Tài liệu Luận văn Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay: LUẬN VĂN:
Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch
trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, du lịch Việt
Nam trong những năm gần đây đã có bước tiến mạnh mẽ. Năm 2004 số lượng khách
quốc tế đến nước ta đã đạt con số trên ba triệu lượt người, khách du lịch nội địa cũng
tăng nhanh. Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ cho sự phát triển văn hoá và
mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch.
Giữa văn hoá và du lịch từ lâu đã có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Văn hoá, bản
sắc văn hoá dân tộc là nguồn lực cho hoạt động du lịch. Và du lịch là một hình thức của
hoạt động giao lưu văn hoá ngày càng được đẩy mạnh hiện nay. Du lịch là cầu nối giữa
các bộ phận dân cư thuộc các nền văn hoá khác nhau trên thế giới, đồng thời tạo lập mối
quan hệ trong cuộc sống giữa quá khứ hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc.
Với việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: " Mối quan hệ giữa văn ho...
92 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch
trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, du lịch Việt
Nam trong những năm gần đây đã có bước tiến mạnh mẽ. Năm 2004 số lượng khách
quốc tế đến nước ta đã đạt con số trên ba triệu lượt người, khách du lịch nội địa cũng
tăng nhanh. Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ cho sự phát triển văn hoá và
mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch.
Giữa văn hoá và du lịch từ lâu đã có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Văn hoá, bản
sắc văn hoá dân tộc là nguồn lực cho hoạt động du lịch. Và du lịch là một hình thức của
hoạt động giao lưu văn hoá ngày càng được đẩy mạnh hiện nay. Du lịch là cầu nối giữa
các bộ phận dân cư thuộc các nền văn hoá khác nhau trên thế giới, đồng thời tạo lập mối
quan hệ trong cuộc sống giữa quá khứ hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc.
Với việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: " Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch
trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay " (qua khảo sát thực tế trên địa bàn Hà Nội),
chúng tôi sẽ có điều kiện nhận diện rõ hơn các phương diện lý luận về mối quan hệ
giữa văn hoá và du lịch, về thực tiễn vấn đề phát triển du lịch dựa trên nền tảng kế thừa
và phát huy di sản và bản sắc văn hoá Thăng Long - Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn
hiến. Đề tài sẽ góp phần đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa hoạt động văn hoá và du
lịch (và ngược lại) ở Thủ đô và đề xuất những biện pháp nhằm giải quyết tốt mối quan
hệ này. Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách
góp phần vào việc xây dựng và phát triển Hà Nội “thành phố vì hoà bình”, “Thủ đô anh
hùng", xây dựng con người Hà Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại, xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề phát triển văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay đã
được một số nhà nghiên cứu văn hoá và du lịch đề cập. Đã có những cuộc hội thảo,
những công trình chuyên ngành đề cập đến vai trò văn hoá đối với phát triển kinh tế- xã
hội nói chung, văn hoá đối với phát triển du lịch nói riêng trên phạm vi cả nước và ở
Hà Nội.
Về di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội, có thể kể tới các công trình nghiên
cứu tiêu biểu như:
- “Thăng Long - Hà Nội” của Tiến sĩ Lưu Minh Trị và Nhà nghiên cứu, Nhà báo
Hoàng Tùng chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
- “Hà Nội nghìn xưa” của Giáo sư Trần Quốc Vượng và nhà nghiên cứu Vũ
Tuấn Sán, Nxb Hà Nội, 1998.
- “ Văn hiến Thăng Long”của Giáo sư Vũ Khiêu và nhà nghiên cứu Nguyễn
Vinh Phúc chủ biên, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2000.
- “ Văn hoá Thăng Long - Hà Nội hội tụ và toả sáng” của Giáo sư Trần Văn
Bính chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
Các công trình nói trên đã hệ thống, khái quát hoá các giá trị văn hoá, các di sản
văn hoá tiêu biểu của Thăng Long- Hà Nội- nguồn lực to lớn cho phát triển du lịch ở
Thủ đô Hà Nội.
Về hoạt động du lịch ở Hà Nội có thể kể tới các công trình sau:
- “Hà Nội trung tâm du lịch của Việt Nam”của Giáo sư Trần Quốc Vượng và nhà
nghiên cứu Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Vinh Phúc, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1996.
- “Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội", Luận án
Tiến sĩ của Bùi Thị Nga, Hà Nội,1996.
- “Du lịch Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long” của Nhà nghiên cứu Nguyễn
Vinh Phúc, Nxb Hà Nội, 2000.
- “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô" của Tiến sĩ
Nguyễn Quang Lân, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2/2005.
Các công trình nói trên đã phân tích thực trạng hoạt động du lịch ở Hà Nội trong
thời gian qua và đề xuất các phương hướng, giải pháp cho phát triển du lịch ở Thủ đô
trong thời gian tới.
Về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch có các công trình tiêu biểu:
- “Du lịch và vấn đề giữ gìn văn hoá dân tộc ở Hà Nội” của Phó Giáo sư- Tiến sĩ
Lê Hồng Lý, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 2/2000.
- “Quan hệ du lịch - văn hoá và triển vọng ngành du lịch Việt Nam” của Thạc sĩ
Ngô Kim Anh, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 2/2000.
- “Về hiệu quả kinh tế - xã hội của văn hoá qua hoạt động du lịch” của Tiến sĩ Trần
Nhoãn, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Số 4/2002.
- “Suy nghĩ về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hoạt động du lịch" của nhà
nghiên cứu Huỳnh Thị Mỹ Đức, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 6/2002.
Các tác giả đã ít nhiều đề cập tới mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch, phát triển du lịch
gắn với phát triển văn hoá ở nước ta nói chung, ở Hà Nội nói riêng.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách
hệ thống về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện
nay (qua khảo sát thực tế trên địa bàn Hà Nội).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là nhằm phát huy vai trò của văn hoá đối với sự phát triển
du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (qua khảo sát thực tế trên địa bàn Hà
Nội).
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về văn hoá, du lịch, về mối quan hệ văn
hoá và du lịch.
- Đánh giá giá trị các nguồn lực văn hoá và thực trạng giải quyết mối quan hệ
giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay (qua khảo sát thực tế
trên địa bàn Hà Nội).
- Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết tốt
mối quan hệ giữa việc kế thừa và phát huy các giá trị và bản sắc văn hoá dân tộc với phát
triển du lịch ở thủ đô Hà Nội và ở nước ta hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đề tài tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyết mối quan
hệ giữa văn hoá và sự phát triển du lịch ở nước ta và ở thủ đô trong những năm gần đây,
chủ yếu là từ năm 2000 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài được tiến hành trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước và Thành uỷ Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về phát triển văn hoá và du
lịch.
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tiến hành là phân tích, tổng hợp,
thống kê, điều tra xã hội học…
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
-Đề tài góp phần giải quyết cơ bản mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trên bình
diện lý luận.
- Phân tích đánh giá những giá trị của di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội
nguồn lực cho phát triển du lịch ở Thủ đô.
- Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm giải quyết tốt mối
quan hệ giữa văn hoá Thăng Long - Hà Nội đối với sự phát triển du lịch ở thủ đô hiện
nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa văn hoá
và du lịch trong quá trình đổi mới ở nước ta
1.1. quan niệm về văn hoá
1.1.1. Khái niệm văn hoá
Một quan niệm đầy đủ về bản chất của văn hoá ngày càng được xác định. Nếu
trước đây khái niệm văn hoá chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp trong giới hạn các hoạt động
văn học, nghệ thuật thì ngày nay văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng là tổng thể các hệ
thống giá trị bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất và tinh thần của xã hội do con
người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn - lịch sử của mình, trong mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên và xã hội.Trong lễ phát động:
Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá“ (Pari tháng 12/1986) Ông F.
Mayor Tổng giám đốc UNESCO đã cho rằng: “Văn hoá là tổng thể sống
động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá
khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành
nên các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc
tính riêng của mỗi dân tộc [35, tr.32].
Định nghĩa này rất phù hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người anh
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã nêu ra cách đó trên 40 năm:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó, tức là văn
hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn [45, tr.431].
Như vậy từ trong quan niệm của Hồ Chí Minh toát lên một cái nhìn vừa toàn
diện, vừa sâu sắc về nguồn gốc lịch sử của văn hoá, về phạm vi rộng lớn của văn hoá,
về mặt biểu hiện của văn hoá trong đời sống và toàn bộ sinh hoạt của con người.
Nguồn gốc của văn hoá, theo Hồ Chí Minh là do nhu cầu sinh tồn và mục đích
đời sống của con người. Con người không thể tồn tại nếu như không có khả năng sáng
tạo và phát minh ra văn hoá nhằm đối phó với những thử thách của thiên nhiên và xã hội.
Về phạm vi và nhân tố cấu thành văn hoá, Hồ Chí Minh soi xét cả hai mặt vật
chất và tinh thần.
Về mặt tinh thần đó là ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học nghệ thuật.
Về mặt vật chất đó là những công cụ của sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và
các phương thức sử dụng những công cụ ấy.
Quan điểm toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh về văn hoá có ý nghĩa cực kỳ
lớn lao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc khi mà Đảng ta xác định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội".
1.1.2. Vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội
Trước đây do thiếu hiểu biết, nhiều người vẫn giữ quan niệm cho rằng: Văn hoá
như là một lĩnh vực đứng ngoài kinh tế, do kinh tế trợ cấp, chỉ khi kinh tế phát triển thì
mới có điều kiện mở mang các hoạt động văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần của con
người. Với quan niệm đó, văn hoá được coi như là một hoạt động có tính giải trí, khi
kinh tế còn khó khăn thì ít người quan tâm đến văn hoá, và rõ ràng trong điều kiện đó
thì người ta không thể nhận thấy vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế.
Trong thời gian gần đây, từ việc xem xét sự phát triển của nhiều quốc gia mà đặc
biệt là các quốc gia ở khu vực châu á - Thái Bình Dương, người ta đã tìm thấy những
dấu ấn và đặc trưng văn hoá trong phát triển của các quốc gia đó. Thực tế đó đã khiến
người ta không chỉ thừa nhận sự tác động của các yếu tố văn hoá vào quá trình phát
triển kinh tế, mà còn đi sâu xem xét vai trò của văn hoá cũng như tầm quan trọng của
việc đưa các yếu tố văn hoá vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Văn hoá và kinh tế có sự gắn bó tác động biện chứng với nhau. Kinh tế phải bảo
đảm được nhu cầu sống tối thiểu của con người sau đó mới đảm bảo điều kiện cho văn
hoá phát triển. Kinh tế không thể phát triển nếu không có một nền tảng văn hoá, đồng
thời văn hoá không chỉ phản ánh kinh tế mà còn là nhân tố tác động đến phát triển kinh
tế. Sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể năng động, hiệu quả, bền vững
chừng nào quốc gia đó đạt được sự phát triển kết hợp hài hoà giữa kinh tế với văn hoá.
Văn hoá mang tính đặc thù của từng quốc gia, từng dân tộc, là những di sản quí
báu tích luỹ được qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắc của quốc gia, dân tộc đó. Nhưng
đồng thời với quá trình phát triển, kế thừa và giữ gìn bản sắc riêng đó, nó còn tiếp thu
những tinh hoa văn hoá của các quốc gia, dân tộc khác, làm cho văn hoá vừa đậm đà bản
sắc dân tộc, vừa có tính thời đại phù hợp với sự phát triển kinh tế trong điều kiện cách
mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ. Bối cảnh này làm
cho vai trò của văn hoá trong hoạt động kinh tế ngày càng được nâng cao, văn hoá khơi
dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, quyết định sự tăng trưởng nhanh và bền
vững.
Sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là sự phát triển theo con đường xã hội
chủ nghĩa, vì vậy cần nhận thức sâu sắc hơn vị trí, vai trò của văn hoá trong sự nghiệp
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực tế khủng hoảng diễn ra ở nhiều nước xã hội chủ
nghĩa trong thời gian qua đã cho thấy những nước đó đã đặt không đúng vị trí của văn
hoá trong phát triển, có những quan niệm không đúng về cách mạng văn hoá và tư
tưởng: Văn hoá thường được xem là yếu tố đứng ngoài kinh tế, tuỳ thuộc vào kinh tế.
Quá trình phát triển văn hoá vì thế lệ thuộc vào sự trợ cấp của kinh tế, được hoạch định
như chính sách xã hội. Mặt khác, cách mạng văn hoá được coi như là cách mạng chính
trị, do đó những cuộc cách mạng văn hoá và tư tưởng thường bị biến dạng thành những
cuộc đấu tranh chính trị đơn thuần như chúng ta đã thường thấy ở một số nước…Thực
tế này đòi hỏi phải có nhận thức mới về vai trò của văn hoá trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
Wang Yalin một học giả của Trung Quốc cho rằng: Công cuộc hiện đại hoá xây
dựng Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc hiện nay đang phải thực hiện “sự
vượt qua kép” tức là phải thực hiện:
Thứ nhất, cả công nghiệp hoá và cả hậu công nghiệp hoá.
Thứ hai, cả về phát triển kinh tế và phát triển nhân văn.
Phát triển kinh tế và nhân văn xã hội là những bộ phận quan trọng của sự phát
triển toàn bộ xã hội dựa vào nhau và thúc đẩy lẫn nhau để phát triển. ông cho rằng phát
triển nhân văn xã hội một mặt được sự hỗ trợ của phát triển kinh tế, mặt khác lại thực
hiện một số chức năng đối với phát triển kinh tế như sáng tạo ra môi trường tốt đẹp cho
phát triển kinh tế trở thành hệ thống đảm bảo cho sự phát triển. Và phát triển nhân văn
xã hội lấy con người làm hạt nhân cung cấp hệ thống định hướng giá trị cho phát triển
kinh tế.
Như vậy rõ ràng là những nhân tố nhân văn xã hội, hay nói cách khác những
nhân tố văn hoá không thể thiếu vắng trong động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế và
tiến bộ văn hoá.
Theo khẳng định của UNESCO: “Nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển
kinh tế mà tách rời môi trường văn hoá, thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối
nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hoá, và tiềm năng sáng tạo của những ấy sẽ bị suy
yếu rất nhiều” [60, tr.5].
Văn hoá ngày nay đang trở thành một nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình
phát triển kinh tế. Trong bất kỳ thời kỳ nào, quốc gia nào, con người nào cũng đều
đóng vai trò quyết định với quá trình sản xuất. Mà con người trước hết là một thực thể
văn hoá. Tố chất con người (tinh thần yêu nước, trình độ khoa học kỹ thuật, tinh thần tổ
chức xã hội, tính nhân văn, nhân bản…) cao thấp có ý nghĩa quyết định sức mạnh của văn
hoá. Sự phát triển của mỗi quốc gia không phải chỉ ở tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa
dạng mà quyết định là ở sự sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức của con người, ở trong hàm
lượng và sự phân bố tài nguyên tri thức trong cơ cấu sản xuất…
Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng văn hoá, giáo dục đào tạo và
khoa học công nghệ. Các văn kiện Hội nghị Trung ương khoá VII, VIII, IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục
tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Yếu tố nền tảng của văn hoá ở đây là sự hiểu biết, là tri thức, kinh nghiệm và sự
khôn ngoan tích luỹ được trong quá trình học tập, lao động, đấu tranh để duy trì và phát
triển cuộc sống con người. Muốn đạt được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần
phải có sự hiểu biết về tri thức, kinh nghiệm, khoa học công nghệ hiện đại của nhân
loại, đồng thời phải biết phát huy các giá trị của truyền thống văn hoá. Nhân tố nền tảng
này nếu được khai thác và biết cách phát huy thì sẽ trở thành một động lực to lớn cho sự
phát triển kinh tế.
