Tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại chi nhánh ngân hàng công thương từ năm 2001 đến nay: Luận văn
Thực trạng và một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng công tác thanh
toán chuyển tiền điện tử tại Chi
nhánh Ngân hàng Công thương từ
năm 2001 đến nay
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đổi mới hoạt động Ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế đất nước và hội
nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra những yêu cầu, thách thức về mở rộng các dịch vụ
Ngân hàng. Trước những yêu cầu về hội nhập nói chung và quá trình đàm phán
gia nhập WTO nói riêng, ngành ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một
chiến lược, chính sách thích hợp để đảm bảo quá trình hội nhập thành công,
mang lại lợi ích thật sự cho nền kinh tế Việt Nam. Chiến lược ấy chắc chắn phải
đặt vị thế của công tác thanh toán lên hàng đầu. Bởi hoạt động của ngân hàng ở
bất cứ hình thức nào cũng được kết thúc ở việc thanh- quyết toán.
Trong tình hình mới, một trong những khó khăn, trăn trở nhiều nhất của...
91 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại chi nhánh ngân hàng công thương từ năm 2001 đến nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng và một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng công tác thanh
toán chuyển tiền điện tử tại Chi
nhánh Ngân hàng Công thương từ
năm 2001 đến nay
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đổi mới hoạt động Ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế đất nước và hội
nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra những yêu cầu, thách thức về mở rộng các dịch vụ
Ngân hàng. Trước những yêu cầu về hội nhập nói chung và quá trình đàm phán
gia nhập WTO nói riêng, ngành ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một
chiến lược, chính sách thích hợp để đảm bảo quá trình hội nhập thành công,
mang lại lợi ích thật sự cho nền kinh tế Việt Nam. Chiến lược ấy chắc chắn phải
đặt vị thế của công tác thanh toán lên hàng đầu. Bởi hoạt động của ngân hàng ở
bất cứ hình thức nào cũng được kết thúc ở việc thanh- quyết toán.
Trong tình hình mới, một trong những khó khăn, trăn trở nhiều nhất của các
ngân hàng là việc cải tạo hệ thống thanh toán đáp ứng được yêu cầu mới, theo
kịp xu hướng phát triển của quốc tế, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, đẩy nhanh
quá trình chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Thanh toán chuyển tiền điện tử ra đời
là tất yếu của sự bùng nổ công nghệ thông tin. Tuy còn mới mẻ nhưng nó đã
khẳng định những tính năng ưu việt nhất định, đồng thời đánh dấu một bước
vươn mình mạnh mẽ trong công tác thanh toán của ngành Ngân hàng.
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương
Đống Đa- Hà Nội, em đã được tiếp cận khá đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng và
đặc biệt quan tâm đến hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử của Chi nhánh
Ngân hàng Công thương Đống Đa. Từ nhận thức tầm quan trọng của công tác
thanh toán, em nhận thấy việc nâng cao chất lượng hệ thống thanh toán chuyển
tiền điện tử là một vấn đề đầy bức xúc và cấp thiết. Điều này khiến em chọn đề
tài: “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán chuyển tiền
điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa-Hà Nội” làm khoá
luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Từ cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động thanh toán chuyển tiền điện tử tại
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa-Hà Nội, em xin đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thanh toán chuyển tiền điện
tử tại ngân hàng trong thời gian tới.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 2
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
Khoá luận tập trung trình bày những nội dung chủ yếu về hoạt động thanh
toán chuyển tiền điện tử tại CN NHCT Đống Đa Hà Nội từ năm 2001 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Khoá luận sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, tiếp cận hệ
thống lý luận và thực tiễn, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích và xử lý các vấn đề nghiên cứu.
5. Khoá luận gồm ba chương.
Chương I: Lý luận chung về Ngân hàng thương mại và hệ thống thanh
toán chuyển tiền điện tử của Ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi
nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa -Hà Nội trong thời gian qua.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương
Đống Đa- Hà Nội.
Do còn hạn chế về thời gian nghiên cứu, tài liệu thu thập cũng như trình độ
hiểu biết, đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong các thầy cô giáo cùng các bạn độc giả quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến
quý báu cho đề tài thêm phong phú.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2004
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Lan Hương
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 3
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ
HỆ THỐNG THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN ĐIỆN TỬ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 Ngân hàng thương mại và việc tổ chức thanh toán giữa các NHTM.
1.1.1 Vài nét khái quát về Ngân hàng thương mại (NHTM).
Ngân Hàng (NH) được hình thành và phát triển trải qua một quá trình lâu
dài với nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Trong thời kỳ đầu vào khoảng
thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XVIII, các NH còn hoạt động độc lập với nhau.
Đó là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán cho nền kinh tế và phát hành
giấy bạc cho NH.
Sang thế kỷ XVIII, lưu thông hàng hoá ngày càng phát triển. Việc các NH
cùng thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng làm cho lưu thông có
nhiều loại giấy bạc khác nhau đã cản trở cho quá trình lưu thông hàng hóa phát
triển kinh tế. Chính điều này đã dẫn đến phân hoá hệ thống NH. Lúc này hệ
thống NH đã phân làm hai nhóm: thứ nhất là nhóm các NH được phép phát hành
tiền, được gọi là NH phát hành sau đổi thành NHTW. Thứ hai là các NH không
được phép phát hành tiền, chỉ làm trung gian tín dụng, trung gian thanh toán
trong nền kinh tế được gọi là NH trung gian. Đây là một mắt xích cực kỳ quan
trọng nối giữa NHTW với nền kinh tế, cũng như là cầu nối để những người có
vốn và những người cần vốn gặp nhau.
Thời kỳ đầu khi mới thực hiện sự phân hoá hệ thống NH, các NH trung
gian thực hiện tất cả các hoạt động của nó như nhận tiền gửi, cho vay và làm các
dịch vụ thanh toán. Ban đầu, các NH chủ yếu nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ
hạn ngắn và cho vay ngắn hạn. Về sau, nó thực hiện cả cho vay trung hạn, dài
hạn bằng nguồn vốn trung hạn, dài hạn do huy động tiền gửi trung hạn, dài hạn
và phát hành trái khoán.
Hoạt động NH ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của thị trường
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 4
chứng khoán đòi hỏi hình thành nên những NH, những trung gian tài chính
chuyên hoạt động trong một lĩnh vực nào đó, phân chia NH trung gian thành các
NH hoạt động trong lĩnh vực riêng: NHTM, NH đầu tư, NH phát triển...
Đặc trưng NH được thể hiện rõ nhất thông qua các chức năng sau:
-Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội.
-Chức năng trung gian thanh toán.
-Chức năng làm trung gian tín dụng.
-Chức năng “tạo tiền”.
NH làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của
khách hàng như: trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng
hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, tiền thu bán hàng
và các khoản thu khác theo lệnh của họ.
NH thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở nó thực hiện chức
năng làm thủ quỹ cho xã hội. Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thu, chi
trên tài khoản tiền gửi của khách hàng là tiền đề để NH thực hiện vai trò trung
gian thanh toán. Mặt khác, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ
thể kinh tế có nhiều hạn chế như rủi ro do phải vận chuyển tiền, chi phí thanh
toán lớn, đặc biệt là với khách hàng ở cách xa nhau.
Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế.
Trước hết, thanh toán không dùng tiền mặt qua NH góp phần tiết kiệm chi
phí lưu thông tiền mặt và đảm bảo thanh toán an toàn. Khả năng lựa chọn hình
thức thanh toán thích hợp cho phép khách hàng thực hiện thanh toán chính xác
hiệu quả. Điều này góp phần tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tốc độ luân
chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội.
Mặt khác, việc cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có
chất lượng làm tăng uy tín cho NH và do đó tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn
tiền gửi.
Chu chuyển tiền tệ hiện nay chủ yếu thông qua hệ thống NHTM và do vậy,
chỉ khi chức năng trung gian thanh toán được hoàn thiện thì vai trò của NHTM
mới được nâng cao hơn với tư cách là người thủ quỹ cho xã hội.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 5
1.1.2 Khái niệm, sự cần thiết và ý nghĩa thanh toán giữa các NHTM.
Khái niệm: Thanh toán giữa các NH là việc thanh toán vốn tiền tệ giữa
các chi nhánh NH trong cùng hệ thống hoặc giữa các NH khác hệ thống phát
sinh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụ và điều chuyển
của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân và nghiệp vụ điều chuyển tiền của chính
bản thân NH.
Sự cần thiết thanh toán giữa các NH: Hoạt động kinh tế ngày càng phát
triển, theo đó là sự phát triển của thanh toán tiền tệ trong nước và quốc tế. Mối
quan hệ ngày càng đa dạng, điều đó không chỉ đòi hỏi sự gia tăng hoạt động của
hệ thống ngân hàng nói chung mà còn làm cho hoạt động thanh toán vốn giữa
các NH ngày càng trở nên cần thiết. Điều đó thể hiện như sau:
Nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc trao đổi hàng hoá dịch vụ không
chỉ bó hẹp ở một địa phương mà nó còn mở rộng ra mọi miền đất nước. Hiện
nay, nhiều hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng khác nhau có mạng lưới chi
nhánh trong toàn quốc. Bên cạnh đó, khách hàng được quyền lựa chọn NH để
mở tài khoản cho mình. Do đó, thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ giữa người mua
và người bán qua hai NH khác nhau là rất cần thiết. Nó giúp cho việc thanh toán
các khoản nợ giữa các tác nhân trong nền kinh tế một cách dễ dàng, nhanh
chóng, đem lại hiệu quả to lớn cho kinh tế-xã hội.
Việc cấp chuyển vốn, kinh phí, chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ ngân sách
diễn ra thường xuyên, liên tục đòi hỏi phải có nghiệp vụ thanh toán giữa các NH
để đáp ứng yêu cầu của việc chuyển vốn trong nền kinh tế.
Ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ là nơi cung ứng các dịch vụ thanh
toán mà còn là chủ thể tổ chức tham gia vào hệ thống thanh toán, thực hiện việc
thanh toán trong phạm vi nội bộ của chính hệ thống các NH như: điều chuyển
vốn, cấp vốn, chuyển nhượng tài sản, nộp khấu hao, chuyển lãi lỗ...đảm bảo cho
việc quản lý và sử dụng vốn được khép kín trong toàn hệ thống NHTM.
Để làm tốt các nghiệp vụ trên, thanh toán giữa các NH ra đời là một tất yếu.
Ý nghĩa:
Thanh toán giữa các NH là hành lang cho thanh toán không dùng tiền mặt
phát triển.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 6
Thanh toán giữa các NH góp phần phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá
phát triển, bởi nếu tổ chức tốt nghiệp vụ thanh toán giữa các NH sẽ đảm bảo cho
thanh toán nhanh, chính xác, an toàn. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân
thu hồi vốn nhanh, đầy đủ để tiếp tục chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.
Thể hiện chức năng tập trung vốn trong thanh toán của NH trong nền kinh
tế quốc dân là NH đã phát huy được vai trò giám đốc đối với nền kinh tế, nâng
cao uy tín, góp phần tăng cường vai trò làm trung gian thanh toán cho nền kinh
tế.
Thực hiện thanh toán giữa các NH giúp cho NH và các TCTD thu hút được
lượng vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư để
cho vay phục vụ phát triển kinh tế, tăng trưởng nguồn vốn cho NH. Ngoài ra,
thông qua các dịch vụ thanh toán, NH đã tiết kiệm được chi phí trong lưu thông,
chi phí bảo quản, hạn chế tham ô, lợi dụng, bảo vệ an toàn tài sản...Trong quá
trình thanh toán, người mua không phải mang một lượng tiền mặt rất lớn để
thanh toán cho người bán mà thực hiện thanh toán thông qua các dịch vụ thanh
toán qua NH.
Thanh toán giữa các NH không chỉ tạo điều kiện cho các NH tổ chức quản
lý vốn và điều hoà vốn có hiệu quả trong cả nước mà còn tạo điều kiện nối liền
các cơ sở NH thành một hệ thống chặt chẽ và điều hoà vốn trong nội bộ hệ
thống NH. Điều đó làm tăng tốc độ vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn,
tránh tình trạng có NH thừa vốn mà vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng,
trong khi đó lại có NH thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, bỏ lỡ các cơ hội
kinh doanh có thể thu được nguồn lợi lớn. Thông qua điều chuyển vốn, NH
thiếu vốn vẫn giữ được khách hàng và tiến hành hoạt động kinh doanh trôi chẩy,
chi nhánh thừa vốn vẫn có thu nhập từ nguồn vốn thừa do hưởng lãi suất điều
hoà.
1.1.3 Điều kiện thanh toán giữa các NH.
Như ta đã biết, thanh toán giữa các NH là việc thanh toán vốn tiền tệ giữa
các chi nhánh NH trong cùng hệ thống hoặc giữa các NH khác hệ thống phát
sinh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụ và điều chuyển
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 7
của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân và nghiệp vụ điều chuyển tiền của chính
bản thân NH. Vì vậy, điều kiện thanh toán giữa các NH là:
Điều kiện pháp lý: Phải xây dựng được hệ thống pháp lý ổn định và tin
cậy, thể lệ và chế độ đồng bộ, tạo cơ sở vững chắc để tổ chức nghiệp vụ thanh
toán. Hệ thống pháp lý chặt chẽ là cơ sở để giải quyết các tranh chấp nẩy sinh và
ngăn ngừa các sai phạm trong thanh toán.
Thực hiện thanh toán qua tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng khác phải có
sự thoả thuận bằng văn bản của hai ngân hàng chủ quản, đồng thời, phải theo
đúng nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản. Thanh toán kịp thời, cập nhật chính
xác, an toàn tài sản, không được chiếm dụng vốn lẫn nhau.
Đối với uỷ nhiệm chi hộ, thu hộ phải có văn bản thoả thuận và cam kết chặt
chẽ giữa hai ngân hàng bảo đảm sự tín nhiệm trong thanh toán. Định kỳ, hai bên
phải đối chiếu, thanh toán sòng phẳng với nhau.
Đối với thanh toán bù trừ: Các NHTM, TCTD, Kho Bạc Nhà Nước muốn
tham gia thanh toán bù trừ phải có đơn xin tham gia thanh toán bù trừ, phải chấp
hành nội quy trong thanh toán như: giới thiệu người giao dịch, mẫu chữ ký, chấp
hành giờ truyền nhận dữ liệu hay phiên giao dịch.
Điều kiện về tổ chức và kỹ thuật: Thanh toán giữa các ngân hàng phải
được tổ chức một cách khoa học, áp dụng kỹ thuật hiện đại đảm bảo thanh toán
chính xác, nhanh chóng, an toàn, chi phí thấp; phải có trung tâm xử lý thông tin
nhanh nhậy, thông suốt theo các chuẩn mực quy định của NHNN nhằm đáp ứng
được các phương thức thanh toán giữa các NH. Thông tin phải được cập nhật và
lưu trữ, bảo quản cẩn trọng, đảm bảo tính bảo mật cao. Phải bố trí những người
có trách nhiệm cao, trung thực và thành thạo nghiệp vụ thanh toán giữa các NH,
đẩy nhanh tốc độ và sự an toàn trong thanh toán.
