Tài liệu Luận văn Tìm hiểu một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam: Luận văn
Đề Tài:
Một số giải phỏp đẩy mạnh
xuất khẩu cà phờ vào thị
trường EU của Tổng cụng ty
cà phờ Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp
1
LỜI MỞ ĐẦU
Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước
Việt Nam. Chủ trương này được khẳng định trong văn kiện đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII và trong nghị quyết 01NQ/TW của Bộ Chớnh trị với
mục tiờu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH hướng về xuất
khẩu. Để thực hiện chủ trương của Đảng cựng với việc đẩy mạnh tiến trỡnh
cụng nghiệp hoỏ - hiện đại hoỏ đất nước và giỳp Việt Nam bắt kịp được với
tiến trỡnh toàn cầu hoỏ và hội nhập, chỳng ta cần phải tăng cường mở rộng thị
trường xuất khẩu.
Hiện nay EU đó và đang là đối tỏc quan trọng, một thị trường lớn cú
khả năng tiờu thụ nhiều hàng hoỏ, sản phẩm của Việt Nam. Cỏc mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam cũng chớnh là những mặt hàng mà thị trường này
cú nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lượng như giầy dộp, thuỷ hải sản, cà
...
108 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề Tài:
Một số giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu cà phê vào thị
trường EU của Tổng công ty
cà phê Việt Nam
LuËn v¨n tèt nghiÖp
1
LỜI MỞ ĐẦU
Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước
Việt Nam. Chủ trương này được khẳng định trong văn kiện đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII và trong nghị quyết 01NQ/TW của Bộ Chính trị với
mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH hướng về xuất
khẩu. Để thực hiện chủ trương của Đảng cùng với việc đẩy mạnh tiến trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và giúp Việt Nam bắt kịp được với
tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị
trường xuất khẩu.
Hiện nay EU đã và đang là đối tác quan trọng, một thị trường lớn có
khả năng tiêu thụ nhiều hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam. Các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam cũng chính là những mặt hàng mà thị trường này
có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lượng như giầy dép, thuỷ hải sản, cà
phê… Trong đó mặt hàng cà phê là một trong những mặt hàng nông sản quan
trọng nhất được bán rộng rãi trên thị trường EU. Khả năng xuất khẩu cà phê
của Việt Nam vượt xa hai loại đồ uống là chè và ca cao. Vì vậy đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hoá nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê nói riêng vào thị
trường EU là một việc làm cấp thiết đối với nước ta hiện nay. Tuy nhiên để
làm được điều này Việt Nam cần tập trung nghiên cứu tìm cách giải quyết các
vướng mắc, cản trở hoạt động xuất khẩu sang EU và tìm ra các giải pháp căn
bản để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xuất khẩu cà phê vào thị
trường EU trong thời gian thực tập tại Tổng công ty cà phê Việt Nam được sự
giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo công ty đặc biệt là Ban Kinh doanh tổng
hợp cùng với sự hướng dẫn tận tình của tiến sĩ Ngô Xuân Bình tôi xin chọn đề
tài: "Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của
Tổng công ty cà phê Việt Nam" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
2
Mục đích nghiên cứu: Trên góc độ lý thuyết luận văn phân tích vai trò
của việc xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế quốc dân. Trên góc độ thực tiễn,
luận văn những mặt làm được và chưa làm được của việc xuất khẩu cà phê
của Tổng công ty cà phê Việt Nam và đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh xuất
khẩu mặt hàng này.
Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài,
luận văn đã vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống
kê tổng hợp, phương pháp so sánh và dự báo.
Bố cục của luận văn, luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu mặt hàng cà phe và vai
trò của xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt
Nam vào thị trường EU.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của
Tổng công ty cà phê Việt Nam.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
3
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ
VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
I. Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê trong nền kinh
tế quốc dân.
1. Vài nét về mặt hàng cà phê và những lợi thế so sánh trong sản xuất và
xuất khẩu cà phê:
1.1. Nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam
Cách đây khoảng 1000 năm, một người du mục Ethiopa đã ngẫu nhiên
phát hiện hương vị tuyệt vời của một loại cây lạ làm cho con người thấy sảng
khoái và tỉnh táo lạ thường. Từ đó trái cây này trở thành đồ uống của mọi
người và lấy tên làng Cafa nơi phát hiện ra cây này làm tên đặt cho cây.
Từ thế kỷ VI cà phê trở thành đồ uống của mọi người dân Ethiopa và
nhanh chóng lan ra Trung Cận Đông.
Đến đầu thế kỉ XVI cà phê bắt đầu xuất hiện ở châu Âu và lan dần
sang Châu Á, châu Đại Dương. Năm 1857 cây cà phê được các nhà truyền
đạo công giáo đưa vào trồng ở Việt Nam, trước hết được trồng ở một số nhà
thờ ở Hà Nam, Quảng Bình... Sau đó được trồng ở đồn điền vùng Trung Du
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Từ đó diện tích cà phê ngày càng được mở rộng.
Từ năm 1994- nay cây cà phê Việt Nam, đặc biệt là cà phê vối phát
triển rất nhanh và đạt kết quả trên nhiều mặt. Hiện nay cà phê là mặt hàng
nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 ở nước ta. Có thể nói trong ngành nông nghiệp
hiện nay, cà phê chỉ đứng sau lúa gạo và có chỗ đứng vững chắc trở thành
ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
1.2. Chủng loại cà phê ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết trên thế giới có hơn 70 loại cà phê khác nhau
nhưng người ta chủ yếu gieo trồng 2 nhóm cà phê chính là cà phê vối
LuËn v¨n tèt nghiÖp
4
(Robusta), cà phê chè (Arabica) nhờ vào ưu điểm về năng xuất và chất lượng
ngoài ra còn dựa vào đặc điểm thích nghi của từng loại cây.
* Cà phê vối thích hợp với khí hậu khô ráo, nắng ấm, nhiệt độ thích
hợp nhất là 24-26 0 C, độ cao khoảng 600-2000m, mật độ từ 1200 -1500
cây/ha. Cà phê Robusta có hình quả trứng hoặc hình tròn, quả chín có màu
thẫm, vỏ cứng và thường chín từ tháng 2. Đặc biệt cây cà phê này không ra
hoa kết quả tại các mắt của cành. Nhân hơi tròn, to ngang, vỏ lụa màu ánh lâu
bạc. Loại cà phê này được trồng nhiều nhất ở Châu Phi và Châu Á trong đó
Việt Nam và Indonesia là hai nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới.
* Cà phê Arabica ưa khí hậu mát mẻ có khả năng chịu rét, thường được
trồng ở độ cao trên dưới 200m. Arabica có nhiều tàn lá, hình trứng hoặc hình
lưỡi mác. Quả của loại cà phê chè có hình quả trứng hoặc hình tròn, có màu
đỏ tươi, một số giống khi chín có màu vàng. Loai cà phê này chủ yếu trồng ở
Brazin và Colombia với mùi thơm được nhiều nước ưa chuộng.
Ở Việt Nam cà phê vối được trồng tuyệt đại đa số ở Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ. Đây là hai vùng chủ lực sản xuất cà phê của cả nước với năng
suất khá cao (trên 1,6 tấn nhân /ha) chất lượng tốt, với diện tích 443.000 ha,
chiếm 86% diện tích cả nước. Cà phê chè lại thích hợp với các vùng núi trung
du phía bắc, tập trung ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, quảng Trị
và Thừa Thiên Huế. Diện tích cà phê chè cả nước năm 2003 là 30.000 ha. Cà
phê chè có chất lượng hơn nhưng hay bị sâu bệnh và khả năng thích nghi kém
hơn vì vậy năng suất cũng thấp hơn khoảng 0,9-1,2tấn/ha.
1.3. Lợi thế so sánh trong sản xuất, xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
1.3.1. Lợi thế so sánh trong sản xuất cà phê.
- Lợi thế về điều kiện tự nhiên.
Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo
phương kinh tuyến từ 8o 30’ đến 23o 30’ vĩ độ bắc. Điều kiện khí hậu, địa lý
và đất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt
Nam một hương vị rất riêng, độc đáo.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
5
Về khí hậu :
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng lắm
mưa nhiều. Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những
tháng cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền
khí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê
Robusta. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp
với cà phê Arabica.
Về đất đai : Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được
phân bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ, với diện tích hàng triệu ha.
Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu
tố này đều có ở Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước
khác không có được.
- Lợi thế về nhân công:
Việt Nam với dân số 80 triệu người trong đó 49% là trong độ tuổi lao
động. Đây là đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho các mọi hoạt động
trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình bao
gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ khâu nghiên cứu chon giống, gieo trồng
khâu chăm sóc, thu mua, chế biến, bảo quản, bao gói , xuất khẩu. Quá trình
này đòi hỏi một đội ngũ lao động khá lớn. Đặc biệt ở Việt Nam thì việc ứng
dụng máy móc vào việc, sản xuất chế biến cà phê chưa nhiều vì thế lợi thế về
nhân công có thể giúp nước ta giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất cà phê xuất
khẩu từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh được về
giá so với các nước trên thế giới.
Theo dự tính thì việc sản xuất cà phê xuất khẩu thu hút khá nhiều lao
động: 1 ha cà phê thu hút từ 120.000- 200.000 lao động. Riêng ở nước ta hiện
nay có khoảng 700.000 – 800.000 lao động sản xuất cà phê, đặc biệt vào thời
điểm chăm sóc, thu hoạch con số này lên đến hơn 1 triệu người. Như vậy với
LuËn v¨n tèt nghiÖp
6
nguồn lao động dồi dào như nước ta hiện nay có thể cung cấp một lượng lao
động khá đông đảo cho ngành cà phê.
- Năng suất cà phê: Cà phê Việt Nam có năng suất khá cao: Nếu như
năng suất cà phê bình quân trên thế giới là 0.55 tạ/ ha, Châu Á là 0.77 tạ/ ha
thì ở Việt Nam đạt tới 1.2- 1.3 tấn/ ha. Từ năm 2000- 2004, năng suất bình
quân đạt 2 tấn/ ha, có năm đạt 2,4 tấn/ ha. Năng suất cao này chính là do Việt
Nam có nhiều giống tốt, có các yếu tố thuận lợi về đất đai khí hậu, đặc biệt
người Việt Nam có kinh nghiệm lâu năm trong việc gieo trồng cà phê.
- Người dân Việt Nam có đức tính chịu khó cần cù, có tinh thần học hỏi
tiếp thu khoa học công nghệ để áp dụng vào trồng và chế biến cà phê xuất
khẩu. Điều này cũng là lợi thế trong việc tạo ra một nguồn hàng cho cà phê
xuất khẩu.
- Cà phê Việt Nam có hương vị tự nhiên ngon. Cà phê Việt Nam được
trồng trên vùng cao nguyên, núi cao có khí hậu, đất đai phù hợp. Điều kiện
này tao cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, đặc biệt mà các quốc gia
khác không có được. Điều này là một lợi thế lớn của Việt Nam vì cà phê là
thứ đồ uống dùng để thưởng thức, đôi khi còn thể hiện đẳng cấp của con
người trong xã hội vì vậy hương vị cà phê luôn là một yếu tố lôi cuốn khách
hàng, đặc biệt là khách hàng khó tính.
- Một trong những lợi thế thuộc về chủ quan là do đường lối đổi mới
kinh tế của Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã tạo môi trường thuận lợi để phát
triển sản xuất cây cà phê. Nghị uyết 09/2000/ NQ/ CP của chính phủ xác định
quy hoạch và định hướng phát triển cây cà phê nước ta đến năm 2010. Vì thế
từ năm 2003, sản xuất cà phê nhất thiết theo quy hoạch, kế hoạch của nhà
nước cả về diện tích, giống, sản lượng, chất lượng khắc phục được tình trạng
tự phát duy ý trí chạy theo phong trào. Vì thế đã khuyến khích các hộ nông
dân yên tâm trồng cây cà phê. Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ về
giá khi giá cà phê của thị trường thế giới xuống thấp.
1.3.2. Lợi thế so sánh trong xuất khẩu cà phê
LuËn v¨n tèt nghiÖp
7
- Chiến lược của nhà nước: trong những năm 2003- 2010 nhà nước đã
xây dựng hoàn thiện các chiến lược mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam trong đó cà phê được xem xét là mặt hàng chủ lực số 1. Vị trí đó
được xuất phát từ lợi thế đất đai, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất của nông dân.
Lợi thế này kết hợp với chế độ chính trị, xã hội ổn định, cơ chế chính sách
thời kỳ đổi mới đã được khẳng định trong đường lối kinh tế do Đại Hội IX
của Đảng đề ra đã và đang trở thành sức mạnh để Việt Nam hội nhập vào nền
kinh tế thế giới và khu vực.
- Nhu cầu thế giới ngày càng tiêu dùng cà phê nhiều hơn và tăng lên
nhanh chóng. Cà phê là thứ đồ uống phổ biến trong mọi tầng lớp, hiện nay
nhu cầu tiêu dùng cà phê vượt xa hai loại đồ uống truyền thống là chè và ca
cao. Điều này đã thúc đẩy và khuyến khích các nước sản xuất cà phê xuất
khẩu.
- Về chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu: chi phí sản xuất cà phê xuất
khẩu của Việt Nam thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác.
Chi phí bình quân của Việt Nam là 650- 700 USD/ tấn cà phê nhân. Nếu tính
cả chi phí chế biến thì giá thành cho một tấn cà phê xuất khẩu là 750- 800
USD. Trong khi đó chi phí sản xuất của Ấn Độ là 1,412 triệu USD/ tấn cà phê
chè, 926,9 USD/ tấn đối với cà phê vối. Chi phí sản xuất rẻ là điều kiện thuận
lợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê của Việt Nam
trên thị trường thế giới.
- Việt Nam đã ra nhập ICO, sẽ tham gia tổ chức hiệp hội các nước sản
xuất cà phê (ACPC) và các tổ chức quốc tế khác có liên quan. Việt Nam đã
tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và phát triển
nguồn nhân lực. Điều này có thể giúp cho Việt Nam có điều kiện để học hỏi,
trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến cà phê đồng thời mở rộng được
giao lưu trao đổi mặt hàng cà phê với các nước trong khu vực và thế giới.
- Về thị trường xuất khẩu cà phê: thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam
ngày càng mở rộng, một số sản phẩm cà phê chất lượng cao như cà phê
LuËn v¨n tèt nghiÖp
8
Trung Nguyên, Vinacafe, Nam Nguyên, Thu Hà,… đã có thương hiệu và
đứng vững trên thị trường khu vực và thế giới.
