Luận văn Tiền lương trong chủ nghĩa tư bản thưởng nhơ hơn giá trị sức lao động

Tài liệu Luận văn Tiền lương trong chủ nghĩa tư bản thưởng nhơ hơn giá trị sức lao động: LUẬN VĂN: Tiền lương trong chủ nghĩa tư bản thưởng nhơ hơn giá trị sức lao động A. Lời mở đầu Sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện sống còn cho sự tồn tại của con người và là nền tảng của đời sống xã hội. Dưới bất cứ xã hội nào muốn sản xuất ra của cải vật chất con người đều cần phải lao động .Chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở nền sản xuất hàng hoá phát triển. Mọi của cải của xã hội tư bản đều là hàng hoá. Hàng hoá sức lao động được bán trên thị trường và được tiêu dùng ở lĩnh vực sản xuất của nhà tư bản. Sức lao động là một hàng hoá đặc biệt khác với các loại hàng hoá khác, là nguồn đẻ ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Giá trị hàng hoá sức lao động được biểu hiện bằng tiền được gọi là giá cả hàng hoá sức lao động - tiền lương. Công nhân làm việc cho tư bản trong một thời gian nhất định và được trả một khoản tiền công. Bản chất của sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là ở chỗ giới hạn phần hưởng thụ của công nhân ở mức tối thiểu cần thiết. Nhà ...

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Tiền lương trong chủ nghĩa tư bản thưởng nhơ hơn giá trị sức lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Tiền lương trong chủ nghĩa tư bản thưởng nhơ hơn giá trị sức lao động A. Lời mở đầu Sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện sống còn cho sự tồn tại của con người và là nền tảng của đời sống xã hội. Dưới bất cứ xã hội nào muốn sản xuất ra của cải vật chất con người đều cần phải lao động .Chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở nền sản xuất hàng hoá phát triển. Mọi của cải của xã hội tư bản đều là hàng hoá. Hàng hoá sức lao động được bán trên thị trường và được tiêu dùng ở lĩnh vực sản xuất của nhà tư bản. Sức lao động là một hàng hoá đặc biệt khác với các loại hàng hoá khác, là nguồn đẻ ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Giá trị hàng hoá sức lao động được biểu hiện bằng tiền được gọi là giá cả hàng hoá sức lao động - tiền lương. Công nhân làm việc cho tư bản trong một thời gian nhất định và được trả một khoản tiền công. Bản chất của sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là ở chỗ giới hạn phần hưởng thụ của công nhân ở mức tối thiểu cần thiết. Nhà tư bản duy trì sức lao động của họ và chiếm đoạt lấy phần sản phẩm còn lại do đó sản xuất ra. Để tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm của tiền lương trong chủ nghĩa tư bản, qua những kiến thức kinh tế chính trị đã học em xin chọn đề tài phân tích "Tiền lương trong chủ nghĩa tư bản thưởng nhơ hơn giá trị sức lao động". B. Nội dung I. Lao động và sức lao động chủ nghĩa tư bản. 1. Tiền lương thực chất là người lao động ban Bán hàng hoá sức lao động của mình cho nhà tư bản mới nhìn chung ta lầm tưởng lao động là hàng hoá cho nên tiền lương là giá cả của hàng hoá lao động. Mác Mác đã chứng minh lao động không phải là hàng hoá mà sức lao động mới là hàng hoá vì nếu lao động là hàng hoá thì người công nhân bán lao động ngày hôm sau anh ta sẽ không có gì để bán nữa. Lao động là hàng hoá mà giá trị của hàng hoá do lao động tạo nên sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn giống như nói giá trị của 100đ là 100 đồng, nếu lao động là hàng hoá thì nó phải được chuyển hoá thành tư liệu sản xuất trong khi nếu có tư liệu sản xuất thì công nhân không phải đi làm thuê cho nhà tư bản. Lao động là hàng hoá thì hoặc là như nhận qui luật giá trị hoặc như nhận qui luật giá trị thặng dư. Thì những lý lẽ trên ta thấy lao động không là hàng hoá mà sức lao động mới là hàng hoá. 2. Sức lao động trở thành hàng hoá thì đó là nền sản xuất sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhà tư bản trả công cho công nhân là trả cho sức lao động. Sức lao động bao gồm tất cả sức, thần kinh cơ bắp, thể lực và trí lực mà con người vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất. Sức lao động là yếu tố chủ quan không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất xã hội, sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi: người lao động bị tước hết tư liệu sản xuất và chỉ còn tài sản xuy nhất là sức lao động và được tự do về thân thể để bán sức lao động của mình. Người công nhân nhận làm thuê cho nhà tư bản trong một thời hạn nhất định. Lao động của người công nhân sáng tạo ra giá trị và giá trị này tất nhiên thuộc về nhà tư bản. II. Quan hệ cung cầu về hàng hoá sức lao động trong xã hội tư bản chủ nghĩa. 1.Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là hàng hoá trên nó sức lao động cũng có hai thuộc tính như hàng hoá. Người công nhân khi bắt tay vào lao động thì lúc này lao động không còn thuộc quyền sở hữu của anh ta mà thuộc quyền sở hữu của nhà tư bản. Giống như giá trị của mọi hàng hoá khác, giá trị của hàng hoá sức lao động. Cũng được quyết định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó. Muốn sản xuất ra năng lực lao động của mình người công nhân cần phải thoả mãn những nhu cầu về ăn mặc, ở, học nghề…Thêm nữa, không những chỉ cần thoả mãn nhu cầu của bản thân mà còn cần thoả mãn nhu cầu của cả gia đình và con cái. Nếu không thì không thể bảo đảm tái sản xuất ra sức lao động một cách không ngừng. Như vậy, giá trị của sức lao động là ngang với giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất ra sức lao động nghĩa là để nuôi sống bản thân và gia đình người công nhân ở mức tối thiểu cần thiết nhằm duy trì sức lao động của họ và chiếm đoạt lấy phần sản phẩm còn lại do họ sản xuất ra. Bất kể lao động của công nhân sáng tạo ra bao nhiêu, thì mức sống của họ không được phép vượt quá giới hạn đó. Sự hưởng thụ của người lao động chỉ được coi là cần thiết trong chừng mực nó cần thiết để tái sản xuất cho nhà tư bản. Sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở chỗ các hàng hoá thông thường qua tiêu dùng giảm dần và giá trị cũng giảm dần theo hết công dụng cho đến hết giá trị. Hàng hoá sức lao động qua tiêu dùng (lao động) thì giá trị của nó không những không được bảo toàn mà còn tăng lên. Phần tăng lên này chính là giá trị thặng dư cho nhà tư bản. III. Tiền lương trong chủ nghĩa tư bản thường nhỏ hơn giá trị sức lao động. 1. Một số dẫn chứng trong các nước tư bản. Nếu số lượng giá trị của bản thân hàng hoá đó thì đối với nhà tư bản việc mua hàng hoá đó sẽ trở thành vô nghĩa. Chủ nghĩa tư bản giống như bất kỳ chế độ bóc lột nào, chỉ xuất hiện ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Mấy trăm năm từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời cho đến nay năng suất lao động của công nhân đã nâng lên mấy mươi lần. Riêng ở Mỹ, chỉ trong vòng 1 thập kỷ năng suất lao động đã nâng cao gấp 7lần. Số của cải do lao động của công nhân sáng tạo ra đã đủ nâng lên mấy mươi lần. Vậy mà số tiền lương nhận được giai cấp công nhân vẫn không thể hưởng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhiều hơn mức tối thiểu cần thiết để nuôi sống mình. Bất cứ trong điều kiện nào muốn sản xuất ra của cải vật chất phải có 2 yếu tố là tư liệu sản xuất và lao động của con người, nhà tư bản kinh doanh sản xuất cũng phải có 2 yếu tố đó. Giả định nhà tư bản mua tư liệu sản xuất hết x đồng, mua sứ lao động hết y đồng cả 2 món hàng này đều mua đúng giá trị của nó. Quá trình sản xuất tiến hành bằng cách kết hợp lao động của công nhân với tư liệu sản xuất. Trong mối giờ người công nhân đã sáng tạo ra thêm trong y giờ, đã đủ bù vào số tiền mà nhà tư bản đã ứng ra trước công nhân phải làm thêm 1 khoảng thời gian do nhà tư bản đã bỏ tiền ra mua sức lao động. Tổng giá trị mới do người công nhân sáng tạo ra được kết tinh trong sản phẩm nhưng sản phẩm này lại thuộc sở hữu của nhà tư bản. Số tiền nhà tư bản có lời khi bán lại sản phẩm là do số giờ người lao động không được trả công của người công nhân. Sức lao động trở thành hàng hoá thì tiền tệ biến thành tư bản. 2. Xu hướng tiền lương vận động trong chủ nghĩa tư bản. Lao động không phải là hàng hoá mà chính sức lao động mới là hàng hoá. Tiền lương dưới chế độ tư bản chủ nghĩa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động là giá cả hàng hoá sức lao động nhưng lại được biểu hiện ra bên ngoài như giá cả hàng hoá của lao động. Đó là bản chất của tiền lương dưới chế độ chủ nghĩa tư bản. Có 2 hình thức tiền lương chủ yếu trong chủ nghĩa tư bản là tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Trong nền kinh tế chủ ngiã tư bản tiền lương danh nghĩa có xu thế gia tăng nhưng tiền lương thực tế có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên cũng có nhân tố chống lại sự giảm sút đó. Các hình thức trả lương chủ yếu là trả lương theo thời gian và theo sản phẩm và có học thuyết về tiền lương của Mác đã góp phần làm hoàn thiện học thuyết giá trị thặng dư của ông. C. Kết luận Hàng hoá là sự thống nhất giữa giá trị và giá trí sử dụng giá trị là do lao động trìu tượng tạo nên. Giá trị sử dụng là do lao động cụ thể tạo nên. Lao động là hàng hoá đặc biệt trong chủ nghĩa tư bản nhà tư bản phải tìm được trên thị trường một món hàng hoá mà thuộc tính của nó là đẻ ra giá trị và giá trị thặng dư. Khác với tất cả hàng hoá khác hàng hoá sức lao động là người đẻ ra giá trị của bản thân nó quá trình mà nhà tư bản tiêu dùng sức lao động của người công nhân cũng là quá trình mà người công nhân sáng tạo ra giá trị. Giá trị của sức lao động dưới hình thức tiền tệ (giá cả hàng hoá sức lao động) được goi là tiền lương tư bản. Sức lao động trở thành hàng hoá thì tiền tệ biến thành tư bản. Giá trị thặng dư được xuất phát của loại hàng hoá đặc biệt này. Khi người lao động bán sức lao động cho nhà tư bản thì mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được thực hiện nhà tư bản có lợi do giá trị thặng dư mà người lao động không được trả công tạo ra. Trong tầm hiểu biết còn hạn chế em đã chứng minh "tiền lương trong chủ nghĩa tư bản thường nhỏ hơn giá trị sức lao động". Danh mục tài liệu tham khảo - Sách kinh tế chính trị (GS. Trần Phương - Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội). - Giáo trình Kinh tế chính trị - NXB Giáo dục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Tiền lương trong chủ nghĩa tư bản thưởng nhơ hơn giá trị sức lao động.pdf
Tài liệu liên quan