Tài liệu Luận văn Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường trong dạy học môn hóa học lớp 12 trung học phổ thông: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
________________
Trần Thị Tú Anh
TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ
XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG
DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
________________
Trần Thị Tú Anh
TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ
XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG
DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHÚ TUẤN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến Ban Giám Hiệu trường ĐHSP TP.HCM, Phòng khoa học công nghệ Sau
đại học, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học
viên hoàn thành khóa học.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc...
150 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường trong dạy học môn hóa học lớp 12 trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
________________
Trần Thị Tú Anh
TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ
XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG
DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
________________
Trần Thị Tú Anh
TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ
XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG
DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHÚ TUẤN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến Ban Giám Hiệu trường ĐHSP TP.HCM, Phòng khoa học công nghệ Sau
đại học, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học
viên hoàn thành khóa học.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
- TS Nguyễn Phú Tuấn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, giúp tôi chọn đề tài
luận văn và giúp góp ý, chỉnh sữa sai sót, động viên, an ủi tôi những lúc tôi khó
khăn nhất khi thực hiện luận văn.
- TS Trịnh Văn Biều đã giúp tôi có các tài liệu tham khảo bổ ích, đã góp ý,
giúp tôi hoàn thành cơ sở lý luận của luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn BGH, Ban chấp hành Đoàn trường, các
GV giảng dạy ở các trường THPT ở TP.HCM và các bạn cùng khóa K17 đã nhiệt
tình giúp tôi thực nghiệm đề tài:
- BGH trường THPT Nguyễn Chí Thanh: thầy Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Tỷ
Chế Đạt, Phạm Lương Quý, Đoàn trường Nguyễn Chí Thanh: thầy Phạm Văn
Nhạc, Tôn Thất Tứ.
- BGH trường THPT Hàn Thuyên, cô Nguyễn Thị Phương Mai.
- GV Tống Thanh Tùng, Trần Trung Trực, Vũ Thị Mỹ Ngọc, Phan Thị Bình,
Đặng Thị Thúy Nga, Nguyễn Thuật, Nguyễn Lan Hương, Văn Bá Minh trường
THPT Nguyễn Chí Thanh.
- GV Nguyễn Tôn Chánh trường THPT Hoàng Hoa Thám.
- GV Vũ Thị Phương Linh trường TPHT Dân lập quốc tế.
- GV Trần Quốc Thảo, Trần Thị Xuân Mai THPT Hàn Thuyên.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh
thần vững chắc, giúp tác giả thực hiện tốt luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
Trần Thị Tú Anh
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..........................................................................6
1.2. Mục tiêu giáo dục trường phổ thông................................................................8
1.3. Tích hợp các vấn đề KTXHMT trong dạy học ở trường THPT ....................10
1.3.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước .......................................................10
1.3.2. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông..............................................11
1.3.3. Tích hợp trong dạy học..........................................................................12
1.3.4. Các phương pháp dạy học tích hợp .......................................................14
1.3.5. Các vấn đề KTXHMT trong chương trình hóa học phổ thông .............14
1.3.6. Nội dung giảng dạy các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường trong
môn hóa học trong chương 9 SGK 12 ................................................16
1.4. Các hình thức tích hợp CVĐKTXHMT trong dạy học ở trường THPT.......17
1.4.1. Các hình thức tích hợp trong giờ nội khóa............................................17
1.4.2. Các hình thức tích hợp trong giờ ngoại khóa ........................................20
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................29
Chương 2. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ, XÃ HỘI,
MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 12
TRƯỜNG THPT ...............................................................................30
2.1. Tổng quan về chương trình hóa học lớp 12 nâng cao ....................................30
2.1.1. Cấu trúc các bài học trong SGK hóa học lớp 12 nâng cao....................30
2.1.2. Đặc điểm chương 9 sách SGK lớp 12 nâng cao....................................32
2
2.1.3. Phương pháp dạy học các bài trong chương 9 SGK 12 nâng cao .........33
2.2. Tích hợp CVĐKTXHMT trong giờ nội khóa môn hóa học ..........................41
2.2.1. Thiết kế một số giáo án tích hợp CVĐKTXHMT trong dạy học
hóa học ................................................................................................41
2.2.2. Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung KTXHMT dùng kiểm
tra, đánh giá.........................................................................................65
2.2.3. Tổ chức seminar, báo cáo của HS .......................................................101
2.3. Tích hợp CVĐKTXHMT trong giờ ngoại khóa hóa học.............................103
2.3.1. Bản tin hóa học....................................................................................103
2.3.2. Ngày hội hóa học.................................................................................104
2.3.3. Tham quan nhà máy, xí nghiệp ...........................................................104
2.3.4. Báo cáo của chuyên gia .......................................................................106
2.3.5. Các hình thức khác ..............................................................................107
2.4. Một số tư liệu tham khảo khi giảng dạy các nội dung KTXHMT ...............107
2.4.1. Các kiến thức mới, chuyên sâu về hóa học .........................................107
2.4.2. Các kiến thức về ô nhiễm môi trường .................................................107
2.4.3. Các kiến thức về nhiên liệu và năng lượng .........................................108
2.4.4. Các kiến thức về lương thực và thực phẩm.........................................108
2.4.5. Các sách hóa học của Hoa Kỳ .............................................................108
Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................109
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .........................................................110
3.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................................110
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm.................................................................................110
3.3. Đối tượng, địa bàn và nội dung thực nghiệm...............................................111
3.4. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................113
KẾT LUẬN ...........................................................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................127
PHỤ LỤC
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục môn hóa học ở trường phổ thông cần cung cấp cho HS hệ
thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống
con người. Những nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, những ứng dụng và tác
hại của những chất trong đời sống, kinh tế, sản xuất và môi trường. Những nội dung
này góp phần giúp HS có học vấn phổ thông tương đối hoàn chỉnh để có thể tiếp tục
học lên, đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hóa học trong
đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề cho HS. Vì thế, trong quá trình dạy và học môn Hoá có nhiều cơ hội
để kết hợp nội dung giảng dạy KTXHMT có hiệu quả.
Môn Hoá có nhiều cơ hội để kết hợp nội dung giảng dạy KTXHMT có hiệu
quả. Tuy nhiên hiện nay phần lớn GV chỉ mới kết hợp bài giảng với một số kiến
thức KTXHMT đơn giản và phương pháp chủ yếu vẫn là thuyết trình. Ngày nay,
việc đổi mới phương pháp dạy và học ở trường phổ thong đang diễn ra theo hướng
GV là người tổ chức hướng dẫn để HS tích cực hoạt động tìm tòi tri thức mới cũng
như vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Như vậy vấn đề đặt ra là người GV
phải không ngừng nâng cao vốn tri thức của mình, sử dụng các phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học đa dạng hơn. HS cũng phải dần rèn luyện khả năng tự học cao
hơn. Chính công tác giáo dục KTXHMT cũng phải được đổi mới theo hướng trên.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục, việc xây dựng chương trình hóa học THPT
được thực hiện theo hướng:
- Nội dung hóa học gắn với thực tiễn đời sống, xã hội và cộng đồng.
- Nội dung hóa học gắn với thực hành, thực nghiệm.
- Nội dung hóa học phải có tính thiết thực.
Các môn KHTN trong nhà trường còn “khô khan”, chưa có các hoạt động
kích thích HS đam mê và tìm hiểu, đóng góp vào lợi ích của tập thể, cộng đồng.
Chương trình hóa học THPT có một số bài tập liên quan đến VĐKTXHMT
4
nhưng còn quá ít trong các sách giáo khoa, sách tham khảo. Các tư liệu tham khảo
cho GV còn tản mạn, chưa hệ thống.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “TÍCH HỢP CÁC VẤN
ĐỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA
HỌC LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” nhằm nâng cao năng lực tự học
giúp HS yêu thích môn hóa học, góp phần đổi mới PPDH hóa học ở trường THPT.
Tôi cũng hi vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho GV dạy hóa lớp 12 và
những ai quan tâm tới công tác giảng dạy KTXHMT hiện nay.
2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu tích hợp các nội dung hóa học với các vấn đề KTXHMT trong
các bài giảng, các hoạt động ngoại khóa, kết hợp các PPDH theo hướng chủ động
để kích thích đam mê hóa học cho HS.
- Thiết kế một số giáo án tích hợp hỗ trợ giảng dạy cho GV lớp 12 THPT.
- Tổng hợp các tư liệu có liên quan đến nội dung KTXHMT làm tài liệu
tham khảo cho GV THPT.
3. Nhiệm vụ đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về quá trình dạy học, xu hướng đổi mới
PPDH, quá trình tự học...
- Biên soạn các bài tập trắc nghiệm có nội dung về KTXHMT.
- Sưu tầm, hệ thống các tài liệu tham khảo về nội dung giáo dục KTXHMT.
- Thiết kế các giáo án tích hợp (word và power point), các silde hỗ trợ GV.
- Thực nghiệm sư phạm.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được các giáo án, hệ thống bài tập, tổ chức tốt các hoạt động
ngoại khóa... có nội dung KTXHMT sẽ kích thích hứng thú học tập, khả năng tự
học của HS, nâng cao chất lượng dạy học, góp phần giáo dục toàn diện HS THPT.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu
5
Quá trình giáo dục toàn diện HS trong dạy học ở trường THPT.
5.2 Đối tượng nghiên cứu
Việc tích hợp CVĐKTXHMT trong dạy học môn hóa học lớp 12 THPT.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: hóa học THPT lớp 12 phần các vấn đề KTXHMT.
Địa bàn nghiên cứu tác giả đã tiến hành thực nghiệm tại 3 trường:
- Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, Quận Tân Bình.
- Trường THPT Hoàng Hoa Thám, Quận Bình Thạnh.
- Trường THPT Hàn Thuyên, Quận Phú Nhuận.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
o Nghiên cứu định hướng đổi mới PPDH hóa học.
o Nghiên cứu chương trình hóa học THPT lớp 12.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
o Điều tra thực trạng công tác dạy học hóa học ở trường THPT hiện
nay, thực trạng sử dụng các bài tập có nội dung đến VĐKTXHMT.
o Trao đổi, rút kinh nghiệm với các GV và các chuyên gia.
o Thực nghiệm sư phạm.
7.3 Phương pháp thống kê toán học
8. Những đóng góp mới của đề tài
o Đề xuất việc phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
khác nhau để đưa nội dung KTXHMT vào giảng dạy lớp 12.
o Xây đựng hệ thống bài tập có nội dung KTXHMT làm tài liệu tham
khảo cho GV và HS.
o Tập hợp được nguồn tư liệu phong phú hỗ trợ GV trong giảng dạy
CVĐKTXHMT.
o Thiết kế các giáo án tích hợp hỗ trợ cho GV.
6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những nội dung kiến thức
khoa học phong phú không chỉ có ở trên sách vở, mà từ các phương tiện thông tin
đại chúng, khoa học đã gần gũi với chúng ta hơn. Các nội dung, ứng dụng của khoa
học vào thực tiễn, vào đời sống kinh tế, xã hội, môi trường không còn quá xa lạ. Tuy
nhiên, để đưa các nội dung này vào trong nhà trường phổ thông thì vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn. Số lượng đề tài và luận văn tốt nghiệp về nội dung giáo dục môi
trường đã có khá nhiều nhưng vẫn chưa có các đề tài, luận văn về tích hợp các vấn
đề về cả kinh tế, xã hội và môi trường trong dạy học.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo một số khóa luận và
luận văn có nội dung giáo dục môi trường sau:
1. Phạm Bích Cần (2007), Thiết kế mẫu một số Môđun giáo dục môi trường từ
SGK hóa học lớp 11 nâng cao, SGK hóa học thí điểm ban KHTN lớp 11,12, Khóa
luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
2. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2004) – Giáo dục môi trường thông qua một số bài
giảng hóa học cụ thể ở trường phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm
TP.HCM.
3. Phan Thị Lan Phương (2007) – Giáo dục môi trường thông qua giảng dạy
hóa học lớp 11 ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
4. Nguyễn Trần Đông Quỳ (2007) – Website giáo dục môi trường qua chương
trình hóa học lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
5. Trần Thị Phương Thảo (2008) – Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm
khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư
phạm TP.HCM.
6. Nguyễn Thị Trang (2007) – Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông qua
bộ môn hóa học lớp 12 ban KHTN, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm
TP.HCM.
7
7. Lê Thị Mỹ Trang (2003) – Tìm hiểu môi trường và giáo dục môi trường qua
môn hóa học ở lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
8. Cao Duy Chí Trung (2005) – Thiết kế trang Web giáo dục môi trường qua
môn hóa học ở trường THPT. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
9. Đoàn Lê Quỳnh Như (2008) – Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS trường
THPT. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.HCM.
10. Trần Thị Thanh Hương (1999) – Giáo dục môi trường thông qua môn hóa
học ở trường THPT và THCS tại thành phố Hải Phòng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại
học Sư phạm Hà Nội.
11. Trần Thị Thu Hảo (1997) – Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn hóa học ở
nhà trường phổ thông thuộc khu vực Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư
phạm Hà Nội.
Các đề tài luận văn này có đóng góp lớn là tổng hợp được các hình thức giáo
dục môi trường, các kiến thức về ô nhiễm môi trường. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại
một số vấn đề sau:
- Chưa có phần bài tập hóa học có nội dung về kinh tế, xã hội, môi trường.
- Các giáo án có nội dung môi trường là các giáo án theo sách giáo khoa cũ,
chưa có các giáo án theo chương trình mới.
- Chưa tận dụng các cơ hội hoạt động nội ngoại khóa trong nhà trường để đưa
các nội dung kinh tế, xã hội, môi trường đến với HS.
8
1.2. Mục tiêu giáo dục trường phổ thông
1.2.1. Mục tiêu của môn hóa học trong trường phổ thông
Mục tiêu bộ 3 của môn hoá học
1.2.2. Nhiệm vụ môn hóa học ở trường THPT
hóa học, là một trong những môn học then chốt ở bậc trung học, có ba nhiệm
vụ lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực:
- Đào tạo nghề có chuyên môn về Hoá học, phục vụ cho việc phát triển kinh
tế xã hội, đặc biệt cho sự hóa học hóa đất nước.
- Góp phần vào việc đào tạo chung cho nguồn nhân lực, coi học vấn hóa học
là một bộ phận hỗ trợ.
- Góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ công dân tương lai có
ý thức về vai trò của hóa học trong đời sống, sản xuất, khoa học của xã hội hiện đại.
1.2.3. Quan điểm đổi mới dạy học hóa học ở trường THPT
Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, thực tiễn, đặc thù môn hóa học ở 3 góc độ:
- Nội dung hóa học gắn với thực tiễn đời sống, xã hội, cộng đồng.
- Nội dung hóa học gắn với thực hành thí nghiệm.
TRÍ DỤC
Cung cấp cho học sinh một nền học vấn trung học về
hoá học hướng nghiệp hiệu quả.
