Tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn: ----------
Luận Văn
Thực trạng và một số giải
pháp nâng cao hiệu quả
kinh doanh tại Công ty
TNHH Việt - Trung tỉnh
Lạng Sơn
1
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang trên đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, mục tiêu
chính của Đảng và Nhà nước là đưa ta trở thành một nước có nền kinh tế
phát triển ổn định, xã hội công bằng và văn minh. Muốn làm được điều đó
thì yếu tố trước hết và cần thiết đó là phải có một nền kinh tế phát triển. Với
chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong những
năm qua chúng ta đã tạo được những bước phát triển lớn trong quá trình xây
dựng kinh tế đất nước. Điều đó chứng tỏ các thành phần kinh tế hoạt động
rất có hiệu quả. Một trong những thành phần kinh tế đó là loại hình công ty
Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), loại hình công ty này đã và đang phát triển
rất mạnh mẽ cả về số lượng cũng như lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hàng
năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước một lượng tiền rất lớn. Song để tồn
tại trong cơ ch...
77 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----------
Luận Văn
Thực trạng và một số giải
pháp nâng cao hiệu quả
kinh doanh tại Công ty
TNHH Việt - Trung tỉnh
Lạng Sơn
1
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang trên đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, mục tiêu
chính của Đảng và Nhà nước là đưa ta trở thành một nước có nền kinh tế
phát triển ổn định, xã hội công bằng và văn minh. Muốn làm được điều đó
thì yếu tố trước hết và cần thiết đó là phải có một nền kinh tế phát triển. Với
chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong những
năm qua chúng ta đã tạo được những bước phát triển lớn trong quá trình xây
dựng kinh tế đất nước. Điều đó chứng tỏ các thành phần kinh tế hoạt động
rất có hiệu quả. Một trong những thành phần kinh tế đó là loại hình công ty
Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), loại hình công ty này đã và đang phát triển
rất mạnh mẽ cả về số lượng cũng như lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hàng
năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước một lượng tiền rất lớn. Song để tồn
tại trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh
nghiệp như hiện nay đòi hỏi trước hết phải làm tốt công tác sản xuất kinh
doanh của mình nhằm trước hết đạt được mục đích kinh doanh là sản xuất
kinh doanh phải có lãi và sau đó thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Như chúng ta đã biết kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố như: Công tác quản lý lãnh đạo;
giá cả hàng hoá mua vào, bán ra; môi trường sản xuất kinh doanh; nhu cầu
của thị trường ; công tác hạch toán kế toán v.v...
Hiệu quả kinh doanh là vấn đề đặt ra cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt là trong
điều kiện kinh tế thị trường. Các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp trước khi ra
quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nghành, một sản phẩm dịch vụ nào đó ngoài việc
trả lời các câu hỏi sản xuất caí gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? còn phải
biết chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. Dĩ nhiên rằng, lợi ích thu được phải lớn hơn
chi phí bỏ ra mới mong thu được lợi nhuận. Hay nói cách khác, các nhà đầu tư, các
chủ doanh nghiệp bao giờ cũng mong muốn được lợi nhuận tối đa với một chi phí
thấp nhất có thể. Sở dĩ nói như vậy thì lợi ích (lợi nhuận) mà nói rộng ra là hiệu quả
kinh doanh vừa là động lực, vừa là tiền đề để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát
triển được trong điều kiện cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, mọi rủi ro, bất trắc luôn
có thể xảy ra, nguy cơ phá sản luôn rình rập...
2
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay hiệu quả kinh doanh đối với các
doanh nghiệp được quan tâm hàng đầu. Đối với các doanh nghiệp đây là vấn đề
khó khăn chưa được giải quyết triệt để. Để giải quyết nó không những phải có kiến
thức năng lực mà cần có năng lực thực tế, đó là kinh nghiệm sự nhạy bén với thị
trường...
Trước yêu cầu thực tế đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa
QTKDCN & XDCB trường Đại học Kinh tế quốc dân và Ban lãnh đạo Công ty
TNHH Việt Trung. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn"
Nội dung đề tài được trình bày theo kết cấu sau:
-Phần một : Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh
-Phần hai : Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH
Việt Trung
-Phần ba : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công
ty TNHH Việt Trung.
Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài viết này, do thời gian có hạn nên
không tránh khỏi sai sót rất mong được sự góp ý của các thầy các cô và bạn đọc để
bài viết này của tôi được hoàn thiện hơn.
Sv: Ngô Văn Thìn
Lớp: Công nghiệp K10
3
PHẦN MỘT
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
I- QUAN NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP.
1- Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh bản chất của hiệu quả kinh doanh
trong doanh nghiệp.
1.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhằm thu được
kết quả cao nhất với một chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước
đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà hiệu quả kinh doanh là vấn đề sống còn
đối với mỗi doanh nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh. Tuỳ theo
từng lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả
kinh doanh. Dưới đây là một số quan điểm về hiệu quả kinh doanh:
Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith, cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt
được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá" (Kinh tế thương mại dịch
vụ- Nhà xuất bản Thống kê 1998). Theo quan điểm này của Adam Smith đã đồng
nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Hạn chế của quan
điểm này là kết quả sản xuất kinh doanh có thể tăng lên do chi phí sản xuất tăng hay
do mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất. Nếu với cùng một kết quả sản xuất kinh
doanh có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này cũng có hiệu quả. Quan
điểm này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ
tăng của chi phí đầu vào của sản xuất.
Quan điểm thứ hai cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần
tăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí", (Kinh tế thương mại
dịch vụ - Nhà xuất bản Thống kê 1998). Quan điểm này đã xác định hiệu quả trên cơ
sở so sánh tương đối giữa kết quả đạt được với phần chi phí bỏ ra để có được kết quả
đó. Nhưng xét trên quan niệm của triết học Mác-Lênin thì sự vật hiện tượng đều có
quan hệ ràng buộc có tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một các riêng lẻ.
Hơn nữa sản xuất kinh doanh là một quá trình tăng thêm có sự liên hệ mật thiết với
4
các yếu tố có sẵn. Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm kết quả sản xuất kinh
doanh thay đổi. Hạn chế của quan điểm này là nó chỉ xem xét hiệu quả trên cơ sở so
sánh phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, và nó không xem
xét đến phần chi phí và phần kết quả ban đầu. Do đó theo quan điểm này chỉ đánh
giá được hiệu quả của phần kết quả sản xuất kinh doanh mà không đánh giá được
toàn bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quan điểm thứ ba cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa
kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó", (Kinh tế thương mại dịch vụ- Nhà
xuất bản Thống kê 1998). Quan niệm này có ưu điểm là phản ánh được mối quan hệ
bản chất của hiệu quả kinh tế. Nó gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả
là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất kin doanh. Tuy nhiên quan điểm
này chưa phản ánh được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. Để
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực chúng ta phải cố định một trong hai yếu tố
hoặc kết quả đầu ra hoặc chi phí bỏ ra, nhưng trên thực tế thì các yếu tố này không ở
trạnh thái tĩnh mà luôn biến đổi và vận động.
Quan điểm thứ tư cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn yêu
cầu quy luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tư cách là chỉ
tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong doanh nghiệp", (Kinh tế thương mại
dịch vụ-Nhà xuất bản Thống kê 1998). Quan điểm này có ưu điểm là bám sát mục
tiêu tinh thần của nhân dân. Nhưng khó khăn ở đây là phương tiện đó nói chung và
mức sống nói riêng là rất đa dạng và phong phú, nhiều hình nhiều vẻ phản ánh trong
các chỉ tiêu mức độ thoả mãn nhu cầu hay mức độ nâng cao đời sống nhân dân.
Quan điểm thứ năm cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế-xã hội
tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động
thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm. Bất kỳ các quyết định cần
đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp thực hiện có tính
cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong
từng điều kiện cụ thể", (GS Đỗ Hoàng Toàn-Những vấn đề cơ bản của quản trị
doanh nghiệp-Nhà Xuất Bản Thống kê,1994).
Theo quan điểm này hiệu quả ở đây hiểu trên một số nội dung sau:
+ Hiệu quả là kết quả hoạt động thực tiễn của con người
+ Biểu hiện của kết quả hoạt động này là các phương án quyết định.
+ Kết quả tốt nhất trong điều kiện cụ thể
5
Để làm sáng tỏ bản chất và đi đến một khái niệm hiệu quả kinh doanh hoàn
chỉnh chúng ta phải xuất phát tư luận điểm của triết học Mác - Lênin và những luận
điểm của lý thuyết hệ thống.
