Tài liệu Luận văn Tìm giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại của các ngân hàng thương mại Việt Nam: LUẬN VĂN:
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện
đại của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Lời mở đầu
Trước tác động của toàn cầu hoá và xu thế nhất thể hoá thị trường tài chính tiền tệ
đang diễn ra nhanh chóng, Việt Nam đang từng bước mở cửa tiến tới hội nhập khu vực
và Quốc tế. Trong xu thế đó Việt Nam đã kí kết không ít các hiệp định song phương và
đa phương liên quan tới hoạt động tài chính ngân hàng. Đặc biệt Hiệp định thương mại
Việt - Mỹ cũng như cam kết chuẩn bị gia nhập tổ chức Thương mại thế giới( WTO) đã
buộc chúng ta phải đổi mới và phát triển hệ thống Ngân hàng. Để giành thế chủ động
trong tiến trình hội nhập Việt Nam cần xây dựng một hệ thống Ngân hàng đa dạng về
hình thức, có uy tín với khách hàng, hoạt động có hiệu quả, an toàn, nâng cao năng lực
cạnh tranh và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu CNH- HĐH đất nước
Cùng với xu thế đó là sự phát triển không ngừng và ngày càng mạnh mẽ của khoa
học kĩ thuật và thông tin. Cũng cùng với thế giới Việ...
85 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện
đại của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Lời mở đầu
Trước tác động của toàn cầu hoá và xu thế nhất thể hoá thị trường tài chính tiền tệ
đang diễn ra nhanh chóng, Việt Nam đang từng bước mở cửa tiến tới hội nhập khu vực
và Quốc tế. Trong xu thế đó Việt Nam đã kí kết không ít các hiệp định song phương và
đa phương liên quan tới hoạt động tài chính ngân hàng. Đặc biệt Hiệp định thương mại
Việt - Mỹ cũng như cam kết chuẩn bị gia nhập tổ chức Thương mại thế giới( WTO) đã
buộc chúng ta phải đổi mới và phát triển hệ thống Ngân hàng. Để giành thế chủ động
trong tiến trình hội nhập Việt Nam cần xây dựng một hệ thống Ngân hàng đa dạng về
hình thức, có uy tín với khách hàng, hoạt động có hiệu quả, an toàn, nâng cao năng lực
cạnh tranh và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu CNH- HĐH đất nước
Cùng với xu thế đó là sự phát triển không ngừng và ngày càng mạnh mẽ của khoa
học kĩ thuật và thông tin. Cũng cùng với thế giới Việt Nam đang dần hình thành một
nền thương mại điện tử trong đó các nghiệp vụ về thanh toán và chuyển tiền đều được
điện tử hoá. Ngân hàng là trung gian thanh toán đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế nên cũng là cũng là người bạn không thể thiếu của khách hàng tham gia thương mại
điện tử. Với sự phát triển của thương mại điện tử cũng đã tạo ra cho ngân hàng một loạt
các dịch vụ mới, trong đó phải kể đến các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đây là những
dịch vụ ngân hàng được ra đời và phát triển dựa trên một trình độ công nghệ kĩ thuật
hiện đại. ở Việt Nam kể từ khi các NHTM thực hiện đổi mới tái cơ cấu lại tổ chức và
hiện đại hoá công nghệ ngân hàng cũng đã bắt đầu đưa ra những sản phẩm dịch vụ hiện
đại phù hợp với sự phát triển của quốc tế cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng
Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát
triển và tồn tại của các NHTM Việt Nam hiện nay.Tuy nhiên trong khi các NHTM trên
thế giới đã phát triển mạnh mẽ các dịch vụ hiện đại của mình thì ở Việt Nam do nhiều
điều kiện khách quan và chủ quan mà việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại
mới đang ở giai đoạn nghiên cứu, triển khai thử nghiệm, chưa phát triển rộng rãi. Bước
đầu đã thu được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn vướng
mắc cần tháo gỡ.
Sở giao dịch I - NHĐT&PTVN là một chi nhánh lớn của hệ thống NHĐT&PTVN, là
một trong những đơn vị hàng đầu của hệ thống và luôn đi đầu trong việc ứng dụng công
nghệ hiện đại vào phát triển dịch vụ của mình. Tuy nhiên cùng với tình trạng chung của
các NHTM Việt Nam mà trong quá trình phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại của
mình vẫn còn nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết. Do đó để tìm ra giải pháp phát triển
dịch vụ ngân hàng hiện đại của Sở giao dịch I - NHĐT&PTVN nói riêng và hệ thống
NHTM Việt Nam nói chung nhằm thu hút khách hàng, tạo uy tín và vị thế cạnh tranh
trên thị trường là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay.
Nhận thức được vấn đề này em đã chọn đề tài:
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại của các ngân hàng thương mại
Việt Nam ( Nghiên cứu tại Sở giao dịch I- NHĐT&PTVN)
Nội dung gồm ba phần:
Chương I: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng hiện đại của các NHTM trong nền kinh
tế
Chương II: Thực trạng dịch vụ ngân hàng hiện đại tại các NHTM Việt Nam và Sở
giao dịch I- NHĐT&PTVN
Chương III: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại của các NHTM Việt
Nam ( Nghiên cứu tại Sở giao dịch I- NHĐT&PTVN)
Chương I
Tổng quan về dịch vụ ngân hàng hiện đại của các ngân hàng thương mại trong nền
kinh tế.
I. Tổng quan về ngân hàng thương mại
1. Khái niệm về ngân hàng
Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với kinh tế. Các NHTM được
định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ và vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế.
Với mỗi cách tiếp cận khác nhau ta sẽ có khái niệm ngân hàng khác nhau.
Luật ngân hàng Pháp 1941 định nghĩa NHTM căn cứ vào mục đích và tính chất hoạt
động. Ngân hàng được coi là “những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề thường xuyên nhận
của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho
chính họ vào các nghiệp vụ chứng khoán, tín dụng hay dịch vụ tài chính”.
Nếu xét trên phương diện những loại hình dịch vụ cung cấp có thể hiểu: “Ngân hàng
là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc
biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính
nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Xem xét trên các hoạt động chủ yếu Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Với nội dung của đề tài nghiên cứu, chuyên đề sẽ đi theo khái niệm về NHTM dựa
trên những loại hình dịch vụ cung cấp và trên các hoạt động chủ yếu của nó.
2. Chức năng của các ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính có vai trò vô cùng quan trọng trong
nền kinh tế, với vị trí và vai trò của mình ngân hàng thực hiện các chức năng cơ bản
sau:
Chức năng trung gian tín dụng: Với chức năng này ngân hàng đã khắc phục được
những hạn chế trong quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế. Ngân hàng
chuyển những khoản tiết kiệm nhàn rỗi thành những khoản tín dụng cho các tổ chức
kinh tế và các thành phần kinh tế khác để đầu tư. Ngân hàng đồng thời vừa là người đi
vay vừa là người cho vay. Đây là chức năng quan trọng nhất vì nó phản ánh bản chất
của NHTM đó là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM,
đồng thời là cơ sở để thực hiện những chức năng tiếp theo
Chức năng là trung gian thanh toán: Ngân hàng làm trung gian thanh toán, thay mặt
khách hàng thực hiện thanh toán việc mua hàng hoá và dịch vụ bằng việc trích từ tài
khoản tiền gửi của khách hàng, hay nhập tiền vào tài khoản của khách hàng , thanh toán
hộ cho khách hàng .Khi nền kinh tế càng phát triển xu hướng thanh toán bằng tiền mặt
giảm, thanh toán qua ngân hàng tăng nên ngân hàng ngày càng bộc lộ rõ tầm quan trọng
của mình trong thanh toán .
Chức năng là người bảo lãnh: Ngân hàng cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách
hàng mất khả năng thanh toán ( phát hành thư tín dụng)
Chức năng là đại lý : Thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản cho họ, phát
hành và chuộc lại chứng khoán.
3. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Nhìn chung các hoạt động cơ bản của NHTM đều hướng tới mục tiêu tối cao, chi
phối các hoạt động khác đó là tối thiểu hoá chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và đạt được
mục tiêu an toàn. Về cơ bản một NHTM thường xuyên thực hiện các hoạt động chính
sau:
-Huy động vốn: Đây là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng
như đối với xã hội. Trong hoạt động này NHTM được phép sử dụng những biện pháp
và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong
xã hội, làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Kết quả của hoạt động
huy động vốn là tạo ra nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế.
-Hoạt động sử dụng vốn: Là việc ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình và các
nguồn vốn ổn định khác để cho vay đối với các chủ thể kinh tế và thực hiện đầu tư. Đây
là hoạt động quan trọng nhất quyết định đến khả năng tồn tại và phát triển của NHTM.
- Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng : Những dịch vụ
ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể cho nghiệp vụ khai thác
nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo ra thu nhập cho ngân hàng bằng các
khoản tiền hoa hồng, lệ phí. ..Các hoạt động này gồm: Các dịch vụ thanh toán; thu, chi
hộ khách hàng; Nhận bảo quản các tài sản giấy tờ có giá; Kinh doanh mua bán ngoại tệ ,
vàng bạc, đá quý; Tư vấn tài chính …
II. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng hiện đại
1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng hiện đại (DVNHHĐ)
Dịch vụ là hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan
hệ giữa khách hàng và tài sản mà khách hàng sở hữu với người cung cấp mà không có
sự chuyển giao quyền sở hữu. Sản phẩm của dịch vụ có thể trong phạm vi và vượt quá
phạm vi của sản phẩm vật chất.
Ngành ngân hàng là ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần
cho xã hội nên được xếp vào ngành dịch vụ.
Xét trên giác độ Marketing: Dịch vụ ngân hàng là những đặc điểm, tính năng, công
dụng do ngân hàng tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn nhận được của khách
hàng, tổ chức tài chính.
Theo tác giả Võ Kim Thanh trong bài báo “Đa dạng hoá nghiệp vụ dịch vụ ngân
hàng- xu thế phát triển tất yếu của các NHTM Việt Nam”(Tạp chí ngân hàng số 3/2001)
viết: “Dịch vụ ngân hàng là những dịch vụ thuộc lĩnh vực tài chính, do ngân hàng cung
cấp cho khách hàng của mình”.
Còn theo tác giả Đỗ Xuân Hồng trong bài báo “Dịch vụ ngân hàng trong thời đại
công nghệ thông tin và hội nhập kinh tế” (tạp chí ngân hàng số 8/03) viết: “Dịch vụ
ngân hàng là các phương tiện, công cụ vô hình dùng để chuyển tải các loại hình hoạt
động kinh doanh ngân hàng bằng các phương tiện công cụ hữu hình (các loại máy móc,
thiết bị, công nghệ).
Do lịch sử phát triển lâu đời cũng như sự tăng giảm không ngừng về tổ chức hoạt
động theo thời gian của NHTM và sự thay đổi như vũ bão của khoa học công nghệ ma
dịch vụ ngân hàng có thể được chia thành hai loại: dịch vụ ngân hàng truyền thống(
DVNHTT) và dịch vụ ngân hàng hiện đại( DVNHHĐ).
Dịch vụ ngân hàng truyền thống là những dịch vụ có lịch sử lâu đời, sự ra đời và hoạt
động của các dịch vụ này gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngân hàng. Đây là
những dịch vụ cơ bản , là hoạt động chính đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng ,
quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng. Các DVNHTT có thể kể đến là : dịch vụ nhận
tiền gửi tiết kiệm, nhận tiền gửi thanh toán, dịch vụ cho vay…
Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề chỉ tập trung và những DVNHHĐ mới phát
triển gần đây, những dịch vụ dựa trên khoa học công nghệ tiên tiến và những dịch vụ có
tính chất tập trung hóa, đa dạng hoá cao
Vậy có thể hiểu: Dịch vụ ngân hàng hiện đại là những dịch vụ thuộc lĩnh vực tài
chính do ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình dựa trên sự tiến bộ và phát
triển của khoa học công nghệ thông tin hiện đại, có sự đa dạng hoá cung cấp nhiều tiện
ích cho khách hàng , thoả mãn ngỳa càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: dịch
vụ thanh toán điện tử, dịch vụ ngân hàng điện tử( rút tiền tự động, ngân hàng tại nhà…)
Các tiêu chí để nhận biết một dịch vụ ngân hàng là DVNHHĐ như sau:
- Thời gian ra đời: DVNHHĐ chỉ ra đời khi nền kinh tế đã đạt được một trình độ nhất
định về khoa học công nghệ, do vậy sự ra đời của các DVNHHĐ gắn liền với sự ra đời
và phát triển của khoa học công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt là công nghệ ngân
hàng. Các dịch vụ này chủ yếu ra đời vào những thập kỉ cuối của thế kỷ XX và những
năm đầu của thế kỷ XXI.
- DVNHHĐ chứa đựng hàm lượng công nghệ lớn, để có thể sử dụng được các dịch
vụ này cần phải có cơ sở hạ tầng thông tin , tin học và các thiết bị điện tử hoặc kĩ thuật
số tương ứng
- Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng , có
thể giao dịch với ngân hàng tại bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào, chỉ cần khách hàng
đáp ứng đủ các điều kiện do ngân hàng đưa ra
Căn cứ vào các tiêu chí trên và căn cứ vào phạm vi chuyên đề nghiên cứu bài viết sẽ
tập trung đi sâu nghiên cứu dịch vụ thanh toán trong nước( chủ yếu là các công cụ và
phương thức thanh toán hiện đại) và các dịch vụ ngân hàng điện tử
2. Sự phân biệt giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện
đại
DVNHTT và DVNHHĐ đều là những sản phẩm dịch vụ tài chính do ngân hàng cung
ứng cho khách hàng của mình, vì vậy chúng đều có đặc điểm chung sau:
*Thứ nhất: Dịch vụ ngân hàng mang tính vô hình: Do dịch vụ của ngân hàng không
tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể vì vậy khi khách hàng muâ dịch vụ không thể sờ nắm
đựơc vật mình mua. Vì vậy khách hàng thường gặp khó khăn trong việc đưa ra các
quyết định lựa chọn, họ chỉ có thể kiểm tra và xác định chất lượng sản phẩm dịch vụ
trong khi sử dụng. Do đặc tính vô hình nên trong kinh doanh ngân hàng phải lựa chọn
trên cơ sở lòng tin. Do đó để tăng lòng tin tưởng của khách hàng ngân hàng phải tạo và
củng cố niềm tin đối với khách hàng: cách nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng, tăng
tính hữu hình của sản phẩm, khuyếch trương hình ảnh uy tín tạo điều kiện để khách
hàng tham gia vào hoạt động tuyên tryền cho ngân hàng...
* Thứ 2: Tính không thể tách biệt: Do quá trình cung cấp và quá trình tiêu dùng sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng xảy ra đồng thời, đặc biệt có sự tham gia trực tiếp của khách
hàng vào quá trình cung ứng sản phảm. Mặt khác, quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ
ngân hàng thường đựoc tiến hành theo quy trình nhất định không thể chia cắt ra thành
các thành phẩm khác nhau...Điều đó làm cho ngân hàng không có sản phẩm dở dang, dự
trữ lưu kho, mà sản phẩm được cung ứng trực tiếp cho người tiêu dùng khi và chỉ khi
khách hàng có nhu cầu. Quá trình cung ứng diễn ra đồng thời với quá trình sử dụng sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng.