PHÁT TRIỂN
Phát triển năng lực nhận
thức, hình thành nhân
cách toàn diện.
GIÁO DỤC
Giáo dục thế giói quan duy vật
khoa học, thái độ, xúc cảm, giá
trị hành vi, văn minh.
9
- Bài tập hóa học phải có nội dung thiết thực.
Những vấn đề đó đã được thực hiện trong SGK hóa học mới nhưng còn
cần bổ sung và phát tiển, cần có thêm những tư liệu hỗ trợ dạy học và các hình thức
tổ chức dạy học phù hợp.
1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và giáo dục kĩ thuật tổng hợp
Nguyên tắc này xác định mối liên hệ thiết thực, chặt chẽ của tài liệu giáo
khoa và cuộc sống, với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và với việc
chuẩn bị cho học sinh đi vào lao động.
Để thực hiện tối ưu nguyên tắc này, môn hóa học cần có các nội dung sau:
1. Những cơ sở của nền sản xuất hóa học.
2. Hệ thống khái niệm công nghệ học cơ bản và những sản xuất cụ thể.
3. Những kiến thức ứng dụng, phản ánh mối liên hệ của hóa học với cuộc
sống, của khoa học với sản xuất (đặc biệt với sản xuất nông nghiệp), những thành
tựu của chúng và phương hướng phát triển.
4. Hệ thống những kiến thức làm sáng tỏ bản chất và ý nghĩa của hóa học,
công nghiệp hóa học và công cuộc hóa học hóa nền kinh tế quốc dân - như một
nhân tố quan trọng của cách mạng khoa học kí thuật.
5. Kiến thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường bằng phương tiện hóa học.
6. Tài liệu khoa học cho phép giới thiệu những nghề nghiệp hóa học thông
thường và thực hiện việc hướng nghiệp.
1.2.5. Nguyên lý giáo dục trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
Nguyên lí giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia
đình và xã hội” là sự vận dụng quy luật của chủ nghĩa Mác – Lênin về việc hình
thành con người mới vào công tác giáo dục thế hệ trẻ.
Ở trường phổ thông, việc thực hiện nguyên lí giáo dục được tiến hành trong
học tập nội khóa và ngoại khóa.
10
Trong dạy học nội khóa, việc kết hợp giáo dục với lao động sản xuất theo
tinh thần kĩ thuật tổng hợp là nội dung cơ bản của sự kết hợp học với hành.
nhiệm vụ này đòi hỏi:
Cung cấp cho HS những kiến thức về cơ sở khoa học của nền sản xuất hóa
học, coi như một trong những ngành công nghiệp hiện đại nhất.
Tìm hiểu ứng dụng của hóa học trong những ngành sản xuất quan trọng khác
được đưa vào chương trình hóa học phổ thông.
Tìm hiểu những thành tựu của hóa học và công nghiệp hóa học trong nước
và thế giới.
Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành về hóa học, đặc biệt chú ý những kĩ
năng, kĩ xảo có tính chất kĩ thuật tổng hợp.
Trong hoạt động ngoại khóa
Nhằm mục đích kết hợp học với hành, hoạt động ngoại khóa có thể bao gồm:
- Các tổ ngoại khóa: tổ thí nghiệm hóa học, tổ hóa học nông nghiệp, tổ Lịch
sử hóa học, CLB hóa học, nhóm HS giỏi về hóa học, thí nghiệm vui...
- Tổ chức tham quan sản xuất: một hình thức bảo đảm kết quả chắc chắn cho
việc giáo dục kết hợp với lao động sản xuất là tổ chức tham quan các cơ sở sản
xuất. Nên tổ chức cho HS tham quan một cách có hệ thống và toàn diện quy trình
của một số ngành sản xuất hóa học nêu trong chương trình, đồng thời tận dụng cả
những ngành sản xuất gần gũi với nội dung hóa học hiện có ở địa phương.
- Tổ chức các hoạt động xã hội: phục vụ nhà trường và địa phương. Hình
thức này có tác dụng chủ yếu trong việc giáo dục tư tưởng và tình cảm cũng như
quan điểm lao động như: lao động công ích, vệ sinh môi trường...
1.3. Tích hợp các vấn đề KTXHMT trong dạy học ở trường THPT
1.3.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước
GDMT là một nội dung của giảng dạy các vấn đề KTXHMT. Mà hiện nay,
chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác
BVMT đã được cụ thể hóa như sau:
11
- Luật BVMT (2005 Quộc hội nước CHXHCN Việt Nam 29.11.20005)
- 15.11.2004, Bộ Chính trị Nghị quyết 41/NQ/TW”BVMT trong thời kì đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- 17.10.2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định 1363/QĐ-TTg “đưa các
nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
- 02.12.2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 2563/QĐ-TTg phê duyệt
Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- 31.01.2005 Bộ GD&ĐT chỉ thị “Về tăng cường công tác GD BVMT”…
Các văn bản chỉ đạo:
- Công văn số 7120/BGDĐT-GDTrH, ngày 07/8/2008.
- Công văn số 2737/GDĐT-GDTrH, ngày 12/8/2008:”V/v tích hợp nội dung
GDBVMT vào các môn học cấp THCS và THPT”.
1.3.2. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông
1.3.2.1. Nhiệm vụ của giáo dục môi trường ở trường phổ thông
Ngày nay, GDMT là một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở
các trường học, trong đó có trường phổ thông. GDMT nhằm mục tiêu nâng cao
nhận thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh
trong việc bảo vệ môi trường (BVMT) được cụ thể qua 3 nhiệm vụ sau:
- Làm cho học sinh nhận thức rõ đặc điểm của môi trường tự nhiên, vai trò
của môi trường đối với đời sống và sự phát triển của xã hội loài người, những tác
động của con người làm cho môi trường biến đổi xấu đi và hậu quả của nó.
- Trên cơ sở nhận thức đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, biết
quý trọng các phong cảnh đẹp, các di tích văn hóa lịch sử, ý thức bảo vệ giữ gìn môi
trường sống trong lành và sạch đẹp cho mình, cho mọi người và chống lại những
hành vi hóa hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường.
- Trang bị cho học sinh một số phương pháp và kĩ năng bảo vệ môi trường để
họ có thể thực hiện các nhiệm vụ BVMT ở địa phương.
12
1.3.2.2. Phương hướng giáo dục môi trường ở trường phổ thông
- Việc giáo dục môi trường cần được tích hợp vào các môn học ở trường phổ
thông theo phương hướng: Thông qua kiến thức các môn học để lồng ghép hoặc
liên hệ các kiến thức GDMT, nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức về
môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường tương đối đầy đủ.
- Việc GDMT phải được triển khai thông qua toàn bộ hệ thống trường học.
- Nội dung và phương pháp GDMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo từng
cấp học và đặc điểm tâm lí nhận thức của học sinh theo từng lứa tuổi khác nhau.
- Chú ý khai thác tình hình thực tế của môi trường địa phương và những biện
pháp ngăn ngừa thay đổi có hại của môi trường đối với sản xuất và cuộc sống của
nhân dân địa phương.
1.3.2.3. GDMT cho HS thông qua dạy học hóa học phổ thông
Trong dạy học hóa học, cần chú ý các nội dung cơ bản sau đây về GDMT:
- Cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản như môi trường, môi sinh,
khí quyển, thuỷ quyển, ô nhiễm môi trường, chất gây ô nhiễm, hiệu ứng sinh học
của quá trình gây ô nhiễm, tác hại của các chất và qúa trình gây ô nhiễm.
- Các phương pháp ONMT có liên quan đến hóa chất và hóa học: ô nhiễm
qua môi trường không khí (các khí độc hóa học như: CO, CO2, Cl2 thường phát sinh
quanh ta, các chất thải công nghiệp gây ô nhiễm…); ô nhiễm qua nước (một số kim
loại như chì, thuỷ ngân, kiềm, axit, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu…); ô nhiễm
qua con đường ăn, uống, sinh hoạt (chất độc hóa học như chất độc màu da cam…).
- Các phương pháp chống ONMT và ý thức bảo vệ môi trường sống nói
chung và môi trường sống của gia đình, của địa phương.
1.3.3. Tích hợp trong dạy học
1.3.3.1. Khái niệm tích hợp dạy học
Là quá trình dạy học trong đó có sự lồng ghép, liên hệ những tri thức khoa
học, những quy luật chung gần gũi với nhau, qua đó HS không chỉ được lĩnh hội tri
thức khoa học môn chính mà cả tri thức khoa học được tích hợp.
13
1.3.3.2. Các dạng tích hợp
a. Dạng lồng ghép
Kiến thức KTXHMT có sẵn trong môn hóa học như là 1 bộ phận cấu thành
với các mức độ lồng ghép khác nhau:
- Kiến thức KTXHMT là 1 phần, 1 chương: chương 9 lớp 12.
- Kiến thức KTXHMT là 1 mục, 1 đoạn, 1 ý trong bài học (thường gặp nhất).
- Kiến thức GDMT nằm trong phần bài đọc thêm.
b. Dạng liên hệ
Kiến thức KTXHMT không có trong SGK một cách rõ ràng, GV phải bổ
sung kiến thức có liên quan giúp HS liên hệ và vận dụng. Hình thức có thể là: ví dụ
hoặc thông tin minh họa, câu hỏi liên hệ, bài tập về nhà, các bài đọc thêm...
1.3.3.3. Các môn học có thể tích hợp
Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, hóa học, Vật lý, Sinh học, Công nghệ.
1.3.3.4. Nguyên tắc khi tích hợp giảng dạy
- Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng
ép, ảnh hưởng đến khả năng lĩnh hội của HS cả về kiến thức khoa học của bộ môn
lẫn nội dung và ý nghĩa của giáo dục.
- Tránh làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc những
nội dung có thể lồng ghép vào giảng dạy một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu
quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng. Tránh sự lồng ghép, liên hệ gượng
ép làm mất tác dụng giáo dục.
- Phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức.
1.3.3.5. Nguyên tắc khi lựa chọn nội dung tích hợp
- Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học bộ môn
thành bài học KTXHMT.
- Khai thác nội dung KTXHMT có chọn lọc, có tính tập trung vào chương
mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện.
- Phát huy cao độ hoạt động tích cực nhận thức của HS và kinh nghiệm thực
tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc trực tiếp với thực tế.
14
1.3.4. Các phương pháp dạy học tích hợp
- Phương pháp giảng giải, thảo luận, nhóm, đàm thoại.
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
- Phương pháp thí nghiệm.
- Phương pháp giao bài tập về nhà.
- Phương pháp hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp động não.
- Phương pháp học tập theo dự án.
- Phương pháp nêu gương.
- Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống...
1.3.5. Các vấn đề KTXHMT trong chương trình hóa học phổ thông
Các vấn đề về KTXHMT trong chương trình hóa học ở trường THPT có thể
khái quát trong các nội dung chính sau đây:
1.3.5.1. Không khí, khí hậu
- Bầu khí quyển Trái đất, khí hậu.
- Tầm quan trọng của cây xanh.
- Hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon.
- Bụi, các tác nhân gây ô nhiễm.
1.3.5.2. Nước
- Vòng tuần hoàn nước, sự phân bố nước trên Trái đất.
- Khai thác, sử dụng nước, lọc nước.
- Sự ô nhiễm tầng nước mặt, nước ngầm, nước biển.
- Các tác nhân gây ô nhiễm.
- Chất tẩy rửa tổng hợp, cách xử lý nước thải.
1.3.5.3. Đất đai và sản xuất nông nghiệp
- Ảnh hưởng của độ pH đối với động vật và thực vật.
- Các tác nhân gây ô nhiễm.
15
- Phân hóa học và các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
- Khử mặn và chua cho đất.
1.3.5.4. Khoáng sản, năng lượng
- Tài nguyên thiên nhiên.
- Nhiên liệu khí, lỏng, rắn: khí đốt, dầu mỏ, than đá.
- Năng lượng hạt nhân, năng lượng nguyên tử.
- Khoáng sản, khai thác khoáng sản.
1.3.5.5. Công nghiệp hóa học
- Các ngành sản xuất hóa học.
- Công nghiệp mỏ.
- Công nghiệp phân bón, thuốc trừ sâu.
- Công nghiệp thuốc nổ.
- Công nghiệp silicat: sản xuất thủy tinh, đồ gốm.
- Công nghiệp cao su.
- Công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Mưa axit, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ.
- Bảo vệ sức khỏe, chống độc hại, an toàn lao động trong sản xuất hóa học.
1.3.5.6. Hóa chất và cuộc sống
- Thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, các vật phẩm tiêu dùng.
- Các hóa chất độc hại đang sử dụng trong đời sống.
1.3.5.7. Chất thải
- Chất thải từ các nguồn: giao thông vận tải, sinh hoạt và công nghiệp.
- Xử lý chất thải.
- Tái sử dụng, tái chế chất thải.
1.3.5.8. Môi trường xã hội, môi trường đạo đức
- Đạo lý môi trường toàn cầu và sự phát triển bền vững.
- Trách nhiệm của con người với môi trường.
- Chiến tranh hóa học và chiến tranh hạt nhân.
16
1.3.6. Nội dung giảng dạy các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường trong môn hóa
học trong chương 9 SGK 12
Bảng 1.1: Nội dung chương 9 SGK hóa học 12 nâng cao
Chương 9. hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
1. Hoá học
và vấn đề
phát triển
kinh tế
Kiến thức
Biết được: Vai trò của hóa học đối với sự phát triển kinh tế.
Kĩ năng
- Tìm thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại
chúng, xử lí thông tin và rút ra nhận xét về các vấn đề trên.
- Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng,
nhiên liệu, vật liệu, chất phế thải,...
- Giải được bài tập: Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng sản
xuất bằng con đường hóa học và bài tập khác có nội dung liên quan.
2. Hoá học
và vấn đề xã
hội
Kiến thức
Biết được: Vai trò của hóa học đã góp phần thiết thực giải quyết các
vấn đề thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu tơ sợi, thuốc chữa bệnh,
thuốc cai nghiện ma tuý.
Kĩ năng
- Tìm thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại
chúng, xử lí thông tin, rút ra kết luận về các vấn đề trên.
- Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn về thuốc chữa bệnh,
lương thực, thực phẩm: bảo quản, sử dụng an toàn, hợp lí, hiệu quả.
- Giải được bài tập có nội dung liên quan.
3. Hoá học
và vấn đề
môi trường
Kiến thức
Biết được:
- Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô
nhiễm đất, nước.
- Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hóa học.
- Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có
liên quan đến hóa học.
Kĩ năng
- Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại
chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận
xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường.
- Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực
tiễn.
- Giải được bài tập: Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng
thí nghiệm và trong sản xuất và bài tập khác có nội dung liên quan.
