Tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia hơi tại Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà: Luận văn
Thực trạng và một số giải
pháp thúc đẩy hoạt động
tiêu thụ sản phẩm bia hơi
tại Công ty sản xuất kinh
doanh đầu tư và dịch vụ
Việt Hà
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
1
Lời mở đầu
***************
Tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn không phải là vấn đề mới mẻ đối với các
doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng
quyết liệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp quản trị, tổ chức
doanh nghiệp phù hợp. Với vị trí là khâu cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng, thực hiện thu hồi vốn
tiền tệ về doanh nghiệp để chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới.
Song thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác
tiêu thụ sản phẩm, nhất là khi tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn do tác
động của môi trường cạnh tranh. Do đó việc làm tốt công tác tiêu thụ sản
p...
72 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia hơi tại Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng và một số giải
pháp thúc đẩy hoạt động
tiêu thụ sản phẩm bia hơi
tại Công ty sản xuất kinh
doanh đầu tư và dịch vụ
Việt Hà
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
1
Lời mở đầu
***************
Tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn không phải là vấn đề mới mẻ đối với các
doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng
quyết liệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp quản trị, tổ chức
doanh nghiệp phù hợp. Với vị trí là khâu cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng, thực hiện thu hồi vốn
tiền tệ về doanh nghiệp để chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới.
Song thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác
tiêu thụ sản phẩm, nhất là khi tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn do tác
động của môi trường cạnh tranh. Do đó việc làm tốt công tác tiêu thụ sản
phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi để tồn tại và phát triển là nhiệm vụ
ngày càng phức tạp và nặng nề.
Để làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì trước hết doanh nghiệp phải
đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Nhưng làm thế nào để đẩy nhanh
tốc độ tiêu thụ sản phẩm? Đó cả là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, phân
tích và đánh giá mọi mặt của doanh nghiệp cũng như tình hình thị trường,
khách hàng... kết hợp với năng lực, sự sáng tạo của các nhà quản lý doanh
nghiệp để tìm hướng đi đúng đắn.
Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững
trong cơ chế thị trường, tự khẳng định sự tồn tại của mình để tiếp tục phát
triển vươn lên. Ngược lại, công tác tiêu thụ làm không tốt thì doanh nghiệp sẽ
bị mất đi thị phần , dần dần loại bỏ mình ra khỏi quá trình kinh doanh. Bởi
vậy, tiêu thụ sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Xuất phát từ quan điểm này, trong thời gian thực tập tại Công ty sản
xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà trên cơ sở những lý luận đã được
học ở Trường đại học kinh tế quốc dân và những điều đã học được trong thực
tế của doanh nghiệp. Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo ThS.Nguyễn Thu
Thuỷ và các cán bộ trong các phòng ban của Công ty sản xuất kinh doanh
đầu tư và dịch vụ Việt Hà , tôi đã quyết định chọn đề tài :
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
2
“Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia
hơi tại Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà ”
Tôi mong rằng đề tài này trước hết có thể giúp bản thân mình tổng
hợp được tất cả những kiến thức đã học được trong nhà trường vừa qua và
sau đó có thể phần nào giúp ích cho quá trình đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà .
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương :
* Chương 1: Tổng quan chung về Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư
và dịch vụ Việt Hà.
* Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty sản
xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.
* Chương 3:Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm
bia hơi tại Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
Song do thời gian có hạn và sự nhận thức còn hạn chế, kinh nghiệm
còn hạn chế nên bài viết của tôi chắc chắn còn không ít khiếm khuyết. Vì vậy
tôi rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cố giáo, các đồng chí
lãnh đạo cùng các cán bộ công nhân viên trong Công ty sản xuất kinh doanh
đầu tư và dịch vụ Việt Hà để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn ./.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
3
CHƯƠNG I
Tổng quan về Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư
và dịch vụ Việt Hà
1. Giới thiệu chung về Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt
Hà.
Tên công ty: Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
- Quyết định thành lập số: 6130/QÐ-UB ngày 04/09/2002 của UBND Thành
phố Hà nội
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất bia hơi,nước khoáng, nước giải khát.
+ Kinh doanh đầu tư, dịch vụ.
- Vốn pháp định: 200.000.000.000 VNÐ
- Tổng vốn kinh doanh: 54.818.735.823 VNÐ
- Địa chỉ giao dịch: Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
254 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
ÐT: 04. 8628664 Fax: 04. 8628665
- Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Bia Việt Hà: 493 Trương Định - Hoàng Mai -
Hà Nội.
ÐT: 04.8646411
Fax: 04.8646412
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
4
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất kinh doanh
đầu tư và dịch vụ Việt Hà.
Sự ra đời và phát triển của công ty Việt Hà có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tiền thân của nhà máy là hợp tác xã cao cấp Ba Nhất chuyên
sản xuất dấm, mỳ, nước chấm để phục vụ nhân dân thành phố Hà Nội quyết
định chuyển sở hữu tập thể lên sở hữu toàn dân và HTX cao cấp Ba Nhất
được đổi tên thành Xí nghiệp nước chấm trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội,
chuyên kinh doanh những mặt hàng chủ yếu là nước chấm, dấm, tương với
phương tiện lao động thủ công, đơn sơ, sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh, giao
nộp để phân phối theo chế độ tem phiếu.
Nghị quyết hội nghị trung ương VI và nghị quyết 25, 26 CP ngày
21/10/1981 của Chính phủ cho phép các xí nghiệp tự lập kế hoạch, một phần
tự khai thác vật tư nguyên liệu và tự tiêu thụ. Thực hiện nghị quyết này xí
nghiệp đã áp dụng cơ chế đa dạng hóa sản phẩm với nhiều chủng loại mặt
hàng như: rượu, mỳ sợi, dầu ăn, bánh phồng tôm, kẹo các loại phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng. Với thành tích đó ngày 25/4/1982 Xí nghiệp được đổi
tên thành nhà máy thực phẩm Hà Nội theo quyết định 1652 QĐ-UB của
UBND thành phố Hà Nội. Lúc này nhà máy có khoảng 500 công nhân, sản
xuất vẫn mang tính thủ công.
Trong thời kỳ này, tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu sản xuất
sản phẩm mới nhưng do nguồn cung ứng các sản phẩm gặp nhiều khó khăn và
do biến động giá cả nên tình hình sản xuất của nhà máy gặp nhiều khó khăn.
Ðể tháo gỡ tình trạng này, nhà máy đã có nhiều biện pháp năng động, trong
đó có áp dụng phương pháp tiền lương sản phẩm theo kết quả cuối cùng.Điều
này đã trở thành động lực để kích thích sản xuất phát triển.
- Giai đoạn 2: Thời kỳ 1987 - 1993 có những thay đổi lớn trong chính sách vĩ
mô của nhà nước theo quy định số 217/HÐBT ngày 14/11/1987 đã xác lập và
khẳng định quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Theo đó, nhà máy được
hoàn toàn tự chủ về tài chính, được quyền huy động và sử dụng mọi nguồn
vốn, tự xác định phương án sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và khả
năng doanh nghiệp, tuy nhiên với một cơ sở vật chất yếu kém cùng với một
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
5
đội ngũ kỹ thuật địa phương đã hạn chế phần nào tính năng động cũng như
năng lực tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Bởi vậy để đa dạng hóa sản phẩm,
nhà máy đã mạnh dạn vay 2 tỷ đồng của quỹ SIDA để lắp đặt dây chuyền sản
xuất chai nhựa, tổ chức sản xuất nước chấm và lạc bọc đường xuất khẩu sang
Ðông Âu và Liên Xô. Nhờ đó nhà máy đã tạo được việc làm cho 600 công
nhân. Song đến năm 1990, Ðông Âu biến động nhà máy mất nguồn tiêu thụ,
không thể sản xuất mặt hàng này. Thời gian nầy, nhà máy hầu như không sản
xuất chờ giải thể. Ðứng trước tình hình khó khăn, ban lãnh đạo nhà máy đã đề
ra mục tiêu chính là: đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu, tìm phương hướng
sản xuất sản phẩm có giá trị cao, liên doanh liên kết trong và ngoài nước.
Ðược các cấp, các ngành giúp đỡ, nhà máy đã quyết định đi vào sản xuất bia.
Đây là hướng đi dựa trên nghiên cứu về thị trường, nguồn vốn và phương
hướng lựa chọn kỹ thuật và công nghệ. Nhà máy đã mạnh dạn vay vốn đầu tư
mua thiết bị sản xuất bia hiện đại của Ðan Mạch để sản xuất bia lon Halida.
Tháng 6/1992 nhà máy được đổi tên thành nhà máy bia Việt Hà theo quyết
định 1224 QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội. Chỉ sau 3 tháng, bia Halida
đã thâm nhập và khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Khi Mỹ bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam, hàng loạt hãng bia và
nước giả khát lớn trên thế giới đã vào thị trường Việt Nam. Nhà máy xác định
cần thiết phải mở rộng sản xuất và tất yếu phải liên doanh với nước ngoài.
Ngày 1/4/1993 nhà máy ký hợp đồng liên doanh với hãng bia Carberg nổi
tiếng của Ðan Mạch được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt dự án hợp tác
và đầu tư.Tháng 10/1993 liên doanh chính thức đi vào hoạt động. Trong liên
doanh, nhà máy góp cổ phần là 40%. Nhà máy liên doanh mảng bia lon, sau
đó liên doanh được tách ra thành nhà máy bia Ðông Nam á. Nhà máy bia Việt
Hà chuyên sản xuất bia hơi.
Ngày 2/1/1994 nhà máy đổi tên thành công ty bia Việt Hà theo quyết
định 2817 QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội tại địa chỉ 254 Minh Khai
Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Năm 1997, nhà máy quyết định nhập dây chuyền sản xuất nước khoáng
với sản phẩm có tên gọi OPAL, hiện sản phẩm này đang trong giai đoạn chế
thử và thâm nhập thị trường.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
6
Năm 1998 theo quyết định số 3598/QĐ-UB ngày 15/9/1998/ của UBND
thành phố Hà Nội, công ty tiến hành cổ phần hóa 1 phân xưởng sản xuất bia
tại 57 Quỳnh Lôi – Hà Nội thành Công ty cổ phần hưởng ứng chủ trương cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước, công ty bia Việt Hà góp cổ phần là 20 %.
Năm 1999, theo quyết định 5775/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội
ngày 29/12/1999, công ty bia Việt Hà được phép cổ phần hóa tiếp một bộ
phận của doanh nghiệp là trung tâm thể dục thể thao tại 493 Trương Định
thành công ty cổ phần, công ty giữ 37% số vốn điều lệ.
Đến năm 2002, theo Quyết định của UBND TP Hà Nội, 2 công ty là
Công ty kinh doanh thực phẩm vi sinh và xí nghiệp mỹ phẩm đã được sáp
nhập vào Công ty bia Việt hà.
Do nhu cầu phát triển cùng với sự lớn mạnh không ngừng, đòi hỏi phải
điều chỉnh phù hợp với quy mô của công ty ngày 04 tháng 09 năm 2002.
Công ty bia Việt Hà được đổi tên thành "Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư
và dịch vụ Việt Hà" trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội theo quyết định số
6130/QÐ-UB của UBND TP Hà Nội, gọi tắt là công ty Việt Hà.
1.2. Một số đặc điểm của công ty:
Công ty Việt Hà là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, có tư cách
pháp nhân, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng, hoạt động theo luật doanh
nghiệp nhà nước, thuộc UBND thành phố Hà Nội dưới sự quản lý trực tiếp
của Sở công nghiệp Hà Nội.
Sản xuất kinh doanh của công ty được phát triển theo hướng đa dạng hóa
ngành nghề, bao gồm:
- Sản xuất kinh doanh các loại bia, nước khoáng
- Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh, nhập
khẩu thiết bị, nguyên liệu, hóa chất cho nhu cầu sản xuất của công ty và
thị trường.
- Liên doanh liên kết với cấc đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, làm đại
lý, đại diện mở cửa hàng dịch vụ, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của
công ty và sản phẩm liên doanh.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
7
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là tập trung vào sản xuất bia hơi và từng
bước đưa sản phẩm nước khoáng vào thị trường. Do đó, đòi hỏi công ty phải
từng bước cụ thể hóa nhiệm vụ chủ yếu này theo các bước:
1. Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm bia hơi.
2. Từng bước chiếm lĩnh thị trường không những trong địa bàn Hà Nội
mà còn mở rộng ra các tỉnh phụ cận.
3. Từng bước nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ cán bộ CNV để
nắm bắt kịp thời công nghệ mới của thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển
của công ty.
1.2.1:Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất và quản lý của công ty Việt Hà:
Tổ chức sản xuất của công ty Việt Hà được thực hiện theo kiểu: Công ty
– Phân xưởng - Tổ sản xuất – Nơi làm việc. Các bộ phận sản xuất được bố trí
theo hình thức công nghệ,với phương pháp tổ chức là phương pháp dây
chuyền liên tục từ khâu nấu đến lên men,lọc,chiết bia và làm lạnh.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
8
Có thể khái quát bộ máy tổ chức của công ty Việt Hà như sau:
SƠ ĐỒ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức
1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Ban giám đốc: Có trách nhiệm điều hành, quản lý giám sát hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc - Phó
giám đốc phụ trách kỹ thuật - PGÐ phụ trách tổ chức và PGÐ phụ trách tổ
chức và kinh doanh. Các PGÐ đảm nhiệm những công việc cụ thể mà giám
đốc theo theo chức năng.
- Phòng bán hàng và marketing: Phòng bán hàng và maketing có
nhiệm vụ.
+Thực hiện công tác quảng cáo sản phẩm.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(kỹ thuật)
PHÓ GIÁM ĐỐC
(tổ chức)
PHÓ GIÁM ĐỐC
(Tài chính - KD
Phòng kỹ
thuật
Phòng
KCS
Phòng vi
sinh
Phòng
y tế
Phòng
tổ
chức
Phòng
hành
chính
Phòng
bảo vệ
Phòng
kế toán
tài
chính
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Phò ng
bán
hàng -
mar
keting
Phòn
kinh
doanh
vận tải
Ban
nước
OPAL
Phân xưởng sản xuất
bia hơi Việt Hà
Phân xưởng sản xuất
nước khoáng Opal
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
9
+ Tổ chức nghiên cứu thiết kế mẫu mã, bao bì của sản phẩm
+ Tổ chức nghiên cứu chiến lược khuyến mãi nhằm tăng cường khả
năng cạnh tranh của sản phẩm
+ Tham gia tư vấn điều tiết giá cả cho lãnh đạo công ty.
