Tài liệu Luận văn Thực trạng về khả năng cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI: Luận văn
Thực trạng về khả năng
cạnh tranh trong hoạt động
đấu thầu xây lắp tại Tổng
công ty xây dựng và phát
triển hạ tầng LICOGI
LỜI NÓI ĐẦU
Đấu thầu trong xây dựng cơ bản là một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xây dựng. ở nước ta
hiện nay hoạt động đấu thầu đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, nhiều
lĩnh vực khác nhau nhưng đấu thầu trong xây dựng cơ bản luôn được quan tâm,
cải tiến để từng bước được hoàn thiện.
Hoạt động đấu thầu xây lắp có đặc thù của nó là tính cạnh tranh giữa các
nhà thầu rất cao. Thực tế cho thấy để đứng vững và chiến thắng trong cuộc cạnh
tranh này, bất kỳ một Công ty xây dựng nào cũng phải vận dụng hết tất cả các khả
năng mình có, luôn nắm bắt những cơ hội của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên
trong thời gian tới với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vấn đề nâng
cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trong tham gia đấu thầu xây lắp phải
được qu...
79 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng về khả năng cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng về khả năng
cạnh tranh trong hoạt động
đấu thầu xây lắp tại Tổng
công ty xây dựng và phát
triển hạ tầng LICOGI
LỜI NÓI ĐẦU
Đấu thầu trong xây dựng cơ bản là một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xây dựng. ở nước ta
hiện nay hoạt động đấu thầu đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, nhiều
lĩnh vực khác nhau nhưng đấu thầu trong xây dựng cơ bản luôn được quan tâm,
cải tiến để từng bước được hoàn thiện.
Hoạt động đấu thầu xây lắp có đặc thù của nó là tính cạnh tranh giữa các
nhà thầu rất cao. Thực tế cho thấy để đứng vững và chiến thắng trong cuộc cạnh
tranh này, bất kỳ một Công ty xây dựng nào cũng phải vận dụng hết tất cả các khả
năng mình có, luôn nắm bắt những cơ hội của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên
trong thời gian tới với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vấn đề nâng
cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trong tham gia đấu thầu xây lắp phải
được quan tâm thực hiện. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại công ty tư vấn
và xây dựng trực thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI, em
nhận thấy vấn đề trên là rất cần thiết đối với Tổng công ty, do đó Em đã chọn đề
tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp
ở Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI ” với mong muốn góp
một phần nào đó cho sự phát triển đi lên của Tổng công ty.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I : Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ở Tổng công ty xây dựng và
phát triển hạ tầng LICOGI ảnh hưởng đến khả năng đấu thầu.
Phần II : Thực trạng về khả năng cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu xây
lắp tại Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI.
Phần III : Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu
xây lắp tại Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Đỗ Văn Lư đã tận tình giúp đỡ em hoàn
thành bài viết này.
Sinh viên: Nguyễn Thị Tú Thanh.
2
PHẦN I: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU Ở
TỔNG CÔNG TY LICOGI ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẤU
THẦU.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG
TY LICOGI
1.Quá trình ra đời và phát triển của Tổng cổng ty LICOGI
Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng-Bộ xây dựng (tên giao
dịch là Infrastructure Development and Construction Corporation viết tắt là
LICOGI) được thành lập theo quyết định số 998/BXD-TCLĐ ngày 20 tháng
11 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở hợp nhất Liên hiệp các
xí nghiệp thi công cơ giới (thành lập năm 1960) và công ty xây dựng số 18
(thành lập năm 1961). Trụ sở chính đặt tại Nhà G1 đường Nguyễn Trãi
phường Thanh Xuân Nam Quận Thanh Xuân, Hà Nội Trực thuộc Tổng công
ty có 3 công ty xây dựng, 7 công ty cơ giới và xây lắp, 1 công ty cơ khí, 2
công ty sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, 1 công ty tư vấn, 1 công ty
kinh doanh thiết bị và vật liệu xây dựng, 1 công ty lắp máy điện nước, 2
trường đào tạo công nhân kỹ thuật, 1 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, còn có 2 công ty liên doanh với Mỹ và Cuba.
Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI có vốn pháp
định khi thành lập ngày 20/11/1995 là: 123 517 660 247 VNĐ đều là nguồn
vốn chủ sở hữu. Trong đó:
- Vốn cố định: 105 872 280 104 VNĐ
- Vốn lưu động: 17 645 380 143 VNĐ
Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng là đơn vị chuyên ngành
xây lắp đã từng tham gia thi công hầu hết các công trình lớn có ý nghĩa quan
trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng của đất nước từ những năm đầu của
thập kỷ 60 đến nay như Khu Gang thép Thái Nguyên, nhà máy điện Uông
Bí, nhà máy nhiệt điện Phả Lại; các nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An,
Vĩnh Sơn, Thác Mơ, Yaly; các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch,
3
Hà Tiên; nhà máy kính Đáp Cầu; nhà họp Chính Phủ; trường đại học kiến
trúc Hà nội...
Ngoài ra, hàng nghìn cán bộ công nhân của Tổng công ty đã tham gia
xây dựng các công trình ở một số nước như: Angieri, Irac, CHLB Đức, Hàn
Quốc...
Tổng công ty LICOGI là đơn vị mạnh có thế mạnh truyền thống về thi
công cơ giới, xử lý nền móng, xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng, xây
dựng các công trình công nghiệp và dân dụng với quy mô từ nhỏ cho đến
lớn. Trong thời gian gần đây, Tổng công ty LICOGI đã và đang đảm nhận
thi công nhiều công trình quan trọng với các điều kiện kỹ thuật theo tiêu
chuẩn quốc tế như: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại II, khu công nghiệp Thăng
Long, đường quốc lộ 1A Sông Cầu-Qui Nhơn, khu công nghiệp Hà nội-Đài
Tư, Nhà máy nhiệt điện Hàm Thuận Đami, Cầu vượt Ngã tư Vọng, khu liên
hiệp thể thao Quốc gia, sân vận động Quần ngựa...
LICOGI đã có bề dày gần 42 năm xây dựng các loại công trình dân
dụng và công nghiệp, đã thi công trên tất cả các lĩnh vực của ngành xây
dựng, ở mọi qui mô đạt tiêu chuẩn chất lượng cao được Bộ Xây dựng tặng
thưởng nhiều bằng khen, huy chương vàng chất lượng, trở thành một trong
những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam; với
đội ngũ hơn 7.000 kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân kỹ thuật lành nghề được
đào tạo chính qui ở trong và ngoài nước, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm
trong quản lý và tổ chức thi công, đặc biệt qua việc thi công các công trình
đòi hỏi ứng dụng công nghệ thi công hiện đại với các tiêu chuẩn quốc tế.
Với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của toàn thể CBCNV, trong những năm
gần đây, Tổng Công ty LICOGI đã và đang tích cực đổi mới công nghệ, đổi
mới thiết bị...nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực xây dựng,
luôn khẳng định vị thế của mình trên thương trường và được khách hàng
trong và ngoài nước đánh giá cao về năng lực cũng như chất lượng dịch vụ
sản phẩm.
Với mục tiêu ‘Tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước’’, Năm 2000
và năm 2001, Tổng công ty luôn đạt giá trị sản lượng trên 1000 tỷ đồng, với
4
tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 10-15%/năm, nộp ngân sách tăng, đời
sống của người lao động trong công ty ngày một cải thiện. Để có được thành
quả đó Công ty đã không ngừng đổi mới, nâng cao năng xuất, chất lượng sản
phẩm như xây dựng thành công và áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001; đầu tư mua sắm thiết bị thi công, áp
dụng công nghệ mới tiên tiến vào sản xuất; sản xuất gạch lát Terrazzo công
suất 250.000m2/năm đang được ưa chuộng trên thị trường. Công ty Cơ khí
Đông anh và Công ty Vật tư và sản xuất VLXD Đông anh thuộc LICOGI là
những cơ sở sản xuất công nghệp lớn với những sản phẩm đạt tiêu chuẩn
quốc tế như bi đạn và các loại phụ tùng cho công nghiệp xi măng; phụ tùng
máy xây dựng và máy làm đường; các loại hàng cơ khí phi tiêu chuẩn...; tấm
lợp Amiăng - xi măng, tấm lợp kim loại nhẹ, tấm lợp Composit... đã giành
được uy tín lớn trên thị trường trong nước và được xuất khẩu tại chỗ cho
một số Công ty nước ngoài.
Trong các năm qua với mục tiêu tăng trưởng cộng với nỗ lực đưa
công ty tiến nhanh và vững trên thị trường xây dựng công nghiệp cũng như
dân dụng,Tổng công ty đã có được tốc độ phát triển tương đối nhanh về
doanh thu ( tốc độ tăng đạt tới bình quân 39.28%/năm, tuy đôi khi doanh thu
có dao động giảm nhưng xu hướng chung vẫn là tăng đều) cũng như thu
được các thành công ở các chỉ tiêu khác. Tổng Công ty Xây dựng và Phát
triển Hạ tầng là một trong những Tổng Công ty hàng đầu của Bộ Xây dựng,
với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau:
- Đào đắp và vận chuyển 10 - 15 triệu m3 đất đá/năm
- Khoan nổ mìn phá đá 1,5 - 2 triệu m3/năm
- Đóng cọc xử lý nền móng 1 triệu mét /năm
- Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng : 1 triệu m2/năm
- Thi công đường giao thông, sân bay, bến cảng : 500.000 m2
đường/năm
- Tư vấn thiết kế xử lý nền móng, thí nghiệm thử tải và các dịch vụ
kinh tế kỹ thuật
- Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn : 1 triệu m3/năm
5
- Sản xuất vật liệu xây dựng, tấm lợp... công suất 9 triệu m2 tấm lợp/
năm; Sản xuất xi măng PC30: 100.000T/năm; Sản xuất gạch tuynen 20 triệu
viên/năm; Sản xuất gạch block 25 triệu viên/năm, Sản xuất gạch Granite
1.500.000m2/năm
- Sửa chữa, đại tu thiết bị xe máy xây dựng : 150 chiếc/năm
- Sản xuất các loại phụ tùng xe máy thi công và đúc phụ tùng bi đạn
phục vụ ngành xi măng với công suất 7.000 tấn/ năm.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng, vật tư phụ
tùng thay thế và nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng.
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi: Đê, đập, hồ chứa nước và hệ
thống tưới tiêu.
- Xây dựng các công trình cấp, thoát nước và vệ sinh mội trường.
- Kinh doanh phát triển nhà và đô thị...
Trong quá trình phát triển của mình, công ty đã không ngừng cải tiến công
việc kinh doanh: một mặt đảm bảo phát triển tốt lĩnh vực kinh doanh đã có,
một mặt xem xét các cơ hội và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Vì vậy công ty đã ba lần đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh theo
cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển.
- Lần 1: Năn 1997 đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh là sản
xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng.
- Lần 2: Bổ xung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc
thiết bị xây dựng, vật tư phụ tùng thay thế và nguyên liệu cho sản xuất vật
liệu xây dựng vào ngày 25/2/1998(theo văn bản cho phép số 265/QĐ-BXD
ngày 9/2/1998).
- Lần 3: ngày 8/4/1999 bổ xung ngành nghề kinh doanh về thi công
các công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường(văn bản cho phép số
332/QĐ_BXDngày 25/3/1999).
Bằng sự nỗ lực của mình, Tổng Công ty LICOGI đã khẳng định được
thế mạnh của một đơn vị chuyên ngành trong thi công xây lắp, ngày càng
được sự tín nhiệm của chủ đầu tư trong và ngoài nước, và trở thành một đối
tác tin cậy đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tìm cơ hội để đầu tư
6
vào Việt nam. Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng sẵn sàng hợp
tác với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, nhận thầu thi công trọn
gói các công trình có qui mô từ nhỏ đến lớn; sản xuất cơ khí, sản xuất
VLXD, đầu tư và kinh doanh hạ tầng...
2. Vai trò và vị trí của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
LICOGI:
Theo điều 2 quyết định số 998/BXD-TCLĐ ngày20/11/1995, Tổng công ty
LICOGI có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh xây dựng theo quy hoạch,
kế hoạch phát triển của ngành xây dựng của Nhà nước, bao gồm các lĩnh
vực thi công nền móng, thi công xây lắp các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng
đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây trạm biến thế, kinh
doanh phát triển nhà, tư vấn xây dựng, sản xuất kinh doanh thiết bị, phụ
tùng, vật tư, xe máy, vật liệu xây dựng và các ngành nghề kinh doanh khác
theo quy định của pháp luật, liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và
ngoài nước phù hợp với chính sách của nhà nước và luật pháp.
- Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do nhà
nước giao bao gồm cả phần vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác; nhận và
sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước
giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và các nhiệm vụ khác được giao.
- Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân Tổng công ty.
Như vậy, với các nhiệm vụ trên thì Tổng công ty LICOGI không chỉ có
nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận cho bản thân Tổng công ty mà còn có nhiệm vụ
xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước, cụ thể là: tạo ra của cải vật chât,
tài sản cố định, xây dựng cơ sở hạ tầng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân và
cho các ngành nghề khác, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động và cũng góp phần giải quyết mối quan hệ giữa các ngành công
7
nghiệp với nông nghiệp; giữa công nghiệp với quốc phòng, an ninh; giữa
phát triển kinh tế với văn hoá xã hội, tạo ra được sự tích luỹ của cải cho nền
kinh tế quốc dân thông qua các khoản nộp thuế và lệ phí vào ngân sách Nhà
nước.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA TỔNG
CÔNG TY LICOGI.
1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường của Tổng công ty.
Công ty hoạt động trên thị trường xây dựng cơ bản, sản phẩm cuả Công ty là
các công trình công cộng, nhà ở và các công trình xây dựng khác. Các sản
phẩm xây dựng của Công ty có các đặc điểm:
- Là sản phẩm đơn chiếc, được thực hiện theo yêu cầu cụ thể của chủ
đầu tư. Dẫn tới sự cạnh tranh giữa các nhà xây dựng là rất cao. Sự mua bán
xảy ra trước khi sản phẩm ra đời, không thể xác định rõ chất lượng sản
phẩm. Bởi vậy sự canh tranh chủ yếu vào uy tín.
- Sản phẩm được sản xuất và sử dụng trên mọi địa điểm có tính cố
định. Đặc điểm này sẽ gây bất lợi khi Tổng công ty cạnh tranh với các công
ty địa phươngvà ngược lại.
- Sản phẩm sản xuất có tính mùa vụ vì phụ thuộc vào thiên nhiên lớn.
Với những đặc điểm như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty như sản xuất không được tập trung làm phân tán
mọi nguồn lực của Công ty tạo sự thiếu việc làm giả tạo lúc thi công dồn
dập, lúc lại không có việc làm.
Trong giai đoạn hiện nay thì thị trường xây dựng cơ bản đang có sự
cạnh tranh mạnh. Các Công ty xây dựng đã phát triển mạnh cả về chất lượng
và yêu cầu mỹ thuật công trình. Địa bàn hoạt động của Công ty thường trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
trong giai đoạn hiện nay lại sụt giảm do ảnh hưởng chính sách của Nhà nước
quản lý chặt chẽ hơn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Đòi hỏi về chất lượng của kỹ, mỹ thuật các công trình ngày càng cao
trong lúc yêu cầu về chi phí lại giảm để bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu
8
thầu là một sức ép mạnh mẽ đòi hỏi Công ty phải cố gắng đổi mới để thích
nghi.
