Tài liệu Luận văn Tìm hiểu phân tích môi trường kinh doanh của công ty liên doanh Hà Nội Heritage Hotel: LUẬN VĂN:
Phân tích môi trường kinh doanh
của công ty liên doanh
Hà Nội Heritage Hotel
lời mở đầu
Nước ta đang đứng trên ngưỡng cửa của thiên niên kỷ mới với những chuyển biến
sâu rộng và mạnh mẽ trên thế giới. Những thay đổi phức tạp của tình hình khu vực và
quốc tế, xu thế hội nhập và liên kết phát nhanh chóng đi đôi với cạnh tranh kinh tế ngày
càng quyết liệt giữa các quốc gia đang tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực hoạt động kinh
doanh của nước ta đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Là một nước nằm
trong khu vực Đông Nam á, với nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Lượng khách du
lịch đến Việt Nam ngày một tăng với các nhu cầu càng cao, điều kiện này đã kéo theo sự
ra đời của hàng loạt các khách sạn, đây chính là minh chứng cho sự phát triển của du lịch
nước nhà.
Sau hơn mười năm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, với nền kinh tế mở đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu hơn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,… giữa
các nướ...
59 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu phân tích môi trường kinh doanh của công ty liên doanh Hà Nội Heritage Hotel, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phân tích môi trường kinh doanh
của công ty liên doanh
Hà Nội Heritage Hotel
lời mở đầu
Nước ta đang đứng trên ngưỡng cửa của thiên niên kỷ mới với những chuyển biến
sâu rộng và mạnh mẽ trên thế giới. Những thay đổi phức tạp của tình hình khu vực và
quốc tế, xu thế hội nhập và liên kết phát nhanh chóng đi đôi với cạnh tranh kinh tế ngày
càng quyết liệt giữa các quốc gia đang tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực hoạt động kinh
doanh của nước ta đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Là một nước nằm
trong khu vực Đông Nam á, với nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Lượng khách du
lịch đến Việt Nam ngày một tăng với các nhu cầu càng cao, điều kiện này đã kéo theo sự
ra đời của hàng loạt các khách sạn, đây chính là minh chứng cho sự phát triển của du lịch
nước nhà.
Sau hơn mười năm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, với nền kinh tế mở đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu hơn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,… giữa
các nước trong khu vực và trên thế giới. Trải qua hơn một thập kỷ đổi mới nền kinh tế
nước ta đã có một diện mạo khác hẳn từ chỗ nền kinh tế tự cung tự cấp phải nhạy bén
chuyển sang những mặt hàng sự đa dạng bởi các ngành nghề kỹ thuật mức thu nhập bình
quân đầu người cũng tăng. Đây chính là một bức đi vững chắc tạo tiền để cho sự gia tăng
kinh tế bước vào thế kỉ 21.
Tuy nhiên sự chuyển đổi này vẫn còn mới mẻ đã làm cho những nhà kinh doanh
gặp phải nhiều khó khăn và tồn đọng những thiếu sót đó là điều không thể tránh khỏi, sự
thiếu kinh nghiệm thực tiễn về kinh tế thị trường, sự chủ quan duy ý chí trong công tác
quản lý, đặc biệt trong điều kiện kinh tế xã hội, tự nhiên, văn hoá… của Việt Nam. Môi
trường kinh doanh trong nền kinh tế nước ta nói chung và trong lĩnh vực khách sạn nói
riêng tồn tại và nảy sinh rất nhiều vướng mắc đòi hỏi phải có sự phán quyết tổng thể từ
nhiều phía.
Công ty liên doanh Hà Nội Heritage Hotel ra đời trong bối cảnh nền kinh tế tăng
trưởng cao với nhiều điều kiện thuận lợi trong những năm đầu đi vào hoạt động, trong
quá trình hoạt động kinh doanh của mình công ty cũng đang phải đối phó với nhiều vấn
đề tiêu cực phát sinh từ môi trường kinh doanh.
Việc ra đời của các khách sạn nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách sạn du lịch về
ăn ở, lưu trú… Hệ thống khách sạn Việt nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và
cũng có những chuyển biến cơ bản về mặt chất lượng. Có thể nói hoạt động khách sạn
những năm trước đây được đánh giá là lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả và thu hồi vốn
nhanh nên đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Tuy nhiên, từ cuối năm 1997 đến nay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ trong khu vực tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế nước ta trong đó có
du lịch đang có su hướng chậm lại. Khách du lịch quốc tế đến Việt nam năm 1998 giảm
so với năm 1997. Do đó hoạt động khách sạn đã gặp nhiều khó khăn. Năm 1998, trên địa
bàn cả nước công suất sử dụng phòng và giá phòng trung bình đều giảm từ 6-8% đi đôi
với việc giảm công suất sử dụng buồng phòng là xu hướng giảm giá thuê khách sạn…
Từ thực tế kinh doanh gặp nhiều khó khăn, vắng khách đã làm nảy sinh tình trạng
cạnh trang không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn…
Như vậy đã đến lúc các khách sạn cần có một chiến lược thị trường cho kinh
doanh. Việc phân tích môi trường kinh doanh đối với các khách sạn là rất cần thiết, nó là
một trong những nguyên nhân tác động đến quá trình hoạt động của các khách sạn.
Đứng trước giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn em
nghiên cứu đề tài: “ Phân tích môi trường kinh doanh của công ty liên doanh Hà Nội
Heritage Hotel ”.
Bản chuyên đề này hi vọng giúp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu và tìm ra
những giải pháp đối với môi trường kinh doanh của khách sạn với mục đích tạo ra một
môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển.
Chương I
Cơ sở lý luận
I. Hoạt động kinh doanh khách sạn
1. Khái niệm
Trong một vài năm gần đây và nhất là từ sau khi chuyển đổi nền kinh tế sang cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì một thực trạng đang đặt ra là lượng cung về
khách sạn thuộc doanh nghiệp nhà nước lẫn khách sạn tư nhân, có nhiều nhà nghỉ đã
chuyển sang kinh doanh khách sạn. Điều này đã làm cho sự mất cân đối về cung cầu, đã
gây ra sự cạnh tranh khốc liệt dưới nhiều hình thức.
Ngày nay trong nền kinh tế hiện đại, khách sạn không còn là một cái gì xa lạ đối
với con người. Nhưng để đưa ra một khái niệm chính xác về khách sạn thì lại là một vấn
đề khó và nan dải đối với các nhà kinh doanh khách sạn.
Trên các góc độ, các khía cạnh khác nhau thì họ lại có sự nhìn nhận riêng về khách
sạn, nhưng ta có thể hiểu đơn thuần về khách sạn đó là một loại hình cơ sở phục vụ lưu
trú, đáp ứng các nhu cầu về ăn ở, nghỉ ngơi… cho khách. Nhưng điều đặt ra ở đây là
khách sạn có điểm gì khác với các loại hình lưu trú khác và nó ra đời khi nào … Điều lý
giải ở đây là khách sạn có nhiều điểm khác với các loại hình lưu trú khác và nó ra đời khi
có nhu cầu dừng chân tạm thời của du khách. Lúc đầy khách sạn nó chỉ là những nhà
nghỉ nhà trọ mang tính chất tạm thời, hầu như không có các dịch vụ bổ xung khác ngoài
dịch vụ lưu trú đơn thuần. Nhưng dần dần cuộc sống con người ngày càng phát triển, có
khả năng thanh toán cao cho nên nhu cầu của du khách lúc này cũng đòi hỏi cao hơn
nhằm thoả mãn tối đa hơn các nhu cầu của mình. Để đáp ứng các nhu cầu của du khách
thì các khách sạn lúc này không chỉ còn là những cơ sở lưu trú đơn giản mà nó đã từng
bước được nâng lên về mọi mặt, phát triển các hoạt động kinh doanh lưu trú thành một
ngành kinh doanh khách sạn.
Ngày nay, các khách sạn đã phát triển một cách hoàn hảo cả về quy mô lẫn chất
lượng phục vụ với sự đa dạng hoá các dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng các nhu cầu cao
nhất của khách du lịch.
Một định nghĩa phản ánh một cách tương đối tổng hợp về hoạt động kinh doanh
đó là định nghĩa của Bungari như sau: Khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến cho
mọi khách du lịch nhiệm vụ chủ yếu của khách sạn sản xuất, bán và phục vụ các dịch vụ,
hàng hoá nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu cho du khách về lưu trú, nghỉ ngơi, ăn uống,
dưỡng bệnh theo mục địch chuyến đi của khách du lịch ngoài các dịch vụ chính đó khách
sạn còn đáp ứng các dịch vụ bổ xung một cách đa dạng.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì vấn lợi nhuận là vấn đề hàng đầu đối
với các khách sạn. Các khách sạn cần có các chính sách đường lối cho hoạt động kinh
doanh riêng của mình. Nhưng lợi nhuận mà các khách sạn tìm kiếm không chỉ đảm bảo
trước mắt mà còn lâu dài. Chính vì vậy, các khách sạn không chỉ đơn thuần là đáp ứng
các nhu cầu của khách mà còn phải làm sao đảm bảo sự thoả mãn các nhu cầu đó. Khách
hàng là mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh khách sạn cho nên trong quá trình cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ của mình thì các sản phẩm, dịch vụ đó phải tạo cho khách một cảm
giác xứng đáng với đồng tiền mà họ bỏ ra. Có như vậy thì lòng tin của khách, uy tín cũng
như danh tiếng của khách sạn mới được củng cố và đứng vững trên thị trường.
Cho đến nay, có thể nói ngành kinh doanh khách sạn vẫn còn mới mẻ, nhưng hệ
thống khách sạn ở Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và cũng có những
chuyển biến cơ bản về mặt chất lượng. Tuy nhiên ngành kinh doanh khách sạn vẫn còn
tồn đọng nhiều yếu kém, nhất là công tác quản lý khách sạn đã gây mất lòng tin của
khách hàng và uy tín của khách sạn. Với tiềm năng du lịch to lớn của khách sạn cùng với
sự kiên trì và sáng tạo của khách sạn, hy vọng ngành kinh doanh du lịch Việt Nam phấn
đấu vươn lên để trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, vững bước để
tiến vào thiên niên kỷ mới.
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn
Hoạt động kinh doanh khách sạn cũng như các ngành hoạt động kinh doanh khác,
bên cạnh việc đáp ứng cung cấp các dịch vụ cho khách thì các khách sạn cần phải có
những chính sách đường lôí hành lang kinh doanh riêng cho mình. Điều đặc biệt trong
kinh doanh khách sạn có tính đa dạng phức tạp bị ảnh hưởng nhiều của yếu tố chủ quan
cũng như khách quan, sự phụ thuộc mạnh mẽ giứa cung và cầu trong quá trình kinh
doanh.
Trước đây, khi Việt Nam tiến hành chính sách kinh tế mở, sự giao lưu khách kinh
doanh và du lịch tăng vọt, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ của Việt Nam trước đó không đủ
tiêu chuẩn để đón khách nước ngoài thì vấn đề kinh doanh lúc đó không mấy khó khăn, ít
bị sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngành. Nhưng đến nay, do lượng cung về khách sạn quá
lớn đã làm cho tỉ suất buồng, phòng giảm đi đáng lo ngại do tỷ lệ cung cầu khá chênh
lệch. Đứng trước thực trạng này đã đặt ra cho các nhà kinh doanh cần phải làm gì để kinh
doanh khách sạn đứng vững.
Do đặc thù của một ngành kinh tế tổng hợp, do tính đa dạng về mục đích du lịch
của từng đối tượng du khách, cho nên trong quá trình hoạt động kinh doanh khách sạn,
chỉ cần một tác động tích cực hay hạn chế ở từng khâu, từng ngành có liên quan cũng đủ
thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của khách sạn. Có thể nói, kinh doanh khách sạn là
một hoạt động dịch vụ, các sản phẩm mà khách sạn cung cấp cho khách chủ yếu là dịch
vụ có kèm theo yếu tố dịch vụ trong đó, bên cạnh đó khách sạn cũng cung cấp một phần
nhỏ sản phẩm là sản phẩm vật chất điển hình là ăn uống.
Điều đặc trưng của các dịch vụ trong khách sạn đó là yếu tố con người, con người
được xem như là một nhân tố góp phần đáng kể tạo nên chất lượng sản phẩm, nó quyết
định đến sự thành công của khách sạn.
Các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn nó khác với các sản phẩm là hầu hết các
sản phẩm dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng tại chỗ (tại khách sạn), các dịch vụ này
không thể mang đi nơi khác để tiêu dùng, khi khách muốn tiêu dùng nó thì phải di
chuyển đến khách sạn. Hoạt động kinh doanh khách sạn nó chịu sự chi phối của hai nhân
tố đó là nhân tố khách quan tức là từ phía khách hàng đem lại, thông qua sự cảm nhận
của khách sạn có thể đánh giá về chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình. Nhân tố chủ
quan (nhân tố từ phía khách sạn) như về chất lượng phục vụ, cơ sở vật chất, kỹ thuật…
Qua các nhân tố này nó phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn.
Mặt khác, trong hoạt động kinh doanh khách sạn thì cung phụ thuộc rất nhiều vào
cầu, khách sạn chỉ có thể hoạt động được khi có khách. Như vậy, cung trong khách sạn
có thể nói là tương đối ổn định, còn cầu trong khách sạn luôn bị biến động. Sự biến động
này có thể diễn ra theo năm, theo tháng, có thể theo ngày. Vì vậy, hoạt động kinh doanh
khách sạn luôn gặp khó khăn, nhất là khâu bố trí lao động.
Hoạt động kinh doanh khách sạn nó còn bị ảnh hưởng bởi vị trí kiến trúc – cơ sở
vật chất kỹ thuật, ưu thế nó được thông qua cơ sở vật chất kỹ thuật và nó cũng tạo được
sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
3. Các nhân tố trong môi trường kinh doanh
3.1 Các nhân tố về môi trường vĩ mô.
*Các nhân tố về kinh tế
Các nhân tố về kinh tế có vai trò quan trọng và quyết định đến môi trường kinh
doanh của khách sạn, môi trường kinh tế nó bao trùm lên tất cả các hoạt động của nền
kinh tế mà khách sạn chỉ là một đơn vị kinh tế nằm trong một môi trường kinh tế nhất
định. Do vậy các nhân tố kinh tế nó làm nền tảng cho khách sạn thực hiện hợp đồng kinh
tế của mình.
Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều thăng trầm, trong nhiều năm qua thời kỳ đầu
đổi mới và phát triển, nền kinh tế có sự tăng trưởng cũng như đạt được những bước tiến
qua trọng. Cơ cấu kinh tế của đật nước đã có sự biến đổi đáng kể thể hiện qua tỉ trọng của
ngành công nghiệp và dịch vụ dần dần tăng lên tạo điều kiện cho ngành kinh doanh
khách sạn phát triển. Bên cạnh đó, tuy cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực
và thế giới xảy ra đã gây ra những tác động tiêu cực tới nền kinh tế của các nước Đông
Nam á trong khu vực nhưng lại ảnh hưởng không quá lớn tới nền kinh tế nước ta. Chính
vì vậy lượng khách quốc tế vào Việt Nam giảm đi do đó ảnh hưởng bất lợi đến doanh
thu và hiệu quả của hoạt động kinh doanh khách sạn.
