Luận văn Tìm hiểu một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng

Tài liệu Luận văn Tìm hiểu một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng: Lời nói đầu Trong xu thế hợp tác và hội nhập không ngừng của nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới hiện nay, Việt Nam đang phấn đấu để có thể đứng vững và phát triển khi hiệp định mậu dịch tự do ASEAN có hiệu lực. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, hội nhập thương mại đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới đón nhận như một cơ hội phát triển kinh tế một cách có hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất, đồng thời còn không ít những thách thức khó khăn cần phải vượt qua. Hoà chung nỗ lực phấn đấu của cả nước, Viglacera cũng cố gắng có những hoạt động thương mại quốc tế để từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và dần xây dựng uy tín thương hiệu Viglacera nói riêng và thương hiệu các sản phẩm Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới. Trong bối cảnh hiện nay một nhà sản xuất lớn như Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, việc tìm kiếm và xúc tiến các biện pháp đẩy mạnh công tác xuất k...

doc110 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong xu thế hợp tác và hội nhập không ngừng của nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới hiện nay, Việt Nam đang phấn đấu để có thể đứng vững và phát triển khi hiệp định mậu dịch tự do ASEAN có hiệu lực. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, hội nhập thương mại đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới đón nhận như một cơ hội phát triển kinh tế một cách có hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất, đồng thời còn không ít những thách thức khó khăn cần phải vượt qua. Hoà chung nỗ lực phấn đấu của cả nước, Viglacera cũng cố gắng có những hoạt động thương mại quốc tế để từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và dần xây dựng uy tín thương hiệu Viglacera nói riêng và thương hiệu các sản phẩm Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới. Trong bối cảnh hiện nay một nhà sản xuất lớn như Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, việc tìm kiếm và xúc tiến các biện pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu là một việc làm hết sức cần thiết và nếu được thực hiện tốt sẽ đem lại lợi ích thiết thực đối với Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng. Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng là đơn vị sản xuất kinh doanh các phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng hàng đầu ở Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp nhà nước không những có quy mô rộng khắp trong và ngoài nước mà còn là đơn vị chủ lực làm đầu mối xuất khẩu các mặt hàng thuỷ tinh và gốm xây dựng. Tổng công ty rất quan tâm đến công tác xuất khẩu, coi đây là một trong những hoạt động chủ đạo liên quan chặt chẽ đến sự thành công của Tổng công ty. Vì những lý do trên tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: "Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng" Đây là một đề tài với phạm vi nghiên cứu rộng về các mặt của hoạt động xuất khẩu như thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu, hiệu quả xuất khẩu…của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng trong giai đoạn (1999-2002). Mục đích chủ yếu của đề tài là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của Viglacera. Từ đó tổng kết đánh giá những mặt thành công và những mặt còn tồn tại cần khắc phục trong hoạt động xuất khẩu. Đồng thời nêu lên một vài giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Viglacera. Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sơ lý luận chung về hoạt động xuất khẩu. Chương II: Thực trạng kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng. Chương III: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng Sau đây là nội dung cụ thể của từng chương Chương I Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu I. Hoạt động xuất khẩu và trò của nó trong nền kinh tế quốc dân 1. Khái niệm 1.1. Xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, đã xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức đầu tiên chỉ là hàng đổi hàng, song ngày nay hình thức xuất khẩu đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi phạm vi rộng cả về không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và cũng có thể diễn ra trong kéo dài hàng năm. Đồng thời nó có thể được tiến hành trên phạm vi toàn lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. 1.2. Thúc đẩy xuất khẩu Là các biện pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ cho các quốc gia khác trên thế giới và thu ngoại tệ hoặc trao đổi ngang giá. Ngày nay các quốc gia trên thế giới dù là nước siêu cường hay nước đang phát triển như Việt Nam thì việc thúc đẩy xuất khẩu vẫn là việc làm cần thiết. Bởi một lý do hết sức đơn giản là thúc đẩy xuất khẩu đi đôi với tăng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân , tăng tiềm lực kinh tế, quân sự... Bởi vì thế hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nói riêng là một việc làm hết sức có ý nghĩa trước mắt và lâu dài. 1.3. Mục tiêu của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu đem lại nhiều bước tiến quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Hoạt đông thúc đẩy xuất khẩu vì thế rất quan trọng.Và mục tiêu của xuất khẩu là: Qua công tác xuất khẩu hàng hoá đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn và quan trọng cho đất nước đặc biệt có ý nghĩa quan trọng cho một quốc gia đang phát triển như nước ta. Thúc đẩy xuất khẩu góp phần đáng kể vào việc làm cân bằng cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán, tăng mức dự trữ hối đoái, tăng cường khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, hiện đại hoá hàng công nghiệp xuất khẩu trên thế giới. Thúc đẩy xuất khẩu cho chúng ta phát huy được lợi thế so sánh của mình, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú có sẵn và nguồn lao động, đem lại lợi nhuận cao. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên khi đưa chúng vào phân công lao động xã hội cho phép giảm bớt lãng phí do xuất khẩu nguyên liệu thô và bán sản phẩm. Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu thì tất yếu dẫn đến nền kinh tế phát triển mạnh tronh lĩnh vục chế tạo và sản xuất hàng xuất khẩu. Điều này dẫn đến việc thu hút được lực lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất và giảm nhẹ cho xã hội. Mặt khác, do yêu cầu khắt khe của việc làm hàng xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường quốc tế, chất lượng mẫu mã chủng loại hình thức của hàng hoá, do vậy mà tay nghề người lao động không ngừng được nâng cao tạo ra một đội ngũ lành nghề cho đất nước và sự chuyển biến về chất cho từng công dân. Xuất khẩu hàng hoá là phải xuất đi từ các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế. Chính vì vậy, buộc các doanh nghiệp tham gia vào làm hàng xuất khẩu phải có tính chủ động trong kinh doanh, liên kết tìm bạn hàng, tạo được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào để đầu tư trang thiết bị hiện đại để xuất khẩu được hàng hoá. Thúc đẩy xuất khẩu tạo ra vai trò quyết định trong việc tăng cường hợp tác phân công và chuyên môn hoá quốc tế, đưa nền kinh tế của mình hoà nhập vào nền kinh tế thế giơí. 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 2.1. Đối với nền kinh tế thế giới Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như toàn thế giới. Do những lý do khác nhau nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu ở lĩnh vực khác. Để có thể khai thác được lợi thế, giảm bất lợi, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phát triển phải tiến hành trao đổi với nhau, mua những sản phẩm mà mình sản xuất khó khăn, bán những sản phẩm mà việc sản xuất nó là có lợi thế . Tuy nhiên hoạt đông xuất khẩu nhất thiết phải được diễn ra giữa những nước có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Một quốc gia thua thiệt về tất cả các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, nhân công tiềm năng kinh tế... thông qua hoạt động xuất khẩu cũng có điều kiện phát triển kinh tế nội địa. Nói một cách khác, một quốc gia dù trong tình huống bất lợi vẫn tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khẩu các mặt hàng không có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hoá trong sản xuất này đã làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế tương đối cuả mình một cách tốt nhất để tiết kiệm nguồn nhân lực như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên... trong quá trình sản xuất hàng hoá. Và vì vậy trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ được gia tăng 2.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia: *Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Trong thương mại quốc tế xuất khẩu không chỉ để thu ngoại tệ về mà còn là với mục đích bảo đảm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế và tiến tới xuất siêu, tích luỹ ngoại tệ. Xuất khẩu với nhập khẩu trong thương mại quốc tế vừa là tiền đề của nhau, xuất khẩu để nhập khẩu và nhập khẩu để phát triển xuất khẩu. Đặc biệt ở các nước kém phát triển , một trong những vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn. Vì vậy nguồn huy động cho nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu cho quá trình phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ nước ngoài chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư hoặc người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của quốc gia đó. Vì đây là nguồn bảo đảm chính cho nước đó có thể trả nợ được. Thực tiễn cho thấy, mỗi một nước đặc biệt là các quốc gia đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn huy động chính như: -Đầu tư nước ngoài -Vay nợ viện trợ -Thu từ nguồn xuất khẩu Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận đuợc, song việc huy động nguồn vốn này không phải là một điều dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này thì các nước đi vay phải chịu mất một số thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này hay cách khác thì cũng phải hoàn lại vốn cho nước ngoài. Điều này vô cùng khó khăn bởi đang thiếu vốn lại càng thiếu vốn hơn *Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước Để xuất khẩu được các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn các mặt hàng có tổng chi phí nhỏ hơn giá trị trung bình trên thị trường thế giới. Họ sẽ phải dựa vào những ngành hàng , những mặt hàng có lợi thế của đất nước cả về tương đối và tuyệt đối. Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy khai thác có hiệu quả hơn vì khi xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị tiên tiến đưa năng xuất lao động lên cao. *Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất định hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu với sản xuất và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế Coi thị trường là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu, quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cụ thể là - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế nhờ quy mô. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. - Xuất khẩu là một phương diện quan trọng để tạo vốn và thu hút công nghệ từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực cho sản xuất mới. - Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì phân công lao động ngày càng sâu sắc. Ngày nay, nhiều sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận được thực hiện ở các quốc gia khác nhau. Để hoàn thiện được những sản phẩm này, người ta phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước khác để lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Như vậy, mỗi nước họ có thể tập trung vào sản xuất một vài sản phẩm mà họ có lợi thế, sau đó tiến hành trao đổi lấy hàng hoá mà mình cần. Cách nhìn nhận khác cho rằng: chỉ xuất khẩu những hàng hoá thừa trong tiêu dùng nội địa, khi nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng. Nên chỉ chủ động chờ sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một phạm vi hẹp và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển. *Xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân Về ngắn hạn, để tập trung phát triển các ngành hàng xuất khẩu thì cần phải thêm lao động, cần để xuất khẩu có hiệu quả thì cần tận dụng lợi thế lao động nhiều, giá rẻ ở nước ta. Xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.Tác động của xuất ảnh hưởng rất nhiều đến các lĩnh vực của cuộc sống như tạo ra công việc ổn định, tăng thu nhập... Như vậy có thể nói xuất khẩu tạo ra động lực cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế. Điều này nói lên tính khách quan của tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế. 2.3. Đối với doanh nghiệp Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu phù hợp với thị trường. Sản xuất hàng hoá đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những cả về chiều rộng mà cả về chiều sâu. Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều việc làm, tạo thu nhập ổn định , tạo ra nhiều ngoại tệ để nhập khẩu vật khẩu tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu hút được lợi nhuận. Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở lợi ích của hai bên. Như vậy đứng trên bất kỳ góc độ nào ta cũng thấy sự thúc đẩy xuất khẩu là rất quan trọng. Vì vậy thúc đẩy xuất khẩu là cần thiết và mang tính thực tiễn cao. 3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 3.1. Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất, công ty xí nghiệp và các nhà xuất khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán trao đổi hàng hoá với các đối tác nước ngoài. Hình thức này không qua một tổ chức trung gian nào, có thể trực tiếp gặp nhau cùng bàn bạc thảo luận để đưa đến một hợp động hoặc không cần gặp nhau trực tiếp mà thông qua thư chào hàng, thư điện tử , fax, điện thoại... cũng có thể tạo thành một hợp đồng mua bán kinh doanh thương mại quốc tế được ký kết. *Ưu điểm của giao dịch trực tiếp Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất và ít xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc Giảm được chi phí trung gian, nhiều khi chi phí này rất lớn, phải chia sẻ lợi nhuận. Giao dịch trực tiếp sẽ có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu ý kiến của khách hàng, khắc phục thiếu sót. Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng, phương tiện vận tải để thực hiện hoạt động xuất khẩu và kịp thời điều chỉnh thị trường tiêu thụ, nhất là trong điều kiện thị trường nhiều biến động. *Hạn chế khó khăn của hoạt động xuất khẩu trực tiếp. Đối với thị trường mới chưa từng giao dịch thường gặp nhiều bỡ ngỡ, dễ gặp sai lầm, bị ép giá trong mua bán. Đòi hỏi cán bộ công nhân viên làm công tác kinh doanh xuất khẩu phải có năng lực hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, văn hoá của thị trường nước ngoài, phải có nhiều thời gian tích luỹ. Khối lượng mặt hàng giao dịch phải lớn mới có thể bù đắp được các chi phí trong giao dịch như: giấy tờ, đi lại, nghiên cứu thị trường…. 3.2. Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác) Là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đứng ra với vai trò trung gian thực hiện xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị uỷ thác . Xuất khẩu uỷ thác gồm 3 bên, bên uỷ thác xuất khẩu, bên nhận uỷ thác xuất khẩu và bên nhập khẩu. Bên uỷ thác không được quyền thực hiện các điều kiện về giao dịch mua bán hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán.... mà phải thông qua bên thứ 3 - người nhận uỷ thác. Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không được phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm đơn vị xuất khẩu hàng hoá cho mình, bên nhận uỷ thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác. *Ưu điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm của mình. Giúp cho hàng hoá của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào một thị trường mới mà mình chưa biết, tránh được rủi ro khi mình kinh doanh trên thị trường đó. Tận dụng sự am tường hiểu biết của bên nhận uỷ thác trong nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu từ khâu đóng gói, vận chuyển, thuê tàu mua bảo hiểm… sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tiền của, thời gian đầu tư cho việc thực hiện xuất khẩu. *Nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp Mất mối liên hệ trực tiếp của doanh nghiệp với thị trường (khách hàng). Phải chia sẻ lợi nhuận Nhiều khi đầu ra phụ thuộc vào phía uỷ thác trung gian làm ảnh hưởng đến sản xuất. 3.3. Xuất khẩu gia công uỷ thác Đây là hình thức kinh doanh mà trong đó có một đơn vị đứng ra nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi sản phẩm để xuất khẩu cho nước ngoài. Đơn vị này được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các xí nghiệp sản xuất. 3.4. Buôn bán đối lưu (xuất khẩu hàng đổi hàng) Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua. Khối lượng hàng hoá được trao đổi có giá trị tương đương. ở đây mục đích của xuất khẩu không phải thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một khối lượng hàng hoá với giá trị tương đương. Tuy tiền tệ không được thanh toán trực tiếp nhưng nó được làm vật ngang giá chung cho giao dịch này. Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm mục đích tránh được các rủi ro về sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối . Đồng thời có lời khi các bên không đủ ngoại tệ thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình. Thêm vào đó, đối với một quốc gia buôn bán đối lưu có thể làm cân bằng hạn mục thường xuyên trong cán cân thanh toán quốc tế. 3.5. Xuất khẩu theo nghị định thư Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu của nhà nước giao cho để tiến hành xuất một hoặc một số mặt hàng nhất định cho chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã ký giữa hai Chính phủ. 3.6. Xuất khẩu tại chỗ Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu mới đang có xu hướng phát triển và phổ biến rộng rãi do ưu điểm của nó đem lại. Đặc điểm của loại hàng xuất này là hàng hoá không cần phải vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn có thể đàm phán trực tiếp với người mua mà chính người mua lại đến với nhà xuất khẩu. Mặt khác, doanh nghiệp tránh được một số thủ tục rắc rối của hải quan, không phải thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá. Do đó, giảm được một lượng chi phí khá lớn. Hình thức xuất khẩu tại chỗ đang được các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều đơn vị kinh doanh, các tổ chức nước ngoài đóng tại quốc gia đó khai thác tối đa và đã thu được những kết quả to lớn, không thua kém so với xuất khẩu trực tiếp qua biên giới quốc gia, đồng thời có cơ hội thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận cao. 3.7. Gia công quốc tế Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên nhập nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm (bên nhập gia công) của bên khác (bên đặt gia công) để chế biến thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được phí gia công. Đây cũng là một hình thức xuất khẩu đang được phát triển mạnh mẽ và được nhiều quốc gia trong đó đặc biệt là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú áp dụng rộng rãi vì thông qua hình thức gia công, ngoài việc tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, họ còn có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc kỹ thuật công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Đối với bên đặt gia công, họ được lợi nhuận từ chỗ lợi dụng được giá nhân công và nguyên phụ liệu tương đối rẻ của nước nhận gia công. Hình thức xuất khẩu này chủ yếu được áp dụng trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như dệt may, giầy da… 3.8. Tái xuất khẩu Tái xuất là sự tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài những mặt hàng trước đây đã nhập khẩu với điều kiện hàng hoá phải nguyên dạng như lúc đầu nhập khẩu. Hình thức này được áp dụng khi một doanh nghiệp không sản xuất được hay sản xuất được nhưng với khối lượng ít, không đủ để xuất khẩu nên phải nhập vào để sau đó tái xuất. Hoạt động giao dịch tái xuất bao gồm hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu với mục đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn lúc ban đầu bỏ ra. Các bên tham gia gồm có: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu. Tạm nhập tái xuất có thể thực hiện theo hai hình thức sau: *Tái xuất theo đúng nghĩa của nó: Trong đó hàng hoá đi từ nước xuất khẩu tới nước tái xuất khẩu rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất tới nước nhập khẩu. Ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của tiền tệ. nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền về từ nước nhập khẩu. *Chuyển khẩu : Được hiểu là việc mua hàng hoá của một nước (nước xuất khẩu) để bán hàng hoá cho một nước khác (nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục nhập khẩu vào nước tái xuất. Nước tái xuất trả tiền cho nước cho nước xuất khẩu và thu tiền về từ nước nhập khẩu. Ưu điểm của hình thức này là tạo ra một thị trường rộng lớn, quay vòng vốn và đáp ứng nhu cầu bằng những hàng hoá mà trong nước không thể đáp ứng được, tạo ra thu nhập. Nhược điểm của hình thức này là các doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nước xuất khẩu về gía cả, thời gian giao hàng. Ngoài ra nó còn đòi hỏi người làm công tác xuất khẩu phải giỏi về nghiệp vụ kinh doanh tái xuất, phải nhậy bén với tình hình thị trường và giá cả thế giới, sự chính xác chặt chẽ trong các hợp đồng mua bán. 3.9. Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá Sở giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán hàng hoá với khối lượng lớn, có tính chất đồng loại và có phẩm chất có thể thay đổi được với nhau. Sở giao dịch hàng hoá thể hiện tập trung của quan hệ cung cầu về một mặt hàng giao dịch trong một khu vực ở một thời điểm nhất định. Do đó giá cả công bố tại sở giao dịch có thể xem như một tài liệu tham khảo trong việc xác định giá quốc tế II . Nội dung của hoạt động xuất khẩu 1. Nghiên cứu thị trường, sản phẩm xuất khẩu 1.1. Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất kỳ một công ty nào khi tham gia vào thị trường thế giới. Nghiên cứu thị trường tạo khả năng cho các nhà kinh doanh thấy được quy luật vận động của từng loại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu, nguồn vốn cung cấp và giá cả hàng hoá đó trên thị trường giúp họ giải quyết được vấn đề của thực tiễn kinh doanh . Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những thông tin số liệu đó để rút ra kết luận về xu hướng vận động của thị trường. Những kết luận này giúp cho nhà quản lý đưa ra được những nhận định đúng đắn để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing. Nội dung chính của nghiên cứu thị trường là xem xét thị trường và khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường. *Các bước của nghiên cứu thị trường Nghiên cứu khái quát: Nghiên cứu khái quát thị trường cung cấp những thông tin về quy mô cơ cấu, sự vận động của thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như môi trường kinh doanh, môi trường chính trị- luật pháp… Nghiên cứu chi tiết: Nghiên cứu chi tiết thị trường cho biết những thông tin về tập quán mua hàng, những thói quen và những ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. *Các phương pháp nghiên cứu thị trường Nghiên cứu tại địa bàn: là nghiên cứu bằng cách thu thập thông tin và các nguồn tài liêụ công khai và xử lý các thông tin đó. Nghiên cứu tại hiện trường: là việc thu thập thông tin chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp, sau đó tiến hành phân tích các thông tin thu thập được . *Nội dung của nghiên cứu thị trường Phân tích cung : đầu tiên cần nắm được tình hình cung , là toàn bộ khối lượng hàng hoá đã, đang và có khả năng bán ra trên thị trường. Cần xem xét giá cả trung bình, sự phân bố hàng hoá và tình hình sản phẩm của công ty đang ở giai đoạn nào . Phân tích cầu : Từ thông tin về hàng hoá đang bán trên thị trường mà cần xác định xem những sản phẩm nào có thể thương mại hoá được. Cần xem xét : Đối tượng tiêu dùng: giới tính, nghề nghịêp, giai cấp… Lý do mua hàng. Nhịp điệu mua hàng. Khách hàng tương lai. 1.2. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu Đây là một trong những nội dung cơ bản nhưng rất quan trọng và cần thiết để có thể tiến hành được hoạt động xuất khẩu. Khi doanh nghiệp có ý định tham gia vào hoạt động xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải xác định các mặt hàng mà mình khẳng định kinh doanh. Để lựa chọn được đúng các mặt hàng mà thị trường cần đòi hỏi doanh nghiệp phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, phân tích một cách có hệ thống về nhu cầu thị trường cũng như khả năng doanh nghiệp. Qua hoạt động này doanh nghiệp cần phải xác định, dự đoán được xu hướng biến động của thị trường cũng như khả năng doanh nghiệp. Qua hoạt động này doanh nghiệp cần phải xác định, dự đoán được xu hướng biến động của thị trường cũng như các cơ hội và thách thức doanh nghiệp gặp phải trên thị trường thế giới. Hoạt động này không những đòi hỏi một thời gian dài mà còn phải tốn nhiều chi phí, song bù lại doanh nghiệp có thể xâm nhập vào thị trường tiềm tàng có khả năng tăng doanh số lợi nhuận kinh doanh. 