Tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới: Luận văn
Thực trạng và một số
giải pháp nhằm đẩy
mạnh hoạt động xuất
khẩu gạo của Việt
Nam trong thời gian
tới
4
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có
những thay đổi tích cực, làm thay đổi đến mọi khía cạnh của đời sống xã
hội. Chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong Ngoại thương, đặc
biệt trong xuất khẩu gạo. Những con số báo cáo hàng năm là kết quả thật
đáng tự hào của ngành nông nghiệp nước ta, thể hiện quyết tâm của nhân
dân và đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Vị thế của Việt
Nam đã được nâng lên, sánh vai cùng các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế
giới.
Tuy nhiên, do những yếu tố chủ quan và khách quan, thực tiễn tại Việt
Nam trong thời gian qua cho thấy, hoạt động xuất khẩu gạo ở nước ta vẫn
còn nhiều bất cập, tồn tại nhiều vấn đề bức xúc trước những biến động thất
thường của tình hình chính trị và thị trường thế giới như định hướng, tổ chức
...
107 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng và một số
giải pháp nhằm đẩy
mạnh hoạt động xuất
khẩu gạo của Việt
Nam trong thời gian
tới
4
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có
những thay đổi tích cực, làm thay đổi đến mọi khía cạnh của đời sống xã
hội. Chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong Ngoại thương, đặc
biệt trong xuất khẩu gạo. Những con số báo cáo hàng năm là kết quả thật
đáng tự hào của ngành nông nghiệp nước ta, thể hiện quyết tâm của nhân
dân và đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Vị thế của Việt
Nam đã được nâng lên, sánh vai cùng các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế
giới.
Tuy nhiên, do những yếu tố chủ quan và khách quan, thực tiễn tại Việt
Nam trong thời gian qua cho thấy, hoạt động xuất khẩu gạo ở nước ta vẫn
còn nhiều bất cập, tồn tại nhiều vấn đề bức xúc trước những biến động thất
thường của tình hình chính trị và thị trường thế giới như định hướng, tổ chức
quản lý, tìm đầu ra cho sản phẩm, nâng cao giá và khả năng cạnh tranh... Kết
quả là, tuy khối lượng và kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng nhìn chung
tiềm năng vẫn chưa được khai thác một cách tối ưu, mang lại hiệu quả cao
nhất.
Trong tình hình đó, nghiên cứu Marketing để tìm ra các giải pháp nhằm
nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo là một đòi hỏi cấp thiết và đáng quan tâm
nhằm đẩy mạnh hơn nữa sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào phân tích đặc điểm, tình hình xuất khẩu gạo củaViệt
Nam hiện nay theo quan điểm Marketing-mix đồng thời nêu lên các điểm
mạnh, điểm yếu theo mô hình SWOT. Qua thực tiễn hoạt động xuất khẩu
gạo của Việt Nam, đề tài đưa ra giải pháp dưới góc độ vĩ mô và theo quan
điểm Marketing-mix nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu gạo, phù hợp với tiến
trình phát triển kinh tế của nước ta.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những kiến thức đã tích luỹ trong suốt quá trình học tập
với những quan sát, thu thập trong thực tế, kết hợp giữa việc tổng hợp sách
báo, tài liệu với việc đi sâu vào phân tích thực tiễn, tham khảo ý kiến nhằm
tìm ra hướng đi hợp lý nhất.
4. Mục đích, nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở tập trung phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và xuất
khẩu của mặt hàng gạo, khoá luận đưa ra một số định huớng phát triển cho
5
giai đoạn tiếp theo, đồng thời tìm một số giải pháp về Marketing nhằm củng
cố, đẩy mạnh và phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực này. Để đạt được
mục đích trên, về mặt lý luận, khoá luận đã tổng hợp, thống nhất, đúc kết và
phát triển những vấn đề đã và đang được nghiên cứu, đồng thời xem xét trên
cơ sở thực tiễn hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm của
Marketing để tìm ra hướng đi đúng đắn trong thời gian tới. Đề tài: Đẩy
mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix
Chương 1: Tổng quan về gạo xuất khẩu trên thế giới và tại Việt
Nam.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam theo quan điểm
Marketing-mix.
Chương 3: Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo.
Trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp của sinh viên, đề tài nhằm:
Khẳng định lại vai trò của xuất khẩu gạo đối với sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam
Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam
Nêu ra một số định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Văn Thoan,
các cô chú cán bộ của Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại cùng các thầy
cô và bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GẠO XUẤT KHẨU TRÊN THẾ
GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về thị trường gạo thế giới
Vấn đề tập trung của đề tài này là hoạt động xuất khẩu gạo của Việt
Nam ra thị trường thế giới. Xét theo quan điểm Marketing là có tính hướng
ngoại. Để đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam phải luôn hướng ra môi trường
kinh doanh và lấy thị trường làm cơ sở định hướng. Thị trường ở đây được
hiểu là tập hợp những nhà nhập khẩu gạo hiện tại và tiềm năng. Mặt khác,
nhu cầu của thị trường gạo lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài.
Chính vì vậy, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam không chỉ tập trung vào các
nhà nhập khẩu gạo mà còn phải hướng vào các đối thủ khác để đánh giá kịp
thời khả năng cạnh tranh của họ. Nghiên cứu thị trường gạo quốc tế, nghiên
cứu các nước xuất, nhập khẩu gạo chủ yếu trên thị trường là một đòi hỏi cấp
thiết để ứng dụng vào tình hình cụ thể của Việt Nam, nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của gạo xuất khẩu nước ta trên thị trường thế giới.
1.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu gạo thế giới
Trong số các loại lương thực bao gồm gạo, lúa mì, ngô, kê, lúa mạch...
thì gạo và lúa mì là hai loại thực phẩm chiếm vị trí quan trọng trong khẩu
phần ăn hàng ngày của con người. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực
và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), sản xuất lúa gạo và lúa mì đạt mức
tương đương nhau. Nhìn chung, sản lượng lúa gạo có thể duy trì sự sống cho
hơn 53% tổng số dân trên thế giới. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của gạo
đối với vấn đề an ninh lương thực của loài người, đặc biệt khi đặt trong bối
cảnh biến động của yếu tố nhân khẩu học.
1.1.1.1. Vấn đề sản xuất gạo trên thế giới
Ngành sản xuất lúa gạo bị phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên như
đất, nước, khí hậu... Sau nhiều năm liên tục tăng trưởng, vào năm 1995, sản
xuất gạo trên thế giới giảm nhẹ với diện tích sản xuất khoảng 146 nghìn ha,
sản lượng thóc toàn thế giới đạt 553 triệu tấn, tương đương khoảng 360 triệu
tấn gạo. Những thành công trong sản xuất gạo là kết quả đạt được do cuộc
Cách mạng xanh đem lại cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học và đổi
mới chiến lược kinh tế xã hội của Chính phủ các nước sản xuất gạo chủ yếu.
Theo số liệu của Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại, dự đoán diện
tích sản xuất lúa toàn thế giới năm 2001 là 151,9 nghìn ha. Năng suất lúa
năm 2000 đạt 3,92 tấn/ ha, gấp 1,6 lần so với năng suất lúa năm 1974 là 2,45
7
tấn/ha. Đây là một tiến bộ vượt bậc, nhờ sử dụng những thành tựu công nghệ
hiện đại vào sản xuất, đồng thời áp dụng những loại giống lúa mới cho năng
suất cao. Năm 2000 cũng là năm kỉ lục về năng suất và sản lượng lúa toàn
cầu là 607,4 triệu tấn so với 333,8 triệu tấn năm 1974, tăng 1,8 lần. Qua đó
cho ta thấy sản lượng lúa tăng chủ yếu do năng suất tăng, là kết quả đáng
khích lệ cho sản xuất lúa toàn thế giới, đảm bảo tốt nhu cầu về lương thực
nói chung và lúa gạo nói riêng của loài người.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất gạo của thế giới (1998-2001)
Đơn vị tính: 1000 tấn
Sản xuất 1998 1999 2000 2001(ước)
Bắc Mỹ 8.747 8.836 9.795 9.062
Mỹ Latinh 17.225 22.165 21.229 20.204
EU 2.701 2.694 2.637 2.462
Liên Xô cũ 1.108 1.124 1.189 1.026
Đông Âu 56.000 52.000 56.000 56.000
Trung Đông 3.048 3.370 2.905 2.279
Bắc Phi 5.463 4.261 5.889 6.063
Châu Phi còn lại 10.540 10.845 10.950 11.481
Nam Á 165.170 172.526 183.311 179.426
Châu Á còn lại 358.864 358.485 36.281 354.965
Châu Đại Dương 1.324 1.362 1.101 1.761
Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu – Bộ Thương mại
1.1.1.2. Vấn đề tiêu dùng gạo trên thế giới
Trên thế giới, phần lớn gạo được sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu tiêu
thụ trong nước, chỉ 4% sản lượng toàn cầu được đem ra buôn bán, trao đổi
giữa các nước với nhau. Lúa gạo được sản xuất tập trung hoá cao độ, trong
đó châu Á chiếm tới 90% tổng lượng sản xuất, 50% lượng nhập khẩu và
72% lượng xuất khẩu.
Mức tiêu thụ gạo toàn cầu hiện nay luôn phụ thuộc vào tình hình canh
tác và khả năng cung cấp của các nước sản xuất lúa gạo. Trên quy mô toàn
thế giới, lượng gạo tiêu dùng tăng đáng kể từ 222,4 triệu tấn năm 1974 lên
398,6 triệu tấn năm 2000, tăng 180% và dự đoán năm 2001 là 400,8 triệu
tấn. Để đảm bảo tiêu thụ ổn định cần đạt mức sản xuất hàng năm gấp 1,5 đến
2 lần mức tăng dân số. Như vậy, mức tiêu thụ gạo luôn bị khống chế bởi khả
8
năng sản xuất và phụ thuộc vào số dân toàn cầu nên nhìn chung nếu tính
theo đầu người thì không tăng.
Trên thế giới, châu Á là khu vực tiêu thụ gạo nhiều nhất với 362,1 triệu
tấn, tức 90% so với lượng tiêu dùng toàn cầu vào năm 2001 (403 triệu tấn).
Điều này được giải thích bằng tập quán coi gạo là lương thực chính yếu ở
châu Á, nơi tập trung trên 60% dân số toàn thế giới. Tuy nhiên, trong những
năm gần, dân số các nước này tăng mạnh trong khi diện tích trồng lúa giảm
đáng kể do quá trình đô thị và công nghiệp hoá. Thêm vào nữa, các thiên tai
như lụt, bão, hạn hán... thường hay xảy ra nên các nước này cũng phải nhập
khẩu gạo phục vụ cho nhu cầu trong nước. Các châu lục khác tiêu thụ 10%
số lượng gạo còn lại. Tại châu Mỹ, châu Âu và khu vực Trung Đông, tiêu
thụ gạo đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Cụ thể năm 2000, Bắc
Mỹ tiêu thụ 4,1 triệu tấn, Mỹ Latinh 14,3 triệu tấn, EU 2 triệu tấn. Dự đoán
năm 2001, các khu vực này lần lượt tiêu thụ 4,7 triệu tấn, 14,7 triệu tấn và
2,1 triệu tấn. Qua đó, có thể thấy rằng lượng gạo tiêu thụ phân bố không
đồng đều và phụ thuộc nhiều vào các nước châu Á.
Bảng 1.2. Tình hình tiêu thụ gạo của thế giới (1998-2001)
Đơn vị tính: 1000 tấn
Nhập khẩu 1998 1999 2000 2001(ước)
Bắc Mỹ 4,108 4,439 4,718 4,747
Mỹ Latinh 13,778 14,085 14,272 14,661
EU 2,012 2,066 2,131 2,079
Tây Âu còn lại 48,000 50,000 53,000 55,000
Liên Xô cũ 1,130 1,119 1,136 1,311
Đông Âu 344,000 382,000 360,000 386,000
Trung Đông 5,779 6,159 6,499 6,435
Bắc Phi 2,982 2,984 3,097 3,177
Châu Phi còn lại 10,412 10,973 11,563 12,155
Nam Á 104,835 110,412 113,711 114,989
Châu Á còn lại 234,508 236,025 241,852 238,692
Châu Đại Dương 563,000 608,000 670,000 706,000
Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu – Bộ Thương mại
9
1.1.1.3. Những nước sản xuất và tiêu thụ gạo chính trên thế giới
* Trung Quốc
Với số dân đông nhất thế giới (1,26 tỷ người và dự kiến lên tới 1,6 tỷ
năm 2030) và diện tích lúa trên 30 triệu ha, Trung Quốc là quốc gia có chủ
trương đẩy mạnh sản xuất lúa gạo nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực
trong nước của mình. Đảm bảo an toàn lương thực quốc gia là chiến lược
hàng đầu của chính phủ nước này. Trái với một số nước khác chú trọng tới
các dự án phát triển cây trồng bằng cách tăng cường sử dụng có hiệu quả
hơn đất trồng và các nguồn tài nguyên khác như nguồn nước, khí hậu…
Trung Quốc tập trung chủ yếu vào công nghệ và khoa học. Trung Quốc đã
và đang đi tiên phong trong các giống lúa lai mới và đang dẫn đầu về thử
nghiệm lúa biến đổi gien. Tuy diện tích trồng lúa của Trung Quốc mấy năm
gần đây liên tiếp giảm do nhu cầu gạo chất lượng thấp giảm và lợi nhuận từ
những loại cây khác tăng lên, sản lượng gạo Trung Quốc năm 2001 dự kiến
đạt 136,40 triệu tấn, tăng so với 130,9 triệu tấn năm 2000 nhờ năng suất
tăng.
Từ năm 1992-1993, cùng với công cuộc đổi mới, hiện đại hoá đất nước,
Trung Quốc đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh sản xuất lúa. Đến năm 2000, tiêu
thụ gạo trung bình tính theo đầu người vẫn bình ổn (96 kg/người/năm) mặc
dù tổng tiêu thụ tăng do dân số tăng. Nhu cầu về chất lượng cũng ngày càng
tăng. Gạo chất lượng cao như Japonica được trồng chủ yếu ở miền Bắc đã
ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tiêu thụ gạo nói riêng và lương thực nói
chung sẽ tăng theo xu hướng của nền kinh tế. Gạo chất lượng kém ngày càng
được chuyển sang dùng trong công nghiệp hoặc cho những người có thu
nhập thấp. Một trong những chiến lược của Trung Quốc là phát triển ngành
chăn nuôi và gạo vụ sớm sẽ là thức ăn tốt cho gia cầm vì chất lượng phù hợp
và giá thành rẻ.
Theo số liệu của Bộ Thương mại, năm 2000 Trung Quốc tiêu thụ 137,3
triệu tấn gạo chiếm 34% tổng lượng gạo tiêu thụ toàn cầu. Ước tính năm
2001 lượng tiêu thụ là 134,3 triệu tấn. Con số này nói chung không thay đổi
nhiều so với các năm trước. Với dự kiến nhu cầu tiêu thụ sẽ đạt được 220
triệu tấn gạo vào năm 2010 và 260 triệu tấn vào năm 2030, Trung Quốc đặt
mục tiêu phát triển các giống lúa mới, năng suất cao để đạt trung bình 8
tấn/ha so với 6,5 tấn/ha hiện nay.
