Tài liệu Luận văn Tìm hiểu mặt trận ngoại giao từ tháng 3-1946 đến tháng 7-1954: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------
LỤC THUÝ HẰNG
MẶT TRẬN NGOẠI GIAO TỪ THÁNG 3-1946
ĐẾN THÁNG 7-1954
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------
LỤC THUÝ HẰNG
MẶT TRẬN NGOẠI GIAO TỪ THÁNG 3-1946
ĐẾN THÁNG 7-1954
Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số : 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
T.S NGUYỄN XUÂN MINH
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............
123 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu mặt trận ngoại giao từ tháng 3-1946 đến tháng 7-1954, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------
LỤC THUÝ HẰNG
MẶT TRẬN NGOẠI GIAO TỪ THÁNG 3-1946
ĐẾN THÁNG 7-1954
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------
LỤC THUÝ HẰNG
MẶT TRẬN NGOẠI GIAO TỪ THÁNG 3-1946
ĐẾN THÁNG 7-1954
Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số : 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
T.S NGUYỄN XUÂN MINH
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài ............................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5
3.3. Nhiệm vụ của đề tài .............................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................................................... 5
4.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 5
4.2. Nguồn tài liệu ....................................................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 6
6. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 6
Chương 1. ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG NHỮNG
THÁNG ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
(9/1945 - 3/1946) ................................................................. 7
1.1. Tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao .................................................. 7
1.2. Quá trình đấu tranh ngoại giao dẫn đến Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3
năm 1946 .................................................................................... 10
1.3. Ý nghĩa của Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 ................................... 25
Chương 2. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM
TỪ SAU NGÀY 6/3/1946 ĐẾN NĂM 1953 ....................... 30
2.1. Từ sau ngày 6/3/1946 đến ngày 19/12/1946 ............................................ 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
2.2. Từ sau ngày 19/12/1946 đến năm 1949 ................................................... 38
2.3. Từ năm 1950 đến năm 1953..................................................................... 56
Chương 3. ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TẠI HỘI NGHỊ
GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN
TRANH LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG ................. 68
3.1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương ............... 68
3.2. Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8/5 - 21/ 7/ 1954) ........................... 74
3.2.1. Mục đích cuộc đàm phán ................................................................ 74
3.2.2. Tiến trình cuộc đàm phán ................................................................ 77
3.2.3. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh,
lập lại hoà bình ở Đông Dương ........................................................ 84
3.3. Ý nghĩa Hiệp định Giơnevơ ..................................................................... 87
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 97
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chính sách đối ngoại của Đảng là biểu hiện cụ thể của chính sách đối
nội trên phạm vi quốc tế, phản ánh quan điểm, lập trường của Đảng và lợi ích
của cách mạng Việt Nam.
Chính sách đối ngoại có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính
sách của Đảng. Sau vấn đề phòng thủ, ngoại giao là một vấn đề cốt yếu cho
một nước độc lập. Từ những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám, hoạt động
ngoại giao đã góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, đấu tranh ngoại giao có tác dụng nâng cao địa vị của Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế, cô lập ngày càng cao độ kẻ
thù. Cuối cùng, bằng đấu tranh ngoại giao kết hợp với thắng lợi quân sự trên
chiến trường, chúng ta đã buộc thực dân Pháp phải cam kết công nhận các
quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương.
Chặng đường đấu tranh đầy gay go, phức tạp giữa hai thời điểm gắn
với hai Hiệp định (6/3/1946 và 21/7/1954) đánh dấu những bước trưởng thành
của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp cũng chính là thắng lợi của đường lối đối ngoại do Đảng và
Nhà nước ta đề ra.
Bởi vậy, nghiên cứu đấu tranh ngoại giao từ tháng 3/1946 đến tháng
7/1954 để làm rõ đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chính
phủ trong kháng chiến chống Pháp là điều cần thiết.
Việc nghiên cứu quá trình đấu tranh ngoại giao từ Hiệp định sơ bộ
(3/1946) đến Hiệp định Giơnevơ (7/1954) không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà
còn có giá trị thực tiễn sâu sắc. Thông qua việc nghiên cứu đấu tranh ngoại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
giao từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1954, chúng ta có thể rút ra những bài học
kinh nghiệm cho đấu tranh ngoại giao trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.
Đi sâu tìm hiểu đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân
Pháp còn giúp cho công tác giảng dạy phần lịch sử dân tộc ở nhà trường phổ
thông đạt chất lượng tốt hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: "Mặt trận ngoại giao
từ tháng 3-1946 đến tháng 7-1954" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Sử học.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Lịch sử ngoại giao Việt Nam nói chung, chính sách đối ngoại của
Đảng, sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh ngoại giao nói riêng đã thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến ngoại
giao Việt Nam hiện đại từ những góc độ khác nhau, khẳng định nội dung cơ
bản của chính sách đối ngoại Việt Nam, trí tuệ và thiên tài ngoại giao Hồ Chí
Minh và những hoạt động phong phú trong đấu tranh ngoại giao và vận động
quốc tế qua các thời kỳ cách mạng Việt Nam.
Ngay từ 1950 trong tác phẩm "Hội nghị Việt - Pháp Phôngtennơblô
tháng 7-1946", Nxb Văn hoá, tác giả Trịnh Quốc Quang đã đề cập đến bối
cảnh lịch sử dẫn đến cuộc đấu tranh chính thức giữa Việt Nam và Pháp.
Năm 1979, Nxb Sự thật, Hà Nội cho ra đời cuốn sách "Mặt trận
ngoại giao thời kỳ chống Mĩ cứu nước (1965-1975)". Đây là một cuốn sách
tập hợp các bài viết, các bài trả lời phỏng vấn, các báo cáo về ngoại giao ...
trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cố Bộ trưởng Ngoại giao
Nguyễn Duy Trinh.
Năm 1985, Học viện Quan hệ Quốc tế xuất bản cuốn sách "Thắng lợi
có tính thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
ta". Cuốn sách đã đề cập đến quá trình đấu tranh ngoại giao của nhân dân
ta trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ dẫn đến thắng lợi mang tính
thời đại sâu sắc mùa xuân năm 1975.
GS. Đinh Xuân Lâm, trong bài viết "Thắng lợi ngoại giao đầu tiên có
tính chất quyết định của chính quyền cách mạng (1945-1946)" đăng trên tạp
chí Khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 6 - 7 năm 1990, đã đi sâu phân
tích quá trình đấu tranh ngoại giao trong năm đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà. Tác giả nhấn mạnh thắng lợi cuộc đấu tranh ngoại giao
trong thời gian này có ý nghĩa quyết định đối với công cuộc bảo vệ Chính
quyền Dân chủ Nhân dân.
Tạp chí Lịch sử Đảng số 6 năm 1993 đã đăng bài viết: "Hồ Chí Minh
với quan hệ Việt - Mĩ" của hai tác giả Trịnh Vương Hồng và Nguyễn Minh
Đức. Bài báo đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa Việt Nam và Mĩ trong
lịch sử.
Năm 1994, Học viện Quan hệ Quốc tế xuất bản cuốn sách: "Bác Hồ nói
về ngoại giao". Cuốn sách nêu rõ những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về công tác ngoại giao trong đấu tranh cách mạng.
Đặc biệt vào năm 1995, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Ngoại
giao Việt Nam hiện đại, Học viên Quan hệ Quốc tế đã tổ chức hội thảo khoa
học. Cuộc hội thảo đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành ngoại
giao. Nhiều báo cáo khoa học được gửi về cuộc hội thảo. Trên cơ sở đó, tập kỉ
yếu "Hội thảo khoa học 50 năm ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam" đã được xuất bản. Các báo cáo khoa học tại Hội thảo
đã nêu rõ quá trình phát triển cùng với những thắng lợi của ngoại giao Việt Nam
trong 50 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Lưu Văn Lợi trong tác phẩm "50 năm ngoại giao Việt Nam (1945-
1995)" do Nxb Công an nhân dân Hà Nội xuất bản năm 1996, đã nêu rõ quá
trình phát triển của ngành Ngoại giao Việt Nam trong 50 năm.
Năm 2001, Học viện Quan hệ Quốc tế cho ra mắt bạn đọc cuốn sách:
"Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do". Cuốn sách
đã trình bày quá trình phát triển của nền ngoại giao Việt Nam từ sau khi nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, góp phần đem lại thắng lợi vĩ đại của nhân
dân ta vào mùa Xuân năm 1975.
Tác giả Nguyễn Phúc Luân trong tác phẩm "Ngoại giao Việt Nam hiện
đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do (1945-1975)", Nxb Chính trị năm 2001,
đã trình bày khá cụ thể quá trình đấu tranh ngoại giao trong suốt hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược (1945-1975).
Dưới góc độ đi sâu tìm hiểu đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản
Việt Nam, năm 2005 tác giả Vũ Quang Hiển đã cho xuất bản cuốn "Tìm hiểu
chủ trương đối ngoại của Đảng thời kỳ 1945-1954".
Ngoài ra, còn nhiều công trình của các nhà nghiên cứu dưới những góc
độ khác nhau đề cập vấn đề đấu tranh ngoại giao trong lịch sử Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào mang tính
chuyên khảo trình bày một cách hệ thống quá trình đấu tranh ngoại giao từ
ngày ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) đến ngày kí Hiệp định Giơnevơ về Đông
Dương (21/7/1954).
Mặc dù vậy, tất cả những công trình nghiên cứu đã được công bố đều là
những nguồn tư liệu quý báu giúp cho chúng tôi hoàn thành Luận văn này.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Cuộc đấu tranh ngoại giao Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình đấu tranh ngoại giao của Chính phủ và nhân dân Việt Nam
trong thời gian từ Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 đến Hiệp định
Giơnevơ 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Luận
văn còn đề cập đến những hoạt động ngoại giao từ sau khi nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà ra đời đến trước ngày kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ bối cảnh lịch sử dẫn đến việc ký kết Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3
năm 1946.
- Quá trình đấu tranh ngoại giao từ sau ngày ký kết Hiệp định sơ bộ đến
trước Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương.
- Cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương.
- Thông qua đó làm rõ lập trường kiên định, tính đúng đắn, sáng tạo
của Đảng và Chính phủ ta trong quá trình đấu tranh ngoại giao, rút ra những
bài học kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch
sử, kết hợp với phương pháp lôgic là chủ yếu. Một số phương pháp cụ thể
(phân tích, tổng hợp...) cũng được sử dụng.
4.2. Nguồn tài liệu
Để đạt được mục đích của đề tài chúng tôi sử dụng:
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh bàn
về ngoại giao làm cơ sở lí luận nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
- Các văn kiện chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Các chỉ thị về ngoại giao của Bộ Ngoại giao và Chính phủ trong thời
kỳ 1945-1954.
- Các tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả về
ngoại giao.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Tập hợp, hệ thống hoá các nguồn tư liệu về quá trình đấu tranh ngoại
giao từ Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 đến Hiệp định Giơnevơ 1954 về
chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
- Làm rõ đường lối đấu tranh trên mặt trận ngoại giao ở hai thời điểm
đầu và cuối cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Dùng tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy phần lịch sử dân tộc trong
trường phổ thông trung học.
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
được xây dựng thành 3 chương:
Chƣơng 1. Đấu tranh ngoại giao trong những tháng đầu sau Cách mạng
tháng Tám (9/1945 - 3/1946)
Chƣơng 2. Hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam từ sau ngày
6/3/1946 đến năm 1953
Chƣơng 3. Đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về chấm
dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Chương 1
ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG NHỮNG THÁNG ĐẦU SAU
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (9/1945 - 3/1946)
1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO
Đường lối hay chính sách của một quốc gia bao giờ cũng gồm hai
mặt: Đối nội và đối ngoại nhằm phục vụ lợi ích tối cao của dân tộc. Đường
lối đó trước hết xác định bởi tính chất của chế độ kinh tế, xã hội, của quốc
gia. V.I. Lênin nói: "Những cội rễ sâu xa nhất của chính sách đối nội lẫn
đối ngoại của nhà nước chúng ta đều có lợi ích kinh tế, địa vị kinh tế của
giai cấp thống trị ở nước ta quyết định. Những luận điểm đó vốn là cơ sở
toàn bộ của thế giới quan của những người Mác xit... đã được kinh nghiệm
chứng thực" [55, tr.403-404].
Hai mặt đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo thành một thể thống nhất vì
chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp và dân tộc trong quốc gia và quan
hệ giữa giai cấp, dân tộc trên trường quốc tế.
Song, từng quốc gia lại thi hành chính sách thống nhất để thực hiện
những lợi ích chiến lược của giai cấp cầm quyền ở trong nước và tạo điều
kiện tốt nhất thực hiện lợi ích ấy trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại
thống nhất với chính sách đối nội ở nội dung giai cấp, xuất xứ và phương
hướng. Nói cách khác, chính sách đối nội và đối ngoại của một quốc gia đều
giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ, duy trì hệ thống quan hệ kinh tế - xã hội hiện
hành ở quốc gia đó. Lênin thường nhấn mạnh: Đem tách chính sách đối ngoại
ra khỏi chính trị nói chung, hay hơn nữa, đem đối lập chính sách đối nội, đó là
tư tưởng hoàn toàn sai lầm, không Macxit, không khoa học.
Trong mối liên hệ trên, vai trò quyết định thuộc về chính trị đối nội, vì
nó gắn trực tiếp, sâu sắc hơn với cơ sở hạ tầng kinh tế như V.I.Lênin đã khẳng
định: "Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Chính trị đối nội quyết định nội dung, phương hướng chính trị đối ngoại,
đặt yêu cầu cho chính trị đối ngoại. Tuy nhiên, chính trị đối ngoại có tính độc
lập nhất định và tác động trở lại chính trị đối nội. Chính sách đối ngoại bao
gồm mục đích, lợi ích của một quốc gia, phương pháp hoạt động của nó trên
trường quốc tế. Phương pháp giải quyết các nhiệm vụ đối nội bằng cách Nhà
nước nắm quyền lực chính trong xã hội. Điều đó không thể áp dụng được trên
lĩnh vực đối ngoại. Trên sân khấu quốc tế không có một trung tâm quyền lực
thống nhất, trái lại, sự tồn tại các hoạt động của nhiều Nhà nước mà về nguyên
tắc thì các nhà nước này đều có quyền bình đẳng với nhau. Quan hệ giữa các
nhà nước này với nhau được thực hiện thông qua các cuộc đấu tranh thương
lượng, thông qua các hiệp định, thoả hiệp song phương hoặc đa phương.
