Luận văn Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, sinh trưởng phát triển của cây lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev) tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái vườn quốc gia Tam Đảo Vĩnh Phúc

Tài liệu Luận văn Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, sinh trưởng phát triển của cây lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev) tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái vườn quốc gia Tam Đảo Vĩnh Phúc: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------  --------- PHẠM THỊ NGA LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LIM XẸT (Peltophorum tonkinensis A.Chev) TÁI SINH TỰ NHIÊN TẠI PHÂN KHU PHỤC HỒI SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 626062 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Ngô Quang Đê Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong một thời gian dài diện tích rừng Việt Nam đã giảm đi liên tục (năm 1943 là 14,3 triệu ha nhưng đến năm 1993 chỉ còn 9,3 triệu ha). Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích rừng có xu hướng tăng rõ rệt (năm 1995 diện tích rừng toàn quốc tăng lên 12,61 triệu ha, độ che phủ đạt 37%, trong đó rừng tự nhiên có 10,28 triệu ha, rừng trồng có 2,33 triệu ha) nhưng chất lượng rừng ngày càng giảm sút, năng suất không cao và chất lượng rừng còn chậm được cải thiện. Trước th...

pdf79 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, sinh trưởng phát triển của cây lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev) tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái vườn quốc gia Tam Đảo Vĩnh Phúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------  --------- PHẠM THỊ NGA LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LIM XẸT (Peltophorum tonkinensis A.Chev) TÁI SINH TỰ NHIÊN TẠI PHÂN KHU PHỤC HỒI SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 626062 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Ngô Quang Đê Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong một thời gian dài diện tích rừng Việt Nam đã giảm đi liên tục (năm 1943 là 14,3 triệu ha nhưng đến năm 1993 chỉ còn 9,3 triệu ha). Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích rừng có xu hướng tăng rõ rệt (năm 1995 diện tích rừng toàn quốc tăng lên 12,61 triệu ha, độ che phủ đạt 37%, trong đó rừng tự nhiên có 10,28 triệu ha, rừng trồng có 2,33 triệu ha) nhưng chất lượng rừng ngày càng giảm sút, năng suất không cao và chất lượng rừng còn chậm được cải thiện. Trước thực tế mất rừng và các nhu cầu sử dụng gỗ, để đảm bảo an ninh môi trường cũng như nhu cầu phát triển bền vững của đất nước, trong nhiều năm qua Chính phủ Việt Nam bằng nỗ lực của mình và sự giúp đỡ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ đã đầu tư khá lớn vật tư, tiền vốn để trồng rừng, phục hồi và phát triển rừng thông qua các chương trình mục tiêu như: Chương trình 327, dự án 661 và các nguồn vốn khác… Đồng thời đã có những chính sách, chiến lược nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Đặc điểm cơ bản của rừng thứ sinh là: Cấu trúc rừng bị đảo lộn, nhiều loài cây thứ sinh giá trị thấp tham gia vào tổ thành quần thụ bên cạnh những cây gỗ nhỏ thuộc các loài thứ yếu ở tầng dưới tán của rừng "cũ", tán rừng bị vỡ từng mảng do cây đứng phân bố không đều, màu rừng tuy còn "màu xanh quyến rũ nhưng chủ yếu có khi do dây leo tạo nên". Sản lượng, giá trị kinh tế của rừng kém, mật độ và tổng diện tích ngang (m2/ha) thấp, phân phối cây theo cấp tuổi không ở trạng thái cân bằng, thiếu cây chủ yếu ở nhiều cấp tuổi, cây bị sâu bệnh hại và hình dáng xấu chiếm một tỷ lệ đáng kể. Triển vọng tái sinh rừng kém, loài cây mục đích chiếm tỷ lệ không đạt yêu cầu trong lớp tái sinh, số cá thể đạt đến chiều cao khỏi bị ức chế (1-2m) quá ít, cây tái sinh sinh trưởng trong hoàn cảnh kém thuận lợi do dây leo, bụi rậm, cây xâm chiếm bột phát ....Vì vậy, trong một thời gian quá dài, chất và lượng của rừng nếu không tác động có kỹ thuật sẽ không có những cải tiến đáng kể…  6 . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Do đó việc bảo vệ và phát triển vốn rừng là nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài, đòi hỏi chúng ta phải biết lựa chọn những giải pháp tác động có tính hiệu quả cao. Vì vậy, thực hiện công việc này bằng các giải pháp lâm sinh như "khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung là một giải pháp lợi dụ ng triệt để khả năng tái sinh , diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng thông qua các biện pháp bảo vệ , biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng bổ sung cần thiết"  2 trên cơ sở sinh vật học - sinh thái học lại càng cấp thiết. Làm giàu rừng là kỹ thuật bổ sung, nâng cao số lượng cây có giá trị kinh tế bằng tái sinh nhân tạo hay xúc tiến tái sinh tự nhiên thường được áp dụng cho các lâm phần có giá trị kinh tế thấp. Thực tế trong những năm qua đã có nhiều loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao được đưa vào trồng và làm giàu rừng như: Re, Lát xoan, Muồng đen, Quế, Sao đen … đã trồng thành công ở một số nơi. Theo kết quả điều tra tại V•ên Quèc Gia Tam Đảo, hầu hết rừng ở đây phong phú về tổ thành, nghèo kiệt về trữ lượng và chất lượng, nhiều cây có giá trị kinh tế thấp, mật độ tầng cây cao thưa, phân bố không đều. Tuy nhiên mật độ cây tái sinh lại chiếm tỷ lệ cao và có một số loài có giá trị kinh tế cao như: Lim xẹt, Re … Đây là cơ sở để đề xuất các biện pháp tác động như tái sinh nhân tạo và xúc tiến tái sinh tự nhiên để làm giàu rừng. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn, xác định loài cây phù hợp cũng như việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để cải tạo và làm giàu rừng. Việc gây trồng các loài cây ở vùng phân bố của chúng là dễ thành công, tuy nhiên nếu không biết cặn kẽ và đầy đủ về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của mỗi loài thì sẽ không có đủ căn cứ để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh gây trồng chúng. Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae R.Br) phân bố nhiều ở Tam Đảo, là loài cây có khả năng tái sinh hạt tốt ở chỗ trống hoặc nơi có độ tàn che nhẹ, có thể chọn làm cây cải tạo rừng nghèo hoặc khoanh nuôi trong rừng đang phục hồi. Gỗ Lim xẹt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 có màu hồng, thớ tương đối mịn, ít bị mối mọt, cong vênh, được dùng để đóng đồ mộc và xây dựng nhà cửa. Đặc biệt Lim xẹt có thể sử dụng làm cây xanh đô thị.  5 Xuất phát từ những vấn đề đặt ra và căn cứ vào một số đặc điểm cũng như giá trị của cây Lim xẹt, tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, sinh trưởng - phát triển của cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái tại VQG Tam Đảo – Vĩnh Phúc”. Mục đích là đề xuất các biện pháp bảo vệ cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái để cải tạo và làm giàu rừng Ch•¬ng I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: Theo kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng mưa nhiệt đới Châu Phi, A. Ôbrêvin (1930) nhận thấy: cây con của các loài cây ưu thế trong rừng mưa có thể cực hiếm hoặc vắng hẳn. Ông gọi đây là hiện tượng “không bao giờ sinh con đẻ cái” của cây mẹ trong thành phần rừng cây gỗ của rừng mưa. Tổ thành loài cây mẹ ở tầng trên và tổ thành loài cây tái sinh ở tầng dưới thường khác nhau rất nhiều, mặt khác tổ thành loài cây của rừng mưa lại biến đổi từ nơi này đến nơi khác. Vì vậy tổ thành loài cây của rừng mưa đều không cố định trong không gian và thời gian, không có một tổ hợp của loài cây nào có thể đạt thế “cân bằng sinh thái” với hoàn cảnh một cách vĩnh viễn và ổn định. Ngay ở cùng một địa điểm và cùng một thời gian nhất định tổ hợp các loài cây sẽ được thay thế, không phải bằng tổ hợp có thành phần như cũ mà bằng một tổ hợp có thành phần khác hẳn. Từ những lý luận trên, đã dẫn A.Ôbrêvin đi đến lý luận bức khảm tái sinh (còn gọi là lý luận tuần hoàn tái sinh). Theo lý luận này có thể coi một diện tích rừng mưa rộng lớn là một bức khảm mà mỗi đơn vị của bản ghép hình đó là một tổ hợp hình thành bởi những loài cây ưu thế khác nhau. Mặc dù, xét trên diện tích nhỏ, tổ hợp loài cây tái sinh không mang tính kế thừa, nhưng nếu xét trên phạm vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 rộng lớn hơn thì các tổ thành loài cây sẽ kế thừa nhau ít nhiều theo phương thức tuần hoàn. Ôbrêvin đã có công lao khái quát hóa các hiện tượng tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi để đúc kết nên lý luận bức khảm tái sinh, nhưng phần lý giải các hiện tượng đó còn hạn chế. Ông coi hiện tượng đó là “ thuần túy ngẫu nhiên”, không thể phán đoán trước được vì còn phụ thuộc vào quá nhiều nguyên nhân phức tạp. Ông không giải thích được do tác nhân nào, do cơ chế nào đã dẫn đến việc hình thành các tổ hợp loài cây tái sinh khác nhau. Vì vậy lý luận của ông còn ít sức thuyết phục, chưa giúp ích được cho thực tiễn sản xuất, đề xuất các biện pháp điều khiển tái sinh theo những mục tiêu kinh doanh đã đề ra.  19 Theo những kết quả quan sát của David và P.W Risa (1933), Bear (1946), Sun (1960), Rôlê (1969) ở rừng nhiệt đới Nam Mỹ lại khác hẳn so với nhận định của A. Ôbrêvin. Ở đây tất cả những loài cây có nhiều cấp thể tích lớn thì đồng thời cũng có nhiều trong cấp thể tích nhỏ, tuy độ nhiều tương đối của các loài cây trong cấp thể tích nhỏ có khác so với các tầng cao hơn. Như vậy ở đây xuất hiện hiện tượng tái sinh tại chỗ và liên tục của các loài cây và tổ thành loài cây có khả năng giữ nguyên không đổi trong một thời gian dài. Sự khác nhau này có thể giải thích được nếu coi rừng Nam Mỹ đã đạt tới giai đoạn tương đối ổn định, cân bằng với hoàn cảnh Châu Phi, nơi A.Ôbrêvin đã từng quan sát, rừng chưa đạt tới giai đoạn cân bằng với hoàn cảnh, tổ thành loài chưa ổn định, rừng đang trong một quá trình phát triển để hướng tới một quần lạc ổn định về thành phần loài cây.  19 1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc: Ở miền Bắc nước ta từ năm 1962-1969, Viện điều tra quy hoạch rừng đã điều tra tình hình tái sinh tự nhiên theo các “Loại hình thực vật ưu thế” Rừng thứ sinh Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và Lạng Sơn (1969). Đặc biệt nhất là công trình điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng Sông Hiếu (1962-1964) bằng phương pháp đo đếm điển hình. Kết quả điều tra đã được Vũ Đình Huề (1975) tổng kết trong báo cáo khoa học “Khái quát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam”  9 theo kết quả báo cáo này thì tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam cũng mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới. Theo Thái Văn trừng ( 1963,1970,1978) khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam cũng đi đến một kết luận. Theo ông, có một nhóm nhân tố sinh thái trong nhóm khí hậu đã khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng, đó là nhân tố ánh sáng. Nếu các điều kiện khác của môi trường như đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và thời gian như A.Ôbrêvin đã nhận định và diễn thế theo phương thức tái sinh không có quy luật “nhân quả” giữa sinh vật và hoàn cảnh. Vì lẽ trên P.W Risa đã nói rất có lý: “Lý luận tuần hoàn tái sinh đã ứng dụng rộng rãi được đến mức độ nào, vấn đề này hiện nay phải tạm gác lại chưa giải quyết được”.  