17
1.4. Các hình thức tích hợp CVĐKTXHMT trong dạy học ở trường THPT
1.4.1. Các hình thức tích hợp trong giờ nội khóa
Do kiến thức KTXHMT được tích hợp, lồng ghép vào nội dung bài giảng,
nên khi giảng dạy không có phương pháp riêng dành cho CVĐKTXHMT mà phải
thông qua bộ môn hóa học. Tuỳ điều kiện, có thể sử dụng một số phương pháp sau:
1.4.1.1. Phương pháp dùng lời
a. Phương pháp thuyết trình
Các nội dung mới về KTXHMT có thể có những nội dung tương đối khó và
phức tạp, HS không dễ dàng tự tìm hiểu được. Nên GV thuyết trình các vấn đề bằng
sức truyền cảm của mình sẽ gây ấn tượng và niềm tin cho HS. Bên cạnh đó, thuyết
trình giúp tiết kiệm thời gian nhất vì thời lượng cho các nội dung KTXHMT vẫn
chưa có.
Khi thuyết trình, GV có thể diễn giảng những kiến thức KTXHMT bằng cách
kể chuyện, đọc tài liệu, cho các em xem các tranh vẽ, hình ảnh, phim minh họa...
b. Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại giữa GV và HS, trong đó giáo viên nêu ra hệ thống câu hỏi “dẫn
dắt” các em suy nghĩ, phán đoán, quan sát và tự đưa ra những kết luận từ vốn kiến
thức của bản thân qua đó mà lĩnh hội kiến thức.
Từ việc đàm thoại, GV có thể giúp HS gắn kết, hoàn thiện thành một hệ
thống kiến thức từ các kinh nghiệm nhỏ của mỗi em. Có thể mỗi em đã nghe đâu đó
về vấn đề nghiên cứu nhưng chưa rõ ràng, hệ thống, GV giúp các em hệ thống lại.
c. Các nội dung có thể dùng phương pháp dùng lời trong chương trình
hóa học lớp 12 nhằm giảng dạy CVĐKTXHMT
Bảng 1.2: Nội dung có thể giảng dạy CVĐKTXHMT
Chương Bài Nội dung dạy học và tác
dụng giáo dục
Biện pháp hỗ trợ và
cách vận dụng kiến thức
Cacbohiđrat Tinh bột
Sự tạo thành tinh bột
trong cây xanh, quá trình
quang hợp.
Giáo dục cho HS thấy
tầm quan trọng của cây
xanh, tài nguyên rừng.
18
Amin –
Aminoaxit –
Protein
Amin
Protit
Tính chất hóa học của
amin.
Sự chuyển hóa protit trong
cơ thể.
Sự phân huỷ protit.
Độc tính của một số
amin đối với cơ thể
Vệ sinh môi trường,
không ném súc vật chết ra
đường, không phóng uế
bừa bãi.
Polime và
vật liệu
polime
Chất dẻo
Chất dẻo có rất nhiều ứng
dụng trong cuộc sống.
Điều chế chất dẻo
Sử dụng và tái chế đồ
phế thải polime
Đại cương
về kim loại
Tính chất
vật lý của kim
loại
Điều chế
kim loại
Sự ô nhiễm không khí do
bụi chì, amiăng, hơi thuỷ
ngân...
Phương pháp thuỷ luyện,
nhiệt luyện, điện luyện,...
Giáo dục đạo lý môi
trường toàn cầu và sự
phát triển bền vững.
Xử lí chất thải
Sử dụng và tái chế phế
thải nhôm, sắt...
Kim loại
kiềm, kiềm
thổ, nhôm
Nước cứng
Nhôm
Cách làm mềm nước cứng
Phèn chua
Xử lí nước
Tác dụng lọc sạch nước
của phèn chua
Crom, sắt,
đồng
Sản xuất
gang thép
Các phản ứng khử oxit
sắt, các phản ứng tạo thép
Khí lò cao
Xử lí chất thải chống ô
nhiễm không khí
Phân tích
hóa học
Phân tích
định tính và
định lượng
một số ion vô
cơ và hữu cơ
Nhận biết sự có mặt của
một số ion vô cơ và hữu cơ.
Nhận biết sự có mặt và
hàm lượng gây độc của
một số chất thông dụng
Hoá học và
vấn đề phát
triển kinh tế
xã hội, môi
trường
Hoá học và
vấn đề môi
trường
Nhận biết ô nhiễm môi
trường.
Giáo dục cho HS các
hành động cụ thể về bảo
vệ môi trường
1.4.1.2 Phương pháp dùng các tư liệu, hình ảnh
Môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm, hình ảnh trực quan cũng như
những tư liệu cụ thể là phương tiện không thể thiếu trong giảng dạy. Đặc biệt là đối
với CVĐKTXHMT, một công việc có tính thực tế cao, thì vấn đề sử dụng tranh
ảnh, tư liệu trong giảng dạy lại càng trở nên quan trọng. Khi giáo viên sử dụng tranh
ảnh, tư liệu, học sinh tri giác với những hình ảnh và con số cụ thể. Con đường nhận
thức này làm cho học sinh phát triển bộ óc tưởng tượng, khắc sâu kiến thức hơn,
đặc biệt là sẽ hình thành một ý thức tự giác cao trong việc bảo vệ môi trường.
19
1.4.1.3. Seminar, báo cáo của HS
Seminar là một trong những PPDH hiện đại, tích cực, trong đó HS, sinh viên
trình bày, thảo luận, tranh luận về những vấn đề khoa học nhất định dưới sự điều
khiển của GV am hiểu vấn đề. PPDH này giúp HS:
- Học chủ động, tích cực.
- Rèn luyện năng lực tự học, tự lực tìm hiểu, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
- Học cách suy nghĩ về những vấn đề của môn học.
- Phát triển được khả năng diễn đạt, nói trước tập thể.
- Đánh giá tính logic, quan điểm của người khác và của chính mình.
- Khuyến khích HS tra cứu tài liệu trên mạng, làm quen và thích ứng với sự
phát triển của internet hiện nay.
1.4.1.4. Sử dụng bài tập
Bài tập giữ vai trò rất quan trọng. Bài tập là phương tiện giúp GV hoàn thành
các chức năng: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của dạy học. Cụ thể là:
- Bài tập giúp các em nắm kiến thức sâu sắc, bền vững hơn.
- Bài tập là một phương tiện giáo dục tốt.
- Bài tập có khả năng phát triển trí tuệ, tình cảm của các em.
Trong 2 năm gần đây, khi ban hành cấu trúc của đề thi TNPT, ĐH và CĐ,
bài tập có nội dung đến vấn đề KTXHMT có một phần nhỏ trong các đề thi. Tuy chỉ
là một phần nhỏ, nhưng có ý nghĩa giáo dục rất lớn nếu được áp dụng linh hoạt. Từ
đó, HS có ý thức được phần nào các hoạt động BVMT diễn ra trên địa phương.
1.4.1.5. Thiết kế website về giảng dạy CVĐKTXHMT
Websites có các điểm mạnh như:
- Giúp bổ sung, mở rộng kiến thức học sinh đã học trên lớp. Người học có
thể tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng một khối lượng lớn thông tin bổ ích.
- Với tính năng siêu liên kết và giao diện thân thiện, websites linh động, hấp
dẫn, tiện dụng cho người học, góp phần nâng cao hứng thú học tập.
Nếu thiết kế được một websites về giảng dạy CVĐKTXHMT thì hiệu quả
giáo dục sẽ rất lớn.
20
1.4.2. Các hình thức tích hợp trong giờ ngoại khóa
1.4.2.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa (HĐNK)
HĐNK là những hoạt động học tập, giáo dục HS được tổ chức ngoài chương
trình bắt buộc và tự chọn, do GV điều khiển, có sự hỗ trợ của các đoàn thể, xã hội.
1.4.2.2. Tác dụng
Tác dụng giáo dục
- HĐNK góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm chủ và
hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế. Ngoại khóa được thực hiện cơ bản dựa
trên sự tự nguyện, tự giác của HS cộng với sự giúp đỡ thích hợp của GV sẽ động
viên HS nỗ lực hết mình giải quyết vấn đề đặt ra.
- HĐNK làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú đa dạng, làm cho
việc học tập của HS thêm hứng thú sinh động, tạo cho HS lòng hăng say yêu công
việc, đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của HS. Qua ngoại
khóa HS có điều kiện tự làm, phát huy óc sáng tạo, tự tin, dám nghĩ dám làm.
Tác dụng giáo dưỡng
- HĐNK góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho HS. Thông qua HĐNK,
kiến thức HS thu nhận được sẽ sâu sắc hơn. Trong khi tiến hành HĐNK, HS được
tự mình nghiên cứu, tự mình tìm hiểu vấn đề và tranh luận với bạn bè trong sự cân
nhắc kĩ càng. Chính vì thế HĐNK góp phần đắc lực trong việc phát triển trí lực và
khả năng sáng tạo của HS.
- Vì điều kiện thời gian, trong chương trình nội khóa có những phần GV
không thể giới thiệu hết được. Những phần này nếu được bổ sung bởi HĐNK thì
kiến thức của HS sẽ được mở rộng thêm. HS có thể thu nhận được kiến thức dưới
nhiều hình thức như: tổ ngoại khóa, CLB khoa học, hội vui, hội thi...
Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp
Qua HĐNK, HS được rèn luyện một số kĩ năng như: tập nghiên cứu một vấn
đề, thuyết minh trình bày trước đám đông, tập sử dụng những dụng cụ, thiết bị
thường gặp trong đời sống, những máy móc từ đơn giản tới hiện đại. Qua đó sẽ nảy
21
nở ở HS tình cảm nghề nghiệp và bước đầu có ý thức về nghề nghiệp mà HS sẽ
chọn trong tương lai.
1.4.2.3. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khóa hóa học
- Hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu đào tạo của nhà trường.
- Phát triển hứng thú học tập hóa học, nâng cao, mở rộng kiến thức, kĩ năng
thực nghiệm hóa học.
- Phát triển tính sáng tạo, trí thông minh của học sinh trong việc giải quyết
các vấn đề khoa học.
- Chuẩn bị hướng nghiệp, phát hiện, bồi dưỡng thiên hướng, tài năng.
- Huy động học sinh tham gia các hoạt động công ích có nội dung hóa học:
xây dựng phòng thí nghiệm, đồ dùng dạy học, bảo vệ môi trường.
- Tổ chức vui chơi, giải trí một cách bổ ích, có trí tuệ.
1.4.2.4. Các hình thức hoạt động ngoại khóa hóa học thường gặp
- Tham quan nhà máy hóa chất, cơ sở sản xuất, các ruộng thí nghiệm.
- Thi HS giỏi hóa.
- Tổ ngoại khóa hóa học.
- Câu lạc bộ hóa học.
- Ngày hội hóa học.
- Báo cáo chuyên gia...
1.4.2.5. Các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường
a. Hội thi hóa học
Hội thi là một trong những cách thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn HS, đạt
hiệu quả tốt trong vấn đề giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho người tham
gia. Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳng
định thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập
và trong các hoạt động tập thể. Qui mô của hội thi, đối tượng tham gia, cách thức tổ
chức hội thi như thế nào phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tính chất và nội
dung của hội thi. Quy mô của hội thi có thể tổ chức trong phạm vi một lớp, một
khối hoặc toàn trường. Có thể tổ chức vào các thời gian khác nhau của năm học.
22
Một số hình thức của Hội thi hóa học
- Thi trả lời nhanh: sau khi nêu câu hỏi, đội nào có tín hiệu trước sẽ được trả
lời. Thời gian suy nghĩ cho một câu hỏi là cố định. Vì khi trả lời nhanh nên câu hỏi
nên gắn gọn không quá khó, quá dài. Thi trả lời nhanh có thể dùng các câu hỏi tự
luận hoặc các câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn, các đội chọn ý đúng nhất và giải thích.
- Thi giải thích hiện tượng: sau khi nêu hiện tượng hoặc làm thí nghiệm, yêu
cầu giải thích diễn biến, kết quả. Trong thời gian ấn định, các đội cùng trả lời ra
giấy hoặc viết lên một bảng và sau đó lần lượt đọc câu trả lời. Căn cứ vào câu trả
lời, giám khảo cho điểm cụ thể. Sau khi các đội trả lời, người dẫn chương trình
công bố đáp án chính xác.
- Thi giải bài tập: bài tập có thể là định tính hoặc định lượng. Các đội bốc
thăm chọn bài tập hoặc tất cả cùng làm một bài tập trong khoảng thời gian xác định.
Nếu dưới hình thức bốc thăm thì các bài tập phải tương đương nhau về độ khó và
phù hợp trình độ HS.
- Thi giải ô chữ: tạo một ô chữ gồm nhiều hàng ngang và một cột dọc. Cột
dọc được sắp xếp sao cho nội dung các chữ ở các hàng ngang nối lại tạo thành. Từ
việc trả lời các câu hỏi tìm ra các từ hàng ngang, từ đó dự đoán từ ở cột dọc. Nên
chọn từ ở cột dọc mang một ý nghĩa nào đó.
- Thi thực hành, làm thí nghiệm, chế tạo dụng cụ thí nghiệm: có nhiều
hình thức khác nhau cho phần này. Có thể phát cho các đội thi các dụng cụ, yêu cầu
trình bày cách làm một thí nghiệm. Hoặc phát cho các đội một số dụng cụ, xem đội
nào làm được nhiều thí nghiệm hơn. Vì thời gian và điều kiện của hội thi hạn chế,
có thể chỉ dừng lại ở mức độ nêu cách làm và nếu làm thí nghiệm thì đó chỉ nên là
những thí nghiệm đơn giản, không yêu cầu độ chính xác cao.
- Ra câu hỏi: các đội ra câu hỏi vòng tròn hoặc đặt ra câu hỏi cho khán giả.
Các câu hỏi này phải được ban giám khảo thẩm định trước và đảm bảo tính bí
mật. Để thu hút sự nhiệt tình của khán giả nên có phần thi dành cho lực lượng
này và có phần thưởng cho người trả lời đúng.
b. Ngày hội hóa học (NHHH)
23
NHHH là một hình thức phổ biến của HĐNK hóa học. Ngày hội có thể tổ
chức theo từng chuyên đề hoặc tổ chức tổng hợp các phần, tổ chức phối hợp với các
môn khác, tổ chức cho từng lớp, theo khối lớp hoặc toàn trường.
Nội dung của NHHH
+ Nói chuyện về tiểu sử các nhà hóa học, các giai đoạn phát triển hóa học.
+ Biểu diễn các thí nghiệm.
+ Giới thiệu máy móc, thiết bị kĩ thuật, các ứng dụng của hóa học trong khoa
học kĩ thuật và trong đời sống, quốc phòng.
+ Giới thiệu các thành tựu của hóa học hiện đại.
+ Giới thiệu cách giải hay đối với một số bài tập hóa học khó, hay.
+ Giới thiệu các vấn đề chưa có điều kiện đưa vào chương trình hóa học phổ
thông: hóa học với vấn đề KTXHMT, hóa học thực tiễn...
+ Tổ chức cho HS tham gia vào một số trò chơi dùng kiến thức hóa học.
