Tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây
74 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng và
một số giải pháp nhằm tăng
cường khả năng huy động
vốn và sử dụng vốn cho đầu
tư phát triển tại ngân hàng
đầu tư phát triển Hà Tây
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, phát triển kinh tế, ổn định chính trị
và xã hội đang là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Từ một nền
kinh tế kém phát triển thu nhập bình quân đầu người thấp , cơ sở hạ tầng thấp
kém về mọi mặt do vậy để phát triển chúng ta cần phải có vốn. Đảng và nhà
nước ta đã xác định phát triển kinh tế ổn định và vững chắc có trọng tâm trong
đầu tư. Do đó chủ trương “ vốn trong nước là quyết định , vốn nước ngoài là
quan trọng” luôn được quán triệt trong quản lý kinh tế quản lý đầu tư và đặc
biệt trong hoạt động tín dụng đầu tư. Trong khi thị trường vốn ở nước ta chưa
phát triển thì kênh dẫn vốn quan trọng cho hoạt kinh tế nói chung và hoạt động
đầu tư đầu tư phát triển nói riêng hiện nay chính là hệ thống ngân hàng. Nhờ có
hệ thống này mà vốn được lưu chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, giúp cho việc
lưu chuyển vốn hiệu quả, tạo vốn cho các công cuộc đầu tư góp phần thúc đẩy
kinh tế phát triển.
Thực hiện đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước trong những năm
qua ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng đầu tư đầu tư phát triển nói riêng
đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới, tăng
cường công tác huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh cho
vay đối với các thành phần kinh tế, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng....Chính
vì vậy đã góp phần quan trong vào công cuộc đầu tư thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng với tốc đô cao, kiềm chế lạm phát và ổn định đời sống nhân dân. Song
bên những thành công và kết quả đạt được thì hệ thống ngân hàng nói chung và
ngân hàng đầu tư đầu tư phát triển nói riêng đang còn tồn tại nhiều yếu kém đó
là nguồn vốn huy động có thời gian dài cho đầu tư còn thiếu, công tác huy động
còn nhiều bất cập. Trong khi đó hoạt động cho vay đầu tư thì tỷ lệ nợ quá hạn
đang ở mức báo động, vốn cho vay ra bị sử dụng lãng phí, không hiệu quả do
vậy hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư ngày càng giảm sút...Chính vì vậy: tăng
cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển trong các
ngân hàng nói chung và đặc biệt là ngân hàng đầu tư phát triển nói riêng đang
là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà làm chính sách, các nhà
quản lý đầu tư và ngân hàng...
Nhận thức được vấn đề này, sau một thời gian thực tập tại ngân hàng đầu
tư phát triển Hà Tây, được tiếp cận với các hoạt động của ngân hàng, em đã
chọn đề tài nghiên cứu với nội dung:
“Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử
dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 1
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
Bài viết được chia làm ba phần:
Phần I. Lý luận chung về đầu tư, nguồn vốn đầu tư và hoạt động sử dụng
vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng đầu tư phát triển.
Phần II. Thực trạng và đánh giá thực trạng về huy động vốn và sử dụng
vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây.
Phần III. Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường khả năng huy động
vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà
Tây.
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và vận
dụng phương pháp thống kê - tổng hợp, toán học và đồ thị trong phân tích số
liệu của ngân hàng nhằm làm rõ thực trạng hiệu quả hoạt động huy động và sử
dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng. Từ đó đưa ra biện pháp tích cực
và những kiến nghị đối với ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây và các cơ quan
ban ngành có liên quan nhằm tăng cường khả năng huy động vốn cho đầu tư
phát triển . Để hoàn thành bài viết này đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Thạc
sỹ: Nguyễn Hồng Minh đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn, cùng các thầy cô giáo
và các cán bộ phòng Nguồn vốn kinh doanh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà
Tây đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện.
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2001.
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Việt Cường
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 2
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
PHẦN I.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN, NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CHO ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐÂÙ TƯ PHÁT TRIỂN.
I. ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN:
I. 1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển.
I. 1.1. Khái niệm đầu tư
Thuật ngữ “đầu tư” được hiểu với nghĩa chung nhất là sự bỏ ra, sự hy
sinh những cái gì đó ở hiện tại ( tiền, của cải vật chất, sức lao động, trí tuệ...)
nhằm đạt được các kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai. Đó có thể là
các mục tiêu kinh tế , xã hội, văn hoá,chính trị...
Đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc
tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, phân phối lại,
chuyển giao tài sản hiện có dữa các cá nhân, các tổ chức, không phải là đầu tư
với nền kinh tế.
Còn trong hoạt động kinh doanh, đầu tư là sự bỏ vốn( tiền, nhân lực,
nguyên liệu, công nghệ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm
mục đích thu lợi nhuận. Đây được xem như bản chất cơ bản của các hoạt động
đầu tư. Kinh doanh cần nghiên cứu đầy đủ các khía cạnh khác nhau của hoạt
động đầu tư như : bản chất, đặc điểm, phân loại, vai trò... để có những đối sách
thích hợp đối với các đối tác đầu tư khác nhau.
Mặt khác, có thể hiểu đầu tư là việc đưa ra một khối lượng lớn vốn nhất
định vào qúa trình hoạt động kinh tế nhằm thu được một khối lượng lớn hơn
sau một khoảng thời gian nhất định.
Khái niệm đầu tư còn được hiểu theo quan niệm tái sản xuất mở rộng,
đầu tư thực tế là quá trình chuyển hoá vốn thành các yếu tố cần thiết cho việc
tạo ra năng lực tái sản xuất, tạo ra những yếu tố cơ bản, tiên quyết cho quá trình
sản xuất. Đây là hoạt động mang tính chất thường xuyên của nền kinh tế ...
Với đầu tư phát triển thì đây là hình thức đầu tư quan trọng và chủ yếu.
Loại đầu tư này, người có tiền bỏ tiền ra để xây dựng , sửa chữa nhà cửa và kết
cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng
nguồn nhân lực thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của
các tài sản này. Hoạt động đầu tư này nhằm nâng cao năng lực hiện có của các
cơ sở sản xuất hiện có cả về số lượng và chất lượng, tạo ra năng lực sản xuất
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 3
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
mới. Đây là hình thức tái sản xuất mở rộng. Hình thức đầu tư này tạo việc làm
mới, sản phẩm mới và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tóm lại, hoạt động đầu tư vốn là quá trình huy động và sử dụng mọi
nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm cung cấp dich
vụ đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội.
I. 1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển:
Đầu tư phát triển có những điểm khác biệt so với đầu tư tài chính và
đầu tư thương mại ở các điểm sau:
Thứ nhất : Tiền, vật tư, lao động cần cho công cuộc đầu tư là rất lớn.
Thứ hai : Thời gian cần thiết cho công cuộc đầu tư dài, do đó vốn ( tiền,
vật tư, lao động ) đầu tư phải nằm khê đọng, không tham gia vào quá trình chu
chuyển kinh tế và vì vậy, trong suốt thời gian này không sinh lời cho nền kinh
tế.
Thứ ba : Thời gian vận hành các kết quả đầu tư cho đến khi thu hồi đủ
lượng vốn đã bỏ ra hoặc thanh lý tài sản do vốn tạo ra cần và có thể thường là
vài năm, có khi hàng chục năm và có nhiều trường hợp là hoạt động vĩnh viễn.
Thứ tư : Nếu thành quả đầu tư là các công trình xây dựng thì nó sẽ được
sử dụng ngay tại nơi nó tạo ra.
Thứ năm : Các kết quả là hiệu quả hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố không ổn định trong tự nhiên, trong hoạt động kinh tế xã hội như
các điều kiện địa lý, khí hậu, chính sách, nghiên cứu thị trường và quan hệ quốc
tế. Vì vậy, độ mạo hiểm của loại hình này cao.
Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư phát triển đạt hiệu quả kinh tế xã
hội cao, trước khi tiến hành đầu tư phải làm tốt công tác chuẩn bị. Sự chuẩn bị
này thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư và mọi công cuộc đầu tư
phải tiến hành theo dự án.
I.1.3 Vai trò của đầu tư phát triển:
Lý thuyết kế hoạch hoá tập trung và lý thuyết kinh tế thị trường đều coi
đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự
tăng trưởng. Nó thể hiện các mặt sau:
Trên giác độ nền kinh tế:
-Đầu tư vừa có tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu : Đầu
tư là yếu tố chiếm tỷ trong lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Đối với
tổng cầu tác động của đầu tư là ngắn hạn, tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 4
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác
dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung dài hạn tăng lên.
-Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định và phát triển kinh tế : Sự tác
động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cung và tổng
cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm
đều cùng một lúc vừa là yếu duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định
của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Chẳng hạn, khi đầu tư tăng, cần các yếu tố
của đầu tư tăng làm cho giá trị các hàng hoá liên quan tăng đến mức độ nào đó
dẫn đến tình trạng lạm phát. Đến lượt mình lạm phát làm cho sản xuất đình trệ,
đời sống người lao động khó khăn... Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu các yếu
tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao
động, giảm tệ nạn xã hội. Còn khi giảm đầu tư thì tác động ngược lại với hai
chiều hướng trên.
Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả
nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy muốn giữ tốc độ tăng trưởng trung
bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được tù 15-25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR
của mỗi nước.
ICOR = Vốn đầu tư / Mức tăng GDP.
Từ đó suy ra :
Mức tăng GDP = Vốn đầu tư / ICOR.
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu
tư.
- Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn là tăng
cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch
vụ. Vì các ngành nông, lâm, ngư nghiệp bị hạn chế về đất đai và khả năng sinh
học. Do đó chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Bên cạnh đó đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát
triển giữa các vùng, lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình
trạng đói nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, kinh tế, chính
trị...
-Đầu tư tác động tới việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ đất
nước: Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất
nước.Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường công nghệ
của nước ta hiện nay.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 5
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
Như chúng ta đã biết có 2 con đường cơ bản để công nghệ là nghiên cứu
phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù tự nghiên cứu
hay nhập từ nước ngoài vào cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư.
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ:
Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Chẳng
hạn, để tạo dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều
cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị... và
thực hiện chi phí khác với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật
chất, kỹ thuật vừa tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư đối với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đang tồn tại : sau một thời gian hoạt
động, các cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn hư hỏng. Để duy
trì hoặc đổi mới cũng có nghĩa là đầu tư.
Như vậy, đầu tư có vai trò rất lớn không chỉ với nền kinh tế mà còn đối
với các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Tuy nhiên, khi đầu tư ta thường
đặt câu hỏi : vốn đầu tư lấy từ đâu ra và sử dụng vốn như thế nào ? Có rất nhiều
cách và con đường để có vốn và sử dụng vốn em xin đề cập ở phần sau.
I. 2.Vốn và nguồn vốn đầu tư:
I. 2.1.Nguồn vốn đầu tư:
Trong nền kinh tế mở nguồn vốn đầu tư được hình thành từ 2 nguồn đó là
nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
-Nguồn vốn trong nước: đó là nguồn vốn được hình thành và huy động
trong nước nó bao gồm 3 bộ phận: tiết kiệm của nhà nước (Sg), tiết kiệm của
các tổ chức doanh nghiệp ( Sc), tiết kiệm của khu vực dân cư ( Sh).
+ Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Đó là phần còn lại của thu ngân
sách sau khi đã trừ đi các khoản chi thường xuyên củ nhà nước:
Sg= T - G.
Trong đó: Sg là tiết kiệm của nhà nước.
T là tổng thu ngân sách nhà nước.
G là các khoản chi thường xuyên của nhà nước.
+Nguồn vốn từ các tổ chức doanh nghiệp: Đó là nguồn vốn được tạo ra
từ các tổ chức doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó
bao gồm lợi nhuận để lại doanh nghiệp ( lợi nhuận sau khi đã trừ đi các khoản
thuế và các khoản phải nộp khác ) và quỹ khấu hao của doanh nghiệp.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 6
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
Sc = Dp + Pr.
Trong đó : Sc : là tiết kiệm của các doanh nghiệp.
Dp: là quỹ khấu hao của doanh nghiệp.
Pr : là lợi nhuận để lại doanh nghiệp.
+Nguồn vốn từ khu vực dân cư : Đó là nguồn vốn được hình thành từ thu
nhập sau thuế của dân cư sau khi đã trừ đi các khoản chi phí thường xuyên.
Sh = DI - C.
Trong đó : Sh : là tiết kiệm từ khu vực dân cư.
DI : là thu nhập sau thuế của khu vực dân cư.
C : là chi thường xuyên của khu vực dân cư.
-Nguồn vốn nước ngoài: Bao gồm 2 hình thức chính là vốn đầu tư trực
tiếp và vốn đầu tư gián tiếp.
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Đó là nguồn vốn đầu tư của các
tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam trong đó người bỏ vốn và người sử
dụng vốn là một chủ thể . Hình thức này hình thành các doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiêp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Vốn đầu tư gián tiếp (Ví dụ: ODA): Đó là nguồn viện trợ phát triển
chính thức, là nguồn tài chính mang tính chất hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội
của các nước hiện nay các tổ chức tài chính quốc tế cho các nước thuộc thế giới
thứ ba. Trong đó các tổ chức, các quốc gia bỏ vốn không trực tiếp sử dụng vốn
đầu tư . Các hình thức của đầu tư gián tiếp nước ngoài là viện trợ kinh tế không
hoàn lại và viện trợ có hoàn lại với lãi suất ưu đãi.
I.2.2. Vốn và vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế .
-Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh,
dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và huy động từ các nguồn khác được đưa vào
sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo
tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. Vốn đầu tư tạo điều kiện cho sự bắt đầu
hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới hoặc được đổi mới, nâng cấp
hiện đại hoá đồng thời tạo ra các tài sản lưu động lần đầu tiên gắn liền với các
tài sản cố định mới tạo ra hoặc được đổi mới.
-Vai trò của vốn đầu tư với sự phát triển kinh tế:
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 7
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
Vốn là yếu tố quan trọng nhất trong qúa trình phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia.ở Việt nam, để đảm bảo cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát
triển đạt 7-8% trong gia đoạn tới, vốn đầu tư là một trong các yếu tố hết sức
quan trọng. Theo tính toán của các nhà kinh tế , nguồn vốn cho đầu tư phát
triển gia đoạn 2001-2005 phải đạt ít nhất 58-59 tỷ USD : trong đó nguồn vốn
trong nước chiếm tỷ trọng 60%, cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư phát triển bao
gồm vốn đầu tư từ ngân sách, vốn đầu tư tín dụng, vốn đầu tư của doanh
nghiệp, vốn đầu tư dân cư và vốn đầu tư nước ngoài. Dự tính trong vòng 5 năm
tới vốn của các doanh nghiệp tự đầu tư chiếm tỷ trọng 14-15% tổng số vốn đầu
tư xã hội, chủ yếu đầu tư vào đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Ngoài ra theo tính toán của các nhà kinh tế trong giai đoạn 2001-
2005, đòi hỏi tỷ lệ tiết kiệm nội địa phải đạt đến 25-26% GDP, trong đó tiết
kiệm từ khu vực ngân sách khoảng 6%, tiết kiệm từ khu vực dân cư và doanh
nghiệp là 19-20% GDP.Nguồn vốn huy động từ tiết kiệm trong nước để cho
đầu tư đạt 75% tổng tiết kiệm. Theo kinh nghiệm phát triển của thế giới, các
nước có đạt mức tăng trưởng kinh tế cao đều có mức huy động vốn đầu tư so
với GDP khá lớn. Nói cách khác là đều có tỷ lệ đầu tư phát triển trong GDP lớn
hơn những nước có tốc độ phát triển bình thường và chậm biểu sau đây có thể
minh hoạ ý kiến trên.
Quốc gia Thời kỳ Mức tăng
GDP bình
quân năm %
Tỷ lệ đầu tư
phát triển
/GDP%
Số năm tăng
tốc độ cao
Nhật Bản 1964-73 9,28 35,17 10
Singapore 1965-93 8,80 38,32 29
Mỹ 1964-73 3,95 19,18 10
Canada 1964-74 5,55 23,74 10
Thái Lan 1964-90 7,64 25,58 27
Nguồn : Tổng cục thống kê thời báo kinh tế Việt nam.
Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Harrad và Domar thì sự phụ thuộc
giữa mức tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP và hiệu quả và sử
dụng vốn được hiểu theo công thức sau:
G x K= I/K trong đó:
G - Tốc độ tăng trưởng / năm.
K - Hệ số ICOR ( vốn tăng thêm, hiệu quả vốn đầu tư).
I/K - Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 8
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
Như vậy, vốn đầu tư là một nhân tố quan trọng thiết yếu trong quá trình
phát triển kinh tế và nhiệm vụ đặt ra đối với các ngân hàng, các tổ chức tín
dụng là làm thế nào để có thể huy động và sử dụng có hiệu quả được các nguồn
vốn, phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế. Đối với Ngân hàng đầu tư nhiệm vụ
này càng quan trọng và khó khăn hơn vì hoạt động chính của Ngân hàng là huy
động và cho vay các nguồn trung, dài hạn là chủ yếu trong khi ngân hàng vẫn
phải đảm bảo giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và hoạt động đầu
tư phát triển.
I. 3.Vai trò hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho phát triển kinh tế.
I.3.1. Vai trò của hoạt động huy động vốn:
Như trên đã phân tích vốn đầu tư có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế,
không những nó tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, mà còn đưa đất nước
phát triển theo hướng ổn định, cân đối giữa các ngành nghề. Do vậyđể phát
triển kinh tế ta phải có vốn đầu tư, vậy vốn đầu tư lấy ở đâu và lấy bằng cách
nào ? Câu hỏi này đã được trả lời một phần ở trên ( bao gồm vốn đầu tư trong
nước và vốn đầu tư nước ngoài ). Muốn có nguồn vốn này, ta phải huy động.
Mặt khác mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi thành lập, không phải lúc nào
cũng có đủ vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những tình huống
thiếu vốn thì họ phải huy động để đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, để có thể
huy động được số vốn mong muốn thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải
có các chiến lược huy động phù hợp với từng tình huống cụ thể, từng thời kỳ ...
Tóm lại hoạt động huy động vốn là rất quan trọng cho sự phát triển kinh
tế nói chung và đầu tư phát triển nói riêng, nó đẩy nhanh quá trình Công nghiệp
hoá -Hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế hoà nhập với kinh tế thế giới.
Trong hoạt động huy động này thì hệ thống ngân hàng đóng góp một
phần quan trọng đặc biệt là ngân hàng đầu tư và phát triển ngân hàng với nhiệm
vụ chủ yếu là cung cấp vốn cho vay đầu tư phát triển.
I.3.2 Vai trò của hoạt động sử dụng vốn:
Như đã trình bày ở trên vốn và hoạt động huy động vốn cho sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội đất nước là rất quan trọng. Nhưng một phần cũng
không kém phần quan trọng đó là hoạt động sử dụng vốn huy động này sao cho
có hiệu quả để đảm đem lại lợi ích và hiệu quả cao nhất. Nếu chúng ta sử dụng
vốn hiệu quả thì các nguồn lực dành cho đầu tư xẽ phát huy được tối đa lợi ích
cho chủ đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung và ngược lại nếu chúng ta sử
dụng vốn đầu tư không hiệu quả thì các kết quả của những đồng vốn mà chúng
ta bỏ ra sẽ không phát huy được tối đa cho nền kinh tế. Để làm được vấn này
đòi hỏi chúng ta phải làm tốt các chiến lược sử dụng vốn cho đầu tư như: quản
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 9
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
lý đầu tư, kế hoạch hoá đầu tư, cũng như các công tác thẩm định dự án và quản
lý dự án đầu tư.
II. NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TRONG QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG
CHO VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN.
II.1.Vai trò và định hướng của ngân hàng đầu tư trong công cuộc đầu tư
phát triển kinh tế .
II.1.1.Vai trò của ngân hàng đầu tư.
Ngân hàng đầu tư là một thể chế tài chính nhằm thu hút, tập trung các
nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ cho đầu tư phát triển nền kinh tế. Mục tiêu
của ngân hàng không phải chỉ là lợi nhuận mà chủ yếu vẫn là :” hiệu quả chung
của toàn bộ nền kinh tế “. Từ những đặc điểm này ngân hàng đầu tư ở Việt
Nam và các ngân hàng đầu tư ở các nước khác có một số nét khác biệt cơ bản
như: Trong hoạt động huy động vốn: Được nhận, vay từ các nguồn tài trợ của
chính phủ, các tổ chức nước ngoài, ngân hàng ĐTTW ... Hoạt động sử dụng
vốn cũng chủ yếu tập trung vào các dự án kinh tế, kỹ thuật có tầm chiến lược,
then chốt của quốc gia, chủ yếu là các lĩnh vực mà tư nhân không đủ sức đầu tư
như: Giao thông, năng lượng, xây dựng thông tin...
Vấn đề đặt ra là ngân hàng đầu tư có nên thụ động dựa vào các nguồn tài
trợ từ ngân sách và các tổ chức quốc tế hay chủ động mở rộng hoạt động tìm
cách tạo nguồn vốn cho mình. Ngoài ra, trong hoạt động sủ dụng vốn ngân
hàng đầu tư cần phải chủ động nâng cao nghiệp vụ, sức cạnh tranh và uy tín để
thực hiện chiến lược phục vụ cho đầu tư phát triển nền kinh tế ngày càng hiệu
quả hơn.
II.1.2. Định hướng của ngân hàng đầu tư:
- Đối với việc huy động vốn cho đầu tư phát triển:
Ngân hàng đầu tư và phát triển chủ trương coi khâu tạo vốn là khâu mở
đường, tạo ra một nguồn vốn vững chắc cả VNĐ và ngoại tệ, Đa dạng các hình
thức, biện pháp, các kênh huy động từ mọi nguồn và xác định “ nguồn vốn
trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng ”. Với định
hướng không ngừng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn để phục vụ đầu
tư phát triển. Thông qua huy động dưới các hình thức phát hành trái phiếu, kỳ
phiếu và tiền tiết kiệm có thời hạn dài. Mặt khác, tiếp tục tăng trưởng nguồn
tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, khai thác triệt để nguồn vốn nước
ngoài thông qua chức năng ngân hàng đại lý, Ngân hàng phục vụ để tiếp nhận
ngày càng nhiều vốn từ các nguồn tài trợ, cộng tác đầu tư từ các quỹ, các tổ
chức quốc tế, các chính phủ và phi chính phủ cho đầu tư phát triển.
- Đối với hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển:
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 10
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
Ngân hàng đầu tư phát triển coi việc phục vụ trong sự nghiệp đầu tư phát
triển là một định hướng chính thể hiện vai trò ngân hàng đầu tư của mình.
Trong hoạt động cho vay đầu tư ngân hàng chú trọng quá trình tìm chọn dự án
hiệu quả, thực hiện tốt công tác thẩm định và quản lý dự án sau khi cho vay
cũng như thực hiện công tác tư vấn đầu tư giúp các chủ đầu tư hoạt động tốt
nhằm đảm bảo nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.
Như vậy định hướng nhìn chung rất rõ ràng, cái khó hiện nay là các bước
đi và giải pháp cụ thể . Để có được những giải pháp hữu hiệu cần phải có sự
nghiên cứu hệ thống hoá có lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều
năm để phục vụ tốt hơn cho đầu tư phát triển.
II.2. Hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển ở Ngân hàng đầu tư
phát triển.
II. 2.1.Sự cần thiết của công tác huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư & phát
triển.
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ chốt của Ngân hàng
đảm bảo cho ngân hàng có thể tồn tại và thực hiện chức năng của một trung
gian tài chính trong nền kinh tế, bởi chức năng hoạt động chủ yếu của ngân
hàng là “ đi vay để cho vay ”. Như chúng ta đã biết, một ngân hàng muốn thành
lập phải có đủ vốn ban đầu nhất định do ngân hàng nhà nước quy định. Nhưng
số vốn tự có chiếm khoảng 10% vốn hoạt động. Do vậy huy động vốn là điều
kiện cần cho hoạt động của ngân hàng.
Đối với ngân hàng đầu tư kể từ khi thực hiện chức năng như một ngân
hàng thương mại hoạt động chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực đầu tư phát triển thì
để có vốn cho vay các dự án đầu tư đòi hỏi Ngân hàng phải huy động được
vốn. Phần vốn tự có của Ngân hàng chỉ đảm bảo năng lực pháp lý và năng lực
thị trường cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Pháp lệnh ngân hàng
quy định một ngân hàng được phép huy động một lượng vốn tối đa bằng 20 lần
vốn tự có của mình.
II.2.2. Các nguồn vốn ở Ngân hàng đầu tư & phát triển cho đầu tư phát
triển :
Nguồn vốn huy động của NH bao gồm : Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Ngân hàng để có thể đóng góp vào hoạt động đầu tư phát triển thì lượng vốn
huy động đòi hỏi phải là vốn trung và dài hạn (hay có thời hạn trên 1 năm).
Nguồn vốn ngắn hạn chỉ có vai trò là vốn lưu động đảm bảo các khoản cho vay
ngắn hạn, và chỉ được dùng một phần nhỏ để cho vay dài hạn khi lượng vốn
ngắn hạn đủ lớn và ổn định.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 11
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
Theo quan điểm của các nhà kinh tế thì các nguồn vốn sau đây ở
Ngân hàng mới có đóng góp chính vào đầu tư phát triển.
+Các khoản tiền tiết kiệm và tiền gửi có thời hạn đến 1 năm.
+Các kỳ phiếu, trái phiếu có thời hạn dài, phát hành trên thị trường trong
nước và quốc tế.
+Các khoản đi vay trung hạn và dài hạn của các tổ chức tín dụng trong
nước và nước ngoài.
+Các khoản thu nợ của các dự án cũ.
+ Một phần huy động ngắn hạn có thể cho vay trung và dài hạn.
+ Các khoản thu nhập dành cho cho vay đầu tư phát triển khác(lợi
nhuận,tiền thu bảo lãnh...)
Như vậy trên cơ sở các nguồn vốn này để Ngân hàng đầu tư có thể huy
động được vốn cho đầu tư phát triển ta phải có được những giải pháp để phát
triển các nguồn vốn này.
II.2.3.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác huy động vốn cho đầu tư phát
triển của Ngân hàng.
Nhằm đánh giá hiệu quả huy động vốn cho đầu tư phát triển( chủ yếu là
vốn trung và dài hạn ) tại Ngân hàng thì cần có các chỉ tiêu. Sau đây là các chỉ
tiêu chính phản ánh hiệu quả công tác này:
Chỉ tiêu 1. Khối lượng vốn lớn, tăng trưởng ổn định:
-Vốn huy động cho đầu tư ( chủ yếu là trung và dài hạn ) có sự tăng
trưởng ổn định về mặt số lượng. Nguồn vốn tăng đều qua các năm ( vốn năm
sau lớn hơn vốn năm trước ), thoả mãn nhu cầu tín dụng đầu tư.
-Tuy nhiên, nguồn vốn này phải ổn định về mặt thời gian ( đảm bảo tránh
rủi ro về mặt thời gian ) .Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn cho
đầu tư nhưng không ổn định thường xuyên, khối lượng vốn dành cho đầu tư,
cho vay sẽ không lớn nhi đó ngân hàng thường xuyên đối đầu với vấn đề thanh
toán, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Do đó, hiệu quả huy động vốn
sẽ không cao.