Hiệu quả kinh doanh, chủ yếu được thẩm định bởi thị trường, là tiêu chuẩn
xác định phương hướng hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (bao
gồm nhân lực, tài lực và vật lực) vào hoạt động sản xuất kinh doanh để có được kết
quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Từ khái niệm nàycó thể đưa ra công thức chung để đánh giá hiệu quả kinh
doanh là:
K E = C
(1)
hay
C E = K
(2)
* E : Hiệu quả kinh doanh
* C : Chi phí yếu tố đầu vào
* K : Kết quả nhận được
Kết quả đầu ra có thể đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, doanh
thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp... Còn yếu tố đầu vào bao gồm: lao động đối
tượng lao động, vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Công thức (1) phản ánh sức sản xuất (mức sinh lời) của các yếu tố đầu vào
được tính cho tổng số và riêng cho giá trị gia tăng. Công thức này cho biết cứ một
đơn vị đầu vào được sử dụng thì cho ra bao nhiêu kết quả đầu ra.
Công thức (2) được tính nghịch đảo của công thức (1) phản ánh suất hao phí
các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì cần có bao nhiêu
đơn vị yếu tố đầu vào.
1.2. Bản chất đặc điểm và và cách phân loại hiệu quả kinh doanh.
1.2.1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh.
Từ khái niệm về hiệu quả nêu ở trên đã khẳng định bản chất của hiệu quả
kinh tế của hoạt động kinh doanh phản ánh được tình hình sử dụng các nguần lực
của doanh nghiệp để đạt mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của mọi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.
6
1.2.2. Đặc điểm của phạm trù hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phức tạp và khó đánh giá. Sở dĩ như vậy vì
ở khái niệm này cho ta thấy hiệu quả sản suất kinh doanh được xác định bởi mối
tương quan giữa hai đại lượng là kết quả đầu ra và chi phí bỏ ra để có được kết quả
đó mà hai đại lượng này đều khó xác định.
Về kết quả, chúng ta ít xác định được chính xác kết quả mà doanh nghiệp thu
được. Ví dụ như kết quả thu được của hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng của
thước đo giá trị đồng tiền- với những thay đổi trên thị trường của nó.
Về chi phí cũng vậy việc xác định đại lượng này không dễ dàng. Vì chi phí
cũng chịu ảnh hưởng của đồng tiền hơn thế nữa có thể một chi phí bỏ ra nhưng nó
liên quan đến nhiều quá trình trong hoạt động kinh doanh thì việc bổ xung chi phí
cho từng đối tượng chỉ là tương đối, và có khi không phải chỉ là chi phí trực tiếp
mang lại kết quả cho doanh nghiệp mà còn rất nhiều chi phí gián tiếp như: giáo dục,
cải tạo môi trường, sức khoẻ... có tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp, các chi phí đó rất khó tính toán trong quá trình xem xét hiệu quả kinh
tế.
2. Phân loại của hiệu quả kinh doanh.
Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả kinh doanh được biểu hiện dước
các dạng khác nhau. Mỗi dạng có những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể hiệu quả theo
hướng nào đó. Việc phân chia hiệu quả kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau có
tác dụng thiết thực cho công tác quản lý kinh doanh. Nó là cơ sở để xác định các chỉ
tiêu và định mức hiệu quả kinh doanh để từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
a) Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân.
Hiệu quả tài chính còn gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả
doanh nghiệp là hiệu quả xem xét trong phạm vi doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính
phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà
doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó. Hiệu quả tài chính là mối quan
tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Biểu hiện chung của hiệu quả
doanh nghiệp là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được. Tiêu chuẩn cơ bản của
hiệu quả này là lợi nhuận cao nhất và ổn định.
Hiệu quả kinh tế quốc dân hay còn gọi là hiệu kinh tế xã hội tổng hợp xét
trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả kinh tế quốc dân mà doanh nghiệp
mang lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của doanh nghiệp vào phát triển xã
hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện
đời sống cho người lao động...
7
Hiệu quả tài chính là mối quan tâm của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu
tư. Hiệu quả kinh tế quốc dân mối quan tâm của toàn xã hội mà đại diện là nhà nước
Hiệu quả tài chính được xem xét theo quan điểm doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế
quốc dân xem xét theo quan điểm toàn xã hội. Quan hệ giữa hiệu quả tài chính và
hiệu quả kinh tế quốc dân là mối quan hệ giữa lợi ích bộ phận với lợi ích tổng thể,
giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và toàn xã hội. Đó là quan hệ thống nhất có
mâu thuẫn. Trong quản lý kinh doanh không những cần tính hiệu quả tài chính
doanh nghiệp mà còn phải tính đến hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp đem lại
cho nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ đạt được trên cơ sở hoạt
động có hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp phải
quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội đó chính là tiền đề cho doanh nghiệp kinh
doanh có hiệu quả. Để doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội nhà nước
phải có chính sách đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích xã hội với lợi ích doanh nghiệp
và lợi ích cá nhân.
b) Hiệu quả chi phí xã hội
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn với môi trường và thị
trường kinh doanh của nó. Doanh nghiệp nào cũng căn cứ vào thị trường để giải
quyết các vấn đề then chốt: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
Mỗi doanh nghiệp đều tiến hành sản xuất kinh doanh của mình trong điều
kiện cụ thể về tài nguyên trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý lao
động quản lý kinh doanh. Họ đưa ra thị trường sản phẩm với chi phí cá biệt nhất định
và người nào cũng muốn tiêu thụ hàng hoá của mình với giá cao nhất. Tuy vậy khi
đưa hàng hoá của mình ra thị trường, họ chỉ có thể bán sản phẩm của mình theo giá
thị trường nếu chất lượng sản phẩm của họ là tương đương. Bởi vì thị trường chỉ
chấp nhận mức hao phí xã hội cần thiết trung bình để sản xuất ra một đơn vị hàng
hoá. Quy luật giá trị đặt tất cả các doanh nghiệp với một mức chi phí khác nhau trên
cùng một mặt bằng trao đổi, thông qua mức giá cả thị trường.
Suy cho cùng chi phí bỏ ra là chi phí xã hội, nhưng tại mỗi doanh nghiệp
chúng ta cần đánh giá hiệu quả kinh doanh, thì hao phí lao động xã hội thể hiện dưới
dạng cụ thể:
- Giá thành sản xuất.
- Chi phí sản xuất.
Bản thân mỗi loại chi phí lại được phân chia chi tiết hơn. Đánh giá hiệu quả
kinh doanh không thể không đánh giá tổng hợp các chi phí trên đây, và cần thiết
đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí.
8
c) Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối là hai hình thức biểu hiện mối quan
hệ giữa kết quả và chi phí. Trong đó hiệu quả tuyệt đối được đo bằng hiệu số giữa
kết quả và chi phí. Hiệu quả tương đối được đo bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
Trong công tác quản lý kinh doanh việc xác định hiệu quả nhằm mục tiêu cơ
bản:
+ Để thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động
kinh doanh
+ Phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việc thực
hiện một nhiệm vụ cụ thể đó để lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ chi phí ra để thực hiện một
phương án quyết định nào đó. Để biết rõ chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu lợi ích
cụ thể và mục tiêu cụ thể là gì, từ đó quyết định bỏ tiền ra thực hiện phương án hay
quyết định kinh doanh phương án đó không. Vì vậy, trong công tác quản lý kinh
doanh, bất cứ việc gì đòi hỏi chi phí, dù một phương án lớn hay một phương án nhỏ
đều cần phải tính hiệu quả tuyệt đối.
d) Hiệu quả trước mắt và lâu dài.
Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn mà
người ta đưa ra xem xét đánh giá hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. Lợi ích
trong hiệu quả trước mắt là hiệu quả xem xét trong thời gian ngắn. Hiệu quả lâu dài
là hiệu quả dược xem xét đánh giá trong một khoảng thời gian dài. doanh nghiệp cần
phải xem xét thực hiện các hoạt động kinh doanh sao cho nó mang lại lợi ích trước
mắt cũng như lâu dài cho doanh nghiệp. Phải kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi
ích lâu dài, không được chỉ vì lợi ích trước mắt mà làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài
của doanh nghiệp.
3. Vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp.
3.1. Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu của kinh doanh.
Mục tiêu bao trùm và lâu dài của mọi doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận , tối
ưu hoá lợi nhuận trên cơ sở nguồn lực sẵn có. Để đạt được mục tiêu này doanh
nghiệp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó hiệu quả kinh doanh là một
trong những mục đích mà nhà quản lý kinh tế kinh doanh muốn vươn tới và đạt tới.
Việc xem xét, đánh giá tính toán hiệu quả kinh doanh không chỉ cho biết sử dụng các
nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh ở mức độ nào mà còn cho phép nhà quản
9
trị phân tích tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp quản trị kinh doanh thích hợp
trên cả hai phương diện: tăng kết quả và giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bản chất của hiệu quả kinh doanh chỉ rõ trình độ sử
dụng nguồn lực vào kinh doanh: trình độ sử dụng nguồn lực kinh doanh càng cao,
các doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu
vào hoặc tốc độ tăng của kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng của việc sử dụng nguồn
lực đầu vào. Do đó, trên phương diện lý luận và thực tiễn phạm trù hiệu quả kinh
doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc so sánh đánh giá phân tích kinh tế nhằm
tìm ra một giải pháp tối ưu nhất đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt được mục
tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Như vậy, hiệu quả kinh doanh không những là mục tiêu
mục đích của các nà kinh tế, kinh doanh mà còn là một phạm trù để phân tích đánh
giá trình độ dụng các yếu tố đầu vào nói trên.