2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Tổng công
ty:
Bộ máy của Tổng công ty được hình thành theo 3 cấp: Hội đồng quản
trị và ban kiểm soát, Tổng giám đốc và các giám đốc công ty thành viên.
2.1. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát:
a. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Tổng công ty, thay mặt Nhà nước
quản lý hoạt động của Tổng công ty và chịu sự phát triển của Tổng công ty
theo nhiệm vụ Nhà nước giao.
Để thực hiện vai trò quản lý của Hội đồng quản trị, Quyết định 457
BXD/TCLĐ đã quy định quyền hạn và giao nhiệm vụ cụ thể liên quan đến
vốn, tài chính, tài sản, đầu tư, quy hoạch kế hoạch, nhân lực và tổ chức hoạt
động của các thành viên Tổng công ty.
Tiêu chuẩn các thành viên của Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây
dựng và phát triển hạ tầng LICOGI theo quy đinh của luật Doanh nghiệp
Nhà nước. Những thành viên chuyên trách của Hội đồng quản trị gồm: Chủ
tịch Hội đồng quản trị;Chủ tịch không kiêm Tổng giám đốc; Tổng giám đốc
là thành viên đương nhiên của Hội đồng quản trị và một thành viên kiêm
trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ các thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm.
Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể, các kỳ họp của Hội
đồng xét và quyết định hay nghị quyết cho Tổng giám đốc thực thi trong quá
trình điều hành mọi hoạt động của Tổng công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị
là người chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn
của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị sử dụng bộ máy giúp việc của
Tổng công ty và con dấu của Tổng công ty để thực hiện nhiệm vụ của Hội
đồng.
Quyết định 457 BXD/TCLĐ cũng quy định rất rõ về quyền lợi và
trách nhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị trước Nhà nước, Bộ Xây
9
dựng, Tổng công ty và trước pháp luật về mọi quyết định, nghị định của Hội
đồng quản trị về những nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công đảm nhiệm.
b. Ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị thành lập Ban kiểm soát để giúp việc Hội đồng thực
hiện kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị
thành viên Tổng công ty trong hoạt động điều hành, hoạt động tài chính,
chấp hành pháp luật, chấp hành điều lệ Tổng công ty, nghị quyết, quyết định
của Hội đồng quản trị, Quyết định 457 BXD/TCLĐ còn quy định rõ về số
lượng, cơ cấu thành viên, tiêu chuẩn, quyền lợi và chế độ của thành viên Ban
kiểm soát để thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2.2. Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc:
Tổng giám đốc Tổng công ty LICOGI do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản
trị. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Bộ trưởng Bộ xây dựng và trước pháp
luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Quyết định 457 BXD/TCLĐ
đã quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc trên tất cả các
lĩnh vực, các nội dung liên quan đến vốn, tài chính, tài sản, đầu tư, quy
hoạch, kế hoạch, nhân lực và tổ chức hoạt động của các đơn vị thành viên
trong Tổng công ty.
Phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một số
lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty, được Tổng giám đốc phân công, chịu
trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về việc thực thi nhiệm vụ của
mình. Kế toán trưởng của Tổng công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức
thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty, có quyền hạn và
nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Trong Tổng công ty có 5 phó Tổng
giám đốc, bao gồm:
- Phó Tổng giám đốc xây dựng: trực tiếp quản lý phòng KCS và
phòng xây dựng.
- Phó Tổng giám đốc hạ tầng.
- Phó Tổng giám đốc cấp thoát nước và môi trường.
10
- Phó Tổng giám đốc sản xuất công nghiệp trực tiếp quản lý 2 phòng
sản xuất nhập khẩu và phòng quản lý dự án.
- Phó Tổng giám đốc vật liệu xây dựng trực tiếp quản lý phòng cơ
giới.
Giúp việc Hội đồng quản trị và giúp việc Tổng giám đốc trong việc
tham mưu quản lý, điều hành công việc cụ thể là bộ máy văn phòng, các ban
chuyên môn nghiệp vụ. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu và biên chế
lao động của văn phòng và ban chuyên môn nghiệp vụ do Tổng giám đốc
quyết định theo phương án phê duyệt của Hội đồng quản trị Tổng công ty.
Tổng giám đốc trực tiếp quản lý 4 phòng ban:
- Phòng Tổ chức cán bộ.
- Phòng Kế hoạch.
- Phòng Kế toán tài chính.
- Văn phòng.
Căn cứ vào nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ được giao các trưởng
và phó phòng nghiệp vụ là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và
các phó Tổng giám đốc việc điều hành hoạt động và kết quả công tác của
phòng chuyên môn, nghiệp vụ của mình phụ trách. Sự chuyên môn hoá và
hợp tác hoá giữa các phòng ban được tiến hành một cách chặt chẽ và có mối
liên hệ mật thiết và gắn bó hữu cơ với nhau, công việc các phòng ban này
được hoàn thành với sự giúp đỡ và hợp tác của các phòng ban khác.
2.3. Đơn vị thành viên Tổng công ty.
Tổng công ty LICOGI có 3 khối đơn vị thành viên chính:
- Khối độc lập: khối các đơn vị thành viên là những doanh nghiệp
Nhà nước hạch toán độc lập (gọi tắt là thành viên độc lập) là thành viên
Tổng công ty có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng
buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty theo quy định tại điều lệ
của Tổng công ty.
- Khối phụ thuộc gồm:
+ Khối những đơn vị hạch toán phụ thuộc (gọi tắt là đơn vị phụ
thuộc) là đơn vị trực thuộc Tổng công ty có quyền tự chủ kinh doanh theo
11
phân cấp của Tổng công ty chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối
với Tổng công ty, Tổng công ty chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ
về tài chính phát sinh do sự cam kết của các đơn vị này.
+ Khối các đơn vị sự nghiệp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp) là đơn
vị trực thuộc Tổng công ty có quy chế, tổ chức hoạt động riêng do Hội đồng
quản trị phê chuẩn, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, lấy thu bù chi. Được
Tổng công ty hỗ trợ từ quỹ khen thưởng và phúc lợi của Tổng công ty trong
trường hợp quỹ khen thưởng và phúc lợi của đơn vị thấp hơn mức bình quân
của Tổng công ty.
- Khối các đơn vị liên doanh: gồm các đơn vị liên doanh mà Tổng
công ty hoặc doanh nghiệp thành viên Tổng công ty tham gia, được quản lý
điều hành và hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài, luật Tổng công ty và
các luật khác có liên quan của pháp luật Việt Nam. Tổng công ty hoặc doanh
nghiệp thành viên Tổng công ty tham gia được hưởng mọi quyền và phải
thực hiện mọi nghĩa vụ và trách nhiệm đối với các liên doanh này về hoạt
động tài chính theo quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký kết.
Danh sách các đơn vị thành viên của Tổng công ty:
Các đơn vị hạch toán độc lập:
1. Văn phòng chi nhánh đại diện Tổng Công ty tại Quảng Ninh.
2- Công ty Cơ giới và Xây lắp số 9
3- Công ty Cơ giới và Xây lắp số 10
4- Công ty Cơ giới và Xây lắp số 12
5- Công ty Cơ giới và Xây lắp số 13
6- Công ty Cơ giới và Xây lắp số 14
7- Công ty Cơ giới và Xây lắp số 15
8. Công ty Xây dựng số 16
9- Công ty Cơ giới và Xây lắp số 17
10- Công ty Xây dựng số 18
11- Công ty Xây dựng số 19
12- Công ty Xây dựng số 20
13- Công ty Tư Vấn Xây dựng
12
14- Công ty Cơ khí Đông Anh
15- Công ty Vật tư và Sản xuất VLXD Đông Anh
16- Công ty Xây lắp và sản xuất Vật liệu XD Quảng Ngãi
17- Công ty xây dựng Cấp thoát nước và Hạ tầng Kỹ thuật
18- Công ty Lắp máy- Điện nước
Các đơn vị sự nghiệp gồm: Trường Công nhân Cơ giới Xây dựng, Trường
Công nhân Kỹ thuật Xây dựng.
Các đơn vị tổng công ty góp vốn liên doanh gồm: Công ty Liên doanh Xây
dựng VIC (LD với CuBa), Công ty XD và thiết bị Delta (LD với Mỹ).
Các đơn vị này hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau, trên các địa bàn
trải từ Bắc vào Nam, nhưng nhiệm vụ đều là thi công, xây lắp, phục vụ xây
lắp cơ sở, đơn vị tác nghiệp chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất của Tổng
công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY LICOGI
Hội đồng quản trị Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phó TGĐ
XD
Phó TGĐ
hạ tầng
PhóTGĐ
môi trường
Phó TGĐ
SXCN
Phó TGĐ
VLXD
Phòng
KCS
Phòng
kế
toán
tài
chính
Văn
phòng
Phòng
Xuất
nhập
khẩu
Phòng
Quản
lý dự
án
Phòng
Cơ
giới
Phòng
tổ
chức
cán
bộ
Phòng
Kế
hoạch
Phòng
Xây
dựng
Các đơn vị thành viên
13
3. Đặc điểm máy móc thiết bị của Tổng công ty LICOGI
Máy móc thiết bị có vai trò vô cùng lớn trong ngành xây dựng. Với
gần 1 300 máy móc thiết bị các loại tăng đều trong 3 năm 2000-2002, Tổng
công ty có thể đáp ứng mọi đòi hỏi của các công trình về thiết bị thi công.
Việc nâng cao năng lực thiết bị kỹ thuật của Tổng công ty có liên quan nhiều
đến các hoạt động đấu thầu và xây lắp. Tổng công ty cần xác định đúng mức
độ trang bị cơ giới, các loại máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu của từng
công trình và có các biện pháp quản lý, đại tu sửa chữa kịp thời để nâng cao
tuổi thọ của máy móc thiết bị. Đặc biệt, năm 2002 Tổng công ty đã lắp đặt
dây chuyền làm khuôn đúc tự động DISAMATIC của Hà Lan.
4. Quản lý và sử dụng nguyên vật liệu.
Do đặc điểm của sản phẩm Công ty là các công trình xây dựng ở các
địa bàn khác nhau nên về nguyên vật liệu của Công ty phải huy động ở nhiều
địa phương khác nhau nơi có công trình. Những nguyên vật liệu chủ yếu
phục vụ cho thi công ở công trường gồm các loại đá, sắt, thép, xi măng. Các
loại vật liệu này tùy thuộc vào từng công trình nhưng thường có khối lượng
rất lớn.
Nguyên vật liệu trong xây dựng cơ bản là những yếu tố quan trọng và
không thể thiếu trong quá trình thi công, mỗi công trình đòi hỏi một loại
nguyên vật liệu khác nhau. Thông thường các Tổng công ty xây dựng lới
thường sản xuất các nguyên vật liệu chính cho quá trình thi công của mình.
Tuỳ từng loại, từng địa điểm mà Tổng công ty lựa chọn các nhà cung ứng
khác nhau để có được chi phí thấp nhất. Nguyên vật liệu trực tiếp tạo nên
thực thể công trình và thường chiếm khoảng 60-80% giá trị công trình.
Trong cơ cấu giá thành, cơ cấu vốn lưu động với chức năng là tài sản lưu
14
động, giá trị nguyên vật liệu cũng chiếm khoảng 60%. Như vậy, nguyên vật
liệu giữ một vị trí quan trọng trong thiết kế, đấu thầu và thi công công trình.
Nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết trực tiếp tạo ra sản
phẩm. Giá trị nguyên vật liệu bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng cần cho việc thực hiện và hoàn thành công
trình. Các loại vật liệu sử dụng phục vụ cho thi công thường được mua từ
bên ngoài về nhập kho. Riêng đối với một số vật liệu như cát, đá, sỏi sử
dụng trực tiếp ngay tại công trình nhưng cuối tháng kế toán đội hay chủ
công trình phải về phòng vật tư làm thủ tục nhập xuất cho công trình
Hoạt động cung ứng và tồn kho: Khi công ty có nhu cầu về vật tư thi
công thì sẽ có cán bộ phụ trách công việc tìm hiểu thị trường vật tư nghiên
cứu và đệ trình cho việc ký kết các hợp đồng mua vật tư. Việc kiểm tra xác
nhận sản phẩm mua vào được tiến hành trong qúa trình mua, nhập hàng theo
thống nhất giữa công ty và nhà cung ứng. Để tránh sử dụng nhầm lẫn trong
quá trình lưu kho, sản xuất và quản lý một cách khoa học các loại vật tư thiết
bị trong kho, công ty quy định các kho vật tư của công ty và các kho tạm tại
công trường phải được sắp xếp khoa học, áp dụng hệ thống ký hiệu, tên, quy
cách khiến cho việc sắp xếp , bảo quản, xuất nhập kho thuận lợi, dễ dàng
nhận biết định dạng, nguồn gốc khi cần thiết. Số liệu thống kế luôn được coi
trọng giúp cho việc quản lý rõ ràng, khi cần thiết phải có ngay.
5. Hệ thống quản lý chất lượng :
Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI áp dụng hệ
thống chất lượng ISO 9001-2000 trong các hoạt động: thiết kế, kinh doanh
nhập khẩu, quản lý các dự án thi công xây lắp, quản lý các công ty thành
viên.
Để thực hiện chính sách chất lượng và đáp ứng các yêu cầu của ISO
9001-2000 Tổng công ty phải thực hiện:
- Nhận biết các quá trình cần thiết, mối tương tác giữa chúng và áp
dụng các quá trình này trong toàn Tổng công ty.
15
- Xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo việc
thực hiện và kiểm soát các quá trình.
- Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nguồn lực: nhân lực, cơ sở vật chất,
môi trường làm việc, thông tin.
- Kiểm tra, đánh giá và theo dõi các quá trình để đạt được mục tiêu đề
ra và thực hiện cải tiến liên tục các quá trình.
- Khi có sử dụng nguồn lực bên ngoài trong hoạt động của mình, Tổng
công ty LICOGI đảm bảo nhận biết được nguồn gốc, chất lượng của các
nguồn lực bên ngoài; kiểm tra được các quy trình có sử dụng các nguồn lực
bên ngoài; lưu trữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu trong suốt quá trình tham gia của
nguồn lực bên ngoài.
