Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây dựng ở Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật - Hà Nội

Tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây dựng ở Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật - Hà Nội: ------ Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây dựng ở Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật - Hà nội LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình đổi mới xây dựng đất nước theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các dự án đầu tư xây dựng là một phần quan trọng của sự phát triển kinh tế. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay chúng ta có thể khẳng định được rằng: Mọi hoạt động sản xuất xây lắp có tầm quan trọng to lớn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống hoạt động sản xuất xây lắp, nhằm nâng cao hiệu quả các công trình dự án đầu tư. Để việc xây dựng đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và hạn chế tới mức thấp nhất những tranh chấp có thể gây thiệt hại về vật chất hoặc hại đến uy tín của các bên hữu quan, việc sử dụng phương pháp đấu thầu ngày càng tỏ ra có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, dự án của các công ty có nhiều chủ sở hữu, các dự án thuộc khu vực Nhà nước , dự án đượ...

pdf73 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây dựng ở Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật - Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
------ Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây dựng ở Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật - Hà nội LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình đổi mới xây dựng đất nước theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các dự án đầu tư xây dựng là một phần quan trọng của sự phát triển kinh tế. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay chúng ta có thể khẳng định được rằng: Mọi hoạt động sản xuất xây lắp có tầm quan trọng to lớn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống hoạt động sản xuất xây lắp, nhằm nâng cao hiệu quả các công trình dự án đầu tư. Để việc xây dựng đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và hạn chế tới mức thấp nhất những tranh chấp có thể gây thiệt hại về vật chất hoặc hại đến uy tín của các bên hữu quan, việc sử dụng phương pháp đấu thầu ngày càng tỏ ra có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, dự án của các công ty có nhiều chủ sở hữu, các dự án thuộc khu vực Nhà nước , dự án được sự tài trợ của các định chế tài chính quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, học tập, năm bắt được những kiến thức về hoạt động đấu thầu ngày cảng trở nên cần thiết đối với cán bộ, sinh viên đang công tác, học tập trong lĩnh vực liên quan. Với mong muốn có những hiểu biết rõ hơn về thể thức hoạt động đấu thầu, tìm hiểu thực tế trên cơ sở những kiến thức đã học trong nhà trường, qua thời gian thực hiện ở Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật, tôi đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây dựng ở Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật - Hà nội” Trong nội dung đề tài này, tôi nghiên cứu 3 chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ KỸ THUẬT CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU Ở CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ KỸ THUẬT CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẤU THẦU 1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ CÁC LOẠI HÌNH ĐẤU THẦU TẠI VIỆT NAM Phương thức đấu thầu hiện nay được áp dụng rộng rãi trong các nước có nền kinh tế phát triển, ở nước ta hình thức này cũng đang được áp dụng ở những bước khởi đầu. Trước khi có quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 43/CP ngày 16-07-1996 của Chính phủ có thể kể đến một số quy định về đấu thầu như sau: - Quyết định số 91 TTG ngày 13-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về qui định về quản lý xuất nhập khẩu máy móc thiết bị. - Quyết định số 60 BXD – VKT ngày 30-03-1994 của Bộ xây dựng ban hành về “Quy chế đấu thầu” của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, công nghiệp, Giao thông vận tải và các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Sau này là quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định 43/CP ngày 16-07- 1996 của Chính phủ (đã được sửa đổi theo nghị định số 93/CP của Chính phủ ngày 23-07-1997) và hiện nay là quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01-09-1999 của Chính phủ. Theo quy định mới nhất, đấu thầu được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của các bên mời thầu. Trong đó, nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Bên mời thầu là chủ dự án, chủ đấu thầu hoặc pháp nhân đại diện, hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm, thực hiện việc đấu thầu. Trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn nhà thầu có thể là cá nhân. Theo tính chất công việc, đấu thầu có thể áp dụng cho công việc sau:  Đấu thầu tuyển chọn tư vấn.  Đấu thầu xây lắp  Đấu thầu mua sắm hàng hóa.  Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án. Khi đó nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, là nhà tư vấn đấu trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Quy chế đấu thầu áp dụng cho các cuộc đấu thầu được tổ chức và thực hiện ở Việt nam. Mục tiêu của đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án. Nhà nước khuyến khích đấu thầu đối với tất cả các dự án đầu tư và xây dựng của các công trình sản xuất kinh doanh hoặc văn hóa xã hội, không phân biệt nguồn vốn nhưng bắt buộc phải tổ chức đấu thầu theo quy chế đấu thầu trong những trường hợp sau : - Các dự án có chủ đầu tư là các doanh nghiệp Nhà nước hoặc cơ quan tổ chức của Nhà nước có sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư và phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước. - Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần có sự tham gia của các tổ chức kinh tế Nhà nước (các doanh nghiệp Nhà nước) từ 30% trở lên vào vốn pháp định, vốn kinh doanh hoặc vốn cổ phần. - Các dự án cần lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện. - Đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể DN Nhà nước, đồ dùng và phương tiện làm việc thông thường của lực lượng vũ trang. - Riêng các dự án sử dung vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của các tổ chức nước ngoài thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước được các bên tài trợ và bên Việt Nam ký kết. Trường hợp có những nội dung trong dự thảo điều ước khác với quy chế đấu thầu thì cơ quan được giao trách nhiệm đàm phán ký kết, quyết định trước khi ký kết. 2. CÁC HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU Chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau : 2.1 Đấu thầu rộng rãi Theo hình thức này,việc gọi thầu được phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian rộng rãi tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. 2.2 Đấu thầu hạn chế Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5 nhà thầu) có đủ năng lực tham gia. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người ( hoặc cấp) có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau: + Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của các gói thầu. + Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế. + Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc áp dụng đấu thầu hạn chế có lợi thế. 2.3 Chỉ định thầu Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Hình thức này chỉ áp dụng được trong các hình thức đặc biệt sau : * Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch họa được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công tác kịp thời. * Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh, bí mật quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ quyết định. * Gói thầu đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ kế hoạch và đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan liên quan. 2.4 Chào hàng cạnh tranh Hình thức này được áp dụng cho những gói hàng mua sắm hàng hóa có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên yêu cầu chào hàng bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng Fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác. 2.5 Mua sắm trực tiếp Hình thức mua sắm trực tiếp được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã được thực hiện xong (dưới 1 năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu. 2.6 Tự thực hiện Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện. 2.7 Mua sắm đặc biệt Hình thức này được áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không thể áp dụng đấu thầu được. 3.PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU Hiện nay ở nước ta, hoạt động đấu thầu được áp tiến hành áp dụng theo một trong ba phương thức sau : 3.1 Đấu thầu một túi Hồ sơ Là phương thức mà nhà thầu nộp Hồ sơ dự thầu trong một túi Hồ sơ. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp. 3.2 Đấu thầu hai túi Hồ sơ Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính trong từng túi Hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu mở tiếp Hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp dụng với đấu thầu tuyển chọn tư vấn. 3.3 Đấu thầu hai giai đoạn Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau : - Các gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên. - Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp. - Dự án hợp đồng thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay. Quá trình thực hiện phương thức này như sau: a. Giai đoạn thứ nhất Các nhà thầu nộp Hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị nộp Hồ sơ dự thầu chính thức của mình. b. Giai đoạn thứ hai Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp Hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất về kỹ thuật và đề xuất chi tiết về kinh tế với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng giá dự thầu. 4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN ĐẤU THẦU 4.1 Việc tổ chức đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: a. Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép quyết định đầu tư của người (hoặc cấp) có thẩm quyền. b. Kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt. c. Hồ sơ mời thầu đã được người (hoặc cấp) có thẩm quyền phê duyệt. d. Bên mời thầu không được tham gia với tư cách là nhà thầu đối với các gói thầu do mình tổ chức. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện công việc chuẩn bị dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dư án, điều kiện tổ chức đấu thầu là có văn bản chấp thuận của người (hoặc cấp) có thẩm quyền và hồ sơ mời thầu được duyệt. 4.2 Nhà thầu tham dự đấu thầu phải đảm bảo các điều kiện sau: a. Có giấy phép đăng ký kinh doanh. Đối với đấu thầu mua sắm thiết bị phức tạp được quy định trong hồ sơ mời thầu, ngoài giấy đăng ký kinh doanh, phải có giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất. b. Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu. c. Chỉ được tham gia một đơn vị dự thầu trong một gói thầu, dù là đơn phương hay liên doanh dự thầu. Trường hợp tổng công ty đứng đơn vị dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu. II. ĐẤU THẦU TRONG XÂY LẮP: 1. VAI TRÒ CỦA ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG: Xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò chủ chốt ở khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo nên cơ ở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định cho mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước và xã hội dưới mọi hình thức ( xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và hiện đại hoá tài sản cố định). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quy mô hoạt động xây dựng của nước ta ngày càng mở rộng, thị trường xây dựng ngày càng sống động, tính xã hội của quá trình sản xuất sản phẩm xây dựng ngày càng cao, qua đó phương thức lựa chọn tổ chức nhận thầu thông qua đấu thầu đã bước đầu hình thành và ngày càng phát triển, ngày càng thể hiện rõ tính ưu việt của nó. Thứ nhất: Đối với chủ đầu tư Đấu thầu giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm được vốn đầu tư, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công trình. Vì trong đấu tranh diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu và chủ đầu tư lưạ chọn những nhà thầu đáp ứng gay gắt những yêu cầu của mình đề ra: giá thành hợp lý, đảm bảo đúng tiến độ thi công chất lượng công trình tốt. Do đó sẽ tiết kiệm được tối đa vốn bỏ ra. Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư nắm được quyền chủ động hoàn toàn. Bởi vì, chỉ khi đã có sự chuẩn bị đầy đủ kỹ lưỡng về tất cả mọi mặt trước khi đầu tư mới tiến hành mời thầu và tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu. Tuy nhiên để đánh giá được đúng các hồ sơ dự thầu, đảm bảo tính công bằng trong đấu thầu, đòi hỏi các cán bộ của chủ đầu tư phải có trình độ nhất định.Việc quản lý một dự án đầu tư với bên B cũng đòi hỏi các cán bộ phải tự nâng cao trình độ của mình để đáp ứng được với yêu cầu thực tế. Kết quả là thúc đẩy việc nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật của bên chủ đầu tư Thứ 2: Đối với các nhà thầu Trước hết phương thức đấu thầu sẽ phát huy tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham gia dự thầu và đấu thầu, các nhà thầu sẽ phải tích cực tìm kiếm các thông tin do các chủ đầu tư đang mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên thị trường, gây dựng các mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, tự tìm cách tăng cường uy tín của mình để có thể nắm bắt được các cơ hội dự thầu. Việc tham gia dự đấu thầu, trúng thầu và tiến hành thi công theo hợp đồng làm cho nhà thầu phải tập trung nguồn vốn của mình vào một điểm đầu tư, ngay từ quá trình tham gia đấu thầu. Nếu trình độ kỹ thuật công nghệ của nhà thầu không cao thì cũng khó có cơ hội trúng thầu hoặc nếu có trúng thầu thì cũng do trình độ thi công, năng lực quản lý của nhà thầu thấp kém dẫn đến dễ bị lỗ. Thực tế này đòi hỏi các nhà thầu phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt như : tổ chức quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ, đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, có như vậy mới đảm bảo thắng thầu, đảm bảo hiệu quả đồng vốn của mình bỏ ra là có lãi, mặt khác nâng cao được trình độ thi công công trình, nâng cao uy tín được trên thị trường. Thứ 3: Đối với Nhà nước Hoạt động đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tập trung (vốn từ Ngân sách Nhà nước). Đấu thầu dựa trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu trên mọi mặt (tài chính, kỹ thuật) nên nó thúc đẩy các đơn vị đấu thầu tăng cường trình độ, hiệu quả về mọi mặt. Qua đấu thầu chủ đầu tư sẽ chọn được nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ với giá hợp lý nhất đồng thời đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. Qua hơn hai năm thực hiện quy chế đấu thầu theo nghị định 43/CP, hơn một năm thực hiện sửa đổi bổ sung quy chế đấu thầu theo NDD 93/CP và hiện nay là quy chế đấu thầu theo NĐ 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ có thể thấy rõ phương thức đấu thầu đã từng bước thay thế phương thức chỉ định thầu (mang nhiều tiềm ẩn tiêu cực trong nền kinh tế thị trường), đồng thời tính quan hệ của nó cũng được thể hiện rõ: chỉ tính các gói thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 96 gói thầu với giá trị trúng thầu là 2.390 triệu USD (so với giá dự kiến ban đầu là 2.782 triệu USD tiết kiệm được 14,09%). Các dự án khác ở các bộ, ngành, địa phương nhờ áp dụng phương thức đấu thầu, giá trúng thầu đều giảm so với dự toán phê duyệt là từ 8-10% Hoạt động đấu thầu góp phần đổi mới cơ chế quản lý hành chính Nhà nước trong hoạt động đầu tư và xây dựng. Trước đây trong xây dựng cũng như trong các ngành kinh tế khác, Nhà nước quản lý toàn bộ trong việc quyết định xây dựng công trình nào, vốn, đề xuất giải pháp kỹ thuật, thời gian, do đơn vị nào thi công... Trong cơ chế thị trường hiện nay với hoạt động đấu thầu được áp dụng thì Nhà nước chỉ còn quản lý sản phẩm cuối cùng, tức là công trình hoàn thành với chất lượng đảm bảo. Việc thi công mua vật tư, thời gian thi công từng hạng mục công trình, đặc biệt là giá công trình tùy thuộc vào khả năng từng nhà thầu khác nhau. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng bây giờ chủ yếu chuyển sang việc nghiên cứu ban hành các chính sách, quy chế về xây dựng để điều chế về lĩnh vực này cho phù hợp với cơ chế thị trường. Trong cơ chế thị trường hiện nay, phương thức đấu thầu ngày càng thể hiện rõ tính ưu việt và vai trò quan trọng của nó đối với chủ đầu tư, nhà thầu và Nhà nước, do đó việc áp dụng phương thức này và hoạt động kinh doanh, xây dựng là tất yếu để nhằm đảm bảo lại lợi ích chính đáng cho người lao động cho doanh nghiệp và cho Nhà nước. 2. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG TỔ CHỨC ĐẤU THẦU XÂY LẮP Việc tổ chức đấu thầu được tổ chức thực hiện theo trình tự sau:  Chuẩn bị đấu thầu.  Sơ tuyển (nếu có)  Nộp và nhận Hồ sơ dự thầu.  Mở thầu.  Đánh giá và xếp hạng nhà thầu.  Trình duyệt kết quả đấu thầu.  Công bố trúng thầu và thương thảo hoàn thiện hợp đồng.  Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng. 2.1 Chuẩn bị đấu thầu * Lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án. Kế hoạch đấu thầu của dự án do bên mời thầu lập và phải được người có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu của toàn bộ dự án bên mời thầu có thể lập kế hoạch đấu thầu cho từng phần của dự án theo giai đoạn thực hiện nhưng phải được người có thẩm quyền phê duyệt cho phép. Nội dung kế hoạch đấu thầu của dự án bao gồm: - Phân chia dự án thành các gói thầu - Giá gói thầu và nguồn tài chính. - Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu áp dụng đối với từng gói thầu. - Thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu. - Loại hợp đồng cho từng gói thầu. - Thời gian thực hiện hợp đồng. Như vậy những vấn đề cơ bản đều dược xác định trong kế hoạch đấu thầu. Gói thầu là căn cứ để tổ chức đấu thầu và xét thầu được phân chia theo tính chất hoặc trình tự của dự án phù hợp với công nghệ và đảm bảo tính đồng bộ của dự án. Giá gói thầu được xác định cho từng gói thầu trên cơ sở tổng mớc đầu tư hoặc tổng dự toán hoặc dự toán được duyệt. Các vấn đề khác ( lựa chọn phương thức đấu thầu, thời gian thực hiện) được xác định cụ thể cho từng gói thầu tùy theo tính chất, quy mô từng gói thầu. Bên mời thầu thành lập tổ chuyên gia hoặc thuê tư vấn giúp việc cấp đấu thầu trên cơ sở chấp thuận của người (hoặc cấp) có thẩm quyền. Tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của từng gói thầu, thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về: - Kỹ thuật, công nghệ. - Kinh tế, tài chính. - Pháp lý và các vấn đề khác (nếu cần). Tổ chuyên môn có trách nhiệm: - Chuẩn bị tài liệu pháp lý, soạn thảo hồ sơ mời thầu. - Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu. - Phân tích đánh giá, so sánh và xếp hạng các hồ sơ dự thầu theo tiêu chuẩn đánh giá được nêu trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được duyệt trước khi mở thầu. - Tổng hợp tài liệu về quá trình đánh giá xét chọn nhà thầu và lập báo cáo xét thầu - Có trách nhiệm phát biểu trung thực, khách quan ý kiến của mình bằng văn bản với bên mời thầu trong quá trình phân tích, đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự thầu và chịu trách nhiệm bảo mật thông tin, không được cộng tác với nhà thầu dưới bất cứ hình thức nào và không được tham gia thẩm định các kết quả đấu thầu Tổ trưởng tổ chuyên gia do bên mời thầu quyết định và được người (hoặc cấp) có thẩm quyền chấp thuận, có trách nhiệm điều hành công việc, tổng hợp và chuẩn bị các báo cáo đánh giá hoặc các tài liệu có liên quan khác. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, chuyên gia hoặc tư vấn phải có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu, có kinh nghiệm trong công tác quản lý thực tế hoặc nghiên cứu, am hiểu quá trình tổ chức đánh giá,xét chọn kết quả đấu thầu. * Chuẩn bị hồ sơ mời thầu và hồ sơ tuyển (nếu có) Bên mời thầu phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, thông só kỹ thuật (chỉ dẫn kỹ thuật) có liên quan và nêu rõ điều kiện của công trình để các bên dự thầu chuẩn bị hồ sơ mời thầu thường gồm: - Thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu . - Mẫu đơn dự thầu. - Chỉ dẫn đối với nhà thầu . - Chỉ dẫn kỹ thuật. - Bản tiền lương dự toán. - Điều kiện chung của hợp đồng. - Điều kiện cụ thể của hợp đồng. - Hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp công trình. - Mẫu bảo lãnh dự thầu. - Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Trường hợp cần sơ tuyển thì bên mời thầu phải lập hồ sơ tuyển bao gồm: - Thư mời thầu. - Chỉ dẫn sơ tuyển. - Tiêu chuẩn đánh giá. - Phụ lục kèm theo. 2.2 Sơ tuyển Việc sơ tuyển nhà thầu phải được tiến hành đối với các gói thầu xây lắp có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên nhằm lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Sơ tuyển nhà thầu được tiến hành theo các bước: - Thông báo mời sơ tuyển. - Nhận và quản lý Hồ sơ dự thầu sơ tuyển. - Đánh giá Hồ sơ dự thầu. - Trình duyệt kết quả sơ tuyển. - Thông báo kết quả sơ tuyển. 2.3 Mời thầu Mời thầu được tiến hành thông qua các phương tiênh thông tin dại chúng hoặc qua các thông báo trực tiếp tùy theo loại hình đấu thầu được áp dụng (trường hợp có sơ tuyển chỉ những nhà thầu nào lọt qua sơ tuyển mới được mua hồ sơ mời thầu). Thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Tên và địa chỉ bên mời thầu. - Mô tả tóm tắt dự án, nguồn vốn địa điểm và thời gian xây dựng. - Chỉ dẫn việc tìm hiểu hồ sơ mời thầu. - Thời hạn, địa điểm nhận hồ sơ mời thầu và mở thầu. 2.4 Nộp và nhận hồ sơ dự thầu Khi nhận được thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu, các tổ chức xây ựng nêu đủ điều kiện và muốn tham gia đấu thầu thì tham khảo hồ sơ mời thầu, chuẩn bị hoàn tất hồ sơ dự thầu và gửi đến cho bên mời thầu theo thời gian và địa điểm ghi trên thông báo mời thầu hay thư mời thầu. Hồ sơ dự thầu gửi đi được niêm phong. Bên mời thầu có trách nhiệm bảo quản các hồ sơ dự thầu, không được mở trước giờ quy định. 2.5 Mở thầu Những hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn sẽ được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ mật. Việc mở thầu được tiến hành công khai theo ngày giờ, địa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu và không được quá 48 giờ kể từ thời điểm đóng thầu. Đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu được mời tham dự phải ký vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu ghi rõ họ tên gói thầu, ngày, giờ, địa điểm mở thầu: tên và địa chỉ các nhà thầu, giá đấu thầu, bảo lãnh dự thầu, tiến độ thực hiện và các nội dung liên quan khác. Bản gốc hồ sơ dự thầu sau khi mở thầu phải được bên mời thầu ký xác nhận từng trang trước khi tiến hành đánh giá và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ mật để làm cơ sở pháp lý cho việc đánh giá và xem xét. 2.6 Đánh giá, xếp hạng nhà thầu Bên mời thầu tến hành nghiên cứu, đánh giá chi tiết và xếp hạng các Hồ sơ dự thầu đã được mở căn cứ theo yêu cầu Hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá được người (hoặc cấp) có thẩm quyền phê duyệt trước khi mở thầu. Việc đánh giá các hồ sơ dự thầu được thực hiện theo trình tự sau: Bước1 : Đánh giá bộ Hồ sơ dự thầu Việc đánh giá sơ bộ là nhằm loại bỏ được các Hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu bao gồm : - Kiểm tra tính hợp lệ của Hồ sơ dự thầu. - Xét đáp cơ bản của Hồ sơ mời thầu. - Làm rõ Hồ sơ dự thầu (nếu cần). Bước 2 : Đánh giá chi tiết Hồ sơ dự thầu Việc đánh giá chi tiết Hồ sơ dự thầu xây lắp được thực hiện theo phương pháp đánh giá. Trước hết, Hồ sơ dự thầu được đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn. Việc đánh giá được tiến hành dựa trên cơ sở yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá được quy định trong Hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được người (hoặc cấp) có thẩm quyền phê duyệt trước thời gian mở thầu. Các nhà thầu đạt số điểm tối thiểu từ 70% tổng số điểm về kỹ thuật trở lên sẽ được chọn vào danh sách ngắn. Đánh giá vè mặt tài chính, thương mại các nhà thầu thuộc danh sách ngắn: việc đánh giá veeg mặt tài chính thương mại được tiến hành trên cùng một mặt bằng theo tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt nhằm xác định giá, đánh giá bao gòm bên mời thầu thực hiện các nội dung công viẹc sau: - Sửa lỗi: sửa chữa các sai sót nhằm chuẩn xác Hồ sơ dự thầu bao gồm: lỗi số học, lỗi đánh máy, lỗi chính tả, lỗi nhầm đơn vị. - Hiệu chỉnh sai lệch: bên mời thầu tiến hành bổ sung, điều chỉnh những nọi dung còn thiếu sót hoặc thừa trong hồ sơ dự thầu so với các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu cũng như bổ sung hoặc điều chỉnh những khác biệt giữa các phần của hò sơ dự thầu. - Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung. - Đưa về một mặt bằng so sánh. - Xác định giá đánh giá của các Hồ sơ dự thầu. * Xếp hạng Hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu được xếp hạng theo giá đánh giá nhà thầu có Hồ sơ dự thầu hợp lệ, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu, có giá đánh giá thấp nhất và có giá dè nghị trúng thầu khong vượt quá giá gói thầu hoặc dự toán, tổng dự toán được phê duyệt (nếu dự toán, tổng dự toán dược duyệt thấp hơn giá gói thầu được duyệt) sẽ được xem xét trúng thầu. 2.7 Trình duyệt kết quả đấu thầu Kết quả đấu thầu phải được người (hoặc cấp) có thẩm quyền xem xét phê duyệt. 2.8 Công bố trúng thầu và thương thảo hoàn thiện hợp đồng Bên mời thầu chỉ được phép công bố kết quả đấu thầu sau khi đã được người (hoặc cấp) có thẩm quyền phê duyệt. Bên mời thầu sẽ mời nhà thầu trúng thầu đến thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Nếu không thành công, bên mời thầu sẽ mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo đến thương thảo hợp đồng nhưng phải được người (hoặc cấp) có thẩm quyền chấp nhận. 2.9 Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng Nhà thầu trúng thầu trong thời gian quy định phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng không quá 10% giá trị hợp đồng tùy theo loại hình và quy mô của hợp đồng. Bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu phải ký kết hợp đồng bằng văn bản khi nội dung hợp đồng đã được trình duyệt Hợp đồng xây dựng có thể được tiến hành cho toàn bộ công trình, cho từng hạng mục công trình hay cho một loại công việc xây dựng. Hợp đồng xây dựng có thể ký kết giữa chủ đầu tư với chủ dự án, với tổng thầu (thầu chính) hay ký kết giữa tỏng thầu ( thầu chính) với các thầu phụ. Căn cứ vào thời hạn và tính chất của gói thầu được quy định trong ké hoạch đấu thầu, hợp đồng có thể được thực hiện một trong các loại sau: a/ Hợp đồng trọn gói: là hợp đồng theo giá khoán gọn, được áp dụng cho những gói thầu được xác định rõ về khối lượng yêu cầu về chất lượng và thời gian. Trường hợp có những phát sinh ngoài hợp đồng nhưng không do nhà thầu gây ra thì sẽ được người (hoặc cấp) có thẩm quyền xem xét quyết định. b/ Hợp đồng chìa khóa trao tay: là hợp đồng bao gồm toàn bộ các cong việc thiết kế, cung cấp thiết bị và xây lắp của một gói thầu được thực hiện thông qua một nhà thầu. Chủ đàu tư có trách nhiệm tham gia giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thu và nhạn bàn giao khi nhà thầu hoàn thành toàn bộ công trình theo ký kết hợp đồng. C/ Hợp đồng có điều chỉnh giá: hợp đồng điều chỉnh giá áp dụng cho những gói thầu mà tại thời điểm ký kết hợp đồng khong đủ các điều kiện xác định chính xác về số lượng và chất lượng hoặc có biến động lớn vè giá cả do chính sách của Nhà nước thay đổi và hợp đồng có thời gian thực hiện trên 12 tháng. Riêng đối với gói thầu nhỏ (gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ đồng) việc lập hò sơ mời thầu được thực hiện đơn giản dựa trên những quy điịnh đấu thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ. Tuy nhiên, hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung sau: - Thư mời thầu và mẫu đơn dự thầu. - Yêu cầu đối với gói thầu xây lắp: hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng được duyệt, chỉ dẫn kỹ thuật và tiến độ thực hiện. - Tiêu chuẩn đánh giá (đạt hoặc không đạt) vè mặt kỹ thuật. - Mẫu bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng bảo lãnh dự thầu trong trường hợp này bằng 1% giá dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng bằng 3% giá trị hợp đồng III. HỒ SƠ DỰ THẦU XÂY LẮP VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU XÂY LẮP 1. HỒ SƠ DỰ THẦU XÂY LẮP Hồ sơ dự thầu do các nhà thàu xay dựng lập trên cơ sở của hồ sơ mời thầu. Nộ dung hồ sơ mời thầu xây lắp bao gồm: 1.1 Nội dung về hành chính, pháp lý * Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người thẩm quyền). * Bản sao giấy đăng ký kinh doanh * Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu kể cả nhà thầu phụ nếu có. * Văn bản thỏa thuận liên doanh( trường hợp liên doanh dự thầu ) * Bảo lãnh dự thầu 1.2 Các nội dung về kỹ thuật * Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu. * Tiến độ thực hiện hợp đồng. * Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng. * Các biện pháp đảm bảo chất lượng. 1.3 Các nội dung về thương mại, tài chính * Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết * Điều kiện thanh toán. 2. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU XÂY LẮP Việc thực hiện đánh giá Hồ sơ dự thầu xây lắp được thực hiện theo tiêu chuẩn về các nội dung sau: 2.1 Kỹ thuật chất lượng - Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng vật tư, thiết bị nêu trong hồ sơ thiết kế. - Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp và tổ chức thi công. - Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như: phòng cháy, an toàn lao động. - Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại chất lượng và tiến độ huy động). - Các biện pháp đảm bảo chất lượng 2.2 Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu - Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện trường tương tự. - Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện dự án. - Năng lực tài chính (doanh số lợi nhuận và các chỉ tiêu khác). 2.3 Tài chính và giá cả Khả năng cung cấp tài chính, các điều kiện thương mại và tài chính, giá cả đánh giá. 2.4 Tiến độ thi công - Mức độ đảm bảo tiến độ thi công quy định trong hồ sơ mời thầu. - Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành và các hạng mục công trình có liên quan. IV. MỘT SỐ YẾU TỐ TRONG XÂY DỰNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA TỔ CHỨC XÂY DỰNG 1.TÌNH HÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT TRONG XÂY DỰNG THIẾU TÍNH ỔN ĐỊNH, LUÔN BIẾN ĐỔI THEO ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG Cụ thể là trong xây dựng, con người và công cụ lao động luôn phải di chuyển từ công trình này đến công trình khác, còn sản xuất xây dựng (tức các công trình xây dựng) thị hình thành và đững yên tại chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành. Các phương án xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn phải thay đổi theo địa điểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này làm khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và công trình tạm phục vụ sản xuất, làm cho công tác đấu thầu của các tổ chức xây dựng gặp nhiều khó khăn trong đề xuất biện pháp thi công cũng như hạ thấp giá dự thầu. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải cố gắng tăng cường tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang thiết bị tài sản có định, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí có liên quan đến vận chuyển, lựa chọn vùng hoạt động thích hợp, lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ và liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ý đến chi phí vận chuyển khi lập giá tranh thầu. 2. CHU KỲ SẢN XUẤT (THỜI GIAN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH) THƯỜNG DÀI Đặc điểm này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn cổ chức xây dựng thường bị ứ đọng lâu dài tại công trình đang được xây dựng, các tổ chức xây dựng dễ gặp phải những rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng trong đấu thầu phải chú ý đến nhân tố thời gian khi lựa chọn phương án tổ chức thi công, cũng như khi lựa chọn phương án giá cuối cùng 3.SẢN XUẤT XÂY DỰNG PHẢI TIẾN HÀNH THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG CHO TỪNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ THÔNG QUA HÌNH THỨC KÝ HỢP ĐỒNG Sau khi thắng thầu vì sản phẩm xây dựng rất đa dạng có tính cá biệt cao và chi phí lớn. Trong phần lớn các ngành sản xuất khác, người ta có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm để bán. Nhưng với các công trình xây dựng thì không thể làm được trừ một vài trường hợp rất hiếm khi chủ đầu tư làm sẵn một số nhà để bán, nhưng ngay cả ở đây mỗi nhà cung cấp sẽ có các đặc điểm riêng do điều kiện địa chất và địa hình đem lại. Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu là phải xác định giá cả của sản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức giao nhận thầu và đấu thầu cho những công trình cụ thể trở nên phổ biến trong sản xuất xây dựng. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xay dựng muốn thắng thầu phải tích lũy nhiều kinh nghiệm cho nhiều trường hợp xây dựng cụ thể và phải tính toán cẩn thận nhiều trường hợp tranh thầu. 4. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT XÂY DỰNG RẤT PHỨC TẠP Các đơn vị tham gia xây dựng công trình có thể phải cungsf nhau thi cong trên một diện tích có hạn để thực hiện phần việc của mình theo một trình tự nhất định về thời gian và không gian. Đặc điểm này đòi hỏi các tỏ chức xây dưng trong Hồ sơ dự thầu phải thực hiện trình độ tổ chức phói hợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công. 5. SẢN XUẤT XÂY DỰNG THƯỜNG PHẢI TIẾN HÀNH NGOÀI TRỜI NÊN CHỊU NHIỀU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI TIẾT, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC NHỌC NHẰN Ảnh hưởng của thời tiết thường làm gián đoạn quá trình thi công, năng lực của tổ chức xây dựng không được sử dụng điều hòa trong bốn quý, gay khó khăn cho việc lựa chọn trình tự thi công dự trữ vật tư nhiều hơn... Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng trong quá trình lập hồ sơ dự thầu phải lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, phấn đấu tìm cách hoạt động trong năm, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý. Chú ý đến nhân tố rủi ro vì thời tiết khi tranh thầu, quan tâm phương pháp xây dựng trong điều kiện nhiệt đới. 6. SẢN XUẤT XÂY DỰNG CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA LỢI NHUẬN CHÊNH LỆCH DO ĐIỀU KIỆN CỦA ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG ĐEM LẠI Củng cố một loạt công trình xây dựng nhưng nếu nó đặt một nơi có sẵn nguồn máy xây dựng cho thuê, sẵn công nhân thì người nhận thầu xây dựng ở trường hợp này có nhiều cơ hội hạ thấp chi phí sản xuất và thu được lợi nhuận cao hơn. Đây là một yếu tố mà khi tranh thầu các nhà thầu phải chú ý. V. GIÁ DỰ TOÁN DỰ THẦU TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP 1.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊNH GIÁ TRONG XÂY DỰNG Việc định giá trong xây dựng có một số đặc điểm sau: 1.1 Giá của sản phẩm xây dựng có tính cá biệt cao vì các công trình xây dựng phụ thuộc nhiều vào điều kiện của địa điểm xây đựng Vào chủng loại công trình xây dựng và vào các yêu cầu sử dụng khác nhau của các chủ đầu tư. Do đó giá xây dựng không thể đinh trước hàng loạt cho công trình toàn vẹn mà phải xác định cụ thể cho từng trường hợp cụ thể. 1.2 Trong xây dựng người ta không thể định giá trước cho một công trình toàn vẹn, nhưng người ta có thể định giá trước cho từng loại công việc xây dựng, từng bộ phận hợp thành công trình thông qua cái gọi là đơn giá xây dựng. Trên cơ sở các đơn giá này người ta sẽ lấy giá cho toàn thể công trình xây dựng mỗi khi cần đến. Trong xây dựng giá trị dự toán công tác xây lắp đóng vai trò giá cả của sản phẩm của ngành công nghiệp xây dựng. 1.3 Quá trình hình thành giá xây dựng công trình thường kéo dài từ khi đấu thầu đến khi kết thúc xây dựng và bàn giao trải qua các điều chỉnh và đàm phán trung gian giữa bên giao thầu và bên nhận thầu xây dựng. Giá xây dựng của một công trình nào đó như vậy đã được hình thành trước khi sản phẩm thực tế ra đời. 1.4 Sự hình thành giá chủ yếu được thông qua hình thức đấu thầu và chủ thầu xây dựng. ở đây chủ đầu tư ( tức người mua sắm sản phẩm) đóng vai trò quyết định trong việc định giá xây dựng công trình. 