Luận văn Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên

Tài liệu Luận văn Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------ PHẠM VĂN VIỆT HÀ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được ghi trong lời cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Văn Việt Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn “ Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên” tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp ...

pdf121 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------ PHẠM VĂN VIỆT HÀ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được ghi trong lời cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Văn Việt Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn “ Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên” tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của những cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Trước hết tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Sau đại học và các thầy, cô giáo Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện về tinh thần và vật chất giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Có được kết quả này tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc đối với Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Bắc người đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo UBND thành phố, phòng Thống kê thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp &PTNT và đặc biệt là Văn phòng HĐND&UBND thành phố nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng uỷ, HĐND, UBND và bà con nông dân các xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Hà, Tích Lương những người đã giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó./. Tác giả luận văn Phạm Văn Việt Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục các bảng trong Luận văn v Mở đầu. 1 1-Tính cấp thiết của đề tài 1 2- Mục tiêu nghiên cứu 2 3-Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu. 3 4-Những đóng góp của Luận văn 3 Chương 1: Tổng quan tài liện nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 5 1.1-Cơ sở khoa học 5 1.1.1-Vài nét về cây chè và vai trò của cây chè với đời sống con người 5 1.1.2-Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè 8 1.1.3-Những chỉ tiêu đánh giá về phát triển sản xuất chè 15 1.2- Phát triển sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam 18 1.2.1-Phát triển sản xuất chè trên Thế giới 18 1.2.2-Phát triển sản xuất chè ở Việt Nam 19 1.2.3 – Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên 1.3-Phương pháp nghiên cứu 26 1.3.1-Các phương pháp nghiên cứu 26 1.3.2-Phương pháp phân tích 31 Chương 2: Thực trạng phát triển sản xuất chè ở Thành phố Thái Nguyên 33 2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 33 2.1.1 Điều kiện tự nhiên. 33 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv 2.1.3- Tình hình một số ngành kinh tế của Thành phố Thái Nguyên 43 2.1.4-Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất của Thành phố Thái Nguyên 48 2.2-Tình hình phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 52 2.2.1-Diện tích và cơ cấu giống 52 2.2.2-Sản xuất chè nguyên liệu 52 2.2.3-Về kỹ thuật thâm canh 57 2.2.4-Về kỹ thuật chế biến và tiêu thụ sản phẩm 58 2.2.5-Về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 61 2.2.6-Về tiêu thụ chè 61 2.2.7-Công tác phát triển HTX chè 63 2.2.8-Chính sách khuyến nông 63 2.2.9-Thực hiện chính sách và đất đai 65 2.3-Đánh giá chung tình hình phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 65 2.3.1-Những mặt đạt được 65 2.3.2- Những mặt còn hạn chế 66 2.3.3-Nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 66 Chương 3: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 69 3.1 Những quan điểm, căn cứ về phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 69 3.1.1 Những quan điểm về phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 69 3.1.2 Những căn cứ 69 3.2 Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất chè của thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 70 3.2.1 Định hướng phát triển sản xuất chè 70 3.2.2 Mục tiêu phát triển sản xuất chè 71 3.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 72 3.3.1 Quy hoạch vùng sản xuất chè 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v 3.3.2 Cơ cấu giống và kế hoạch mở rộng diện tích, năng suất chất lượng và sản xuất chè nguyên liệu 72 3.3.3 Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ 75 3.3.4 Xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng 76 3.3.5 Tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm 77 3.3.6 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng chè 78 3.3.7 Giải pháp về các chính sách phát triển sản xuất 79 Kết luận 83 Kiến nghị 84 Danh mục tài liệu tham khảo . Phụ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CNXH Chủ nghĩa xã hội HTX Hợp tác xã WTO Tổ chức thương mại thế giới LĐNN Lao động nông nghiệp KD Kinh doanh CNH-HĐH Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá ĐVT Đơn vị tính NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn SL Số lượng SP Sản phẩm SXKD Sản xuất kinh doanh TBD Thái Bình Dương ATK An toàn khu BQ Bình quân LĐ Lao động NLNTS Nông lâm nghiệp thuỷ sản Tr. Đ Triệu đồng đ Đơn vị tính đồng Việt nam HĐND Hội đồng nhân dân UBND Uỷ ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vii Trang Bảng 1.1: Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè ở Việt Nam 22 Bảng 1.2: Diện tích chè hiện có của tỉnh Thái Nguyên phân theo đơn vị hành chính 24 Bảng 1.3: Diện tích chè cho sản phẩm của tỉnh Thái Nguyên phân theo đơn vị hành chính 25 Bảng 1.3: Sản lượng chè của tỉnh Thái Nguyên phân theo đơn vị hành chính 26 Bảng 2.1: Tình hình đất đai của thành phố Thái Nguyên năm 2004-2006 36 Bảng 2.2: Diện tích đất nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên chia theo đơn vị hành chính 36 Bảng 2.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của TP Thái Nguyên năm 2004- 2006 39 Bảng 2.4: Cơ sở vật chất kỹ thuật của thành phố Thái Nguyên năm 2004-2006 41 Bảng 2.5 : Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên năm 2004-2006 44 Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên năm 2004-2006 45 Bảng 2.7: Kết quả sản xuất kinh tế nông thôn ở thành phố Thái Nguyên năm 2004-2006. 46 Bảng 2.8: Tình hình giàu nghèo ở thành phố Thái Nguyên năm 2004-2006 49 Bảng 2.9: Diện tích chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2006 53 Bảng 2.10: Diện tích, năng suất, sản lượng chè kinh doanh trên địa bàn 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên viii thành phố Thái Nguyên Bảng 2.11: Chi phí sản xuất trên 1 ha chè kinh doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2006 55 Bảng 2.11: Chi phí sản xuất trên 1 ha chè KTCB trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2006 56 Bảng 2.13 : Diện tích, năng suất, sản lượng chè ở thành phố Thái Nguyên qua các năm 2004-2006 58 Bảng 2.14 : Hình thức chế biến chè ở thành phố Thái Nguyên 60 Bảng 2.15: Kết quả chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng chè giai đoạn 2004- 2006 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 62 Bảng 2.16: Hình thức, hình thái tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 63 Bảng 2.17 : Kết quả và hiệu quả trên 1 ha chè kinh doanh của các loại hộ năm 2005-2006 68 Bảng 3.1: Kế hoạch trồng mới chè 2007 – 2010 73 Bảng 3.2: Kế hoạch trồng phục hồi chè 2007 - 2010 74 Bảng 3.3: Kế hoạch diện tích, năng suất, sản lượng chè kinh doanh giai đoạn 2007-2010 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời, được trồng khá phổ biến trên thế giới. Đặc biệt là một số quốc gia khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam...Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cà phê, ca cao, có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá và chữa được một số bệnh đường ruột. Đặc biệt chất Tanin trong chè có khả năng hút chất phóng xạ, do đó nó còn chống được một số bệnh do các chất phóng xạ gây ra [4]. Chính vì các đặc tính ưu việt trên, chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Hiện nay đã có trên 40 nước trên thế giới sản xuất chè, trong khi có trên 200 nước tiêu thụ chè. Đây chính là một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển [6]. Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát triển. Chè có lịch sử phát triển trên 4000 năm, cây chè ở Việt Nam cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế. Tạo nhiều việc làm cũng như thu nhập cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước, cây chè được coi là cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du và miền núi [14]. Thành phố Thái Nguyên là một thành phố trung du, miền núi Bắc Bộ, được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. So với các huyện trong tỉnh, thành phố có diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, với vùng trọng điểm là các xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức. Hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 nay, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Trong nhiều năm qua, sản xuất chè của thành phố đã có bước phát triển, song kết quả sản xuất chè còn chưa cao so với tiềm năng và còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, giải quyết. Vậy, thực trạng phát triển sản xuất chè của thành phố như thế nào? Có những yếu tố, nguyên nhân chủ yếu nào ảnh hưởng? Cần có những định hướng và các giải pháp chủ yếu nào để sản xuất chè của thành phố phát triển nhanh, vững chắc và đạt hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát từ yêu cầu đó tôi lựa chọn đề tài: "Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần thiết thực triển khai chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1- Mục tiêu chung Mục tiêu bao trùm của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của thành phố. 2.2- Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển sản xuất chè. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ năm 2004 - 2006. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 - Đề ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về phát triển sản xuất chè của các nông hộ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 3.2- Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về nội dung nghiên cứu, không gian và thời gian nghiên cứu từ năm 2004 - 2006. Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất chè là vấn đề rất rộng, vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh lĩnh vực này trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong những năm tới. 4. Đóng góp của Luận văn Luận văn là tài liệu giúp nông dân trong các vùng trồng chè của thành phố đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè so với các cây trồng khác để lựa chọn nhân rộng sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên phát triển đạt hiệu quả cao, có cơ sở khoa học. Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất chè những năm tiếp theo có cơ sở khoa học. Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên và đối với các địa phương có điều kiện tương tự. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 5. Bố cục của Luận văn Mở đầu Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu Chương 2: Thực trạng phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên Chương 3: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên Kết luận và kiến nghị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học phát triển sản xuất chè 1.1.1. Vài nét về cây chè và vai trò của chè với đời sống con người 1.1.1.1. Nguồn gốc cây chè Việt Nam Năm 1933, ông J.J B Denss, một chuyên gia về chè của Hà Lan, nguyên giám đốc viện nghiên cứu chè Buitenzorg ở Java (Inđônêxia), cố vấn của Công ty chè Đông Dương thời Pháp sau khi đi khảo sát các cây chè cổ ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang - Việt Nam đã viết về nguồn gốc cây chè trên thế giới. Trong bài viết của ông có điểm cần chú ý là những nơi mà con người tìm thấy cây chè bao giờ cũng ở cạnh những con sông lớn, nhất là sông Dương Tử, sông Tsikiang ở Trung Quốc, sông Hồng ở Việt Nam, sông Mêkông ở Vân Nam, tất cả những con sông này đều bắt nguồn từ phía đông Tây Tạng. Vì lý do này ông cho rằng nguồn gốc của cây chè là từ các dãy núi này phân tán đi [6]. Năm 1976, viện sỹ hàn lâm khoa học Liên Xô K.M. Demukhatze nghiên cứu sự tiến hoá của cây chè bằng cách phân tích chất càphêin trong chè mọc hoang dại và chè do con người trồng ở các vùng khác nhau trên thế giới. Trong đó có các vùng chè cổ của Việt Nam (Yên Bái, Lạng Sơn, Nghệ An). Tác giả đã kết luận: Cây chè cổ ở Việt Nam tổng hợp các càphêin đơn giản hơn cây chè ở Vân Nam, Trung Quốc và như vậy phức tạp ở cây chè Vân Nam, Trung Quốc nhiều hơn ở cây chè Việt Nam. Do đó tác giả đã đề xuất sơ đồ tiến hoá của cây chè như sau: Cây hoa trà - chè Việt Nam - chè Vân Nam - chè Trung Quốc - chè Assam Ấn Độ [6]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Qua phân tích nhiều nhà khoa học đã cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của cây chè. Các vùng chè Lạng Sơn, Hà Giang và đặc biệt là khu vực chè hoang với hơn 41 vạn cây chè tuyết cổ thụ ở Suối Giàng (huyện Nghĩa Lộ – Yên Bái) trên độ cao hơn 1300m so với mực nước biển là những bằng chứng quan trọng cho giả thiết trên. Ngoài những giống chè như chè Tuyết san, Việt Nam đã nhập khẩu thêm một số giống chè mới có nguồn gốc từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc. 1.1.1.2. Vai trò, tác dụng của chè đối với đời sống nhân dân Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều năm, từ 30 đến 50 năm. Trồng và thâm canh từ đầu, liên tục và sau 3 năm cây chè đã được đưa vào kinh doanh, mang lại thu nhập kinh tế hàng năm vì năng suất, sản lượng tương đối ổn định. Từ chè búp tươi, tuỳ theo công nghệ và cách chế biến sẽ tạo ra các loại sản phẩm chè khác nhau: Chè xanh, chè đen, chè vàng, chè túi lọc v.v. Chè có nhiều vitamin có giá trị dinh dưỡng và bảo vệ sức khoẻ. Có tác dụng giải khát, bổ dưỡng và kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp tiêu hoá các chất mỡ, giảm được bệnh béo phì, chống lão hoá... Do đó chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Chè được sử dụng hàng ngày và hình thành nên một tập quán tạo ra được nền văn hoá. Khoa học hiện đại đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và đã tìm ra nhiều hoạt chất có giá trị trong sản phẩm của cây chè; người ta có thể chiết suất từ cây chè lấy ra những sinh tố đặc biệt như: càphêin, vitamin A, B1, B2, B6, đặc biệt là vitamin C dùng để điều chế thuốc tân dược cao cấp. Vì thế chè không những có tên trong danh mục nước giải khát, mà nó còn có tên trong từ điển y học, dược học. Người Nhật Bản khẳng định chè đã cứu người khỏi bị nhiễm xạ và gọi đó là thứ nước uống của thời đại nguyên tử, nạn nhân bom nguyên tử Hirôxima ở các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 vùng trồng chè xanh đã sống khoẻ mạnh, đó chính là một bằng chứng sinh động về tác dụng chống phóng xạ của chè [6]. Chè là loại cây đã đi vào đời sống con người một cách sâu sắc, đậm đà. Uống trà đã trở thành một phong tục tập quán, là sở thích từ lâu đời của nhiều dân tộc trên thế giới. Cũng giống như nhiều nước châu Á và Đông Nam Á khác, ở Việt Nam tục uống trà đã có từ rất lâu đời. Người Việt Nam biết đến trà từ khá sớm, phương ngôn cổ truyền không ít những lời dạy về cách uống trà như: “ rượu ngâm nga, trà liền tay” “trà tam rượu tứ ”. Ấm trà, chén rượu đã trở nên rất quen thuộc, thân thương đối với người Việt Nam từ già tới trẻ, từ thành thị tới nông thôn. Uống trà phải thưởng thức tới nước thứ ba mới thấy hết hương vị ngọt đậm của trà, là một loại hoạt động ăn, uống vừa có ý nghĩa thực dụng, vừa là biểu hiện của văn hoá ăn uống đỏi hỏi trình độ thưởng thức cao và nâng nó lên thành nghệ thuật uống rượu, thưởng thức trà. Trà dù được chế biến, được uống theo cách nào vẫn biểu thị một nét văn hoá độc đáo như trà đạo. Đối với người Việt Nam mỗi khi có ấm trà xanh pha thường mời hàng xóm láng giềng cùng thưởng thức. Đạo trà Việt Nam thật trân trọng ở cách dâng mời đầy ngụ ý, dù lòng vui hay buồn, dù trời mưa hay nắng, khách cũng không thể từ chối khi chủ nhân trân trọng đưa mời; mời trà đã là một ứng xử văn hoá lịch sự, lễ độ và lòng mến khách của chủ nhà. Phong tục đó đã tạo nên một vẻ đẹp đặc trưng với những nét rất riêng, mang đậm chất Á Đông. Với “trà tam, rượu tứ” của cổ nhân đã làm cho con người giải toả được những lo toan thường nhật, làm phong phú thêm đời sống tinh thần và làm tăng ý nghĩa cho sinh hoạt đời thường, giúp con người xích lại gần nhau, ấm áp thắm đượm tình làng, nghĩa xóm. Có thể khẳng định nền văn hoá trà Việt Nam đậm đà bản sắc đã tồn tại và toả hương [8]. Chè có giá trị sử dụng và là hàng hoá có giá trị kinh tế, sản xuất chè mang lại hiệu quả kinh tế khá cao góp phần cải thiện đời sống cho người lao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 động. Hiện nay chè đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị của Việt Nam. Ngoài ra thị trường nội địa đòi hỏi về chè ngày càng nhiều với yêu cầu chất lượng ngày càng cao. Phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ chè, góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm tăng thu nhập cho người trồng chè. Đặc biệt là đồng bào trung du và miền núi, nơi mà có cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp kém, vấn đề việc làm còn gặp nhiều khó khăn và thu nhập vẫn còn thấp. Như vậy, chè là loại cây có tiềm năng khai thác vùng đất đai rộng lớn của khu vực trung du và miền núi. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Nước ta có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè, nhân dân ta lại có kinh nghiệm và tập quán trồng chè lâu đời. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, khéo léo trong các khâu thu hoạch, chế biến chè, có các cơ sở nghiên cứu lâu năm về chè. Do đó tiềm năng khai thác và phát triển sản xuất chè trong những năm tiếp theo là rất lớn và khả thi. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè 1.1.2.1- Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên * Điều kiện đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt đối với cây chè, nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm [1]. Muốn chè có chất lượng cao và có hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở độ cao nhất định. Đa số những nơi trồng chè trên thế giới cần có độ cao cách mặt biển từ 500 dến 800 m. Chè được trồng và phát triển chủ yếu ở vùng đất dốc, đồi núi, ở những vùng núi cao chè có chất lượng tốt hơn ở vùng thấp. Độ dốc đất trồng chè không quá 300, đất càng dốc thì xói mòn càng lớn, đất nghèo dinh dưỡng chè không sống được lâu. Chè là loại cây thân gỗ dễ ăn sâu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 nên cần tầng đất dầy, tối thiểu 50 cm. Cây chè ưa các loại đất thịt và đất thịt pha cát có giữ độ ẩm tốt, thoát nước tốt. Độ sâu mực nước ngầm phải sâu hơn thì chè mới sinh trưởng và phát triển tốt được vì cây chè cần ẩm nhưng sợ úng. Độ chua của đất là chỉ tiêu quyết định đời sống cây chè, độ chua PH thích hợp nhất là từ 4,5 – 5,5. Nếu độ chua PH dưới 3, lá chè xanh thẫm, có cây chết. Nếu độ chua trên 7,5, cây ít lá, vàng cằn. Trồng chè ở các vùng đất trung tính hoặc kiềm cây chè chết dần. Ngoài ra thành phần dinh dưỡng cũng quyết định sự sinh trưởng và năng suất cây chè. Để cây chè phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao thì đất trồng chè phải đạt yêu cầu: Đất tốt, giàu mùn, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho chè phát triển. * Điều kiện khí hậu Cây chè thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau. Nhưng qua số liệu các nước trồng chè cho thấy, cây chè sinh trưởng ở những vùng có lượng mưa hàng năm từ 1000 - 4000 mm, phổ biến thích hợp nhất từ 1500 – 2000 mm. Độ ẩm không khí cần thiết từ 70 - 90%. Độ ẩm đất từ 70 - 80%. Lượng mưa bình quân tháng trên 1000 mm chè mọc tốt, ở nước ta các vùng trồng chè có điều kiện thích hợp, chè thường được thu hoạch nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè. Cây chè ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ không khí dưới 10oC hay trên 40 oC. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 22 - 280C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân bắt đầu phát triển trở lại. Thời vụ thu hoạch chè dài, ngắn, sớm, muộn tuỳ thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên các giống chè khác nhau có mức độ chống chịu khác nhau [3]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Cây chè vốn là cây thích nghi sinh thái vùng cận nhiệt đới bóng râm, ẩm ướt. Lúc nhỏ cây cần ít ánh sáng; một đặc điểm cũng cần lưu ý là các giống chè lá nhỏ ưa sáng hơn các giống chè lá to. 1.1.2.2- Nhóm nhân tố kinh tế kỹ thuật * Giống chè Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Có thể nói giống là tiền đề năng suất, chất lượng chè thời kỳ dài 30- 40 năm thu hoạch, nên cần được hết sức coi trọng. Giống chè là giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được điều kiện sống khắc nghiệt và sâu bệnh. Nguyên liệu phù hợp chế biến các mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao. Cùng với giống tốt trong sản xuất kinh doanh chè cần có một số cơ cấu giống hợp lý, việc chọn tạo giống chè là rất quan trọng trong công tác giống. Ở Việt Nam đã chọn, tạo được nhiều giống chè tốt bằng phương pháp chọn lọc cá thể như: PH1, TRI777, 1A, TH3. Đây là một số giống chè khá tốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng búp cao, đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nương chè cằn cỗi. Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có 2 phương pháp được áp dụng chủ yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng cành giâm. Đặc biệt phương pháp trồng chè cành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rỗng rãi và dần dần trở thành biện pháp chủ yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. * Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - Cùng với giống mới việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và chế biến cũng là điều kiện cần thiết để tạo ra năng suất cao và chất lượng tốt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 - Tủ cỏ rác và tưới nước: Tủ cỏ rác tăng năng suất chè 30-50% do giữ được ẩm, tăng lượng mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất. Chè cũng là cây trồng rất cần nước, nếu cung cấp nước thường xuyên thì năng suất chè nguyên liệu sẽ tăng từ 25-40%. - Đốn chè: là biện pháp kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng chè. Kết quả nghiên cứu ở Inđônêxia cho thấy hàm lượng càphêin của nguyên liệu chè đốn cao hơn nguyên liệu chè chưa đốn. Ngoài phương pháp đốn, thời vụ đốn cũng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè. Thường tiến hành đốn vào thời kỳ cây chè ngừng sinh trưởng, không ra búp từ ngày giữa tháng 12 đến cuối tháng 1 hàng năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 1. - Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng chè búp. Chè là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rất rộng rãi, nó có thể sống nơi đất rất màu mỡ cũng có thể sống ở nơi đất cằn cỗi mà vẫn có thể cho năng suất nhất định. Tuy nhiên muốn nâng cao được năng suất, chất lượng thì cần phải bón phân đầy đủ. Bón phân cho chè là biện pháp kinh tế kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng cho chè, nhưng biện pháp này cũng có những tác dụng ngược. Bởi nếu bón phân không hợp lý sẽ làm cho năng suất và chất lượng không tăng lên được, thậm chí còn bị giảm xuống. Nếu bón đạm với hàm lượng quá cao hoặc bón các loại phân theo tỷ lệ không hợp lý sẽ làm giảm chất Tanin hoà tan của chè, làm tăng hợp chất Nitơ dẫn tới giảm chất lượng chè. Vì vậy bón phân cần phải bón đúng cách, đúng lúc, đúng đối tượng và cần cân đối các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu như: Đạm, lân, kali sao cho phù hợp. 1.1.2.3- Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội * Thị trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 - Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của cơ sở sản xuất kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị trường: mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải trả lời 3 câu hỏi của kinh tế học đó là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mang tính định hướng. Để trả lời được câu hỏi này người sản xuất phải tìm kiếm thị trường, tức là xác định nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra. Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng. - Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là tối đa. còn việc giải quyết vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ được thị trường, xác định rõ được khách hàng, giá cả và phương thức tiêu thụ. Muốn vậy phải xem xét quy luật cung cầu trên thị trường. Ngành chè có ưu thế hơn một số ngành khác, bởi sản phẩm của nó được sử dụng khá phổ thông ở trong nước cũng như quốc tế. Nhu cầu về mặt hàng này khá lớn và tương đối ổn định. Hơn nữa chè không phải là sản phẩm tươi sống, sau khi chế biến có thể bảo quản lâu dài, chè mang tính thời vụ cũng ít gắt gao hơn các loại cây ăn quả. Chính nhờ những ưu điểm trên dễ tạo ra thị trường khá ổn định và khá vững chắc, là điều kiện, là nền tảng để kích thích, thúc đẩy sự phát triển của ngành chè. * Giá cả Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng chè nói riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá chè (giá chè búp tươi và chè búp khô) trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng chè. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 - Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người sản xuất nói chung, cũng như người làm chè, ngành chè nói riêng. Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết cho sự phát triển lâu dài của ngành chè. * Nguồn lao động Theo quan điểm của Ricacdo: “ lao động là cha, đất đai là mẹ sinh ra của cải vật chất”. Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động, tác động lên đối tương lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình. Nông hộ sử dụng lao động chủ yếu là lao động gia đình. Tuy nhiên lao động trong nông hộ đông đảo về số lượng nhưng cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động thấp, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế. Phát triển sản xuất chè cũng vậy, nó vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội, bởi vì nhờ có phát triển sản xuất chè đã giải quyết được lượng lớn lao động. Ngoài việc mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động, nó còn giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng lao động lớn ở cả miền núi và miền xuôi, đặc biệt là lao động nông thôn. * Hệ thống cơ sở chế biến chè Sau khi hái được chè nguyên liệu (chè búp tươi) người ta sẽ tiến hành chế biến, từ chè búp tươi tạo ra chè thành phẩm, sau đó mới đem đi tiêu thụ trên thị trường. Ngoài yêu cầu về chất lượng chè nguyên liệu, thì công tác tổ chức, chế biến, quy trình chế biến cũng ảnh hưởng tới chất lượng chè thành phẩm. Hạch toán được giá thành từ đó quyết định được mức giá bán trên thị trường sao cho phù hợp. Hiện nay ngành chè Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể trong khâu chế biến, nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập, hay chuyển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 đổi thành các công ty cổ phần tham gia liên kết với nước ngoài đưa vào sử dụng những dây chuyền hiện đại, công suất lớn đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của quá trình sản xuất chè. Tuy nhiên các doanh nghiệp này phần lớn chỉ sản xuất, chế biến chè đen để phục vụ xuất khẩu là chủ yếu. Một hình thức chế biến khác cũng đang được chú ý và áp dụng khá phổ biến là cách chế biến thủ công, nông hộ mà Thái Nguyên là một ví dụ tiêu biểu. Ở các hộ nông dân trồng chè, việc sản xuất chè nguyên liệu và khâu chế biến luôn gắn liền với nhau. Với hình thức này các hộ trồng chè cố gắng phát huy cao độ những kỹ thuật cá nhân vừa có tính truyền thống, gia truyền vừa có tính khoa học để chế biến ra sản phẩm tốt nhất. Thực tế cho thấy, hầu hết sản phẩm chè chế biến từ các hộ gia đình có chất lượng cao hơn hẳn so với chế biến tại các nhà máy. Như vậy việc xây dựng các cơ sở chế biến chè, từ nhỏ tới lớn, từ chế biến thủ công tới chế biến công nghiệp là yêu cầu hết sức cấp bách và có ý nghĩa rất lớn quyết định tới sự phát triển của ngành chè nói chung. * Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước - Thành tựu về kinh tế của Việt Nam hơn 10 năm qua là do nhiều nhân tố tác động, trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của đổi mới quản lý kinh tế vĩ mô. Sự đổi mới này được diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất. Ngành chè cũng như các ngành sản xuất khác, muốn mở rộng quy mô và chất lượng trong sản xuất kinh doanh, nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tế thích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Kết quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kinh tế, một chính sách kinh tế không phù hợp sẽ kìm hãm phát triển của ngành, ngược lại một chính sách thích hợp sẽ kích thích sản xuất phát triển. Các chính sách này có thể tác động trực tiếp hoặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 gián tiếp đến sự phát triển của ngành chè, tiêu biểu có thể kể đến là: Chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách thị trường và sản phẩm... 1.1.3- Những chỉ tiêu đánh giá về phát triển sản xuất chè 1.1.3.1- Những chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng của quá trình sản xuất chè * Chỉ tiêu diện tích trồng chè Để xác định được tiềm năng phát triển sản xuất chè ở địa phương trước hết phải xác định được chỉ tiêu về diện tích chè (bao gồm tổng diện tích, diện tích kinh doanh, diện tích trồng mới). Từ đó biết được thực tế diện tích hiện có và diện tích còn khả năng mở rộng sản xuất. *Chỉ tiêu về năng suất Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi muốn đánh giá được thực trạng sản xuất của một địa phương hay một cơ sở sản xuất kinh doanh thì người ta xem xét đến năng suất cây trồng. Như vậy, tìm hiểu được năng suất thực tế của cây chè ở địa phương, thông qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng suất. * Chỉ tiêu về sản lượng Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai trò khá quan trọng trong việc phản ánh về mặt lượng của quá trình phát triển sản xuất chè. 1.1.3.2. Những chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất chè - Giá trị sản xuất (GO) được xác định là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm chè được sản xuất ra (thường là một năm) trên một đơn vị diện tích. GO =   n i PiQi 1 * Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Trong đó: GO: Tổng giá trị sản xuất Qi: Khối lượng sản phẩm loại i Pi : Đơn giá sản phẩm loại i - Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sản xuất. Trong quá trình sản xuất chè chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất, bảo vệ thực vật, cung cấp nước... - Giá trị tăng thêm (gia tăng) (VA) là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất ra một đơn vị diện tích (chè thường tính trong 1 năm) VA = GO - IC - Giá trị gia tăng/công lao động (VA/công lao động) là giá trị tăng thêm chia cho tổng ngày công lao động của nông hộ. - Giá trị gia tăng/chi phí trung gian(VA/IC) được tính bằng phần giá trị tăng thêm của một đồng chi phí trung gian đầu tư cho sản xuất chè. * Thu nhập hỗn hợp (MI) là thu nhập thuần tuý của người sản xuất, bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận mà họ có thể nhận được khi sản xuất một đơn vị diện tích (chè thường tính cho 1 năm). Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau: MI = VA – (A + T) Trong đó: A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ T là thuế sản xuất - Thu nhập hỗn hợp/ngày công lao động Chỉ tiêu này cho biết giá trị thu nhập của một ngày công lao động được hạch toán trong trồng chè của nông hộ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 - Thu nhập hỗn hợp/ chi phí vật chất Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nhập của một đồng vốn đầu tư cho sản xuất chè. - Lợi nhuận (TPr) = GO – TC Trong đó: GO: Giá trị sản xuất TC: Tổng chi phí 1.1.3.3. Một số chỉ tiêu phản ánh các nguyên nhân tác động đến phát triển sản xuất chè * Giống và cơ cấu giống chè Giống chè là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất phẩm chất chè nguyên liệu và thành phẩm. Do đó, cần xem xét các chỉ tiêu về giống (là giống chè gì? ưu và nhược điểm?) ngoài ra cần xác định được cơ cấu giống sản xuất của địa phương. Từ đó thấy được thực trạng và đưa ra cơ cấu giống với tỷ lệ hợp lý trong những năm tới. * Chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm - Đối với chè búp tươi: Hệ thống chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm được chia theo phẩm cấp của chè búp sau khi thu hái gồm chè loại A, B, C và D... - Đối với chè búp khô: được tính bằng tỷ lệ quy đổi từ chè nguyên liệu, (búp tươi) thành chè thành phẩm (búp khô) hoặc đưa vào hương vị màu sắc chè khi pha chế. * Giá cả sản phẩm chè Các chỉ tiêu về giá bao gồm các yếu tố đầu vào và các sản phẩm đầu ra. Đối với các yếu tố đầu vào là giá các nguyên vật liệu như giống, phân bón, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 thuốc trừ sâu... Còn giá các sản phẩm đầu ra là giá chè búp tươi và giá bán của chè búp khô. * Giá chè trên thị trường quốc tế Là chỉ tiêu có ảnh hưởng nhất định tới giá bán sản phẩm trong nước từ đó có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè trong nước. 1.2. Phát triển sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Phát triển sản xuất chè trên thế giới Cây chè có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó phát triển ra các nước Đông Nam Á và phía Bắc Ấn Độ rồi từ đó sang các nước Châu Phi và Châu Mỹ La tinh. Sản phẩm chè bắt đầu được buôn bán trên thế giới vào thế kỷ thứ XVII. Khi đó các Công ty của Hà Lan, của Anh mua chè từ Trung Quốc và Nhật Bản đưa sang thị trường Chân Âu. Lúc này thị trường xuất khẩu chè chưa rộng lớn, nhưng tại đây sản phẩm chè đã tự khẳng định được vị trí và chỗ đứng trên thị trường Quốc tế. Theo đánh giá của Chuyên gia Đỗ Ngọc Quý và Nguyễn Kim Phong thì cho đến nay chè đã được trồng tại 58 nước trên khắp năm châu lục, được phân bố từ 330 vĩ bắc đến 490 vĩ nam, trong đó vùng trồng thích hợp nhất là 160 vĩ Nam đến 200 vĩ Bắc. Về diện tích, đến nay trên toàn thế giới có 4.657.000 ha chè. Trong đó Châu Á chiếm 80% diện tích chè của toàn thế giới, các nước có diện tích chè lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Indonexia, Băngladesh, Việt Nam. Về sản lượng sản xuất ra và tiêu thụ trên toàn thế giới là 5.057.000 tấn. Các nước tiêu thụ chè có 115 nước, gồm Châu Âu có 28 nước, Châu Mỹ có 19 nước, Châu Á có 29 nước, Châu phi có 34 nước và Châu Đại Dương có 5 nước. Mức tiêu thụ bình quân là 0,19kg/người/năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Theo đánh giá của tổ chức FAO, sản lượng xuất khẩu toàn thế giới đạt 2,8 triệu tấn, tăng bình quân 2.8-3.2%/năm. Trong đó chủ yếu là chè đen, gồm các nước đang phát triển chiếm 95%. Châu phi chiến 16%. Châu Á chiếm 65%. Mức tiêu thụ đạt đạt 2.548 triệu tấn năm 2000. Mức tăng bình quân 2.9%/năm, trong đó các nước đang phát triển chiếm 30-40%. Sản lượng chè sản xuất bằng phương pháp ORTHODOX truyền thống chiếm 46% và sản xuất bằng phương pháp C.T.C chiếm 54%. Lượng chè tiêu thụ ở các nước đang phát triển có tỷ lệ chè ORTHODOX chiếm 61%, chè C.T.C chiếm 39%. Hàng hoá chè đen xuất khẩu dự kiến đến năm 2000 là 1.325 triệu tấn, lượng nhấp khẩu dự kiến 1.227 triệu tấn, những nước có lượng chè sản xuất và xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Indonexia. Nhìn chung các nước sản xuất chè lớn trên thế giới cũng chỉ tập trung sản xuất hai loại chè chính đó là chè xanh và chè đen, nhưng chủ yếu vẫn là chè đen vì thị hiếu của người tiêu dùng trên thế giới về loại chè này chiếm 80%[14]. 