6. Lao động của toàn Tổng công ty.
6.1. Tình hình lao động trong Tổng công ty.
Lao động trong ngành xây dựng cơ bản là những người làm việc tại
các công ty, các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế thuộc ngành xây dựng. Có
thể nói lao động trong ngành xây dựng cơ bản là nguồn gốc sáng tạo ra các
công trình công nghiệp, dân dụng, văn hoá xã hội; là những nhân tố cấu
thành nên các nguồn lực đầu vào của mọi doanh nghiệp và luôn là nhân tố
quyết định nhất, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của mọi quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khác với các ngành kinh tế khác, lao động trong ngành xây dựng cơ
bản thường không ổn định, thay đổi theo thời vụ, thay đổi theo số lượng các
công trình và phải làm việc ngoài trời với các địa điểm khác nhau. Có những
lúc cần rất nhiều lao động (doanh nghiệp trúng thầu nhiều công trình) và có
lúc cần ít lao động (doanh nghiệp không nhận hoặc nhận được ít công trình),
khi đó một số lượng lớn công nhân phải nghỉ việc. Do vậy, việc thực hiện
chế độ trả lương, thưởng hợp lý cho người lao động xây dựng là một vấn đề
hết sức khó khăn và phức tạp. Riêng đối với công tác đấu thầu, lao động là
một nhân tố quan trọng nhất quyết định công ty có thắng thầu hay không.
Tổng công ty phải có một đội ngũ lao động có năng lực, trình độ cao thì
Tổng công ty mới có cơ hội thắng thầu các công trình xây dựng, đặc biệt là
16
những công trình đòi hỏi cao về chất lượng cũng như giá trị công trình lớn.
Năng lực nhân sự của Tổng công ty được thể hiện trong bảng sau:
NĂNG LỰC NHÂN SỰ CỦA TỔNG CÔNG TY LICOGI
TT Ngành nghề 2000 2001 2002
I Kỹ sư : 830 885 916
A Xây dựng dân dụng và công
nghiệp
347 389 401
B Xây dựng mỏ, giao thông, thuỷ lợi 147 145 145
C Ngành nghề khác 336 351 370
II Công nhân kỹ thuật bậc 3 trở
lên
6432 6491 6531
A Công nhân Cơ giới 3067 3096 3110
B Công nhân Xây dựng 2414 2423 2432
C Công nhân Kỹ thuật khác 941 972 989
III Lao động khác 870 920 920
6.2. Công tác tuyển dụng và đào tạo:
Tuyển dụng: Khi phát hiện thấy nhu cầu về bổ sung lao động, đồng
thời căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, phòng Tổ chức hành chính
lên kế hoạch tuyển dụng và trình lên Tổng giám đốc phê duyệt. Tiếp đó triển
khai thực hiện, đó là: đưa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh năm để báo cáo
Tổng công ty; Thông báo tuyển dụng; Nhận hồ sơ, tổ chức phỏng vấn, thi
tuyển; Báo cáo kết quả cho cấp lãnh đạo; Ký hợp đồng lao động ngắn hạn
nếu đủ tiêu chuẩn, thử việc; Nếu đủ năng lực thì ký tiếp hợp đồng dài hạn 3-
5 năm hoặc hợp đồng không xác định kỳ hạn. Công ty có các chế độ được
quy định trong hợp đồng lao động cũng như tuân thủ các yêu cầu theo luật
định về mức lương cơ bản, số ngày nghỉ phép ...
Đào tạo: Để không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động
của mình nhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ mới, Tổng công ty thấy rõ
cần phải tiến hành đào tạo thường xuyên với các loại hình đào tạo sau:
17
-Gửi đi học: đây là hình thức đào tạo doanh nghiệp cử người đi học
các lớp, các khoá học bên ngoài tại các viện, trường, cơ sở, trung tâm đào
tạo. Trong thời gian học tập, Tổng công ty cho cán bộ đi học được hưởng
lương theo chế độ của nhà nước đồng thời có hỗ trợ về tiền học phí cũng
như sinh hoạt phí. Khi kết thúc khoá học thì học viên nộp văn bằng, chứng
chỉ cho Phòng Tổ chức để quản lý, xem xét và có thể được bố trí công tác
ngay, hoặc đề bạt lên chức vụ nếu thấy có đủ năng lực và kỹ năng làm việc.
-Đào tạo tại chỗ: đó là hình thức cho mời người dạy về mở lớp ngay
tại doanh nghiệp cho những cán bộ có nhu cầu theo học. Cuối kỳ có kiểm
tra, kết quả kiểm tra sẽ được gửi lên lãnh đạo xem xét quyết định, phục vụ
cho công tác bố trí, sắp xếp lao động sau này.
-Đào tạo theo định kỳ: đây là các cuộc thi nâng bậc do Tổng công ty
tổ chức. Theo đó, các công nhân viên sẽ tham gia học thi, kết quả sẽ được
xét để nâng bậc thợ, từ đó soát xét để làm cơ sở cho quyết định nâng lương,
thưởng.
7. Tình hình tài chính của Tổng công ty LICOGI.
Năng lực tài chính của Tổng công ty được thể hiện ở khả năng tài
chính tự có, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng huy động các nguồn vốn cho
phát triển kinh doanh của Tổng công ty. Năng lực tài chính của Tổng công
ty được thể hiện trong bảng sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002
1. Tổng số tài sản có 925.799 774.272 885.842 1.009.581 1.116.239
2. Nguyên giá TSCĐ 441.968 450.370 468.176 511.454 550.125
3. Giá trị còn lại của TSCĐ 189.665 208.170 176.369 212.079 232.234
4. Tài sản có lưu động 598.479 453.459 592.889 668.865 721.877
5. Tổng số tài sản nợ 628.975 489.261 597.564 707.666 683.196
6. Tổng số nợ lưu động 551.073 429.809 524.810 616.100 637.166
7. Lợi nhuận trước thuế 12.901 5.633 7.814 8.501 10.228
8. Nộp Ngân sách 3.225 2.408 1.954 2.125 2.557
8. LN sau thuế (Lãi ròng) 9.676 3.225 5.860 6.376 7.671
9 Vốn lưu động 47.406 23.650 68.079 52.765 70.675
18
10. Doanh thu 705.714 605.316 760.123 819.098 835.767
11. Doanh thu thuần 682.919 604.075 759.981 819.098 835.767
12. Doanh thu (Phần XD) 524.603 550.833 706.769 737.569 794.675
13. Tổng thu nhập 708.651 608.635 763.735 822.710 840.732
14. N.Vốn CSH (Gtrị ròng) 296.824 285.010 288.278 301.916 315.690
15. N.vốn KD(Vốn.chuyển) 272.108 272.888 174.978 288.118 289.776
16. Tổng sản lượng 912.000 920.000 1.030.000 1.300.000 1.600.000
Từ bảng trên, ta thấy doanh thu của Tổng công ty vẫn giữ nguyên
được mức ổn định với mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 7%.
Nhưng tổng nợ là rất lớn, phần vốn vay chiếm tỷ lệ cao trong Tổng vốn kinh
doanh của Tổng công ty. Hơn nữa vẫn còn nhiều những khoản phải thu và
nợ khó đòi. Tuy nhiên, trong điều kiện như hiện nay Tổng công ty đạt được
thành tích như thế là có thể chấp nhận được.
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG
HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY LICOGI.
I, Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của Tổng
công ty (2000-2002).
1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
- Công ty xây dựng Lũng Lô.
- Công ty xây lắp 665 - Bộ Quốc Phòng.
- Công ty xây dựng và lắp đặt công trình công nghiệp.
- Công ty xây dựng công trình 56 - Bộ Quốc Phòng.
- Công ty xây dựng 492 - Bộ Quốc Phòng.
- Các Công ty xây dựng tại các địa phương mà Tổng Công ty tham gia
đấu thầu.
Trên thực tế, đây chính là các doanh nghiệp ở địa phương có công
trình đấu thầu. Sức mạnh của các đối thủ này rất lớn mà nhiều khi Tổng
công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI không hề biết, Tổng công ty
chỉ đương đầu với họ khi tham gia đấu thầu công trình tại địa phương.
19
Chẳng hạn khi tham gia đấu thầu xây dựng tại trụ Sở UBND tỉnh Thái Bình
thì do Tổng công ty không lường trước được sự cạnh tranh của các Công ty
xây dựng Tỉnh Thái Bình nên đã trượt thầu. Rút kinh nghiệm từ sự thất bại
này, Công ty khi tham gia đấu thầu xây dựng tại Trụ Sở UBND tỉnh Hải
Dương công ty đã trúng thầu. Qua đó nói lên một điều rằng: các đối thủ tiềm
tàng này không phải họ mạnh hơn ta về tài chính, công nghệ, nhân lực mà
điều chủ yếu là họ có quan hệ tốt với chủ đầu tư và các cơ quan địa phương.
Đối với Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI, họ là “thổ
địa” ở đó do vậy họ nắm rất rõ tình hình giá cả nguyên vật liệu tại địa
phương, nắm rõ điều kiện cung ứng nguyên vật liệu cho thi công tại công
trình, tình hình sử dụng nhân lực tại đại phương... Từ đó những biện pháp từ
phía họ mang tính khả thi hơn, giá cả hợp lý hơn và tất yếu rõ sẽ dễ trúng
thầu hơn.
Để tăng khả năng cạnh tranh của mình trước sự cạnh tranh mạnh mẽ
của các đối thủ mới này, giải pháp hiệu quả mà Tổng công ty đã từng thực
hiện và cần được tiếp tục thực hiện trong tương lai, đó là liên danh trong đấu
thầu. Hiệu quả của liên danh là; một mặt năng lực cuả Tổng công ty xây
dựng và phát triển hạ tầng LICOGI trong liên danh đã được tăng lên, mặt
khác với sự phối hợp trong liên danh, công việc sẽ thực hiện hiệu quả hơn
nhờ vào sự phân công dựa trên thế mạnh của từng bên, các bên sẽ bù đắp
những điểm yếu của bên kia, như vậy sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của
mình.
2.Các nhà cung cấp đầu vào.
Hoạt động xây lắp có đặc điểm là phụ thuộc lớn vào tiến độ cung cấp
nguyên vật liệu cho thi công. Trong hoạt động đấu thầu xây lắp của Tổng
công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI, vấn đề đầu vào có thể ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên các mặt:
a. Ảnh hưởng đến mức giá đưa ra.
Nếu Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI có nguồn
đầu vào ổn định thì trước hết việc tính giá của Tổng công ty sẽ thuận lợi
hơn. Tổng công ty luôn biết rõ giá cả của từng loại nguyên vật liệu, tình hình
20
lên xuống giá cả trên thị trường. Như vậy khi tính giá cho thực hiện công
trình sẽ có quyết định chính xác dùng loại vật liệu nào, với giá cả bao nhiêu
là hợp lý nhất. Ngược lại, nếu Tổng công ty không có nguồn cung cấp đầu
vào ổn định, thường xuyên, Tổng công ty sẽ không nắm rõ thông tin về các
loại nguyên vật liệu cần thiết cho cho thực hiện thi công (thông tin về giá cả,
chất lượng, đặc tính của mỗi loại nguyên vật liệu sẽ phù hợp với công trình
nào ...) thì khi tính giá sẽ gặp phải sự lúng túng; phải sử dụng đơn giá của
Nhà nước với giá rủi ro cao hơn vì đơn giá của Nhà nước thường không thể
sát với giá cả thực tế ở tất cả các địa phương. Như vậy, sẽ không có gì đảm
bảo mức giá đưa ra là mức giá hợp lý nhất, điều này sẽ làm giảm khả năng
cạnh tranh của Công ty.
Qua phân tích trên ta thấy rằng, hiển nhiên nhà cung cấp nguyên vật
liệu có thể gây ảnh hưởng đến mức giá cạnh tranh của Tổng công ty xây
dựng và phát triển hạ tầng LICOGI. Ở đây có nhiều khía cạnh cần được xét
đến. Thứ nhất, nếu do tình trạng chung của nền kinh tế đang gặp khó khăn
hoặc do bản thân nhà cung cấp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, họ
sẽ không thể đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu cho Tổng công ty một cách
ổn định. Thứ hai, bản thân nhà cung cấp vì lợi ích của mình có thể sẽ thay
đổi mức giá cung cấp theo chiều hướng tăng lên. Tổng công ty bị đặt trước
sự lựa chọn một trong hai con đường: tiếp tục mua hàng với giá cao hoặc tìm
nguồn cung cấp khác. Nếu Tổng công ty lựa chọn con đường thứ nhất thì khi
lập dự toán giá dự thầu sẽ cho kết quả giá chào thầu quá cao so với các nhà
thầu khác, như vậy sẽ làm giảm sự cạnh tranh của mình. Nếu lựa chọn con
đường thứ hai Tổng công ty sẽ đối đầu với rủi ro: một là sử dụng đơn giá
của Nhà nước, có thể giá đó không phù hợp với tình hình thực tế; hai là tìm
nguồn cung cấp của nhà cung cấp khác thông qua bảng giá chào thầu của
nhà cung cấp, Tổng công ty sẽ không nắm rõ chất lượng của nhà cung cấp
mới này, đồng thời giá của họ cũng có thể là giá cao; thứ ba không tránh
khỏi trường hợp các nhà cung cấp liên kết với nhau để gây sức ép giá cả đối
với Tổng công ty. Tóm lại, xét về mặt giá cả cạnh tranh, sự ảnh hưởng của
21
nhà cung cấp đối với Tổng công ty có thể diễn ra vì nhiều lý do khách quan
nhiều hơn lý do chủ quan.
b. Ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Đối với lĩnh vực xây dựng, tiến độ thực hiện công trình phụ thuộc vào
tiến độ cung cấp vật tư. Nếu Tổng công ty có các nguồn cung cấp đầu vào
ổn định, luôn đảm bảo kịp thời khi cần thiết thì sẽ đảm bảo được tiến độ thi
công, không những rút ngắn được tiến độ thi công trên thực tế mà còn rút
ngắn tiến độ ngay từ khi lập đề xuất trong hồ sơ dự thầu.
Ngược lại, nếu như Tổng công ty không có cơ sở để đảm bảo nguồn
cung cấp nguyên vật liệu ổn định, mà phải đi mua ngoài của những nhà cung
cấp mới lập mối quan hệ lần đầu tiên, chắc chắn Tổng công ty sẽ không
tránh khỏi những bỡ ngỡ và những khó khăn ban đầu. Điều này dẫn đến giá
không phải là giá cạnh tranh nhất và sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Tổng
công ty. Trong giai đoạn thi công, nếu nguồn vật tư không được cung cấp
thường xuyên và ổn định, tiến độ thi công bị ảnh hưởng và có thể không
được đản bảo như trong hợp đồng ký kết. Nếu như công trình hoàn thành
chậm hơn so với tiến độ đặt ra ban đầu, uy tín của Tổng Tổng công ty sẽ bị
giảm xuống. Đây là điều tối kỵ bởi khi Tổng công ty mất uy tín với khách
hàng thì trong công trình đấu thầu tiếp sau đó, sức cạnh tranh của Tổng công
ty sẽ bị giảm sút. Khách hàng sẽ không tin tưởng vào tiến độ thi công do
Tổng công ty đề xuất có thể đánh giá tiến độ đó là không phù hợp, là không
khả thi và có xu hướng lựa chọn nhà thầu khác. Đây là trường hợp hết sức
khó khăn trong Tổng công ty, nếu Tổng công ty đề xuất thời gian thi công
dài thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Tổng công ty, nếu rút ngắn tiến độ thi
công thì chủ đầu tư không tin tưởng. Thế mới biết chữ “tín” đối với khách
hàng là quan trọng như thế nào.