- Về quy hoạch: Việt Nam đã xây dựng, quy hoạch nhiều vùng trồng
cà phê để xuất khẩu, cho năng suất cao, chất lượng tốt như Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh Miền Trung. Đây là một lợi
thế lớn để tạo ra một nguồn hàng phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu cà
phê
2. Vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo. Chính vì
thế ngành cà phê đã có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
2.1. Vị trí của cà phê đối với ngành nông nghiệp nước ta.
- Ngành cà phê góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành
nông nghiệp nước ta. Nếu như trước kia Việt Nam là một đất nước được biết
đến với sản phẩm là lúa gạo thì ngày nay Việt Nam còn được biết đến với một
mặt hàng nữa đó chính là cà phê. Điều này không chỉ giúp cho người dân đa
dạng được cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp mà còn đa dạng hoá
được các mặt hàng trong việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
- Đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh trong ngành nông nghiệp: hoạt
động sản xuất cà phê gắn liền với hoạt động chế biến cà phê. Vì thế kéo theo
một loạt các dịch vụ của sản xuất nông nghiệp phát triển như: dịch vụ nghiên
cứu giống cây trồng, dịch vụ cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón, dịch vụ cung
cấp máy móc thiết bị cho phơi sấy chế biến cà phê, dịch vụ bao gói, dịch vụ
tư vấn xuất khẩu…
- Phân bổ lại nguồn lao động trong nền nông nghiệp. Nền nông nghiệp
nước ta trước kia chủ yếu là lao động phục vụ cho ngành trồng lúa nước. Đây
là lao động mang tính chất thời vụ vì thế có một lượng lao động dư thừa khá
lớn trong thời kỳ nông nhàn. Ngành cà phê phát triển kéo theo một lượng lao
động khá lớn phục vụ cho nó. Với quy mô diện tích cà phê ngày càng mở
LuËn v¨n tèt nghiÖp
9
rộng thì càng cần một đội ngũ lao động lớn. Điều này tạo cho người dân các
vùng miền núi cũng như các vùng đồng bằng chuyên canh lúa có việc làm
thường xuyên, tạo thêm thu nhập cho họ, hạn chế được các tệ nạn xã hội.
- Hạn chế được các vùng đất bị bỏ hoang: Vì đặc điểm của cây cà phê
là thích hợp với những cao nguyên, đồi núi cao nơi đây chưa được khai thác
triệt để… Vì vậy đã hạn chế được các vùng đất bỏ hoang, phủ xanh đất trống
đồi trọc.
2.2. Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân
- Ngành cà phê góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ngành cà phê
gắn với cả một quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Điều này kéo
theo theo một loạt các ngành kinh tế phát triển như ngành xây dựng các cơ sở
để nghiên cứu giống, ngành thuỷ lợi, ngành giao thông, ngành chế tạo máy
móc,... Vì thế đẩy mạnh qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nơi
có cây cà phê phát triển. Điều này góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp
hoá hiện đại hoá trong nông nghiệp nông thôn.
- Ngành cà phê đã góp phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước.
Hàng năm ngành cà phê đem về cho đất nước từ 1- 1,2 tỷ USD/ năm chiếm
10% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân:
3. Vai trò xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như
vũ bão trên phạm vi toan thế giới, lôi cuốn rất nhiều nước trên thế giới tham
gia.Việt Nam cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy này và đang nỗ lực hết
sức để có thể hoà mình vào tiên trình này một cách nhanh nhất. Hoạt động
xuất nhập khẩu sẽ là cầu nối hết sức quan trọng để đẩy nhanh tiến trình này.
Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng trong
chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta. Phát
triển sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ đóng góp vai trò lớn đối với nền kinh tế
LuËn v¨n tèt nghiÖp
10
nước ta. Ta đi xem xét vai trò của việc xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế
Việt Nam.
3.1. Vai trò tích cực của xuất khẩu cà phê.
3.1.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công
nghiệp hoá đất nước
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường
tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để thực
hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có nguồn vốn rất
lớn để nhập khẩu máy móc trang thiết bị, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến và trình
độ quản lí của nước ngoài. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể lâý từ: đầu tư
nước ngoài, vay nợ thu từ hoạt động du lịch, xuất khẩu mặt hàng khác. Tuy
nhiên các nguồn vốn vay, vốn đầu tư từ nước ngoài đều phải trả bằng cách
này hay cách khác. Nguồn vốn quan trọng và bền vững đó là thu từ hoạt động
xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Tuy nhiên xuất khẩu không là hoat động dễ dàng. Để xuất khẩu thành
công, mỗi quốc gia phải tìm cho mình những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế
nhất, đem lại lợi ích cao nhất. Vì thế mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình
chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nắm bắt được điều này, Việt Nam
cũng đã xây dựng cho mình chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực riêng.
Những mặt hàng này sẽ tạo cho Việt Nam nguồn thu ngân sách chủ yếu. Cà
phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Hàng năm ngành cà phê đã
đóng góp một kim ngạch khá lớn cho ngân sách nhà nước. Kim ngạch thu
được từ hoạt động xuất khẩu cà phê vào khoảng 1-1,2 tỷ USD, chiếm khoảng
10% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong giai đoạn đầu của quá trình CNH-
HĐH đất nước ta cần một nguồn vốn khá lớn để đầu tư xây dựng cơ bản, nhập
khẩu máy móc, công nghệ từ nước ngoài. Nguồn vốn thu từ xuất khẩu cà phê
sẽ đóng góp một phần nào đó để tăng khả năng nhập khẩu phục vụ cho nhu
cầu nhập khẩu phuc vụ cho tiến trình CNH-HĐH đất nước.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
11
3.1.2. Xuất khẩu cà phê góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
thúc đẩy sản xuất phát triển
Việt Nam có lợi thế rất lớn trong việc sản xuất cà phê. Hàng năm Việt
Nam sản xuất ra một khối lượng lớn cà phê. Tuy nhiên tiêu thụ cà phê nội địa
của Việt Nam là rất thấp. Vì thế thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ
chức sản xuất. Ngày nay cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới thay đổi
mạnh mẽ đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với
xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
* Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ nhưng sản phẩm thừa do sản xuất
vượt quá nhu cầu tiêu thụ nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu
và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng.
Nếu chỉ thụ động chờ ở sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và
tăng trưởng chậm chạp. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế rất chậm chạp.
Hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan
trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu thế giới để tổ
chức sản xuất. Điều này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và thúc đẩy sản xuất phát triển.
Đối với ngành cà phê thì sản xuất cà phê của Việt Nam với sản lượng
lớn, nhu cầu tiêu dùng nội địa rất hạn hẹp do Việt Nam có truyền thống trong
việc thưởng thức trà. Vì vậy trên thị trường Việt Nam sẽ xẩy ra tình trạng
cung cà phê vượt quá cầu cà phê do đó phải đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên
Việt Nam lai không coi cà phê là sản phẩm ế thừa cần xuất khẩu mà xuất
phát từ thị trường thế giới ngày càng tiêu dùng nhiều cà phê hơn. Do đó thị
trường thế giới luôn là mục tiêu cho các doanh nghiệp sản xuất cà phê. Điều
này góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nước ta và thúc đẩy sản
xuất phát triển. Thể hiện :
LuËn v¨n tèt nghiÖp
12
- Trước hết sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ kéo theo hàng loạt các ngành
kinh tế phát triển theo như các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp chế
tạo máy móc, thúc đẩy các ngành xây dựng cơ bản như xây dựng đường xá,
trường, trạm thu mua cà phê , … Ngoài ra còn kéo theo hàng loạt các ngành
dịch vụ phát triển theo như : dịch vụ cung cấp giống cây trồng, thuốc bảo vệ
thực vật, ngân hàng, cho thêu máy móc trang thiết bị,… Điều này góp phần
làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng xuất khẩu.
- Xuất khẩu cà phê tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp
phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Hoạt động xuất khẩu gắn với việc tìm
kiếm thị trường xuất khẩu, do đó khi xuất khẩu thành công tức là khi đó ta đã
có được một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Điều này không những tạo cho Việt
Nam có được vị trí trong thương trường quốc tế mà còn tạo cho Việt Nam chủ
động trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cà phê thế giới. Thị trường
tiêu thụ càng lớn càng thúc đẩy sản xuất phát triển có như vậy mới đáp ứng
được nguồn hàng cho xuất khẩu.
- Xuất khẩu cà phê tạo ra điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào
cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Cũng như bất cứ môt
ngành sản xuất hàng hoá nào xuất khẩu, sản xuất cà phê xuất khẩu cũng tạo
điều kiện để mở rộng vốn, công nghệ, trình độ quản lý, nâng cao đời sống
người lao động đảm bảo khả năng tái sản xuất mở rộng.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng
cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu cà phê là phương tiện quan trọng
tạo ra vốn và kĩ thuật công nghệ từ thế giới bên ngoài vào việt Nam. Khi xuất
khẩu cà phê thì sẽ tạo cho Việt Nam nắm bắt được công nghệ tiên tiến của thế
giới để áp dụng vào nước mình. Như công nghệ chế biến cà phê xuất khẩu,
công nghệ, phơi sấy, bảo quản sau thu hoạch cà phê, ngoài ra còn học hỏi
được kinh nghiệm quản lý từ quốc gia khác. Như vậy sẽ nâng cao được năng
lực sản xuất trong nước để phú hợp với trình độ của thế giới.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
13
- Thông qua xuất khẩu, cà phê Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh
tranh trên thế giới, về giá cả chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta
phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị
trường. Sản xuất cà phê đáp ứng nhu cầu thị trường, khi đó muốn đứng vững
thị trường buộc các doang nghiệp xuất khẩu cà phê phải làm sao để hạ giá
thành, nâng cao chất lượng để đánh bật đối thủ cạnh tranh.
- Xuất khẩu cà phê đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và
hoàn thiện công nghệ sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị
trường. Thị phần luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vì
thế buộc các doanh nghiệp phải tích cực trong việc đổi mới công nghệ, quảng
cáo và xâm nhập vào trường thế giới.
3.1.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc
và có thu nhập cao và thường xuyên. Với một đất nước có 80 triệu dân, lực
lượng người trong tuổi lao động khá cao chiếm khoảng 50% thì việc phát
triển cà phê sẽ góp phần thu hút một đội ngũ lao động rất lớn làm giảm gánh
nặng về thất nghiệp cho đất nước. Giúp người dân ổn định đời sống giảm các
tệ nạn xã hội. Đồng thời giúp người dân có thu nhập cao đây là điều kiện để
họ tiếp thu khoa học công nghệ kỹ thuật, hoà nhập được với sự phát triển của
thế giới.
3.1.4. Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ
kinh tế đối ngoại của nước ta.
Xuất khẩu là hoạt động đổi buôn bán với nước ngoài do đó khi xuất
khẩu sẽ có điều kiện giúp cho quốc gia đó có được nhiều mối quan hệ với các
nước khác. Hiện nay ta đã xuất khẩu cà phê vào 53 quốc gia trên thế giới,
điều này giúp cho Việt Nam có được nhiều mối quan hệ hợp tác phát triển.
Đây là điều kiện quan trọng để Việt Nam có được các quan hệ hợp tác đa
phương và song phương đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
14
Bên cạnh đó, cây cà phê phát triển góp phần phục hồi môi trường sinh
thái, phủ xanh đất trống đồi trọc sau thời gian bị suy thoái nghiêm trọng do bị
tàn phá của thiên nhiên cùng sự huỷ hoại do chính bàn tay con người.
3.2. Những vấn đề tiêu cực của xuất khẩu cà phê
Vấn đề đặt ra lớn nhất đặt ra trong xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay
là tính bền vững chưa cao. Những năm gần đây, tuy sản lượng xuất khẩu tăng
nhanh nhưng giá cả không ổn định nên kim ngạch xuất khẩu tăng chậm hoặc
giảm sút. Vấn đề này có liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu trong
đó tính tự phát trong sản xuất dẫn đến cung vượt cầu, công việc chế biến bảo
quản sau thu hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu tăng sản lượng và nâng cao
chất lượng, thị trường xuất khẩu cà phê chưa ổn định.
3.2.1. Sản xuất cà phê thiếu quy hoạch và kế hoạch: tình trạng tự phát,
manh mún không gắn với thị trường diễn ra phổ biến dẫn hậu quả cung vượt
cầu, giá cả giảm làm thu nhập của người sản xuất giảm sút gây khó khăn cho
các doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu cà phê. Trong mấy năm trở lại đây nhà
nước đã quy hoạch phát triển sản xuất cà phê, tuy nhiên cũng còn nhiều nơi
người dân tự phát gieo trồng, vì thế đã làm cho ngành cà phê không quản lý
được sản lượng cà phê dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, đẩy giá xuông
thấp, làm cho các vùng chuyên cà phê không bù đắp nổi chi phí sản xuất dẫn
đến bị lỗ khá lớn.
3.2.2. Cơ cấu sản xuất chưa hợp lý, tập trung quá lớn vào cà phê
Robusta trong khi đó lại chưa quan tâm đến mở rộng cà phê Arabica là loại cà
phê đang được thị trường ưa chuộng giá cao. Cà phê vối được trồng phổ biến
ở Việt Nam, tuy nhiên nhu cầu thế giới lại thích tiêu dùng cà phê chè. Điều
này đặt ra cho Việt Nam vấn đề là nếu không thay đổi cơ cấu cà phê phù hợp
sẽ dẫn đến tình trạng quá thừa trong mặt hàng cà phê vối song lại thiếu trong
cà phê chè. Điều này gây bất lợi lớn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam.
3.2.3. Chất lượng cà phê còn thấp chưa tương xứng với lợi thế về đất
đai, khí hậu Việt Nam, còn cách xa với yêu cầu của thị trường thế giới. Xu
LuËn v¨n tèt nghiÖp
15
hướng chạy theo năng suất và sản lượng khiến không ít các hộ kinh doanh
quan tâm đên chât lượng cà phê dẫn đến giá cà phê bị thấp hơn rất nhiều cà
phê thế giới. Cà phê Việt Nam nhiều tạp chất, cà phê chưa chín, công nghê
phơi sấy bảo quản lạc hậu, dẫn đến nấm mốclàm giảm chất lượng cà phê. Đặc
biệt các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được lợi thế của cà phê Việt
Nam chính là ở hương vị mặt hàng này.