1.2.2. Phát triển sản xuất chè ở Việt Nam Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, có điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Chè được trồng ở Việt Nam từ khá lâu, nhưng nó chỉ thực sự được coi là một loại cây công nghiệp, đưa vào sản xuất đại trà với quy mô lớn, khi các đồn điền chè đầu tiên do người Pháp xây dựng ở Việt Nam. Ngành chè đến nay đã có lịch sử phát triển gần 90 năm. (1918-2007). Được coi là một trong những ngành sản xuất có mầm mống công nghiệp sớm nhất ở nước ta trong số các ngành chế biến công nghiệp dài ngày. Trải qua gần một thế kỷ tồn tại và phát triển ngành chè đã trở thành ngành sản xuất rất quan trọng, ta có thể chia thành một số giai đoàn chủ yếu sau: * Giai đoạn trước năm 1954 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Do thấy điều kiện để phát triển sản xuất chè có nhiều thuận lợi, người Pháp đã có chủ trương xây dựng một số đồn điền sản xuất chè. Năm 1990 một nhà tư sản người Pháp đã mở một số đồn điền chè với diện tích 6 ha ở Sông Thao - Phú Thọ; sau đó được phát triển ra các địa phương khác. Trong giai đoạn này chè phát triển rải rác ở các tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Do canh tác quảng canh nên năng suất sản lượng còn thấp, chủ yếu là tự sản xuất và tiêu thụ. * Giai đoạn từ 1954-1975 Năm 1954 hoà bình được lập lại, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàng loạt các nông trường quốc doanh được thành lập. Diện tích trồng chè ở miền Bắc đạt 28,1 vạn ha. Đặc biệt chú ý ở giai đoạn này là liên hiệp chè lần đầu tiên được thành lập ở nước ta vào năm 1974, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của ngành chè. Thời kỳ này công nghiệp chế biến bắt đầu phát triển, nhiều nhà máy chè đen thiết bị của Liên Xô, có công suất từ 14- 40 tấn chè búp tươi/ngày, nhà máy chè xanh thiết bị của Liên Xô, Trung Quốc công suất 6-12 tấn chè búp tươi/ngày đã được xây dựng. Diện tích chè cả nước năm 1955 là 10.600 ha, năng suất 4,9 tạ/ha, sản lượng chè khô 5.194 tấn; năm 1960 diện tích là 17.200 ha, năng suất 4,2 tạ ha, sản lượng 7.224 tấn; năm 1971 diện tích đã lên tới 31.300 ha, năng suất đạt 4,9 tạ ha, sản lượng là 15.337 tấn. Về tình hình tiêu thụ, thời kỳ này sản xuất chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước, một phần đem xuất khẩu, ở miền Bắc chủ yếu xuất khẩu chè đen sang thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu, chè xanh xuất sang Bắc Phi. * Giai đoạn 1975 - 1981 Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển mạnh ngành chè. Diện tích, năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 suất, sản lượng chè không ngừng được tăng lên. Giai đoạn này có hai thời kỳ khác nhau được tính theo mốc về sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế. Thời kỳ 1975-1981: Là thời kỳ mà mọi việc từ quản lý đến tổ chức sản xuất đến được sắp đặt từ trên. Nhà nước giao kế hoạch, hoạch định giá cả, lỗ lãi đã có Nhà nước chịu. Người trồng chè và cơ sở chế biến chè chủ yếu tập trung vào việc giao nộp sản phẩm do đó việc sản xuất chè cầm chừng, kém hiệu quả gây ách tắc, trì trệ trong sản xuất và lưu thông sản phẩm chè. Tuy nhiên diện tích chè cả nước và sản phẩm vẫn tăng khá nhanh mặc dù năng suất vẫn còn rất thấp và tăng chậm. Tốc độ phát triển bình quân một năm là 2% về diện tích và 4,9% về sản lượng. Sản lượng xuất khẩu thời kỳ này trung bình mỗi năm đạt trên 5.000 tấn. * Giai đoạn 1982 đến nay - Nổi bật trong thời kỳ này là đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp bằng chỉ thị 100 của ban Bí thư TW Đảng năm 1981. Sau đó là Nghị Quyết 10 của Bộ chính trị năm 1988 và các chính sách đổi mới quản lý kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cho đến nay ngành chè đã có một hệ thống liên kết trong toàn ngành. Năm 2000, tổng diện tích chè là 81.692 ha, phân bổ trên 30 tỉnh trong cả nước. Trong đó diện tích chè kinh doanh là 70.192 ha với năng suất chè búp tươi bình quân 4,23 tấn/ha, sản lượng chè xuất khẩu là 42.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 60 triệu USD. Thị phần chè Việt Nam trên thế giới hiện nay là trên 4% [14]. Tại Việt Nam có 107 đầu mối xuất khẩu, trong đó Tổng Công ty chè Việt Nam chiếm 46,5% về khối lượng và 67,23% về tổng giá trị trên tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tỷ trọng các thị trường trong tổng số 42.000 tấn xuất khẩu chia ra như sau: Châu Á và Trung Đông là 36.226 tấn bằng 86,25%. Trong đó Irắc là lớn nhất với số lượng 16.412 tấn, sau đó là Đài Loan 9.071 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 tấn, Singapo 1.617 tấn. Châu Âu là 5.044 tấn bằng 12%, còn lại là Hoa Kỳ, Canada, Châu Úc, Châu Phi và một số nước khác. Qua đây cho thấy ở Việt Nam cây chè có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó thuộc nhóm ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó phát triển trồng chè ở nước ta không những phát huy được vai trò kinh tế của hộ gia đình, lợi thế của từng vùng, từng đơn vị để áp dụng các tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác chế biến mà còn góp phần to lớn trong việc sử dụng có hiệu quả đất đai, lao động nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sản xuất phát triển. Góp phần nâng cao đới sống vật chất, văn hoá tinh thần người dân. Chính điều đó càng khẳng định việc đầu tư phát triển cho ngành chè là một hướng đi đúng của các địa phương, các công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong cả nước. Bảng 1.1: Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè ở Việt Nam ĐVT 2004 2005 2006 So sánh (%) 2005/ 2004 2006/ 2005 BQ 04-06 1.Diện tích Nghìn ha 120,5 118,4 122,5 98,3 103.5 120,5 2.Năng suất tấn/ha 4,25 4,51 6,02 106,1 133,5 4,93 3.Sản lượng Nghìn tấn 513,8 534,2 737,4 103,9 138 595,1 4.Xuất khẩu Nghìn tấn 104,3 87,9 89,2 84,3 101,5 93,8 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 1.2.3. Tình hình sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, được thiện nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu, thời tiết thích hợp cho việc phát triển cây chè. Vốn là một vùng đất có truyền thống sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 chè từ lâu đời, được gắn với thương hiệu nổi tiếng cả nước là “chè Thái”. Trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử, đến nay vẫn phát triển mạnh mẽ và là một trong những tỉnh có diện tích chè lớn nhất trong cả nước. Vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đã xác định rõ chè là cây trồng kinh tế mũi nhọn cần được quan tâm đầu tư phát triển. Đến nay tổng diện tích chè trên toàn tỉnh là 16.641 ha, trong đó diện tích chè cho sản phẩm là 14.663 ha với tổng sản lượng là 129.913 tấn. Diện tích chè của tỉnh Thái Nguyên liên tục được mở rộng và tăng nhanh qua các năm, năm 2004 – 2006 diện tích chè tăng bình quân 2,47%. Đã hình thành vùng chuyên canh chè với các xã trọng điểm của thành phố Thái Nguyên như các xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức. Trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã trú trọng về giống chè, giống chè trung du được trồng bằng hạt vẫn chiếm phần lớn. Các giống chè mới được trồng chủ yếu là giống chè LDPT, TRI 777, các giống chè mới chủ yếu được trồng để chế biến chè xanh, đạt tiêu chuẩn ngành đã được Bộ NN&PTNT công nhận. Sản lượng chè của tỉnh Thái Nguyên năm 2006 đạt 129.913 tấn, năm 2004-2006 tăng bình quân 25,5 % do áp dụng quy trình thâm canh và kỹ thuật sản xuất chè do Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT Thái Nguyên kết hợp với kinh nghiệm sản xuất truyền thống, tập quán canh tác của người dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Bảng 1.2: Diện tích chè của tỉnh Thái Nguyên phân theo đơn vị hành chính Đơn vị tính: Ha TT Đơn vị 2004 2005 2006 So sánh (%) 2005/ 2004 2006/ 2005 Bình quân 2004- 2006 1 TP. Thái Nguyên 1 031 1 125 1 094 109,12 97,24 103,18 2 Thị xã Sông Công 465 480 485 103,23 101,04 102,13 3 Huyện Định Hoá 2 388 2 415 2 425 101,13 100,41 100,77 4 Huyện Võ Nhai 334 366 354 109,58 96,72 103,15 5 Huyện Phú Lương 3 659 3 765 3 835 102,90 101,86 102,38 6 Huyện Đồng Hỷ 2 391 2 493 2 538 104,27 101,81 103,04 7 Huyện Đại Từ 4 174 4 303 4 338 103,09 100,81 101,95 8 Huyện Phú Bình 46 46 67 100,00 145,65 122,83 9 Huyện Phổ Yên 1 353 1 453 1 505 107,39 103,58 105,48 Tổng số 15841 16446 16641 103, 82 101, 12 102, 47 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2006 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Bảng 1.3: Diện tích chè cho sản phẩm của tỉnh Thái Nguyên phân theo đơn vị hành chính Đơn vị tính: Ha TT Đơn vị 2004 2005 2006 So sánh (%) 2005/ 2004 2006/ 2005 BQ 2004- 2006 1 TP. Th¸i Nguyªn 820 846 901 103,17 106,50 104,84 2 ThÞ x· S«ng C«ng 395 418 425 105,82 101,67 103,75 3 HuyÖn §Þnh Ho¸ 2 010 2 098 2 205 104,38 105,10 104,74 4 HuyÖn Vâ Nhai 180 190 190 105,56 100,00 102,78 5 HuyÖn Phó L•¬ng 3 325 3 379 3 507 101,62 103,79 102,71 6 HuyÖn §ång Hû 1 855 2 058 2 173 110,94 105,59 108,27 7 HuyÖn §¹i Tõ 3 769 3 947 3 942 104,72 99,87 102,30 8 HuyÖn Phó B×nh 38 40 67 105,26 167,50 136,38 9 HuyÖn Phæ Yªn 1 047 1 157 1 253 110,51 108,30 109,40 Tæng sè 13439 14133 14663 105,16 103,75 104,46 Nguån: Niªn gi¸m Thèng kª tØnh Th¸i Nguyªn n¨m 2006 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Bảng 1.4: Sản lƣợng chè của tỉnh Thái Nguyên phân theo đơn vị hành chính Đơn vị tính: Tấn TT Đơn vị 2004 2005 2006 So sánh (%) 2005/ 2004 2006/ 2005 Bình quân 2004- 2006 1 TP. Thái Nguyên 6 120 8 477 9 632 138,51 113,63 126,07 2 Thị xã Sông Công 2 450 2 840 3 678 115,92 129,51 122,71 3 Huyện Định Hoá 11 500 13 640 18 379 118,61 134,74 126,68 4 Huyện Võ Nhai 810 855 1 092 105,56 127,72 116,64 5 Huyện Phú Lương 18 530 19 760 30 823 106,64 155,99 131,31 6 Huyện Đồng Hỷ 12 267 14 763 19 554 120,35 132,45 126,40 7 Huyện Đại Từ 24 779 23 773 35 091 95,94 147,61 121,77 8 Huyện Phú Bình 135 138 565 102,22 409,42 255,82 9 Huyện Phổ Yên 6 800 9 500 11 099 139,71 116,83 128,27 Tổng cộng 83 391 93 746 129 913 112,42 138,58 125,50 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2006 1.3- Phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.1. Các phương pháp nghiên cứu 1.3.1.1. Chọn điểm nghiên cứu Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho thành phố Thái Nguyên về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của thành phố. Chọn 4 xã làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 điểm nghiên cứu từ 2 vùng trong thành phố đó là xã Phúc Xuân, Tân Cương thuộc vùng trọng điểm có quy mô diện tích chè lớn. Chọn xã Phúc Hà, xã Tích Lương đại diện cho các xã phường còn lại. Mỗi xã chọn 50 hộ, mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng, vừa phải đại diện và suy rộng được cho cả thành phố. Xã Phúc Xuân có diện tích 1.852 ha, dân số 4.620 người, số hộ làm ngành nghề dịch vụ chiếm 8,1%, số hộ số hộ sản xuất nông nghiệp là 91,9%, là xã loại 3 của thành phố. Xã Tân Cương có diện tích 1.482 ha, dân số 5.275 người, số hộ làm ngành nghề dịch vụ chiếm 7,6 %, số hộ sản xuất nông nghiệp 92,4 %, là xã loại 2 của thành phố. Xã Tích Lương có diện tích 932 ha, dân số 14.352 người, số hộ làm ngành nghề dịch vụ chiếm 12,1%, số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 50,2%, số hộ còn lại là công nhân viên chức các trường đại học và các nhà máy, công ty lân cận, là xã loại 1 của thành phố. Xã Phúc Hà có diện tích 648 ha, dân số 3.931 người, số hộ làm ngành nghề dịch vụ chiếm 1,7 %, số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 38,4 %, số còn lại là công nhân mỏ và các nhà máy lân cận, là xã loại 3 của thành phố. 1.3.1.2. Thu thập số liệu * Thu thập số liệu đã công bố Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên, của thành phố và các xã của thành phố Thái Nguyên, các tổ chức, dự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 án chương trình đã có các hoạt động tại thành phố, các tài liệu xuất bản liên quan đến thành phố. Những số liệu này được thu thập chủ yếu ở Cục thống kê Thái Nguyên, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Nội vụ – Lao động Thương binh và Xã hội, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý Đô thị, phòng Giáo dục, phòng Tài chính, phòng Y tế… của thành phố Thái Nguyên. * Thu thập số liệu mới Thu thập số liệu mới được thực hiện qua phương pháp sau: - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) Đi thực tế để quan sát đánh giá thực trạng, thu thập những thông tin qua những người dân ở vùng nghiên cứu và các cán bộ, thu nhập những tài liệu thông tin đã có tại nơi nghiên cứu - Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) Trực tiếp tiếp xúc với người dân tại các nơi nghiên cứu, tạo điều kiện và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào những vấn đề cần nghiên cứu, đàm thoại với họ để thu thập thông tin nhằm nắm được thực trạng sản xuất, đời sống và những tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu … của các hộ nông dân. Phương pháp được sử dụng nhằm đánh giá phát triển sản xuất chè của thành phố Thái Nguyên trong hiện tại và tương lai. Xác định và đề ra những vấn đề ưu tiên để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá khả năng thực hiện và đề ra những giải pháp phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên. - Phương pháp điều tra hộ: Gồm các bước sau: - Chọn mẫu điều tra: Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn điểm, chọn hộ) tiến hành lựa chọn các vùng, các đơn vị điều tra. Từ 2 vùng trồng chè Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 nhiều và trồng chè ít trong thành phố mỗi vùng lấy ra 2 xã làm đại diện, mỗi xã chọn lấy 50 hộ để điều tra và suy rộng trong cả xã. - Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ; các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn; tình hình sản xuất chè; chi phí sản xuất chè; thu nhập của người sản xuất chè; tình hình thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống của người sản xuất chè; các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần, các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất chè… Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ. - Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu ? Khi nào ? Tại sao ? Như thế nào và bao nhiêu ? … Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp. 1.3.1.3. Các chỉ tiêu phân tích * Chỉ tiêu về kết quả sản xuất, tăng trưởng phát triển chè Tổng giá trị sản xuất (GO) của từng ngành kinh tế và sản xuất chè: Tổng giá trị của các ngành sản xuất và sản xuất chè được tính bằng cách lấy sản lượng sản phẩm năm báo cáo nhân với đơn giá. Để có thể so sánh được các chỉ tiêu nghiên cứu và thống nhất nội dung kinh tế, toàn bộ số liệu các năm được tính toán theo giá cố định năm 1994, theo giá Tổng cục Thống kê ban hành. Tổng giá trị sản xuất (GO) sẽ được nghiên cứu trên phạm vi toàn thành phố Thái Nguyên, phạm vi từng vùng, từng ngành kinh tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Ngoài chỉ tiêu trên, các chỉ tiêu về hiện vật, các loại sản phẩm và khối lượng các loại dịch vụ cũng được nghiên cứu sử dụng nhằm phản ánh kết quả sản xuất của từng ngành, từng đối tượng. Các chỉ số về phát triển xã hội như: mức tăng dân số tự nhiên hàng năm là một chỉ số gắn liền với chỉ số tăng thu nhập bình quân đầu người, số lớp và trường học, số giường bệnh, số bệnh viện, cán bộ y tế trên ngàn dân. Tỷ lệ % người nghèo, dân tộc ít người được tiếp cận với các dịch vụ văn hoá, tỷ lệ người có học… * Chỉ tiêu phản ánh phân bổ nguồn lực Chỉ tiêu nguồn lực lao động phân bố cho các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Các chỉ tiêu chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong sản xuất chè. Vốn đầu tư cơ bản bao gồm toàn bộ giá trị các tài sản và dịch vụ đầu tư để xây dựng các công trình, các cơ sở hạ tầng và mua sắm tài sản cố định. Diện tích đất phân bố cho sản xuất chè của các ngành các vùng và các thành phần kinh tế cũng là chỉ tiêu đánh giá phân bổ nguồn lực. * Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả phát triển sản xuất chè Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp là chỉ tiêu được xem xét để phản ánh hiệu quả phát triển sản xuất chè, năng suất lao động, mức tăng thu nhập của người dân (thu nhập/người/năm), giá trị tăng thêm trên một người sẽ phản ánh phần thu nhập của người dân trên địa bàn nghiên cứu. Các chỉ tiêu về giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trên một lao động sản xuất chè sẽ phản ánh hiệu quả sản xuất về sử dụng nguồn lực. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả biến đổi phát triển sản xuất chè giữa thời kỳ nghiên cứu cuối và đầu thời kỳ nghiên cứu như sự thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của sản phẩm chè trên đơn vị diện tích của các ngành, các vùng trong thành phố Thái Nguyên. * Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực, các bộ phận hợp thành phát triển sản xuất chè Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Mức độ khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất như hệ số sử dụng ruộng đất, giá trị sản xuất ngành trồng trọt/1 ha canh tác. Mức độ khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sẵn có và sự thay đổi của lao động nông thôn. Mức độ sử dụng vốn, chi phí sản xuất ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của sản xuất chè. Năng lực tăng của các loại cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như giao thông, điện, thuỷ lợi … Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xã hội như trường học, trạm xá. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố ứng dụng kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới có tác động đến phát triển sản xuất chè. Sự thay đổi về môi trường thiên nhiên, sinh thái như nguồn nước, độ che phủ rừng, xói mòn đất … ảnh tới tới sự phát triển sản xuất chè. Là chỉ tiêu đ- ược sử dụng để đánh giá quá trình phát triển sản xuất chè. * Các chỉ tiêu hiệu quả của quá trình phát triển sản xuất chè còn bao gồm Cơ cấu các ngành nông nghiệp trong đó có ngành chè, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân trồng chè, kết quả mở rộng ngành nghề phi nông nghiệp đặc biệt là chế biến chè. Phát triển đô thị hoá nông thôn, phát triển các chợ, thị trấn, thị tứ, giải quyết công ăn việc làm đặc biệt là người sản xuất chè. Mức độ khác nhau về hiệu quả phát triển sản xuất chè sẽ phản ánh tính hợp lý hay không của việc phát triển sản xuất chè trong thành phố Thái Nguyên. 1.3.2. Phương pháp phân tích 1.3.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Xuất phát từ quan điểm sự vật luôn luôn vận động và phát triển, các hiện tượng, các quá trình hoạt động của các sự vật đều liên quan đến nhau, có mối liên hệ biện chứng với nhau. Phương pháp này giúp cho việc xem xét, phân tích đánh giá phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trong mối liên hệ gắn bó, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 1.3.2.2. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh (so theo thời gian, theo vùng sinh thái, theo đặc điểm dân tộc, theo giới tính, theo cơ cấu kinh tế) để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung phát triển sản xuất chè cần nghiên cứu. 1.3.2.3. Phương pháp dự báo thống kê Dự báo là việc xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng được nghiên cứu dựa trên cơ sở số liệu thống kê trong những giai đoạn đã qua. Dự báo sự biến động các nguồn lực của thành phố Thái Nguyên như đất đai, lao động, khả năng đầu tư phát triển của thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới. Công việc dự báo hoàn toàn không dễ dàng, bởi lẽ chúng ta phải nói trước những điều chưa biết, sự chính xác trong kết quả dự báo sẽ mang đến sự thành công hay thất bại của một phương án. Mô hình dự báo  hnn tyhy  ^ víi 1 1    n n y y t Trong ®ã: 1y : Møc ®é ®Çu tiªn cña d·y sè thêi gian ny : Møc ®é cuèi cïng cña d·y sè thêi gian  t : Tèc ®é ph¸t triÓn b×nh qu©n h : TÇm xa cña dù b¸o [ 16 ]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; là trung tâm kinh tế - văn hoá của tỉnh Thái Nguyên; với diện tích 177 km2 bao gồm 18 phường và 8 xã. Quốc lộ 3 từ Hà Nội chạy qua Thành phố nối với các tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng. Các quốc lộ 1b, 37, 279… cùng hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên phường là những tuyến đường giao thông quan trọng nối thành phố Thái Nguyên với những vùng lân cận. Bên cạnh hệ thống đường bộ Thành phố còn có hệ thống đường sắt từ Hà Nội chạy qua các trung tâm công nghiệp của tỉnh như: Khu công nghiệp Gang Thép, Sông Công rồi qua trung tâm Thành phố. Với vị trí và điều kiện như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc chuyển tiếp hệ sinh thái của Thành phố, giữa đồng bằng và trung du, giữa thành thị và nông thôn. Mặt khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá với các huyện trong tỉnh, các vùng lân cận và cả nước. Trước hết là với các trung tâm kinh tế cận kề như thị xã Sông Công, các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn… nhất là với thủ đô Hà Nội. 2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng Thành phố Thái Nguyên là trung tâm hành chính của tỉnh Thái Nguyên có đặc điểm về thổ nhưỡng cơ bản khá phức tạp, địa hình thoải dần về phía Nam và Đông Nam, với độ dốc trung bình là 70, tương đối bằng phẳng, xen Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 kẽ những gò, đồi. Theo điều tra thổ nhưỡng của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên cơ bản có các loại đất như: - Đất Feralit màu nâu nhạt được phân bố ở phía Bắc và phía Tây thành phố, đất này phù hợp với cây công nghiệp trồng lâu năm. - Đất phù sa sông Cầu có thành phần cơ giới đất cát pha phù hợp với với cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất phù sa trên nền Feralit là sản phẩm bồi tụ của hai con sông: Sông Cầu và sông Công phù hợp cho cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất đồi chủ yếu hình thành trên cát bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ, ở độ cao 150- 200m có độ dốc 50 - 200 phù hợp với các loại cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây chè, nhãn, vải, hồng. Với những đặc điểm thổ nhưỡng như trên đã hình thành những vùng cây trồng khác nhau và tạo ra những nông sản phẩm đặc trưng cho Thành phố. 2.1.1.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ văn Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Đặc điểm này đã tạo cho các vùng trong Thành phố sự đa dạng và phong phú về các loại cây trồng, đặc biệt là cây nhiệt đới. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng thì sự khác biệt về thời tiết ở đây cũng gây những bất lợi không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp. Vào mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 thường xuyên gây úng lụt trên diện rộng đã tác động không tốt cho việc chăn nuôi và trồng trọt. Mùa đông lạnh và khô, nhiều năm giá rét và sương muối kéo dài làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất chè, gây nên những khó khăn cho sản xuất chè. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Thành phố Thái Nguyên lấy nước từ ba nguồn chính: Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa 175 triệu m3 nước, dùng làm thuỷ lợi và nước sinh hoạt cho người dân thành phố; Sông Cầu nằm trong hệ thống song Thái Bình có lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hướng Bắc – Đông Nam; ngoài ra thành phố còn có lượng nước ngầm khá lớn nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế. 2.1.1.4. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Thái Nguyên có 17.702,52 ha. Với diện tích đất nông nghiệp là 8.694,09ha, chiếm 49.10% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp là 2.997,80 ha, chiếm 16,93% tổng diện tích đất tự nhiên. Quỹ đất nông nghiệp của thành phố còn khá lớn, đây là thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, bởi vậy đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế của người nông dân. Tuy nhiên về thực trạng đất nông nghiệp vẫn tập trung phần ngoại thị, ven Thành phố, còn gần trung tâm thì đất nông nghiệp lại ít hơn, vì vậy việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của ttành phố cần phân chia theo khu vực, từ đó để tìm hướng phát triển cho các loại cây, con, đặc biệt là phát triển sản xuất chè để phát triển bền vững. Trong thời gian tới xu hướng đất nông nghiệp giảm, đất chuyên dùng sẽ tăng lên do tốc độ đô thị hoá của thành phố. Ngược lại xu hướng đất lâm nghiệp sẽ tăng do diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích trồng mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Bảng 2.1: Tình hình đất đai của thành phố Thái Nguyên năm 2004- 2006 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Bảng 2.2: Diện tích đất nông nghiệp của thành phố chia theo đơn vị hành chính. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 2.1.4.5. Tình hình nhân khẩu và lao động. Tổng số nhân khẩu thành phố Thái Nguyên năm 2006 có 238.470 người, lao động có 135.000 người. Nhân khẩu và lao động ở khối phi nông nghiệp lớn hơn rất nhiều so với nhân khẩu và lao động trong khối nông nghiệp của thành phố. Nhân khẩu khối phi nông nghiệp chiếm 72,91% so với nhân khẩu ở Thành phố và số lao động chiếm 83,03% số lao động trong Thành phố (bảng 2.3). Dân số và lao động nông nghiệp chiếm rất ít so với tổng dân số và lao động toàn Thành phố, do vậy Thành phố Thái nguyên là nơi thu hút và tiêu thụ khối lượng hàng hoá, nông sản rất lớn, việc đẩy nhanh sản xuất hàng hoá ở nông hộ là thuận lợi, bởi vì nó sẽ thu hồi vốn nhanh, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra mà không cần phải mất nhiều thời gian vận chuyển từ nơi khác đến, giảm chi phí vận chuyển và khấu hao tiêu thụ. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị kinh tế - văn hoá, y tế, du lịch dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ, là một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục đào tạo của cả nước; là đầu mối giao thông quan trọng, khoa học kỹ thuật, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Đảng bộ, nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên có truyền thống cách mạng, có trình độ dân trí cao, có đội ngũ trí thức, công nhân viên chức đông đảo trong các cơ quan, trường học, thuộc Trung ương, Tỉnh và Thành phố đóng trên địa bàn, đây là nguồn lực to lớn đảm bảo cho sự phát triển của Thành phố trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Bảng 2.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của thành phố Thái Nguyên năm 2004-2006. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, đặc biệt là từ khi được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II vào năm 2002. Thành phố đã có bước phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và đô thị, đó là tiền đề quan trọng để Thành phố bước vào thời kỳ phát triển mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và phát triển Thành phố đang gặp nhiều khó khăn và thử thách. 2.1.2.1. Về xây dựng cơ bản - Quản lý đô thị, đất đai Thành phố Thái Nguyên đã tăng cường đầu tư xây dựng để xây dựng thành phố phát triển đúng quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ. UBND thành phố Thái Nguyên đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án trên địa bàn do Trung ương và Tỉnh đầu tư. Triển khai 12/15 dự án do thành phố đầu tư, trong đó có một số công trình đã được đưa vào sử dụng như: Khu sử lý chất thải rắn, chợ Đồng quang, Trung tâm giáo dục lao động xã hội, vườn hoa sông Cầu, quy hoạch thiết kế khu Nam ĐH Công nghiệp, đường Bến tượng, đường Bắc Kạn, Đài phun nước Trung tâm thành phố… Các dự án kiên cố hoá kênh mương, kiên cố hoá trường học, nâng cấp đường giao thông nội thị được thực hiện và hoàn thành. Công tác quản lý đô thị, quản lý đất đai được tập trung chỉ đạo thực hiện quy hoạch trung tâm thành phố, quy hoạch các khu dân cư, khu chức năng đô thị, vệ sinh nước thải, rác thải . Đến năm 2006 thực hiện quy hoạch dân cư được 189,16 ha, xét giao đất cho 657 hộ thu được gần 359 tỷ đồng, giải quyết cho 4.745 hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 8.579 trường hợp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Bảng 2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 2.1.2.2. Về giao thông Thành phố Thái Nguyên có một hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh và phân bố hợp lý giữa các đường quốc lộ - tỉnh lộ - huyện lộ và liên phường, liên xã, toàn thành phố có 487 km đường trong đó quốc lộ 30km, tỉnh lộ 15 km, đường ô vuông thành phố có 42 km, trên 300 km đường dân sinh, đã trải nhựa và bê tông được 187km. Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Cao Bằng qua trung tâm thành phố là mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh lận cận. Ngoài ra còn có quốc lộ lB nối thành phố Thái Nguyên với tỉnh Lạng Sơn. Với sự kết hợp này đã tạo nên hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiên tốt cho việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Ngoài hệ thống đường bộ, thành phố còn có hệ thống đường sắt đi qua khá thuận lợi. Như vậy, hệ thống giao thông vận tải của Thành phố phân bố khá hợp lý, đường giao thông tiến tới sẽ được nhựa hoá, bê tông hoá đến từng ngõ xóm. Đó là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của thành phố phát triển và cũng là điều kiện để nông sản thực phẩm của thành phố tiêu thụ xa trên thị trường, chiếm lĩnh các thị trường trong và ngoài nước. 2.1.2.3 Về điện Các xã, phường của Thành phố đã có điện lưới quốc gia phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt và cho sản xuất của người dân trên địa bàn thông qua mạng lưới hoàn chỉnh gồm các cấp điện áp: 220KV, 110 KV, 35KV, 20KV, 1OKV, 6KV và 0,4KV. 2.1.2.4. Về thuỷ lợi Cho đến nay thành phố có hơn 500 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, ngoài nguồn nước sông Cầu cung cấp nước tưới cho các vùng phía Đông và phía Nam của thành phố còn có sông Công cung cấp nước tưới cho các xã ở phía Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Bắc. Song hệ thống kênh mương nội đồng từ trước không được chú trọng, đặc biệt từ khi giao ruộng cho nông dân, chủ yếu là mương đất, khi sử dụng hệ thống tưới tiêu bơm nước thì lượng nước tiêu hao lớn, giá thành điện lại cao nên dễ xảy ra hiện tượng để ruộng trắng. Điều đó ảnh hưởng đến đời sống, năng suất chất lượng lúa của nông dân. Do địa hình không bằng phẳng, không tập trung, việc đầu tư nâng cấp các hệ thống kênh nội đồng còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước (Bảng 2.4) 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Thái Nguyên 2.1.3.1. Về nông nghiệp Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 của Thành phố đạt 512.002 triệu đồng, bình quân năm 2004-2006 tăng 3,22 %. Trong đó ngành trồng trọt chiếm 61,83%, ngành chăn nuôi chiếm 22,44%, ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm 13,73% (Bảng 2.5). Mặc dù diện tích đất nông nghiệp của thành phố ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hoá nhanh. Nhưng do được đầu tư các giống mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác sử dụng hợp lý cho nên đã đưa sản lượng lúa lên cao. Cùng với việc ngành trồng trọt phát triển đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh, đảm bảo cung cấp phân bón sức kéo cho trồng trọt, cụ thể như ngành chăn nuôi năm 2006 tăng so với năm 2004 là 5,6%, trong đó tổng đàn trâu tăng 1,4%, đàn bò tăng 18,4%, đàn lợn tăng 0,8%, đàn gà tăng 2,2%, đàn vịt, ngan, ngỗng tăng 5,5%. 2.1.3.2. Về công nghiệp - Những năm vừa qua, công nghiệp được đầu tư cơ cấu lại, sự phục hồi của công nghiệp Trung ương và sự bứt phá của công nghiệp địa phương, công nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Bảng 2.5 Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Bảng 2.6 Diện tích, năng suất, sản lươngj một số cây trồng chủ yếu .. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 2.7 KQ SX 1 số ngành nông thôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 thôn trên địa bàn (theo giá cố định năm 1994) năm 2006 đạt 103.542 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm 14,65% (Bảng 2.7). - Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp và đầu tư mở rộng sản xuất, đến nay trên địa bàn thành phố đã có trên 1000 doanh nghiệp dân doanh, do vậy giá trị sản xuất tăng tương đối cao bình quân hàng năm tăng lên. 2.l.3.3. Về dịch vụ và thương mại Hoạt động dịch vụ và thương mại trong những năm qua đã có bước tăng trưởng, chất lượng phục vụ đã được nâng cao. Cơ sở hạ tầng dịch vụ - thương mại đã được đầu tư nâng cấp từng bước, mạng lưới bưu chính viễn thông đã được hiện đại hoá cơ bản, nhiều phương tiện thông tin hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được đưa vào phục vụ, ngành dịch vụ vận tải như vận tải taxi, xe buýt mới phát triển nhưng đã tăng nhanh về số lượng, chất lượng phục vụ cũng được tập trung đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển; dịch vụ ngân hàng cũng có những đổi mới quan trọng đáp ứng đủ vốn phục vụ đầu tư phát triển. Cơ sở hạ tầng dịch vụ thương mại đã được tăng cường đầu tư đến cuối năm 2006 thành phố đã có 108 khách sạn, nhà nghỉ trong đó có 3 khách sạn 3 sao và một số điểm phân phối hàng hoá hiện đại ngày càng đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của nhân dân và khách du lịch trong và ngoài nước. 2.1.3.4. Văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng - Về giáo dục ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển toàn diện về cơ sở vật chất trường lớp và chất lượng dạy và học. Tỷ lệ các cháu vào trường mầm non tăng, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS vẫn được duy trì và giữ vững, 100% các cháu trong độ tuổi đến lớp, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp và học sinh giỏi các cấp đều tăng so với khoá học trước. Làm tốt công tác chuẩn bị phục vụ các kỳ thi đại học, cao đẳng tổ chức trên địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 bàn, chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ hoạt động hè cho thanh, thiếu niên và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên. Về y tế và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Triển khai học tập pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao y đức của người thầy thuốc. Chủ động triển khai phòng chống dịch bệnh cho nhân dân, không để dịch bệnh lớn xây ra trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y dược tư nhân. - Công tác thực hiện chính sách xã hội: Đảm bảo thực hiện tốt các chế độ chính sách cho các đối tượng được hưởng chính sách BHXH và người có công, người tham gia kháng chiến. Thực hiện tốt chương trình giảm nghèo, đến nay toàn thành phố chỉ còn 6,52% hộ nghèo (bảng 2.8). Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa với người có công, đảm bảo việc thực hiện các chính sách xã hội. Thường xuyên tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho người lao động hàng năm, đã giải quyết việc làm cho 6.000 người trở lên. - Trong 3 năm qua quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị trên địa bàn thành phố luôn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. 2.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất chè của thành phố Thái Nguyên 2.1.4.1. Những thuận lợi - Tình hình chính trị xã hội tiếp tục ổn định, thế và lực được tăng cường là thuận lợi cốt yếu để phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tới đồng thời với kết quả hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra cho năm 2004 -2006, là tiền để cho sự phát triển cao và có chất lượng hơn trong những năm tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Bảng 2.8 Tình hình giàu nghèo ở TP TN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm vùng có nhiều khoáng sản, nguyên liệu, nông - lâm sản quí phục vụ sản xuất hàng hoá, có vị trí địa lý kinh tế chiến lược với đầu mối giao thông trọng yếu, có cự ly đến cảng hàng không Quốc tế Nội Bài lý tưởng, là vùng đệm giữa khu kinh tế năng động với các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời thành phố có cơ sở hạ tầng đô thị, xã hội tương đối thuận lợi gồm: hệ thống cơ sở kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế nghiên cứu khoa học của Trung ương và của tỉnh đóng trên địa bàn, đặc biệt là nguồn nhân lực, trong đó có lực lượng trí thức có trình độ, nhiệt huyết và đông đảo tầng lớp nhân dân có trí thức cao, tài chính dồi dào và bề dày kinh nghiệm phong phú để phát triển kinh tế - xã hội; được Chính phủ công nhận là Đô thị loại II đã mở ra nhiều cơ hội sẽ được tiếp cận với nguồn đầu tư trực tiếp từ Trung ương hỗ trợ thành phố phát triển. Năm 2006 nước ta tham gia vào thị trường chung ASEAN và trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta xuất khẩu chè thâm nhập thị trường Quốc tế nhất là thị trường có tiềm năng như Mỹ, Nhật, EU. . . Chúng ta sẽ được tham gia sâu rộng hơn vào quá trình phân công lao động, phân chia thị trường trong khu vực và hợp tác kinh tế, sẽ tạo ra sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại chúng ta sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn ngay trong thị trường nội địa, trong khi còn yếu về tài chính, năng lực kỹ thuật, hiểu biết về thị trường Quốc tế. - Phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng và các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá - đô thị hoá phát triển mạnh kinh tế - xã hội một cách hiệu quả và bền vững, đưa thành phố Thái Nguyên trở thành một đô thị giàu, đẹp, văn minh và hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 2.1.4.2. Những khó khăn - Kinh tế đã có bước phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của Thành phố, tốc độ tăng trưởng của Thành phố tuy cao, nhưng do xuất phát điểm thấp nên tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn gặp khó khăn, nguồn vốn đầu tư hàng năm được cân đối từ ngân sách Thành phố vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư phát triển và chủ yếu dựa vào nguồn thu cấp quyền sử đụng đất. - Cơ sở hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng chậm, công tác qui hoạch đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển. - Các cơ sở kinh doanh chậm đầu tư thiết bị công nghệ, năng suất chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm kém sức cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp là một trong những yếu tố làm hạn chế đến khả năng tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè. - Do tốc độ đô thị hoá kèm theo dân số ngày càng tăng, tình trạng thiếu việc làm, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp: số lượng, chất lượng lao động kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu; do thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ứ đọng chất thải, ô nhiễm môi trường các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế hiện còn bất cập, tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để đang là những vấn đề bức xúc. - Sự tăng lên của dân cư đô thị gây sức ép đối với chính quyền thành phố về việc đảm bảo các nhu cầu thiết yếu, hạ tầng đô thị, vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tệ nạn xã hội, cần phải tập trung cả sức và lực để giải quyết, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển và tăng trưởng kinh tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 2.2. Tình hình phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên. 2.2.1. Diện tích và cơ cấu giống * Về diện tích Chè của thành phố được trồng trên 14 xã, phường tổng diện tích chè của thành phố đạt được 1.071,46 ha, có 5.762 hộ tham gia trồng chè, trong đó có 68,2% số hộ thu nhập chính từ cây chè cho thấy hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững của cây chè trên địa bàn thành phố. Diện tích chè của thành phố liên tục được mở rộng và tăng nhanh qua các năm, đến năm 2006 là 1.071,46 ha, trong đó chè thu hoạch (kinh doanh) là 846,08 ha, chè trồng mới là 17,69ha, chè trồng cành là 168,66 ha. Thành phố đã hình thành vùng chuyên canh chè với các xã trọng điểm như: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu,Thịnh Đức, Quyết Thắng (bảng 2.9). * Về cơ cấu giống Giống chè trung du được trồng từ hạt là 903,09 ha/1.071,46 ha chiếm 84%. Giống chè giống mới được trồng bằng cành giâm là 168,37ha/1.071,46ha chiếm 16%. (chè LDPI là: 90,18 ha, chè TRI777 là: 66,93ha, giống chè nhập nội là 11,26 ha) - Các giống chè mới được trồng chủ yếu là giống dùng để chế biến chè xanh, đạt tiêu chuẩn ngành đã được Bộ NN& PTNT công nhận là giống quốc gia và được thị trường chấp nhận giá cao và ổn định (Bảng 2.9) 2.2.2. Sản xuất chè nguyên liệu - Từ khi thực hiện đề án chè của tỉnh tập trung chỉ đạo công tác thâm canh chè, tăng cường hai cán bộ khuyến nông chuyên chè, cùng với sự hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo kiến thức cho nông dân, xây dựng các mô hình thâm canh hướng dẫn cho nông dân cách thức sản xuất. Do vậy năng suất, sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Bảng 2.9: Diện tích chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên năm 2006 T T Xã/ Phƣờng Số hộ trồng chè(hộ) Tổng diện tích(ha) Trong tổng số(ha) DT chè trồng mới(ha) DT chè thu hoạch(ha) DT chè trồng cành(ha) A B 1 2 3 4 5 Tổng cộng 5.762 1071,46 17,69 846,08 168,66 1 Xã Phúc Hà 240 24,9 - 20,46 0,21 2 Xã Phúc Xuân 1046 279,72 3,92 233,29 50,71 3 Xã Quyết Thắng 584 73,84 0,51 57,88 10,87 4 Xã Phúc Trìu 1.175 227,27 4,75 173,03 48,85 5 Xã Thịnh Đức 1170 154,14 0,57 121,73 6,96 6 Xã Tân Cương 1173 277,97 7,94 218,25 48,83 7 Xã Tích Lương 85 11,54 - 6,06 0,326 8 Xã Lương Sơn 113 8,15 - 3,34 1,404 9 Phường Trung Thành 2 0,05 - 0,05 - 10 Phường Phú Xá 6 0,26 - 0,12 - 11 Phường Tân Lập 22 2,73 - 2,12 0,07 12 Phường Quan Triều 43 1,37 - 1,33 - 13 Phường Tân Long 16 1.82 - 1,82 - 14 Phường Thịnh Đán 87 7,7 - 6,6 0,52 Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 Bảng 2.10: Diện tích, năng suất sản lƣợng chè kinh doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên TT Đơn vị Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tạ/ha) Tổng số 846,08 100,19 8476,55 1 Xã Phúc Hà 20,46 59,31 121,35 2 Xã Phúc Xuân 233,29 100,05 2334,07 3 Xã Quyết Thắng 57,88 98,52 570,23 4 Xã Phúc Trìu 173,03 101,5 1756,25 5 Xã Thịnh Đức 121,73 99,02 1205,37 6 Xã Tân Cương 218,25 108,23 2362,12 7 Xã Tích Lương 6,06 59,31 35,94 8 Xã Lương Sơn 3,34 59,31 19,81 9 Phường Trung Thành 0,05 59,31 0,3 10 Phường Phú Xá 0,12 59,31 0,71 11 Phường Tân Lập 2,12 59,31 12,57 12 Phường Quan Triều 1,33 59,31 7,89 13 Phường Tân Long 1,82 59,31 10,79 14 Phường Thịnh Đán 6,6 59,31 39,14 Nguồn số liệu: Phòng thống kê thành phố Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Bảng 2.11: Chi phí sản xuất trên 1 ha chè kinh doanh TT Danh mục Đơn vị Khối lƣợng Đơn giá (đồng) Thành tiền I. Vật tƣ 1 Phân chuồng Tấn 30 50 000 1 500 000 2 - Phân NPK (12:5:10) Kg 2000 3 300 6 600 000 3 - Khô dầu hoặc nguyên liệu tủ gốc (Bón 1 lần vào năm thứ 3) Kg 5000 1 690 8 450 000 4 - Thuốc sâu Kg 12 5 630 67 560 5 - Thiết bị nước tưới (máy bơm nước công suất nhỏ) Kg 1 80 000 80 000 6 - Bình phun thuốc sâu Chiếc 3 100 000 300 000 7 - Dụng cụ cuốc, xẻng Chiếc 5 14 500 72 500 8 - Điện năng bơm nước tưới Kw/h 500 650 325 000 II. Công lao động Công 506 1 Công lao động phổ thông Công 476 25 000 11 900 000 - Cày bừa ải qua đông Công 16 25 000 400 000 - Bón phân chuồng Công 40 25 000 1 000 000 - Làm sạch cỏ quanh năm Công 120 25 000 3 000 000 - Phun thuốc sâu 12 lần/năm Công 60 25 000 1 500 000 - Bón phân vô cơ 4 lần /năm Công 20 25 000 500 000 - Bón phân dầu hoặc tủ gốc Công 20 25 000 500 000 - Đốn vệ sinh mặt tán 2 lần Công 50 25 000 1 250 000 - Hái tạo tán nuôi cành Công 40 25 000 1 000 000 - Cắt, vận chuyển, bảo quản cành chè giống Công 80 25 000 2 000 000 - Tưới nước Công 30 25 000 750 000 2 Công kỹ thuật Công 30 30 000 900 000 Tổng cộng 42 095 060 Nguồn số liệu: Trạm khuyến nông Thành phố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Bảng 2.12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 lượng chè không ngừng được tăng lên, đặc biệt là chương trình cải tạo cao sản, đã góp phần tăng sản lượng chè thành phố bình quân năm đạt 28,8%. (Bảng 2.13) Sản lượng chè búp tươi tăng 2091,1 tấn, tăng bình quân 418,22 tấn/năm = 28,8%/năm. * Diện tích năng suất sản lượng chè năm 2006 của các phường xã - Diện tích chè kinh doanh: 846,08 ha. Năng suất thực thu: 100tạ/ha. - Sản lượng búp tươi: 8.476 tấn. * Một số hạn chế và nguyên nhân: - Quy mô sản xuất các hộ còn nhỏ lẻ manh mún bình quân : 2-10 sào/hộ. - Vùng chè chưa được quy hoạch và thiết kế đúng kỹ thuật. - Việc thực hiện quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn ngành trong sản xuất chè thực hiện chưa nghiêm túc. Đặc biệt là việc sử dụng phân hoá học, thuốc BVTV còn lạm dụng dẫn đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không cao, ảnh hưởng môi trường. - Diện tích, năng suất, chất lượng chè có được cải thiện tuy nhiên độ an toàn sản phẩm chưa đạt mức chuẩn do bộ y tế quy định. - Chưa xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng chè và thương hiệu chè cho vùng chè thành phố Thái Nguyên. 