Kinh nghiệm cho thấy, so với nước Mỹ thì Nhật Bản còn có một số kỹ thuật
nhập khẩu từ Mỹ, nhưng con đường để cho các xí nghiệp của Nhật Bản vượt các xí
nghiệp Mỹ về tăng năng suất lao động lại chính là việc sử dụng các yếu tố truyền thống
trong đó phải kể đến tinh thần gia tộc và tinh thần quần thể của người Nhật. Người
Nhật đã biết phát huy những đặc điểm ưu việt của nền văn hoá truyền thống thông qua
một hệ thống giáo dục và hoạt động văn hoá có sự đầu tư thích đáng về vật chất và tinh
thần. Họ đã không để cho làn sóng hiện đại hoá và giao lưu văn hoá ồ ạt của thời kỳ
mới lấn át các cơ sở văn hoá truyền thống được cố kết hàng ngàn năm lịch sử của dân
tộc như tinh thần kỷ cương trong lao động, tôn ti trật tự cần thiết trong sự điều hành xã
hội, mối liên hệ gia đình, làng xóm, dân tộc có tác dụng đối với lao động, đức tín
nghĩa…
Bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa tốt đẹp của văn hoá nhân loại Đảng ta đã cho
rằng bản sắc văn hoá dân tộc là trụ cột của sức mạnh văn hoá. Truyền thống văn hoá
cùng với tinh thần dân tộc là nguồn tài nguyên của dân tộc và đất nước. Trong lịch sử
hàng chục thế kỷ chống ngoại xâm của dân tộc ta, nguồn lực quan trọng nhất trong
truyền thống văn hoá là tinh thần yêu nước, chủ nghĩa yêu nước. Từ khi ra đời Đảng ta
đã động viên, phát huy cao độ tinh thần yêu nước để giành và giữ vững nền độc lập dân
tộc gắn liền với xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Đảng ta luôn nhấn mạnh việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc phải đi đôi với việc tiếp thu tinh hoa của văn hoá
nhân loại, nhấn mạnh tính dân tộc đồng thời với tính khoa học và đại chúng, tính tiên
tiến gắn với bản sắc dân tộc đậm đà. Đó chính là bản lĩnh, bản sắc văn hoá Việt Nam,
sức mạnh của văn hoá Việt Nam là nền tảng, động lực và mục tiêu của sự phát triển
kinh tế - xã hội.
Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã xác định nhiệm vụ: “Mở cuộc vận động
giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá”. Phong trào này đã nhanh chóng được triển khai sâu rộng
và sáng tạo, góp phần làm cho đời sống chính trị ổn định, kinh tế phát triển, giảm bớt
các hộ đói nghèo, giảm các tệ nạn xã hội, phát huy được tình làng nghĩa xóm, làm đẹp
cảnh quan môi trường, làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng phong phú hơn.
Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, chúng ta nhận thức sâu sắc
rằng toàn cầu hoá là cơ hội để văn hoá Việt Nam học hỏi và phát huy các giá trị của
mình. Song chúng ta cũng đối mặt với các thách thức to lớn của quá trình toàn cầu hoá
đối với các giá trị truyền thống dân tộc. Logíc tồn tại của nền văn hoá dân tộc hiện nay
đang diễn ra trong hai quá trình: quá trình đẩy nhanh sự hợp tác trao đổi và quá trình
gia tăng bản sắc của dân tộc. Hai quá trình này thống nhất biện chứng trong quá trình
toàn cầu hoá. Chúng ta nhất thiết phải mở cửa, phải hội nhập để đón nhận những giá trị
mới của nhân loại, đó là lẽ sống còn của dân tộc nhưng mở cửa để hội nhập và phát
triển, mở cửa phải giữ vững nền độc lập dân tộc và gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giữ
được cơ cấu và giá trị nội sinh của văn hoá dân tộc.
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và trong xu thế toàn cầu hoá, các quan hệ
kinh tế sẽ mang lại sự hưởng thụ các sản phẩm vất chất và tinh thần của nhân loại với giá
rẻ hơn, tiện nghi thuận lợi hơn song nó có khả năng thúc đẩy lối sống tiêu thụ thực dụng,
làm tha hoá nhân cách, làm rối loạn những giá trị xã hội, nó phá vỡ sự cân bằng của môi
trường truyền thống, nó thương mại hoá không ít các hoạt động văn hoá và quan hệ xã
hội. Hệ giá trị làng xã Việt Nam với một cơ cấu cộng đồng bền chặt đang phải thử thách
trước làn sóng đầu tư trong quá trình toàn cầu hoá. Các mối quan hệ trong gia đình, làng
xóm có phần lỏng lẻo dần. Khát vọng làm giàu của các thế hệ đặc biệt là thanh niên đang
gia tăng trước thời cơ và vận hội này với không ít lệch lạc làm thay đổi cơ cấu giá trị của
nền kinh tế cũ để chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Việt Nam đã tham gia hội nhập Hiệp hội các nước Đông Nam á (aSEAN), tham
gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC) tiến tới gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm liên kết các giá trị khu vực và quốc tế trong
bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá gia tăng mạnh mẽ. Chúng ta cũng bước đầu xây
dựng một chiến lược giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Trong chiến lược
này, văn hoá được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội. Để Việt Nam phát triển được trong quá trình
toàn cầu hoá, trước hết phải quan tâm xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc. Nền văn hoá đó xác lập hệ giá trị cơ bản là yêu nước và tiến bộ với nội dung
cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưỏng Hồ Chí Minh làm định hướng và thước đo giá trị.
Các giá trị văn hoá là nhân tố tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần
thay đổi nếp nghĩ, cách làm, kích thích sáng tạo, năng động trong nền kinh tế thị trường
nhưng bên cạnh đó những phản giá trị như chủ nghĩa cá nhân, lối sống tiêu thụ … xuất
hiện đã làm thay đổi bản chất nhân cách của con người và các quan hệ xã hội, kích
thích chủ nghĩa cá nhân, tính vị kỷ…Hơn lúc nào hết, ngày nay văn hoá phải góp phần
bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá đích thực để thúc đẩy và hướng dẫn sự phát
triển và hoàn thiện nhân cách của con người trước những thách thức của toàn cầu hoá
và kinh tế thị trường.
Nếu chúng ta cho rằng văn hoá là hệ thống các giá trị, các truyền thống, các thị
hiếu và lối sống được các cộng đồng sáng tạo nên qua lịch sử phát triển hàng thế kỷ,
dựa vào đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình, thì rõ ràng văn hoá không
đứng ngoài mà nằm ở trong, là nhân tố nội sinh của sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn
hoá với vai trò của mình làm nền tảng và định hướng cho cái đúng, cái hay, cái đẹp
trong tư duy của nhà chiến lược, trong suy nghĩ của nhà hoạch định chính sách, trong
hành vi ứng xử của doanh nhân, trong ngoại giao và trong hoạt động du lịch…
Từ Đại hội VI (1986) đến nay nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở
rộng kinh tế đối ngoại, bước vào ngưỡng cửa của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Muốn thực hiện được tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi
mới, điều quan trọng trước tiên là phải phát huy nguồn lực văn hoá, nâng cao trình độ
văn hoá của toàn dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những quan điểm cơ bản chỉ đạo sự nghiệp
xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa:
- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Nền văn hoá mà chúng ta cần xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc mang nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kế thừa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại.
- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng của một quốc gia
dân tộc thống nhất; tổng hoà các tinh hoa văn hoá của các dân tộc anh em cùng chung
sống trên mảnh đất Việt Nam.
- Văn hoá là một mặt trận, người làm văn hoá là chiến sỹ trên mặt trận ấy.
- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là sự nghiệp sáng tạo
của toàn dân do Đảng lãnh đạo, đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân là lực lượng quan
trọng.
- Có chính sách đầu tư thích đáng cho văn hoá, văn nghệ, khoa học, giáo dục…,
coi đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho phát triển. Phát triển các hoạt động văn hoá, văn
nghệ của Nhà nước, tập thể và các cá nhân bảo đảm định hướng chính trị của Đảng và
Nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền tự do sáng tạo của các nhà hoạt động văn hoá…
Kết luận Hội nghị Trung ương 10 khoá IX của Đảng đã khẳng định: “Đảm bảo
sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là
then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần xã hội… bảo đảm cho
sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước” [33, tr.4].
1.2. Quan niệm về du lịch
1.2.1. Khái niệm du lịch
Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ
ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mặc dù
vậy cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung khái niệm du lịch vẫn chưa
có sự thống nhất.
Với những cách tiếp cận khác nhau, các học giả đã đưa ra những khái niệm khác
nhau về du lịch: Theo từ nguyên, trong tiếng Anh “to tour" có nghĩa là dã ngoại; trong
tiếng Pháp “tour“ có nghĩa là đi dạo chơi, leo núi, vận động ngoài trời; trong tiếng Việt,
du lịch là một từ đã có từ lâu gắn liền với các chuyến đi: Kinh lý, tham quan, vãn cảnh,
thăm viếng… của các nho sỹ, các tầng lớp vua chúa, quan lại, các nhà truyền giáo…
Trong Từ điển tiếng Việt, du lịch được giải thích là “đi chơi cho biết xứ người"
[71].
- Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện cho rằng: “Du lịch là sự mở rộng không gian văn
hoá của con người” [72].
Kuns, học giả người Thụy Sĩ xác nhận: “Du lịch là hiện tượng những người chỗ
khác đi đến nơi không phải thường xuyên cư trú của họ bằng phương tiện vận tải và
dùng các dịch vụ du lịch” [52, tr.29].
Hai học giả Hoa Kỳ là Mathieson và Wall gắn kết cả cách nhìn nhận về du lịch
từ phía người đi du lịch và người kinh doanh du lịch. Các ông viết: “Du lịch là sự di
chuyển tạm thời của người dân đến ngoài nơi ở và làm việc của họ, là những hoạt động
xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và các cơ sở vật chất tạo ra để đáp ứng những nhu
cầu của họ” [61, tr.11].
Năm 1963 với mục đích quốc tế hoá khái niệm du lịch, tại hội nghị Liên hợp
quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ
các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường
xuyên của họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của
họ” [61, tr.12].
Xuất phát từ hiện tượng du lịch, nhà nghiên cứu Trần Nhạn đã đưa ra một khái niệm
khá toàn diện về bản chất đích thực, cơ bản của du lịch: “Du lịch là quá trình hoạt động của
con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận
những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục
đích sinh lợi được tính bằng đồng tiền” [52, tr.30].
Như vậy các định nghĩa về du lịch nói trên đã tiếp cận khái niệm du lịch theo
nghĩa rộng hơn, không chỉ đề cập du lịch đối với khách du lịch vãng lai mà còn thêm
vào đó các hoạt động kinh doanh của các cơ sở và cá nhân phục vụ cho các nhu cầu của
khách du lịch đi qua và ở lại (như việc vận chuyển, phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, hướng
dẫn tham quan, giải trí…) và các giá trị văn hoá tinh thần thu nhận được trong quá trình
du lịch. Khái niệm du lịch trong Luật Du lịch của Việt Nam cũng xuất phát từ cái nhìn
toàn diện này:
“Du lịch là các hoạt dộng có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thoả đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định” [42, tr.9].
1.2.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã
hội. Du lịch đã khẳng định được vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân của các nước như
một ngành “công nghiệp không khói ”.
Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch đang trở nên phổ biến trên toàn cầu
và phát triển với tốc độ nhanh. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới thì năm 1950
toàn thế giới có 25 triệu du khách, đến năm 1990 con số này đã lên tới 450 triệu (tăng
18 lần sau 20 năm). Tính riêng trong vòng mười năm gần đây số khách du lịch quốc tế
đã tăng từ 339 triệu năm 1986 lên 592 triệu năm 1996 và đến năm 2000 con số này đạt
tới 637 triệu và khoảng 937 triệu vào năm 2010.
Theo tính toán của các chuyên gia du lịch quốc tế, chỉ trong vòng 36 năm (từ
1960 - 1996) thu nhập từ du lịch của thế giới đã tăng 62 lần (từ 6,8 tỷ USD năm 1960
tăng lên 423 tỷ USD năm 1996), riêng năm 1995 ngành du lịch toàn cầu đã tạo việc làm
cho 212 triệu người và dự tính đến năm 2005 con số này sẽ lên tới 338 triệu trên phạm
vi toàn thế giới.
Nhiều tài liệu nghiên cứu cũng đã chỉ rõ: Du lịch là ngành lớn nhất thế giới, tính
theo sản phẩm thu được, là ngành đứng đầu về thu thuế, là ngành có khả năng nhất
trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp lao động. Từ
1990-1993, số người làm việc trong ngành du lịch tăng nhanh hơn 50% so với tốc độ
tăng công ăn việc làm trên thế giới. Hội đồng Du lịch và Kinh doanh du lịch thế giới
ước tính: Du lịch và kinh doanh du lịch tạo ra cho 144 triệu việc làm trên thế giới từ
2000 đến 2005, trong đó 112 triệu là ở các nước đang phát triển thuộc khu vực châu á -
Thái Bình Dương. Họ đã tính số tiền khách du lịch chi trả cho các chuyến du lịch sẽ
tăng từ 450 tỷ USD năm 1998 lên 555 tỷ USD năm 2000 và 1500 tỷ USD vào năm
2010. Như vậy sau 20 năm nữa du lịch rất có thể sẽ trở thành ngành kinh tế phát triển
mạnh hàng đầu thế giới [75]
Với đường lối đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước, từ năm 1986 đến nay,
ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Chương trình hành
động quốc gia về du lịch với tiêu đề: “Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới” đã
mạng lại cho Du lịch Việt Nam những kết quả quan trọng, góp phần đẩy nhanh sự phát
triển kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo và khẳng định tầm vóc của du lịch nước ta, rút
ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực. Qua chương trình này có 42
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Ban chỉ đạo Phát triển du lịch, 14
Bộ, Ngành có chương trình, kế hoạch phối hợp triển khai chương trình. Đây là tiền đề
quan trọng huy động nguồn sức mạnh tổng hợp cho phát triển du lịch.