Tổ chức NHHH
Tuỳ theo mục đích, điều kiện tổ chức có thể tổ chức theo các quy mô khác
nhau. Tuỳ theo nội dung rộng, hẹp ta có thể tổ chức theo hai dạng: ngày hội chuyên
đề hoặc hội vui tổng hợp. Khi cần đi sâu giới thiệu với HS một đề tài nào đó của
hóa học ta tổ chức hội vui chuyên đề. Trong hội vui chuyên đề, mọi hoạt động của
thầy và trò đều xoay quanh chủ đề đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, nhằm giúp
HS hiểu rộng, sâu hơn một số kiến thức, nắm thêm một số kĩ năng, hiểu thêm một
vài ứng dụng của đề tài nghiên cứu.
Thời gian tổ chức NHHH có thể sau khi học xong từng phần của chương trình
học hoặc vào một dịp nào đó (20/11, 26/03, 30/4...) của năm học, hoặc nhân dịp
diễn ra một sự kiện về hóa học.
Trong công tác chuẩn bị, sau khi xác định chủ đề ngoại khóa, cần thông báo
và hướng dẫn cụ thể các phần việc cho các đối tượng tham gia. Cần dự trù kinh phí,
chuẩn bị cơ sở vật chất, trang trí, thiết bị... phục vụ cho buổi ngoại khóa. Trong
điều kiện của các nhà trường phổ thông hiện nay, việc tổ chức nên theo hướng đơn
giản và hiệu quả, không nên quá cầu kì trong khâu chuẩn bị, trong việc trang trí.
24
Trong khâu tổ chức thực hiện có thể theo trình tự sau:
+ Khai mạc, giới thiệu nội dung buổi ngoại khóa. Nếu điều kiện phương tiện
cho phép có thể chiếu một đoạn phim về chủ đề ngoại khóa, có thể bắt đầu buổi hội
vui bằng một bài nói chuyện khoa học mở đầu về lịch sử vấn đề, về tiểu sử của nhà
bác học liên quan, uỷ nhiệm cho một vài HS phụ trách phần mở đầu này dưới hình
thức một vở kịch ngắn, vui mà các em đóng vai chính...
+ Biểu diễn thí nghiệm, trò chơi, nêu các hiện tượng liên quan đến chủ đề.
Những trò chơi hoặc thí nghiệm biểu diễn này do GV hoặc nhóm HS phụ trách,
chuẩn bị kĩ và biểu diễn thành công ngay để có sức thuyết phục HS. Sau đó GV
đóng vai trò là người dẫn dắt HS giải thích các hiện tượng nêu ra. Sau quá trình
thảo luận, trao đổi của HS, GV cần chốt lại vấn đề và giải thích thoả đáng.
+ Tổ chức một số trò chơi: có thể là trò chơi lí thuyết hoặc trò chơi thực hành.
Trong trò chơi lí thuyết, HS vận dụng kiến thức để giải đáp các câu đố vui, các bài
toán vui trong một khoảng thời gian ngắn. Các hình thức của trò chơi lí thuyết có
thể là “Hái hoa hóa học” hoặc thi nhanh giữa các đội. Trong trò chơi thực hành, HS
cần bình tĩnh, thông minh để thực hiện những thao tác khéo léo cần thiết. Chẳng
hạn, phải suy nghĩ, tính toán, ước lượng. Để tổ chức các trò chơi thực hành, cần có
sự chuẩn bị trước một thời gian dài. Mỗi trò chơi cần có một chủ trò, chủ trò cần
rèn luyện thao tác, nắm vững tính năng hoạt động của các thiết bị, biết cách sửa
chữa, điều chỉnh. Có thể giao nhiệm vụ chủ trò cho các em HS tháo vát. Trước khi
chơi, cần hướng dẫn người tham gia để họ hiểu các yêu cầu và quy định của trò
chơi, không làm hỏng thiết bị.
Một điều cần chú ý là phải bố trí trò chơi sao cho HS có thể tham gia một
cách trật tự, khoa học, các em khác vẫn có thể đứng ngoài xem để rút kinh nghiệm
mà không ảnh hưởng gì đến các bạn đang tham gia chơi.
+ Tổng kết ngày hội: GV kết luận lại các vấn đề của ngày hội, thông báo chủ
đề của buổi ngoại khóa tiếp theo, trao phần thưởng cho những HS có thành tích
chuẩn bị cho ngày hội, cho HS tham gia và đoạt giải của ngày hội.
c. Tham quan ngoại khóa
25
Tham quan ngoại khóa (TQNK) là một hình thức tổ chức dạy học trong thực
tế nhờ quan sát trực tiếp của HS dưới sự hướng dẫn của GV và cơ sở tham quan
nhằm nghiên cứu sự vật, hiện tượng cần tìm hiểu trong nội dung dạy học.
Tác dụng
+ Mở rộng tầm hiểu biết xung quanh những vấn đề do chương trình qui định.
+ Bồi dưỡng phương pháp nhận thức như quan sát, phân tích, tổng hợp những
tư liệu cụ thể đã thu thập được trong quá trình tham quan.
+ Nâng cao hứng thú học tập, phát triển óc quan sát, tính tò mò khoa học.
+ Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp, đảm bảo dạy học gắn liền với lao
động sản xuất.
+ Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS: Qua tham quan ngoại khóa
các em có nhận thức đúng đắn về lao động của con người, bồi dưỡng lòng yêu lao
động, yêu tổ quốc.
Nội dung tham quan ngoại khóa
+ Tham quan tìm hiểu máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, thiết bị công,
nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
+ Tham quan cơ sở sản xuất, nhà máy.
+ Tham quan cơ quan khoa học kĩ thuật.
+ Xem triển lãm bảo tàng.
Tổ chức tham quan ngoại khóa
* Quá trình chuẩn bị
- Trong kế hoạch năm học, GV cần đặt ra kế hoạch tham quan một cách cụ
thể: mục đích, yêu cầu, nội dung, địa điểm tham quan, đối tượng sẽ tham quan, thời
gian tham quan, khả năng phối hợp với các bộ môn khác cùng tham gia.
- Sau khi tìm hiểu nơi sẽ tham quan và cân nhắc nội dung chương trình, GV
đặt kế hoạch tham quan gồm các phần:
+ Trình tự các phần cần quan sát khi tham quan, đối tượng quan sát
chính, phương tiện cần sử dụng, những tài liệu cần thu thập.
+ Cách thức tổ chức HS về nhân sự, về quản lí.
26
+ Nội dung các vấn đề cần trao đổi với HS: mục đích, yêu cầu, nội dung,
cách tiến hành và nội quy tham quan.
+ Phân phối thời gian đi, thời gian tham quan, thời gian về.
+ Các biện pháp tiến hành tổng kết.
+ Kế hoạch sử dụng các tài liệu thu được sau khi tham quan.
- Trước khi tiến hành tham quan cần giới thiệu cho HS một cách khái quát về
nơi sẽ đến, những kiến thức liên quan cần chú ý. Có thể giao cho từng tổ, nhóm nào
đó những công việc cụ thể có chú ý đến sở trường của họ. Yêu cầu HS viết thu
hoạch sau khi tham quan.
- Cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cán bộ lãnh đạo, công nhân viên nơi đến để
họ tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình tham quan. Để việc tham quan
mang lại hiệu quả cao, có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ cho các bài học ở trường
phổ thông, GV cần đề xuất với nơi đến những yêu cầu cụ thể của mình.
* Quá trình tham quan cần chú ý ba vấn đề lớn
+ Bám sát mục đích yêu cầu: cần thống nhất với cán bộ, công nhân của nhà
máy, xí nghiệp làm nhiệm vụ hướng dẫn tập trung vào những vẫn đề chính, tránh
giới thiệu tản mạn. GV cũng cần chỉ ra cho HS biết các nguyên lí dùng trong máy
móc, thiết bị đó.
+ Giữ kỉ luật, trật tự: hướng dẫn HS ghi chép, thu thập kết quả cần thiết.
+ Duy trì hứng thú của HS trong quá trình tham quan: chú ý đến nội dung của
tham quan, bố trí việc đi lại và thời gian nghỉ ngơi hợp lí tránh làm HS quá mệt.
* Tổng kết: hình thức tổng kết có thể dưới dạng thuyết trình, đàm thoại trong
đó có thể cho HS trình bày những báo cáo tổng kết về vấn đề được giao. Muốn vậy,
HS phải được chuẩn bị rất chu đáo, ngoài việc thu nhập những thông tin cần thiết
có thể giới thiệu cho HS tham khảo thêm tài liệu hoặc giúp đỡ họ cách viết, cách
trình bày để báo cáo có chất lượng. Có thể kết hợp việc tổng kết trong ngày hội bộ
môn có sử dụng những thông tin thu được từ buổi tham quan.
Như vậy, việc tổ chức tham quan có tác dụng tốt bổ trợ cho việc giảng dạy
và giáo dục HS trong nhà trường, song để tham quan đạt mục đích đặt ra, GV phải
27
xem xét, chuẩn bị chu đáo để khai thác nội dung, yêu cầu về mặt kiến thức cần bổ
sung cho HS, biết phối hợp hoạt động sao cho trong điều kiện cho phép đạt được
hiệu quả cao nhất. Cần tránh để xảy ra tình trạng biến tham quan ngoại khóa học tập
trở thành một buổi tham quan đơn thuần.
d. Câu lạc bộ hóa học
Câu lạc bộ (CLB) được tổ chức nhằm mở rộng tầm nhận thức, hiểu biết về
văn hóa, KHKT, giáo dục lòng yêu lao động, ý thức đạo đức, giúp phát triển toàn
diện các khả năng sáng tạo và các năng khiếu của con người. Tổ chức CLB hóa học
là điều kiện tốt để các cá nhân yêu thích hóa học có môi trường phát huy khả năng
của mình. Đối tượng của CLB có thể là các cá nhân hoặc sinh hoạt theo nhóm.
Tổ chức CLB: cấu trúc của một CLB gồm có: chủ nhiệm CLB, các phó
chủ nhiệm, thư kí CLB, ban cố vấn, các thành viên của CLB.
Hoạt động của CLB
Tuỳ theo điều kiện tổ chức mà hoạt động của CLB có thể tiến hành ở phạm vi
toàn trường hoặc các khối lớp. Hoạt động theo từng khối lớp có thuận lợi là có sự
đồng đều về trình độ và nội dung học tập. Sinh hoạt CLB theo tháng hoặc các
khoảng thời gian phù hợp.
Các hoạt động của CLB gồm:
- Tổ chức các buổi thảo luận: các buổi thảo luận về các vấn đề của hóa học
học, các nội dung thảo luận có thể giao cho HS chuẩn bị trước. Có thể giao cho các
nhóm HS chuẩn bị các thí nghiệm, trò chơi, trang trí cho buổi ngoại khóa.
- Tổ chức thi giữa các nhóm tham gia ngoại khóa.
- Tổ chức các buổi giao lưu tìm hiểu kiến thức.
- Viết báo nội bộ trong phạm vi CLB.
Các buổi sinh hoạt CLB phải có sự chuẩn bị kĩ về nội dung, hình thức, địa
điểm, thời gian. Các phần việc giao cho các nhóm có sự cụ thể hóa chi tiết (chuẩn
bị thí nghiệm nào, trang trí gì...). Một vấn đề quan trọng trong tổ chức CLB là cơ sở
vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt động. Kinh phí có thể do các thành viên đóng
góp, ngoài ra có thể tìm kiếm sự ủng hộ của các tổ chức trong và ngoài nhà trường.
28
Trong quá trình hoạt động, cần phối hợp với các tổ chức trong trường, đặc biệt là
với Đoàn thanh niên, điều đó sẽ tạo nhiều thuận lợi trong hoạt động của CLB.
Viết bản tin về hóa học
Đối với các trường THPT, có thể tổ chức viết báo tường do các lớp thực hiện
hoặc ra một tờ báo nội bộ theo tháng hoặc định kỳ nào đó. Nội dung báo nội bộ
cũng như việc biên tập, in ấn, phát hành do hội đồng bộ môn đảm nhiệm.
Nội dung của bản tin hóa học hoặc báo tường có thể có:
+ Các bài viết về các chuyên đề hóa học.
+ Hướng dẫn cách học hóa học.
+ Giới thiệu các phương pháp giải toán hóa học.
+ Ra các đề bài, tổ chức thi giải các bài tập hay và khó
+ Giải đáp các câu hỏi của HS.
+ Giới thiệu lịch sử hóa học, các nhà hóa học.
+ Giới thiệu các thành tựu, các ứng dụng của hóa học trong kĩ thuật, đời
sống, quốc phòng.
+ Giới thiệu các máy móc, nguyên tắc hoạt động.
+ Hướng dẫn cách làm thí nghiệm, các trò chơi.
+ Tìm hiểu sâu thêm hóa học phổ thông.
+ Giới thiệu tiếng anh qua các bài toán hóa học.
Trong quá trình biên soạn cần phân công công việc cho từng người cụ thể về
nội dung, đánh máy, in ấn, phát hành. Có thể giao cho mỗi lớp thực hiện một bài
viết cụ thể và khuyến khích HS viết bài cho báo. Nếu làm được điều này sẽ có tác
dụng HS đọc nhiều sách báo về hóa học, phát huy óc sáng tạo thúc đẩy phong trào
học tập. Về vấn đề kinh phí, một phần có thể là kinh phí trong hoạt động chuyên
môn của nhà trường để in ấn, phát hành, phần còn lại do HS đóng góp mua báo.
Trong điều kiện của các trường phổ thông hiện nay, việc ra một tờ báo hàng tháng
chung cho các môn phù hợp hơn nếu điều kiện kinh phí hạn chế.
Tóm lại: Trên đây là vài hình thức tổ chức HĐNK hóa học phổ biến ở trường
phổ thông. Mỗi hình thức tổ chức có ưu điểm riêng: nếu như hội thi hóa học là điều
29
kiện phát huy tính độc lập tư duy giải quyết vấn đề của HS thì HVHH, tham quan
ngoại khóa là điều kiện thuận lợi để bổ sung, mở rộng kiến thức. CLB hóa học giúp
HS có năng lực phát triển hứng thú, tư duy. Báo hóa học có thể tạo ra một phong
trào học tập. Và nếu chỉ giữ nguyên một hình thức tổ chức sẽ gây nhàm chán, do đó
trong điều kiện có thể, cần kết hợp các hình thức tổ chức ngoại khóa hóa học. Mặt
khác, trong nhà trường phổ thông, HS được học nhiều môn khác nhau, vì vậy tuỳ
điều kiện có thể tổ chức ngoại khóa hóa học cùng với cán bộ môn khác, tuy vậy cần
chú ý tỉ lệ cân đối giữa các môn. Việc tổ chức ngoại khóa cho nhiều môn đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị kĩ ở tất cả các khâu và sự phối hợp thống nhất của các tổ bộ
môn trong trường.
