Luận văn Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp

Tài liệu Luận văn Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp: Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp. Bùi Trân Thúy PHẦN I MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen là trường một trường Cao Đẳng được thành lập từ năm 1994, hợp tác đào tạo với Pháp và đã thực hiện mô hình đào tạo xen kẽ, kết hợp chặt chẽ giữa việc học lý thuyết tại trường với việc thực tập tại các công ty, doanh nghiệp. Trong 7 học kỳ của 3 năm học, sinh viên có 2 lần được thực tập. Trường đã vận dụng triệt để phương châm giáo dục đúng đắn của Đảng: “Học đi đôi với hành”. Thị trường lao động của nước ta hiện nay vẫn chưa có sự cân bằng giữa “thầy” và “thợ”, số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hằng năm tăng đáng kể nhưng vẫn chưa cung ứng được cho công ty, doanh nghiệp một lực lượng lao động theo yêu cầu của họ. Sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm những việc không đúng chuyên môn vẫn còn là một thực tế đau lòng. Ngành giáo dục đã và vẫn đang tìm n...

pdf99 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp. Bùi Trân Thúy PHẦN I MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen là trường một trường Cao Đẳng được thành lập từ năm 1994, hợp tác đào tạo với Pháp và đã thực hiện mô hình đào tạo xen kẽ, kết hợp chặt chẽ giữa việc học lý thuyết tại trường với việc thực tập tại các công ty, doanh nghiệp. Trong 7 học kỳ của 3 năm học, sinh viên có 2 lần được thực tập. Trường đã vận dụng triệt để phương châm giáo dục đúng đắn của Đảng: “Học đi đôi với hành”. Thị trường lao động của nước ta hiện nay vẫn chưa có sự cân bằng giữa “thầy” và “thợ”, số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hằng năm tăng đáng kể nhưng vẫn chưa cung ứng được cho công ty, doanh nghiệp một lực lượng lao động theo yêu cầu của họ. Sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm những việc không đúng chuyên môn vẫn còn là một thực tế đau lòng. Ngành giáo dục đã và vẫn đang tìm những biện pháp tháo gỡ, khắc phục tình trạng nêu trên. Trường CĐBC Hoa Sen là một trong những trường đầu tiên thực hiện mô hình đào tạo xen kẽ (học lý thuyết ở trường và thực tập ở công ty, doanh nghiệp) bằng cách học hỏi, vận dụng có sáng tạo kinh nghiệm từ các đối tác. Từ khi thành lập cho đến nay, trường CĐBC Hoa Sen luôn quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để thực hiện mục tiêu, phương thức đào tạo ấy. Việc chọn lựa, bố trí địa điểm, theo dõi, quản lý việc thực tập cho gần 1200 sinh viên của Khoa không phải là điều đơn giản. Hai lần thực tập của sinh viên được xem như là 2 học kỳ trong 7 học kỳ mà các em phải hoàn thành để có thể nhận bằng Cử nhân cao đẳng khi tốt nghiệp. Nâng cao hiệu quả thực tập của Sinh viên là một trong những phương thức góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Thực tập là tạo điều kiện để sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tế, để vận dụng những kiến thức đã được học. Ngoài ra, thực tập cũng là cơ hội để các em có thể hòa nhập vào môi trường doanh nghiệp, có hiểu biết đúng đắn hơn về nghề nghiệp, học hỏi thêm một số kỹ năng thực tế, rèn luyện một số phẩm chất để có thể vững vàng bước vào đời sau này. Thông qua phương thức đào tạo đó, trường cũng muốn cung cấp cho xã hội những người lao động không chỉ có kiến thức mà còn phải có những kỹ năng chuyên môn, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Từ khi được thành lập đến nay, việc tổ chức và quản lý thực tập ở trường CĐBC Hoa Sen đã được Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo và thực hiện có nề nếp, với sự phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận có liên quan. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều bất cập trong công tác này. Nhất là trong hai, ba năm gần đậy, trường phát triển nhanh, số sinh viên hằng năm đều tăng, việc tổ chức và quản lý thực tập có nhiều vấn đề phát sinh và là một trong những mối bận tâm của Ban giám hiệu trường, của phòng Quan hệ công ty, phòng Đào tạo quản lý sinh viên và các Khoa, Ngành. Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng việc tổ chức, quản lý thực tập của trường Cao đẳng bán công Hoa Sen và một số giải pháp” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả thực tập cho sinh viên. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập của trường Hoa Sen trong những năm qua. Từ những ưu điểm và nhược điểm đã phân tích, nghiên cứu để đề xuất những giải pháp pháp cụ thể nhằm giúp cho nhà trường, các bộ phận có liên quan, các khoa và ngành có thể quản lý việc thực tập của sinh viên một cách chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, tạo điều kiện để sinh viên nâng cao các kỹ năng chuyên môn, trình độ nghiệp vụ và từ đó, giúp sinh viên tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp mà không cần phải qua thời gian thử việc. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1. Xây dựng những cơ sở lý luận liên quan đến việc quản lý thực tập 2. Thực trạng việc quản lý thực tập của sinh viên tại Khoa Quản trị trong những năm qua. 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập của sinh viên. IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu: hoạt động thực tập của sinh viên Khoa Quản trị trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen. 2. Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý thực tập của sinh viên Khoa Quản trị trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen. V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1. Việc quản lý thực tập của trường Hoa Sen từ trước đến nay là sự thể nghiệm một phương thức giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo nghề cho SV và đã đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề bất cập cần phải được giải quyết để ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả của học kỳ thực tập. 2. Nếu có những giải pháp tốt hơn, phù hợp hơn với tình hình thực tế hơn thì trường Hoa Sen sẽ tổ chức và quản lý tốt hơn việc thực tập của SV, khắc phục được những tồn tại hiện có. Và nâng cao hiệu quả thực tập cũng chính là góp phần hữu hiệu trong việc giúp sinh viên làm quen với môi trường thực của công ty, doanh nghiệp, rèn luyện các kỹ năng thực hành, áp dụng lý thuyết vào thực tế. VI. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu việc quản lý thực tập của sinh viên Khoa Quản trị bao gồm các ngành học sau đây: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản trị hành chánh, Kinh tế đối ngoại. VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để việc nghiên cứu đạt những kết quả mang tính chính xác của một công trình khoa học, không thể không lựa chọn cho mình những quan điểm làm cơ sở cho việc nghiên cứu, những phương pháp phù hợp để thực hiện công trình nghiên cứu. Từ mong muốn đó, chúng tôi đã xác định: 1. Phương pháp luận: - Quan điểm hệ thống: vấn đề được nghiên cứu một cách toàn diện, khách quan: việc quản lý thực tập của Khoa phải được nghiên cứu trong mối quan hệ với các khoa khác trong trường, với mục tiêu đào tạo chung của trường. - Quan điểm lịch sử-logích: tìm hiểu sự hình thành và phát triển của đối tượng nghiên cứu, cụ thể là việc quản lý thực tập đã được thực hiện từ khi trường Hoa Sen mới thành lập (1999) cho đến nay (2004) với những ưu điểm được phát huy và những nhược điểm cần được khắc phục. - Quan điểm thực tiễn: từ những điều tra, nghiên cứu thực tế, phân tích để phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý thực tập. Và cũng dựa trên kết quả thực tập của sinh viên, việc quản lý thực tập của nhà trường để đề xuất những biện pháp quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả thực tập và khẳng định tính khả thi của các giải pháp. 2. Phương pháp hệ: 2.1 Phương pháp quan sát: - Đối tượng được quan sát là: phòng Quan hệ công ty, SV của các ngành thuộc Khoa Quản trị, các GV là Trưởng ngành, các doanh nghiệp đã tiếp nhận sinh viên đến thực tập. - Mục đích của việc quan sát là tìm hiểu thực trạng của việc quản lý thực tập của Khoa Quản trị, sự phối hợp với các bộ phận có liên quan. 2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến: Để thực hiện việc nghiên cứu này, chúng tôi đã đưa ra 3 mẫu phiếu thăm dò ý kiến: - Phiếu 1: dành cho sinh viên đang đi thực tập gồm 14 câu hỏi. Số phiếu thu về là 354. - Phiếu 2: dành cho các trưởng ngành và quản sinh gồm 15 câu hỏi. Số phiếu thu về là 48. - Phiếu 3: dành cho các doanh nghiệp đã tiếp nhận SV đến thực tập gồm 16 câu hỏi. Số phiếu thu về là 114. 2.3 Vận dụng một số công thức của toán thống kê: ƒ Để phân tích và xử lý các số liệu điều tra nhằm định lượng các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phần mềm Excel để thống kê tần số, tính tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình M, độ lệch chuẩn S. ƒ Số liệu được qui ước như sau: - Đối với câu hỏi có 4 khả năng trả lời: a = 4, b = 3, c = 2, d = 1 - Đối với câu hỏi có 3 khả năng trả lời: a = 3, b = 2, c = 1 2.4 Phương pháp phỏng vấn: - Phỏng vấn cácTrưởng ngành để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn của SV các ngành khi đi thực tập, sự phối hợp của Trưởng ngành với các bộ phận có liên quan để giải quyết những khó khăn của SV trong thời gian thực tập. Nhận xét, đánh giá của các Trưởng ngành về việc quản lý thực tập của trường, của Khoa hiện nay, những đề xuất thay đổi. - Phỏng vấn các doanh nghiệp đã tiếp nhận SV Hoa Sen thực tập trong nhiều năm qua để tìm hiểu, lắng nghe những ý kiến đóng góp của họ về việc tổ chức cũng như quản lý thực tập của trường Hoa Sen hiện nay, những đề nghị cải tiến trong tương lai. - Phỏng vấn những SV đang đi thực tập để tìm hiểu những khó khăn của SV, những mong muốn của các em để việc thực tập đạt kết quả tốt hơn. - Phỏng vấn trưởng phòng và nhân viên phòng Quan hệ công ty để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong việc tìm địa điểm thực tập cho SV, đề xuất về sự phối hợp với các bộ phận khác trong nhà trường. VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN: Phần 1: Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ của đề tài 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5. Giả thuyết nghiên cứu 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu Phần 2: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Lịch sử vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận 1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước 2. Thực tập 3. Quản lý 4. Công tác thực tập và quản lý thực tập của trường CĐBC Hoa Sen 5. Các khái niệm, một số thuật ngữ cần làm rõ Chương 3: Thực trạng của việc tổ chức và quản lý thực tập của trường CĐBC Hoa Sen 1. Việc chuẩn bị cho học kỳ thực tập 2. Nội dung của học kỳ thực tập 3. Việc tổ chức thực tập 4. Tìm hiểu việc đánh giá thực tập Chương 4: Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng 1. Nguyên nhân từ các bộ phận có trách nhiệm trong việc tổ chức và quản lý thực tập 2. Nguyên nhân từ sinh viên 3. Nguyên nhân từ doanh nghiệp Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập 1. Cơ sở đề xuất giải pháp 2. Các giải pháp 3. Tính khả thi của các giải pháp Phần 3: Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận 2. Kiến nghị Phần 4: Phụ lục PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về vấn đề thực tập thật ra không phải là một đề tài hoàn toàn mới lạ. Vì việc thực tập để nâng cao tay nghề đã được thực hiện từ rất lâu ở các trường sư phạm, trường y khoa. Xuất phát từ yêu cầu rèn luyện tay nghề cho các giáo sinh, Bộ Giáo dục trước đây, nay là bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), ngay từ những năm 70, đã ban hành bộ chương trình thực tập sư phạm thống nhất cho tất cả các trường sư phạm. Qua nhiều lần thay đổi, điều chỉnh, bổ sung (vào các năm 1974, 1982, 1986), chương trình thực tập sư phạm chính thức được áp dụng tại các trường CĐSP hiện nay là bộ chương trình được ban hành kèm theo các QĐ số 2677/GD-ĐT ngày 3-12-1993, QĐ số 3086/GD-ĐT ngày 27/7/1996, QĐ số 3637/GD-ĐT ngày 30/8/1996 và QĐ số 2493/GD-ĐT ngày 25/7/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Chương trình thực tập sư phạm hiện hành còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn giáo dục, kể cả nội dung lẫn cách đánh giá. Vì thế, việc nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng thực tập sư