Tài liệu Luận văn Tìm hiểu nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh: LUẬN VĂN:
Nguồn nhân lực trong quỏ trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở
tỉnh Bắc Ninh
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ thuộc đồng bằng Bắc bộ, được tách ra từ tỉnh Hà Bắc cũ
với diện tích tự nhiên: 803,9 km2, dân số: 998.300 người.
Sau những năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh cùng với cả nước bước vào quá trình đẩy
nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ năm 2000 đến nay, kinh tế tăng trưởng với nhịp
độ cao, tương đối toàn diện, cơ cấu chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực trong từng khu
vực, từng địa phương và các thành phần kinh tế. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng bình
quân hàng năm 13,9%, tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp xây dựng tăng nhanh từ
25,6% năm 2000 lên 47,2% năm 2005, khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 38% xuống
còn 25% năm 2005. Tuy nhiên, Bắc Ninh vẫn còn mang nặng dấu ấn của một tỉnh nông
nghiệp, lao động nông nghiệp ở nông thôn Bắc Ninh hiện nay vẫn đang chiếm 82,71% lao
động xã hội và...
90 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nguồn nhân lực trong quỏ trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở
tỉnh Bắc Ninh
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ thuộc đồng bằng Bắc bộ, được tách ra từ tỉnh Hà Bắc cũ
với diện tích tự nhiên: 803,9 km2, dân số: 998.300 người.
Sau những năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh cùng với cả nước bước vào quá trình đẩy
nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ năm 2000 đến nay, kinh tế tăng trưởng với nhịp
độ cao, tương đối toàn diện, cơ cấu chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực trong từng khu
vực, từng địa phương và các thành phần kinh tế. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng bình
quân hàng năm 13,9%, tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp xây dựng tăng nhanh từ
25,6% năm 2000 lên 47,2% năm 2005, khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 38% xuống
còn 25% năm 2005. Tuy nhiên, Bắc Ninh vẫn còn mang nặng dấu ấn của một tỉnh nông
nghiệp, lao động nông nghiệp ở nông thôn Bắc Ninh hiện nay vẫn đang chiếm 82,71% lao
động xã hội và một trong những thách thức lớn nhất trong khu vực này là tình trạng thất
nghiệp, thiếu việc làm của người lao động đang có xu hướng gia tăng. Điều đó, trong chừng
mực nhất định đang cản trở bước tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 17 (nhiệm
kỳ 2006 - 2010) đã chỉ rõ: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn, tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và
kinh tế nông thôn, đổi mới quan hệ sản xuất, phát huy mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư phát
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới" [53].
Để thực hiện chủ trương trên, một trong những vấn đề quan trọng là phát triển và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực - nhân tố quan trọng nhất
cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn Bắc Ninh nói riêng. Với những lý do đó, tác giả chọn vấn đề " Nguồn nhõn lực
trong quỏ trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc
Ninh " làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều công
trình khoa học, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn. Kết quả
nghiên cứu của các công trình này là:
+ Làm rõ quan niệm, nội dung và biện pháp để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
+ Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở các vùng
khác nhau trong nước.
+ Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn ở nước ta nói chung.
Các công trình tiêu biểu mà tác giả được biết:
- Nguyễn Văn Bích: "Đổi mới và phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996.
- Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng (chủ biên): "Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam", Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998.
- GS.TS Nguyễn Đình Phan, GS.TS Trần Minh Đạo và TS Nguyễn Văn Phúc
(đồng chủ biên): "Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng" Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
Vấn đề con người - nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung
và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã có nhiều tác giả
nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Một số công trình, tác phẩm nghiên cứu mà tác giả
được biết đó là:
- Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ của Trần
Kim Hải.
- Vai trò Nhà nước trong tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Quý Tình.
- Đề án chiến lược về lao động và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp và nông
thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1999 - 2020) của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, 1999.
- Chương trình khoa học cấp nhà nước KX 04-04(1995): "Luận cứ khoa học cho
giải quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần".
- PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc "Vấn đề giải quyết việc làm và dạy nghề cho nông
dân", Tạp chí Con số và Sự kiện, 8/1999.
- Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần Kim Long, 2005.
- TS Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung (chủ biên): "Về chính sách giải quyết
việc làm ở Việt Nam" Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
Các công trình trên được các tác giả nghiên cứu ở tầm vĩ mô trong phạm vi cả
nước hoặc từng vùng tiêu biểu. Tuy nhiên, một đề tài riêng về nguồn nhân lực cho công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh thì còn ít tác giả nghiên
cứu một cách tổng thể dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì vậy, đề tài luận văn này là cần thiết
và có ý nghĩa lý luận - thực tiễn đối với tỉnh Bắc Ninh.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu:
Phân tích và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh và đề xuất các giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, thúc đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
* Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục tiêu trên luận văn có nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn; về nguồn nhân lực, vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn đối với nguồn nhân lực.
- Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh.
- Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài luận văn thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị, nên việc nghiên cứu đối
tượng này được tiến hành dưới góc độ:
+ Coi nguồn nhân lực là một trong số các nguồn lực sản xuất. Sử dụng nguồn nhân
lực được xem xét và phân tích trong mối quan hệ ràng buộc với các yếu tố khác trong quá
trình sản xuất, đó là: Đất đai, vốn, tài nguyên, thị trường, công nghệ và các nguồn lực khác
trong nông nghiệp, nông thôn.
+ Xem xét mối quan hệ tương tác giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với
vấn đề sử dụng lao động và tạo việc làm cho người lao động.
+ Mốc thời gian để lấy số liệu, tư liệu minh họa chủ yếu từ năm 2000 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí
Minh; đường lối, quan điểm, những tổng kết kinh nghiệm của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước; kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung
gần gũi với đề tài.
- Về phương pháp nghiên cứu: vận dụng phương pháp chung của kinh tế chính trị
như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc với lịch sử, kết hợp lý luận với
thực tiễn; đồng thời khảo sát thực tế, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa vấn đề, rút
ra kết luận.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc lãnh đạo, hoạch định chính sách,
chỉ đạo thực tiễn, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh, đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ
công tác giảng dạy ở Trường Chính trị tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 8 tiết.
Chương 1
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và nguồn nhân lực trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nước ta
1.1. Bản chất và nội dung Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn
1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
Sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước đã được Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ
Đại hội lần thứ III (năm 1960). Đến Đại hội lần thứ VII và VIII, Đảng ta nhấn mạnh thêm
nội dung hiện đại hóa và coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu của sự
nghiệp đổi mới, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp là chủ yếu thành một nước công
nghiệp. Đó cũng là con đường cơ bản để thực hiện mục tiêu: "Dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ và văn minh". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản
Việt Nam tháng 4/2001 tiếp tục khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn là nội dung
cơ bản của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Sau 20 năm đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đã bước
vào giai đoạn phát triển mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức. Đây là sự tiếp nối đường lối và chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội năm 1991 của Đảng. Chỉ có đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức mới có thể đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng
để đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tuy vậy, trong những năm đầu thế kỷ XXI, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trước
hết và chủ yếu là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là vấn đề rộng lớn và
phức tạp, vì thế cho đến nay vẫn còn có những quan niệm ít nhiều chưa thống nhất.
* Một số nhà nghiên cứu cho rằng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn là vấn đề khoa học bao gồm 4 nội dung khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết
với nhau. Đó là: Công nghiệp hóa nông nghiệp; công nghiệp hóa nông thôn; hiện đại hóa
nông nghiệp; hiện đại hóa nông thôn.
Công nghiệp hóa nông nghiệp, theo tác giá Chu Hữu Quý và Nguyễn Kế Tuấn là:
Quá trình chuyển biến từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu, phân
tán sang nền nông nghiệp sản xuất lớn với trình độ chuyên canh và thâm canh
cao, tiến hành sản xuất và quản lý sản xuất - kinh doanh với trình độ trang bị
công nghiệp và công nghệ tiên tiến, áp dụng rộng rãi thủy lợi hóa, cơ khí hóa,
hóa học hóa, điện khí hóa, sinh học hóa cao hơn và bước đầu áp dụng cả tin học
hóa, tự động hóa [47, tr. 26].
Cũng theo các tác giả trên thì phạm vi, tính chất của công nghiệp hóa nông thôn
sâu rộng hơn nhiều, thể hiện qua ba điểm:
Thứ nhất, nó là quá trình biến đổi không phải trong từng ngành sản xuất hay từng
lĩnh vực xã hội đơn lẻ, mà là một quá trình biến đổi toàn diện trong một khu vực xã hội
rộng lớn là nông thôn, bao quát mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị tại đó.
Thứ hai, nó phải phát triển một nền nông nghiệp dồi dào làm nền tảng, một nền
sản xuất công nghiệp ngày càng tiên tiến, một hệ thống dịch vụ đầy đủ và hữu hiệu.
Thứ ba, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cùng với các ngành
kinh tế phát triển, một hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế và xã hội dần dần được hoàn chỉnh
theo hướng hiện đại hóa, các lĩnh vực hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế được nâng cấp, các
quan hệ xã hội được hoàn thiện, tạo ra một lối sống công nghiệp năng động, cởi mở, văn
minh... [47, tr. 26-27].
Nhóm các nhà nghiên cứu khác, về cơ bản tán đồng với quan điểm trên và nhấn
mạnh trong ba mặt biểu hiện (đặc trưng điển hình) của công nghiệp hóa nông thôn nêu
dưới đây đã bao hàm cả yếu tố hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn:
Công nghiệp hóa nông thôn phản ánh sự biến đổi toàn diện trên tất cả
các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị của một vùng xã hội nông thôn. Nó
khác với công nghiệp hóa nông nghiệp ở chỗ công nghiệp hóa nông nghiệp
phản ánh sự biến đổi chỉ đối với một ngành cụ thể - ngành nông nghiệp (bao
gồm cả nông - lâm - thủy sản). Tất nhiên nói như vậy cũng chỉ có ý nghĩa tương
đối, bởi lẻ khi nông nghiệp được công nghiệp hóa chắc chắn sẽ động tới các mặt
khác của xã hội nông thôn.
Công nghiệp hóa nông thôn phản ánh sự thay đổi một cách căn bản kết
cấu kinh tế - xã hội nông thôn. Kết cấu kinh tế của một vùng nông thôn được
công nghiệp hóa phản ánh một cơ cấu ngành tích cực, trong đó có một nền nông
nghiệp đa dạng đã được công nghiệp hóa ở trình độ cao là nền tảng, một nền sản
xuất công nghiệp ngày càng tiên tiến và một hệ thống dịch vụ hiệu quả. Về kết
cấu xã hội, đặc biệt là kết cấu lao động cũng có sự thay đổi: Tỷ trọng lao động
nông nghiệp ngày càng giảm và tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ
ngày càng tăng.
Công nghiệp hóa nông thôn còn được phản ánh qua sự phát triển bằng
một hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng ngày càng hiện đại; đồng thời
các lĩnh vực hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế có sự biến đổi rõ nét về chất, các
quan hệ xã hội được hoàn thiện, một lối sống công nghiệp văn minh được hình
thành [44, tr. 14-16].
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa nông thôn ở nước ta, cần chú
ý một số điểm sau:
Một là, công nghiệp hóa nông thôn tất yếu phải kéo theo sự phát triển công nghiệp
nông thôn và do đó phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nội dung quan
trọng của công nghiệp hóa nông thôn, mặt khác công nghiệp hóa nông thôn bao hàm cả
công nghiệp hóa nông nghiệp. Mặc dù vậy cũng không nên chỉ dùng thuật ngữ công
nghiệp hóa nông thôn và mà không nói đến công nghiệp hóa nông nghiệp. Vì trong quá
trình công nghiệp hóa nông thôn thì vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp vừa là quan
trọng, vừa như là một thách thức.
Hai là, công nghiệp hóa nông thôn đúng hướng tất yếu phải góp phần thúc đẩy các
chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn vùng tăng với tốc độ ngày
càng nhanh và cao hơn so với vùng nông thôn đó trong điều kiện không được công nghiệp
hóa. Đồng thời làm thay đổi cơ cấu về tỷ lệ đóng góp của các ngành vào GDP và thu nhập.