Tóm tắt chương 1
Trên đây là những nghiên cứu của tác giả về những vấn đề cơ sở lý luận của
hoạt động dạy và học hóa học ở trường phổ thông hiện nay. Qua đó, có thể nhận
thấy rằng:
- Từ thực trạng của việc dạy học hóa học hiện nay, việc giảng dạy môn hóa
học ở trường phổ thông cần có sự đổi mới một cách đồng bộ và toàn diện, bên cạnh
các kiến thức trong sách giáo khoa, cần phải trang bị thêm cho HS một vốn kiến
thức KTXHMT để phù hợp với sự phát triển khoa học kỹ thuật và trình độ của HS.
- Trong dạy học, thời lượng kiến thức và thời gian chính khóa rất khó để GV
có thể tận dụng cơ hội trang bị các kiến thức bổ ích cho HS. Nên việc tích hợp đa
dạng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học nội ngoại khóa sẽ tăng
thêm kiến thức về KTXHMT cho các em. Giúp các em có một tầm nhìn về các vấn
đề trong cuộc sống để qua đó tăng vốn sống, vốn kiến thức ứng dụng, giảm áp lực
học tập và đam mê môn học, định hướng nghề nghiệp cho các em. HS được khuyến
khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức trên các phương tiện thông tin
đại chúng, từ đó phát triển trí tuệ, hiểu được bản chất hóa học, sắp xếp hợp lý quá
trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
30
Chương 2. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ, XÃ HỘI,
MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 12
TRƯỜNG THPT
2.1. Tổng quan về chương trình hóa học lớp 12 nâng cao
2.1.1. Cấu trúc các bài học trong SGK hóa học lớp 12 nâng cao
Bảng 2.1: Cấu trúc bài học SGK 12 nâng cao
Nội dung
Chương 1. Este - Lipit
Bài 1: Este.
Bài 2: Lipit.
Bài 3: Chất giặt rửa.
Bài 4: Luyện tập: Mối quan hệ hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon.
Chương 2. Cacbohiđrat
Bài 5: Glucozơ.
Bài 6: Saccarozơ.
Bài 7: Tinh bột.
Bài 8: Xenlulozơ.
Bài 9: Luyện tập cấu trúc và tính chất của một số cacbohiđrat tiêu biểu.
Bài 10: Bài thực thực hành số 1: Điều chế este và tính chất của một số
cacbohiđrat.
Chương 3. Amin - Amino axit -Protein
Bài 11: Amin
Bài 12: Amino axit.
Bài 13: Peptit và protein.
Bài 14: Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, aminoaxit, protein.
Bài 15: Bài thực hành số 2: Một số tính chất của amin, aminoaxit,
protein.
Hoá học
hữu cơ
Chương 4. Polime và vật liệu Polime
Bài 16: Đại cương về polime.
Bài 17: Vật liệu polime.
Bài 18: Luyện tập: Polime và vật liệu polime
31
Chương 5. Đại cương về kim loại
Bài 19: Kim loại và hợp kim.
Bài 20: Dãy điện hóa của kim loại.
Bài 21: Luyện tập: Tính chất của kim loại
Bài 22: Sự điện phân
Bài 23: Sự ăn mòn kim loại.
Bài 24: Điều chế kim loại.
Bài 25: Luyện tập: Sự điện phân – Sự ăn mòn kim loại – Điều chế kim
loại.
Bài 26: Bài thực hành 3: Dãy điện hóa của kim loại. Điều chế kim loại.
Bài 27: Bài thực hành 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại.
Chương 6. Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm
Bài 28: Kim loại kiềm.
Bài 29: Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
Bài 30: Kim loại kiềm thổ.
Bài 31: Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.
Bài 32: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ.
Bài 33: Nhôm
Bài 34: Một số hợp chất quan trọng của nhôm.
Bài 35: Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm.
Bài 36: Bài thực hành 5: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ
và hợp chất của chúng.
Bài 37: Bài thực hành 6: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm.
Hoá học
vô cơ
Chương 7. Crom – Sắt – Đồng
Bài 38: Crom.
Bài 39: Một số hợp chất của crom.
Bài 40: Sắt.
Bài 41: Một số hợp chất quan trọng của sắt.
Bài 42: Hợp kim của sắt.
Bài 43: Đồng và một số hợp chất của đồng.
Bài 44: Sơ lược về một số kim loại khác.
Bài 45: Luyện tập: Tính chất của crom, sắt và những hợp chất của
chúng.
Bài 46: Luyện tập: Tính chất của đồng và hợp chất đồng. Sơ lược về các
kim loại Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb.
Bài 47: Bài thực hành 7: Tính chất của crom, sắt, đồng và những hợp
chất của chúng.
32
Chương 8. Phân biệt một số chất vô cơ. Chuẩn độ dung dịch
Bài 48: Nhận biết một số cation trong dung dịch.
Bài 49: Nhận biết một số anion trong dung dịch.
Bài 50: Nhận biết một số chất khí.
Bài 51: Chuẩn độ axit – bazơ.
Bài 52: Chuẩn độ oxi hóa – khử bằng phương pháp pemanganat.
Bài 53: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ.
Bài 54: Bài thực hành 8: Nhận biết một số ion trong dung dịch.
Bài 55: Bài thực hành 9: Chuẩn độ dung dịch.
Chương 9. Hoá học và vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường.
Bài 56: Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế.
Bài 57: Hoá học và vấn đề xã hội.
Bài 58: Hoá học và vấn đề môi trường.
2.1.2.
2.1.3. Đặc điểm chương 9 sách SGK lớp 12 nâng cao
2.2.3.1. Giới hạn và thời lượng học
- Về độ rộng kiến thức: rất rộng, gắn với thực tiễn.
- Số tiết học: 3 tiết.
2.2.3.2. Nội dung mới
Vấn đề đang đặt ra cho nhân loại về KTXHMT.
- Nguồn năng lượng đang bị cạn kiệt, nhiên liệu khan hiếm nhưng nhu cầu
ngày càng tăng do sự phát triển của nhân loại.
- Nhu cầu lương thực, thực phẩm, dược phẩm, may mặc ngày càng tăng do
sự phát triển dân số nhưng diện tích canh tác, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp...
ngày càng thu hẹp.
- Môi trường ngày càng bị ô nhiễm một phần do sản xuất trong đó có công
nghiệp hóa học phát triển gây ảnh hưởng của các chất hóa học đến sự ô nhiễm môi
trường không khí, nước, đất.
Hoá học đã góp phần giải quyết những vấn đề đó một cách cụ thể và thiết
thực như thế nào?
Các bài tập trong chương là những bài tập yêu cầu HS vận dụng kiến thức
đã có trong bài nhưng đa phần là những bài tập có tính thực tiễn cao nhằm giúp HS
33
vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống và thực tiễn một cách thiết thực và cập
nhật đối với cuộc sống hiện nay.
2.2.3.3. Sự khác biệt giữa SGK hóa học 12 nâng cao và SGK hóa học 12
- Nội dung và cấu trúc tương tự nhau.
- Thời gian dành cho nội dung của chương là như nhau (3 tiết).
Tuy nhiên như đã trình bày ở trên nội dung chương 9 là sự vận dụng kiến
thức của cả chương trình hóa học để tìm hiểu vai trò của hóa học đối với sự phát
triển KTXHMT do đó có khác nhau về mức độ về kiến thức kĩ năng.
- Cụ thể là ở sách 12 nâng cao trình bày một cách tổng hợp, cụ thể, chi tiết
hơn để HS hiểu được tương đối sâu sắc vai trò của hóa học đối với việc giải quyết
các vấn đề đặt ra cho nhân loại hiện nay về KTXHMT và vận dụng trong thực tế.
- Trong Sách hóa học 12 trình bày sơ lược hơn, có tính chất thông báo để HS
hiểu vai trò của hóa học đối với việc giải quyết các vấn đề đặt ra cho nhân loại hiện
nay về KTXHMT.
Chương 9 có nội dung mới nhưng lại có tính chất ôn tập, hệ thống hóa,
mở rộng các kiến thức kĩ năng hóa học đã học và có tính thực tiễn rất cao.
2.1.4. Phương pháp dạy học các bài trong chương 9 SGK 12 nâng cao
Trên cơ sở đặc điểm về nội dung của chương, PPDH các bài cụ thể của
chương cũng có những đặc điểm riêng.
Với trình độ của HS lớp 12, PPDH chủ yếu là: GV nêu vấn đề, giao nhiệm
vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, HS phát hiện vấn đề và HS giải quyết vấn
đề, bằng cách:
- Nhớ lại các kiến thức có liên quan đã học ở Hoá học và các lĩnh vực khác
như: tính chất, ứng dụng, điều chế các chất hóa học, nguồn tài nguyên thiên nhiên,
vấn đề sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Khai thác các thông tin từ nội dung SGK.
- Khai thác thông tin từ các nguồn thông tin đại chúng hoặc qua băng hình,
hình vẽ (nếu có) hoặc trên mạng internet..
34
- HS thảo luận và rút ra kết luận.
Ngoài ra, GV nêu một số tình huống cụ thể để HS vận dụng giải quyết vấn
đề có liên quan trong cuộc sống. Thí dụ:
- Tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu trong sinh hoạt gia đình.
- Sử dụng và bảo quản các vật liệu, đồ dùng gia đình một cách hiệu quả.
- BVMT trong sinh hoạt gia đình, học tập hóa học, công cộng...
Do đó GV nên giao những nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm HS. Các
nhóm HS tiến hành thu thập các thông tin tư liệu, viết báo cáo và trình bày trước
lớp. HS thảo luận, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. GV đánh giá và cho điểm tùy
theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo và bảo vệ quan điểm của mỗi nhóm.
Hóa học và vấn đề năng lượng và nhiên liệu
Để hiểu nội dung SGK, GV yêu cầu HS tự tìm hiểu một số khái niệm sau:
- Khái niệm năng lượng và nhiên liệu: khái niệm này HS đã biết ở môn vật lí
và hóa học. Không yêu cầu HS nêu khái niệm mà GV chỉ yêu cầu HS nêu được thí
dụ về các nguồn năng lượng, dạng năng lượng cụ thể để HS hiểu được thế nào là
năng lượng. Về nhiên liệu GV cũng yêu cầu HS nêu được thí dụ nhiên liệu rắn,
lỏng, khí, nhiên liệu hóa thạch.
- Khái niệm nguồn năng lượng, nhiên liệu bị cạn kiệt và cho biết nguyên
nhân. GV yêu cầu HS đưa ra thí dụ về nguồn năng lượng không bị cạn kiệt và
nguồn năng lượng bị cạn kiệt. Thí dụ như dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên bị cạn kiệt
do bị khai thác và sử dụng quá nhiều.
- Vai trò của năng lượng và nhiên liệu: GV yêu cầu HS lấy các thí dụ cụ thể
để minh họa. Nếu không có năng lượng và nhiên liệu thì hân loại không thể tồn tại
và phát triển.
- Vấn đề về năng lượng và nhiên liệu đang đặt ra cho nhân loại hiện nay cần
làm rõ nhu cầu sử dụng cho sự phát triển kinh tế và nhân loại ngày càng tăng do sản
xuất phát triển, do dân số tăng, do ô nhiễm môi trường... HS lấy thí dụ minh họa.
35
- Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề đặt ra về năng lượng và nhiên liệu:
cụ thể cần làm rõ: vấn đề cạn kiệt và khan hiếm, vấn đề ô nhiễm môi trường do sử
dụng năng lượng và nhiên liệu như thế nào? HS lấy thêm các thí dụ để minh họa.
Tùy đối tượng HS có thể thu thập được các thông tin nhiều hay ít khác nhau,
sinh động hay không sinh động, dù ở ban KHTN hay KHXH hoặc ban cơ bản, GV
giúp cho HS hiểu được:
Nhân loại đang giải quyết vấn đề nhu cầu ngày càng tăng nhưng thực tế lại
thiếu năng lượng và khan hiếm nhiên liệu do tiêu thụ quá nhiều, vấn đề ONMT.
Hoá học đã góp phần giải quyết vấn đề khan hiếm năng lượng và cạn kiệt
nguồn nguyên liệu, có 3 phương hướng cơ bản sau đây:
- Tìm cách sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng và nhiên liệu hiện có.
- Sản xuất và sử dụng nguồn năng lượng và nhiên liệu nhân tạo.
- Sử dụng các nguồn năng lượng mới, ít gây ô nhiễm môi trường.
Hóa học và vấn đề vật liệu
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài học, các thông tin bổ sung, sử dụng các
kiến thức đã biết và làm sáng tỏ được:
- Khái niệm vật liệu: HS lấy thí dụ cụ thể về vật liêu như vật liệu xây dựng,
vật liệu polime, vật liệu compozit, vật liệu nano.
- Vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế.
- Vấn đề đang đặt ra về vật liệu cho ngành công nghiệp vật liệu là gì?
- Hoá học đã góp phần giải quyết vấn đề về vật liệu.
Với mỗi vấn đề trên có thể lấy thí dụ minh họa bằng lời nói, hình ảnh, đĩa
hình tùy điều kiện từng trường từng địa phương.
HS cần hiểu được các thông tin chủ yếu sau:
- Vấn đề chế tạo vật liệu nhân tạo mới có những ưu thế hơn (tốt, bền, chắc,
đẹp, rẻ... hơn) là vấn đề luôn đặt ra cho nhân loại.
- Theo hướng trên, ngành sản xuất hóa học đã góp phần tạo ra nhiều loại vật
liệu nhân tạo được sử dụng trong công nghiệp và đời sống. Thí dụ: một số hợp kim
có những tính chất đặc biệt. Vật liệu silicat: gạch chịu lửa, không bị kiềm axit ăn
36
mòn, thuỷ tinh pha lê, gốm, sứ cách điện…Các vật liệu dùng cho ngành sản xuất
hóa học: hóa chất cơ bản HCl, H2SO4, HNO3, NH3... làm nguyên liệu để sản xuất
phân bón, thuốc trừ sâu…Các vật liệu dùng cho nhiều nghành công nghiệp khác:
nhựa, chất dẻo, PVC, PE, cao su tổng hợp, tơ, sợi tổng hợp...Vật liệu mới: vật liệu
nano, vật liệu compozit.
Hóa học và vấn đề xã hội
Nội dung trong bài này không những chỉ có nội dung liên quan đến hóa học
mà còn liên quan đến sinh học, địa lí, công nghệ. Nội dung trong bài có tính chất
tích hợp, tổng hợp và hệ thống hóa các kiến thức đã học.
Hóa học và vấn đề lương thực, thực phẩm.
- GV chú ý cho HS phân biệt một số khái niệm thông qua thí dụ cụ thể như:
lương thực và thực phẩm.
Vấn đề về lương thực, thực phẩm đang đặt ra cho nhân loại hiện nay. Chú ý
các vấn đề có liên quan tới dân số tăng, vấn đề đô thị hóa dẫn đến diện tích canh tác
ngày càng giảm, vấn đề nhu cầu của nhân loại ngày càng cao, sử dụng phân bón hóa
học, các chất dẫn đến mất an toàn lương thực, thực phẩm...
