Luận văn Thực trạng và những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh

Tài liệu Luận văn Thực trạng và những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh: LUẬN VĂN: Thực trạng và những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh Lời nói đầu Thế giới bước sang thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng cũng ngổn ngang những vấn đề gay gắt mang tính chất toàn cầu. Nó chứa đựng trong mình cả niềm vui nỗi bất hạnh, cả nụ cười và nước mắt, nỗi đau nhân loại là nghèo đói vẫn còn trầm trọng trên một phạm vi vô cùng rộng lớn. Nghèo, đói luôn là nỗi bất hạnh của loài người, là một nghịch lý trên con đường phát triển. Trong khi thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn về tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng vượt bậc sự giàu có của con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại chính là sự nghèo đói. Thực tế hiện nay trong hơn 6 tỷ người của thế giới, thường xuyên có 2,8 tỷ người sống dưới mức sống 2USD/ngày, đặc biệt có 1,2 tỷ người sống dưới mức 1USD/ngày. ở nước ta, sau 15 đổi mới, nền kinh tế đang từng bước khởi sắc và đã đạt...

pdf69 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Thực trạng và những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh Lời nói đầu Thế giới bước sang thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng cũng ngổn ngang những vấn đề gay gắt mang tính chất toàn cầu. Nó chứa đựng trong mình cả niềm vui nỗi bất hạnh, cả nụ cười và nước mắt, nỗi đau nhân loại là nghèo đói vẫn còn trầm trọng trên một phạm vi vô cùng rộng lớn. Nghèo, đói luôn là nỗi bất hạnh của loài người, là một nghịch lý trên con đường phát triển. Trong khi thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn về tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng vượt bậc sự giàu có của con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại chính là sự nghèo đói. Thực tế hiện nay trong hơn 6 tỷ người của thế giới, thường xuyên có 2,8 tỷ người sống dưới mức sống 2USD/ngày, đặc biệt có 1,2 tỷ người sống dưới mức 1USD/ngày. ở nước ta, sau 15 đổi mới, nền kinh tế đang từng bước khởi sắc và đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh khối dân cư giàu có và trung lưu ngày một gia tăng, vẫn còn một bộ phận lớn dân cư nghèo đói. Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam còn rất cao (11% năm 2000) đang là một thách thức lớn đối với sự phát triển và trở thành mối quan tâm chung, vấn đề cấp bách phải giải quyết của toàn xã hội. Do đó giải quyết vấn đề giảm nghèo tạo tiền đề cho phát triển kinh tế – xã hội, chuyển nước ta từ một nước nghèo trở thành một nước giàu có, văn minh. Quán triệt qua điểm của Đảng huyện Thuận Thành đã luôn quan tâm đến công tác xoá đói giảm nghèo trong suốt quá trình phát triển. Tuy đã đạt được những thành tựu tốc độ tăng trưởng khá trong nhiều năm vẫn có một khoảng cách về thu nhập khá lớn. Mục tiêu của Thuận Thành là tiến tới xoá hẳn tình trạng đói nghèo vào năm 2010. Đây là một việc hết sức khó khăn đòi hỏi phải có sự phối hợp nỗ lực của toàn thể cộng đồng cũng như ý trí vươn lên của chính người nghèo. Qua quá trình học tập tại trường và qua một thời gian nghiên cứu thực tế em đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thuận Thành nói riêng và của Việt Nam nói chung. Chính vì vậy em đã chọn và nghiên cứu đề tài này: “Thực trạng và những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh”. Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 phần chính sau: Phần I: Một số vấn đề lý luận chung về xoá đói giảm nghèo. Phần II: Phân tích thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở huyện Thuận Thành Phần III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu xoá đói giảm nghèo ở Thuận Thành trong thời gian tới. phần I Một số vấn đề lý luận chung về xoá đói giảm nghèo I- Các quan niệm về đói, nghèo. 1- Quan niệm về đói, nghèo. Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độ lực lưọng sản xuất quyết định. Bằng lao động sản xuất, con người khai thác thiên nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở và những nhu cầu khác. Năng xuất lao động ngày càng cao thì của cải ngày càng nhiều, các nhu cầu sống được đáp ứng đầy đủ hơn, trái lại năng xuất lao động thấp, của cải vật chất thu được ít, con người rơi vào cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, ở trong các thời đại khác nhau, cũng có nhiều cách lý giải khác nhau về quan niệm, nguyên nhân và cách giải quyết đối với hiện tượng nghèo đói. Trong thời kỳ tiền sử mông muội, loài người trong khi bức ra, tách khỏi thế giới động vật trong giới tự nhiên để trở thành người và tổ chức thành đời sống xã hội thì cùng với bước ngoặc vĩ đại ấy, con người đã phải thường xuyên đối mặt với đói nghèo. ở đây, nghèo đói là hệ quả trực tiếp của lạc hậu, mông muội là điển hình của sự thống trị của tự nhiên đối với con người. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghiã Mác-Lênin, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc nước ta, Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta những tư tưởng quý báu về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là quan niệm của Người về chủ nghĩa xã hội là xa lạ với nghèo đói, bần cùng và lạc hậu. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất hơn nữa, thực hành tiết kiệm. “Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”. Đây là con đường lâu dài và chắc chắn đối với công tác xoá đói giảm nghèo nói riêng và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân nói chung. Đặc biệt là tư tưởng của Người: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm”. Theo Người, xoá đói phải tiến tới giảm nghèo và tăng giàu. Đói, nghèo là một cửa ải phải vượt qua, phải tiến tới giàu có, giàu có nữa giàu có mãi, “dân có giàu thì nước mới mạnh”. Cần phải xây dựng chủ nghĩa xã hội như một xã hội giàu có, phồn thịnh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, văn minh và văn hoá. Quan niệm trên đây chứa đựng ý nghĩa giải phóng to lớn sức sản xuất, giải phóng tư tưởng và tiềm năng xã hội, hướng tới một sự phát triển năng động của toàn xã hội vì hạnh phúc của con người. Nếu điểm xuất phát tới chủ nghĩa xã hội lại quá thấp và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội còn là mới mẻ, đang từng bước phải tìm tòi về con đường, cách đi, mô hình, cách làm ... như ở nước ta thì vấn đề nghèo đói vẫn còn tồn tại là vấn đề khó tránh khỏi. Đối với Việt Nam để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với các nước trên thế giới và trong khu vực, con đường phải đi của chúng ta là phát triển rút ngắn đồng thời gắn liền với việc giảm tối đa cái giá phải trả - trong đó có việc phải xoá đói giảm nghèo. ở Việt Nam,đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2- Các khái niện về đói nghèo. 2.1- Các khái niệm về nghèo. * Khái niệm về nghèo khổ của UNDP – 1998. Năm 1998, UNDP công báo một bản báo cáo nhan đề “Khắc phục sự nghèo khổ của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo như sau: Sự nghèo khổ của con người : Thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ. Sự nghèo khổ về tiền tệ : Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu. Sự nghèo khổ cực độ: Nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản tối thiểu. Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phi lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở những nước khác nhau. Sự nghèo khổ tương đối: Sự nghèo khổ được xác định theo những chuẩn mực có thể thay đổi với thời gian ở nước này hay nước khác. Ngưỡng này có thể tăng lên đồng thời với thu nhập. Sự nghèo khổ tuyệt đối: Sự nghèo khổ được xác định bằng một chuẩn mực nhất định. Chẳng hạn như ngưỡng quốc tế của sự nghèo khổ là 1USD/người/ngày. * Khái niệm về nghèo đói của Ngân hàng thế giới (WB). Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua một rổ hàng hoá lương thực hàng ngày trong năm 1993 và được gọi là “ngưỡng nghèo về lương thực, thực phẩm”. Ngưỡng nghèo này thưòng thấp bởi vì nó không tính đến số tiền chi tiêu cho những sản phẩm phi lương thực khác. Ngưỡng nghèo thứ hai là “ ngưỡng nghèo chung” bao gồm cả chi tiêu cho lương thực thực phẩm và chi tiêu cho sản phẩm phi lương thực. Xuất phát từ nhu cầu calo tối thiểu cần thiết cho mỗi cơ thể theo thể trạng con người: WB đã đưa ra con số phổ biến được sử dụng là 2100 kilo calo cho một người mỗi ngày. Mỗi gia đình Việt Nam phải mất bao nhiêu tiền để mua được một rổ hàng hoá lương thực đủ để cung cấp 2100 calo cho mỗi người một ngày. Vì vậy, nghèo đói theo định nghĩa của WB là những hộ không có khả năng chi trả cho số hàng hoá lương thực của mình để đủ cung cấp 2100 calo cho mỗi người một ngày. * Khái niệm về nghèo đói trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương do ESCAP tháng 9/1993. Nghèo tuyệt đối: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con ngưòi, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương. Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. 2.2- Các khái niệm về đói. Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Hay có thể nói đói là một nấc thấp nhất của nghèo. Tài liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phân loại đói làm hai dạng (theo mốc đánh giá năm 1993): Thiếu đói: Là tình trạng của một bộ phận dân cư có thu nhập dưới mức thu nhập là 12 kg gạo/người/tháng. Hay là tình trạng của một bộ phận dân cư ở nông thôn có thu nhập dưới mức 20.400 đồng/người/tháng và ở thành thị là 24.500 đồng/người/tháng. Đói gay gắt: Là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhập dưới mức 8 kg gạo/người/tháng và ở thành thị là 16.300 đồng/ngưòi/tháng. Ngoài ra còn có khái niệm khác nhằm làm rõ hơn tình trạng nghèo đói ở Việt Nam. Nghèo đói kinh niên: (tương ứng với nghèo truyền từ đời này qua đời khác) là bộ phận dân cư nghèo đói nhiều năm liền cho tới thời điểm đang xét. Nghèo đói cấp tính: (hay còn gọi là nghèo mới ) là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo đói đột xuất vì nhiều nguyên nhân như phá sản và các rủi ro khác, tại thời điểm đang xét. II- Các quan niệm về xoá đói, giảm nghèo. 1- Khái niệm về xoá đói, giảm nghèo. 1.1- Khái niệm về xoá đói. Xoá đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống, từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. 1.2- Khái niệm giảm nghèo. Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. ở khía cạnh khác giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người. ở góc độ nước nghèo: giảm nghèo ở nước ta chính là từng bước thực hiện quá trình chuyển đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội sang trình độ sản xuất mới, cao hơn. Mục tiêu hướng tới là trình độ sản xuất tiến tiến của thời đại. ở góc độ người nghèo: giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng. 2- Phương pháp tính thu nhập bình quân đầu người. N= Error! = Error! Trong đó: N: Thu nhập bình quân một người trong hộ; Q: Tổng thu nhập (tổng doanh thu); N: Số người trong hộ; Qc: Tổng chi phí (gồm chi phí vật chất cho sản xuất, kể cả tiền công thuê mướn lao động và các khoản nộp thuế, lệ phí theo quy định nếu có); QT: Tổng thu nhập thuần tuý. (Thu nhập bình quân đầu người bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí vật chất chia cho số người trong hộ). 3- Các tiêu thức và chuẩn mực đánh giá nghèo đói. 3.1- Các tiêu thức đánh giá nghèo đói. Để xác định ngưỡng nghèo có nhiều chỉ tiêu, chuẩn mực đánh giá khác nhau. Tiêu thức về chỉ tiêu chất lượng cuộc sống (PQLI) chỉ số PQLI bao gồm ba mục tiêu cơ bản là tuổi thọ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và tỷ lệ mù chữ. Tiêu thức về chỉ tiêu phát triển con người (HDI) do UNDP đưa ra của hệ thống ba mục tiêu: tuổi thọ, tình trạng biết chữ người lớn, thu nhập bình quân trên đầu người trong năm. Tiêu thức về chỉ tiêu nhu cầu dinh dưỡng: Tính mức tiêu dùng quy ra kilocalo cho một người trong một ngày. Tiêu thức về thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người: đây là chỉ tiêu chính mà hiện nay nhiều nước và tổ chức quốc tế đang dùng để xác định giàu nghèo. Tại đại hội lần thứ II của Uỷ ban giảm nghèo khổ khu vực (ESAP) họp tại BangKoc tháng 9/1995, Ngân hàng thế giới đưa ra chuẩn mực nghèo khổ chung của toàn cầu là thu nhập bình quân đầu ngươì dưới 370 USD/ người/năm. Tóm lại, sự kết hợp chỉ tiêu GDP, HDI, và PQLI cho phép nhìn nhận các nước giàu, nghèo chính xác và khách quan hơn. Bởi nó cho phép đánh giá khách qua, toàn diện của con người trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. 