Luận văn Thực trạng và một số giải pháp xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo - Thành phố Hải Phòng

Tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo - Thành phố Hải Phòng: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ LAO ĐỘNG & DÂN SỐ ----------@&?---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VĨNH BẢO - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Hoàng Ngân Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Xuân Thuỷ Lớp : Kinh tế lao động Khoá : 44 Hà Nội -2006 LỜI MỞ ĐẦU -------- Lý do chọn đề tài Sau 20 năm đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - an ninh - quốc phòng. Nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh chóng, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy, một bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt kịp với sự thay đổi, gặp những khó khăn trong đời sống, sản xuất và trở thành người nghèo. Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn li...

docx77 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo - Thành phố Hải Phòng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ LAO ĐỘNG & DÂN SỐ ----------@&?---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VĨNH BẢO - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Hoàng Ngân Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Xuân Thuỷ Lớp : Kinh tế lao động Khoá : 44 Hà Nội -2006 LỜI MỞ ĐẦU -------- Lý do chọn đề tài Sau 20 năm đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - an ninh - quốc phòng. Nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh chóng, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy, một bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt kịp với sự thay đổi, gặp những khó khăn trong đời sống, sản xuất và trở thành người nghèo. Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và môi trường, để thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, Đảng và Nhà nước ta cần làm là đưa nước ta thoát khỏi nước nghèo và kém phát triển. Vì vậy vấn đề xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có gần 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% sống bằng nghề nông nghiệp, tỉ lệ đói nghèo còn cao nhưng phân bố không đều giữa các vùng, miền; nhưng bất kì nơi nào từ thành phố đến nông thôn, đồng bằng đến miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn tồn tại các hộ nghèo, người nghèo, xã nghèo. Hải Phòng là một thành phố thuộc Đồng bằng Sông Hồng của nước ta, một thành phố nông nghiệp với những điều kiện thuận lợi như cảng, biển, … tuy nhiên do mặt trái của cơ chế thị trường và sự phát triển không đồng bộ nên có sự phân hóa giàu, nghèo rõ rệt đặc biệt giữa thành thị và nông thôn. Vĩnh Bảo là một huyện của thành phố Hải Phòng, tỉ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn còn khá cao chiếm trên 16% tổng số hộ trên toàn huyện. Để bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, Vĩnh Bảo đang phấn đấu làm tốt công tác kinh tế - xã hội để xây dựng phát triển quê hương. Xuất phát từ những yêu cầu và tình hình thực tế đói nghèo của huyện Vĩnh Bảo và trong thời gian thực tập tại Phòng Nội vụ – Lao động Thương binh và Xã hội – Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo huyện, em chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng”. Đây là lĩnh vực đã được nghiên cứu nhiều song em vẫn mong muốn qua chuyên đề này hiểu rõ hơn về thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa Kinh tế Lao động và Dân số, cô giáo Vũ Hoàng Ngân và các cán bộ phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và xã hội huyện Vĩnh Bảo. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về XĐGN, phân tích đánh giá thực trạng đói nghèo và XĐGN ở huyện Vĩnh Bảo để từ đó rút ra những mặt đã đạt được, những tồn tại hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện XĐGN của huyện Vĩnh Bảo trong giai đoạn 2006 – 2010. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình nghèo của các xã, thị trấn thuộc huyện Vĩnh Bảo trong thời gian từ năm 1995 – 2004. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, em sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kết hợp với các phương pháp phân tích tổng hợp số liệu thống kê, so sánh xử lý biểu đồ, bảng biểu. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về xóa đói giảm nghèo Chương 2: Thực trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng Chương 3: Phương hướng và những giải pháp cơ bản để xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO ------------------- 1.1. NHỮNG QUAN NIỆM CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO 1.1.1. Quan niệm chung - Khái niệm về đói nghèo Đói nghèo đã đang là một vấn đề nóng bỏng, nhức nhối có tính toàn cầu. Ngày nay, khi loài người đang bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự giàu có của nhiều tập đoàn, nhiều cá nhân tăng lên đồng thời cũng có nhiều quốc gia, nhiều vùng, nhiều dân tộc, nhiều gia đình rơi vào cảnh đói nghèo, khốn quẫn. Trên thế giới hiện nay có nhiều quan niệm về đói nghèo. Đói nghèo có thể được xem xét dựa trên khía cạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội. chính trị… Có thể theo nghĩa hẹp chỉ gói gọn trong vấn đề thu nhập, chi tiêu, dinh dưỡng, giáo dục… hay theo nghĩa rộng hơn là sự phát triển toàn diện về mọi mặt của con người. Các hội nghị bàn về giảm đói nghèo trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức ở Băng Cốc tháng 9- 1993 đã đưa ra định nghĩa đói nghèo như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á: "Nghèo là tình trạng thiếu tài sản cơ bản và cơ hội mà mỗi con người có quyền được hưởng, mọi người cần được tiếp cận với giáo dục cơ sở và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản". Ngoài ra Ngân hàng Phát triển Châu Á còn đưa ra hai khái niệm nghèo cụ thể hơn: - Nghèo tuyệt đối là việc không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu, chỉ để duy trì khả năng tối thiểu sự sống cơ thể con người. - Nghèo tương đối là tình trạng không có khả năng đạt tới mức độ mức sống tối thiểu tại một thời điểm nào đó. Nhu cầu cơ bản của con người gồm 8 yếu tố chính phân thành 2 loại: + Nhu cầu thiết yếu ăn, mặc, ở. + Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày: văn hoá, giáo dục, y tế, đi lại, giao tiếp. Khái niệm về đói nghèo nêu trên cũng đã nói nên rằng, sẽ không có một chuẩn nghèo chung cho tất cả các quốc gia và các khu vực, vì nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia và phong tục tập quán của từng vùng, đó là sự thay đổi theo không gian. - Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo của thế giới Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá đói nghèo trên thế giới, chủ yếu là sử dụng chỉ tiêu thu nhập quốc dân đầu người (GDP/người) . Nhưng chỉ dựa vào chỉ tiêu này thì chưa đủ điều kiện đánh giá toàn diện được đói nghèo. Gần đây, để đánh gía đói nghèo của một số quốc gia, UNDP đã đưa ra chỉ số nghèo đói tổng hợp HPI ( Human Poverty Index) với 4 chỉ tiêu chính là: - Tỷ lệ thất học. - Tỷ lệ những người chết dưới 40 tuổi. - Tỷ lệ người không được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản (nước sạch, chăm sóc y tế, dinh dưỡng). - GDP bình quân tính theo đầu người (tính theo phương pháp PPP). - HPI như là một công cụ để tham khảo đánh giá tình trạng nghèo đói của một quốc gia. - Chuẩn mực xác định đói nghèo của thế giới. Chuẩn nghèo là một đại lượng thay đổi theo thời gian chứ không phải là đại lượng bất biến. Tháng 9/1995, tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch), vấn đề về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và xã hội đã đưa ra chuẩn đói nghèo: Những ai sống dưới mức 01 USD (tính theo sức mua tương đương) một ngày, được coi là nghèo khổ và kêu gọi các quốc gia hãy tấn công vào đói nghèo để giảm bớt số người nghèo trên thế giới. Cùng thời gian này, Ngân hàng thế giới (WB) cũng đưa ra 3 định hướng cơ bản cho giảm nghèo là tạo cơ hội cho người nghèo tăng thu nhập, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, giảm tính dễ bị tổn thương cho người nghèo. Nhằm giúp các quốc gia xây dựng chiến lược giảm nghèo toàn diện (CPRSP) đã tiến hành một loạt các ghiên cứu đánh giá về vấn đề đói nghèo được các tổ chức quốc tế và các quốc gia thực hiện. Để thuận lợi cho việc so sánh quốc tế, người ta đưa ra hai mức chuẩn nghèo là 01 USD/ ngày/người và 02 USD/ ngày/người. Theo đó, nếu lấy mức 01USD/1ngày/1 người thì vào thời điểm năm 1999 cả thế giới có khoảng 1,2 tỉ người nghèo và nếu lấy mức 02 USD/1ngày/1 người thì thế giới có khoảng 2,8 tỉ người nghèo trên tổng dân số thế giới (khoảng 6 tỉ người). Ngoài ra, WB và các tổ chức quốc tế cũng đưa ra khuyến nghị về chuẩn nghèo cho các quốc gia như sau: - Đối với các nước chậm phát triển: 0,5 USD/ ngày/ người. - Đối với các nước đang phát triển: 01 USD/ ngày / người. - Đối với các nước Châu Mỹ và nước đang phát triển ở mức khá: 02 USD/ngày/người. - Đối với các nước Châu Âu: 4USD/ ngày/người. - Đối với các nước công nghiệp: 14/ ngày/người. Chuẩn nghèo khuyến nghị nêu trên là căn cứ vào thu nhập và mức sống cụ thể của từng khu vực, từng vùng; vì nếu thấp hơn mức đó con người không thể bảo đảm được mức sống tối thiểu và không tồn tại được. 1.1.2. Quan niệm đói nghèo của Việt Nam - Khái niệm về đói nghèo Trên thế giới hiện nay có nhiều quan niệm về đói nghèo, ở mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi nhóm dân cư lại có những quan niệm khác nhau về đói nghèo. Việt Nam nói chung vẫn là một nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người nhìn chung còn thấp. Chính vì vậy, qua nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu, các nhà quản lý ở các bộ, các ngành đã đi đến thống nhất cần có khái niệm riêng, chuẩn mực riêng cho nghèo và đói. Ở Việt Nam, bên cạnh khái niệm “nghèo” còn sử dụng khái niệm “đói” để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư. “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu không thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp, …“ “ Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơn mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống”. Đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn một số tháng trong năm, phải vay nợ và thiếu khả năng chi trả. Ngoài khái niệm về hộ nghèo, hộ đói, Việt Nam còn sử dụng khái niệm vùng nghèo, xã nghèo là nơi tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều và mức sống dân cư thấp hơn nhiều so với mức sống chung của cả nước. Tình trạng đó phổ biến ở các vùng nghèo có điều kiện tự nhiên không thuận lợi (đất xấu, thiên tai thường xuyên), kết cấu hạ tầng kém phát triển. - Các chỉ tiêu đánh giá đói nghèo Chỉ tiêu chính là thu nhập bình quân đầu người/ tháng (hoặc năm), được đo bằng chỉ tiêu giá trị hiện vật quy đổi, thường lấy lương hay gạo để đánh giá. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu phụ: Dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc và các điều kiện học tập, chữa bệnh, đi lại… Để đánh giá một cách cụ thể về đói nghèo, Việt Nam còn đưa ra những chỉ tiêu sau: + Chỉ tiêu thu nhập quốc dân đầu người (GDP/người). + Tuổi thọ. + Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. + Tỷ lệ xoá mù chữ. + Tỷ lệ thất học. - Chuẩn mực xác định nghèo đói của Việt Nam. Chuẩn nghèo là thước đo mức sống của dân cư để phân biệt trong xã hội ai thuộc diện nghèo và ai không nghèo, để từ đó có chính sách trợ giúp cho những người nghèo tiếp cận với thành quả của sự phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo công bằng xã hội giữa các nhóm dân cư. Vì thực tiễn và lý luận đều chỉ ra rằng: “Hậu quả của thiên tai, lũ lụt và khủng hoảng kinh tế người nghèo là người chịu trước, còn thành quả của phát triển kinh tế - xã hội người nghèo lại là người hưởng sau”. Xuất phát từ khái niệm về nghèo đói của ESCAP và luận điểm cơ bản nêu trên, việc tiếp cận xác định chuẩn nghèo phải dựa vào mức sống của dân cư trong từng giai đoạn cụ thể xem họ sống như thế nào? với mức thu nhập, chi tiêu nào người dân chỉ đáp ứng được nhu cầu cơ bản?, dưới mức đó thì các quyền cơ bản về sinh tồn của họ không được đảm bảo, đòi hỏi Nhà nước và cộng đồng cần có biện pháp giúp đỡ. Ở Việt Nam, qua từng thời kì, từng giai đoạn cũng đưa ra những chuẩn nghèo khác nhau. Điều chỉnh chuẩn nghèo là một hoạt động có tiến trình trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Từ năm 1992 đến nay, chúng ta đã điều chỉnh chuẩn nghèo theo hướng tăng dần trong 4 giai đoạn 1992-1996, 1996-1997, 1998- 2000 và 2001-2005, theo công thức sau: Chuẩn nghèo = chi tiêu cho LTTP + chi tiêu cho phi LTTP Chúng tôi xin trình bày chuẩn nghèo đói của các giai đoạn để thấy sự thay đổi. - Chuẩn mực năm 1992 Mức nghèo đói Chuẩn nghèo Nông thôn Thành thị Nghèo tuyệt đối Dưới 15 kg gạo/ người/ tháng 30-35% 8,1% Nghèo tương đối Dưới mức trung bình của địa phương 57,56% 42,87% Thiếu đói kinh niên Dưới 12kg gạo/ người / tháng 16,3-20,1% 6,45% Đói gay gắt kinh niên Dưới 8 kg gạo/ người/ tháng 5,7-7,96% 4,42% - Chuẩn mực năm 1996 + Hộ đói là hộ có thu nhập dưới 13 kg gạo/ người/ tháng, tương ứng với 45.000đ. + Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người / tháng: +/ Dưới 15 kg gạo, tương ứng với 55.000đ đối với miền núi, nông thôn, hải đảo. +/ Dưới 20 kg gạo, tương ứng với 70.000đ đối với vùng nông thôn, đồng bằng và trung du. +/ Dưới 25 kg gạo, tương ứng với 90.000đ đối với thành thị. - Chuẩn nghèo năm 2000 Trước những thành tích của công cuộc giảm nghèo cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức sống, từ năm 2001 đã công bố chuẩn nghèo đói mới để áp dụng cho thời kì (2001- 2005), theo đó không tách riêng chuẩn đói nghèo (do đã căn bản xóa được hộ đói). Ngày 02/11/2000 Nhà nước đưa ra chuẩn mực nghèo mới được xác định ở mức đói khác nhau tùy từng vùng, cụ thể bình quân đầu người / tháng. + 80.000đ/ tháng ở vùng hải đảo, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. + 100.000đ/tháng ở vùng nông thôn đồng bằng. + 150.000đ/tháng ở thành thị. Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định nêu trên được xác định là hộ nghèo. - Chuẩn mực năm 2005 Trong giai đoạn 2005 - 2010 trước những thay đổi to lớn về mặt kinh tế, đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện, tại phiên họp thường kì vào ngày 27 và 28 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã trình bày báo cáo chuẩn nghèo giai đoạn (2006 – 2010). Chính phủ đã có Nghị quyết 06/ NQ–CP ngày 06/5/2005 nhất trí với phương án chuẩn nghèo mới. + Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 200.000đ/ tháng trở xuống là hộ nghèo. + Khu vực thành thị: Những hộ có thu nhập bình quân đầu người / tháng từ 260.000đ/ tháng trở xuống là hộ nghèo. Chuẩn nghèo nêu trên chỉ là chuẩn nghèo tối thiểu, các địa phương có thể dựa vào những thông số cụ thể đó kết hợp với điều kiện riêng của từng vùng để đưa ra chuẩn nghèo phù hợp. 1.2. ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO 1.2.1. Đặc điểm của người nghèo, hộ nghèo Trong thực tế cuộc sống, người nghèo họ thiếu cơ hội và khả năng lựa chọn cơ hội, ẩn mình trong giao tiếp, ngại tiếp xúc ở chỗ đông người, tự ti trong quan hệ, chính vì lẽ đó mà người nghèo khó thoát khỏi cảnh nghèo và càng ngày càng nghèo hơn. Họ không có cơ hội, điều kiện để phát triển ý kiến của mình. Những người nghèo, hộ nghèo họ có một số đặc điểm sau: - Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm (thiếu ăn từ 3 - 6 tháng trong năm), đây là hình thức nghèo đói cơ bản nhất ở nước ta, nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc. - Người nghèo chủ yếu là người nông dân với trình độ học vấn thấp và khả năng tiếp cận thông tin, kỹ năng chuyên môn bị hạn chế. - Nhà ở tạm, siêu vẹo, dột nát, không đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, bản thân gia đình không có khả năng tự làm mới hoặc sửa chữa. - Các hộ có nhiều con hoặc có ít lao động, con cái đến tuổi đi học không được đến trường, ốm đau không được khám chữa bệnh, nợ nần không có khả năng chi trả. - Thiếu đất hoặc không có đất canh tác; thiếu vốn, kiến thức sản xuất. 1.2.2. Nguyên nhân của đói nghèo * Nguyên nhân khách quan - Nguyên nhân khách quan về mặt tự nhiên + Đất đai: Đất canh tác ít, đất cằn cỗi ít màu mỡ, canh tác khó dẫn đến năng suất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. Đặc biệt đối với những người nông dân đất đai là tư liệu sản xuất chính, việc tích luỹ tái sản xuất mở rộng bị hạn chế. Vì vậy tỉ lệ nghèo đói ở nông thôn thường có xu hướng cao hơn thành thị. + Đặc điểm tự nhiên khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bão lũ, hạn hán, sâu bệnh… ảnh hưởng đến mùa màng giao thông liên lạc. + Vị trí địa lý ở vùng sâu, vùng xa hẻo lánh các cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng hoặc có nhưng chất lượng kém và nhỏ bé. Do điều kiện địa lý họ bị bó buộc trong không gian mà ở đó mọi thứ đều kém phát triển, hạn chế tầm hiểu biết và nhận thức về tiến bộ xã hội, những thành tựu khoa học… một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển và tiến bộ xã hội. Nguyên nhân về mặt tự nhiên này cho thấy rõ nguyên nhân đói nghèo ở nông thôn cao hơn thành thị. Vì vậy lao động trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản xuất phi nông nghiệp không thuận lợi vì họ bị rơi vào thế cô lập với bên ngoài khó tiếp cận được với các nguồn lực phát triển như tín dụng, khoa học công nghệ… - Nguyên nhân khách quan về mặt xã hội + Môi trường kinh tế - xã hội Nguyên nhân về chiến tranh: Chiến tranh đi qua để lại những hậu quả nặng nề và dai dẳng: Người chết, môi trường bị hủy hoại, nền kinh tế bị suy kiệt. Đây chính là một trong những nguyên nhân của vấn đề đói nghèo và các vấn đề xã hội khác phát sinh. Nguyên nhân về xã hội: Cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, các cơ sở vật chất khác hết sức thấp kém, gây cản trở cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất ở nông thôn, các vùng dân tộc còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu cả trong sản xuất và trong cuộc sống, kém hiểu biết gây cản trở, khó khăn cho công tác xóa đói giảm nghèo. Các vấn đề y tế, giáo dục phát triển yếu kém, trật tự an ninh không đảm bảo, các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng dẫn đến bệnh tật, làm cho người nghèo rơi vào cảnh túng quấn, nợ nần. Nguyên nhân này cho thấy rõ hơn vì sao nghèo đói ở nông thôn, miền núi cao hơn rất nhiều so với thành thị và công tác xoá đói giảm nghèo tiến hành khó không có hiệu quả, không bền vững. * Nguyên nhân chủ quan: Thuộc về người lao động - Không có kinh nghiệm làm ăn, sản xuất Do trình độ học vấn thấp kém và không tự nâng cao trình độ của bản thân, việc làm chủ yếu trong khu vực nông nghiệp với tình trạng việc làm không ổn định; không biết làm ăn kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, không có năng lực hiểu biết về thị trường. Không năng động giải quyết việc làm, lười lao động. Do vậy mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và họ không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo. Để giúp những người này thoát nghèo cần có chính sách đào tạo, hướng dẫn làm ăn một cách trực tiếp cụ thể… như vậy họ mới tự đầu tư sản xuất giúp họ thoát nghèo. - Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn Người nghèo thường thiếu nguồn lực, họ rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn lực. Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họ không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ. Các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng không có đất có xu hướng gia tăng, vì vậy ảnh hưởng đến khả năng đa dạng hóa sản xuất, họ vẫn sản xuất theo phương thức tự cung tự cấp nên năng suất thấp, giá trị không cao. Người nghèo không có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, phòng dịch bệnh, giống mới, thị trường…Người nghèo thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với sản xuất, đưa công nghệ, thay đổi giống chất lượng cao. - Nguyên nhân về dân số Một trong những nguyên nhân của đói nghèo là do hộ nghèo thường đông con, sinh đẻ nhiều, sức khoẻ yếu, bố mẹ không đủ khả năng làm kinh tế vì vậy họ không có điều kiện cho con cái học tập, tiếp cận tiến bộ xã hội. Đông con vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của đói nghèo. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao vì họ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện phấp sức khỏe sinh sản, biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Do đông con nên thiếu nguồn lực về lao động, số con còn nhỏ nên tình trạng người làm thì ít, người ăn thì nhiều. Thiếu lao động nên nguồn thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu hàng ngày của số nhân khẩu trong gia đình nên họ dễ rơi vào tình trạng nghèo đói. - Rủi ro ốm đau, tai nạn Gặp những bất thường trong cuộc sống: Ốm đau bệnh tật, hỏa hoạn… cần một khoản kinh phí lớn. Bị rủi ro có thể xảy ra trong làm kinh tế, trong đời sống xã hội, gánh nặng chi phí, bảo vệ sức khoẻ đối với người nghèo cũng là cái bẫy đẩy họ vào vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Họ phải chịu hai gánh nặng, một là mất đi nguồn thu nhập, hai là chi phí thuốc thang chữa bệnh cho người ốm. Đối với những hộ nghèo, vấn đề bệnh tật, tai nạn luôn là những vấn đề lớn bởi chi phí chữa bệnh rất cao có những gia đình phải bán tài sản, vay mượn để chữa trị. Sau khi qua khỏi tai nạn bệnh tật… thì sức khoẻ yếu hơn ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo do mất đi nguồn lao động và chi trả chi phí cho việc chữa chạy. Các đột biến về chi phí chữa bệnh dẫn đến người nghèo rơi vào tình trạng túng quẫn. * Nguyên nhân do chính sách của địa phương, Nhà nước Những hạn chế của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến tình trạng đói nghèo trong cả nước nói chung, trong các địa phương nói riêng. Chính sách cải cách nền kinh tế mở cửa và hội nhập, tựdo hoá thương mại tạo ra những động lực tốt cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên để đáp ứng với môi trường ấy thì đòi hỏi cả người cán bộ và công nhân một trình độ ngày càng cao. Do đó tỉ lệ người nghèo thất nghiệp càng lớn do họ không có trình độ vì vậy họ càng nghèo hơn. Chính sách phát triển kinh tế vĩ mô không chú ý đúng mức đến vấn đề công bằng trong tăng trưởng. Các chính sách chưa phù hợp, không đồng bộ. Việc triển khai thực hiện chương trình còn yếu kém. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xóa đói giảm nghèo Xóa đói giảm nghèo là một mục tiêu chung mang tính chất lâu dài. Bất kể đâu, khu vực nào đều tồn tại đói nghèo nhưng ở mức độ khác nhau. Tác động đến công tác xóa đói giảm nghèo gồm một số nhân tố cơ bản sau: Một là cơ chế, chính sách và sự lãnh đạo của Chính phủ, địa phương Việc ban hành một số chính sách, cơ chế của Nhà nước và địa phương tác động khá lớn đến vấn đề xóa đói giảm nghèo. Thiết lập cơ chế quản lý đúng đắn tạo điều kiện cho công tác xóa đói giảm nghèo có hiệu quả cao nhất. Chính sách phù hợp và tiến hành đồng bộ thì khuyến khích mạnh sự chủ động, tự vươn lên của người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo …Việc quản lý chương trình được tổ chức từ trung ương đến địa phương đến các xã, thôn bản nhằm tạo sự quan tâm sát sao đối với người nghèo. Mở rộng và tạo điều kiện thông thoáng trong việc vay vốn tín dụng để có vốn làm ăn sản xuất kinh doanh, cần tăng nguồn vốn bằng việc kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân. Hai là các cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo Đảng và Nhà nước đưa ra những chủ trương chính sách là ở tầm vĩ mô còn việc tiến hành, thực hiện lại phụ thuộc vào các địa phương, mà việc đó phụ thuộc lớn vào các cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Các cán bộ nếu được đào tạo đầy đủ, có khả năng chuyên môn giỏi và kinh nghiệm thực tiễn sẽ dễ dàng tiếp xúc với người dân để tuyên truyền, đưa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến từng gia đình giúp họ nắm bắt kịp thời. Thực tế hiện nay cho thấy, số cán bộ được đào tạo làm việc chuyên môn về công tác xoá đói giảm nghèo còn ít, chủ yếu là đảm nhiệm thêm. Do vậy những chính sách chủ trương của Nhà nước vẫn chưa được phổ biến cụ thể sâu sát đến người nghèo. Ba là bản thân người nghèo Sự cố gắng vươn lên của chính người nghèo, hộ nghèo là nhân tố tạo nên sự thành công hay thất bại của chương trình xóa đói giảm nghèo. Nhưng bản thân họ lại là những cản trở việc thoát nghèo vì: - Bản thân họ không tự nâng cao trình độ dân trí, không ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, không năng động giải quyết việc làm, lười lao động, một số cờ bạc rượu chè. Tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự trợ giúp, hỗ trợ của Nhà nước. - Do chưa nhận thức được vai trò của các dự án, chương trình xoá đói giảm nghèo nên nhiều người nghèo, hộ nghèo còn từ chối sự giúp đỡ, đầu tư của chương trình. Tư tưởng lạc hậu trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Sinh nhiều con, trọng nam khinh nữ. Các hộ nghèo thường dễ bị tổn thương, bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. 