Chỉ tiêu 2. Chi phí huy động:
Chi phí huy động được đánh giá qua chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân,
lãi suất huy động từng nguồn, chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra, đồng thời
cũng thông qua chi phí phát hành. Nếu ngân hàng giảm chi phí huy động bằng
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 12
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
cách hạ lãi suất huy động thì việc huy động vốn sẽ rất khó khăn. Do vậy khó có
thể thực hiện. Ngược lại nếu lãi suất huy động càng cao thì lãi suất cho vay
càng cao gây khó khăn cho người vay tiền và có thể gây ứ đọng vốn cho Ngân
hàng, khi đó ngân hàng cần phải trả lãi cho người gửi tiền trong khi khoản vốn
ứ đọng không sinh lãi.
Vì vậy ngoài việc tăng giảm lãi suất để có lợi cho người gửi tiền và
người vay tiền có thể giảm chi phí khác như : Chi phí in ấn phát hành, chi phí
quảng cáo, tiếp thị, trả lương cán bộ huy động, thuê địa điểm huy động ...
Chỉ tiêu 3 : Khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng.
Chỉ tiêu này được đánh giá qua việc so sánh nguồn vốn huy động và nhu
cầu vay vốn vốn đầu tư phát triển ( chủ yếu là vốn trung dài hạn ) và các nhu
cầu khác. Từ đó xác định nguồn vốn có thể huy động được là bao nhiêu và
nguồn vốn cần phải huy động thêm là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu đó.
Để đạt đựơc mục tiêu này, Ngân hàng phải đặt ra cơ cấu huy động vốn
trung và dài hạn một cách hợp lý ( kỳ phiếu bao nhiêu ? trái phiếu lấy bao
nhiêu?... ).
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn đồng thời cũng đảm bảo cho ngân hàng
huy động được nguồn vốn này với chi phí thấp nhất có thể.
* Chỉ tiêu khác : Ngoài các chỉ tiêu trên hiệu quả công tác huy động vốn
cho đầu tư phát triển ở NH đầu tư còn được phản ánh qua các chỉ tiêu sau:
-Thời gian, mệnh giá huy động vốn cho đầu tư hợp lý.
-Mức độ thuận tiện cho khách hàng : Đánh giá qua các thủ tục nhận tiền
và làm các dịch vụ kèm theo.
-Thời gian hoàn thành số lượng vốn so với quy định.
-Số vốn bị rút trước hạn, hệ số sử dụng vốn.
Tóm lại, khi đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn nói chung và huy
động vốn cho đầu tư phát triển nói riêng thì một chỉ tiêu không thể phản ánh
đầy đủ mà phải kết hợp nhiều chỉ tiêu đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn.
II.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn.
II.2.4.1.Nhân tố chủ quan:
- Các hình thức huy động vốn: Đây là một trong những nhân tố quan trọng
ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của ngân hàng. Hình thức huy động
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 13
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
vốn của ngân hàng càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu gửi tiền
của dân cư xẽ tăng và vốn ngân hàng huy động được xẽ nhiều hơn.
- Chính sách lãi xuất cạnh tranh: lãi suất là yếu tố quan trọng khiến hành động
gửi tiền của dân chúng và ngân hàng, hay gửi từ ngân hàng này sang ngân
hàng khác hoặc chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư do vậy lãi suất có ảnh
hưởng rất lớn đến huy động vốn của ngân hàng.
- Chính sách khách hàng: Nếu ngân hàng có chính sách khách hàng tốt thì
khách hàng xẽ gửi tiền vào ngân hàng xẽ càng cao và ngược lại.
- Công tác cân đối dữa huy động và cho vay: Chiến lược sử dụng vốn đúng
đắn và phù hợp còn phù thuộc vào chiến lược sử dụng vốn nếu sử dụng vốn
không hiệu quả thì ngân hàng cũng xẽ hạn chế khả năng huy động vốnvà ngược
lại.
- Công nghệ ngân hàng: Trong cạnh tranh NH không ngừng cải tiến công
nghệ, bởi lẽ các dịch vụ đặc biệt về chuyên môn NH xẽ đa dạng đổi mới
ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu câù khách hàng.
- Chính sách cán bộ: Một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn được đặt
đúng chỗ , luôn tạo nền tảng thành công của một tổ chức. Nói chung người
ta muốn giao dịch kinh doanh với một hãng có bề dày kinh nghiệm và có
đội ngũ cán bộ công nhân viên lịch thiệp và tận tình.
- Chính sách quảng cáo: Không thể phủ nhận vai trò to lớn của ngành quảng
cáo hiện nay. Ngân hàng nếu làm tốt công tác nay thì có khả năng huy động
được nhiều vốn hơn.
II.2.4.2. Nhân tố khách quan:
- Nhân tố tiết kiệm của nền kinh tế: Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ
yếu là nguồn vốn của dân cư, tổ chức kinh tế, ... do vậy nếu các đơn vị này
có tỷ lệ tiết kiệm cao thì nguồn vốn huy động được xẽ cao.
- Nhân tố thu nhập của dân cư: Nếu thu nhập của dân cư càng cao thì khả
năng có thể tiết kiệm càng cao và khi đó họ có tiền gửi vào các tổ chức tài
chính và mua các giấy tờ có giá sẽ càng cao và ngược lại.
- Nhân tố tâm lí tiêu dùng: Tiết kiệm và tiêu dùng là hai nhân tố đối lập nhau
nên tiêu dùng tăng thì tiết kiêm giảm và ngược lại . Do vậy nếu tâm lí thích
tiêu dùng của dân cư tăng thì tiền gửi vào ngân hàng xẽ giảm.
- Môi trường pháp lí: Nếu môi trường pháp lí ổn định cụ thể là cơ sở pháp lí
cho hoạt động của ngân hàng dược đảm bảo thì người dân xẽ an tâm gửi tiền
vào ngân hàng...
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 14
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
II.3.Hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của Ngân hàng đầu tư
phát triển.
II.3.1.Vai trò của hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của Ngân
hàng đầu tư phát triển.
Trong điều kiện nền kinh tế đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn như về
vốn cho đầu tư của các dự án và các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh
doanh cũng như nâng cao chất lượng của sử dụng vốn đối với các dự án và sử
dụng vốn đầu tư của các doanh ngiệp đang đòi hỏi cấp bách. Để cung cấp vốn
cho các dự án này và các doanh nghiệp thì ngân hàng đầu tư có một vai trò
quan trọng trong việc cung cấp vốn cho các đơn vị này nhằm đáp ứng nhu cầu
vốn cho các dự án và các doanh nghiệp mặt khác hoạt động sử dụng vốn của
ngân hàng cũng giúp cho bản thân ngân hàng có thể hoạt động được bởi hoạt
động của ngân hàng là đi vay để cho vay.
Tóm lại, hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng có vai trò quan trọng
trong việc cung cáp vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế mặt khác hoạt
động sử dụng vốn của ngân hàng cũng góp phàn cho việc hoạt động của các
doanh nghiệp và các dự án đầu tư hiệu quả hơn bởi khi tài trợ vốn cho các
doanh nghiệp và các dự án ngân hàng đã thực hiện rất kĩ khâu thẩm định, quản
lí vốn vay để đảm bảo cho dự án hoạt động hiệu quả.
II.3.2 Các loại hình cho vay và đặc điểm của hoạt động của hoạt động
cho vay vốn dầu tư phát triển của Ngân hàng đầu tư.
II.3.2.1 Các loại hình cho vay của NH.
Ngân hàng có thể cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau sau đây:
* Theo mục đích sử dụng :
-Cho vay bất động tài sản.
-Cho vay công nghiệp và thương nghiệp.
-Cho vay nông nghiệp.
-Cho vay tiêu dùng.
* Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng :
-Cho vay có bảo đảm.
-Cho vay không bảo đảm.
* Theo thời hạn cho vay.
-Cho vay ngắn hạn : Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm, thường
được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các
doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng cá nhân.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 15
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
-Cho vay trung hạn: Là loại hình cho vay có thời hạn trên 1 năm và dưới
5 năm. Loại cho vay này thường được dùng để mua sắm tài sản cố định, mở
rộng hoặc xây dựng công trình nhỏ.
-Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm được sử dụng
để cấp vốn xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
Đối với đầu tư phát triển thì hoạt động cho vay trung hạn và dài hạn mới
có tác dụng chủ yếu. Do vậy để tăng cường khả năng sử dụng vốn cho đầu tư
phát triển chủ yếu quan tâm đến 2 nguồn này.
II. 3.2.2 Đặc điểm khác biệt của hoạt động cho vay vốn đầu tư phát triển
so với cho vay ngắn hạn.
Sự khác biệt của hoạt động cho vay đầu tư với cho vay ngắn hạn được
thể hiện qua các đặc điểm sau:
-Về thời hạn cho vay : Cho vay ngắn hạn có thời hạn dưới 1 năm, cho
vay đầu tư thường có thời hạn dài hơn ít nhất là trên 1 năm.
-Về độ rủi ro : Với thời hạn cho vay dài hạn nên hoạt động cho vay đầu
tư có độ rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn.
-Về lãi suất: Do thời gian vay dài độ rủi ro của hoạt dộng cho vay đầu tư
có độ rủi ro cao hơn nên lãi suất của hoạt động cho vay đầu tư cao hơn lãi suất
cho vay ngắn hạn.
-Về mục đích: Hoạt động cho vay đầu tư dùng để đầu tư mở rộng sản
suất mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng... nói khác hơn là để đầu tư
vào những dự án chưa thể sinh lời trong thời gian ngắn. Còn mục đích của vay
ngắn hạn là để phục vụ chỉ tiêu, mua nguyên vật liệu, trả lương...tức là đáp ứng
nhu cầu thanh toán ngắn hạn.
-Nguồn trả nợ : Nguồn trả nợ của hoạt động cho vay đầu tư là nguồn từ
khấu hao và lợi nhuận để dành trước khi bước vào giai đoạn lạc hậu về công
nghệ. Còn nguồn để trả nợ cho vay ngắn hạn là nguồn từ vốn lưu động.
II.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn đầu tư phát
triển.
II. 3.3.1. Nhân tố chủ quan:
Trong thực tế quá trình hoạt động của Ngân hàng, chúng ta thấy trong
cùng một thời gian, cùng một thị trường nhưng có những ngân hàng chất lượng
cao tổn thất ít. Nhưng cũng có những ngân hàng gặp nhiều khó khăn, tổn thất
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 16
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
cho vay lớn. Như vậy nhân tố cơ bản quyết định đến chất lượng cho vay chủ
yếu ngay bên trong ngân hàng. Chúng ta xem xét một số nhân tố chủ yếu sau:
a.Công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư phát triển:
Ngân hàng với tư cách “ bà đỡ “ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp
và dự án đầu tư, thường xuyên thực hiện công tác thẩm định để ngoài việc đánh
giá hiệu quả dự án còn nhằm đảm bảo cho sự an toàn cho các nguồn vốn ngân
hàng tài trợ cho doanh nghiệp và các dự án.
Thẩm định là một khâu quan trọng nhất trong quy trình cho các dự án
đầu tư của Ngân hàng. Làm tốt công tác thẩm định sẽ góp phần quyết định
trong việc nâng cao hiệu quả vốn vay, giảm rủi ro của ngân hàng, góp phần
thúc đẩy sản suất phát triển.
Thật vậy, công tác thẩm định chính là xem xét, đánh giá các yếu tố về tư
cách pháp lý của người vay, năng lực tài chính của người vay, và xem xét tính
khả thi của dự án vay vốn. Qua đó ngân hàng có được những nét cơ bản về
khách hàng vay vốn và dự án vay vốn từ đó có được các kết quả để quyết định
cho vay và nâng cao được hiệu quả vay vốn...
Có thể khái quát công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư phát triển của
ngân hàng đầu tư và phát triển tập trung vào các vấn đề như sau:
* Ngân hàng thẩm định tư cách pháp lí của đơn vị vay vốn.
- Người vay có đủ năng lực pháp lí theo quy định trong quan hệ vay
vốn của ngân hàng hay không.
- Người vay có thuộc đối tượng vay vốn theo quy định hiện hành của
các chế độ, thể lệ cho vay không.
- Tư cách của người đứng ra vay vốn: Khả năng quản lí, trình độ học
vấn...
- Uy tín của đơn vị vay vốn : Chất lượng, giá cả hàng hoá, khả năng
chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm trên thị trường, các quan hệ kinh tế tài
chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và các ngân hàng.
* Tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn:
Đánh giá chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp của đơn vị vay
vốn nhằm xác định sức mạnh tài chính. Khả năng độc lập, tự chủ tài chính
trong kinh doanh, khả năng thanh toán và khả năng trả nợ của người vay. Trong
phân tích tài chính doanh người ta thường áp dụng phương pháp tỷ lệ bởi ưu
điểm của nó là.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 17
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
+ Việc tính toán các chỉ tiêu là tương đối dễ dàng, có thể lập trình cho
máy tính để tính một loạt các chỉ tiêu một cách nhanh chóng qua đó rút ngắn
thời gian thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp.
+ Các chỉ tiêu có thể được tính theo từng năm hoặc từng giai đoạn. Do đó
nó có thể so sánh đối chiếu với nhau để thấy được sự thay đổi theo chiều hướng
tích cực hay tiêu cực cũng như su hướng trong tương lai.
+ Phương pháp này chủ yếu dựa trên các báo cáo tài chính, Đây là nguồn
thông tin sẵn có mà hầu như tất cả các doanh nghiệp đều có. Nếu các báo cáo
tài chính có độ chính xác cao thì thì kết quả tính toán theo phương pháp này có
thể chấp nhận được.
