Tài liệu Luận văn Thương hiệu Sacombank trong nền kinh tế hội nhập. Thực trạng và giải pháp: Trang 1
MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của nghiên cứu :
Có 3 lý do chính chọn nghiên cứu đề tài : “ Thương hiệu Sacombank
trong nền kinh tế hội nhập. Thực trạng và giải pháp”.
Thứ nhất, lĩnh vực tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực
sôi động nhất sau khi Việt Nam chính thức là thành viên WTO. Ngành ngân
hàng được đánh giá là một định chế tài chính cực kỳ quan trọng, đóng vai trò
khẳng định mức độ văn minh của hoạt động kinh tế và chất lượng cuộc sống
cộng đồng. Hơn bất kỳ ngành nghề nào khác, uy tín chính là yếu tố sống còn
của ngân hàng do đó ngân hàng là lĩnh vực cần phải đầu tư xây dựng thương
hiệu mạnh mẽ. Muốn vậy, ngân hàng rất cần tạo dựng cho mình một thương
hiệu mạnh, tin cậy. Những thuận lợi của lĩnh vực ngân hàng sẽ còn được duy
trì trong bao lâu khi thị trường sắp đến sẽ có mặt những tên tuổi lớn như
ANZ, Citi bank, Maybank, HSBC, v.v sẽ cạnh tranh cùng chung một luật chơi
WTO tại Việt Nam?
Thứ hai, Ngân hàng là dòng máu của nền kinh tế. Nế...
82 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thương hiệu Sacombank trong nền kinh tế hội nhập. Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của nghiên cứu :
Có 3 lý do chính chọn nghiên cứu đề tài : “ Thương hiệu Sacombank
trong nền kinh tế hội nhập. Thực trạng và giải pháp”.
Thứ nhất, lĩnh vực tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực
sôi động nhất sau khi Việt Nam chính thức là thành viên WTO. Ngành ngân
hàng được đánh giá là một định chế tài chính cực kỳ quan trọng, đóng vai trò
khẳng định mức độ văn minh của hoạt động kinh tế và chất lượng cuộc sống
cộng đồng. Hơn bất kỳ ngành nghề nào khác, uy tín chính là yếu tố sống còn
của ngân hàng do đó ngân hàng là lĩnh vực cần phải đầu tư xây dựng thương
hiệu mạnh mẽ. Muốn vậy, ngân hàng rất cần tạo dựng cho mình một thương
hiệu mạnh, tin cậy. Những thuận lợi của lĩnh vực ngân hàng sẽ còn được duy
trì trong bao lâu khi thị trường sắp đến sẽ có mặt những tên tuổi lớn như
ANZ, Citi bank, Maybank, HSBC, v.v sẽ cạnh tranh cùng chung một luật chơi
WTO tại Việt Nam?
Thứ hai, Ngân hàng là dòng máu của nền kinh tế. Nếu hoạt động ngân
hàng sung mãn thì sẽ phân bổ vốn hiệu quả cho phát triển đầu tư, kinh doanh,
dịch vụ, phát triển kinh tế có chất lượng và bền vững...Nếu ngành ngân hàng
bộc lộ mất khả năng thanh khoản sẽ ảnh hưởng chung đến toàn hệ thống và
làm giảm nhịp điệu tăng trưởng của nền kinh tế. Vì thế, chính phủ Việt Nam
luôn mong muốn có được một hệ thống ngân hàng mạnh, hàng đầu và có quy
mô hoạt động không bó hẹp trong ranh giới quốc gia mà phải mở rộng phạm
vi trên toàn thế giới. Để góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu quốc gia,
các ngân hàng Việt Nam phải nghĩ đến chuyện trở thành ngân hàng có thương
hiệu mạnh toàn cầu.
Thứ ba, thương hiệu không chỉ là một cái tên, một biểu tượng, một hình
vẽ hoặc tổng hợp của tất cả các yếu tố kể trên, mà nó đóng vai trò rất quan
Trang 2
trọng việc tạo nên tính cạnh tranh cho các ngân hàng trong xu thế hội nhập.
Từ ba lý do chính trên, đề tài nghiên cứu đưa ra những vấn đề liên quan
đến thương hiệu ngân hàng mà đối tượng nghiên cứu cụ thể ở đây là thương
hiệu Sacombank nhằm giúp cho các ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung và
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) nói riêng có cái nhìn tổng thể,
khách quan về thực trạng thương hiệu của mình trên thị trường. Đồng thời, đề
tài cũng đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Sacombank hoàn thiện hơn trong
công cuộc xây dựng và phát triển thương hiệu một cách toàn diện và hiệu quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu của luận văn là nhằm đưa ra yếu tố cơ
bản, quan trọng để tạo thương hiệu ngân hàng mạnh, thực trạng thương hiệu
Sacombank trong giai đoạn hiện nay, từ đó tìm ra giải pháp nhằm xây dựng
thương hiệu Sacombank ngày càng phát triển cả về lượng lẫn với chất trong
thị trường trong nước, dần vươn tầm ra khu vực và thế giới.
3. Giới hạn nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thương hiệu
ngân hàng và thương hiệu Sacombank được đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị
trường hội nhập của Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu : Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận
chung về thương hiệu và thương hiệu ngân hàng. Đồng thời, luận văn đã sử
dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp điều
tra, thống kê, phương pháp phân tích, so sánh kết hợp lý luận khoa học với
thực tiễn nhằm đánh giá thực trạng thương hiệu Sacombank, những nhân tố
tác động đến thương hiệu để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng và
phát triển thương hiệu Sacombank có thể vươn tầm ra khu vực và thế giới.
5. Kết cấu luận văn:
Luận văn gồm 3 chương được trình bày như sau:
– Mở đầu.
– Chương 1 : Lý luận chung về thương hiệu và thương hiệu ngân hàng
Trang 3
– Chương 2 : Thực trạng xây dựng thương hiệu tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín ( Sacombank)
– Chương 3 : Giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu Sacombank thành
thương hiệu mạnh ở Việt Nam và trên thế giới
– Kết luận
Trang 4
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU
VÀ THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU
1.1.1. Khái niệm thương hiệu
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi ra đời dù lớn hay nhỏ đều phải có tên gọi
hay xa hơn nữa là có biểu tượng, biểu ngữ, đó chính là thương hiệu của doanh
nghiệp. Đồng thời, khi đi vào hoạt động doanh nghiệp phải đặt tên cho những
sản phẩm, dịch vụ của mình, đó là nhãn hiệu hàng hoá.
Một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển có thể tạo ra
được một hoặc nhiều nhãn hiệu có thương hiệu trên thị trường. Do đó, chúng
ta cần phân biệt rõ giữa khái niệm thương hiệu và khái niệm nhãn hiệu.
Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ : “ Nhãn hiệu chính là một cái tên, từ
ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế,..., hoặc tập hợp của các
yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người
bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh
tranh”.
Khái niệm thương hiệu có nghĩa rộng hơn nhãn hiệu và nó chính là nội
dung bên trong của nhãn hiệu hay nói cách khác nhãn hiệu là hình thức, là sự
biểu hiện bên ngoài của thương hiệu. Ngoài ra, thương hiệu còn có nhiệm vụ,
tầm nhìn chiến lược để nâng cao giá trị của doanh nghiệp thông qua việc nâng
cao giá trị thương hiệu. Một nhãn hiệu hàng hóa có thể dùng để thể hiện một
thương hiệu nào đó, nhưng thương hiệu không phải chỉ được thể hiện bằng
nhãn hiệu hàng hóa. Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất.
Do đó, việc đầu tiên trong quá trình tạo dựng thương hiệu là lựa chọn và thiết
kế cho sản phẩm hoặc dịch vụ một tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu
dáng thiết kế, bao bì và các yếu tố phân biệt khác trên sản phẩm; thị hiếu và
hành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu và các yếu tố khác như pháp luật,
Trang 5
văn hóa, tín ngưỡng... Chúng ta có thể gọi các thành phần khác nhau đó của
một thương hiệu là các yếu tố của thương hiệu.
Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “ Thương
hiệu là một dấu hiệu ( hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản
phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi
một cá nhân hay một tổ chức”.
Đối với pháp luật Việt Nam không có khái niệm thương hiệu mà chỉ có
khái niệm nhãn hiệu. Tại Điều 4 - Khoản 16 - Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 định
nghĩa : “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau”.
1.1.2. Các thành phần của thương hiệu
Một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi hai phần :
1.1.2.1. Phần phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được,
tác động vào thính giác của người nghe như tên doanh nghiệp, tên sản phẩm,
câu khẩu hiệu, đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác.
1.1.2.2. Phần không phát âm được: là những yếu tố không đọc
được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng,
màu sắc, kiểu dáng thiết kế và các yếu tố nhận biết khác.
Các yếu tố thương hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được
pháp luật bảo hộ dưới dạng là các đối tượng của sở hữu trí tuệ như: nhãn hiệu
hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng
công nghiệp và bản quyền.
1.1.3. Giá trị thương hiệu
Trên quan điểm khách hàng, thương hiệu xuất phát từ sự thừa nhận của
khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ. Khi muốn ăn nhanh, chúng ta nghĩ
ngay đến thức ăn nhanh Kentucky. Khi nói đến ngân hàng, chúng ta nghĩ
ngay đến HSBC. Những thương hiệu khi tạo dựng được những giá trị như
trên đó chính là giá trị thương hiệu. Quả thật, giá trị vô hình này rất xứng
Trang 6
đáng để được tính thành tiền làm tăng thêm giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Không phải ngẫu nhiên khi mà một nhà sáng lập thương hiệu nổi tiếng đã nói:
" Nếu ai đó lấy hết tài sản, máy móc, thiết bị, mạng lưới phân phối, v.v nghĩa
là lấy đi tất cả những phần hữu hình và chỉ chừa lại duy nhất cái tên. Thì ông
ta tin rằng sẽ có thể gầy dựng lại triều đại trong một thời gian ngắn".
Sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu vào những thập niên cuối của
thế kỷ XX, trong bất kỳ cuộc giao dịch về mua bán, sáp nhập công ty ở Mỹ và
các nước phương Tây thì ngoài phần giá trị tài sản hiện hữu có thể nhìn thấy
(tangible asset) và tính toán được giá trị như nhà xưởng, máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu, hàng tồn kho,... các bên còn đồng ý thanh toán cho nhau
phần giá trị không hiện diện trong tài sản có thể nhìn thấy được của doanh
nghiệp, tài sản vô hình ( intangible asset). Một phần trong giá trị cộng thêm
đó, chính là giá trị của thương hiệu.
Giá trị thương hiệu gồm có bốn yếu tố cấu thành:
− Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu ( brand loyalty).
− Việc khách hàng nhận ra thương hiệu một cách mau chóng ( brand
awareness)
− Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp trong nhận thức của khách
hàng ( perceived quality)
− Những liên tưởng của khách hàng khi nghe hoặc nhìn thấy thương hiệu
(brand association).
Như vậy, Giá trị thương hiệu không phải là giá trị tiền mặt của thương hiệu.
1.1.4. Các phương pháp định giá thương hiệu
1.1.4.1. Mục đích của việc định giá thương hiệu
Ngày nay, khi mà khoảng cách giữa giá trị thị trường và giá trị số sách
của doanh nghiệp ngày càng lớn thì sự quan tâm đến giá trị của tài sản vô
hình là thương hiệu ngày càng gia tăng. Việc định giá thương hiệu không chỉ
nhằm phục vụ cho các mục đích như bán, mua, sáp nhập hoặc hợp tác chiến
Trang 7
lược, mà còn phục vụ cho các mục đích trong nội bộ doanh nghiệp.
1.1.4.2. Các phương pháp định giá thương hiệu
Ngày nay, có thể nói rằng phần lớn giá trị doanh nghiệp là nằm ở tài
sản vô hình hay còn gọi là tài sản thương hiệu. Mối quan tâm của các cấp
quản lý đối với loại tài sản này đã gia tăng một cách đáng kể. Do đó, trong
lịch sử đã có nhiều công trình nghiên cứu ước lượng mức độ đóng góp của
thương hiệu vào giá trị doanh nghiệp. Một nghiên cứu của Interbrand ( Công
ty tư vấn thương hiệu nổi tiếng của Mỹ) kết hợp với J.P Morgan ( John
Pierpont Morgan) đã kết luận rằng thương hiệu đóng góp vào khoảng 1/3 giá
trị cho cổ đông. Công trình nghiên cứu cũng tiết lộ rằng thương hiệu tạo ra
một giá trị đáng kể cho người tiêu dùng, doanh nghiệp hoặc cả hai.
Định giá thương hiệu là một nghệ thuật, chứ không phải là một khoa
học chính xác. Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá giá trị của
thương hiệu và mỗi phương pháp cho một đáp số khác nhau nhưng phổ biến
vẫn là phương pháp ước lượng tài sản thương hiệu thông qua nghiên cứu hành
vi tiêu dùng hoặc sử dụng các chỉ số tài chính. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng
một trong hai cách trên, việc đánh giá giá trị của thương hiệu không thể trọn
vẹn và chính xác vì thiếu một trong hai yếu tố hoặc là của tài chính, hoặc là
của marketing. Điều đó buộc người ta phải nghĩ ra một cách có thể kết hợp cả
hai ưu điểm trên, gọi là phương pháp kinh tế. Vì vậy, ta có thể nói hiện nay có
3 nhóm phương pháp định giá thương hiệu chính như sau :
• Những phương pháp dựa vào nghiên cứu tiêu dùng
Hiện nay có nhiều mô hình dùng nghiên cứu tiêu dùng để định giá tài
sản thương hiệu. Những mô hình này không áp giá trị tài chính lên thương
hiệu, mà đo lường những hành vi và thái độ của người tiêu dùng có tác động
đến hiệu quả kinh tế của thương hiệu. Những mô hình này sử dụng nhiều số
đo khác nhau về cảm nhận của người tiêu dùng như mức độ nhận biết, hiểu
rõ, quen thuộc về sản phẩm, những đặc điểm hình ảnh cụ thể, những yếu tố
Trang 8
cân nhắc khi mua sắm, sở thích, mức độ thỏa mãn và giới thiệu với người
khác.
Bằng phân tích thống kê, các mô hình này đánh giá tác động tổng hợp
đối với hành vi mua sắm của người tiêu dùng, từ đó ước tính giá trị tài chính
của thương hiệu. Tuy nhiên, những phương pháp này không phân biệt tác
động của những yếu tố quan trọng như nghiên cứu và phát triển, và thiết kế
đối với thương hiệu. Do đó, chúng không thể hiện được mối liên hệ giữa
những chỉ số marketing cụ thể với hiệu quả tài chính của thương hiệu.
Một thương hiệu có thể đạt kết quả rất cao với những chỉ số này nhưng
vẫn không tạo được giá trị tài chính. Hiểu được những yếu tố đó sẽ rất có ích
cho việc đánh giá những hành vi mua sắm quyết định thành bại của một
thương hiệu. Nhưng nếu không được tích hợp vào một mô hình kinh tế, chúng
sẽ chưa đủ để đánh giá giá trị kinh tế của thương hiệu.