phạm đã được các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục quan tâm. 1. Các hội thảo, hội nghị chuyên đề do Bộ Giáo dục tổ chức: - “Thực tập sư phạm tập trung, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” (1993) - “Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (1996) 2. Đề tài khoa học và một số tài liệu chuyên đề khác: - Tài liệu “Hỏi đáp về thực tập sư phạm” (1993) của tập thể các tác giả nhà giáo ở các trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, ĐHSP Huế, ĐHSP Quy Nhơn và ĐHSP Cần Thơ do PGS. Bùi Ngọc Hồ chủ biên mang tính chất là một cẩm nang thực tập sư phạm, không những dành cho cac giáo sinh mà còn rất hưũ dụng đối với cán bộ quản lý, GV sư phạm. Tài liệu đã khẳng định mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động thực tập sư phạm trong quá trình đào tạo các giáo sinh. Những nội dung cơ bản của thực tập sư phạm đã được đề cập một cách cụ thể dưới hình thức hỏi-đáp sinh động, có hệ thống, giúp các sinh viên chuẩn bị đi thực tập hiểu được các yêu cầu về thái độ, tác phong, nhận thức của một giáo sinh. Nhìn chung, đây là một tài liệu quí, có thể dùng làm cơ sở để nghiên cứu hoạt động thực tập sư phạm. - “Hình thành kỹ năng sư phạm” (1995) của GS. Nguyễn Hữu Dũng là một chuyên luận khá công phu về đặc điểm của kỹ năng sư phạm, những nguyên tắc có thể áp dụng để định hướng cho việc hình thành các kỹ năng sư phạm cho sinh viên trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nuớc có nền giáo dục tiên tiến. Đặc biệt, tác giả đã nhấn mạnh đến việc hình thành kỹ năng sư phạm cho sinh viên trong giai đoạn thực tập sư phạm tập trung: ý nghĩa của thực tập sư phạm đối với việc củng cố một cách có hệ thống những kỹ năng đã được hình thành, các buớc tiến hành để thực hiện những nhiệm vụ sư phạm... - “Xây dựng qui trình luyện tập các kỹ năng giáo dục cơ bản trong các hình thức thực hành, thực tập sư phạm” (1996) - Luận án Phó tiến sĩ của Trần Anh Tuấn đã cho rằng luyện tập các kỹ năng giáo dục là một trong những giải pháp hữu hiệu để có thể nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho sinh viên sư phạm. - “Thực tập sư phạm” (1997) của TS. Nguyễn Đình Chỉnh đã nêu lên và giải quyết những vấn đề cơ bản như: xác định nội hàm khái niệm cơ bản là năng lực sư phạm; mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành; thực tập sư phạm đối với những môn học công cụ như: tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; các hình thức tổ chức thực tập sư phạm ở các trường sư phạm. - “Kiến tập và thực tập sư phạm” (1999) của TS Nguyễn Đình Chỉnh và TS. Phạm Trung Thanh là giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP dùng cho các trường CĐSP. Các tác giả đã nêu lên những vấn đề bức xúc đang được đặt ra hiện nay đối với hoạt động thực tập sư phạm và đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất luợng đào tạo nghề cho giáo sinh. Giáo trình cũng đã khẳng định vị tí, vai trò, ý nghĩa của kiến tập và thực tập trong quá trình đào tạo giáo viên; những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc tổ chức kiến tập và thực tập sư phạm; nội dung kiến tập và thực tập sư phạm; phương pháp đánh giá kết quả kiến tập và thực tập. Có thể xem đây là một cẩm nang dành cho sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, giáo trình còn mang nặng tính lý thuyết, chưa sinh động lắm. - “Quản lý hoạt động thực tập sư phạm ở trường Cao Đẳng sư phạm Nha Trang- thực trạng và giải pháp” (2003) Luận văn Thạc sĩ của Phan Phú là một công trình nghiên cứu đi sâu vào việc phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập tại trường Cao Đẳng sư phạm Nha Trang, các nguyên nhân dẫn đến thực trạng để từ đó, đưa ra các giải pháp căn cứ trên các điều kiện thực tế của trường nhằm quản lý hiệu quả hơn hoạt động thực tập. Như vậy, hoạt động thực tập sư phạm đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng cẩm nang, giáo trình hoặc các đề tài khoa học, dựa trên các chỉ đạo của Bộ Giáo dục, tình hình thực tế của các trường ĐHSP và CĐSP, đưa ra những giải pháp nhằm tổ chức, quản lý hoạt động này tốt hơn, hiệu quả hơn để thực tập sư phạm thực sự là một hoạt động có ý nghĩa trong quá trình đào tạo nghề cho các thầy cô giáo tương lai. Việc thực tập tại các doanh nghiệp theo phương thức đào tạo của trường Hoa Sen cũng nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tế, vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện và nâng cao tay nghề. Vấn đề tuy còn khá mới mẻ đối với giáo dục Việt Nam nhưng lại không xa lạ đối với những nền giáo dục khác trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, những công trình nghiên cứu về vấn đề này thì vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh. Vì thế, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng việc quản lý thực tập ở trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp” CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu (Hiến pháp Việt Nam 1992, điều 35). Văn kiện Đại hội Đảng VII cũng có ghi rõ: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tố quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần IX tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính qui và không chính qui, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nuớc trở thành một xã hội học tập”. Thực hiện phương châm: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”. Như vậy, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập nền kinh tế quốc tế. Phương hướng phát triển giáo dục trong những năm sắp tới là phải: tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, phát huy tinh thần độc lập, sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, cần phải đặc biệt coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp; mở rộng qui mô và phát triển đa dạng các loại hình trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội. Đào tạo để thế hệ trẻ có nghề nghiệp theo yêu cầu của xã hội là nhiệm vụ trước mắt mà ngành giáo dục phải đặc biệt quan tâm. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Vì thế, nâng cao chất lượng giáo dục cao đẳng, đại học để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục, thiết thực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Điều 36 của Luật Giáo dục đã ghi:” Đào tạo trình độ cao đẳng phải đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành cần thiết; chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn”. Nét đặc thù cơ bản trong nội dung và phương pháp đào tạo ở các trường cao đẳng- đại học chính là đào tạo nghề. Trong đào tạo nghề thì việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên để đáp ứng yêu cầu của thực tế xã hội là một yêu cầu phải được đặt lên hàng đầu. Điều này đã được thể hiện khá rõ nét trong mục tiêu đào tạo của các ngành học, cấp học. Và mục tiêu đào tạo của bậc học cao đẳng đã được khẳng định là giúp sinh viên , có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo. Do vậy, nội dung thực hành, thực tập phải chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nội dung chương trình đào tạo. Nhận thức đúng vị trí, phương pháp đào tạo hiệu quả sẽ góp phần nâng cao tay nghề cho những lực lượng lao động trong tương lai. Đó cũng chính là nâng cao chất lượng đào tạo nghề, thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết IX: “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Theo đồng chí Lê Khả Phiêu thì: “ Toàn dân và mỗi người Việt Nam, bằng bản lĩnh của mình, tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Bản lĩnh là sự thống nhất giữa ý chí, trí tuệ, đạo đức và năng lực thực hành. Cả dân tộc và mỗi người Việt Nam chỉ có thể có được bản lĩnh thông qua học tập, đào tạo, tự học tập và tự đào tạo bền bỉ, thường xuyên, suốt đời trong mọi hòn cảnh, ở mọi nghề nghiệp, thực học chân chính, tự tìm kiếm tri thức và khả năng thực hành mới, có dũng khí đối mặt và không chịu tụt hậu, dốt nát trước khoa học, công nghệ hiện đại. Không chỉ biết khen mà phải biết sử dụng, sáng tạo tri thức và công nghệ tiên tiến...”. Cũng theo ông, “ngày nay thế hệ trẻ mong muốn có trình độ đại học, có tay nghề,nhiều người có tuổi, do hoàn cảnh trước đây không thể học tập cao hơn, cũng muốn nâng cao kiến thức lên trình độ sau trung học. Đó là nhu cầu và nguyện vọng chính đáng. Xu thế chung của thế giới là đại học và dạy nghề sẽ không tách rời nhau, cho nên cần “phổ cập đại học”. Hướng theo xu thế đó, ta nên dựng cầu nối giữa đại học và dạy nghề, cụ thể là “dạy nghề sau trung học”, một loại hình đại học ngắn hạn. Cho nên, tìm mọi cách phổ cập hóa, đại chúng hóa giáo dục đại học và dạy nghề cho mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh là một chủ trương thiết thực, chứ không phải cao xa”. (Giáo dục, đào tạo- mấy vấn đề tồn tại- Lê Khả Phiêu, báo Sàigòn giải phóng ngày 17/7/2002). Thế nhưng, theo báo Quân đội Nhân dân ngày 1/5/2002 thì kết quả điều tra lao động và việc làm gấn đây, trong cả nuớc có hơn 38 triệu lao động, 85% tham gia vào các cơ quan, xí nghiệp nhưng chỉ có 17% được đào tạo nghề, chỉ có 4% công nhân bậc 6/7 và 7/7. Phần lớn, lực lượng lao động được đào tạo ngắn hạn ở các trung tâm dạy nghề nên nhìn chung chưa đảm bảo cả về kiến thức lẫn tay nghề. Như vậy, việc đầu tư cho công tác dạy nghề ở nước ta là cấp bách, vì đào tạo nghề cũng chính là đầu tư cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Được soi sáng bởi các nghị quyết của Đảng, được tham khảo những ý kiến có giá trị về trách nhiệm trong việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, trong xu hướng tất yếu của thời đại, mỗi nhà trường ở bậc cao đẳng, đại học đều phải thấy và xác định được mục tiêu đào tạo là cung cấp kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng cho SV bằng cách tạo điều kiện để SV thực tập, tiếp xúc, va chạm với môi trường thực tế. Và chính vì thế, việc thực tập có một vai trò quan trọng nhất định trong quá trình đào tạo, nhất là đối với bậc cao đẳng, đại học. II. THỰC TẬP: 1. Thực tập: - Theo định nghĩa của Đại tự điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên): thực tập là tập làm trong thực tế để áp dụng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: sinh viên đi thực tập ở nhà máy, sau đợt thực tập phải nộp tổng kết, báo cáo cho nhà trường. - Thực tập sinh là người được cử đến các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu để làm việc, để trau giồi thêm về chuyên môn, nghiệp vụ. - Thực tập (stage) theo định nghĩa của tự điển LaRousse thì đây là giai đoạn học tập, nghiên cứu qua thực tế, được yêu cầu đối với học viên theo học một số nghề (Thực tập luật sư. Thực tập sư phạm), cũng là giai đoạn mà một người phải tạm thời đến làm việc tại doanh nghiệp để hoàn tất chương trình đào tạo. Những định nghĩa nêu trên đã khẳng định thực tập là khoảng thời gian được sử dụng để học một nghề nào đó từ môi trường thực tế. 2. Thực tập sư phạm: Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo đã qui định về thực tập sư phạm trong quyết định số 3086/GD-ĐT ngày 27/7/1966 như sau: “Thực tập sư phạm giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn các quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà Nước về giáo dục nói chung, đồng thời hiểu và thực hiện một số chức năng của người giáo viên, qua đó, nâng được lòng yêu nghề, mến trẻ, tăng hứng thú với nghề dạy học, nâng cao năng lực và phẩm chất của người giáo viên phổ thông”. Thực tập sư phạm là qui định bắt buộc đối với tất cả SV các trường sư phạm, ngay từ những năm 70, Bộ Giáo dục đã ban hành bộ chương trình thống nhất cho tất cả các trường sư phạm. Qua nhiều lần thay đổi, điều chỉnh, bổ sung (vào các năm 1974, 1982, 1986), thực tập vẫn được xem là một học phần bắt buộc trong quá trình đào tạo nghề cho các thầy cô giáo tương lai. 3. Thực tập y khoa: Đối với SV trường Đại học Y khoa thì thực tập tại các bệnh viện cũng là yêu cầu bắt buộc và được thực hiện từ năm thứ 2 cho đến năm thứ 6 cùng với những đòi hỏi ngày càng cao hơn. SV thực tập mỗi buổi sáng các bệnh viện và buổi chiều đến trường học. Buổi tối được phân công trực để hỗ trợ cho các bác sĩ. Ở học kỳ 2 năm thứ 2, SV phải đến bệnh viện để học hỏi và làm việc như một điều dưỡng (chích, thay băng...). Đến năm thứ 3, SV được thực tập lâm sàng (tìm hiểu, học tập triệu chứng học) để tìm hiểu triệu chứng của các bệnh, các chuyên khoa. Đến