Ngành Du lịch thời gian qua đã tổ chức hàng loạt các lễ hội và liên hoan văn hoá
- du lịch lớn trong cả nước, thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước:
Festival Huế tổ chức hai năm một lần, Đêm rằm phố cổ Hội An, Liên hoan du lịch đất
Phương Nam, Lễ hội văn hoá - du lịch 100 năm Đà Lạt, 110 năm Sapa, Năm du lịch Hạ
Long, Năm du lịch Điện Biên Phủ và hàng chục các lễ hội truyền thống được khôi phục
và nâng cấp phục vụ mục đích du lịch. Hàng chục vạn ấn phẩm quảng bá du lịch bằng
nhiều thứ tiếng đã được phát hành. Hình ảnh cô gái Việt Nam và tiêu đề “Việt Nam -
Điểm đến của thiên niên kỷ mới” đã tạo nên sự quen thuộc, gần gũi đối với mọi người
trên thế giới. Nhờ những hoạt động du lịch văn hoá nói trên chúng ta đã thu hút được
lượng khách quốc tế khá đông đảo mặc dầu phải đương đầu với không ít khó khăn
thách thức do khách quan đưa lại. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, lượng khách
quốc tế đến nước ta giai đoạn 2000-2004 tăng gần một triệu lượt người, khách nội địa
tăng 3,5 triệu lượt. Năm 2000, năm đầu tiên thực hiện chương trình, lượng khách quốc
tế đạt 2,14 triệu lượt tăng 20,1% so với 1999 và gấp 8,4 lần so với năm 1990, khách nội
địa đạt 11,2 triệu lượt người, tăng 5,7% so với năm 1999. Thu nhập xã hội từ du lịch
đạt 1,2 tỷ USD, tăng 19% so với năm 1999. Riêng năm 2004 đã đón được 2.927.837
lượt khách quốc tế, 14 triệu lượt khách nội địa, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 1,65 tỷ
USD, tăng 18% so với năm 2003 [37, tr.53].
Đánh giá về kết quả hoạt động du lịch trong thời gian qua đồng chí Vũ Khoan,
Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã nhận định:
Hoạt động du lịch khởi sắc đã tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng
hoá và dịch vụ sản xuất trong nước, khôi phục nhiều nghề thủ công truyền
thống, góp phần vào sự phát triển của hàng không, văn hoá - thông tin và các
ngành khác liên quan đến du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, thực hiện chính sách
xoá đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và
quốc tế [37, tr.53].
1.3. Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch
Giữa văn hoá và du lịch luôn có mối liên hệ khăng khít, mật thiết. Đó là khai
thác và phát huy các di sản và giá trị văn hoá, một bộ phận thiết yếu nhất của nguồn tài
nguyên du lịch, việc phát triển du lịch hướng vào mục tiêu văn hoá, nâng cao tố chất
văn hoá trong kinh doanh du lịch…
1.3.1. Di sản văn hoá, giá trị văn hoá là nguồn lực cho phát triển du lịch
Chúng ta đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vị trí đặc biệt quan trọng của văn hoá
Việt Nam đối với sự phát triển toàn diện đất nước về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó có
du lịch, một ngành kinh tế đang trở thành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội nước ta trong thế kỷ XXI.
Nhiều người đã khẳng định rằng nếu không có truyền thống, vẻ đẹp độc đáo,
những giá trị và công trình văn hoá thì du lịch Việt Nam sẽ không phát triển mạnh
được, sẽ mất đi sự hấp dẫn riêng của nó.
Trong Luật Du lịch được ban hành năm 2005 thì tài nguyên du lịch được xác
định là “cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao
động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm
đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch,
đô thị du lịch” [42, tr.9].
Với nhận định trên, có thể khẳng định rằng phần lớn tài nguyên du lịch là các giá
trị, các thành tựu, các công trình văn hoá của dân tộc trong sự gắn bó với môi trường tự
nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch còn gắn trực tiếp với tiến trình lịch sử
của đất nước, với truyền thống văn hoá của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau.
Như vậy, đối với du lịch, đặc biệt đối với du lịch bền vững, văn hoá trở thành tài
nguyên tạo nên sự hấp dẫn có chiều sâu nhất đối với du lịch. Và sở dĩ du lịch là một
ngành kinh tế có sức thu hút mạnh mẽ bởi vì trong nó có hàm chứa nội dung văn hoá
sâu sắc và phong phú. Để du lịch phát triển bền vững thì nó phải tuân thủ một yêu cầu
khách quan hết sức nghiêm ngặt là phải đảm bảo sự bền vững về văn hoá. Việc khai
thác các giá trị văn hoá nhằm phục vụ nhu cầu du lịch hiện tại song không được làm tổn
hại đến các giá trị văn hoá, phải bảo tồn các di sản văn hoá cho các thế hệ mai sau.
Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hoá - Thông tin đến năm 2001, Việt Nam có
tổng số di tích văn hoá đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng là 2.597, trong đó:
- Di tích lịch sử là 1266.
- Di tích kiến trúc nghệ thuật là 1205.
- Di tích khảo cổ là 38.
- Danh lam thắng cảnh là 88.
(Đặc biệt trong số này có 6 di sản văn hoá được thế giới công nhận là di sản thế
giới đó là: Cố Đô Huế (Thừa Thiên - Huế); Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); Khu phố cổ
Hội An (Quảng Nam); Khu di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam); Vườn quốc gia Phong Nha -
Kẻ Bàng (Quảng Bình); Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên - Huế).)
Đó là những di sản văn hoá độc đáo ở mọi vùng, miền của đất nước nơi lưu giữ
bao chiến công, hào hùng của dân tộc Việt Nam, nơi ẩn chứa với những giá trị nhân
bản sâu sắc, độc đáo của dân tộc Việt Nam trong suốt trường kỳ dựng nước và giữ
nước, tất cả hợp thành bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc.
Các di sản văn hoá có mặt ở hầu hết ở các địa phương trên cả nước từ miền
ngược đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, đó là lợi thế để ngành du lịch phát
huy các di sản văn hoá trong tổ chức hoạt động du lịch. Có thể khẳng định rằng tiềm
năng to lớn của du lịch Việt Nam nằm trong văn hoá dân tộc.
Chẳng hạn, Chùa Việt Nam là điểm hẹn rất hấp dẫn của khách du lịch quốc tế và
nội địa. Đây vừa được coi là nơi linh thiêng thu giữ khí trời đất, vừa luôn gắn liền với
xóm làng, vừa là nơi giải toả và thanh lọc tâm hồn con người. Vì vậy nó có sức hẫp dẫn
lôi cuốn mạnh mẽ du khách, trở thành yếu tố không thể thiếu được trong tổ chức các
loại hình du lịch, các cuộc hành hương của du khách trong và ngoài nước.
ở hà Nội, số chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá là 116 chùa, trong
đó có nhiều chùa nổi tiếng như chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Cổ Loa…
Hà Tây có 90 chùa được công nhận, trong đó có nhiều chùa là di sản quý hiếm
của cả nước như chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Trầm, chùa Trăm Gian, chùa
Hương, chùa Đậu, chùa Mía…
ở Bắc Ninh, Bắc Giang có tới 44 chùa được công nhận là di tích, trong đó có
chùa Phật Tích, chùa Dâu nổi tiếng.
ở Nam Định có chùa Keo, chùa Cổ Lễ...
ở Nam Bộ các ngôi chùa Khơmer có vị trí đặc biệt đối với đồng bào Khơmer và
đối với cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Và chùa là nơi giáo dục toàn dân, là thư
tàng cổ, là điểm gặp gỡ vui chơi của dân phum sóc trong các ngày lễ. Bên cạnh đó
chúng ta lại tự hào với những địa đạo, những khu căn cứ cách mạng, nhà tù chính trị
như địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, Hoả Lò… đó là những di tích, những bằng chứng
sống của cuộc chiến tranh khốc liệt mà oai hùng của Đảng và nhân dân ta trong thế kỷ
XX. Những di tích đó đã và đang được bảo tồn, phát huy. Du khách về đây là dịp hồi
tưởng về quá khứ chiến tranh yêu nước và cách mạng, các di tích đó có tính giáo dục
cao về truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Cùng với các di tích lịch sử văn hoá như là những tài nguyên tĩnh thì các loại
hình văn hoá phi vật thể là tài nguyên động của du lịch Việt Nam. Tính chất động của
nó đặc biệt do gắn liền với hoạt động của con người, tái hiện, tái tạo của bản thân con
người trong quá khứ và hiện tại làm sống lại lịch sử trong tính toàn vẹn, tính hình
tượng cụ thể cảm tính, sinh động của nó, tạo nên môi trường du lịch độc đáo và sức hấp
dẫn kỳ lạ đối với khách du lịch từ nơi xa đến (những lễ hội dân gian, những chương
trình nghệ thuật cổ truyền, những làn điệu dân ca…) chẳng hạn như Ca Huế và Hò Huế
là loại hình ca hát được mọi người ưa chuộng thường được biểu diễn trên một con đò
lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang. Du khách đến Huế sau những ngày tham quan các
di tích - lịch sử văn hoá, thắng cảnh được thả mình trên dòng Hương Giang nghe hò thả
tâm hồn mình vào những câu “nam ai nam bằng" trải dài như bất tận, lửng lơ trong
không gian, một phần như chùng chình, giăng túi trên mặt nước nghe lưu luyến, nỉ non,
xốn xang lòng người. Cùng với nó là những điệu múa cung đình Huế, những tiết mục
múa rối nước Thăng Long- Hà Nội, những làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng của người
dân quan họ Bắc Ninh.
Điều đáng quí và độc đáo hơn cả, tạo nên sức hấp dẫn của du lịch là nguồn di
sản văn hoá phi vật thể được truyền bá từ ngàn năm lịch sử. Yêu nước là truyền thống
quí báu của dân tộc. Lòng yêu nước của dân tộc đã tô thắm lịch sử bốn ngàn năm dựng
nước và giữ nước. Truyền thống đó đã được giáo dục và lưu truyền cho các thế hệ mai
sau. Phát huy tinh thần yêu nước chính là khẳng định bản lĩnh của con người và Tổ
quốc Việt Nam trên trường quốc tế nhất là trong hoạt động du lịch.
Ngoài các di tích, các lễ hội và truyền thống ngàn năm của dân tộc, chúng ta còn
có rất nhiều di sản lễ hội của đồng bào các dân tộc như các lễ hội của đồng bào dân tộc
Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ luôn có sức hẫp dẫn kỳ lạ đối với du khách. Nếu
chúng ta biết cách khai thác, tổ chức tốt kết hợp với các tua du lịch, chúng ta có thể vừa
bảo tồn các lễ hội, vừa coi lễ hội đó như là một hoạt động du lịch. Theo ý kiến của một
số nhà nghiên cứu văn hoá thì một số tỉnh, thành như ở Bắc Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh
Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình hàng năm có rất nhiều lễ
hội. Dĩ nhiên, không phải tất cả các lễ hội đều trở thành nội dung hoạt động du lịch,
nhưng chứng tỏ rằng di sản văn hoá của chúng ta là một tài nguyên độc đáo, quí giá của
du lịch.
Nguồn lực văn hoá đa dạng và phong phú của 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, được kết tinh từ tài năng, trí tuệ, tâm hồn con người Việt từ ngàn đời, đồng
thời là kết tinh của quá trình giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới,
đã tạo nên sự đa dạng về văn hoá, sự phong phú của các lễ hội, các phong tục tập quán của các
dân tộc Việt Nam.
Có thể nói, văn hoá là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch. Môi trường thiên
nhiên và môi trường văn hoá, nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch vì
chúng chính là nguồn tài nguyên, là yếu tố cơ sở cho phát triển du lịch. Ngày nay, xu
hướng du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan và du lịch văn hoá đang trở thành những loại
hình du lịch chủ yếu trong xu thế phát triển của ngành du lịch. ở nhiều nước trên thế
giới kinh nghiệm cho thấy rằng nếu quốc gia nào có truyền thống văn hoá lâu đời, có
nhiều danh lam thắng cảnh thì quốc gia đó sẽ có thị trường du lịch hấp dẫn.
Số liệu thống kê của một số nghiên cứu do Uỷ ban châu Âu tiến hành cho thấy
20% du khách đến châu Âu với động cơ văn hoá, 60 % du khách người châu Âu quan
tâm đến việc tìm hiểu, khám phá các sự kiện, hiện tượng văn hoá trong chuyến đi của
họ.
Văn hoá còn góp phần cấu thành nên môi trường văn hoá cho du lịch. Văn hoá
làm cho du khách sung sướng, vừa lòng, những tình cảm tốt lành, những kỷ niệm đẹp
cho du khách sau những chuyến đi. Văn hoá cung cấp tri thức, các phép ứng xử văn
minh lịch sự cho hoạt động du lịch.
Một trong những lĩnh vực góp phần phát triển tốt cho lễ hội là du lịch. Mặt khác
du lịch cũng tìm thấy ở lễ hội một chỗ dựa vững chắc, một kho tàng phong phú để khai
thác nhằm phát triển sự nghiệp của mình.
Trong các cuộc hội nghị bàn về chiến lược phát triển văn hoá Việt Nam đến năm
2010, nhiều ý kiến cho rằng không có yếu tố truyền thống, vẻ đẹp độc đáo, những giá
trị và công trình văn hoá, du lịch Việt Nam sẽ không phát triển mạnh được, sẽ mất đi sự
hấp dẫn riêng của nó. Vì du lịch chính là để hiểu hơn văn hoá Việt Nam đặc biệt là văn
hoá truyền thống dân tộc Việt Nam với 54 dân tộc anh em mang sắc thái khác nhau,
song cùng hoà quyện với sắc thái thiên nhiên tạo thành bức tranh văn hoá hết sức độc
đáo giàu truyền thống được lưu truyền trong các bảo tàng, sự khéo léo của các làng
nghề truyền thống, cách xử sự nồng nhiệt đậm đà thú vị qua các món ăn ẩm thực,
phong tục tập quán riêng qua các lễ hội…Số liệu thống kê thời gian qua cho biết:
+ Có gần 30.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham dự Lễ hội 100 năm
Sapa.
+ 77.000 lượt khách dự tại chương trình Tháng Tám - Nha Trang - Điểm hẹn
+ Mê Kông Fetival 2003 thu hút gần 120.000 lượt khách
+ Lễ Hội Chùa Hương đón 356.524 năm 2004
+ Đền Hùng trên 1.000.000 lượt khách
+ Fetival Huế là 1.200.000 lượt khách.
Việc tổ chức lễ hội văn hoá du lịch đã trở thành hoạt động quảng bá tiềm năng
thúc đẩy hợp tác du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách khắp mọi
nơi. Sự thành công của các sự kiện văn hoá du lịch không chỉ được thể hiện bằng số
lượng khách đến tham dự mà còn ở chỗ sự tham gia phối hợp tổ chức của nhiều cấp,
nhiều ngành trong khoảng thời gian dài trên các mặt: hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo ra
sản phẩm mới, chỉnh trang môi trường, cảnh quan, giáo dục tuyên truyền cộng đồng địa
phương đến công tác xúc tiến quảng bá... Vấn đề này cũng khẳng định ngành du lịch
đang dần dần có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của nhiều địa phương.