• Phương pháp thuần túy tài chính
− Phương pháp dựa vào chi phí : Phương pháp này định nghĩa giá trị thương
hiệu là tổng hợp của tất cả những chi phí đã gánh chịu trong quá khứ, hay
chi phí thay thế cần có để đưa thương hiệu đến trạng thái hiện tại; tức là
tổng của những chi phí phát triển, tiếp thị, quảng cáo, truyền thông...
Nhưng phương pháp này thất bại vì tiền của đổ ra đầu tư cho thương hiệu
chưa chắc tạo ra giá trị gia tăng từ thương hiệu.
− Phương pháp so sánh : Một phương pháp khác để định giá thương hiệu là
dựa vào những yếu tố có thể so sánh được. Nhưng phương pháp này không
thực tế lắm vì theo định nghĩa, mỗi thương hiệu phải có sự khác biệt với
các thương hiệu khác, nên khó mà so sánh được.
− Phương pháp dùng giá chênh lệch : Theo phương pháp này, giá trị thương
hiệu được tính là giá trị ròng hiện tại của các mức chênh lệch giá trong
tương lai giữa một sản phẩm có thương hiệu và một sản phẩm chung
chung hoặc không có thương hiệu. Tuy nhiên, mục đích chính của nhiều
Trang 9
thương hiệu không nhất thiết phải là bán được giá cao hơn, mà là bảo đảm
thu hút được mức cầu cao nhất trong tương lai.
• Phương pháp định giá kinh tế
Hầu hết những phương pháp nêu trên thiếu thành tố tài chính hoặc tiếp
thị để có thể đánh giá trọn vẹn và xác đáng giá trị kinh tế của thương hiệu.
Phương pháp dựa vào lợi ích kinh tế ( được đưa ra vào năm 1988) kết hợp các
số đo tài sản thương hiệu hoặc những chỉ số tài chính, và đã trở thành phương
pháp định giá thương hiệu được công nhận rộng rãi nhất; nó đã được dùng
trong hơn 3.500 trường hợp định giá thương hiệu trên thế giới.
Phương pháp này dựa vào những nguyên tắc căn bản của marketing
(hiệu quả của thương hiệu và hiệu quả của doanh nghiệp có tương quan với
nhau) và tài chính ( tính giá trị ròng hiện tại của những lợi ích tương lai của
thương hiệu) :
− Ở khía cạnh marketing, thương hiệu giúp khơi dậy nhu cầu cần mua ở
người tiêu dùng và thu hút được lòng trung thành của người tiêu dùng
trong dài hạn. Đồng thời, nhu cầu của người tiêu dùng thể hiện qua doanh
thu dựa trên số lượng mua, giá cả và mức độ thường xuyên. Do đó, người
ta có thể ước tính được lợi nhuận ròng mà thương hiệu đó tạo ra trong hoạt
động kinh doanh, rồi trừ đi chi phí sở hữu những tài sản hữu hình, để tính
giá trị kinh tế gia tăng nhờ những yếu tố vô hình.
− Ở khía cạnh tài chính, giá trị thương hiệu chính là giá trị qui về hiện tại
của thu nhập mong đợi trong tương lai có được nhờ thương hiệu. Vì vậy,
bước tiếp theo là loại bỏ những khoản lợi nhuận mà thương hiệu đạt được
nhờ những yếu tố vô hình khác như vị trí địa lý, giao thông thuận tiện, các
ưu đãi thuộc về chính sách chính trị...Sau khi sàng lọc những biến số đó,
cuối cùng là chúng ta phân tích sức mạnh của thương hiệu đó để ước tính
mức độ rủi ro của những lợi nhuận tương lai của thương hiệu. Để tính sức
mạnh của thương hiệu, Interbrand xem xét bảy yếu tố, trong đó có khả
Trang 10
năng dẫn đầu thị trường, tính ổn định và khả năng vượt qua các biên giới
địa lý và văn hóa. Phần phân tích rủi ro này sẽ cho ra tỷ lệ chiết khấu thích
hợp để tính giá trị hiện tại ròng của các lợi nhuận tương lai của thương
hiệu.
Phương pháp này giúp tính ra giá trị của thương hiệu không chỉ phù
hợp với các nguyên lí tài chính hiện nay mà còn có thể dùng nó để so sánh với
tất cả tài sản khác của doanh nghiệp. Vì vậy giờ đây nó được đề cập và chấp
nhận rộng rãi nhất. Thương hiệu được định giá bằng cách xác định thu nhập
trong tương lai có thể kiếm được nhờ thương hiệu, sau đó qui số tiền này về
giá trị hiện tại bằng cách sử dụng lãi suất chiết khấu ( lãi suất chiết khấu phản
ánh mức độ rủi ro của số tiền lãi trong tương lai).
1.1.5. Như thế nào là thương hiệu mạnh
1.1.5.1. Các tiêu chí để đánh giá thương hiệu mạnh
• Theo Interbrand model - phương pháp định giá thương hiệu của Công ty
tư vấn thương hiệu Interbrand thì thế mạnh của thương hiệu được đo lường
tổng thể dựa trên 7 yếu tố sau :
− Leadership: khả năng thương hiệu chi phối thị trường.
− Stability: tính ổn định của thương hiệu
− Market: sự hấp dẫn và khả năng mở rộng của thị trường.
− Geographic: tính hấp dẫn và sự duy trì thương hiệu khi tập trung vào các
qui mô thị trường khác nhau như địa phương, cả nước, quốc tế.
− Trend: khả năng thương hiệu duy trì tính cập nhật, tính tương thích đối với
khách hàng.
− Support: các nỗ lực ( lượng, chất) để củng cố thương hiệu.
− Protection: sự bảo vệ có được do luật pháp, bằng sáng chế, nhãn hiệu
thưong mại, luật bản quyền....
Trang 11
• Theo Thương hiệu mạnh Việt Nam ( giải thưởng thường niên do Thời
báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ
Thương mại tổ chức) thì 7 tiêu chí đánh giá thương hiệu mạnh gồm có :
− Bảo vệ thương hiệu
− Chất lượng sản phẩm - dịch vụ
− Kết quả hoạt động kinh doanh
− Năng lực lãnh đạo của Ban điều hành
− Nguồn nhân lực
− Năng lực đổi mới
− Tính bền vững, ổn định của doanh nghiệp
1.1.5.2. Lợi ích của thương hiệu mạnh
• Một thương hiệu mạnh có thể làm tăng dòng tiền : Khách hàng biết giá
trị của thương hiệu và sẵn sàng trả tiền cho nó. Một thương hiệu mạnh có
thể làm tăng dòng tiền của doanh nghiệp bằng cách chiếm lĩnh thị phần.
Đồng thời, nó cũng làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được bán
với giá cao hơn mức giá thông thường mà khách hàng sẵn sàng chấp nhận.
• Một thương hiệu mạnh có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng của dòng
tiền : Những doanh nghiệp có thương hiệu mạnh có thể tung ra những sản
phẩm, dịch vụ mới nhanh hơn những doanh nghiệp có thương hiệu yếu, do
mức độ tín nhiệm hiện có của thương hiệu khiến cho khách hàng dễ chấp
nhận. Thậm chí có bằng chứng cho thấy một thương hiệu mạnh có thể kích
thích sự đổi mới, đóng vai trò như một “ đầu tàu” hướng dẫn hoạt động
nghiên cứu và triển khai của ngành, lĩnh vực đó, điều này đã góp phần đẩy
nhanh tốc độ thu hồi vốn đầu tư vào việc phát triển sản phẩm.
• Một thương hiệu mạnh có thể kéo dài vòng đời sản phẩm : Nhiều
thương hiệu có sức sống thật sự, chúng nổi tiếng trong một thời gian dài và
thậm chí vẫn theo kịp thời đại. Ví dụ như bia Heineken được chào đời từ
năm 1873 hay Cocacola cũng đã nổi tiếng từ năm 1887. Những thương
Trang 12
hiệu lớn và nổi tiếng cho người ta sự đảm bảo: họ cảm thấy yên tâm với
những thương hiệu này. Đây cũng là lý do phần nào lý giải tại sao những
thương hiệu mạnh có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Và việc duy trì
được một thương hiệu không phải chuyện dễ dàng, doanh nghiệp cần phải
có chiến lược đầu tư phát triển thương hiệu tốt để nó trở thành “ con gà đẻ
trứng vàng”.
• Một thương hiệu mạnh có thể giảm bớt rủi ro đối với dòng tiền : Bảo
vệ dòng tiền của một doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro thường có
trong kinh doanh là một vấn đề khiến cho giám đốc tài chính của các
doanh nghiệp phải đau đầu. Những thương hiệu mạnh đã chứng tỏ khả
năng giảm bớt rủi ro đối với doanh nghiệp. Trong những thời kỳ thương
trường hỗn loạn, thương hiệu mạnh có thể là nguồn gốc của sự ổn định.
Một thương hiệu mạnh có thể tạo ra rào chắn ngăn chặn sự thâm nhập của
đối thủ cạnh tranh, nhờ đó giảm bớt nguy cơ cạnh tranh đối với dòng tiền.
1.2. THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG
Các NHTM có tính chất khác biệt, đặc thù so với các doanh nghiệp
thuộc các ngành nghề khác ở chỗ là hoạt động kinh doanh tiền tệ, cung cấp
các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có điểm chung giữa ngân
hàng và doanh nghiệp là đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nâng cao giá trị
vốn cổ phần thông qua kết quả hoạt động và nâng cao giá trị thương hiệu.
1.2.1. Khái niệm Thương hiệu ngân hàng
Thương hiệu ngân hàng chính là tên giao dịch của ngân hàng đó, được
gắn liền với uy tín, chất lượng dịch vụ tài chính, tạo hình ảnh gây dấu ấn sâu
đậm với khách hàng và phân biệt với các ngân hàng khác.
1.2.2. Lợi ích của thương hiệu đối với ngân hàng.
1.2.2.1. Mang lại tính nhận biết và tạo sự trung thành
Một ngân hàng có thương hiệu sẽ dễ dàng được khách hàng nhận diện
trong hàng loạt các nhà cung cấp dịch vụ tài chính là các ngân hàng khác. Sự
Trang 13
nhận biết này giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí thời gian trong việc tiếp
cận với khách hàng khi đưa sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường mục tiêu của
mình. Ngoài ra, khách hàng có xu hướng trung thành hơn với một ngân hàng
có thương hiệu tốt so với ngân hàng có thương hiệu kém hơn. Một khi khách
hàng đã trung thành với thương hiệu cụ thể thì họ có thể chấp nhận “ trả” giá
cao hơn so với thương hiệu khác và sẵn lòng giới thiệu cho người khác về
thương hiệu mà họ trung thành.
1.2.2.2. Tạo hình ảnh tốt về ngân hàng và tạo tính tin cậy
Một thương hiệu mạnh sẽ tạo cảm giác cho khách hàng tiềm năng về
một ngân hàng lớn, vững mạnh. Một thương hiệu tốt, có hiệu quả sẽ giúp cho
ngân hàng có vẻ lớn hơn so với thực tế. Hình ảnh về qui mô hoạt động của
ngân hàng rất quan trọng trong trường hợp khách hàng muốn có sự đảm bảo
rằng ngân hàng mà họ dự định thiết lập mối quan hệ tiền gửi, tiền vay, dịch
vụ tài chính khác sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong tương lai.
Ngoài ra, thương hiệu còn giúp ngân hàng nâng cao hình ảnh về chất
lượng: một sản phẩm có thương hiệu tốt thì có vẻ có chất lượng cao hơn so
với sản phẩm cùng loại của một thương hiệu chưa được phổ biến, hay thừa
nhận. Điều này đã được minh chứng ở các sản phẩm phi tài chính thì hoàn
toàn có thể áp dụng với các sản phẩm tài chính do các ngân hàng cung cấp.
Sản phẩm của một ngân hàng có thương hiệu tốt có thể đem lại cảm giác cho
khách hàng rằng các sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng này cung cấp sẽ có chất
lượng cao hơn so với các ngân hàng khác.
Ngân hàng có thương hiệu tốt cũng đem lại cho khách hàng hiện tại và
tiềm năng của ngân hàng về hình ảnh ngân hàng đã tồn tại trong thời gian dài,
có kinh nghiệm, cũng như đáng tin cậy hơn để thực hiện các giao dịch tài
chính so với các ngân hàng khác. Tạo điều kiện cho ngân hàng thâm nhập thị
trường và cung cấp các chủng loại sản phẩm, dịch vụ mới thông qua kế hoạch
tiếp thị. Đồng thời, cũng cung ứng lòng tự hào cho khách hàng khi sử dụng
Trang 14
sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng ”sành điệu”,” trẻ trung”,” thời thượng”,…
1.2.2.3. Giảm thiểu được các rủi ro
Hoạt động kinh doanh Ngân hàng có rất nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro
tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi
suất...Vì thế, ngân hàng nào có thương hiệu mạnh thì ngân hàng đó hạn chế
được nhiều loại rủi ro do lợi thế quy mô, uy tín mang lại. Đồng thời, do đã có
thương hiệu, nên các ngân hàng này thường có hệ thống quản trị rủi ro mạnh,
tập trung nhiều chuyên gia giỏi và công nghệ quản trị rủi ro cao giúp cho
ngân hàng mình giảm thiểu được rủi ro một cách hiệu quả.
1.2.2.4. Tăng tính hấp dẫn đối với nguồn vốn và nguồn nhân
lực tài năng
Vốn và nguồn nhân lực bao giờ cũng khan hiếm trong điều kiện cạnh
tranh giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính ngày càng gay gắt. Gia tăng khả
năng thu hút các nhà đầu tư vào ngân hàng với tư cách là chủ sở hữu của ngân
hàng, giúp ngân hàng gia tăng khả năng kinh doanh và sự an toàn thông qua
việc bán các loại chứng khoán vốn. Đồng thời, một ngân hàng có thương hiệu
tốt luôn là nơi thu hút của nhiều nhân tài về tài chính hơn các ngân hàng khác
hoặc doanh nghiệp trong lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
1.2.3. Những bất lợi của thương hiệu đối với ngân hàng
Song song với những lợi ích tạo ra từ thương hiệu của ngân hàng thì
bên trong nó cũng có những bất lợi nhất định:
1.2.3.1. Bất lợi về chi phí và thời gian
− Để xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp nói chung hay các ngân hàng
nói riêng phải chi tiêu khá lớn trong tổng chi phí hoạt động hằng năm của
mình. Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, thông thường chi phí xây
dựng thương hiệu có thể chiếm khoảng 10% tổng chi phí hoạt động hằng
năm. Đây là một khoản chi đáng kể khi hoạt động của các ngân hàng diễn
ra trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn.
Trang 15
− Do tính chất riêng biệt trong ngành tài chính – ngân hàng, thì để một ngân
hàng xây dựng thương hiệu thành công cần ít nhất một thời gian dài từ 5
đến 10 năm để xây dựng. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng thương
hiệu theo định hướng đã vạch sẵn thì ngân hàng cũng cần thẩm định kết
quả của việc xây dựng thương hiệu.
1.2.3.2. Giảm bớt hình ảnh con người trong giao tiếp với
khách hàng
− Khi các ngân hàng sử dụng thương hiệu như một công cụ để tiếp thị bản
thân, sản phẩm và dịch vụ của mình đến khách hàng nó sẽ làm giảm bớt
hình ảnh con người trong giao tiếp với khách hàng. Điều này làm ảnh
hưởng không tốt đến bản chất kinh doanh của ngân hàng – cần sự giao tiếp
giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng nhằm tìm hiểu và thỏa mãn các
nhu cầu về sản phẩm,dịch vụ tài chính ngân hàng.