1.3. QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC TA VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO - Xoá đói giảm nghèo phải gắn liền với tăng trưởng kinh tế Đây là cơ sở quan trọng cho xoá đói giảm nghèo. Bất cứ quốc gia nào cũng phải lấy cái nền quan trọng là tăng trưởng kinh tế. Chỉ có tăng trưởng kinh tế mới cho phép các quốc gia tích luỹ để đầu tư cho xoá đói giảm nghèo vì xoá đói giảm nghèo đòi hỏi nguồn lực lớn trong nhiều năm. Tăng trưởng kinh tế phải vì người nghèo vùng nghèo thì mới làm cho khoảng cách giàu nghèo thu hẹp lại. Nếu tăng trưởng kinh tế không vì người nghèo thì lại làm cho khoảng cách giàu nghèo sâu sắc hơn. Không phù hợp với định hướng chủ nghĩa xã hội. - Gắn xoá đói giảm nghèo với công bằng xã hội: Ưu tiên phát triển các xã nghèo, hộ nghèo, đặc biệt là các xã vùng cao biên giới, hải đảo vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Mục tiêu phấn đấu của Quốc gia là xây dựng đất nước giàu mạnh công bằng văn minh thì chính là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo một cách hợp lý tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở các xã nghèo giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế hoà nhập với cuộc sống cộng đồng. Giúp họ có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, giáo dục, văn hoá. Chiến lược xoá đói giảm nghèo chính là nhằm giải quyết những cái thiếu hụt mà các chương trình chiến lược khác chưa giải quyết hết được. Ưu tiên đầu tư vào các xã nghèo, người nghèo chính là góp phần bảo đảm công bằng xã hội. - Phát huy nội lực, nguồn lực tại chỗ là chủ yếu tranh thủ sự trợ giúp từ bên ngoài cộng đồng quốc tế. Nguồn lực bản thân quốc gia, của từng địa phương phải đóng vai trò quyết định. Nguồn lực hỗ trợ bên ngoài cộng đồng Quốc tế đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tiến trình xoá đói giảm nghèo. Địa phương chủ động cân đối nguồn lực tại chỗ, phát huy sức mạnh của cộng đồng để tạo nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự án tiến tới xoá đói giảm nghèo. - Xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo Xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của các cấp các ngành của toàn xã hội và của chính bản thân người nghèo. Đối tượng phải biết tự vươn lên cùng với sự trợ giúp tạo điều kiện thuận lợi của cộng đồng. Xoá đói giảm nghèo mang tính nhân văn nhân đạo sâu sắc. Là nhiệm vụ cấp bách của Đảng Nhà nước ta. Nó là động lực thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế của đất nước thể hiện bản chất tốt đẹp của CNXH, đảm bảo công bằng ổn định xã hội. Chính vì vậy cần có sự tham gia tích cực của cả cộng đồng. - Ý nghĩa của công tác xoá đói giảm nghèo Đi sâu nghiên cứu vấn đề này thấy được sự bất bình đẳng trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người. Trong xã hội vẫn còn tồn tại một bộ phận lớn cư không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cuộc sống ở mức tối thiểu. Từ vấn đề này ta phải tìm được các giải pháp giảm thiểu tối đa sự bất bình đẳng này trong xã hội đảm bảo công bằng xã hội. Làm cho toàn thể nhân dân có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của mình ở mức thấp nhất. Góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước. Các mối quan hệ được thể hiện qua sơ đồ sau: Đói nghèo Bệnh tật Gia tăng dân số Ô nhiễm môi trường Suy dinh dưỡng Thất học Tệ nạn xã hội 1.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Giảm đói nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng phải tiến hành công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, hạn chế sự phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng. Giảm tình trạng nghèo khổ của dân cư là một vấn đề cực kì phức tạp bởi nghèo khổ thường kéo theo sự trì trệ lạc hậu, chậm tiến về phát triển kinh tế gây ra tình trạng nợ nần, lạm phát, thất nghiệp. Do vậy, chống đói nghèo là một yêu cầu đặt ra cho tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã cụ thể hóa từng chính sách, cơ chế, chương trình, dự án và kế hoạch nhằm tập trung phát triển nông nghiệp nông thôn … nó được cụ thể qua các chương trình xóa đói giảm nghèo sau: 1.4.1. Chương trình 135 Chương trình Phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (được gọi là chương trình 135) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 nhằm tăng cường hoạt động xóa đói giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa tại 53 tỉnh. Đến năm 2000 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 138/2000/QĐ- TTg ngày 29/11/2000 về việc hợp nhất dự án định canh định cư, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi cùng vào chương trình 135. Chương trình bao gồm 5 nhiệm vụ trọng yếu đó là: - Quy hoạch bố trí dân cư cần thiết. - Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khai thác tốt mọi nguồn lực. - Phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp quy hoạch sản suất. - Quy hoạch các trung tâm cụm xã. - Đào tạo cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý. Chương trình 135 có thể được xem là một công cụ đặc biệt phục vụ cho tập trung nguồn lực xóa đói giảm nghèo và các hoạt động vào các khu vực địa lý cụ thể. Trên thực tế, chính quyền đã đơn giản hóa các thủ tục đầu tư các dự án công trình hạ tầng cơ sở trong chương trình. Vì vậy chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và chương trình 135 có trùng nhau về địa lý và công tác điều phối, lồng ghép cả hai chương trình được thực hiện thông qua công tác lập kế hoạch hàng năm tại các địa phương, đặc biệt là cấp tỉnh. 1.4.2. Chương trình 143 Mục tiêu của chương trình 143 đó là : - Giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%, sử dụng chuẩn nghèo mới của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tức là trung bình 1,5 – 2% mỗi năm và xóa hoàn toàn nạn đói kinh niên. - Bảo đảm các xã nghèo có các công trình hạ tầng cơ sở cơ bản như thủy lợi nhỏ, trường học, trạm xá, đường, điện, nước và chợ. - Tạo 1,4 – 1,5 triệu việc làm mỗi năm. - Giảm tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị xuống dưới 6% và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động lên 80% vào năm 2005. Phạm vi và đối tượng: Chương trình được thực hiện trong cả nước vào tất cả các hộ nghèo được xác định theo chuẩn nghèo của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội Nội dung của chương trình 143: Chương trình được thực hiện với các chính sách và dự án như sau: Các chính sách 1. Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế. 2. Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục. 3. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. 4. Chính sách an sinh xã hội trợ giúp các đối tượng yếu thế. 5. Hỗ trợ người nghèo về nhà ở. 6. Hỗ trợ công cụ và đất sản xuất cho người nghèo . 7. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nhóm các dự án xóa đói giảm nghèo chung: 1. Dự án tín dụng cho người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. 2. Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. 3. Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo cho các xã nghèo. 4. Nhóm các dự án xóa đói giảm nghèo cho các xã nghèo (ngoài chương trình 135). 5. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các xã nghèo. 6. Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo. 7. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo và cán bộ xã nghèo. 8. Ổn định dân di cư và xây dựng vùng kinh tế mới ở các xã nghèo. 9. Dự án định canh định cư ở các xã nghèo. 1.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH THÀNH 1.5.1. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Nam Hà Nam là một tỉnh nằm trong khu vực đồng băng Sông Hồng với hơn 90% nhân dân sống ở nông thôn và làm nghề nông. Đói nghèo cũng là một vấn đè mà tỉnh luôn quan tâm rà soát. Qua quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo tỉnh đã đạt được một số thành tựu nhất định, qua đó thấy được một số kinh nghiệm sau: - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thông thương kinh tế xã hội. - Xây dựng mô hình gia đình, thôn, xóm, xã, phường xóa đói giảm nghèo có hiệu quả như mô hình tiết kiệm, tín dụng của Hội phụ nữ, mô hình Thanh niên lập nghiệp của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, mô hình phát triển kinh tế trang trại của Hội nông dân. - Hoạt động lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với chương trình xóa đói giảm nghèo đã giúp cho khoảng 20% hộ nông dân được hưởng thụ từ chương trình 120, 327… Từ sau năm 1986 Việt Nam phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế đất nước đã có sự phát triển tăng trưởng đáng kể, đời sống nhân dân được từng bước thay đổi nhưng tỉ lệ đói nghèo vẫn cao. Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: Xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo do Đại hội VIII đề ra là: giảm tỉ lệ người nghèo xuống dưới còn khoảng 10% năm 2000, bình quân giảm 300 ngàn hộ/năm. Sau quá trình thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, năm 2004 tỉ lệ nghèo đói của cả nước là 8% giảm gần 10% so với năm 2000. Công tác xoá đói giảm nghèo của Việt Nam được các nước đánh giá là sự thành công nhất trong phát triển kinh tế. Hiện nay, nước ta đứng trước một thời cơ lớn hay vận hội phát triển kinh tế thuận lợi. Song đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức gay gắt. Vấn đề xóa đói nghèo là một trong những nội dung cần thiết và cần được giải quyết trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. Qua thực tiễn 10 năm xóa đói giảm nghèo có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Trước hết là nhận thức về trách nhiệm và quyết tâm cao xóa đói giảm nghèo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và chính người nghèo. - Chủ động phát huy sáng tạo thu hút được các nguồn lực tại chỗ. Đồng thời tập trung nguồn lực cho các mục tiêu trọng điểm là xóa các hộ đói kinh niên, xây dựng cơ sở hạ tầng, tín dụng, y tế, giáo dục… - Tổ chức tốt việc điều tra, khảo sát, phân tích đúng nguyên nhân để xây dựng kế hoạch hóa, biện pháp cụ thể …như mô hình xã hội hóa nhà ở cho người nghèo, Nhà nước tạo cơ chế hỗ trợ một phần nguồn lực, kêu gọi sự ủng hộ của xã hội và sự nỗ lực của chính người nghèo. Xây dựng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, xã và nông dân xây dựng vùng nguyên liệu bao tiêu sản phẩm. - Nhà nước thực hiện chính sách mở rộng hợp tác quốc tế về xóa đói giảm nghèo để tranh thủ kinh nghiệm, nguồn lực, kĩ thuật và thông tin về xóa đói giảm nghèo để ứng dụng vào thực tiễn nước ta. 1.5.2. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh Từ đầu những năm 90 đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo. Chương trình đã mang lại lợi ích thiết thực, số hộ đói, nghèo giảm nhanh, các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh đã đúc rút được nhiều bài học bổ ích - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng kinh tế - xã hội được chọn xây dựng mô hình. Nội dung được khảo sát, đánh giá là: Đất đai tài nguyên và mức độ khai thác, tận dụng; cơ cấu dân số, lao động cả số và chất lượng; hiện trạng kết cấu hạ tầng; các nguồn lực có thể động viên; thực trạng đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo. - Xây dựng và thực hiện các chương trình dự án theo hướng bảo đảm tính bền vững xóa đói giảm nghèo, gắn xóa đói giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới. - Chuyển giao những hiểu biết về phương pháp công tác phát triển cộng đồng, bồi dưỡng nâng cao kiến thức mà trọng tâm là khuyến nông, lâm và ngư nghiệp, hướng dẫn cách làm ăn, phương pháp xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình dự án. - Xây dựng các nhóm nòng cốt, các nhóm nhỏ của tổ chức cộng đồng, gắn xây dựng và củng cố các tổ chức chính trị – xã hội; xây dựng các câu lạc bộ của những người khá giả, của các tổ chức quần chúng để giúp đỡ người nghèo. Đồng thời xây dựng các câu lạc bộ của chính người nghèo để cùng nhau xóa đói giảm nghèo… 1.5.3. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng có tỷ lệ đói nghèo cao, công tác xóa đói giảm nghèo trong những năm gần đây đã có những kết quả tốt. Qua quá trình thực hiện đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Đầu tư đồng bộ, dứt điểm các cơ sở hạ tầng thiết yếu là nhân tố rất quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện để tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đưa tiến bộ văn minh vào vùng đồng bào dân tộc, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống mọi mặt của dân cư. - Phải kết hợp chặt chẽ giữa việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, thực hiện khuyến nông với việc hỗ trợ vay vốn tín dụng. Kinh nghiệm cho thấy rằng người nghèo thường không biết cách làm ăn, nên họ không có khả năng tiếp nhận nguồn vốn tín dụng. Chính vì thế, nhiều địa phương người nghèo không sử dụng hết vốn vay, do không biết để làm gì, sử dụng nguồn vốn này ra sao. - Công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức điều hành ở cấp xã có vai trò quyết định việc thực hiện có hiệu qủa các giải pháp xóa đói giảm nghèo. Cấp ủy, chính quyền địa phương có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của công tác xóa đói giảm nghèo, coi đây là sự nghiệp của toàn xã hội. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ----------- 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO VÀ XĐGN Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (có tổng diện tích tự nhiên 18.054,5 ha) nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 40 km, nằm trên vùng hạ lưu và cửa Sông Thái Bình, Sông Hoá, đổ ra Biển Đông, phía đông bắc đồng bằng Sông Hồng. Huyện Vĩnh Bảo nằm ở vị trí giao cắt của Quốc lộ 10 và Tỉnh lộ 17. Quốc lộ 10 nối liền một số đô thị lớn của đồng bằng Sông Hồng: Thành phố Hải Phòng, Thị xã Thái Bình và thành phố Nam Định; Tỉnh lộ 17 chạy từ Gia Lộc - Hải Dương, qua Bến Phà Chanh gặp Quốc lộ 10 tại trung tâm huyện Vĩnh Bảo rồi chạy tiếp đến Cống Một xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo. Vĩnh Bảo là cửa ngõ phía tây nam của thành phố Hải Phòng có tuyến đường 10 chạy qua nối liền các tỉnh duyên hải Bắc Bộ từ Ninh Bình qua Nam Định, Thái Bình đến cụm cảng Hải Phòng - Quảng Ninh tạo thành cánh cung duyên hải có ý nghĩa về kinh tế, chính trị, anh ninh quốc phòng. Vĩnh Bảo nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Những năm qua, việc cải tạo và nâng công suất cụm cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và một số cảng biển mới ở khu vực Bắc Bộ cùng với việc cải tạo, nâng cấp đường 10, gắn liền với việc xây dựng hoàn chỉnh các cầu trên tuyến đường này như: Tân Đệ, Quý Cao, Tiên Cựu đã mở ra những điều kiện thuận lợi mới cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Bảo. 2.1.1.2. Tài nguyên đất đai Theo số liệu thống kê năm 2004, huyện Vĩnh Bảo có tổng diện tích tự nhiên là: 18.054,5ha; diện tích đất nông nghiệp là rất lớn:12.896ha (71,4%); đất chuyên dùng là 3.198 ha, chiếm 17,7%; đất ở chiếm 873 ha, chiếm 4,8%; đất khác là 1.087 ha, chiếm 6,1%. Đất đai của Vĩnh Bảo được hình thành chủ yếu do việc bồi tụ phù sa của Sông Thái Bình và hệ thống Sông Hồng, đất đai của Vĩnh Bảo mang sắc thái giao lưu giữa hai bên phù sa của hệ thống sông nói trên, khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển một tập đoàn cây trồng phong phú, đa dạng như: lúa, ngô khoai, cói, đậu tương, dưa hấu, bí đỏ, cà chua... Vĩnh Bảo là huyện đồng bằng, không có đồi núi, có địa hình tương đối bằng phẳng, đất có thành phần cơ giới nhẹ chiếm tới 40% và phân bố tập trung ở một số khu vực thượng nguồn Sông Hoá, Sông Luộc thuận lợi cho việc canh tác 3 vụ và trong tương lai là cơ sở để phát triển các vùng cây tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản. Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Vĩnh Bảo năm 2003 Đơn vị: ha Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích 18.054 100 I- Đất nông nghiệp 12.896 71,4 II- Đất chuyên dùng 3.198 17,7 III- Đất ở 873 4,8 IV- Đất khác 1.087 6,1 Nguồn: Số liệu của Phòng Thống kê huyện Vĩnh Bảo 2.1.1.3. Tài nguyên nước Ngoài các con sông lớn tự nhiên bao quanh huyện như Sông Thái Bình, Sông Hoá, Sông Luộc, huyện còn có hệ thống sông đào như: Sông Chanh Dương, sông Kinh Đông... đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu, đồng thời còn là nơi cung cấp đánh bắt hải sản, cung cấp phù sa cho đồng ruộng, tạo ra các bãi bồi để nuôi trồng thuỷ sản và hệ thống sông ngòi này góp phần làm phong phú thêm hệ thống giao thông của huyện Vĩnh Bảo. 2.1.1.4. Khí hậu Vĩnh Bảo mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển nên hình thành hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh, khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm. 2.1.1.5. Tài nguyên du lịch Vĩnh Bảo là vùng đất văn vật, có nguồn tài nguyên nhân văn rất quan trọng đối với phát triển du lịch, Vĩnh Bảo là vùng đất tập trung khá nhiều các di tích lịch sử văn hoá, nổi bật là quê hương của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm, cây đại thụ nền văn hoá Việt Nam thế kỷ thứ XVI. Vĩnh Bảo còn có nhiều môn nghệ thuật mang đậm sắc thái dân tộc như rối nước, rối cạn, chơi pháo đất ngày tết... có sức hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Do là huyện đồng bằng nên huyện Vĩnh Bảo rất khan hiếm nguồn tài nguyên khoáng sản (nếu có thì rất nhỏ không đủ để đầu tư khai thác). Đây là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế của huyện, đặc biệt là cho phát triển các cơ sở công nghiệp. 2.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá * Đặc điểm về dân số - lao động Huyện Vĩnh Bảo có gần 100 ngàn người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 51% tổng số dân, trong đó lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 85% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế của huyện, chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn hạn chế, lao động phổ thông chiếm đại bộ phận, để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề đào tạo mới và đào tạo lại nguồn lao động đang trở thành cấp bách. Bảng 2.2: Dân số - lao động của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng Đơn vị tính: người. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 I- Tổng dân số 185.534 185.419 185.345 II- Tổng số hộ 49.652 49.659 49.663 1. Hộ nông nghiệp 44.450 44.451 44.452 2. Hộ phi nông nghiệp 5.202 5.208 5.211 III- Tổng số lao động 96.600 95.630 95.698 1. Lao động nông nghiệp 86.455 85.632 85.648 2. Lao động phi nông nghiệp 10.145 9.998 10.050 Nguồn: Số liệu Phòng Thống kê huyện Vĩnh Bảo Qua số liệu thống kê các năm ở bảng trên, dân số của huyện Vĩnh Bảo khá đông, bình quân là 103 người/km2. Tốc độ tăng dân số những năm gần đây (2001 - 2003) tương đối thấp và chủ yếu là dân bản xứ, tỷ lệ tăng cơ học không đáng kể. Nhìn vào Bảng 2.2, ta thấy số hộ toàn huyện qua các năm thay đổi không đáng kể, trung bình là 49.658 hộ, nhưng trong số đó hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, trung bình là 89,6%. Lực lượng lao động năm 2002 là 95.630 người, giảm so với năm 2001 là 970 người. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 89,5% và lao động phi nông nghiệp là 10,5% (năm 2001). Như vậy, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao gần 90%, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện. * Giáo dục, y tế, văn hoá Giáo dục - đào tạo là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đào tạo nguồn trí thức cho cả nước nói chung và huyện Vĩnh Bảo nói riêng, vì vậy công tác giáo dục - đào tạo được huyện quan tâm đầu tư, xây dựng. Nền giáo dục của huyện trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao dân trí. Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo công tác giáo dục từ cấp mầm non đến Phổ thông trung học. Năm 2002 - 2003, huyện đã có 02 trong 05 trường PTTH đạt trường chuẩn quốc gia. Ngoài 05 trường PTTH, huyện đã xây dựng 02 trường bán công, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 30 xã, thị trấn của huyện đã có trường mẫu giáo, tiểu học, THCS. Năm học 2002 - 2003, tổng số lớp học (từ mẫu giáo đến THCS) là 1.349 lớp, bằng 41.641 học sinh, số giáo viên là 1.873 giáo viên. Bảng 2.3: Thống kê về trường, lớp, giáo viên, học sinh huyện Vĩnh Bảo năm 2003 Cấp học Mẫu giáo Tiểu học THCS Số trường 30 31 31 Số lớp 372 548 429 Số giáo viên 379 671 823 Số học sinh 8.479 16.557 16.605 Nguồn: Số liệu của Phòng Thống kê huyện Vĩnh Bảo Số liệu bảng trên cho thấy, trung bình mỗi xã, thị trấn đều có 01 Trường Mầm non, tiểu học và THCS, với số lớp học tương đối đầy đủ. Mặc dù số trường, lớp đã đầy đủ nhưng cơ sở vật chất còn thiếu và cũ kỹ, lạc hậu. Đồ dùng học tập, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy còn ít, học sinh và giáo viên chỉ học chay bằng lý thuyết, số giờ thực hành rất ít và nếu có thì học sinh chỉ biết sơ qua. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc đào tạo về ngoại ngữ và tin học là rất cần thiết nhưng đến nay cả huyện chỉ có một số trường tiến hành giảng dạy, chủ yếu là học sinh THCS và THPT nhưng cơ sở vật chất thiếu đồng bộ, máy vi tính thì cũ, chất lượng kém, giờ thực hành ít, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của học sinh, hạn chế sự tiếp xúc, mở rộng hiểu biết của học sinh. * Y tế Bệnh viện huyện Vĩnh Bảo là trung tâm y tế lớn nhất của huyện, với tất cả các khoa, các bộ phận. Năm 2005 huyện đã xây dựng thêm trung tâm đa khoa và đầu tư trang thiết bị như: Máy chụp X quang, máy soi, máy siêu âm,... để phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong huyện. Hiện nay, số phòng và giường bệnh đầy đủ, sạch sẽ. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được mở rộng, 100% xã, thị trấn đều có Trạm xá. Bảng 2.4: Số cán bộ y tế huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng Tổng Bác sĩ Y sĩ Y tá Nữ hộ sinh 322 57 122 58 37 Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Bảo Tổng số cán bộ y tế là 322 người, nhưng số bác sĩ thấp (57 người), chiếm 17,7%, như vậy trung bình cứ 1.000 người dân thì có 1,7 cán bộ y tế, trong đó 0,3 bác sĩ. Qua số liệu trên cho thấy mức độ người dân được chăm sóc y tế còn thấp. Mặc dù đã được đầu tư trang thiết bị và mở rộng hệ thống y tế tới tất cả các xã, thị trấn nhưng cơ sở vật chất phục vụ y tế còn thiếu thốn, đặc biệt là ở các Trạm y tế xã thiếu cả về cán bộ lẫn thiết bị y tế. Chủ yếu là các y tá và họ làm những công việc đơn giản như sơ cứu, cấp phát thuốc. Trung tâm y tế huyện còn thiếu máy móc, thiết bị hiện đại để chuẩn đoán, điều trị bệnh. Điều nảy ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người dân, dẫn đến chi phí khám chữa bệnh cao vì nếu mắc bệnh nặng họ phải ra tuyến trên. * Cơ sở hạ tầng Về giao thông Mạng lưới giao thông đường bộ huỵên Vĩnh Bảo phân bố khá hợp lý, nên đã tạo được mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ, quốc lộ 10 chạy qua địa bàn huyện Vĩnh Bảo từ cầu Quý Cao đến cầu Nghìn, tuy không dài, nhưng là trục giao thông chính của huyện. Quốc lộ 10 được cải tạo nâng cấp thành đường cấp 3 vùng đồng bằng, nên đường rộng 12 mét, kết cấu mặt đường là cấp cao chủ yếu, tốc độ thiết kế là 80 km/h. Tỉnh lộ 17 thuộc huyện Vĩnh Bảo dài 24 km bắt đầu từ bến phà Ninh Giang (Bến Chanh Chử) đến cống 1 xã Trấn Dương, đường 17 là trục đường chính của huyện, xuyên suốt chiều dài của huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đường chạy qua 50% số xã của huyện, phía Nam của tuyến đường nay giáp với tỉnh Thái Bình có tuyến đường hàng hoá. Với hai cầu phao đò đăng - sông Hoá và mở rộng bến phà Ninh Giang làm cho sự giao lưu giữa huyện Vĩnh Bảo, huyện Thái Thuỵ (có cảng biển Diêm Điền) của tỉnh Thái Bình với Hải Phòng - Hải Dương - Hà Nội được phát triển mạnh mẽ từ đó tuyến đường 17 không chỉ riêng là đường tỉnh lộ mà còn mang tính chất là đường liên tỉnh. Toàn huyện đã trải nhựa được 185 km đường trục huyện và đường trục xã, đã hoàn thành dự án dải nhựa đường 17A, có 100% số xã có đường ô tô vào trung tâm xã; đường liên thôn được bê tông cấp phối trên 200 km.... đã góp phần tạo sự thuận lợi trong giao lưu trao đổi văn hoá, kinh tế giữa các vùng trong huyện và với các tỉnh lân cận. Thuỷ lợi Hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp khá hoàn chỉnh, tổng diện tích đất làm thuỷ lợi của huyện là 1.436 ha (không tính sông lớn tự nhiên bao quanh huyện) nhờ có hệ thống sông bao bọc nên việc cung cấp nước tưới tiêu cho các vùng trên địa bàn huyện tương đối thuận lợi công trình đầu mối tưới gồmcó cống Chanh Chử, cống Ba Đồng một và cống Ba Đồng hai, cống Đồng Ngừ, lấy nước sông cung cấp vào hệ thống kênh chính cung cấp nước tưới cho sản xuất thông qua một hệ thống các kênh mương trục chính như kênh Chanh Dương chạy dọc huyện dài 25,5 km, kênh Ba Đồng dài 7,5 km và kênh Đơn dài 3,5 km, kênh Bạch dài 6,5 km, kênh Chanh Chử dài 7,5 km, kênh An Ninh dài 8 km ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một hệ thống kênh cấp một gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 85,4 km và hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ cấp thoát nước, tại các cửa kênh mương ra các sông lớn có một số cống tiêu nước như cống một (Trấn Dương), cống Bích Động, công Đơn và 3 trạm bơm tiêu lớn ở 3 vùng là trạm bơm Thượng Đồng (14 máy công suất 4000 m3/ h). Trạm bơm Cộng Hiền, 04 máy công suất 4.000m3/h; Trạm bơm Xi Phông Gò Công (công suất 5,6 m3/h). Ngoài ra trên địa bàn huyện có tổng cộng 141 trạm bơm nhỏ nội đồng phục vụ tưới cục bộ, tuy vậy đối với các vùng trồng rau màu hệ thống thuỷ lợi hiện tại chưa đáp ứng được việc chủ động cung cấp nước cũng như tiêu nước đối với diện tích rau màu. Hệ thống điện Hệ thống điện nông thôn đã phủ đều khắp 30 xã và thị trấn trong huyện với 100% số hộ được sử dụng điện. Năm 2000 đã nâng cấp trạm biến thế trung gian lên 110 kw công suất 25.000 KVA và cải tạo lưới điện sinh hoạt nông thôn cho xã Hòa Bình và thị trấn Vĩnh Bảo, còn lại hệ thống điện đã được xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp, hệ thống mạng lưới cung cấp điện hiện tại đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng dân cư với cơ cấu tiêu dùng hiện tại chủ yếu cho sinh hoạt song do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời ngày càng đáp ứng đời sống dân sinh cho nhân dân thì cần phải được đầu tư cải tạo cơ bản hệ thống mạng lưới điện hiện tại. Hệ thống cấp thoát nước Hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt dân cư mới được phát triển cung cấp cho người dân thuộc khu vực thị trấn Vĩnh Bảo, các khu vực dân cư nông thôn người dân tự giải quyết nguồn