Điều kiện về vốn: Các NHTM thực hiện thanh toán giữa các NH phải có
đủ khả năng cân đối nguồn và sử dụng vốn, phải chuẩn bị được đủ lượng vốn
đảm bảo khả năng thanh khoản, đáp ứng nhu cầu về vốn trong thanh toán.
Trường hợp làm mất khả năng thanh toán phải chịu phạt theo quy định.
Các NHTM khi thực hiện thanh toán qua thanh toán bù trừ phải luôn duy trì
tồn quỹ tiền mặt và số dư trên tài khoản tiền gửi cần thiết tại NHNN để đảm bảo
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 8
cho khả năng thanh toán, sẵn sàng chi trả cho khách hàng. Trường hợp thiếu vốn
thanh toán thì vay Ngân hàng chủ trì hoặc Ngân hàng thành viên.
1.1.4 Các nghiệp vụ thanh toán của NH và sự phát triển của chúng.
1.1.4.1 Các hình thức thanh toán (Means of payment).
Sản xuất hàng hoá càng phát triển thì các hoạt động nghiệp vụ của NH
cũng không ngừng mở rộng và phát triển. Các nghiệp vụ này ngày càng được cải
tiến phù hợp với xu hướng phát triển chung về khoa học công nghệ trên thế giới,
trong đó lĩnh vực thanh toán đặc biệt quan trọng với điều kiện và trình độ phát
triển của mỗi nưóc. Nhìn chung, các nước có nền kinh tế thị trường thì hình thức
thanh toán qua NH phổ biến sau đây:
Hình thức thanh toán séc:
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu in sẵn do NHNN
quy định để yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi
thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên séc hoặc người cầm
séc.
Séc là hình thức thanh toán lâu đời, phổ biến nhất ở hầu hết các NH trên thế
giới với tiêu đề: Cheque (tiếng Anh), Chéque (tiếng Pháp) dịch ra tiếng Việt là
“chi phiếu”. Séc bao gồm nhiều loại khác nhau: séc ký danh, séc vô danh, séc
tiền mặt, séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc định mức, séc cá nhân, séc du lịch.
Đối tượng áp dụng: Séc thường được áp dụng để thanh toán chi trả các
khoản tiền hàng hoá dịch vụ, công nợ.
Phạm vi áp dụng: Bên mua và bên bán phải mở tài khoản tại cùng một NH
hoặc khác NH cùng một hệ thống. Trường hợp bên mua và bên bán có tài khoản
tại hai NH khác hệ thống thì hai đơn vị thanh toán đó phải tham gia thanh toán
bù trừ giao nhận chứng từ trực tiếp.
Điều kiện để séc được NH chấp nhận thanh toán:
-Người phát hành séc chỉ được ghi số tiền trên séc trong phạm vi số dư tài
khoản tiền gửi của họ tại NH. Nếu phát hành quá số dư NH không chấp nhận
thanh toán đồng thời, NH còn áp dụng phạt vi phạm hợp đồng thanh toán và
phạt chậm trả.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 9
-Trường hợp có nhiều tờ séc nộp vào NH cùng một lúc để đòi tiền từ một
tài khoản mà số dư trên tài khoản đó không đủ để thanh toán toàn bộ những tờ
séc đó thì thứ tự thanh toán được xác định theo số séc đã phát hành, các séc có
số thứ tự nhỏ hơn sẽ được thanh toán.
-Séc phải đảm bảo tính hợp pháp hợp lệ cả về hình thức và nội dung.
Séc chuyển khoản là loại thanh toán do chủ tài khoản phát hành trực tiếp để
trả tiền cho người thụ hưởng trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của
mình tại NH. Loại séc này rất tiện lợi cho bên mua nhưng không tiện lợi cho bên
bán. Do đó, trong thanh toán truyền thống, séc được ghi theo nguyên tắc ghi nợ
trước ghi có sau.
Trường hợp bên bán yêu cầu bên mua có sự xác nhận của đơn vị thanh toán
trên tờ séc, khi nhận được yêu cầu, đơn vị thanh toán sẽ làm thủ tục bảo chi trên
cơ sở số tiền mà người phát hành đã lưu ký. Vì vậy, người chịu trách nhiệm
thanh toán séc là NH hay đơn vị thanh toán bảo chi séc.
Có thể thấy, việc áp dụng séc bảo chi rất có lợi cho người thụ hưởng. Người
thụ hưởng chắc chắn sẽ nhận được tiền, do đó, người thụ hưởng không bị mất
vốn, không bị chiếm dụng vốn. Quá trình thanh toán được thực hiện nhanh
chóng vì NH bảo chi séc hoặc NH phục vụ người thụ hưởng ghi có ngay cho
người thụ hưởng. Ngược lại, khi áp dụng thanh toán bằng séc bảo chi, người
mua lại phải làm thủ tục ruờm rà để được bảo chi séc, phải lưu ký tiền trên tài
khoản tiền gửi bảo chi séc và không được hưởng lãi trên số tiền lưu ký đó.
Nhìn chung, thanh toán séc là thể thức đơn giản, thuận tiện được sử dụng
rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Công ước Séc quốc tế Giơ-ne-vơ năm 1931
đã được một số nước thông qua cho đến nay vẫn được xem là luật điều chỉnh các
quan hệ liên quan đến việc phát hành và sử dụng séc. Tuy nhiên, trong thực tế,
sử dụng séc không phải tuyệt đối an toàn, đã có xuất hiện séc giả. Do vậy, kỹ
thuật thanh toán séc không ngừng được hoàn thiện trên mọi phương diện.
Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT):
UNT là chứng từ đòi tiền do người bán lập và uỷ nhiệm cho NH phục vụ
mình đòi tiền người mua hay người nhận cung ứng dịch vụ trên cơ sở hàng hoá
hay đơn vị đã cung ứng. Ngân hàng phục vụ người bán không chịu trách nhiệm
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 10
về việc người mua có thanh toán hay không. Chính vì thế, đối với nghiệp vụ
này, NH phải kết hợp nghiệp vụ bảng, ghi nhập sổ theo dõi UNT gửi đi để theo
dõi tình hình thanh toán, trả tiền của người mua nếu người mua có tài khoản tiền
gửi tại NH khác.
Đối tượng áp dụng: UNT được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá khi
người bán cung cấp cho người mua hoặc tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,
tiền nhà đất...
Điều kiện áp dụng: Hai bên mua bán phải thống nhất với nhau dùng hình
thức UNT với những điều kiện cụ thể ghi trên hợp đồng, đồng thời, phải thông
báo bằng văn bản cho NH phục vụ bên chi trả biết để làm căn cứ thực hiện thanh
toán.
Phạm vi áp dụng: Hình thức thanh toán này được áp dụng rộng rãi trong
quan hệ thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế đối với mọi đối tượng khách
hàng dù họ mở tài khoản tại bất cứ đơn vị thanh toán nào. Áp dụng uỷ nhiệm thu
rất có lợi trong trường hợp thu hộ phí các dịch vụ công cộng, giúp các đơn vị
cung ứng dịch vụ công cộng giảm chi phí nhân viên phải đến từng nhà để thu
tiền.
Tuy nhiên, nó vẫn còn hạn chế vì UNT do người bán lập chứng từ và là
xuất phát điểm trong quy trình thanh toán, mà nguyên tắc hạch toán là ghi nợ
trước có sau. Mặc dù an toàn cho các NH tham gia quy trình thanh toán nhưng
quy trình luân chuyển chứng từ còn vòng vèo, tốc độ thanh toán chậm.
Hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi (UNC):
UNC là lệnh của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của NHNN uỷ
quyền cho NH phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi của
mình để trả cho người thụ hưởng có tài khoản cùng NH hay khác NH, trong
cùng hệ thống hoặc khác hệ thống.
Đối tượng áp dụng: UNC được dùng chủ yếu là để thanh toán tiền hàng
hoá, công nợ dịch vụ theo đó người mua là người mở đầu trong quy trình thanh
toán, thực hiện ra lệnh cho NH phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi thanh toán
của mình để chuyển trả cho người bán.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 11
Phạm vi áp dụng: UNC được sử dụng rộng rãi, người trả tiền hoàn toàn có
thể sử dụng UNC để trả tiền cho người thụ hưởng có tài khoản cùng NH hoặc
khác NH cùng hệ thống hay khác hệ thống.
Ưu điểm của uỷ nhiệm chi là được sử dụng rộng rãi về phạm vi địa lý đối
với mọi đối tượng khách hàng dù họ mở tài khoản tại bất cứ đơn vị thanh toán
nào. UNC đảm bảo quyền lợi cho bên mua do bên mua chỉ chấp nhận thanh toán
khi họ đã nhận được hàng hoá, dịch vụ đúng như trong hợp đã ký kết, đồng thời,
bảo vệ quyền lợi cho NH do NH thực hiện ghi nợ trước ghi có sau.
Ngược lại, UNC không bảo đảm quyền lợi cho bên bán. Bên bán có thể gặp
rủi ro do bên mua không đủ khả năng thanh toán hoặc bên mua cố tình không
thanh toán. Do đó, người ta chỉ áp dụng hình thức thanh toán này trong trường
hợp bên mua và bên bán có tín nhiệm nhau hoặc thanh toán có giá trị nhỏ hoặc
chủ yếu là thanh toán phi mậu dịch.
Tuy nhiên, UNC vẫn là hình thức thanh toán được ưa chuộng nhất hiện nay
vì đơn giản, dễ thực hiện. Mặt khác, NH chuyển tiền nhanh đảm bảo yêu cầu của
khách hàng.
Hình thức thanh toán thư tín dụng:
Thư tín dụng là lệnh của NH phục vụ bên mua gửi cho NH phục vụ bên bán
để tiến hành trả tiền cho người bán về giá trị hàng hoá đã cung ứng trên cơ sở
người bán xuất trình các hoá đơn, chứng từ hợp lệ, hợp pháp phù hợp với các
điều kiện, phạm vi thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.
Phạm vi áp dụng: Thư tín dụng áp dụng giữa hai chi nhánh NH cùng hệ
thống hoặc trên địa bàn phục vụ người bán có NH cùng hệ thống với NH bên
mua có tham gia thanh toán bù trừ. Như thế, NH bên mua (NH phát hành) sẽ uỷ
quyền cho NH cùng hệ thống với mình và cùng địa bàn với NH bên bán có tham
gia thanh toán bù trừ thực hiện thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ hợp lệ
của bên bán bằng phương thức thanh toán bù trừ.
Đối tượng áp dụng: Thư tín dụng thường được sử dụng để thanh toán tiền
hàng hoá, dịch vụ giữa hai bên mua-bán chưa hiểu rõ về nhau, chưa có mối quan
hệ thân thiết và không tin tưởng nhau. Bởi lẽ, thủ tục thanh toán bằng thư tín
dụng rất rườm rà khó khăn đối với cả bên mua và bên bán. Bên mua phải thực
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 12
hiện làm thủ tục mở thư tín dụng và được NH phục vụ mình chấp nhận phát
hành thư tín dụng trước khi nhận được hàng hoá dịch vụ từ người bán. Ngược
lại, bên bán muốn nhận được thanh toán của NH phát hành hoặc NH thanh toán.
NH chiết khấu thì phải lập được bộ chứng từ hoàn hảo, phù hợp những điều kiện
đã ghi trong thư tín dụng. Trong hình thức này, thư tín dụng được coi là căn cứ,
cơ sở để hai bên mua bán trao đổi, thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ cho nhau.
Thanh toán bằng thư tín dụng là hình thức thanh toán hữu hiệu nhất cho cả
bên mua và bên bán vì quyền lợi chính đáng của cả hai bên đều được bảo vệ.
Bên mua chỉ chấp nhận thanh toán khi nhận được hàng hoá với bộ chứng từ đầy
đủ như đã thoả thuận trong hợp đồng còn bên bán chắc chắn sẽ nhận được tiền
khi giao nhận bộ chứng từ đầy đủ cho NH phục vụ mình. Do an toàn và chuẩn
xác cao nên nó được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế.
Hình thức thanh toán bằng thẻ NH:
Thẻ NH là một phương tiện thanh toán hiện đại gắn liền với kỹ thuật tin
học và ứng dụng tin học trong hoạt động NH. Qua thẻ NH, người chủ thẻ có thể
sử dụng để rút tiền từ máy rút tiền tự động ATM hoặc thanh toán tiền hàng hoá
dịch vụ tại cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ.
Thẻ thanh toán chỉ được áp dụng trong nền tảng công nghệ tin học và viễn
thông được áp dụng trong công nghệ thanh toán của NH.
Thẻ thanh toán do NH phát hành và bán cho khách hàng của mình để thanh
toán chi trả các khoản vật tư, hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và
rút tiền tại các đại lý thanh toán hay tại các quầy rút tiền tự động.
Phạm vi áp dụng thẻ NH rất rộng rãi và không bị giới hạn về không gian,
thời gian. Nếu khách hàng có thể thanh toán, khách hàng có thể sử dụng (rút
tiền, gửi tiền, kiểm tra số dư trên tài khoản, thanh toán chi trả tiền hàng hoá dịch
vụ....) bất cứ nơi nào có máy ATM hoặc cơ sở chấp nhận thẻ. Hơn nữa, thanh
toán bằng thẻ đã tiết kiệm chi phí, công sức cho người mua, người bán, giảm
lượng tiền mặt trong lưu thông và tăng chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Chính
bởi tiện ích này mà thẻ NH rất được ưa chuộng ở các nước trên thế giới. Tuy
nhiên, việc sử dụng thanh toán bằng thẻ NH cũng bị giới hạn một mức tối đa cho
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 13
phép được thanh toán trong một ngày để đảm bảo an toàn và khả năng chi trả
cho nguồn thanh toán.
Với trình độ và tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, trong
tương lai, chắc chắn thẻ thanh toán chưa phải là công cụ thanh toán cuối cùng.
1.1.4.2 Các phương thức thanh toán qua NH (Mode of payments).
Tuỳ vào trình độ phát triển của công nghệ ngân hàng cũng như đặc điểm
tổ chức hệ thống NH, các nước có các phương thức thanh toán qua NH khác
nhau. Ở Việt Nam, từ khi hệ thống NH được tổ chức theo hệ thống hai cấp, các
phương thức thanh toán vốn giữa các NH bao gồm:
Phương thức thanh toán liên hàng:
Thanh toán liên hàng là quan hệ thanh toán nội bộ giữa các ngân hàng trong
cùng hệ thống phát sinh trên cơ sở các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền
mặt giữa các khách hàng có mở tài khoản ở các chi nhánh ngân hàng khác nhau
trong cùng hệ thống hoặc các nghiệp vụ chuyển tiền, điều hoà vốn trong nội bộ
một hệ thống.
Thanh toán liên hàng là một bộ phận không thể thiếu được trong công tác
thanh toán của NH. Làm tốt công tác thanh toán liên hàng sẽ có vai trò rất quan
trọng đối với nền kinh tế nói chung và với ngành NH nói riêng. Cụ thể :
Thanh toán liên hàng thúc đẩy quá trình thanh toán nhanh chóng, chính xác.
Thay vì khách hàng phải mang tiền mặt từ NH mua đến thanh toán cho người
bán hàng, khách hàng chỉ cần uỷ nhiệm cho NH phục vụ mình trích tài khoản để
thanh toán cho người bán thông qua NH phục vụ người bán.