− Khi xây dựng thương hiệu, hình ảnh của ngân hàng thường bị cố định vào
một hoặc một nhóm sản phẩm cố định làm hạn chế khả năng đưa ra các
sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng.
1.2.4. Vai trò của thương hiệu Ngân hàng đối với nền kinh tế.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần phấn đấu mạnh
mẽ để có những sản phẩm hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn
nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu quốc gia. Điều này đòi hỏi nỗ lực cao
của toàn nền kinh tế, trong đó Chính phủ phải là đầu tàu thúc đẩy.
• Thương hiệu quốc gia là gì ?
Thương hiệu quốc gia là tập hợp những liên tưởng của cộng đồng về
hình ảnh và bản sắc của quốc gia; trong đó hình ảnh quốc gia là những gì mà
quốc gia đã tạo dựng được trong nhận thức của cộng đồng tại quá khứ. Bản
sắc quốc gia là những gì mà quốc gia mong muốn định vị, gắn với hình ảnh
quốc gia trong tương lai.
Thương hiệu quốc gia và thương hiệu doanh nghiệp có mối quan hệ
Trang 16
mật thiết. Thương hiệu quốc gia thành công sẽ có tác động hiệu quả đến
thương hiệu của doanh nghiệp. Thương hiệu quốc gia là đường dẫn đối tác và
nhà đầu tư đến với doanh nghiệp, làm tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp. Ngược lại, quốc gia tập hợp nhiều doanh nghiệp có thương
hiệu mạnh sẽ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu quốc gia.
Lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một trong những lĩnh vực sôi động
nhất sau khi Việt Nam chính thức là thành viên WTO. Ngành Ngân hàng
được đánh giá là một định chế tài chính cực kỳ quan trọng, đóng vai trò khẳng
định mức độ văn minh của hoạt động kinh tế và chất lượng cuộc sống cộng
đồng. Có thể nói rằng “ Thương hiệu Ngân hàng là Thương hiệu quốc gia”.
Bởi vì :
Thứ nhất, hơn ai hết ngân hàng là lĩnh vực cần phải đầu tư xây dựng
thương hiệu mạnh mẽ. Ngân hàng, nói cho cùng là một định chế tài chính
trung gian trong nền kinh tế cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng. Tài sản thực
của ngân hàng rất nhỏ so với giá trị giao dịch luân chuyển qua ngân hàng.
Một ngân hàng có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, có thể có nguồn vốn huy động
lên đến vài chục ngàn tỷ đồng. Nói cách khác, ngân hàng đang kinh doanh
trên nguồn vốn của người khác. Hơn bất kỳ ngành nghề nào khác, uy tín
chính là yếu tố sống còn của ngân hàng. Muốn vậy, ngân hàng rất cần tạo
dựng cho mình một thương hiệu mạnh, tin cậy. Những thuận lợi của lĩnh vực
ngân hàng sẽ còn được duy trì trong bao lâu khi thị trường sắp đến sẽ có mặt
những tên tuổi lớn như ANZ, Citi bank, Maybank, HSBC, Bank of America,
v.v sẽ cạnh tranh cùng chung một luật chơi WTO tại Việt Nam?
So với các hoạt động của các ngành kinh doanh khác, hoạt động Ngân
hàng có nhiều nét đặc thù. Một trong những đặc thù của Ngân hàng thương
mại là kinh doanh lòng tin. Vì thế thương hiệu mạnh đóng vai trò vô cùng
quan trọng. Thương hiệu mạnh phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo có những
hoạch định chiến lược, quản trị chiến lược tốt, đảm bảo cho Ngân hàng vừa
Trang 17
đạt lợi ích ngắn hạn, vừa gia tăng thị phần để đạt mục tiêu dài hạn.
Thứ hai, kinh doanh Ngân hàng có nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín
dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất...Vì
thế, trong các ngân hàng thương mại thường có hệ thống quản trị rủi ro mạnh,
tập trung nhiều chuyên gia giỏi và công nghệ quản trị rủi ro cao.
Thứ ba, ngành ngân hàng là lĩnh vực sử dụng nhiều công nghệ thông
tin nhất. Các số liệu thống kê cho thấy có 82% công nghệ ngành Ngân hàng
được điện tử hoá. Trình độ công nghệ thông tin về phần mềm, quản lý nhân
lực sẽ tạo hình ảnh về một Ngân hàng hiện đại; rồi từ đó mới có thể đủ năng
lực cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
Với những khác biệt trên, ngành ngân hàng được đánh giá là một định
chế tài chính cực kỳ quan trọng, đóng vai trò khẳng định mức độ văn minh
của hoạt động kinh tế và chất lượng cuộc sống cộng đồng. Ngân hàng là dòng
máu của nền kinh tế. Nếu hoạt động ngân hàng sung mãn thì sẽ phân bổ vốn
hiệu quả cho phát triển đầu tư, kinh doanh, dịch vụ, phát triển kinh tế có chất
lượng và bền vững...Nếu ngành ngân hàng bộc lộ mất khả năng thanh khoản
sẽ ảnh hưởng chung đến toàn hệ thống và làm giảm nhịp điệu tăng trưởng của
nền kinh tế.
Chính phủ Việt Nam đang mong muốn có được một hệ thống ngân
hàng mạnh, hàng đầu và có quy mô hoạt động không bó hẹp trong ranh giới
quốc gia mà phải mở rộng phạm vi trên toàn thế giới. Để góp phần nâng cao
hình ảnh thương hiệu quốc gia, các ngân hàng Việt Nam phải nghĩ đến
chuyện trở thành ngân hàng toàn cầu : mở chi nhánh, trung tâm tài chính lớn,
thậm chí phải hoạt động như ngân hàng 100% vốn ra nước ngoài. Và tất
nhiên, điều này đòi hỏi khả năng dám chấp nhận rủi ro và tầm nhìn chiến lược
của mỗi ngân hàng trong nền kinh tế.
1.3. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
CỦA CÁC NGÂN HÀNG LỚN TRÊN THẾ GIỚI
Trang 18
1.3.1. Ngân hàng Citibank
1.3.1.1. Sơ lược về Citibank toàn cầu
Citibank, thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất thế giới với 35,148 tỷ
USD đứng đầu trong Top 100 thương hiệu ngân hàng mạnh trên thế giới do
BrandFinance bình chọn vào tháng 11 năm 2006 ( Tham khảo Phụ lục 3 : Top
100 thương hiệu ngân hàng mạnh trên thế giới 2006).
Citibank được thành lập vào năm 1812 tại Mỹ với hơn nửa vốn thuộc
về Citicorp, hiện nay đã có trên 3.400 chi nhánh và trụ sở trên 100 nước.
Citibank, hiện nay là một phần của tập đoàn Citigroup cũ, là một trong những
tổ chức dịch vụ tài chính lớn nhất cung cấp việc làm cho hơn 160.000 trên
toàn thế giới, đồng thời là hãng phát hành thẻ tín dụng ngân hàng lớn nhất thế
giới.
Citibank là ngân hàng của Mỹ đầu tiên hoạt động tại Châu Á vào năm
1902 và hiện nay đã phát triển rộng nhất trong khu vực Châu Á ở lĩnh vực tài
chính với hơn 200 chi nhánh tại 21 nước.
Các sản phẩm đơn lẻ của Citibank được thiết kế rất sáng tạo, linh hoạt
và hoàn toàn phù hợp với các nhu cầu cá nhân của khách hàng. Một ví dụ
điển hình là Citibank’s Mortgage Power, hình thức vay tín dụng tuần hoàn
đầu tiên của Australia giúp cho khách hàng có thể tăng lợi nhuận
1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển thương hiệu
− Phát triển mạng lưới rộng khắp :
− Hiện nay, Citibank đã có trên 3.400 chi nhánh và trụ sở trên 100 nước, là
một trong những ngân hàng lớn và lâu đời nhất trên thế giới, Citibank luôn
xem trọng thị trường bán lẻ. Khi thị trường tài chính thế giới ngày càng
cạnh tranh thì sự đổi mới và các cuộc cải cách là điều quyết định cho sự
Trang 19
tồn tại. Khả năng tận dụng mạng lưới rộng khắp toàn cầu và những chuyên
môn quốc tế của Citybank sẽ là một nền tảng vững chắc cho sự thành
công.
− Citibank là ngân hàng tiên phong trong việc đổi mới ngân hàng với một
tầm nhìn nhằm phát triển việc kinh doanh của khách hàng bằng việc hiểu
được những vấn đề trong vùng hay toàn cầu thông qua mạng lưới khách
hàng rộng lớn và liên kết với mạng lưới ngân hàng Châu Á Thái Bình
Dương.
− Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ : Các kế hoạch đa dạng sản phẩm, dịch vụ
đầy tính sáng tạo thu hút số lượng khách hàng đông đảo đã làm cho
Citibank trở thành một trong những ngân hàng nước ngoài hoạt động tại
các nước trên khắp thế giới thành công. Cách tiếp cận của Citibank với
hình thức kinh doanh ngân hàng đơn lẻ và tập đoàn luôn khác biệt so với
các đối thủ cạnh tranh. Nhân viên tài năng tới từ rất nhiều lĩnh vực khác
nhau, và những người quản lý thì luôn đảm bảo rằng họ tập trung vào việc
cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất có thể. Citibank cung cấp
một loạt các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đơn lẻ và tập đoàn. Citibank
bao gồm 2 nhóm kinh doanh chính – Citibank’s Global Consumer Bank và
The Citibank Global Corporate Banking.
− Citibank’s Global Consumer Bank cung cấp cho khách hàng một hệ
thống các dịch vụ ngân hàng cá nhân hoàn thiện, gồm có thế chấp tài chính
cá nhân và doanh nghiệp, khoản vay cá nhân, thẻ tín dụng, tài khoản gửi
và đầu tư, Visa TravelMoney và đầu tư ngân hàng quốc tế. Bảo hiểm nhân
thọ và quỹ quản lý được cung cấp thông qua công ty con của Citibank,
Citicorp Life. Các sản phẩm đơn lẻ của Citibank được thiết kế rất sáng tạo,
linh hoạt và hoàn toàn phù hợp với các nhu cầu cá nhân của khách hàng.
Một ví dụ điển hình là Citibank’s Mortgage Power, hình thức vay tín dụng
tuần hoàn đầu tiên của Australia giúp cho khách hàng có thể tăng lợi
Trang 20
nhuận..
− The Citibank Global Corporate Banking đáp ứng được nhu cầu tài
chính toàn diện của các tập đoàn chính, các công ty đa quốc gia, các học
viện tài chính và các tổ chức của chính phủ. The Corporate Bank bao gồm
các dịch vụ giao dịch ngân hàng, quản lý đầu tư, vay vốn đầu tư, sản phẩm
xây dựng và tổ chức cho vay. Trong tầng lớp tài chính trên thế giới
Citibank rất nổi tiếng về tỉ giá hối đoái và tỉ giá chung qua các chiến lược
với thành tích thành công rất ấn tượng trong thương mại và chuyên môn
riêng. Dẫn đầu trong các kim loại quý và là tiên phong trong trao đổi phát
sinh, Citibank đã tận dụng hệ thống mạng lưới toàn cầu của mình để tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
− Gần đây Citibank cho ra mắt một vài sản phẩm thú vị và rất sáng tạo :
Business Power hai trong một cung cấp khả năng linh hoạt cho phép kết
nối tài chính cá nhân và tài chính kinh doanh cho những nhà quản lý kinh
doanh nhỏ và tư nhân.
− Ngoài ra, hoạt động Foreign Exchange Bank của Citibank luôn đứng đầu
trong vòng 20 năm trở lại đây, khả năng trong việc giải quyết tỉ giá cụ thể
của mỗi khách hàng đã đưa Citybank trở thành ngân hàng dẫn đầu trong thị
trường tài chính đối với cả Foreign Exchange và Interest Rates.
− Phát triển mạnh Ngân hàng điện tử :
− Phần lớn khách hàng của Citibank sử dụng hình thức giao dịch từ xa để
đáp ứng nhu cầu của họ. Trong tương lai Citibank sẽ mở rộng ngân hàng
tới bất cứ nơi nào có khách hàng. Citibank là ngân hàng đầu tiên có dịch
vụ ngân hàng thông qua CitiPhone Banking, Citibank’s 24 giờ, ngân hàng
điện thoại 7 ngày 1 tuần và CitiDirect, Citibank’s Internet Banking. Ngoài
ra, Citibank Website cung cấp tỉ giá chung, các thông tin sản phẩm, tin tức
và thể thao. Các khách hàng có thể thoải mái và tiện lợi khi thực hiện các
cuộc giao dịch ngân hàng trực tuyến, là một trong những trang web phong
Trang 21
phú và thân thiện với người sử dụng nhất.
− Phát triển sản phẩm Thẻ tín dụng liên kết :
Citibank đồng thời cung cấp một loạt thẻ tín dụng: Silver và Gold Visa
hay MasterCards thông qua các thẻ như Golf Link MasterCard và the Football
Visa Card.
− Vào năm 1998, Citibank cho ra mắt Mortgage Minister Credit Card đầu
tiên liên kết với Citibank HOMECREDIT, một loại thẻ vòng cho phép
khách hàng trả tiền thuê nhà trước 17 năm. Citibank cũng giới thiệu
Mortgage PLANS, thẻ tín dụng tuần hoàn cho những đồ thế chấp. Với
những sản phẩm như vậy, khách hàng có thể chọn những sự kết hợp khác
nhau giữa tỉ giá chung, chi phí và hàng loạt các giao dịch miễn phí.
− Citibank cho ra mắt 2 loại Football Visa Card và Golf Link MasterCard
vào năm 1998. The Football Card là loại thẻ tín dụng đầu tiên của
Australia với chương trình giải thưởng bóng đá đặc biệt và được Carlton,
Collingwood Geelong và câu lạc bộ St Kilda chấp nhận như loại thẻ tín
dụng chính thức của họ. The Link Golf Card là thẻ tín dụng Australia đầu
tiên được thiết kế cho các tay chơi golf và trở thành loại thẻ chính thức của
The Australian Golf Link.
− Hơn nữa hiện nay Citibank còn nâng cấp chương trình Credit Card Reward
bằng việc liên kết với một hãng hàng không hàng đầu của Australia. Cung
cấp bảo hiểm du lịch rủi ro, những điểm bay thường xuyên và hàng loạt
các phần thưởng từ những cái máy xay sinh tố cho tới những chú gấu
Teddy, Citibank có những chương trình Credit Card Rewards rất độc đáo
và phong phú.
− Citibank nâng cao vị trí dẫn đầu của mình để thiết lập một hình thức kinh
doanh mới International Process Solutions. Dự án chung này cung cấp các
dịch vụ cơ quan một cách đầy đủ cho các tập đoàn và các công ty bảo
hiểm thông qua quá trình chuyển tiền lần lượt và thu trả.
