Tài liệu Luận văn Tìm hiểu một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng cấp thoát nước: z
LUẬN VĂN:
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tại Công ty Xây dựng cấp thoát nước
Lời nói đầu
Trải qua hơn mười năm đổi mới, đất nước Việt Nam đã có những bước chuyển mình
khởi sắc. Đặc biệt là việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế hàng hoá thị trường với nhiều thành phần kinh tế dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà
nước theo định hướng XHCN. Trước kia, Nhà nước phải lo tiền vốn đến khâu tiêu thụ sản
phẩm . Thực trạng của nền kinh tế bao cấp đó kìm hãm sự phát triển và không có tính chất
động viên khuyến khích các doanh nghiệp năng động sáng tạo, chủ động trong kinh doanh,
Sự đổi mới cơ chế kinh tế của nhà nước toạ điều kiện cho các doanh nghiệp vươn nên tự
khẳng định được vị trí của mình cùng với việc chuyên đổi cơ chế quản lý của nhà nước là
quá trình mở rộng quyền tự chủ, giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng theo
hướng lời ăn, lỗ chịu đã đòi hỏi các doanh nghiệp phải bảo toàn và phát triển vốn. ...
86 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng cấp thoát nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z
LUẬN VĂN:
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tại Công ty Xây dựng cấp thoát nước
Lời nói đầu
Trải qua hơn mười năm đổi mới, đất nước Việt Nam đã có những bước chuyển mình
khởi sắc. Đặc biệt là việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế hàng hoá thị trường với nhiều thành phần kinh tế dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà
nước theo định hướng XHCN. Trước kia, Nhà nước phải lo tiền vốn đến khâu tiêu thụ sản
phẩm . Thực trạng của nền kinh tế bao cấp đó kìm hãm sự phát triển và không có tính chất
động viên khuyến khích các doanh nghiệp năng động sáng tạo, chủ động trong kinh doanh,
Sự đổi mới cơ chế kinh tế của nhà nước toạ điều kiện cho các doanh nghiệp vươn nên tự
khẳng định được vị trí của mình cùng với việc chuyên đổi cơ chế quản lý của nhà nước là
quá trình mở rộng quyền tự chủ, giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng theo
hướng lời ăn, lỗ chịu đã đòi hỏi các doanh nghiệp phải bảo toàn và phát triển vốn. Điều này
đã tạo nên những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Bên cạnh những doanh nghiệp năng động , sớm thích nghi với cơ chế thị trường đã
sử dụng vốn rất hiệu qủa thì vẫn còn có những doanh nghiệp đang trong tinh trạng khó khăn
trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tuy không còn là vấn đề mới mẻ, nhưng nó luôn đựơc các doanh nghiệp đặt ra trong suốt
quá trình hoạt động của mình.
Công ty Xây dựng cấp thoát nước là một trong những doanh nghiệp thành công trong
nghành Xây lắp nói riêng của Việt Nam nói chung đã nhận thấy : Để vươn lên hơn nữa trên
thương trường và ngày càng khẳng định mình không chỉ trong nước mà cả trên thế giới,
Công ty luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để đồng vốn đưa vào hoạt động mang lại hiệu
quả cao nhất. Chính vì thế, qua một thời gian thực tập tại Công ty Xây dựng cấp thoát nước,
được sự gợi ý của các cô chú trong phòng kế toán, Em quyết định chọn đế tài thực tập : “
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng cấp thoát nước “
Để phục vụ mục đích nghiên cứu Em dùng các biện pháp phân tích kinh doanh, các
phương pháp khấu hao học thống kê như so sánh số tuyệt đối, tương đối và số chênh lệch.
Kết cấu của khoá luận gồm ba chương :
Chương 1 : Vốn và hiệu quả sử dụng vốn
Chương 2 : Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng cấp thoát nước
Chương 3 : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Xây dựng cấp thoát
nước
Chương 1
Vốn và hiệu quả sử dụng vốn
1.vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.Khái niệm về vốn kinh doanh
Tiền tệ ra đời là một trong những phát minh vĩ đại của loài người và điều đó đã làm
thay đổi bộ mặt của nền kinh tế-xã hội. Mọi sự vận động của sản xuất và tiêu dùng đều có
liên quan mật thiết với sự vận động của tiền tệ và có sự tác động qua lại. Đồng tiền trở thành
thước đo chung của tất cả các hoạt động trong nền kinh tế. Khái niệm vốn xuất hiện và vai
trò của vốn trong nền kinh tế nói chung, đối với doanh nghiệp nói riêng ngày càng trỏ nên
quan trọng.
Từ trước đến nay có rất nhiều quan niệm về vốn:
Theo các nhà kinh tế học cổ điển tiếp cận vốn dưới góc độ hiện vật. Họ cho rằng vốn
là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là cách hiểu phù hợp với
trình độ quản lý còn sơ khai. Nó rất đơn giản dễ hiểu nhưng chưa đầy đủ, chưa phản ánh đến
mặt tài chính của vốn.
Theo một số nhà tài chính thì vốn là tổng số tổng tiền do những người có cổ phần
trong Công ty đóng góp và họ nhận được phần thu nhập chia cho các chứng khoán của Công
ty. Quan điểm này có ưu điểm là đã đề cập đến mặt tài chính của vốn. Khuyến khích các nhà
đầu tư tăng cường đầu tư, mỡ rộng và phát triển sản xuất song nó còn hạn chế là không nói
rõ nội dung và trạng thái của vốn trong quá trình sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Một số nhà kinh tế học khác cho rằng: vốn có ý nghĩa là phần lượng sản phẩm tạm
thời phải hy sinh tiêu dùng hiện tại của nhà đầu tư, để đẩy mạnh sản xuất tăng tiêu dùng
trong tương lai. Quan điểm này chủ yếu phản ánh động cơ về đầu tư nhiều hơn là về nguồn
gốc và biểu hiện của vốn, do vật quan điểm này củng không đáp ứng được yêu cầu về quản
lý nâng cao hiệu quả của vốn củng như việc phân tích về vốn doanh nghiệp.
Hiểu theo nghĩa rộng, một số quan điểm lại cho rằng: vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố
kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hoá, dịch vụ như tài sản hữu hình,tài sản vô hình, các
kiến thức về kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp được tích luỹ, sự khéo léo về trình độ quản lý
và tác nghiệp của cán bộ điều hành cùng chất lượng của đội ngũ công nhân viên trong doanh
nghiệp, các lợi thế về cạnh tranh như vị trí doanh nghiệp,uy tín doanh nghiệp...Quan điểm
này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác đầy đủ hiệu quả của vốn trong cơ chế thị
trường. Tuy nhiên,việc xác định vốn theo quan điểm này rất khó khăn phức tạp nhất là khi
trình độ quản lý kinh tế chưa cao và pháp luật chưa hoàn chỉnh như nước ta.
Theo Mác ”vốn là giá trị mang lại giá trị thặng dư” tức là vốn đại diện cho một lượng
giá trị nhất định để tạo ra một lượng giá trị mới. Vì thế, tiền chỉ được gọi là vốn khi dùng để
đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với mục đích tìm kiếm lợi
nhuận. Quan điểm này đã chỉ rõ mục tiêu của quản lý và sử dụng vốn, nhưng quan điểm này
mang tính chất trìu tượng, do vậy hạn chế về ý nghĩa đối với hạch toán và phân tích quản lý
sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Các quan điểm về vốn ở trên, một mặt thể hiện được vai trò tác dụng trong những
điều kiện lịch sử cụ thể với các yêu cầu, mục đích nghiên cứu cụ thể. Nhưng mặt khác, trong
cơ chế thị trường hiện nay, đứng trên góc độ hạch toán và quản lý, các quan điểm đó chưa
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản lý, hạch toán, phân tích đối với hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích các quan điểm về vốn ở trên, khái niệm về vốn cần
phải thể hiện được bốn vấn đề sau:
-Nguồn gốc sâu xa của vốn kinh doanh là một bộ phận của thu nhập quốc dân được
tái đầu tư, để phân biệt được với vốn đất đai, vốn nhân lực.
-Trong trạng thái của vốn kinh doanh tham gia vào quá trính sản là tài sản vật chất (tài
sản cố định và tài sản dự trữ)và tài sản tài chính (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các tín phiếu,
các chứng khoán...)là cơ sở để ra các biện pháp quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp
một cách có hiệu quả.
-Phải chỉ ra được mối quan hệ mật thiết giữa vốn với các nhân tố khác của quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp(đất đai, lao động), điều này đòi hỏi các nhà
quản lý phải xem xét đến quá trình sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu qủa.
-Phải thể hiện mục đích quản lý sử dụng vốn đó là tìm kiếm các lợi ích kinh tế, lợi ích
xã hội mà vốn đem lại. Vấn đề này sẽ định hướng cho quá trình quản lý kinh tế nói chung,
quản lý vốn của doanh nghiệp nói riêng.
Từ bốn vấn đề trên, nói tóm lại vốn được hiểu là: Vôn là một phần thu nhập quốc dân
dưới dạng tài sản vật chất và tài sản tài chính được các cá nhân, các tổ chức, các doanh
nghiệp bỏ tiền ra tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích.
1.2.Đặc trưng của vốn
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải có tư liệu lao
động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp
các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm lao vụ, dịch vụ. Để tạo ra các yếu tố phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định ban đầu, có
tiền vốn doanh nghiệp mới tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như trả tiền lương
cho người lao động. Sau khi tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp dành một phần doanh thu thu
được để bù đắp lại giá trị tài sản cố định (TSCĐ) đã bị hao mòn, chi phí vật tư đã bị tiêu hao
và một phần để tạo lập quỹ dự trữ cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Như
vậy có thể thấy các tư liệu lao động và đối tượng lao động mà doanh nghiệp phải đầu tư mua
sắm cho hoạt động sản xuất kinh doanh là hình thái hiện vật của vốn sản xuất kinh doanh.
Vốn bằng tiền là tiền đề cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp. Do vậy, vốn
sản xuất kinh doanh mang các đặc trưng cơ bản sau:
-Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định có nghĩa là vốn được biểu hiện
bằng giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp.
-Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
-Vốn phải tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng
để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
-Vốn phải có giá trị về mặt thời gian. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh,
vốn luôn luôn biến động và chuyển hình thái vật chất theo thời gian và không gian theo công
thức:
T--- H--- SX---H’---T’
-Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định và phải được quả lý chặt chẽ theo những
nguyên tắc nhất định.
-Vốn được quan niệm là một hàng hoá và là hàng hoá đặc biệt, có thể mua hoặc bán
bản quyền sử dụng vốn trên thị trường, tạo nên sự giao lưu sôi động trên thị trường vốn, thị
trường tài chính.
Như vậy, vốn ban đầu là hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vật tư hàng hoá, đó là
tư liệu lao động và đối tượng lao động trãi qua quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm lao vụ,
dịch vụ xong, vốn chuyển sang hình thái hàng hoá sản phẩm. Cuối cùng khi tiêu thụ sản
phẩm lao vụ, dịch vụ xong, vốn lại trở về hình thái tiền tệ. Do sự luân chuyển không ngừng
của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên cùng một lúc vốn sản xuất kinh doanh
nghiệp thường tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông.
1.3.Kết cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1.Căn cứ theo nguồn hình thành vốn
1.3.1.1.Vốn chủ sở hữu
Là số tiền vốn của chủ sở hữu, của các nhà đầu tư đóng góp. Số vốn này không phải
là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, không phải trả lãi suất. Vốn
chủ sở hữu được xác định là phần còn lại trong tài sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu
được hình thành theo các cách thức khác nhau thông thường nguồn vốn này bao gồm:
Vốn góp: là số vốn đóng góp của các thành viên tham gia thành lập doanh nghiệp, sử
dụng vào mục đích kinh doanh. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì đó là nguồn vốn do ngân
sách nhà nước cấp. Đối với Công ty liên doanh thì phần vốn góp của các đối trong và ngoài
nước tham gia thành lập liên doanh. Số vốn này có thể bổ sung và rút bớt trong quá trình
kinh doanh.
Lãi chưa phân phối: là số vốn có nguồn gốc từ lợi nhuận, đó là phần chênh lệch giữa
doanh thu và chi phí. Số lãi này trong khi chưa phân phối cho các chủ đầu tư, trích quỹ thì
được sử dụng trong kinh doanh như vốn chủ sở hữu.
1.3.1.2.Vốn vay
Là khoản tiền ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhận được từ ngân hàng, các tổ chức tài
chính, các đơn vị, tổ chức, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước để bổ sung vào vốn kinh
doanh của doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau(như phát hành trái phiếu, tín dụng
cầm đồ hoặc thế chấp tài sản, tín dụng có bảo lãnh, tín dụng thông qua chiết khấu, tín dụng
thương mại, tín dụng ứng tiền qua tài khoản)với hứa hẹn sẽ hoàn trả trong một thời hạn nào
đó trong tương lai.
Doanh nghiệp sử dụng vốn vay càng nhiều thì độ rủi ro càng cao. Nhưng để phục vụ sản
xuất kinh doanh thì đây là một nguồn huy động vốn lớn, tuỳ thuộc vào khã năng thế chấp,
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn trên để đảm bảo nhu
cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết cấu hợp lý giữa hai nguồn
nay phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động,cũng như quy định
của người quản lý doanh nghiệp trên cơ sở xem xét tình hình chung của nền kinh tế cũng
như tình hình thực tế tại doanh nghiệp.
1.3.2.Căn cứ vào thơi gian huy động và sử dụng vốn
1.3.2.1.Nguồn vốn thường xuyên
Đây là nguồn vốn mang tính ổn định, lâu dài mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu
tư vào TSCĐvà một bộ phận TSLĐ tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm vốn chử sở hữu và vốn vay dài hạn của doanh nghiệp.
1.3.2.2.Nguồn vốn tạm thời
Đây là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng
nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp. Nguồn vốn này gồm các khoản vay ngắn hạn và các khoản chiếm dụng của bạn
hàng.
Theo cách phân loại này còn giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp lập các kế hoạch tài
chính, hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn trong tương lai trên cơ sở xác
định quy mô số lượng vốn cần thiết, lựa chọn nguồn vốn và quy mô thích hợp cho tường
nguồn vốn đó, khai thác những nguồn tài chính tiềm năng tổ chức sử dụng vốn đạt hiệu quã
cao.