GDP của các vùng nông thôn được công nghiệp hóa phải có tỷ trọng cao của phần đóng
góp từ công nghiệp và dịch vụ, do đó phần đóng góp của nông nghiệp ngày càng giảm đi
về tỷ lệ, nhưng quy mô tuyệt đối ngày càng tăng về cơ cấu và thu nhập của dân cư cũng có
kết quả tương tự.
Hiện đại hóa nông nghiệp bao gồm tất cả những hoạt động có liên quan đến việc ứng
dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh các sản phẩm
nông nghiệp nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của chúng, đồng
thời thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu của xã hội, của thị trường về các sản phẩm nông nghiệp.
Đặc trưng nổi bật của hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình không ngừng nâng cao trình
độ khoa học - kỹ thuật - công nghệ, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp. Đây
cũng là quá trình cần được thực hiện một cách liên tục vì luôn có những tiến bộ kỹ thuật
mới xuất hiện và được ứng dụng trong sản xuất.
Hiện đại hóa nông thôn là quá trình liên tục nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật
và công nghệ vào sản xuất và đời sống ở nông thôn, tạo ra một nền sản xuất trình độ ngày
càng cao, cuộc sống ngày càng văn minh và tiến bộ. Hiện đại hóa nông thôn không chỉ bao
gồm công nghiệp hóa, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ và tổ chức trong các lĩnh vực
khác trong sản xuất vật chất ở nông thôn mà còn bao gồm cả việc không ngừng nâng cao
đời sống văn hóa - tinh thần, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội: Hệ thống giáo dục
đào tạo, y tế và các dịch vụ phục vụ đời sống nông thôn. Về bản chất, hiện đại hóa là quá
trình phát triển toàn diện có kế thừa ở nông thôn. Hiện đại hóa hoàn toàn không có nghĩa là
xóa bỏ toàn bộ những gì đã tạo dựng trong quá khứ, càng không có nghĩa là phải đưa toàn
bộ công nghệ, thiết bị tiên tiến và hiện đại vào nông thôn ngay một lúc mà là tận dụng, cải
tiến, hoàn thiện, từng bước nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật - công nghệ và tổ chức
quản lý nền sản xuất và đời sống xã hội ở nông thôn lên ngang tầm với trình độ thế giới.
Từ những phân tích trên, ta thấy vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn liên quan đến 4 khía cạnh có nội dung khác nhau, có liên quan chặt chẽ
với nhau, đó là: công nghiệp hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn, hiện đại hóa
nông nghiệp và hiện đại hóa nông thôn. Bốn khái niệm trên có quan hệ mật thiết với
nhau: ở công nghiệp hóa nông thôn bao hàm công nghiệp hóa nông nghiệp và hiện đại
hóa nông thôn bao hàm hiện đại hóa nông nghiệp và giữa công nghiệp hóa và hiện đại
hóa cũng có quan hệ mật thiết với nhau. Công nghiệp hóa đã phần nào phản ánh trình độ
nhất định của hiện đại hóa và ngược lại. Hiện đại hóa là yêu cầu đối với công nghiệp hóa
nhất là trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đang phát triển
nhanh như vũ bão; xu thế toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đòi hỏi
công nghiệp hóa phải là quá trình hiện đại hóa.
* Quan niệm của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Trong văn kiện Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khóa VII Đảng ta đã xác định:
Từ nay đến cuối thập kỷ, phải rất quan tâm đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế
biến nông, lâm, thủy sản công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Có thể nói đây là lần đầu tiên trong các văn kiện của Đảng đã đưa ra phạm trù
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng (năm 1996) đã bổ sung cụ thể hóa thêm những quan
điểm chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Trong văn kiện lần thứ VIII của
Đảng đã khẳng định: "Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông,
lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu" [38, tr.
87].
Đại hội lần thứ IX của Đảng (tháng 4-2001) đã cụ thể hóa, bổ sung và phát triển
những quan điểm, đường lối về công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta và chủ
trương đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Để tiếp tục hoàn thiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành nghị quyết
về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010.
Nghị quyết đã nêu lên những nội dung tổng quát, quan điểm, mục tiêu phát triển, những
chủ trương và giải pháp lớn để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn. Về quan điểm cần quán triệt để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 là:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đặc lực và
phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực
con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường
để sản xuất hàng hóa quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao, bảo vệ môi
trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp nông
thôn bền vững.
- Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực bên
ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc; phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, các loại hình doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
- Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xóa
đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất
và văn hóa của người dân nông thôn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa; giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa và thuần phong mỹ
tục.
- Kết hợp chặt chẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh
nhân dân, thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế
xã hội của cả nước, của các ngành, các địa phương. Đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội, ổn định dân cư các vùng xung yếu, vùng biên giới, cửa khẩu, hải đảo phù
hợp với chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia [40].
Những quan điểm trên không chỉ đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp, nông
thôn bền vững mà còn góp phần quan trọng cho sự phát triển hài hòa giữa công nghiệp và
nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa kinh tế và xã
hội, an ninh, quốc phòng, môi trường, tăng cường khối liên minh công nhân - nông dân -
trí thức, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đảm bảo
cho nước ta phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Những nội dung cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn
Trong văn kiện Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã nêu:
Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập
trung chuyên canh. đảm bảo an toàn về lương thực quốc gia, tạo ra nông sản
hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường. Phát triển các ngành nghề, làng nghề
truyền thống và làng nghề mới và thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới
hóa, ứng dụng thành tựu sinh học, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã
hội, xây dựng nông thôn mới văn minh và hiện đại [38, tr. 87-88].
Tháng 11/1998, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số
06/NQ-TW về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn đã khẳng định:
Đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực
kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định chính trị, kinh tế, xã
hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Sau 5 năm thực hiện, nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn đã được cụ thể hóa từng bước. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng nêu rõ:
Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một
trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ
sinh học; đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa; quy hoạch sử dụng
đất hợp lý; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị
diện tích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đầu tư nhiều hơn cho
phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp,
dịch vụ các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục
vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông
nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới; nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn
[39, tr. 92-93].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã xác định
nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn.
- Về nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, Nghị quyết chỉ rõ:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp
chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng
dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa
thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản
hàng hóa trên thị trường [40, tr. 42].
- Nội dung tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là:
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh
tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm
dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức
lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân
chủ, công bằng văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa
của nhân dân ở nông thôn [40, tr. 43].
Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ:
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn,
giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng
tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị
trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa
học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất
lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Tăng
nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ;
giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. Sớm khắc phục tình trạng
manh mún về đất canh tác của các hộ nông dân, khuyến khích viện dồn điền đổi
thửa, cho thuê, góp vốn cổ phần bằng đất; phát triển các khu nông nghiệp công
nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và
dịch vụ gắn với hình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo
ra những sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện tốt chương trình bảo vệ và phát triển rừng; đổi mới chính
sách giao đất, giao rừng, bảo đảm cho người làm nghề rừng có cuộc sống ổn
định và được cải thiện. Phát triển rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế
biến lâm sản có công nghệ hiện đại.
Phát triển đồng bộ và có hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và bỏa vệ
nguồn lợi thủy sản. Coi trọng khâu sản xuất và cung cấp giống tốt, bảo vệ môi
trường, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm,
khuyến ngư, công tác thú y bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông
thôn. Chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ
sinh học vào sản xuất nông nghiệp; chú trọng các khâu giống, kỹ thuật canh tác,
nuôi trồng, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến.
Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn. Thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc
sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh. Hình thành các khu dân cư, đô thị
hóa với kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ như: Thủy lợi, giao thông, điện,
nước sạch, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ. Phát huy dân
chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân
trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan; đảm bảo an ninh, trật tự an
toàn xã hội.
Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các
vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao
thông, các khu đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo
hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động
làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm
trong và ngoài khu vực nông thôn kể cả ở nước ngoài. Đầu tư mạnh hơn cho các
chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số [41, tr. 88-90].
Từ những trình bày trên, theo chúng tôi, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn là một quá trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
* Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, phát triển kinh doanh theo quan điểm của kinh tế thị trường, từ đó thúc đẩy
quá trình biến đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng
vùng, phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông
sản nhằm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu lao động, quy mô và cơ cấu
thu nhập.
* Thực hiện phân công mới lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn trên cơ
sở phát triển các ngành nghề, nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống và
dịch vụ theo phương châm "rời đồng, không rời làng" (ly nông, bất ly hương) và "tiểu
công nghiệp hiện đại, thủ công nghiệp tinh xảo", từng bước xác lập cơ cấu kinh tế nông
nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trên địa bàn nông thôn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp
sinh thái và tạo nên bộ mặt nông thôn mới theo diện mạo của công nghiệp và đô thị.
* Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý trong sản
xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, tự động hóa, tin
học hóa và ứng dụng các thành tựu hiện đại của công nghệ sinh học, thay đổi căn bản
phương thức quản lý sản xuất kinh doanh ở nông thôn theo hướng lấy cơ cấu, quy mô nhu
cầu thị trường làm căn cứ quyết định cơ cấu quy mô sản xuất và đổi mới cơ cấu sản phẩm
nhằm kết hợp tốt sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngay từ trong từng phương án sản xuất
kinh doanh.
* Nâng cao chất lượng nhân lực, kể cả nhân lực quản lý và đặc biệt là người lao
động sản xuất nông nghiệp có trình độ cao.
* Từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp và nông
thôn, nâng cao trình độ văn minh của xã hội nông thôn, chuyển mạnh lối sống ở nông thôn
sang lối sống công nghiệp.
Đây là những điểm căn bản nhất phản ánh nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó có điểm phản ánh quá trình tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, có điểm phản ánh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (hiện
đại hóa không chỉ về phương diện kỹ thuật và công nghệ, mà cả về phương diện quản lý
kinh doanh) và có những điểm phản ánh các điều kiện kinh tế - xã hội để thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
1.2. Tác động và yêu cầu về nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
1.2.1. Khái niệm về nguồn nhân lực
Có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực. Do cách tiếp cận
khác nhau, nên có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực:
Thứ nhất, theo thuyết lao động xã hội thì nghĩa rộng của nguồn nhân lực, có thể
hiểu là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội. Theo nghĩa hẹp, là khả năng lao
động của xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có tham gia vào nền
sản xuất xã hội. Theo quan điểm của Tổ chức Lao động thế giới (IL0): Lực lượng lao động
là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có việc làm và những và những
người thất nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam tuổi lao động được quy định là từ 15 - 60 (đối với
nam) và từ 15 - 55 (đối với nữ). Trên thực tế khi tính toán, thống kê lực lượng lao động,
người ta thường quy định: Lực lượng lao động là những người trong độ tuổi lao động có
việc làm và những người ngoài tuổi lao động vẫn tham gia làm việc (thường tính cho
những người trên tuổi lao động). Như vậy, ở đây lực lượng lao động cũng đồng nghĩa với
dân số hoạt động kinh tế. Nguồn lao động được hiểu là toàn bộ những người có khả năng
lao động dưới dạng tích cực và tiềm tàng, có thể biểu diễn nguồn lao động qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.1: Nguồn lao động
Thứ hai, theo thuyết tăng trưởng kinh tế, thì nguồn nhân lực chính là nguồn lực
chủ yếu tạo động lực cho sự phát triển.
Thứ ba, theo thuyết về vốn con người, thì nguồn nhân lực được hiểu như nguồn
lực con người (Human Resonsrces), được huy động, quản lý cùng với các nguồn lực khác
(tài chính, tài nguyên...) để thực hiện những mục tiêu phát triển đã định.
Thứ tư, theo định nghĩa của Liên hợp quốc, nguồn nhân lực là: "Trình độ lành
nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm
năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng".
