng hoá đã bán và vật tư hàng hoá của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh thường có vòng quay tồn kho hơn rất
nhiều so với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này từ 9 trở lên là
một dấu hiệu tốt về tình hình tiêu thụ và dự trữ. Hệ số này thấp có thể phản
ánh doanh nghiệp bị ứ đọng vật tư hàng hoá, hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm
và ngược lại.
1.4.3.3. Vòng quay toàn bộ vốn.
Vòng quay toàn bộ vốn là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn,
trong đó nó phản ánh một đồng vốn được doanh nghiệp huy động vào sản
xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này được xác
định như sau:
Doanh thu tiêu thụ
Vòng quay toàn bộ vốn =
Tổng số vốn
Tổng số vốn ở đây bao gồm toàn bộ số vốn đựoc doanh nghiệp sử
dụng trong kỳ, không phân biệt nguồn hình thành. Số liệu được lấy ở phần
tổng cộng tài sản, mã số 250 trong Bảng cân đối kế toán.
Chỉ tiêu này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Việc cải thiện chỉ số này sẽ làm tăng lợi nhuận
đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp trên thị
trường.
1.4.3.4. Kỳ thu tiền trung bình.
Trong quá trình hoạt động, việc phát sinh các khoản phải thu, phải trả
là điều tất yếu. Khi các khoản phải thu càng lớn, chứng tỏ vốn của doanh
25
nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều (ứ đọng trong khâu thanh toán). Nhanh
chóng giải phóng vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán là một bộ phận quan
trọng của công tác tài chính. Vì vây, các nhà phân tích tài chính rất quan
tâm tới thời gian thu hồi các khoản phải thu và chỉ tiêu kỳ thu tiền trung
bình được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán trên
cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân ngày. Chỉ tiêu
này được xác định như sau:
Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình =
Doanh thu bình quân ngày
Các khoản phải thu x 360 ngày hoặc =
Doanh thu
Các khoản phải thu bao gồm: Phải thu của khách hàng, trả trước cho
người bán, phải thu nội bộ, các khoản tạm ứng, chi phí trả trước...
Số liệu lấy ở bảng cân đối kế toán, phần tài sản, mã số 130 “các
khoản phải thu” và mã số 159 “Tài sản lưu động khác”.
Doanh thu bao gồm: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (Mã
số 01), thu nhập từ hoạt động tài chính (Mã số 31) và thu thập bất thường
(Mã số 41) ở báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh, phần báo cáo lỗ lãi.
Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng
của doanh nghiệp và các khoản phải trả trước kỳ thu tiền trung bình cho
biết trung bình số phải thu trong kỳ bằng doanh thu của bao nhiêu ngày.
Thông thường 20 ngày là một kỳ thu tiền chấp nhận được. Nếu giá trị của
chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn, gây ứ đọng
vốn trong khâu thanh toán, khả năng thu hồi vốn trong thanh toán chậm.
Do đó, doanh nghiệp phải có biện pháp để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong tình
26
hình cạnh tranh gay gắt thì có thể đây là chính sách của doanh nghiệp nhằm
phục vụ cho những mục tiêu chiến lược như chính sách mở rộng, thâm
nhập thị trường.
1.4.4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi.
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh,
lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của
mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng nếu chỉ thông qua số lợi nhuận
mà doanh nghiệp thu được trong thời kỳ cao hay thấp để đánh giá chất
lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là tốt hay xấu thì có thể đưa chúng ta
tới những kết luận sai lầm. Bởi lẽ số lợi nhuận này không tương xứng với
lượng chi phí đã bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng.
Để khắc phục nhược điểm này, các nhà phân tích thường bổ xung thêm
những chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với
doanh thu đạt được trong kỳ với tổng số vốn mà doanh nghiệp đã huy động
vào sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ sinh lời của hoạt động kinh
doanh được thực hiện thông qua tính và phân tích các chỉ tiêu sau:
1.4.4.1. Doanh lợi tiêu thụ.
Để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh thịnh vượng hay suy thoái,
ngoài việc xem xét chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ đạt được trong kỳ, các nhà
phân tích còn xác định trong 100 đồng doanh thu đó có bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho
doanh thu tiêu thụ.
Lợi nhuận sau thuế
Doanh lợi tiêu thụ =
Doanh thu tiêu thụ
x 100
Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó chịu ảnh hưởng của sự thay đổi sản
lượng, giá bán, chi phí...
1.4.4.2. Chỉ số doanh lợi vốn.
27
Tổng vốn hiện nay doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng chủ yếu
được hình thành từ hai nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay.
Vì vậy, kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng phải chia làm hai
phần. Trước tiên, phải hoàn trả phần lãi vay và phần còn lại sẽ mang lại cho
chủ doanh nghiệp một khoản thu nhập nhất định. Mối quan hệ giữa thu
nhập của chủ sở hữu và người cho vay từ kết quả hoạt động sản xuất – kinh
doanh của doanh nghiệp với tổng tài sản được đưa vào sử dụng gọi là
doanh lợi.
Lợi nhuận + tiền lãi phải trả
Doanh lợi vốn =
Tổng số vốn
x 100
Bằng việc cộng trở lại “Tiền lãi phải trả” vào lợi nhuận, chúng ta sẽ có
được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi phân chia cho chủ sở
hữu và cho người vay. Sở dĩ phải làm như vậy vì mẫu số bao gồm tài sản
được hình thành do cả người cho vay và chủ sở hữu cung cấp cho nên tử số
cũng phải bao gồm số hoàn vốn cho cả hai.
Đây là chỉ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời
của một đồng vốn đầu tư. Chỉ số này cho biết 100 đồng vốn tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.4.4.3. Doanh lợi ròng tổng vốn.
Đây là một chỉ tiêu bổ sung cho chỉ tiêu doanh lợi vốn,được xác định
bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với tổng số vốn kinh doanh.
Tổng lợi nhuận ròng
Doanh lợi ròng tổng vốn =
Tổng vốn
Chỉ tiêu này làm nhiệm vu là thước đo mức sinh lợi của tổng vốn được
chủ sở hữu đầu tư, không phân biệt nguồn hình thành.
28
Nếu gọi doanh thu thuần trong kỳ là D, lợi nhuận là P thì doanh lợi
tiêu thụ sẽ là:
D
PDP =)(
Gọi tổng vốn là V. Vậy doanh lợi ròng tổng vốn là:
V
P
DP =)(
và vòng quay của tổng vốn =
V
DL =
Nếu nhân cả tử và mẫu của doanh lợi tổng vốn với doanh thu ta có:
LDP
V
D
D
P
DV
DP
V
PVP ×=×=×
×== )()(
Như vậy, doanh lợi tổng vốn được xác định bởi hai nhân tố:doanh lợi
tiêu thụ và vòng quay của tổng vốn.
1.4.4.4. Doanh lợi vốn tự có.
So với người cho vay thì việc bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh của
chủ sở hữu mang tính mạo hiểm hơn, nhưng lại có nhiều cơ hội đem lại lợi
nhuận cao hơn. Họ thường dùng chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có làm thước đo
mức doanh lợi trên mức đầu tư của chủ sở hữu.Chỉ số này đựoc xác định
bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu.
Lợi nhuận sau thuế
Doanh lợi vốn tự có =
Vốn chủ sở hữu
x 100
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn tự có tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn tự có và được các nhà
đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh.
Tăng mức doanh lợi vốn tự có cũng thuộc trong số những mục tiêu hoạt
động quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Nếu ta gọi vốn vay là VV , vốn chủ sở hữu là Vc thì ta có:
Comment [g1]:
29
Vc = V - VV
và hệ số nợ là
V
V
H V=
Doanh lợi vốn chủ sở hữu là:
C
C V
PVP =)(
Biến đổi công thức này ta được:
H
VP
V
V
VP
V
VV
V
P
VV
P
V
PVP
VVVC
C −=−
=−=−== 1
)(
1
)()(
Vậy khi số vốn vay càng nhiều, hệ số mắc nợ càng cao thì doanh lợi
vốn tự có của chủ sở hữu sẽ càng lớn.
Tuy nhiên khi hệ số nợ cao thì hai trường hợp có thể xảy ra:
- Nếu tài sản được đầu tư bằng vốn vay có khả năng sinh ra tỷ suất lợi
nhuận lớn hơn lãi xuất vay thì đòn bẩy kinh tế dương tức là chủ sở hữu
được hưởng lợi nhuận nhiều hơn.
- Ngược lại, nếu khối lượng tài sản này không có khả năng sinh ra một tỷ
suất lợi nhuận đủ lớn để bù đắp tiền lãi vay phải trả thì đòn bẩy kinh tế âm.
Khi đó, hệ số nợ càng cao, doanh lợi vốn chủ sở hữu càng nhỏ. Điều đó là
do phần thu nhập từ các tài sản được hình thành bằng vốn chủ sỡ hữu được
dùng để bù đáp cho sự thiếu hụt của lãi vay phải trả, do đó lợi nhuận còn lại
của chủ sở hữu còn lại rất ít so với số lợi nhuận đáng lẽ ra được hưởng.