* Thứ 3: Tính không ổn định và khó xác định: Sản phẩm dịch vụ ngân hàng được cấu
thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như trình độ đội ngũ nhân viên, kỹ thuật công nghệ và
khoa học. Đồng thời sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn được thực hiện ở không gian và
thời gian khác nhau nên đã tạo ra tính không đồng nhất về thời gian, cách thức và điều
kiện thực hiện.
Bên cạnh những đặc điểm chung đó, DVNHTT và DVNHHĐ còn được phân biệt bởi
các đặc điểm sau:
DVNHTT DVNHHĐ
Ra đời cùng với sự hình thành và
phát triển của ngân hàng. Ví dụ: Nhận
tiền gửi, cho vay, cung cấp các tìa
khoản giao dịch, bảo quản vật có giá...
Là những dịch vụ mới ra đời khi khoa
học công nghệ thông tin bắt đầu phát
triển. Ví dụ: thanh toán điện tử, rút tiền
tự động qua ATM, Internet banking,
dịch vụ ngân hàng tại nhà...
-Những dịch vụ này chiếm tỷ trọng
lớn trong hoạt động ngân hàng nên là
những dịch vụ mang lại thu nhập chính
cho ngân hàng.
-Dịch vụ ngân hàng hiện đại chiếm
tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là các dịch vụ hỗ
trợ cho hoạt động tín dụng, bổ sung thu
nhập, thu hút thêm khách hàng cho
ngân hàng.
-Dịch vụ cần nhiều lao động, lao
động thủ công là chính
-Dịch vụ ngân hàng hiện đại chứa
đựng hàm lượng công nghệ cao nên đòi
hỏi phải có sự phát triển của công nghệ
thông tin một cách tương ứng. Cần
phải có máy móc thiết bị hiện đại hỗ
trợ.Lao động thủ công giảm bớt
-Hầu hết khách hàng muốn sử dụng
dịch vụ ngân hàng phải đến giao dịch
trực tiếp với ngân hàng.
-Rút ngắn thời gian giao dịch, thu
hẹp khoảng cách không gian, khách
hàng có thể không phải đến ngân hàng.
-Những dịch vụ này mang tính rủi ro
cao, ngân hàng phụ thuộc nhiều vào
khách hàng, nhất là sau khi cho vay.
-Những dịch vụ này đa dạng, phân
tán rủi ro, tăng cưòng khả năng cạnh
tranh của ngân hàng trên thị trường.
-Dịch vụ ngân hàng hiện đại có tính
tập trung hoá cao thể hiện ở việc tập
trung hoá các tài khoản. Để sử dụng
đựơc nhiều dịch vụ ngân hàng khách
hàng chỉ phải mở một tài khoản tại
ngân hàng. Việc tập trung hoá tài
khoản giúp khách hàng sử dụng dịch
vụ ngân hàng hiện đại một cách tiện
lợi, có thể giao dịch tại nhiều địa điểm
khác nhau, giảm thời gian và chi phí
giao dịch.
3. Sự cần thiết phát triển DVNHHĐ của NHTM ở Việt Nam
3.1 Những lợi ích của việc phát triển DVNHHĐ
Như chúng ta đã biết dịch vụ ngân hàng là một dấu hiệu cho thấy trình độ phát triển
của một quốc gia. Do vậy việc phát triển dịch vụ ngân hàng và đặc biệt trong xu thế
quốc tế hoá hiện nay việc phát triển DVNHHĐ có ý nghĩa cực kỳ to lớn, không những
mang lại lợi ích cho ngân hàng mà còn đem đến lợi ích to lớn cho nền kinh tế và mỗi
khách hàng của ngân hàng.
Một là: đối với nền kinh tế và khách hàng:
Thông qua các dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp đã thực hiện quá trình chu
chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, khai thác và sử dụng các nghiệp vụ trở nên hiệu quả hơn.
Tiền tệ được vận động luân chuyển trong không gian và thời gian để sinh lời từ đó các
khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư trở thành các khoản đầu tư di chuyển từ nơi này đến
nơi khác, từ khách hàng này sang khách hàng khác phục vụ sản xuất kinh doanh đầu tư,
nhu cầu vốn cho nền kinh tế xã hội, kích thích và thúc đẩy sản xuất phát triển góp phần
thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế đất nước.
Dịch vụ tài chính ngân hàng góp phần tích cực trong việc mang lại lợi ích chung cho
nền kinh tế, cho khách hàng và cho ngân hàng. Đặc biệt hiện nay với sự phát triển của
công nghệ thông tin hiện đại và sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử thì
việc phát triển các DVNH càng đem lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế và khách
hàng: khách hàng được cung cấp các tiện ích, tiết kiệm được thời gian và chi phí giao
dịch, kiểm đếm,bảo quản vận chuyển tiền, tiết kiệm nhân lực...đặc biệt làm tăng khối
lượng hàng hoá và giá trị giao dịch giữa các quốc gia nhờ sự phát triển của các DVNH
như: thanh toán điện tử, ngân hàng điện tử..Qua đó khách hàng càng có nhiều cơ hội lựa
chọn sản phẩm dịch vụ có lợi nhất và hiệu quả nhất.
Hai là: Đối với ngân hàng:
Hiện nay phần lớn các NHTM Việt Nam hoạt động chủ yếu dựa trện các nghiệp vụ
tín dụng là chính, điều đó khiến cho hoạt động ngân hàng gặp nhiều rủi ro, bị động phụ
thuộc vào khách hàng...Với xu hướng ngày nay việc phát triển dịchvụ ngân hàng hiện
đại khiến cho danh mục dịch vụ của ngân hàng trở nên đa dạng, thu hút được nhiều
khách hàng, đem lại cho ngân hàng một khoản thu lớn từ chi phí dịch vụ và hoa
hồng..từ đó giúp cho ngân hàng phân tán đựơc rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường.
3.2 Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại là một xu thế tất yếu bởi quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hoá cũng như sự tăng giảm môi truờng cạnh tranh
của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, kinh tế Việt Nam có
sự chuyển biến sâu sắc, đặc biệt được đánh dấu bởi sự gia nhập kinh tế khu vực và toàn
cầu: đó là việc gia nhập khối ASEAN, APEC, kí kết hiệp định thương mại Việt Mĩ và
sắp tới là tổ chức thương mại thế giới WTO. Các cam kết trong quá trình hội nhập có
ảnh hưởng và tác động tới mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt
là lĩnh vực tài chính ngân hàng, một lĩnh vực nhạy cảm nhất.
Xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập đòi hỏi đáp ứng nhu
cầu về các dịch vụ ngân hàng tài chính ngày càng phong phú hơn, yêu cầu ngân hàng
ngày càng phải cung cấp dịch vụ ngân hàng hiện đại mới có thể đáp ứng được nhu cầu
vê tài chính của cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong quá trình phát triển
kinh tế. Mặt khác hiện nay hầu như ngân hàng nào cũng cung cấp các DVNHTT với
những tiện ích khá giống nhau và sự chênh lệch giá cả là không đáng kể, hơn nữa mức
độ rủi ro ở lĩnh vực DVNHTT là rất cao. Vì vậy để tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường,
phân tán rủi ro, tăng thu nhập trong hoàn cảnh hiện nay là rất khó khăn. Với các
DVNHHĐ của mình các ngân hàng có thể tạo ra được sự khác biệt với đối thủ cạnh
tranh từ đó có thể thu hút nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hơn nữa cùng với quá trình hội nhập là sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức
tài chính, ngân hàng nước ngoài. Trước đối thủ cạnh tranh vừa mạnh vừa nhiều các
ngân hàng thương mại Việt Nam buộc phải xác định được chỗ đứng của mình đối với
mỗi khách hàng bằng việc cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm ngân hàng hiện đại
nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu càng khiến cho môi trường cạnh tranh
của ngân hàng thương mại thay đổi. Đối thủ cạnh tranh của mỗi ngân hàng không chỉ là
ngân hàng trong nước mà còn các tổ chức tài chính ngân hàng nước ngoài. Khi các tổ
chức ngân hàng tài chính nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam Nam sẽ không
sử dụng các DVNHTT để cạnh tranh với các ngân hàng Việt Nam mà sử dụng các
DVNHHĐ.Vì vậy không khí cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại càng trở nên
gay gắt để có được chỗ đứng trên thị trường. Do đó, để có đựơc vị thế cạnh tranh trên
thị trường không có gì tốt hơn là việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, nhất là các dịch
vụ ngân hàng hiện đại.
Tóm lại từ những lợi ích của việc phát triển dịch vụ ngân hàng đem lại cho nền kinh
tế, khách hàng và chính bản thân ngân hàng cũng như sự thay đổi môi trường cạnh tranh
do quá trình quốc tế hoá đem lại ta có thể thấy việc phát triển các dịch vụ ngân hàng
hiện đại là cần thiết và tất yếu. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải chú trọng
đến điều này để có thể đạt được các mục đích sau khi đưa ra các chính sách phát triển
dịch vụ.
Thứ nhất: xác định được vị thế cạnh tranh trên thị trường để xác định được đâu là
đoạn thị trường mình cần tham gia, xác định hình ảnh uy tín với khách hàng và biết
được đâu là đoạn thị trường cần phải từ bỏ nếu đối thủ cạnh tranh mạnh hơn hẳn mình.
Thứ hai: Cung cấp nhiều tiện ích, thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
Thứ ba: Giảm chi phí, tăng doanh thu và thu nhập từ phí dịch vụ và hoa hồng...
Thứ tư: Tăng tiềm lực tài chính quốc gia cho nền kinh tế thông qua việc đóng góp
của ngân hàng vào ngân sách quốc gia (nộp thuế, trích lập các quỹ tương trợ cho xã hội)
4. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại
Căn cứ vào khái niệm , các tiêu chí để phân biệt đâu là DVNHHĐ và phạm vi
nghiên cứu của chuyên đề nên bài viết sẽ tập trung vào các DVNHHĐ như: Nhóm dịch
vụ thanh toán trong nước với các công cụ và phương thức thanh toán hiện đại; Nhóm
dịch vụ ngân hàng điện tử
4.1 Nhóm dịch vụ thanh toán
Thanh toán là một khâu trong quá trình chu chuyển vốn . Thanh toán nhanh chóng,
chính xác, an toàn sẽ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn tăng vòng quay
của vốn, giảm lượng tiền cần thiết trong lưu thông, tiết kiệm chi phí cho xã hội …Xét
trên giác độ là khách hàng thì khách hàng chỉ cần quan tâm đến việc ngân hàng cung
cấp những dịch vụ thanh toán gì? Các công cụ thanh toán nào? Chi phí cho một món
thanh toán cao hay thấp hoặc thời gian thanh toán nhanh hay chậm? Còn xét trên giác
độ là ngân hàng thì ngân hàng không chỉ quan tâm đến các vấn đề trên mà còn phải
quan tâm đến việc sẽ thực hiện thanh toán như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất.
Do đó khi xem xét các dịch vụ thanh toán hiện đại chúng ta sẽ xem xét trên cả
phương diện là các công cụ thanh toán và các phương thức thanh toán .Hiện nay một
điều dễ nhận thấy là cùng với sự bùng nổ của cách mạng khoa học kĩ thuật- công nghệ
và việc ứng dụng các thành tựu kĩ thuật hiện đại vào lĩnh vực thanh toán mà giờ đây bên
cạnh các công cụ,phương thức thanh toán truyền thống đã xuất hiện thêm các công cụ
và phương thức mới hiện đại, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tiết kiệm thời gian và chi phí
cho cả khách hàng lẫn ngân hàng
4.1.1 Các công cụ thanh toán
4.1.1.1 Các công cụ thanh toán truyền thống
Đây là các công cụ thanh toán đã ra đời từ rất lâu, việc sử dụng các công cụ này
mang tính chất thủ công là chính, khách hàng khi muốn sử dụng công cụ thanh toán nào
đều phải đảm bảo những điều kiện do ngân hàng đặt ra, đồng thời phải đến ngân hàng
nơi khách hàng mở tài khoản giao dịch để trực tiếp thực hiện giao dịch với ngân hàng .
Các công cụ thanh toán truyền thống có thể kể đến là:
Thanh toán bằng séc: Là lệnh của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng trích một số tiền
nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thị hưởng có tên trên séc hay ngươì
cầm tờ séc đó. Séc là hình thức lâu đời và được sử dụng rất phổ biến
Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi: Là lệnh chi của chủ tài khoản được lập theo mẫu in
sẵn của ngân hàng , yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản để trả cho người
thụ hưởng có tài khoản ở cùng một ngân hàng hay khác ngân hàng
Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu: Là hình thức mà người bán sau khi giao hàng hoá
dịch vụ cho người mua sẽ xuất trình cho ngân hàng phục vụ mình những chứng từ được
quy định trong hợp đồng để nhờ thu hộ. Căn cứ vào nội dung các chứng từ gửi đến ngân
hàng nhờ thu mà phân thành 2 loại: nhờ thu phiếu trơn, nhờ thu kèm chứng từ
4.1.1.2 Công cụ thanh toán hiện đại
Một điểm khác biệt của công thanh toán hiện đại so với các công cụ thanh toán
truyền thống là các công cụ thanh toán này dựa trên trình độ công nghệ hiện đại, để sử
dụng được cần phải có các thiết bị điện tử hỗ trợ, các thông tin đều phải được mã hoá.
Điển hình phải kể đến thẻ thanh toán :
Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách
hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ,các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại
các ngân hàng đại lý hay các quầy trả tiền tự động
Đây là một phương tiện hiện đại vì nó gắn với kĩ thuật tin học hiện đại ứng dụng
trong lĩnh vực ngân hàng. Nhờ sự phát triển của công nghệ tin học mà các loại thẻ từ và
thẻ điện tử ra đời:
Thẻ từ: là loại thẻ dùng kĩ thuật băng từ để ghi và đọc thông tin trên thẻ
Thẻ điện tử: là thẻ có gắn bộ nhớ vi điện tử trên thẻ, ghi và đọc thông tin qua bộ
nhớ vi điện tử
Thẻ thanh toán được trình bày dưới dạng “thẻ nhựa”. Các dữ liệu về khách hàng đều
được mã hoá, do vậy để có thể sử dụng được thẻ và thực hiện được các giao dịch ngân
hàng phải trang bị các loại máy điện tử như: Máy rút tiền tự động( ATM), máy kiểm tra
thẻ…
Căn cứ theo nguồn vốn để thanh toán có 3 loại thẻ:
*) Thẻ thanh toán không phải kí quỹ thanh toán
Người sử dụng thẻ không phải trích từ tài khoản tiền gửi hay nộp tiền mặt để kí gửi
vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán thẻ. Giữa ngân hàng và người sử dụng thẻ
thoả thuận với nhau để xây dựng hạn mức của thẻ. Loại thẻ này được áp dụng cho
những khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán tốt và thường xuyên có tín nhiệm với
ngân hàng
*) Thẻ kí quỹ thanh toán: Là loại thẻ áp dụng rộng rãi cho khách hàng . Khách hàng
phải kí gửi tiền vào một tài khoản riêng tại ngân hàng và được sử dụng thẻ có giá trị
thanh toán bằng số tiền kí quỹ ghi trong thẻ đã lưu ký.