+ Thiết kế kiểm tra các chương trình kích thích tiêu thụ
+ Duy trì mối quan hệ với các đại lý cấp I
+ Quản lý hàng tồn đọng tại các đại lý cấp I
+Quản lý và cấp phát các loại hàng hoá phục vụ quảng cáo - khuyến mại
- Phòng tài chính kế toán: chịu trách nhiệm cân đối tài chính kế toán,
đảm bảo an toàn vốn sản xuất kinh doanh. Tham mưu cho giám đốc về hoạt
động quản lý tài chính.
+ Thực hiện xây dựng các mức chi phí của công ty
+ Quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tài chính.
+Theo dõi hạch toán chi phí sản xuất, định giá thành, phân tích hoạt
động kinh doanh .
- Phòng kế hoạch vật tư:
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm từng tháng, quý, năm cho
công ty.
+ Xây dựng kế hoạch về vật tư - nguyên vật liệu cho mọi hoạt động của
doanh nghiệp.
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng các quy trình công nghệ và
an toàn lao động. Theo dõi, kiểm tra tu sửa, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
- Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm và nhiệm thu
sản phẩm.Tham mưu cho Giám đốc về chương xây dựng chính sách về chất
lượng sản phẩm các giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Phòng tổ chức và phòng hành chính:
Chịu trách nhiệm quản lý về nhân sự, hành chính của công ty, tổ chức
đào tạo, tuyển mộ và tuyển dụng lao động. Trưởng phòng hành chính có chức
năng chủ yếu sau:
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
10
+ Thực hiện chức năng tài chính quản trị, trợ giúp cho giám đốc điều
hành sản xuất.
+ Sắp xếp nơi làm việc hội họp, mua sắm cấp phát văn phòng phẩm.
+ Thực hiện công tác tổ chức, thực hiện công tác nhân sự, chế độ chính
sách đối với người lao động,công tác đào tạo cán bộ kế cận,công tác tiền
lương và bảo hộ lao động.
- Phân xưởng sản xuất bia hơi:
- Quản lý thiết bị công nghệ sản xuất
- Quản lý công nhân
- Thực hiện các kế hoạch tác nghiệp
- Ghi chép các số liệu ban đầu.
-Phòng kinh doanh vận tải: Bao gồm 40 đầu xe bao gồm các loại xe
đông lạnh có tải trọng từ 1000 kg -> 3500 kg. Phòng có nhiệm vụ vận chuyển
các thành phẩm từ công ty đến các đại lý trong địa bàn Hà Nội cũng như một
số tỉnh phía bắc.
2.Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sản xuất kinh doanh
đầu tư và dịch vụ Việt Hà từ năm 2003 đến 2005.
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
11
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
từ năm 2003 - 2005
Ðơn vị tính: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1 Doanh thu 47,574 51,670 55,289
2 Giá vốn hàng bán 32,679 38,320 42,411
3 Lợi nhuận gộp 14,895 13,350 12,828
4 LN từ hoạt động TC 0,462 0,884 0,687
5 Chi phí bán hàng 1,380 3,012 3,741
6 Chi phí QLDN 3,771 3,875 3,917
7 Lợi nhuận từ HÐKD 10,206 7,347 5,857
8 LN bất thường 0,032 0,0986
9 LN trước thuế 10,206 7,379 5,9556
10 Thuế TNDN 2,588 2,066 1,6676
11 Lợi nhuận sau thuế 7,348 5,313 4,288
(Nguồn: Phòng TC-KT)
2.2. Ðánh giá một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Việt Hà
từ 2003 - 2005
Năm Doanh thu (Tỷ đồng)
Nộp ngân sách
(Tỷ đồng)
Lợi nhuận
(Tỷ đồng)
Thu nhập
bình quân
(Triệu đồng)
2003 47,574 3,982 7,348 1,450
2004 51,670 2,378 5,313 1,550
2005 55,293 2,283 4,288 1,650
( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán )
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
12
Từ 2 bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Việt Hà
tương đối ổn định doanh thu tăng đều đặn qua các năm, thu nhập bình quân 1
lao động cũng tăng.
2.2.1: Đánh giá kết quả về Doanh thu.
* Doanh thu năm 2004/2003: Tổng doanh thu năm 2004 tăng so với
2003 là 8,61% tương ứng với số tiền là: 4,096 tỷ đồng.
* Doanh thu năm 2005/2004: Tổng doanh thu năm 2005 tăng so với
2004 là 6,91% tương ứng với số tiền là: 3,569 tỷ đồng.
Xét chung thì trong 2 năm qua tốc độ tăng trưởng về doanh thu của
công ty là ổn định tuy vậy công ty vẫn không hoàn thành kế hoạch tăng doanh
thu (10%/năm).
2.2.2: Đánh giá kết quả về Lợi nhuận :
Trong 2 năm gần đây lại có xu hướng giảm. Cụ thể
* Lợi nhuận sau thuế năm 2004 chỉ bằng 72,30% so với Lợi nhuận sau
thuế của năm 2003
* Lợi nhuận sau thuế năm 2005 chỉ bằng 57,54% so với năm 2003 và
bằng 79,57% so với năm 2004.
Ta có thể tính được chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm như sau:
- Năm 2003 = 7,348
47,574
x 100% = 15,44 %
- Năm 2004 = 5,313
56,270
x 100% = 10,28%
- Năm 2005 = 4,288
55, 239
x 100% = 7,6%.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Lợi nhuận sau thuế có xu hướng giảm.
Nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
+ Do sự biến động của giá dầu mỏ trên thế giới có nhiều biến động theo
xu hướng tăng cao đã làm cho các nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của công
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
13
ty cũng tăng theo , mặt khác các nguyên vật liệu này chủ yếu phụ thuộc vào
nguồn nhập khẩu từ nước ngoài , do đó đã làm cho giá vốn hàng bán tăng.
+ Mặt khác chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công
ty trong 2 năm qua đã tăng đáng kể vì công ty đã đầu tư kinh phí để phát triển
và mở rộng thị trường ra các tỉnh, công ty đã tăng thu nhập bình quân cho
người lao động từ 1,45Tr.đ/người/tháng năm 2003 lên 1,55 Tr.đ/người/tháng
năm 2004 và từ 1,55Tr.đ/người/tháng năm 2004 lên 1,65Tr.đ/người/tháng
năm 2005.
2.2.3: Đánh giá kết quả về Năng suất lao động :
Bảng 3: Tổng hợp Năng suất Lao động bình quân.
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
- Doanh thu (tỷ đồng) 47,574 51,67 55,239
- Lợi nhuận (tỷ đồng) 7,348 5,313 4,288
- Số lao động (tỷ đồng) 261 268 272
- NSLD bình quân
+ Theo Doanh thu
+ Theo Lợi nhuận
0,18277
0,028153
0,19279
0,01983
0,20308
0,015765
( Nguồn: Trích báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 03 – 05
Công ty Việt Hà )
Nhìn chung năng suất lao động bình quân 1 người của công ty tăng đều
qua các năm điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng và khuyến khích tốt lực
lượng lao động vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
14
2.3: Ðánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 4: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
(Đơn vị tính:Tỷ đồng)
2004 so với 2003 2005/2004
Chỉ tiêu Năm 2003
Năm
2004
Năm
2005 Chênh
lệch
Tốc độ
(%)
Chênh
lệch
Tốc độ
(%)
1. D. thu 47,574 51,67 55,239 4,096 108 3,569 107
2. LN 7,348 5,313 4,288 -2,035 72 -1,085 79
3.Tổng vốn 115,327 129,202 128,850 13,875 112 -0,352 99,7
4. Hiệu suất
(1:3)
0,413 0,4 0,428 -0,013 0,97 0,028 107
5. T.suất
LN/DT (=2:1)
0,154 0,103 0,076 -0,051 67 -0,027 74
6. TSLN/TV
(2:3)
0,064 0,041 0,033 -0,023 63 -0,008 80
( Nguồn : Phòng Tài chính - Kế toán )
Ðánh giá: Hiệu suất sử dụng vốn cho biết 1 đồng vốn tham gia vào quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu ,
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Năm 2003: Cứ 1 đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được
0,413 đồng doanh thu và 0,064 đồng lợi nhuận
- Năm 2004: Cứ 1 đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được
0,4 đồng doanh thu (giảm 3% so với năm 2003) và 0,041 đồng lợi nhuận
(giảm 35,94% so với năm 2003)
- Năm 2005: Cứ 1đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được
0,428 đồng doanh thu ( tăng 7% so với năm 2004) và tạo ra được 0,033
đồng lợi nhuận ( giảm 19,52% so với năm 2004) .
Từ kết quả này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của công ty có tăng nhưng
hiệu quả tăng không cao .
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
15
Tuy rằng doanh thu hàng năm vẫn tăng trưởng tuy nhiên tỷ suất lợi
nhuận/doanh thu có xu hướng giảm nguyên nhân là do chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp có tốc độ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của
doanh thu. Doanh nghiệp cần tìm biện pháp tốt để hạn chế tốc độ tăng của
các khoản chi phí này. Tức là cần nâng cao công tác quản trị chi phí kinh
doanh.
2.4: Ðánh giá tình hình tài chính
Bảng 5: Tổng hợp THTC của công ty từ 2003 - 2005
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1. K/năng thanh toán hiện hành
(TSLÐ/nợ NH)
1,73 2,06 2,8
2. K/năng thanh toán nhanh (TS
quay vòng nhanh/nợ NH)
1,44 1,48 2,35
3. Hệ số nợ (nợ/Tổng TS) 0,1 0,085 0,062
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy:
- Hệ số nợ của công ty giảm dần điều này bảo đảm hơn cho quá trình
hoạt động kinh doanh của công ty vì công ty không rơi vào tình trạng mất khả
năng thanh toán.
- Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh đều tăng
trong các năm điều này cho thấy khả năng thanh thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn của công ty là rất khả năng. Tóm lại tình hình tài chính của công
ty là tương đối ổn định.
3: Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ tại
công ty Việt Hà:
3.1: Ðặc điểm về sản phẩm bia hơi của Công ty Việt Hà.
- Từ ngày thành lập đến nay và trải qua hơn 40 năm hoạt động công ty
đã có nhiều sản phẩm khác nhau biến đổi theo thời gian đã phù hợp với tình
hình chung của yêu cầu thị trường. Có thời kỳ sản phẩm của công ty ngoài
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
16
các mặt hàng như nước chấm, dấm, tương còn có kẹo, rượu. Nắm bắt được
tình hình thực tế của sự phát triển nền kinh tế từ 1993 đến nay sản phẩm chính
của công ty Bia Việt Hà là bia hơi với công nghệ sản xuất của Ðan Mạch.
Năm 1995 sản lương kế hoạch của công ty là 9 triệu lít, tương ứng với dây
truyền thiết bị sản lượng thực tế là 7,6 triệu lít đạt 84,49% kế hoạch. Con số
này gấp 2 lần những ngày đầu sản xuất nhưng hiện nay sản lượng kế hoạch là
15 triệu lít và sản lượng thực tế là 16 triệu lít đạt 106,67%.
- Bia hơi là một sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho đông đảo nhân dân lao
động. Chính vì vậy nó có 1 thị trường vô cùng rộng lớn nhất là các khu công
nghiệp - thành phố - thị xã - thị trấn - khu du lịch... Bia hơi tiêu thụ mạnh vào
mùa hè tức là nó là sản phẩm mang tính mùa vụ còn mùa đông thì nhu cầu thị
trường giảm đi. Sự khác nhau trong đặc điểm tiêu dùng của từng mùa đã làm
cho quá trình sản xuất và tiêu thụ bia hơi của công ty Việt Hà có những nét
riêng biệt. Công ty đã nghiên cứu và bố trí sản xuất theo từng mùa. Vào mùa
đông sản lượng cung cấp ra thị trường là tương đối đủ. Còn vào mùa hè
(tháng 4 - 8) sản lượng cung cấp ra thị trường thường thiếu khoảng 30% nên
công ty đã bố trí sản xuất cho công nghệ với một cường độ làm việc cao hơn
và công nhân có thể phải làm việc tới 12h/ngày. Tuy vậy bia vẫn không đủ
bán có năm công ty phải thuê thêm lao động theo dạng hợp đồng thời vụ để
làm các công việc phụ trợ giải quyết nhu cầu sản xuất thực tế của những tháng
cao điểm.
- Bia hơi có thành phần từ các nguyên liệu chủ yếu là : Gạo, Malt, hoa
Houblon cùng đường và 1 số loại hoá chất khác. Nhiên liệu sử dụng trong sản
xuất bia hơi là : Điện và Than. Định mức cho 100 lít bia mà công ty sản xuất
như sau:
- Malt: 13 kg - Than: 10 kg
- Gạo: 6 kg - Điện: 15 kw
- Hoa Houblon: 1 kg - Đường hoá chất: 1,5 kg.
( Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư )
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
17
Các nguyên liệu Malt và Hoa Houblon phải nhập ngoại 100% vì vậy nó
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của công ty do đó nó cũng đã gián
tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Khác với các sản phẩm khác sản phẩm bia hơi khi sản xuất đòi hỏi yêu
cầu về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao mới cho cho 1 sản phẩm
có chất lượng. Song mặt khác nó yêu cầu có một chế độ bảo quản nghiêm
ngặt trong 1 khoảng nhiệt độ thấp từ lúc là thành phẩm hoàn chỉnh đến khi
tiêu dùng. Ðặc điểm này của bia hơi có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu
thụ sản phẩm. Nếu làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
duy trì và phát triển mở rộng thị trường. Ngược lại bia hơi sản xuất ra bị tồn
lâu sẽ làm tăng chi phí dẫn đến giá thành cao.Ta có thể minh hoạ như sau:
Thời gian bảo quản tăng ==> Chi phí bảo quản tăng ==> Giá thanh tăng
Tồn kho nhiều ==> Chất lượng sản phẩm giảm ==> Tiêu thụ giảm ==>
Doanh thu giảm ==> Lợi nhuận giảm (không bán được hoặc mất uy tín).