1.3.3.Căn cứ vào phạm vi nguồn hình thành
1.3.3.1.Tự cung ứng
Cung ứng vốn nội bộ là phương thức tự cung ứng vốn của doanh nghiệp. Trong các
doanh nghiệp các phương thức tự cung ứng vốn cụ thể là:
-Khấu hao TSCĐ: TSCĐ là những tư liệu tham gia vào nhiều quá trình sản xuất.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn và chuyển dần giá trị của nó vào giá thành sản
phẩm. Trong quá trình sử dụng TSCĐ doanh nghiệp phải xác định mức độ hao mòn của
chúng để chuyển giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm. Đó chính là khấu hao TSCĐ việc xác
định mức khấu hao cụ thể tuỳ thuộc thực tiển sử dụng TSCĐ củng như ý muốn chủ quan của
con người. Trong chính sách tài chính cụ thể ở từng thời kỳ, doanh nghiệp có thể lựa chọn và
điều chỉnh khấu hao tài sản cố định và coi đây là một công cụ điêù chỉnh nguồn cung ứng
vốn bên trong của mình. Tuy nhiên việc điều chỉnh khấu hao không thể diển ra một cách
tuỳtiện, không có kế hoạch mà phải dự trên cơ sở các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn
đã được xác định. Mặt khác điều chỉnh tăng khấu hao TSCĐ sẽ đẩn đến tăng chi phí kinh
doanh khấu hao khấu hao TSCĐ trong giá thành sản phẩm mà giá thành lại luôn bị khống
chế bởi giá bán sản phẩm.
-Tích luỷ tái đầu tư: tích luỷ tái đầu tư là nguồn cung ứng quan trọng vì nó giúp cho
doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động, giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng và tăng
tiềm lực tài chính. Quy mô tự cung ứng vốn từ nguồn này phụ thuộc vào tổng số lợi nhuận
trong kỳ và chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
-Điều chỉnh cơ cấu tài sản: phương thức này tuy không làm tăng vốn sản xuất kinh
doanh nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc tăng vốn cho các hoạt động cần thiết trên cơ
sở giảm vốn ở những nơi không cần thiết. Phương thức này giúp doanh nghiệp chủ động
không phụ thuộc vào bên ngoài, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định việc sử dụng vốn
trong dài hạn với chi phí kinh doanh sử dụng vốn thấp. Tuy nhiên tự cung ứng có hạn chế là
quy mô cung ứng vốn nhỏ và nguồn bỗ sung có giới hạn.
1.3.3.2.Các phương thức cung ứng từ ngoài
-Từ ngân sách nhà nước: Doanh nghiệp được nhận một lượng vốn xác định từ ngân
sách nhà nước cấp.
-Gọi hùn vốn qua phát hành cổ phiếu: là hình thức doanh nghiệp được cung ứng vốn
trực tiếp từ thị trường chứng khoán làm nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên mà không làm
tăng nợ. Hình thức này có ưu điểm là tập hợp được lượng vốn lớn ban đầu, dễ tăng vốn trong
quá trình kinh doanh, bộ máy quản lý của doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn này vì quyền sở hữu tách rời quyền quản trị. Tuy nhiên doanh nghiệp phải công
khai hoá tài chính, có thể làm cổ tức giảm…
-Vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn: đây là hình thức cung ứng
vốn trực tiếp từ công chúng. Doanh nghiệp phát hành lượng vốn dưới hình thức trái phiếu
thường và bán cho công chúng, hình thức này làm tăng vốn đồng thời làm tăng cả nợ, có thể
thu hút một lượng vốn cần thiết, chi phí kinh doanh sử dụng vốn thấp hơn so với vay ngân
hàng, không bị người cung ứng kiểm soát chặt chẽ tuy nhiên doanh nghiệp phải nắm chắc
các kỹ thuật tài chính vì chi phí kinh doanh phát hành trái phiếu cao…
-Vay vốn của các ngân hàng thương mại: Doanh nghiệp có thể huy động được lượng
vốn lớn, đúng hạn tuy nhiên việc vay vốn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có uy tín lớn, chấp
nhận thủ tục thẩm định ngặt nghèo và có chi phí sử dụng vốn cao.
-Tín dụng thương mại từ nhà cung cấp: trong hoạt động kinh doanh, do đặc điểm quá
trình cung ứng hàng hoá và thanh toán không thể khi nào củng diễn ra đồng thời do đó tín
dụng thương mại ra đời, có các hình thức tín dụng thương mại sau:
+Doanh nghiệp mua máy móc thiết bị, hàng hoá đem về sử dụng mà chưa phải trả
tiền ngay, điều này giúp cho doanh nghiệp có thể đầu tư chiều sâu với vốn ít mà không làm
ảnh hưởng tới tình hình tài chính của mình. Tuy nhiên mua theo hình thức này doanh nghiệp
phải chịu chi phí kinh doanh sử dụng vốn cao.
+Vốn khách hàng ứng trước: đây là số tiền đặt cọc của khách hàng cho doanh nghiệp
sau khi ký kết hợp đồng, số tiền đặt cọc này doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng mặc dù
chưa sản xuất và cung cấp sản phẩm.
-Tín dụng thuê mua: trong cơ chế thị trường tín dụng thuê mua được thực hiện giữa
một doanh nghiệp có cầu sử dụng máy móc với một doanh nghiệp thực hiện chức năng thuê
mua, hình thức này khá phổ biến và giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích,
không phải đầu tư một lần với vốn lớn,giảm được tỷ lệ nợ/vốn tuy nhiên chi phí kinh doanh
sử dụng vốn cao.
-Vốn liên doanh liên kết: giúp doanh nghiệp có một lượng vốn lớn cần thiết cho một
hoạt động nào đó mà không tăng nợ, các bên liên doanh cùng chia sẽ rủi ro song cũng cùng
chia sẽ lợi nhuận thu được.
-Cung ứng vốn từ sự kết hợp công và tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng.
-Nguồn vốn nước ngoài trực tiếp: với nguồn vốn này doanh nghiệp không chỉ nhận
được vốn mà còn nhận cả máy móc thiết bị cũng như phưong thức quản trị tiên tiến, đồng
thời doanh nghiệp còn được chia sẽ thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên doanh nghiệp phải chịu
sự kiểm soát điều hành của tổ chức cấp vốn, mối quan hệ hợp tác không biết sẽ kéo dài bao
lâu.
-Nguồn vốn ODA: đối tác mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm và nhận được nguồn vốn
này là các chương trình hợp tác cuả chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức
quốc tế khác. Hình thức này có chi phí sử dụng vốn thấp song thủ tục rất chặt chẽ.
1.3.4.Căn cứ vào vai trò, đặc điêm chu chuyển giá trị của vốn khi tham gia vào quá trình
sản xuất
1.3.4.1.Vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn ứng trước về tài sản cố định,
mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh
doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.
Quy mô của vốn cố định quyết định quy mô của TSCĐ nhưng các đặc điểm của TSCĐ lại
ảnh hưởng tới sự vận động và công tác quản lý vốn cố định. Muốn quản lý vốn cố định một
cách có hiệu quả thì phải quản lý, sử dụng TSCĐ một cách có hữu hiệu TSCĐ. Từ mối quan
hệ trên,có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận động của vốn cố định.
-Vốn cố định được tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Do TSCĐ có thể phát huy
trong nhiều chu kỳ sản xuất, vì thế vốn cố định –hình thái biểu hiện của nó cũng được tham
gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng.
-Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần khi tham gia vào quá trình sản
xuất, TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng và công suất của
nó bị giảm dần và kéo theo giá trị của tài sản đó cũng bị giảm đi. Theo đó vốn cố định cũng
được tách làm hai phần:
*Một phần sẽ gia nhập vào chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức khấu hao TSCĐ
tức là trong quá trình sử dụng và bảo quản, TSCĐ bị hao mòn(có thể bị hao mòn hữu hình và
hao mòn vô hình). Bộ phận giá trị của TSCĐ tương ứng với mức hao mòn mà nó được
chuyển dịch dần dần vào giá thành sản phẩm gọi là khấu hao TSCĐ, cụ thể là:
+Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về mặt vật chất, tức là tổn thất dần về mặt chất lượng và
tính năng kỹ thuật của TSCĐ, cuối cùng tài sản đó không sử dụng được nữa và phải thanh lý.
Thực chất về mặt kinh tế của hao mòn hữu hình là giá trị của TSCĐ giảm dần và giá trị của
nó được chuyển dần vào sản phẩm được sản xuất ra. Trường hợp TSCĐ không sử dụng
được, hao mòn hứu hình biểu hiện ở chổ TSCĐ mất dần thuộc tính do ảnh hưởng của điều
kiện tự nhiên hay quá trình hoá học xảy ra bên trong cũng như việc trông nom, bảo quản
TSCĐ không được chu đáo.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hao mòn hữu hình của TSCĐ bao gồm : Những nhân
tố thuộc về chất lượng chế tạo như vật liệu dùng để sản xuất ra TSCĐ, trình độ và công nghệ
chế tạo, chất lượng xây dựng lắp ráp; những nhân tố thuộc về quá trình sử dụng như mức độ
đảm nhận về thời gian và cường độ sử dụng, trình độ tay nghề công nhân, việc chấp hành
quy tắc quy trình công nghệ, chế độ bảo quản, bảo dưởng và sửa chửa...; những nhân tố ảnh
hưởng của tự nhiên như độ ẩm, không khí, thời tiết…
+Hao mòn vô hình: là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ cùng loại nhưng được sản
xuất với giá rẻ hơn hoặc hiện đại hơn.
Nguyên nhân trực tiếp dẩn đến hao mòn vô hình của TSCĐ không phải là do chúng
được sử dụng nhiều hay ít trong sản xuất mà là do tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho những
TSCĐ được sản xuất trong thời trước bị mất giá so với hiện tại. Sự mất giá đó chính là hao
mòn vô hình. Hao mòn vô hình còn được xuất hiện khi chu kỳ sống của sản phẩm nào đó bị
chấm dứt, tất yếu dẩn đến những máy móc để chế tạo ra sản phẩm đó củng bị lạc hậu, mất
tác dụng.
*Phần còn lại của vốn cố định “cố định”trong TSCĐ.
Việc quản lý vốn cố định và TSCĐ trên thực tế là một công việc rất phức tạp. Để giảm nhẹ
khối lượng quản lý, về tài chính kế toán người ta có những quy định thống nhất về tiêu
chuẩn giới hạn về giá trị và thời gian sử dụng của một TSCĐ. ở Việt Nam hiện nay một tư
liệu lao động phải được đồng thời thoã mãn hai tiêu chuẩn dưới đây được coi là TSCĐ:
+Phải có thời gian sử dụng tối thiểu là 1 năm
+Có giá trị tối thiểu từ 5 triệu đồng việt Nam
Để quản lý, sử dụng vốn cố định có hiệu quả, cần phải nghiên cứu các phương pháp phân
loại và kết cấu của TSCĐ cụ thể:
-Căn cứ theo hình thái biểu hiện: TSCĐ được chia thành hai loại
+TSCD hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất.Có giá trị và
thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẩn giử nguyên hình
thái vật chất như: nhà cữa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị…
+TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá
trị đã được đầu tư, có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như:
chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí sử dụng đất, chi phí về bằng phát minh sáng chế …
-Căn cứ theo tình hình sử dụng: TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành
+TSCĐ đang sử dụng: đây là những TSCĐ đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia váo
quá trình sản xuất kinh doanh.
+TSCĐ chưa sử dụng: đây là những TSCĐ dự trữ , TSCĐ đang trong giai đoạn lắp
ráp chạy thử…
-Căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ: TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành
+TSCĐ từ nguồn vốn ngân sách
+TSCĐ từ nguồn vốn tự bổ sung
+TSCĐ liên doanh
+TSCĐ đi thuê
-Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ: đuợc chia thành
+TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh cơ bản
+TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản
1.3.4.2.Vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động(TSLĐ)và vốn lưu thông. Đó
là vốn của doanh nghiệp đầu tư để dự trữ hàng hoá, vật tư để chi cho quá trình hoạt động
kinh doanh, chi cho hoạt động quản lý doanh nghiệp hay nói một cách khác là nó bảo đảm
cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục.
Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và
hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Vốn lưu động là điều vật chất
không thể thiếu được trong quá trình tái sản xuất.
Vốn lưu động chu chuyển nhanh hơn vốn cố định, luôn biến đổi hình thái từ tiền sang
hàng hoá và từ hàng hoá trở lại tiền một cách tuần hoàn trong một chu kỳ kinh doanh.
Để quản lý Vốn lưu động có hiệu quả phải tiến hành phân loại Vốn lưu động:
*Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển Vốn lưu động người ta chia làm ba
loại:
-Vốn dự trữ: tức là bộ phận vồn dùng để mua nguyên vật liệu, hàng hoá, phụ tùng
thay thế…dự trữ và chuẩn bị đưa vào sản xuất.
-Vốn trong sản xuất: là bộ phận phục vụ trực tiếp cho giai đoạn sản xuất, sản phẩm tự
chế, chi phí chờ phân bổ….
-Vốn trong lưu thông: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông như là
thành phẩm, vốn tiền mặt…
Theo cách phân loại này có thể thấy vốn nằm trong quá trình dự trữ vật liệu và vốn nằm
trong quá trình lưu thông không tham gia trực tiếp vào sản xuất.
*Căn cứ vào hình thái biểu hiện và theo chức năng của các thành phần Vốn lưu động
có thể chia thành hai loại:
-Vốn vật tư hàng hoá: bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ…
-Vốn tiền tệ: vốn tiền mặt, vốn thanh toán …
*Căn cứ vào nguồn hình thành vốn lưu động có thể chia thành các loại sau:
- VLĐ thuộc nguồn vốn ngân sách: đôi với doanh nghiệp nhà nước, đây là số VLĐ
ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như khoản chênh lệch giá
và các khoản phải nộp nhưng được ngân sách để lại. Đối với hợp tác xã, Công ty cổ phần,
doanh nghiệp tư nhân là một bộ phận cổ phần về VLĐ do xã viên, cổ đông đóng góp, vốn do
chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra.