Thanh toán liên hàng góp phần nâng cao tốc độ luân chuyển vốn tiền tệ
phục vụ quá trình tái sản xuất mở rộng, do thời gian thanh toán nhanh, rút ngắn
quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá dịch vụ.
Thanh toán liên hàng tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển thanh
toán không dùng tiền mặt, góp phần khuyến khích cá nhân, tổ chức mở tài khoản
tại các NH, ổn định và mở rộng khách hàng.
Thanh toán liên hàng góp phần giảm chi phí lưu thông do không phải vận
chuyển tiền mặt từ nơi này đến nơi khác để thanh toán, đồng thời, hạn chế được
mất mát tham ô trong thanh toán.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 14
Tuy nhiên, thanh toán liên hàng chỉ áp dụng với những ngân hàng trong
cùng hệ thống. Việc xử lý chứng từ vẫn mang tính thủ công, phát hiện sai lầm
chậm, khó bảo toàn, bảo mật thông tin, đặc biệt là việc quyết toán cuối năm rất
vất vả, công việc quá nhiều, sang năm sau công việc năm trước vẫn chưa giải
quyết xong.
Phương thức thanh toán bù trừ:
Thanh toán bù trừ là một phương thức thanh toán giữa các NH khác hệ
thống trên cùng một địa bàn do NHNN chủ trì. Thông qua nghiệp vụ này, các
NH thực hiện thu hộ chi hộ cho NH khác và sẽ thanh toán quyết toán ngay trong
ngày khi quyết toán bù trừ.
Thanh toán bù trừ thực hiện theo quyết định 181/NH-QĐ ngày 10/10/1991
về “Quy tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các NH” và
Công văn 637/Kinh tế ngày 28/10/1991 về hướng dẫn thực hiện quyết định
181/NH-QD.
Để được tham gia thanh toán bù trừ, các thành viên phải tuân thủ đầy đủ
các quy định do NH chủ trì quy định, phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán bù
trừ tại NH chủ trì. Cán bộ đi giao dịch thanh toán bù trừ phải có đủ năng lực,
trình độ và đảm bảo đủ các điều kiện giao dịch, phải đăng ký mẫu chữ ký tại NH
thành viên khác và tại NH chủ trì. Nếu để xẩy ra sai sót, tổn thất thì thành viên
phải chịu trách nhiệm theo quy định.
Về thanh toán số chênh lệch trong thanh toán bù trừ: Phải trích TK tiền gửi
để thanh toán, nếu không đủ thì phải nộp tiền mặt hoặc ngân phiếu thanh toán,
cũng có thể vay NH chủ trì để thanh toán, trường hợp NH chủ trì không cho vay
thì phải phạt chậm trả.
Chứng từ sử dụng trong thanh toán bù trừ bao gồm các chứng từ thanh toán
gốc, các bảng kê mẫu số 12,14,15,16 được giao nhận trực tiếp tại phiên thanh
toán bù trừ. Các chứng từ chưa thuộc phạm vi thanh toán bù trừ như uỷ nhiệm
thu, thư tín dụng, séc...thì chuyển sang NH thanh toán để thực hiện ghi nợ trước.
TK sử dụng: Nếu là NH chủ trì thì sử dụng TK 5011. Tài khoản này dùng
để hạch toán kết quả thanh toán bù trừ của NH chủ trì với NH thành viên tham
gia thanh toán bù trừ và sau khi thanh toán bù trừ xong thì hết số dư.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 15
Nếu là NH thành viên thì sử dụng TK 5012. Tài khoản này dùng để hạch
toán kết quả thanh toán bù trừ với các NH khác và sau khi thanh toán bù trừ
xong cũng phải hết số dư.
Phương thức thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN:
Phương thức thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN là phương thức
thanh toán giữa các NH khác hệ thống khác địa bàn, đều mở tài khoản tại
NHNN.
Để áp dụng phương thức thanh toán này phải có các điều kiện sau:
-Hai NH phải mở tài khoản tại một hay hai chi nhánh NHNN và làm đầy đủ
các thủ tục về mở tài khoản tiền gửi theo quy định.
-Tài khoản tiền gửi của các NH phải thường xuyên có số dư để đảm bảo
khả năng thanh toán kịp thời.
-Dấu và chữ ký trên chứng từ và bảng kê chứng từ thanh toán qua NHNN
phải đúng với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký.
-Việc thanh toán phải kịp thời, đầy đủ, chính xác. Nếu NH nào để chậm trễ
thì NH đó sẽ bị phạt.
Thanh toán qua mở tài khoản tiền gửi tại NHNN đáp ứng nhu cầu thanh
toán đối với các khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại các NH khác hệ thống
khác địa bàn, thúc đẩy quá trình trao đổi và sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên,
phương thức này ít được áp dụng do tốc độ thanh toán chậm.
Phương thức thanh toán qua tài khoản tiền gửi ở NH khác:
Khi các NHTM không cùng hệ thống, không cùng địa phương có tần suất
thanh toán trực tiếp với nhau cao, nếu thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi
tại NHNN thì tốc độ chậm. Để khắc phục nhược điểm này, NHNN cho phép các
NHTM mở tài khoản tại nhau để thanh toán trực tiếp. Định kỳ, các NHTM thanh
quyết toán với nhau thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN. Theo phương thức
này, các NHTM có thể đều mở tài khoản tiền gửi ở NH khác để uỷ quyền thu hộ
cho khách hàng. Việc thu hộ, chi hộ chỉ tiến hành trong phạm vi những khoản
thanh toán đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng uỷ thác thanh toán giữa các
NH. Mỗi khi phát sinh các khoản thanh toán thu hộ chi hộ, NH mới phát sinh
phải gửi các chứng từ thanh toán cho NH có quan hệ hạch toán sổ sách. Định kỳ
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 16
thanh toán, các NH phải đối chiếu số liệu với nhau, quyết toán số tiền đã thu hộ,
chi hộ và thanh toán với nhau số chênh lệch phải thu, phải trả.
Phương thức thanh toán mở tài khoản tại nhau đã làm gia tăng tốc độ thanh
toán, hạn chế được những nhược điểm đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, việc mở
tài khoản tại nhau làm cơ sở cho việc thanh toán cho nhau đã gây đọng vốn cho
các NHTM.
Phương thức thanh toán uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ giữa các NHTM:
Để khắc phục những hạn chế của phương thức mở tài khoản tại nhau,
NHNN cho phép các NHTM có thể ký hợp đồng thanh toán song biên trên cơ sở
sự tín nhiệm giữa hai NHTM và hợp đồng thanh toán có quy định rõ nội dung
thanh toán, số tiền tối đa cho một món thanh toán, tổng số tiền thanh toán, kỳ
hạn thanh quyết toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.
1.2 Hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử của Ngân Hàng Công
Thương Việt Nam.
1.2.1 Qúa trình phát triển của thanh toán chuyển tiền điện tử.
Thanh toán liên hàng thủ công:
Trong thời kỳ bao cấp, hoạt động thanh toán giữa các NH khác địa bàn
bằng thủ công với một phương thức truyền thống duy nhất là thanh toán liên
hàng bằng thư, bằng điện qua đường bưu điện. Thời gian cho một món thanh
toán thông thường phải từ 3-5 ngày và thậm chí là hàng tuần cho những món đi
tỉnh xa.
Do việc thanh toán chậm, lượng vốn nằm trong thanh toán chiếm khá lớn
không đáp ứng công việc kinh doanh của khách hàng nên đã tạo ra tâm lý không
muốn thanh toán không dùng tiền mặt qua NH mà chỉ muốn dùng phương tiện
trực tiếp bằng tiền mặt. Vì vậy đã gây ra áp lực rất lớn về tiền mặt, tạo sự khan
hiếm giả tạo, đã xuất hiện tỷ lệ % giữa thanh toán bằng chuyển khoản và tiền
mặt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng tốc độ lạm
phát vào những năm 1988, 1989 có thời kỳ lên đến 3 con số. NHNN đã phải
dùng “liệu pháp sốc” tăng lãi suất lên rất cao, có thời kỳ lên đến 12%/ tháng.
Thanh toán liên hàng qua mạng:
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 17
Từ năm 1989, hệ thống NH đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) vào các hoạt động nghiệp vụ, đi đầu là hệ thống NHNN, đặc biệt từ
năm 1993 đã ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực thanh toán. Thời kỳ
này, các NH đã từng bước thích nghi với cơ chế mới, chủ động trong việc đầu tư
cơ sở vật chất cho hoạt động thanh toán của mình để phục vụ khách hàng ngày
càng tốt hơn, chuyển từ hình thức thanh toán liên hàng bằng thư qua bưu điện
sang thanh toán liên hàng qua mạng vi tính, chuyển việc giấy báo liên hàng bằng
tay theo mẫu in sẵn của NHTW sang lập trên máy vi tính, việc đối chiếu cũng
được thực hiện qua mạng vi tính. Áp dụng hình thức này tốc độ thanh toán tăng
rõ rệt, thời gian của một món thanh toán chỉ còn từ một đến hai ngày, giảm được
lượng vốn nằm trong thanh toán, được khách hàng đánh giá cao, từng bước xoá
bỏ khoảng cách của các DN và xã hội đối với NH.
Thanh toán chuyển tiền điện tử:
1.2.2 Khái niệm, đặc điểm và một số quy định chung:
Khái niệm: Thanh toán chuyển tiền điện tử là toàn bộ quá trình xử lý một
khoản chuyển tiền qua mạng máy vi tính kể từ khi nhận được một lệnh chuyển
tiền của người phát lệnh đến khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ hưởng
(đối với chuyển tiền Có) hoặc thu nợ từ người nhận lệnh (đối với chuyển tiền
Nợ).
Đặc điểm:
-Quy trình thanh toán điện tử thay thế quy trình thanh toán liên hàng qua
máy vi tính hiện hành là quy trình hạch toán quản lý điều hành vốn tập trung
trong hệ thống NHCT Việt Nam.
-Thanh toán chuyển tiền điện tử được thực hiện trong môi trường pháp lý
và chuẩn hoá cao.
-Các công đoạn trong thanh toán chuyển tiền điện tử chủ yếu được tự động
hoá. Quá trình thanh toán chuyển tiền, tra soát, trả lời tra soát, chấp nhận, trả lời
chấp nhận được chương trình xử lý tự động nên đảm bảo độ chính xác cao độ.
-Phần tính ký hiệu mật được cài đặt một chương trình riêng đòi hỏi tính bảo
mật hết sức nghiêm ngặt. Hơn nữa, hai lần mã khoá bảo mật của hai bộ phận
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 18
chức năng kế toán và tin học giúp cho quá trình thanh toán chuyển tiền điện tử
đạt độ an toàn tài sản rất cao.
Một số quy định chung:
-Phạm vi chuyển tiền điện tử gồm các chuyển tiền có và chuyển tiền nợ
bằng VNĐ hoặc bằng ngoại tệ giữa các NH cùng hệ thống. Các hoạt động thanh
toán bù trừ tự động, thanh toán với các TCTD khác, ATM, POS, SWIFT không
thuộc phạm vi quy chế này (chỉ tạo các giao diện cần thiết từ TTTT ra các hệ
thống khác).
-Đối tượng áp dụng đối với tất cả các CNNH cùng hệ thống có đủ điều kiện
kỹ thuật, nắm vững quy trình nghiệp vụ chuyển tiền điện tử, được Tổng Giám
đốc NHCT VN cho phép tham gia bằng văn bản.
-Mọi khách hàng giao dịch với NHCT VN đều được tham gia hệ thống
thanh toán điện tử theo quy chế thanh toán qua NH ban hành theo quyết định số
22/QĐ-NH1 của Thống đốc NHNN và các văn bản hướng dẫn của Tổng Giám
đốc NHCT VN.
-Các nghiệp vụ phát sinh trong thanh toán điện tử được hoàn tất trong một
ngày làm việc. Trường hợp khách hàng yêu cầu chi nhánh NHCT phục vụ
chuyển nhanh và hoàn tất trong thời gian 1-3 h, khách hàng không phải chịu
thêm phí.
-Mọi khoản thanh toán điện tử gắn liền với nghiệp vụ thanh toán và quản lý
vốn của của NHCT Việt Nam đối với từng chi nhánh.
-Trung tâm thanh toán chịu trách nhiệm tổ chức quy trình nghiệp vụ thanh
toán, thực hiện việc nhận, hạch toán và chuyển thông tin từ NH khởi tạo đến NH
nhận, đảm bảo theo dõi chặt chẽ, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ thanh toán và
hạn mức vốn, đồng thời, theo dõi tính lãi điều hoà vốn cho các chi nhánh tỉnh,
thành phố ngày 20 hàng tháng.
-Trung tâm thanh toán căn cứ vào quy trình nghiệp vụ trong quy chế này
thiết kế và xây dựng chương trình ứng dụng, tổ chức hệ thống đảm bảo kỹ thuật
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ và thực hiện thống nhất trong toàn hệ
thống đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 19
-Các Trưởng phòng kế toán chi nhánh NHCT chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về việc kiểm soát tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ thanh toán, về các
quyết định chuyển tiền đi đến cũng như hạch toán vào các tài khoản thích hợp.
-Trung tâm điện toán NHCT Việt Nam chịu trách nhiệm về việc đảm bảo
kỹ thuật của các thông tin trên đường truyền từ trung tâm thanh toán đến các chi
nhánh NHCT.
-Căn cứ các chức năng nhiệm vụ được giao, các cá nhân tham gia quy trình
thanh toán chấp hành nghiêm túc các quy định và thực hiện tốt nhiệm vụ sẽ
được khen thưởng; cá nhân nào vi phạm chế độ, tuỳ theo mức độ hậu quả sẽ
phải bồi thường vật chất hoặc kỷ luật hành chính thích đáng.
1.2.3 Tài khoản và chứng từ được sử dụng trong thanh toán chuyển
tiền điện tử.
1.2.3.1 Các Tài khoản được sử dụng.
Các tài khoản sử dụng để phản ánh mối quan hệ thanh toán và quản lý vốn
giữa TTTT với chi nhánh cấp 1 bao gồm:
TK Điều chuyển vốn (ĐCV) trong kế hoạch.
TK Điều chuyển vốn ngoài kế hoạch.
TK Điều chuyển vốn khoanh nợ.
TK Điều chuyển vốn ký quỹ.
TK Điều chuyển vốn quá hạn.
TK Điều chuyển vốn chờ thanh toán.
TK Điều chuyển chờ vốn.
TK Điều chuyển vốn thanh toán khác hệ thống.
TK Điều chuyển vốn cho vay tài trợ xuất khẩu.
TK Điều chuyển vốn cho vay bão lụt.
TK Điều chuyển vốn cho vay từ quỹ tín dụng đào tạo.
TK Điều chuyển vốn cho vay dự án của NH Tái thiết đức(KFW).
TK Điều chuyển vốn cho vay dự án của NH Cân Đối Đức (DAT).
TK Điều chuyển vốn cho vay dự án vừa và nhỏ.
TK Điều chuyển vốn dự phòng rủi ro.
TK Điều chuyển vốn cố định.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 20
TK Điều chuyển vốn khác.
1.2.3.2 Chứng từ sử dụng trong chuyển tiền điện tử.
Chứng từ ghi sổ kế toán chuyển tiền điện tử là lệnh chuyển tiền (bằng giấy
hoặc dưới dạng điện tử). Chứng từ gốc dùng làm cơ sở để lập lệnh chuyển tiền
là các chứng từ thanh toán theo chế độ hiện hành (UNC, UNT...).