Tuy vậy phương pháp này đòi hỏi phải đề ra các ngưỡng, các định mức
làm cơ sở để so sánh các giá trị tỷ lệ tính được của doanh nghiệp làm tham
chiếu. Các tỷ lệ dùng để tính toán thường là 4 nhóm chỉ tiêu sau.
- Tỷ lệ khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính: Đây là nhóm chỉ
tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ của doanh
nghiệp.
+ Tỷ lệ thanh toán hiện hành: Cho biết khả năng thanh toán của các
khoản nợ thường xuyên.
Tài sản lưu động
Khả năng thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn.
( Hệ số này nên lớn hơn hoặc bằng 1)
Tài sản lưu động có
+ Tỷ lệ:
Tài sản lưu động nợ
Thông thường tỷ lệ này bằng 2/1 hoặc 4/1 thì đảm bảo tính khả thi.
- Tỷ lệ khả năng cân vốn: Đo lường phần vốn góp của chủ sở hữu doanh
nghiệp.
+ Tỷ lệ nợ trong tổng tài sản : Xác định nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh
nghiệp đối với chủ nợ trong việc góp vốn vào dự án.
Tổng số nợ
Hệ số nợ =
Tổng tài sản
Đây là tỷ lệ mà ngân hàng rất quan tâm vì tỷ lệ nợ cao thì khả năng thanh
toán của doanh nghiệp sẽ gảm sút . Thông thường tỷ lệ nợ này không quá 50%.
+ Tổng tài sản nợ trên tổng vốn sở hữu: Xác định khả năng trả nợ của
doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 18
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
- Tỷ lệ khả năng hoạt động: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các đơn vị vay
vốn.
+ Hiệu xuất sử dụng tài sản cố định: Cho biết một đồng tài sản cố định
đem lại bao nhiêu đồng doanh thu( Tài sản cố định tính theo giá còn lại tại thời
điểm báo cáo)
Tổng doanh thu của doanh nghiệp
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Giá trị tài sản cố định
+ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Cho biết một đồng tài sản đem lại bao
nhiêu đồng doanh thu:
Doanh thu tiêu thụ
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm =
Tổng tài sản
- Tỷ lệ khả năng sinh lãi: Phản ánh hiệu quả quản lí xản suất kinh
doanh và khả năng tiêu thụ sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh
nghiệp.
+ Khả năng sinh lời của tài sản.
+ Doanh lợi thu từ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu tiêu thụ.
+ Tỷ suất sinh lợi vốn đầu tư = Lợi nhuận trước thuế và lãi( hoặc lợi
nhuận sau thuế) / Tổng tài sản.
+ Doanh lợi vốn tự có = Lợi nhuận sau thuế / Vốn tự có
* Tính pháp lí của dự án.
+ Dự án có phù hợp với mục tiêu phát triển và có được pháp luật cho
phép không.
+ Về quản lý dự án có thể thực hiện được không.
+ Về mặt môi trường có hợp lí không...
* Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.
Một dự án làm ăn không hiệu quả, rủi ro lớn thì khả năng hoàn trả lại
món nợ cho ngân hàng là rất khó khăn. Chất lượng của hoạt động cho vay vốn
các dự án đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự
án. Việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án xét trên quan điểm ngân
hàng xem xét trên các chỉ tiêu sau:
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 19
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
• Chỉ tiêu thu nhập thuần(NPV): Dùng để đánh giá quy mô lợi ích của
dự án. Thường tính tổng thu nhập thuần về mặt bằng hiện tại hoặc mặt
bằng tương lai. Chỉ tiêu này đánh giá quy mô lợi nhuận của dự án.
∑
= +
−=
n
i
ir
CiBiNPV
1 )1(
BBi : Thu nhập năm i của dự án:
Ci : Chi phí năm i của dự án:
Sử dụng: - NPV được dùng để đánh giá hiệu quả của một dự á, dự án
được chấp nhận khi NPV> 0.
- Trong so sánh dự án đầu tư: Đối với dự án độc lập thì dự án
được chọn là dự án có NPV>0. Còn đối với nhiều dự án lựa cho chọn dự
ns có NPV max trong trường hợp dự án có tuổi thọ và đời dự án là như
nhau.
Hạn chế: Chỉ tiêu này không thấy được lợi ích từ một đồng vốn bỏ ra
và nó phụ thuộc rất lớn vào tỷ suất triết khấu.
- Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn(T): Thời gian thu hồi vốn là thời gian
mà dự án cần hoạt động để thu hồi đủ vốn bỏ ra. Thường ưu tiên cho
những dự án có thời gian thu hồi vốn ngắn nếu các yếu tố khác như
nhau. Chỉ tiêu này được xem xét trên hai góc độ:
+ Thời gian thu hồi vốn đầu tư từ lợi nhuân thuần:
Theo phương pháp cộng dồn:
0
0
v
T
I
iPV IW →≥∑=
Chỉ tiêu doanh lợi vốn = x 100%
Lợi nhuận hng năm của dự án
Doanh thu hng năm của dự án.
Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng sinh lợi của dự án càng cao.
- Điểm hoà vốn: Khả năng sinh lời và mức độ hoạt động an toàn của
các dự án thường được diễn đạt bằng việc phân tích điểm hoà vốn. Trị số của
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 20
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
các chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ dự án khả năng hoà vốn( hoặc bắt đầu có
lãi ở mức độ sản lượng hoặc doanh thu thấp). Có nghĩa là dự án có khả năg sinh
lời và mức độ an toàn trong hoạt động cao.
Tổng vốn vay
Khả năng trả nợ của dự án =
trong tổng vốn
Tỷ lệ vốn vay Khấu hao Lợi nhuận dành
cơ bản để trả nợ từ dự án
x +
Khả năng trả nợ càng cao chứng tỏ dự án hoạt động càng an toàn và càng hiệu
quả.
- Tỷ số trả nợ của dự án =
Tổng tích luỹ từ dự án ( Lợi nhuận + KHCB)
Các khoản nợ di hạn phải trả hng
Tỷ số này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng trả nợ càng cao.
-
Trên đây là 4 vấn đề quan trọng cần xem xét để quyết định cho vay vốn
hay không. Ngoài ra ngân hàng cần phải xem xét một số yếu tố khách quan
khác có tác động đến đơn vị vay vốn và dự án như:
- Những rủi ro tiềm ẩn của dự án có thể sảy ra trong tương lai.
- Môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý.
- Tài sản thế chấp...
Khi cho vay và sau khi cho vay ngân hàng cần phải xem xét đơn vị vay
vốn sử dụng khoản vốn đó như thế nào, có đúng mục đích hay không, có hiệu
quả không, trong quá trình sử dụng vốn doanh doanh nghiệp có gặp gì bất trắc
hay không bản thân doanh nghiệp có ý đồ lừa đảo hay không... Và cuối cùng
việc khánh hàng hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng ra sao, có đúng thời hạn
không. Để làm được điều này đòi hỏi ngân hàng phải có các biện pháp hữu hiệu
và sự hợp tác của khách hàng.
Tóm lại: thẩm định là khâu đầu tiên và quan trọng nhất để đem lại hiệu
quả của các công cuộc tài trợ vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng đòi
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 21
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
hỏi ngân hàng phải thực hiện tốt khâu này thỉ dự án ngân hàng tài trợ mới có
thể thu hồi được nợ và lãi đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
b.Công tác quản lý món vay.
Thẩm định là khâu đầu tiên nhằm phân tích, đánh giá được các đơn vị
vay vốn, hiệu quả kinh tế của các dự án vay vốn, khả năng trả nợ.Tuy nhiên
trong giai đoạn thẩm định cũng chỉ là dựa trên những cơ sở pháp lý dự đoán kết
quả, của mục tiêu tài trợ là công trình phát huy hiệu quả, trả được nợ cho ngân
hàng lại phụ thuộc vào tình hình thực hiện thi công có đúng mục đích ban đầu
hay không, có đúng quy định không. Do đó trách nhiệm của Ngân hàng không
chỉ dừng ở việc ký kết hợp đồng mà phải có trách nhiệm theo dõi, quản lý món
vay trong suốt thời gian khách hàng sử dung vốn của khách hàng vay vốn . Nếu
sau khi cho vay ngân hàng không theo dõi quản lí món vay thì trong thời gian
dài khách hàng sử dụng vốn thực hiện dự án sẽ không thể chắc chắn khoản tiền
vay đó đã sử dụng đúng mục đích. Do vậy việc quản lí món vay không chỉ giúp
ngân hàng bảo toàn vốn , có lợi nhuận mà còn giúp đơn vị vay vốn tránh được
những rủi ro đáng tiếc. Chính việc quản lí thường xuyên , chặt chẽ món vay
xẽ giúp cho ngân hàng phát hiện ra những sai lệch trong quá trình vận hành và
quản lí dự án đó. Từ đó ngân hàng xẽ tư vấn cho doanh nghiêp, cùng với doanh
nghiệp tháo gỡ những khó khăn để hạn chế tối đa tình huống không tốt sảy ra .
Công tác quản lí món vay sẽ bắt đầu từ khi cho vay đến khi kết thúc hợp đồng
cho vay.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 22
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
c. Chất lượng thông tin.
Chất lượng thông tin cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sử dụng
vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng. ở đây phải được xem xét tổng hoà trên
ba khía cạnh tính chính xác, tính kịp thời và tính đầy đủ của thông tin.
Thật vậy: để tiến hành công tác thẩm định dự án vay vốn, việc đầu tiên là
phải thu thập các thông tin liên quan cần thiết nói về tư cách pháp lí của khách
hàng, thông tin về năng lực tài chính, thông tin về hiệu quả dự án vay vốn. Sau
khi cho vay để xem xét quản lí món vay, cũng cần phải có thông tin, phải thu
thập thông tin về việc sử dụng vốn vốn vay của đơn vị vay vốn có đúng mục
đích hay không, hiệu quả không. Thông tin về những thuận lợi và khó khăn mà
đơn vị vay vốn đang gặp phải, thông tin về tính chung thực của khách hàng, về
thu nợ, thu nợ như thế nào... như vậy thông tin có chất lượng cao xẽ là đầu vào
hoàn hảo cho mọi quá trình tiếp theo.Tuy nhiên, cũng chưa thể khẳng định rằng
cứ có chất lượng thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời là có được những quyết
định đúng đắn vì nó còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như việc sử lí thông
tin có hiệu quả hay không. Nhưng chúng ta phải thừa nhận thông tin chính là
một công cụ hiệu quả để đảm bảo cho hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát
triển của ngân hàng hiệu quả.
d. Nguồn vốn huy động:
Đầu tư vốn tín dụng là nhu cầu khách quan của nền kinh tế. Nguồn vốn
để cho vay đầu tư của mỗi ngân hàng có thể từ các nguồn khác nhau nhưng có
thể nói nguồn vốn huy động là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất. Để
tiến hành hoạt động cho vay thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn , do vậy
hoạt động cho vay vốn cho đầu tư phát triển phụ thuộc vào nguồn vốn huy
động. Nếu trong cơ cấu có nguồn vốn có thời gian dài cao thì trong cơ cấu sẽ
cho vay xẽ có nguồn vốn cho vay có thời gian dài cho đầu tư phát triển xẽ ổn
định. Ngân hàng xẽ có thể chủ động hơn về kì hạn cho vay, việc thực hiện rót
vốn theo lịch trình được thực hiện đúng tiến độ, ngân hàng chủ động chi trả các
khoản tiền gửi của khách hàng , vốn ngắn hạn với một tỷ lệ nhất định có thể
cho vay dài hạn .
e. Nhân tố con người.
Bất cứ một khâu công việc nào trong hoạt động của ngân hàng nói chung
và các hoạt động sử dụng vốn nói chung cho đầu tư phát triển của ngân hàng
đều do con người thực hiện, con người đưa ra và quyết định. Con người chính
là chủ thể của mọi hoạt động. Mọi quyết định về đường lối, chính sách về hoạt
động kinh doanh của ngân hàng, việc thu thập thông tin, sử lý thông tin, quyết
định cho vay, quản lý món vay, tiến hành thu nợ đều do con người đảm nhiệm.
Do vậy chất lượng sản phâm trước tiên sẽ phụ thuộc vào người làm nó. Hoạt
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 23
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng cũng không nằm ngoài
lệ.
f. Các nhân tố khác:
* Khách hàng vay vốn.
Một khi người vay vốn hoạt động xản xuất không hiệu quả, sản phấm
sản xuất ra không tiêu thụ được , kinh doanh không có lãi, tình trạng thua lỗ sẽ
là một nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến các khoản tín dụng không được
thực hiện đúng và đủ. Trong trường hợp khách hàng vay vốn bị phá sản thì mất
vốn của ngân hàng xẽ nghiêm trọng hơn “ Thành công của khách hàng cũng
chính là sự thàng công của ngân hàng “. Như vậy chất lượng của hoạt động sử
dụng vốn cho đầu tư phát triển không chỉ phụ thuộc vào bản thân ngân hàng mà
nó còn phụ thuộc vào khách hàng vay vốn. Trong quản lý hoạt động của ngân
hàng đối với khách hàng vay vốn ta chú ý đến các yếu tố sau đây. Tư cách pháp
lý của người vay và năng lực của người vay.
* Ngoài ra hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng còn chịu tác động của
các yếu tố sau đây: Chính sách kinh tế vĩ mô, những biến động về thị trường,
điều kiện tự nhiên...
Để có thể đề ra được các giải pháp cho huy động vốn và sử dụng vốn cho
đầu tư phát triển của ngân hàng ta đi xem xét và phân tích cụ thể tình hình huy
động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát
triển Hà Tây .