3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu kinh doanh.
Kinh doanh cái gì? Kinh doanh như thế nào? Kinh doanh cho ai? chi phí bao
nhiêu? Câu hỏi này sẽ không thành vấn đề nếu nguồn lực đầu vào của sản xuất kinh
doanh là không hạn chế; người ta sẽ không cần nghĩ tới vấn đề sử dụng tiết kiệm và
hiệu quả các nguồn đầu vào... nếu nguồn lực là vô tận. Nhưng nguồn lực kinh doanh
là hữu hạn. Trong khi đó phạm trù nhu cầu con người là phạm trù vô hạn: không có
giới hạn của sự phát triển các nhu cầu - hàng hoá dịch vụ cung cấp cho con người
càng nhiều, càng phong phú, càng có chất lượng càng cao càng tốt. Do vậy, của cải
càng khan hiếm lại càng khan hiếm hơn theo cả nghĩa tuyệt đối và nghĩa tương đối
của nó. Khan hiếm nguồn lực đòi hỏi bắt buộc con người phải nghĩ đến việc lựa
chọn kinh tế, khan hiếm càng tăng nên dẫn tới vấn đề lựa chọn tối ưu ngày càng đặt
ra nghiêm túc và ngay gắt. Thực ra khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần để lựa chọn
kinh tế, nó bắt buộc lựa chọn con người phải lựa chọn kinh tế. Chúng ta biết rằng lúc
đầu dân cư còn ít mà của cải trên trái đất còn phong phú, chưa bị cạn kiệt vì khai thác
và sử dụng: lúc đó con người chỉ chú ý phát triển theo chiều rộng. Điều kiện đủ cho
việc lựa chọn kinh tế là cùng với sự phát triển nhân loại thì càng ngày người ta càng
tìm ra nhiều phương pháp sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cho phép cùng một nguồn
lực đầu vào nhất định người ta làm nhiều công việc khác nhau. Điều này cho phép
các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế: lựa chọn kinh tế tối ưu. Sự lựa chọn
này sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao nhất, thu được nhiều lợi
ích nhất. Giai đoạn phát triển theo chiều rộng nhường chỗ cho phát triển theo chiều
sâu: sự phát triển theo chiều sâu nhờ vào nâng cao của hiệu quả kinh doanh.
10
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao khả năng sử dụng các
nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp để đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện
khan hiếm nguồn lực thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn đặt
ra đối với doanh nghiệp trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong cơ chế kinh tế
khác nhau là không giống nhau: Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, việc
lựa chọn kinh tế thường không đặt ra cho mọi cấp xí nghiệp mọi quyết định kinh tế
sản xuất cái gì?sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? đều được giải quyết ở trung
tâm duy nhất. Các đơn vị kinh doanh cơ sở tiến hành các hoạt động của mình theo sự
chỉ đạo từ một trung tâm vì vậy mục tiêu cao nhất của các đơn vị này là hoàn thành
kế hoạch nhà nước giao. Do hạn chế nhất định của cơ chế kế hoạch hoá tập trung
cho nên không những các đơn vị kinh tế cơ sở ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế của
mình mà trong nhiều trường hợp các đơn vị kinh tế hoàn thành kế hoạch bằng mọi
giá.
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt,
nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường việc giải quyết vấn đề: sản xuất cái gì? sản xuất như
thế nào? sản xuất cho ai? được dựa trên cơ sở quan hệ - cung cầu, giá cả thị trường,
cạnh tranh và hợp tác... Các doanh nghiệp phải tự đặt ra các quyết định kinh doanh
của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều lãi ít hưởng ít, không có lãi sẽ đi
đến phá sản doanh nghiệp. Do đó mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục
tiêu quan trọng nhất, mang tính sống còn của doanh nghiệp.
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh để
tồn tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh càng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh đó
có những doanh nghiệp vẫn đứng vững và phát triển, bên cạnh đó không ít doanh
nghiệp bị thua lỗ, giải thể, phá sản. Để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp
luôn phải chú ý tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín... của
doanh nghiệp trên thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Các doanh nghiệp thu được
lợi nhuận càng cao càng tốt. Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh doanh và nâng cao
hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và trở
thành vấn đề sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
11
4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .
4.1. Nhóm nhân tố chủ quan.
4.1.1. Lực lượng lao động.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lực lượng lao động tác động
trực tiếp lên hiệu quả kinh doanh theo các hướng sau:
- Trình độ lao động: Nếu lực lượng lao động của doanh nghiệp có trình độ
tương ứng sẽ góp phần quan trọng vận hành có hiệu quả yếu tố vật chất trong quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cơ cấu lao động: nếu doanh nghiệp có cơ cấu lao động hợp lý phù hợp trước
hết nó góp phần vào sử dụng có hiệu quả bản thân các yếu tố lao động trong quá
trình sản xuất kinh doanh, mặt khác nó góp phần tạo lập và thường xuyên điều chỉnh
mối quan hệ tỷ lệ hợp lý, thích hợp giữa các yếu tố trong quá trình kinh doanh.
- Ý thức, tinh thần, trách nhiệm, kỷ luật của người lao động. Đây là yếu tố cơ
bản quan trọng để phát huy nguồn lao động trong kinh doanh. Vì vậy chúng ta chỉ có
thể đạt được hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp chừng nào chúng ta tạo được
đội ngũ lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất cao.
4.1.2. Trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng của tiến bộ
khoa học kỹ thuật.
Nhân tố này tác động vào hiệu quả kinh doanh theo các hướng sau:
- Sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra cơ hội để nắm bắt thông tin
trong quá trình hoạch định kinh doanh cũng như trong quá trình điều chỉnh, định
hướng lại hoặc chuyển hướng kinh doanh.
- Kỹ thuật và công nghệ sẽ tác động đến việc tiết kiệm chi phí vật chất trong
quá trình kinh doanh làm cho chúng ta sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm chi phí
vật chất trong quá trình kinh doanh.
- Cơ sở vật chất và ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật: Cơ sở vật chất và
ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ tạo ra đa ngành nghề kinh doanh.
4.1.3. Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin của doanh nghiệp .
Thông tin ngày nay được coi là đối tượng lao động của các nhà kinh doanh,
và nền kinh tế thị trường là kinh tế thông tin hàng hoá. Để kinh doanh thành công
trong điều kiện cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng phát triển, các doanh
12
nghiệp cần có thông tin chính xác về thị trường, người mua , người bán, đối thủ cạnh
tranh, tình hình cung-cầu hàng hoá, giá cả... Không những thế, doanh nghiệp rất cần
hiểu biết thành công và thất bại của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các
chính sách kinh tế của nhà nước và các nước khác có liên quan đến thị trường của
doanh nghiệp.
Thông tin chính xác kịp thời là cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp xác định
phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến luợc kinh doanh dài hạn cũng như hoạch
định các chương trình kinh doanh ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp không quan tâm đến
thông tin, không thường xuyên lắm bắt thông tin kịp thời thì doanh nghiệp dễ đi đến
thất bại.
Trong kinh doanh nếu biết mình biết người, lắm được thông tin về đối thủ
cạnh tranh... thì doanh nghiệp mới có những biện pháp thích hợp để dành thắng lợi
trong kinh doanh và thu lợi nhuận cao bảo đảm cho doanh nghiệp tồn tại và phát
triển.
Một nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay là làm
sao tổ chức được hệ thống thông tin của doanh nghiệp một cách hợp lý đáp ứng kịp
thời nhu cầu thông tin.
4.1.4. Nhân tố tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Trong kinh doanh nhân tố quản trị kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng:
Quản trị doanh nghiệp có vai trò định hướng cho doanh nghiệp một hướng đi đúng
trong hoạt động kinh doanh, xác định chiến lược kinh doanh, phát triển doanh
nghiệp. Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp là cơ sở để đạt hiệu quả
hoặc thất bại phi hiệu quả của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.
Mọi nhân tố phân tích ở trên đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu
quả kinh doanh thông qua hoạt động của bộ máy quản trị doanh nghiệp và đội ngũ
các cán bộ quản trị.
Nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt các lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm
chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất và có ý nghĩa duy trì thành
đạt cho một tổ chức kinh doanh. Trong các nhiệm vụ phải hoàn thành người cán bộ
doanh nghiệp phải chú ý hai nhiệm vụ chủ yếu là:
- Xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết, năng động với chất lượng
cao.
- Dìu dắt tập thể dưới quyền hoàn thành mục đích và mục tiêu một cách vững
chắc ổn định.