Lệnh chuyển tiền dưới dạng chứng từ giấy phải lập theo đúng mẫu và đủ số
liên do NHNN quy định và phải đảm bảo tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ
theo quy định tại chế độ chứng từ kế toán NH, TCTD ban hành kèm theo quyết
định số 312/QĐ ngày 04/12/1996 của Thống đốc NHNN VN.
Lệnh chuyển tiền dưới dạng điện tử phải đáp ứng các chuẩn dữ liệu do
NHNN quy định tại quy chế về lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý bảo quản và lưu
trữ chứng từ điện tử của các NH, TCTD ban hành theo QĐ308/ QĐ-NH2 ngày
16/09/1997 của Thống đốc NHNN.
Việc chuyển hoá chứng từ điện tử thành chứng từ giấy hoặc ngược lại để
phục vụ yêu cầu thanh toán và hạch toán phải đảm bảo khớp đúng giữa chứng từ
làm căn cứ để chuyển hoá và chứng từ được chuyển hoá đúng mẫu quy định và
đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ.
1.2.4 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền điện tử của NHCT VN.
NHCT VN
...............
TTTT
(Số hiệu 999)
CN NHCT A
(NHPL)
CN NHCT B
(NHNL)
(đối chiếu) (đối chiếu)
Khách hàng A Khách hàng B
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 21
*Quy trình nghiệp vụ tại NH phát lệnh (NHPL).
Ngân hàng khởi tạo nhận chứng từ từ khách hàng, kiểm tra, kiểm soát rồi
tiến hành chuyển hoá chứng từ giấy thành chứng từ điện tử và chuyển cho kiểm
soát viên đặt ký hiệu mật trước khi chuyển đi thanh toán. Sau khi tính KHM, bút
toán hạch toán được tự động gửi về TTTT/ Chi nhánh để đối chiếu.
*Tại Ngân hàng nhận lệnh đến:
Bộ phận thanh toán điện tử phải bố trí cán bộ chuyên trách trực đảm bảo
tính liên tục khi nhận chuyển tiền Đến, thông báo kịp thời cho KSV để kiểm tra
hoặc giải mã ký hiệu mật (KHM) đồng thời, hạch toán vào TK Người nhận lệnh
(nếu đủ điều kiện thanh toán) hoặc TK chờ thanh toán (nếu không đủ điều kiện
thanh toán) để xử lý theo quy trình xử lý sai sót. Lệnh thanh toán được tự động
hạch toán và được tự động gửi về TTTT/ Chi nhánh để đối chiếu.
Sau khi nhận được kết quả khớp đúng với TTTT, kế toán CTĐT in phục hồi
Lệnh thanh toán thành chứng từ giấy, 02 liên, 01 liên dùng báo Nợ hoặc báo Có
khách hàng, 01 liên lưu nhật ký chứng từ. Các Lệnh thanh toán in ra phải đầy đủ
chữ ký theo quy định.
*Tại Trung tâm thanh toán.
TTTT mở TK Điều chuyển vốn (ĐCV) trong kế hoạch cho từng CN để
hạch toán và đối chiếu. TK của CN NHCT nào sẽ mang số hiệu NH của CN
NHCT đó. Đối với CN trực thuộc (CN cấp 1), TTTT mở một số các TK ĐCV
khác để phản ánh và quản lý các loại vốn giữa TW với CN. Đối với CN phụ
thuộc (CN cấp 2) chỉ được mở duy nhất TK ĐCV trong kế hoạch.
Khi nhận chuyển tiền từ CN, tại TTTT, chương trình tự động kiểm tra, đối
chiếu và phân loại các chuyển tiền theo tính chất nghiệp vụ thanh toán Nợ-thanh
toán Có, phạm vi thanh toán trong hệ thống-ngoài hệ thống để hạch toán.
Các chuyển tiền trong hệ thống sau khi kiểm tra, đối chiếu với NHPL được
hạch toán tự động chuyển đi NHNL và chuyển sang vùng chờ đối chiếu với
NHNL. Các chuyển tiền ngoài hệ thống được chuyển sang vùng riêng để giải
mã, phục hồi chứng từ đưa đi thanh toán bù trừ hoặc chuyển mạng thị trường
song biên với các tổ chức tín dụng khác.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 22
Trường hợp nhận được Lệnh thanh toán của NHPL sau giờ khoá sổ của
TTTT, các Lệnh thanh toán này sẽ được hạch toán và đối chiếu vào ngày hoạt
động kế tiếp của hệ thống.
Sau giờ khoá sổ của TTTT, các Lệnh thanh toán chưa được đối chiếu được
chuyển sang vùng riêng để tiếp tục theo dõi, đối chiếu vào ngày làm việc kế tiếp.
TTTT in các báo cáo đối chiếu, báo cáo chứng từ tồn đọng để kiểm tra, theo dõi
xử lý và lưu trữ.
Hạch toán:
-Đối với lệnh thanh toán Có:
Nợ: TK ĐCV trong kế hoạch NHPL.
Có: TK ĐCV trong kế hoạch NHNL.
-Đối với lệnh thanh toán Nợ: hạch toán ngược lại.
Cuối ngày, Kế toán CTĐT in báo cáo đối chiếu chuyển tiền đi, đến trong
ngày để kiểm tra tính đúng đắn của số liệu trước khi khoá sổ cuối ngày. Các báo
cáo này thực hiện lưu trữ cùng các chuyển tiền đi, đến trong ngày.
1.2.5 Sai sót và điều chỉnh.
1.2.5.1 Sai sót và điều chỉnh tại Ngân hàng phát lênh (NHPL).
Mọi sai sót phát hiện khi chưa tính KHM, KTV được phép sửa lại cho
đúng.
Các sai sót phát hiện sau khi Lệnh thanh toán đã được tính KHM đều phải
được điều chỉnh bằng bút toán. Cụ thể, từng trường hợp được xử lý như sau:
1.2.5.1.1 Chuyển tiền thiếu.
KTV căn cứ vào chứng từ gốc và Lệnh thanh toán chuyển thiếu để lập bổ
sung. Nội dung Lệnh thanh toán lập bổ sung phải ghi rõ chuyển bổ sung cho
Lệnh thanh toán số ..ngày... và hạch toán như các Lệnh thanh toán đi bình
thường.
1.2.5.1.2 Chuyển tiền thừa.
NHPL phải lập ngay điện thông báo và lập biên bản chuyển tiền thừa gửi
NH nhận lệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 23
Trường hợp phát hiện chuyển tiền thừa sau khi đã gửi Lệnh thanh toán đi
nhưng NHNL chưa kiểm tra KHM, KTV căn cứ vào chứng từ gốc và Lệnh
thanh toán chuyển thừa để lập phiếu điều chỉnh và hạch toán:
-Đối với Lệnh thanh toán Có:
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán.
Nợ đỏ: TK đã trích thừa.
Đồng thời, lập điện tra soát (phụ lục 01) gửi NHNL để yêu cầu hoàn trả số
tiền thừa và ghi nhập sổ theo dõi chuyển tiền thừa chờ xử lý.
Khi nhận được Lệnh thanh toán Có chuyển trả số tiền thừa nói trên, NHPL
hạch toán:
Nợ: TK ĐCV trong kế hoạch.
Có: TK ĐCV chờ thanh toán.
Đồng thời, ghi xuất sổ theo dõi chuyển tiền thừa chờ xử lý
-Đối với Lệnh thanh toán Nợ: Hạch toán và xử lý ngược lại.
Trường hợp phát hiện chuyển tiền thừa sau khi đã gửi lệnh thanh toán đi,
NHNL đã kiểm tra KHM.
Đối với Lệnh thanh toán Có:
Nợ: TK Các khoản phải thu (tiểu khoản CN gây sai sót).
Nợ đỏ: TK Thích hợp . (TK đã trích thừa)
Đồng thời, lập điện tra soát gửi NHNL để yêu cầu hoàn trả số tiền thừa và
ghi nhập sổ theo dõi chuyển tiền thừa chờ xử lý. Nếu NHNL đã chi trả số tiền
thừa cho người hưởng, NHPL gửi biên bản chuyển tiền thừa đến NHNL để
NHNL tìm biện pháp thu hồi.
Khi nhận được Lệnh thanh toán Có chuyển trả số tiền thừa hoặc một phần
số tiền thừa nói trên, NHPL hạch toán:
Nợ: TK ĐCV trong kế hoạch.
Có: TK Các khoản phải thu (tiểu khoản CN gây sai sót)
Đồng thời, ghi xuất sổ theo dõi chuyển tiền thừa chờ xử lý.
Trường hợp NHNL trả lời không thu hồi được thì NHPL căn cứ vào biên
bản cùng hồ sơ liên quan của NHNL gửi đến. NHPL nhận được, kiểm tra, đối
chiếu với biên bản chuyển tiền thừa trước đây để xác định số đã thu hồi được, số
Số tiền chuyển thừa
Số tiền thu hồi được
Số tiền thu hồi được
Số tiền chuyển thừa
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 24
còn phải thu hồi, xác định người chịu trách nhiệm. Đồng thời, lập hội đồng để
xử lý theo chế độ hiện hành.
-Đối với Lệnh thanh toán Nợ: Lập phiếu điều chỉnh
Có đỏ: TK Thích hợp
Có: TK ĐCV chờ thanh toán
Đồng thời, lập Lệnh thanh toán Có chuyển đến NHNL để huỷ số tiền
chuyển thừa trên Lệnh thanh toán Nợ.
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán.
Có: TK ĐCV trong kế hoạch.
1.2.5.1.3 Chuyển tiền ngược vế.
NHPL phải lập ngay điện thông báo (mẫu 02) cho NHNL, điện tra soát gửi
NHNL để xử lý đồng thời thực hiện điều chỉnh huỷ đỏ số tiền bị ngược vế sang
TK ĐCV chờ thanh toán, sau đó, tất toán TK này chuyển đi NHNL để huỷ toàn
bộ Lệnh thanh toán bị ngược vế và lập Lệnh thanh toán đúng chuyển đi
1.2.5.1.4 Các sai sót khác:
- Khi NHPL phát hiện sai sót các yếu tố khác như: Tên người gửi, tên
người nhận, tài khoản, số CMND ... mà chế độ cho phép thì NHPL gửi Điện tra
soát đến NHNL để điều chỉnh lại Lệnh thanh toán cho đúng.
-Đối với các Lệnh thanh toán bị từ chối do lỗi kỹ thuật, sai thông tin đối
chiếu hoặc phát hiện bị giả mạo, hệ thống tự động gửi lại Lệnh thanh toán hoặc
đối chiếu theo một số lần nhất định. Sau một số lần gửi lại không thành công,
Lệnh thanh toán sẽ bị phong toả và không còn giá trị để gửi đi. NHPL huỷ Lệnh
thanh toán theo biên bản với sự cho phép của TTTT và lập phiếu điều chỉnh
hạch toán đỏ toàn bộ số tiền trên Lệnh thanh toán bị huỷ. Đồng thời, lập Lệnh
thanh toán khác thay thế.
1.2.5.2. Sai sót và điều chỉnh tại NHNL.
1.2.5.2.1 Lệnh thanh toán bị sai thiếu.
Khi nhận dược Lệnh thanh toán bổ sung tiền thiếu, NHNL kiểm tra Lệnh
thanh toán chuyển thiếu trước đó, đối chiếu với Lệnh thanh toán chuyển bổ
sung. Nếu đúng thì hạch toán như đối với các Lệnh thanh toán đúng bình thường
khác.
Số tiền chuyển thừa
Số tiền chuyển thừa
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 25
1.2.5.2.2 Lệnh thanh toán bị sai thừa.
Trường hợp nhận được điện thông báo chuyển tiền thừa của NHPL trước
khi kiểm tra KHM và hạch toán, NHNL phải kịp thời ghi sổ theo dõi Lệnh thanh
toán bị sai sót. Khi nhận được Lệnh thanh toán đến, NH nhận kiểm soát, đối
chiếu giữa Lệnh thanh toán với nội dung thông báo nhận được, nếu đúng thì xử
lý :
-Đối với Lệnh thanh toán Có:
Nợ: TK ĐCV trong hế hoạch.
Có: TK ĐCV chờ thanh toán.
Khi nhận được điện tra soát yêu cầu chuyển trả tiền thừa của NHPL, căn cứ
điện tra soát, NHNL lập Lệnh thanh toán Có đi hoàn trả NHPL:
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán.
Có: TK ĐCV trong kế hoạch.
Đồng thời, lập phiếu để hạch toán số tiền đúng.
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán.
Có: TK Thích hợp.
- Đối với Lệnh thanh toán Nợ: Hạch toán và xử lý ngược lại.
Trường hợp nhận được điện thông báo chuyển tiền thừa của NHPL, sau khi
đã kiểm tra KHM và hạch toán, NHPL phải kịp thời ghi sổ theo dõi Lệnh thanh
toán bị sai sót, nếu chưa thanh toán cho khách hàng thì phải giữ lại số tiền để xử
lý.
Nếu trên tài khoản của khách đủ tiền để xử lý, đối với Lệnh thanh toán Có,
căn cứ biên bản chuyển tiền thừa của NHPL, NHNL lập phiếu điều chỉnh hạch
toán:
Có đỏ: TK Thích hợp (TK đã ghi thừa trước đây).
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán.
Khi nhận được điện tra soát yêu cầu trả lại số tiền thừa của NHPL, NHNL
lập Lệnh thanh toán Có để trả lại số tiền thừa và hạch toán:
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán.
Có: TK ĐCV trong kế hoạch.
Đối với Lệnh thanh toán Nợ: Hạch toán và xử lý ngược lại.
Số tiền thừa
Số tiền thừa
Số tiền đúng
Số tiền thừa
Toàn bộ số tiền
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 26
Nếu trên tài khoản của khách hàng không còn đủ tiền để thu hồi, NHNL ghi
nhập sổ theo dõi chuyển tiền thừa đến chưa thu hồi để theo dõi, đồng thời, yêu
cầu khách hàng trả lại số tiền thừa hoặc nộp tiền vào tài khoản để thực hiện hoàn
trả. Sau khi nhận được tiền hoàn trả của khách, kế toán ghi xuất sổ theo dõi
chuyển tiền thừa đến, lập Lệnh thanh toán Có (đối với lệnh thanh toán Có) hoàn
trả số tiền chuyển thừa.
1.2.5.2.3 Sai tài khoản, tên đơn vị nhận, số chứng minh nhân dân, tên
NHNL.
Khi nhận được chuyển tiền do NHPL chuyển đến sai tài khoản hoặc tên
khách hàng...NHNL hạch toán:
Đối với Lệnh thanh toán Có:
Nợ: TK ĐCV trong kế hoạch.
Có: TK ĐCV chờ thanh toán.
Đồng thời, lập điện tra soát NHPL.
Trường hợp sai tên NHNL, khi chuyển trả NHPL, hạch toán tất toán TK
ĐCV chờ thanh toán.
Đối với Lệnh thanh toán Nợ: Hạch toán và xử lý ngược lại.