Trang 22
− Cuối năm 1998, Citibank đã có hơn 2 công ty cộng tác. Nhằm tăng sức
mạnh thương hiệu của Dinner Club Card, Citibank tiến hành trao đổi 77%
thị phần của Australia mà nó chưa sở hữu. Một ví dụ về sự mong muốn
phát triển của Citibank ở Australia và khu vực Châu Á Thái Bình Dương,
điều này làm cho Citibank trở thành công ty duy nhất có uy tín đặc biệt
trong thị trường thẻ tín dụng và thẻ trao đổi.
− Citibank cũng là nhà tài trợ cho đội The New South Wales Rugby, The
Waratahs trong 3 năm tới. Việc tài trợ sẽ có sự đóng góp của Citibank’s
Consumer and Corporate banks, MasterCard and Salomon Smith Barney.
Cũng như Citibank, The Waratahs cũng có một lịch sử đáng tự hào, một
truyền thống vững mạnh và sự nổi tiếng trên toàn thế giới. Những nhà tài
trợ cũng hỗ trợ thế hệ trẻ và cấp bậc của câu lạc bộ.
• Quảng bá thương hiệu :
− Citibank luôn phấn đấu xây dựng một quan hệ đặc biệt và lâu dài với
khách hàng thông qua chương trình marketing trực tiếp với rất nhiều sản
phẩm sáng tạo. Chương trình câu lạc bộ The Citibank Club Loyalty tạo ra
giá trị của mình bằng việc cung cấp cho các thành viên những chuyến du
lịch, trò giải trí đặc biệt, và hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ độc đáo
khác.
− Citibank là nhà tài trợ cho tua diễn năm 1998 của Elton John vì sự hợp tác
duy nhất từ trước tới nay của Citibank với Elton John. Tại Australia,
Citibank chấp nhận cho 10 bệnh nhân trẻ ốm nặng được tham gia buổi hoà
nhạc của Elton John và Billy Joel và gặp gỡ với Elton John sau buổi diễn.
− Citibank đặc biệt chú ý tới công chúng, tập trung nhiều vào hiệu quả vào
giáo dục. Vào năm 1998 hơn 100 nhân viên của Citibank đã sử dụng kỳ
nghỉ của mình để đưa 300 học sinh tới Công viên thú Taroga. Năm 1999
Citibank tự hào là nhà tài trợ cho The Western Subburbs Branch of
Learning Links, một tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục cho trẻ em gặp khó
Trang 23
khăn trong học tập và trong gia đình.
1.3.1.3. Định vị thương hiệu Citibank
Citibank tạo được một vị trí quan trọng trên thị trường và được biết đến
bởi tính toàn cầu của mình với các dịch vụ cho khách hàng trên 100 nước.
Citibank mang những ý tưởng toàn cầu tới từng nước và mang những ý tưởng
của từng nước ra toàn thế giới.
Citibank được coi là người tiên phong phát triển các tài khoản có thể
chi trả đầu tiên trên thị trường. Thêm vào đó, Citibank được biết tới với chất
lượng phục vụ khách hàng cao. Personal Bankers luôn luôn cung cấp cho các
khách hàng những dịch vụ tuyệt vời nhất.
Citibank gây dựng được sự nổi tiếng của mình nhờ vào việc luôn tập
trung tới những sản phẩm mới dựa trên sự hiểu biết và nắm bắt rõ nhu cầu của
khách hàng. Các sản phẩm có chức năng vượt xa so với mục đích được làm
ra. Nó còn có nhiều hơn những giá trị về tài chính như loại thẻ Photocard, một
loại thẻ với chức năng bảo mật khả năng nhận dạng mà chỉ có ảnh mới có thể
cung cấp được.
Sự nổi tiếng mà Citibank đã gây dựng trong nhiều năm qua tạo nên sự
tin tưởng cho mọi khách hàng và ngược lại khách hàng luôn cảm thấy tin
tưởng với các dịch vụ của Citibank.
1.3.2. Ngân hàng HSBC
1.3.2.1. Sơ lược về HSBC toàn cầu
Thương hiệu Tập đoàn HSBC có giá trị 33.495 tỷ USD, đứng thứ hai
sau Citibank, do BrandFinance bình chọn vào tháng 11 năm 2006 theo Bảng
xếp hạng “ Global 100 Banking Brands Index” ( An annual review of the top
banking brands in the word). HSBC là Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng đạt
bình quân 18,4% trong suốt 5 năm gần nhất. Tập đoàn HSBC cũng là một
Trang 24
trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới với
các chi nhánh tại châu Âu, châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đông
và châu Phi. HSBC định vị thương hiệu của mình thông qua thông điệp
“Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”.
Với trụ sở chính tại Luân Đôn, tính đến ngày 3 tháng 3 năm 2008,
HSBC có trên 10.000 văn phòng tại 83 quốc gia và vùng lãnh thổ, phục vụ
trên 128 triệu khách hàng trong đó hơn 46 triệu là khách hàng sử dụng dịch
vụ ngân hàng điện tử. Tổng giá trị tài sản của Tập đoàn là 2.345 tỷ đô la Mỹ
tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007.
1.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển thương hiệu ở Việt Nam
• Phát triển mạng lưới :
− Năm 1870, HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn ( nay là TPHCM).
Tháng 8 năm 1995, chi nhánh TPHCM được cấp phép hoạt động và cung
cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng. HSBC khai trương chi nhánh
Hà Nội và thành lập Văn phòng Đại diện tại Cần Thơ vào năm 2005.
− Tháng 06 năm 2008, HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên được Ngân
hàng Nhà nước chính thức cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn
nước ngoài tại Việt Nam. HSBC đang hoàn tất những thủ tục đăng ký kinh
doanh cuối cùng và hi vọng trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên chính
thức đưa ngân hàng con vào hoạt động tại thị trường tài chính đang tăng
trưởng rất nhanh của Việt Nam.
• Phát triển sản phẩm, dịch vụ : Với hơn 130 năm hoạt động tại Việt Nam,
HSBC cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính bao gồm:
− Dịch vụ Tài chính Doanh nghiệp.
− Dịch vụ Ngân hàng cho các Tập đoàn Đa quốc gia và Định chế Tài chính.
− Dịch vụ Tiền tệ và Thị trường vốn
− Dịch vụ Thanh toán và Quản lý Tiền tệ
− Dịch vụ Thanh toán Quốc tế
Trang 25
− Dịch vụ Chứng Khoán
− Dịch vụ Tài chính Cá nhân
• Liên doanh liên kết với Ngân hàng trong nước :
− Ngày 29 tháng 12 năm 2005, HSBC mua 10% cổ phần của Ngân hàng Cổ
phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), ngân hàng thương mại cổ
phần lớn thứ ba tại Việt Nam xét về vốn. Tháng 07 năm 2007, HSBC mua
thêm 5% cổ phần tại Techcombank, trở thành ngân hàng nuớc ngoài đầu
tiên tại Việt Nam nắm giữ 15% cổ phần tại một Ngân hàng trong nước.
− Tháng 09 năm 2007, HSBC ký hợp đồng mua 10% cổ phần của Tập Đoàn
Bảo Việt, tập đoàn bảo hiểm và tài chính hàng đầu của Việt Nam và trở
thành đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất của Bảo Việt.
• Thành tựu đạt được : Hiện tại, HSBC là ngân hàng nước ngoài lớn nhất
tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng
nhân viên và khách hàng. Đồng thời, trong suốt thời gian hoạt động kinh
doanh tại Việt Nam, HSBC đã đoạt được các giải thưởng lớn như sau :
− Ngân hàng Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam 2008 do Asset Triple A
bình chọn.
− Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam 2006 và 2007 do tạp chí Fi-
nanceAsia bình chọn
− Ngân hàng Bán Lẻ tốt nhất Việt Nam 2006 do AsianBanker bình chọn
− Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2006 do Asset Triple A bình chọn
− Ngân hàng Lưu ký tốt nhất tại Việt Nam 2006 do Asset Triple A bình chọn
− Ngân hàng Lưu ký tốt nhất tại Việt Nam 2007 do Global Finance bình
chọn
− Ngân hàng Nước ngoài cung cấp Dịch vụ Ngoại hối tốt nhất Việt Nam
2006 do tạp chí Asiamoney bình chọn
Trang 26
− Giải thưởng Rồng Vàng cho Ngân hàng được yêu thích nhất (Most Pre-
ferred Bank) do Thời báo Kinh Tế Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
bình chọn trong 7 năm liền (2001 – 2007)
− Giải thưởng Top Trade Services 2007 do Bộ Công Thương Việt Nam bình
chọn
− Giải thưởng Saigon Times Top 40 năm 2007 do báo SaigonTimes và các
Sở Kế Hoạch-Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và
Bà Rịa-Vũng Tàu bình chọn.
1.3.3. Ngân hàng ANZ :
1.3.3.1. Sơ lược về ANZ toàn cầu
ANZ được thành lập tại Australia hơn 150 năm trước. Từ đó đến nay
ANZ đã phát triển thành một tập đoàn ngân hàng và tài chính quốc tế lớn.
ANZ cũng là ngân hàng hàng đầu của Australia tại khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương. Hiện nay, ANZ là một trong 50 ngân hàng lớn nhất thế giới với
hàng nghìn đại lý, hệ thống vận hành hiện đại, kỹ thuật hàng đầu thế giới, giải
pháp tài chính sâu rộng và một cam kết thực sự với cộng đồng. Đồng thời,
ANZ đã được hơn 6 triệu khách hàng trên thế giới chọn làm đối tác tin cậy.
ANZ là ngân hàng hàng đầu của Australia tại Châu Á và đã kinh doanh,
phục vụ cộng đồng dân cư ở khu vực này hơn 30 năm.
1.3.3.2. Kinh nghiệm phát triển thương hiệu ở Việt Nam
• Phát triển nguồn nhân lực địa phương chuyên nghiệp :
ANZ Việt Nam được thành lập 14 năm trước đây, bí quyết thành công của
ANZ Việt Nam chính là đào tạo các nhân viên địa phương nhằm cung cấp
dịch vụ cho khách hàng một cách chuyên nghiệp và thân thiện. ANZ Việt
Nam cũng nổi tiếng tại Việt Nam về sản phẩm dành cho cá nhân và chất
Trang 27
lượng phục vụ khách hàng.
− Để xây dựng cơ sở khách hàng tại Việt Nam, ANZ đã đào tạo đội ngũ
nhân viên bản địa có khả năng sử dụng thành thạo cả tiếng Anh và tiếng
Việt. Với hiểu biết về địa phương và khu vực, đội ngũ nhân viên này có
khả năng thấu hiểu các khó khăn, nhu cầu của cả người Việt Nam và người
nước ngoài sống, làm việc tại Việt Nam do đó họ có thể tư vấn, giúp đỡ
các khách hàng này về hàng loạt các dịch vụ tài chính.
• Liên doanh liên kết với Ngân hàng trong nước : Năm 2001, ANZ mua
10% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank),
ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam.
• Thành tựu đạt được : Chất lượng dịch vụ khách hàng tốt của ANZ đã
được công nhận bằng hàng loạt các giải thưởng như :
− Giải thưởng Rồng Vàng ‘Ngân hàng định hướng khách hàng tốt nhất’ năm
2006, do Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.
− ‘Ngân hàng định hướng khách hàng tốt nhất’ năm 2005, do Thời báo Kinh
tế Việt Nam bình chọn.
− ‘Ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam năm 2004’, do Thời báo Kinh
tế Việt Nam bình chọn.
− ‘Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam năm 2003/2004’, do Finance
Asia Hồng Kông bình chọn.
− ‘Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2003’, tạp chí Asian Banker
Singapore bình chọn.
− ‘Ngân hàng yêu thích nhất Việt Nam năm 2003’, Thời báo Kinh tế Việt
Nam bình chọn.
− ‘Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam năm 2002/2003’, do Finance
Asia Hồng Kông bình chọn.
− ‘Ngân hàng được khách hàng ưa chuộng nhất năm 2002’, do Thời báo
Kinh tế Việt Nam bình chọn.
Trang 28
1.3.4. Rút ra bài học kinh nghiệm phát triển thương hiệu từ các
ngân hàng lớn trên thế giới
− Thứ nhất, các ngân hàng này đã không ngừng nâng cao năng lực tài chính
bằng cách tăng vốn chủ sở hữu, quản trị tốt tài sản nợ và tài sản có rủi ro
nhằm điều hành kinh doanh một cách mạnh dạn và đạt hiệu quả cao.
− Thứ hai, công tác quảng bá thương hiệu được chú trọng thông qua việc
thường xuyên tài trợ cho các chương trình quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
− Thứ ba, các ngân hàng này không ngừng đầu tư hiện đại hoá công nghệ
ngân hàng và hệ thống thanh toán theo hướng tự động hoá, đặc biệt là các
nghiệp vụ thanh toán, hệ thống giao dịch trực tuyến, phát triển dịch vụ
ngân hàng điện tử như : Home banking, Internet banking..., và các dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt như hệ thống thẻ ATM, thẻ tín dụng...
− Thứ tư, họ đào tạo được nguồn nhân lực giỏi, chuyên nghiệp. Đồng thời,
có chính sách đãi ngộ để quy tụ được nhiều nhân tài có chuyên môn cao và
năng lực quản lý giỏi trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
− Thứ năm, các các ngân hàng này không ngừng tạo ra các sản phẩm mới
thoe hướng đa dạng, gia tăng tính khác biệt, vượt trội so với các ngân hàng
khác.
− Thứ sáu, họ luôn chú trọng việc mở rộng quan hệ đại lý quốc tế, mạng
lưới trên khắp thế giới. Đồng thời, để cung cấp các dịch vụ ngân hàng qua
biên giới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá sản phẩm
nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác.
− Thứ bảy, đẩy mạnh hợp tác đầu tư với các ngân hàng nội địa nhằm tận
dụng lợi thế địa phương nhắm phát triển, mở rộng thị phần. Bên cạnh đó,
liên tục mở rộng mạng lưới văn phòng đại diện, chi nhánh tại hầu hết các
Trang 29
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tập trung ở các quốc gia có nền kinh tế
mạnh, thị trường tài chính ngân hàng phát triển.
Tóm lại : Chương 1 về cơ bản đã trình bày những lý luận chung về tài sản
vô cùng quý giá của ngân hàng : khái niệm thương hiệu, thành phần của
thương hiệu, khái niệm thương hiệu ngân hàng. Đồng thời, chương này cũng
đã đưa ra những lợi ích của thương hiệu đối với ngân hàng và đối với nền
kinh tế, kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu của một số ngân
hàng lớn trên thế giới như : Citibank, HSBC, ANZ.
Trang 30
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG
HIỆU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN ( SACOMBANK)
2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 21/12/1991, Sacombank được thành lập và đi vào hoạt động trên
cơ sở chuyển thể Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp và sáp nhập với 3
Hợp tác xã tín dụng Tân Bình – Thành Công - Lữ Gia. Nền kinh tế đất nước
trong thời kỳ này đang đối mặt với tốc độ lạm phát phi mã, hoạt động tiền tệ –
tín dụng của các NHTM gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các hợp tác xã tín
dụng. Với mức vốn ban đầu chưa đến 3 tỷ đồng, Sacombank đã bước những
bước đi đầu tiên đầy cam go, thử thách : mạng lưới hoạt động chủ yếu nằm ở
các quận ven nội thành, chất lượng nguồn năng lực thấp, hoạt động nghiệp vụ
khá đơn điệu về huy động vốn và cho vay, nợ quá hạn khó đòi chuyển giao
sang cao gấp 2 lần vốn tự có.