13
Ở bất kì doanh nghiệp nào hiệu quả kinh doanh đều phụ thuộc lớn vào cơ cấu
tổ chức bộ máy quản trị, nhận thức hiểu biết, trình độ đội ngũ các nhà quản trị, khả
năng xác định mục tiêu và phương hướng kinh doanh của những nhà lãnh đạo doanh
nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tương quan giữa hai đại lượng kết
quả thu được và chi phí bỏ ra. Cả hai đại lượng này phức tạp, khó tính toán và đánh
giá một cách chính xác. Cùng với sự phát triển của khoa học quản trị kinh doanh
càng ngày người ta càng tìm ra các phương pháp đánh giá và xác định hai đại lượng
này gần với giá trị thực của nó hơn. Trong cả hai đại lượng này xem xét trên phương
diện giá trị và giá trị sử dụng tiêu thức lợi nhuận làm kết quả thì kết quả và chi phí
đều có mối quan hệ biện chứng với nhau. Có thể biểu diễn mối quan hệ đó như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Sự khó khăn trước hết biểu hiện ở hai quan niệm về hai yếu tố này, và cần
chú ý rằng cái gì là lợi nhuận sẽ không là chi phí và ngược lại, cái gì coi là chi phí sẽ
không là lợi nhuận.
Có rất nhiều dẫn chứng chứng tỏ sự không thống nhất trong quan điểm này.
Ví dụ như trước đây chúng ta quan niệm rằng thuế nằm trong phạm trù lợi nhuận là
một phần lợi nhuận. Ngày nay quan niệm này đã dần thay đổi: nhiều loại thuế coi là
yếu tố cấu thành chi phí chứ không là lợi nhuận. Vậy ảnh hưởng tính toán kinh tế
đến hiệu quả hiệu quả kinh doanh chính là nằm ở sự phức tạp trong quan niệm về hai
yếu tố này.
Mặt khác việc áp dụng toán kinh tế trong doanh nghiệp đối với việc xây dựng
mô hình hoá các quá trình kinh doanh là cần thiết, nó là phần quan trọng giúp cho
doanh nghiệp giảm được chi phí và không lãng phí nguồn lực làm tăng hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
4.2.. Nhóm nhân tố khách quan.
Bất cứ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực nào to hay nhỏ, suy cho cùng nó chỉ
là một trong các phần tử cấu thành nền kinh tế quốc dân hay trên phương diện rộng
hơn trong hoàn cảnh quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì doanh nghiệp có thể coi
là bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới. Do đó, hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bên ngoài. Đó là tổng hợp các nhân tố
khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và cụ thể là tác
động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ở đây chúng ta đi xem xét một số
nhân tố chủ yếu sau:
14
4.2.1. Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý lành mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp tiến
hành hoạt động kinh doanh thuận lợi và ngược lại nếu môi trường pháp lý không ổn
định sẽ gây cho doanh nghiệp nhiều khó khăn, trở ngại và những rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của mình. Môi trường pháp lý gồm hệ thống các văn bản pháp luật
do nhà nước đặt ra - thể hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế và các
thông lệ và luật lệ quốc tế - đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Môi trường pháp lý
tạo ra hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động, mọi doanh nghiệp đều nằm
trong hành lang đó nếu lệch ra ngoài là phạm luật và bị sử lý. Vì vậy, trong hoạt
động kinh doanh của mình doanh nghiệp phải chấp hành mọi quy định của Nhà
nước và nếu doanh nghiệp hoạt động liên quan đến thị trường nước ngoài thì doanh
nghiệp không thể không nắm chắc và tuân thủ pháp luật nước đó và thông lệ quốc tế.
4.2.2. Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh
tế, tốc độ tăng thu nhập quốc dân, lạm phát... Các yếu tố này luôn là các nhân tố tác
động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế trước hết phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế về cơ
cấu ngành cơ cấu vùng. Tình hình đó có thể tạo nên sự hấp dẫn của thị trường. Nếu
tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước cao và ổn định thì nó sẽ tạo ra một môi
trường kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp hoạt động và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực của mình. Còn ngược lại tăng trưởng kinh tế của đất nước không ổn định
và trì trệ kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như
thị trường của doanh nghiệp bị thu hẹp, nguồn lực sử dụng bị lãng phí do không hiệu
quả...
Mức tăng thu nhập quốc dân cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Mức tăng trưởng kinh tế của đất nước cao và ổn định tức là khả năng
tiêu dùng thực tế của khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng làm cho thị trường
của doanh nghiệp được mở rộng và vấn đề mở rộng sản xuất của doanh nghiệp được
đặt ra. Ngược lại thu nhập quốc dân thấp sẽ làm cho khả năng tiêu dùng giảm thị
trường của doanh nghiệp bị thu hẹp sản xuất trì trệ, hàng sản xuất ra không tiêu thụ
được.
Lạm phát cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến đời sống kinh tế
của đất nước nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Tốc độ
15
lạm phát của đất nước được kìm chế thấp và ổn định sẽ làm cho giá trị đồng tiền
trong nước ổn định các doanh nghiệp sẽ yên tâm sản suất kinh doanh và đầu tư mở
rộng sản xuất. Mặt khác giá trị của đồng tiền trong nước ổn định cũng là cơ sở quan
trọng để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại nếu
tốc độ lạm phát cao sẽ làm cho người ta mất lòng tin vào đồng nội tệ và người ta
không dám đầu tư vào sản xuất và tìm các thoát li khỏi đồng nội tệ bằng cách mua
ngoại tệ mạnh và mua những tài sản có giá trị khác.
Các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước cũng tác động lớn đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Trước hết các chính sách kinh tế của nhà nước thể
hiện vai trò của Nhà Nước trong quản lý nền kinh tế quốc dân. Nếu chính sách kinh
tế của nhà nước đưa ra là phù hợp với các điều kiện thực tế thì sẽ góp phần thúc đẩy
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP.
1. Các quan điểm cơ bản.
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nó liên quan đến
nhiều yếu tố khác nhau, và nó phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của
doanh nghiệp. Do đó, khi xem xét hiệu quả kinh doanh cần quán triệt một số quan
điểm sau:
- Đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và kinh doanh trong việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ
mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, trước hết thể
hiện ở việc thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh hay đơn đặt hàng của nhà nước giao cho
doanh nghiệp hay là các hợp đồng kinh tế nhà nước đã ký kết với doanh nghiệp, vì
đó là nhu cầu và là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân,
của nền kinh tế hàng hoá.
Những nhiệm vụ kinh tế chính trị mà nhà nước giao cho doanh nghiệp trong
điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá, đòi hỏi doanh nghiệp phải quyết định việc
sản xuất và bán những hàng hoá thị trường cần, nền kinh tế cần, chứ không phải
hàng hoá bản thân doanh nghiệp có.
- Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
Quan điểm này đòi hỏi nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát và đảm
bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả nền kinh tế xã hội, của ngành, của địa phương và cơ
16
sở. Hơn nữa trong từng đơn vị cơ sở khi xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh phải
coi trong tất cả các hoạt động, các lĩnh vực, các khâu của quá trình kinh doanh và
phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ, các tác động qua lại của các tổ chức, các lĩnh
vực trong một hệ thống theo mục tiêu đã xác định.
- Đảm bảo tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh .
Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định mục tiêu biện pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của ngành,
của địa phương của doanh nghiệp trong từng thời kì. Chỉ có như vậy, chỉ tiêu hiệu
quả kinh doanh, phương án kinh doanh của doanh nghiệp mới có đủ cơ sở khoa học
thực hiện, đảm bảo lòng tin của người lao động, hạn chế rủi ro, tổn thất.
- Phải căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật và giá trị để đánh giá hiệu
quả kinh doanh.
Quan điểm này đòi hỏi khi tính toán đánh giá hiệu quả một mặt phải căn cứ
vào số lượng hàng hoá đã tiêu thụ và giá trị thu nhập của những hàng hoá đó theo giá
cả thị trường, mặt khác phải tính toán đủ chi phí đã chi ra để sản xuất và tiêu thụ
hàng hoá đó. Căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật và giá trị đó là đòi hỏi tất
yếu của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra còn đòi hỏi các nhà kinh doanh phải tính
toán đúng đắn hợp lý lượng hàng hoá mua vào cho quá trình kinh doanh tiếp theo.
Điều đó còn cho phép đánh giá đúng đắn khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trường
về hàng hoá và dịch vụ theo cả giá trị và hiện vật tức là cả giá trị sử dụng và giá trị
hàng hoá mà thị trường cần.
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Dựa trên nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu bằng cách so sánh giữa kết
quả kinh tế và chi phí kinh tế, chúng ta có thể lập được một bảng hệ thống chỉ tiêu để
đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể phân các chỉ tiêu thành hai
nhóm chỉ tiêu đó là: nhóm các chỉ tiêu tổng hợp và nhóm các chỉ tiêu bộ phận.
* Chỉ tiêu doanh lợi.