Mục đích và lợi ích của một quốc gia trong quan hệ quốc tế được thực
hiện trước tiên thông qua quan hệ chính thức giữa các Chính phủ, nhưng đồng
thời cũng thực hiện thông qua quan hệ kinh tế và văn hoá dưới sự bảo trợ của
Chính phủ cũng như của các công ty, đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi
Chính phủ... Cuối cùng được thực hiện thông qua việc sử dụng lực lượng vũ
trang. Lực lượng vũ trang này tuỳ thuộc vào tính chất giai cấp của nhà nước
và chính sách đối ngoại mang tính chất mục đích xâm lược hay tự vệ.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, từ xưa, ông cha ta đã đánh giá cao vai
trò của ngoại giao, đã kết hợp hết sức tài tình giữa đấu tranh quân sự, chính trị
với ngoại giao. Tiêu biểu là vua Lê Đại Hành trong kháng chiến chống Tống;
nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên; đặc biệt là Lê Lợi,
Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống Minh. Trải qua quá trình đấu
tranh lâu dài chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã đúc kết nên nhiều bài học
kinh nghiệm quý báu trong công tác ngoại giao, đó là: Kiên quyết giữ vững
độc lập trong mọi tình huống, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, giữ vững nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
tắc: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", "biết mình, biết người" để đưa ra mục tiêu
chính sách kịp thời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa
chính sách đối nội và đối ngoại, đánh giá cao vị trí, vai trò đối ngoại, vai trò
của nhân dân quốc tế, nhân tố bên ngoài đối với cuộc đấu tranh giành độc lập,
bảo vệ, xây dựng Tổ quốc. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, tư tưởng
của Người về đường lối cách mạng Việt Nam, bao gồm cả lĩnh vực đối nội và
đối ngoại đã dần dần hình thành, phát triển.
Trong cuốn sách: "Phép dùng binh của Tôn Tử", Chủ tịch Hồ Chí Minh
nêu rõ: Đánh hơn trăm trận, không phải là giỏi nhất. Giỏi nhất là không đánh
mà quân địch phải thua. Cho nên dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu. Thứ
hai là đánh bằng ngoại giao. Thứ ba là đánh bằng binh.
Tại Hội nghị đại biểu Đảng ở Tân Trào, Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú ý
tới công tác ngoại giao đối với đất nước Việt Nam độc lập. Nghị quyết của
Hội nghị đã đặt "Vấn đề ngoại giao" thành mục riêng, mục IV, ngang với mục
III: "Chủ trương của Đảng" và mục VI "Nhiệm vụ quân sự". Điều này nói lên
rằng, vào giai đoạn quyết định của cách mạng, ngoại giao phải là một mặt trận
quan trọng ngang với đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự.
Trong quá trình kháng chiến chống chiến tranh xâm lược của đế quốc,
đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự nhằm mục tiêu cuối cùng
là đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù, trong đó đấu tranh quân sự là quyết
định, đấu tranh ngoại giao phục vụ cho đấu tranh quân sự, cho phát triển lực
lượng và phát huy thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: "Thực lực
như cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng, chiêng có to thì tiếng mới lớn".
Nền ngoại giao hiện đại của Việt Nam chính thức ra đời cùng với sự ra
đời của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á mà người đặt
nền móng là Hồ Chí Minh. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngoại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
giao trở thành "một mặt trận quan trọng có ý nghĩa chiến lược và dưới sự
lãnh đạo của Đảng, hoạt động ngoại giao đã gắn liền với các giai đoạn phát
triển của cách mạng. Ngoại giao luôn thể hiện là vũ khí bảo vệ và phát huy
thành quả, là một mặt trận đấu tranh góp phần tích cực giành và bảo vệ độc
lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, xây dựng và phát triển đất nước" [48,
tr.336].
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao trong đấu tranh
cách mạng, Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
quan tâm đẩy mạnh hoạt động đối ngoại.
1.2. QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO DẪN ĐẾN HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ 6
THÁNG 3 NĂM 1946
Nhà nước dân chủ nhân dân vừa ra đời, các lực lượng thù địch đã ập
tới, uy hiếp từ nhiều phía. Dựa vào đó, các lực lượng phản động, chủ yếu là
tay sai Tưởng ở miền Bắc và tay sai Pháp ở miền Nam, cũng ráo riết chống
phá từ bên trong. Trước mắt, chính quyền cách mạng phải chiến đấu đơn độc,
hầu như không có một lực lượng nào bên ngoài hỗ trợ. Mối liên hệ với phong
trào cộng sản quốc tế hầu như không có. Trong mối quan hệ quốc tế phức tạp,
chằng chéo sau chiến tranh, lại có nhiều vấn đề đối nội và đối ngoại cấp bách
cần phải giải quyết, nên các Đảng Cộng sản, các lực lượng cách mạng trên thế
giới chưa có điều kiện giúp đỡ cách mạng Việt Nam.
Trong khi đó, chính quyền cách mạng mới thành lập, chưa có kinh
nghiệm điều hành công việc của một quốc gia. Lực lượng vũ trang cách
mạng còn quá nhỏ bé và đơn sơ so với yêu cầu của một nhà nước. Chính
quyền mới lại phải đương đầu với hàng loạt khó khăn chồng chất về kinh tế,
chính trị, xã hội. Theo cách đánh giá của các đế quốc và tay sai thì chỉ riêng
những khó khăn về kinh tế (hậu quả nạn đói, tình hình tài chính kiệt quệ...)
cũng đã đủ khiến cho Nhà nước Cộng hoà non trẻ của ta ngả nghiêng, sụp đổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
nhanh chóng. Trong hoàn cảnh ấy, hoàn toàn có thể xảy ra khả năng chính
quyền nhân dân không đứng vững, nền độc lập dân tộc vừa giành được có
thể bị thủ tiêu.
Bên cạnh những khó khăn, trở ngại, cách mạng nước ta vẫn có nhiều
thuận lợi rất cơ bản. Cách mạng tháng Tám đem lại những đổi thay quan
trọng về thế và lực cho nhân dân Việt Nam. Bản thân chính quyền cách mạng
được thành lập đã là một nhân tố mới rất quan trọng, tạo ra những thuận lợi
cơ bản cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Lực lượng cách mạng lúc này đã
đứng trên tư thế của một nhà nước, có những quyền lực nhất định. Với Cách
mạng tháng Tám, cả một dân tộc bị áp bức gần một thế kỷ, có truyền thống
chống ngoại xâm lâu đời, đã tự khẳng định được sức mạnh quật khởi. Một
dân tộc bị đẩy xuống địa vị "vong quốc nô" nay trở lại là chủ nhân đất nước,
tạo dựng một chế độ mới chưa từng có trong lịch sử của mình. Sự gắn bó của
nhân dân với chính quyền cách mạng do chính họ dựng lên, niềm hi vọng của
nhân dân ở chế độ mới tốt đẹp, ý chí của cả dân tộc quyết tâm bảo vệ chủ
quyền đất nước và thành quả cách mạng, uy tín của lãnh tụ, của Đảng và Mặt
trận Việt Minh sau thắng lợi của cách mạng..., tất cả những yếu tố đó sẽ trở
thành sức mạnh và phát huy tác dụng trong cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập
dân tộc.
Trước mắt, nhiều thế lực thù địch tràn vào nước ta, trong đó chủ yếu là
Tưởng và Pháp, gây cho ta những khó khăn nghiêm trọng. Mặc dù thống nhất
với nhau trong ý đồ chung nhằm tiêu diệt chính quyền cách mạng, song các
thế lực ấy lại mâu thuẫn với nhau về quyền lợi cụ thể. Những mâu thuẫn đó
cũng là một thuận lợi khách quan mà cách mạng cần tranh thủ.
Những thuận lợi khách quan và chủ quan nói trên vừa có tác dụng lâu
dài, lại vừa có tác động trực tiếp tới chính sách của các thế lực đế quốc và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
phản động, hạn chế thế và lực của chúng ở nhiều nơi, khiến cho chúng không
thể hoàn toàn công khai hành động theo ý muốn.
Thực tế ngay buổi chiều ngày 2/9/1945, tại Nam Bộ, trong lúc hàng
chục vạn đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn họp mít tinh mừng độc lập thì một
nhóm người Pháp đã nổ súng khiêu khích làm một số người bị thương và
chết. Phái bộ Anh đã tỏ rõ thái độ ủng hộ thực dân Pháp qua việc vu cáo
chính quyền Việt Nam không giữ được trật tự trong thành phố. Họ cho quân
Nhật tước khí giới và đòi ta giải tán các đội tự vệ. Sau khi quân Anh kéo vào
phía Nam vĩ tuyến 16, việc đầu tiên của họ chưa phải là tước khí giới quân
Nhật mà là thả tù binh Pháp bị Nhật bắt giam từ ngày 9/3/1945. Đồng thời,
họ ra lệnh đóng cửa tất cả các báo chí của ta tại Sài Gòn. Ngày 21/9 , Anh
chiếm đóng trụ sở Cảnh sát Quận 2, trang bị lại vũ khí cho tù binh người
Pháp, ban bố lệnh thiết quân luật, cấm nhân dân ta biểu tình hội họp, đem
theo vũ khí và đi lại ban đêm. Tối 22/9, sau khi chiếm đài vô tuyến điện,
phía Anh làm ngơ cho quân Pháp nổ súng đánh úp ta ở Sài Gòn. Như vậy là,
quân Anh đã làm tấm bình phong, đồng thời làm nhiệm vụ dọn đường cho
thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Âm mưu và hành động
xâm lược của thực dân Pháp đã lộ rõ. Nhân dân Nam Bộ anh dũng đứng lên
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập chủ quyền
vừa giành được.
Trung ương Đảng và Chính phủ đã kêu gọi đồng bào cả nước dốc sức
ủng hộ Nam Bộ kháng chiến. Trong lời kêu gọi ủng hộ kháng chiến Nam Bộ,
Chính phủ lâm thời đã khẳng định cần phải: "hy sinh hết thảy vì kháng chiến.
Hy sinh hết thảy vì mặt trận Nam Bộ".
Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, trên các mặt trận Nam Bộ, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, bao
vây chặt quân Pháp trong thành phố, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Trong toàn quốc, phong trào ủng hộ Nam Bộ diễn ra sôi nổi ở khắp nơi với
nhiều hình thức phong phú. Tháng 9 - 1945, hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung
Bộ đã lập các "Phòng Nam Bộ" để ghi tên những người tình nguyện vào Nam
đánh giặc. Các đội quân Nam tiến được thành lập và nhanh chóng lên đường
vào Nam chiến đấu.
Xuất phát từ tình hình thực tế, trên cơ sở phân tích chính xác, âm mưu và
hành động của từng thế lực ngoại xâm có mặt ở nước ta sau chiến tranh thế giới
lần thứ hai, trong bản Chỉ thị: "Kháng chiến, kiến quốc" (25/11/1945), Trung
ương Đảng chỉ rõ: "Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp" [72, tr.21].
Trong quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo
vệ chính quyền, giữ gìn độc lập dân tộc, Trung ương Đảng và Chính phủ, đặc
biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng hoạt động ngoại giao.
Là người lãnh đạo Chính phủ, đồng thời trực tiếp phụ trách công tác
ngoại giao trong buổi đầu khó khăn của Nhà nước cách mạng, Hồ Chí Minh
luôn theo đúng tinh thần các nghị quyết của Đảng ta về đối ngoại, hết sức
tránh trường hợp cùng một lúc đương đầu với nhiều lực lượng Đồng minh kéo
vào nước ta nhằm tập trung mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính. Bản tuyên
bố về chính sách ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do
Người dự thảo, được Hội đồng Chính phủ thông qua trong phiên họp ngày
28/9/1945 cũng thể hiện tinh thần ấy.
Việc giải quyết quan hệ với phía Pháp luôn được Hồ Chí Minh đặt
trong bối cảnh chung, liên quan chặt chẽ với việc giải quyết quan hệ với các
lực lượng Đồng minh.
Đối với Anh, Đảng chủ trương giao thiệp bình thường, chỉ phản đối
những hành động sai trái của Anh nhằm dung túng cho quân Pháp xâm lược
Việt Nam. Đó là những hành động ngoài phạm vi nhiệm vụ được Đồng Minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
quy định. Ngày 26/9/1945, Người gửi điện cho tướng Anh Graxy (Gracey) để
kháng nghị việc quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn.
Phối hợp đấu tranh ngoại giao, Đảng ta đã phát động phong trào đấu
tranh của nhân dân trong nước để biểu thị thái độ phản đối quân Anh dung
túng cho quân Pháp xâm lược Nam Bộ.
Để nâng cao vị trí của Nhà nước ta, Hồ Chí Minh đã cố gắng tranh thủ
các nước có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế lúc đó. Đối với Liên Xô,
giai đoạn này Chính phủ ta không có mối quan hệ trực tiếp. Trong và sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta luôn dành mối cảm tình đặc biệt đối với
Liên Xô. Tuy nhiên, thời gian đó nước ta đang trong tình thế bị bao vây, các
đường liên hệ với bên ngoài rất hạn chế.
Với Mĩ, Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vững quan hệ đã có trong thời gian
cuối chiến tranh. Là nước đứng đầu các nước tư bản trong phe Đồng Minh và
có vai trò quan trọng trong Liên hợp quốc, Mĩ có ảnh hưởng rất lớn tới các
mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh. Hồ Chí Minh hiểu rất rõ rằng nếu không
có sự giúp đỡ của Mĩ và các nước Đồng Minh thì Pháp không thể trở lại được
Đông Dương. Điểm yếu nhất của Pháp là không có danh nghĩa hợp pháp để
vào Đông Dương. Ở miền Nam, Pháp được Anh giúp, muốn vào miền Bắc,
Pháp phải được sự giúp đỡ của Mĩ - Tưởng. Đảng ta - đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh - đã chỉ rõ thái độ hai mặt của Mĩ: "Mĩ tuy vẫn nói với Đông Dương,
giữ thái độ trung lập, song Mĩ đã ngầm giúp Pháp bằng cách cho Pháp mượn
tàu chở quân sang Đông Dương. Một mặt, Mĩ muốn tranh giành quyền lợi với
Anh - Pháp ở Đông Dương và Đông Nam Á, nhưng mặt khác lại muốn hoà
hoãn với Anh - Pháp để cùng lập mặt trận bao vây Liên Xô" [73, tr.21]. Trên
cơ sở nhận định đó, Hồ Chí Minh đã quyết định khai thác "mặt trung lập" của
Mĩ. Người thường nhắc tới vai trò đứng đầu Đồng Minh của Mĩ, tán dương
những điều Mĩ tuyên bố công khai, dựa vào đó để đấu tranh trên lĩnh vực
ngoại giao với Pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Song Mĩ đã ngả hẳn về lập trường ủng hộ Pháp trong vấn đề Đông
Dương. Ngày 5/10/1945, khi tướng Lơcơlec đổ bộ lên Sài Gòn, Chính phủ Mĩ
đã gửi một bức điện nói rõ: Hoa Kỳ không hề có ý định chống lại việc khôi
phục sự thống trị của Pháp ở Đông Dương và không có một quan điểm chính
thức nào của Chính phủ Mĩ động đến quyền của Pháp ở Đông Dương.