cung cấp sinh hoạt với trên 80% số hộ sử dụng nước giếng khoan, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hầu như chưa có, nước thải sinh hoạt và sản xuất, chảy tự do vào các kênh tiêu nước, do vậy nó không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ nuôi trồng mà còn đe dọa ô nhiễm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cơ sở dịch vụ sản xuất nông nghiệp - Trên địa bàn huyện có Công ty giống cây trồng cùng với hệ thống dịch vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm: Trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y và hệ thống dịch vụ của 30 hợp tác xã nông nghiệp trong huyện. Hàng năm đã cung ứng đủ các loại giống cây trồng mới cho các hộ nông dân theo đặc điểm sinh thái của các tiểu vùng sản xuất. Mạng lưới dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y bao gồm nhiều thành phần kinh tế tham gia, đã đưa nhanh những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp đặc biệt những tiến bộ về giống cây trồng, gia súc, những kỹ thuật tiến bộ về phân bón, sử dụng các chất kích thích sinh trưởng những tiến bộ về bảo vệ thực vật, phòng và chữa bệnh cho gia súc được nhân dân áp dụng nhanh chóng, có hiệu quả. Cơ sở phục vụ đời sống dân sinh Hệ thống hạ tầng thông tin viễn thông đã có bước phát triển đủ đảm bảo cung cấp thông tin viễn thông thông suốt đến tất cả các xã trong huyện. Tất cả các xã đều đã lắp đặt hệ thống thông tin bưu điện, thông qua các điêm bưu điện văn hóa xã. Hệ thống điện thoại đã và đang phát triển đến các xã, thôn xóm, cụm dân cư và một bộ phận dân cư, nhờ hệ thống giao thông phát triển thông suốt đến các xã nên hệ thống bưu chính, thông tin từ thành phố về huyện và xã có thể thực hiện nhanh chóng. * Kinh tế - xã hội Bảng 2.5: Cơ cấu kinh tế huyện Vĩnh Bảo Đơn vị tính: (%) Năm 2001 2002 2003 Nông nghiệp 67 62,2 65,6 Công nghiệp 12 9,8 13 Dịch vụ 21 25 21,4 Nguồn: Số liệu lấy từ Phòng Thống kê huyện Vĩnh Bảo Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 71,4% tổng diện tích đất của toàn huyện và chủ yếu là đất phù sa bồi đắp. Nông nghiệp huyện Vĩnh Bảo chủ yếu là trồng cây lương thực, hoa màu như lúa, ngô, khoai, sắn nên giá trị thấp hơn cây công nghiệp. Huyện chỉ có nghề truyền thống là trồng cây thuốc lào nhưng rất vất vả, phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên rủi ro cao. Cũng như sự phát triển cung của cả nước, cơ cấu sản xuất nông nghiệp luôn cao nhất: Năm 2001 là 67%, năm 2003 là 65,5%. Sản xuất công nghiệp và dịch vụ còn thấp, do địa bàn huyện không có nhà máy, khu công nghiệp, ... như các huyện khác mà sản xuất công nghiệp chủ yếu là nghề truyền thống. Qua phân tích những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Bảo ngoài những yếu tố tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung, tình trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo nói riêng còn một số vấn đề tồn tại: + Dân số - lao động - việc làm Mặc dù đã đẩy mạnh việc thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình nhưng dân số huyện Vĩnh Bảo còn khá đông ảnh hưởng đến đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Số lao động chưa có việc làm còn cao, những người chưa có việc làm chủ yếu là việc làm không ổn định. Đây là một đặc điểm hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội của huyện và ảnh hưởng đến công tác xoá đói giảm nghèo. + Cơ sở hạ tầng Trong những năm qua được sự đầu tư của thành phố huyện Vĩnh Bảo đã củng cố xây dựng một số cơ sở hạ tầng nhưng nhìn chung vẫn còn nhỏ bé. Hệ thống đê điều, mương máng tưới tiêu ruộng đồng chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và an toàn cho nhân dân trong huyện trong mùa mưa lũ. Hệ thống nước sạch mới chỉ phục vụ cho nhân dân thị trấn, hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt chưa được xây dựng thành đường ống kín mà để chảy tự do, do đó đời sống nhân dân trong huyện chưa đảm bảo, dễ gây bệnh tật ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân và ô nhiễm cho nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp. 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.2.1. Thực trạng đói nghèo của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng 2.2.1.1. Quy mô Thành phố Hải Phòng nằm ở vị trí trung tâm vùng duyên hải Bắc bộ, là đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế. Thành phố Hải Phòng bao gồm 13 quận, huyện và thị xã, trong đó 5 quận nội thành, 7 huyện ngoại thành và 1 thị xã. Những năm qua Hải Phòng đã không ngừng phát triển được Trung ương Đảng và Chính phủ xác định là cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc, một trong điểm kinh tế phát triển biển đảo có vị trí trọng yếu cả về kinh tế và quốc phòng an ninh, là đô thị loại I cấp quốc gia. Từ khi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII được ban hành, Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, giành được nhiều thành tựu quan trọng. Bên cạnh những thắng lợi quan trọng trên, do chi phối của quy luật vận động xã hội một bộ phận nhân dân của thành phố do nhiều nguyên nhân rủi ro, bất hạnh khác nhau và do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đem lại, vẫn còn phải sống trong cảnh nghèo. Bảng 2.6: Tỷ lệ hộ nghèo các quận, huyện thành phố Hải Phòng năm 2000 STT Đơn vị quận, huyện Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1 Quận Hồng Bàng 6,9 2 Quận Ngô Quyền 6,3 3 Quận Lê Chân 7,2 4 Quận Hải An 8,1 5 Quận Kiến An 7,9 6 Huyện Cát Hải 17,64 7 Huyện An Lão 19,86 8 Huyện Kiến Thụy 18,57 9 Huyện Vĩnh Bảo 21,66 10 Huyện Tiên Lãng 22,34 11 Huyện An Dương 20,01 12 Huyện Thủy Nguyên 19,35 13 Thị xã Đồ Sơn 16,82 Nguồn: Sở Lao động- Thương binh & xã hội thành phố Hải Phòng Tiêu chí nghèo 2001-2005 chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu của cuộc sống (đối với nông thôn 3.300đ/người/ngày, đối với thành phố là 5.000đ/người/ngày). Cho nên một số quận đã cơ bản không còn hộ nghèo, tuy nhiên tỷ lệ nghèo không đồng đều. Tỷ lệ đói nghèo trung bình của thành phố là trên 14% (2000) nhưng qua bảng số liệu trên mức chênh lệch đói nghèo giữa các quận, huyện là rất cao, thể hiện rõ sự phân hóa giàu nghèo mức sống giữa thành thị và nông thôn. Hầu hết các quận nội thành tỷ lệ hộ nghèo thấp trong vòng từ 7-9% nhưng ở nông thôn tỷ lệ này rất cao, gấp hơn 3 lần so với thành thị. Trong đó huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo là hai huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trên 20%. Thông qua kết quả điều tra nghiên cứu thực tế ở địa bàn huyện, qua đánh giá của các nghiên cứu có thể nói Vĩnh Bảo là huyện có số hộ nghèo cao nhất từ trước tới nay. Với đặc thù đất hẹp, người đông lại không có nghề phụ dân cư sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp do đó thu nhập bình quân của các hộ là không cao. Số hộ nghèo của Vĩnh Bảo trong những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng tỉ lệ này vẫn cao. Vĩnh Bảo là một huyện thuần nông với dân số đông 185.419 người (năm 2002) chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, bao gồm 49.659 hộ (năm 2002) tỷ lệ hộ nghèo cao 8.269 hộ, chiếm 17,55% (năm 2002). Số hộ nghèo đói trên tập trung rải rác ở 30 xã - thị trấn trong huyện. Tuy nhiên theo chuẩn mực của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thì hiện nay trên địa bàn huyện không còn xã nào thuộc diện xã nghèo. Xã có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất trên địa bàn huyện hiện nay là xã Dũng Tiễn chiếm 18,58% (năm 2003) số hộ nghèo cả huyện. Bảng 2.7: Số hộ nghèo đói của huyện Vĩnh Bảo qua các năm 2002 – 2004 Diện nghèo, đói Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Nghèo 8.269 17,55 5.998 12,06 4.275 8,55 Đói 135 0,3 54 0,1 00 0,0 Nguồn: Phòng Nội vụ lao động thương binh xã hội huyện Vĩnh Bảo Theo số liệu thống kê bảng trên, tỷ lệ nghèo của huyện Vĩnh Bảo còn khá cao, năm 2002 là 17,55%, cao hơn mức trung bình của thành phố là 3,55% (cả thành phố là 14%). Năm 2003, tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước là 9,51% thì tỷ lệ đói nghèo của huyện Vĩnh Bảo là 12,06%, cao hơn 2,55%. Năm 2004 tỷ lệ đói nghèo giảm khá lớn là 3,51% so với năm 2003 và đặc biệt số hộ đói đã không còn. Đây là một kết quả khả quan trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện, tuy nhiên con số 8,55% vẫn còn khá cao hơn mức trung bình của cả nước năm 2004 (8%). Năm 2004, Vĩnh Bảo không còn hộ đói trong khi đó năm 2002 còn chiếm số lượng 135 hộ. Thực trạng đói nghèo được thể hiện qua thực tế đời sống của các hộ nghèo. Người nghèo sống trong những nhà tranh, vách đất, nhà tạm; bữa ăn hàng ngày còn thiếu chất dinh dưỡng, có khi phải ăn độn ngô, độn khoai, sắn; nhiều hộ đến những ngày giáp hạt phải đi vay thóc, gạo, có hộ không có đất ở, họ phải làm những ngôi nhà tạm bợ ở bên bờ sông, bờ đê hoặc trên những con thuyền nhỏ để sinh sống qua ngày. Theo báo cáo của Phòng Nội vụ – Lao động Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Bảo năm 2002 cả huyện có 5.987 hộ sống trong nhà tranh, nhà dột nát, 4.763 hộ không có phương tiện đi lại tối thiểu (xe đạp). 2.2.1.2. Cơ cấu Mặc dù nằm cùng trong một huyện nhưng mỗi xã, thị trấn có mức sống và tỷ lệ hộ đói nghèo lại khác nhau. Có sự khác biệt đó là do nhiều nguyên nhân như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên (đất đai, sông hồ, …), trình độ dân trí, … Với tổng số 30 xã, thị trấn tỷ lệ hộ đói nghèo phân theo các mức độ khác nhau. Bảng 8.2: Phân loại mức độ nghèo đói của các xã, thị trấn huyện Vĩnh Bảo Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2003 Năm 2004 Số xã Tỷ lệ Số xã Tỷ lệ Số xã Tỷ lệ Dưới 8% 0 0 2 6,7 10 33,3 Từ 8-16% 06 16,7 18 60 20 66,7 Từ 16 -24% 16 53,3 09 30 0 0 Từ 24% trở lên 09 30 01 3,3 0 0 Nguồn: Số liệu Phòng Nội vụ – Lao động Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Bảo Đói nghèo được đem ra so sánh là mức đói nghèo trung bình của thành phố Hải Phòng. Theo mức này ta nhận thấy mức độ đói nghèo có sự chênh lệch khá lớn, năm 2001 không có một xã nào có tỷ lệ đói nghèo dưới mức 8%, số xã từ 8-16% chỉ có 05 xã, chiếm 16,7% đó là các xã Liên Am, Vĩnh Phong, Thị trấn, …số xã có tỷ lệ đói nghèo từ 16-24% chiếm hơn 50% số xã của huyện, tỷ lệ đói nghèo cao gần gấp 3 lần tỷ lệ đói nghèo của thành phố. Như vậy, năm 2001 tỷ lệ đói nghèo của huyện rất cao. Nguyên nhân dẫn tới sự phân loại mức độ nghèo giữa các xã trong huyện do vị trí các xã khác nhau. Xa trung tâm huyện như xã Dũng Tiến, Giang Biên. Các xã Thắng Thuỷ, Cổ Am do nằm quanh hệ thống đê điều của huyện nên mùa màng rất hay gặp rủi ro trong mùa mưa lũ. Một số xã thì thiếu vốn, phương tiện sản xuất, trình độ dân trí thấp. Đến năm 2003, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ nghèo đói của huyện giảm một cách nhanh chóng, chỉ còn 8,55%, các xã trước đây có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 16% nay đã không còn, đặc biệt là xã Dũng Tiến năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo đói là 28,45% thì đến năm 2004 giảm xuống còn 10,43%; Xã Giang Biên từ 27,24% (năm 2001) xuống mức 11,49% (năm 2004). Có thể nói qua 4 năm huyện Vĩnh Bảo đã đạt được kết quả cao trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo đói của huyện còn có thể xét theo độ tuổi của từng hộ và tính chất công việc của mỗi hộ. Bảng 2.9: Số hộ nghèo phân theo độ tuổi của chủ hộ năm 2003 của huyện Vĩnh Bảo Phân loại theo độ tuổi Số hộ (người) Tỷ lệ (%) - Dưới 25 540 9 - Từ 25-35 1.139 19 - Từ 35-45 1.679 28 - Từ 45-55 1.859 31 - Trên 55 781 13 Tổng: 5.998 100 Nguồn: Số liệu Phòng Nội vụ – Lao động Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Bảo Bảng trên phản ánh đúng thực tế của một huyện thuần nông như Vĩnh Bảo. Những hộ trong độ tuổi 35-45, 45-55 có tỷ lệ nghèo cao nhất. Nguyên nhân ở đây là trình độ dân trí của họ thấp, không được học hành, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp theo phương thức thủ công, độc canh. Khi bước vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất của họ rất chậm. Những hộ dưới 25 tuổi tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn do họ đã năng động, biết tìm tòi, học hỏi cách làm ăn mới. Bảng 2.10: Số hộ nghèo phân theo tính chất công việc năm 2004 của huyện Vĩnh Bảo Tính chất công việc Số hộ - Hộ thuần nông 3.373 - Hộ phi nông nghiệp 902 Nguồn: Phòng thống kê lao động huyện Vĩnh Bảo Năm 2004 cả huyện có 4.275 hộ nghèo, thì hộ thuần nông là 3.373 hộ, chiếm gần 80% tổng hộ nghèo. Đây là một thực tế mà chính quyền huyện và các xã, thị trấn cần phải đặc biệt quan tâm để tìm ra nguyên nhân giúp các hộ nông nghiệp cách thức làm ăn, vươn lên thoát nghèo (như thiếu đất, vốn, công cụ sản xuất). So với các quận, huyện khác trong thành phố, Vĩnh Bảo có nhiều hạn chế trong phát triển kinh tế do đặc điểm tự nhiên và xã hội. Như huyện Thuỷ Nguyên, Kiến Thuỵ mặc dù không phải giáp ranh với thành phố nhưng kinh tế xã hội của các huyện vẫn phát triển mạnh, có sự phát triển đó có thể thấy do Thuỷ Nguyên có nguồn tài nguyên núi đá vôi được khai thác lấy đá làm nguyên liệu xây dựng, và xây dựng nhà máy xi măng Chinfon, đem lại lợi ích kinh tế cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Thị xã Đồ Sơn, với khu du lịch biển đã phát triển nhiều loại hình dịch vụ thu hút và hấp dẫn khách du lịch trong nước và nước ngoài đem lại nguồn thu nhập cao cho thị xã nói chung và nhân dân nói riêng. 