Xét trên phương diện lý thuyết và thực tiễn của các hoạt động kinh doanh, các
nhà kinh tế cũng như các nhà quản trị kinh doanh thực tế ở các doanh nghiệp thì họ
xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì họ đều quan tâm đến việc tính
toán và đánh giá các chỉ tiêu chung phản ánh doanh lợi của toàn doanh nghiệp.
+ Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh .
Lợi nhuận
Hệ số doanh lợi Vốn kinh doanh =
Vốn kinh doanh
17
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
+ Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu:
Lợi nhuận
Hệ số doanh lợi của doanh thu =
Doanh thu
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi
nhuận:
+ Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí.
Doanh thu Hiệu quả sử dụng chi phí =
Chi phí thường xuyên
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ mang về bao nhiêu
đồng doanh thu.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận.
+ Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Doanh thu
Số vòng quay của toàn bộ vốn =
Vốn kinh doanh
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn kinh doanh bỏ ra sẽ mang lại
bao nhiêu đồng doanh thu, hay phản ánh tốc độ quay của toàn bộ vốn kinh doanh.
+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Lợi nhuận
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định =
Vốn cố định
(1)
Hay:
Vốn cố định
Suất hao phí tài sản cố định =
Lợi nhuận
(2)
Công thức (1) cho biết số tiền lãi trên một đồng vốn cố định. Công thức (2)
cho biết để tạo ra một đồng lãi thì cần có bao nhiêu đồng tài sản cố định.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Lợi nhuận Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động = Vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh trong một
năm thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Số vòng luân chuyển của vốn lưu động.
18
Doanh thu Số vòng luân chuyển của vốn lưu động = Vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động sẽ quay được bao nhiêu vòng trong một
năm.
+ Hiệu quả sử dụng lao động.
- Mức sinh lời của một lao động.
Lợi nhuận Mức sinh lời của một lao động = Tổng số lao động
Chỉ tiêu này cho biết một lao động sử dụng trong doanh nghiệp sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận trong thời kì phân tích.
- Chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động.
Doanh thu Doanh thu bình quân một lao động = Tổng số lao động
Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
trong một thời kì phân tích.
3. Phương pháp sử dụng trong quá trình phân tích.
Để phân tích xu hướng và mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến từng chỉ tiêu
hiệu quả cần phân tích. Trong cuốn luận văn này em sử dụng phương pháp so sánh
và loại trừ.
3.1. Phương pháp so sánh.
Phương pháp này được sử dụng trong phân tích để xác định xu hướng, mức
độ biến động của từng chỉ tiêu.
Để sử dụng phương pháp này cần xác định các vấn đề cơ bản sau:
- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động của tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số
gốc để so sánh là chỉ tiêu thời kì trước.
- Khi nghiên cứu nhịp điệu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng thời
gian một năm thường so sánh với cùng kì năm trước.
- Khi đánh giá mức độ biến động so với các chỉ tiêu đã dự kiến, trị số thực tế
sẽ so sánh với mục tiêu.
3.2. Phương pháp loại trừ.
Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.
Để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố phải loại trừ ảnh hưởng của nhân
tố khác. Muốn vậy có thể dựa trực tiếp vào mức biến động của từng nhân tố hoặc
19
dựa vào phép thay thế lần lượt từng nhân tố. Cách thứ nhất là "số chênh lệch" cách
thứ hai là thay thế liên hoàn.
Phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của các nhân tố qua
thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định chỉ số của các chỉ tiêu khi nhân
tố đó thay đổi.
Đặc điểm và điều kiện của phương pháp thay thế liên hoàn:
- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đến chỉ
tiêu phân tích phải theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
- Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng.Có bao nhiêu nhân tố thì thay
thế bấy nhiêu lần. Giá trị của nhân tố đã thay thế giữ nguyên giá trị thời kì phân tích
cho đến lần thay thế cuối cùng.
- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và so sánh với biến động tuyệt đối của
chỉ tiêu (kì nghiên cứu so với kì gốc).
Chúng ta có thể khái quát mô hình chung của phép thay thế liên hoàn như
sau:
Nếu có: f(x,y,z...) = xyz... thì f(x0,y0,z0...) = x0 y0 z0 ...
Và: f(x) = f(x1,y0,z0) - f(x0,y0,z0) = x1y0z0 - x0y0z0
f(y) = f(x1,y1,z0) - f(x1,y0,z0) = x1y1z0 - x1y0z0
f(z) = f(x1,y1,z1) - f(x1,y1,z0) = x1y0z0 - x1y1z0
Như vậy điều kiện để áp dụng phương pháp này là:
- Các nhân tố quan hệ với nhau dưới dạng tích.
- Việc xắp xếp và xác định ảnh hưởng của các nhân tố cần tuân theo quy luật
"lượng biến dẫn đến chất biến".
PHẦN HAI
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HIỆU QUẢ KINH DOANH
Ở CÔNG TY THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT
20
I- NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THIẾT KẾ CÔNG
NGHIỆP HÓA CHẤT.
1. Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của Công ty thiết kế
công nghiệp hoá chất qua các thời kỳ.
Tiền thân của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất ngày nay là viện Thiết
Kế Công nghiệp hoá chất. Viện Thiết kế Công nghiệp Hoá chất được thành lập năm
1967 trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng.
Từ năm 1969, khi Tổng cục Hoá chất Việt nam được thành lập Viện Thiết kế
Công nghiệp Hoá chất trực thuộc Tổng cục hoá chất quản lý. Ngày 2-6-1973 Tổng
cục Hoá chất Việt nam quyết định đổi tên Viện Thiết kế Công nghiệp Hoá chất
thành Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất hoạt động theo phương thức hạch
toán kinh tế độc lập.
Ngày 22-5-78 Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất đổi lại thành tên Viện
Thiết kế Công nghiệp Hoá chất. Viện Thiết kế Công nghiệp Hoá chất có hai chức
năng chính là: nghiên cứu và thiết kế các công trình thuộc ngành hoá chất. Viện
Thiết kế Công nghiệp Hoá chất trực thuộc Tổng cục Hoá chất Việt nam.
Để phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời kì đổi mới, ngày 17/6/1993
Viện thiết kế Công nghiệp hoá chất chuyển thành doanh nghiệp nhà nước với tên gọi
là Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất được Hội Đồng Chính phủ chuẩn y và Bộ
trưởng Bộ công nghiệp nặng ký Quyết định thành lập. Từ năm 1995 Công ty Thiết
kế Công nghiệp Hoá chất thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt nam. Công ty Thiết kế
Công nghiệp Hoá chất là doanh nghiệp hoạt động tư vấn- thiết kế đầu ngành của
ngành hoá chất.
Công ty có:
-Tên giao dịch quốc tế là Chemical Engineering Corporation viết tắt là
CECO.
-Trụ sở chính đặt tại 21A Cát linh- Đống đa- Hà nội
-Tổng vốn pháp định là : 3.379.000.000đ
Trong đó:
Vốn cố định : 3.071.000.000đ
Vốn lưu động : 308.000.000đ
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất.
2.1. Chức năng.
Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất là một đơn vị hạch toán độc lập trực
thuộc Tổng công ty hoá chất Việt nam, là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư, thành
21
lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế
xã hội do nhà nước giao thể hiện qua nhiệm vụ kế hoạch hàng năm và năm do Tổng
công ty hoá chất giao.
2.2. Nhiệm vụ.
Hoạch định tổ chức thực hiện, kiểm soát các hoạt động kinh doanh trên các
lĩnh vực tư vấn và phát triển công nghiệp hoá chất, tư vấn xây dựng: khảo sát thiết kế
các công trình nghành hoá chất và liên quan, các công trình công nghiệp và dân
dụng: nghiên cứu quá trình thiết bị công nghệ hoá chất và bảo vệ môi trường; sản
xuất thực nghiệm và dịch vụ khoa học kĩ thuật , sản xuất một số sản phẩm hoá chất;
tổng thầu các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận để:
- Hoàn thành kế hoạch do Tổng công ty và nhà nước giao.
- Bù đắp được chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.
- Có lợi nhuận và tích luỹ để mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt và phát triển đồng vốn và
hệ thống cơ sở vật chất do Tổng công ty giao cho.
- Chăm lo tốt và từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần
cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên.
3. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất.
Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã được Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ
xây dựng, Bộ khoa học công nghệ và môi trường cấp chứng chỉ hành nghề trên các
lĩnh vực tư vấn đầu tư; tư vấn xây dựng, môi trường, hoạt động trong phạm vi cả
nước:
* Chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng:
Số DK 0144-08-00-01-075 ngày 25/4/1996.
* Chứng chỉ hành nghề tư vấn đầu tư nước ngoài:
Số 36/BKD-CCHN ngày 22/12/1997.
* Chứng chỉ đăng kí hoạt động khoa học công nghệ và biện pháp bảo vệ môi
trường (Đánh giá tác động môi trường) kiểm định môi trường.
Số 60 ĐK-KH-CNMT ngày 2/9/1995.