- Hiện nay một hạn chế của công ty là vấn đề bảo quản và đảm bảo chất
lượng bia hơi,công ty chưa có hệ thống bảo quản hiện đại để vươn tới các
vùng xa ( trên 1000 km )
3.2: Ðặc điểm về thị trường của công ty SXKD đầu tư và DV Việt Hà.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty bia Việt Hà là thành
phố Hà Nội và các tỉnh phía bắc như: Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng
Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam
Định. Từ 3 năm trở lại đây công ty đang triển khai kế hoạch phát triển thị
trường vào các tỉnh miền Trung như: Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình -
Quảng Trị - Huế và Ðà Nẵng.
Thực tế cho thấy bia hơi đã trở thành một thứ đồ uống thông dụng trong đời
sống của người dân Việt Nam. Điều đáng đề cập ở đây là sự bùng nổ sản xuất bia
trong thời gian vài năm gần đây cũng như sự cạnh tranh sôi động và quyết liệt
trên thị trường giữa các nhà máy bia. Yếu tố quyết định sự bùng nổ về sản xuất bia
ở Việt Nam chính là do nhu cầu tiêu dùng bia không ngừng tăng lên. Năm 1991,
sản lượng bia sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu tiêu dùng, năm
1992 đáp ứng được 72%... Trong thời gian từ năm 1991 đến 1996, quy mô thị
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
18
trường bia Việt Nam liên tục tăng trưởng, tỷ lệ gia tăng hàng năm đạt 20 – 30%.
Sự tăng trưởng này là hệ quả tất yếu của sự gia tăng về thu nhập của người dân và
sự gia tăng dân số các thành phố, thị xã và sự tăng trưởng không ngừng của nền
kinh tế hàng năm đạt trung bình 8%. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ bia tính theo đầu
người vẫn còn rất thấp so với Trung Quốc là 10 lít/người/năm, trung bình một số
nước Châu á là 17 lít/người/năm. Dự báo mức tiêu thụ bia sẽ còn tăng nhiều trong
thời gian tới đây là nhân tố rất tốt để công ty mở rộng thị trường tiêu thụ.
Về mặt hàng bia hơi, giá thành sản phẩm rẻ hơn bia lon, bia chai tới gần 40%
nhưng yêu càu về bảo quản lại cao, thời gian tồn tại của sản phẩm ngắn (trong
24h) nên muốn chiếm lĩnh được ưu ái của khách hàng thì phải bố trí, tổ chức được
mạng lưới tiêu thụ rộng khắp để có thể phục vụ yêu cầu của thị trường bất cứ lúc
nào.
Chỉ tính riêng thị trường bia hơi tại Hà Nội thì những năm qua cũng xuất
hiện khá nhiều xưởng bia nhỏ. Tuy nhiên, những xưởng bia này đều có công suất
nhỏ, chất lượng không cao Về bia hơi không thể không nói đến một loại bia nổi
tiếng là bia Hà Nội. Đây là đối thủ lớn nhất của Công ty Bia Việt Hà trên thị trương
hiện nay. Bia Hà Nội có lợi thế là đã từng có thêm niên hàng chục năm ở địa bàn
này. Sản lượng của nó gấp ba lần sản lượng bia Việt Hà và được người tiêu dùng
biết tới nhiều hơn. Nhưng bên cạnh đó, khi chuyển sang kinh tế thị trường, bia Hà
Nội đã bộc lộ một số mặt không thuận lợi. Cách quản lý trong tiêu thụ hết sức lỏng
lẻo đã khiến nhiều cơ sở nhỏ cạnh tranh, nhiều loại bia kém chất lượng cũng trà
trộn, bán lẫn với bia Hà Nội gây mất uy tín. Thêm vào đó, trong hoạt động tiêu thụ
lại tỏ ra cứng nhắc, áp đặt với khách hàng mùa đông cũng phải tiêu thụ lại tỏ ra
cứng nhắc, áp đặt với khách hàng mùa đông cũng phải tiêu thụ khối lượng lớn như
mùa hè, khách hàng phải mua 100 lít trở lên...
Hiện nay, bia hơi Việt Hà và Hà Nội là hai loại bia duy nhất đăng ký chất
lượng sản phẩm với Nhà nước. Chất lượng bia Việt Hà đã có thể sánh vùng bia Hà
Nội và với nghiên cứu tìm tòi trong sản xuất cũng như kinh doanh, tiêu thụ... bia
hơi Việt Hà đang từng bước mong muốn mở rộng sản xuất và chiếm lĩnh nhiều thị
trường hơn nữa.
Trên thị trường Hà Nội hiện nay có rất nhiều thị hiếu tiêu dùng bia khác
nhau, nhưng nhìn chung có thể phân thành các nhóm sau:
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
19
Nhóm 1: Tập hợp những người thích uống loại bia có vị uống nhẹ, dễ
uống và uống nhiều không bị say. Họ chủ yếu là những người uống bia kém hoặc
là phụ nữ hoặc là những người mới uống bia. Những người này uống được ít và đa
số họ chỉ uống vào các dịp lễ tết hoặc các buổi liên hoan.
Nhóm 2: Tập hợp những người thích uống những loại bia nặng. Đây
chủ yếu là những người uống được bia và những người nghiện bia. Họ thích loại
bia này vì chúng mới đủ độ với họ. Những người này thường uống lai rai vì như thế
họ uống được nhiều. Tuy nhiên, số lượng người ở nhóm này lại ít.
Nhóm 3: Tập hợp những người thích uống loại bia đậm đà, vừa phải,
vừa là để giải khát, vừa tạo thêm sự ngon miệng trong các bữa ăn... Đây thực sự là
một nhóm tiêu dùng lớn. Họ tiêu dùng thường xuyên trong các bữa ăn mỗi ngày.
Đối với họ, bia vừa là để giải khát, đồng thời có mặt trong những lần bàn bạc làm
ăn của mình. Nhóm này chủ yếu là các cán bộ công nhân trong Công ty, xí nghiệp
tại các thành phố và những người dân buôn bán. Đây chính là nhóm người mà
Công ty Bia Việt Hà cần phải nhằm vào để tạo ra động lực tiêu thụ sản phẩm mạnh
mẽ hơn nữa.
Ngoài tính chất thời vụ, thị hiếu người tiêu dùng còn phải tính đến thu nhập
của người tiêu dùng, và cách phân bổ thu nhập của họ cho đồ uống trong sinh hoạt
hàng ngày mà đặc biệt là mặt hàng bia hơi. Những người có thu nhập cao thường
dùng bia có chất lượng cao đồng thời tiện lợi trong tiêu dùng. Còn những người có
thu nhập khá và trung bình trở xuống thì lại có mặt hàng đáp ứng cho cho nhu cầu
của mình một cách hợp lý hơn. Đó là bia chai và bia hơi. Các loại bia này chất
lượng tươi ngon, giá lại rẻ hơn nên đáp ứng phần lớn nhu cầu của người lao động
bình thường, có ít tiền vẫn dùng được bia ngon. Đó là nguyên nhân chính tạo nên hệ
thống khách hàng cho sản phẩm bia hơi của công ty Việt Hà là: Nhân dân lao động
và người có thu nhập trung bình.
3.3: Ðặc điểm về thị phần và đối thủ cạnh tranh
Thị phần của công ty ngày một tăng. Theo số liệu tổng hợp của hiệp hội
Bia - Rượu nước giải khát Việt Nam hiện nay cả nước có khoảng 320 nhà
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
20
máy và cơ sở sản xuất bia với tổng năng lực sản xuất ước tính khoảng 900
triệu lít/năm. Do sự bùng nổ của các cơ sở sản xuất bia nên đã tạo ra tình
trạng cạnh tranh rất gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành bia. Các
doanh nghiệp này ra sức nhằm vào mục tiêu là phát triển thị phần.
Bảng 6: Tổng hợp thị phần bia hơi Việt Hà trên
thị trường bia Việt Nam
Năm
SL bia cả nước
(triệu.lít)
SL bia hơi
Việt Hà
(triệu.lít)
% thị phần
bia hơi Việt
Hà
% thành phần
bia hơi Hà
Nội
2001 620 10,5 1,69 3,4
2002 656 11,8 1,80 3,4
2003 712 11,7 1,64 2,2
2004 860 12,7 1,47 2,6
2005 900 1,4 1,55 2,4
( Nguồn: Hiệp hội Bia và nước giải khát Việt Nam )
Ðối thủ cạnh tranh lớn nhất với sản phẩm bia hơi Việt Hà hiện nay là
công ty bia Hà Nội với hơn 100 năm kinh nghiệm và sản phẩm của bia hơi Hà
Nội đã được coi như 1 nét văn hoá của người Hà Nội. Ngoài ra bia hơi Việt
Hà còn phải cạnh tranh khác như: Bia hơi Henneger, bia Anchor, các sản
phẩm bia tươi khác cùng như các loại bia rẻ tiền do các cơ sở tư nhân sản xuất
còn được gọi là bia cỏ. ở một số tỉnh phía bắc thì có các công ty như Nada
(Nam Định), Huda Huế, bia Kim bài ( Hà tây)... Nhưng bia hơi Việt Hà và bia
hơi Hà Nội là 2 loại bia đã được khẳng định trên thị trường và được cấp giấy
chứng nhận về chất lượng sản phẩm.
Chính vì sự tăng trưởng rất mạnh của thị trường bia nói chung và bia
hơi nói riêng do đó trong những năm gần đây rất nhiều nhà máy và các xưởng
sản xuất bia tư nhân được xây dựng điều đó dã làm cho thị phần tiêu thụ của
công ty Việt Hà cũng bị ảnh hưởng.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
21
3.4: Ðặc điểm về công nghệ sản xuất bia hơi của công ty Việt Hà.
Công nghệ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm.Nếu
đầu tư máy móc thiết bị,công nghệ hiện đại sẽ cho công ty có một sản phẩm
có chất lượng từ đó tạo được uy tín với người tiêu dùng và tạo điều kiện thúc
đẩy hoạt động tiêu thụ. Mặt khác khi sản xuất sản phẩm với một qui trình
công nghệ và máy móc thiết bị hiện đại sẽ làm tăng năng suất lao động,giảm
chi phí của nguyên vật liệu,nhiên liệu hao hụt,giảm tỷ lệ sai hỏng từ đó giá
thành sản phẩm giảm làm tăng ưu thế cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Tuy vậy nếu đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại lại cần một chi
phí rất lớn,khấu hao của các khoản chi phí này phải tính vào giá thành sản
phẩm vì thế giá bán sản phẩm sẽ tăng. Đây là yếu tố ảnh hưởng không tốt đến
hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.Ðể khắc phục được các mâu thuẫn
trên và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động của công
ty thì hệ thống máy móc thiết bị và qui trình công nghệ phải được đặc biệt
quan tâm, phù hợp với năng lực của công ty và phù hợp với trình độ tiêu dùng
của thị trường. Hiện nay công ty đang áp dụng quy trình công nghệ sản xuất
bia hơi bao gồm: chế biến - lên men - lọc - chiết bia.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
22
Sơ đồ 2: Qui trình sản xuất bia hơi của Công ty Việt Hà
Gạo Malt Tăng chịu áp
lực
Làm sạch Làm sạch
Thùng chứa bia
Nghiền nhỏ Làm ướt t rong
Trộn nước Nghiền dập Rửa thùng
Hồ hoá 86oC Vô trùng
Đạm hoá 52oC
Dị ch hoá 72oC Chiết bia
Đường hoá I 65oC
Đun sôi 100oC Xuất kho
Đường hoá I I
75oC
Bã bia
Lọc
Hoa
Nấu hoa
Đường
Cặn nóng Tách bã
Lắng trong
Khí sạch Làm lạnh
Men giống Lên men sơ bộ
Thu hồi CO2 Lên men chính
Thu hồi men Lên men phụ
Lọc t rong + KCS
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
23
+ Về máy móc thiết bị : Trước đây máy móc - thiết bị của công ty phần
lớn là cũ kỹ lạc hậu công suất thấp. Khi công ty chuyển sang sản xuất bia thì
nhận thấy rõ thị trường và mức tiêu thụ của người tiêu dùng ngày càng cao,
thiết bị sản xuất phải hiện đại để theo kịp tốc độ phát triển của thị trường và
đáp ứng tốt hơn trong xu thế cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Chính vì vậy
công ty đã đầu tư lắp đặt trong 1 dây truyền hiện đại để đáp ứng nhu cầu sản
xuất. Tuy có một số máy móc thiết bị do Việt Nam sản xuất nhưng chất lượng
tốt ,không kém gì các thiết bị nhập ngoại lại có chi phí lắp đặt thấp. Một số
máy móc thiết bị ở Việt Nam chưa sản xuất được nên công ty phải nhập khẩu
từ nước ngoài. Công ty đã nhập khẩu một số máy móc thiết bị có nguồn gốc
sản xuất ở các nước châu á như: Trung Quốc, ĐàI Loan, Nhật với giá cả hợp
lý nhưng chất lượng vẫn đảm bảo so với yêu cầu của sản xuất.
Bảng 7:Danh mục các loại thiết bị chủ yếu
STT Tên MMTB Tên nước S.X Công suất
1. Máy xay Malt N.T250 Việt Nam 150kg/h
2. Máy xay gạo N.T250 Việt Nam 100kg/h
3. Nồi nước nóng Ba Lan 400 lít
4. Nồi nấu Việt Nam 2000 lít
5. Nồi lên men phụ Việt Nam 3000 lít
6. Nồi lên men chính Việt Nam 3000 lít
7. Thùng nhân giống Việt Nam 400 lít
8. Thiết bị lạnh nhanh Trung Quốc 1000 lít
9. Thiết bị nạp CO2 Việt Nam 1000 lít
10. Máy ép lọc khung bản Việt Nam 2m3/h
11. Bơm Inox Việt Nam 10m3/h
12. Bể muối Việt Nam 10m3/h
13. Nồi hơi LHG 0,152 Trung Quốc 0,45 tấn/h
14. Máy nén khí Đài Loan 226c/ph
15. Máy nén lạnh MYCOM Nhật Bản 105000Kcal
( Nguồn: Phòng Kỹ thuật )
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
24
Hệ thống máy móc thiết bị của công ty đã được đánh giá đạt tiêu chuẩn
kỹ thuật và đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.5: Ðặc điểm lao động của công ty Việt Hà.
