Tài liệu Luận văn Thực trạng và một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp: Luận văn
Thực trạng và một số kiến
nghị nhằm đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh thực
phẩm tại xí nghiệp Khai
thác và Cung ứng thực
phẩm tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo, ngành thương mại đã cùng các ngành, địa phương nỗ lực phấn
đấu, đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng trong lĩnh vực lưu thông
hàng hoá và dịch vụ, góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc trên thị trường
trong nước và vị thế trên thị trường nước ngoài. Các loại hình dịch vụ gắn với
lưu thông hàng hoá phát triển mạnh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần
phục vụ đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động. Trong số đó
không thể không nhắc tới ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm là ngành sản
xuất hàng tiêu dùng luôn gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân.
Mỗi doanh nghiệp đều thấy rõ sự quan trọng của thị trường tác động tới
kinh doanh, thấy được các nhân tố tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh,
t...
97 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng và một số kiến
nghị nhằm đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh thực
phẩm tại xí nghiệp Khai
thác và Cung ứng thực
phẩm tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo, ngành thương mại đã cùng các ngành, địa phương nỗ lực phấn
đấu, đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng trong lĩnh vực lưu thông
hàng hoá và dịch vụ, góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc trên thị trường
trong nước và vị thế trên thị trường nước ngoài. Các loại hình dịch vụ gắn với
lưu thông hàng hoá phát triển mạnh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần
phục vụ đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động. Trong số đó
không thể không nhắc tới ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm là ngành sản
xuất hàng tiêu dùng luôn gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân.
Mỗi doanh nghiệp đều thấy rõ sự quan trọng của thị trường tác động tới
kinh doanh, thấy được các nhân tố tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh,
từ đó xây dựng phương án kinh doanh phù hợp. Đối với xí nghiệp khai thác
và cung ứng thực phẩm tổng hợp thì vấn đề thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá quan
trọng hơn bao giờ hết vì chức năng chủ yếu của xí nghiệp là khai thác và kinh
doanh thực phẩm. Qua thời gian thực tập tại xí nghiệp, có được một sự hiểu
biết ít ỏi về thực trạng, tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Bằng
những kiến thức của bản thân cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo
hướng dẫn và các cô, chú trong xí nghiệp, em xin đề xuất một số giải pháp
nhỏ để góp một phần nào vào sự thúc đẩy phát triển kinh doanh của xí
nghiệp.
Với đề tài: "Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực
phẩm tại xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp". Ngoài lời
mở đầu và kết luận được chia làm 3 chương:
- Chương I: lý luận chung về kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp
- Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh thực phẩm tại xí nghiệp
Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp
- Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh kinh doanh thực phẩm
tại xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH THỰC PHẨM
CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm và vai trò của kinh doanh thực phẩm đối với quá trình sản
xuất kinh doanh
1.1. Khái niệm kinh doanh và kinh doanh thực phẩm
Hiện có nhiều cách hiểu khác nhau về kinh doanh sau đây là một vài
định nghĩa:
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích sinh lời.
(Trích luật doanh nghiệp Việt Nam)
Kinh doanh là một hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ
thể kinh doanh trên thị trường.
(Trích từ giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh)
Khi tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào thì đều phải sử dụng tập
hợp các phương tiện, con người, nguồn vốn… và đưa các nguồn lực này vào
hoạt động để sinh lời cho doanh nghiệp. Nhưng chúng đều có đặc điểm chung
là gắn liền với sự vận động của nguồn vốn, một chủ thể kinh doanh không chỉ
có cần vốn mà cần cả những cách thức làm cho đồng vốn của mình quay vòng
không ngừng, để đến cuối chu kỳ kinh doanh số vốn lại tăng thêm. Mặt khác
chủ thể kinh doanh phải có được doanh thu để bù đắp chi phí và có lợi nhuận .
Kinh doanh thực phẩm là một trong số hàng nghìn hình thức kinh
doanh, là lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, nó có đặc điểm chung giống
như trên nhưng có những đặc điểm riêng đó là:
- Người tiêu dùng ít hiểu biết về hàng hoá có hệ thống: trên thị trường
có tới hàng chục ngàn mặt hàng, dù người ta đã tận dụng được nhiều phương
pháp giới thiệu hàng hoá, về doanh nghiệp nhưng người tiêu dùng vẫn chưa
hiểu rõ hết được về địa chỉ sản xuất, chất lượng, đặc tính, công dụng và cách
thức sử dụng của tất cả các loại hàng hoá.
- Sức mua trên thị trường biến đổi lớn, theo thời gian, theo địa
phương…người tiêu dùng có thể cân nhắc rất kỹ khi cần mua sắm nhất là vào
thời điểm có rất nhiều hàng tiêu dùng có khả năng thay thế lẫn nhau.
- Sự khác biệt về người tiêu dùng rất lớn: giữa tầng lớp dân cư, địa vị,
các tập đoàn khác nhau về nghề nghiệp, dân tộc, giới tính, trình độ văn hóa,
độ tuổi, tập quán sinh hoạt nên sự hiểu biết và tiêu dùng của họ về các loại
sản phẩm về thực phẩm khác biệt nhau.
- Nhiều người mua vì hàng thực phẩm gắn với cuộc sống hàng ngày
của nhân dân, các thành viên trong xã hôi đều có nhu cầu tiêu dùng nhưng
mỗi lần mua không nhiều, lặt vặt và phân tán vì nhu cầu đời sống rất đa dạng.
Ở đây mặt hàng kinh doanh là hàng thực phẩm gắn liền với nhu cầu
sinh hoạt của con người: lương thực, đường, sữa, đồ hộp, dầu ăn, bia, rượu,
bột mì, bánh kẹo… Nguyên liệu của nó là các sản phẩm của ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, và một số ngành chế biến khác.
Hàng nông sản dùng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh hàng
thực phẩm nên ta phải hiểu rõ đặc điểm của nó để chủ động khai thác tốt nhất
nguồn đầu vào này. Kinh doanh hàng nông sản có những đặc điểm sau:
+ Tính thời vụ: vì chăn nuôi, trồng trọt có tính thời vụ nên cần phải biết
quy luật sản xuất các mặt hàng nông sản để làm tốt công tác chuẩn bị trước
mùa thu hoạch, đến kỳ thu hoạch phải tập trung nhanh nguồn lao động để
triển khai công tác thu mua và chế biến sản phẩm từ các ngành này.
+ Tính phân tán: hàng nông sản phân tán ở các vùng nông thôn và
trong tay hàng triệu nông dân, sức tiêu thụ thì tập trung ở thành phố và khu
công nghiệp tập trung. Vì vậy phải bố trí địa điểm thu mua, phương thức thu
mua, chế biến và vận chuyển đều phải phù hợp với đặc điểm nói trên.
+ Tính khu vực: tuỳ theo địa hình của từng nơi mà có vùng thì thích
hợp với trồng trọt cây nông nghiệp, nơi thì cây công nghiệp, nơi thì với nghề
chăn nuôi, vì thế có những cơ sở sản xuất sản phẩm hàng nông sản rất khác
nhau với tỷ lệ hàng hoá khá cao.
+ Tính không ổn định: Sản xuất hàng nông sản không ổn định, sản
lượng hàng nông nghiệp có thể lên xuống thất thường, vùng này được mùa
vùng khác mất mùa…
Hàng nông sản rất phong phú, nơi sản xuất và tiêu thụ rải rác khắp nơi,
quan hệ cung cầu rất phức tạp, vì vậy ngành kinh doanh hàng nông sản phải
nắm vững quy luật luân chuyển của chúng: nắm chắc khu vực sản xuất, nắm
được hướng và khu vực tiêu thụ hàng nông sản truyền thống, nắm chắc đặc
điểm, chất lượng và thời vụ hàng hoá nông sản. Chủ thể kinh doanh có thể là
một công ty thương mại chỉ làm cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng hoặc là
một nhà sản xuất, chế biến. Những sản phẩm sản xuất ra ngoài việc cần giấy
phép đăng ký kinh doanh ra còn phải có giấy chứng nhận đạt chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm do bộ y tế cấp.
1.2. Vai trò của kinh doanh thực phẩm
1.2.1. Vai trò của kinh doanh thực phẩm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Kinh doanh thực phẩm là một quá trình bao gồm nhiều khâu, nhiều
công đoạn, nhiều bộ phận phức tạp và liên tục có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó
với nhau. Kết quả của khâu này bộ phận này có ảnh hưởng tới chất lượng của
các khâu khác hay toàn bộ quá trình kinh doanh, trong đó khâu tiêu thụ sản
phẩm được đánh giá là khâu then chốt quyết định đến sự thành bại của doanh
nghiệp. Sản xuất được mà không tiêu thụ được hay sản phẩm thực phẩm tiêu
thụ chậm thì làm cho doanh nghiệp đó kinh doanh lỗ rồi dẫn tới phá sản.
Thực phẩm là một nhân tố quan trọng đối với toàn xã hội nói chung và
đối với mỗi con người nói riêng. Thực phẩm cung cấp cho con người những
chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất béo, các loại vitamin, prôtêin và các chất
khoáng khác… giúp con người có sức khoẻ để tồn tại và lao động, phát triển.
Tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu thực phẩm
trên thị trường. Thực phẩm có thể ở dạng tự nhiên hay là đã qua chế biến, sản
xuất sản phẩm rồi được tiêu thụ tức là vấn đề sản xuất kinh doanh thực phẩm
được diễn ra bình thường, liên tục tránh được những mất cân đối trong cung
và cầu về hàng thực phẩm. Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm có nhu cầu
sử dụng các nguồn lực của xã hội để bảo đảm đầu vào cho sản xuất như
nguyên liệu, vốn, nhân lực, thiết bị máy móc, công nghệ… đã tác động tới
một loạt các hoạt động khác, các lĩnh vực kinh doanh khác như người chăn
nuôi, trồng trọt, yếu tố con người, yếu tố văn hoá xã hội. Tức nó đã trực tiếp
hoặc gián tiếp tác động tới sự phát triển của các ngành khác hay toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
Tiêu thụ sản phẩm nói chung và tiêu thụ thực phẩm nói riêng không
trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà nó chỉ phục vụ quá trình tiếp
tục sản xuất trong khâu lưu thông. Kinh doanh thực phẩm có tác dụng nhiều
mặt tới lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng xã hội, nó cung cấp những sản phẩm là
lương thực, thực phẩm là những hàng hóa thiết yếu tới toàn bộ con người một
cách đầy đủ, kịp thời đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng một cách thuận lợi,
với quy mô ngày càng mở rộng. Đối với các lĩnh vực sản xuất, các doanh
nghiệp thương mại, đại lý bán buôn bán lẻ có thể nhận được các sản phẩm,
vật tư kỹ thuật đầu vào một cách kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất
lượng. Đối với lĩnh vực tiêu dùng, các cá nhân có thể dễ dàng thoả mãn nhu
cầu về hàng thực phẩm trên thị trường một cách kịp thời và văn minh, nhờ
hàng loạt các cửa hang, quầy hàng, siêu thị… Cung cấp cho mọi người, mọi
gia đình và các nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp dân cư, lứa tuổi, nghề
nghiệp. Nó có tác dụng nữa là kích thích nhu cầu, gợi mở nhu cầu, hướng
người tiêu dùng tới những hàng thực phẩm có chất lượng cao, thuận tiện trong
sử dụng, đồng thời đa dạng về sản phẩm với phong cách phục vụ đa dạng, văn
minh, hiện đại.
1.2.2. Vai trò của kinh doanh thực phẩm đối với sự phát triển của doanh
nghiệp
Kinh doanh thực phẩm từ khâu mua nguyên liệu đầu vào, sản xuất chế
biến và khâu tiêu thụ sản phẩm, khâu nào cũng quan trọng để tăng hiệu quả
của hoạt động kinh doanh nếu một khâu nào đó hoạt động kém, chậm tiến độ
sẽ ảnh hưởng tới khâu khác. Nhưng phải nói rằng trong kinh doanh nói chung
và kinh doanh thực phẩm nói riêng thì tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn quan
trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới các khâu khác, tới sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Để tiếp tục, đẩy mạnh kinh doanh trên thị trường thì doanh
nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm luôn tìm cách tái sản xuất, mở rộng
thị trường sao cho có nhiều sản phẩm đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách
hàng. Thì điều kiện cần và đủ là doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm
sao cho thu được một lượng tiền bảo đảm bù đắp chi phí bỏ ra, có lợi nhuận
từ đó doanh nghiệp có đủ nguồn lực để tiếp tục tái sản xuất mở rộng cho chu
kỳ sản xuất sau, còn nếu doanh nghiệp không tiêu thụ được thì sẽ gây ứ đọng
nguồn vốn, tăng các chi phí kho, bảo quản… gây đình trệ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Đối với ngành thực phẩm tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong
việc duy trì và phát triển mở rộng thị trường. Tiêu thụ được càng nhiều sản
phẩm tức là sản phẩm về thực phẩm đã được thị trường chấp nhận, và cầng có
nhiều khách hàng biết tới sản phẩm, biết tới thương hiệu, và biết tới doanh
nghiệp kinh doanh thực phẩm đó. Trong bất kỳ một hình thức kinh doanh nào
cũng vậy thì mục tiêu duy trì và mở rộng thị trường là một mục tiêu rất quan
trọng để doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển. Doanh nghiệp đó phải đề ra
các biện pháp để kích thích khối lượng tiêu thụ, tăng doanh số bán không chỉ
ở thị trường hiện tại mà cả ở thị trường tiềm năng. Khối lượng hàng bán ra
ngày một lớn hơn thì doanh nghiệp có thêm điều kiện để mở rộng và phát
triển kinh doanh, từ đó phát hiện thêm nhu cầu và cho ra sản phẩm thực phẩm
mới.