2. Lựa chọn đối tác giao dịch Sau khi lựa chọn được mặt hàng và thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp muốn xâm nhập vào từng giai đoạn thị trường đó thì doanh nghiệp phải lựa chọn được đối tác đang hoạt động trên thị trường có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh cho mình. Việc lựa chọn đúng đối tác để giao dịch tránh cho doanh nghiệp những phiền toái, những mất mát rủi ro gặp phải trong quá trình kinh doanh trên thị trường quốc tế, đồng thời có điều kiện để thực hiện thành công các kế hoạch kinh doanh của mình. Cách tốt nhất để lựa chọn đúng đối tác là lựa chọn đối tác có đặc điểm sau: Là người xuất khẩu trực tiếp. Vì với mặt hàng kinh doanh đó, doanh nghiệp không phải chia sẻ lợi nhuận kinh doanh do đó thu được lơị nhuận lớn nhất. Tuy nhiên, trong trương hợp sản phẩm và thị trường hoàn toàn mới thì lại rất cần thông qua các đại lý hoặc các công ty uỷ thác xuất khẩu để giảm chi phí chi việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Quen biết, có uy tín kinh doanh . Có thực lực tài chính . Có thiện trí trong quan hệ làm ăn với doanh nghiệp không có biểu hiện hành vi lừa đảo . Trong quá trình lựa chọn đối tác giao dịch, công ty có thể thông qua các bạn hàng đã có quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp trước đó, thông qua các tin tức thu nhập và điều tra được, các phòng thương mại và công nghiệp, các ngân hàng, các tổ chức tài chính để họ giúp đỡ . 3. Lập phương án kinh doanh xuất khẩu Trên cơ sở kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường, các đơn vị xuất khẩu phải lập phương án kinh doanh cho mình bao gồm: Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phác hoạ bức tranh tổng quát về hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn. Lựa chọn mặt hàng thời cơ điều kiện và phương thức kinh doanh, sự lựa chọn này phải mang tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan. Đề ra mục tiêu cụ thể như sẽ bán được bao nhiêu hàng, giá bán lẻ bao nhiêu, thâm nhập vào thị trường nào. Đề ra biện pháp và công cụ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu cơ bản: - Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ . - Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi xuất khẩu . - Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn cho xuất khẩu . - Điểm hoà vốn trong xuất khẩu hàng hoá . 4. Lựa chọn phương thức giao dịch Phương thức giao dịch là các doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của mình trên thị trường thế giới. Những phương thức này quy định những thủ tục cần tiến hành, các điều kiện giao dịch, các thao tác và chứng từ cần thiết trong quan hệ kinh doanh. Có rất nhiều phương thức giao dịch khác nhau như giao dịch thông thường, giao dịch qua khâu trung gian, giao dịch tại hội trợ, triển lãm, giao dịch hàng hoá, gia công quốc tế. Tuy nhiên, phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là giao dịch thông thường. *Giao dịch thông thường Đây là sự giao dịch mà người mua và người bán thảo luận trực tiếp với nhau thông qua thư từ, điện tín… để bàn về các điều khoản sẽ ghi trong hợp đồng. Các bước tiến hành giao dịch thông thường bao gồm: Hỏi giá - báo giá- chào hàng- chấp nhận, xác nhận. *Giao dịch qua trung gian Là việc người mua và người bán quy định những điều kiện trong giao dịch mua bán hàng hoá nhờ tới sự giúp đỡ của người thứ 3 để đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng. *Buôn bán đối lưu Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hoá trao đổi có giá trị tương đương. *Đấu giá quốc tế Đây là phường thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công khai ở một nơi nhất định, tại đó sau khi xem xét hết hàng hoá, những người mua hàng để người bán đưa ra giá mình muốn bán Ngoài ra, còn một số loại giao dịch khác như: Giao dịch ở sở giao dịch hàng hoá . Giao dịch tại hội trợ triển lãm. - Gia công - Đấu thầu quốc tế Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từng phương thức giao dịch mua bán thích hợp. Nói chung, với các loại hàng hoá khác nhau thì phụ thuộc vào đặc điểm của thị trường và khả nằng của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức giao dịch khác nhau. Chẳng hạn khách hàng mua hàng với số lượng lớn, mua thường xuyên thì phương thức giao dịch thông thường được áp dụng. Với những hàng hoá có tính chất chuyên ngành thì tham gia hội trợ và triển lãm lại có tác dụng tích cực . 5. Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định đến khả năng, điều kiện thực hiện những công đoạn mà doanh nghiệp thực hiện trước đó. Đồng thời nó quyết định đến tính khả thi hay không khả thi của kế hoạch kinh doanh của doanh nghịêp. Việc đàm phán phải căn cứ vào nhu cầu trên thị trường vào đối thủ cạnh tranh, khả năng, điều kiện và mục tiêu của doanh nghiệp cũng như môí quan hệ của doanh nghiệp và đối tác. Nếu đàm phán diễn ra tốt đẹp, thì kết quả của nó là hợp đồng được ký kết. Một cam kết hợp đồng sẽ là những pháp lý quan trọng, vững chắc và đáng tin cậy để các bên thực hiện lời cam kết của mình. Đàm phán có thể thực hiện thông qua thư từ , điện tín và đàm phán trực tiếp. Tiếp sau công việc đàm phán, các bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng mua bán hàng hoá là một văn bản có tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở thảo luận một cách bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập thực hiện và chấm dứt các mối quan hệ trao đổi hàng hoá . Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng mua bán đặc biệt trong đó quy định người bán có nghĩa vụ chuyển quyền (cho người ) sở hữu hàng hoá cho người mua, còn người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán theo giá thoả thuận bằng phương thức quốc tế. Khác với hợp đồng mua bán nội địa, hợp đồng xuất khẩu thông thường hình thành giữa các doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, hàng hoá thường được dịch chuyển qua biên giới quốc gia và đồng tiền thanh toán là một ngoại tệ đối với một trong hai quốc gia hoặc cả hai. 6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá với khách hàng. Doanh nghiệp cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm. Thông thường trình tự thực hiện hợp đồng gồm các bước: Hình 1: Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Chuẩn bị hàng hoá XK Xin giấy phép XK Kiểm tra L/C Ký hợp đồng xuất khẩu Kiểm tra hàng hoá XK Thuê phương tiện vận chuyển Mua bảo hiểm hàng hoá Làm thủ tục hải quan Giải quyết khiếu nại Thanh toán Giao hàng lên tàu Đây là sơ đồ chung để tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, thực tế thì có một số bước buộc phải theo đúng thứ tự nhưng một số bước thì không cần theo đúng thứ tự trên. 6.1. Kiểm tra thư tín dụng Trong hoạt động mua bán quốc tế ngày nay, việc sử dụng thư tín dụng ngày càng trở nên phổ biến hơn cả nhờ những lợi ích mà nó mang lại. Sau khi nhà nhập khẩu mở thư tín dụng(L/C), nhà xuất khẩu phải kiểm tra lại cẩn thận, tỷ mỉ và chi tiết trong L/C có phù hợp với các điều kiện trong hợp đồng không. Nếu không phù hợp hoặc sai sót thì thông báo cho nhà nhập khẩu để sửa chữa kịp thời. Bởi vì khi người mua (nhà nhập khẩu) đã mở L/C thì nó đã trở thành một trái vụ và các bên sẽ thực hiện theo các điều kiện ghi trong L/C. 6.2. Xin giấy phép xuất khẩu Muốn thực hiện hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải có giấy phép xuất khẩu hàng hoá. Giấy phép xuất khẩu hàng hoá là một công cụ quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Trước đây khi muốn xuất khẩu một lô hàng, các doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh XNK và xin giấy phép xuất khẩu từng chuyến để giảm gánh nặng về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Thủ Tướng Chính phủ ban hành nghị định 57/NĐ-CP, theo đó tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất nhập khẩu ra bên ngoài phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh, không cần xin giấy phép kinh doanh XNK tại bộ thương mại 6.3. Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trực tiếp, việc chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu là tương đối đơn giản. Sau khi tiến hành sản xuất ra sản phẩm, doanh nghiệp chỉ còn lựa chọn, đóng gói, kẻ ký mã hiệu và vận chuyển đến nơi quy định. 6.4. Kiểm tra hàng hoá Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, chất lượng, phẩm chất, trọng lượng của hàng hoá đó. Nếu hàng hoá đó là động thực vật thì phải qua kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm và khả năng gây bệnh. 6.5. Thuê phương tiện vận chuyển Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển, phương thức vận chuyển ra sao là căn cứ vào 3 yếu tố sau: Điều khoản của hợp đồng xuất khẩu . Đặc điểm của hàng hoá . Điều kiện vận tải. 6.6. Mua bảo hiểm hàng hoá Hàng hoá trong mua bán quốc tế thông thường phải vận chuyển bằng đường biển vì vận chuyển đường biển rủi ro khá cao do đó rất cần thiết bảo hiểm hàng hoá. Việc mua bảo hiểm hàng hoá được thông qua hợp đồng bảo hiểm. Có 2 loại hợp đồng bảo hiểm là bảo hiểm hợp đồng bao và bảo hiểm hợp đồng cả chuyến. 6.7. Làm thủ tục hải quan Hàng hoá khi vượt qua biên giới quốc gia để xuất khẩu đều phải làm thủ tục Hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước: Khai báo hải quan . Doanh nghiệp khai báo tất cả các đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu : số lượng, chất lượng, giá trị, tên, phương tịên vận chuyển, nước nhập khẩu. Các chứng từ kèm theo : như giấy phép xuất khẩu, bảng chi tiết.. Xuất trình hàng hoá để kiểm tra và tính thuế. Thực hiện các quyết định của hải quan. 6.8. Giao hàng lên tàu Trong khâu này doanh nghiệp phải đăng ký với người vận tải và nhận hồ sơ xếp hàng, sau đó gặp gỡ các cơ quan điều động của cảng để nhận lịch xếp hàng, bố trí các phương tiện vận tải đưa hàng hoá vào cảng, xếp hàng lên tàu và sau đó lấy vận đơn. 6.9. Thanh toán Thanh toán là bước cuối cùng thực hiện một hợp đồng xuất khẩu nếu như không có sự tranh chấp và khiếu nại. Đó là thước đo, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong xuất khẩu hàng hoá, bên nhập khẩu có thể thanh toán cho bên bán bằng nhiều phương thức khác nhau. Ví dụ như phương thức chuyển tiền; phương thức nhờ thu; phương thức tín dụng chứng từ. 6. 10. Giải quyết khiếu nại ( nếu có ) Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu có thể xảy ra những vấn đề phức tạp làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hợp đồng trong những trường hợp đó, hai bên cần thiện trí trao đổi, thảo luận để giải quyết. Nếu giải quyết không thành thì tiến hành các thủ tục kiện đối tác lên trọng tài. Việc khiếu nại phải tiến hành một cách kịp thời tỷ mỉ dựa trên những căn cứ của chứng từ kèm theo. 7. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu Việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là quan trọng và rất cần thiết. Nó cho phép doanh nghiệp xác định hiệu quả của mỗi hợp đồng xuất khẩu cũng như mỗi giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhờ các đánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp đối với việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo cũng như thời gian hoạt động xuất khẩu tiếp theo. Để đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp có thể sử dụng hai loại chỉ tiêu sau: 7.1. Các chỉ tiêu định tính *Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường : kết quả này có được sau một thời gian nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình, kết quả này biểu hiện ở thị trường xuất khẩu có của doanh nghiệp, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nước ngoài , khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu… Các kết quả này chính là những thuận lợi quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quá trình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn hơn. *Kết quả về mặt xã hội : những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đất nước. Do vậy, doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, kinh doanh những mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và không xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm. 7.2. Các chỉ tiêu định lượng *Lợi nhuận xuất khẩu Đây là chỉ tiêu có tính chất tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động xuất khẩu. Lợi nhuận thực tế càng lớn thì hoạt động của công ty càng cao. P = TR - TC P : Lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu TR : Tổng doanh thu thu được từ hoạt động xuất khẩu TC: Tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu Từ công thức trên ta thấy để tăng lợi nhuận xuất khẩu thì có phương pháp: tăng doanh thu hoặc giảm chi phí xuất khẩu . *Tỷ suất ngoại tệ (hiệu quả kinh tế của xuất khẩu) Tỷ xuất ngoại tệ = TR/TC nếu tỷ xuất ngoại tệ > 1 có hiệu quả và < 1 thì chưa có hiệu quả *Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu Là chỉ tiêu hiệu quả tương đối. Nó có thể tính theo 2 cách Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu p = P x 100% TR Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí p = P x100% TC p: Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu P: Lợi nhuận xuất khẩu TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu TC: Tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu Nếu p > 0 thì doanh nghiệp đạt hiệu quả trong xuất khẩu hàng hoá còn nếu p < 0 doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả trong III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 1. Các nhân tố quốc tế Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi điều khiển của quốc gia. Có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động xuất khâư của doanh nghiệp. Có thể kể đến các nhân tố: * Môi trường kinh tế Tình hình phát triển kinh tế của thị trưòng xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng , do đó có ảnh hưởng đến hoạt đông xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát , tình hình lãi xuất. *Môi trường luật pháp Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. *Môi trường văn hoá xã hội Đặc điểm và sự thay đổi của văn hoá - xã hội của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghệp. *Môi trường cạnh tranh Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩu nhất định. Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình. 2. Các nhân tố quốc gia Đây là các nhân tố ảnh hưởng bên trong đất nước nhưng ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp. Các nhân tố đó bao gồm: *Nguồn lực trong nước Một nước có nguồn lực dồi dào là điều kện thuận lợi để doanh nghiệp trong nước có điều kiện phát triển xúc tiến các mặt hàng có sử dụng sức lao động. Về mặt ngắn hạn, nguồn lực đuợc xem là không biến đổi vì vậy chúng ít tác động đến sự biến động của xuất khẩu. Nước ta nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc giầy dép... *Nhân tố công nghệ Ngày nay khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, và mang lại nhiều lợi ích , trong xuất khẩu cũng mang lại nhiều kết quả cao. Nhờ sự phát triển của bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm phán với các bạn hàng qua điện thoại , fax.. giảm bớt chi phí, rút ngắn thời gian. Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin chính xác,kịp thời .Yếu tố công nghệ cũng tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng hoá xuất khẩu. Khoa học công nghệ còn tác động tới lĩnh vực vận tải hàng hoá xuất khẩu, kỹ thuật nghiệp vụ trong ngân hàng... *Cơ sở hạ tầng Đây là yếu tố không thể thiếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng gồm : đường xá, bến bãi hệ thống vận tải , hệ thống thông tin,hệ thống ngân hàng... có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu nó thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động xuất khẩu. *Hệ thống chính trị pháp luật của nhà nước Nhân tố này không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại mà cón ảnh hưởng trong tương lai. Vì vậy doanh nghiệp phải tuân theo và hưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghệp phải có kế hoạch trong tương lai cho phù hợp. Các doanh ngiệp ngoại thương khi tham gia hoạt động xuất khẩu cần nhận biết và tuân theo các quy định của pháp luật về hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Do vậy doanh nghiệp cần lợi dụng các chính sách của nhà nước về hoạt động xuất khẩu cũng như không tham gia vào các hoạt động xuất khẩu mà nhà nước không cho phép. *Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa giá đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ gía hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu. Do vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hướng đến hiệu quả xuất của doanh nghiệp.Để biết được tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải hiểu được cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành của nhà nước , theo dõi biến động của nó từng ngày. Doanh nghiệp phải lưu ý tỷ giá hối đoái được điều chỉnh là tỷ giá tỷ giá chính thức được điều chỉnh theo quá trình lạm phát. *Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước Cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng dìm chết các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh tranh ở đây biểu hiện ở số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc các mặt hàng khác có thể thay thế được. Hiện nay, nhà nước Việt Nam có chủ trương khuyến khích mọi doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu do đó đôi khi có sự cạnh tranh không lành mạnh. 3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Là các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể tác động làm thay đổi nó để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Bao gồm các nhân tố sau: *Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính của doanh nghiệp Là sự tác đông trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống các cán bộ, công nhân viên đến hoạt động tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng hoá. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy điều hành cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh. Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý cách điều hành hoạt động kinh doanh sẽ quyết định tới hiệu quả kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. *Yếu tố lao động Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động. Trình độ và năng lực trong hoạt động xuất khẩu của các bên kinh doanh sẽ quyết định tới tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. *Khả năng tài chính của doanh nghiệp Một trong những yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động xuất của doanh nghiệp là vốn . Bên cạnh yếu tố về con người, tổ chức quản lý thì doanh nghiệp phải có vốn để thực hiên các mục tiêu về xuất khẩu mà doanh nghiệp đã đề ra. Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng của doanh nghiệp vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu theo chiều hướng khác nhau, tốc độ và thời gian khác nhau...tạo nên một môi trường xuất khẩu phức tạp đối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt, những thay đổi này để có những phản ứng kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra khi tiến hành hoạt động xuất khẩu IV. Đặc điểm của mặt hàng thuỷ tinh và gốm xây dựng, tình hình thị trường thuỷ tinh và gốm xây dựng trong thời gian qua 1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật cuả ngành thuỷ tinh và gốm xây dựng 1.1. Khái niệm về mặt hàng thuỷ tinh và gốm xây dựng Theo quan điểm hiện nay, tất cả các sản phẩm thuỷ tinh và gốm sứ nào được sản xuất phục vụ mục đích xây dựng đều thuộc phạm vi hàng thuỷ tinh gốm xây dựng. Do vậy, sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng bao gồm rất nhiều chủng loại khác nhau. Từ mục đích sử dụng của nó là cơ sở để phân biệt sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng với các sản phẩm thuỷ tinh và gốm sứ khác như gốm dân dụng, gốm sứ mỹ nghệ... 1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành Ngành sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng là một ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng . Các sản phẩm mà ngành sản xuất ra phục vụ cho ngành công nghiệp nói chung và nhu cầu của đại bộ phận dân chúng nói riêng. Hiện nay các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng được phân loại như sau: * Sản phẩm thuỷ tinh xây dựng Bao gồm các sản phẩm như: Các loại kính xây dựng( kính trắng, kính mờ, kính an toàn, kính phản quang...), thuỷ tinh lỏng, sợi thuỷ tinh...Các sản phẩm thuỷ tinh này chủ yếu nhằm phục vụ cho hoạt động xây dựng do đó qui trình sản xuất, tính sử dụng của chúng hoàn toàn khác các sản phẩm thuỷ tinh khác như thuỷ tinh mỹ nghệ thuỷ tinh y tế * Sản phẩm gốm xây dựng Bao gồm nhiều loại khác nhau. Ta có thể phân loại như sau: Nhóm các sản phẩm gốm cao cấp: Bao gồm các sản phẩm như: sứ vệ sinh gạch ngói trang trí, các loại gạch ốp lát, các loại gạch tráng men cao cấp khác. Nhóm các sản phẩm gốm thô: Bao gồm các loại gạch ngói xây dựng thông dụng như: gạch xây, gạch chống nóng, gạch mem rỗng, gạch chẻ, ngói lợp... Nhóm các sản phẩm chuyên dụng: Bao gồm gạch chịu lửa chammot, gạch cách nhiệt, gạch chịu lửa kiềm tính, bi nghiền và các loại bột vữa xây dựng tương ứng. Cũng như các loại vật liệu xây dựng khác, các sản phẩm thuỷ tinh và gốm sứ xây dựng có một đặc điểm chung là trọng lượng nặng, thể tích lớn, khó đóng gói bảo quản và vận chuyển trong khi giá trị sản phẩm lại không cao. Chính do đặc điểm đó mà việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng gặp nhiều khó khăn vì chi phí vận chuyển thường chiếm một tỷ lệ khá cao trong giá thánh các sản phẩm. Mặt khác , để có được các sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì việc sản xuất các loại vật liệu xây dựng này không những đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật hiện đại mà còn có nhiều nguyên liệu như cát trắng cho sản xuất thuỷ tinh, đất sét, kaolin, cho sản xuất gốm sứ và nhiều nguyên vật liệu khác. Do có nhiều đặc điểm riêng nên ngành sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu. Vì vậy, hiện nay công tác phát triển lĩnh vực khai thác và chế biến nguyên liệu phục vụ cho ngành rất được coi trọng. Thông thường, để giảm giá thành các sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển các thành phẩm, tránh các rủi ro, vỡ hỏng trong khi vận chuyển nên các nhà máy sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng thường được bố trí một cách hợp lý gần nơi tiêu thụ. Đây cũng là cách phân bổ thường thấy trong các ngành sản xuất các sản phẩm có đặc trưng tương tự. 2. Thị trường thuỷ tinh và gốm xây dựng thời gian qua 2.1. Thị trường thuỷ tinh và gốm xây dựng Việt Nam Theo số liệu báo cáo mới nhất của Vụ kế hoạch và thống kê Bộ xây dựng, vào thời điểm đầu năm 2002 ở Việt Nam có 20 nhà máy sản xuất gạch ốp lát, 8 nhà máy sản xuất sứ vệ sinh cao cấp và hàng trăm nhà máy và các cơ sở sản xuất gạch ngói thông dụng khác. Về lĩnh vực thuỷ tinh thì có 8 nhà máy trong đó có 2 nhà máy phục vụ ngành xây dựng là nhà máy kính Đáp Cầu và liên doanh kính nổi Việt Nam. *Thị trường thuỷ tinh xây dựng Trong giai đoạn này khi việc xây dựng nhà máy kính nổi đã được hoàn thành và đi vào sản xuất đồng thời công tác đại tu sửa chữa nhà máy kính Đáp Cầu cũng đã tiến hành xong nên sản lượng kính do trong nước đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của thị trường. Giai đoạn 2000-2002, sản lượng sản xuất trong nước tăng và giữ ở mức ổn định đáp ứng 90% nhu cầu sử dụng trong nước. Tuy nhiên lượng kính nhập khẩu và nhập lậu qua đường tiểu ngạch vẫn ở mức cao và chủ yếu là các mặt hàng kính xây dựng Trung Quốc. Các mặt hàng này chiếm ưu thế bởi giá rẻ. Kính xây dựng Trung Quốc hiện đang chiếm từ 65%-70% thị phần với mức giá từ 45000 - 52000 đồng/m2 (bao gồm cả thuế nhập khẩu) chỉ bằng 60% so với giá kính sản xuất trong nước. Năm 2002 năng lực sản xuất kính trong nước đạt 34 triệu m2 nhập khẩu 4 triệu m2 trong khi nhu cầu là 40-45 triệu m2 nhưng do lượng kính nhập lậu quá lớn dẫn đến kính nội Việt Nam bị ép đến vỡ thị trường.Tính từ năm 1999 đến tháng 8/2002 Công ty liên doanh kính nổi đạt mức tồn kho kỷ lục 8 triệu m 2 , giá trị trên 170 tỷ đồng, Công ty kính Đáp Cầu tồn kho 0,8 triệu m 2 .. Tồn kho đồng nghĩa với việc mất thị trường. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2002 Việt Nam đã đánh mất 23% thị phần ở khu vực Miền Bắc *Thị trường gốm xây dựng Trong giai đoạn hiện nay, sản lượng gốm xây dựng sản xuất trong nước về cơ bản đáp ứng được 90% nhu cầu trong cả nước. Theo báo cáo của bộ Xây Dựng năm 2000 trong cả nước( kể cả liên doanh) đã sản xuất được 22,588 triệu m2 gạch ốp lát, 2 triệu bộ sản phẩm sứ vệ sinh, tăng 60,2% so với năm 1999. Trong năm 2001 sản lượng gạch ốp lát cả nước đạt 30 triệu m2, tăng 32,75% so với năm 2000. Trong khi nhu cầu xây dựng cơ bản là tăng ít nhưng tình hình cung ứng lại tăng lên gấp đôi. Do đó, mặt hàng gốm xây dựng không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất hiện tình trạng cung vượt quá cầu. Bên cạnh đó các sản phẩm gốm xây dựng của Trung Quốc lại tràn vào thị trường Việt Nam. Các sản phẩm này tuy chất lượng kém hơn chút ít nhưng mẫu mã lại phong phú, kiểu dáng hoa văn đẹp, giá cả hấp dẫn, giá gạch ốp lát của Trung Quốc chỉ 45000- 54.000đ/m2 bằng 60% giá gạch nội địa. Nhìn chung, việc cung ứng các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng tại Việt Nam đã quá đủ để đáp ứng nhu cầu. Có thể nói thị này trường này đang ở giai đoạn ”khủng hoảng thừa”. Điều này chứng tỏ việc cần thiết phải tìm cho các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng một lối đi mở là hoàn toàn hợp lý. 2.2. Thị trường thuỷ tinh và gốm xây dựng thế giới Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng rất phát triển. Các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng đã được đầu tư xây dựng với thiết bị tiên tiến, dây truyền sản xuất hiện đại. Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đa dạng phong phú về chủng loại có thể đáp ứng đủ các nhu cầu về vật liệu xây dựng trên thế giới. Điều này thể hiện thông qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Tình hình sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng trên thế giới năm 2002 Tên nước Gạch ceramic (triệu m2) Sứ vệ sinh (triệu sản phẩm) Kính xâydựng (dây truyền) Toàn thế giới 2800 400 250 Trung Quốc 1800 109 126 Thái Lan 120 20 10 Malaysia 90 16 6 Hàn Quốc 92 19 6 Đài Loan 108 10 8 Ân Độ 124 17 12 Nhật Bản 146 11 5 Inđonesia 126 30 18 Nguồn: Nghiên cứu thị trường của Viglacera Qua bảng số liệu trên ta thấy các nước có năng sản xuất các loại vật liệu xây dựng chủ yếu ở Châu á. Đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, ấn Độ.. Đây cũng là các đối thủ cạnh tranh đáng gườm của Viglacera không chỉ tịa thị trường nội địa mà còn cả trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam Trung Quốc là một quốc gia có sản lượng sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng lớn nhất thế giới. Các sản phẩm gốm xây dựng của Trung Quốc tuy chất lượng chưa cao nhưng mẫu mã lại phong phú, màu sắc đa dạng, giá thành rẻ. Trong đó các loại gạch ngói trang trí của Trung Quốc rất phong phú về kiểu dáng (từ bề mặt phẳng cho đến mặt trang trí nổi), phong phú về màu sắc cũng như có rất nhiều chủ đề in hình ảnh trên gạch từ phong cảnh, cây kiểng, tượng đại, nhà cửa, các biểu tượng của tôn giáo cho đến hình ảnh sống động kể cả những chủ đề cho thiếu nhi. Gạch ngói Trung Quốc còn hiện diện trên thị trường thế giới bằng vật liệu sứ, gọi là gạch sứ mà một số quốc gia vẫn chưa sản xuất được trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều dây chuyền kính nổi để sản xuất kính xây dựng vì thế Trung Quốc đạt được lợi thế cạnh tranh về giá rẻ so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Đối với một số quốc gia trong khu vực ASEAN như Malaisia, Thái Lan, Indonexia là những nước có sản lượng sản xuất lớn hơn rất nhiều so với Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Việt Nam bằng 16% so với Malaisia, 7,4% so với Thái Lan, càng nhỏ hơn so với Indonexia. Thêm vào đó các nước này có khá nhiều lợi thế cạnh tranh so với Việt Nam như quan hệ bạn hàng rộng, kinh nghiệm nhiều, sản phẩm có chất lượng tốt, nhiều mẫu mã đẹp, giá rẻ hơn so với Việt Nam. Nếu chỉ xét gạch sản phẩm ốp lát của Việt Nam giá cao hơn khoảng 20% - 25% so với Thái Lan và khoảng 25%-27% so với sản phẩm cùng loại của Indonexia. Giá xuất khẩu sứ vệ sinh của Việt Nam hiện nay bình quân là 35-37 USD /bộ, trong khi đó xuất khẩu sản phẩm cùng loại của Thái Lan bình quân chỉ là 25-28 USD/bộ, của Indonexia là 30-32 USD/bộ, của Trung Quốc là 22 - 26 USD/bộ. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh với các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng của Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Tuy nhiên các sản phẩm của Việt Nam có phần kém lợi thế cạnh tranh về mẫu mã, giá cả, chất lượng…. so với các nước này. Nhưng Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh so với nhiều quốc gia khác trên thế giới do Việt Nam có nguồn nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú vì thế giá thành các sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam rẻ hơn so với một số nước như Mỹ, Đông Âu, Đài Loan, Hàn Quốc… Đồng thời chất lượng hàng VLXD của Việt Nam cũng đã đạt tiêu chuẩn của Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản về một số lĩnh vực nhất định như sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội, sản phẩm gạch Granit của Công ty gạch Thạch Bàn… Chương II Thực trạng kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty Viglacera thời gian qua I. Tổng quan về Tổng công ty Viglacera 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sau cuộc chiến tranh chống Mỹ thắng lợi, trước yêu cầu cấp thiết về vật liệu xây dựng để phục hồi, xây dựng lại đất nước. Ngày 25/7/1974 theo Quyết định 366/BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng, Công ty gạch ngói sành sứ xây dựng chính thức được thành lập. Ban đầu chỉ có 18 xí nghiệp miền Bắc, phần lớn chuyên sản xuất gạch ngói. Năm 1979, được đổi tên là liên hiệp các xí nghiệp thuỷ tinh và gốm xây dựng. Theo Quyết định số 991/BXD- TCLĐ ngày 20/11/1995, Bộ trưởng Bộ xây dựng quyết định thành lập Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng trên cơ sở sắp xếp và cơ cấu lại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trực thuộc Bộ xây dựng. Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng với tên giao dịch quốc tế là Viglacera (Việt Nam glass and ceramic for contruction corporation) là một doanh nghiệp Nhà nước được đặt tại địa điểm số 628- đường Hoàng Hoa Thám- Tây Hồ- Hà Nội. Tổng công ty chịu sự quản lý của Nhà nước, của Bộ xây dựng và các cơ quan quản lý Nhà nước khác theo qui định của pháp luật. Tổng công ty bao gồm 40 nhà máy, xí nghiệp thành viên với trên 15.000 cán bộ công nhân viên. Đến nay, do có sự sáp nhập của nhiều Nhà máy nên Tổng công ty còn 26 đơn vị thành viên trong đó có 20 đơn vị hạch toán độc lập, 6 đơn vị hạch toán phụ thuộc. Bên cạnh đó còn có 5 Công ty có vốn góp của Viglacera, các chi nhánh trong và ngoài nước và một đơn vị sự nghiệp chuyên đào tạo công nhân và bồi duỡng cán bộ vật liệu xây dựng. Từ khi mới thành lập cho đến năm 1990, Viglacera chủ yếu sản xuất gạch xây, ngói lợp và gạch lát nền xi măng. Hầu hết các nhà máy có công nghệ và thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm không cao, tiêu hao nhiều nguyên liệu. Nhưng từ năm 1990 đến nay Viglacera không ngừng phát triển, đi đầu đột phá trong việc đầu tư chiều sâu vào sản xuất ở Việt Nam. Đây là doanh nghiệp có uy tín với đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu về thiết kết thi công các công trình sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng với công nghệ hiện đại. Hiện nay Viglacera đã thiết lập được mối quan hệ về kinh tế, kỹ thuật với nhiều đối tác trên 22 quốc gia trên thế giới. Trải qua gần 30 năm hoạt động, với bề dày kinh nghiệm Tổng công ty đã và đang đi vào ổn định, củng cố và ngày càng phát triển lớn mạnh xứng đáng là một trong những Tổng công ty hàng đầu sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu lớn nhất ở Việt Nam. 2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 2.1. Chức năng, nhiệm vụ Trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng và một số Công ty thuộc Bộ xây dựng, trong điều 2 Quyết định số 991/ BXD- TCLĐ có nêu rõ chức năng và nhiệm vụ chính như sau: Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng theo qui hoạch, kế hoạch phát triển ngành xây dựng của Nhà nước và theo yêu cầu của thị trường bao gồm các lĩnh vực sản xuất kinh doanh các chủng loại vật liệu phục vụ xây dựng. - Thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. Kinh doanh phát triển nhà, tư vấn đầu tư và xây dựng. - Xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành kinh doanh khác theo qui định của pháp luật. - Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế khác trong và ngoài nước phù hợp với luật pháp và các chính sách của Nhà nước. Nhận và sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao. Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Ngoài ra Tổng công ty còn được Bộ xây dựng và Bộ thương mại giao thêm một số nhiệm vụ khác theo từng giai đoạn cụ thể như: xuất khẩu các loại sản phẩm của Tổng công ty, nhập khẩu các mặt hàng vật tư thiết bị thuộc phạm vi sản xuất kinh doanh của ngành như kính xây dựng, gốm xây dựng … nhằm điều tiết thị trường kính xây dựng và các sản phẩm đi từ thuỷ tinh, xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác trong Tổng công ty. 2. 2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Viglacera Để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm đáp ứng sự phát triển của các đơn vị thành viên phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao và yêu cầu thị trường trong giai đoạn mới. Tổng công ty đã thực hiện công tác quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của bộ máy mới với trên 15000 cán bộ công nhân viên được bố trí theo mô hình trực tuyến chức năng kết hợp . Đây là mô hình quản lý kết hợp được giữa tập trung thống với phát huy quyền chủ động sáng tạo của các cấp. Trong đó, lãnh đạo mỗi cấp đều có sử dụng các bộ phận chức năng để tham mưu cho mình trong việc ra quyết định. Các quyết định quản lí được truyền từ trên xuống dưới theo chiều dọc. Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là quan hệ phục tùng. Cấp dưới có trách nhiệm phục tùng cấp trên, đồng thời còn có trách nhiệm tham gia góp ý những quyết định có liên quan đến hoạt động của Tổng công ty. Cấp trên có trách nhiệm tiếp thu ý kiến đóng góp của cấp dưới để đưa ra những quyết định có lợi nhất cho sự phát triển của Tổng công ty (xem hình 2). Trong đó: *Ban điều hành Bao gồm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc, ban kiểm soát có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Tổng công ty thông qua các phòng ban nghiệp vụ. Hội đồng quản trị: là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổng công ty. Hội đồng quản trị thành lập ra ban kiểm soát nhằm kiểm tra tình hình hoạt động của ban giám đốc và các đơn vị phòng ban. Hình 2: Sơ đồ tổ chức của Viglacera Hội đồng quản trị Văn phòng Phòng ban thanh tra Phòng kiểm toán nội bộ Phòng công nghệ thông tin Phòng Marketing Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng kế hoạch hoá đầu tư Phòng tổ chức lao động Phòng đối ngoại Phòng tài chính kế toán Các chi nhánh Các đơn vị thành viên Đơn vị sự nghiệp Các đơn vị liên doanh, liên kết Chú thích: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng : Thông tin phản hồi Ban kiểm soát Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước và các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Phó tổng giám đốc: là người giúp việc của Tổng giám đốc, có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ tổng giám đốc phân công thực hiện. * Các phòng ban nghiệp vụ Văn phòng: là nơi diễn ra các cuộc họp của Tổng công ty, có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc trong công tác hành chính đối ngoại, tiếp xúc khách hàng và các đối tác kinh doanh. Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc sắp xếp bộ máy quản lý lao động và thực hiện các chính sách về lao động, tiền lương. Phòng kế hoạch đầu tư: có nhiệm vụ thu thập, phân loại xử lý các thông tin, thực hiện các qui định của Tổng công ty, lập kế hoạch theo dõi tình hình về công tác quản lý kinh doanh, tổng hợp tình hình báo cáo Tổng công ty và các cơ quan quản lý. Phòng kế toán: có nhiệm vụ tổ chức tài chính, hạch toán kinh tế, đánh giá kết quả, hoạt động của Tổng công ty theo kế hoạch, theo dõi và quyết toán các hoạt động kinh tế, quyết toán với cơ quan cấp trên (Bộ) và các cơ quan hữu quan, các tổ chức tài chính ngân hàng hàng năm. Phòng đối ngoại: có nhiệm vụ tiếp xúc, đàm phán và ký kết hợp tác sản xuất kinh doanh, dịch thuật các tài liệu giúp đỡ chuyên ngành giúp đỡ các đơn vị thành viên khác trực thuộc Tổng công ty trong lĩnh vực đối ngoại. Phòng Marketing: có nhiệm vụ làm công tác xúc tiến thị trường, nghiên cứu và tìm hiểu đối tác trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Tìm hiểu thị hiếu khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Đàm phán và ký kết các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước. * Các đơn vị thành viên Các đơn vị thành viên của Viglacera được bố trí ở 3 miền đất nước. Trong các đơn vị thành viên thì không thể không nói đến Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty này là một đơn vị hạch toán phụ thuộc được thành lập theo Quyết định số217/QB- BXD ngày 7/5/1998 của Bộ xây dựng. Đây là một bộ phận gồm các chuyên viên giỏi có năng lực, thực hiện công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị thành viên có nhu cầu, nhập khẩu cho toàn Tổng công ty. * Các cơ sở liên doanh liên kết Tổng công ty đã thực hiện liên doanh liên kết sản xuất kinh doanh với nhiều đối tác trong phạm vi ngành nghề kinh doanh của mình, một vài liên doanh của Viglacera đã và đang đi vào hoạt động ổn định: kính nổi Việt Nam (liên doanh giữa Viglacera với tập đoàn Nippon-Nhật Bản), kính ôtô Đáp Cầu (liên kết sản xuất với tập đoàn Huyndai-Hàn Quốc)…Các liên doanh này không chỉ là các đối tác trong nước mà còn cả các đối tác nước ngoài có kinh nghiệm, uy tín trên thế giới. * Các chi nhánh chính, văn phòng đại diện Tổng công ty có hai chi nhánh trực thuộc do Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu quản lý tại thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang. Các chi nhánh đóng vai trò là đại diện đầu mối phân phối các sản phẩm của Tổng công ty tại khu vực miền nam và miền trung. Bên cạnh đó Tổng công ty còn có 2 chi nhánh ở nước ngoài: Liên Bang Nga và Hoa Kỳ trong đó dự án Hoa kỳ chưa đi vào hoạt động còn dự án ở Liên Bang Nga đã đi vào hoạt động có hiệu quả với các sản phẩm chính như: sứ vệ sinh, gạch ốp lát… với tổng số vốn lên tới 15 triệuUSD và được đánh giá là dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có số vốn lớn nhất trong các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam từ trước tới nay. 3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 3.1. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển để phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và nhu cầu thị trường. Hiện nay, Viglacera đang tập trung sản xuất kinh doanh rất nhiều chủng loại sản phẩm và dịch vụ nhưng được chia làm hơn 30 nhóm sản phẩm và được phân thành các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính như sau: Sản xuất các vật liệu xây dựng bao gồm: -Gạch ốp lát ceramic, granit -Kính tấm xây dựng các loại: kính trắng, kính mờ, kính an toàn, kính phản quang, kính màu... -Các sản phẩm từ thuỷ tinh: bông sợi thuỷ tinh cách nhiệt, thuỷ tinh lỏng... -Sứ vệ sinh, bồn tắm, gạch lát nền và gạch ốp tường tráng men... -Tấm lợp và các sản phẩm phục vụ cho trang trí nội thất -Vật liệu chịu lửa: gạch chammôt, kiềm tính và các loại bột vữa tương ứng -Gạch ngói thông dụng: gạch xây các loại có độ rỗng từ 30-70%, ngói thường ngói tráng men và các sản phẩm khác được làm từ đất sét nung Tư vấn đầu tư, xây dựng và chuyển giao công nghệ sản xuất VLXD. Thi công lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng. Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. Trực tiếp xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng thiết bị, vật liệu xây dựng và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài các lĩnh vực trên Viglacera còn sản xuất kinh doanh: -Khai thác và chế biến nguyên liệu -Sản xuất má phanh ô tô -Sản xuất bao bì carton -May quần áo bảo hộ Bảng 2: Giá trị tổng sản lượng của Viglacera trong thời gian qua Đơn vị: triệu đồng Các chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Giá trị SXCN 475.800,6 648.876,8 781.027,3 1.200588,5 1.884023 Giá trị xây lắp 24.877 24.157,7 50.212,1 87.426,0 223.418,9 Giá trị khác 67.999 81.719,8 116.362,3 306.337,3 277.994 Tổng giá trị 568.676,6 754.754,3 947.601,7 1.594.351,8 2.395.435,9 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (1998-2002) Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên đã làm đa dạng hoá thêm sản phẩm và góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của Viglacera 3.2. Tình hình tài chính của Tổng công ty Viglacera * Vốn Tính đến cuối năm 2002 Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng có tổng số vốn sản xuất kinh doanh là 1350,839 tỷ đồng. Xét về mặt nguồn vốn thì tổng số vốn hiện có của Viglacera được cấu thành trên các nguồn chủ yếu như sau: Vốn ngân sách Nhà nước cấp: 372,164 tỷ đồng chiếm 28,5% Vốn tự huy động: 330,900 tỷ đồng chiếm 25,34% Vốn vay ngân hàng:489,690 tỷ đồng chiếm 37,5% Vốn liên doanh liên kết: 113,086 tỷ đồng chiếm 8,66% Dự tính trong năm 2005, tổng số vốn sẽ tăng lên 1297 tỷ đồng (không kể vốn ngân sách). Bảng 3: Cơ cấu vốn kinh doanh của Tổng công ty Viglacera Đơn vị: triệu đồng TT Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Vốn kinh doanh 976.282 100 1.171.136 100 1.164.406 100 1.305.839 100 1 Vốn cố định 629.701,89 64,5 762.409,54 65,1 777.823,21 66,8 859.242,06 65,8 2 Vốn lưu động 346.580,11 35,5 408.726,46 34,9 386.582,79 33,2 446.596,94 34,2 Nguồn: Phòng Kế toán Tổng Công ty Viglacera * Doanh thu Nhìn chung tình hình doanh thu của Viglacera liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 24,5%. Năm 1998 doanh thu mới chỉ ở mức 637.200 triệu đồng. Đến năm 2002 đạt tới 2.168.706,5 triệu đồng. Trong đó, chủ yếu là doanh thu về sản xuất vật kiệu xây dựng. Bên cạnh đó, hai nguồn doanh thu xây lắp và doanh thu khác cũng góp phần đánh kể trong tổng doanh thu của Vigkacera. Điều này được thể hiện qua bảng sau. Bảng 4: Tình hình doanh thu của Viglacera Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu VLXD 542.449 680.280,6 787.933,2 1.106.395,9 1.536.250,3 Doanh thu xây lắp 26.752 24.662,4 39.168,5 75.601,6 218.078 Doanh thu khác 67.999 81.719,8 119.390,5 263.002,8 414.378,2 Tổng doanh thu 637.200 786.662,8 946.492,2 1.445.000,3 2.168.706,5 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty (1998-2002) * Lợi nhuận: Trong điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay, số các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả còn ở mức khá khiêm tốn. Trong khi đó, Viglacera làm ăn rất có hiệu quả, đóng góp vào ngân sách một khoản khá lớn. Lợi nhuận của Tổng công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 1999 mới chỉ đạt ở mức 20,2 tỷ đồng cho đến năm 2002 đạt 46,39 tỷ. Đây là con số đáng khích lệ với bước đi đột phá về lợi nhuận của Tổng công ty. Bảng 5: Tình hình lợi nhuận của Viglacera Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuận 20,2 22 23,61 46,39 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh- phòng kế toán(1999-2002) 3.3. Tình hình lao động và công tác đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực của Tổng công ty Viglacera Hiện nay, với trên 15.000 lao động Tổng công ty đang giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập cho một lực lượng lao động khá là đông. Điều này đã góp phần không nhỏ việc giải quyết thất nghiệp cho lực lượng lao động ở Việt Nam. Thu nhập của người lao động cũng được xếp vào loại khá so với các doanh nghiệp nhà nước khác ở nước ta hiện nay. Bảng 6: Tình hình lao động của Viglacera Đơn vị : người Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số cán bộ CNV 8912 8856 10238 12395 15226 Nam 5373 5339 6346 8659 10179 Nữ 3539 3517 3892 3736 5014 1. Cán bộ lãnh đạo quản lý 409 401 521 653 803 1.1 Trên đại học 1 1 3 4 6 1.2 Đại học 408 400 518 649 797 1.3 Giỏi ngoại ngữ 24 26 39 45 55 2. Cán bộ khoa học kỹ thuật 238 226 308 375 478 2.1 Trên đại học 1 1 3 3 4 2.2 Đại học 237 225 305 372 474 2.3 Giỏi ngoại ngữ 15 17 30 34 36 3. Công nhân kỹ thuật 8265 8229 9412 11367 13945 3.1 Bậc 2 4515 3912 4412 5630 3955 3.2 Bậc 3 1556 1837 2090 2574 3134 3.3 Bậc 4 1123 1327 1526 1713 2085 3.4 Bậc 5 815 892 1001 1096 1335 3.5 Trên bậc 5 256 261 300 354 436 4. Thu nhập bình quân đầu người (1000 đ) 699 798,7 894,4 1096 1220 Nguồn: Báo cáo lao động, phòng tổ chức lao động của Viglacera (1998- 2002) Viglacera có một đội ngũ nguồn lao động có kinh nghiệm và uy tín nghề nghiệp đã tạo được thế mạnh cho Viglacera về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung và về nhân sự nói riêng . Viglacera không ngừng quan tâm đến công tác đào tạo tuyển dụng nguồn nhân lực. Ngoài việc đào tạo từ các trường đại học và cao đẳng chính quy thì Viglacera còn đào tạo theo hai hướng là đào tạo tại chỗ và qua các khoá học ngắn ngày gửi họ ở các trường kỹ thuật. Năm 98 Viglacera đã thành lập trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ vật liệu xây dựng. Năm 2005 sẽ phấn đấu trường thành một trung tâm đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu trong nước và nhu cầu xuất nhập khẩu lao động. Bên cạnh đó Viglacera còn hợp tác với một số các nước khác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ vật liệu xây dựng như hiệp hội gốm sứ Anh quốc, Nhật , Mỹ.... 3.4. Công nghệ kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm của Tổng công ty Viglacera Nhìn chung công nghệ sản xuất của Viglacera đều được xếp vào loại tiên tiến. Công nghệ sản xuất thường được nhập từ các nước tiên tiến trên thế giới như Nga, Đức, Italya, Nhật… Trừ một số lĩnh vực sản xuất dây truyền công nghệ còn lạc hậu như lĩnh vực sản xuất vật liệu chịu lưả… Nhìn chung Viglacera với các tiềm lực kinh tế mạnh, với đội ngũ lao động có trình độ và cơ sở vật chất kỹ thuật khá hiện đại, dây truyền công nghệ tiên tiến. Viglacera đã cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao đạt tiêu chuẩn châu Âu và một số nước trên thế giới. Hiện nay, Tổng công ty giữ một vai trò chủ đạo trong những ngành sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng ở Việt Nam. Với những thế mạnh đó trong những năm qua Tổng công ty đã đạt những thành công đáng kể và hoàn thành xuất sắc các kế hoạch được giao. II . Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Viglacera. 1. Vai trò của thúc đẩy xuất khẩu đối Tổng công ty Viglacera Trong bối cảnh hiện nay một nhà sản xuất lớn như Tổng công ty Viglacera, việc tìm kiếm và xúc tiến các biện pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu là một việc hết sức cần thiết và nếu được thực hiện tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích trực tiếp, lâu dài và thiết thực như sau: Thứ nhất: So với thị trường nội địa, thị trường thế giới có dung lượng tiêu thụ lớn hơn rất nhiều lần, kể cả về số lượng và chủng loại hàng hóa. Trong thời điểm diễn ra cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà sản xuất vật liệu nội địa như hiện nay, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu là giải pháp khả thi nhất để giải quyết những khó khăn về tiêu thụ. Đặc biệt đối với các sản phẩm gạch ceramic, granite và sứ vệ sinh, công tác xuất khẩu càng trở nên vô cùng cần thiết khi mà thị trường nội địa đang bước vào giai đoạn cung lớn hơn cầu. Thứ hai: Hiện nay đồng thời với việc hiệp định AFTA đang được thực thi, chính sách này ngày càng mở rộng của Nhà nước về việc tự do hoá thương mại với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới sẽ cho phép các sản phẩm nhập ngoại với giá rẻ, chất lượng cao và mẫu mã phong phú được cạnh tranh một cách tự do với các sản phẩm sản xuất trong nước. Trong bối cảnh đó, các nhà sản xuất trong nước một mặt cần tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản xuất để có thể cạnh tranh và đứng vững tại thị trường nội địa, mặt khác cần tập trung khai thác nguồn thị trường xuất khẩu để có thể tránh tình trạng dư thừa sản phẩm tồn kho, suy giảm sản lượng và doanh thu bán hàng cũng như duy trì sự ổn định và tăng trưởng sản xuất. Thứ ba: Nếu được thực hiện tốt, hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu sẽ kéo theo nhiều chuyển biến tích cực với mỗi đơn vị sản xuất như: nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, khuyến khích nghiên cứu, giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính chủ động trong công tác Maketting và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Thứ tư: Qua hoạt động thực tiễn sẽ dần hình thành một bộ máy chuyên làm công tác xuất khẩu, đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng được trưởng thành, trau dồi kiến thức ngoại ngữ và thương mại quốc tế, tự tin trong các mối quan hệ đối ngoại. Thứ năm: Thông qua công tác mở rộng thị trường tăng cường xuất khẩu sẽ xây dựng được thương hiệu và uy tín của Viglacera trên thị trường thế giới. Thứ sáu: Xuất khẩu là biện pháp trực tiếp mang lại nguồn ngoại tệ để tự trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu của doanh nghiệp và tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước. Từ những lợi ích thiết thực mà xuất khẩu đem lại có thể thấy rằng xuất khẩu là hoạt động rất cần thiết với Viglacera nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. 2. Kim ngạch xuất khẩu của Viglacera Đầu năm 1990 khi Nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sách đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu trong đó có việc mở rộng xuất nhập khẩu cho các ngành, các địa phương thì công tác xuất nhập khẩu diễn ra rất mạnh mẽ. Một vấn đề đặt ra với Chính phủ và Bộ thương mại là khuyến khích công tác xuất khẩu từ đó giúp cho các doanh nghiệp có thể đầu tư đổi mới dây truyền công nghệ hiện đại sản xuất ra những hàng hoá có chất lượng cao gía cả hợp lý nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, Chính phủ đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá vật liệu xây dựng của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong vấn đề thủ tục xuất khẩu. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty cũng liên tục tăng qua các năm. Điều đó cho thấy cùng với các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của Viglacera ra thi trường nước ngoài nhằm tăng thu ngoại tệ và giảm chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu, cũng đã cải thiện được kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Điều này được chứng tỏ qua bảng số liệu sau: Bảng 7: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Viglacera Năm Kim ngạch XNK Kim ngạch xuất khẩu Giá trị (USD) Tốc độ tăng (%) Giá trị (USD) Tốc độ tăng (%) Tỷ trọng trong KN XNK (%) 1998 17.257.000 - 279.000 - 1,62 1999 20.377.247 18,08 1672.972 500 8,21 2000 24.424.164 19,86 2.293.429 37,09 9,39 2001 29.352.963 20,18 3.487.132 52,05 11,88 2002 35.852.286 22,14 5.681.890 62,94 15,85 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (1999- 2002) Trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty Viglacera kim ngạch xuất khẩu mới chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn. Mặc dù, tỷ trọng này đã dần được cải thiện trong thời gian gần đây khi hoạt động sản xuất được thị trường trong và ngoài nước tín nhiệm. Ngay từ khi tái thành lập Tổng công ty đã xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm của mình. Năm 1999 thực chất là năm đầu tiên Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu đi vào hoạt động với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh các sản phẩm mũi nhọn của Tổng công ty tại thị trường phía nam và kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm, nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất của các đơn vị trong Tổng công ty. Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu đã hình thành nên đầu mối kinh doanh của Tổng công ty và hoạt động xuất nhập khẩu có hiệu quả, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho Tổng công ty, đồng thời tạo nguồn cân đối tài chính trong việc hỗ trợ vay trả đối với các đơn vị thành viên. Kết quả là sang năm 1999, kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty Viglacera tăng lên đáng kể là 1.672.972 USD chiếm 8,21% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng 500% so với năm 1998 Hầu hết công tác quản lý xuất nhập khẩu của Tổng công ty trong thời gian này đều do Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu cùng với phòng đối ngoại, phòng Maketing của Tổng công ty, kết hợp với các đơn vị thành viên thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thông tin xuất khẩu thông qua việc tuyển chọn các cán bộ có chuyên môn và nghiệp vụ để nắm bắt thông tin, đẩy mạnh xuất khẩu. Công ty chính là đại diện cho các đơn vị thành viên tiếp xúc với khách hàng, thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, đánh giá các đối thủ cạnh tranh và đẩy mạnh công tác xuất khẩu hàng hóa. Việc tổ chức xuất nhập khẩu của Tổng công ty thông qua một đơn vị chuyên trách là một biện pháp tốt để quản lý vốn và thực hiện hạn ngạch được giao. Với một đơn vị chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm đảm nhận công việc này đã mang lại hiệu quả cao hơn, tránh được tình trạng nhập khẩu tràn lan, không có qui hoạch và xuất khẩu nhỏ lẻ của các đơn vị thành viên. Việc hoạt động có hiệu quả của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu trong thời gian qua đã giúp Tổng công ty tìm kiếm được nhiều bạn hàng tin cậy và các thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Từ đó làm kim ngạch xuất khẩu của Viglacera tăng lên một cách nhanh chóng. Hình 3: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của Viglacera USD Năm Nguồn: Từ bảng 7 Nếu xét về tỷ trọng trong tổng doanh thu ta có bảng số liệu sau: Bảng 8: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Doanh thu XK(USD) 1.672.972 2.293.429 3.487.132 5.681.890 Tỷ trọng trong tổng doanh thu (%) 3,19 3,635 3,62 3,93 Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Tổng công ty (1999- 2002) Nhìn vào bảng trên ta thấy mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Viglacera tăng nhanh nhưng so với tổng doanh thu của Viglacera thì doanh thu xuất khẩu vẫn còn ở mức rất thấp. Điều này chứng tỏ mặc dù đã quan tâm tới công tác xuất khẩu nhưng hiệu quả xuất khẩu vẫn chưa cao so với tầm vóc lớn mạnh của Viglacera. Để đạt được những kết quả như vậy, trong thời gian qua Tổng công ty đã phối hợp và liên kết với các đơn vị trong ngành như Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX) trúng thầu các công trình lớn ở Nga, Ucraina, Lào và Trung đông. Ngoài ra, Tổng công ty còn thực hiện xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị ngoài Tổng công ty có các sản phẩm phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình. Có thể nói cho đến nay hầu hết các đơn vị sản xuất của Tổng công ty đều đã và đang giành nhiều sự quan tâm và ưu tiên đối với công tác giới thiệu và tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm của mình. Kết quả là một số sản phẩm như: kính xây dựng, gạch ốp lát, gạch Granite, sứ vệ sinh, gạch đỏ, gạch Chamôt đã được xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài. Các đơn vị đã thực hiện xuất khẩu bao gồm: Công ty Thạch Bàn Công ty sứ Thanh Trì Công ty gạch ốp lát Hà nội Công ty gốm xây dựng Hạ Long Công ty kính Đáp Cầu Công ty gạch men Thăng Long Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng Công ty gốm sứ Việt Trì Công ty vật liệu chịu lửa kiềm tính Việt Nam Công ty vật liệu chịu lửa Cầu Đuống Đó là các doanh nghiệp đã tíên hành xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhằm tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường và làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu. 3. Mặt hàng xuất khẩu của Viglacera Trong những năm trước 1990, Tổng công ty chưa có uy tín trên thị trường, các mặt hàng chưa được nhiều người biết đến nên hoạt động ngoại thương gặp nhiều khó khăn. Tổng công ty nhận thấy cần phải đổi mới và hiện đại hoá công nghệ cũng như các thiết bị dây chuyền sản xuất thì mới đảm bảo được hiệu quả chất lượng sản phẩm cũng như tiến hành tốt được công tác xuất khẩu. Tổng công ty đã tiến hành nhập khẩu các hệ thống dây chuyền chế biến tạo hình trong sản xuất gạch từ Ucraina, Italya, Đức… dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất gạch ốp lát Ceramic, sứ vệ sinh, gạch Granite. Trong những năm gần đây, các mặt hàng được Tổng công ty xuất khẩu ngày càng phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, tăng về số lượng, chất lượng. Một số mặt hàng xuất khẩu của chủ yếu của Tổng công ty như sứ vệ sinh, gạch đỏ xây dựng, gạch granite, gạch ceramic, kính xây dựng, gạch men màu các loại, vật liệu chịu lửa và một số các sản phẩm khác như gạch ngói xây dựng, mây tre đan… đã được xuất ra nước ngoài. Năm 1995, Tổng công ty mới chỉ xuất khẩu một số sản phẩm là sứ vệ sinh với giá tri là 24.450 USD do Công ty sứ Thanh Trì thực hiện. Nhưng cho đến năm 2002 thì số sản phẩm đã lên tới con số là gần 10 nhóm sản phẩm chính và một số sản phẩm khác. Điều này chứng tỏ sự phát triển không ngừng của Viglacera trong thời gian qua. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, Tổng công ty được phép xuất khẩu các sản phẩm do các đơn vị thành viên sản xuất theo đúng các qui định mà pháp luật qui định. Trong những năm gần đây, trong khi các nhà máy các đơn vị thành viên đã đi vào sản xuất ổn định thì lại gặp không ít những khó khăn ở thị trường nội địa. Hơn thế nữa, công tác xuất khẩu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Do đó công tác xuất khẩu được Tổng công ty đặc biệt quan tâm và coi đây là giải pháp chính nhằm xúc tiến việc tiêu thụ hàng hoá. Tổng công ty đã thực hiện xuất khẩu các sản phẩm của mình sang nhiều thị trường khác nhau trên thế giới với giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu như sau (xem bảng 9): Qua bảng số 9 ta thấy số lượng và giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Viglacera liên tục tăng qua các năm. Trong các sản nhóm sản phẩm chính của Viglacera đã tiến hành xuất khẩu thì sản phẩm sứ vệ sinh chiếm một tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 1999 sản phẩm sứ vệ sinh chiếm 92,086% nhưng đến năm 2002 chỉ còn 47,417%. Nhìn vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Viglacera ta thấy mặc dù các mặt hàng xuất khẩu tăng dần và cơ cấu cân đối hơn nhưng tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu vẫn còn mất cân đối. Sản phẩm sứ vệ sinh chiếm tới 60,703% trong khi đó các sản phẩm như kính gương, gạch ceramic, granite còn quá nhỏ bé so với kim ngạch xuất khẩu của Viglacera. Bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu chính thì một bộ phận sản phẩm khác tuy không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo nhưng cũng góp phần làm đa dạng hoá các sản phẩm của Viglacera và đem lại một khoản thu ngoại tệ không nhỏ hàng năm trong kim ngạch xuất khẩu chiếm 20,146% (1999-2002). Điều này chứng tỏ khả năng xuất khẩu của Viglacera về việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu nhằm nâng cao uy tín thương hiệu của Viglacera trên thị trường thế giới. Tính đến cuối năm 2002 thì tổng kim ngạch xuất khẩu của Viglacera từ năm 1999 đến năm 2002 là 13.135.423 USD. Con số này còn nhỏ so với tổng doanh thu của Viglacera nhưng nhờ chiến lược đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty nên số lượng, giá trị các mặt hàng xuất khẩu tăng lên khá nhiều làm cho kim ngạch xuất khẩu của Viglacera tăng lên đáng kể. Đồng thời làm giảm lượng chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Viglacera trong tổng kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây. 4. Thị trường xuất khẩu của Viglacera Do đặc điểm hàng vật liệu xây dựng là dễ vỡ, phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng, hàng vật liệu xây dựng, khó vận chuyển đi quá xa vì như vậy cước phí vận tải sẽ chiếm một tỷ lệ lớn trong gía thành sản phẩm, mà đa số sản phẩm của Tổng công ty lại có giá trị thương mại không cao nên hoạt động kinh doanh ngoại thương chỉ có hiệu quả khi xuất nhập khẩu một lượng hàng lớn. Điều này ảnh hưởng đến các thị trường và bạn hàng xuất khẩu hàng vật liệu xây dựng của Tổng công ty. Các bạn hàng chủ yếu của Viglacera gồm: Thị trường Singapo: Công ty SPPTE Ldt, Công ty offshore onshore PTE Ldt, ICT Singapore. Thị trường Lào: Tổng công ty Lao Building Materials, Công ty Luxe company Ld. Thị trường Italy: Tập đoàn Bongioani SRLGronp, Siti SPA, hãng Uncer, Cerdec, Cover, Lam beti Thị trường Nga: Công ty Albus Joint Stock Company, Vitalex Company, Dunka cossium Thị trường Malaysia: Công ty commercial MiterlInc Thị trường Đài Loan: Công ty China GlaZe Inc. Ngoài những bạn hàng chủ yếu trên Viglacera còn có những bạn hàng không kém phần quan trọng khác ở các thị trường khác nhau trong khu vực và trên thế giới Tổng công ty tích cực tìm kiếm đối tác không chỉ trên những thị trường đã có mà còn trên những thị trường mới với nhiều hình thức khác nhau. Ngay từ năm 1995, Viglacera đã mở rộng thị trường sang nhiều nước khác nhau với phương châm đa dạng hoá các thị trường, song vẫn cần xây dựng thị trường trọng điểm và bạn hàng chủ yếu. Năm 1995 Tổng công ty đã xuất khẩu một số sản phẩm sứ vệ sinh sang thị trường Mianma do Công ty sứ Thanh Trì thực hiện với giá trị 24,450 USD. Để đánh giá về thị trường xuất khẩu của Viglacera ta có thể thông qua bảng số liệu sau: Bảng 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Viglacera Đơn vị: % TT Khu vực Tỷ trọng 1 Đông Âu 45 2 Eu, Bắc Mỹ, Nhật 15 3 Trung Đông, Tây á, Nam á 20 4 ASEAN 20 Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Viglacera (1999-2002) Hình 4: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu của Viglacera Nguồn: Từ bảng 10 Do ban đầu thực hiện xuất khẩu nên Tổng công ty mới chỉ thực hiện ở thị trường khu vực Đông Nam á. Nhưng do nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng lên. Việc tìm kiếm các thị trường mới là rất cần thiết, Viglacera đã mở rộng thị trường xuất khẩu của mình không chỉ những thị trường trong khu vực mà là những thị trừờng có vị trí địa lý xa Việt Nam như Nga, Ucraina, Italya, Mỹ… Tính đến năm 2002 số lượng các thị trường xuất khẩu của Viglacera đã lên tới gần 20 thị trường trên thế giới. Đồng thời các thị trường này cũng được Tổng công ty xác định là những thị trường trọng điểm trong chiến lược xâm nhập thị trường nước ngoài của Viglacera trong thời gian tới. Ngoài khu vực Đông Âu, Nga là thị trường chủ yếu, ngay từ năm 1998 Viglacera đã mở rộng thị trường sang nhiều nước khác nhau. Hiện nay, kim ngạch buôn bán giữa Viglacera với một số doanh nghiệp của Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản,…. đã được thiết lập và có nhiều triển vọng. Tổng công ty vẫn tiếp tục thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ về kinh tế và kỹ thuật với nhiều nước trên thế giới, xây dựng