Ngoài ra, hiệu quả của các sự kiện văn hoá lễ hội du lịch còn được đánh giá qua những
lợi ích mang lại cho cộng đồng dân cư. Khi cộng đồng dân cư được chia xẻ lợi ích, họ
sẽ tự biết bảo vệ nguồn tài nguyên phục vụ phát triển du lịch bền vững.
1.3.2. Văn hoá là mục tiêu của phát triển du lịch
Văn hoá và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau. Phát huy bản sắc,
truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch, tạo động lực cho kinh doanh du lịch
phát triển. Bất kỳ một ngành kinh tế nào cũng đều hướng tới lợi nhuận, để đạt tới lợi
nhuận có rất nhiều phương thức khác nhau trong đó có việc phát huy nhân tố con
người. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải lấy nó làm động lực để thúc đẩy sản xuất.
Đồng thời với việc nhận thức rõ vai trò của những nhân tố truyền thống văn hoá trong
kinh doanh du lịch như phong tục, tập quán, nếp sống… được sử dụng như một phương
thức kinh doanh.
Yếu tố truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch có vai trò quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của du lịch. Muốn có hiệu quả trong kinh doanh
điều quan trọng không chỉ thoả mãn nhu cầu của khách bằng cơ sở vật chất của mình mà
điều quan trọng hơn chiếm được tình cảm của khách qua việc phát huy truyền thống, bản
sắc văn hoá dân tộc.
Du lịch vừa là ngành dịch vụ, vừa là ngành sản xuất, vừa tiêu thụ sản phẩm của
chính mình. Trong du lịch phần lớn các dịch vụ đều do con người thực hiện. Khách sạn
là nơi tiếp đón và phục vụ rất nhiều đối tượng khác nhau về mục đích thăm viếng, quốc
tịch, dân tộc… Ngay cách cư xử cũng thể hiện những phong tục tập quán khác nhau.
Người Hàn Quốc chào nhau bằng cách cúi gập người, người châu Âu hay bắt tay khi
giao tiếp, người Việt là nụ cười thân mật nở trên môi. Người Việt ta có câu:
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Người Trung Quốc thì cho rằng:
“Nếu không biết cười thì đừng bao giờ mở nhà hàng”.
Giao tiếp là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến hoạt động du lịch. Trong
điều kiện nước ta còn nghèo, kinh tế chưa phát triển, lòng hiếu khách, vẻ thanh lịch, sự
tự tin trong giao tiếp ứng xử đối với khách nhất là khách quốc tế là điều rất cần thiết.
Vì vậy những người làm du lịch đã phải hình thành cho mình một phong cách giao tiếp,
ứng xử mang cốt cách Việt Nam nghĩa là mến khách, tôn trọng những nhu cầu chính
đáng của khách, khéo léo lịch sự, nhã nhặn, bình đẳng với mọi người. Đó cũng là
truyền thống văn hoá và nhân cách của người Việt Nam.
Trang phục truyền thống với những gam màu sắc là yếu tố góp phần tạo cho
khách cảm giác thoải mái khi sử dụng dịch vụ. Mỗi khách sạn đều chọn cho mình một
kiểu trang phục phù hợp với điều kiện kinh doanh, điều kiện môi trường nơi hoạt động.
Trang phục cũng là nét đẹp thể hiện sự tôn trọng đối với khách. Cảm nhận đầu tiên khi
khách đến cơ sở du lịch tốt hay xấu là phụ thuộc vào thái độ, cử chỉ, trang phục của
người đón tiếp. Nhiều khách sạn đã biết chọn cho mình kiểu trang phục mang sắc thái
độc đáo, hài hoà với khung cảnh. Qua đó phần nào đánh giá được trình độ tổ chức của
khách sạn đó.
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có sắc thái trang phục
riêng. Kế thừa kho tàng phong phú về trang phục với những chất liệu như lụa, gấm, thổ
cẩm… những người làm du lịch đã sáng tạo, áp dụng phù hợp với cơ sở của mình.
Trang phục đã góp phần không nhỏ tạo ra sự thành công trong nghi thức ngoại giao,
trong tiếp tân, trong các chương trình lễ hội của các vùng miền trên đất nước.
Hoạt động của du lịch nhìn từ góc độ nào cũng gắn với tự nhiên. Các yếu tố tự
nhiên như khí hậu, tài nguyên… thường xuyên thay đổi và tác động đến cung cầu du
lịch.
Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, nếu như phương Tây có xu hướng
cải tạo tự nhiên thì phương Đông nói chung, con người Việt Nam nói riêng lại có xu
hướng hoà đồng với thiên nhiên. Họ yêu thiên nhiên và sống gắn bó với thiên nhiên vì
họ hiểu những giá trị, những lợi ích to lớn mà thiên nhiên ban tặng họ:
“ Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”.
Lối ví von như vàng, như bạc không chỉ có nghĩa là thiên nhiên giàu có mà
chứng tỏ thiên nhiên trong tâm khảm người Việt là vô cùng quí giá, là nguồn sống,
nguồn của cải vật chất mà con người phải tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn không chỉ cho thế
hệ hôm nay mà cả cho thế hệ mai sau.
Nguồn cảm hứng thẩm mỹ sâu sắc trước thiên nhiên, con người đã khám phá,
xây dựng những công trình kiến trúc như đền, chùa, miếu mạo…, tuy không đồ sộ
hoành tráng nhưng hài hoà với khung cảnh thiên nhiên và phù hợp với tâm thức của
người Việt như các di tích lịch sử của Một Cột, chùa Trấn Quốc, Đền Hùng, Cố Đô
Huế… Đây thực sự là hệ sinh thái nhân văn đẹp, hài hoà giúp cho con người cảm nhận
sự thư giãn, sự linh thiêng trong các dịp lễ hội.
Trước những vấn đề của cuộc sống, trước sức ép ngày càng tăng của công việc
đô thị hoá, con người ngày càng có nhu cầu tìm đến với thiên nhiên, du lịch sinh thái.
Loại hình du lịch gắn với thiên nhiên - du lịch sinh thái đang trở thành một hướng khai
thác không thể thiếu được trong chính sách phát triển du lịch của các quốc gia.
So với nhiều quốc gia trên thế giới, cảnh quan thiên nhiên Việt Nam còn khá
hoang sơ, nhiều nơi con người còn chưa khám phá, rất phù hợp với loại hình du lịch
thiên nhiên, du lịch xanh… Với đất nước có nhiều dân tộc với những nét văn hoá bản
địa hấp dẫn, đầy hứa hẹn những tiềm năng cho việc khai thác và phát triển du lịch. Khai
thác tốt và hợp lý với những chính sách phù hợp việc phát triển loại hình du lịch sinh
thái chính là phát huy tốt mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong hoạt động du
lịch. Đứng ở góc nhìn văn hoá, du lịch sinh thái chính là sự biểu hiện rõ rệt cho mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Việt Nam là nước nông nghiệp, mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá của mỗi
người dân trong đó có hoạt động du lịch đã chi phối mạnh mẽ tới hành động thái độ
ứng xử của con người với tự nhiên.
Đẩy mạnh phát triển du lịch nhưng đồng thời phải tích cực bảo vệ môi trường
sinh thái. Nếu hoạch định chính sách phát triển du lịch không có nội dung “phát triển
bền vững”, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến đáp ứng
nhu cầu của thế hệ mai sau thì việc khai thác du lịch không gắn với bảo vệ môi trường
sẽ làm cho tự nhiên biến đổi nhanh chóng sẽ tác động tiêu cực đến du lịch.
Hiện nay không ít khách than phiền về phí tham quan ở một số nơi quá đắt và
môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Tại một số điểm du lịch, khi cộng đồng địa phương
được hưởng các lợi ích vật chất từ hoạt động du lịch thì ý thức về bảo vệ môi trường
được cải thiện rõ rệt. Khi đó những tác động tiêu cực tới môi trường cũng được hạn chế
đáng kể (như ở khu du lịch Ao Vua, Vườn Quốc gia Ba Vì…). Văn hoá là mục tiêu của
phát triển du lịch bền vững và lành mạnh. Vì vậy những người hoạt động du lịch phải
có tri thức văn hoá phong phú, kinh doanh có văn hoá, phong cách văn hoá trong ứng
xử giao tiếp…
1.3.3. Du lịch thúc đẩy giao lưu văn hoá phát triển
Du lịch và văn hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này được hình
thành và củng cố dựa trên quá trình hình thành và phát triển một cách ngày càng đa dạng
của các loại hình du lịch cũng như tốc độ phát triển nhanh chóng của du lịch trong nước,
trong khu vực cũng như trên thế giới.
Trong mối quan hệ với văn hoá, du lịch là yếu tố quan trọng đẩy mạnh giao lưu
văn hoá giữa các vùng miền trong nước và giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới.
Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn hưng và bảo
tồn các di sản văn hoá. Du lịch đã tạo nên điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội của các địa
phương và của các dân tộc phát triển. Nói một cách khác, du lịch đã có tác động quan
trọng vào đời sống văn hoá của xã hội.
Doanh thu từ các hoạt động du lịch được sử dụng một phần cho việc tu bổ di
tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục các làng nghề truyền thống như mây
tre, gốm, dệt thổ cẩm… biến chúng trở thành hàng hoá bán cho khách tham quan.
Đối với các giá trị văn hoá phi vật thể, hoạt động du lịch trong thời gian quan đã
phục hồi và làm sống lại những lễ hội dân gian, văn nghệ dân gian, sinh hoạt tín
ngưỡng… phục vụ du khách.
Du lịch còn có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và sinh thái.
ý nghĩa xã hội quan trọng của du lịch là thông qua du lịch con người được thay
đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu
văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, đồng thời mở mang kiến thức đáp ứng lòng
ham hiểu biết từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những
phẩm chất đạo đức tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn góp phần hình thành phương
hướng đúng đắn trong mơ ước sáng tạo, trong kế hoạnh tương lai của con người. Điều này
quyết định sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội.
Trong thời gian du lịch, khách du lịch thường sử dụng các dịch vụ, hàng hoá và
thường tiếp xúc với dân địa phương, thông qua các cuộc tiếp xúc đó, khách và dân bản địa
đều được trau dồi và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau về văn hoá, lịch sử, những phong tục
tập quán của khách và cả chủ nhà.
Du lịch là cầu nối hoà bình giữa các dân tộc. Du lịch là giấy “thông hành của hoà
bình” vì thông qua nó con người hiểu biết thêm các dân tộc trên thế giới, cảm thông và
xích lại gần nhau hơn, thấy được cái hay cái đẹp mà con người đang khát vọng vươn tới
vì ngày mai tốt đẹp hơn, qua đó mỗi dân tộc có sự chắt lọc, bổ sung, nâng cao nền văn
hoá của mình.
Để thế giới có thể tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hoá Việt Nam, qua du lịch chúng
ta đã giới thiệu nhiều di tích văn hoá, công trình văn hoá thiên tạo và nhân tạo của
mình: Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long, di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng…Tuần lễ Du lịch Fetival Huế được tổ chức tại Cố Đô Huế là dịp để chúng
ta giao lưu, trao đổi, hợp tác, làm cho chúng ta và bè bạn ngày càng “xích lại gần nhau
hơn” trong không khí hữu nghị, đoàn kết đượm đà màu sắc văn hoá đa dạng, phong phú.
Có thể nói các hoạt động giao lưu văn hoá giữa nước ta với các nước trên thế giới
không ngừng tăng lên vừa phong phú về nội dung vừa đa dạng về hình thức trong thời gian
qua là có sự đóng góp của hoạt động du lịch. Hoạt động này đã góp phần vào việc giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Ngoài những thành tựu đã đạt được kể trên, hoạt động giao lưu văn hoá qua du
lịch cũng còn có một số hạn chế:
Trước hết là về nhận thức tư tưởng, đạo đức, lối sống xuất hiện, tệ sùng bái
nước ngoài, coi thường những giá trị dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng cá nhân, vị
kỷ đang gây tai hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Việc giao lưu văn hoá với
nước ngoài chưa tích cực và chủ động, còn nhiều sơ hở, văn hoá phẩm độc hại vào
nước ta còn nhiều, tác phẩm văn hoá có giá trị của ta giới thiệu với nước ngoài còn ít.
Tuy nhiên, những tồn tại và thiếu sót trên cũng không làm mờ đi những thành tựu lớn
về văn hoá và du lịch mà chúng ta đã đạt được trong quá trình giao lưu và hội nhập.
Thực tế đã chứng tỏ đường lối và các chính sách của Đảng và Nhà nước ta đang phát
huy tích cực, định hướng đúng đắn cho phát triển văn hoá và du lịch.
Kết luận chương 1
Văn hoá và du lịch có mối quan hệ qua lại hết sức mật thiết. Văn hoá là nguồn
tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú đặc sắc có thể tạo ra các sản phẩm du lịch độc
đáo để thu hút khách du lịch, là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch hiện nay. Du lịch
văn hoá đang trở thành một loại hình du lịch phổ biến và có hiệu quả cao. Hoạt động du
lịch cũng có những tác động trở lại đối với văn hoá. Du lịch chính là cầu nối để thúc
đẩy trao đổi, giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia, cộng đồng với nhau đồng thời du lịch
chính là động lực góp phần vào phát triển, giữ gìn bảo tồn và phát huy truyền thống văn
hoá của dân tộc. Tuy nhiên sự phát triển du lịch cũng đang đặt ra cho văn hoá dân tộc
những thách thức, những “nguy cơ bất ổn”.
Thứ nhất: Đối với các di sản văn hoá, đặc biệt các di sản văn hoá vật thể có giá trị
thì khách tham quan và sự bùng nổ số lượng khách đã trở thành mối nguy cơ đe doạ việc
bảo vệ các di tích này. Sự có mặt quá đông của du khách cùng một thời điểm ở một di
sản đã tạo nên những tác động cơ học, hoá học cùng với yếu tố khí hậu nhiệt đới gây nên
những huỷ hoại đối với các di sản và các động sản phụ như các vật thờ, các dụng cụ
trang trí.
Thứ hai: Sự phát triển của các dịch vụ du lịch tự phát thiếu sự kiểm soát đã tác
động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu di tích. Hiện
tượng viết và khắc chữ lên một số di tích, sự ô nhiễm môi trường từ khói bụi, các loại
rác thải… đang xảy ra tác động trực tiếp đến các di tích…
Thứ ba: Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể là các điểm nổi bật trong văn
hoá của mỗi dân tộc. Do tác động của quá trình thương mại hoá, các giá trị này đang bị
mai một.
Thứ tư: Có sự xung đột giữa các giá trị văn hoá bản địa và văn hoá của du khách,
đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhiều nơi đã và đang diễn ra những thay đổi không lành
mạnh từ lối sống truyền thống sang lối sống hiện đại được du nhập thông qua khách du
lịch.
Thứ năm: Sự phát triển du lịch kèm theo buôn bán trái phép đồ cổ. Do hám lợi
một số kẻ xấu đã ăn cắp cổ vật ở các khu di tích, đào bới các lăng mộ cổ và gom nhiều
hiện vật quý trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu để bán với
khách du lịch.