* Ấn Độ
10
Là nước đông dân thứ hai trên thế giới, Ấn Độ cũng là nước sản xuất
gạo lớn thứ hai trên thế giới. Năm 1994, sản lượng lúa của Ấn Độ đạt mức
tăng kỷ lục (2,8%) so với các nước khác. Ấn Độ là nước đứng đầu trên thế
giới về diện tích trồng lúa và đang chiếm hơn 22% tổng sản lượng lúa gạo
toàn cầu. Sản lượng gạo của Ấn Độ niên vụ 1999/2000 đạt 88,55 triệu tấn so
với 406,57 triệu tấn của thế giới và dự đoán niên vụ 2000/2001 đạt 87,30
triệu tấn so với 396 triệu tấn của thế giới. Cuối năm 2000, Chính phủ Ấn Độ
có kế hoạch giải toả 3 triệu tấn gạo dự trữ để lấy chỗ chứa gạo mới, gây sức
ép tới thị trường gạo thế giới. Bên cạnh đó, Ấn Độ là một trong những nước
đi đầu trong cuộc Cách mạng xanh, chủ yếu về giống lúa. Hiện nay, Bộ
Thương mại Ấn Độ thông báo sẽ tiến hành thử nghiệm ADN để bảo đảm sự
thuần chủng cho giống gạo mới, khuyến khích sản xuất và xuất khẩu các loại
gạo cao cấp.
Về tiêu thụ, Ấn Độ cũng là quốc gia tiêu thụ gạo lớn thứ hai trên thế
giới với lượng tiêu thụ là 78,2 triệu tấn (năm 1998), 81,2 triệu tấn (năm
1999), 82,5 triệu tấn (năm 2000) và ước tính năm 2001 là 83,5 triệu tấn,
chiếm 20,8% so với tổng lượng tiêu thụ toàn thế giới .
* Inđônêxia
Với sản lượng gạo năm 1999/2000 là 34,08 triệu tấn, dự đoán năm
2000/2001 là 34,80 triệu tấn, Inđônêxia hiện đang xếp thứ ba trên toàn thế
giới về nước có sản lượng gạo cao nhất. Năm 2001, nhờ triển vọng đạt sản
lượng cao nên nhu cầu về nhập khẩu của nước này có thể giảm 40% so với
năm trước. Điều đó chứng tỏ Inđônêxia đã tích cực hơn trong việc sản xuất
lúa gạo nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, tránh bị phụ thuộc vào số
lượng gạo nhập khẩu từ các nước bên ngoài.
Inđônêxia cũng là nước tiêu thụ gạo lớn thứ ba trên thế giới. Năm 2000,
quốc gia này sử dụng hết 35,9 triệu tấn gạo, chiếm 9% lượng tiêu thụ toàn
cầu. Dự tính tiêu thụ năm 2001 có giảm nhưng không đáng kể là 35,8 triệu
tấn. Năm 2002, Inđônêxia có kế hoạch nhập khẩu 700 ngàn tấn, trong đó sẽ
nhập khẩu khoảng 500 ngàn tấn từ Việt Nam để có nguồn gạo đáp ứng đủ
nhu cầu trong nước. Chính phủ Inđônêxia đang dự kiến vay Ngân hàng phát
triển Hồi giáo 102,5 triệu USD để nhập khẩu số gạo trên.
11
Biểu đồ 1.1. Dân số và tiêu thụ gạo của 3 nước tiêu thụ lớn nhất
4%
16%
22%
58%
Dân số
9%
22%
33%
36%Indonªxia
Ên §é
Trung Quèc
Kh¸c
Tiêu thụ gạo
1.1.2. Cơ cấu của thị trường gạo thế giới
1.1.2.1. Đặc điểm và triển vọng của thị trường gạo thế giới
* Đặc điểm của thị trường gạo thế giới
- Gạo là loại lương thực chủ yếu để nuôi sống hơn 50% dân số toàn
cầu, tập trung nhiều nhất ở châu Á. Chính vì vậy, thị trường gạo thế giới
mang đặc tính nhạy bén vì mỗi khi có sự biến động về nhu cầu ở những
nước tiêu thụ gạo chính như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Bănglađét,
Pakistan... thì cung cầu và giá gạo trên thị trường thế giới lại thay đổi. Việc
Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch giải toả 3 triệu tấn gạo vào cuối năm 2001 là
một ví dụ để gây sức ép với thị trường gạo thế giới. Cuối tháng 3/2000,
Inđônêxia đã quyết định ngừng nhập khẩu gạo chính ngạch cũng tạo những
biến động không nhỏ tới giá gạo nói chung. Tuy nhiên, độ nhạy cảm của thị
trường gạo còn phải phụ thuộc vào lượng dự trữ toàn cầu và của từng nước
cũng như tỷ giá giữa gạo và loại lương thực thay thế gạo như lúa mỳ, ngô...
- Gạo không những được buôn bán đơn thuần như một hàng hoá giữa
các nước khác nhau mà còn là một trong những mặt hàng chiến lược thực
hiện chính sách đối ngoại của các Chính phủ thông qua hình thức viện trợ.
Mỹ là nước đã sử dụng hình thức này như một chiến lược ngoại giao nhằm
tăng cường sự phụ thuộc của các nước khác vào nước mình trong các quan
hệ kinh tế quốc tế. Tương tự như vậy, EU thường nhập khẩu gạo để cung
cấp miễn phí cho các nước châu Phi để đổi lại các điều kiện khác về kinh tế.
12
- Trên thế giới có rất nhiều loại gạo mậu dịch phân loại theo các cách
khác nhau. Sự phong phú về chủng loại tạo nên sự đa dạng cho thị trường
gạo thế giới. Tương ứng với mỗi loại gạo khác nhau, tuỳ thuộc chất lượng
phẩm cấp khác nhau lại hình thành một mức giá cụ thể. Tính đa dạng và
phức tạp của giá cả gạo là biểu hiện sinh động trong buôn bán quốc tế trong
suốt nhiều năm qua.
* Triển vọng của thị trường gạo thế giới
Trong những năm gần đây, thị trường gạo thế giới có nhiều biến động
phức tạp, cụ thể là nhu cầu của các nước về gạo đặc biệt thấp. Mặc dù các
nước xuất khẩu không ngừng nỗ lực tìm kiếm thị trường nhưng giá gạo của
tất cả các xuất xứ đều giảm. Nhu cầu gạo của các nước nhập khẩu lớn như
Bănglađét, Inđônêxia, Braxin... hạn chế do sự phục hồi sản lượng sau 12
năm mất mùa. Theo dự báo của FAO và Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo
thế giới đến năm 2005 sẽ có chiều hướng tăng chậm hơn so với những năm
trước, mức tiêu thụ tăng chậm. Do đó, tốc độ tăng của lượng gạo giao dịch
toàn thế giới cũng sẽ giảm. Dự đoán trong tương lai, châu Phi sẽ tham gia
tích cực hơn vào thị trường gạo, đặc biệt là nhập khẩu. Châu Á vẫn sẽ luôn
là khu vực đứng đầu về sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu với nhiều thay đổi về
cơ chế chính sách. Xuất khẩu gạo từ châu Âu và châu Mỹ có xu hướng giảm
do việc thắt chặt các quy định của thương mại thế giới làm hạn chế chính
sách trợ giá xuất khẩu.
Xu hướng trong những năm tới sẽ có nhiều nước tham gia vào xuất
khẩu lúa gạo, tạo sự sôi động và cạnh tranh gay gắt trên thị trường lúa gạo
thế giới, đặc biệt ở châu Á, do chính sách của nhiều nước cho phép khu vực
tư nhân tham gia vào xuất nhập khẩu gạo. Ngoài ra, trong những năm tới,
giao dịch các loại gạo có chất lượng cao có xu hướng tăng mạnh trong khi
giao dịch gạo phẩm cấp thấp sẽ giảm dần.
Gạo một mặt là hàng hoá thiết yếu đối với đời sống và sản xuất, mặt
khác là hàng hoá nhạy cảm và xuất khẩu có tính chiến lược ở một số nước,
có xu hướng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các nước tham gia
xuất khẩu. Các nước xuất khẩu luôn luôn tăng sản lượng lúa gạo không chỉ
để thoả mãn cho nhu cầu tăng dân số mà còn nhằm mang lại nguồn ngoại tệ
đáng kể. Vì vậy, trong tình hình hiện nay, các nước đều đẩy mạnh các hoạt
động xuất khẩu để giảm hao phí và hư hao, đầu tư chiều sâu để tăng nhanh
năng suất và sản lượng. Để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, các
nước trang bị ngày càng tốt hơn từ việc chọn giống, thu hoạch, bảo quản,
13
chế biến, vận tải, bao gói và điều kiện giao hàng thích hợp với đòi hỏi của
thị trường thế giới.
1.1.2.2. Tình hình nhập khẩu gạo
* Tình hình chung
Nhập khẩu gạo của thế giới nhìn chung có xu hướng tăng lên nhưng
không ổn định trong những năm gần đây, tuỳ thuộc vào sản lượng lương
thực trong năm và khả năng thanh toán của những nước nhập khẩu. Đa số
các nước xuất khẩu gạo đạt sản lượng cao kỷ lục đã làm giảm mạnh giá gạo
trên thị trường thế giới.
Lượng nhập khẩu gạo của toàn thế giới cũng như từng nước thường
xuyên biến động và mang tính thời vụ rõ rệt. Vì sản xuất gạo phụ thuộc vào
điều kiện thiên nhiên, tỷ lệ dự trữ, tồn kho lương thực nên thường bất ổn.
Năm mất mùa, các nước thường cần gấp, nên nhập khẩu nhiều nhưng năm
khác lại giảm sản lượng nhập đáng kể. Khi giá gạo tăng cao, các nước có thể
chuyển sang nhập khẩu hàng thay thế cho gạo như lúa mì hoặc các ngũ cốc
khác, gây biến động không nhỏ cho sản lượng nhập khẩu gạo của toàn thế
giới.
Trong hơn 10 năm qua, sản lượng nhập khẩu tăng do nhu cầu tăng, đặc
biệt là năm 1998 lên tới 27,67 triệu tấn. Những năm sau đó có giảm nhẹ vì
được mùa ở các nước nhập khẩu. Ước tính toàn năm 2001, thế giới nhập
khẩu 22,30 triệu tấn gạo.
Bảng 1.3. Tình hình nhập khẩu gạo của thế giới (1998-2001)
Đơn vị: 1000 tấn
Nhập khẩu 1998 1999 2000 2001(ước)
Bắc Mỹ 840 4.439 4.718 4.744
Mỹ Latinh 3.357 14.085 14.272 14.661
EU 787 2.066 2.131 2.079
Tây Âu còn lại 60 50 53 55
Liên Xô cũ 321 1.191 1.346 1.311
Đông Âu 313 382 360 386
Trung Đông 3.224 6.159 6.499 6.435
Bắc Phi 188 2.984 3.097 3.177
Châu Phi còn lại 4.188 10.973 11.563 12.155
Nam Á 2.765 110.412 113.711 114.989
Châu Á còn lại 10.370 236.025 241.852 238.692
14
Châu Đại
Dương
288 608 670 706
Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu–Bộ Thương mại
Châu Á luôn là khu vực nhập khẩu gạo nhiều nhất với khoảng hơn 55%
lượng gạo nhập khẩu toàn thế giới nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ tại các
nước này. Châu Phi chiếm tỷ trọng hơn 20% lượng gạo nhập khẩu và có
chiều hướng tăng lên trong thời gian qua tuy mức tăng không lớn. Trên thực
tế các nước nghèo ở châu lục này tiêu dùng gạo khá nhiều nhưng khả năng
tài chính lại bị hạn chế rất đáng kể. Do vậy, ở các nước này tuy thiếu gạo
nhưng khả năng nhập khẩu có hạn. Châu Mỹ cũng có khối lượng nhập khẩu
chiếm khoảng 20% với nhu cầu ổn định và có xu hướng tăng lên.
Nhập khẩu gạo trên thế giới cũng biến động theo nhóm nước. Tuỳ theo
mức độ thường xuyên, các nước chia theo hai nhóm: nhóm nước nhập khẩu
gạo thường xuyên và không thường xuyên. Nhóm thứ nhất bao gồm các
nước luôn có nhu cầu nhập khẩu gạo do mất cân đối giữa sản xuất và tiêu
dùng, sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu về gạo. Nhóm nước này bao gồm
Malaixia (hàng năm cần nhập khoảng 400 ngàn tấn), Canađa (180 ngàn tấn),
Angiêri (250 ngàn tấn)... Nhóm thứ hai bao gồm những nước sản xuất gạo
nhưng không thường xuyên cung cấp đủ cho tập quán tiêu dùng trong nước.
Lượng gạo nhập khẩu ở các nước này không đều qua các năm. Tiêu biểu cho
nhóm này là Inđônêxia, Trung Quốc, Nhật Bản...
* Một số nước nhập gạo chủ yếu trên thế giới
1) Inđônêxia
Hiện nay, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là Inđônêxia. Dù đã sản
xuất một lượng gạo không nhỏ cho tiêu dùng nhưng Inđônêxia vẫn phải
nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh lương thực.
Đặc biệt vào năm 1995, nhập khẩu gạo của nước này tăng vọt lên tới 3,2
triệu tấn do chính sách dự trữ gạo của Nhà nước và tốc độ tăng nhanh của
dân số. Đến năm 1998, Inđônêxia tiếp tục nhập gạo với sản lượng 6,1 triệu
tấn cho tiêu dùng sau mất mùa. Năm 2000, Chính phủ Inđônêxia tăng thuế
nhập khẩu từ 0% lên 35% và cho phép tư nhân tự do nhập khẩu gạo nhưng
cấm các loại gạo chất lượng thấp. Tổng số lượng nhập khẩu năm 2000 giảm
xuống là 1,3 triệu tấn, bằng 1/3 so với năm 1999 (3,9 triệu tấn). Năm 2001,
dự đoán nước này cũng chỉ nhập khẩu khoảng hơn một triệu tấn gạo.
2) Iran
15
Trong nhiều năm qua, Iran thường xuyên nhập khẩu gạo với số lượng
khá ổn định, đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Inđônêxia. Năm 1999, Iran
nhập 1,0 triệu tấn, năm 2000 tăng lên 1,1 triệu tấn và ước tính năm 2001 sẽ
lại giảm xuống mức 1,0 triệu tấn. Các số liệu trên đã cho thấy mức nhập
khẩu tương đối cố định của đất nước này. Với số dân 70 triệu, dự đoán trong
tương lai, Iran vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn và có khả năng thanh toán
cao. Nhà cung cấp gạo chủ yếu của Iran là Thái Lan, Việt Nam, Pakistan.
3) Trung Quốc
Là nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới nhưng Trung Quốc vẫn phải
nhập khẩu nhằm đảm bảo nhu cầu trong nước. Năm 2000, Trung Quốc nhập
khẩu 238.598 tấn gạo, tăng 42% so với năm 1999, trong đó hầu hết là gạo có
chất lượng cao của Thái Lan. Nhập khẩu tăng do sản lượng gạo Trung Quốc
giảm và tiêu dùng của người dân đối với gạo thơm tăng lên. Khi tham gia
vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhập khẩu gạo sẽ tăng nhẹ do
Trung Quốc ban đầu phải nhập khẩu gần 3 triệu tấn mỗi năm nếu giá trị thị
trường phù hợp với họ. Đến năm 2004, hạn ngạch nhập khẩu dự kiến sẽ tăng
tới 5,38 triệu tấn.
4) Braxin
Đây là nước duy nhất ở khu vực Nam Mỹ có mức nhập khẩu gạo khá
lớn. Tình hình nhập khẩu mặt hàng này ở Braxin trong đối ổn định và có xu
hướng tăng trong thời gian qua. Cụ thể năm 1989, lượng nhập khẩu của
Braxin là 0,5 triệu tấn, năm 1998 tăng lên 1,2 triệu tấn. Năm 1999, nước này
tiếp tục là nước nhập khẩu gạo lớn trên thế giới với mức nhập khoảng 1 triệu
tấn. Năm 2000, sản lượng nhập khẩu giảm xuống còn 0,7 triệu tấn và sẽ tiếp
tục giảm trong năm 2001.