19 Vì vậy, muốn nghiên cứu đặc điểm và quy luật tái sinh cần phải gắn liền với từng loại hình rừng cụ thể. Vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải có nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa để đúc kết thành lý luận và đóng góp thiết thực cho thực tiễn sản xuất. Trần Ngũ Phương (1970) khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét “rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng có thể phục hồi dưới dạng gần giống trạng thái rừng ban đầu”  16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Đỗ Đình Tiến (2002), Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh thái của cây Camelia hoa vàng tại VQG Tam Đảo. Hoàng Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh (2005), Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh và cây Giổi xanh làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuật gây trồng. Phan Nguyên Xuất (2003), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài Thông nàng làm cơ sở cho công tác trồng rừng, nuôi dưỡng và làm giàu rừng tại tỉnh Gia lai. Nguyễn Minh Đức (1998), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm một số nhân tố sinh thái dưới tán rừng và ảnh hưởng của nó đến tái sinh loài Lim xanh tại VQG Bến En - Thanh Hóa. Khi bàn về vấn đề đảm bảo tái sinh trong khai thác, Phùng Ngọc Lan (1964) đã nêu ra kết quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở lâm trường Hữu Lũng- Lạng Sơn. Ngay từ giai đoạn nảy mầm, Bọ xít là nhân tố sinh vật đầu tiên gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ nảy mầm. Tiếp theo các đề tài trên tác giả đã nghiên cứu và nêu lên sự cần thiết của việc bảo vệ và phát triển Lim xanh, đồng thời đề ra một số biện pháp kỹ thuật về xử lý hạt giống, gieo trồng loài cây này. Theo tác giả không nên trồng thuần loài Lim xanh.  12 Đặc điểm lâm học của các loài cây bản địa ở nước ta chưa được nghiên cứu nhiều, một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm học thường được đề cập trong các báo cáo khoa học và một phần được công bố trong các tạp chí, đặc biệt là các công trình nghiên cứu riêng về cây Lim xẹt chưa nhiều, phần lớn các tác giả mới chỉ nghiên cứu về lĩnh vực phân loại. Trong cuốn thực vật rừng của Lê Mộng Chân- Lê Thị Huyên (2000) Lim xẹt (Peltophorum tonkinense A. Chev) thuộc họ Vang (Caesalpiniceae R.Br), tác giả mới chỉ mô tả sơ lược về đặc điểm thân lá, hoa quả, phân bố, giá trị và khả năng kinh doanh bảo tồn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Trong cuốn sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây trồng rừng, NXB Hà Nội, 1995 đã đưa ra một số kết luận về kỹ thuật thu hái hạt giống, cách chế biến, bảo quản, xử lý và kỹ thuật gieo ươm hạt giống. Như vậy cho đến nay các công trình nghiên cứu về cây bản địa đặc biệt là cây Lim xẹt chưa nhiều và chưa tương xứng với giá trị của nó. Tuy nhiên những công trình đã nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng để xác định nội dung nghiên cứu của đề tài này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 CHƢƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: 3.1.1. Tìm hiểu đặc tính sinh thái, sinh trưởng của cây Lim xẹt và phát hiện những yếu tố cơ bản của môi trường sinh thái ảnh hưởng tới sinh trưởng- phát triển của cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái VQG Tam Đảo. 3.1.2.Đề xuất các biện pháp bảo vệ của cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên tại VQG Tam Đảo. 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu: - Là cây Lim xẹt (Peltophorum Tonkinensis A.Chev). 2.3. Địa điểm nghiên cứu: Phân khu phục hồi sinh thái VQG Tam Đảo -Vĩnh Phúc. 2.4. Nội dung nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, tôi tiến hành thực hiện các nội dung sau: 2.4.1. Tìm hiểu một số đặc điểm hình thái của cây Lim xẹt:  Đặc điểm hình thái: Thân, cành, lá, hoa và quả của cây Lim xẹt.  Đặc điểm hậu vật: Mùa ra hoa kết quả … 2.4.2. Tìm hiểu đặc điểm cấu trúc Lâm phần.  Rừng thứ sinh phục hồi: Trạng thái IIA.  Rừng thứ sinh phục hồi: Trạng thái IIB.  Nơi chưa thành rừng: Trạng thái Ic. * Các chỉ tiêu cấu trúc rừng cần nghiên cứu:  Tổ thành loài ( loài hoặc nhóm loài ưu thế) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9  Tầng thứ ( tầng cây gỗ, tầng cây bụi thảm tươi).  Tương quan giữa HVN -D1.3 và Dt -D1.3 của cây Lim xẹt. 2.4.3. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Lim xẹt.  Cấu trúc tổ thành và mật độ tái sinh..  Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao.  Chất lượng cây tái sinh.  Số lượng cây tái sinh theo nguồn gốc. 2.4.4. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến số lượng của cây Lim xẹt tái sinh.  Ảnh hưởng của độ cao so với mặt nước biển  Ảnh hưởng của đất đai.  Ảnh hưởng của cây mẹ.  Ảnh hưởng của độ tàn che.  Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi. 2.4.5. Đề xuất các biện pháp bảo vệ tái sinh tự nhiên. 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu: 2.5.1. Phƣơng pháp luận. Thực tế đã chứng minh, việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần làm tăng tính khả thi và hiệu quả của công việc. Vì vậy tùy theo từng đối tượng nghiên cứu mà ta có thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Chẳng hạn như: Đối tượng nghiên cứu là những loài cây có đời sống ngắn (<1 năm) với kích thước nhỏ thì ta có thể làm thí nghiệm gieo trồng trên diện tích nhỏ và có các trang thiết bị hiện đại để khống chế điều chỉnh điều kiện hoàn cảnh sinh thái theo từng mục đích và nội dung nghiên cứu. Với đối tượng nghiên cứu là những loài cây có tuổi đời dài với kích thước lớn thì phương pháp nghiên cứu trong phòng chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 phù hợp ở giai đoạn cây mầm. Các giai đoạn khác chỉ có thể nghiên cứu trên các cây tiêu chuẩn, ô tiêu chuẩn định vị hay tạm thời. Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là cây Lim xẹt (Peltophorum Tonkinensis A.Chev) là cây gỗ lớn có đời sống dài (>10 năm), kích thước lớn, mọc tự nhiên hỗn giao với nhiều loài cây khác. Do vậy, tôi lựa chọn phương pháp nghiên cứu trên ô tiêu chuẩn và cây tiêu chuẩn tạm thời cho đề tài của mình. Khi nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài có những quan điểm khác nhau sau đây: Quan điểm cá thể: Theo trường phái này, người ta coi loài cây là thực thể duy nhất trong tự nhiên, vì vậy mọi nghiên cứu phải hướng tập trung vào cá thể loài. Đại diện cho quan điểm này là các nhà khoa học như: Negri (Ý), Curlis, Gleason (Mỹ). Quan điểm quần thể: Đại diện cho quan điểm này là các nhà khoa học như: Braun, Blanquet (Pháp), Clement (Anh), Walter (Đức), Sukasop (Nga). Các nhà khoa học này đều nhất trí đối tượng cơ bản là những quần thể thực vật. Quan điểm dung hòa giữa hai quan điểm trên: Quan điểm này cho rằng khi nghiên cứu đặc điểm sinh vật của loài cần kết hợp giữa cá thể và quần thể. Đại diện cho trường phái này là Tanslay, Poniatovxkaia và Thái Văn Trừng. Dựa vào lý luận của ba quan điểm trên, đề tài đã chọn quan điểm dung hòa giữa quần thể và cá thể để làm lý luận cho mình. 2.5.2. Phƣơng pháp xác định vị trí nghiên cứu. Căn cứ vào thảm thực vật và địa hình đề tài nghiên cứu chia làm 3 khu:  Khu vực 1: Trạng thái IIA.  Khu vực 2: Trạng thái IIB. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11  Khu vực 3: Trạng thái Ic. 2.5.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu: 2.5.3.1. Lập ô tiêu chuẩn và dung lƣợng mẫu. a) Điều tra sơ bộ : Tiến hành nghiên cứu bản đồ hiện trạng rừng, tìm hiểu các trạng thái rừng. Sau đó sơ thám, quan sát các hiện trạng rừng, tìm hiểu khái quát về sự phân bố của Lim xẹt, tìm hiểu sơ bộ về tài nguyên thực vật rừng, đất đai, khí hậu … của khu vực nghiên cứu để nắm được địa điểm, diện tích, khối lượng công việc phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch và thời gian điều tra ngoại nghiệp. b)Điều tra tỉ mỉ: - Lập OTC: Lập ô tiêu chuẩn điển hình để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng có Lim xẹt tái sinh phân bố. Ô tiêu chuẩn phải bố trí tại các vị trí có tính đại diện cao ở 3 khu vực nghiên cứu. Địa hình trong ô phải tương đối đồng nhất, các loài cây phân bố tương đối đều, cây sinh trưởng bình thường. Các ô tiêu chuẩn không đi qua các khe, qua đỉnh hoặc có đường mòn hay đường ô tô chạy qua. + Phương pháp lập ô tiêu chuẩn (OTC): Sử dụng địa bàn, thước dây, sơn đỏ và dao, cuốc … + Để thuận tiện cho việc đo đạc, tôi tiến hành lập OTC với chiều dài cùng chiều với đường đồng mức, chiều rộng vuông góc với đường đồng mức. Diện tích mỗi OTC là 1.000m2 (50m x 20 m). Tổng số OTC là 18 ô, trong đó khu vực 1 là 6 ô, khu vực 2 là 6 ô và khu vực 3 là 6 ô, với diện tích là 6000m 2 . - Lập ODB để điều tra cây tái sinh: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 + Phương pháp lập ô dạng bản (ODB): Trong ô tiêu chuẩn lập 5 ODB để điều tra cây tái sinh theo vị trí: 1 ô ở tâm, 4 ô ở 4 góc của ô tiêu chuẩn. Cụ thể như sau: - Lập ô dạng bản (ODB) để điều tra cây tái sinh. Diện tích mỗi ODB là 16 m 2 (4m x 4m). Số ODB ở khu vực 1 là 6 x 5 = 30 ô và số ô ở khu vực 2 là 5 x 6 = 30 ô, khu vực 3 là 6 x 5 = 30 ô. Tổng số ODB ở cả 3 khu vực là 90 ô. - Lập ô dạng bản (ODB) để điều tra cây Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ. Chọn các cây mẹ có sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, không cụt ngọn làm tâm, từ tâm lập 4 tuyến điều tra theo 4 hướng Đ - T - N - B, trên tuyến lập các ODB với diện tích là 4 m2 (2m x 2m), 4 ô ở trong tán, 4 ô ở mép tán, 4 ô ở ngoài tán cây mẹ. Do khu vực 3 là nơi chưa đủ điều kiện thành rừng (Trạng thái IC) nên không có cây con tái sinh xuất hiện xung quanh gốc cây mẹ nên đề tài chỉ nghiên cứu tái sinh xung quanh gốc cây mẹ ở khu vực 1, 2 là trạng thái IIA và IIB. Mỗi khu vực điều tra tái sinh xung quanh 4 gốc cây mẹ với số ODB là 4 x 3 x 8 = 96 ODB. 2.5.3.2. Nội dung thu thập số liệu: Nội dung thu thập số liệu cho từng nội dung cụ thể như sau: a)Tìm hiểu một số hình thái của cây Lim xẹt: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Đề tài sử dụng phương pháp quan sát thực địa, thu thập các thông tin từ các cán bộ lâm nghiệp có kinh nghiệm trong vùng nghiên cứu, đồng thời kết hợp với tra cứu những tài liệu nghiên cứu trước đây nhằm xác định được các nội dung sau: - Đặc điểm hình thái: Thân cây, tán cây, vỏ cây, cành cây, lá cây, rễ cây và hoa quả của cây Lim xẹt … - Đặc điểm hậu vật: Mùa ra lá, mùa ra hoa kết quả … b) Điều tra một số nhân tố sinh thái nơi cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên: - Đặc điểm nhân tố khí hậu: Tiến hành thu thập tài liệu khí tượng của trạm khí tượng thủy văn của VQG- huyện Tam Đảo. - Điều tra nhân tố đất đai: Tham khảo tài liệu nghiên cứu về đất của VQG Tam Đảo kết hợp đào phẫu diện để điều tra. c) Điều tra đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Lim xẹt. * Điều tra đặc điểm tái sinh của lâm phần: Cây tái sinh được điều tra trong các ODB, gồm các cây có đường kính <6 cm. Các chỉ tiêu xác định là: - Tên loài cây, chiều cao vút ngọn, tình trạng sinh trưởng, nguồn gốc tái sinh ( theo hạt hay theo chồi). - Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước sào, lấy đến cm. -Xác định phẩm chất cây tái sinh với từng cá thể và phân chia làm 3 cấp chất lượng là: Tốt, trung bình và xấu. + Cây tốt (A): là những cây có tán lá phát triển đều đặn, tròn xanh biếc, thân tròn thẳng, không bị khuyết tật, không bị sâu bệnh. + Cây trung bình (B): Là những cây có thân thẳng, tán lá không đều, ít khuyết tật, không bị sâu bệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 + Cây xấu (C) : Là những cây có tán lá lệch, lá tập trung ở ngọn, sinh trưởng kém, khuyết tật nhiều và bị sâu bệnh. Tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, xấu được tính theo công thức: N % = N n x 100 (2-1) Trong đó: N% là tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, xấu. n là tổng số cây tốt, trung bình, xấu. N là tổng số cây tái sinh. -Xác định nguồn gốc cây tái sinh: Được xác định theo tái sinh hạt hoặc tái sinh chồi. - Xác định tần xuất cây tái sinh loài Lim xẹt được tính theo công thức: Lx = x100 (2- 2) Kết quả điều tra được ghi vào bảng 2.1 Bảng 2.1:Bảng điều tra cây tái sinh tự nhiên STT Tên loài cây Hvn Nguồn gốc Chất lượng sinh trưởng 1 Hạt Chồi Tốt TB Xấu 2 3 … Tổng: *Điều tra sinh trưởng của cây mẹ (Lim xẹt): Chọn cây mẹ có đủ tiêu chuẩn DT ≥ 8m, cây sinh trưởng bình thường, không sâu bệnh, không cụt ngọn làm tâm. Xác định: Hvn, D1.3, Hdc, DT, phẩm chất. Kết quả điều tra được ghi vào bảng 2.2 Bảng 2.2:Bảng điều tra sinh trƣởng của cây mẹ (Lim xẹt) Số ODB có loài Lim xẹt xuất hiện Tổng số ODB đo đếm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 STT HVN HDC D1.3 DT Chất lượng sinh trưởng 1 Đ T N B Tốt TB Xấu 2 3 … * Điều tra đặc điểm tái sinh của loài Lim xẹt xung quanh gốc cây mẹ. Cây tái sinh được điều tra trong các ô dạng bản xung quanh gốc cây mẹ gồm các cây có đường kính < 6cm. Các chỉ tiêu xác định là: Chiều cao vút ngọn, tình trạng sinh trưởng, nguồn gốc cây tái sinh (theo hạt hay theo chồi), phẩm chất cây tái sinh. Kết quả điều tra được ghi vào bảng 2.3 Bảng 2.3:Bảng điều tra cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên xung quanh gốc cây mẹ STT Hvn (cm) Nguồn gốc Chất lượng cây sinh trưởng Hạt Chồi Tốt TB Xấu 1 2 3 … Tổng: d) Ảnh hƣởng của các yếu tố ngoại cảnh đến số lƣợng và chất lƣợng của cây Lim xẹt tái sinh. * Điều tra tầng cây cao: Theo quan điểm lâm học, cây tầng cao là những cây có tán tham gia vào tầng chính (tầng A) và D1.3 ≥ 6cm. Xác định tên loài cây, Hvn, D1.3, Hdc phẩm chất cây. Công cụ đo đường kính là thước kẹp kính, đo chiều cao vút ngọn va chiều cao dưới cành là thước Blune - leiss kết hợp với sào đo cao. Kết quả điều tra được ghi vào bảng 2.4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Bảng 2.4:Bảng điều tra tổ thành loài cây cao STT Tên loài cây HVN HDC Chất lượng sinh trưởng 1 Tốt TB Xấu 2 3 …. Tổng: *Điều tra độ tàn che rừng: * Điều tra cây bụi, thảm tươi: - Cây bụi là cây thân gỗ thuộc tầng thấp.Chỉ tiêu xác định là: Tên loài cây, số lượng, Phẩm chất, Hvn được đo bằng thước mét, độ che phủ bình quân chúng các loài được tính theo tỷ lệ phần trăm bằng phương pháp ước lượng. - Thảm tươi là lớp cây cỏ phủ trên bề mặt đất rừng. Chỉ tiêu điều tra: Tên loài cây, chiều cao trung bình, độ che phủ của loài, độ che phủ chúng được xác định bằng phương pháp ước lượng. - Lập ô dạng bản: Trên ODB, tôi tiến hành đo đếm tất cả các tầng cây bụi, thảm tươi và được ghi vào bảng 2.5 Bảng 2.5:Bảng điều tra tầng cây bụi, thảm tƣơi TT Tên loài cây chủ yếu Hvn (m) Số lượng (cây) Độ che phủ (%) Chất lượng sinh trưởng (%) Tố t TB Xấ u 1 2 3 … Tổ ng: 2.5.