1.5 Phụ thuộc vào giai đoạn đầu tư, giá xây dựng công trình được biểu diễn bằng các tên gọi khác nhau được tính toán theo các giai đoạn khác nhau và được sử dụng với các mục tiêu khác nhau. 1.6 Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước vẫn đóng vai trò trong việc hình thành giá xây dựng, chủ yếu là cho khu vực xây dựng từ nguồn vốn của Nhà nước. Ở nước ta hiện nay vai trò quản lý giá xây dựng của Nhà nước còn tương đối lớn vì phần lớn các công trình xây dựng hiện nay nhờ vào nguồn vốn của Nhà nước vì Nhà nước còn phải đóng vai trò can thiệp vào giá xây dựng của các công trình của các chủ đầu tư nước ngoài đê tránh thiệt hại chung cho đất nước 2.NỘI DUNG LẬP GIÁ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Giá trị dự toán xây lắp (GĐTXL) sau thuế của công trihf xây dựng bao gồm: GTDTXL trước thuế (T + X + TL) và khoản thuế GTGT đầu ra (VAT) tức là : GTDTXL sau thuế = GTDTXL trước thuế + VAT = T + C + TL + VAT Trong đó : T : chi phí trực tiếp C : chi phí chung TL: thu nhập chịu thuế tính trước * Giá trị dự toán xây lắp trước thuế : là mức giá để itnhs thues GTGT bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước, được xác định theo mức tiêu hao về vật tư, lao động, sử dung máy và mặt bằng giá của khu vực của từng thời kỳ do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Chi phí trực tiếp: bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dung máy thi công, được xác định trên cơ sở khối lượng xây lắp theo thiết kế được lắp tương ứng. Chi phí vật liệu gồm: vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển, được tính theo đơn giá xây dựng cơ bản (đơn giá địa phương hoặc đơn giá công trình). Mức giá các loại vật tư vật liệu trong đơn giá nói trên chưa bao gồm thuế GTGT đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng phải ứng trả khi mua vật tư, vật liệu có sự thay đổi về giá cả thì căn cứ vào mức giá chưa có thuế GTGT trong thông báo từng kỳ của cơ quan có thẩm quyền công bố để tránh sự chênh lệch này vào chi phí vật liệu trong dự toán. Chi phí về nhân công GTDTXD bao gồm: lương cơ bản và các khoản phụ cấp có tính chất lượng, các chi phí theo chế độ có thể khoán trực tiếp cho người lao động để tính một ngày công định mức. Chi phí máy thi công gồm ch phí nhân công thợ điều khiển, sửa chữa máy, thiết bị thi công. Riêng một số chi phí phụ thuộc trong giá cả máy và thiết bị thi công như xăng dầu, điện năng chưa tính giá trị tăng đầu vào. Chi phí chung: tính bằng % so với chi phí nhân công trong giá trị doanh thu xây lắp, được quy định cho từng loại công trình. Khoản thu nhập chịu thuế tính trước dùng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và một số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác. Phần còn lại được trích lập quỹ theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh danh đối với doanh nghiệp Nhà nước. * Thuế GTGT đầu ra: dùng để trả thuế GTGT đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã ứng trước khi mua vật tư, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng nhưng chưa được tính vào chi phí vật liệu, máy thi công, chi phí chung doanh thu xây lắp trước thuế và phần thuế GTGT mà DN xây dựng phải nộp. 3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ DỰ TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 3.1 Những nhân tố bên ngoài làm tăng giảm một cách chính đáng các chi phí trong giá dự toán - Nâng cao yêu cầu về mức độ kỹ thuật, công nghệ, trang thiết bị của công trình (tăng cường kết cấu công trình sử dụng trang thiết bị hiện đại, bảo đảm mô trường sinh thái). - Việc di chuyển bô máy quản lý, lực lượng thi công trang thiết bị thi công xây dựng công trình tới các vùng xa xôi, hẻo lánh ít dân cư, mới khai khẩn, hệ thống vận tải yếu, điều kiện khí hậu thiên nhiên khắc nghiệt. - Yêu cầu nâng cao điều kiện sống và văn hóa cho người lao động. - Sự biến động giá cả. - Tăng tiền lương của công nhân ngành xây dựng. - Sự nâng cao định mức tích lũy kế hoạch và những chi phí không lường trước được. - Do thiên tai địch họa và các nguyên nhân bất khả kháng khác. - Các chi phí và giá trị khối lượng dịch vụ hủy bỏ hoặc thay đổi theo quyết đinh của cấp có thẩm quyền. - Những thay đổi của từng bộ phận công trình, kết cấu theo ý kiến chuyên môn của cơ quan thẩm định thiết kế. 3.2 Những nhân tố bên ngoài có liên quan đến các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành làm tăng giảm một cách không chính đáng giá dự toán - Sự không đầy đủ hoặc không đùng đắn định mức kinh tế kỹ thuật - Tính khoa học thực tiễn của một số văn bản pháp quy còn thấp. - Thiếu các tài liệu về quy chuẩn, tiêu chuẩn trong xây dựng (chẳng hạn không có phương pháp hoặc chỉ dẫn phương pháp thiết kế các công trình xây dựng trong điều kiện địa chất, bão lụt dẫn dến phải thông qua giải pháp thiết kế không có căn cứ những chi phí ban đầu. 3.3 Các nhân tố bên ngoài có liên quan đến yếu tố thông tin làm tăng giảm không chính đáng và ngẫu nhiên giá dự toán. - Số dự báo không đầy đủ về tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ (vì thiếu các tài liệu dự báo có thể dẫn đến việc thông qua giải pháp thiết kế không có căn cứ những chi phí ban đầu. - Thiếu chương trình mục tiêu kế hoạch hóa công tác khảo sát thiết kế ( sự thiếu kế hoạch dài hạn dẫn đến việc thiết kế kỹ thuật cho một số công trình chưa có dự án khả thi dược duyệt: bản vẽ thi công của một số đối tượng riêng biệt lại được làm trước khi xem thiết kế kỹ thuật. - Chất lượng các tài liệu ban đầu khi thiết kế chưa tốt. - Khi thiết kế thường không tính đến những tài liệu dự báo về quy chuẩn mới, các loại thiết kế đến khi đưa công trình vào khai thác thường từ 1-7 năm hoặc hơn nữa việc không tính đến các nhân tố trên dẫn đến việc phải sửa dổi, bổ sung lại thiết kế trong quá trình xây dựng làm tăng dự toán công trình. - Sự thiếu cơ sở công nghiệp hóa, hoặc có những lạc hậu dẫn đến sự giảm chỉ tiêu cơ giới hóa, công nghiẹp hóa trong xây dựng làm tăng chi phí sản xuất, tăng chi phí vận tải do vận chuyển các sản phẩm. - Không có đủ số lượng các máy móc thiết bị thi công hiện đại, có năng suất cao hoặc có thiết bị nhưng thiếu đồng bộ trong công nghệ thi công của các tổ chức xây lắp. -Sự cung cấp vật tư kỹ thuật không đầy đủ hoặc không theo kế hoạch yêu cầu của các tổ chức xây lắp. - Do kéo dài thời hạn xây dựng công trình theo định mức cũng làm tăng giá dự toán. 3.4 Những nhân tố bên trong làm tăng, giảm không chính đáng và ngẫu nhiên giá dự toán do chất lượng thông tin không đầy đủ - Chất lượng công tác khảo sát không tốt, các luận cứ nhiệm vụ lập tài liệu thiết kế không rõ ràng, quá sơ sài, dẫn đến sự cần thiết phải xem xét tài liệu kỹ thuật thiết kế dự toán trong quá trình xây dựng. - Việc xác định không đúng nhu cầu xe, máy thi công và sự cơ giới hóa của các tổ chức xây lắp khi laap thiết kế biện pháp thiết kế thi công đối với một số công tác xây lắp cũng làm tăng giá dự toán. - Việc giao không kịp các tài liệu thiết kế dự toán dẫn đến kéo dài thời gian xây dựng và làm thay đổi dự toán chi phí xây dựng công trình . 3.5 Những nhân tố làm thay đổi không chính đáng và ngẫu nhiên giá dự toán có liên quan đến hoạt động sản xuất của đơn vị tư vấn - Sai sót của người thiết kế dẫn đến việc tăng giảm không có căn cứ khối lượng công tác xây lắp và tính toán không đúng các chi phí dự toán. - Tính toán chi phí vận chuyển và một số khoản chi phí khác phục vụ quá trình vận chuyển vật liệu đến hiện trường xây lắp một cách thiếu khoa học, xa rời thực tiễn (trong giá trị dự toán chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn từ 60%-70% chi phí vận chuyển chiếm khoảng 10% -18% giá trị dự toán xây lắp). - Nghiên cứu không đầy đủ các giải pháp thiết kế dẫn đến lựa chọn phương án không hợp lý làm tăng giá dự toán. Hiện nay còn nhiều trường hợp các nhà thiết kế chỉ hạn chế xem xét 2-3 phương án và ngay cả những phương án này cũng không phải luôn luôn đảm bảo các điều kiện so sánh. Một trong những nguyên nhân giảm việc lập các dự án so sánh là do không dầy đủ kinh phí cho công tác khảo sát thiết kể ở ViệtNam chỉ mới chiếm 2-3% giá trị công trình , ở nước khác chi phí này thường chiếm khoảng 5-10% giá trị công trình. VI. VẤN ĐỀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP. Để trúng thầu thì nhà thầu phải có các lợi thế tương đối so với các nhà thầu khác đó chính là sức cạnh tranh. Trong đấu thầu khi nói đến sức cạnh tranh là nói đến những lợi thế của nhà thầu so với các nhà thầu khác về các yếu tố như: năng lực và kinh nghiệm, mức độ đáp ứng kỹ thuật, khả năng cung cấp tài chính, trình độ tay nghề và trình độ quản lý của những người tham gia vào gói thầu trong đó kỹ thuật đấu thầu cũng góp phần quyết định để thắng thầu. Tùy theo quy mô và tính chất của từng gói thầu mà người ta có từng tiêu chuẩn đánh giá Hồ sơ dư thầu cho phù hợp bởi vậy các nhà thầu cũng cần phải có những kỹ thuật đấu thầu sao cho Hồ sơ dự thầu phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bên mời thầu mà lại có mức giá thấp nhất. Để được trúng thầu các nhà thầu phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh nó được biểu hiện qua các tiêu chí đánh giá Hồ sơ dự thầu. Nhà thầu nào có lợi thế tương đối càng cao thì khả năng thắng thầu càng lớn. Một Hồ sơ dự thầu được đánh giá theo các tiêu chí sau 1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu - Năng lực sản xuất kinh doanh: sản phẩm sản xuất và kinh doanh chính (số lượng và chủng loại), số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật của các nhà thầu - Năng lực tài chính: tổng tài sản, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế trong thời gian 3 đến 5 năm gần đây. - Kinh nghiệm : số năm kinh nghiệm hoạt động. Số lượng các hợp đồng tương tự đã thực hiện trong thời gian 3 đến năm 5 gần đây. Tùy theo tính chất của từng gói thầu, yêu cầu vè thời gian để tính năng lực tài chính (qua các chỉ tiêu về tổng tài sản, vốn lưu đông, doanh thu, lợi nhuận) và yêu cầu về thời gian đã thực hiện các hợp đồng tương tự có thể quy định ít hơn 3 năm trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của dự án và cần được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận. 2. Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật - Yêu cầu về kỹ thuật: + Khả năng đáp ứng các yêu cầu vè phạm vi cung cấp, số lượng chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, tính năng kỹ thuật, tỷ lệ giữa thiết bị nhập ngoại và sản xuất gia công trong nước. + Khả năng lắp đặt thiết bị, phương tiện lắp đặt và năng lực cán bộ kỹ thuật + Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công. + Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết. - Khả năng cung cấp tài chính - Các nội dung khác: + Điều kiện hợp đồng: mức độ đáp ứng các điều kiện hợp đồng nêu trong Hồ sơ mời thầu. + Thời gian thực hiện hợp đồng so với yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu và cam kết hoàn thành hợp đồng của nhà thầu. + Mức độ liên doanh liên kết với nhà thầu Việt Nam, sử dụng thầu phụ Việt Nam đối với nhà thầu nước ngoài trong trường hợp đấu thầu quốc tế. + Chuyển giao công nghệ: khả năng chuyển giao công nghệ cho toàn bộ dự án hoặc từng phần của dự án. + Đào tạo: kế hoạch và nội dung đào tạo trong nước, ngoài nước cho cán bộ công nhân viên trực tiếp thực hiện và tiếp thu công việc. + Các nội dung khác nếu có. Sử dụng thang điểm 100 hoặc 1000 để đánh giá đối với nội dung nêu trên vè mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn. Tùy theo tính chất từng gói thầu mà xác định tỷ trọng điểm và mức điểm yêu cầu tối thiểu đối với từng nội dung. Điểm tối thiểu của tất cả các nội dung trên theo quy định khong được thấp hơn 70% tổng só điểm, nghĩa là điểm tối thiểu có thể là 70,71,72,...80%...tùy theo tính chất của từng gói thầu 3. Tiêu chuẩn đưa về một mặt bằng để xác định đánh giá Tiêu chuẩn đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Thời gian sử dụng công trình. - Tiến độ, thời gian thực hiện gói thầu. - Chi phí vận hành: tổn thất khi vận hành, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế và các khoản chi phí vận hành khác nếu có. - Chi phí bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn. - Điều kiện thương mại (điều kiện thanh toán, bảo hành), điều kiện tài chính( lãi suất vay, các loại phí). Từ những tiêu chuẩn trên nhà thầu không ngừng nâng cao sức cạnh tranh bằng cách nâng cao năng lực kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ bên cạnh đó cần phải có kỹ thuật đấu thầu để xác định cho mình một mức giá đủ thấp để có thể thắng thầu mà vẫn đảm bảo chất lượng, tiến độ và đảm bảo cho công ty có lợi nhuận CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ KỸ THUẬT I/ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ KỸ THUẬT 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày 22 tháng 2 năm 1991. Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, công ty đã sớm được tôi luyện trong cơ chế thị trường với bao thử thách khó khăn. Năm 2001 công ty vừa tròn 10 tuổi nhưng đã trở thành một công ty lớn, vững mạnh về mọi mặt. Trong sản xuất kinh doanh và trong thi công các công trình, công ty luôn đặt mục tiêu chất lượng sản phẩm lên hàng đầu vì vậy tất cả các công trình do công ty thi công trong các năm qua đều đạt chất lượng cao. Vốn pháp định : 5.386.081.897,0 đồng Tên giao dịch quốc tế :Technology Materials and Construction Company Tên viết tắt : TEMATCO Điện thoại : 04-6330745 04-6330737 04-6330741 Fax : 04-6330737 2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ KỸ THUẬT Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh: - Nhận thầu thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và nông thôn. - Nhập khẩu các mặt hàng sắt thép, các loại đường ống thép và trang thiết bị nội ngoại thất để cung cấp cho các công trình xây dựng - Kinh doanh chế biến mặt hàng chè, đường cefê, cao su, rượu bia, nước giải khát, các mặt hàng Nông, Lâm, Hải sản và hàng hóa khác. - Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng chế biến chè phục vụ lắp đặt tại các nhà máy chè. - Tư vấn đầu tư Xây lắp phát triển sản xuất kinh doanh chè. II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY 1. ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản là một ngành có đặc thù riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế quốc dân. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất độc lập tạo ra những tài sản cố định trong hầu hết tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân góp phần trong việc xây dựng hạ tầng cho xã hội. Quá trình tạo ra sản phẩm vật chất thường dài, từ khi khởi công xây dựng cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng là một quá trình thi công phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quy mô, tính chất phức tạp của từng công trình, quy mô quy phạm trong thi công lại chủ yếu thực hiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố thiên nhiên như nắng, mưa...quá trình thi công xây dựng chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm nhiều công việc khác nhau. Sản phẩm xây dựng cơ bản là sản phẩm được sản xuất theo hợp đồng ký kết giữa bên chủ đầu tư (bên A) và bên thi công (bên B) trên cơ sở dự toán và thiết kế đã được cấp có thẩm quyền duyệt. Quá trình sản xuất phải được so sánh với dự toán cả về mặt khối lượng cũng như hợp đồng, các đơn vị xây dựng phải đảm bảo đúng các yêu cầu về kỹ thuật, về mỹ thuật công trình, đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình và bàn giao đúng tiến độ có như vậy bên A mới nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật là một trong những công ty xây dựng ở Việt Nam trong vòng 10 năm địa bàn hoạt động của công ty khá rộng ở các tỉnh, thành phố lớn chính vì vậy công ty đã có những bước thành công đáng kể đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng dân dụng Nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển và tăng trưởng do đó tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày càng gay gắt. Đó là một trong những vấn đề mà không những công ty xây lắp vật tư kỹ thuật thường xuyên quan tâm mà là của tất cả các công ty trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói riêng và trong nền kinh tế thị trường nói chung. Trên địa bàn cả nước cùng tồn tại trên một địa bàn hoạt động có rất nhiều công ty lớn có thâm niên cao như công ty xây dựng Lũng Lô, tổng công ty xây dựng Trường Sơn vì vậy để trụ vững công ty phải mở rộng địa bàn của mình ra các tỉnh thành phố khác. Bước đầu tiếp cận với công tác đấu thầu trên địa bàn mới đã gây cho công ty không ít khó khăn. Nhưng một mặt yếu tố cạnh tranh đó cũng góp phần nâng cao công tác đấu thầu của công ty. Trong quá trình hoạt động của công ty thường xuyên có những hoạt động nhằm phát triển về tổ chức và xây dựng lực lượng. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển trong sản xuất kinh doanh, công ty đã không ngừng kiện toàn và phát triển tổ chức xây dựng lực lượng cả về lượng lẫn chất, công ty tiếp tục mở rộng quan hệ để đẩy mạnh liên doanh liên kết tìm bạn hàng. Tăng cường quan hệ với các tổ chức kinh tế các cơ sở nghiên cứu khoa học ở trong nước để tìn kiếm bạn hàng, hợp tác trong đấu thầu xây dựng công trình, trong mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh. Trong vài năm gần đây công ty đã thực hiện một số các công trình có quy mô lớn ở các tỉnh thành trong cả nước điều này đã tạo điều kiện cho công ty tích lũy được kinh nghiệm có thêm uy tín trên thị trường xây dựng cũng như trong công tác đấu thầu. Sau đây là một số công trình mà công ty đã thực hiện trong vòng3năm qua MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐÃ THỰC HIỆN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY T Tên công trình và địa điểm Giá trị Hợp đồng (1000đ) Cơ quan ký hợp đồng 2 3 4 Công trình dân dụng Trụ sở cục thống kê Bắc Ninh 2.20 0.000 Cục thống kê Bắc Ninh Cải tạo TT Phục hồi chức năng Đồ 2.14 TT Phục hồi chức năng Đồ Sơn 9.770 Sơn Cải tạo bệnh viện chè Sông Lô 1.63 6.000 Bệnh viện khu vực chè Sông Lô CLB gia đình trẻ quận Thanh Xuân HN 704. 142 TT văn hóa GD- TTN TƯ Trụ sở UBND- HĐND huyện Hạ Hoà 3.07 8.965 UBND huyện Hạ Hòa Trường tiểu học Hiền ninh,Sóc Sơn Hà Nội 1.63 3.352 BQL dự án huyện Sóc Sơn Nhà điều hành khu liên cơ-Cty Điện Lực I 3.24 2.221 Công ty Điện Lực I Công trình công nghiệp Xây dựng nhà máy chè Hà Nội 2.28 7.000 Công ty chè Hà Nội Kho chứa chè XK CTy chè Kim Anh 1.79 3.174 Công ty chè Kim Anh Công ty chè Phú Đa 1.45 4.273 Công ty chè Phú Đa Nhà máy chè Mỹ Lâm Tuyên Quang 1.99 0.100 Công dự thầu chè Mỹ Lâm- TQ Công trình giao thông Đường Hiền Hòa-áng sỏi vườn QG Cát Bà 7.05 0.000 Vườn QG Cát Bà Cầu đường sắt sông Cái Nha Trang 4.50 0.000 Công ty cầu 14 Cầu treo bản lát, xã Tâm Chung, Mường Lát 930. 000 UBND huyện Mường Lát TH Cầu An Dương II - Hải Phòng 1.79 4.431 Công ty thi công cơ giới xây lắp Hạ tầng khu đô thị Đại Kim Định Công HN 1.00 0.000 Công ty TNHH Hồng Hà Công trình thủy lợi Xây dựng kênh Tây; kênh Nội Bài 2.89 0.000 BQL dự án thủy lợi 402 Kè Xuân Canh Tiểu dự án đê H N- H T 1.20 0.000 BQL DA đầu tư XD thủy lợi HN Kè An Cảnh III Tiểu dự án đê H N – H T 8.59 0.000 Công ty XD và phát triển hạ tầng Kênh chính tưới trạm bơm Th.Thất T.Bình 1.88 0.000 Ban QLDA Ngành CSHT T.Bình Kênh chính- Hệ thóng thủy nông Bắc N.An 1.20 7.193 BQL dự án thủy lợi 407 Thủy lợi Nà Cáy, huyện Lục Yên,Yên Bái 2.10 0.000 BQL công trình thủy lợi Yên Bái 2.ĐẶC ĐIỂM VỀ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ KỸ THUẬT 2.1 SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ 2.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN 2.2.1 Giám đốc công ty Giám đốc công ty là người được cơ quan cấp trên có thẩm quyền bổ nhiệm, là đại diện công ty theo pháp luật. Giám đốc công ty là người điều hành cao nhất trong công ty có nhiệm vụ tổ chức bộ máy hoạt động của công ty, quản lý, chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, phương hướng phát triển và các vấn đề khác của công ty. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước cấp trên trước cơ quan nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên về xây dựng công ty và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.2 Phó giám đốc công ty: Chức năng: là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc công ty theo từng lĩnh vực được phân công, ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và pháp luật về kết quả công việc được giao. Nhiệm vụ: tổ chức điều hành công việc thuộc lĩnh vực được giao. Trên cơ sở các chủ trương, kế hoạch chỉ thị của giám đốc công ty và nghị quyết của lãnh đạo công ty, các phó giám đốc lập kế hoạch công tác hàng tuần, hàng tháng, hàng quý... về lĩnh vực được phân công để làm căn cứ triển khai thực hiện và quản lý theo dõi. 2.2.3 Phòng tổng hợp: - Tập hợp lịch công tác hàng tuần, hàng tháng của giám đốc, các phó giám đốc công ty. Chuẩn bị và tổ chức các cuộc họp, hội nghị tiếp khách theo định kỳ hoặc đột xuất - Quản lý thực hiện ché độ lao động nhân sự, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác của Nhà nước và của công ty, chủ động hoặc đề xuất lãnh đạo giải quyết những phát sinh trong khi thực hiện công tác đó. - Tham mưu cho giám đốc về việc sắp xếp bố trí nhân sự, tổ chức bộ máy công ty. Chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nâng bậc hàng năm của công ty. - Soạn thảo lưu trữ hồ sơ, các văn bản hành chính của công ty (các công văn, chỉ thị, thông báo, quyết định, quy định...). Phối hợp với các phòng ban trong việc chuẩn bị và phát hành các văn bản thuộc lĩnh vực công tác cụ thể. 2.2.3 Phòng Kinh tế - Kế hoạch - Kỹ thuật - Hoạch định kế hoạch, chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của công ty trình Giám đốc quyết định, tham mưu cho Giám đốc về những vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách. -Kiểm tra theo dõi cập nhật các tài liệu, thông tin, số liệu về kinh tế kế hoạch, khoa học công nghệ, nhu cầu thị trường...liên quan đén các hợp đồng hồ sơ phương án và các văn bản khác của công ty. Đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời khách quan - Soạn thảo quản lý lưu giữ các hồ sơ dự án, phương án, luận chứng kinh tế kỹ thuật, hợp đồng kinh tế và các văn bản thuộc lĩnh vực công tác khác được giao theo yêu cầu của Giám đốc công ty. - Chủ động điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Khi công trình xây dựng được mở ra căn cứ vào hồ sơ dự thầu và đơn giá trúng thầu để chiết tính đơn giá và thuyết minh thi công thực tế trình hội đồng khoán xét duyệt. - Kiểm tra giám sát về kỹ thuật, an toàn lao động. -Là đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ về lập dự án đấu thầu, thiết kế và kiểm tra giám sát công tác đấu thầu. 2.2.4 Phòng Kế toán - Tài vụ - Quản lý tài chính của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và các quy định hiện hành của Nhà nước và quy chế công ty. - Phối hợp với các phòng ban chuyên môn tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, làm các báo cáo theo yêu cầu của Giám đốc công ty. - Quản lý cung cấp xác nhận số liệu chứng từ liên quan đến tài chính công ty phục vụ việc kiểm kê, kiểm tra giám sát trình duyệt theo vụ việc theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất. - Thực hiện quyết toán hàng năm theo quy định chung. - Hàng tháng đôn đốc các phòng ban gửi kế hoạch tài chính trong tháng tới và có trách nhiệm tập hợp thành báo cáo trình Giám đốc phê duyệt. 2.2.5 Các chi nhánh xây lắp: - Giám đốc chi nhánh trực tiếp đàm phán ký kết, thực hiện hợp đồng thi công, xây lắp và các hợp đồng kinh tế khác hoặc theo uỷ quyền của Giám đốc công ty. Chịu trách nhiệm về hiệu quả chất lượng công trình thi công và các thủ tục theo quy định xây dựng cơ bản hiện hành. - Nộp đầy đủ đúng hạn giá trị thu theo tỷ lệ quy định từ việc thi công các công trình về công ty. Trường hợp giám đốc chi nhánh đề nghị giữ lại làm vốn lưu động và được Giám đốc công ty chấp thuận, chi nhánh phải có trách nhiệm bảo toàn vốn và phải chịu lãi suất cao nhất bằng lãi vay ngân hàng cho khoản vốn để lại. - Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước. Đảm bảo có hóa đơn chứng từ hợp lệ cho tất cả các chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện lưu trữ và bảo quản chứng từ theo quy định. - Tự điều tiết việc trả lương, bảo hiểm, thực hiện công tác an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên của chi nhánh theo quy định hiện hành của Nhà nước. 2.2.6 Các xí nghiệp xây lắp: - Tổ chức chỉ đạo thi công các công trình do công ty giao theo đúng yêu cầu thiết kế đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ đã thỏa thuận và an ninh trật tự, an toàn lao động trong khu vực thi công. - Chủ động khai thác và mở rộng thị trường, đảm bảo đủ việc làm cho ác bộ công nhân viên. - Chủ động tìm kiếm, khai thác các nguồn vật tư đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, giá cả hợp lý để cung ứng cho các công trình. - Chủ động lập hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu các công trình - Lập hồ sơ thanh quyết toán và trực tiếp làm việc về công tác thanh toán với chủ đầu tư. 2.2.7 Các phòng thi công, đội thi công: - Là đơn vị thi công chịu trách nhiệm thi công các công trình đúng yêu cầu thiết kế, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ đã thỏa thuận và an ninh trật tự an toàn lao động trong khu vực thi công. - Có quyền hạn và trách nhiệm như các xí nghiệp xây lắp 2.2 Đặc điểm về tổ chức sản xuất Do đặc điểm của sản xuất xây dựng phức tạp về mặt kỹ thuật, kéo dài về mặt thời gian nên mỗi công trình công ty đều có một ban chủ nhiệm công trình riêng. Chủ nhiệm công trình điều hành mọi hoạt động tại công trường chịu sự giám sát và nhận sự hỗ trợ từ Giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban công ty. Các cán bộ phụ trách kỹ thuật, kinh tế, tài chính, an toàn, các đội thi công có nhiệm vụ hoàn thành công việc được giao, chịu sự chỉ đạo, giám sát của chủ nhiệm công trình. Việc tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của công ty đã giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thông suốt, xử lý nhanh chóng những sự cố xây dựng đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công. Yếu tố này đã góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của công ty trong thời gian qua. 3.ĐẶC ĐIỂM VỀ LAO ĐỘNG Tính đến năm 2001 tổng số cán bộ công nhân viên mà công ty sử dụng gồm 600 người trong đó: Trình độ Đơn vị 1999 2000 2001 Đại học trở lên Người 120 150 180 Công nhân kỹ thuật Người 250 300 350 Trung cấp Người 20 28 40 Làm công tác khác Người 20 22 30 Tổng số 410 500 600 Việc tuyển chọn cán bộ, đào tạo cán bộ là một công việc được ban giám đốc đặc biệt quan tâm. Ngành xây dựng có các đặc thù riêng vì vậy cán bộ có trình độ kỹ sư học chuyên ngành về xây dựng mới thực sự phù hợp với công việc của công ty. Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật đã không ngừng trau dồi kiến thức ngành xây dựng, đào tạo kết hợp với tích lũy kinh nghiệm, trưởng thành trong thực tế dần dần công ty đã đứng vững trong cơ chế thị trường. Với quy mô tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý như trên, công ty có điều kiện quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế, kỹ thuật với từng đội sản xuất, từng công trình do đó làm tăng hiệu quả sản xuất thi công, tạo uy tín nhất định trong ngành xây dựng. Mặt khác với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề có trình độ cao, giầu kinh nghiệm công ty đã thực hiện nhiều công trình lớn như Đền thờ các Anh Hùng liệt sỹ huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định; Trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân huyện Diễn Châu Nghệ An;Nhà sản xuất chính Nhà máy chè Âu Lâu Yên Bái... 4.ĐẶC ĐIỂM CỦA MÁY MÓC THIẾT BỊ Lãnh đạo và cán bộ công ty đã nắm bắt được tầm quan trọng của máy móc thiết bị xây dựng trong việc đảm bảo tiến độ thi công, đạt yêu cầu chất lượng. Để bảođảm tính cạnh tranh trên thị trường công ty xây lắp vật tư kỹ thuật ngay từ đầu đã tập trụng đầu tư vào các trang thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại, chú trọng công tác áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ lắp ráp. Điều đó làm nổi bật năng lực về thiết bị máy móc của công ty, nó đảm bảo cho công ty có thể thực thi các công trình nhỏ cho đến lớn và phức tạp. Năng lực mạnh về máy móc thiết bị có ý nghĩa quan trọng đối với chủ đầu tư trong việc lựa chọn các nhà đầu tư chứng tỏ rằng nhà thầu có đủ năng lực thi công công trình hay không. THIẾT BỊ XÂY DỰNG VÀ MÁY MÓC THI CÔNG CỦA CÔNG TY T T Tên thiết bị Nước sản xuất Công suất động cơ Thiết bị công tác tấn,m3 Số lượng 1 Máy ủi DT 75 Liên Xô 130CV 14T 03 2 Máy ủi Nhật 155CV 17,1T 02 3 Máy xúc bánh lốp Nga 75CV 0,4 02 4 Máy xúc bánh lốp Hàn Quốc 115CV 0,4 - 0,6 m3 03 5 Máy xúc bánh xích Nhật 155CV 12,6T 01 6 Máy xúc bánh xích Nhật 123CV 14T 01 7 Máy san DZ 31 -1T Nga 100CV 2,6 m3 02 8 Máy san Mỹ 150CV 1,0 m3 01 9 Máy lu rung Đức 18T 01 10 Máy lu Nhật 110CV 10T 02 11 Máy lu bánh thép Nga 110CV 10 03 12 Máy trải nhựa Atsphan Nhật 02 13 Máy khoan cọc nhồi Nhật 150CV D=2m,H=60m 02 14 Máy khoan cọc nhồi Singapo 145CV D=2m,H=60m 01 15 Máy khoan cọc nhồi Nhật D=600mm,H=50 02 16 Máy xoay ống vách CN Đức 02 17 Búa đống cọc Diedel T.Quốc 5T 03 18 Xe bơm bê tông Đức 160CV Q=90m3/h, P=71kg/cm2 03 T T Tên thiết bị Nước sản xuất Công suất động cơ Thiết bị công tác tấn,m3 Số lượng 19 Ô tô vận chuyển bê tông Nhật 180Cv 6 m3 03 20 Máy trộn bê tông Nga 2,8Kw 250 lít 05 21 Máy trộn bê tông Nhật 4,5Kw 300 lít 08 22 Máy trộn bê tông Nhật 4,5Kw 500 lít 03 23 Máy trộn bê tông T.Quốc 200 lít 12 24 Cần cẩu bánh lốp Nhật 240Cv 10T 01 25 Cần cẩu bánh lốp Nga 150CV 6,5T 03 26 Máy phát điện Nhật 133CV 100KVA 01 27 Máy hàn Nga 15 - 24kw 280 - 500 A 25 28 Máy gia công gỗ Nga- Đức 08 29 Máy bơm nước ngầm TQ- Nhật 05 30 Máy phun sơn Nga 06 31 Máy cắt uốn thép Nga- Nhật D đến 32mm 06 32 Bơm cao áp 10 33 Cốp pha thép M2 5.000 34 Giáo thép M2 6.000 35 Máy dầm cầm tay 40 36 Ôtô vận tải MAZ Nga 180CV 9T 02 37 Ôtô vận tải thùng Hàn Quốc 180CV 8T 06 38 Ôtô vận tải IFA Đức 115Cv 5T 06 39 Máy trải vải lọc Nhật 02 40 Phao thép làm kè Việt Nam 20T 30 41 Máy vận thăng Việt Nam 500 kg 08 42 Cần cẩu thiếu nhi Nhật 250 kg 05 43 Cần cẩu thiếu nhi Việt Nam 200 kg 10 44 Thiết bị thả rồng Việt Nam 20 con/ca 02 45 Máy nhấn bấc Nhật 02 5. ĐẶC ĐIỂM VỀ VỐN VÀ TÀI CHÍNH Một trong nững đặc điểm nổi bật của hoạt động xây dựng là thời gian kéo dài và khối lượng công việc lớn các doanh nghiệp xây dựng thường phải ứng trước một số tiền lớn để thực hiện thi công. Vì vậy vốn và tài chính là một vấn đề hết sức quan trọng thể hiện khả năng đảm bảo thi công công trình. Vì những lý do đó mà vấn đề về vốn và tài chính luôn được công ty đặc biệt quan tâm. Là một công ty có công tác hạch toán - bộ máy kế toán được sắp xếp bố trí gọn nhẹ kiêm nhiệm nhằm đáp ứng yêu cầu biên chế gọn nhẹ và quản lý tập trung . Bọ máy tài chính kế toán của công ty gồm 9 người và một số nhân viên thống kê các công trình thi công Sơ đồ 2 : Tổ chức bộ máy kế toán Bảng 3: Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 2000 Đơn vị : 1.000 đ Các chỉ tiêu 1998 1999 2000 1. Doanh số 71.610.819.035 83.841.336.410 113.969.994.386 2. Tổng doanh thu 56.326.708.094 81.709.750.135 112.073.186.150 3. Tổng tài sản có 45.947.646.232 65.641.542.889 74.740.044.545 - Tài sản có lưu động 39.327.090.607 58.769.323.628 67.724.093.021 4. Tổng tài sản nợ 45.974.646.232 65.641.542.889 74.740.044.545 - Tài sản nợ lựu động 32.728.530.694 53.000.328.786 59.155.170.788 5. Lợi nhuận trước thuế 505.762.223 742.736.750 2.161.293.316 6. Lợi nhuận sau thuế 379.072.223 549.126.467 1.620.969.987 Bảng cân đối kế toán cho ta thấy tài sản lưu động của công ty tăng lên tương ứng năm 2000 so với năm 1999 là 137%. Ngưng có một đặc điểm cần lưu ý là các khoản phải thu và các khoản phải thu liên tục trong cơ cấu tài sản lưu động: 54% năm 1999 và 59% năm 2000. Điều này chứng tỏ có nhiều công trình bàn giao nhưng chưa được chủ đầu tư thanh toán gây ứ đọng vốn lưu động. Tài sản cố định của công ty chủ yếu là máy móc thiết bị thi công. Để có đủ vốn cho thi công, để các đơn vị thực sự sử dụng hiệu quả khối lượng máy móc thiết bị hiện có, đầu tư cho tài sản cố định của công ty trong những năm qua được quản lý chặt chẽ: Kinh phí đầu tư cho tài sản cố định năm 2000 bằng 102% năm 1999. Xét về cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả của công ty chiếm tỷ lệ khá hợp lý (năm 1999: 45%; năm 2000: 335 ). Đây là một yếu tố rất thuận lợi của công ty bởi nếu công ty đảm bảo được khả năng thanh toán thì tránh được các rủi ro trong kinh doanh điều này có thể thấy rõ hơn trong các chỉ tiêu tài chính của công ty. Bảng4: Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng của công ty xây lắp vật tư thiết bị kỹ thuật hai năm 1999 -2000 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 1999 2000 Doanh thu xây lắp (TR) Tỷ đồng 40 46,4 Lợi nhuận sau thuế (TR) Tỷ đồng 1,6 1,74 Khả năng thanh toán hiện tại (TSKĐ/Nợ ngắn hạn) Lần 1,7 2,45 Hệ số nợ (tổng nợ/ tổng tài sản) Lần 0,45 0,33 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm (KN/ TR) % 0,04 0,038 Những chỉ tiêu tài chính phản ánh tổng các khoản nợ phải trả của công ty chiếm tỷ lệ thấp so với nguồn vốn. Trong các khoản nợ phải trả chưa có các khoản vay dài hạn, điều này chứng tỏ công ty chưa khai thác hết khả năng về vồn, khả năng thanh toán của mình. Khả năng thanh toán hiện tại lớn chứng tỏ công ty không có rủi ro về tài chính (an toàn tài chính cao). Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong hệ số nợ của công ty (hệ số nợ rất thấp). Mặc dù vậy nhưng lợi nhuận thu được của công ty chiếm tỷ lệ chưa lớn so với một số công ty khác, tuy nhiên đối với ngành xây dựng thì tỷ lệ đó là tương đối. Các chỉ tiêu trên đã chứng tỏ công ty bước đầu đã quản lý tốt chi phí. Song khi doanh thu tăng từ 40 tỷ đồng năm 1999 đến 46 tỷ đồng năm 2000, thì chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm giảm từ 0,04% xuống 0,038%, do tăng chi phí quản lý. Điều đó đòi hỏi cần nâng cao hơn nữa công tác quản lý chi phí để góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. III. TÌNH HÌNH THAM GIA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY TNHH XÂY LẮP VẬT TƯ KỸ THUẬT. Công tác đấu thầu là một hoạt động vô cùng quan trọng, bởi nó không chỉ liên quan đến sự tồn tại và phát triển bền vững của công ty trong nền kinh tế thị trường, mà nó còn là vấn đề góp phần ổn định và phát triển xã hội. Với sự đổi mới kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đã buộc phải có một quy chế đấu thầu để qủan lý một cách thống nhất, hiệu quả hoạt động đấu thầu trong cả nước. Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật là một doanh nghiệp liên doanh, hoạch toán độc lập có khả năng tham gia đấu thầu các công trình, dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh ngành nghề mình. Công ty tham gia đấu thầu với tư cách là một nhà thầu được thiết lập bởi cơ quan liên doanh với một đơn vị khác. Những thành quả bước đầu của công ty đạt được là kết qủa của nhiều yếu tố song một trong những yêú tố quan trọng hàng đầu là công ty ngày càng coi trọng công tác đấu thầu. Công tác đấu thầu của công ty có thể biểu hiện qua việc tham gia hoạt động đấu thầu của một công trình cụ thể công ty mới tiến hành. Đó là gói thầu xây dựng nhà 9 tầng - Đại học Kiến trúc Hà Nộ. Khi bên mời thầu có thông báo mời thầu, công ty xây lắp vật tư kỹ thuật nếu muốn tham gia đấu thầu thì phải cử cán bộ đến để mua hồ sơ mời thầu. Trước khi mua hồ sơ mời thầu, cán bộ của công ty xem xét, đánh giá yêu cầu của gói thầu có phù hợp với khả năng của công ty hay không? nếu thực hiện nó khả năng có lãi thì nhà thầu phải tính được tương đối lợi nhuận là bao nhiêu.. Sau đó khi xem xét đánh giá các bộ công ty mới mua hồ sơ mời thầu. Sau đây em xin trình bày quy trình đấu thầu của công t: Công tác đấu thầu của công ty TNHH xây lắp kỹ thuật vật tư được chia làm 2 giai đoạn do 2 phòng chức năng đảm nhiệm. Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm ở giai đoạn tiếp thị mua hồ sơ dự thầ. Phòng kinh tế và phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm ở giai đoạn lập, nộp hồ sơ dự thầu, ký kết hợp đồng và giao khoán. Ngoài thì việc tham gia công tác đấu thầu của công ty TNHH xây lắp kỹ thuật vật tư đã coi trọng góp phần tới sự thắng thầu của công ty. 1. CÔNG TÁC MUA HỒ SƠ DỰ THẦU Sự phát triển của nền kinh tế thị trường không nằm ngoài quy luật cạnh tranh khắc nhiệt. Có nghĩa là cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển, vừa là con đường dẫn đến sự diệt vong của các đơn vị yếu kém. Người ta nói rằng cạnh tranh trong các doanh nghiệp xây dựng không những khốc liệt mà còn gay gắt hơn một số lĩnh vực khác. Vì vậy, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp xây dựng phải tìm các biện pháp và phương thức áp dụng cho các hoạt động kinh doanh của mình. Trước tình hình đó công ty TNHH xây lắp vật tư kỹ thuật đã coi công tác tiếp thị và mua hồ sơ mơì thầu là một hoạt động có rất quan trọng góp phần tới sự thắng thầu của công ty. Trong giai đoạn mua hồ sơ mời thầu thì phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ tìm hiểu nguồn thông tin về: - Chủ đầu tư. - Ban quản lý dự án công trình. - Cơ quan lập dự án. - Giới thiệu uy tín, năng lực của công ty. Công ty đánh giá cao về đội ngũ các bộ "ngoại giao" trong công tác giới thiệu năng lực của công ty và tìm hiểu về các yếu tố quan trọng của các bên mời thầu. Bởi vậy là những thông tin quý giá gốp phần quyết định đến sự thắng thầu của công ty. Trong công tác tiếp thị và mua hồ sơ mời thầu của công ty, các chi phí được thanh toán theo kế hoạch do giám đốc công ty duyệt. Riêng quy định về chi phí và lệ phí đấu thầu theo quy chế đấu thầu mới đã quy định giúp công ty giảm đáng kể chi phí mua hồ sơ mời thầu. Trước đây công ty thường phải mua với giá một hồ sơ là 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng thì nay thống nhất là 500.000 đồng. 2. CÔNG TÁC LẬP, NỘP HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG Tiếp thị hay việc nghiên cứu thư mời thầu nhằm thu thập những thông tin ban đầu về các vấn đề liên quan đến dự án: - Chủ đầu tư, chủ quản đầu, ban quản lý dự án nhằm xác định mức độ thuận lợi trong đấu thầu cũng như thi công công trình cả về kỹ thuật và tài chính. - Nguồn vốn và quy mô dự án, đặc điểm kỹ thuật cũng như tài chính nhằm xác định sự phù hợp của yêu cầu xây dựng và năng lực của công ty để sớm có căn cứ tham gia hoặc ngược lại. - Tranh thủ tìm hiểu mức độ đánh giá chung của thị trường về nằng lực của công tr xây lắp vật tư kỹ thuật nhằm xác định chính xác hơn các chiến lược trong công tác lập hồ sơ dự thầu cũng như đấu thầu. Các thông tin tiếp thị này có ý nghĩa mở đường cho việc lập hồ sơ dự thầu, tập trung khai thác các thế mạnh mà các đơn vị khác kèm hơn cũng như bước đầu tại ra sự chú ý và quan tâm mà chủ đầu tư đối với công ty xây lắp vật tư kỹ thuật. Sau khi mua hồ sơ mời thầu, công ty xem xét các điều kiện của gói thầu đối với đơn vị dự thầu. Công tác đấu thầu đòi hỏi khắt khe về thời gian cũng như sự chính xác về kết quả tính toán, nên thông thường để hoàn thành một hồ sơ dự thầu toàn bộ cán bộ trong phòng kỹ thuật được huy động. Xem