Như vậy, ta có thể thấy sự ảnh hưởng của các nhà cung cấp có khả
năng to lớn làm giảm sức cạnh tranh của Tổng công ty khi tham gia đấu
thầu. Vì vậy điều cần thiết là Tổng công ty phải đảm bảo hoạt động của
mình có nguồn cung cấp đầu vào ổn định. Trên thực tế, Tổng công ty có
những đơn vị làm thầu phụ trong các công trình đấu thầu cung cấp nguyên
22
vật liệu, nguyên liệu thi công tạo thành một chu kỳ khép kín từ sản xuất vật
liệu, thi công, hoàn thiện, điện nước,...
3. Khách hàng.
Theo phân tích của M. Porter, khách hàng có thể ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của Tổng công ty ở chỗ: khách hàng có thể gây sức ép giảm
giá, giảm khối lượng hàng mua, yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng
một mức giá và Tổng công ty phải đáp ứng những yêu cầu đó nếu muốn
chiến thắng trong cạnh tranh. Cũng theo M.Porter, sức mạnh của người mua
được đem lại từ khối lượng mua lớn hay sự liên kết những người mua với
nhau, hoặc người mua có thể nắm được những thông tin về Tổng công ty và
sử dụng những thông tin đó để gây sức ép lên Tổng công ty. Còn hoạt động
đấu thầu xây láp, mỗi lĩnh vực mang tính đặc thù trong cạnh tranh thì khách
hàng (các chủ đầu tư) trong mỗi dự án chỉ có một do vậy sự ảnh hưởng của
nhân tố khách hàng có thể được xét theo phương diện khác. Tuy nhiên, một
điều không thể phủ nhận rằng sự ảnh hưởng của các khách hàng đến khả
năng cạnh tranh cuả Tổng công ty là hiển nhiên tồn tại.
Như ở phần trước đã phân tích, hoạt động đấu thầu có đặc điểm là nhà
thầu phải phục tùng thực hiện những yêu cầu của chủ đầu tư, Tổng công ty
tham gia đấu thầu cũng phải phục tùng những gì mà chủ đầu tư yêu cầu. Các
yêu cầu này được thể hiện trong hồ sơ mời thầu thông qua bản vẽ, bản tiên
lượng, thiết kế công trình, sơ đồ tổ chức mặt bằng và các yêu cầu khác thể
hiện bằng văn bản. Nếu Tổng công ty không đáp ứng được yêu cầu đó thì
khả năng Tổng công ty được lựa chọn là rất thấp. Tuy nhiên các yều cầu của
chủ đầu tư phần lớn là về đặc điểm, tính chất, tiêu chuẩn của công trình,...
Những đặc điểm này liên quan đến khả năng của Tổng công ty có đáp ứng
được hay không, nếu những yêu cầu của chủ đầu tư phù hợp thế mạnh của
Tổng công ty thì Tổng công ty sẽ đáp ứng được một cách dễ dàng và đạt
được sự hoàn hảo, làm hài lòng chủ đầu tư, tăng sức cạnh tranh của Tổng
công ty trong gói thầu đó. Ngược lại nếu năng lực của Tổng công ty không
phù hợp với lĩnh vực của chủ đầu tư yêu cầu thì biện pháp mà Tổng công ty
đưa ra, giá chào hàng, tiến độ thi công ... không mang tính cạnh tranh cao,
23
không đảm bảo thắng lợi trong đấu thầu. Hoặc nếu Tổng công ty có thể đá
ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư nhưng khả năng đáp ứng không tốt
bằng các nhà thầu khác thì khả năng cạnh tranh của Tổng công ty cũng sẽ
giảm xuống.
Tóm lại, khả năng thứ nhất mà chủ đầu tư có thể ảnh hưởng đến sức
cạnh tranh của Tổng công ty được xét đến ở đây là sự thích ứng, sự phù hợp
giữa năng lực của Tổng công ty với những yêu cầu của chủ đầu tư. Sự phù
hợp hay không của năng lực Tổng công ty với yêu cầu từ phía chủ đầu tư
quyết định đến tính ưu việt, tối ưu của những phương án do Tổng công ty đề
xuất, (về phía tài chính, về kỹ thuật) và làm tăng hay giảm sức cạnh tranh
của Tổng công ty trong tham gia đấu thầu.
Khả năng thứ hai mà chủ Tổng công ty có thể tác động đến sức cạnh
tranh của Tổng công ty khi tham gia đấu thầu là mối quan hệ giữa chủ đầu tư
với Tổng công ty. Xét về khía cạnh này, sự cạnh tranh diễn ra ngay cả khi
chuẩn bị phát hành hồ sơ mời thầu. Thật vậy, trong một dự án đấu thầu kể cả
đấu thầu mở rộng hay đấu thầu hạn chế thì số nhà thầu tham dự không phải
quá nhiều, thường chỉ giới hạn trong 10 nhà thầu trở xuống (trừ những dự án
quốc tế có tính chất quan trọng), do đó có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để
dược tham gia dự thầu. Việc loại bỏ các đối thủ khác tham gia đấu thầu sẽ
làm tăng khả năng cạnh tranh của Tổng công ty xét về khía cạnh nào đó.
Trên thực tế có một số công trình khi tham gia dự thầu, Tổng công ty nhờ có
quan hệ tốt với chủ đầu tư nên đã được mời dự thầu và được mua hồ sơ sớm
hơn so với các đối thủ khác, như vậy sức cạnh tranh của Tổng công ty sẽ
được tăng lên. Trong quá trình đấu thầu, mối quan hệ với chủ đầu tư cũng có
ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của Tổng công ty, thường thì chủ
đầu tư lựa chọn những nhà thầu quen thuộc, đã từng có quan hệ làm ăn với
mình, như vậy sẽ đảm bảo hơn. Do đó, nếu Tổng công ty là đơn vị quen
thuộc với chủ đầu tư thì khả năng trúng thầu sẽ lớn hơn so với các nhà thầu
khác.
Khi nói đến quan hệ gĩưa chủ đầu tư với nhà thầu trong hoạt động đấu
thầu ta không thể bỏ qua các đối thủ của Tổng công ty có quan hệ tốt với chủ
24
đầu tư. Trong trường hợp này, Tổng công ty sẽ gặp khó khăn trong cạnh
tranh với đơn vị đó bởi chủ đầu tư sẽ có sự ưu tiên cho đơn vị này mặc dù
giải pháp đề ra của cả hai bên là có thể tương tự, xấp xỉ nhau nhưng chủ đầu
tư sẽ có sự ưu tiên cho nhà thầu quen biết. Hoặc có thể nhờ mối quan hệ của
mình với chủ đầu tư mà nhà đầu tư có thể có được các thông tin cần thiết
khác có lợi cho quá trình đấu thầu, trong khi đó Tổng công ty lại không thể
có được những thông tin này đây là một bất lợi trong cạnh tranh.
Nói tóm lại, khả năng cạnh tranh của Tổng công ty có thể bị ảnh
hưởng bởi khách hàng xét trên góc độ sự phù hợp khả năng của Tổng công
ty với yêu cầu của chủ đầu thị trường: Mối quan hệ giữa Tổng công ty với
chủ đầu tư và quan hệ của đối thủ cạnh tranh với chủ đầu tư trong đấu thầu
xây lắp. Khách hàng của Tổng công ty rất đa dạng yêu cầu ở mọi lĩnh vực
khác nhau, vì vậy Tổng công ty cần không ngừng nâng cao năng lực của
mình, đồng thời tăng cường đẩy mạnh mối quan hệ với các cơ quan, các
ngành, các cấp để tìm kiếm sự ủng hộ khi Tổng công ty tham gia đấu thầu.
4. Sự cạnh tranh của các nhà thầu hiện tại.
Hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện tại, Tổng
công ty luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nhà thầu
xây dựng khác đang cùng hoạt động trên thị trường Việt Nam. Có thể kể ra
đây là một số doanh nghiệp được coi là đối thủ cạnh tranh của Tổng Tổng
công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI.
- Công ty xây dựng Bạch Đằng.
- Công ty xây dựng nhà Đống Đa.
- Công ty xây dựng 492 Bộ Quốc Phòng.
- Công ty xây dựng Hàng Không.
- Công ty xây dựng Hạ tầng.
- Công ty xây dựng dân dụng Sở xây dựng - Hà Nội.
- Công ty xây dựng Công nghiệp Hà Nội - Sở xây dựng Hà Nội.
- Công ty phát triển nhà và đô thị.
- Công ty xây dựng Miền Tây.
- Công ty xây dựng Hacinco.
25
Các doanh nghiệp này tồn tại trên thị trường và được đánh giá là
mạnh, trong đó có nhiều doanh nghiệp có quá trình hoạt động lâu dài và có
vị trí vững chắc trên thị trường. Cho đến này, số doanh nghiệp cạnh tranh
trên thị trường xây lắp là rất nhiều tạo nên cường độ cạnh tranh rất lớn, là áp
lực khó khăn cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sức ép của
các doanh nghiệp hiện tại đối với Tổng công ty có thể xét trên các mặt sau
đây:
- Cạnh tranh về giá bỏ thầu.
Trong đấu thầu, giá bỏ thầu là một tiêu chí quan trọng để chủ đầu tư
đánh giá và lựa chọn nhà thầu. Trong hầu hết các công trình mà Tổng công
ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI tham gia, nếu có sự góp mặt của
Công ty xây dựng 492 - BQP thì đây là đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty
trong lĩnh vực tài chính. Công ty xây dựng 492 - BQP luôn có giá chào thầu
thấp hơn sơ với Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI, điều
kiện tín dụng tốt hơn, mức ứng vốn cho thi công đầy đủ và kịp thời hơn.
Chẳng hạn, với công trình trường tiểu học Hữu Hòa (Thanh Trì - Hà Nội)
thuộc dự án giáo dục tiểu học đợt I do Sở Giáo Dục - Đào Tạo Hà Nội mời
thầu tháng 7 năm 1999, Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
LICOGI trượt thầu còn Công ty xây dựng 492 - BQP đã thắng thầu với giá
chào thầu thấp hơn, điều kiện tín dụng ưu đãi hơn, ứng vốn cho thi công
100%, trong khi đó giá của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
LICOGI cao hơn, ứng vốn cho thi công chỉ 70% mặc dù thời gian thi công
có ngắn hơn ít ngày., Công ty xây dựng 492 - BQP với tiềm lực tài chính,
thiết bị công nghệ mạnh hơn Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
LICOGI nên đã đưa ra được giá cạnh tranh hơn so với Công ty xây dựng số
5 và đã thắng thầu công trình này.
- Cạnh tranh về tiến độ và biện pháp thi công.
Mỗi nhà thầu tham gia đấu thầu có thế mạnh riêng của mình, với Tổng
công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI giải pháp đề xuất kỹ thuật và
tiến độ là thế mạnh của Tổng công ty, nhưng không phải vì thế mà Tổng
công ty không phải chịu sức ép cạnh tranh từ phía các nhà thầu khác. Để
26
thắng thầu, các đối thủ của Tổng công ty luôn nỗ lực hết sức mình tìm kiếm
các thông tin cần thiết để có cơ sở đưa ra các biện pháp thi công ưu việt
nhất, tiến độ thi công hợp lý nhất, vì vậy không phải công trình nào Tổng
công ty là người đưa ra biện pháp và tiến độ tốt nhất.
Như vậy, xét cụ thể theo từng lĩnh vực cạnh tranh trong tham giá đấu
thầu xây lắp thì áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại đối với Tổng công
ty thể hiện trên hai khía cạnh: Cạnh tranh về tài chính và cạnh tranh về kỹ
thuật.
5.Năng lực bản thân của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
LICOGI.
a. Năng lực về vốn và tài chính.
Sức mạnh về vốn và tài chính của Tổng công ty xây dựng và phát
triển hạ tầng LICOGI là tiêu chí để chủ đầu tư tin tưởng. Khả năng về vốn
và tài chính được coi là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá nhà thầu
mạnh hay yếu. Nếu Tổng công ty có khả năng mạnh về vốn, có đủ sức đảm
bảo ứng vốn thi công ngay cả tong trường hợp chủ đầu tư không thanh toán
trước thì đó chứng tỏ là một Tổng công ty mạnh, mặc dù Tổng công ty đó
không phải là một Tổng công ty lớn. Sức mạnh về vốn và tài chính có vai trò
như thế nào đối với khả năng của Tổng công ty trên thị trường? Trước hết nó
cho phép Tổng công ty tiến hành các biện pháp, chính sách Marketing đòi
hỏi sự tốn kém, nó đảm bảo chi phí cho Tổng công ty để thu thập các thông
tin cần thiết phục vụ cho quá trình đấu thầu. Thứ hai, nó cho phép Tổng
công ty mua sắm, nhập khẩu các loại máy móc, tranh thiết bị , công nghệ
hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Thứ ba, nó tạo sự tin tưởng cho chủ đầu tư
đối với Tổng công ty khi biết mình làm ăn với đối tác có năng lực tài chính
đủ mạnh để đảm bảo thực hiện mối quan hệ hợp đồng giữa hai bên...
b. Năng lực về công nghệ, thiết bị và xe máy thi công.
Chủ đầu tư luôn mong muốn công trình được đảm bảo chất lượng cao.
Mà chất lượng công trình một phần phụ thuộc vào máy móc thiết bị sử dụng
để thi công (bên cạnh sự phụ thuộc chất lượng nguyên vật liệu sử dụng). Vì
vậy, nếu Tổng công ty mạnh về năng lực máy móc, thiết bị Tổng công ty sẽ
27
có điều kiện đảm bảo thi công trình đúng tiến độ, đạt tiêu chuẩn chất lượng,
kỹ thuật yêu cầu. Đây là điều kiện tốt để Tổng công ty nâng cao uy tín đối
với chủ đầu tư và tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác.
c. Trình độ cán bộ và tay nghề công nhân.
Trong kinh doanh bất cứ chủ đầu tư nào cũng muốn được cộng tác với
nhà thầu có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ học vấn cao, công nhân
lành nghề. Trình độ đối tác cao sẽ dễ làm việc hơn, nếu chủ đầu tư còn hạn
chế mặt nào đó, nhà thầu có thể góp ý kiến giúp chủ đầu tư tìm giải pháp tốt
nhất cho vấn đề.
d. Uy tín, kinh nghiệm của Công ty.
Uy tín và kinh nghiệm của Tổng công ty nhiều khi là yếu tố quan
trọng giúp Tổng công ty thắng lợi trong đấu thầu. Đây là nhân tố nội tại mà
tự bản thân nó sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của Tổng công ty nếu Tổng
công ty có uy tín tốt và dầy dạn kinh nghiệm hoạt động. Tổng công ty xây
dựng và phát triển hạ tầng LICOGI là một Tổng công ty có uy tín tốt được
nhiều chủ đầu tư tin cậy và sẽ cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các đối thủ của
mình.
Tóm lại, trên tất cả các lĩnh vực của thị trường xây dựng nước ta hiện
nay, Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI đều gặp phải sự
cạnh tranh gay gắt của các đối thủ khác nhau. Điều này đòi hỏi khi tham gia
đấu thầu. Tổng công ty cần phát hiện rõ mặt mạnh, yếu của các đối thủ để
tìm ra chiến lược đấu thầu thích hợp, bảo đảm cạnh tranh thắng lợi.