Ðể sản xuất kinh doanh có hiệu quả lãnh đạo công ty bia Việt Hà luôn
trú trọng đến chất lượng lao động. Định hướng mục tiêu của công ty là người
lãnh đạo không những am hiểu ngành nghề mà còn phải thông thạo kiến thức
chuyên môn. Những năm qua các hình thức đào tạo công nhân mới được công
ty áp dụng khá triệt để. Công ty có hơn 3/5 số công nhân đã được đào tạo về
nghiệp vụ chuyên môn. Bậc thợ bình quân của công nhân hiện nay là 4,5.
Hàng năm công ty đều tiến hành hoạt động tuyển dụng thêm những kỹ sư
giỏi, cử cán bộ cá nhân có năng lực đi học các khoá học ngắn hạn hoặc dài
hạn tại các trường Đại học.
Bảng 8: Số lượng lao động của công ty bia Việt Hà từ năm 2003 - 2005
Năm Số lao động cuối kỳ Lao động bình quân
2003 271 261
2004 265 268
2005 290 272
(Nguồn:P. Tổ chức - hành chính)
Hiện nay số lao động trong biên chế của công ty là 264 người trong đó:
Nữ: 114 người chiếm 43%
Nam: 150 người chiếm 57%
Chất lượng lao động được thể hiện qua các chỉ tiêu bao gồm: độ tuổi
trình độ học vấn.
Bảng 9: Cơ cấu Lao động theo độ tuổi của Công ty bia Việt Hà (2005)
Tuổi Số người Tỉ lệ (%)
Dưới 30 135 51,14
Từ 30- 35 71 26,90
Từ 36 – 40 33 12,50
Từ 41 – 45 18 6,82
Trên 45 7 2,73
( Nguồn: P. tổ chức - Hành chính)
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
25
Bảng 10: Cơ cấu Lao động theo trình độ học vấn (Năm 2005)
Trình độ Số người Tỷ lệ
Cao học 4 1,51
Đại học 33 12,5
Cao đẳng 215 81,45
Công nhân kỹ thuật 12 4,54
(Nguồn: P. Tổ chức - Hành chính)
Qua bảng tổng hợp về cơ cấu lao động theo độ tuổi và theo trình độ học
vấn của đội ngũ lao động trong công ty bia Việt Hà có thể nhận xét sơ bộ như
sau:
- Lực lượng lao động của công ty là tương đối trẻ số lượng lao động
dưới 35 tuổi chiếm gần 80% đây là một nhân tố tích cực góp phần cho kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới sẽ tăng
trưởng tốt.
- Trình độ học vấn của đội ngũ lao động cũng tương đối tốt do hàng năm
công ty đã bố trí cho một số công nhân đi học các lớp đào tạo ngắn và
dài hạn tại một số trường Đại học cũng như các trường kỹ thuật.
3.6: Ðặc điểm về TSCÐ và TSLÐ của công ty Việt Hà
Bảng 11: Cơ cấu TSCÐ và TSLÐ
Đơn vị tính: Triệu đồng
TSCÐ TSLÐ
Năm
Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%)
2003 107045,96 82,84 22170,58 17,16
2004 106655,16 82,75 22229,47 17,25
2005 103621,77 74,69 35100,98 25,31
(Nguồn BCTC năm 2003 - 2005 công ty Việt Hà)
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
26
Qua bảng cơ cấu ta thấy qui mô TSCÐ của công ty có sự gia tăng về
giá trị tuyệt đối qua 3 năm (từ 2003 đến 2005 tăng lên 9.506,21 trđ tương
đương với 7,36%).
- TSLÐ và Đầu tư ngắn hạn của công ty trong 3 năm tăng đều do đó
tỷ trọng TSLÐ trên tổng tài sản của công ty cũng gia tăng. Điều này nói
lên rằng tốc độ gia tăng TSCÐ của công ty là lớn hơn, so với tốc độ gia
tăng của giá trị tổng tài sản.
Bảng 12: Phân tích cơ cấu TSCĐ và TSLĐ
(Ðơn vị tính: tỷ đồng)
2003 2004 2005
Chỉ tiêu
Sô tiền % Sô tiền % Sô tiền %
A. TSLÐ và ÐT ngắn hạn
1. Tiền
2. ÐT tài chính
3. Các khoản phải thu
4. Hàng tồn kho
5. TSCÐ khác
6. Chi sự nghiệp
20.752
12,323
4,908
3,205
0,316
18%
22,156
7,479
1,237
7,472
5,727
0,241
17
22,283
13,029
5,160
3,515
0,579
17,3
B. TSCÐ và Đầu tư DH
1. TSCÐ
2. Đầu tư dài hạn
3. CPXDCB D.dụng
4. Ký quỹ
94,575
18,936
75,638
0,799
82
107,046
15,984
89,867
1,195
83
10,567
14,073
91,227
1,267
82,7
Tổng 115,327 100 129,202 100 128,850 100
(Nguồn BCTC năm 2003 - 2005 công ty Việt Hà)
Từ kết quả trên cho thấy:
+ Tổng tài sản năm 2004 - 2005 tăng mạnh so với 2003 (tăng trên
10 tỷ đồng) là do đầu tư tài chính dài hạn của công ty tăng nhanh. Việc
đầu tư tài chính dài hạn quá nhiều và tăng mạnh có thể làm cho công ty
trong việc huy động vốn khi cần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
27
+ TSCÐ có chiều hướng giảm điều này là do khấu hao TSCÐ nhưng
nó cũng chứng tỏ từ 2003 - 2005 công ty không đầu tư thêm TSCÐ. Sắp
tới công ty cần đổi mới nâng cấp dây truyền sản xuất đòi hỏi phải có giải
pháp để huy động vốn để đầu tư vào TSCÐ.
+ Riêng năm 2003 và 2004: Có sự thay đổi lớn về lượng tiền mặt.
Lượng đầu tư tài chính giảm đáng kể, các khoản phải thu và hàng tồn kho
tăng rất lớn đây là điều không tốt cho công ty.
+ Tuy vậy đến năm 2005 công ty đã có những biện pháp kịp thời để
phát triển tiền mặt và giảm các khoản phải thu, hàng tồn kho.
+ Giá trị tổng tài sản, tổng nguồn vốn của công ty trong 3 năm qua
tăng lên về số tuyệt đối:
- Năm 2003: Tổng giá trị tài sản của công ty là: 129.216,54 tr.đ
- Năm 2004: Tổng giá trị tài sản của công ty là: 128.884,63 tr.đ
- Năm 2005: Tổng giá trị tài sản của công ty là: 138.722,74 tr.đ
Ta nhận thấy rằng so với năm 2003 tổng tài sản của công ty năm
2004 giảm (0,27%) tương đương với: 331,91 tr.đ. Nhưng đến năm 2005
giá trị tổng tài sản là: 138.722,74 tr.đ tăng lên so với năm 2004 là 7,63%
tương đương với 9838,11 tr.đ. Điều này chứng tỏ rằng qui mô hoạt động
của công ty đã có chiều hướng gia tăng, công ty làm ăn không bị thua lỗ
mất vốn.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
28
CHƯƠNG II
Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công
ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
1.Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm bia hơi của Công ty sản xuất kinh
doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.
1.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thời gian :
- Bia hơi là một sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho đông đảo nhân dân lao
động. Chính vì vậy nó có 1 thị trường vô cùng rộng lớn nhất là các khu công
nghiệp - thành phố - thị xã - thị trấn - khu du lịch... Bia hơi là sản phẩm mang
tính mùa vụ biểu hiện là tiêu thụ mạnh vào mùa hè còn mùa đông thì nhu cầu
thị trường giảm đi. Do đó điều kiện về nhiệt độ thời tiết có ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Thường khi mùa lạnh sản phẩm
của công ty tiêu thụ chậm và giảm đang kể . Mùa hè nóng nực lại có nhiều
sản phẩm mát thay thế, điều này khó khăn cho hoạt động của tiêu thụ sản
phẩm của Công ty.
Bảng 13 :Tình hình tiêu thụ theo quí (2003 - 2005)
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh 04/03 So sánh 05/04
STT
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005 Tuyệt
đối %
Tuyệt
đối %
1.Quý I 7992,43 8577,22 9114,44 584,79 7,31 537,22 6,26
2. Quý II 13701,31 14984,30 16074,54 1283,99 9,36 1090,24 7,27
3. Quý III 15604,28 17051,43 18339,35 1447,15 12,16 1287,92 7,55
4. Quý IV 10275,98 11057,05 11710,67 781,07 7,60 653,62 5,91
Tổng cộng 47574 51670 55239 4096 8,6 3596 6,9
( Nguồn : Phòng Marketing và bán hàng )
Từ bảng tổng hợp tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo quý cho thấy:
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
29
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm vẫn tăng đều sau các quý từ năm 2003 đến
2005.
- Doanh thu thực tế đạt được phản ánh đúng tính mùa vụ của sản phẩm tuy
nhiên tốc độ tiêu thụ của năm 2005 theo từng quý thấp hơn so với từng quý
năm 2004 chứng tỏ hoạt đông tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa hiệu quả.
1.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường:
Trong những năm gần đây, mỗi năm đòi hỏi sự thích ứng về sản phẩm
ngày càng tăng. Để hoà nhập với cơ chế thị trường sôi động và sự cạnh tranh
giữa các đối thủ ngày càng gay gắt thì Công ty đã hình thành mạng lưới tiêu
thụ rộng khắp (trong đó 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm) được giải đều khắp
miền Bắc và miền Trung. Tuy nhiên, do tình hình thị trường miền Bắc và Hà
nội rất phức tạp, còn là thị trường mới ( miền Trung ) đối với Công ty do vị trí
địa lý quá xa phương tiện vận chuyển và thiết bị bảo quản bia còn nhiều hạn
chế vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ.
Thị trường của công ty được chia thành các khu vực như sau :
Thị trường Hà Nội.
Thị trường miền Bắc : Bao gồm các tỉnh từ Ninh bình trở ra như: Ninh
bình , Hà nam , Nam định , Thái bình , Hà tây , Vĩnh phúc , Phú thọ ,
Lào cai , Yên bái , Hoà bình , Lai châu , Sơn la , Hải phòng ,Hải dương,
Quảng ninh ...
Thị trường miền Trung : Bao gồm các tỉnh như : Đà nẵng , Huế ,
Quảng bình , Quảng trị , Nghệ an , Hà tĩnh , Thanh hoá.
Bảng sau đây cho ta thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ ở từng khu vực thị
trường.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
30
Bảng 14:Tình hình tiêu thụ tính theo doanh thu của các khu vực thị trường
(năm 2003 - 2005)
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh 04/03 So sánh 05/04
STT
DT tiêu
thụ năm
2003
DT tiêu
thụ năm
2004
DT tiêu
thụ năm
2005
Tuyệt
đối
%
Tuyệt
đối
%
1. Hà Nội
26836,49
29291,72 28249,23 2455,23 9,15 -1042,49 - 3,56
2. KV miền
Bắc
13896,36 15216,81 17041,24 1320,45 9,72 1824,43 11,99
3. KV miền
Trung
6841,15 7161,47 9948,53 320,32 4,68 2787,06 38,92
Tổng cộng 47574 51670 55239 4096 8,6 3569 6,9
( Nguồn :Phòng Marketing – Bán hàng)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, doanh thu tiêu thụ ở các vùng có sự
chênh lệch tương đối lớn. Thị trường Hà nội vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất sau
đó là đến thị trường các tỉnh miền Bắc.
Mặc dù với diện tích rất là hẹp so với các khu vực khác nhưng khu vực
Hà Nội có mức tiêu thụ tương đối lớn chứng tỏ rằng Hà Nội là một thị trường
hiện tại và tiềm năng lớn của Công ty, doanh thu tiêu thụ năm 2004 tăng đáng
kể so với năm 2003 ( tăng 9,15%). Nhưng doanh thu tiêu thụ của thị trường
này năm 2005 lại giảm so với năm 2004. Vì vậy công ty cần chú ý đến các
biện pháp hỗ trợ tiêu thụ cho thị trường này .
Khu vực miền Bắc là thị trường hấp dẫn của Công ty. Với sự năng
động của đội ngũ Marketing của Công ty, thị trường miền Bắc được khai thác
triệt để, Công ty mở rộng thị trường đến hầu hết các tỉnh cả những tình miền
núi xa xôi như Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang. Từ đó lượng tiêu
thụ khu vực miền Bắc luôn tăng qua các năm.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
31
- Năm 2004 doanh thu tiêu thụ khu vực miền Bắc đạt 15216,81 triệu đồng
và tăng 9,7% so với năm 2003.
- Năm 2005 doanh thu tiêu thụ khu vực miền Bắc đạt 17041,24 triệu đồng
và tăng 11,99 % so với năm 2004
- Dự kiến sang năm 2006 lượng tiêu thụ còn tăng 18 % với năm 2005 có thể
đạt 20.000 triệu đồng. Các tỉnh : Hà tây , Vĩnh phúc , Hải phòng , Hải dương ,
Quảng ninh có mức tiêu thụ cao hơn các tỉnh khác trong khu vực miền Bắc,
các tỉnh này có thị trường tiềm năng rất lớn cần được khai thác triệt để và có
hiệu quả.
Đối với thị trường Miền Trung được coi là thị trường dễ tính. Mấy năm
gần đây công ty đã trú trọng hơn đến thị trường này dần dần sản phẩm bia hơi
Việt Hà đã thâm nhập tốt và đã có chỗ đứng trên thị trường một số tỉnh như:
Đà nẵng , Nghệ an , Quảng bình. Doanh thu tiêu thụ hàng năm tăng dần. Năm
2004 doanh thu tiêu thụ đạt 6841,15 triệu đồng và tăng 4,68% so với năm
2003. Năm 2005 doanh thu tiêu thụ đạt 9948,53 triệu đồng và tăng 38,92 %
so với năm 2004.Dự kiến doanh thu tiêu thụ còn tăng cao trong những năm
tới.