Khi nền kinh tế đang ở giai đoạn thịnh vượng thì chính sách của con người cũng
như thu nhập của họ được tăng lên, điều này đã làm cho con người ham muốn đi du lịch
hơn, mặt khác khi nền kinh tế tăng trưởng ở tốc độ cao nó sẽ thúc đẩy các hoạt động đầu
tư thu hút vốn nước ngoài, phát triển các hoạt động giao lưu kinh tế thương mại giữa các
vùng, các nước trong khu vực.
Trong hoạt động kinh doanh khách sạn khi kinh tế tăng trưởng cao thì mức độ đi
du lịch của con người cũng tăng và khả năng thanh toán của họ lúc này càng cao… qua
đó cầu về khách sạn gia tăng sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh khách sạn phát triển cả về
quy mô lẫn chất lượng.
Ngược lại khi nền kinh tế ở vào giai đoạn trững lại, có xu hướng đi xuống thì các
hoạt động về giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá, sự thu hút vốn đầu tư càng giảm…làm
cho nhu cầu về khách sạn không tăng, hạn chế các hoạt động kinh doanh khách sạn.
Về vấn đề lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp: Trước khi lạm phát ở vào giai đoạn
* Nhà nước không có khả năng kiểm soát được đồng tiền. Nó chỉ có khả năng tối
ưu là bảo toàn giá trị các hoạt động giao lưu kinh tế gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh khách sạn. Trong điều kiện lạm phát thấp sẽ kìm hãm các hoạt động kinh tế từ đó
gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh khách sạn. Còn khi tỷ lệ lạm phát ở mức
trung bình thì các hoạt động kinh tế được thúc đẩy, nó có tác dụng tích cực đến hoạt động
kinh doanh khách sạn.
Chính sách lãi suất của Nhà nước có thể làm tăng hoặc kìm hãm các hoạt động
kinh tế, đầu tư… gây ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến lĩnh vực kinh doanh khách sạn.
Tỷ giá hối đoái của đồng tiền trong nước và các đồng ngoại tệ cao hay thấp nó
cũng tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh khách sạn. Khi tỷ giá hối
đoái cao nó sẽ thu hút được nhiều khách quốc tế vào Việt Nam, còn tỷ giá hối đoái thấp
thì ngược lại.
* Các nhân tố về chính trị, pháp luật
Các nhân tố này có vai trò làm nền tảng cơ sở để hình thành các yếu tố khác của
môi trường kinh doanh. Các nhân tố này có tác động hai mặt đến hoạt động kinh doanh
khách sạn.
Tác động tích cực: Khi mà chính trị, pháp luật ổn định, đường lối chính trị rõ ràng
nó sẽ tạo hành lang cho các hoạt động kinh tế phát triển thu hút được các nhà đầu tư, các
doanh nhân, các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường để tìm kiếm các cơ
hội, các mối qua hệ liên doanh, liên kết kinh tế với các doanh nhânvà doanh nghiệp trong
nước. Khi pháp luật ổ định nó là hàng rào bảo vệ cho các hoạt động kinh tế nói chung và
hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng, nó đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc đảm bảo
quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của khách sạn.
Tác động tiêu cực: Tác động tiêu cực về chính trị pháp luật đối với các hoạt động
kinh doanh khách sạn thường gây ra do thể chế chính bất ổn và nền tảng pháp lý lỏng lẻo,
nhiều thiếu sót và nhiều khe hở. Các thể chế chính sách thường thay đổi cũng như việc
thực hiện các đường lối về chính trị và các quy định của pháp luật gây khó khăn và nảy
sinh nhiều tiêu cực bất lợi cho hoạt động kinh doanh khách sạn trong nước và hoạt động
giao lưu trong nước và hoạt động giao lưu hợp tác kinh tế với nước ngoài …
* Các nhân tố về kỹ thuật công nghệ
Ngày nay khoa học kỹ thuật (KHKT) ngày càng được ứng dụng sâu rộng trong
mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, nó có vai trò ngày càng quan trọng và tính chất quyết
định đến môi trường kinh doanh của khách sạn. Sự bùng nổ của các phát minh khoa học
công nghệ trong hiện đại đã có những ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của
đời sống. Các thành tựu KHKT, sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực tưong tự đã đem
lại những thuận lợi lớn trong sản xuất, trong tiêu dùng, cũng như trong hoạt động kinh
doanh khách sạn. Khách du lịch có thể rút ngắn thời gianđặt chỗ trong khách sạn nào đó
từ một nơi rất xa chỉ với sự hỗ trợ của máy tính nối mạng, hoặc có thể đi du lịch hay tham
quan bằng tàu lặn biển dưới đáy đại dương sâu hàng nghìn mét … Chính vì vậy, đối với
khách sạn việc mua mới, lắp đặt các trang thiết bị mới, thay đổi công nghệ để đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng. Tăng chất lượng và tránh sự lạc hậu là một tất
yếu không thể tránh khỏi. Đây chính là một vần đề đang được xem xét quan tâm của các
khách sạn mới ra đời với nhiều trang thiết bị hiện đại hơn đang ngày càng gia tăng.
Kỹ thuật công nghệ mới nó tác động trực tiếp và quyết định đến hai yếu tố tạo nên
khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ khách sạn là giá và chất lượng. Kỹ
thuật công nghệ mới giúp cho khách sạn trang bị lại toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật cho
hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác kỹ thuật công nghệ nó còn có tác động vào quá
trình thu thập xử lý, lưu trữ và chuyền đạt thông tin của khách sạn, giúp khách sạn nắm
bắt mọi thông tin một cách nhanh chóng kịp thời và chính xác…
* Các nhân tố về văn hoá-xã hội (VH-XH)
Các nhân tố về VH-XH nó bao gồm về phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, tôn
giáo, trính độ học vấn của dân trí, kết cấu dân cư, độ tuổi, nghề nghiệp…
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có các phong tục tập quán, giá trị truyền thống VH
khác nhau. Các vấn đề đó đều ảnh hưởng sâu sắc, mạnh mẽ tới các nhu cầu thị hiếu của
khách, tình trạng thất nghiệp, các vấn đề tiêu cực XH… đó là ảnh hưởng xấu về mặtVH
của mỗi dân tộc.
VH-XH nó tạo nên một thị trường khách riêng biệt, nó mang những đặc điểm
phong thái riêng cho từng thị trường khách. Vì vậy đòi hỏi trong lĩnh vực kinh doanh
khách sạn việc nắm biết các nhu cầu thị hiếu của từng đối tượng khách khác nhau là yếu
tố tạo nên sự thành công trong quá trình kinh doanh.
Các nhân tố về VH-XH còn có tác động dung hoà lợi ích trong các mối quan hệ
liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước của khách sạn.
Trong một môi trường kinh doanh có những người thuộc về các dân tộc, quốc gia khác
nhau… điều này dễ xảy ra các mâu thuẫn trong quá trình giao tiếp, ứng xử của mỗi
người. Đây là yếu tố có thể làm liên kết mọi người cùng hoà đồng vì lợi ích chung.
* Các yếu tố về tự nhiên
Các nhân tố này bao gồm các yếu tố mang tính chất khách quan ngoài ý chí của
con người. Như là các yếu tố về đất đai, thời tiết, khí hậu. Chính các yếu tố tự nhiên này
đã tạo nên tính chất thời vụ trong du lịch, điều này đã tạo nên những thuận lợivà khó
khăn cho việc kinh doanh khách sạn.
Vấn đề phát triển du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng đang cần
được sự phát triển song song với việc bảo vệ môi trường, đó là hai vấn đề đối lập nhưng
lại thống nhất với nhau, có sự tác động hỗ trợ lẫn nhau.
3.2. Các nhân tố trong môi trường vĩ mô (môi trường cạnh tranh nội bộ)
3.2.1 Khách hàng
Thị trường của kinh doanh khách sạn là khách du lịch. Khách du lịch là đối
tượngphục vụ của khách sạn có thể đáp ứng tất cả hoặc một phần nào đó của khách du
lịch về các nhu câù mua và tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ của khách sạn, và khách du
lịch là người có khả năng thanh toán, chi trả. Trong thời kỳ mà cầu khách sạn nhỏ hơn
cung thì khách du lịch chính là người quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của
khách sạn. Thông qua sự tiêu dùng, cảm nhận và đánh giá của du khách, khách sạn mới
thừa nhận đúng về chất lượng phục vụ cũng như sản phẩm dịch vụ của mình. Sự tín
nhiệm yêu thích của quý khách đạt được do khách sạn biết thoả mãn tốt hơn các nhu cầu
và thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Mặt khác do khách hàng là người có
ưu thế ép giá hoặc từ chối…
Sự đáp ứng các nhu cầu đối với khách là khác nhau do vậy khach sạn cần phải xác
định và phân loại khách hàng hiện tại và tiềm năng của mình. Đây là cơ sở định hướng
quan trọng cho việc hoạch định kế hoạchcho hoạt động kinh doanh của mình.
3.2.2 Đối thủ cạnh tranh
Sự cạnh tranh giữa các đối thủ tuỳ thuộc vào mối quan hệ tương tác giữa các đối
thủ, tuỳ từng loại hình kinh doanh mà mức độ cạnh tranh mạnh hay yếu. Sự cạnh tranh đó
có thể mang yếu tố tích cực là tuỳ vào đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh nhau
quy định tính chất và mức độ cạnh tranh hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành phụ
thuộc vào đối thủ cạnh tranh. Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn cần phải phân tích
từng đối thủ cạnh tranh để nắm và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà
đối thủ có thể áp dụng. Để nắm bắt được đối thủ cạnh tranh ta cần trả lời các câu hỏi:
- Đối thủ cạnh tranh là ai
- Mục đích của đối thủ cạnh tranh là gì ?
- Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ.
- Đối thủ cạnh tranh là hiện tại hay tiềm ẩn.
Để đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi các khách sạn phải phân
tích kỹ lưỡng về đối thủ cạnh tranh, hạn chế sự thâm nhập của đối thủ trên thị trường, duy
trì hàng dào hợp pháp những ưu thế của đối thủ. Còn về phía mình cần phải phát huy các
thế mạnh, tạo ra được các sản phẩm mang tính độc đáo, đặc thù của mình.
3.2.3 Sản phẩm thay thế.
Kinh doanh khách sạn là một loại hình kinh doanh phổ biến của nước ta là loại
hình kinh doanh chủ yếu về lưu trú và ăn uống. Nhưng ngày nay, trong nền kinh tế thị
trường với các nhu cầu đòi hỏi khác nhau của khách hàng nên đã xuất hiện nhiều sản
phẩm thay thế.
Sự ra đời của các sản phẩm thay thế tạo mốt sức ép lớn đối với các nhà kinh doanh
khách sạn, nó làm hạn chế và phân tánlượng khách đến khách sạn do mức giá cao bị
khống chế. Các sản phẩm thay thế thường là cơ sở vật chất kỹ thuật và chật lượng phục
vụ không cao lắm nhưng lại dễ thu hút được khách. Nguyên nhân là do mức giá thấp ,
thuận tiện. Các sản phẩm thay thế của khách sạn có thể là các khu biệt thự, nhà nghỉ, nhà
khách, các nhà cho thuê, …ngoài ra còn các sản phẩm chuyên phục vụ các nhu cầu khác
ngoài nhu cầu lưu trú như : các khu trung tâm vui chơi giải trí, các câu lạc bộ thể thao,
các nhà hàng, quán bar… Các loại hình kinh doanh này nó có lợi thế mạnh vì mặt chuyên
môn cao.
Đứng trước sức ép của các sản phẩm dịch vụ thay thế này thì câu hỏi đặt ra cho
các nhà kinh doanh khách sạn là làm thế nào để tạo ra tính hấp dẫn của khách sạn đối với
khách du lịch.
Câu hỏi đặt ra đối với các nhà kinh doanh khách sạn là:
- Đầu tư đổi mới nền kỹ thuật công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ,
tạo các đặc trưng riêng cho khách sạn, cần làm cho khách thấy được tính ưu việt của loại
hình kinh doanh khách sạn.
- Có những chính sách phân đoạn thị trường, tập chung khai thác khách tiềm năng.
3.2.4 Hoạt động môi giới
Hoạt động môi giới chính là chiếc cầu nối giữa khách sạn với khách hàng nhằm
đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. Việc nảy sinh ra các hoạt động môi giới này
chính là do tính đặc thù của kinh doanh du lịch.
- Đối với khách sạn thì thị trường khách thường ở xa và phân tán, nên để cung cấp
các thông tincho khách hàng khách sạn cần phải chi một khoản chi rất lớn để quảng cáo,
giới thiệu sản phẩm của mình. Vì vậy để hạn chế được các chi phí đó và thuận lợi cho
việc nắm bắt, tiếp xúc nhanh chóng thìkhách sạn cũng như khách hàng phải tìm đến một
nơi chung gian đó là các nhà môi giới.
- Còn đối với các khách du lịch thì sao: Họ cũng cần phải có nhà môi giới trung
gian để cung cấp các thông tin đáng tin cậy, vì đối với khách du lịch việc hiểu biết về các
sản phẩm dịch vụ là rất hạn chế, họ rất ngại và nghi ngờ về các sản phẩm, dịch vụ mà
mình chưa nắm rõ thông tin… Các nhà môi giới chính là người mang lại cho khách du
lịch sự tin tưởng, yên tâm và cảm thấy hài lòng trước khi tiêu dùng sản phẩm dịch vụ.
Do vậy, để thuận lợi cho cả hai bên thì sự ra đời của hoạt động môi giới là một tất
yếu trong nền kinh tế thị trường, hoạt động môi giới càng phát triển càng làm cho thị
trường thêm thông suốt và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh
khách sạn.
Những người môi giới ở đây là ai ? Đó chính là các đại lý, các công ty lữ
hành…Các đại lý, các công ty lữ hành có nhiệm vụ là cung ứng các sản phẩm dịch vụ
cho khách hàng, đưa đón khách đến khách sạn và được hưởng mức hoả hồng do khách
sạn trả. Các nhà môi giới này họ có lợi thế là có thể ép giá đối với khách sạn, đây chính là
một trở ngại cho hoạt động kinh doanh khách sạn.
3.3 Các nhân tố và môi trường bên trong (môi trường nội bội khách sạn)
Môi trường bên trong bao gồm tất cả các yếu tố, các hoạt động và hệ thống bên
trong của khách sạn. Việc xem xét, phân tích môi trường bên trong của khách sạn cũng
bao hàm cả việc xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình. Qua đó có thể xác
lập được chiến lược kinh doanh một cách tốt nhất. Khách sạn cần phải phân tích một cách
cặn kẽ các yếu tố nội bộ nhằm thấy được các điểm mạnh điểm yếu của mình.