2.2.3. Về kỹ thuật thâm canh Áp dụng quy trình và tài liệu kỹ thuật do Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT Thái Nguyên ban hành, kết hợp với kinh nghiệm sản xuất truyền thống, tập quán canh tác, tuy nhiên hiện nay còn một số hộ nông dân sản xuất chè sử dụng phân bón không cân đối lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật phun thuốc trừ sâu theo định kỳ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 Bảng 2.13 : Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè qua các năm 2004-2006 TT Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006 1 Diện tích chè kinh doanh Ha 812 830,0 846,08 2 Năng suất Tạ/ha 70 75 80 3 Sản lƣợng Trong đó - Diện tích chè cao sản - Năng suất - Sản lượng Tấn 5684 6225,0 6768,6 Ha 400 500 600 Tạ/ha 80 85 90 Tấn 3200 4250 5400 Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên 2.2.4. Về kỹ thuật chế biến và tiêu thụ sản phẩm Đến năm 2005 toàn thành phố có trên 5.000 cơ sở chế biến thủ công bán cơ giới, quy mô hộ gia đình với phương pháp sao tay quay lăn, công suất 5 – 10 kg/mẻ, vò bằng cối vò thủ công hoặc có gắn mô tơ điện, hiện nay 100% sản phẩm nguyên liệu tươi được chế biến tại chỗ. Trong đó: + Chế biến: Tôn sao quay lăn kết hợp vò thủ công: 2.987 hộ, chiếm 51,83%. + Chế biến bằng máy: Tôn xao quay lăn + máy vò có gắn mô tơ điện: 2.775 hộ, chiếm 48,17% (Bảng 2.14) * Một số hạn chế trong công tác chế biến : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 - Hiện tại 100% công cụ chế biến thủ công, bán cơ giới,công suất chế biến thấp do vậy chất lượng sản phẩm không đều, hiệu quả lao động thấp. - Công nghệ chế biến chủ yếu dựa vào phương thức thủ công, nhỏ lẻ do vậy vai trò chế biến mang tính giầu kinh nghiệm là chính, không theo quy trình chế biến thống nhất, chất lượng chè không đồng đều. - Trên địa bàn hiện nay có một doanh nghiệp chế biến chè (Hoàng Bình) nhưng chủ yếu thu mua nguyên liệu thô ngoài địa bàn thành phố rồi tái chế phối trộn đóng gói để xuất khẩu với nhãn mác chè Tân Cương. Chè là sản phẩm hàng hoá nên việc chế biến có vai trò hết sức quan trọng. Nhà nước đã có nhiều chính sách đầu tư khuyến khích cho sản xuất chè nhưng trong khâu chế biến ít được quan tâm. Hầu hết, các hộ trồng chè chế biến thủ công, nhỏ lẻ khó quản lý, kỹ thuật không đồng đều nên việc giữ gìn và quảng bá thương hiệu chè Thái Nguyên rất khó khăn. Sản phẩm chè chủ yếu được tiêu thụ trên địa bàn thành phố dưới dạng chè khô qua sơ chế, các hộ tự do bán ở các chợ và bán tại nhà. Cây chè cho thu hoạch quanh năm, chất lượng sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến giá cả nên có sự chênh lệch giữa các vùng, các hộ được đầu kỹ thuật chế biến thì giá bán sản phẩm cao hơn. Thành phố có chủ trương đối với công tác chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn trong những năm tới phải đi theo hướng: đa dạng hoá hình thái sản phẩm, hình thức và thị trường tiêu thụ. Đối với vùng chè truyền thống chất lượng chè mang tính đặc trưng riêng biệt theo hướng sản xuất chè an toàn, chè sạch tiến tới sản xuất chè hữu cơ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Bảng 2.14 : Hình thức chế biến chè của thành phố TT Xã/Phƣờng Tổng số hộ Chia theo hình thức sao sấy chè Thủ công Cơ cấu (%) Bằng máy Cơ cấu (%) Tổng cộng 5.762 2.987 51,83 2.775 48,17 1 Xã Phức Hà 240 187 77,87 53 22,13 2 Xã Phúc Xuân 1046 546 52,20 500 47,80 3 Xã Quyết Thắng 584 525 89,90 59 10,10 4 Xã Phúc Trìu 1175 178 15,15 997 84,85 5 Xã Thịnh Đức 1170 1052 89,92 118 10,08 6 Xã Tân Cương 1173 218 18,58 955 81,42 7 Xã Tích Lương 85 57 67,50 28 32,5 8 Xã Lương Sơn 113 76 67,50 37 32,5 9 Phường Tr. Thành 2 2 100,0 - - 10 Phường Phú Xá 6 6 100,0 - - 11 Phường Tân Lập 22 15 67,50 7 32,5 12 Phường Q. Triều 43 33 77,87 10 22,13 13 Phường Tân Long 16 12 77,87 4 22,13 14 Phường T. Đán 87 78 89,89 9 10,11 Nguồn: Phòng thống kê thành phố Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 2.2.5. Về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Từ năm 2004-2006 đã tổ chức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và đào tạo nông dân được 172 lớp cho 6.820 lượt người. Kết quả đã nâng cao nhận thức của người làm chè trong việc nhân giống, trồng, chăm sóc, BVTV, thu hái và chế biến do vậy diện tích, năng suất, sản lượng chè không ngừng được nâng lên. Từ năm 2004 có 100% chè giống mới được trồng bằng phương pháp giâm cành, xây dựng 13 mô hình trình diễn kỹ thuật về trồng mới, thâm canh tăng năng suất, sản xuất chè an toàn chất lượng cao. Các mô hình đã được tổng kết rút kinh nghiệm và đang được nhân ra diện rộng. (bảng 2.15). Chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho 13 vườn ươm chè giống và sản xuất được 4,58 triệu cây giống đảm bảo tiêu chuẩn, giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành, đáp ứng yêu cầu cho người sản xuất. Hàng năm phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức nghiệm thu và cấp chứng chỉ tiêu chuẩn xuất vườn cho các chủ vườn ươm giống chè theo tiêu chuẩn của ngành. Thành phố đã ứng dụng thực nghiệm trồng 7 giống chè mới đảm bảo tiêu chuẩn chè xanh đặc sản được thị trường chấp nhận với giá bán cao hơn giá chè trung du truyền thống từ 30-50%, người trồng chè giống mới đã có thu nhập cao và đang có xu hướng mở rộng diện tích chè giống mới. 2.2.6. Về tiêu thụ chè Kết quả điều tra thị trường tiêu thụ và các hình thức bán chè năm 2004-2006 : - Bán cho tư thương tại nhà, tại các chợ địa phương thông qua các tư thương là 5.188 hộ, chiếm 98,6%. - Bán cho các HTX trên địa bàn có 67 hộ, chiếm 1,16%. - Bán cho doanh nghiệp trên địa bàn (Hoàng Bình) có 14 hộ, chiếm 0,24% * Hình thái tiêu thụ sản phẩm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 Bảng 2.15 : Kết quả chuyển giao khoa học kỹ thuật giai đoạn 2004-2006 trên địa bàn thành phố Thái nguyên Nội dung ĐVT Năm 2004-2006 Tổng 2004 2005 2006 1. Tổng số lớp tập huấn lớp 35 45 30 110 - Tập huấn kỹ thuật lớp 32 45 30 107 - Số người tham gia người 1.240 1.240 1.550 4.030 - Tập huấn IPM lớp 3 3 - Số người tham gia người 90 90 2. Mô hình trình diễn Mô hình 3 3 1 7 - Giống mới Mô hình 1 1 2 - Thâm canh tập trung Mô hình 2 2 1 5 - Cải tạo chè Mô hình Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT thành phố Thái Nguyên - Bán nguyên liệu chè tươi có 28 hộ, chiếm 0,48%. - Bán chè đã qua chế biến (khô) có 5.690 hộ, chiếm 98,76%. - Bán cả tươi và khô có 44 hộ, chiếm 0,76%. Kết quả trên cho thấy các sản phẩm chè thành phố Thái Nguyên chủ yếu là tiêu thụ nội tiêu tại địa bàn thông qua tư thương thu mua tại nhà, tại các chợ địa phương, với giá bán trong năm giao động từ 20.000-60.000đ/kg chè búp khô tuỳ từng thời điểm, cá biệt từ 100- 200.000đ/kg (Bảng 2.16) * Một số tồn tại cần khắc phục trong tiêu thụ chè. Nông dân vùng chè chưa được trang bị kiến thức về thị trường và kỹ năng bán hàng có hiệu quả, chưa xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng chè tại địa phương, chưa xâydựng được hệ thống giám sát nội bộ cho vùng chè an toàn nên có những mẫu chè đưa đi phân tích không đủ tiêu chuẩn xuất bán ra thị trường; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Sản phẩm chè đặc sản truyền thống và chè xanh có chất lượng cao, nhưng chưa có thương hiệu; chưa có hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm chè. Sản phẩm chè tiêu thụ nội tiêu là chính chiếm trên 98% chủ yếu là chè rời, hàm lượng chế biến thấp không có bao bì mẫu mã cho các sản phẩm. 2.2.7. Công tác phát triển HTX chè Từ năm 2004, được sự giúp đỡ của tổ chức CECI (Canađa). Thành phố đã thành lập được 4 HTX chè với 150 xã viên duy trì hoạt động, có sự giúp đỡ phối hợp của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục BVTV tỉnh, phòng Nông nghiệp và PTNT thành phố, đã giúp xây dựng kế hoạch hoạt động, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đào tạo nghiệp vụ kế toán và chủ nhiệm HTX, tổ chức tham quan học tập trong và ngoài nước, hỗ trợ điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên do nguồn lực cán bộ ban chủ nhiệm có nhiều hạn chế do vậy hiện nay chỉ còn 1 HTX hoạt động có hiệu quả sản xuất kinh doanh có lãi đó là: HTX chè Tân Hương Phúc Xuân, hàng năm tổ chức sản xuất và tiêu thụ 30 tấn sản phẩm, doanh thu đạt 200 triệu đồng hiện nay HTX đã có lô gô sản phẩm với mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu khách hàng đang tạo niềm tin cho khách hàng trong và ngoài tỉnh, tuy nhiên quy mô HTX còn nhỏ lẻ, manh mún chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương cũng như chưa xứng tầm với vùng chè Thành phố. 2.2.8. Chính sách khuyến nông UBND tỉnh có Quyết định số 290/QĐ-UBND ngày 12/2/2003 UBND tỉnh V/v phê duyệt kế hoạch sản xuất chế biến chè; Quyết định số 295/QĐ- UB ngày 19/2/2003 của UBND tỉnh V/v Phê duyệt thực hiện tiêu thụ chè năm 2003 của UBND tỉnh; Quyết định 270/QĐ-UB ngày 21/02/2005 UBND tỉnh V/v Giao chỉ tiêu hướng dẫn trồng mới chè và cây ăn quả tỉnh Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Bảng 2.16 Tiêu thụ san pham . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Nguyên năm 2005 và Quyết định số 520/QĐ-UBND ngày 28/3/2006 của UBND tỉnh Quyết định phê duyệt đề án phát triển chè giai đoạn 2006-2010. Xắp xếp 2 cán bộ khuyến nông cây chè làm việc tại địa bàn thành phố từ tháng 8/2001, lương và chế độ do tỉnh chi trả. Tổng diện tích trồng chè giống mới được tỉnh trợ giá là 85,6 ha từ nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp của tỉnh với tổng kinh phí được trợ giá 191,89 triệu đồng. - Hỗ trợ kinh phí cho công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật như tập huấn, xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật. 2.2.9. Thực hiện chính sách về đất đai Thành phố đã tạo điều kiện để thực hiện việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trồng chè, khuyến khích phát triển sản xuất chế biến chè tập trung. Chuyển đổi đất vườn tạp sang đất trồng chè thực hiện miễn thuế đất nông nghiệp theo chính sách hiện hành. 2.3. Đánh giá chung tình hình phát triển sản xuất chè ở Thành phố Thái Nguyên 2.3.1. Những mặt đạt được - Nhận thức của người trồng chè đã được nâng lên, năng suất chất lượng chè được cải thiện, cây chè đã giữ được vị trí số một của kinh tế vườn đồi và là thu nhập chính của người làm chè. - Việc đầu tư phát triển cây chè đã góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập và làm giàu chính đáng cho 5.762 hộ dân làm chè. - Việc chuyển đổi cơ cấu đưa giống chè mới vào địa bàn thành phố đạt bình quân 42,09 ha/ năm, cơ cấu giống mới đạt khoảng 16% tổng diện tích chè. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 - Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngành chè được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ sản xuất của nông dân được nâng lên (tiếp cận công nghệ nhân giống bằng phương pháp giâm cành, kỹ thuật thâm canh chè an toàn) tạo ra sản phẩm chè phong phú: chè đặc sản truyền thống, chè xanh chất lượng cao (chè giống mới). - Việc đưa giống chè mới vào sản xuất đã góp phần tăng giá trị thu nhập/ đơn vị diện tích đạt doanh thu từ 30-40 triệu đồng/ha/ năm. 2.3.2. Những mặt còn hạn chế - Công tác phục hồi giống chè trung du truyền thống triển khai nhưng kết quả còn nhiều hạn chế do nhận thức của nông dân chưa đánh giá đúng chất lượng đặc sản của vùng sinh thái tự nhiên mà thiên nhiên ưu đãi, hơn nữa Thành phố chưa có cơ chế chính sách mạnh để triển khai phục tráng giống chè truyền thống. - Quy hoạch vùng chè chưa cụ thể, rõ ràng, từ công tác giống và các biện pháp kĩ thuật đến việc cơ giới hoá, đa dạng hoá sản phẩm. Công nghệ sản xuất (canh tác, chế biến, bao gói....) còn lạc hậu manh mún. - Chưa hình thành hệ thống quản lý chất lượng, đặc biệt là sản phẩm chè an toàn. Chưa tạo được khối lượng sản phẩm lớn để thúc đẩy hình thành thương hiệu chè vùng chè đặc sản. - Chính sách của tỉnh Thái Nguyên trong việc hỗ trợ sản xuất chè chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về tiến độ sản xuất. 2.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ và người làm chè. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 - Việc áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến từ sản xuất chế biến chưa xây dựng thành dự án để triển khai, mới chỉ thực hiện được theo mô hình. - Chưa đầu tư cho công tác khảo sát, tiếp thị, quảng bá sản phẩm hàng hoá chè - Hệ thống chợ nông thôn điểm thu mua hàng còn tự phát, chưa quy hoạch thành điểm tập trung. - Chưa phân định rõ được cơ quan thực hiện quản lý chất lượng chè - Thể chế trong quản lý ngành chè còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả. Thủ tục trình duyệt cơ chế chính sách chồng chéo chưa đồng bộ và triển khai thực hiện còn chậm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 Bảng 2.17 Kết quả và hiệu quả sản xuất chè của thành phố Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.1. Những quan điểm, căn cứ về phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên 3.1.1. Những quan điểm về phát triển sản xuất chè ở Thành phố Thái Nguyên Phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên gắn liền với việc nâng cao chất lượng chè của các nông hộ. Các hợp tác xã, các doanh nghiệp sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTNU Pham Van Viet Ha.pdf
Tài liệu liên quan