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 24
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
PHẦN II
THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY
ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ TÂY:
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN HÀ TÂY:
Ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây là một trong những chi nhánh của
ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam. Tiền thân của nó là phòng đầu tư và
phát triển Hà Sơn Bình được thành lập ngày 1-6-1990. Cũng giống như các chi
nhánh khác trực thuộc ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam, toàn bộ hệ
thống ngân hàng Đầu tư & phát triển bên cạnh việc kinh doanh tổng hợp như
những ngân hàng thương mại khác còn tham gia vào cho vay đầu tư phát triển
theo kế hoạch Nhà nước đề ra. Chính vì vậy, để đánh giá kết quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển không chỉ căn cứ vào lợi nhuận
mà còn phải căn cứ vào các đóng góp của nó thông qua việc cho vay đầu tư
phát triển đối với kinh tế địa phương. Kể từ năm 1998 đến nay, ngân hàng Đầu
tư & phát triển Hà Tây đã cho vay trên dự án đầu tư với tổng số vốn là 389.968
triệu đồng. Hầu hết các dự án đầu tư do ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây
cho vay đều đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh. Điển hình trong những dự án phát huy hiệu quả tốt có các dự án
của công ty xi măng Tiên Sơn, công ty thực phẩm Hà Tây, nhà máy cơ khí Sơn
Tây, công ty du lịch Ao Vua...
I.1. Mô hình tổ chức của ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây:
Ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây có bộ máy gọn nhẹ, tinh giảm
nhìn chung đủ các phòng ban cần thiết đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ và
chức năng của mình.
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng Đầu tư & phát
triển Hà Tây là 85 người, trong đó bao gồm một chi nhánh trực thuộc và tám
phòng nghiệp vụ, hai phòng giao dịch với các bàn tiết kiệm ở thị xã Hà Đông
và thị xã Sơn Tây. Trụ sở chính của ngân hàng đóng tại 197 đường Quang
Trung - thị xã Hà Đông - tỉnh Hà Tây. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Đầu tư &
phát triển Hà Tây như sau:
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 25
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
Ban giám đốc
PHÒN
G
nguồn
vốn,
kho
quỹ
Phòng
tín
dụng
1
Phòng
tín
dụng
2
Phòng
kế
toán
ti
chính
Phòng
kiểm
soát
nội bộ
Phòng
huy
động
(các
bn
giao
dịch)
Phòng
tổ
chức
hnh
chính
Khu
vực
Sơn
Tây (
phòng
chức
năng)
I.2. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay đối với ngân hàng Đầu tư &
phát triển Hà Tây:
I.2.1. Thuận lợi:
- Trung tâm giao dịch thanh toán của ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà
Tây nằm ở thị xã Hà Đông gần sát thủ đô Hà Nội - một trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hoá của cả nước. Đây là môi trường rất thuận lợi cho ngân hàng hoà
nhập với nhịp điệu và cơ chế mới trong hoạt động kinh doanh của cả nước đồng
thời dễ dàng trang bị cho mình những thiết bị công nghệ mới, học hỏi được
nhiều kinh nghiệm quản lý kinh doanh cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các
đơn vị bạn đến giao dịch tại hội sở. Cũng do gần trung ương nên ngân hàng
luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao và chặt chẽ của cấp chủ quản.
- Ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây là đơn vị thành viên của một
ngân hàng thương mại quốc doanh lớn và có truyền thống lâu đời, ngân hàng
có thể học hỏi, tiếp nhận những kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng, đặc
biệt là trong lĩnh vực đầu tư phát triển.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng Đầu tư & phát triển
Hà Tây có trình độ tương đối cao, phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình với công
việc... Tính đến thời điểm 31-12-2000 trong số 85 cán bộ công nhân viên của
ngân hàng thì trên 60% là có trình độ đại học.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 26
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
I.2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những mặt thuận lợi như trên, ngân hàng Đầu tư & phát triển
Hà Tây cũng đang phải đối đầu với không ít khó khăn thử thách mà cụ thể là:
- Nhu cầu đòi hỏi về vốn đầu tư để tăng trưởng phát triển kinh tế rất lớn
nhưng việc chuẩn bị được các dự án khả thi còn ít; doanh nghiệp yêu cầu vốn
vay trong thời gian dài, lãi suất thấp nhưng việc huy động vốn trung - dài hạn
lại gặp nhiều khó khăn. Để huy động được nguồn vốn đó thì phải đảm bảo lợi
ích cho người gửi tiền (lãi suất phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngắn hạn). Huy
động dài hạn với lãi suất cao nhưng cho vay đầu tư với lãi suất cao thì doanh
nghiệp lại không chấp nhận. Đây là một khó khăn thử thách rất lớn đối với
ngân hàng để giữ vững và phát huy vai trò chủ đạo trong phục vụ đầu tư phát
triển.
- Ngân hàng hoạt động sát bên địa bàn Hà Nội, do vậy chịu sự cạnh tranh
rất mạnh mẽ từ phía các ngân hàng thương mại khác cả về nội dung hoạt động
cũng như nguồn nhân lực.
- Tình hình kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng vẫn đang
gặp phải những khó khăn thử thách hết sức gay gắt, tình hình sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện nhiều, sản phẩm sản xuất
ra tiêu thụ chậm. Điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cũng như vay ngân
hàng để đầu tư.
- Từ năm 1980 đến 1995 ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây luôn có
sự biến động về mô hình tổ chức, tách ra rồi lại sát nhập nhiều lần. Điều này
gây tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm của đội ngũ cán bộ nhân viên
ngân hàng cũng như tác động không tốt đến các khách hàng có quan hệ thường
xuyên với chi nhánh.
- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây nhìn chung còn ở quy mô
nhỏ bé, thiếu dự án hiệu quả để đầu tư.
- Hệ thống pháp luật, chính sách còn nhiều bất cập, cụ thể là cơ chế chính
sách về đầu tư phát triển và tiền tệ tín dụng còn thiếu đồng bộ, chế độ về đầu tư
xây dựng cơ bản bị sửa đổi bổ xung nhiều lần gây khó khăn cho hoạt động
ngân hàng.
Nhận thức được những khó khăn và thuận lợi của mình, ngân hàng Đầu
tư & phát triển Hà Tây đã đề ra nhiều biện pháp để thực hiện tốt kinh doanh
như tạo điều kiện thuận lợi ở mức có thể tối đa cho khách hàng, có ưu tiên đặc
biệt đối với các khách hàng truyền thống của mình, mở rộng cho vay đối với
các khách hàng ngoài quốc doanh, đổi mới phong cách phục vụ... Mặt khác chi
nhánh luôn bám sát định hướng phát triển của ngành, thực hiện nghiêm túc các
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 27
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
quy định, quy tắc, nghiệp vụ của ngành và thận trọng trong ký duyệt cho vay để
đề phòng rủi ro trong cơ chế thị trường, phục vụ tốt hơn công tác đầu tư phát
triển.
II. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
VÀ SỬ DỤNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ &
PHÁT TRIỂN HÀ TÂY.
II.1. Thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn nói chung của
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây.
Hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn là hai vấn đề không
thể rời nhau, sử dụng vốn là cơ sở và động lực cho công tác huy động vốn và
huy động vốn lại thúc đẩy sự mở rộng, phát triển việc sử dụng vốn. Vì vậy,
ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình luôn cố gắng thực hiện tốt hơn
công tác huy động vốn nhằm đáp ứng cho việc sử dụng vốn.
Việc huy động vốn phải dựa trên kết quả xác định nhu cầu vốn và thực
hiện đáp ứng yêu cầu đó. Tuy nhiên trong phần sử dụng vốn thì việc sử dụng
vốn sao cho có hiệu quả và có lợi cho ngân hàng và nền kinh tế . Ví dụ việc cho
vay vốn đầu tư tại ngân hàng không chỉ sử dụng nguồn vốn huy động có thời
hạn dài cho đầu tư mà còn sử dụng vốn ngắn hạn, việc đó là đúng theo quy định
của nhà nước ( được phép lấy 20% vốn ngắn hạn cho vay đầu tư .).Đây chỉ là
giải pháp tình thế nhằm tạo vốn cho nền kinh tế của nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
Tóm lại huy động vốn và sử dụng vốn như thế nào là hợp lí để vừa đảm
bảo an toàn và hiệu quả đối với ngân hàng. Bởi nếu sự cân đối dữa huy động và
cho vay không tốt sẽ có thể ảnh hưởng sấu đến hoạt động của ngân hàng.
Đối với ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây để thấy rõ mối quan hệ
dữa huy động và cho vay nói chung được thể hiện qua bảng 1: Thực trạng huy
động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây .
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 1998 Năm1999 Năm 2000 NĂM
CHỈ TIÊU
Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ trọng
I. Huy động vốn 234.729 100% 339.785 100% 386.961 100%
1. Vốn huy động ngắn hạn 126.854 54% 242.232 71% 295.321 76%
2. Vốn huy động trung và 69.013 29% 61.203 18% 58.369 15%
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 28
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
dài hạn
3. Vốn tài trợ uỷ thác đầu
tư.
38.862 17% 36.35 11% 33.279 9%
II. Sử dụng vốn. 207.025 100% 239.944 100% 286.529 100%
1. Cho vay ngắn hạn 91.884 44% 134.123 56% 172.214 60%
2. Cho vay trung và dài hạn 74.879 36% 75.608 32% 78.456 27%
3. Tài trợ uỷ thác đầu tư. 40.262 20% 30.213 12% 35.859 27%
III. Phần dư trưng và dài
hạn và tài trợ
-7.266 -8.268 -22.675
Theo số liệu bảng 1 ta thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng Đầu tư
& Phát triển Hà Tây tăng lên rõ rệt, năm 1999 tăng ( 44,7%) so với năm 1998
và năm 2000 tăng (13,9%) bằng 386.916 triệu. Tuy nhiên tỷ trọng vốn trung và
dài hạn so với tổng nguồn lại giảm, cụ thể qua ba năm 1998 – 2000 tưng ứng là
29%,18%,15%. Về số tuyệt đối năm 1999 là 61.203 triệu đến năm 2000 chỉ còn
58.369 triệu. Điều này cho thấy việc nguồn vốn tăng mạnh là do sự tăng lên của
nguồn vốn huy động ngắn hạn . Đây cũng là tình trạng chung của nhiều ngân
hàng thương mại khác trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng thừa nhiều
vốn ngắn hạn từ huy động, gây nên tình trạng “ ứ đọng vốn ngắn hạn” song lại
thiếu vốn trung và dài hạn cho đầu tư của nền kinh tế.
Tiếp theo ta thấy tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong cơ cấu sử dụng
vốn của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây có su hướng giảm, ,Năm 1998
tỷ lệ này là 36%, đến năm 1999 và năm 2000 tỷ lệ này còn tương ứng là 32%
và 27%.Mặc dù tổng cho vay trung và dài hạn chủa ngân hàng từ năm 1998 đến
năm 2000 co sự tăng về giá trị tuyệt đối từ năm 1998 đến năm 2000 có giá trị
tương ứng là 74.879 triệu đồng, 75.608 triệu đồng và 78.456 triệu đồng. nhưng
ta thấy mức tăng này chưa đáng kể và tương xứng với ngân hàng đầu tư một
ngân hàng có nhiệm vụ chủ yếu là cho vay trung và dài hạn cho các dự án đầu
tư .Mặt khác nếu xét riêng tốc độ tăng trưởng các khoản cho vay trung và dài
hạn ta thấy rằng từ năm 1998 đến năm 2000 cũng đã có sự tăng trưởng nhưng
tỷ lệ tăng trưởng không cao cụ thể tốc độ tăng trưởng của nguồn này tương ứng
là 0,9%, 3,76%.Điều đó cho thấy việc cho vay trung và dài hạn cũng gặp nhiều
khó khăn , một phần có thể về phía khách hàng không giám vay do làm ăn
không hiệu quả về phía ngân hàng có thể không cho vay được vì các dự án đưa
ra có thể không mang tính khả thi, hay ngân hàng không thể huy động được
nhiều nguồn vốn này...
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 29
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
Xem xét mối quan hệ dữa huy động và cho vay trung và dài hạn và tài
trợ cho đầu tư phát triển ta thấy trong 3 năm từ 1998 đến năm 2000 số dư phần
trênh lệch này kết âm tương ứng là( -7.266, -8.268,-22.675 triệu đồng.) . Như
vậy ta thấy nguồn vốn trung và dài hạn và tài trợ uỷ thách đầu tư của ngân hàng
chua đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Mặt khác cũng nhìn vào tỷ
lệ âm này ta thấy ngân hàng đã có một sự cân đối trong cho vay ngắn hạn để
lấy một phần vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn cho đầu tư phát triển,
theo dúng chỉ thị 12/CT-NH. của ngân hàng nhà nước , đây là một giải pháp
tình thế ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được phép
lấy 20% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu
vốn cho nền tế trong điều kiện các ngân hàng thương mại đang thừa vốn ngắn
hạn. Do vậy dự nợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng lớn hơn mức huy
trung và dài hạn và tài trợ uỷ thách đầu tư.Tuy nhiên ngân hàng sử dụng vốn
huy động ngắn hạn để cho nay trung và dài hạn các dự án đầu tư sẽ làm giảm
khả năng thanh toán của ngân hàng. Do vây nếu khai thác được có hiệu quả
nguồn vốn có thời gian dài hơn nữa thì ngân hàng sẽ có thể cho vay đầu tư phát
triển nhiều hơn nữa. điều này ngân hàng nhận thức rõ vấn đề và cố gắng trong
việc tìm kiếm nguồn vốn có thời gian dài để cho vay đầu tư phát triển.