Các yếu tố môi trường nội bộ khách sạn bao gồm:
+ Tổ chức
+ Nguồn nhân lực
+ Tài chính kế toàn
+ Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Marketing
* Tổ chức:
Tuỳ thuộc vào điều kiện hoạt động kinh doanh của mình mà các khách sạn có các
hình thức, các kiểu tổ chức khác nhau. Các kiểu tổ chức đó được đánh giá là tốt hay xấu
được thể hiện thông qua tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn. Một mô
hình tổ chức tốt sẽ là động lực cho kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, còn ngược
lại đó chính là sự cản trở, sự trì trệ trong quá trình hoạt động. Cơ cấu tổ chức và nề nếp tổ
chức định hướng cho phần lớn công việc trong khách sạn. Nó cũng ảnh hưởng phương
thức thông qua quyết định của các nhà quản trị và quyết định của họ đối với các chiến
lược và điều kiện môi trường của khách sạn.
Như vậy đề đảm bảo tốt cho hoạt động kinh doanh thì tổ chức bộ máy quản lý phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Bộ máy quản lý khách sạn phải bao quát tất cả các chức năng quản lý và phải
phù hợp với quy mô của hoạt động kinh doanh trong khách sạn.
+ Bộ máy quản lý khách sạn phải phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật và phải
phù hợp với phạm vi bao quát các hoạt động kinh doanh trong khách sạn.
+ Bộ máy quản lý phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh được
giao hoặc tự xác định phù hợp với yêu cầu và điều kiện kinh doanh trong từng giai đoạn
phát triển.
+ Bộ máy quản lý phải được tổ chức một cách tinh giảm, gọn nhẹ, ít khâu trung
gian, ít đầu mối nhưng phải hoạt động hiệu quả.
Trong cơ cấu bộ máy bao gồm những bộ phận nằm trong một thể thống nhất, các
bộ phận đó được thiết lập với nhau bởi mối quan hệ. Các mối quan hệ đó có thể là mối
quan hệ giữa các cấp lãnh đạo với cấp dưới, hay giữa các cấp dưới với nhau. Ban lãnh
đạo là trung tâm điều hành các hoạt động của khách sạn nên mối quan hệ giữa ban giám
đốc công ty với cấp dưới là mối quan hệ theo nguyên tắc mệnh lệnh một chiều.
* Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là do bộ phận chủ chốt trong hoạt động kinh doanh khách sạn, con
người là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Nguồn nhân lực được đánh giá thông qua các chỉ
tiêu về chất lượng và số lượng. Số lượng nguồn nhân lực trong khách sạn phụ thuộc vào
quy mô lớn nhỏ của khách sạn, phụ thuộc vào tính chất công việc, loại hạng khách sạn.
Còn chất lượng nguồn nhân lực nó được phản ánh thông qua khả năng thực hiện công
việc, năng suất, hiệu quả công việc. Tất cả các chủ thể đó lại được đánh giá thông qua
trình độ nghiệp vụ, tay nghề, kỹ năng, kỹ sảo… Nguồn nhân lực trong khách sạn thường
phân bố không đồng đều ở các bộ phận khác nhau theo lứa tuổi, giới tính. Nguyên nhân
này là do đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn. Nguồn nhân lực trong khách sạn
là yếu tố mang tính chất quyết định chất lượngười và loại hạng khách sạn. cho nên việc
đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động cần được coi trọng, có các biện pháp khuyến khích
để động viên nhân viên hoàn thành nhiệm vụ.
* Tài chính-kế toán
Tài chính-kế toán có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức và điều hành hoạt động bộ máy kế
toán, thu chi tài chính và kiểm giá và khoán kinh doanh cho các bộ phận. Tổ chức mạng
lưới kế toán, kiểm giá, phân công công việc, kiểm tra giám sát tình hình tài chính, thực
hiện các chế độ báo cáo định kỳ, quản lý việc mua sắm và xuất nhập tồn vật tư, hàng hoá,
đào tạo và đánh giá nhân viên…Thực hiện các báo cáo định kỳ theo yêu cầu của bộ tài
chính và tổng cục thuế.
Kiểm tra, kiểm soát tiền vốn, tài sản, vật tư và thu chi tài chính của khách sạn.
Phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh, đề xuất các biện pháp để quản chặt chi phí,
nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Các yếu tố về tài chính-kế toán bao gồm:
-Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn.
-Khả năng hoạt động vốn của công ty.
-Các vấn đề về tiền gửi, lãi suất.
-Các chính sách thuế.
-Chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn.
Trong kinh doanh khách sạn bộ phận tài chính kế toán bao gồm kế toán trưởng và
các kế toán viên.
Kế toán trưởng có chức năng giúp giám đốc khách sạn tổ chức và quản lý toàn bộ
công tác kế toán, tài chính, thống kê kinh tế…Hạch toán và lập các phương án kinh
doanh theo quy định của pháp luật.
Kế toán viên có chức năng là giúp kế toán trưởng giải quyết các công việc liên
quan đến hoạt động tài chính-kế toán trong khách sạn.
Bộ phận tài chính có chức năng là phân tích lập kế hoạch và kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch tài chính.
Nguồn tài chính là cơ sở để cho ban quản trị đề ra các mục tiêu chiến lược tổng
quát. Bộ phận tài chính cung cấp tất cả các thông tin trong tình hình hoạt động khác nhau
thông qua các sổ sách kế toán.
* Cơ sở vật chất-kỹ thuật:
Cơ sở vật chất-kỹ thuật là yếu tố quyết định đến quy mô và loại hạng khách sạn,
nó có ảnh hưởng lớn đến tiêu chuẩn chất lượng phục vụ của khách sạn, vì vậy có thể lấy
chỉ tiêu cơ sở vật chất-kỹ thuật để đánh giá chất lượng phục vụ của khách sạn.
Cơ sở vật chất-kỹ thuật nó được đầu tư bằng nguồn vốn của khách sạn, nó là
những tài sản cố định có giá trị lớn được sử dụng trong suốt quá trình hoạt động kinh
doanh khách sạn. Cơ sở vật chất-kỹ thuật đó là gì ? Đó là những phòng nghỉ, loại phòng,
diện tích, nhà hàng, quầy bar, không gian sử dụng, số phòng…Cùng với các trang thiết bị
khác như máy điều hoà, tủ lạnh, tivi, điện thoại…Do vậy đầu tư cơ sở vật chất-kỹ thuật
được xác định ngay từ ngày đầu thành lập, sao cho nó tương xứng, phù hợp với loại hạng
khách sạn của mình.
* Marketing:
Marketing là bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu được đối với mỗi khách
sạn. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động Marketing không chỉ hướng vào
khách hàng mà chúng còn hướng vào tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh. Hoạt
đông Marketing trong khách sạn chủ yếu tập chung vào nghiên cứu các khâu như: phân
đoạn thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, các kênh phân phối sản phẩm, chính sách
giá cả sản phẩm, chính sách phân phối và chính sách giao tiếp khuyếch trương.
Với chính sách sản phẩm khách sạn tập trung vào nghiên cứu việc xác định chủng
loại sản phẩm, cơ cấu sản phẩm dịch vụ thoả mãn tới điều kiện các nhu cầu của khách du
lịch, cần phân biệt hai sản phẩm đối với các đối thủ cạnh tranh để đưa ra được các sản
phẩm dịch vụ độc đáo.
Cùng với chủng loại sản phẩm đó là chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định sự
thành công trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm không chỉ dừng tại chỗ mà phải luôn
luôn cải tiến đưa chất lượng kịp với nhu cầu sở thích của khách. Sự đổi mới sản phẩm là
cách thức nhằm thu hút sự chú ý của khách, dùng chính sách kéo để đưa khách về với
khách sạn của mình.
Bên cạnh đó thì chính sách giá cả cũng cần phải được cụ thể hoá, như có chính
sách giảm giá cho đối tượng khách quen, khách đi theo đoàn, khách truyền thống…Đưa
ra các chính sách giá nhanh gọn cụ thể, giá trọn gói để phù hợp với đối tượng khách.
Nhất là ngày nay khi có sự cạnh tranh khốc liệt thì chính sách giao tiếp khuyếch trương là
rất cần thiết, phải trú trọng đến tất cả các công cụ để đẩy mạnh doanh thu và củng cố uy
tín địa vị của khách sạn trên thị trường. Chính sách giao tiếp khuyếch trương phải đảm
bảo thực hiện được mục tiêu chiến lược Marketing của công ty làm thế nào để thu hút
được khách hàng ? Uy tín của khách sạn được nâng lên. Đây là vấn đề mà các nhà kinh
doanh khách sạn rất quan tâm và cố gắng hoàn thiện. Để đạt được những vấn đề đó cần
phải có sự vận dụng tổng hợp công nghệ kinh doanh, trong đó chính sách Marketing là
một chính sách quan trọng đẩy nhanh tới mục tiêu của công ty.
II. Môi trường kinh doanh
1. Khái niệm môi trường kinh doanh.
Môi trường kinh doanh là một phạm trù rất phức táp và có nhiều cách tiếp cận
khác nhau. Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp, công ty đều chịu sự tác động của
môi trường kinh doanh.
Vậy môi trường kinh doanh là gì ? chưa có một khái niệm chính xác và toàn diện
về môi trường kinh doanh. Theo nghĩa đen thì thật ngữ môi trường nó dùng để thể hiện
một không gian hữu hạn bao quanh một hữu hạn các sự vật hiện tượng nhất định, môi
trường là một thực thể phức tạp và luôn luôn biến đổi.
Môi trường kinh doanh có thể hiểu một cách đơn giản là một khung cảnh bao trùm
lên hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm tổng thể các nhân tố bên trong và bên ngoài,
mang tính khách quan và chủ quan, nó vận động và tương tác lẫn nhau, nó tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Sự tác động này có thể thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Các
nhân tố cấu thành môi trường kinh doanh vừa tự vận động lại vừa tác động qua lại với
nhau trở thành ngoại lực chính cho sự vận động biến đổi của môi trường kinh doanh. Các
nhân tố rất đa dạng, phong phú. Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp không chỉ
thụ động chịu sự tác động từ môi trường kinh doanh mà chính nó lại sản sinh ra các tác
nhân làm thay đổi đến môi trường kinh doanh.
Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, môi trường kinh doanh được chia thành
các nhóm sau:
Nhóm các yếu tố môi trường vĩ mô.
Nhóm môi trường trực tiếp.
Nhóm môi trường bên trong doanh nghiệp.
Theo tính chấtcủa các nhân tố cấu thành môi trường kinh doanh người ta phân
thành:
Yếu tố chính trị.
Yếu tố kinh tế.
Yếu tố văn hoá xã hội.
Yếu tố công nghệ kỹ thuật.
Yếu tố địa lý sinh thái.
Theo mức độ tác động người ta phân thành:
Các nhân tố tác động trực tiếp.
Các nhân tố tác động gián tiếp.
Như vậy ta có thể thấy rằng môi trường kinh doanh tựa như một cỗ máy khổng lồ
rất phức tạp mà các doanh nghiệp tồn tại trong nóvà chịu sự tác động qua lại của môi
trường kinh doanh.
Để phát huy được các tác động của môi trường kinh doanh cũng như hạn chế được
các tác động tiêu cực của nó đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Các doanh nghiệp nói chung và khách sạn nói riêng hoạt động trong cơ chế thị
trường cũng đều phải tiến hành việc phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh.
2. ý nghĩa của việc phân tích môi trường kinh doanh.
Nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh là điều kiện cần thiết, song bởi tính
đồ sộ của nó nên người ta đã nghiên cứu các nhóm nhân tố trong một trừng mực coi
chúng như là một môi trường bộ phận trong môi trường tổng thể.
Việc phân tích môi trường kinh doanh là một công việc hết sức khó khăn và phức
tạp nên đòi hỏi người phân tích phải có sự nhìn nhận trên các góc độ khác nhau.
Nhìn nhận một cách tổng thể về môi trường kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp
phân ước tích đồng bộ các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh để từ đó khai
thác triệt để các lợi thế đồng thời ngăn ngừa những hạn chế có thể xảy ra.
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp suy cho cùng thì chỉ hoạt động trên một
miền kinh doanh nhất định, cho nên việc nghiên cứu, phân tích môi trường là một căn cứ
quan trọng để doanh nghiệp xác định cho mình miền kinh doanh phù hợp.
Do giới hạn về miền kinh doanh nên từ môi trường tổng thể, nó trợ giúp cho doanh
nghiệp biết sẽ phải chịu các tác động chủ yếu nào, các mức độ hoạt động của chúng.
Kết quả nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh là một căn cứ cực kỳ quan
trọng cho việc xác định các chiến lược và chính sách dài hạn.
Môi trường kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận và chúng có thể thay đổi, chuyển
hoá nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Những yếu tố của môi trường có thể có
những điểm trùng nhau, nhưngười những sự phát triển của nó có sự đan xen với nhau và
hỗ trợ qua lại.
Môi trường kinh doanh được xem xét trong những giai đoạn nhất định và thường
gắn chặt với chiến lược kinh doanh của công ty.
Môi trường kinh doanh của khách sạn nó bao gồm môi trường vĩ mô, môi trường
bên trong và môi trường cạnh tranh. Trong hoạt động kinh doanh khách sạn thì môi
trường vĩ mô và môi trường cạnh tranh mang tính chất khách quan nên khách sạn không
thể hoặc khó có thể kiểm soát được chúng. Cho nên khách sạn luôn luôn cần phải phân
tích các yếu tố trong môi trường kinh doanh của mình.
Việc nghiên cứu phân tích các nhân tố trong môi trường kinh doanh giúp khách
sạn nhận thức một cách rõ ràng về bản thân doanh nghiệp mình. Việc phân tích đó còn
giúp khách sạn nhận thức được những thời cơ, những thách thức, nắm được các xu hướng
vận động của chúng, nắm bắt được tình hình của các đối thủ cạnh tranh.
Qua phân tích về môi trường kinh doanh khách sạn có thể rút ra những bài học,
cách thức, hướng đi phù hợp với thực trạng của khách sạn mình. Đây có thể coi như là
khâu then chốt để khách sạn có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trên thị trường. Là
nền tảng cho việc đề ra những mục tiêu và đảm bảo sự thành công của những chiến lược
kinh doanh để đạt những mục tiêu đó.
3. Sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh
doanh.
Nói đến môi trường là nói đến tổng thể không gian, các yếu tố vật chất hữu hình
và vô hình bao quanh một đối tượng. Toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
diễn ra trong môi trường bao gồm hai phân hệ cơ bản đó là môi trường bên trong và môi
trường bên ngoài.