1.1.2.3. Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới những năm qua
* Tình hình chung
Theo số liệu của Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại, tổng lượng gạo
xuất khẩu của thế giới trong những năm gần đây tăng và tăng khá. Nếu như
năm 1975, thế giới xuất khẩu chỉ có 7,7 triệu tấn gạo thì năm 1989 số lượng
gạo xuất khẩu đạt 13,9 triệu tấn, mức cao nhất so với các năm trước đó. Tuy
nhiên, trong hai năm tiếp theo, số lượng gạo xuất khẩu giảm xuống còn 11,6
triệu tấn và 12,1 triệu tấn. Đến năm 1998, số lượng gạo xuất khẩu tăng cao
nhất là 27,7 triệu tấn. Trong 3 năm qua, sản lượng gạo xuất khẩu có xu
16
hướng giảm xuống: năm 1999 là 24,9 triệu tấn, năm 2000 là 22,9 triệu tấn và
dự báo năm 2001 là 22,2 triệu tấn. Nhìn chung, mức tăng trưởng chưa thật
ổn định, có năm giảm so với năm trước và chưa thực sự phản ánh khả năng
dư thừa của những nước xuất khẩu và sự biến động không ngừng tình hình
cung cầu của thị trường gạo trên thế giới. Số lượng xuất khẩu gạo của thế
giới tăng lên nhờ những cải biến về mặt kỹ thuật, giống lúa và các chính
sách mới của các nước xuất khẩu gạo làm cho lượng gạo có xu hướng tăng
lên trong những năm gần đây.
Xuất khẩu gạo thế giới tập trung ở một số nước đang phát triển, chiếm
75% đến 80% tổng số lượng xuất khẩu. Là châu lục sản xuất và tiêu thụ gạo
nhiều nhất, với tiềm năng, điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc trồng lúa,
châu Á vẫn luôn là khu vực xuất khẩu nhiều nhất. Bình quân hàng năm, châu
Á cung cấp khoảng 70% lượng gạo xuất khẩu cho thị trường thế giới, đồng
thời còn là nơi tập trung hầu hết các nước có thế mạnh về gạo như Thái Lan,
Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc....
* Các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới
1) Thái Lan
Tuy Thái Lan không phải là nước sản xuất gạo lớn trên thế giới nhưng
lại là nước có số lượng gạo xuất khẩu nhiều và ổn định nhất, đồng thời có
tốc độ tăng trưởng cao, gần 10%/năm. Từ năm 1977 đến nay, cụ thể vào
năm 1998 Thái Lan xuất khẩu 6,4 triệu tấn, năm 1999 đạt con số kỉ lục là 6,7
triệu tấn (25% lượng xuất khẩu toàn thế giới), năm 2000 số lượng xuất khẩu
đạt hơn 6,5 triệu tấn, giảm nhẹ so với năm trước do ảnh hưởng của lũ lụt và
bão nhiệt đới tại miền Đông Bắc. Trong tình hình giá cả quốc tế biến động
mà trong nước lại bội thu, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chương trình
can thiệp để ổn định giá gạo trong nước, giúp nông dân duy trì phát triển
trồng lúa. Các tổ chức quốc doanh Thái Lan đã mua gạo lưu kho và thực
hiện chính sách cho nông dân vay tín dụng dài hạn với lãi suất thấp. Chính
phủ Thái Lan đã thực hiện kế hoạch để phát triển ngành gạo, đặc biệt tập
trung vào thị trường gạo Jasmine, loại gạo đặc sản và là thế mạnh của Thái
Lan.
Năm 2001, dự kiến tổng xuất khẩu của Thái Lan đạt 6,7 triệu tấn.
Chiến lược xuất khẩu gạo Thái Lan gồm 3 điểm chính. Đối với sản xuất,
Thái Lan tiến hành nghiên cứu để giảm thất thoát trong quá trình thu hoạch.
Đối với thương mại và thị trường, Thái Lan áp dụng triệt để Marketing-mix,
tập trung tuyên truyền dùng gạo Hương nhài, xúc tiến bảo vệ và tăng chất
17
lượng gạo. Đối với chính sách gạo, Nhà nước phối hợp với tư nhân soạn
thảo chính sách khép kín từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị cho tới chế biến.
Với vị trí đứng đầu xuất khẩu gạo, Thái Lan luôn chi phối sâu sắc tình
hình biến động cung cầu và giá cả trên thị trường thế giới. Về chất lượng,
gạo Thái Lan có nhiều loại, đặc biệt là các loại gạo đặc sản được ưa chuộng
ở khắp nơi và được xuất đi nhiều nước. Thái Lan cũng là đối thủ cạnh tranh
mạnh nhất của Mỹ trên thị trường loại gạo hạt dài và chất lượng cao, đồng
thời cũng cung cấp cho cung gạo của thế giới gần 1/3 tổng lượng gạo chất
lượng thấp. Thị phần của Thái Lan nhìn chung tương đối ổn định. Giá bán
thường cao hơn so với các nước xuất khẩu gạo khác như Việt Nam hay
Pakistan. Giá chuẩn quốc tế cũng thường căn cứ vào giá gạo của Thái Lan
(FOB Băngcốc).
2) Trung Quốc
Không chỉ là một nước sản xuất, tiêu dùng, nhập khẩu gạo lớn trên thế
giới, Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Trung Quốc
nhập khẩu gạo chất lượng cao song xuất khẩu gạo có chất lượng bình thường
hoặc thấp. Năm 2000, mặc dù có hạn hán, quốc gia này đã vươn lên thứ ba
trong số các nước xuất khẩu gạo với số lượng là 2,95 triệu tấn, chỉ sau Thái
Lan và Việt Nam, tăng 9% so với năm 1999 (2,7 triệu tấn) nhưng giảm so
với mức 3,7 triệu tấn năm 1998. Vị trí này không ổn định trong các năm do
sự biến động thất thường giữa cung cầu gạo của nước này. Dự kiến năm
2001, Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm số lượng xuất khẩu xuống còn 1,8 triệu
tấn. Tuy nhiên, với ưu thế giá gạo rẻ và chất lượng ngày một được cải thiện,
gạo Trung Quốc đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, đặc biệt là tại châu
Phi và Nhật Bản.
3) Mỹ
Năm 2000, số lượng xuất khẩu gạo của Mỹ đạt 2,76 triệu tấn, đứng thứ
tư trong số các nước xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, những năm trước đây, Mỹ
vẫn đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan mặc dù chỉ chiếm khoảng 1,5%
tổng số lượng lúa toàn cầu và xếp thứ 11 về sản xuất gạo.
Là nước xuất khẩu gạo truyền thống với thị trường rộng lớn trên khắp
các châu lục, chất lượng gạo của Mỹ nổi tiếng là cao (loại A), đứng đầu thế
giới và có sức cạnh tranh ưu việt hơn hẳn các loại gạo khác, kể cả của Thái
Lan. Trong những năm đầu thập niên 90, Mỹ cung cấp khoảng 20% thị phần
gạo thế giới mà chủ yếu là các nước Mỹ Latinh (Mêhicô và Braxin). Xuất
khẩu gạo của Mỹ có được thành công nhờ vào hai lợi thế:
18
+ Thứ nhất, sự phát triển vượt bậc về công nghệ sản xuất, chế biến đến
bảo quản. Mỹ có hệ thống lưu kho dự trữ lớn nên gạo xuất khẩu luôn được
đảm bảo về mặt chất lượng, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất của
các nước nhập khẩu. Mỹ có thể xuất khẩu gạo ở các giai đoạn khác nhau của
quá trình chế biến, ở mọi chất lượng khác nhau cũng như đáp ứng mọi hình
thức bao gói hay chuyên chở.
+ Thứ hai, sức mạnh kinh tế, chính trị và các mối quan hệ với bạn hàng.
Gạo xuất khẩu của Mỹ được coi là “nông phẩm chính trị” và nằm trong cơ
chế bảo hộ của Nhà Trắng với nhiều chính sách như chính sách trợ cấp thu
nhập, chính sách trợ giá xuất khẩu hay cấp tín dụng xuất khẩu... Chính phủ
Mỹ thực hiện chính sách can thiệp mạnh vào giá gạo, cả trong nước và xuất
khẩu. Mỹ đã sử dụng gạo như một vũ khí để thực hiện mục tiêu đối ngoại
của mình trong các quan hệ kinh tế như việc gây áp lực đối với mở cửa thị
trường gạo của Nhật Bản và liên minh châu Âu.
Năm 2001, do những biến cố suy thoái kinh tế, đặc biệt vụ khủng bố
ngày 11 tháng 9 và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới, dự đoán số
lượng xuất khẩu của Mỹ sẽ giảm xuống còn 2,6 triệu tấn và sẽ gặp khá nhiều
khó khăn trong xuất khẩu mặt hàng này.
4) Pakistan
Là quốc gia nằm trong khu vực Nam Á, với số dân gần 150 triệu người,
Pakistan có truyền thống xuất khẩu gạo từ nhiều thập kỷ nay, với lượng gạo
trung bình trong thời gian gần đây là 2 triệu tấn. Xuất khẩu gạo của nước
này tương đối ổn định với các loại gạo chất lượng trung bình và khá. Những
năm gần đây, xuất khẩu của Pakistan tăng nhẹ. Cụ thể là năm 1998 số lượng
gạo xuất khẩu là 1,8 triệu tấn, 1999 là 1,85 triệu tấn, 2000 là 2 triệu tấn và
dự đoán trong năm 2001 sẽ là 2,25 tấn, chiếm hơn 10% tổng lượng gạo xuất
khẩu toàn thế giới.
5) Ấn Độ
Ấn Độ là một quốc gia luôn ở trong tình trạng thiếu lương thực. Từ
trước đến nay, Ấn Độ phải nhập khẩu một lượng gạo lớn chất lượng thấp
nhưng đồng thời cũng xuất khẩu gạo Basmati, một loại gạo đặc sản, sang các
thị trường châu Á và châu Phi, đặc biệt là thị trường Trung Đông. Những
năm gần đây, số lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ không ổn định do gặp
nhiều thiên tai. Hoạt động xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang có khó khăn vì
Bănglađét, thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp thấp chủ yếu của Ấn Độ, bắt
đầu thực hiện thả nổi việc đấu thầu mua gạo từ tháng 1/2000 với điều kiện
19
thanh toán nghiêm ngặt. Cụ thể là số lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ từ 4,5
triệu tấn năm 1998, chiếm 16,2% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới,
năm 1999 còn 2,4 triệu tấn, năm 2000 chỉ còn 1,3 triệu tấn.
Hiện nay, Bộ Thương mại Ấn Độ thông báo sẽ tiến hành thử nghiệm
AND để đảm bảo sự thuần chủng cho giống gạo Basmati Ấn Độ và sẽ
khuyến khích xuất khẩu gạo cao cấp này. Bên cạnh đó, Ấn Độ cho phép
Tổng công ty lương thực quyết định giá xuất khẩu song không được thấp
hơn giá bán cho người dân Ấn Độ sống dưới mức nghèo khổ. Các nhà xuất
khẩu Ấn Độ cho rằng gạo Ấn Độ có cơ hội thâm nhập vào các thị trường
nước ngoài nếu như giá thấp như giá các xuất xứ khác. Bộ Thương mại Ấn
Độ cũng đã xem xét kế hoạch xoá bỏ hạn chế xuất khẩu đối với các sản
phẩm như gạo, lúa mì, đường và hành. Gạo xay xát hiện đang được tự do
xuất khẩu, mặc dù các tư nhân muốn xuất khẩu vẫn buộc phải đăng ký hợp
đồng với Cơ quan phát triển nông nghiệp và xuất khẩu thực phẩm chế biến.
Hiện tại, Ấn Độ đang thu hút các nhà nhập khẩu gạo như Nam Phi, Nigiêria,
Arập-Xêút. Mục tiêu của Ấn Độ trong những năm tới là giảm bớt chi phí của
Chính phủ, khuyến khích xuất khẩu và bảo đảm an toàn lương thực, đặc biệt
là cố gắng xuất khẩu 3 triệu tấn gạo vào niên vụ 2000/2001.
1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam
1.2.1. Vị trí chiến lược của xuất khẩu gạo trong nền kinh tế quốc dân
Việt Nam là một nước đông dân, trong đó gạo là lương thực chính và
khó có thể thay thế. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của sản xuất gạo đối
với nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, khi đất nước đã có thể đảm bảo an
ninh lương thực, xuất khẩu gạo trong điều kiện kinh tế hiện nay có ý nghĩa
quyết định đối với quá trình hội nhập của nước ta và được thể hiện trên
nhiều khía cạnh, mà chủ yếu là:
1.2.1.1. Xuất khẩu gạo tăng thu ngoại tệ, tích luỹ vốn cho quá trình Công
nghiệp hoá- Hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước
Quá trình CNH-HĐH đất nước được xác định tiến hành lâu dài và theo
những bước đi thích hợp. Để tiến hành thành công quá trình này, cần huy
động tối đa mọi nguồn lực của quốc gia, trong đó vốn là một yếu tố vô cùng
quan trọng. Có vốn mới có thể xây dựng cơ sở hạ tầng, nhập khẩu máy móc
thiết bị tiên tiến, hiện đại, đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực... Vốn thường
được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: đầu tư nước ngoài, du lịch, vay
vốn trong dân, xuất khẩu... trong đó vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu có
20
tác động lớn đến hoạt động nhập khẩu, qua đó đẩy mạnh tiến trình CNH-
HĐH đất nước.
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta những năm gần đây, kim
ngạch từ xuất khẩu gạo chiếm một tỷ trọng khá lớn. Gạo đã trở thành một
mặt hàng chủ lực của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế cho
thấy xuất khẩu gạo từ lâu đã mang lại một nguồn vốn không nhỏ cho nước
ta. Theo số liệu mới nhất của Bộ Thương mại, trong suốt 11 năm từ 1989
đến 2000, tổng kim ngạch mà xuất khẩu gạo mang lại đạt gần 7 tỷ USD,
chưa kể đến xuất khẩu tiểu ngạch sang các nước láng giềng như Trung
Quốc, Lào, Campuchia. Như vậy, gạo đã chiếm tới khoảng 16% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước, một tỷ lệ không nhỏ đối với riêng một mặt
hàng trong rất nhiều mặt hàng xuất khẩu khác.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của gạo đối với quá trình CNH-HĐH
đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng hơn tới tăng cường áp dụng
công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt chú ý tới những giống lúa có chất
lượng và cho năng suất cao, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu gạo
nhằm đem lại nguồn vốn lớn phục vụ công cuộc đổi mới đất nước.
1.2.1.2. Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy
sản xuất phát triển
Khi Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo đồng nghĩa với việc tăng cường
sản xuất theo quy mô vùng. Hiện nay, ở nước ta đã và đang hình thành
những vùng lúa tập trung chuyên sản xuất gạo xuất khẩu bao gồm cả hai khu
vực chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Mỗi
vùng phù hợp với những loại giống lúa khác nhau. Như vậy, cơ cấu nông
nghiệp sẽ thay đổi phát huy theo lợi thế của từng vùng.
Khi đẩy mạnh xuất khẩu gạo, cơ cấu ngành nghề cũng sẽ thay đổi.
Hàng loạt các nghề phụ liên quan đến sản xuất và chế biến gạo như xay sát,
bảo quản, đánh bóng... cũng phát triển theo. Đây là điều kiện thuận lợi đối
với nền kinh tế dư thừa lao động như nước ta, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp
trong nông thôn và góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Trong những năm gần đây, sản lượng lúa thu hoạch tăng cao. Xuất
khẩu gạo tạo điều kiện mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tránh ứ đọng, tồn kho.
Khi khâu tiêu thụ được giải quyết sẽ tạo tâm lý an tâm, khuyến khích nông
dân tăng cường, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Như vậy,
xuất khẩu đã tác động ngược trở lại đối với sản xuất, là một tiền đề cho sản
21
xuất phát triển, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp và khả năng tiêu
dùng của một quốc gia như Việt Nam.