*) Thẻ tín dụng: Là loại thẻ vừa được dùng để thanh toán vừa cho vay trong phạm vi
giới hạn thoả thuận giữa bên phát hành thẻ và bên sử dụng thẻ. Đây là hình thức thanh
toán hiện đại, thể hiện sự phát triển của 1 nền khoa học tiên tiến. Vì vậy các loại thẻ
phải được kí hiệu mật mã cẩn thận và khi thanh toán cũng đòi hỏi kiểm tra mật mã và
quy định về an toàn kĩ thuật của ngân hàng
Hiện nay ở Việt Nam đáng chú ý là thẻ ATM, một loại thẻ được sử dụng để rút tiền
tự động và thực hiện một số giao dịch khác tại các máy ATM. Trên thẻ có ghi tên khách
hàng, số hiệu thẻ và một bộ nhớ vi điện tử. Khách hàng được cung cấp một số PIN
riêng. Đây là một công cụ thanh toán hiện đại đem lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng
và ngân hàng
Sử dụng các loại thẻ trong thanh toán vừa tiết giảm chi phí, công sức thời gian cho
người bán, người mua, giảm được tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong dân cư, đồng thời
nó cũng đòi hỏi công nghệ ngân hàng phải luôn hoàn thiện, trình độ quản lý cao hơn và
phức tạp hơn cũng như quản lý phải chặt chẽ linh hoạt vừa đảm bảo cho ngân hàng vừa
đảm bảo cho khách hàng.
4.1.2. Các phương thức thanh toán
Cùng với sự ra đời của các công cụ thanh toán và trình độ phát triển công nghệ tin
học hiện đại mà các phương thức thanh toán cũng ngày càng trở nên hiện đại và hoàn
thiện hơn, làm tăng quy mô thanh toán và phạm vi thanh toán giữa các ngân hàng
Tuỳ theo trình độ phát triển và đặc điểm tổ chức của các ngân hàng trong từng thời
kỳ mà người tăng quy định và thực hiện các phương thức thanh toán khác nhau. Hiện
nay có các phương thức sau:
1) Thanh toán liên hàng tại các ngân hàng thương mại
2) Thanh toán bù trừ
3) Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nuớc
4) Hai chi nhánh mở tài khoản tiền gửi cho nhau để thanh toán
5) Phương thức thanh toán uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ giữa 2 ngân hàng
6) Thanh toán điện tử liên ngân hàng
Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết sẽ tập trung vào phương thức 1), 6) bởi lẽ đây
là những phương thức rõ nét nhất thể hiện sự tiến bộ trong lĩnh vực thanh toán của ngân
hàng . Nhờ đó ngân hàng ngày càng cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ thanh toán
và các DVNHHĐ khác trên cơ sở ứng dụng những tiến bộ của công nghệ tin học trong
lĩnh vực thanh toán; qua đó tăng tốc độ , quy mô thanh toán;giảm thiểu chi phí, thời
gian ; tăng tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư…
a) Thanh toán liên hàng tại các ngân hàng thương mại( TTLH)
Là phương thức thanh toán vốn giữa các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống.
Thực chất của TTLH là việc chuyển tiền từ ngân hàng này đến ngân hàng kia để phục
vụ thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ khi cả hai khách hàng này không cùng mở tài khoản
ở một ngân hàng, hoặc chuyển cấp vốn, điều hoà vốn trong nội bộ một hệ thống ngân
hàng
Tham gia vào quá trình TTLH gồm toàn bộ các đơn vị ngân hàng được NHTMTW
hoặc ngân hàng tỉnh chỉ định. Mỗi đơn vị này được coi là một đơn vị liên hàng có tên
riêng và được kí hiệu bằng một số hiệu riêng
TTLH gồm hai nghiệp vụ cơ bản: liên hàng đi và liên hàng đến. liên hàng đi là khâu
mở đầu phát sinh nghiệp vụ thanh toán do ngân hàng khởi tạo thực hiện( ngân hàng A) ;
liên hàng đến là khâu kết thúc nghiệp vụ thanh toán do ngân hàng thực hiện nghiệp vụ
thực hiện( ngân hàng B)
Việc kiểm soát đối chiếu liên hàng của NHTMTW theo phương pháp: tổ chức kiểm
soát tập trung đối chiếu phân tán . Tức là ngân hàng A chuyển 1 liên giấy báo liên hàng
cho ngân hàng B đồng thời ngân hàng A chuyển 1 liên giấy báo liên hàng cho trung
tâm kiểm soát, lập sổ đối chiếu và trung tâm kiểm soát đối chiếu gửi sổ đối chiếu cho
ngân hàng B
Do sự phát triển của kĩ thuật công nghệ tin học ngày càng hiện đại nên phương thức
thanh toán liên hàng truyền thống đã được phát triển thành thanh toán liên hàng điện tử.
Đây là phương thức mới ở Việt Nam đang được một số ngân hàng thực hiện như: Ngân
hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển( ở
NHĐT&PT gọi là thanh toán tập trung)…Thanh toán liên hàng điện tử đáp ứng yêu cầu
thanh toán nhanh giữa các Ngân hàng trong cùng hệ thống ở các địa phương khác nhau
Thanh toán liên hàng điện tử khác so với thanh toán liên hàng truyền thống ở chỗ:
+ Về tài khoản sử dụng: ở thanh toán liên hàng truyền thống mở nhiều tài khoản
dùng trong thanh toán , nhưng ở thanh toán liên hàng điện tử chỉ mở một tài khoản hạch
toán cả bảng kê đi và bảng kê đến
+ Về phương thức kiểm soát đối chiếu: Liên hàng truyền thống thực hiện kiểm soát
tập trung đối chiếu phân tán, phản ánh và thực hiện quyết toán liên hàng hàng năm. Còn
ở thanh toán liên hàng điện tử như thanh toán tập trung ở ngân hàng ĐT&PT thì tổ
chức kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung và đối chiếu đúng tất cả các bảng kê đi và
đến trong ngày
Thanh toán tập trung qua ngân hàng trung ương thực chất là chuyển tiền điện tử qua
tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại trung tâm thanh toán. Trình tự thủ tục hạch toán kế
toán trong thanh toán điện tử giao dịch qua mạng vi tính. Các chi nhánh tham gia thanh
toán phải mở tài khoản tiền gửi tại trung ương để phản ánh các khỏn chuyển tiền đi và
nhận đến qua thanh toán
Chứng từ gốc làm căn cứ để chuyển đổi sang chứng từ điện tử như uỷ nhiệm chi, uỷ
nhiệm thu ..được lưu lại ngân hàng gửi lệnh. Chứng từ hạch toán trong thanh toán tập
trung được lập bằng máy theo mẫu thống nhất phải có đủ 2 điều kiện là có tính kí hiệu
mật hoặc kiểm tra ký hiệu mật và được mã hoá hoặc giải mã qua đường truyền.
Muốn thực hiện được thanh toán điện tử đòi hỏi chi nhánh tham gia phải có đầy đủ
các điều kiện về kỹ thuật nghiệp vụ như mạng máy vi tính cục bộ, điện dự phòng, khả
năng truyền thông, cán bộ kĩ thuật, cán bộ nghiệp vụ thì qua trình thanh toán mới được
thực hiện
Phương thức này có nhiều ưu điểm là nhanh chóng chính xác, tài khoản hạch toán
giản đơn, quy trình thanh toán chặt chẽ . Mọi khoản chuyển tiền được thực hiện và đối
chiếu ngay trong ngày nên hạn chế tối đa những sai sót xảy ra
b) Thanh toán điện tử liên ngân hàng( TTĐTLNH)
Ngày 1/4/1997 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 196/TTg về việc cho phép ngân
hàng và các tổ chức tín dụng được sử dụng dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm
chứng từ kế toán
Ngày 22/10/1997 Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc đã ban hành Quyết định số
353/1997/QĐ NHNN về quy chế chuyển tiền điện tử
Ngày 21/3/2002 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 44/2002/qđ- TTg
cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được sử dụng chứng từ làm chứng từ
kế toán để hạch toán và thanh toán vốn
Chứng từ điện tử là những chứng từ kế toán mà các yếu tố của nó được thực hiện
dưới dạng dữ liệu điện tử đã được mã hoá mà không có sự thay đổi trong quá trình
truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh
toán. chứng từ điện tử phải có đủ các yếu tố quy định cho chứng từ kế toán, đảm bảo
tính pháp lý của chứng từ kế toán, phải được mã hoá bảo đảm an toàn trong qua trình xử
lý truyền tin và lưu trữ. Trên chứng từ phải có đủ các chữ ký điện tử của những người
có liên quan theo quy định
Từ cơ sở pháp lý trên hệ thống chuyển tiền điện tử ra đời và đến 2/05/2002 hệ thống
“Thanh toán điện tử liên ngân hàng” chính thức đi vào hoạt động đưa lĩnh vực dịch vụ
của ngân hàng sang một bước phát triển mới
Đây là hệ thống hiện đại được thiết kế theo chuẩn mực quốc tế, là hệ thống tổng thể
bao gồm 2 phân hệ:
+ Hệ thống TTĐTLNH : Hệ thống này xử lý thanh toán những khoản thuộc luồng có
giá trị cao ( là những khoản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên và những lệnh chuyển
tiền khẩn). Lệnh thanh toán thuộc luồng giá trị cao được thực hiện quyết toán tổng tức
thời tại Trung tâm thanh toán quốc gia. Sau khi người phê duyệt thực hiển duyệt lệnh ,
nếu tài khoản tại Trung tâm thanh toán quốc gia đủ số dư, hệ thống sẽ tự động xử lý và
hạch toán ghi Nợ TK đơn vị trả đồng thời ghi Có TK đơn vị nhận. Việc thực hiện hạch
toán rất nhanh chóng chính xác trong khoảng 10 giây. Nếu lệnh thanh toán quá số dư sẽ
được thực hiện thấu chi theo quy định của Thống đốc
+ Hệ thống TTBT điện tử liên ngân hàng : Đây là hệ thống xử lý các luồng thanh
toán giá trị thấp( dưới 500 triệu đồng và lệnh thanh toán thường) và được thực hiện theo
phương thức quyết toán bù trừ theo phiên.Mỗi đơn vị thanh toán phải có đủ số dư trên
tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc phải đảm bảo hạn mức nợ ròng theo quy định của
Ngân hàng Nhà nuớc . Những lệnh thanh toán có đủ số dư hoặc đủ hạn mức nợ ròng
được thực hiện và chuyển ngay cho đơn vị thụ hưởng. Việc quyết toán vốn giữa các
ngân hàng thành viên không diễn ra đồng thời cùng lúc lệnh thanh toán, mà nó được
thực hiện vào những thời điểm nhất định bằng phương thức bù trừ để tổng hợp số phải
thu hoặc phải trả cho từng thành viên. Kết quả bù trừ sẽ được hạch toán vào tài khoản
tiền gửi thanh toán của các thành viên tương ứng mở tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà
nuớc
Như vậy với sự ra đời của TTĐTLNH thời gian thanh toán được rút ngắn gấp trăm
lần so với thanh toán thủ công. Về phía khách hàng được hưởng rất nhiều lợi ích từ dịch
vụ này, trong đó có phí dịch vụ thanh toán .Tuy nhiên để cung cấp cho khách hàng
nhiều tiện ích hơn nữa từ dịch vụ thanh toán thì vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra đối với
ngành ngân hàng và các ngành hữu quan cần giải quyết: đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ,
hoàn thiện cơ chế chính sách trong thanh toán ….
4.2 Nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử( DVNHĐT)
Ngân hàng điện tử được hiểu là mô hình cho phép khách hàng truy cập từ xa đến
ngân hàng nhằm thu thập thông tin; thực hiện các giao dịch thanh toán, sử dụng các dịch
vụ dựa trên các tài khoản lưu kí tại ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử và kĩ
thuật số. Ngân hàng điện tử là dịch vụ ngân hàng dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ
thông tin hiện đại vào tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng . Cơ chế hoạt động của ngân
hàng điện tử mang tính độc lập . ở Việt Nam hiện nay các dịch vụ ngân hàng điện tử
mới xuất hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, tuy nhiên cũng đã có một số những kết
quả nhất định, cho thấy xu hướng phát triển rộng rãi dịch vụ ngân hàng điện tử trong
tương lai. Có thể kể đến 1 số dịch vụ ngân hàng điện tử sau:
4.2.1 DVNHĐT qua hệ thống máy rút tiền tự động( ATM- Automatic Teller Machine)
Đối với các nước phát triển đây không còn là dịch vụ mới nhưng ở Việt Nam dịch vụ
này vẫn còn rất xa lạ với công chúng. Có thể hiểu dịch vụ ATM là các dịch vụ ngân
hàng cá nhân mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng thông qua thẻ ATM tại các máy rút
tiền tự động ATM. Khi sử dụng dịch vụ này khách hàng sẽ tự thực hiện các giao dịch ngân
hàng tại máy ATM.