* Môi trường vĩ mô:
Sự tác động của môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố bên ngoài phạm vi doanh
nghiệp, nó tồn tại một cách khách quan, doanh nghiệp khó hoặc không thể quản lý và
kiểm soát được. Nó luôn luôn thay đổi dưới tác động của rất nhiều nhân tố, trong đó có
những nhân tố rộng lớn rất khó giải quyết. Vì vậy các yếu tố của môi trường bên ngoài
không thể hoặc rất khó kiểm soát.
-Môi trường địa lý: môi trường này bao gồm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đất
đai của doanh nghiệp …
Với kinh doanh khách sạn thì môi trường địa lý lại càng quan trọng, thuận lợi cho
việc đưa đón khách.
Môi trường địa lý ít thay đổi theo thời gian và được xem là loại môi trường thực tế
-Môi trường nhân khẩu: môi trường này bao gồm các yếu tố như dân số, độ tuổi
trung bình…
-Môi trường văn hoá xã hội: Bao gồm trình độ học vấn, tỷ lệ của các cấp giáo dục
trong lực lượng lao động, tình trạng sức khỏe, sự bảo đảm các dịch vụ y tế…
-Môi trường chính trị-pháp luật: môi trường này bao gồm các thể chế chính trị, các
chính sách, các văn bản pháp luật, các bộ luật, các quy định hướng dẫn…
-Môi trường công nghệ.
-Môi trường cạnh tranh
Khả năng mặc cả của các nhà cung cấp đối với công ty, khả năng mặc cả của
khách hàng.
Sự đe doạ của các sản phẩm thay thế.
* Môi trường bên trong
Chính sự tác động chủ quan và phụ thuộc vào quyết định đúng sai của bản thân
doanh nghiệp, môi trường bên trong không thể tồn tại tách rời, biệt lập với môi trường
bên ngoài. Thực chất môi trường bên trong chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường
bên ngoài, môi trường bên trong được hình thành và thay đổi còn nhằm phục vụ lợi ích
của từng doanh nghiệp cá biệt.
Môi trường bên trong doanh nghiệp được hiểu là tổng thể các mối quan hệ bên
trong doanh nghiệp.
-Môi trường nhân lực: Bao gồm đội ngũ lao động, trình độ tay nghề của người lao
động. Môi trường nhân lực còn gồm cả hệ thống đào tạo tay nghề cho người lao động và
cách thức tổ chức lao trong doanh nghiệp.
-Môi trường tài chính-kế toán: môi trường này gồm các hoạt động tài chính-kế
toán, các hoạt động thu chi tiền mặt phục vụ cho hoạt động kinh doanh hệ thống hạch
toán, công tác thanh tra kiểm toán.
-Môi trường quản lý: Các yếu tố cấu thành môi trường quản lý bao gồm cơ cấu
quản lý, hệ thống quản lý, kiểu loại tổ chức quản lý và việc sử dụng các công cụ quản lý
trong từng giai đoạn. Cách xắp xếp bố trí nhân sự đúng người đúng việc…
-Môi trường văn hoá: Đây là môi trường của những loại quan hệ trong một tập thể
người và những quan hệ ứng sử trong kinh doanh.
CHƯƠNG II
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty liên doanh Hà nội Heritage Hotel
I . Quá trình hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh Hà nội Heritage Hotel
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty liên doanh Hà nội Heritage
Hotel
Hoà nhập chung với nền kinh tế thế giới, vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập
kỷ 90, và nhất là từ sau đại hội VI của Đảng cộng sản việt nam, Đảng và nha nước ta đã
có nhữnh chủ trương chính sách nhằm phát triển kinh tế, đây chính là thời điểm Việt nam
đánh dấu một bước ngoặc, một sự nhảy vọt về kinh tế, từ nền kinh tế bao cấp tự cung, tự
cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước với việc mở rộng cánh
cửa của nền kinh tế đón nhận các luồng đầu tư từ nước ngoài vào Việt nam, vào thời
gian này nhành du lịch nước ta đang có bước chuyển mình, lượng khách quốc tế vào Việt
nam ngày một tăng, vào giai đoạn này cũng là giai đoạn mà ngành du lịch phải thực hiện
những nhiệm vụ chủ yếu như xây dựng cơ sở hạ tầng của du lịch, đa dạng hoá và nâng
cao chất lượng của sản phẩm du lịch, giữ gìn bảo vệ tài nguyên du lịch, hoàn thiện bộ
máy của ngành.
Đứng trước tình hình đó, ngành kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách
sạn nói riêng cần phải quán triệt các nghị quyết, quyết định, nghị định của Đảng và Chính
phủ, nhằm đẩy mạnh ngành du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Sự ra đời là một tất yếu của công ty Than nội địa – Là đơn vị thành viên của Tổng
công ty than Việt nam đã cùng với đối tác là tập đoàn Orient – Singapore hợp tác xây
dựng và kinh doanh khách sạn Heritage Hà nội.
Căn cứ luật đầu tư nước ngoài tại việt nam, được Quốc hội nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt nam thông qua ngày 29/12/1987 cho phép thành lập công ty liên doanh
Hà nội Heritage Hotel vào ngày 8/2/1992.
Công ty được thành lập trên địa bàn Việt nam với tổng số vốn đầu tư là 1955.000
USD, vốn pháp định của công ty là : 1.955.000 USD, trong đó phía Việt nam góp :
488.750 USD chiếm 25% trong tổng số vốn góp, vốn pháp định này bao gồm vật liệu xây
dựng, tiền Việt nam. Bên đối tác nước ngoài góp : 1.466.250 USD chiếm 75% vốn pháp
định bao gồm trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, tiền nước ngoài.
Từ khi được cấp giấy phép thành lập, công ty đã tiến hành cải tạo, nâng cấp ngôi
nhà tại số 80 – Giảng võ thành một khách sạn đạttiêu chuẩn quốc tế 3 sao.
Sau hơn một năm xây dựng, đến năm 1993 công ty đi vào hoạt động, bước đầu
công ty còn gặp một số khó khăn về vốn, quy mô dự án không lớn, nhưng công ty đã
từng bước khắc phục và đứng vững, mới chỉ sau hơn một năm đi vào hoạt động mà lợi
nhuận của công ty thu được trên 1.000.000 USD lớn hơn 1/2 tổng số vốn đầu tư, con số
này nó đã phản ánh tính khả thi của dự án đầu tư.
Trong gần 10 năm đi vào hoạt động công ty liên doanh Hà nội Heritage Hotel chủ
yếu tập trung vào cung cấp các dịch vụ về lưu trú và ăn uống, thị trường khách mà công
ty nhằm vào đó là thị trường khách,các nước Đông nam ánhư : Malayxia, Inđônexia…
Hay thị trường khách ở các nước tây Âu như : Bỉ, Hà lan…Mà đặc biệt là thị trường
khách Pháp, đây là thị trường khách được coi là truyền thống của công ty.
Khách sạn Heritage Hà nội được nổi nên như một mô hình kinh doanh hiệu quả
nhất là trong những năm đầu mới thành lập, đã đóng góp cho ngân sách nhà nước một
nguồn thu đáng kể cùng với việc giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động.
BảNG 1 : SƠ Đồ Tổ CHứC Bộ MáY
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty liên doanh Hà nội Heritage Hotel.
2.1.Điều kiện kinh doanh của công ty.
Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sơ là vốn đầu tư lớn nhất dối với các nhà hoạt động kinh doanh nói chung và
hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
quá trình xây dựng và sản xuất các dịch vụ du lịch. Mức độ khai thác tiềm năng du lịch
phụ thuộc nhiều vào chúng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn là yếu tố quyết định đến việc phân hạng
cũng như uy tín của khách sạn, nó là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng phục vụ
của khách sạn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật có thể được biểu hiện là toàn bộ các trang thiết bị vật chất,
tiện nghi, phương tiện phục vụ khách du kịch, hay nói cách khác là toàn bộ điều kiện vật
chất, phương tiện kỹ thuật của khách sạn để sản xuất, lưu thông, tổ chức tiêu dùng các
hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khác của khách du lịch trong quá trình lưu trú
tại khách sạn.
Nguồn vốn tài chính.
Vốn kinh doanh của khách sạn là số tiền ứng trước về các tài khoản cần thiết nhằm
thực hiện các chức năng cơ bản và bổ sung của công ty. Vốn là yếu tố quan trọng nhất
trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả của khách
sạn cho phép ta đánh giá một cách khá đầy đủ về hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách
sạn trong suốt một thời kỳ xác định.
Vốn kinh doanh của công ty liên doanh Hà nội Heritage Hotel bao gồm vốn cố
định và vốn lưu động.
Vốn cố định trong khách sạn là số tiền ứng trước về tài sản cố định để phục vụ
kinh doanh khách sạn. Đặc điểm của loại vốn này là nó chuyển dần từng giá trị trong mỗi
chu kỳ kinh doanh và chỉ hoàn thành một lần luân chuyển khi giá trị tài sản cố định được
dịch hết vào giá trị hàng hoá và dịch vụ qua nhiều chu kỳ kinh doanh, bộ phận vốn cố
định chiếm tỷ trong lớn trong vốn kinh doanh của khách ạn bao gồm nhà cửa, phương
tiện vận chuyển, các tiện nghi, trang thiết bị trong phòng ngủ, phòng ăn, phòng hát
Karaoke… Những tài sản này thuộc lọi hiện đại, đắt tiền, phục vụ nhu cầu cao.
Loại thứ hai là vốn lưu động : Đây là loại vốn mà khách sạn muốn kinh doanh cần
phải có một số tài sản lưu thông và một số tài sản lưu động nhất định, như dùng để mua
lương thực, thực phẩm để chế biến các món ăn…
Công ty liên doanh Hà nội Heritage Hotel lúc đầu thành lập với tổng số vốn điều
lệ là : 1.950.000 USD, trong đó vốn của công ty than nội địa chiếm 25% và vốn của phía
Singapore chiếm 75%. Đến năm 1997 thì tổng giá trị đầu tư là : 1.970.000 USD.
Hiệu quả kinh doanh coà được phản ánh thông qua hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Vậy hiệu quả sử dụng nguồn vốn là gì? Hiểu theo nghĩa chung nhất thì hiệu là một chỉ
tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiéet tham gia trong mọi hoạt đông theo
mục đích nhất định của con người.
Về cơ bản hiệu quả được phản ánh trên hai mặt là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội, trong đó hiệu quả kinh tế được quan tâm nhiều hơn và có ý nghĩa quyết định đến
hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng vốn bao gồm
vốn lưu động và vốn cố định, để đạt được hiệu quả kinh tế cao với chi phí thấp nhất.
Còn hiệu quả xã hội phản ánh mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được đến xã
hội và môi trường. Thực chất là sự tác động tích cục của các hoạt động của con người.
Trong đó có hoạt động kinh tế với xã hội và môi trường.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập, chúng
có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau, do đó khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh cần phải chú trọng đến cả hai mặt của phạm trù hiệu quả.
BảNG 2 : BảNG HIệU QUả Sử DụNG VốN KINH DOANH
Đơn vị : USD
Năm 1998 1999 Tỷ lệ %
Tổng vốn đầu tư 1970000 1985000 0,76
Vốn điều lệ 1950000 1950000 0
Vốn tự bổ sung 20000 35000 5
*Lao động:
Lao động trong kinh doanh khách sạn là một bộ phận cấu thành của lao động xã
hội, nó hình thành và phát triển trên cơ sở phân công lao động xã hội. Đội ngũ lao động
là một trong những nhân tố tiền đề cho quá trình sản xuất và là một trong những nhân tố
có tác động tích cực nhất đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy xây dựng một đội
ngũ lao động hợp lý và có hiệu quả là mục tiêu quan trọng của công tác tổ chức quản lý
lao động. Để hoạt động có hiệu quả thì đội ngũ lao động phải đảm bảo cả về mặt số lượng
và chất lượng.
Về số lượng lao động : Một vấn đề đặt ra là phải căn cứ vào đâu để tính toán số
lượng lao động hợp lý. Một đội ngũ lao động có số lượng lao động hợp lý tức là số lượng
lao động đó vừa đủ so với khối lượng công việc không thừa, không thiếu, chỉ có đảm bảo
được mức lao động như vậy thì vấn đề sử dụng lao động mới đạt hiệu quả cao.
Chất lượng lao động thể hiện khả năng của người lao động về trình độ học vấn,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp mà phụ
thuộc vào tính chất của từng công việc mà họ có thể phát huy một cách tối đa khả năng
của họ để đảm bảo hiệu quả công việc cao thì người lao động phải đáp ứng được các yêu
cầu của công việc đối vối người lao động về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ.
Ngày nay công ty liên doanh Hà nội Heritage Hotel có tổng số nhân viên là 70
người. Trong đó lao động nam là 39 người chiếm 55,7%, lao động nữ là 31 người chiếm
44,3%.
Phần lớn đội ngũ lao động đã qua đào tạo và thời gian công tác trong ngành lâu
năm nên nhìn chung cán bộ công nhân viên công ty đều có trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm khá, có trình độ ngoại ngữ sẵn sàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Tuy nhiên lao động trong công ty có độ tuổi bình quân phần lớn cao nên
cũng là một hạn chế cho hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh Hà nội Heritage
Hotel.
Đặc điểm vị trí địa lý :
Là một khách sạn liên doanh với Singapore, đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao, khách
sạn nằm tại số 80 – Giảng Võ – Hà nội. Với vị trí địa lý này khách sạn đã gặp những
thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
- Thuận lợi :
+ Khách sạn nằm gần khu trung tâm triển lãm Giảng võ ( cách khoảng 0,5 Km )
nên đã thu hút được khách quốc tế và khách nội địa trong các dịp hội chợ, triển lãm quốc
tế theo các loại hàng hoá, lĩnh vực kinh doanh.
+ Nằm trên tuyến đường giao thông từ san bay quốc tế Nội Bài về Hà nội.
+ Gần khu công viên Thủ Lệ
+ Gần đại sứ quán Mỹ
+ Trên địa bàn lân cận có ít khách sạn quốc tế khác, do vậy dễ tập trung và thu hút
được nguồn khách đến với khách sạn.
- Khó khăn :
Vấn đề giao thông đi lại đang là một trở ngại lớn đối với công ty liên doanh Hà nội
Heritage Hotel. Trong vấn đề đưa đón khách, nguyên nhân là do :
+ Đoạn đường từ Giảng võ ra đến cầu giấy chưa được cải tạo, lòng đường hẹp,
lưu lượng người và phương tiện qua lại đông cộng thêm với sự bày bán hàng quán của
người dân ở đây, cho nên trên tuyến đường này thường xuyên gây ra ách tắc giao thông
mà nhất là vào giờ cao điểm.
+ Về mỹ quan bên ngoài khách sạn thì khách sạn nằm ở địa thế thấp hơn mặt
đường, xung quanh có nhiều nhà cao tầng, đã làm mất đi sự thông thoáng, sự quan sát các
cảnh vật xung quanh, mà đặc biệt là phía trước cổng khách sạn có một trạm xăng dầu đã
làm giảm vể đẹp cảnh quan và phần nào gây ô nhiễm không khí trước khách sạn.