3.2.4. Tổ chức quản lý, thu mua cà phê còn nhiều bất cập. Hiệp hội cà
phê chỉ quản lý được một phần các doanh nghiệp sản xuất cà phê, chủ yếu
thuộc tổng công ty cà phê Việt Nam, còn đại bộ phận cà phê hộ gia đình do tư
thương chi phối.
Do những nhược điểm trên nên sức cạnh tranh của cà phê trên thị
trường thế giới còn thấp về chất lượng, giá thành cao, chủng loại sản phẩm
còn đơn điệu. Đây là những thách thức lớn đối với việc xuất khẩu cà phê Việt
Nam trong giai đoạn hội nhập với thị trường thế giới.
II. Vài nét khái quát về thị trường EU
1. Vài nét về quá trình phát triển Liên minh EU
Ý tưởng về một Châu Âu thống nhất đã xuất hiện từ rất sớm. Năm 1923
Bá tước người áo sáng lập ra "Phong trào liên Âu" nhằm đi tới thiết lập " Hợp
chủng quốc Châu Âu" để làm đối trọng với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Năm
1929, Ngoại trưởng Pháp đưa ra đề án thành lập: Liên minh Châu Âu nhưng
đều không thành. Mốc lịch sử đánh đấu sự hình thành EU lúc đó là bản:
"Tuyên bố Schuman" của bộ trưởng Ngoại giao Pháp vào ngày 9/5/1950 với
đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất than, thép của Cộng hoà liên bang Đức và
Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung trong một tổ chức mở cửa để các
nước Châu Âu khác cùng tham gia. Do đó Hiệp ước thành lập cộng đồng than
thép Châu Âu đã được ký kết ngày 18/4/1951 . Và đây là tổ chức tiền thân của
EU ngày nay. Ban đầu liên minh Châu Âu gồm 15 quốc gia độc lập về chính
trị. Năm 2004 Liên minh Châu Âu đã trở thành khu vực kinh tế lớn thứ 2 thế
LuËn v¨n tèt nghiÖp
16
giới sau Mỹ với 25 thành viên sau khi đã kết nạp thêm 10 thành viên mới
ngày 1/5/2004. Với thị trường trên 455 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) lên tới khoảng 10 nghìn tỷ Euro. Hàng năm EU chiếm 20% thị phần
thương mại thế giới và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo số liệu thống kê của
IMF, khối kinh tế này thu hút trên 53% hàng nhập khẩu của thế giới trong đó
72,5% là hàng nông sản xuất khẩu của các nước đang phát triển.
2. Đặc điểm của thị trường EU
Thị trường chung EU là một không gian lớn gồm 25 nước thành viên
mà ở đó hàng hoá, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự
do giống như khi chúng ta ở trong một thị trường quốc gia. Thị trường chung
gắn với chính sách thương mại chung. Nó điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu
và lưu thông hàng hoá, dịch vụ trong nội khối.
2.1. Tập quán tiêu dùng và kênh phân phối:
2.1.1. Tập quán tiêu dùng
EU gồm 25 quốc gia, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng do
đó có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về
hàng hoá. Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị trường tiêu
dùng giữa các thị trường quốc gia trong EU nhưng các quốc gia này đều nằm
trong khu vực Tây và Bắc Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế
và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các thành viên là khá đồng
đều cho nên người dân thuộc khối Eu có đặc điểm chung về sở thích, thói
quen tiêu dùng. Hàng hoá được nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo
đầy đủ về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã vệ sinh an toàn cao. Người tiêu
dùng Châu Âu thường có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhẫn
hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với
chất lượng sảm phẩm và có uy tín lâu đời cho nên dùng những sản phẩm
LuËn v¨n tèt nghiÖp
17
mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an toàn về chất lượng và an tâm cho người sử
dụng.
Từ đặc điểm trên, khi xuất khẩu cà phê vào thị này các doanh nghiệp
Việt Nam cần phải nắm bắt được nhu cầu của từng thành viên trong EU như
thích cà phê dạng bột hay cà phê rang xay, cà phê tan thì tỉ lệ đường, sữa , cà
phê như thế nào thì hơp lý,...Tuy nhiên cũng phải tìm hiểu đặc điểm của thị
trường chung này như quy định với chủng loại cà phê, giá cà phê, độ an toàn
của cà phê,…Để từ đó có biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị
trường này. Đặc biệt kinh doanh với thị trường EU các doanh nghiệp Việt
Nam cần chú ý nhiều đến thương hiệu cà phê. Đây là thị trường có mức thu
nhập khá cao, cái mà thị trường này cần đó là thương hiệu gắn với chất lượng
chứ không phải là giá cả. Vì thế ta làm sao để có các thương hiệu nổi tiếng
cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng của thế giới như : Nestle, Kraft
Foods, Saralee, Tchibo, P&G Larazza,…
2.1.2. Kênh phân phối:
Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường
EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn.
Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập
khẩu của tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống cửa hàng và siêu thị
của tập đoàn mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của hệ thống khác.
Kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và
nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ
của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn
khác và các công ty bán lẻ độc lập.
Cà phê Việt Nam tham gia thị truờng EU thường theo kênh phân phối
không theo tập đoàn. Vì các doanh nghiệp Việt Nam thường la doanh nghiệp
nhỏ và vừa chưa có đủ tiềm lực để điều chỉnh cả hệ thống các doanh nghiệp
nhập khẩu cà phê của EU.
2.2. Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU:
LuËn v¨n tèt nghiÖp
18
Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu
dùng rất được bảo vệ khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển. Để
đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm
ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các thành viên, đồng thời
bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. Hiện nay EU có 3 tổ chức định
chuẩn: Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điện
tử, Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán
được ở thị trường này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung
của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn
bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có điều kiện chưa đạt mức an toàn
ngang với tiêu chuẩn EU. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng EU tích cục
tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản
phẩm đánh cắp bản quyền, ngoài ra EU còn đưa ra các chỉ thị kiểm soát từng
nhóm hàng cụ thể về chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng.
Đối với nhóm mặt hàng nông sản khi nhập khẩu vào thị trường EU,
phải đảm bảo an toàn vệ sinh cao, chất lượng phải đảm bảo chất lượng chung
của EU. Đặcbiệt những sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đối với
cà phê EU chỉ nhập cà phê vối, cà phê chè Việt Nam xuất khẩu vào thị
trường này rất ít do công nghệ chế biến của ta chưa đảm bảo, chất lượng thua
kém rất nhiều cà phê của Brazin, Colombia,…Ngoài ra cà phê của ta xuất
khẩu vào EU chủ yếu là cà phê nhân, cà phê thành phẩm, cà phê hào tan rất ít,
vì ta chưa đáp ứng được các quy định của EU về tỉ lệ trong cà phê hoà tan.
2.3. Chính sách thương mại chung của EU
2.3.1. Chính sách thương mại nội khối
Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận
hành thị trường chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới, lãnh
thổ quốc gia, biên giới hải quan để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động,
dịch vụ và vốn, điều hoà các chính sách kinh tế xã hội của các nước thành
viên
LuËn v¨n tèt nghiÖp
19
- Lưu thông tự do hàng hoá: Các quốc gia EU nhất trí xoá bỏ mọi loại
thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các thành viên, xoá bỏ hạn
ngạch áp dụng trong thương mại nội khối. Xoá bỏ tất cả các biện pháp tương
tự hạn chế về số lượng, xoá bỏ các rào cản về thuế giữa các thành viên.
- Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ Liên minh: tự do đi lại về mặt
địa lý, tự do di chuyển vì nghề nghiệp, nhất thể hoá về xã hội, tự do cư trú
- Lưu chuyển tự do dịch vụ: Tự do cung cấp dịch vụ, tự do hưởng các
dịch vụ, tự do chuyển tiền bằng điện tín, công nhận lẫn nhau các văn bằng
- Lưu chuyển vốn tự do: Thương mại hàng hoá dịch vụ sẽ không thể duy
trì được nếu vốn không được lưu chuyển tự do và được chuyển tới nơi
nó được sử dụng một cách có hiệu quả kinh tế nhất.
Chính sách thương mại nội khối của EU thường tạo cho các thành viên
sự tự do như ở trong quốc gia mình. Điều này tạo cho Việt Nam thuận lợi
trong việc tìm hiểu các đối tác mới của EU thông qua các đối tác truyền
thống, ít phải điều tra ngay từ đầu, giảm chi phí cho việc tìm kiếm thị trường
mới. Ngoài ra nếu có được quan hệ tốt với thị trường truyền thống, sẽ là điều
kiện thuận lợi để thâm nhập vào thị trường mới dẽ dàng hơn.
2.3.2. Chính sách ngoại thương:
Chính sách ngoại thương được xây dựng trên nguyên tắc: Không phân
biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp
được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số
lượng, hàng rào kỹ thuật , chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Hiện nay
Việt Nam chưa gia nhập WTO nên chưa được hưởng ưu đãi từ tổ chức này.
Vì vậy EU vẫn cò những quy định riêng cho Việt Nam, như quy định hạn
ngạch, thuế nhập khẩu cao nên khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt các hàng rào về kỹ thuật, như độ an toàn thực phẩm, vệ sinh thực
phẩm. Đó lá khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần vượt qua.
2.4. Tình hình nhập khẩu của EU trong những năm gần đây
LuËn v¨n tèt nghiÖp
20
Liên minh EU có nền ngoại thương lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, là thị
trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Hàng
năm EU nhập khẩu một khối lượng từ khắp các nước trên thế giới. Kim ngạch
nhập khẩu không ngừng gia tăng: từ 622,48 tỷ USD năm 1994 lên tới 757,85
tỷ USD năm 1997 và gần 900 tỷ USD năm 2004. Các mặt hàng nhập khẩu
chủ yếu của EU là nông sản chiếm 11,79% trong đó có chè, cà phê,
gạo,...khoáng sản 17,33%, máy móc 24,27%, thiết bị vận tải chiếm trên 8,9%,
hoá chất 7,59%, các sản phẩm chế tạo khác 27,11% trong tổng kim ngạch
nhập khẩu. Năm 2004 quan hệ kinh tế Việt Nam- EU tiếp tục phát triển cả về
bề rộng và chiều sâu. Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều đạt gần 11 tỷ USD
trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm trên 4,5 tỷ USD trong đó cà
phê chiếm 10% trong tổng kim ngạch. Dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Việt Nam- EU năm 2005 đạt 14 tỷ USD tăng 27% so với năm 2004. Kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU dự báo đạt 6 tỷ USD.
Riêng mặt hàng cà phê , EU nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới như
Brazin, Colombia, Indonesia, Việt Nam . Hàng năm EU nhập khẩu khoảng
24,846 triệu bao cà phê Robusta, 52,643 triệu bao cà phê Arabica.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
21
Bảng các nước xuất khẩu cà phê vào EU năm 2003
Cà phê vối (24,864triệu bao) Cà phê chè (52,643 triệu bao)
Nước
Lượng
(Triệu bao)
Tỉ lệ (%) Nước
Lượng
(Triệu bao)
Tỉ Lệ (%)
Brazin 0,616 2,4 Brazin 15, 535 30
Mỹ La
Tinh
0,48 2 Mỹ
LaTinh
18,942 35,9
Việt Nam 5,421 21,8 Colombia 10,564 20
Indonesia 5,719 23 Châu phi 5,120 9,7
Uganda 3,352 13,5
Châu phi 3,779 15,2
(Nguồn ICO)
Như vậy, năm 2003 Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê vối vào thị
trường EU, chiếm 21,8 % thị phần của EU đứng thứ 2 thế giới sau Indonesia
(23%). Còn cà phê chè hầu như không có. Đến năm 2004 thì có xuất khẩu
nhưng với tỉ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 3-5%. Brazin là nước xuất khẩu phần lớn
cà phê vào thị trường EU cà phê vối chiếm 2,4%, nhưng cà phê chè chiếm
30% tổng cà phê mà thị trường này nhập. Như vậy xuất khẩu cà phê vào thị
trường EU của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về cà phê vối sau Indonesia.
Nếu tính chung toàn lượng cà phê mà thị trường EU nhập khẩu thì Việt Nam
chiếm khoảng 22% thị phần của EU sau Brazin 28 % và Indonesia 25 %. Tuy
nhiên phần lớn ta xuất khẩu cà phê vối, mà hiện nay EU lại có nhu cầu lớn về
cà phê chè. Do vậy trong một vài năm tới Việt Nam cần nâng cao khả năng
xuất khẩu cà phê chè vào thị trường này. Có như vậy thì mới có khả năng giữ
được thị phần trên thị trường EU
3. Các phương thức xuất khẩu cà phê vào thị trường EU
Có nhiều phương thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng
để thâm nhập vào thị trường EU như : xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu
trực tiếp, liên doanh, đầu tư trực tiếp.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
22
- Xuất khẩu qua trung gian: là phương thức mà phần lớn các doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam áp dụng để thâm nhập vào thị trường EU
trước kia. Khi đó thị trường EU còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê của Việt Nam. Hiện nay phương thức xuất khẩu này không còn
phổ biến đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam nữa vì các doanh nghiệp
Việt Nam đã có được quan hệ trực tiếp với từng nước, như vậy không mất
thêm chi phí cho nước trung gian.
- Xuất khẩu trực tiếp: là phương thức chính thâm nhập vào thị trường
EU của Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam kí hợp đồng trực tiếp
với các nhà nhập khẩu EU phần lớn thông qua các văn phòng đại diện của
Việt Nam tại EU. Phương thức này hiện nay rất phổ biến do hiện nay các
doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin về thị trường, hiểu được nhu cầu của
các nước nhập khẩu.
- Liên doanh có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng
hoá. Hình thức liên doanh này đem lại thành công cho các doanh nghiệp khi
thâm nhập vào thị trường EU vì người tiêu dùng EU có thói quen sử dụng
những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng chất lượng là yếu tố quyết định tiêu
dùng đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu dùng trên thị trường này chứ
không phải là giá cả. Tuy nhiên phương thức này không phổ biến với Việt
Nam vì hiện nay cà phê Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nổi tiếng.
Nhưng trong mấy năm tới thì Việt Nam cần áp dụng phương thức này vì nếu
được thị trường này chấp nhận thì thương hiệu đó sẽ được các nước khác trên
thế giới công nhân.