Ngoài ra ngày 26/12/2000 Công ty đã được nhận chứng chỉ ISO 9001 số
77392 trong lĩnh vực tư vấn thiết kế công tình công nghệ và dân dụng do BvQI
(Bureau Veritas Quality) cấp.
22
4. Bộ máy tổ chức và quản lý kinh doanh của công ty thiết kế công nghiệp hoá
chất.
Bộ máy tổ chức và quản lý kinh doanh của Công ty Thiết kế Công nghiệp
Hoá chất được thể hiện ở sơ đồ sau:
4.1. Giám đốc.
Giám đốc Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất do Hội đồng quản trị quyết
định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của của Tổng Công
ty Hoá chất Việt nam.
P. CÔNG NGHỆ
LẮP ĐẶT
TT TƯ VẤN
ĐẦU TƯ
TT KỸ THUẬT
VÀ MÔI
TRƯỜNG
TT CHỐNG ĂN
MÒN VÀ KIỂM
ĐỊNH
CÔNGTRÌNH
P. KỸ THUẬT VÀ
QUẢN LÝ ĐỀ ÁN
P. KẾ TOÁN TÁI
CHÍNH
P.TỔ CHỨC
LAO ĐỘNG
P. KẾ HOẠCH
KINH DOANH
Q.A
VĂN PHÒNG
SƠ ĐỒ 1:BỘ MÁY QUẢN LÝ TỔ CHỨC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT
P. XUẤT BẢN
P. CẤP THẢI NƯỚC
PHÒNG TKXD
P. TK THIẾT BỊ
P. TK ĐIỆN
ĐOLƯỜNG-TĐH
KHỐI QL NGHIỆP
VỤ
KHỖI NGHIÊN CỨU
SX VÀ THI CÔNG
CHI NHÁNH CT
TẠI TP. HCM
GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC HỘI ĐỒNG HỘI ĐỒNG QLC L
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
KHỐI THỰC
HIỆN DỰ ÁN
23
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản trị, Tổng Công Ty Hoá
Chất Việt nam và trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
Giám đốc là người có quyền lực cao nhất trong Công ty và có nhiệm vụ điều
hành tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty và đại diện cho công ty
trong các quan hệ đối ngoại
4.2. Phó giám đốc.
Phó giám đốc Công ty được Giám đốc đề nghị và được Tổng giám đốc Tổng
Công ty bổ nhiệm.
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc Công ty và chịu trách nhiêm
về các công việc được phân công hoặc uỷ quyền và báo cáo các công việc được giao
cho lãnh đạo.
4.3. Kế toán trưởng.
Kế toán trưởng giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện công việc kế toán, thống kê
của Công ty. Kế toán trưởng của Công ty được Giám đốc Công ty đề nghị và Tổng
Giám đốc Công ty bổ nhiệm.
4.4. Các phòng ban chức năng.
Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc
cho giám đốc trong quản lý Công ty trên các lĩnh vực do Giám đốc Công ty phân
công
- Phòng kỹ thuật quản lý đề án: có chức năng quản lý chất lượng các đề án
trước khi giao cho khách hàng.
* Khối quản lý nghiệp vụ:
Bao gồm:
- Phòng Kế hoạch - Kinh doanh.
- Phòng Tổ chức lao động.
- Phòng Kế toán Tài chính.
- Phòng Q.A.
- Văn phòng.
a) Phòng Kế hoạch- kinh doanh:
24
Phòng kế hoạch kinh doanh có chức năng nhiệm vụ là:
+ Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch, tổ chức việc
hướng dẫn và giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc. Lập báo cáo định kỳ và đột
xuất cho lãnh đạo.
+ Lập kế hoạch kinh doanh bố chí xắp xếp điều động công việc trong Công
ty.
+ Đề xuất các phương án kinh doanh, trực tiếp tổ chức hoạt động kinh doanh,
thực hiện các kế hoạch Công ty giao.
+ Khai thác công việc chuẩn bị các hợp đồng kinh tế, thực hiện các hợp đồng
kinh tế, bố chí sắp xếp tiến độ sản xuất, phân bổ công việc và tiền lương cho các đơn
vị thực hiện hợp đồng trên cơ sở quy định của Công ty
+ Thực hiện kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh của công ty, đảm
bảo cho mọi hoạt động của cán bộ công nhân viên trong công ty đúng chế độ, đúng
nguyên tắc trong các khâu nghiệp vụ đồng thời góp ý kiến hoàn thiện cơ chế quản lý
của Công ty.
b) Phòng tổ chức lao động và tiền lương:
Chức năng nhiệm vụ của Phòng tổ chức lao động- tiền lương là:
+ Tham mưu cho Giám đốc Công ty về các công tác: Tổ chức cán bộ, nhân
sự, lao động, tiền lương, các chính sách chế độ với người lao động, công tác quản trị
hành chính, bảo vệ nội bộ.
+ Căn cứ vào chế độ chính sách của nhà nước Phòng tổ chức lao động – tiền
lương có trách nhiệm tham mưu, dự thảo quy chế quản lý công ty. Khi quy chế Công
ty được ban hành thì có biện pháp phổ biến, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện quy chế
đó đồng thời tập hợp đánh giá tình hình thực hiện để bổ xung kịp thời các quy định
cần thiết.
+ Tổ chức và phân công cán bộ quản lý và hồ sơ cán bộ, hồ sơ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, một cách khoa học, đầy đủ không để hư hỏng không để thất lạc.
+ Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công việc của
Công ty Phòng tổ chức lao động - tiền lương thực hiện tổ chức tuyển dụng nhân sự,
cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nâng cao trình độ cho phù hợp với yêu cầu
của công việc.
25
c) Phòng kế toán tài chính:
Chức năng nhiệm vụ:
+ Thực hiện ghi chép, tính toán, phản ánh các số liệu hiện có, tình hình luân
chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn quá trình và kết quả của hoạt động sản
suất kinh doanh.
+ Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính
thu nộp, thanh toán, giữ gìn và sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn, kinh phí ngăn ngừa
các vi phạm chế độ chính sách kinh tế tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp.
+ Cung cấp số liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích
các hoạt động tài chính.
+ Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác quả lý tài chính trong công
ty.
+Tổ chức phân công trách nhiệm việc bảo quản lưu trữ hồ sơ đặc biệt là các
hoá đơn chứng từ quan trọng.
d) Văn phòng:
Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức sắp xếp, bố chí lịch họp, lịch
công tác trong Công ty, lịch tiếp khách và chuẩn bị đón tiếp khách của Công ty.
đ) Phòng Q.A
Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý chất lượng trong toàn Công ty.
* Khối thực hiện dự án:
Bao gồm các phòng ban chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các dự án công
trình của Công ty. Khối quản lý dự án bao gồm các phòng sau:
Trung tâm tư vấn đầu tư: Có chức năng thực hiện các công việc tư vấn đầu
tư, tư vấn xây dựng như lập các báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, tổng dự toán.
cho các công trình, dự án đầu tư.
Phòng thiết kế công nghệ lắp đặt: Có chức năng thực hiện thiết kế về công
nghệ và lắp đặt cho các công trình
Phòng thiết kế điện do lường tự động hoá thực hiện thiết kế điện, đo lường
cho các công trình và hạng mục công trình xây dựng.
26
Phòng thiết kế thiết bị thực hiện thiết kế các thiết bị phục vụ các công trình
như các băng tải, băng truyền các thiết bị khuấy trộn...
Phòng thiết kế xây dựng thực hiện thiết kế các công trình hoặc các hạng mục
công trình.
Tổ cấp thải nước thực hiện nghiên cứu thiết kế hệ thông cấp nước và thải
nước cho các công trình.
Tổ xuất bản.
* Khối nghiên cứu thi công:
- Trung tâm kỹ thuật công nghiệp hoá chất và môi trường.
- Trung tâm chống ăn mòn và kiểm định công trình.
- Xưởng sản xuất thực nghiệm Cầu Diễn.
II- ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT.
1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất
* Công ty Thiết kế công nghiệp hoá chất là Công ty chuyên cung cấp các dịch
vụ về kỹ thuật, tư vấn, thiết kế các công trình đầu tư mới, chế tạo mở rộng các công
trình hiện có thuộc các nghành:
+ Hoá chất cơ bản.
+ Tuyển quặng.
+ Phân bón.
+ Dầu – khí và hoá dầu.
+ Đường và công nghiệp thực phẩm.
+ Chất dẻo, cao su sơn, chất tẩy rửa tổng hợp …
* Các dịch vụ về tư vấn như: tư vấn về đầu tư phát triển ngành công nghiệp hoá
chất, Tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn xây dựng.
* Quản lý và thực hiện các đề án.
Thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công về các công trình và hạng mục công trình
thuộc các quy mô khác nhau.
27
* Quản lý thi công, giám sát thi công, giám sát tác giả.
* Mua sắm cung ứng thiết bị.
* Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, xử lý nước thải cho các công trình.
* Chống ăn mòn hoá chất và kiểm định công trình.