Chính phủ Trùng Khánh được sự chỉ đạo của Mĩ và sự vận động của
Pháp có xu hướng nhường Bắc Việt Nam cho Pháp đổi bằng việc lấy lại
những đặc quyền kinh tế to lớn của Pháp.
Để đối phó với âm mưu ấy, Đảng đã vận dụng sách lược hoà hoãn hết
sức mềm dẻo. Đảng ta đã dự đoán Mĩ - Tưởng sẽ nhân nhượng với Anh -
Pháp, nhường Đông Dương cho Pháp. Như vậy, khả năng quân Tưởng ở miền
Bắc cũng không lâu dài được như chúng mong muốn. Ta sẽ bị đẩy vào thế
cùng lúc đương đầu với cả Pháp và Tưởng, rất nguy hiểm cho cách mạng.
Ngoài ra, còn có các lí do khác về phương diện quốc tế. Chính phủ Trùng
Khánh trong Chiến tranh được Liên Xô giúp đỡ kháng Nhật. Đến thời gian
này, Liên Xô tiếp tục tranh thủ Tưởng để giữ yên biên giới phía Đông. Hơn
nữa, cuộc hợp tác Quốc - Cộng ở Trung Quốc cũng chưa tan vỡ hẳn, thái độ
công khai của Tưởng cũng như Mĩ ủng hộ độc lập của các dân tộc, là khả
năng để ta tranh thủ.
Việc hoà hoãn được với quân Tưởng trong khi chúng sắp sẵn mưu đồ
đen tối, lại đem theo bọn tay sai đầy tham vọng và ngông cuồng chống phá
cách mạng nước ta quả là một việc vô cùng khó khăn. Nhưng với sự hiểu biết
cặn kẽ nội bộ các tên tướng cầm đầu quân Tưởng, với những đòn chủ động tiến
công ngoại giao kết hợp với các biện pháp khôn khéo, mềm dẻo, Hồ Chí Minh
đã buộc chúng phải giao thiệp với Chính phủ ta và hoà hoãn với ta ngay từ đầu.
Để duy trì sự hoà hoãn với Tưởng, Đảng ta đã có những nhân nhượng,
lùi bước quan trọng, ngăn chặn âm mưu khiêu khích phá hoại của chúng và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
của các đảng phái tay sai. Trong lúc nhân dân đang bị nạn đói đe doạ, Chính
phủ vẫn phải nhận cung cấp lương thực cho quân Tưởng. Trước những yêu
sách của quân Tưởng đòi cho bọn tay sai tham gia chính quyền, Hồ Chí
Minh đã 2 lần quyết định mở rộng Chính phủ (tháng 12/1945 và tháng
2/1946). Qua đó nhường cho các đảng Việt Quốc và Việt Cách 70 ghế trong
Quốc hội không qua bầu cử, cho chúng giữ chức Bộ trưởng 4 Bộ trong số 10
Bộ của Chính phủ và để Nguyễn Hải Thần, thủ lĩnh Việt Cách giữ chức Phó
Chủ tịch nước.
Chủ trương và những hoạt động ngoại giao của Đảng cùng với sự chỉ
đạo cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc giữ mối quan hệ hoà hoãn
với quân Tưởng có ý nghĩa rất lớn. Thông qua sách lược này, vị thế chủ nhân
đất nước của Chính phủ Việt Nam được củng cố, đồng thời khoét sâu thêm
mâu thuẫn giữa Tưởng và Pháp ở chừng mực nhất định. Cùng với việc tranh
thủ Mĩ, sự hoà hoãn với Tưởng đã tạo điều kiện cho chính quyền cách mạng
tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược.
Âm mưu trở lại xâm lược nước ta, chính thực dân Pháp đã đặt nhân dân
Việt Nam trong thế phải đối mặt với chúng như trước những năm 40 của thế
kỷ. Song, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp sau Cách mạng tháng Tám
không còn bó hẹp trong khuôn khổ một dân tộc thuộc địa chống chế đế quốc
thống trị như thời kỳ trước mà đã chuyển thành cuộc đấu tranh của một quốc
gia vừa giành được chủ quyền, chống lại kẻ xâm lược. Trong đó, đấu tranh
ngoại giao có ý nghĩa rất quan trọng, có khả năng mở ra một phạm vi rộng lớn
của các vấn đề quốc tế.
Thực hiện các chính sách ngoại giao hoà bình, Nhà nước Việt Nam đã
ý thức sâu sắc được sự khác nhau về chất trong quan hệ Việt - Pháp giữa thời
kỳ đấu tranh giành chính quyền với thời kỳ đã có chính quyền. Ở thời kỳ
trước, yêu cầu của dân tộc Việt Nam là phải lật đổ nền thống trị thực dân của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Pháp để giành lại chủ quyền đất nước. Còn ở thời kỳ sau, để tồn tại và phát
triển với tư cách một quốc gia có chủ quyền, điều quan trọng nhất và cũng là
điều kiện thuận lợi nhất, là cần phải có mối quan hệ hoà bình với các quốc gia
khác trên thế giới. Chính sách ngoại giao hoà bình lúc này mang ý nghĩa
chiến lược lâu dài đối với sự phát triển của đất nước, đồng thời cũng đáp ứng
yêu cầu cấp bách của việc bảo vệ chính quyền cách mạng.
Đối với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới ra đời, lực lượng
còn non yếu, yêu cầu có điều kiện hoà bình càng trở nên quan trọng để xây
dựng nền móng của chế độ mới và củng cố, phát triển lực lượng.
Ở miền Nam, tuy đã bước đầu kìm chân được quân Pháp tại các đô thị,
song lực lượng kháng chiến của ta cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Ở miền Bắc, tuy hoà hoãn với quân Tưởng nhưng Chính phủ ta vẫn
phải thường xuyên đối phó với những thủ đoạn khiêu khích, gây rối của
chúng và tay sai. Trên thực tế, chúng là gánh nặng cho ta về cả kinh tế lẫn
chính trị. Dự đoán của Đảng về khả năng Mĩ - Tưởng thoả thuận cho Pháp trở
lại miền Bắc Đông Dương càng cho thấy vấn đề chống Pháp không đơn giản
trong phạm vi quan hệ giữa Việt Nam với Pháp.
Như vậy, việc Đảng ta tìm kiếm khả năng hoà hoãn với Pháp xuất phát
từ đường lối ngoại giao phù hợp với lợi ích lâu dài của quốc gia, đáp ứng yêu
cầu củng cố nhà nước dân chủ nhân dân non trẻ. Điều đó phù hợp với tương
quan lực lượng giữa ta với Pháp và cũng phù hợp với hoàn cảnh quốc tế lúc
bấy giờ.
Tuy nhiên, nếu hoà hoãn chỉ là yêu cầu của một phía thì khó có thể trở
thành hiện thực. Nếu như không trùng hợp, thì ít nhất cũng phải có những chỗ
gặp nhau về lợi ích của cả hai phía trong sự hoà hoãn ấy.
Nước Pháp sau chiến tranh đã suy yếu về nhiều mặt. Tại miền Nam,
cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ tháng 9/1945 đã cho một số tướng Pháp
thấy rõ là không thể bình định được xứ thuộc địa cũ này một cách nhanh chóng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
như ý muốn. Bởi vì đối với Pháp, việc chiếm đóng cả miền Bắc Việt Nam có ý
nghĩa rất quan trọng. Để mở rộng xâm lược ra cả miền Bắc Việt Nam, theo sự
tính toán của một số tướng tá Pháp, cần phải bổ sung một lực lượng lớn quân
viễn chinh, nhưng nước Pháp không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu ấy.
Thực tế cách mạng Việt Nam cùng với những chuyển biến của tình
hình thế giới và nước Pháp sau chiến tranh, cũng như sự lớn mạnh của
phong trào giải phóng dân tộc, đã khiến cho ngay trong hàng ngũ tướng tá
Pháp cũng có sự phân hoá, chuyển biến về thái độ đối với Việt Nam. Bên
cạnh những tướng tá vẫn còn giữ đầu óc thực dân thủ cựu, đã có một số
người tương đối thức thời. Đại diện cho số này là Lơcơlec, Xanhtơni... Họ
vẫn đứng trên quan điểm thực dân, vẫn theo đuổi mục đích bảo vệ quyền lợi
của nước Pháp ở các thuộc địa, vẫn không thể chấp nhận nền độc lập thực sự
và hoàn toàn của Việt Nam. Nhưng trước thực tế chính quyền cách mạng
Việt Nam được nhân dân ủng hộ, kiểm soát được hầu như toàn bộ miền Bắc
và đứng trên tư thế chủ nhân đất nước để giao thiệp thân thiện với Đồng
minh Mĩ - Tưởng, những người Pháp này đã nhận thức được rằng không thể
áp dụng những biện pháp thực dân kiểu cũ; không thể trở lại Đông Dương
bằng con đường vũ lực đơn thuần, nhất là trong việc đưa quân Pháp ra miền
Bắc.
Mặt khác, tình hình chính trị của nước Pháp sau chiến tranh cũng có
nhiều chuyển biến. Sự lớn mạnh của Đảng Cộng sản và các lực lượng dân chủ
đem lại cho nước Pháp một không khí chính trị tiến bộ rõ rệt, nhất là sau khi
Đảng Cộng sản Pháp có đảng viên tham gia chính quyền và giữ những chức vụ
khá quan trọng trong Chính phủ Pháp. Đó là điều kiện thuận lợi để cho khả
năng về một giải pháp hoà bình giữa Pháp với Việt Nam có thể thực hiện được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Như vậy là ở hai phía, Việt Nam và Pháp đều có những yêu cầu về hoà
hoãn, ít nhất là tạm thời. Nhà nước cách mạng Việt Nam, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra và tranh thủ, khai thác khả năng ấy. Đồng thời,
với cương vị của mình, Người luôn cố gắng tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi để
khả năng ấy trở thành hiện thực.
Việc tiếp xúc giữa đại diện Chính phủ Việt Nam với phía Pháp đã bắt
đầu ngay từ sau khi ta giành được chính quyền. Cuộc tiếp xúc đầu tiên diễn ra
tại Hà Nội, ngày 27/8/1945 với sự có mặt của thiếu tá Mĩ Patti. Phía Việt
Nam có Võ Nguyên Giáp và Dương Đức Hiền, phía Pháp là Xanhtơni, đây là
dịp để thực hiện việc nói chuyện với Việt Minh đã dự định từ trước khi chiến
tranh kết thúc. Trong cuộc gặp mặt này, đại diện phía Việt Nam đã tỏ thái độ
mềm mỏng khi tuyên bố rằng Việt Minh đã làm chủ đất nước và mong muốn
có sự tiếp xúc chặt chẽ giữa hai bên. Xanhtơni cũng nói rõ lập trường của
Pháp vẫn giữ "chủ quyền" đối với Đông Dương và đang lựa chọn một đường
lối chính trị rộng rãi đối với Đông Dương sau khi Đồng minh rút khỏi khu
vực này. Cuộc tiếp xúc thực ra chỉ mang tính chất thông báo quan điểm và
thăm dò thái độ giữa hai bên.
Cho đến tháng 1/1946, các cuộc tiếp xúc Việt - Pháp vẫn chưa đem lại
kết quả gì cụ thể và thường rơi vào tình trạng bế tắc. Lập trường của phía
Pháp vẫn cơ bản dựa trên tinh thần tuyên bố ngày 23/4/1945 của Đờ Gôn, chỉ
thừa nhận cho Việt Nam tự trị trong Liên bang Đông Dương. Tư tưởng chỉ
đạo của Chính phủ Đờ Gôn là không muốn ký kết với chính quyền bản địa
nếu như chính quyền ấy không do người Pháp tạo ra. Ngay cả những người
tán thành thương lượng như Lơcơlec thì cũng quan niệm rằng chỉ có thể điều
đình với Việt Minh khi đã tỏ rõ sức mạnh của Pháp.
Về phía Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại diện Chính phủ ta
đã thể hiện đúng tinh thần Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của Trung ương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Đảng (25/11/1945). Song song với lập trường kiên quyết chống xâm lược để
bảo vệ chủ quyền và thống nhất đất nước, Hồ Chí Minh luôn tỏ rõ thiện chí
hoà bình, sẵn sàng hợp tác với nước Pháp.
Tại Đông Dương, quân Tưởng cũng chạy đua với Pháp về thời gian.
Chúng dung túng cho bọn tay sai cố tình phá hoại cuộc đàm phán giữa ta
với Pháp. Chúng cho tay sai khiêu khích, đẩy ta xung đột với Pháp để
chúng lợi dụng. Do đó, yêu cầu về sự thoả thuận ở cả hai phía, ta và Pháp,
lúc này đều trở nên cần thiết. Trong bức điện gửi về cho Chính phủ Pháp
ngày 14/2/1946, Lơcơlec đề nghị: "Nếu muốn đi đến thoả hiệp, không nên
do dự nói đến chữ Độc lập". Lơcơléc yêu cầu Xanhtơni: "Phải hết sức
tránh khi quân Pháp đổ bộ, Hồ Chí Minh đi vào chiến khu để làm một cuộc
chiến tranh thần thánh nào đó" [7, tr.14].
Về phía ta, để tạo lối thoát cho cuộc đàm phán đang bế tắc, trong cuộc
trao đổi ngày 16/2/1946 với Xanhtơni, có Hoàng Minh Giám cùng dự, Hồ Chí
Minh đã nhận đàm phán bí mật trên cơ sở nền độc lập của Việt Nam trong
khối Liên hiệp Pháp. Xanhtơni yêu cầu thêm là phía Pháp sẽ ký kết không chỉ
với Việt Minh mà với một Chính phủ bao gồm nhiều đảng phái chính trị tiêu
biểu cho các khuynh hướng chính trị ở Việt Nam.