Các ngân hàng khi cung cấp dịch vụ này đòi hỏi phải có sự đầu tư trang thiết bị kĩ
thuật hiện đại: đó là hệ thống máy, hệ thống mạng cục bộ tốc độ cao, từ đó cung cấp cho
khách hàng các tiện ích như:
- Phát hành nhanh, phát hành thông thường
- Phát hành các loại thẻ với những phí và hạn mức giao dịch rút tiền từ ATM khác
nhau
- Vấn tin, in sao kê tài khoản tiền gửi
- Rút tiền mặt, chuyển khoản, chuyển tiền cá nhân, nộp tiền vào tài khoản
- Xem thông tin ngân hàng , thanh toán hoá đơn
- Yêu cầu in sao kê tài khoản , yêu cầu phát hành séc
Ưu, nhược điểm khi sử dụng dịch vụ ATM như sau:
Ưu điểm Nhược điểm
Các
ngân
- Giảm chi phí in ấn các loại giấy tờ
- Mở rộng cơ sở cho hoạt động ngân hàng ,
- Tăng chi phí lắp đặt,
vận hành
hàng đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách
hang, tăng doanh số
- Tạo ưu thế cạnh tranh, tăng hình ảnh của
ngân hàng
- Giảm lượng tiền mặt được sử dụng
- Đe doạ sự an toàn
- Lỗi kĩ thuật hệ thống
- Mối quan hệ trực tiếp
giữa khách hàng và ngân
hàng bị hạn chế
Các
nhà
bán lẻ
-Tăng cường mối quan hệ với ngân hàng
- Giảm thời gian kiểm tra đối chiếu
- Lưu trữ thông tin về tài khoản nhanh hơn
- Tăng hình ảnh của nhà bán lẻ
Các
khách
hàng
-An toàn
- Tiết kiệm thời gian, chi phí
- Thuận tiện
- Các lỗi kĩ thuật có
thể gặp phải
Dịch vụ ATM đã được hầu hết các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam triển khai, và
đã khai thác được một số tiện ích nhất định của dịch vụ này. Từ dịch vụ ATM các ngân
hàng còn triển khai thêm dịch vụ trả lương tự động cho công nhân. Tức là ngân hàng sẽ
thực hiện hợp đồng với các công ty, mở tài khoản cho mỗi công nhân, cung cấp cho mỗi
công nhân một thẻ ATM. Khi đến kì hạch toán lương, các doanh nghiệp sẽ hạch toán rồi
gửi cho ngân hàng . Ngân hàng dựa trên đó, đến ngày sẽ trích tài khoản của công ty rồi
tự động đổ lương vào tài khoản của từng công nhân. Đây là dịch vụ rất thuận tiện cho
doanh nghiệp, như thế doanh nghiệp sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí trong việc
trả lương, kiểm đếm, bảo quản tiền mặt..mỗi công nhân được giữ bí mật về lương và
thưởng của mình, dộ an toàn cũng cao…
4.2.2 DVNHĐT qua điện thoại( Telephone banking)
Đây là loại hình dịch vụ mà giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng được thực hiện
qua điện thoại. Thông qua các nhân viên trực hay thông qua các “ Hộp thư thoại” ngân
hàng cung cấp các thông tin về hoạt động của khách hàng như số dư tài khoản , sao kê
tài khoản , các thông tin về tỉ giá, lãi suất, thậm chí cả các thông tin có tính chất tư vấn
chi trả các phiếu chuyển tiền…
Đây là loại hình dịch vụ đang trở nên phổ biến ở các nước hiện đại, và cũng đang
dần phổ biến ở các NHTM Việt Nam
4.2.3 Dịch vụ ngân hàng tại nhà( Home Banking)
Khách hàng không cần rời khỏi nhà, văn phòng, cũng không cần phải đến ngân hàng
mà vẫn thực hiện được các giao dịch. Hệ thống này dựa trên cơ sở khách hàng có tài
khoản tại ngân hàng , có máy tính cá nhân nối mạng với ngân hàng và đăng kí với ngân
hàng để được cấp mã số truy nhập và mật khẩu.Khách hàng có thể truy cập vào máy chủ
ngân hàng thực hiện các giao dịch : trích chuyển tiền vào tài khoản, vay, chi trả hoá
đơn. Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp các thông tin quảng cáo về hàng hoá dịch vụ, về
ngân hàng …
Dịch vụ này cũng đã được một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam thực hiện, trong
đó có NHĐT&PTVN, tuy mới chỉ triển khai ở Hội sở chính, nhưng trong tương lai sẽ
triển khai ở toàn hệ thống
4.2.4 Dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet (Internet- Banking)
Đây là loại hình dịch vụ ngân hàng ở cấp cao, sử dụng mạng Internet. Khách hàng
chỉ cần có một máy vi tính nối mạng Internet là có thể giao dịch được với ngân hàng mà
không cần phải đến ngân hàng . Mỗi trang chủ của ngân hàng trên Internet có thể được
xem là một cửa sổ giao dịch. Khách hàng có thể sử dụng rất nhiều các dịch vụ trực
tuyến do ngân hàng cung cấp như: vay, mua hợp đồng bảo hiểm, đầu tư chứng khoán,
mở tài khoản ..
Sử dụng dịch vụ này có rất nhiều ưu điểm là: độ chính xác cao, tốc độ giao dịch
nhanh, tiết kiệm được nhiều thời gian, khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng
24/24h và từ khắp mọi nơi trên thế giới, ngân hàng cũng giảm được nhiều cho phí trong
việc phân phối các sản phẩm dịch vụ của mình.. Tuy nhiên dịch vụ cũng đòi hỏi tính
bảo mật cao, nếu bảo mật không tốt sẽ tổn hại lớn đối với cả khách hàng và ngân hàng .
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại:
Việc xác địng các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện
đại là việc rất quan trọng, nó giúp cho các ngân hàng xây dựng đựoc một chính sách
Marketing phù hợp để phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình, đặc biệt là các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các nhân tố có thể kể đến là:
5.1 Nhóm nhân tố ngoài ngân hàng thương mại
Đây là các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô và các nhân tố khác ngoài NHTM
5.1.1. Môi trường kinh tế:
Môi truờng kinh tế trước hết phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung về cơ cấu
ngành kinh tế, cơ cấu vùng..Môi trường kinh tế luôn có tác động mạnh mẽ đến nhu cầu
và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng của khách hàng. Tình hình và sự
thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế có tác động to lớn đến sự thay đổi kinh
tế nói chung và các hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng, đặc biệt là sự phát triển
của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hơn nữa với xu thế quốc tế hoá hiện nay khi tình
hình kinh tế thế giới biến động càng có ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng của từng
quốc gia. Một môi trưòng kinh tế thuận lợi, đang tăng trưởng, các biến số vĩ mô đều có
dấu hiệu tốt sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển, từ đó khuyến
khích các ngân hàng thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, cung ứng ngày càng nhiều sản
phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cho khách hàng. Và sẽ ngược lại đối với một nền kinh
tế kém phát triển, không ổn định.
5.1.2. Môi trưòng khoa học, kỹ thuật công nghệ
Đối với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại thì đây là một yếu tố
rất quan trọng. Bởi lẽ các dịch vụ ngân hàng hiện đại phát triển dựa trên cơ sở trình độ
khoa học công nghệ. Ngân hàng là một ngành rất quan tâm đến việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh. Ngày nay hoạt động của ngân hàng không thể
tách rời khỏi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Thực tế công nghệ thông
tin ngày càng phát triển, điều đó cho phép ngân hàng đổi mới không chỉ quy trình
nghiệp vụ mà còn đổi mới cả cách thức phân phối, đặc biệt là phát triển dịch vụ ngân
hàng mới, hiện đại như sự phát triển của mạng lưới máy tính cho phép ngân hàng cung
cấp dịch vụ 24/24. Công nghệ thay đổi cũng luôn tạo ra những đòi hỏi mới về dịch vụ
ngân hàng như sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử đã đặt ra yêu cầu mới cho
ngân hàng trong việc cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử, dịch vụ ngân hàng điện tử.
Sự phát triển của công nghệ thông tin và của thương mại điện tử cũng kéo theo một
đòi hỏi về tính bảo mật an toàn của hệ thống mạng khi ngân hàng cung cấp các
DVNHHĐ. Một thực tế cho thấy hiện nay do cơ sở hạ tầng thông tin của Việt Nam còn
kém phát triển, độ bảo mật và an toàn chưa cao nên các NHTM Việt Nam vẫn còn nghi
ngại chưa dám đưa ra các DVNHĐT , khách hàng còn chưa tin tưởng vào ngân hàng. Vì
vậy đây cũng là một nhân tố quan trọng quyết định đến việc các NHTM có phát triển
các DVNHHĐ của mình hay không
Kỹ thuật công nghệ là sức mạnh mãnh liệt nhất của hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Nhờ đó ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng của mình những sản phẩm kỳ diệu
như: chuyển tiền nhanh, rút tiền tự động ATM, ngân hàng tự động, ngân hàng
Internet...và cũng nhờ đó mà ngân hàng có được một công cụ cạnh tranh hiệu quả.
5.1.3. Môi trường chính trị, pháp luật
Kinh doanh ngân hàng cũng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của
pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động của ngân hàng thương
mại thường được hiệu chỉnh chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Một môi trường
chính trị ổn định với các chính sách, quy định pháp luật phù hợp sẽ khiến cho hoạt động
kinh doanh của ngân hàng phát triển, tạo điều kiện phát triển các dịch vụ ngân hàng. ở
Việt Nam hiện nay các dịch vụ ngân hàng hiện đại mới ra đời và đang trong quá trình
thử nghiệm, ứng dụng vì vậy rất cần một chính sách khuyến khích hỗ trợ của Chính phủ
cũng như các quy định pháp luật hợp lý để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Các chính sách của Chính phủ cũng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp, một đối tượng khách hàng lớn của ngân hàng, do đó sẽ có ảnh
hưởng lớn tới danh mục các dịch vụ ngân hàng cung cấp, đặc biệt là các dịch vụ ngân
hàng hiện đại.
5.1.4. Nhân tố khác
Có thể nói 3 nhân tố trên là những nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng quan trọng nhất đến
việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên bên cạnh đó khi phát triển dịch vụ
ngân hàng hiện đại các ngân hàng cũng phải chú ý đến các nhân tố khác như: môi
trường dân số, môi trường địa lý, môi trường văn hoá-xã hội,đối thủ cạnh tranh, khách
hàng của ngân hàng , các đơn vị hỗ trợ kinh doanh ...những nhân tố này cũng có tác
động không nhỏ tới hoạt động cung ứng và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại của
các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bởi lẽ các nhân tố trên cũng có ảnh hưởng to lớn
tới việc hình thành phát triển các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ và tác động tới nhu
cầu, tâm lý thói quen của người sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Các nhân tố từ phía khách hàng của ngân hàng: Hoạt động của ngân hàng luôn
theo phương châm “Ngân hàng chỉ cung ứng, chỉ bán, chỉ phục vụ cái mà khách hàng
cần” Vì vậy sự thay đổi nhu cầu của khách hàng là yếu tố quyết định đến sự thay đổi
của chính sách cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhất là trong thời đại ngày nay,
khách hàng là người quyết định đến danh mục các sản phẩm dịch vụ hiện đại mà ngân
hàng cung ứng.
ở Việt Nam nền kinh tế đang trong đà tăng trưởng, phát triển, đời sống người dân
ngày càng được cải thiện nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sôi nổi. Vì
vậy nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngày càng tăng. Đặc biệt là vào cuối thế kỉ
20, những năm đầu thế kỉ 21 cùng với sự thay đổi của công nghệ ngân hàng mà nhiều
sản phẩm dịch vụ mới với công nghệ hiện đại đã ra đờiđáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông á vừa triển khai hệ thống xếp hàng
điện tử Queue Management System (QMS). Đây là hệ thống xếp hàng tự động và sử
dụng đơn giản mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng; hay các NHTM cùng đồng loại
triển khai hệ thống rút tiền tự động ATM….
Sự gia tăng đối thủ cạnh tranh: Trong hoàn cảnh môi trường cạnh tranh ngày càng
găy gắt đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều ( không chỉ có đối thủ cạnh tranh ở trong
nước mà còn có đối thủ cạnh tranh nước ngoài) ngân hàng không thể không quan tâm
theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chính sách phát triển sản phẩm
dịch vụ của mình. Cạnh tranh buộc các NHTM phải sử dụng việc phát triển các sản
phẩm dịch vụ, đặc biệt là các DVNHHĐ làm vũ khí để nâng cao vị thế cạnh tranh trên
thị trường. Cạnh tranh càng gay gắt ngân hàng càng cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại cả
về quy mô lẫn chất lượng thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng .
Các đơn vị hỗ trợ kinh doanh cho hoạt động ngân hàng : ở đây phải kể đến các
đơn vị có quan hệ với ngân hàng trong hoạt động kinh doanh như tuyên truyền, quảng
cáo, tin học, cung cấp án chỉ, phương tiện kĩ thuật…Đây là nhân tố khá quan trọng tác
động tới việc phát triển sản phẩm DVNHHĐ. Ngân hàng rất cần các đơn vị hỗ trợ này
để đưa ra được những sản phẩm mới, trang thiết bị kĩ thuật hỗ trợ và xây dựng hình ảnh
của ngân hàng đối với khách hàng của mình…Xây dựng tốt mối quan hệ đối với các
đơn vị hỗ trợ ngân hàng sẽ có điều kiện tốt để phát triển DVNHHĐ của mình
Hoạt động của các ngân hàng luôn bị chi phối tác động của các yếu tố khác ngoài
môi trường vĩ mô, trong đó chỉ có yếu tố địa lý là tương đối ổn định còn các yếu tố khác
không ngừng thay đổi. Do đó các người làm Marketing luôn phải chủ động điều chỉnh
các kỹ thuật Marketing cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển của hoạt động ngân hàng theo cơ chế thị trường.
5.2 Nhóm nhân tố về phía ngân hàng thương mại
Đây là những nhân tố thuộc về các yếu tố nội lực của ngân hàng
Các yếu tố nội lực của ngân hàng bao gồm:Vốn tự có và kỹ năng của nó, trình độ kỹ
thuật công nghệ, trình độ cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên, hệ thống mạng lưới phân
phối...Nhìn chung đây là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc phát triển các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại:
Các trang thiết bị máy móc như máy vi tính, máy rút tiền, các chương trình phần
mềm… phục vụ cho các DVNHHĐ là những tài sản của ngân hàng. Mà các tài sản này
lại chính là vốn tự có của ngân hàng . Chính vì vậy ngân hàng nào có vốn tự có lớn càng
có nhiểu khả năng để đầu tư phát triển các DVNHHĐ
Nhân lực cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc phát triển các DVNHHĐ ,
nhất là nhân lực có trình độ cao về tin học và ngoại ngữ. Bởi lẽ DVNHHĐ đòi hỏi nhân
viên ngân hàng phải biết về tin học để có thể làm chủ điều khiển được hệ thống máy
móc và hệ thống mạng. Các DVNHĐT còn đỏi hỏi trình độ quản trị mạng của các ngân
hàng trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình truyền mạng, đảm bảo an
toàn cho cả hệ thống mạng, đảm bảo an toàn tài khoản cho khách hàng trước sự phá
hoại của các hacker( hoặc tội phạm internet). Trình độ ngoại ngữ cũng rất quan trọng, vì
các DVNHHĐ mang tính quốc tế hoá cao, không chỉ phục vụ cho khách hàng trong
nước mà còn phục vụ khách hàng nước ngoài. ..Nhìn chung ngân hàng nào có nguồn
nhân lực với trình độ cao, trẻ, năng động , nhiệt tình sẽ là điều kiện tốt để phát triển
DVNHHĐ .
Cơ sở vật chất của các ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc ngân hàng có phát
triển được các DVNHHĐ hay không? Một ngân hàng với cơ sở vật chất lạc hậu, máy
móc thiết bị cũ kĩ, không đủ tiêu chuẩn, hoặc lao động thủ công là chính thì cũng không
thể phát triển DVNHHĐ được. Do vậy một cơ sở vật chất hiện đại là rất quan trọng.
Hệ thống mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng sẽ ảnh hưởng tới việc cung cấp
DVNHHĐ cho khách hàng . Ngân hàng nào có mạng lưới chi nhánh rộng, các chi
nhánh đề được hiện đại hoá thì việc phát triển DVNHHĐ cũng thuận lợi hơn, nhất là
dịch vụ về thanh toán , dịch vụ ATM. Ngân hàng có mạng luới chi nhánh mỏng, ít sẽ
hạn chế hơn trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
ở Việt Nam các ngân hàng có các yếu tố nội lực mạnh chủ yếu tập trung ở các thành
phố lớn và ở những ngân hàng đã được hiện đại hoá nên các DVNHHĐ cũng mới chỉ
xuất hiện chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội ,Thành Phố Hồ Chí Minh…Một
ngân hàng có nội lực mạnh sẽ có điều kiện phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt
các dịch vụ ngân hàng hiện đại từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị
trường.