Ngày 02/03/1993, Sacombank là ngân hàng TMCP có hội sở chính tại
TPHCM đầu tiên và mở chi nhánh tại Hà Nội. Đồng thời, Sacombank là ngân
hàng TMCP đầu tiên thực hiện nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu có mục đích để
huy động vốn và dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TPHCM và ngược
lại. Điều này đã bước đầu gây dựng cho Sacombank một hình ảnh đặc trưng
và một tính cách riêng đầy ấn tượng tại thủ đô, đồng thời mở đường cho việc
hình thành dần thói quen không dùng tiền mặt trong thanh toán giữa hai đô thị
lớn nhất nước lúc bấy giờ.
Tháng 10/1995, cho vay phân tán theo đề án kết hợp với cho vay tập
trung có trọng điểm là quan điểm chỉ đạo chiến lược về định hướng phát triển
tín dụng của Sacombank sau thời kỳ cải tổ. Đề án thực hiện thành công tại chi
Trang 31
nhánh Gò Vấp là cơ sở cho Sacombank nhân rộng phạm vi thực hiện trên toàn
hệ thống và trở thành tiền đề cho định hướng phát triển tín dụng ngày nay.
Cho vay SMEs và quyết tâm xây dựng Sacombank trở thành Ngân hàng bán
lẻ - đa năng - hiện đại trong các giai đoạn tiếp theo cũng xuất phát từ tư tưởng
chỉ đạo chiến lược vừa nêu.
Tháng 03/1996, sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng để tăng vốn
điều lệ. Đại hội đại biểu cổ đông Sacombank đã đồng thuận với sáng kiến của
Chủ Tịch Đặng Văn Thành trong việc phát hành cổ phiếu đại chúng để tăng
đủ số vốn điều lệ là 70 tỷ đồng theo đúng qui định của Chính Phủ. Thành
công ngoài mong đợi trong việc triển khai thực hiện sáng kiến này đã giúp
Sacombank tự tin hơn trong quá trình thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ
trong nhiều năm tiếp theo. Ngày nay, Sacombank đã trở thành ngân hàng
TMCP có vốn điều lệ lớn thứ hai tại Việt Nam sau Vietcombank.
Ngày 03/05/1999, khánh thành trụ sở chính của Sacombank tại 278
Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TPHCM. Sacombank là ngân hàng
TMCP đầu tiên ở Việt Nam có được một trụ sở chính khá khang trang, bề thế
và hiện đại. Điều này nhằm khẳng định sức mạnh tài chính, xác định quyết
tâm tồn tại phát triển và gắn bó lâu dài với các tổ chức kinh tế và dân cư trên
địa bàn, đồng thời có điều kiện phát triển mở rộng mối quan hệ giao thương
với khu vực và quốc tế.
Năm 1999, Sacombank trở thành thành viên của Hiệp Hội Viễn Thông
Liên Ngân Hàng Toàn Cầu ( SWIFT), tiếp theo sau đó là gia nhập Hiệp Hội
Thẻ Quốc Tế Visa, Master và tiếp nhận được sự ủy thác tín dụng và tài trợ kỹ
thuật của nhiều tổ chức kinh tế tài chính nước ngoài. Đây là sự kiện mở
đường cho quá trình đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại nhờ đó thương
hiệu Sacombank đã từng bước được củng cố và nâng cao trong nước và vươn
ra khu vực.
Năm 2001, tập đoàn tài chính Anh Quốc ( Dragon Financial Holdings
Trang 32
Capital) tham gia góp vốn cổ phần chiếm 10% vốn điều lệ, mở đường cho
việc tham gia góp vốn của Công ty tài Chính Quốc Tế IFC và Ngân Hàng
ANZ nâng số vốn cổ phần của các cổ đông nước ngoài lên gần 30% vốn điều
lệ. Thông qua sự kiện này, Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh
nghiệm, quản lý, công nghệ, rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ
các cổ đông chiến lược.
Năm 2002, thành lập Tổ Tín Dụng Lai Uyên - Tỉnh Sông Bé trực thuộc
Chi nhánh Gò Vấp ( do Sông Bé chưa có chi nhánh Sacombank) là một phát
kiến quan trọng của người đứng đầu cơ quan Quản trị Sacombank. Thành
công của việc trải nghiệm phát kiến này là một thực tiễn sinh động, được lãnh
đạo Tỉnh Sông Bé đồng tình ủng hộ và hết lòng động viên cổ vũ, là tiền đề
quan trọng có tính mở đường để Chỉ thị 05 của Thống đốc NHNN được ban
hành sau đó cho phép các NHTM được thành lập các Tổ Tín dụng, điểm giao
dịch ngoài địa bàn ( ở những tỉnh các NHTM chưa có chi nhánh) trong những
năm sau này. Sacombank tuy trong điều kiện vốn điều lệ hãy còn khá mỏng
nhưng vẫn có mặt ở nhiều tỉnh – thành phố trọng điểm kinh tế trong cả nước
được bắt đầu từ sáng kiến độc đáo bày.
Tháng 07/2003, Quỹ học bổng “Sacombank - Ươm mầm cho những
ước mơ” được hình thành bởi sáng kiến của người đứng đầu cơ quan Quản trị
Sacombank, đã được Đại hội đồng cổ đông thống nhất cho trích lập một cách
lâu dài 1% lợi nhuận thuần hằng năm sau khi trích lập các quỹ theo quy định.
Sáng kiến này đã mở đường cho một quá trình gắn kết lâu dài trách nhiệm của
Sacombank đối với cộng đồng xã hội.
Tháng 06/2004, Sacombank ký kết hợp đồng triển khai hệ thống
Corebanking T-24 với công ty TEMENOS (Thụy Sỹ), khởi đầu cho quá trình
hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của Sacombank trong tiến trình phát triển
và hội nhập. Thông qua đó, Sacombank ngày càng nâng cao chất lượng hoạt
động, chất lượng quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân
Trang 33
hàng quốc tế.
Năm 2004, Chương trình chạy việt dã “Sacombank chạy vì sức khỏe
cộng đồng” được tổ chức định kỳ tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước
nhân kỷ niệm ngày thành lập chi nhánh Sacombank với hàng trăm giải thưởng
và hàng nghìn người tham gia. Từ đây, Sacombank đã thực hiện một cách tích
cực các hoạt động có tinh thần xã hội hóa cao như : Ngày từ thiện Sacombank
nhân dịp Tết cổ truyền hằng năm với sự tham gia của hàng nghìn các cháu
khuyết tật, neo đơn; những chuyến trực tiếp đến thăm hỏi, sẻ chia; cứu trợ
đồng bào bị thiên tai bão lụt…
Ngày 08/03/2005, Sacombank khai trương hoạt động Chi nhánh 8/3
TPHCM xuất phát từ hoài bão của Ban lãnh đạo Sacombank. Chi nhánh là nơi
thể hiện chính sách vì sự tiến bộ của phụ nữ của Sacombank, đồng thời cũng
là chi nhánh ngân hàng toàn nữ duy nhất có ở Việt Nam. Sáng kiến độc đáo
này đã góp phần vào quá trình gầy dựng cho Sacombank một hình ảnh đặc
trưng và một tính cách riêng đầy ấn tượng trong lòng mọi người, mọi nhà
trong nước và trong khu vực.
Tháng 07/2006, Sacombank Leasing là Công ty cho thuê tài chính đầu
tiên thuộc khối các NHTM cổ phần Việt Nam đã ra đời. Đây là sự kết hợp
chủ trương đa dạng hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng trọn gói với quá trình
nâng cao trình độ chuyên môn hóa, nhằm giúp cho các doanh nghiệp trong
nước có thêm điều kiện tăng cường trang thiết bị, đổi mới công nghệ, mở
rộng sản xuất kinh doanh để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá
trình hội nhập.
Ngày 12/07/2006, cổ phiếu Sacombank là cổ phiếu đầu tiên của hệ
thống các NHTM Việt Nam được phép niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Là đơn vị tiên phong tất yếu phải chịu nhiều thử thách trong quá trình trải
nghiệm, nhưng người đứng đầu cơ quan Quản trị Sacombank cũng chính
người đề xuất chủ trương niêm yết này đã nhận thức sâu sắc rằng: không vượt
Trang 34
qua khó khăn thử thách tất yếu sẽ khó có thể trưởng thành phát triển, vả lại
đây chính là động lực, là chất xúc tác thúc đẩy đội ngũ cán bộ và lực lượng
nhân viên Sacombank đã quyết tâm càng phải quyết tâm cao hơn nữa trong
quá trình tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm
bảo chất lượng phát triển bền vững và thể hiện khả năng hội nhập cùng tính
công khai minh bạch trong quản trị Ngân hàng theo các chuẩn mực và thông
lệ quốc tế tốt nhất.
Ngày 10/08/2007, Sacombank đã chính thức khai trương chi nhánh Hoa
Việt - mô hình ngân hàng dành riêng cho người Hoa lần đầu tiên xuất hiện tại
Việt Nam. Chi nhánh Sacombank Hoa Việt được đặt tại địa chỉ 382A - B
Trần Hưng Đạo, Phường 11, Quận 5, TPHCM. Chi nhánh Hoa Việt sẽ mang
lại những tiện ích ngân hàng cùng những ưu đãi tốt nhất, chuyên nghiệp nhất
cho các khách hàng người Hoa đang làm ăn, kinh doanh, sinh sống, du lịch,
nghỉ dưỡng... trên địa bàn TPHCM nói riêng và toàn quốc nói chung.
Năm 2007, lần đầu tiên Sacombank trở thành ngân hàng duy nhất tại
Việt Nam nhận 2 giải thưởng quốc tế uy tín “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
2007” do Euromoney trao tặng, “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2007”
do Asian Banking And Finance thuộc tập đoàn Charton Media trao tặng. Đây
là sự ghi nhận của cộng đồng tài chính khu vực và thế giới đối với
Sacombank qua khả năng phát triển bền vững, kết quả hoạt động kinh doanh,
quản lý rủi ro, công nghệ thông tin, chất lượng điều hành và những đóng góp
của Sacombank đối với thị trường tài chính ngân hàng nước nhà.
Ngày 16/05/2008, Sacombank đã công bố thành lập Tập đoàn Tài chính
Sacombank - tập đoàn tài chính tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, với vốn điều lệ
hơn 5.200 tỷ đồng, tổng tài sản 79.915 tỷ đồng và đội ngũ nhân sự hơn 6.500
người (tính đến hết quý 1/2008). Tập đoàn tài chính Sacombank gồm có
Sacombank; 05 công ty thành viên trực thuộc là Công ty Chứng khoán- SBS,
Công ty Cho thuê tài chính- SBL, Công ty Kiều hối- SBR, Công ty Quản lý
Trang 35
nợ và khai thác tài sản- SBA, Công ty vàng bạc đá quý - SBJ; Và 06 công ty
thành viên hợp tác chiến lược bao gồm: (1) Công ty Đầu tư Sài Gòn Thương
Tín- STI; (2) Công ty Xuất nhập khẩu Tân Định- Tadimex; (3) Công ty Đầu
tư xây dựng Toàn Thịnh Phát; (4) Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín-
Sacomreal; (5) Công ty liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt
Nam- VFM và (6) Trường Đại học Yersin Đà Lạt.
2.1.2. Sơ đồ tổ chức
Hình 1 : Sơ đồ tổ chức của Sacombank
Nguồn : Trang web www.sacombank.com
Trang 36
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Tổng tài sản
Biểu đồ 1 : Tình hình tăng trưởng Tổng tài sản của Sacombank ( 2002 – 2008)
TỔNG TÀI SẢN
4,296
7,304
10,395
14,156
24,764
63,484
93,182
42%
70%
37% 36%
75%
156%
47%
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
80,000
90,000
100,000
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 ( Kế hoạch)
Tỷ đồng
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
140%
160%
180%
TỔNG TÀI SẢN TĂNG TRƯỞNG
Nguồn : Kỷ yếu “ Sacombank, 15 năm hình thành và phát triển”
Tổng tài sản đến cuối năm 2007 đạt 63.484 tỷ đồng, gấp gần 15 lần so
với năm 2002. Dự kiến đến hết năm 2008, tổng tài sản của Sacombank đạt
khoảng 93.182 tỷ đồng. Cơ cấu tổng tài sản được cấu trúc hài hòa nhằm đảm
bảo tính sinh lời cao nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản. Trong tổng
tài sản, tài sản có sinh lời chiếm tỷ trọng 78%.
2.1.3.2. Huy động vốn
Biểu đồ 2 : Tình hình tăng trưởng Huy động vốn của Sacombank ( 2002 – 2008)
HUY ĐỘNG
3,856
6,432
9,201
12,272
21,500
54,777
80,723
47%
155%
75%
33%35%
67%
43%
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
80,000
90,000
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 ( Kế hoạch)
Tỷ đồng
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
140%
160%
180%
HUY ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG
Nguồn : Kỷ yếu “ Sacombank, 15 năm hình thành và phát triển”
Trang 37
Đến cuối năm 2007, tổng nguồn huy động của Sacombank trên 54.777
tỷ đồng, tăng hơn 14 lần so với năm 2002, trong đó huy động VND có tỷ
trọng là 72%, huy động vàng là 12%, và huy động ngoại tệ là 16%.
Xuất phát từ các Hợp tác xã tín dụng, hoạt động huy động vốn chủ yếu
của Ngân hàng lúc ban đầu là huy động tiền gởi tiết kiệm từ dân cư. Đến nay,
sản phẩm tiền gởi của Ngân hàng đã phong phú, đa dạng hơn với hàng loạt
sản phẩm, hàng chục kỳ hạn, phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng, từ tổ
chức đến dân cư. Phong cách phục vụ được cải tiến theo hướng đem tiện ích
cao nhất đến cho khách hàng. Ngoài việc phục vụ chu đáo, tận tình tại quầy
giao dịch, một số giao dịch có thể tiến hành tại nhà, tại các điểm giao dịch hay
được thực hiện qua mạng internet theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh
việc đa dạng hóa sản phẩm, việc tăng cường mở rộng quan hệ với các tổ chức,
định chế nước ngoài nhằm tiếp cận nguồn vốn mới được tiến hành thường
xuyên. Đây là nguồn vốn trung dài hạn, được sử dụng để phục vụ phát triển
nền kinh tế theo chiều sâu, đầu tư máy móc thiết bị có thời hạn thu hồi vốn
dài. Đến nay, nguồn vốn ủy thác nhận được từ nguồn này chiếm tỷ trọng xấp
xỉ 1% trong tổng nguồn vốn. Khai thác nguồn vốn này sẽ được Sacombank
quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới.