Tiêu thụ thực phẩm trong doanh nghiệp còn góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua chỉ tiêu lợi nhuận, tốc
độ quay của vốn, mức chi phí trên một đồng vốn. Hiệu quả kinh doanh là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình kinh
doanh ở doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất, với chi phí nhỏ nhất. Nó
không chỉ là thước đo trình độ tổ chức kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn
của doanh nghiệp, tiêu thụ thực phẩm tác động trực tiếp tới quá trình tổ chức
quản lý, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng
thực phẩm, hạ giá thành sản xuất của doanh nghiệp trong ngành thực phẩm.
Tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ góp phần giảm các chi phí lưu thông, giảm thời
gian dự trữ thành phẩm, nguyên liệu, tăng nhanh vòng quay của vốn, rút ngắn
chu kỳ sản xuất kinh doanh… từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và đem
lại lợi nhuận cao.
Tiêu thụ thực phẩm đem lại chỗ đứng và độ an toàn cao hơn cho doanh
nghiệp kinh doanh thực phẩm trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt hiện
nay với các doanh nghiệp trong ngành và ngoài ngành, đây cũng chính là một
mục tiêu mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới. Vị thế được
đánh giá qua doanh số bán, số lượng hàng hoá bán ra, phạm vi thị trường mà
nó chiếm lĩnh. Mỗi doanh nghiệp luôn luôn phảỉ chú ý tới uy tín, tới niềm tin
của khách hàng vào sản phẩm của doanh nghiệp, tới thương hiệu của doanh
nghiệp, để từ đó tạo đà cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng khả năng
cạnh tranh.
Tiêu thụ thực phẩm có vai trò gắn kết người sản xuất, chế biến thực
phẩm đối với người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Nó giúp cho
các nhà sản xuất thực phẩm hiểu rõ thêm về kết quả của quá trình sản xuất
kinh doanh của mình thông qua sự phản ánh của người tiêu dùng thực phẩm,
qua đó cũng nắm bắt được nhu cầu mới của họ. Đồng thời qua hoạt động tiêu
thụ còn giúp cho các doanh nghiệp có thể kiểm tra tình hình hoạt động kinh
doanh của các đơn vị, cửa hàng, đại lý, chi nhánh… Trên cơ sở đó doanh
nghiệp sẽ có những biện pháp hữu hiệu đối với từng đoạn thị trường để có thể
khai thác được tối đa nhu cầu của khách hàng.
Đối với hoạt động đầu vào của doanh nghiệp là giai đoạn đầu của quá
trình sản xuất kinh doanh, nếu không có nó thì không có sản xuât dẫn tới
không có sản phẩm để tiêu thụ. Nếu giai đoạn này được tổ chức tốt từ các
khâu nghiên cứu nguồn hàng, tổ chức thu mua, vận chuyển, bảo quản, sơ
chế… sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp được diễn ra liên
tục, nhịp nhàng không bị gián đoạn. Luôn có sản phẩm để đáp ứng tốt nhất
đầy đủ nhất kể cả những lúc khối lượng mua hàng thực phẩm đẩy tới mức cao
nhất trong chu kỳ kinh doanh ( vào gần tết Nguyên Đán hàng năm ). Từ đó
nâng cao chất lượng của sản phẩm, hạ giá thành trên một đơn vị sản phẩm,
giúp cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm thắng thế trong
cạnh tranh kể cả với cả những sản phẩm thay thế, lợi nhuận ngày một tăng.
2. Nội dung của kinh doanh thực phẩm
2.1. Hoạt động mua sắm vật tư cho sản xuất (tạo nguồn)
Để hoạt động sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục không bị gián
đoạn đòi hỏi phải bảo đảm thường xuyên, liên tục nguyên nhiên vật liệu và
máy móc thiết bị… Chỉ có thể đảm bảo đủ số lượng, đúng mặt hàng và chất
lượng cần thiết với thời gian quy định thì sản xuất mới có thể được tiến hành
bình thường và sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả. Vật tư (nguyên, nhiên
vật liệu…) cho sản xuất ở các doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng,
góp phần nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hoá đất nước. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thực phẩm
như: các sản phẩm nông sản tươi, khô (gạo, ớt, măng, tỏi, đậu nành, mía,
dưa…), các thiết bị máy móc, vốn, cơ sở hạ tầng, điện, nước.
Đảm bảo tốt vật tư cho sản xuất là đáp ứng các yêu cầu về số lượng,
chất lượng, đúng thời gian, chủng loại và đồng bộ. Điều này ảnh hưởng tới
năng suất của doanh nghiệp, đến chất lượng của sản phẩm, đến việc sử dụng
hợp lý và tiết kiệm vật tư, đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh, đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường nội dung của công tác đầu vào cho sản
xuất kinh doanh nói chung và cho lĩnh vực thực phẩm nói riêng (Hậu cần vật
tư cho sản xuất) bao gồm từ khâu nghiên cứu thị trường, xác định nguồn vật
tư, lập kế hoạch mua sắm vật tư, tổ chức mua sắm, tổ chức tiếp nhận, bảo
quản và cấp phát đến việc quản lý sử dụng và quyết toán.
Phân tích
đánh giá q.tr
qlý
Xác định
nhu cầu
Xây dựng kế
hoạch y.cầu
vật tư
XĐ các p.p
đảm bảo vật
tư
Qlý dự trữ
và bảo quản
Cấp phát vật
tư nội bộ
Quyết toán
vật tư
T.chức qlý
vật tư nội bộ
Lựa chọn
nguời cung
ứng
Thương
lượng và
đặt hàng
Theo dõi đặt
hàng và
tiếp nhận
vật tư
Lập và
t.chức t.hiện
KH mua sắm
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức mua sắm và quản lý vật tư
2.1.1. Xác định nhu cầu
Mỗi loại vật tư đều có những đặc tính cơ, lý, hoá học và trạng thái khác
nhau, có nhu cầu tiêu dùng cho các đối tượng khác nhau. Doanh nghiệp thực
phẩm phải tính toán, dựa vào các chỉ tiêu để xác định được nhu cầu cần tiêu
dùng trong kỳ kinh doanh, số lượng nguyên nhiên, vật liệu loại gì chất lượng
ra sao để sản xuất thực phẩm. Đồng thời doanh nghiệp phải nghiên cứu xác
định khả năng của nguồn hàng, để có thể khai thác đặt hàng và thu mua đáp
ứng cho nhu cầu của sản xuất, nguồn hàng có thể mua lại của các nhà kinh
doanh khác hay tới tận nơi trồng trọt chăn nuôi để thu mua nguyên vật liệu.
Nhu cầu vật tư cho sản xuất được xác định bằng 4 phương pháp:
a. Phương pháp trực tiếp ( dựa vào mức tiêu dùng vật tư và khối lượng sản
phẩm sản xuất trong kỳ)
- Tính theo mức sản phẩm:
SP
n
SPsx mQN .
1
Nsx: Nhu cầu vật tư để sản xuất sản phẩm trong kỳ
QSP: Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch
mSP: Mức sử dụng vật tư cho đơn vị sản phẩm
n: Số sản phẩm sản xuất (khối lượng công việc)
- Tính theo mức chi tiết sản phẩm
ct
n
ctct mQN .
1
Nct: Nhu cầu vật tư để sản xuất các chi tiết sản phẩm trong kỳ
Qct: Số lượng chi tiết sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch
mct: Mức sử dụng vật tư cho một đơn vị chi tiết sản phẩm
n: Số chi tiết sản xuất
- Tính theo mức của sản xuất tương tự
Nsx = Qsp.mtt. Kđ
Nsx: Nhu cầu vật tư tiêu dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ
Qsp: Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch
mtt: Mức tiêu dùng vật tư của sản phẩm tương tự
Kđ: hệ số điều chỉnh giữa 2 loại sản phẩm
- Tính theo mức của sản phẩm đại diện
Nsx = Qsp. mđd
Nsx: Nhu cầu vật tư tiêu dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ
Qsp: Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch
mđd: mức sử dụng vật tư của sản phẩm đại diện
sp
spsp
bq K
Km
m
.
(Với Ksp: tỷ trọng từng cỡ loại trong tổng khối lượng sản xuất, %)
b. Phương pháp tính dựa trên cơ sở số liệu về thành phần chế tạo sản phẩm
Nhiều loại sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, sản phẩm
đúc, sản phẩm bê tông… được sản xuất từ nhiều loại nguyên, vật liệu khác
nhau, thì nhu cầu được xác định theo 3 bước.
Bước 1: Xác định nhu cầu vật tư để thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản
phẩm (NVT).
NVT =
n
HQ
1
.
Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch tiêu thụ trong kỳ
H: Trọng lượng tinh của sản phẩm (kg, tấn, m2)
n: Số lượng sản phẩm sản xuất.
Bước 2: Xác định nhu cầu vật tư cần thiết cho sản xuất có tính tổn thất
trong quá trình sử dụng.
Kt
NN VTsx (Kt: hệ số thu thành phẩm)
Bước 3: Xác định nhu cầu về từng loại vật tư hàng hoá
Nx = Nsx.h
Nx: Nhu cầu của từng loại vật tư, hàng hoá
h: Tỷ trọng của từng loại so với tổng số
c. Phương pháp tính nhu cầu dựa trên cơ sở thời hạn sử dụng
t
PN vtsx
Pvt: nhu cầu hàng hoá cần có cho sử dụng
t: Thời hạn sử dụng
d. Phương pháp tính theo hệ số biến động
Nsx = Nbc. Tsx . Htk
Nbc: Số lượng vật tư sử dụng trong năm báo cáo
Tsx: Nhịp độ phát triển sản xuất kỳ kế hoạch
Htk: hệ số tiết kiệm vật tư năm kế hoạch so với năm báo cáo
2.1.2. Nghiên cứu thị trường đầu vào
Đây là quá trình nghiên cứu, phân tích các thông tin về thị trường đầu
vào nhằm tìm kiếm thị trường đáp ứng tốt nhất nhu cầu vật tư cho sản xuất
của doanh nghiệp. Vì thị trường vật tư là thị trường yếu tố đầu vào của sản
xuất nên mục tiêu cơ bản nhất của nghiên cứu thị trường vật tư là phải trả lời
được các câu hỏi: Trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp thì nên sử dụng loại vật tư nào sẽ đem lại hiệu quả cao nhất? Chất
lượng, số lượng loại vật tư đó như thế nào? Mua sắm vật tư ở đâu? Khi nào?
Mức giá vật tư trên thị trường là bao nhiêu? Phương thức mua bán và giao
nhận như thế nào?…
Để nghiên cứu thị trường thường phải trải qua 3 bước cơ bản: thu thập
thông tin, xử lý thông tin và ra quyết định. Cùng với việc nghiên cứu thị
trường thì công tác dự báo thị trường vật tư đối với doanh nghiệp cũng có một
vị trí quan trọng. Việc nghiên cứu và dự báo thị trường phải tiến hành đồng
thời với cung, cầu, giá cả… từ đó doanh nghiệp sẽ xây dựng được chiến lược
kinh doanh phù hợp.
2.1.3. Lập kế hoạch mua sắm vật tư ở doanh nghiệp
Kế hoạch mua sắm vật tư ( đầu vào cho sản xuất kinh doanh thực
phẩm) là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất-kỹ thuật-tài chính của
doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với các kế hoạch khác như kế
hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kế hoạch xây dựng cơ bản. Kế hoạch mua
sắm vật tư của doanh nghiệp là các bản tính toán nhu cầu cho sản xuât hàng
thực phẩm của doanh nghiệp và nguồn hàng rất phức tạp nhưng có tính cụ thể
và nghiệp vụ cao. Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch là bảo đảm vật tư tốt nhất
cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng thực phẩm, nó phản ánh được toàn
bộ nhu cầu vật tư của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch như nhu cầu vật tư cho
sản xuất, cho sửa chữa, dự trữ, cho xây dựng cơ bản… Đồng thời nó còn phản
ánh được các nguồn vật tư và cách tạo nguồn của doanh nghiệp gồm nguồn từ
hàng tồn kho đầu kỳ, nguồn động viên tiềm lực nội bộ doanh nghiệp, nguồn
mua trên thị trường.
2.1.4. Tổ chức mua sắm vật tư
Trên cơ sở của kế hoạch mua sắm vật tư và kết quả nghiên cứu thị
trường doanh nghiệp lên đơn hàng vật tư và tổ chức thực hiện việc đảm bảo
vật tư cho sản xuất. Lên đơn hàng là quá trình cụ thể hoá nhu cầu, là việc xác
định tất cả các quy cách, chủng loại và thời gian nhận hàng, lập đơn hàng là
công việc hết sức quan trọng của quá trình tổ chức mua sắm vật tư, vì nó ảnh
hưởng trực tiếp tới quá trình mua sắm vật tư và hiệu quả của quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bất cứ một sai sót nào cũng có thể dẫn tới
việc đặt mua những vật tư mà nhu cầu sản xuất không cần tới hoặc không đủ
so với nhu cầu. Để lập được đơn hàng chính xác bộ phận lập đơn hàng phải
tính đến các cơ sở như: nhiệm vụ sản xuất, hệ thống định mức tiêu dùng vật
tư, định mức dự trữ vật tư, lượng tồn kho, kế hoạch tác nghiệp đảm bảo vật tư
quý, tháng … Nhiệm vụ quan trọng trong công tác lập đơn hàng là chọn và
đặt mua những loại vật tư hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao.
2.1.5. Tổ chức chuyển đưa vật tư về doanh nghiệp
Vận chuyển vật tư hàng hoá về doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo vật tư kịp thời, đầy đủ và đồng bộ cho sản xuất. Công việc
này ảnh hưởng trực tiếp tới việc giữ gìn số lượng, chất lượng vật tư hàng hoá,
đảm bảo sử dụng có hiệu quả và hạ giá thành sản phẩm. Chuyển đưa vật tư về
doanh nghiệp có thể thực hiện bằng hình thức tập trung hoặc phi tập trung tuỳ
theo khối lượng vật tư và tình hình cụ thể từng doanh nghiệp.