- Đầu tư trực tiếp chưa phải là hướng chính để thâm nhập vào thị
trường EU của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam trong hiện tại và
tương lai vì tiềm năng kinh tế của các doanh nghiệp còn hạn hẹp. Các doanh
nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn
quá nhỏ bé, không thể đầu tư tại thị trường EU được.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
23
Trong thời gian tới một mặt các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt
Nam vừa duy trì xuất khẩu trực tiếp vừa có sự nghiên cứu để lựa chọn phương
thức thâm nhập bằng hình thức liên doanh phù hợp. Do vậy công tác đầu tư
cho phát triển thương hiệu cà phê là hướng đi rất đúng cho ngành cà phê Việt
Nam.
4. Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường EU
4.1. Những thuận lợi
- Liên minh EU là một khối liên kết chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới
hiện nay. Đây là một khu vực phát triển kinh tế ổn định có đồng tiền riêng khá
vững chắc. Vì thế đây là một thị trường xuất khẩu rộng lớn khá ổn định do đó
việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng
sang khu vực này các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ có được sự tăng
trưởng ổn định về kim ngạch và thu được nguồn ngoại tệ lớn mà không sợ
xảy ra tình trạng khủng hoảng xuất khẩu.
- EU đang có sự chuyển hướng chiến lược sang Châu Á. Việt Nam nằm
trong khu vực này nên có vị trí quan trọng trong chiến lược mới của EU. EU
tăng cường đầu tư và phát triển thương mại với Việt Nam, ngày càng dành ưu
đãi cho Việt Nam trong hợp tác phát triển kinh tế, đây là cơ hội thuận lợi cho
các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê vào thị trường này. Đây là cơ
hội để các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam tìm kiếm thị trường lớn
cho mình.
- Thị trường EU có yêu cầu lớn, đa dạng và phong phú về mặt hàng cà
phê như chất lượng cà phê, mẫu mã cà phê, hương vị cà phê, độ an toàn của
mặt hàng cà phê...Vì thế tạo cho Việt Nam có một phương cách làm sao để
sản phẩm đáp ứng yêu cầu. Do đó nâng cao trình độ tay nghề cho người sản
xuất, nâng cao trình độ quản lý trong việc chế biến, kinh doanh xuất khẩu cà
phê.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
24
- EU là một liên minh nhiều nước có chính sách thương mại chung, có
đồng tiền thanh toán chung. Do đó hàng hoá xuất khẩu sang bất cứ quốc gia
nào cũng tuân theo chính sách chung đó. Như vậy sẽ dễ dàng thuận lợi hơn rất
nhiều so với việc xuất khẩu sang từng nước có chính sách thương mại riêng.
4.2. Những khó khăn
- EU gồm 25 thành viên, sẽ có 25 nền văn hoá khác nhau. Mặc dù là
một thị trường chung tuy nhiên mỗi quốc gia lại có một sự thưởng thức cà phê
khác nhau đòi hỏi có nhiều loại cà phê khác nhau. Làm sao dung hoà được thị
trường đó là một điều hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà
phê
- EU là một thành viên trong tổ chức Thương mại thế giới có chế độ
nhập khẩu cà phê chủ yếu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này. Hiện nay Việt
Nam chưa là thành viên của WTO do đó chưa được hưởng quy chế ưu đãi từ
tổ chức này. Đó là khó khăn lớn cho Việt Nam .
- EU là một thị trường có mức thu nhập cao lại có chính sách bảo vệ
người tiêu dùng chặt chẽ do đó đặt ra những rào cản về kỹ thuật rất lớn. Có
thể nói đây là một thị trường rất khó tính vì thế để xuất khẩu thành công vào
thị trường này doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải vượt qua các hàng rào về
kỹ thuật. Điều này rất khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vì
năng lực tài chính còn nhỏ, điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều.
Hơn nữa cà phê chủ yếu là sản xuất phân tán, chưa có mọtt định chuẩn chung
trong việc chăm sóc, chế biến, cũng như bảo quản cà phê. Do đó rất khó khăn
trong việc thống nhất về chất lượng giá cả, cũng như các biện pháp bảo đảm
an toàn vệ sinh cho sản phẩm cà phê .Ví dụ như các hộ gia đình trồng cà phê
khi thu hoạch cà phê về thường phơi trên nền sân đất, như vậy còn lẫn rất
nhiều tạp chất, cà phê phơi không đều, … Như vậy làm giảm chất lượng cà
phê.
- Việc tự do hoá về thương mại, đầu tư thế giới khiến cho Việt Nam
phải đương đầu với nhiều thách thức như sự cạnh tranh về giá cả, mẫu mã,
LuËn v¨n tèt nghiÖp
25
chất lượng. Vì thế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải phát huy được
những lợi thế so sánh của mặt hàng cà phê để nâng cao chất lượng, hạ giá
thành, cải tiến mẫu mã, thương hiệu để được thị trường này chấp nhận. Hiện
nay ta chưa có nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng, do đó cạnh tranh trên thị
trường EU đòi hỏi ta phải cạnh tranh được với các nước xuất khẩu cà phê
hàng đầu như Brasin. Indonesia,…
Tóm lại EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cà phê rất cao,
điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Các khách hàng
EU nổi tiếng là khó tính về mẫu mốt, thị hiếu. Khác với Việt Nam nơi giá cả
có vai trò quyết định trong việc mua hàng. Đối với phần lớn người dân EU thì
“ thời trang “ là một trong những yếu tố quyết định. Chỉ khi các yếu tố chất
lượng thời trang và giá cả hấp dẫn thì khi đó sản phẩm mới có cơ hội bán
được trên thị trường EU.
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam
1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô là môi trường rộng lớn, bao trùm các hoạt động trong
phạm vi quốc gia và quốc tế. Do hoạt động xuất khẩu là hoạt động phức tạp
liên quan đến nhiều đối tượng. Không chỉ là quan hệ giữa các doanh nghiệp
quốc gia và còn là quan hệ giữa các nước với nhau. Nếu không được kiểm
soát chặt chẽ có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.Vì thế phải nghiên cứu
nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường vĩ mô. Mỗi quốc gia có hệ thống chgính
trị khác nhau, có nền văn hoá khác nhau, có hệ thống pháp luật khác nhau, có
chính sách kinh tế khác nhau. Điều đó buộc bất kì một đơn vị kinh doanh
quốc tế nào cũng phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng.
1.1. Nhân tố pháp luật.
Bao gồm hệ thống các luật tác động đến hoạt động xuât khẩu. Mỗi quốc
gia có một hệ thống luật pháp khác nhau vì thế có những quy định khác nhau
về các hoạt động xuất khẩu.
Đối với xuất khẩu cà phê chịu anh hưởng các yếu tố sau:
LuËn v¨n tèt nghiÖp
26
- Các quy định về thuế, giá cả, chủng loại cà phê, khối lượng cà phê
nhập khẩu…Việt Nam hiện naychưa được hưởng ưu đãi từ tổchức WTO, nên
vẫn chịu mức thuế cao. Vì thế khó khăn cho việc giảm giá thành để cạnh
tranh với đối thủ.
- Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo
hiểm phúc lợi…Ngành cà phê thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồm
nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy đòi hỏi chính sách tiền lương cũng đa
dạng, thuỳ theo từng đối tượng tham gai vào từng công đoạn của sản xuất cà
phê xuất khẩu. Với người dân trồng cà phê phải có chính sách cụ thể về giá
cả, về chính sách bảo hộ, giúp họ yên tâm hơn trong sản xuất. Với đội ngũ cán
bộ tham gia công tác xuất khẩu cà phê thì phải có chế độ tiền lương phù hợp,
ngoài ra cung cấp các trang bị cần thiết để họ nắm bắt được thông tin thị
trường thế giới.
- Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê như: giá cà phê,
số lượng cà phê, phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu cà
phê…Thông thường ta tính theo giá FOB tại cảng Sài Gòn khi giao hợp đồng
xuất khẩu, phương tiện chủ yếu là tàu chở contener.
- Các quy định về tự do mậu dịch hay xây dựng các hàng rào quan thuế
chặt chẽ. Việt Nam không được hưởng quy định về mậu dịch tự do vì ta
không là thành viên trong tổ chức này, hơn nưa Việt Nam chưa là thành viên
của WTO.
Như vậy yếu tố pháp luật là quan trọng vì nếu không biết dược các quy
định về nươc nhập khẩu thì đơn vị kinh doanh xuất khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro.
1.2. Yếu tố văn hoá, xã hội:
Văn hoá khác nhau cũng quy định viêc xuất nhập hàng hoá khác nhau.
Nền văn hoá của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quen
với người dân của nước đó. Việc xuất khẩu cà phê sẽ mang văn hoá của ta vào
nước nhập khẩu.Nếu như ta cố tình giữ cho văn hoá Việt Nam thì đôi khi nó
lại là cản trở cho việc xuất khẩu vào thị trường EU. EU đánh giá rất cao về
LuËn v¨n tèt nghiÖp
27
nguồn gốc xuất xứ cà phê, tuy nhiên ở Việt Nam thì việc sản xuất cà phê phân
tán, việc thu mua là tập trung từ nhiều đơn vị nhỏ lẻ, hộ gia đình. Điều này rất
khó cho Việt Nam trong việc lấy tên xuất xứ sản phẩm cà phê. Mục đích xuất
khẩu là phục vụ nhu cầu của nước nhập khẩu. Chính vì vậy mặt hàng cà phê
của ta có phù hợp với nhu cầu của người tiêu dung nước đó hay không. Đòi
hỏi ta phải biết dung hoà giữa nền văn hoá Việt Nam với văn hoá quốc gia
nhập khẩu. Yếu tố văn hoá con chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán của
từng nước, nước đó thích uống cà phê hoà tan, hay la cà phê đen, thích cà phê
phin hay cà phê uống ngay.Như vậybuộc ta phải tìm hiểu để có chính sách
xuất khẩu phù hợp.
1.3. Yếu tố kinh tế.
Yếu tố này bao gồm các chính sách kinh tế, các hiệp định ngoại giao, tỉ
giá hối đoái,..
- Các công cụ chính sách kinh tế cua nước nhập khẩu và Việt Nam : Sẽ
giúp cho các quốc gia có được một môi trường kinh doanh phù hợp nhất. Việt
Nam với chính sách là phát triển nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất
khẩu, đặc biệt có chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho cà phê vì thế nhà
nước đã có nhiều ưu đãi cho ngành cà phê. Đây là điều kiện thuận lợi cho
xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Ngoài ra EU còn có chính sách chuyển
hướng đầu tư vào châu Á, chính sách này cũng tạo cho Việt Nam nhiều lợi
thế trong xuất khẩu hàng hoá nói chung và cà phê nói riêng.
- Nhân tố thu nhập, mức sống của người dân: Mức sống người dân cao
khi đó quyết định mua cà phê không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi về giá
cả theo xu hướng giảm. Thu nhập thấp thì ngược lại. Thị trường EU là thị
trường lớn có mức thu nhập cao, giá cả rẻ không phải là điều kiện để quyết
định mua hàng hay không mà giá cao đôi khi lại là yếu tố để đánh giá chất
lượng sản phẩm và quyết định mua hàng. Ngưới dân Việt Nam thì lại khác giá
rẻ là yếu tố quyết định cho việc mua hàng. Trong việc sản xuất cà phê xuất
khẩu cũng vậy, người dân Việt Nam khi có sự giảm sút về giá cả là bỏ cây cà
LuËn v¨n tèt nghiÖp
28
phê đi trồng cây khác. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cung cà phê. Thu nhập
có ổn định thì nhu cầu tiêu dùng mới thường xuyên khi đó mới taọ điều kiện
cho sản xuất phát triển được.
- Nhân tố nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên
Nhân tố này ảnh hưởng đến doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Nguồn
lực có đủ lớn thi mơi có khả năng thực hiện đươc hoat động xuất khẩu . Vì
hoạt động xuất khẩu chứa nhiều rủi ro. Mỗi quốc gia có lợi thế riêng trong
từng mặt hàng của mình, vì thế cơ cấu sản xuất của các quốc gia cũng khác
nhau.
Việt Nam có lợi thế để sản xuất cà phê xuất khẩu. Điều kiện tự nhiên,
kết hợp nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm sản xuất cà phê của người
dân Việt Nam từ lâu đời đã tạo cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, có
điều kiện để giảm giá thành xuất khẩu. Đây là điều kiện để thúc đẩy việc xuất
khẩu cà phê.
1.4. Yếu tố khoa học công nghệ:
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động
kinh tế nói chung và với hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng. Khoa học công
ngệ ngày càng phát triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác ngày càng
dễ dàng hơn. Khoảng cách không gian thời gian không còn là trở ngại lớn
trong việc xuất nhập khẩu. Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet,
giúp cho mọi thông tin thị trường thế giới được cập nhật liên tục thường
xuyên. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có thể quảng cáo được sản
phẩm của mình mà mà tốn rất ít chi phí.
Tuy nhiên trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu, đối với những nước
xuất khẩu cà phê như Việt Nam. Việc trồng trọt chế biến cà phê còn thiếu
máy móc trang thiết bị nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo,
năng suất không ổn định,…Gây khó khăn cho việc xuất khẩu cà phê.
Như vậy khoa học kỹ thuật phát triển nếu như biết áp dụng nó tốt sẽ là
điều kiện giúp cho nước ta có điều kiện hội nhập tốt hơn. Nhưng nếu như
LuËn v¨n tèt nghiÖp
29
không biết áp dụng nó thì sẽ là một cản trở lớn vì khi đó ta sẽ bị tụt hậu xa
hơn với các nước về kỹ thuật như vậy sẽ không đủ khả năng để nâng cao khả
cạnh tranh cho Việt Nam.
1.5. Nhân tố chính trị.
Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũng
như dung lượng của thị trường cà phê. Song nó cung có rào cản lớn hạn chế
khả năng xuất khẩu nếu như tình hình chính trị không ổn định.
Việt Nam ta có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ
là điều kiện tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư
kinh doanh cà phê vì đây chính là nguồn hàng ổn định cho họ.
Thị Trường EU bao gồm các quốc gia độc lập về chính trị và khá ổn
định trong chính sách chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy sẽ giúp cho Việt
Nam có thị trường ổn định.