2.1.3.3. Hoạt động cho vay
Biểu đồ 3 : Tình hình tăng trưởng Cho vay của Sacombank ( 2002 – 2008)
CHO VAY
3,301
4,729
5,987
8,425
14,539
34,317
46,300
35%
136%
73%
41%42% 43%
27%
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
40,000
45,000
50,000
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 ( Kế hoạch)
Tỷ đồng
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
140%
160%
CHO VAY TĂNG TRƯỞNG
Nguồn : Kỷ yếu “ Sacombank, 15 năm hình thành và phát triển”
Trang 38
Tổng dư nợ cho vay của Sacombank thời điểm cuối năm 2007 đạt trên
34.317 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần so với năm 2002, chiếm tỷ trọng 54,1% trong
tổng tài sản. Trong tổng dư nợ, cho vay bằng VND chiếm tỷ trọng 74%, cho
vay bằng ngoại tệ có tỷ trọng là 20% và vàng là 6%. Chất lượng tín dụng
kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ quá hạn ( nợ nhóm 2 đến nhóm 5) trên tổng dư
nợ cho vay ở mức thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 1,20%, trong đó, tỷ lệ nợ xấu ( nợ
nhóm 3 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ cho vay là 0,55%. Các con số này bản
thân nó đã cho thấy sự nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng tài sản của
Sacombank, nếu so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn là 17,6% tại thời điểm đầu năm
2000.
Dự phòng rủi ro tín dụng tại thời điểm tháng 09/2006 gần 75 tỷ đồng,
trong đó dự phòng cụ thể xấp xỉ 22 tỷ đồng. Đây là khoản tiền được trích lập
để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện
nghĩa vụ theo cam kết, làm tăng sự an toàn và lành mạnh trong hoạt động.
Công cụ sử dụng để kiểm soát chất lượng tín dụng cũng được tăng
cường và hiện đại hóa. Hệ thống xếp hạng tín dụng, sau thời gian vận hành
thử nghiệm, đã chính thức áp dụng cho tất cả các khách hàng có quan hệ tín
dụng với Sacombank. Hệ thống này là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc
chuẩn hóa việc phân loại xếp hạng khách hàng, quản lý chất lượng tín dụng,
dự báo rủi ro...
2.1.3.4. Hoạt động cung cấp dịch vụ
Từ chỗ chỉ đơn thuần là huy động – cho vay, đến nay, Sacombank đã
đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình. Hiện tại, Sacombank có thể cung
cấp tới khách hàng tất cả các dịch vụ ngân hàng đang có tại Việt Nam. Việc
cung cấp đa dạng dịch vụ không chỉ giúp tăng thu nhập, mà còn là hướng phát
triển chiến lược của Sacombank trong dài hạn, từng bước tăng tỷ trọng thu
dịch vụ trong tổng thu, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ hoạt
động tín dụng, đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững.
Trang 39
2.1.3.5. Thanh toán quốc tế
Khởi đầu nghiệp vụ thanh toán quốc tế từ năm 1994 với những cái
"không": không kinh nghiệm, không ngân hàng đại lý thương hiệu, uy tín
chưa được biết đến; việc mở thư tín dụng phải được thực hiện qua trung gian
là các ngân hàng bạn. Từng bước, từng bước, vừa làm vừa học hỏi, rút kinh
nghiệm, qua hơn 10 năm, Ngân hàng đã có những thành công bước đầu trong
nghiệp vụ này. Tổng doanh số thanh toán quốc tế ( quy USD) trong 9 tháng
đầu năm 2007 là trên 1.389 triệu USD, gấp 76 lần so và năm 1994.
Sacombank đã thiết lập mạng lưới hàng ngàn đại lý của hàng trăm ngân hàng
tại hàng chục quốc gia khắp 5 châu, tham gia Hiệp hội viễn thông liên ngân
hàng toàn cầu ( SWIFT), từ đó, nâng cấp dịch vụ, rút ngắn thời gian thanh
toán, nâng cao uy tín trong cộng đồng và ngân hàng. Trong năm 2004, 2005
Sacombank đã được các ngân hàng Citigroup, HSBC, Wachovia, Union Bank
of California... trao tặng bằng khen vì những thành tích trong lĩnh vực thanh
toán quốc tế.
2.1.3.6. Kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ của Sacombank phát triển mạnh
trong những năm gần đây, với doanh số năm sau cao hơn năm trước và đóng
góp một tỷ trọng không nhỏ trong thu dịch vụ. Doanh số kinh doanh tiền tệ
(quy USD) trong 9 tháng đầu năm 2006 xấp xỉ 12,3 tỷ USD, gấp 159 lần so
với năm 1994. Các nghiệp vụ phái sinh của hoạt động này như nghiệp vụ
hoán đổi (swap), kỳ hạn future), quyền chọn (option) ... cũng góp phần đa
dạng hóa sản phẩm, cung cấp thêm lựa chọn cho khách hàng và đem lại thu
nhập cho Ngân hàng.
2.1.3.7. Dịch vụ chuyển tiền
Dịch vụ truyền thống ra đời trong những ngày đầu thành lập và đã
khẳng định chỗ đứng trên thị trường và có doanh số ngày càng tăng thông qua
hệ thống mạng lưới rộng khắp cùng các mối quan hệ ngân hàng liên kết, ngân
Trang 40
hàng đại lý. Trong 9 tháng đầu năm 2006, tổng doanh số chuyển tiền của
Ngân hàng xấp xỉ 80 ngàn tỷ đồng. Các sản phẩm dịch vụ khác như bảo lãnh,
phát hành và chấp nhận thẻ, các hoạt động thu chi hộ, quản lý ngân quỹ, dịch
vụ ngân hàng điện tử ( phone–banking, e –Sacombank, mobile–Sacombank,
SMS, SMA... cũng đã được triển khai và thu được những kết quả nhất định
đồng thời góp phần đa dạng hóa sản phẩm và quảng bá thương hiệu Ngân
hàng.
2.1.3.8. Kết quả kinh doanh
Biểu đồ 4 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank ( 2002 – 2008)
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
79 125
198
306
543
1,452
2,000
38%
167%
77%
55%
101%
58% 58%
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 ( Kế hoạch)
Tỷ đồng
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
140%
160%
180%
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ TĂNG TRƯỞNG
Nguồn : Kỷ yếu “ Sacombank, 15 năm hình thành và phát triển”
Liên tục từ năm 1993, sau hơn 17 năm đi vào hoạt động, đến nay
Sacombank luôn có lợi nhuận với xu hướng chung là năm sau cao hơn năm
trước. So với mức 0,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế của năm 1993, đến năm
2007, Sacombank đã đạt mức 1.452 tỷ, gấp 2.420 lần. Và chỉ trong 6 tháng
đầu năm 2008, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đã đạt mức 754 tỷ, tăng
22% so với cùng kỳ năm 2007.
Cơ cấu thu nhập cũng được cải thiện theo hướng hiện đại: giảm dần tỷ
trọng thu tín dụng trong tổng thu nhập, từng bước tăng tỷ trọng thu phi tín
dụng theo sự phát triển của xã hội nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Trang 41
2.1.3.9.Các chỉ số tài chính
Bảng 1 : Các chỉ số tài chính của Sacombank ( 2005 – 2008)
Đơn vị : %
CHỈ SỐ TÀI CHÍNH NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 KẾ HOẠCH
NĂM 2008
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 15,40 11,82 11,07 10,50 – 11,50
Huy động vốn/ Tổng tài sản 84,82 86,12 86,26 86,63
Cho vay/ Huy động vốn 68,72 67,46 62,64 57,36
Cho vay/ Tổng tài sản 58,28 58,10 54,05 49,69
Nợ xấu ( NPL) 0,55 0,72 0,24 Tối đa 2%
Thu nhập ngoài lãi/ Tổng thu
nhập hoạt động
27,08 37,58 51,14 N/A
Lãi ròng/ Tổng tài sản (ROA) 1,85 2,08 2,90 2,00 – 2,50
Lãi ròng/ Vốn chủ sở hữu (ROE) 20,58 17,41 25,64 33 - 34
Nguồn : Bản tin Sacombank Quý II/2008
Các giới hạn đảm bảo an toàn trong hoạt động như tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu, tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử
dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần... luôn
được Ngân hàng tự giác tuân thủ, vì đây chính là một trong những yếu tố
quan trọng đảm bảo cho sự phát triển an toàn, bền vững.
Để tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo an toàn trong hoạt động,
trong những năm qua, Sacombank liên tục tăng vốn điều lệ với tốc độ cao. Vì
vậy, duy trì các chỉ số ROA & ROE ở mức cao là một nỗ lực lớn trong quản
trị điều hành của Sacombank.
2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
SACOMBANK HIỆN NAY :
2.2.1. Tên thương hiệu :
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) là một thương
hiệu ngân hàng có tên tuổi từ lâu, sau khi tái lập ngân hàng vẫn giữ tên gọi cũ
và nó sẽ tạo nên sự tin tưởng không chỉ ở khách hàng truyền thống mà cả
Trang 42
khách hàng tiềm năng. Ban đầu tên gọi của ngân hàng này có nhầm lẫn với
Ngân hàng TMCP Sài Gòn ( SCB). Tuy nhiên, trong những năm gần đây
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín thường được nhắc đến với thương
hiệu tương đối phổ biến là Sacombank đi kèm với những thành tựu đạt được
vượt trội trong hệ thống các ngân hàng thương mại sau 17 năm hoạt động.
2.2.2. Biểu tượng và khẩu hiệu :
Biểu tượng ( logo) là một yếu tố tác động trực tiếp đến thị giác, làm
tăng khả năng nhận biết của khách hàng đối với một thương hiệu. Nhận thức
được điều đó, Sacombank đã có cuộc thi sáng tác logo trong nội bộ cán bộ
công nhân viên, những người hiểu rõ về Sacombank nhất. Và hiện nay, kết
quả là Sacombank đang sở hữu một logo có màu xanh làm chủ đạo kết hợp
với màu trắng và màu vàng. Biểu tượng hai bàn tay nâng đỡ hai chữ S và G
(Sài Gòn) được thể hiện một cách mỹ thuật và tinh tế, thể hiện đúng nghĩa
Sacombank cam kết giữ uy tín với tất cả các khách hàng một cách lâu bền.
Câu khẩu hiệu ( Slogan) là một phương tiện nhằm tăng khả năng nhận
biết của khách hàng đối với ngân hàng, nó thể hiện mục tiêu mà ngân hàng
đang hướng đến. Khẩu hiệu của Sacombank trước đây là “ Ươm mầm cho
những ước mơ” với phương châm trở thành “ Ngân hàng bán lẻ hiện đại tốt
nhất Việt Nam”. Tuy nhiên, câu khẩu hiệu mới nhất của Sacombank là “Sức
mạnh dẫn lối thành công”, câu khẩu hiệu này thường đi chung với logo tạo
nên sự dễ nhớ, dễ hiểu cho khách hàng.
2.2.3. Vốn điều lệ :
Trang 43
Biểu đồ 5 : Tình hình tăng trưởng Vốn điều lệ của Sacombank ( 2002 – 2008)
VỐN ĐIỀU LỆ
272
505
740
1,250
2,089
4,449
6,049
47%
86%
43%
69% 67%
113%
36%
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 ( Kế hoạch)
Tỷ đồng
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
VỐN ĐIỀU LỆ TĂNG TRƯỞNG
Nguồn : Kỷ yếu “ Sacombank, 15 năm hình thành và phát triển”
Với vốn điều lệ 4.449 tỷ đồng tại thời điểm hiện nay, Sacombank trở
thành ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng
TMCP Việt Nam, gấp 1.534 lần so với thời điểm thành lập, gấp 4 lần so với
vốn pháp định. Vốn điều lệ là yếu tố then chốt để tăng cường năng lực tài
chính, tăng nội lực, là nền tảng để đầu tư tài sản, phát triển các nghiệp vụ có
liên quan đến vốn tự có. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc
gia, vị thế thương hiệu cũng như năng lực tài chính đã giúp Sacombank dễ
dàng huy động vốn trên thị trường chứng khoán khi cần thiết.
2.2.4. Mạng lưới hoạt động
Mạng lưới hoạt động của Sacombank khá rộng, phân bố tại khắp các
vùng trọng điểm kinh tế trên cả nước là điểm mạnh chiến lược của Ngân
hàng. Từ chỗ có 4 điểm giao dịch trong phạm vi TPHCM, đến nay, Ngân
hàng đã có hơn 240 điểm giao dịch, hiện diện tại 45/64 tỉnh thành, từ tỉnh địa
đầu phía Bắc đến các tỉnh cực nam Nam bộ.
Không chỉ mở rộng mạng lưới rộng khắp ở Việt Nam, Sacombank còn
có kế hoạch mở các chi nhánh và văn phòng đại diện ở Trung Quốc, Lào và
Campuchia trong năm 2008. Cụ thể, ngày 08/01/2008, Sacombank đã khai
Trang 44
trương văn phòng đại diện tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Chi nhánh
Sacombank tại Lào và Campuchia sẽ là cầu nối giao thương giữa các doanh
nghiệp ba nước thông qua việc đáp ứng nhu cầu về đầu tư, hoạt động xuất
nhập khẩu, cũng như hỗ trợ tư vấn về các giải pháp tài chính trọn gói.
Với mạng lưới rộng khắp này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
Sacombank trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch
vụ như thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển tiền, thanh toán quốc tế. Hệ
thống mạng lưới góp phần quảng bá, khẳng định thương hiệu qua các hoạt
động thiết thực, hiệu quả của mình.
2.2.5. Thành lập các chi nhánh đặc thù
Sacombank ngoài việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch
vụ ngân hàng hiện đại, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, còn luôn hướng
đến việc tìm tòi những cách thức tiếp cận khách hàng một cách mới lạ. Và sự
hình thành Chi nhánh Hoa Việt và Chi nhánh 8/3 cũng xuất phát từ ý tưởng
tiếp cận khách hàng đặc thù như người Hoa, phụ nữ. Đây cũng là cách
Sacombank quảng bá thương hiệu rộng rãi một cách hiệu quả, mới lạ.
• Chi nhánh Hoa Việt :
Chi nhánh ra đời nhằm phục vụ khách hàng người Hoa hiện hữu của
Ngân hàng, đồng thời thu hút thêm nguồn khách hàng mới đến từ các quốc
gia nói tiếng Hoa trong khu vực ( Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, …)
bằng những sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ mang nét đặc trưng
truyền thống Trung Hoa.
Hiện nay, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia thu hút đầu
tư nước ngoài cao nhất thế giới và nước láng giềng Trung Quốc cũng như các
quốc gia sử dụng tiếng Hoa đang ngày càng gia tăng mối quan hệ giao thương
với Việt Nam. Tuy nhiên, khá nhiều các nhà đầu tư gặp khó khăn về ngôn
ngữ trong giao dịch bởi tiếng Hoa chưa phải là ngôn ngữ phổ biến trong giao
tế trên thế giới, ngay ở Việt Nam cũng chỉ tập trung xung quanh khu vực Chợ
Trang 45
Lớn, TP. HCM. Bên cạnh đó, ở hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đội
ngũ nhân viên phục vụ có khả năng sử dụng tiếng Hoa còn rất khiêm tốn, đa
phần chỉ biết tiếng Quảng Đông và tiếng phổ thông.
Nắm bắt những vấn đề đó, Sacombank đã nhanh chóng định hình về
một mô hình chi nhánh chuyên phục vụ cho các đối tượng khách hàng chỉ sử
dụng tiếng Hoa: từ tiếng phổ thông, Quan Thoại, Quảng Đông,... cho đến
tiếng Triều Châu, Phúc Kiến. Sacombank - Chi nhánh Hoa Việt với đội ngũ
nhân viên không những lưu loát trong việc sử dụng Hoa ngữ, mà còn tích cực
trau dồi kiến thức về phong tục, tập quán, văn hóa Trung Hoa để có thể hiểu
và phục vụ khách hàng tận tâm nhất. Thêm vào đó, toàn bộ hình ảnh, đồng
phục, cách trang trí,... của Chi nhánh đều mang dáng dấp văn hóa Trung Hoa;
cùng tất cả các biểu mẫu, chứng từ, tờ rơi giới thiệu sản phẩm,... đều được
trình bày bằng tiếng Hoa để khách hàng thuận lợi trong mọi giao dịch.