Thứ sáu: Kinh tế du lịch được thúc đẩy là một tác nhân làm tăng sự phân hoá
giàu nghèo trong xã hội.
Khắc phục được các thách thức và nguy cơ đó, văn hoá và du lịch nước ta chắc
chắn sẽ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững,
toàn diện.
Chương 2
Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch
Trên địa bàn Hà Nội
2.1. Thực trạng bảo tồn và phát triển văn hoá nhằm phục vụ phát triển du
lịch
2.1.1. Di sản văn hoá Thăng Long Hà Nội nguồn lực cho phát triển du lịch
Thủ đô
2.1.1.1. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên
Hà Nội là một thành phố cổ kính có tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan hấp dẫn,
là một thành phố của cây xanh và hồ đẹp, nơi gặp gỡ giữa trời đất, con người và các
quần thể hoà quyện vào nhau tạo thành một bức tranh duyên dáng. Với những cây xanh
gắn bó với con người không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn làm cho môi trường thoáng
mát. Những đường phố cũng có nhiều nét đặc trưng riêng của nó. Đường Trần Hưng
Đạo với nhiều cây sấu um tùm, đường Điện Biên Phủ có hàng cây đa xanh ngắt, đường
Ngô Quyền có những cây me cổ thụ. “Mùa Hoa Sữa” có ở đường Nguyễn Du, “Hoàng
Lan" có ở Phố Phan Đình Phùng. Phố Lý Thường Kiệt, Đường Bà Triệu có "Bằng
lăng”. Bốn mùa Hà Nội cho ta đầy sắc hương của nhiều loại hoa lá quanh năm xanh tốt.
Hoa làng Ngọc Hà, Quất Quảng Bá, Hoa đào Nhật Tân… Hà Nội thuộc hai hệ thống
sông chính là Sông Hồng và Sông Thái Bình giàu phù sa, cung cấp đủ nước tưới tiêu
cho đồng ruộng, cây trồng. Thành phố có rất nhiều sông nhỏ và hồ đẹp: Cả thảy có tới
3.600 ha hồ ao với 27 hồ lớn, có thể trở thành nơi có điểm du lịch hấp dẫn.
Hồ Gươm với Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn ngàn năm in bóng, đền được xây dựng
trên Đảo Ngọc, với nhiều công trình liên hoàn tinh tế: cổng Nghi Môn, tháp Bút, đài
Nghiên, cầu Thê Húc, lầu Đắc Nguyệt, đình Trấn Ba, tháp Rùa và ngôi đền chính.
"Khen ai khéo hoạ dư đồ
Giữa nơi thành thị có hồ xanh trong".
Hồ đã gắn với huyền thoại lịch sử, chuyện xưa kể lại rằng: Khi xưa vua Lê Lợi
khởi nghĩa Lam Sơn có tìm được lưỡi kiếm ở dưới sông. Lê Lợi đem kiếm báu dưới cờ
kháng chiến suốt mười năm đánh đuổi quân Minh, rồi về đóng đô ở Thăng Long. Một
hôm nhà vua dạo thuyền bên hồ Lục Thuỷ (tên Hồ Gươm) gặp một con Rùa, Rùa ngậm
lấy lặn biến. Từ đó có tên là “Hồ Gươm” hay còn gọi là “hồ Hoàn Kiếm”.
Hồ Gươm là trung tâm của thủ đô, là danh thắng lịch sử văn hoá lâu đời với truyền
thuyết yêu nước chống giặc ngoại xâm đã gắn trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Hồ
có sức lôi cuốn khách du lịch trong nước và quốc tế, là nơi giao lưu giữa nhân dân thủ đô và
nhân dân các địa phương khác.
Trung tâm Hà Nội còn có nhiều hồ khác như: Hồ Bảy Mẫu, hồ Thiền Quang, hồ
Trúc Bạch, hồ Giảng Võ… đều là những cảnh quan đẹp và là nơi vui chơi giải trí của
nhiều người.
Đặc biệt tiềm năng vô tận của Hồ Tây còn được biết đến như một điểm du lịch
đa dạng và đặc sắc không chỉ của Hà Nội mà còn của cả nước. Từ xa xưa, Hồ Tây đã là
nơi thưởng ngoạn cảnh quan, nơi hành hương, nơi nghỉ dưỡng, vui chơi. Hồ Tây cũng
là nơi tập trung khá nhiều di tích văn hoá với bề dầy lịch sử ngàn năm và xưa hơn nữa.
Hồ Tây với diện tích chừng 500 ha nằm trong nội thành Hà Nội, hồ được ví như là
lá phổi xanh lớn cho thủ đô, nơi tập trung đông dân cư với hoạt động kinh tế, giao thông
dày đặc. Hồ được biết đến như một nhánh lớn bị chia cắt của Sông Hồng. Hồ Tây không
chỉ là một không gian xanh mà còn được bao phủ bởi các lớp huyền thoại lịch sử và
đượm chất văn hoá dân gian. Truyền thuyết kể lại rằng:
“Thời nhà Lý, Vua cho đúc đồng đen thành một quả chuông lớn, đúc song, khi
đánh thử chuông, có một con Trâu Vàng từ phương Bắc ngỡ là tiếng mẹ đã vùng chạy
sang: Trâu chạy tìm, đất sụt thành hồ. Nhà vua phải cho ném chuông xuống hồ, Trâu
mới yên. Từ đó, Trâu ở lại đáy Hồ Tây cho nên còn gọi là hồ “Trâu Vàng".
Hiện nay bao quanh Hồ Tây là trên 60 di tích lịch sử - văn hoá có giá trị nhiều
mặt. Đặc biệt là các chùa, đình, đền, miếu… trong đó có những di tích là điểm đến đặc
biệt quan trọng của khách du lịch như chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, Quán Trấn Vũ …
Gắn với các di tích ấy là lễ hội dân gian truyền thống có sức hấp dẫn với khách du lịch
quốc tế và khách nội địa. Nhiều làng nghề truyền thống cũng tập trung quanh khu vực
Hồ Tây nay trở thành phố phường mà vẫn giữ được nghề như nghề đúc đồng Ngũ Xã,
giấy ở Yên Thái.
Hồ Tây còn được đánh giá dưới góc độ khác tiềm năng của du lịch sinh thái và du
lịch xanh cùng với du lịch thể thao mặt nước và dưới nước. Hồ Tây được bao quanh bởi
nhiều làng cổ Yên Phụ, Quảng An, Nhật Tân, Bưởi, Thuỵ Khê, hệ thống cây xanh quanh
17 km chu vi hồ trong đó có nhiều cây lớn cùng với các làng hoa Nghi Tàm, Nhật Tân,
tạo nên một môi trường sinh thái nhân văn hấp dẫn.
Tiềm năng nước và mặt nước Hồ Tây mở ra khả năng lớn cho sự phát triển các loaị
hình du lịch có sức hấp dẫn to lớn và lâu dài. Các hoạt động thể thao như bơi lội, câu cá,
du thuyền, lướt vát đều có thể thực hiện được. Công viên Hồ Tây được xây dựng và đưa
vào sử dụng đó là các dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống, thể thao bơi lội… trong đó có việc
khai thác mặt nước ven hồ. Tổ hợp này đã thu hút gần 500 nghìn lượt khách du lịch vào sử
dụng các dịch vụ trong những tháng hè. Những ngày thứ bẩy, chủ nhật có tới 7 nghìn lượt
khách đến thăm quan.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là chất lượng nước và cảnh quan môi sinh ven
Hồ Tây, tiềm năng lớn và quan trọng của du lịch, cần phải được đảm bảo trong sạch để
có thể khai thác lâu bền. Nhiều cuộc khảo sát Hồ Tây cho thấy tình trạng nước và rác
thải trong lòng hồ ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất là những nơi có các dịch vụ
kinh doanh.
Để Hồ Tây trở thành một trong những tiêu điểm của hoạt động du lịch của Hà Nội
thì phải có chương trình đầu tư, qui hoạch, cải tạo, bảo tồn và khai thác một cách khoa
học.
2.1.1.2. Tiềm năng về di tích lịch sử văn hoá
Các thế hệ người Việt Nam, ngay từ buổi đầu dựng nước, đã biết tôn trọng và
giữ gìn các giá trị văn hoá, đặc biệt là đã biết sáng tạo và huy động sức mạnh văn hoá
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trước những thử thách của thời gian và lịch
sử, của thiên tai và địch hoạ để tồn tại và phát triển. Ông cha ta đã biết sớm khơi nguồn
sức mạnh từ chiều sâu của nền văn hoá dân tộc, biết chắt lọc tinh hoa từ nền văn hoá
của nhân loại để tạo nên những giá trị văn hoá cao đẹp, mang đậm bản sắc văn hoá dân
tộc, thắm đượm tính nhân văn.
Từ những giá trị truyền thống của văn hoá Việt Nam, Thăng Long - Hà Nội, mảnh
đất ngàn năm văn hiến đã hình thành nên những di sản văn hoá (di sản văn hoá vật thể và
phi vật thể) vô cùng phong phú và đa dạng.
Ngày nay Hà Nội đã trở thành biểu tượng cho các giá trị văn hoá của dân tộc, là
niềm tự hào của mỗi người Việt Nam. Câu thơ quen thuộc của Huỳnh Văn Nghệ, một
nhà thơ một vị tướng quân trên đất Nam Bộ:
“Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”
Đã nói thay tấm lòng của nhân dân cả nước đối với Hà Nội, mọi người dân cả
nước “đều thương nhớ”, đều mong ước được đến thăm Hà Nội. Du khách nước ngoài
đến Việt Nam cũng không thể bỏ qua Hà Nội bởi vì Hà Nội có bề dày lịch sử nghìn
năm tồn tại, là thủ đô của nước Việt Nam anh hùng và mến khách.
Thăng Long - Hà Nội” đã sớm trở thành điểm hội tụ văn hoá của mọi
miền đất nước. Lý Công Uẩn đã mang về Thăng Long những giá trị văn hoá của
vùng Kinh Bắc vốn là quê hương của mình. Sau thời Lý, văn hoá Thăng Long
lại được bổ sung những nhân tố mới kể từ khi triều Lý trị vì ở Thăng Long…
Cứ thế, với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước, văn hoá
Hà Nội đã trở thành bản giao hưởng các giá trị đó đã được nâng cao và có ý
nghĩa phổ quát trong mỗi giai đoạn lịch sử [11, tr.12].
Nghiên cứu về văn hoá Thăng Long - Hà Nội, một câu hỏi đã đặt ra: gần 1000
năm qua, Hà Nội đã là nơi hội tụ tài hoa và trí tuệ của cả nước, trong suốt chiều dài lịch
sử đó, Hà Nội đã để lại những giá trị văn hoá gì cho ngày nay?
Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá truyền thống, các công trình kiến
trúc của đình chùa, miếu mạo, những khu phố cổ, những dinh thự, những quần thể kiến
trúc của nền văn hoá phương Đông vừa tự nhiên, thơ mộng huyền bí, đẹp đẽ. Theo báo
cáo năm 2002 của Ban quản lý danh thắng và di tích, Hà Nội có khoảng 2.727 di tích
lịch sử văn hoá bao gồm 775 ngôi chùa, 216 ngôi đền, 252 ngôi miếu, 679 ngôi đình,
12 lăng, 66 nhà thờ họ, 32 quán am.
Di sản văn hoá Thăng Long- Hà Nội đa dạng và phong phú, có niên đại từ trước
thời Lý đến thời Nguyễn, những viên ngọc quí trong kho tàng văn hoá của dân tộc. Mật
độ di tích của Hà Nội thuộc loại cao nhất nước. Những di sản này được sinh ra và nuôi
dưỡng bằng đạo lý, tín ngưỡng và phong tục truyền thống của dân tộc nên có sức sống
mãnh liệt, lâu bền. Có khách du lịch nước ngoài đã nêu nhận xét về Hà Nội:
Với tư cách là khách du lịch mến yêu Hà Nội, bản thân tôi rất mong Hà
Nội ngày càng hiện đại, nhưng điều quan trọng hơn cả là việc lưu giữ các di
tích lịch sử, những thắng cảnh mạng giá trị nhân văn vốn có từ lâu đời của các
bạn. Theo tôi chính những yếu tố ấy mới tạo nên được sức sống, nét đặc trưng
rất riêng của Hà Nội [59, tr.32].
Trong các di tích kiến trúc cổ, chùa có số lượng lớn nhất.
Chùa Trấn Quốc là chùa cổ vào loại bậc nhất nước ta được xây dựng từ thời Lý
Nam Đế. Chùa ở phía đông Hồ Tây, xây dựng trên hòn đảo xưa có tên gọi là Kim Ngư.
Chùa như một hòn đảo được sóng vỗ quanh năm. Ngôi chùa kết hợp được vẻ đẹp cổ
kính của di tích lịch sử lâu đời với vẻ đẹp thanh nhã của thắng cảnh ven hồ. Qua nhiều
niên đại, chùa vẫn được coi là một danh thắng đẹp nhất kinh thành, đã đi vào lịch sử
như một niềm tự hào của văn hoá dân tộc.
Chùa Kim Liên được xây dựng từ năm 1639, có tên gọi là chùa Sen Vàng, cũng
ở Hồ Tây, nằm trên bán đảo Nghi Tàm. Ngôi chùa như nổi trên mặt nước, kiến trúc độc
đáo, mỗi nếp nhà có hai tầng mái, cả bốn mặt tường đều xây gạch trần, với ba nếp nhà
liên tiếp nhau thành hình chữ tam vừa lộng lẫy vừa trang nghiêm. Chùa với bề dày lịch
sử, và những giá trị kiến trúc nghệ thuật lớn được đặt vào vị trí trang trọng trong kho di
sản văn hoá, chùa lại nằm trong quần thể của Hồ Tây, một tuyến tham quan du lịch liên
khu di tích Quan Thánh - Trấn Quốc - Yên Phụ - Kim Liên.
Chùa Một Cột được xây dựng năm 1041, chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, quận Ba
Đình, nằm trong quần thể di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chùa Một Cột còn có tên chữ
Hán là “Nhất Trụ Cột”. Chùa có kiến trúc độc đáo trên một trụ đá trong hồ nước. Chùa Một
Cột còn gọi là Toà Đài Sen, vì hình dáng của chùa như là một bông sen nhô lên trên mặt nước.
Chùa hình vuông làm bằng gỗ, lợp ngói ta. Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, hai đầu rồng
chầu về mặt nguyệt. Trong chùa đức phật Quan Âm toạ lạc (có nhiều tay), sơn màu vằng.
Phía trên tượng phật là hoành phi “Liên hoa đài” (đài Hoa Sen). Tượng phật Quan Âm
cũng ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất. Chùa có bốn
mái, bốn đầu đao cong được đắp hình đầu rồng.
Chùa Một Cột được xây ở giữa hồ thả sen. Khách trong nước và quốc tế tới vãn
cảnh, cầu nguyện, ngắm sen nở. Trong hồ tương phản với chùa cũng là bông sen lớn,
toát lên sự thanh cao của đức phật Quan Âm.