Những đóng góp cụ thể của hóa học để giúp giải quyết vấn đề về lương thực,
thực phẩm. Chú ý sản xuất thực phẩm bằng cách nhân tạo, tạo ra phân bón, chất bảo
vệ thực vật, kích thích sinh trưởng, hương liệu... để làm tăng số lượng và chất lượng
lương thực thực phẩm.
Nội dung cần chốt lại:
+ Do sự bùng nổ về dân số và nhu cầu của con người ngày càng cao, do đó
vấn đề đặt ra đối với lương thực, thực phẩm là: không những cần tăng về số lượng
mà cần tăng cả chất lượng, chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Hoá học đã góp phần làm tăng số lượng và chất lượng lương thực, thực phẩm.
Nghiên cứu và sản xuất các chất hóa học có tác dụng bảo vệ và phát triển thực vật,
động vật. Thí dụ: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng…
Nghiên cứu ra các chất màu, chất phụ gia thực phẩm, hương liệu giúp chế biến được
thực phẩm thơm ngon, hình thức đẹp nhưng vẫn đảm bảo được vệ sinh an toàn thực
37
phẩm. Bằng phương pháp hóa học, tăng cường chế biến thực phẩm nhân tạo hoặc
chế biến thực phẩm theo công nghệ hóa học tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn
phù hợp với những nhu cầu khác nhau của con người.
Hoá học và vấn đề may mặc
Chú ý HS vận dụng kiến thức hóa học, lịch sử, công nghệ và đời sống để
hiểu được: nhu cầu về mặc của con người từ thượng cổ đến nay. Ngoài kiến thức
trong bài HS có thể cho thêm thí dụ để thấy rõ:
Từ lá cây, vỏ cây, bông, tơ tằm, tơ tổng hợp, tơ nhân tạo...được dùng để may
mặc. Từ quay tơ, kéo sợi, dệt vải bằng phương tiện thô sơ đến nay đã có máy khâu,
máy dệt hiện đại. Từ dùng vỏ cây, củ để nhuộm vải, thì nay đã có thuốc nhuộm đủ
các màu bền, đẹp..
hóa học đã có vai trò quan trọng: chế tạo ra chất liệu tơ, sợi đẹp hơn tốt hơn,
bền hơn, thẩm mĩ hơn. Chế tạo ra các vật liệu để làm ra máy khâu, máy dệt hiện đạt
để sản xuất được vải tốt, may được quần áo bền, đẹp..
Nội dung cần chốt lại:
- Nếu con người chỉ dựa vào tơ sợi thiên nhiên:bông, đay, gai... thì không đủ.
- Ngày nay việc sản xuất ra tơ, sợi hóa học đã đáp ứng được nhu cầu may
mặc cho nhân loại.
- So với tơ tự nhiên (sợi bông, sợi gai, tơ tằm), tơ hóa học tơ visco, tơ axetat,
tơ nilon, tơ capron, tơ poliacrilat có nhiều ưu điểm nổi bật: dai, đàn hồi mềm mại,
nhẹ, xốp, đẹp và rẻ tiền...
- Các loại tơ sợi hóa học được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp nên
đã dần đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng và mĩ thuật.
Hóa học và vấn đề sức khỏe
• Dược phẩm
Nội dung về dược phẩm rất rộng. GV chỉ yêu cầu HS nêu thí dụ cụ thể về
một số cây thuốc thông dụng và một số loại thuốc tân được thường dùng.
38
HS đọc thông tin trong bài học, vận dụng kiến thức có liên quan đã học trong
chương trình, qua tìm hiểu thực tiễn và các thông tin bổ sung về các loại thuốc và
tìm hiểu thành phần hóa học chính của một số loại thuốc thông dụng. Nêu thí dụ
một số bệnh hiểm nghèo cần phải có thuốc đặc trị mới có thể chữa trị được…
Nội dung cần chốt lại:
- Nhiều loại bệnh không thể chỉ dùng các loại cây cỏ tự nhiên trực tiếp để
chữa trị.
- Ngành hoá dược đã góp phần tạo ra những loại thuốc tân dược có nhiều ưu
thế: sử dụng đơn giản, bệnh khỏi nhanh, hiệu quả đặc biệt đối với một số bệnh do
virut và một số bệnh hiểm nghèo…
* Với HS ban KHTN, có thể GV giao thêm nhiệm vụ tìm hiểu thành phần
hóa học cấu tạo hóa học của một chất là thành phần chính của một số thuốc, thí dụ
như vitamin C, D...
• Chất gây nghiện, chất ma tuý, phòng chống ma túy.
HS tự tìm hiểu nội dung bài học SGK, các thông tin tư liệu bổ sung kiến
thức thực tế để hiểu được:
- Ma tuý, chất gây nghiện là gì? Tác hại của chất gây nghiện, ma túy.
- Vấn đề hiện nay đang đặt ra đối với vấn đề chống ma tuý là gì?
- Hoá học đã góp phần giải quyết vấn đề đó như thế nào?
Với HS ban KHTN, GV có thể yêu cầu HS tìm hiểu thành phần hóa học của
một số chất gây nghiện thuộc loại thuốc chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ và một
số chất ma túy hiện đại.
Nội dung cần chốt lại:
- Ma tuý là chất có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lí, có hại
cho sức khoẻ con người. Tiêm chích ma tuý gây trụy tim mạch dễ dẫn đến tử vong.
- Vấn đề đang đặt ra hiện nay là càng ngày càng có nhiều người bị nghiện
ma tuý, đặc biệt là thanh thiếu niên.
39
- Hoá học đã góp phần làm rõ thành phần hóa học, tác dụng tâm sinh lí của
một số chất gây nghiện, ma tuý. Trên cơ sở đó giúp tạo ra các biện pháp phòng
chống sử dụng chất gây nghiện, ma tuý.
Hóa học và vấn đề môi trường
Nội dung về môi trường là nội dung mang tính tích hợp cao.
Lần đầu tiên trong chương trình hóa học, HS được tìm hiểu một số khái niệm
có liên quan đến môi trường một cách hệ thống hơn.
Tuy nhiên trong các môn Sinh học, địa lí... HS đã được làm quen với những
khái niệm này sớm hơn.
Tuy nhiên, dưới góc độ của bộ môn hóa học cũng có những đặc thù riêng.
GV cần chú ý nội dung ảnh hưởng của hóa học tới vấn đề môi trường trong đó chú
ý mặt tích cực của sản xuất hóa học, đóng góp của khoa học hóa học đối với việc
tìm hiểu, cải tạo thành phần của môi trường thì còn là một trong những nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường sống.
Do đó, GV có thể yêu cầu HS nhớ lại các nội dung có liên quan trong bộ
môn hóa học và các môn học khác.
Tùy theo mức độ nội dung hóa học và ở bài cụ thể trong SGK của mỗi ban,
HS tìm hiểu nội dung của bài một cách phù hợp.
Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường
• Ô nhiễm môi trường không khí
- HS cần hiểu được thành phần hóa học của không khí sạch.
- HS cần phân biệt được không khí sạch và không khí bị ô nhiễm dựa vào
thành phần các chất hóa học, các vi khuẩn, bụi trong không khí.
- HS có thể nêu được không khí bị ô nhiễm thường gần các khu công nghiệp,
bệnh viện, khu vệ sinh...và hậu quả do ô nhiẽm không khí gây ra.
• Ô nhiễm môi trường nước
HS cần hiểu được thành phần hóa học của nước sạch.
40
HS cần phân biệt được nước sạch và nước bị ô nhiễm dựa vào thành phần
các chất hóa học, các vi khuẩn trong nước.
HS có thể nêu được nước bị ô nhiễm thường gần các khu công nghiệp, bệnh
viện, khu vệ sinh...và hậu quả do ô nhiẽm nguồn nước gây ra.
• Ô nhiễm môi trường đất
HS cần phân biệt được đất sạch và đất bị ô nhiễm dựa vào thành phần các
chất hóa học, các vi khuẩn, có trong đất.
HS có thể nêu được đất bị ô nhiễm thường gần các khu công nghiệp, bệnh
viện, khu vệ sinh...và hậu quả do ô nhiễm đất gây ra.
HS hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong đó có nguyên nhân
là sản xuất hóa học, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu...
Hóa học và vấn đề chống ONMT trong đời sống, sản xuất và học tập
• Nhận biết môi trường bị ô nhiễm bằng phương pháp hóa học
Để chống ô nhiễm môi trường thì điều đầu tiên, HS cần biết được một số
biện pháp nhận biết môi trường bị ô nhiễm. HS cần nêu được một số thí dụ trong
cuộc sống và trong học tập hóa học đặc biệt bằng phương pháp hóa học đã biết.
HS có thể vận dụng những nội dung đã học về dung dịch, nhận biết các chất,
các ion và phân biệt các chất vô cơ đã học để hiểu được.
Nội dung cần chốt lại:
- Quan sát, dựa vào màu sắc, mùi.
- Dùng một số hóa chất để xác định các ion gây ô nhiễm bằng phương pháp
phân tích hóa học.
- Dùng các dụng cụ đo như nhiệt kế, sắc kí, máy đo pH... để xác định
nhiệt độ, các ion và độ pH của đất, nước...
Vai trò của hóa học trong việc xử lí chất ô nhiễm
HS cần biết được nguyên tắc chung của việc xử lí chất thải bằng phương
pháp hóa học.
41
HS cần biết một số biện pháp cụ thể trong sản xuất, đời sống: xử lí khí thải,
xử lí chất rắn thải, xử lí nước thải.
Một số biện pháp xử lí chất thải trong phòng thí nghiệm là:
- Bước 1: Phân loại chất thải, xác định tính chất đặc trưng của mỗi loại.
- Bước 2: Chọn cách xử lí cho phù hợp dựa vào tính chất hóa học của mỗi
chất hoặc loại chất.
- Bước 3: Xử lí bằng phương pháp hóa học và phương pháp vật lí.
HS cần chốt được: Để xử lí chất thải theo phương pháp hóa học, cần căn cứ
vào tính chất lí hóa học của mỗi loại chất thải để chọn chất khử cho phù hợp.
2.2. Tích hợp CVĐKTXHMT trong giờ nội khóa môn hóa học
2.2.1. Thiết kế một số giáo án tích hợp CVĐKTXHMT trong dạy học hóa học
2.2.1.1. Các địa chỉ có thể tích hợp giảng dạy các vấn đề KTXHMT
Bảng 2.2: Các địa chỉ có thể tích hợp CVĐKTXHMT
Tên bài Nội dung tích hợp
Bài 3. Chất giặt rửa Lựa chọn chất giặt rửa thích hợp cho từng vùng kinh tế.
Xử lí nước thải có chất giặt rửa ra môi trường.
Bài 4. Glucozơ Các loại đường tổng hợp được phép sử dụng trên thế
giới.
Nguyên nhân của bệnh đường huyết.
Bài 5. Saccarozơ Sản xuất đường mía và các hóa chất phụ gia sử dụng
tác động đến sức khỏe của công nhân sản xuất và môi
trường.
Bài 7. Tinh bột Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể.
Sử dụng các thực phẩm tinh bột hợp lí.
Bài 8. Xenlulozơ Lợi ích của xenlulozơ và việc trồng rừng.
Tái chế giấy.
Bài 11. Amin Cơ chế tạo ra chất gây ung thư của amin bậc 2.
Bài 12. Aminoaxit Các aminoaxit dùng phổ biến trong đời sống.
Bài 13. Peptit và protein Các loại protein quan trọng trong thực phẩm và các
thực phẩm dinh dưỡng chức năng.
Bài 17. Vật liệu polime Các vật liệu polime thường sử dụng trong đời sống và
các tác hại lâu dài cho môi trường.
42
Tái chế vật liệu polime.
Bài 23. Ăn mòn kim loại Bảo vệ các vật dụng bằng kim loại trong đời sống hằng
ngày.
Bài 24. Điều chế kim loại Sản xuất các kim loại quý hiếm và tác động của việc
sản xuất đến môi trường.
Bài 31. Một số hợp chất của
kim loại kiềm thổ
Nước cứng và cách xử lý nước cứng, nước phèn.
Bài 34. Một số hợp chất quan
trọng của nhôm
Tác hại của việc dùng đồ nhôm không đúng cách.
Sản xuất nhôm liên quan đến khai thác boxit.
Bài 39. Một số hợp chất của
crom.
Crom và các sắc màu crom
Ứng dụng vài hợp chất quan trọng của crom trong đời
sống.
Bài 40. Sắt Tầm quan trọng của sắt trong đời sống
Bài 41. Một số hợp chất của sắt Các dạng tồn tại của các hợp chất sắt trong các nguồn
nước.
Bài 42. Hợp kim của sắt Các loại thép đặc biệt.
Sản xuất gang thép và ô nhiễm môi trường.
Bài 43. Đồng và một số hợp
chất của đồng
Tầm quan trọng của đồng trong đời sống.
Hợp kim của đồng.
Bài 44. Sơ lược một số kim loại
khác
Các ứng dụng và các hiện tượng trong đời sống liên
quan đến Ag, Au, Sn, Pb...
Ô nhiễm nguồn nước do các kim loại nặng.
Bài 52. Chuẩn độ oxi hóa –khử
bằng phương pháp pemanganat
Đo hàm lượng ion sắt trong nước sử dụng.
Bài 56. Hóa học và vấn đề phát
triển kinh tế
Các vấn đề về khai thác, sử dụng năng lượng, năng
lượng mới.
Khai thác sử dụng nhiên liệu, vật liệu trong tự nhiên
góp phần vào lợi ích nhân loại.
Bài 57. Hóa học và vấn đề xã
hội
Lương thực, thực phẩm, sản xuất và sử dụng hợp lý để
bảo vệ sức khỏe.
May mặc và các thành tựu mới.
Tác hại của andehit trong vải, áo quần. tác hại của
xeton trong mỹ phẩm.
Bệnh tật và sức khỏe hiện nay (H1N1).
Bài 58. Hóa học và vấn đề môi
trường
Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm nước, không khí,
đất. Giải pháp khắc phục.
43
2.2.1.2. Các thời điểm có thể tích hợp
Tích hợp vào bài giống như trong giờ lên lớp: có thể áp dụng rất đa dạng
như: khi mở đầu bài giảng, đặt vấn đề có liên quan trong khi học bài mới, khi cũng
cố, luyện tập, khi kiểm tra, đánh giá...
2.2.1.3. Tích hợp một phần vào bài giảng mới
a. Các bài áp dụng tích hợp
Trong quá trình thực hiện đề tài các giáo án tích hợp các vấn đề KTXHMT
theo bài cụ thể, tác giả đã chọn ra các bài sau:
- Bài 17: Vật liệu Polime
- Bài 24: Điều chế kim loại
- Bài 31: Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ (Nước cứng)
- Bài 33: Nhôm
- Bài 38: Crom
- Bài 44: Sơ lược về một số kim loại khác.
b. Các bài thực nghiệm
Trong 6 giáo án tích hợp, chọn ra 2 giáo án thực hiện thực nghiệm là:
- Bài 17: Vật liệu polime.