Qua nghiên cứu các nhân tố về phía NHTM và phía ngoài NHTM tác động tới việc
phát triển các DVNHHĐ có thể nói nhân tố về nội lực ngân hàng và khách hàng là các
nhân tố quan trọng nhất giúp ngân hàng xây dựng thành công chiến lược sản phẩm dịch
vụ của mình. Cả ngân hàng nói chung và bộ phận Marketing nói riêng khi xây dựng
chiến lược phát triển DVNHHĐ cần phải chú trọng đến các nhân tố trên để có thể cung
cấp cho khách hàng những DVNHHĐ tốt nhất, tăng thu nhập cho ngân hàng và nâng
cao vị thế cạnh tranh trên thị trường
Chương II
Thực trạng dịch vụ ngân hàng hiện đại tại các NHTM Việt Nam và SGDI- BIDV
I. Thực trạng DVNHHĐ của các NHTM ở Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng DVNHHĐ của các NHTM ở Việt Nam
Một đặc điểm nổi bật của hệ thống NHTM Việt Nam là các NHTM Nhà nước giữ vai
trò chủ đạo xét về cơ cấu tài sản có, thị phần huy động vốn cũng như cho vay( từ 75-
80%). Tuy nhiên so với các nước khác thì quy mô của các NHTM Việt Nam còn nhỏ
bé, tỷ lệ an toàn vốn bình quân khoảng 5%( trong khi thông lệ quốc tế là 8 %), các
NHTM cổ phần có vốn tự có bình quân là 100 tỉ đồng và tỷ lệ an toàn vốn còn thấp hơn
nữa.
Với tính chất như trên, hiện nay các NHTM Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ
chủ yếu sau: dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay; dịch vụ thanh toán; dịch vụ bảo lãnh;
dịch vụ chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá, dịch vụ ngân hàng điện tử…Bên
cạnh việc phát triển các DVNHTT các NHTM cũng phát triển các DVNHHĐ đặc biệt là
các dịch vụ trong lĩnh vực thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử…cụ thể như sau:
Thực trạng cơ cở hạ tầng của các dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam
Về cơ sở hạ tầng viễn thông: Hệ thống mạng diện rộng(WAN) được sử dụng ở tất cả
các ngân hàng. Các phương thức truyền thông X.25, đường thuê bao( LEASED LINE),
ISDN, kênh thuê bao 2Mbps(E1), đường trục cáp quang.., thậm chí các phương thức
mới như Frame Relay, ATM cũng đang và đã được nghiên cứu ứng dụng. Bên cạnh đó
Ngân hàng Nhà nuớc và 1 số NHTM cũng đã xây dựng website riêng của mình và kết
nối Internet
Về cơ sở hạ tầng thiết bị tin học: Ngành ngân hàng đã trang bị hơn 2000 máy chủ các
loại với trên 20000 máy tính PC; kết nối hàng ngàn mạng LAN. Đồng thời hệ điều hành
UNIX cũng được sử dụng, cơ sở dữ liệu ORACLE và ngôn ngữ thế hệ 4, các sản phẩm
phần mềm mã hoá dữ liệu, quản lý người sử dụng truy cập, các hệ quản trị mạng, quản
trị hệ thống. Hệ thống mạng cục bộ tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương, các chi
nhánh, đơn vị trực thuộc tại các tỉnh, thành phố.. của các ngân hàng . Và cuối cùng là sự
đòi hỏi ngày càng cao của cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp đối với dịch vụ mà
hệ thống ngân hàng cung cấp
Về dịch vụ thanh toán:
Các hình thức thanh toán truyền thống cơ bản không có biến chuyển đáng kể và đều
được các ngân hàng sử dụng rộng rãi gồm: séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu,thư tín
dụng, hối phiếu lệnh phiếu, thẻ thanh toán. Chỉ có phương tiện thẻ là có sự thay đổi
đáng kể do được áp dụng công nghệ hiện đại, điển hình là thẻ rút tiền tự động ATM.
Tuy nhiên các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ
trong tổng phương tiện thanh toán: uỷ nhiệm chi chuyển tiền chiếm khoảng 70%, séc
chiếm 0,6%, thẻ và các hình thức khác chiếm 25,4%..Điều này chứng tỏ các phương
tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu tập trung ở khu vực các tổ chức kinh tế,
còn đối với khu vực dân cư tỉ lệ này rất thấp do tâm lý ưa dùng tiền mặt là chủ yếu.
Chính vì vậy để nâng cao hơn nữa hiệu quả của dịch vụ thanh toán mà 5/2002 Ngân
hàng Nhà nuớc đã đưa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng vào hoạt động. Đến
nay hệ thống đã có hơn 200 chi nhánh của 85 thành viên tham gia , số lệnh xử lí bình
quân mỗi ngày tăng từ 300 lên 8000 lệnh với số tiền thanh toán qua hệ thống tăng từ
300 tỉ đồng/ngày lên 4000 tỉ đồng/ngày. Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử cũng đã
được đưa vào hoạt động chính thức từ ngày 1/1/2003 thay thế hoàn toàn việc trao đổi
chứng từ giấy, thời gian thanh toán được rút gọn: trước đây thời gian thanh toán được
tính bằng ngày, bây giờ được tính bằng giây, phút . Khi hệ thống thanh toán điện tử của
Ngân hàng Nhà nuớc còn chưa đi vào hoạt động , các NHTM cùng với mạng điện tử có
sẵn của mình đã phát triển thanh toán điện tử liên ngân hàng ở mức độ thanh toán song
phương
Về dịch vụ ngân hàng điện tử: Từ năm 2001 với việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngân
hàng và Hiện đại hoá ngân hàng ,các ngân hàng đã bắt đầu triển khai và phát triển các
dịch vụ ngân hàng điện tử
+ Về dịch vụ ATM: Năm 2003 có thể nói là năm hoạt động sôi nổi của thị trường thẻ
ATM. Các NHTM Nhà nước đã lần lượt ra quân và đến nay 4 NHTM Nhà nước và một
số NHTM cổ phần, NHTM nước ngoài đã cho ra đời thẻ ATM của riêng mình. Tính
đến nay tổng số máy ATM của các ngân hàng khoảng gần 200 máy, trong đó ngân hàng
Ngoại thương vẫn dẫn đầu gần khoảng 120 máy, BIDV 45 máy... Dịch vụ này cung cấp
rất nhiều tiện ích cho khách hàng: Rút tiền tự động, xem số dư, chuyển khoản, thanh
toán hoá đơn cước phí điện thoại, tiền nước, tiền điện… Các ngân hàng đã bắt đầu có sự
liên kết với nhau để sử dụng thẻ ATM. Mới đây Ngân hàng Nhà nuớc đã cho phép chi
nhánh ngân hàng nước ngoài ANZ Bank tại Việt Nam được kết nối các máy rút tiền tự
động ATM của ngân hàng này với các máy ATM của NHTM cổ phần Sài gòn Thương
Tín và NHTM cổ phần Phương Nam. Techcombank đã kí kết nối mạng với
Vietcombank về sử dụng thẻ ATM. Các tiện ích của ATM đang dần được các NHTM
khai thác, vì vậy đến nay số lượng khách hàng dùng dịch vụ này đang ngày càng tăng
lên nhanh chóng.
Về dịch vụ trả lương tự động: dịch vụ này cũng đang được các ngân hàng triển khai
mạnh mẽ và thu hút được nhiều khách hàng là doanh nghiệp tham gia.Đây là dịch vụ
được phát triển ra từ dịch vụ ATM. Với dịch vụ này mỗi lao động được cung cấp 1 thẻ
ATM và 1 tài khoản riêng. Điều này giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí quản lý tiền
mặt,phát tiền lương… Tăng tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Dịch vụ
này cũng đã được thực hiện ở một số ngân hàng như Vietcombank, BIDV và cũng đã
thu hút được khá nhiều doanh nghiệp
+ Online- Banking: Ngân hàng trực tuyến. Theo đó khách hàng được ngân hàng cung
cấp cho một tên truy cập và một mật mã, và được nối mạng vào trang web của ngân
hàng . Hiện nay một số ngân hàng đang triển khai là: Techcombank, Vietcombank,
Eximbank, ACB…
+ Phone –Banking: Ngân hàng tự động qua điện thoại. Theo đó mỗi ngân hàng sẽ có
một số điện thoại riêng để khách hàng của mình gọi tới cung cấp thông tin qua điện
thoại về lãi suất, tỷ giá, số dư tài khoản ..cho khách hàng mở tài khoản giao dịch tại
ngân hàng đó..
+ Home-Banking:
Ngân hàng Công thương đã đưa hệ thống phân phối trực tuyến vào hoạt động- ngân
hàng tại nhà. Khách hàng có thể truy cập vào trang web của ngân hàng , chọn liên kết
ngân hàng trực tuyến, và sẽ được cung cấp các dịch vụ sau: vấn tin số dư tài khoản, tra
vấn thông tin tài khoản, tra vấn nhật kí tài khoản khách hàng..
NHTM cổ phấn á Châu(ACB) trong cuộc họp báo chiều 20/12/2000 tại thành phố Hồ
Chí Minh đã chính thức giới thiệu dịch vụ Home- Banking và được áp dụng từ 1/2001,
khách hàng có máy tính cá nhân nối mạng tại nhà có thể truy cập được các thông tin liên
quan đến sản phẩm dịch vụ của ngân hàng . Khách hàng cần có mã số truy cập và mật
khẩu do ngân hàng cung cấp. Mới đây ACB cùng công ty phần mềm truyền thông
VASC đã kí kết sử dụng chữ kí điện tử. Các doanh nghiệp đều có thể thực hiện được
các lệnh chuyển khoản, thanh toán hoá đơn, chuyển tiền khi sử dụng chữ kí điện tử
trong giao dịch Home- Banking. ACB cũng đã khai trương dịch vụ này
+Mobile- Banking: Thanh toán bằng điện thoại di động được thực hiện ở ngân hàng
ACB qua tin nhắn 997 với nội dung ngắn gọn. Những người có điện thoại di động có tài
khoản tại ACB mới có thể được cung cấp dịch vụ này
+ Dịch vụ Internet- banking: Hiện nay các ngân hàng đều đã có Website riêng, khách
hàng có thể truy cập vào website của ngân hàng để xem các thông tin về ngân hàng, tuy
nhiên chủ yếu là xem thông tin . ở Việt Nam hiện nay mặc dù số lượng người sử dụng
Internet đã tăng lên đáng kể nhưng do độ bảo mật an toàn của các ngân hàng chưa cao
nên các ngân hàng còn e ngại chưa dám triển khai nhiều dịch vụ này, mới chỉ dừng lại ở
mức độ xem thông tin là chủ yếu
Bên cạnh đó các ngân hàng còn triển khai khá nhiều các dịch vụ mới như dịch vụ
ngân hàng bán lẻ, dịch vụ thanh toán tiền điện nước, dịch vụ kiều hối… đặc biệt giao
dịch một cửa cũng đã bắt đầu được các NHTM áp dụng. đây là công nghệ tiên tiến hiện
đại, với sự hướng dẫn của máy xếp hàng điện tử mà mỗi khách hàng chỉ cần đến một
nhân viên giao dịch là có thể thực hiện đựơc hầu hết các nghiệp vụ, thời gian giao dịch
được giảm bớt, nhanh chóng và thuận tiện. Triển khai sớm nhất là ngân hàng Ngoại
thương, đến nay một số chi nhánh của BIDV cũng đã áp dụng, trong đó có SGDI-BIDV.
Có thể khẳng định các NHTM Việt Nam đang nỗ lực và chịu chấp nhận có thể lỗ ban
đầu trong việc đa dạng hơn các dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao theo xu hướng hội
nhập khu vực và quốc tế, tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân
hàng
2. Đánh giá thực trạng DVNHHĐ của các NHTM Việt Nam
2.1 Những kết quả đã đạt được
Nhìn chung tuy các DVNHHĐ mới được các NHTM Việt Nam thử nghiệm và bắt
đầu đưa vào khai thác nhưng cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ:
Thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực thanh toán: Đã hình thành và từng bước hoàn
thiện hệ thống thanh toán qua ngân hàng , hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
dần được sử dụng rộng rãi đem lại nhiều kết qủa khích lệ cho ngân hàng ; các công cụ
thanh toán được mở rộng trên cơ sở ứng dụng kĩ thuật tin học với thủ tục thanh toán đơn
giản, thời gian thanh toán được rút ngắn( trước kia tính bằng ngày nay tính bằng giây,
phút). dịch vụ ATM hầu như đã được triển khai ở các NHTM nên thanh toán bằng thẻ
ATM ngày càng được nhiều khách hàng cá nhân sử dụng.
Các DVNHĐT cũng đã được các NHTM triển khai theo hướng đa dạng hoá, hầu hết
các NHTM đã có website riêng, có địa chỉ Email để khách hàng có thể truy cập tra vấn
thông tin, một số NHTM đã có thể thực hiện được một số giao dịch thông qua các
DVNHĐT .
Chất lượng dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, dần tiến tới tiêu chuẩn quốc tế, khách
hàng đến với ngân hàng không chỉ sử dụng những DVNHTT mà còn dùng rất nhiều các
DVNHHĐ, nhờ vậy các ngân hàng có cơ hội tăng doanh thu rất nhiều…
Để đạt được kết quả trên trước hết là do sự phát triển chung của nền kinh tế, sự tiến
bộ trong mọi ngành mọi lĩnh vực. Đặc biệt phải kể đến là sự phát triển của công nghệ
thông tin nói chung và công nghệ ngân hàng nói riêng. Hơn nữa thương mại điện tử
đang ngày càng có xu hướng mở rộng ở Việt Nam do đó nhu cầu về các DVNHHĐ hiện
đại( nhất là các dịch vụ thanh toán và các DVNHĐT ) của các tổ chức kinh tế và cá
nhân tăng.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế các NHTM Việt Nam đã có
những cố gắng nỗ lực rất nhiều trong quá trình tái cơ cấu lại và hiện đại hoá ngân hàng.
Các ngân hàng đã tích cực hiện đại hoá các nghiệp vụ ngân hàng với sự trợ giúp của
công nghệ thông tin nhằm cung cấp nhiều dịch vụ tiện lợi cho khách hàng. Mặt khác
nhận thức của các ngân hàng trong xu thế quốc tế hoá hiện nay đã bắt đầu thay đổi: để
có thể cạnh tranh và theo kịp với sự phát triển của các ngân hàng hiện đại trên thế giới
thì ngoài phát triển các DVNHTT ra còn phải phát triển các DVNHHĐ . Do vậy các
ngân hàng hiện nay cũng đã chú trọng hơn đến việc phát triển các DVNHHĐ.
Ngân hàng cũng đã chú ý nhiều đến công tác Marketing , sử dụng nhiều các biện
pháp quảng cáo, khuyếch trương giao tiếp, đồng thời giảm chi phí sử dụng dịch vụ nên
ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến mở tài khoản cá nhân để sử dụng các dịch
vụ ngân hàng .