Khi tham gia xuất khẩu gạo, Việt Nam có điều kiện cạnh tranh, cọ xát
với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. Đây vừa là thuận lợi, vừa
là khó khăn đối với mặt hàng gạo của Việt Nam vì chất lượng của ta còn
kém hơn so với các nước xuất khẩu khác, đặc biệt là Thái Lan. Tuy nhiên,
để đảm bảo sự tồn tại của gạo Việt Nam trên thị trường, các doanh nghiệp
buộc phải tổ chức, xem xét lại khâu sản xuất, hình thành một cơ cấu sản xuất
thích hợp, hạ giá thành sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng. Các kênh
phân phối cũng phải tổ chức lại một cách hợp lý, giảm thiểu chi phí nhằm
mang lại lợi nhuận tối đa.
1.2.1.3. Xuất khẩu gạo tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sống của nhân dân
Như trên đã phân tích, khi xuất khẩu gạo được đẩy mạnh sẽ kéo theo
những ngành nghề khác hỗ trợ cho sản xuất như các hoạt động thương mại,
dịch vụ bao gồm các công đoạn tổ chức thu mua thóc từ nông dân, tạo đầu
vào cho xuất khẩu. Các hoạt động này nếu được được tiến hành tốt, có sự chỉ
đạo đúng đắn sẽ tạo ra sự khai thông đầu ra cho sản phẩm thóc của nhân dân
ở thời vụ thu hoạch, kích thích nông dân canh tác, nâng cao năng suất. Từ đó
tác động trở lại đối với sản xuất và xuất khẩu. Như vậy, không chỉ sản xuất
gạo xuất khẩu có thể giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nhiều lao
động mà những ngành nghề khác có liên quan cũng góp phần giảm tỉ lệ thất
nghiệp của nước ta.
Xuất khẩu gạo tạo một thị trường trong nước ít biến động, cân bằng
được cung cầu, không còn lượng hàng dư thừa và tồn kho trong nước, giá
gạo nội địa sẽ ổn định và cao hơn tạo thêm thu nhập cho người nông dân.
Khi xuất khẩu gạo thu được thêm ngoại tệ một phần để nhập khẩu các mặt
hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được. Điều đó góp phần cải
thiện đáng kể đời sống nhân dân, khuyến khích họ tăng cường sản xuất gạo
xuất khẩu nhiều hơn nữa.
Xuất khẩu gạo tạo sự phân công lao động hợp lý trên phạm vi toàn thế
giới. Dựa vào lợi thế so sánh tương đối đối với các loại gạo Việt Nam,
chúng ta cần biết sản xuất loại gạo nào đạt hiệu quả cao nhất và có khả năng
bán với số lượng lớn, giá cao. Tham gia vào thị trường bên ngoài rộng lớn,
chúng ta hiểu rõ hơn về nhu cầu người tiêu dùng và khả năng cung cấp của
22
các nước xuất khẩu khác để điều chỉnh định hướng xuất khẩu cho phù hợp
với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nước ta.
1.2.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua
1.2.2.1. Tình hình chung
Nếu nhìn lại giai đoạn trước đổi mới, khi cả nước ta lâm vào cảnh thiếu
đói triền miên, các gia đình luôn phải tích trữ lương thực, trộn lẫn các loại
gạo, sắn, khoai... trong mỗi bữa ăn thì mới thấy được thành công to lớn của
ngành lương thực nước ta trong suốt thời gian qua. Dưới cơ chế tập trung
bao cấp, sản xuất nông nghiệp nước ta mang nặng tính tự cấp tự túc, sản
xuất không đủ tiêu dùng, thiếu lương thực trở thành vấn đề quan tâm hàng
đầu của Đảng và Nhà nước. Từ khi thực hiện đổi mới sau nghị quyết 10 của
Bộ Chính trị về đổi mới kinh tế nông nghiệp đến nghị quyết 6 của Ban chấp
hành Trung ương khoá VI, cùng với việc ban hành một loạt các chính sách
kinh tế mới, nông nghiệp nước ta đã có nhiều khởi sắc. Cơ chế của nền nông
nghiệp từ tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hoá theo hướng CNH-
HĐH đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong xuất khẩu
gạo.
Năm 1989 là năm đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử xuất khẩu gạo của
nước ta, khi Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3, sau Thái Lan và Mỹ, trong số
những nước xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới. Số lượng gạo xuất khẩu
tăng dần từ 1,327 triệu tấn vào năm 1989 lên tới 1,478 triệu tấn năm 1990,
giảm nhẹ vào năm 1991 với 1 triệu tấn do những biến động từ thị trường
Nga và Đông Âu sau khi CNXH Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu
sụp đổ. Sau năm này, số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không ngừng
tăng. Năm 1995, Việt Nam xuất khẩu 2,025 triệu tấn và xếp vào vị trí thứ 4
trong các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Sau quyết định bãi bỏ lệnh
cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam, khối lượng gạo xuất khẩu có xu hướng
tăng nhanh. Việt Nam tiếp tục vươn lên hàng thứ 3 về xuất khẩu gạo vào
năm 1996 với số lượng hơn 3 triệu tấn, vượt qua Mỹ và chỉ xếp sau Thái
Lan, Ấn Độ. Kết quả này thực đáng ghi nhận vì vào năm này, Việt Nam phải
đối đầu với một loạt các thiên tai như bão nhiệt đới, lũ lụt... Các năm tiếp
theo, lượng gạo xuất khẩu vẫn tăng đều mà đỉnh cao là năm 1999 với 4,559
triệu tấn, thu về kim ngạch hơn 1 tỷ USD. Đến năm 2000, do những biến
động trên thị trường thế giới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm
xuống, chỉ còn 3,47 triệu tấn, kim ngạch thu về đạt 667 triệu USD. Năm
2001, kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều khó khăn nên dự đoán Việt Nam chỉ
23
xuất khẩu 3,470 triệu tấn. Số liệu về xuất khẩu gạo giai đoạn 1989-2001
được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1.4. Kết quả xuất khẩu (1989-2001)
Năm Số lượng % thay đổi so với năm trước
Trị giá
(USD/ MT)
Giá bình quân
(USD/MT)
1989 1.372 100 310.249 226,1
1990 1.478 106 275.390 186,3
1991 1.016 -462 229.857 226,2
1992 1.954 938 405.132 207,3
1993 1.649 -305 335.651 203,5
1994 1.962 313 420.861 214,5
1995 2.025 63 538.838 266,1
1996 3.047 1022 868.417 285,0
1997 3.682 635 891.342 242,1
1998 3.793 111 1.005.484 265,1
1999 4.559 766 1.007.847 221,0
2000 3.470 -1089 667.000 192,2
2001 3.700(*) 226
Tổng 30.227 6.990.345(**)
(*): Dự kiến; (**): Chưa kể số dự kiến xuất khẩu năm
2001
Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ Thương mại
Kim ngạch xuất khẩu gạo biến động theo các năm, phụ thuộc vào hai
yếu tố giá cả và số lượng xuất khẩu. Năm 1999 là năm Việt Nam đạt kim
ngạch xuất khẩu cao nhất cũng là năm số lượng gạo xuất lớn nhất, tuy giá
gạo Việt Nam trên thị trường thế giới không cao (221 USD/MT).
Về thị trường, khách hàng thường xuyên của gạo Việt Nam phần lớn là
các nước đang phát triển. Một số nước châu Âu mua gạo Việt Nam để
chuyển sang các nước châu Phi dưới hình thức viện trợ nhân đạo. Các nước
24
còn lại nhập khẩu gạo Việt Nam với mục đích tiêu dùng trong nước. Qua
nhiều năm, thị phần gạo Việt Nam đã tăng và có những cải thiện đáng kể.
Kể từ năm 1989, Việt Nam đã chuyển từ nước nhập khẩu sang xuất
khẩu gạo, cải thiện đời sống của một bộ phận lớn dân cư, gia tăng sức mua
xã hội, giảm bớt thâm hụt thương mại, là tiền đề chống lạm phát có kết quả,
từ đó tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế Việt Nam trong
những năm sau này. Kết quả trong xuất khẩu gạo là một trong những thành
quả nổi bật nhất về mặt kinh tế trong những năm cuối thế kỷ 20, là bước
khởi đầu cho quá trình chuyển đổi, vững bước tiến lên CNH-HĐH, vận hành
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của nước ta. Thành tựu này
đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng lương thực, tạo cho nhân dân niềm tin vào
sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, góp phần ổn
định tình hình phức tạp và nhiều biến động trong nước.
Có được những thành quả nói trên là nhờ vào sự điều chỉnh và đề ra
chính sách mới đúng đắn, sự năng động của nông dân cùng với những nỗ lực
của các nhà xuất khẩu, các nhà xay xát, chế biến và cả những thuận lợi, may
mắn do hoàn cảnh khách quan. Nhưng yếu tố chủ yếu nhất vẫn là cơ chế,
chính sách đã được hoàn thiện trong nhiều năm và sẽ liên tục được phát huy
trong những năm tới.
Nhìn chung trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu gạo đã có những
đóng góp rất quan trọng vào công cuộc phát triển chung của nền kinh tế.
Xuất khẩu gạo bước đầu có những thành công nhất định, chứng tỏ đường lối
đúng đắn của Đảng ta khi thực hiện chính sách mở cửa, đẩy mạnh tiến trình
hoà nhập của Việt Nam trên thị trường thế giới. Xuất khẩu gạo đã mang lại
hiệu quả kinh tế xã hội to lớn như đã phân tích là tạo nguồn thu ngoại tệ,
kích thích sản xuất lúa phát triển, góp phần đảm bảo an toàn lương thực
quốc gia, tạo việc làm ổn định cho lao động trong khu vực nông nghiệp và
mạng lưới lưu thông phân phối gạo rộng khắp cả nước, cung cấp nguồn
nguyên liệu dồi dào cho các ngành lương thực, thực phẩm.
1.2.2.2. Những tồn tại trong xuất khẩu gạo của nước ta
Ngoài những thành công đáng khích lệ, xuất khẩu gạo Việt Nam còn
tồn tại những yếu kém mà chúng ta cần xem xét, qua đó đề ra các biện pháp
cần khắc phục. Cụ thể là:
- Sức cạnh tranh trên thị trường thế giới của gạo Việt Nam vẫn còn
kém. Có nhiều nguyên nhân để giải thích song cần nhấn mạnh đến chất
lượng gạo thấp (qua khâu sản xuất và chế biến), cơ sở hạ tầng giao thông
25
cần thiết theo yêu cầu đã cũ kỹ, lạc hậu. Đây là điểm yếu cần khắc phục
ngay của gạo Việt Nam.
- Xuất khẩu gạo của Viêt Nam nhìn chung chưa ổn định. Vì thời gian
Việt Nam tham gia xuất khẩu còn chưa lâu so với các nước khác nên không
có được những bạn hàng truyền thống. Hơn nữa, chính sách bạn hàng của ta
còn nhiều bất cập, khó giữ được lòng tin ở khách hàng. Các đối thủ cạnh
tranh của Việt Nam có chất lượng gạo tốt hơn song về giá cả, gạo Việt Nam
thường rẻ hơn dù trong thời gian gần đây đã có những dấu hiệu đáng mừng
trong giá gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Chính vì thế, chúng ta
nên tập trung chủ yếu vào một số thị trường nhất định như thị trường các
nước đang phát triển để tìm kiếm nhanh chóng hợp đồng.
- Xuất khẩu gạo Việt Nam phần lớn phải tiến hành qua khâu trung gian,
rất ít khi nhà xuất khẩu trực tiếp tham gia đấu thầu giành hợp đồng ở các
nước nhập khẩu lớn nên chưa có được những hợp đồng quy mô lớn, giao
hàng với giá cả ổn định, dài hạn mà chủ yếu là hợp đồng ngắn hạn, từng
chuyến, theo mùa, giá cả bấp bênh và xác suất rủi ro khá cao.
- Hiện tượng cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong
nước do tranh mua, tranh bán dẫn đến đội giá mua lên cao, trình độ nắm bắt
và xử lý thông tin của doanh nghiệp vẫn còn yếu nên dễ dẫn đến bị thương
nhân nước ngoài ép giá.
Nói tóm lại, đi đôi với những thành tựu đạt được về xuất khẩu gạo
chúng ta còn rất nhiều khó khăn và thách thức phải vượt qua. Điều đó đòi
hỏi tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình này phải nghiên cứu,
tìm tòi những giải pháp khắc phục, đồng thời có những đổi mới thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu gạo ở nước ta.
26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT
NAM THEO QUAN ĐIỂM MARKETING-MIX
2.1. Các khái niệm cơ bản về Marketing
2.1.1. Khái niệm chung về Marketing
Hiện nay trong các tác phẩm về Marketing trên thế giới, có đến trên
2.000 định nghĩa về Marketing. Các định nghĩa đó về thực chất không khác
nhau và mỗi tác giả của các định nghĩa đều có quan điểm riêng của mình.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu vấn đề xuất khẩu gạo ở tầm vĩ mô, xin nêu ra một
định nghĩa khá phù hợp với khái niệm và thuật ngữ của Marketing:
“Marketing là tập hợp các phương thức (nghiên cứu thị trường, các chiến
lược...) mà một cơ quan, tổ chức sử dụng để gây ảnh hưởng lên thái độ,
hành vi của tập hợp người tiêu dùng đáng quan tâm theo chiều hướng thuận
lợi cho việc thực hiện các mục tiêu của cơ quan, tổ chức đó”.
Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, ngoài việc cân bằng cán cân thương mại,
những mục tiêu này bao gồm:
- Thứ nhất, sự ổn định vững chắc của kinh tế đất nước.
- Thứ hai, sự phân bố thu nhập đồng đều giữa người sản xuất, nhà xuất
khẩu.
2.1.2. Khái niệm về Marketing-mix và các thành phần cơ bản của
Marketing-mix
Theo Kotler, Marketing-mix là tập hợp những công cụ Marketing được
sử dụng để theo đuổi những mục tiêu Marketing của mình trên thị trường
mục tiêu. Marketing-mix bao gồm bốn yếu tố chính: chiến lược sản phẩm,
chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh
doanh. Meredith G.G (1991), trang 9 có nói rõ về 4 yếu tố này như sau:
Bảng 2.1. Các thành phần của Marketing-mix
Sản phẩm Phân phối Xúc tiến Giá cả
Chủng loại Vị trí các đại lý Quảng cáo Giá cơ sở
Chất lượng Loại đại lý Tiêu thụ cá nhân Điều kiện tín dụng
Nhãn hiệu Kho chứa hàng Bán trực tiếp Điều kiện chuyển giao
Bao bì
Sử dụng bởi nhà
bán buôn
Xúc tiến bán hàng Bảo hành
Dịch vụ
Sử dụng bởi nhà
bán lẻ
Công cộng Chiết giá và bớt giá
Giao hàng Đại lý độc quyền Quan hệ với công chúng Chiết khấu
27
* Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm luôn được coi là quan trọng nhất trong chiến lược
Marketing. Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, chiến lược này bao gồm các nhiệm
vụ như phát triển sản xuất, kiểm tra chất lượng, định vị sản phẩm nhằm đáp
ứng hai mục tiêu chính: thứ nhất, mục tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường và
tăng số lượng sản phẩm bán ra; thứ hai, mục tiêu cân bằng hoạt động xuất
khẩu ra nước ngoài và sự ổn định của thị trường trong nước nhằm đảm bảo
an ninh lương thực.
* Chiến lược giá cả
Giá là một yếu tố rất quan trọng trong Marketing-mix. Chính sách giá
phải đảm bảo thu hút các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào thương
mại hoá sản phẩm nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu.