II, Phân tích năng lực sản xuất thực tế.
1. Nhân lực.
Lao động trong ngành xây dựng cơ bản là những người làm việc tại
các công ty, các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế thuộc ngành xây dựng. Có
thể nói lao động trong ngành xây dựng cơ bản là nguồn gốc sáng tạo ra các
công trình công nghiệp, dân dụng, văn hoá xã hội; là những nhân tố cấu
28
thành nên các nguồn lực đầu vào của mọi doanh nghiệp và luôn là nhân tố
quyết định nhất, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của mọi quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khác với các ngành kinh tế khác, lao động trong ngành xây dựng cơ
bản thường không ổn định, thay đổi theo thời vụ, thay đổi theo số lượng các
công trình và phải làm việc ngoài trời với các địa điểm khác nhau. Có những
lúc cần rất nhiều lao động (doanh nghiệp trúng thầu nhiều công trình) và có
lúc cần ít lao động (doanh nghiệp không nhận hoặc nhận được ít công trình),
khi đó một số lượng lớn công nhân phải nghỉ việc. Do vậy, việc thực hiện
chế độ trả lương, thưởng hợp lý cho người lao động xây dựng là một vấn đề
hết sức khó khăn và phức tạp. Riêng đối với công tác đấu thầu, lao động là
một nhân tố quan trọng nhất quyết định công ty có thắng thầu hay không.
Tổng công ty phải có một đội ngũ lao động có năng lực, trình độ cao thì
Tổng công ty mới có cơ hội thắng thầu các công trình xây dựng, đặc biệt là
những công trình đòi hỏi cao về chất lượng cũng như giá trị công trình lớn.
Năng lực nhân sự của Tổng công ty được thể hiện trong bảng sau:
Năng lực nhân sự của Tổng công ty Licogi
TT Ngành nghề 2000 2001 2002
I Kỹ sư : 830 885 916
A Xây dựng dân dụng và công nghiệp 347 389 401
B Xây dựng mỏ, giao thông, thuỷ lợi 147 145 145
C Ngành nghề khác 336 351 370
II Công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên 6432 6491 6531
A Công nhân Cơ giới 3067 3096 3110
B Công nhân Xây dựng 2414 2423 2432
C Công nhân Kỹ thuật khác 941 972 989
III Lao động khác 870 920 920
29
Nhận xét: Lao động trong Tổng công ty LICOGI là hoàn toàn hợp lý
và ổn định. Công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ
cấu Lao động của Tổng công ty ( năm 2000: 79%, năm 2001: 78%, năm
2002: 78%) là những lao động chính, trực tiếp tham gia vào thi công các
công trình mà Tổng công ty LICOGI thắng thầu, những công nhân này được
đào tạo chính quy, qua trường lớp nên tay nghề rất cao và nhiều kinh
nghiệm. Trong đó công nhân Cơ giới và công nhân xây dựng chiếm tỷ lệ cao
BIỂU ĐỒ: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY LICOGI
QUA CÁC NĂM 2000-2002
5%2%
4%
37%
29%
12%
11%
KS X©y dùng d©n dông vµ c«ng
nghiÖp
KS X©y dùng má, giao th«ng, thuû
lîi
KS Ngµnh nghÒ kh¸c
C«ng nh©n C¬ giíi
C«ng nh©n X©y dùng
C«ng nh©n Kü thuËt kh¸c
Lao ®éng kh¸c
N¨m 2002
10%
82%
8%
Kü s
C«ng nh©n kü
thuËt bËc 3 trë lªn
Lao ®éng kh¸c
N¨m 2001
10%
79%
11%
N¨m 2000
30
nhất (khoảng 66%). Đây là cơ cấu hợp lý vì giá trị xây lắp chiếm khoảng
70% Giá trị Tổng sản lượng. Đội ngũ Kỹ sư chỉ chiếm 10%-11% trong cơ
cấu lao động của Tổng công ty nhưng là những cán bộ có trình độ học vấn
cao, tư duy tốt, năng động... chủ yếu đã tốt nghiệp các trường Đại Học có uy
tín trong nước như Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kiến Trúc
Hà nội... Đội ngũ kỹ sư này có nhiệm vụ chủ yếu là thiết kế công trình, giám
sát thi công, tham gia vào nghiên cứu, góp ý xây dựng chiến lược và kế
hoạch cho Tổng công ty.
2. Máy móc thiết bị.
Đơn vị: Chiếc
TT Chủng loại 2000 2001 2002
1 Máy ủi 157 159 159
2 Máy xúc lật 19 19 20
3 Máy đào bánh lốp 22 22 22
4 Máy đào bánh xích 66 67 70
5 Ô tô tự đổ 390 392 392
6 Cạp lốp D357 53 53 53
7 Cạp xích CX 130 19 19 19
8 Máy san 20 20 20
9 Đầm rung SW 500 03 03 03
10 Đầm SAKAI 06 06 06
11 Đầm cừu DY26 18 18 18
12 Đầm lốp 09 09 09
13 Máy lu 35 35 35
14 Máy khoan đá 65 65 65
15 Máy nén khí 54 54 54
16 Máy đóng cọc 47 48 48
17 Máy đóng cọc rung 09 09 09
18 Máy đóng cọc bản nhựa 02 02 02
19 Máy ép cọc cừ KGK130 01 01 02
20 Máy khoan cọc nhồi 08 10 13
21 Trạm trộn bê tông 07 08 08
22 Trạm trộn cấp phối 02 02 02
31
TT Chủng loại 2000 2001 2002
23 Trạm trộn bê tông nhựa 02 02 02
24 Máy trộn bê tông 31 31 31
25 Máy rải bê tông nhựa 02 02 02
26 Xe bơm bê tông 07 07 07
27 Máy nghiền đá 07 08 09
28 Máy cắt bê tông 04 04 04
29 Bơm cố định 03 03 03
30 Xe vận chuyển bê tông. 11 11 11
31 Cần cẩu tháp (MC80,K31E...) 10 10 10
32 Cần cẩu (ADK, Krupp...) 30 40 45
33 Cần cẩu TADANO- TG 500E 02 02 03
34 Máy cắt tôn 02 02 02
35 Máy sấn tôn 01 01 01
36 Vận tải thuỷ 08 08 08
37 Các thiết bị phụ 134 151 165
38 Sản xuất khác 16 17 19
Với gần 1 300 máy móc thiết bị các loại tăng đều trong 3 năm 2000-
2002, Tổng công ty có thể đáp ứng mọi đòi hỏi của các công trình về thiết bị
thi công. Việc nâng cao năng lực thiết bị kỹ thuật của Tổng công ty có liên
quan nhiều đến các hoạt động đấu thầu và xây lắp. Tổng công ty cần xác
định đúng mức độ trang bị cơ giới, các loại máy móc thiết bị phù hợp với
yêu cầu của từng công trình và có các biện pháp quản lý, đại tu sửa chữa kịp
thời để nâng cao tuổi thọ của máy móc thiết bị. Đặc biệt, năm 2002 Tổng
công ty đã lắp đặt dây chuyền làm khuôn đúc tự động DISAMATIC của Hà
Lan.
3. Năng lực tài chính.
Năng lực tài chính của Tổng công ty được thể hiện ở khả năng tài
chính tự có, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng huy động các nguồn vốn cho
phát triển kinh doanh của Tổng công ty.
32
Tổng sản lượng những năm gần đây
Năm 1997 876,00 tỷ VND
Năm 1998 912,00 tỷ VND
Năm 1999 920,00 tỷ VND
Năm 2000 1.030,00 tỷ VND
Năm 2001 1.300,00 tỷ VNĐ
Năm 2002 1.600,00 tỷ VNĐ
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1998 1999 2000 2001 2002
Biểu đồ thể hiện Tổng sản lượng của Tổng công ty
qua các năm từ 1998-2002
33
Bảng tổng kết Tài sản và Nguồn vốn của Tổng Công ty qua 3 năm 1999-2001
Đơn vị: Triệu đồng
TÀI SẢN 2000 2001 2002
A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 592 889 668 864 721.877
I. Tiền 23 240 27 010 28 050
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 15 15 15
III. Các khoản phải thu 391 035 454 203 465 201
IV. Hàng tồn kho 145 525 167 768 151 011
V. Tài sản lưu động khác 33 070 19 850 77 600
VI. Chi sự nghiệp 3 - -
B.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 292 953 340 717 394.362
I.Tài sản cố định
-Nguyên giá
-Hao mòn luỹ kế
176 368
468 176
291 808
212 078
511 454
299 374
232.234
550.125
317.891
II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 103 759 103 647 103 690
III.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 12 625 24 791 58.238
IV.Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 200 200 200
Tổng cộng tài sản 885 842 1 009 581 1.116.239
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 597 564 707 666 683.196
Nợ ngắn hạn 524 810 616 100 637.166
Nợ dài hạn 69 545 89 252 44 792
Nợ khác 3 208 2 313 1 238
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 288 278 301 915 433.043
Nguồn vốn quỹ 289 220 301 789 433.031
Nguồn kinh phí -942 126 12
Tổng cộng nguồn vốn 885 842 1 009 581 1.116.239
Từ bảng cân đối kế toán trên, về mặt Tài sản, ta thấy Tài sản lưu động của
Tổng công ty là tương đối lớn và tăng đều qua 3 năm. Nhưng các khoản phải
thu lại quá lớn sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của Tổng công ty.
Về Nguồn vốn, nhận thấy nợ phải trả của Tổng công ty rất lớn chiếm
63,13% Tổng nguồn vốn năm 1999; 67,63% năm 2000; 70,07% năm 2001,
34
điều này đã tạo không ít khó khăn trong công ty trong năm 2002 và các năm
tiếp theo.
Về Tài sản cố định, Tổng công ty theo dõi tình hình tăng giảm qua nguyên
giá và mức độ khấu hao. Số liệu cho thấy công ty không ngừng thay mới
máy móc thiết bị, tái đầu tư nên nguyên giá tài sản cố định không ngừng
tăng, cùng với nó là mức độ khấu hao, như năm 1999 nguyên giá là 450 626
triệu, khấu hao 242 456 triệu thì đến năm 2001 nguyên giá đã tăng lên
511 454 triệu và khấu hao lên tới 299 374 triệu và năm 2002 nguyên giá là
550 125 triệu đồng và khấu hao cũng tăng lên 317.891 triệu đồng. Cùng với
nó ta xem xét các chỉ tiêu tổng hợp thì thấy sức sinh lợi, sức sản xuất tương
đối tốt. Sức sinh lợi của vốn cố định năm 2000 đã tăng mạnh so với năm
1999 hơn 3 lần, cho thấy 1 đ vốn cố định có thể sản xuất ra 0,023 đ lợi
nhuận (năm 1999) tăng lên 0,073 đ (năm 2000). Năm 1999, sức sản xuất và
sức sinh lợi của vốn lưu động là lớn nhất. Còn năm 2000, Tổng công ty đã
mạnh dạn đầu tư cải tiến tài sản cố định nên sức sinh lợi và sức sản xuất của
vốn cố định là lớn nhất. Nhưng hệ số doanh thu/vốn sản xuất và doanh lợi
theo vốn sản xuất của năm 2000 lại lớn gấp đôi năm 1999 nên năm hiệu quả
sản xuất kinh doanh của năm 2000 là tốt hơn. Điều này đã tạo điều kiện cho
hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 2002 đi vào ổn định.
Năng suất lao động của Tổng công ty cũng tăng đều trong 3 năm
chứng tỏ Tổng công ty sử dụng lao đông là hợp lý và tiết kiệm.
Ngoài ra, Tổng công ty trong các năm qua cũng đã chấp hành nghiêm
chỉnh các nghĩa vụ đối với nhà nước, điều đó thể hiện qua việc công ty đã có
các bảng khai và nộp thuế đầy đủ, đúng theo quy định của nhà nước. Đi
cùng với nó thì lợi nhuận côngty sau khi đã trích nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp đã đượcphân phối theo đúng chế độ hạch toán, đó là tái phân phối
cho người lao động qua các quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng,
phúc lợi. Một phần được đưa vào vốn đầu tư sản xuất kinh doanh,quỹ đầu tư
phát triển, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản...
35
Về đầu tư, chuyển giao công nghệ thì như trên đã trình bày công ty
chú trọng tới việc mua sắm mới máy móc thiết bị, đào tạo đội ngũ lao động
lành nghề, lựa chọn các đối tác là các viện nghiên cứu cơ khí, động lực trong
nước và các cơ sở sản xuất tốt của nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đức...Tài trợ vốn cho các hoạt động này công ty có dùng các quỹ như nguồn
vốn khấu hao, quỹ đầu tư phát triển, nguồn đầu tư xây dựng cơ bản...và theo
như số liệu trên thì số tiền các quỹ ngày càng tăng cho thấy quyết tâm của
công ty trong việc theo đuổi mục tiêu trở thành một trong những nhà thầu
xây dựng hàng đầu về công nghệ.
Để quản lý chi phí trong quá hoạt động sản xuất kinh doanh thì Tổng
công ty ngoài việc tổ chức tốt các quy trình sản xuất, hoạt động thu mua, tổ
chức lao đọng thì việc theo dõi số liệu qua các tài liệu thống kế cũng được
Tổng công ty coi trọng, trong đó là sự theo dõi về biến động nguyên vật liệu,
lao động tiền lương, BHXH, chi phí quản lý...từ đó hình thành nên tổng chi
phí theo khoản mục và được xem xét để đạt tới mức chi phí hợp lý.
III. Đánh giá công tác đấu thầu của Tổng công ty.
1.Thực trạng hoạt động đấu thầu xây dựng ở nước ta hiện nay.
Là một nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng khá cao trong
nhiều năm gần đây nguồn vốn dành cho xây dựng cơ bản nước ta tương đối
lớn. Hiện nay để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đã chọn phương thức
đấu thầu để tìm đối tác. Nhà nước đã ban hành quy chế đấu thầu theo nghị
định 42/CP ngày 16/7/1996 và văn bản bổ sung theo nghị định 92/CP ngày
23/8/1997 và nghị định 52/1999 NĐ - CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ,
công tác tổ chức đấu thầu đã diễn ra tốt hơn, các công trình xây dựng có chí
phí hợp lý tiết kiệm, đồng thời đạt yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, mỹ quan,
tính năng sử dụng. Giá trúng thầu công trình thường sát với giá dự toán đề
ra. Tuy nhiên, công tác đấu thầu và giao thầu các công trình xây dựng ở
nước ta vẫn còn nhiều vấn đề bất hợp lý gây không ít bức xúc cho các nhà
đầu tư lẫn các nhà thầu và là một đề tài được dư luận xã hội quan tâm.
36
Đối với các dự án có vốn đầu tư trong nước thì vẫn có tình trạng đấu
thầu chiếu lệ gây tốn kém chi phí cho các nhà thầu và đặc biệt là chứng tỏ
môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù chưa có trường hợp nào bị
phát hiện là có sự móc ngoặc giữa nhà thầu và cơ quan tư vấn của chủ đầu tư
hoặc sự liên kết giữa các nhà thầu nhưng đây là một thực trạng đáng buồn
trong công tác đấu thầu xây dựng ở nước ta hiện nay.
Vấn đề thứ hai là hiện tượng có một số nhà thầu tham gia đấu thầu với
giá thầu cực thấp làm bất ngờ các đối thủ khác. Không hiểu làm sao mà có
thể đưa ra giá thầu thấp như vậy, mà việc giá dự thầu hơn các đối thủ đảm
bảo 60% thắng thầu. Bởi vì hiện nay tiềm lực kinh tế, kỹ thuật và hồ sơ kinh
nghiệm của các tổ chức xây dựng không có sự chênh lệch lớn nữa.
Thực trạng này tồn tại được bởi hai nguyên nhân:
- Thứ nhất là nhà thầu cố gắng trúng thầu bằng mọi giá để sau khi
trúng thầu thì tìm cách xoay xở để được chủ đầu tư tăng giá dự toán lớn
bằng các biện pháp như phát sinh công việc, thay đổi thiết kế.
Điều này có thể ngăn chặn được nếu như đầu tư thực hiện tốt các
công tác đấu thầu, chuẩn bị hồ sơ khảo sát, thiết kế chính xác, lập dự toán
hợp lý. Và trong khi xét thầu nên có thang điểm hợp lý có cân nhắc đến các
yếu tố mà dự tính nhà thầu sẽ dựa vào đó để nâng cao chi phí khi thi công
xây dựng.
- Thứ hai khi trúng thầu với giá thấp nhà thầu sẽ cho ra sản phẩm
kém chất lượng, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật rồi lại dùng các hoạt
động tiêu cực khi nghiệm thu bàn giao công trình để được chủ đầu tư chấp
nhận. Đây chính là lý do tại sao rất nhiều công trình xây dựng vừa hoàn
thành bàn giao chưa được bao lâu đã xuống cấp phải sửa chữa, cải tạo gây
tốn kém tiền của, sức lao động.
37
2. Các giai đoạn của một quá trình tham gia đấu thầu của Công ty
Sơ đồ: Trình tự đấu thầu trong nước.
2.1.Theo nghị định số 88/1999/ NĐ_CP. Nội dung chuẩn bị hồ sơ dự thầu
xây lắp gồm:
Giai đoạn sơ tuyển.
- Nộp hồ sơ pháp nhân
của Công ty xin dự sơ
tuyển.
- Mua hồ sơ mời thầu.
Giai đoạn chuẩn bị và
nộp hồ sơ dự thầu.
- Soạn thảo tài liệu đấu
thầu theo yêu cầu của hồ
sơ mời thầu.
- Các ứng thầu thăm công
trường.
- Sửa bổ sung tài liệu đấu
thầu.
- Nộp hồ sơ dự thầu và
bảo lãnh dự thầu
Mở và đánh giá đơn thầu.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Công bố trúng thầu và
nộp bảo lãnh hợp đồng.
- Ký hợp đồng giao thầu.
38
* Các nội dung về hành chính, pháp lý.
- Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người có thẩm quyền).
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh.
- Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm cuả Tổng công ty.
- Bảo lãnh dự thầu.
* Các nội dung về kỹ thuật:
- Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu.
- Tiến độ thực hiện hợp đồng
- Đặc tính kỹ thuật , nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng.
- Các biện pháp đảm bảo chất lượng.
* Các nội dung về thương mại, tài chính.
- Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết.
- Điều kiện tài chính (nếu có)
- Điều kiện thanh toán.
2.2.Lập phương án thi công cho gói thầu.
Trong hồ sơ dự thầu đây là phần “biện pháp thi công tổng thể và chi
tiết các hạng mục công trình”. Phần này do các chuyên gia kỹ thuật lập. Căn
cứ vào tình hình thực tế hiện trường khi khảo sát, căn cứ vào bản vẽ bố trí
mặt bằng, các chuyên gia kỹ thuật lập sơ đồ, thiết kế các bản vẽ và lập
phương án thi công cho công trình.
Phương án thi công không phải là yếu tố quan trọng nhất trong đánh
giá cho điểm, nhưng nó cũng ảnh hưởng nhất định đến khả năng trúng thầu
của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI. Vì vậy việc lập
các phương án thi công công trình cần phải được thực hiện kỹ càng, cẩn
thận, và phải tính đến những chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo tính chặt chẽ của
phương án. Thường những dự án đấu thầu do Tổng công ty tham gia sẽ có
bản vẽ hoặc thiết kế sẵn của bên mời thầu. Tổng công ty sẽ xem xét bản thiết
kế này và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nếu phát hiện sai sót để điều chỉnh,
đây là cơ sở để nâng cao uy tín của Tổng công ty đối với chủ đầu tư.
2.3.Công tác xác định giá bỏ thầu
39
Trong tổng công tác cho toàn bộ hồ sơ thầu thì điểm cho giá thầu
thường chiếm tỷ lệ 50%. Trong thực tế có những doanh nghiệp xây dựng
thắng thầu trong đấu thầu xây dựng nhưng đã quyết định không ký hợp đồng
hoặc không thực hiện hợp đồng xây dựng đã ký kết. Nguyên nhân thực tế
này có nhiều nhưng một nguyên nhân quan trọng phải kể đến là việc tính giá
bỏ thầu xây dựng không hợp lý. Giá dự thầu hợp lý là mức giá phải vừa
được chủ đầu tư chấp nhận nhưng phải đảm bảo đủ bù đắp chi phí và đạt
được mức lãi như dự kiến của doanh nghiệp xây dựng. Do đó việc xác định
giá bỏ thầu xây dựng một cách hợp lý có tầm quan trọng đặc biệt đối với
Tổng công ty khi tham gia đấu thầu.
Ở nước ta hiện nay vai trò quản lý giá xây dựng của Nhà nước còn
tương đối lớn bởi vì hai lý do. Thứ nhất phần lớn các công trình xây dựng
hiện nay là nhờ vào nguồn vốn của Nhà nước và thứ hai là Nhà nước phải
can thiệp vào giá xây dựng các công trình của các chủ đầu tư nước ngoài để
tránh thiệt hại chung cho cả nước. Công tác xác định giá bỏ thầu của Tổng
công ty dựa vào phương án và biện pháp tổ chức thi công và các định mức
tiêu hao, đơn giá nội bộ của Tổng công ty trên cơ sở căn cứ vào hệ thống
định mức và đơn giá của Nhà Nước.
Để giá dự thầu có sức cạnh tranh thì nó phải phù hợp với giá xét thầu
của chủ đầu tư và thấp hơn của đối thủ cạnh tranh, mà giá xét thầu của chủ
đầu tư thường căn cứ vào các định mức mà Nhà Nước quy định. Do đó khi
lập giá dự thầu Tổng công ty cũng phải căn cứ vào các định mức mà Nhà
nước quy định. Tuy nhiên, do sản phẩm xây dựng có tính chất cá biệt phụ
thuộc vào loại công trình, địa điểm xây dựng, phụ thuộc vào phương án thi
công của Tổng công ty. Vì vậy, không thể thống nhất cách tính giá dự thầu
cho các công trình mà Tổng công ty chỉ có thể dựa trên một nguyên tắc tính
toán chung sau đó có điều chỉnh cho phù hợp với từng loại công trình. Việc
tính giá bỏ thầu được tính cho công trình, từng công việc cụ thể sau đó tổng
hợp lại thành giá bỏ thầu.
Về nguyên tắc, giá dự thầu được tính dựa trên khối lượng công việc
xây lắp trong bảng tiên lượng hồ sơ mời thầu. Tính toán những khối lượng
40
chính theo Bản vẽ TK - TC được giao so sánh với tiên lượng mời thầu, nếu
phát hiện có sự chênh lệch lớn thì yêu cầu chủ đầu tư xem xét và bổ sung (vì
tiên lượng dự toán do chủ đầu tư cấp sẽ quyết định giá bỏ thầu của Tổng
công ty) .
“Giá gói thầu” được cấp có thẩm quyền phê duyệt căn cứ vào Đơn gía
XDCB số 24/1999/QĐ - UB của Thành phố Hà Nội. Dựa trên mặt bằng giá
vật liệu chung tại thời điểm xây dựng đơn giá.
Nội dung chi tiết của giá dự thầu trong xây lắp gồm các khoản mục:
- Chi phí trực tiếp.
- Chi phí chung.
- Thu nhập chịu thuế tính trước.
Giá trị dự toán xây lắp trước thuế: là mức giá để tính thuế VAT bao
gồm các chí phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.
Các chi phí này được xác định theo mức tiêu hao về vật tư, lao động, sử
dụng máy và mặt bằng giá khu vực từng thời kỳ (dựa vào đơn gía xây dựng
do ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố ban hành).
a.Chi phí trực tiếp của các loại công tác
Loại chi phí này bao gồm: các loại chi phí vật liệu, chi phí nhân công
và chi phí sử dụng máy thi công.
a.1.Chi phí vật liệu
Bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ - kỹ thuật căn cứ vào bảng tiêu
lượng khối lượng công tác của chủ đầu tư, định mức sử dụng vật tư và mức
giá vật liệu địa phương có công trình để xác định chi phí vật liệu. Chi phí vật
liệu trong giá dự toán bỏ thầu phụ thuộc vào khối lượng công trình xây lắp
được duyệt và chi phí vật liệu cho từng công tác xây lắp. Đồng thời nó cũng
phụ thuộc vào chi phí vận chuyển và chênh lệch giá vật liệu giữa thực tế và
đơn giá định mức và Tổng công ty cũng đã lập riêng một đơn giá để áp dụng
việc chi đấu thầu của Tổng công ty. Tổng công ty xác định chi phí vật liệu:
VI
VI = Qi x Dvi
Trong đó:
41
- Qi: Khối lượng công tác xây lắp thứ i.
- Dvi: Chí phí vật liệu trong đơn giá của Tổng công ty dự toán xây
dựng của công việc xây lắp thứ i do Tổng công ty lập.
a.2.Chi phí máy thi công
Chi phí này được tính theo bảng giá ca máy, thiết bị thi công do Bộ
xây dựng ban hành (quyết định số 1260/1998/QĐ - BXD ngày 28/11/1998).
Trong đó chi phí nhân công thợ điều khiển, sửa chữa máy móc, thiết bị thi
công được tính như chi phí thi công. Một số chi phí thuộc các thông số tính
trong giá ca máy, thiết bị thi công (như xăng, dầu, điện năng,...) chưa tính
giá trị gia tăng đầu vào.
Công tác xác định máy chi phí máy thi công:
M = Qi x Dvi
Trong đó: - Qi: khối lương công việc xây lắp thứ i.
- Dmi: Chi phí máy thi công trong đơn giá XDCB của Tổng công
ty lập trên năng lực thực tế máy móc thiết bị của mình.
a.3.Chi phí nhân công
Chi phí nhân công được tính cho công nhân trực tiếp sản xuất. Nếu
thuê nhân công ngoài dựa vào mặt bằng giá nhân công tại vị trí của công
trình.
Chi phí nhân công ( ký hiệu là NC): Được tính theo công thức.
NC= Qi x Dni (1+F1/h1n+F/h2n)
Trong đó:
- Qi: khối lượng công việc xây lắp thứ i.
- Dni: chi phí nhân công nằm trong đơn giá xây dựng chi tiết cho công
việc thứ i do Tổng công ty lập.
- F1: các khoản phụ cấp tính theo lương (nếu có) tính theo tiền lương
cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn xây dựng hiện hành.
- F2: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc
mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng cơ bản.
- h1n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí cho nhân công trong đơn
giá so với tiền lương tối thiểu của nhóm lương thứ n.
42
- h2n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí cho nhân công trong đơn
giá so với tiền lương tối thiểu của nhóm lương thứ n.
Như vậy, chi phí trực tiếp (T) được tính:
T = VL + M + NC
b.Chi phí chung
Loại chi phí này được tính theo tỷ lệ (%) so với chi phí nhân công
trong giá dự toán bỏ thầu cho từng loại công trình hoặc lĩnh vực xây dựng
chuyên ngành theo quy định của Bộ xây dựng.
C = P x NC
Trong đó:
- C: chi phí chung.
- NC: chi phí nhân công.
- P: Định mức chi phí chung (%) cho các loại công trình.
c. Thu nhập chịu thuế tính trước
Trong giá trị dự toán bỏ thầu, mức thu nhập chịu thuế tính trước bằng tỷ
lệ phần trăm (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung cho từng loại công
trình. Khoản thu nhập chịu thuế tính trước sử dụng để nộp, phải trừ khác.
Phần còn lại được trích lập các qũy theo quy chế quản lý tài chính và hạch
toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo nghị
định số 59 - CP ngày 3/10/1996.
d. Thuế giá trị gia tăng đầu ra
Thuế giá trị gia tăng đầu ra sử dụng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu
vào mà Tổng công ty đã ứng trả trước khi mua vật tư, nhiên liệu năng lượng
chưa được tính và chi phí vật liệu, chi phí máy thi công và chi phí chung
trong dự toán xây lắp trước thuế và phần thuế giá trị gia tăng mà Tổng công
ty phải nộp. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho Tổng công ty là
5%.
Công tác xác định giá dự toán xây lắp như sau:
Đây là phần có tính chất định lượng quyết định đơn vị trúng thầu nên
yêu cầu xác định giá bỏ thầu đối với Tổng công ty rất quan trọng. Tổng công
ty sau khi nhận được hồ sơ mời thầu thì căn cứ vào các định mức Nhà nước
43
kết hợp với việc sử dụng vật tư tối thiểu mà Tổng công ty đúc kết được sau
30 năm thi công các công trình xây dựng. Kết hợp với việc khai thác các
nguồn vật tư trên thị trường với giá rẻ nhất tại thời điểm lập hồ sơ dự thầu
mà vẫn đảm bảo được yêu cầu chất lượng vật tư của chủ đầu tư nêu trong hồ
sơ mời thầu nhằm giảm giá thành công trình. Bên cạnh đó tận dụng các loại
máy móc ván khuôn định hình sẵn có của Tổng công ty, hạn chế các chi phí
khác để có giá thấp hợp lý nhất.
Cách lập giá cụ thể như sau:
Ví dụ: 1m3 Xây tương 220 VXM 50#, cao 4m.
Theo đơn giá Xây dựng 24 của UBND Thành phố Hà Nội.
1. Chi phí vật liệu: 656.064
2.Chi phí nhân công: 25.553
3.Chi phí máy: 3.811
685.428
4.Chi phí chung 58% NC 14.821
700.249
5.Thu nhập chịu thuế tính trước: 5,5%: 38.514
738.763
6.Thuế GTGT 5% 36.197
Giá XL 774.960
Theo Tổng công ty lập:
Chi phí vật liệu: 643.323
Chi phí nhân công: 25.553
Chi phí máy: 3.811
Chi phí trực tiếp: 672.596
Chi phí chung: (58% chi phí nhân công) 14.821
687.417
Thu nhập trước thuế: 37.808
(5,5% chi phí trực tiếp và chi phí chung)
Giá thành: 725.225
Thuế GTGT: giá thành x 5%: 36.261
44
Đơn giá bỏ thầu: 751.486
24 Gi¸
ty c«ng Gi¸
=
774.960
751.486
= 0,96
Như vậy với 1m3 tường xây thì giá của Tổng công ty đã giảm được
4% so với giá của Nhà nước. Với cách lập giá như vậy mỗi công trình tham
gia dự thầu Tổng công ty có thể giảm giá từ 12- 15% so với giá trần.
Năng lực tài chính của Tổng công ty phải được thể hiện qua sự chuẩn
bị và cung cấp vốn đầu tư. Phòng tài vụ căn cứ vào kế hoạch nhu cầu sử
dụng vốn của các đơn vị (do phòng kế hoạch kỹ thuật lập), căn cứ vào kế
hoạch cấp vốn của chủ đầu tư, căn cứ vào hạn mức vay ngân hàng và các
nguồn vốn huy động khác để lập kế hoạch cung ứng vốn chi tiết cho thi công
công trình. Công tác quản lý tài chính trong Tổng công ty được thực hiện
thống nhất và tuân theo quy định của Nhà nước theo nguyên tắc chi phí đến
đâu thì cập nhật chứng từ đầy đủ và đúng chế độ đến đó. Nếu chứng từ nào
không hợp lệ hoặc không đủ phải yêu cầu các đội sửa chữa, bổ sung ngay để
khi hoàn thành công trình phải có đủ chứng từ hợp lệ hạch toán chi phí cho
công trình. Khi công rình hoàn thành, Tổng công ty phải nhanh chóng chuẩn
bị hồ sơ quyết toán, đối chiếu công nợ và thanh quyết toán công trình với
chủ đầu tư để thu hồi vốn sớm.
Hiện nay nguồn vốn cho đầu tư sản xuất của Tổng công ty còn chưa
mạnh. Nguyên nhân là do chủ đầu tư không có vốn thanh toán hoặc thanh
toán không kịp thời. Nhiều công trình Tổng công ty phải tập trung một
lượng vốn lớn cho thi công trong thời gian ngắn nhưng các thủ tục nghiệm
thu thanh toán của chủ đầu tư lại rườm rà, chậm trễ dẫn đến việc thu hồi vốn
và quay vòng vốn chậm. Nguyên nhân nữa là hạn mức ngân hàng cho vay có
hạn, những khó khăn về vốn đã tác động không nhỏ đến điều hành sản xuất
và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty nói chung và hiệu quả đấu thầu nói
riêng.
2.4.Hiệu chỉnh hồ sơ.
45
Trong khoảng thời gian từ khi nhận được hồ sơ mời thầu đến khi nộp
hồ sơ dự thầu, bất cứ nhà thầu nào cũng có thể hỏi bên mời thầu những điểm
chưa rõ ràng. Bên mời thầu có trách nhiệm phải trả lời những thắc mắc của
các nhà thầu và trả lời của bên mời được gửi công khai đến tất cả các nhà
thầu. Hiệu chỉnh hồ sơ là công việc cần thết trong chuẩn bị hồ sơ dự thầu,
giúp Tổng công ty chuẩn bị chính xác những yêu cầu của bên mời thầu, nâng
cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trong đấu thầu xây lắp. Quá trình
hiệu chỉnh hồ sơ còn là hiệu chỉnh giá. Nếu sau khi bóc giá mà kết quả quá
cao thì Tổng công ty phải bóc lại giá để dự thầu hợp lý hơn. Vì vậy, việc
hiệu chỉnh giá thường được giao cho các chuyên gia có kinh nghiệm thực
hiện và có sự giám sát thường xuyên của lãnh đạo Ban Dự án.
2.5.Tham gia mở thầu.
Đến thời điểm mà bên mời thầu đã công bố trong hồ sơ mời thầu, hội
đồng xét thầu tổ chức mời đại diện của Tổng công ty xây dựng và phát triển
hạ tầng LICOGI cùng đại diện của các đơn vị tham gia đấu thầu khác có mặt
để dự xét thầu, làm rõ thắc mắc của Hội đồng xét thầu.
Hội đồng xét thầu sau khi xem xét các tiêu chuẩn kỹ thuật tiến độ ước
tính, tiêu chuẩn tài chính các hồ sơ dự thầu để nhất trí ra quyết định Tổng
công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI là nhà thầu được chọn.
2.6.Ký và thực hiện hợp đồng sau khi có thông báo trúng thầu.
Đại diện của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI
cùng với chủ đầu tư ký kết hợp đồng kinh tế giao nhận thầu thi công, nội
dung hợp đồng phản ánh đúng những cam kết của hai bên trong quá trình
đấu thầu.
Sau khi đã thỏa thuận được hợp đồng, Tổng công ty bước vào giai
đoạn thực hiện hợp đồng. Mỗi đơn vị thuộc Tổng công ty có một thế mạnh
riêng, do đó trong quá trình thực hiện thi công công trình, lĩnh vực thi công
nào phù hợp với thế mạnh của đơn vị nào thì sẽ do đơn vị đó thực hiện. Sự
phân công này được thực hiện ngay từ lúc chuẩn bị tham gia đấu thầu. Mỗi
đơn vị sẽ đảm nhiệm phần thi công mà mình có khả năng thực hiện tốt nhất
trong Tổng công ty. Điều này không những giúp tăng hiệu quả của quá trình
46
thi công mà còn có tác dụng tốt trong quá trình làm giá, bởi Tổng công ty có
khả năng lập dự toán công trình với giá cạnh tranh nhất nhờ vào những am
hiểu sâu sắc của mình trong lĩnh vực đảm nhiệm.
3. Một số công trình lớn mà Tổng công ty đã trúng thầu và được giao
thiết kế thi công trong những năm gần đây.
Tên công trình
Địa điểm Chủ đầu tư Giá trị HĐ (tỷ đồng)
Năm thi
công
Khu công nghiệp Thăng
Long Hà Nội
Cty LD KCN
Thăng Long 100.000 1998 - 2000
Khu Công nghiệp Hà Nội -
Đài Tư Hà Nội
LD CSHT KCN
Hà Nội- Đài Tư 32.500 1999-2000
Nhà ga hành khách sân bay
quốc tế T1 Nội bài
Nội bài-
Hà nội
Cụm Cảng HK sân
bay miền Bắc 363.500 1996 - 2001
Thoát nước Hà Nội CP2 Hà Nội Sở GTCC Hà Nội 17.000 2001
Hội sở NH Công thương
Việt Nam Hà Nội
NH Công thương
Việt Nam 14.890 1998-1999
Nhà làm việc TT lưu trữ
Quốc gia III - Hà Nội Hà Nội
Cục lưu trữ
Quốc gia 40.000 1998- 1999
Xử lý nước thải Bắc Thăng
Long ( Khu CN) Hà Nội
Ban QLDA cấp
nước Hà nội 8.800 2002
Xử lý nước thải Bắc Thăng
Long ( Khu CN) Hà Nội
Ban QLDA cấp
nước Hà nội 8.800 2002
Nâng cấp và mở rộng Bệnh
viện Bạch Mai Hà Nội CTy XD TODA 34.800 1999- 2000
Đường QL I - đoạn Hà Nội
- Lạng Sơn
Hà nội -
Lạng sơn
BQL DA
Quốc lộ I 42.994 1997-2001
Nhà máy phân đạm Bắc
Giang Bắc Giang
LD phân đạm
Bắc Giang 20.000 2000- 2001
Đóng cọc NM nước Hải
Dương Hải Dương
Công ty HAZAMA
Co. 21.000 1999 - 2000
Thi công cầu Phả Lại Hải Dương Bộ Giao thông VT 93.000 2002
Khách sạn Bưu điện Quảng
Ninh Quảng Ninh
Sở Bưu điện Quảng
Ninh 19.000 1996 - 2000
Mở rộng nhà máy gang thép
Thái Nguyên
Thái
Nguyên
LD thép
Thái Nguyên 10.000 2000- 2001
Hệ thống cấp nước Nghĩa
Lộ - Yên Bái Yên Bái
BQL DA cấp nước
thị xã Nghĩa Lộ 13.500 1998- 1999
47
Trường dạy nghề người tàn
tật TW1 Sơn Tây
Bộ LĐTB
Xã hội 12.600 2000- 2001
Cầu treo Anh Sơn Nghệ An UBND Huyện Anh
Sơn 15.000 1998- 1999
Khách sạn Phương Đông -
Nghệ An Nghệ An
CTy DLKS
Phương Đông 15.000 1998-1999
Nhà máy XM Hoàng Mai-
Nghệ An Nghệ An
CTy XM
Nghệ An 22.858 1998- 1999
XDCB mỏ sét Trường Lâm
-NM XM Nghi Sơn
Thanh
Hoá
CTy XM
Nghi Sơn 9.200 1999-2000
Cấp nước Đông Hà, Đông
Hà Quảng Trị
Ban QLDA cấp
nước Đông Hà 11.850 2002
Nhà máy thuỷ điện Hàm
Thuận - Đa Mi Lâm Đồng
Cty XD Maeda,
Kumagai 91.000 1997 - 2001
Nhà máy thuỷ điện YALY Gia lai BQL thuỷ điện YALY 19.500 1994 - 1999
Nhà máy bột giấy KonTum KonTum Tcty Giấy Việt nam 28.900 4/2002
Lãnh sự quán Mỹ tại
TPHCM TP HCM Chính phủ Mỹ 33.400 1998 -1999
Công trình tổng kho xăng
dầu Cần Thơ Cần Thơ
C.ty Liên doanh
Dầu Khí MêKông 14.000 2000 - 2001
Nhà máy kính Viraera Coto
Bình Dương Bình Dương
TCty gốm thuỷ tinh
Việt Nam 26.000 2002
Đường vận hành thuỷ điện
Hàm Thuận Đa Mi Bình Thuận
BQLDA NM thuỷ
điện Hàm Thuận
Đa Mi
12.512 1999 – 2000
Đường Quốc lộ 51- Bà Rịa
Vũng Tàu
Bà Rịa
Vũng Tàu PMU Mỹ Thuận 56.160 1997-1999
Có được thành quả như trên là nhờ vào Tổng công ty đã:
- Khai thác nguồn vật liệu để mua với giá rẻ nhất nhằm hạ giá thành
công trình (thường chi phí vật liệu chiếm 70 - 75% giá thành công trình).
- Tận dụng các máy móc sẵn có của Công ty để khấu hao hết hoặc
khấu hao gần hết.
- Giảm tối đa các chi phí khác trong thi công.
- Trong thời buổi cạnh tranh xây dựng, Công ty phải phát huy tối đa
những khả năng sẵn có của mình, tính giá thành công trình ở mức tối thiểu
48
mà vẫn bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật của công trình thì mới mong được
trúng thầu.
- Tạo được uy tín với các chủ đầu tư.
4. Hồ sơ kinh nghiệm của Tổng công ty.
Hồ sơ kinh nghiệm của Tổng công ty trong hồ sơ dự thầu được thể
hiện ở hai lĩnh vực chính là: các công trình đã thi công có tính chất tương tự
công trình dự thầu và cán bộ năng lực điều hành.
Qua quá trình phát triển hơn 42 năm, Tổng công ty xây dựng và phát
triển hạ tầng LICOGI đã có rất nhiều công trình sản phẩm có mặt trên hầu
hết các lĩnh vực của cuộc sống phục vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội của
đất nước.
Về năng lực cán bộ điều hành của Tổng công ty, đội ngũ cán bộ kỹ
thuật và quản lý của Tổng công ty là nhưng cán bộ có năng lực, phẩm chất
tốt đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở các trường Đại học đồng thời
đã qua công tác thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng
như thi công các công trình xây dựng cơ bản. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ
khoa học kỹ thuật ở các phòng ban nghiệp vụ là 816 kỹ sư.
Trong tổ chức thi công công trình, Tổng công ty cử những cán bộ có
năng lực kỹ thuật, quản lý làm chỉ huy trưởng công trường, trực tiếp chỉ đạo
về kỹ thuật cũng như hướng dẫn kiểm tra thi công để đảm bảo chất lượng
công trình cao nhất.
Một vấn đề đặt ra hiện nay cho Tổng công ty là việc nâng cao trình độ
hiểu biết và khả năng tiếp thu công nghệ mới cho đội ngũ cán bộ điều hành.
5.Phân tích ma trận SWOT về khả năng cạnh tranh trong hoạt động
đấu thầu xây lắp của Tổng công ty.
SWOT là chữ viết tắt của bốn từ Tiếng Anh: Strengths (mạnh),
Weeknesses (yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Phân tích
ma trận SWOT là phân tích những yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp
nhằm tìm ra hướng đi, hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Binh pháp Trung Quốc có câu: “Biết mình biết người trăm trận trăm thắng”.
49
Việc ứng dụng binh pháp vào kinh doanh đã được chứng minh là đEm lại
thắng lợi cho nhiều Tổng công ty không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước
ngoài. Phân tích ma trận SWOT chính là việc vận dụng biện pháp này vào
kinh doanh. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị
trường, doanh nghiệp nào nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình và của đối
phương, biết phát hiện những cơ hội và thách thức của môi trường, doanh
nghiệp đó sẽ có đối sách phù hợp và chiến thắng các đấu thủ khác
Trong chuyên đề này, Ma trận SWOT được dùng để phân tích, đánh
giá những điểm mạnh, điểm yếu của nội bộ Công ty, kết hợp với những cơ
hội và thách thức của môi trường kinh doanh hiện tại, từ đó tìm ra hướng
giải pháp cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp
trong nước của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI. Đây là
cơ sở của những biện pháp đề ra sẽ trình bày trong chương III.
5.1.Phân tích mặt mạnh, mặt yếu.
a. Về thi công xây lắp.
Trong sản xuất xây dựng, thi công xây lắp là lĩnh vực hoạt động gắn
liền với việc tạo ra sản phẩm (các công trình xây dựng ). Đây là một trong
các lĩnh vực hoạt động chính yếu của Tổng công ty xây dựng và phát triển
hạ tầng LICOGI, nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của
Tổng công ty nói chung và các lĩnh vực hoạt động khác.
Bảng 9: Các mặt mạnh, các mặt yếu của Tổng công ty LICOGI.
Các mặt mạnh Các mặt yếu
1.Chất lương sản phẩm tốt, ấn tượng
sản phẩm tốt.
2.Năng lực máy móc thiết bị lớn, có
những công nghệ hiện đại.
3.Tổ chức quản lý hiệu quả, phù
hợp.
4.Nhân sự có trình độ cao.
1.Vốn huy động cho bảo lãnh thực
hiện hợp đồng, ứng trước vốn cho thi
công.
2.Marketing quá yếu.
3.Kế hoạch, chiến lược đấu thầu xây
lắp.
4.chiến lược giá và sự linh hoạt trong
định giá.
50
Khác với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp, thông
thường thì người tiêu dùng không cần biét sản phẩm được tổ chức sản xuất
như thế nào, thậm chí với công nghệ gì, mà họ chỉ quan tâm sản phẩm có
phù hợp với mong muốn của họ hay không. Còn của xây dựng, sản phẩm lại
được giới thiệu trước khi nó được hoàn thành, các vấn đề về kỹ thuật, công
nghệ và tổ chức thi công lại là một nội dung quan trọng nhất mà chủ đầu tư
quan tâm trong hồ sơ dự thầu của Tổng công ty qua phần giới thiệu về năng
lực máy thi công, đề xuất kỹ thuật, tiến độ thi công và biện pháp thi công,...