Ta có thể thấy qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Số tài khoản cá nhân của các NHTM qua các năm
Đơn vị: Tài khoản , tỷ đồng
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 4/2003
Số TKCN 114.033 123.185 135.432 314.760 586.540 606.889
TTKDTM qua TKCN 1.706 3.004 3.661 3.911 7.208
( Nguồn : Tạp chí ngân hàng - số chuyên đề năm 2003)
Tài khoản cá nhân mở tại các NHTM và khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt
tăng dần lên, đặc biệt bắt đầu từ năm 2001 trở đi, điều này cho thấy khách hàng đã bắt
đầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiều, tài khoản cá nhân tăng, số khách
hàng sử dụng DVNHHĐ cũng tăng, do đó làm tăng doanh thu từ dịch vụ của các
NHTM
2.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân
2.2.1 Những hạn chế còn tồn tại
Mặc dù trong việc phát triển các DVNHHĐ đã đạt được một số kết quả nhất định
nhưng do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên vẫn còn tồn tại những hạn
chế sau:
Nhìn chung các ngân hàng còn nặng về nghiệp vụ và DVNHTT; DVNHHĐ còn đơn
điệu , bước đầu mới đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm, chưa phát triển rộng
rãi; Chất lượng dịch vụ chưa cao:
2.2.1.1 Về dịch vụ thanh toán nội địa
Các ngân hàng vẫn chủ yếu sử dụng các công cụ thanh toán truyền thống, thanh toán
bằng các công cụ hiện đại ( như thẻ tín dụng, thẻ ATM..) tuy đã được ngân hàng đưa
vào khai thác sử dụng nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả cao
Hiện nay thẻ thanh toán nội địa do các ngân hàng phát hành chủ yếu là thẻ ATM.
Mặc dù là một công cụ thanh toán mới hiện đại nhưng số lượng phát hành và số khách
hàng sử dụng thanh toán vẫn còn hạn chế.
Các phương thức thanh toán hiện đại trong đó thanh toán điện tử liên ngân hàng đã
được đưa vào sử dụng từ năm 2002 và đã đem lại nhiều đổi mới trong lĩnh vực thanh
toán của các NHTM, nhưng sau một thời gian hoạt động đã bộc lộ một số hạn chế nhất
định gây ảnh hưởng tới quá trình thanh toán hàng hoá dịch vụ cho khách hàng. Trong
thanh toán bù trừ điện tử mặc dù các thành viên không phải trực tiếp trao đổi chứng từ
giấy khi thực hiện các phiên giao dịch nhưng lại xuất hiện thêm một số thủ tục hành
chính phức tạp.
Ví dụ: theo quy trình thanh toán bù trừ điện tử hiện nay, để có thể hoàn thành một
chứng từ thanh toán của khách hàng, từ lúc nhận chứng từ tại ngân hàng thành viên gửi
lệnh cho đến lúc tiền được hạch toán vào tài khoản của khách hàng thụ hưởng tại thành
viên nhận lệnh, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải chuyển qua 2 lần chuyển
hoá chứng từ( từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử ở thành viên gửi lệnh và từ chứng
từ điện tử sang chứng từ giấy ở thành viên nhận lệnh), 5 lượt kí chứng từ, 3 lượt kí
chứng từ giấy, 4 lượt ký chứng từ điện tử, mỗi lượt ký gồm 3 chữ kí của kế toán, kế
toán trưởng, giám đốc. So với thanh toán trực tiếp như trước đây thì quy trình thanh
toán bù trừ điện tử đã phát sinh thêm nhiều thủ tục hành chính đối với các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán.
Đôi khi đường truyền dữ liệu nhiễu, xấu , nghẽn mạch cũng làm ngưng trệ hoạt động
thanh toán
2.2.1.2 Về các dịch vụ ngân hàng điện tử
2.2.1.2.1 dịch vụ ngân hàng điện tử qua hệ thống máy ATM
dịch vụ này đã được phát triển rất sớm ở các nước có nền kinh tế phát triển nhưng ở
Việt Nam mới chỉ thực sự xuất hiện từ năm 2000,dến nay đã được hầu hết các NHTM
tham gia. Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng đến nay dịch vụ ATM của
các NHTM Việt Nam còn một số những hạn chế sau:
* Số lượng máy ATM còn lắp đặt qua ít, chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm của
các thành phố lớn, chưa đáp ứng được giao dịch của người dân. Máy ATM cũng chủ
yếu đặt tại ngân hàng chứ tại các trung tâm mua bán, siêu thị cửa hàng rất ít. Vì thế gây
hạn chế cho khách hàng sử dụng thẻ ATM để mua sắm hàng hoá dịch vụ
* Chi phí đầu tư cho máy ATM còn rất lứon( 30000 Đô la Mỹ) nhưng hiệu quả sử
dụng nhìn chung chưa cao. Thể hiện ở chỗ các dịch vụ tại máy ATM chưa đa dạng,
khách hàng chỉ thực hiện những giao dịch truyền thống như: rút tiền mặt, kiểm tra số
dư, đổi mã số cá nhân. Điều này đã gây hạn chế đối với khách hàng khi có nhu cầu sử
dụng máy ATM, dẫn đến tình trạng là các máy ATM trong thời gian qua chủ yếu phục
vụ cho chi trả lương cho cán bộ công nhân viên của một số Doanh nghiệp , không phát
huy được những tính năng, lợi ích của hệ thống giao dịch tự động nói chung.
* Khách hàng khi nhận thẻ ATM của ngân hàng nào phải đến chính hệ thống máy
ATM của chính hệ thống ngân hàng đó lắp đặt mới có thể thực hiện được giao dịch .
Thực trạng này không chỉ hạn chế đáng kể tới việc sử dụng thẻ của khách hàng mà còn
gây lãng phí đối với nền kinh tế do phi phí đầu tư lắp đặt máy móc thì nhiều mà hiệu
quả sử dụng chưa cao
Để thấy rõ những hạn chế trên và sự phát triển còn yếu kém của dịch vụ ATM so với
dịch vụ ATM của các ngân hàng trên thế giới ta có thể so sánh với dịch vụ ATM ở
Singapore. Singaprore cũng là một nước nằm trong khu vực Đông Nam á nhưng do có
nền kinh tế phát triển với trình độ công nghệ hiện đại nên các DVNHHĐ của họ phát
triển hơn ta vượt bậc, trong đó điển hình là dịch vụ ATM
Việt Nam Singapore
Dịch vụ ATM được triển khai từ
những năm 2000
Được triển khai và đưa vào sử dụng rộng rãi
vào đầu những năm 1980
Máy ATM chủ yếu đặt tại trụ sở
giao dịch của ngân hàng , đặt tại
các điểm bán hàng, siêu
thị…còn hạn chế
Máy ATM được đặt tại hầu hết ở tất cả các
điểm giao dịch của ngân hàng,ở siêu thị, sân
bay, điểm vui chơi, ga xe điện ngầm..
Hiện nay máy ATM của các
ngân hàng kết nối độc lập nhau
trên mạng riêng của từng ngân
hàng nên thẻ ATM của hệ thống
ngân hàng nào chỉ sử dụng được
cho hệ thống ngân hàng đó
Các ngân hàng đã thực hiện kết nối mạng
thanh toán thẻ lẫn nhau. Vì vậy dịch vụ này
được sử dụng rộng rãi
Việc bố trí quầy giao dịch,hệ
thống máy ATM tại mỗi ngân
hàng còn đơn điệu, chưa thực sự
thu hút khách hàng
Việc bố trí cho hệ thống máy ATM tại mỗi
ngân hàng đều mang phong cách và đặc
trưng rất riêng, rất thu hút:
- Màn hình máy ATM được trang trí rất ‘bắt
mắt’ bởi giao diện bằng hình ảnh đẹp, thuận
tiện sử dụng. Thậm chí có ngân hàng còn sử
dụng màn hình cảm ứng và lồng cả tiếng nói
- Tại các điểm đặt máyđều có mamera giám
sát, các hình ảnh được truyền trực tiếp về
trung tâm an ninh củ ngân hàng
- Việc nạp tiền vào khay đựng được các ngân
hàng thuê riêng một tổ chức khác đứng ra
đảm trách
- Bên cạnh các máy ATM thường có các tờ
rơi quản cáo dịch vụ ngân hàng , mẫu đăng kí
sử dụng dịch vụ , mẫu lấy ý kiến phản hồi
khách hàng …
Nếu so sánh với dịch vụ ATM của một số nước khác, ví dụ như Đức ta thấy: nếu như
người Việt Nam vẫn còn xa lạ với dịch vụ ATM thì ở Đức dịch vụ này đã đạt đến gần
như là xã hội hoá và trở thành một nét văn minh trong giao tiếp: người Đức mỗi lần rút
tiền tại máy xong hầu như đều nói câu cảm ơn với máy
Như vậy dịch vụ ATM của các NHTM Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế,
do vậy cần phải tìm ra được các nguyên nhân để từ đó đề ra được các giải pháp thích
hợp để trong tương lai không xa dịch vụ ATM ở Việt Nam sẽ dần tiến kịp với các ngân
hàng hiện đại trên thế giới
2.2.1.2.2 Các dịch vụ ngân hàng điện tử khác
Các DVNHĐT khác như: Home- Banking, phone- banking, Mobile- Banking,
Internet- Banking .. cũng đã được các NHTM triển khai nhưng nhìn chung số lượng các
ngân hàng cung cấp chưa nhiều, dịch vụ còn phát triển ở mức độ đơn giản, các tiện ích
còn nghèo nàn, mức độ triển khai chậm và đặc biệt tính bảo mật an toàn thông tin còn
chưa cao. Cụ thể như sau:
- Dịch vụ PC banking mới chỉ có 2 trong số 4 NHTM quốc doanh tham gia( VCB,
ICB) cùng 2 ngân hàng nước ngoài là ANZ và Citibank
- Dịch vụ phone- Banking có 4 ngân hàng cung cấp: ACB, Techcombank, ANZ,
Citibank
- Dịch vụ Mobile- Banking có 4 ngân hàng cung cấp: Incombank, ACB,
Techcombank, Phương Nam Bank
- Dịch vụ Internet- Banking có 6 ngân hàng cung cấp( Vietcombank, Incombank,
ACB, Techcombank, ANZ, Citibank)
Vấn đề về an toàn thông tin và bảo mật thông tin trong hoạt động ngân hàng điện tử
là một trong những vấn đề mang tính then chốt quyết định đến khả năng phát triển
DVNHĐT . ở Việt Nam đây vẫn còn là một vấn đề bất cập nên việc phát triển các
DVNHĐT còn gặp nhiều hạn chế
Thực tế cho thấy không ít trường hợp hệ thống mạng thông tin của hệ thống ngân
hàng đã bị xâm nhập, thông tin của khách hàng bị lợi dụng gây thiệt hại không nhỏ cho
khách hàng và cho ngân hàng. Đầu năm 2003 tại Việt Nam việc website của
Vietcombank bị tấn công và tạm dừng cung cấp dịch vụ trong 1 ngày là một ví dụ điển
hình về sự cấp thiết trong việc đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin. Điều đó cũng cho
thấy trình độ bảo mật an toàn thông trong giao dịch ngân hàng điện tử của các NHTM
Việt Nam là chưa cao
Hiện nay dịch vụ ngân hàng trên mạng Internet được thực hiện theo phương thức
giống như phương thức giao dịch trên mạng Internet thông thường. Việc bảo mật và xác
thực giao dịch trên mạng Internet được thực hiện thông qua tên giao dịch và mã số. Tuy
nhiên một vấn đề ở đây là ten giao dịch và mã số có khả năng bị giả mạo và bị xâm
nhập rất cao. ở Việt Nam một hạn chế là chữ ký điện tử chưa được áp dụng rộng rãi nên
trong trường hợp khách hàng đề nghị thiết lập giao dịch ngân hàng điện tử qua mạng
Internet ngân hàng sẽ khó khăn trong việc xác thực khách hàng do thiếu các phương tiện
truyền thống như chữ kí, chứng minh thư..Khi ngân hàng cấp tên giao dịch và mã số
ban đầu cho khách hàng được thực hiện bằng việc gửi qua thư điện tử ( điển hình là
Vietcombank) , mà thư điện tử lại không đảm bảo an toàn do khả năng bị xâm nhập đọc
trộm là khá cao. Những hạn chế trong vấn đề bảo mật an toàn thông tin trên chính là
nguyên nhân dẫn đến sự phát triển yếu kém của DVNHĐT của các NHTM Việt Nam
hiện nay.
Một hạn chế nữa trong việc phát triển các DVNHĐT đó là sự đơn điệu của các
website và công tác quảng cáo. Các website chủ yếu cung cấp thông tin là chính, việc
quảng cáo trên mạng còn ít được các ngân hàng sử dụng. Nhiều khi khách hàng không
truy cập được vào website của ngân hàng do nhiều lúc ngân hàng phải tạm ngừng sử dụng
để nâng cấp sửa chữa..
Tóm lại qua phân tích đánh giá thực trạng ở trên có thấy được trong việc phát triển
DVNHHĐ còn tồn tại những hạn chế chủ yếu sau:
+ DVNHHĐ nhìn chung còn đơn điệu, chưa đa dạng chủ yếu ở mức độ sơ khai
+ Chi phí đầu tư phát triển các DVNHHĐ lớn nhưng hiệu quả chưa cao, gây lãng phí,
các tiện ích chưa được khai thác triệt để.
+ Trong quá trình phát triển các ngân hàng còn thiếu sự liên kết hợp tác với nhau.
Mỗi ngân hàng theo đuổi một chiến lược riêng đối với cùng laọi sản phẩm dịch vụ có
nhiều điểm tương đồng dẫn tới lãng phí trong đầu tư và làm tăng chi phí vận hành và
quản lý hệ thống.
+ Các DVNHHĐ mới chỉ có thể cung cấp cho một số đối tượng khách hàng ở một vài địa
bàn nhất định chứ không thể phát triển rộng khắp và đồng đều trong thời gian ngắn do sự
phát triển không đồng đều giữa các địa phương
+ Độ bảo mật và an toàn thông tin cho khách hàng khi sử dụng các DVNHĐT còn
chưa cao dẫn đến tâm lí e ngại phát triển DVNHĐT của các ngân hàng và sự không tin
tưởng của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ này
+ Các ngân hàng cũng chưa có được hệ thống thông tin thực sự có hiệu quả, bao gồm
cả thu thập và xử lý thông tin. Mặc dù trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) hoạt động
khá tích cực nhưng do các ngân hàng chưa đánh giá đúng về vai trò vủa CIC nên việc
khai thác thông tin từ CIC còn hạn chế
+ Trong thanh toán các công cụ thanh toán hiện đại như thẻ ATM… vẫn còn bị hạn
chế do tâm lí ưa chuộng tiền mặt trong dân cư và sử dụng các công cụ thanh toán truyền
thống còn lớn, việc ứng dụng kĩ thuật tin học trong thanh toán còn hạn chế, thiếu đồgn
bộ, tốc độ thanh toán chưa cao, còn gặp nhiêu sai sót…
Bảng 2: Thanh toán bằng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán
Năm Tỷ trọng( %)
1997 30.8
1998 26.6
1999 29.1
2000 23.1
2001 23.7
2002 22.56
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN từ năm 1997-2002)
Thanh toán không dùng tiền mặt tuy được đẩy mạnh nhưng thanh toán bằng tiền mặt
vẫn còn lớn ở mọi thành phần kinh tế (chiếm trên 20%). Do tâm lý ưa chuộng tiền mặt
là chủ yếu
2.2.2 Những nguyên nhân dẫn tới hạn chế trên
Nhìn chung các vấn đề trên đều xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:
* Nguyên nhân khách quan:
+ Về cơ sở pháp lý để triển khai các dịch vụ mới như thanh toán điện tử, các
DVNHĐT còn nhiều bất cập, các bộ luật như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Thương
mại, Luật Ngân hàng Nhà nuớc và Luật các TCTD chưa bao quát hết các vấn đề pháp lý
khi phát sinh tranh chấp
+ Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho việc phát triển các DVNHHĐ nhìn chung
đã có nhiều cải tiến, nhưng vẫn còn ở trình độ lạc hậu so với thế giới. Tỉ lệ người dân sử
dụng dịch vụ Internet còn thấp, chi phí Internet còn cao, vì vậy việc phát triển các
DVNHHĐ còn gặp rất nhiều hạn chế
+ Nhận thức của dân chúng đối với DVNHHĐ còn chưa cao, đời sống người dân đã
được cải thiện, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính có tăng nhưng không lớn, thói quen
ưa dùng tiền mặt trong thanh toán vẫn là chủ yếu
* Nguyên nhân chủ quan
+ Thiếu một chiến lược chung, đồng bộ của Ngành cũng như của từng ngân hàng
trong việc phát triển lĩnh vực dịch vụ ngân hàng , bao gồm cả chiến lược về tài chính ,
nguồn nhân lực..