-VLĐ thuộc nguồn vốn tự bổ sung; đây là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ mà chủ
yếu do doanh nghiệp lấy một phần từ lợi nhuận để tăng thêm VLĐ, mở rộng hoạt động kinh
doanh.Đối với doanh nghiệp nhà nước, việc bổ sung VLĐ có thể thực hiện bằng cách lấy từ
quỹ khuyến khích phát triển sản xuất.
- VLĐ thuộc nguồn vốn liên doanh liên kết: là vốn mà doanh nghiệp nhận liên doanh
liên kết với các doanh nghiệp khác, vốn này có thể bắng tiền hoặc bằng hiện vật.
-VLĐ huy động thông qua phát hành cổ phiếu, để tăng thêm vốn sản xuất Công ty có
thể phát hành thêm cổ phiếu mới.
-VLĐ huy động từ vốn vay: đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử
dụng để đáp ứng nhu cầu về VLĐ thường xuyên cần thiết trong kinh doanh. Tuỳ theo điều
kiện cụ thể của doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc có thể
vay vốn của các đơn vị tổ chức khác và các cá nhân các cá nhân trong và ngoài nước.
*Căn cứ vào phương pháp xác định vốn thì người ta chia thành hai loại
-VLĐ định mức: là VLĐ tối thiểut cần thiết thường xuyên trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp có thể xác định như:vốn dự trữ, vốn trong sản xuất và thành
phẩm …
-VLĐ không định mức: là số VLĐ có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh nhưng không có căn cứ để xác định tính toán trước.
2.hiệu quả sử dụng vốn
2.1.Khái niệm hiệu quả _Hiệu quả sử dụng vốn
-Hiệu quả được hiểu là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất.
Trinh độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một
phạm trù tương đối và chỉ có thể được phản ánh bằng số tương đối.
-Hiệu quả có thể được đánh giá ở các góc độ khác nhau, phạm vi khác nhau và thời
kỳ khác nhau. Trên các cô sở này,để rỏ hơn bản chất của phạm trù hiệu quả sử dụng vốn
củng cần đứng trên từng góc độ cụ thể mà phân biệt các loại hiệu quả .
-Hiệu quả xả hội: là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã
hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Thường là giải quyết công ăn, việt làm ;
xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi .... Hiệu quả xã hội thường găn với các mô hình kinh tế hổn
hợp và trước hết được đánh giá và giải quyết ở góc độ vĩ mô.
-Hiệu quả kinh tế: phản ánh được trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu
kinh tế của một thời kỳ nào đó. Hiệu quả kinh tế tường được nghiên cứu ổ góc độ vĩ mô.
-Hiệu quả kinh tế- xã hội: phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để
đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định. Hiệu quả kinh tế-xã hội gắn với nền kinh tế
hổn hợp và được xem xét ở góc độ vĩ mô.
-Hiệu quả kinh doanh: là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực,
phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh, phức tạp và khó tính toán bởi cả phạm trù
kết quả và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều khó xác định một cách
chính xác.
Từ các vấn đề trên suy ra hiệu quả sử dụng vốn được xem xét là một bộ phận của hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh trình độ lợi dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp
và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả thu được từ
hoạt động sản xuất kinh doanh với số vốn bình quân đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh
doanh đó của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định.
2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
2.2.1.Mục đích và nhiệm vụ phân tích
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là nhằm mục đích thông tin cho cán
bộ quản trị doanh nghiệp. Giúp cho nhà quản trị nhận thức và đánh giá được hiệu quả kinh
doanh thực tế của doanh nghiệp mình trên cơ sở thông tin phân tích. Từ thông tin phân tích
nhằm tìm ra những mặt yếu kém, chưa có hiệu quả, phát hiện ra các nguyên nhân để từ đó có
các biện pháp khắc phục nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh:
-Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về tình hình sử dụng vốn
-Xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
thích hợp
-Sử dụng các phương pháp đánh gía kết hợp với hệ thống chỉ tiêu đã xây
dựng trong phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp
-Cung cấp thông tin phân tích, đánh gía đến cán bộ quản trị doanh nghiệp
2.2.2.Căn cứ phân tich
Thực chất là các tài liệu dùng để phân tích. Để phân tích một cách khoa học đòi hỏi
cần phải có một số lượng thông tin cần thiết. Hai loại nguồn thông tin cho phân tích là thông
tin nội bộ và thông tin bên ngoài
Thông tin nội bộ bao gồm: các báo cáo tài chính, báo cáo thực hiện kế hoạch, tài liệu
về định mức…
Nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp bao gồm:các tài liệu thống kê về tình hình
sử dụng vốn của các doanh nghiệp khác đặc biệt là các chủ trương chính sách về quả lý tài
chính các tài liêụ về tình hình đầu tư…
2.2.3.Các phương pháp sử dụng trong phân tích
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh người ta thường sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau, trong đó hai phương pháp thường được sử dụng là phương
pháp so sánh và phương pháp loại trừ:
2.2.3.1.Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp dùng số của một chỉ tiêu nào đó để so sánh giữa các thời kỳ với
nhau trên cơ sở đó đánh giá kết quả , xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu cần
phân tích.
Ngưòi ta có thể so sánh theo những cách sau:
-So sánh bằng số tuyệt đối: việc so sánh này cho ta biết quy mô mà doanh nghiệp đạt
được vượt hay hụt của các chỉ tiêu cần phân tích giữa kỳ, kỳ phân tích và kỳ gốc.
-Só sánh bằng số tương đối: cho ta biết kết cấu,mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức
độ phổ biến của các chỉ tiêu.
2.2.3.2.Phương pháp loại trừ
Phương pháp này dùng để xác định xu hướng biến động và mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Trong thực tế phương pháp loại trừ thường được sử dụng
ở hai dạng sau:
-Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân
tố đến đối tượng phân tích về một chỉ tiêu nào đó:
Chẵng hạn, cho phương trình kinh tế
Y=A.B.C
Tong đó:
Y: chỉ tiêu phân tích
A,B,C: các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của Y
Tính chất của các nhân tố từ A đến C giã định từ số lượng đến chất lượng. Trình tự phân tích
mức tăng(giảm)tuyệt đối của Y theo ảnh hưởng của ba nhân tố kỳ phân tích so với kỳ gốc
bằng phương pháp loại trừ như sau:
Xác định mức tăng(giảm)tuyệt đối của Y
Δ Y=Y1-Y1=A1.B1.C1-A0.B0.C0
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Do A: Δ Y(A)= A1.B0.C0- A0.B0.C0
Do B: Δ Y(B)= A1.B1.C0- A1.B0.C0
Do C: Δ Y(C)= A1.B1.C1- A1.B1.C0
Tổng hợp ảnh hưởng các nhân tố
Δ Y= Δ Y(A) +Δ Y(B) +Δ Y(C)
Phương pháp số chênh lệch: Về bản chất thì phương phàp này cũng giống như phương pháp
thay thế liên hoàn, nó chỉ khác ở chổ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó đến
đối tượng phân tích thì ta trực tiếp dùng số chênh lệch giữa giá trị kỳ phân tích với giá trị kỳ
gốc của nhân tố đó.
Với giả thiết trên thì:
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Δ Y(A)= (A1-A0).B0.C0
Δ Y(B)= A1.(B1- B0).C0
Δ Y(C) =A1.B1.(C1-C0)
Tổng hợp lại ta có
Δ Y= Δ Y(A) +Δ Y(B) +Δ Y(C)
2.3.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
2.3.1.Vấn đề tiêu chuẩn hiệu quả khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là “mốc”xác địng ranh giới có hay không
có hiệu quả. Như thế, trước hết cần xác định được tiêu chuẩn hiệu quả cho mổi chỉ tiêu để
phân biệt “mức” có hay không có hiệu quả. Sẽ không có tiêu chuẩn chung cho các công thức
xác định khác nhau
Nếu theo phương pháp toàn nghành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của nghành làm
tiêu chuẩn hiệu quả. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp chỉ đạt được hiệu quả nếu giá trị đạt
được ứng với một chỉ tiêu cụ thể xác định không thấp hơn giá trị bình quân của nghành.
2.3.2.Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời vốn nói chung
-Hệ số sinh lời doanh thu: chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
Lơị nhuận
Hệ số sinh lời doanh thu=
Doanh thu
-Hệ số doanh lợi vốn: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn của doanh nghiệp bỏ ra kinh doanh
tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tuỳ theo mục đích phân tích mà chỉ tiêu này được tính theo hai cách :
Lãi ròng(lợi nhuận)
Hệ số doanh lợi vốn =
Tổng vốn kinh doanh
Hoặc:
Lãi ròng +Lãi trã vốn vay
Hệ số doanh lợi vốn =
Tổng vốn kinh doanh
Số vòng quay của vốn kinh doanh: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cho vào kinh doanh
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu
Số vòng quay của vốn kinh doanh =
Tổng vốn kinh doanh
Số vòng quay lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
-Hàm lượng vốn: chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu số vòng quay của vốn kinh doanh nó
cho biết để tạo ra một đồng doanh thu doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn.
Tổng vốn kinh doanh
Hàm lượng vốn=
Doanh thu
2.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta thường đánh giá thông qua hiệu quả sử
dụng tài sản cố định.
-Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: cho biết một đồng giá trị TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
Lải ròng
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ - Gía trị đã hao mòn
-Sức sản xuất của TSCĐ: cho biết một đồng TSCĐ sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu.
Doanh thu
Sức sản xuất TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ - Gía trị đã hao mòn
-Suất hao phí TSCĐ: là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất của TSCĐ chỉ tiêu này
cho biết giá trị TSCĐ cần thiết để tạo ra một đồng lãi.
Nguyên giá TSCĐ - Giá trị đã hao mòn
Suất hao phí TSCĐ =
Lãi ròng
Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định để xác định tính hiệu quả và nguyên
nhân của việc sử dụng không có hiệu quả TSCĐ. Thông thường,trước hết đó là do đầu tư
TSCĐ quá mức cần thiết, đầu tư vào TSCĐ không dùng đến, sử dụng TSCĐ không hết công
suất…
2.3.4.Các chỉ tiêu đánh gía hiệu quả sử dụng vốn lưu động
-Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: cho biết một đông vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
Lãi ròng
Hiệu suất sử dụng VLĐ =
Vốn lưu động bình quân
-Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: cho biết để tạo ra một đồng doanh thu doanh nghiệp cần bỏ
ra bao nhiêu đồng VLĐ .
Vốn lưu động bình quân
Hệ số đảm nhiệm VLĐ =
Doanh thu
-Số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm: chỉ tiêu này đánh giá tốc độ luân chuyển Vốn
lưu động cho biết trong kỳ phân tích Vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu
vòng.Hoặc cứ một đồng Vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo
ra được bao nhiêu đồng doanh thu
Doanh thu
Số vòng luân chuyển VLĐ =
Vốn lưu động bình quân
-Số ngày bình quân của một vòng luân chuyển Vốn lưu động:
365
Số ngày bình quân của một vòng luân chuyển VLĐ =
Số vòng luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này càng thấp, số ngày của một vòng luân chuyển Vốn lưu động càng ít, hiệu quả sử
dụng Vốn lưu động càng cao.
Trong đó Vốn lưu động bình quân được tính theo công thức sau:
VLĐ đầu kỳ +VLĐ cuối kỳ
Vốn lưu động bình quân =
2
2.4.Một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Hoạt động của doanh nghiệp là sự phối kết hợp giữa các nguồn lực như: vốn, công
nghệ, lao động …Các nguồn lực này luôn tác động qua lại và bổ trợ cho nhau trong mối
quan hệ logic. Sự biến động của nguồn lực này sẽ kéo theo sự biến động của nguồn lực khác.
Chính vì vậy mà hiệu quả sử dụng vồn trong doanh nghiệp chịu sự tác động của tất cả các
nguồn lực. Hơn nữa doanh nghiệp là một tế bào của xã hội và của nền kinh tế. Những sự ảnh
hưởng đó có thể là do nguyên nhân bên trong hay bên ngoài nhưng nó đều ảnh hưởng tới
hiệu quả sử dụng vốn theo hai mặt tích cực và tiêu cực. Do đó việc nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng sẽ cho ta thấy được những ảnh hưởng tích cực để phát huy và tìm ra những ảnh
hưởng tiêu cực để hạn chế.
2.4.1.Các nhân tố bên trong
2.4.1.1.Lực lượng lao động
Người ta thường nhắc đến luận điểm ngày nay khoa học kỹ thuật công nghệ đã trở
thành lực lượng lao động trực tiếp. áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện tiên quyết để tăng
hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên ta thấy rằng máy móc tối tân đến đâu
cũng do con người chế tạo ra. Nến không có lao động sáng tạo của con người sẽ không thể
có các máy móc thiết bị đó, mặt khác máy móc thiết bị dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù
hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trinh độ sử dụng máy móc của con người lao
động.
Trong sản xuất kinh doanh lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể sáng tạo ra
công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho hiệu quả sản
xuất kinh doanh nói chung và hiệu qủa sử dụng vốn kinh doanh nói riêng. Cũng chính lực
lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng
làm cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có thể bán được tạo cơ sở nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động đến trình độ sử dụng
các nguồn lực khác nên nó tác động trực tiếp đến hiệu qủa kinh doanh và hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp.
2.4.1.2.Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật là nền tảng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong
quá trình sử dụng nó sẽ bị hao mòn và hao vô hình do vậy doanh nghiệp luôn luôn quan tâm
để sữa chữa, nâng cấp, thay đổi vì nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình tăng năng suất lao
động, ăng sản lượng, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Do vậy mà nó ảnh hưởng tới
hiệu quả sử dụng vốn.
2.4.1.3.Nhân tố quả trị doanh nghiệp
Nhà quản trị là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp, vai trò của nhà
quản trị trong kinh doanh hiện đại ngày nay càng được coi trọng. Sự thành bại của doanh
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ kinh doanh lãnh đạo của nhà quản trị. Các quyết định
của nhà quản trị doanh nghiệp về các hoạt động đầu tư sẽ liên quan đến toàn bộ quá trình sản
xuất của hoạt động đầu tư đó. Nếu quyết định đầu tư đúng thì hiệu quả sử dụng vốn cố định
sẽ được nâng cao do đó hiệu quả sử dụng vốn nói chung được nâng cao. Đối với Vốn lưu
động thì quyết định của bộ phận quản tri doanh nghiệp cũng như linh hoạt trong đièu chỉnh
các chiến lược sản xuất, sử dụng nguồn nguyên liệu,tiêu thụ hành hóa đẩy nhanh vòng quay
vốn lưu động tử đó sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.