2.2.1.3. Nguyên nhân đói nghèo của huyện Vĩnh Bảo Đói nghèo của huyện Vĩnh Bảo qua phân tích ở trên còn khá cao so với mức trung bình của cả nước nói chung và so với các quận, huyện của thành phố nói riêng, thực trạng đó được phân tích qua một số nguyên nhân như sau: a) Nguyên nhân do đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội + Vị trí địa lý không thuận lợi: Vĩnh Bảo là một huyện nằm xa trung tâm thành phố, cách thành phố Hải Phòng gần 40 km, vì vậy vấn đề đi lại còn gặp khó khăn do đường xa, cơ sở hạ tầng đường sá đã được nâng cấp và xây dựng nhưng chưa cao, chưa đầy đủ, còn ngăn sông cách đò. Đặc biệt là tại bến phà Khuể nối huyện Tiên Lãng với Kiến An rất rộng, cản trở việc giao thông đi lại tốn thời gian đi lại qua phà. Do đó hạn chế cho việc giao lưu với các huyện, tỉnh, thành phố khác và khó khăn việc phát triển kinh tế – xã hội, tiếp thu những kinh nghiệm sản xuất của các huyện khác, khó tiếp cận được với các nguồn lực phát triển như tín dụng, khoa học kỹ thuật, công nghệ, thị trường. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao của huyện và hạn chế trong công tác xoá đói giảm nghèo. +Hạn chế tài nguyên thiên nhiên để phát triển cơ sở công nghiệp và khu du lịch, dịch vụ mà trong thế kỳ 21 này công nghiệp, dịch vụ một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21. Do vậy mức độ phát triển kinh tế của huyện còn chậm chủ yếu sản xuất nông nghiệp thuần tuý, thu nhập thấp và bấp bênh. + Cơ cấu lao động – việc làm Bảng 2.11: Số lao động có việc làm ở huyện Vĩnh Bảo qua các năm 2001– 2003 Đơn vị tính: Người Năm 2001 2002 2003 Việc làm ổn định 33.810 35.303 37.322 Việc làm không ổn định 43.470 41.120 40.193 Thiếu việc làm 19.320 19.127 18.183 Nguồn: Số liệu Phòng thống kê huyện Vĩnh Bảo Số lao động có việc làm ổn định là 33.810 người, đạt 35%, số người có việc làm không ổn định là 45%, số người thất nghiệp là 20% (năm 2001). Đến năm 2003 số lao động có việc làm tăng 3.512 người (gần 4%), tỷ lệ thất nghiệp là 19%. Qua phân tích bảng số liệu trên cho thấy lực lượng lao động của huyện khá đông nhưng số lao động có việc làm ổn định thấp, tỷ lệ thất nghiệp quá cao, gấp hơn 3 lần tỷ lệ thất nghiệp trung bình cả nước (6%). Trong khi đó tỷ lệ lao động có việc làm không ổn định chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 40%), cho thấy những công việc chủ yếu là bán thời gian, do sản xuất nông nghiệp là chính, nhiều thời gian nhà rỗi, họ buôn bán nhỏ, làm nghề xe ôm, … do đó mức thu nhập thấp, bấp bênh, dẫn tới đời sống sinh hoạt không đảm bảo, thiếu thốn, không có tích luỹ, dự phòng cho tương lai. Do vậy khi gặp bất hạnh rủi ro họ dễ rơi vào tình trạng nghèo đói. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lực lượng lao động thường xuyên của huyện được gia tăng nhưng vẫn còn chậm. Năm 2002 đạt 76,5% tăng so với năm 2000 là 2,3%. Năm 2003 huyện đã giải quyết việc làm cho 1.949 người, tăng 576 người, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp còn rất cao, dẫn đến tình trạng nhiều gia đình chỉ có một lao động chính làm nuôi cả gia đình dẫn đến tình trạng nghèo đói do hiện tượng ăn bám. + Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình thấp, trung bình là 350.000đ/tháng, thấp hơn cả nước là 16.100đ/tháng; hộ thuần nông là 200.000đ/tháng, cao nhất là hộ buôn bán 650.000đ/tháng. Thu nhập từ nông nghiệp là chủ yếu, chiếm tỷ lệ lớn tạo ra sự bất ổn trong thu nhập và đời sống, bởi đặc trưng của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Do dân số nông nghiệp chiếm gần 90% dân số toàn huyện nên thu nhập từ nông nghiệp thấp chỉ đủ chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản của gia đình, bản thân. Họ không có phần tích lũy để đầu tư cho sản xuất, dự phòng và không được hưởng thụ các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục,… Không có điều kiện tiếp xúc với những tiến bộ xã hội. Suy nghĩ của người dân hạn chế tư tưởng lạc hậu trong sản xuất và sinh hoạt. Bảng 2.12: Bình quân thu nhập đầu người/tháng của hộ dân huyện Vĩnh Bảo năm 2002 Loại hộ (người) Thu nhập (1.000đ) Chung cho các hộ nông thôn 350 Hộ thuần nông 200 Hộ nông nghiệp kiêm nghề khác 300 Hộ ngành nghề 400 Hộ buôn bán 650 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vĩnh Bảo +Tỷ lệ thất học thấp nhưng trình độ dân trí nhận thức của người dân chưa cao Theo số liệu thống kê năm 2003, 30 xã, thị trấn huyện Vĩnh Bảo đều có trường học cấp 1, cấp 2 với 62 trường và 977 lớp học, tỷ lệ người mù chữ là không đáng kể, nhưng trình độ dân trí thấp chủ yếu là con cái của các hộ nông nghiệp, thường chỉ tốt nghiệp cấp 1, một số ít học hết cấp 2, do điều kiện kinh tế, họ không có đủ tiền cho con ăn học và một nguyên nhân khác là do tư tưởng lạc hậu, với họ chỉ học để biết chữ rồi về cày cấy, sản xuất nông nghiệp. Do trình độ dân trí thấp nên tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động không có chuyên môn kỹ thuật cao (82%), số lao động tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là thấp. + Tiềm năng phát triển kinh tế của huyện chưa được khai thác một cách hiệu quả Mặc dù không có nguồn tài nguyên khoáng sản nhưng Vĩnh Bảo có nhiều làng nghề truyền thống như nghề đúc tượng ở Thôn Bảo Hà (xã Đồng Minh), múa rối nước ở Nhân Hòa, … tuy nhiên trong những năm qua, huyện và xã chưa chú trọng đầu tư, phát triển làng nghề trước nhất là củng cố làng nghề, phát triển kinh tế – xã hội tại địa bàn xã, tăng thu nhập cho người dân, hai là thu hút khách đến với huyện, từ đó mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán. Năm 2004, Uỷ ban nhân dân xã Đồng Minh đã mạnh dạn phát triển xã thành làng nghề du lịch thu hút khách trong và ngoài nước, đã phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của xã. b) Nguyên nhân do bản thân người nghèo Trình độ và kiến thức sản xuất của người nghèo còn thấp nên họ có những suy nghĩ, tâm lý khác người giàu. Họ chưa có hoạt động kinh doanh, không có sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Do thiếu vốn, kinh nghiệm nên thường sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không có tư tưởng mở rộng sản xuất theo kiểu trang trại. Do nghèo nên họ không có điều kiện đi đây đi đó và cả sự mặc cảm tự ti nên họ chỉ quanh quẩn ở trong nội bộ huyện, không tiếp xúc với bên ngoài để mở mang tầm hiểu biết về giống mới, kinh nghiệm làm ăn. Qua kết quả điều tra năm 2001, nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ nghèo. - Do thiếu vốn sản xuất, có: 6.386 hộ = 63%. - Có lao động nhưng không có việc làm: có 1.520 hộ = 15%. - Do thiếu kinh nghiệm sản xuất có 1.110 hộ = 11%. - Do các nguyên nhân khác. (Đông con, ốm đau, mắc tệ nạn xã hội), có 1.100 hộ = 11%. c) Nguyên nhân do thực hiện các chính sách cho người nghèo - Việc tiếp nhận thông tin về các chủ trương, chính sách còn chậm và thiếu đồng bộ dẫn đến kế hoạch và tiến trình thực hiện chính sách ở các xã, thị trấn chậm trễ và hiệu quả không cao. - Những chính sách, dự án giành cho người nghèo chưa được chưa được áp dụng một cách triệt để. Nhiều thôn, xã người nghèo, hộ nghèo vẫn chưa thực sự tiếp cận với các chính sách xoá đói giảm nghèo. Các chính sách vay vốn ưu đãi đòi hỏi thủ tục phức tạp trong khi đó người nghèo không đủ điều kiện đáp ứng đặc biệt là vấn đề thế chấp bởi họ đã nghèo thì không có gì đảm bảo. Nguồn kinh phí cấp phát chưa chặt chẽ, một số nơi còn lãng phí và thất thoát quỹ xoá đói giảm nghèo. 2.2.2. Thực trạng XĐGN ở huyện Vĩnh Bảo Từ sau thực hiện chương trình XĐGN giai đoạn 1998 – 2000; 2001 – 2005 và các chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN tình hình kinh tế – xã hội, đời sống của nhân dân huyện Vĩnh Bảo đã có sự biến đổi, đầu tiên là tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm nhanh; thu nhập đã tăng và người dân không chỉ có thu nhập từ nông nghiệp mà còn từ các ngành nghề khác. Sau khi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2001 – 2005, số hộ và tỷ lệ hộ nghèo huyện Vĩnh Bảo tăng lên so với các năm 1998, 2000. Bảng 2.13: Số hộ và tỷ lệ hộ nghèo huyện Vĩnh Bảo năm 1998 – 2002 Năm 1998 Năm 2000 Năm 2002 Số hộ (người) Tỷ lệ (%) Số hộ (người) Tỷ lệ (%) Số hộ (người) Tỷ lệ (%) 9.379 18,76 2.284 4,57 5.998 12,06 Nguồn: Phòng nội vụ lao động thương binh xã hội huyện Vĩnh Bảo Chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2001–2005 cao hơn so với giai đoạn 1996–2000. - Vùng miền núi, nông thôn, hải đảo tăng 35.000đ/tháng/người. - Vùng nông thôn đồng bằng và trung du tăng 30.000đ/tháng/người. - Thành thị tăng 60.000đ/tháng/người. Do sự thay đổi chuẩn nghèo do xu hướng tăng lên, số hộ nghèo năm 2002 là 5.998 hộ, tăng hơn 2 lần so với năm 2000 (2.284 hộ). Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 2001 – 2005, huyện đã triển khai kịp thời chương trình XĐGN ở 30 xã, thị trấn. Qua 4 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) tình trạng nghèo ở huyện Vĩnh Bảo thu được những kết quả sau: Bảng 2.14: Thực hiện xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2004 STT Đơn vị xã, thị trấn Điều tra năm 2001 Thực hiện các năm Số hộ Tỷ lệ (%) Thực hiện giảm năm 2002 Thực hiện giảm năm 2003 Thực hiện giảm năm 2004 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1. Xã Trấn Dương 480 26,25 398 21,77 310 16,09 230 11,94 2. Xã Vĩnh Tiến 189 19,11 145 14,87 109 11,02 84 8,13 3. Xã Cổ Am 275 20,28 250 16,70 185 13,60 146 9,38 4. Xã Hòa Bình 350 17,67 275 13,88 199 10,06 87 4,33 5. Xã Tam Cường 431 23,97 350 19,46 233 12,37 169 8,97 6. Xã Lý Học 263 21,52 217 17,75 150 12,27 67 5,48 7. Xã Cao Minh 417 21,10 396 18,60 289 14,65 217 9,99 8. Xã Liên Am 187 12,13 169 10,96 124 7,88 56 3,56 9. Xã Thanh Lương 237 21,62 232 21,16 85 7,25 74 6,33 10. Xã Cộng Hiền 331 19,62 263 14,79 199 11,19 166 8,93 11. Xã Tiền Phong 434 26,46 297 18,10 185 11,28 137 8,35 12. Xã Vĩnh Phong 145 14,06 124 12,03 108 10,43 92 8,89 13. Xã Đồng Minh 368 18,60 293 14,81 225 10,66 172 7,99 14. Xã Hưng Nhân 229 23,30 159 16,20 105 10,70 86 8,38 15. Xã Vinh Quang 304 17,22 270 15,29 193 10,90 145 7,68 16. Xã Nhân Hòa 302 24,14 230 18,38 160 11,08 145 10,04 17. Xã Tam Đa 317 24,92 117 9,21 95 7,46 81 5,72 18. Thị trấn VB 285 14,60 211 10,82 156 7,36 99 4,67 19. Xã Tân Hưng 310 19,96 263 16,93 200 12,87 140 8,07 20. Xã Hùng Tiến 442 24,17 369 20,17 276 15,30 178 9,80 21. Xã Thắng Thủy 493 27,71 413 23,21 284 15,59 182 9,99 22. Xã An Ha 376 20,13 305 16,33 232 12,42 183 9,16 23. Xã Dũng Tiến 562 28,45 486 24,60 367 18,58 239 10,43 24. Xã Tân Liên 219 17,86 173 14,12 94 5,00 62 4,86 25. Xã Vĩnh An 465 27,22 390 23,28 255 14,18 188 10,90 26. Xã Giang Biên 433 27,24 362 22,78 325 17,18 210 11,46 27. Xã Hiệp Hòa 278 18,30 224 14,40 190 12,18 156 10,00 28. Xã Trung Lập 350 22,80 289 18,83 225 13,60 157 9,44 29. Xã Việt Tiến 521 26,18 432 21,70 320 16,08 230 11,55 30. Xã Vĩnh Long 215 18,71 167 14,53 120 10,44 97 8,23 Tổng: 10.208 21,66 8.269 17,55 5.998 12,06 4.275 8,55 Nguồn: Phòng nộivụ lao động thương binh xã hội huyện Vĩnh Bảo Từ cuối năm 2001 đến năm 2004 số hộ và tỷ lệ hộ nghèo các xã của huyện Vĩnh Bảo giảm đáng kể. Năm 2001 toàn huyện có 18.208 hộ nghèo, chiếm 21,66%, qua 4 năm thực hiện đến cuối năm còn 4.275 hộ, giảm 5.933 hộ tỷ lệ hộ nghèo là 8,55%. Trong đó xã Thắng Thủy, Dũng Tiến, Vĩnh An có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, chiếm trên 26% số hộ nghèo toàn huyện. Nhìn vào bảng trên ta thấy từ năm 2001 đến năm 2004, Vĩnh Bảo thành công trong công tác XĐGN, năm 2001, các xã của huyện có tỷ lệ hộ nghèo rất cao, không xã nào dưới 14%, cao hơn mức trung bình thành phố là 5,2%. Nhưng đến năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo giảm một cách nhanh chóng, xã Dũng Tiến năm 2001 là 28,45% thì năm 2004 là 10,5%, giảm gần 18%; Xã Giang Biên 27,14% (năm 2001) giảm 15,78%vào năm 2004 (11,46%). Một số xã có tỷ lệ hộ nghèo rất thấp (dưới 8%) năm 2004 như xã Hòa Bình (4,33%), xã Lý Học (5,48%), xã Liên Am (3,56%), Thị trấn Vĩnh Bảo (4,67%). Thành công này của huyện Vĩnh Bảo là rất quan trọng góp phần nâng cao mức sống người dân, khẳng định sự cố gắng của các cấp lãnh đạo và bản thân người dân trong quá trình thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo đưa Vĩnh Bảo bắt nhịp cùng với quá trình của thành phố Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung. 2.2.3. Các hoạt động XĐGN của huyện Vĩnh Bảo Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, thành phố về chương trình