+ Khách sạn nằm xa các trung tâm, phố cổ, phố buôn bán nên đã hạn chế một
lượng khách du lịch.
+ Đối tượng phục vụ :
Đối tượng phục vụ của khách sạn là nhằm vào các nguồn khách khác nhau. Nguồn
khách có thể nói là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với khách sạn, việc xem xét và nghiên
cứu nguồn khách sẽ cho phép người lao động trong khách sạn có thể nắm bắt được thói
quen, sở thích, đặc tính tiêu dùng của từng loại khách để có thể tổ chức phục vụ khách
được chu đáo hơn, đáp ứng được đúng và đầy đủ nhu cầu của khách, hiểu rõ ý muốn của
khách là tiền đề để tổ chức lao động một cách tốt nhất và nó quyết định hướng đi trong
thời gian tới của khách sạn.
Khách sạn không chỉ chú trọng nhằm vào một đối tượng hay nguồn khách cụ thể
nào. Các nguồn khách mà khách sạn nhằm vào như khách du lịch, công vụ, buôn bán
kinh doanh từ Singapore và các nước Đông nam á, Châu á đến Việt nam.
Với đối tượng khai thác như trên có một số thuận lợi vì : Khách sạn có đối tác là
Singapore cũng đều là dân châu á, nên có nhiều phong tục tập quán, khẩu vi, thói quen
tương đồng nhau, do vậy mà khách sạn có thể hiểu rõ họ hơn, nắm bắt được các nhu cầu,
sở thích để từ đó phục vụ được tốt hơn. Song dù sao mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có
những cá tính, sở thích, nhu cầu khác nhau. Vì vậy cán bộ của công nhân viên khách sạn
phải liên tục tìm hiểu, học hỏi để tìm hiểu để phục vụ tốt hơn, cũng như tìm tòi phong
cách phục vụ riêng của mình, tạo được lòng tin đối với khách hàng, và điều quan trọng
nhất là không được đánh mất chữ “Tín”. Với mục tiêu khách hàng là thượng đế, là phục
vụ tốt tất cả các dịch vụ của khách sạn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, qua
đó mới thu hút được nhiều khách đến nghỉ hơn, làm tăng hiệu quả kinh doanh của khách
sạn.
Tuy nhiên công ty cũng gặp phải những khó khăn trng thời gian gần đây, từ cuối
năm 1997 trở lại đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu
vực, tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế nước ta ( trong đó có ngành kinh doanh
khách sạn ) đang có xu hướng chậm lại. Khách du lịch đến Việt nam giảm đi một lượng
đáng kể, do đó mà hoạt động kinh doanh khách sạn gặp nhiều khó khăn. Năm 1998 trên
địa bàn cả nước, công suất sử dụng buồng phòng cũng như giá phòng trung bình đều
giảm từ 6 – 8%. Đi đôi với việc giảm công suất sử dụng buồng phòng là xu hướng giảm
giá thuê khách sạn. So với năm 1997mức giá thuê phòng khách sạn trung bình trong cả
nước giảm từ 10 – 20%. Bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh của hàng loạt các khách sạn
có vốn đầu tư nước ngoài lớn hơn và mới được xây dựng nên làm phân tán một lượng
khách lớn của công ty, công ty đã phải phấn đấu khắc phục những kho khăn nêu trên và
dần dần từng bước khắc phục bằng các hình thức quảng cáo khác nhau trên báo chí và
các phương tiện thông tin đại chúng về khách sạn, công ty phải phấn đấu để hoạt động
kinh doanh có hiệu quả.
2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty :
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động
trong công ty. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty.
Ngày nay với sự chuyển đổi của nền kinh tế thì hiệu quả kinh doanh nó không chỉ là
thước đo trình độ quản lý mà còn là mục tiêu hàng đầu không thể thiếu được trong chiến
lược phát triển của công ty.
Nghiên cứu các hoạt động thu nhập, chi phí của công ty liên doanh Hà nội
Heritage Hotel nhằm xác định kết quả kinh doanh của công ty, nhằm lý giải và phân tích
chi tiết các chỉ tiêu phát sinh trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Căn cứ vào nguồn hình thành thì thu nhập của công ty bao gồm :
- Doanh thu hoạt động chính.
- Thu nhập hoạt động tài chính.
- Thu nhập khác.
Thu nhập của công ty có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của công ty, đặc
biệt là doanh thu hoạt động chính, và chi phí của công ty bao gồm :
- Chi phí hoạt động kinh doanh chính.
- Chi phí hoạt động tài chính.
- Chi phí hoạt động khác.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo
trình độ quản lý mà nó là mục tiêu hàng đầu không thể thiếu được trong chiến lược phát
triển của một doanh nghiệp nói riêng mà của cả một nền kinh tế nói chung. Công ty ra
đời trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn khi mới thục hiện chính sách mở
cưả, cũng như kinh doanh ngành du lịch chưa phát triển, cơ sở hạ tầng còn kém chưa có
các chương trình du lịch hấp dẫn nên chưa thu hút được lượng khách quốc tế vào Việt
nam…do đó kinh doanh khách sạn hời điểm nay là một bước hoàn toàn kho khăn.
Trong một vài năm qua công ty đã phải đương đầu trước sự cạnh tranh mạnh mẽ
giữa các khách sạn, mức độ cạnh tranh này được phản ánh thông qua kết quả đạt được
năm 1998, 1999 như sau :
BảNG 3 : KếT QUả ĐạT ĐƯợc năm 1998, 1999 :
Đơn vị : USD
STT Chỉ tiêu 1998 1999 Mức chênh
lệch
Tỷ lê %
1 Tổng doanh thu 932736,1 620137,42 -312598,68 - 33,5
2 Nộp ngân sách 53395,29 22157,48 -31237,81 - 58,5
3 Lãi lỗ 99335,64 8039,33 -91296,31 - 91,9
Những gì đạt được ở năm 1998 thì năm 1999 giảm một cach đáng kể, mức doanh
thu năm 1999 giảm 33,5% so với năm 1998, cụ thể giảm 312598,68 USD, do mức doanh
thu bị giảm nên nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng giảm theo, giảm từ
53395,29 USD xuống còn 22157,48 USD con số này chỉ đạt 41,5% kế hoạch so với năm
1998. Mục tiêu cuối cùng là xem xét kết quả lãi lỗ, nhưng qua bảng trên ta thấy lãi của
công ty năm 1999 giảm 91,9%. Như vầy hoạt động kinh doanh của công ty lúc này hết
sức khó khăn, vấn đề cấp thiết lúc này là công ty làm sao thu hút được khách đảm bảo sự
tồn tại của công ty.
Trước sự điêu đứng chung của toàn ngành kinh doanh khách sạn thì cônh ty đã có
những chính sách như giảm giá buồng phòng, nâng cao đội ngũ cán bộ, giảm biên chế
cho một số cán bộ công nhân viên…mọi chính sách mà công ty áp dụng đều nhằm làm
kích cầu khách du lịch đến với khách sạn, nhưng có thể nói đây chỉ là những giải pháp
trước mắt của toàn ngành, còn về lâu dài nó tác động không tốt, gây ảnh hưởng đến lĩnh
vực kinh doanh khách sạn.
Sau những dấu hiệu đáng mừng của sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh
khách sạn vào những năm đầu thập kỷ 90, thì vào những năm cuối thập kỷ này tình hình
kinh doanh khách sạn nói chung và khách sạn Heritage ra sao? Chúng ta hãy trở lại một
vài con số cụ thể. Hiện nay trên địa bàn cả nước có khoảng 3050 khách sạn với 55.000
buồng, phòng nhưng tập chung chủ yếu ở một số trung tâm du lịch lớn, với tỷ lệ chiếm
hơn 80% số lượng buồng phòng trong cả nước. Trong tổng số các khách sạn đang hoạt
động thì có khoảng 33% khách sạn thuộc doanh nghiệp nhà nước, khách sạn quốc doanh
vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong kinh doanh nó chiếm 65% tổng số buồng khách sạn hiện
có.
Có thể nói, hoạt động khách sạn những năm trước đây được đành giá là lĩnh vực
kinh doanh có hiệu quả cao thi những năm gần đây tình hình kinh doanh khách sạn bị đảo
ngược, sự mất cân bằng cung cầu, sự dư thừa buồng phòng đã dẫn tới sự cạnh tranh gay
gắt giữa các khách sạn, đã làm cho các khách sạn thi nhau hạ giá, thậm chí phá giá gây
thiệt hại lớn về hiệu quả kinh doanh chung.
Còn về công ty liên doanh Hà nội Heritage Hotel trong mấy năm gần đây thì sao?
Cũng bị ảnh hưởng của sự bão hoà về buồng phòng, sự kinh doanh kém hiệu quả. Dưới
đây là bảng doanh thu và công suất sử dụng phòng trong hai năm 1998, 1999 của khách
sạn :
BảNG4 : DOANH THU Và CÔNG SUấT Sử DụNG BUồNG PHòNG
Năm
Chỉ tiêu
1998 1999 Tỷ lệ %
* Tổng doanh thu chính 925.699,64 609.125,22 65,8
- Doanh thu buồng 647.989,74 426.387,65 65,8
- Doanh thu ăn uống 277.709,89 182.737,56 65,8
* Công suất sử dụng buồng 65% 55%
Phần lớn doanh thu tronh hoạt động kinh doanh khách sạn là doanh thu từ dịch vụ
buồng phòng còn các dịch vụ khác chiếm tỷ lệ rấy nhỏ.
Năm 1998 doanh thu từ dịch vụ buồng đạt khoảng 68%, doanh thu ăn uống chiếm
30%, còn lại 2% là doanh thu từ các hoạt động khác. Theo số liệu thì năm 1999 doanh
thu buồng không thay đổi vẫn đạt 68%, doanh thu ăn uống có giảm nhưng không đáng kể
đạt 29% và doanh thu các dịch vụ khác cũng có tăng đôi chút. Sự thay đổi này chỉ phản
ánh tỷ lệ thay đổi giữa các dịch vụ với nhau, còn xết về tổng thể thì doanh thu buồng
phòng năm 1999 giảm so với năm 1998 là 34,2% con số này cũng đúng với doanh thu từ
dịch vụ ăn uống, ngược lại doanh thu các dịch vụ khác tăng 56,5%.
Qua đây cho thấy trong hai năm 1998, 1999 tổng doanh thu của khách sạn giảm,
nguyên nhân dẫn tới doanh thu buồng phòng và ăn uống giảm là do lượng khách đến
khách sạn giảm, số ngày lưu trú bình quân cũng giảm điều này thể hiện rõ thông qua
công suất sử dụng phòng, năm 1998 công suất sử dụng phòng là 65% nhưng đến năm
1999 chỉ đạt 55%. Đây chính là nguyên nhân chính ảnh hưởng lớn tới doanh thu toàn
khách sạn, một yếu tố khác cũng làm giảm doanh thu đó là do khách sạn phải chịu sức ép
từ các nhà cung cấp, các nhà cạnh tranh cho nên đã phải hạ mức giá phòng xuống thấp,
còn doanh thu các dịch vụ khác tăng là nguyên nhân do đâu? đây chính là yếu tố mang
tính chất chủ quan khách sạn chủ động tạo thêm các dịch vụ khác.
Bảng 5 dưới đây cho biết thu nhập và phân phối thu nhập của công ty.
Năm
Chỉ tiêu
1997 1998 1999
Thu nhập 1.118.262,45 932.736,10 620.137,42
Doanh thu hoạt động chính 1.115.112,69 925.699,64 609.125,22
Thu nhập hoạt động tài chính 3.149,76 4.879,80 2.777,16
Thu nhập khác 2.156,66 8.271,04
Chi phí 941.367,16 808.566,56 610.124,26
Chi phí hoạt động kinh doanh chính 939.613,23 807.791,39 601.742,18
Chi phí kinh doanh 840.908,00 754.396,10 579.584,70
Thu doanh thu 98.705,23 53.395,29 22.157,48
Chi phí hoạt động tài chính 1.437,49 650,37 2.112,21
Chi phí hoạt động khác 316,44 124,80 6.269,87
Chi phí kinh doanh 316,44 124,80 6.269,87
Thuế doanh thu
Kết quả kinh doanh 176.895,29 124.169,54 10.049,16
Hoạt động kinh doanh chính 175.499,46 117.908,25 7.383,04
Hoạt động tài chính 1.712,27 4.229,43 664,95
Hoạt động khác 316,44 2.031,86 2.001,17
Thuế lợi tức 35.279,24 24,833,90 2.009,83
Lợi tức sau thuế 141.516,24 99.335,64 8.039,33
II. Môi trường kinh doanh của công ty liên doanh Hà nội Heritage Hotel :
1. Môi trường vĩ mô của công ty liên doanh Hà nội Heritage Hotel.
1.1. Tổng quan về môi trường vĩ mô của Việt nam.
Việt nam nằm trong khu vực Đông nam á với nhiều điều kiện thuận lợi cho phát
triển du lịch, có bờ biển trải dài hàng nghìn Km từ bắc tới nam, có nhiều danh nam thắng
cảnh nổi tiếng được nhiều người biết đến như : Vịnh Hạ Long ( Quảng ninh ), Chùa non
nước ( Đà nẵng ),… Các nguồn tài nguyên vô giá này đang được chúngdta khai thác
nhằm phục vụ cho sự phát triển du lịch nước nhà, phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
Để thấy được mô hình tổng quan về môi trường vĩ mô của Việt nam chúng ta hãy
xem xét các khía cạnh sau.
*Về kinh tế :
Việt nam mới bước sang nền kinh tế thị trường được hơn một thập kỷ qua, nền
kinh tế còn rất non trẻ, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém và lệch lạc, do hậu quả của chiến
tranh để lại, chúng ta phải mất một thời gian dài để khôi phục. Tuy nhiên sự chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường đã tạo một bước nhảy vọt đáng kể về kinh tế, đã từng bước
khôi phục và đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 8,2%
năm trong những năm đầu đổi mới, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, các công ty liên
doanh… cũng lần lượt ra đời, tạo ra một diện mạo suất sắc về kinh tế để vững bước tiến
vào thế kỷ 21.
*Về chính trị, pháp luật, an ninh quốc phòng : Là một nước xã hội chủ nghĩa được
sự lãnh đạo, dìu dắt của Đảng cộng sản Việt nam. Các doanh nghiệp, các công ty đang
hoạt đông trong một hành lang thể chế chính trị, an ninh quốc phòng ổn định. Là điều
kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, do nền kinh tế mở đã tạo ra một khe
hở cho các phần tử xấu gây mất trật tự an ninh. Mặt khác hệ thống pháp luật Việt nam
còn nhiều thiếu sót và chưa đồng bộ gây ra nhiều khó khăn và cản trở cho việc áp dụng,
tuân thủ theo pháp luật. Chúng ta cần phải có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
thực tiễn.