2.4.1.4.Hệ thống trao đổi và xữ lý thông tin
Có thể nói trong kinh doanh hiện đại thì thông tin có một vai trò hết sức quan trọng,
nó chính là phương tiện để doanh nghiệp tồn tại, phát triển cũng như chiến thắng trong cạnh
tranh. Các thông tin đó bao gồm thông tin về thị trưòng, công nghệ, gía cả, cung cầu, tỷ gía
hối đoái…Những thông tin kịp thời là cơ sở vửng chắc để doanh nghiệp xác định phương
hướng và chiến lược kinh doanh. Thông qua các thông tin đó mà doanh nghiệp nắm bắt được
nhu cầu của người tiêu dùng, sự biến động của thị trường và tình hình của các đối thủ cạnh
tranh qua đó đề ra được các chính sách và biện pháp hợp lý nhằm đáp ứng tốt nhu cầu người
tiêu dùng,chiến thắng đối thủ cạnh tranh, nâng cao thị phần và vị thế của doanh nghiệp. Từ
đó nâng cao doanh số bán ra, tăng doanh thu lợi nhuận, tăng số vòng quay vốn kinh doanh
đó là tiền đề để nâng cao hiệu quả sử dụng vồn.
2.4.2.Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
2.4.2.1.Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm:luật, các văn bản dưới luật…Mọi quy định về pháp luật kinh
doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì môi
trưòng pháp lý tạo ra “sân chơi”để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh
doanh,vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất
quan trọng. Nó có thể tác động tích cức hay tiêu cực đến doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh
nghiệp không có quyền thay đổi nó, do vậy nếu tác động tích cực tới doanh nghiệp thì đó là
một lợi thế doanh nghiệp cần phải nắm bắt, nhưng nếu tác động tiêu cực thì doanh nghiệp
phải tự điều chỉnh mình để giảm thiểu hậu quả, đặc biệt là sử dụng vốn.
2.4.2.2.Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của
từng doanh nghiệp. Trước hết, phải kể đến các chính sách đầu tư, chính sách phát triển,
chính sách cơ cấu,.. các chính sách kinh tế vĩ mô này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát
triển của từng nghành, từng vùng cụ thể do đó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và
trong đó có hiệu qủa sử dụng vốn của doanh nghiệp thuộc các ngành các vùng nhất định.
2.4.2.3.Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như: hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin
liên lạc, điện nước,.. cũng như sự phát triển của giáo dục và đào tạo…đều là những nhân tố
tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.
Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt sẽ có điều kiện thuận lợi
phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu giảm chi phí kinh doanh và
đây là cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại ở những vùng có cơ sở hạ tầng yếu
kém không thuận lợi cho haọat động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dẫn tới các doanh nghiệp
hoạt động với hiệu quả không cao.
3.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
3.1.Tầm quan trọng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hoá do vậy bất kỳ
một quá trình sản xuất kinh doanh nào dù ở bất cứ cấp độ nào, gia đình doanh nghiệp hay
quốc gia luôn luôn cần có một lượng vốn nhất định dưới dạng tiền tệ, tài nguyên đã được
khai thác, bản quyền phát minh…Vốn là điều kiện tiên đề quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Vốn là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, vốn đảm bảo cho
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành theo mục tiêu đã định.
-Về mặt pháp lý
Mổi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp đó phải có
một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu bằng lượng vốn pháp định (Lượng vốn mà
pháp luật quy định cho từng loại hình doanh nghiệp) khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp
mới được công nhận. Ngựợc lại, việc thành lập doanh nghiệp không thể thực hiện đựơc.
Trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh. với doanh nghiệp không đạt điều kiện mà
pháp luật quy định doanh nghiệp sẽ tự tuyên bố chấm dứt hoạt động như phá sản, sát nhập
với doanh nghiệp khác…Như vậy vốn có thể xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất
để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.
-Về kinh tế
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vốn là mạch máu của doanh nghiệp quyết định sự tồn
tại, phát triển của doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc
thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diển ra liên tục thường xuyên.
Vốn củng là yếu tố quyết định đến việc mỡ rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có
thể tiến hành sản xuất mỡ rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phải
sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo cho vốn của doanh nghiệp bảo toàn
và phát triển. Đó là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mỡ rộng phạm vi sản xuất, thâm
nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mỡ rộng thị phần, nâng cao uy tín cuả doanh nghiệp trên
thương trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới có thể sử
dụng tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3.2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn
Hiện nay ở nước ta có khoảng 5800 doanh nghiệp nhà nước, chúng giử vai chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh cỉa các doanh nghiệp
gặp nhiều khó khăn mà trong đó khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp nhà nước là: thiếu vốn,
dẩn đến các doanh nghiệp phải vay ngoài với tỷ lệ lãi suất lớn, do đó chi phí vốn lớn, làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Cụ thể đến năm 1997, tổng số vốn nhà nước tại doanh nghiệp có khoảng
trên100.000tỷ tăng 7% so với năm 1996 và tăng 30,6% so với năm 1995. Trong đó vốn kinh
doanh có khoảng 88.000 tỷ đồng. Bình quân một doanh nghiệp có khoảng 19 tỷ đồng vồn
nhà nước, tăng 21% so với năm 1996, trong đó vốn kinh doanh là 15 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện
nay vẫn còn khoảng 50% số doanh nghiệp có số vốn dưới 1tỷ đông. Vốn đã ít nhưng kết cấu
lại chưa hợp lý, vốn huy động vào kinh doanh thấp:
-Vốn lưu động của doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 17%;83% vốn cố định nằm
trong giá trị còn lại của tài sản cố định mà phần lớn đã củ kỹ, lạc hậu về kỹ thuật. Trong cơ
chế thị trường tỷ trộng vốn và kết cấu vốn lưu động nói trên là tháp, đã hạn chế tốc độ chu
chuyển vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
-Số Vốn thực tế huy động vào kinh doanh chỉ chiếm khoảng 80% tổng số vốn kinh
doanh. Trong đó vốn lưu động chỉ chiếm khoảng 50% còn lại nằm trong công nợ khó đòi, số
lổ chưa được bù đắp, vật tư hỏng, kém phẩm chất chưa thanh lý được trong khi nhà nước
không bù đắp, các khoản này doanh nghiệp tự xử lý.
-Do thiếu vốn nên các doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay ngân hàng hoặc chiếm
dụng vốn lẩn nhau để kinh doanh. Tổng số nợ chiếm dụng của khách hàng(bao gồm cả nợ
vay ngân hàng) đến cuối năm 1996 tới 110.000 tỷ đồng,năm 1997 là 121.000 tỷ đồng số nợ
vay ngắn hạn ngan hàng năm 1996 là 30 tỷ đồng, chiếm 2/3 trên tổng số vốn ngân
hàng(4.000 tỷ đồng ) và bằng hơn hai lần số vốn lưu động của doanh nghiệp. Do đó tiền lải
vay mà doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng năm1996 là 6.180 tỷ đồng, chiếm từ 2.2% đến
2.8% tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp bằng 57% lợi nhuận thực hiện của doanh
nghiệp năm 1996.
Theo bao cáo của bộ tài chính, đánh giá trên 3.258 doanh nghiệp chiếm 59% số doanh
nghiệp nhà nước trên 61 tỉnh thành, tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả ở cả trung
ương và địa phương chiếm 61%.Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé, mức vốn bình quân
thấp(cho tới nay số doanh nghiệp nhà nước có mức vốn dưới 1 tỷ đồng vẫn chiếm 1/4 tổng
số doanh nghiệp nhà nước ): hiệu quả kinh tế cuả doanh nghiệp nhà nước thấp, số làm ăn có
lải giảm dần, mức lải thấp. Tỷ suất lơi nhuận vốn nhà nước giảm dần qua các năm
Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau:
Biểu 1.Tình hình hiệu quả sử dụng vốn của DNNN
Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998
Tỷ trọng nộp NSNN của DNNN 64 56 -
Tỷ trọng LN/vốn của DNNN 0,19 0,11 0,14
Tỷ suất nộp NSNN/vốn 0,32 0,21 0,35
Như vậy ta thấy các doanh nhiệp nhà nước có tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp cho thấy
hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thấp
Từ thực trạng trên thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hiện nay là rất cần thiết.
Chương 2
thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng cấp thoát nước
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1. Lịch sử ra đời, phát triển của Công ty
Công ty xây dựng cấp thoát nứơc ra đời ngày 28/10/1975 theo quyết định thành lập số
501/ BXD - TCLĐ của bộ xây dựng với tên gọi ban đầu là: Công ty xây dựng các công trình
cấp nước.
Ngày 22/01/1976 theo quyết định số 47/BXD - TCLĐ Công ty được bổ sung thêm
chức năng thoát nước và được đổi tên lại là: Công ty xây dựng cấp thoát nước trực thuộc Bộ
xây dựng.
Ngày 05/05/1993 căn cứ vào quyết định 156A/BXD - TCLĐ của bộ xây dựng về việc
cho phép thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước Công ty trở thành doanh nghiệp Nhà nước
hạng một với tên gọi là Công ty xây dựng cấp thoát nước - Bộ xây dựng.
Ngày 11/11/1996 theo quyết định số 978/BXD - TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng,
Công ty cấp thoát nước trực thuộc bộ xây dựng đã được chuyển sang trực thuộc tông Công
ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACOEX.
Hiện nay, Công ty có tên gọi giao dịch quốc tế và wasenco (Water Supply and
Sewerage Contraction Company) trụ sở chính đặt tại 52 Quốc Tử Giám - Đống Đa - Hà
Nội.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
+ Xây dựng và lắp đặt nhà máy cấp nước và thải nước hệ thống đường ống cấp thoát
nước mọi quy mô.
+ Lắp đặt các trạm bơm, trạm khí nén, đường ống công nghiệp
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp nhà ở và trang trí nội ngoại thất lắp
đặt thiết bị vệ sinh cấp thoát nước (CTN). Thông gió trong và ngoài nhà.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng chuyên ngành cấp thoát nước.
+ Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, thiết bị phụ tùng chuyên ngành cấp thoát
nước.
+ Khảo sát thiết kế công trình cấp thoát nước, khoan khảo sát và khoan khai thác nước
ngầm, lắp đặt thiết bị khai thác nước ngầm.
+ Xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 35kw.
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi
+ Kinh doanh nhà ở
+ Kinh doanh nước sạch
+ Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, thi công các loại
móng công trình.
+ Từ vấn đầu tư xây dựng chuyên ngành cấp thoát nước, tham giá nghiên cứu khoa
học, kỹ thuật định mức đơn giá chuyên ngành cấp thoát nước, đào tạo bồi dưỡng công nhân
lắp ráp vận hành nhà máy nước.
1.1.3. Quy mô của Công ty
- Quy mô vốn của Công ty qua các năm được thể hiện ở biểu sau qua số liệu (biểu 2)
phần nào đã phản ánh được sự vươn lên của Công ty. Công ty đã khẳng định mình từ khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường và trực thuộc tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt
Nam - VINACONEX.
Biểu số 2. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị 1000đồng
Vốn 1997 1998 1999 2000 2001
1. Vốn lưu động
2. Vốn cố định
49.603.703
5.386.577
68.461.832
5.406.629
80.886.334
5.406.629
93.891.172
13.225.194
121.041.97
0
13.570.869
Cộng 54.990.280 74.137.703 86.292.963 107.116.26
6
134.612.83
9
(Nguồn: báo cáo tài chính qua các năm)
- Về lao động hiện nay toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty có 1059 người
trong đó đảng viên 131, phụ nữ 235 đại học 234 cán bộ công nhân viên 293 có cơ cấu theo
biểu sau
Biểu số3. Thống kê chất lượng cán bộ khoa học kỹ thuật năm 2001
I. CN. Nhân viên Trên ĐH Đại Học Cao đẳng Trung cấp Cộng
1. CB. Lãnh đạo quản lý
2. CB. làm KHKT
3. CB. Công nhân viên
chuyên môn
4. CB. làm nghiệp vụ
5. CB. hành chính
1
59
117
2
35
2
1
0
0
3
0
2
18
0
41
12
63
135
2
79
14
Cộng 1 215 4 73 293
(Nguồn: thống kê chất lượng cán bộ)
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật
Để đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất và tạo lợi thế trong cạnh tranh,Công ty đã không
ngừng đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị mới, thay thế dần các loại máy móc cũ lạc hậu
trước đây, cho đến nay tình hình TSCĐ của Công ty như sau
Biểu 4. Tình hình tài sản cố định năm 2001
Đơn vị:1000đồng
Nhóm TSCĐ Nhà cửa vật kiến
trúc
Máy móc thiết bị Tổng cộng
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nguyêngiá
TSCĐ
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
3.542.547
1.950.407
1.592.140
16%
23%
12%
18.574.902
6.596.173
11.978.729
84%
77%
88%
22.117.449
8.546.580
13.570.869
100%
100%
100%
(Nguồn: tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2001)
Nhìn chung tình hình trang bị vật chất kỹ thuật của Công ty cho đến năm 2001, tương
đối. Cụ thể TSCĐ là máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ cao (84%)
1.2. Một số thành tích doanh nghiệp đạt được hiện nay
Tình hình của sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua là tương đối
tốt nó được thể hiện qua biểu sau:
Biểu 5. Kết quả sản xuất kinh doanh
Đơn vị: 1000đồng
Năm
Giá trị tổng
sản lượng
Doanh thu Lợi nhuận Tổng mức phải
nộp NS
Thu nhập
BQCBCNV
1997
1998
1999
2000
259.955.210
285.494.133
332.454.712
360.112.241
103.720.520
116.021.395
117.081.523
159.606.178
5.918.843
6.895.971
5.541.513
5.743.623
10.015.240
16.188.080
16.793.900
17.282.000
854,7
950,0
951,0
1.070,0
2001 377.898.769 175.250.859 6.281.132 13.144.000 1.170,0
(Nguồn báo cáo tài chính qua các năm)
Qua biểu đồ ta thấy trong hai năm 1998 - 1999 ngành xây dựng Việt Nam hoạt động
hết sức khó khăn do khủng hoảng tài chính khu vực. Nhiều Công ty có không công trình để
thi công, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, trong khi đó, kết quả sản lượng của
công lại tăng lên liên tục và tăng cao trong năm 2000 khi ngành xây dựng đã cố định hơn
chứng tổ có sự cố gắng và uy tín lớn của Công ty.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay của Công ty
Hiện nay, Công ty xây dựng cấp thoát nước đang tổ chức bộ máy quản trị theo mô
hình trực tuyến - chức năng phù hợp với một quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, điều kiện
quản lý hiện đại, liên kết đa phương nhiều chiều
- Giám đốc Công ty : là người chịu trách nhiệm trước chủ tịch hội đồng quản trị và tổng
giám Công ty về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời có trách nhiệm thực hiện
giao vốn kinh doanh cho các xí nghiệp thành viên trực thuộc. Có ba phó giám đốc và một kế
toán trưởng giúp việc cho giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trong từng lĩnh vực công tác.
- Phòng kỹ thuật - thi công
+ Nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật để đề ra các biện pháp kỹ thuật thi công phù hợp với
Công ty.
+ Kiểm tra giám sát, chịu trách nhiệm về chất lượng công trình
Trực tiếp làm việc với các đơn vị thi công thuộc về phương pháp thi công.
+Thông tin về khoa học kỹ thuật
+Xây dựng chế độ bảo hành công trình, bảo hành sản phẩm do Công ty sản xuất.
- Phòng tổ chức - lao động
+Quản lý nhân lực, hồ sơ của cán bộ công nhân
+Làm chế độ bảo hiểm lao động cho người lao động
+Công tác an toàn cho người lao động, thi đua khen thưởng kỹ luật lao động.
+Đào tạo CBCNV, quản ký cán bộ sắp xếp sử dụng hợp lý cán bộ lao động tiền lương
quản lý phương thức trả lương cho CBCNV.
- Phòng kế toán - tài chính
+Quản lý vốn tài sản, theo dõi tài khỏan tại ngân hàng
+Quản lý công tác kế toán thống kê,thông tin kinh tế hạch toán kinh tế của Công ty.
+Phân giao nguồn vốn cho các xí nghiệp trực thuộc
+Thanh quyết toán tài khoản tài chính các Công ty các công trình thi công
+Lưu trữ hồ sơ chứng từ kế toán tài chính
- Phòng kinh doanh XNK
+Lập hồ sơ đấu thầu,mua sắm vật tư thiết bị,ký kết các hợp đồng XNK với các nhà
thầu,các dự án của các nguồn vốn nước ngoài.
+Nhận uỷ thác về XNK vật tư thiết bị.
+Nhận uỷ thác về vận tải hàng theo các dự án đã trúng thầu.
+Quản lý hồ sơ quyết toán các hoạt động kinh tế về lĩnh vực XNK.
-Phòng kinh tế-kế hoạch
+Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty,phân giao cho các xí nghiệp theo giõi
thực hiện.
+Tham gia đấu thầu các công trình của các dự án được phê duyệt,ký kết các hợp đồng
kinh tế,phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
+Quản lý tiến độ thi công,chất lượng công trình.
+Lập hồ sơ dự toán các công trình,hồ sơ thẩm định về kinh tế kỹ thuật .
- Phòng đầu tư quản lý dự án
- Theo dõi các dự án cầu tư, đầu tư thiết bị chiều sâu, đầu tư sản xuất công nghiệp,
chú trọng các sản phẩm chuyển môn
- Văn phòng Công ty: thực hiện các công việc văn phòng, xây dựng các quy chế về
quản lý hành chính, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện kỹ thuật Công ty.
- Ban thanh tra bảo vệ: có trách nhiệm và giải quyết các khiếu nại CBCNV trong toàn
Công ty nhằm đảm bảo sự công bằng và dân chủ.
-Các xí nghiệp xây lắp CTN 101,102,104: xây dựng và lắp đặt các công trình chuyên
ngành cấp thoát nước công trình dân dụng và công việc do Công ty giao. Được phép ký
kết các hợp đồng kinh tế do Công ty uỷ quyền.
-Xý nghiệp khoan khai thác nước ngầm : hoạt động trên toàn công các giếng khoan,
khai thác nước ngầm, khoan khảo sát thăm dò địa chất, làm các công việc về gia công cơ khí
phụ tùng chuyên ngành cấp thoát nước xây dựng và lắp đặt các công trình cấp thoát nước,
các công trình công nghiệp dân dụng do Công ty giao, ký kết các hợp đồng kinh tế do Công
ty uỷ quyền.
-Ba chi nhánh của Công ty được đặt tại 3 thành phố lớn: chi nhánh hải phòng, Đà
Nẵng, TP. HCM phân vùng hoạt động trên cả ba chiều bắc - trung - nam và cũng có chức
năng như các xí nghiệp phụ thuộc Công ty.
-Bốn đội công trình số 1,2,3,4: tham gia các công trình mà Công ty trực tiếp đảm
nhận thi công.
2. Một số đặt điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty
2.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Đặc điểm ngành: Công ty xây dựng cấp thoát nước là một doanh nghiệp nhà nước và
lĩnh vực hoạt động là ngành xây dựng cơ bản. Do đó cơ cấu vốn và tài sản của Công ty mang
đầy đủ đặc trưng của ngành này. Hay Công ty có vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn
cố định và theo đó thì vốn lưu động của Công ty cũng thay đổi theo giá trị công trình. Mặt
khác như chúng ta biết một công trình xây dựng thường có thời gian thi công kéo dài trên
một năm, trong khi đó các khoản vay ngắn hạn lại có thời gian hoàn trả dưới một năm, trong
quá trình thi công Công ty phải huy động vốn ngắn hạn nhiều đợt làm tăng chi phí vốn và
tăng giá thành của công trình. Trong đấu thầu Công ty phải chịu sức ép lớn từ nhiều doanh
nghiệp cạnh tranh trong ngành về giá thầu, công nghệ điều này làm gián tiếp tác động đến dự
toán vốn của Công ty và nó làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Về sản phẩm: Công ty xây dựng cấp thoát nước có sản phẩm chủ yếu là các công
trình chuyên ngành cấp thoát nước, do đó có đặc điểm chủ yếu là.
- Các công trình chuyên ngành cấp thoát nước, thi công trong phạm vi toàn quốc và
có nhiều công trình ở xa trụ sở doanh nghiệp nên rất khó khăn trong việc điều hành quản lý
sản xuất, các công trình ở xa lực lượng công nhân viên biên chế của Công ty do điều kiện
khó khăn khác nhau. Phải đi xa trang thiết bị phương tiện phải di chuyển từ công trình này
đến công trình khác, tuỳ theo vị trí, địa điểm xây dựng mặt khác nếu không bố trí được công
nhân viên đi xa phải thuê nhân công tại địa phương phải mất kinh phí đào tạo, tập huấn,
hướng dẫn... thường xuyên bên cạnh đó số công nhân viên trong biên chế thì dư thừa, do
đặc điểm này nên gây khó khăn cho khâu tổ chức và sản xuất, làm phát sinh nhiều chi phí
cho khâu vận chuyển, di chuyển lao động hoặc thuê ngoài, thiết bị phục vụ thi công hơn nữa
còn làm cho đồng vốn của Công ty bị phân tán từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử
dụng vốn của Công ty.
-Các công trình thường có giá trị cao, thời gian thi công lâu và sử dụng lầu dài. Do đó
những sai sót lầm về xây dựng có thể gây ra sự lãng phí, tồn tại dài và khó sửa chữa,nên
phải bảo hành công trình(thường là 5% giá trị thanh lý hợp đồng) gây ra tình trạng ứ đọng
vốn, do vậy làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
-Trong xây dựng, sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình của điạ
phương, mặt khác các công trình đều phải đấu thầu,thủ tục triển khai thi công qua nhiều cơ
quản lý chức năng của địa phương nên thường bị chậm từ đó là tăng các khoản chi phí, thời
gian ngoài ý muốn nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.
Về khách hàng: Khách hàng của Công ty tương đối đa dạng bao gồm các chủ
đầu tư là: các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xây dựng các bể lọc nước... nhà nước, tư
nhân. Mỗi khách hàng có khả năng tài chính khác nhau và yêu cầu về tiến độ cũng khác nhau
do đó điều kiện thanh toán cũng khác nhau. Có khách hàng sẵn sàng ứng trước một phần giá
trị công trình, có khách hàng chỉ chấp nhận thanh toán khi hoàn thành bàn giao công trình.
Đối với từng loại khách hàng thì Công ty phải có những kế hoạch huy động sử dụng vốn phù
hợp.
2.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Trong xây dựng cơ bản nguyên vật liệu thường chiếm 70 - 80% giá trị công trình. Do
đó lượng vốn nói chung, vốn lưu động của Công ty phần lớn nằm trong giá trị nguyên vật
liệu, vì vậy sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn
trong hoạt động sản xuất, Công ty thường sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu nhưng có các
loại chính sau: các thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước, xi măng, sắt thép, cát , có một số
thiết bị nhập từ nước ngoài nên mất nhiều thời gian và chi phí, do đó nó ảnh hưởng đến công
trình và ảnh hưởng đến khâu quản lý sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng
vốn của Công ty.
2.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị
Để phục vụ thi công Công ty đã sử dụng các loại máy móc chủ yếu như: máy khoan,
xe vận tải, xe ủi, xe cẩu, máy trộn bê tông... đây là các thiết bị lớn và có giá trị cao, thời gian
khấu hao dài . Việc quản lý và sử dụng tốt các tài sản này sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
trong Công ty,tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty.
2.4. Các chủ trương chính sách của nhà nước
Nhà nước chủ trương đẩy mạnh việc huy động vốn trung hạn và dài hạn. Điều này có
nghĩa là nguồn cung cấp vốn tăng lên, cơ hội cho việc cung ứng vốn trung hạn và dài hạn dễ
dàng hơn với chi phí có thể thấp hơn.
Chính phủ khuyến khích xúc tiến thành lập thị trường chứng khoán, thị trường chứng
khoán ra đời chứng tỏ sự phát triển của thị trường vốn và tiền tệ. Công ty có khả năng dễ
dàng huy động thêm vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu tăng lên.
Hơn nữa, Nhà nước còn khuyến khích sự ra đời của các Công ty cho thuê tài chính, đây là
thuận lợi lớn cho các Công ty trong việc trang bị thêm máy móc, thiết bị tiên tiến cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình mà không phải huy động tập trung một lượng vốn lớn
cho việc này.
Bên cạnh đó còn có những chính sách gây bất lợi cho Công ty như:
- Về chính sách thuế: hiện nay nước ta đã áp dụng phổ biến phương pháp tính thuế
VAT đã tránh cho Công ty phải chịu những khoản thuế chồng chéo, tuy nhiên đối với một
Công ty xây dựng việc nhà nước khống chế thời gian thu thuế, trong khi lại không khống chế
thời gian thanh toán của chủ đầu tư với nhà thầu sẽ gây bất lợi cho Công ty.
- Về chính sách trong ngành xây dựng: Nhà nước bắt buộc các nhà thầu xây dựng sau
khi hoàn thành công trình và bàn giao phải để lại một phần giá trị công trình để bảo hành
trong một tháng mà giá trị này không được tính lãi, điều này sẽ gây thiệt hại cho Công ty vì
một lượng vốn khá lớn của Công ty bị ứ đọng tại các công trình làm giảm vòng quay vốn và
giảm hiệu quả sử dụng vốn Công ty.
3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
3.1. Khái quát về tình hình vốn và sử dụng vốn của Công ty trong một số năm gần đây
Để biết khái quát về tình hình vốn và sử dụng vốn của Công ty thì trước hết chúng ta
xem xét bức tranh mô tả tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua bảng cân đối kế
toán các năm như sau:
Biểu6. Bảng cân đối kế toán các năm của Công ty
Đơn vị: 1000 đồng
Tài sản 1998 1999 2000 2001
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 68.461.632 80.886.334 93.891.172 121.041.97
0
I. Tiền 5.530.334 19.804.947 4.484.581 10.960.516
1. Tiền mặt tại quỹ 635.426 625.857 281.278 473.519
2. Tiền gửi ngân hàng 4.899.908 19.179.090 4.203.303 10.487.997
II. Các khoản phải thu 56.806.094 46.224.728 70.978.173 87.716.297
1. Phải thu khách hàng 54.273.685 44.931.596 69.690.934 85.322.467
2. Trả trước cho người bán 562.774 676.134 181.275 495.014
3. Thuế VAT được khấu trừ - 48.106 - -
4. Phải thu khác 2.038.566 637.824 1.204.894 1.967.747
5. Dự phòng phải thu khó đòi (68.931) (68.931) (68.931) (68.931)
III. Hàng tồn kho 4.103.125 10.224.728 12.341.330 13.607.610
1. NVL tồn kho 654.756 1.024.842 732.727 2.265.900
2. CCDC tồn kho 111.125 337.621 215.653 141.758
3. CFSXKD dở dang 2.380.676 8.437.232 10.534.675 9.045.017
4. Thành phẩm tồn kho 21.160 9.932 84 84
5. Hàng hoá tồn kho 935.409 94.684 858.191 2.154.856
IV. TSLĐ khác 2.022.279 4.100.187 6.087.088 8.757.547
1. Tạm ứng 1.252.881 2.573.036 4.731.312 7.067.533
2. Chi phí trả trước 237.179 614.378 899.746 1.626.542
3. Các khoản kỳ ước, kỳ quỹ 532.219 912.773 465.029 63.472
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 5.675.871 5.406.629 13.225.094 13.570.869
I. TSCĐ 5.627.465 5.395.470 13.225.094 13.570.869
1. TSCĐ hữu hình 5.627.465 5.395.470 13.225.094 13.570.869
- Nuyên giá 9.582.455 10.402.93
8
19.525.917 22.117.449
- Giá trị hao mòn luỹ kế (3.954.990
)
(5.007.468
)
(6.300.823
)
(8.546.580)
2. TSCĐvô hình - - - -
II. CFXDCB dở dang 21.651 - - -
III. Các khoản kỳ cược kỳ
quỹ
26.755 11.159 - -
Tổng tài sản 74.137.703 86.292.963 107.116.26
6
134.
612.839
Nguồn vốn 1998 1999 2000 2001
A. Nợ phải trả 57.188.603 67.726.199 85.026.630 109.815.85
3
I. Nợ ngắn hạn 53.209.525 66.409.494 78.568.274 101.076.32
2
1. Vay ngắn hạn 16.629.023 28.995.293 29.771.108 46.489.091
2. Phải trả người bán 25.206.239 18.937.863 29.703.695 38.719.539
3. Người mua trả tiền trước 1.180.631 3.277.649 8.229.084 4.870.228
4. Thuế và các khoản phải nộp 3.227.366 3.570.220 4.378.846 6.371.923
NS
5. Phải trả CNV 2.922.915 1.699.775 2.577.188 2.404.115
6. Các khoản phải trả phải nộp
khác
4.043.411 9.928.694 3.908.350 2.221.426
II. Nợ dài hạn 406.778 243.977 5.800.047 7.926.426
II. Nợ khác 3.572.300 527.728 658.309 831.105
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 16.949.100 19.066.764 22.089.636 24.796.986
I. Nguồn vốn quỹ 16.928.176 19.045.840 22.068.712 24.776.062
1. Nguồn vốn kinh doanh 10.587.358 12.607.972 14.675.529 14.675.529
2. Quỹ đầu tư phát triển 580.989 - - (500.499)
3. Quỹ dự phòng tài chính 1.407.064 1.368.109 1.781.612 1.721.721
4. Lãi chưa phân phối 1.880.151 1.385.377 1.435.906 5.635.409
5. Quỹ khen thưởng phúc lợi 2.463.388 2.920.605 3.205.123 2.313.297
6. Quỹ nợ cấp mất việc làm - 653. 805 860.516 820.633
7. Nguồn vốn XDCB (774) 109.972 109.924 109.972
II. Nguồn kinh phí 20.924 20.924 20.924 20.924
Tổng nguồn vốn 74.137.703 86.292.963 107.116.26
6
134.612.83
9
- Qua xem xét bảng cân đối kế toán qua các năm của Công ty ta thấy quy mô về tổng
tài sản tăng rất nhanh. Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 27.573 nghìn đồng (134.612.839 -
107.116.266)năm 2000 tăng so với năm 1999là 20.823.303 nghìn đồng (107.116.266 -
86.292.963) năm 1999 tăng so với năm 1998 là 12.155.260 nghìn đồng (86.292.96 -
24.137.703) với số tăng tương đối lần lượt là năm 2001: 25,6% ( %100.
266.116.107
573.946.27 )
Năm 2000 là 24,1% ( %100.
963.292.56
303.823.20
)
Năm 1999 là 16,4%
%100.
703.137.74
260.155.12
- Các khoản phải thu của Công ty năm 2001 là 87.716.297 nghìn đồng chiếm tỷ lệ
65,16%
%100.
839.612..134
297.716.87
tổng tài sản năm 2001 đã tăng lên 16.738.124 nghìn đồng
(87.716.297 - 20.978.173) so với năm 2000 và tăng 41.491.569 nghìn đồng (87.716.297 -
46.224.728) so với năm 1999 năm 1999 các khoản phải thu chỉ chiếm 53,57%
%100.
963.292.86
728.224.46
tổng tài sản. Điều này thể hiện rằng Công ty đang gặp nhiều khó khăn
trong việc thu hồi các khoản phải thu và để đơn vị khác chiếm dụng vốn làm giảm khả năng
thanh toán bằng chi phí vốn vì là đồng vốn “chết” không sinh lời và điều này sẽ làm giảm
hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
-Trong quá trình sử dụng TSCĐ, hao mòn là một quá trình tất yếu và đến một lúc nào
đó tài sản sẽ đượckhấu hao hết giá trị. Do vậy việc xem xét, đánh giá tình hình khấu hao
TSCĐ của Công ty là rất cần thiết. Quá trình hao mòn TSCĐ được nhận ra đồng thời với quá
trình sản xuất kinh doanh. Tốc độ sản xuất càng cao bao nhiêu thì độ hao mòn càng lớn bấy
nhiêu. Hệ số hao mòn càng gần một thì TSCĐ càng cũ, cần đổi mới và càng gần không thì
TSCĐ đã được đổi mới càng nhiều. Hệ số hao mòn được xác định như sau:
Số tiền khấu hao cơ bản đã trích
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ
Biểu7. Hao mòn và khấu hao tài sản
Đơn vị: 1000đồng
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001
Nguyên giá TSCĐ 9.582.455 10.402.938 19.525.917 22.117.449
Hao mòn luỹ kế TSCĐ 3.954.990 5.007.468 6.300.823 8.546.580
Hệ số hao mòn TSCĐ 0,412 0,481 0,323 0,386
Ta thấy rằng hệ số hao mòn của Công ty có xu hướng giảm và giảm mạnh vào năm
2001. Năm 1998 hệ số hao mòn của Công ty là 0,412 nhưng đến năm 2001 hệ số hao mòn là
0,039 như vậy TSCĐ của Công ty ngày càng được đổi mới, đầu tư dể phục vụ tốt quá trình
sản xuất kinh doanh và từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
-Để đảm bảo cho sự gia tăng tài sản ở trên thì nguồn vốn đảm bảo cho nó cũng biến
động như sau:
Biểu 8. Tình hình gia tăng nguồn vốn của Công ty
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Số tăng Tỷ lệ Số tăng Tỷ lệ Số tăng Tỷ lệ
I. Nợ phải trả 10.537.59
6
18,43 17.300.4
31
25,54 24.789.22
3
29,15
1. Nợ ngắn hạn 13.199.96
9
24,81 12.158.7
80
18,31 22.508.04
8
28,64
2. Nợ dài hạn
(162.801)
(40,02)
5.556.07
0
2277,2
9
2.126.379
36,66
II. NVCSH
2.117.664
12,49
3.022.87
2
15,85
2.707.350
12,26
Tổng 12.155.26
0
16,40 20.823.3
03
24,1 27.469.57
3
25,60
Sơ đồ minh hoạ tình hình tăng giảm nguồn vốn của Công ty
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy sự tăng lên của tài sản chủ yếu được hình thành từ nợi
ngắn hạn phải trả, điều này làm giảm khả năng thanh toán và hệ số cung ứng của Công ty.
Tuy nhiên để xem xét một cách chính xác ảnh hưởng của nguồn vốn nợ ngắn hạn ta xem xét
tỷ trọng trong nguồn vốn của Công ty cơ cấu vốn cố định, cơ cấu vốn lưu động của Công ty.
Năm 1999N¨m 2000 N¨m 2001
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
Nợ phải trả
Nguồn vốn CSH
Biểu 9. Tỷ trọng các nguồn vốn của Công ty
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Vốn lưu động 92,34 93,73 87,65 89,92
Vốn cố định 7,66 6,27 12,35 10,08
Sơ đồ minh hoạ các loại vốn qua các năm của Công ty
Năm 1998 Năm 1999
92
7
Vốn lưu động
Vốn cố định
93
6
Năm 2000
87
12
Năm 2001
89
10
Biểu 10. Tỷ trọng các nguồn vốn của Công ty
Đơn vị:%
Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
I. Nợ phải trả 77,14 78,48 79,38 81,58
1. Nợ ngắn hạn 71,18 76,96 73,35 75,09
2. Nợ dài hạn 0,55 0,28 5,41 5,89
II. VCSH 22,86 21,52 20,62 18,42
Sơ đồ minh hoạ các loại vốn của Công ty
Năm 1998 Năm 1999
77
23
Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu
78
21
Năm 2000
79
20
Năm 2001
81
18
Như vậy, vốn của Công ty chủ yếu là vốn lưu động và nợ ngày càng tăng cả về giá trị
lẫn tỷ trọng tổng vốn của Công ty. Tỷ trọng của vốn có xu hướng tăng và tăng nhanh trong
năm 2000 chiếm tỷ trọng 12,35% tổng vốn nhưng lại có xu hướng giảm vào năm 2001
chiếm tỷ trọng 10.08% trong tổng vốn. Sự gia tăng của vốn lưu động (hay tài sản lưu động)
chủ yếu được cung ứng bằng nguồn vốn nợ ngắn hạn (vay ngắn hạn ngân hàng, và tín dụng
thương mại, các khoản phải nộp ngân sách...) cùng với sự gia tăng của nợ phải trả là sự giảm
xuống về mặt tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu, điều này là nguyên nhân của khả năng
thanh toán và hệ số tự cung ứng chưa cao. -Để hiểu rỏ hơn
về thực trạng huy động sử dụng VLĐ thì vấn đề nghiên cứu việc lập kế hoạch và tình hình
thực hiện kế hoạch VLĐ định mức của Công ty như thế nào là rất cần thiết cụ thể: VLĐ định
mức là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp có thể dự tính trước được cần thiết cho hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Nó được sử dụng cho việc chi phí dự trữ tài sản định mức cho các doanh nghiệp. Khi số
VLĐ được đảm bảo đầy đủ sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diển ra bình thường,
liên tục và chủ động. Ngược lại, nếu số vốn này không được tính chính xác sẽ là nguyên
nhân gây khó khăn, cản trở các hoạt động của doanh nghiệp. Việc tính toán, xác định VLĐ
định mức của Công ty chủ yếu làm cơ sở cho việc huy động vốn từ các nguồn kịp thời,
nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuỳ theo đặc điểm và tính chất của từng ngành mà cách xác định VLĐ định mức có những
điểm khác nhau. đối với Công ty xây dựng cấp thoát nước, nhu cầu về vốn sản xuất kinh
doanh tương đối lớn và có nhiều biến động. Công ty đã dự vào kế hoạch doanh thu hàng năm
để xác định VLĐ định mức kế hoạch và trên cơ sở đó Công ty có thể huy động tối đa từ các
nguồn ngân sách, bổ sung, số vốn thiếu có thẻ huy động từ các nguồn vay tín dụng, các quỹ
xí nghiệp, vốn chiếm dụng. Kế hoạch và thực hiện công tác huy động vốn cho sản xuất của
Công ty năm 2001 được phản ánh trên biểu 11.
Biểu 11. Lập kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch VLĐ định mức
Đơn vị:1000 đồng
Qua bảng trên ta thấy Công ty đã huy động vượt mức kế hoạch là 37.873.061 nghìn đồng
tăng 46,1% so với kế hoạch. Trong đó chỉ có vốn ngân sách cấp là Công ty thực hiện đúng
kế hoạch còn các nguồn vốn khác Công ty thực hiện vượt kế hoạch. Một điều đáng chú ý ở
đây là Công ty đã bổ sung thêm 1.289.612 nghìn đồng tăng thêm 15% so với kế hoạch. Công
ty cũng đã chiếm dụng được 23.828.731 nghìn đồng tăng thêm 77,5% so với kế hoạch và
11.230.891 nghìn đồng tăng thêm 31,9% so với kế hoạch… Nguyên nhân làm tăng các
nguồn vốn bởi NVNSC được thực hiện theo kế hoạch trong lúc đó nhu cầu VLĐ thực tế tăng
lên. Từ thực tế về huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, ta thấy phương pháp xác định
VLĐ định mức kỳ kế hoạch của Công ty chưa sát với thực tế, số VLĐ vượt kế hoạch khá
lớn. Nguyên nhân của việc này là do phương pháp xác định kế hoạch không cụ thể cho từng
khâu từng bộ phận cho nên Công ty cần thay đổi phương pháp xác định hợp lý hơn nhằm
làm giảm việc sử dụng vốn không có hiệu quả, khâu thì quá nhiều vốn, khâu thì thiếu vốn
làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và giảm khả năng sinh lời của đồng vốn.
3.2. Tình hình tài chính của Công ty trong những năm qua
ở phần trên chúng ta đã xem xét sự biến động của tài sản và nguồn vốn, biện pháp
đảm bảo vốn cho việc mua sắm tài sản của Công ty. Để đảm bảo được nguồn vốn cho việc
mua sắm tài sản của Công ty thì Công ty phải huy động từ các chủ nguồn tài chính mà các
chủ nguồn tài chính này thường chú ý đến các chỉ tiêu tài chính của Công ty như:khả năng
Chỉ tiêu
Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
NVNSC
NV tự bổ sung
NV vay
Các quỹ Công ty
NV chiếm dụng
4.749.485
8.591.432
35.258.200
2.876.325
30.758.500
5,8
10,4
42,9
3,5
37,4
4.794.485
9.881.044
46.489.091
4.355.152
54.587.231
4,0
8,2
38,7
3,7
45,4
0
1.289.612
11.230.891
1.478.827
23.828.731
0
15,0
31,9
51,4
77,5
Tổng 82.233.942 100 120.107.003 100 37.873.061 46,1
thanh toán, cơ cấu cung ứng của doanh nghiệp...... các chỉ tiêu này hợp lý cũng góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty nó được phản ánh qua các biểu sau:
Biểu 12. Khả năng thanh toán của Công ty
Trong đó các chỉ tiêu được tính theo công thức sau:
Khả năng thanh toán chung =
TSCĐ
Nợ ngắn hạn
TSLĐ - Hàng tồn kho
Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001
- TSLĐ
- Tiền mặt
- Hàng tồn kho
- Nợ ngắn hạn
49.603.703
7.070.896
17.043.144
40.887.859
68.461.832
5.530.334
4.103.125
53.209525
80.886.334
19.804.997
10.756.472
66.409.494
93.891.172
4.484.581
12.341.330
78.568.274
121.041.97
0
10.960.516
13.607.610
101.076.32
2
1. Khả năng
thanh toán
chung
1,213 1,287 1,218 1,195 1,198
2. Khả năng
thanh toán
nhanh
0,796 1,209 1,056 1,038 1,063
3. khả năng
thanh toán tức
thời
0,173 0,104 0,298 0,057 0,108
Tiền mặt
Khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Qua các số liệu trên ta thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty
được bảo đảm, tức là các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể được thanh toán bằng
TSLĐ của doanh nghiệp như năm 2001 một đồng nợ được đảm bảo bằng 1,198 đồng TSLĐ
nó cho thấy nếu xảy ra tình trạng xấu Công ty sẽ không phải sử dụng TSCĐ để thanh toán
nợ, trong ngắn hạn doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ bằng chính TSLĐ mà
không phải thanh lý TSCĐ. Nhưng nhìn chung khả năng thanh toán các năm thấp trên dưới
1,1 .Đối với các khoản nợ khẩn cấp đòi hỏi phải thanh toán tức thời thì Công ty sẽ gặp khó
khăn vì hệ số thanh toán tức thời các năm đều bé hơn 1 nhưng nếu kết hợp với khả năng
thanh toán nhanh thì Công ty có thể bảo đảm các khoản nợ tức thời.