2.1.6. Tiếp nhận và bảo quản vật tư về số lượng và chất lượng
Vật tư hàng hoá chuyển về doanh nghiệp trước khi nhập kho phải qua
khâu tiếp nhận về số lượng và chất lượng. Mục đích của tiếp nhận là kiểm tra
số lượng và chất lượng vật tư nhập kho, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng và
đưa hàng xem có bảo đảm số lượng và chất lượng hay không để xác định rõ
trách nhiệm của những đơn vị và cá nhân có liên quan đến hàng nhập.
2.1.7. Tổ chức cấp phát vật tư trong nội bộ doanh nghiệp
Cấp phát vật tư cho các đơn vị tiêu dùng trong doanh nghiệp (phân
xưởng, tổ đội sản xuất, nơi làm việc của công nhân) là một khâu công hết sức
quan trọng. Tổ chức tốt khâu này sẽ bảo đảm cho sản xuất của doanh nghiệp
tiến hành được nhịp nhàng, góp phần tăng năng suất lao động của công nhân,
tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành
sản phẩm, tiết kiệm vật tư trong tiêu dùng sản xuất, nâng cao hiệu quả cho
hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2. Quá trình sản xuất sản phẩm
Quá trình sản xuất là quá trình con người sử dụng tư liệu để tác động
vào đối tượng lao động làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất lý hoá
của đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng
cao, thỏa mãn đầy đủ nhu cầu đa dạng của con người.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất
kinh doanh, nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu của thị
trường và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định. Để thực hiện được
mục tiêu của mình, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành
nhằm thực hiện chức năng cơ bản. Sản xuất là một trong những phân hệ chính
có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho xã
hội. Hình thành, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ
sở và yêu cầu thiết yếu để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển
trên thị trường. chỉ có hoạt động sản xuất hay dịch vụ mới là nguồn gôc của
mọi sản xuất và dịch vụ được tạo ra trong doanh nghiệp. Sự phát triển của sản
xuất và dịch vụ là cơ sở làm tăng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tăng
trưởng kinh tế cho nền kinh tế quốc dân tạo cơ sở vật chất thúc đẩy xã hôi
phát triển. Quá trình sản xuất được tổ chức và quản lý tốt góp phần tiết kiệm
được các nguồn lực cần thiết cho sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ do khâu sản
xuất và dịch vụ tạo ra, nếu hoàn thiện được quản trị sản xuất sẽ tạo ra tiềm
năng to lớn cho nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
2.3. Tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ
sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ
nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung
gian một bên là sản xuất và phân phối còn một bên là tiêu dùng.
Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc
nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, thực hiện các nghiệp
vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt
động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp bao gồm hai loại quá trình liên
quan trực tiếp tới sản phẩm: các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất và các nghiệp vụ
kinh tế, tổ chức và kế hoạch hoá tiêu thụ. Việc chuẩn bị hàng hoá để xuất bán
là nghiệp vụ tiếp tục sản xuất trong khâu lưu thông, các nghiệp vụ sản xuất ở
các kho bao gồm: tiếp nhận, phân loại, bao gói, lên nhãn hiệu sản phẩm, xếp
hàng ở kho, bảo quản và chuẩn bị đồng bộ hàng để xuất bán và vận chuyển
hàng theo yêu cầu của khách. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ,
tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhu cầu nào
đó. Sức tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, uy tín của
doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu
dùng và sự hoàn thiện ở các hoạt động dịch vụ.
Tiêu thụ sản phẩm gắn người sản xuất với người tiêu dùng, nó giúp cho
các nhà sản xuất hiểu thêm về kết quả sản xuất của mình và nhu cầu của
khách hàng. Về phương diện xã hội thì nó có vai trò trong việc cân đối giữa
cung và cầu, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra
một cách bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn
trong xã hội. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm giúp các đơn vị xác định phương
hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo.
Sơ đồ 1.2: Mô hình tiêu thụ sản phẩm
2.3.1. Nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi
doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị
trường nhằm trả lời các câu hỏi: sản xuất những sản phẩm gì? sản xuất như
thế nào? sản phẩm bán cho ai?… Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là
nghiên cứu xác định khả năng tiêu thụ những loại hàng hoá (hoặc nhóm hàng)
trên một địa bàn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở
đó nâng cao khả năng cung cấp để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường.
Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì đây là nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác
tiêu thụ. Việc nghiên cứu còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sự biến
đổi nhu cầu của khách hàng, sự phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanh
nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập và giá cả, từ đó có các biện
pháp điều chỉnh cho phù hợp. Khi nghiên cứu thị trường sản phẩm, doanh
nghiệp phải giải đáp được các yêu cầu:
- Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp?
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao?
- Doanh nghiệp cần phải xử lý những biện pháp gì có liên quan và có
thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ?
- Những mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thụ với khối
lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp?
- Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn nhất
trong từng thời kỳ.
- Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phương thức
thanh toán, phương thức phục vụ.
- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm.
Nghiên cứu cần về một loại sản phẩm là phạm trù phản ánh một bộ
phận nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường về sản phẩm đó. Phải giải
thích được sự thay đổi của cầu, do những nhân tố nào sự ưu thích, thu nhập và
mức sống của người tiêu dùng.
Nghiên cứu cung để hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh, xác định được số
lượng đối thủ cạnh tranh, phân tích các nhân tố có ý nghĩa đối với các chính
sách tiêu thụ, chương trình sản xuất, chính sách giá cả và các hoạt động khác
của đối thủ cạnh tranh.
Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ cần phải chỉ rõ các ưu điểm, nhược
điểm của từng kênh tiêu thụ của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh, phân
tích được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ.
Trên cơ sở điều tra nghiên cứu thị trường doanh nghiệp tiến hành lựac
họn sản phẩm thích ứng với nhu cầu của thị trường. Đây là nội dung quan
trọng quyết định hiệu quả của hoạt động tiêu thụ, vì trong nền kinh tế thị
trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải sản xuất kinh
doanh dựa trên cái mà thị trường cần chứ không phải dựa vào cái mà doanh
nghiệp sẵn có. Từ những thông tin và xử lý thông tin do thị trường đem lại
doanh nghiệp tiến hành lựa chọn sản phẩm thích ứng, thực hiện đơn đặt hàng
và tiến hành tổ chức sản xuất, tiêu thụ.
2.3.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Xây dựng kế hoạch tiêu thụ là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành nhịp nhàng, liên tục theo kế
hoạch đã định. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xây dựng kế hoạch
hậu cần vật tư và các bộ phận khác của kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài
chính doanh nghiệp… Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phản ánh được các nội
dung cơ bản như: khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị có phân
theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường tiêu thụ. Trong
xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng các
phương pháp như phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ động và
phương pháp tỷ lệ cố định. Để xây dựng kế hoạch tiêu thụ cần dựa vào các
căn cứ cụ thể: doanh thu bán hàng ở các kỳ trước, các kết quả nghiên cứu thị
trường, năng lực sản xuất, chi phí sản xuất kinh doanh tiêu thụ của doanh
nghiệp, các hợp đồng đã ký hoặc dự kiến ký. Trong kế hoạch tiêu thụ phải lần
lượt lập được các kế hoạch như: kế hoạch bán hàng, marketing, quảng cáo,
chi phí cho tiêu thụ, …
2.3.3. Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán
Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục
sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông. Muốn cho quá trình lưu thông
hàng hoá được liên tục, không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú
trọng đến các nghiệp vụ như: tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm,
bao gói, sắp xếp hàng hoá ở kho, bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho
khách hàng. Đối với các hoạt động này thì doanh nghiệp cần phải lập kế
hoạch từ trước, tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hoá từ các
nguồn nhập kho (từ các phân xưởng, tổ đội sản xuất của doanh nghiệp) theo
đúng mặt hàng qui cách, chủng loại hàng hoá thông thường, kho hàng hoá của
doanh nghiệp đặt gần nơi sản xuất của doanh nghiệp, nếu kho hàng đặt xa nơi
sản xuất thì phải tổ chức tốt việc tiếp nhận hàng hoá bảo đảm kịp thời, nhanh
chóng, góp phần giải phóng nhanh phương tiện vận tải, bốc xếp, an toàn sản
phẩm, tiết kiệm chi phí lưu thông.
2.3.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện
bằng nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tận tay các hộ tiêu dùng cuối cùng.
Để hoạt động tiêu thụ có hiệu quả cao cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản
phẩm một cách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm,
các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng…
Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối
cùng, có 2 hình thức tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp.
Kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán thẳng sản
phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua các khâu trung gian.
Với hình thức này có thể giảm được chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm tới tay
người tiêu dùng nhanh hơn, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với
người tiêu dùng, hiểu biết rõ nhu cầu của khách hàng và tình hình giá cả từ đó
tạo điều kiện thuận lợi để gây uy tín và thanh thế cho doanh nghiệp. Nhưng nó
cũng gặp phải nhược điểm là doanh nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với
nhiều bạn hàng, phải dành nhiều công sức, thời gian vào quá trình tiêu thụ, nhiều
khi làm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động chậm hơn…
Doanh nghiệp sản xuất
Người tiêu dùng cuối cùng
Môi giới
Sơ đồ 1.3: Tiêu thụ trực tiếp
Kênh tiêu thụ gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sản
phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian bao
gồm: người bán buôn, bán lẻ, đại lý…. sự tham gia nhiều hay ít của người
trung gian trong quá trình tiêu thụ sẽ làm cho kênh tiêu thụ dài hay ngắn khác
nhau. Với hình thức tiêu thụ này các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được một
khối lượng lớn hàng hoá trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốn nhanh,
tiết kiệm chi phí bảo quản hao hụt… Tuy nhiên hình thức này làm cho thời
gian lưu thông hàng hoá dài hơn, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó có
thể kiểm soát được các khâu trung gian…
Sơ đồ 1.4: Tiêu thụ gián tiếp
Việc áp dụng hình thức tiêu thụ này hay hình thức tiêu thụ khác phần
lớn do đặc điểm của sản phẩm quyết định. Mỗi hình thức tiêu thụ sản phẩm có
ưu nhược điểm nhất định, nhiệm vụ của phòng kinh doanh là phải lựa chọn
hợp lý các hình thức tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp với tình hình thực tế của
doanh nghiệp.
2.3.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến bán hàng
Doanh nghiệp sản xuất
Bán buôn
Bán lẻ
Người tiêu dùng cuối cùng
Đại lý Môi giới
Xúc tiến là hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng của
doanh nghiệp gồm các thông tin: về doanh nghiệp, về sản phẩm, về phương
thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi mua sản phẩm
của doanh nghiệp, cũng như những thông tin phản hồi từ phía khách hàng,
qua đó để doanh nghiệp tìm ra cách thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách
hàng. Trong hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm
kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Xúc tiến
bán hàng chứa đựng trong đó các hình thức, cách thức và những biện pháp
nhằm đẩy mạnh khả năng bán ra của doanh nghiệp. Xúc tiến bán hàng có ý
nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức cạnh tranh
của hàng hoá trên thương trường, nhờ đó quá trình tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp được đẩy mạnh cả về số lượng và thời gian. Yểm trợ là các hoạt
động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động
tiêu thụ ở doanh nghiệp. Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến,
yểm trợ bán hàng phải kể đến là: Quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham
gia hội chợ, triển lãm…
2.3.5.1. Quảng cáo
Quảng cáo là biện pháp truyền bá thông tin của các doanh nghiệp về
hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Mục đích của quảng cao là
đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ qua đó thu lợi nhuận.
Mục tiêu của quảng cáo: giúp tăng số lượng hàng tiêu thụ trên thị
trường truyền thống, mở ra thị trường mới, giới thiệu sản phẩm mới. Mặt
khác nó còn giúp xây dựng và củng cố uy tín của sản phẩm (nhãn hiệu),
doanh nghiệp.
Phương tiện quảng cáo: qua phương tiện thông tin đại chúng báo chí,
truyền hình, truyền thanh, quảng cáo ngoài trời (biểu ngữ trên đường, pano-
aphich, phương tiện vận tải…), băng đĩa, internet…
- Quảng cáo trực tiếp: Catalo gửi qua đường bưu điện, phát tờ rơi.
- Quảng cáo tại nơi bán hàng: loại quảng cáo này hướng vào loại khách
hàng khi họ ở những vị trí gần quầy cửa hàng, thu hút sự chú ý của khách
hàng, làm cho khách hàng phấn khích ở mức độ nhất định, tiến về chỗ bán
hàng, tìm hiểu sản phẩm từ đó cộng thêm một số tác động của xúc tiến khác
thúc đẩy hành vi mua của khách hàng.
Yêu cầu của thông điệp quảng cáo: phải có độ biểu cảm; phù hợp với nội
dung quảng cáo; ngôn ngữ và hình ảnh phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với đại quần
chúng; thông tin phải đảm bảo độ tin cậy; dung lượng quảng cáo phải cao…
2.3.5.2. Khuyến mại
Khuyến mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc
bán hàng, cung ứng dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của thương nhân bằng
cách giành những lợi ích nhất định cho khách hàng.
Khuyến mại là hình thức xúc tiến bổ sung cho quảng cáo, thông thường
nó được sử dụng cho những hàng hoá mới tung ra thị trường, áp lực cạnh
tranh cao đặc biệt là các sản phẩm có đơn giá thấp vừa đem lại doanh thu cao.
Thông qua các kỹ thuật khuyến mại, doanh nghiệp sẽ thu hút thêm những
người dùng thử mới, kích thích những người mua trung thành kể cả những
người thỉnh thoảng mới mua.
Các hình thức khuyến mại:
- Giảm giá
- Phân phát mẫu hàng miễn phí: doanh nghiệp sẽ cho nhân viên tiếp thị
tới tận nhà khách hàng mục tiêu hoặc gửi qua bưu điện hoặc phát tại cửa hàng
kèm theo những sản phẩm khác.