*Về văn hoá :
Nền văn hoá xã hội Việt nam rất phong phú và đa rạng, với nhiều phong tục tập
quán mang bản sắc dân tộc. Nền văn hoá nước ta đã có từ hàng nghìn năm nay, bề dầy
lịch sử đó được con người Việt nam đúc kết và tiếp tục phát huy. Tuy nhiên nền văn hoá
nước ta chịu ảnh hưởng nhiều bởi nền văn hoá Trung Hoa, nên nó đã tác động đến tư
tưởng con người Việt nam. Song bên cạnh đó con người Việt nam vẫn nêu cao được bản
chất tốt đẹp của văn hoá dân tộc, một dân tộc yêu quê hương đất nước, con người…
*Về xã hội :
Trình độ dân chí cao nhưng không đồng đều, tạo ra một bộ mặt tương phản cho
cách nghĩ, cách làm của con người Việt nam. Tình hình dân cư cũng phân bố không đều,
thường tập trung ở các thành phố, thành thị, tạo ra sự mất cân bằng sinh thái đã gây ra
nhiều trở ngại cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh khách sạn nói
riêng.
*Về môi trường công nghệ :
Là một nước đang phát triển, sự ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới
đang là yếu tố cần thiết giúp cho nền kinh tế Việt nam theo kịp các nước phát triển trên
thế giới. Sự tương quan giữa Việt nam với các nước trên thế giới về mặt công nghệ thì
mặt bằng công nghệ Việt nam còn lạc hậu so với các nước đang phát triển. Để đưa nền
kinh tế nước nhà phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì chúng ta cần
phải tiếp nhận các thành tựu khoa học công nghệ phù hợp với môi trường kinh doanh của
Việt nam.
Nhìn chung môi trường vĩ mô của Việt nam tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động kinh doanh khách sạn phát triển, nhưng vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề
khác làm cho hoạt đông kinh doanh khách sạn còn nhiều vướng mắc và hạm chế mà nổi
cộm là vấn đề đưa ra những chính sách phát triển dài hạn cho hoạt động kinh doanh
khách sạn có lẽ chưa có gì cụ thể, còn ít những chính sách giúp cho các doanh nghiệp
kinh doanh khách sạn đạt hiệu quả cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích kinh
doanh khách sạn phát triển. Tổng cục du lịch đã ban hành nhiều văn bản quản lý nhưng
hiệu lực của một số văn bản chư cao do chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Các chính
sách điều tiết vĩ mô giúp cho các hoạt động kinh doanh khách sạn chưa có nhiều : Chính
sách về thuế, vay vốn, giá cả, tiền lương…
1.2. Môi trường vĩ mô ( môi trường cạnh tranh của khách sạn ) :
a. Khách hàng :
Khách sạn Heritage Hà nội là khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, đóng tại số 80 Giảng
Võ – Hà nội, là công ty liên doanh với tập đoàn Orient Vacation – Singapore được xếp
hạng theo tiêu chuẩn của tổng cục du lịch. Khách đến với khách sạn thường là những đối
tượng khách Singapore. Các nước châu á và Đông nam á như :Trung Quốc, Malayxia,
Inđonexia…và các khách ở các nước Tây âu như : Bỉ, Hà Lan, Đức… Mà đặc biệt khách
sạn có một thị trường khách truyền thống đó là khách Pháp, đây là đối tượng khách có
khả năng thanh toán tương đối cao, nên nhu cầu đòi hỏi của họ cũng tương đối cao.
Khách đến với khách sạn chủ yếu là khách quốc tế, họ đi với nhiều mục đích khác nhau
mà tập trung chủ yếu là khách thương gia và khách công vụ.
BảNG 6 : BảNG THốNG KÊ KHáCH ĐếN KHáCH SạN NĂM. 1997, 1998, 1999
Nguồn khách
Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999
Số lượng
khách
Tỷ lệ
%
Số lượng
khách
Tỷ lệ
%
Số lượng
khách
Tỷ lệ
%
Đông Nam á 3.578 20 2.537 17 1.488 15
Bắc á 2.684 15 2.089 14 1.786 18
Trung Đông 3.147 18 3.239 15 1.588 16
Tây Âu 2.683 12 1.641 11 1.687 17
Bắc Âu 1.431 8 1.343 9 595 6
Bắc Mỹ 1.326 10 1.239 15 1.389 14
Trung Mỹ 1.610 9 1.045 7 397 4
úc 895 5 1.492 10 794 8
Khu vực khác 537 3 299 2 199 2
Tổng cộng 17.892 14.924 9.923
- Đặc điểm khách :
Do dối tượng khách đến khách sạn thường là khách quốc tế họ đi với mục đích
kinh doanh, do vậy khả năng thanh toán và nhu cầu về các dịch vụ cũng khá cao. Thời
gian lưu trú bình quân của khách từ 2,5 – 3 ngày.
- Đặc điểm tiêu dùng của khách :
Do phần lớn là khách ở các nước Đông nam á nên có nhiều nét tương đồng về
phong tục tập quán, về sở thích… Khách đến với khách sạn chủ yếu tiêu dùng dịch vụ
buồng ngủ và dịch vụ ăn uống. Trong tổng doanh thu của khách sạn thì phần lớn là doanh
thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm khoảng 90 – 100%, ngoài ra doanh thu về dịch
vụ bổ sung chiếm một tỷ lệ rất nhỏ như : Doanh thu về điện thoại, dịch vụ tắm hơi, xông
hơi… Nguồn doanh thu từ dịch vụ bổ sung này không phải là mục tiêu quan trọng mà là
để tránh sự nhàm chán cho khách, nó là điều kiện để kéo dài số ngày lưu trú bình quân
của khách. Ccá sản phẩm trong khách sạn thường được bán cho khách một cách gián tiếp
qua các khâu trung gian như là các công ty lữ hành, công ty gửi khách…
b. Cạnh tranh hiện tại và cạnh tranh tiềm năng :
Ngành kinh doanh khách sạn đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, chỉ tính trong
vòng một thập kỷ gần đây, kinh doanh khách sạn đã có lúc béo bở, làm ăn phát đạt làm
cho nhiều khách sạn mới mọc lên, nhiều cơ sở lưu trú khác như : Nhà nghỉ, nhà trọ cũng
được cải tạo nâng cấp thành khách sạn. Trong một vài năm đầu của thập kỷ số khách sạn
trong cả nước mới chỉ ở con số hang trăm, thế mà ngày nay theo thống kê trên địa bàn cả
nước đã có khoảng 3.050 khách sạn với 55.000 buồng, phòng lớn nhỏ. Con số này đã thể
hiệ sự gia tăng ồ ạt của các khách sạn thiếu những quy hoạch tổng thể, không cân đối
được mức cung và cầu, mang lại yếu tố chủ quan chạy theo lợi ích trước mắt mà không
thấy được hậu quả đằng sau nó. Kết quả là vào những năm cuối của thập kỷ qua nhất là
năm 1998 – 1999 ngành kinh doanh khách sạn đã bị trao đảo làm cho nhiều khách sạn
cảm tưởng không thể chịu nổi trên thị trường trước sức ép mạnh mẽ của nhiều khách sạn
có uy tin, vị thế, mạnh về vốn… Nhiều khách sạn đang xây dựng đành bỏ dở, còn những
khách sạn lớn khai trương xong khó bề xoay xở đẻ duy trì sự hiện diện chứ chưa tính
chuyện thu lời.
Điều tất yếu của cơ chế thị trường đó là cạnh tranh và không lành mạnh đang diễn
ra khiến cho ngành kinh doanh khách sạn phải đương đầu với nhiều khó khăn để giữ
vững và từng bước đi vào ổn định.
Cạnh tranh hiện tại :
Sự đi xuống của kinh doanh khách sạn càng lớn thì mức độ cạnh tranh ngày càng
gay gắt và khốc liệt. Sự cạnh tranh đó nó không chỉ diễn ra trên một phạm vi nhất định
nào, do vậy việc bắt tay giữa các khách sạn là một điều khó có thể xẩy ra. Theo thống kê
của thời báo Vietnam News thì năm 1996 số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Hà nội
khoảng 3.000 phòng, trong khi nhu cầu thường xuyên là khoảng 30 – 40%. Nhưng cho
đến nay số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Hà nội đã lên tới với con số xấp xỉ 3.200
phòng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ngành du lịch chưa có những quy hoạch
tổng thể trong việc xây dựng khách sạn, do quá nung nấu, vội vàng khiến những suy tính
dẫn đến việc sai lầm về nhu cầu phòng, chưa có những chính sách cụ thể để khai thác tài
nguyên du lịch một cách hợp lý, nên khả năng thu hút khách còn nhiều hạn chế, lượng
khách muốn quay lại Việt nam rất ít. Mặt khác do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở
các nước Đông nam á là cho tỷ giá ngoại tệ bị giảm sút, nên khách du lịch thường đổ xô
đến đó để mua sắm, tiêu dùng.
Điểm mạnh và điểm yếu của công ty liên doanh Hà nội Heritage Hotel :
- Điểm mạnh :
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật : Khách sạn có đội ngũ lao động nhiệt tình, cởi mở luôn
thể hiện lòng mến khách, luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, đội ngũ lao động có trình độ
nghiệp vụ cao, có trách nhiệm và kỷ luật trong công việc.
+ Đối tượng khách : Khách của khách sạn thường là khách của các nước Đông
nam á, nên khách sạn có điểm mạnh là có cùng phong tục tập quán, sở thích. Do vậy
khách sạn dễ tiếp xúc gần gũi với khách, dễ hoà đông đáp ứng một cách tốt nhất các nhu
cầu của khách. Việt nam có môi trường đầu tư hấp dẫn, cho nên lượng khách công vụ đến
khách sạn khá nhiều. Cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách, đáp ứng tối đa
các nhu cầu của khách, vào cuối năm 1997 khách sạn đã mở thêm các dịch vụ mát xoa,
tắm hơi và trong năm 1998 nhà hàng khách sạn đã có món ăn cho người đạo hồi.
- Điểm yếu :
+ Vị trí : Khách sạn nằm ở vị trí thấp hơn so với mặt đường, xung quanh có nhiều
nhà cao tầng đã làm mất đi vẻ đẹp mỹ quan của khách sạn. Đặc biệt là sự xuất hiện một
trạm xăng dầu ngay trước cổng khách sạn, nó không những làm mất vẻ đẹp cảnh quan mà
còn làm gây ô nhiễm khu vực quanh đây. Đoạn đường chạy qua khách sạn rất chật hẹp,
lưu lượng người và xe cộ qua lại hàng ngày lại rất đông nên sự ách tắc, mất trật tự an
ninh thường xuyên xảy ra.
+ Kiến trúc : Do khách sạn không được xây mới ngay từ đầu mà là nâng cấp lại
từ số nhà 80 Giảng Võ, nên ảnh hưởng của kiến trúc cũ, chiều cao của mỗi tầng thấp làm
cho không gian bên trong phòng trở nên chật hẹp, không thông thoáng, thiếu ánh sáng
gây nên cảm giác không thoải mái… Khách sạn khó có thể thay đổi lại được kiểu kiến
trúc, do chi phí đầu tư vào đó rất lớn.
+ Về vốn đầu tư : Sự hạn chế vốn trong kinh doanh để nâng cấp và mở rộng
thêm nhà hàng và các dịch vụ khác mang tính đặc thù riêng của khách sạn.
+ Chất lượng phục vụ khách : Nhìn chung chất lượng phục vụ do yếu tố con
người tạo nên là tốt nhưng do sự hạn chế về các loaị hình dịch vụ, thiếu các loại hình dịch
vụ bổ sung đã làm cho chất lượng phục vụ ở đây chưa mang lại hiệu quả cao. Để thấy rõ
được điểm mạnh và điểm yếu so với các đối thủ trong khu vực, ta cần xem xét một vài
khách sạn trong cùng khu vực :
. Khách sạn Horison – Hà nội : Tuy là khách sạn 5 sao không cùng thứ hạng với
khách sạn Heritage, nhưng nằm trong cùng khu vực nên ít nhiều cũng gây ra sự cạnh
tranh đáng kể. Đây là khách sạn theo tiêu chuẩn 5 sao với lối kiến trúc hiện đại mang
nhiều đường nét Phương đông, quy mô tương đối lớn. Khách sạn có 250 phòng với 8 loai
phòng khác nhau, khách sạn này nó có điểm mạnh về các dịch vụ bổ sung như : Nhà
hàng, quầy bar, câu lạc bộ sức khoẻ, bể bơi ngoài trời và phòng hội nghị có sức chứa từ
700 – 1.000 người được trang trí đẹp mắt.
. Khách sạn Bảo Sơn : Đây là khách sạn 4 sao với vị trí địa lý rất thuận lợi, con
đường chạy qua khách sạn rất rộng và đẹp, khách sạn có quy mô lớn có cảnh quan xung
quanh rất đẹp. Đây chính là lợi thế, thế mạnh của các đối thủ cạnh tranh.
Qua đây ta thấy công ty liên doanh Hà nội Heritage Hotel bị những sức ép và tác
động từ phía các đối thủ cạnh tranh trên. Mặc dù khách sạn có khác về tiêu chuẩn chất
lượng, nhưng nằm cùng khu vực nên cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi các đối
thủ hạ giá thấp để cạnh tranh sẽ gây nguy cơ lôi kéo nguồn khách về phía họ.
c. Sức ép của sản phẩm thay thế sản phẩm sản phẩm khách sạn :
Sản phẩm thay thế sản phẩm khách sạn bao gồm nhiều loại hình khác nhau như :
Các loại biệt thự, nhà nghỉ, các nhà cao cấp cho thuê, các khách sạn tư nhân… Đây là các
loại sản phẩm rất thích hợp với những người có khả năng thanh toán thấp, thời gian ở lâu
dài; như những người đi làm việc lâu dài hoặc cùng với gia đình, hay là những người đi
nghỉ tuần trăng mật. Nhưng các loại sản phẩm thay thế này có sức ép không đáng kể đối
với khách sạn, nguyên nhân là do phần lớn chúng ở đoạn thị trường khác với đoạn thị
trường của khách sạn. Khách đến vơi khách sạn Heritage phần lớn là các khách kinh
doanh, khách du lịch theo tua… Và thời gian lưu trú của họ thường rất thấp, họ có nhu
cầu cao về các loại hình dịch vụ, nên các sản phẩm thay thế khác không gây ảnh hưởng
đến thị trường khách của khách sạn. Các sản phẩm thay thế trên chủ yếu phục vụ cho
khách nội địa và khách quốc tế sang Việt nam với khả năng chi trả còn hạn hẹp.
d. Hoạt động môi giới trên thị trường khách sạn Hà nội :
Ngày nay, hoạt động môi giới đang là một mắt xích quan trọng giữa khách với
khách sạn. Hầu hết các sản phẩm dịch vụ của khách sạn mang đến cho khách đều thông
qua các khâu trung gian,vậy các khâu trung gian đó là ai? Chính là các tổ chức, các công
ty lữ hành… Họ có nhiệm vụ là cung cấp các thông tin, giới thiệu cho khách các sản
phẩm dịch vụ của khách sạn. NHư vậy việc thiết lập mối quan hệ của khách sạn đối với
các công ty này là rất cần thiết. Khách sạn không thể tránh khỏi sức ép của các công ty
này như : Khách sạn buộc phải giảm giá đối với những người môi giới, tăng cao mức hoa
hồng đối với các nhà cung cấp này. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, khách sạn chịu
sức ép từ nhiều phía đó là : Sức ép từ phía khách hàng, sức ép của các công ty lữ hành và
sức ép của các đối thủ cạnh tranh. Hoạt động môi giới trong lĩnh vực khách sạn ngày nay
không chỉ co hẹp trong phạm vi một địa phương, một quốc gia mà nó đã vươn tới tầm
quốc tế đan xen từ nhiều phía khác nhau.