- Bài 44: Sơ lược về các kim loại khác.
Lý do lựa chọn thực nghiệm 2 bài này:
- Vì thời gian và nội dung thực nghiệm của đề tài khá rộng nên chỉ chọn 2
bài gửi cho các GV cộng tác thực nghiệm.
- Nội dung bài 17 và 44 có liên quan rất nhiều CVĐKTXHMT nên tác giả
tâm đắc và quyết định lựa chọn 2 bài trên.
Các giáo án của các bài được đính kèm theo file của luận văn, tác giả chỉ nêu
trong luận văn 2 giáo án đã tiến hành thực nghiệm.
GIÁO ÁN BÀI 17: VẬT LIỆU POLIME
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS biết được:
44
Khái niệm về các vật liệu: Chất dẻo, cao su, tơ, sợi và keo dán.
Thành phần, tính chất và ứng dụng của chúng.
Phương pháp điều chế một số polime thông dụng.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng.
So sánh các vật liệu.
Giải các bài tập về vật liệu polime.
3. Tư duy
Rèn luyện tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp.
4. Giáo dục tư tưởng:
Làm cho HS thấy được tầm quan trọng của hóa học trong cuộc sống.
Nhận biết được vấn đề ô nhiễm môi trường do việc chế tạo và sử dụng các
polime trong cuộc sống.
II. Phương pháp dạy học: Thuyết trình + Đàm thoại + Trực quan.
III. Chuẩn bị
GV: các câu hỏi và mẫu vật, tranh ảnh hình vẽ liên quan tới nội dung bài học,
hệ thống câu hỏi của bài.
HS: ôn lại kiến thức cũ và xem trước nội dung bài mới ở nhà.
IV. Các họat động dạy học: Nên phân bố nội dung tiết học như sau:
Tiết 1. a. Chất dẻo.
b. Tơ tổng hợp và tơ nhân tạo.
Tiết 2. c. Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
d. Keo dán.
Họat động của thầy và trò. Nội dung bài học
Họat động 1: Kiểm tra bài cũ
1. Hãy định nghĩa và minh họa:
a. Polime, monome.
45
b. Polime tổng hợp và polime
bán tổng hợp.
c. Polime có cấu trúc điều hòa
và không điều hòa.
2. Phân biệt sự trùng hợp và sự
trùng ngưng về phản ứng, monome
và phân tử khối của polime so với
monome. Lấy thí dụ minh họa.
DẠY BÀI MỚI
Họat động 2: Tìm hiểu chất dẻo
GV đặt câu hỏi cho HS trả lời.
Tính dẻo là gì? Cho một vài
ví dụ về vật có tính dẻo mà em biết
trong cuộc sống?
Vậy chất dẻo là gì?
GV cho HS quan sát một số vật
làm bằng chất dẻo như áo mưa,
ống nước, dây điện, thước kẻ,...
HS viết phương trình điều chế
các polime sau: PE, PVC, PPF,
polimetyl metacrylat.
HS rút ra tính chất và ứng dụng
của các polime đó.
HS tìm hiểu SGK cho biết
thành phần cơ bản của chất dẻo và
những thành phần phụ thêm của
chất dẻo.
GV bổ sung và nhấn mạnh
Bài 17: VẬT LIỆU POLIME
I. Chất dẻo
1. Định nghĩa
Tính dẻo là tính bị biến dạng khi chịu
tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn
giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.
Chất dẻo là những vật liệu polime có
tính dẻo.
2. Một số hợp chất polime dùng làm
chất dẻo
a. Polietilen (PE)
Là chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở
110C, không dẫn điện và nhiệt.
Dùng làm màng mỏng, vật liệu điện,
bọc hàng, áo mưa, bao bì.
CH2 CH2n CH2 CH2 n
to, xt
P
etilen polietilen
b. Poli(vinylclorua) (PVC)
CH2=CH Cln CH2 CH
Cl
n
to, xt, p
vinyl clorua poli(vinyl clorua)
46
một số tác hại do độc tính của các
polime trên đối với cơ thể con
người.
Polietilen gây viêm da.
PVC làm suy sụp hệ thần
kinh trung ương: gây chóng mặt,
mất định hướng, mất tri giác, chán
ăn, buồn nôn, là chất gây ung thư.
Khi tiếp xúc với hơi của
metyl metacrylat gây kích ứng các
niêm mạc, rối loạn thần kinh như:
nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, dễ tức
giận, giảm huyết áp.
Phenol là chất kích ứng và
ăn da, thường gây ra những vết
loét bỏng trên da.
Fomanđehit là chất kích ứng
mạnh ở mắt và đường hô hấp, có
khả năng gây ung thư, biến dị gen,
mất gen, trao đổi nhiễm sắc thể và
biến dạng tế bào.
Là chất rắn vô định hình, bền với axit.
Dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước,
vải che mưa...
Túi nhựa PVC có chứa DOB
c. Poli(metyl metacrylat)
H2C C COOCH3
CH3
n xt, t
0
CH2 C
COOCH3
CH3
n
metyl metacrylat poli(metyl metacrylat)
Là chất rắn, không màu, rất bền, cứng
nên còn được gọi là thuỷ tinh hữu cơ.
Dùng chế tạo kính máy bay, ô tô, răng
giả, đồ nữ trang...
d. Poli(phenol-fomanđehit) (PPF)
Nhựa novolac
OH
CH2
OH
CH2
OH
CH2 OH
CH2
Là chất rắn, dễ nóng chảy, tan trong
một số dung môi hữu cơ.
Dùng để sản xuất bột ép, sơn...
Nhựa rezol
47
GV: Vật liệu compozit là gì?
Thành phần của nó? Tác dụng của
các chất độn, chất nền và phụ gia
đối với vật liệu?
GV cung cấp một số thông tin về
ảnh hưởng của nhựa đến môi
trường và sức khoẻ con người:
Đến cuối năm 2005, Tổ chức
hòa bình xanh Greenpeace ước
tính 300 triệu tấn nhựa, chất dẻo
plastic tồn tại khắp toàn cầu...
OH
CH2
OH
CH2
OH
CH2 OH
CH2OH
CH2
Là chất rắn, dễ nóng chảy, tan trong
nhiều dung môi hữu cơ.
Dùng sản xuất vỏ máy, dụng cụ điện.
Nhựa rezit
Trộn nhựa rezol với chất độn và phụ
gia khác rồi ép khuôn ở 150C tạo ra nhựa
mạng lưới gọi là rezit không nóng chảy,
không tan trong nhiều dung môi hữu cơ.
OH
CH2
CH2
OH
CH2
OH
CH2
CH2
OH
CH2
OH
CH2
OH
CH2
3. Khái niệm về vật liệu compozit
Vật liệu compozit là vật liệu gồm
polime làm nhựa nền tổ hợp với các vật liệu
vô cơ và hữu cơ khác.
Polime + chất độn vật liệu composit
Thành phần của nó bao gồm: polime,
chất độn, phụ gia.
Chất nền: nhiệt nhựa dẻo hay nhiệt
nhựa rắn.
Chất độn: bông, đay, poliamit, amiăng,
silicat, CaCO3, 3MgO.4SiO2.2H2O.
48
Người ta cho rằng ngày nay, các
loại nhựa, chất dẻo plastic là một
trong những nguồn chính gây ô
nhiễm đioxin ra môi trường. Các
sản phẩm nhựa có thể thải ra
những chất phụ gia nguy hiểm
trong suốt quá trình sử dụng hoặc
cho dù đã biến thành rác, ngay khi
chúng được chôn hay bị thiêu.
Việc đốt cháy nhựa sẽ giải phóng
nhiều đioxin, và các hợp chất clo
ra ngoài không khí. Các thí
nghiệm cho thấy, các chất hóa học
này có thể gây ra bệnh ung thư,
nhất là ở thận và các bộ phận sinh
dục. Đặc biệt là trẻ em có thể nuốt
trực tiếp các hóa chất từ các món
đồ chơi bằng nhựa.
Qua xét nghiệm, người ta đã
tìm thấy nhiều chất phụ gia và
chất độn để tiết kiệm nguyên liệu,
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khoẻ người tiêu dùng như
monome và chất dẻo làm giảm tính
bốc cháy, tăng tính ma sát (bột
Talc, amiăng, phấn viết, bột gỗ...).
Ngoài ra trong nhựa kém
chất lượng còn tìm thấy các chất
49
tạo bọt và đặc biệt là chất dẻo hóa
chất TOCP
(Triorthocresylphosphat). Đây là
loại hóa chất rất độc hại, nó sẽ
làm tổn thương và thóai hóa thần
kinh ngoại biên và tuỷ sống.
Khi dùng những đồ nhựa này
để chứa đựng thực phẩm, nhất là
các loại thức ăn có chứa dầu mỡ,
chua, mặn, nóng sẽ tạo cơ hội thôi
nhiễm các chất độc vào thực phẩm
gây ngộ độc.
Vì vậy, chất dẻo sau khi sử
dụng cần phải được thu gom và xử
lí đúng cách để tránh gây hại đến
môi trường và con người.
Họat động 3: Tìm hiểu tơ tổng
hợp và tơ nhân tạo
GV đặt câu hỏi cho HS
Thường ngày ta hay găp
nhiều loại tơ dệt thành vải may
mặc. Vậy tơ là gì? Có mấy loại tơ?
Cho ví dụ?
HS viết các phản ứng điều chế
một số loại tơ, nêu tính chất và
ứng dụng của các loại tơ đó.
GV giảng cho HS biết về mức độ
gây độc của một số loại tơ.
II. Tơ tổng hợp và tơ nhân tạo
1. Định nghĩa
Tơ là những polime hình sợi dài và
mảnh với độ bền nhất định.
2. Phân loại
a. Tơ thiên nhiên: bông, len, tơ tằm.
b. Tơ hóa học:
Tơ tổng hợp: chế tạo từ các polime
tổng hợp như poliamit (nilon, capron), tơ
vinylic (vinilon).
Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo: tơ
visco, tơ xenlulozơ axetat.
50
Nilon – 6,6
Có thể gây ra bệnh eczema.
Kích ứng mạnh với da (có thể
dẫn tới hoại tử) và với mắt.
Tơ capron
Hít phải hơi của nó gây kích
ứng nhẹ đường hô hấp trên và các
rối loạn thần kinh, có thể gây ra
bệnh eczema.
3. Vài loại tơ tổng hợp thường gặp
a. Tơ nilon–6,6: điều chế từ
hexametylen điamin và axit ađipic:
H2N [CH2]6 NH2n HOOC [CH2]4 COOH+ n t
0
NH [CH2]6 NH C [CH2]4 C
O O
+ 2nH2O
poli(hexametylenñiamin adipamit)
nilon -6,6
hexametylenñiamin axit adipic
n
b. Tơ nilon-6:
CH2 CH2 CH2
CH2 CH2 NH
C On t
o, p NH [CH2]5 n
CO
nilon -6 (hay tô capron)caprolactam
hay
NH [CH2]5 C
O
n + nH2O
t0H2N [CH2]5 OHC
O
n
policaproamit (nilon -6)axit -aminocaproic
(tô capron)
c. Tơ nilon-7:
NH [CH2]6 C
O
n + nH2O
t0H2N [CH2]6 OHC
O
n
polienanamit (nilon -7)axit -aminoenangtoic
(tô enang)
d. Tơ lapsan: được tổng hợp từ axit
terephtalic và etilen glicol.
HOOC C6H4 COOH + nn HOCH2 CH2OH t
o
C6H4C
O
OC
O
CH2 CH2 O n + 2nH2O
axit terephtalic etilenglicol
poli(etilen terephtalat) (tô lapxan)
Tơ lapsan bền về mặt cơ học với acid,
bazơ, dùng để dệt vải may mặc.
e. Tơ nitron (hay olon). trùng hợp vinyl
xianua (acrilonitrin)
51
Họat động 4: Tìm hiểu cao su
thiên nhiên và cao su tổng hợp
GV đặt câu hỏi cho HS:
Cao su là gì? Nó có chất gì?
Có mấy loại cao su?
HS viết phương trình điều chế
một số loại cao su tổng hợp.
GV bổ sung thêm cho HS những
phụ gia trong quá trình sản xuất
cao su như lưu huỳnh, chất độn,
chất chống oxy hóa... gây ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường.
CH2 CH CNn CH2 CH n
CN
to, xt
acrilonitrin poliacrilonitrin
(tô olon)
Tơ nitron dai bền với nhiệt và giữ
nhiệt tốt nên được dùng làm thành sợi”len"
may quần áo ấm.
III. Cao su thiên nhiên và cao su tổng
hợp
1. Định nghĩa
Cao su là loại vật liệu polime có tính
đàn hồi.
2. Cao su thiên nhiên
a. Cấu trúc: cao su thiên nhiên là
polime của của isopren.
CH2 - C = CH - CH2
CH3 n
n = 1500 – 15000
Các mắt xích isopren có cấu hình cis
CH2
CH3
CH2
C = C
H n
b. Tính chất và ứng dụng
Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi,
không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và
nước tan nhiều trong xăng và benzen.
Do có liên kết đôi trong phân tử nên
cao su thiên nhiên có thể tham gia phản úng
cộng H2, HCl, Cl2... đặc biệt tác dụng với
52
Hoạt động 5: Tìm hiểu về keo
dán
Keo dán là gì? Có mấy loại keo
dán?
GV cho HS biết độc tính của keo
dán tổng hợp.
lưu huỳnh cho cao su lưu hóa có tính đàn
hồi chịu nhiệt lâu mòn, khó tan trong các
dung môi hữu cơ hơn cao su thường.
CH2 C
S
CH
S
CH2 CH2 C
S
CH
S
CH2
CH2 CH
S
C
S
CH2 CH2 CH
S
C
S
CH2
CH2 C CH CH2 n
+ S
CH3 CH3
CH3 CH3
CH3
150oC
Cao su thoâ
cao su löu hoùa
3. Cao su tổng hợp
a) Cao su buna được sản xuất bằng
cách trùng hợp buta–1,3–đien có mặt Na:
CH2 CH CH CH2 nCH2 CH CH CH2n Na, t
o
buta -1,3 -ñien cao su buna
b) Cao su isopren
Khi trùng hợp isopren có hệ xúc tác
đặc biệt được poliisopren.
CH2 C CH CH2 nCH2 C CH CH2n Na, t
o
isopren poliisopren
CH3 CH3
(2 -metylbuta -1,3 -ñien) T/chaát gaàn gioáng cao su buna
Tương tự poliisopren người ta còn sản
xuất policloropren, và polifloropren
CH2 C CH CH2
Cl
n CH2 C CH CH2
F
n
policloropren polifloropren
IV. Keo dán
1. Định nghĩa
Keo dán là loại vật liệu có khả năng
kết dính hai mảnh vật liệu giống nhau hoặc
khác nhau mà không làm biến chất các vật
liệu bị kết dính.
53
Keo epoxit.