Trong tương lai , theo su hướng chung thì công tác huy động vốn có thời
gian dài cho đầu tư phát triển xẽ đựoc chú trọng , bởi nhu cầu về nguồn vốn có
thời gian dài trong các doanh nghiệp đang có đòi hỏi rất lớn do các doanh
nghiệp có nhu cầu đổi mới các trang thiết bị , xây dựng mới các nhà xưởn... để
nâng cao trình độ sản xuất phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Do vậy ngân hàng
cần phải đáp ứng nhu cầu của các doạn nghiệp và cần đảm bảo an toàn và hiệu
quả . Mặt khác đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực phấn đấu để làm ăn
hiệu quả và có thể đảm bảo chi trả đúng hạn cho các khoản nợ của ngân hàng.
Có như vậy ngân hàng mới tồn tại và phát triển được.
Tóm lại : Việc cân đối dữa huy động nguồn và sử dụng vốn nói chung và
vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng là rất khó cho sự đảm bảo an toàn
cho ngân hàng. Do vậy đòi hỏi ngân hàng phải đề ra đựoc những giải pháp hưu
hiệu trong cả huy động vốn và sử dụng vốn nhằm phục vụ tốt hơn cho đầu tư
phát triển.
Để thấy rõ hơn và đề ra những giải pháp cho huy động vốn và sử dụng
vốn cho đàu tư và phát triển đòi hỏi ta phải xem xét cụ thể thực trạng tình hình
huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 30
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
II.2. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG.
II.2.1. Thực trạng huy về huy động vốn.
Như phần trên đã đề cập, việc huy động vốn cho đầu tư phát triển của
ngân hàng thường phải là những nguồn vốn có thời gian tương đối dài ít nhất là
một năm hay còn gọi là vốn trung và dài hạn . Đối với ngân hàng đầu tư phát
triển với mục đích chủ yếu phục vụ cho đầu tư phát triển thì nguồn vốn này
đóng một vai trò quan trọng đối với ngân hàng. Thực tế trong những năm qua
nguồn vốn có thời gian dài cho đầu tư phát triển của ngân hàng cũng có nhiều
thay đổi , ảnh hưởng đến chi phí huy động và và hiệu quả của ngân hàng .
Hiện nay vốn dành cho đầu tư của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà
Tây gồm có 4 nguồn vốn chính sau: nguồn đi vay ngân hàng đầu tư phát triển
TW, nguồn huy động bằng kì phiếu và trái phiếu, nguồn tài trợ uỷ thác đầu tư,
nguồn huy động của các tổ chức kinh tế và dân cư > 1năm. Cụ thể của các
nguồn này được thể hiện
Bảng 2: Thực trạng huy động vốn cho đầu tư và phát triển của ngân
hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây :
Đơn vị: triệu đồng
Năm 1998 1999 2000
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
1. Vay ngân hàng ĐT&
PT Việt nam.
38.222 32% 35.471 36% 36.213 39%
2. Kì phiếu – Trái
phiếu.(> 12 tháng)
12.422 12% 14.689 15% 14.892 16%
3. Nhận tài trợ uỷ thác
đầu tư.
38.862 36% 36.350 37% 33.271 36%
4. Tiền gửi TCKT, Dân
cư,(> 12 tháng)
18.369 17% 11.043 12% 7.264 9%
Tổng 107.875 100% 97.373 100% 91.69 100%
Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây .
- Đối với nguồn vay từ ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Theo bảng trên ta thấy khoản đi vay trung và dài hạn cho đầu tư của
ngân hàng đầu tư và phát triển TW qua các năm xét về mặt giá trị có phần tăng
lên chút ít trong các năm. Từ năm 1998- 2000 tương ứng là 38.222(32%) triệu
đồng, 35.471(36%) triệu đồng, 36.213(39%) triệu đồng, điều này cho thấy ngân
hàng đầu tư phát triển Việt nam vẫn đang là một cơ quan chủ quản cung cấp
một phần vốn cho đầu tư phát triển của chi nhánh. Nhưng đây là nguồn có chi
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 31
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
phí cao , ngân hàng chỉ sử dụng trong trường hợp thiếu vốn do vậy xu hứng
chung là nên giảm nguồn này cả về số tuyệt đối và số tương đối.
Nếu xét chung cả cơ cấu vốn vay từ nguồn vay ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam thì tỷ trọng vốn vay trung và dài hạn cho đầu tư phát triển
chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn vay còn nguồn vốn vay ngắn hạn của
ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ. Điều này là tất
yếu bởi ngân hàng đầu tư phát triển mục tiêu chủ yếu là phục vụ đầu tư và phát
triển nên nguồn vay này tăng.
Tóm lại: Ngân hàng sử dụng hình thức để đáp ứng nhu cầu về vốn cho
đầu tư phát triển của mình trong trường hợp huy động nguồn vốn có thời gian
dài cho đầu tư phát triển còn thiếu . Tuy nhiên nếu ngân hàng sử dụng hình
thức này nhiều khi không có hiệu quả bằng hình thức tự huy động do lãi suất
trả cho hình thức này cao hơn hình thức tự huy động . Do vậy, để có thể đáp
ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và đem lại hiệu quả cho ngân
hàng thì đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng tốt các biện pháp tự huy động khác
như phát hành kì phiếu và trái phiếu cho đầu tư và huy động từ dân cư và các tổ
chức kinh tế cùng các nguồn khác...
- Huy động kỳ phiếu và trái phiếu:
Kỳ phiếu và trái phiếu là hai công cụ quan trọng và có hiệu quả để huy
động vốn cho đầu tư và phát triển. Do vậy trong những năm qua và những năm
tới ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây vẫn và xẽ sử dụng công cụ này một
cách hữu hiệu để huy động vốn cho đầu tư và phát triển.
Hình thức huy động vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng đã được
sử dụng lần đầu tiên vào năm 1994. Nhưng mãi đến năm 1998 hình thức này
mới chú trọng cho công tác huy động vốn của ngân hàng. Hiện nay hai công cụ
này đang là phương tiện quan trọng cho công tác huy động vốn của ngân hàng
nhằm giảm tính phụ thuộc nguồn vốn cho đầu tư và phát triển từ ngân hàng đầu
tư và phát triển trung ương. Theo số liệu bảng 2 ta thấy nguồn vốn huy động
bằng kì phiếu và trái phiếu cho đầu tư và phát triển của ngân hàng đã được tăng
lên trong các năm cụ thể năm 1998 là 12.422(12%) triệu đồng, 14.689 (15%)
triệu đồng,14.892(16%) triệu đồng.
Tuy nhiên, đối với kì phiếu và trái phiếu do thời gian đáo hạn tương đối
dài nên tuy lãi xuất của kỳ phiếu và trái phiếu có thể cao hơn lãi suất của tiền
gửi tiết kiệm nên rủ ro và bất tiện cho người mua kỳ phiếu và trái phiếu là rất
lớn do hiện nay lãi suất trên thị trừng luôn biến động , và khi cần tiền mặt họ
muốn chuyển từ kỳ phiếu và trái phiếu sang tiền mặt xẽ gặp nhiều khó khăn.
Do vậy để tăng cường khả năng huy động nguồn này đòi hỏi ngân hàng phải có
những giải pháp thích hợp tạo điều kiện cho khách hàng.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 32
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
Tóm lại: Nguồn vốn huy động bằng kỳ phiếu và trái phiếu để tạo vốn cho
đầu tư và phảt triển của ngân hàng là quan trọng, và đóng vai trò chủ chốt nhằm
tạo tính chủ động cho ngân hàng , phát huy nội lực của bản thân ngân hàng
trong phục vụ cho đầu tư và phát triển. Hy vọng rằng với đường lối, chiến lược
huy động đúng đắn, chính sách và giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình và
khả năng thì ngân hàng xẽ đạt được mức cao hơn về kỳ phiếu và trái phiếu.
- Nhận tài trợ uỷ thác đầu tư:
Cũng qua số liệu của bảng 2 , ta thấy nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư có
số vốn giảm đi qua các năm về số tuyệt đối. Cụ thể năm 1998 là 38.862 triệu
đồng, năm 1999 là 36.350 triệu đồng và năm 2000 là 33.271 triệu đồng. Đây là
nguồn vốn cung cấp vốn đầu tư trung và dài hạn cho đầu tư có chi phí thấp do
ngân hàng chỉ làm đại lí cho nên không lo đầu ra và đầu vào của nguồn vốn,
cũng không phải trả lãi cho người gửi mà được nhận một khoản phí từ công tác
này. Tuy nhiên hiện nay nguồn này đang có xu hướng giảm đi vì hiện nay
không chỉ có ngân hàng làm đại lí thanh toán và tài trợ uỷ thác đầu tư mà có rất
nhiều ngân hàng và các tổ chức khác được tham gia nhận vốn uỷ thác, thực
hiện việc giải ngân thu nợ các dự án đầu tư tài trợ .
- Nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư cho đầu tư phát triển.
Tổ chức kinh tế và dân cư là hai nguồn vốn lớn để ngân hàng có thể huy
động vốn . Nhưng thực tế tiền giử của các nguồn này có thời gian dài lớn hơn 1
năm là rất thấp. Cụ thể năm năm 1998 đến năm 2000 nguồn này giảm đáng kể
tương ứng là.18.369 triệu đồng ( tương ứng 17%), 11.043 triệu đồng(12%),
7.264 triệu đồng(9%). Sở dĩ có vấn đề này là do trong những năm gần đây nhà
nước luôn cắt giảm lãi xuất để kích thích đầu tư của các doanh nghiệp do vậy
tiền gửi của các doanh nghiệp giảm xuống. Mặt khác người dân không ưa thích
giửi tiền tiết kiệm có thời gan tương đối dài do họ sợ rủi ro do có các biến động
về lãi suất,lạm phát...hoặc khi họ muốn rút khoản tiền này ra sử dụng cho việc
gì đó xẽ gặp khó khăn.
Tóm lại: Để có thể gia tăng được nguồn vốn huy động cho đầu tư và phát
triển đáp ứng nhu cầu cho tăng trưởng và phát triển kinh tế thì đòi hỏi phải có
sự nỗ lực phấn đấu của bản thân ngân hàng để đưa ra được các giải pháp hữu
hiệu cho huy động vốn .
Để có thể đưa ra được các giải pháp cho đầu tư phát triển của ngân hàng
đâu ta và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây ta cần xem xét
thêm các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn cho đầu tư và phát
triển của ngân hàng.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 33
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
II.2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng
Đầu tư & Phát triển Hà Tây .
a. Các chính sách huy động.
Một trong những yếu tố chủ yếu hấp dẫn khách hàng của ngân hàng Đầu
tư & Phát triển Hà Tây là sự đa dạng hoá của các hình thức huy động với nhiều
loại kỳ hạn khác nhau như tiền gửi và tiền tiết kiệm các loại , kỳ phiếu các loại
:3,6,9,12,24,.. tháng với lãi suất trả trước và lãi xuất trả sau. Huy động bằng
VNĐ và ngoại tệ... Với các hình thức huy động này, ngân hàng vừa đáp ứng
được nhu cầu của nhiều tầng lớp khách hàng, vừa theo kịp và vượt các đối thủ
cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng. Đặc biệt trong những năm vừa qua
ngân hàng đã huy động được các đợt kỳ phiếu và trái phiếu lớn có thời gian
tương đối dài như 1,2,3,4,5. năm. Hình thức huy động của ngân hàng đã thu hút
được sự quan tâm của nhiều khách hàng giúp ngân hàng tăng được nguồn vốn
huy động của mình.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 34
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
b. Nhân tố lãi suất huy động.
Sau khi xây dựng một chiến lược vốn phù hợp và bắt đầu tiến hành huy
động vốn thì lúc này lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn
và cơ cấu huy động vốn của ngân hàng vì mục đích lớn nhất của người giủi tiền
là hưởng lãi suất lãi xuất càng cao thì lượng vốn huy động vào càng nhiều, và
lãi suất của các nguồn khác nhau có mức lãi suất khác nhau thì lượng tiền gửi
vào khác nhau. Do vậy chính sách lãi suất luôn được sử dụng mềm dẻo, thường
xuên được điều chỉnh cho phù hợp qua các kì. Để xem xét nhân tố lãi xuất ảnh
hưởng đến huy động ta xem xét bảng sau:
Bảng 2. Lãi suất trái phiếu của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà
Tây :
Thời điểm 26/3/1998 14/5/1999 30/6/2000
12 Tháng 0.85 0.95 0.95
24 Tháng 1.0 1.05 1.05
( Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà
Tây )
Như ta thấy lãi suất huy động trái phiếu kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng
của ngân hàng năm 1998 và 1999 tăng lên chút ít điều đó đã tăng được đáng kể
nguồn vốn huy động từ kỳ phiếu và trái phiếu của ngân hàng, cụ thể năm 1998
là 12.422 triệu đồng thì đến năm 1999 tăng lên là 14.689 triệu đồng và đến năm
2000 lãi suất vẫn dữ nguyên như cũ do vây khối lựng vốn huy động được
không có sự biến động đáng kể so với năm 1999 ( năm 2000 là 14.892 triệu).
c. Các hình thức tiếp thị cho huy động vốn của ngân hàng.
Công tác quảng cáo tiếp thị có tác động rất lớn đến hoạt động huy động
vốn và sử dụng vốn của ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng Đầu tư & Phát triển
Hà Tây trong thời gian qua . Nhờ đẩy mạnh công tác này ngân hàng đã góp
phần tăng đáng kể nguồn vốn huy động qua các năm như đã phân tích.
Như vậy, qua phân tích ở trên ta có thể nhận thấy công tác huy động vốn
đã đạt được những thành tựu đáng kể đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi ngân hàng Đầu tư &
Phát triển Hà Tây cần phải có được các giải pháp hữu hiệu cho công tác này.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 35
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
II.3. Tình hình sử dụng vốn và đánh giá tình hình sử dụng vốn cho đầu tư
phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây.