Ngoài ra Hà Nội còn rất nhiều chùa nổi tiếng về sự tích lịch sử, và kiến trúc độc
đáo như chùa Lý Quốc Sư, Chùa Hà, chùa Thiên Phúc, chùa Vạn Ngọc, chùa Phúc
Khánh.
Ngoài hệ thống chùa còn có các đình, đền thờ phụng các anh hùng dân tộc, các
thánh mà trong tiềm thức của dân gian cho là linh thiêng.
Như đình Giảng Võ thờ bà Lý Châu Nương, một nữ tướng thời Trần phụ trách
kho lương thực của quân đội và có công đánh giặc, được triều đình phong làm phúc
thần.
Đình Linh Đàm thờ Thành Hoàng là Bảo Ninh Vương. Theo truyền thuyết, Bảo
Ninh Vương vốn là thuỷ thần học trò của Chu Văn An đã có công làm ra mưa chống
hạn cho nhân dân bảy làng quanh vùng.
Đình Thanh Hà nơi tưởng niệm Trần Lựu, người có công trong lịch sử chống
giặc ngoại xâm của dân tộc dưới triều Trần ở thế kỷ XIII được nhân dân thờ làm Thành
Hoàng.
Đền Ngọc Sơn nằm trong lòng Hồ Gươm lịch sử. Đền là quần thể kiến trúc liên
hoàn tinh tế giữa Tháp bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc, Lầu Đắc Nguyệt, đình Trấn Ba.
Từ xưa nơi đây là nơi thưởng ngoạn của các vua chúa. Tháp Bút là một công trình kiến
trúc đẹp, điểm tô thêm vẻ đẹp của thắng cảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn. Từ Tháp Bút
đi vào gần phía hồ, trên nền núi Ngọc Sơn xưa, Nguyễn Văn Siêu đã cho xây một Đài
Nghiên. Khu đền chính Ngọc Sơn được xây dựng ở trung tâm Đảo Ngọc, ẩn mình dưới
những tán cây cổ thụ quanh năm xanh tốt. Có bài thơ khuyết danh được người đời ca
tụng nói về Hồ Gươm và Cầu Thê Húc đã in trong Nam Thi hợp tuyển do đốc học
Nguyễn Văn Ngọc biên tập.
Bóng Tháp lô nhô lấp sóng cồn
Nhịp cầu nho nhỏ ghếch sườn non
Nước trong chưa vẩn tăm thầm kiếm
Đường rộng còn trơ dấu phép môn,
Kim cổ treo chung tranh thuỷ mặc
Tang thương chớp nhoáng bóng hoàng hôn
Nghìn thu suy thịnh gương còn đó,
Coi thuở vầng trăng khuyết lại tròn.
Ngày nay đền được tu sửa lại càng trở nên đẹp và đầy ý nghĩa nhân bản. Đền
được soi mình dưới nước như những hạt ngọc lung linh huyền diệu cho tất cả khách
thập phương đến thăm cảnh hồ.
Đền Hai Bà Trưng, thờ hai nữ anh hùng đầu tiên của lịch sử chống giặc ngoại
xâm ở nửa đầu thế kỷ I sau công nguyên: Trưng Trắc và Trưng Nhị. Sự ra đời của ngôi
đền đã được kể lại rằng: Vào đời Lý Anh Tông niên hiệu Đại Đinh Ba (1142) có pho
tượng đá nổi trên dòng Nhị Hà toả sáng cả một đoạn sông, thuyền bè không dám đến
gần. Vua Anh Tông biết chuyện bèn sai người ra đón rước nhưng không được. Theo ý
các bô lão, người ta lấy vải đỏ làm lễ buộc vào tượng rồi rước vào, một pho tượng cao
lớn, đầu đội mũ trụ, thân mặc áo giáp, hai tay chỉ lên trời, một chân quì, một chân ngã
ra…
Đền được dựng ở bãi Đồng Nhân, thời nhà Lý do đất lở nên đã di chuyển vào vị
trí ngày nay. Đền là trung tâm của quần thể di tích với đình thờ Thần Hoàng làng và
chùa thờ phật. Trước mặt đền có hồ bán nguyệt, cây cối tốt tươi, dưới bóng cây đa cổ
thụ có tấm bia đá đặt trên lưng Rùa. Trong đền có tượng Hai Bà mặc áo vàng, áo đỏ.
Hà Nội còn có khu di tích văn hoá mang đậm dấu ấn của lịch sử như khu di tích
Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám, khu di tích Hoả Lò…
Khu di tích Cổ Loa là một vùng thành trì lớn, một dấu tích vật chất về kiến trúc
quân sự và đô thị cổ cách đây gần hai thiên niên thành Cổ Loa gắn liền với câu chuyện
An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc. Câu chuyện xây thành đã trở thành huyền thoại.
Thành cứ ngày xây, đêm đổ nên chỉ khi vua được Thần Kim Qui (Rùa Vàng) cho người
mách kế diệt Tinh Bạch Kê (Gà Trắng) thì thành mới xây xong. Chiếc Nỏ Thần mà lẫy
nỏ chính là móng Rùa Vàng, trăm phát trăm trúng đã giúp vua tiêu diệt giặc, giữ được
thành.
Cổ Loa là di tích lớn và là di tích duy nhất còn lại đến nay về một thủ phủ lớn.
Một thủ phủ mà cha ông ta đã thiết lập trên đồng bằng Bắc bộ, thoạt đầu hẳn là thủ phủ
của thủ lĩnh quân sự lớn. Đây là di tích duy nhất về kiến trúc quân sự thời cổ ở nước ta.
Trong khu vực thành vẫn còn tượng An Dương Vương bằng đồng. Dấu tích kiến trúc
quan trọng còn lại đến nay nằm ở khu vực thành trong, có đền thờ An Dương Vương.
Phía trước đền thờ có giếng Ngọc (nơi tự vẫn của Trọng Thuỷ). Cổ Loa nếu được đầu
tư phục chế lại thì sẽ là di tích rất đáng tự hào của thủ đô.
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng từ thời Lý Thánh Tông (1070) là trường
đại học đầu tiên của nước ta. Sau gần ngàn năm tồn tại, trải qua bao nhiêu biến cố, Văn
Miếu Quốc Tử Giám ngày nay vẫn là khu di tích lịch sử văn hoá quan trọng, một thắng
cảnh độc đáo. Ngoài giá trị lịch sử, văn hoá, nó còn có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, là
công trình kiến trúc tiêu biểu của nho giáo và trải qua nhiều triều đại được trùng tu sửa
chữa. Toàn bộ khu vực có diện tích hình chữ nhật, chiều dài 306 mét, chiều rộng 75 mét,
đường vào qua cổng Tam Quan, trong sân có “Khuê Văn Các” soi bóng xuống mặt hồ
nước nhỏ hình vuông mang tên Thiên Quang Tinh (giếng nước mang ánh sáng của bầu
trời) được coi là hình ảnh tiêu biểu của nền văn hoá Việt Nam cũng như của Thăng Long
- Hà Nội. Trong số nhiều hiện vật cổ quí hiếm, chứng tích của ngàn năm văn hiến có 82
bia tiến sỹ được dựng từ năm 1484 đến năm 1780. Bia tiến sỹ là những phiến đá đặt trên
lưng những con Rùa đá khắc văn bia và ghi rõ họ tên, quê quán của những người thi đỗ.
Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám là di tích nổi tiếng được bảo tồn khá nguyên vẹn giữa
lòng Hà Nội. Đây không chỉ là di tích, một danh thắng cuốn hút khách vào thăm mà còn là
trung tâm hoạt động văn hoá khoa học của thủ đô.
Hà Nội còn nhiều gò tích như Gò Đống Đa, Ngọc Hồi … gắn với các chiến công
anh hùng của cha ông.
Hà Nội có khu phố cổ 36 phố phường được hình thành từ xa xưa với những tên phố
thân quen: Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Đường…
Các ngôi nhà cổ theo kiểu nhà ống thường làm theo kiểu gian ngoài là chỗ bán
hàng, tiếp đó là khoảng sân lộ thiên để lấy ánh sáng. Khu phố cổ Hà Nội là hạt nhân
của phần “thị" này bao gồm 76 tuyến phố thuộc phạm vi mười phường trên địa bàn
quận Hoàn Kiếm.
Trong phạm vi phố cổ đã từng có trên một trăm di tích tôn giáo tín ngưỡng, là
nơi thờ tự của các làng, thôn, phường cũ là nơi thờ tổ nghề, thờ thần Hoàng Hà Nội gốc
như: Đền Bạc Mã, đình Thanh Hà, …
Trải qua những biến động của thời gian, của lịch sử khu phố cổ có nhiều biến
dạng, song bóng dáng của thời xưa vẫn còn lưu lại trên những khu phố cổ kính, cái
không gian văn hoá đậm đà màu sắc cổ truyền của vẻ đẹp đô thị phản ánh gốc gác của
dân cư kinh thành… Các loại mứt, ô mai và các món ăn đặc biệt hương vị “Tràng An”
đã thu hút trí tuệ, tình cảm của các nhà văn, nhà nghiên cứu đã nhận xét:
“Những nhà ống nhỏ bé lại xen với những mái chùa cong mềm mại hoà trong
không gian cây xanh với vẻ đẹp yêu kiều. Một nét độc đáo nữa của Hà Nội mà ở thủ đô
nhiều nước không có đó là những phố nghề, làng nghề như làng giấy, làng hoa, làng
gốm, Hàng Bạc, Hàng Đường… mà chúng ta đang và sẽ giữ gìn và phát huy để trở
thành những tuyến du lịch tham quan hướng dẫn du khách. Và với sự đầu tư của Nhà
nước, sự tài trợ của quốc tế và trách nhiệm của người dân, khu phố cổ hy vọng sẽ được
bảo tồn, tôn tạo trở thành khu sầm uất sẽ được phát triển theo hướng phố cổ trong thời
đại mới”.
Hàng chục di tích lịch sử cách mạng với những cơ sở cách mạng thời kỳ 1929 -
1930, 1936 - 1939, nhà tù Hoả Lò, nơi giam cầm các chiến sỹ yêu nước và cách mạng.
Ngôi nhà 48 Hàng Ngang - nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà, khu di tích lịch sử Ba đình nơi sống, làm việc và yên nghỉ của Chủ
tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Hệ thống các bảo tàng ở Hà Nội (Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo
tàng Lịch sử Quân sự, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Dân tộc học…) cũng là những địa
điểm lý tưởng cho khách du lịch đến thăm quan, thưởng ngoạn ở thủ đô.
2.1.2. Các hoạt động văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch
2.1.2.1. Hoạt động của các lễ hội
Thăng Long - Hà Nội là mảnh đất có rất nhiều lễ hội. Chủ thể sáng tạo của các
lễ hội cổ truyền đã tái tạo lại lịch sử, viết lại lịch sử dân tộc, quê hương bằng các lễ hội
cổ truyền. Nhà nghiên cúu Nguyễn Vinh Phúc cho rằng: “đậm sắc màu lịch sử” là nét
đặc trưng của lễ hội Việt Nam nói chung, Thăng Long- Hà Nội nói riêng. Với tấm lòng
thành kính “nhớ về cội nguồn dân tộc”, lễ hội bao giờ cũng gắn bó với một cộng đồng
dân cư nhất định. Lễ hội gắn bó với từng làng quê, các làng quê khác nhau thì có hội
làng khác nhau. Mặt khác lễ hội cũng mang tính tộc người rõ nét, các dân tộc khác
nhau sẽ có những lễ hội khác nhau.
Những lễ hội tiêu biểu hàng năm của Hà Nội:
* Lễ hội Đền:
Thứ
tự
Tên lễ
hội
Không
gian, địa
điểm, địa
danh
Thời
gian
(theo âm
lịch)
Đối tượng tôn
thờ (tên Thần,
Thánh trong
lễ hội
Các nghi lễ chính thức,
rước thần, tục hèm
và các trò chơi dân gian
1 Lễ hội
đền Cổ
Loa
Cổ Loa -
Đông Anh
6-1 Thờ: Thục phán
An Dương
Vương (lập nước
Âu Lạc)
Có tế lễ nghênh rước - Tục
rước “vua sống”
- Đấu vật, chơi cờ tướng
2 Lễ hội
đền Sóc
Xuân Đỉnh
- Từ Liêm
6-1 Thờ: Thánh
Gióng (tượng
cao 4 mét)
Tế lễ và rước kiệu Thánh
- Tục chơi cờ người và chọi
gà
3 Lễ hội
đền Sóc
Sơn
Sóc Sơn -
Xuân Đỉnh
6 đến 8-1 Thờ: Thánh
Gióng và Thổ
thần
Tế lễ và rước xách linh đình
Lễ Dâng hương và lễ Mộc
dục
Thứ
tự
Tên lễ
hội
Không
gian, địa
điểm, địa
danh
Thời
gian
(theo âm
lịch)
Đối tượng tôn
thờ (tên Thần,
Thánh trong
lễ hội
Các nghi lễ chính thức,
rước thần, tục hèm
và các trò chơi dân gian
52 xã rước hoa tre (nhuộm
màu) dâng cũng xong tung
cướp lấy may
Lễ Chém tướng giặc Ân
Chọi gà, cờ tướng, đu, hát ca
trù
4 Lễ hội
đèn
Đồng
Nhân
Đồng
Nhân -
Quận Hai
Bà Trưng
6-2 Thờ: Hai Bà
Trưng (có 2 pho
tượng quý của
Hai Bà)
Tổ chức tế lễ trọng thể
Lễ Dâng hương và Rước
tượng Hai Bà
Có điệu múa đèn (“Con đĩ
đánh bồng“) và nhiều trò chơi
dân gian
5 Lễ hội
đền
Trấn Vũ
Thôn
Ngọc trì -
Thạch Bàn
- Gia Lâm
6 đến 10-
2
Thờ: Đại Thánh
Trấn Vũ (tượng
bằng đồng đen
cao 3,8 mét nặng
4 tấn)
Tổ chức tế lễ dâng hương
trọng thể
Có tục kéo co ngồi rất cổ và
nhiều trò vui dân gian
6 Lễ hội
đền Voi
Phục
Thủ Lệ -
Câù Giấy
10-2 Thờ: Hoàng Tử
Linh Lang (con
trai vua Lý Thái
Tông) có nhiều
công đánh Tống
Tổ chức tế lễ và rước xách.
Dâng hương tưởng niệm. Có
tục thi nâng hòn đá lớn (tảng
đá) và chơi cờ tướng…
7 Lễ hội
đền
Bạch
Hàng
Buồm -
Hoàn
15-2 và
15-8
Thờ: Thần Bạch
mã (tục thờ thần
mặt trời)
Tổ chức tế lễ trọng thể cầu
mưa (15-2) và cầu tạnh
(15-8)
Thứ
tự
Tên lễ
hội
Không
gian, địa
điểm, địa
danh
Thời
gian
(theo âm
lịch)
Đối tượng tôn
thờ (tên Thần,
Thánh trong
lễ hội
Các nghi lễ chính thức,
rước thần, tục hèm
và các trò chơi dân gian
Mã Kiếm Thờ Thần Long
đỗ (thần Thành
Hoàng của kinh
đô Thăng Long)
Lễ Nghìn xuân, Tiến Ngưu
đánh trâu, Cầu mùa.