Sacombank - Chi nhánh Hoa Việt chính thức đi vào hoạt động từ ngày
10/08/2007 tại địa chỉ 382A-B Trần Hưng Đạo, Quận 5, TPHCM, dành riêng
phục vụ cho các đối tượng kiều bào người Hoa hơn 500.000 người đang sinh
sống và làm việc tại TP. HCM, trong đó có đến 30% là doanh nghiệp do
người Hoa làm chủ. Sự ra đời của Chi nhánh một lần nữa đã đánh dấu bước
tiến nổi bật của Sacombank trong chiến lược hướng đến các mô hình ngân
hàng chuyên biệt.
Sacombank – Chi nhánh Hoa Việt không những đáp ứng những sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng như các chi nhánh khác trên toàn hệ thống
Sacombank, mà còn có những sản phẩm đặc trưng chỉ có tại Chi nhánh Hoa
Việt.
• Chi nhánh 8 tháng 3 :
Thời đại ngày nay, vai trò của người phụ nữ trong xã hội đang ngày
càng được nâng cao. Người phụ nữ không chỉ biết chu toàn, chăm lo hạnh
phúc gia đình, mà còn rất thành công trong các hoạt động ngoài xã hội. Vì
Trang 46
vậy, không thể phủ nhận sự tiến bộ của người phụ nữ cũng như những vị trí
mà họ rất đáng được tôn trọng.
Với mong muốn khẳng định những ưu điểm của người phụ nữ hiện đại
ngày nay, đặc biệt là nhấn mạnh về vai trò “quản lý tài chính” trong gia đình,
Sacombank đã hình thành ý tưởng và xây dựng thành công mô hình ngân
hàng đặc biệt chỉ dành riêng cho phái đẹp với tên gọi rất ý nghĩa: Chi nhánh 8
tháng 3, chi nhánh đầu tiên đã chính thức khai trương và đi hoạt động trên thị
trường tài chính TP. HCM cũng vào thời điểm rất ý nghĩa: ngày 08/03/2005.
Sacombank – Chi nhánh 8 Tháng 3, ngoài việc cung ứng tất cả các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng thông thường như các chi nhánh khác trong toàn hệ
thống, Sacombank còn nghiên cứu nhu cầu, sở thích và thói quen của các
khách hàng để cho ra đời các sản phẩm - dịch vụ đặc trưng phục vụ cho hệ
khách hàng của Chi nhánh như tài khoản tiền gửi Âu Cơ, thẻ tín dụng Ladies
First,…Nhưng có lẽ, yếu tố tạo ấn tượng để thu hút sự chú ý của khách hàng
cũng như là điểm đặc biệt mà Sacombank muốn nhấn mạnh về Chi nhánh
chính là: toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên và khách hàng đều là phái đẹp.
Điều này cũng đã tạo được sự khác biệt lớn trong hoạt động kinh doanh của
Sacombank so với các ngân hàng khác.
Với đội ngũ cán bộ nhân viên nữ trẻ trung, năng động và đầy nhiệt
huyết cùng cung cách phục vụ chuyên nghiệp, Sacombank - Chi nhánh 8
Tháng 3 luôn nỗ lực hết mình và cam kết sẽ đem đến cho khách hàng những
dịch vụ tài chính với nhiều tiện ích tốt nhất. Tất cả vì sự tiến bộ của người
phụ nữ Việt Nam hiện đại.
2.2.6. Thành lập tập đoàn tài chính Sacombank Group
Ngày 16/05/2008, Sacombank đã công bố thành lập Tập đoàn Tài chính
Sacombank - tập đoàn tài chính tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, với vốn điều lệ
hơn 5.200 tỷ đồng, tổng tài sản 79.915 tỷ đồng và đội ngũ nhân sự hơn 6.500
người ( tính đến hết quý I/2008). Tập đoàn sẽ hoạt động theo mô hình:
Trang 47
Sacombank sẽ là hạt nhân và là trung tâm điều phối hoạt động chiến lược của
toàn Tập đoàn. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, hoạt động chính của
Tập đoàn Sacombank sẽ tập trung vào dịch vụ tài chính với trọng tâm là phát
triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, kinh doanh và đầu tư chứng khoán, quản lý
tài sản, quản lý quỹ đầu tư… Ngoài ra, Tập đoàn cũng đang xúc tiến tham gia
vào một số lĩnh vực phi tài chính như kinh doanh và đầu tư bất động sản, đầu
tư xây dựng và tham gia vào các dự án kết cấu hạ tầng, hợp tác phát triển hoạt
động giáo dục đào tạo…
Với các thành viên trong Tập đoàn tài chính Sacombank, việc hình
thành Tập đoàn không chỉ đơn giản là việc hợp tác với nhau để tạo dựng
thương hiệu, mà mục tiêu chính ở đây là sự liên kết lại, tạo nên sức mạnh tập
thể nhằm mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, cùng nhau ứng dụng công
nghệ hiện đại sẵn có, tận dụng lợi thế cạnh tranh và thương hiệu của Tập đoàn
cũng như của các thành viên. Từ đó, quản lý chi phí kinh doanh hợp lý nhằm
đem lại lợi nhuận tối đa cho các doanh nghiệp thành viên, đồng thời nâng cao
khả năng cạnh tranh và mở rộng hoạt động của Tập đoàn ra các nước trong
khu vực và quốc tế.
Hiện nay, Tập đoàn tài chính Sacombank có sự góp mặt của các thành
viên:
* Thành viên:
− Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank);
− Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS);
− Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBL);
− Công ty Kiều hối Sài Gòn Thương Tín (SBR);
− Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (SBA);
− Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn Thương Tín (SBJ);
* Thành viên hợp tác chiến lược:
− Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI);
Trang 48
− Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal);
− Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex);
− Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát;
− Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM);
− Trường Đại học tư thục Yersin Đà Lạt;
* Sacombank có 03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần
30% vốn cổ phần:
− Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001.
− International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, góp vốn
năm 2002;
− Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005.
* Sacombank hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
như Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, COMECO,
Trường Phú, ISUZU Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC,
Bảo Minh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI
(BEG) – đại diện của City University of New York (CUNY), Đại học Yersin -
Đà Lạt...
2.2.7. Các hoạt động quảng bá thương hiệu
2.2.7.1. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
Giống như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác
các ngân hàng cũng phải quảng bá thương hiệu thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình…
Đây là hình thức quảng bá thương hiệu mang tính phổ thông. Hiện nay
Sacombank đang quảng cáo logo của mình trên tạp chí Kinh tế Sài Gòn, báo
Sài Gòn Giải Phóng một cách thường xuyên, liên tục. Đồng thời, Sacombank
cũng thường xuyên chọn kênh quảng cáo này để quảng cáo đến số lượng
khách hàng lớn và rộng về các sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, các
sự kiện trọng đại của ngân hàng, các công ty trực thuộc.
Trang 49
2.2.7.2. Thông qua việc tài trợ các chương trình hành động vì
cộng đồng
Hơn 16 năm hình thành và phát triển, Sacombank đã trở thành một
trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam và là đơn vị tiên phong trong việc
góp phần chia ngọt sẻ bùi với cộng đồng. Năm 2007, Sacombank đã vinh dự
nhận được bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ trong các hoạt động từ thiện
xã hội vì cộng đồng. Thông qua các chương trình hành động cụ thể được
thông tin rộng rãi, Sacombank vừa hướng tới việc góp phần đem lại hạnh
phúc, phồn vinh cho cộng đồng vừa quảng bá thương hiệu của Ngân hàng một
cách hiệu quả. Cụ thể :
• Những chương trình tài trợ mang tính thường niên :
-Chương trình Học bổng Sacombank - “ Ươm mầm cho những ước mơ”:
Chương trình này được bắt đầu từ năm 2004 trên phạm vi rộng khắp các
địa phương nơi có chi nhánh Sacombank hoạt động ( ngoại trừ 2 thành
phố lớn là Hà Nội và TPHCM). Đó là việc cấp hàng ngàn suất học bổng
cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó trên khắp mọi miền đất nước với
kinh phí mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng. Đối tượng chính của chương trình
là học sinh khối 12, có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn phấn đấu trong
học tập, có kết quả năm học lớp 11 đạt từ 7,0 trở lên. Qua 4 năm thực
hiện, học bổng Sacombank đã nhận được nhiều ý kiến khen ngợi từ phía
cộng đồng. Chương trình ngày càng được đánh giá cao, qui mô ngày càng
được mở rộng. Đây là một trong những chương trình đầy ý nghĩa, thể hiện
nét đẹp của văn hóa cộng đồng Sacombank.
-Tổ chức giải việt dã “ Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng” :
Đây cũng là một hoạt động tích cực cùng rất nhiều hoạt động hướng về
cộng đồng xã hội của Sacombank. Giải này đã thu hút hàng chục ngàn
người tham dự đến từ các tỉnh, thành phố có Sacombank trú đóng. Đối
Trang 50
tượng là các cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ
trang nhân dân. Ngoài mục đích góp phần khuyến khích các thế hệ trẻ,
đoàn viên thanh niên tăng cường hoạt động thể thao rèn luyện thân thể,
nâng cao sức khỏe để học tập, lao động đóng góp cho sự phát triển chung
của xã hội, Sacombank còn mong muốn thông qua chương trình này sẽ
tạo ra sự kết nối thân thiết hơn giữa thương hiệu Sacombank với cộng
đồng dân cư.
Hình 2 : Giải việt dã “ Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng” năm 2007
Nguồn
: Trang web
www.sacombank.com
• Những chương trình tài trợ khác :
- Sacombank đã phối hợp cùng Quỹ “Mãi mãi tuổi hai mươi” và Đài
truyền hình Việt Nam (VTV1) tổ chức. Lễ trao giải thưởng “Mãi mãi
tuổi hai mươi” năm 2006 cho 10 tập thể và cá nhân xuất sắc, mỗi giải
thưởng trị giá 20 triệu đồng. Đây sẽ là giải thưởng được trao tặng hàng
năm cho những tập thể và cá nhân là công dân Việt Nam, tuổi dưới 30
có tài năng, nghị lực, khát vọng cống hiến cho đất nước và có thành
tích xuất sắc thuộc 5 lĩnh vực: an ninh - quốc phòng, khoa học - công
nghệ, lao động - sáng tạo, văn hoá - thể thao, học tập - rèn luyện.
Trang 51
- Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6, Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam
kết hợp với Đài truyền hình TP.HCM tổ chức chương trình ca nhạc từ
thiện “ Tình thương và cuộc sống” nhằm gây quỹ học bổng và trao giải
cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã cố gắng trong
học tập ở các tỉnh thành phía Nam
- Kết hợp với Đài truyền hình TP.HCM tổ chức chương trình ca nhạc từ
thiện “ Tình thương và cuộc sống” nhằm gây quỹ từ thiện “ Hội cứu trợ
trẻ em tàn tật Việt Nam” và Quỹ “ Vì người nghèo” năm 2008.
- Tham gia hoạt động từ thiện xây dựng nhà tình nghĩa – tình thương;
cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt; bảo trợ các mái ấm tình thương; tài
trợ nạn nhân chất độc màu da cam, tài trợ bệnh nhân nghèo mổ tim –
mổ mắt...
2.3. Vị thế thương hiệu Sacombank hiện nay
2.3.1. Đối với cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế
Từ nhiều năm nay, thương hiệu và uy tín của Sacombank đã được cộng
đồng tài chính trong khu vực và quốc tế ghi nhận. Đặc biệt, trong năm 2007,
là năm thứ 2 liên tiếp Sacombank đón nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất
tại Việt Nam trong cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2007” do
cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn.
Sacombank đã 6 lần được trao tặng các giải thưởng trong lĩnh vực thanh toán
quốc tế từ các ngân hàng uy trên thế giới như: Wachovia, Standard Chartered,
American Express, HSBC, Bank Of America, Citibank. Cũng trong năm nay,
Sacombank vinh dự trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam nhận giải
thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Euromoney bình chọn
và giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Tạp chí
Asian Banking and Finance thuộc tập đoàn Charton Media bình chọn. Đây là
sự ghi nhận của cộng đồng tài chính khu vực và thế giới đối với Sacombank
thông qua việc đánh giá khả năng phát triển bền vững, kết quả hoạt động kinh
Trang 52
doanh, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin, chất lượng điều hành và những
đóng góp của Sacombank đối với thị trường tài chính ngân hàng nước nhà.
Ngân hàng bán lẻ của năm 2007 Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho
vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007
Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007
Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt
nhất Việt Nam năm 2006
Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong cho
vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ 2006
Ngân hàng có chất lượng cao trong
định dạng lệnh thanh toán và tỷ lệ
thanh toán trực tiếp 2006
Trang 53
Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ
thanh toán quốc tế 2006 Ngân hàng có chất lượng cao trong
định dạng lệnh thanh toán và tỷ lệ
thanh toán trực tiếp 2006
Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ
thanh toán quốc tế 2006
Ngân hàng thực hiện xuất sắc
nghiệp vụ thanh toán quốc tế 2005
Ngân hàng có chất lượng cao trong định
dạng lệnh thanh toán và tỷ lệ thanh toán
trực tiếp 2005.
Ngân hàng thực hiện xuất sắc
nghiệp vụ thanh toán quốc tế 2005
2.3.2. Đối với thị trường tài chính trong nước
Đối với thị trường tài chính trong nước, Sacombank luôn là một trong
những ngân hàng TMCP dẫn đầu về việc đạt hiệu quả cao hoạt động kinh
doanh cao, quản trị rủi ro tốt, chấp hành tốt chính sách của nhà nước và có
thành tích xuất sắc trong việc tham gia hoạt động xã hội vì cộng đồng. Đồng
thời, Sacombank cũng được công nhận là một trong những thương hiệu ngân
hàng mạnh trong những năm gần đây.
Một số bằng khen, giải thưởng nổi bật :
− Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006” do Thời Báo Kinh Tế
Việt Nam cùng Cục Xúc Tiến Thương Mại ( Bộ Thương Mại) tổ chức.
Trang 54
− Giải thưởng “Cúp vàng thương hiệu mạnh năm 2007” do Ban Quản Lý
KCN-KCX TPHCM trao tặng.
− “Ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên TTCK Việt Nam - Ngân hàng
có Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư niêm yết đầu tiên trên TTCK”
doTrung tâm sách Kỷ lục Việt Nam (VIETBOOKS) và Trung tâm Giao
dịch Chứng khoán TP HCM trao tặng.
− Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu tại TPHCM 2007” do Báo Doanh
Nhân Sài Gòn trao tặng.
− Giải thưởng “Doanh nghiệp Việt Nam uy tín chất lượng 2007” do Trung
Tâm Nghiên Cứu Thị Trường Châu Á Thái Bình Dương và Bộ Công
Thương tổ chức và xét chọn.