Nằm trong môi trường kinh doanh khách sạn tại Hà nội, khách sạn Heritage mặc
dù có nhiều thế mạnh nhưng cũng không tránh khỏi sự tác động của người môi giới. Để
đảm bảo cung cấp nguồn khách cho khách sạn, khách sạn cần phải tạo lập mối quan hệ
với các công ty lữ hành cũng như các khâu trung gian khác. Lợi thế của khách sạn khi bắt
tay với các công ty, các đại lý là luôn có một nguồn khách ổn định. Nhưng trái lại khách
sạn phải mất một khoản chi phí đẻ trả cho các nhà môi giới này mà người ta gọi đó là hoa
hồng. Còn các nhà môi giới chỉ việc đưa khách tơi khách sạn để được hưởng một khoản
hoa hồng do hai bên thoả thuận.
1.3. Môi trường nội bộ khách sạn :
Bao gồm tất cả các yếu tố, các hoạt động của hệ thống bên trong khách sạn. Việc
xem xét, phân tích môi trường kinh doanh của khách sạn cũng bao hàm cả việc xác định
rõ những điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị mình. Qua đó có thể xác lập được chiến lược
kinh doanh một cách tốt nhất. Môi trường bên trong của một khách sạn nó bao gồm nhiều
nhân tố, ở đây ta xem xét các nhân tố sau :
1.3.1. Tổ chức – Lao động :
Tổ chức :
Với tình hình kinh doanh của mình, công ty đã nghiên cứu và vây dựng bộ máy tổ
chức sao cho vừa gọn nhẹ, linh hoạt mà lại phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty
mình.
Mô hình tổ chức bộ máy của khách sạn Heritage được thống nhất thông qua sự
nhất trí của toàn công ty. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy thì hội đồng quản trị là cơ quan
quyền lực cao nhất của khách sạn, có quyền quyết định mọi chính sách, định hướng hoạt
động của công ty. Hội đồng quản trị hoạt động theo nguyên tắc bán đa số, tức là quyết
định theo sự đồng ý của đa số thành viên trong hội đồng quản trị.
Tiếp sau hội đồng quản trị là ban giám đốc công ty gồm có tổng giám đốc và giám
đốc, hoạt động theo cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, tức là người lãnh đạo ở từng bộ
phận chức năng có quyền ra các quyết định cho bộ phận cấp dưới mình hoạt động.
Ngoài ra còn có các bộ phận, phòng ban mà đứng đầu mỗi bộ, mỗi phòng ban đều
có trưởng các bộ phận này.
Như vậy với cơ cấu tổ chức này các bộ phận trong khách sạn hoạt động độc lập,
tách rời nhau nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau về khâu tổ chức, mọi quyết định chính sách
đều do hội đồng quản trị đề ra mang tính dân chủ.
Sự phân cấp trong khách sạn nhằm phân định rõ nghĩa vụ và quyền hạn của các
bộ phận, các bộ phận cấp dưới đều chịu sự chi phối của cấp trên. Đây chính là điều kiện
thuận lợi nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động.
Nhìn chung với cơ cấu tổ chức bộ máy như vậy rất phù hợp với điều kiện thực tế
của khách sạn, có nhiều ưu diểm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ở từng bộ phận
phục vụ khách trong khách sạn, tạo cho khách sự thoải mái và hài lòng về cung cách
phục vụ của mỗi nhân viên, nó nâng cao tinh thần trách nhiện của nhân viên trong công
việc đồng thời cũng giám sát một cách chặt chẽ chất lượng công việc của họ.
Lao động :
Nói tới lao động là nói tới con người, nói tới nguồn nhân lực, để đánh giávề tình
hình nguồn nhân lực ta không chỉ đánh giá về mặt số lượng mà còn cả về mặt chất lượng.
Số lượng lao động trong khách sạn nó phản ánh quy mô lao động lớn hay nhỏ, còn
chất lượng lao động nó phản ánh kỹ năng, kỹ sảo, trình độ chuyên môn của người lao
động thông qua năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất. Hiện nay tổng số lao động trong
khách sạn Heritage có 70 người làm việc ở các bộ phận phòng ban khác nhau, định mức
lao động là 1,13 lao động/phòng, định mức này còn ở mức tương đối thấp.
Chất lượng đội ngũ lao động của khách sạn được thể hiện thông qua các chỉ tiêu
sau :
- Cơ cấu lao động theo độ tuổi.
- Cơ cấu lao động theo giới tính.
- Trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Biểu 7: Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi
Độ tuổi Tỷ lệ % Số lượng
< 20 1,43% 1
20 - 30 42,8% 30
30 - 40 30% 21
> 40 25,75% 18
Nhận xét : Qua bảng 7 trên ta thấy tổng số nhân viên từ 20 – 30 tuổi chiếm 42,8%,
cụ thể là 30 người, số người lớn hơn 40 tuổi chiếm 25,75%. Con số này cho thấy đội ngũ
nhân viên ở độ tuổi hơi cao, điều không thuận lợi đó là đội ngũ lao động không được trẻ
hoá, thiếu tính năng động trong công việc… Đặc điểm hoạt động của khách sạn khác với
các hoạt động khác là số lao động thường có độ tuổi lao động thấp, đay là đặc thù của
loại hình kinh doanh này.
Biểu 8: Bảng về Tình hình chất lượng lao động
của Công ty
STT Các bộ phận
Giới tính Trình độ ĐTCM
Nam Nữ ĐH THCN LĐPT CNKT Sơ cấp
1 Ban giám đốc 3 3
2 Thư ký văn phòng 1 1
3 Tổ chức nhân sự 1 1
4 Bộ phận Marketing 3 2 1
5 Đặt phòng 1 1
6 Kế toán 1 3 4
7 Thủ kho 1 1
8 Nhiệm vụ vật tư 1 1
9 Bộ phận lễ tân 3 2 3 2
10 Bộ phận nhà hàng 2 4 6
11 Trợ lý trưởng bộ phận 1 1
12 Câu lạc bộ 2 1 1 1 1
13 Bộ phận bếp 3 4 6 1
14 Bộ phận bảo dưỡng 5 5
15 Lái xe 1 1
16 Bảo vệ 8 6 1 1
17 Nhân viên trực tầng 2 1 1
18 Bộ phận phòng 2 8 3 7
19 Bộ phận xenan 5 2 1 6
Tổng 39 31 18 27 4 8 13
Trong lực lượng lao động của công ty, lao động nữ chiếm 44%, tập trung ở các bộ
phận buồng 8 người, bộ phận nhà hàng và bộ phận bếp 4 người, bộ phận maketing 3
người, bộ phận kế toán 3 người. Ta thấy ở các bộ phận phục vụ trực tiếp có tỷ lệ nữ nhiều
hơn nam, nhìn chung ở các bôn phận này thường mang tính cẩn thận và tỷ mỉ, các công
việc phù hợp với lao động nữ.
Còn lao động nam trong khách sạn chiếm 56%, thường tập trung trong các bộ
phận có tính chất công việc nặng nhọc, quan trọng, các công việc mang tính kỹ thuật.
Về trình đọ đào tạo chuyên môn : Nhìn chung số lượng lao động trong khách sạn
không đồng đều nhau, trình độ tốt nghiệp đại học chiếm 25,7%.
+ Trìng độ trung học chuyên nghiệp chiếm 38,6%.
+ Trình độ lao động phổ thông chiếm 5,7%.
+ Trình độ công nhân kỹ thuật chiếm 11,4%.
+ Trình độ sơ cấp chiếm 18,6%.
Như vậy trình độ đã qua trunh học chuyên nghiệp chiếm một tỷ lệ cao nhất, sau đó
đến trình độ đại học. Các lao động đã qua trình độ đại học thường làm việc ở các bộ phận
chính trong khách sạn : Ban giám đốc, bộ phận lễ tiếp tân, kế toán, bộ phận marketing…
Đây là con số phản ánh đúng về sự phân công lao động trong xã hội. Trong số các nhân
viên đã tốt nghiệp đạo học thì phần lớn không được đào tạo cơ bản về du lịch – khách
sạn.
Đi đôi với vấn đề về lao động là tiền lương của công nhân viên. Đây là nguồn
đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong khách sạn .
Bảng 9 : Phân phối quỹ lương của khách sạn Heritage năm 1997- 1999
Chỉ tiêu
Năm
Số nhân viên
(người)
Quỹ lương
(USD)
Phụ cấp
(USD)
Tổng cộng
(USD)
Bình quân
(USD)
1997 102 8.000 3.500 11.500 112,7
1998 90 7.800 3.300 11.100 123
1999 70 7.500 3.100 10.800 154
Qua bảng trên ta thấy số nhân viên qua các năm giảm, đồng thời quỹ lương cũng
giảm, nhưng tỷ lệ giảm quỹ lương thấp hơn tỷ lệ giảm số nhyân viên do vậy thu nhập
bình quân của nhân viên tăng dần qua các năm.
Năm 1998 tăng 9% so với năm 1997.
Năm 1999 tăng 36,6% so với năm 1997.
Điều này cho thấy mức sống của công nhân viên trong công ty ngày càng được
nâng lên. Đây là động lực thúc đẩy sự hăng say lao động cuả công nhân viên.
Về trình độ ngoại ngữ : Đa số các nhân viên làm việc trong khách sạn đều có thể
nói được tiếng Anh.v Trong đó các nhân viên quản lý mà đặc biệt là các nhân viên tiếp
xúc trực tiếp với khách đều có thể nói thông thạo tiếng Anh.
Trình độ học vấn ngoại ngữ của các nhân viên trong khách sạn Heritage đạt ở mức
khá, đây là điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng phục vụ của nhân viên. Bên cạnh đó
do số nhân viên không được đào tạo cơ bản về du lịch khách sạn nhiều nên khách sạn
phải bỏ các khoản chi phí để bổ sung thêm về kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ lao động
trên.
Để giữ vững một đội ngũ lao động trong khách sạn, khách sạn luôn có số lượng
lao động chủ chốt, một nguồn lao động cần thiết để giữ vững vị trí thứ hạng của mình.
Tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của từng thời kỳ mà khách sạn có thể tuyển dụng
thêm hoạc cắt giảm lao động để phù hợp với thực tế của khách sạn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật :
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty liên doanh Hà nội Heritage Hotel nó được huy
động từ vốn góp của đối tác là tập đoàn Orient Vacation – Singapore cùng với vốn góp
của phía Việt nam.
Trong suốt quá trình hoạt động cho đến nay, công ty đã nhiều lần sửa chữa, bổ
sưng thêm các tiện nghi cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn.
Khách sạn có một khu nhà năm tầng với diện tích khoảng 600 m2 với nhiều trang
thiết bị tiện nghi bên trong. ở các bộ phận khác nhau, do tình hình hoạt động cũng khác
nhau nên các trang thiết bi phục vụ cho hoạt động cũng mang đặc thù riêng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty bao gồm :
Cơ sở lưu trú : Hệ thống buồng phòng và các tiện nghi trong phòng.
Cơ sở ăn uống : Hệ thống nhà hàng, quầy bar, bếp…
Cơ sở dịch vụ bổ sung như : Tắm hơi, massage, cắt tóc, đổi tiền…
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của khâu đón tiếp :
Đây là nơi tiếp xúc và gặp gỡ giữa khách và khách sạn , là nơi giao dịch, nơi mà
khách nhìn và cảm nhận về khách sạn ngay từ khi đặt chân đến khách sạn, cho nen ở
khâu này cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị một cách đầy đủ trang trọng và lịch sự. Là
khu vực có vai trò trung tâm trong khách sạn, là nơi mà phần lớn các dịch vụ , hàng hoá
được phục vụ và bán tại đây .
Khu vực đón tiếp khách boa gồm các phòng ban và các bộ phận như : Tiếp tân,
quầy thu tiền các quầy dịch vụ… Các bộ phận này có nhiệm vụ như đón tiếp khách, làm
các thủ tục đăng ký lưu trú cho khách, tiếp nhận, phân phát và giửi các bưu phẩm tại
khách sạn, sử lý các phàn làn, các yêu cầu của khách, các dịch vụ điện thoại, thanh toán
và tiễn đưa khách…
Để hoàn thành các công việc trên,cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận đón tiếp
khách bao gồm cscs trang thiết bị như : Máy điện thoại, fax, máy vi tính và hệ thống đặt
chỗ trước, máy in, tủ đựng chìa khoá…
- Cơ sở vật chất kỹ thuật khu vực buồng ngủ :
Buồng ở các khách sạn :Là khu vực chính của khách sạn. Nó phản ánh chức năng
quan trọng nhất của khách sạn là đảm bảo phục vụ lưu trú của khách du lịch trong một
thời gian nhất định. Bên cạnhcác buồng của khách còn có các buông giành riêng cho
nhân viên phục vụ đồng thời cũng là nơi đẻ vật liệu để phục vụ khách.
Hiện nay khách sạn Heritage có 62 phòng trong đó có :
+ 4 phòng loại một.
+ 22 phòng loại hai.
+ Còn lại là phòng loại ba.
Tất cả các phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao đó
là :
+ Đồ gỗ : Giường, bàn, ghế, tủ đựng quần áo…
+ Đồ điện : Điện thoại, ti vi, máy điều hoà nhiệt độ, các hệ thống đèn chiếu sáng,
bộ điều khiển ti vi, thiết bị báo cháy, tủ lạnh…
+ Đồ vải : Đệm, ga trải giường, thảm, vỏ gối, ruột gối, ri đô che cửa, chăn…
+ Đồ thuỷ tinh : Cốc, ấm chén, bình nước lọc… và một số trang thiết bị khác như :
Mắc treo quần áo, dép đi trong nhà, đồ đựng rác…
Trang thiết bị trong phòng vệ sinh của khách sạn : vòi tắm hoa sen (tắm nóng lạnh)
, bồn tắm, bàn cầu, cốc đánh răng, giá treo khăn, khăn mặt, khăn tắm, rèm che, xà phòng
tắm, dầu gội đầu, dao cạo râu, máy sấy tóc...
- Cơ sở vật chất kỹ thuật ở khu vực ăn uống.