Làm suy sụp hệ thần kinh
trung ương, gây kích ứng da và
mắt, viêm phổi, làm giảm tuỷ
xương, gây ung thư.
Keo dán ure-fomandehit.
Khi ở nhiệt độ cao các chất
như: CO, NH3, HCN gây nguy
hiểm cho tiếp xúc và nhiễm độc.
Hoạt động 6: Củng cố
Câu hỏi:
1) Có những điều gì giống nhau và
khác nhau về tính chất giữa các vật
liệu polime: chất dẻo, tơ, cao su và
2. Phân loại
Theo bản chất hóa học, có keo dán hữu
cơ như hồ tinh bột, keo epoxit... và keo dán
vô cơ như thuỷ tinh lỏng, matit vô cơ.
Theo dạng keo, có keo lỏng, keo nhựa
dẻo, keo dán dạng bột hay bản mỏng.
3. Vài loại keo dán tổng hợp thông dụng
Keo epoxit: polime làm keo dán có
nhóm:
CH2 CH
O
Keo dán epoxit dùng để dán các vật
liệu kim loại, gỗ, thuỷ tinh, chất dẻo.
Keo dán ure-fomandehit
H2N CO NH2 + CH2=O
H+, to H2N CO NH CH2OH
H2N CO NH CH2OHn
H+, to
NH CO NH CH2 n + nH2O
poli(ure fomañehit)
ure fomanñehit 1-(hydroximetyl)ure
4. Vài loại keo dán tự nhiên
Nhựa vá xăm: là dung dịch keo của
cao su thiên nhiên trong dung môi hữu cơ.
Hồ tinh bột: nấu tinh bột sắn hoặc tinh
bột gạo nếp làm keo dán giấy.
54
keo dán?
2) Giải thích tại sao nhựa khi thải
ra môi trường lại gây ô nhiễm?
3) Nêu tên một số polime dùng
làm chất dẻo, làm tơ, làm cao su,
làm keo dán. Viết các phương
trình phản ứng hóa học điều chế
chúng từ các polime tương ứng.
Bài tập về nhà: 1-5 trang 99/SGK.
Từ các nguồn nguyên liệu sẵn
có trong thiên nhiên:
Nguồn 1: khí thiên nhiên và
dầu mỏ.
Nguồn 2: than đá, đá vôi.
Nguồn 3: tinh bột và
xenlulozơ.
Từ các nguồn nguyên liệu trên
và các chất vô cơ cần thiết, xúc tác
có đủ, hãy tổng hợp ra các hợp
chất polime sau: polietilen,
poli(vinyl clorua), tơ clorin, cao su
buna–S, cao su nhân tạo, cao su
buna–N.
GIÁO ÁN BÀI 44: SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
55
HS biết được vị trí của các kim loại bạc, vàng, niken, kẽm, thiếc, chì, trong
bảng tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử, tính chất, ứng dụng và điều chế các kim loại đó.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng, kỹ năng giải bài toán hóa học.
3. Giáo dục tư tưởng
Giáo dục cho HS tác hại của ô nhiễm kim loại nặng đối với môi trường.
II. Phương pháp dạy học: thuyết trình + đàm thoại + trực quan.
III. Chuẩn bị:
GV: các câu hỏi và tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học,.
HS: ôn lại kiến thức cũ và xem trước nội dung bài mới.
IV. Các hoạt động dạy học
Họat động của thầy và trò Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
1. Từ Cu và các hóa chất cần
thiết khác. Hãy giới thiệu các
phương pháp điều chế CuCl2. Hãy
viết các phương trình hóa học xảy
ra.
2. Trình bày phương pháp hóa
học để tách riêng từng kim loại
trong hỗn hợp chứa: Fe, Ag, Cu.
DẠY BÀI MỚI
Họat động 2: Nghiên cứu về kim
loại bạc
GV đặt câu hỏi cho HS:
Hãy cho biết vị trí của bạc
trong bảng tuần hoàn.
Nêu một vài tính chất vật lý
BÀI 44: SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ KIM
LOẠI KHÁC
I. Bạc
Bạc là nguyên tố kim loại chuyển tiếp
thuộc nhóm IB, chu kỳ 5.
Bạc có số oxi hóa phổ biến là +1.
1. Tính chất
Bạc có tính mềm, dẻo, màu trắng, dẫn
56
của bạc mà em biết.
Tính chất hóa học đặc trưng
của bạc là gì? Viết phương trình
phản ứng minh họa?
HS nêu một vài ứng dụng của bạc
mà các em biết.
GV cho HS biết ngoài các ứng
dụng trên, bạc còn có thể được
dùng để chữa bệnh.
Một phần rất nhỏ bạc tan
trong nước tạo thành dung dịch có
khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây
bệnh.
Trong dân gian nước ta còn
lan truyền phương pháp chữa bệnh
cảm lạnh bằng cách dùng đồng bạc
thật để”cạo gió”. Dân tộc cổ Ai
Cập chữa các vết thương và chỗ
loét ở da bằng cách áp mảnh bạc
thật lên chỗ đau.
nhiệt và dẫn điện tốt.
Bạc có tính khử yếu không tác dụng với
HCl, H2SO4 loãng nhưng tác dụng được với
axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3, H2SO4
đặc nóng.
Ag + 2HNO3 AgNO3 + NO2 + H2O
Bạc có màu đen khi tiếp xúc với không
khí hoặc với nước có chứa hiđro sunfua:
4Ag + 2H2S + O2 2Ag2S+ 2H2O
2. Ứng dụng
Dùng chế tạo đồ trang sức, vật trang trí,
mạ bạc, chế tạo một số linh kiện trong kỹ
thuật vô tuyến, chế tạo acquy (acquy Ag-Zn
có hiệu điện thế 1,85V).
Chế tạo hợp kim. Ví dụ: Ag-Cu, Ag-Au,
các hợp kim làm đồ trang sức, bộ đồ ăn, đúc
tiền.
Ag+ có khả năng sát trùng và diệt khuẩn.
57
Người ta điều chế bạc như thế
nào? (Xem lại bài điều chế kim
loại).
Họat động 3: Nghiên cứu về kim
loại vàng
GV đặt câu hỏi cho HS:
Hãy cho biết vị trí của vàng
trong bảng tuần hoàn.
Nêu một vài tính chất vật lý
của vàng mà em biết.
Tính chất đặc trưng của vàng
là gì? Viết phương trình phản ứng
minh họa?
HS nêu một vài ứng dụng của vàng.
3. Trạng thái tự nhiên và điều chế
Trong tự nhiên bạc có ở trạng thái tự do
nhưng phần lớn tồn tại ở trạng thái với đồng,
chì.
Bạc được điều chế từ những hợp chất
cùng với đồng, chì.
II. Vàng
Vàng là kim loại chuyển tiếp thuộc
nhóm IB, chu kỳ 6 trong bảng tuần hoàn
1. Tính chất
Vàng là kim loại mềm, màu vàng, dẻo,
dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.
d=17,3g/cm3, tnc= 1036C.
Vàng có tính khử rất yếu
Không bị oxi hóa và không bị hòa tan
trong axit. Vàng bị hòa tan trong:
* Nước cường toan: là hỗn hợp một thể tích
HNO3 và ba thể tích HCl đặc.
Au + HNO3 + 3HCl AuCl3 + 2H2O + NO
* Dung dịch xianua kim loại kiềm tạo thành:
[Au(CN)2-]
* Thuỷ ngân, tạo thành hỗn hống với vàng là
chất rắn màu trắng.
2. Ứng dụng
58
Người ta điều chế vàng như
thế nào?
Một số nơi, thuỷ ngân thường
được dùng để đãi vàng từ cát. Khi
đun sôi thuỷ ngân chảy ra để lại
vàng. Thuỷ ngân rất độc: làm cháy
miệng và nướu răng, đau cơ, buồn
nôn, tiêu chảy, đau thận, mù mắt,
điếc tai, làm hỏng não và hệ thần
kinh trung ương.
Ngày nay người ta dùng
xianua natri và kali để thu hồi vàng
từ quặng của chúng.
Cả CN-, HCN đều rất độc.
ngoài các đường hô hấp và tiêu
hóa, HCN có thể đi vào cơ thể
người ta bằng cách thấm qua da.
Khi bị nhiễm độc nhẹ, người cảm
thấy nhức đầu, nôn mửa, tim đập
mạnh. Khi bị nhiễm độc nặng,
người mất cảm giác, bị ngạt thở, có
thể đi đến ngừng hô hấp và chết vì
Làm đồ trang sức.
Mạ vàng cho những vật trang trí
Chế tạo những hợp kim: Au-Cu, Au-Ni,
Au-Ag...
Gần đây, nano vàng giúp trẻ hóa da
trong thẩm mỹ.
3. Trạng thái tự nhiên, điều chế
Trong tự nhiên vàng chỉ tồn tại ở trạng
thái tự do, phân tán trong các lớp thạch anh,
cát.
Người ta khai thác vàng bằng một trong
hai phương pháp sau: phương pháp đãi để
tách vàng ra khỏi hỗn hợp với cát
Phương pháp hóa học: dùng dung dịch
natri xianua để hòa tan các hạt vàng dưới
dạng ion phức [Au(CN)2-]. Sau đó dùng kẽm
để đẩy vàng ra khỏi ion phức:
2[Au(CN)2] + Zn [Zn(CN)4]2 + 2Au
59
tim ngừng đập. Do đó người ta
phải tìm ra phương pháp xử lý
nước thải để tránh gây ô nhiễm.
Họat dộng 4: Nghiên cứu về kim
loại niken
GV đặt câu hỏi cho HS:
Hãy cho biết vị trí của niken
trong bảng tuần hoàn.
Nêu một vài tính chất vật lý
của niken mà em biết.
Tính chất hóa học đặc trưng
của niken là gì? Viết phương trình
phản ứng minh họa?
HS nêu vài ứng dụng của niken.
GV cho HS biết nếu bị nhiễm độc
niken người bệnh có thể bị viêm da
hoặc ung thư đường hô hấp.
III. Niken
Niken là nguyên tố kim loại chuyển tiếp,
thuộc nhóm VIIIB, chu kỳ 4.
Niken có số oxi hóa phổ biển là +2.
1. Tính chất
Niken là kim loại màu trắng bạc, rất
cứng, d= 8,91g/cm3, tnc= 1455C.
Niken có tính khử yếu hơn sắt không tác
dụng với không khí, nước và một số dung
dịch axit, niken dễ tan trong HNO3 đặc nóng.
2Ni + O2
o500 C¾ ¾ ¾® 2NiO
Ni + Cl2
ot¾ ¾® NiCl2
2. Ứng dụng
Chế tạo hợp kim bền, chống ăn mòn,
chịu nhiệt cao. Ví dụ: hợp kim Inva (Ni-Fe)
dùng trong kỹ thuật vô tuyến, không giãn nở
theo nhiệt độ. Hợp kim đồng bạch (Cu-Ni)
bền, không ăn mòn dù trong nước biển nên
dùng làm chân vịt, tuabin máy bay phản lực.
Mạ lên các kim loại khác có tác dụng
chống ăn mòn làm chất xúc tác, chế tạo acquy
(Cd-Ni), (Fe-Ni).
3. Trạng thái tự nhiên điều chế
Trong tự nhiên niken tồn tại dưới dạng
hợp chất cùng với S, O, As.
60
Họat động 5: Nghiên cứu về kim
loại kẽm
Hãy cho biết vị trí của kẽm
trong bảng tuần hoàn.
Nêu một vài tính chất vật lý
của kẽm mà em biết.
Tính chất hóa học đặc trưng
của kẽm là gì? Viết phương trình
phản ứng minh họa?
HS nêu một vài ứng dụng của
kẽm.
Người ta sản xuất kẽm như
thế nào?
Hãy viết phương trình
Nếu bị nhiễm độc kẽm thì sẽ
có hiện tượng gì xảy ra?
Hơi kẽm hay muối kẽm có thể
gây các triệu chứng đau đầu, sốt.
Thế nhưng kẽm lại là nguyên
tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.
Nếu thiếu kẽm, vóc dáng bị nhỏ bé
và tuổi dậy thì bị chậm lại. Mỗi
ngày một người cần 5-20 mg kẽm.
IV. Kẽm
Kẽm là nguyên tố kim loại chuyển tiếp
thuộc nhóm IIB, chu kỳ 4.
Kẽm có số oxi hóa đặc trưng là +2.
1. Tính chất
Kẽm là kim loại màu lam nhạt, giòn ở
nhiệt độ phòng, dẻo ở nhiệt độ 100-150C,
giòn trở lại >200C. Có d= 7,13g/cm3, tnc=
419,5C.
Kẽm là kim loại họat động có tính khử
mạnh, tác dụng với nhiều phi kim, dung dịch
bazơ, dung dịch axit, dung dịch muối. Kẽm
không bị oxi hóa trong không khí, nước do có
màng oxit hoặc cacbonat bazơ bảo vệ.
2. Ứng dụng
Bảo vệ các vật có bề mặt bằng sắt, thép
như dây thép, tấm lợp, thép lá.
Dùng để chế tạo các hợp kim đồng thau
(Cu-Zn), chi tiết máy, pin điện như pin (Zn-
Mn), pin không khí-kẽm...
3. Trạng thái tự nhiên điều chế
Trong tự nhiên kẽm tồn tại ở dạng hợp
chất nhiều nhất trong quặng ZnCO3, ZnSO4.
Sản xuất kẽm gồm hai công đoạn:
* Đốt quặng:
2ZnSO4 + 3O2 ZnO +2SO2
ZnCO3 ZnO + CO2
61
Họat động 6: Nghiên cứu về kim
loại thiếc
GV đặt câu hỏi cho HS:
Hãy cho biết vị trí của thiếc
trong bảng tuần hoàn.
Nêu một vài tính chất vật lý
của thiếc mà em biết.
Tính chất đặc trưng của thiếc
là gì? Viết phương trình phản ứng
minh họa?
HS nêu một vài ứng dụng của
thiếc và phương pháp điều chế
* Khử ZnO thành Zn bằng phương pháp
điện phân hoặc phương pháp nhiệt điện:
ZnO + H2SO4 ZnSO4 + H2O
2ZnSO4 + 2H2O 2Zn + O2 + 2H2SO4ñp
ZnO + CO Zn +CO2t
o
V. Thiếc
Thiếc là kim loại chuyển tiếp thuộc
nhóm IVA, chu kỳ 5.
Thiếc có số oxi hóa đặc trưng là +2, +4.
1. Tính chất
Thiếc là kim loại trắng bạc, dẻo, thiếc có
2 hai loại thù hình là thiếc trắng và thiếc xám.
Thiếc có tính khử yếu hơn kẽm và niken.
Thiếc không bị oxi hóa ở nhiệt độ
thường. Ở nhiệt độ cao thiếc bị oxi hóa thành
SnO2.
Thiếc tác dụng chậm với HCl, H2SO4
loãng tạo muối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVHHPPDH035.pdf