3.2- Mức chuẩn đánh giá nghèo đói. a- Mức chuẩn nghèo đói đối với quốc tế (đánh giá nước giàu, nước nghèo). ở một khía cạnh khác nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng, một miền. Các chỉ số xác định thế nào là nghèo cho biết trình độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trình độ lực lượng sản xuất nói riêng ở vùng, miền, quốc gia đó ở tại một thời điểm nhất định. Ví dụ: với chỉ số nghèo là 400 USD/người/ năm cho biết đây là nước đang phát triển. Với chỉ số nghèo là 13.000 USD/người/năm cho biết đây là nước phát triển. Như vậy trên thế giới tương đương với ba nhóm nước có ba dạng nghèo khác nhau: Nghèo ở các nước có trình độ kinh tế phát triển cao; nghèo ở các nước có trình độ phát triển kinh tế chậm và nghèo ở các nước có trình độ phát triển kinh tế trung bình. Việc phân định ba dạng nghèo như vậy có ý nghĩa rất lớn trong việc xem xét đánh giá nghèo ở mỗi nước thuộc dạng nào, tương ứng với trình độ phát triển kinh tế – xã hội nào để có cách nhìn tổng quát trong quá trình giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo. Với cách đánh giá nghèo như trên, nghèo ở Việt Nam mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản này nhưng nổi bật ở hai đặc trưngsau: - Nghèo dai dẳng kéo dài, nghèo từ đời nay sang đời khác. - Nghèo có cấp độ rất lớn, khoảng cách giữa thu nhập quan sát được với ngưỡng nghèo được quy định ở Việt Nam và trên thế giới là rất lớn. Biểu hiện là, Việt Nam vẫn còn một bộ phận dân cư bị đói. Đây là hai đặc trưng phản ánh thực trạng ở Việt Nam là nước còn rất nghèo, nằm trong nhóm nước đang phát triển với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém. Đồng thời hai đặc trưng này chi phối rất nhiều đến trình độ xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay. Nếu căn cứ vào GDP trên đầu người/ năm ở vào thời điểm năm 1990 để phân tích cho thấy: Trên 25.000 USD : nước cực giàu Trên 20.000 – 25000 USD : nước giàu Trên 10000 – 20000 USD : nước khá giàu Trên 2500 – 10000 USD : nước trung lưu Trên 500 – 2500 USD : nước nghèo Dưới 500 USD : nước cực nghèo Việt Nam mới đạt được 386 USD/người/năm (Năm2000) được xếp thứ 110/171 trên thế giới, nằm trong nhóm cực nghèo. b- Mức chuẩn nghèo đói đối với Việt Nam Bộ Lao động Thương binh – Xã hội là cơ quan thuộc Chính phủ được nhà nước giao trách nhiệm nghiên cứu và công bố chuẩn nghèo của cả nước qua từng thời kỳ. Tiêu chuẩn nghèo đói năm 1997 là : - Hộ đói: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 13 kg/tháng, (tương đương 45.000đ). - Hộ nghèo: Là hộ có mức thu nhập bình quân quy ra gạo: + Vùng nông thôn miền núi. hải đảo: dưới 15kg/người/tháng(tương đương 55.000đ) + Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng (tương đương 70.000đ) + Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng(tương đương 90.000đ) - Xã nghèo: là xã có tỷ lệ hộ đói nghèo từ 40% trở lên và thiếu cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, nước sạch, chợ). Chuẩn nghèo mới được điều chỉnh năm 2000 như sau: - Hộ nghèo : Là hộ có thu nhập bình quân + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 80.000đ/người/tháng. + Vùng nông thôn đồng bằng: dưới 50.000đ/người/tháng. + Vùng thành thị:dưới 150.000đ/người/tháng. - Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên và chưa đủ cơ sở hạ tầngthiết yếu (điện, đường, trường, trạm, nước sạch, chợ). Ngân hàng thế giới dựa theo mức nhu cầu calo tiêu thụ hàng ngày là 2.100 calo/ người/ ngày và đồng thời cũng tính đến việc thay đổi giá cả theo từng vùng của một số nhóm hàng hoá lương thực, thực phẩm thiết yếu đã đưa ra một tiêu chuẩn để đánh giá nghèo đói tại Việt Nam là: Tính bình quân: 1.090.000 đồng/ người/ năm Tính riêng: Đô thị là 1.203.000 đồng/ người/ năm Nông thôn là 1.040.000 đồng/ người/ năm. Ta thấy mức tiêu chuẩn này cao hơn mức tiêu chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiều, dẫn đến một tình trạng có sự khác biệt lớn trong cách đánh giá tình trạng nghèo đói. Theo tiêu chuẩn này thì Việt Nam có đến một nửa dân số (51%) được coi là nghèo đói, trong một nửa số nghèo này tức là khoảng 25% tổng số dân thuộc diện nghèo đói về lương thực, nghĩa là dù họ có dùng toàn bộ thu nhập của mình để tiêu dùng cho nhu cầu lương thực, thực phẩm cơ bản thì vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ calo cơ bản hàng ngày. Về mặt cơ cấu, mức độ nghèo khó ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị, cũng theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới, số dân nghèo khổ ở nông thôn chiếm tới 54%, cao gấp đôi so với các vùng đô thị. Như vậy, có khoảng 90% tổng số người nghèo tập trung ở nông thô. Mức độ nghèo khổ cũng không đồng đều giữa các khu vực. Đối với các vùng xa xôi hẻo lánh tại Bắc Trung Bộ, số người nghèo chiếm tới 71% dân số. Tại các vùng trung du, miền núi phía Bắc, tỷ lệ này là 59% dân số. Đây là các vùng có tỷ lệ nghèo khổ cao hơn mức trung bình của cả nước. Hai vùng này chiếm khoảng 40% số người nghèo tại Việt Nam, tuy chúng chỉ chiếm 29% dân số cả nước. Tỷ lệ nghèo thấp nhất là 33% tại vùng Đông Nam Bộ, nơi có trung tâm kinh tế mạnh nhất của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh. Bốn vùng khác nhau là cao nguyên Trung bộ, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung đều có tỷ lệ nghèo đói thấp hơn một chút so với mức trung bình chung của cả nước, chiếm khoảng từ 48-50%. 4- ý nghĩa của xoá đói giảm nghèo đối với các vấn đề trong đời sống xã hội. Đói nghèo là vấn đề mang tính chất toàn cầu, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm đến vấn đề xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy xoá đói giảm nghèo là một bộ phận trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các nước, đó cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Chính vì lẽ đó xoá đói giảm nghèo và các vấn đề trong đời sống xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể trong quá trình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo có mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề văn hoá củng cố an ninh chính trị xã hội và một số chính sách khác có liên quan. 4.1-Xoá đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế. Nghèo đói đi liền với lạc hậu, chậm phát triển là trở ngại lớn đối với phát triển. Nói cách khác, xoá đói giảm nghèo là tiền đề của phát triển. Ngược lại sự phát triển kinh tế - xã hội vững chắc gắn với tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là nhân tố đảm bảo thành công trong công tác xoá đói giảm nghèo. Thông qua hiện trạng nghèo, đói người ta thường nhận thấy sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu của kỹ thuật, trình độ thấp kém của phân công lao động xã hội. Nó dẫn tới năng xuất lao động xã hội mức tăng trưởng kinh tế luôn ở những chỉ số thấp. Thất nghiệp gia tăng, thu nhập không đủ cho chi dùng vật phẩm tối thiểu, do đó càng không thể có điều kiện chi dùng cho những nhu cầu văn hoá tinh thần để vượt qua ngưỡng tồn tại sinh học, vươn tới việc thoả mãn nhu cầu phát triển chất lượng con người. Đó là hiện trạng nghèo đói về kinh tế của dân cư. Nhìn từ góc độ xã hội, nghèo đói của dân cư biểu hiện qua tỷ lệ lao động thất nghiệp (tuyệt đối và tương đối), chỉ số về tổng số sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân theo đầu người, mức độ thấp kém của đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, kể cả phát triển giáo dục, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và các lĩnh vực khác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và phúc lợi xã hội. Nghèo đói càng gay gắt thì phát triển kinh tế càng bị kìm hãm. Trình độ phát triển càng chậm chạp thì càng thiếu điều kiện và khả năng từ bên trong để khắc phục đói nghèo. 4.2-Đối với vấn đề chính trị - xã hội. Nghèo đói về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến các mặt xã hội chính trị. Các tệ nạn xã hội phát sinh như chộm cắp, cướp giật, ma tuý, mại dâm... đạo đức bị suy đồi, an ninh xã hội không được đảm bảo đến một mức nhất định có thể dẫn đến rối loạn xã hội. Nếu nghèo đói không được chú ý giải quyết, tỷ lệ và cấp độ của nghèo đói vượt quá giới hạn an toàn sẽ dẫn đến hậu quả về mặt chính trị, ở mức cao hơn là khủng hoảng chính trị, đặc biệt nguy cơ “diễn biến hoà bình” và “chiến tranh biên giới mềm”. Nghèo đói về kinh tế luôn dẫn tới những sức ép căng thẳng về chính trị xã hội. Trong quá trình hội nhập sự lệ thuộc của nước nghèo đối với nước giàu là điều khó tránh khỏi, bắt đầu từ kinh tế rồi xâm nhập vào văn hoá, hệ tư tưởng và chính trị. Thực tế đã cho thấy, trong điều kiện nền kinh tế thế giới đã quốc tế hoá như ngày nay, mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể giữ vững chế độ chính trị độc lập tự do chủ quyền của mình với một tiềm lực kinh tế khá mạnh. Ngày nay, không một quốc gia, dân tộc nào có thể giải quyết được các vấn đề phát triển trong một mô hình đóng kín, biệt lập như một ốc đảo. Muốn phát triển được phải mở cửa, hội nhập hợp tác song phương và đa phương nhưng phải trên cơ sở giữ vững chủ quyền và không đánh mất bản sắc dân tộc. Do đó, chỉ khi nào làm chủ chiến lược và sách lược phát triển, định hình những điều kiện và bước đi trong chiến lược phát triển và có thể khai thác mọi nhân tố tiềm lực từ bên trong nhằm vào nhân tố tiềm lực từ bên trong nhằm vào mục tiêu phát triển thì quá trình tham gia hợp tác cạnh tranh với bên ngoài thì mới có tác dụng tích cực, hiệu quả và đạt tới sự phát triển bền vững. Nghèo đói của dân cư (nhất là các tầng lớp cơ bản của xã hội ) đang là lực cản kinh tế - xã hội lớn nhất đối với các nước nghèo hiện nay trong quá trình phát triển. Và không có khuôn mẫu duy nhất nào có thể sao chép, áp dụng hệt như nhau cho việc giải quyết bài toán kinh tế - xã hội này. Như vậy, nghèo đói và lạc hậu sóng đôi với nhau, là xiềng xích trói buộc các nước nghèo, là một trong những vấn dề bức xúc nhất hiện nay mà mỗi quốc gia dân tộc và cộng đồng quốc tế phải cùng hợp tác giải quyết. 4.3-Đối với các vấn đề về văn hoá. Từ nghèo đói về kinh tế dẫn tới nghèo đói văn hoá. Nguy cơ này rất tiềm tàng và thực sự là một chướng ngại vật đối với sự phát triển không chỉ ở từng người, từng hộ gia đình mà còn cả cộng đồng, kìm hãm sự phát triển xã hội. ở một trình độ phát triển thấp, nghèo đói về kinh tế là sự nổi trội gay gắt nhất. Do đó mục tiêu phấn đấu là đạt được sự giàu có. Nhưng sự giàu có chỉ thuần về vật chất, kinh tế mà vắng bóng sự phát triển văn hoá, tinh thần, sự định hướng giá trị sẽ chỉ kích thích tính thiển cận, chủ nghĩa thực dụng, sự thiếu hụt hoặc lệch chuẩn về mặt nhân văn, nhân cách con người .… Đi vào lối sống, sự sùng bái giàu có vật chất có nguy cơ phát triển cái xấu, cái ác, làm nghèo nàn biến dạng cái chân thiện mỹ. Nếu tình trạng đó xảy ra ở lớp trẻ sẽ càng nguy hại, đẩy tới sự nghèo nàn, cằn cỗi, về văn hoá nhân cách. Nó kìm hãm sự phát triển không kém gì lực cản đói nghèo về kinh tế, thậm chí còn tệ hại hơn vì nó thẩm lậu vào những yếu tố phản phát triển, chứa chấp các mầm mống của bệnh hoạn, suy thoái. “Nghèo đói về kinh tế dễ nhận thấy và ít ai dám coi thường nó. Cũng do đó, giàu về kinh tế dễ trở thành một khát vọng đam mê thậm chí cực đoan, làm giàu bằng mọi giá, bất chấp mọi thủ. Nghèo đói về văn hoá khó nhận thấy hơn và rễ rơi vào sự nhận thức muộn màng, có khi phải trả giá”. Do đó trong khi tập trung mọi nỗ lực chống đói nghèo về kinh tế, cần sớm cảnh báo xã hội những nguy cơ tác hại của đói nghèo văn hoá. Không sớm dự phòng nó một cách chủ động, xã hội khó tránh khỏi sự thua thiệt bởi phải trả giá đắt cho sự thiếu hụt văn hoá. 4.4-Xoá đói giảm nghèo với một số vấn đề khác có liên quan. Xoá đói giảm nghèo là một bộ trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, nó có mối quan hệ với rất nhiều các chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, chính sách đào tạo nghề cho người lao động, chính sách đầu tư ... và nhiều chính sách khác. Tất cả chính sách đó đều có mối quan hệ tác động qua lại với chương trình xoá đói giảm nghèo. Chẳng hạn với chính sách giải quyết việc làm cho người lao động, xoá đối giảm nghèo là làm sao cho người lao động đặc biệt là lao động ở các hộ nghèo có công ăn việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống và như vậy là việc xoá đói giảm nghèo đã gián tiếp tác động đến việc giải quyết công ăn việc cho người lao động, hơn thế nữa còn giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động, bởi vì ở nước ta hiện nay đa số thất nghiệp là người nghèo. Như vậy, xoá đói giảm nghèo và các chính sách kinh tế xã hội khác có liên quan chặt chẽ với nhau tác động qua lại lẫn nhau. Thực hiện mục tiêu này là góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vì vậy đòi hỏi phải được sự quan tâm sâu sắc của toàn Đảng toàn dân và phải tiến hành được thường xuyên, liên tục góp phần phát triển kinh tế - xã hội của toàn đất nước. III- Nguyên nhân của đói nghèo. Con người sinh ra ai cũng muốn được học hành, có cơm ăn, có áo mặc có công cụ sản xuất từ đơn sơ đến hiện đại. Song do môi trường và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên hiện nay trên toàn cầu có 1,5 tỷ người đang phải sống trong tình trạng nghèo đói. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở nước ta thì có nhiều, song qua nghiên cứu tổng kết chúng ta có thể đưa ra được 6 nguyên nhân chính (bao gồm cả khách quan và chủ quan) sau: Do trình độ sản xuất: hiện nay ở nước ta, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật rất thấp 14% trong khi đó khu vực thành thị chiếm từ 40 – 60%. Việc đào tạo lao động dó chuyên môn kỹ thuật còn nhiều hận chế như: giáo dục xuống cấp, kinh tế nhiều vùng thấp kém không có điều kiện để theo học. Nhà nước chưa có chính sách quan tâm đào tạo, phân phối sức lao động kỹ thuật cho nông thôn. Do bản thân người nghèo: người nghoo là người thiếu hầu hết các yếu tố để tạo lập lên một cuộc sống bình thường. Hộ thiếu vốn thiếu kỹ năng lao động, thiếu trình độ họ vấn và thiếu cả ý thức vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói. Do thất nghiệp: Việt Nam là một nước đang phát triển có cung lao động lớn do dân số tăng nhanh, cầu lao động thấp do trình độ kinh tế kém phát triển thường gây lên tình trạng thất nghiệp cao làm cho các vấn đề xã hội càng trở lên phức tạp kết cục là lại tăng thêm người nghèo. Do điều kiện tự nhiên và môi trường: là một nước nông nghiệp nghèo bởi điều kiện tự nhiên ít thuận lợi thường bị thiên tai và khả năng hạn chế thiên tai là rất hạn chế. Theo ước tính mỗi năm ngân sách tăng khoảng 4000 tỷ trong khi thiệt hại do thiên tai trung bình là 6000 tỷ. Do cơ chế chính sách: hệ thống cơ chế chính ở nước ta hiện nay còn đang khập khễnh chưa đồng bộ chưa thoả đáng. Gần 80% dân số ở nông thôn trong khi đầu tư ngân sách nhà nước vào khu vức này chỉ chiếm 10% conf lại là khu vực đô thị. Do thiếu trình độ để trao đổi thông tin và sản phẩm: hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước ta nhất là vùng sâu, vùng xa đang còn lạc hậu kếm phát triển làm cho người dân không có điều kiện phát triển thông tin nắm bắt được nhứng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiếp cận với thị trường làm cho họ ngày càng tụt hậu với sự phát triển. IV. Tổng quan kinh nghiệm xoá đói, giảm nghèo ở một số nước trên thế giới. 1. Bức tranh chung về nghèo đói trên thế giới. Thế kỷ XX đã chứng kiến một sự tiến bộ vượt bậc trong công cuộc giảm nghèo và cải thiện phúc lợi. Trong bốn thập niên vừa qua, tuổi thọ trung bình ở các nước đang phát triển đã tăng trung bình 20 năm, tỷ lệ chết của tre sơ sinh và tỷ lệ sinh giảm hơn một nửa. Từ năm 1965 đến năm 1968, thu nhập bình quân tăng hơn hai lần ở các nước đang phát triển và riêng trong giai đoạn 1990 – 1998, số người trong cảnh nghèo cùng cực đã giảm được 78 triệu người. Tuy vậy, bước sang thế kỷ XXI, nghèo đói vẫn còn là một vấn đề rất lớn của toàn cầu. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, thu nhập trung bình của 20 nước giàu nhất gấp 37 lần mức trung bình của 20 nước nghèo nhất (khoảng cách này tăng đã tăng gấp đôi trong vòng 40 năm qua). Nhưng vấn đề nghèo đói vẫn còn rất nan giải ở trên khắp các hành tinh của chúng ta Tại Mỹ - La tinh và vùng Caribê, 150 triệu người nghèo, 56% nông dân không có nước sạch để uống Tại các nước công nghiệp phát triển GDP thực tế tăng hơn 3%/năm, tuy nhiên vẫn có hơn 100 triệu người nghèo, hơn 5 triệu người không có nhà ở và hơn 30 triệu người không có việc làm. Tại miền Nam châu Phi - Sahara, trong 30 năm qua chi phí quân sự chiếm từ 27% lên tới 43% trong các khoản chi tiêu xã hội. Có 215 triệu người nghèo, 120 triệu người mù chữ và 170 triệu người không đủ ăn, hơn 80 triệu trẻ em đến tuổi đến trường không được đi học. Hàng năm có 1,3 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Đông á là một khu vực có GDP tính trên đầu người tăng trung bình 5%, mức cao nhất thế giới. Tuy nhiên, khu vực này vẫn có 170 triệu người nghèo khổ. Báo cáo của Liên hợp quốc cho rằng tình trạng đói, nghèo trên thế giới nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của sự huỷ diệt tài nguyên thiên nhiên, xung đột chủng tộc, phát triển dân số không kiểm soát nổi, phân phối không công bằng trong xã hội, do các nhu cầu thiết yếu bị bỏ qua (bảo hiểm xã hội, nguồn nước, vệ sinh ...) do thiên lệch các khoản chi phí khác như quá tập trung đầu tư vào khu vực quân sự, giảm ngân sách xã hội, trật tự kinh tế bất hợp lý và trở ngại lớn trên con đường đi lên của các nước đang phát triển, đồng thời cũng là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với Liên hợp quốc. Đói, nghèo còn là nguyên nhân chủ yếu gây nên tội phạm, bạo lực, mất an ninh xã hội. Nó không những mang lại hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng cho các nước đang phát triển mà còn là nguyên nhân quan trọng của của xung đột, mất ổn định và tàn phá môi trường sinh thái trên thế giới. Vì vậy, giảm bớt và đi đến xoá bỏ nghèo đói trở thành mục tiêu chú ý của toàn nhân loại, trở thành mục tiêu nhiệm vụ nặng nề của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các tổ cức chính phủ trên thế giới. Tất cả đã đang áp dụng mọi biện pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng nghèo đói trên thế giới chúng ta. 2. Một số mô hình giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo trên thế giới. ở các nước trên thế giới, đặc biệt là cac nước có tình hình phát triển kinh tế xã hội khá phức tạp đều phải đối mặt với vấn đề xoá đói giảm nghèo. trong quá trình xoá đói giảm nghèo, cac nước đã tận dụng được lợi thế của mình để phát triển kinh tế xã hội hạ thấp tỷ lệ đói nghèo. Như ở Thái Lan là một nước nằm trong khu vực Đông Nam á có nền kinh tế tương đối “nóng” và phức tạp Thái Lan đã biết khai thác và triệt để lợi thế tiềm năng về du lịch và dịch vụ để phát triển kinh tế. Việc Thái Lan ký kết với một số nước (trong đó có nước ta) về việc bái bỏ thị thực nhập cảnh trong thời gian 1 tháng trở xuống có tác dụng thu hút đáng kể người du lịch vào Thái Lan. Đây cúng là bài học về tận dụng lợi thế để phát triển. Đối với Hàn Quốc nơi có đông dân cư có tinh thần và tự lực cao và tinh thần đoàn kết dân tộc mạnh mẽ, người Hàn Quốc đã tận dụng lợi thế này để phát động phong trào xoá đói giảm nghèo với khẩu hiệu: “Chỉ có chính họ (người nghèo) với tinh thần làm việc chăm chỉ tự lực vượt khó khăn và hợp tác tiềm ẩn giữa các thành viên nông thôn với sự trợ giúp có hạn của Chính phủ mới có thể phát triển nông thôn thành nơi thịnh vượng để sống” Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở Trung Quốc lại cho thấy tăng trưởng kinh tế là cần thiết nhưng không chỉ dựa hoàn toàn vào tăng trưởng kinh tế để xoá đói giảm nghèo. C ác biện pháp giải quyết việc làm, mở rộng hệ thống dạy nghề, áp dụng kỹ thuật mới, giảm nhẹ điều kiện làm việc … là hết sức cần thiết trong xoá đói giảm nghèo. Gắn cải cách kinh tế với công nghiệp nông thôn nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế. cải tạo kinh tế thuần nông theo phương trâm “ly nông bất ly hương” đã làm giảm đáng kể lượng người nghèo đói ở nông thôn Trung Quốc. Chính vì vậy, tuy là một nước đông dân nhất trên thế giới nhưng Trung Quốc lại là nước có tỷ lệ nghèo đói thấp nhất trên thế giới. Trong các thập kỷ qua, các nước Đông á nói chung và Đông Nam á nói riêng đã giải quyết khá tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội, các nước vừa đạt được tốc độ tăng trưởng cao vừa giảm được tỷ lệ đói nghèo đáng kể. ở đây, chúng ta cần quan tâm tới các định chế của những nền kinh tế đó đã được xây dựng như thế nào và tại sao nó vừa có thể thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh vừa cho phép nhân dân được chia sẻ rộng rãi thành công kinh tế và giúp họ thích nghi với những điều kiện kinh tế thay đổi vì đó chính là chìa khoá đưa họ đến sự thành công trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội. Về tổng quát, các nước này đã xây dựng được một nền kinh tế nội tổng thể vững mạnh với những nền tảng định chế giúp đạt được sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào tiến trình tăng trưởng. Hầu hết cá nước đều dành phần đầu tư quan trọng để đạt được trình độ giáo dục và tỷ lệ người biết chữ cao. Các nước đã đề ra các chương trình cải cách ruộng đất tổng hợp và triệt để mà kết quả là sự ra đời của những khu vực nông nghiệp bao gồm chủ yếu hay toàn bộ các nông trại nhỏ. Sau đó là dựa vào xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến dùng nhiều lao động và đến khi có mức tích luỹ tương đối thì dựa chủ yếu vào xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng lao động lành nghề. Các nước này cũng nổi bật với chính quyền địa phương vững mạnh và các tổ chức địa phương nhiều tầng lớp do chính người dân quản lý bao gồm các hợp tác xã, các tổ chức thuỷ lợi, các hiệp hội nông dân và các tổ chức của thanh niên phụ nữ. Như vậy, cùng với tăng trưởng kinh tế, các nước này dần giảm tỷ lệ đói nghèo. Ví dụ như Indonesia đã giảm tỷ lệ nghèo đói từ 60% năm 1970 xuống còn 11% năm 1996. Cùng với giảm tỷ lệ nghèo đói, chất lượng cuộc sống của người dân Indonesia được cải thiện đáng kể, tuổi thọ bình quân tăng lên, giáo dục phổ thông hoá ngày càng được nâng cao. Theo kinh nghiệm của các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc đã khẳng định rằng khu vực nông thôn có khả năng biến đổi hết sức phi thường. Nông thôn tại các nước này trước đây đều hết sức lạc hậu và đói nghèo nhưng với chính sách đúng đắn thì có thể giải quyết một cách cơ bản tình trạng đói nghèo và hỗ trợ rất tích cực cho tiến trình phát triển nông nghiệp nông thôn đều tập trung vào nâng cao năng suất lao động và đa dạng hoá các ngành nghề, cơ hội thu nhập. Từ những kết quả này mà cuộc sống của đại bộ phận người nghèo sẽ được nâng lên và có cơ hội đạt được sự công bằng xã hội hơn trước. Chiến lược trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn ở đây là; thứ nhất chủ yếu đặt trọng tâm vào việc tăng năng suất và thu nhập của hộ nông dân nhỏ, đồng thời nhấn mạnh công nghệ tận dụng lao động, tiết kiệm vốn, tạo điều kiện mở rộng thị trường nội địa cho hàng công nghiệp và dịch vụ. Các thị trường này trở thành cơ sở ban đầu cho việc theo đòi hỏi của các ngành của nghiệp nhỏ ở nông thôn, kể cả cung cấp đầu vào cho công nghiệp và chế biến nông sản; hai là tài trợ nhiều cho việc phát triển các dịch vụ kinh tế ở nông thôn, trong đó đặc biệt là kết cấu hạ tầng, điều này quan trọng để mở rộng thị truờng kết nói với các thành viên trong đó lại, làm cho năng suất lao động tăng lên cơ hội phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng và giảm bớt đói nghèo. Ngoài ra, Nhà nước còn cung cấp các dịch vụ xã hội ở nông thôn, đặc biệt là y tế giáo dục. Ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng chủ yếu đối với việc cung cấp các dịch vụ nói trên. Đương nhiên các gia đình cá nhân có đóng góp một phần. Nhờ vậy khu vực nông thôn từng bước biến đổi và phát triển, góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiện tốt hơn vấn đề công bằng xã hội. Nhìn chung các nước Đông Nam á đầu tư cho giáo dục với tỷ lệ khá cao. Chẳng hạn, ngân sách đầu tư cho giáo dục năm 1992 ở Singapore là 22,9%; Hàn Quốc là 20,1%; ở Malaysia là 19%; ở Thái Lan là 21,1%; ở Philippin là 15%. Đây là một tỷ lệ khá cao và có xu hướng tăng lên. Mục tiêu của đầu tư cho giáo dục là hình thành một đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ, do có phần chi tiêu cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở ở các quốc gia này cao hơn bất kỳ một nơi nào khác trên thế giới. Người ta tổng kết rằng tỷ lệ trẻ em đi học tiểu học cao và trung học cơ sở tăng 10% thì thu nhập bình quân đầu người tăng 0,3%. Như vậy, giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các khu vực này. Nhờ vậy các nước này có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Mặt khác giáo dục đào tạo phát triển tác động rất lớn đến công bằng xã hội. Do tình hình của người lao động được nâng cao, năng suất tăng nhanh, do đó thu nhập của họ tăng lên nhanh, điều này góp phần giảm bớt sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Người ta tính được rằng nếu một lao động nông thôn qua trường học, đào tạo từ 5-7 năm thì năng suất lao động của họ tăng lên 10-20%. Năng suất lao động là cơ sở giảm bớt chênh lệch thu nhập. Như vậy, có thể nói việc tăng trưởng, công bằng xã hội và giảm tỷ lệ nghèo đói đạt được ở Đông Nam á trong ba thập kỷ vừa qua được quyết định bởi nhân tố đào tạo nguồn nhân lực (chủ yếu là lao động có trình độ giáo dục trung bình). 