2.Thực trạng các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ tại công ty sản xuất kinh doanh
đầu tư và dịch vụ Việt Hà:
2.1:Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường:
Công tác nghiên cứu thị trường của công ty do phòng Marketing và bán
hàng đảm nhiệm.Phòng này có 15 nhân viên,để thực hiện công việc này
phòng đã giao cho một số nhân viên thị trường,mỗi nhân viên này đảm nhiệm
một khu vực thị trường như:
Khu vực Hà nội .
Khu vực thuộc các tỉnh : Hà tây; Hà nam; Nam định; Thái bình; Ninh
bình.
Khu vực thuộc các tỉnh Thanh hoá và các tỉnh miền trung.
Khu vực các tỉnh Tây bắc.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
32
Khu vực đông bắc gồm: Hải dương; Hải phòng; Quảng ninh...
Các nhân viên này thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh tại khu vực
mình quản lý. Theo dõi tình hình biến động về sản lượng tiêu thụ thực tế cũng
như khả năng tiêu thụ tại khu vực thị trường đó.
Ngoài ra nhân viên thị trường còn thu thập các thông tin về đặc điểm
của khách hàng như: thói quen tiêu dùng, khả năng thu nhập, thu thập các
thông tin phản ánh của khách hàng về chất lượng của sản phẩm.Các thông tin
này thu thập bằng cách quan sát trực tiếp tại các cửa hàng bán bia hơi Việt Hà
thông qua các chủ cửa hàng và nhân viên của của hàng đó.
Tất cả các thông tin nay được tập hợp về phòng Marketing và báo cáo lãnh
đạo công ty để ra quyết định. Tuy vậy qua tìm hiểu hoạt động Maketing tại
công ty Việt Hà cho thấy việc thu thập và xử lý thông tin từ thị trường còn
mang tính cảm tính chưa khoa học, thông tin thu thập được có độ chính sác
không cao vì phụ thuộc vào trình độ của các nhân viên bán hàng tại các đại lý
bán bia hơi cho công ty nhưng các nhân viên này không được đào tạo về
chuyên môn.
2.2: Thực trạng chính sách giá tiêu thụ sản phẩm.
Mục tiêu thứ nhất của công ty là không ngừng tăng lợi nhuận, đảm bảo
được lợi nhuận cũng có nghĩa là đảm bảo được một tương lai phát triển cho
Công ty trên thương trường. Đây là mục tiêu có ý nghĩa lâu dài. Tuy nhiên,
việc thoả mãn hai mục tiêu lại có những mâu thuẫn cần được giải quyết khéo
léo. Điều mâu thuẫn chính là ở chỗ để tăng lợi nhuận để đẩy giá bán cao, để
mở rộng thị trường cần tăng chi phí marketing, giảm giá bán. Để giải quyết
mâu thuẫn này công ty cần tìm một phương án tối ưu.
Mục tiêu thứ hai là tăng thị phần được ưu tiên trong giai đoạn này, vì
nó tuy là loại bia hơi có chất lượng ở Việt Nam nhưng bia hơi Việt Hà bị cạnh
tranh về chất lượng bởi bia hơi Hà nội và bị cạnh tranh về giá bởi bia các loại
bia hơi khác do những xưởng bia tư nhân sản xuất. Đặt song song với mục
tiêu tăng thị phần là mục tiêu về chất lượng. Công ty xác định chiếm tình cảm
của khách hàng bằng chỉ tiêu chất lượng. Bởi vậy giá sản phẩm cao thể hiện
chất lượng cao của sản phẩm và cũng là việc định vị sản phẩm trên thị trường.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
33
Mức giá xác định phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất, phân
phối và tiêu thụ trong đó bao gồm cả lợi nhuận. Trong thực tế sản xuất kinh
doanh tại Công ty, các chi phí bao gồm các khoản chủ yếu sau:
- Chi phí nguyên liệu năng lượng.
- Tiền lương công nhân
- Chi phí quản lý.
- Khấu hao tài sản cố định.
+ Gộp chung thành giá thành: 28% doanh thu.
- Chi phí Marketing 12% doanh thu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 30 % doanh thu.
- Lợi nhuận dự tính: 13% doanh thu.
Xây dựng mức giá của Công ty dựa trên sự xác định và phân tích giá cả
chất lượng hàng hoá của đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
của Công ty là Bia hơi Hà Nội , bia Anchor và một số bia tươi khác . Giá cả
của các loại bia này khá cao . Tuy vậy sự hấp dẫn của sản phẩm của Công ty
không bằng các đối thủ cạnh tranh này. Đó là sự khác nhau về thuộc tính của
các sản phẩm, về hương vị, cảm giác. Do đó giá của sản phẩm Công ty
thường thấp hơn đối thủ cạnh tranh mạnh ( Bia hơi Hà Nội ) và cao hơn đối
thủ vừa phải (Các xưởng bia tư nhân ).
Bảng 15: Giá bán sản phẩm bia hơi của công ty Việt Hà và công ty bia Hà
Nội từ 2002 – 2005
Đơn vị tính: đồng/lít
Sản phẩm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Bia hơi Việt Hà 5000 5000 5000 5000
Bia hơi Hà Nội 6000 6000 6000 6000
( Nguồn: Phòng Marketing và bán hàng)
Quyết định giá bán sản phẩm là công việc quan trọng mà ban lãnh đạo
công ty phải thông qua kỳ họp cuối năm tài chính. Mức giá thông qua sẽ áp
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
34
dụng suốt năm tiếp theo. Trong một số trường hợp đặc biệt Giám đốc của
công ty có thể quyết định điều chỉnh giá.
Việc áp dụng chính sách giá mềm dẻo và linh hoạt nhằm kích thích tiêu
thụ sản phẩm được Công ty rất chú ý. Chiết khấu là một công cụ được Công
ty dùng để giảm bớt hàng tồn kho ở những thời điểm tiêu thụ khó khăn trong
điều kiện không giảm giá chính thức. Chiết khấu này có thể chuyển trực tiếp
cho người tiêu dùng hay các thành viên trong kênh.
Bảng 16: Giá bán bia hơi Việt Hà theo khối lượng mua
trong tháng của các đại lý
Đơn vị tính:đồng/lít
Khối lượng mua Tháng 1- 3 Tháng 4 - 9 Tháng10-12
3000 lít 4700 4800 4700
3000 lít – 5000 lít 4600 4700 4600
Trên 5000 lít 4500 4600 4500
( Nguồn: Phòng Maketing và bán hàng )
2.3: Thực trạng hệ thống phân phối sản phẩm của công ty.
Công ty có hai hình thức bán hàng là tổ chức quầy giới thiệu sản phẩm và
bán buôn cho các hộ gia đình làm đại lý Bia Việt Hà. Có thể sơ đồ hoá quá trình
này như sau:
Sơ đồ 3: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công ty Bia Việt Hà.
đại lý
Người tiêu dùng
cuối cùng
Nhà sản xuất
Cửa hàng giới
thiệu sản phẩm
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
35
Công ty còn có chính sách quy tụ những điểm nhỏ (tiêu thụ dưới 100
lít/ngày) thành những điểm lớn để giải quyết vấn đề mặt bằng cung cấp. Tuy
vậy, tập trung đông nhất vẫn là Quận Hai Bà Trưng (khoảng 200 điểm), còn
lại là:
Quận Hoàn Kiếm có khoảng 40 điểm
Quận Đống Đa có khoảng 60 điểm
Quận Ba Đình có khoảng 14 điểm
Hoàng mai - Thanh Trì có khoảng 60 điểm
Gia lâm có khoảng 40 điểm
Thanh Xuân có khoảng 20 điểm
Cầu giấy có khoảng 40 điểm
Tây Hồ có khoảng 6 điểm
Trung bình mỗi điểm tiêu thụ 70 lít/ngày. Hộ tiêu thụ lớn nhất của Bia Việt
Hà mùa đông đạt tới 300 lít/ngày, mùa hè là 600 lít/ngày. Hiện nay chỉ còn duy nhất
một quầy giới thiệu sản phẩm tại 493 Trương định – Hà Nội với chức năng chủ yếu
là giới thiệu sản phẩm, thu nhận các ý kiến về sản phẩm của Công ty.
Còn ở các tỉnh trung bình có khoảng 10 đại lý/ tỉnh và bình quân mỗi đại lý
tiêu thụ khoảng 100 lít/ ngày.
Công ty đã sử dụng phương thức tiêu thụ hỗn hợp. Một mặt, Công ty bán sản
phẩm cho khách hàng lớn, thường xuyên ( các hộ gia đình làm đại lý); mặt khác,
mở các quán bia cho người tiêu dùng cuối cùng với tính chất giới thiệu sản phẩm.
Công ty hiện nay chủ yếu bán sản phẩm cho các hộ kinh doanh đã ký hợp đồng
thường xuyên để họ cung cấp tới người tiêu dùng. Phương thức bán trực tiếp tuy
cũng phát huy tác dụng nhưng Công ty chỉ còn tổ chức duy nhất một địa điểm để
bán và giới thiệu sản phẩm. Tại sao lại như vậy?
Hình thức tổ chức các quầy giới thiệu sản phẩm của Công ty mang lại hiệu
quả khá cao, sản lượng bán ra tương đối nhiều:
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
36
Bảng 17: Kết quả tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2005 và 2006
tại cửa hàng 493 Trương Định
Tháng Năm 2005 ( lí t) Năm 2006 ( lít ) Năm 2006/2005 (%)
1 1345 1705 126,8
2 1270 2085 164,2
3 1800 3490 193,9
4 1575 3915 248,6
5 2860 5996 209,7
6 2800 9950 355,4
Tổng cộng 13641 29133 213,6
Như vậy, 6 tháng đầu năm 2006 cửa hàng tiêu thụ mạnh hơn 2,13 lần
so với 6 tháng cùng kỳ năm 2005. Thêm vào đó, nếu như hộ kinh doanh mua
và kinh doanh thì sẽ lãi từ 900 - 1500 đồng/lít còn nếu do Công ty tổ chức thì
chỉ lãi từ 200 - 600 đồng/lít. Do đó, sản phẩm này vừa tạo được công ăn việc
làm cho người lao động, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành hạ, lợi
nhuận cao. Tuy nhiên, phương thức này có điểm không linh hoạt, mềm dẻo ở
chỗ: còn phụ thuộc vào địa điểm bán hàng, phương thức vận chuyển... mà hộ
gia đình hầu như có sẵn. Do đó, hiện nay chỉ tồn tại cửa hàng tại 493 Trương
Định – Hà nội còn hoạt động và Công ty áp dụng duy nhất hình thức bán
buôn tới hộ gia đình, người mua phải trực tiếp tới Công ty xin đăng ký mua
hàng và phải mua thường xuyên, liên tục.
Với đặc điểm tiêu thụ theo từng mùa, thậm chí theo thời tiết, Công ty
cũng nghiên cứu các biện pháp sao cho các hộ gia đình không phải băn khoăn
lo lắng về sản phẩm của Công ty, đồng thời tạo thế chủ động trong sản xuất
(vì hầu hết người mua lấy bia vào buổi sáng, đến 10h tổng kết lại phiếu mua
và có số lượng tương đối về tiêu thụ trong ngày). Mùa đông, mùa hè người
mua đều có thể đăng ký trước số lượng mua và dao động trong khoảng đó.
Nếu mùa đông hộ tiêu thụ nào mua nhiều thì đến mùa hè Công ty sẽ có chính
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
37
sách nhân hệ số, ưu tiên mua nhiều hơn. Đó là điều được thoả thuận không
thành văn bản giữa Công ty và khách hàng làm cho họ cảm thấy thuận tiện
nhất khi thiết lập quan hệ với Công ty.
Qua những số liệu trên, có thể rút ra nhận xét khá lạc quan về thị
trường của Công ty. Đó là dung lượng mà Công ty chiếm lĩnh được. Qua các
năm số điểm tiêu thụ tăng lên nhiều đồng thời số lượng sản phẩm tiêu thụ
tăng lên nhiều đồng thời số lượng sản phẩm tiêu thụ tại từng điểm cũng tăng
rõ rệt. Điều đó cho thấy không những công ty đã mở rộng được thị trường
theo chiều rộng mà còn cả theo chiều sâu, thể hiện ở chỗ: số điểm tiêu thụ
tăng lên tức là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty toả ra trên một diện
rộng. Ngoài ra, khối lượng tiêu thụ tại từng điểm tăng lên chứng tỏ tại mỗi
điểm lượng khách hàng đã tăng lên hoặc khách hàng đã tin cậy và mong
muốn tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn. Đây chính là dấu hiệu cho thấy thị trường
tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã được khai thác theo chiều sâu. Đầu năm
2006 công ty đã nhận được gần 100 đơn xin đăng ký làm hộ gia đình tiêu thụ
bia Việt Hà. Điều đó là kết quả của chiến thuật lôi kéo khách hàng, mở rộng
thị trường của Công ty.
2.4: Công tác lập kế hoạch tiêu thụ :
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thực chất là việc dự đoán trước số lượng
sản phẩm sẽ được sản xuất và tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá sản phẩm
kỳ kế hoạch và doanh thu tiêu thụ sản phẩm sẽ đạt trong kỳ kế hoạch để
doanh nghiệp chủ động trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Để đi sâu nghiên cứu tình hình tiêu thụ của công ty, trước hết cần xem
xét công tác lập kế hoạch tiêu thụ. Khi đối mặt với nền kinh tế thị trường tất
cả mọi hoạt động mua bán đều không do Nhà nước giao hỗ trợ nữa, các doanh
nghiệp phải chủ động tiêu thụ sản phẩm. Lập kế hoạch tiêu thụ có ý nghĩa
quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng sản xuất. Nếu công tác lập kế
hoạch không được chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp khó khăn
do sự chênh lệch giữa cung và cầu. Mặt khác, lập kế hoạch tiêu thụ thể hiện
khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp, theo dõi
sự biến động thị trường từ đó giúp các nhà quản trị theo dõi tình hình sản
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
38
xuất, tình hình tiêu thụ và có kế hoạch cung cấp nguyên liệu, kế hoạch lao
động, kế hoạch sản xuất hợp lí và thiết thực hơn.