* Chiến lược phân phối
Là chiến lược bao gồm các vấn đề như thiết lập các kiểu kênh phân
phối, lựa chọn trung gian, thiết lập mối liên hệ trong kênh và toàn bộ mạng
lưới phân phối, các vấn đề dự trữ, kho bãi, phương thức vận chuyển... Hiểu
theo nghĩa rộng, phân phối có nghĩa là tập hợp tất cả các phương thức và
hoạt động chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người bán đến người mua. Chiến
lược này chú trọng đến các mục tiêu:
+ Mở rộng thị trường tiềm năng.
+ Tăng cường chất lượng các kênh thương mại.
+ Giảm thiểu chi phí trong phân phối.
* Chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Là chiến lược bao gồm mọi hoạt động nhằm truyền bá những thông tin
về sản phẩm như quảng cáo, kích thích tiêu thụ và các hoạt động khuyến mại
khác... tới người tiêu dùng. Chiến lược này nhằm đẩy mạnh các luồng thông
tin hai chiều giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Như vậy, Marketing-mix là loại Marketing phối hợp hài hoà các yếu tố
cơ bản của nó sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của môi trường kinh
doanh nhằm thu được lợi nhuận tối ưu.
Về nội dung có thể đưa ra mô hình sau:
28
MM
P1 P2
P4 P3
Đỉnh chóp của Marketing-mix toả ra 4 trục chính xuống các điểm của
4P là MM-P1, MM-P2, MM-P3, MM-P4. Như vậy, đỉnh chóp MM đã hình
thành sự phối hợp giữa các P. Do đó, tại bất kỳ điểm P nào cũng luôn luôn
có sự liên kết với các P khác. Mối liên kết giữa các P là mối liên hệ qua lại
hai chiều.
Nội dung phối hợp hài hoà 4P cần phải thực hiện đồng bộ theo một kế
hoạch thống nhất trong một thời gian nhất định nhằm đạt được hiệu quả tối
ưu. Muốn có được sự phối hợp thành công phải hiểu rõ vai trò của từng yếu
tố P, vừa phát hiện kịp thời mối liên hệ, tương tác giữa chúng.
2.1.3. Vai trò của Marketing-mix trong kinh doanh
Theo định nghĩa về Marketing-mix thì đó là tập hợp những công cụ
được sử dụng để tạo sự thích ứng giữa sản phẩm và thị trường mục tiêu. Như
vậy, mục đích của Marketing-mix là đảm bảo rằng sản phẩm có thể đáp ứng
được thị trường mục tiêu. Theo Kotler, 4P nằm dưới sự kiểm soát của người
bán (nhà xuất khẩu) và được sử dụng để tác động đến người mua. Theo quan
điểm của người mua (nhà nhập khẩu) thì mỗi công cụ của Marketing đều có
chức năng cung ứng một ích lợi cho khách hàng. Trong xuất khẩu nói chung
và xuất khẩu gạo nói riêng, nếu đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một
cách tinh tế, thuận tiện và thông tin hữu hiệu thì sẽ giành được thắng lợi.
Nói một cách khác, để tác động trực tiếp và có hiệu quả tới khách hàng thì
các thành phần của Marketing-mix phải được sử dụng một cách tổng hợp.
Marketing-mix được thiết kế theo những thủ tục sau: sản phẩm được
thu mua để đáp ứng nhu cầu của khách hàng (sản phẩm); địa điểm mà khách
hàng sẽ tìm chúng (địa điểm) và khách hàng sẽ biết nó là loại sản phẩm gì,
nó hoạt động như thế nào (xúc tiến bán). Sau đó mức giá sẽ được ước lượng
với sự cân nhắc đến tổng lượng cung cấp cho khách hàng. Quyết định được
đưa ra liên quan đến cả 4 yếu tố trong Marketing-mix, bởi vì các yếu tố này
29
đều có ảnh hưởng đến quá trình Marketing và đều có những đóng góp cho
việc bán hàng.
2.2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm
Marketing-mix
2.2.1. Sản phẩm
Trong 4 yếu tố của Marketing-mix, sản phẩm đóng vai trò quan trọng
nhất. Theo đề tài, sản phẩm được hiểu là các loại gạo xuất khẩu, phân tích
theo các bước cơ bản: quá trình sản xuất, chất lượng và chủng loại...
2.2.1.1. Sản xuất lúa gạo - bước khởi đầu cho xuất khẩu
Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp
lương thực trong nước và tạo ra lượng gạo dư thừa dành cho xuất khẩu. Sản
xuất lúa gạo phụ thuộc vào các yếu tố chính như diện tích đất trồng, khí hậu,
nhân công, phân bón...
Là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống và làm việc bằng nghề
nông, Việt Nam coi sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất chính. Từ sau Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, với những thay đổi trong đường lối
chính sách, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất
lương thực nói chung và lúa gạo nói riêng. Từ chỗ thiếu lương thực phải
nhập khẩu thường xuyên, sau năm 1989, Việt Nam đã tự túc được lương
thực và có khối lượng xuất khẩu ngày càng tăng, đứng thứ hai, thứ ba trên
thế giới. Sản lượng lúa gạo tăng khá ổn định trên cả 3 mặt: diện tích, năng
suất, chất lượng và hiệu quả.
- Thứ nhất, về diện tích đất trồng, Việt Nam có gần 7 triệu ha đất dành
cho trồng trọt, chiếm 21% tổng diện tích của cả nước. Hai vựa lúa chính là
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm tới 5,6 triệu
ha, trong đó đất trồng trọt chiếm diện tích lớn. Cụ thể đồng bằng sông Hồng
năm 1990 chiếm 17,5%, đến năm 1998 có giảm nhưng đồng bằng sông Cửu
Long tăng từ 42% lên 51,8%. Nhìn chung diện tích đất trồng lúa cả nước
tăng từ 5,89 triệu ha năm 1989 lên 7,33 triệu ha năm 1998, trung bình tăng
2,33%/năm.
- Thứ hai, về năng suất lúa cũng có những thay đổi đáng kể. Từ mức 26,6
tạ/ha năm 1976-1980, năng suất lúa bình quân trên cả nước đã lên tới 32,5
tạ/ha năm 1981-1988; 34,8 tạ/ha năm 1989-1993; 38 tạ/ha năm 1994-1997
và 40 tạ/ha năm 2000, đạt nhịp độ tăng bình quân 4-5%/năm. Như vậy,
khoảng 42-44% sản lượng thóc tăng do tăng diện tích, còn lại do tăng năng
suất. Điều đó có được nhờ ứng dụng nhiều tiến bộ KHKT, nhất là những tiến
bộ về giống lúa có năng suất và chất lượng cao như CR 203, OM 80-81, IR
30
58, IR 64 và các giống lúa lai Trung Quốc. Từ đó đã có những thay đổi trong
cơ cấu mùa vụ, tránh né được nhiều thiệt hại do thời tiết gây ra.
- Thứ ba, về sản lượng lúa. Do năng suất và diện tích sản xuất tăng và
tăng với tốc độ khá cao nên sản lượng lúa của cả nước cũng tăng. Giai đoạn
1995-2000 sản lượng lương thực hàng năm của nước ta đạt trung bình 28,7
triệu tấn, cao nhất so với những năm trước. Cụ thể năm 1995 đạt 24,9 triệu
tấn, năm 1996 đạt 26,4 triệu tấn, năm 1997 đạt 27,6 triệu tấn, năm 1998 đạt
29,1 triệu tấn, năm 1999 đạt 31,4 triệu tấn, đặc biệt năm 2000 sản lượng lúa
lên tới 32,5 triệu tấn. Dự kiến năm 2001 con số này sẽ giảm nhẹ xuống 31,4
triệu tấn. Mặc dù tốc độ tăng dân số ở nước ta còn cao nhưng tốc độ tăng
trưởng của sản lượng lúa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số nên lương thực
bình quân đầu người cũng tăng qua các năm.
Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu - Bộ thương mại
Nhìn chung, tình hình phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong
những năm qua có những dấu hiệu tích cực với những thành tích đáng kể.
Có được thành công đó là do thay đổi kịp thời và đúng đắn trong cơ chế
quản lý, đặc biệt là cơ chế “khoán 10” năm 1988. Bên cạnh đó, những tiến
bộ trong các khâu cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá và nghiên cứu sinh học cải tạo
giống lúa đã góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ
cấu mùa vụ, tăng diện tích đất gieo trồng, thâm canh tăng năng suất lúa...
Tuy nhiên, dù đã có sự tiến bộ vượt bậc so với thời kỳ trước, sản xuất
lúa gạo ở nước ta vẫn còn biểu hiện những hạn chế khó tránh khỏi. Về mặt
kỹ thuật, dù đã áp dụng công nghệ mới nhưng nhìn chung vẫn còn lạc hậu,
phải sử dụng lao động thủ công trên đồng ruộng. Năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm tuy có sự cải thiện rõ nét nhưng vẫn còn thấp so với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta thường chú trọng đến việc tạo
ra số lượng gạo lớn nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước và xuất
khẩu song lại không quan tâm nhiều đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm
BiÓu ®å 2.1: S¶n lîng lóa qua tõng n¨m
0
5000000
10000000
15000000
20000000
25000000
30000000
35000000
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
N¨m
S¶
n
l
în
g
(t
Ên
)
S¶n lîng
31
để tạo sức cạnh tranh, nâng cao giá của mặt hàng gạo xuất khẩu trên thị
trường quốc tế.
Trong thời gian tới, sản xuất lúa gạo sẽ tập trung thực hiện ba mục tiêu:
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, thoả mãn nhu cầu lương
thực cho tiêu dùng trong bất cứ tình huống nào; đảm bảo đủ nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến và tăng khối lượng xuất khẩu với hiệu quả cao.
2.2.1.2. Chất lượng gạo xuất khẩu
* Chất lượng
Tuy trong những năm gần đây Việt Nam đạt vị trí cao về số lượng gạo
xuất khẩu nhưng về chất lượng thì có nhiều yếu kém. Chất lượng của gạo
nói chung phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên và tác động của con
người như đất đai, khí hậu, nước tưới, phân bón, giống lúa, chế biến, vận
chuyển, bảo quản... mà quan trọng nhất là giống lúa, các phương pháp sản
xuất và các khâu sau thu hoạch.
- Về giống lúa: từ nhiều năm qua, Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo và áp
dụng nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng
chống chịu giỏi với tình hình thời tiết, thiên tai, sâu bệnh. Tuy nhiên, các
giống lúa làm hàng xuất khẩu đòi hỏi những yêu cầu cao hơn các loại khác.
Ví dụ như đồng bằng sông Cửu Long - chiếc nôi sản xuất gạo của nước ta -
có tới 70 giống lúa khác nhau thì chỉ có 5 giống lúa có thể làm hàng xuất
khẩu được là IR 9729, IR 64, IR 59606, OM 132, và OM 997-6. Tương tự
như vậy, ở miền Bắc, lượng giống lúa cũng dừng lại ở con số 5 gồm C70,
C71, CR 203, Q5, IR 1832 là đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, trên tổng số lượng
giống lúa gieo trồng khá phong phú. Qua đó cho thấy, giống lúa kém chất
lượng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của gạo
xuất khẩu Việt Nam. So sánh với các quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế
giới như Thái Lan, Ấn Độ thì thấy được rằng họ có những giống lúa có thể
cho gạo có chất lượng cao hơn nhiều. Điển hình là Thái Lan, cường quốc
hàng đầu về xuất khẩu gạo, với giống lúa Khaodaumali chất lượng cao, với
sản lượng xuất một năm là 1,2 triệu tấn. Ấn Độ cũng rất tự hào với gạo
Basmati, một loại gạo thơm đặc sản, đang cạnh tranh gay gắt với hàng của
Thái Lan và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của
nước này.
- Về phương pháp sản xuất và các khâu sau thu hoạch, khâu đóng vai trò
khá quan trọng, quyết định tới chất lượng gạo xuất khẩu cũng còn nhiều bất
cập. Dù đã áp dụng các phương pháp mới vào trong sản xuất nhưng không
toàn bộ nên rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng khi thu hoạch. Sau khi gặt hái,
hạt thóc phải được xay xát, chế biến, bảo quản tốt nhằm làm tăng giá trị. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy ngành công nghiệp xay xát chế biến lúa gạo ở nước
32
ta còn nhỏ bé và thường áp dụng những công nghệ lạc hậu. Cụ thể, công
việc ở một số khâu được tiến hành như sau:
Phơi sấy: giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống kho chứa và cách
thức bảo quản, nhất là đối với một nước có khí hậu nhiệt đới như ở Việt
Nam. Kỹ thuật phơi nói chung thường rất lạc hậu, nông dân thường làm theo
cách thủ công. ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung cấp tới 90% lượng gạo
xuất khẩu thì cũng phải trên 90% phơi thóc trên đường giao thông, bờ kênh
rạch, ngay trên ruộng và phơi qua đêm. Cách phơi này rất bị động, lại gây
tình trạng lẫn lộn, lẫn tạp và nhất là hạt thóc không khô đều từ ngoài vào
trong nên khi xay xát tỷ lệ gạo gãy, gạo tấm cao làm giảm giá trị hạt gạo.
Hiện nay trong nước đã có nhiều loại máy sấy có chất lượng tốt, song vì chi
phí cao (cả đầu tư ban đầu cũng như năng lượng cho quá trình sấy), thời gian
sử dụng lại ngắn, chỉ phù hợp với điều kiện sản xuất hàng hoá lớn nên chưa
phát triển.
Bảo quản: thóc sau khi phơi khô phải được bảo quản nơi thoáng mát,
trong những bao bì sạch, có khả năng hạn chế ẩm, mốc, sâu mọt. Nông dân
thường bảo quản tại nhà. Ở đồng bằng sông Hồng, nông dân thường sử dụng
các kho không có hệ thống thông hơi và các thiết bị bảo vệ chống côn trùng
và chuột. Hơn nữa, khí hậu ở khu vực này rất khắc nghiệt với nhiệt độ trung
bình là 26-280C và lên tới 36-370C vào mùa hè; độ ẩm là 80%, có lúc tới
100% nên khó có thể bảo quản tốt lúa gạo xuất khẩu.
Các doanh nghiệp thường có kho lớn hơn. Tuy nhiên, mạng lưới kho từ
lâu năm, một số không phù hợp, chất lượng kho kém, thiếu phương tiện bốc
dỡ và hầu hết vẫn dùng lao động thủ công.
Xay xát, tái chế: công nghiệp xay xát đóng vai trò rất quan trọng đối với
chất lượng gạo xuất khẩu. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, hiện nay có hơn 300 cơ sở xay xát quy mô vừa và 6.000 cơ sở
quy mô nhỏ có thể xử lý 15 triệu tấn gạo mỗi năm. Phần lớn các cơ sở này
sử dụng máy xát do các doanh nghiệp nhà nước cung cấp, một số khác thì
nhập khẩu từ nước ngoài. Tỷ lệ thu hồi gạo ở các cơ sở xay xát tư nhân chỉ
đạt 60-62% trong đó gạo nguyên 42-45%, tấm 18-20%. Như vậy, khâu xay
xát ở khu vực này nghiễm nhiên làm mất đi trên dưới 10% giá trị do chất
lượng gạo giảm. Chỉ các nhà máy thuộc Tổng công ty lương thực và công ty
lương thực ở các tỉnh được trang bị máy tốt, các công đoạn được thực hiện
hoàn chỉnh từ đầu đến cuối (loại bỏ tạp trước khi xay, bóc vỏ trấu, xát trắng,
đánh bóng gạo, phân loại gạo, tách màu và đóng bao) nên đạt tỷ lệ thu hồi
gạo tới 75-76% (gạo nguyên 52-55%).
Nhìn chung, công đoạn sau thu hoạch ở Việt Nam vẫn còn những yếu
kém. Theo những ghi nhận từ cuộc điều tra của Viện nghiên cứu sau thu
hoạch, những khu vực mục tiêu của đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng
33
sông Hồng và miền Trung thì tỷ lệ thất thoát của gạo là từ 13% đến 16%.