+ Các yếu tố nội lực của ngân hàng còn hạn chế: vốn tự có của các ngân hàng còn
nhỏ bé, nên khả năng đầu tư cho lĩnh vực DVNHHĐ còn nhiều hạn chế; trình độ nhân
viên về tin học chưa cao…Cơ sở hạ tầng thông công nghệ thông tin so với các ngân
hàng trên thế giới còn ở mức độ nghèo nàn lạc hậu
+ Nhận thức của chính bản thân các ngân hàng về việc phát triển DVNHHĐ còn
chưa cao, các ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung vào phát triển DVNHTT
+ Trình độ bảo mật an toàn thông tin của bản thân mỗi ngân hàng khi tham gia ngân
hàng điện tử còn chưa cao nên ngân hàng chưa dám phát triển mạnh
Cụ thể các nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong việc phát triển các DVNHHĐ như sau:
Đốí với dịch vụ thanh toán :
+ Do tâm lí ưa chuộng tiền mặt của dân cư còn cao nên thanh toán qua ngân hàng còn
hạn chế
+ Mức độ tuyên truyền quảng cáo đối với khách hàng về các công cụ thanh toán hiện
đại còn chưa sâu rộng nên chưa thu hút được nhiều khách hàng, đại bộ phận dân cư còn
xa lạ với các công cụ thanh toán mới.
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức thanh toán điện tử liên ngân hàng nhưng
phạm vi thanh toán còn hạn chế, cơ sở hạ tâng cho thanh toán còn thiếu, lạc hậu…
Đối với DVNHĐT qua máy ATM:
+ Tình hình thị trường thẻ Việt Nam chưa thực sự phát triển , vì vậy chưa khuyến
khích các NHTM đẩy mạnh việc phát triển hệ thống ATM
+ ATM vẫn còn là công nghệ mới mẻ đối với các NHTM Việt Nam, vì vậy các ngân
hàng chưa có nhiều khả năng phát triển các giao dịch trên máy ATM
+ Tình hình an ninh xã hội của Việt Nam chưa cao nên nếu lắp đặt các máy ATM ở
nơi công cộng khó đảm bảo an toàn, chi phí đảm bảo an ninh rất tốn kém, nên các ngân
hàng vẫn chưa phát triển lắp đặt máy ATM tại nơi công cộng, chủ yếu đặt ở những nơi
có độ đảm bảo an toàn cao như siêu thị, sân bay…
+ Giữa các ngân hàng chưa có sự thống nhất với nhau về cách thức kết nnói các máy
ATM của các ngân hàng để tiến tới dùng chung một mạng thanh toán cho các loại thẻ
của các ngân hàng.
Đối với các DVNHĐT khác
+ Chi phí đầu tư cho các dịch vụ này rất lớn,thuế suất đối với nhập các thiết bị máy
móc phục vụ cho các DVNHHĐ và thuế thu nhập còn cao mà vốn tự có của các NHTM
còn nhỏ bé, nên hạn chế việc đầu tư cho các DVNHHĐ
+ Lượng người sử dụng Internet chưa nhiều , chi phí sử dụng Internet còn cao
+ Đây là những dịch vụ chứa đựng mức độ rủi ro cao nhưng độ bảo mật an toàn trong
việc phát triển các dịch vụ này còn thấp ( nhất là dịch vụ Internet banking) nên các ngân
hàng còn chưa dám phát triển mạnh, khách hàng hàng chưa tin tưởng vào ngân hàng.
II. Thực trạng DVNHHĐ ở Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
1. Giới thiệu về SGDI-BIDV
1.1. Lịch sử hình thành.
Quá trình hình thành của Sở giao dịch I gắn liền với quá trình hình thành và phát
triển của NHĐT & PTVN. Cụ thể:
Giai đoạn 1957-1990: Là giai đoạn hình thành và phát triển của NHĐT & PTVN:
Giai đoạn từ 1990 đến nay: Là giai đoạn tiếp tục phát triển của NHĐT & PTVN,
đồng thời cũng là giai đoạn hình thành và phát triển của SGD I. SGD I được thành lập
theo thông báo số 572 TCCB/ĐT ngày 26/12/1990 của Vụ Tổ chức cán bộ Ngân hàng
Nhà nước về tổ chức bộ máy của NHĐT & PTVN và Quyết định số 76 QĐ/TCCB ngày
28/03/1991 của Tổng Giám đốc NHĐT & PTVN.
Từ 1991 – 1998: Là giai đoạn Sở giao dịch I mới bước vào hoạt động theo cơ chế thị
trường, nhìn chung thực hiện các nghiệp vụ truyền thống là chính: như huy động tiền
gửi tiết kiệm, cho vay doanh nghiệp Nhà nước là chủ yếu...
Đặc biệt từ 1998 đến nay là giai đoạn đánh dấu bước chuyển mình quan trọng, cơ cấu
tổ chức và quy chế hoạt động được hoàn thiện, chức năng nhiệm vụ được xác định rõ,
dần dần khẳng định đựơc vai trò và vị trí trong hệ thống và trên địa bàn Hà Nội Sở giao
dịch là nơi thực hiện các nhiệm vụ dặc biệt của ngành, là nơi thử nghiệm các sản phẩm
mới, công nghệ mới. Hoạt động đã được đa dạng hoá với nhiều loại hình dịch vụ, chất
lượng ngày càng được nâng cao tạo nên tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn này.
1.2. Hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - BIDV
Nhìn chung về mô hình tổ chức và cơ cấu nhân sự đã có sự thay đổi ngày càng trở nên
phù hợp ,việc tổ chức sắp xếp lại các phòng ban khiến cho các phòng ban thực hiện đúng
chức năng nhiệm vụ của mình hơn, đồng thời cũng khiến cho hoạt động của ngân hàng
trở nên thuận lợi . Số cán bộ công nhân viên không ngừng tăng lên về số lượng cũng như
là chất lượng, đến nay số lượng cán bộ chính thức khoảng 170 người và con số này đang
không ngừng tăng lên trong tương lai, đồng thời cán bộ công nhân viên cũng thường
xuyên được đào tạo nghiệp vụ nâng cao để thích ứng hơn với công nghệ hiện đại mà Sở
đang áp dụng. Vì vậy mà số lượng khách hàng đến với ngân hàng không ngừng tăng lên,
khách hàng doanh nghiệp có khoảng gần 1000 và khách hàng cá nhân khoản 9000, đây là
một con số rất lớn khi mà trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều ngân hàng cùng hoạt động
Sở giao dịch cũng đã áp dụng những công nghệ mới vào hoạt động, ngày càng đưa ra
nhiều sản phẩm dịch vụ không những đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng mà
Sở giao dịch I còn tạo cho mình một vị thế cạnh tranh mạnh trên địa bàn. Chính vì vậy mà
Sở giao dịch luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao trong các năm, doanh thu cũng không
ngừng tăng lên, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm khoảng từ 22% đến 25%, thị phần của Sở giao dịch luôn đạt 8-9%,
lợi nhuận chiếm khoảng10% của hệ thống; ROA (LNTT/Tổng tài sản) mỗi năm từ 0,7%
đến 0,9%.... đây có thể nói là một tỉ lệ rất lớn, bởi lẽ Sở giao dịch có rất nhiều đối thủ
cạnh tranh trên địa bàn Hà Nội.
Cụ thể các kết quả mà Sở giao dịch I đã đạt được qua các năm như sau
1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Tính đến 31/12/2003 tổng huy động vốn ước đạt khoảng 8408 tỷ, tăng khoảng 17%
so với năm 2002, thị phần huy động vốn trên địa bàn vẫn giữ ở mức 8% trong điều kiện
cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu huy động vốn chủ yếu của Sở giao dịch.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm
2003
1. Tiền gửi khách hàng 1.484.994 1.953.133 2.338.372 2.771.700
+ Tiền gửi không kì hạn 422.061 633.032 666.279 556.410
+ Tiền gửi có kì hạn 1.062.933 1.320.101 1.672.093 2.215.290
2. Tiền gửi dân cư 3.727.046 4.392.226 5.228.373 5.165.807
+ Tiết kiệm 1.916.384 2.349.607 2.508.236 2.404.572
+ Kỳ phiếu 727.958 903.629 1.670.934 1.688.811
+ Trái phiếu 1.082.705 1.138.990 1.109.203 1.072.424
3. Huy động khác 32.603 96.493 470.793
Tổng huy động vốn 5.224.644 6.441.852 7.566.796 8.408.300
( NguồnMột số chỉ tiêu chủ yếu 4 năm 2000-2003)
Ta có thể thấy tỉ trọng các nguồn trong tổng vốn huy động và tình hình tăng giảm của
nguồn vốn như sau:
Ta có thể thấy tỉ trọng các nguồn trong tổng vốn huy động và tình hình tăng giảm của
nguồn vốn như sau:
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Tỉ
trọng
Tăng
(giảm)
2001/200
0
Tỉ
trọng
Tăng
(giảm)
2002/200
1
Tỉ
trọng
Tăng
(giảm)
2003/200
2
1. Tiền gửi
khách hàng
30,3 32 30,9 19 32,9 18
2. Tiền gửi dân
cư
68,2 18 69,1 20 61,4 -2
3. Huy động 1,5 296 0 6,7 0
khác
Tổng huy động
vốn
100 23 100 17 100 17
Qua bảng trên ta thấy tỉ trọng tiền gửi khách hàng và huy động khác có xu hướng
tăng qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối, duy chỉ có tiền gửi dân cư năm
2003 tỉ trọng giảm từ 69% xuống còn 61 %( tốc độ huy động giảm 2%). Tổng huy động
vốn là vẫn tăng mặc dù xét về số tương đối có giảm từ 23%(2001) xuống còn
17%(2002,2003).
Như vậy công tác huy động vốn tuy có giảm về tốc độ nhưng vẫn tăng về quy mô,
giúp cho Sở giao dịch cân đối và sử dụng vốn hàng ngày linh hoạt đảm bảo khả năng
thanh toán thường xuyên. Sở dĩ có được những kết quả trên là nhờ uy tín của ngân hàng
cũng như công sức lao động không mệt mỏi của toàn bộ cán bộ công nhân viên, thực
hiện mở rộng mạng lưới huy động, cải tiến phương thức phục vụ khách hàng, đa dạng
hoá sản phẩm, áp công nghệ hiện đại, đặc biệt nhờ vận dụng thành công giai đoạn đầu
của chương trình hiện đại hoá mà tổng nguồn huy động không ngừng tăng lên về quy
mô, đáp ứng nhu cầu vốn của Sở giao dịch
1.2.2. Hoạt động tín dụng.
Tín dụng là một trong những hoạt động chính và là thế mạnh của Sở giao dịch trên
địa bàn cũng như trong hệ thống. Trong thời gian qua cùng với sự thay đổi của cơ cấu tổ
chức và cố gắng nỗ lực cuả toàn thể CBCNV nên công tác tín dụng có nhiều khởi sắc.
Tính đến thời điểm 31/12/2003 dư nợ tín dụng ước đạt 4994 tỷ đồng. Cụ thể như sau:
Bảng 5: Một số chỉ tiêu tín dụng chủ yếu của Sở giao dịch
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2000
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
1. Cho vay ngắn hạn 938.288 1.310.429 830.339 825.170
2. Cho vay trung,dài hạn
TM
725.964 1.813.429 2.265.679 1.955.707
3. Cho vay KHNN 2.490.268 1.026.498 1.012.176 728.528
4. Cho vay uỷ thác, ODA 356.343 387.955 432.392 466.980
5. Cho vay TCTD khác 42.599 381.097
6. Cho vay đồng tài trợ 6.400 304.738 934.905 1.018.240
Tổng dư nợ tín dụng 4.560.162 5.223.826 5.660.368 4.994.625
( Nguồn: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Sở giao dịch từ năm 2000-2004)
Bảng 6: Cơ cấu và tốc độ tăng trưỏng của các khỏan tín dụng
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Tỉ
trọng
(%)
Tăng
(giảm)
(%)
Tỉ
trọng
(%)
Tăng
(giảm)
(%)
Tỉ
trọng
(%)
Tăng
(giảm)
(%)
1. Cho vay ngắn hạn 25,08 39,6 14,67 -36,7 16,5 -0,7
1. Cho vay trung, dài hạn
TM
34,7 149,7 40 24,9 39,15 13,7
3. Cho vay KHNN 19,7 -58,7 17,88 -1,4 14,58 -28,1
4. Cho vay uỷ thác, ODA 7,43 8 7,64 11,5 9,34 7,9
5. Cho vay TCTD khác 7,29 794,6
6. Cho vay đồng tài trợ 5,8 466,2 16,5 206,7 20,38 8,9
Tổng dư nợ tín dụng 100 14,6 100 21,5 100 -11,8
Nhìn chung dư nợ tín dụng đều tăng qua các năm, tuy chỉ có năm 2003 tín dụng
giảm, điều này là do chi nhánh Bắc Hà Nội tách ra, Sở giao dịch tách cả tín dụng và
nhân sự cho chi nhánh mới. Thực tế hoạt động tín dụng năm 2003 là một năm đầy khởi
sắc và thu được nhiều kết quả.
Theo bảng 6: Tín dụng KHNN giảm dần còn,tín dụng trung dài hạn thương mại vẫn
là thế mạnh của Sở giao dịch, luôn chiếm tỉ trọng lớn và tốc độ tăng trưởng cao. Cho
vay đồng tài trợ, cho vay uỷ thác đều tăng, nhưng cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm ,
điều này cho thấy Sở giao dịch ngày càng giảm dần sự phụ thuộc vào cho vay theo chỉ
định, hoạt động theo thị trường. Tuy nhiên tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ
tín dụng còn tương đối thấp, có xu hướng giảm dần cho thấy còn chưa có sự cân đối
giữa cơ cấu tín dụng với cơ cấu huy động .