2. Hiệu quả kinh doanh qua phân tích báo cáo tài chính.
2.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế cơ sở có vai trò hết sức quan
trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp được quan tâm từ nhiều phía không chỉ từ những cá nhân
chủ sở hữu mà còn từ mọi thành viên có liên quan nhằm thâu tóm những
30
yếu tố chi phí cũng như kết quả để xây dựng một chỉ tiêu phù hợp cho đánh
giá hiệu quả kinh tế doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp bao gồm hai mặt chủ yếu:
- Kết quả sản xuất vật chất: Lượng giá trị dược tạo ra nhằm đáp ứng
nhu cầu thể hiện ở các chỉ tiêu được tính bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị
giá trị.
- Kết quả về mặt tài chính: Thể hiện qua chỉ tiêu khối lượng lợi
nhuận để lại doanh nghiệp và phần đóng góp cho nhà nước.
Như vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không thể chỉ tính
trong phạm vi một doanh nghiệp mà còn phải tính đến sự đóng góp của nó
trên phạm vi toàn xã hội.
2.2. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua phân tích báo cáo tài
chính.
Trong kết quả kinh tế quản lý người ta xem xét các chỉ tiêu kết quả
chi phí và hiệu quả theo trình tự phát triển, đồng nghĩa với việc xem xét hai
chỉ tiêu này trong động thái của chúng dưới những quy luật nhất định về
hiệu quả kinh doanhdoanh nghiệp, điều này được thể hiện qua mối quan hệ
giữa chi phí, kết quả, hiệu quả cụ thể như sau:
(1). Phải đảm bảo mối quan hệ trong sự phát triển có tính quy luật
thứ nhất là: (K1/K0)>(C1/C0). Mối quan hệ này biểu hiện yêu cầu hiệu
quả là: Kết quả cần tăng nhanh hơn chi phí.
(2). Mối quan hệ giữa chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu chỉ số hàng hoá
phải đảm bảo: (LN1/LN0)>(Sx1/Sx0). Thể hiện do sự tác động của khoa
học công nghệ nên tốc độ tăng lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm có xu hướng
tăng do chi phí sản xuất ra khối lượng tương ứng đơn vị sản phẩm giảm
xuống.
(3). (V1/V0)>(L1/L0), Cho biết dưới tác động của khoa học công
nghệ, kết cấu hữu cơ của vốn được gia tăng nhờ sự thay thế lao động giản
31
đơn bằng lao động phức tạp. Do đó Vốn vật chất phải tăng trưởng nhanh
hơn lao động (Tiền đề cho tăng năng suất lao động).
(4). (Z1/Z0)>(V1/V0). Thể hiện sự phát triển kỹ thuật và sản xuất
hiện đại với xu thế phát triển theo chiều sâu là yêu cầu đặt ra đòi hỏi tăng
nhanh hơn nữa tốc độ chu chuyển vốn, điều này tương đương với việc tăng
nhanh khối lượng đơn vị sản xuất trên đơn vị thời gian.
(5). (S1/S0)> (Sx1/Sx0). Với: S1,S0: Sản phẩm thuần tuý; Sx1,Sx0:
Sản lưọng hàng hoá. Sản phẩm thuần tuý là sản phẩm hàng háo trừ đi các
tiêu hao vật chất mà chủ yếu là khấu hao và chi phí nguyên vật liệu. Mối
quan hệ này thể hiện yêu cầu tiết kiệm ngày càng nhiều tiêu hao vật chất và
nâng cao hiệu quả.
(6). (Sx1/Sx0)>(Cnvl1/Cnvl0). Thể hiện mối quan hệ, trong đó, sản
xuất hàng hoá phải tăng nhanh hơn chi phí tiêu hao của nguyên vật liệu,
yêu cầu của việc tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố khấu hao và tiết kiệm
tiền tiêu hao nguyên vật liệu sử dụng.
(7). (Ln1/Ln0)>(S1/S0). Xuất phát từ yêu cầu phát triển và tích luỹ đòi hỏi
tính quy luật là tăng trưởng của lợi nhuận phải lớn hơn tăng trưởng của sản
phẩm thuần tuý.
Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông
thường ta chỉ đánh giá thông qua xem xét hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp dưới hai hình thức: Vốn Lưu động và Vốn cố
định.
2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta thường sử dụng
các chỉ tiêu sau đây:
2.2.1.1. Số vòng quay của vốn lưu động.
M
k =----------
32
Obq
Trong đó:
k = số vòng quay của vốn lưu động trong kì
M = Tổng doanh thu của DNTM
Obq= số dư vốn lưu động bình quân (năm)
Chỉ tiêu này cho biết VLĐ quay được bao nhiêu vòng kì. Nếu số vòng
quay càng nhiều càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại.
2.2.1.2. Số ngày của một vòng quay vốn lưu động.
T
V= ----------
k
Trong đó:
V= số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay.
T = thời gian theo lịch trong kì.
Thời gian một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu
động càng lớn.
2.2.1.3. Tỷ lệ sinh lời của vốn lưu động.
∑p
P’ =--------- x 100%
Obq
Trong đó:
P’ = tỉ lệ sinh lời của vốn lưu động (%)
∑p = Tổng số lợi nhuận thu được trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động mang lại bao nhiêu đồng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
33
2.2.1.4. Số vốn lưu động tiết kiệm được.
KKH = Kb/c
B = -------------- x ObqKH
Kb/c
Trong đó:
B = số vốn lưu động tiết kiệm được
KKH = số vòng quay của vốn lưu động trong kì kế hoạch
Kb/c = số vòng quay của vốn lưu động trong kì báo cáo.
ObqKH= Số dư vốn lưu động bình quân kì kế hoạch.
2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
2.2.2.1. Hiệu suất vốn cố định.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định được đầu tư mua sắm
và sử dụng tài sản cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất vốn cố định =
Tổng vốn cố định sử dụng trong kỳ
Để đánh giá chính sác hơn người ta có thể sử dụng chỉ tiêu hiệu
suất tài sản cố định. Các chỉ tiêu càng lớn càng tốt.
Doanh thu thuần trong kỳ
Doanh lợi vốn tự có =
Tài sản cố định sử dụng trong kỳ
2.2.2.2. Hàm lượng vốn cố định.
chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng
doanh thu trong kỳ.
Số vốn cố định sử dụng bình quân tronh kỳ
Hàm lượng vốn cố định =
Doanh thu thuần trong kỳ
34
Chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng thể hiện trình độ quản lý và sử dụng
tài sản cố định đạt trình độ càng cao.
2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Lãi thuần trong kỳ
Hiệu quả sử dụng vốn cố định=
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng tốt.
Tuy nhiên cần lưu ý, khi sử dụng những chỉ tiêu trên thì tất cả các
nguồn thu nhập, lợi nhuận, doanh thu phải do vốn cố định tham gia tạo nên.
Ngoài ra các chỉ tiêu trên hiệu quả sử dụng vốn cố định còn được đánh giá
qua một số chỉ tiêu khác như: hệ số sử dụng tài sản cố định, hệ số hao
mòng tài sản cố định.
Công suất thực tế
Hệ số sử dụng tài sản cố định =
Công suất kế hoạch
Hệ số này chứng minh năng lực hoạt động của máy móc là cao hay
thấp. Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng máy móc có hiệu
quả.
Giá trị còn lại
Hệ số hao mòn =
Nguyên giá
Thông qua việc phân tích, so sánh các chỉ tiêu giữa các thời kỳ,
doanh nghiệp sẽ có cơ sở đánh giá ưu nhược điểm trong công tác quản lý
sử dụng vốn cố định và đề ra các biện pháp khắc phục.
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu
35
Giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn
Thông qua phân tích nhằm xác định các tài sản đầu tư được tài trợ
bằng những nguồn nào? Cách huy động ra sao? Việc thanh toán công nợ
trong tương lai dựa vào đâu? Đồng thời giúp cho doanh nghiệp luôn duy trì
được khả năng thanh toán và an toàn trong kinh doanh.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ
KINH DOANH VẬT TƯ THIẾT BỊ.
I- ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VÀ KINH
DOANH VẬT TƯ THIẾT BỊ.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty dựng, tiền thân là Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải thuộc
Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí – Bộ xây dựng, có nhiệm vụ cung ứng vật tư
vận tải phục vụ các đơn vị trong Liên hiệp và các đơn vị trong Bộ xây
dựng. Đơn vị được hình thành theo quyết định 228/BXD –TCLĐ ngày
4/2/1980 của Bộ trưởng bộ xây dựng. Giấy phép được cấp theo quyết định
số 132/GP-UBXDCB ngày 17/6/1983 do chủ nhiệm UBXDCB ký.