2. Đặc điểm về lao động của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất đòi
hỏi Công ty phải có một đội ngũ chuyên gia, chuyên viên và các kỹ sư có nhiều năng
lực, kinh nghiệm chuyên môn cao thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng.
Hiện nay tổng số lao động của Công ty Thiết kế công nghiệp hoá chất là 260
người. Trong đó có 5 tiến sĩ, 125 kỹ sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong
nhiều ngành kỹ thuật khác nhau: công nghệ, thiết bị máy hoá chất, kiến trúc xây
dựng, tự động hoá, cấp thải nước, môi trường. Như vậy lực lượng lao động có trình
độ như vậy là phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty. Với đội ngũ
cán bộ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm như trên đã đáp ứng yêu cầu hoạt
động kinh doanh của công ty và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cả công ty
trong thời gian qua.
Công ty thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo các cán bộ chủ chất từ cấp
phòng ban đến cấp Công ty để đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như là nhu cầu lâu
dài của Công ty.
Được sự hỗ trợ của Tổng công ty cho chương trình tăng cường năng lực của
công ty thiết kế công nghiệp hoá chất. Hàng năm công ty tích cực kết hợp tự đào tạo
kèm cặp thông qua các công việc cụ thể cũng như mạnh dạn bố trí cán bộ đi đào tạo
tại các khoá học về lý luận chính trị, quản lý nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn cho các
cán bộ trong công ty.
III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HIỆU QUẢ Ở CÔNG
TY THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT
Hiệu quả kinh doanh được xác định bằng thương số giữa kết quả đầu ra và
yếu tố đầu vào qua hai quan hệ sau:
28
Yếu tố đầu ra
Yếu tố đầu vào
Hoặc:
Yếu tố đầu vào
Yếu tố đầu ra
Vì vậy muốn đánh giá được hiệu quả kinh doanh thì trước hết phải đánh giá
được các kết quả cũng như yếu tố đầu vào.
1. Phân tích nhóm chỉ tiêu đầu vào.
Hàng năm số hợp đồng kinh tế mà công ty ký kết không ngừng tăng lên cả về
số lượng và giá trị.
Năm 1998 Công ty đã ký kết và triển khai trên 50 hợp đồng kinh tế trong lĩnh
vực thiết kế và tư vấn và các dịch vụ khoa học khác, trong đó số hợp đồng trong Bộ
và Tổng công ty là 28, số hợp đồng các đơn vị khác là 15, số hợp đồng kinh tế với
công ty nước ngoài là 8 với tổng giá trị các hợp đồng là hơn 11 tỉ đồng.
Năm 1999 Công ty đã ký kết và triển khai trên 80 hợp đồng kinh tế trong lĩnh
vực thiết kế và tư vấn và các dịch vụ khoa học khác trong đó số hợp đồng trong lĩnh
vực thiết kế là 42, tư vấn là 20, thầu thi công và các dịch vụ khoa học khác 12. Tổng
giá trị công việc theo hợp đồng đã kí là trên 15 tỉ đồng.
Năm 2000 Công ty đã ký kết và triển khai trên 80 hợp đồng kinh tế trong lĩnh
vực thiết kế và tư vấn và các dịch vụ khoa học khác với tổng giá trị công việc theo
hợp đồng đã kí là trên 23 tỉ đồng.
Sở dĩ có được điều này là từ năm 1990 Công ty đã được tổ chức phát triển
công nghiệp của liên hợp quốc (UNIDO) giúp đỡ đào tạo và tài trợ trang thiết bị
đồng bộ nâng cao năng lực thiết kế và tư vấn của Công ty. Hàng chục cán bộ kỹ
thuật được cử đi đào tạo chuyên sâu về tư vấn thiết kế ở nước ngoài. Hiện nay tất cả
các quá trình thiết kế và tính toán đều được thực hiện trên máy tính với các phần
mềm chuyên dụng. Do đó, Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất khả năng tham gia
dự thầu, thắng thầu và thực hiện nhiều công trình có giá trị đầu tư lớn với các điều
kiện kỹ thuật phức tạp.
29
Các hồ sơ tư vấn, thiết kế do Công ty lập được các chủ đầu tư đánh giá cao,
nhiều công trình đang phát huy hiệu quả và đã được các Bộ, các địa phương, Chính
phủ tặng bằng khen thưởng và huân chương. Để nâng cao chất lượng phục khác
hàng hơn nữa công ty đã tiến hành công tác quản lý chất lượng trong công ty theo
tiêu chuẩn ISO 9000 và ngày 26/12/2000 công ty đã nhận được chứng chỉ ISO 9001
do tổ chức quốc tế BVQI cấp.
1.1. Chỉ tiêu vốn kinh doanh.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là hình thái giá trị của mọi tài sản từ hàng
hoá, thiết bị cơ bản dùng trong hoạt động kinh doanh, thuộc quyền quản lý và sử
dụng của doanh nghiệp. Để phân tích và đánh giá vốn kinh doanh ta sử dụng Bảng 1
sau:
30
31
* Khái quát tình hình.
Theo bảng trên ta thấy vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng giảm
dần, Từ 16,797 tỉ đồng đầu năm 1998 xuống 11,562 tỉ đồng năm 2000. Trong
3 năm vốn kinh doanh của Công ty đã giảm hơn 32%. Trong đó:
+ Vốn lưu động có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Đầu
năm 1998 vốn lưu động của công ty là 12,943 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77,1%
vốn kinh doanh hay giảm 4,987 tỷ đồng còn lại 7,956 tỷ đồng vào cuối năm
1998 chiếm 65,5% vốn kinh doanh. Vốn lưu động tiếp tục giảm dần cuối năm
1999 là 7,732 tỷ đồng chiếm 64,2% vốn kinh doanh giảm 2,8% so với đầu
năm, cuối năm 2000 vốn lưu động của Công ty là 7,041 giảm 8,9% so với
đầu năm chiếm 60,9% tổng ngồn vốn.
+ Vốn cố định của công ty có xu hướng ngược lại với vốn lưu động.
Đầu năm 1998, vốn cố định của công ty là 3,875 tỷ đồng chiếm 22,9% tổng
nguồn vốn kinh doanh. Cuối năm 1998 vốn cố định của Công ty là 4,189 tỷ
đồng chiếm tỷ trọng 34,5% trong tổng nguồn vốn kinh doanh, và tăng lên
0,284 tỷ đồng so với đầu năm. Cuối năm 1999 vốn cố định của Công ty là
4,312 tỉ đồng chiến tỉ trọng 35,8% tổng nguồn vốn tăng 3% so với đầu năm.
Cuối năm 2000 vốn cố định của Công ty là 4,521 tỉ đồng chiếm 39% tổng
nguồn vốn kinh doanh tăng 4,8% hay 0.209 tỷ đồng so với đầu năm.
* Nguyên nhân.
- Nguyên nhân làm tăng giảm vốn lưu động:
Trong ba năm 1998, 1999 và 2000 tài sản lưu động của Công ty giảm
do hai nguyên nhân chính là do hàng tồn kho và các khoản phải thu giảm
mạnh. Đầu năm 1998 khoản phải thu là 5,865 tỷ đồng đến cuối năm là 2,628
tỷ đồng giảm 53,8% so với đầu năm. Trong năm 1999 và năm 2000 các
khoản phải thu tăng không đáng kể so với đầu năm, đầu năm 1999 khoản
phải thu là 2,628 tỷ đồng đến cuối năm là 3,109 tỷ đồng tăng 17,9% so với
đầu năm. Cuối năm 2000 khoản phải thu là 3,213 tỷ đồng tăng 3,3% so với
đầu năm. Trong khi đó khoản hàng tồn kho liên tục giảm trong ba năm với
32
tốc độ nhỏ dần và ổn định. Để xem đánh giá sự thay đổi của hàng tồn kho ta
xem xét bảng sau:
Bảng2: Phân tích hàng tồn kho của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Đầu
năm
1998
Cuối
năm
1998
Tỷ lệ tăng
giảm
(%)
Cuối
năm
1999
Tỷ lệ
tăng
giảm
(%)
Cuối
năm
2000
Tỷ lệ
tăng
giảm
(%)
Hàng tồn kho 4,474 3,120 -34,3 3,094 -0,8 2,892 -6,5
Trong ba năm trên thì vốn kinh doanh của Công ty giảm mạnh nhất trong
năm 1998 với tỷ lệ giảm 27,7% do hai khoản mục là hàng tồn kho giảm 1,672 tỷ
đồng (hay 34,3%) và khoản phải thu giảm 3,057 tỷ đồng (hay 53,8%)
- Tài sản cố định của Công ty vẫn tăng với mức độ ổn định qua các năm.
Trong năm 1998 tài sản cố định tăng từ 3,854 tỷ đồng đầu năm tăng nên 4,813 tỷ
đồng vào cuối năm(Tăng 7,4 %) đến cuối năm 1999 là 4,312 tỷ đồng (tăng 3% so
với đầu năm); Cuối năm 2000 tài sản cố định của Công ty là 4,521 tăng 4,8% so với
đầu năm.