- Phiếu mua hàng: là một loại giấy xác nhận người cầm giấy sẽ được
hưởng ưu đãi khi mua sản xuất của doanh nghiệp.
- Trả lại một phần tiền: người mua hàng sẽ gửi cho người bán 1 chứng
từ chứng tỏ đã mua hàng của doanh nghiệp và sẽ hoàn trả lại một phần tiền
qua bưu điện.
Ngoài ra còn có các biện pháp khuyến mại khác như: thương vụ có triết giá
nhỏ, thi - cá cược - trò chơi, phần thưởng cho các khách hàng thường xuyên, dùng
thử hàng hoá khôngphải trả tiền, tặng vật phẩm mang biểu tượng quảng cáo, chiết
giá, thêm hàng khi khách hàng mua với số lượng hàng nhất định…
2.3.5.3. Hội chợ, triển lãm
Triển lãm là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày
hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc
đẩy việc tiêu thụ hàng hoá. Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương
mại tập trung trong một thời gian và một địa điểm nhất định, trong đó tổ chức,
cá nhân sản xuất kinh doanh được trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục
đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán.
Khi tham gia hội chợ, triển lãm giúp các doanh nghiệp góp phần thực
hiện chiến lược marketing của mình. Tạo cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận
khách hàng mục tiêu, trình bày giới thiệu sản phẩm với khách hàng, củng cố
danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp. Qua hội chợ triển lãm doanh nghiệp
có cơ hội để thu thập thông tin cần thiết về nhu cầu của khách hàng, về đối
thủ cạnh tranh, tạo cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường, có cơ hội nhận
được sự tài trợ và ủng hộ của tổ chức quốc tế…
2.3.5.4. Bán hàng trực tiếp
Bán hàng là hành vi thương mại của thương nhân, là sự giao tiếp trực tiếp
giữa người bán hàng với khách hàng tiềm năng. Trong đó người bán hàng có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho người mua hàng và nhận tiền.
Tiềm năng
Sát hạch triển vọng
Xác định các
ảnh hưởng mua
Lập kế hoạch
chào hàng
Thực hiện
chào hàng
- Chào bán tại nhà
- Quảng cáo
- Nguồn tham khảo
- Nhu cầu
- Động cơ
- Khả năng trả mua
- Tư cách mua thích hợp
- Nhu cầu
- Động cơ
- Khả năng trả mua
- Tư cách mua thích hợp
- Phục vụ khách hàng
- Tập hợp thông tin
- Đánh giá thông tin
- Tổ chức thông tin
- Tiếp cận
- Xác định vấn đề
- Chứng minh
- Xử lý các ý kiến phản hồi
1. Thăm dò
2. Lập kế hoạch
3. Trình bày
Bán hàng là khâu trung gian liên lạc thông tin giữa doanh nghiệp với
khách hàng, thông qua hoạt động mua bán, nhằm kinh doanh nắm bắt nhu cầu
tốt hơn đồng thời người tiêu dùng sẽ hiểu hơn về nhà sản xuất kinh doanh.
Hoạt động bán hàng thúc đẩy sự tương tác giữa người bán và người mua để
dẫn tới một giải pháp có hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho cả người mua và
người bán. Bán hàng có vai trò quan trọng trong việc khuyếch trương hàng
hoá cho doanh nghiệp, thông qua bán hàng nhân viên bán hàng sẽ tạo nên sự
khác biệt của sản phẩm.
2.3.5.5. Quan hệ công chúng và các hoạt động xúc tiến khác
Quan hệ công chúng là những quan hệ với quần chúng nhằm tuyên
truyền tin tức tới dân chúng khác nhau ở trong và ngoài nước như: nói
chuyện, tuyên truyền, đóng góp từ thiện, tham gia mua đấu giá…
Các hoạt động khuếch trương khác có thể như: hoạt động tài trợ, hoạt
động họp báo, tạp chí của công ty.
Thông thường các doanh nghiệp luôn phải tìm cách thu hút sự ủng hộ
của công chúng. Bộ phận làm nhiệm vụ quan hệ với công chúng phải luôn
theo dõi thái độ của công chúng, tìm cách giao tiếp, thông tin với công chúng
để tạo ra uy tín cho doanh nghiệp. Khi có dư luận xấu, bộ phận này có nhiệm
vụ đứng ra dàn xếp, xoá bỏ dư luận xấu. Làm tốt những công tác này giúp cho
doanh nghiệp có khả năng được mục tiêu xuác tiến đề ra.
2.3.6. Tổ chức hoạt động bán hàng
Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh
doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật, tác động đến
tâm lý người mua nhằm đạt mục tiêu bán được hàng. Doanh nghiệp phải đặc
biệt quan tâm đến quá trình tác động vào tâm lý của khách hàng, thường thì
tâm lý trải qua 4 giai đoạn: sự chú ý quan tâm hứng thú nguyện vọng
mua quyết định mua. Nghệ thuật của người bán hàng là làm chủ quá trình
bán hàng về tâm lý, để điều khiển có ý thức quá trình bán hàng.
Để bán được nhiều hàng doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu
của khách hàng như: chất lượng, mẫu mã, giá cả… và phải biết lựa chọn các
hình thức bán hàng cho phù hợp.
2.3.7. Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, gấnh giá
hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị
trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguyên nhân ảnh
hưởng đến kết quả tiêu thụ… nhằm kịp thời có các biện pháp thích hợp để
thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có
thể xem xét trên các khía cạnh: tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng,
mặt hàng, giá trị, thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ.
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thực phẩm của
doanh nghiệp
3.1. Những nhân tố thuộc môi trường kinh doanh
Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà
doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Môi trường kinh doanh tác động liên
tục tới hoạt động của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo
ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh
nghiệp.
3.1.1. Môi trường văn hóa xã hội
Yếu tố văn hóa - xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng,
có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố
trong nhóm này tác động mạnh đến qui mô và cơ cấu của thị trường.
Dân số quyết định qui mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu.
Tiêu thức này ảnh hưởng đến dung lượng thị trường có thể đạt đến, thông
thường thì dân số càng lớn thì qui mô thị trường càng lớn, nhu cầu về tiêu
dùng tăng, khối lượng tiêu thụ một số sản phẩm nào đó lớn, khả năng đảm
bảo hiệu quả kinh doanh càng cao, cơ hội kinh doanh lớn… và ngược lại.
Xu hướng vận động của dân số, tỷ lệ sinh tử, độ tuổi trung bình và các
lớp người già, trẻ ảnh hưởng đến nhu cầu và việc hình thành các dòng sản
phẩm thỏa mãn nó trên dòng thị trường các yêu cầu và cách thức đáp ứng của
doanh nghiệp.
Hộ gia đình và xu hướng vận động, độ lớn của một gia đình có ảnh
hưởng đến số lượng, qui cách sản phẩm cụ thể… khi sản phẩm đó đáp ứng
nhu cầu chung của cả gia đình.
Sự dịch chuyển dân và xu hướng vận động ảnh hưởng đến sự xuất hiện
cơ hội mới hoặc suy tàn cơ hội hiện tại của doanh nghiệp. Thu nhập và phân
bố thu nhập của người tiêu thụ ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm và chất
lượng cần đáp ứng của sản phẩm. Còn nghề nghiệp của tầng lớp xã hội tức là
vị trí của người tiêu thụ trong xã hội có ảnh hưởng lớn đến quyết định và cách
thức ứng xử trên thị trường, họ sẽ đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu theo địa vị
xã hội.
Còn yếu tố dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, nền văn hóa phản ánh
quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm, vừa yêu cầu đáp ứng tính riêng
biệt về nhu cầu vừa tạo ra cơ hội đa dạng hóa khả năng đáp ứng của doanh
nghiệp cho nhu cầu.
3.1.2. Môi trường chính trị pháp luật
Các yếu tố thuộc chính trị, pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hình thành
cơ hội kinh doanh và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp
nào. Sự ổn định của môi trường chính trị được xác định là một trong những
tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống
chính sách, luật pháp hoàn thiện, nền chính trị ổn định tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, hạn chế tệ nạn vi phạm
pháp luật như buôn lậu, trốn thuế, hàng giả. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi
và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định
và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
3.1.3. Môi trường kinh tế và công nghệ
Các yếu tố thuộc môi trường này qui định cách thức doanh nghiệp và
toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo
ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động và bất cứ
thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ
hội kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau và thậm chí dẫn
đến yêu cầu thay đổi mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.
Tiềm năng của nền kinh tế phản ảnh các nguồn lực có thể huy động và
chất lượng của nó: tài nguyên, con người, vị trí địa lý, dự trữ quốc gia… liên
quan đến các định hướng và tính bền vững của cơ hội chiến lược của doanh
nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động thay đổi vị trí, vai trò và xu hướng
phát triển của ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân kéo theo khả năng mở
rộng, thu hẹp qui mô doanh nghiệp. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng tăng trưởng, mở rộng của từng doanh
nghiệp.
Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến hiệu quả
thực, thu nhập, tĩch lũy, kích thích hoặc kìm hãm tăng trưởng, xu hướng đầu
tư, xu hướng tiêu dùng… Hoạt động ngoại thương, xu hướng mở, đóng của
nền kinh tế tác động đến cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện
cạnh tranh, khả năng sử dụng ưu thế quốc gia và thế giới về công nghệ, nguồn
vốn, hàng hóa, mở rộng qui mô hoạt động … tỷ giá hối đoái và khả năng
chuyển đổi của đồng tiền quốc gia ảnh hưởng đến khả năng thành công của
một chiến lược và từng thương vụ cụ thể.
Trình độ trang thiết bị công nghệ gồm các điều kiện phục vụ sản xuất
dk một mặt nó tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng
sẵn có của nền kinh tế hoặc cung cấp sản phẩm để phát triển cơ sở hạ tầng.
Mặt khác nó lại hạn chế khả năng đẩy mạnh phát triển kinh doanh ảnh hưởng
đến điều kiện lẫn cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Nó còn ảnh hưởng
trực tiếp đến yêu cầu đổi mới trang thiết bị, khả năng sản xuất sản phẩm với
các cấp chất lượng, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, lựa chọn và
cung cấp công nghệ, thiết bị…
3.1.4. Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn
và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Cạnh tranh vừa mở
ra các cơ hội để nd kiến tạo hoạt động của mình vừa yêu cầu các doanh
nghiệp phải vươn lên phía trước vượt qua đối thủ.
Điều kiện chung về cạnh tranh trên thị trường: Các quan điểm khuyến
khích hay hạn chế cạnh tranh, vai trò và khả năng của doanh nghiệp trong
việc điều khiển cạnh tranh, các qui định về cạnh tranh và ảnh hưởng của nó
trong thực tiễn kinh doanh… có liên quan đến quá trình đánh gia cơ hội kinh
doanh và lựa chọn giải pháp cạnh tranh.
Số lượng đối thủ cạnh tranh gồm cả các đối thụ cạnh tranh sơ cấp (cùng
tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (sản xuất
tiêu thụ những sản phẩm có khả năng thay thế) là cơ sở để xác định mức độ
khốc liệt của cạnh tranh trên thị trường thông qua đánh giá trạng thái cạnh
tranh của thị trường mà doanh nghiệp tham gia. Trong cạnh tranh có 4 trạng
thái: trạng thái thị trường cạnh tranh thuần túy; hỗn tạp; độc quyền và trạng
thái thị trường độc quyền.
Khi nghiên cứu về cạnh tranh phải nắm được ưu nhược điểm của đối
thủ, nắm bắt được quy mô, thị phần kiểm soát, tiềm lực tài chính, kỹ thuật-
công nghệ, tổ chức-quản lý, lợi thế cạnh tranh, uy tín hình ảnh của doanh
nghiệp…qua đó xác định được vị thế của đối thủ và doanh nghiệp trên thị
trường.
3.1.5. Môi trường địa lý sinh thái
Vị trí địa lý ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
khách hàng, khoảng cách (không gian) khi liên hệ với các nhóm khách
hàng mà doanh nghiệp có khả năng trinh phục, liên quan đến sự vận
chuyển ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí vận chuyển, thời gian cung cấp, khả
năng cạnh tranh… Khoảng cách tới cách tới các nguồn cung cấp hàng
hoá, lao động, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, liên quan trực tiếp tới chi
phí đầu vào và giá thành trên một đơn vị sản phẩm. Địa điểm thuận lợi cho
việc giao dịch, mua bán của khách hàng: nơi tập trung đông dân cư, trung
tâm mua bán, trung tâm sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,… liên quan
đến hình thức bán, xây dựng kênh phân phối.
Khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ ảnh hưởng tới chu kỳ sản xuất,
tiêu dùng trong khu vực, đến nhu cầu về các loại sản phẩm được tiêu dùng
của khách hàng. Liên quan đến khâu bảo quản dự trữ, vận chuyển… đều
ảnh hưởng tới chi phí.
3.2. Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Tiềm lực phản ánh những nhân tố mang tính chất chủ quan và dường
như có thể kiểm soát được ở một mức độ nào đó mà doanh nghiệp có thể sử
dụng để khai thác cơ hội kinh doanh và thu lợi nhuận. Tiềm lực của doanh
nghiệp không phải là bất biến, có thể phát triển theo hướng mạnh lên hay yếu
đi, có thể thay đổi toàn bộ hay một vài bộ phận. Đánh giá tiềm lực hiện tại đẻ
lựa chọn cơ hội hấp dẫn và tổ chức khai thác đưa vào chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, tiềm
lực tiềm năng của doanh nghiệp để đón bắt cơ hội mới và thích ứng với sự
biến động theo hướng đi lên của môi trường, đảm bảo thế lực, an toàn và phát
triển trong kinh doanh.