năm thứ 4, SV được học về bệnh học (tìm hiểu nguyên nhân, quá trình diễn biến của các bệnh ở các chuyên khoa: Nội, Ngoại, Sản, Nhi). Đến năm thứ 5, SV được thực tập ở các chuyên khoa lẻ như: lao, tâm thần, da liễu. Đến năm thứ 6 là giai đoạn thực tập điều trị, trở lại với 4 chuyên ngành: Nội, Ngoại, sản, Nhi. Như vậy, việc thực tập đối với sinh viên Y khoa cũng là một hình thức đào tạo xen kẽ và có mục đích rõ ràng là rèn luyện và nâng cao tay nghề. Đồng thời, bệnh viện cũng sẽ là nơi để các sinh viên được tiếp xúc, làm quen với môi trường y tế, làm việc trong môi trường đó, trau giồi y đức, rèn luyện kỹ năng khám và điều trị bệnh để có thể trở thành người thầy thuốc trong tương lai. 4. Thực tập tại các trường đại học, cao đẳng: Hiện nay, ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng, sinh viên đều phải thực tập trước khi tốt nghiệp. Đối với tuyệt đại đa số các trường Cao đẳng, đại học thì sinh viên phải tự tìm kiếm nơi thực tập, nhà trường không có trách nhiệm trong vấn đề này. Từ đó, không thể tránh khỏi tình trạng thực tập chiếu lệ, thực tập cho có. Không ít trường hợp, sinh viên được cơ quan, doanh nghiệp tiếp nhận thực tập, nhưng vẫn ở nhà, thỉnh thoảng đến cơ quan, doanh nghiệp, nhận tài liệu nghiên cứu để làm đề tài tốt nghiệp chứ không làm việc như một nhân viên. Thời gian thực tập, đôi khi lại trở thành thời gian để sinh viên nghỉ ngơi, viết luận văn tốt nghiệp, đi làm thêm hoặc chuẩn bị những công việc khác. Thực tập xong họ cũng không có đổi thay gì lớn về mặt kiến thức cũng như kỹ năng. Thiết nghĩ, thực tập như vậy thì suy cho cùng, chỉ là một trong nhiều thủ tục hành chánh mà sinh viên phải hoàn tất để có thể tốt nghiệp mà thôi. 5. Thực tập tại doanh nghiệp: Là một phần quan trọng trong chương trình học chính khóa ở trường, giữ một vai trò quan trọng trong việc đào tạo những kỹ thuật viên lành nghề, có thể thao tác được trong thực tế. Thực tập tại doanh nghiệp nhằm đạt những mục tiêu sau: - Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng hoạt động của công ty, doanh nghiệp được đến thực tập. - Học về cách thức giao tiếp trong công ty, doanh nghiệp. - Học về cách tổ chức công việc và cách quản lý thời gian sao cho hợp lý và hiệu quả. - Rèn luyện cho SV tính tự giác, chịu đựng được áp lực của công việc để có thể trở thành một nhân viên thực thụ sau này. III. QUẢN LÝ 1. Quản lý là gì? 1.1 Theo tự điển tiếng Việt do trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội xuất bản 1992, quản lý có nghĩa là: - Trông coi và gìn giữ theo những yêu cầu nhất định - Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. 1.2 Theo F.Taylor: Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. 1.3 Theo Henry Fayol: Quản lý nghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và kiểm tra. 1.4 Theo Các Mác: mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung có qui mô tương đối lớn hoặc nhiều, hoặc ít đều cần có sự chỉ huy nhằm điều hòa hoạt động của các cá nhân và thực hiện các chức năng nói chung, sinh ra trong vận động tổng thể của sản xuất khác với sự vận động của một công cụ độc lập. 1.5 Theo ThS Trần Thị Tuyết Mai: Một cách khái quát, quản lý có thể được hiểu là hoạt động, là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được những mục đích của tổ chức. Các định nghĩa nêu trên đã cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về khái niệm quản lý. Tuy còn có sự khác nhau về thuật ngữ, cách diễn đạt nhưng chúng ta vẫn có thể rút ra những điểm chung về khái niệm quản lý: Quản lý, đó chính là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý thông qua việc thực hiện một cách sáng tạo các chức năng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đã được xác định. 2. Quản lý giáo dục: 2.1 Theo M.M.Mêchti- zađe: quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ chức, phuơng pháp cán bộ, kế hoạch hóa, tài chính, cung tiêu…) nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. 2.2 Theo ThS Trần Thị Tuyết Mai thì quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. 2.3 Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: quản lý giáo dục (và nói riêng, quản lý trường học) là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. (Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục- trường Cán bộ quản lý giáo dục trung ương 1- 1989). Như vậy, chúng tôi hiểu rằng, quản lý giáo dục là tìm kiếm, xây dựng những giải pháp, biện pháp quản lý phù hợp, dựa trên tình hình thực tế về nhân lực, về điều kiện vật chất của một cơ quan giáo dục để có thể ngày càng nâng cao, phát triển hệ thống giáo dục đó trong chiều hướng phát triển của toàn xã hội. Quản lý giáo dục được xem như một khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo. 3. Quản lý nhà trường: Tiến sĩ Phạm Minh Hạc đã đưa ra khái niệm về quản lý giáo dục và cũng là quản lý nhà trường như sau: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. Việc quản lý nhà trường (có thể mở rộng ra là việc quản lý giáo dục nói chung) là quản lý hoạt động dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục (Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. NXB Giáo dục. Hà Nội 1986). Tóm lại, quản lý giáo dục là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và quản lý các hoạt động của giáo viên, sinh viên và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường đã trở thành một vấn đề cấp bách và quản lý, thực chất là tác động một cách khoa học đến nhà trường để tối ưu hóa quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ theo đường lối và nguyên lý giáo dục mà Đảng đã đề ra. 4. Quản lý hoạt động thực tập: 4.1 Là quá trình vận dụng các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) một cách sáng tạo để tổ chức, điều hành toàn bộ các hoạt động có liên quan đến việc thực tập. Cụ thể là: - Xây dựng kế hoạch thực tập với nội dung thực tập rõ ràng. - Tổ chức thực hiện hoạt động thực tập với sự phân công, phân nhiệm cho từng nội dung công việc đến từng người, từng bộ phận có liên quan. - Kiểm tra thực tập theo những qui định và thời điểm nhất định. - Đánh giá hoạt động thực tập. 4.2 Quản lý thực tập cũng bao hàm ý nghĩa tìm những giải pháp tốt nhất để thực hiện một cách có hiệu quả nội dung thực tập trên cơ sở đảm bảo tạo những điều kiện thuận lợi giúp sinh viên có thể thực tập tốt và tích lũy thêm được kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó, kiến thức đã học được củng cố và nâng cao để SV có thể vững vàng hơn về các kỹ năng cũng như có những nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp. 5. Quản lý hoạt động thực tập tại doanh nghiệp: 5.1 Là quá trình tổ chức, theo dõi, kiểm tra toàn bộ hoạt động của SV trong thời gian thực tập. Bao gồm việc kết hợp với công ty để tổ chức, sắp xếp những công việc của SV thực tập sinh sao cho phù hợp với chuyên ngành mà SV được đào tạo và yêu cầu của doanh nghiệp. 5.2 Công tác quản lý sẽ chặt chẽ nếu có sự kết hợp nhịp nhàng giữa trường và công ty, doanh nghiệp và việc quản lý này sẽ được đánh giá tốt nếu sau thời gian thực tập, SV tỏ ra có thay đổi về nhận thức, gắn bó hơn với nghề nghiệp, kỹ năng và trình độ nghiệp vụ có được nâng lên. 5.3 Mục đích cuối cùng của quản lý thực tập là thực hiện được mục tiêu của học kỳ thực tập bằng những biện pháp tốt nhất, khả thi nhất. Quản lý tốt việc thực tập cũng chính là thông qua các biện pháp mà nâng cao hiệu quả thực tập cho sinh viên, làm cho thực tập trở thành một thời gian bổ ích đối với sinh viên. IV. CÔNG TÁC THỰC TẬP VÀ QUẢN LÝ THỰC TẬP CỦA TRƯỜNG CĐBC HOA SEN: 1. Giới thiệu đôi nét về trường CĐBC Hoa Sen: Trường trực thuộc UBND TP HCM, được chính thức thành lập theo QĐ 115/1999/QĐ-TTg ngày 27/4/1999 của Thủ tướng chính phủ, tuy nhiên, trường đã bắt đầu hoạt động cách đây 13 năm với lịch sử hình thành và phát triển như sau: 1.1 Quá trình thành lập và phát triển: Năm 1991: theo QĐ số 257/QĐ-UB ngày 12/8/1991 trường được thành lập với tên gọi truờng Tin học quản lý Hoa Sen trực thuộc sự quản lý của Hiệp hội xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư TP HCM (Infotra). Ngày 22/4/1994, Ban bảo trợ trường Hoa Sen và UBTP HCM đã ký kết một thỏa ước hợp tác với tòa Đô chánh Paris, Phòng thương mại và công nghiệp Versailles Val d’Oise Yvelines, Hiệp hội Lotus France về việc hỗ trợ phát triển trường Hoa Sen. Từ thỏa ước trên, ngày 11/10/1994, UBND TP HCM đã ra quyết định số 3390/QĐ cho phép trường mở rộng hoạt động, phát triển từ trường dân lập thành trường bán công , chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Sở GD-ĐT TP HCM. Ngày 27/4/1999, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 115/1999/QĐ-TT công nhận việc thành lập trường Cao đẳng bán công Hoa Sen, tiền thân là trường Tin học và quản lý Hoa Sen. (1991). Hiện nay, trường trực thuộc UBND TP HCM và nằm trong hệ thống các trường Đại học- Cao đẳng. Trường hoạt động dựa trên qui chế của trường bán công do Bộ Giáo dục ban hành thông qua sự phê duyệt và thống nhất của UBND TP HCM. Hiện nay, trường đang hoàn tất các thủ tục để xin được chuyển thành trường Đại học Hoa Sen. 1.2 Qui mô và các chương trình hợp tác quốc tế: Hiện nay tổng số GV-NV của trường là hơn 200 và tổng số SV cho tất cả các hệ chính qui, phi chính qui, đào tạo ngắn hạn...là trên 4000. Từ năm 1991, trường đã ý thức được tầm quan trọng của hợp tác quốc tế, vì thế, ngay từ khi thành lập, trường đã thiết lập nhiều quan hệ hợp tác và cho đến nay, vẫn phát huy tác dụng. Trường đã có những đối tác sau đây: - CCIV: (Chambre de Commerce et d’Industrie de Versailles Val d’Oise Yvelines) với mục đích: thực hiện phương thức đào tạo xen kẽ. - Học viện kỹ thuật tin học Itin (Institut desTechniques Informatiques), trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Versailles Val d’Oise Yvelines- CCIV) với mục đích bồi dưỡng, huấn luyện giảng viên và cấp bằng hợp tác cho SV các ngành thuộc Khoa Công nghệ thông tin. - Trường Cao đẳng Quản trị và Tài chánh (Groupe ESCIA- Ecole Superieure de Gestion et de Finance), trực thuộc Phòng Công nghiệp và Thương mại Versailles: cấp bằng hợp tác cho SV các ngành thuộc Khoa Quản trị. - Học viện NIIT (An Độ): là một tập đoàn đào tạo phi chính qui chuyên viên phần mềm quốc tế và là học viện duy nhất ở châu Á được xếp trong 15 cơ sở đào tạo hàng đầu trên thế giới. Hợp tác này nhằm giúp cho SV các ngành Công nghệ thông tin và Mạng máy tính của trường hoa Sen có thể gia nhập chương trình đào tạo của NIIT với thời lượng rút ngắn. - UBI (United Business Institutes- Bỉ), đây là 1 trong 20 trường uy tín nhất của châu Au về đào tạo quản trị. Mục đích hợp tác là đào tạo để lấy bằng Cử nhân Quản trị (Bachelor of Business Administration, BBA). - Hợp tác với Đại học Toulon Var (Universite’ du Sud Toulon-Var, USTV- Pháp) để đào tạo Cử nhân Quản trị chất lượng. - London Chamber of Commerce and Industry Examination Board (LCCIEB), Microsoft, Cisco: mỗi ngành của trường CĐBC Hoa Sen đều bắt buộc phải có trong chương trình đào tạo một môn luyện thi chứng chỉ quốc tế giúp SV có động cơ để học tiếng Anh. 1.3 Mục tiêu đào tạo của trường: Thực hiện mô hình đào tao xen kẽ nhằm đảm bảo cho SV có những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành tương đối hoàn chỉnh , biết đáp ứng một cách có hiệu quả cho nhu cầu luôn thay đổi của xã hội và thế giới; có phương pháp làm việc khoa học, có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn, từng bước tiếp cận với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của thế giới. Phương pháp dạy học của trường rất coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng. 1.4 Giới thiệu đôi nét về Khoa Quản trị: + Chức năng: Khoa trực thuộc ban Giám hiệu, có chức năng hỗ trợ Ban giám hiệu tổ chức và quản lý công tác chỉ đạo một số ngành chuyên môn, đồng thời thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ trong phạm vi các nhành nghề mà trường đào tạo. Trong năm học Khoa có hơn 1200 SV thuộc các hệ đào tạo cao đẳng và kỹ thuật viên. + Nhiệm vụ: - Xây dựng, quản lý và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn và công tác nghiên cứu khoa học, phổ biến khoa học. - Quản lý toàn bộ công tác đào tạo của các ngành trong Khoa . - Chỉ đạo các bộ môn xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy - Tổ chức quản lý, xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy, phục