Thứ năm, theo một số nhà khoa học Việt Nam, nguồn nhân lực được hiểu là dân số
và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, trí tuệ và sức khỏe, năng lực và
phẩm chất, thái độ và phong cách làm việc...
Nguồn lao
động
Trong độ tuổi
lao động có khả
năng lao động
Ngoài độ tuổi
lao động có khả
năng lao động
Tiềm
tàng
Tích
cực
Phụ
c
vụ
quâ
Đi
học
Nội
trợ
Các
ngành
phi
sản
Thất
nghiệ
p
Các
ngành
sản xuất
(trong đó
có nông
Từ những quan niệm trên, chúng tôi cho rằng, nguồn nhân lực là tổng thể những
năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong tổng số lực lượng lao động của xã hội, đang và
sẽ được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất để phục vụ cho nhu
cầu xã hội.
Nguồn nhân lực trước hết phản ánh qua số lượng lao động trong độ tuổi lao động
và chất lượng của nó. Chất lượng nguồn nhân lực là trình độ, khả năng của năng lực thể
chất và tinh thần cấu thành nguồn nhân lực của xã hội. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá chất
lượng nguồn nhân lực. Đó là: (1) Trí lực của nguồn nhân lực; (2) Chỉ số phát triển con
người (HDI); (3) Thể lực nguồn nhân lực; (4) Phẩm chất, đạo đức, nhân cách, truyền thống
văn hóa nguồn nhân lực.
Những nhân tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực:
Một là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở nền tảng để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia đóng vai trò
quyết định đến trình độ phát triển nguồn nhân lực của nước đó, vì tăng trưởng và phát triển
kinh tế sẽ đưa đến kết quả là nâng cao mức sống, cải thiện tình hình sức khỏe của dân cư,
sẽ tăng vốn đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo, do đó góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Hơn nữa, trình độ phát triển kinh tế sẽ quyết định mức độ hiện đại hóa
nền kinh tế, mức độ áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất
và đời sống, do đó, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Và
khi chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội.
Hai là, giáo dục và đào tạo đóng vai trò trực tiếp quyết định đến chất lượng nguồn
nhân lực. Chúng ta đều biết: Trí tuệ và năng lực sáng tạo là nhân tố chủ yếu của chất lượng
nguồn nhân lực. Giáo dục và đào tạo giúp cho người lao động nâng cao trình độ văn hóa,
sự hiểu biết nói chung, trình độ nghề nghiệp, tay nghề, năng lực tư duy sáng tạo, phát huy
tài năng của họ để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh... Do đó,
giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực còn có các yếu tố khác tác động, như: phát
triển dân số, yếu tố văn hóa, truyền thống dân tộc và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà
nước.
1.2.2. Nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn
Nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận cấu thành của nguồn nhân
lực xã hội. Nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn (theo nghĩa hẹp là nguồn lao động) là
tổng thể sức lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn, bao gồm những người trong
độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động những vẫn
tham gia lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn với quan điểm là một tiềm lực kinh tế thể
hiện ở hai mặt: Số lượng và chất lượng.
- Số lượng nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn là tổng số những người trong
độ tuổi lao động (từ 15 - 55 đối với nữ, từ 15 - 60 đối với nam) có khả năng lao động trong
khu vực nông nghiệp, nông thôn và những người trên tuổi lao động nhưng vẫn tham gia
lao động. Số lượng này phụ thuộc vào 2 yếu tố: Sự tăng giảm tự nhiên và tăng giảm cơ học
do sự di cư từ nông thôn ra thành thị hoặc ngược lại.
- Chất lượng của nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn nói chung là khả năng về
sức sản xuất của thể lực, trí lực của người lao động. Khả năng này được phản ánh qua trình
độ văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật, năng suất lao động, kinh nghiệm sản xuất cũng như
hành vi và giá trị của người lao động. Chất lượng của nguồn lao động là nhân tố có tính
quyết định đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một nước. Chất lượng
nguồn lao động nông thôn nói riêng và nguồn lao động xã hội nói chung tất yếu sẽ biến đổi
theo xu hướng không ngừng tăng lên do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và vì vậy năng
suất lao động ngày càng nâng cao. Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện
chăm sóc tốt hơn sức khỏe con người, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao
động. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ được nâng cao thông qua sự đầu tư và các chính sách
phát triển của Nhà nước vào các lĩnh vực y tế, giáo dục và văn hóa.
Những đặc trưng của nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn:
Một là, nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong
nguồn nhân lực xã hội.
Nước ta là một nước nông nghiệp, có khoảng 78% dân số sinh sống ở các vùng
nông thôn và đại bộ phận dân cư và lao động làm ăn sinh sống bằng nghề nông. Dân số
nước ta thuộc loại dân số trẻ, tỷ lệ tăng tự nhiên đã giảm khá nhanh từ 2,2 năm 1990 xuống
còn 1,43% năm 2000, tuy nhiên lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn năm 2005 vẫn
chiếm tới 66,0% lao động xã hội.
Hai là, lao động nông nghiệp mang tính thời vụ cao.
Một trong những nguyên nhân khiến cho việc trồng lúa nước cũng như các cây rau
màu khác cần một lực lượng lao động lớn là do tính thời vụ cao (gieo trồng, thu hoạch).
Những công việc cần nhiều lao động như vậy lại chỉ diễn ra trong một số tháng trong năm.
Tính chất thời vụ của việc canh tác lúa nước đã dẫn đến tình trạng nông nhàn cao trong
nông nghiệp. Tính chất đặc thù của sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến lượng "cầu" về lao
động nông nghiệp có biên độ dao động rất lớn giữa các kỳ thu hoạch. Kết quả là một lượng
lao động làm nông nghiệp trở nên nhàn rỗi trong những tháng mùa khô hoặc trước và sau
vụ thu hoạch. Chính đặc điểm này đã ảnh hưởng lớn đến mức độ sử dụng lao động trong
khu vực này.
Ba là, điều kiện làm việc của lao động nông nghiệp nước ta còn vất vả và nặng
nhọc.
Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, trình độ kinh tế xã hội
còn thấp kém, mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp còn ít (năm 1997 mức độ cơ giới hóa
khâu làm đất đạt hơn 34%, tưới nước 53%, tiêu nước 30%, suốt lúa 78%, khai thác gỗ 60-
70%) [43, tr. 22].
Lao động nông nghiệp chủ yếu vẫn là thủ công, trong khi đó các khâu công việc
như cày bừa, cấy lúa, vận chuyển vật tư và sản phẩm đều là những công việc nặng nhọc,
nên tốn nhiều sức lực của người lao động. Công cụ tuy đã được cải tiến nhưng vẫn còn lạc
hậu, vấn đề đặt ra là các Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các nhà khoa học phải nghiên
cứu, cải tiến chế tạo các loại công cụ cơ khí vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện sản xuất
nông nghiệp của từng vùng và phù hợp với khả năng kinh tế của nông dân, trên cơ sở đó
từng bước giảm bớt các khâu nặng nhọc, độc hại đồng thời nâng cao năng suất lao động
trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp ở nước ra vẫn
đang trong tình trạng mâu thuẫn giữa yêu cầu của hiện đại hóa với lực lượng lao động dư
thừa quá lớn ở nông thôn, cần phải có giải pháp hữu hiệu từng bước khắc phục.
Bốn là, chất lượng lao động nông thôn.
Do những nguyên nhân lịch sử, kinh tế sâu xa cùng với phương thức sản xuất lúa
nước đã liên kết những người dân sống ở nông thôn thành một cộng đồng gắn kết nhau với
truyền thống đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, có phẩm chất cần cù, chịu khó, thông
minh... Đó là những tố chất quan trọng của nguồn lực con người ở nông thôn. Tuy nhiên,
nguồn nhân lực ở nông thôn cũng còn có nhiều hạn chế chưa đáp ứng được với yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện ở một số nét chủ yếu sau:
- Trình độ văn hóa, dân trí và chuyên môn kỹ thuật của người lao động ở nông
thôn còn thấp, ví dụ: Năm 1999 ở nước ta tỷ lệ lao động chưa biết chữ ở nông thôn vẫn
còn gần 1,5 triệu người chiếm 4,9% tổng số lao động nông thôn, tỷ lệ lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm xấp xỉ 8% còn lại là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.
Lực lượng lao động chất xám vừa ít lại phân bố không đều, chưa gắn bó với sản xuất và
phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý ở nông thôn còn
yếu kém, số có trình độ đại học chỉ chiếm 3,5%, trung cấp 12,8%, sơ cấp 48% tổng số cán
bộ quản lý. Rõ ràng với trình độ như vậy sẽ không đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp
hóa, đây là yếu tố gây trở ngại lớn đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
nông nghiệp [43, tr. 22].
- Thể lực của người lao động ở nông thôn đã được cải thiện nhưng còn thấp so với
yêu cầu. Tình trạng dinh dưỡng của người lớn tính theo chỉ số cơ chế (BMI) của khu vực
nông thôn cho thấy chỉ có 36,44% nam giới đạt mức bình thường, còn lại 62,5% ở mức
gầy và quá gầy [43, tr. 23].
- Thu nhập của nông dân còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn. Vẫn còn khoảng
gần 15% dân nông thôn bị nghèo về lương thực, thực phẩm và khoảng 1/3 còn phải sống ở
mức nghèo chung. Bên cạnh đó các điều kiện khác ở nông thôn còn kém xa so với thành
thị. Ví dụ về nhà ở, về phương tiện, về hưởng thụ văn hóa...
1.2.3. Tác động và yêu cầu về nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
1.2.3.1. Tác động của nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn. Nguồn nhân lực như đã nói ở trên, trước hết phản ánh qua số
lượng lao động trong độ tuổi lao động. Yếu tố về số lượng lao động tác động tới tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mang tính đặc thù, đặc biệt là khi
xét nó trong mối tương quan với quy mô và tốc độ tăng dân số. Nếu lao động quá ít thì
không đủ đáp ứng cho nhu cầu lao động của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhưng ngược lại nếu lao động quá lớn, và đằng sau đó là quy mô dân số quá đông và tốc
độ tăng dân số nhanh thì đây là khó khăn, thách thức đối với tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Xét về mặt này, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn.
Khía cạnh thứ hai có liên quan đến nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn đó là chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm cả chất lượng
nguồn nhân lực lao động trực tiếp và nguồn lao động quản lý. Trong thời đại của tiến bộ
khoa học - công nghệ diễn ra nhanh chóng, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan
trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Liên quan
đến chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ta thấy hệ thống giáo
dục và đào tạo ở nước ta trong những năm qua đã có bước phát triển khá trên nhiều
phương diện. Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia khác, chất lượng đào tạo của nước ta còn
chưa ngang bằng, hơn thế nữa các cơ sở đào tạo người lao động có tay nghề, kỹ năng bậc
cao, nhất là việc đào tạo kỹ thuật và kỹ năng cho những người lao động trực tiếp trong
nông nghiệp, công nghiệp cũng như dịch vụ phục vụ nông nghiệp còn chưa được chú ý
đầy đủ. Mặt khác, tính thủ cựu trong lối tư duy, làm ăn của nông dân nước ta nói chung
còn mang nặng dấu ấn của người tiểu nông do cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung còn
là thách thức lớn đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
1.2.3.2. Yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn về
nguồn nhân lực.
Như trên đã phân tích, nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng, góp phần quyết
định thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước
ta. Chính vì vậy, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi
phải được thực hiện bằng đội ngũ những người lao động đủ về số lượng, đảm bảo về chất
lượng, hợp lý về cơ cấu và hiệu quả trong sử dụng.
- Về số lượng: Căn cứ vào mục tiêu phát triển và cơ cấu các ngành để có kế hoạch
sử dụng lao động, đảm bảo đủ số lượng lao động tham gia, phấn đấu giảm dần sự mất cân
đối giữa cung và cầu lao động trong điều kiện nguồn nhân lực nông thôn vẫn có xu hướng
gia tăng.