3.2.1. Tiềm lực tài chính
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông
qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh,
khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có
hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh được biểu hiện qua các chỉ tiêu:
+ Vốn chủ sở hữu (vốn tự có): số tiền của chủ sở hữu hoặc của các cổ
đông tham gia góp vốn vào doanh nghiệp là yếu tố chủ chốt quyêt định đến
qui mô của doanh nghiệp và tầm cỡ cơ hội có thể khai thác.
+ Vốn huy động: vốn vay, trái phiếu doanh nghiệp… phản ánh khả
năng, thu hút các nguồn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, yếu tố này tham gia vào việc hình thành và khai thác cơ hội
của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận: Tỷ lệ được tính theo % từ nguồn lợi
nhuận thu được dành cho bổ sung nguồn vốn tự có, phản ánh khả năng tăng
trưởng vốn, quy mô kinh doanh.
+ Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường: phản ánh xu thế phát
triển của doanh nghiệp và sự đánh giá của thị trường về sức mạnh của doanh
nghiệp trong kinh doanh.
+ Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn: gồm các khả năng trả lãi cho nợ
dài hạn và trả vốn trong nợ dài hạn, nguồn tiền mặt và khả năng nhanh chóng
chuyển thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn… thường thể
hiện qua vòng quay của vốn lưu động, vòng quay dự trữ hàng hoá, tài khoản
thu chi… phản ánh mức độ "lành mạnh" của tài chính doanh nghiệp, có thể
trực tiếp liên quan đến phá sản hoặc vỡ nợ.
+ Các tỷ lệ về khả năng sinh lời: phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh
doanh của doanh nghiệp. Thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản như: phần % lợi
nhuận trên doanh thu (lượng lợi nhuận thu được trên 1 đơn vị tiền tệ doanh
thu), tỷ suất thu hồi đầu tư (phần % về số lợi nhuận thu được trên tổng số vốn
đầu tư)…
3.2.2. Tiềm lực con người
Tiềm lực con người là một trong các yếu tố đảm bảo thành công trong
kinh doanh. Tiềm lực con người của doanh nghiệp thể hiện khả năng ở tất cả
các cán bộ công nhân viên với năng lực thực sự của họ mới lựa chọn đúng cơ
hội và sử dụng sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công
nghệ… một cách có hiệu quả để khai thác cơ hội.
Lực lượng lao động có khả năng, có năng suất, có tinh thần tự giác,
sáng tạo: liên quan đến khả năng tập hợp và đào tạo một đội ngũ những người
lao động có khả năng đáp ứng cao yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp có sức mạnh về con người là doanh nghiệp có khả năng (và
thực hiện) lựa chọn đúng và đủ số lượng lao động cho từng vị trí công tác và
sắp xếp đúng người trong một hệ thống thống nhất theo yêu cầu của công
việc. Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực liên quan đến sức
mạnh tiềm năng của doanh nghiệp. Chiến lược con người và phát triển nguồn
nhân lực cho thấy khả năng chủ động phát triển sức mạnh con người của
doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và đổi mới thường xuyên,
cạnh tranh và thích nghi của nền kinh tế thị trường. Chiến lược này còn có
khả năng thu hút nguồn lao động xã hội nhằm kiến tạo cho doanh nghiệp
nguồn đội ngũ lao động trung thành và luôn hướng về doanh nghiệp, có khả
năng chuyên môn cao, văn hoá giỏi, năng suất và sáng tạo, có sức khoẻ, có
khả năng hoà nhập và đoàn kết tốt.
3.2.3. Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp
Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động
sản xuất kinh doanh thông qua "bán hàng gián tiếp của doanh nghiệp". Sức
mạnh thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận
và quyết định mua hàng của khách hàng.
Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường: một hình ảnh
tốt về doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, chất lượng sản phẩm,
giá cả… là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh
nghiệp. Sự cảm tình tin cậy, hiểu biết đầy đủ về doanh nghiệp có thể giúp đỡ
nhiều đến công việc quyết định có tính ưu tiên khi mua hàng của khách hàng.
Điều này cho phép doanh nghiệp dễ bán được sản phẩm của mình hơn.
Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá liên quan đến một loại sản
phẩm với nhãn hiệu cụ thể của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình mua sắm và ra quyết định của khách hàng. Uy tín và mối quan hệ xã hội
của lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến các giao dịch thương mại, đặc biệt trong
hình thức bán hàng ở "cấp cao nhất", trong các hợp đồng lớn… mặt khác nó
có thể tạo ra các bạn hàng, nhóm khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
3.2.4. Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá
và dự trữ hợp lý hàng hoá của doanh nghiệp
Yếu tố này ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh
mẽ đến kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như ở khâu cuối
cùng là tiêu thụ sản phẩm. Không kiểm soát, chi phối hoặc không đảm bảo
được sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp hàng hoá, nguyên nhiên vật
liệu cho doanh nghiệp có thể phá vỡ hoặc làm hỏng toàn bộ kế hoạch kinh
doanh của doanh nghiệp.
3.2.5. Trình độ tổ chức, quản lý
Sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và
công nghệ quản lý sẽ tạo ra sự ổn định ăn khớp giữa các bộ phận, thúc đẩy hoạt
động sản xuất kinh doanh đi tới hiệu quả cao nhất. Một doanh nghiệp muốn đạt
được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý
tương ứng. Khả năng tổ chức quản lý của doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng
hợp, bao quát tập trung vào những mối quan hệ tương tác của tất cả các bộ phận
tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp.
3.2.6. Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của
doanh nghiệp
Ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng
hàng hoá được đưa ra đáp ứng thị trường. Liên quan đến mức độ chất lượng
thoả mãn nhu cầu, khả năng cạnh tranh, lựa chọn cơ hội và các tác nghiệp
khác của doanh nghiệp trên thị trường.
3.2.7. Vị trí địa lý, cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sở hữu và khai thác những địa điểm đẹp, hệ thống cửa
hàng được thiết kế sạch đẹp, khoa học sẽ tạo cơ hội lớn cho thúc đẩy tiêu thụ.
Doanh nghiệp được trang bị một hệ thống máy móc, công nghệ phục vụ cho
sản xuất, quản lý sẽ là điều kiện để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành
sản phẩm. Cơ sở vật chất-kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định, doanh
nghiệp có thể huy động vào kinh doanh (thiết bị, máy móc, nhà xưởng, văn
phòng…) phản ánh tiềm lực vật chất và liên quan đến quy mô, khả năng, lợi
thế kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.8. Mục tiêu, khả năng theo đuổi mục tiêu của ban lãnh đạo doanh nghiệp
Ban lãnh đạo giỏi sẽ đề ra, xây dựng được mục tiêu và biện pháp để
thực hiện được mục tiêu sao cho có hiệu quả nhất.
4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm ở
doanh nghiệp
4.1. Kết quả
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không chỉ tạo ra kết quả
(sản phẩm, dịch vụ) mà còn phải bán được các kết quả đó và quá trình bán
hàng với quá trình tạo ra kết quả luôn không trùng nhau. Một doanh nghiệp ở
một thời điểm nào đó có thể sản xuất được rất nhiều sản phẩm song lại tiêu
thụ được rất ít, như thế không thể nói doanh nghiệp đã đạt kết quả (mục tiêu).
Nếu xét trên góc độ giá trị, đại lượng kết quả của đại lượng sản xuất kinh
doanh không phải là đại lượng được đánh giá dễ dàng vì ngoài những nhân tố
ảnh hưởng trên, kết quả sản xuất kinh doanh còn chịu ảnh hưởng của thước đo
giá trị - đồng tiền với những thay đổi của nó trên thị trường.
4.1.1. Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm,
hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản
chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thu từ phần
trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ
theo yêu cầu của Nhà nước và các nguồn thu khác. Doanh thu thực hiện
trong năm từ hoạt động bán hàng và dịch vụ được xác định bằng cách
nhân giá bán với số lượng hàng hoá, khối lượng dịch vụ.
i
n
i QPDT .
1
DT: tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng và dịch vụ
Pi: giá cả một đơn vị hàng hoá hay dịch vụ thứ i
Qi: Khối lượng hàng hoá hay dịch vụ thứ i bán ra trong kỳ
n: Loại hàng hoá hay dịch vụ
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng
hoá, cung ứng dịch vụ sau khi trừ đi cac khoản giảm trừ gồm các khoản phí
thu thêm ngoài giá bán (nếu có), trợ giá, phụ thu theo quy đinh của Nhà nước
mà doanh nghiệp được hưởng đối với hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ, giá
trị các sản phẩm đem biếu, tặng, trao đổi hoặc tiêu dùng cho sản xuất trong
nội bộ doanh nghiệp.
Còn doanh thu từ các hoạt động khác bao gồm các khoản thu nhập từ
hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động bất thường. Thu nhập từ hoạt
động tài chính gồm các khoản như: thu từ hoạt động liên doanh, liên kết, góp
vốn cổ phần, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, tiền lãi trả chậm của việc bán hàng
trả góp, tiền hỗ trợ lãi suất của nhà nước trong kinh doanh nếu, thu từ hoạt
động mua bán trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu…Thu từ hoạt động bất thường
gồm những khoản thu như: thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa, bán
công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng,
các khoản phải trả nhưng không trả được từ nguyên nhân chủ nợ; thu từ
chuyển nhượng, thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xoá sổ nay thu hồi được, hoàn
nhập khoản dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho; thu do sử dụng hoặc chuyển
quyền sở hữu trí tuệ, thu về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản
thuế phải nộp được Nhà nước giảm.
4.1.2. Chi phí kinh doanh
Chi phí của doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh và chi
phí cho hoạt động khác. Chi phí hoạt động kinh doanh gồm các chi phí có liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí
nguyên nhiên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, tiền lương và các khoản chi
phí có tính chất lương, các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước như:
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng
tiền…
Chi phí từ hoạt động khác gồm chi phí hoạt động tài chính và chi phí
cho hoạt động bất thường. Chi cho hoạt động tài chính là các khoản đầu tư tài
chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn,
tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như
chi cho mua trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, chi phí cho thuê tài sản… Chi phí
bất thường là các khoản chi không thường xuyên như chi phí nhượng bán,
thanh lý tài sản cố định, giá trị tài sản tổn thất thực tế sau khi đã giảm trừ tiền
đền bù của người phạm lỗi và tổ chức bảo hiểm, chi phí tiền phạt do vi phạm
hợp đồng kinh tế.
Trong đánh giá kết quả của sự hạ thấp chi phí người ta có thể sử dụng
chỉ tiêu chi phí trung bình. Chi phí này được xác định trên cơ sở của tổng chi
phí với số lượng hàng hoá, dịch vụ bán ra. Thường thì khối lượng hàng hoá
dịch vụ bán ra càng nhiều thì chi phí trung bình cho một đơn vị sản phẩm
càng ít đi. Chi phí lưu thông được kế hoạch hoá theo 4 chỉ tiêu cụ thể: tổng
chi phí lưu thông, tỷ lệ phí lưu thông, mức giảm phí nhịp độ giảm phí.
4.1.3. Tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng
Để đánh giá kết quả tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng
trong kỳ của doanh nghiệp, có thể dùng thước đo hiện vật. So sánh số lượng
thực tế với số lượng kế hoạch của từng loại sản phẩm chủ yếu, nếu thấy các
loại sản phẩm đều đạt hay vượt kế hoạch sản xuất sẽ kết luận doanh nghiệp đó
hoàn thành kế hoạch mặt hàng. do giá trị sử dụng các loại sản phẩm khác
nhau, nên khi tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng không lấy số
vượt kế hoạch sản xuất của loại sản phẩm này bù cho số hụt kế hoạch của loại
sản phẩm khác
Số lượng thực tế trong giới hạn % hoàn thành kế hoạch sản
xuất mặt hàng = Số kế hoạch
x 100%
4.2. Hiệu quả
4.2.1. Chỉ tiêu khái quát
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất
trong quá trình kinh doanh với chi phí thấp nhất. Để hiệu quả hoạt động kinh
doanh cao thì khi sử dụng các yếu tố cơ bản lao động, tư liệu lao động, đối
tượng lao động của quá trình kinh doanh phải có hiệu quả.
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ
tiêu tổng hợp (khái quát), các chỉ tiêu chi tiết (cụ thể). Các chỉ tiêu đó phải
phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu
tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đáng giá hiệu quả chung.
Kết quả đầu ra Hiệu quả
kinh doanh = Yếu tố đầu vào
Kết quả đầu ra được đo bằng chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, tổng
doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp… còn yếu tố đầu vào bao gồm
lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay…
4.2.2. Những chỉ tiêu cụ thể
4.2.2.1. Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản
phẩm thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh. Nó là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện hiệu quả của quá trính sản
xuất kinh doanh, nó phản ánh đầy đủ số lượng, chất lượng, kết quả của việc sử
dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định…của
doanh nghiệp. Lợi nhuận là một đòn bẩy quan trọng có tác dụng khuyến khích
người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
P = DT - CP
P- Lợi nhuận thực hiện trong kỳ
DT- Doanh thu của doanh nghiệp
CP- Chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thu được từ hoạt động tiêu thụ sản
phẩm, bộ phận này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận của doanh
nghiệp. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như: khối lượng hàng hóa, dịch vụ bán
ra trên thị trường, giá mua và bán hàng hóa, dịch vụ, các chi phí…
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định bằng khoản chênh lệch
giữa khoản thu về và chi cho hoạt động tài chính như mua bán chứng khoán,
mua bán ngoại tệ, lãi cho vay vốn, lợi tức cổ phần…
Lợi nhuận bất thường là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp
không dự tính trước hoặc có khả năng dự tính nhưng khó thực hiện được,
hoặc những khoản thu không thường xuyên như: khoản phải trả nhưng không
phải trả do phía chủ nợ, lợi nhuận từ quyền sở hữu, nhượng bán tài sản, dự
phòng nợ phải thu khó đòi...