Khi nhận được tra lời tra soát của NHPL, nếu NHPL xin đính chính lại yếu
tố sai sót, NHNL in, đính kèm điện tra soát vào Lệnh thanh toán và lập phiếu
hạch toán cho khách hàng:
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán.
Có: TK Khách hàng (TK Thích hợp).
Nếu NHPL trả lời đã lập theo đúng chứng từ gốc hoặc đề nghị trả lại,
NHNL lập phiếu tất toán TK ĐCV chờ thanh toán chuyển trả lại NHPL.
1.2.5.2.4 Chuyển tiền ngược vế:
Trường hợp NHNL nhận được điện thông báo chuyển tiền ngược vế của
NHPL trước khi kiểm tra KHM và hạch toán, NHNL phải kịp thời ghi sổ theo
dõi Lệnh thanh toán bị ngược vế để xử lý. Khi nhận Lệnh thanh toán đến,
NHNL kiểm soát, đối chiếu với điện thông báo nhận được, nếu đúng thì xử lý:
Đối với Lệnh thanh toán Có:
Nợ: TK ĐCV trong kế hoạch.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 27
Có: TK ĐCV chờ thanh toán.
Khi nhận được điện tra soát, NHNL lập Lệnh thanh toán chuyển trả lại,
NHPL hạch toán:
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán.
Có: TK ĐCV trong kế hoạch.
Đối với Lệnh thanh toán Nợ: Hạch toán và xử lý ngược lại.
Trường hợp NHNL đã kiểm tra KHM và hạch toán, đối với Lệnh thanh
toán Có xử lý như trường hợp sai thừa phát hiện sau khi kiểm tra ký hiệu mật.
Đối với lệnh thanh toán Nợ, lập phiếu điều chỉnh hạch toán:
Nợ đỏ: TK Thích hợp.
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán.
Khi nhận được điện tra soát và chuyển tiền xử lý của NHPL, hạch toán:
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán.
Có: TK ĐCV trong kế hoạch.
1.2.6 Đối chiếu và quyết toán.
1.2.6.1 Đối chiếu.
1.2.6.1.1 Đối chiếu hàng ngày.
Việc tổ chức đối chiếu được thực hiện theo hình thức kiểm soát tập trung và
đối chiếu tập trung tại NHTW. Việc đối chiếu được thực hiện tức thời theo từng
lệnh thanh toán.
Tại NHPL, ngay sau khi Lệnh thanh toán được truyền đi, chương trình tự
động tạo đối chiếu gửi về TTTT, kết quả đối chiếu được phản hồi về NHPL
ngay sau khi được tự động hạch toán tại TTTT.
Tại NHNL, đối với Lệnh thanh toán đến, ngay khi NH nhận lệnh kiểm tra
KHM và hạch toán, bút toán hạch toán được chuyển về TTTT để đối chiếu, kết
quả đối chiếu được phản ánh tức thời về NHNL.
Tại TTTT sẽ giám sát toàn bộ đối chiếu, chuyển tiền giữa các CN NHCT.
Tại các CN NHCT giám sát đối chiếu, chuyển tiền giữa CN với TTTT và
giữa các ĐGD trực thuộc.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 28
Việc đối chiếu giữa CN với TTTT được thực hiện trên cơ sở dữ liệu hạch
toán thông qua TK Điều chuyển vốn trong kế hoạch (5191.01xxx).Với từng lệnh
thanh toán, phát sinh Nợ tại TTTT phải bằng phát sinh Có tại CN và ngược lại.
Cuối ngày, các Lệnh thanh toán chưa được đối chiếu sẽ được chuyển sang
vùng làm việc riêng để tiếp tục đối chiếu vào ngày kế tiếp cho đến khi hoàn tất
đối chiếu khớp đúng.
Trước khi khoá sổ ngày giao dịch, các đơn vị thanh toán phải in báo cáo đối
chiếu theo quy định, kiểm tra giám sát tình trạng đối chiếu của đơn vị mình để
kiểm soát được các chuyển tiền còn tồn đọng, các Lệnh thanh toán chưa được
kiểm tra KHM và hạch toán.
1.2.6.1.2. Đối chiếu hàng tháng.
Hàng tháng, CN thực hiện đối chiếu với TTTT các TK ĐCV VNĐ và các
TK thu chi lãi vốn điều hoà. Các TK này phải có doanh số và số dư khớp đúng
với TTTT, tức là doanh số nợ, số dư nợ đến ngày cuối tháng tại CN phải bằng
doanh số có, số dư có tại TTTT và ngược lại.
Vào ngày giao dịch cuối tháng, sau khi đã nhận và hạch toán hết các chứng
từ đến, CN tạo báo cáo chuyển tiền điện tử tháng. Báo cáo được tự động truyền
về TTTT để đối chiếu với dữ liệu hạch toán trong tháng của TTTT.
Tại TTTT, sau khi truyền nhận hết chứng từ cho các CN, chương trình máy
tự động đối chiếu số liệu hạch toán tại TTTT với số liệu báo cáo của các CN và
phản hồi kết quả về các CN. Các chênh lệch đối chiếu được in ra để kiểm tra lại
số liệu đã hạch toán trong tháng. Các sai sót phải được tìm rõ nguyên nhân và
điều chỉnh tại nơi phát sinh sai sót ngay trong tháng.
1.2.6.2 Quyết toán.
1.2.6.2.1 Quyết toán ngày:
Chi nhánh được chủ động giờ khoá sổ và chuyển đổi ngày giao dịch nhưng
không được phép chuyển đổi trước 16h 30 hàng ngày.
Tại TTTT, hàng ngày khởi tạo ngày giao dịch mới vào đầu giờ của ngày
làm việc.
Các Lệnh thanh toán TTTT nhận được sau giờ khoá sổ của TTTT sẽ được
hạch toán và đối chiếu vào ngày hoạt động kế tiếp.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 29
1.2.6.2.2. Quyết toán tháng, năm:
Hàng ngày, các CN ngừng truyền Lệnh thanh toán vào lúc 16h 00 ngày
cuối tháng, trường hợp đặc biệt cần thay đổi ngày giờ này, TTTT sẽ có thông
báo và cập nhật cho các CN trước 01 ngày.
Đến giờ quy định, mọi hoạt động về việc lập, kiểm soát, hạch toán cũng
như truyền lệnh thanh toán đi sẽ không thực hiện được. CN phải nhận, kiểm tra
KHM và hạch toán hết chứng từ đến trong ngày để thực hiện đối chiếu với
TTTT.
Chỉ khi nào đối chiếu khớp đúng, CN mới được TTTT cấp phép để tiếp tục
hoạt động chuyển tiền đi.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 30
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THANH TOÁN
CHUYỂN TIỀN ĐIỆN TỬ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA-HÀ NỘI
2.1 Sự ra đời và phát triển của CN NHCT Đống Đa.
Tiền thân của NHCT Đống Đa là phòng thương nghiệp của khu Đống Đa,
được thành lập năm 1955. Đến năm 1957, từ địa chỉ 173 phố Khâm Thiên,
phòng chuyển sang số 237 và đổi thành chi điểm NHNN khu Đống Đa. Năm
1960, chi điểm chuyển về đóng tại tầng 1, khu tập thể 4 tầng (ngay cạnh nơi
NHCT Đống Đa đóng hiện nay).
Giai đoạn trước năm 1987 là thời kỳ quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp,
chỉ có một hệ thống NH duy nhất trên đất nước. NHCT Đống Đa thuộc hệ thống
NHNN, thuộc NH thành phố Hà Nội và là NH bao cấp.
Năm 1987, chi điểm NHNN khu Đống Đa được đổi thành CN NHNN quận
Đống Đa và hai năm sau được bầu là trưởng chi nhánh NHNN trên địa bàn Hà
Nội. Ngày 03/08/1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 218/ HĐBT
cho phép hệ thống NH VN thí điểm chuyển hoạt động sang cơ chế hạch toán
kinh doanh, thực hiện hệ thống NH 2 cấp: hệ thống NHNN VN và hệ thống các
NHTM.
NHCT VN là một trong 4 hệ thống NHTM quốc doanh lớn nhất tại VN
theo Quyết định số 53/ HĐBT ngày 26/03/1988. Và ngày 29/03/1993, theo
Quyết định số 93/ LHCT/ TCCB của Tổng giám đốc NHCT VN, NHCT Đống
Đa chính thức là một thành viên của hệ thống NHCT VN và ngày 24/07/93, NH
bắt đầu đi vào hoạt động theo giấy phép kinh doanh 108565 của trọng tài kinh tế
HN.
Trong hai năm 97-98, thành phố Hà Nội được Nhà nước cho phép mở rộng
địa bàn thành phố. NHCT VN chưa thể tổ chức được các chi nhánh cho quận
mới. Vì vậy, NHCT Đống Đa với tay sang hoạt động ở quận Thanh Xuân, mở
một chi nhánh phụ thuộc (CN này báo sổ cho NHCT Đống Đa 100%). Từ năm
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 31
1999, NH đó được tách ra thành một chi nhánh độc lập, hoạt động ngang hàng với
CN NHCT Đống Đa và 1/3 nguồn lực hiện có của NHCT Đống Đa tách cho NHCT
Thanh Xuân.
Hiện nay, trụ sở chính của CN NHCT Đống Đa đang đóng tại 187 Tây Sơn
Đống Đa -Hà Nội. CN NHCT Đống Đa có quan hệ đại lý với hơn 450 NH tại
hơn 40 nước và khu vực đồng thời là thành viên của hệ thống tài chính viễn
thông liên NH toàn cầu (SWIFT) nên NH có khả năng đáp ứng đầu đủ các yêu
cầu và dịch vụ NH quốc tế một cách nhanh chóng chính xác hiệu quả nhất.
2.2 Mô hình tổ chức và chức năng của các phòng ban
Phòng nguồn vốn.
Phòng nguồn vốn có nhiệm vụ là thực hiện huy động vốn từ các tầng lớp
dân cư, các tổ chức kinh tế trên địa bàn quận với sự hỗ trợ của 14 quỹ tiết kiệm
đặt rải rác trên địa bàn quận.
Phòng kinh doanh.
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ là cho vay, thu nợ, quản lý dư nợ và được
chia thành ba bộ phận: tín dụng thương nghiệp quốc doanh, tín dụng công
nghiệp quốc doanh và tín dụng công nghiệp ngoài quốc doanh phụ trách các
mảng công việc theo các lĩnh vực để tiện hoạt động và quản lý.
Phòng kinh doanh đối ngoại.
CN NHCT Đống Đa
Phòng kinh doanh Ban Phòng kho quỹ
Phòng kinh doanh đối ngoại Lãnh Phòng nguồn vốn
Phòng kế toán tài chính Đạo Phòng tổ chức hành
chính
Phòng kiểm tra Phòng thông tin điện
toán
QTK
số 29
QTK
số 30
QTK
số 32
QTK
số 33
QTK
số 34
QTK
số 35
QTK
số 36
QTK
số 37
QTK
số 38
QTK
số 39
QTK
số 46
QTK
số 43
QTK
số 42
QTK
số 41
Phòng giao dịch Kim Liên Phòng giao dịch Cát Linh
Phòng giao dịch Kim Liên
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 32
Nhiệm vụ của phòng là phụ trách các hoạt động liên quan đến đối ngoại tại
NH như thực hiện cho vay ngoại tệ, quản lý các khoản tiền gửi ngoại tệ gồm tiền
gửi, tiền vay, LC, mua bán ngoại tệ ...
Phòng kế toán tài chính.
-Kế toán thanh toán: bao gồm thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, quầy
séc bảo chi, thanh toán bằng uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, có nhiệm vụ là giao
dich với khách hàng, quản lý tiền gửi và tiền vay của khách hàng.
-Kế toán nội bộ: có nhiệm vụ quản lý vốn của NH, hoạt động tài vụ, quản lý
và hạch toán toàn bộ những chi tiêu nội bộ NH.
-Kế toán tiết kiệm: phòng nguồn vốn sau khi huy động, chuyển tất cả chứng
từ về bộ phận kế toán tiết kiệm.
-Bộ phận kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát về tính hợp lệ của các
chứng từ. Việc kiểm soát này được thực hiện bằng tay sau đó phân ra chứng từ
tương ứng với mỗi bộ phận trong phòng kế toán để xử lý.
-Bộ phận báo biểu: nhiệm vụ là làm số liệu tập hợp toàn chi nhánh.
-Bộ phận báo giấy tờ in.
Phòng kế toán chỉ làm nhiệm vụ hạch toán VNĐ. Ngoài ra, phòng kế toán
tài chính còn có nhiệm vụ làm các dịch vụ thanh toán như chuyển tiền, các giấy
tờ in...Phần này cũng chiếm tỷ trọng tương đối góp phần tăng lợi nhuận NH.
Phòng điện toán.
Nhiệm vụ của phòng điện toán là tập hợp toàn bộ các phát sinh của NH từ
phòng kế toán chuyển sang để xử lý bằng máy tính, lên bảng cân đối hàng ngày,
hàng tháng, hàng quý, hàng năm .
Phòng điện toán của CN NHCT Đống Đa được nối mạng với Trung tâm
Công nghệ thông tin NHCT VN để NHCT VN kiểm soát toàn bộ hoạt động các
chi nhánh hàng ngày.
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ (hay phòng kiểm tra nội bộ).
Chức năng của phòng kiểm tra nội bộ là kiểm tra kiểm soát toàn bộ các
hoạt động của NH ví dụ kiểm soát hoạt động kế toán, tín dụng, ngoại hối ...xem
có đúng với chế độ, quy định của Nhà Nước, của ngành đặc biệt là cần kiểm tra
các hoạt động cho vay kinh doanh.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 33
Phòng kho quỹ.
Phòng có nhiệm vụ là thu chi tiền mặt, quản lý tài sản thế chấp. Ngoài ra,
phòng kho quỹ còn có chức năng làm dịch vụ ngân quỹ tức là cán bộ phòng sẽ
đến tận nơi thu tiền, thanh toán tiền nếu khách hàng có yêu cầu.
Phòng tổ chức hành chính.
Phòng tổ chức hành chính bao gồm hai bộ phận:
-Bộ phận tổ chức nhân sự có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp và tổ chức nhân lực
của cơ quan.
-Bộ phận hành chính quản trị chịu trách nhiệm về hậu cần cơ quan gồm
quản lý tài sản cố định, trang thiết bị, bảo vệ cơ quan....
Phòng giao dịch trên các địa bàn dân cư xa trụ sở chính.
NH có hai phòng giao dịch: Phòng giao dịch Kim Liên và phòng giao dịch
Cát Linh tiến hành hoạt động như trụ sở thu nhỏ bao gồm bộ phận tiết kiệm, kế
toán, tín dụng và thủ quỹ.
Việc thành lập thêm hai phòng giao dịch này nhằm mục đích thu hút tiền
gửi và tiền vay, hạch toán và báo sổ về trung tâm hàng ngày.
Tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh là 289 người. CN NHCT
Đống Đa với bộ máy tổ chức khoa học, đội ngũ cán bộ lâu năm có kinh nghiệm
kết hợp với lực lượng cán bộ trẻ có năng lực nhạy bén trong kinh doanh luôn tạo
được tín nhiệm và lòng tin đối với khách hàng góp phần đưa NH tiến những
bước phát triển vững mạnh.
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NH trong những năm gần đây.