3- Những bài học kinh nghiệm rút ra trong công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay. Thứ nhất: Chính phủ cần có chiến lược tăng trưởng kinh tế nhanh, lâu bền và phân phối thu nhập đảm bảo công bằng tương đối. Đối với nước nghèo, nước đang phát triển, điều kiện quan trọng và quyết định để giải quyết thành công vấn đề giảm nghèo đó là Chính phủ phải đảm bảo tưng trưởng kinh tế với tốc độ cao, lâu bền trong thời gian dài, từ vài thập kỷ trở lên. Một số nước Đông Nam á bứt phá khỏi vùng nghèo đói với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trên 8%/năm suốt ba chục năm. Cùng với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững phải đảm bảo phân phối công bằng trong dân cư. Sự chênh lệch thái quá về thu nhập làm cho người nghèo trở lên nghèo hơn, nghèo khổ tương đối càng bộc lộ rõ hơn. Bởi sự bất bình đẳng quá lớn lại là lực cản đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Và nền kinh tế có sự trục trặc trong quá trình vận hành thì sự bất bình đẳng này sẽ là ngòi nổ cho những biến động rối ren về chính trị và xã hội (kinh nghiệm rút ra từ một số nước Đông Nam á...) Mặt khác đảm bảo sự phân phối công bằng song không đồng nhất với bình quân, vì sự bình quân sẽ triệt tiêu động lực phát triển, do đó sẽ làm cho xã hội nghèo đi. Thứ hai: Dựa vào nguồn tích luỹ trong nước là chính, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nước ngoài trong quá trình phát triển. Kinh nghiệm của các nước công nghiệp mới đã thành công trong việc chuyển từ nền kinh tế lạc hậu sang nền kinh tế phát triển, giảm được tỷ lệ nghèo đói là đã duy trì tỷ lệ tích luỹ trên 30%GNP. Trong quá trình phát triển Nhật, Đài Loan, Hôngkông, Singapore sử dụng các nguồn tích luỹ trong nước là chính, tránh lệ thuộc quá nhiều vào vay nợ nước ngoài nên phần nào ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Trong khi đó, Indonesia, Thailan, Hàn Quốc, Philippin lại bước vào sai lầm lệ thuộc quá nhiều vào tư bản nước ngoài trong quá trình phát triển, để lại những món nợ lớn. Sự tăng trưởng kinh tế lại đi kèm với sự gia tăng nghèo đói càng cho thấy sự lệ thuộc vào nước tư bản, vào chính sách phát triển kinh tế của các nước chủ nợ thông qua các tổ chức tài chính quốc tế là một sai lầm nghiêm trọng. Nó không đưa đến sự phát triển, phồn vinh cho nước đi vay nợ mà mục đích làm tăng sự lệ thuộc của nước nghèo (nợ) đối với nước giàu (chủ nợ), nhằm làm lợi cho kẻ giàu đồng thời chút bất hạnh lên những người nghèo. Đây là bài học quý báu rút ra đối với các nước nghèo, nước đang phát triển (Trong đó có Việt Nam) trong quá trình phát triển, vươn lên hội nhập với nền kinh tế thế giới nhất là trong bối cảnh hiện nay. Thứ ba : Nhà nước phải xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội tương xứng với trình độ phát triển về kinh tế. Bên cạnh sự vươn lên của chính người nghèo đòi hổi nhà nước phải có trách nhiệm giúp đỡ cộng đồng dân cư nhất là người nghèo vươn lên, vượt qua ngưỡng nghèo. Sống nghèo không phải mang dấu vết của tội lỗi như quan niệm ở Mỹ. Thực tế cho thấy, ở Mỹ vai trò của nhà nước và cộng đồng xã hội giúp đỡ người nghèo vươn lên chưa tương xứng với trình độ phát triển kinh tế đã lý giả vì sao nước giàu nhất thế giới, nhưng tỷ lệ nghèo đói luôn ở mức cao là 13%. ở một số nước Đông Nam á, do sự thiếu hụt chế độ bảo hiểm xã hội có phần nào quá chú trọng phát triển kinh tế, khi nền kinh tế bị chao đảo, lâm vào khủng hoảng tài chính, hàng loạt người đã lâm vào cảnh nghèo đói. Để khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính khu vực ngăn chặn tình trạng nghèo đang có xu hướng gia tăng, Thái Lan đang ra sức cải tiến chế độ bảo hiểm xã hội. Từ 1998, những người lao động bị mất việc làm đều nhận được tiền trợ cấp trong 10 tháng so với 6 tháng trước kia. Chính phủ đã có chương trình bảo đảm chăm sóc y tế miễn phí cho những người thất nghiệp và gia đình họ, xây dựng một chương trình đào tạo cho những người không có việc làm. Indonesia dành khoảng 2,4 tỷ đôla để thiết lập một cơ chế bảo hiểm xã hội trong năm 1998 – 1999 bao gồm: trợ giúp lương thực, trọ cấp y tế, tài trợ cho các trường học, quỹ xúc tiến việc làm... Thứ tư: Chính phủ phải thực sự quan tâm coi xoá đói, giảm nghèo là mục tiêu cơ bản, thường xuyên, lâu dài trong suốt quá trình phát triển. Quan tâm, coi trọng xoá đói giảm nghèo phải mang tính chương trình, chiến lược. Trung Quốc là một nước lớn được đánh giá có thành công lớn trong XĐGN nhờ các chương trình quốc gia. Quan tâm tới nghèo đói một cách thường xuyên, song chưa đủ. Nó đòi hỏi hỏi phải có chương trình phù hợp, thiết thực có căn cứ. Bài học kinh nghiệm quan trọng thứ nhất là: Thận trọng trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm xử lý đồng thời hai vấn đề kinh tế trì trệ và nghèo đói, phải giải quyết từng bước vững chắc, đồng thời cả hai mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và chống nghèo đói bằng các chương trình đồng bộ thiết, thực. Đối với người nghèo Nhà nước phải lựa chọn phương thức tác động thích hợp đúng đối tượng. Việc lựa chọn phương thức, lựa chọn đúng đối tượng để giảm nghèo trong quá trình phát triển có ý nghĩa thiết thực. Nhờ sự lựa chọn đó mà người nghèo giảm bớt được sự nghèo đói, xã hội giảm bớt được sự chênh lệch thái quá giàu nghèo. Đây là bài học rút ra ở Trung Quốc và ở các nước Đông Nam á. Trước hết Nhà nước phải tạo môi trường phát triển thuận lợi cho người đồng thời giúp họ có cơ hội, khả năng, điều kiện tiếp cận được các nguồn lực phát triển trên cơ sở tự phấn đấu vươn lên của người nghèo. Ví dụ như giảm thuế cho người nghèo, trợ cấp giá cả nông sản, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, miền núi, lập quỹ tín dụng cho người nghèo... phần II phân tích thực trạng và nguyên nhân đói, nghèo ở thuận thành I- Đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế – xã hội và những ảnh hưởng tới đời sống người dân trong huyện. 1- Đặc điểm và tình hình hoạt động củaUBND huyện. 2.1- Tình hình chung của huyện. Thuận Thành là một trong 8 huyện thị của tỉnh Bắc Ninh, nằm trải dài trên miền đất nam sông Đuống. Có diện tích tự nhiên 11.543,40 ha. Trong đó diện tích canh tác: 7.083,06 ha, dân số toàn huyện 139.954 người có 17 xã và 1 thị trấn với 108 thôn khu phố và 9 phòng ban thuộc huyện. Tình hình lao động của huyện được phân bổ như sau: Lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 2.859 người chiếm 4%; lao động thương mại, dịch vụ 5.737 người chiếm 8,6%; lao động nông nghiệp 60.241 chiếm 87,4% 2.2-Tình hình tổ chức bộ máy từ huyện tới xã, thị trấn (Có sơ đồ kèm theo) a- Cấp huyện Cơ quan thường trực HĐND Gồm: 1chủ tịch kiêm chức 1 phó chủ tịch thường trực 1 cán bộ giúp việc Với các ban (kinh tế xã hội và ban pháp chế), trưởng phó ban đều kiêm chức. Số đại biểu hội đồng nhân dân nhiệm kỳ (1999 – 2004) là 32 đại biểu (có biểu chất lượng kèm theo). UBND huyện Gồm 9 thành viên Trong đó: 1 chủ tịch 2 phó chủ tịch 6 thành viên được cơ cấu theo các ngành. (Văn phòng UBND, Quân sự, Công an, Tổ chức – LĐXH, Địa chính và Thanh tra) trong đó có 1 là nữ (có biểu chất lượng kèm theo). Tuổi đời bình quân của UBND huyện nhiệm kỳ 1999 – 2004 là 49 tuổi. Trực tiếp lãnh đạo 9 phòng ban chuyên môn với tổng số 77 công chức trong đó có 4 chức danh dân cử và 18 xã, thị trấn. b- Cấp xã, Thị trấn: HĐND ở mỗi xã gồm có: 1chủ tịch kiêm chức 1 Phó chủ tịch chuyên trách Số đại biểu HĐND ở 18 xã, thị trấn nhiệm kỳ 1999 – 2004 là 389 (có biểu chất lượng kèm theo) xã có số lượng đại biểu cao là 25, số lượng đại biểu thấp là 19. UBND ở 18 xã, thị trấn có 119 thành viên xã có số lượng thành viên nhiều nhất là 7. Xã có số lượng thành viên ít nhất là 5. Nhìn chung số lượng các thành viên được bố trí cơ cấu hợp lý theo quy định 174/CP. Tuổi đời bình quân 45 tuổi. UBND cấp xã, thị trấn trực tiếp điều hành 9 chức danh chuyên môn theo tinh thần NĐ 09/CP và các trưởng thôn theo QĐ số 99/ UB của UBND tỉnh Bắc Ninh. UBND và các chức danh của HĐND đều do HĐND ở mỗi cấp bầu ra theo quy định tại điều 41 chương II luật tổ chức HĐND – UBND. HĐND và UBND thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình được thể hiện trong sơ đồ (số 2 và số 3 đính kèm), quy định theo tổ chức HĐND và UBND. Tóm lại trong những năm qua hoạt động công tác chính quyền luôn được cấp trên đánh giá là đơn vị khá của tỉnh. 2.3- Tình hình hoạt động tài chính của huyện trong những năm qua. Là huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, các ngành nghề và sản xuất công nghiệp chưa nhiều, chưa mạnh cho nên nguồn thu cho ngân sách thuế nông nghiệp là chủ yếu. 2.4- Trong thực hiện cải cách hành chính. Tiếp tục thực hiện NQTƯ3 khoá VIII. UBND huyện đã thường xuyên quan tâm tới việc tinh gọn bộ máy, chăm lo đội ngũ công chức thông qua công tác đào tạo bồi dưỡng từ huyện tới cơ sở để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tính tác nghiệp cao cho mỗi công chức cho đến nay co 31 công chức có trình độ đại học chiếm 40%, trình độ trung cấp 46 chiếm 60%, các thủ tục hành chính được cải tiến gọn nhẹ tránh phiền hà cho nhân dân (chế độ tiếp dân, giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền v.v…) đã có tác dụng quan trọng trong các hoạt động ở mỗi cơ quan và cơ sở. Sơ đồ 1: Vị trí chức năng của HĐND và UBND HĐND UBND - Quyền lực Nhà nước ở địa phương - Đại diện nhân dân địa phương - Chấp hành Nghị quyết HĐND - Hành chính Nhà nước ở địa phương - Quyết nghị những vấn đề quan trọng của địa phương - Giám sát - Quyết nghị để thực hiện quyền hành pháp ở địa phương - Điều hành - hành chính HĐND Và UBND - Chính quyền đại phương - Quản lý địa phương theo hiến pháp và văn bản cơ quan Nhà nước cấp trên Sơ đồ 2: Thẩm quyền của HĐND và UBND Thẩm quyền của HĐND và UBND 1- Kinh tế 2- VH - GDXH và đời sống 3- Khoa học công nghệ và môi trường 4- Quốc phòng, an ninh, TTATXH 5- Chính sách dân tộc và tô giáo 6- Thi hành pháp luật 7- Xây dựng CQ và quản lý hành chính 8- Giá sát 1- Kế hạch - ngân sách - tài chính 2- Nông, lâm, ngư, thuỉy lợi, đất đai 3- CN - TTCN 4- Giao thông vận tải 5- Xây dựng và PTQLĐT 6- Thương mại, dịch vụ, du lịch 7- VH, giáo dục Xã HẫI, đời sống 8- Khoa học, CN và môi trường 9- Quốc phòng an ninh 10- Dân tộc và tôn giáo 11- Thi hành pháp luật 12- Xây dựng CQ, quản lý TC, KT, địa giới hành chính 1- Kinh tế 2- Văn hoá - GD, xã hội và đời sống 3- Quốc phòng an ninh, TTATXH 4- Đời sống dân tộc và tôn giáo 1- Kế hoạch, ngân sách, tài chính 2- Nông, ngư, lâm, thuỷ lợi đất đai 3- TT - CN 4- Giao thông HĐND cấp huyện UBND huyện HĐND cấp xã, thị trấn UBND cấp xã, thị trấn 5- Thi hành pháp luật 6- Xây dựng CQ và Quản lý địa giới hành chính 7- Giám sát 5- Thương mại, dịch vụ 6- Văn hoá - GDXH và đời sống 2- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 2.1- Tình phát triển kinh tế nông nghiệp: Trong những năm qua, tình hình phát triển nông nghiệp Thuận Thành có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định và có tỷ trọng đóng góp tương đối cao trong GDP. Cho đến nay nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, tạo thu nhập và tạo việc làm chủ yếu cho dân cư, đóng góp trên 50% tổng GDP của huyện. Tuy nhiên, nông nghiệp Thuận Thành vẫn còn là một ngành mang tính tự cung tự cấp và độc canh, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá sinh học nhưng chưa mạnh, diện tích cây lương thực chiếm 83% trong tổng diện tích cây hàng năm trong khi giá trị sản lượng chỉ chiếm 60%. Trong sản xuất nông nghiệp chưa có sự chuyển biến mạnh trong cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất hàng hoá chính trong nông nghiệp, nguyên nhân chủ yếu là do thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, giá thấp nên không khuyến khích được người sản xuất. Năng suất cây trồng vật nuôi chưa cao do chất lượng giống, kỹ thuật thâm canh còn nhiều hạn chế. Tiềm năng năng suất còn khá lớn, năng suất lúa Năm 1991 là 19,87 tạ/ha Năm 1996 là 34 tạ/ha Năm 1999 là 38,3 tạ/ha Năm 2000 là 39,5 tạ/ha 2.2-Tình hình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Trong những năm gần đây công nghiệp Thuận Thành phát triển mạnh có tỷ trọng đóng góp tương đối cao trong GDP toàn huyện giải quyết được số lượng lớn việc làm cho người lao động. Tiểu thủ công nghiệp ở Thuận Thành cơ bản theo mô hình làng nghề với 2 hình thức: làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Hiện nay các nghề truyền thống vẫn được phát huy, một số ngành như: may, sản xuất giấy, tấm lợp… từng bước đã giành được chỗ đứng trên địa bàn . Nghề truyền thống như làm tranh Đông hồ đang được chú trọng đầu tư phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các khu công nghiệp đã được phê duyệt cũng là điều kiện thuận lợi, tạo những bước phát triển mới cho toàn huyện những năm tiếp theo. Cho đến nay sản xuất CN và TTCN ở Thuận Thành đã có nhiều thành tựu quan trọng tạo tiền đề cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt mức tăng trưởng tương đối khá. Trên địa bàn huyện đang từng bước hình thành khu vực tập trung về CN VLXD (gạch ngói, tấm lợp ...). Đây là khâu đột phá đưa nền kinh tế của Thuận Thành phát triển nhanh 2.3-Tình hình phát triển thương mại và dịch vụ. Các khối ngành thương mại và dịch vụ càng ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế huyện, tỷ lệ đóng góp vào GDP ngày càng cao. Năm 1990, ngành dịch vụ mới đóng góp 11% giá trị GDP của toàn huyện, năm 1998 chiếm tới 20% và năm 2000, ngành dịch vụ đã đóng góp trên 26% trong tổng GDP. Hệ thống thương mại phân bố khắp huyện đến xã góp phần lưu thông hàng hoá, vật tư, giao lưu thương mại dễ dàng, góp phần kích thích sản xuất phát triển và cải thiện đời sống của nhân dân Hệ thống ngân hàng đã góp phần tích cực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện. Ngoài ra ngân hàng còn góp phần tích cực trong các chương trình xoá đói giảm nghèo, doanh số cho vay và số lượt người vay ngày càng tăng. Công tác bảo hiểm xã hội phát triển tương đối khá và rộng khắp với nhiều loại hình kinh tế, thu hút lượng tiền vốn lớn, góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề rủi ro đồng thời làm cho hệ thống tài chính lành mạnh hơn. 2.4-Các ngành văn hoá xã hội: * Giáo dục đào tạo: Công tác giáo dục - đào tạo đã được chú ý phát triển từ mẫu giáo đến phổ thông trung học, số lượng trường, lớp học, dụng cụ, học tập mỗi năm một tăng. Chất lượng giáo dục, đào tạo có bước chuyển biến tốt. * Công tác y tế : Cùng với phát triển giáo dục - đào tạo công tác y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng được chú ý phát triển. Bệnh viện tuyến huyện thường xuyên được tăng cường cả cơ sở vật chất và thầy thuốc, đã hỗ trợ tuyến xã một cách tích cực. Việc khám chữa bệnh một cách kịp thời hơn, cơ bản đã ngăn chặn kịp thời hơn các dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống y tế tuyến huyện, xã đã xuống cấp nhiều, hầu hết trang bị cũ, lạc hậu, thuốc men và dụng cụ y tế còn nhiều thiếu thốn. Chế độ đãi ngộ cán bộ y tế cơ sở còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, tình hình xã hội hoá công tác y tế còn chưa mạnh làm cho họ thiếu an tâm phục vụ. 3. Những nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo trong huyện Hiện nay có một số nhân tố gây khó khăn. Thứ nhất, sự tăng trưởng kinh tế chậm sẽ dẫn đến hậu quả kinh tế trực tiếp là mất việc làm và giảm thu nhập của nhiều người. Thứ hai, là điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như hạn hán, bão lụt đã làm giảm thu nhập và thu hoạch nông nghiệp. Thứ ba, là việc cắt giảm chi tiêu của Chính phủ đã làm ảnh hưởng khá nhiều đến việc cung cấp các dịch vụ xã hội có liên quan, quan hệ mật thiết với người nghèo 3.1- Thất nghiệp gia tăng: Thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều nhau, khi nền kinh tế suy giảm hoặc phát triển đối với tốc độ chậm lại thì tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng. ở khu vực nông thôn, tình trạng thiếu việc làm vẫn còn xảy ra khoảng 10% điều này rất dễ hiểu bởi vì khoảng 87% lực lượng lao động ở Thuận Thành là lao động nông nghiệp trong khi đó sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, vào những lúc nông nhàn thì hầu như lao động không có việc làm ngoại trừ một số hộ có nghề phụ. 3.2- Thu nhập của người dân giảm: Hiện nay có hơn 95% người nghèo ở Thuận Thành sống ở nông thôn, do đó ảnh hưởng tới thu nhập và việc làm nông thôn do suy thoái sẽ tác động mạnh tới nghèo khổ. Trong những năm gần đây, hai yếu tố cơ bản góp phần giảm đói nghèo nhanh ở Thuận Thành là năng suất cây trồng tăng và việc đa dạng hoá các nguồn thu nhập cho người nông dân. Sự suy thoái kinh tế không chỉ ảnh hưởng tới thu nhập nông nghiệp của người dân mà còn ảnh hưởng tới cơ hội bổ sung thu nhập cho người dân từ các hoạt động phi nông nghiệp khác trong các ngành công nghiệp và dịch vụ khác. Trong ngành công nghiệp và dịch vụ, do tốc độ tăng trưởng chậm lại nên dẫn đến tiền lương của người lao động cũng giảm sút, khi tiền lương của họ giảm xuống khi đó việc chi tiêu của họ cho các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày có nguồn gốc từ nông nghiệp sẽ giảm xuống và nó làm cho giá sản phẩm nông nghiệp giảm xuống, điều này gây bất lợi cho người nông dân vốn là những người nghèo nhất trong xã hội. Chính điều đó làm cho quá trình xoá đói giảm nghèo trở lên khó khăn hơn. 3.3- Giảm sút chi tiêu xã hội: Chi tiêu công cộng đối với các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục tỷ lệ thuận với tiềm lực kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế suy thoái thì việc chi tiêu cho các dịch vụ xã hội sẽ bị cắt giảm. Nếu như cắt giảm chi tiêu không được dự tính cẩn thận để nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực và đảm bảo bền vững trong giai đoạn sắp tới. Những cắt giảm như vậy có thể làm tình hình xấu hơn nhiều. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên chi tiêu một cách kỹ lưỡng đã trở thành điều vô cùng quan trọng khi người nghèo đang bị tác động và các chi tiêu cho y tế và giáo dục đang bị đe doạ. II- Phân tích Thực trạng nghèo đói và những thành tựu đạt được trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo của Thuận Thành trong những năm gần đây. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xoá đói, giảm nghèo trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. Quán triệt nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VII, lần thứ VIII chủ trương về xoá đói giảm nghèo. Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Thuận Thành đã sớm có kế hoạch cụ thể về triển khai thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn và đã gặt hái được những thành tựu đáng kể như sau: 1- Quy mô và sự biến động quy mô đói nghèo. 1.1- Theo huyện. Năm 2000, theo số liệu điều tra thì số hộ nghèo đói của huyện là 1.654 trên tổng số 30.876 hộ toàn huyện tương đương tỷ lệ hộ nghèo đói của huyện là 5,36%. Như vậy, năm 2000 so với năm 1996, tỷ lệ đói nghèo của huyện đã giảm đáng kể từ 17,89% năm 1996 xuống còn 5,36% năm 2000, bình quân 1 năm giảm 2,506%. Thuận Thành đạt được kết quả cao như vậy là do xác định rõ được các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở mỗi sơ cở cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế xã hôi trên địa bàn huyện tạo môi trường thuận lợi cho các hộ nhân dân nói chung có điều kiện phát triển kinh tế và các hộ ngheo nói riêng tự vươn lên để Xoá đói - Giảm nghèo. Ta có thể thấy rõ hơn qua bảng sau: Bảng 1: Tỷ lệ đói nghèo năm 1996 của huyện Thuận Thành. Chỉ tiêu ĐVT Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số hộ Hộ 29.760 29.881 30.325 30.650 30.876 Hộ đói nghèo Hộ 5.324 4.720 3.269 2.251 1.654 Tỷ lệ hộ đói nghèo % 17,89 15,8 10,78 7,34 5,36 Hộ đói Hộ 1.775 1.525 983 527 308 Tỷ lệ hộ đói % 5,96 5,1 3,24 1,72 1 Hộ nghèo Hộ 3.459 3.195 2.268 1.724 1.346 Tỷ lệ hộ nghèo % 11,93 10,7 7,54 5,62 4,36 Nguồn: Phòng LĐTBXH Thuận Thành Trong những năm vừa qua Thuận Thành thực hiện công tác XĐ - GN đã đạt được kết quả tương đối toàn diện từ nhận thức đến vai trò trách nhiệm ở mỗi cấp mỗi ngành, nhất là ở từng cơ sở đã coi chương trình XĐ - GN là nhiệm vụ chỉ đạo thường xuyên. Tổ chức thực hiện các giải pháp về XĐ - GN được coi trọng, dân chủ hơn và có chiều sâu. 1.2- Theo khu vực. Huyện Thuận Thành gồm có 18 xã, thị trấn trong đó 17 xã và 1 thị trấn Tỷ lệ nghèo đói phân theo khu vực như sau: Theo kết kết quả điều tra về số hộ đói nghèo bảng 1 thì năm 1996 huyện Thuận Thành có 5.324 hộ đói nghèo trong tổng số 29.760 hộ toàn huyện, chiếm tỷ lệ 17,89% tổng số hộ. Trong đó phân theo khu vực có 97,5% hộ đói nghèo ở khu vực nông thôn, còn lại là khu vực thành thị. Bảng 2: Tỷ lệ đói nghèo năm 1996 của huyện Thuận Thành Chỉ tiêu ĐVT Toàn huyện Trong đó Khu vực TT Khu vực NT - Tổng số hộ toàn huyện Hộ 29.760 1753 28.996 - Hộ đói nghèo Hộ 5.324 186 5.138 - Tỷ lệ hộ đói nghèo so với tổng số hộ toàn huyện % 17,89 0,63 17,26 - Hộ đói Hộ 1775 35 1740 - Tỷ lệ hộ đói so với tổng hộ toàn huyện % 5,96 0,12 5,84 - Hộ nghèo Hộ 3.549 151 3398 - Tỷ lệ hộ nghèo so với tổng số hộ toàn huyện % 11,93 0,51 11,42 ( Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Thuận Thành ). Phân tích tình hình đói nghèo hiện nay của Thuận Thành cho thấy dự phân háo giàu nghèo ở các vùng nông thôn, thành thị cũng đang diễn ra khá phổ biến và có xu thế ngày càng giãn cách. Các hộ có vốn có kinh nghiệm làm ăn đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên vươn lên làm giàu với mức thu nhập vài chục triệu đồng một năm, trong khi các hộ nghèo vẫn đang nghèo đi do không có vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Theo số liệu thống kê, năm 2001 Thuận Thành có khoảng hơn 140 hộ có mức thu nhập từ 20- 30 triệu đồng/năm và có khoảng hơn 10 hộ có mức thu nhập trên 30 triệu đồng/năm. Xét theo nghề nghiệp thì tỷ lệ đói nghèo cao nhất thuộc về những người làm ruộng. Đây là những hộ thuần nông, thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp trong khi đó sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, chỉ một đợt hạn hán hay mưa bão là có thể cướp đi toàn bộ thành quả lao động lao động của hộ này và sẽ đưa họ từ mức nghèo xuống đói và từ trung bình xuống nghèo. Ngược lại, những hộ gia đình do có người làm nghề gián tiếp, thương gia hoặc dịch vụ là chủ hộ thì ít có khả năng bị đói nghèo, do thu nhập của những người này mà mức nghèo khổ của của gia đình họ thường thấp hơn mức nghèo đói chung. Những người sống trong các hộ gia đình mà chủ hộ không đi làm, do đã nghỉ hưu hoặc lý do khác thì có nhiều khả năng bị đói nghèo. Những hộ ít có khả năng đói nghèo nhất là những hộ có người chủ hộ làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước, bởi vì hàng tháng họ nhận được lương và các khoản thu khác theo lương gần như cố định do Nhà nước trả và khoản này gần như chắc chắn đảm bảo cho họ có cuộc sống từ mức trung bình trở lên. Mà những người này sống tập trung nhiều ở khu vực thị trấn. 1.3- Theo xã, thị trấn. Thực hiện quyết định số 1143/2000/QĐ- LĐTBXH ngày 1/11/2000 của Bộ trưởng bộ LĐTBXH về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 và thực hiện nghị quyết của Ban thường vụ tỉnh uỷ, nghị quyết của HĐND tỉnh và kế hoạch của UBND tỉnh, các cấp, các ngành đoàn thể từ tỉnh đến huyện, thị xã, phường, xã đều có kế hoạch tổ chức thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo, triển khai sâu rộng cuộc vận động trong toàn Đảng, toàn dân giúp nhau xoá đói, giảm nghèo. Tuy vậy quá trình xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện trong những năm qua diễn ra không đều nhau. Trong năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện theo chuẩn mới điều tra là 12,8%, tỷ lệ hộ nghèo đói tăng từ 5,75% năm 2001 lên 12,8% năm 2001. Nguyên nhân tăng nhanh như vậy một phần do sự thay đổi chuẩn mực đói nghèo. Ta có thể thấy rõ hơn qua bảng sau: Bảng 3: Tổng hợp tình hình đói nghèo ở Thuận Thành năm 2001, 2002 Stt Xã, thị trấn 2001 2002 Lượng tăng % Hộ đói Hộ nghèo Tỷ lệ % Hộ đói nghèo Tỷ lệ % 1 Song Hồ - 28 2,48 29 2,5 0,02 2 Hoài Thượng 15 29 2,27 264 13,6 11,3 3 Đ.