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận =
Doanh thu
x 100
Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh số bán ra, chỉ tiêu này cho thấy cứ
100đ doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn =
Tổng vốn sản xuất
x 100
Tỷ suất lợi nhuận được tính là tỷ lệ giữa lợi nhuận và giá trị tài sản thực có
của xí nghiệp, chỉ tiêu này cho thấy cứ 100đ vốn bỏ vào đầu tư sau một
năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận giá thành
(hay) lãi suất sản xuất
=
Giá thành sản xuất
x 100
Chỉ tiêu lãi suất sản xuất được xác định bằng cách so sánh lợi nhuận
với tổng giá thành sản xuất, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh tế theo lợi
nhuận và chi phí sản xuất.
4.2.2.2. Mức doanh lợi trên doanh số bán
%100'1 DS
PP
Trong đó:
P'1: Mức doanh lợi của doan số bán trong kỳ (%)
P: Lợi nhuận thực hiện trong kỳ
DS: Doanh số bán thực hiện trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh số bán thực hiện mang lại bao nhiêu
lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ. Do đó nó có ý nghĩa quan trọng
trong việc chỉ ra cho doanh nghiệp thấy kinh doanh những mặt hàng nào,
thị trường nào mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
4.2.2.3. Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh
%100'2 VKD
PP
Trong đó:
P'2: Mức doanh lợi của vốn kinh doanh trong kỳ (%)
VKD: Tổng vốn kinh doanh trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
trong kỳ. Một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
4.2.2.4. Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh
%100'3 CFKD
PP
Trong đó:
P'3: Mức doanh lợi của chi phí kinh doanh trong kỳ (%)
CFKD: Tổng chi phí kinh doanh trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp trong kỳ. Một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
4.2.2.5. Năng suất lao động bình quân của một lao động
bqDL
DTW hoặc
bqDL
TNW
Trong đó:
W: Năng suất lao động bình quân của một lao động trong kỳ
DT: Doanh thu (doanh số bán) thực hiện trong kỳ.
TN: Tổng thu nhập
LDbq: Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy trung bình một lao động của doanh nghiệp thực hiện
được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ hoặc bao nhiêu đồng thu nhập
trong kỳ.
Chương II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỰC PHẨM TẠI XÍ
NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CUNG ỨNG THỰC PHẨM TỔNG HỢP
1. Khái quát về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
Khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp
1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Xí nghiệp Khai Thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp thuộc công ty
thực phẩm Hà Nội là một trong những đơn vị được thành lập đầu tiên của sở
thương mại Hà Nội chuyên cung ứng thực phẩm cho các thành phố lớn. Cùng
với sự quan tâm của cấp trên nhiều năm qua cán bộ công nhân viên của xí
nghiệp đã không ngừng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và
đạt được nhiều thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty thực phẩm Hà Nội được thành lập vào 10/7/1957 theo NĐ388
của chính phủ. Và công ty được thành lập lại căn cứ Quyết định 490 QĐ/UB
ngày 26/01/1993 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thành lập
công ty Thực phẩm Hà Nội và Quyết định 299 QĐ /STM ngày 09/11/2001 về
việc ban hành quy chế quản lý cán bộ của Sở Thương mại Hà Nội. Cùng với
sự mở rộng và phát triển của công ty thì Xí nghiệp Khai thác và Cung ứng
thực phẩm tổng hợp trực thuộc công ty được thành lập.
Căn cứ Quyết định 388TN/TCCB ngày 12/4/1989 của Sở Thương
nghiệp Hà Nội nay là sở thương mại Hà Nội về việc thành lập Xí nghiệp khai
thác và Cung ứng Thực phẩm Tổng hợp trực thuộc Công ty Thực phẩm Hà
Nội.
Từ khi ra đời Xí nghiệp đã có được những thành tựu bước đầu, sản
phẩm của xí nghiệp đã được phần lớn thị trường chấp nhận. Để tiếp tục thực
hiện phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ chế quản lý và
yêu cầu phát triển của công ty, dưới sự đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức
Hành chính Công ty Thực phẩm Hà Nội. Giám đốc công ty Thực phẩm Hà
Nội quyết định thành lập Xí nghiệp Khai thác và Cung ứng Thực phẩm Hà
Nội kể từ ngày 01/4/2003.
Xí nghiệp nằm ở vị trí được xem là trung tâm thương mại Hà Nội (gần
chợ Đồng Xuân), là nơi giao lưu buôn bán lớn nhất thành phố, giao thông
thuận lợi cho việc buôn bán lớn, lượng hàng trao đổi lớn. Đây là nơi có nhiều
điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của xí nghiệp. Ngành nghề kinh
doanh chủ yếu của xí nghiệp gồm: Kinh doanh thực phẩm, nông sản, tổ chức
sản xuất gia công, chế biến thực phẩm, làm đại lý các sản phẩm hàng hóa
khác và tổ chức làm dịch vụ thuê kho, cửa hàng…Cùng với sự chuyển đổi của
công ty thì xí nghiệp cũng dần dần cải tổ dần bộ máy, không ngừng hiện đại
hoá thiết bị công nghệ, đội ngũ cán bộ công nhân viên được nâng cao cả về
trình độ văn hoá và kinh nghiệm. Chính vì thế xí nghiệp đã được nhà nước
trao tặng huân chương lao động hạng 3, huy chương vàng cho sản phẩm mới,
các sản phẩm khi tham gia hội chợ đều đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm.
1.2. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
1.2.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp
Tổ chức, bộ máy, chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp thực hiện theo
quyết định số 490 QĐ/UB ngày 26 tháng 01 năm 1993 của Uỷ ban Nhân dân
Thành phố.
- Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp bao gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc,
các Trưởng phòng, Trưởng bộ phận và Tổ trưởng sản xuất.
- Giám đốc xí nghiệp chịu trách nhiệm trước công ty và Sở Thương mại
Hà Nội, UBND thành phố về toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh sản xuất của
công ty trong việc thực hiện những nhiệm vụ được quy định.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức xí nghiệp
Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp tổ chức hoạt động
theo hình thức hách toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài
khoản tại Ngân hàng Việt Nam ( kể cả ngân hàng ngoại thương ) có con dấu
riêng. Thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng
luật doanh nghiệp của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước
và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi hoạt động trong doanh nghiệp.
Sau đây là một số nhiệm vụ cụ thể của xí nghiệp:
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm của công ty giao.Trực tiếp thực hiện phương án sản xuất
kinh doanh, có trách nhiệm quản lý tốt máy móc, thiết bị, tài sản, bảo toàn
vốn, thực hiện pháp lệnh thống kê, kế toán, quản lý hồ sơ, sổ sách, chứng từ,
Phó giám
đốc sx
Phó giám đốc
kinh doanh
Nhân
viên
KCS
tương
ơt
KCS
dấm
KCS
Tổ máy
Tổ
trưởng
Nhân
viên
Kế toán
KT
trưởng
KT kho
KT tài
vụ
TQuỹ
Tổ
arketing
Tổ
trưởng
Nhân
viên
Bán
hàng
Quầy
trưỏng
Nhân
viên
Tổ bảo
Tổ
trưởng
Nhân
viên
Bộ phận
sản xuất
tương
ớt. Tổ
trưởng
Nhân
Bộ phận
sản xuất
dẩm. Tổ
trưởng
Nhân
viên
Bộ phận
sản xuất
mắm. Tổ
trưởng
Nhân
viên
Tổ kho
Kho NL
Kho TP
Nhân
viên
Giám đốc
hoá đơn ban đầu. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và
nghĩa vụ đối với công ty.
- Thu mua, khai thác, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, nông sản tươi
sống, thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến và các mặt hàng thuỷ sản.
- Tổ chức sản xuất hàng thực phẩm kể cả hàng xuất khẩu. Bảo quản, dự
trữ, cung ứng hàng hoá theo kế hoạch của Công ty và tổ chức bán buôn,
bán lẻ các mặt hàng thực phẩm, làm dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và
cung ứng hàng hoá cho các đơn vị trong xí nghiệp.
- Quản lý lao động, bố trí sắp xếp hợp lý, cải thiện điều kiện làm việc,
bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề người lao động, tổ chức hoạt động sản
xuất kinh doanh dịch vụ theo giấy phép đăng ký kinh doanh của xí nghiệp và
theo đúng chính sách, chế độ, pháp luật, quy định hiện hành của Nhà Nước.
- Xí nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, giữ vững vai trò chủ
đạo của ngành. Kinh doanh chủ yếu trước hết là các mặt hàng thiết yếu vào
những thời vụ và thời điểm quan trọng. Đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng về
hàng hóa thực phẩm của nhân dân thủ đô … Đồng thời đẩy mạnh bán buôn là
chủ yếu kết hợp với bán lẻ.
- Không ngừng chăm lo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán
bộ công nhân viên chức. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học
kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ công nhân viên thuộc xí nghiệp.
- Từng bước ổn định mở rộng sản xuất kinh doanh phục vụ nhân dân và
tăng cường đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tạo công ăn việc làm góp phần cùng cả
nước phát triển nền kinh tế quốc dân.
- Tham gia các phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh và các
hoạt động xã hội, xã hội từ thiện, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, an
toàn bảo hộ lao động, trật tự an toàn đơn vị, phòng chống cháy nổ, trộm cắp.
- Với quy mô hoạt động tương đối rộng lớn trên địa bàn thủ đô, do vậy
có tác động ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường của Hà Nội. Xí nghiệp tăng
cường mở rộng, liên doanh liên kết với các đơn vị và các thành phần kinh tế
khác để đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn.
Xí nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng thực phẩm:
* Tương ớt đóng chai
* Dấm đóng chai
* Mắm đóng chai các loại
* Tương ớt lít
* Dấm lít
* Mắm lít
* Ớt sốt chua ngọt, ớt xay, ớt quả dầm dấm
* Măng củ dầm dấm, măng lá dầm dấm
* Dưa chuột dầm dấm
* Thân non xa lát
* Vải nước đường
* Mộc nhĩ sạch không chân
* Ngoài ra còn kinh doanh các mặt hàng như dầu, mì chính, đường,
gia vị… Bán buôn bán lẻ khắp các thành phố trong cả nước.
* Cho thuê kho bảo quản, kho đông lạnh, lạnh mát, các cửa hàng
các sản phẩm thực phẩm và hoa quả.
1.2.2. Đặc điểm chủ yếu về các mặt hàng sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
Để có được những sản phẩm cung cấp cho thị trường thì xí nghiệp
một mặt đã trang bị các thiết bị máy, dụng cụ hiện đại như: máy chà nồi hơi
đốt dầu, nồi nấu hai vỏ, máy đồng hoá GHM-500, máy xay thớt, máy chiết
chai, máy rót pittông, máy cấp hơi,… Mặt khác xí nghiệp luôn luô n đào tạo
lại, đào tạo mới đảm bảo kiến thức và kỹ thuật cho đội ngũ sản xuất, kinh
doanh, với phương châm trẻ hoá đội ngũ công nhân viên cả về tuổi đời và
kiến thức, xí nghiệp đã cử những cán bộ trẻ đi học ở các trung tâm đào tạo,
hội thảo, chuyên đề để đào tạo nguồn sau này.
1.2.2.1. Sản phẩm tương ớt
Thành phần chủ yếu là ớt quả gồm cả ớt vàng và ớt đỏ cùng một số
chất phụ gia khác như đường , tỏi, tiêu, tinh bột, muối, salt, E260… Sản phẩm
tương ớt đạt chất lượng có thể được nhận biết bằng cảm quan: chất lỏng sánh,
nhuyễn, không có tạp chất, mầu đỏ đặc trưng của ớt, mùi thơm, vị chua cay.
Về chỉ tiêu hoá lý phải đảm bảo những chỉ tiêu sau: hàm lượng chất khô
>18%, hàm lượng đường 8 10%, hàm lượng muối 2 3%, không có phẩm
màu. Ớt là loại quả chỉ có ở vùng nhiệt đới đặc biệt là ở nước ta, nó đóng vai
trò là một gia vị đôi khi dùng để trang trí trong các bữa ăn nhưng ớt dễ bị
phân huỷ trong môi trường thường. Chính vì thế việc thu mua nguyên liệu
cho người nông dân, giúp người dân tăng gia sản xuất mặt khác tạo ra sản
phẩm mới là tương ớt dễ bảo quản hơn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
hơn. Sản phẩm tương ớt có công dụng rất lớn trong các bữa ăn của người dân,
nhưng nó chủ yếu vẫn chỉ được sử dụng ở các thành phố lớn mà chưa được
nhân rộng ra các địa phương là do giá thành của xí nghiệp, đây là một bài
toán đặt ra đối với toàn bộ xí nghiệp.
Trong thành phần của ớt có chứa đầy đủ các hợp chất hữu cơ và vô cơ
như: nước, prôtit, xenluloza, vitamin A,C,B1,B2…ngoài ra còn có các chất vô
cơ như :Ca, Mg, K, P, Fe... Nguyên liệu khi đưa vào chế biến phải sạch, quả
phải chín đều, thành vỏ phải dày, quả tươi không dập nát, nếu không sản
phẩm tương ớt sẽ bị sạn, không đảm bảo được thời hạn sử dụng, tương ớt có
độ màu không tươi mà sẽ bị nhạt.
Để thu được sản phẩm cuối cùng là tương ớt thì phải trải qua các
khâu: sơ chế rửa sạch, xay nhỏ, phối trộn, nghiền tinh, cô đặc, đóng chai,
gián nhãn mác.