Sở giao dịch cũng đã tiếp cận với nhiều khách hàng mới, có tiền năng. Thực hiện đa
dạng hoá khách hàng và nâng cao chất lượng tín dụng. Thường xuyên theo dõi kiểm tra
việc sử dụng vốn vay nhất là những khoản nợ khó đòi. Đến 31/12/2003 thu được nợ qúa
hạn theo tín dụng chỉ định là 100 tỷ, đạt 781 % kế hoạch. Tỷ lệ dư nợ quá hạn được
kiểm soát và cải thiện theo chiều hướng tích cực,chênh lệch thu chi đến 31/12/2003 ước
đạt 200 tỷ vượt 48% so với kế hoạch được giao. Để không ngừng nâng cao chất lượng
tín dụng Sở giao dịch đã và đang tiếp tục thực hiện việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá
khách hàng từ nhiều kênh thông tin, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá khách hàng
nhằm xây dựng hạn mức tín dụng phù hợp với từng loại khách hàng. Đồng thời cũng
tiến hành kiểm tra trước, trong , và sau khi cho vay để hạn chế nợ quá hạn, nâng cao
chất lượng tín dụng
1.2.3. Hoạt động dịch vụ
Công tác dịch vụ được đặc biệt chú ý, doanh số hoạt động và số lượng khách hàng
ngày càng tăng,. Hiện nay số lượng khách hàng giao dịch có khoảng 10000. Sở giao
dịch không ngừng cải tiến quy trình, tác phong giao tiếp để phục vụ khách hàng được
tốt nhất.
Tính đến ngày 31/12/2003 tổng thu từ dịch vụ đạt 25650 triệu đồng, tăng 1350 triệu
đồng( ứng với 5,5%) so với năm 2002.
Hoạt động bảo lãnh liên tục qua các năm đều đạt kết quả tốt, Doanh số bảo lãnh năm
2002 đạt 1808,45 tỷ, năm 2003 ước đạt hơn 3161 tỷ, Mặc dù tốc độ tăng trưởng và
doanh số bảo lãnh khá cao nhưng thu từ phí dịch vụ chưa nhiều.Ngày nay dịch vụ này
đã trở thành dịch vụ mang lại hiệu quả cao cho khách hàng và ngân hàng, không chỉ góp
phần làm tăng doanh số cho Sở giao dịch mà nó còn hỗ trợ tích cực cho công tác vay
vốn góp phần tăng nguồn thu không nhỏ cho Sở giao dịch từ hoạt động dịch vụ. Công
tác bảo lãnh đảm bảo an toàn 100% không phát sinh rủi ro và các khoản thanh toán phải
thay người bảo lãnh
Hoạt động thanh toán trong nước: Năm 2003 là một năm đầy khởi sắc của hoạt động
thanh toán trong nước. Với chương trình hiện đại hoá công tác thanh toán nên thời gian
thanh toán được diễn ra nhanh chóng. Ngân hàng cung cấp thêm nhiều dịch vụ thanh
toán mới cho khách hàng như: rút tiền tự động, chuyển tiền nhanh….Không những thể
thức thanh toán được mở rộng mà phưong thức thanh toán cũng được nâng cấp phù hợp
với công nghệ hiện đại. Nhờ vậy doanh thu từ hoạt động thanh toán ngày càng tăng,
nhưng vì phí thu còn thấp nên tỉ trọng thu từ hoạt động thanh toán trong thu từ dịch vụ
chưa nhiều nhưng cũng đóng góp phần quan trọng trong doanh thu của ngân hàng, góp
phần hỗ trợ cho hoạt động chính là tín dụng, lôi kéo thêm được nhiều khách hàng đến
với ngân hàng
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ : Dịch vụ này tuy mới được
thực hiện từ năm 1999 nhưng đến nay đã trở thành 1 dịch vụ quan trọng, góp phần phát
triển hoạt động kinh tế đối ngoại và hỗ trợ tín dụng, phục vụ khách hàng trong kinh
doanh xuất nhập khẩu. Doanh số thanh toán quốc tế tính đền ngày 31/12/2002 đạt hơn
451 triệu USD , thu kinh doanh ngoại tệ đạt khoảng 7,2 tỷ đồng. Do áp dụng chương
trình hiện đại hoá mà công tác thanh toán quốc tế ngày càng đạt tốc độ nhanh chóng,
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
2. Thực trạng DVNHHĐ ở SGDI- BIDV
Thực tế trong thời gian qua hệ thống BIDV đã có những bước chuyển biến đáng kể
trong việc nghiên cứu triển khai các sản phẩm DVNHHĐ. Tuy nhiên theo đánh giá sơ
bộ hệ thống BIDV hầu như mới cung cấp ra thị trường các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
truyền thống, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa có hoặc đã có nhưng tiện
ích còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, một số dịch vụ chưa
được triển khai đồng bộ ở khắp các đơn vị thành viên mà khả năng có thể triển khai
được. Nếu so sánh với các ngân hàng khác khi mà họ đã bắt đầu phát triển rộng rãi các
dịch vụ của mình thì BIDV mới đang trong giai đoạn thử nghiệm, Tỷ lệ phí thu được
trên lãi thuần tuy có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp: năm 1999 là 12,6%; năm 2000 là
10,6 %; năm 2001 là 15,1 %.
SGDI- BIDV là một trong những đơn vị đầu tàu của hệ thống BIDV nên thực trạng
phát triển DVNHHĐ như sau:
2.1 Thực trạng dịch vụ ngân hàng hiện đại ở SGDI-BIDV
Nhìn chung các DVNHHĐ ở SGDI-BIDV chưa phát triển rộng rãi,mới chỉ chủ yếu tập
trung trong lĩnh vực thanh toán, và các dịch vụ liên quan đến ATM
Về dịch vụ thanh toán:
Thanh toán là một trong những hoạt động chính của ngân hàng và cũng là một trong
những lĩnh vực được áp dụng công nghệ thông tin sớm nhất, để từ đó sẽ tạo điều kiện
cho các DVNHHĐ phát triển . Các phương tiện thanh toán vẫn mang tính chất truyền
thống là chủ yếu, chỉ có thẻ thanh toán ATM và một số thẻ khác là công cụ thanh toán
hiện đại. Cụ thể như sau:
Các thể thức thanh toán trong nước của SGDI- BIDV hiện nay bao gồm: Thanh toán
bằng tiền mặt, séc, uỷ nhiệm chi,uỷ nhiệm thu,thẻ và các thể thức khác. Hiện nay sử
dụng các công cụ thanh toán qua hệ thống ngân hàng đang dần chiếm một vị trí quan
trọng , tình hình thanh toán trong nước của SGDI- BIDV như sau:
Bảng 7: Số món thanh toán trong nước qua các năm
Đơn vị: số món, %
Các thể
thức
thanh
toán
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Số món Số món Số món Số món
Tổng
số
Tỷ
trọng
Tổng
số
Tỷ
trọng
Tổng
số
Tỷ
trọng
Tổng
số
Tỷ
trọng
Tiền
mặt
82259 37.6 10061
6
36.3 11772
1
35.9 138793 27.7
Séc 5065 2.1 5987 2 6898 2.1 8071 1.6
UNC 74936 31.2 87225 32 10184
2
31 119664 23.9
UNT 8120 3.4 9061 3.1 10476 3.2 120474 24
Thẻ 89636 16.5 46455 10 58025 17.7 74560 14.9
HT
khác
24011 10 27323 9.7 32260 10 38389 7.6
Tổng 28402
7
27666
7
32722
2
499952
( nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán trong nước qua SGDI- BIDV )
Bảng 8 : Tốc độ tăng trưởng của số món thanh toán
Đơn vị: %
2001/2000 2002/2001 2003/2002
Tiền mặt 14 17 17.9
Séc 18.2 15 17
UNC 16.4 16.8 17.5
UNT 11.6 12.3 15
Thẻ 17.2 28.4 24
HT khác 12 18 19
Nhìn chung số món thanh toán trong nước qua các năm đều có sự tăng trưởng cả về
số tuyệt đối lẫn tương đối, trong đó hình thức thanh toán bằng tiền mặt,UNC, chiếm tỉ
trọng lớn nhất ( trên 30%) và séc chiếm tỉ trọng ít nhất trong tổng phương tiện thanh
toán của SGDI- BIDV ; tốc độ tăng trưởng của các món cũng khá cao( từ 18-28%).
Qua bảng 7 và 8 ta thấy công cụ thanh toán truyền thống vẫn chiếm phần lớn về số
món và tỉ trọng trong tổng phương tiên thanh toán.
Biểu 1: Tỉ trọng và tốc độ tăng trưởng số món thanh toán của UNC và thẻ ATM
So s¸ nh tØ träng vµ tèc ®é t¨ng tr ëng sè mãn thanh to¸ n
cña UNC vµ thÎ
0
5
10
15
20
25
30
35
Tû
träng
T¨ng
tr ëng
Tû
träng
T¨ng
tr ëng
Tû
träng
T¨ng
tr ëng
2001 2002 2003
n¨m
ph
Çn
tr
¨m
UNC ThÎ ( ATM)
Qua biểu 1 khi so sánh giữa thẻ với UNC ta thấy tỷ trọng về số món thanh toán của
unc luôn lớn hơn nhưng tốc độ của thẻ thanh toán lại luôn chiếm ưu thế hơn. Điều này
cho thấy xu hướng dùng công cụ thanh toán hiện đại ( thẻ ATM) của Sở giao dịch đang
tăng lên
Bảng 9: Doanh số hoạt động thanh toán trong nước của SGDI- BIDV
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Doanh số Doanh số Doanh số Doanh số
Tổng
số
Tỷ
trọng
Tổng
số
Tỷ
trọng
Tổng
số
Tỷ
trọng
Tổng số Tỷ
trọng
Tiền mặt 5238 6.4 6077 6.3 6989 6.15 8023 6
Séc 161 0.2 192 0.2 221 0.195 261 0.193
UNC 51938 67.1 63650 65.97 74667 65.69 88107 65.29
UNT 80,8 0.098 92,4 0.096 106,8 0.094 123,8 0.092
Thẻ( ATM) 4,9 0.006 8,6 0.0089 15,7 0.0138 29,1 0.0215
HT khác 21458 26196 26464 27.43 31669 27.86 38319,8 28.3
Tổng 81881 96484 113669 134948
( Nguồn: Báo cáo thanh toán trong nước ở SGDI- BIDV )
Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng của doanh số thanh toán trong nước
Đơn vị: %
2001/2000 2002/2001 2003/2002
Tiền mặt 16 15 14.8
Séc 15 17.9 15.9
UNC 15.9 17.3 18
UNT 14.3 15.6 18.01
Thẻ 72.5 82.5 85
HT khác 18.3 19.7 20.9
Tương ứng với sự tăng trưởng về số món, doanh số thanh toán cũng có sự tăng
trưởng đáng kể cả tương đối lẫn tuyệt đối, trong đó doanh số thu từ UNC, tiền mặt là
nhiều nhất. Đặc biệt phương thức thanh toán bằng thẻ tuy doanh số chiếm tỉ trọng
không cao( từ 0.006-0.0215%) nhưng lại có sự tăng trưởng rõ rệt( trên 70%), trong đó
thẻ ATM có tốc độ tăng trưởng lớn nhất; còn tỉ trọng thanh toán bằng tiền mặt có xu
hướng giảm dần, điều này chứng tỏ thanh toán không dùng tiền mặt có phát triển , hiệu
quả thanh toán qua SGDI- BIDV được nâng cao
Ta có thể thấy rõ qua biểu sau khi so sánh thẻ thanh toán với UNC
Biểu 2
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Tû trä
ng
T¨
ng
tr
ën
g
Tû trä
ng
T¨
ng
tr
ën
g
Tû trä
ng
T¨
ng
tr
ën
g
2001 2002 2003
N¨m
So s¸ nhtØ träng vµ tèc ®é t¨ ng tr ëng doanh sè
thanh to¸ n cña UNC vµ thÎ
UNC
ThÎ ( ATM)
Tại SGDI- BIDV cũng thực hiện đầy đủ các phương thức thanh toán bao gồm:
Thanh toán liên ngân hàng ( Thanh toán tập trung T5 ), Thanh toán bù trừ(TTBT), thanh
toán qua TKTG tại Ngân hàng Nhà nuớc, thanh toán qua TKTG tại các TCTD khác,
thanh toán điện tử liên ngân hàng( TTĐTLNH). Trong đó đáng lưu ý là phương thức
T5, TTBT, TTĐTLNH.
Thanh toán tập trung T5 thực chất là hệ thống thanh toán nội bộ trong hệ thống
BIDV( hay còn gọi là thanh toán liên ngân hàng ). Kênh thanh toán này đã được vi tính
hoá bằng chương trình thanh toán T5, do NHĐT TW chủ trì, áp dụng cho các đơn vị
trong cùng hệ thống BIDV
Thanh toán bù trù áp dụng cho cả các ngân hàng trong và ngoài hệ thống, việc bù trừ
diễn ra tại trung tâm bù trừ tỉnh hoặc thành phố
Thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nuớc
chủ trì, áp dụng cho các ngân hàng trong hoặc ngoài hệ thống giữa các địa phương khác
nhau trên cơ sở mạng thanh toán trực tuyến hiện đại.
Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 11: Doanh số qua các kênh thanh toán của SGDI- BIDV
Đơn vị: tỷ đồng,%
Chỉ tiêu
Năm 2002 Năm 2003
Tăng trưởng
2003/2002
Doanh số
Tỷ
trọng
Doanh số
Tỷ
trọng
% tăng/giảm
Thanh toán tập trung
T5
22135 58.9 23135 51.7 105
TTBT 10510 27.9 7446,79 16.67 -26
Thị trườngĐTLNH 4793 12.76 13819,13 30.9 188
Tổng doanh số thanh
toán qua các kênh
37561,5 44698,16 119
( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2003 của phòng DVKHDN)
Năm 2003 là bước nhảy vọt trong kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng với doanh
số thanh toán lên tới 13819,13 tỷ so với doanh số thanh toán 2002 là xấp xỉ 4793 tỷ,
tăng 188% .
Ta có thể thấy sự tăng trưởng của doanh số thanh toán qua các kênh như sau:
Biểu 3: Tăng trưởng của doanh số thanh toán qua các kênh
T¨ng tr ëng doanh sè qua c¸c kªnh thanh to¸n
0
5000
10000
15000
20000
25000
Thanh to¸ n
tËp trung
T5
TTBT TT§TLNH
kªnh thanh to¸n
tû
®
ån
g
N¨m 2002
N¨m 2003
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng là sự
co hẹp của kênh thanh toán bù trừ, từ doanh số thanh toán 2002 xấp xỉ 10510 tỷ đến
năm 2003 chỉ đạt 7446,79 tỷ, giảm 26 %. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút này là
do xu thế phát triển thanh toán điện tử liên ngân hàng nhanh chóng thuận tiện, giảm dần
thanh toán thủ công, qua chỉ một vài phiên giao dịch nhất định thanh toán bù trừ tại
Ngân hàng Nhà nuớc đã gây chậm trễ trong việc chuyển tiền. ở kênh thanh toán T5 đạt
doanh số thanh toán là 23131,74 tỷ, so với doanh số thanh toán năm 2002 là 22135 tỷ,
tăng 5%.
Thanh toán tập trung( thanh toán nội bộ) chiếm tỉ trọng cao trong các phương thức
thanh toán ( trên 50%) vì : đây là hệ thống thực hiện thanh toán giữa các đơn vị cùng hệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại của các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf