Tài liệu Luận văn Thực trạng vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để đánh giá , phân tích hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh ở công ty kinh doanh vận tải lương thực: Luận văn
Thực trạng vận dụng hệ
thống chỉ tiêu và một số
phương pháp thống
kê để đánh giá, phân tích
hiệu quả và kết quả sản
xuất kinh doanh ở công ty
kinh doanh vận tải lương
thực
2
HÀ NỘI 2001
LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước , nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều
khởi sắc đáng mừng. Trong cơ chế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tự do cạnh tranh trong khuôn khổ
pháp luật cho phép. Để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi, giúp cho doanh nghiệp đứng
vững và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới phù hợp với sự phát
triển chung của xã hội và phải tự vươn lên, tự khẳng định mình. Chỉ có những
doanh nghiệp tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh của mình một cách hiệu quả thì
mới có thể tồn tại và phát triển. Vì thế hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề
vô cùng quan trọng đối v...
68 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để đánh giá , phân tích hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh ở công ty kinh doanh vận tải lương thực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng vận dụng hệ
thống chỉ tiêu và một số
phương pháp thống
kê để đánh giá, phân tích
hiệu quả và kết quả sản
xuất kinh doanh ở công ty
kinh doanh vận tải lương
thực
2
HÀ NỘI 2001
LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước , nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều
khởi sắc đáng mừng. Trong cơ chế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tự do cạnh tranh trong khuôn khổ
pháp luật cho phép. Để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi, giúp cho doanh nghiệp đứng
vững và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới phù hợp với sự phát
triển chung của xã hội và phải tự vươn lên, tự khẳng định mình. Chỉ có những
doanh nghiệp tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh của mình một cách hiệu quả thì
mới có thể tồn tại và phát triển. Vì thế hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề
vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Không doanh nghiệp nào hoạt động
lại không tính đến hiệu quả kinh doanh.
Vì vậy, trong thời gian thực tập tại công ty kinh doanh vận tải lương thực,
em đã chọn vấn đề " sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp" làm đề tài thực tập.
Nội dung đề tài gồm 3 chương không kể lời nói đầu và kết luận.
Chương I : những vấn đề lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Chương II : xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê
đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
3
Chương III : vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thôngs
kê để đánh giá, phân tích hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh ở công ty
kinh doanh vận tải lương thực.
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
I.Khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và
giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế đã và đang được nhiều
doanh nghiệp quan tâm đến. Khi bàn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, các nhà kinh tế đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau.
-Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra
tức là giá trị sử dụng của nó : hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau
quá trình kinh doanh.
Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với kết quả sản xuất kinh doanh, giữa
hiệu quả với mục tiêu kinh doanh.
-Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế được phản ánh qua
nhịp độ tăng và các chỉ tiêu kinh tế.
Quan điểm này là phiến diện trên giác độ biến động theo thời gian.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan
hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được với chi phí
nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả kinh doanh đó.
Từ nhận xét về các khái niệm của hiệu quả sản xuất kinh doanh ở trên, ta có
một khái niệm tổng hợp và bao quát hơn :
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của
sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và
4
trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục
tiêu kinh doanh.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của sản xuất kinh doanh :
+ Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp :
Thị trường là nơi diễn ra mọi hoạt động giao dịch buôn bán, là nơi xuất hiện
các cuộc cạnh tranh găy gắt cả về giá cả, chất lượng mẫu mã, quy cách, chủng
loại... sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển cần chiếm lĩnh được thị trường. Đó là yếu tố quyết định cũng là yếu tố phản
ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thị trường đầu vào ảnh hưởng tới tính liên tục và tính hiệu quả sản xuất. Nó
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung ứng cho thị trường đầu ra của doanh
nghiệp.
Thị trường đầu ra của doanh nghiệp quyết định quá trình tái sản xuất mở
rộng và hiệu quả kinh doanh. Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đạt hiệu quả cao đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu thị trường,
thị hiếu khách hàng và khả năng của bản thân doanh nghiệp đối với các yếu tố đầu
vào cảu sản xuất.
+ Nhân tố con người :
Nhân tố con người trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò
cực kỳ quan trọng vì con người là chủ thể quả quá trình sản xuất kinh doanh, trực
tiếp tham giá vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó nhân tố con người ảnh
hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh.
Do nhân tố con người có tầm quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế
hoạch đào tạo tay nghề cho lao động, đảm bảo quyền làm chủ của mỗi cá nhân,
chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên, đồng thời có hình
thức thưởng phạt hợp lý nhằm khuyến khích người lao động có ý thức trách nhiệm,
tâm huyết với doanh nghiệp và từ đó luôn sẵn sàng làm việc hết khả năng.
+ Nhân tố về quản lý :
5
Bộ máy quản lý gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả cao sẽ cho phép doanh
nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chát của quá trình sản xuất kinh
doanh, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đề ra những quyết định chỉ đạo kinh doanh
chính xác, kịp thời và nắm bắt được thời cơ. Để quản lý tốt, doanh nghiệp phải có
đội ngũ cán bộ quản lý nhanh nhạy, nhiệt tình và có kinh nghiệm.
+ Nhân tố về kỹ thuật và công nghệ :
Kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Nó cho phép doanh nghiệp nâng cao năng xuất chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
* Những biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh :
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, ta so sánh kết quả đầu ra và chi
phí đầu vào của một quá trình.
Ta có :
Q Kết quả đầu ra
H =
C
=
Chi phí đầu vào
Muốn tăng H thường có những biện pháp sau :
-Thứ nhất : giảm đầu vào, đầu ra không đổi.
-Thứ hai : giữ nguyên đầu vào , tăng đầu ra.
-Thứ ba : giảm đầu vào, tăng đầu ra.
-Thứ tư : tăng đầu vào, tăng đầu ra nhưng tốc độ tăng đầu ra lớn hơn tốc độ
tăng đầu vào.
Thực tế cho thấy, đất nước ta đang chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước đã có
nhiều đổi sắc về mọi mặt của đời sống xã hội. Song quá trình quản lý điều hành sản
xuất còn bất hợp lý dẫn đến việc sử dụng lãng phí các nguồn lực làm giảm hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Hiện nay có hai biện pháp chủ yếu được các doanh nghiệp
chú ý quan tâm đó là biện pháp thứ hai và biện pháp thứ tư. Trong sự cạnh tranh
6
găy gắt của nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn đứng vững và đi lên đòi hỏi
phải thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhưng để sản phẩm đáp
ứng được nhu cầu thị trường và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì doanh
nghiệp phải xem xét việc quyết định sản xuất sản phẩm đó có tối ưu không.
Vì vậy, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý các vấn
đề sau :
-Nghiên cứu nắm bắt thị trường.
-Chuẩn bị tốt các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh
doanh.
-Nâng cao tay nghề cho người lao động.
-Mạnh dạn chủ động đưa tiến bộ khoa học cộng nghệ vào sản xuất.
-Nâng cao trình độ quản lý của doanh nghiệp.
-Xác định mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.
-Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cho hợp lý.
II. Các quan điểm cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sự
dụng lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được những kết quả cao nhất với chi phí
thấp nhất.
Để thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải nghiên cứu và nhận thức một cách đầy đủ bản chất và các quan
điểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ việc đánh giá đúng hiệu quả, cho
phép doanh nghiệp phát hiện khả năng và tìm đúng biện pháp để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
Thứ nhất cần phân biệt kết quả với hiệu quả.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xây dựng bằng cách so sánh giữa đầu
vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được.
7
Kết quả sản xuất kinh doanh là những sản phẩm được con người tạo ra trong
quá trình sản xuất và mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội.
Thứ hai, phân biệt hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so
sánh giữa kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được
kết quả đó.
Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp còn thể hiện ở đóng góp của doanh nghiệp
vào việc đạt mục tiêu kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân như đóng góp
vào ngân sách, vào sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm...
Hiệu quả kinh tế là tiền đề vật chất của hiệu quả xã hội. Nếu hiệu quả kinh tế
của doanh nghiệp giảm tức là doanh nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh thiếu sức
sống và trở thành gánh nặng cho nhà nước. Vì thế doanh nghiệp không thể đạt được
mục tiêu xã hội.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh liên quan đến nhiều yếu tố và phản ánh trình
độ lợi dụng các yếu tố đó. Khi đánh giá hiệu quả của sản xuất kinh doanh cần chú
ý các quan điểm sau :
1.Bảo đảm sự thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và sản xuất kinh doanh
trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.Bảm đảm sự kết hợp hài hoà giữa các lợi ích : lợi ích xã hội, lợi ích tập thể,
lợi ích người lao động.
3.Đảm bảo tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
4.Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn
diện cả về thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung toàn bộ
nền kinh tế.
III.Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê hiệu quả của sản xuất kinh doanh :
1. Ý nghĩa của thống kê hiệu quả của sản xuất kinh doanh :
Năm 2000 là năm đánh dấu bước thành công của nền kinh tế trên con đường
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.
8
Đất nước dần vượt qua tìn trạng tụt hậu và kém phát triển, đã nâng cao mức
sống dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước phát triển cùng với các nước tiên
tiến trên thế giới. Những nguyên nhân khắc phục những hạn chế của nền kinh tế đó
là do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả.
Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là một phạm trù kinh tế quan trọng biểu
hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để
có được kết quả đó.
Trong giới hạn các doanh nghiệp thì hiệu quả sản xuất kinh doanh được xem
là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy vai trò của thống kê hiệu quả sản xuất
là rất quan trọng trong việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Khi phấn đấu đạt được hiệu quả cao trong nền kinh tế quốc dân có ý nghĩa
rất lớn, biểu hiện :
-Tận dụng và tiết kiệm nguồn lực hiện có.
-Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là yếu tố thúc đẩy tiến bộ khoa học
kỹ thuật và công nghệ.
-Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có ya nghĩa là đưa doanh nghiệp
phát triển theo chiều sâu với tốc độ nhanh.
-Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ đưa đến kết quả cuối cùng là
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với
yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển của loài người
nói chung. Nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội là cơ sở vật chất để khôn ngừng
nâng cao mức sống dân cư. Như vậy, tăng hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là
một trong những yêu cầu khách quan trong tất cả hình thái kinh tế xã hội. Nâng cao
hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội ngày càng có ý nghĩa đặc biệt trong một số
điều kiện nhất định: Khi khả năng phát triển nền sản xuất theo chiều rộng (tăng
nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn... ) bị hạn chế, khi chuyển sang nền
9
kinh tế thị trường. Tăng hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là một trong những
yếu tố làm tăng thêm sức cạnh tranh, cho phép giành lợi thế trong quan hệ kinh tế.
Như trên ta thấy, bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là không ngừng
nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có
quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng
của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm
thời gian.
Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các
điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm
mọi chi phí.
Thống kê nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong
việc định hướng phát triển của một doanh nghiệp cũng như một quốc gia trong từng
thời kỳ. Do đó, tuỳ theo yêu cầu từng giai đoạn mà mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia
chọn cho mình một hướng phát triển kinh tế theo chiều rộng hay chiều sâu.
Phát triển kinh tế heo chiều rộng tức là phát huy mọi nguồn lực vào sản xuất,
tăng thêm vốn, bổ sung lao động và kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề,
xây dựng thêm nhiều xí nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng mới... Phát triển kinh tế theo
chiều rộng áp dụng chủ yếu cho thời kỳ đầu của sự phát triển.
Phát triển kinh tế theo chiều sâu là đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ
vào sản xuất, tiến nhanh lên hiện đại hoá, tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác
hoá, nâng cao cường độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng lượng sản phẩm và dịch
vụ. Phát triển kinh tế theo chiều sâu được áp dụng trong giai đoạn phát triển.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc chú trọng phát triển kinh tế theo chiều
rộng là chủ yếu. Bởi vì đất nước ta đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Do
vậy rất cần các yếu tố phát triển như vốn, lao động và kỹ thuật... nhằm tạo ra cơ sở
vật chất kỹ thuật tốt tạo đà cho phát triển. Tuy nhiên nước ta cũng cần chú trọng
ngày càng nhiều hơn tới phát triển kinh tế theo chiều sâu vì mục tiêu phát triển lâu
dài của đất nước.
10
Nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp cho các nhà quản lý
kinh tế hiểu sâu hơn về các mặt hoạt động của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra cơ
chế điều hành đảm bảo tạo ra kết quả, hiệu quả cao nhất của mọi quá trình, mọi giai
đoạn. Vì hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo chất lượng, phản ánh trình độ tổ
chức quản lý kinh doanh và sự sống còn của mỗi doanh nghiệp.
2.Nhiệm vụ của thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh :
-Thu thập thông tin ban đầu một cách đầy đủ, các thông tin đó là : GO, VA,
IC, doanh thu, lợi nhuận, lao động mình quân, vốn đầu tư, vốn sản xuất kinh doanh.
-Xây dựng hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
-Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu được xây dựng, ta tính toán tổng hợp các chỉ
tiêu.
-Đánh giá chung và phân tích chi tiết tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
-Dự báo về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời kỳ tới và đề xuất những
kiến nghị, biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II : XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG
PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
I.Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu :
11
Cùng với sự mở cửa nền kinh tế là sự thay đổi lớn lao trong tư duy kinh tế
của nhà nước, mọi thành phần kinh tế đều có điều kiện tham gia vào hoạt động sản
xuất kinh doanh. Họ hoạt động với phương thức tự chủ về tài chính và tự thực hiện
hạch toán thu chi. Do đó hệ thống chỉ tiêu đánh giá cũ không còn hợp lý, đòi hỏi
phải có sự thay đổi trong hệ thống chỉ tiêu nói chung và thống kê hiệu quả sản xuất
kinh doanh nói riêng.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh phải đảm bảo bao
quát được mọi mặt của các yếu tố cấu thành hiệu quả, phải mang lại tính tổng hợp
bao gồm các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận và phản ánh các khía cạnh khác nhau của
hiệu quả nói chung.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh cần bảo đảm các
yêu cầu sau.
-Số lượng các chỉ tiêu phải đủ lớn để bao quát hết những mặt cơ bản có liên
quan đến hiệu quả chung.
-Các chỉ tiêu được chọn phải là những chỉ tiêu đặc trưng nhất, đồng thời phải
phản ánh và phân tích được mối quan hệ tồn tại khách quan giữa các mặt, các bộ
phận.
-Các chỉ tiêu được chọn phải đảm bảo có nội dung, phạm vi và đơn vị tính
phù hợp với yêu cầu đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu hiệu quả, lợi nhuận cảu
doanh nghiệp.
-Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh được chia làm hai
phần : Hiệu quả sử dụng nguồn lực và hiệu quả chi phí thường xuyên, trong đó mỗi
loại lại bao gồm hiệu quả toàn phần và hiệu quả cận biên.
-Bảo đảm và phát triển được vốn kinh doanh, trícha khấu hao tài sản cố định
theo đúng quy định của chế độ hiện hành.
-Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thu sử dụng vốn và lập đủ các quỹ doanh
nghiệp : dự phòng tài chính, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, đầu tư phát
triển, khen thưởng, phúc lợi...
12
-Trả đầy đủ các khoản nợ đến hạn.
-Nộp đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy
định.
-Nộp đủ các khoản thuế theo quy định.
-Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức lương bình quân của
các doanh nghiệp trên địa bàn.
II.Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để đánh
giá và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.Công thưc tổng quát xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối
cường độ phản ánh mối quan hệ so sánh giữa đầu vào (chi phí kinh tế: C) và đầu ra
(kết quả kinh tế: Q). Quan hệ so sánh đó được xác lập theo phương pháp ma trận,
tức là nếu có M chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế Q và N chỉ tiêu phản ánh chi phí
kinh tế C thì ta có 2 x M x N chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong
đó có ít nhất M x N chỉ tiêu có ý nghĩa.
Để phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh ta xác lập hai loại chỉ tiêu :
a.Dạng thuận : Kết quả kinh tế Q
H= =
Chi phí kinh tế C
Chỉ tiêu H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị
đàu ra.
Chỉ tiêu H được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn
lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế.
b.Dạng nghịch : Chi phí kinh tế C
E = =
Kết quả kinh tế Q
13
Chỉ tiêu E cho biết để có được một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu
vào. Chỉ tiêu E là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực hay
chi phí thường xuyên.
2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế (Q) và chi phí kinh tế (C):
2.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế (Q) :
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại
lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm dịch vụ.
Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêu
dùng xã hội. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được biểu thị bằng các
chỉ tiêu hiện vật và các chỉ tiêu giá trị. Kết quả kinh doanh có liên quan trực tiếp
đến hiệu quả kinh doanh, phân tích kết quả cùng với phân tích điều kiện sản xuất
kinh doanh giúp ta đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế việc phân
tích kết quả sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần thiết.
a.Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị hiện vật :
-Nửa thành phẩm là chỉ tiêu theo dõi kết quả sản xuất của một sản phẩm
hoặc một chi tiết sản phẩm. Nửa thành phẩm là kết quả sản xuất đã qua chế biến ở
một hoặc một số giai đoạn công nghệ nhưng chưa qua chế biến ở công nghệ giai
đoạn cuối cùng trong quy trình công nghệ chế biến sản phẩm.
-Chỉ tiêu sản phẩm hoàn thành ( thành phẩm ) là những sản phẩm đã qua chế
biến ở tất cả các giai đoạn công nghệ cần thiết trong quy trình chế tạo công nghệ
sản phẩm và đã hoàn thành việc chế biến ở giai đoạn cuối cùng, đã qua kiểm tra và
đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
-Chỉ tiêu sản phẩm quy ước (Tính theo sản phẩm tiêu chuẩn) phản ánh lượng
sản phẩm tính đổi từ các lượng sản phẩm cùng tên nhưng khác nhau về mức độ
phẩm chất và quy cách. Sản phẩm quy ước được tính theo công thức :
Lượng sản phẩm quy ước = (Lượng sản phẩm hiện vật loại i x hệ số tính đổi)
b.Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị tiền tệ.
*Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO)
14
-Khái niệm : tổng giá trị sản xuất là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ
được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, thường tính cho một
năm.
Tổng giá trị sản xuất bao gồm : giá trị những sản phẩm vật chất và giá
trị những hoạt động dịch vụ phi vật chất.
Mỗi doanh nghiệp thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực, vì vậy để
tính tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp, thống kê cần tính ra giá trị sản xuất của
từng loại hoạt động của doanh nghiệp, sau đó tổng hợp lại mới có chỉ tiêu tổng giá
trị sản xuất.
Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất phản ánh quy mô kết quả hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu, chỉ tiêu này biểu hiện thành tựu
hoặc kết quả của tập thể lao động của một doanh nghiệp. Theo hệ thống tài khoản
quốc gia (SNA), GO được xác định theo phương pháp xí nghiệp, phương pháp
ngành, phương pháp nền kinh tế quốc dân. Để xác định GO của một doanh nghiệp,
trong thống kê sử dụng phương pháp xí nghiệp, GO của doanh nghiệp công nghiệp
làm cơ sở để xác định GO của ngành và của nền kinh tế quốc dân.
-Nội dung kinh tế : tuỳ từng điều kiện của mỗi doanh nghiệp có thể
tìm GO theo hai loại giá :
+Chỉ tiêu GO theo giá so sánh ( cố định ) bao gồm :
Giá trị thành phẩm bằng nguyên vật liệu của xí nghiệp
gồm cả thành phẩm bán ra ngoài, tồn kho và gửi bán.
Giá trị thành phẩm bằng nguyên vật liệu của khách hàng.
Giá trị phế liệu, phế phẩm, thứ phẩm thu hồi đã tiêu thụ
được.
Giá trị dịch vụ công nghiệp đã hoàn thành cho bên ngoài
như (Sửa chữa máy móc thiết bị, phưng tiện vận tải cho khách hàng).
Những chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của sản phẩm
trung gian (sản phẩm dở dang và nửa thành phẩm).
15
Giá trị cho thuê máy móc thiết bị
+Chỉ tiêu GO theo giá hiện hành bao gồm :
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ
Doanh thu bán phế liệu phế phẩm trong kỳ
Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị trong kỳ
Doanh thu do chênh lệch cuối và đầu kỳ thành phẩm tồn
kho.
Chênh lệch giữa cuối và đầu kỳ thành phẩm gửi bán.
Chênh lệch giữa cuối và đầu kỳ sản phẩm trung gian.
Giá trị công việc dịch vụ công nghiệp.
-Ý nghĩa : chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất được sử dụng để tính toán hàng
loạt các chỉ tiêu kinh tế khác như (năng suất lao động giá thành, hiệu năng sử dụng
lao động...)
*Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) :
-Khái niệm : giá trị gia tăng ;là một chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền
biểu hiện phần giá trị do hai yếu tố tích cực của sản xuất tạo ra là lao động và tư
liệu lao động. Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản
xuất và dịch vụ được tạo ra ở doanh nghiệp đó trong một thời kỳ nhất định ( thường
là 1 năm ).
-Nội dung kinh tế : chỉ tiêu giá trị gia tăng xét theo yếu tố bao gồm
+Thu nhập của người lao động ( TNI của người lao động ) bao
gồm các khoản sau :
Tiền lương, tiền công.
Tiền thưởng có liên quan đến sản xuất kinh doanh.
Các khoản trích nộp bảo hiểm y tế... mà doanh nghiệp
trích trả thay cho người lao động.
16
Các khoản trợ cấp mà doanh nghiệp hoặc cơ quan bảo
hiểm trả theo lương do bị ốm, trợ cấp khó khăn...
Chi phí đi du lịch lấy từ kết quả sản xuất kinh doanh.
Tiền phụ cấp công tác phí.
+Khấu hao tài sản cố định : giá trị khấu hao tài sản cố định phát
sinh trong năm được coi là một bộ phận giá trị gia tăng của doanh nghiệp.
+Thuế sản xuất bao gồm tất cả các loại thuế đánh vào sản xuất
như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu...
+Lãi (lỗ) của doanh nghiệp : đây là phần lãi gộp mà doanh
nghiệp thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh.
-Ý nghĩa : chỉ tiêu giá trị gia tăng phản ánh tổng hợp toàn bộ thành quả
của đơn vị trong một thời gian nhất định. Nó là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái
sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người lao động và là cơ sở để tính thuế VAT
thay cho thuế doanh thu.
Thuế doanh thu đánh vào doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến
kết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của doanh nghiệp.
Thuế VAT là thuế gián thu, người tiêu dùng phải chịu nhưng lại thông
qua kết quả sản xuất của doanh nghiệp nên không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất
kinh doanh và thu nhập của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu VA được tính theo phương pháp SNA, là một bộ phận của giá
trị sản xuất của doanh nghiệp, là cơ sở để tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và
tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của nền kinh tế quốc dân. Nó phản ánh phần giá trị
mới sáng tạo ra của từng doanh nghiệp đóng góp vào chỉ tiêu chung của nền kinh
tế.
*Chỉ tiêu doanh thu:
-Khái niệm : doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền bao gồm toàn bộ
giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và thu tiền về trong một thời kỳ dưới
dạng tiền mặt hay thông qua chuyển khoản ở ngân hàng.
17
-Nội dung kinh tế : chỉ tiêu doanh thu được tính theo giá hiện hành bao gồm :
+Giá trị sản phẩm vật chất và các dịch vụ đã hoàn thành được tiêu thụ
ngay trong kỳ báo cáo.
+Giá trị sản phẩm vật chất hoàn thành trong các kỳ trước tiêu thụ được
trong kỳ báo cáo.
+giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người
mua trong kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo.
-Mức độ khác : doanh thu thuần là tổng doanh thu bán hàng đã trừ các khoản
giảm trừ như thuế, thuế sản xuất, giảm giá hàng, các khoản đền bù sửa chữa hàng
hư hỏng còn trong thời gian bảo hành.
Doanh thu thuần là chỉ tiêu dùng để tính lãi lỗ kinh doanh của doanh nghiệp
trong kỳ báo cáo.
-Ý nghĩa : doanh thu là chỉ tiêu dùng để đánh giá quan hệ 5tài chính, xác
định lỗ lãi hiệu quả kinh doanh, đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và xác
định số vốn đã thu hồi. Chỉ tiêu này có tác dụng khuyến khích chẳng những ở khâu
sản xuất tăng thêm số lượng, chất lượng mà còn cả ở khâu tiêu thụ.
*Chỉ tiêu lợi nhuận.
-Khái niệm : lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất hay giá
thành sản phẩm.
-Nội dung kinh tế : lãi kinh doanh là phần chênh lệch dương giữa doanh thu
và chi phí bao gồm :
+Lãi thu từ kểt quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và các công việc có
tính chất công nghiệp của doanh nghiệp.
+Lãi thu từ kết quả hoạt động tài chính.
+Lãi thu từ kết quả hoạt động bất thường như : kết quả kinh doanh bị
bỏ xót từ các kỳ trước, kỳ này tìm ra, tiền phạt vi phạm hợp đồng.
18
Trong 3 bộ phận nói trên lãi thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Tổ chức hạch toán doanh nghiệp thường tính các chỉ tiêu lãi sau :
Tổng lãi gộp (LG) là chỉ tiêu lãi chưa trừ đi chi phí quảnt lý doanh
nghiệp, hay nói cách khác chỉ tiêu lãi chưa trừ đi các khoản chi phí tiêu thụ.
Tổng lãi thuần trước thuế (LT) là chỉ tiêu lãi sau khi đã trừ đi các
khoản chi phí tiêu thụ.
Tổng lãi thuần sau thuế (L) là chỉ tiêu lãi sau khi đã trừ đi thuế thu
nhập của doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước.
-Ý nghĩa : lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh một trong mục tiêu quan trọng về
kinh doanh và dùng để tính các chỉ tiêu kinh tế như : mức lợi nhuận bình quân mỗi
lao động, mức doanh lợi cả vốn... Lợi nhuận quyết định sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
2.2.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chi phí kinh tế (C) :
2.2.1.Chi phí tạo ra nguồn lực :
*Chỉ tiêu vốn đầu tư :
Vốn đầu tư cơ bản là việc bỏ tiền để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ
bản gồm xây dựng mới, xây dựng lại, mở rộng và khôi phục các tài sản cố định của
doanh nghiệp.
Để nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư, thống kê tính các chỉ tiêu : thời hạn thu
hồi vốn đầu tư, hệ số thu hồi vốn đầu tư, xuất vốn đầu tư, hệ số vốn đầu tư, hệ số
hiệu quả vốn đầu tư. Trong đó chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư là quan trọng nhất.
*Chỉ tiêu vốn sản xuất kinh doanh : vốn sản xuất kinh doanh là điều kiện
kiên quyết để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn sản xuất
kinh doanh giúp doanh nghiệp hoạt động liên tục, đảm bảo mục tiêu đề ra. Quy mô
của doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng phụ thuộc vào vốn sản xuất kinh doanh.
-Nếu xét theo nguồn vốn hình thành thì vốn sản xuất kinh doanh được hình
thành từ các nguồn sau :
19
+Vốn do ngân sách nhà nước cấp.
+Vốn tự bổ sung.
+Vốn đi vay.
+Vốn huy động khác.
-Nếu xét theo tính chất hoạt động thì vốn sản xuất kinh doanh bao gồm hai
bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động :
+Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, giữ chức năng của các tư liệu lao động, chúng tham gia vào nhiều chu kỳ
sản xuất, sau mỗi chu kỳ sản xuất giá trị của chúng chuyển từng phần vào giá thành
sản phẩm và giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu của nó.
Vốn cố định là phần giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi đã trừ đi phần
khấu hao.
+Vốn lưu động là một bộ phận thứ hai của vốn sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản lưu động được sử dụng
vào quá trình tái sản xuất. Nó chủ yếu giữ chức năng của đối tượng lao động, sau
khi hoàn thành một chu kỳ của quá trình sản xuất, đối tượng lao động bị biến đổi
hoàn toàn về hình thái vật chất và được chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản
phẩm.
*Chỉ tiêu giá trị bình quân của tài sản cố định :
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, có thời gian sử dụng
qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì thế chủ doanh nghiệp nào chú trọng đầu tư vào đổi mới cơ cấu đầu tư
trang bị kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện giải phóng sức lao động
của con người, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và do đó tạo
điều kiện cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển. Đây
là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Tài sản cố định là chỉ tiêu
20
thời điểm. Cho nên để đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định thì cần tính
giá trị tài sản cố định bình quân dùng vao sản xuất kinh doanh theo kỳ :
Giá trị tài sản đầu kỳ + giá trị tài sản cuối kỳ
Giá trị TSCĐBQ trong kỳ () =
2
*Chỉ tiêu giá trị tài sản lưu động bình quân.
Tài sản lưu động khác tài sản cố định ở tính chất tái sản xuất và mức độ
chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm. Tài sản lưu động tham gia một lần vào
quá trình sản xuất do đó toàn bộ giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị
sản phẩm. Vì thế tài sản lưu động có tốc độ chu chuyển nhanh hơn, không phải
nhiều năm như tài sản cố định mà thông thường thời hạn quay vòng tối đa là một
năm. Vì vậy trong mỗi vòng quay, khối lượng vốn lưu động không cần nhiều như
khối lượng vốn cố định.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ta tính giá trị bình quân theo
công thức : Giá TSLĐ đầu kỳ + Giá trị TSLĐ cuối kỳ
Giá trị TSLĐ bình quân trong kỳ (V) =
2
+V2+...+
Hoặc Giá trị TSLĐ bình quân trong kỳ =
n-1
Trong đó V1, V2,...,Vn là giá trị tài sản lưu động tại các thời điểm thống kê
trong kỳ nghiên cứu.
*Chỉ tiêu số lao động bình quân.
Số lượng lao động của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng vì con người là
chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh, mọi quá trình sản xuất kinh doanh được
thông qua người lao động với những trình độ nhất định về nghề nghiệp, quan điểm,
thái độ về kinh tế chính trị xã hội.
2
1V
2
Vn
21
Số lượng lao động sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ có thể nghiên
cứu theo 2 chỉ tiêu : Số lượng lao động hiện có và số lượng lao động bình quân.
-Số lượng lao động hiện có của doanh nghiệp là những người lao động đã ghi
tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng
sức lao động, trả thù lao lao động theo hợp đồng đã thoả thuận giữa người lao động
với chủ doanh nghiệp.
-Số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp được tính theo công thức :
TĐK+TCK
T =
2
Hoặc T = (Công thức trang 18 )
Trong đó :
TĐK : là số lao động tại thời điểm đầu kỳ nghiên cứu.
TCK : là số lao động tại thời điểm cuối kù nghiên cứu.
Ti : là số lao động có ở ngày thứ i trong kỳ nghiên cứu.
ni : là số lao động có ở ngày thứ i trong kỳ nghiên cứu.
2.2.2.Chi phí sử dụng nguồn lực.
Đó là sự tiêu hao và chi phí các yếu tố sản xuất theo không gian và thời gian
được gọi là chi phí thường xuyên, được phản ánh qua các chỉ tiêu :
-Tổng giá thành
-Chi phí trung gian.
-Tổng số thời gian của lao động
3.Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu kết
quả kinh tế thường là giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, doanh thu, lợi nhuận... Có 2
chỉ tiêu kết quả cần phải xem xét khi tính các chỉ tiêu hiệu quả đó là : giá trị sản
xuất và giá trị tăng thêm.
22
Đối với chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nguồn lực sản xuất thì kết quả kinh tế là chỉ
tiêu giá trị tăng thêm. Bởi nếu sử dụng chỉ tiêu giá trị sản xuất để xác định hiệu quả
kinh tế nguồn lực dẫn đến vi phạm nguyên tắc so sánh vì nguồn lực sản xuất không
bao hàm tính trùng chi phí lao động quá khứ, còn giá trị sản xuất bao gồm yếu tố
này. Mặt khác việc sử dụng giá trị sản xuất để xác định hiệu quả kinh tế nguồn lực
không phản ánh được ảnh hưởng của tiết kiệm hao phí, lao động quá khứ (IC). Đại
lượng này không phản ánh cả trong đại lượng kết quả kinh tế và nguồn lực sản
xuất. Còn chỉ tiêu giá trị tăng thêm so sánh được với chỉ tiêu nguồn lực sản xuất. Vì
chỉ tiêu (VA) không gồm tính trùng hao phí lao động quá khứ, đồng thời phản ánh
được ảnh hưởng của tiết kiệm chi phí lao động quá khứ (IC).
Đối với chỉ tiêu hiệu quả kinh tế chi phí thường xuyên thì kết quả kinh tế là
chỉ tiêu giá trị sản xuất. Bởi vì chi phí thường xuyên gồm cả chi phí lao động vật
hoá và bao gồm tính trùng yếu tố này. Tiết kiệm lao động vật hoá làm giảm chi
pơhí thường xuyên và do vậy làm tăng chỉ tiêu hiệu quả tính được. Chỉ tiêu (VA)
về cơ bản không gồm yếu tố chi phí lao động vật hoá, khi tiết kiệm chi phí trung
gian làm tăng (VA) do vậy sẽ làm tăng chỉ tiêu hiệu quả tính được, nếu chọn chỉ
tiêu này làm kết quả kinh tế đem ra so sánh thì ảnh hưởng tiết kiệm lao động quá
khứ được tính đến hai lần : một lần ở chỉ tiêu chi phí, và một lần ở chỉ tiêu kết quả.
Chi tiêu (GO) tính toàn bộ giá trị sản phẩm trong đó gồm toàn bộ chi phí lao động
vật hoá. Nếu chỉ tiêu giá trị sản xuất đảm bảo nguyên tắc so sánh được với chi phí
thường xuyên.
3.1.Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động :
*Chỉ tiêu về mức năng suất lao động.
Công thức : Q
W =
T
Trong đó
23
Q : là các chỉ tiêu GO, VA, giá trị sản lượng hàng hoá, mức lưu chuyển hàng
hoá, doanh thu. Ngoài ra nó còn được tính với đơn vị hiện vật và hiện vật quy ước.
T : thường là các chỉ tiêu : tổng số giờ làm việc thực tế (TGC), tổng số ngày
làm việc thực tế (TNC) và tổng số công nhân hiện có bình quân.
Như vậy, tuỳ theo cách tính mức năng suất lao động với cặp chỉ tiêu phản
ánh Q và T khác nhau mà ta có :
-Mức năng suất lao động tính bằng đơn vị hiện vật (Whv)
Q (số lượng sản phẩm tạo ra trong kỳ)
Whv =
T
-Mức năng suất lao động tính bằng đơn vị tiền tệ (Wtt)
Q(giá trị sản phẩm)
Wtt =
T
-Mức năng suất lao động bình quân 1 giờ làm việc (Wg)
Q
Wg =
Tgc
-Mức năng suất lao động bình quân 1 ngày làm việc (Wn)
Q
Wn =
Tnc
-Mức năng suất lao động bình quân 1 công nhân (Wcn)
Q
Wcn =
T(số công nhân tham gia sản xuất bình quân)
-Trường hợp tổng thể bao gồm nhiều bộ phận cùng tham gia sản xuất ta có
mức năng suất lao động bình quân chung của tổng thể (W )
24
Q
W =
T
*Chỉ tiêu lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị kết quả sản
xuất(t).
-Công thức
1 T
t = =
W Q
*Mức doanh lợi theo lao động :
Công thức: Lợi nhuận Ln
RT = =
Số lao động BQ T
Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết bình quân mỗi lao động của doanh nghiệp làm ra
bao nhiêu triệu đồng lợi nhuận trong kỳ.
*Thu nhập bình quân của người lao động :
Nâng cao thu nhập người lao động cũng là tiêu chuẩn để đánh giá doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập bình quân phải nhỏ
hơn tốc độ tăng năng suất lao động thì mới đảm bảo tái sản xuất mở rộng sản xuất
và nâng cao thu nhập của người lao động mới bền vững.
-Công thức :
Tổng quỹ phân phối lao động
Thu nhập bình quân của lao động =
Số lao động hiện có bình quân
3.2.Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản.
3.2.1.Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định
25
*Chỉ tiêu hiệu suất tài sản cố định (H).
Công thức Q
H =
Trong đó:
Q là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh thường dùng GO, VA,
Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá (G), Tổng doanh thu thuần (DT).
là giá trị tài sản cố định bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh.
Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng giá trị tài sản cố định đầu tư cho
sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng kết quả sản xuất kinh
doanh.
*Chỉ tiêu suất hao phí tài sản cố định (E).
Công thức
E =
Q
Ý nghĩa :
Chỉ tiêu cho biết tạo ra 1 triệu đồng két quả sản xuất kinh doanh thì cần phải
tiêu hao mấy triệu đồng giá trị tài sản cố định.
*Chỉ tiêu mức doanh lợi tài sản cố định (R)
Công thức Ln
R =
Trong đó: Ln là lợi nhuận kinh doanh.
Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng giá trị tài sản cố định bình quân
đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng lợi nhuận.
3.2.2.Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
a.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chung tài sản lưu động.
26
*Chỉ tiêu hiệu suất tài sản lưu động (Hv)
Công thức Q
Hv =
V
Trong đó :Q là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất : G, DT.
Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng giá trị tài sản xuất lưu động bình
quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo được mấy triệu đồng tổng
doanh thu hay tổng doanh thu thuần.
*Chỉ tiêu mức doanh lợi tài sản lưu động (Rv)
Công thức : Ln
Rv =
V
ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng giá trị tài sản lưu động bình quân
dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo được mấy triệu đồng lợi nhuận.
*Chỉ tiêu mức doanh lợi tổng doanh thu (RG)
Công thức : Lợi nhuận Ln
RG = =
Tổng doanh thu G
Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng tổng doanh thu tạo ra trong kỳ thì
có mấy triệu đồng lợi nhuận.
*Chỉ tiêu mức doanh lợi tổng doanh thu thuần (RDT)
Công thức : Lợi nhuân Ln
RDT = =
Tổng doanh thu thuần DT
Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng tổng doanh thu thuần tạo ra trong
kỳ thì có mấy triệu đồng lợi nhuận.
b.Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động.
27
*Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động (Lv)
Công thức Doanh thu(hay doanh thu thuần) DT(hay G)
Lv = =
Vốn lưu động trong kỳ V
Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp quay
được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần.
*Chỉ tiêu độ dài bình quân 1 vòng quay vốn lưu động (t).
Công thức N
t =
Lv
Trong đó :N là số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu.
Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết thời gian vật chất cần thiết để thực hiện một vòng
quay vốn lưu động.
*Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động (v)
Công thức : Vốn lưu động bình quân V
v = =
Tổng doanh thu thuần(hay tổng doanh thu) DT(hay G)
Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết để tạo ra 1 triệu đồng tổng doanh thu thuần thì
cần phải tiêu hao mấy triệu đồng vốn lưu động.
*Chỉ tiêu số vốn lưu động tiết kiệm (hay lãng phí) do tốc độ chu chuyển vốn
nhanh hay chậm gây ra (v)
Công thức v = v . DT1(hay G1)
DT1(hay G1)
Hoặc v = . (t1 - t0)
N
28
Trong đó : DT1(hay G1) là tổng doanh thu thuần kỳ nghiên cứu ( hay tổng
doanh thu kỳ nghiên cứu )
t1, t0: độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động kỳ nghiên cứu và kỳ
gốc.
3.3.Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh :
Như ta đã biết, kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu thời kỳ, vốn sản xuất
kinh doanh là chỉ tiêu thời điểm, nên để đảm bảo yêu cầu so sánh được thì vốn sản
xuất kinh doanh phải được tính bình quân.
Tổng vốn đầu kỳ + Tổng vốn cuối kỳ
Tổng vốn bình quân (TV) =
2
=Vốn cố định bình quân + vốn lưu động bình quân
*Chỉ tiêu hiệu suất (hay hiệu năng) tổng vốn (HTV)
Công thức GO (VA hoặc G)
HTV =
TV
Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng vốn tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng giá trị sản xuất (hay giá trị
tăng hoặc tổng doanh thu)
*Chỉ tiêu mức doanh lợi tổng vốn (RTV)
Công thức Lợi nhuân Ln
RTV = =
Tổng vốn bình quân trong kỳ TV
Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng bỏ vào sản xuất kinh doanh
trongười kỳ thì tạo ra mấy triệu đồng lợi nhuận.
4.Một số phương pháp phân tích hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
29
4.1.Phương pháp dây số thời gian :
Phương pháp này dùng để phân tích xu hướng biến động của hiện tượng theo
thời gian. Qua dây số thời gian có thể nghiên cứu đặc điểm về sự biến động của
hiện tượng, vạch rõ được xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời dự
đoán được hiện tượng trong tương lai.
Tuy nhiên trong bài viết này, ta chỉ sử dụng các chỉ tiêu của dây số thời gian
để phân tích sự biến động của hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh.
Các chỉ tiêu của dây số thời gian gồm có :
*Mức độ trung bình theo thời gian
*Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối.
*Tốc độ phát triển.
*Tốc độ tăng (hoặc giảm).
*Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm).
4.2.Phương pháp chỉ số :
Trong phân tích kinh tế doanh nghiệp, thống kê thường dùng hệ thống chỉ số
tổng hợp. Hệ thống chỉ số tổng hợp được dùng để phân tích ảnh hưởng của các
nhân tố cấu thành đối với một hiện tượng phức tạp, cho ta các thông tin mới về sự
biến động của hiện tượng theo sự tác động của các nhân tố cấu thành đó.
Như đã biết, các nhân tố hiệu quả có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản
xuất kinh doanh. Vì vậy, thông qua phương pháp chỉ số, ta thấy được việc sử dụng
các yếu tố đầu vào nào là chưa hiệu quả để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời vận dụng phương
pháp chỉ số để phân tích biến động hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp như phân
tích biến động của năng suất lao động bình quân do ảnh hưởng của hiệu suất sử
dụng vốn và mức trang bị vốn cho lao động.
Ta phân tích theo các hướng sau :
Giá trị sản xuất = Mức năng suất lao động bình quân x Số lao động bình
quân
30
Doanh thu = Mức doanh thu bình quân x Số lao động bình quân
Lợi nhuận (lãi thuần)= Mức doanh lợi bình quân x Số lao động bình quân
hoặc =Mức doanh lợi của vốn sản xuất x Khối lượng vốn
tương ứng kinh doanh từng bộ phận.
CHƯƠNG III : VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG
PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ KẾT QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY KINH DOANH VẬN TẢI LƯƠNG
THỰC.
I.Khái quát về công ty kinh doanh vận tải Lương thực :
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty kinh doanh vận tải lương thực là một doanh nghiệp nhà nước thuộc
Tổng công ty Lương thực miền Bắc do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
sáng lập. Trụ sở của công ty ở số 9A vĩnh tuy quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Công
ty được thành lập theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 44 NN/
TCCB-QĐ ngày 08/01/1993 của bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
Số đăng ký kinh doanh : 105865
31
-Với ngành nghề kinh doanh là:
-Vận tải đường bộ
-Thương nghiệp buôn bán lẻ
-Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Tiền thân của công ty kinh doanh vận tải lương thực là xí nghiệp V73 được
thành lập năm 1973. Mục đích thành lập xí nghiệp lúc ấy là giải quyết nhu cầu
lương thực cho các tỉnh miền núi cao và phục vụ chiến tranh. Với nhiệm vụ vận
chuyển lương thực cho các tỉnh miền núi và giải quyết nhu cầu đột suất của Hà
Nội. Như vậy nhiệm vụ chính của công ty bấy giờ là vận tải lương thực phục vụ
ngành. đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng khi lương thực thực phẩm là đIều
kiện cơ bản cho cuộc sống.
Đến năm 1985 xí nghiệp V73 được đổi tên thành xí nghiệp vận tải lương
thực nhưng nhiệm vụ thì không có gì thay đổi.
Như vậy từ khi thành lập (1973) đến những năm trước đổi mới xí nghiệp vận
tải V73 hoạt động theo kế hoạch của nhà nước, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước. Bao cấp dẫn được xoá bỏ, tuy nhiên đối với xí
nghiệp vận tải lương thực I thì công việc vận tải được thực hiện do hàng hoá tập
trung.
Đến năm 1989 thì bao cấp được xoá bỏ hoàn toàn dẫn đến tan rã việc vận tải
tập trung nên xí nghiệp phải thay đổi, đổi mới. Lúc này không còn kế hoạch của
nhà nước nên xí nghiệp buộc phải tự vận động. Lãnh đạo công ty xác định nhiệm
vụ của công ty vẫn là vận tải nhưng có thể chuyển sang kinh doanh lương thực.
Trước mắt để giải quyết khó khăn cho cán bộ công nhân viên, dựa vào kinh nghiệm
có sẵn của mình nên có thẻ mua thóc ở các địa phương. Lúc đó miền Nam là vựa
lúa của cả nước trong khi miền Bắc năng suất lúa chưa cao nên còn sự chênh lệch
giá lúa giữa hai miền. Nhận biết được điều này công ty cho người vào miền nam
mua lúa gạo sau đó thuê tàu thuỷ chỏ ra các cảng ở miền Bắc. Công ty cho xe của
mình nhận thóc ở các cảng chở đi các địa phương để bán thu lãi qua chênh lệch giá.
32
Cũng vì việc kinh doanh lúa gạo này làm nảy sinh ra những địa điểm là mầm mống
đại lý vận tải. Nhờ việc kinh doanh lương thực xí nghiệp đã tồn tại được nhưng đời
sống của cán bộ công nhân viên vẫn còn khó khăn, thiếu việc làm. điều này đặt ra
câu hỏi đối với lãnh đạo công ty là phải làm gì để giải quyết tình trạng này. qua
thăm dò thị trường công ty biết được rằng kinh tế vừa mở cửa thì ngành xây dựng
phát triển rất mạnh vì vậy lãnh đạo công ty quyết định mở xưởng sản xuất vật liệu
xây dựng. Mở xưởng sản xuất vật liệu xây dựng công ty đã giải quyết việc làm cho
khoảng 50 lao động. đây là xưởng sản xuất với lao động không phức tạp nên có thể
sử dụng những thợ cơ khí, những lái xe có đầu óc kém thích nghi với cơ chế thị
trường, sống bắt buộc phải phụ thuộc vào công ty. Thời kỳ đầu xưởng sản xuất vật
liệu xây dựng làm ăn có hiệu quả nhưng sau do hàng vật liệu xây dựng của Trung
Quốc tràn vào rất nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, giá lại không đắt hơn là bao nên
hàng của xí nghiệp không cạnh tranh được do kỹ thuật lạc hậu, không có vốn đổi
mới công nghệ.
Đến 1993, công ty kinh doanh vận tải lương thực chính thức được thành lập
với các nhiệm vụ cơ bản sau đây :
Kinh doanh lương thực : bán buôn, bán lẻ góp phần bình ổn lương thực ở
miền Bắc.
Kinh doanh vận tải đường bộ
Đại lý vận tải
Sản xuất vật liệu xây dựng.
Đến năm 1995 kinh doanh vận tải và sản xuất vật liệu xây dựng gặp khó
khăn do phương tiện cũ dần, đầu tư giảm và cắt hẳn. đời sống của cán bộ công nhân
viên lại gặp khó khăn, tình trạng chờ việc lại xảy ra. Để giải quyết tình trạng này,
qua thăm dò nhu cầu thị trường, được phép của tổng công ty lương thực miền Bắc
công ty quyết định mở thêm xưởng bia. Với công nghệ hiện đại của nước ngoài bia
hoạt động rất có hiệu quả nhất là vào mùa hè và tồn tại cho đến ngày nay. Nhờ đó
việc là được giải quyết, đời sống của cán bộ công nhân viên.
33
Đầu năm 1996, nhà nước định hướng thành lập những tập đoàn kinh tế mạn
để phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đồng thời giảm đầu mối tổ chức,
tập chung vốn đầu tư có trọng điểm nên quuyết định sáp nhập công ty vật tư bao bì
và công ty kinh doanh vận tải lương thực. Việc sáp nhậ hai công ty thì vấn đề mới
nảy sinh lại là lao động dư thừa. Đây là vấn đề làm đau đầu ban giám đốc và các
phòng ban trong công ty. Giải quyết tình trạng nay chỉ còn cách mở rộng sản xuất.
Vì vậy qua nghiên cứu thị trường, công ty quyết định mở thêm xưởng sản xuất sữa
đậu nành và xưởng chế biến gạo chất lượng cao. Việc mở thêm hai xưởng này đã
giải quyết việc làm cho khoảng 100 lao động. Ngoài ra để tận dụng mặt bằng, sử
dụng mặt bằng có hiệu quả công ty còn có ngành kinh doanh nhà kho.
2.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty.
a.Chức năng :
Trong những năm gần đây, sản xuất lương thực ở nước ta liên tục tăng
trưởng ở mức độ khá cao. Nhu cầu tiêu dùng lương thực trong nước đã được đáp
ứng cả về số lượng và chất lượng, xuất khẩu lương thực ngày một tăng. Cân đối
lương thực ở miền Bắc về tổng thể đã đủ và dư chút ít, song do đặc điểm về địa lý,
thời tiết nên hiện tượng mất mùa, thiếu lương thực cục bộ tại từng vùng, từng thời
điểm là cho giá cả lương thực có lúc chưa ổn định, ảnh hưởng đến đời sống nhân
dân, nhất là bộ phận có thu nhập thấp. Mặt khác do bình quân diện tích đất canh tác
thấp, sản lượng thấp, chi phí sản xuất cao lại không có điều kiện dự trữ bảo quản
nên khi giá thị trường lương thực có biến động ( tăng hoặc giảm ) đều có tác động
trực tiếp đến đời sống của nông dân. ở miền Bắc thành phần tư doanh lương thực
đã có phát triển chỉ tham gia hoạt động thị trường lương thực, bảo vệ người tiêu
dùng và khuyến khích sản xuất lương thực chủ yếu do nhà nước đảm nhận.
Bên cạnh đó, nước ta là một nước nông nghiệp với khí hậu nhiệt đới gió
mùa, sản phẩm nông nghiệp đa dạng và phong phú, người nông dân chủ yếu sống
dựa vào việc bán các nông phẩm mà họ trồng trọt được. Do vậy việc thu mua lương
thực lưu thông phân phối trên thị trường và xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan
34
trọng. Nó giúp cho người nông dân bán được sản phẩm của mình để có thu nhập tái
sản xuất sức lao động.
Công ty kinh doanh vận tải lương thực đã góp một phần vào việc thực hiện
nhiệm vụ quan trọng đó.
b.Nhiệm vụ :
Kinh doanh lương thực, cung ứng gạo xuất khẩu cho tổng công ty lương thực
miền Bắc.
Kinh doanh nhà kho và đại lý vận tải.
Xưởng sản xuất bia hơi cung cấp cho thị trường Hà nội.
Xưởng sản xuất sữa đậu nành có thị trường toàn miền Bắc.
Năm 1997 có mở trạm thu mua chế biến kinh doanh lương thực tại Đồng
Tháp có đăng ký kinh doanh.
c.Cơ cấu tổ chức :
Để luôn thích ứng với cơ chế thị trường phức tạp và hay biến động, số lao
động trung bình hoạt động trong một địa bàn rộng, sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao
và để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao công ty đã thực hiện
mô hình tổ chức trực tuyến chức năng để phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.
Trong cơ cấu này các chức năng được chuyên môn hoá hình thành nên các phòng
ban. Các phòng ban chỉ tồn tại với tư cách là một bộ phận tham nưu giúp việc cho
giám đốc trong phạm vi chức năng của mình. Những quyết định của bộ phận chỉ có
ý nghĩa đối với bộ phận của mình khi đã được thông qua giám đốc hoặc được giám
đốc uỷ quyền. Với mô hình này công ty phát huy được năng lực của trưởng phòng
ban, bộ phận, tạo điều kiện cho họ thực hiện chức năng chuyên sâu của mình, gánh
vác phần trách nhiệm quản lý của giám đốc. Tuy vậy cơ cấu này vẫn bảo đảm tính
thống nhất trong quản lý, đảm bảo chế độ của một thủ trưởng và chế độ trách
nhiệm trong quản lý.
Mô hình tổ chức của công ty
35
Sau đây là vài nét cơ bản về các phòng ban trong công ty.
Phòng kinh doanh : tham mưu cho giám đốc về sản xuất kinh doanh đạt hiệu
quả. Quản lý toàn bộ về sản phẩm, lương thực và các mặt hàng trong kinh doanh,
không để thất thoát tài sản hay bị chiếm dụng... luôn có những đề án kinh tế mới để
chuyển hướng cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Hàng tháng, quý, năm phải
lên được kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng tổ chức : đảm nhận công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, tiền
công, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách đối với người lao động. Pham
vi quản lý chủ yếu là quản lý con người.
Phòng tài chính kế toán : chủ yếu quản lý toàn bộ công tác tàI chính, tài sản
cố định, tài sản lưu động, vốn, thu, chi, thực hiện toàn bộ các nguyên tắc về tài
chính kế toán theo pháp luật đã quy định. Chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc.
Sản xuất
bia hơi
Chế biến
gạo
Phó giám
đốc kỹ
thuật
Phòng
tài chính
kế toán
Phó giám đốc
hành chính
Phó giám đốc
kinh doanh
Sản xuất
sữa đậu
nành
Dịch vụ
ăn uống
Phòng
tiếp thị
Phòng
kinh
doanh
Phân
xưởng
sản xuất
Phòng
hành chính
+ Bảo vệ
Phòng tổ
chức
Giám đốc
36
Phòng hành chính + Bảo vệ : phục vụ chủ yếu về nhu cầu hành chính của
công ty như đánh máy, điện nước, đất đai... bảo vệ an toàn trong công ty, quản lý
con dấu và các tài liệu lưu trữ.
Phòng tiếp thị : tìm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của công ty, nghiên
cứu, phân tích nhu cầu của khách hàng với sản phẩm của công ty như : số lượng,
chất lượng, mùi vị, phương pháp đóng gói và hình thức bao bì... để làm tham mưu
cho giám đốc chỉ đạo các đơn vị sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường ch phù hợp
với thị hiếu của khách hàng. Nghiên cứu hình thức thông tin, quảng cáo để thu hút
khách hàng đạt hiệu quả cao, tìm hiểu thị trường về giá cả, đối thủ cạnh tranh, tiềm
năng và triển vọng giúp cho công ty chủ động xây dựng kế hoạch ngắn hạn cung
như kế hoạch dàI hạn, chiếm được thị trường. Nghiên cứu sản phẩm và thị trường
mới cho công ty. Ngoài chức năng, nhiệm vụ chính, tuỳ từng đIũu kiện cụ thể
giám đốc có thể giao nhiệm vụ khác cho phòng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh
của công ty.
Phân xưởng sản xuất sữa đậu nành : thu mua đỗ tương loại tốt để phục vụ
cho dây trruyền sản xuất sữa đậu nành, đóng chai để dưa sản phẩm ra thị trường.
Phân xưởng bia, sản xuất bia hơi phục vụ cho cửa hàng dịch vụ ăn uống và
nhu cầu bia của khách hàng.
Phân xưởng chế biến gạo : chế biến gạo đóng gói, phân phối lưu thông gạo
chế biến tới người tiêu dùng.
3.Thức trạng về hoạt động sản xuất kd của công ty trong thời gian qua.
Trong những năm qua, do tình hình kinh tế đất nước có nhiều sự biến đổi lớn
nên đã góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Hiện nay, được sự lãnh đạo của Tổng công ty và các phòng ban
tổng công ty hết sức giúpb đỡ tạo điều kiện giao việc, giao vốn để công ty ổn đinh
sản xuất kinh doanh và đời sống cho công nhân viên. Do đó, trang thiết bị mới,
hiện đại, công nghệ tiên tiến đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm chất lượngh đáp
37
ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Với điều kiện như vậy công ty có rất nhiều thuận
lợi để phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh.
Về vốn : là một doanh nghiệp đứng số 1 trong 35 doanh nghiệp thành viên
của Tổng công ty Lương thực miền Bắc, giá trị doanh thu của công ty hàng năm
khoảng 40 - 50 tỷ đồng. Vốn hoạt động của công ty dựa vào một phần vốn tự có và
vay ngân hàng bằng hình thức vay ngắn hạn.
Vốn lưu động 9,370 tỷ đồng
Vốn cố định 6,000 tỷ đồng
Đó là số liệu năm 1996. Vốn lưu động lớn hơn vốn cố định chứng tỏ cơ cấu
vốn công ty là tốt.
Về lao động : cơ chế cũ đã để lại nhiều khó khăn cho công ty. Trong đó có
bộ máy hành chính cồng kềnh và lực lượng lao động vượt quá yêu cầu sản xuất
kinh doanh. Từ chỗ có 320 người năm 1997, đến nay công ty chỉ còn lại 275 người,
trong đó khoảng 20% tốt nghiệp đại học, 29% trung cấp, 10% là công nhân kỹ
thuật bậc cao, còn lại là công nhân bình thường.
Về thị trường : Đặc điểm của thị trường xuất khẩu là giá cả ảnh hưởng chung
của mặt bằng thị trường thế giới. Uy tín về chất lượng hàng hoá trên thị trường
quốc tế chưa cao. Về thị trường nội địa thì công ty chủ yếu đưa gạo từ miền Nam ra
miền Bắc để kinh doanh, do vậy thị trường gạo nội địa của công ty là thị trường
miền Bắc.
Năm 1999, công ty có những thuận lợi như : tổ chức công ty ổn định, đoàn
kết, thi đua nỗ lực sản xuất... Bên cạnh đó vẫn có khó khănhưng : năm 1999 là năm
đầu tiên thực hiện thuế VAT nên những bỡ ngỡ ban đầu trong vận hành của nền
kinh tế thị trường theo điều chỉnh thuế mới đã làm chậm lại tốc độ lưu chuyển
hàng hoá từ nhiều góc độ khác nhau như : giá cả, sức cạnh tranh...
Tuy nhiên năm 1999 công ty vẫn đạt được kết quả sản xuất kinh doanh như
kế hoạch.
Bảng 1 : Kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh năm 1998 và 1999
38
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Thực
hiện 1998
Thực hiện
1999
So với kế
hoạch 1999
(%)
1
Số lượng mua vào (Quy
thóc)
Tấn 25.219 16.900 109,3
Số lượng bán ra (Quy
thóc)
Tấn 27640 17870 105,7
Trong đó Xuất khẩu Tấn 9707 13609 100,8
2
Nội địa Tấn 17933 4261 127,6
Bia Sản xuất 1 nghìn lít 235 317 117,0
3
Tiêu thụ 1 nghìn lít 217 305 109,5
Sữa Sản xuất 1 nghìn lít 220 245 114,6
4
Tiêu thụ 1 nghìn lít 218 243 114,3
5 Doanh thu Triệu đồng 45315 58000 109,5
6 Lợi nhuận Triệu đồng 1238 1580 115,4
7 Nộp ngân sách Triệu đồng 986 1209 109
8 Thu nhập bình quân tháng
1000
đồng/người
750 800 106
9 Tổng giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 47791 61160 112,3
Qua số liệu có thể đánh giá tổng quát năm 1999 công ty đã hoàn thành vượt
mức kế hoạch ở các chỉ tiêu chủ yếu : doanh thu, lợi nhuận, GO...
Những thuận lợi và khó khăn năm 1999 tiếp tục là những thuận lợi và khó
khăn của năm 2000, nhưng sẽ là gay gắt và phức tạp tạp hơn. Tuy vậy do được sự
quan tâm giúp đỡ của các cơ quan hữu quan, đặc biệt là Tổng công ty Lương thực
miền Bắc và quyết tâm của tập thể lãnh đạo và lao động trong công ty, đến nay có
thể nói : năm 2000 là năm công ty kinh doanh vận tải lương thực tiếp tục nâng cao
39
truyền thống "Đoàn kết - Việc làm - Đời sống - Tự hào" vượt qua khó khăn đạt
được hiệu quả đáng mừng.
Kết quả đạt được năm 2000 được thể hiện ở
Bảng 2 : Kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh năm 2000
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Thực hiện
2000
% so kế
hoạch
% so với thực
hiện 1999
I.Kinh doanh lương
thực
Tấn (Quy
thóc)
1.Mua vào Tấn 34210 108,6 122,2
2.Bán ra Tấn 34192 110,3 121
Xuất khẩu Tấn 19280 105,5 143 Trong
đó Nội địa Tấn 14912 199,0 252,7
II.Kinh doanh mặt hàng
khác
1.Bia + sữa Đậu nành +
Ca cao
1000 lít 380 100 90
2.Dịch vụ + hàng hoá Triệu đồng 2765 130 130
III.Doanh thu Triệu đồng 67990,7 107,6 117,3
IV.Lợi nhuận Triệu đồng 1765 109 111,7
V.Nộp ngân sách Triệu đồng 1365 103 112,9
VI.Thu nhập bình quân
tháng
1000
đồng/tháng
850 100 106,2
VII.Tổng giá trị sản
xuất (GO)
Triệu đồng 71520 105 116,9
Qua số liệu trên chúng ta vẫn nhận thấy : kinh doanh lượng thực vẫn là mặt
hàng và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty. Trong công ty cung ứng xuất
khẩu cho Tổng công ty khối lượng khá lớn ( vượt 5,5% so với kế hoạch và vượt
40
43% so với năm trước). Và công ty cũng chủ động tìm kiếm khách hàng và nguồn
hàng trong nước nên tỷ trọng tiêu thụ nội địa tăng 99% so với kế hoạch và tăng
152,7% so với năm trước, nâng tỷ trọng tiêu thụ lương thực nội địa và góp phần
bình ổn giá lương thực trong năm trên địa bàn toàn quốc.
Tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của công ty thực hiện đều vượt mức :
-Tổng doanh thu : 67.990,7 triệu đồng, vượt 7,6% so với kế hoạch và tăng
17,3% so với năm trước.
-Lợi nhuận đạt : 1.765 triệu động, vượt 9% so với kế hoạch và tăng 11, 7%
so với năm trước.
II.Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để đánh
giá, phân tích hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh ở tổng công ty kinh
doanh vận tải lương thực.
1.Phân tích các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh.
Kết quả sản xuất kinh doanh là một trong những chỉ tiêu để tính được hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp có đạt được hiệu quả kinh tế cao hay
không thì điều trước tiên là doanh nghiệp phải làm ăn có lãi, các chỉ tiêu kết quả
sản xuất kinh doanh tăng lên, tiếp đó là xét đến việc sử dụng các chi phí kinh tế như
thế nào.
Để thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời
gian qua, thông qua các báo cáo tổng kết hàng năm ta có các chỉ tiêu giá trị sản
xuất, doanh thu, lợi nhuận, từ đó tính được các chỉ tiêu về dây số thời gian nhằm
cho mục đích đánh giá và phân tích.
Bảng 3 : Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thời kỳ 1998 -
2000.
41
42
Qua số liệu ta thấy : trong giai đoạn 1998 - 2000 các chỉ tiêu về kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty đều tăng đạt được thành công đó là nhờ công ty có
định hướng đúng đắn mở rộng sản xuất, tìm hiểu thị trường một cách đúng hướng.
*Về giá trị sản xuất :
Tổng giá trị sản xuất bình quân 11.864,5 triệu đồng/năm hay tăng
22,33%/năm. Năm 1999 so với năm 1998 giá trị sản xuất tăng 13.369 triệu đồng
hay tăng 27,97%, năm 2000 so với năm 1999 giá trị sản xuất tăng 10.360 triệu
đồng hay tăng 16,94%.
Giá trị tuyệt đối 1% tăng của giá trị sản xuất năm 1999 là 477,91 triệu đồng,
năm 2000 là 611,6 triệu đồng và gấp năm 1999 là 1,28 lần.
Như vậy, giá trị sản xuất của công ty có tăng nhưng tốc độ tăng ngày càng
giảm dần.
Doanh thu bình quân 11.337,5 triệu đồng/năm hay tăng 22,49%. Năm 1999
so với năm 1998 doanh thu tăng 12.685 triệu đồng hay tăng 27,99%, năm 2000 so
với năm 1999 doanh thu tăng 9.990 triệu đồng hay tăng 16,94%.
Giá trị tuyệt đối 1% tăng của doanh thu năm 1999 là 453,15 triệu đồng, năm
2000 là 580 triệu đồng và gấp 1,27 lần so với năm 1999.
Như vậy doanh thu của công ty trong giai đoạn 1998 - 2000 là có tăng nhưng
tốc độ tăng lại giảm dần.
*Về lợi nhuận.
Lợi nhuận tăng bình quân 263,5 triệu đồng/năm hay tăng 19,40%. Năm 1999
so với năm 1998 lợi nhuận tăng 342 triệu đồng hay tăng 27,63%, năm 2000 so với
năm 1999 lợi nhuận tăng 185 triệu đồng hay tăng 11,71%.
Giá trị tuyệt đối 1% tăng của lợi nhuận năm 1999 là 12,83 triệu đồng, năm
2000 là 15,8 triệu đồng và gấp 1,27 lần.
Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đạt được đều tăng hơn
so với năm trước. Tuy nhiên để đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay
không thì ta phải xem xét đến lượng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ có
43
đem lại nhiều lợi nhuận hay không. Ta thấy tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc
độ tăng của lợi nhuận, tức là tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của lợi
nhuận. Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty không những giảm mà
đã sử dụng chưa có hiệu quả yếu tố đầu vào.
2.Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.1.Phân tích hiệu quả sử dụng lao động.
Lao động là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Việc sử
dụng lao động như thế nào cho hợp lý là điều không dễ. Doanh nghiệp phải quản lý
lao động cho phù hợp giữa khả năng, nhiệm vụ và trách nhiệm khi phân công lao
động để tạo ra một lực lượng lao động phù hợp cả về số lượng, chất lượng, cũng
như nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc.
Theo báo cáo về tình hình sử dụng lao động của công ty trong thời gian qua,
tất cả người lao động đều có đầy đủ công ăn việc làm. Điều này chứng tỏ công ty
đã tạo được việc làm ổn định cho công nhân, khả năng huy động lao động vào sản
xuất kinh doanh là tốt.
Để thấy được sự biến động về số lượng lao động của công ty ta xem bảng
sau.
Bảng 4 : Lao động của công ty thời kỳ 1998 - 2000
Chỉ tiêu
Năm
Số lao động
bình quân
(người)
Lượng tăng
tuyệt đối
liên hoàn
(người)
Tốc độ phát
triển liên
hoàn (%)
Tốc độ tăng
(%)
Tốc độ tăng
bình quân
(%)
1998 235 - - -
1999 257 22 109,36 9,36
2000 275 18 107 7,00
8,18
44
Qua số liệu trên ta thấy, lượng lao động của công ty tăng bình quân mỗi năm
là 8,18% hay tăng 20 người. Năm 1999 số lượng lao động bình quân tăng 9,36%
hay tăng 22 người và năm 2000 số lượng lao động tăng 7% hay tăng 18 người.
Nhìn chung số lượng lao động của công ty tăng lên không đáng kể. Hiện nay
nước ta đang thực hiện chính sách giảm biên chế trong các doanh nghiệp nhà nước,
đòi hỏi công ty phải rất chú trọng đến việc sử dụng sao cho có hiệu quả tốt nhất,
cũng như thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ tay nghề hơn nữa.
Bảng 5 : Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của công ty thời kỳ 1998 - 2000
Năm
Lượng tăng
(giảm) tuyệt đối
Tốc độ phát
triển (%) STT Chỉ tiêu
1998 1999 2000 99/98 00/99 99/98 00/99
1
Doanh thu thuần
(triệu đồng)
45135 58000 67990 12685 9990 127,97 117,22
2
Lợi nhuận (Triệu
đồng)
1238 1580 1765 324 185 127,63 111,71
3
Tổng quỹ lương
(triệu đồng)
4320 4525 4840 205 315 104,74 106,96
4
Số lao động bình
quân (người)
235 257 275 22 18 109,36 107,00
5
Năng suất lao
động bình quân
theo doanh thu
(triệu
đồng/người)
192,06 225,68 247,23 33,62 21,55 117,5 109,54
6
Mức doanh lợi
theo lao động
(triệu
5,268 6,147 6,419 0,879 0,272 116,68 104,42
45
đồng/người)
7
Thu nhập bình
quân (1000
đồng)
750 800 850 50 50 106,67 106,25
Qua số liệu trên ta thấy.
*Năng suất lao động bình quân theo doanh thu đều tăng qua các năm. Năm
1998 cứ bình quân mỗi lao động thì tạo ra 192,06 triệu đồng, năm 1999 tạo ra
225,68 triệu đồng và năm 2000 tạo ra 247,23 triệu đồng. Như vậy số doanh thu
thuần được tạo ra tính trên mỗi lao động năm 1999 tăng 17,5% so với năm 1998
hay tăng 33,62 triệu đồng, năm 2000 tăng 9,54% so với năm 1999 hay tăng 21,55
triệu đồng.
*Mức doanh lợi bình quân theo lao động năm 1998 cứ 1 lao động thì tạo ra
được 5,268 triệu đồng lợi nhuận, năm 1999 tạo ra được 6,147 triệu đồng lợi nhuận
và năm 2000 tạo ra được 6,419 triệu đồng lợi nhuận. Như vậy số lợi nhuận được
tạo ra tính trên 1 lao động năm 1999 tăng 16,68% so với năm 1998 hay tăng 0,879
triệu đồng và số lợi nhuận tạo ra tính trên 1 lao động năm 2000 tăng 4,42% so với
năm 1999 hay tăng 0,272 triệu đồng.
*Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 1999 là 800 nghìn đồng
hay tăng 6,67% so với năm 1998 (đạt 750 ngàn đồng), năm 2000 đạt 850 nghìn
đồng tăng 6,25% so với năm 1999.
Ta thấy tốc độ tăng thu nhập nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động, tức là
công ty đã đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp mình.
2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Tài sản cố định là cơ sở kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản
xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố dịnh
đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng
sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản
46
phẩm...Vì vậy, việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định để từ đó có biện
pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản
xuất và tài sản cố định khác là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với công ty kinh doanh vận tải lương thực những năm trước đây mặt
bằng nhà xưởng hầu như đã cũ và khấu hao hết, những nhà xưởng, kho bãi được
xây dựng từ chế độ cũ đến nay điều kiện sản xuất rất khó khăn, máy móc thiết bị cũ
và có phần lạc hậu. Do vậy trong những năm gần đây công ty đã tập trung triển
khai xây dựng một số công trình lớn để sử dụng cho sản xuấ kinh doanh, sửa chữa
và nâng cấp nhà xưởng đã hư hỏng. Trong bối cảnh cạnh tranh và hoà nhập hiện
nay của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự đổi mới và nâng cao chất
;ượng sản phẩm. Nhận thức được vấn đề trên, trong những năm gần đây công ty đã
tập trung hướng giải quyết bằng cách thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
nhằm nâng cấp tài sản cố định, tăng năng suất lao động, tăng khả năng đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Công ty đã xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị mới
đưa vào sản xuất kinh doanh : như năm 1998 công ty lắp đặt thêm dây truyền sản
xuất bia hơi và sữa đậu nành. Với hướng đi đầu tư theo chiều rộng là hợp lý, nhưng
sử dụng như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả là điều rất khó. Để biết được công
ty sử dụng có hiệu quả hay không yếu tố tài sản cố định, ta cần phân tích để từ đó
đưa ra được những đánh giá chính xác. ở phần phân tích dưới đây, tài sản cố định
được dùng để phân tích là những tài sản cố định được tính theo nguyên giá tài sản
cố định.
Bảng 6 : Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định bình quân
Năm
Tốc độ phát triển
(%) STT Chỉ tiêu
1998 1999 2000 99/98 00/99
1 Doanh thu thuần (triệu đồng) 45315 58000 67990 127,99 117,22
47
2 Lợi nhuận (triệu đồng) 1238 1580 1765 127,63 111,71
3 TSCĐ bình quân (triệu đồng) 18432 26514 30165 143,84 113,74
4 Hiệu suất TSCĐ 2,458 2,187 2,254 88,97 103,06
5 Suất hoa phí TSCĐ 0,406 0,457 0,443 112,56 97,08
6 Mức doanh lợi TSCĐ 0,067 0,059 0,058 88,05 99,17
Từ kết quả tính toán trên cho thấy.
*Về hiệu suất sử dụng vốn cố định : năm 1998 cứ 1 triệu đồng tài sản cố
định bình quân bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 2,458 triệu
đồng doanh thu thuần, năm 1999 tạo ra được 2,187 triệu đồng giảm 11,03% so với
năm 1998 và năm 2000 tạo ra được 2,254 triệu đồng tăng 3,06% so với năm 1999.
Như vậy doanh thu thuần được tạo ra tính trên 1 triệu đồng tài sản cố định năm
1999 giảm so với năm 1998 là 0,271 triệu đồng, năm 2000 so với năm 1999 tăng
0,067 triệu đồng.
*Về suất hao phí tài sản cố định : năm 1998 cứ 1 triệu đồng doanh thu thuần
được tạo ra trong kỳ thì cần phải tiêu hao 0,406 triệu đồng giá trị tài sản cố định,
năm 1999 cần 0,457 triệu đồng tăng 12,56% so với năm 1998 và năm 2000 cần
0,0443 triệu đồng giảm 2,92% so với năm 1999. Như vậy giá trị tài sản cố định cần
phải bỏ ra để thu được 1 triệu đồng doanh thu thuần năm 1999 tăng so với năm
1998 là 0,051 triệu đồng còn năm 2000 so với năm 1999 giảm 0,014 triệu đồng.
*Mức doanh lợi tài sản cố định : năm 1998 cứ 1 triệu đồng tài sản cố định bỏ
vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra 0,067 triệu đồng lợi nhuận, năm 1999
tạo ra 0,059 triệu đồng giảm 11,95% hay giảm 0,008 triệu đồng so với năm 1998 và
năm 2000 thì tạo ra được 0,058 triệu đồng giảm 0,83% hay giảm 0,001 triệu đồng
so với năm 1999.
2.3.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động :
2.3.1.Phân tích hiệu quả chung của tài sản lưu động.
48
Qua số liệu bảng 7 cho ta thấy.
*Về hiệu suất tài sản lưu động : năm 1998 cứ 1 triệu đồng tài sản lưu động
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 2,248 triệu
đồng doanh thu thuần, năm 1999 tạo ra được 2,261 triệu đồng tăng 0,013 triệu đồng
so với năm 1998 và năm 2000 tạo ra được 2,072 triệu đồng giảm 0,189 triệu đồng
so với năm 1999.
*Mức doanh lợi tài sản lưu động : năm 1998 cứ 1 triệu đồng vốn lưu động
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 0,061 triệu
đồng lợi nhuận, năm 1999 tạo ra được 0,062 triệu đồng lợi nhuận tăng 0,001 triệu
đồng so với năm 1998, và năm 2000 tạo ra được 0,054 triệu đồng lợi nhuận và
giảm 0,008 triệu đồng so với năm 1999.
Bảng 7 : Các chỉ tiêu sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ)
Năm
Lượng tăng
(giảm) STT Chỉ tiêu
1998 1999 2000 99/98 00/99
1 Doanh thu thuần (triệu đồng) 45315 58000 67990 12685 9990
2 Lợi nhuận (triệu đồng) 1238 1580 1765 342 185
3 Giá trị TSLĐBQ (triệu đồng) 20157 25654 32813 5497 7159
4 Hiệu suất TSLĐ 2,248 2,261 2,072 0,013 -0,189
5 Mức doanh lợi TSLĐ 0,061 0,062 0,054 0,001 -0,008
6
Mức doanh lợi tổng doanh thu
thuần
0,028 0,027 0,026 -0,001 -0,001
2.3.2.Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động :
Bảng 8 : Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động bình quân
STT Chỉ tiêu Năm
Lượng tăng
(giảm)
49
1998 1999 2000 99/98 00/99
1 Doanh thu thuần (triệu đồng) 45315 58000 67990 12685 9990
2 Lợi nhuận (triệu đồng) 1238 1580 1765 342 185
3 VLĐ BQ (triệu đồng) 20157 25654 32813 5497 7159
4 Số vòng quay VLĐ (lần) 2,248 2,261 2,072 0,013 -0,189
5 Độ dài BQ 1 vòng quay VLĐ (ngày) 160 159 173 -1 14
6 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,445 0,442 0,483 -0,003 0,041
7 Số VLĐ (tiết kiệm) lãng phí (triệu đồng) - -146,71 2742,2 - -
Qua số liệu trên ta thấy.
*Về số vòng quay vốn lưu động năm 1998 cứ 1 triệu đồng vốn lưu động thì
quay được 2,248 lần và năm 1999 quay được 2,261 lần tăng so với năm 1998 là
0,013 lần và năm 2000 quay được 2,072 lần giảm so với năm 1999 là 0,189 lần. Số
vòng quay của vốn lưu động năm 2000 giảm so với năm 1999 là điều không tốt đối
với doanh nghiệp.
*Về độ dài vòng quay vốn lưu động : năm 1998 bình quân 1 vòng quay của
vốn lưu động là 160 ngày, năm 1999 159 ngày giảm 1 ngày so với năm 1998 và
năm 2000 là 173 ngày tăng 14 ngày so với năm 1999.
*Về hệ số đảm nhiệm vốn lưu động : năm 1998 để tạo ra 1 triệu đồng doanh
thu thuần thì cần phải tiêu hao 0,445 triệu đồng vốn lưu động, năm 1999 cần tiêu
hao 0,442 triệu đồng giảm 0,003 triệu đồng so với năm 1998 và năm 2000 cần tiêu
hao 0,483 triệu đồng hay tăng 0,041 triệu đồng so với năm 1999.
Nhận xét chung.
Năm 1999 do tốc độ chu chuyển của vốn lưu động tăng nhưng không đáng
kể đã tiết kiệm cho doanh nghiệp 146,71 triệu đồng vốn lưu động so với năm 1998.
Năm 2000 do tốc độ chu chuyển của vốn lưu động giảm đã gây lãng phí cho
doanh nghiệp 2.742,2 triệu đồng so với năm 1999.
50
Để tránh gây lãng phí vốn lưu động cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần
phải thực hiện một số biện pháp sau, nhằm giải phóng vốn lưu động như : giảm
thời gian một vòng quay vốn lưu động, tăng tốc độ chu chuyển của vốn, giảm nợ ,
tận dụng các món nợ ổn định như tiền khấu hao chưa đến kỳ nộp, tiền thưởng chưa
sử dụng...
Trong các biện pháp trên, doanh nghiệp nên chú ý tới tốc độ chu chuyển vốn
lưu động bình quân vì tốc độ chu chuyển tăng sẽ làm cho các chỉ tiêu năng suất lao
động, lợi nhuận, mức doanh lợi của công ty tăng lên và tiết kiệm được nguồn vốn
lưu động.
2.4.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn :
Trong sản xuất kinh doanh, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu của mọi
quá trình sản xuất, vốn phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để
biết được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc sử dụng
vốn có hiệu quả hay không ta cần nghiên cứu cơ cấu vốn theo nguồn vốn cố định
và nguồn vốn lưu động.
Bảng 9 : Vốn sản xuất kinh doanh theo tính chất hoạt động.
Trong đó
Vốn cố định Vốn lưu động
Chỉ tiêu
Năm
Tổng
vốn
SXKD
(triệu
đồng)
Tuyệt
đối
(triệu
đồng)
% so
với tổng
vốn
Tuyệt
đối
(triệu
đồng)
% so
với tổng
vốn
Vốn
CĐBQ
(triệu
đồng)
Vốn
LĐBQ
(triệu
đồng)
1998 30781 7314 23,76 23467 76,24 7102 20157
1999 35897 8056 22,44 27841 77,56 7685 25654
51
2000 46409 8624 18,58 37785 81,42 8340 32813
Qua số liệu trên ta thấy.
*Vốn cố định của doanh nghiệp năm 1998 chiếm 23,76% tổng vốn kinh
doanh, năm 1999 chiếm 22,44% và năm 2000 chiếm 18,58%.
*Vốn lưu động của doanh nghiệp năm 1998 chiếm 76,24% so với tổng vốn
kinh doanh, năm 1999 chiếm 77,56% và năm 2000 chiếm 81,42% so với tổng vốn
kinh doanh.
Nhìn chung, vốn lưu động của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
vốn kinh doanh, do đó cơ cấu vốn của doanh nghiệp là tốt trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Bảng 10 : Vốn sản xuất kinh doanh của công ty.
Chỉ tiêu
Năm
Vốn CĐBQ (triệu đồng) Vốn LĐBQ (triệu đồng)
Tổng vốn BQ (triệu
đồng)
1998 7102 20157 27259
1999 7685 25654 33339
2000 8340 32813 41153
Qua số liệu trên ta thấy, khối lượng vốn bình quân của công ty qua các năm
đều tăng. Điều đó có ý nghĩa là chi phí đầu vào của công ty ngày càng tăng. Vì vậy
doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì cần tăng nhanh kết quả sản xuất với
tốc độ tăng hơn tốc độ tăng của yếu tố đầu vào.
Bảng 11 : Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn bình quân
STT Chỉ tiêu Năm
Lượng tăng
(giảm) tuyệt đối
Tốc độ phát
triển (%)
52
1998 1999 2000 99/98 00/99 99/98 00/99
1 GO(triệu đồng) 47791 61160 71520 13369 10360 127,97 116,94
2
Lợi nhuận(triệu
đồng)
1238 1580 1765 342 185 127,63 111,71
3
Vốn SXKDBQ
(triệu đồng)
27259 33339 41153 6080 7814 122,3 123,43
4
Hiệu suất tổng
vốn
1,753 1,834 1,738 0,081 -0,096 104,62 94,76
5
Mức doanh lợi
tổng vốn
0,045 0,047 0,043 0,002 -0,004 104,44 91,49
Qua số liệu trên ta thấy.
*Về hiệu suất tổng vốn sản xuất kinh doanh, năm 1998 cứ 1 triệu đồng vốn
bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 1,753 triệu đồng doanh thu
thuần, năm 1999 tạo ra được 1,834 triệu đồng và năm 2000 tạo được 1,738 triệu
đồng. Như vậy số doanh thu thuần được tạo ra tính trên 1 triệu đồng tổng vốn sản
xuất kinh doanh năm 1999 tăng so với năm 1998 là 0,081 triệu đồng hay tăng
4,62% còn năm 2000 giảm đi 0,096 triệu đồng hay giảm 5,24% so với năm 1999.
*Về mức doanh lợi tổng vốn sản xuất kinh doanh : năm 1998 cứ 1 triệu
đồng vốn bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo được 0,045 triệu
đồng lợi nhuận, năm 1999 thì tạo ra được 0,047 triệu đồng lợi nhuận tăng 0,02 triệu
đồng hay tăng 4,44% so với năm 1998 và năm 2000 tạo ra được 0,043 triệu đồng
giảm 0,004 triệu đồng hay giảm 8,51% so với năm 1999.
Tóm lại trong giai đoạn 1998 - 2000, công ty kinh doanh vận tải lương thực
làm ăn có lãi và nộp đủ thuế trong kỳ cho ngân sách nhà nước, taọi đầy đủ việc làm
và đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức. Để thực hiện được điều này
là do doanh nghiệp đã có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bởi
53
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là vấn đề có tính sống còn đối
với doanh nghiệp cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
3.Phân tích sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh theo ảnh
hưởng của các nhân tố về sử dụng yếu tố sản xuất.
3.1.Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao
động bình quân đến GO và DT năm 1999 và 2000.
Gọi số lượng lao động bình quân năm 1999 là T0
Gọi số lượng lao động bình quân năm 2000 là T1
Năng suất lao động bình quân tính theo GO theo giá so sánh năm 1999 là
WGo và năm 2000 là WG1.
Năng suất lao động bình quân theo doanh thu, theo giá so sánh năm 1999 là
WDo và năm 2000 là WD1.
Ta có:
WGo x T0 = GO0 = GO1999
WG1 x T1 = GO1 = GO2000
WD0 x T0 = DT0 = DT1999
WD1 x T0 = DT1 = DT2000
Bảng 12 : Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và lượng
lao động bình quân đến GO, DT
GO (triệu đồng) T(người) W (triệu đồng/người)
WGO x
T1
GO0 GO1 T0 T1 WG0 WG1
61160 71520 257 275 237,97 260,07 65441,75
DT (triệu đồng) T(người) W (triệu đồng/người) WD0 x T1
DT0 DT1 T0 T1 WD0 WD1
58000 67990 257 275 225,68 247,24 62062
54
Trong đó :
WG0 x T1 là GO năm 2000 tính theo năng suất năm 1999.
WD0 x T1 là DT năm 2000 tính theo năng suất năm 1999.
Từ các số liệu trên ta có hệ thống chỉ số phân tích biến động của GO, DT do
ảnh hưởng của năng suất lao động và lượng lao động hao phí như sau :
*Theo GO :
Số tương đối GO1 WG1 x T1 WG0 x T1
= x
GO0 WG0 x T1 WG0 x T0
IG0 = IWG x IT
Thay giá trị :
71520 71250 65441,75
= x
61160 65441,75 61160
1,17 = 1,09 x 1,07
Số tuyệt đối
GO = (GO1 - GO0) = (WG1 x T1 - WG0 x T1) + (WG0 x T1 - WG0 x T0)
Thay số
G0 = (71520 - 61160) = (71520 - 65441,75) + (6544175 - 61160)
10360 = 6078,25 + 4281,75.
*Theo doanh thu
Số tương đối DT1 WD1 x T1 WD0 x T1
= x
DT0 WD0 x T1 WD0 x T0
Thay số 67990 67990 62062
= x
55
58000 62062 58000
1,17 = 1,1 x 1,06
Số tuyệt đối
DT = (DT1 - DT0) = (WD1 x T1 - WD0 x T1) + (WD0 x T1 - WD0 x T0)
DT = (67990 - 58000) = (67990 - 62062) + (62062 - 58000)
9990 = 5928 + 4062
Qua số liệu trên ta thấy
*Giá trị sản xuất (GO) theo giá so sánh năm 2000 so với năm 1999 tăng 17% hay
tăng 10360 triệu đồng là do tác động của 2 nhân tố :
+Do năng suất lao động bình quân tăng từ 237,97 lên 260,07 triệu
đồng/người nên đã làm cho GO theo giá so sánh tăng lên 9% hay tăng 6078,25
triệu đồng.
+Do tổng số lao động bình quân tăng 18 người nên đã tạo cho GO theo giá
so sánh tăng lên 7% hay tăng 4281,75 triệu đồng.
*Doanh thu (DT) năm 2000 so với năm 1999 tăng lên 17% hay tăng 9990
triệu đồng là do ảnh hưởng của nhân tố :
+Do năng suất lao động bình quân theo doanh thu tăng từ 225,68 lên 247,24
triệu đồng/người nên đã làm cho doanh thu năm 2000 so với năm 1999 tăng lên
10% hay tăng 5928 triệu đồng.
+Do tổng số lao động bình quân tăng 18 người nên đã tạo cho doanh thu năm
2000 so với năm 1999 tăng lên 6% hay tăng 4062 triệu đồng.
3.2.Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản và giá trị tài sản
bình quân đến doanh thu và lợi nhuận.
3.2.1.Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất tài sản cố định là giá trị tài sản
cố định bình quân đến doanh thu và lợi nhuận.
Doanh thu = Hiệu suất sử dụng tầi sản cố định x Giá trị tài sản cố định bình quân.
Lợi nhuận = Mức doanh lợi tài sản cố định x Giá trị tài sản cố định bình quân.
56
Gọi hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 1999 và năm 2000 lần lượt là H0
và H1.
Mức doanh lợi tài sản cố định lần lượt là R0 và R1.
Giá trị tài sản cố định bình quân năm 1999 và năm 2000 lần lượt là 0 và 1.
Ta có
DT0 = H0 x 0
DT1 = H1 x 1
LN0 = R0 x 0
LN1 = R1 x 1
Bảng 13 : Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSCĐ và giá TSCĐ
bình quân
DT (triệu đồng) (triệu đồng) H (tr.đ/tr.đ) H0 x 1
DT0 DT1 0 1 H0 H1
58000 67990 26514 30165 2,187 2,254 65970,9
LN (triệu đồng) (triệu đồng) R (tr.đ/tr.đ) R0 x 1
LN0 LN1 0 1 R0 R1
1580 1765 26514 30165 0,059 0,058 1779,7
Trong đó :
+H0 x 1 là DT năm 2000 với hiệu suất sử dụng tài sản cố định như năm
1999.
+R0 x 1 là LN năm 2000 với mức doanh lợi như năm 1999
Ta có hệ thống chỉ số phân tích biến động của DT, LN do ảnh hưởng của
hiệu suất sử dụng tài sản cố định và giá trị tài sản cố định bình quân như sau :
*Phân tích doanh thu.
Số tương đối DT1 H1 x 1 H0 x 1
57
= x
DT0 H0 x 1 H0 x 0
Thay số 67990 67990 65970,9
= x
58000 65970,9 58000
1,17 = 1,03 x 1,14
Số tuyệt đối
DT = DT1 - DT0 = (H1 x1 - H0 x 1) + (H0 x 1 - H0 x 0)
= 67990 - 58000 = (67990 - 65970,9) + (65970,9 - 58000)
9990 = 2019,1 + 7970,9
*Phân tích lợi nhuận
Số tương đối LN1 R1 x 1 R0 x 1
= x
LN0 R0 x 1 R0 x 0
ILN = IR x I
Thay giá trị 1765 1765 1779,7
= x
1580 1779,7 1580
1,12 = 0,99 x 1,13
Số tuyệt đối
LN = LN1 - LN0 = (R1 x 1-R0 x 1) + (R0 x 1 - R0 x 0)
1765 - 1580 = (1765 - 1779,7) + (1779,7 - 1580)
185 = -14,7 + 199,7
Qua số liệu tính toán trên ta thấy :
*Doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1999 là 17% hay tăng 9990 triệu
đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố.
+Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng từ 2,187 lên 2,254 triệu
đồng/triệu đồng nên đã làm cho DT tăng 3% hay tăng 2019,1 triệu đồng.
58
+Do giá trị tài sản cố định bình quân tăng từ 26514 lên 30165 triệu đồng nên
đã làm cho DT tăng 14% hay tăng 7970,9 triệu đồng.
*Lợi nhuận năm 2000 so với năm 1999 tăng 12% hay tăng 185 triệu đồng là
do ảnh hưởng của 2 nhân tố :
+Do mức doanh lợi năm 2000 giảm 0,059 xuống 0,058 triệu đồng/triệu đồng
so với năm 1999 nên làm cho LN của công ty năm 2000 giảm so với năm 1999 là
1% hay giảm 14,7 triệu đồng.
+Do giá trị tài sản cố định bình quân tăng 3651 triệu đồng nên đã tạo cho LN
tăng lên 13% hay tăng 199,7 triệu đồng.
3.2.2.Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản lưu động và
khối lượng tài sản lưu động bình quân đến DT và LN.
Gọi hiệu suất sử dụng tài sản lưu động năm 1999 và 2000 lần lượt là HV0,
HV1.
Mức doanh lợi tài sản lưu động năm 1999 và 2000 là RV0, RV1.
Khôi lượng tài sản lưu động bình quân năm 1999 và năm 2000 là V0, V1
Bảng 14 : Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSLĐ và khối lượng
TSLĐ BQ đến DT và LN.
DT (triệu đồng) V (triệu đồng) HV HV0 x V1
DT0 DT1 V0 V1 HV0 HV1
58000 67990 25654 32813 2,261 2,072 74190,2
LN (triệu đồng) V (triệu đồng) RV RV0 x V1
LN0 LN1 V0 V1 RV0 RV1
59
1580 1765 25654 32813 0,062 0,054 2034,4
Trong đó:
HV0 x V1 là DT năm 2000 với hiệu suất sử dụng tài sản lưu động năm 1999.
RV0 x V1 là LN năm 2000 với mức doanh lợi của năm 1999.
Từ số liệu trên ta phân tích :
*Phân tích doanh thu :
Số tương đối DT1 HV1 x V1 HV0 x V1
= x
DT0 HV0 x V1 HV0 x V0
Thay giá trị 67990 67990 74190,2
= x
58000 74190,2 58000
1,17 = 0,92 x 1,27
Số tuyệt đối
DT = DT1 - DT0 = (HV1 x V1 - HV0 x V1) + (HV0 x V1 - HV0 x V0)
67990 - 58000 = (67990 - 74190,2) + (74190,2 - 58000)
9990 = -6200,2 + 16190,2
Phân tích LN
Số tương đối LN1 RV1 x V1 RV0 x V1
= x
LN0 RV0 x V1 RV0 xV0
Thay số 1765 1765 2034,4
= x
1580 2034,4 1580
1,12 = 0,87 x 1,29
Số tuyệt đối
LN = LN1 - LN0 = (RV1 x V1 - RV0 x V1) + (RV0 x V1 - RV0 x V0)
60
1765 - 1580 = (1765 - 2034,4) + (2034,4 - 1580)
185 = -269,4 + 454,4
Qua số liệu tính toán trên ta thấy :
*Doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1999 là 17% hay tăng 9990 triệu
đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố :
+Do hiệu suất sử dụng tài sản lưu động giảm từ 2,261 xuống 2,072 triệu
đồng/triệu đồng nên đã làm cho doanh thu năm 2000 so với năm 1999 giảm 0,08%
hay giảm 6200,2 triệu đồng,
+Do khối lượng tài sản lưu động bình quân tăng 7159 triệu đồng làm cho
doanh thu năm 2000 so với năm 1999 tăng 27% hay tăng 16190,2 triệu đồng.
*Lợi nhuận của công ty năm 2000 so với năm 1999 tăng 12% hay tăng 185
triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố :
+Do mức doanh lợi của năm 2000 giảm 0,008 triệu đồng/triệu đồng so với
năm 1999 đã làm cho lợi nhuận giảm 13% hay giảm 269,4 triệu đồng.
+Do khối lượng tài sản lưu động bình quân năm 2000 so với bnăm 1999 tăng
7159 triệu đồng nên làm cho lợi nhuận tăng 29% hay tăng 454,4 triệu đồng.
3.3.Phân tích ảnh hưởng hiệu suất tổng vốn sản xuất kinh doanh và khối
lượng vốn bình quân đến GO và LN.
Ta có GO = Hiệu suất tổng vốn x Tổng vốn bình quân
Và LN = Mức doanh lợi tổng vốn x Tổng vốn bình quân
Gọi hiệu suất tổng vốn năm 1999 và năm 2000 : HTV0, HTV1
Mức doanh lợi tổng vốn năm 1999 và 2000 : RTV0, RTV1
Tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm 1999 và năm 2000 : TV0, TV1
Ta có:
GO0 = HTV0 x TV0
GO1 = HTV1 x TV1
LN0 = RTV0 x TV0
LN1 = RTV1 x TV1
61
Bảng 15 : Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất tổng vốn và khối lượng vốn
bình quân.
GO (triệu đồng) TV(triệu đồng) HTV HTV0 x TV1
GO0 GO1 TV0 TV1 HTV0 HTV1
61160 71520 33339 41153 1,834 1,738 75474,6
LN (triệu đồng) TV (triệu đồng) RTV RTV0 x TV1
LN0 LN1 TV0 TV1 RTV0 RTV1
1580 1765 33339 41153 0,047 0,043 1934,2
Trong đó :
HTV0 x TV1 là GO năm 2000 với hiệu suất sử dụng tổng vốn sản xuất kinh
doanh như năm 1999.
RTV0 x TV1 là LN năm 2000 với mức doanh lợi như năm 1999.
*Phân tích GO
GO1 HTV1 x TV1 HTV0 x TV1
= x
GO0 HTV0 x TV1 HTV0 x TV0
71520 71520 75474,6
= x
61160 75474,6 61160
1,17 = 0,95 x 1,23
GO = GO1 - GO0 = (HTV1 x TV1 - HTV0 x TV1) + (HTV0 x TV1 - HTV0 x TV0)
71520 - 61160 = (71520 - 75474,6) + (75474,6 - 61160)
10360 = -3954,6 + 14314,6
*Phân tích lợi nhuận
LN1 RTV1 x TV1 RTV0 x TV1
= x
LN0 RTV0 x TV1 RTV0 x TV0
62
1765 1765 1934,2
= x
1580 1934,2 1580
1,12 = 0,91 x 1,23
LN = LN1 - LN0 = (RTV1 x TV1 - RTV0 x TV1) + (RTV0 x TV 1 - RTV0 x TV0)
1765 - 1580 = (1765 - 1934,2) + (1934,2 - 1580)
185 = -169,2 + 354,2
Kết quả tính toán trên ta nhận thấy :
*Giá trị sản xuất năm 2000 tăng 17% so với năm 1999 hay tăng 10360 triệu
đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+Do hiệu suất sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty giảm từ
1,834 xuống 1,738 triệu đồng/triệu đồng nên làm cho GO giảm 5% hay giảm
3954,6 triệu đồng.
+Do khối lượng tổng vốn sản xuất kinh doanh tăng lên từ 33339 lên 41153
triệu đồng đã làm cho GO tăng 23% hay tăng 14314,6 triệu đồng.
*Lợi nhuận của công ty năm 2000 so với năm 1999 tăng 12% hay tăng 185
triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+Do mức doanh lợi tổng vốn sản xuất kinh doanh giảm từ 0,047 xuống 0,043
triệu đồng/triệu đồng nên làm cho LN của công ty năm 2000 giảm 9% so với năm
1999 hay giảm 169,2 triệu đồng.
+DO khối lượng tổng vốn sản xuất kinh doanh tăng lên 7814 triệu đồng nên
đã làm cho lợi nhuận của công ty năm 2000 so với năm 1999 tăng 23% hay tăng
354,2 triệu đồng.
3.4.Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định và mức
trang bị tài sản cố định cho lao động và tổng số lao động bình quân tới doanh
thu năm 2000 và năm 1999.
Gọi hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 1999 và năm 2000 : H0, H1
63
Mức trang bị tài sản cố định cho lao động năm 1999 và năm 2000 : M0,
M1.
Số lao động bình quân năm 1999 và năm 2000 : T0, T1
Ta có DT1999 = H0 x M0 x T0
DT2000 = H1 x M1 x T1
Bảng 16 : Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSCĐ và mức trang bị
TSCĐ và số lao động bình quân đến DT.
DT
(triệu đồng)
T (người) (triệu đồng) H M H0.M1.T1 H0.M0.T1
DT0 DT1 T0 T1 0 1 H0 H1 M0 M1
58000 67990 257 275 26514 30165 2,187 2,254 103,2 109,7 65970,85 62067,06
Trong đó
H0 x M0 x T1 là DT năm 2000 với hiệu suất sử dụng tài sản cố định của
năm 1999.
H1 x M0 x T1 là DT năm 2000 với hiệu suất sử dụng tài sản cố định và
mức trang bị tài sản cố định của năm 1999
Từ kết quả trên ta có hệ thống chỉ số phân tích biến động DT như sau :
Số tương đối
DT1 H1 x M1 x T1 H0 x M1 x T1 H0 x M0 x T1
= x x
DT0 H0 x M1 x T1 H0 x M0 x T1 H0 x M0 x T0
Thay giá trị :
67990 67990 65970,85 62067,06
= x x
58000 65970,85 62067,06 58000
1,17 = 1,03 x 1,06 x 1,07
64
Số tuyệt đối :
DT = DT1 - DT0 = (H1 x M1 x T1 - H0 x M1 x T1) + (H0 x M1 x T1 -
H0 x M0 x T1) + (H0 x M0 x T1 - H0 x M0 x T0)
67990 - 58000 = (67990 - 65970,85) + (65970,85 - 62067,06) + (62067,06 - 58000)
9990 = 2019,15 + 3903,79 + 4067,46
Từ kết quả tính toán trên ta thấy
Doanh thu của công ty năm 2000 tăng 17% so với năMarketing 1999 hay
tăng 9990 triệu đồng là do ảnh hưởng của 3 nhân tố :
+Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2000 tăng 0,067 triệu đồng/triệu
đồng so với năm 1999 nên đã làm cho DT tăng 3% hay tăng 2019,15 triệu đồng.
+Do mức trang bị tài sản cố định cho mỗi lao động tăng 6,5 triệu đồng/người
nên làm cho DT năm 2000 tăng 6% so với năm 1999 hay tăng 3903,79 triệu đồng.
+Do số lao động bình quân của toàn công ty năm 2000 tăng 18 người so với
năm 1999 nên đã làm cho DT tăng 7% hay tăng 4067,06 triệu đồng.
3.5.Phân tích mức doanh lợi bình quân mỗi lao động và tổng số lao động
bình quân tới lợi nhuận.
Ta có LN = Mức doanh lợi theo lao động x Số lao động bình quân.
Gọi mức doanh lợi theo lao động năm 1999 và 2000 : RT0, RT1.
Số lao động bình quân năm 1999 và 2000 : T0, T1.
Ta có:
LN0 = RT0 x T0
LN1 = RT1 x T1
Bảng 17 : Phân tích ảnh hưởng của mức doanh lợi và tổng số lao động bình
quân đến LN.
LN (triệu đồng) T (người) RT (triệu đồng/người) RT0 x T1
LN0 LN1 T0 T1 RT0 RT1
65
1580 1765 257 275 6,15 6,42 1691,25
Ta có hệ thống chỉ số :
Số tương đối : LN1 RT1 x T1 RT0 x T1
= x
LN0 RT0 x T1 RT0 x T0
Thay giá trị : 1765 1765 1691,25
= x
1580 1691,25 1580
1,12 = 1,04 x 1,08
Số tuyệt đối :
LN = LN1 - LN0 = (RT1 x T1 - RT0 x T1) + (RT0 x T1 - RT0 x T0)
1765 - 1580 = (1765 - 1691,25) + (1691,25 - 1580)
185 = 73,75 + 111,25
Qua số liệu tính toán trên ta thấy
Lợi nhuận năm 2000 của công ty so với năm 1999 tăng 12% hay tăng 185
triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố
+Do mức doanh lợi bình quân mỗi lao động tăng lên từ 6,15 đến 6,42 triệu
đồng/người đã làm cho LN của công ty năm 2000 tăng 4% hay tăng 73,75 triệu
đồng.
+Do số lao động bình quân năm 2000 tăng 18 người so với năm 1999 nên đã
làm cho LN năm 2000 tăng 8% hay tăng 111,25 triệu đồng.
III.Một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh ở công ty kinh doanh vận tải lương thực.
1.Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty.
*Giải pháp về vốn :
66
Vốn là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Vốn giúp cho doanh nghiệp hoạt động được liên tục, mở rộng sản xuất, mua
sắm máy móc thiết bị cho quá trinh sản xuất. Đối với doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh thì vốn sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng, đòi hỏi vốn nằm
trong sản xuất lớn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn thì công ty cần chú
trọng một số giải pháp sau :
+Cơ cấu lại nguồn vốn cho hợp lý, tăng cường vốn chủ sở hữu và giảm vốn
vay nhằm tránh tình trạng kết quả sản xuất kinh doanh tăng không cao do trả lãi
vay vốn lớn.
+Nhanh chóng giải phóng vốn tồn đọng tại các kho đồng thời tăng việc thu
nợ của các đơn vị khách hàng nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng nhanh tốc
độ chu chuyển của vốn để công ty tiết kiệm được vốn.
+Quản lý vốn chặt chẽ, tránh lãng phí và thất thoát vốn.
*Giải pháp về con người
+Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đảm bảo bộ
máy quản lý gọn nhẹ nhưng hoạt động có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ phải giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức kinh doanh vững vàng, năng động sáng tạo
trong công việc.
+Cần có cán bộ, đội ngũ công nhân lành nghề, nhiệt tình với công việc, gắn
bó với công ty. Muốn vậy công ty cần có chiến lược về nguồn nhân lực bằng cách
đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ...
*Giải pháp về thị trường:
+Công ty cần tích cực tìm hiểu thị trường, lựa chọn đối tác làm ăn, có chính
sách quảng cáo tiếp thị thích hợp, nhằm thu hút được nhiều đơn đặt hàng và đẩy
nhanh việc tiêu thụ sản phẩm.
+Xem xét, đánh giá tiềm năng và nhu cầu thị trường, khả năng cung cấp sản
phẩm cho thị trường của công ty. Để từ đó lập kế hoạch sản xuất hợp lý.
2.Một số kiến nghị :
67
*Về chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu cần phải duy trì,
quan tâm và chăm lo thường xuyên nhằm giữ vững được uy tín của người tiêu
dùng, để khách hàng luôn vui lòng khi đến đặt hàng tại công ty.
*Về công tác quản lý kỹ thuật :
Cần tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đổi mới công nghệ theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Thực hiện mở
rộng sản xuất sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của
xã hội. Sản xuất sản phẩm ngày càng đảm bảo chất lượng để phục vụ tốt cho xuất
khẩu.
*Về công tác cung ứng vật tư nguyên liệu :
Nguyên liệu vật tư là điều kiện thiết yếu của sản xuất, phải tận dụng tối đa và
hợp lý nguồn nguyên liệu vật tư trong nước.
*Công tác thu hồi công nợ :
Tăng cường công tác thu hồi công nợ, coi trong khâu này từ khi ký hợp đồng
, thanh toán hợp đồng đến khâu tiếp cận khách hàng đòi nợ. Để làm được việc này
đòi hỏi phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh chủ động công việc của mình và phối
hợp tốt với nhau.
*Về công tác thống kê :
Cần thành lập một tổ thống kê nghiên cứu phân tích và dự báo nhu cầu thị
trường nhằm phản ánh đúng thực trạng hoạt động của công ty cũng như giúp cho
lãnh đạo công ty có những quyết định đúng đắn và kịp thời.
KẾT LUẬN
68
Hiện nay với những yêu cầu khắc nghiệt của cơ chế thị trường đã và đang đặt
ra cho các doanh nghiệp nước ta trong tiến trình đổi mới trước 2 con đường : Tự
khẳng định và phát triển không ngừng hoặc thua lỗ đi đến phá sản.
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh
nghiệp là điều kiện giúp cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý hiểu rõ hơn về thực
trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra những
giải pháp kịp thời nhằm giúp cho doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, phát huy
những mặt mạnh để từ đó doanh nghiệp đứng vững và phát triển đi lên.
Trong thời gian qua, công ty kinh doanh vận tải lương thực làm ăn có lãi, các
chỉ tiêu kinh doanh tăng lên nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty vẫn
chưa cao nhất là công ty chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn, gây lãng phí vốn làm
cho kết quả kinh doanh không cao. Vì vậy doanh nghiệp cần phải thực hiện các
biên pháp nhằm khắc phục những tồn tại, phát huy những mặt tích cực để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như giúp cho doanh nghiệp ngày càng một phát
triển vững mạnh hơn.
Trong thời gian thực tập tại phòng kinh doanh của công ty kinh doanh vận tải
lương thực, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Phạm Ngọc Kiểm cùng với sự
giúp đỡ của các cô chú ở phòng kinh doanh đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
nhiệm vụ của mình. Do trình độ và thời gian có hạn, chuyên đề của tôi mới chỉ đề
cập tới vấn đề cơ bản chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, những người nghiên cứu và làm công tác thống
kê để chuyên đề của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn - Thực trạng vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để đánh giá.pdf