- Về chất lượng: Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
đã tạo ra những điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa. Thế giới đang từng bước
phát triển nền kinh tế tri thức. Chính vì vậy, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng đòi
hỏi một đội ngũ những người lao động có chất lượng cao, tinh thông nghề nghiệp, sáng tạo
và có tác phong công nghiệp.
- Về cơ cấu nguồn nhân lực: Đảm bảo sự hợp lý trong phân bố nguồn nhân lực
giữa các ngành và các vùng. Trong mỗi ngành, mỗi địa phương cũng phải tính đến tỷ lệ
hợp lý giữa các trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa các nhà nghiên cứu hoạch định chính
sách, các nhà quản lý và người trực tiếp sản xuất...
1.3. Kinh nghiệm phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở một số tỉnh trong nước
1.3.1. Kinh nghiệm của Sơn La
Sơn La là một tỉnh miền núi phía tây bắc nước ta, có diện tích 1.405,5 km2, với dân số
906.800 người (tương đương tỉnh Bắc Ninh). Trong đó, người trong độ tuổi lao động
chiếm 46% dân số. Tỷ lệ lao động khu vực nông thôn chiếm 78,88% số lao động của tỉnh.
Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động còn thấp mới đạt 68 - 70%. Như vậy 1/4 thời gian nông
nhàn cần các ngành nghề, dịch vụ tạo nguồn thu nhập cho bà con nông dân Sơn La. Vấn đề
này đặt ra cho tỉnh Sơn La một bài toán khó cần phải giải quyết. Mặt khác, mỗi năm Sơn
La có khoảng 7.000 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở chỉ có 1700 - 2000 em vào học
tiếp các trường trung học phổ thông còn khoảng 5.000 em cần được đào tạo nghề, hướng
nghiệp. Hàng ngàn học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp ra trường, bộ đội xuất ngũ bổ sung cho lực lượng lao động trong tỉnh hàng năm.
Trong 10 năm qua (1996 - 2005) đặc biệt là 5 năm gần đây tình hình kinh tế xã hội
ở tỉnh Sơn La có nhiều khởi sắc; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi đúng hướng, nhịp độ tăng
trưởng kinh tế khá, GDP đạt mức trung bình 9,6%/năm, tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp
đôi, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 31,4% xuống còn xấp xỉ 15%. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã
hội ở Sơn La có thể rút ra một số bài học về giải quyết việc làm, sử dụng nguồn nhân lực
nông nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau:
- Hạ thấp tỷ lệ tăng dân số, góp phần giảm áp lực gia tăng về dân số và lao động
đối với việc làm.
- Tổ chức cân đối lại lực lượng lao động giữa các khu vực thị xã, thị trấn với khu
vực nông nghiệp, giữa công nghiệp, dịch vụ với sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó đã tạo ra
hàng vạn việc làm giúp cho hàng chục nghìn hộ gia đình sản xuất ổn định, thu nhập ngày
một cải thiện.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa, phá thế độc canh, du
canh du cư, tự cung tự cấp, hình thành mô hình kinh tế trang trại cây công nghiệp, cây ăn
quả và chăn nuôi đại gia súc, gia súc và gia cầm đang được nhân rộng và phát triển ở các
vùng, tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân vùng cao.
1.3.2. Kinh nghiệm của Thanh Hóa
Thanh Hóa là một tỉnh nông nghiệp, dân số đông đúc, nguồn lao động dồi dào
(hơn 1,8 triệu) nhưng chất lượng lao động thấp: năm 1997 tỷ lệ lao động không biết chữ và
chưa tốt nghiệp tiểu học là 13,26%, tốt nghiệp tiểu học và THCS là 70,11%, tốt nghiệp
trung học phổ thông chỉ có 16,63%. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật mới đạt
12,1%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng đại học trở lên là 2,01%, trung cấp chuyên
nghiệp là 5,12%, công nhân kỹ thuật là 5,05%. Nguồn lao động phân bố không đều, chủ
yếu tập trung cho các ngành nông - lâm - ngư nghiệp (trên 83%), lao động làm việc trong
các ngành thương mại dịch vụ chỉ chiếm 4%. Hàng năm toàn tỉnh có trên 3 vạn người đến
tuổi lao động chưa có việc làm, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là phổ biến, thời gian
lao động trong năm mới sử dụng đạt khoảng 70%.
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua
tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cố gắng tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các
vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến như: cây thuốc lá, cây mía, cây dứa...
Đẩy mạnh trồng, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng, phát triển khai thác hải sản xa bờ,
nuôi trồng thủy sản, thành lập các cơ sở sản xuất mới, mở mang các ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp, mở rộng diện tích cây vụ đông...
Trong 3 năm 2001 - 2003 Thanh Hóa đã tạo thêm việc làm mới cho hơn 9 vạn lao
động và hàng vạn lao động có việc làm đầy đủ hơn, nâng hệ số sử dụng lao động ở nông
thôn từ 66,7% năm 1996 lên 74,2% năm 2003.
Kinh nghiệm sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn được thể hiện như sau:
- Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các thành phần
kinh tế phát triển, đồng thời gắn các chương trình kinh tế xã hội với chương trình giải
quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông nghiệp nông thôn.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, từng bước
thay đổi cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ đào tạo công nhân kỹ thuật, đặc biệt là
lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, cơ khí, dịch vụ. Khôi phục các ngành nghề thủ công
truyền thống ở nông thôn, khuyến khích các cơ sở tư nhân mở trường lớp dạy nghề nhất là
truyền nghề truyền thống của địa phương.
- Tăng cường các hoạt động dịch vụ việc làm trên cơ sở củng cố và tăng cường
các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh nhằm tư vấn cho người lao động chọn
nghề học, hình thức học, nơi làm việc và tư vấn về pháp luật lao động. Đồng thời cung
cấp thông tin về thị trường lao động và người sử dụng lao động, tổ chức cung ứng lao
động theo quy định của luật pháp lao động.
- Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, tạo thêm việc làm cho lao động nông
nghiệp, nông thôn, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại,
kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thành lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm
của tỉnh và Ban chỉ đạo giải quyết việc làm ở ba cấp tỉnh, huyện, xã.
- Có chính sách ưu tiên phát triển sản xuất như: tạo điều kiện thuận lợi cho thuê
mướn địa điểm sản xuất, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế trong thời gian
đầu cho các mặt hàng mới, nhất là các mặt hàng sử dụng nguyên liệu, lao động tại địa
phương. Củng cố quan hệ sản xuất mới để thúc đẩy mọi thành phần kinh tế mới theo
hướng đầu tư sản xuất thu mua chế biến tiêu thụ sản phẩm. Thiết lập các mối
quan hệ hợp tác trên cơ sở hoạt động kinh tế, điều hòa lợi ích thỏa đáng giữa người sản
xuất nguyên liệu với người chế biến ra thành phẩm...
1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ so với các tỉnh phía nam của vùng kinh tế duyên hải
miền Trung. Diện tích tự nhiên 3.360km2 dân số 557 nghìn người. Tỉnh có 4 huyện, 1 thị
xã với 59 xã, phường.
Xét về góc độ kinh tế Ninh Thuận nằm xã trung tâm kinh tế trọng điểm phía nam.
Tiềm năng đất đai, tài nguyên, khoáng sản không nhiều. Hơn nữa, do xuất phát điểm của
nền kinh tế thấp, cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ bé, kinh tế thuần nông, cơ sở hạ tầng kinh
tế - kỹ thuật còn đơn sơ, trình độ dân trí chưa cao nên tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh còn
thấp so với các tỉnh lân cận cũng như trên toàn quốc.
Để có bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo đà cho sự phát triển toàn diện, vững chắc Ninh
Thuận chú trọng chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo đó là chuyển dịch cơ cấu lao
động, đồng thời xây dựng nguồn lao động có chất lượng phục vụ quá trình chuyển dịch đó.
Trong tổng số 557 nghìn dân, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
quốc dân là 244.466 người, trong đó trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng 24.870 người
(chiếm 10,17%), dịch vụ du lịch là 46.819 người (chiếm 19,47%), còn lại 70,68%
(172.777 người) hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản [51, tr. 76].
Số liệu tổng hợp của Ban Chỉ đạo điều tra lao động và việc làm năm 2004 của tỉnh
Ninh Thuận cho thấy: Số người hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ chuyên
môn kỹ thuật như sau:
- Đã qua đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp trở xuống: 26.046 người (10,65%).
- Trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học là 10.200 người (4,17%).
- Lao động chưa qua đào tạo là 208.220 người (85,18%) [51, tr. 77].
Như vậy, số lượng chưa qua đào tạo của tỉnh chiếm tỷ lệ rất cao, số này tập trung
chủ yếu là ở khu vực nông thôn. Để có bước chuyển cơ bản về chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ trực tiếp cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn, tỉnh Ninh Thuận tập trung chú trọng công tác đào tạo nghề bằng nhiều
hình thức theo phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Trong đó, các cơ sở dạy
nghề của nhà nước đóng vai trò trung tâm vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương vừa đáp ứng nhu cầu lao động ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động; Phát triển
mạnh mẽ cơ sở dạy nghề liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh
để tiếp thu phương pháp và kinh nghiệm dạy nghề tiên tiến, khai thác triệt để nguồn lực từ
bên ngoài. Đi đôi với việc huy động tối đa nguồn lực trong công tác đào tạo, phổ cập nghề
Ninh Thuận thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo như: Dạy nghề theo hình thức
kèm cặp tại nhà máy, phân xưởng; tổ chức theo lớp học; chuyển giao công nghệ; phổ biến
kiến thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh; bồi dưỡng nâng bậc nghề, bồi
dưỡng tập huấn; bổ túc hoàn thiện, mở rộng nâng cao kiến thức nghề nghiệp; dạy nghề
kèm bổ túc văn hóa...
Đối tượng đào tạo chủ yếu là đội ngũ lao động ở nông thôn, nhất là độ tuổi thanh
niên để học biết ít nhất là một nghề đề họ tự tạo việc làm và góp phần thực hiện các dự
án phát triển kinh tế ở địa phương; Chú trọng chuyển giao công nghệ trong nông - lâm -
ngư nghiệp, hỗ trợ làng nghề, các trung tâm bảo vệ thực vật, thú ý, giống cây trồng vật
nuôi phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh
niên tổ chức hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình công
nghiệp tập trung...
Từ những kinh nghiệm thực tế trong việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực
trong quá trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của ba
tỉnh trên, chúng tôi thấy, Bắc Ninh nên nghiên cứu và có thể vận dụng một số kinh nghiệm
sau:
Một là, tập trung tổ chức, cân đổi lại lực lượng lao động giữa khu vực thành thị và
nông thôn, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa để từng bước
kéo theo sự chuyển dịch lao động và phân công lại lao động trong khu vực nông nghiệp và
nông thôn.
Hai là, tăng cường đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn tạo điều kiện
thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, đồng thời gắn các chương trình kinh tế - xã
hội với mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động nhất là đổi với nông dân.
Ba là, chú trọng công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức thích hợp theo
phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm từng bước bổ sung đội ngũ những
người lao động được đào tạo, có chuyên môn cho các lĩnh vực sản xuất.
Bốn là, tăng cường các hoạt động dịch vụ việc làm trên cơ sở củng cố và phát triển
các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh nhằm tư vấn cho người lao động nhất là
thanh niên chọn nghề, học nghề và giới thiệu việc làm sau khi được đào tạo.
Kết luận chương 1
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông
dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta xác định công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Coi trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông
nghiệp và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định kinh tế, chính trị, xã
hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Để thực
hiện được nhiệm vụ này cần phải triệt để huy động các nguồn lực cần thiết, đặc biệt là nguồn
nhân lực. Đây là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng ở
nước ta còn nhiều bất cập cả về cơ chế, về cơ cấu, về số lượng và chất lượng … Đòi hỏi phải
được đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan, chính xác để làm cơ sở cho những chính sách
giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Có như
vậy, chúng ta mới thực hiện được những mục tiêu đã định, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Chương 2
Thực trạng nguồn nhân lực
trong nông nghiệp, nông thôn tỉnh bắc ninh
2.1. những nhân tố tác động đến phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh bắc ninh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ, mới được tái lập năm 1997 từ tỉnh Hà Bắc cũ, thuộc
đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía bắc giáp với Bắc Giang, phía đông giáp Hải Dương
và Hưng Yên, phía nam và tây giáp với Hà Nội.