II.3.1. Tình hình hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân
hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây.
II.3.1.1. Thể lệ cho vay đầu tư phát triển của ngân hàng.
• Nguồn vốn cho vay:
+ Vốn nhận từ nguồn do trung ương hỗ trợ.
+ Vốn uỷ thác tài trợ.
+ Vốn huy động trung và dài hạn để cho vay đầu tư.
+ Một phàn tỷ lệ nhất định vốn ngắn hạn để cho vay đầu tư.
• Mục đích cho vay: Đáp ứng vốn cho đầu tư xây dựng các dự án mới,
mở rộng cải tạo, khôi phục, đổi mới kĩ thuật, phù hợp với chính sách phát triển
kinh tế của đất nước.
• Đối tượng cho vay: Là chi phí cấu thành tổng mức đầu tư của dự án
đầu tư xây dựng mới, mở rộng cải tạo, khôi phục đối mới kĩ thuật, ứng dụng
khoa học công nghệ...
• Phưong thức cho vay: Trước mắt ngân hàng thực hiện các phương
thức:
- Cho vay dự án đầu tư.
- Cho vay từng lần sản xuất kinh doanh.
Việc cho vay được đảm bảo bằng tài sản( Tài sản cầm cố, thế chấp, bảo
lãnh của bên thứ ba, bằng tài sản hình thành từ vốn vay...) hoặc cho vay không
bảo đảm theo địa chỉ của chính phủ.
• Mức cho vay:
Mức cho vay của Nhu cầu vốn cần Vốn đầu tư Các nguồn Mức
một dự án hay = thiết hợp lí của - tự có tham - huy động - vay
một khách hàng dự án gia dự án khác NH
khác
Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước tham gia đầu tư là mức vốn
thực có tại thời điểm vay, đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân,
hộ gia đình , mức vốn tự có tham gia đầu tư tối thiểu là 50% so với vốn đầu tư
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 36
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
của dự án. Mức vay đối với một khách hàng tối đa khong quá 70% tổng tài sản
có thế chấp.
• Thẩm định và quyết định cho vay:
- Thẩm định cho vay:
+ Cán bộ tín dụng là người trực tiếp quản lí theo dõi khách hàng, trực
tiếp tiếp nhận hồ sơ vay vốn, chịu trách nhiệm trực tiếp trong thẩm định, có đề
xuất ý kién rõ ràng về việc có đồng ý hay không đồng ý cho vay.
+ Trưởng phòng tín dụng thực hiện việc kiểm tra công tác thẩm định của
các cán bộ tín dụng và có ý kiến rõ ràng về quyết định cho vay hay không cho
vay. Sau đó trình hợp đồng tín dụng lên cho ban giám đốc chi nhánh.
- Quyết định cho vay: Giám đốc chi nhánh có quền quyết định cho
vay trong phạm vi thẩm quyền. Vởi trường hợp ngoài thẩm quyền do tổng giám
đốc ngân hàng Đầu tư & Phát triển quyết định.
- Thời hạn thẩm định và quyết định cho vay:
+ Các dự án do chi nhánh trực tiếp thẩm định xét duyệt cho vay thời gian
không quá 30 ngày.
+ các dứan thuộc ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam quyết định
thời gian thẩm định và quyết định cho vay không quá 45 ngày trong đó thời
gian xét duyệt tại ngân hàng TW không quá 20 ngày.
+ Trường hợp không cho vay phải thông báo bằng văn bản cho khách
hàng biết trong đó phải nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.
• Về phát tiền vay: Ngân hàng và đơn vị vay kí kết hợp đồng và làm thủ
tục phát tiền vay theo quy định của ngân hàng. Ngân hàng phát tiền vay theo
quy định của ngân hàng. Ngân hàng phát tiền vay theo tiến độ thực hiện dự án .
• Về kiểm tra và giám sát vay vốn: Cán bộ tín dụng có trách nhiệm
kiểm tra , giám sát vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ vay của khách hàng. Hệ
thống kiểm tra nội bộ thực hiện việc kiểm tra việc tuân thủ quy chế, quy định
tín dụng, quá trình vay vốn theo quy định kiểm tra hoạt động tín dụng của toàn
ngành và tại từng chi nhánh.
• Về trả nợ gốc và lãi: Đến kì hạn trả nợ đã thoả thuân, đơn vị vay phải
chủ động trả nợ đầy đủ cho ngân hàng. Đơn vị vay trả lãi cùng với trả gốc theo
kì hạn trả nợ đã được thoả thuận trước. Trường hợp khách hàng trả nợ trước
hạn được dữ nguyên lãi xuất và lãi vay được tính cho đến ngày trả nợ thực tế và
ngân hàng xẽ có các biện pháp ưu tiên khác.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 37
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
• Về gia hạn nợ và điều chỉnh kì hạn nợ:
Khi đến thời hạn trả nợ nếu khách hàng không có khả năng trả hết nợ
cho ngân hàng do nguyên nhân khách quan gây nên và có văn bản đề nghị ra
hạn nợ thì chi nhánh xem xét ra hạn nợ( thời gian ra hạn nợ cho vay đầu tư các
món vay do chi nhánh xét duyệt cho vay không quá 12 tháng. Riêng các mốn
vay của chi nhánh do Ngân hàng đầu tư phát triển trung ương cho vay thì do
ngân hàng Đầu tư & Phát triển TW quyết định.
Ngân hàng xem xét điều chỉnh nợ đối với các món vay không trả nợ
đúng hạn do nguyên nhân khách quan và có văn bản đề nghị. Đối với những
món vay do Ngân hàng đầu tư phát triển TW quyết định xét duyệt thì việc
quyết định điều chỉnh gia hạn nợ do ngân hàng TW quyết định.
II.3.1.2. Quy trình cho vay đầu tư phát triển tại Ngân hàng Đầu tư &
Phát triển Hà Tây.
Khai thác khách hng, tìm kiếm dự
Hướng dẫn khách hng về điều kiện
tín dụng v lập hồ sơ vay vốn.
Điều tra thu thập thông tin về khách
hng v dự án vay vốn
Quyết định định cho vay vốn.
Kiểm tra,hon chỉnh hồ sơ cho vay v
hồ sơ Ti sản thế chấp, cầm cố, bảo
Kiểm soát trong khi cho vay, phát tiền
Giám sát khách hng sử dụng vốn vay,
theo dõi hoạt động của dự án.
Thu hồi v sử lí nợ.
Thanh lý hợp đồng vay vốn
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 38
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
II.3.2 Thực trạng cho vay đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư &
Phát triển Hà Tây :
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây hiện nay tuy đã hoạt động như
một ngân hàng thương mại nhưng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ngân hàng Đầu
tư & Phát triển Việt Nam vói sự phấn đấu đi lên của bản thân, ngân hàng Đầu
tư & Phát triển Hà Tây đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ trong hoạt
động cho vay đầu tư phát triển góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế
và xã hội của đất nước và của tỉnh Hà Tây. Để đánh giá tình hình sử dụng vốn
cho đầu tư phát triển củn ngân hàng trong những năm qua ta xét bảng sau.
Bảng 3: Thực trạng cho vay đầu tư của ngân hàng Đầu tư & Phát
triển Hà Tây ( 1998- 2000).
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
1. Doanh số cho vay đầu tư phát
triển trong năm.
36.128 26.389 35.569
2. Doanh số thu nợ đầu tư phát
triển trong năm.
17.371 37.412 20.398
3. Tổng cho vay đầu tư phát
triển còn tính đến cuối năm.
115.141 104.118 119.289
4. Trênh lệch dữa doanh số cho
vay đầu tư và doanh số thu nợ
đầu tư trong năm.
- 18.757 11.023 - 15.171
(Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh ngân hàng Đầu tư & Phát triển
Hà Tây .)
Qua bảng 3 ta thấy doanh số cho vay đầu tư tương đối ổn định qua các
năm. Năm 1999 doanh số cho vay đầu tư chỉ bằng 73% (bằng 26.389 triệu
đồng)so với năm 1998 nhưng đó là do bộ phận tín dụng đầu tư theo kế hoạch
nhà nước giảm đáng kể trong năm này mặt khác việc cho vay của ngân hàng
trong giai đoạn này chủ yếu tẩp trung vào các doanh nghiệp nhà nước và khả
năng tìm kiếm các dự án cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh còn rất nhiều hạn chế trong giai đoạn này trong khi nhu cầu vốn đầu tư
cho thàng phần kin tế này là rất lớn.Việc cho vay vốn vẫn chỉ dựa và kế hoạch
nhà nước giao, việc tự tìm kiếm khách hàng và dự án hiêu quả để cho vay còn
rất hạn chế. Tuy nhiên, đẩy mạnh việc cho vay đối với các thành phần kinh tế
đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn hiệu quả của ngân hàng đã có
xu hướng tăng lên qua các năm do vậy đến năm 2000 tuy vốn tín dụng đầu tư
theo kế hoạch nhà nước giảm xuống thì vốn cho vay đầu tư nói chung của ngân
hàng tăng 35% so với năm 1999( tương đương 35.569 triệu đồng).
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 39
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
Như vậy trong thời gan tới ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây cần
đẩy mạnh hơn nữa việc cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh và việc tìm kiếm khách hàng hiệu quả và dự án vay vốn hiệu quả ngày
càng trở nên quan trọng đem lại lợi ích cho ngân hàng và đáp ứng tốt hơn nhu
cầu vốn cho nền kinh tế
- Nhưng việc cho vay sẽ trở nên không có ý nghĩa nếu không thu
được nợ. Do vậy để đánh giá tình hình cho vay đầu tư ta cần xem xét tình hình
thu nợ cho vay đầu tư. Việc thu nợ đối với ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà
Tây luôn được chú ý, ngân hàng đã thực hiện việc giao kế hoạch thu nợ đến các
phòng ban cụ thể của ngân hàng với các biện pháp tích cực và hợp lý các đơn
vị vay vốn đã cùng ngân hàng tìm mọi cánh khắc phục nợ quá hạn trả lãi và nợ
đến hạn kịp thời .Cụ thể năm 2000 thu nợ cho vay đầu tư như sau:
VNĐ: là 15.476 triệu đồng đạt kế hoach trung ương giao là 120%.
USD: là 3380. Ngàn đạt kế hoạch trung ương giao là 103%.
Có được thành tích thu nợ tín dụng đầu tư năm 2000 vượt mức trung
ương giao như vậy là nhờ có sự phối kết hợp, tạo điều kiện của các bạn hàng.
Năm 2000 có 23/ 25 đơn vị hoàn thành kế hoạch trả nợ cho ngân hàng, có
những đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch trả nợ ngân hàng như công ty xi
măng Tiên Sơn, Công ty may Hưng Thịnh, Công ty Chè Long phú... Điều đó
đã minh chứng cho công tác thu nợ tín dung đầu tư của ngân hàng đã được chú
trọng.
Việc thu nợ không những phản ánh hiệu quả và độ an toàn của đồng vốn
cho vay mà nó còn là một nguồn để ngân hàng tiếp tục cho vay. Đây là một
trong những giải pháp được ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chỉ đạo
và được ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây thực hiện tốt, góp phần cùng
với nguồn vốn TW hỗ trợ và nguồn vốn huy động để kịp thời cho các dự án đầu
tư vay.
- Đối với tổng nguồn vốn cho vay tính đến cuối năm: Nếu không tách riêng
phần cho vay tài trợ đầu tư của TW ra ta thấy tổng nguồn cho vay đầu tư tương
đối ổn định qua các năm năm 1998 (là 115.141 triệu), năm 1999(104.118 triệu )
và năm 2000 là 119.289 triệu đồng. Nếu tách riêng phần tín dụng tài trợ thì
tổng doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm như sau:
Năm 1998: 75.682 triệu chiếm 65% so với tổng nguồn cho vay tính đến
cuối năm.
Năm 1999: 75.682 triệu đồng chiềm 73% so với tổng nguồn cho vay tính
đến cuối năm.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 40
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
Năm 2000: 78.872 triệu đồng chiềm 66% so với tổng nguồn cho vay tính
đến cuối năm.
Như vậy ta thấy trong tổng cho vay do ngân hàng tự lo đã có tỷ trọng
tăng lên trong các năm. Điều này thể hiện ngân hàng ngày càng chủ động trong
hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của mình. Nhưng là một chi nhánh
ngân hàng đầu tư phát triển thì tỷ trọng tín dụng cho đầu tư như vậy còn rất
nhỏ. Ngân hàng cần tăng tỷ trọng này cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vốn cho
đầu tư phát triển, và trở thành một chi nhánh ngân hàng đầu tư phát triển với
đúng nghĩa của nó.
Mặt khác ta thấy tỷ phần trên lệc dữa phần thu hồi vốn đầu tư và cho
vay đầu tư của ngân hàng có giá trị âm năm 2000 là (- 15.171 triệu) điều này
chứng tỏ ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn đầu tư phát triển.
• Chỉ tiêu nợ quá hạn:
Để đánh giá thêm hyệu quả của công tác sử dụng vốn cho đầu tư phát
triển ta xem xét chỉ tiêu nợ qúa hạn và nợ khó đòi:
+ Các khoản nợ quá hạn: là các khoản nợ đã đến hạn thu hồi nhưng ngân
hàng không thu được về và không được gia tăng thêm hạn.
+ Các khoản nợ khó đòi: là các khoản nợ quá hạn nhưng khả năng thu hồi
về thấp.