Lễ Ăn thề
8 Lễ (đền)
Phủ Tây
Hồ
Quảng An
- Tây Hồ
3 đến 7-3 Thờ Liễu Hạnh,
Thánh Mẫu và
tam toà Thánh
Mẫu
Tế lễ dâng hương, cúng bái
nhân ngày giỗ Mẫu Liễu
Hạnh
Có lên đồng hầu bóng và thi
hát chầu văn
9 Lễ hội
đền
Đồng
Cỏ
Thuỵ
Khuê -
Phường
Bưởi
4-4 Thờ: Thần Đồng
Cổ (Thần Trống
Đồng)
Tế lễ trọng thể dâng hương.
Lễ Tuyên thệ
Tổ chức hội thể của các vua
quan thời phong kiến
Đây là quốc lễ theo nghi thức
triều đình xưa do vua chủ trì
10 Lễ hội
đền Phù
Đổng
Làng Phù
Đổng -Xã
Phù Đổng
- Gia Lâm
9-4 Thờ: Thánh
Gióng + Đức
Thánh Mẫu (mẹ
Thánh Gióng)
Tổ chức tế lễ trọng thể
Có rước kiệu Thánh
Lễ rước nước
Tục mặt trời cổ xưa
Trò diễn trận “Thánh Gióng
đánh giặc Ân”
Có nhiều trò chơi dân gian:
đấu vật, cờ người, hát chèo,
quan họ
11 Lễ hội Lệ Chi- 8-4 Thờ: Thánh Có tế lễ và rước xách linh
Thứ
tự
Tên lễ
hội
Không
gian, địa
điểm, địa
danh
Thời
gian
(theo âm
lịch)
Đối tượng tôn
thờ (tên Thần,
Thánh trong
lễ hội
Các nghi lễ chính thức,
rước thần, tục hèm
và các trò chơi dân gian
đền Chí
Nam
Gia Lâm Gióng + Thờ
Hiển Công (là
tướng thời Hùng
Vương thứ 6)
đình. Tổ chức hội trận của hai
phe trai đình (đóng quân ta và
quân giặc Ân)
Thi vật và đấu gậy.
*lễ hội chùa:
Thứ
tự
Tên lễ
hội
Địa điểm, địa
danh của lễ
hội
Thời gian
Lễ hội
(âm lịch)
Đối tượng
tôn thờ:
Phật - Hậu
Phật
Các nghi lễ Phật
giáo- tín ngưỡng dân
gian, các trò chơi trò
diễn đặc sắc
1 Lễ hội
chùa
Vua
Phố Huế,
Quận Hai Bà
Trưng
6 đến 8-1
Thờ: Tam
bảo chư
Phật Thờ: Đế
Thích (vua
cờ)
- Lễ dâng hương, tụng
kinh niệm Phật. Tế lễ
vua cờ.
- Trò chơi cờ người,
cờ tướng, cờ bỏi, chọi
gà, múa sư tử.
- Ai được giải nhất 3
năm liền được khắc
tên vào bia đá chùa.
2 Lễ hội
chùa
Nành
(Hội
Đại)
Xã Ninh Hiệp 4 đến 6-2 Thờ tam bảo
chư Phật
- Thờ Phật
Mẫu Man
Nương
- Bà Nành -
- Lễ cầu kinh niệm
Phật. Tế lễ rước Bà
Nành, kéo ngựa và lễ
lục cúng. Tục tế lễ
Trần Hưng Đạo
- Trò tục: Nâng cây
Thứ
tự
Tên lễ
hội
Địa điểm, địa
danh của lễ
hội
Thời gian
Lễ hội
(âm lịch)
Đối tượng
tôn thờ:
Phật - Hậu
Phật
Các nghi lễ Phật
giáo- tín ngưỡng dân
gian, các trò chơi trò
diễn đặc sắc
Pháp Vân
- Thờ Trần
Hưng Đạo
Phan (trò múa tín
ngưỡng phồn thực).
3 Lễ hội
chùa
Láng
Phường Láng
Trung, Đống
Đa
7-3
Thờ Đức
Phật
- Thờ Thiền
sư Từ Đạo
Hạnh (Thánh
Từ)
- Vua Lý
Thần Tông.
- Lễ tụng kinh niệm
Phật - Lễ dâng hương
cúng Thánh thần đồ
chay
- Tế lễ, lễ tắm tượng
- Rước xách kiệu
Thánh lớn - Lễ cầu
đảo, cầu mưa
- Nhiều trò chơi dân
gian
4 Lễ hội
chùa
Đông
Phù
Liệt
(Chùa
Nhót
tên chữ:
Hưng
Long
tự)
Làng Nhót,
Đông Mỹ,
Thanh Trì
15-3
Thờ đức Phật
và hai công
chúa (con gái
vua Lý
Thánh Tông)
Lễ cầu kinh niệm
Phật
- Tế lễ dâng hương và
đồ chay
- Lễ kể hạnh, cầu lộc
cầu phúc
5 Lễ hội Ngõ Văn 24 đến Thờ Phật - Có cầu kinh niệm
Thứ
tự
Tên lễ
hội
Địa điểm, địa
danh của lễ
hội
Thời gian
Lễ hội
(âm lịch)
Đối tượng
tôn thờ:
Phật - Hậu
Phật
Các nghi lễ Phật
giáo- tín ngưỡng dân
gian, các trò chơi trò
diễn đặc sắc
chùa
Dục
Khánh
Chương, Tôn
Đức Thắng,
Đống Đa
25-4 - Thờ vua Lê
Thái Tổ và
vua Lê Thần
Tông
- Tượng
Nguyễn Trãi
và bà
Nguyễn Thị
Lộ
Phật
- Lễ dâng hương,
cúng tế các vị thờ ở
đây theo nghi thức cổ
truyền
- Có nhiều trò vui dân
gian
* Lễ hội Đình:
Thứ
tự
Tên lễ hội
Địa điểm,
địa danh
Thời
gian
(lịch âm)
Đối tượng tôn
thờ
Các nghi lễ chính,
trò chơi, trò diễn
dân gian
1
Lễ hội đình
Sài Đồng
Làng Sài
Đồng, Gia
Thuỵ, Gia
Lâm
4-1
(hàng
tháng)
Thành Hoàng
Linh Lang Đại
Vương
(Thời Lý)
- Tế thần
- Động thổ
- Trình nghề (chủ
yếu là nghề nông)
2
Lễ hội đình
Mai Động
Làng Mai
Động, Q.
Hai Bà
Trưng
Từ 4 đến
6 tháng
hàng năm
Thờ: Bà Lê
Trân
- Nguyễn Tam
Chinh (Tổ sư
lò vật làng Mai
Động)
- Có tế lễ theo nghi
thức cổ truyền
- Trò tục đấu vật
(diễn lại sự tích
luyện quân sỹ, thời
kỳ khởi nghĩa Hai Bà
Trưng của tổ sư lò
Thứ
tự
Tên lễ hội
Địa điểm,
địa danh
Thời
gian
(lịch âm)
Đối tượng tôn
thờ
Các nghi lễ chính,
trò chơi, trò diễn
dân gian
vật Mai Động)
3
Lễ hội đình
Khương
Thượng
Khương
Thượng,
Đống đa
5 tháng 1
hàng năm
Vua Quang
Trung -
Nguyễn Huệ
- Tế lễ dâng hương ở
đình Khương
Thượng
- Cầu siêu ở chùa
Đông Quang
- Rước rồng lửa, múa
lân, chọi gà, cờ
tướng
4
Lễ hội đình
Hoàng Mai
Làng
Hoàng Mai,
Hoàng Văn
Thụ, Q. Hai
Bà Trưng
6 tháng 1
hàng năm
Trần Khát
Chân (tướng
nhà Trần)
- Dâng hương, tế
thần
- Rước kiệu thần
- Đấu vật, đấu gậy,
chọi gà, cờ người.
Thả diều
5
Lễ hội đình
Thị Cấm
Làng Thị
Cấm, Xuân
Phương, Từ
Liêm
6 đến 8-1
Phạm Công
Tây (thời
Hùng Vương
18) và công
chúa Hoa
Dung
- Tế lễ
- Rước kiệu Thần từ
Thị Cấm đến Hoè
Thị
- Thổi cơm thi
6
Lễ hội đình
Lỗ Khê
Kẻ Rỗ, xã
Liên Hà,
Đông Anh
6-15
Ông Dực, ông
Minh, Dinh Dự
và Mãn Hoa
Đường
- Dâng hương, tế lễ
- Hát cửa đình, hát
thi (ở Lỗ Khê còn có
lễ tế Tổ sư ca công
vào ngày 6-4 và hội
Thứ
tự
Tên lễ hội
Địa điểm,
địa danh
Thời
gian
(lịch âm)
Đối tượng tôn
thờ
Các nghi lễ chính,
trò chơi, trò diễn
dân gian
thu vào 10- 8)
7
Lễ hội đình
Gạ
Làng Gạ,
Phú gia, Từ
Liêm
Từ 9 đến
11-1
Bà chúa Tằm
Quỳnh Hoa
- Tế lễ - lấy nước,
rước nước
- Đấu võ, múa sư tử,
hát ả đào, diễn chèo
8
Lễ hội đình
Triều Khúc
Làng Triều
Khúc,Tân
Triều,
Thanh Trì
Từ 9 đến
12-1
Bố Cái Đại
Vương (Vua
Phùng Hưng)
- Nhập tịch
- Tế lễ mừng Phùng
Hưng lên ngôi
- Rước hoàng bào từ
đình Sắc về đình Đaị
- Múa rồng, múa lân,
múa con đĩ đánh
bồng. Chạy cờ duyệt
quân, vật giải, chơi
đu, hát chèo
9
Lễ hội đình
Cự Chính
Thôn Cự
Chính,
Nhân
Chính,
Thanh Xuân
12 -1,
12-2,
18-10
Lã Đại Liêu
(Tướng của
Tản Viên)
- Tế lễ - dâng hương
- Rước kiệu thần -
các trò diễn và trò
chơi dân gian
10
Lễ hội đình
Khoan Tế
Làng
Khoan Tế,
Đa Tốn,
Gia Lâm
10-1
Bạch mã Đại
Vương và
Phùng Kha Đại
Vương
- Dânghương
- Tế lễ
- Thi ném pháo theo
kiểu riêng của địa
phương
11 Lễ hội đình Làng Vính 8-2 Nàng Tý quê ở - Dâng hương, tế lễ
Thứ
tự
Tên lễ hội
Địa điểm,
địa danh
Thời
gian
(lịch âm)
Đối tượng tôn
thờ
Các nghi lễ chính,
trò chơi, trò diễn
dân gian
Vĩnh Ninh Ninh, Vĩnh
Quỳnh,
Thanh trì
Láng (là tướng
của Hai Bà
Trưng)
- Ông Rắn
- Ông Đất
- Đánh cờ, đấu vật
- Vào ngày hội, mọi
người đều thắp
hương tại nhà mình
12
Lễ hội đình
Yên Phụ
Yên Phụ,
Tây Hồ
8 đến
10-2
Linh Lang Đại
Vương (Hoàng
tử đời Trần)
- Tế lễ
- Rước kiệu
- Chọi gà, đánh cờ
tướng, tham quan di
tích cổ
13
Lế hội đình
Mọc Quan
Nhân
5 làng Mọc,
Nhân
Chính,
Thanh
Xuân
8 đến
11-2
- Lã Liệt +
Hùng Lãnh
Công + ả Đại
Vương (Đức
Bà) + Đoàn
Thượng
- Tế lễ
- Các dòng họ tới
đình dâng hương và
lễ phẩm
- rước kiệu qua 5
làng (cả đi lẫn về)
- Múa rồng, múa sư tử
- Cờ tướng, hát chèo
14
Lễ hội đình
Vẽ
Làng Vẽ,
Đông Ngạc,
Từ Liêm
9 đến
11-2
- Độc Cước +
Lê Khôi + Thổ
thần bản địa
- Tế thần, dâng
hương
- Lễ tạ trời đất
- Rước nước
- Đại tế
- Lễ tạ trời đất
- Đấu vật, cờ tướng
15 Lễ hội đình Làng Giàn, 9 đến Lý Phục Man - Tế lễ. Rước nước
Thứ
tự
Tên lễ hội
Địa điểm,
địa danh
Thời
gian
(lịch âm)
Đối tượng tôn
thờ
Các nghi lễ chính,
trò chơi, trò diễn
dân gian
Giàn Xuân Đỉnh,
Từ Liêm
11-2 (danh tướng
thời Tiền Lý)
- Rước kiệu Ông +
kiệu bà sang chùa rồi
tới đình
- Cờ người, vật, đấu
võ, chọi gà
16
Lế hội đình
Cót
Làng Cót,
Yên Hoà,
Từ Liêm
9 đến
11-2
Lý Thần Tông
+ Bạch Hạc +
Cao Sơn Đại
Vương + Diêm
La Đại vương
- Tễ lễ
- Rước bài vị từ miếu
ra đình
- Chọi gà, cờ tướng
17
Lễ hội đình
Cổ Nhuế
Kẻ Noi, Cổ
Nhuế, Từ
Liêm
9 đến
11-2
Đông Chinh
Vương + Phu
Nhân Đông
Chinh + Tạ
Minh Hiền (chị
gái)
- Dâng hương
- Đại tế
- Cờ người
- Cúng cỗ chay, cơm
nắm, muối vừng vì
phu nhân của Ngài
có một thời đi tu
18
Lễ hội đình
An Thái
Làng An
Thái, Bưởi,
Tây Hồ
10-2
Hai vợ chồng
Vũ Phục có
công cứu vua
Lý Nhân Tông
khỏi đau mắt
(theo lời Thần,
hai vợ chồng
đều nhảy
xuống sông Tô
- Tế thần
- Rước kiệu từ đình
An Thái sang đền
Đồng Cổ
- Hát ca trù
- Ngâm thơ ở đình
- Diễn chèo + tuồng
ở khu cầu san
- Đu tiên, cờ tướng,
Thứ
tự
Tên lễ hội
Địa điểm,
địa danh
Thời
gian
(lịch âm)
Đối tượng tôn
thờ
Các nghi lễ chính,
trò chơi, trò diễn
dân gian
Lịch tự tử) chọi gà
- Thi cây cảnh
19
Lễ hội đình
Đông Ngạc
Làng Vẽ,
Đông Ngạc,
Từ Liêm
10 đến
12-2
Hoá Quang
Tiên Sơn Đại
Thánh
- Lê Khôi (con
vua Lê Thái
tổ)
- Thần Bản
Thổ
- Tế lễ trọng thị
- Rước xách kiệu
thần
- Cờ bỏi, chọi gà
20
Lễ hội đình
Cấm
Làng Thị
Cấm, Vân
Canh, Từ
Liêm
12-2
- Phan Tây
Nhạc (Bộ
tướng của vua
Hùng Duệ
Vương 18)
- Tế lễ
- Rước kiệu Thần
- Thi nấu cơm và dệt
vải
21
Lễ hội đình
Quảng Bá
Quảng Bá,
Quảng An,
Tây Hồ
12-2,
10-8
Bố Cái Đại
Vương Phùng
Hưng
- Tế lễ, dâng hương
- Rước kiệu Thần
- Có nhiều trò tục
dân gian
22
Lế hội đình
Cá Lễ
Làng Hồ
Khẩu,
Bưởi, Tây
Hồ
14-2
- Cá Lễ và
Cống Lễ (hai
anh em sinh
đôi có công
diệt giặc Bạch
Hạc được
phong Tướng
- Tế lễ
- Dâng hương
- Diễn trò bơi cạn mô
phỏng cảnh Cá Lễ đi
tìm vợ chết đưối (trò
này do 36 thanh niên
đảm nhiệm)
Thứ
tự
Tên lễ hội
Địa điểm,
địa danh
Thời
gian
(lịch âm)
Đối tượng tôn
thờ
Các nghi lễ chính,
trò chơi, trò diễn
dân gian
công vệ quốc
và Tướng quân
Dực Thánh)
23
Lễ hội đình
Đăm
Làng Đăm,
Tây Tựu,
Từ Liêm
9 đến
12-3
- Đức Thánh
Tam giang +
Bạch Hạc Tam
Giang
- Dâng hương, tế lễ
- Rước Thánh từ
miếu về đình
- Đua thuyền dạo
chơi trình Thánh
- Rước Thánh ra
Thuỷ đình dự hội
- Đua thuyền, đốt pháo
- Diến chèo + hội
đua thuyền làng Đăm
rất qui mô, nổi tiếng
24
Lễ hội đình
Thượng
Cát
Làng Đông
Ba, Thượng
cát, Từ
Liêm
10 đến
12-3
- Quách Lãng
- Đinh Bạch
Nương
- Đinh Tĩnh
Nương (các
tướng của Hai
Bà Trưng)
- Tế lễ - dâng hương
- Rước kiệu các vị
thành Hoàng làng
- Thi bơi trải, đua
thuyền
- Tục đánh cờ người
25
Lễ hội đình
Mai Dịch
Làng Mai
Dịch, Từ
Liêm
10 đến
12-3
Diêm La Đại
Vương (tướng
của Lý Nam
Đế 544-548)
- Tế lễ và rước xách
rất linh đình
- Có các trò chơi dân
gian
26 Lế hội đình Làng Lệ 23-3 - Hoàng Phúc - Tế lễ
Thứ
tự
Tên lễ hội
Địa điểm,
địa danh
Thời
gian
(lịch âm)
Đối tượng tôn
thờ
Các nghi lễ chính,
trò chơi, trò diễn
dân gian
Lệ Mật Mật, Việt
Hưng, Gia
Lâm
Trung (còn gọi
là Hoàng Lệ
Mật) có công
diệt thuỷ quái
cứu công chúa
nhà Lý và khai
khẩn 13 trại ở
phía Tây
Thăng Long
- Dâng cá chép cần
- Rước nước
- Rước kiệu
- Rước cỗ của dân 13
trại phía nam Nhị Hà
- Múa rắn
27
Lễ hội đình
Chèm
Làng
Chèm,
Thuỵ
Phương, Từ
Liêm
15-5 Lý Ông Trọng
- Tế lễ trọng thị
- Rước kiệu Thánh
lên lên làng Hoàng
Xá giao hiếu
- Có các trò vui dân
gian trong 3 ngày hội
Giá trị của lễ hội mà du khách được cảm nhận chính là gía trị cộng cảm và cộng
mệnh. Ngày lễ hội là thời gian cư dân tụ họp để tưởng nhớ vị thánh của làng. Vì thế
đây là một sinh hoạt tập thể long trọng thường đem lại niềm phấn chấn cho tất cả mọi
người. Các nghi thức của lễ hội mà mọi người phải tuân theo tạo nên niềm cộng cảm
với tất cả cộng đồng, làm cho mỗi người gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng, cảm thấy
có khả năng vươn lên ở tầm vóc cao hơn, với sức mạnh lớn hơn.