vụ cho việc giảng dạy của Khoa. - Quản lý sinh viên trong Khoa về các mặt học tập, thực tập, rèn luyện… trong quá trình học tập tại Trường, xử lý kết quả học tập, tổ chức cho SV báo cáo thực tập, nhận xét sinh viên hàng năm, cuối khoá học. - Xây dựng và mở rộng quan hệ với các công ty và các tổ chức xã hội - Xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để nắm bắt kịp thời những tiến bộ của thế giới. 2. Thực tập tại doanh nghiệp của trường CĐBC Hoa Sen: Đây là khoảng thời gian SV được nhà trường giới thiệu hoặc SV tự tìm một công ty, doanh nghiệp và đến đó làm việc như một nhân viên thực thụ. SV phải chấp hành mọi qui định của nơi thực tập, được nơi tiếp nhận theo dõi, quản lý và đánh giá. SV sẽ được phân công thực hiện những công việc cụ thể theo chuyên ngành được đào tạo. Tùy khả năng thích nghi, mức độ hoàn thành công việc và năng lực của bản thân mà SV có thể đảm nhận những công việc đơn giãn hoặc phức tạp. Đối với trường Hoa Sen, đây là một hình thức thực hành, rèn luyện các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó, giúp sinh viên từng bước nâng cao tay nghề, hoàn thiện ý thức và tình cảm nghề nghiệp. Với sự chuẩn bị này, sinh viên có thể vững vàng hơn sau khi tốt nghiệp để chọn được những công việc phù hợp và có thể làm việc được như một nhân viên thực thụ mà không cần trải qua thời gian thử việc. 2.1 Vai trò của thực tập: Thực tập được xem là học kỳ rất quan trọng trong chương trình đào tạo của trường Hoa Sen, và được xem như là một môn học, có tính điểm số theo tín chỉ như những môn học khác. Học kỳ thực tập của SV mang những nét đặc thù và có một ý nghĩa rất quan trọng. Sau khi đã được tếp nhận, SV sẽ đến công ty, doanh nghiệp theo đúng thời gian qui định của trường với công văn giới thiệu thực tập của Khoa và đề cương thực tập được Trưởng ngành soạn. Thời gian thực tập là 13 tuần. Khi kết thúc thực tập, SV được công ty, doanh nghiệp đánh giá, cho điểm và nhận xét trong quyển báo cáo thực tập. SV sẽ bảo vệ thực tập trước một Hội đồng và diểm thực tập được tính theo điều 15 trong Qui chế thực tập được ban hành năm 2000. 2.2 Mục tiêu của việc thực tập: - Tạo điều kiện để SV hoà nhập môi trường làm việc thực tế, áp dụng các kiến thức đã học vào công việc của một công ty, doanh nghiệp. - Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc theo nhóm ở nơi công sở biết cách ứng xử, giải quyết các tình huống nghiệp vụ trong môi trường thực tế. 3. Quản lý thực tập tại trường Hoa Sen: Việc quản lý thực tập tại trường Hoa Sen được thực hiện căn cứ vào trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận như sau: 3.1 Trách nhiệm của phòng Quan hệ công ty: - Tìm địa điểm cho SV thực tập theo số lượng do Khoa cung cấp theo từng học kỳ. - Ghi nhận yêu cầu của công ty đối với SV thực tập. - Kiểm tra thực tập đối với SV tự tìm địa điểm thực tập. - Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ công ty cũng như từ SV để kết hợp giải quyết với ngành. 3.2 Trách nhiệm của phòng Đào tạo: - Cung cấp cho phòng Quan hệ công ty số lượng SV thực tập ở mỗi học kỳ. - Cung cấp danh sách SV đủ điều kiện thực tập để ngành phân công. - Tiếp nhận các Quyết định xử lý , điều chỉnh phân công từ trưởng ngành. - Thành lập Quyết định hội đồng chấm báo cáo thực tập theo đề nghị của trưởng ngành. - Thông báo lịch bảo vệ cho SV. - Cùng với ngành tham gia quản lý, nắm tình hình thực tập nếu ngành có yêu cầu. 3.3 Trách nhiệm của Khoa-Ngành: - Phân công SV thực tập tùy khả năng, điều kiện thực tế của SV. - Tổ chức họp lớp trước khi SV đi thực tập để phổ biến những điều cần thiết và phát công văn thực tập cho SV. - Cung cấp danh sách SV đã được phân công cho P. Đào tạo và phòng Quan hệ công ty. - Ghi các biểu mẫu liên quan đến việc thực tập của SV. - Quyết định các trường hợp thay đổi địa điển thực tập. - Tìm hiểu và chấp thuận hoặc không chấp thuận các địa điểm do SV tự tìm, báo với P. Đào tạo và P. Quan hệ công ty. - Gửi danh sách đề nghị hội đồng chấm báo cáo cho P. Đào tạo. - Nhận báo cáo thực tập của SV và chấm chậm nhất là 10 ngày sau khi SV kết thúc thực tập. 3.4 Nội dung quản lý hoạt động thực tập bao gồm: - Quản lý mục tiêu, kế hoạch, đề cương và nội dung thực tập. - Quản lý việc liên hệ chỗ thực tập, kiểm tra quá trình thực tập và đánh giá kết quả thực tập của sinh viên. 3.5 Phân công quản lý thực tập - Phòng Quan hệ công ty: chịu trách nhiệm: - Nắm nhu cầu thực tập của các ngành - Liên hệ công ty tìm chỗ thực tập cho sinh viên phù hợp với yêu cầu đào tạo và thông báo danh sách công ty nhận sinh viên thực tập cho các ngành - Phản hồi với công ty tình hình xử lý sinh viên thực tập vi phạm nội quy - Trưởng ngành: chịu trách nhiệm: - Chuẩn bị đề cương thực tập - Phân công thực tập - Chỉ đạo việc theo dõi tình hình thực tập của sinh viên và bàn bạc với đơn vị thực tập để giải quyết các vấn đề phát sinh - Đề xuất các biện pháp khen thưởng, kỷ luật - Tổ chức việc tổng kết, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm thực tập - Thực hiện các thủ tục hành chánh cần thiết để đưa sinh viên đi thực tập - Quản sinh: là một nhân viên trong trường hoặc có thể là thư ký của các Khoa, được nhà trường/Khoa phân công theo dõi, quản lý sinh viên của một ngành học. Trách nhiệm của người quản sinh là: - Truyền đạt các thông tin về các qui chế, qui định, thông báo của nhà trường trong phạm vi các vấn đề liên quan đến học tập, thực tập, hoạt động ngoại khoá cho sinh viên biết và thực hiện. - Thay mặt thầy/cô Trưởng ngành gần gũi, lắng nghe (những bức xúc, nguyện vọng) của sinh viên, giúp đỡ khi sinh viên gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình học và thực tập. Tuỳ theo sự việc, quản sinh có thể tự xử lý trong phạm vi quyền hạn của mình hoặc hướng dẫn sinh viên đến gặp thầy/cô Trưởng ngành, các bộ phận liên quan để giải quyết nhanh chóng, chính xác. 4. Kiểm tra thực tập: Thực tập đối với sinh viên trường CĐBC Hoa Sen không đơn thuần chỉ đến công ty lấy tài liệu nghiên cứu mà đòi hỏi sinh viên phải nghiêm túc: tuân thủ nội quy công ty, thực tập đầy đủ theo thời gian quy định, làm việc như một nhân viên thực thụ. Việc kiểm tra thực tập được nhà trường đề ra nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ quá trình thực tập của sinh viên và đảm bảo tính chính xác trong việc đánh giá kết quả thực tập của sinh viên. 4.1 Qui định về kiểm tra thực tập: Tại trường Hoa Sen, ít nhất 1lần/học kỳ, tùy theo sự phân công dựa trên thực tế nhân lực của mỗi Khoa/Ngành, Trưởng ngành/Thư ký/Quản sinh của ngành có trách nhiệm đến nơi thực tập để trực tiếp kiểm tra, nhắc nhở, tìm hiểu tình hình thực tập của SV qua người hướng dẫn thực tập. Sau khi kiểm tra, có trách nhiệm báo cáo cho Trưởng ngành và phòng Quan hệ công ty về kết quả kiểm tra. 4.2 Phương pháp kiểm tra thực tập: - Có thể ghi nhận thông tin về SV do người hướng dẫn cung cấp thông tin và có thể xử lý ngay những vấn đề đơn giản thông qua trao đổi trên điện thoại. - Có thể đến tiếp xúc trực tiếp với người hướng dẫn thực tập tại doanh nghiệp để ghi nhận những nhận xét, đánh giá tình hình thực tập của sinh viên, trực tiếp giải quyết những khó khăn của SV (nếu có). Đồng thời, thông qua các buổi trao đổi, tiếp xúc này, tìm hiểu thêm và tiếp tục tạo mối quan hệ với doanh nghiệp, nắm bắt được những yêu cầu của doanh nghiệp đối với thực tập sinh cũng như đối với các SV sẽ tốt nghiệp. Từ đó có thể rút kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện hơn quá trình tổ chức và quản lý thực tập. 5. Đánh giá thực tập : Việc đánh giá quá trình thực tập của SV dựa trên những qui định về cách cho điểm, cụ thể như sau: 5.1 Điểm số bao gồm: Điểm của cơ quan tiếp nhận thực tập; điểm chấm quyển báo cáo thực tập; điểm bảo vệ thực tập; điểm kỹ năng bàn phím (là một môn thi đuơc thưc hiện nhằm mục đích kiểm tra tốc độ gõ máy của SV sau thời gian thực tập). 5.2 Tỷ lệ điểm : - Điểm của cơ quan tiếp nhận 20% - Điểm quyển báo cáo 30% - Điểm bảo vệ 40% đến 50% - Điểm kỹ thuật bàn phím 10%. 6. Các văn bản chỉ đạo và qui định của trường CĐBC Hoa Sen trong việc quản lý thực tập: 6.1 Các văn bản chỉ đạo: - Công văn số 27/CV-BGH: Một số nguyên tắc về quản lý đào tạo tại trường Hoa Sen. - Quyết định số 109/Q9-BGH ngày 10/5/02 Qui định về việc chấm và bảo vệ thực tập nhận thức- tốt nghiệp. - Thông báo số 194/UQ-BGH 31/5/02 Thông báo v/v ủy quyền ký công văn thực tập của SV. - Quyết định số 174/QĐ-BGH Về một số qui định trong việc tổ chức và quản lý thực tập. - Qui định số 01/QĐ-QT ngày 2/4/04 qui định điểm thành phần môn thực tập nhận thức- tốt nghiệp. 6.2 Các quy định: Sau khi kết thúc thực tập, sinh viên phải thực hiện những qui định sau đây của nhà trường: ƒ Họp phản ánh thực tập: Trong mỗi học kỳ thực tập, vào tuần thứ 4 và thứ 8, SV phải về trường họp với trưởng ngành và quản sinh để báo cáo những việc đã làm được ở cơ quan, doanh nghiệp, những khó khăn, tồn tại nếu có để trưởng ngành kịp thời xử lý. ƒ Báo cáo thực tập: Mỗi sinh viên sau khi kết thúc 13 tuần thực tập phải viết báo cáo thực tập để: xác định mục tiêu của đợt thực tập, giới thiệu cơ quan thực tập, nêu những công việc đã thực hiện trong quá trình thực tập và những kinh nghiệm mà bản thân đã rút ra được trong quá trình thực tập, tự nhận xét, đánh giá kết quả thực tập so với mục tiêu đã đề ra khi đi thực tập. ƒ Hội đồng bảo vệ: Hai tuần sau khi SV kết thúc thực tập, Khoa Quản trị sẽ tổ chức các Hội đồng bảo vệ: Mỗi SV sẽ trình bày báo cáo thực tập và phản biện trước Hội đồng giám khảo. 7. Các khái niệm, một số thuật ngữ đã sử dụng cần làm rõ: Để xác định cơ sở lý luận cho đề tài, cần phải làm rõ một số khái niệm, một số thuật ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu và được sử dụng trong luận văn này. 7.1 Giải pháp: Theo Đại tự điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên) thì giải pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể. Theo tự điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên thì: giải pháp là cách hành động lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích. Như vậy khi đi tìm giải pháp cũng có nghiã là tìm kiếm cách giải quyết hiệu quả cho một vấn đề nào đó và giải pháp sẽ có ý nghĩa lớn khi vấn đề được giải quyết là những vấn đề phức tạp. 7.2 Mô hình đào tạo xen kẽ: - Khái niệm xen kẽ được tự điển Larousse định nghĩa là: thời gian làm việc luân phiên, tiếp nối nhau một cách đều đặn hoặc không đều đặn hai hay nhiều sự việc theo thời gian hoặc không gian. - Đây là một phương thức đào tạo được xây dựng trên cơ sở tham khảo mô hình đào tạo kỹ thuật viên (tú tài + 1 năm) và kỹ thuật viên cao cấp (tú tài+2), một loại hình đào tạo kỹ năng thực hành rất có uy tín của Pháp. Học viên tốt nghiệp được cấp bằng kỹ thuật viên và kỹ thuật viên cao cấp (Brevet de technicien Superieur- BTS). Ngày 13/1/1994, UBND TP HCM (đại diện là ông Trương Tấn Sang) và Tòa Đô chính Paris (đại diện là ông Jacques Chirac) và phòng Công nghiệp Versailles (CCIV), đại diện là ông Didier Simon, sau khi nghiên cứu chương trình và kết quả đào tạo của trường Tin học và Quản lý Hoa Sen đã ký kết thỏa ước nhằm hỗ trợ trường Hoa Sen về mặt sư phạm và phát triển, trong đó có sự công nhận văn bằng của trường Hoa Sen. Kể từ đó đến nay, trường đã vận dụng ngày một tốt hơn mô hình đào tạo xen kẽ bằng cách học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác là các truờng trực thuộc phòng Công nghiệp Versailles (Pháp), kết hợp với thực tế của TP HCM. Theo mô hình đào tạo đó, SV vừa học lý thuyết ở trường, vừa thực tập ở các công ty, xí nghiệp. Các học kỳ thực tập được bố trí xen kẽ vào các học kỳ học nhằm giúp SV vận dụng được ngay những kiến thức đã học để có dịp củng cố, rèn luyện và bổ sung những kiến thức còn thiếu, những kỹ năng còn yếu kém. 7.3 Thực tập nhận thức: Kỳ thực tập được tiến hành sau khi sinh viên học hết năm thứ nhất. Mục đích của đợt thực tập này là giúp sinh viên bước đầu tiếp xúc và làm quen với môi trường doanh nghiệp, thực hiện những công việc mà người hướng dẫn tại doanh nghiệp giao trong phạm vi những kiến thức đã được trang bị ở cuối năm thứ nhất. 7.4 Thực tập tốt nghiệp: Việc thực tập được tiến hành sau khi sinh viên học hết năm thứ ba. Ở giai đoạn này, sinh viên có thể độc lập xử lý, giải quyết công việc mà không cần có sự chỉ đạo của người hướng dẫn. SV tiếp tục vận dụng những kỹ năng chuyên môn và những kiến thức hỗ trợ đã được học ở trường vào công việc thực tế. Có thể phát hiện được những vấn đề còn vướng mắc của doanh nghiệp để từ đó, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã được học, đề xuất các biện pháp cải thiện để giúp cho công việc được trôi chảy, hiệu quả hơn. Trong kỳ thực tập này SV cũng có thể được giao thực hiện một đề tài. Phần lớn những đề tài này đã được doanh nghiệp hướng dẫn, giúp SV có tư liệu, dữ kiện để thực hiện. 7.5 Công văn thực tập: Được xem như một loại giấy giới thiệu, một văn bản mang tính pháp lý được gửi đến cơ quan tiếp nhận để xác định họ, tên SV, ngành học, thời gian thực tập, những điều mà SV phải tuân thủ trong thời gian thực tập. SV sẽ không được doanh nghiệp tiếp nhận nếu không có công văn này. 7.6 Đề cương thực tập: Mỗi ngành có một đề cương riêng do trưởng ngành soạn theo đặc thù của mỗi ngành. Đề cương ghi rõ những kiến thức, kỹ năng sinh viên đã được trang bị (tính đến thời điểm sinh viên đi thực tập). Đề cương này sẽ được trường gửi cho các công ty, doanh nghiệp trước khi sinh viên đến thực tập để doanh nghiệp xem xét về sự phù hợp giữa yêu cầu của nhà trường với yêu cầu của công ty, doanh nghiệp. Nếu phù hợp, SV sẽ được tiếp nhận. Khi SV bắt đầu thực tập, Công ty, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đề cương này để phân công việc cho sinh viên phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. 