Đây là một tỷ lệ cao so với trung bình của thế giới (10%). Do đó thực tiễn
đòi hỏi chúng ta cần nâng cao hơn nữa các phương pháp xử lý gạo sau khi
thu hoạch qua tất cả các công đoạn như trang bị, làm mới công nghệ, cung
cấp các thiết bị hiện đại... Như vậy mới có thể giảm tỷ lệ thất thoát, tăng chất
lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
* Tỷ lệ tấm và các chỉ tiêu khác
Chất lượng gạo xuất khẩu phụ thuộc vào các tiêu thức khác nhau để
đánh giá. Trên thương trường gạo quốc tế, gạo được phân ra 5 loại thị hiếu,
mỗi loại có chất lượng khác nhau dựa trên các chỉ tiêu: tỷ lệ tấm, kích thước
hạt, độ ẩm, mức độ đánh bóng, tỷ lệ amylaza, tỷ lệ protein, nhiệt hồ hoá, mùi
thơm... và ứng với mỗi loại chất lượng sẽ có giá mua khác nhau. Trong hoàn
cảnh cụ thể của Việt Nam là nước mới xuất khẩu gạo từ 1989 thì bước đầu
các doanh nghiệp chỉ quan tâm tới tỷ lệ tấm, kích thước hạt và màu gạo. Đối
với chỉ tiêu tỷ lệ tấm, nếu gạo đạt tỷ lệ dưới 10% được coi là chất lượng cao,
10-15% là chất lượng trung bình và trên 15% là chất lượng thấp.
Bảng 2.2. Chất lượng gạo xuất khẩu (1989-2001)
(% so với tổng số lượng xuất khẩu năm đó)
Năm/Tỷ lệ % tấm Cấp cao (5-10%)
Cấp trung bình
(15%)
Cấp thấp (25-30%)
và loại khác
1989-1995 (*) 41,20 14,15 44,65
1996 45,50 11,00 43,50
1997 41,00 9,00 50,00
1998 53,00 11,00 36,00
1999 34,78 23,34 41,88
2000 42,68 26,24 31,08
2001 (đến 31/8) 39,00 13,20 47,80
Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu-Bộ Thương mại
Năm 1989 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo, chủ yếu là gạo cấp
thấp (97,42%) còn gạo cấp trung bình và gạo cấp cao chiếm tỷ lệ ít. Đó là do
những đầu tư về mặt kỹ thuật và chế biến của chúng ta có nhiều hạn chế dẫn
đến tỷ lệ tấm là 35% trong gạo, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối lượng
34
xuất khẩu, gây ra những thiệt thòi lớn. Xuất khẩu ở thời kỳ này do kém về
chất lượng nên sức cạnh tranh kém dẫn đến việc chúng ta phải bán cho các
nước có truyền thống xuất khẩu gạo để chế biến lại và tái xuất, chịu chi phí
trung gian cao. Qua nhiều năm, khi sản xuất được cải thiện, chất lượng gạo
đã tiến bộ do có nhiều giống mới và công tác chế biến, bảo quản tốt, Việt
Nam đã có nhiều loại gạo tốt đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường thế
giới.
Xét về tỷ lệ tấm, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng
tăng tỷ lệ gạo cấp cao và trung bình, đồng thời giảm tỷ lệ gạo cấp thấp. Tuy
nhiên mức tăng không ổn định. Năm 1998, tỷ lệ gạo cấp cao là 53% tăng so
với 41,2% trung bình 7 năm (1989-1995). Trong năm 1999, gạo 5-10% tấm
lại giảm xuống còn 34,78%, thấp nhất so với các năm trước. Dự báo năm
2001 tỷ lệ gạo theo thứ tự cấp cao, trung bình, thấp lần lượt là 39%, 13,2%,
và 47,8% - một kết quả không mấy khả quan cho việc đánh giá chất lượng
gạo xuất khẩu dựa theo tỷ lệ tấm. Tình hình này cũng không có nghĩa chất
lượng gạo Việt Nam nói chung bị tụt lùi mà có thể là sự ứng xử hợp lý trong
chiến thuật kinh doanh xuất khẩu của ta căn cứ vào nhu cầu giá cả và diễn
biến thực tế của thị trường gạo thế giới. Năm 2001 là năm kinh tế toàn cầu
có nhiều khó khăn, đặc biệt cả lượng gạo xuất-nhập đều có nguy cơ giảm so
với năm 2000. Trong điều kiện giá gạo tăng, nhiều nước nghèo chỉ có thể
tiêu dùng những loại gạo có chất lượng thấp do sức mua hạn chế, đẩy giá
gạo loại này tăng nhiều so với giá gạo chất lượng cao. Giảm tỷ lệ gạo tấm 5-
10% có thể là một ứng xử linh hoạt trong việc hoạch định chính sách xuất
khẩu của Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt khi chúng
ta mở rộng thị trường sang các nước châu Phi và châu Á - những nước có
nhiều nhu cầu về gạo phẩm cấp thấp và trung bình. Bên cạnh đó, để phù hợp
với xu hướng phát triển của thị trường thế giới, Việt Nam vẫn chủ trương
tăng tỷ trọng gạo chất lượng cao nhằm hướng ra thị trường châu Âu, Nhật và
Bắc Mỹ. Mặc dù những năm gần đây gạo có chất lượng cao ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn - một tiến bộ nói chung của ngành sản xuất và xuất khẩu
gạo - nhưng vẫn còn những nhược điểm khác như độ trắng không đồng đều,
lẫn thóc và tạp chất, gạo vụ hè thu thường có độ ẩm cao, bạc bụng, vàng hạt,
tỷ lệ gãy cao... Khi đánh giá chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta, ngoài tỷ
lệ tấm cũng cần chú trọng đến các tiêu thức khác thì mới có thể có những kết
quả phân tích chính xác về gạo xuất khẩu được.
35
* Kiểm tra
Một vấn đề nữa cần quan tâm là việc kiểm tra chất lượng gạo Việt Nam
trước khi xuất khẩu. Cơ quan quan trọng nhất của Việt Nam trong lĩnh vực
kiểm tra chất lượng là Vinacontrol, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra tới
95% lượng gạo xuất khẩu.
Tiến trình kiểm tra chất lượng bao gồm các bước sau:
- Kiểm tra chất lượng kho chứa gạo
- Kiểm tra chất lượng đóng bao
- Kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu
Theo kết quả nhận định của Vinacontrol, trong xuất khẩu gạo tồn tại hai
vấn đề chính: do chất lượng yếu kém của các kho gạo dẫn đến tăng tỷ lệ gạo
ẩm mốc trong mùa mưa, các kho chứa phải di chuyển đến nơi khác gây khó
khăn cho việc vận chuyển gạo xuất khẩu.Việc khắc phục những nhược điểm
về chất lượng gạo là một vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên, chúng ta phải
cố gắng nỗ lực tìm ra mấu chốt và giải quyết hợp lý, nâng cao chất lượng
gạo, từ đó tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
2.2.1.3. Chủng loại gạo xuất khẩu
Trên thị trường thế giới, gạo thường được chia làm 6 nhóm như sau:
Nhóm gạo hạt dài chất lượng cao chủ yếu xuất khẩu từ Mỹ. Loại gạo này
được ưa chuộng ở thị trường châu Âu, Trung Đông, Hồng Kông, Singapo
và chiếm 25% thị phần thế giới.
Nhóm gạo hạt dài chất lượng trung bình. Loại gạo này được dùng chủ
yếu trong thương mại quốc tế mà khách hàng chính là các nước châu Á
và châu Phi, những nước cần nhập khẩu gạo để giải quyết vấn đề thiếu
hụt về gạo.
Nhóm gạo hạt ngắn và trung bình. Loại gạo này được xuất khẩu chủ yếu
sang các nước nghèo như Băng-la-đét, Sri-lan-ca, Tây Phi, Ấn Độ…
Nhóm gạo sấy chia làm hai loại:
- Gạo sấy có màu, chất lượng kém được tiêu dùng chủ yếu trong các nước
có tổng thu nhập quốc dân thấp.
- Gạo sấy trắng, chất lượng tốt. Được tiêu dùng ở thị trường các nước phát
triển như Mỹ, châu Âu và Trung Đông.
Nhóm gạo đặc sản xuất khẩu của các nước châu Á như Thái Lan với gạo
Jasmin; Việt Nam với gạo Nàng Hương, Chợ Đào; Ấn Độ với gạo
Basmati. Gạo đặc sản rất được ưa chuộng trên thế giới, nhất là các nước
36
châu Âu, đồng thời cũng được tiêu thụ nhiều tại các thành phố giàu có ở
châu Á như Băng-cốc, Hồng-kông, Ma-ni-la...
Nhóm gạo nếp. Loại gạo này là gạo tiêu thụ hàng ngày trong khu vực
Đông Bắc Thái Lan và một vài vùng ở Lào, Cam-pu-chia.
Ở Việt Nam hiện nay, gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo tẻ hạt dài, chất
lượng trung bình được sản xuất hầu hết từ đồng bằng sông Cửu Long, gạo
hạt ngắn và trung bình và gạo đặc sản. Trong cơ cấu xuất khẩu đó, chúng ta
vẫn chưa chú trọng tới gạo đặc sản truyền thống. Hiện nay trên thế giới, ở
những nước phát triển, loại gạo này rất được ưa chuộng và trong tương lai,
nhu cầu về loại gạo này sẽ ngày càng tăng, đem lại nguồn thu lớn cho các
nước xuất khẩu.
Việt Nam xuất khẩu gạo đặc sản từ lâu nhưng không thường xuyên và
với số lượng nhỏ nên không đem lại hiệu quả lớn, không đủ sức cạnh tranh
với các nước khác, mặc dù chất lượng tương đương. Chúng ta mới chỉ bước
đầu xuất khẩu gạo Tám Thơm ở miền Bắc, gạo Nàng Hương và Chợ Đào ở
miền Nam. Từ năm 1992, Việt Nam đã trồng gạo “Japonica” của Nhật Bản
và xuất khẩu sang nước này. Đó cũng là thành công của Việt Nam khi đã
xâm nhập được vào thị trường Nhật Bản, một thị trường vốn nổi tiếng với
những người tiêu dùng khó tính.
2.2.2. Giá cả
Trong Marketing-mix, giá cả là yếu tố duy nhất liên quan trực tiếp đến
doanh số và lợi nhuận. Giá được biểu thị bằng một lượng tiền nhất định và là
nội dung phức tạp đồng thời quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh.
Đối với xuất khẩu gạo, chính sách giá cả phải hợp lý để có thể thu hút
các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia vào kinh doanh, làm tăng
kim ngạch, đem lại nguồn thu lớn cho đất nước.
Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan. Nhà nước Việt Nam can thiệp nhiều vào giá gạo trên thị
trường nội địa. Tuy nhiên giá xuất khẩu lại được xác định bởi quan hệ cung
cầu trên thị trường thế giới. Nhìn chung giá xuất khẩu chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố nhưng cũng có tác động ngược lại thị trường thể hiện trên 3
khía cạnh: ảnh hưởng của giá tới số lượng bán, tới lợi nhuận của các nhà
xuất khẩu và thu nhập của người nông dân và ảnh hưởng tới nền kinh tế nói
chung. Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết giá cả trên
cơ sở xem xét các yếu tố thanh toán, cạnh tranh và sự phù hợp với các chiến
lược khác trong Marketing-mix.
37
Để phân tích giá xuất khẩu gạo theo quan điểm của Marketing-mix,
chúng ta cần xem xét giá gạo trên thị trường thế giới và giá bán trên thị
trường trong nước, các nhân tố ảnh hưởng đến giá gạo xuất khẩu… để từ đó
có những nhận định về giá xuất khẩu của gạo Việt Nam.
2.2.2.1. Giá gạo trên thị trường thế giới
Giá gạo quốc tế
Trên thế giới, tuỳ từng điều kiện cụ thể của mỗi nước như điều kiện tự
nhiên, cách thức sản xuất, kỹ thuật ứng dụng… của mỗi nước khác nhau mà
có những chủng loại gạo khác nhau. Mỗi loại gạo như vậy sẽ tương ứng với
một loại giá, tạo nên thị trường thế giới đa dạng, phong phú về giá cả và chất
lượng. Cũng giống như các hàng hoá khác khi tung ra thị trường quốc tế, giá
gạo phải thoả mãn ba điều kiện căn bản: thứ nhất, phải là giá của những hợp
đồng thương mại lớn thông thường, trong đó các bên mua bán phải được tự
do ký kết hợp đồng, không bị ràng buộc bởi những điều kiện khác; thứ hai,
phải là giá thanh toán bằng đồng tiền tự do chuyển đổi mà chủ yếu vẫn là
đô-la Mỹ (giá gạo quốc tế thường tính bằng đồng tiền này); thứ ba, phải là
giá ở trung tâm giao dịch quốc tế quan trọng nhất. Như đã đề cập ở chương
I, từ trước đến nay, Thái Lan vẫn là nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo. Chính
vì vậy, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan (FOB Băng-cốc) được coi như giá
chuẩn mực của giá quốc tế, đáp ứng được ba điều kiện trên và phản ánh thực
chất quan hệ cung cầu và quy luật vận động của giá cả trên thị trường gạo
thế giới.
Đặc điểm của giá gạo quốc tế trong những năm gần đây
- Giá tăng nhưng không ổn định
Trong thời gian qua, nhìn chung giá gạo quốc tế tăng nhưng không ổn
định. Tuy nhiên những năm gần đây nhất lại có xu hướng giảm xuống. Cụ
thể là:
38
Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại
Qua biểu đồ trên cho thấy giá gạo xuất khẩu bình quân của thế giới cao
nhất vào năm 1996 (345 USD/tấn) và bắt đầu giảm từ năm 1997. Nguyên
nhân chủ yếu là mùa hè năm này, Thái Lan phá giá nội tệ và đã làm giá gạo
thế giới giảm mạnh. Châu Á là khu vực sản xuất, tiêu thụ gạo lớn nhất thế
giới nên khi cuộc khủng hoảng tiền tệ bao trùm các nước này làm tăng áp
lực đối với giá cả và làm gía gạo tiếp tục giảm trong suốt hai năm tiếp theo
1998, 1999.
Năm 2000 là một năm sóng gió trên thị trường gạo thế giới, với nhu
cầu đặc biệt thấp. Giá gạo ở tất cả các nước xuất khẩu đều giảm do nhu cầu
gạo của các nước nhập khẩu lớn như In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Bra-xin…
giảm. Sản lượng gạo của các nước này đã đạt mức cao sau hai năm mất mùa
vì biến động thời tiết và do những cố gắng hỗ trợ phát triển ngành gạo của
chính phủ các nước đó. Năm 2000 được đánh dấu bởi thiên tai (lũ lụt, bão
nhiệt đới…) diễn ra liên tiếp ở các nước sản xuất gạo lớn như Trung Quốc,
Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan. Mặc dù thiên tai gây ảnh hưởng tới sản
lượng và việc vận tải gạo, song chỉ ảnh hưởng cục bộ và ngắn hạn tới giá
gạo. Sản lượng vẫn bội thu song giá gạo nhìn chung giảm, tới mức thấp kỷ
lục kể từ 7 năm nay.
BiÓu ®å 2.2: Gi¸ g¹o b×nh qu©n trªn thÕ giíi
trong nh÷ng n¨m qua
213 225
230 235
268
321
345 340 329
289
0
50
100
150
200
250
300
350
400
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
N¨m
G
Ýa
g
¹o
(
U
SD
/t
Ên
)
Gi¸ g¹o
39
9 tháng đầu năm 2001, thị trường thế giới tiến triển khá phức tạp. Giá
gạo tăng, giảm không ổn định, phụ thuộc nhiều vào cầu của các nước nhập
khẩu với mức giá trung bình dự tính cả năm 2001 là 223 USD/tấn. Những
tháng đầu năm, giá gạo ở các nước xuất khẩu chính như Việt Nam, Thái Lan
đều tăng. Tuy nhiên những tháng sau giá gạo giảm dần xuống do lượng cầu
của khách hàng thấp.