Mới được thành lập, đơn vị gặp không ít khó khăn về địa điểm làm
việc, kho bãi chứa thiết bị phải đi thuê hoàn toàn. Tổ chức đang hình thành
đội ngũ cán bộ CNV các bộ phận còn thiếu. Đến năm 1982, đơn vị mới
được thành phố và Huyện Gia Lâm cấp đất. Lúc này, đơn vị phải vừa xây
dựng cơ sở vật chất vừa thực hiện nhiệm vụ cung ứng vận tải nên đơn vị
gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng tập thể CBCNV đã nêu cao tinh thần đoàn
36
kết, đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên đã khắc
phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hàng năm.
Đến tháng 9 năm 1984, Công ty đã hoàn thành công tác xây dựng cơ
bản khu nhà làm việc, kho tàng sân bãi, đồng thời được Bộ xây dựng điều
cho một số phương tiện vận tải; lúc này mặt tổ chức cũng đã được biên chế
ổn định, phù hợp với nhiệm vụ. Từ khi thành lập tới năm 1986, Công ty
luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đến năm 1987, thực hiện đường lối mở cửa của Đảng và Nhà nước,
chuyển hoạt động của các doanh nghiệp từ kinh doanh sản xuất theo kế
hoạch, bao cấp sang kinh doanh hoạch toán theo nền kinh tế hàng hoá có sự
chỉ đạo của Nhà nước, Công ty cũng gặp nhiều khó khăn. Bước đầu không
tìm được việc làm, công nhân phải nghỉ việc nhiều, đời sống của CBCNV
khó khăn, tư tưởng của các CBCNV bị dao động, nhiều người xin nghỉ chế
độ 176 và nghỉ không lương. Vào các năm từ 1987- 1989, lúc này có
nguy cơ phải giải thể, chờ cấp trên sát nhập.
Trước tình hình đó, năm 1990, chi bộ Công ty đã quán triệt tư tưởng
chỉ đạo là phải đi lên từ chính mình nên đã quyết tâm giữ vững đơn vị và đã
được lãnh đạo Bộ và Tổng công ty ủng hộ; đồng thời được tập thể CBCNV
hưởng ứng và thể hiện quyết tâm cao.
Trải qua hơn 20 năm vừa xây dựng vừa kinh danh. Công ty đã thay
đổi nếp nghĩ, cách làm; mở rộng sự hợp tác, liên doanh liên kết, đa dạng
hoá ngành nghề, thu hút các lực lượng, phát huy nội lực, hoạt động sản xuất
kinh doanh của công tyđã luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình và
không ngừng phát triển . Từ năm 1990 đến 1992, Công ty xây lắp và kinh
doanh vật tư thiết bị là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty cơ khí xây thu
từ 300.000.000,đ lên 1.200.000.000,đ.
Từ những thành tích đó đã khẳng định, Công ty là đơn vị không
những ổn định mà ngày càng phát triển và đã có vị trí của mình trên thị
trường. Công ty xác định phải đi lên bằng nhiều hướng và đã được Bộ xây
37
dựng quyết định thành lập lại doanh nghiệp, Quyết định số 162A ngày 5
tháng 5 năm 1993 bổ sung nhiệm vụ vừa kinh doanh vật tư thiết bị vừa xây
lắp, nhưng xây lắp là nhiệm vụ trọng tâm để phù hợp với định hướng phát
triển của đất nước. Để phát huy được nhiệm vụ chức năng của mình ngay
từ năm 1993 đã tập trung đầu tư lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân lành
nghề, các phương tiện thiết bị phục vụ thi công; đồng thời xây dựng mở
rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng Công ty bề thế, khang trang hơn. Công ty đã
xây dựng được định hướng phát triển phù hợp với cơ chế thị trường và định
hướng phát triển của Đảng và Nhà nước, lấy ngắn nuôi dài, đa dạng hàng
hoá, đa dạng ngành nghề; đồng thời mở rộng thị trường kinh doanh và xây
lắp
Kinh doanh từ chỗ phục vụ các đơn vị trong Tổng công ty, chủ yếu
là các thiết bị phục vụ ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, đến
nay đã kinh doanh các thiết bị vật tư cho nhiều ngành kinh tế, nhiều lĩnh
vực như giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp, y tế ....
Xây lắp từ chỗ thi công các công trình nhỏ giá trị vài trăm triệu, kỹ
thuật đơn giản, đến nay đã thi công các hạng mục công trình có giá trị tới
vài chục tỷ, có trình độ kỹ thuật phức tạp, công nghệ cao như khoan cọc
nhồi v.v. Các công trình đã thi công đều được bên A (Bên chủ đầu tư) và
cơ quan giám sát thi công đánh giá và công nhận đạt chất lượng cao. Một
số công trình đã được Bộ xây dựng cấp huy chương vàng năm 1998, 1999
như:
Nhà thư viện phân viện Hà nội – Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
Đại sứ quán úc; Nhà in tạp chí cộng sản; Nhà làm việc các ban Đảng tỉnh
Hưng Yên; Nhà làm việc liên đoàn tỉnh lao động Hưng Yên.
Từ những kết quả đó đã khẳng định sự tăng trưởng và phát triển của
Công ty trong những năm qua từ khi thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa
của Đảng từ năm 1986. Từ năm 1993 đến nay công ty rất quan tâm đến
công tác đầu tư vì những năm gần đây có nhiều dự án đầu tư quốc tế vào
Việt Nam. Công ty đã sớm nắm bắt được tình hình đó để hàng năm có kế
38
hoạch đầu tư đúng mức, đáp ứng được như cầu, nhiệm vụ theo hướng phát
triển. Từ năm 1997-1999 đã đầu tư mua sắm thiết bị máy móc hiện đại
phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và xây dựng một phần để ngày càng tiếp
cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới của các nước tiên tiến,
một phần tạo điều kiện làm việc tiến tới cơ giới hoá trong xây dựng và đảm
bảo chất lượng cao các công trình
Ngoài việc đầu tư thiết bị, công nghệ, Công ty còn rất quan tâm đến
đầu tư đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Trong những năm
gần đây, do được bổ sung nhiệm vụ, Công ty đã đầu tư cho một số cán bộ
đi học để nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay đang
có 12 đồng chí theo học các trường đại học, trong đó có nhiều đồng chí học
văn bằng 2; đồng thời công ty đã tuyển dụng hàng chục cán bộ, kỹ sư trẻ và
công nhân bậc cao các nghề có đủ năng lực đảm nhận các công việc, nhất
là lĩnh vực xây dựng. Do vậy, các công trình mà Công ty thi công đều đạt
chất lượng cao, được chủ đầu tư khen ngợi. Kết quả là doanh thu từ
1.200.000.000,đ năm 1993 đã lên đến 185.372 tỷ năm 2000.
Với bề dày về kinh nghiệm trong quản lý và thi công, đội ngũ kỹ sư
và Công nhân lành nghề có trình độ chuyên môn cao, năng lực về thiết bị
được đầu tư đầy đủ, hiện đại. Năng lực về tại chính lành mạnh có khả năng
ứng vốn cho nhiều công trình.
Công ty đã và đang tham gia thiết kế, chế tạo thi công lắp đặt các
công trình trọng điểm trong nước và các công trình khác ở trong nước và
ngoài nước đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Để mở rộng thị trường xây dựng, ngành nghề sản xuất cũng như
nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật các nghề. Công ty đã
hợp tác liên danh với nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước để
chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới.
Kinh doanh xuất nhập khẩu các vật tư kỹ thuật và thiết bị phục vụ cho
ngành xây dựng, quản lý đô thị, sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành
khác theo yêu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước.
39
Trong những năm tới Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị sẽ
tăng cường thêm năng lực về mọi mặt để phù hợp với nhu cầu của thị
trường. Với mục tiêu là: “ Năng suất Chất lượng - an toàn và Hiệu quả”
2. Đặc điểm mặt bằng sản xuất kinh doanh của Công ty Xây Lắp và
Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị
2.1. Chức năng.
Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị là một doanh nghiệp
nhà nước là một thành viên trong Tổng công ty cơ khí xây dựng. Công ty
có cửa hàng giới thiệu sản phẩm, văn phòng đại diện, hoạt động trong
phạm vi các tỉnh, thành phố trên cả nước và cả nước ngoài. Chuyên hoạt
động sản xuất kinh doanh về các lĩnh vực sau:
- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp giao
thông, bưu điện, thuỷ lợi, công trình đường dây và trạm biến áp, công trình
kỹ thuật hạ tầng đô thị và các khu công nghiệp.
- Kinh doanh phát triển nhà, trang trí nội thất.
- Kinh doanh máy, thiết bị thi công xây dựng, máy trục các loại, dịch
vụ về các phương tiện vận tải, xếp dỡ, vận chuyển đến tận chân công trình.
- Xuất nhập khẩu, vật tư thiết bị, phụ tùng máy thi công công trình
xây dựng và máy cho các ngành công nghiệp.
Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị có tư cách pháp nhân,
hạnh toán độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Có con dấu rêng, được
mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và ngoài nước, hoạt động theo pháp
luật, theo luật doanh nghiệp và theo sự phân cấp của Tổng công ty cơ khí
Xây dựng. Các đơn vị, của hàng, tổ sản xuất, các đôi xây dựng trực thuộc
Công ty hạch toán độc lập có trụ sở có tư cách pháp nhân do công ty phân
cấp và uỷ quyền.
2.2. Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh.
40
Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị là một đơn vị kinh
doanh và nhận thi công các công trình, các mặt hàng chủ yếu phục vụ thi
công xây dựng, máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp.
T
T
Tên mặt hàng sản xuất kinh doanh
1 Máy xúc đào bánh xích gầu sấp.
2 Máy xúc đào bánh lốp gầu sấp.
3 Máy xúc đào thuỷ lực bánh lốp gầu
sấp
4 Máy ủi
5 Phụ tùng các loại
6 Các loại máy và các thiết bị khác
Trong những năm gần đây, nước ta đang trong thời kì phát triển, tốc
độ phát triển hàng năm là trên 8% do đó mà nhu cầu về xây dựng, nhà ở,
khu công nghiệp cungx như các mặt hàng tiêu dùng với tốc độ khá cao.
Nhận thức được tầm quan trọng như vậy nên ban lãnh đạo công ty và Tổng
công ty đã quyế định kinh doanh ngành nghề xây dựng và xây lắp các công
trình nhà ở, khu công nghiệp…
Tuy mới hoạt động từ năm 1993 với số vốn ít ỏi nhưng với sự cố
gắng và nỗ lực của toàn thể CBCNV và được sự giúp đỡ của Tổng công ty
cả về nguồn vốn và nguồn nhân lực. Công ty đã đạt được những thành tựu
đáng kể về số lượng và chất lượng các công trình xây dựng thuộc nhà nước
và các liên doanh nước ngoài. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh Công ty luôn luôn chú trọng đến công tác phục vụ khách hàng và
chất lượng sản phẩm. Các mặt hàng kinh doanh của Công ty đa phần, đa
dạng nhiều chủng loại. Do đó khi tổ chức kinh doanh thiết bị và xây lắp
41
Công ty cần phải nắm rõ được cơ cấu hoạt động của thiết bị, thời gian hoạt
động của thiết bị mức tiêu hao vật tư của thiết bị… Để giảm đến mức tối đa
hao hụt mất mát trong qúa trình kinh doanh.
Nguồn hàng cung cấp cho Công ty về thiết bị máy móc chủ yếu do
các nhà sản xuất trong nước và ngoài nước. Các sản phẩm do các đơn vị
thành viên sản xuất.
2.3. Kết cấu sản xuất kinh doanh của công ty.
Về xây dựng: Khi Công ty đấu thầu kí kết được hợp đồng thi công
với bên A và các công trình của tổng Công ty giao khoán. Thì Công ty giao
lại việc thi công công trình cho các xí nghiệp xây dựng hay đội xây dựng.
Các xí nghiệp thi công có trách nhiệm thi công công trình theo thiết
kế và thời gian thi công theo hợp đồng kí kết và có trách nhiệm nộp đầy đủ
các khoản với Công ty. Khi thi công công ty sẽ cho các đội vay tiền với số
tiền không vượt quá 70% giá trị công trình để đảm bảo cho quá trình thi
công không bị gián đoạn, chờ vật tư chậm tiến độ.
Về kinh doanh máy móc thiết bị: ngành nghề kinh doanh của công ty
và nó là một ngành nghề đem lại lợi nhuận cao. Tỷ lệ phần trăm doanh thu
hàng năm chiếm 68-70% tổng doanh thu. Xác định được tầm quan trọng
của việc kinh doanh máy móc thiết bị. Công ty đã mạnh dạn đầu tư mở
rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm. Đầu tư máy móc thiết bị cho sản
xuất kinh doanh để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Trong quá trình kinh doanh Công ty căn cứ vào từng thời điểm và
chu kỳ của các mặt hàng, đánh giá từng mặt hàng cung cấp cụ thể cho
khách hàng nào. Bởi nhược điểm của mặt hàng máy móc và thiết bị là
những loại mặt hàng có số lượng vốn lớn, quá trình tiêu thụ phức tạp và
khó khăn. Thị trường luôn luôn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong
ngành và các hãng nước ngoài. Vì vậy mà chiến lược kinh doanh của công
ty là các phương án kinh doanh ngắn hạn trong điều kiện hiện có và có
cung cấp các mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng.
42
Ngoài chức năng xây dựng cơ bản và kinh doanh vật tư thiết bị Công
ty còn thực hiện những công việc khác như lắp đặt, bảo trì sửa chữa các
thiết bị phục vụ cho công nghiệp, tư vấn, thiết kế, thẩm định dự án mua
sắm thiết bị…
3. Cơ chế quản lý và biên chế của công ty.
Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị là đơn vị trực thuộc
Tổng Công ty cơ khí xây dựng. Hàng năm Công ty thực hiện các chỉ tiêu
kinh tế như Giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu, cơ cấu mặt hàng, quá
trình sản xuất kinh doanh. Để thực hiện tốt các chỉ tiêu đó Công ty đã
không ngừng đổi mới về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý hiệu quả và hoàn
thiện hơn.
3.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Giám đốc: Là đại diện pháp nhân trong một hoạt động của Công ty
và chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổng công ty. Giám đốc có quyền
điều hành cao nhất, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty
theo chế độ một thủ trưởng.
- Giúp Giám đốc có các phó giám đốc và được Giám đốc uỷ quyền
phân công nhiệm vụ quản lý, điều hành một số phòng ban hoặc một số lĩnh
vực kinh doanh của Công ty.
- Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu,
giúp Giám đốc trong công việc quản lý điều hành công việc theo từng lĩnh
vực.
Phó giám đốc xây lắp: Có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát thi công
các công trình của Công ty và Tổng Công ty. Mở rộng địa bàn hoạt động,
tham gia vào các dự án, tham gia tổ chức đấu thầu, chỉ đạo bàn giao, thanh
toán và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tiến độ, biện pháp thi công và
chất lượng công trình.
Phó giám đốc kinh doanh: Có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo quá
trình kinh doanh VTTB trong kỳ kế hoạch. Khai thác nguồn hàng và VTTB
43
mới, lập kế hoạch và các chỉ tiêu kinh tế xã hội trong năm và các năm tới.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng hàng hóa, tình hình thực
hiện các chỉ tiêu kế hoạch.
Phòng tài chính kế toán: Trên cơ sở kế hoạch của Công ty giao và
lập kế hoạch tài chính tín dụng của toàn bộ Công ty, thực hiện các biện
pháp đảm bảo cân bằng thu chi.
- Mở sổ sách kế toán ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh té phát
sinh trong kỳ, tổng hợp thanh toán định kỳ.
- Theo dõi, quản lý TSCĐ thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo tài
chính theo quy định của pháp luật kế toán, kiểm toán.
- Chịu trách nhiệm chủ tài khoản về hoạt động có liên quan đến tiền
tệ trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của Công ty.
- Đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh và
các kế hoạch khác của Công ty.
Phòng tổ chức hành chính:
- Làm nhiệm vụ quản lý lao động từ khi tiếp nhận đến khi giải quyết
việc làm và thực hiện các chế độ chính sách tiếp theo.
- Tham mưu giúp việc về công tác tổ chức biên chế, quy hoạch việc
sử dụng lao động, tổ chức huấn luyện đào tạo, gửi đào tạo chuyên môn kỹ
thuật, an toàn và bảo hộ lao động.
- Giải quyết đầu vào, đầu ra thực hiện các chế độ chính sách với
người lao động.
- Theo dõi, quản lý lao động, lập bảng theo dõi thanh toán lương
thưởng, duy trì thực hiện các chế độ chính sách của Công ty.
Phòng kế hoạch kỹ thuật:
- Đảm bảo về số lượng và chất lượng hàng hoá khi xuất nhập khẩu
theo chất lượng của nhà nước và ngành đề ra.
44
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kho tàng, bến bãi. Chủ động xây
dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cho tất cả các trang thiết bị của Công
ty, xây dựng nội quy để đảm bảo an toàn lao động trong thi công.
- Lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm, tổ chức ký kết hợp đồng
xây dựng, lập dự toán thi công công trình.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tiếp thị:
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc và phó giám đốc về vấn đề kinh
doanh của Công ty. Chính sách mặt hàng, giá cả, cơ chế hoạt động của các
đơn vị trực thuộc và các chính sách khác như là tiếp thị, quảng cáo, các
hoạt động xúc tiến bán hàng…
- Điều tra nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch kinh doanh
đạt kết quả và bảo vệ kế hoạch hoạt động của mình phù hợp với Tổng Công
ty giao cho. Đảm bảo việc XNK nguồn hàng cho công việc kinh doanh.