7.7 Nhật ký thực tập: Mỗi SV khi đi thực tập phải có 1 quyển nhật ký thực tập để ghi lại những công việc đã thực hiện hằng ngày, những thành công, thất bại, thiếu sót, tồn tại trong suốt thời gian thực tập. Hằng tuần, người hướng dẫn phải ký xác nhận trong nhật ký này và SV sẽ nộp lại cho Trưởng ngành cùng với quyển báo cáo. Việc ghi nhật ký cũng nhằm mục đích tạo cho SV thói quen biết nhìn nhận những công việc đã làm, có nhận thức, rút kinh nghiệm để phát huy ưu điểm và có ý thức khắc phục khuyết- nhược điểm. Việc ghi nhật ký thực tập cũng giúp SV có đầy đủ những thông tin để có thể viết báo cáo thực tập và quyển báo cáo này có thể được xem như một tài liệu xác nhận quá trình thực tập để sau này, khi xin việc làm, SV có thể giới thiệu với nhà tuyển dụng về quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm của bản thân. Trên đây, chúng tôi đã trình bày các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước về phát triển giáo dục- đào tạo nói chung và đặc biệt là về việc đổi mới phương pháp dạy học, những qui định về việc thực hành, thực tập của Bộ Giáo dục -Đào tạo, các qui định của trường CĐBC Hoa Sen. Đồng thời, chúng tôi cũng đã giới thiệu về lịch sử hình thành, sự phát triển, mục tiêu đào tạo của trường Hoa Sen, chức năng và nhiệm vụ của Khoa quản trị. Chúng tôi cũng đã làm rõ một số khái niệm, các thuật ngữ được sử dụng trong luận văn này. Đây chính là tiền đề để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ THỰC TẬP TẠI KHOA QUẢN TRỊ CỦA TRƯỜNG CĐBC HOA SEN I VIỆC CHUẨN BỊ CHO HỌC KỲ THỰC TẬP Để tìm hiểu việc chuẩn bị cho SV đi thực tập, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau đây: 1. Việc chọn địa điểm thực tập 2. Tìm hiểu tâm trạng và mong muốn của SV trước khi đi thực tập 3. Yêu cầu của GV và DN đối với việc chuẩn bị cho học kỳ thực tập 4. Yêu cầu của DN khi nhận SV đến thực tập 5. Thời điểm SV đến DN để thực tập 6. Xác định mục tiêu của học kỳ thực tập 1. Việc chọn địa điểm thực tập Kết quả nghiên cứu về việc chọn địa điểm thực tập được trình bày trong bảng sau đây: BảNG 1: CHọN ĐịA ĐIểM THựC TậP Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ Theo sự phân công của trường 263 79.20% Tự tìm 91 20.80% Nhận xét: - Kết quả điều tra cho thấy: hầu hết SV đều đi thực tập theo sự phân công của trường (79.20%), như vậy cũng có nghĩa là SV chỉ thực tập ở những công ty, doanh nghiệp do trường tìm kiếm và chưa thấy hết trách nhiệm của mình trong việc tìm địa điểm thực tập. - Trường có phòng Quan hệ công ty là một bộ phận có nhiệm vụ liên hệ với các công ty, doanh nghiệp để tìm địa điểm cho SV thực tập theo chuyên ngành mà SV được đào tạo. Từ khi trường được thành lập đến nay, bộ phận này đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình và mang lại những kết quả nhất định, tạo được niềm tin cho phụ huynh cũng như cho SV. Đồng thời, cũng góp phần giữ vững uy tín và chất lượng đào tạo của trường đối với doanh nghiệp. Hiện nay, phòng Quan hệ công ty đã thiết lập và giữ được mối quan hệ với hơn 700 công ty, doanh nghiệp để mỗi học kỳ có thể cung cấp nơi thực tập cho SV của Khoa Quản trị cũng như cho SV của toàn trường. - Có 20.80% SV tự tìm địa điểm để thực tập. Đây là một con số đáng kể chứng tỏ nhiều SV có khả năng tìm nơi thực tập nhưng hầu như các em không quan tâm và không tích cực lắm trong việc tìm kiếm. - Tìm hiểu thêm qua việc phỏng vấn các trưởng ngành, các GV này cho biết, mặc dù họ đã thông báo cho SV phải tìm địa điểm thực tập ngay từ đầu khóa học và rất khuyến khích SV tự liên hệ với các công ty, doanh nghiệp để tìm nơi thực tập nhưng SV vẫn cho rằng nhà trường có trách nhiệm trong việc này và các em vẫn còn thờ ơ, chờ đến khi không được DN tiếp nhận thì mới tìm kiếm. 2. Tìm hiểu tâm trạng và mong muốn của SV trước khi đi thực tập: 2.1 Tâm trạng của SV trước khi đi thực tập sẽ được trình bày trong bảng 2 dưới đây: Bảng 2: Tâm trạng trước khi đi thực tập Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ M S Rất thích thú 176 49.72% Thích thú 166 46.89% Không thích 12 3.39% 2.50 0.565 Nhận xét: - Độ lệch chuẩn S= 0.565 cho thấy các ý kiến trả lời khá tập trung, phù hợp với yêu cầu của việc lấy phiếu thăm dò. - Có 96.61% SV rất thích thú và thích thú khi được đi thực tập. Và trị số M= 2.50 cũng khẳng định sự thích thú của SV đối với thời gian thực tập. Điều đó cũng thể hiện SV mong muốn được trường tạo điều kiện để được tiếp xúc với môi trường thực tế và có thể vận dụng những kiến thức đã học. Đồng thời, cũng học hỏi được thêm nhiều điều bổ ích mà họ có thể khó tìm thấy trong sách vở, trong lý thuyết. - Tỷ lệ SV không thích thú với việc thực tập thấp (3.39%).Tuy nhiên, để hạn chế tỷ lệ này, theo chúng tôi, không thể không chú ý đến việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các em về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thực tập. Khi đã có nhận thức đầy đủ thì chắc chắn toàn thể SV sẽ thích thú và hăng hái chuẩn bị cho học kỳ thực tập, xem đây là một học kỳ mà nhất thiết các em phải hoàn tất như những học kỳ khác. 2.2 Mong muốn của SV về sự chuẩn bị cho học kỳ thực tập: Tìm hiểu kỹ hơn những mong muốn của SV về sự chuẩn bị cho học kỳ thực tập, thông qua ý kiến từ phiếu điều tra cũng như qua kết quả phỏng vấn, chúng tôi đã ghi nhận được những ý kiến sau: - SV muốn được chuẩn bị thêm về mặt tâm lý, cụ thể là được giới thiệu thêm về những tình huống có thể gặp trong quá trình thực tập. - SV cũng muốn được học kỹ hơn về giao tiếp, được giới thiệu về doanh nghiệp đầy đủ hơn cũng như được trang bị và nhất là được nhấn mạnh hơn về cách giao tiếp trong môi trường doanh nghiệp. - Các em cũng mong muốn được ngành tổ chức buổi giao lưu giữa SV cũ và SV mới để có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm thực tế. 3. Yêu cầu của DN và GV đối với việc chuẩn bị cho SV đi thực tập Qua gặp gỡ và điều tra bằng phương pháp phỏng vấn, kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai đối tượng nêu trên đều mong muốn: - Trường nên trao đổi với SV kỹ hơn về mục tiêu của thực tập để khi bắt đầu thực tập, SV có thể năng động, tự tin hơn và có phong cách làm việc như một nhân viên của công ty. - Về việc gửi SV đến thực tập, trường nên trao đổi với doanh nghiệp cụ thể bằng văn bản về thời điểm SV bắt đầu, kết thúc thực tập cũng như cho biết rõ SV thuộc ngành nào để doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc phân công, sắp xếp công việc cho SV. - Về kiến thức, kỹ năng: SV cần được trang bị kỹ hơn về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm để có thể nhanh chóng thich nghi và làm việc được trong môi trường mới. - SV cần được hướng dẫn, tư vấn tốt hơn khi lựa chọn địa điểm thực tập vì lần thực tập nào cũng có SV bị trả về trường do có những chọn lựa chưa phù hợp với năng lực hoặc hoàn cảnh riêng của bản thân. Điều này gây phiền hà cho doanh nghiệp cũng như cho trường và đặc biệt là cho SV. - Đối với những SV yếu kém, trường nên trao đổi trước với doanh nghiệp để có thể kết hợp, giúp đỡ SV tích cực và hiệu quả hơn. Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có những nhận xét như sau: ƒ Về phía sinh viên: - SV chưa hoàn toàn tự tin khi đi thực tập do các em mới chỉ là học sinh mới tốt nghiệp phổ thông, chưa có cơ hội tiếp xúc, làm quen với doanh nghiệp. - Một số môn học vẫn còn nặng tính lý thuyết, chưa thực sự giúp ích cho SV khi đi thực tập. - Trường và ngành chưa nắm rõ yêu cầu chung của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của họ trong từng thời điểm, vì thế, việc gửi SV đến thực tập vẫn còn có những bất cập là điều không thể tránh khỏi. - Bản thân SV chưa thực sự chủ động trong thời gian thực tập, đa số còn trông chờ trường, thầy cô, chưa mạnh dạn làm quen, tìm hiểu để có thể tự thích nghi với nơi thực tập. ƒ Về phía doanh nghiệp: - Những lúng túng của SV khiến doanh nghiệp chưa thật sự an tâm về sự hiểu biết của SV đối với môi trường doanh nghiệp cũng như về kỹ năng giao tiếp, ứng xử của SV. - Việc phối hợp giữa trường và doanh nghiệp để tổ chức cho SV đi thực tập chưa nhịp nhàng và đồng bộ, dẫn đến tình trạng nơi gửi sinh viên đến thực tập và nơi tiếp nhận chưa nắm bắt cụ thể nhu cầu của nhau. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với cô Quách Thị Đoan Trang – Trưởng ngành Kế toán – chúng tôi được biết đối với lớp KT03C/1 đã có 17 SV phải thay đổi nơi thực tập (trong 2-3 tuần lễ đầu) trên tổng số 70 SV của lớp. Và tình trạng này đã xảy ra ở tất cả các ngành. - Năng lực của SV không đồng đều, vì thế, doanh nghiệp đề nghị đặc biệt lưu ý đến những SV yếu kém để có thể giúp đỡ các em hiệu quả hơn. 4. Yêu cầu của doanh nghiệp khi chọn SV đến thực tập: Tìm hiểu yêu cầu của các DN đã tiếp nhận thực tập về tiêu chuẩn chọn lựa SV, chúng tôi thu được kết quả trong bảng 3 sau đây: Bảng 3: Tiêu chuẩn chọn SV đến thực tập Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ Nhiệt tình, tận tụy 46 40.35% Khả năng chuyên môn tốt 23 20.18% Phẩm chất đạo đức tốt 37 32.46% Kiến thức xã hội 08 7.02% Nhận xét: - Có đến 40.35% DN chọn tiêu chuẩn nhiệt tình, tận tụy trong công việc là tiêu chuẩn hàng đầu, điều này cho thấy đa số DN tập trung chú ý đến sự siêng năng, chịu khó, cần cù của SV. 32.46% SV được chọn vì có phẩm chất đạo đức tốt. Như vậy, có thể kết luận đây là hai tiêu chuẩn mà DN rất xem trọng và cũng chính là những yếu tố cơ bản để DN chọn lựa SV. - Một số khá nhiều ý kiến (20.18%) quan tâm đến khả năng chuyên môn nghiệp vụ của SV và chỉ có 7.02% chú ý đến kiến thức xã hội của SV. - Như vậy, các DN đều chú ý đến phẩm chất đạo đức hơn là chuyên môn, điều này chứng tỏ DN mong muốn chọn được những SV có đạo đức tốt vì đây cũng là nền tảng khẳng định vị trí của SV trong tương lai. Về khả năng chuyên môn, không phải DN không xem trọng yếu tố này, tuy nhiên, đối với họ, nếu SV có nhiệt tình, tận tụy trong công việc và có đạo đức tốt thì SV có thể học hỏi thêm về chuyên môn. Dù sao đi nữa, SV cũng chỉ là thực tập sinh thì cũng không nên đòi hỏi một trình độ chuyên môn nghiệp vụ quá cao. - Phỏng vấn một số doanh nghiệp đã nhiều năm tiếp nhận thực tập sinh của trường Hoa Sen cũng như qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy tiêu chuẩn được DN đặt lên hàng đầu khi tiếp nhận SV đến thực tập là sự nhiệt tình, tận tụy của SV đối với công việc (40.35%). DN cho rằng nếu có được phẩm chất này thì cũng có nghĩa là SV có thể vượt qua những khó khăn, trở ngại để hòa nhập cũng như thực hiện những công việc mà DN đã giao phó. Trong quá trình thực tập, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kiến thức xã hội của các em từng buớc sẽ được nâng lên. 5. Về thời điểm SV đến thực tập tại doanh nghiệp: Kết quả khảo sát về thời điểm SV đến DN thực tập được trình bày trong bảng 4: Bảng 4: Thời điểm SV đến thực tập Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ M S Rất phù hợp 17 14.91% Phù hợp 92 80.70% Chưa phù hợp 05 4.39% 2.1 0.428 Nhận xét: - Độ lệch chuẩn S= 0.428 cho thấy các ý kiến trả lời tương đối tập trung, phù hợp với yêu cầu lấy phiếu thăm dò. - Có đến 92 DN trên tổng số 114 ( tỷ lệ 80.70%) cho rằng thời điểm SV đến thực tập là phù hợp, trị số M= 2.1 cũng đã khẳng định kết quả trên. - Tỷ lệ hoàn toàn phù hợp chiếm 14.91% cho thấy đối với một số DN, sự sắp xếp của trường là rất hợp lý, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của họ. - Tuy nhiên, vẫn còn có 4.39% DN cho rằng chưa phù hợp, như vậy, thời điểm tiếp nhận SV đến thực tập còn có sự khác biệt giữa các DN và đây cũng là điều cần lưu ý của phòng Quan hệ công ty cũng như các khoa, ngành khi gửi SV đến DN thực tập để có thể hạn chế đến mức thấp nhất việc gây phiền hà cho DN khi gửi SV vào thời điểm không thuận tiện cho sự sắp xếp của DN. 6. Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu thực tập cho SV: Khi tìm hiểu ở các giảng viên về tầm quan trọng, sự cần thiết phải xác định mục tiêu thực tập cho SV, chúng tôi ghi nhận kết quả được trình bày trong bảng 5: BảNG 5: VIệC XÁC ĐịNH MụC TIÊU THựC TậP Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ M S Rất cần thiết 46 95.83% Cần thiết 02 4.17% Không cần thiết 00 0% 3.0 0.206 Nhận xét: - Độ lệch chuẩn S= 0.206 cho thấy ý kiến trả lời khá tập trung, phù hợp với yêu cầu của việc thăm dò ý kiến. - Có 95.83% cho rằng việc xác định mục tiêu của thực tập cho SV là rất quan trọng, có 4.17% cho là cần thiết và trị số M= 3.0 càng khẳng định đây là việc làm cần thiết. - Như vậy, có thể kết luận: xác định mục tiêu thực tập cho SV là một trong những vấn đề cần được đặc biệt lưu ý vì việc làm này sẽ quyết định cho kết quả thực tập của các em. 7. Kết luận: Khi tìm hiểu về việc chuẩn bị cho SV đi thực tập ở SV, GV và DN, chúng tôi rút ra những kết luận như sau: - Việc chuẩn bị cho SV đi thực tập là một công việc cần thiết, có ý nghĩa quyết định cho kết quả thực tập của các em. Để thực hiện, cần có sự hợp tác của nhiều bộ phận có liên quan trong nhà trường, đặc biệt là, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng Quan hệ công ty và Khoa. - Chọn địa điểm thực tập là khâu quan trọng, dù SV đi thực tập theo sự phân công của trường hay tự tìm công ty, DN để thực tập thì cũng phải xem đây là một sự chọn lựa quan trọng, SV phải đắn đo, cân nhắc trước khi quyết định và khi có khó khăn, phải nhờ trưởng ngành tham mưu, tư vấn. - Những mong muốn của SV trước khi đi thực tập cũng là điều mà nhà trường cũng như các trưởng ngành phải hết sức quan tâm để đáp ứng những yêu cầu đó nhằm tạo điều kiện cho các em bước vào học kỳ thực tập một cách tự tin, an tâm và thoải mái. - Những yêu cầu của DN về thời điểm SV đến thực tập, về phẩm chất, năng lực của SV cũng là những vấn đề không thể không cải tiến nếu muốn nâng cao hiệu quả thực tập cũng như giữ được mối quan hệ bền vững với các DN trên tinh thần hợp tác lâu dài. - Để có thể thực hiện những điều nêu trên, cần tập trung hơn nữa cho việc xác định mục tiêu thực tập cho SV trước khi đi thực tập. Bởi vì, SV chỉ có thể đạt được một kết quả thực tập tốt khi hiểu rõ lợi ích, mục đích mà nhà trường mong muốn khi tổ chức cho các em đi thực tập một cách nghiêm túc, có chất lượng. Hiểu như vậy, SV sẽ thấy được trách nhiệm của bản thân đối với việc thực tập và các em sẽ tự xác định đuợc mục tiêu khi đi thực tập và từ đó, nỗ lực, khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu. Và đó chính là điều mà trường chờ đợi ở các em. II NỘI DUNG CỦA HỌC KỲ THỰC TẬP Khi tìm hiểu về nội dung thực tập của sinh viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau đây: - Sự phù hợp của đề cương thực tập - Việc thực hiện đề tài của SV trong thời gian thực tập 1. Sự phù hợp của đề cương thực tập Theo qui định của trường, trưởng ngành có trách nhiệm xây dựng đề cương thực tập cho ngành mà mình phụ trách dựa trên mục tiêu chung của trường và mục tiêu riêng của ngành. Khi xem xét đề cương, DN cũng có thể từ chối, không tiếp nhận thực tập sinh nếu không có sự phù hợp từ hai phía. Tìm hiểu về sự phù hợp của đề cương thực tập, chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 6: Sự phù hợp của đề cương thực tập Các lựa chọn Đối tượng nhận xét Phù hợp Chưa phù hợp Sinh viên 79.10% 20.90% Giảng viên 83.33% 16.67% Doanh nghiệp 85.96% 14.04% Nhận xét: - Về sự phù hợp, tỷ lệ chọn lựa đều rất cao: đối với SV là 79.0%; đối với GV là 83.83%; đối với DN là 85.96%, điều này chứng tỏ đề cương hiện đang sử dụng là có thể chấp nhận được, thể hiện được những kiến thức mà SV đã được trang bị cũng như những yêu cầu cụ thể của ngành đối với việc thực tập của các em. - Tuy nhiên, vẫn còn có 20.90% SV, 16.67% GV và 14.04% DN cho rằng đề cương chưa phù hợp. Đây là một tỷ lệ đáng được quan tâm, nhất là tỷ lệ của SV. Điều này cho thấy các đề cương hiện đang áp dụng vẫn còn những điều bất cập cần được sửa đổi cho phù hợp hơn. - Đề cương được xem như một cơ cở pháp lý để từ đó, GV cũng như DN có thể đánh giá kết quả thực tập của SV, vì thế, nếu đề cương còn có những chi tiết chưa phù hợp thì các ngành phải xem xét để sửa đổi. 2. Việc thực hiện đề tài của SV trong học kỳ thực tập Việc giao cho SV thực hiện đề tài trong thời gian thực tập là một yêu cầu không bắt buộc của trường, khi tìm hiểu vấn đề này từ SV, GV và DN, chúng tôi ghi nhận được những ý kiến được trình bày trong bảng so sánh (bảng 7) sau đây: Bảng 7: Việc giao đề tài cho SV Các lựa chọn Đối tượng Tất cả đều làm Chỉ chọn SV giỏi KHÔNG NÊN LÀM Sinh viên 32.20% 22.88% 44.92% Giảng viên 58.33% 31.25% 10.42% Doanh nghiệp 59.65% 28.95% 11.40% Nhận xét: - Từ các lựa chọn: tất cả SV đều làm đề tài; chỉ chọn SV giỏi để giao đề tài; không nên giao đề tài cho SV; chúng tôi nhận thấy: theo GV và DN thì trên 50% SV nên thực hiện đề tài, sự chênh lệch không đáng kể (1.32%), điều đó chứng tỏ, cả GV và DN đều nhận định rằng việc thực hiện đề tài có lợi cho SV. Vì đây là dịp tốt nhất cho SV áp dụng những lý thuyết đã học để phân tích, đánh giá một vấn đề, từ đó, đề xuất các biện pháp giải quyết. - Việc chỉ chọn những SV giỏi để thực hiện đề tài cũng có sự thống nhất ý kiến tương đối giữa GV (31.25%) và DN (28.25%). Như vậy, cả GV và DN đều thấy rằng, nếu chỉ chọn SV giỏi thì các SV khác không có cơ hội để làm đề tài, vì thế tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ chấp nhận cho tất cả SV đều thực hiện đề tài đã nêu ở trên. - GV mong muốn có nhiều SV thực hiện đề tài vì đó chính là cơ hội để SV tự đánh giá năng lực của bản thân. Cũng là dịp tốt nhất để vận dụng kiến thức đã học ở một trình độ tư duy cao hơn là chỉ thực hiện những công việc bình thường do người hướng dẫn phân công. Ngoài ra, GV cũng hiểu rằng, việc thực hiện đề tài sẽ làm cho SV phải cố gắng nhiều hơn trong thời gian thực tập. Hoàn tất được những việc này, việc thực tập sẽ có ý nghĩa vô cùng lớn lao và sẽ là những kinh nghiệm quí báu của SV. - Đối với DN: Việc SV thực hiện đề tài, được DN ủng hộ vì ngoài việc SV tự nghiên cứu, tìm tòi để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, SV còn có thể giúp DN cải thiện được những điều bất ổn thông qua các giải pháp mà SV đề xuất từ những đề tài của họ. Tóm lại, cả GV và DN đều khẳng định việc thực hiện đề tài là cần thiết đối với SV, vấn đề là nên chọn đối tượng nào để thực hiện cho phù hợp và đạt hiệu quả. - Sự khác biệt chỉ rõ nét đối với các lựa chọn của SV. Tỷ lệ không muốn thực hiện đề tài (44.92%) cao hơn tỷ lệ SV mong muốn được thực hiện đề tài (32.20%). Điều này được lý giải với sự thiếu tự tin vốn có của SV. Đôi khi, SV cũng có nhận thức sai lầm rằng đề tài là một nội dung lớn lao, phức tạp mà các em không có khả năng thực hiện. Cũng không loại trừ trường hợp SV không thể tự phát hiện vấn đề hoặc không mạnh dạn đề xuất với DN để được hỗ trợ thực hiện đề tài. Và trong chừng mực nào đó, sự hướng dẫn của GV cũng có giới hạn do GV bận nhiều việc hoặc do thiếu sự sâu sát đối với SV. Chính vì thế, SV lại càng e ngại hơn đối với việc thực hiện đề tài. 3. Kết luận: Khi tìm hiểu về nội dung thực tập bao gồm 2 vấn đề lớn là: nhận xét về đề cương thực tập hiện đang áp dụng và việc thực hiện đề tài của SV, chùng tôi có những nhận xét như sau: - Việc xây dựng một đề cương riêng biệt theo đặc thù của mỗi ngành, gửi đến DN trước khi SV đến thực tập là điều hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Đề cương rõ ràng, cụ thể sẽ giúp DN dễ phân công cho SV. - Về việc giao cho SV nghiên cứu một đề tài trong thời gian thực tập chưa có sự thống nhất ý kiến giữa GV, DN và SV. Điều này chứng tỏ, để có thể giao đề tài cho SV, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa GV, DN và SV. III THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC THỰC TẬP Khi tìm hiểu về việc tổ chức và quản lý thực tập cho SV của Khoa Quản trị, chúng tôi đã nghiên cứu những vấn đề sau đây: - Việc phân công cho SV đi thực tập - Xác định người có trách nhiệm trong việc quản lý thực tập - Tìm hiểu về các hình thức kiểm tra thực tập - Tìm hiểu về cách quản lý, theo dõi thực tập - Đánh giá mức độ hài lòng của SV, GV, DN về cách quản lý hiện đang áp dụng 1. Việc phân công cho SV đi thực tập: Đây là công việc quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đối với kết quả thực tập của SV và có ảnh hưởng lớn đến việc tiếp nhận của các DN. Khi tìm hiểu vấn đề này ở các DN, chúng tôi đã ghi nhận được những ý kiến nhận xét của các DN được trình bày trong bảng 8 Bảng 8: Nhận xét của doanh nghiệp về việc phân công thực tập cho SV Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ M S Rất tốt 45 39.47% Tốt 69 60.53% Không tốt 0 0.00% 2.4 0.491 Nhận xét: - Độ lệch S= 0.491 cho thấy ý kiến trả lời khá tập trung, phù hợp với yêu cầu của việc lấy ý kiến. - Có 100% ý kiến cho rằng việc phân công cho SV đi thực tập của Khoa Quản trị là rất tốt và tốt, trị số M= 2.4 cũng khẳng định được hiệu quả của một công tác đã được BGH chỉ đạo và Khoa cũng như các ngành thực hiện nghiêm túc từ khi thành lập trường đến nay. - Kết quả này cũng cho thấy vai trò rất quan trọng của trưởng ngành, quản sinh: chịu trách nhiệm tư vấn, tham mưu cho SV căn cứ trên yêu cầu của DN và năng lực thực tế, hoàn cảnh cụ thể của từng SV để giúp các em có thể chọn được một địa điểm thực tập phù hợp. - Qua phỏng vấn các trưởng ngành chúng tôi cũng được khẳng định thêm: sự phân công này chỉ có thể được DN chấp nhận và mang lại một kết quả tốt cho SV nếu trưởng ngành nắm rõ yêu cầu của DN cũng như hiểu được năng lực thực tế của SV để tư vấn, hướng dẫn các em có những lựa chọn đúng đắn, phù hợp. - Đã nhiều năm trực tiếp quản lý ngành Quản trị hành chánh, chúng tôi nhận thấy khi nói đến việc phân công thực tập, không thể không xác định trách nhiệm của SV: theo qui định của trường, SV được quyền chọn lựa địa điểm để thực tập và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự lựa chọn này.Trường qui định như vậy vì yêu cầu SV phải hiểu được mục đích của việc thực tập, từ đó, nỗ lực để thực tập trong tinh thần biết khắc phục khó khăn chứ không phải buông xuôi, ỷ lại, chỉ trông chờ vào sự sắp xếp của trường một cách thụ động. - Tuy nhiên, trong thực tế đã xảy ra tình trạng SV không nắm rõ yêu cầu của DN do không tự tìm hiểu, hoặc không tuân thủ ý kiến của truởng ngành nên chọn lựa địa điểm thực tập một cách tùy tiện, chưa phù hợp. Mặt khác, đôi khi, phòng Quan hệ công ty cũng không cung cấp đầy đủ những thông tin cho SV trước khi đi thực tập, không cập nhật kịp thời những thay đổi của DN, vì thế, có thể SV sẽ bị DN từ chối và trong trường hợp này, nhất định SV sẽ có khó khăn. Tóm lại, việc cho SV được quyền lựa chọn địa điểm thực tập là một sáng tạo có những mặt tích cực và những hạn chế nhất định của nó. Theo chúng tôi, chủ trương này là đúng đắn nhưng SV cần được cung cấp đầy đủ thông tin về DN cũng như được trưởng ngành tham mưu, tư vấn thì sẽ có sự lựa chọn tốt nhất để đạt kết quả cao trong học kỳ thực tập. 2. Người chịu trách nhiệm quản lý thực tập Người chịu trách nhiệm quản lý thực tập sẽ góp phần quan trọng trong việc đánh giá kết quả thực tập của SV. Vì thế, đây cũng là một vấn đề quan trọng cần được tìm hiểu khi nghiên cứu thực trạng của công tác tổ chức thực tập. Chúng tôi đã thăm dò ý kiến của các GV về vấn đề này và ghi nhận được kết quả sẽ trình bày trong bảng 9 Bảng 9: Người chịu trách nhiệm quản lý thực tập Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ Trưởng ngành 24 50.00% Giảng viên 2 4.17% Quản sinh 6 12.50% Kết hợp 16 33.33% Nhận xét: - Tỷ lệ chọn trưởng ngành là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý thực tập khá cao (50%) cho thấy từ truớc đến nay trưởng ngành vẫn phụ trách công việc này vì đây là một trong những nhiệm vụ đã được ghi rõ trong bảng mô tả công việc của trưởng ngành. - Tỷ lệ chọn phương pháp kết hợp cũng là một tỷ lệ rất đáng được quan tâm (33.33%). Với khối lượng công việc mà các trưởng ngành và quản sinh của khoa Quản trị hiện đang đảm trách thì sự kết hợp sẽ giúp cho việc quản lý thực tập thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. - Tỷ lệ chọn quản sinh là 12.50% cũng là một tỷ lệ cần được chú ý vì trong thực tế, ở một số ngành, quản sinh đã phối hợp cùng trưởng ngành để quản lý thực tập cho SV của ngành mà họ được phân công phụ trách. - Tỷ lệ chọn GV thực hiện công việc này chỉ đạt 4.17% vì hiện nay, các ngành chỉ mới đang từng bước phân công cho GV theo dõi, quản lý việc thực tập cho SV thay vì công việc này, trước đây, chỉ có trưởng ngành phụ trách. 