Tổng diện tích của Bắc Ninh là 80.393 ha, trong đó đất nông nghiệp là 51.569 ha
chiếm 64,14%, đất lâm nghiệp 623 ha chiếm 0,7%, đất chuyên dùng và đất ở 19.427 ha
chiếm 24,1%, đất chưa sử dụng 8.774 ha chiếm 11,06%. Như vậy, diện tích đất đai chưa
sử dụng của tỉnh vẫn còn lớn, còn có thể phát huy được. Hệ số sử dụng đất còn thấp, chỉ
mới đạt 2,2 lần. Toàn tỉnh vẫn còn 2750 ha đất trũng ngập úng thường xuyên thuộc các
huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong, Diện tích gieo trồng 1 vụ còn 7642,5 ha,
đây là một tiềm năng lớn cần được khai thác và sử dụng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Bắc Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng,
được phù sa mầu mỡ của sông Đuống, sông Cầu bồi đắp, đất có độ dốc không lớn, độ cao
phổ biến từ 3 m đến 7m so với mặt nước biển.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa
dạng. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay, khả năng phát triển nông nghiệp theo chiều rộng
hầu như không nhiều.
- Về khoáng sản: Bắc Ninh là một tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu
chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch ngói gốm ở Từ Sơn, Quế Võ, Thành phố
Bắc Ninh, với trữ lượng không nhiều khoảng 4 triệu tấn; đá cát kết và sa thạch ở Thị cầu,
Vũ Ninh (thành phố Bắc Ninh) trữ lượng 3,5 triệu m3. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên
Phong với trữ lượng khoảng 160.000 - 200.000 tấn.
Một trong những đặc điểm nổi bật của Bắc Ninh là nằm trong vùng tam giác kinh
tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt,
đường sông nối liền các trung tâm kinh tế, văn hóa của khu vực phía bắc như quốc lộ 1A,
1B nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, quốc lộ 18 nối liền Sân bay quốc tế Nội bài - Bắc
Ninh - Quảng Ninh... Bên cạnh đó với phong cảnh thiên nhiên ở một số vùng khá đẹp, hệ
thống di tích lịch sử đền, chùa mang bản sắc văn hóa người Việt cổ cùng làn điệu dân ca
Quan họ nổi tiếng có khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tạo điều kiện cho
phát triển du lịch.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao
lưu kinh tế, văn hóa trong và ngoài nước, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế -
xã hội. Tuy nhiên, Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ, đất chật người đông (mật độ dân số 1.241
người/km2) cũng là một trở ngại lớn với những thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bắc Ninh nói chung và nông nghiệp, nông thôn
Bắc Ninh nói riêng đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm.
2.1.2. Về sự phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và toàn diện.
Nhiều năm qua, kinh tế của Bắc Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực, phản ánh
những thắng lợi bước đầu đáng ghi nhận của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Bốn năm
đầu (từ khi tái lập tỉnh) 1997 - 2000 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,6%, năm năm tiếp
theo (2001 - 2005) tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,9% đứng thứ 2 trong những tỉnh
thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và gấp 2 lần so với bình quân chung cả
nước.
Biểu đồ 2.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) - giá so sánh 1994
Tỷ đồng
5000
4500
4000
2488
,3
3231
,9
3671
,8
4181
,0
4895
,2
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh.
Trong đó:
- Nổi bật nhất là lĩnh vực công nghiệp - xây dựng phát triển liên tục với nhịp độ
cao, góp phần quyết định vào tốc độ tăng trưởng chung. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng
bình quân hàng năm là 26,6%, nếu so sánh năm 2005 với năm 1996 (trước khi tách tỉnh)
thì gấp 11 lần. Tính đến tháng 12/2005 trên địa bàn tỉnh có 19.016 hộ cá thể và 413 doanh
nghiệp tham gia sản xuất trong ngành công nghiệp, với 5 khu công nghiệp tập trung và 23
khu công nghiệp làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ được quy hoạch đồng bộ và đang
được đẩy nhanh tiến độ "lấp đầy" đã tạo cho công nghiệp Bắc Ninh một động lực mới, đây
là nơi thu hút nhiều lao động (đặc biệt là khu vực nông thôn vào làm việc) góp phần
chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nguồn nhân lực.
Giá trị xây lắp tăng bình quân 17,7%/năm. Các doanh nghiệp xây dựng của Bắc Ninh
không chỉ thi công các công trình công nghiệp, dân dụng trên địa bàn mà còn vươn ra các
tỉnh và thành phố trong cả nước.
- Nông nghiệp đạt được nhiều tiến bộ trong sản xuất hàng hóa.
2838
,4
Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân hàng năm 6,8%. Cơ cấu mùa
vụ, cây trồng và vật nuôi được thay đổi theo hướng tăng hiệu quả sản xuất. Sản lượng
lương thực có hạt đạt bình quân 450 kg/người, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.
Giá trị thu hoạch trên 1 ha canh tác tăng từ 24,9 triệu đồng (năm 2000) lên trên 34 triệu
đồng (năm 2005). Chăn nuôi kiểu trang trại, công nghiệp tập trung đang được mở rộng,
thay thế dần kiểu chăn nuôi truyền thống. So với năm 2000 đàn bò tăng bình quân hàng
năm 6,7%, đàn lợn tăng 5,6% và gia cầm tăng 8,2%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng
gấp 1,87 lần. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển cả về quảng canh và thâm canh, giá trị
sản xuất thủy sản tăng bình quân hàng năm là 18,4% [53, tr. 4].
- Các ngành dịch vụ góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời
sống.
Giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình quân hàng năm tăng 14,9%. Tổng mức lưu
chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng nhanh (bình quân hàng năm 29,7%).
Trên địa bàn hiện nay có 79 chợ và hàng ngàn điểm bán hàng và kinh doanh dịch vụ. Nhịp
độ tăng giá trị tăng thêm của ba nhóm dịch vụ (nhóm có tính thị trường, nhóm sự nghiệp
và nhóm hành chính công) đều có nhịp độ bình quân tăng cao hơn nhịp độ tăng tổng sản
phẩm trong tỉnh. Thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản... đã được
hình thành và đang có xu hướng mở rộng, phát triển và nâng cao chất lượng [53, tr. 5].
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có những bước chuyển biến tích
cực theo hướng phát triển toàn diện và bền vững. Tỷ trọng trong GDP của khu vực công
nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 23,8% năm 1997 lên 48,6 năm 2005, trong khi đó tỷ
trọng khu vực nông lâm thủy sản giảm đáng kể từ 45% năm 1997 xuống còn 24,2 năm
2005, khu vực dịch vụ ổn định từ 26 - 28% [53, tr. 5].
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2005
Đơn vị tính: %
Năm 1997 2000 2001 2002 2003 2004 2005
GDP 100 100 100 100 100 100 100
Nông - Lâm -
Ngư nghiệp
45,0 38,0 34,2 32,3 29,2 26,5 24,2
Công nghiệp
- Xây dựng
23,8 35,6 37,6 40,1 43,0 46,2 48,6
Dịch vụ 31,2 26,4 28,2 27,6 27,8 27,3 27,2
Nguồn Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh.
2.1.3. Về nguồn vốn đầu tư phát triển
Thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn liên tục tăng với nhịp độ cao, các khoản
thu chi được cơ cấu lại theo hướng tích cực và hiệu quả hơn. Việc tổ chức thực hiện có
hiệu quả chính sách tài chính mới trên địa bàn đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh
liên tục phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tổng thu ngân sách năm 2005
đạt 904.626 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 34,7% trong đó, tỷ trọng thu từ thuế và lệ
phí tăng nhanh. Tỷ lệ huy động vốn bình quân hàng năm bằng 12,7% GDP. Thu nội địa so
với tổng thu ngân sách nhà nước tăng từ 53,2% năm 2001 lên 76,4% năm 2005, trong các
khoản thu nội địa thì thu từ khu vực kinh tế nhà nước chiếm gần 27%, khu vực kinh tế
ngoài nhà nước 9,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 4,5% [55, tr. 11].
Do hàng năm thu đều vượt dự toán nên đã đáp ứng được nhu cầu chi tốt hơn. Tổng
chi ngân sách nhà nước bình quân hàng năm tăng 20,8%, trong đó chi cho đầu tư phát triển
tăng bình quân hàng năm là 31.6%, chiếm khoảng 43,1% tổng chi ngân sách.
Trong nhiều năm qua, Bắc Ninh đã động viên, phát huy nhiều nguồn lực của các
thành phần kinh tế trong việc huy động vốn đầu tư phát triển, nhất là nguồn vốn trong
nước. Số công trình mới được đưa vào sử dụng nhiều hơn bất kỳ thời gian nào trước đây,
năng lực của hầu hết các ngành sản xuất, dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được
nâng lên rõ rệt. Tổng mức đầu tư thực hiện trên địa bản trong 5 năm (2001 - 2005)
khoảng 12 ngàn tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 21,2%, trong đó vốn đầu tư thuộc
ngân sách nhà nước giảm từ 44,8% năm 2000 xuống còn 21,4% năm 2005, nguồn vốn
ngoài nhà nước và dân cư tăng từ 46,8% lên 71,6% năm 2005. Nguồn vốn đầu tư trong
tỉnh tập trung vào mục tiêu phát triển các ngành kinh tế then chốt, mũi nhọn trong tỉnh;
đầu tư vào sự nghiệp phát triển con người - nguồn nhân lực và đặc biệt là xây dựng kết
cấu hạ tầng. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn năm 1997 là 774.316 triệu
đồng, năm 2000 là 1.183.512 triệu đồng và đến năm 2005 là 2.279.100 triệu đồng (tăng
gấp hơn 3 lần). Số điểm bưu điện văn hóa xã cũng tăng mạnh từ 90 điểm (năm 1996) lên
99 điểm (năm 2000) và 125 điểm (năm 2005), đến nay cứ bình quân 5,2 người dân có 1
máy điện thoại. Bên cạnh đó, tỉnh còn rất nỗ lực trong việc xây dựng, nâng cấp, cải tạo
hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên huyện và đặc biệt là giao thông nông thôn.
Nhiều con đường được cải tạo, nâng cấp và làm mới như đường 18, đường 38, đường
182, đường 20... Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", huy động nguồn
trong nhân dân đến nay trên 80% hệ thống đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa hoặc
lát gạch kiên cố, góp phần tạo cho nông thôn một bộ mặt mới. Đặc biệt với sự hỗ trợ kinh
phí của trung ương và vốn đầu tư của địa phương, Cầu Hồ bắc qua sông Đuống đã hoàn
thành đưa vào sử dụng từ năm 2001 tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của ba
huyện phía nam "bên kia sông Đuống" là Thuận Thành, Lương Tài, Gia Bình. Hai năm
trở lại đây, thực hiện chủ trương xã hội hóa các phương tiện phục vụ giao thông, các
chuyến xe buýt Hà Nội - Bắc Ninh, Hà Nội - Thuận Thành (Bắc Ninh), Bắc Ninh - Bắc
Giang, Bắc Ninh đi Chí Linh (Hải Dương), Yên Phong, Lương Tài đã khai trương và đi
vào hoạt động tạo rất nhiều thuận lợi cho sự giao lưu giữa các huyện và thành phố trong
tỉnh với các địa phương khác đặc biệt là Nội Nội trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa [53].