Chủ động ký kết hợp đồng kinh doanh, khai thác thị trường, ra quyết định
kinh doanh. Trực tiếp điều hành kinh doanh các đơn vị trực thuộc và hệ
thống cửa hàng, kho bãi, bến bãi..
Các xí nghiệp trực thuộc Công ty:
- Thực hiện thi công các công trình của Tổng Công ty và Công ty.
Chủ động lập dự toán, quyết toán các hạng mục công trình.
- Thực hiện các hợp đồng giao khoán do Công ty cung cấp, chủ động
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo chất lượng, khối lượng trong sản xuất và thi công xây lắp,
thực hiện đúng tiến độ chỉ tiêu kế hoạch.
- Chịu trách nhiệm về thuê nhân công, thuê máy móc thiết bị. Và
chất lượng hàng hoá, công trình khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Các cửa hàng kinh doanh và đại lý phân phối:
45
Thực hiện quá trình bán hàng, phân phối. Có trách nhiệm quản lý
hàng hoá tại cửa hàng, báo cáo kết quả về hoạt động bán hàng và những
thông tin cần thiết về giá cả, chất lượng hàng hoá cho Công ty.
Ngoài ra còn có các văn phòng đại diện của công ty ở nước ngoài có
nhiệm vụ tư vấn cho Giám đốc và cho phòng kinh doanh XNK….
3.2. Số lượng và chất lượng lao động.
Để hoàn thành được yêu cầu nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian tới Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị đã từng
bước ổn định đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật trong các công
trình xây dựng hợp lý đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ.
Hiện nay Công ty có 786 lao động, trong đó:
Lao động dài hạn là : 109
Lao động có thời hạn : 677
Cán bộ đại học dài hạn : 60
Tổ chức kỹ thuật và nghiệp vụ : 05
Công nhận bậc 5 trở lên : 320
(Chi tiết xem thêm ở các biểu đính kèm)
II- THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ
KINH DOANH VẬT TƯ THIẾT BỊ.
1. Đánh giá chung.
Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị là một doanh
nghiệp nhà nước do đó nguồn vốn chủ yếu của Công ty là do nhà nước cấp
và qua các năm hoạt động kinh doanh, Công ty đã bổ sung thêm nguồn
vốn, nguồn vốn này của Công ty đã được bảo toàn và phát triển qua các
năm và nó chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn vốn.
46
Bảng 1: Tình hình bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Công ty qua các năm.
Đơn vị tính: Triệu
đồng.
Vốn cố định Vốn lưu động
Năm
Tổng nguồn vốn
kinh doanh
Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%)
1999 45.779 19.152 41,84 26.627 58,16
2000 44.992 19.165 42,6 25.827 57,4
2001 45.210 17.948 39,7 27.262 60,3
Nguồn: phòng kế toán - tài chính
Báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001.
Là một doanh nghiệp nhà nước thực chuyên chức năng Xây lắp và
Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị trong đó chức năng kinh doanh xuất nhập
khẩu là chủ yếu, cơ cấu vốn của Công ty mang đặc trưng của doanh nghiệp
thực hiện chủ yếu chức năng kinh doanh, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng nguồn vốn (58,16/1999-60,3/2001).
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong năm 1999, tổng nguồn vốn của
Công ty là 45.779 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 19.152 triệu đồng
chiếm 41,84%, vốn lưu động là 26.627 triệu đồng chiếm 58,16% trong tổng
nguồn vốn. Năm 2000, tổng nguồn vốn của Công ty là 44.992 triệu đồng,
trong đó vốn cố định là 19.165 triệu đồng chiếm 42,6%, vốn lưu động là
25.827 triệu đồng chiếm 57,4% trong tổng nguồn vốn. Năm 2001, tổng
nguồn vốn của Công ty là 45.210 triệu đồng, trong đó vốn cố định là
17.948 triệu đồng chiếm 39,7%, vốn lưu động là 27.262 triệu đồng chiếm
60,3% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Sự thay đổi trong cơ cấu vốn ta
có thể thấy rõ hơn tỷ trọng của từng loại vốn cũng như sự thay đổi của cơ
cấu vốn trong biểu đồ sau (Biểu đồ 1).
47
Qua đó ta thấy Công ty đã bảo toàn được vốn nhưng cần phải có các biện
pháp thích hợp để phát triển nguồn vốn.
Biểu đồ 1: Cơ cấu vốn của Công ty trong 3 năm 1999-2001.
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư
Thiết Bị.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Tổng doanh thu 107.679 185.372 286.380
Các khoản giảm trừ 0 0 0
Doanh thu thuần 107.679 185.372 286.380
Vốn cố định
42.6 41.84
39.7
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Vốn lưu động
57.4
60.3
58.16
%
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
48
Tổng chi phí 105.685 183.350 284.280
Tổng lợi nhuận 1.994 2.022 2.100
Vốn kinh doanh 45.779 44.992 45.210
Vốn cố định 19.152 19.165 17.948
Vốn lưu động 26.627 25.827 27.262
Nguồn: phòng kế toán - tài chính
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999, 2000, 2001.
Cũng theo số liệu ta có:
ROI2000 =2.022/96.696 = (185.372/96.696)*(2.022/185.372) =0,0209.
ROI2001=2100/145.522 = (286.380/145.522)*(2.100/286.380) =0,0144.
Như vậy, từ năm 2000 đến năm 2001, lợi nhuận công ty tăng từ
2.022 triệu đồng đến 2.100 triệu đồng, tài sản đầu tư tăng từ145.522 triệu
lên 286.380 triệu. Nhưng trên thực tế, chỉ số ROI lại giảm từ 0,0209 xuống
0.0144, chứng tỏ đã có sự đầu tư không đúng mức về vốn cũng như về khả
năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để xem xét, đánh giá một cách chi tiết, ta phải phân tích
cụ thể hơn, sâu hơn.
2- Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích báo cáo tài chính.
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp
cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác
định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình
tài chính. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết
định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.1. Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích mối quan hệ và tình
hình biến động của các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán.
49
Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, người phân tích phải sử
dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động mà
doanh nghiệp đạt được. Trong đó, bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài
chính rất quan trọng, nó phản ánh tổng quản lý tài sản của doanh nghiệp, tại
một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn
hình thành tài sản.
Bản cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá
một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn
và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật
Tư Thiết Bị cần phải xem xét tình hình sử dụng vốn qua việc phân tích cơ
cầu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình biến động qua
các khoản mục trong bản cân đối của Công ty qua các bảng dưới đây (Bảng
2).
Bảng phân tích cơ cấu tài sản cho thấy, tài sản cố định và đầu tư dài
hạn năm 2000 tăng lên so với năm 1999 cả về số tuyệt đối lẫn tương đối,
trong đó chủ yếu là bộ phận tài sản cố định đã và đang đầu tư cho thấy tình
hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. Kết hợp với tỷ suất đầu
tư (TSCĐ/Tổng tài sản) của năm 1999 là 0,25 (19.152/76.321), năm 2000
là 0,2 (19.165/96.696) thấp hơn năm 1999 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn
cố định của Công ty tăng.
Bảng 2 : Cơ cấu tài sản của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị năm 1999-
2001.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
50
2000/1999 2001/2000
Chỉ tiêu
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
(Δ) (%) (Δ) (%)
A.TSLĐ & ĐTNH
I. Tiền
II. Đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải
thu
IV.Hàng tồn kho
V. TSLĐ khác
VI. Chi sự nghiệp
B. TSCĐ & ĐTDH
I. Tài sản cố định
II. Đầu tư dài hạn
57.144
17.574
10.810
26.344
2.416
19.177
19.152
25
77.506
10.953
36.025
25.930
4.598
19.190
19.165
25
127.549
16.532
75.823
32.134
3.060
17.973
17.948
25
20.362
-6.621
25.215
-414
2.182
13
13
0
135,6
62,3
33,3
98,4
190
100,06
100,06
100
50.043
5.573
39.798
6.204
-1.538
-1.217
-1.217
0
164,6
150,9
210,5
123,9
66,5
93,7
93,7
100
Tổng tài sản 76.321 96.696 145.522 20.375 126,7 48.826 150,5
Nguồn: phòng kế toán - tài chính
Bảng cân đối kế toán năm 1999, 2000, 2001.
So với năm 2000, năm 2001 TSCĐ của Công ty giảm 1.213 triệu
đồng tức là giảm 6,3%, tỷ suất đầu tư của Công ty năm 2001 là 0,12
(17.948/145.522) nên hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2001
có hiệu quả hơn năm 1999, 2000. Để biết cụ thể hơn ta đi phân tích hiệu
quả sử dụng vốn cố định.