1.6. Yếu tố cạnh tranh quốc tế.
Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế là rất mạnh mẽ và
quyết liệt. Hoạt động xuất khẩu cà phê của nước ta muốn tồn tại và phát triển
được thì một vấn đề hết sức quan trọng đó là phải giành được thắng lợi đối
với đối thủ cạnh tranh về mặt giá cả, chất lương, uy tín,... Đây là một thách
thức và là một rào cản lớn đối với Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh với Việt
Nam về cà phê không chỉ có sức mạnh về kinh tế chính trị, khoa học công
nghệ mà ngày nay sự lên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn, tạo nên thế
mạnh về độc quyền trên thị trường. Các tập đoàn kinh tế này có thế mạnh rất
lớn và quyết định thị trường do đó là một lực cản rất lớn với doanh nghiệp
nước ta. Nếu không tổ chức hợp lý hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ
bị bóp nghẹt bởi các tập đoàn này. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam
phải luôn biết xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, ngoài ra hợp lý về
giá cả, tăng chất lượng mặt hang cà phê. Đó là thành công lớn cho cạnh tranh
về mặt hàng cà phê của Việt Nam.
2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
LuËn v¨n tèt nghiÖp
30
Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu cà phê của các
doanh nghiệp Việt Nam. Sự kết hợp có hiệu quả các yếu tố vi mô sẽ làm cho
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được dễ dàng hơn và sẽ có khả năng
thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động xuất khẩu bao gồm:
- Tài chính :Tổng công ty cà phê Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước có
quy mô lớn với :
LuËn v¨n tèt nghiÖp
31
Đơn vị tính :Tỷ đồng
Nguyên giá tài sản cố định 1.400
Nguồn vốn kinh doanh 650
Tổng doanh thu 3.800
Kết quả sản xuất kinh doanh 30
Tổng số nộp ngân sách 45
(Số liệu ước tính cho năm 2005- Tổng công ty cà phê Việt Nam)
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp:
Các yếu này phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nó bao gồm
các nguồn vật chất cho sản xuất, các nguồn tài nguyên, nhiên liệu các nguồn
tài chính đang phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực
của nó phục vụ cho tương lai. Với Tổng công ty cà phê Việt Nam có 53 đơn
vị thành viên hạch toán độc lập, trong đó có 6 doanh nghiệp chuyên doanh
xuất nhập khẩu, 40 doanh nghiệp nông trường, 2 doanh nghiệp chế biến cà
phê thành phẩm, 5 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác. Các đơn vị đều có
xưởng sản xuất , xưởng chế biến cà phê.
- Nguồn nhân lực Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Tổng số cán bộ công nhân viên 26.000 người. Khối sản xuất là 23.500
người, khối kinh doanh có 2.500 người. Như vậy, Tổng công ty là một doanh
nghiệp có quy mô lớn, mạnh lưới kinh doanh phủ khắp cả nước.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ cao, có kiến thức
chuyên môn sâu. Đội ngũ cán bộ này đề ra các chiến lược kinh doanh xuất
khẩu cho Tổng công ty. Đội ngũ lao động sản xuất có kinh nghiệm, cân cù
chịu khó, tích cực tìm kiếm áp dụng khoa học kỹ thuật.Tổng công ty luôn có
sự hỗ trợ nhịp nhàng, hợp lí của cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên vì
vậy đã tạo ra được sức mạnh của Tổng công ty và có thể phát huy được lợi thế
tiềm năng của từng thành viên. Điều đó còn giúp cho doanh nghiệp những
thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh xuất khẩu đồng thời có
LuËn v¨n tèt nghiÖp
32
thể nắm bắt đươc cơ hội kinh doanh. Tổng công ty cà phê Việt Nam đã trở
thành một trụ cột vững chắc cho ngành cà phê Việt Nam.
Ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thụât, cán bộ công nhân viên, còn
có các yếu tố khác như uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu, văn hoá trong
doanh nghiệp sẽ tạo nên tinh thần cho doanh nghiệp. Tổng công ty cà phê
Việt Nam có thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường Việt Nam –Vinacafe.
Đây là loại cà phê hoà tan có chất lượng cao, được tiêu thụ nhiều nhất trên thị
trường Việt Nam và xuất khẩu được sang nhiều nước như Trung Quốc,
Singapo, …
Nói tóm lại, hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê không chỉ chiụ ảnh
hưởng của những điều kiện môi trường khách quan trên thị trường quốc tế mà
còn chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố môi trường trong doanh nghiệp. Do đó
để họat động kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp không chỉ nghiên cúu
các yếu thuộc môi trường kinh doanh quốc tế mà còn nghiên cứu các yếu tố
thuộc môi trường trong nước, cũng như các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
Từ đó có biện pháp nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo và phát triển
mạnh mẽ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công nhân lành nghề,..
để phát huy hết lợi thế của đất nước, nắm bắt được cơ hội xuất khẩu,..
LuËn v¨n tèt nghiÖp
33
Chương II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VINACAFE
SANG THỊ TRƯỜNG EU
I. Thực trạng sản xuất xuất khẩu cà phê tại của Việt Nam
1. Thưc trạng sản xuất cà phê của Việt Nam.
Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỉ 19 và đã trải
qua nhiều thời kì với những đặc điểm và kết quả khác nhau.
Thời kì trước năm 1975: cây cà phê chủ yếu được trồng ở những đồn
điền của người Pháp và những nông trường quốc doanh ở miền bắc. Đây là
thời kì cây cà phê phát triển chậm, không ổn định, năng suất thấp và chưa xác
định được giống thích hợp.
Thời kì từ năm 1975-1994: Diện tích trồng cây cà phê có tăng lên
nhưng với tốc độ chậm. Năng suất bắt đầu tăng lên. Phong trào trồng cà phê
trong nhân dân được phát động. Cà phê Việt Nam đã thực sự tham gia vào thị
trường cà phê thế giới.
Thời kỳ 1994- 2001: Đây là thời kỳ cây cà phê Việt Nam, đặc biệt là
cây cà phê vối phát triển rất nhanh và đạt kết quả trên nhiều mặt : diện tích
tăng nhanh, hình thành vùng sản xuất cà phê tập trung, có giá trị kinh tế cao,
trở thành nước xuất khẩu cà phê vối hàng đầu thế giới.
Thời kì 2001 – nay đây là thời kỳ ngành cà phê thế giới nói chung và
ngành cà phê Việt Nam nói riêng chịu sự khủng hoảng nghiêm trọng về giá
cả. Giá cả cà phê xuống thấp nhất trong lịch sử ngành cà phê. Cuộc sống của
trên 30 triệu người dân gắn bó với cây cà phê bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do
khủng hoảng giá liên tiếp kéo dài trong 4 vụ, nhiều vườn cà phê bị phá bỏ
hoặc bỏ hoang không chăm sóc. Nhiều gia đình nông dân đối mặt với khó
khăn, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê không thu hồi được tiền ứng trước, bị lỗ
do giá biến động thất thường. Từ đầu năm 2005, giá cà phê dần phục hồi và
tại thời điểm bài viết này giá cà phê tăng lên với mức độ đáng kể, đạt xấp xỉ
1.500USD/ tấn cà phê vối và 2.500USD/ tấn cà phê chè. Với mức giá này ,
LuËn v¨n tèt nghiÖp
34
người sản xuất có hiệu quả và đầu tư chăm sóc vườn cây hướng tới nền nông
nghiệp bền vững.
1.1. Diện tích, sản lượng cà phê của Việt Nam.
+ Diện tích : Từ năm 1994-2001 diện tích trồng cây cà phê đã tăng lên
nhanh chóng. Năm 2001 đạt 565 nghìn ha gấp 4,56 lần năm 1994, với tốc độ
tăng bình quân 55%/ năm. Nhưng 3 năm trở lại đây do giá cà phê trên thị
trường thế giới giảm một cách nhanh chóng. Các hộ nông dân không thu được
nhiều lãi từ cây cà phê. Do đó có nhiều địa phương đã chặt hạ cây cà phê và
thay thế vào đó là các cây trồng khác như hồ tiêu, cao su,...Do đó diện tích
trồng cây cà phê bị thu hẹp lại.
Ở nước ta đã hình thành vùng sản xuất cây cà phê vối tập trung có năng
xuất khá cao chất lượng tốt ở các tỉnh Tây Nguyên với diện tích 443 nghìn ha
chiếm 86% diện tích cà phê cả nước. Trong đó riêng Đắc Lắc diện tích 233
nghìn ha chiếm 45% diện tích toàn vùng.
Diện tích cà phê Việt Nam năm 1999-3003 Đon vị tính : Ha
Năm
Địa phương
1999 2000 2001 2002 2003
Cả nước 397.111 561.933 565.737 531.000 513.500
Miền bắc 14.240 17.236 16.644 15.300 14.500
Đông bắc 2.902 2.763 1.631 1.600 600
Tây bắc 4.037 3.462 4.660 3.500 3.100
Bắc Trung Bộ 7.301 10.111 10.353 10.200 11.100
Miền Nam 382.871 544.697 549.093 515.700 498.700
Nam Trung Bộ 2.797 4.187 3.592 3.300 2.700
Tây Nguyên 317.317 468.649 475.736 451.100 443.300
Kon Tum 9.614 14.404 14.300 13.000 12.500
Gia Lai 44.902 81.035 81.036 79.200 79.100
Đắc Lắc 175.226 259.030 256.100 239.400 233.400
Lâm Đồng 87.575 114.180 124.300 119.500 118.200
LuËn v¨n tèt nghiÖp
35
Đông Nam Bộ 62.757 71.861 69.765 61.300 52.800
(Tổng cục thống kê- Vụ kế hoạch)
Việt Nam có diện tích trồng cà phê nhiều nhất là ở Miền Nam, Tây
Nguyên, Lâm Đồng. Tại đây hình thành nên các vùng chuyên canh cà phê có
chất lượng tốt, năng suất cao.
+Sản lượng cà phê: Năm 2000 sản lượng cà phê đạt 802,5 nghìn tấn.
Nếu so sánh giữa năm 2000 với năm 1976 thì sản lượng cà phê tăng 111,5
lần. Năm 2001 đạt mức sản lượng cao nhất 847.134 tấn cà phê nhân khô. Tuy
nhiên đến năm 2004 thì sản lưọng cà phê bắt đầu giảm sút xuống chỉ còn 800
nghìn tấn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do năm 2003 nắng hạn kéo
dài ở Tây Nguyên nhất là ở Đắc Lắc có tới 40 nghìn ha thiếu nước, 2,4 nghìn
ha mất trắng.
Bảng sản lượng cà phê Việt Nam trong mấy năm trở lại đây.
( Đơn vị tính : Tấn)
Năm 1999 2000 2001 2002 2003
Sản lượng 509.247 802.461 847.134 688.800 771.100
(Tổng cục thống kê, Vụ kế hoạch)
Như vậy năm 2001 cà phê nước ta đạt mức cao nhất, diện tích đạt 565
nghìn ha, sản lượng đạt 847.134 tấn cà phê. Năm 2004 hình thành 2 vùng sản
xuất cà phê tập trung là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trong đó Đắc Lắc là
tỉnh có diện tích sản lượng cà phê lớn nhất, đồng thời cũng là địa phương có
tốc độ tăng sản lượng cà phê nhanh nhất. Năm 2002 Đắc Lắc đạt trên 420
nghìn tấn. Kế đến là Lâm Đồng đạt 150 nghìn tấn, Gia Lai 100 nghìn tấn.
Cùng với việc tăng diện tích thì sản lượng cũng tăng lên trong những năm từ
1995- 2001, nhưng có xu hướng giảm xuống vào mấy năm gần đây, chủ yếu
là do biến động về giá cả cà phê thế giới có xu hướng giảm gây bất lợi cho
LuËn v¨n tèt nghiÖp
36
người nông dân, dẫn đến người nông dân không còn quan tâm đến cây cà phê
nữa.
1.2. Chế biến cà phê ở Việt Nam.
Do quy trình công nghệ chế biến cà phê ở Việt Nam chưa hiện đại do
đó ta chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân. Vì thế ở nước ta hình thành được hệ
thống chế biến cà phê nhân. Hiện nay đang bắt đầu chế biến cà phê rang xay,
cà phê hoà tan.
- Ở Việt Nam chế biến cà phê nhân thường theo 2 phương pháp đó là
chế biến theo phương pháp ướt và phương pháp chế biến khô.
Phương pháp chế biến ướt bao gồm các công đoạn thu lượm quả tươi
đem lọc và rửa sơ bộ để loại bỏ đất, que, lá cây, đá... sau đó đến xát vỏ để loại
bỏ vỏ rồi đến đánh nhớt, sau đó lên men ngâm rửa rồi đem phơi khô.
Phương pháp chế biến khô là cà phê tươi để phơi khô không cần qua
khâu sát tươi.
- Đối với cà phê hoà tan thì thường sử dụng phương pháp công nghệ
sấy phun của Liro- Đan Mạch
LuËn v¨n tèt nghiÖp
37
Sơ đồ chế biến cà phê.
Nguyên liệu quả
tươi
Phơi khô hoặc
xấy
Phương pháp
khô
L m ráo nước
Rửa sạch
Ngâm lên men
Phân loại c phê
theo trọng lượng
Xát tươi
Phân loại trong
bể xi phong
Phương pháp ướt
C phê quả khô
L m sạch tạp
chất
Phơi hoặc sấy
C phê khô
Xát khô
Đánh bóng cà phê
Phân loại c phê
(Kích thước, trọng lượng)
Cà phê thành phẩm
LuËn v¨n tèt nghiÖp
38
Việt Nam chủ yếu chế biến cà phê theo phương pháp khô (khoảng 90%
sản lượng). Tính đến năm 2001 cả nước có 50 dây chuyền chế biến cà phê
nhân, trong đó 14 dây chuyền ngoại nhập và hàng nghìn máy xay xát nhỏ quy
mô hộ gia đình. Năm 2004 thì số lượng dây chuyền tăng lên 70 dây chuyền
chế biến cà phê nhân có chất lượng cao. Lượng cà phê đượcchế biến thành
sản phẩm cà phê rang xay, cà phê hoà tan đã hình thành và ngày càng nhiều
(chiếm 10-15% sản lượng)
Việt Nam có sản lượng cà phê khá lớn với phẩm chất thơm ngon vốn
có của giống tốt, được sản xuất trên nhiều cao nguyên có thổ nhưỡng rất thích
hợp. Tuy nhiên cà phê hạt xuất khẩu lại không có chất lượng tương xứng và
vì vậy đã thua thiệt về giá cả so với các nước khác. Một thời gian dài trước
đây công nghiệp chế biến cà phê không được quan tâm đầy đủ, có sự thiếu xót
về nhận thức, có khó khăn về vốn đầu tư, trình độ công nghệ thấp kém chậm
đổi mới, tổn thất sau thu hoạch là khá lớn và đã có những cơ sở tổn thất khá
nghiêm trọng, thất thu hàng tỉ đồng, vì chất lượng hạt xấu. Mặt khác hơn 80%
cà phê được sản xuất ra là từ các hộ nông dân sản xuất nhỏ, thiếu các điều
kiện sơ chế tối thiểu. Mấy năm trở lại đây các cơ sở chế biến với thiết bị mới
chất lượng sản phẩm được nâng lên đáng kể.