Sản phẩm tương ớt do xí nghiệp sản xuất có tính cạnh tranh lớn trên
thị trường về chất lượng, do được sản xuất trên một quy trình công nghệ lại
được đội ngũ kỹ sư trực tiếp chỉ đạo sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu khác
nhau của người tiêu dùng thì xí nghiệp đã cho ra một loạt các sản phẩm từ
ớt như: tương ớt tròn, tương ớt dẹt, ớt sốt chua ngọt, ớt xay nguyên chất, ớt
quả dầm dấm. Đối với mỗi bước luôn đảm bảo tính kỹ thuật, chẳng hạn
như: trong giai đoạn hấp phải có đủ thời gian 30- 40 phút thời gian dài quá
cũng không đảm bảo, trong giai đoạn phối trộn thì có chất phụ gia đường,
muối với hàm lượng vừa đủ, trong giai đoạn cô đặc phải được đun sôi ở
100c sau đó cô đặc ở 60c sao cho hàm lượng chất cô đặc đạt 18-20%.
Sau khi sản phẩm được làm nguội hoàn toàn thì mới được đóng vào
chai nhựa mới được rửa sạch và tiệt trùng, sau khi đóng chai thì sản phẩm
được gián nhãn mác, thương hiệu của xí nghiệp. Sản phẩm hoàn thành xong
giai đoạn sản xuất thì được chuyển xuống kho bảo quản, kho thành phẩm, rồi
mới đem xuất ra thị trường.
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất tương ớt
Nguyên liệu
(ớt, các chất phụ
gia)
Sơ chế rửa
sạch
Hấp chín
Xay nhỏ
Phối trộn
Nghiền tinh
Đóng chai
Dán nhãn
Tương ớt
thành phẩm
1.2.2.2. Sản phẩm dấm gạo
Sản phẩm dấm gạo có thành phần chính là gạo và quá trình lên men,
sau công đoạn sản xuất cho ra chất lỏng màu trắng đục, mùi thơm đặc
trưng, vị chua dịu, không có mùi vị lạ, sản phẩm dấm được dùng trong rất
nhiều việc đặc biệt trong sinh hoạt, phục vụ nhu cầu ăn uống, được người
dân Việt Nam rất ưa chuộng. Để đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng xí
nghiệp đã cho ra sản phẩm dấm đóng chai, dấm lít cung cấp cho các siêu
thị, đại lí, người bán buôn và cả người tiêu dùng cuối cùng. Sản phẩm dấm
gạo đóng chai khi tham gia hội chợ đã đạt huy chương vàng 2001 về hàng
hoá có chất lượng cao, đạt vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng.
Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất dấm
Gạo
Nấu cơm
Trộn
men
Ủ chậu
Vào
chum
Vào ang
Bảo quản
Dấm chai
thành
Dán nhãn
mác
Đóng chai
lọc
Ra dấm
lít
Để được thành phẩm là dấm thì phải trải qua nhiều công đoạn, mà
mỗi khâu phải được đảm bảo thì mới cho ra dấm gạo trong, chất lượng
đảm bảo, thì mới được người tiêu dùng chấp nhận, sản phẩm tiêu thụ
nhanh đem lại doanh số bán cho xí nghiệp cao.
Nguyên liệu chính là gạo nhưng không phải loại gạo nào cũng được
đem vào để sản xuất dấm, mà công đoạn sơ chế, phân loại gạo cũng là khâu
rất quan trọng, hạt gạo phải đều, gãy, hạt phải trong, không lẫn hạt lép, hạt có
màu tối. Hạt gạo phải đạt chỉ tiêu hoá lý sau: độ ẩm không quá 14%, số hạt
thóc không quá 40 hạt/1Kg, tạp chất vô cơ (sạn, cát) không quá 0,05%, không
có nấm độc, độc tố, dư lượng hoá chất trừ sâu nằm trong giới hạn cho phép.
Giai đoạn nấu gạo thành cơm cũng phải đảm bảo hạt phải chín, sờ hột
cơm thấy mềm, cơm tơi không quá nhão, ở khâu này thường thường do kinh
nghiệm của người công nhân là chính. Sau đó là khâu trộn men, khi trộn men
phải được giã nhỏ, rồi rắc đều lên mặt cơm, đảo đều cho men trộn đều, lượng
men theo tỷ lệ cứ 1Kg gạo thì cần 4-5 cái men rượu.
Khi đã trộn đều men với cơm cho tất cả vào chậu, phủ ni lông lên để
ở nhiệt độ trong phòng khoảng 3 ngày để men phá huỷ tinh bột, tạo dung
dịch rượu, tiếp theo cho vào chum ủ khoảng 7 ngày nữa cho ngấu. Khi đã
được rồi cho vào ang, bổ sung thêm một lượng cồn vừa đủ ủ tiếp 30-35
ngày nữa để lên men tiếp.
Sản phẩm dấm lít thu được đầu tiên khi cho dấm ra từ ang, đây là
dấm đã lọc nhưng chỉ lọc thô, chưa lọc tinh, nên còn hơi vẩn đục, từ dấm
này ta pha thêm nước để giảm độ chua từ 50 xuống còn 30 36.
Để có được dấm đóng chai thì bước tiếp theo là tiến hành lọc tinh để
dấm trong và tiến hành kiểm tra độ chua toàn phần phải đạt 6%, không
được có các loại axit vô cơ thì mới tiến hành đóng chai, chai được đóng là
chai nhựa được làm sạch và được tiệt trùng theo yêu cầu kỹ thuật. Khi sản
phẩm được đóng chai thì tiến hành gián nhãn mác, gắn tên thương hiệu
của xí nghiệp, sản phẩm sau khi hoàn thành được chuyển xuống kho bảo
quản, kho thành phẩm, bảo ôn trong một thời gian rồi mới đem ra thị
trường.
1.2.2.3. Sản phẩm măng dầm dấm
Với nguyên liệu chính là măng có thể là măng củ hay măng lá các
miếng măng được định hình đóng vào bao bì thường bằng bình thuỷ tinh
với dịch dầm dấm cùng nguyên liệu phụ là hạt tiêu, ớt, tỏi, nước, muối,
đường, axit axetic. Để thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng trong
và ngoài nước thì sản phẩm măng dầm dấm không chỉ tốt về chất lượng mà
còn phải đẹp về hình thức, chính vì vậy các công đoạn sản xuất đều rất
được coi trọng.
Các bước sản xuất: chuẩn bị nguyên liệu, thai lát, thái thỏi, chần ,
xếp vào lọ, rót dịch dầm, xoáy nắp, thanh trùng. Khi chuẩn bị nguyên liệu
là rất quan trọng, loại măng được sử dụng được chọn lọc rất kỹ, nó phải là
những loại măng không quá non hay quá già, vì khi đó thái nát không
được mịn sản phẩm không đảm bảo. Chọn nguyên liệu xong thì nguyên
liệu phải được rửa thật sạch loại bỏ những tạp chất, thái lát phải đều nhau
dầy 1cm dọc theo măng củ lát được thái không được đầu dầy đầu mỏng, để
đảm bảo thẩm mỹ thì khi thái thỏi được sử dụng bằng loại dao lượn sóng,
thái hình hộp chữ nhật.
Sau đó thỏi măng lại được rửa sạch trước khi đem vào công đoạn
chần, nước chần là loại nước đun sôi, đủ để làm chìm măng, cho măng vào
để sôi trong 2 phút thì vớt ra để ráo. Bước tiếp theo xếp măng vào bao bì
bằng thuỷ tinh, theo chiều dọc cùng với ớt, tiêu, tỏi, dịch dầm gồm 4%
muối, 10% đường, axit axetic nồng độ 1% lấy 0,8% so với dung dịch. Dung
dịch được đun sôi sau đó đủ vào lọ chứa nguyên liệu, thanh trùng là dùng
nước nóng ở 55 60C để sử lý tiếp sản phẩm. Qua đó cho thấy mỗi sản
phẩm mà xí nghiệp sản xuất ra là rất kỳ công, công đoạn nào cũng rất cần
thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả cuối cùng của sản phẩm.
Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất măng dầm dấm
1.2.2.4. Sản phẩm nước mắm
Với nguyên liệu chính là cá cơm, và muối xí nghiệp đã cho ra một loạt
sản phẩm nước mắm có độ đạm khác nhau để phù hợp thị hiếu người tiêu dùng
đồng thời thích ứng với từng loại thị trường như: mắm cá cơm Nha Trang 15
đạm, 20 đạm, 25 đạm, 27 đạm. Nước mắm của xí nghiệp có màu nâu nhạt
đến nâu, sánh, mùi thơm đặc trưng, có vị ngọt của đạm cá, thường thì sản phẩm
mắm đóng chai có dung tích là 0,5l và 1l được gián mác của xí nghiệp.
1.2.2.5. Sản phẩm dịch vụ
Chuẩn bị và
làm sạch
Hoàn thiện
sản phẩm
Thái lát Thanh trùng
Thái thỏi Xoáy nắp
Chần Rót dịch dầm
Để ráo Xếp vào lọ
Một trong những sản phẩm dịch vụ của xí nghiệp phải kể đến là dịch
vụ cho thuê kho bảo quản đông lạnh, lạnh mát, các cửa hàng. Xí nghiệp
trang bị cho các kho làm lạnh những thiết bị hiện đại, thiết bị làm lạnh,
thông gió, hệ thống giá kê, bục kê, hệ thống xe chuyên dụng sử dụng trong
kho. Hàng năm có rất nhiều các doanh nghiệp chuyên kinh doanh đồ hộp,
đồ lạnh, đồ khó bảo quản… đến xí nghiệp thuê kho, thuê bảo quản. Vừa
rồi tại xí nghiệp có tới hơn chục tấn giò do xí nghiệp đảm nhận trách
nhiệm bảo quản để phục vụ tết Nguyên Đán.
Do gần trung tâm thương mại của thủ đô, giáp với chợ Đồng Xuân
nên xí nghiệp đã tận dụng được các kho, cửa hàng… chưa sử dụng tới cho
các đơn vị khác thuê để gia tăng doanh thu cho xí nghiệp.
1.2.3. Đặc điểm về các yếu tố đầu vào cho sản xuất
1.2.3.1. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu được
thu mua trong nước, từ các sản phẩm của nông sản, thuỷ sản. Do xí nghiệp
gần chợ Long Biên nên tiện cho việc thu mua nguyên liệu phục vụ sản
xuất, ngoài ra xí nghiệp liên hệ thu mua ở các cơ sở bán buôn ở các tỉnh
lân cận hoặc trực tiếp thu mua từ tay người nông dân.
Vừa đóng vai trò là nhà thương mại nên xí nghiệp nhận làm nhà
cung ứng các sản phẩm như đường, mì chính, sữa, rượu, đồ hộp… nên
việc gom hàng về kho của xí nghiệp luôn được chú trọng.
1.2.3.2. Đặc điểm về thiết bị máy móc và cơ sở vật chất
Để có được sản phẩm có chất lượng cao được thị trường chấp nhận xí
nghiệp rất chú trọng tới công tác hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất, hiện xí
nghiệp đã có được máy chà nồi hơi đốt dầu, nồi nấu hai vỏ, máy đồng hoá
GHM-500, máy xay thớt, máy chiết chai, máy rót pittông, máy cấp hơi…
Cơ sở hạ tầng được xí nghiệp xây dựng, bố trí khá quy mô tiện cho
sản xuất kinh doanh, các kho bảo quản, kho nguyên liệu, kho thành phẩm,
kho đông lạnh được trang bị các thiết bị làm lạnh hiện đại, giá kê, bục kê,
xe đẩy và các dụng cụ cần thiết khác.
1.2.3.3. Về vốn, tài sản, lao động
Do là một doanh nghiệp nhà nước nên nguồn vốn sản xuất kinh
doanh của xí nghiệp do nhà nước cấp là chính ngoài ra còn có các nguồn
vốn khác như vốn vay, nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận, vốn huy động
trong nội bộ của xí nghiệp.
Nguồn lao động của xí nghiệp được tuyển theo chỉ tiêu của công ty,
do nhu cầu của sản xuất, với lượng cán bộ có trình độ đại học làm việc
trong lĩnh vực kỹ thuật, quản lý, kinh doanh, kế toán… còn đội ngũ nhân
viên chủ yếu đều được đào tạo qua trường lớp với chuyên ngành là hoá
thực phẩm từ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp.
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thực phẩm tại xí nghiệp Khai thác
và Cung ứng thực phẩm tổng hợp
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp trong những năm gần
đây
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, xí nghiệp gặp không ít khó khăn:
trình độ năng lực hạn chế, vốn thiếu, cơ sở vật chất lạc hậu. Để có thể đứng vững
được trên thị trường, xí nghiệp đã thực hiện cải tổ bộ máy hành chính như tách
các cửa hàng trực thuộc trước kia ra thành các đơn vị hạch toán kinh doanh
độc lập, cắt giảm biên chế một số nhân viên thừa ở các phòng, tổ, ban hành
chính ra trực tiếp kinh doanh, trực tiếp tăng ca cho sản xuất khi công việc gia
tăng… Và hiện nay, xí nghiệp có mạng lưới bán hàng phát triển tương đối
rộng lớn, có mặt tại nhiều đầu mối mua bán giao dịch lớn của thủ đô như chợ
Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Long Biên và các trung tâm giao dịch như : Ngã
Tư Sở, các siêu thị Thăng Long, Vân Hồ, 1E,…các khách sạn, các khu đô thị
và một số trung tâm khác.
Cùng với việc từng bước đổi mới cơ chế kinh doanh, xí nghiệp đã xây
dựng, dần hoàn thiện mục tiêu hoạt động trên 3 mặt sản xuất - kinh doanh -
dịch vụ. Trong công tác kinh doanh, xí nghiệp đã chỉ đạo các đơn vị kết hợp
bán buôn với bán lẻ, từng bước tăng tỷ trọng bán buôn và tăng cường đại lý,
ký gửi, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức khai thác thêm mặt
hàng mới, một số mặt hàng công nghệ như nem chay xuất khẩu, đa dạng dần
các sản phẩm hiện tại như cải tiến chất lượng, thêm mẫu mã… Để đảm bảo
hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn, xí nghiệp đã mua sắm trang thiết bị
sản xuất, kinh doanh, nâng cấp hầu hết các khu sản xuất, nhà kho cửa hàng
khang trang, sạch sẽ hơn.