Về tài sản lưu động, so với năm 1999, năm 2000 và năm 2001 tiền
mặt có giảm hơn trong khi các khoản phải thu tăng lên nhanh chóng, năm
1999 các khoản phải thu của Công ty là 10.810 triệu đồng nhưng đến năm
2000 là 36.025 triệu, năm 2001 là 75.823 triệu đồng chủ yếu là phải thu của
khách hàng. Vì vậy, Công ty phải có biện pháp thu hồi để khoản phải thu
51
giảm, tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn lâu làm giảm nguồn vốn
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Đồng thời hàng tồn kho của Công ty cũng tăng lên, hàng tồn chủ yếu
là các hàng máy xây dựng và các trang thiết bị phụ tùng với giá trị lớn, cần
phải tăng cường các biện pháp bán hàng để tránh sự ứ đọng vốn.
Bảng 3 : Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh
Vật Tư Thiết Bị từ năm 1999- 2001.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
2000/1999 2001/2000
Chỉ tiêu
Năm
1999
Năm
2000
Năm 2001 Số tiền
(Δ)
Tỷ trọng
(%)
Δ %
A. Nợ phải trả.
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
III.Nợ khác
B. Nguồn vốn CSH
I. Nguồn vốn quỹ
Trong đó nguồn vốn
kinh doanh
29.258
19.507
4.261
5.490
47.063
47.063
45.779
50.020
28.165
13.858
7.997
46.676
46.676
44992
98.408
65.027
23.832
9.549
47.114
47.114
45.210
20.762
8.658
9.597
2.507
-387
-387
-787
170,9
144,4
325,2
145,7
99,2
99,2
98,3
48.388
36.862
9.974
1.552
438
438
218
196,7
230,9
172
119,4
100,9
100,9
100,5
Tổng nguồn vốn 76.321 96.696 145.522 20.375 126,7 48.826 150,5
Nguồn: phòng kế toán - tài chính
Bảng cân đối kế toán năm 1999, 2000, 2001.
Tuy nguồn vốn của Công ty tăng mạnh qua các năm, năm 1999 là
76.321 triệu đồng, sang năm 2000 là 96.696 triệu tăng 20.375 triệu hay
126,7% so với năm 1999, năm 2001 là 145.522 triệu tăng 48.826 triệu hay
150,5% so với năm 2000 và tăng 69.201 triệu hay 196,7% so với năm 1999
nhưng tỷ suất tài trợ của các năm giảm xuống.
52
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ =
Tổng số nguồn vốn
Năm 1999 tỷ suất tài trợ của Công ty là 62% (47.063/76.321 = 0,62),
chứng tỏ mức độc lập về mặt tài chính của Công ty vì hầu hết tài sản mà
Công ty có được đầu tư bằng số vốn của mình.
Nhưng sang năm 2000 và 2001 tỷ suất tài trợ giảm đáng kể, năm 2000 là
48% (46.676/96.696 = 0,48) và năm 2001 là 32% (47.114/145.522 = 0,32)
nên
hầu hết tài sản mà Công ty có được đều đầu tư bằng vốn vay chủ yếu là vay
ngắn hạn.
2.2. Thực trạng tình hình tài chính qua phân tích mối quan hệ và tình
hình biến động của các khoản mục trong Báo cáo kết quả kinh doanh.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của Công ty cần phải quan tâm đến kết quả cuối cùng của hoạt động
kinh doanh đó là lợi nhuận, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá
hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp, nó là khoản tiền
chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được
doanh thu đó từ hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Xây Lắp và
Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 1999 đến năm 2001
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Năm 2000/1999 2001/2000
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Giá trị
(Ä)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(Ä)
Tỷ lệ
(%)
Tổng doanh 107.679 185.372 286.380 77.693 172 111.008 160
53
thu
Tổng chi phí 105.585 183.350 284.280 77.665 173 100.930 155
Lợi nhuận 1.994 2.022 2.100 28 101 78 103,8
Nguồn: phòng kế toán - tài chính
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999, 2000, 2001.
Qua các số liệu thực tế trên, ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty tăng lên rõ rệt qua các năm. Năm 1999, với tổng doanh thu là
107.679 triệu đồng, công ty đã thu được một khoản lợi nhuận là 1994 triệu
đồng. Bên cạnh nhiều doanh nghiệp nhà nước hiện nay làm ăn thua lỗ, với
mức lợi nhuận này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu
quả rất cao, đó là một sự cố gắng nỗ lực của lãnh đạo Công ty trong việc
huy động và sử dựng vốn hợp lý. So với năm 1999, năm 2000 tất cả các chỉ
tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty đều tăng lên, tổng doanh
thu là 185.372 triệu đồng, so với năm 1999 tăng lên 77.693 triệu đồng hay
172%, lợi nhuận thu được 2022 triệu đồng so với năm 1999 tăng 28 triệu
đồng hay 101%. Đến năm 2001, tổng doanh thu của Công ty đạt 286.380
triệu đồng tăng 111.008 triệu so với năm 2000 hay 160%, lợi nhuận đạt
2100 triệu tăng 78 triệu đồng hay 103,8%.
Mặc dù tỷ lệ gia tăng của tổng doanh thu của năm nay so với năm
trước rất cao 160% nhưng tỷ lệ gia tăng về lợi nhuận không cao lắm là
103,8% là do thu và chi phí có tốc độ tăng như là bằng nhau, có nghĩa là
việc quản lý và sử dụng chi phí của Công ty chưa tốt, chưa đạt hiệu quả.
Biểu đồ sau sẽ thể hiện rõ hơn kết quả kinh doanh của Công ty qua
các chỉ tiêu Tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận qua 3 năm
1999,2000,2001.
54
Biểu đồ 2: Kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm 1999-2001.
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
Tr. ®ång
N¨m 1999 N¨m 2000 N¨m 2001
N¨m
KÕt qu¶ kinh doanh cña C«ng ty
Tæng doanh thu
Tæng chi phÝ
Lîi nhuËn
55
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư
Thiết Bị.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Tổng doanh thu 107.679 185.372 286.380
Các khoản giảm trừ 0 0 0
Doanh thu thuần 107.679 185.372 286.380
Tổng chi phí 105.685 183.350 284.280
Tổng lợi nhuận 1.994 2.022 2.100
Vốn kinh doanh 45.779 44.992 45.210
Vốn cố định 19.152 19.165 17.948
Vốn lưu động 26.627 25.827 27.262
Nguồn: phòng kế toán - tài chính
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999, 2000, 2001.
Để phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh,
phải phân tích các hệ thống chỉ tiêu sau:
2.2.1. Hiệu suất vốn kinh doanh.
Hiệu suất vốn kinh doanh (Hs) =
Doanh thu thuần trong kỳ
Vốn kinh doanh
Hs1999 =
107.679
45.779 = 2,35
Hs2000 =
185.372
44.992 = 4,12
Hs2001 =
286.380
45.210 = 6,33
56
Hiệu suất vốn kinh doanh cho ta biết với 1 đồng vốn đưa vào kinh
doanh sẽ đem lại cho Công ty 2,35 đồng doanh thu năm 1999; và 4,12 đồng
doanh thu năm 2000 còn năm 2001 là 6,33 đồng doanh thu. Đây là chỉ tiêu
đo lường hiệu quả sử dụng vốn, qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của Công ty năm 2001 có hiệu quả hơn 2000 và năm 1999.
2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh =
Lợi nhuận
Vốn kinh doanh
TSLN1999 =
1.994
45.779 = 0,043 ; TSLN2000 =
2.022
44.992 = 0,045.
TSLN2001 =
2.100
45.210 = 0,046
Ý nghĩa kinh tế: 1000 đồng vốn kinh doanh ở năm 2000 tạo ra được 45
đồng lợi nhuận lớn hơn năm 1999 là 43 đồng và ở năm 2001 chỉ tạo ra
được 46 đồng lợi nhuận. Và thông qua chỉ tiêu này ta thấy tuy hiệu quả sử
dụng vốn của Công ty có tăng nhưng không đáng kể, nói chung là vẫn còn
thấp.
2.3. Hiệu quả tài chính qua phân tích hiệu quả kinh doanh.
Một doanh nghiệp được xem là có hiệu quả khi sử dụng các yếu tố
cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là sử dụng vốn kinh
doanh. Để đánh giá một cách cụ thể và chính xác hiệu quả sử dụng vốn, ta
cần đi xem xét hiệu quả sử dụng vốn ở hai loại:
2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định là một nội
dung quan trọng của hoạt động tà chính doanh nghiệp, thông qua kiểm tra
tài chính doanh nghiệp có những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định
57
về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới
hay hiện đại hóa tài sản cố định, về các biện pháp khai thác năng lực sản
xuất của tài sản cố định hiện có, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố
định. Để tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định
cần xác định đúng đắn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
cố định và tài sản cố định của doanh nghiệp.
2.3.1.1. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Tổng doanh thu
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Hs1999 =
107.679
19.152 = 5,62
Hs2000 =
185.372
19.165 = 9,67
Hs2001 =
286.380
17.948 = 15,96.