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu: Việc chỉnh lý số liệu, lập các dãy phân bố thực nghiệm, tính toán các đặc trưng mẫu được xử lý đồng bộ trên máy vi tính theo chương trình ứng dụng phần mềm “Xử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 lý thống kê kết quả nghiêm cứu thực nghiệm trong Nông - lâm nghiệp trên máy vi tính của GS.TS Nguyễn Hải Tuất và TS Ngô Kim Khôi. Phần mềm “SPSS 13.0”. a)Kiểm tra sự thuần nhất của các giá trị quan sát: Tiêu chuẩn phi tham số 2 của Kruskal Wallis để kiểm tra sự thuần nhất: H = )1( 12 nn  L ni i i n R 2 - 3(n+1) (2-3) Trong đó: n =  ni ; Ri là tổng hạng ở mẫu thứ i. Nếu mẫu quan sát là thuần nhất thì H có phân bố 2 với bậc tự do là K = n -1 và n là số mẫu quan sát. Nếu H > 2 05 thì các mẫu không thuần nhất. Nếu H < 2 05 thì các mẫu thuần nhất, có nghĩa là các mẫu có nguồn gốc từ 1 tổng thể. Trong trường hợp các giá trị quan sát được chia ra nhiều cấp chất lượng khác nhau thì việc kiểm tra sự thuần nhất của nhiều mẫu dựa chủ yếu vào việc so sánh tần số quan sát rơi vào các mẫu. 2 Tinh =     2 thuyet thuyetqsat f ff ( 2-4) Trong đó: fthuyet là tần số lý thuyết fthuyet = TS xTT biai ( 2-5) fqsat là tần số quan sát Tai là tổng hàng thứ i. Tbi là tổng cột thứ i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 TS là tổng số. Nếu 2 Tinh > 2 05 tra bảng với bậc tự do K = (a-1)(b-1), thì các mẫu không thuần nhất. Nếu 2 Tinh < 2 05 tra bảng với bậc tự do K = (a-1)(b-1), thì các mẫu thuần nhất. b) Xác định tổ thành theo số cá thể của mỗi loài: Để xác định công thức tổ thành loài theo số cá thể, tôi áp dụng công thức sau: Ki = N mi *10 (2-6) Trong đó: Ki là tỷ lệ tổ thành của loài thứ i. Mi là số cây của loài thứ i. N là tổng số cây điều tra. c, Xác định tƣơng quan giữa HVN - D1.3, Dt - D1.3. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để xác định mối quan hệ giữa HVN- D1.3, Dt- D1.3... theo các hàm sau: Hàm LIN: Y = B0+B1*X Hàm LOG: Y = B0+B1*Ln(X) Hàm COM: Ln(Y) = Ln(B0)+Ln(B1)*X Hàm INV: Y = B0+B1/X Hàm POW: Ln(Y) = Ln(B0)+B1*Ln(X) Hàm QUA: Y = b0+b1*X+b2*X 2 Hàm nào có hệ số xác định (R2) lớn nhất, các giá trị kiểm định chứng tỏ sự tồn tại của R2 và các hệ số b0,b1,b2,... thì hàm đó được chọn để mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng. Nếu: R = 0 thì đại lượng X và Y độc lập tuyến tính. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 R = ± 1 thì 2 đại lượng X và Y có quan hệ hàm số. 0 < /R/ ≤ 0,3 thì 2 đại lượng X và y có quan hệ yếu. 0,3 < /R/ ≤ 0,5 thì 2 đại lượng X và y có quan hệ vừa. 0,5 < /R/ ≤ 0,7 thì 2 đại lượng X và y có quan hệ tương đối chặt. 0,7 < /R/ ≤ 0,9 thì 2 đại lượng X và y có quan hệ chặt. 0,9 < /R/ < 1 thì 2 đại lượng X và y có quan hệ rất chặt Ch•¬ng III ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1.Điều kiện tự nhiên: Giới thiệu sơ lƣợc về Tam Đảo: Tam Đảo là một khối núi thuộc phần cuối của dãy núi hình cánh cung thượng nguồn sông chảy. Dãy núi này có phần đuôi hầu như chụm lại ở Tam Đảo, còn đầu tỏa ra như những nan quạt về phía Bắc. Đến Tam Đảo dãy núi giảm dần độ cao rồi chuyển thành các đồi gò vùng Trung Du và đồng bằng Bắc Bộ. Khối núi Tam Đảo như một bức hình phong chắn gió mùa Đông Bắc cho vùng Đồng Bằng, gồm > 20 đỉnh núi được nối với nhau bằng một đường dông sắc nhọn. Các đỉnh có độ cao trên dưới 1000m, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Nord (1.592m) nằm ở trung tâm và là giao điểm ranh giới của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Ba đỉnh núi nổi tiếng của Tam Đảo là Thiên Thị (1.375m), Thạch Bàn (1.388m) và Phù Nghĩa (1.300m). Chiều ngang của khối núi rộng từ 10 -15 km, sườn đất dốc và chia cắt mạnh. . 3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích. Vườn quốc gia Tam Đảo: Trải dài từ 21021’ đến 21042’ vĩ độ bắc, 105 0 23 ’ đến 105044’ kinh đông, nằm trên địa phận 3 tỉnh Vĩnh phúc, Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Nguyên, Tuyên Quang. Đây là dãy núi lớn dài 80 km chạy theo hướng đông - bắc - tây – nam. Diện tích VQG Tam Đảo là 34.995 ha, được hoạch định từ độ cao 100m trở lên và được chia làm 3 khu rõ rệt. Cụ thể là: - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích là 17.295 ha ở độ cao > 400m. - Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích là 15.398 ha ở độ cao từ 100m – 400m. - Phân khu nghỉ mát, du lịch có diện tích là 2.302 ha. Vùng đệm VQG Tam Đảo Vùng đệm VQG Tam Đảo có ranh giới phía ngoài là ranh giới của các xã tiếp giáp với VQG Tam Đảo. Cho đến nay vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo gồm 23 xã thị trấn với diện tích 35.717 ha. Huyện Tam Đảo: Diện tích đất của huyện năm 2003 là 23.573,07 ha. Địa giới hành chính của huyện có 9 đơn vị cấp xã nằm trọn trong vùng chính và vùng đệm phía Tây Nam VQG Tam Đảo. Cụ thể như sau: Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và tỉnh Thái Nguyên. Phía Tây giáp huyện Tam Dương và huyện Lập Thạch Phía Nam giáp huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang 3.1.2 Địa hình: Vườn quốc gia Tam Đảo địa hình được chia thành 4 kiểu chính đó là: Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông suối. Độ cao dưới 100m, độ dốc < 70, phân bố dưới chân núi ven suối. Đồi cao trung bình: Độ cao từ 100m – 400m, độ dốc từ 100- 250 trở lên, phân bố xung quanh núi và tiếp giáp với đồng bằng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Núi thấp: Độ cao 400m – 700 m, độ dốc > 250, phân bố giữa 2 kiểu địa hình đồi cao và núi trung bình. Núi trung bình: Độ cao từ 700 – 1.592 m độ dốc > 250, phân bố ở phần trên của khối núi, các đỉnh dông và núi đều sắc nhọn, địa hình hiểm trở. Vùng đệm VQG Tam Đảo chủ yếu là địa hình đồi núi thấp và trung bình, xen kẽ với các vùng bình địa của các nhánh sông. Độ cao trung bình toàn vùng dưới 100 m. Độ dốc chủ yếu là cấp I và cấp II. Diện tích phân bố theo các cấp độ dốc đựơc thể hiện ở bảng 3.1 Bảng 3.1. Diện tích phân bố các cấp độ dốc vùng đệm VQG Tam Đảo Cấp độ dốc Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) CấpI (<70) 10.285 66,4 CấpII (80- 150) 3.559 22,9 Cấp III (160- 250) 1.623 10,4 Cấp IV (260- 350) 0 0 Cấp V (>350) 48 0,3 Cộng 15.515 100,00 Huyện Tam Đảo: Địa hình tương đối đa dạng và phức tạp, vùng miền núi và núi cao diện tích có khoảng 11.000 ha chủ yếu do VQG và lâm trường Tam Đảo quản lý. Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi do các xã quản lý và sử dụng, với đặc điểm địa hình như trên tạo điều kiện cho huyện Tam Đảo phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp phong phú và đa dạng. 3.1.3. Khí hậu: Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới mưa mùa vùng núi.Qua tài liệu tham khảo của trạm khí tượng Vĩnh Yên có thể thấy diễn biến của khí hậu đặc trưng trong vùng được thể hiện ở bảng 3.2 và 3.3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu khí tƣợng bình quân tháng của khu vực nghiên cứu Bình quân tháng Nhân tố Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) 1 15,6 45,1 89 2 19, 9 43,6 73 3 20,6 11,8 70 4 25,2 71,2 96 5 27,7 150,3 95 6 28,6 226,6 83 7 28,2 288,7 78 8 27,8 350,6 91 9 26,4 180,2 96 10 25,1 103,4 102 11 22,6 82,1 92 12 17,2 49,9 75 TB năm: 23,7 1603,5 1040 Bảng 3.3: Một số yếu tố khí hậu đặc trƣng của vùng nghiên cứu STT Yếu tố TB năm 1 Nhiệt độ bình quân năm (0C) 23,7 2 Nhiệt độ tối cao bình quân (0C) 41,5 3 Nhiệt độ tối thấp bình quân (0C) 3,2 4 Lượng mưa bình quân năm (mm) 1.603,5 5 Số ngày mưa / năm 142,5 6 Lượng mưa cực đại trong ngày (mm) 284 7 Độ ẩm trung bình (%) 81 8 Độ ẩm cực tiểu (%) 14 9 Lượng nước bốc hơi bình quân năm (mm) 1.040,1 - Chế độ nhiệt: Căn cứ chỉ số về chế độ nhiệt của trạm quan trắc khí tượng Vĩnh Yên nằm trong vùng Lim xẹt tái sinh phân bố có nhiệt độ trung bình năm là 23,70C; nhiệt độ tối cao bình quân là 41,50C; nhiệt độ tối thấp bình quân là 3,2 0 C. -Chế độ ẩm: Lượng mưa của trạm quan sát khí tượng nơi loài Lim xẹt tái sinh phân bố là 1.603,5 mm, tổng số ngày mưa là 142,5; độ ẩm tương đối không khí 81%, độ ẩm cực tiểu 14% thường được xuất hiện vào tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau. Lượng mưa bốc hơi khoảng 1.040,1 mm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 3.1.4. Thủy văn: Trong khu vực có 2 hệ thống sông chính là sông Phó Đáy ở phía Tây và sông Công ở phía Đông. Đường phân thủy của 2 hệ thống sông trên chính là dông núi Tam Đảo chạy từ Đèo Khế (Sơn Dương) đến Mỹ Khê (Bình Xuyên). Mạng lưới sông suối hai sườn Tam Đảo dồn xuống 2 sông chính như chân rết khá dày và ngắn, có cấu trúc dốc và hẹp lòng từ đỉnh xuống chân núi, lưu lượng nước lớn. Khi xuống tới các chân núi, suối thường chảy dọc theo các chân thung lũng dài và hẹp trước khi đổ ra vùng đồi và vùng đồng bằng. Chế độ thủy văn chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt. Lũ lớn thường xảy ra vào tháng 8, lũ tập trung nhanh và cũng rút nhanh, sự phân phối dòng chảy rất khác nhau giữa 2 mùa. Chính vì vậy sông suối trong vùng không có khả năng vận chuyển thủy, chỉ có khả năng làm thủy điện nhỏ. Việc đắp đập tạo hồ có thể thực hiện được ở nhiều nơi quanh chân núi để phục vụ sản xuất. 3.1.5. Đất đai: 3.1.5.1. Diện tích đất đai tại khu vực nghiên cứu: Huyện Tam Đảo gồm 7 xã: Đạo Trù, Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang và thị trấn Tam Đảo. Hiện trạng sử dụng đất là: + Hiện trạng đất đai phân theo đơn vị hành chính: Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 10.612,9 ha; trong đó diện tích đất có rừng là 7.858,49 ha (diện tích đất rừng phục hồi - Trạng thái IIA, IIB) là 212,6 ha); diện tích đất không có rừng là 2.252,77 ha (diện tích đất trống rải rác khác - trạng thái IC) là 612,8 ha; còn lại là diện tích các loại đất khác. + Hiện trạng đất đai phân theo các khu chức năng: Tại phân khu phục hồi sinh thái VQG Tam Đảo có tổng diện tích đất tự nhiên là 15.398 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 7.537,17 ha (diện tích đất rừng phục hồi là 322,86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 ha), diện tích đất không có rừng là 6.329,5 ha (diện tích đất trống cây rải rác - trạng thái IC là 2.259 ha); còn lại là diện tích các loại đất khác. 3.1.5.2. Nhân tố đá mẹ, đất đai: Nghiên cứu đặc điểm lý tính, hóa tính của đất dưới tán rừng tự nhiên nơi có Lim xẹt tái sinh phân bố, đề tài chọn 3 phẫu diện đất điển hình tại 3 khu vực nghiên cứu, phẫu diện 1 được bố trí tại khu vực 1(trong ô tiêu chuẩn 1), phẫu diện 2 được bố trí tại khu vực 2 (trong ô tiêu chuẩn 3) và phẫu diện 3 được bố trí tại khu vực 3 (trong ô tiêu chuẩn số 5) do VQG Tam Đảo cung cấp. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.4 và 3.5: Bảng 3.4: Một số đặc điểm cơ bản phẫu diện đất tại 3 khu vực STT Chỉ tiêu điều tra Phẫu diện 1 Phẫu diện 2 Phẫu diện 3 1 Độ cao tuyệt đối 250m 300m 156m 2 Độ dốc 180 210 160 3 Hướng dốc Tây nam Tây nam Tây nam 4 Đá mẹ Phiến thạch Sét Phiến thạch Mica Phiến thạch Sét 5 Loại đất Feralit đỏ vàng Feralit đỏ vàng Feralit đỏ vàng 6 Trạng thái rừng IIA IIB IC 7 Độ tàn che 0,45 0,53 0,37 8 Độ dày tầng đất > 100 cm > 100 cm > 100 cm 9 Kết cấu đất Hạt Hạt Hạt 10 Thành phần cơ giới Thịt trung bình Thịt trung bình Thịt trung bình 11 Độ chặt Đất xốp Đất xôp Đất xốp 12 Tỷ lệ đá lẫn Ít Không Không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu đất Phẫu diện Tầng (cm) PH NPK dễ tiêu (mg/100g) Mùn (%) Thành phần cơ giới NH4 + P2O5 K2O 1 0 – 25 4,01 3,14 0,56 12,3 3 4,24 Thịt nhẹ 25 – 40 4,20 2,66 0,33 9,11 2,06 Thịt trung bình > 40 4,31 0,91 0,08 5,16 1,50 Thịt trung bình 2 0 – 25 4,24 2,53 0,41 11,2 4 3,86 Thịt nhẹ 25 – 40 4,50 2,13 0,12 6,88 3,17 Thịt trung bình > 40 4,62 0,96 0,04 3,25 1,97 Thịt trung bình 3 0 – 25 3,95 1,93 0,27 10,1 6 2,78 Thịt nhẹ 25 – 40 4,14 1,61 0,08 4,66 2,27 Thịt trung bình > 40 4,26 0,2 0,01 1,35 0,11 Thịt trung bình Nhìn vào kết quả phân tích mẫu đất ở bảng 5.3 và 5.4 cho thấy: * Phẫu diện số 1 - Trạng thái rừng IIA: -Độ dày tầng đất tương đối cao trên 100cm. Đất có kết cấu hạt, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, tỷ lệ đá lẫn rất ít, đất có tầng mùn mỏng và có xu thế giảm dần theo chiều sâu của phẫu diện (4,24- 1,50%). Điều đó chứng tỏ đất còn mang tính chất đất rừng. -Nồng độ PH của đất thấp biến động từ 4,01 đến 4,31; điều đó chứng tỏ đất rất chua. -Các chất dễ tiêu có hàm lượng thấp chẳng hạn như P2O5 (0,08- 0,56 mg/100g đất), K2O (5,16 - 12,33 mg/100g đất), hàm lượng đạm biến động từ (0,91- 3,14mg/100g đất). Điều đó chứng tỏ đất trung bình. * Phẫu diện số 2 - trạng thái rừng IIB: -Độ dày tầng đất tương đối cao trên 100cm. Đất có kết cấu hạt, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, tỷ lệ đá lẫn không có, đất có tầng mùn mỏng, và có xu thế giảm dần theo chiều sâu của phẫu diện (3,87- 1,97%). Điều đó chứng tỏ đất còn mang tính chất đất rừng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 -Nồng độ PH của đất thấp biến động từ 4,24 đến 4,62; điều đó chứng tỏ đất rất chua. -Các chất dễ tiêu có hàm lượng thấp chẳng hạn như P2O5 (0,04- 0,41 mg/100g đất), K2O (3,25 – 11,24 mg/100g đất), hàm lượng đạm biến động từ (0,96- 2,53mg/100g đất). Điều đó chứng tỏ đất trung bình. * Phẫu diện số 3 - trạng thái rừng IC: -Độ dày tầng đất tương đối cao trên 100cm. Đất có kết cấu hạt, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, tỷ lệ đá lẫn không có, đất có tầng mùn mỏng, và có xu thế giảm dần theo chiều sâu của phẫu diện (2,78- 0,107%). Điều đó chứng tỏ đất còn mang tính chất đất rừng. -Nồng độ PH của đất thấp biến động từ 3,95 đến 4,26; điều đó chứng tỏ đất rất chua. -Các chất dễ tiêu có hàm lượng rất thấp chẳng hạn như P2O5 (0,01-0,2 7mg/100g đất), K2O (1,35 -10,16 mg/100g đất), hàm lượng đạm biến động từ (0,2- 1,93mg/100g đất). Điều đó chứng tỏ đất trung bình. Như vậy, qua kết quả điều tra và phân tích lý tính, hóa tính của đất dưới tán rừng Lim xẹt phân bố tự nhiên cho thấy: Lim xẹt tái sinh trên đất Feralit điển hình phát triển trên nhiều loại đá như: Phiến sét, Mica …, độ dốc <21 0, ở những nơi có tầng đất dày (>100cm), ít đá nổi đá lẫn, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, nồng độ PH thấp (PH=3,95-4,62). 3.1.6. Tài nguyên rừng: Nhìn chung hệ thực vật Tam Đảo khá phong phú và được phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau. Do Tam Đảo là nơi hội tụ của các luồng thực vật nhiệt đới đông nam châu á (Baltzert et al, 2001), rừng á nhiệt đới Nam Trung Quốc và rừng á nhiệt đới núi cao Đông Himalaya. Vì vậy VQG Tam Đảo có 8 kiểu rừng chính, cụ thể là: 1.Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 2.Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp. 3.Rừng lùn trên núi. 4.Rừng tre nứa. 5.Rừng phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt. 6.Rừng trồng. 7.Trảng cỏ. 8.Trảng cỏ - cây bụi. Vùng đệm VQG Tam Đảo diện tích có rừng che phủ chiếm 35,24%, trong đó diện tích có rừng tự nhiên chiếm 18,02% tổng diện tích tự nhiên, rừng trồng chiếm 17,21% tổng diện tích đất tự nhiên, các loài cây chủ yếu là: Bạch đàn trắng, Keo tai tượng, Keo lá tràm và một số loài cây bản địa. Ngoài ra còn một số thảm thực vật tự nhiên khác như trảng cỏ, cây bụi và cây gỗ xen kẽ, đặc biệt là tại các xã vùng đệm diện tích cây ăn qủa ngày càng được tăng lên đáng kể. 3.2.Điều kiện kinh tế xã hội. 3.2.1: Dân cƣ và lao động: a) Cơ cấu dân cƣ: Theo kết quả thống kê năm 1999, tổng dân số vùng đệm VQG Tam Đảo là 148.704 người, thuộc 29.598 hộ, trong đó nam chiếm 44%, nữ chiếm 56%, gồm 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Sán Dìu, Sán Chỉ, Dao,Tày, Nùng, Cao Lan và người Hoa, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là 63%, Sán Dìu 24,93%, các dân tộc còn lại chiếm 12,07%. Họ thường sống tập trung thành làng bản ở các khu vực địa hình thấp, bằng phẳng và gần nguồn nước, ven chân núi hoặc dọc theo các trục đường giao thông. Từ đó trong quan niệm của người dân từ xa xưa đã hình thành tập tục như: Lệ làng (hương ước) và các nghi lễ mang bản sắc dân tộc của mỗi khu vực và mỗi tộc người cư trú ở đây. Cho đến năm 2004-2005 số nhân khẩu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 của toàn vùng đệm đã tăng từ 150.000 người (2001) đến 192.627 người của 41.951 hộ gia đình. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình toàn vùng đệm là 1,66%, cao nhất là 2,08%. Dân số tập trung ở khu vực nông thôn chiếm 93,81%. Mật độ dân cư toàn vùng là 204 người/km2, phân bố không đều. b) Cơ cấu lao động theo các ngành: Lực lương lao động trong độ tuổi từ 18-60 là 89.460 lao động, chiếm 60,1% tổng số khẩu trong toàn vùng. Lao động phân bố giữa các ngành trong vùng đệm chưa đều, theo số liệu thống kê năm 1999, số lao động trong ngành nông nghiệp là 84.678 người chiếm 94,65% tổng số lao động, ngành lâm nghiệp là 4.782 người chiếm 5,35% tổng số lao động. 3.2.2. Đời sống kinh tế. Vùng đệm VQG Tam Đảo là vùng bán sơn địa, nhiều soi bãi đồi trọc, đất nông nghiệp chiếm 4,38% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Cây lúa nước là cây lương thực chính, diện tích đất canh tác bình quân cho một nhân khẩu là 776 m 2, quá thấp so với yêu cầu tối thiểu của bộ phận dân cư nông nghiệp còn ở trình độ sản xuất thấp. Mặc dù trong những năm gần đây, một bộ phận dân cư đã cố gắng thâm canh từ 1 vụ lúa/năm lên 2 vụ lúa + 1 vụ màu/năm, thậm trí có nơi đưa 3 vụ lúa/năm, nhưng năng suất chỉ đạt 35- 40 tạ/năm không đủ cung cấp cho nhiều hộ gia đình, họ phải dựa vào nguồn thu nhập khác từ việc trồng màu, trồng chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm, một số gia đình sống dựa vào việc khai thác trộm gỗ, củi, măng trong rừng để bán. 3.2.3. Hiện trạng sử dụng đất. Diện tích vùng đệm VQG Tam Đảo là 35.717,73 ha với cơ cấu được thể hiện ở bảng 4.2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Bảng 3.2. Bảng cơ cấu các loại đất vùng đệm VQG Tam Đảo Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 11.547,43 32,3 Đất lâm nghiệp 16.552,58 46,3 Đất ở 1.376,65 3,8 Đất chuyên dùng 3.040,91 8,6 Đất khác 3.200,16 9,0 Tổng 35.717,73 100 Đối với đất lâm nghiệp, đất có rừng tự nhiên 6.439,37 ha chiếm 38,9%, phân bố ở 21 xã, thị trấn thuộc vùng đệm VQG Tam Đảo, rừng trồng 6.148,02 ha chiếm 37,15%, còn lại là đất trống cần trồng rừng là 3.965,19 ha chiếm 29,95%. 3.2.4. Hiện trạng sản xuất lâm nghiệp. Trên địa bàn vùng đệm VQG Tam Đảo hiện có 5 đơn vị quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, đó là: Lâm trường Lập Thạch trực thuộc công ty nguyên liệu giấy Bãi Bằng, thuộc công ty giấy Việt Nam, quản lý 1.235 ha đất lâm nghiệp trên địa bàn 19 xã thuộc huyện Lập Thạch. Trung tâm khoa học và dịch vụ lâm nghiệp Đông Bắc bộ trực thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, quản lý 886,4 ha trên địa bàn huyện Mê Linh. Lâm trường Tam Đảo trực thuộc Sở NN&PTN tỉnh Vĩnh Phúc quản lý 1.040 ha trên địa bàn huyện Tam Đảo. Lâm trường Sơn Dương trực thuộc Sở NN&PTN tỉnh Tuyên Quang quản lý 8.909,9 ha trên địa bàn huyện Sơn Dương. Lâm trường Đại Từ trực thuộc Sở NN&PTN tỉnh Thái Nguyên, quản lý 2.159,9 ha trên địa bàn huyện Đại Từ. Ngoài các đơn vị trên còn có các tổ chức khác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp như trại giam Vĩnh Linh, các hộ gia đình, tập thể quản lý sử dụng theo NĐ02/CP của chính phủ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của cây Lim xẹt: 4.1.1. Đặc điểm nhận biết: (Xem hình 4.1, 4.2 và 4.3): Theo giáo trình Thực vật rừng của Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) thuộc họ Vang (Caesalpiniceae R.Br). Theo kết quả điều tra tại khu vực nghiên cứu, Lim xẹt là cây gỗ nhỡ, chiều cao có thể đạt 18-19m, đường kính D1.3 đạt 22- 23cm.Thân tròn thẳng, tán thưa, đường kính tán đạt trung bình là 5,64m, cành non phủ nhiều lông màu nâu rỉ sắt, những cây già đã có hiện tượng vỏ bong vảy. Lá kép lông chim 2 lần chẵn, cuống chính dài 7-16cm không có tuyến. Cuống thứ cấp dài 12cm. Lá chét mọc đối hình trái xoan thuôn đều gần tròn, đuôi nêm và hơi lệch, dài 1-2cm, rộng 0,5 – 1cm. Lá kèm nguyên. Hoa tự chùm viên chùy ở nách lá gần đầu cành, nụ hình cầu, đường kính dài 0,8-0,9cm, lá bắc sớm rụng. Hoa lưỡng tính gần đều đài hợp gốc xẻ 5 thùy, xếp lợp. Tràng 5 cánh màu vàng, có cuống ngắn; nhị 10 rời, vươn ra ngoài hoa, gốc chỉ nhị phủ nhiều lông dài màu nâu gỉ sắt; vòi nhụy dài, đầu nhị nguyên. Quả đậu hình trái xoan dài, dẹt, mép mỏng thành cánh, dài 9-13cm, rộng 2,5-3cm. Khi non quả màu tím, khi chín màu nâu bóng. Không tự nứt. Hạt nằm chéo góc 450 trong quả, màu cánh gián, bóng và cứng. 4.1.2. Đặc tính sinh học và sinh thái học: Lim xẹt là loài cây mọc nhanh, ưa sáng, tháng 1 cây bắt đầu rụng lá, tháng 4 cây đâm chồi nảy lộc và ra hoa kết quả vào tháng 5-6, quả chín tháng 8-10. Cây tái sinh thường mọc rải rác hoặc đám nhỏ trong rừng thứ sinh phục hồi (Trạng thái IIA, IIB) và mọc rất thưa thớt ở những nơi chưa đủ điều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 kiện thành rừng (trạng thái IC). Là loài cây tiên phong và chiếm tỷ lệ lớn trong tổ thành rừng. Ảnh 4.1: Nụ và hoa xẹt (ảnh chụp tháng 6-2008) Ảnh 4.2: Quả và lá Lim xẹt (ảnh chụp tháng 10-2008) Ảnh 4.3: Thân cây Lim xẹt (ảnh chụp tháng 7-2008) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 4.2. Một số đặc điểm cấu trúc của rừng có Lim xẹt phân bố: Cấu trúc rừng là sự sắp xếp nội bộ của các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái rừng. Nghiên cứu quy luật về cấu trúc rừng là cơ sở rất quan trọng để nghiên cứu sinh thái học và để xây dựng những mô hình lâm sinh đạt hiệu quả sản xuất cao, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững và ổn định sinh thái. Để xác định các trạng thái rừng, tác giả đã dựa vào tiêu chuẩn phân loại của Loeschau. Tiêu chuẩn phân loại như sau: -Kiểu I: Đất không có rừng, có thể có cây bụi hoặc cây tái sinh mọc rải rác. +Kiểu IA: Đất trống và trảng cỏ. + Kiểu IB: Trảng cỏ và cây bụi. + Kiểu IC: Trảng cỏ và cây bụi đã xuất hiện một số loài cây tái sinh. - Kiểu II: Là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác hoặc sau nương rẫy, bao gồm các cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh và rừng đang tiếp tục phát triển. +Kiểu IIA: Là trạng thái rừng phục hồi rừng còn non, bao gồm những cây tiên phong ưu sáng hoặc có D 1.3 ≤ 10cm và 10G m 2 /ha. +Kiểu IIB: Là rừng phục hồi bao gồm những cây tiên phong ưa sáng hoặc có tính chất tiên phong ưa sáng có D 1.3 ≥ 10cm và 10G m 2 /ha. - Kiểu III: Rừng đã bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau, kết cấu rừng bị phá vỡ và khả năng cung cấp ít nhiều bị phá vỡ. + Kiểu IIIA: Tổng tiết diện ngang < 21m 2 /ha. - Kiểu IIIA1: Rừng nghèo kiệt, kết cấu bị phá vỡ hoàn toàn, tầng trên còn một số cây mẹ kém phẩm chất, cong queo sâu bệnh, tầng dưới chủ yếu là dây leo, bụi rậm, tre nứa xen lẫn và có độ tàn che < 0,3.Tổng tiết diện ngang < 10 m 2/ha. Tổng tiết diện ngang của những cây có D1.3 ≥ 40cm là ≤ 2 m 2 /ha. - Kiểu IIIA2: Là rừng bị khai thác kiệt nhưng đã có thời gian phục hồi nên đã hình thành tầng cây tương lai, có độ tàn che 0,3-0,5.Tổng tiết diện ngang từ 10-16 m2/ha. Tổng tiết diện ngang của những cây có D1.3 ≥ 40cm là ≤ 2 m2/ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 - Kiểu IIIA3: Là rừng bị khai thác mạnh, cấu trúc rừng ít nhiều đã bị phá vỡ, rừng có 2 tầng trở lên, rừng còn chất lượng khai thác, có độ tàn che 0,5-0,7.Tổng tiết diện ngang từ 16-21 m2/ha. + Kiểu IIIB: Là trạng thái rừng bị tác động rất ít, cấu trúc rừng chưa bị phá vỡ, rừng có 2 tầng trở lên, rừng còn giàu về trữ lượng, có độ tàn che >0,7. Tiết diện ngang > 21m2/ha, tổng tiết diện ngang của những cây có D1.3 ≥ 40cm là 2-5 m 2 /ha. Kiểu IV: Là trạng thái rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh phục hồi đã phát triển đến giai đoạn ổn định. Địa điểm khu vực nghiên cứu thuộc phân khu phục hồi sinh thái có chức năng là bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi rừng nơi còn có khả năng tái sinh tự nhiên, trồng rừng mới nơi đất trống nhằm phục hồi diện tích rừng đã bị phá hoại và bảo vệ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt tại huyện Tam Đảo- tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy trong đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu ở 3 trạng thái rừng là: Trạng thái IC, IIA và IIB. 4.2.1. Cấu trúc tổ thành rừng: Cấu trúc tổ thành đề cập đến sự tổ hợp và mức độ tham gia của các thành phần thực vật trong quần xã, đối tượng là loài cây. Tổ thành của rừng cho biết số loài cây và tỷ lệ mỗi loài cấu tạo rừng. Tổ thành rừng không những phản ánh tính đa dạng sinh vật hay tính ổn định của khu rừng mà nó còn cho ta biết được giá trị kinh tế của rừng, để từ đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng. Do khu vực 3 là nơi chưa đủ điều kiện thành rừng (trạng thái IC) có chiều cao Hvn < 5,0m nên tổ thành khu vực này được trình bày trong mảng tái sinh. Ở đây, tác giả chỉ viết công thức tổ thành tầng cây cao của khu vực 1 và 2 (trạng thái IIA và IIB). 