2.3.1 Tình hình huy động vốn.
Huy động vốn là công việc đầu tiên làm nền tảng cho những hoạt động tiếp
theo của quá trình kinh doanh của NH. CN NHCT Đống Đa được đánh giá là
một trong những CN trong hệ thống NHCT có có số vốn huy động tăng trưởng
không ngừng và thường xuyên vượt kế hoạch đặt ra.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 34
Bảng1: Tình hình huy động vốn của CN NHCT Đống Đa trong thời gian qua.
Đơn vị: Tỷ đồng.
2001 2002 2003
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi TK 1.230 61,2 1.360 58,6 1.700 65,4
-TGTK KKH 25 1,2 20 0,9 25 1,0
-TGTK có KH 1.205 60,0 1.340 57,7 1.675 64,4
Tiền gửi TCKT 750 37,3 800 34,5 900 34,6
Kỳ phiếu 30 1,5 160 6,9 0 0
Nội tệ 1.500 74,6 1.750 75,4 2.100 80,8
Ngoại tệ 510 25,4 570 24,6 500 19,2
Tổng nguồn
vốn
2.010 100 2.320 100 2.600 100
Nguồn: Phòng tổng hợp CN NHCT Đống Đa.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của CN
NHCT Đống Đa những năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2001, tổng nguồn
vốn huy động là 2.010 tỷ đồng. Năm 2002, tổng nguồn vốn huy động là 2.320 tỷ
đồng tăng 310 tỷ đồng (tốc độ tăng là 15,42 %) so với năm 2001. Năm 2003,
tổng nguồn vốn huy động là 2.600 tỷ đồng tăng 280 tỷ đồng (tốc độ tăng là
12,07%) so với năm 2002.
Trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ
trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2001, lượng tiền gửi tiết kiệm là
1.230 tỷ đồng, chiếm 61,2% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2001, tiền gửi tiết
kiệm tăng 40 tỷ đồng chiếm 58,6% tổng nguồn vốn huy động; năm 2003 tăng
340 tỷ đồng chiếm 65,4% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó, nguồn tiền gửi
tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm vị trí khống chế. Cụ thể, năm 2001, tiền gửi tiết
kiệm có kỳ hạn chiếm 60% tổng nguồn vốn huy động; năm 2002, chiếm 57,7%;
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 35
năm 2003, chiếm 64,4% tổng nguồn vốn huy động. Đặc điểm của nguồn vốn
này là tính ổn định cao mở cho NH lợi thế sử dụng một phần nguồn vốn ngắn
hạn cho vay trung dài hạn theo tỷ lệ quy định. Tuy nhiên, nguồn vốn này phải
trả lãi suất cao sẽ đội chi huy động vốn của NH. Trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn tuy không có tính ổn định nhưng chi phí huy động rất rẻ lại chiếm
tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động và ngày càng có xu hướng giảm
(năm 2001, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm 1,2%; năm 2002 chiếm 0,9%
và năm 2003 chiếm 1,0% tổng nguồn vốn huy động).
Tương tự, nguồn tiền gửi của các TCKT chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng
nguồn vốn của NH và ngày càng có xu hướng giảm (từ 34,5 đến 37,3%). Thực
tế này bắt nguồn từ đặc điểm các tổ chức kinh tế trên địa bàn quận Đống Đa chủ
yếu là sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, chu chuyển tiền hàng
chậm, lượng vốn chu chuyển trong công nghiệp không lớn bằng trong thương
nghiệp. Do vậy tiền gửi doanh nghiệp nhỏ. Hơn nữa, việc thanh toán trong công
nghiệp thường thực hiện vào cuối năm nên lượng tiền gửi vào NH cũng không
phân đều trong cả năm.
Mặt khác, do đặc điểm địa bàn quận Đống Đa là địa bàn nội địa nên nguồn
vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy
động và ngày càng có xu hướng tăng lên (từ 74,6% năm 2001 đến 80,8% năm
2003). Trong khi nguồn vốn huy động ngoại tệ là nguồn vốn nhiều tiềm năng lại
chiếm tỷ trọng ngược lại. Trong thời gian tới, NH cần có chính sách huy động
vốn hợp lý để đạt một cơ cấu vốn huy động hợp lý.
2.3.2 Tình hình đầu tư vốn tín dụng.
Song song với hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn góp phần
mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NH. Chủ trương của CN NHCT Đống Đa là cả
năm thành phần kinh tế đều được bình đẳng trong việc vay vốn. NHCT Đống Đa
cho vay đối với toàn bộ các ngành sản xuất, cho vay các cán bộ công nhân viên
để tăng nhu cầu sinh hoạt, cho vay theo dự án ký kết giữa hai bên, cho vay nước
ngoài.... Ngoài ra, NH còn đầu tư vốn tín dụng vào các loại hình kinh tế xã hội
khác như đầu tư cho vay công ty tu bổ di tích và thiết bị văn hoá, cho vay sinh
viên...mang ý nghĩa to lớn giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân tài
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 36
cho đất nước. Trong năm 2003, CN NHCT Đống Đa đã đầu tư vào các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ
vốn để nhập nguyên vật liệu có sức cạnh tranh trên thị trường như các sản phẩm
về săm lốp cao su các loại của Công ty Cao su Sao Vàng, các sản phẩm về cáp
điện của Công ty cơ điện Trần Phú, Công ty Thượng Đình, các sản phẩm về sơn
các loại của Công ty sơn Tổng hợp Hà Nội, các sản phẩm về bóng đèn Huỳnh
Quang và phích nước của Công Ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Năm 2003, CN NHCT Đống Đa cũng luôn chú trọng đầu tư cho vay trung
dài hạn giúp các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền công nghệ như dự án đầu tư
cho Tổng công ty công trình giao thông 8 thi công dự án đuờng vành đai 3 đoạn
Mai Dịch –Pháp Vân thành phố Hà Nội với tổng trị giá vốn NHCT đầu tư là 120
tỷ đồng...Dự án bổ sung lò đúc kéo đồng, lò đúc cán nhôm liên tục và dự án
hoàn thiện thiết bị công nghệ sản xuất của Công ty cơ điện Trần Phú. Dự án
truyền hình cáp hữu tuyến giai đoạn I tại Thủ đô Hà Nội với tổng trị giá 50 tỷ
đồng, dự án đầu tư cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông nâng cấp mạng phủ
sóng Vinaphone....
Trên đây là danh sách các dự án cho vay lớn của NH trong năm 2003. Để
hiểu rõ hơn tình hình sử dụng vốn, hãy xem bảng số liệu sau:
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 37
Bảng2: Tình hình sử dụng vốn của CN NHCT Đống Đa trong thời gian
qua.
Đơn vị: Tỷ đồng
2001 2002 2003
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
a.Dsố cho vay 1.740 100 1.763 100 2.400 100
-Quốc doanh 1.555 89,4
-Ngoài QD 185 10,6
b.Dsố thu nợ 1.100 100 1583 100 1828 100
-Quốc doanh 935 85,0
-Ngoài QD 165 15,0
c.Dư nợ 1.490 100 1.670 100 2.042 100
-Quốc doanh 1.320 88,6 1.495 89,5 1.523 74,6
-Ngoài QD 170 11,4 175 10,5 519 25,4
d.Nợ quá hạn 14 100 10 100 8 100
-Quốc doanh 3 21,4 2 20,0 4 50,0
-Ngoài QD 11 78,6 8 80,0 4 50,0
a. Dsố cho vay 1.740 100 1.763 100 2.400 100
-Ngắn hạn 1.495 85,9 1.560 88,5 2.130 88,8
-Trung, dài hạn 245 14,1 203 11,5 270 11,2
b.Dsố thu nợ 1.100 100 1.583 100 1.828 100
-Ngắn hạn 1.040 94,5 1.546 97,7 1.735 94,9
-Trung, dài hạn 60 5,5 37 2,3 93 5,1
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 38
c.Dư nợ 1.490 100 1.670 100 2.042 100
-Ngắn hạn 905 60,7 909 54,4 1284 62,9
-Trung, dài hạn 585 39,3 761 45,6 758 37,1
d.Nợ quá hạn 14 100 10 100 8 100
-Ngắn hạn 11 78,6 10 100 8 100
-Trung, dài hạn 3 21,4 0 0 0 0
Nguồn: Phòng tổng hợp CN NHCT Đống Đa.
Bảng số liệu trên cho ta thấy tại CN NHCT Đống Đa, tỷ lệ cho vay cũng
như dư nợ đối với kinh tế quốc doanh luôn chiếm phần khống chế. Năm 2001,
doanh số cho vay quốc doanh chiếm 89,4% tổng doanh số cho vay, dư nợ quốc
doanh chiếm 88,6% tổng dư nợ; năm 2002, dư nợ quốc doanh chiếm 89,5%;
năm 2003 dư nợ quốc doanh giảm xuống còn 74,6% tổng dư nợ. Ngược lại, tỷ lệ
cho vay kinh tế ngoài quốc doanh và dư nợ ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ rất
thấp. Trong khi đó như đã nói ở trên, kinh tế ngoài quốc doanh vẫn là một tiềm
năng lớn của đất nước mà thiếu vốn là một trong những vấn đề lớn cản trở sự
phát triển của nó. Tuy nhiên, trong số dư nợ này, tỷ lệ nợ quá hạn lại chủ yếu tập
trung ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Năm 2001, nợ quá hạn là 16 tỷ đồng
thì nợ quá hạn ngoài quốc doanh chiếm 75%; năm 2002, nợ quá hạn ngoài quốc
doanh chiếm 80% và sang năm 2003 chất lượng tín dụng được nâng cao đặc biệt
tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh, nợ quá hạn giảm xuống còn 8 tỷ
đồng. Mặt khác, trong thời gian qua, CN NHCT Đống Đa mới chỉ chú trọng đầu
tư vốn cho các doanh nghiệp làm ăn lớn có uy tín của Nhà Nước và đạt hiệu quả
cao. Đây là một vấn đề lớn mà cả Nhà Nước và NH phải cùng nhau khắc phục.
Cũng như các NHTM quốc doanh khác của ta hiện nay, CN NHCT Đống
Đa có tỷ lệ cho vay trung dài hạn rất thấp từ 11,2%-17,7% và có xu hướng ngày
càng giảm mặc dù dư nợ bình quân năm trung dài hạn 2002 tăng lên đôi chút
nhưng lại giảm xuống ở năm 2003. Đây là một yếu điểm của hoạt động cho vay
của NH và cũng là của nền kinh tế nói chung cần được cải thiện.
2.3.3 Một số hoạt động kinh doanh khác.
2.3.3.1 Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 39
Hoạt động mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành L/C, thanh toán
L/C....ngày càng phát triển. Thu phí hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2003
đạt 3 tỷ 928 triệu đồng.
Về thanh toán quốc tế:
Mở L/C nhập khẩu: 357 món, trị giá 41.394.647 USD.
Thanh toán hàng nhập khẩu: 1258 món, trị giá 50.500.894 USD.
Do đặc điểm trên địa bàn có ít doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, chủ yếu
khách hàng là những đơn vị sản xuất thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu phục
vụ sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại CN chủ yếu
phục vụ cho mở L/C nhập khẩu. CN thường xuyên phải khai thác ngoại tệ của
các doanh nghiệp và các TCTD khác cùng với sự hỗ trợ của TW để đảm bảo nhu
cầu thanh toán và nhập khẩu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Về kinh doanh ngoại tệ:
Doanh số mua: 33.066.612 USD.
Doanh số bán: 34.143.149 USD.
Về chi trả kiều hối:
Dịch vụ chi trả kiều hối được tổ chức, bố trí các bộ phận hợp lý nhằm đảm
bảo an toàn, nhanh chóng tiện lợi.
Doanh số chi trả kiều hối trong năm 2003 là 491 món với trị giá 1.199.330
USD.
2.3.3.2 Công tác tiền tệ-kho quỹ.
Trong năm 2003, công tác tiền tệ kho quỹ luôn được từng bước nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng, mở thêm các dịch vụ tiền tệ góp phần tăng thu
cho mục tiêu kinh doanh của CN.
CN đã phục vụ tốt việc thu chi tiền mặt, đảm bảo thu chi kịp thời, không để
tiền đọng, không để khách hàng phải chờ đợi, thường xuyên đảm bảo việc kiểm
ngân, vận chuyển, bảo quản tiền và các chứng từ có giá, không để xẩy ra mất
mát, đảm bảo an toàn kho quỹ. Số liệu thu chi tiền mặt trong năm 2003 như sau:
Tổng thu tiền mặt đạt: 3.091 tỷ đồng.
Tổng chi tiền mặt đạt: 3.193 tỷ đồng.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 40
Ngoài ra còn thu chi tiền mặt ngoại tệ với khối lượng lớn. Tổng thu chi tiền
mặt ngoại tệ đạt: 83.116 USD; 1.451.725 EUR. Bên cạnh đó, khối lượng chọn
lọc tiền rách nát, tiền không đủ tiêu chuẩn rất lớn, đặc biệt chị em kiểm ngân và
thủ quỹ tiết kiệm thường xuyên nâng cao cảnh giác, phát hiện khi có bạc giả,
tổng số bạc giả thu được 616 tờ, với số tiền 52.420.000 đồng.
2.3.3.3 Công tác thông tin điện toán.
CN NHCT Đống Đa đã hoàn thành tốt công tác cập nhật chứng từ, lên cân
đối tổng hợp phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của Ban lãnh đạo.
Phối hợp với các phòng ban trong CN đảm bảo tốt công tác quyết toán năm
2003.
Tiếp tục hoàn thiện dự án hiện đại hoá NH giao dịch một cửa (OSFA).
Ngoài ra, các ứng dụng phần mềm của chương trình: MISAC, SAMIS, thanh
toán điện tử, thanh toán liên NH, thanh toán bù trừ, thanh toán quốc tế vẫn duy
trì và hoạt động tốt. Bên cạnh đó, NH còn phát triển phần mềm ứng dụng phục
vụ các nghiệp vụ tại CN.
Kết hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin lắp đặt 04 đường truyền thông
cho trụ sở chính, 02 phòng giao dịch Kim Liên, Cát Linh và Làng sinh viên
HACINCO.
Cài đặt nâng cấp gần 100 bộ máy vi tính chuyển từ hệ điều hành
WINDOWS 98 lên hệ điều hành WINDOWS 2000, lắp đặt 03 hệ thống mạng
cho hai phòng giao dịch và Làng sinh viên HACINCO.
2.3.4 Kết quả kinh doanh.
Với những nỗ lực cố gắng không ngừng, CN NHCT Đống Đa hoạt động
kinh doanh luôn có lãi và số lãi không ngừng tăng lên theo các năm.
Bảng 3: Tình hình thu nhập -chi phí của CN NHCT Đống Đa trong thời
gian qua.
Đơn vị: Tỷ đồng.