2.1.4. Về phát triển làng nghề
Đây là một trong những thế mạnh của tỉnh Bắc Ninh. Song trước thời kỳ đổi
mới làng nghề gặp nhiều khó khăn, do cơ chế sản xuất kinh doanh chưa phù hợp, mặt
khác chính sách giá cả không hợp lý, quản lý yếu kém làm cho sản xuất bị giảm sút,
nhiều thợ thủ công không sống được bằng nghề của mình phải bỏ đi làm việc khác, số
nghệ nhân và thợ tài hoa ngày càng ít đi, đẩy các làng nghề vào tình trạng điêu đứng,
nhiều làng nghề có nguy cơ bị mai một như làng tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng... Sau
khi Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới, ban hành và thực hiện các chính
sách khuyến khích, phát triển các ngành nghề cả truyền thống và ngành nghề mới bao
gồm cả tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu,
công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại
hình phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Đây là một trong những nội dung quan
trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Bắc Ninh, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực
nói chung và nhân lực trong nông nghiệp nông thôn nói riêng, tăng thu nhập và cải
thiện đời sống một bộ phận quan trọng của dân cư nông thôn. Hiện nay, Bắc Ninh có 62
làng nghề được phân bố theo các địa phương và ngành kinh tế như sau:
Bảng 2.2: Phân bố các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh
TT Huyện
Số
làng
nghề
Phân bố theo ngành kinh tế
Thủy
sản
Công nghiệp
chế biến
Xây
dựng
Thươn
g mại
Vận tải
thủy
1 Từ Sơn 18 14 2 2
2 Tiên Du 4 2 2
3 Yên Phong 16 15 1
4 Quế Võ 5 5
5 Thuận
Thành
5 1 4
6 Gia Bình 8 8
7 Lương Tài 6 5 1
Tổng cộng 62 1 53 4 3 1
Nguồn: Sở Công nghiệp Bắc Ninh, năm 2005.
Sự khôi phục và phát triển các làng nghề ở Bắc Ninh trong những năm vừa qua đã
làm cho giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trưởng với tốc độ cao, trong đó
giá trị sản xuất của các làng nghề thường chiếm từ 70 - 80 % giá trị sản xuất công nghiệp
ngoài quốc doanh và khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Cụ thể: năm
2000, giá trị sản xuất của các làng nghề đạt 561,3 tỷ đồng, chiếm 67,2% giá trị công
nghiệp ngoài quốc doanh và 26,8% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh; năm
2002, giá trị sản xuất của các làng nghề đạt 1057 tỷ đồng, chiếm 30,3% giá trị sản xuất
công nghiệp của tỉnh; năm 2004 giá trị sản xuất của các làng nghề đạt 1947 tỷ đồng chiếm
78% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm 37,6% giá trị sản xuất công
nghiệp trên địa bàn tỉnh [1, tr. 47].
Mặt khác, cũng chính từ sự phát triển của các làng nghề đã góp phần đáng kể vào
việc giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn
lúc "nông nhàn" cũng như thời vụ, tăng thu nhập để cải thiện đời sống cho một bộ phận
nông dân, tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng nông thôn mới. Ví dụ: xã Châu Khê
huyện Yên Phong có các làng thép Đa Hội và Trịnh Xá, mỗi năm sản xuất khoảng 75.000 tấn
sản phẩm, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 400 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước từ
800 - 900 triệu đồng/năm. Toàn xã có 13.000 lao động thì có trên 6000 lao động làm nghề,
ngoài ra còn thu hút khoảng 8000 lao động từ các nơi khác đến làm thuê, thu nhập bình
quân toàn xã 8.500.000 đ/người/năm [1, tr. 48].
2.1.5. Về văn hóa, xã hội
Bắc Ninh là địa bàn cư trú lâu đời của người Việt cổ. Từ bao đời nay, người dân đã
quần tụ với nhau trong xóm làng, có lũy tre xanh bao bọc, với cây đa, giếng nước, mái đình.
Bắc Ninh là miền quê của những di sản văn hóa lâu đời, của nền văn hiến và truyền thống
cách mạng. Vùng đất này là địa bàn sinh thành dân tộc và văn hóa Việt, nơi thi triển có hiệu
quả nhiều chính sách dựng nước và giữ nước của các triều đại. Đây là mảnh đất "địa linh nhân
kiệt", sản sinh và nuôi dưỡng những bậc minh quân, những bậc "khai quốc công thần", quê
hương của hơn 600 vị đại khoa tiến sĩ (chiếm 1/4 số tiến sĩ cả nước thời phong kiến) và là
quê hương của những nhà cách mạng tiền bối, những học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh
như: Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt...
Quê hương Bắc Ninh từ lâu đời đã có truyền thống hiếu học và thành đạt, nơi đây
có các làng tiến sĩ như Kim Đôi, Vĩnh Kiều, Tam Sơn … Vùng đất này là nơi nổi tiếng
năng động với những hoạt động kinh tế thương mại phong phú đa dạng và luôn nhộn nhịp
với các làng buôn nổi tiếng như Phù Lưu, Đình Bảng, Lũng Giang … Các làng thợ, làng
nghề như: giấy Đống Cao; thợ ngõa Đình Cả, Nội Duệ; sắt Đa Hội; đồng Đại Bái, Quảng
Bố; dệt lụa Cẩm Giang; gốm Phù Lãng; tầm tơ Vọng Nguyệt, Tam Giang… và đặc sắc là
những làng nghệ thuật như tranh Đông Hồ, ca trù Thanh Tương và đặc biệt là 49 làng
Quan họ với hàng trăm làn điệu, lời ca làm say đắm lòng người...
Ngày nay, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đang phấn đấu xây dựng quê
hương ngày một giàu đẹp và văn minh, gìn giữ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa
của người Kinh Bắc trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng đất nước.
Về giáo dục và đào tạo:
Trong những năm qua, Bắc Ninh đã có nhiều thành tựu nổi bật trong sự nghiệp
giáo dục và đào tạo. Quy mô các ngành học, bậc học tiếp tục phát triển, số học sinh so với
độ tuổi đạt: Nhà trẻ 108%; mẫu giáo 103%, trung học phổ thông 104% so với kế hoạch đề
ra. Chất lượng giáo dục từng bước được củng cố và nâng cao, đội ngũ giáo viên phổ thông
cả ba cấp cơ bản đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tỷ lệ trường học kiên
cố đạt 76,7%, đã có 121 trường đạt chuẩn quốc gia.
Hiện nay ở Bắc Ninh có 6 trường và trung tâm dạy nghề hàng năm đào tạo từ 500
đến 600 học sinh, chưa kể một số trường đại học và cao đẳng của trung ương đóng trên địa
bàn tỉnh như: Đại học Thể dục thể thao, Cao đẳng Thống kê … một số trường đại học, cao
đẳng tư thục đang được hình thành như: Đại học Quốc tế, Cao đẳng Bắc Hà …
Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn được chú ý đúng mức, hiện nay ở
Bắc Ninh, bình quân cứ 1 vạn dân có 18,7 y bác sĩ và 19,5 giường bệnh, mạng lưới y tế
được mở rộng đến từng thôn xóm; hiệu quả công tác phòng và chữa bệnh ngày càng cao đã
tạo điều kiện cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân. những chương trình tiêm
chủng mở rộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống các loại bệnh cho
trẻ em và phòng chống bệnh dịch cho người dân được thực hiện thường xuyên và hiệu quả.
Chính những tiến bộ trong công tác giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân đã góp phần nâng cao trí lực và thể lực cho người lao động- nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương. Các nhân tố nêu trên là các nhân
tố tác động đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đồng thời cũng là các
nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực và xu hướng vận động nguồn nhân lực trong
nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh hiện nay
2.2.1. Sự phát triển của lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh
+ Quy mô dân số và lực lượng lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh:
Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ tăng dân số tương đối thấp so với cả nước (1,08% năm
2004), dân số nông thôn Bắc Ninh tương đối ổn định nhất là những năm gần đây (năm
2003: 868.252 người, năm 2004: 856.661 người, năm 2005: 998.330 người), dân số sống ở
nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong dân số toàn tỉnh, năm 1997 chiếm 91,20% so với dân
số toàn tỉnh, năm 2000 chiếm 89,44%, năm 2003 chiếm 88,72%, năm 2004 giảm hơn 1%
còn 87%, năm 2005 là 86,7%. Như vậy, mặc dù đã có sự phát triển tương đối nhưng khu
vực đô thị ở Bắc Ninh chưa đủ sức thu hút làm giảm đáng kể tỷ trọng của dân số nông
thôn.
Bảng 2.3. Quy mô dân số tỉnh Bắc Ninh năm 2005
phân theo các huyện và thành phố
Đơn vị tính: 1000 người
STT Huyện, thành phố Dân số Thành thị Nông thôn
1 Thành phố Bắc Ninh 85,5 72,4 13,4
2 Huyện Yên Phong 147,8 15,3 132,5
3 Huyện Quế Võ 156,6 7,3 149,3
4 Huyện Tiên Du 132,5 11,5 121,0
5 Huyện Từ Sơn 125,0 5,8 119,2
6 Huyện Thuận Thành 144,0 11,4 132,6
7 Huyện Lương Tài 108,5 9,4 94,1
8 Huyện Gia Bình 103,1 7,1 96,0
998,3 139,9 858,4
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2005.
+ Xét theo giới tính, giai đoạn 2000 - 2005 cũng có sự thay đổi rõ rệt cả ở khu vực
thành thị và nông thôn.
- Tính chung toàn tỉnh, tỷ trọng lao động nữ có xu hướng giảm (từ 53% năm 2000
xuống còn 52,1% năm 2004).
- Có sự khác biệt rõ rệt về xu hướng biến động cơ cấu lực lượng lao động chia
theo giới tính giữa thành thị và nông thôn trong tỉnh: ở khu vực thành thị, tỷ lệ lao động nữ
có xu hướng tăng (từ 50,5% năm 2000 lên 51,2% năm 2005), ở khu vực nông thôn lại diễn
ra theo chiều hướng ngược lại, tỷ lệ lao động nữ có xu hướng giảm (từ 53,3% năm 2000
xuống còn 52,1% năm 2005).
Dân số nông thôn tỉnh Bắc Ninh có xu hướng già đi, năm 2000 số dân trong độ
tuổi dưới 14 là 34,1%, năm 2003 là 29,58%, năm 2005 chỉ còn 26,6%; Từ 60 tuổi trở lên
chiếm 14,9% (năm 2005) so với 2003 là 12,1% và 2000 là 10,3% (do tuổi thọ tăng cao, do
việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình - tình trạng gia đình có 5 - 6 con hầu như không có
mà phổ biến là từ 1 - 2 con), dân số trong độ tuổi từ 15 - 59 năm 2005 là 58,5% - đây chính
là lực lượng dân số năm trong lứa tuổi lao động.
+ Sự tăng lên của dân số nói chung là cơ sở cho sự gia tăng của nguồn lao động, số
lao động làm việc trong các ngành kinh tế cũng tăng lên nhanh chóng, năm 2000 là
496.185 người, năm 2003 là 521.468 người, đến năm 2005 là 532.915 người.
Cũng như dân số nông thôn, lao động ở nông thôn cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng
số lao động của tỉnh, năm 2005 là 435,553 người chiếm 86,7%, nhìn chung tỷ trọng này có
xu hướng giảm: năm 2000 lao động khu vực nông thôn chiếm 89,44% (
448.616 người
501.533 người );
năm 2003 chiếm 88,68% (
462.414 người
521.468 người ); năm 2004 tỷ lệ này là 87,13% (
458.888 người
526.676 người )
[2], [5], [6], [7].
2.2.2. Chất lượng của lực lượng lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh
Chất lượng của lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế
- xã hội của cả nước nói chung và của các tỉnh, thành phố nói riêng, nhất là trong thời kỳ hội
nhập. Chất lượng của lực lượng lao động được đánh giá thông qua nhiều tiêu chí, trong đó hai
tiêu chí thường dùng để đánh giá là trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của
người lao động. Hai tiêu chí này được hình thành trực tiếp thông qua hệ thống giáo dục và đào
tạo nguồn nhân lực.