Trong vòng 7- 9 năm trở lại đây Việt Nam chế biến được 150.000-
250.000 tấn cà phê nhân xuất khẩu. Ngoài ra còn có nhiếu cơ sở tái chế trang
bị không hoàn chỉnh với nhiều máy lẻ ,chế biến thu mua của dân đã qua sơ
chế nhằm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Cà phê của dân thu hái về chủ yếu
được xử lí phân tán ở từng hộ nông dân qua con đường phơi khô trên sân cát,
sân xi măng.Tình hình chế biến như vậy dẫn đến kết quả là sản phẩm chất
lượng không đều.Với tình hình hiện nay do cung vượt cầu giá cả xuống thấp
liên tục người mua đòi hỏi chất lượng cao hơn với dịch vụ tốt hơn.Vì thế
ngành cà phê đứng trước thách thức lớn về công nghệ chế biến.
Hiện nay sản lượng cà phê của Việt Nam chủ yếu là Robusta, với
phương pháp chế biến chủ yếu là chế biến khô. Cà phê thu hái về được phơi
LuËn v¨n tèt nghiÖp
39
khô, tận dụng năng lượng mặt trời. Những năm qua do mưa kéo dài trong vụ
thu hoạch người ta phải sấy trong lò sấy đốt bằng than đá. Cũng có một số
doanh nghiệp chế biến theo phương pháp ướt, tuy nhiên phương pháp chế
biến ướt rất đắt nên chỉ sử dụng để chế biến một phần cà phê Arabica xuất
khẩu.
1.3. Năng suất cà phê của Việt Nam
Từ năm 1994-2001 năng suất bình quân đạt 2 tấn /ha . Năm cao nhất
đạt 2,4 tấn/ ha trên 200 nghìn ha cà phê cà phê kinh doanh. So với năng suất
bình quân cà phê của một số quốc gia hàng đầu như Brasin là 8 tạ /ha,
Colombia là 8 tạ /ha, Indônêsia là 4,5 tạ /ha. Như vậy năng suất cà phê luôn
cao gấp 2-3 lần năng suất cà phê của các nước này và trở thành nước có năng
suất cà phê cao nhất thế giới. Điều này là do Việt nam có rất nhiều lợi thế về
sản xuất cà phê như điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, có giống cho năng
suất cao.
1.4. Đánh giá tình hình sản xuất cà phê của nước ta mấy năm trở lại đây
1.4.1.Những mặt làm được trong sản xuất cà phê ở Việt Nam
- Cây cà phê là cây công nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế cao ở Việt
Nam. Cùng với việc gia tăng không ngừng về diện tích và sản lượng cà phê đã
góp phần thay đổi đời sống của nhân dân các vùng trồng cà phê. Với việc
nhận thức vị trí và vai trò của cây cà phê trong nền sản xuất nông nghiệp nước
ta. Mấy năm qua Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng cà phê như thực hiện sản xuất gắn với chế biến giúp cho Việt
Nam từ nước sản xuất cà phê nhân xuất khẩu đã trở thành nước xuất khẩu với
các mặt hàng cà phê rang xay, cà phê hoà tan. Tuy nhiên lượng cà phê rang
xay và hoà tan này còn rất ít chiếm khoảng 10% sản lượng. Năm 2003 nước ta
đã xuất khẩu được 161 tấn cà phê rang xay trị giá 1,67 triệu USD.
- Để đạt được kết quả như trên Việt Nam đã biết áp dụng nhiều tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất và thâm canh cà phê: bộ giống tốt được áp dụng vào sản
xuất như các dòng cà phê vối chọn lọc 4/55, 1/20,13/8,14/8 có năng suất cao
LuËn v¨n tèt nghiÖp
40
từ 3-6 tấn /ha, cỡ hạt to. Các giống cà phê chè có năng suất cao chất lượng tốt
được trồng như TN1,TN2, TH1. Ngoài ra đã hình thành được một số vùng cà
phê chè có năng suất chất lượng cao như ở Khe Xanh( Quảng Trị), A Lưới(
Thừa Thiên Huế), Mai Sơn(Thuận Sơn, Sơn La).
- Sản xuất cà phê phát triển đã góp phần thu hút lượng lao động dư thừa
ở miền núi góp phần nâng cao đời sống, thay đổi bộ mặt nông thôn đặc biệt là
vùng đồng bào dân tộc, thúc đẩy hình thành phát triển hệ thống dịch vụ.
- Sản xuất gắn với chế biến, hình thành hệ thống chế cà phê nhân và
từng bước phát triển cà phê chế biến sản phẩm giá trị gia tăng như: cà phê
rang xay, cà phê hoà tan, ngoài ra còn chế biến “sản phẩm có cà phê “ như:
bánh kẹo co cà phê, sữa cà phê, …
1.4.2 Những hạn chế trong sản xuất cà phê
- Diện tích cà phê tăng quá nhanh không theo quy hoạch, do giá cà phê
xuất khẩu tăng cao cây cà phê là một cây nông nghiệp có thu nhập cao đã kích
thích người trồng cà phê tìm mọi cách gia tăng sản lượng đẩy mạnh diện tích
không theo quy hoạch, kế hoạch. Trồng cây cà phê trên cả những vùng đất
không phù hợp, không có nguồn nước tưới, công tác chuẩn bị vườn ươm và
nhân giống tốt không theo kịp tiến độ trồng mới.
- Thâm canh quá mức sản xuất cà phê thiếu tính bền vững.
Cũng do giống cà phê xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao, nông dân quá
chú trọng đến việc tăng năng suất và sản lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao
trên một đơn vị diện tích nên thúc đẩy người dân tăng phân bón trên mức cần
thiết, khai thác và sử dụng nguồn nước để tưới cho cây cà phê một cách tự
phát tạo nên những vườn cà phê phát triển không ổn định.
- Chất lượng cà phê xuất khẩu không cao: Trước hết là do những hạn
chế, yếu kém trong khâu thu hoạch, thu mua, chế biến và bảo quản, các doanh
nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu cạnh tranh lẫn nhau, thu mua xô không
theo tiêu chuẩn, không phân loại thu mua theo chất lượng, không tạo điều
kiện để nông dân thực hiện đúng quy trình sản xuất, thu hái. Mặc dù Nhà
nước đã ban hành đầy đủ bộ tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về trồng trọt, chế
LuËn v¨n tèt nghiÖp
41
biến, chất lượng cà phê nhưng chưa được nông dân và doanh ghiệp áp dụng
có hiệu quả và đầy đủ.
- Thiết bị chế biến không đồng bộ, không áp dụng máy móc vào chế
biến mà thường là phương pháp chế biến thủ công nên chất lượng không cao.
- Hệ thống sân phơi, chế biến, bảo quản còn thiếu so với yêu cầu nên
chất lượng cà phê chưa đồng đều và ổn định, nhất là vào những năm khi vụ
thu hoạch cà phê bị mưa kéo dài. Cà phê bị lên men, mốc, ảnh hưởng đến giá
và hình ảnh của cà phê Việt Nam nói chung.
2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Ngày nay nhu cầu tiêu dùng cà phê ngày càng tăng lên đặc biệt với
những nước phát triển thì cà phê là thứ đồ uống được ưa chuộng nhất. Đối
với Việt Nam là nước sản xuất cà phê với sản lượng lớn, tuy nhiên người dân
có truyền thống trong việc thưởng thức trà do vậy nhu cầu tiêu dùng cà phê
nôị địa rất thấp (5-10%/tổng sản lượng cà phê sản xuất ra). Do vậy cà phê
Việt Nam sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu. Chính vì thế đẩy mạnh xuất khẩu
cà phê là mục tiêu trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam.
2.1. Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
- Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam
Sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 11 triệu bao chiếm
13% sản lượng cà phê xuất khẩu của thế giới, đứng thứ 2 thế giới sau Brazil(
25 triệu bao) và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta.
Theo Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại. Năm 2003 cả nước xuất
khẩu được 729,2 nghìn tấn cà phê, đạt kim ngạch 504,8 triệu USD tăng 4,3%
về lượng so với năm 2002 là 714,5 nghìn tấn và 57% về giá trị. Năm 2004 sản
lượng cà phê không tăng nhiều so với năm 2003 đạt sản lượng khoảng 750
nghìn tấn.
Bảng số lượng và giá trị cà phê xuất khảu của Việt Nam
Năm Số lượng(tấn Giá trị (USD)
1999 404.400 523.400000
2000 654.000 484.342000
2001 875.00 338.094000
LuËn v¨n tèt nghiÖp
42
2002 714.500 240.686000
2003 729.200 446.547000
2004 750.000 454.347000
(Tổng cục thống kê- Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam)
Như vậy năm 2001 sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức
cao nhất đạt 875 nghìn tấn. Tuy nhiên 3 năm trở lại đây thì sản lượng lại giảm
sút do hậu quả của hiện tượng Elnino từ năm 2000 để lại và hạn hán kéo dài
trong 5 vụ cà phê liên tiếp từ năm 2001. Mặt khác do giá cà phê trên thế giới
giảm một cách nhanh chóng từ năm 2001 do đó nhiều hộ nông dân không bù
lỗ được do đó đã chặt cà phê đi trồng cây khác, làm giảm diện tích cà phê do
đó cũng làm ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của Việt Nam.
- Kim ngạch:Từ năm 2000 trở lại dây Việt Nam luôn đứng vị trí thứ 2
thế giới sau Indonesia về xuất khẩu cà phê Robusta, thứ 3 thế giới về xuất
khẩu cà phê nói chung. Không chỉ tăng về số lượng, chất lượng và giá cả cũng
ngày càng tăng về nhiều mặt như : độ sạch, độ thơm, chủng loại đa
dạng,…Do vậy kim ngạch có xu hướng tăng dần.
Bảng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam
Năm Kim ngạch (1000 USD)
Tốc độ tăng giảm
(%)
1996 560
1997 423 -24,4
1998 414 -2,12
1999 602 45,4
2000 555 8
2001 538 -3
2002 382 -28
2003 428 12
2004 510 19.2
(Hiệp hội cà phê Việt Nam )
Từ năm 1998 đến năm 2001 xuất khẩu hàng năm đạt từ 500-600 triệu
USD. Tuy nhiên 3 năm trở lại đây kim ngạch giảm sút ghê gớm. Điều này là
do, giá cà phê thế giới giảm xuống tới mức thấp nhất từ trước đến nay, mặc
LuËn v¨n tèt nghiÖp
43
dù sản lượng cà phê xuất khẩu tăng nhưng lượng tăng không đủ bù đắp giá,
do vậy kim ngạch xuất khẩu giảm nhanh chóng. Cho dù vậy Việt Nam vẫn
đặt ra mục tiêu cho ngành cà phê là đạt 650 triệu USD vào năm 2005. Điều
này có xảy ra hay không thì như ta thấy mấy tháng đầu năm 2005, giá cà phê
bắt đầu tăng, tuy nhiên sản lượng lại giảm. Nếu giá tăng bù đắp được sản
kượng thì kim ngạch đó có thể đạt được.
2.2 Cơ cấu sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam
- Loại cà phê xuất khẩu
Việt Nam xuất khẩu 2 loại cà phê chủ yếu là cà phê Robusta và cà phê
Arabica. Tuy nhiên Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất cà phê Robusta
nên loại cà phê này chiếm đa số trong cơ cấu loại hàng cà phê xuất khẩu,
(chiếm từ 80-90% ). Hiện nay cả nước có 520 ngàn ha, thì chủ yếu là cà phê
vối, cà phê chè có chưa đầy 30 ngàn ha. Điều này cũng ảnh hưởng đến cơ cấu
loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Bảng cơ cấu loại cà phê xuất khẩu của thế giới và Việt Nam
Sản xuất niên vụ Xuất khẩu
01-02 02-03 03-04 2001 2002 2003
Tổng 110,46 171,48 121,32 90,3 88,6 89,74
Robusta 37,85 38,62 39,98 33,5 31,6 32,86
Thế giới
Arabica 72,61 78,86 81,34 56,7 56,9 57,18
Tổng 12,25 10,30 11,5 13,9 11,8 12,9
Robusta 10,54 8,86 9,89 12,51 10,62 11,61
Việt
Nam
Arabica 1,71 1,44 1,61 1,39 1,18 1,29
(Nguồn của ICO)
Như vậy tính theo tổng lượng cà phê sản xuất thì cà phê Việt Nam có
sản lượng khá cao chiếm 11-15% sản lượng cà phê thế giới. Tuy nhiên về lọai
cà phê thì trên thế giới chủ yếu là cà phê chè trong khi đó ở Việt Nam thì chủ
yếu là sản xuất cà phê vối. Trong điều kiện hiện nay các nước nhập khẩu ưa
LuËn v¨n tèt nghiÖp
44
chuộng cà phê chè hơn. Vì thế cơ cấu loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ
không còn phù hợp nữa. Do đó cần phải thay đổi lại cơ cấu loại cà phê, muốn
vậy cần có sự đổi mới ngay từ cơ cấu cây trồng. Hạn chế trồng cà phê vối,
tăng cường trồng cà phê chè cho xuất khẩu.
- Về sản phẩm cà phê xuất khẩu.
Nhu cầu sản phẩm cà phê thì phong phú và đa dạng. Do đó ta cũng
phải đáp ứng nhu cầu đó. Nếu như trước kia Việt Nam chỉ xuất khẩu cà phê
nhân, cà phê chưa qua chế biến thì ngày nay ta còn xuất khẩu cà phê đã qua
chế biến được sử dụng ngay như cà phê sữa, cà phê tinh,.. ngoài ra ta còn xuất
khẩu một số “sản phẩm có cà phê” như sữa cà phê, bánh kẹo cà phê,...