Theo dự báo của Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc
(FAO), giá gạo trong những năm tới sẽ tăng. Cụ thể là giá gạo dựa trên cơ sở
gạo trắng của Thái Lan tăng đều trong hai năm 2001-2002 ở mức 240
USD/tấn vào cuối năm 2001, tăng lên 280 USD/tấn vào năm 2002 và 290
USD/tấn vào quý I / 2003.
- Sự thay đổi về chỉ số giá gạo chất lượng cao và thấp
Thông thường, các loại gạo trên thế giới thường được chia làm hai
nhóm: nhóm chất lượng cao và nhóm chất lượng thấp, căn cứ vào các chỉ
tiêu về tỷ lệ tấm, kích thước hạt, độ ẩm, mức độ đánh bóng, tỷ lệ protein…
Theo tổng hợp của FAO, chỉ số giá chất lượng cao và thấp thay đổi khác
nhau. Trước năm 1995, giá cả nhóm chất lượng cao thường ổn định và ít
biến động hơn so với nhóm chất lượng thấp. Khi giá có xu hướng giảm, sự
biến động thường tập trung vào nhóm chất lượng thấp trong khi nhóm chất
lượng cao sẽ tăng giá nhanh hơn trong trường hợp giá có xu hướng tăng.
Điển hình năm 1993, khi giá không tăng (chỉ số giá chung các nhóm gạo Ip
= 1) thì chỉ số giá gạo chất lượng cao IpCLC=1,02 và chỉ số giá gạo chất
lượng thấp IpCLT=0,92. Năm 1994, Ip=1,14 thì IpCLC=1,18 và IpCLT=1,04.
Sau năm 1995, giá cả của cả hai nhóm gạo có sự thay đổi một cách tương
đồng, có nghĩa là giá nhóm gạo chất lượng cao biến động không còn ở mức
cao hơn nhóm gạo chất lượng thấp mà thậm chí còn ngược lại. Ví dụ năm
1995, Ip=1,29 thì IpCLC=1,24 và IpCLT=1,46.
Nhìn chung, qua phân tích chỉ số của FAO, có thể thấy rằng giá xuất
khẩu của nhóm gạo chất lượng cao vẫn thường xuyên biến động sát với chỉ
số giá chung trên thị trường thế giới, là căn cứ phản ánh tình hình biến động
giá cả. Các nhà xuất khẩu thường phản ứng với việc giá gạo trên thị trường
tăng mạnh bằng cách tăng tỷ trọng nhóm gạo chất lượng thấp và giảm tỷ
trọng nhóm gạo chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Sự chênh lệch giá giữa các loại gạo
Sự đa dạng phong phú về chủng loại gạo thường dẫn đến những mức
giá khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi có những mức chênh lệch rõ rệt giữa các
40
loại gạo có cùng thời gian, cùng điều kiện giao hàng ở cùng trung tâm giao
dịch dù mức chênh lệch này không hoàn toàn giống nhau ở những thời điểm
khác nhau. Ví dụ như mức giá chênh lệch giữa các khách hàng khác nhau.
Khách hàng lớn, làm ăn lâu dài thường được hưởng mức giá ưu đãi, thấp
hơn so với khách hàng nhỏ, giao dịch lần đầu. Nhà xuất khẩu cũng có thể ưu
tiên về giá và các điều kiện khác như cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu
với khối lượng lớn, theo hợp đồng dài hạn.
Bên cạnh đó, gạo cùng chủng loại cũng có thể có giá khác nhau vì được
xuất khẩu từ các nước khác nhau. Nhìn chung, do phụ thuộc vào chất lượng
và những yếu tố khác chi phối, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan thấp hơn của
Mỹ nhưng lại thường cao hơn các nước khác như Việt Nam, Ấn Độ…
Giá gạo thơm đặc sản thường cao hơn nhiều so với giá gạo đại trà. So
với giá gạo đại trà có phẩm cấp trung bình (20% tấm) thì giá gạo thơm đặc
sản xuất khẩu thường gấp tới gần 3 lần do chất lượng hơn hẳn. Hơn nữa, giá
gạo thơm đặc sản của các nước cũng khác nhau. Ví dụ như gạo thơm đặc sản
của Thái Lan thường được khách hàng mến mộ hơn so với gạo cùng loại của
Ấn Độ, Pakistan
2.2.2.2. Chi phí sản xuất và giá lúa trong nước
Chi phí sản xuất
Nhìn chung, chi phí sản xuất gạo ở Việt Nam không cao, đặc biệt khi so
sánh với giá thành của Thái Lan, khi phân tích điều kiện sản xuất, đất đai, tỷ
lệ diện tích được tưới tiêu, năng suất và giá các yếu tố đầu vào, cho thấy ở
Việt Nam rẻ hơn so với Thái Lan
Bảng 2.3. So sánh chi phí sản xuất gạo ở Việt Nam và Thái Lan
STT Chỉ tiêu Việt Nam Thái Lan
1 Xăng (lít) 0,35 USD 0,40 USD
2 Dầu D.O (lít) 0,26 USD 0,30 USD
3 Điện (kW/h) 0,064 USD 0,82 USD
Nguồn: Nguyễn Đình Long. Tạp chí thương mại số 6/2000
Theo tính toán của tiến sĩ Nguyễn Đình Long, viện phó Viện Kinh tế
nông nghiệp, ước tính chi phí sản xuất 1 kg lúa của Việt Nam là 1250-1600
VNĐ, tương đương 0,83-107 USD/tấn, thấp hơn so với giá thành của Thái
Lan là 105-110 USD/tấn. Xét trên góc độ chi phí: chi phí cho yếu tố đầu vào
41
của ta thấp hơn song ta lại đạt được năng suất lúa cao hơn. Đây là lợi thế
cạnh tranh lớn trên thị trường gạo quốc tế.
Ở trong nước, chi phí sản xuất lúa của đồng bằng sông Hồng cao hơn
nhiều so với sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, tạo ra rự chênh lệch
đáng kể và khó khăn trong việc cân đối giá gạo giữa hai vùng. Ví dụ như
năm 1997, chi phí sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng là 1500 đ/kg trong
khi ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 1100 đ/kg – một khoảng cách không
nhỏ trong giá thành sản xuất.
Giá lúa trong nước
Giá lúa trong nước tăng đều từ năm 1989 và đạt mức cao nhất vào năm
1998. Theo số liệu của hiệp hội XNK lương thực Việt Nam, giá lúa của các
năm từ 1989 đến 2000 lần lượt như sau (tính bằng đồng Việt Nam):
Bảng 2.4. Giá lúa Việt Nam qua các năm
Năm 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Giá 916 967 1193 975 1097 1111 1693 1578 1447 1650 1380 1144
Chênh
lệch
0 51 226 -281 122 4 572 -115 -131 203 -270 -236
Nguồn: Hiệp hội XNK Việt Nam
Do tỷ giá hối đoái VNĐ/USD cũng tăng nên tính lại theo diễn biến của
tỷ giá này thì giá lúa trong nước của Việt Nam lại gần như ổn định. Giá lúa
đạt cao nhất vào năm 1995, xấp xỉ 1700 đ/kg, sau đó là năm 1998. Giá lúa
bình quân năm 2000 cũng chỉ bằng 1140, khoảng 70% so với năm 1998.
Năm 2001, giá lúa trong nước không ổn định và ở nhiều mức khác nhau. Giá
bình quân mua của người cung cấp từ 1250-1300 đ/kg, giá mua thấp nhất ở
tỉnh An Giang từ 1102-1200 đồng, cao nhất là tỉnh Long An với 1388 đồng.
Phân tích mối quan hệ giữa giá gạo trong nước và giá gạo trên thị trường
quốc tế nhằm mục đích để hiểu đưọc hệ thống Marketing đẩy mạnh xuất
khẩu gạo ở nước ta. Năm 1989, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo với
chất lượng gạo kém phẩm chất. Là một nước bước đầu hoạt động trên thị
trường gạo thế giới, Việt Nam vẫn còn khá xa lạ với những quy luật của thị
trường này. Hơn chục năm qua, với những kinh nghiệm tích tụ được, với
việc cải tiến chất lượng gạo và thiết lập các mối quan hệ bạn hàng quốc tế đã
đưa Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn. Mối quan hệ giữa giá
42
gạo trong nước và giá gạo trên thị trường quốc tế cũng phản ánh rõ nét
những thay đổi trong thời kỳ này.
2.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
Khi Việt Nam xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới, có rất nhiều nhân tố
tác động, ảnh hưởng không nhỏ tới giá cả mặt hàng này trong đó có những
nhân tố lâu dài, tạm thời, có nhân tố tự nhiên, xã hội, nhân tố kinh tế, chính
trị...
Quan hệ cung cầu
Cũng như tất cả các hàng hoá khác, quan hệ cung-cầu ảnh hưởng trực
tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam. Gạo là nguồn lương thực thiết yếu,
chi phối đời sống của rất đông dân số trên toàn cầu, đặc biệt ở châu Á. Khi
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo từ những năm đầu thập kỷ 90, số lượng gạo
xuất khẩu liên tục tăng. Tuy nhiên giá cả gạo của Việt Nam trên thị trường
thế giới không phụ thuộc vào lượng gạo xuất ra mà bị ảnh hưởng bởi số
lượng nhập khẩu của các nước tiêu thụ lớn của gạo Việt Nam. Mô hình sau
thể hiện rõ mối quan hệ giữa thu nhập, sản lượng của gạo
Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa thu nhập và sản lượng của gạo
Nguồn: Tạp chí "Nghiên cứu kinh tế", tháng 8/2001
Thực tế cho thấy, sản lượng gạo liên tục gia tăng từ năm 1990 đến nay
bất chấp có sự thay đổi về giá gạo. Qua mô hình trên, quy ước tổng cung gạo
trong dài hạn là một đường thẳng đứng đi gần với sản lượng tiềm năng và
không phụ thuộc vào giá cả (LAS). Khi tổng cầu (AD) thay đổi thì giá cả
thay đổi, có nghĩa là khi các nước nhập khẩu gạo giảm số lượng nhập khẩu
thì giá gạo thế giới cũng biến động và giảm xuống từ P1 xuống P2. Giá gạo
xuất khẩu của Việt Nam do ảnh hưởng của giá gạo thế giới cũnh giảm xuống
theo.
AD1
AD2
LAS
P
P1
P2
43
Nhân tố thời vụ
Thời vụ sản xuất và thu hoạch lúa gạo gắn liền với những biến động
của cung-cầu và giá gạo qua các tháng của năm. Ở Việt Nam, thời điểm giá
gạo ở vào đỉnh cao trong năm không phải thời điểm xuất khẩu nhiều, nhưng
lúc xuất khẩu nhiều lại thường là lúc giá cả gạo xuống thấp.
Nhìn chung, số lượng xuất khẩu gạo thường mang tính chu kỳ, thể hiện
ở mức tăng giảm: cứ mỗi giai đoạn 2 đến 3 tháng khi lượng xuất khẩu tăng
mạnh thì đến giai đoạn lượng xuất khẩu giảm. Thời điểm xuất khẩu mạnh lại
tập trung vào các thành mùa khô, nhất là trong thời vụ đông xuân, lúc giá
lúa, gạo tương đối thấp. Chu kỳ sản lượng gạo tăng giảm này phụ thuộc chủ
yếu vào thời tiết, khí hậu của Việt Nam. Mỗi khi thiên tai, mất mùa nghiêm
trọng thường làm thay đổi giá. Những thay đổi đó chi phối quy luật sản xuất
và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong nhiều năm qua. Chính vì tính chu kỳ
của sản lượng gạo nên giá cả lúa gạo, bao gồm giá lúa trong nước và giá gạo
xuất khẩu cũng mang tính chu kỳ. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của
cả nước nên giá lúa gạo Việt Nam gắn liền với cơ cấu mùa vụ và chu kỳ xuất
khẩu của khu vực này. Nhu cầu nhập khẩu của khách hàng nước ngoài ảnh
hưởng trực tiếp đến quy luật trên. Các nhà nhập khẩu đã lợi dụng đặc thù sản
xuất lúa gạo của Việt Nam mong muốn giá giảm có lợi nhất cho họ. Thông
thường vào thời điểm xuất khẩu gạo nhiều nhất thì giá gần như không bao
giờ ở mức cao nhất và ngược lại, khi giá cao nhất thì số lượng xuất khẩu
không nhiều. Điều này gây thiệt hại không nhỏ đối với tổng kim ngạch xuất
khẩu gạo của Việt Nam.
Để giải quyết vấn đề, Chính phủ chủ trương cho các doanh nghiệp mua
gạo tạm trữ từ nông dân trong lúc lượng cung dư thừa và giá giảm. Đến lúc
giá gạo trên thế giới tăng mới tung lượng gạo dự trữ ra thị trường nhằm bán
được giá cao nhất. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc thực hiện chủ
trương này. Cụ thể là năm 2001, sau vụ thu hoạch đông xuân, giá lúa hạ
xuống thấp phổ biến từ 1100-1150 đồng. Các doanh nghiệp do UBND tỉnh
chỉ định được ưu tiên vay vốn không lãi trong thời hạn 6 tháng để mua đủ 1
triệu tấn gạo với giá sàn quy định là 1300 đ/kg lúa. Khi giá gạo nhích lên
vào tháng 5 và tăng nhanh trong tháng 8, Chính phủ bắt đầu chỉ thị cho các
doanh nghiệp tung hàng ra bán nhưng mới được biết rằng, lượng gạo dự trữ
không đủ 1 triệu tấn như đã giao chỉ tiêu. Lý do là các doanh nghiệp thấy giá
lúa tăng chậm, sợ lỗ nên không mua nhiều, không hoàn thành kế hoạch và
không thực hiện các bước đi mà Chính phủ chỉ thị.
44
Nhìn chung, tính chu kỳ của giá lúa gạo và lượng xuất khẩu hàng tháng
có mối quan hệ tương quan chặt chẽ với nhau. Giá xuất khẩu tăng sau khi
lượng xuất khẩu biến động hoặc giá xuất khẩu giảm trước, sau đó lượng xuất
khẩu giảm theo. Thông thường khi tồn kho trong nước giảm xuống thấp thì
áp lực phải xuất khẩu gạo giảm. Lúc đó giá trong nước lên cao, các nhà xuất
khẩu không muốn bán ra thị trường bên ngoài tạo sự mất cân bằng giữa
cung-cầu gạo xuất khẩu, ảnh hưởng tới uy tín trong kinh doanh của gạo Việt
Nam.
Khả năng thanh toán của các nước nhập khẩu và ảnh hưởng của thị
trường lương thực thế giới
Việt Nam thường xuất khẩu gạo sang các nước đang phát triển ở châu
Á và châu Phi. Khả năng thanh toán bằng ngoại tệ của những nước này
thường bị hạn chế nhất là khi có những khó khăn về kinh tế như khủng
hoảng tiền tệ năm 1997, lạm phát... Tình hình đó ảnh hưởng trực tiếp đến
biên độ cung cầu về gạo. Giá các loại gạo phẩm cấp trung bình, có tỷ lệ tấm
cao thường bị ảnh hưởng.