* Về trình độ học vấn:
Số liệu thống kê qua các năm cho thấy trình độ học vấn của lực lượng lao động
nông thôn có xu hướng được nâng cao, tỷ lệ người không biết chữ không ngừng giảm
xuống, từ 2,31 năm 2000 đến 2005 con số này chỉ còn 1,01%; số chưa tốt nghiệp tiểu học giảm
từ 9,75% năm 2000 xuống còn 6,51% năm 2005; số đã tốt nghiệp THCS và THPT tăng từ
58,88% năm 2000 lên 64,09% năm 2005. Tuy nhiên, so với khu vực thành thị trong tỉnh thì
trình độ học vấn của lao động nông thôn thấp hơn hẳn; Năm 2005 số lao động ở khu vực
thành thị tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông là 81,51% trong đó tốt nghiệp
trung học phổ thông và 44,44% gấp 2,5 lần so với khu vực nông thôn.
Bảng 2.4: Trình độ học vấn lao động nông thôn Bắc Ninh
Đơn vị tính: %
Năn Tổn số Mù chữ
Chưa
tốt nghiệp
tiểu học
Đã
tốt nghiệp
tiểu học
Đã tốt
nghiệp
trung học
cơ sở
Đã tốt
nghiệp
trung học
phổ thông
2000 100 2,31 9,75 29,06 44,47 14,41
2001 100 1,28 7,66 29,36 45,52 16,18
2002 100 1,22 7,61 30,79 44,15 16,23
2003 100 1,19 7,43 30,71 42,75 17,92
2004 100 1,18 6,92 30,70 45,70 15,60
2005 100 1,01 6,51 28,39 46,73 17,36
Nguồn: Số liệu điều tra lao động việc làm tỉnh Bắc Ninh 2000 - 2005.
* Về trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh
phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Đơn vị tính: %
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng số 100 100 100 100 100 100
- Chưa qua đào tạo 90,40 88,23 84,01 75,50 70,80 72,2
- Đã qua đào tạo nghề và tương
đương
5,66 6,45 11,55 18,80 22,90 20,05
- Tr.đó: CNKT có bằng 1,78 2,40 2,31 2,10 3,20 4,02
- Tốt nghiệp TCCN 2,50 2,71 2,24 3,70 4,30 4,79
- Tốt nghiệp CĐ, ĐH trở lên 2,05 2,61 2,20 2,00 2,00 2,64
Nguồn: Số liệu điều tra lao động việc làm tỉnh Bắc Ninh 2000 - 2005.
Tổng quát lại có thể đưa ra mô hình về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực
lượng lao động của nông thôn tỉnh Bắc Ninh (năm 2005) là: Cứ 100 người thuộc lực
lượng lao động thì có 72 người chưa qua đào tạo, 20 người đã được đào tạo nghề, 5
người có trình độ trung cấp, 3 người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. So với năm
2000 thì số lực lượng lao động đã qua đào tạo tăng lên đáng kể, nhưng vẫn rất là khiêm
tốn so với số lao động chưa qua đào tạo (20,05/72,52); thực trạng này cho thấy chất
lượng của nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh mặc dù đã được cải
thiện nhưng vẫn còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong điều kiện công
nghiệp hoá, rấthiện đại hóa. Một ví dụ cho thấy là Nhà máy kính nổi Việt - Nhật thuộc
khu công nghiệp Quế Võ, khi xây dựng trên đất của địa phương đã cam kết nhận 1/3 số
lao động của nhà máy là người của huyện Quế Võ vào làm việc (khoảng 100 người) qua
kiểm tra xét tuyển chỉ đáp ứng được hơn 10% (12 người)
Sự thiếu vắng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã hạn chế khả
năng tạo việc làm phi nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu và phân công lao động, tiếp nhận
chuyển giao khoa học - công nghệ để có thể thúc đẩy sự phát triển trong kinh tế nông thôn.
Trong khi chất lượng của nguồn nhân lực còn rất thấp, thì lao động đã được đào
tạo cũng chưa được sử dụng có hiệu quả, thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp của lao động đã qua
đào tạo vẫn ở mức cao trên 18,5%. Trong khi khu vực nông thôn đang thiếu nhiều những
cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, thì ở thành thị số lao động thất nghiệp có trình độ
cao đẳng, đại học tăng bình quân 13,6%/năm trong giai đoạn 2000 - 2005. Sự mất cân đối
giữa cung và cầu của thị trường lao động kỹ thuật đòi hỏi tỉnh phải có những chính sách
hữu hiệu để cải thiện tình hình này.
* Chất lượng nguồn lao động ở nông thôn không chỉ được thể hiện ở trình độ học
vấn và chuyên môn kỹ thuật mà còn được đo bằng các chỉ số về sức khỏe và mức sống
của người lao động. Trong những năm gần đây, tình trạng sức khỏe của lao động nông
thôn Bắc Ninh đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp. Tầm vóc, thể lực của người
Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng có sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng
nhưng vẫn thua kém nhiều nước trong khu vực. Một so sánh cho thấy: chiều cao và cân
nặng của trẻ em 15 tuổi - tuổi bắt đầu bước vào độ tuổi lao động của Việt Nam là 147 cm
- 34,3 kg trong khi đó ở Thái Lan là 149 cm 40,5 kg; ấn Độ là 155 cm - 49 kg; Nhật Bản
là 164 cm - 53 kg... Ngoài ra tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay rất đáng lo
ngại, việc sử dụng các loại hóa chất bừa bãi, không đúng quy định đang hàng ngày ảnh
hưởng đến sức khỏe nhân dân nói chung và lực lượng lao động trong tỉnh, nhất là lực
lượng lao động nông thôn nói riêng, tỷ lệ ốm đau của nông dân cũng cao (khoảng 68%
dân cư bị ốm đau trong năm), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng tương đối (khoảng
18% và tỷ lệ trẻ sơ sinh nặng dưới 2,5 kg còn mức 2,3%. Những chỉ số trên cho thấy tuy
đã có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do vậy đã làm hạn chế
đáng kể chất lượng nguồn lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
2.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ
năm 1997 đến nay
2.2.3.1. Sự chuyển dịch lao động theo ngành kinh tế
Từ khi tái lập tỉnh Bắc Ninh cho đến nay, trải qua gần 10 năm, Bắc Ninh tuy có sự
chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế nhưng cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh
chuyển biến chưa mạnh mẽ. Lao động trong khu vực nông - lâm - thủy sản tuy có xu
hướng giảm về tỷ trọng nhưng lại tăng về số lượng (tuyệt đối) và vẫn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số lao động toàn tỉnh. Năm 2005 trong tổng số 532,9 ngàn người có việc làm
trong tỉnh cơ cấu phân bổ vào các ngành kinh tế như sau:
- Ngành nông - lâm - thủy sản: 49,35%
- Ngành công nghiệp - xây dựng: 28,59%
- Các ngành dịch vụ: 22,20%
Trong cơ cấu lao động có việc làm khu vực nông - lâm - thủy sản thì lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm chủ yếu (98,09%) còn lại chỉ có 1,91 trong lĩnh vực thủy
sản [7, tr. 29].
Khi Bắc Ninh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cơ cấu lao động chuyển
dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm ngư nghiệp, đồng thời tăng
tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp - xây dựng (năm 2005 so với năm 2004 tăng 0,76%, so
với năm 2003 tăng 3,52%). Tuy nhiên, ở 3 khu vực này sự chuyển dịch theo hướng tích
cực còn chậm.
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: %
Ngành
Năm
Ngành nông - lâm
- thủy sản (KV 1)
Ngành công
nghiệp - xây dựng
(KV 2)
Ngành dịch vụ
(KV3)
2000 59,21 23,58 17,21
2001 57,05 23,36 19,59
2002 56,12 24,32 19,67
2003 51,56 24,24 24,20
2004 49,70 27,80 22,50
2005 49,35 28,59 22,20
Nguồn: Ban Chỉ đạo điều tra lao động việc làm: Thực trạng lao động việc làm tỉnh
Bắc Ninh năm 2000 - 2005.
ở một khía cạnh khác trong thời gian qua, ở khu vực nông thôn Bắc Ninh bước đầu
đã có sự phân công lại lao động giữa các ngành nghề, điều đó thể hiện sự tiến bộ về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn.
Do kết quả tích cực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu việc làm và cơ cấu lao
động ở nông thôn đã trở lên đa dạng hơn. Bên cạnh nghề nông, nhiều ngành nghề truyền
thống đã được khôi phục, từng bước phát triển, nhiều ngành nghề mới cũng xuất hiện.
Chính sự đa dạng hóa ngành nghề cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đã tạo thêm việc
làm, tăng thu nhập cho người lao động và thúc đẩy quá trình phân công lao động ở khu vực
nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Mặt khác, sự phát triển của các ngành nghề cũng đồng thời góp
phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng cơ cấu công
nghiệp - xây dựng - dịch vụ, giảm cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp, góp phần bố trí lực
lượng lao động nông thôn theo hướng "ly nông bất ly hương".
2.2.3.2. Sự chuyển dịch lao động trong các thành phần kinh tế
Theo số liệu điều tra nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Ninh, trong những năm
gần đây, Bắc Ninh có sự chuyển dịch quan trọng của lao động trong các thành phần kinh tế
của khu vực nông thôn. Lao động được chuyển dịch từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu
vực kinh tế ngoài nhà nước. Trong đó, các hộ nông thôn, các trang trại đã và đang trở thành
lực lượng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Nếu như
năm 1997 lao động làm việc trong khu vực quốc doanh và tập thể (các trạm, trại, nông trường
quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp …) ở nông thôn là 65,07% thì đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ
còn 4,78%, từ năm 2000 đến nay, hình thức kinh tế trang trại ngày càng phát triển tập trung
chủ yếu vào trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, tuy nhiên ở Bắc Ninh quy mô và diện tích của
loại hình này không lớn (năm 2005 cả tỉnh có 167 trang trại có diện tích từ 1,5 ha - 10 ha, tập
trung chủ yếu ở các huyện Thuận Thành, Lương Tài, Gia Bình, Yên Phong, Tiên Du).
Những năm đổi mới gần đây, ngoài việc được học tập nâng cao về trình độ học
vấn và chuyên môn kỹ thuật, lực lượng lao động nông thôn trong tỉnh còn được tiếp cận,
bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về nền kinh tế thị trường. Cơ chế mới đã tạo ra những
người nông dân mới, biết làm chủ ruộng đất, chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh
của mình. Người nhân dân Bắc Ninh ngày nay đã quen dần với sản xuất hàng hóa, với
cạnh tranh, với thị trường, biết sản xuất kinh doanh tổng hợp, vận dụng các quy luật kinh
tế trong sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ nông dân thường xuyên thuê mướn hàng chục lao
động, vay vốn ngân hàng hàng tỷ đồng để mở rộng hay chuyển hướng sản xuất kinh
doanh. Đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân biết làm giàu, ở Bắc Ninh tỷ lệ hộ giàu
tăng từ 8,7% năm 2000 lên 14,61% năm 2005, nhiều hộ có số tài sản và nhà xưởng, vốn
liếng lên tới hàng chục tỷ đồng, có hộ nông dân còn quan hệ làm ăn với cả các hãng nước
ngoài (khu vực Đông Nam á và Đông Âu cũ). Bây giờ ở Bắc Ninh chuyện nông dân sở
hữu những xe ô tô trị giá hàng trăm triệu đồng không còn là hiếm, chưa kể có những gia
đình đầu tư cho con đi du học mỗi năm chi phí cả chục ngàn USD…
Mặt khác, sự đa dạng của ngành nghề trong nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã hình
thành một cơ cấu lao động phong phú hơn (cả về loại hình công việc, trình độ chuyên môn
kỹ thuật và tay nghề …). Trong khu vực nông thôn Bắc Ninh cũng đã xuất hiện những ông
chủ doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ có số vốn từ vài trăm triệu
đến vài tỷ đồng … Đồng thời, trong khu vực nông thôn Bắc Ninh cũng xuất hiện một lực
lượng lao động làm thuê, chủ yếu là bà con nông dân có ít ruộng đất hoặc "nông nhàn" ít
việc và tập trung vào các làng nghề truyền thống như Đa Hội, Đồng Kỵ (Từ Sơn), Phong
Khê (Yên Phong) với hàng nghìn lao động mỗi ngày với thu nhập từ 20.000 đ - 50.000
đ/ngày. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển tầng lớp thuê mướn lao động và lao động đi làm
thuê biểu hiện sự hoạt động của thị trường lao động trong khu vực nông thôn Bắc Ninh đã
có sự phát triển (trước đây không công khai), đây là xu thế hoàn toàn phù hợp quy luật
trong cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường, khi thị trường ngày càng phát triển thì tỷ
lệ người thuê mướn lao động và lao động làm thuê càng gia tăng. Thực tiễn ở nông thôn
Bắc Ninh cho thấy thị trường lao động hoạt động năng động, tự giác hơn ở những nơi sản
xuất hàng hóa phát triển, còn những vùng sản xuất thuần nông nặng về tự cấp, tự túc thì
hầu như không có việc thuê mướn lao động (có chăng chỉ là đổi công). Trong giai đoạn
trước mắt, nhà nước chưa đủ sức tạo ra nhiều việc làm cho dân cư mà nguồn tạo việc làm
chủ yếu phải dựa vào hộ gia đình vào kinh tế tư nhân. Việc khuyến khích phát triển kinh tế
trang trại gia đình, các tổ hợp sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp cổ phần … là những cơ hội tốt nhất để tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân trong
tỉnh, tăng thêm, thu nhập cải thiện đời sống cho họ và gia đình họ.