Bảng các phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
ĐVT :Số lượng ( Nghìn tấn)
Trị giá (Triệu USD)
2001 2002 2003 2004
Số
lượng
Trị
giá
Số
lượng
Tri
giá
Số
lượng
Trị
giá
Số
lượng
Trị
giá
Cà phê nhân 672,28 298,4 398,5 270,9 394 289,3 445 420
Cà phê thành
phẩm
1,45 1,534 1,88 4,63 1,98 5.52 2,01 5,92
Cà phê hoà tan 1,42 5,39 1,18 4,59 1,34 5,91 5,62 6,01
(Nguồn ICO)
2.3. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Hiện nay Việt Nam có trên 95% sản lượng cà phê sản xuất ra là để
xuất khẩu vì vậy thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính là nhân tố quyết
định cho sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Cà phê Việt Nam đã có
một vị trí đáng kể trên thị trường cà phê thế giới. Thị trường tiêu thụ cà phê
Việt Nam bao gồm nhiều nước, tiêu thụ trên khắp các châu lục.
- Về thị trường truyền thống
Trước thập kỷ 90 các nước SNG, Đông Âu, Singapo, Hồng Kông,
Pháp... là những khách hàng thường xuyên của Việt Nam. Do những biến
LuËn v¨n tèt nghiÖp
45
động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị trong những năm cuối
thập kỷ 80 gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam làm
cho sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường này giảm sút
nhanh chóng. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay khi cuộc khung hoảng đã ổn
định cà phê Việt Nam đã giữ được một vị trí xứng đáng trên thị trường này.
- Thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam
Do Việt Nam có sự thay đổi trong chính sách xuất khẩu cà phê, muốn
mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp, giảm xuất khẩu trong các nước trung
gian để tránh bị ép về giá xuất khẩu.
Thị trường EU luôn là thị trường được Việt Nam chú trọng. Tuy nhiên
đây là thị trường hết sức khó tính do vậy mà ta mới chỉ xuất khẩu cà phê
nhân, còn cà phê hoà tan, cà phê thành phẩm rất ít.
Singapo vẫn là một thị trường xuất khẩu cà phê chủ yếu ở Việt Nam
hiện nay.
Thị trường Đức có nhu cầu nhập khẩu cà phê từ 15 – 16 % sản lượng
cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường Mĩ cũng là một thị trường nhập khẩu cà phê lớn (từ 12 –
13%). Đặc biệt khi Hiệp định thương mại Việt Mĩ được kí kết đã tạo điều kiện
cho cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Mĩ được thuận lợi và có triển vọng
nhanh hơn.
Thị Trường châu Á cũng có một số thị trường rất hấp dẫn với cà phê
Việt Nam như Nhật và Trung Quốc.
Bảng các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.
STT Tên nước Số lượng Trị giá (USD)
1 Bỉ 138.603 57.947.984
2 Mỹ 137.501 59.371.585
3 Đức 134.321 60.054.805
4 Tây Ban Nha 73.852 31.668.889
LuËn v¨n tèt nghiÖp
46
5 Ý 62.559 27.796.789
6 Pháp 45.998 20.147.381
7 Ba Lan 38.155 17.171.389
8 Anh 30.153 13.055.058
9 Nhật 26.905 13.274.686
10 Hàn Quốc 26.288 11.310.104
( Nguồn : Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam )
2.4. Thị phần xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu bất cứ quốc gia nào cũng mong
muốn chiếm được thị phần lớn. Điều đó thể hiện được quy mô sản xuất và
khả năng xuất khẩu của quốc gia đó. Ở Việt Nam từ năm 1999 đến nay xuất
khẩu cà phê luôn chiếm một thị phần khá lớn trong xuất khẩu cà phê thế giới
chiếm từ 13-15 % thị phần thế giới. Trong đó niên vụ cao nhất là 2000/2001
chiếm 16,1% thị phần thế giới. Thị phần của Việt Nam chỉ đứng sau Brasin
với 31,3% và vượt xa các nước Colombia 11% , Indonesia 7%.
Bảng thị phần một số nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới năm 2004
ĐVT :1000 tấn
Tiêu thụ thế
giới
Nước Sản lượng Thị phần (%)
Brasin 2.123 31,3
Colombia 764 11
Việt Nam 1.22 18
Nguồn cung
cà phê
Indonesia 475 7
(Ngân hàng thế giới)
2.5 Giá cả cà phê xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Do giá cà phê thế giới luôn biến động do vậy giá cà phê của Việt Nam
cũng biến động theo và có xu hướng giảm sút trong nhiều năm.
Bảng giá cả cà phê xuất khẩu
Năm 2001 2002 2003 2004
LuËn v¨n tèt nghiÖp
47
Giá cà phê thế
giới(USD/tấn)
900-1.200 980-1.200 990-1.210 1.040-1.300
Giá cà phê XK
của VN(USD/ tấn)
820-1.000 816-1.010 920-1.200 980-1.120
Giá cà phê mua
trong
nước(1000/tấn)
7.000-9.000 9.000-12.000 10.500-14.000 11.500-16.000
(Nguồn :Tạp chí thị trường – giá cả )
Theo bảng trên ta thấy xu hướng giá giảm dần từ năm 1999-2002 do
trên thị trường lúc đó cung vượt xa so với cầu.
Năm 2003 giá bình quân cả năm đạt 874 USD/ tấn tăng 15% so với năm
2002. Nếu tính theo giá/kg thì giá cà phê trong nước biến động từ 10.000-
14.500VND/kg. Đến năm 2004 thì giá cà phê Việt Nam có tăng hơn một chút
đạt từ 980-1.010 USD/tấn. Ba tháng đầu năm 2005 giá cà phê trên thế giới đã
liên tục tăng lên những mức cao. Tại NewYork giá cà phê Arabica giao ngay
ước đạt 2.895USD/ tấn, tăng 29% so với tháng 12 năm 2004.Tại Luân Don
giá cà phê Robusta giao ngay tăng 33,4 % so với 2004. Ở Việt Nam giá chào
bán cà phê Robusta loại 2 của Việt Nam lên 1.350USD/tấn. Giá thu mua có
thời kỳ lên tới 17.100VND/kg. Nguyên nhân là do nguồn cung cà phê giảm
mạnh ở Việt Nam và Brasin, đây là 2 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
Sản lượng cà phê Brasin niên vụ 04-05 chỉ đạt 40,5 triệu bao, giảm 2,2 triệu
bao so với dự đoán tháng 12 năm 2004. Dự báo niên vụ 05/06 cà phê chỉ đạt
30-31triệu bao giảm 23-26% so với vụ trứơc. Ở Việt Nam theo đánh giá của
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì do hạn hán nặng nề ở Tây
Nguyên làm giảm sản lượng cà phê vụ 04/05 xuống 30% so với vụ trước. Do
đó giá cà phê thế giới có thể tăng lên.
2.6. Về chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam
LuËn v¨n tèt nghiÖp
48
- Trong điều kiện ta không chủ trương giữ diện tích và sản lượng cà
phê ở mức hợp lý thì việc nâng cao chất lượng cà phê để qua đó tăng giá trị
xuất khẩu là một định hướng quan trọng.
- Trong mấy năm trở lại đây chất lượng cà phê nước ta tăng lên rõ rệt.
Do áp dụng được quy trình đảm bảo chất lượng từ khâu chọn giống đến
khâu bao gói xuất khẩu. Đặc biệt trong quy trình chế biến cà phê xuất khẩu đã
có bước tiến bộ rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp có sân phơi tiêu chuẩn và thiết bị
để sơ chế cà phê chất lượng cao cho xuất khẩu. Tỷ lệ cà phê chất lượng cao
được nâng lên góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu thu hẹp phần chênh lệch
giữa giá xuất khẩu của ta so với giá ở Luân Đôn. Đáng chú ý là đa số máy
móc trong ngành cà phê, đã tự sản xuất được trong nước, kể cả dây chuyền
chế biến ướt, máy xát tươi, làm sạch tiết kiệm nước. Hiện nay chỉ còn máy
bán màu là phải nhập khẩu.
- Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu áp dụng TCVN 4193 do đó chất
lượng cà phê được cải thiện rõ rệt.
- Các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng dựa trên các định
chuẩn sau : Vinacontrol, CF control, SGS, FCC,…
2.7. Các đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam
- Tổng công ty cà phê Việt Nam(VINACAFE) ( thị phần xuất khẩu
chiếm 20-30% của cả nước)
- Công ty XNK dịch vụ – TM (INTIMEX)
- Công ty XNK2/9 Đăk lăk
- Công ty ĐT XNK Đăk lăk
- Công ty cà phê Phước An Đăk lăk
- Công ty TMKT& ĐT(PECTEC)
- Công ty XNK Tín Nghĩa Đồng Nai
- Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận Tp Hồ Chí Minh
- Công ty thực phẩm miền bắc
- Công ty TNHH Thái Hoà.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
49
II. Thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của Tổng công ty cà
phê Việt Nam
1 Một số nét khái quát về Tổng công ty cà phê Việt Nam.
1.1.Sự hình thành và quá trình phát triên của tổng công ty.
Tổng công ty cà phê Việt Nam có tên giao dịch quốc tế la Vinacafe phê
( Vietnam National Coffee Corpration). Căn cứ vào quyết định 91 TTG ngày
7/3/1994 của Thủ Tướng chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh
doanh và nghị định 44/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ phê chuẩn “Điều lệ
tổ chức và hoạt động của Tổng công ty cà phê Việt nam”.Tháng 9/1995 liên
hiệp các xí nghiệp cà phê Việt nam bắt đầu đi vào hoạt động dưới hình thức
Tổng công ty.
Tổng công ty cà phê Việt Nam được thành lập với mục đích nhằm xoá
bỏ tình trạng phân tán, thiếu liên kết trong sản xuất kinh doanh của ngành,
hàng cà phê. Nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung tài chính, sản phẩm
để xây dựng một ngành kinh tế thực sự lớn mạnh mà Tổng công ty làm nòng
cốt để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tạo điều kiện khả
năng trong hợp tác, đầu tư, thu hút vốn, tranh thủ công nghệ tiên tiến của
nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, chế biến cà phê cả về chiều rộng và chiều
sâu để ngày càng nâng cao khả năng khai thác tiềm năng của từng vùng trong cả
nước.
Tổng công ty cà phê Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước thành lập
trên cơ sở các thành viên là các doanh nghiệp nhà nước, sản xuất, chế biến,
dịch vụ kinh doanh, xuất nhập khẩu và các tổ chức sự nghiệp, nghiên cứu
khoa học kỹ thuật… có mối liên hệ tác động lẫn nhau về lợi ích kinh tế, tài
chính, công nghệ… nhằm liên kết thành một tổt chức kinh tế mạnh, qui mô
lớn, thúc đẩy tập trung vốn, đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế
cao tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của tổng công ty
Với mục đích thành lập của Tổng công ty cà phê Việt Nam là nhằm xây
dựng một ngành kinh tế có qui mô, tổ chức lớn mạnh để có đủ khả năng khai
LuËn v¨n tèt nghiÖp
50
thác, sử dụng và phát huy có hiệu quả những tiềm năng của đất nước trong
giai đoạn mới. Tổng công ty Cà phê Việt Nam được coi là đơn vị nòng cốt
của ngành cà phê Việt Nam do đó tổng công ty có chức năng và nhiệm vụ
sau:
- Tổng công ty trực tiếp nhận vốn của nhà nước, bảo toàn và phát triển
vốn của nhà nước. Tổ chức phân bổ vốn và giao vốn cho các đơn vị thành
viên.
- Hạch toán chiến lược phát triển kinh doanh của tổng công ty, xây
dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm của tổn công ty
- Tổ chức, chỉ huy, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường
cung ứng tiêu thụ, xuất nhập khẩu… giữa các thành viên trong Tổng công ty
nhằm đạt được mục đích, chiến lược chung của Tổng công ty
- Thực hiện kế hoạch của nhà nước giao hoặc tham gia đấu thầu trong
và ngoài nước để giao hoặc đấu thầu lại cho các đơn vị thành viên, phân công
chuyên môn hoá sản xuất giữa các đơn vị thành viên
- Thực hiện điều hoà phân phối vốn do tổng công ty quản lý tập trung
- Thông qua phương án đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng tận các đơn
vị thành viên, thực hiện đầu tư thành lập các đơn vị thành viên mới của tổng
công ty.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của tổng công ty cà phê Việt Nam
Bảng 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty:
Chính phủ
Bộ Nông nghiệp
và phát triển
nông thôn
Bộ T i
chính
Bộ kế
hoạch v
Hội đồng quản trị
Tổng giám Ban kiểm
soát
Phó Tổng Phó Tổng Phó Tổng giám
LuËn v¨n tèt nghiÖp
51
- Hội đồng quản trị có 5 thành viên do thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm
là các thành viên chuyên trách trong đó có chủ tịch hội đồng quản trị, một phó
chủ tịch, một thành viên chuyên kiêm trưởng ban kiểm soát, một thành viên
kiêm tổng giám đốc, một thành viên là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính,
kinh tế, quản trị kinh doanh và pháp luật. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm
chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty , thực hiện nhiệm vụ Nhà
nước giao, đưa ra những quyết định về sản xuất kinh doanh và phê duyệt
những phương án hoạt động do tổng gíam đốc đệ trình.
- Ban kiểm soát: do hội đồng quản trị lập ra để giúp hội đồng quảng trị
thực hiện việc kiểm tra giám sát tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn
vị thành viên trong các hoạt động. Ban kiểm soát có 5 thành viên trong đó
trưởng ban kiểm soát là thành viên của hội đồng quản trị và 4 thành viên khác
do họi đồng quản trị miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật gồm 1 thành viên là
LuËn v¨n tèt nghiÖp
52
chuyên môn kế toán, một thành viên cho đại hội công nhân viên chức, một
thành viên do trưởng quản lý ngành giới thiệu và một do tổng cục trưởng
Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu. Ban
kiểm soát có nhiệm vụ giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ
máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty trong hoạt động tài
chính, chấp hành pháp luật, điều lệ Tổng công ty và các nghị quyết, quyết
định của hội đồng quản trị.
- Hội đồng giám đốc: Có 1 Tổng giám đốc và 3 Phó tổng giám đốc.
Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiêm, khen thưởng
kỷ luật do hội đồng quản trị đề nghị bộ trưởng quản lý và bộ trưởng, trưởng
ban tổ chức cán bộ Chính phủ trình. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của
Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, Thủ tướngChính
phủ và pháp luật điều hành hoạt động của công ty. Tổng giám đốc được trợ
giúp bởi 3 Phó tổng giám đốc và ban tham mưu
+ Một Phó tổng giám đốc phụ trách việc xây dựng cơ bản, một Phó
tổng giám đốc khoa học nông nghiệp, một phó Tổng giám đốc phụ trách sản
xuất tại Tây Nguyên.
+Ban tham mưu gồm:
Văn phòng: Chuyên tổng hợp tình hình chung của Tổng công ty
Ban tổ chức cán bộ thanh tra: Tiến hành sắp xếp và bố trí tổ chức bộ
máy sản xuất hoạt động kinh doanh, xây dựng quy chế và quản lý nội bộ.
Ban tài chính kế toán: Quản lý nguòn tài chính và quản lý nguồn thu
chi, tổng hợp phân tích hoạt động kinh tế tài chính trong sản xuất kinh doanh.
Xây dựng cơ sở hạch toán kinh doanh về giá cả, tỷ giá xuất nhập khẩu và các
định mức trong sản xuất kinh doanh.
Ban kinh doanh tổng hợp: Điều hành công tác kinh doanh xuất nhập
khẩu, tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Phụ trách về
các quan hệ quốc tế, khai thác khả năng đầu tư nước ngoài.
Ban khoa học và công nghệ:
LuËn v¨n tèt nghiÖp
53
Ban kế hoạch và đầu tư: Xây dựng các kế hoạch sản xuất và kinh
doanh, các dự án đầu tư, thu mua cà phê ở các tỉnh phía Bắc để kinh doanh
xuất khẩu. Tập hợp tình hình về sản xuất và kinh doanh cây cà phê.
2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam vào thị
trường EU
EU là một thị trường xuất khẩu tiềm năng của cà phê Việt Nam. Điều
này được thể hiện ở chỗ EU là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn
trên thế giới, có nhu cầu đa dạng về mặt hàng này. Hơn nữa EU là một khu
vực kinh tế phát triển ốn định, có đồng tiền chung Euro, mức tiêu thụ ở thị
trường này lớn. Vì thế vị thế của EU ngày càng được nâng cao trên thị trường
quốc tế. Đăc biệt khi EU mở rộng thêm 10 thành viên đã tác động tích cực về
quan hệ kinh tế thượng mại giữa EU và các nước đang phát triển. Việc hoà
nhập các tiêu chuẩn chung trên khắp châu Âu như việc giảm thuế nhập khẩu,
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng những quy định chung về thuế quan,
cạnh tranh đã tạo điều kiện cho hàng hoá các nước đang phát triển nói chung
và Việt Nam nói riêng vào thị trường EU thuận lơi hơn.Tuy nhiên EU là thị
trường khó tình, yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cao. Nếu
đảm bảo yêu cầu trên thì sản phẩm đẽ dàng vào thị trường EU cũng như sản
phẩm mặc nhiên đạt được những sản phẩm quốc tế và dễ dàng nhập khẩu vào
thị trường khó tính khác.
2.1. Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam
Tổng công ty cà phê Việt Nam là một doanh ngiệp nhà nước lớn, đứng
đầu trong ngành cà phê. Hàng năm Tổng công ty đã thực hiện sản xuất tạo
nguồn hàng, kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cà phê. Tổng công ty đã đạt được
những thành công lớn, hàng năm thu về một nguồn ngoại tệ khá lớn chiếm từ
20-30% kim ngạch cả nước.
Bảng kim ngạch xuất khẩu của VINACAFE
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004
LuËn v¨n tèt nghiÖp
54
Kim ngạch xuất khẩu của
Vinacafe (Triệu USD)
72,2 106.7 114 89 94,5 96
Mức độ tăng giẩm( %) 47,8 6,8 -21,9 6,18 1.59
( Nguồn của ICO)
Từ năm 1999-2001 kim ngạch xuất khẩu của Vinacafe luôn tăng. Đặc
biệt vào niên vụ 1999-2000 kim ngạch cà phê của Vinacafe tăng đột biến với
47,8% so với niên vụ trước. Nguyên nhân là do năm 1999 cà phê thế giới chịu
ảnh hưởng của hạn hán kéo dài. Việt Nam lại ít chịu ảnh hưởng của hiện
tượng này nên xuất khẩu tăng lên, do đó kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ
rệt.Tuy nhiên năm 2002 thì do tình hình cung cầu cà phê thế giới có sự chênh
lệch khá lớn, trong đó cung lớn hơn rất nhiều so với cầu dẫn đến khủng hoảng
thừa đẩy giá xuống thấp. Vì thế kim ngạch cà phê bắt đầu có xu hướng giảm
xuống. Năm 2004 thì giá cà phê thế giới đi vào ổn định hơn do vâỵ kim ngạch
cũng tăng khá và ổn định.
Đối với thị trường EU là thị trường lớn của Vinacafe nên mang lại cho
Tổng công ty một lượng ngoại tệ khá lớn. Điều này thể hiện bằng chỉ tiêu kim
ngạch của Vinacafe trên thị trường EU như sau .
LuËn v¨n tèt nghiÖp
55
Bảng kim ngạch xuất khẩu của Vinacafe vào thị trường EU.
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Kim ngạch
(1000USD)
18.997 26.675 28.522 22.235 26.224 28.3400
Mức độ tăng
giảm(%)
40,4 6,9 -22 18 8,08
(Báo cáo xuất khẩu hàng năm của Tổng công ty)
Năm 2001 được coi là năm thành công nhất của cà phê Việt Nam nói
chung Vinacafe của Vinacafe nói riêng. Kim ngạch của Vinacafe đạt
28.522.000 USD tăng 6,9 % so với năm 2000. Tuy nhiên kim ngạch cà phê
xuất khẩu luôn phụ thuộc Vinacafe vào giá cả cà phê. Năm 2002 do có sự
giảm sút về giá dẫn đến kim ngạch giảm –22% so với năm trước. Năm 2003
do nhu cầu tiêu thụ cà phê của EU tăng lên vinacafe vì thế xuất khẩu vào thị
trường này tăng lên 18% so với năm trước. Điều này là tín hiệu đáng mừng
cho ngành cà phê nước ta.
2.2. Cơ cấu sản phẩm cà phê.
- Loại cà phê xuất khẩu của Vinacafe.
Việt Nam nói chung và Vinacafe nói riêng đều xuất khẩu 2 loại cà phê
chính đó là cà phê Robusta và cà phê Arabica.Trong đó cà phê Robusta là chủ
yếu, chiếm khoảng 80% trong tổng cà phê xuất khẩu.
Bảng loại cà phê xuất khẩu của Vinacafe vào EU
Arabica Robusta Loại cà phê
Loại 1 Loại 2 Loại 1 Loại 2
Độ ẩm 12.5 % 12.5 % 12.5 % 13 %
Hạt đen vỡ 3 % 5 % 3 % 5%
Tạp chất 0.3% 0.5 % 0.5 % 1 %
Hạt cỡ N.16 90 % 90 %
Hạt cỡ N.13 90% 90 %
LuËn v¨n tèt nghiÖp
56
( Nguồn Europe)
- Sản phẩm cà phê xuất khẩu
Từ trước năm 200 thì Vinacafe hầu hết chỉ xuất khẩu cà phê nhân. Loai
cà phê này không qua chế biến do đó giá trị xuất khẩu không cao. Mấy năm
trở lại đây do nhu cầu tiêu dùng cà phê của EU tăng lên, hơn nữa chủng loại
cũng như cơ cấu sản phẩm cũng đòi hỏi đa dạng hơn. Do đó Tổng công ty
cũng đã tìm mọi cách đa dạng hoá sản phẩm cà phê xuất khẩu vào thị trường
này. Ngoài cà phê nhân còn có cà phê hoà tan, cà phê thành phẩm. Loại cà
phê hoà tan này còn chưa chiếm được thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng
EU nên lượng cà phê này xuất khẩu vào thị truờng EU chiếm một tỉ lệ thấp
chỉ khoảng 4-5%. Ngoài ra cũng có cà phê thành phẩm nhưng tỉ lệ này cung
không cao, chỉ khoảng 7-9%. Sản phẩm này chủ yếu được Vinacafe xuất khẩu
vào thị trường dễ tính như Trung Quốc, Đài Loan, Singapo, Nhật, Malaysia,..
Vì vậy trong vòng vài năm tới Vinacafe cần phải tăng khối lượng 2 loại cà
phê xuất khẩu là cà phê hoà tan và cà phê thành phẩm. Có như vậy mới nâng
cao được gí trị xuất khẩu cho Việt Nam nói chung cũng như Vinacafe nói
riêng. Ngoài ra cũng cần đa dạng hoá sản phẩm bằng cách tăng các mặt hàng
chứa cà phê như bánh kẹo cà phê, sữa cà phê ,…Nếu tính theo sản phẩm xuất
khẩu vào thị trường EU, thì Tổng công ty có cơ cấu xuất khẩu từng loại sản
phẩm như sau.
Bảng sản phẩm cà phê xuất khẩu vào EU
Sản phẩm cà phê Số lượng Trị giá (USD)
Cà phê Mix (3 in 1) 1.600 Bao 1.520.000
Cà phê hoà tan 800 Hộp 940.000
Cà phê bột 1100 Hộp 1.105.600
Cà phê rang xay 600 Kg 620.000
(Nguồn của ban XNK- Tổng công ty)
LuËn v¨n tèt nghiÖp
57
Như vậy xuất khẩu cà phê vào thị trường EU Vinacafe mới chủ yếu
xuất khẩu cà phê nhân, cà phê hoà tan, cà phê bột, cà phê rang xay rất ít. Mà
chính sản phẩm cà phê này đem lại giá trị lớn hơn rất nhiều cà phê nhân.Vì
vậy đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang EU các doanh nghiệp nên chú ý đến việc
đa dạng hoá sản phẩm cà phê mà cần chú trọng đến cà phê chế biến.
2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của Vinacafe trên thị truờng EU.
EU là thị trường có nhu cầu tiêu thụ cà phê khá lớn, tương đối ổn định.
EU với dân số 455 triệu người, thu nhập cao.Tuy nhiên đây là thị trường rất
khó tính do đó để chiếm lĩnh thị truờng này không phải đơn giản.
Năm 2003 nước ta xuất khẩu được 352 nghìn tấn cà phê vào EU chiếm
47% và 109 nghìn tấn vào thị trường Hoa kỳ chiếm 14,6%.
Thị trường chính nhập khẩu cà phê của Vinacafe
Nước
Năm
2000
Năm
2001
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Mỹ 9729 3416 2512 3546 3674
Pháp 1264 1275 84 950 1000
Hà Lan 4467 2771 1001 535 637
Singapore 2373 778 590 697 672
Thuỵ Sỹ 6713 1284 581 797 790
( Nguồn của hiệp hội cà phê- ca cao Việt Nam)
Mấy năm gần đây Việt Nam xuất khẩu cà phê đến hơn 60 nước, vùng
lãnh thổ, thu về 400-600 triệu USD. Việt Nam có quan hệ thương mại với tất
cả các hãng cà phê lớn trên thế giới. Khối lượng cà phê xuất khẩu ngày càng
lớn mà Việt Nam tiêu dùng rất ít chỉ khoảng 5% sản lượng sản xuất ra chính
vì vậy cần phải tìm cách mở rộng thêm thị trường xuất khẩu. Ở Việt Nam với
sản lượng khá lớn không thể thụ động ngồi chờ ai đến mua thì bán mà cần chủ
động tạo thị trường, mở cơ quan đại diện và sử dụng các phương thức thương
mại khác như đổi hàng, trả nợ Nhà nước và các hiệp định Chính phủ.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
58
EU có nhu cầu nhập khẩu cà phê rất lớn, qua bảng sau ta có tình hình
các nước hàng đầu nhập khẩu cà phê của Vinacafe:
LuËn v¨n tèt nghiÖp
59
1999 2000 2001 2002
STT Tên nước % Tên nước % Tên nước % Tên nước %
1 Đức 25,58 Anh 24,29 Anh 21,15 Anh 24,5
2 Anh 11,92 Hà Lan 15,73 Hà Lan 17,74 Hà Lan 16,4
3 Pháp 6,59 Pháp 7,11 Pháp 8,81 Pháp 8,2
4 Hà Lan 5,88 Đức 6,82 Đức 7,04 Bỉ 7,5
5 Bỉ 5,51 Italia 5,57 Bỉ 6,86 Đức 6,0
(Nguồn: Ban XNK-Tổng công ty cà phê Việt Nam )
Từ năm 1999 trở về trước, thị trường Đức là thị trường nhập khẩu cà
phê lớn nhất củaVinacafe, không chỉ nhập khẩu cà phê của Việt Nam, Đức
còn nhập khẩu cà phê của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay thị trường cà phê
Đức đang ở tình trạng nguồn cung lớn hơn cầu do đó trong vài năm tới nhu
cầu nhập khẩu cà phê của Đức sẽ giảm đáng kể. Năm 1999, Đức nhập khẩu
28,58% cà phê của Vinacafe nhưng đến năm 2002 chỉ còn 6,07% tổng cà phê
xuất khẩu.
Dự kiến đến năm 2005 sẽ giảm xuống còn 4,6%. Trong những năm gần
đây thị trường Anh là thị trường tiêu thụ cà phê lớn của Vinacafe
Vấn đề đặt ra là Tổng công ty cà phê Việt Nam phải củng cố thị trường
sẵn có đồng thời mở rộng và phát triển thị trường mới. Từ 2 năm trở lại đây
thì Vinacafe hầu hết đã xuất khẩu sang các nước thuộc khối EU.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
60
Bảng các nước EU nhập khẩu cà phê của Vinacafe .
2001 2002 2003 2004 Năm
Nước
SL (tấn)
Trị giá
(USD)
SL
(tấn)
Trị giá
(USD)
SL
(tấn)
Trị giá
(USD)
SL
(tấn)
Trị giá
(USD)
Pháp 8.874 3.776.969 8.129 2.730.790 11012 7436291 12012 2930000
Đức 27.951 11.107.260 23.167 8.628.821 23.001 15.288.378 18.560 14.380.248
Italia 12.237 4831.202 14.763 6.829.782 18.484 12.282.253 19.434 13.479.210
Hà Lan 16..271 6.646.637 8.655 3.794.024 4.894 3.264.962 5.850 3.456.384
Anh 19.668 7.496.110 14.136 5.968.454 19.431 12.819.779 20.400 1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Tổng công ty cà phê Việt Nam.pdf