2.2.2.4. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây
Kết quả xuất khẩu gạo của chúng ta so với những năm đầu thập kỷ 90
thật đáng tự hào. Tuy nhiên vấn đề bất cập nhất đối với các nhà xuất khẩu
gạo Việt Nam vẫn là giá gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Việt Nam thường xuất khẩu gạo theo điều kiện FOB là chính. Chúng ta
ít có các kênh trực tiếp xuất khẩu gạo gạo đến tận tay khách hàng mà phần
lớn phải tái xuất khẩu qua một số nước như Singapo vì không tìm được thị
trường. Tính chất mùa vụ của sản xuất cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu vì
mang đặc điểm từng chuyến, từng đợt nên khó có thể thoả mãn được nhu
cầu của khách hàng một cách thường xuyên, ổn định. Thời gian 12 năm
tham gia xuất khẩu gạo là một quá trình tương đối dài nhưng so với các
nước có truyền thống thì trong lĩnh vực này, Việt Nam vẫn còn là một nước
non trẻ. Kinh nghiệm sản xuất, chế biến gạo của nước ta còn nhiều yếu kém
về chất lượng nên thường bị thua thiệt và chèn ép về mặt giá cả. Các kênh
thông tin không đủ hiện đại để cung cấp cho các doanh nghiệp đầy đủ và cập
nhật tình hình lương thực trên thế giới nên dễ dẫn đến hiệu quả kém trong
việc nắm bắt và ra quyết định xuất khẩu, dẫn đến giá gạo xuất khẩu của Việt
Nam thường thấp hơn giá của các nước đối thủ cạnh tranh.
Qua phân tích trên, chúng ta thấy được việc giá gạo xuất khẩu của Việt
Nam thấp hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của các nhà xuất khẩu nước ta.
45
Chúng ta không tự động hạ giá để có sức cạnh tranh cao trên thị trường mà
buộc phải chấp nhận mức giá khá cách biệt với thị trường thế giới. Nguyên
nhân chủ yếu vẫn là do chúng ta không đáp ứng được đầy đủ những đòi hỏi
nghiêm ngặt của gạo xuất khẩu nói chung, về quy cách chất lượng, cơ sở hạ
tầng phục vụ cho sản xuất và chế biến, năng suất bốc xếp và việc cung ứng
hàng.
Nhìn chung, giá xuất khẩu bình quân của gạo Việt Nam từ năm 1989
tới nay có tăng nhưng không ổn định. Theo số liệu của Vụ Xuất nhập khẩu -
Bộ Thương mại, giá gạo bình quân trong những năm gần đây biến động khá
phức tạp, đặc biệt khi so sánh với giá gạo bình quân của thế giới
Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu – Bộ Thương mại
Như vậy, mức giá cao nhất là vào năm 1996 (285 USD/MT). Thời kỳ
từ 1991 đến 1994 giá gạo xuất khẩu tương đối ổn định. Từ năm 1995 đến
1998 giá tăng, đồng thời số lượng gạo tăng nên tổng kim ngạch lớn. Từ năm
1999, dù xuất khẩu nhiều nhưng giá cả giảm mạnh nên tổng giá trị xuất khẩu
không cao. Giá cả bắt đầu suy giảm từ năm này kéo dài đến nay.
Những năm gần đây, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn, có
năm chỉ sau Thái Lan, nước luôn chiếm vị trí hàng đầu trong xuất khẩu gạo
trên thị trường thế giới. Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm có xu
hướng ngày càng nhích gần với giá cả quốc tế. Dù đã thu nhỏ hơn nhưng
khoảng chênh lệch giữa giá xuất khẩu của Thái Lan với giá cùng loại của
Việt Nam vẫn còn tồn tại.
BiÓu ®å 2.3: So s¸nh gi¸ g¹o trung b×nh cña thÕ giíi vµ
ViÖt Nam
225 230 235
268
321
345 340 329
289
226
207 204 214
266
285
242
265
221
0
50
100
150
200
250
300
350
400
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
N¨m
G
Ýa
g
¹o
(
U
SD
/t
Ên
)
Gi¸ thÕ giíi
Gi¸ ViÖt Nam
46
Bảng 2.5. So sánh giá gạo cùng phẩm cấp giữa Việt Nam và Thái Lan
Đơn vị tính: USD/tấn
Chênh lệch
Năm
Giá quốc tế FOB
Bangkok 5% tấm
Giá xuất khẩu của Việt Nam
quy theo giá 5% tấm Số tiền Tỷ lệ (%)
1989 320 245 75 23,4
1990 287 224 63 22,0
1991 290 234 56 193
1992 280 233 47 16,8
1993 268 230 38 14,2
1994 295 265 30 10,2
1995 338 314 24 7,1
1996 362 342 20 5,5
1997 265 245 20 7,5
1998 285 270 15 5,2
1999 240 232 8 3,3
2000 198 188 10 5,0
Nguồn: FAO – Facsimil Transmission BOT-OMIC Bangkok
Vụ Xuất nhập khẩu-Bộ Thương mại
Qua bảng trên cho thấy, khoảng cách giữa hai giá gạo cùng loại của
Thái Lan và Việt Nam đang dần thu ngắn lại. Đây là một dấu hiệu đáng
mừng cho giá gạo Việt Nam. Từ chênh lệch với tỷ lệ cao nhất vào năm 1989
là 23,4%, chúng ta đã hạ xuống mức thấp nhất là 3,3% năm 1999. Đặc biệt
năm 2001, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng so với mức tăng của gạo Thái
Lan cùng loại. Cuối tháng 5/2001, giá gạo 5% tấm của Thái Lan và Việt
Nam lần lượt là 164 USD/tấn và 159 USD/tấn nhưng đến đầu tháng 9, chênh
lệch chỉ còn 1 USD/tấn với giá là 174 USD/tấn và 173 USD/tấn. Đặc biệt
những ngày đầu tháng 11/2001, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã lên tới 194
USD/tấn, cao hơn gạo Thái Lan 24 USD/tấn - một dấu hiệu đáng mừng cho
giá loại gạo này của Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm này, cung gạo của
Việt Nam lại khan hiếm, chỉ tập trung chủ yếu vào những hợp đồng nhỏ đã
ký (những hợp đồng xuất khẩu sang châu Phi, Ai Cập, Inđônêxia và Nga.
Bên cạnh đó, trong cơ cấu chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, các loại
gạo cấp thấp và trung bình chiếm tỷ trọng cao, ngược lại đối với Thái Lan,
các loại gạo cao cấp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu gạo xuất khẩu nên nhìn
47
một cách tổng thể, giá gạo bình quân của ta vẫn thấp hơn nhiều so với giá
gạo bình quân của Thái Lan. Ví dụ năm 1990, giá gạo xuất khẩu trung bình
của Việt Nam là 186,3 USD/tấn chỉ bằng 68,7% so với giá gạo xuất khẩu
trung bình của Thái Lan là 271 USD/tấn, thấp hơn 31,3%. Đến những năm
gần đây, khoảng cách giữa hai loại giá trên đã được thu ngắn và có những
dấu hiệu đáng mừng cho giá gạo Việt Nam.
2.2.3. Phân phối
Đối với sản phẩm gạo xuất khẩu, việc nghiên cứu thị trường gạo thế
giới và các đối thủ cạnh tranh để đưa ra một loại gạo phù hợp với chính sách
giá hợp lý thôi chưa đủ mà còn phải xem xét nên đưa gạo ra thị trường bên
ngoài như thế nào, bằng những hình thức nào cho có hiệu quả nhất.
Chính sách phân phối có vai trò vô cùng quan trọng trong chính sách
Marketing gạo xuất khẩu. Theo quan điểm của Marketing-mix, việc xây
dựng một chính sách phân phối không chỉ dừng lại ở việc quyết định số gạo
sẽ được xuất khẩu thông qua hoạt động mua bán của các trung gian mà nó
còn bao gồm cả việc tổ chức vận hành các mạng lưới trung gian đó để kết
hợp nhịp nhàng hoạt động tiêu thụ gạo phù hợp với từng biến động trên thị
trường thế giới. Chính sách này bao gồm hai khâu: khâu mua và khâu xuất
khẩu.
2.2.3.1. Khâu mua
Trước năm 1986, các kế hoạch về xuất khẩu và nhập khẩu đều do Nhà
nước quy định và cấp phép. Chỉ những công ty cấp bộ và cấp tỉnh mới có
quyền hoạt động trong lĩnh vực này. Các trạm thu mua của các công ty này
có nhiệm vụ thu lúa của nông dân từ trong các làng xã. Tuy nhiên, một thị
trường tự do khác vẫn tồn tại song song với thị trường trên. Ở cấp làng,
những nông dân thừa sản lượng vẫn bán lúa cho những người thiếu. Ở cấp
tỉnh, thành phố thì diễn ra các cuộc trao đổi gạo giữa những công ty hoạt
động theo cơ chế trên và các công ty không được cấp phép.
Sau năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã cải tiến dần
hệ thống thương mại ở nước ta. Nhà nước vẫn còn kiểm soát các hoạt động
xuất nhập khẩu nhưng việc độc quyền nhà nước trong lưu thông phân phối
lúa gạo ở trong nước đã được tháo gỡ. Nông dân có thể tự do bán sản phẩm
tới các thương nhân sau khi đã trả đầy đủ các loại thuế theo quy định. Tất cả
các thành phần kinh tế đều có thể tham gia vào kinh doanh lúa gạo, vận
chuyển từ người sản xuất đến người tiêu dùng và nhà xuất khẩu.
48
Tuy nhiên, giữa nông dân và các nhà xuất khẩu, mà chủ yếu tập trung
vào các doanh nghiệp nhà nước có uy tín và khả năng cạnh tranh cao trên thị
trường thế giới vẫn có quá nhiều trung gian. Theo Bộ Thương mại, có tới
95% lượng gạo xuất khẩu là do trung gian mua bán. Người nông dân thiếu
địa điểm và các phương pháp tốt để dự trữ, bảo quản lúa, lại luôn cần vốn để
chuẩn bị cho vụ mùa tới nên bắt buộc phải bán phần lớn lượng sản phẩm cho
tư nhân thu mua lẻ. Tư nhân thu mua lẻ, do thiếu kỹ thuật chế biến, phải bán
lại cho tư nhân thu mua lớn. Các nhà kinh doanh này chế biến gạo ra thành
phẩm cuối cùng và cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Nguyên nhân chính của tình hình này là do vốn hạn chế, do bộ máy
quản lý và điều hành thiếu năng động trong các đơn vị kinh doanh trực thuộc
Nhà nước. Việc tư nhân thực hiện phần lớn khối lượng gạo xay xát xuất
khẩu một mặt có những tích cực vì sẽ tạo sức cạnh tranh, chống thế độc
quyền của Nhà nước, thúc đẩy lượng gạo xuất khẩu, song mặt khác dẫn đến
những bất lợi không nhỏ như việc nông dân bị ép giá, phải bán số lượng lớn
giá rẻ cho tư thương, khó dẫn đến thực hiện được chủ trương của Nhà nước
trong việc duy trì mức giá đảm bảo cho nông dân mức lợi nhuận 25-40% để
khuyến khích sản xuất.
Tương tự như trong khâu thu mua, tư nhân đóng vai trò quan trọng
trong khâu chế biến, bảo quản gạo xuất khẩu. Chính vì vậy đã dẫn đến tiêu
chuẩn chất lượng và độ đồng đều của gạo xuất khẩu cũng bị hạn chế. Trong
khi đó, các cơ sở xay xát lớn của quốc doanh chưa được khai thác triệt để,
nhất là những nhà máy có công suất lớn và công nghệ hiện đại với trang
thiết bị đồng bộ ở các công đoạn sát, sàng, xoa, hồ tẩy, đánh bóng, đóng gói
để phục vụ xuất khẩu.
Hiện tại, công suất của các cơ sở xay xát trong nước có thể đáp ứng nhu
cầu của cả nước nhưng quốc doanh chỉ chiếm 1/3. Ở miền Nam có những
nhà máy có công suất lớn và công nghệ hiện đại như nhà máy xay xát Satake
Sài Gòn, công suất 600 tấn/ngày, nhà máy xay Cửu Long công suất 240
tấn/ngày. Ở miền Bắc có gần 2500 cơ sở lớn nhỏ, có thể xay xát hết số thóc
sản xuất ra trong năm. Song do thiết bị lạc hậu, một số nhà máy lớn do
doanh nghiệp Nhà nước quản lý đều có tuổi thọ trên 30-40 năm, một số
được đầu tư cải tạo nhưng thiếu đồng bộ nên giá thành sản phẩm vẫn ở mức
cao. Những cơ sở xay xát nhỏ đang chiếm ưu thế, trong đó có 2200 cơ sở
nhỏ do tư nhân đầu tư, quản lý, khai thác, chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị
49
trường hiện nay hoặc phục vụ xuất khẩu với khối lượng nhỏ, phẩm cấp trung
bình.
Để đổi mới, chúng ta đã nhập các thiết bị đồng bộ, đảm bảo cho các
doanh nghiệp quốc doanh có thể chế biến gạo đạt chất lượng cao, nâng cao
công suất máy. Bên cạnh xay xát, cần có một hệ thống kho chứa nhằm bảo
quản tốt gạo xuất khẩu. Tư nhân thường sử dụng kho nhỏ, không đảm bảo
do vị trí xây dựng không được tính toán, không thích hợp với cơ chế thị
trường hiện nay. Các kho do quốc doanh lương thực quản lý thường có chất
lượng tốt với 50% là kho kiên cố và 50% kho bán kiên cố nhưng hiệu suất
sử dụng kho thấp, (30% tổng dung tích kho). Tuy nhiên, ở những địa bàn
trọng điểm, nhất là cảng khẩu thì lại thiếu kho, đặc biệt là các loại kho hiện
đại, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật bảo quản gạo xuất khẩu.
2.2.3.2. Khâu xuất khẩu
Trong khâu xuất khẩu gạo ở Việt Nam, các doanh nghiệp quốc doanh
vẫn chiếm vị trí độc quyền. Những bất cập trong phân phát hạn ngạch và hạn
chế số lượng các doanh nghiệp có quyền xuất khẩu gạo đã gây khó khăn
không ít đối với kim ngạch gạo xuất khẩu của nước ta nói chung. Nhiều
doanh nghiệp tìm mọi cách để có thể tham gia vào xuất khẩu gạo, nảy sinh
những cạnh tranh tự phát và tiêu cực. Thương nhân bên ngoài thường lợi
dụng tình hình đó để ép giá, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế quốc
dân.
Để khắc phục những nhược điểm nêu trên, các cơ quan Nhà nước đã có
nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và nắm vững biến động cung cầu, giá
cả của thị trường gạo quốc tế để quản lý, chỉ đạo giá xuất khẩu trong nước,
hướng dẫn các doanh nghiệp đầu mối không xuất khẩu dưới mức giá tối
thiểu đã quy định.
Trước năm 2001, Bộ Thương mại kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã chủ trương tinh giảm số doanh nghiệp đầu mối nhằm
nâng cao trình độ tập trung, chuyên môn hoá trong xuất khẩu. Tháng 1/1997,
Bộ Thương mại đã công bố các quy định mới về các tiêu chuẩn chọn lựa
doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo. Thông báo số 13848/ TM-XNK chỉ rõ
các doanh nghiệp này phải thoả mãn ba điều kiện: đã được cấp giấy phép
kinh doanh xuất nhập khẩu; là thành viên của Hiệp hội xuất nhập khẩu lương
thực Việt Nam; đã trình đơn xin phép và được Hiệp hội đề nghị Bộ Thương
mại cho phép xuất khẩu gạo. Đặc biệt, các nhà xuất khẩu này phải kinh
doanh xuất nhập khẩu gạo (trực tiếp hoặc uỷ thác) trong 3 năm liên tục trước
50
khi nộp đơn với doanh thu hàng năm tối thiểu 50 tỉ đồng và được cơ quan
cấp tỉnh hoặc thành phố chứng nhận. Nếu như năm 1997 có tất cả 16 doanh
nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo thì đến năm 2000, theo thông tư số 35/TT-
BTM, con số này đã lên tới 47.
Những năm qua, xuất khẩu gạo tập trung vào một số doanh nghiệp
nhà nước như Tổng công ty lương thực miền Nam, Tổng công ty lương thực
miền Bắc, các công ty lương thực các tỉnh sản xuất gạo chủ yếu như An
Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An... Theo số liệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.pdf