Vì vậy, việc lập kế hoạch tiêu thụ có chính xác hay không là hết sức
quan trọng, đòi hỏi khả năng phân tích và dự báo nhu cầu thị trường của các
cán bộ chuyên trách. Việc lập kế hoạch chính xác làm cho mọi chỉ tiêu của
doanh nghiệp được cân đối một cách đồng đều, giúp cho doanh nghiệp không
bị hụt hẫng, bỡ ngỡ trước sự chênh lệch quá lớn giữa kế hoạch và thực hiện.
Việc lập kế hoạch còn có ý nghĩa trong sự thiết lập mối quan hệ tiêu thụ với
thị trường, chủ động trong việc ký kết hợp đồng với khách hàng, là cơ sở cho
việc phát triển sản xuất.
Mấy năm trở lại đây, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác lập kế
hoạch, công ty đã quan tâm nhiều đến công tác lập kế hoạch tiêu thụ. Thường
hết quý III, công ty thành lập kế hoạch tiêu thụ bởi đây là thời điểm công ty
lập các kế hoạch tài chính.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm,
công ty đã lựa chọn phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tương đối
phù hợp.
Căn cứ lập kế hoạch: Để đảm bảo cho kế hoạch lập ra được chính xác và khả
thi, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty được lập ra trước hết căn cứ vào
tình hình tiêu thụ sản phẩm thực tế các năm trước, đặc biệt coi trọng năm gần
kề.
Bảng 18: Kế hoạch tiêu thụ bia hơi của công ty Việt Hà năm 2004 - 2006
Năm 2005
Diễn giải Đơn vị tính
Thực hiện
năm
2004
Kế
hoạch
Thực
hiện
Kế hoạch
năm 2006
Sản lượng Triệu lít 11,2 12 11,76 14
Doanh thu Triệu đồng 51670 55000 55289 62000
( Nguồn : Phòng Marketing và bán hàng )
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
39
Kế hoạch tiêu thụ từng tháng được lập căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ năm và
được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế phát sinh trong từng tháng
bởi vì bia hơi là sản phẩm mang tính mùa vụ rất cao.Tổng sản lượng tiêu thụ
năm 2006 của Công ty ước tính sẽ đạt mức 14 triệu lít bia hơi, cụ thể cho các quí và
tháng như sau:
Bảng 19: Kế hoạch Sản lượng bia hơi tiêu thụ theo quí năm 2006
Quí I II III IV
Sản lượng tiêu thụ (triệu lít) 2,7 4,2 4,1 3,0
( Nguồn: Phòng Marketing và bán hàng )
Bảng 20 : Kê hoạch sản lượng bia hơi tiêu thụ theo tháng năm 2006
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Sản lượng tiêu
thụ (1000 lít) 860 890 950 1300 1450 1450 1450 1450 1200 1100 960 940
( Nguồn: Phòng Marketing và bán hàng )
2.5:Thực trạng hoạt động quảng cáo, khuyến mại.
Hoạt động kích thích tiêu thụ bao gồm các chương trình được Công ty
quản lý, sử dụng các phương pháp, phương tiện về thông tin để giới thiệu đến
người tiêu dùng và khách hàng và hình ảnh của Công ty, về sản phẩm bia do
Công ty sản xuất và về nỗ lực của Công ty thoả mãn người tiêu dùng. Hoạt
động tiêu thụ được Công ty triển khai bằng các chương trình quảng cáo,
chương trình kích thích tiêu thụ tài trợ hoạt động văn hoá xã hội và một số
hoạt động khuếch trương khác. Thực tế cho thấy hoạt động khuyếch trương
sản phẩm của công ty còn nhiều hạn chế.Các chương trình khuyến mại triển
khai trong năm có tác động rất lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm nhưng
công ty chưa quan tâm đúng mức. Tuỳ hình thức và các mục tiêu của chương
trình khuyến mại mà nó tác động tới tình hình tiêu thụ một các lâu dài hoặc có
các tác động dẫn đến những chuyển biến tức khắc trong khi triển khai. Việc
xem xét cụ thể tình hình tiêu thụ trong thời gian triển khai các chiến dịch
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
40
khuyến mại sẽ làm nổi lên những tác động tích cực của hoạt động khuyến mại
tình hình tiêu thụ.
Hiện nay Công ty Việt Hà đang sử dụng một số loại biển quảng cáo
như: biển làm bằng mica, sắt, các băng cờ...
Bảng 21:Các loại biển quảng cáo Công ty SXKD đầu tư và dịch vụ Việt Hà
đang sử dụng.
Chất liệu Vải da Biển Mica Biển sắt treo Biển sắt đứng
Kích thước 0,6 2,4 0,6 2,4 0,6 2,4 0,6 2,4
Đây là hình thức quảng cáo duy nhất mà công ty đang áp dụng. Còn các
hình thức quảng cáo khác như: Quảng cáo trên truyền hình; Tài trợ cho các
hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá- xã hội; Panô tấm lớn;...chưa được khai
thác.
Chi phí cho hoạt động quảng cáo của công ty được mô tả bằng số liệu
dưới đây.
Bảng 22 : Chi phí quảng cáo của Công ty Việt Hà.
Khoản mục Đơn vị 2003 2004 2005
Doanh thu Triệu đồng 47574 51670 55239
Chi phí quảng cáo Triệu đồng 385 496 555
Chi phí quảng cáo so với doanh thu % 0,8 0,96 1
Lợi nhuận so với chi phí quảng cáo % 5,24 9,33 12,94
( Nguồn: Phòng Maketing và bán hàng )
Với số liệu về chi phí cho hoạt động quảng cáo của công ty như trên
cho thấy :
- Công ty chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động quảng cáo.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
41
- Mặc dù chi phí cho hoạt động quảng cáo năm 2004 tăng 28,8% so với năm
2003 và năm 2005 tăng 12% so với năm 2004 nhưng doanh thu tiêu thụ
sản phẩm tăng thấp hơn điều này chứng tỏ tổ chức quảng cáo như vậy là
không hiệu quả.
3. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty Việt Hà
3.1. Thành tựu:
Qua phân tích các số liệu của Công ty, một nhận xét được rút ra là
Công ty đã từng bước kinh doanh có hiệu quả. Nhìn chung hoạt động tiêu thu
sản phẩm đã diễn ra rất khả quan. Có được điều này là nhờ nổ lực cố gắng của
tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã không ngừng cải tiến, hoàn
thiện và cho ra đời sản phẩm có chất lượng ngày càng cao. Bia hơi của Công
ty thích hợp với mọi đối tượng, thị trường ngày càng mở rộng từ các quán
bình dân tới các nhà hàng lớn. Người tiêu dùng thích nó vì đây là loại bia
thơm, mát có chất dinh dưỡng cao song giá cả lại phải chăng. Công ty đã tạo
ra được nét riêng cho bia của mình. Đây là một lợi thế rất tốt giúp Công ty
tăng sản lượng tiêu thụ bia hàng năm. Đặc biệt đối với Công ty sản xuất kinh
doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
luôn là một vấn đề được sự quan tâm của lãnh đạo Công ty. Công ty coi việc
bảo vệ người tiêu dùng có tính chất sống còn với mình, do đó luôn tìm cách
lựa chọn những người cung cấp trung thực để sản phẩm của mình không bị
pha trộn, làm giả hoặc tự ý nâng giá quá cao gây mất uy tín của Công ty.
Bằng những cố gắng của mình công ty đã xây dựng được một mạng
lưới tiêu thụ rộng lớn, giữ vững được thị trường truyền thống, mở rộng được
thị trường mới làm cho sản lượng sản xuất và tiêu thụ đã tăng rất nhanh qua
các năm. Chất lượng tốt giúp cho sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh với
các hãng, công ty khác trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, Công ty cũng đạt được một số thành công trong việc kết
hợp các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ và mở rộng
thị trường. Hiểu rõ tầm quan trọng của các đòn bẩy này, Công ty không
ngừng có những chính sách mới nhằm mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích
nhất, ví dụ như sự linh hoạt trong các khâu thanh toán, giao hàng, vận chuyển
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
42
hàng... chính là những động cơ thúc đẩy khách hàng ngày càng gắn bó với
Công ty.
Công ty từng bước thấm nhuần nguyên tắc kinh doanh, từng bước đầu
tư cho công tác quảng cáo và tiến hàng quảng cáo có hiệu quả, gây được uy
tín và sự hiểu biết về sản phẩm tới người tiêu dùng. Kết quả là ngày càng có
nhiều hộ gia đình tới đăng ký kinh doanh bia Việt Hà, sản lượng và doanh thu
ngày càng tăng, thị trường ngày càng được mở rộng.
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân cần giải quyết:
Trong những năm qua, bên cạnh những thành tích đã đạt được, Công ty
vẫn còn nhiều điều vướng mắc trăn trở. Tồn tại lớn nhất của Công ty là khối
lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế luôn không đạt được so với nhu cầu của thị
trường. Điều này đã khiến Công ty bị thất thiệt những nguồn lợi nhuận không
nhỏ. Mặc dù vậy, qua công tác hạch toán quá trình sản xuất – kinh doanh, kết
quả cho thấy công ty vẫn kinh doanh có hiệu quả.
Tồn tại thứ hai là mặt bằng cung cấp sản phẩm của Công ty (hiện nay ở
254 Minh Khai) quá nhỏ hẹp. Do đó, vào những ngày hè nóng nực, lượng
khách hàng đến Công ty rất đông, dễ gây nên tình trạng lộn xộn, ảnh hưởng
đến môi trường làm việc của Công ty.
Những nguyên nhân gây nên tồn tại trên là do:
Nguyên nhân thứ nhất: Công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường
chưa được quan tâm đúng mức. Việc nghiên cứu thị trường phải dựa trên cơ
sở các thông tin được thu thập thường xuyên, liên tục. Song trong lĩnh vực
này.
Công ty mới chỉ tiến hành nghiên cứu rất sơ sài, nhiều khi dựa vào cảm
tính hơn là trên cơ sở thu thập các số liệu thực tế.Việc nghiên cứu thu thập
các thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm... của các đối thủ cạnh tranh bị
bỏ qua. Do đó, Công ty không có những biện pháp xử lý kịp thời trong các
tình huống cạnh tranh trên thị trường hay bỏ lỡ mất các cơ hội hợp tác kinh
doanh Công tác nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng. Do vậy kết quả
tiêu thụ và mở rộng thị trường không đạt được mong muốn. Ngoài ra, vì trở
ngại này mà nhiều nguồn lực của Công ty không được khai thác, ví dụ như
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
43
những nhân viên có khả năng làm công tác giới thiệu sản phẩm, chiêu khách,
chiêu hàng...
Nguyên nhân thứ hai là giá cả: Bộ phận nghiên cứu thị trường hầu như
không có chính thức, quầy giới thiệu sản phẩm được tổ chức một cách hạn
chế. Do vậy, các thông tin về giá cả là rất ít. Hiện nay Công ty không kiểm
soát được giá cả. Các khách hàng ở xa phải tự vận chuyển hàng hoá nên họ
tính thêm một khoản chi phí vào giá bán và tự ý nâng giá gây ấn tượng xấu về
sản phẩm của Công ty.
Nguyên nhân thứ ba: Công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm là các hoạt động
hỗ trợ cho tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa được Công ty quan tâm đúng mức.
Nguyên nhân là ngân sách chi cho quảng cáo là quá ít ỏi. Các hình thức quảng
cáo là quá đơn điệu, nghèo nàn, chỉ có mỗi biển quảng cáo là tốn tiền. Với sản
phẩm chưa có uy tín cao cần phải quảng cáo nhiều bằng các hình thức đa
dạng phong phú, thu hút sự chú ý của khách hàng. Nhưng thực sự những vấn
đề này chưa được Công ty nghiên cứu kỹ và đầu tư thích đáng.
Nguyên nhân thứ tư: Trước đây hình thức bán hàng tại bộ phận giới
thiệu sản phẩm rất có hiệu quả nhưng nay bị thu hẹp lại. Nếu hình thức này
được tổ chức ở mức độ hợp lý thì từ đó không những có thể tăng lương tiêu
thụ mà còn phục vụ đắc lực cho việc thu thập các thông tin từ phía khách
hàng. Đó là trường hợp những ngày hè nóng, trong cùng một thời điểm số
lượng người mua rất đông, gây cản trở cho việc thanh toán và giao hàng,
khách hàng phải chờ đợi. Đối với các đại lý ở xa, việc đi lại vận chuyển hàng
hoá cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó có thể nói một nguyên nhân lớn
khác nữa là sự lựa chọn kênh phân phối. Hệ thống kênh phân phối hiện nay
của Công ty còn có nhiều điểm chưa phù hợp với đặc điểm của Công ty và thị
trường.
Bên cạnh những thành tựu đạt được là những cản trở mà Công ty có
nhiều vướng mắc, một trong những cản trở đó là hệ thống kênh phân phối .
Tồn tại chính ở đây là ban lãnh đạo Công ty chưa đánh giá đúng về tầm quan
trọng của kênh phân phối, thực tế tiêu thụ chưa bao giờ đạt kế hoạch tiêu thụ
và hiện tại số lượng đại lý, các điểm bán trong kênh phân phối tuy khá lớn
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
44
nhưng không đồng đều. Điều này cho thấy rằng bia Việt Hà trên thị trường
còn rất nhiều khoảng trống cần phải lấp. Do vậy hiệu quả đạt được chưa phải
là cao nhất. Nó ảnh hưởng không nhỏ tới mở rộng sản xuất và nâng theo thu
nhập của cán bộ công nhân viên.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
45
CHƯƠNG III
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ
sản phẩm bia hơi tại công ty sản xuất kinh doanh
đầu tư và dịch vụ Việt Hà
1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty.
1.1 Thuận lợi
- Đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, nền kinh tế
thị trường chuẩn bị sang giai đoạn phát triển, điều đó tạo những cơ hội cho
công ty phát triển lớn mạnh.
- Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình hội nhập với thế giới, chính vì vậy
mà nó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong chiến lược ,cho công ty tìm
kiếm mở rộng thị trường, đưa công ty tiến vào hoạt động ở thị trường khu vực
và quốc tế.