Biểu 13. Cơ cấu cung ứng của Công ty
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001
-Tổng tài sản 54.990.280 74.137.703 86.292.963 107.116.26
6
134.612.83
9
-TSCĐ 5.386.577 5.675.871 5.406.629 13.225.094 13.570.819
-Nợ phải trả 44.441.516 57.188.603 67.226.199 85.026.630 109.815.85
3
-Vốn chủ sở hữu 10.548.764 16.949.100 19.066.764 22.089.636 24.296.986
1.Hệ số cung ưng
chung
0,808 0,771 0,779 0,794 0,816
2.Hệ số tự cung
ứng
0,192 0,229 0,221 0,206 0,18
3.Hệ số tự cung 1,958 2,986 3,527 1,67 1,79
ứng TSCĐ
Các chỉ tiêu trên được tính theo công thức sau:
Nợ phải trả
Hệ số cung ứng chung =
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tự cung ứng =
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tự cung ứng TSCĐ =
TSCĐ
Từ số liệu trên cho ta thấy tự chủ tài chính thấp như năm 2000: 1 đồng tài sản Công ty
chỉ cung ứng được 0,206 đồng vốn.
Năm 2001: 1 đồng tài sản Công ty chỉ cung ứng được 0,18 đồng vốn chứng tỏ doang
nghiệp ít có vốn tự có, hay doanh nghiệp kinh doanh bằng vốn vay là chủ yếu,tính độc lập
đối với càc chủ nợ.Do đó, bị sức ép đối với các khoản nợ vay và hệ số cung ứng chung cũng
thấp tức doanh nghiệp ít có lợi vì sử dụng 1 lượng tài sảm lớn và đầu tư cũng với một nguồn
vốn lớn nhưng ta thấy chỉ số này có xu hướng tăng dần và đây cũng chính là một chính sách
tài chính để gia tăng lợi nhuận. Mặt khác hệ số tự cung ứng TSCĐ đều lớn hơn 1 chứng tỏ
TSCĐ của doanh nghiệp được cung ứng một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn, đây là
một yếu tố quan trọng đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh và tạo lòng tin đối với nhà cung
cấp vốn như: năm1999 cứ 1 đồng TSCĐ được đảm bảo bởi 3,527 đồng vốn chủ sở hữu. Năm
2000,2001 tỷ lệ này giảm xuống còn tương ứng là 1,67 và 1,79 đồng. ở đây là do năm 2000
nguồn vốn CSH tăng 3.022.872 (22.089636 – 19.066.764) và TSCĐ tăng 7818956
(13.225.094 – 5.406.629) mức tăng của TSCĐ lớn hơn mức tăng của nguồn vốn CSH nên
làm cho hệ số cung ứng TSCĐ giảm xuống 1,67. Tương tự năm 2001 mức tăng của vốn
CSH lớn hơn mức tăng của TCSĐ nên làm cho hệ số cung ứng TSCĐ tăng lên 1,79.
Qua xem xét 2 nhóm chỉ tiêu ở 2 bảng trên ta thấy rằng cơ sở tín dụng để huy động
vốn còn thấp, hay nói cách khác Công ty còn gặp khó khăn trong huy động vốn. Tuy nhiên,
khi xem xét thẩm định phương án vay vốn các chủ nguồn vốn còn chú ý xem xét đến các chỉ
tiêu về hiệu quả sử dụng vốn mà ta sẽ xem xét ở phần sau:
3.3. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty
3.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn nói chung
ở Việt Nam hiện nay thì thiếu vốn là căn bệnh trầm trọng của các doanh nghiệp,do đó
việc huy động vốn là vấn đề cần thiết, tuy nhiên khi huy động vốn được rồi thì việc sử dụng
vốn như thế nào cho có hiệu quả còn quan trọng gấp bội. Chúng ta hãy xem xét các chỉ tiêu
hiệu quả sử dụng vốn của Công ty ở biểu sau:
Biểu 14. Hiệu quả sử dụng vốn nói chung
Đơn vị: 1000 đồng
Như vậy qua các chỉ tiêu tính toán ta thấy hiệu quả sử dụng vốn nói chung của Công
ty trong những năm qua tương đối thấp và còn có xu hướng giảm qua các năm cụ thể.
- Cứ một đồng doanh thu chỉ đạt được lợi nhuận là 0,0594 đồng năm 1998; 0,0473
đồng năm 1999; 0,036 đồng năm 2000 và 0,0358 đồng năm 2001.
- Cứ một đồng vốn đưa vào hoạt động chỉ tạo ra lợi nhuận là 0,093 đồng năm 1998;
0,0622 đồng năm 1999;0,0536đồng năm 2000 và 0,0467 đồng năm 2001.
- Hàm lượng vốn của Công ty ở mức trung bình tức là để thu được 1 đồng doanh thu
cần tới 0,639 đồng vốn năm 1998; 0,736 năm 1999; 0,671 đồng năm 2000; 0,768 đồng năm
2001 và ngược lại với nó thì hàm lượng vốn càng nhỏ thì vòng quay vốn càng lớn.
- Các chỉ tiêu trên có ảnh hưởng lẫn nhau như sau: Giai đoạn 1998 – 1999.
Hệ số doanh
lợi vốn
=
Lợi nhuận
=
Lợi nhuận
x
Doanh thu
Tổng vốn Doanh thu Tổng vốn
Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
-Doanh thu
- Lợi nhuận
- Tổng vốn kinh doanh
116.021.395
6.895.971
74.137.703
117.081.523
5.541.513
86.292.963
159.606.178
5.743623
107.116.266
175.250.859
6.281.132
134.612.839
1. Hệ số sinh lợi doanh
thu
2. Hệ số doanh lợi vốn.
3. Vòng quay vốn
4. Hàm lượng vốn
0,0594
0,093
1,565
0,639
0,0473
0,0622
1,358
0,736
0,036
0,0536
1,49
0,671
0,0358
0,0467
1,302
0,768
Ký hiệu H: Hệ số doanh lợi vốn.
Hd: Hệ số sinh lợi doanh thu
SV: Số vòng vốn kinh doanh.
D: năm trước, 1 năm kế tiếp.
Ta có H = Hd x SV
H’ – H0 = (H’d - H0d) SV0 + (SV’ - SV0) H’d
áp dụng công thức trên ta có
0,0622 – 0,093 = (0,0473 – 0,0594) 1,565 + (1,358 –1,565) x 0,0473
- 0,0304 = (-0,0121) x 1,565 + (-0,207) x 0,0443
– 0,0304 = (-0,0189) + (-0,0098)
Theo tính toán trên ta thấy hệ số doanh lợi vốn của Công ty giai đoạn 1998- 1999
giảm, nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi hai nhân tố sau.
+ Do ảnh hưởng của hệ số sinh lợi doanh thu giảm 1,21% làm cho hệ số doanh lợi
vốn giảm 1,89%.
+ Do ảnh hưởng của vòng quay vốn giảm 20,7% làm cho hệ sóo doanh lợi vốn giảm
0,98%.
Tổng hợp 2 nhân tố trên làm cho hệ số doanh lợi vốn giảm 3,04% giai đoạn 1999-
2000. Cũng theo công thức trên ta có.
0,0536 – 0,0622 = (0,036 –0,0473) 1,358 +(1,49 – 1,358). 0,036
-0,086 = (-0,0002) x 1,49 + (-0,188) x 0,0358
= (-0,0003) + (-0,0066)
Theo tính toán trên ta thấy hệ số sinh lợi vốn giảm do ảnh hưởng của 2 nhân tốsau.
+ Do ảnh hưởng của hệ số sinh lợi doanh thu giảm 0,02% làm cho hệ số doanh lợi
vốn giảm 0,03%.
+ Do ảnh hưởng của vòng quay vốn giảm 18,8% làm cho hệ số doanh lợi vốn giảm
0,6%.
Tổng hợp 2 nhân tố trên làm cho hệ số doanh lợi vốn giảm 0,69%
3.3.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Biểu 15. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001
- Doanh thu.
- Lợi nhuận
- TSCĐ
116.021.395
6.895.971
5.627.465
117.081.523
5.541.513
5.395.470
159.606.178
5.743.623
13.225.094
175.250.859
6.281.132
13.570.869
1. Hiệu suất
sử dụng
TSCĐ
1,225 1,027 0,434 0,463
2. Sức sản
xuất TSCĐ
20,617 21,7 12,068 12.914
3. Suất hao
phí TSCĐ
0,816 0,974 2,304 2,16
Từ số liệu trên cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giảm dần qua
các năm hiệu quả chưa cao cụ thể năm 1998 1 đồng TSCĐ đem lại 1,225 đồng lợi nhuận,
năm 2001; 0,027 đồng lợi nhuận; năm 2000: 0,434 đồng lợi nhuận; năm2001; 0,963 đồng lợi
nhuận. Đây là do tốc độ tăng TSCĐ nhanh hơn tố độ tăng lợi nhuận đặc biệt là năm 2000 và
năm 2001 do những năm này Công ty đầu tư cho máy móc thiết bị nhiều năm 2000 TSCĐ
tăng7829624 = (13.225.094 – 5.395.513) trong khi đó lợi nhuận chỉ tăng 262.110 =
(5.743.623 – 5541.513). năm 2001 TSCĐ tăng 345.775 và lợi nhuận tăng 537.509 nghìn
đồng.
Mặt khác sức sản xuất của vốn cố định của Công ty cao: 1 đồng TSCĐ đem lại
20,617 đồng doanh thu năm 1998; 21,7 đồng doanh thu năm 1999; 12,069 đồng doanh thu
năm 200 và 12,914 đồng năm 2001.
Nhưng từ chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ cho ta thấy Công ty đầu tư nhiều vào TSCĐ
nhưng sử dụng TSCĐ chưa hết công suất cụ thể để tạo ra 1 đồng lợi nhuận phải bỏ ra 0,816
đồng TSCĐ năm 1998; 0,974 đồng TSCĐ năm 1999; 2,304 đồng TSCĐ năm 2000 và 2,16
đồng TSCĐ năm 2001.
3.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu độn
Biểu 16. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001
- Doanh thu.
- Lợi nhuận
- VLĐ bình quân
116.021.395
6.895.971
59.032.768
117.081.523
5.541.513
74.674.083
159.606.178
5.743.623
87.388.753
175.250.859
6.281.132
107.466.571
1. Hiệu suất sử
dụng VLĐ
0,117 0,074 0,066 0,058
2. Hệ số đảm
nhiệm VLĐ
0,51 0,638 0,548 0,613
3. Số vòng luân
chuyển VLĐ
1,961 1,567 1,826 1,631
4. Số ngày bình
quân của 1 vòng
luôn chuyển
VLĐ
186,13 232,93 200 223,79
Trong đó:
VLĐ đầu năm + VLĐ cuối năm
Vốn lưu động bình quân =
2
Qua chỉ tiêu tính toán trên ta thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
chưa cao cụ thể:
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động, cứ một đồng vốn lưu động bình quân chỉ tạo ra
0,117 đồng lợi nhuận năm 1998; 0,074 đồng lợi nhuận năm 1999; 0,066 đồng năm 2000 và
0,058 đồng năm 2001.
- Hệ số đảm nhiệm VLĐ cao tức là cứ thu 1 đồng doanh thu thì phải bỏ ra 0,51 đồng
vốn lưu động bình quân năm 1998; 0,368 đồng VLĐ bình quân năm 2000 và 0,613 đồng
năm 2001.
- Số vòng luân chuyển vốn lưu động thấp và có xu hướng giảm cụ thể trong kỳ kinh
doanh năm 1998 vốn lưu động luân chuyển được 1,961 vòng, năm 1999 luôn chuyển được
1,567 vòng năm 2000 luôn chuyển được 1,826 vòng và năm2001 là 1,631 vòng và điều đó
làm cho số ngày bình quân của một vòng luôn chuyển cao năm 1998 là 186,13 ngày; năm
1999 là 232,93 ngày, năm 2000 là 200 ngày và năm 2001 là 237,79 ngày.
Qua xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động kết hợp với vốn
lưu động đã phân tích ở trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng chủ yếu
đến hiệu quả sử dụng vốn do vốn lưu động chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số vốn. Do đó,
những giải pháp đưa ra để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nên chủ yếu tập trung vào vốn lưu
động như: Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn trên cả 3 khâu sản xuất dự trữ, và lưu thông
bằng việc tính toán sao cho có một mức dự trữ thích hợp nguyên vật liệu, tăng tiến độ thi
công các công trình thi công dứt điểm các công trình giảm các khoản phải thu rút ngắn kỳ
thu tiền bình quân....
Biểu 17. Các khoản phải thu của Công ty
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001
1. Các khoản phải thu
- Phải thu khách hàng
- Trả trước cho người bán
- Thuế VAT được khấu trừ
- Phải thu khác
- Dự phòng phải thukhó
đòi
56.806.094
54.273.685
562.774
-
2.038.566
(68.931)
46.224.728
44.931.596
676.134
48.106
637.824
(68.931)
70.978.173
69.690.934
181.275
-
1.204.894
(68.931)
87.716.297
85.322.467
495.014
-
1.967.747
(68.931)
2. Doanh thu 116.021.395 117.091.52
3
159.606.178 175.250.859
3 Kỳ thu tiền bình quân
(ngày)
187,71 144.1 162.32 182,69
Chỉ tiêu được tính theo công thức:
Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân = x 365
Doanh thu
Kỳ thu tiền bình quân: cho biết khả năng thu hồi các khoản nợ của Công ty.Từ bảng
trên ta thấy thời gian thu tiền ngày càng tăng và năm 2001 là 182,69 ngày mặc dù năm 1999
đã rút ngắn xuống từ 178,71 ngày năm 1998 xuống 144,1 ngày năm 1999.
4. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
4.1. Những thành tựu đạt được
Công ty xây dựng CTN là một doanh nghiệp nhà nước khi chuyển sang nền kinh tế
thị trường thực hiện hạch toán độc lập, Công ty đã gặp khó khăn chung là tình trạng thiếu
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ kỹ thuật còn lạc hâụ, phải từ cạnh tranh, đi
lên bằng chính sức mình. Nhưng nhờ sự cố gắng hết mình trong quá trình sản xuất, Công ty
đã tập trung tối đa năng lực còn lại của máy móc thiết bị phù hợp với năng lực tài chính của
Công ty để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Thực tế cho thấy Công ty là một trong số ít các doanh nghiệp nhà nước đảm bảo sản
xuất ổn định và làm ăn có lãi ngay sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trong thời
gian qua Công ty đã đạt được một số thành tựu sau:
- Với sự chỉ đạo thi công dứt điểm theo tiến độ, Công ty đã đảm bảo được các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật, chất lượng cao biểu hiện nỗ lực của Công ty. Nội bộ thống nhất đoàn kết,
nhất trí chung lòng chung sức xây dựng đơn vị vững mạnh, ổn định, về chính trị, hợp lý về tổ
chức, mạnh mẽ về năng lực, tiếp tục giữ uy tín và đứng vững trên thị trường thể hiện cụ thể
giá trị sản lượng qua các năm đến tăng (từ 74.137.703.000) đồng năm 1998 lên
86.292.963.000 đồng năm 1999 lên 107.116.266 đồng năm 2000 và tăng nhanh trong năm
2001 lên tới 134.612.839 đồng.
- Về công tác tổ chức cán bộ, Công ty đã lựa chọn được những cán bộ giỏi, có kiến
thức tổng quát, hiểu sâu về kỹ thuật, có nhiều kinh nghiệm thi công và xử lý các tình hình
phức tạp về kỹ thuật, trực tiếp tham gia đấu thầu và đứng đầu các công trình.
- Về quản lý, Công ty đã triệt để các chế độ khoán theo khoản mục chi phí,chế độ
kiểm tra công tác khoán. Qua cơ chế khoán đảm bảo được tiền lương, thu nhập của cán bộ
công nhân từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn, Công ty đã tận dụng tối đa các nguồn vốn có
thể huy động như nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn vay vào việc
đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị để thay thế những máy móc thiết bị đã lạc hậu.
Qua đó nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như việc không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm.
Để đảm bảo tái đầu tư TSCĐ, ngoài các nguồn vốn được huy động Công ty còn thực
hiện công tác khấu hao để bổ sung nguồn quỹ khấu hao TSCĐ thực tế đã chứng minh TSCĐ
của Công ty được đầu tư đổi mới liên tục (từ nguyên giá là 9.582.455.000) đồng năm 1998
lên 10.938.000 đồng năm 1999 lên tới 19.525.917.600 đồng năm 2000 lên 22.117.449.000
đồng năm 2001.
4.2. Những tồn tại chính của Công ty
Ngoài những thành tựu đã đạt được ở trên Công ty cũng có những tồn tại cần khắc
phục.
- Trong công tác đấu thầu,ngày càng nhiều khó khăn số lượng và giá trị các công trình
Công ty thắng thầu lên, nhưng tỷ lệ các công trình thắng thầu so với các công trình Công ty
tham gia đấu thầu còn thấp, cần phải tìm biện pháp nâng cao sức cạnh tranh.
- Trang thiết bị máy móc phục vụ những công trình lớn mang tính hiện đại còn ít,do
đó khả năng thắng thầu các công trình lớn đòi hỏi công nghệ cao là khó.
- Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao: hiệu quả sử dụng vốn cố định là 0,46 và hiệu quả
sử dụng vốn lưu động là 0,058.
-Tài sản chờ thanh lý còn cao năm 2001 còn chiếm tới 615.149.426 đồng và số tương
đối là 2,78% so với nguyên giá TSCĐ.
-Khấu hao TSCĐ trong những năm qua còn chưa cao cụ thể hệ số hao mòn TSCĐ
năm 2001 là 0,38.
-Công tác lập kế hoạch VLĐ định mức còn chưa tốt khâu thì thừa khâu thì thiếu.
-Lượng vốn ở các khâu dự trữ, lưu thông lớn gây ứ đọng vốn sản xuất kinh doanh.
Mặt khác để bù đắp lượng vốn thiếu hụt Công ty phải đi vay chịu lãi suất, phải chiếm dụng
vốn gây tình trạng mất ổn định trong sản xuất kinh doanh.
4.3. Những nguyên nhân của những tồn tại
4.3.1. Nguyên nhân khách quan
-Do nguồn vốn ngân sách không đáp ứng được tiến độ sản xuất,thanh toán cho ban thi
công chậm,không đủ vốn từ đó làm cho thủ tục giải ngân của Công ty còn chậm và làm cho
số dư công nợ phải thu cuối năm lớn,các khoản này đa phần thu được vào tháng 1 của năm
sau.
-Việc thực hiện công tác hợp đồng trong đấu thầu nhà nước chưa có cơ chế chính
sách ưu tiên trong nước nên nhiều Công ty nước ngoài trúng thầu do có cơ sở vật chất hiện
đại hơn, và từ đó các Công ty này lại thuê các Công ty trong nước thực hiện nên lãi suất làm
thầu phụ, lợi nhuận không cao.
4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
-Những năm gần đây Công ty không ngừng đầu tư,đổi mới máy móc thiết bị như máy
khoan xoay 7.5 tỷ làm cho chi phí khấu hoa lớn, vốn vay tăng và từ đó làm lãi suất tăng,lợi
nhuận giảm
-Số dư công nợ phải thu lớn làm ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển VLĐ cần có biện
pháp tích cực hơn nữa.
Chương 3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng cấp thoát
nước
Lành mạnh hoá tài chính của doanh nghiệp là tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển
của doanh nghiệp. Trong đó, tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yêu
cầu cần thiết cho bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước có từng bước giải quyết những khoản nợ tồn đọng,
thanh lý máy móc thiết bị cũ lạc hậu, xử lý các khoản thu lỗ từ năm trước đồng thời, ghi tăng
giảm nguồn vốn kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý tổ chức, đảm bảo thực trạng tình hình
tổ chức tài chính của doanh nghiệp. Nếu coi việc huy động vốn là điều kiện cần cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì sử dụng vốn có hiệu quả là điều kiện đủ cho
sự tồn tại và phát triển. Qua thực tế xem xét tình hình tổ chức và sử dụng vốn cũng như hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng cấp thoát nước trong thời gian qua
cho thấy: Mặc dù còn nhiều khó khăn song bằng nỗ lực của cán bộ lãnh đạo, tập thể cán bộ
công nhân viên trong những năm quả hiệu quả sản xuất kinh doanh đã đạt được bước tăng
trưởng khả quan, doanh thu tăng hàng năm, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, Công
ty làm ăn luôn có lãi bảo toàn và phát triển được vốn. Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích tình
hình tài chính của Công ty mà cụ thể là phân tích quá trình quản lý và sử dụng vốn sản xuất
kinh doanh thì Công ty còn có những vướng mắc, yếu kém trong việc sử dụng hợp lý đồng
vốn. Do đó, Công ty cần có các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với nhận thức đó, Tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty.
1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
1.1. Cải tiến phương pháp khấu hao TSCĐ
Như ta đã biết, khấu hao cơ bản là một trong những nội dung quan trọng của quản lý vốn
cố định. Việc trích khấu hao hợp lý sẽ đảm bảo cho việc thực hiện tái đầu tư TSCĐ được
thông suốt.
Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ nhất định.
Với tỷ lệ này, Công ty sẽ gặp khó khăn trong trích khấu hao ở những năm cuối do năng lực
sản xuất TSCĐ giảm dần theo quá trình hoạt động, việc này cũng làm giảm tốc độ thu hồi
vốn đầu tư, đổi mới TSCĐ.
Điều này không thực sự phù hợp, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi khoa học phát triển
mạnh mẽ, giá cả biến động mạnh, TSCĐ dễ bị hao mòn vô hình. Do đó, để đảm bảo có quỹ
khấu hao thực hiện tái đầu tư TSCĐ, nhanh chóng đổi mới thiết bị, đưa kỹ thuật mới vào sản
xuất thì trong công tác khấu hao TSCĐ cần tính đên các yếu tố như phát triển khoa học kỹ
thuật, giá cả biến động,…
Trong phần này tôi mạnh dạn đưa ra một phương pháp khấu hao mới cho Công ty, đó là
phương pháp khấu hao nhanh theo tỷ lệ giảm dần.
- Cơ sở của phương pháp
Phương pháp tính khấu hao theo tỷ lệ giảm dần dựa trên các cơ sở khoa học kỹ thuật phát
triển mạnh mẽ, TSCĐ dễ bị hao mòn vô hình. Để hạn chế hao mòn vô hình, trong thời gian
sử dụng đòi hỏi phải khấu hao nhanh (trên cơ sở tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị,
ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất).
Trên thị trường, giá cả luôn luôn biến động và nó có thể làm giảm giá của tài sản trong
thời gian sử dụng. Để hạn chế ảnh hưởng của biến động giá cả tới giá của TSCĐ cần tiến
hành khấu hao nhanh để bảo toàn vốn đồng thời phù hợp với thực tế làm việc của máy móc
thiết bị giảm dần theo thời gian.
áp dụng phương pháp khấu hao này, trong những năm đầu giá thành sản phẩm sẽ cao hơn
làm cho lợi nhuận của Công ty giảm. Song với sự linh động, Công ty có thể sử dụng quỹ
khấu hao vào các mục đích trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nội dung phương pháp
Theo phương pháp này, tính khấu hao hàng năm dựa vào tỷ lệ khấu hao luỹ thoái giảm
dần với nguyên giá TSCĐ
Tỷ lệ khâu hao giảm dần được xác định theo công thức sau:
)1T(T
)1tT(2
TKT
Trong đó:
TKT : là tỷ lệ khấu hao năm thứ t
T : là tổng thời gian hoạt động của máy móc thiết bị
t : là năm trích khấu hao (t = 1 đến T)
Ví dụ: Một máy có nguyên giá là 42 triêu đồng thời gian sử dụng là 6 năm, áp dụng
phương pháp trên ta có tỷ lệ và mức tính khấu hao trong 6 năm sử dụng như sau:
Năm thứ nhất T = 6, t=1 thay vào công thức ta có:
21
6
42
12
)16(6
)116(2
TKT
Năm thứ hai T = 6, t=2 thay vào công thức ta có:
21
5
42
10
)16(6
)126(2
TKT
Tính tương tự cho các năm còn lại ta thu được kết quả như sau:
Năm trích 1 2 3 4 5 6 Tổng
Tỷ lệ khấu hao 6/12 5/21 4/21 3/21 2/21 1/21 21/21
Mức trích 12 10 8 6 4 2 42
Do việc mua sắm TSCĐ của Công ty tại các thời điểm là khác nhau do vậy, Công ty cần
áp dụng những phương pháp tính này cho từng loại TSCĐ hoặc TSCĐ mua cùng một đợt có
chức năng giống nhau.
Xét về mặt hiệu quả thì trước mắt chưa có thể xác định được chính xác nhưng xét về lâu
dài phương pháp tính khấu hao nhanh là một trong những phương pháp tạo điều kiện thuận
lợi cho Công ty đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng
lợi nhuận và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực xây dựng.
Tuy nhiên, trên thực tế để thực hiện phương pháp khấu hao này là một khó khăn lớn đối
với Công ty bởi trong năm đầu tiên khi chuyển đổi phương pháp tính khấu hao, giá thành các
công trình sẽ tăng lên đột ngột và có khả năng sẽ vượt qua khả năng chịu đựng của Công ty.
1.2. Xử lý nhanh những TSCĐ chờ thanh lý
Xử lý nhanh những TSCĐ chờ thanh lý là một trong các biện pháp quan trọng nhằm giải
quyết tình trạng ứ đọng vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn, qua đó tăng hiệu quả sử dụng
vốn của Công ty.
Tài sản chờ thanh lý của Công ty có giá trị tương đối lớn. Cụ thể năm 1998 tài sản chờ
thanh lý của Công ty có tổng giá trị là 635.449.426 đồng chiếm 6,63% nguyên giá TSCĐ;
năm 1999 con số đó là 627.949.426 đồng chiếm 6,04%; năm 2000 giá trị tài sản chờ thanh lý
là 615.149.426 đồng chiếm 3,15% và năm 2001 giá trị tài sản chờ thanh lý là 615.149.426
đồng chiếm 2,78% nguyên giá TSCĐ. Các tài sản này phần lớn thuộc cơ quan Nhà nước cấp
trước đây do đó, Công ty không có quyền chủ động trong việc thanh lý.
Để thanh lý bộ phận tài sản này Công ty cần phải tiến hành các hoạt động sau:
- Thứ nhất: Công ty phải lập tờ trình gửi lên các cơ quan chủ quản và sở tài chính về việc
đứng ra thanh lý TSCĐ. Trong tờ trình phải có đầy đủ các nội dung sau:
1. Lý do xin thanh lý, nhượng bán
2. Các loại TSCĐ xin thanh lý, nhượng bán trong đó nêu rõ hiện trạng của tài snả.
3. Bảng kê chi tiết tài sản xin thanh lý, nhượng bán trong đó nêu rõ hiện trạng của tài sản.
- Thứ hai: Để công tác thanh lý tiến hành nhanh chóng Công ty phải cùng cơ quan cấp
trên là Tổng Công ty xuất nhập khẩu VINACONEX thảo luận đưa ra qui định cụ thể về phần
trăm để lại cho Công ty. Phần tiền để lại không những bù đắp toàn bộ chi phí hoạt động
thanh lý mà còn phục vụ đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.
- Thứ ba: Sau khi cấp trên cho phép được thanh lý bộ phận tài s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng cấp thoát nước.pdf