2.3.1.2. Mức doanh lợi của vốn cố định (Mdl).
Mức doanh lợi của vốn cố định =
Lợi nhuận
Vốn cố định bình quân
Mdl1999 =
1.994
19.152 = 0,104.
Mdl2000 =
2.022
19.165 = 0,105.
Mdl2001 =
2.100
17.948 = 0,117.
2.3.1.3. Sức hao phí tài sản cố định (Shp).
Sức hao phí tài sản cố định =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Lợi nhuận thuần
Shp1999 =
19.152
1.994 = 9,6
58
Shp2000 =
19.165
2.022 = 9,478
Shp2001 =
17.948
2.100 = 8.55
Ta có bảng tổng kết tài sản cố định như sau:
Bảng 7: Bảng tổng kết hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Thực hiện So sánh
2000/1999 2001/2000
Chỉ tiêu Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001 (Δ) % (Δ) %
Vốn cố định 19.152 19.165 17.948
Hiệu suất sử dụng
TSCĐ
5,62 9,67 15,96 4,05 172,06 6,29 164,88
Mức doanh lợi
của VCĐ
0,104 0,105 0,117 0,001 100,9 0,012 111,4
Sức hao phí
TSCĐ
9,6 9,478 8,55 - 0,122 98,7 - 0,928 90,2
Nguồn: phòng kế toán - tài chính
Báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001.
Tuy lượng vốn cố định (Tài sản cố định) của Công ty năm 2001 có
giảm hơn so với năm 2000 và 1999, nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định
của năm 2001 lại lớn hơn, hợp lý hơn. Cụ thể, hiệu quả sử dụng TSCĐ của
năm 1999 là 5,62 ; Năm 2000 là 9,67, năm 2001 là 15,96 tức là 1 đồng
59
nguyên giá TSCĐ năm 1999 đem lại cho Công ty 5,62 đồng doanh thu;
Năm 2000 đem lại cho Công ty 9,67 đồng doanh thu, lớn hơn năm 1999
4,05 đồng trên 1 đồng vốn bỏ ra hay tăng 172,06%, còn năm 2001 là 15,96
đồng doanh thu. Với mức doanh lợi năm 1999 là 0,104; năm 2000 là 0,105
và năm 2001 là 0,117 tức là với 1 đồng vốn cố định bình quân năm 1999
tạo ra 0,104 đồng lời; năm 2000 sẽ tạo ra 0,105 đồng lời còn năm 2001 cao
hơn tạo ra được 0,117 đồng lời. Do vốn cố định của năm 2001 nhỏ hơn
năm 1999 và năm 2000 nhưng lại thu được doanh thu và tạo ra một khoản
lợi nhuận lớn hơn chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định của Công ty Xây Lắp
và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị là rất hiệu quả.
Như vậy, qua việc phân tích trên ta thấy việc sử dụng và quản lý tài
sản cố định của Công ty năm 2000 tuy có hiệu quả nhưng chưa cao, nhưng
đến năm 2001, Công ty đã khắc phục kịp thời dẫn đến việc sử dụng tài sản
cố định có hiệu quả hơn. Công ty cần tiếp tục duy trì, phát huy và tranh thủ
sử dụng một cách tối đa những thiết bị đó để nâng cao hiệu quả hiệu quả sử
dụng vốn của mình.
2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
So với các yếu tố như lợi nhuận, doanh thu, chi phí thì trong quá
trình sản xuất kinh doanh vốn cũng là một yếu tố không kém phần quan
trọng, nó là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của từng
doanh nghiệp. Riêng đối với các doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh
doanh là chủ yếu thì cần phải đặc biệt chú ý đến vốn lưu động. Bởi vậy,
phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doah nghiệp sẽ đánh giá được
chất lượng quản lý sử dụng vốn, vạch ra các khả năng tiềm tàng nâng cao
hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn một cách
có hiệu quả nhất.
2.3.2.1. Phân tích chung.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như
sức sản xuất, sinh sinh lợi của Vốn lưu động (TSLĐ).
60
2.3.2.1.1. Sức sản xuất của vốn lưu động (Ssx).
Sức sản xuất của vốn lưu động =
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Ssx1999 =
107.679
26.627 = 4,04
Ssx2000 =
185.372
25.827 = 7,18
Ssx2001 =
286.380
27.262 = 10,5
2.3.2.1.2. Mức doanh lợi của vốn lưu động (Mdl).
Mức doanh lợi của vốn lưu động =
Lợi nhuận
Vốn lưu động bình quân
Mdl1999 =
1.994
26.627 = 0,075
Mdl2000 =
2.022
25.827 = 0,078
Mdl2001 =
2.100
27.262 = 0,077
Ta thấy, với một đồng vốn lưu động, năm 1999 Công ty thu được
4,04 đồng doanh thuvà 0,075 đồng lợi nhuận. Năm 2000, thu được 7,18
đồng doanh thu và 0,078 đồng lợi nhuận. Năm 2001 thu được 10,5 đồng
doanh thu và 0,077 đồng lợi nhuận.
Mức doanh lợi của vốn lưu động (mức sinh lợi của vốn lưu động):
Phản ánh một đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Với
một đồng vốn lưu động, năm 1999 Công ty thu được 4,04 đồng doanh thu
và 0,075 đồng lợi nhuận. Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2000 là 0,078
tức là 1 đồng vốn lưu động Công ty bỏ ra thu được 0,078 đồng lợi nhuận.
Năm 2001 mức sinh lợi là 0,077 như vậy giảm 0,001 đồng lợi nhuận trên 1
đồng vốn bỏ ra so với năm 2000 tức là giảm 1,3%.
61
Qua đó có thể đưa ra nhận xét tuy năm 2001 doanh thu trên một
đồng vốn lưu động của Công ty là rất cao (cao hơn nhiều so với năm 1999
và năm 2000) nhưng lợi nhuận thì lại thấp hơn năm 2000, điều đó chứng tỏ
tuy Công ty sử dụng đồng vốn lưu động có hiệu quả hơn nhưng Công ty
quản lý các khoản chi phí không hợp lý. Đó cũng là do các nguyên nhân
khách quan tác động như do sự biến động của thị trường trong khu vực và
thế giới, hơn nữa hoạt động kinh doanh chính của Công ty là xuất nhập
khẩu nên chi phí vận chuyển và bán hàng là rất lớn, mặt khác do bạn hàng
nợ nhiều, hàng hóa tồn kho lớn nên gây ra sức sinh lợi bé hơn.
2.3.2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không
ngừng, thường xuyên qua các quá trình tái sản xuất (dự trữ- sản xuất- tiêu
thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải
quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn. Để xác định tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động, người ta
thường dùng các chỉ tiêu sau:
2.3.2.2.1. Số vòng quay của vốn lưu động (n).
Số vòng quay của vốn lưu động =
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
n1999 =
107.679
26.627 = 4,04 (vòng)
n2000 =
185.372
25.827 = 7,18 (vòng)
n2001 =
286.380
27.262 = 10,5 (vòng)
2.3.2.2.2. Thời gian của một vòng lưu chuyển (T).
T =
Thời gian theo lịch trong kỳ
Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ
62
T1999 = 04,4
360 = 89,1 (ngày)
T2000 = 18,7
360 = 50,14 ( ngày)
T2001 = 5,10
360 = 34,28 (ngày)
2.3.2.2.3. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (HSĐN).
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Tổng doanh thu thuần
HSĐN1999 =
26.627
107.679 = 0,25
HSĐN2000 =
25.827
185.372 = 0,139
HSĐN2001 =
27.262
286.380 = 0,095
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn
càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều.
Ta có bảng tính các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển.
Bảng 8 : Bảng tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị qua 3 năm 1999-
2001.
So sánh
Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
00/99 01/00
Hệ số luân chuyển Vòng 4,04 7,18 10,5 3,14 3,32
Thời gian 1 vòng luân chuyển Ngày 89,1 50,14 34,28 - 38,96 - 15,86
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Đồng 0,25 0,139 0,095 -0,111 - 0,044
Nguồn: phòng kế toán - tài chính
63
Báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001
.
Kết quả cho thấy, năm 1999, số vòng quay của vốn lưu động là 4,04 vòng.
So với năm 1999, năm 2000 số vòng quay là 7,18 tăng thêm 3,14 vòng nên
thời gian 1 vòng quay giảm được 38,96 ngày và hệ số đảm nhiệm của một
đồng vốn lưu động giảm thêm 0,111. Năm 2001, số vòng quay là 10,5 tăng
thêm 3,32 vòng so với năm 2000 và tăng 6,46 vòng so với năm 1999, thời
gian một vòng giảm 15,86 ngày và hệ số đảm nhiệm 1 đồng vốn lưu động
giảm 0,044 đồng. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của năm 2001
tốt hơn năm 1999, 2000. Tuy nhiên sức sinh lợi của vốn lưu động năm
2001 nhỏ hơn năm 2000. Nguyên nhân là mặc dù số vòng quay của năm
2001 cao nhưng do tổng chi phí qúa cao, bạn hàng nợ nhiều, hàng hóa tồn
kho gây ứ đọng vốn làm giảm sức sinh lợi.