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật cũng phát
triển không kém, công ty đã biết tận dụng những thành tựu của khoa học vào
sản xuất, mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng vào việc mua sản phẩm các
trang thiết bị hiện đại. Vì vậy mà chất lượng bia ngày càng có uy tín trên thị
trường.
- Nền kinh tế Việt Nam đang bước sang một giai đoạn phát triển, vì vậy
mà đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu về bia ngày càng cao, hơn
thế nữa sản phẩm của công ty đang có uy tín trên thị trường, đây chính là điều
kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất của công ty.
- Ngoài ra còn một thuận lợi nữa đó là Ban giám đốc điều hành công ty
hết sức linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo nắm bắt được thị trường, có đường lối
chiến lược sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đúng đắn. Công ty có một đội ngũ
công nhân kỹ thuật lành nghề, trình độ tiếp thị cao đã đưa uy tín của công ty
sánh ngang với các hãng bia lớn như bia Sài Gòn, bia Hà Nội,… sản phẩm bia
của công ty cũng được coi là niềm tự hào của bia nội.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
46
1.2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi công ty còn gặp một số khó khăn sau:
- Hiện nay, công ty Việt Hà gặp những khó khăn nổi bật đó là tình trạng
máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất chính đã qua sử dụng khai thác hết
công suất liên tục trong nhiều năm, đã hư hỏng xuống cấp là hệ thống các
thùng lên men và hệ thống lạnh, đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí để đầu tư
sửa chữa, nâng cấp, trong điều kiện vẫn phải củng cố, giữ vững và tăng cường
thị phần để làm tiền đề phát triển sản phẩm trong chiến lược xây dựng nhà
máy mới của công ty, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một nâng cao
chất lượng và số lượng.
- Khó khăn thứ hai là, sức mua nhìn chung là chưa được cải thiện nhiều.
Tình trạng cạnh tranh gay gắt của mặt hàng bia, nhất là bia hơi vào thời điểm
mùa hè, tại địa bàn Hà Nội diễn ra quyết liệt hơn bao giờ hết. Các nhà máy
bia tư nhân không ngừng đầu tư lớn mở rộng công suất, đưa ra sản phẩm khó
có thể kiểm soát nổi chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đi đôi với việc
trốn lậu thuế, giảm giá bán dưới giá thành,... để tăng cường cạnh tranh không
lành mạnh ngày càng đẩy mạnh các doanh nghiệp làm ăn chân chính đi vào
thế bất lợi. Hơn thế nữa hiện nay công ty phải chịu mức thuế suất thuế tiêu
thụ đặc biệt cao (đối với bia hơi là 30%) cho nên đã làm giảm hiệu quả sử
dụng vốn so với các doanh nghiệp của một số ngành nghề khác.
- Khó khăn thứ ba là, việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho quá trình sản
xuất, nguyên vật liệu chính cần có: Malt, hoa bia (Houblon), nước, men giống
trong đó Malt và hoa bia là loại nguyên vật liệu ngoại nhập cho nên việc đáp
ứng đầy đủ các nguyên liệu này đòi hỏi phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để
thu mua và dự trữ cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn.
1.3. Định hướng phát triển của công ty.
Có thể nói rằng sản phẩm bia hơi của công ty sản xuất kinh doanh đầu tư
và dịch vụ Việt Hà ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường. Công ty không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách thường xuyên đổi mới quy
trình công nghệ, đầu tư thêm máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất,nâng cao
công suất.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
47
Bước sang thực hiện nhiệm vụ SXKD năm 2006, năm đầu của kế hoạch
5 năm tiếp tục sự nghiệp đổi mới, CNH- HÐH phát huy những thành tích đạt
được trong những năm phát triển vừa qua, CBCN Công ty sản xuất kinh
doanh đầu tư và dichj vụ Việt Hà vô cùng phấn khởi, tự hào nguyện đoàn kết
một lòng, tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, cấp
trên giao cho, xây dựng công ty không ngừng phát triển, vững mạnh về mọi
mặt, thực hiện tốt đối với nghĩa vụ đối với nhà nước, bảo đảm việc làm và đời
sống của người lao động không ngừng được cải thiện, phấn đấu trở thành một
trong những doanh nghiệp hàng đầu thủ đô.
Bảng 23: Mục tiêu cụ thể của công ty trong năm 2006 như sau
Các chỉ tiêu ÐVT
KH cấp trên
giao
KH phấn đấu của
công ty
Nộp ngân sách Triệu đồng 2.600 2.600
Doanh thu Triệu đồng 60.000 62.000
Thu nhập bình quân 1000đ/người.
tháng
1.700
( Nguồn: Phòng Kế hoạch )
Kế hoạch đầu tư:
Đẩy mạnh tiến độ xây dựng nhà máy sản xuất bia mới, công suất 50
tr.lít/năm, giai đoạn1 (trong 2 năm 2006-2007): 25tr.lít/năm tại huyện Từ
Liêm.
Thực hiện Dự án đã được duyệt: cải tạo, sửa chữa,nâng cấp và đầu tư
mới dây chuyền sản xuất bia tại địa điểm 254 Minh Khai - Hai Bà Trưng.
Xúc tiến mạnh để công ty cổ phần Việt Hà sớm được niêm yết trên
TTCK và khởi công, hoàn thành dự án Trung tâm TDTT - Vui chơi giải trí
thuộc công ty cổ phần Nam HN, vốn 10 tỷ đồng tại 493 Trương Định vào đầu
mùa hè đưa vào khai thác hiệu quả.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
48
2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty
sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà .
Qua phân tích những ưu điểm, tồn tại và kết quả của hoạt đông tiêu thụ
sản phẩm của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà em
thấy cần phải đưa ra một vài giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu
thụ sản phẩm bia hơi tại công ty như sau:
2.1. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm :
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau tham gia vào nền
kinh tế ngày càng nhiều và phức tạp. Điều đó đã tạo điều kiện cho người tiêu
dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn các sản phẩm khác nhau theo nhu cầu riêng.
Do vậy, để có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình các doanh nghiệp phải
cạnh tranh với nhau về nhiều phương diện. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay,
chất lượng sản phẩm được coi là phương tiện cạnh tranh hiệu quả nhất để
giành thắng lới. Có thể nói, từ khi có chính sách mở cửa nền kinh tế thì sản
xuất kinh doanh đã thực sự trở thành "trận chiến nóng bỏng" với sự cạnh
tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp.
Thêm vào đó, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu của
con người đối với các sản phẩm, hàng hoá không chỉ dừng lại ở số lượng mà
cả chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được người tiêu dùng quan tâm
nhiều. Để đạt được các mục tiêu của mình, các doanh nghiệp phải tiêu thụ
được sản phẩm của mình. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, đáng kể nhất vẫn là chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ. Do
vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm ra cho mình những giải pháp tối ưu để có
được sản phẩm có chất lượng cao, thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của
người tiêu dùng - đó chính là con đường duy nhất để doanh nghiệp tồn tại và
phát triển lâu dài.
Sản phẩm được xem là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp có thể tiếp tục tồn tại hay không là phụ thuộc vào sức sống của sản
phẩm. Sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ được khi và chỉ khi nó phù hợp, đáp ứng
được những gì thị trường yêu cầu, nó phải có sức lôi cuốn, tạo ra sự hấp dẫn,
thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng và nó thúc đẩy người ta đến hành động
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
49
mua. Vì vậy không ngừng nâng cao chất lượng sức hấp dẫn sản phẩm để ngày
càng đáp ứng, tốt nhất yêu cầu, mong muốn của người tiêu dùng là vấn đề mà
bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm và đặt lên hàng đầu.
Đối với Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà đang
củng cố và mở rộng thị trường thì việc cải tiến nâng cao chất lương sản phẩm,
cũng như việc tung ra một sản phẩm mới có chất lượng, hương vị độc đáo
cũng là điều rất cần thiết. Sản phẩm của công ty hiện nay phải cạnh tranh với
nhiều hãng mà sản phẩm của họ có chất lượng và đã được ưa chuộng trên thị
trường như bia hơi Hà nội , bia Anchor... Chính vì vậy đòi hỏi Công ty phải
có những biện pháp không ngừng hoàn thiện hơn sản phẩm của mình nhằm
đạt những mục tiêu đề ra.
- Công ty cần xem xét đầu tư nhiều hơn vào hệ thống cung cấp dịch vụ
cho các khách hàng của mình. Công ty có thể tiến hành cung cấp dịch vụ dưới
những hình thức sau đây để nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ :
---> Tổ chức tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
chuyên phục vụ cung cấp các dịch vụ cho sản phẩm bia hơi của mình.
---> Công ty nên thiết lập bộ phận làm dịch vụ phục vụ khách hàng để
giải quyết các ý kiến phản hồi (ủng hộ, góp ý hay khiếu nại...) của khách
hàng. Đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ vận chuyển của khách hàng chuyên
chở đến mọi nơi, hay phục vụ ngay tại bàn ở các quán bia các nhà hàng, tiệm
ăn có sản phẩm của hãng. Công ty có thể dành những đường điện thoại riêng
để giải quyết thông tin nhanh chóng cho khách hàng về giá cả từng loại hay
về tính chất cơ cấu của của sản phẩm hay dịch vụ liên quan...
- Tận dụng, học hỏi những kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực trưng
cất và lên men bia của bên liên doanh Đan Mạch - đó là nhà sản xuất
Carlsberg quốc tế, của Đan Mạch, một đất nước nổi tiếng trên quốc tế về
truyền thống và lâu đời của sản phẩm bia vì đây là hãng đang ký hợp đồng
liên doanh với công ty tại nhà máy bia Đông nam á.
- Tiến hành việc hoàn thiện sản phẩm sẽ không tốn kém nhiều chi phí.
Bởi lý do sản phẩm bia được sản xuất qua một quá trình (từ xay nguyên liệu,
đến đun sôi, làm lạnh rồi lên men...). Đây là quá trình mang tính chất truyền
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
50
thống và nguyên tắc trong sản xuất bia. Do đó, với dây truyền kỹ thuật cơ sở
vật chất hiện có vốn cải tiến sản phẩm về chất lượng thì cần phải thay đổi một
số công đoạn nhất định trong dây truyền sản xuất (như phương pháp lên men,
hay công thức thành phẩm nguyên liệu...) hoặc giả sử Công ty mua mới hoàn
toàn một công nghệ mới thì cũng có nhiều điểm thuận lợi do nhờ vào mối
quan hệ làm ăn của hãng Carlsberg cũng như uy tín và trình độ của đội ngũ
chuyên viên trong việc thẩm định và đánh giá dây truyền để lựa chọn một
công nghệ tối ưu nhất
- Công ty cần có một đội ngũ kỹ sư, công nhân, người Việt Nam lành
nghề có kỹ năng nghiệp vụ trong lĩnh vực sản xuất cũng như kinh doanh sản
phẩm bia để có thể chủ động độc lập hơn trong kinh doanh, để bị phía đối tác
chi phối, và phụ thuộc nhiều vào họ.
- Có thể tiến hành vay vốn kinh doanh của các tổ chức phi chính phủ
thông qua hình thức dự án xúc tiến việc làm cho người lao động, đầu tư phát
triển... để được hưởng chế độ ưu đãi (như lãi suất thấp trong thời gian dài).
- Nâng cao tính hoàn thiện của sản phẩm, làm cho sản phẩm đáp ứng
được những đòi hỏi, yêu cầu của khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh của
sản phẩm về chất lượng, về mẫu mã so với sản phẩm của các đối thủ khác. Là
nhân tố quan trọng để không ngừng tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ nhanh
chóng thâm nhập, chiếm lĩnh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công
ty, tạo được danh tiếng, tên tuổi trên thương trường
2.2. Tăng cường và hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường:
Vấn đề cốt yếu nhất đối với các doanh nghiệp là đầu ra. Việc tiêu thụ
sản phẩm trên thị trường nội địa đã khó mà vươn ra nước ngoài càng khó hơn
vì đòi hỏi về chất lượng đối với hàng hoá rất cao, sự cạnh tranh cũng quyết
liệt hơn. Để đảm bảo hàng hoá được tiêu dùng chấp nhận thì đòi hỏi trước hết
phải nghiên cứu kỹ thị trường. Thực tế cho thấy, nếu không tìm hiểu kỹ thị
trường, nhất là đối với các doanh nghiệp không trường vốn, thì khả năng thất
bại là rất lớn. ở các nước phát triển, các nhà doanh nghiệp rất coi trọng việc
nghiên cứu thị trường cụ thể mà họ chuẩn bị tham gia vào, nắm chắc những
khó khăn và thuận lợi, đánh giá đúng tình hình trước khi tung sản phẩm ra,
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
51
nhất là tại những thị trường mới. Mỗi thị trường có một nét đặc thù riêng, thị
hiếu của người tiêu dùng phụ thuộc vào mức sống, thói quen tiêu dùng, văn
hoá hưởng thụ, đặc tính dân tộc... vì thế nếu không có những bước chuẩn bị
chắc chắn sẽ thất bại trong việc giành giật thị phần với các đối thủ khác.
Việc nghiên cứu thị trường có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác
định đúng đắn phương hướng phát triển sản xuất - kinh doanh, đồng thời làm
cho quá trình sản xuất - kinh doanh có thể được thực hiện nhanh chóng, nhịp
nhàng... Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp còn nâng cao được
khả năng thích ứng của sản phẩm mình sản xuất ra với các yêu cầu, thị hiếu
của người tiêu dùng; nắm bắt, đón đầu các nhu cầu và cải tiến sản phẩm cho
phù hợp. Vì vậy, công tác nghiên cứu thị trường là không thể thiếu trong sản
xuất - kinh doanh
Các phân tích về tình hình tiêu thụ sản phẩm trong các năm qua của
Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà cho thấy: tuy sản
lượng sản xuất, tiêu thụ có tăng song về thực chất lại không hoàn thành kế
hoạch vì sản lượng sản xuất luôn nhỏ hơn công suất thiết bị. Điều đó chứng tỏ
tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty chưa đạt tới hiệu quả cao nhất.
Nguyên nhân là do chưa tiêu thụ được sản phẩm, chưa mở rộng được thị
trường một cách hợp lý. Thực tế này cho thấy phải đặt ra các câu hỏi:
Mạng lưới phân phối như vậy đã hợp lý về không gian chưa ?