Cơ sở phục vụ ăn uống trong khách sạn là nơi không thể thiếu được. Tuỳ thuộc
vào loại, kiểu, công suất, thứ hạng khách sạn mà cần có các hình thức phục vụ cũng như
không gian cần thiết. Với những khách sạn lớn, sang trọng, các cơ sở ăn uống được phát
triển một cách toàn diện. Nó không chỉ phục vụ khách lưu trú tại khách sạn mà còn cả
khách ở bên ngoài. Ngược lại đối với các khách sạn nhỏ chủ yếu là phục vụ những khách
lưu trú tại khách sạn . Cơ sở phục vụ ăn uống trong khách sạn bao gồm hệ thống nhà
hàng, phòng ăn, quầy bar, nhà bếp và các kho lưu trữ để phục vụ.
Khách sạn Heritage có một phòng ăn diện ntích khoảng 50 m2 với các trang thiết
bị như bàn ghế, ti vi, quầy rượu... Với diện tích như vậy nhà hàng có thể đáp ứng cùng
một lúc khoảng 300 khách trong bữa tiệc đứng. Nhà hàng được bài trí một cách hài hoà,
nền được trải thảm tạo ra một bầu không khí thoải mái, nhẹ nhàng mang đến cho quy
khách những giây phút cảm thấy hài lòng để thưởng thức các món ăn ău á, các món ăn
dân tộc.
Bếp có hệ thống lò điện và ga để nấu, rán và chế biến các món ăn theo yêu cầu của
khách, đảm bảo nhanh về mặt thời gian cũng như chất lượng theo yêu cầu, không làm
cho khách phải đợi lâu trong quá trình làm các món ăn, có hệ thống bàn để sơ chế các
loại hoa quả, hệ thống làm nóng các thực phẩm và hệ thống tủ lạnh để giữ thực phẩm
được tươi. Có hệ thống nhà kho để lưu giữ các vật tư hàng hoá trong quá trình kinh
doanh.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật ở các bộ phận dịch vụ bổ sung.
Các dịch vụ bổ sung là một trong các nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của các sản
phẩm dịch vụ trong khách sạn, nó là yếu tố kéo dài thời gian lưu trú và tạo sức hấp dẫn
đối với du khách. Các dịch vụ bổ sung trong khách sạn làm giảm đi sự đơn điệu nhàm
chán trong quá trình lưu trú.
Các dịch vụ bổ sung công ty liên doanh Hà nội Heritage Hotel như dịch vụ tắm
hơi, xông hơi, phòng tập thể dục, phòng đánh bi-a, phòng hát Karaoke... Nên các cơ sở
vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm rất nhiều các trang thiết bị như : Công cụ tập thể dục, bộ
CD để hát Karaoke...
- Cơ sở vật chất kỹ thuật trong khâu quản lý :
Bộ phận quản lý là trung tâm điều hành các hoạt động kinh doanh của khách sạn,
có các phòng ban như : Tổng giám đốc, Giám đốc, các phòng nhân sự, tài chính kế toán,
phòng marketing... Các phòng này được trang bị các thiết bị như máy vi tính, fax, máy
điện thoại, máy in, máy photocopy...
Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty liên doanh Hà nội Heritage Hotel
có đầy đủ các điều kiện để tiến hành các hoạt động kinh doanh theo các chức năng khác
nhau. Song với thực tế hiện nay và nhu cầu phát triển trong tương lai, một cơ sở vật chất
kỹ thuật như vậy còn hạn chế về số lượng và chất lượng mà điển hình là quy mô kinh
doanh chưa lớn. Tuy nhiên, khách sạn cũng có nhiều lợi thế để kinh doanh, khách sạn
chưa nphát huy hết những thuận lợi của mình như còn nghèo làn, hạn chế các dịch vụ bổ
sung, chưa có phòng tập thể hình, sân chơi thể thao; các dịch vụ vui chơi giải trí chưa
phong phú để làm giảm bớt sự đơn điệu, nhàm chán của các dịch vụ, sản phẩm ở đây.
Bảng 10 : Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật
của khách sạn .
STT CSVCKT Đơn vị Số lượng
1 Phòng ngủ
-Phòng loại 1
-Phòng loại 2
-Phòng loại 3
Buồng
-
-
-
62
4
22
36
2 Nhà hàng
-Quầy rượu
-Điểm bán hàng ăn uống
Quầy
-
-
2
2
1
3 Phương tiên vạn chuyển Chiếc 1
4 Vũ trường Sàn 0
5 Phòng massage Phòng 1
6 Phòng hội nghị - 1
7 Phòng Karoke - 1
Qua đây ta nhận thấy rằng khách sạn Heritage có số lượng các dịch vụ khá đa rạng
với cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối lớn và hoàn thiện.
Vậy vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý sử dụng lao động là làm sao bố trí hợp
lý số lượng lao động để có thể khai thác một cách có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật nà.
Do hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tương đối lớn và hoàn thiện, việc bố trí
người lao động cũng như hướng dẫn khách sử dụng trang thiết bị của khách sạn là rất
quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng cũng như độ bền của chúng. Yêu cầu đặt
ra là phải bố trí các lao động có tay nghề cao, am hiểu và sử dụng và thành thạo các loại
trang thiết bị, tiện nghi để sử dụng có hiệu quả hơn trang thiết bị sẵn có đồng thời đảm
bảo tính liên tục trong quá trình lao động góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn
khách sạn đảm bảo phục vụ khách tốt nhất trong điều kiện sẵn có.
Chương III
Một số đề xuất nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty và các đề xuất
I. Xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Kinh doanh du lịch Việt Nam nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng ở Việt
Nam mặc dù đã trải qua nhiều thăng trần từ ngày nền kinh tế còn bao cấp, bước sang nền
kinh tế thị trường nhưng du lịch Việt Nam vẫn còn non trẻ, môi trường kinh doanh ở
nước ta vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khó khăn cần được giải quyết. Để nêu lên được
những đề xuất nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tại Công ty chúng ta cần phải đánh
giá những gì đã đạt được và dự đoán lượng khách du kịch trong tương lai.
Theo thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, số lượng khách cũng như doanh
thu trong các năm 1996, 1997, 1998 như sau:
Bảng 11 bảng thống kê khách quốc tế và nội địa trong các năm 1996, 1997, 1998
Năm
Khách nội địa Khách quốc tế Doanh thu
Số lượng
(1000Đ)
Chênh
lệch
Số lượng
(1000Đ)
Chênh
lệch
DT (tỷ
đồng V N)
Chênh
lệch
1996 6.500 - 1.600 - 9.500 -
1997 8.500 + 2.000 1.716 + 116 8.500 -1000
1998 9.600 + 1.100 1.520 - 196 6.400 - 2.100
Như vậy trong một vài năm gần đây, ngành kinh doanh du lịch có xu hướng giảm
sút, tốc độ phát triển chững lại, lượng khách quốc tế vào Việt Nam có chiều giảm.
Tuy nhiên với kết quả bảng trên chúng ta không thể phủ nhận sự đóng góp của
kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng vào sự phát triển kinh tế
của nước nhà.
Nhìn những kết quả đã đạt được đó, thì tình hình khách du lịch quốc tế vào nước
ta trong thiên niên kỷ mới này ra sao?
Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, từ nay cho tới năm 2010 lượng
khách du lịch sẽ vào Việt Nam như sau:
Bảng 12 Số khách và thu nhập của khách sạn
Năm
Chỉ tiêu
2000
Chênh
lệch
2000-2005
2005
Chênh
lệch
2005-2010
2010
- Số khách 3.800.00 6.200.000 8.700.000
- Số ngày lưu
trú bình quân
(ngày/tháng)
5.0 5,5 6.0
- Thu nhập từ
DLQT
1.330.000.000 4.092.000.000 8.352.000.000
Nhận xét: Con số ở bảng 12 cho ta biết được lượng khách du lịch trong tương lai, một
con số đáng mừng cho ngành kinh doanh du lịch Việt Nam.
Năm 2000 - 2005:
- Số khách tăng.
- Số ngày lưu trú bình quân tăng.
- Thu nhập từ du lịch quốc tế tăng.
Năm 2005 - 2010:
- Số khách tăng.
- Số ngày lưu trú bình quân tăng.
- Thu nhập từ du lịch quốc tế tăng.
Để cho dự báo trên thanh hiện thực thì đòi hỏi chúng ta cần phải khắc phục những
vấn đề về môi trường kinh doanh, xây dựng một môi trường thuận lợi cho các hoạt động
kinh tế xã hội nói chung và cho hoạt động kinh doanh nói riêng, tạo đà cho những bước
phát triển tiếp theo.
II. Thực trạng và một số đề xuất về môi trường kinh doanh tại Công ty liên doanh
Hà Nội Hentage Hotel
Mội trường kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn nói chung không nằm ngoài môi
trường kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp nói chung nằm trong môi trường kinh
doanh vĩ mô của nền kinh tế, môi trường kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn của doanh
nghiệp nói chung và Hà Nội nói riêng đang là một thức trạng phát sinh nhiều vấn đề cần
được giải quyết , không chỉ riêng về khách sạn mà còn về phía Nhà nước.
Vấn đề dặt ra lúc này là cần có một môi trường kinh doanh lành mạnh phải thống
nhất từ Trung ương đến địa phương, vấn đề này cần có sự phối hợp của tổng cục du lịch
và Nhà nước, có những chính sách, sự quan tâm đầu tư thích đáng và sự phối hợp liên
ngành chặt chẽ, đồng bộ tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du
lịch nói chung và hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng.
- Về kinh tế: Nhà nước cần chú trọng phát triển cân đối giữa các lĩnh vực kinh tế
giữa các ngành kinh doanh khách sạn với các ngành, các lĩnh vực khác. Do đặc điểm
ngành kinh doanh khách sạn là ngành dịch vụ, do đó sự phát triển của nó phụ thuộc vào
sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Sự phát triển của các ngành nghề khác cũng
chính là mắt xích kéo theo sự phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn, vì khi đó
đời sống con người được nâng cao đã nảy sinh nhiều nhu cầu về các loại dịch vụ mà
khách sạn là một trong những loại hình đó.
Nhà nước có những chính sách ban hành cụthể về việc xây dựng các khách sạn. Vì
ngày nay hầu hết các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế thường tập trung trong các thành
phố lớn, còn ở các nơi khác thì không có hoặc nếu có thì với số lượng rất ít. Sự phân bố
không đồng đều này đã gây ra nhiều trở ngại cho khách sạn cũng như khách du lịch. Kết
quả của vấn đề này thực tế đã cho thấy là sự cạnh tranh gay gắt giữa các khách sạn trong
vùng, gây ra nhiều sáo trộn về kinh doanh khách sạn. vì vậy Nhà nước cần có những
chính sách hạn chế xây dựng các khách sạn lớn ở các thành phố lớn và ưu tiên cho các
vùng khác trong nước.
Sau hơn 10 năm vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, luật pháp nước ta
trong lĩnh vực kinh tế nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn nói riêng còn
mang nhiều tính lý thuyết. Các văn bản pháp quy xây dựng còn chồng chéo, rất khó khăn
để áp dụng thống nhất giữa lý thuyết với thực tiễn. Tuy nhiên, qua các lần Đại hội Đảng
và Nhà nước đã có sự sửa đổi và bổ sung, nhưng còn nhiều vấn đề bất cập nảy sinh còn
chưa được giải quyết như vấn đề khách Trung Quốc sang Việt Nam vẫn còn phải làm
Visa ... Do vậy, trên cơ sở thực tiễn của kinh doanh khách sạn hiện nay, Nhà nước có thể
xây dựng một bộ luật hoàn chỉnh, các văn bản pháp quy của Nhà nước cần phải theo sát
các hoạt động kinh doanh, là cơ sở để thúc đẩy hoạt động kinh doanh khách sạn và du
lịch phát triển.
Trên địa bàn Hà Nội cần chú trọng phát triển các hoạt động dịch vụ, các công trình
vui chơi giải trí để phục vụ nhu cầu cỷa khách du lịch trong nước và quốc tế. Đồng thời
tổ chức khai thác tiềm năng văn hoá thủ đô một cách hợp lý để có thể thu hút khách du
lịch đến ngày một nhiều hơn và lưu lại lâu hơn cũng như gây khó khăn cho khách những
ấn tượng tốt đẹp về thủ đô Hà Nội. Tạo lòng tin trung thành của khách để khách có thể
quay lại lần sau. Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh khách sạn.
- Về phía khách sạn: Khách sạn cần kiến nghị với Nhà nước về tuyến đường chạy
qua khách sạn, do lượng người và xe cộ qua lại quá đông, lòng đường lại chật hẹp, nên
chăng Sở giao thông Hà Nội cần có kế hoạch cải tạo lại con đường và lập lại trật tự an
toàn ở đây cho tốt hơn về môi trường nội bộ khách sạn.
- Về tổ chức: Đôi khi còn chồng chéo trong khâu tổ chức liên quan đến Tổng giám
đốc, giám đốc khách sạn và giám đốc nhân sự. Việc tạo thêm một cấp quản lý không nhất
thiết vì thực tế mọi việc giám đốc hay các phó giám đốc có thể giải quyết được, gây ra sự
chậm trễ và kém linh hoạt trong hoạt động của bộ phận.
- Về Marketing: Thị trường cạnh tranh hiện tại với sự ra đời của một loạt đối thủ
cạnh tranh mạnh mẽ đã làm mất dần tính độc quyền của khách sạn Hentage. Do đó dẫn
đến nhu cầu khách sạn phải điều chỉnh mức giá phòng của mình cho hợp lý. Trong điều
kiện kinh doanh hiện nay thì việc duy trì một mức giá cũ đã trở nên nỗi thời; giá phòng
bán cho khách của khách sạn trung bình khoảng 70 -120 USD rất thấp so với giá công bố.
Xu hướng vài năm tới lượng cung khách sạn sẽ còn vượt quá so với cầu. Do đó, để đảm
bảo tính cạnh tranh, khách sạn cần điều chỉnh
- Về nguồn lao động trong khách sạn: Khách sạn cần tuyển thêm một số lao động
có tay nghề chuyên môn giỏi, nhất là ở bộ phận ăn uống, tạo thêm các món ăn mang
nhiều bản sắc dân tộc, cần có 1 đầu bếp nước ngoài để phục vụ khách du lịch các món ăn
phương Đông.
Kết lụân
Qua qua trình thực tập dù không dài tại khách sạn Heritage Hà nội, em đã kịp tìm
hiểu một cách khá kỹ về hoạt động kinh doanh của khách sạn từ chi tiết đến tổng thể. Ta
thấy được nghệ thuật và kinh nghiệm quản lý thật tuyệt vời của khách sạn. Trong đó các
hoạt động marketing là một trong những nguyên nhân thành công của khách sạn Heritage
Hà nôị hôm nay.
Với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Phân tích môi trường kinh doanh của công ty liên doanh Hà Nội Heritage Hotel.pdf