Thời gian 1 vòng luân chuyển của năm 1999 là 89,1 ngày tức là để
vốn lưu động quay được 1 vòng mất 89,1 ngày, năm 2000 là 50,14 ngày tức
là để vốn lưu động quay được 1vòng mất 51 ngày, còn của năm 2001 là
34,28 ngày giảm 15,86 ngày so với năm 2000 cho thấy tốc độ lưu chuyển
vốn lưu động của năm 2001 nhanh hơn. Tuy nhiên, để việc sử dụng vốn lưu
động có hiệu qủa hơn Công ty cần đẩy nhanh mức tiêu thụ hàng hóa, cần tổ
chức công tác thanh quyết toán một cách tốt hơn, giảm chi phí để thu được
mức sinh lợi cao hơn.
Tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của Công ty qua các năm tăng lên
chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động của Công ty là rất có hiệu quả. Vì việc
tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ làm giảm thời gian của một vòng
quay vốn, tiết kiệm được vốn, tăng doanh số từ đó tạo điều kiện tăng thêm
lợi nhuận. Vì xuất phát từ công thức:
Tổng doanh thu thuần = VLĐbq * Hệ số luân chuyển.
Ta thấy vốn lưu động của Công ty tăng không đáng kể, nếu hệ số luân
chuyển tăng sẽ tăng được tổng số doanh thu thuần. Vậy, việc tăng hệ số
64
luân chuyển hay số vòng quay của vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc sử dụng có hiệu quả vốn lưu động và là một trong những biện
pháp cho Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
- Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động thay đổi do ảnh hưởng của các
nhân tố: Số ngày một vòng luân chuyển năm 2001 so năm 2000 giảm 15,86
ngày
+ Do số vốn lưu động bình quân thay đổi.
Thời gian 1 vòng luân chuyển =
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng luân chuyển
=
Thời gian kỳ phân tích * VLĐbq
Tổng doanh thu thuần
Ảnh hưởng của số vốn lưu động bình quân đến số ngày là:
78,216,5094,52
372.185
827.25*360
372.185
262.27*360 =−=− (ngày)
Do tổng số chu chuyển thay đổi ảnh hưởng đến số ngày:
64,1892,5228,34
372.185
262.27*360
380.286
262.27*360 −=−=− (ngày)
Tổng cộng : 2,78 + (-18,64) = - 15,86 (ngày)
Như vậy, do số vốn lưu động tăng đã làm tăng thời gian 1 vòng luân
chuyển thêm 2,78 ngày. Tuy nhiên, do số doanh thu thuần tăng đã làm
giảm thời gian 1 vòng chu chuyển là 18,64 ngày. Việc tăng tốc độ chu
chuyển do tăng doanh thu thuần đã giúp Công ty trong những năm qua tiết
kiệm được một lượng vốn đáng kể. Cụ thể, số vốn lưu động tiết kiệm được
của Công ty trong năm 2000 là:
Kkh - Kbc
B = * Obqkh
Kbc
Trong đó: B : Số vốn lưu động tiết kiệm được
65
Kkh : Số vòng quay kỳ kế hoạch
Kbc: Số vòng quay kỳ báo cáo
Obqkh: Số dư bình quân kỳ kế hoạch.
B2000 = 46,073.20827.25*04,4
04,418,7 =− (triệu đồng)
B2001 = 8,605.12262.27*18,7
18,75,10 =− (triệu đồng)
Qua phân tích trên cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của Công ty
Xây Lắp và Kinh Doanh Vật Tư Thiết Bị là khá hiệu quả. Việc tăng được
tốc độ luân chuyển đã giúp Công ty giảm bớt được sự căng thẳng về vốn,
tăng doanh thu và tiết kiệm được một lượng vốn lưu động để có thể dùng
vào hoạt động kinh doanh.
66
CHƯƠNG III- MỘT SỐ KHIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HƠN NỮA NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
XÂY LẮP VÀ KINH DOANH VẬT TƯ THIẾT BỊ.
1. Một số kiến nghị với nhà nước.
Kể từ khi đổi mới mở cửa, hệ thống chính sách và luật kinh doanh
đã được Nhà nước cho sửa đổi bổ xung nhiều lần để phù hợp với thực tế
sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới. Tuy nhiên trong đó vẫn còn nhiều
tồn tại gây khó khăn cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp cân cần nghiên cứu để sửa đổi:
- Đề nghị Bộ tài chính nghiên cứu thống nhất thu thuế VAT theo
phương pháp khấu trừ, tránh các loại hoá đơn thường khó quản lý. Đồng
thời nên thu thuế VAT theo địa bàn kinh doanh đối với các dự án do ngân
sách cấp vốn thì thu luôn thuế theo dự toán công trình vừa không thất thoát
vừa tiện cho cơ sở sản xuất không phải đăng ký thuế ở các địa phương xa
trụ sở làm việc của công ty. Còn thuế đầu vào và phần chênh lệch do cục
thuế sở tại nơi đơn vị đặt trụ sở quyết toán.
- Thánh toán vốn xây dựng cơ bản kịp thời, tránh nợ đọng lâu.
- Nhà nước cần khuyến khích thoả đáng thông qua tái đầu tư đối với
các đơn vị làm ăn có lãi, đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước để các
công ty này mở rộng sản xuất và phát triển.
- Nhà nước cần coi trọng và khuyến khích sự phát triển của các tổ
chức tư vấn đầu tư công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công
ty có nhu cầu thi mua được công nghệ mới và phù hợp tránh tình trạng mua
phải công nghệ lạc hậu gây thiệt hại cho công ty và cho cả nền kinh tế quốc
dân.
- Cải cách các thủ tục hành chính, cắt bỏ những thủ tục phiền hà cho
Doanh nghiệp xung quanh việc nộp thuế, vay vốn... tiến tới "một cửa một
dấu" sao cho tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho các Doanh nghiệp.
67
- Nới lỏng điều kiện vay vốn trung và dài hạn đối với các công ty vừa
và nhỏ, tạo điều kiện cho các công ty này phát triển. Hiện nay phần vốn đối
ứng mà chủ đầu tư phải có theo qui định của ngân hàng ít nhất là 40%/tổng
dự toán của dự án. Trong khi đó các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta
phần vốn tự có thường rất nhỏ so với qui mô hoạt động. Vì vậy rất nhiều
Doanh nghiệp có phương án sử dụng vốn khả thi mà hiệu quả song vì thiếu
tài sản thế chấp đã bị Ngân hàng từ chối thẳng thừng.
- Hoàn thiện hoạt động của thị trường chứng khoán để đó thật sự là
nơi các Doanh nghiệp có thể kinh doanh kiếm lời.
- Cho phép công ty phát hành trái phiếu để huy động vốn của cán bộ
công nhân viên trong công ty, của người dân và của các Doanh nghiệp khác
để đổi mới công nghệ.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngày một cách đầy đủ và tiên tiến
nhằm làm cơ sở so sánh với các chỉ tiêu phân tích tài chính để đưa ra được
những giải pháp đúng đắn hợp lý.
2. Một số kiến nghị và giải pháp đối với hoạt động tài chính của công
ty.
2.1. Kiến nghị về phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của
công ty.
Thứ nhất, Tăng cường công tác quản lý nội bộ bằng các qui chế và qui
định cụ thể hơn, xây dựng thêm các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với
thực tế sản xuất.
Thứ hai, đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành
nghề, nội dung đào tạo đi sâu vào thực tế sản xuất của công ty. Đối với cán
bộ chủ chốt thì đưa đi học về quản lý ở các trung tâm đào tạo của nhà nước.
Thứ ba, tăng cường khâu bán hàng tiếp thị: Công ty cần chủ động
trong việc tham gia đấu thầu để có được các công trình lớn vừa tăng doanh
thu vừa có thêm việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động.
68
Kế hoạch giai đoạn năm 2000 – 2005 của công ty là tăng cường vốn
sản xuất kinh doanh đầu tư cho công nghệ sản xuất mới hiện đại đuổi kịp
với sự phát triển công nghệ trong khu vực ASEAN. Giai đoạn năm 2000 –
2005 công ty sẽ thực hiện giá trị sản lượng với mức tăng trưởng hàng năm
từ 10-20% và chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ đối với nhà nước.
2.2. Kiến nghị về phương hướng nâng cao năng lực tài chính cho công
ty.
Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của Xây lắp và kinh doanh vật
tư thiết bị ở phần II, có thể thấy rằng mặc dù đã có những cố gắng và nỗ lực
không ngừng nhưng bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty vẫn còn
bộc lộ một số hạn chế trong chính sách quản lý tài chính gây ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của công
ty. Từ đó em xin được đưa ra một số ý kiến về các giải pháp tăng cường
năng lực tài chính của công ty như sau:
2.2.1. Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu vốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn tốt nghiệp - Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại.pdf