xét vấn đề này ở công tác đấu thầu xây dựng nhà 5 tầng Đại học Kiến trúc Hà Nội. Là một gói thầu được tổ chức đấu thầu hạn chế với những điều kiện đối với nhà thầu là: - Có quyết định thành lập doanh nghiệp - Có đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề xây dựng được cấp có thẩm quyền cấp theo quyết định 500/ BXD - CSXD ngày 18/9/1996 của Bộ trưởng Bộ xây dựng và đăng ký hoạt động trên địa bàn Hà Nội. 2.1. Lập hồ sơ dự thầu Có thể nói rằng đây là công việc quan trọng nhất quyết định đến khả năng thắng thầu của công ty. Hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực của nhà thầu đối với bên mời thầu và là căn cứ để bên mời thầu đánh giá khả năng của công ty lựa chọn nhà thầu. Hồ sơ dự thầu đòi hỏi kiến thức, năng lực, công sức và thời gian rất nhiều nhằm giúp cho nhà thầu thể hiện được khả năng "trội" của mình trước hội đồng chấm thầu. Tại công ty TNHH xây lắp vật tư kỹ thuật trong quá trình lập hồ sơ dự thầu đặc biệt cần chú ý tới phân tích rủi ro dự án. Mặc dù trong điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999 NĐ- CP tại điều 27 nội dung thẩm định dự án đầu tư có đề cập: các vấn đề rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình đầu tư. Nhưng vẫn chưa có một định chế phát lý nào cho việc quản lý rủi ro dự án... Dẫu vậy, ở công ty đặc điểm này là rất nổi bật làm tăng thêm điểm mạnh của mình. Cùng với sự đảm bảo một nguồn vốn lớn ở đối tác liên doanh, cộng với sự giúp đỡ đặc biệt về mặt kiến thức của các chuyên gia nước ngoài. Khi lập một hồ sơ dự thầu cán bộ lãnh đạo của công ty đã phân tích rủi ro và tìm ra cách quản lý nó, điều này thể hiện từ khâu: xác định mục tiêu đến xác định các rủi ro đến lượng hoá các rủi ro, cho đến việc giả quyết các rủi ro. Quản lý rủi ro trong xây dựng giúp làm tăng hiểu biết về dự án một cách cặn kẽ hơn, tạo điều kiện cho việc lập một kế hoạch dự án liên tục hơn, chính xác hơn cả về chi phí và thời gian. Việc tìm hiểu, phân tích về quản lý rủi ro trong xây dựng, với mục đích quản lý rủi ro được xác định là yếu tố "thời gian" của công trình ( tiến độ thi công); chi phí của công trình ( giá thành công trình) haychất lượng công trình. Trong hồ sơ dự thầu công trình xây dựng nhà 5 Trường Đại học kiến trúc Hà Nội gồm các nội dung cơ bản sau: (1) Thư mời thầu. (2) Đơn dự thầu. (3) Bản lãnh dự thầu. (4) Các phục lục khác. (5) Cam kết đảm bảo vốn để thi công. (6) Các tài liệu về doanh nghiệp. + Quyết định thành lập doanh nghiệp số 1942/CP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp ngày 28/6/0997. + Giấy phép hành nghề xây dựng số 997/BXĐ ngày 3/7/1998 của Bộ xây dựng. + Bản giới thiệu quá trình hoạt động, năng lực thi công và sản xuất của doanh nghiệp. (7) Bảng tính giá thi công (8) Quy trình thi công. (9) Tiến độ thi công. (10) Thư giảm giá. Trong hồ sơ mời thầu người ta bóc tách thành từng nhóm công việc do các nhóm khác nhau thực hiện. a. Nhóm kỹ thuật Nhóm kỹ thuật của công ty bóc tách, tính toán trên cơ sở thiết kế kỹ thuật và bản vẽ. Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật về mặt kỹ thuật, thực hiện các công việc sau: * Dựa trên bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu bóc tách khối lượng công việc cần làm. Nhà thầu phải hiểu rõ công việc nào phải làm thông qua bảng tiên lượng dự toán chi tiết. Thông qua bảng này nhà thầu có thể tính giá trị dự thầu. Điều quan trọng ở đây là nhóm kỹ thuật phải khẳng định tiên lượng đã bao gồm tất cả các công việc phải làm trong quá trình thi công. Bởi vì, có những công việc mà nhà thầu khi tiến hành tiên lượng công việc không được chào vì vậy nhà thâù khi trúng thầu vẫn phải thực hiện để đảm bảo chất lượng công trình như đã cam kết. * Công tác chuẩn bị thi công - Thời gian thi công: Thời gian thi công là một bài toán quan trọng cần được giải quyết trong hồ sơ dự thầu, nó không chỉ thể hiện năng lực nhà thầu trước ban chấm thầu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và kết quả kinh doanh. Cùng một chất lượng và khối lượng thi công, thời gian càng nhỏ thì chi phí càng nhỏ. Tuy vậy, thời gian thi công không phải là một bài toán chủ quan, nó phu thuộc rất nhiều yếu tố khách quan và ngẫu nhiên: điều kiện thời tiết, sự bất bênh của thị trường cung cấp vật liệu, sự phát sinh yêu cầu về một chủng loại vật liệu hay dịch vụ đặc biệt không có sẵn, sự chậm chễ hay mức độ thiếu quan tâm của của các bộ máy Nhà nước, trong vấn đề duyệt thiết kế, duyệt vốn, duyệt thanh toán... sự thay đổi nhân lực bất lợi về hiệu quả giải quyết các công việc trong quá trình thi công. Do yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thi công đề xuất là rất nhiều và không kiểm soát hết được, việc tính toán thời gian thi công trong hồ sơ dự thầu chỉ có thể căn cứ vào một vài yếu tố cố định trên cơ sở khối lượng công việc thực tế, khả năng công nghệ và một số dự toán có tính chất lượng kinh nghiệm. Tuy nhiên, thời gian thi công đến nay chưa phải là điều kiện ràng buộc khi nó phát sinh bất lợi do những khách quan đem lại. Trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công công trình, khối lượng các công việc, điều kiện thi công, mặt bằng thi công, yêu cầu chất lượng và thời gian đòi hỏi hoàn thành công trình cũng như khối lượng máy móc, nguồn nhân lực của công ty có thể huy động cho công trình mà nhóm kỹ thuật tính toán thời gian tối ưu nhất. - Chuẩn bị mặt bằng; Việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm: - Phá dỡ các công trình cũ. - Dọn dẹp, vận chuyển. - Tạo mặt bằng và chuẩn bị thi công - Xác định nguồn điện, nước, điện thoại.. Tất cả các nhà tạm, phế thải, cỏ rác hiện có trên mặt bằng công trình sẽ được tiến hành thu dọn sạch sẽ. Sau đó khu vực công trình sẽ được rào lại bằng hàng rào chuyên dùng bằng tôn để bảo vệ và ngăn tương đối độc lập giữa khu công trình và khu sinh hoạt. Đảm bảo an toàn cho mọi người. Chuẩn bị nguồn điện, nước cho công trình. - Dự kiến nhân lực: Nhân lực thực hiện cho thi công công trình được tính toán theo công thức: N= Gi.Ni T Trong đó: N: Nhân lực trung bình trong 1 ngày. Gi: Khối lượng xây lắp thứ 1. Ni: Định mức công nhân ( ĐM 56/ BXD - VKT) Chi cho công tác xây lắp thứ 1. T: Tổng tiến độ thi công. + Số lượng nhân lực được biên chế làm nhiều đội. - Đội vận chuyển bốc dỡ vật tư, phế thải, đào đất và lao động phổ thông khác. - Các đội thi công phần thô. - Các đội hoàn thiện. * Tính toán khối lượng máy móc cần huy động cho công trình: Tuỳ theo từng công trình, yêu cầu về thời gian mà nhóm kỹ thuật tính toán khối lượng máy móc cần thiết huy động sao cho đảm bảo hoàn thành công trình trong điều kiện hiện có. Tính toán khối lượng máy móc có huy động; - Chi phí máy thi công là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lớn nhất là đối với công trình cao tầng, kết cấu lớn. - Tiết kiệm chi phí này được thực hiện trên cơ sở yêu cầu thực tế của từng công việc cũng như cả công trình và năng lực thiết bị hiện có. Việc tính toán khối lượng máy phải được lập kế hoạch cụ thể, danh mục thiết bị chi tiết, nguần huy động cũng như dự phòng trong trường hợp cần thiết. Số lượng máy móc cần huy động cho công trình được thể hiện ở danh sách máy móc thiết bị dự kiến đưa vào công trình. Đó là khối lượng máy móc thiết bị sẵn sàng được đưa vào sử dụng khi trúng thầu. * Biện pháp thi công: - Xác định tuyến thi công: thông thường công trình thi công được xác định rõ hai tuyến. Ví dụ đối với công trình nhà 5 tầng tổng công ty chè Việt Nam - Trường đại học Kiến trúc Hà Nội. 1. Phần thô và hoàn thành trong được thi công từ dưới lên trên (tầng 1 đến tầng 5). 2. Phần hoàn thiện ngoài nhà thi công từ trên xuống (từ tầng 5 đến tầng1) Nhóm kỹ thuật căn cứ trên cơ sở Hồ sơ thiết bị kỹ thuật những yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và những căn cứ thực tế công trình, thực tế năng lực công ty... mà đưa ra biện pháp thi công thích hợp. Biện pháp thi công được thể hiện trên: - Bản vẽ biệp pháp thi công công trình. - Thuyết minh biện pháp thi công. - Biệp pháp bảo đảm an toàn lao động. Những biệp pháp thi công này có thể khi trúng thầu còn phải giải thích nếu có yêu cầu bên mời thầu. Để thấy rõ công việc này của nhóm kỹ thuật ra phân tích biệp pháp thi công công trình nhà 5 tầng tổng công tr chè Việt Nam - trường đại học kiến trúc Hà Nội. 2.1.1. Trình tự thi công * Công tác phá vỡ, thu dọn mặt bằng chuẩn bị thi công. Sau khi nhận bàn giao mặt bằng, đơn vị thi công sẽ rào toàn bộ khu vực thi công công trình bằng hàng rào tôn, sau đó dùng máy ủi phá hết các loại trại, nhà tạm hiện có ở công trình, chỗ đất trạt đi chỗ khác và dọn quanh mặt bằng. Định vị dùng máy đo đạc định vị lưới cọc của công trình, tập kết thiết bị, vật tư, nhân công vào công trình, công đoạn này thực hiện nhanh chóng. * Ép cọc vào làm móng. * Xây bể phốt, bể nước, lấp hố móng. * Thi công phần thô thân nhà. * Gia công, dựng cửa, hoa sắt, lan can, tay vịn, lưới thép. * Lắp dựng hệ thống cấp thoát nước trong nhà,thiết bị vệ sinh * Công tác hoàn thiện. * Công tác quýet dọn vôi ve, sơn cửa vecni. * Công tác lắp đặt hệ thống điện. * Công tác làm hè rãnh ngoài, dọn vệ sinh bàn giao công trình. 2.1.2. Các giải pháp tiêu biểu trong hồ sơ. a. Giải pháp vận chuyển vật tư nội bộ. Vận chuyển vật tư trong công trình chủ yếu bằng xe đẩy một bánh, xe cải tiến cơ động cao và vận thắng có sức nâng 1000 kg và kết hợp với xe cần cẩu tự hành vừa tiết kiệm vừa tiện lợi. b. Giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình. - Trước khi thi công cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra chắc chắn thiết kế và thực tế hiện trường nhằm pháp hiện ra sai sót và xử lý kịp thời mọi thay đổi thiết kế, bổ sung và thêm bớt. - Tất cả các vật liệu trước khi đưa vào thi công sẽ trình mẫu mã, kiểm tra thử nhiệm chất lượng và phải được bên A chấp nhận. - Tuân thủ nghiêm ngặt các giai đoạn nghiệm thu nhất là các vật liệu chộn bê tông ngầm trong bê tông trước khi thi công giai đoạn tiếp theo. - Tất cả các công đoạn thi công phải có biện pháp thi chi tiết được duyệt và khi thi công phải tuân thủ các biện pháp đó. - Trên công trường phải làm vệ sinh công nghiệp hàng ngày, không để vật liệu bừa bãi, có vị trí tập kết vật tư thừa và chuyển đi nơi khác. - Tuân thủ kỹ thuật của bên A đưa ra. c. Biện pháp bảo đảm tiến độ thi công công trình. - Lập tổng tiến độ thi công công trình trên cơ sở khoa học và thực tế, khả thi. - Căn cứ vào tổng tiến độ lập ra tiến độ thi công cho từng tháng. - Căn cứ vào tổng tiến độ thi công và tiến độ thi công trong tháng, Ban chủ nhiệm công trình lập kế hoạch thi công cho từng tuần. d. Ngoài ra nó còn có biện pháp đảm bảo an ninh và cho các công trình kế cận và các công trình công cộng. * Nhóm kinh tế ở công ty TNHH xây lắp vật tư kỹ thuật phòng kế hoạch có nhiệm cụ rất quan trọng đó là thực hiện các công việc cụ thể sau: - Xác định danh mục công trình. - Lập sơ đồ tổ chức công trình. - Tính giá tự đoán dự thầu. * Xác định danh mục chủng loại vật tư. Vật tư được dựa vào công trình theo đúng yêu cầu quy định của hồ sơ mời thầu và trước khi thi công công trình đều xuất trình chứng chỉ kiểm nhiệm của nơi sản xuất hoặc của nơi kiểm tra. Phải bảo đảm những loại vật tư chủ yếu mà nhà thầu sử dụng khi trúng thầu. Vật tư đưa vào công trình thường được phân làm hai nhóm; b.1. Nhóm vật tư bán thành phẩm của hoàn thiện và vật tư kỹ thuật. * Lập hồ sơ tổ chức công trường. Sơ đồ được lập phải chỉ rõ: + Danh mục cán bộ chủ chốt tham gia công trình. + Danh mục các công nhân huy động cho dự án. + Những ai là người phụ trách trụ sở, ai là người phụ trách tại công trình và lực lượng khi cần thiết. * Tính giá trị dự toán dự thầu. Hiện nay công tác xác định giá dự toán dựh thầu của công ty được xác định trên cơ sở: - Khối lượng theo tiền lương trong hồ sơ mời thầu. - Đơn giá 1736/QĐUB ngày 23 tháng 8 năm 1994 của UBND thành phố Hà Nội và thông báo 712/TB - VLXD. -Tính dự toán theo định mức xây dựng cơ bản số 1242/1998/QĐ - BXD ngày 25/11/1998. -Một số vật tư không có trong đơn giá tính theo thông báo gần nhất của địa phương. - Thuế VAT tính theo thông tư số 106/1999/ TT - BTC ngày 30/08/1999 của Bộ tài chính. - Biện pháp tổ chức thi công Giá dự toán dự thầu của công ty được xác định theo từng hạng mục công trình. Giá dự thầu cho toàn bộ công trình tổng hợp theo bảng. STT Tên hạng mục Giá dự toán 1 Hạng mục x 10.000.000 . n Giá dự thầu  Việc tính giá dự toán dự thầu có thể khái quát theo sơ đồ sau (sơ đồ3) Trong đó: - Đơn giá tổng hợp được xác định chi tiết trên bảng chi tiết tính đơn giá trước thuế. - Giá dự thầu chưa có giảm giá ( giá dự thầu đầy đủ) là mức giá được ghi chính thức trong đơn dự thầu. Đơn xin giảm giá dự thầu tuỳ từng trường hợp mà bên mời thầu có thể chấp nhận thì mức giá được dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu và ký kết hợp đồng sẽ là giá trị dự thầu sau giảm giá. Để giảm giá (trong phạm vi an toàn) nhằm tăng cạnh tranh về giá trong hồ sơ dự thầu, đơn giảm giá được lập trên cơ sở: 1/ Chi phí khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ thấp do có rất nhiều thiết bị đã khấu hao hết hoặc mức khấu hao thấp. 2/ Chi phí quản lý thực tế là rất nhỏ do: - Cán bộ trực tiếp thi công có kinh nghiệm, số lượng cán bộ bố trí không cần nhiều. - Khoảng cách giữa địa điểm thi công và công ty là nhỏ thì việc hỗ trợ kỹ thuật, hoàn công, nghiệm thu thuận tiện. 3/ Đội ngũ công nhân lành nghề đông đảo có thể đảm đương khối lượng công việc lớn và phức tạp. 4/ Thị trường cung cấp vật liệu tốt và ổn định, đã được xác định từ trước. 