− Tập thể cán bộ, viên chức Sacombank được Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Nhà
Nước Việt Nam trao tặng bằng khen vì đã có thành tích chấp hành tốt
chính sách thuế năm 2006.
− Kỷ lục Việt Nam “Ngân hàng có chi nhánh dành cho phụ nữ duy nhất tại
Việt Nam” do TTGDCK TPHCM và sách Kỷ Lục Việt Nam trao tặng.
− Tập thể cán bộ, viên chức Sacombank đã được Thống Đốc NHNN tặng
bằng khen vì đã có thành tích suất sắc, góp phần hoàn thành nhiệm vụ
Ngân hàng năm 2005.
− Tập thể cán bộ, viên chức Sacombank đã được Chủ Tịch UBND TPHCM
trao tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ
Ngân hàng năm 2005.
− Tập thể cán bộ, viên chức Sacombank đã được Bộ trưởng Bộ Tài Chính
Nhà Nước Việt Nam trao tặng bằng khen vì đã có thành tích chấp hành tốt
chính sách thuế năm 2005.
− Giải thưởng “Ngọn Hải Đăng 2006” tại triển lãm Ngân hàng - Tài chính -
Bảo hiểm và các đối tác năm 2006.
− Giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 2006” do tạp chí
Trang 55
Vietnam Buniness Forum thuộc VCCI, Công ty truyền thông cuộc sống
(LIFE) cùng Công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen Việt Nam thực
hiện.
− Giải thưởng “Doanh Nghiệp Việt Nam uy tín – chất lượng 2006” do Tạp
chí thông tin quảng cáo thương mại Vinatax, Bộ Thương Mại và các Bộ
Ngành Trung Ương tổ chức thông qua Mạng Doanh Nghiệp Việt Nam.
− Sacombank được đánh giá và xếp loại A trong bảng xếp loại của Ngân
hàng Nhà nước năm 2006 đối với các ngân hàng TMCP.
Chứng nhận Ngân hàng Uy tín - Chất
lượng 2006 Chứng nhận Expo 2006
Chứng nhận giải thưởng Ngọn Hải Đăng Chứng nhận Thương hiệu nổi
tiếng
Giải thưởng Ngọn Hải Đăng
2.4. Khảo sát về vị thế của thương hiệu Sacombank trên thị trường hiện
nay
2.4.1 Mục tiêu cuộc khảo sát
− Cuộc khảo sát nhằm phác họa bức tranh đánh giá sự nhận biết thương hiệu
Sacombank trên thị trường tài chính Việt Nam. Đồng thời, thông qua cuộc
khảo sát này nhằm nghiên cứu những yếu tố chi phối và cấu thành mức độ
Trang 56
hài lòng của khách hàng – tác nhân quan trọng tạo nên thương hiệu
Sacombank, từ đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng, quảng
bá, xây dựng thương hiệu Sacombank ngày càng phát triển hơn trong
tương lai.
2.4.2. Phương pháp thực hiện
− Cuộc khảo sát được tiến hành trên địa bàn TPHCM bao gồm 200 mẫu
khảo sát trên nhiều đối tượng : CBNV, người kinh doanh, người hưu trí,
sinh viên...
− Bảng khảo sát gồm 17 câu hỏi, được chia là 04 phần riêng biệt : Thông tin
cá nhân, sự nhận biết thương hiệu, mức độ hài lòng và lựa chọn ngân hàng.
Kết quả khảo sát được thực hiện theo phương pháp thống kê trên phần
mềm Excel ( Phụ lục 3 : Thống kê kết quả khảo sát).
2.4.3. Kết quả khảo sát
2.4.3.1. Nhận biết thương hiệu ngân hàng mạnh
Biểu đồ 6 : Nhận biết thương hiệu ngân hàng mạnh
17.5% 16.5%
14.5% 13.5%
9.0% 8.0%
4.5% 4.5%
2.0%
10.0%
0.0%
2.0%
4.0%
6.0%
8.0%
10.0%
12.0%
14.0%
16.0%
18.0%
V
ie
tc
om
ba
nk
A
C
B
A
gr
ib
an
k
V
ie
tin
ba
nk
S
ac
om
ba
nk
B
ID
V
Đ
ôn
g
Á
E
xi
m
ba
nk
T
ec
hc
om
ba
nk
K
há
c
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG
Tỷ lệ %
− Thông qua kết quả khảo sát cho thấy trong 200 người được khảo sát thì
Vietcombank là thương hiệu được nhiều người biết đến nhất với tỷ lệ là
17,5%. Xếp thứ 2 là thương hiệu ACB với tỷ lệ 16,5%. Thương hiệu
Sacombank được 9% số người biết đến và xếp thứ 5, phần còn lại trả lời
biết nhiều đến các thương hiệu ngân hàng khác như : BIDV, Đông Á,
Trang 57
Eximbank, Techcombank...Điều này cho thấy thương hiệu ngân hàng
mạnh không phụ thuộc vào nguồn vốn chủ sở hữu là quốc doanh hay cổ
phần mà phụ thuộc vào thời gian hoạt động, năng lực tài chính cũng như
mạng lưới hoạt động của ngân hàng.
Biểu đồ 7 : Các yếu tố tác động đến sự nhận biết thương hiệu ngân hàng
CÁC YẾU TỐ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU
28.5%
18.0%
42.0%
11.5%
1 Logo
2 Khẩu hiệu
3 Đồng phục nhân viên
4 Khác
− Đồng thời, đa phần ( 42%) các bảng khảo sát trả lời là ấn tượng mạnh nhất
về một ngân hàng thông qua đồng phục nhân viên của ngân hàng đó. Điều
này cho thấy để tạo ấn tượng mạnh đến khách hàng thì các ngân hàng phải
có đồng phục nhân viên thật đặc trưng cho ngân hàng mình. Hiện nay,
màu đồng phục đặc trưng của Sacombank là màu cam với kiểu dáng trẻ
trung là áo gilê, váy tạo cho các nhân viên nữ một phong cách trẻ trung,
tươi tắn, nổi bật so với đồng phục nữ của các ngân hàng khác.
2.4.3.2. Nhận biết thương hiệu Sacombank
Biểu đồ 8 : Tỷ lệ nhận biết thương hiệu Sacombank
Trang 58
NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU SACOMBANK
99.5%
0.5%
1 Có
2 Không
− Trong 200 người được khảo sát có 199 người ( đạt tỷ lệ 99,5%) trả lời biết
đến thương hiệu Sacombank, chỉ duy nhất có 1 chưa biết đến thương hiệu
Sacombank. Điều này cho thấy thương hiệu Sacombank đã có chỗ đứng
vững chắc trên thị trường tài chính Việt Nam.
Biểu đồ 9 : Thông tin nổi bật về thương hiệu Sacombank
.
THÔNG TIN VỀ SACOMBANK
27.1%
43.2%
17.1%
12.6%
Là NHTMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam
Là NHTMCP có cổ phiếu niêm yết trên sàn
chứng khoán đầu tiên
Là NHTMCP có nhiều hoạt động xã hội
Khác
− Hầu hết mọi người đều biết đến Sacombank thông qua thông tin
Sacombank là NHTMCP đầu tiên có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng
khoán TPHCM với tỷ lệ 44% số người khảo sát. Đồng thời, Sacombank
cũng được nhiều người biết đến là Ngân hàng luôn có vốn điều lệ dẫn đầu
trong hệ thống NHTMCP Việt Nam và có nhiều hoạt động xã hội.
Biểu đồ 10 : Kênh thông tin quảng bá thương hiệu được quan tâm
Trang 59
KÊNH THÔNG TIN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU ĐƯỢC QUAN TÂM
40.7%
38.2%
10.1%
11.1%
1 Báo chí
2 Truyền hình
3 Tờ rơi
4 Khác
− Trong các kênh thông tin quảng bá thương hiệu thì Sacombank được mọi
người biết đến nhiều nhất thông qua báo chí, chiếm tỷ lệ đến 38%, tiếp đến
là truyền hình và tờ rơi, ngoài ra còn có các kênh thông tin khác như thông
qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân...Điều này cho thấy hoạt động
quảng bá thương hiệu của ngân hàng hiệu quả vẫn là hai kênh thông tin
truyền thống là báo chí và truyền hình.
2.4.3.3. Mức độ hài lòng đối với Sacombank theo phân khúc
khách hàng
Bảng 2 : Bảng quy đổi tỷ lệ % mức độ hài lòng của khách hàng
Điểm Mức độ hài lòng Tỷ lệ %
1 Rất không hài lòng 20%
2 Không hài lòng 40%
3 Bình thường 60%
4 Hài lòng 80%
5 Rất hài lòng 100%
Trong 200 người khảo sát thì có 68 người trả lời đã có giao dịch với
Sacombank. Khi tính toán mức độ hài lòng chung của các khách hàng này đối
với Sacombank đạt được 80,59%, tức trên mức hài lòng một chút và chưa đạt
đến mức độ rất hài lòng. Đồng thời, khi phân tích chi tiết các yếu tố cấu thành
mức độ hài lòng và phân khúc khách hàng thì được kết quả cụ thể như sau :
• Theo nghề nghiệp :
Trang 60
Biểu đồ 11 : Mức độ hài lòng đối với Sacombank theo nghề nghiệp
80.00%
82.40%
80.00%
78.57%
76.00%
77.00%
78.00%
79.00%
80.00%
81.00%
82.00%
83.00%
CBNV Kinh doanh Hưu trí Khác
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG THEO NGHỀ NGHIỆP
Mức độ hài lòng
Khách hàng có nghề nghiệp làm kinh doanh có mức độ hài lòng cao
nhất đối với Sacombank là 82,4% . Khách hàng là CBNV hoặc hưu trí có mức
độ hài lòng thấp hơn và đạt tỷ lệ hài lòng là 80%, các đối tượng khác như sinh
viên, người đang xin việc có mức độ hài lòng ở trên mức trung bình là
78,57%. Điều này cũng cho thấy Sacombank đang phục vụ tốt phân khúc thị
trường mục tiêu là thị trường bán lẻ, tập trung vào đối tượng khách hàng là
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, CBNV có mức thu nhập
ổn định...
• Theo giới tính :
Biểu đồ 12 : Mức độ hài lòng đối với Sacombank theo giới tính
Trang 61
82.40%
79.53%
78.00%
78.50%
79.00%
79.50%
80.00%
80.50%
81.00%
81.50%
82.00%
82.50%
NAM NỮ
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG THEO GIỚI TÍNH
Mức độ hài lòng
Qua kết quả khảo sát, trong 68 khách hàng đang giao dịch chính với
Sacombank thì có 25 người là nữ và 43 người là nam. Mức độ hài lòng của
khách hàng nam đạt 82,4% cao hơn rất nhiều đối với khách hàng nữ.
• Theo độ tuổi :
Biểu đồ 13 : Mức độ hài lòng đối với Sacombank theo độ tuổi
78.57%
81.18% 81.14%
80%
77.00%
77.50%
78.00%
78.50%
79.00%
79.50%
80.00%
80.50%
81.00%
81.50%
55 tuổi
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG THEO ĐỘ TUỔI
Mức độ hài lòng
Những khách hàng trong độ tuổi từ 22 đến 55 tuổi có mức độ hài lòng
đối với Sacombank đạt trên 81%, cao hơn đối tượng khách hàng dưới 22 tuổi
và trên 55 tuổi. Cụ thể : người có độ tuổi dưới 22 tuổi thường là sinh viên
hoặc người đang tìm việc có mức độ hài lòng chỉ 78,57%; đối với người có độ
tuổi trên 55 tuổi thường là hưu trí thì có mức độ hài lòng đạt 80%.
• Theo mức thu nhập :
Biểu đồ 14 : Mức độ hài lòng đối với Sacombank theo mức thu nhập
Trang 62
78.57% 79.53%
82.22% 82.50%
76.00%
77.00%
78.00%
79.00%
80.00%
81.00%
82.00%
83.00%
10trđ
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG THEO THU NHẬP
Mức độ hài lòng
Theo kết quả khảo sát thì khách hàng có thu nhập cao có mức độ hài
lòng đối với Sacombank cao hơn so với đối tượng khách hàng có nguồn thu
nhập thấp. Điều này cũng dễ lý giải là do hầu hết sản phẩm dịch vụ của
Sacombank đều nhắm đến đối tượng có thu nhập trung bình đến cao do đó
mức độ hài lòng của đối tượng khách hàng này cũng đạt mức cao hơn đối
tượng khách hàng có thu nhập thấp.
2.4.3.4. Mức độ hài lòng đối với Sacombank so với các ngân
hàng bạn
Biểu đồ 15 : Mức độ hài lòng đối với Sacombank
86.76%
77.35%
73.82%
77.06%
87.94%
80.59%
65.00%
70.00%
75.00%
80.00%
85.00%
90.00%
Thái độ phục
vụ của NV
Trình độ, kỹ
năng NV
Thời gian
hoàn tất 1
giao dịch
Lợi ích SPDV
mang lại
Sự tiện nghi
thoải mái nơi
giao dịch
Mức độ hài
lòng chung
đối với
Sacombank
5 YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHI PHỐI ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SACOMBANK
Mức độ hài lòng
Trong 5 yếu tố tạo nên mức độ hài lòng của khách hàng là : Thái độ
phục vụ của nhân viên; trình độ, kỹ năng nhân viên, thời gian hoàn tất 1 giao
dịch; lợi ích sản phẩm dịch vụ mang lại; sự tiện nghi thoải mái nơi giao dịch
Trang 63
thì Sacombank được khách hàng hài lòng nhất về sự tiện nghi thoải mái nơi
giao dịch ( đạt 87,94%), tiếp đến là thái độ phục vụ của nhân viên ( đạt
86,76%). Tuy nhiên, các yếu tố như thời gian hoàn tất một giao dịch, lợi ích
sản phẩm dịch vụ mang lại và trình độ kỹ năng nhân viên chưa thoả mãn mức
độ hài lòng cao của khách hàng.
Biểu đồ 16 : Mức độ hài lòng đối với ACB
86.19%
76.19%
90.00%
77.62%
84.76%
82.95%
65.00%
70.00%
75.00%
80.00%
85.00%
90.00%
Thái độ phục
vụ của NV
Trình độ, kỹ
năng NV
Thời gian
hoàn tất 1
giao dịch
Lợi ích SPDV
mang lại
Sự tiện nghi
thoải mái nơi
giao dịch
Mức độ hài
lòng chung
đối với ACB
5 YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHI PHỐI ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI ACB
Mức độ hài lòng
− Sacombank có mức độ hài lòng chung thấp hơn ACB. Trong khi
Sacombank đạt mức độ hài lòng chung là 80,59% thì ACB đạt mức cao
hơn là 82,95%. Và điểm mạnh của ACB chính là thời gian hoàn tất một
giao dịch ( đạt 90%), thái độ phục vụ của nhân viên (86,19%), sự tiện nghi
thoải mái nơi giao dịch ( đạt 84,76%).
Biểu đồ 17 : Mức độ hài lòng đối với Vietcombank
69.63% 74.07%
80.74% 80.74% 83.70% 77.78%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
Thái độ phục
vụ của NV
Trình độ, kỹ
năng NV
Thời gian hoàn
tất 1 giao dịch
Lợi ích SPDV
mang lại
Sự tiện nghi
thoải mái nơi
giao dị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN DA CHINH SUA.pdf