2.2.3.3. Sự di chuyển lao động trong và ngoài tỉnh
Trong những năm qua, sự di chuyển lao động (di cư) từ nông thôn và thành thị, đến
các tỉnh khác đã có xu hướng tăng rõ rệt. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự di
chuyển lao động là do tình trạng thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định dẫn tới thu
nhập thấp ở khu vực nông thôn trong tỉnh.
Các vùng thu hút lao động tỉnh Bắc Ninh di chuyển đến là các tỉnh phía nam (vùng
Tây Nguyên, Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh...). Từ năm 2000 đến nay
đã có hơn 3000 hộ gia đình và khoảng 15 nghìn lao động đến làm việc tại các vùng này.
Ngoài ra, còn có hình thức di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị mang tính
thời vụ, do điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu việc làm mà người dân nông thôn muốn tìm
thêm việc làm để tăng thu nhập. Hàng năm vào lúc "nông nhàn" có hàng chục ngàn lao động
từ các huyện Quế Võ, Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành ra Hà Nội hoặc các thành phố, thị
xã lân cận kiếm việc làm. Hầu hết các công việc mà họ kiếm được là những công việc lao
động và dịch vụ nặng nhọc như: xây dựng, đào đất, dọn mặt bằng, vận chuyển vật liệu, rửa
bát, làm thuê và các công việc phục vụ ở nhà hàng, các gia đình, bán hàng rong …
2.2.4. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bắc Ninh
2.2.4.1. Huy động số lao động vào hoạt động sản xuất và dịch vụ
Phần trên chúng ta đã thấy, ở tỉnh Bắc Ninh nông nghiệp và nông thôn vẫn là khu
vực tạo việc làm chủ yếu xét cả về mặt tuyệt đối và tương đối. Trong sự phân bố của lực
lượng lao động nông thôn theo các ngành và các thành phần kinh tế thì tình trạng lao động
vẫn bị ứ đọng nhiều nhất trong khu vực sản xuất nông nghiệp. Để thấy rõ hơn thực trạng
trong việc sử dụng lao động nông thôn trong tỉnh, ở phần này chúng ta sẽ xem xét tình
trạng thiếu việc làm - một đặc trưng nổi bật ở khu vực nông thôn.
Trong các cuộc điều tra lao động và việc làm của Cục Thống kê và Sở Lao động
thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh cho thấy tỷ lệ thất nghiệp chính thức ở khu vực nông
thôn chiếm từ 2 - 3%. Tuy nhiên, tình trạng thiếu việc làm thường xuyên xảy ra ở khu vực
nông thôn tỉnh Bắc Ninh (tỷ lệ thiếu việc làm của dân số trong độ tuổi lao động ở khu vực
nông thôn tỉnh Bắc Ninh là 34,36%) và đánh giá theo mức độ thiếu việc làm (mức độ thiếu
việc làm được xác định bằng tỷ lệ thời gian không kiếm được việc làm so với quỹ thời gian
có thể hoạt động kinh tế trong 12 tháng, tính trên số người thiếu việc làm của khu vực) thì
nhóm lao động thiếu việc làm trên 50% chiếm tỷ lệ cao nhất (56,98%), tiếp đến là thiếu
việc làm mức 30 - 50% (34,26%) và thiếu việc làm dưới 30% chiếm 8,76%. Số người
thiếu việc làm tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 15 - 24 (chiếm 34,12%), tiếp đến là nhóm
tuổi 25 - 34 (28,10%) và thấp nhất là nhóm tuổi 60 trở lên (15,76%).
Xét theo cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn
Bắc Ninh trong ngành sản xuất nông nghiệp là nhiều nhất, chiếm 85,56%, nếu xét theo
thành phần kinh tế thì số người đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên thiếu
việc làm ở khu vực nông thôn năm 2005 chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài nhà
nước (chiếm 96,34%)
Nếu xét trên giác độ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn trong tỉnh thì
tỷ lệ thời gian lao động sử dụng cho các hoạt động kinh tế nói chung của dân số từ đủ 15
tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng của năm 2005 là 78,51%, tăng
so với tỷ lệ này của năm 2000 là 2,14%, ở tất cả các huyện, thành phố đều tăng được tỷ lệ
thời gian lao động sử dụng ở khu vực nông thôn, trong đó cao nhất là thành phố Bắc Ninh
và huyện Từ Sơn (88,89%), thấp nhất là huyện Quế Võ cũng đạt gần 76% [7, tr. 35].
Số liệu trên cho thấy, tình trạng thiếu việc làm của lao động nông thôn trong tỉnh
đang được cải thiện, tỷ lệ lao động có việc làm tăng. Đây là kết quả của việc chuyển dịch
cơ cấu trong nông nghiệp nông thôn và một số chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
trong thời gian qua.
2.2.4.2. Năng suất và thu nhập của người lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh
Năng suất lao động là một chỉ tiêu về mặt chất, đánh giá mức độ sử dụng lao động
ở nông thôn. ở đây, chúng ta tập trung xem xét năng suất lao động trong khu vực nông
nghiệp, nơi chiếm hơn 70% GDP trong khu vực nông thôn của tỉnh và hơn nữa sự gia tăng
năng suất lao động trong nông nghiệp là tiền đề để thực hiện sự phân công lại lao động
trong khu vực nông thôn và các ngành kinh tế khác trong tỉnh.
Bảng 2.7: GDP nông nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2000 -
2005
Năm
Lao động nông
nghiệp (người)
GDP nông nghiệp
(giá so sánh 1994) (tỷ
đồng)
Năng suất lao động
nông nghiệp
(đồng/người)
2000 424.200 961,3 2.266.148
2001 412.423 970,2 2.352.439
2002 238.172 1.039,0 2.711.576
2003 380.249 1.096,5 2.883.636
2004 378.620 1.149,5 3.035.233
2005 374.706 1.211,1 3.232.134
Nguồn: Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh.
Các số liệu trên cho thấy từ năm 2000 - 2005 GDP nông nghiệp tăng 12,5% (năm
2000 = 100%), trong khi đó năng suất lao động tăng thêm không nhiều (14,2%). Điều này
nói lên rằng: mặc dù GDP nông nghiệp trong thời gian qua có tăng, nhưng tốc độ tăng lao
động nông nghiệp gần như tương đương, nên năng suất lao động trong nông nghiệp tăng
thậm. Nếu so sánh với năng suất lao động trong các khu vực công nghiệp và dịch vụ thì
năng suất lao động nông nghiệp còn ở mức thấp và khoảng cách giữa năng suất lao động
nông nghiệp với các ngành trên ngày càng lớn, chứng tỏ lao động trong khu vực nông
nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn các ngành kinh tế khác.
Hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Bắc Ninh không cao một phần thể hiện ở mức
độ đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp của Bắc Ninh còn hạn chế (một phần do điều
kiện thổ nhưỡng, một phần do thói quen canh tác …), đến năm 2005 thóc gạo vẫn chiếm
tới trên 55,5% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các cây công nghiệp và cây trồng
khác chiếm 17,5% và chăn nuôi duy trì ở mức 27%. Sản lượng các cây trồng khác
thường là thấp (năng suất ngô đạt 3,1 tấn/ha, đỗ tương chỉ trên dưới 1 tấn/ha…). Kinh
nghiệm phát triển của nhiều tỉnh chỉ ra rằng việc đa dạng hóa cây trồng là nhân tố quan
trọng nhất mang lại thu nhập nông nghiệp lớn hơn và tăng việc làm cho khu vực này. Bởi
vì so với lúa gạo, những loại cây trồng khác (không phải ngũ cốc) cần số giờ lao động trên
1 ha nhiều hơn từ 2 - 3 lần. Hơn nữa việc sản xuất chúng lại không bị nhu cầu tiêu dùng tại
địa phương hạn chế, dẫn đến việc thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp và như vậy
lại cần thêm lao động chế biến và tiêu thụ. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ loại có thu
nhập thấp sang loại cây trồng có thu nhập cao là nhân tố quan trọng để tăng thu nhập và
năng suất trong khu vực nông nghiệp.
Dân số và lao động nông thôn Bắc Ninh mặc dù tốc độ tăng có chậm hơn 10 năm
về trước nhưng nhìn chung tăng đều qua các năm từ 2000 đến nay, năng suất lao động tăng
không nhiều nên mức thu nhập của dân cư không cao nếu không muốn nói là thấp, do vậy
khả năng tích lũy (đặc biệt là tích lũy vốn) rất ít ỏi đã hạn chế rất lớn đến khả năng tạo việc
làm trong nông thôn. Kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2005 cho thấy tỷ lệ đói nghèo
(theo tiêu chuẩn cũ) đã giảm từ 8,9% năm 1997 xuống còn 3,5% năm 2005 (bằng 1/2 bình
quân chung cả nước). Tuy nhiên, số hộ nghèo ở nông thôn vẫn còn cao gấp 2 lần ở thành
thị, do vậy khoảng 85% người nghèo thuộc về vùng nông thôn, nhất là các xã thuần nông,
xa trung tâm huyện lỵ. Sự chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo ở nông thôn Bắc
Ninh là 12,20 lần, quá trình phân hóa này của tỉnh còn có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong
điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển.
Điều đáng chú ý là cơ cấu thu nhập của dân cư nông thôn cho đến nay vẫn chủ yếu dựa
vào nông nghiệp (năm 1997 là 51,21%, đến năm 2005 là 44,14%). Mức thu nhập bình quân
1 người một năm cũng không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh và phụ thuộc vào nguồn
thu, ở những vùng mà tỷ lệ thu từ hoạt động nông nghiệp thấp thì mức thu nhập bình quân
đầu người một năm cao hơn hẳn các vùng khác. Ví dụ, ở các huyện có cụm công nghiệp
làng nghề như Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong có tỷ lệ thu từ nông nghiệp thấp thì mức thu
nhập bình quân một người đạt cao (7.920 nghìn đồng), trong khi đó huyện Gia Bình tỷ lệ
thu từ hoạt động nông nghiệp chiếm 73,27% thì thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt
3.522 nghìn đồng).
Kết quả của các cuộc điều tra cũng cho thấy sự phân hóa thu nhập theo nghề
nghiệp của các hộ nông dân. Các hộ làm buôn bán dịch vụ thường có thu nhập cao nhất,
sau đó đến các hộ ngành nghề, hộ thuần nông thu nhập thấp nhất, ở các hộ ngành nghề
mức thu nhập cao gấp 5,8 lần so với và hộ thuần nông (1.496.000 đ/tháng so với 258.000
đ/tháng). Các số liệu trong các cuộc điều tra chọn mẫu mà Cục Thống kê và Sở Lao động
Thương binh Xã hội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh.pdf