Tiến hành thương lượng với Pháp khi những đội quân Tưởng đang
chiếm đóng miền Bắc nước ta và sẵn sàng kiếm cớ lật đổ chính quyền của ta,
là một việc rất khó khăn, phức tạp, vẫn còn đang tranh chấp về vấn đề miền
Bắc Việt Nam.
Những cuộc tiếp xúc cho đến tháng 2/1946 vẫn chưa giải quyết gì cụ thể
mặc dù Chính phủ Việt Nam rất cố gắng và thiện chí. Tuy nhiên, những cuộc
tiếp xúc ấy đã tạo điều kiện cho Chính phủ Việt Nam hiểu rõ thêm lập trường
của phía Pháp cũng như thái độ cụ thể của các chính khách, tướng tá Pháp.
Cũng chính sau những cuộc tiếp xúc ấy, qua Hồ Chí Minh, nhiều người Pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
ngày càng nhận thấy rõ rằng lúc này, muốn giải quyết những vấn đề liên quan
đến Việt Nam, không thể thiếu vai trò của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà. Dù không đi đến kết quả cụ thể nào trong mối quan hệ Việt - Pháp, song
những cuộc tiếp xúc đã tạo được cơ sở thực tế cho việc thực hiện chủ trương
hoà hoãn với Pháp khi hai kẻ thù của ta (Pháp và Tưởng) đã bắt tay với nhau.
Hiệp ước Hoa - Pháp ký ngày 28/2/1946 quy định rõ việc quân Pháp
vào miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng với thời hạn chậm nhất là
31/3/1946. Mặc dù đó không phải là một điều bất ngờ, nhưng cũng đặt cách
mạng Việt Nam trước một tình thế mới cấp bách.
Với Hiệp ước này, việc quân Pháp vào miền Bắc nước ta không còn chỉ
là khả năng mà sẽ là hiện thực chắc chắn trước mắt. Cuộc xâm lược của
chúng đã được khoác chiếc áo hợp pháp là thay quân Tưởng làm tiếp nhiệm
vụ của Đồng Minh. Như vậy trên thực tế, Đồng Minh đã hoàn thành nhiệm vụ
giúp thực dân Pháp trở lại Đông Dương.
Tình thế đã đặt Nhà nước cách mạng Việt Nam trước hai khả năng cần
lựa chọn: Hoặc là chống lại việc quân Pháp vào miền Bắc nước ta, cũng có
nghĩa là chống lại Hiệp ước Hoa - Pháp, hoặc là thoả thuận với Pháp, đồng ý
việc đưa quân Pháp vào miền Bắc với một số điều kiện của ta. Khả năng thứ
nhất sẽ dẫn đến chiến tranh, trước hết là với Pháp, có thể cả với Tưởng. Cùng
với Pháp, Tưởng là các đảng phái phản động trong nước. Đằng sau Pháp,
Tưởng là Anh, Mĩ. Khả năng thứ hai cũng có nghĩa là chấp nhận nước ta tạm
thời trong tình trạng độc lập không hoàn toàn, phải tiếp tục những cuộc đấu
tranh để giành độc lập trong những hoàn cảnh mới, song sẽ chỉ còn phải đối
đầu trực tiếp với kẻ thù chính là thực dân Pháp.
Trong tình hình khẩn trương, Hồ Chí Minh đã hết sức chủ động trong
việc cùng Trung ương Đảng kịp thời đề ra chủ trương cụ thể phù hợp với
hoàn cảnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Ngày 3/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Tình hình
và chủ trương". Ban Chỉ thị nhận định: "... Hiệp ước Hoa - Pháp không phải
là chuyện riêng của Tưởng Giới Thạch và Pháp. Nó là chuyện chung của phe
đế quốc và bọn tay sai của chúng ở thuộc địa..." [73, tr.33]. Phân tích về chủ
trương đánh hay hoà lúc này, Chỉ thị nêu rõ: "... Nếu Pháp công nhận Đông
Dương tự chủ thì có thể hoà, hoà để phá tan âm mưu của bọn Tưởng Giới
Thạch, bọn phản động Việt Nam và bọn phát xít Pháp còn sót lại, chúng định
hãm ta vào tình thế cô độc, buộc ta phải đánh nhiều kẻ thù một lúc..." [73, tr.33];
đồng thời nhấn mạnh: "Vấn đề lúc này không phải là muốn hay không muốn
đánh. Vấn đề là biết mình biết người, nhận định một cách khách quan những
điều kiện lợi hại trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng..." [73,
tr.33].
Từ sau Hiệp ước Hoa - Pháp, nhịp độ các cuộc trao đổi giữa ta và phía
Pháp trở nên dồn dập. Riêng từ đầu tháng 3 đến khi ký Hiệp định sơ bộ có tới
4 cuộc tiếp xúc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Xanhtơni để thảo luận nội
dung cụ thể của bản Hiệp định. Lúc đó, Xanhtơni đã nhận được những chỉ thị
của Đácgiăngliơ ngày 29/2/1946 về những nội dung làm cơ sở cho Hiệp định,
trong đó quyền lợi của Việt Nam vẫn rất hạn chế, với một Chính phủ tự trị,
trong khuôn khổ Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp. Đácgiăngliơ còn
nhấn mạnh thêm quyền của Pháp đại diện cho Việt Nam về ngoại giao; đồng
thời vẫn không thừa nhận sự thống nhất của Việt Nam, dù chỉ riêng Bắc Kỳ
với Trung Kỳ. Ngay cả đến tướng Lơcơlec trong bức điện gửi Xanhtơni ngày
22/2, còn phải e ngại rằng nếu đưa ra những điểm mà Cao uỷ nhấn mạnh, thì
sẽ "làm hỏng kết quả bao nhiêu công sức" mà họ bỏ ra lâu nay trong các cuộc
đàm phán.
Về phía Việt Nam, đương nhiên chúng ta không thể chấp nhận ký kết
với những điều khoản như vậy. Trong khi đàm phán với Pháp, Hồ Chí Minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
vẫn luôn chú ý quan sát và phân tích quan hệ giữa Tưởng và Pháp. Mặc dù
Tưởng và Pháp đã ký Hiệp ước nhưng ở miền Bắc Việt Nam, giữa hai bên
vẫn có sự bất đồng, thậm chí cả xung đột. Khi các thế lực điều khiển chúng đã
thống nhất thì trước sau chúng cũng phải dàn xếp với nhau. Tuy nhiên, chừng
nào chúng còn mâu thuẫn, dù nhỏ, dù tạm thời, ta vẫn cần khai thác.
Cho đến ngày 4/3, tướng Chu Phúc Thành vẫn tuyên bố chưa nhận
được mệnh lệnh cụ thể về việc để quân Pháp vào thay thế, vì vậy quân đội
Tưởng sẽ chống lại khi quân Pháp đổ bộ. Phía Tưởng nói rõ: Không thể để
quân Pháp vào miền Bắc nếu người Pháp chưa ký kết được với Chính phủ
Việt Nam. Lý do của họ là: Để tránh trường hợp người Việt Nam cho rằng
quân Tưởng phản bội, sẽ trả thù Hoa kiều sau khi quân Tưởng rút đi. Bởi vậy,
đối với Pháp lúc này, yêu cầu về ký kết với Việt Nam trở nên cấp thiết.
Ngày 5/3, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhờ Thiệu Bách Xương, sĩ quan trong
quân đội Tưởng, chuyển cho phía Pháp bản kiến nghị về một điều kiện và nội
dung các điều khoản ký kết theo yêu cầu của Chính phủ ta. Việc làm này tỏ ý
tôn trọng phía Tưởng, đồng thời dùng Tưởng tăng thêm áp lực với Pháp trong
việc đàm phán với ta.
Tối 5/3, cả phía Tưởng và phía Pháp lần lượt đến gặp Chủ tịch Hồ Chí
Minh và vội vã giục ta thương lượng gấp để đi đến ký kết ngay trong đêm đó.
Đây là lúc hạm đội Pháp do tướng Lơcơléc chỉ huy đã đến Vịnh Bắc Bộ. Nếu
xung đột lớn xảy ra sẽ không có lợi cho Pháp nhưng cũng vô cùng bất lợi cho
ta. Trong tình thế khẩn trương đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thảo luận với
Xanhtơni cho đến gần sáng. Hai vấn đề tồn tại khó giải quyết nhất trong suốt
các cuộc trao đổi giữa hai bên là: độc lập và thống nhất của Việt Nam. Đây là
hai vấn đề có tính nguyên tắc trong lập trường của ta. Cuối cùng phía Pháp
đồng ý chấp nhận nguyên tắc chung là thừa nhận kết quả một cuộc trưng cầu
ý dân về vấn đề thống nhất 3 kỳ của Việt Nam. Tuy nhiên, họ vẫn giữ ý kiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
chỉ thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự trị, không chịu chấp nhận hai chữ
"độc lập". Giới lãnh đạo Pháp rất lo sợ hai chữ độc lập có thể từ Việt Nam
mà gây ra phản ứng dây chuyền đối với các thuộc địa của Pháp. Như vậy,
vấn đề cuối cùng còn bế tắc là khoảng cách giữa độc lập và tự trị. Trong tình
trạng căng thẳng cực độ, Hồ Chí Minh đã tuyên bố tạm dừng cuộc thảo luận
khiến phía Pháp vô cùng lo lắng.
Sáng 6/3, tàu đổ bộ của Pháp tiến vào cửa biển Hải Phòng và quân
Tưởng ở đó đã nổ súng. Trong khi đó, mặc dù đã chuẩn bị rất chu đáo tại các
vị trí chiến đấu, nhưng lực lượng vũ trang của ta rất bình tĩnh theo lệnh Chính
phủ, mặc cho Tưởng - Pháp xung đột với nhau. Nguy cơ xung đột lớn đã bắt
đầu trở thành thực tế. Hồ Chí Minh thấy rõ đã đến lúc đi đến quyết định. Sau
khi hội ý với Thường vụ Trung ương Đảng và thông qua Hội đồng Chính phủ,
Hồ Chí Minh đã cùng Hoàng Minh Giám gặp Xanhtơni và Pinhông. Người đã
thống nhất với phía Pháp một cách giải quyết dung hoà giữa độc lập và tự trị:
"Nước Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do...". Vấn đề cuối cùng đã
được tháo gỡ. Hiệp định sơ bộ đã được ký kết vào buổi chiều 6/3/1946 với chữ
ký của Hồ Chí Minh, Xanhtơni, Vũ Hồng Khanh. Theo yêu cầu của Hồ Chí
Minh, đại diện của các phái bộ Đồng Minh, Anh, Mĩ, Trung Quốc và ông Lui
Capuýt, với danh nghĩa đại diện nhân dân Pháp, đã được mời đến dự lễ ký kết.
Kèm theo Hiệp định, một bản Hiệp định phụ về quân sự cũng được ký kết cùng
ngày. Những quy định chi tiết trong Hiệp định phụ này do Hồ Chí Minh kiên
quyết đòi đưa vào như một điều kiện tối hậu cho toàn bộ việc ký kết với phía
Pháp.
Nội dung cơ bản của Hiệp định Sơ bộ 6 tháng 3 và văn kiện phụ đính
kèm hiệp định nói rõ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
+ Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một
quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng của mình
và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương, ở trong khối Liên hiệp Pháp.
+ Việc hợp nhất "ba kỳ", Chính phủ Pháp cam kết thừa nhận những
quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết.
+ Chính phủ Việt Nam chấp nhận để 15000 quân Pháp vào Bắc Việt
Nam làm nhiệm vụ thay thế quân đội Trung Hoa. Số quân Pháp kể trên sẽ rút
hết trong vòng 5 năm, trừ số quân phụ trách quản lý tù binh Nhật sẽ rút sau
khi hoàn thành nhiệm vụ.
+ Sau khi Hiệp định được ký kết, hai Chính phủ lập tức quyết định mọi
phương sách cần thiết để đình chỉ ngay cuộc xung đột, giữ nguyên quân đội
hai bên tại vị trí tạm thời.
+ Hai bên đồng ý "mở ngay cuộc đàm phán (chính thức) thân thiện và
thành thực" . Trong cuộc đàm phán đó sẽ bàn ba vấn đề:
a. Những liên lạc ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài.
b. Chế độ tương lai của Đông Dương.
c. Những quyền lợi kinh tế và văn hoá của Pháp ở Việt Nam.
1.3. Ý NGHĨA CỦA HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ 6 THÁNG 3 NĂM 1946
Ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, tạm thời hoà hoãn với Pháp, ta đã
tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một
lúc; tạo thêm một cơ sở pháp lí buộc quân Tưởng phải nhanh chóng rút khỏi
miền Bắc nước ta. Bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách vì mất chỗ dựa nên phần
lớn bị tan rã hoặc chạy theo quân Tưởng. Chúng ta có thêm thời gian hoà bình
cần thiết để củng cố chính quyền cách mạng, mở rộng mặt trận dân tộc thống
nhất, phát triển lực lượng vũ trang nhằm chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng
chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau. Đặc biệt, đối với miền Nam - nơi
mà cuộc kháng chiến đang đứng trước những thử thách gay gắt, lực lượng vũ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
trang tại chỗ bị tan vỡ và chia sẻ, chúng ta có điều kiện thuận lợi để củng cố
chuẩn bị bước vào cuộc chiến đấu mới.
Vì vậy, trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ II, năm 1951,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Lúc kí hiệp định sơ bộ, nhiều người
thắc mắc cho đó là chính sách quá hữu. Nhưng các đồng chí và đồng bào Nam
Bộ đã khéo lợi dụng dịp đó để xây dựng và phát triển lực lượng của mình.
Thực tế lịch sử đã chứng tỏ, việc ký Hiệp định sơ bộ - trong hoàn cảnh
lúc đó - là một chủ trương cứu nước duy nhất đúng, "một mẫu mực tuyệt vời
của sách lược Lêninnít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ của kẻ địch và
về sự nhân nhượng có nguyên tắc" [17, tr.31].
Về cơ bản, Hiệp định sơ bộ khẳng định Việt Nam không còn là thuộc
địa của Pháp. Đồng thời, Hiệp định đã xoá bỏ được ý định áp đặt của các
nước lớn tại Hội nghị Pôtxđam (7/1945) đối với ta và điều quan trọng là đã
điều chỉnh thoả hiệp Anh - Pháp và Hoa - Pháp một cách có lợi cho ta hơn.