Trong lĩnh vực này có thể chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của
Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI như sau:
Mặt mạnh:
+ Năng lực về máy thi công, đủ chủng loại để có thể dùng cho nhiều loại
công trình.
+ Có khả năng trong việc sử dung các thầu phụ để nâng cao khả năng cạnh
tranh.
Mặt yếu:
+ Sự cung cấp nguyên vật liệu nhiều lúc không đồng bộ và thiếu kịp thời nên
không đảm bảo tiến độ thi công.
+ Hiệu năng sử dụng xe máy thi công chưa cao, công suất máy móc thiết bị
chưa được tận dụng tối đa.
+ Việc cải tiến sáng kiến trong thiết kế kỹ thuật chưa đạt kết quả cao.
b.Về nhân sự.
Yếu tố lao động có vai trò hết sức quan trọng đối với khả năng cạnh
tranh của Tổng công ty nói chung cũng như của công tác đấu thầu xây lắp
nói riêng. Bởi vì, chung quy lại mọi hoạt động đêù do con người thực hiện.
Hiện nay, Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI được
coi là một trong những đơn vị có lực lượng lao động hùng hậu nhất so với
các Tổng công ty khác trong Sở Xây dựng. Yếu tố nhân sự trong Tổng công
ty được coi là mạnh về:
- Bộ máy lãnh đạo gồm những người có trình độ năng lực cao.
51
- Người lao động hầu hết có trình độ chuyên môn kỹ thuật, đã được
đào tạo nghề nghiêm túc.
- Nhiều cán bộ công nhân đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm, và còn
có cả những người từng làm việc ở nước ngoài được tiếp xúc với công nghệ
hiện đại.
- Các cán bộ trong Ban dự án là những người nhanh nhậy, có trình độ
năng lực chuyên, trình độ tin học cao.
Tuy nhiên, về mặt nhân sự cũng có những điểm yếu như sau:
- Khả năng cân đối giữa mức sử dụng công nhân ở mức độ tối đa và
tối thiểu còn kém.
- Nhiều cán bộ ở hầu hết các phòng ban, các xí nghiệp thiếu các kiến
thức về kinh tế - tài chính - pháp luật.
Đánh giá chung thì yếu tố nhân sự vẫn được coi là mặt mạnh của
Tổng công ty.
c.Về tài chính và kế toán.
Yếu tố về tài chính có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động của
Tổng công ty. Các vấn đề về tài chính có tác động trực tiếp tới khả năng sử
dụng linh hoạt và mạnh dạn các kỹ thuật, chiến thuật trong đấu thầu xây lắp
của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI. Về lĩnh vực này,
Tổng công ty được đánh giá có những mặt mạnh, mặt yếu sau:
Những mặt mạnh:
+ Khả năng huy động vốn: hiện nay Tổng công ty được ngân hàng
đầu tư và phát triển Thành Phố Hà Nội, ngân hàng ngoại thương,...cung cấp
tiền mặt và ngoại tệ một cách khá ổn định.
+ Vốn lưu động: tỷ trọng vốn lưu động khá lớn so với các Tổng công
ty khác thuộc Sở xây dựng, nếu biết phát huy sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu
của đấu thầu xây lắp và thực hiện hợp đồng.
+ Nguồn vốn của Tổng công ty: Tổng công ty có thể huy động vốn
trong nội bộ từ các đơn vị trực thuộc phục vụ cho đấu thầu xây dựng công
trình khi Tổng công ty gặp khó khăn về vốn mà không muốn vay nợ thêm.
Những mặt yếu:
52
+ Hệ số nợ phải trả là tương đối cao dễ mang lại rỉu ro cho Tổng công
ty.
+ Khả năng phân tích tài chính còn yếu.
+ Sự linh hoạt của cơ cấu vốn đầu tư.
d.Về Marketing.
Marketing chính là con đường đưa nhà thầu - Tổng công ty xây dựng
và phát triển hạ tầng LICOGI đến “gặp” chủ đầu tư xây dựng công trình,
cũng như các đối tác khác có liên quan. Lĩnh vực Marrketing có nhiệm vụ
tạo ra được ấn tượng, sự nhận thức tốt của kế hoạch ( các chủ đầu tư) đối với
Tổng công ty. Về mặt này, Tổng công ty có những điểm mạnh, điểm yếu
sau:
Những điểm mạnh:
+ Mức đa dạng của sản phẩm (công trình xây dựng): Tổng công ty
tham gia thi công xây lắp nhiều loại công trình thuộc nhiều lĩnh vực hoạt
động khác nhau như công nghiệp, dân dụng, Cơ sở hạ tầng,...
+ Sự tín nhiệm và thiên chí của chủ đầu tư.
Những điểm yếu:
+ Chưa có biện pháp làm Marketing, và vì vậy chưa hoàn thành ngân
sách cho Marketing.
+ Hoạt động quảng cáo và khuyến mại.
+ Khả năng thu thập thông tin cần thiết về thị trường.
+ Chiến lược giá và tính linh hoạt trong việc tính gía.
e.Về tổ chức quản lý chung.
Vấn đề tổ chức quản lý của Tổng công ty có ảnh hưởng sâu rộng đến
mọi hoạt động, mọi cá nhân trong Tổng công ty. Nó có thể là nhược điểm
gây cản trở việc hoạch định và thực hiện các chiến lược cạnh tranh trong đấu
thầu xây lắp, hoặc là ưu điểm để thúc đẩy các hoạt động đó.
Những ưu điểm:
+ Trình độ của ban lãnh đạo và sự quan tâm của lãnh đạo Tổng công
ty đến hoạt động đấu thầu xây lắp.
+ Cơ cấu tổ chức tương đối linh hoạt.
53
+ Mối quan hệ tốt của Tổng công ty với các cấp chính quyền, các cơ
quan quản lý Nhà nước,...
Những điểm yếu:
+ Hệ thống kế hoạch hóa chiến lược của Tổng công ty còn yếu đặc
biệt chưa có sự dự báo, lập kế hoạch chiến lược cho công tác tham gia đấu
thầu và thực hiện đấu thầu.
+ Vẫn còn ảnh hưởng của phong cách làm ăn thời bao cấp kẻ làm
người chơi, ảnh hưởng xấu tới việc xây dựng bầu không khí tâm lý hài hòa
và nền nếp tổ chức trong Tổng công ty.
5.2.Phân tích cơ hội, nguy cơ của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ
tầng LICOGI.
Việc phân tích mặt mạnh, mặt yếu của Tổng công ty ở trên chỉ là đánh
giá mang tính chất chủ quan, nội tại của Tổng công ty, nó chưa cho phép
chúng ta đánh giá một cách đầy đủ về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu
xây lắp của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI. Để đưa ra
được đánh giá đầy đủ hơn, chúng ta cần phân tích tác động của môi trường
kinh doanh tới hoạt động đấu thầu xây lắp của Tổng công ty. Những tác
động này có thể gây ảnh hưởng xấu cho thấy nguy cơ, hoặc cũng có thể là
ảnh hưởng tốt mang lại cơ hội cho Tổng công ty.
Ở đây Em chỉ xin phân tích một số nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến
khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Tổng công ty xây dựng và
phát triển hạ tầng LICOGI.
- Nhu cầu đầu tư của nền kinh tế vào xây dựng Cơ sở hạ tầng: đường
xá, cầu cống, bến cảng, các dự án cấp nước đô thị và khu công nghiệp, nhu
cầu xây dựng các nhà máy sản xuất công nghiệp, các khu đô thị mới, các
công trình điện đang được dự báo vẫn tăng trong những năm tới do chính
sách đầu tư của Nhà nước là củng cố xây dựng Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ
thuật nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và tăng lượng khách du
lịch đến Việt Nam (Việt Nam là điểm hẹn của thiên niên kỷ mới). Đây là cơ
hội tốt để Tổng công ty tập trung năng lực đấu thầu xây lắp những công trình
thuộc loại trên.
54
- Về phía các đối thủ cạnh tranh, Tổng công ty xây dựng và phát triển
hạ tầng LICOGI cũng có những đối thủ cạnh tranh rất mạnh như Công ty
xây dựng 492 Bộ Quốc Phòng, Công ty xây dựng số 1 - Hà Nội, Công ty xây
dựng Bạch Đằng, Công ty xây dựng Hacinco,...
- Về phía các nhà cung cấp nguyên vật liệu, việc giảm giá nguyên vật
liệu bất ổn trên thị trường buộc các nhà cung cấp cũng phải thay giá bán.
Điều cũng gây ra không ít khó khăn cản trở cho Tổng công ty trong công tác
lập dự toán giá dự thầu, làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu về giá cả,
trong đảm bảo tiến độ thi công và cả trong đảm bảo kinh doanh có lãi vì
nhiều khi giá nguyên vật liệu biến động quá lớn buộc Tổng công ty phải tạm
dừng thi công hoặc chấp nhận thi công trong nguy cơ bị lỗ. Đồng thời giá
nguyên vật liệu mỗi khu vực xây dựng công trình lại khác nhau nên việc tính
toán giá dự thầu khi làm hồ sơ dự thầu rất khó chính xác và hợp lý dẫn tới
giá bỏ thầu nhiều khi quá cao.
- Về phía các chủ đầu tư, những công trình mà Tổng công ty tham gia
đấu thầu những năm gần đây cho thấy yêu cầu của chủ đầu tư về chất lượng
công trình ngày càng cao, điều kiện kỹ thuật ngày càng phức tạp,... gây ra
nguy cơ không đáp ứng nổi của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
LICOGI.
Trên đây là một số tác động quan trọng từ môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp tới khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Tổng công
ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI. Những năng lức đó có thể khái
quát thành những cơ hội, nguy cơ chủ yếu sau:
Bảng: Cơ hội và nguy cơ ở hiện tại và tương lai của Tổng công ty xây
dựng và phát triển hạ tầng LICOGI.
Cơ hội Nguy cơ
1.Nhu cầu của đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng, công trình công nghiệp tăng.
2.Tổng vốn đầu tư của Xã Hội lớn.
1.Các đối thủ cạnh tranh mạnh
2.Yêu cầu cao của chủ đầu tư.
3.Giá nguyên vật liệu không ổn định.
4.Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
55
5.3.Ma trận SWOT của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng
LICOGI.
Sử dụng ma trận SWOT nhằm tạo ra các phối hợp logic giữa các mặt
mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy cơ của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ
tầng LICOGI. Mục đích của sự phối hợp này là để đề ra các biện pháp đúng
đắn nhằm phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu, dụng cơ hội tận, tránh và
đối phó với nguy cơ.
Trong mỗi ô phối hợp không chỉ xét đến các yếu tố ghi trong ô mà
phải xét đến các yếu tố khác.
Việc phân tích ma trận SWOT sẽ giúp cho Tổng công ty xây dựng và
phát triển hạ tầng LICOGI đưa ra các đối sách hợp lý hơn trong nâng cao
khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp.
Đối với Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI, ma trận
SWOT có thể được trình bày tóm tắt như sau:
MA TRẬN
SWOT
Cơ hội (O)
Vốn đầu tư cho xây lắp
khá nhiều.
Nhu cầu đầu tư cho
CSHT, công trình công
nghiệp tăng.
Nguy cơ (T)
Đối thủ cạnh tranh.
Yêu cầu cao của chủ đầu
tư .
Giá nguyên vật liệu thay
đổi.
Mặt mạnh (S)
Chất lượng công trình.
Nhân sự.
S/O
Chất lượng công trình.
Nhân sự.
Nhu cầu đầu tư xây dựng
CSHT.
S/T
Chất lượng công trình.
Đối thủ cạnh tranh mạnh.
Yêu cầu cao của chủ đầu
tư.
56
Mặt yếu (W)
Marketing.
Chiến lược giá cả và
sự linh hoạt của giá.
W/O
Marketing yếu.
Nhu cầu đầu tư cơ sở
hạm tầng, công trình
công nghiệp tăng.
W/T
Chiến lược giá cả và sự
linh hoạt của giá.
Đối thủ cạnh tranh mạnh.
Giá nguyên vật liệu thay
đổi
5.4. Những hạn chế về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của
Tổng công ty LICOGI.
Mặc dù trong công tác đấu thầu xây lắp của Tổng công ty xây dựng và
phát triển hạ tầng LICOGI đã cố gắng tạo ra những ưu thế để nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình, nhưng Tổng công ty không thể tránh khỏi một số
mặt yếu làm giảm khả năng cạnh tranh đó. Sau đây là một số hạn chế chủ
yếu của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI trong cạnh
tranh theo nhận định chủ quan.
- Giá bỏ thầu nhiều khi không phù hợp, khi quá cao so với giá xét thầu
cảu chủ đầu tư hoặc so với giá bỏ thầu cảu đối thủ cạnh tranh, có khi là quá
thấp nên dù có trúng thầu thì việc thực hiện cũng không hiệu quả. Điều này
tất nhiên làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của Tổng công ty.
- Trong thi công ở một số khâu hầu hết các công trình còn chưa bảo
đảm chất lượng gây chi phí cho Tổng công ty trong quá trình xây dựng cũng
như trong bảo hành và ảnh hưởng xấu tới uy tín của Tổng công ty.
- Một số công trình sau khi đã trúng thầu không đảm bảo được tiến độ
thi công. Đặc biệt là tiến độ thi công từng hạng mục công trình.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nói trên:
- Về thiết bị, tuy Tổng công ty có năng lực công nghệ lớn nhưng còn
nhiều máy móc, thiết bị công nghệ của Nga đã cũ, lạc hậu nên sử dụng
không có hiệu quả. Điều này tạo ra sự không đồng bộ về máy móc, thiết bị
của Tổng công ty.
57
-Việc lập dự toán giá dự thầu còn chưa sát với thực tế (chưa sát với
giá dự toán do chủ đầu tư lập), vấn đề lựa chọn mức giá bỏ thầu còn thiết
linh hoạt. Điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của Tổng công ty.
- Về vốn sản xuất, vốn lưu động của Tổng công ty luân chuyển chậm
dẫn tới tình trạng thiếu vốn lưu động để Tổng công ty có thể mạnh dạn đưa
ra các biện pháp cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp những công trình có giá
trị lớn, thời gian thi công dài.
- Quá trình thi công xây lắp, việc phát hiện và xử lý các vi phạm do
làm ẩu chưa được kịp thời và nghiêm túc ảnh hưởng đến chất lượng công
trình. Việc kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên và trực tiếp nên
không nắm rõ được những sai sót để sửa chữa kịp thời.
- Khả năng nắm bắt thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh . Về
chủ đầu tư,...còn yếu, do đó không giúp ích nhiều cho hoạt động đấu thầu
xây lắp.
6. Đánh giá về quá trình hoạt động đấu thầu của Tổng công ty.
6.1. Những thành tích Tổng công ty đã đạt được chung cho cả nước.
a. Vận dụng các hình thức và phương thức đấu thầu thích hợp.
Căn cứ tình hình thực tế của từn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng về khả năng cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI.pdf