Đ.Thành 19 100 5,46 200 9,2 3,74 4 Gia Đông - 144 7,37 213 10,9 3,53 5 An Bình 15 53 4,01 156 9,2 5,19 6 Mão Điền 35 80 4,16 228 8,2 4,04 7 Trạm Lộ 44 78 7,01 215 12,3 5,29 8 Ninh Xá 2 87 4,63 231 11,9 7,27 9 Nghĩa Đạo 13 91 5,49 227 12,8 7,31 10 Nguyệt Đức 15 32 2,87 273 16,5 13,6 11 Đình Tổ 21 96 5,10 375 16,3 11,2 12 Trí Quả 10 70 4,82 140 8,4 3,58 13 T. Thượng 17 69 6,41 172 12,8 6,39 14 Hà Mãn 33 77 10,1 272 25 14,9 15 Xuân Lâm 11 98 8,12 192 14 5,88 16 Song Liễu - 66 7,49 216 24,3 16,81 17 Ngũ Thái 30 107 9,68 396 26 16,32 18 TT. Hồ 6 38 2,2 262 9,7 7,5 Toàn huyện 303 1.326 5,75% 4.061 12,8% 7,05% (Nguồn: phòng LĐTBXH huyện Thuận Thành) Căn cứ vào bảng 3 ta thấy tỷ lệ nghèo đói ở Thuận Thành phân bố không đồng đều một số xã có tỷ lệ nghèo đói thấp song bên cạnh đó còn có những xã có tỷ lệ nghèo đói cao gấp 2 lần tỷ lệ bình quân chung toàn huyện Bên cạnh những xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao như: Ngũ Thái, Hà Mãn, Song Liễu, Nguyệt Đức, Đình Tổ thì cũng có tỷ lệ hộ đói nghèo thấp như: Song Hồ, Mão Điền, Trí Quả, An Bình, TT Hồ. Đây là các xã có hệ thống cơ sở hạ tầng rất tốt, vị trí địa lý rất thuận tiện cho việc giao lưu với các vùng khác trong huyện và các tỉnh lân cận, hơn nữa trình độ dân trí của nhân dân khá cao chính vì vậy mà các xã này có tỷ lệ đói nghèo thấp. Đa phần các hộ nghèo đói còn lại là những hộ đặc biệt, hộ gia đình chính sách, gia đình có ngời ốm đau, bệnh tật. Để giúp các hộ này thoát cảnh nghèo cần có sự quan tâm giúp đỡ thường xuyên của Nhà nước và chính quyền các cấp. Những xã có tỷ lệ đói nghèo cao là những xã cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi còn thiếu và yếu, trình độ dân trí của người dân còn thấp, không có nghề phụ …điều này đã khiến cho tỷ lệ đói nghèo ở các xã này còn cao. Qua tìm hiểu thì thấy các hộ đói nghèo ở đây chủ yếu do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Để xoá đói giảm nghèo cho vùng này tỉnh và huyện cần tập trung hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, trường học, đồng thời giúp đỡ bà con về vốn và kinh nghiệm làm ăn. Hàng năm huyện đều tổ chức điều tra nắm chắc hộ nghèo để triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. Đến nay huyện Thuận Thành đã tạo lập được hệ thống dữ liệu quản lý 9678 người nghèo, đói của huyện bằng máy tính ở phòng Lao động - Thương binh và xã hội và sổ thống kê theo dõi ở xã, thị trấn để tạo cơ sở thực hiện chính sách xã hội cho từng đối tượng. Mặc dù Thuận Thành đạt được tốc độ xoá đói giảm nghèo nhanh nhưng điều này không có tính vững trắc và còn nhiều tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để h- ướng đến một chiến lược xoá đói giảm nghèo toàn diện như vấn đề tái đói nghèo. Theo kết quả điều tra thống kê hộ đói nghèo hàng năm ở Bắc Giang thì ở Bắc Giang vẫn tồn tại tình trạng tái đói nghèo. Qua phân tích cho thấy tuy các hộ thoát khỏi đói nghèo nh- ưng ranh giới giữa trung bình và đói nghèo không lớn, cuộc sống của những hộ này rất bấp bênh, chỉ cần gặp phải một sự biến động nhỏ như gia đình có người ốm đau hay mất mùa cũng đã đẩy các hộ này trở lại trình trạng nghèo đói. Quá trình xoá đói giảm nghèo ở Thuận Thành đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể bức tranh đói nghèo ở Thuận Thành ta thấy hiện nay tỷ lệ đói nghèo còn cao và tiềm ẩn nhiều vấn đề mâu thuẫn bên trong cần giải quyết như phân hoá giàu nghèo, phân hoá giữa các khu vực, các huyện trong tỉnh. Muốn xây dựng được một Thuận Thành giàu mạnh, công bằng, văn minh thì trong thời gian tới chính quyền huyện cần có chính sách hết sức cụ thể dể xoá đói giảm nghèo; đặc biệt là ưu tiên xoá đói giảm nghèo cho các khu vực có tỷ lệ đói nghèo cao để công tác xoá đói giảm nghèo ở Thuận Thành được tốt hơn trong những năm tới. 2- Nguyên nhân đói nghèo ở Thuận Thành. 2.1- Những nguyên nhân chung. Do nền kinh tế nước ta nói chung và nền kinh tế của Thuận Thành nói riêng nhìn chung vẫn còn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế sản xuất lạc hậu, kém phát triển sang nền kinh tế phát triển hiện đại nên còn tồn tại nhiều trình độ sản xuất khác nhau. Mấy năm qua Đảng bộ và chính quyền các cấp đã cố gắng tập trung nguồn lực, chỉ đạo thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo trên phạm vi toàn huyện, nhất là các xã tỷ lệ đói nghèo còn cao, nhưng mức độ chuyển biến còn chậm, khó khăn lớn nhất là khả năng tài chính để xây dựng điều kiện cho xoá đói giảm nghèo.Tuy nhiên, đói nghèo còn do những nguyên nhân chung như sau: - Trình độ sản xuất của những người tiểu nông, tự cung , tự cấp. - Trình độ sản xuất của những người sản xuất và kinh doanh nhỏ bước đầu gắn với thị trường. - Trình độ sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các công ty dẫn đến dư thừa lao động, nhiều người lao động mất công ăn việc làm thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động do đó đói nghèo cũng gia tăng. Đói nghèo do điều kiện kinh tế xã hội của huyện. Về tổng thể, Thuận Thành là huyện có nền kinh tế thuần nông, sản xuất độc canh cây lúa là chủ yếu trong khi năng suất lúa còn chưa cao. Thu nhập bình quân đầu người của Thuận Thành khoảng 200 USD/ người/năm. Trong khi đó theo Ngân hàng Thế giới chuẩn mực đói nghèo là dưới 370 USD một năm/ người. Đối với Thuận Thành nói riêng và nước ta nói chung, tình trạng đói nghèo và sự phân hoá giàu nghèo đã từng xảy ra trong nhiều thời kỳ lịch sử, trong quá khứ các xã hội phong kiến, thực dân thống trị và đô hộ. Sự đói nghèo về kinh tế ở nông thôn là một nét đặc trưng điển hình của đói nghèo ở Việt Nam nói chung và ở Thuận Thành nói riêng. Hiện nay đặc trưng này vẫn còn hiện hữu. Nó phản ánh thực trạng phát triển kinh tế của huyện, vẫn phải dựa chủ yếu vào nông nghiệp và nông dân chiếm đa số trong lực lượng lao động. Do các biện pháp thiếu đồng bộ và có chỗ chưa phù hợp của tỉnh và địa phương trong công cuộc xoá đói giảm nghèo: Thể chế và các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng (đường xá, điện, nước) còn yếu kém. Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo (như tín dụng ưu đãi), chính sách trợ giúp với những gia đình thuộc diện chính sách xã hội còn thiếu. Hệ thống tín dụng cho người nghèo tuy có phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người nghèo. Hiện nay có khoảng 75% hộ đói nghèo do thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ hộ đói nghèo vay được rất là ít, mức vay cũng ít. Các thủ tục, lãi suất vốn là những trở ngại đối với người nghèo. Nguồn vốn tín dụng này còn rất hạn hẹp, chưa huy động được nhiều nguồn vốn hỗ trợ quốc tế. 2.2- Những nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân bắt nguồn từ bản thân người nghèo. Nhận thức của một bộ phận dân cư đói nghèo về vấn đề xoá đói giảm nghèo còn hạn chế. Tỷ lệ đân cư đói nghèo này tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng gây ra không ít khó khăn cho việc thực hiện xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Những người này có thể là do nhiều lý do, có thể là do bất mãn, trình độ hạn chế, hay là do lười nhác… mà nhận thức được vai trò của người nghèo trong vấn đề xoá đói không được đầy đủ. Dân số và nghèo đói thường có mối quan hệ ngược với nhau. Dân số đông sẽ dẫn đến đói nghèo và trong phạm vi gia đình thì nghèo đói lại dẫn đến đông con. Theo số liệu điều tra ở Thuận Thành thì đa số hộ nghèo là đông con, có những gia đình có tới 7 nhân khẩu ăn nhưng chỉ có 2 vợ chồng là lao động chính, dẫn đến tình trạng đói nghèo vẫn đeo đẳng gia đình họ. Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, kinh nghiệm làm ăn, kỹ thuật sản xuất của các hộ nghèo rất hạn chế. Các hộ đói nghèo không được tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới về chăn nuôi, trồng trọt và hoạt động tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy các hộ nghèo không tự nghĩ ra được cách làm ăn hiệu quả, chưa biết cách bắt chước hộ giàu. Mặt khác, họ thiếu cả kiến thức sơ đẳng về phòng chống thiên tai, phòng trừ sâu bệnh, quản lý, sử dụng nguồn vốn. Thực tế có rất nhiều hộ nghèo do thiếu kinh nghiệm sản xuất nên mặc dù có vốn nhưng không biết cách quản lý, phát huy nguồn vốn khiến cho đồng vốn bị thất thoát và người không có khả năng trả nợ gốc vay, dẫn đến nghèo vẫn hoàn nghèo. Có rất nhiều những người nghèo mắc vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rong chơi. Ngay cả dân đang đói nghèo nhưng vốn vay được lại không đầu tư cho sản xuất ném vào cờ bạc để trông chờ sự may rủi, không sao có khả năng thanh toán. Thuận Thành là huyện thuần nông, 87,4% dân số lao động bằng nghề nông mà sản xuất thuần nông kỹ thuật thấp thì tình trạng nghèo đói xảy ra là khó tránh khỏi. Một số làng nghề không rộng khắp mà tập trung trong một khu vực như : làng tranh Đông Hồ, làng hàng mã. Bên cạnh những nguyên nhân về đói nghèo nói trên , thì còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến đói nghèo như ốm đau, tai nạn, bị rủi ro, có người mắc vào tệ nạn xã hội. Các rủi ro thường gặp ở hộ nghèo là bất ngờ gặp thiên tai bất hạn do chủ hộ chết, người lao động chính bị bệnh nặng hoặc trong nhà có người mắc vào các tệ nạn xã hội. Đối với các gia đình nghèo, vốn dĩ đã rất rễ bị tổn thương nếu gặp thêm các tai hoạ này sẽ dễ dàng bị đẩy tới tình trạng bần cùng hoá. Từ đây cho thấy việc xoá đói giảm nghèo không thể chỉ tiến hành riêng rẽ một giải pháp nào đó mà phải đồng thời phải xử lý tất cả các giải pháp trọng tâm, trọng điểm, xử lý mối quan hệ giữa các giải pháp trước mắt và lâu dài thông qua sự phân tích mối quan hệ giữa các nguyên nhân gây lên tình trạng đói nghèo. IIi- Các chính sách, chương trình dự án đã và đang thực hiện trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của Thuận Thành. 1- Các chính sách, chương trình dự án đã và đang thực hiện ở Thuận Thành. 1.1- Các chính sách: - Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo: Cung cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để XĐ - GN đưa mức vay tối đa cho hộ nghèo từ 3 – 5 triệu/ 1hộ, nâng mưc vay bình quân từ 2,1 triệu lên 3,5 triệu /1hộ - Chính sách hỗ trợ về kinh tế : thực hiện khám chữa bẹnh và điều trị miễn phí cho hộ nghèo khi đến cơ sở y tế cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo theo quy định của chính phủ. Hình thức khám chữa bệnh nhân đạo – từ thiện thực hiẹn chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người nghèo. - Chính sách hỗ trợ trong giáo dục: thực hiện việc miễn gỉm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường lớp , hỗ trợ sách vở và đồ dùng học tập cho học sinh nghèo. - Chính sách trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo - Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở 1.2- Các chương trình dự án: - Dự án hỗ trợ đầu tư hạ tầng cơ sở: quạn tâm tới các xã có tỷ lệ nghèo cao, cơ sở hạ tầng còn yếu hoặc thiếu trên cơ sở các hạng mục (điện đường – trường – trạm – nước sạch) để có kế hoạch đầu tư giúp đỡ. - Dự án hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề: thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhất là cây có giá trị kinh tế cao, giúp cho hộ nghèo cách chế biến , bảo quản nông sản và phát triển các ngành nghề mới. Thông qua đào tạo bồi dưỡng và dạy nghề cho người lao động thuộc diện hộ nghèo để có nghề và tạo việc làm mới giúp cho hộ nghèo tự vươn lên hết nghèo. - Dự án hỗ trợ người nghèo cách làm ăn: Củng cố và phát huy hệ thống khuyến nông ở mỗi cơ sở để trợ giúp hộ nghèo ở từng cơ sở. - Dự án đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐ - GN. 2- Thành tựu đạt được của công tác xoá đói giảm nghèo. Trong những năm vừa qua Thuận Thành thực công tác XĐ - GN đã đạt được kết quả tương đối toàn diện từ nhận thức đến vai trò trách nhiệm ở mỗi cấp mỗi ngành, nhất là ở từng cơ sở đã coi chương trình XĐ - GN là nhiệm vụ chỉ đạo thường xuyên. Tổ chức thực hiện các giải pháp về XĐ - GN được coi trọng, dân chủ hơn và có chiều sâu. Như vậy, với Thuận Thành nói riêng để đạt được những thành tựu xoá đói, giảm nghèo như trên thì cũng cho ta thấy khả năng bứt phá vươn lên của chính nội huyện trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội cùng với chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện đã tập trung vào các nội dung sau: - Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng các xã nghèo: đây được đánh giá là giải pháp bền vững, giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói của huyện. Trong những năm qua, huyện đã tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho hầu hết các xã nghèo, bao gồm các công trình như đường xe cơ giới 4 bánh đến trung tâm xã, hệ thống đường điện, trạm biến áp cho các xã chưa có điện, xây dựng trường tiểu học, trạm y tế, chợ xã và liên xã, hệ thống nước sạch nông thôn. - Cho vay vốn phát triển sản xuất: đa số các hộ đói nghèo do thiếu vốn sản xuất, chính vì vậy huyện đã có chương trình huy động vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận với nguồn vốn có lãi xuất thấp. Để có vốn cho người nghèo vay, ngoài phần hỗ trợ từ trung ương, tỉnh đã huy động từ cộng đồng và thông qua hợp tác quốc tế. - Hướng dẫn cách làm ăn, phổ biến kiến thức công nghệ, kỹ thuật cho người nghèo. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo ở Thuận Thành là do các hộ đói nghèo không biết cách làm ăn. Để giúp cho nhóm hộ này có được kiến thức, biết cách làm ăn thì không chỉ hỗ trợ về vốn mà cần phải hớng dẫn cách làm ăn, giúp họ tiếp cận thị trường, khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. - Hỗ trợ người nghèo về giáo dục, y tế: huyện đã miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường cho con em các hộ nghèo để tạo điều kiện cho họ được đến trường. Ngoài ra con em các hộ nghèo học ở bậc tiểu học còn được hỗ trợ sách giáo khoa và tiền mua vở viết. Người nghèo đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Nhà nước được miễn giảm viện phí, đây là giả pháp nhằm nâng cao dân trí và sức khoẻ cho người nghèo….Ta có thể thấy rõ hơn qua bảng sau: Bảng 3: Báo cáo kết quả thực hiện các giải pháp XĐ-GN năm 2002. Stt Chỉ tiêu Đơn vị Số liệu 1 Số người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí người 11.783 2 Tổng số kinh phí khám chữa bệnh miẽn phí 1.000đ 63.303 3 Tổng số người nghèo được mu BHYT Người 8.676 4 Tổng số kinh phí mua BHYT 1.000đ 494.532.000 5 Số con em được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác Người 1936 6 Tổng số kinh phí được miễn giảm 1.000đ 93.754.000 7 Số học sinh nghèo được hỗ trợ sách vở Người 502 8 Tổng số kinh phí hỗ trợ sách vở 1.000đ 15.326.000 9 Số trường có tủ sách hỗ trợ Trường 28 10 Số trường có quỹ khuyến học Trường 38 11 Tổng kinh phí của quỹ khuyến học Triệuđ 198.327,000 12 Số trường được xây dựng mới Trường 15 13 Tổng kinh phí xây dựng trường 1.000đ 18.181.320.000 14 Số Km đường giao thông nâng cấp Km 7.332 15 Tổng số kinh phí đầu tư 1.000đ 8.561.580.000 16 Tổng số lớp tập huấn Khoa học kỹ thuật Lớp 120 17 Tổng số người tham gia Người 9529 18 Tổng số kinh phí cho tập huấn 1.000đ 33.065.000 19 Hỗ trợ tài liệu Bộ 6.387 20 Tổng số vốn vay từ các kênh Triệuđ 42.460.000.000 21 Dự án giải quyết việc làm 120 của chính phủ Triệuđ 740.000.000 22 Tổng số hộ được vay vốn Trong đó hộ nghèo Hộ 12.587 11.264 (Nguồn: Phòng LĐTB-XH huyện Thuận Thành) Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn một số tồn tại sau: + Nhận thức và trách nhiệm chỉ đạo ở một số ngành và UBND xã có việc chưa sát. + Công tác tổ chức cán bộ nhất là cán bộ làm công tác XĐ - GN ở một số ít xã chưa được coi trọng, năng lực cán bộ còn hạn chế. + Một số chương trình thực hiện cho XĐ - GN hiệu quả chưa cao, tổ chức thực hiện các chương trình còn có biểu hiện trông chờ ỷ lại cấp trên. + Đầu tư cho xã nghèo tuy có nhiều cố gắng song còn chưa nhiều và chưa toàn diện. + Thực hiện việc tư vấn trợ giúp cho hộ nghèo về phương pháp cách làm ăn tuy đã được quan tâm song chưa nhiều, chưa thường xuyên nhất là viẹc dạy nghề và tạo việc làm cho hộ nghèo còn han chế. một số hộ nghèo còn thiếu quyết tâm vượt nghèo. + Thực hiện việc cho vay vốn ưu đãi cho hộ nghèo ở một số cơ sở cọn chưa đúng đối tượng việc quản lý và sử dụng vón còn có biểu hiện chưa chặt chẽ ở một số cơ sở để dư nợ quá hạn kéo dài ảnh hưởng đến việc chu chuyển vòng quay của vốn. Phần III Phương hướng và giải pháp chủ yếu xoá đói giảm nghèo ở thuận thành trong thời gian tới I- Quan điểm chung về xoá đói giảm nghèo. 1- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề xoá đói giảm nghèo đối với Việt Nam. 1.1- Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo đối với Việt Nam. Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn chứ không chỉ riêng đối với Việt Nam. Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới dù giàu hay nghèo, dù phát triển hay không phát triển thì cũng luôn luôn tồn tại một bộ phận dân cư nghèo đói, do đó họ luôn cố gắng giải quyết vấn đề nghèo đói để phát triển. Đối với LHQ thì một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong lĩnh vực phát triển nhất trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội hiện nay là vấn đề xoá đói giảm nghèo và LHQ đã lấy năm 1996 là năm nghèo để làm mốc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo trên phạm vi toàn cầu. Đối với Việt Nam, ngay từ khi thành lập nước (1945) chúng ta đã coi đói nghèo là một trong ba thứ giặc (giặc đói, giặc dốt, và giặc ngoại xâm) đòi hỏi phải tìm mọi cách để hạn chế và tiêu diệt chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Thắng nghèo nàn lạc hậu còn khó khăn hơn thắng giặc ngoại xâm”. Như trên đã đề cập, xoá đói giảm nghèo là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nó có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội xã hội như tăng trưởng kinh tế giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững an ninh trật tự, ổn định chính trị và có tác động tích cực tới một số chính sách xã hội khác. Mặt khác, xoá đói giảm nghèo còn là vấn đề thực hiện công bằng xã hội và mục tiêu lớn nhất của toàn Đảng và Nhà nước ta là : Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Vì vậy xoá đói giảm nghèo là cực kỳ cần thiết với nước ta, muốn đi lên chủ nghĩa xã hội thì bước đầu phải xoá đói giảm nghèo. Chính sách đổi mới kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua, đã tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và phần nào nâng cao mức sống của người dân. Tuy nhiên cũng từ đó hố ngăn cách giàu nghèo càng ngày càng xa. Từ đó xuất hiện một bộ phận dân cư do thích ứng nhanh với cơ chế thị trường đã trở nên giàu có một cách nhanh chóng, trong khi đó một bộ phận dân cư đang phải sống trong tình trạng nghèo đói, không đủ điều kiện để đảm bảo cuộc sống tối thiểu. Đây là vấn đề xã hội nhức nhối nếu không được giải quyết sẽ gây ra sự mất ổn định về chính trị xã hội. Vì vậy xoá đói giảm nghèo là việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra đề mục tiêu: “Giảm tỷ lệ đói nghèo trong tổng số hộ cả nước từ 20-25% năm 1996, xuống còn khoảng 10% vào năm 2000. Bình quân mỗi năm giảm 300.000 hộ. Trong 2,3 năm đầu của kế hoạch 5 năm (1996-2000) tập trung xoá bỏ hết nạn đói kinh niên. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, Bộ Chính trị yêu cầu các Tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban, ban cán sự Đảng, Đảng uỷ trực thuộc Trung ương chỉ đạo hai tốt hai nội dung: - Chỉ đạo giải quyết một số vấn đề về Chính sách có liên quan đến chương trình xoá đói giảm nghèo. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và triển khai thực hiện của nhà nước. Thực hiện xoá đói giảm nghèo để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Từ những đặc điểm trên có thể cho ta kết luận rằng xoá đói giảm nghèo là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trước mắt và lau dài. 1.2- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xoá đói giảm nghèo. Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ to lớn của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Xoá đói giảm nghèo là một chủ chương lớn của Đảng, Nhà nước, là yếu tố quan trọng bảo đảm sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của toàn xã hội hiện nay. Xoá đói giảm nghèo là sự kết hợp thống nhất giữa các biện pháp về kinh tế với chính sách xã hội và giữ vững ổn định chính trị. Đói nghèo trước hết là vấn đề kinh tế, đồng thời cũng là một vấn đề xã hội nhức nhối. Nó làm tác động sâu sắc vào các quan hệ xã hội, làm phát sinh và lây lan các tệ nạn xã hội, làm mất ổn định xã hội và có thể làm mất ổn định về chính trị. Xoá đói giảm nghèo bằng phát huy tính tự lực, tự chủ, tự vươn lên của chính người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo. Mặc dù xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ to lớn của toàn Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, nhưng để vượt qua được nghèo đói, rút cuộc lại phải bằng chính sự lỗ lực, sự vươn lên của chính người nghèo, hộ nghèo. Nếu mỗi người nghèo, hộ gia đình nghèo, vùng nghèo không tự vươn lên thì không thể xoá được đói giảm được nghèo. Huy động và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để xoá đói giảm nghèo. Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ rất khó khăn và không thể thực hiện trong một vài ngày, vài tháng, nó là một quá trình lâu dài. Nó đòi hỏi các nguồn lực vật chất và tinh thần rất to lớn, trong đó trước hết là các nguồn lực vật chất như: tài nguyên đất đai, vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, trình độ tay nghề của người lao động và các môi trường chính trị, xã hội, kết cấu hạ tầng khác.… Cần khuyến khích mọi người làm giàu, đồng thời ưu tiên xoá đói giảm nghèo ở các đối tượng chính sách và vùng đặc biệt khó khăn. Xoá đói giảm nghèo không phải là chủ trương riêng, tách biệt khỏi các giải pháp phát triển kinh tế, xã hội mà luôn nằm trong tổng thể của quá trình phát triển. Phải khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho một số bộ phận dân cư có điều kiện giàu lên, một mặt có tác dụng như hạt nhân, động lực thúc đẩy kinh tế trong vùng phát triển, mặt khác có tác dụng lan toả, tác động đến sự phát triển của các hộ nghèo. Sáu quan điểm trên đây có mối quan hệ biện chứng, tác động và chi phối lẫn nhau, hợp thành một hệ thống quan điểm chỉ đạo cấp vĩ mô và tăng hoạt động cụ thể ở từng lĩnh vực, từng ngành, từng địa phương, và cơ sở. 2- Quan điểm của Thuận Thành về xoá đói giảm nghèo. 2.1- Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo đối với Thuận Thành. Thuận Thành là một huyện thuần nông, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP chiếm tới hơn 60%, kinh tế phát triển không đều, GDP bình quân đầu người đạt thấp khoảng 200USD/người/năm, lương thực bình quân xấp xỉ 370 kg/người/năm. Đời sống nhân dân còn khó khăn nhất là các xã có tỷ lệ đói nghèo trên 20% tổng số hộ. Mặc dù mấy năm qua Đảng bộ và chính quyền các cấp đã cố gắng chỉ đạo tập trung nguồn lực cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo nhưng mức độ chuyển biến còn chậm. Hiện nay tỷ lệ nghèo đói của tỉnh vẫn còn 12,8%, 100% số xã có hộ nghèo đói. Trước thực trạng đói nghèo của huyện như hiện nay có thể nói đó là một thách thức lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, rút ngắn dần khoảng cách giàu nghèo trước hết phải quan tâm đến công tác xoá đói giảm nghèo. Như vậy xoá đói giảm nghèo là mục tiêu quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế xã hội huyện Thuận Thành nhằm tạo đà cho nền kinh tế của huyện phát triển 2.2- Quan điểm của Thuận Thành về xoá đói giảm nghèo. HĐND, UBND cũng đã xác định cụ thể quan điểm của huyện về xoá đói giảm nghèo đó là: “Các cấp, các ngành, các đoàn thể cần có biện pháp cụ thể, sáng tạo giúp đỡ hộ nghèo phát triển sản xuất. Xây dựng quỹ hộ trợ xoá đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn. Đồng thời khuyến khích các tập thể hộ gia đình có điều kiện vưon lên làm giàu chính đáng.”. Đã đề ra mục tiêu: “phấn đấu đến năm 2005 giảm hộ nghèo xuống còn 5%. Bình quân giảm 1 năm từ 1,5% - 2% hộ đói nghèo/năm”. Quan điểm của huyện về xoá đói giảm nghèo được thể hiện cụ thể ở các nội dung sau: - Xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp và của cộng đồng xã hội. Đây là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách vừa có tính thường xuyên liên tục của các cấp, các ngành, và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là trách nhiệm của chính bản thân người đói nghèo. Phải gắn xoá đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế, phải vì người nghèo để hạn chế khoảng cách giàu nghèo. - Xoá đói giảm nghèo để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giữ vững ổn định chính trị. - Xoá đói giảm nghèo được thực hiện theo phương châm xã hội hoá cao, phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo, vươn lên của địa phương và người nghèo. Xã hội hoá xoá đói giảm nghèo có nghĩa là Nhà nước, nhân dân, và cộng đồng cùng hỗ trợ người nghèo vươn lên theo hướng tự cứu mình là chính. - Xoá đói giảm nghèo cần được tiến hành đồng bộ các giải pháp và phương pháp, chính sách theo phương châm cuốn chiếu, trước hết cần đầu tư vào những nơi có tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. II- Phương hướng mục tiêu giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo của Chính phủ cũng như của Đảng bộ, cấp chính quyền huyện thuận thành. 1- Phương hướng mục tiêu giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo của Chính phủ. Từ những năm đầu thập kỷ 90, Đảng và Nhà nước đã đặt ra vấn đề xoá đói giảm nghèo, coi đó là công tác lớn, vừa bức xúc, gay gắt, vừa có ý nghĩa cơ bản, lâu dài nhất là đối với nông dân ở nông thôn. ở hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khoá VII) Đảng ta đã đề ra chủ trương xoá đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân cũng như trong chiến lược phát triển chung của toàn xã hội. Như vậy, xoá đói giảm nghèo đã đang là vấn đề bức xúc, là yêu cầu khách quan đặt ra đối với nước ta trên con đường phát triển, đặc biệt là phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh hiện nay của khu vực, của thế giới ngày nay với rất nhiều thách thức và nguy cơ đang đặt ra trực tiếp với nước ta. Mặt khác, việc đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước ta và thực hiện chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo (1996-2000) và những năm tiếp theo ở đầu thế kỷ XXI còn xuất phát từ yêu cầu cơ bản và toàn diện của sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chủ nghĩa xã hội là làm cho đời sống vật chất ngày càng cao, đời sống tinh thần ngày càng tiến tới. Chủ nghĩa xã hội là mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành và chăm sóc sức khoẻ, là đời sống của mọi người dân ngày càng ấm no, tươi vui, sống tự do và hạnh phúc...” Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Chính phủ đã tạo ra một môi trường vĩ mô thuận lợi cho cả người nghèo cũng như người không nghèo. Chiến lựơc này của Chính phủ có thể coi là “kiềng ba chân” gồm sự tăng trưởng kinh tế cao, lâu dài ổn định và công bằng như bảng sau: Sơ đồ 3: Tổng quát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. (Nguồn: Liên Hợp quốc "Tiến kịp" Hà Nội năm 1995. Tr 135) Phương án thứ nhất, phát triển hơn nữa môi trường thuận lợi và mở rộng đến những vùng hẻo lánh và chậm phát triển hơn bao gồm những biện pháp nhiều mặt. Phương án thứ hai, cho phép một số những người nghèo di chuyển đến những môi trường thuận lợi và có nhiều cơ hội làm việc hơn ở các trung tâm thành phố cũng rất có ý nghĩa và là kết quả tự nhiên của một quá trình phát triển bình thường. Ngoài ra có một số cách kết hợp cân bằng cả hai phương án này. 2- Phương hướng mục tiêu giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo của Đảng bộ cấp chính quyền huyện Thuận Thành. Tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng như giao thông, các công thuỷ lợi, bưu điện xã và một số công trình phúc lợi khác ... phục vụ cho phát triển kinh tế góp phần nâng cao hiệu qủa kinh tế, đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo. Ngoài ra còn tập trung phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trường học, đào tạo thêm đội ngũ giáo viên để tập trung cho phát triển giáo dục, miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách giúp cho con em các hộ nghèo có điều kiện tới trường. Tăng trưởng kinh tế ổn định lâu dài Cải cách vĩ mô sâu rộng. Tăng trưởng nhanh (10%/năm). CNH, HĐH, ổn định về môi trường xã hội ổn định Quản lý tốt ổn định kinh tế vĩ mô Chế độ pháp trị. Công bằng Các tiêu chuẩn tối thiểu hợp lý, tạo cơ hội thành công bình đẳng cho mọi người.Công khai và không có tham nhũng. Con người. Nhân tố trung tâm Mở các lớp tập huấn miễn phí phổ biến kiến thức làm ăn, kiến thức pháp luật ... giúp cho người nghèo có thêm kiến thức kinh nghiệm làm ăn để tự vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói. Vấn đề y tế sức khoẻ cộng đồng cũng phải được quan tâm như khám, chữa bệnh miễn phí, cấp thẻ y tế miễn phí cho người nghèo góp phần nâng cao sức khoẻ cho người nghèo... và tất cả các vấn đề trên phải dựa vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như các chính sách khuyến khích giảm nghèo và tạo điều kiện giúp người nghèo tự vươn lên của Chính phủ. III- Các giải pháp chủ yếu xoá đói giảm nghèo của huyện thuận thành hiện nay và trong thời gian tới. 1- Phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Phát triển nông nghiệp và nông thôn là một giải pháp quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo hiện nay củaThuận Thành. Điều đó xuất phát từ 2 lý do sau: Thứ nhất, Thuận là một huyện có nền kinh tế kém phát triển dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động ở nông thôn sẽ là một trọng tâm quan trọng của chiến lựơc tăng trưởng. Đây là một quyết sách nhất thiết phải có để vừa mang lại lợi cho quá trình tăng trưởng, vừa là điều kiện cho phát triển công bằng. Thứ hai, đại đa số dân Thuận Thành, lực lượng lao động và người nghèo là vùng nông thôn, 99% người nghèo sống ở nông thôn, ở đó tình trạng nghèo là phổ biến và cao hơn nhiều lần ở thành thị. Chiến lược xoá đói giảm nghèo của Trung ương của tỉnh cần tập trung chủ yếu vào khu vực nông thôn. Để phát triển nông nghiệp và nông thôn có rất nhiều vấn đề liên quan, riêng công tác xoá đói giảm nghèo cần quan tâm tới hai mục tiêu chính là: - Tăng năng suất sản xuất nông nghiệp. - Đa dạng hoá các nguồn thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp. Để thực hiện được 2 mục tiêu trên thì phải có các chính sách phát triển nông nghiệp như sau: * Chính sách đất đai và khuyến nông. Đất đai là một yếu tố quan trọng hàng đầu đối voí sản xuất nông nghiệp, nó quyết định năng suất, sản lượng sản xuất nông nghiệp. Những vấn đề về đất đai cần giải quyết của huyện hiện nay là: Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người ở huyện còn thấp chỉ khoảng 500m2/đầu người. Với tỷ lệ đất nông nghiệp thấp như vậy và với tốc độ tăng dân số trong nông nghiệp khoảng 1,4% năm và việc đô thị hóa như hiện nay thì yêu cầu mở rộng đất đai đang đặt ra cấp bách. Ngoài ra do quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp như vậy nên đất sử dụng rất manh mún, phân tán khó có thể tiến hành hiện đại hoá trong tương lai được. Do đó về lâu dài chính quyền các cấp cần có cơ chế để cho các hộ nông dân có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đưa đến quá trình tích tụ đất cho sản xuất nông nghiệp, hộ nào có khả năng sản xuất nông nghiệp Nhà nước có thể tạo điều kiện cho hộ nhận thầu diện tích đất hoang hoặc đất chưa sử dụng, có thể cho họ tích tụ đất với diện tích cho phép để tiến tới sản xuất hàng hoá, có như vậy thì mới vực dậy được nền kinh tế nông nghiệp và tạo điều kiện thu hút người nghèo vào làm việc, giải quyết vấn đề thất nghịêp ở nông thôn. Để làm được điều này, Nhà nước cần nới lỏng những quy định khắt khe về mức hạn tiền, thời gian sử dụng đất nông nghiệp, chuyển nhượng và trao đổi đất đã được Luật đất đai năm 1993 thông qua, bởi vì chính những quy định khắt khe về đất này đã là một cản trở rất lớn đối với việc phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn ở nông thôn, làm chậm lại quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.  Những giải pháp cho tình hình đất hiện nay: + Thay đổi các quy định khắt khe về chuyển nhượng và sử dụng đất để đảm bảo cho ngưòi dân có quyền tự do từ bỏ đất nếu hộ cảm thấy cần thiết. Nhà nước đang đặc biệt hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp trồng lúa sang sử dụng mục đích khác, đây là một điều không hợp lý vì trồng lúa chưa chắc là cách sử dụng hiệu qủa nhất, bởi vì thực tế cho thấy có nhiều người chuyển đổi đất từ trồng lúa sang làm ao thả cá, trồng rau, hoa đem lại giá trị kinh tế rất cao, cho nông dân đó là: quyền chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp, để họ hiểu đầy đủ quyền hạn của mình, qua đó sẽ thúc đẩy thị trường đất đai, tín dụng ở nông thôn và sự kết hợp đất canh tác giải quyết tình trạng đất đai manh mún. + Đối với các hộ không có đất thì tạo các cơ hội cho họ sống bằng sức lao động của mình. Đối với các hộ làm ăn yếu kém, việc mất đất của họ là điều khó tránh khỏi nên tạo điều kiện để họ có thể chuyển sang ngành nghề khác hay đi làm thuê cho các hộ khác. Cần khai thác các hộ làm ăn tốt như đầu tư vốn kỹ thuật để họ mở rộng sản xuất với điều kiện phải thu hút thêm người nghèo. * Khuyến nông và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật (KHKT): Thứ nhất, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật có ý nghĩa rất to lớn trong việc nâng cao sản lượng và năng suất nông nghiệp và cũng là một hướng đi rất cơ bản để cải tạo nông nghiệp tự cấp tự túc thành một nền nông nghiệp cơ khí hoá hiện đại, năng suất cao, mang tính hàng hoá rộng rãi. Nó cũng là cơ sở để tận dụng tiềm năng đất đai, mặt nước, con người nông thôn. Trong điều kiện của huyện hiện nay, thuỷ lợi và cải tiến đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi là yêu cầu cấp thiết nhất. Sự hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, huyện vẫn là phần có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc tạo ra các công trình to lớn, đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, nhưng cũng cần phải kêu gọi sự đóng góp của nhân dân như xây dựng hệ thống thuỷ lợi nhỏ, kênh mương dẫn nước từ hệ thống hồ đập lớn, tổ chức mô hình sản xuất kết hợp giữa các hộ có vốn với các hộ không có vốn nhưng có sức lao động. Thứ hai, khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho người nông dân từ việc mua các yếu tố sản xuất đâù vào đến việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Nó sẽ giúp cho người nông dân có quyết định tối ưu về sử dụng các yếu tố sản xuất, nó cung cấp các thông tin về vấn đề giá cả, dung lưọng thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, các thông tin về vấn đề giống cây trồng, phân bón và phương pháp sản xuất. Công tác khuyến nông trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung quan trọng sau: + Nghiên cứu hệ thống đất canh tác để thiết lập quá trình sản xuất có hiệu quả với từng loại cây trồng khác nhau để hỗ nông dân chọn lựa. + Nghiên cứu thuần dưỡng và phổ biến các giống cây trồng, vật nuôi, có năng suất chất lượng cao như lúa lai, bò lai…. + Triển khai các dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y tới từng thôn, xóm Các vấn đề giải quyết trong công tác khuyến nông hiện nay là: Để đẩy mạnh và phát huy hơn nữa công tác khuyến nông cần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa nghiên cứu và khuyến nông. Khuyến nông cần tập trung vào kỹ thuật mới và tập quán canh tác dựa trên công trình nghiên cứu, đồng thời phản ánh lại cho người nghiên cứu các khó khăn của người nông dân. Hệ thống và cách thức làm khuyến nông cần thể hiện tính đa dạng không chỉ truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, truyền hình, các lớp học tập cho cán bộ cơ sở mà còn qua các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... đặc biệt chú ý tới các xã nghèo Một nội dung quan trọng trong công tác khuyến nông là nâng cao năng lực thị trường cho nông dân, tức là cung cấp các thông tin vè thị trường và dự báo nhu cầu thị trường về các loại mặt hàng trong tương lai để giúp họ chọn sản xuất kinh doanh phù hợp. * Nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa rất lớn đến khả năng sản xuất, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng nông thôn đang là một thách thứuc lớn đối với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn và công tác xoá đói giảm nghèo. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và các dịch vụ hỗ trợ thương mại và công nghiệp hoá nông thôn. Việc nối các thành phố, thị trấn với các vùng nông thôn lân cận sẽ giúp tạo ra thị trường to lớn hơn cho các sản phẩm nông nghiệp và giúp cho công nghiệp tránh khỏi những chi phí đắt đỏ ở thành thị. Dân cư nông thôn nói chung và những người nghèo nói riêng sẽ nhận được nhiều điều kiện thuận tiện việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tình trạng cơ sở hạ tầng của Thuận Thành hiện nay còn rất kém, đặc biệt là đường thôn, liên xã, các xã có tỷ lệ nghèo đói thấp nhất là những nơi ma có cơ sở hạ tầng yếu kém nhất. Theo điều tra của huyện thì vào năm 1997 toàn tỉnh có 8 xã/18 xã chiếm tỷ lệ 44,4% trong tổng số xã của toàn huyện yếu kém về công trình kết cấu hạ tầng. Đây là các xã mà công trình hạ tầng cơ sở tối thiểu, thiết yếu như: đường xe cơ giới 4 bánh tới trung tâm xã, nước sạch, điện cho sản xuất sinh hoạt, trường học, trạm xá, chợ... có nhưng chất lượng kém, đã xuống cấp nghiêm trọng. Để phục vụ mục tiêu xoá đói giảm nghèo, vấn đề nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng cần tập trung vào 3 điểm chính: đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi và điện.  Những giải pháp nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng: + Về đầu tư: cần phải tăng đầu tư vào hệ thống đường xá, giao thông, thuỷ lợi mà đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi. Đối với 1 huyện mà nền kinh tế còn phụ thuộc nặng nề vào kinh tế nông thôn thì vấn đề giao thông và thuỷ lợi là lĩnh vực cần được tỉnh và huyện ưu tiên đầu tư. Thực tế những năm qua cho thấy vấn đề thuỷ lợi đảm bảo nước tưới tiêu cho diện tích cây trồng của huyện hiện nay đặt ra vấn đề khó khăn cần được giải quyết, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng nông nghiệp, gây ra thất thu lớn cho nông dân. Thực tế đó đặt ra cho huyện cần phải củng cố hệ thống thuỷ lợi đê điều làm sao cho đủ nước tưới cho mùa khô và có khả năng chống úng trong mùa mưa. Tác động tổng hợp của việc xây dựng một kết cấu cơ sở hạ tầng tốt hơn cùng các tác động của chính quyền về mặt thể chế, chính sách sẽ tạo khả năng lớn hơn trong mọi hoạt động của mua bán và chế biến nông sản sẽ giúp cho xoay chuyển tình thế và đảo ngược sự suy giảm trong thu nạp tại nhiều vùng nông thôn huyện ta, từ đó có thể tiến hành công tác xoá đói giảm nghèo một cách hữu hiệu hơn trước. Ngoài mục tiêu về xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã trong dự án phát triển nông thôn tổng hợp của WB, cần tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương. Bên cạnh đó hệ thống thuỷ lợi cần được chú ý phát triển giao thông với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm nhưng phần Nhà nước là chủ yếu, dân chỉ có thể đóng góp bằng ngày công lao động. Điện khí hoá nông thôn là một nội dung rất quan trọng để tạo điều kiện phát triển sản xuất, dịch vụ, thu mua chế biến nông sản cũng như chuyển giao công nghệ cho nông dân, nó vừa phục vụ cho sản xuất và đời sống trước mắt, vừa tạo điề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Thực trạng và những giải pháp cơ bản thực hiện xoá đói giảm nghèo huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.pdf
Tài liệu liên quan