Nó khẳng định sự tồn tại của Nhà nước Việt Nam độc lập.
Hiệp định sơ bộ phản ánh việc ta vận dụng sách lược phân hoá kẻ thù,
tạo thời cơ đẩy quân Tưởng và bọn tay sai của chúng ra khỏi đất nước ta,
tránh được nguy cơ phải đối phó với hai thế lực thù địch cùng một lúc. Hơn
thế nữa, Hiệp định đã tạo được không gian hoà hoãn trong cả nước để có thể
biến thời gian thành lực lượng vật chất, và cùng với kết quả đem lại trên thực
tế (Tưởng rút quân và Pháp phải dãn quân) đã góp phần làm thay đổi so sánh
lực lượng toàn cục có lợi hơn cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong cả
nước.
Thoả hiệp Việt - Pháp ngày 6/3/1946 còn đánh dấu thắng lợi của ngoại
giao Việt Nam, nhất là trong việc thực hiện chủ trương của Đảng biến các
hiệp định tay đôi Anh - Pháp, Hoa - Pháp thành thoả thuận tay ba với sự tham
gia của ta và tạo tiền đề để mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Trong bài phát biểu trước cuộc mít tinh của quần chúng tại Hà Nội một
ngày sau khi ký Hiệp định (7/3/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Cuộc
điều đình với Pháp sẽ mở ra con đường làm cho quốc tế thừa nhận ta. Nó sẽ
dẫn ta đến một vị trí ngày càng chắc chắn trên trường quốc tế. Đó là thắng
lợi về chính trị" [34, tr.35].
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 được dư luận quốc tế nhiệt liệt hoan nghênh.
Tờ báo "Kinh tế" (Economist) của Anh ngày 11/3/1946 viết: Họ (người
Pháp) đáng được khen ngợi ở chỗ họ đã nắm được tinh thần khó khăn đang
chờ đợi họ sau khi Nhật Bản đầu hàng. Họ đã phải hạ mình trước một việc
hiển nhiên là chủ nghĩa dân tộc của người Việt Nam không bao giờ tắt, do đó
họ đã đàm phán với Chính phủ do ông Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Nhà sử học Pháp Philip Đơvile (Philippe Devilles) viết trong cuốn sách
"Lịch sử Việt Nam" lời nhận xét, Hiệp định Pháp - Việt làm cho thế giới ngạc
nhiên, nước Pháp, một cường quốc châu Âu đã dẫn đầu việc thoả hiệp với chủ
nghĩa quốc gia châu Á trước Anh, Hà Lan và cả Mĩ nữa. Từ nhiều phía, Hiệp
định Xanhtơni - Hồ Chí Minh được đồng tình.
Ở Liên Xô, hãng TASS đưa tin ngắn về đại diện Đông Dương và đại
diện Pháp ký hiệp định công nhận Việt Nam là nước tự do...
Ở Trung Quốc, cả chính quyền Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản đều
hoan nghênh Hiệp định. Trả lời phỏng vấn của AFP, Chu Ân Lai cho rằng "đó là
một việc đáng làm khuôn mẫu cho các đế quốc ở Thái Bình Dương và Châu Á" .
Tiểu kết chƣơng
Từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công đến ngày 6 tháng 3 năm
1946, xuất phát từ tình hình quốc tế và trong nước, hoạt động đối ngoại của
Đảng tập trung phục vụ cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách
mạng non trẻ, đối phó với khả năng liên hiệp của các thế lực đế quốc thù địch
chống phá cách mạng Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Dựa vào sức mạnh đoàn kết dân tộc, phát huy yếu tố chính nghĩa của
cuộc đấu tranh vì độc lập, Đảng chỉ đạo dùng biện pháp chủ yếu là đối
thoại với các thế lực đế quốc, chuyển từ đối đầu về quân sự sang đối thoại
hoà bình, gắng sức tránh một cuộc chiến tranh, nhất là một cuộc chiến
tranh xảy ra quá sớm.
Lợi dụng những mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, nhằm vào điểm yếu về
chính trị của chủ nghĩa thực dân, Đảng vận dụng sách lược mềm dẻo, thực
hiện nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ thù, lúc thì hoà hoãn với Tưởng để
rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì tạm hoà hoãn với Pháp để đuổi cổ
quân Tưởng và quét sạch bọn phản động tay sai của Tưởng dành thời gian
củng cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, điều mà Đảng ta biết chắc là không thể nào tránh khỏi. Những biện pháp
cực kì sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu
mực tuyệt vời của sách lược Lêninnít về lợi dụng những mâu thuẫn trong
hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc.
Với phương châm "thêm bạn bớt thù", chính sách đối ngoại của Đảng
không chỉ nhằm đối phó với các thế lực thù địch, mà còn nỗ lực hướng tới
việc tìm bạn bên ngoài, kể cả bạn đồng minh chiến lược và bạn đồng minh
tạm thời, có điều kiện, tranh thủ làm thay đổi quan hệ giữa Việt Nam với
nước Pháp, nhân dân Pháp, dân tộc Pháp, các nước lớn, các nước láng giềng,
tranh thủ mọi sự ủng hộ có thể đối với nền độc lập của nước Việt Nam, góp
phần cô lập cao độ kẻ thù chính.
Việc thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng trong những tháng đầu
sau khi giành chính quyền đã khẳng định dứt khoát nền độc lập thống nhất
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế, tránh được trường
hợp bất lợi phải đối phó với nhiều kẻ thù một lúc khi so sánh lực lượng, nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
là về quân sự, quá bất lợi đối với ta. Đặc biệt, Đảng ta đã tạo ra được thời gian
hoà bình vô cùng quý báu để lãnh đạo nhân dân củng cố chính quyền, phát
triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, chuẩn bị sẵn sàng và chủ động
bước vào một cuộc kháng chiến lâu dài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Chương 2
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TỪ SAU NGÀY 6/3/1946 ĐẾN NĂM 1953
2.1. TỪ SAU NGÀY 6/3/1946 ĐẾN NGÀY 19/12/1946
Sau khi ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, Chính phủ và nhân dân Việt
Nam thi hành nghiêm chỉnh mọi điều khoản đã cam kết. Ngày 8/3/1946,
Chính phủ ban hành Nghiêm lệnh: "Chính phủ hạ lệnh cho toàn thể nhân dân
và bộ đội phải giúp đỡ cho quân đội Trung Hoa", "Ai xâm phạm đến tính
mạng, tài sản quân đội Trung Hoa sẽ nghiêm trị" [74, tr.70] . Ngày 9/3/1946,
Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị "Hoà để tiến", vạch rõ lí do
vì sao ta ký với Pháp Hiệp định sơ bộ và đề ra những việc cần làm sau khi
Hiệp định được ký kết.
Trong khi đó, thực dân Pháp sớm lộ rõ dã tâm phá hoại Hiệp định.
Ngày 9/3/1946, quân Pháp đổ bộ lên Hải Phòng và đóng trái phép ở Bến
Bính. Ngày 27/6/1946, quân Pháp ngang nhiên chiếm đóng Trụ sở Bộ Tài
chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hà Nội; đồng thời cho xe máy
chạy khắp phố, gây xô xát và cướp bóc tài sản của nhân dân... Ở miền Nam,
thực dân Pháp không những không ngừng bắn, mà còn tiếp tục cho quân càn
quét, đánh úp nhiều vị trí của bộ đội Việt Nam ở Đồng Tháp Mười, Bình
Thuận, Phan Rang... Tháng 6-1946, chúng huy động 5.000 quân có xe tăng và
máy bay yểm trợ đánh chiếm Tây Nguyên. Với ý đồ tách Nam Bộ ra khỏi
Việt Nam, thực dân Pháp thành lập Chính phủ Nam Kì tự trị (1/6/1946) do
Nguyễn Văn Thịnh cầm đầu.
Một trong những nội dung quan trọng đấu tranh buộc Pháp phải tôn
trọng Hiệp định sơ bộ là đòi mở cuộc đàm phán chính thức tại Pari. Ngược
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
lại, thực dân Pháp tìm cách hoà hoãn. Ta càng thấy rõ lập trường thực dân
xâm lược của giới phản động Pháp, nhưng vẫn kiên trì đấu tranh với cuộc
đàm phán chính thức.
Ngày 24/3/1946, trên tàu Êmin Béctanh (Emile Bertin) neo tại vịnh Hạ
Long đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đô đốc
Đácgiăngliơ. Cùng dự hội đàm, về phía Việt Nam còn có Hoàng Minh Giám
và Nguyễn Tường Tam; về phía Pháp có tướng Lơcle, Xanhtơni và một số trợ
lý của Đácgiăngliơ. Sau nhiều lần trao đổi, hai bên đã thoả thuận công bố một
bản thông cáo gồm ba điểm chủ yếu:
1. Vào một thời điểm càng gần mà các điều kiện quá cảnh cho phép,
nghĩa là trong nửa đầu tháng tư, một phái đoàn hữu nghị gồm 10 nghị sĩ Việt
Nam đi tới Pari mang tới Quốc hội lập hiến lời chào anh em Quốc hội nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
2. Cũng vào thời điểm đó sẽ tiến hành tại Đà Lạt một hội nghị trù bị
giữa một bên là một đoàn đại biểu của Pháp gồm 12 thành viên dưới sự chủ
trì của Cao uỷ Pháp tại Đông Dương và một bên là một đoàn đại biểu gồm 12
thành viên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hoặc người đại diện.
3. Cuộc hội nghị trù bị đó sẽ hoàn thành công việc của mình để một
đoàn đại biểu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thể lên đường trong
thời gian ngắn nhất, nghĩa là trong nửa cuối tháng năm để các cuộc thương
lượng cuối cùng chính thức có thể tiến hành tại Paris.
Ngày 16/4/1946, phái đoàn Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà do Phạm Văn Đồng dẫn đầu lên đường sang thăm nước Pháp theo tinh
thần thông báo về nội dung cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đô
đốc Đácgiăngliơ.
Ngày 19/4/1946, Hội nghị trù bị Đà Lạt khai mạc. Hội nghị đã tiến
hành khẩn trương, ngoài những phiên họp toàn thể, những phiên họp ở các uỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
ban, còn có nhiều cuộc trao đổi ngoài hành lang... Tuy vậy, trên tất cả các vấn
đề được đặt ra, cuộc đàm phán hầu như không có tiến triển. Ngoài những
cuộc tranh luận gay gắt tại Uỷ ban Chính trị, ở tất cả các Uỷ ban Quân sự,
Kinh tế, Văn hoá đều có cuộc tranh cãi giằng co.
Về kinh tế, ta chủ trương giữ vững những quyền lợi kinh tế cơ bản của
ta, đảm bảo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển, đồng thời có những
nhân nhượng nhất định đối với quyền lợi kinh tế Pháp ở Đông Dương. Những
vấn đề được đặt ra trong Tiểu ban này thuộc về tiền tệ, thuế quan, những
doanh nghiệp hiện tại của Pháp tại Việt Nam; trong đó có những nỗi bất đồng
lớn xoay quanh vấn đề tiền tệ và kinh doanh của người Pháp tại Việt Nam.
Về văn hoá, hai bên đã đạt một số thoả thuận, ta chỉ không đồng ý về việc
Pháp đòi đặt một số cơ quan văn hoá ở Đông Dương trực thuộc với Liên bang và
đề nghị dùng tiếng Pháp làm thứ tiếng chính thức thứ hai sau tiếng Việt.
Trong hai Tiểu ban Chính trị và Quân sự, các vấn đề đặt ra đều là
những vấn đề chủ yếu mà quan điểm hai bên hoàn toàn đối lập với nhau.
Lập trường có tính nguyên tắc của ta là: Nước Việt Nam phải là một
nước tự do. Liên bang Đông Dương chỉ mang tính chất kinh tế không được
phương hại đến quyền lợi cơ bản của Việt Nam.
Về mối quan hệ của các nước Liên bang Đông Dương với nước Pháp,
phái đoàn ta tuyên bố chấm dứt chế độ Toàn quyền. Ta chủ trương tổ chức
một Liên bang thực tế có tính chất kinh tế. Đại diện của Pháp ở Liên bang chỉ
có tính cách một nhân viên ngoại giao. Liên bang Đông Dương sẽ phối hợp về
chính sách thuế quan và tiền tệ, về việc đạt kế hoạch kiến thiết trong các nước
Liên bang không làm phương hại đến chủ quyền của ba nước này.
Phía Pháp chủ trương viên Cao uỷ vừa là đại diện cho Liên hiệp Pháp
vừa là Chủ tịch Liên bang Đông Dương. Họ đòi hỏi các ngành tư pháp, ngoại
thương, tài chính, hối đoái, vận tải, y tế, các cơ quan nghiên cứu và phát minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
về văn hoá, khoa học, kinh tế, viện thống kê, nhà Bưu điện và vô tuyến điện,
cơ quan phụ trách di dân đều phải thuộc về Liên bang. Với chủ trương này,
phía Pháp muốn khôi phục lại chế độ Toàn quyền trước đây.
Về ngoại giao, lập trường của phái đoàn Việt Nam là nước Việt Nam sẽ
có Đại sứ ở Pháp và viên Cao uỷ Pháp là đại diện ngoại giao của Pháp ở Việt
Nam. Nước Việt Nam tự do phải có quyền tự do đặt Đại sứ ở các nước trong
Liên hiệp Pháp và ở nước ngoài. Pháp chủ trương người đại diện Pháp ở Việt
Nam là một viên chức Pháp do viên Cao uỷ Pháp cử ra và nước Việt Nam chỉ
có đại diện ngoại giao với các nước khác thông qua Liên hiệp Pháp,...
Sau 3 tuần lễ (19/4 - 11/5/1946) trao đổi những vấn đề được đưa ra tại
cuộc đàm phán chính thức nhưng không đi đến thoả thuận nào, Hội nghị trù bị
Đà Lạt kết thúc thất bại do âm mưu phá hoại của thực dân Pháp.
Ngày 31/5/1946, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Phạm Văn
Đồng dẫn đầu lên đường sang Pháp đàm phán. Cùng ngày, nhận lời mời của
Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường sang thăm nước Pháp với
tư cách là thượng khách. Trước khi lên đường, Người gửi thư cho đồng bào
Nam bộ nêu rõ: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn
núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi" [61, tr.246].