Lễ hội còn như một loại bảo tàng văn hoá- bảo tàng tâm thức lưu giữ các giá trị
văn hoá, các sinh hoạt văn hoá. Đó có thể là các trò chơi tín ngường dân gian, các hình
thức diễn xướng dân gian… Du khách có thể tìm hiểu tín ngưỡng Việt Nam có đặc
điểm là sự dung hợp giữa tín ngưỡng Phật giáo, Đạo giáo, với tín ngưỡng dân gian. Đặc
điểm này càng được thể hiện rõ trên đất Thăng Long. Nguyên nhân sâu sa của sự dung
hợp này là truyền thống yêu thương giúp đỡ nhau trong nhân dân, là tinh thần khoan
dung của dân tộc và thái độ không thành kiến với những người khác mình về tư tưởng,
quan điểm cũng như về tín ngưỡng.
Thăng Long có đền thờ thần Núi (Tản Viên), thần Sông (Tô Lịch). Có “Thăng
Long tứ trấn”, bốn ngôi đền các vị thần trấn giữ bốn phía đông, tây, nam, bắc. Vị anh
hùng Trần Hưng Đạo được suy tôn thành Đức Thánh Trần được thờ ở nhiều nơi. Vị
công chúa huyền thoại Liễu Hạnh được suy tôn là Thánh Mẫu và người “Mẹ bất tử”,
một trong “tứ bất tử” của Việt Nam, cũng có hàng trăm nơi thờ cúng ở Thăng Long và
ở cả nước nhưng nổi tiếng nhất là ở Phủ Tây Hồ.
Như vậy lễ hội truyền thống gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước của dân tộc. Lễ hội biểu hiện sức sáng tạo bền bỉ, lớn lao của nhân dân trải qua
hàng thiên niên kỷ, qua nhiều loại hình lễ hội mang tính toàn quốc hoặc tính địa
phương.
Lễ hội vừa được kế thừa đồng thời vừa mang được cải biến qua từng thế hệ. Lễ
hội là những sinh hoạt của cộng đồng, mang tính dân tộc và được vận động trong lịch
sử. Các qui luật vận động của nó nằm trong các qui luật gía trị của quá trình xã hội hoá.
Sinh hoạt lễ hội đã mang đến cho người thưởng thức những giá trị đạo đức, các
phong tục, tập quán, các điều kiêng kỵ… Nó gắn bó với các tình cảm, thị hiếu, đức tin
của dân tộc. Có thể nói gía trị của các lễ hội được thể hiện trong nhiều mặt: Nghi lễ, y
phục, đồ thờ, kiến trúc và trang trí, biểu diễn nghệ thuật, lễ vật dâng cúng và các trò
chơi dân gian… đặc biệt cần phải nói đến những con người trong lễ hội, nhân vật lễ hội
chính là chủ thể sáng tạo và vận hành lễ hội, là động cơ, nguồn gốc sinh ra và nuôi
dưỡng lễ hội.
Sự hấp dẫn của lễ hội truyền thống trước hết là ý nghĩa lịch sử, văn hoá, chính trị
cũng như ý nghĩa cộng đồng xã hội rộng lớn.
Chẳng hạn khu di tích Phù Đổng là nơi thờ vị anh hùng có công đánh giặc Ân từ
thời Hùng Vương thứ sáu. Sự tích làng Gióng thuộc loại hàng đầu trong kho huyền
thoại và lịch sử văn hoá Việt Nam. Lễ hội diễn ra ngày mùng 9 tháng tư hàng năm. Câu
chuyện Thánh Gióng là tư liệu thần thoại ngợi ca cuộc đấu tranh thần thánh chống giặc
ngoại xâm của dân tộc Việt Nam thời cổ. Người anh hùng làng Gióng là hình ảnh sáng
ngời của dân tộc Việt Nam trưởng thành trong chiến đấu, Gióng cùng toàn dân đánh
giặc, Gióng nhằm nơi giặc Ân đóng mà xông tới quất roi sắt vào thân giặc, vút tre ngà
xuống đầu giặc và đánh thắng giặc xong bay về Trời.
Như vậy trong sự nghiệp bảo vệ đất nước cũng là những trang sáng ngời của lịch
sử gợi cho du khách một ý niệm cao cả thiêng liêng về dân tộc, về các bậc anh hùng
trong nhân dân. Qua lễ hội cái đẹp của tinh thần đó đã được cụ thể hoá bằng các cuộc
biểu diễn văn hoá,văn nghệ, võ thuật. Xem trận đánh của Gióng trong lễ hội ta sẽ thấy
được tính thẩm mỹ dân tộc của lễ hội được tái tạo lại bản chất anh hùng của dân tộc.
Những trò vui chơi của lễ hội không chỉ để giải trí, thư giãn mà còn là những trò vui
chơi mang nội dung lịch sử văn hoá sâu sắc.
Lễ hội truyền thống còn mang lại sự bình đẳng giữa con người với con người,
giữa nam và nữ. Trong các cuộc rước kiệu ta thấy từng đoàn người ăn mặc màu sắc sặc
sỡ thu hút sự chiêm ngưỡng của bao người. Đó là những bức tranh màu sắc và sự thanh
lịch đậm đà bản sắc dân tộc từ cách ăn mặc đến cách đi đứng, cách ứng xử…
Như vậy tính dân tộc quán triệt trong suốt quá trình diễn ra các lễ hội là một
động lực bảo tồn và phát huy các lễ hội trong đời sống. Tiếp xúc với cái hay cái đẹp có
tính chất dân dã và tính văn hoá mang trí tuệ cao đánh dấu một nền văn minh xóm làng
do cha ông tạo lập và truyền lại. Nhân dân đã tự biên, tự diễn nghệ thuật trong niềm vui
sáng tạo, biểu diễn rõ ý thức và tinh thần thẩm mỹ trong lễ hội.
Lễ hội truyền thống thường gắn liền với danh lam thắng cảnh và các di tích lịch
sử, văn hoá. Nói đến lễ hội ở đền Quán Thánh là nhắc đến thờ thần Trấn Vũ. Một hình
tượng kết hợp giữa nhân vật thần thoại Việt Nam. Ông thánh đã giúp An Dương Vương
trừ ma trong khi xây thành Cổ Loa và nhân vật thần thoại Trung Quốc ông Thánh coi giữ
phương Bắc. Đền Quán Thánh đẹp về nhiều mặt, ở đây hình thức và nội dung lịch sử của
di tích hoà quyện vào nhau, gắn liền với khung cảnh đẹp của Hồ Tây với vần thơ nổi
tiếng:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ xương
Mịt mù khói toả cành sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.
ở đây mỗi đình chùa và cảnh quan thiên nhiên bao quanh là một bảo tàng nhỏ
của lễ hội, trong đó có các di tích và một số di vật nhất định. Về mặt lễ hội, du lịch lễ
hội sẽ đem lại một số ngân quĩ không nhỏ để tôn tạo trùng tu các di tích, các quần thể
kiến trúc và xây dựng các cơ sở dịch vụ như khách sạn, nơi tham quan…
Muốn ngày càng thu hút khách đến chiêm ngưỡng thì phải quan tâm bảo vệ các giá
trị dân tộc của lễ hội truyền thống, phải coi trọng công tác bảo tồn các di tích và di vật liên
quan đến lễ hội, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
Bên cạnh đó cần phải đào tạo được đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có kiến thức
và trình độ văn hoá lễ hội…
2.1.2.2. Hoạt động của các làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là nơi một cụm dân cư sinh sống và sản xuất các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ cổ truyền. Họ tạo thành làng nghề hay phường hội, một cộng
đồng nhỏ về kinh tế và văn hoá. Những phong tục, tập quán, đền thờ ông tổ nghề,
những bí quyết ngành nghề thủ công truyền thống làm nên nét riêng trong văn hoá của
mỗi làng nghề. Các sản phẩm mà các làng nghề truyền thống làm ra là sự kết tinh các
giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc. Nhiều người nước ngoài biết đến Việt Nam thông
qua các mặt hàng thủ công truyền thống. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện khá đậm
nét qua các hoạ tiết chạm trổ mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Những sản phẩm của
làng nghề với những nét riêng biệt độc đáo là dấu ấn di sản văn hoá quý báu mà ông
cha ta để lại cho thế hệ mai sau. Vì vậy trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
nếu không có ý thức bảo tồn nghề thủ công mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc thì
những nét văn hoá độc đáo đó sẽ bị mai một. Việc duy trì các ngành nghề truyền thống,
bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc trong các sản phẩm thủ công truyền thống là rất cần
thiết vì các sản phẩm thủ công truyền thống có các giá trị văn hoá đặc biệt, nó mang
trong mình bản sắc văn hoá dân tộc, nó là những thông điệp bền vững của văn hoá dân
tộc được lưu truyền lại cho các thế hệ sau và du khách quốc tế.
Các làng nghề truyền thống ở Thăng Long - Hà Nội là nơi lưu giữ những giá trị
văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc. Được hình thành và tồn tại trong lịch sử của
dân tộc, của vùng văn hoá Bắc Bộ và tiểu vùng văn hoá Thăng Long, các làng nghề này
đã có một quá trình tồn tại lâu dài như làng nghề giấy ở Bưởi, ở Yên Hoà, làng đúc
đồng Ngũ Xã, làng mây tre Liên Ngạc, làng gỗ Thiết ứng - Vân Hà - Đông Anh, đặc
biệt là làng gốm sứ Bát Tràng... Sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống
hôm nay gắn liền với sự phát triển của hoạt động du lịch hiện tại và tương lai. Những
sản phẩm được tạo ra bằng những bàn tay khéo léo của cư dân nơi đâyđược khách hàng
ưa chuộng trong đó lực lượng đáng kể là khách du lịch trong nước và quốc tế. Đối với
làng nghề, sự hấp dẫn của nó với khách du lịch ở chỗ nó thể hiện và bảo đảm những giá
trị văn hoá dân tộc rất đặc sắc và độc đáo: Các lọ hoa, bình thậm chí cả những con vật
trong huyền thoại được tạo dáng bởi chất men với hoa văn tinh tế khiến du khách ngạc
nhiên và thán phục. Mây tre được đan bởi những người thợ cần mẫn chăm chỉ, sản
phẩm là những chiếc mũ, nón, túi, hộp, bàn ghế… vừa dân dã vừa độc đáo của làng
nghề Liên Ngạc vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.
Bên cạnh làng nghề có những ngôi đình, đền hay nhà thờ tổ nghề vào đầu năm
du khách đến tham quan còn được chứng kiến và tham dự những lễ hội liên quan đến
các vị tổ của nghề truyền thống ở các làng quê. Không khí ngày hội thật náo nhiệt, giàu
tính nghệ thuật, du khách có thể tìm hiểu được cội nguồn của những nghề thủ công
truyền thống, tìm h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay.pdf