Sản phẩm bia có độ đậm, nhạt đã vừa phải chưa? Chất lượng của
sản phẩm được đánh giá như thế nào?
Giá cả đã hợp lý chưa?...
Muốn có những thông tin này, Công ty phải có bộ phận chuyên trách
làm công tác nghiên cứu thị trường. Hiện nay ở Công ty chưa có bộ phận
nghiên cứu thị trường một cách độc lập, chuyên sâu theo đúng nghĩa của nó.
Bộ phận liên quan và chịu trách nhiệm về công tác tiêu thụ hiện nay của Công
ty được bố trí chỉ bao gồm một Phó Giám đốc kinh doanh chỉ đạo phòng bán
hàng - Marketing gồm một số nhân viên trong đó, ngoài việc tổ chức làm
quảng cáo, dịch vụ, tổ chức bán hàng còn công việc nghiên cứu thị trường thì
rất sơ sài.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
52
Sơ đồ 4: Cơ cấu của các bộ phận kinh doanh.
Với sơ đồ tổ chức mới này, Công ty sẽ phải bố trí thêm người vào
phòng Marketing và bán hàng bằng cách chọn lựa những người có năng lực
chuyên môn làm công tác tiếp thị, bồi dưỡng thêm kiến thức về marketing...
Chức năng của bộ phận này là:
Nghiên cứu thị trường: thu thập thông tin trên thị trường về
chủng loại hàng hoá mà Công ty kinh doanh cũng như sự thích ứng của sản
phẩm Công ty sản xuất ra trên thị trường như thế nào? Các cán bộ làm công
tác này không chỉ ngồi tại bàn phân tích các sô liệu sẵn có mà phải phản ánh
nhiều vấn đề của thị trường về hàng hoá, giá cả, cung cách phục vụ, biến động
của thị trường, xu thế của người tiêu dùng... Cụ thể là các cán bộ này phải
nắm được từng khu vực thị trường, phải trả lời được các cầu hỏi như:
Khách hàng khen, chê sản phẩm ở điểm nào?
Sản lượng từng thời kỳ nhất định thay đổi như thế nào?
Giá cả đã hợp lý chưa?
Khách hàng có yêu cầu gì về dịch vụ hoặc cách thức bán hàng?...
Các thông tin này sẽ được nhanh chóng đưa về các bộ phận có chức
năng để kịp thời hoàn thiện sản phẩm.
Quảng cáo và dịch vụ: đề xuất các phương hướng, biện pháp
quảng cáo sản phẩm của Công ty sao cho hiệu quả nhất, đồng thời nghiên cứu
các hoạt động dịch vụ hữu hiệu nhằm thu hút khách hàng và hỗ trợ công tác
duy trì và mở rộng thị trường cho Công ty.
Nghiên cứu Marketing
Nghiên cứu
thị trường
Tổ chức
bán hàng
Quảng cáo
và dịch vụ
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
53
Tổ chức bán hàng: tổ chức mạng lưới bán hàng trên cơ sở nghiên
cứu các thị trường, phân phối sản phẩm vào các kênh và giao nhận kết thúc
quá trình sản xuất - kinh doanh.
Nếu thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo ra được sự chuyên môn hoá trong
cán bộ công nhân viên, tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu, mang lại
hiệu quả cao cho hoạt động tiêu thụ và mở rộng thị trường, thể hiện ở chỗ:
Công ty có thể biết được thị trường nào có triển vọng nhất đối với
sản phẩm và dịch vụ của mình ( cả về không gian, thời gian...) để tập trung
sản xuất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đó phục vụ thị trường đó.
Công ty có thể biết được tình hình giá cả bình quân trên thị trường
để điều chỉnh sản xuất và giá cả của mình.
Công ty có thể biết được yêu cầu của thị trường về chất lượng và
phương thức bán, ...và có thể đưa ra các giải phá phù hợp.
Tuy nhiên, muốn làm được những việc trên cần phải đào tạo các cán bộ
có chuyên môn giỏi, trang bị hệ thống máy móc để lưu trữ và xử lý thông tin
trang bị quỹ cho nghiên cứu thị trường để tạo điều kiện thuận lợi cho các cán
bộ này hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.3. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý:
Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà từng quan niệm
rằng muốn thu hút được khách hàng thì không những sản phẩm phải có chất
lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng mà còn phải có một giá cả
hợp lý. Giá cả ấy vừa đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất lại vừa có thể khuyến
khích người tiêu dùng sản phẩm. Chính vì vậy, việc xây dựng một chính sách
giá cả đúng đắng là điều mà lãnh đạo Công ty luôn trăn trở. Ngay từ ngày đầu
sản xuất cho tới nay, Công ty đã có chính sách giá luôn ổn định trong từng
thời kỳ và có sức cạnh tranh cao. Sau đây là một số thống kê về sự thay đổi
trong mức giá của Công ty từ năm 2001 đến nay:
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
54
Bảng 24: Giá bán sản phẩm bia hơi từ năn 2001 đến năm 2005.
Mặt hàng Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Bia hơi đồng/lít 4700 5000 5000 5000 5000
Ngoài việc áp dụng chính sách giá cả mềm mỏng linh hoạt theo xu
hướng diễn biến trên thị trường, Công ty nên thường xuyên đánh giá lại
những chi phí trong giá thành phẩm, xây dựng cơ cấu chi phí..., qua đó xem
xét khoản chi nào hợp lý, khoản nào có thể tiết kiệm để có thể hạ giá thành
xuống mức thấp nhất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Mặc dù hiện nay trên thị trường Hà Nội, cạnh tranh về giá cả đối với
sản phẩm bia hơi đã nhường vị trí cho cạnh tranh về chất lượng, nhưng giá cả
vẫn có vai trò quan trọng đối với cạnh tranh. Do đó, Công ty nên đề ra
chương trình cắt giảm giá nhằm thu hút khách hàng và nâng cao tính cạnh
tranh của sản phẩm với các đối thủ như bia hơi Hà Nội, bia hơi Bách Khoa,
bia hơi Hennegeer... Trong năm 2006, Công ty nên tiến hành giảm giá dần
xuống mức 4500 đ/lít. Cụ thể là:
Quí I : Giảm 100 đ/lít
Quí II: Giảm 100 đ/lít
Quí III: Giảm 200 đ/lít
Quí IV: Giảm 100 đ/lít
Căn cứ để giảm giá là chi phí sản xuất kinh doanh, giá cả của đối thủ
cạnh tranh. Nếu bán với giá 4.500 đ/lít và sản lượng tiêu thụ là 15 triệu lít thì
doanh thu của Công ty sẽ là:
15 4500 = 67.500 (triệu đồng)
Như vậy, Công ty vẫn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch
doanh thu năm 2006 (kế hoạch là 62.000 triệu đồng) là 5.500 triệu đồng.
Ngoài ra, Công ty nên tiếp tục áp dụng chính sách giá phân biệt đối với
những hộ gia đình tiêu thụ khối lượng lớn.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
55
2.4. Tăng cường hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm:
Trong một thời gian dài, tất cả các công ty, các hãng khi bước vào kinh
doanh đều nhận thấy rằng: tiến hành các biện pháp yểm trợ bán hàng ( chiêu
khách, chiêu hàng, quảng cáo) là những biện pháp quan trọng thu hút sự chú ý
của khách hàng, thúc đẩy quá trình sản xuất - kinh doanh thu được hiệu quả
cao. Có rất nhiều hoạt động để Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ
Việt Hà tiến hành nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của mình. Đó là:
Nghiên cứu địa bàn quảng cáo trọng tâm: Công ty phải xác định
rằng trong thời gian trước mắt, sản phẩm bia hơi của Công ty chưa thể vươn
tới các vùng quá xa vì điều kiện để làm được những việc đó là phải có vốn
đầu tư lớn. Do đó, địa bàn Hà Nội và các huyện ngoại thành phải được đánh
giá là mục tiêu trọng tâm. Công ty phải quảng cáo để nhãn hiệu của sản phẩm
đi vào trong đời sống hàng ngày của người dân Hà Nội.
Nghiên cứu phương tiến quảng cáo: có rất nhiều phương tiện có
thể dùng để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của quảng cáo. Mỗi hình thức
đều có những đặc điểm riêng và tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, Công ty Bia
Việt Hà nên chọn lựa hình thức truyền tin tới mọi người bằng các phương tiện
quảng cáo ngoài trời. Đó là các băng cờ, biển hiệu treo tại các nhà hàng,
khách sạn, trên các trục đường giao thông lớn. Các hình thức này phù hợp với
tiềm năng và mục tiêu của Công ty.
Hiện nay Công ty Việt Hà đang sử dụng một số loại biển quảng cáo
như: biển làm bằng mica, sắt, các băng cờ...
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
56
Bảng 25:Các loại biển quảng cáo Công ty SXKD đầu tư và dịch vụ
Việt Hà đang sử dụng.
Chất liệu Đơn giá (1000 đồng/m3) Kích thước (m)
Chi phí cho một biển
quảng cáo (1000 đồng)
Vải giả da 150 0,6 2,4 216
Biển mica 260 0,6 2,4 374
Biển sắt treo 170 0,6 2,4 244
Biển sắt đứng 170 0,6 2,4 102
Công ty nên sử dụng nhiều biển sắt treo với kích thước 0,6 2,4 (m) vì
các nhà mặt phố hiện nay thông thường có kích thước từ 2,4 - 3,0(m). Do đó
đây là kích thước tương đối chuẩn. Bên cạnh đó, Công ty cũng nên đặt làm
các biển kích cỡ lớn (30m2, 50m2...)thiết kế đẹp, ưa nhìn hơn để đặt tại các
trục đường giao thông chính, nơi công cộng... Các biển sắt đứng cũng tỏ ra có
hiệu quả vì nó nhỏ, đặt gọn trên đường phố, người đi trên cả hai chiều đều có
thể nhận thấy dễ dàng. Nội dung trên các biển là tên của sản phẩm và biểu
tượng của Công ty với màu sắc đặc trưng nhằm gây ấn tượng với tên gọi của
sản phẩm.
Xác định ngân sách cho hoạt động quảng cáo: căn cứ vào tiềm năng và
mục tiêu của mình, Công ty nên xây dựng ngân sách dành riêng cho hoạt
động quảng cáo bằng cách xác định một tỷ lệ % nhất định trên doanh thu.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
57
Bảng 26 : Chi phí quảng cáo của Công ty Việt Hà.
Khoản mục Đơn vị 2003 2004 2005
Doanh thu Triệu đồng 47574 51670 55239
Chi phí quảng cáo Triệu đồng 385 496 555
Chi phí quảng cáo so với doanh thu % 0,8 0,96 1
Lợi nhuận so với chi phí quảng cáo % 5,24 9,33 12,94
Tăng cường các hình thức khuyến mại, các chương trình thu hút,
lôi muốn khách hàng, tổ chức lễ trao giải cho khách hàng tiêu thụ nhiều sản
phẩm của Công ty... như chương trình mà Công ty đã áp dụng trong thời vừa
qua. Cụ thể là:
Bảng 27: Chính sách khuyến mại của Công ty Việt Hà
trong thời gian qua.
Số lượng tiêu thụ của khách hàng (x)
Tỷ lệ được khuyến mại vào tháng
sau (%)
x = 100 lít 1
100 lít < x< 500 lít 5
x 500 lít 10
Khách hàng nào tiêu thụ lượng sản phẩm tương ứng với mức cho trong
bảng thì sẽ đến đầu tháng sau sẽ được ưu tiên mua thêm một tỷ lệ tương ứng
với số lượng tiêu thụ của mình được cho trong bảng trên. Như vậy, nếu một
người mua 100 lít bia hơi thì đến đầu tháng sau sẽ được mua 101 lít, 500 lít
thì tháng sau sẽ được 550 lít...
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lại Hiếu Minh - Lớp QTKD tổng hợp B-K34 Hà nội 07- 2006
58
* Nên tài trợ các hoạt động thể dục thể thao, văn hoá, nghệ thuật và
phải là tài trợ chính (chẳng hạn như bia Carlsberg tài cho giải bóng đá ngoại
hạng Anh và Cúp C1 châu Âu, bia Tiger tài trợ cho Seagames...)
2.5. Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm trên thị trường mục tiêu
Một hạn chế lớn kìm hãm việc mở rộng và hoàn thiện mạng tiêu thụ ở
Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà là mạng kênh phân
phối chưa có điểm phân phối hợp lý đảm bảo cho sản phẩm sẵn sàng ở thời
gian và địa điểm trong kênh.
Sản phẩm bia hơi là sản phẩm khó bảo quản nên chất lượng tới tay
người tiêu dùng rất được quan tâm. Mục tiêu phân phối hiện tại trong Công ty
là các nhà bán lẻ đáp ứng nhu cầu của bất kỳ ai trên thị trường Hà Nội và ven
đô muốn uống bia Việt Hà. Công ty hiện đang sử dụng hình thức phân phối
tối đa là ba cấp với việc giao hàng tại xưởng sản xuất, chỉ có nhà lạnh bảo
quản bia tại xưởng, chưa có thiết bị bảo quản bia khi vận chuyển xa và chủ
yếu dựa vào ưu điểm của các bom bia nhỏ để khách hàng tự vận chuyển đến
các điểm bán (hạn chế được sự giảm sút về chất lượng bia). Xã hội ngày càng
phát triển, đời sống của người dân được cải thiện một cách tương đối, cầu về
bia nhờ đó cũng tăng lên do vậy địa điểm giao hàng tại 254 Minh Khai sẽ bị
quá tải vào mùa nóng. Những người ở xa thì rất ngại và có khi là không thể
nhận làm đại lý của Công ty. Có một thực tế là các điểm bán bia Việt Hà chưa
có mấy ở ven đô, trong nội thành thì phân bố không đồng đều, tập trung nhiều
nhất ở quận Hai Bà Trưng (228 đại lý, chiếm tới 50,67% trong tổng số đại lý).
Để cải thiện những tồn tại về không gian phân bố đại lý các nhà quản trị kênh
phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường để phân tích đưa ra hướng và kế
hoạch phát triển kênh hợp lý. Muốn tăng điểm phân phối bia cho các đại lý,
Công ty có thể tự mình đứng ra mở trạm bia tạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia hơi tại Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.pdf