3. Tìm hiểu về các hình thức kiểm tra thực tập: Việc kiểm tra quá trình thực tập của SV được tiến hành trong 13 tuần , từ trước đến nay trường Hoa Sen đã áp dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau, qua phiếu thăm dò ý kiến của SV, GV và DN, chúng tôi đã ghi nhận kết quả được trình bày trong bảng 10 dưới đây: Bảng 10: Các hình thức kiểm tra thực tập Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ Tiếp xúc với người hướng dẫn TT 48 42.11% Gọi điện thoạiđể kiểm tra 24 21.05% Qua báo cáo của người hướng dẫn TT 11 9.65% Kết hợp các hình thức nêu trên 31 27.19% Nhận xét: - Hình thức được chọn lựa cao nhất là tiếp xúc với người hướng dẫn thực tập (42.11%). Sự lựa chọn này cho thấy chính người hướng dẫn là người có thể cho những nhận xét đúng đắn nhất về quá trình thực tập của SV. - Hình thức kết hợp có tỷ lệ 27.19% là một tỷ lệ đáng được quan tâm vì phương thức này có thể là cách tiến hành kiểm tra thực tập dễ dàng, thuận tiện trong sắp xếp, phân công mà vẫn mang lại hiệu quả. - Tỷ lệ dành cho hình thức gọi điện thoại để kiểm tra cũng được chọn lựa khá nhiều (21.05%) vì việc gọi điện thoại tiết giảm được thời gian cũng như chi phí đi lại. - Hình thức kiểm tra thông qua báo cáo của người hướng dẫn có tỷ lệ chọn lựa thấp nhất (9.65%) cho thấy hình thức này không có tính khả thi cao vì những người hướng dẫn thường không có thời gian để ghi những nhận xét về SV bằng các báo cáo mà họ chỉ có thể trao đổi trực tiếp với người chịu trách nhiệm kiểm tra mà thôi. - Qua theo dõi tình hình kiểm tra thực tập của các ngành, chúng tôi nhận thấy đối với những ngành thường xuyên theo dõi, kiểm tra thực tập thì kết quả thực tập của SV tốt và ngược lại. - Xem xét các phiếu kiểm tra thực tập tại Khoa, chúng tôi cũng ghi nhận một số trưởng ngành, quản sinh sau khi kiểm tra thực tập đã không ghi lại kết quả kiểm tra theo mẫu qui định của trường vì họ cho rằng việc làm này làm mất thời gian, nhất là đối với những SV không có vấn đề cần xử lý. Vì thế, khi cần tổng kết số lượng SV đã được kiểm tra thì khoa không thể tổng kết một cách chính xác được. - Phỏng vấn trực tiếp một số DN đã thường xuyên tiếp nhận SV Hoa Sen đến thực tập, chúng tôi được họ cho biết: hình thức kiểm tra mà họ cảm thấy hài lòng nhất là được tiếp xúc trực tiếp với người có trách nhiệm của trường vì chỉ có qua những cuộc trao đổi này, DN và trường mới có thể giúp SV phát huy những ưu điểm cũng như khắc phục những nhược điểm của các em. Qua trao đổi, trường và DN còn có thể bàn bạc thêm những vấn đề khác có liên quan đến việc thực tập của SV cũng như những vấn đề khác có liên quan đến quan hệ hợp tác giữa trường và DN. - Ngoài ra, trường Hoa Sen còn qui định việc họp phản ánh tình hình thực tập như sau: Vào tuần thứ 4 của học kỳ thực tập, SV sẽ về trường họp với trưởng ngành, thông qua phản ánh của SV, trưởng ngành sơ bộ nắm được những thuận lợi cũng như khó khăn của các em, từ đó, có thể điều chỉnh cho SV nếu xét thấy cần thiết. Đến tuần thứ 8, SV lại được họp phản ánh lần 2, trưởng ngành tiếp tục lắng nghe ý kiến của SV. Thông thường ở thời điểm này, trưởng ngành không thay đổi địa điểm thực tập cho SV nữa mà chỉ giúp các em thực hiện đề tài, nhắc nhở SV viết báo cáo thực tập sau khi kết thúc học kỳ thực tập. 4. Tìm hiểu về cách kiểm tra thực tập: 4.1 Về số lần kiểm tra: trong thời gian SV đi thực tập (13 tuần), việc kiểm tra nên được tiến hành bao nhiêu lần là phù hợp và hiệu quả, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của SV và ghi nhận được kết quả như sau: Bảng 11: Số lần kiểm tra Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ Kiểm tra 02 lần 184 51.98% Kiểm tra 01 lần 87 24.58% Chỉ kiểm tra khi có vấn đề 83 23.45% Nhận xét: - Có 51% SV chọn số lần kiểm tra là 2 lần, đây là một tỷ lệ khá cao chứng tỏ rằng SV mong muốn được kiểm tra để có thể kịp thời khắc phục những khuyết điểm với những ý kiến đóng góp của DN và sự hướng dẫn của GV. - Có 24.58% SV chọn số lần kiểm tra là 1 lần, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mong muốn được kiểm tra 2 lần cho thấy đa số SV đều hiểu rằng việc kiểm tra 2 lần sẽ có lợi cho các em hơn là 1 lần. - 23.45% SV có lựa chọn chỉ kiểm tra khi có vấn đề, tỷ lệ này chỉ thấp hơn tỷ lệ chọn số lần kiểm tra là 1 lần 1.13%. Điều đó chứng tỏ vẫn còn một số khá lớn SV chưa hiểu mục đích của việc kiểm tra thực tập, sợ bị DN góp ý và bị GV nhắc nhở, phê bình nên còn có ý tránh né việc kiểm tra này. 4.2 Về cách tiến hành kiểm tra: DN là nơi phải tiếp nhận sự kiểm tra, vì thế, cách tiến hành kiểm tra của trường là vấn đề được DN quan tâm, trong phiếu thăm dò, chúng tôi ghi nhận được kết quả sẽ trình bày trong bảng 12 Bảng 12: Ý kiến về cách tiến hành kiểm tra thực tập Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ Tiến hành thường xuyên 60 52.63% Chỉ tiếp xúc khi có vấn đề 48 42.11% Không cần thiết 3 2.63% Thực hiện như một thủ tục HC 3 2.63% Nhận xét: - Tỷ lệ cho rằng việc kiểm tra nên được tiến hành thường xuyên là 52.63%, điều này chứng tỏ các DN đều hiểu rằng, nếu việc kiểm tra SV thực tập được tiến hành thường xuyên thì sẽ giúp cho trường nắm vững được tình hình thực tập của các em và sự phối hợp thường xuyên này cũng sẽ giúp cho SV phát huy được các mặt mạnh cũng như được uốn nắn thêm nếu các em còn nhiều thiếu sót. - Tỷ lệ chọn giải pháp chỉ kiểm tra khi có vấn đề là 42.11% cũng là một tỷ lệ khá cao vì đa số các DN đều rất bận rộn nên cũng không muốn mất nhiều thời gian cho việc tiếp xúc với trường. Hơn nữa, DN cũng có phần tin tưởng trường cho nên cho rằng chỉ cần tiếp xúc khi có vấn đề cần giải quyết. - Tỷ lệ cho rằng không cần thiết phải kiểm tra là 2.63% tuy không cao lắm nhưng vẫn cho thấy còn có một số ít DN chưa nhận thức đầy đủ mục tiêu mà trường Hoa Sen mong muốn đạt được khi tổ chức cho SV đi thực tập, đó là SV phải thực tập một cách nghiêm túc với sự quản lý và kiểm tra chặt chẽ của trường. - Tỷ lệ xem việc kiểm tra chỉ là một thủ tục hành chánh chiếm 2.63% thể hiện vẫn còn có một số ít DN có cách nhìn chưa hoàn toàn đúng đắn về mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra thực tập. 5. Tìm hiểu cách đánh giá về việc tổ chức quản lý thực tập Tổ chức và quản lý thực tập là những khâu quan trọng trong quá trình thực tập của SV và đây là một công việc cần có sự phối hợp, hỗ trợ của nhiều bộ phận. Trong quá trình thực hiện, không thể tránh được những thiếu sót. Vì thế, khi nghiên cứu thực trạng về việc thực tập của SV khoa Quản trị, chúng tôi đã tìm hiểu sự đánh giá, mức độ hài lòng của SV, GV và DN đối với công tác này được thể hiện trong bảng 13: Bảng 13: Đánh giá của SV, GV, DN về việc tổ chức, quản lý thực tập Nhận xét: - Có 31.07% SV và 28.94% DN đánh giá tốt về công tác này. Tỷ lệ này chứng tỏ việc tổ chức và quản lý thực tập của trường là một hoạt động đã được tiến hành trong nhiều năm và là một hoạt động đã có nề nếp nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của BGH. Chính vì thế đã tạo được lòng tin, sự tín nhiệm đối với SV cũng như DN. Các lựa chọn Đối tượng Tốt Khá TRUNG BÌNH Sinh viên 31.07% 50.85% 18.08% Giảng viên 18.75% 66.67% 14.58% Doanh nghiệp 28.94% 60.53% 10.53% Riêng đối với GV, tỷ lệ này thấp hơn (18.75%), điều này chứng tỏ, chỉ có một số ít GV đánh giá tốt công tác này. - Có 50.85% SV, 66.67% GV và 60.53% DN đánh giá việc tổ chức và quản lý thực tập chỉ đạt mức độ khá. Đây là một tỷ lệ khá cao rất đáng được quan tâm và nhìn nhận một cách nghiêm túc để tìm hiểu vì sao, một hoạt động đã đi vào nề nếp mà chỉ được xếp lọai khá ở cả 3 đối tượng điều tra. - Tỷ lệ đánh giá việc tổ chức và quản lý thực tập chỉ đạt mức trung bình đối với SV là 18.08%, điều này cho thấy còn khá nhiều SV chưa cảm thấy hài lòng về các phương thức tổ chức, quản lý thực tập của trường. - Đối với GV là những người trực tiếp quản lý việc thực tập của SV, cũng có đến 14.85% đánh giá hoạt động này ở mức trung bình, tỷ lệ này cho thấy GV cũng chưa hoàn toàn hài lòng về cách quản lý hiện nay. Tìm hiểu thêm ở các trưởng ngành, chúng tôi được biết họ chưa hài lòng vì cho rằng sự phối hợp giữa phòng Quan hệ công ty và Khoa-Ngành chưa chặt chẽ, phần nào đó đã và đang ảnh hưởng đến việc tổ chức và quản lý thực tập. - Đối với DN, tỷ lệ xếp lọai trung bình thấp hơn SV và GV (10.5%). Điều này chứng tỏ là số DN đánh giá việc tổ chức và quản lý thực tập của trường Hoa Sen đạt mức trung bình không cao lắm. Trao đổi thêm với một số DN có tiếp nhận những SV của các trường khác ngoài SV Hoa Sen, chúng tôi được biết, khi so sánh việc tổ chức và quản lý thực tập của trường Hoa Sen với các trường khác, họ vẫn nhìn nhận rằng, cách làm của trường Hoa Sen là chu đáo, cẩn thận, mặc dù những thiếu sót trong quản lý là điều không thể tránh. 6. Kết luận: Tìm hiểu về việc tổ chức, quản lý thực tập, chúng tôi rút ra những kết luận sau đây: - Tổ chức thực tập là khâu rất quan trọng trong quá trình thực tập, tổ chức tốt, quản lý, kiểm tra chặt chẽ, uốn nắn sai sót kịp thời nhất định sẽ mang lại hiệu quả cao và ngược lại. Muốn thực hiện, cần phải có sự phân công, xác định trách nhiệm và phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Ngoài ra, cũng cần phải xác định được người có trách nhiệm quản lý, kiểm tra thực tập và phương thức tiến hành kiểm tra sao cho hiệu quả mà không gây phiền hà cho nơi tiếp nhận thực tập. - Những công việc nêu trên, từ nhiều năm nay đã được thực hiện tại trường Hoa Sen với sự chỉ đạo của BGH bằng những văn bản cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số vướng mắc, tồn tại cần được rút kinh nghiệm. - Việc phân công cho SV đi thực tập được DN đánh giá khá cao mặc dù trong thực tế vẫn còn một số SV phải thay đổi địa điểm thực tập vì chưa phù hợp. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của trưởng ngành và cũng cho thấy sự phối hợp giữa phòng Quan hệ công ty và Khoa-Ngành phải nhịp nhàng, đồng bộ. - Việc xác định ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý thực tập của SV là một vấn đề chưa có sự thống nhất cao, sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực tập của SV cũng như việc đánh giá kết quả thực tập của các em. - Số lần trường đến DN để kiểm tra việc thực tập của SV chưa có sự thống nhất cao trong chọn lựa của SV và DN sẽ là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và kết luận để tạo điều kiện cho người có trách nhiệm kiểm tra cũng như DN phải tiếp nhận kiểm tra được thuận lợi hơn. - Các hình thức được áp dụng để kiểm tra thực tập cũng có nhiều chọn lựa khác nhau. Vấn đề đáng được quan tâm để tìm ra hình thức phù hợp với thực tế hiện nay của trường Hoa Sen thì việc kiểm tra thực tập mới có chất lượng. - Về cách thức tiến hành việc kiểm tra ở DN cũng chưa có sự thống nhất cao trong các đề xuất của các DN. Vì thế, việc tìm kiếm một cách thức phù hợp là cần thiết để có thể duy trì, phát huy tốt hơn nữa mối quan hệ hợp tác đã có giữa DN và trường nhằm mục đích tổ chức hiệu quả việc thực tập cho SV. - Mức độ hài lòng của SV, GV, DN về việc tổ chức và quản lý thực tập cho thấy việc nhìn lại một cách có hệ thống để nhận xét, đánh giá nghiêm túc hoạt động này là một trong những việc cần thực hiện ngay để góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản lý thực tập cũng như giữ vững chất lượng đào tạo của trường. IV TÌM HIỂU VIỆC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP Thực tập có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tập của SV và được xem như một môn học, vì thế, đánh giá kết quả thực tập cũng quan trọng không kém. Khi phân tích việc đánh giá kết quả thực tập, chúng tôi đã xem xét những vấn đề sau đây: - SV tự đánh giá về những kỹ năng đã học hỏi được - SV cho biết đã hoàn thành học kỳ thực tập bằng cách nào? - GV và DN xác định các tiêu chuẩn để đánh giá - GV và DN đánh giá về năng lực của SV - SV, GV, DN đánh giá về những tác dụng nổi bật của việc thực tập - GV nhận xét về tỷ lệ tính điểm Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các vấn đề nêu trên và ghi nhận những kết quả được phân chia theo các đối tượng điều tra như sau: 1. Sinh viên tự đánh giá kết quả thực tập 1.1 Về kiến thức và các kỹ năng đã được học hỏi khi đi thực tập: Sau 13 tuần thực tập, khi được yêu cầu đánh giá, xếp loại về những kiến thức, kỹ năng đã học hỏi được ở doanh nghiệp, chúng tôi có được kết quả trong bảng 14 như sau: Bảng 14: Đánh giá về kiến thức kỹ năng đã học hỏi được ở doanh nghiệp Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ M S Tốt 68 19.21 Khá 209 59.04 Trung bình 75 21.19 Yếu 02 0.56 3 0.564 Nhận xét: - Độ lệch chuẩn S= 0.564 cho thấy ý kiến trả lời khá tập trung, phù hợp với yêu cầu lấy ý kiến thăm dò. - Có 19.21% SV tự đánh giá các em đã tiếp thu tốt những kiến thức, kỹ năng trong thời gian thực tập ở DN. Điều này cho thấy việc đi thực tập ở DN thực sự là khoảng thời gian để SV có thể học hỏi thêm những kiến thức mà SV chưa có trong quá trình học tập ở trường. Và môi trường thực tế cũng là nơi tốt nhất để các em có thể thực hành, rèn luyện những kỹ năng chuyên môn. - Trị số M= 3 và tỷ lệ 59.04% SV tự đánh giá về việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng ở mức khá cho thấy có đến hơn phân nửa SV đạt kết quả thực tập ở loại khá tốt, từ kết quả đó, các em đã đánh giá khá trung thực. - Tỷ lệ SV tự đánh giá ở mức trung bình là 21.19% là một tỷ lệ đáng xem xét. Điều này chứng tỏ vẫn còn một số không ít SV thực sự chưa học hỏi được nhiều khi đi thực tập. - Có một số rất ít (0.56%) SV tự đánh giá yếu, có nghĩa là trong suốt quá trình thực tập, hầu như những SV này đã không học hỏi được gì ở DN. Tỷ lệ này tuy thấp nhưng vẫn là điều mà các trưởng ngành nên lưu ý để có thể giúp đỡ các em kịp thời hơn. Tóm lại, việc tiếp thu được những kiến thức và những kỹ năng trong thời gian thực tập chỉ được SV đánh giá ở mức khá tốt, đây là điều mà trường phải quan tâm để có thể tổ chức việc thực tập hiệu quả hơn. 1.2 Cách thức hoàn thành việc thực tập của SV Chúng tôi cũng đã điều tra để biết SV đã hoàn thành việc thực tập bằng cách nào, kết quả được trình bày ở bảng 15 Bảng 15: Những cách thức hoàn thành học kỳ thực tập của SV Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ Thực hiện theo đề cương 106 29.94% Cố gắng đạt mục tiêu của bản thân 71 20.06% Thực hiện theo phân công 137 38.70% Chọn công việc phù hợp 40 11.30% Nhận xét: - Tỷ lệ SV hoàn thành việc thực tập bằng cách thực hiện theo sự phân công của người hướng dẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các lựa chọn (38.70%). Kết quả này cho thấy đa số các em chưa thật sự chủ động khi đi thực tập. - Tỷ lệ SV thực tập bằng cách thực hiện theo đề cương mà trường đã gửi đến DN là 29.24% cho thấy có nhiều DN tuân thủ theo đề cương của trường và phân công cho SV dựa trên đề cương. - Có 20.06% SV đã biết đề ra những mục tiêu thực tập riêng cho bản thân và thực hiện theo đó. Tỷ lệ này tuy chưa cao lắm nhưng vẫn chứng tỏ là có một số SV đã có ý thức tự lực trong học tập và thực tập, không trông chờ, ỷ lại vào trường cũng như DN. - Tỷ lệ SV chỉ chọn công việc phù hợp để thực hiện là thấp so với các lựa chọn khác (11.30%). Điều này cho thấy sự chọn lựa này chưa có cơ sở đúng đắn vì SV phải thực tập theo đề cương của trường với sự phân công, hướng dẫn của DN chứ không thể chỉ chọn những công việc phù hợp và từ chối những việc khó khăn. Những SV có chọn lựa này chưa hiểu rõ mục tiêu thực tập, các em cần được quan tâm để hướng dẫn thêm. 1.3 Mức độ hài lòng của SV về cách đánh giá hiện đang áp dụng: Thăm dò về mức độ hài lòng của SV đối với cách đánh giá thực tập mà trường đang áp dụng, chúng tôi ghi nhận được kết quả ở bảng 16 Bảng 16: Mức độ hài lòng của SV về cách đánh giá thực tập Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ M S Hoàn toàn hài lòng 66 18.64% Hài lòng 175 49.44% Chưa hài lòng 62 17.51% Cần phải thay đổi 51 14.41% 2.7 0.93 Nhận xét: - Độ lệch S= 0.93 cho thấy các câu trả lời khá tập trung, phù hợp với yêu cầu lấy ý kiến. - Trị số M= 2.7 cùng với tỷ lệ hoàn toàn hài lòng là 18.64%, tỷ lệ hài lòng là 49.44% cho thấy đa số SV hài lòng với cách đánh giá thực tập mà trường đang áp dụng. - Tuy nhiên vẫn còn 17.51% SV chưa hài lòng về cách đánh giá thực tập của trường, tỷ lệ này đáng được quan tâm để cải thiện theo hướng mà SV yêu cầu. - Tỷ lệ 14.41% SV cho rằng cần phải thay đổi cách đánh giá cho thấy trong việc đánh giá có thể còn một vài bất cập cần được xem xét và thay đổi cho phù hợp hơn. 2. GV và DN xác định các tiêu chuẩn: Đối với GV và DN là những người có trách nhiệm trực tiếp trong việc đánh giá kết quả thực tập của SV, để cho kết quả đánh giá được chính xác chúng tôi đã yêu cầu GV và DN xác định các tiêu chuẩn mà họ đã dựa vào đó để đánh giá kết quả thực tập của SV. Kết quả điều tra này được trình bày trong bảng 17 dưới đây: Bảng 17: Việc xác định các tiêu chuẩn để đánh giá SV trong học kỳ TT Các lựa chọn ĐốI TƯợNG Phẩm chất đạo đức Nhiệt tình tận tụy trong công việc CÓ KHả NĂNG CHUYÊ N MÔN TốT CÓ KIếN THứC Xà HộI Giảng viên 20.83% 29.17% 45.83% 4.17% Doanh nghiệp 19.30% 30.70% 47.37% 2.63% Nhận xét: - Khả năng chuyên môn là tiêu chuẩn được GV và DN xem trọng: với GV là 45.83%, với DN là 47.37%. Tỷ lệ này cho thấy cả GV và DN đều mong muốn rằng SV phải có khả năng chuyên môn thì mới đáp ứng được yêu cầu của việc thực tập. - Về phẩm chất đạo đức, tỷ lệ chọn lựa của GV là 20.83%, của DN là 19.30%, sự chênh lệch không đáng kể. Điều đó chứng tỏ đối với cả GV và DN, phẩm chất đạo đức vẫn là một tiêu chuẩn khá quan trọng để đánh giá kết quả thực tập của các em. - Sự tận tụy, nhiệt tình trong công việc trong chọn lựa của GV là 29.17%, của DN là 30.70%. Tỷ lệ này đối với DN cao hơn tỷ lệ của GV là 1.53%. Như vậy DN vẫn đánh giá cao sự siêng năng, chịu khó của SV trong thời gian thực tập. Qua các cuộc trao đổi với DN trong những lần đi kiểm tra thực tập, chúng tôi nhận thấy họ rất khen ngợi những SV siêng năng, chịu khó và theo họ, các em sẽ đạt kết quả thực tập tốt phần lớn là nhờ yếu tố này. - Về kiến thức xã hội, có tỷ lệ chọn lựa của GV là 4.17%, tuy không cao lắm nhưng vẫn khẳng định đây là một trong những tiêu chuẩn mà GV cũng có xem xét khi đánh giá kết quả thực tập của SV. Đối với DN tỷ lệ này lại thấp hơn (2.63%), chúng tôi đã được các DN giải thích là sở dĩ họ không xem trọng tiêu chuẩn này lắm vì họ cho rằng trong quá trình thực tập, đương nhiên SV sẽ được bồi dưỡng và hiểu biết thêm những kiến thức xã hội. 3. GV và DN đánh giá về năng lực của SV: Việc đánh giá chung về năng lực mà SV thể hiện sau khi đi thực tập vẫn là một vấn đề rất cần được xem xét, vì thế, chúng tôi đã tìm hiểu ở các GV - DN và ghi nhận kết quả trong bảng 18: Bảng 18: Đánh giá năng lực của SV Các lựa chọn ĐốI TƯợNG Tốt Khá TRUNG BÌNH YếU Giảng viên 58.33% 31.25% 10.42% 0.00% Doanh nghiệp 71.05% 26.68% 5.26% 0.00% Nhận xét: - Sự đánh giá xếp loại của GV và DN chưa hoàn toàn thống nhất. - Loại tốt: tỷ lệ xếp loại của GV là 58.33%, của DN là 71.05%, sự chênh lệch này có thể được lý giải như sau: GV là những người trực tiếp giảng dạy cũng như theo dõi SV nên cái nhìn về SV có phần nghiêm khắc, sự đánh giá cũng chặt chẽ. Trong khi đó, đối với DN, đa số đều cho rằng 2/3 SV Hoa Sen khi đi thực tập đã thể hiện tốt năng lực chuyên môn cũng như ý thức tổ chức kỷ luật. - Loại khá: tỷ lệ xếp loại của GV 31.25%, của DN là 26.68%. Tỷ lệ này vẫn có sự chênh lệch là 4.57%, cho thấy vẫn chưa có sự thống nhất cao trong cách đánh giá của DN và GV. - Loại trung bình: tỷ lệ xếp loại của GV là 10.42%, của DN là 5.26%. Sự chênh lệch này lại còn cao hơn ở loại tốt và khá, một lần nữa chứng minh rằng phần nào đó, DN có dễ dãi trong việc đánh giá kết quả thực tập của SV. - Cả GV và DN đều không xếp loại SV yếu. Đây là một kết quả chứng minh được cho hiệu quả đào tạo gắn liền lý thuyết với thực hành của trường CĐBC Hoa Sen. 4. Nhận xét của GV về cách tính điểm Việc tính điểm thực tập cho SV theo một tỷ lệ nào đó cũng là một yếu tố cần nghiên cứu khi đánh giá kết quả thực tập cho SV. Chúng tôi đã thăm dò ý kiến của GV về vấn đề này và ghi nhận kết quả trong bảng 19: Bảng 19: Nhận xét của GV về cách tính điểm Các lựa chọn Tần suất Tỷ lệ M S Hoàn toàn hợp lý 02 4.17 Hợp lý 43 89.58 Chưa hợp lý 03 6.25 2.0 0.326 Nhận xét: - Độ lệch S= 0.326 cho thấy các ý kiến trả lời khá tập trung, phù hợp với yêu cầu của việc lấy ý kiến. - Tỷ lệ 89.58% và trị số M= 2.0 cho thấy đa số GV cho rằng cách tính điểm đang áp dụng là hợp lý. - Tỷ lệ hoàn toàn hợp lý là 4.17% là một tỷ lệ không cao chứng tỏ rằng các GV chưa thật sự hài lòng với cách tính điểm - Tỷ lệ 6.25% cho rằng cách tính điểm chưa hợp lý cũng đáng được xem xét để có thể đề xuất một cách tính điểm khác hợp lý hơn. 5. SV – GV – DN đánh giá về những tác dụng nổi bật của đợt TT Việc thực tập sẽ mang laị những lợi ích và những hiệu quả nhất định cho SV. Trong mỗi lần thực tập, các em sẽ được học hỏi nhiều vấn đề và đó cũng chính là tác dụng của học kỳ thực tập. Để tìm hiểu cách đánh giá, sự chọn lựa của SV, GV, DN về những tác dụng nổi bất của việc thực tập chúng tôi đã gửi phiếu thăm dò và tổng hợp được kết quả trình bày ở bảng 20: Bảng 20: Đánh giá tác dụng của việc thực tập Các lựa chọn ĐốI TƯợNG Tiếp xúc với môi trường thực tế Củng cố vận dụng kiến thức đã học RÈN LUYệN Kỹ NĂNG NGHIệP Vụ NÂNG CAO KHả NĂNG NGOạI NGữ CÓ NHậN THứC ĐÚNG Về NGHề NGHIệP Sinh viên 42.94% 28.53% 22.60% 1.69% 4.24% Giảng viên 41.67% 20.83% 22.92% 4.17% 10.42% Doanh nghiệp 52.63% 17.54% 21.93% 3.51% 4.39% Nhận xét: - Các thống kê ở bảng trên cho thấy trong các tác dụng thì tác dụng 1 (tiếp xúc với môi trường thực tế) có tỷ lệ cao nhất (SV: 42.94%, GV: 41.67%, DN: 52.63%), điều này chứng tỏ việc thực tập của SV đã đạt được mục tiêu của trường là thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”. - Việc các em vận dụng được kiến thức đã học cũng chiếm một tỷ lệ khá cao (SV: 28.53%, GV: 20.83%, DN: 17.54%), điều này cũng chứng tỏ rằng trong thời gian thực tập tại DN, các em đã được tạo điều kiện để áp dụng những kiến thức đã học ở trường vào công việc thực tế của DN. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường. - Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ: thực tập cũng là dịp để các em được rèn luyện những kỹ năng nghiệp vụ theo chuyên ngành được đào tạo. Tuy nhiên, tỷ lệ chọn lựa tác dụng này ở cả 3 đối tượng đều không cao lắm (SV: 22.60%,GV: 22.92%,DN: 21.93% ). Điều đó chứng tỏ đây chưa phải là một tác dụng nổi bật. Một số DN cho biết họ chưa mạnh dạn khi giao việc cho SV vì khả năng của SV, vì đó là những vấn đề nhạy cảm của DN. Ngoài ra, cũng vẫn còn tình trạng SV chưa được thực tập theo chuyên ngành được đào tạo. - Việc nâng cao khả năng ngoại ngữ: ở các đối tượng điều tra, tỷ lệ này đều thấp (SV: 1.69%, GV: 4.17%, DN: 3.51%). Điều đó cho thấy thời gian thực tập ở DN, hầu như các em chưa có cơ hội để sử dụng ngoại ngữ, hoặc nếu DN có yêu cầu thì SV lại không có đủ khả năng đáp ứng. - Nhận thức về nghề nghiệp: có sự chênh lệch trong tỷ lệ của SV, GV và DN (SV: 4.24%, GV: 10.42%, DN: 4.39%). Đây là một vấn đề đáng được quan tâm vì sự chênh lệch đã chứng minh tác dụng này thật sự chưa được công nhận. Từ công việc thực tế để giáo dục cho SV ý thức về nghề nghiệp vẫn luôn là mong muốn của GV. Tuy nhiên, trong thực tế, nếu DN không phân công cho SV theo chuyên ngành mà các em được đào tạo thì việc giúp các em

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVQLGD005.pdf
Tài liệu liên quan