2001 2002 2003
Chỉ tiêu
ST % ST % ST %
1.Tổng TN 130 100 147 100 180 100
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 41
-Lãi tiền gửi 35 26,9 20 13,6 40 22,2
-Lãi tiền vay 93 71,6 120 81,6 137 76,1
-Lãi khác 2 1,5 7 4,8 3 1,7
2.Tổng chi phí 105 100 108 100 142 100
-Lãi tiền gửi 17 16,2 20 18,5 35 24,7
-Lãi tiền vay 78 74,3 70 64,8 77 54,2
-Lãi khác 10 9,5 18 16,7 30 21,1
3. Lãi 25 39 38
Nguồn: Phòng Tổng hợp CN NHCT Đống Đa
Cơ cấu thu nhập-chi phí của NH đã có sự thay đổi đáng kể trong những
năm gần đây, cụ thể là tỷ trọng lãi tiền gửi trong tổng thu nhập hay tổng chi phí
ngày càng giảm còn tỷ trọng lãi tiền vay lại càng có xu hướng tăng. Đây là một
trong những minh chứng xác thực chứng minh rằng sự chuyển hướng kinh
doanh của NH trong những năm gần đây là đúng đắn. Kết quả kinh doanh của
NH ngày càng tăng thể hiện qua chỉ tiêu “Lãi”. Lãi năm 2001 là 25 tỷ đồng tốc
độ tăng là 13,6% so với năm 2000; năm 2002, lãi tăng thêm 14 tỷ đồng, tốc độ
tăng là 56%. Sang năm 2003, kết quả kinh doanh đạt được ở mức tương đương.
Đạt được những thành tựu trên là do sự đoàn kết nhất trí của tập thể Ban lãnh
đạo, sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ
công nhân viên CN NHCT Đống Đa.
2.4 Thực trạng thanh toán chuyển tiền điện tử tại CN NHCT Đống Đa.
2.4.1 Tình hình thanh toán nói chung tại CN.
Với vai trò là trung gian thanh toán của nền kinh tế, các NHTM đã xem
công tác thanh toán là một dịch vụ vô cùng quan trọng. Trong tương lai không
xa, khi nến kinh tế của nước ta hội nhập với sự phát triển của thế giới và giao
lưu giữa các nước đươc tự do hơn, đời sống của nhân dân được nâng cao hơn,
nhu cầu đòi hỏi ngày càng đa dạng hơn thì không thể thiếu được sự trợ giúp đắc
lực của thanh toán qua NH.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, CN NHCT Đống Đa đã áp dụng các
hình thức thanh toán thích hợp, đảm bảo kịp thời an toàn chính xác không để
gây thất thoát tài sản của NH cũng như của khách hàng. Đặc biệt, trong khâu
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 42
thanh toán đã chú trọng công tác thanh toán điện tử và thanh toán bù trừ. Điều
này có ý nghĩa rất lớn khi nền kinh tế VN vẫn còn mang nặng thói quen thanh
toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, trong những năm qua với sự nỗ lực cố gắng của
toàn CN, công tác thanh toán không dùng tiền mặt đã khẳng định được vị trí của
mình.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 43
Bảng 4: Kết quả hoạt động thanh toán của CN NHCT Đống Đa năm 2000-2003:
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Hình thức
thanh toán
Số
món
Số tiền
Số
món
Số tiền
Số
món
Số tiền
TT = TM 39.682 7.813.204 36.782 7.120.623 32.620 6.697.030
-Tiền mặt 38.154 7.650.693 35.533 6.978.813 32.620 6.697.030
-N.phiếu 1.528 162.511 1.249 141.810 0 0
TTKDTM 156.003 23.722.015 167.083 26.505.772 171.926 29.250.529
-S.C.khoản 9.102 380.450 8.299 370.775 7.276 422.101
-S.bảo chi 4.562 203.627 4.761 217.206 4.981 275.209
-S. C. tiền
-U.N.T 9.122 62.893 9.236 60.942 9.431 69.198
-U.N.C 102.261 18.935.121 105.894 19.486.216 100.775 18.017.806
-T.T.dụng
Loại khác 30.956 4.139.924 38.893 6.370.658 49.463 10.466.245
Tổng cộng 195.685 31.535.219 203.865 33.626.395 204.546 35.947.559
Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán năm 2001-2003- Phòng Kế toán tài
chính CN NHCT Đống Đa.
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy hiệu quả công tác thanh toán không
ngừng được nâng cao. Thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ lệ rất lớn trong
tổng khối lượng thanh toán và không ngừng tăng lên. Trong khi đó, thanh toán
dùng tiền mặt chiếm tỷ lệ thấp trong tổng khối lượng thanh toán và có xu hướng
giảm xuống. Cụ thể:
Số lượng thanh toán không dùng tiền mặt năm 2001 là 156.003 triệu món
chiếm 79,72% tổng khối lượng thanh toán; năm 2002 là 167.083 triệu món
chiếm 81,96% tổng khối lượng thanh toán, tăng 11.080 triệu món, tốc độ tăng là
7,1% so với năm 2001; năm 2003, khối lượng thanh toán là 171.926 triệu món
tăng 4.843 triệu món tốc độ tăng là 2,9%. Song song với sự gia tăng của khối
lượng thanh toán, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt cũng không ngừng tăng
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 44
lên. Năm 2001, tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt là 23.722.015 triệu
đồng chiếm 75,22% tổng giá trị thanh toán, năm 2002, tổng giá trị thanh toán
không dùng tiền mặt là 26.505.772 triệu đồng tăng thêm 2.783.757 triệu đồng
tốc độ tăng là 11,7% so với năm 2001; năm 2003, tổng giá trị thanh toán không
dùng tiền mặt là 29.250.529 triệu đồng tăng thêm 2.744.757 triệu đồng so với
năm 2002, tốc độ tăng là 10,4%. Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt luôn
chiếm tỷ lệ khống chế trong tổng khối lượng thanh toán và ngày càng khẳng
định vị thế tất yếu số một của mình góp phần tạo lên một xã hội an toàn trong
lưu thông tiền tệ.
Tû lÖ tæng sè mãn thanh to¸n qua NH n¨m 2001
79.72%
20.28%
Kh«ng dïng tiÒn mÆt
B»ng tiÒn mÆt
Tû lÖ tæng sè mãn thanh to¸n qua NH n¨m 2003
84.05%
15.95%
Kh«ng dïng tiÒn mÆt
B»ng tiÒn mÆt
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 45
Tû lÖ tæng sè mãn thanh to¸n qua NH n¨m 2002
81.96%
18.04%
Kh«ng dïng tiÒn mÆt
B»ng tiÒn mÆt
Tû lÖ tæng sè tiÒn thanh to¸n qua NH n¨m 2001
75.22%
24.78%
Kh«ng dïng tiÒn mÆt
B»ng tiÒn mÆt
Tû lÖ tæng sè tiÒn thanh to¸n qua NH n¨m 2002
78.82%
21.18%
Kh«ng dïng tiÒn mÆt
B»ng tiÒn mÆt
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 46
Tû lÖ tæng sè tiÒn thanh to¸n qua NH n¨m 2003
81.37%
18.63%
Kh«ng dïng tiÒn mÆt
B»ng tiÒn mÆt
Mặt khác, số lượng tài khoản của khách hàng tại NH ngày một gia tăng.
Điều đó thể hiện hiệu quả công tác thanh toán qua NH đã và đang được cải
thiện.
Bảng 5: Tình hình mở tài khoản qua CN NHCT Đống Đa trong thời gian qua.
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Chỉ tiêu Số
lượng
Số dư Số lượng Số dư
Số
lượng
Số dư
T.số TK cá nhân 1.989 98.542 2.281 109.726 3.813 201.748
-TK CBCNV
NH
290 4.523 321 5.998 361 22.624
-TK khách hàng 1.699 94.019 1.960 103.728 3.452 179.124
Tài khoản tiền gửi 2.875 3.713 6.948
Tài khoản tiền vay 1.568 1.798 4.126
Tài khoản khác 1.014 1.320 2.507
T.số các tài khoản 7.446 9.112 17.394
Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán năm 2001-2003-Phòng kế toán tài
chính CN NHCT Đống Đa.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 47
1989
2875
1568
1014
2281
3713
1798
1320
3813
6948
4126
2507
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
2001 2002 2003
T.sè c¸c TK c¸ nh©
Tµi kho¶n tiÒn göi
Tµi kho¶n tiÒn vay
Tµi kho¶n kh¸c
Số lượng khách hàng mở tài khoản tại NH ngày càng nhiều. Năm 2002,
tổng số các tài khoản tại NH tăng thêm 1.666 tài khoản, tốc độ tăng là 22,4%.
Năm 2003, tăng thêm 8.282 tài khoản tốc độ tăng là 90,9%. Trong đó, số lượng
các tài khoản cá nhân năm 2001 là 1.989; năm 2002, tăng thêm 292 tài khoản,
tốc độ tăng là 14,7%; năm 2003 tăng thêm 1.532 tài khoản tốc độ tăng là 67,2%.
Số lượng tài khoản cá nhân không ngừng tăng lên từ 2.925 năm 2001 lên đến
6.940 tài khoản chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số các tài khoản tại NH tốc
độ tăng là 137%. Tương tự, tài khoản tiền vay tăng từ 1.568 lên đến 4.126 tài
khoản, tốc độ tăng là 63,1%. số lượng các tài khoản khác tăng từ 1.014 lên 2.507
tài khoản tốc độ tăng là 47,2%. Trong tổng số các TK tại NH, TK tiền gửi của
khách hàng chiếm số lượng lớn từ 38,6% đến 40,7%. Điều này thể hiện hiệu quả
công tác Marketing thu hút khách hàng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thanh
toán của xã hội.
Biểu 2: Tình hình mở tài khoản qua CN NHCT Đống
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 48
2.4.2 Hoạt động thanh toán chuyển tiền điện tử tại CN NHCT Đống Đa.
2.4.2.1 Tổ chức lao động thanh toán CTĐT tại CN NHCT Đống Đa.
Thực hiện quyết định ngày 01/07/1996 của Tổng Giám đốc NHVT VN
Về việc ban hành quy trình nghiệp vụ chuyển tiền điện tử trong hệ thống NHCT
VN”, tháng 11/1997, CN NHCT Đống Đa chính thức được tham gia thanh toán
chuyển tiền điện tử trong hệ thống NHCT VN.
Để triển khai nghiệp vụ chuyển tiền điền tử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật,
CN đã có sự chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo, toàn diện, thể hiện trên các mặt sau:
Tổ chức học tập, nghiên cứu các quyết định và các văn bản hướng dẫn
liên quan đến chuyển tiền điện tử như: QĐ số 469/1998/QĐNHNN2 ngày
31/12/1998, QĐ số 56/1998/QĐ-NHNN2 ngày 12/02/1999.
Về cơ sở kỹ thuật: NH đã tiếp nhận đường truyền mạng diện rộng WAN,
cài đặt thêm máy tính hiện đại, ứng dụng đường truyền Lesaed-Line, triển khai
ứng dụng phần mềm MISAC.....
Đối với công tác đào tạo: NH đã tổ chức cho cán bộ tiếp cận với chương
trình chuyển tiền điện tử, cung cấp tài liệu, hướng dấn cho các cán bộ sử dụng
phần mềm chuyển tiền điện tử, quy trình chuyển tiền điện tử, các quy tắc bảo
mật mã khoá và dữ liệu....
Phòng kế toán tài chính CN NHCT Đống Đa đã bố trí một bộ phận cán bộ
chuyên trách chuyển tiền điện tử trực đảm bảo tính liên tục chuyển tiềnđi, đến;
thành thạo nghiệp vụ, quy trình chuyển tiền điện tử, có kinh nghiệm xử lý các
sai sót nhầm lẫn hay xẩy ra đồng thời chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng kế
toán về kết quả chuyển tiền điện tử.
2.4.2.2 CN NHCT Đống Đa với tư cách là NH khởi tạo.
Khách hàng có nhu cầu thanh toán chuyển tiền, lập và nộp vào NHPL các
chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo cơ chế thanh toán của NHNN và hướng dẫn của
NHCT đối với từng thể thức thanh toán.
Kế toán viên giao dịch (KTV) nhận được chứng từ của khách hàng nộp vào
kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, kiểm tra số dư tài khoản
(TK) của khách hàng (Lệnh thanh toán trích từ TK tiền gửi của khách hàng)
hoặc kiểm tra hạn mức tín dụng, khế ước vay tiền (nếu là TK tiền vay). Nếu đủ
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 49
điều kiện, KTV nhập chứng từ vào chương trình kế toán giao dịch. Sau đó ghi
Số lệnh thanh toán lên chứng từ gốc, chuyển cho Trưởng phòng kế toán hoặc
người được uỷ quyền (KSV) để tính ký hiệu mật (KHM).
KSV căn cứ vào chứng từ gốc do KTV chuyển đến, kiểm soát lại tính hợp
lệ hợp pháp của chứng từ gốc theo quy định. Nếu đủ điều kiện thanh toán, KSV
vào phần kiểm soát để kiểm tra Lệnh thanh toán trên máy tính, kiểm tra đối
chiếu các yếu tố giữa chứng từ gốc với Lệnh thanh toán trên chứng từ gốc trên
máy tính. KSV lập lại các yếu tố bắt buộc là: Số tiền, NH nhận lệnh. Tuỳ theo
yêu cầu quản lý đảm bảo sự khớp đúng cao giữa chứng từ gốc với chứng từ trên
máy tính, Trưởng phòng kế toán có thể thiết lập để nhập lại các yếu tố cần thiết
khác như: Mã NHB, TK Người phát lệnh, TK Người nhận lệnh. Nếu khớp đúng,
ký chữ ký kiểm soát trên chứng từ gốc trước khi quyết định chấp nhận ghi KHM
trên máy tính để chuyển đi. Sau đó giao lại chứng từ gốc cho bộ kế toán chuyển
tiền điện tử (CTĐT) chuyên trách.
Sau khi tính KHM, chứng từ được tự động hạch toán và chuyển đi, bút toán
hạch toán được tự động gửi về Trung tâm / Chi nhánh để đối chiếu.
Đối với Lệnh thanh toán Có của khách hàng (ví dụ uỷ nhiệm chi), CN
NHCT Đống Đa hạch toán:
Nợ: TK Tiền gửi khách hàng hoặc Tài khoản thích hợp.
Có: TK ĐCV trong kế hoạch. (TK 5191.01999)
Đối với Lệnh thanh toán Nợ có uỷ quyền của khách hàng (Trường hợp đã
ký hợp đồng dịch vụ hoặc văn bản thoả thuận được NHCT VN chấp thuận), CN
NHCT Đống Đa xử lý như sau:
Khi lập Lệnh thanh toán Nợ chuyển đi hạch toán:
Nợ: TK ĐCV trong kế hoạch (TK 5191.019990)
Có: TK ĐCV chờ thanh toán ( TK 5191.08xxx).