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn Việt Nam đến Biaritz (Pháp)
ngày 12/6, nhưng phải dừng ở đó gần hai tuần lễ do phía Pháp đang chuẩn bị
thay đổi nội các thiên tả của Goanh (Gouin) sụp đổ. Ngày 19/6/1946,
Gioócgiơ Biđôn (Georges Bidault), một lãnh tụ của Phong trào bình dân,
được bầu làm Thủ tướng Chính phủ lâm thời Cộng hoà Pháp. Từ đây, phía
Pháp mới có thể bắt đầu cuộc đàm phán đã dự định trước với Việt Nam. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn rời Biarritz để đến Paris vào ngày 22/6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Vừa đặt chân tới Thủ đô nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn
Việt Nam đã nhận được những thông tin bất lợi: Từ ngày 21/6, trong một chiến
dịch "chớp nhoáng", quân đội Pháp theo lệnh Đô đốc Đácgiăngliơ và tướng
Lơcle đã chiếm đóng cả vùng Tây Nguyên, đặc biệt là Plecu và Kon Tum;
ngày 23/6, tại Hà Nội quân đội Pháp đã chiếm đóng Phủ Toàn quyền.
Ngày 7/7/1946, cuộc đàm phán chính thức giữa hai bên Chính phủ Việt
Nam và Pháp bắt đầu khai mạc, không phải ở Paris như Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà đề nghị, mà là Phôngtennơblô (Fontainebleau), cách Paris 60km,
"để lẩn tránh dư luận báo chí và những giới khác mà Sài Gòn, các cơ quan dân
sự và bạn bè của họ hết sức kinh sợ" [68, tr.272]. Đoàn Việt Nam gồm có: Phạm
Văn Đồng (Trưởng đoàn) và các thành viên: Phan Anh, Trịnh Văn Bính, Tạ
Quang Bửu, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Huyên, Bửu Bội, Huỳnh Thiện Lộc,
Dương Bạch Mai, Chu Bá Phượng, Đặng Phúc Thông, Phạm Khắc Hoè, Hoàng
Minh Giám. Ngoài ra là các chuyên viên: Nguyễn Đệ, Hoàng Văn Đức, Vũ Trọng
Khánh, Hồ Đức Liên, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Đắc Khê.
Đoàn Pháp gồm có: Mác Ăngđrê (Max André - Trưởng đoàn), Giuygla (juglas),
Lôdơrây (Lozeray); Bôđê (Baudet), Xalăng (Salan), Bácgio (Barjot), Pinhông
(Pignon), Tôren (Torel), Rivê (Rivet), Métxme (Messmer), Gônông (Gonon),
Buốcgoanh (Bourgoin), Đacxy (D'Arcy), Gaê (Gayet), Buxkê (Bousquet).
Ngay trong phiên khai mạc (6/7), Trưởng phái đoàn Việt Nam Phạm
Văn Đồng đã kịch liệt phản đối việc thành lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị và
các hoạt động vi phạm Hiệp định sơ bộ của quân Pháp ở Việt Nam, đặc biệt là
việc chiếm Tây Nguyên và việc quân Pháp ngang nhiên chiếm đóng ngôi nhà
nguyên là Phủ Toàn quyền, nơi viên Tổng chỉ huy quân Tưởng vừa rút đi
ngay giữa thủ đô Hà Nội.
Ngày 7/7/1946, Hội nghị đưa ra một chương trình nghị sự gồm 5 điểm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
- Sự gia nhập của Việt Nam vào khối Liên hiệp Pháp và những mối
quan hệ ngoại giao của nó với nước ngoài.
- Vấn đề thống nhất ba kì và trưng cầu dân ý tại Nam Kỳ.
- Những vấn đề kinh tế.
- Soạn thảo dự án hiệp ước.
Về tất cả những vấn đề trên, quan điểm của hai bên hoàn toàn khác
nhau. Quan điểm của Pháp về "Khối Liên hiệp Pháp không phải là quan niệm
về một đồng minh mà là quan niệm về những quốc gia đoàn kết chặt chẽ với
nhau bởi những cơ quan chung" [68, tr.275]. Trái lại, quan điểm của phái
đoàn Việt Nam căn cứ trên ý niệm đồng minh, hoà hợp quyền lợi, quan hệ
song phương giữa các quốc gia độc lập, được nêu rõ trong bức công hàm trao
cho phái đoàn Pháp ngày 12/7: "Những mối quan hệ giữa nước Pháp và nước
Việt Nam trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp là những quan hệ hợp đồng được
xác định qua con đường hiệp ước. Những quan hệ ấy được thiết lập trên
những nền tảng sau đây:
a. Tự do gia nhập
b. Quy chế bình đẳng.
c. Đoàn kết bảo vệ quyền lợi chung" [68, tr.276]
Quan điểm trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung trong kì họp báo
ngày 12/7/1946.
Từ ngày 13 đến ngày 30/7, các tiểu ban họp, đề cập lại các vấn đề đã
nêu ở Hội nghị trù bị Đà Lạt. Hai phái đoàn thảo luận các vấn đề về thuế
quan, tiền tệ, quân đội, ngoại giao... và hầu như vấn đề nào cũng có những
bất đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Về vấn đề quân đội, phái đoàn Việt Nam dứt khoát bác bỏ nguyên tắc
một bộ chỉ huy duy nhất trong thời bình và mọi ý đồ "tập thể hoá" tiềm năng
quân sự.
Về vấn đề ngoại giao, cũng như ở Hội nghị Đà Lạt, phái đoàn Việt
Nam yêu cầu có một nền ngoại giao riêng, có quyền trao đổi đại diện ngoại
giao với nước ngoài, có quyền cử đại diện riêng ở Liên Hiệp Quốc. Phái đoàn
Pháp vẫn giữ quan niệm của mình về một nền ngoại giao duy nhất, luôn luôn
chỉ chấp nhận sự tham gia của người Việt Nam vào các chức vụ ngoại giao
của Liên hiệp Pháp. Nhưng giờ đây, họ chấp nhận nguyên tắc tự quyết về mặt
đại diện ngoại giao cấp lãnh sự.
Cũng như ở Hội nghị trù bị Đà Lạt, vấn đề Nam Kì là vấn đề gay cấn
nhất, trở thành hòn đá cản của Hội nghị. Ngay từ ngày 12/7, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã tuyên bố rõ trong cuộc họp báo: "Nam Bộ là đất Việt Nam. Nó là thịt
của thịt chúng tôi, là máu của máu chúng tôi,... Trước khi đảo Corse trở
thành đất của Pháp, thì Nam Bộ đã là đất của Việt Nam..." [68, tr.277]. Tại
phiên họp toàn thể ngày 26/7, Dương Bạch Mai - một thành viên trong phái
đoàn Việt Nam - công khai phát biểu: "Số phận của hội nghị này phụ thuộc
chặt chẽ vào vấn đề ba kì. Chừng nào mà Nam Kì, bằng cách này hay cách
khác, còn bị tách ra khỏi Việt Nam, thì việc thoả thuận giữa nước Pháp và
nước Việt Nam sẽ không bao giờ có được. Mọi sự đều tuỳ thuộc vấn đề Nam
Kì; tình hữu nghị Pháp - Việt, hoà bình cũng như trật tự ở Việt Nam tương lai
những quan hệ của chúng ta. Pháp giải quyết vấn đề này càng sớm càng hay"
[68, tr.280].
Cuộc đàm phán kéo dài hơn hai tháng (6/7 - 10/9/1946), cuối cùng đã
không đi đến một thoả thuận nào do lập trường hai bên khác xa nhau. Ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
14/9/1946, phái đoàn Việt Nam lên tàu trở về Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh
ở lại Paris với hi vọng cứu vãn tình hình.
Trong khi đó, tại Việt Nam, thực dân Pháp tăng cường các hoạt động
khiêu khích. Quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng, nguy cơ một cuộc
chiến tranh đến gần. Cần có một quyết định nhanh chóng nhằm kéo dài thời
gian hoà hoãn để xây dựng, củng cố thêm lực lượng cách mạng; đồng thời
làm cho nhân dân Pháp, nhân dân thế giới thấy rõ thiện chí hoà bình của Việt
Nam và dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. Chính vì lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí
Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp là Mutê (Moutet) - Bộ trưởng Bộ Pháp
quốc hải ngoại, bản Tạm ước ngày14/9/1946.
Nội dung bản Tạm ước gồm mấy điểm chủ yếu như sau:
- Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp cam kết tiếp tục chính sách
hợp tác như Hiệp định sơ bộ đã nêu, tiếp tục cuộc đàm phán sẽ được triển
khai chậm nhất vào tháng 1-1947.
- Chính phủ Việt Nam bảo đảm các quyền tự do dân chủ, quyền lợi
kinh tế - văn hoá của người Pháp ở Việt Nam.
- Chính phủ Pháp sẽ đình chỉ xung đột ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, bảo
đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
- Việt Nam và Pháp thả hết tù chính trị, chấm dứt tuyên truyền không
thân thiện.
- Việc trưng cầu dân ý ở Nam Bộ do hai bên quy định thời gian và
cách thức.
Tạm ước 14/9/1946 là sự nhân nhượng cuối cùng của ta nhằm cứu vãn
tình thế hết sức khó khăn của đất nước lúc bấy giờ.
Ngày 20/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về đến Tổ quốc trong sự chờ
đón đầy tin tưởng của toàn dân ta. Cuộc hành trình ngoại giao của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Pháp tuy chưa giải quyết được mục tiêu cơ bản của cuộc đàm phán, nhưng đã
làm cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới hiểu rõ hơn vấn đề Việt Nam,
biểu thị sự đồng tình ủng hộ nền độc lập của Việt Nam.
Đúng như sự phán đoán của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, sau khi ký Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp đẩy mạnh các hoạt động
xâm lược, nhất là từ sau vụ gân hấn ở Hải Phòng (11/1946). Đặc biệt ở Hà
Nội, hành động khiêu khích, xâm lược của thực dân Pháp càng trắng trợn hơn.
Trong hai ngày (18-19/12/1946), chúng liên tiếp gửi tối hậu thư đòi Chính
phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ và giao quyền kiểm soát Thủ đô cho
chúng. Trong hoàn cảnh ấy, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong cả nước.
2.2. TỪ SAU NGÀY 19/12/1946 ĐẾN NĂM 1949
Trong những năm 1947 - 1949, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến.
Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu tiếp tục khôi phục kinh tế
sau chiến tranh. Các nước Đông Âu củng cố và bảo vệ thành quả cách mạng,
thiết lập nền chuyên chính vô sản và hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân.
Liên minh giữa Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu hình thành.
Trong 5 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các nước tư bản
bị tổn thất nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ, thì Mĩ giàu mạnh lên và vươn ra
khống chế thế giới tư bản.
Dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự của một trung tâm kinh tế - tài
chính duy nhất trên thế giới, Mĩ ráo riết triển khai chiến lược toàn cầu phản
cách mạng nhằm bao vây, cô lập và tiến tới xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa;
đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào đấu
tranh cho hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới; khống chế và nô dịch các
nước đồng minh của Mĩ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Tình hình nước Pháp có nhiều biến đổi. Đờ Gôn, người có xu hướng
tương đối độc lập với Mĩ, bị gạt khỏi chính quyền (1-1946). Các Chính phủ
tiếp sau của Đảng Cộng hoà bình dân, Đảng Xã hội, Đảng Xã hội cấp tiến... đi
vào con đường phụ thuộc Mĩ về kinh tế. Pháp nhận viện trợ Mĩ thông qua kế
hoạch Mácsan. Các Chính phủ Pháp ngả mạnh sang hữu và coi Đông Dương
là trọng điểm trong chính sách thuộc địa của Pháp nhằm ngăn chặn phong trào
đấu tranh giành độc lập đang phát triển tại các thuộc địa Pháp ở châu Phi. Tuy
nhiên, Pháp lo ngại Mĩ vũ trang lại Tây Đức và không muốn ảnh hưởng của
Mĩ thâm nhập vào hệ thống thuộc địa của mình.
Đế quốc Anh có nhiều khó khăn về kinh tế, cải tiến chính sách thuộc
địa, phải tính đến việc bỏ Hy Lạp ở châu Âu cho Mĩ, trao trả độc lập chính trị
cho các nước Nam Á, nhất là việc thay đổi chính sách thống trị ở Ấn Độ, chia
Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo (Ấn Độ của người theo Ấn Độ
giáo và Pakixtan của người theo Hồi giáo); tập trung vào vùng nhiều giàu mỏ
Trung Cận Đông và vùng nhiều nguyên liệu quý Đông Nam Á.
Tại châu Á, cách mạng Trung Quốc phát triển nhanh chóng làm cho
Pháp lo ngại. Khi Quân giải phóng Trung Quốc đang phản công, Bộ trưởng
Mutê nói với tướng Salăng, chỉ huy quân Pháp ở miền Bắc Đông Dương,
rằng: Trung Hoa đỏ nổi lên và bắt đầu tiến xuống phía Nam rồi đó. Tôi yêu
cầu ông làm mọi việc để không cho Việt Minh tiếp xúc được với đơn vị của
Mao.
Về xu thế phát triển lâu dài, tình hình thế giới có lợi cho cách mạng
Việt Nam. Nhưng ở thời điểm những năm 1947 - 1949, khi cách mạng
Trung Quốc chưa thành công, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông
Âu đang tập trung khôi phục kinh tế, Liên Xô đang theo đuổi chiến lược hoà
hoãn để giữ nguyên trạng châu Âu và nguyên trạng thế giới sau Chiến tranh
thế giới thứ hai, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vẫn chưa được nước nào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
công nhận, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vẫn nằm trong tình thế
khó khăn.
Tất cả tình hình trên đều tác động đến cách mạng Việt Nam và được
Đảng ta xem xét cẩn thận khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thắng lợi của chiến tranh phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các
bên tham chiến. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra trong điều
kiện so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch.
Nền kinh tế Việt Nam vốn là kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu,
phải chịu những quả nặng nề của thực dân phong kiến; bị thực dân Pháp và
phát xít Nhật tranh nhau vơ vét trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai;
thiên tai tàn phá liên miên, giặc đói hoành hành dữ dội. Ngoài 25 triệu
người dân giàu lòng yêu nước, cùng 2,4 - 2,7 triệu tấn thóc mỗi năm, Việt
Nam không có gì để so sánh với đối phương về lực lượng vật chất và kỹ
thuật chiến tranh.