XĐGN, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã có Nghị quyết hướng dẫn chỉ đạo cụ thể các ngành, các tổ chức - xã hội và 30 xã, thị trấn trong huyện triển khai thực hiện các hoạt động thực hiện XĐGN, được thể hiện qua: a. Về công tác chỉ đạo Vĩnh Bảo là một huyện thuần nông của thành phố Hải Phòng. Trong những năm gần đây mặc dù có những chuyển biến tích cực trong đời sống nhân dân. Song tỷ lệ các hộ nghèo trong huyện còn chiếm 17,55% so với dân số trong huyện… Trong những năm gần đây xoá đói giảm nghèo không chỉ là phong trào mà nó đã trở thành công tác xoá đói giảm nghèo để thành lập ban chỉ đạo với đội ngũ các cán bộ nhân viên cụ thể phân cấp từ huyện đến cơ sở xã, thị trấn. Xoá đói giảm nghèo là một việc làm khó và phức tạp nó đòi hỏi tinh thần, trách nhiệm cao của toàn xã hội, sự nỗ lực cố gắng vươn lên của chính bản thân người nghèo. Với quan điểm phát triển kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo và coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong mọi thời kỳ. Góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế chung của thành phố. Các cấp, lãnh đạo huyện đã tăng cường nguồn nội lực cho công tác xoá đói giảm nghèo. Bảng 2.15: Số cán bộ xã, thị trấn của huyện Vĩnh Bảo Đơn vị tính: Người Năm 2000 2001 2002 Số cán bộ 450 474 525 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vĩnh Bảo Số cán bộ xã, thị trấn được tăng cường năm 2002 là 525 cán bộ, tăng 75 cán bộ so với năm 2000. Như vậy, trung bình mỗi xã có 15 cán bộ phụ trách tất cả các lĩnh vực về chính sách, y tế, văn hóa, … Xã, thị trấn đều có cán bộ xã làm công tác XĐGN đi sâu, đi sát vào cuộc sống của người dân tại các xã, do đó tìm ra nguyên nhân tại sao các hộ rơi vào tình trạng đói nghèo do thiếu vốn, thiếu đất hay ốm đau,… để từ đó báo cáo lãnh đạo chính quyền xã, huyện tìm cách giúp đỡ họ thoát nghèo. Ngoài ra cán bộ làm công tác XĐGN ở xã, thị trấn và huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm làm ăn tới từng người dân. Chương trình xoá đói giảm nghèo đã từng bước được phong trào sôi động, thu hút sự tham gia của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế cộng đồng, các tầng lớp dân cư. b. Về huy động nguồn lực cho quỹ XĐGN Đã vận động cán bộ là công nhân viên, các hội viên của các tổ chức đoàn thể và toàn thể nhân dân trong huyện, với nhiều hình thức phong phú quyên góp để xây dựng qũy XĐGN. Bảng 2.16: Quỹ xây dựng vì người nghèo huyện Vĩnh Bảo Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm 2000 Năm 2003 Năm 2004 Tổng giá trị 25.010 26.900 34.400 Nguồn: Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Bảo Công tác huy động nguồn lực cho Quỹ XĐGN ở huyện được tiến hành có hiệu quả, theo số liệu thống kê năm 2001 đã thực hiện với tổng quỹ là 25 tỷ đồng (trong đó quỹ ngân hàng người nghèo là 19 tỷ đồng). Khối đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc huyện, xã, thị trấn đã huy động được trên 2 tỷ đồng, trong đó tiền mặt là 950 triệu đồng. Sự đóng góp nguồn lực cho quỹ xoá đói giảm nghèo của các cơ quan, đoàn thể, tầng lớp dân cư bao gồm: tiền, vật chất, phương tiện sản xuất, lương thực… Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của toàn huyện để dần dần giảm tỉ lệ nghèo đói xuống mức thấp nhất. Huyện luôn luôn tuyên truyền, phát động phong trào ủng hộ xây dựng quỹ người nghèo nhằm hỗ trợ về kinh tế cho người nghèo, hộ nghèo làm ăn. Năm 2004 đã huy động được 34.400 triệu đồng, đây là một con số không nhỏ để xây dựng quỹ XĐGN. c. Các hình thức trợ giúp người nghèo - Trợ giúp bằng nguồn huy động tại địa phương Đã trợ giúp cho 16.200 lượt hộ nghèo vay vốn bằng tiền mặt, hiện vật quy ra tiền là: 3,99 tỷ đồng (trong đó tiền mặt là 1,59 tỷ đồng, bằng hiện vật là 2,4 tỷ đồng; gồm 670,7 tấn thóc, 1.200 tấn phân bón, 1.850 con lợn giống và 32.900 con cá giống). Riêng hợp tác xã đã trợ giúp 2.800 hộ nghèo vay vốn với số tiền là 950 triệu đồng. Trong đó tiền mặt là 390 triệu đồng, bằng vật tư như thóc giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cây con giống là 560 triệu đồng. - Trợ giúp bằng vay vốn của Nhà nước Sau khi thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo tính từ năm 2000 đến nay mỗi năm có trên 9 nghìn lượt hộ được vay vốn, hiện nay dư nợ trên 19 tỷ đồng. Vay vốn từ nguồn quỹ quốc gia theo Nghị quyết số 120/CP của Chính phủ. Hiện số dự án đến nay là 42 dự án với số dư nợ là 3.240 triệu đồng, với số lao động là 3.005 lao động, giải quyết được việc làm, tăng thu nhập. - Trợ giúp bằng cấp Thẻ bảo hiểm y tế Thực hiện hỗ trợ về y tế chủ yếu dưới hình thức khám chữa bệnh miễn phí và cung cấp sổ hộ nghèo, thẻ BHYT cho hộ nghèo. Các hình thức khác trợ giúp hộ nghèo như mỗi năm số Thẻ bảo hiểm y tế cấp cho người nghèo từ 9.000 thẻ đến trên 1 vạn thẻ, với số tiền mỗi năm từ 350 triệu đến trên 400 triệu đồng. Do được cấp Thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh, nhiều bệnh nhân nghèo mắc bệnh hiểm nghèo đã được cứu chữa khỏi bệnh, giảm bớt những khó khăn về chi phí chữa bệnh cho những người nghèo. Thực hiện quyết định số 139/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, huyện đã cấp 4.350 giấy khám chữa bệnh miễn phí. Việc khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua thẻ BHYT và giấy khám bệnh miễn phí đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cho người nghèo, giúp họ yên tâm làm ăn, sản xuất kinh doanh. Hàng năm Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo đã chỉ đạo Phòng Giáo dục kết hợp với các ngành, các địa phương, các trường phổ thông tại 30 xã, thị trấn vận động tạo điều kiện cho các cháu học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn bỏ học tiếp tục cắp sách tới trường, đã giúp cho 500 – 600 cháu được mượn sách giáo khoa không phải trả tiền. Tại các trường học, các thầy cô giáo đã đóng góp quỹ xây dựng quỹ XĐGN, quỹ ân nghĩa, quỹ vì tuổi thơ; đặc biệt nhận đỡ đầu 80 học sinh nghèo, xin tài trợ mở 2 lớp học tình thương cho 70 cháu, … Vốn đầu tư của chính sách hỗ trợ về giáo dục được phân bổ cho các dự án chủ yếu: miễn giảm học phí, miễn giảm khoản đóng góp, trợ cấp học bổng… - Trợ giúp bằng hướng dẫn kỹ thuật và đào tạo nghề Đã chỉ đạo Trung tâm dạy nghề chiêu sinh và đã mở trên 300 lớp đào tạo và tạo việc làm cho con em trong huyện trên 16.000 người theo học 18 ngành nghề khác nhau. Sau khi ra trường đã có trên 9.000 người có việc làm ổn định. Thực hiện tập huấn kỹ thuật cho nông dân, xây dựng mô hình để hướng dẫn người nông dân kỹ thuật trồng trọt, canh tác, chăn nuôi. Áp dụng những giống mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi. Đưa cơ cấu giống mới vào sản xuất phù hợp với thời vụ và điều kiện canh tác của từng xã trong huyện. - Trợ giúp bằng vật chất Theo kết quả điều tra, một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo là thiếu vốn, phương tiện sản xuất. Năm 2001, số hộ nghèo thiếu vốn sản xuất chiếm tỉ lớn 63% = 6.386 hộ. Huyện đã trích quỹ xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ gia đình nghèo phương tiện sản xuất nông nghiệp và trợ giúp thóc gạo để cho người nghèo thoát khỏi tình trạng thiếu ăn vào những tháng giáp hạt. Bảng 2.17: Số hộ được hỗ trợ bằng vật chất năm 2005 của huyện Vĩnh Bảo Bò (con) Gạo (kg) Số hộ 60 2.498 Nguồn: Phòng Nội vụ lao động thương binh xã hội huyện Vĩnh Bảo Bảng 2.18: Số hộ được vay vốn XĐGN của huyện Vĩnh Bảo Năm 1999 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2004 Số lượt hộ được vay vốn 9.200 12.500 15.300 16.200 Nguồn: Phòng Nội vụ lao động thương binh xã hội huyện Vĩnh Bảo Qua phân tích số liệu trên cho thấy một số xã của huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng tốc độ giảm nhanh. Để có được thành công này, huyện Vĩnh Bảo đã thực hiện chương trình XĐGN một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao mức sống của người dân Công tác trợ giúp cho người nghèo được thực hiện ngày càng có hiệu quả cao. Huyện đã hỗ trợ cho người nghèo cả về vật chất, phương tiện sản xuất cũng như là lương thực. Số lượt hộ được vay vốn xoá đói giảm nghèo ngày càng tăng giúp họ có điều kiện sản xuất, cải thiện đời sống và thoát nghèo. Số hộ nghèo của huyện giảm một cách đáng kể. Chương trình xoá nhà tranh vách đất cho hộ nghèo là một trong những chương trình mang ý nghĩa lớn về các mặt kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, đồng thời là một trong những chương trình trọng tâm chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND và UBND thành phố Hải Phòng từ năm 2003 đến nay. Là một huyện xa thành phố, huyện kinh tế nông nghiệp thuần nông, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo, hộ nhà tranh vách đất cao so với mặt bằng chung của thành phố, đời sống của nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn. Với đặc thù trên, thực hiện Chỉ thị số 15/CP ngày 24/3/2003 của Ban Thường vụ Thành uỷ, Kế hoạch số 1467/KH-UB ngày 28/4/2003 của UBND thành phố Hải Phòng về cuộc vận động trợ giúp các hộ nghèo xoá nhà tranh vách đất giai đoạn 2003 - 2005. Được sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQVN thành phố, các ban ngành, các tổ chức xã hội của thành phố, Huyện uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQVN huyện Vĩnh Bảo có kế hoạch và coi đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo của huyện để chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và 30 xã, thị trấn cùng các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện đến nay đạt được kết quả như sau: Bảng 2.19: Số hộ được xóa nhà tranh, nhà dột nát huyện Vĩnh Bảo Đơn vị tính: Nhà Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 311 847 574 Nguồn: Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Bảo Để thực hiện xóa nhà tranh vách đất, nhà dột nát theo quy định của Nhà nước. - Năm 2003: hỗ trợ 02 triệu đồng. - Năm 2004: hỗ trợ 03 triệu đồng. - Năm 2005: hỗ trợ 04 triệu đồng. Tuy số hộ được xóa nhà tranh vách đất, nhà dột nát chưa cao nhưng đã góp phần cải thiện cuộc sống cho hộ nghèo, giúp họ có mái nhà ổn định, yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế gia đình. Tóm lại: Những năm qua thực hiện đường lối đổi mới và các chính sách của Đảng và Nhà nước, huyện nhà đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, trong đó có chương trình xóa đói giảm nghèo. Qua thực hiện chương trình XĐGN huyện đã thu được những kết quả đáng khích lệ, chương trình đã huy động được tổng nguồn lực là 36 tỷ đồng (kể cả ngày công, giống cây con, vật tư, … ). Với tư tưởng chỉ đạo là xã hội hóa chương trình XĐGN, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội đã phát triển sâu rộng thành phong trào XĐGN. Chương trình XĐGN góp phần chuyển dịch mức sống của cộng đồng dân cư huyện nhà nói riêng và toàn thành phố nói chung. Cụ thể tỷ lệ nghèo giảm xuống 17,55% năm 2002 (năm 2001 theo điều tra là 21,66%), tỷ lệ hộ khá giàu tăng lên 14%, đến nay không còn hộ đói, 100% các hộ diện chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình nơi cư trú. Các mô hình xoá đói giảm nghèo đã hình thành và phát huy tác dụng, các tổ chức đoàn thể quần chúng như: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên đã phát động những phong trào xây dựng xoá đói giảm nghèo. Chương trình xoá đói giảm nghèo đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, các xã chỉ đạo thực hiện tích cực. Giải pháp xoá đói giảm nghèo bước đầu được thực hiện và đi vào cuộc sống như: hỗ trợ về y tế, hướng dẫn cách làm ăn, vay vốn ưu đãi… tạo thuận lợi cho công tác xoá đói giảm nghèo và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các xã để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân trong huyện. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đó, chương trình XĐGN cũng còn bộc lộ những tồn tại cả về nhận thức và chỉ đạo trong các cấp ủy Đảng và chính quyền cần phải sớm được khắc phục. - Tồn tại về nhận thức + Một số bộ phận người nghèo, xã nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo. + Một số địa phương chưa nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng và phức tạp của công tác XĐGN. Có quan điểm lệch lạc cho rằng đói nghèo là sản phẩm của cơ chế thị trường thì cứ để thị trường điều chỉnh. + Chuẩn nghèo giai đoạn 2001 - 2005 còn thấp do vậy nhiều địa phương bằng lòng với tỷ lệ nghèo của địa phương mình không có chính sách riêng, tỷ lệ nghèo riêng do vậy nhiều hộ cận nghèo khó khăn chưa được hỗ trợ, hưởng chính sách của chương trình. - Tồn tại về chỉ đạo + Việc chỉ đạo và tổ chức thựchiện chương trình XĐGN ở các xã không đồng đều: một số địa phương chỉ đạo quyết liệt từ khâu khảo sát, điều tra, mức sống dân cư, hộ nghèo nhà tranh vách đất cụ thể, đưa chính sách hỗ trợ, phân công theo dõi, giúp đỡ từng đối tượng, từng hộ nghèo do vậy kết quả đạt được khá cao, như Thị trấn Vĩnh Bảo, xã Liên Am, xã Vĩnh Phong, ... trong khi đó một số xã lỏng lẻo trong khâu chỉ đạo vì vậy không tìm hiểu rõ thực trạng đói nghèo của xã, nguyên nhân của thực trạng đó… nên công tác xoá đói giảm nghèo còn hạn chế. + Ban chỉ đạo XĐGN các cấp, các ngành các tổ chức xã hội hoạt động chưa thường xuyên, việc sơ kết tổng kết đánh giá kết quả hoạt động thực hiện chương trình chưa được quan tâm dẫn đến phong trào chưa liên tục. + Hệ thống và tổ chức cán bộ làm công tác XĐGN từ huyện đến xã chưa được đảm bảo cả về số lượng và năng lực cán bộ xã làm công tác XĐGN luôn thay đổi, nhiều xã không có cán bộ chuyên trách, nghiệp vụ yếu. + Nguồn vốn dành cho chương trình mà ngân hàng phục vụ người nghèo quản lý là trên 20 tỷ đồng. Nhưng các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn chưa có điều kiện thế chấp nên cán bộ tín dụng chưa dám cho vay, nhiều hộ được vay nhưng số lượng quá ít không đáp ứng được so với nhu cầu vốn sản xuất, thủ tục vay vốn còn nhiều bất cập. + Mặc dù chính sách hỗ trợ về y tế đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng việc khám chữa bệnh miễn phí và cấp phát thẻ bảo hiểm y tế còn nhiều phiền hà. Người dân gặp rắc rối trong quá trình khám chữa bệnh và cấp phát thuốc. 