Như vậy, trong chỉ tiêu cho vay đầu tư phát triển bao gồm cả nợ quá hạn
và trong số nợ quá hạn đó tồn tại một lượng nợ khó đòi, đó chính là rủi ro mà
ngân hàng luôn gặp phải nếu tỷ lệ nợ quá hạn quá cao, điều đó có thể khẳng
định chất lượng cho vay của ngân hàng đó là thấp
Bảng 4. Tình hình nợ quá hạn cho vay đầu tư:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu: Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Nợ quá hạn 1.387 2.039 2.550
Tỷ lệ nợ quá hạn 0.67% 0.85% 0.89%
Nợ quá hạn cho vay đầu tư 891 1.687 2.154
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đầu tư
trong tổng nợ quá hạn
65% 83% 85%
Nợ qua hạn khó đòi cho vay đầu tư 543 1.063 1.421
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 41
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi trong tổng
nợ quá hạn cho vay đầu tư
61% 63% 66%
Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây
Xem xét tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi của ngân hàng Đầu tư & Phát
triển Hà Tây trong những năm qua ta thấy ngân hàng luôn dữ được một mức nợ
quá hạn được coi là lý tưởng chung <1%. Nhưng nếu xét riêng vềc cơ cấu cho
vay trong tổng cơ cấu thì tỷ lệ này lớn hơn hẳn tỷ lệ chung và có su hướng tăng
trong các năm cụ thể năm 1998 (là 65% trong tổng nợ quá hạn) thì đến năm
1999 tăng lên là 83% và năm 2000 tỷ lệ này vẫn tiếp tục tăng là 85% trong tổng
nợ quá hạn của ngân hàng. Song điều đó là tất yêú vì tín dụng đầu tư có thời
gian dài hơn nên khả năng rủi ro, bất trắc cũng lớn hơn. Nhưng xét chung tỷ lệ
nợ quá hạn của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây trong những năm qua
vẫn luôn dữ ở mức dưới 1%. Tuy nhiên nợ quá hạn tín dụng của ngân hàng
đang có hướng tăng lên cả về số tương đối và số tuyệt đối. Đặc biệt năm 2000
trong khi dư nợ tín dụng vẫn dữ ở mức gần như cũ thì tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng
lên từ 0.67% năm 1998 và 0,85% năm 1999 lên 0,89% năm 2000. Tuy con số
0,89% như vậy vẫn là một con số lí tưởng song ngay từ bây giờ ngân hàng cần
phải có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn đặc biệt là nợ quá hạn
trong tín dụng đầu tư bằng cách đề ra các giải pháp hữu hiệu cho công tác thẩm
định, quản lý vốn vay...
Một chỉ tiêu nữa mà ta chưa đề cập đến đó là tỷ lệ nợ khó đòi. Ta thấy tỷ
lệ nợ quá hạn khó đòi chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng tỷ lệ nợ quá hạn tín
dụng đầu tư, và có su hướng tăng lên về cả số tuyệt đối và số tương đồi cụ thể
năm 1998 là 61%( tương đương 543 triệu) trong tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đâù
tư thì đến năm thì đến năm 1999 và năm 2000 tỷ lệ này tương ứnglà
63%(1.063 triệu đồng), 66% ( 1.421 triệu đồng).Do vậy ngân hàng cần phải có
những giải pháp hữu hiệu để thu nợ và sử lí nợ qua hạn cũng như nợ khó đòi.
Tóm lại: Hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng Đầu tư & Phát triển
Hà Tây đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn .
Hầu hết các doanh nghiệp vay vốn và các dự án vay vốn ngân hàng đều làm ăn
hiệu quả , trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng , nộp ngấnách nhà nước và thu được
nhiều lợi nhuận cho chính họ, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế
và xã hội của đất nước và của địa phương. Năm 2000 mới chỉ tính phục vụ đầu
tư cho 31 doanh nghiệp với tổng doanh số cho vay cả ngắn , trưng và dài hạn là
250 tỷ và doanh số thu nợ là 288 tỷ thì hiệu quả của đồng vốn mà ngân hàng
cho vay đạt dược là:
- Giá trị sản lượng thực hiện là: 1.059 tỷ.
- Doanh thu : 922 tỷ.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 42
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
- Nộp ngân sách: 39 tỷ.
- Lợi nhuận: 16 tỷ.
- Tạo việc làm cho: 9.385 người.
Từ hoạt động trên đây ta có thể thấy hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư
phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây đã đã góp phần rất lớn
cho việc đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế của đất nước và cuả
địa phương. thực hiện công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Đối với ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây thì hoạt động này thì đã luôn
theo đúng đường lối và chính sách của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt
Nam, với phương châm phục vụ tốt hơn cho lĩnh vực đầu tư phát triển.
Để có thể đưa ra được những giải pháp tăng cường khả năng sử dụng
vốn cho đầu tư phát triển ta cần xem xet thêm các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Hà
tây.
II.3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại chi
nhánh ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây trong thời gian qua:
II.3.3.1. Đánh giá chung:
Với thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư như đã nêu ở phần trước về các
mặt doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, những thành tựu đối
với bản thân ngân hàng cũng như đối với tổng thể nền kinh tế cho ta những
đánh giá chung nhất về chất lượng tín dụng cho đầu tư tại chi nhánh ngân hàng
như sau:
Nhìn chung chất lượng tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư &
phát triển Hà Tây thời gian qua là khá tốt. Tuy có một số hạn chế về quy mô, tỷ
trọng cho vay đầu tư, phương thức cho vay còn đơn điệu, đối tượng khách hàng
cho vay còn hạn chế, những rủi ro tiềm ẩn đang có xu hướng tăng lên nhưng có
thể thấy chất lượng tín dụng đầu tư đạt được như vậy cũng là rất khả quan và
kết hợp hài hoà giữa lợi ích của ngân hàng, lợi ích của khách hàng và của nền
kinh tế.
Có được những thành tựu đó trước hết là nhờ sự chỉ đạo sát sao của các
cấp uỷ Đảng, của ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Tây và đặc biệt là ngân hàng
Đầu tư & phát triển Việt Nam. Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng của giám đốc
ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán
bộ công nhân viên trong ngân hàng cũng như các khách hàng của ngân hàng.
Trong thời gian tới ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để đảm bảo nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn cho đầu tư phát triển.
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 43
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
II.3.3.2. Đánh giá công tác đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cho đầu tư
phát triển tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây:
Hiệu quả sử dụng vốn được hình thành và đảm bảo từ cả hai phía: ngân
hàng và khách hàng. Nó được đảm bảo trong suốt quá trình cho vay. Để có thể
đánh giá được hiệu quả hoạt động cho vay vốn đầu tư phát triển tại chi nhánh
ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây ta lần lượt xem xét việc nâng cao hiệu
quả thông qua các công tác chính sau:
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 44
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
II.3.3.2.1. Công tác thẩm định:
Công tác thẩm định là khâu đầu tiên quyết định hiệu quả hoạt động cho
vay vốn. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác thẩm định ngân
hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây đã thực hiện khá tốt khâu này. Thẩm định là
sự kiểm tra, phân tích đánh giá và kết luận các mặt về khách hàng vay vốn và
dự án vay vốn để đi đến quyết định có cho vay hay không. Đây chính là khâu
kiểm tra trước khi cho vay của ngân hàng. Hầu hết các khoản cho vay của ngân
hàng đều được kiểm tra trước khi cho vay. Việc kiểm tra, phân tích, đánh giá
hết các chi tiết tuân theo đúng các quy trình thẩm định do ngân hàng Đầu tư &
phát triển Việt Nam hướng dẫn, ít gây phiền hà đối với khách hàng và đưa ra
những ý kiến tham mưu cho ban lãnh đạo một cách cụ thể, rõ ràng. Ngân hàng
đã đề cập, xem xét trên nhiều khía cạnh, tiến hành phân tích nhiều chỉ tiêu để
đưa ra được những kết luận chung nhất về các khoản vay như tư cách - uy tín
của khách hàng vay, khả năng tài chính của doanh nghiệp vay vốn, tư cách
pháp lý của dự án vay vốn và tính khả thi của dự án đó. Việc thẩm định dự án
về mặt tài chính được chú trọng các chỉ tiêu cơ bản như: giá trị hiện tại thuần
(NPV), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR). Trong việc phân tích các vấn đề này ngân
hàng cũng đã ứng dụng các phần mềm tin học vào để phân tích, đặc biệt là
phần mềm Excel với tính năng vô cùng lớn.
Ngân hàng ngoài việc xem xét đánh giá những mặt hiện tại có liên quan
đến khách hàng và dự án vay vốn còn xem xét các yếu tố thuộc môi trường
kinh doanh, môi trường pháp lý... để đánh giá mức rủi ro tiềm ẩn của dự án.
Qua khâu thẩm định ngân hàng đã phát hiện ra những điểm chưa hợp lý và tư
vấn cho khách hàng làm ăn hiệu quả hơn.
Tóm lại: Công tác thẩm định được ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây
thực hiện khá tốt, giúp ngân hàng đưa ra được những quyết định cho vay đúng
đắn. Tuy nhiên công tác thẩm định vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục,
đó là:
- Trong quá trình phân tích tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng có
xem xét đến sự biến động và phát triển qua các năm song chủ yếu vẫn là sự
tăng lên về số tuyệt đối, chưa có sự so sánh tăng lên về các tỷ lệ nên không thấy
được bản chất của sự tăng lên đó, do đó không đánh giá được sự phát triển,
lớn lên của doanh nghiệp.
- Trong quá trình phân tích ngân hàng mới chỉ chú ý đến phân tích theo
chiều ngang của bảng cân đối kế toán tức là mới chỉ xem xét sự biến động về
tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các năm mà chưa chú ý đến phân tích
theo chiều dọc, tức là chưa chú ý đến phân tích sự hợp lý trong cơ cấu các
khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Việc phân tích tài chính của doanh
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 45
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
nghiệp chưa được đặt trong các mối quan hệ nhiều chiều nên chưa thấy hết
được mọi rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp.
- Những phương pháp phân tích hiện đại mang tính khoa học cao đã
được áp dụng nhưng vẫn chưa được hiểu một cách thấu đáo nên việc thực hiện
chúng có phần chưa khoa học.
- Trong phần thẩm định về phương diện kỹ thuật, ngân hàng vẫn phải
dựa vào phân tích kỹ thuật trong luận chứng kỹ thuật mà doanh nghiệp đưa ra.
Ngân hàng chưa có khả năng đánh giá chính xác về phương diện này do sự am
hiểu về lĩnh vực này còn hạn chế.
- Về phân tích thị trường, đánh giá khả năng thâm nhập thị trường đối
với sản phẩm của dự án còn thiếu chính xác. Việc tính toán về giá thành, về giá
trị tiêu thụ, giá bán đều tính theo thời điểm hiện tạ, chưa dự tính cụ thể tình
hình đó trong tương lai, ít đánh giá đến sự thay đổi của các yếu tố trong suốt
thời gian thực hiện dự án. Do vậy ngân hàng không thấy hết được sự ảnh
hưởng của các yếu tố đó đến hiệu quả của dự án. Điều đó chứng tỏ việc xem
xét độ nhạy của dự án còn chưa được quan tâm thoả đáng.
- Khi thẩm định về vấn đề tổ chức quản lý, ngân hàng quan tâm nhiều
đến chủ dự án và mới chỉ đánh giá trình độ của chủ dự án chứ chưa xem xét
đến người đứng ra chỉ đạo cho việc vận hành của dự án, tức là người đứng ra
quản lý, xây dựng cho việc thực hiện dự án. Cho nên nhiều khi dự án đã được
xem là có hiệu quả song người chỉ đạo việc thực hiện dự án không có tài năng,
uy tín và tư cách đạo đức, không đảm đương nổi công việc thì dự án rất có thể
sẽ bị thất bại.
II.3.3.2.2. Công tác quản lý món vay và khách hàng vay vốn:
Quyết định cho vay dù sao cũng chỉ dựa vào các cơ sở pháp lý và các dự
đoán, còn kết quả cuối cùng của mục tiêu cho vay vốn là công trình phát huy
được hiệu quả và trả được nợ vay. Điều này lại tuỳ thuộc vào tình hình thực
hiện thi công có đúng tiến độ, đúng mục đích ban đầu hay không. Điều đó đòi
hỏi cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm theo dõi, quản lý món vay trong suốt
quá trình xây dựng và phát huy hiệu quả của dự án, trả được nợ vay. Hay nói
cách khác công tác này chính là khâu kiểm tra trong quá trình cho vay và kiểm
tra sau khi cho vay mà ngân hàng luôn quán triệt. Công tác này được ngân hàng
thực hiện rất tốt, từ việc theo dõi tiến độ thi công để có kế hoạch giải ngân kịp
thời đúng lịch trình đến việc theo dõi sử dụng vốn có đúng mục đích, đúng tiến
độ và có hiệu quả hay không bằng cách xuống tận cơ sở để xem xét, thu thập
các thông tin và đánh giá những thuận lơi, khó khăn của dự án, những rủi ro
tiềm ẩn để có biện pháp xử lý kịp thời. Cán bộ ngân hàng luôn bãm sát từng
khách hàng để tháo gỡ những khó khăn phát sinh trog quá trình sử dụng vốn
vay, tích cực trong công tác thu nợ bằng cách định ra thời hạn trả nợ gốc và lãi
bé m«n kinh tÕ ®Çu t− - tr−êng ®¹i häc KTQD hn 46
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nguyÔn viÖt c−êng
hợp lý, chủ động nhắc nhở khách hàng về việc trả nợ. Ngân hàng Đầu tư &
phát triển Hà Tây đã luôn đạt vượt mức kế hoạch Trung ương giao về thu nợ tín
dụng đầu tư, góp phần tạo nguồn vốn để cho vay tiếp và đảm bảo an
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây.pdf