Điều kiện đó không cho phép ta dùng lực lượng quân sự đơn thuần mà
thắng được giặc. Nó đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả dân tộc, lấy lực
lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt tiến hành đấu tranh trên tất cả các mặt
trận, trong đó đấu tranh quân sự giữ vai trò quyết định. Nó không cho phép ta
đánh nhanh, thắng nhanh, dốc hết lực lượng vào một số trận sống mái với kẻ
thù, mà phải đánh lâu dài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến
vừa vận động quốc tế; phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, đồng thời ra
sức tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ bên ngoài để tiến hành kháng chiến.
Kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh vừa mang tính
chất giải phóng dân tộc, vừa mang tính chất bảo vệ Tổ quốc. Cùng với quyết
định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc, Đảng vạch ra đường lối chiến
tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện. Phát huy chỗ mạnh cơ bản của cuộc
kháng chiến chính nghĩa chống xâm lược của nhân dân ta, Đảng chủ trương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
vận động quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với
cuộc kháng chiến chính nghĩa, đồng thời tiến hành đấu tranh ngoại giao với
Pháp để kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình.
Mặc dù chiến tranh đã nổ ra nhưng với quan điểm nhân đạo và hoà
bình, Đảng và Hồ Chí Minh chủ trương không bỏ lỡ cơ hội chấm dứt chiến
tranh bằng giải pháp thương lượng trên cơ sở Pháp phải tôn trọng nền độc lập
và thống nhất của nước Việt Nam.
Nghị quyết của Hội nghị cán bộ Trung ương (4/1947) đề ra chủ
trương "phải lợi dụng hết khả năng ngoại giao, làm cho cuộc đổ máu Việt -
Pháp rút ngắn lại" [21, tr.186].
Tuy nhiên, nếu thực dân Pháp ngoan cố dùng chiến tranh xâm lược thì
nhân dân Việt Nam sẽ chiến đấu đến cùng. Chỉ thị của Trung ương Đảng
ngày 22/5/1947 nêu rõ: "Nếu Pháp không công nhận ta độc lập và thống nhất
thì ta tiếp tục kháng chiến đến toàn thắng mới thôi" [21, tr.209 ].
Chủ trương vãn hồi hoà bình của Đảng được thực hiện thông qua vai
trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là nguyên thủ Quốc gia, với những
biện pháp cụ thể: gửi thư cho Chính phủ Quốc hội và nhân dân Pháp, tiếp xúc
trực tiếp với đại diện Chính phủ Pháp.
Cuối tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Lời kêu gọi Liên hợp
quốc và Hội đồng bảo an, nêu rõ nguồn gốc và tình hình cuộc chiến tranh ở
Đông Dương. Người viết: "Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố rằng nhân dân
chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng
kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: Toàn
vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước". Người nêu những nguyên
tắc trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, đề nghị "Hội đồng vui lòng
chấp nhận những điều mà chúng tôi đã nói ở trên để vãn hồi hoà bình trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
một phần thế giới này, để cho Hiến chương Đại Tây Dương được tôn trọng và
để khôi phục lại những quyền cơ bản của Việt Nam là được thừa nhận độc lập
dân tộc và thống nhất lãnh thổ" [61, tr.471].
Từ ngày kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19/12/1946) đến đầu tháng
3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 8 lần gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội và
nhân dân Pháp, nêu rõ nguyên nhân xung đột, đề nghị ngừng bắn và nối lại
các cuộc đàm phán để lập lại hoà bình. Trong thư gửi Quốc hội và nhân dân
Pháp (7/1/1947), Người viết:
"Muốn lập lại hoà bình, chỉ cần:
a. Trở lại tình trạng trước ngày 20/11 và 17/12/1946, đình chỉ ngay và
đình chỉ thực sự những cuộc xung đột trong toàn cõi Việt Nam (Nam Kỳ,
Trung Kỳ và Bắc Kỳ).
b. Làm xúc tiến ngay công việc của các uỷ ban đã dự định đặt ra để thi
hành Tạm ước 14/9/1946, các uỷ ban này phải họp ở Sài Gòn và Hà Nội,
nhưng không ở Đà Lạt.
c. Tiếp tục ngay những cuộc điều đình ở Phôngtennơblô để giải quyết
một cách vĩnh cửu vấn đề giao thiệp giữa hai nước Pháp, Việt... Chính phủ và
nhân dân Pháp chỉ cần có một cử chỉ công nhận độc lập và thống nhất của
nước Việt Nam là chấm dứt được những tai biến này; hoà bình và trật tự sẽ
trở lại ngay tức khắc, dân tộc Việt Nam đang chờ đợi cử chỉ đó" [62, tr.12].
Trong lời kêu gọi Chính phủ và nhân dân Pháp ngày 10/1/1947, Người
viết: "Chúng tôi muốn hoà bình để máu người Pháp và người Việt ngừng chảy.
Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau. Chúng tôi mong đợi ở Chính
phủ và nhân dân Pháp mang lại một cử chỉ hoà bình. Nếu không, chúng tôi bắt
buộc phải chiến đấu đến cùng để giải phóng hoàn toàn đất nước" [62, tr.19].
Trong Thư gửi tướng Lơcléc, Hồ Chí Minh viết: "Lừng danh với chiến
công, ngài lại đi đánh một dân tộc chỉ muốn độc lập, thống nhất quốc gia và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
một nước chỉ muốn hợp tác như anh em với nước ngài sao? Phải chăng đó là
một công việc bạc bẽo đau đớn" [62, tr.5].
Lập trường hoà bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam tác động
đến dư luận nước Pháp. Đảng Cộng sản và các lực lượng cánh tả đòi Chính
phủ Pháp nối lại thương lượng với Chính phủ Việt Nam. Thủ tướng Ramađiê
buộc phải hứa xem xét mọi yêu cầu đình chiến (3/4/1947).
Cao uỷ Pháp Bôlae cử P.Muýt gặp Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hoàng
Minh Giám tại Thái Nguyên (11/5/1947). Phía Pháp nêu những điều kiện
ngừng bắn:
"1. Quân đội Việt Nam phải nộp vũ khí cho quân đội Pháp.
2. Quân đội Pháp đi lại và đóng binh tự do khắp nơi trên đất nước
Việt Nam.
3. Giao trả những tù binh lính Pháp hay lính Lê dương đảo ngũ chạy
qua phía Việt Nam.
4. Thả những người Pháp và người Việt Nam thân Pháp do Chính phủ
Việt Nam giam giữ" [21, tr.207-208].
Đó là những điều kiện mà việc thực hiện đồng nghĩa với sự đầu hàng..
Hồ Chí Minh phê phán những điều kiện của phía Pháp, nêu rõ những
lập trường của Chính phủ nhân dân Việt Nam là muốn có hoà bình và quan hệ
tốt với nhân dân Pháp. Người khẳng định: Chúng tôi muốn có hoà bình nhưng
không phải là bất cứ giá nào, mà phải là hoà bình trong độc lập tự do. Trong
thư gửi nhân dân Pháp (25/5/1947), Người vạch trần thái độ của bọn thực dân
Pháp "cố ý đưa ra những điều kiện vô lý và nhục nhã để cho hai dân tộc ta
không thể thân thiện với nhau được". Thực chất ý đồ của những thế lực hiếu
chiến đó là "muốn tiếp tục chiến tranh". Người kêu gọi nhân dân Pháp "hãy
giúp chúng tôi cứu lấy tính mạng của bao nhiêu thanh niên Pháp và Việt Nam,
cứu lấy tình thân thiện giữa hai dân tộc và cứu lấy khối Liên hiệp Pháp" [62,
tr.129].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Trong khi nỗ lực để đem lại hoà bình, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng
khẳng định quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam: "Hễ còn một tên lính
thực dân trên đất nước Việt Nam, thì Việt Nam cứ đánh, đánh cho đến thắng
lợi hoàn toàn, đánh cho đến độc lập và thống nhất thật sự" [62, tr.220].
Hành động chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp không chỉ vi phạm
thô bạo chủ quyền dân tộc Việt Nam mà còn phá hoại hoà bình thế giới. Kẻ
thù của dân tộc Việt Nam cũng là kẻ thù của nhân dân yêu chuộng hoà bình,
dân chủ và tiến bộ thế giới. Mục tiêu đấu tranh của nhân dân ta cũng là mục
tiêu đấu tranh của nhân dân thế giới. Hồ Chí Minh khẳng định: Thực dân
Pháp luôn luôn uy hiếp hoà bình thế giới. Nền độc lập của dân tộc Việt Nam
luôn luôn là để củng cố hoà bình thế giới.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam có quan hệ mật thiết với hai
dân tộc Lào và Campuchia, các dân tộc địa phương, các nước láng giềng, các
nước trong khu vực, các lực lượng hoà bình dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Ban Thường vụ Trung ương Đảng
chủ trương: "Đoàn kết hai dân tộc Miên, Lào và các dân tộc bị áp bức trong
khối Liên hiệp Pháp", "Thân thiện với các dân tộc Tàu, Xiêm, Miến Điện, Ấn
Độ, Nam Dương và các nước yêu chuộng dân chủ, hoà bình trên thế giới"
[21, tr.151].
Tháng 12/1946, trong lời kêu gọi Liên hợp quốc, Hồ Chí Minh tuyên
bố những nguyên tắc trong chính sách đối ngoại rộng mở và hợp tác của Việt
Nam, kể cả chính sách hội nhập kinh tế quốc tế. Người khẳng định Việt Nam
sẵn sàng thực thi chính sách mở rộng cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:
- Dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ
thuật nước ngoài trong tất cả các kỹ nghệ của mình.
- Sẵn sàng mở rông các cảng, sân bay và đường giao thông cho việc
buôn bán và quá cảnh quốc tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
- Chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh
đạo của Liên hợp quốc.
- Sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ
của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên
quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân.
Sự phân biệt bạn và thù là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, góp phần phân
hoá và cô lập cao độ kẻ thù. Đó cũng là một yêu cầu khách quan của cuộc kháng
chiến. Trong thư gửi Quốc hội và nhân dân Pháp (7/1/1947), Hồ Chí Minh viết:
"Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi trịnh trọng tuyên bố
với nước Pháp rằng:
1. Nhân dân Việt Nam không đấu tranh chống nước Pháp và nhân dân
Pháp. Đối với nước Pháp và nhân dân Pháp, nhân dân Việt Nam vẫn thân
thiện, tin cậy và khâm phục.
2. Nhân dân Việt Nam thành thực muốn cộng tác với nhân dân Pháp
như anh em trên một căn bản tín nghĩa và bình đẳng.
3. Nhân dân Việt Nam chỉ đòi độc lập và thống nhất quốc gia trong
khối Liên hiệp Pháp, một khối liên hiệp do sự tự do thoả thuận tạo nên.
4. Nhân dân Việt Nam chỉ mong muốn có hoà bình, một nền hoà bình
thật sự, để kiến thiết quốc gia với sự cộng tác của những người bạn Pháp
chân chính.
5. Nhân dân Việt Nam cam kết không những tôn trọng những quyền lợi
kinh tế và văn hoá Pháp ở Việt Nam, mà còn giúp cho những quyền lợi đó
phát triển thêm để lợi ích chung cho cả hai nước.
6. Nhân dân Việt Nam đã bị chính sách vũ lực, chính sách xâm lăng
của một vài người đại diện Pháp ở Đông Dương xô đẩy vào một cuộc chiến
tranh tự vệ thảm khốc. Những người đại diện đó tìm mọi cách để chia rẽ dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
tộc chúng tôi, cắt xén Tổ quốc chúng tôi, xâm phạm chủ quyền quốc gia của
chúng tôi, ngăn cản không cho chúng tôi độc lập và phá hoại sự hợp tác
thành thực của hai dân tộc Việt - Pháp" [62, tr.11].
Những quan điểm cơ bản về chính sách đối ngoại hữu nghị và hợp tác
rộng rãi của Đảng và Chính phủ Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định nhiều lần trong Thư gửi các lãnh tụ và nhân dân các nước (13/1/1947),
các thư gửi Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp, trong trả lời phỏng vấn
của phóng viên báo chí nước ngoài. Người khẳng định: "Việt Nam chỉ muốn
hoà bình và độc lập, để cộng tác thân thiện với các dân tộc trên thế giới,
trước là với các dân tộc anh em Á Đông và dân tộc Pháp" [62, tr.22]. "Thái
độ nước Việt Nam đối với các nước Á Châu là một thái độ anh em, đối với
ngũ cường là một thái độ bạn bè" [62, tr.136].
Tháng 7/1947, khi trả lời một nhà báo nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nêu rõ: Chính sách đối ngoại là thân thiện với các láng giềng Trung
Hoa, Ấn Độ, Xiêm, Lào, Campuchia, v.v... mà không thù oán gì với nước
nào.
Về quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế, Người khẳng định: "Chúng tôi
chủ trương làm cho tư bản Việt Nam phát triển, mà chỉ có sự thống nhất và
độc lập thì tư bản Việt Nam mới có thể phát triển.
Đồng thời chúng tôi rất hoan nghênh tư bản Pháp và các tư bản các
nước khác thật thà cộng tác với chúng tôi. Một là, xây dựng lại Việt Nam sau
lúc bị chiến tranh tàn phá, hai là để điều hoà kinh tế thế giới và giữ gìn hoà
bình" [62, tr.170].
Trả lời câu hỏi của nhà báo Mĩ S.Elie Maissi (9/1947) về chính sách
đối ngoại của Việt Nam, Người đáp: "Làm bạn với tất cả các nước dân chủ và
không gây thù oán với một ai".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Trong tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi", Tổng Bí thư Đảng
Trường Chinh viết: "Ta phải làm cho các lực lượng tiến bộ trên thế giới
nhận rõ rằng: ta hy sinh, cố gắng vì hoà bình trên thế giới nữa. Đấu tranh
cho hoà bình và dân chủ, các lực lượng ấy không thể đứng bàng quan hoặc
chỉ ủng hộ Việt Nam bằng lời nói mà phải ủng hộ Việt Nam bằng việc làm.
Phải lôi thực dân Pháp ra toà án dư luận quốc tế mà hỏi tội mà bắt chúng
đình chỉ cuộc chiến tranh ăn cướp ở Đông Dương, một cuộc chiến tranh trái
hẳn Hiến chương Liên hợp quốc" [13, tr.248].
Giải thích cụ thể đường lối kháng chiến của Đảng, về mặt đối ngoại,
Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ rõ:
"Phải cô lập kẻ thù, kéo theo nhiều bạn, làm cho nhân dân Pháp và
nhân dân các thuộc địa Pháp tích cực ủng hộ ta, chống lại thực dân phản
động Pháp; làm cho các lực lượng hoà bình và dân chủ trên thế giới bênh vực
ta, tán thành mục đích kháng chiến của ta" [13, tr.248].