5/ Biện pháp thi công và các giải pháp khác được áp dụng thuận lợi đối với công trình cụ thể này. Đơn xin giảm giá dự thầu của công ty căn cứ vào yếu tố sau đây: 1. Do đơn vị thi công có năng lực lớn về thiết bị máy móc, trong đó có các thiết bị đang sử dụng tốt song đã thực hiệnh gía trị khấu hao hết do đó có thể tiết kiệm trong chi phí máy thi công. 2. Do đơn vị có hệ thống dàn giáo, cốt pha vẫn sử dụng tốt song chi phí khấu hao đã hết nên giảm đáng kể chi phí cốt pha trong thi công. 3. Do đơn vị thi công có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý thi công, lực lượng công nhân lành nghề chiếm tỷ lệ cao, do đó có thể tiết kiệm được chi phí chung. 4. Tiết kiệm chi phí thu nhập trước thuế Ngoài ra việc giảm giá của công trình còn do vột số nguyên nhân khác nữa như; - Tận dụng số lượng vật liệu còn tồn kho - Công ty đang có chiến lược mở rộng thị trường. Sơ đồ 3: Sơ đồ tính giá đấu thầu công trình xây dựng ****************** Có thể thấy rõ công tác xác định giá dự thầu của công ty qua ví dụ sau: Tính giá dự thầu của công trình X - hạng mục M - Khối lượng các công việc được tính toán và thể hiện rõ trong bảng tiên lượng dự toán chi tiết (bảng5) Bảng5: Bảng tiên lượng dự toán chi tiết - công trình X - hạng mục M TT Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng Vữa Định mức Đơn giá 1 Vữa bê tông sản xuất bằng máy trộn, đổ bằng thủ công, bê tông sàn mái, vữa mác 200, đá 1x2 M3 2 2 Công tác sản xuất lắp dựng cột thép bê tông tại chỗ, cột thép sàn mái cao < 1,6m, đường kính 10m - Đơn giá tổng hợp được xác định chi tiết trên bảng chi tiết tính đơn giá trước thuế. - Giá dự toán dự thầu được tổng hợp trên bảng dự toán dự thầu (bảng 6) Bảng6: Bảng dự toán dự thầu - công trình X - hạng mục M STT Thành phần hao phí Đơn giá Khối lượng GTTH Thành tiền 1 Vữa bê tông sản xuất bằng máy trộn - đổ bằng thủ công, bê tông sàn mái mác 200, đá 1x2 Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép bê tông tồn tại chỗ, cốt thép sàn mái cao < 16m ... R < 10m M3 Tấn 1500 1500 711.017 6809976 711017 6809976 Tổng cộng GT chưa thuế Thuế VAT 10% Tổng cộng GT đã tính thuế 7520993 7520993 8273092,3 c. Hoàn thành hồ sơ dự thầu Các nhóm tập hợp kết quả và kiểm tra lần cuối đảm bảo: + Chữ ký trên từng trang + Ghi rõ số bản sao và bản gốc + Số trang, trình tự các mục hay các yêu cầu khác của hồ sơ mời thầu 2.2. Lập hồ sơ mời thầu Hồ sơ dự thầu sau khi lập xong được gửi đến hội đồng xét thầu. Hồ sơ dự thầu nhà 5 tầng tổng công ty chè Việt Nam được gửi đi ngày 20/3/1998 tức là trong thời gian nộp thầu. Vì vậy, hồ sơ dự thầu là hợp lệ mặt thời gian. Hồ sơ dự thầu được gửi thông qua đường bưu điện. 2.3. Thời gian đấu thầu Đến thời điểm mà nhà thầu đã công bố trong hồ sơ mời thầu tức là 14h ngày 28/03/1998, hội đồng mời thầu tổ chức mời thầu đại diện của công ty xây lắp vật tư thiết bị kỹ thuật cùng đại diện của các đơn vị tham gia đấu thầu khác để dự xét thầu, làm rõ một số thắc mắc của hội đồng xét thầu. Hội đồng xét thầu sau khi xem xét các tiêu chuẩn tiến bộ ước tính, tiêu chuẩn tài chính của các hồ sơ dự thầu để nhất trí ra quyết định cuối cùng công ty xây lắp vật tư thiết bị kỹ thuật là một nhà thầu được chọn. 1.4. Ký kết hợp đồng sau khi trúng thầu. Khi có thông báo trúng thầu của chủ đầu tư. Ngày 30/03/1998, đại diện của công ty cùng với chủ đầu tư ký kết hợp đồng kinh tế giao nhận thầu thi công công trình nhà 5 tầng tổng công ty chè Việt Nam. Nội dung của hợp đồng phản ánh đúng những cam kết của hai bên trong quá trình đấu thầu. Nội dung của hợp đồng bao gồm: - Các tài liệu kèm theo (là một phần) bản hợp đồng kinh tế. - Đối tượng của hợp đồng. - Yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách mỹ thuật công trình. - Nghiệm thu công trình. - Phương thức và điều kiện thanh toán. - Bảo hành công trình. Ngoài ra nội dung của hợp đồng còn có điều khoản trách nhiệm và cam kết của bên ký nhận hợp đồng, biện pháp bảo đảm việc ký kết hợp đồng: phạm vi hợp đồng: xử lý hợp đồng: những bổ sung, điều chỉnh hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng: cam kết của chủ đầu tư. Nội dung của hợp đồng được ký kết phải phù hợp với hồ sơ đấu thầu, nếu có thay đổi, điều chỉnh gì so với hồ sơ đấu thầu thì phải do người có thẩm quyền quyết định đầu tư và phải được chấp nhận không được sửa đổi những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ đấu thầu và kết quả đấu thầu. IV. Đánh giá về quá trình tham gia đấu thầu ở công ty xây lắp vật tư thiết bị kỹ thuật. 1. Những thuận lợi của công ty trong lĩnh vực đấu thầu - Công ty là một doanh nghiệp độc lập, có đủ điều kiện tham gia đấu thầu mà không chịu sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên nào. Điều này tạo ra sự thông thoáng cho việc thiết lập quan hệ làm ăn với các bạn hàng, tạo ra tính tự chủ, năng động của công ty. Khi tham gia hoạt động đấu thầu, công ty có thể tự do điều chỉnh hành vi của mình mà không cần xin phép ai. - Công ty có thế mạnh năng lực các loại: Tài chính, kỹ thuật, nhân sự. Hội đồng xét thầu sẽ đánh giá các năng lực tài chính, kỹ thuật và cho điểm. Nếu năng lực càng cao thì khả năng trúng thầu càng lớn. Những năng lực cũng tác động rất lớn đến quá trình thực hiện dự án sau khi trúng thầu. Khi công ty thực hiện tốt cam kết thì lợi nhuận mà công ty thu được sẽ lớn lên và uy tín sẽ tăng lên. - Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác đấu thầu của công ty có trình độ và kiến thức vững vàng, có thể nhanh chóng nắm bắt được thông tin từ phía người mời thầu, nhanh chóng lập hồ sơ dự thầu và đưa ra các quyết định đáp ứng được các yêu cầu của hội đồng xét thầu. - Là công ty liên doanh nên sự hỗ trợ về công nghệ là có sẵn từ nước ngoài có tể thể tham gia các công trình có vốn lớn, yêu cầu kỹ thuật cao: có máy móc và thiết bị tốt. Nhờ những thuận lợi trên công ty đã đạt được những kết quả quan trọng đó là: + Số lượng công trình trúng thầu, có giá trị lớn ngày càng nhiều góp phần đem lại lợi nhuận cho công ty. Cụ thể, là trong năm 2000 công ty đã nhận thêm được nhiều công trình có kinh phí lớn như: Nhà máy nhựa hoá chất PVC, ký túc xá học sinh, sinh viên (thành phố HCM), chung cư Bình Trung. + Công tác lập hồ sơ dự thầu được cải thiện thêm một bước. Biện pháp thi công được điển hình hoá cho từng công việc như biện pháp cốt pha tròn, biện pháp lắp dựng panen,... Các biện pháp bảo đảm an toàn tiến độ thi công, chất lượng công trình luôn được công ty coi trọng trong hồ sơ dự thầu. Việc tổ chức thi công, các biện pháp đảm bảo an ninh thích hợp với từng công trình. Các mức giá thích hợp phù hợp với thưc tế thi công từ đó nâng cao thêm chất lượng hồ sơ dự thầu của công ty, nâng cao cạnh tranh và rút ngắn thời gian lập hồ sơ dự thầu. + Thị trường xây dựng của công ty ngày càng mở rộng. Nếu như khi mới thành lập, thị trường của công ty chỉ giới hạn trong thị trường Hà Nội thì nay nhờ thực hiện tốt công tác đấu thầu được mở rộng ra ở nhiều tỉnh phía bắc như: trụ sở UBNN huyện Hưng Hà - Thái Bình; việc kiểm sát nhân dân tỉnh Hoà Bình; trụ sở thị uỷ Hà Đông... ngoài ra công ty còn mở rộng thị trường xây dựng sang các thành phố lớn ở miền nam như thành phố HCM, các tỉnh miền trung như Đà Nẵng, Quảng Ngãi... Từ những thuận lợi trên công ty đã thu được những kết quả đáng kể trong thời gian qua. Được thể hiện ở số công trình trúng thầu ngày càng tăng góp phần đem lại lợi nhuận cho công ty. Số công trình trúng thầu trong hai năm qua Tên chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 Tốc độ tăng (lần) Số công trình dự thầu 36 50 1,38 Số công trình trúng thầu 6 8 1,33 Giá trị thắng thầu Tỷ đồng 107 130 1,21 Năm 1999 công ty trúng thầu 6 công trình. Số lượng công trình trúng thầu năm 2000 là 8 tức là tăng so với năm 1999. Về mặt giá trị năm 1999 giá trị trúng thầu của công ty là 107 tỷt đồng thì năm 2000 con số tương ứng là 130 tỷ đồng tăng 0,21 lần so với năm 1999. Số công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu ngày càng tăng đã góp phần mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho công ty điều này được thể hiện qua báo cáo tổng kết các năm của công ty. Bảng 7: Một số chỉ tiêu thực hiện trong các năm 1999- 2000 (Trích báo cáo tổng kết các năm) Chỉ tiêu Đơn vị tính 1999 2000 - Giá trị tổng sản lượng trong đó Tỷ đồng 55 62 - Giá trị sản xuất xây lắp - Doanh thu xây lắp Tỷ đồng 40 46,4 - Thuế nộp NS 0,4 0,58 - Lợi nhuận thực hiện 1,6 1,74 Lợi nhuận thực hiện năm 1999 tăng 109% so với năm 2000 2. Những tồn tại trong hoạt động tham gia đấu thầu của công ty. Bên cạnh những thuận lợi, công ty cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong hoạt động đấu thầu: - Thứ nhất, là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các nhà thầu, đặc biệt là những nhà thầu quốc tế. Để đẩy mạnh cạnh tranh, các công ty đã không ngừng đẩy mạnh đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ. Vị trí sức ép của các nhà thầu này rất lớn. Hơn nữa họ lại có tiềm năng tài chính rất lớn và họ sẽ sử dụng triệt để các tiềm lực này. Có không ít công ty tham gia đấu thầu và khi trúng thầu sẽ bán lại cho các nhà thầu khác, điều này sẽ gây khó khăn cho nhiều nhà thầu khác trong đó có công ty xây lắp vật tư kỹ thuật. Đối với những nhà thầu quốc tế hoạt động ở Đông Nam á từ trước vì họ đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị, có bề dày kinh nghiệm và là thầu chuyên nghiệp nên trong đấu thầu quốc tế họ là những đối thủ nặng ký nhất. Giá bỏ thầu của họ sẽ thấp do sử dụng máy móc thiết bị từ các nước Đông Nam á chuyển sang. Điều này thì có lợi cho các nhà đầu tư nhưng lại gây khó khăn cho các nhà thầu trong nước. - Thứ hai, đối với các dự án thầu địa phương, bên mời thầu mặc dù có tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng vẫn có một số ưu tiên đối với nhà thầu địa phương họ, do các nhà thầu có vị trí thuận lợi về địa lý, am hiểu về nguyên vật liệu, có điều kiện xem xét kỹ lưỡng công trình. Sự công bằng đối với các nhà thầu địa phương sẽ tạo ra sự không công bằng, gây khó khăn cho các nhà thầu khác. Mặt khác yêu cầu đối với những dự án ở xa trụ sở của công ty nhưng lại yêu cầu phải nắm thật chắc yêu cầu dự án, phải nghiên cứu tìm hiểu khi tham gia đấu thầu, thì công ty sẽ rất khó khăn nếu tham gia đấu thầu các gói thầu này sẽ rất tốn kém chi phí cho việc đi lại, nghiên cứu. - Thứ ba, là đối với việc ước toán kỹ thuật và ước lượng giá thành. Bên mời thầu thường chỉ cung cấp cho nhà thầu bản thiết kế và các thông tin với yêu cầu của dự án công trình. Vì vậy để tham gia đấu thầu các nhà thầu nói chung và công ty xây lắp vật tư kỹ thuật nói riêng phải bóc tách bản vẽ, tính toán chi tiết cấu kiện từ đó ước lượng giá thành. Các công đoạn trên đòi hỏi phải tốn nhiều công sức, thời gian và đòi hỏi phải có nhiều người có trình độ, có khả năng mới thực hiện được. - Thứ tư, là công tác quản lý các chi phí sản xuất của công ty vẫn chưa đáp ứng được công việc đặt ra. Số liệu kế toán vẫn còn có những sai lầm, công tác thanh toán của bên A còn sơ suất gây thất thoát về tài chính ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh của công ty trong công tác đấu thầu. Dù đã có nhiều cố gắng song tiến độ thi công, giá dự toán dự thầu của công ty vẫn còn chưa sát với yêu cầu thực tế. Xét kết quả xét thầu công trình xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn. Ta có thể hiểu được điều này. * Kết quả mở thầu Kết quả TT Đơn vị tham gia dự thầu Tiến độ thi công (ngày) Giá bỏ thầu (Triệu đồng) Giảm giá (triệu đồng) Giá sau giảm giá (Triệu đồng) 1 Cty XD và trang trí nội thất Bạch Đằng 150 2.022 14,302 1877,698 2 Cty Tbị xây lắp vật tư kỹ thuật 162 1.972 78,88 1893,12 3 Công ty XD Hoa Đô 130 1.935 116,07 1818,93 4 Cty XD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây dựng ở Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật - Hà nội.pdf
Tài liệu liên quan