2.2.3. Tóm tắt một số nguyên nhân chính ảnh hưởng tới đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo huyện Vĩnh Bảo - Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý) không thuận lợi cản trở phát triển kinh tế xã hội, khan hiêm nguồn tài nguyên khoáng sản. - Cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém: hệ thống đê điều chưa đảm bảo cho việc đảm bảo cho việc bảo vệ người dân, mùa màng trong mùa mưa lũ, cơ sở dịch vụ thương mại, chăm sóc sức khoẻ còn yếu kém. Chính vì vậy việc đầu tư của các nhà máy xí nghiệp lớn vào địa bàn huyện còn rất hạn chế. - Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý + Cơ cấu kinh tế còn nặng nề về nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng chưa lớn trong GDP, biểu hiện một cơ cấu kinh tế thuần nông, chưa tiến bộ so với nhiều nơi khác. + Cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn nặng nề về trồng trọg mà trong đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn: tỷ trọng chăn nuôi trong GDP chỉ chiếm khoảng 30%. Với cơ cấu sản xuất như vậy tỷ suất hàng hoá của ngành nông nghiệp đang còn thấp. + Công nghiệp chưa phát triển chủ yếu là sản xuất gạch ngói, rèn công cụ thô sơ, sản xuất đồ mộc gia công… sản xuất khối lượng ít, sản phẩm làm ra chất lượng không cao, kém khả năng cạnh tranh. - Mặc dù nguồn vốn cho công tác xoá đói giảm nghèo (huy động tại địa phương và ngân sách nhà nước) tương đối lớn nhưng số hộ nghèo còn thiếu vốn sản xuất, kinh doanh còn khá lớn. - Tình trạng thất nghiệp, thiếu vật liệu và trình độ chuyên môn nghề nghiệp là một nguyên nhân hạn chế sự phát triển kinh tế của toàn huyện nói chung và mức thu nhập của từng hộ gia đình nói riêng, tỉ lệ người ăn theo trong một gia đình là rất cao. - Công tác chỉ đạo thực hiện xoá đói giảm nghèo được triển khai trên toàn huyện, số cán bộ được tăng cường nhưng vẫn còn hạn chế về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Số cán bộ được đào tạo chính quy về xoá đói giảm nghèo rất ít, chủ yếu là từ bộ phận khác chuyển sang hoặc kiêm nhiệm. - Các chính sách, dự án đối với người nghèo thực hiện với tiến độ chậm, thủ tục còn rườm rà, chưa đúng đối tượng. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XĐGN Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG -------------------- 3.1. MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.1.1. Mục tiêu XĐGN của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010 3.1.1.1 Căn cứ xây dựng chương trình a. Thực trạng nghèo đói theo chuẩn cũ (2001 - 2005): Tiêu chí nghèo 2001 - 2005 chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu cuộc sống (đối với nông thôn 3.300đ/ngày/người, đối với thành phố 5.000đ/ngày/người) cho nên một số quận đã cơ bản không còn hộ nghèo. Tuy vậy, tốc độ giảm nghèo không đồng đều, quận Hồng Bàng còn dưới 1% nhưng đối với huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng tỷ lệ nghèo còn dưới 7-8% (tỷ lệ nghèo ngoại thành thường cao gấp 3 lần nội thành). Kết quả XĐGN chưa bền vững: Qua xem xét kết quả điều tra thu nhập các hộ gia đình cho thấy: Mức thu nhập giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo không chênh lệch lớn, nếu rủi ro hay thay đổi cơ chế chính sách thì khả năng tái nghèo của nhóm này sẽ rất cao. Chương trình xoá nhà tranh vách đất, nhà tạm cho hộ nghèo cơ bản đã hoàn thành trước mục tiêu đề ra, diện mạo nông thôn đã thay đổi đáng kể, nhưng tình trạng nhà ở của nông dân trong diện nghèo tiêu chí giai đoạn 2006 - 2010, hay những hộ cận nghèo mới còn gặp khó khăn. Theo báo cáo của các quận, huyện đến nay thành phố còn hơn 4.000 hộ đang ở nhà tạm (tường xây lợp rạ hoặc lợp ngói, nhà đất) những hộ này nếu không có sự trợ giúp của Nhà nước, cộng đồng, dòng họ thì chưa có điều kiện cải thiện được nhà ở nếu cứ theo mức thu nhập của nông thôn như hiện nay. b. Tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới giai đoạn 2006 - 2010 Căn cứ vào quy trình điều tra xác định hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2010 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành, các địa phương thực hiện tốt cuộc điều tra này. Kết quả cuộc điều tra thu nhập dân cư nhằm mục đích: - Làm căn cứ cho các cấp, các ngành đánh giá thực trạng đời sống kinh tế - xã hội, các tầng lớp dân cư đáp ứng yêu cầu chỉ đạo và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và Nghị quyết về xoá đói giảm nghèo của Đại hội Đảng các cấp. - Xác định các nguyên nhân gây nghèo để ngăn chặn và có biện pháp giảm nghèo hiệu quả. - Thực hiện các chính sách xã hội. Trên cơ sở kết quả điều tra thu nhập đời sống dân cư theo chuẩn nghèo mới theo Quyết định 170/QĐ-TTg ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010, thành phố Hải Phòng hiện có 43.322 hộ nghèo (tổng số hộ toàn thành phố 422.331 hộ). Tỷ lệ hộ nghèo 10,26% (nông thôn 13,12%; thành thị 5,05%). c. Nguyên nhân nghèo đói Theo số liệu điều tra của các quận, huyện, tỷ lệ nghèo do các nguyên nhân: - Thiếu vốn sản xuất: 69%. - Thiếu kiến thức sản xuất: 51%. - Thiếu đất sản xuất: 30%. - Ốm đau, bệnh tật: 32%. - Đông con: 24%. - Thiếu việc làm: 21%. - Rủi ro: 06%. - Gia đình có người mắc tệ nạn xã hội: 1,5%. 3.1.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu chương trình a. Mục tiêu: - Giảm hộ nghèo xuống dưới 6% vào năm 2010 (1,1 vạn hộ). - Hoàn thành chương trình xoá nhà tạm cho hộ nghèo theo chuẩn mới. - Giảm hộ tái nghèo (đặc biệt là những hộ nông nghiệp giành đất phục vụ cho đô thị hoá và phát triển các ngành nghề khác). b. Chỉ tiêu: - Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,5 lần so với năm 2005. - Có 25 vạn lượt hộ được vay vốn từ Ngân hành chính sách xã hội. - Có 50 vạn lượt người nghèo được chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, lâm, ngư, cách làm ăn. - 100% người nghèo khi ốm đau được khám chữa bệnh miễn phí. - 100% người nghèo được miễn giảm học phí học nghề. - 100% cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo được tập huấn nâng cao trình độ hàng năm. 3.1.1.3. Phạm vi hoạt động của chương trình a. Tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển sản xuất - Cung cấp tín dụng cho hộ nghèo. - Xây dựng và nhân rộng điển hình có hiệu quả. - Hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn. - Khuyến nông, lâm, ngư và cách làm ăn cho hộ nghèo. - Dạy nghề cho hộ nghèo, khu dành đất cho công nghiệp, dịch vụ khác. - Mở rộng quỹ hỗ trợ hộ nghèo. b. Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với dịch vụ xã hội - Hỗ trợ và tiếp cận với dịch vụ y tế. - Hỗ trợ tiếp cận với dịch vụ giáo dục, dạy nghề. - Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt. c. Nâng cao nhận thức, năng lực thực hiện chương trình - Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo. - Tổ chức hoạt động truyền thông. - Giám sát, đánh giá. - Phát triển quỹ "Ngày vì người nghèo", quỹ "Hỗ trợ nhà tranh vách đất, nhà tạm" cho hộ nghèo. 3.1.2. Mục tiêu XĐGN của huyện Vĩnh Bảo - Giảm hộ nghèo xuống dưới 8% vào năm 2010. - Giảm hộ tái nghèo (đặc biệt là những hộ nông nghiệp dành đất phục vụ cho chương trình quy hoạch tổng thể huyện Vĩnh Bảo đến năm 2010 và phát triển đa dạng các ngành nghề khác). - Hoàn thành chương trình xoá nhà tạm cho hộ nghèo theo chuẩn mới, phấn đấu toàn huyện không còn tình trạng nhà ở dột nát, mỗi hộ có ít nhất 01 bể nước sinh hoạt trở lên. - 100% người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, tất cả người nghèo khó khăn đều được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội. - Nâng cao trình độ cho các cán bộ làm công tác XĐGN thông qua các kỳ tập huấn nghiệp vụ được tổ chức hàng năm . 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XĐGN CỦA HUYỆN VĨNH BẢO Chúng ta đã phân tích thực trạng đói nghèo, XĐGN của huyện Vĩnh Bảo để thấy được những kết quả đạt được và những tồn tại trong quá trình thực hiện từ đó tìm ra nguyên nhân của nó. Với phương hướng, mục tiêu XĐGN chung của toàn thành phố Hải Phòng và của riêng huyện Vĩnh Bảo nhằm nâng cao hiệu quả công tác XĐGN trong giai đoạn 2006 - 2010 cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau: 3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng đói nghèo là XĐGN của huyện Vĩnh Bảo là do cơ cấu kinh tế chưa phù hợp, nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn trên 65%, sản xuất nông nghiệp còn trong điều kiện lạc hậu, chịu ảnh hưởng mạnh của điều kiện tự nhiên nên năng suất thấp do đó thu nhập của hộ nông dân thấp, chỉ đảm bảo cuộc sống tối thiểu do đó nếu chỉ sản xuất nông nghiệp thì khó thoát nghèo hoặc nếu có thoát nghèo thì nguy cơ tái nghèo cao. Để XĐGN bền vững ở một huyện thuần nông như Vĩnh Bảo, một trong những biện pháp là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo tinh thần Nghị quyết 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng VII là một biện pháp quan trọng có tính cấp bách để XĐGN, mang tầm chiến lược cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Với điều kiện thực tế của huyện Vĩnh Bảo để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cần tiến hành một số biện pháp cụ thể sau: 1. Giúp đỡ hộ nghèo có kế hoạch sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý từ khâu chọn giống đến khâu lựa chọn các loại cây trồng, phương tiện sản xuất lẫn lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với những loại đất khác nhau, ở những xã khác nhau. Vĩnh Bảo thuộc đồng bằng Sông Hồng nên đất đai được bù đắp bởi phù sa, thích hợp cho trồng lúa nước và cây hoa màu, không trồng các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, ... Do vậy huyện cần có kế hoạch cấy trồng xen canh gối vụ một cách hợp lý. Đặc trưng của cây công nghiệp ngắn ngày là cây thuốc lào, đem lại lợi ích kinh tế khá cao (hơn năng suất lúa). Vì vậy huyện nên có chiến lược cụ thể đầu tư trang thiết bị cho việc thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. 2. Do vị trí địa lý xa trung tâm thành phố, vấn đề đầu tư, xây dựng các cơ sở, xí nghiệp xản xuất công nghiệp còn là mục tiêu lâu dài. Muốn tăng tỷ trọng công nghiệp, mục tiêu trước mắt là huyện nên có kế hoạch cụ thể cho các xã có ngành nghề thủ công truyền thống phát triển như: Dệt cói ở xã Hoà Bình, tạc tượng và khảm trai ở xã Đồng Minh, thảm ren ở xã Hùng Tiến, rối nước ở xã Nhân Hoà, ... Vĩnh Bảo vùng đất tập trung khá nhiều di tích lịch sử văn hoá, đặc biệt là quê hương Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được nhà nước đầu tư xây dựng phát triển thành khu di tích rộng lớn. Để thu hút thêm du lịch trên mọi miền đất nước. Thành phố và Huyện tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khu di tích, có kế hoạch tập huấn cho các cán bộ xã, ban quản lý khu di tích trong khâu tiếp đón khách, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên giới thiệu về quê hương, bản thân của danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm. 3. Phát triển kinh tế VAC giúp tăng gia sản xuất và bảo vệ môi trường. Khuyến khích các hộ gia đình nông dân chăn nuôi, trồng trọt theo mô hình kinh tế VAC để tận dụng triệt để các nguồn nguyên liệu trong sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn hộ xây dựng hệ thống bếp điôga vừa tiết kiệm và đảm bảo vệ sinh giữ gìn sức khoẻ cho mọi người đồng thời bảo vệ môi trường. 3.2.2. Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng - Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các công trình thủy lợi kiên cố hệ thống mương máng thủy lợi nội đồng, nâng cấp sửa chữa các trạm bơm đến đồng ruộng như trạm bơm Thượng Đồng (An Hòa), Cống Một (Trấn Dương); Cống Ba Đồng (Trung Lập), … Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý hệ thống đê điều, một số hệ thống đê quan trọng kéo dài từ xã Thắng Thủy đến Dũng Tiến; đê An Hòa, … nhằm đảm bảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLD102.docx