Về sản xuất, sau khi ổn định và sắp xếp công tác tổ chức, xí nghiệp tập
trung chỉ đạo khôi phục sản xuất, chấn chỉnh từng công tác. Từng bước đẩy
mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng, bảo đảm bù đắp chi phí và có lãi, đưa
vào sử dụng nguyên liệu chất lượng cao.
Tình hình kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bảo quản, cửa hàng… của
xí nghiệp được đẩy mạnh và quan tâm, nâng cấp tôn tạo dần cơ sở vật chất,
trang thiết bị bảo quản hiện đại, xây dựng mới các cửa hàng, kho, bến bãi.
Song thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường do sự cạnh tranh
gay gắt nên việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Biểu 2.1: Cơ cấu vốn của xí nghiệp giai đoạn 2000-2004
Đơn vị: Tỷ đồng
2001 2002 2003 2004
Chỉ tiêu Tổng
số
% Tổng
số
% Tổng
số
% Tổng
số
%
Vốn lưu động 1.2 60 1,52 59 2.23 62 2.84 61,7
Vốn cố định 0.8 40 1.04 41 1.35 38 1.76 38,3
Tổng vốn 2.0 100 2.56 100 3.58 100 4.6 100
Với bất kỳ một doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa dịch
vụ nào thì vốn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định. Đối với xí
nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp thì đây cũng là một nhân
tố tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt hàng
kinh doanh của xí nghiệp là thực phẩm nên vốn lưu động chiếm vai tỷ trọng
lớn hơn. Vốn lưu động được xí nghiệp bổ sung qua mỗi chu kỳ kinh doanh,
tăng đều qua các năm chứng tỏ xí nghiệp hoạt động ổn định và có hiệu quả.
Vốn cố định cũng chiếm một phần đáng kể trong tổng vốn kinh doanh vì đây
là vốn đầu tư vào trang thiết bị sản xuất, bảo quản, nhà kho, khu sản xuất…
Xí nghiệp có lực lượng nhân lực lớn phần lớn đều được đào tạo chính
quy qua các trường đại học và cao đẳng. Hiện xí nghiệp có 60 nhân viên vào
biên chế, 8 nhân viên hợp đồng, chế độ lương theo bậc lương do nhà nước
ban hành, ngoài ra xí nghiệp còn trả thêm theo doanh thu, làm ngoài giờ có
chế độ riêng. Để đảm bảo sức khoẻ của nhân viên và gia đình nhân viên thì xí
nghiệp có sử dụng trả lương làm hai lần, một lần tạm ứng vào giữa tháng và
lần chính vào cuối tháng. Xí nghiệp tham gia đóng các loại bảo hiểm cho mọi
thành viên trong xí nghiệp: BHXH, BHYT, BHCĐ… thành lập quỹ hỗ trợ
mất việc làm. Mặt khác xí nghiệp luôn quan tâm tới mặt tinh thần của thanh
niên, hoạt động đoàn, trang bị cho thanh niên quần, áo thể thao, thuê sân cho
nhân viên tuần 2 buổi phục vụ hoạt động thể thao, tổ chức các buổi giao lưu
ca nhạc trong và ngoài xí nghiệp. Ngoài ra xí nghiệp còn cử nhân viên trẻ có
trình độ, có học vấn tham gia đào tạo ở các lớp học do các chuyên gia tổ chức,
3 nhân viên học cao học ở lĩnh vực kỹ thuật và lĩnh vực kinh tế. Qua đó cho
thấy sự quan tâm của xí nghiệp tới đội ngũ nhân viên, để tạo động lực cho họ
hết lòng về xí nghiệp, góp sức lao động cho xí nghiệp ngày một mạnh hơn.
Xí nghiệp có đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có
trình độ, lại rất năng động nên đã làm gia tăng doanh số bán hàng và dịch vụ,
hiện nay doanh số bán hàng trong mấy năm gần đây lên tới gần 10 tỷ đồng. Xí
nghiệp sử dụng cả kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp để
đảm bảo phục vụ tối đa trên thị trường thành phố Hà Nội. Nhân viên làm về
lĩnh vực marketing tiếp cận khách hàng được trang bị rất kỹ lưỡng kiến thức
chuyên môn để quảng bá về xí nghiệp, về sản phẩm, nhằm tìm kiếm khách
hàng mới cho xí nghiệp, làm tăng thêm mối quan hệ mật thiết với khách hàng
truyền thống. Còn đội ngũ bán hàng tại các cửa hàng của xí nghiệp luôn quan
niệm người bán hàng trung bình là người bán được hết sản phẩm cho xí
nghiệp, người bán hàng khá là người bán được xí nghiệp cho khách hàng, còn
người bán hàng giỏi là người bán được chính mình cho khách hàng, vì thế
lượng bán ngày một tăng, khách hàng ngày một biết tới sản phẩm của xí
nghiệp nhiều hơn và quay lại với xí nghiệp trong những lần sau. Không dừng
lại ở đó hàng năm xí nghiệp luôn trích một phần lợi nhuận cho hoạt động xúc
tiến bán hàng, đào tạo quảng cáo, đào tạo đội ngũ bán hàng, tham gia hội chợ,
triển lãm…
Biểu 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 12 năm 2004
Đơn vị: Đồng
Diễn giải Tháng TH Quý IV Luỹ kế 12
Doanh thu bh và cc DV 672.236.469 2.032.626.278 8.142.333.785
Các khoản giảm trừ 58.811 1.151.285 4.953.472
Doanh thu thuần 672.177.658 2.031.474.993 8.137.380.313
Giá vốn hàng bán 471.199.848 1.414.672.435 5.831.386.506
LN gộp về bán hàng và
cung cấp DV
200.977.8210 616.802.558 2.305.993.807
Chi phí tài chính 16.535.000 45.117.364 160.200.136
Chi phí bán hàng 155.218.855 398.577.921 1.422.682.865
CP quản lý DN 26.253.533 122.094.172 520.028.450
LN từ hoạt động KD 2.970.422 51.013.101 203.082.356
LN khác 3.082.356
Tổng LN trước thuế 2.970.422 51.013.101 200.000.000
Trong bảng cho thấy xí nghiệp đã bỏ ra một khoản chi phí khá lớn so với
doanh thu để chi cho hoạt động bán hàng, điều đó khẳng định công tác đẩy
mạnh hoạt động bán hàng của xí nghiệp được đánh giá rất cao. Đây là khoản
chi cho hoạt động quảng cáo, nâng cấp trang thiết bị bán hàng, cho hoạt động
hội chợ triển lãm… Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ hơn
203 triệu đồng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng lợi nhuận điều đó phản ánh
đúng tình hình của xí nghiệp, ngoài ra xí nghiệp còn có lợi nhuận khác đó là
lợi nhuận từ thanh lý thiết bị máy móc, do lãi suất tín dụng. Trong những năm
gần đây do cơ chế mở cửa nên tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
cũng có nhiều nét mới có lợi hơn, đem lại lợi nhuận ngày một lớn hơn nhưng
còn vấp phải khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề cạnh tranh với các công ty kinh
doanh trong cùng ngành.
2.2. Những hoạt động mà xí nghiệp sử dụng để thúc đẩy hoạt động kinh
doanh
2.2.1. Công tác nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên của hoạt động kinh doanh, nó
có vai trò hết sức to lớn đối với toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, giúp
doanh nghiệp có thể dự đoán được cung cầu, các yếu tố ảnh hưởng… từ đó có
thể tránh và hạn chế được các rủi ro trong kinh doanh. Công tác nghiên cứu
thị trường của xí nghiệp do phòng kinh doanh đảm nhiệm, nhân viên hiện tại
của phòng kinh doanh là 7 nhân viên họ vừa làm công tác tìm đầu mối mua,
bán hàng hoá, tìm đối tác mới, vừa nghiên cứu thị trường một cách khái quát
từ cung, cầu, giá cả, về các nhà cung ứng, về đối thủ cạnh tranh… từ những
thông tin thu thập được sẽ trình lên ban lãnh đạo xí nghiệp để đề ra kế hoạch
sản xuất kinh doanh phù hợp.
2.2.2. Chính sách sản phẩm
Với nhiệm vụ là sản xuất, cung ứng thực phẩm phục vụ nhu cầu
sinh hoạt của người tiêu dùng nên trong những năm gần đây xí nghiệp
luôn trú trọng việc đa dạng mặt hàng thực phẩm. Tính đến năm 2004 thì
mặt hàng thực phẩm đã tới con số 19 như : tương ớt, dấm, nước mắm, thân
non xa lát, măng dầm dấm, bột canh, mọc nhĩ, đồ hộp, nem chay… ngoài
những sản phẩm vật chất ra thì xí nghiệp còn cung cấp cả sản phẩm dịch vụ
đó là cho thuê kho đông lạnh, kho bảo quản, kho hàng, cửa hàng, nhận làm
nhà phân phối các sản phẩm khác. Với chính sách là "bán cái thị trường cần
chứ không bán cái mình có" nên xí nghiệp đã xây dựng một hệ thống sản
phẩm ngày một đa dạng hơn. Thực phẩm là một sản phẩm mà khách hàng
luôn cần và yêu cầu được đòi hỏi ngày một cao hơn cả về số lượng lẫn chất
lượng nên xí nghiệp ngoài việc cung ứng nhiều mặt hàng thực phẩm hơn còn
luôn phải nâng cao chất lượng, mẫu mã.
Biểu 2.3: Mặt hàng và đơn giá
STT MẶT HÀNG QUY CÁCH ĐƠN GIÁ (có VAT) THÀNH TIỀN
1 TƯƠNG ỚT:
1.1 Tương ớt Tròn 250 ml 24c/ thùng 3.900 93.600
1.2 Tương ớt Dẹt 200 ml 25c/ thùng 3.500 87.500
2 ỚT SỐT CHUA NGỌT 250 ML: 24c/ thùng 3.900 93.600
3 ỚT XAY NGUYÊN CHẤT: 24c/ thùng 5.500 132.000
4 ỚT QUẢ DẦM DẤM: 24c/ thùng 5.200 124.800
5 MĂNG DẦM DẤM:
5.1 Măng củ dầm dấm 15c/ thùng 7.600 114.000
5.2 Măng lá dầm dấm 15c/ thùng 6.900 103.500
5.3 Măng lát dầm dấm 15c/ thùng 7.600 114.000
6 VẢI NƯỚC ĐƯỜNG: 15c/ thùng 8.000 120.000
7 DƯA CHUỘT DẦM DẤM: 15c/ thùng
7.1 Dưa chuột bao tử dầm dấm 15c/ thùng 6.500 97.500
7.2 Dưa chuột muối dầm dấm 15c/ thùng 6.500 97.500
7.3 Dưa chuột dầm dấm 15c/ thùng 6.000 90.000
8 THÂN NON XA LÁT: 15c/ thùng 9.000 135.000
9 CÀ PHÁO: 24c/ thùng 6.900 165.600
10 HÀNH MUỐI: 24c/ thùng 7.900 189.600
11 MẮM CHAI NHA TRANG:
11.1 Mắm Cá Cơm Nha Trang 270 – 1L 15c/ thùng 18.900 283.500
11.2 Mắm Cá Cơm Nha Trang 270 – 0,5L 15c/ thùng 10.000 150.000
11.3 Mắm Cá Cơm Nha Trang 250 – 1L 15c/ thùng 17.600 264.000
11.4 Mắm Cá Cơm Nha Trang 250 – 0,5L 15c/ thùng 9.300 139.500
11.5 Mắm Cá Cơm Nha Trang 200 – 1L 15c/ thùng 14.000 210.000
11.6 Mắm Cá Cơm Nha Trang 200 – 0,5L 15c/ thùng 7.400 111.000
11.7 Mắm Cá Cơm Nha Trang 150 – 1L 15c/ thùng 10.500 157.500
11.8 Mắm Cá Cơm Nha Trang 150 – 0,5L 15c/ thùng 5.600 84.000
12 DẤM GẠO:
12.1 Dấm chai tròn 0,5 L 12c/ vỉ 1.900 22.800
12.2 Dấm lít Can 20L/30L 600, 700, 800
12.3 Dấm cốt lít Can 20L/30L 1.800 36.000/54.000
13 MẮM LÍT:
13.1 Mắm Nha trang loại 270 Can 20 L 13.000 260.000
13.2 Mắm Nha trang loại 250 Can 20 L 9.000 180.000
13.3 Mắm Nha trang loại 200 Can 20 L 7.000 140.000
13.4 Mắm Nha trang loại 150 Can 20 L 5.000 100.000
14 TƯƠNG ỚT LÍT:
14.1 Tương ớt loại đặc biệt Chai 0,5L 4.800 4.800
14.2 Ớt chai loại 2 Chai 0,5L 1.600 1.600
14.3 Ớt lít loại 2 20 L 2.200 44.000
15 MỘC NHĨ SẠCH KHÔNG CHÂN
15.1 Mộc nhĩ cánh mỏng 100g/gói 4.500 4.500
15.2 Mộc nhĩ cánh dầy 100g/gói 6.000 6.000
16 BỘT CANH HẢI CHÂU:
16.1 Bột canh thường 10kg/thùng 6.750 67.500
16.2 Bột canh i ốt 10kg/thùng 6.850 68.500
2.2.3.Chính sách giá
Giá cả của hàng hoá có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, xí nghiệp định giá trên nhiều cơ sở từ chi phí sản
xuất, giá của đối thủ cạnh tranh, giá đối với thị trường tiềm năng… Để có
bảng giá phù hợp xí nghiệp luôn luôn phải chú ý đến khả năng mà khách
hàng chấp nhận mua, đến lợi nhuận, đến chu kỳ sống của sản phẩm để
luôn phù h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng và một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại xí nghiệp Khai thác và Cung ứng thực phẩm tổng hợp.pdf