Khi nhận được điện chấp nhận lệnh thanh toán Nợ (Phụ lục 03), KSV kiểm
tra KHM, nếu hợp lệ, chương trình tự động hạch toán:
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán. (TK 5191.08xxx)
Có: TK Khách hàng.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 50
Trường hợp NHNL từ chối thanh toán đối với Lệnh thanh toán Nợ, sau khi
nhận được Lệnh thanh toán nội bộ trả lại trong đó có ghi rõ lý do từ chối, CN
NHCT Đống Đa hạch toán:
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán (TK 5191.08xxx)
Có: TK ĐCV trong kế hoạch (TK 5191.019990)
Hàng ngày, khi cân đối vốn kinh doanh, quỹ đảm bảo khả năng thanh toán
tại CN vượt tỷ lệ quy định, CN NHCT Đống Đa chuyển vốn về NHCT VN. Trên
cơ sở số vốn phải nộp, kế toán viên lập chứng từ trích TK Tiền gửi của CN tại
NHNN trên địa bàn theo quy chế thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán để chuyển sang NHNN. Đồng thời, KTV lập Lệnh thanh toán chuyển
về NHCT VN (số hiệu 999) và hạch toán:
Nợ: TK ĐCV trong kế hoạch
Có: TK Tiền gửi tại NHNN
Chuyển tiền ra ngoài hệ thống khác tỉnh thành phố theo công văn 650 ngày
16/03/2003 của NHCT VN đã quy định: đối với tất cả chứng từ của khách hàng
có yêu cầu trả tiền cho đơn vị có TK tại NH khác hệ thống, khác tỉnh, thành phố
(trừ NH ĐT và Phát Triển, Kho Bạc TW, City Bank...) thì được chuyển tiền bắc
cầu trong hệ thống với món chuyển tiền từ 210 ttriệu đồng trở xuống, trên 210
triệu đồng phải chuyển qua TKTG của CN tại NHNN trên địa bàn. Không nhận
chuyển tiền bắc cầu ra ngoài hệ thống cho khách hàng là cá nhân không có tài
khoản ở NH khác hệ thống. Trường hợp khách hàng có nhu cầu thì CN chuyển
qua NHNN. Thực tế hiện nay tại CN NHCT Đống Đa, mức giới hạn 210 triệu
đồng đã được sử dụng linh động hơn thậm chí con số đó lên đến 5 tỷ đồng. Đây
là một cố gắng lớn của CN NHCT Đống Đa tạo điều kiện thuận lợi cho khách
hàng giao dịch với NH.
Đối với trường hợp trên, thanh toán viên điện tử nhận chứng từ của kiểm
soát viên chuyển tới tiến hành kiểm tra chứng từ hợp lệ, hợp pháp thì chuyển
hoá chứng từ giấy thành chứng từ điện tử theo đúng loại thể thức như (UNC,
UNT, séc nộp tiền...) Mọi yếu tố trên chứng từ đều hợp lệ thanh toán viên điện
tử chuyển hoá thành chứng từ giấy vào số liệu liên hàng của NHNL, mã tỉnh, mã
NHB. Trường hợp này, sau khi thanh toán viên điện tử chuyển hoá chứng từ
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 51
giấy thành chứng từ điện tử thì chuyển cho Trưởng phòng kế toán (hoặc người
được uỷ quyền) tiến hành tính ký hiệu mật và các bước như phần trên.
Hạch toán:
Nợ: TK Khách hàng hoặc TK Thích hợp.
Có: TK ĐCV trong kế hoạch (TK 5191.01999)
Trên cơ sở quy định số 326/QĐ-NHCTVN ngày 04/04/2001 của Tổng giám
đốc NHCT VN về việc thu phí dịch vụ chuyển tiền qua NH, NHCT Đống Đa đã
đề ra mức phí chuyển tiền như sau:
Phí chuyển tiền mặt hoặc ngân phiếu của khách hàng cùng hệ thống
NHCT: tỷ lệ phí trên tổng số chuyển tiền cho khách hàng nhận là cá nhân là
0.15% hoặc khách hàng nhận có tài khoản tại NH B là 0.05%. Mức phí tối đa là
1.000.000đ. Mức phí tối thiểu là 20.000đ. Phí báo cho người nhận chuyển tiền
theo yêu cầu của người nhận là 10.000đ/món. Phí yêu cầu huỷ hoặc sửa đổi lệnh
chuyển tiền: 10.000đ/món.
2.4.2.3 Với tư cách là NH nhận lệnh.
Bộ phận kế toán phải bố trí kế toán chuyên trách CTĐT trực để theo dõi
lệnh thanh toán đến. Khi nhận được Lệnh thanh toán đến, kế toán CTĐT thông
báo kịp thời cho KSV để kiểm tra KHM. KSV khi nhận được thông báo phải
thực hiện việc kiểm tra KHM kịp thời. KSV kiểm tra KHM theo từng Lệnh
thanh toán, kiểm tra thông tin người nhận lệnh. Nếu đủ điều kiện thanh toán thì
hạch toán vào TK người nhận lệnh, nếu không đủ điều kiện thanh toán thì hạch
toán vào TK chờ thanh toán để xử lý theo quy trình xử lý sai sót. Lệnh thanh
toán đựoc tự động hạch toán, bút toán hạch toán được tự động gửi về TTTT/ Chi
nhánh để đối chiếu.
Sau khi đã nhận được kết quả đối chiếu khớp đúng với TTTT, kế toán
CTĐT in phục hồi Lệnh thanh toán thành chứng từ giấy, 02 liên: 01 liên dùng
báo Nợ hoặc báo Có khách hàng, 01 liên lưu nhật ký chứng từ. Các Lệnh thanh
toán in ra phải đầy đủ chữ ký theo quy định.
Đối với Lệnh thanh toán Nợ có uỷ quyền, sau khi kiểm tra kiểm soát, nếu
đủ điều kiện thanh toán, NHNL hạch toán vào TK người trả tiền, đồng thời, lập
Điện chấp nhận Lệnh thanh toán Nợ gửi đến NHPL. Nếu không đủ điều kiện
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 52
thanh toán, NHNL hạch toán vào TK ĐCV chờ thanh toán sau đó lập Lệnh
thanh toán chuyển trả NHPL, trong nội dung lệnh thanh toán ghi rõ lý do từ
chối.
Khi nhận được báo Có từ NHPL, CN NHCT Đống Đa hạch toán:
Nợ: TK ĐCV trong kế hoạch (TK 5191.01999)
Có: TK Khách hàng hoặc TK thích hợp
Khi nhận được báo Nợ, CN NHCT Đống Đa xử lý như sau:
Nếu đủ điều kiện thanh toán:
Nợ: TK Thích hợp
Có: TK ĐCV trong kế hoạch (TK 5190.01999)
Nếu không đủ điều kiện thanh toán:
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán (TK 5191.01999)
Có: TK ĐCV trong kế hoạch (TK 5191.08xxx)
Đồng thời, CN NHCT Đống Đa lập phiếu chuyển trả NHPL:
Nợ: TK ĐCV trong kế hoạch
Có: TK ĐCV chờ thanh toán.
Khi nhận được chuyển tiền tiếp vốn qua hệ thống chuyển tiền điện tử từ
TTTT chuyển về, CN NHCT Đống Đa hạch toán:
Nợ: TK ĐCV thanh toán khác hệ thống
Có: TK ĐCV trong kế hoạch (TK 5191.01999)
Khi nhận được báo có từ NHNN chuyển về, CN NHCT Đống Đa hạch
toán:
Nợ: TK Tiền gửi tại NHNN
Có: TK ĐCV thanh toán khác hệ thống
Đối với chuyển tiền nhận ngoài hệ thống do NHCT khác chuyển về
(chuyển tiền bắc cầu), Trưởng phòng kế toán hoặc người được uỷ quyền khi tính
ký hiệu mật vào phần TK để sửa ngay sang TK điều chuyển vốn chờ thanh toán.
Sau khi tính ký hiệu mật xong thì thanh toán viên điện tử in 05 liên chứng từ
điện tử. Kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ nếu không có gì sai sót hạch
toán:
Nợ: TK ĐCV trong hệ thống (TK 5191.01999)
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 53
Có: TK ĐCV chờ thanh toán (TK 5191.08xxx)
Sau khi thanh toán viên, Trưởng phòng kế toán ký tên lên chứng từ, 01 liên
thanh toán viên điện tử lưu, 01 liên thanh toán viên điện tử chấm sổ 5191.08xxx,
03 liên còn lại chuyển cho bộ phận bù trừ để ngày hôm sau chuyển tiếp chứng từ
trên cho NHTM khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ. Ngày hôm sau,
thanh toán viên bù trừ nhận được 03 liên chứng từ trên kiểm tra đầy đủ các yếu
tố trên chứng từ nếu đúng sẽ lập hai liên chuyển khoản:
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán (TK 5191.08xxx)
Có: TK Thanh toán bù trừ
Những chuyển tiền bắc cầu ngoài hệ thống chỉ thực hiện những món dưới
210 triệu đồng, không nhận chuyển tiền cá nhân.
2.4.2.4 Trường hợp nhầm lẫn và điều chỉnh.
Trong quy trình chuyển tiền điện tử, những sai sót nhầm lẫn rất hay xẩy ra
và xét đến cùng đây là vấn đề đáng phải bàn nhiều nhất khi nói đến thanh toán
chuyển tiền điện tử trong hệ thống NH. Trong nhiều năm qua từ khi thực hiện
chương trình chuyển tiền điện tử CN NHCT Đống Đa đã cố gắng làm tốt công
tác này.
Do ưu điểm của chương trình chuyển tiền điện tử là mọi thao tác đều được
thực hiện bằng máy tính (tại CN NHCT Đống Đa chương trình chuyển tiền điện
tử là MISAC FOR WINDOWS) tuỳ vào từng loại chứng từ mà máy sẽ tự động
điền vào là đi Nợ hay đi Có. Vì thế, trường hợp chuyển tiền sai ngược vế là hoàn
toàn không phát sinh. Chỉ có chuyển tiền nội bộ là có thể xẩy ra trường hợp sai
ngược vế. Trường hợp chuyển tiền thừa hay thiếu một khoản tiền (ví dụ 37 triệu
chuyển thừa thành 73 triệu ...) hầu như không xẩy ra. Vì thực tế, chứng từ được
in ngay sau khi kiểm soát viên đối chiếu lệnh chuyển với chứng từ gốc, lúc này
chương trình mặc định số tiền chuyển không hiện trước trên màn hình mà người
kiểm soát phải tự gõ số tiền đúng bằng số tiền mà thanh toán viên đã đánh thì
mới hiện lên đúng bảng kê. Tuy nhiên lại hay xẩy ra trường hợp chuyển nhầm
hai lần. Trường hợp này, CN phải tra soát đến NH B nhờ chuyển trả lại lệnh
chuyển thừa.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 54
Nhầm lẫn hay gặp nhất trong chuyển tiền điện tử là sai tên TK, tên khách
hàng, tên NH. Khi nhận được chuyển tiền do NHPL gửi đến sai TK hoặc tên
khách hàng, thanh toán viên giữ tài khoản ghi lên gói chuyển tiền: trả chứng từ
do tên TK không khớp đúng, trả lại cho thanh toán viên điện tử. Thanh toán viên
điện tử cuối ngày vào phần sửa tài khoản. Đối với Lệnh thanh toán Có, hạch
toán:
Nợ: TK ĐCV trong kế hoạch (TK 5191.01999)
Có: TK ĐCV chờ thanh toán (TK 5191.08xxx)
Đối với Lệnh thanh toán Nợ, hạch toán:
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán (TK 5191.08xxx)
Có: TK ĐCV trong kế hoạch (TK 5191.01999)
Nếu chưa hết giờ làm việc thì thanh toán viên điện tử lập điện tra soát để tra
soát NHPL. Sau khi thanh toán viên điện tử vào tra soát xong, in ra giấy chuyển
cho Trưởng phòng kế toán hoặc người được uỷ quyền. Trưởng phòng kế toán
hoặc người được uỷ quyền đối chiếu số bảng kê, số tiền, mã NH nhận có đúng
không. Nếu đúng vào phần ghi và vào liên lạc để truyền điện tra soát đi trong
ngày. Nếu hết giờ làm việc thì sáng hôm sau, thanh toán viên điện tử sẽ làm điện
thư tra soát.
Nhận được trả lời tra soát của NHPL chuyển về, tuỳ theo nội dung trả lời
của điện tra soát, CN NHCT Đống Đa xử lý:
Nếu NHPL xin đính chính lại yếu tố sai sót, CN NHCT Đống Đa in và đính
kèm điện tra soát vào Lệnh thanh toán. Căn cứ vào nội dung trả lời tra soát lập
phiếu hạch toán cho khách hàng:
Nợ: TK ĐCV chờ thanh toán (TK 5191.08xxx)
Có: TK Khách hàng.
Nếu NHPL trả lời đã lập theo đúng chứng từ gốc hoặc đề nghị trả lại, CN
NHCT Đống Đa lập phiếu tất toán TK ĐCV chờ thanh toán chuyển trả lại
NHPL.
Nếu không nhận được trả lời tra soát của NHPL (do lỗi đường truyền), CN
NHCT Đống Đa chuyển trả lại chứng từ cho NHPL hoặc gọi điện yêu cầu đánh
tra soát lại và tiến hành xử lý như bình thường.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 55
Trường hợp CN NHCT Đống Đa chuyển chứng từ cho NH B nhưng do sơ
suất thanh toán viên đánh sai TK của đơn vị hưởng ở NH B, khi nhận được bảng
kê đến kiểm tra thấy sai TK đơn vị hưởng, NH B hạch toán vào TK Điều chuyển
vốn chờ thanh toán và điện tra soát CN NHCT Đống Đa. Khi nhận được điện tra
soát, CN NHCT Đống Đa phải trả lời ngay.
Trường hợp, chứng từ điện tử sau khi đã được tính ký hiệu mật và đã vào
phần liên lạc để truyền chứng từ đi nhưng không truyền đi được do sự cố kỹ
thuật thì CN NHCT Đống Đa sẽ chủ động liên lạc với trung tâm thanh toán để
thông báo tình hình và xin ý kiến xử lý.
Nếu trung tâm cho phép hạch toán chứng từ vào ngày chứng từ không
truyền đi được thì sẽ thực hiện hạch toán như bình thường, còn chứng từ khi nào
thông đường truyền sẽ tự động truyền đi.
Nếu trung tâm thanh toán yêu cầu hạch toán chứng từ vào ngày mà đường
truyền thông và chứng từ được truyền đi thì các chứng từ liên quan đến tài
khoản tiền gửi trong ngày đường truyền bị tắc thì sẽ hạch toán:
Nợ: TK Tiền gửi thanh toán
Có: TK ĐCV chờ thanh toán
Các TK liên quan đến tài khoản tiền vay thì chuyển vào sai lầm.
2.4.2.5 Đối chiếu.
2.4.2.5.1 Đối chiếu cuối ngày.
CN NHCT Đống Đa chấm dứt chuyển tiền vào lúc 15h 30, nếu còn bảng
kê đã tính ký hiệu mật chưa chuyển đi được thì cho các bảng kê tồn đọng
(chương trình cài đặt sẵn trong máy lúc này có truyền vào bảng kê đi thì máy tự
động đẩy bảng kê đi không chấp nhận).
Từ 15h 30, CN NHCT Đống Đa phải chủ động liên lạc với trung tâm thanh
toán để nhận hết chứng từ đến, giữa mạng trung tâm với CN sẽ làm đối chiếu.
Khi đối chiếu, thanh toán viên điện tử sẽ sửa các TK trong ngày nếu có. Sau đó
truyền đối chiếu chi tiết về trung tâm thanh toán và khi TTTT nhận được đối
chiếu của CN không có gì sai sót và trên TTTT hết bảng kê đến của CN NHCT
Đống Đa thì TTTT cho phép CN NHCT Đống Đa lưu trữ cuối ngày.
Khoá luận tốt nghiệp Học viện Ngân
Hàng
Hoàng Thị Lan Hương- Lớp 3021-Khoa KT-KT NH Trang 56
2.4.2.5.2 Đối chiếu cuối tháng.
T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương từ năm 2001 đến nay.pdf