các thị trường trọng điểm và bạn hàng chủ yếu để việc xuất khẩu đạt hiệu quả cao hơn. Viglacera xác định các thị trường xuất khẩu có tiềm năng cho việc tiêu thụ sản phẩm là: * Thị trường Nga và Đông Âu Đây được coi là thị trường truyền thống có nhiều tiềm năng cho việc tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù hiện nay, các sản phẩm sứ vệ sinh và gạch ốp lát đang tiêu thụ tốt ở đây, trung bình trị giá xuất khẩu của Viglacera sang khu vực này thường chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu. Để đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường này, Viglacera đã và đang tiến hành khảo sát, tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng và các đặc tính, về thời tiết, khí hậu để tiến hành nghiên cứu sản xuất các sản phẩm cho phù hợp. Đồng thời để đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu trong tương lai gần. Tổng công ty thực hiện việc chào hàng các sản phẩm mới của mình thông qua phòng thương mại của các nước này tại Việt Nam, chi nhánh của Viglacera tại Nga và một số đối tác có quan hệ làm ăn tốt với Tổng công ty Albus, Joint stock Co, Vilatex Co, Danka Consortium. Đồng thời cũng kiến nghị với Nhà nước dùng sản phẩm gốm sứ Viglacera xuất khẩu sang để thanh toán nợ với các nước này từ trước. * Thị trường EU, Bắc Mĩ, Nhật Bản Đây là các thị trường mà Tổng công ty Viglacera mới chỉ thực hiện xuất khẩu một vài lô hàng sứ vệ sinh và gạch Granite, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu, thông qua các đối tác trung gian chủ yếu để thăm dò thị trường và giới thiệu các sản phẩm. Các thị trường này là các thị trường có thu nhập cao nên đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm, do đó đây thực sự là những thị trường lý tưởng mà Tổng công ty cần chú trọng trong thời gian tới. Tuy nhiên, để có thể thâm nhập và có được một thị phần vững chắc tại thị trường này đòi hỏi Tổng công ty phải có kế hoạch thật cụ thể. Cạnh tranh với các hãng nổi tiếng, có nhiều kinh nghiệm. Trong kinh doanh tại đây là rất khó khăn nhưng không phải là không có lợi cho Viglacera với những lợi thế sẵn có về nhân công, về nguyên vật liệu, nhiên liệu, nếu tổ chức tốt việc sản xuất của mình thì Tổng công ty vẫn có thể xuất khẩu hàng sang các nước này nhờ lợi thế giá rẻ. Riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, Chính phủ ta đã ký hiệp định thương mại song phương qua đó được hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN). Điều này sẽ giúp cho Viglacera có thêm lợi thế để cạnh tranh bình đẳng hơn vì trước đây hàng hoá của Việt Nam nói chung thường gặp khó khăn lớn về thuế quan khi xuất khẩu hàng của mình sang Hoa Kỳ. Để tận dụng cơ hội do Hiệp định thương Việt Mỹ mang lại Viglacera đã ký quyết định thành lập chi nhánh tại Mỹ vào năm 2002 nhưng cho đến nay chi nhánh này vẫn chưa đi vào hoạt động chính thức. Trong thời gian tới chi nhánh này sẽ là đầu mối phân phối chính các sản phẩm tại thị trường Mỹ và các quốc gia lân cận * Thị trường Trung Đông, Tây á và Nam á Đây là khu vực có thu nhập khá có khí hậu khô, nóng nên các mặt hàng như sứ vệ sinh và gạch ốp lát rất có tiềm năng tiêu thụ. Hiện nay, Viglacera đang thông qua một số các đối tác trung gian Loc Hoang Inc, Mklton Ldt…để tiêu thụ các sản phẩm của mình, trong đó chủ yếu là các loại sứ vệ sinh, gạch ốp lát và các loại gạch ngói trang trí cao cấp. Kế hoạch của Tổng công ty là tiến tới thiết lập các đại lý và văn phòng đại diện tại thị trường này trong thời gian tới. Hiện nay giá trị xuất khẩu của Viglacera sang thị trường này chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu. * Thị trường ASEAN Đây là các thị trường có quan hệ gần gũi và lâu năm, có vị trí địa lý gần với Việt Nam, do đó hàng hoá xuất khẩu sang thị trường này có nhiều thuận lợi như chi phí vận chuyển thấp, ít rủi ro… Việt Nam đã chính thức gia nhập khối ASEAN vào ngày 24/7/1995 điều này cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Viglacera trong mối quan hệ với bạn hàng và các cơ quan chính quyền của các nước khu vực này. Đối với khu vực này Viglacera đặc biệt coi trọng thị trường các nước Đông Dương vì đây là các thị trường mà các đặc tính tiêu dùng tương đồng với thị trường Việt Nam và đang trong giai đoạn tái thiết đất nước trong một thời gian dài bị chiến tranh tàn phá. Trị giá xuất khẩu của Viglacera sang các nước ASEAN đã chiếm tới 20% kim ngạch xuất khẩu của mình. 5. Chất lượng, giá bán sản phẩm xuất khẩu Một trong những nhân tố làm tăng cường khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung và của Viglacera nói riêng là chất lượng, giá bán sản phẩm. Bên cạnh kiểu dáng mẫu mã sản phẩm thì yếu tố chất lượng, giá bán đóng vai trò rất quan trọng như chất lượng tốt, giá bán hợp lý thì sản phẩm mới có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Viglacera coi giá bán là điểm mấu chốt trong chiến lược xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Bảng 11: Chất lượng sản phẩm của Viglacera STT Mặt hàng Chất lượng sản phẩm xuất khẩu 1 Gạch granite, ceramic Tiêu chuẩn Châu Âu 2 Kính và gương các loại Tiêu chuẩn Hàn Quốc, Nhật Bản 3 Sứ vệ sinh Tiêu chuẩn Châu Âu 4 Gạch ngói xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam 5 Gạch chịu lửa Tiêu chuẩn Việt Nam Nguồn: Đánh giá năng lực sản xuất của Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng năm 2002 Nhìn chung, chất lượng sản phẩm xuất khẩu còn thiếu tính cạnh tranh. Tuy nhiên, một số lĩnh vực sản xuất của Tổng công ty đã đạt tiêu chuẩn Việt Nam và một số các quốc gia trên thế giới. Một số sản phẩm của công ty được bạn bè quốc tế đánh giá cao về chất lượng. Ví dụ: mới đây, sản phẩm của Công ty gạch men Thăng Long tham gia hội chợ triển lãm Cevisama 2003 được tổ chức tại Tây Ban Nha và đã được báo chí Tây Ban Nha đánh giá rất cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Tổng công ty đã đạt được nhiều giải thưởng quốc tế như: Giải thưởng xây dựng quốc tế lần thứ 11 do tổ chức quốc tế Editorial office cấp tại Madrid- Tây Ban Nha năm 1999. Giải sao vàng quốc tế về chất lượng do tổ chức quốc tế BTD chứng nhận năm 2000. Giải thưởng vàng Châu Âu về chất lượng lần thứ 15 do tổ chức Editoral office cấp tại Paris- Pháp năm 2001. Ngoài ra, việc Tổng công ty và hầu hết các đơn vị thành viên được cấp chứng chỉ ISO về hệ thống chất lượng cũng là một yếu tố thuận lợi cho công tác xuất khẩu. Mặc dù chất lượng sản phẩm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn như trên nhưng vẫn chưa cạnh tranh được với nhiều hãng sản xuất vật liệu xây dựng trên thế giới.Ví dụ: trong khi hầu hết các sản phẩm gạch giả granit đang đựợc ưu chuộng tại các nước Châu á phát triển, Châu âu và Bắc Mỹ là các sản phẩm có thiết kế vân mây giả đá tự nhiên, bề mặt gồ ghề hoặc bằng thì gạch granit của Tổng công ty hiện nay vẫn chủ yếu là các sản phẩm muối tiêu men mờ hoặc mài bóng, thiết kế mẫu mã còn tương đối đơn giản. Bên cạnh việc quan tâm cải thiện công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm thì giá cả cũng là một vấn đề đã được Tổng công ty chú ý tới. Nếu so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc thì giá bán của các nước này rẻ hơn rất nhiều so với Viglacera. Tuy nhiên, nếu so với một số các quốc gia như Mỹ. Nhật, Italya.. thì Viglacera có lợi thế giá rẻ hơn. Chính vì những lý do đó mà các sản phẩm của Viglacera còn yếu sức cạnh tranh về giá cả trên thị trường thế giới. Bảng 12: Giá bán bình quân các mặt hàng xuất khẩu năm 2002. STT Mặt hàng Đơn vị tính Giá trị 1 Kính xây dựng USD/m2 4,1 2 Sứ vệ sinh USD/SP 35 3 Gạch ốp lát cermic USD/m2 5,1 4 Gạch ốp lát granite USD/m2 10,78 5 Vật liệu chịu lửa USD/tấn 365 6 Gạch xây dựng qui tiêu chuẩn USD/m2 0,125 7 Ngói lợp các loại USD/m2 4,62 8 Gạch lát đất sét nung USD/m2 4,8 9 Gạch Cotto USD/m2 11,4 Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Viglacera năm 2002 Chỉ xét riêng có mặt hàng sứ vệ sinh là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì giá bán sản phẩm này của Thái Lan chỉ bằng 80%, của Trung Quốc là 68% và Inđônexia là 88% giá bán các sản phẩm của Viglacera. 6. Những biện pháp tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Viglacera 6.1. Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tác Tổng công ty tiến hành khai thác thông tin và tìm kiếm khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu là các hình thức sau: *Thông qua hội chợ thương mại quốc tế Việc tìm kiếm thông tin thị trường qua các hội chợ thương mại quốc tế cũng là một hình thức khá phổ biến của Viglacera. Tổng công ty đã tổ chức tham gia được các hội chợ thương mại quốc tế lớn như hội chợ Cevisama tại Tây Ban Nha vào năm 2000 và 2002, hội chợ TIGER of asia năm 2001 và Coverings vào năm 2002 tại Hoa Kỳ, và các hội chợ tại các nước khác như: CHLB Đức, Nhật, Hàn Quốc, Iraq, Nga, Trung Quốc, Lào…. Thông qua hội trợ triển lãm tiếp xúc giao dịch với khách hàng, tìm hiểu giới thiệu sản phẩm, thường xuyên bám sát khách hàng, chủ động giới thiệu và chào hàng các sản phẩm mới. Tổ chức quảng cáo các sản phẩm tại hội chợ để tìm kiếm khách hàng bằng hình thức phát Cataloge để giới thiệu sản phẩm. Theo báo cáo thường niên của phòng kinh doanh, gần 30% tổng số hợp đồng xuất khẩu được ký kết hàng năm với khoảng 40% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu được thực hiện thông qua các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. *Thông qua các chuyến công tác khảo sát thị trường Từ năm 1995 đến nay Tổng công ty đã cử hàng trăm đoàn đi công tác tới trên 20 nước trên thế giới nhằm khảo sát thị trường * Thông qua các nguồn thông tin từ các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các trung tâm xúc tiến thương mại của các nước, các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam hoặc thông qua Bộ thương mại, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Hàng năm, Bộ thương mại, Bộ kế hoạch đầu tư cũng như các tổ chức kinh tế khác thường tổ chức các cuộc hội thảo nhằm nghiên cứu, đánh gía nhu cầu thị trường trên thế giới, giới thiệu những doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài, phân tích tình hình diễn biến thị trường…Đây cũng được coi là cơ hội cho các doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường. * Thông qua các trang Web thương mại điện tử trên Internet Đây cũng là một phương pháp tìm kiếm và mở rộng thị trường mà Tổng công ty thường sử dụng và khai thác trong những năm gần đây. Ưu điểm của phương pháp này chi phí thấp, có thể trực tiếp trao đổi với khách hàng về các điều mua bán như chất lượng, giá cả …. * Thông qua việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm trên WEB của Tổng công ty Tổng công ty đã thực hiện quảng cáo, đưa thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của Tổng công ty lên trên mạng, chủ yếu tập trung vào các trang, thư mục mua bán vật liệu xây dựng. Mặc dù hiện nay Tổng công ty đã có trang Web. Nhưng theo phản ánh của khách hàng nước ngoài thì việc truy cập vào trang Web của Viglacera rất khó khăn và mất nhiều thời gian, do đó hiệu quả chưa cao. Hiện nay, Tổng công ty đã có trang Web riêng của mình tại địa chỉ www. Viglacera.com.vn. *Thông qua các loại ấn phẩm trong và ngoài nước Qua các ấn phẩm như tạp chí, chuyên đề được xuất bản trong và ngoài nước, Tổng công ty có thể tìm kiếm được những khách hàng đang có nhu cầu với mặt hàng mà Tổng công ty đang kinh doanh. Trên cơ sở đó, Tổng công ty tiến hành những hoạt động giao dịch nhằm ký kết hợp đồng với khách hàng Bên cạnh đó Tổng công ty còn sử dụng kết hợp với một số phương pháp tìm kiếm và mở rộng thị trường khác nhằm bảo đảm mục tiêu đề ra. Từ các hình thức đó Tổng công ty tiến hành lựa chọn đối tác để đàm phán và thực hiện hợp đồng. 6.2. Thiết lập mạng lưới kênh phân phối Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường thì Tổng công ty còn tiến hành xây dựng hệ thống đại lý văn phòng đại diện tại nước ngoài. Tổng công ty tìm kiếm khách hàng có tiềm năng tại các thị trường để tổ chức mạng lưới đại lý bán hàng. Tiến hành hợp tác bán hàng dưới nhiều hình thức như ký biên bản thoả thuận, hợp đồng đại lý bán hàng, môi giới ăn hoa hồng. Cụ thể, Viglacera đang triển khai lập văn phòng liên lạc, đại diện, đại lý tại các thị trường Hoa Kỳ, thiết lập đại diện và cử cán bộ sang thường trực ở Iraq, thành lập đại diện tại Rumani và một số nước Đông Âu, đại lý tiêu thụ tại Bruney. Trong thời gian tới Viglacera sẽ tiếp tục, thường xuyên liên lạc với các đối tác này chào hàng và trao đổi các thông tin về hàng hoá, triển khai xuất khẩu những lô hàng thử nghiệm đầu qua các đối tác này. Hiện nay, Viglacera đang tiến hành đàm phán thảo l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKQ27.doc
Tài liệu liên quan