4.2.1.1. Tổ thành rừng khu vực 1: Kết quả nghiên cứu về tổ thành các loài cây cao trong 6 ô tiêu chuẩn, tổng diện tích là 6.000 m2, được thể hiện ở bảng 4.4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Bảng 4.4. Tổ thành loài cây cao khu vực 1 TT Loài cây Số cây đo đếm Tỷ lệ % TT Loài cây Số cây đo đếm Tỷ lệ % 1 Bùm bụp 57 10.78 29 Núc nác 6 1.13 2 Lim xẹt 34 6.43 30 Găng gai 6 1.13 3 Re gừng 32 6.05 31 Nhựa ruồi 6 1.13 4 Trám trắng 29 5.48 32 Lọng bàng 5 0.95 5 Dung sạn 28 5.29 33 Ba soi 5 0.95 6 Chẹo tía 26 4.91 34 Dọc 5 0.95 7 Sung 23 4.35 35 Hồng rừng 5 0.95 8 Mán đỉa 22 4.16 36 Trâm vối 5 0.95 9 Vạng trứng 21 3.97 37 Thừng mực 4 0.76 10 Hà nu 13 2.46 38 Sến mật 4 0.76 11 Thẩu tấu 12 2.27 39 Sơn lá nhỏ 4 0.76 12 Máu chó 11 2.08 40 Xoan nhừ 4 0.76 13 Dẻ cuống 11 2.08 41 Nhọ nồi 4 0.76 14 Hoắc quang 10 1.89 42 Dẻ cau 4 0.76 15 Sồi xanh 10 1.89 43 Thừng mực lá to 3 0.57 16 Thành ngạnh 10 1.89 44 Sau sau 3 0.57 17 Dẻ bốp 9 1.70 45 Xoan đào 2 0.38 18 Gội nếp 8 1.51 46 Bản xe 2 0.38 19 Nanh chuột 8 1.51 47 Sảng 2 0.38 20 Lõi thọ 8 1.51 48 Dền 2 0.38 21 Bứa 8 1.51 49 Thanh thất 2 0.38 22 Côm tầng 8 1.51 50 Đỏm 1 0.19 23 Sòi tía 8 1.51 51 Táu muối 1 0.19 24 Bồ đề 7 1.32 52 Giổi lông 1 0.19 25 Lim xanh 7 1.32 53 Thôi ba 1 0.19 26 Bưởi bung 7 1.32 54 Vối thuốc 1 0.19 27 Bồ kết rừng 6 1.13 55 Bông bạc 1 0.19 28 Ngát 6 1.13 56 Vàng tâm 1 0.19 Từ kết quả điều tra tôi tính được công thức tổ thành tầng cây cao của khu vực 1 như sau: Công thức tổ thành của tầng cây cao: 1,09 Bbu +0,64 Lxe +0,61 Rg + 0,55 Ttr + 0,53 Ds+ + 0,49 Ct + 0,44S +0,42Mđ+0,40Vt +... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Trong đó: Bbu là Bùm bụp; Lxe là lim xẹt; Rg là Re gừng; Ttr là Trám trắng; Ds là Dung sạn; Ct là Chẹo tía; S là Sung; Vt là Vạng trứng; Mđ là Mán đỉa… Qua bảng 4.4 cho thấy: Cấu trúc tổ thành ở khu vực 1 khá phức tạp, có nhiều loài cây hỗn giao (529 cây). Số loài tham gia vào cấu trúc rừng là 56 loài, số cây trung bình của 1 loài là 9 cây, với mật độ cây gỗ là 882 cây/ha. 4.2.1.2. Tổ thành rừng khu vực 2: Kết quả nghiên cứu về tổ thành các loài cây cao trong 6 ô tiêu chuẩn, tổng diện tích là 6.000 m2 được thể hiện ở bảng 4.5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Bảng 4.5. Tổ thành loài cây cao khu vực 2 ST T Loài cây Số cây đo đếm Tỷ lệ % ST T Loài cây Số cây Đo đếm Tỷ lệ % 1 Trám trắng 38 10.11 29 Chẹo tía 6 1.60 2 Lim xẹt 31 8.24 30 Sến mật 5 1.33 3 Sung 20 5.32 31 Nhọ nồi 4 1.06 4 Vạng trứng 19 5.05 32 Dung sạn 4 1.06 5 Re xanh 18 4.79 33 Hoắc quang 3 0.80 6 Xoan nhừ 14 3.72 34 Dung giấy 3 0.80 7 Bưởi bung 12 3.19 35 Kè đuôi dông 3 0.80 8 Máu chó 11 2.93 36 Mít rừng 2 0.53 9 Bứa 10 2.66 37 Thừng mực 2 0.53 10 Sồi xanh 10 2.66 38 Trẩu 2 0.53 11 Lim xanh 10 2.66 39 Bản xe 2 0.53 12 Sau sau 9 2.39 40 Thanh thất 2 0.53 13 Thành ngạnh 9 2.39 41 Lõi thọ 2 0.53 14 Sòi tía 9 2.39 42 Lọng bàng 2 0.53 15 Nanh chuột 8 2.13 43 Trai lý 2 0.53 16 Bồ đề 8 2.13 44 Gội tẻ 2 0.53 17 Bồ kết rừng 8 2.13 45 Găng gai 2 0.53 18 Nhựa ruồi 8 2.13 46 Sồi đỏ 1 0.27 19 Dền 7 1.86 47 Trâm trai 1 0.27 20 Xoan đào 7 1.86 48 Vối thuốc 1 0.27 21 Dẻ bốp 7 1.86 49 Sến trắng 1 0.27 22 Thẩu tấu 7 1.86 50 Trâm vối 1 0.27 23 Ngát 7 1.86 51 Gội nếp 1 0.27 24 Sơn lá nhỏ 7 1.86 52 Me chua 1 0.27 25 Côm tầng 6 1.60 53 Muồng 1 0.27 26 Bùm bụp 6 1.60 54 Sảng 1 0.27 27 Bông bạc 6 1.60 55 Gù hương 1 0.27 28 Ràng ràng mít 6 1.60 Từ kết quả điều tra tôi tính được công thức tổ thành tầng cây cao của khu vực 2 như sau: Công thức tổ thành tầng cây cao: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 1,01 Ttr + 0,82 Lxe +0,53 S +0,51Vt+ 0,48 Rx + + 0,37 Xn +0,32 Bb + 0,29 Mc +… Trong đó: Ttr là trám trắng, Lxe là Lim xẹt, S là sung, Vt là vạng trứng, Rx là Re xanh, Xn là xoan nhừ, Bb là Bùm bụp, Mc là máu chó Qua bảng 5.6 cho thấy: Cấu trúc tổ thành ở khu vực 2 khá phức tạp, cũng có nhiều loài cây hỗn giao (376 cây). Số loài tham gia vào cấu trúc rừng là 55 loài, số cây trung bình của 1 loài là 6 cây, với mật độ cây gỗ là 627 cây/ha. Nhận xét chung cho cả 2 khu vực 1 và 2: Nhìn chung cấu trúc tổ thành ở khu vực 1 phức tạp hơn khu vực 2, số loài tham gia vào cấu trúc rừng của khu vực 1 cũng cao hơn so với khu vực 2. Cụ thể là: Về thành phần loài cây tầng cao giữa 2 khu vực không có nhiều khác biệt, song tỷ lệ tổ thành của mỗi loài lại có sự khác nhau. Ở khu vực 1 tỷ lệ các loài cây ưu chủ yếu là Bùm bụp chiếm 10,78%; Lim xẹt 6,43%; Re gừng 6,05% ; Trám trắng 5,48%; Dung sạn 5,29%; Chẹo tía 4,91%; Sung 4,35%; Vạng trứng 3,97% … Ở khu vực 2 tỷ lệ các loài cây ưu thế chủ yếu là Trám trắng 10,11%; Lim xẹt 8,24%; Sung 5,32%; Vạng trứng 5,05%; Re xanh 4,79%; Xoan nhừ 3,72%; Bưởi bung 3,19%; Máu chó 2,93% … Như vậy cấu trúc tổ thành loài cây cao tại 2 khu vực nghiên cứu gồm nhiều loài cây hỗn giao, thành phần loài cây nhìn chung không có nhiều khác biệt chủ yếu vẫn là loài cây tiên phong và tham gia vào cấu trúc chính của rừng như: Bùm bụp, Vạng trứng, Re gừng, Chẹo tía, Lim xẹt, Sung, Trám trắng …, tuy nhiên chúng lại khác nhau về tỷ lệ mỗi loài ở mỗi khu vực, chẳng hạn như: Ở khu vực 1, Bùm bụp là cây chiểm tỷ lệ cao nhất nhưng lại đứng thứ 26 trong tổ thành rừng của khu vực 2; Trám trắng là cây chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổ thành rừng thuộc khu vực 2, song lại đứng thứ 4 trong tổ thành rừng ở khu vực 1, điển hình nhất là Lim xẹt - cây có tỷ lệ tổ thành đứng thứ 2 trong cả 2 khu vực …Do đó Lim xẹt vẫn là loài cây ưu thế của rừng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 4.2.2. Cấu trúc tầng thứ của rừng: Tầng thứ lâm phần là chỉ tiêu cấu trúc hình thái theo mặt phẳng thẳng đứng. Việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, điều chỉnh cấu trúc tầng thứ được coi như là biện pháp điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến các thành phần bên trong và bên ngoài của hệ sinh thái rừng. 4.2.2.1. Tầng cây gỗ: Để nghiên cứu cấu trúc tầng thứ của rừng, đề tài tiến hành vẽ 2 phẫu đồ rừng đại diện cho 2 khu vục nghiên cứu, đồng thời từ số liệu thu thập được từ 12 ô tiêu chuẩn của 2 khu vực nghiên cứu, tôi đã tiến hành tính toán được chiều cao trung bình của lâm phần và Lim xẹt, kết quả thu được được thể hiện ở bảng 4.6 Bảng 4.6. Chiều cao của Lâm phần và Lim xẹt Khu vực OTC Toàn rừng Lim xẹt HMin (m) VNH (m) HMax (m) HMin (m) VNH (m) HMax (m) 1 1 5,50 10,31 19,00 9,00 11,67 17,00 2 5,50 9,98 18,00 6,00 11,00 14,00 3 5,50 10,94 18,00 8,00 9,67 12,00 4 5,50 8,46 17,00 10,00 11,00 12,00 5 5,50 7,96 17,00 8,00 11,40 17,00 6 5,50 8,00 15,00 10,00 13,75 18,00 2 1 6,00 10,21 17,00 15,00 16,4 19,00 2 6,00 10,28 17,00 9,00 13,29 17,00 3 5,50 9,77 18,00 8,00 13,00 16,00 4 5,50 10,89 17,00 5,00 7,60 12,00 5 5,50 8,74 17,00 6,00 7,33 10,00 6 5,50 10,55 18,00 7,00 10,20 14,00 Qua bảng 4.6 cho thấy: Chiều cao bình quân toàn rừng từ 7,96m đến 10,94m và giới hạn từ 5,00m đến 19,00m; trong khi đó chiều cao bình quân của Lim xẹt từ 7,33m đến 13,75m giới hạn từ 5,00m đến 19,00m. Như vậy chiều cao bình quân của Lim xẹt cao hơn chiều cao bình quân của toàn rừng, chứng tỏ Lim xẹt là loài cây chiếm tầng ưu thế của rừng. Trong kết cấu tầng tán của rừng vẫn chưa được hình thành rõ do rừng ở đây đang trong giai đoạn từng bước phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 chọn phức tạp của con người, vì thế rừng chưa đủ điều kiện đạt tới mức ổn định. 4.2.2.2. Tầng cây tái sinh: Từ số liệu thu thập được từ 90 ô dạng bản của 3 khu vực nghiên cứu, tôi đã tiến hành tính toán được chiều cao cây tái sinh trung bình của lâm phần và Lim xẹt, kết quả thu được được thể hiện ở bảng 4.7 Bảng 4.7. Chiều cao cây tái sinh của Lâm phần và Lim xẹt Kh u vực OT C Toàn rừng Lim xẹt HMin (m) VNH (m) HMax (m) HMin (m) VNH (m ) HMax (m) 1 1 0,27 1,74 4,2 0,32 1,75 4,5 2 0,30 1,77 4,2 0,42 1,82 4,2 3 0,27 1,78 4,2 0,41 1,42 4,2 4 0,42 1,73 4,3 0,27 1,65 3,3 5 0,29 1,23 3,0 0,29 1,23 4,5 6 0,48 1,67 4,1 0,35 1,79 4,2 2 1 0,37 1,65 4,2 0,27 1,29 3,5 2 0,25 1,29 3,1 0,27 1,34 3,2 3 0,41 1,42 3,2 0,30 1,77 4,2 4 0,49 1,75 4,3 0,42 1,83 4,3 5 0,35 1,79 4,2 0,29 1,23 4,0 6 0,24 1,67 4,3 0,37 1,65 4,0 3 1 2,15 2,28 4,5 3,2 3,17 5,3 2 2,48 2,54 4,8 3,6 3,38 5,0 3 3,21 2,91 4,7 3,0 2,87 4,7 4 2,21 2,74 4,4 2,7 3,57 5,0 5 3,41 2,12 5,4 3,0 2,32 4,3 6 2,40 2,36 4,7 2,2 2,58 4,4 Chiều cao của cây tái sinh bình quân toàn rừng từ 1,23m đến 1,78m và giới hạn từ 0,27m-4,3m, chiều cao bình quân của Lim xẹt từ 1,23m đến 1,82m và giới hạn từ 0,27m đến 4,5m (khu vực 1), Chiều cao của cây tái sinh bình quân toàn rừng từ 1,29m đến 1,79m và giới hạn từ 0,24m-4,3m, chiều cao bình quân của Lim xẹt từ 1,23m đến 1,83m và giới hạn từ 0,27m đến 4,3m (khu vực 2), Chiều cao của cây tái sinh bình quân toàn rừng từ 2,12m đến 2,91 và giới hạn từ 2,15m-5,4m, chiều cao bình quân của Lim xẹt từ 2,32m đến 2,87m và giới hạn từ 2,2m đến 5,3m (khu vực 3). Như vậy chiều cao bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 quân của Lim xẹt tái sinh cao hơn chiều cao bình quân của toàn rừng, chứng tỏ Lim xẹt tái sinh là loài cây chiếm tầng ưu thế của rừng. 4.2.2.3.Tầng cây bụi thảm tươi: Kết quả điều tra cây bụi - thảm tươi trong các ô dạng bản tại 3 khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.8. Bảng 4.8. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tƣơi KV Cây bụi Thảm tƣơi, dây leo Loài phổ biến Độ che phủ BQ H (m) Loài phổ biến Độ che phủ BQ H (m) 1 Dớn đen, trọng đũa, đắng cảy ,kim sương, đom đóm, mía giò, cơm nếp, Ba gạc, Mua, … 33,5% 1,23 Cỏ 3 cạnh, dương xỉ, chít, bọt cua, cỏ tre, cỏ gà, gắm, dây xanh … 24,7% 0,23 2 Kim sương, đom đóm, mía giò, mua, chân vịt, cơm nếp, dớn đen, trọng đũa, đắng cảy … 37,5 1,33 Cỏ 3 cạnh, dương xỉ, chít, gắm, bọt cua, cỏ tre, cỏ gà, dây xanh… 28,5 0,33 3 Ké hoa vàng, dây xanh, cỏ lào, mua, sim, chân vịt, trong đũa, dắng cảy, 47,8 1,42 Cỏ 3 cạnh, dương xỉ, chít, gắm, bọt cua, cỏ tre, cỏ gà, dây xanh … 31,5 0,41 Từ kết quả điều tra cho thấy: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Đối với cây bụi thảm tươi, dây leo: Ở rừng xuất hiện những loại cây bụi như: Dớn đen, trọng đũa, đắng cảy, kim sương, đom đóm, mía giò, cơm nếp, ké hoa vàng, cỏ lào, sim, mua, … với chiều cao trung bình từ 1,23m đến 1,42m; độ che phủ bình quân từ 33,5% đến 47,8%. Các loài thảm tươi, dây leo như: Cỏ 3 cạnh, dương xỉ, chít, gắm, bọt cua, cỏ tre, cỏ gà, dây xanh …với chiều cao trung bình từ 0,23m đến 0,41m; độ che phủ bình quân từ 24,7% đến 31,5%. 4.2.3. Tƣơng quan giữa D1.3 với HVN, DT của Lim xẹt: Qua điều tra ngoài thực địa,tôi đã tiến hành xử lý và tổng hợp số liệu và, kết quả được ghi vào bảng 4.9. Bảng 4.9. Tổng hợp các chỉ tiêu về HVN, D1.3, DT của Lim xẹt tại 2 khu vực nghiên cứu Khu vực nghiên cứu H VN (m) D 1.3 (cm) TD (m) Tổng ( cây) 1 12,47 13,31 6,58 34 2 11,43 10,51 4,59 30 Dựa vào kết quả điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình của 2 khu vực nghiên cứu. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS thí nghiệm mối quan hệ giữa D1.3 với HVN và D1.3 với DT theo các hàm sau: Hàm LIN, hàm LOG, hàm COM, hàm INV, hàm POW. Hàm nào có hệ số xác định R2 lớn nhất và các giá trị kiểm định chứng minh sự tồn tại của R2 và các hệ số b0,b1,b2… thì được chọn để mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng. Để kiểm định sự tồn tại của R2 trong tổng thể. Giả thuyết H0: Giữa D1.3 và HVN, DT không tồn tại mối quan hệ và R = 0. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS tính giá trị của F, nếu Sig(F) > 0,05 thì ta chấp nhận giả thuyết, nếu Sig(F) < 0,05 thì ta bác bỏ giả thuyết, có nghĩa là giữa D1.3 và HVN, DT tồn tại mối quan hệ tương quan với hệ số tương quan bội là R. 4.2.3.1.Tương quan giữa D1.3 với HVN của Lim xẹt. Đại lượng HVN phản ánh mức độ tăng trưởng của lâm phần theo chiều thẳng đứng, có liên quan đến hiện tượng phân hóa và phân chia rừng thành các tầng thứ khác nhau. Trong khi đó đại lượng D1.3 lại diễn tả mức độ phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 triển của lâm phần theo mặt phẳng nằm ngang (G/ha, độ dày P). Vì vậy nếu biết được mối quan hệ giữa D1.3 với HVN, ta có thể suy đoán một số nhân tố cấu trúc hình thái theo mặt phẳng đứng khó xác định từ một vài nhân tố cấu trúc rừng theo mặt phẳng nằm ngang dễ xác định hơn. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS lựa chọn các hàm toán học mô phỏng mối liên hệ giữa D1.3 với HVN của Lim xẹt và được kết quả sau: Kết quả tính toán tương quan giữa D1.3 và HVN của Lim xẹt (ở phụ biểu 01) cho thấy R2 của tất cả các hàm đều rất thấp và nằm trong khoảng (từ 0,328 đến 0,530) với các giá trị Sig(F) kiểm tra sự tồn tại của R2 đều < 0,05. Ta có thể rút ra kết luận giữa D1.3 và HVN tồn tại mối quan hệ với hệ số tương quan bội là R theo từng hàm xác định. Để xác định hàm phù hợp nhất cho mối quan hệ trên, đề tài chọn hàm có R 2 lớn nhất đó là hàm POW với R2 = 0,530 hay hệ số tương quan bội R = 0,728, bậc tự do là k =62, trị số F = 70,026 với giá trị kiểm định Sig(F)< 0,001 chứng tỏ sự tồn tại của R2. Sự tồn tại của các tham số trong phương trình được khẳng định bằng giá trị của 0Tb = 1,687; 1Tb = 8,368 đều lớn hơn 1,96. Đồng thời P(T(bo)) = 0,097 > 0,05 và P(T(b1)) = 0,000 < 0,05 (phụ biểu 02). Vậy liên hệ giữa D1.3 và HVN mô phỏng bằng hàm POW có dạng: Ln(HVN) = Ln (b0) + b1 * Ln (D1.3) Thay các giá trị b0 và b1 tính toán được ở bảng trên vào phương trình trên ta được phương trình tương quan giữa D1.3 và HVN như sau: Ln(HVN) = Ln (4956,168) - 1,643 * Ln (D1.3) hay HVN = 4956,168 + D1.3 -1,643 Tương quan này được mô phỏng bằng hình vẽ 4.1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Hình 4.1. Hàm LOG biểu thị tƣơng quan giữa D1.3 với HVN Như vậy liên hệ của đường kính và chiều cao của Lim xẹt có dạng hàm mũ, đã phản ánh đặc điểm cơ bản là: Ở giai đoạn đầu cây phát triển mạnh về chiều cao, giai đoạn sau cây phát triển mạnh về đường kính. Vì vậy, những biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng để điều tiết mối quan hệ cạnh tranh trong từng giai đoạn phát triển của rừng nhằm phát huy khả năng hỗ trợ trong hệ sinh thái đạt hiệu quả cao . 4.2.3.2. Tương quan giữa D1.3 với DT: Đường kính tán là chỉ tiêu biểu thị diện tích dinh dưỡng của cây rừng.Với mỗi lâm phần ở thời điểm xác định, diện tích dinh dưỡng của mỗi cá thể được quy định bởi mật độ lâm phần và trị số bình quân đường kính tán. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Giữa đường kính tán (DT) và đường kính ngang ngực (D1.3) luôn luôn tồn tại mối quan hệ đồng biến (Vũ Đình Phương – 1987). Trong các đại lượng sinh trưởng của lâm phần thì đường kính tán cây 25.00 20.00 15.00 10.00 5.00 D1.3 Hàm LOG HVN Đối tượng quan sát 200.00 180.00 160.00 140.00 120.00 100.00 80.00 60.00 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 là chỉ tiêu khó đo đếm và xác định trị số trong quá khứ, trong khi đó đường kính ngang ngực D1.3 lại dễ dàng điều tra và đo đếm, có thể biết được quy luật sinh trưởng từ khi xuất hiện cá thể đến thời điểm điều tra thông qua giải tích thân cây. Vì vậy, nghiên cứu quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính thân cây là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong điều tra và kinh doanh rừng. Mặt khác, đường kính tán của cây có liên quan mật thiết đến cấu trúc rừng, độ tàn che lâm phần, đồng thời nó cũng là chỉ tiêu dùng để xác định mức độ thích hợp phục vụ công tác nuôi dưỡng rừng. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS lựa chọn hàm toán học mô phỏng mối liên hệ giữa D1.3 và DT của Lim xẹt và thu được kết quả sau: Kết quả tính toán tương quan giữa D1.3 và DT của Lim xẹt ở bảng 03 cho thấy R2 của tất cả các hàm rất lớn (từ 0,614 đến 0,831), với các giá trị Sig(F) kiểm tra sự tồn tại của R2 đều rất nhỏ (<0,05), ta có thể rút ra kết luận giữa D1.3 và DT tồn tại mối quan hệ với hệ số tương quan bội là R theo từng hàm xác định. Để xác định hàm phù hợp nhất cho mối quan hệ trên, đề tài chọn hàm có R 2 lớn nhất đó là hàm LIN với R2 =0,831 hay hệ số tương quan R = 0,912; bậc tự do là 62, trị số F = 304,746 với giá trị kiểm định Sig(F)<0,001 (Phụ biểu 04). Chứng tỏ sự tồn tại của R. Sự tồn tại của các tham số trong phương trình được khẳng định bằng giá trị của 0Tb = 15.398; 1Tb = 17.457 đều lớn hơn 1,96; đồng thời P(T(bo)) = 0,000 và P(T(b1)) = 0,000 < 0,05. Vậy liên hệ giữa DT và D1.3 mô phỏng bằng hàm LIN có dạng: Y = b0 + b1* X hay DT = b0 + b1 * D1.3 Thay các giá trị b0 và b1 tính toán được ở bảng trên vào phương trình ta được phương trình tương quan giữa D1.3 và DT như sau: DT = 6.139 + 1.037 * D1.3 Tương quan này được mô phỏng bằng hình vẽ 4.2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Hình 4.2. Hàm LIN biểu thị tƣơng quan giữa D1.3 và DT Qua kết quả cho thấy: Tương quan giữa đường kính tán (DT) và đường kính ngang ngực D1.3 tồn tại dạng liên hệ bậc 1 khá chặt chẽ, mối quan hệ này là đồng biến, khi D1.3 tăng thì DT cũng tăng. Nghiên cứu mối quan hệ này cho biết cần tiến hành biện pháp kỹ thuật tỉa thưa để đảm bảo không gian dinh dưỡng cho cây rừng phát triển ổn định và bền vững. 4.3. Thành phần loài cây đi kèm: Để làm cơ sở cho việc xác định thành phần hỗn giao với Lim xẹt trong cấu trúc rừng trồng và cơ cấu loài cây làm giàu rừng, đề tài đã điều tra khu vực 1 là 34 cây, khu vực 2 là 30 cây Lim xẹt làm tâm ô tiêu chuẩn 6 cây, để điều tra thành phần những loài cây chung sống với Lim xẹt. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.10. 25 20 15 10 5 15 10 5 Đối tượng quan sát Hàm LIN DT D1.3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Bảng 4.10. Tổ thành loài cây đi kèm Lim xẹt ở khu vực nghiên cứu TT Khu vực 1 TT Khu vực 2 Tên cây Số cây Tỷ lệ % Tên cây Số cây Tỷ lệ % 1 Re gừng 20 9,80 1 Trám chim 24 13,33 2 Trám chim 17 8,33 2 Sung 17 9,44 3 Bùm bụp 14 6,86 3 Re xanh 13 7,22 4 Vạng trứng 10 4,90 4 Xoan nhừ 10 5,56 5 Dung chè 10 4,90 5 Vạng trứng 10 5,56 6 Chẹo tía 9 4,41 6 Máu chó 10 5,56 7 Sung 9 4,41 7 Chẹo tía 10 5,56 8 Nanh chuột 9 4,41 8 Nhựa ruồi 9 5,00 9 Lim xanh 8 3,92 9 Lim xanh 9 5,00 10 Máu chó 7 3,43 10 Thành ngạnh 8 4,44 11 Thành ngạnh 7 3,43 11 Sồi bốp 8 4,44 12 Dẻ cuống 6 2,94 12 Bưởi bung 7 3,89 13 Hoắc quang 6 2,94 13 Sồi cuống 6 3,33 14 Lim xẹt 6 2,94 14 Bồ kết rừng 5 2,78 15 Côm tầng 5 2,45 15 Nanh chuột 5 2,78 16 Dạ lông 5 2,45 16 Hoắc quang 5 2,78 17 Mãi táp trơn 5 2,45 17 Bùm bụp 4 2,22 18 Sồi bốp 5 2,45 18 Ngát 4 2,22 19 Bồ kết rừng 4 1,96 19 Sến mật 3 1,67 20 Nhựa ruồi 4 1,96 20 Bông bạc 2 1,11 21 Ba soi 4 1,96 21 Sơn lá nhỏ 2 1,11 22 Sòi tía 4 1,96 22 Bản xe 2 1,11 23 Bồ đề 4 1,96 23 Nhọ nồi 2 1,11 24 Bứa 4 1,96 24 Re xanh 1 0,56 25 Bưởi bung 4 1,96 25 Mãi táp trơn 1 0,56 26 Thẩu tấu 3 1,47 26 Bứa 1 0,56 27 Bồ kết rừng 3 1,47 27 Dung 1 0,56 28 Găng gai 3 1,47 28 Dạ lông 1 0,56 29 Dọc 2 0,98 30 Thừng mực 2 0,98 31 Sến mật 2 0,98 32 Sơn lá nhỏ 2 0,98 Tổng: 204 100, 00 Tổng: 180 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Từ kết quả trên cho thấy: Số cây bình quân mỗi loài ở khu vực 1 là 5 cây, số loài cây chính tham gia vào tổ thành rừng bao gồm: Re gừng 9,80%; Trám chim 8,33%; Bùm bụp 6,86%; Vạng trứng - Dung chè 4,90%; Chẹo tía - Sung 4,41% … Do đó công thức tổ thành loài cây đi kèm với Lim xẹt ở khu vực 1 được viết như sau: 0,98 Rg + 0,83 Tc + 0,69 Bbu + 0,49 Vt + +0,49 Dc + 0,44 Ct + 0,44 S + … Tương tự số cây bình quân mỗi loài tại khu vực 2 là 5 cây, số loài cây chính tham gia vào tổ thành rừng bao gồm: Trám chim 13,33%; Sung 9,44%; Re xanh 7,22%; Vạng trứng - Xoan nhừ - Chẹo tía - Máu chó 5,56%, Nhựa ruồi – Lim xanh 5,00% … Do đó công thức tổ thành loài cây đi kèm với Lim xẹt ở khu vực 2 được viết như sau: 1,33 Tc +0,94S+ 0,72 Rx + 0,56 Vt + 0,56 Xn + + 0,56 Ct + 0,56 Mc + 0,50 Nr +0,50Lx … Căn cứ vào công thức tổ thành của những loài cây mọc tự nhiên xung quanh gốc Lim xẹt, có thể rút ra kết luận sau: Lim xẹt thường sống chung với các loài cây như: Trám chim, Re xanh, Vạng trứng, Chẹo tía, Sung, Xoan nhừ, Dung chè, Máu chó. Bùm bụp, Nhựa ruồi … Do vậy tùy vào từng điều kiện hoàn cảnh rừng và mục đích kinh doanh trồng rừng mới, cũng như phục vụ cho công tác bảo tồn, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, phục hồi rừng sau khai thác, ta có thể trồng Lim xẹt hỗn giao với các loài cây nói trên, và có thể trồng hỗn giao theo tỷ lệ giảm dần theo các loài cây như sau: Trám chim, Sung, Re xanh, Bùm bụp, Vạng trứng, Xoan nhừ, Chẹo tía, Dung chè , Máu chó … 4.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Lim xẹt tại 3 khu vực nghiên cứu: 4.4.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh. 4.4.1.1. Cấu trúc tổ thành khu vực 1: Kết quả nghiên cứu về tổ thành các loài cây tái sinh trong 30 ODB với diện tích là 480m2 được thể hiện ở bảng 4.11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Bảng 4.11. Tổ thành loài cây tái sinh khu vực 1 TT Loài cây Số cây đo đếm Tỷ lệ % TT Loài cây Số cây đo đếm Tỷ lệ % 1 Lim xẹt 40 7,77 30 Ràng ràng mít 7 1,36 2 Máu chó 31 6,02 31 Găng gai 7 1,36 3 Trám chim 28 5,44 32 Kháo vàng 6 1,17 4 Chẹo tía 27 5,24 33 Ngái lông 6 1,17 5 Vạng trứng 27 5,24 34 Xoan đào 6 1,17 6 Re gừng 24 4,66 35 Gội nếp 5 0,97 7 Xoan nhừ 22 4,27 36 Bứa 5 0,97 8 Kháo lá tre 18 3,50 37 Dẻ cuống 4 0,78 9 Bồ kết rừng 14 2,72 38 Thanh thất 4 0,78 10 Mãi táp trơn 13 2,52 39 Thẩu tấu 4 0,78 11 Bưởi bung 13 2,52 40 Trám trắng 4 0,78 12 Nanh chuột 12 2,33 41 Sau sau 4 0,78 13 Sòi tía 11 2,14 42 Trâm trai 4 0,78 14 Trâm tía 10 1,94 43 Sồi bốp 3 0,58 15 Lim xanh 10 1,94 44 Thành ngạnh 3 0,58 16 Sung 10 1,94 45 Dẻ gai 3 0,58 17 Thừng mực 10 1,94 46 Mãi táp lông 3 0,58 18 Ba soi 9 1,75 47 Đại phong tử 2 0,39 19 Bồ đề 9 1,75 48 Ràng ràng hom 2 0,39 20 Hoắc quang 9 1,75 49 Bông bạc 2 0,39 21 Dung chè 9 1,75 50 Mân mây 2 0,39 22 Nhọ nồi 8 1,94 51 Sến mật 2 0,39 23 Kháo lưỡi nai 8 1,55 52 Côm tầng 2 0,39 24 Thừng mực 8 1,55 53 Hồng rừng 1 0,19 25 Dạ lông 8 1,55 54 Bùm bụp 1 0,19 26 Dọc 8 1,55 55 Trẩu 1 0,19 27 Dền 8 1,55 56 Mán đỉa 1 0,19 28 Bản xe 8 1,55 57 Lọng bàng 1 0,19 29 Cuống vàng 8 1,55 58 Chẩn 1 0,97 Từ kết quả điều tra tôi tính được công thức tổ như sau: 0,78 Lxe + 0,60 Mc + 0,54Tc + 0,52 Ct + 0,52 Vc + + 0,46 Rg + 0,43Xn +0,35 Kt… Qua bảng 5.12 cho thấy: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ở khu vực 1 khá phức tạp, cũng có nhiều loài cây hỗn giao (515 cây). Số loài tham gia vào cấu trúc rừng là 58 loài, số cây trung bình của 1 loài là 9 cây, với mật độ cây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 tái sinh là 10.729 cây/ha. Các loài tham gia chính vào công thức tổ thành là Lim xẹt 7,77%; Máu chó 6,02%;Trám chim 5,44%; Chẹo tía 5,24%; Vạng trứng 5,24%; Re gừng 4,66%; Xoan nhừ 4,27% … 4.4.1.2. Cấu trúc tổ thành khu vực 2 Bảng 4.12. Tổ thành loài cây tái sinh khu vực 2 TT Loài cây Số cây đo đếm Tỷ lệ % TT Loài cây Số cây Đo đếm Tỷ lệ % 1 Máu chó 35 8,68 33 Bồ đề 5 1,24 2 Lim xẹt 27 6,70 34 Găng gai 4 0,86 3 Trám chim 23 5,71 35 Re bầu 4 0,86 4 Re gừng 21 5,21 36 Kháo lưỡi nai 4 0,86 5 Sung 16 3,97 37 Bứa 3 0,74 6 Mãi táp trơn 16 3,97 38 Re xanh 3 0,74 7 Trâm trai 13 3,23 39 Kháo lá tre 3 0,74 8 Bưởi bung 12 2,98 40 Trẩu 3 0,74 9 Nanh chuột 12 2,98 41 Bồ kết rừng 3 0,65 10 Chẹo tía 11 2,73 42 Ngát 2 0,50 11 Lim xanh 11 2,73 43 Côm tầng 2 0,50 12 Thành ngạnh 11 2,73 44 Sảng 2 0,50 13 Nhọ nồi 10 2,48 45 Lọng bàng 2 0,50 14 Dền 9 2,23 46 Trám trắng 2 0,50 15 Vạng trứng 8 1,99 47 Cuống vàng 2 0,50 16 Nanh chuột 8 1,99 48 Xoan đào 2 0,50 17 Kháo vàng 7 1,74 49 Mân mây 2 0,50 18 Dọc 7 1,74 50 Bản xe 2 0,50 19 Bùm bụp 7 1,74 51 Ràng ràng hom 2 0,50 20 Dung chè 6 1,49 52 Mán đỉa 2 0,50 21 Sồi bốp 6 1,49 53 Bời lời 2 0,50 22 Hồng rừng 6 1,49 54 Dung sạn 2 0,50 23 Bông bạc 6 1,49 55 Sến mật 2 0,50 24 Nhựa ruồi 6 1,49 56 Sơn lá nhỏ 2 0,50 25 Thanh thất 6 1,49 57 Gội nếp 1 0,25 26 Chẩn 5 1,24 58 Dạ lông 1 0,25 27 Ràng ràng mít 5 1,24 59 Thẩu tấu 1 0,25 28 Mãi táp lông 5 1,24 60 Trai lý 1 0,25 29 Xoan nhừ 5 1,24 61 Kè sạn 1 0,25 30 Hoắc quang 5 