Hội nghị Trung ương mở rộng (1/1948) chủ trương: "Mở rộng tuyên
truyền ở nước ngoài là cho thế giới hiểu ta và giúp ta nhiều hơn" [22, tr.37].
Hội nghị chỉ rõ: "Cuộc kháng chiến của nước ta trực tiếp chịu ảnh
hưởng lớn lao của tình hình Pháp và Trung Hoa". Cho nên, Đoàn thể ta phải
chuẩn bị đối phó với mọi biến chuyển quốc tế, nhất là biến chuyển ở hai nước
đó. "Phải theo dõi thật sát tình hình chính trị thế giới, đặc biệt là tình hình
Pháp, Trung Hoa và các nước Đông Nam Á, Châu Á và các chính sách thủ
đoạn của phản động Mĩ, có thể thấy trước các biến cố. Liên lạc chặt chẽ với
các Đảng anh em để thi hành những phương sách giúp đỡ nhau một cách
thiết thực, tích cực chuẩn bị về quân sự, chính trị để lâm thời có thể hành
động một cách táo bạo và mau lẹ, xoay chuyển tình thế, để thu thật nhiều
thắng lợi cho cuộc kháng chiến, giành lấy vinh quang cho dân tộc" [22, tr.44].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Bản báo cáo "Chúng ta chiến đấu cho độc lập và dân chủ" đọc tại Hội
nghị cán bộ Trung ương lần thứ năm (8/1948) nêu rõ các dân tộc Đông
Dương đứng trong hàng ngũ phe dân chủ chống đế quốc là một đoàn quân
xung trận của phe dân chủ. "Cuộc chiến đấu của các dân tộc Đông Dương
thật là vì tự do độc lập của mình mà cũng vì hoà bình và dân chủ thế giới. Nó
không bị lẻ loi. Nó có một sức hậu thuẫn rộng lớn của các phe dân chủ chống
đế quốc trên thế giới giúp đỡ" [22, tr.177].
Bản báo cáo khẳng định:
"Về ngoại giao, chính quyền nhân dân thân thiện với Liên Xô và mật
thiết liên lạc với các nước dân chủ mới, kiên quyết không để bọn đế quốc
lừa phỉnh, và hăm doạ. Trò khôn khéo của chính sách ngoại giao là luôn
luôn thêm bạn bớt thù; nhưng cách mạng Đông Dương là một bộ phận
cách mạng thế giới, quyền lợi cách mạng thế giới, nên chính sách ngoại
giao của ta bất cứ lúc nào không thể chống lại lợi ích của cách mạng thế
giới. Cố nhiên, ta vẫn có thể lợi dụng mâu thuẫn giữa các đế quốc mà làm
lợi cho ta" [22, tr.205-206].
Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu (1/1949) chủ
trương về mặt ngoại giao:
- Ra sức tuyên truyền quốc tế, giành thêm sự ủng hộ của các lực lượng
dân chủ thế giới.
- Gửi các phái đoàn ra ngoại quốc.
Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ là một phương hướng đối ngoại
hết sức cơ bản nhằm tập hợp lực lượng bên ngoài ủng hộ cuộc đấu tranh chính
nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Khi cách mạng Trung Quốc đang phát triển, trả lời câu hỏi của hãng
thông tấn Anh Roitơ (2/1949) về thái độ của Việt Nam, Hồ Chí Minh đáp:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
"Vì điều kiện địa lý, lịch sử, kinh tế, v.v... đã mấy nghìn năm dân tộc Việt
Nam và dân tộc Trung Hoa như là bà con thân thích. Chính phủ Trung Hoa
nào được nhân dân Trung Hoa ủng hộ thì Chính phủ Việt Nam sẽ thừa
nhận Chính phủ ấy" [62, tr.23].
Trả lời phỏng vấn của phóng viên các báo New Republic, Christian
Monitor và Chicago Tribune (3/1949), Người khẳng định: "Một khi đã độc
lập, Việt Nam sẽ giao dịch với tất cả các nước nào trên thế giới muốn giao
dịch với Việt Nam một cách thật thà" [62, tr.23].
Trong thư gửi lãnh tụ và nhân dân các nước Trung Hoa, Miến Điện, các
nước Á Đông, nhân dân Pháp và các thuộc địa Pháp, các nhân sỹ dân chủ toàn
thế giới, Hồ Chí Minh kêu gọi sự ủng hộ của các nước châu Á và các thuộc
địa Pháp: "Vì Tổ quốc, vì tự do, nhân dân Việt Nam kiên quyết kháng chiến
đến cùng. Vì nhân đạo chính nghĩa, vì hoà bình chung và lợi ích chung, nhân
dân Việt Nam mong các vị giúp đỡ mọi phương diện" [62, tr.23].
Tuy nhiên, với tinh thần độc lập tự chủ, "tự lực cánh sinh", dựa vào sức
mình là chính, nhân dân Việt Nam không bị động trông chờ vào sự giúp đỡ
bên ngoài.
Trong điều kiện bị bao vây, cô lập, hoạt động ngoại giao của Việt Nam
không nhiều. Nhưng thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng của Đảng đã tạo
được những điều kiện nhất định để từng bước tiến tới phá thế bị bao vây cô
lập, nối liền cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam với thế giới bên ngoài.
Trong giai đoạn 1947 - 1949, Đảng và Nhà nước đẩy mạnh chủ trương
đoàn kết với Lào và Campuchia, giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân hai
nước chống kẻ thù chung.
Ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia là những nước láng giềng, có
chung kẻ thù là thực dân Pháp xâm lược, cùng chung mục tiêu chiến đấu
giành độc lập tự do, dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Đông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Dương (đến Đại hội lần thứ II của Đảng, tháng 2/1951). Đó là một đặc điểm,
một nhân tố cơ bản để hình thành liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung.
Việc ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau là nghĩa vụ quốc tế của mỗi nước. Giúp đỡ
cách mạng Lào và Campuchia là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước
Việt Nam, coi giúp bạn là tự giúp mình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền của nhau. Trong điều kiện bị bao vây, cô lập thì sự đoàn kết, giúp đỡ
ba nước Đông Dương càng có ý nghĩa quan trọng.
Tinh thần cơ bản của Đảng trong chính sách đoàn kết với Lào và
Campuchia là: Giữ vững quyền dân tộc tự quyết, bình đẳng, tương trợ, hợp tác,
tôn trọng độc lập chủ quyền, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhau trong
quá trình xây dựng liên minh để đấu tranh vì độc lập dân tộc của đất nước.
Kẻ thù của dân tộc Việt Nam không phải là nước Pháp, nhân dân Pháp
và dân tộc Pháp nói chung, mà chỉ là bọn phản động thực dân Pháp xâm lược.
Dân tộc Việt Nam không có thù oán gì với dân tộc Pháp.
Ngay từ đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, Trung ương Đảng nêu rõ mục
đích: "Đánh phản động thực dân Pháp, chống bọn phản động thực dân
Pháp". Đó là một quan điểm nhất quán trong chính sách đối ngoại của Đảng
suốt cuộc kháng chiến.
Các thế lực phản động thực dân Pháp xâm lược không chỉ là kẻ thù của
dân tộc Việt Nam, mà cũng là kẻ thù của dân tộc Pháp. Vì thế, đấu tranh
chống chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp cũng là bổn phận và trách
nhiệm của nhân dân Pháp.
Lập trường của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong quan hệ
với nước Pháp được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Bao giờ Pháp thật thà
thừa nhận nước Việt Nam độc lập và thống nhất thì chiến tranh sẽ lập tức kết
liễu. Chúng tôi sẽ nhờ tư bản và kỹ thuật các nước hữu bang và cả nước Pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
và nhờ sự hăng hái của Việt Nam mà mau chóng kiến thiết lại mặc dầu hiện
nay chiến tranh đã đưa đến một sự phá hoại không thể tưởng tượng.
Chính thực dân Pháp xâm lược là kẻ phá hoại hoà bình và quan hệ hữu
nghị giữa hai dân tộc Việt - Pháp, đẩy người Pháp, nhất là thanh niên vào
cuộc chiến tranh phi nghĩa. Với tinh thần nhân đạo và hoà bình, Hồ Chí Minh
viết:
"Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam
đã vì Tổ quốc mà hy sinh tính mệnh.
Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong.
Than ôi! trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là
máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người" [61, tr.457].
Hồ Chí Minh nhắc nhở chiến sĩ quân đội và nhân dân Việt Nam đối xử
tử tế, nhân đạo với tù binh, khoan dung, độ lượng với những người lầm đường
lạc lối, giúp họ cải tà quy chính.
Trong những năm 1947 - 1949, quan điểm của Đảng, Chính phủ Việt
Nam là "Sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp. Những người Pháp
tư bản hay công nhân, thương gia hay trí thức nếu họ muốn thật thà cộng tác
với Việt Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như anh em bầu
bạn. Song nhân dân Việt Nam kiên quyết cự tuyệt những người Pháp quân
phiệt. Nói rõ hơn là: cũng như những nước độc lập khác cự tuyệt quân đội
ngoại quốc đóng trên đất nước mình, nhân dân Việt Nam kiên quyết cự tuyệt
quân đội Pháp đóng ở Việt Nam"[62, tr.587].
Cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc gắn liền với bảo vệ chế độ chính trị.
Cùng với sự khẳng định thế hợp pháp duy nhất của Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà trên trường quốc tế, việc đấu tranh chống chính sách lập chính
phủ bù nhìn của thực dân Pháp là một nội dung chính trị và ngoại giao quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
trọng của cuộc kháng chiến. Mục tiêu độc lập, thống nhất phải gắn liền với
bảo vệ chế độ chính trị.
Về đế quốc Mĩ, trong nửa sau những năm 40 thế kỷ XX, trọng tâm
chiến lược của chúng chưa phải là Đông Dương. Mĩ xem Đông Dương là vấn
đề của Pháp, ủng hộ lợi ích của Pháp. Nhưng do sự phát triển của phong trào
giải phóng dân tộc châu Á, Mĩ lo ngại cuộc chiến tranh ở Đông Dương có thể
thúc đẩy xu hướng chống thực dân phương Tây có lợi cho Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách của Mĩ ở châu Á là tập hợp lực lượng dân
tộc dưới ảnh hưởng của Mĩ để chống lại ảnh hưởng của Liên Xô, ngăn chặn
xu hướng liên Á chống phương Tây gây bất lợi cho chính sách thực dân mới
của Mĩ. Việc Mĩ tuyên bố rút khỏi Trung Quốc (30/6/1947) thể hiện Mĩ chưa
sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh ở khu vực này.
Tháng 1/1947, Bộ Ngoại giao Mĩ tỏ ý định muốn làm trung gian hoà
giải cuộc xung đột Việt - Pháp, nhưng Pháp từ chối và còn buộc tội vì Mĩ và
Pháp chậm khẳng định lại chủ quyền của mình ở Đông Dương.
Tháng 5/1947, Bộ Ngoại giao Mĩ nêu quan điểm: "Trong khi chúng
ta sẵn sàng làm mọi điều xét ra có ích, người Pháp nên hiểu chúng ta
không hề có ý định đưa ra bất kỳ giải pháp hay can thiệp nào vào tình
hình. Tuy nhiên, họ cũng nên hiểu rằng chúng ta không thể không quan tâm
tới việc phát triển ở Đông Dương có thể tác động sâu sắc tới tình hình Viễn
Đông nói chung" [16, tr.32].
Bộ Ngoại giao Mĩ chỉ thị cho Đại sứ Mĩ ở Paris giải thích rõ hơn lập
trường của Mĩ. Mĩ cho rằng mặc dù Hồ Chí Minh có liên hệ với cộng sản, nhưng
chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp cũng đã lỗi thời, Mĩ khuyên Pháp nên biết điều.
Ngày 17/6/1947, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mĩ tuyên bố: "Mĩ
mong có giải pháp hoà bình cho vấn đề Đông Dương". Mĩ lo sợ việc Pháp sử
dụng toàn bộ viện trợ của Mĩ vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, trái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
với mục tiêu lôi kéo Pháp để chống lại chính sách của Liên Xô trong vấn đề
Đức, Đông Âu và Nhật Bản.
Mâu thuẫn giữa Mĩ và Pháp lúc này là vấn đề ta cần lợi dụng để phân
hoá và cô lập kẻ thù.
Đối với Mĩ, Đảng chủ trương phải có sách lược thích hợp nhằm tác
động tới chính quyền của Tưởng Giới Thạch trong khi quân đội Tưởng Giới
Thạch vẫn kiểm soát vùng Hoa Nam, việc giữ yên biên giới phía Bắc là một
yêu cầu cần thiết. Điều đó liên quan đến mối quan hệ với chính quyền của
Tưởng. Chỉ thị của Trung ương (22/5/1947) chủ trương trong công tác tuyên
truyền không công kích chính quyền Tưởng, chỉ phê phán bọn tay sai người
Việt của Tưởng như Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần.
Đảng sớm nhận thấy khả năng can thiệp của Mĩ vào Đông Dương
nhưng đó chưa phải là nguy cơ trực tiếp. Vì thế về sách lược, ta vẫn tuyên bố
thân thiện với Mĩ.
Thông cáo của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12/12/1947
nhận định: "Hiện nay, Mĩ đã có những âm mưu đối với Việt Nam" và chủ
trương: "Vạch rõ tham vọng của Mĩ và nguy cơ Mĩ. Chống xu hướng thân Mĩ
và sợ Mĩ". Nhưng mặt khác, bản thông cáo cũng nêu rõ tham vọng của Mĩ và
nguy cơ Mĩ "chưa trực tiếp đối với ta nên ta vẫn phải lợi dụng triệt để những
mâu thuẫn dù nhỏ đến mấy, giữa Pháp và Mĩ. Về ngoại giao vẫn tuyên bố
thân thiện với Mĩ vẫn phải dùng hội Việt - Mĩ làm lợi khí tuyên truyền quốc tế
một phần nào" [21, tr.339].
Tất nhiên, Đảng không ảo tưởng vào thiện chí của Mĩ. Hội nghị Trung
ương mở rộng (1/1948) nhận định: "Để che đậy chính sách lũng đoạn xâm lấn
ấy, Mĩ đã dùng khẩu hiệu bài Nga, diệt cộng để lôi kéo tất cả các nước tư
bản, dùng tiền vàng đôla làm mồi nhử các nước mà kinh tế đã què kiệt trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc28.pdf