1,24 62 Cọc rào 1 0,25 31 Dẻ cuống 5 1,24 63 Đẻn ba lá 1 0,25 32 Kim sương 5 1,24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Công thức tổ thành tầng cây tái sinh: 0,87 Mc +0,67Lxe + 0,57 Tc +0,52 Rg +0,40 Mtt + + 0,38 Bb +0,35 S + 0,32 Ct + … Qua bảng 5.13 cho thấy: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ở khu vực 2 khá phức tạp, cũng có nhiều loài cây hỗn giao (403 cây). Số loài tham gia vào cấu trúc rừng là 63 loài, số cây trung bình của 1 loài là 7 cây, với mật độ cây tái sinh là 8.396 cây/ha…Các loài tham gia chính vào công thức tổ thành là Máu chó 8,68%; Lim xẹt 6,70%; Trám chim 5,71%; Re gừng 5,21%; Ràng ràng mít 3,97%; … 4.4.1.3. Cấu trúc tổ thành khu vực 3: Kết quả nghiên cứu về tổ thành các loài cây tái sinh ở khu vực 2 là được thể hiện ở bảng 4.13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Bảng 4.13. Tổ thành loài cây tái sinh khu vực 3 TT Loài cây Số cây đo đếm Tỷ lệ % TT Loài cây Số cây đo đếm Tỷ lệ % 1 Thành ngạnh 96 14,88 27 Ngái lông 7 1,09 2 Lim xẹt 60 9,3 28 Kháo lưỡi nai 7 1,09 3 Mãi táp trơn 46 7,13 29 Dọc 6 0,93 4 Re gừng 37 5,74 30 Sảng 6 0,93 5 Ràng ràng hom 36 5,58 31 Nhãn rừng 6 0,93 6 Cuống vàng 26 4,03 32 Kháo vàng 5 0,76 7 Máu chó 20 3,1 33 Lọng bàng 5 0,76 8 Thanh thất 20 3,1 34 Hà nu 5 0,76 9 Kim sương 17 2,64 35 Trâm trai 4 0,62 10 Lim xanh 17 2,64 36 Đẻn 3 0,47 11 Nanh chuột 15 2,33 37 Re hương 3 0,47 12 Chẩn 14 2,17 38 Dung sạn 3 0,47 13 Ràng ràng mít 14 2,17 39 Găng gai 3 0,47 14 Sung 13 2,02 40 Trẩu 2 0,31 15 Chẹo tía 12 1,86 41 Bời lời 2 0,31 16 Trám chim 12 1,86 42 Cọc rào 2 0,31 17 Mãi táp lông 12 1,86 43 Côm tầng 2 0,31 18 Nhọ nồi 12 1,86 44 Xoan nhừ 2 0,31 19 Thẩu tấu 12 1,86 45 Trâm tía 2 0,31 20 Dẻ cuống 11 1,71 46 Gội nếp 2 0,31 21 Bưởi bung 11 1,71 47 Đại phong tử 2 0,31 22 Hồng rừng 11 1,71 48 Bứa 1 0,16 23 Mán đỉa 10 1,55 49 Bùm bụp 1 0,16 24 Hoắc quang 10 1,55 50 Re bầu 1 0,16 25 Dền 9 1,40 51 Kè sạn 1 0,16 26 Dung chè 8 1,24 52 Trai lý 1 0,16 Công thức tổ thành tầng cây tái sinh: 1,49 Tn +0,93Lxe + 0,71Mtt +0,57 Rg +0,56 Rrh +0,40 Cv+ 0,31Mc+0,31Tth+ 0,26Ks+0,26Lx + … Trong đó: Tn là Thành ngạnh; Lxe là Lim xẹt, Mtt là Mãi táp trơn, Rg là Re gừng, Rrh là ràng ràng hom, Cv là Cuống vàng, Mc là Máu chó, Tth là Thanh thất, Ks là Kim sương, Lx là lim xanh… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Qua bảng 5.14 cho thấy: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ở khu vực 3 cũng khá phức tạp, cũng có nhiều loài cây hỗn giao (645 cây). Số loài tham gia vào cấu trúc rừng là 52 loài, số cây trung bình của 1 loài là 12 cây, với mật độ cây tái sinh là 13.438 cây/ha. Các loài tham gia chính vào công thức tổ thành là Thành ngạnh 1,49%; Lim xẹt 0,93%; Mãi táp trơn 0,71%; Re gừng 0,57%; Ràng ràng hom 0,56%; … Như vậy tỷ lệ tái sinh giữa các loài là tương đồi đồng đều. Như vậy từ các công thức tổ thành trên cho thấy: Ở cả 3 khu vực nghiên cứu, về cơ bản chúng giống nhau về thành phần loài cây, chẳng hạn như: Máu chó, Trám chim, Re gừng, Lim xẹt, … là cây chiếm tỷ lệ cao và đồng đều nhất trong cả 3 khu vực nhưng tỷ lệ tổ thành loài cây tái sinh của khu vực 3 đồng đều hơn so với khu vực 1 và 2. Mặc dù số lượng loài Lim xẹt tái sinh không nhiều nhưng do đây là đối tượng nghiên cứu và nó cũng đứng trong hàng ngũ là cây tiên phong có triển vọng phục hồi rừng nên có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp nhằm xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên loài cây này. 4.4.2. Số lượng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt phân theo từng cấp chiều cao: Để thuận lợi cho việc tính toán và phân tích, đề tài sử dụng phần mềm SPSS để kiểm tra sự thuần nhất số liệu trên các khu vực nghiên cứu bằng tiêu chuẩn 2 theo công thức (3.4). Nếu thuần nhất có thể gộp số liệu trên các khu vực nghiên cứu để tính toán, ngược lại nếu không thuần nhất thì ta phải tiến hành tính riêng cho từng khu vực. Giả thiết H0: Các mẫu quan sát ở 3 khu vực là thuần nhất, hay không có sự khác nhau về tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp của chiều cao. Giả thiết H0 được chấp nhận khi xác suất của 2 > 0,05 và bị bác bỏ khi xác suất 2  0,05. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Kết quả kiểm tra sự thuần nhất các giá trị quan sát về số lượng cây tái sinh tự nhiên của lâm phần tại 3 khu vực trên nghiên cứu được thể hiện ở phụ biểu 07. Phụ biểu 07 cho giá trị 2 = 30,461 với bậc tự do k = 4 và xác suất (Asymp. Sig 2-sided) của 2 = 0,000 nhỏ hơn 0,05. Vậy ta bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là có sự khác nhau về tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp chiều cao của khu vực nghiên cứu. Như vậy số lượng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt phân theo từng cấp chiều cao ở 3 khu vực nghiên cứu trên là không thuần nhất, ta phải tính toán riêng cho từng khu vực và được thể hiện ở bảng 4.14 Bảng 4.14. Số lƣợng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt phân theo từng cấp chiều cao K V Đối tượng Tổng số (cây) Số lượng cây tái sinh /ha của lâm phần và Lim xẹt Phân theo từng cấp chiều cao (cm) < 100 101- 200 201- 300 301- 400 <500 1 Lim xẹt 834 313 229 146 83 63 Lâm phần 10.729 3.313 2.145 1.875 1.813 1.583 2 Lim xẹt 563 209 187 83 42 42 Lâm phần 8.396 2.833 2.438 1.729 834 562 3 Lim xẹt 1.250 0 0 125 250 417 Lâm phần 13.438 1.917 2.229 3.146 3.417 2.729 Theo đánh giá về cây tái sinh của viện điều tra quy hoạch rừng được chia làm 5 cấp và những cây tái sinh có chiều cao >100cm sẽ được đánh giá là cây có triển vọng, cụ thể là: Cấp 1: Mật độ cây tái sinh >12.000 cây/ha là tái sinh rất tốt. Cấp 2: Mật độ cây tái sinh 8.001-12.000 cây/ha là tái sinh tốt. Cấp 3: Mật độ cây tái sinh 4.001 – 8.000 cây/ha là tái sinh khá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 Cấp 4: Mật độ cây tái sinh 2.001- 4.000cây/ha là tái sinh trung bình. Cấp 5: Mật độ cây tái sinh < 2.000 cây/ha là tái sinh kém. Theo kết quả điều tra ở bảng 5.15 cho thấy: Tái sinh tự nhiên của lâm phần ở khu vực 1 và 2 được đánh giá là tốt (cấp 2 >8.001cây/ha), khu vực 3 là rất tốt (>12.000cây/ha) Ở khu vực 1 và 2 tôi thấy, số lượng cây tái sinh ở khu vực 1 cao hơn số cây của khu vực 2 (ở khu vực 1 mật độ cây tái sinh là 10.729 cây/ha, khu vực 2 mật độ cây tái sinh là 8.396 cây/ha). Số lượng cây triển vọng ở khu vực 1 cũng cao hơn so với khu vực 2. Từ đó có thể kết luận rằng khả năng tái sinh của khu vực 1 cao hơn khu vực 2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao của lâm phần ở cả 2 khu vực đều giảm dần khi cấp chiều cao tăng lên. Ở chiều cao < 50cm, số lượng cây tái sinh tương đối cao (khu vực 1 có 3.313 cây chiếm 30,88% tổng số 10.729 cây tái sinh của lâm phần; khu vực 2 có 2.833 chiếm 33,74% tổng số 8.396 cây tái sinh của lâm phần). Tái sinh tự nhiên của Lim xẹt cũng rất khác nhau ở 2 khu vực, nhìn chung ở khu vực 1 Lim xẹt tái sinh tốt hơn so với khu vực 2 (ở khu vực 1 mật độ Lim xẹt tái sinh là 834 cây/ha chiếm 7,86%; khu vực 2 mật độ cây tái sinh là 563 cây/ha chiếm 6,71% tổng số cây tái sinh của lâm phần). Tuy nhiên Lim xẹt tái sinh chủ yếu ở chiều cao < 50cm (khu vực 1 có 313 cây chiếm 37,53%; khu vực 2 có 209 cây chiếm 37,12% tổng số cây Lim xẹt tái sinh). Tỷ lệ cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên có triển vọng ở khu vực 1 cao hơn so với khu vực 2 (ở khu vực 1 tổng số cây Lim xẹt có chiều cao > 100m là 521 cây chiếm 60,8% tổng số 843 cây Lim xẹt tái sinh; khu vực 2 là 354 cây chiếm 62,88% tổng số 563 cây Lim xẹt tái sinh). Riêng khu vực 3 thì đây là kết quả của việc khai thác rừng quá mức, rừng đã có thời gian phục hồi và xuất hiện một thế hệ cây tái sinh có đường kính ngang ngực và đường kính tán nhỏ, những loại cây này đã bắt đầu vào giai đoạn khép tán. Số lượng Lim xẹt tái sinh nhiều hơn so với 2 khu vực trên (có khoảng 1.250 cây/ha chiếm 9,3% tổng số cây tái sinh của lâm phần), đây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 là loài cây có triển vọng và trong tương lai sẽ tham gia vào tầng tán chính của rừng nếu rừng phục hồi tốt. Như vậy có thể kết luận rằng ở khu vực 3 tỷ lệ cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên có triển vọng cao hơn so với 2 khu vực trên, hay nói cách khác là điều kiện ngoại cảnh ở khu vực 3 phù hợp cho cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên phát triển. 4.4.3. Chất lượng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt: Qua điều tra chất lượng cây tái sinh của cả 3 khu vực nghiên cứu. Tương tự như phần trên, để kiểm tra sự thuần nhất của các giá trị quan sát về các cấp chất lượng tái sinh của lâm phần và Lim xẹt, đề tài dùng tiêu chuẩn 2 theo công thức (3.4) dựa vào phần mềm SPSS để tính toán. Nếu thuần nhất có thể gộp số liệu trên các khu vực nghiên cứu để tính toán, ngược lại nếu không thuần nhất thì ta phải tiến hành tính riêng cho từng khu vực. Kết quả kiểm tra sự thuần nhất các giá trị quan sát về chất lượng cây tái sinh tự nhiên của lâm phần tại 2 khu vực nghiên cứu được thể hiện ở phụ biểu 08. Phụ biểu 08 cho giá trị 2 = 39,395 với bậc tự do k = 4 và xác suất (Asymp. Sig 2-sided) của 2 = 0,000 nhỏ hơn 0,05. Vậy ta bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là có sự khác nhau về tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp chất lượng của khu vực nghiên cứu. Như vậy số lượng cây tái sinh theo cấp chất lượng của cả 3 khu vực nghiên cứu là không thuần nhất, ta phải tính toán riêng cho từng khu vực và chất lượng cây tái sinh của lâm phần và lim xẹt được thể hiện ở bảng 4.15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Bảng 4.15. Chất lƣợng cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt theo 2 khu vực Khu vực nghiên cứu Đối tượng Chất lượng cây tái sinh (%) Tốt Trung bình Xấu 1 Lim xẹt 25,13 56,80 18,07 Lâm phần 23,70 58,30 18,00 2 Lim xẹt 22,98 50,25 26,77 Lâm phần 22,73 53,17 24,10 3 Lim xẹt 26,45 61,93 11,62 Lâm phần 28,21 59,03 12,76 Qua bảng 4.15 cho thấy: Nhìn chung cây tái sinh của lâm phần và Lim xẹt đều có cấp chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở cả 3 khu vực. Đồng thời, khu vực 3 có tỷ lệ cây ở cấp chất lượng tốt cao hơn và tỷ lệ cây ở cấp chất lượng xấu thấp hơn so với khu vực 1 và 2. Điều đó chứng tỏ khu vực 3 cây tái sinh sinh trưởng và phát triển tốt. Mặt khác ta thấy, ở cả 3 khu vực nghiên cứu tỷ lệ cây có cấp chất lượng tốt của Lim xẹt đều cao hơn tỷ lệ cây có cấp chất lượng tốt của lâm phần (khu vực 1 là 25,13% của Lim xẹt - 23,70% của lâm phần, khu vực 2 là 22,98% của Lim xẹt - 22,73% của lâm phần và khu vực 3 là 26,45% của Lim xẹt – 28,21% của lâm phần ). Khu vực 3 tỷ lệ cây có cấp chất lượng xấu của Lim xẹt thấp hơn của lâm phần (11,62% của Lim xẹt và 12,76 của lâm phần), trong khi đó ở khu vực 1 và 2 tỷ lệ cây ở cấp chất lượng xấu của Lim xẹt cao hơn tỷ lệ của lâm phần . Điều đó chứng tỏ ở khu vực 3 Lim xẹt tái sinh tự nhiên tốt hơn so với khu vực 1 và 2. 4.4.4. Phân bố của Lim xẹt tái sinh tự nhiên: Để nghiên cứu phân bố cây Lim xẹt tái sinh đề tài xác định tần suất xuất Lim xẹt ở các ô điều tra dựa vào công thức (2-2), kết quả được thể hiện ở bảng 4.16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Bảng 4.16. Tần suất xuất hiện Lim xẹt tái sinh Khu vực nghiên cứu Số ô điều tra Số ô Lim xẹt xuất hiện Tần suất (%) 1 30 23 76,67 2 30 21 70,0 3 30 25 83,33 Nhìn vào bảng tần suất xuất hiện Lim xẹt tái sinh ở các ô điều tra tôi thấy, khu vực 1 có 23/30 ô xuất hiện Lim xẹt chiếm 76,67%, khu vực 2 xuất hiện 21/30 ô chiếm 70%, khu vực 3 xuất hiện 25/30 ô chiếm 83,33%. Chứng tỏ cây lim xẹt tái sinh ở khu vực 3 đều hơn so với khu vực 1 và 2. 4.4.5. Đặc điểm của Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ. 4.4.5.1. Phân bố của Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ. Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố của Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ được thể hiện ở bảng 4.17 Bảng 4.17.Tần suất xuất hiện Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ Vị trí Khu vực 1 Khu vực 2 Số ô điều tra Số ô xuất hiện Tần suất (%) Số lượng (cây) Số ô điều tra Số ô xuất hiện Tần suất (%) Số lượng (cây) Trong tán 16 12 75,0 0 10 16 10 62,5 8 Mép tán 16 11 68,7 5 14 16 11 68,7 5 9 Ngoài tán 16 12 75,0 0 13 16 11 68,7 5 12 Tổng 48 35 72,9 2 37 48 32 66,6 7 29 Qua bảng 4.17 cho thấy: Lim xẹt tái sinh tương đối đồng đều ở cả 3 vị trí: Mép tán, trong tán và ngoài tán. Tuy nhiên ở mỗi khu vực khác nhau thì tỷ lệ Lim xẹt tái sinh xuất hiện ở các vị trí cũng khác nhau. Mặt khác, cả 2 khu vực có tần suất xuất hiện Lim xẹt tái sinh ở cả 3 vị trí đều lớn hơn 50% cho nên có thể nói rằng cây Lim xẹt tái sinh có phân bố tương đối đồng đều ở cả trong tán, mép tán và ngoài tán. 4.4.5.2.Chất lượng của Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 Qua điều tra chất lượng cây tái sinh xung quanh gốc cây mẹ ở khu vực 1 và 2 nghiên cứu, kết quả được thể hiện ở bảng 4.18 Bảng 4.18. Chất lƣợng của Lim xẹt tái sinh xung quanh gốc cây mẹ Vị trí Chất lượng cây tái sinh (%) Khu vực 1 Khu vực 2 Tốt TB Xấu Tổng Tốt TB Xấu Tổng Trong tán 5,41 18,92 2,70 27,03 6,90 17,25 3,43 27,58 Mép tán 8,11 18,92 5,41 32,44 10,34 20,69 6,90 37,93 Ngoài tán 10,80 24,32 5,41 40,53 10,34 17,25 6,90 34,49 Tổng 24,32 62,16 13,52 100 27,58 55,19 17,23 100 Để thuận tiện cho việc tính toán và phân tích, đề tài sử dụng phần mềm SPSS để kiểm tra sự thuần nhất số liệu trên các khu vực nghiên cứu theo công thức (3.4). Giả thiết H0 là các mẫu quan sát ở 2 khu vực là thuần nhất, hay 2 khu vực nghiên cứu không có sự khác nhau về tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp chất lượng.Giả thiết H0 được chấp nhận khi xác suất (Asymp. Sig2-sided) của 2 lớn hơn 0,05 và bị bác bỏ khi xác suất (Asymp. Sig2-sided) của 2  0,05. Kết quả được thể hiện ở phụ biểu 09. Phụ biểu 09 cho thấy giá trị của 2 = 0,077 với bậc tự do là 2, xác suất (Asymp. Sig2-sided) của 2 = 0,696 > 0,05. Vậy ta chấp nhận giả thiết H0, có nghĩa là 2 khu vực nghiên cứu không có sự khác nhau về tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp chất lượng, ta có thể gộp số liệu 2 khu vực nghiên cứu để nghiên cứu ảnh hưởng của các vị trí xung quanh gốc cây mẹ đến chất lượng cây Lim xẹt tái sinh. Số liệu sau khi gộp 2 khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Bảng 4.19. Chất lƣợng của Lim xẹt tái sinh theo vị trí xung quanh gốc cây mẹ chung cho cả 2 khu vực nghiên cứu Vị trí Chất lƣợng cây tái sinh (%) Tổng Tốt Trung bình Xấu Trong tán 6,06 18,18 3,03 27,27 Mép tán 9,09 19,70 6,06 34,85 Ngoài tán 10,61 21,21 6,06 37,88 Tổng 25,76 59,09 15,15 100 Để phân tích sự khác nhau về chất lượng cây tái sinh tại các vị trí khác nhau dưới tán cây mẹ. Đề tài sử dụng tiêu chuẩn 2 với giả thiết H0 là các mẫu quan sát ở 3 vị trí là thuần nhất, hay không có sự khác nhau về tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp chất lượng của 3 vị trí nghiên cứu. Giả thiết H0 được chấp nhận khi xác suất (Asymp. Sig2-sided) của 2 lớn hơn 0,05 và bị bác bỏ khi xác suất (Asymp. Sig2-sided) của 2  0,05. Kết quả được thể hiện ở phụ biểu 10. Phụ biểu 10 cho thấy giá trị của 2 = 3,469 với bậc tự do là 4, xác suất (Asymp. Sig2-sided) của 2 = 0.483 > 0,05. Vậy ta chấp nhận giả thiết H0. Các mẫu quan sát ở 3 vị trí là thuần nhất, có nghĩa là không có sự khác nhau về tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp chất lượng của 3 vị trí nghiên cứu hay nói cách khác là chất lượng cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên không phụ thuộc vào vị trí xung quanh gốc cây mẹ. 4.4.6.Nguồn gốc của cây tái sinh: Từ kết quả điều tra, số lượng và tỷ lệ cây tái sinh theo nguồn gốc ở rừng Lim xẹt đang phục hồi tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái ở cả 3 khu vực nghiên cứu, kết quả được tổng hợp vào bảng 4.20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Bảng 4.20. Số lƣợng và tỷ lệ tái sinh theo nguồn gốc Khu vực Loài cây n/ha (cây) Nguồn gốc Hạt Chồi N (cây/ha) Tỷ lệ (%) N (cây/ha) Tỷ lệ (%) 1 Lim xẹt 833 397 47,66 436 52,34 Máu chó 645 311 48,22 334 51,78 Trám chim 583 279 47,86 304 52,14 Chẹo tía 563 281 49,91 282 50,08 Vạng trứng 563 267 47,43 296 52,57 Re gừng 500 239 47,80 261 52,20 Xoan nhừ 458 219 47,82 239 52,18 Các loại khác 6583 3.167 48,11 3.416 51,89 Tổng 10.729 5.142 47,93 5.587 52,07 2 Máu chó 729 314 43,07 415 56,93 Lim xẹt 563 248 44,05 315 55,95 Trám chim 479 188 39,25 291 60,75 Re gừng 438 188 42,92 250 57,08 Sung 333 167 50,15 166 49,85 Mán đỉa 333 146 43,84 187 56,16 Trâm trai 271 104 38,38 167 61,62 Các loại khác 5250 2.083 39,68 3.167 60,32 Tổng 8.396 3.438 40,95 4.958 59,05 3 Re gừng 771 271 35,15 500 64,85 Cuống vàng 542 188 34,69 354 65,31 Máu chó 417 146 35,01 271 64,99 Trâm trai 354 146 41,24 208 58,76 Lim xẹt 292 104 35,62 188 64,38 Chẹo tía 250 63 25,20 187 74,80 Trám chim 250 83 33,20 167 66,80 Các loại khác 10.563 3.167 29,98 7396 70,02 Tổng 13.438 4.168 31,01 9.270 68,99 Nhận xét: Qua kết quả tính được ở biểu 4.20 cho thấy: Ở khu vực 1 có 10.729 cây, trong đó số cây có nguồn gốc tái sinh từ hạt là 5.142 cây chiếm 47,93%; tái sinh chồi có 5.587 cây chiếm 52,07%. Khu vực 2 có 8.396 cây, trong đó số cây tái sinh từ hạt là 3.438 cây chiếm 40,95%, tái sinh chồi có 4.958 cây chiếm 59,05%. Khu vực 3 có 13.438 cây, trong đó số cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt là 4.168 cây chiếm 31,01%, tái sinh chồi có 9.270 cây chiếm 68,99%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 Như vậy số cây có nguồn gốc tái sinh từ chồi biến động từ 5.188-9.270 cây/ha (chiếm 60,79-68,99%), nhìn chung đều lớn hơn so với số cây có nguồn gốc tái sinh từ hạt biến động từ 3.208-4.479 cây/ha (chiếm 38,21-41,75%). Điều này chứng tỏ, đây là trạng thái rừng thứ sinh nghèo kiệt đã bị khai thác quá mức nên số cây mẹ để lại quá ít, chủ yếu là cây già cỗi, cong queo, sâu bệnh, chất lượng kém, tán lá lệch, năng lực ra hoa kết quả, sản lượng và chất lượng hạt giống kém. Một số loài khác mới được phục hồi từ tầng dưới hoặc từ lớp cây tái sinh nhưng đường kính ngang ngực và đường kính tán nhỏ. Chính vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng, phục hồi rừng phải nâng cao tỷ lệ tái sinh hạt, đặc biệt đối với các loài cây mục đích, thông qua các biện pháp tác động như: Tỉa thưa các loài phi mục đích, cây già cỗi, sâu bệnh, kém phẩm chất, giữ lại những cây mẹ mục đích, tạo môi trường dinh dưỡng để những cây mục đích sinh trưởng, phát triển, trồng bổ xung các loài cây có giá trị kinh tế, chọn để lại số cây mẹ tốt để gieo giống tối thiểu là 25 cây/ha (quy phạm phục hồi bằng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung), chăm sóc, nuôi dưỡng, giữ lại chúng, để những cây mẹ này đáp ứng yêu cầu gieo giống tại chỗ với năng suất và chất lượng cao. 4.5. Ảnh hƣởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trƣởng về chiều cao của Lim xẹt tái sinh tự nhiên: Trong sinh thái rừng và sinh thái học nói chung người ta coi sinh vật là sản phẩm của hoàn cảnh. Sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của thực vật rừng phụ thuộc vào đặc điểm của hoàn cảnh. Vì vậy, để tác động vào hoàn cảnh rừng nhằm làm thay đổi điều kiện hoàn cảnh là một trong những con đường ngắn nhất để nâng cao năng suất, chất lượng của cây rừng nói chung cũng như chất lượng tái sinh của cây rừng nói riêng. Tuy nhiên, những biến đổi của điều kiện hoàn cảnh có thể ảnh hưởng tích cực hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến thực vật. Do đó, để đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng có hiệu quả thì chúng ta cần phải nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố hoàn cảnh, xem chúng có những ảnh hưởng như thế nào đến năng suất, chất lượng của cây rừng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 Việc nghiên cứu mối quan hệ tác động của các yếu tố hoàn cảnh đến chất lượng tái sinh của cây Lim xẹt là một nhiệm vụ rất quan trọng vì nó là cơ sở để đề xuất những giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng của rừng, cũng như đảm bảo tỷ lệ thành rừng cao đối với rừng trồng loài cây Lim xẹt. Các yếu tố hoàn cảnh bao gồm rất nhiều nhân tố, nhưng trong phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nhân tố là: ảnh hưởng của địa hình, ảnh hưởng của độ tàn che, ảnh hưởng của đất đai, ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi. 4.5.1. Ảnh hưởng của địa hình: Địa hình có liên quan chặt chẽ tới thổ nhưỡng, điều kiện tiểu khí hậu, là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố nguồn năng lượng mặt trời, tạo nên các hướng phơi khác nhau, chế độ gió, mưa, nắng và nhiệt độ khác nhau, tạo nên chế độ thoát nước khác nhau, quyết định đến quá trình hình thành đất. Tuy địa hình không phải là nhân tố sinh thái, nhưng lại có tác dụng phân bố lại nhân tố sinh thái trong không gian, sự thay đổi của địa hình, nhất là độ cao so với mặt nước biển và hướng dốc có ảnh hưởng rất rõ đến tiểu khí hậu và quá trình hình thành đất. Đặc biệt là ở những nơi có địa hình cao dốc, nước thấm ít, độ ẩm đất thấp, nước chảy bề mặt nhiều, tốc độ dòng chảy lớn dẫn đến đất bị xói mòn , rửa trôi…. ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật. Từ kết quả điều tra số lượng và chất lượng của cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên theo hướng dốc tây nam cho thấy: Ở độ cao 156m, độ dốc 160có 60cây (trong đó có 26,45% tốt -61,93% trung bình-11,62%xấu); ở độ cao 250m, độ dốc 180có 40 cây (trong đó có 25,13% tốt -56,80% trung bình -18,07% xấu); ở độ cao 300m, độ dốc 210có 27 cây (trong đó có 22,98%tốt -50,25% trung bình -26,77% xấu). Như vậy số lượng và chất lượng cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên giảm dần theo độ cao và độ dốc của địa hình. Tuy nhiên, độ cao so với mặt nước biển (giới hạn từ 156-300m) tại khu vực nghiên cứu vẫn chưa ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng và chất lượng cây tái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 sinh vì sự biến đổi của các yếu tố khí hậu theo độ cao là chưa rõ, chúng vẫn nằm trong giới hạn thích hợp với sinh trưởng- phát triển của Lim xẹt. Riêng độ dốc của địa hình cũng có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng phát tán của hạt giống, cây mẹ thường bị lệch tán theo hướng dốc tây nam, do cây mẹ nhận được nhiều ánh sáng nên số lượng và chất lượng quả tốt hơn, số lượng cây con phân bố ở phía tây nam và đông nam là chủ yếu, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến có sự khác nhau về chất lượng cây tái sinh. Ngoài ra độ dốc cao cũng làm cho hạt giống bị thất thoát nhiều do không tiếp xúc được đất… Vì vậy, trạng thái rừng Ic nơi có độ dốc 160 số lượng và chất lượng của cây con tái sinh xuất hiện đều, nhiều và tốt hơn so với 2 khu vực trên. Sự phân bố số cây khác nhau giữa 3 khu vực trên còn có một nguyên nhân nữa đó là, trước năm 2002 khu vực phân khu phục hồi sinh thái nằm ngoài diện tích của rừng cấm Tam Đảo nên rừng ở đây đã bị phá hoại nhiều, những cây gỗ có giá trị kinh tế đã bị khai thác kiệt và chỉ để lại những cây cong queo, sâu bệnh, kém giá trị … đến nay tầng cây con tái sinh có triển vọng đã sinh trưởng và phát triển thành rừng nhưng số lượng của cây giống phân bố khác nhau nên khả năng gieo giống cũng khác nhau. Mặt khác độ tàn che của rừng, tầng cây bụi thảm tươi, … cũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng cây Lim xẹt tái sinh tự nhiên. 4.5.2. Ảnh hưởng của độ tàn che tầng cây cao: Ánh sáng là một trong những nhân tố ngoại cảnh quan trọng ảnh hưỏng trực tiếp đến đời sống của cây trồng như: Sự hình thành lá, cành, kích thước, hình dạng thân cây, ảnh hưởng đến sự tỉa thưa cành, tỉa thưa tự nhiên, sự phát triển của cây bụi thảm tươi, sự phân hóa thảm mục, sự tăng trưởng và tăng số lượng gỗ cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của hạt giống thông qua việc thay đổi nhiệt độ, ẩm độ, sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất… Đúng như Bêch sơ nhà lâm sinh học người Đức đã từng nói:''Ánh sáng là chiếc đòn bẩy mà nhà lâm sinh học dùng để điều khiển sự sống của rừng theo hướng có lợi về kinh tế''. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Vì vậy, độ tàn che của rừng là yếu tố hoàn cảnh quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật thông qua tác động đến hoàn cảnh chiếu sáng dưới tán rừng. Để phân tích ảnh hưởng của độ tàn che đến số lượng của cây Lim xẹt tái sinh ở khu vực nghiên cứu, đề tài đã thống kê chiều cao cây tái sinh và độ tàn che tầng cây cao, kết quả được trình bày ở bảng 4.21 Bảng 4.21. Số cây ở các cấp chiều cao theo từng độ tàn che K V Độ tàn che Tổng số (cây) Số lượng cây Lim xẹt tái sinh phân theo từng cấp chiều cao (cm) < 100 101-200 201-300 301-400 <500 1 0,45 40 15 11 7 4 3 2 0,53 27 10 9 4 2 2 3 0,37 60 0 0 13 25 22 Nhìn vào bảng 4.21, tôi thấy số lượng cây Lim xẹt tái sinh ở các độ tàn che là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6LV09_NL_LamhocPhamThiNga.pdf
Tài liệu liên quan