* Nhận xét.
Vốn kinh doanh là đầu vào quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình kinh
doanh, việc tăng giảm vốn kinh doanh phần nào nói lên hiệu quả kinh doanh của
Công ty. Đối với Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất cũng vậy từ việc khái quát
tình hình và nêu những nguyên nhân tăng giảm của vốn kinh doanh chúng ta có thể
có một số nhận xét sau:
- Về tài sản lưu động của Công ty trong năm 1998 giảm mạnh cả về giá trị
tuyệt đối và tương đối. Tài sản lưu động của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất
giảm chủ yếu là do nguyên nhân giá trị hàng tồn kho và khoản phải thu của Công ty
giảm mạnh. Điều này phản ánh tốt hiệu quả kinh doanh của Công ty. Giá trị hàng tồn
kho giảm, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, phản ánh tình hoàn thành
hết công việc trong kỳ và giao cho khách hàng. Giá trị sản phẩm dở dang của kỳ
trước sang kỳ sau giảm. Năng suất lao động của Công ty không ngừng tăng lên hoàn
thành khối lượng công việc ngày càng lớn với số lượng lao động không biến đổi là
không đáng kể.
- Khoản phải thu giảm cũng là những nguyên nhân làm tăng giảm nguồn vốn
kinh doanh, khoản phải thu giảm phản ánh khả năng thu hồi vốn nhanh, tránh không
bị chiếm dụng vốn. Điều này cũng làm tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Về tài sản cố định
33
Tài sản cố định của Công ty tăng liên tục qua ba năm 1998, 1999 và 2000 cả
về số tuyệt đối lẫn tương đối so với vốn kinh doanh. Tỷ trọng của vốn cố định trong
vốn kinh doanh ngày càng tăng do hai nguyên nhân đó là do trong những năm qua
vốn kinh doanh giảm liên tục và thứ hai là do tài sản cố định của Công ty được đầu
tư hàng năm tăng. Vốn cố định của công ty tăng chủ yếu do Công ty đầu tư mua sắm
và nâng cấp các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này cho
ta thấy Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã chú trọng đến việc nâng cao khả
năng, năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty để từ đó có điều kiện nâng cao chất
lượng sản phẩm giảm chi phí sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng
cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
1.2. Phân tích chỉ tiêu lao động.
Để phân tích chỉ tiêu này chúng ta xem xét bảng phân tích sau về tình hình
biến động của tài sản qua các năm: 1998, 1999 và 2000.
Bảng 3: Phân tích tình hình biến động số lượng lao động của
Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu Năm 1998 Năm1999 Năm 2000
Tổng số lao động 260 261 262
Số hợp đồng dài hạn 160 177 182
Số hợp đồng ngắn hạn 100 84 80
Trong năm 1999 Công ty có tổng số lao động bình quân trong năm là 260
người trong đó:
- Số người có trình độ trên đại học là 7 người (nhỏ hơn 40 tuổi có một
người) chiếm 4,43% cán bộ công nhân viên.
- Số người có trình độ trên đại học là 119 người chiếm 73,7% cán bộ công
nhân viên (độ tuổi nhỏ hơn 40 là 52 người). Như vậy trình độ lao động của Công ty
là rất cao tương đối phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Công ty và với đội ngũ lao
động này Công ty có điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hàng năm Công ty vẫn thường xuyên tổ chức đào tạo cho cán bộ công nhân
viên trong công ty nhằm không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ
công nhân viên để đáp ứng được tốt hơn cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
Qua Bảng 3 : Phân tích tình hình biến động số lượng lao động của Công ty
Thiết kế Công nghiệp Hóa chất ta thấy Tổng số lao động bình quân của Công ty qua
các năm là tương đối ổn định. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học là
34
cao phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Hàng năm công ty tuyển
dụng thêm nguồn nhân lực với việc ký kết các hợp đồng dài hạn nhằm tạo ra sự ổn
định cho người lao động yên tâm làm ăn ở Công ty.
Có thể đánh giá rằng đội ngũ lao động ở Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa
chất trong ba năm qua là không có sự biến đổi lớn về số lượng. Số lượng lao động có
trình độ đại học của Công ty là cao. Hàng năm chất lượng lao động của Công ty
không ngừng được đào tạo nâng cao trình độ kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu sản
xuất kinh doanh của Công ty. Số lượng lao động ổn định nhưng nhờ chất lượng lao
động được nâng cao do đó sản lượng của Công ty không ngừng được tăng lên qua
các năm. Điều này phản ánh năng suất lao động của Công ty không ngừng được
nâng cao tạo điều kiện Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất,
giảm giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
2. Phân tích nhóm chỉ tiêu kết quả.
2.1. Doanh thu.
Để nghiên cứu chỉ tiêu này ta sử dụng bảng sau:
Bảng 4: Phân tích chỉ tiêu doanh thu cua Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất
Đơn vị tính : tỉ đồng
Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Doanh thu 10,3 10,6 11,972
Doanh thu của Công ty
- Năm 1999 tăng so với năm 1998 là: (10,6 - 10,3) = 0,3 tỉ đồng
- Năm 2000 tăng so với năm 1999là: (11,972 - 10,6) = 1,372 tỉ đồng
Để tìm hiểu nguyên nhân tăng giảm của doanh thu của Công ty chúng ta đi
xem xét doanh thu của từng mặt hàng. Ta có doanh thu của Công ty Thiết kế Công
nghiệp Hóa chất được tính như sau:
Doanh thu = Doanh thu tư vấn thiết kế + Doanh thu hoạt động khác
Doanh thu các hoạt động khác bao gồm doanh thu hoạt động môi trường ...
Bảng 5: Phân tích doanh thu các nhóm hàng của Công ty Thiết kế
Công nghiệp Hóa chất
Đơn vị tính: tỉ đồng
Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 1999 so với năm 1998
Năm 2000 so
với năm 1998
35
Doan
h thu
Tỉ
trọng
(%)
Doanh
thu
Tỉ
trọng
(%)
Doan
h thu
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
(tỉ đ)
Tỉ lệ
tăng
giảm
(%)
Số tiền
(tỉ đ)
Tỉ lệ
tăng
giảm
(%)
1. Doanh thu
tư vấn thiết kế
7,2 69,9 6,196 58,5 7,382 61,7 -1,031 -14,3 +1,213 +19,7
2. Doanh thu
hoạt độngkhác 3,1 30,1 4,431 41,5 4,96 38,3
+1,331 +42,9 +0,529 +11,9
Tổngdoanh thu 10,3 100 10,6 100 11,97 100 +0,3 +2,9 +1,372 +12,9
Từ bảng phân tích trên ta nhận thấy doanh thu của Công ty trong 3 năm qua là
tăng không ổn định. Năm 1999 doanh thu của công ty chỉ tăng 3% so với năm 1998
nhưng năm 2000 so với năm 1999 doanh thu của Công ty tăng tới 12,9% (hay 1,331
tỷ đồng). Điều này là do trong năm 1999 doanh thu tư vấn thiết kế giảm 14,3 %
(1,301 tỷ đồng) so với năm 1998 còn doanh thu hoạt động khác mặc dù tăng 42,9%
(1,331 tỷ đồng) nhưng tỷ trọng doanh thu của hoạt động khác trong tổng doanh thu
chỉ chiếm 30,1 % nên tổng doanh thu năm 1999 chỉ tăng 0,3 tỷ đồng so với năm
1998. Năm 2000 so với năm 1999 giá trị doanh thu tư vấn thiết kế đã tăng 19,7%
(1,213 tỷ đồng), doanh thu hoạt động khác tăng 11,9% (0,529 tỷ đồng) làm cho tổng
doanh thu năm 2000 so với năm 1999 tăng 12,9% (1,372 tỷ đồng).
Nguyên nhân của vấn đề này khá nhiều chúng ta có thể phân ra làm hai nhóm
nguyên nhân sau:
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân Công ty:
Trong ba năm từ 1995-1997 Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã luôn
hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch do Tổng Công ty giao. Cán bộ công nhân
viên chức trong Công ty có đủ việc làm, đời sống được cải thiện rõ rệt, sự đoàn kết
trong nội bộ Công ty ngày càng tốt hơn. Đây là những động lực quan trọng để Công
ty bước vào thực hiện nhiệm vụ các năm tiếp theo.
Công ty có quan hệ ngày càng rộng và uy tín trong lĩnh vực tư vấn thiết kế đối
với khách hàng ngày càng tăng. Công ty còn có sự hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả
với các đơn vị thành viên trong ngành. Điều này làm cho Công ty nhận và ký kết các
hợp đồng kinh tế ngày càng tăng qua các năm.
Các phòng, ban trung tâm trong Công ty đã có biện pháp quản lý tốt khắc
phục khó kăn tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của các thành viên cộng với
sự chủ động sáng tạo tích cực nên đã hoàn thành vượt mức kế hoạch do Công ty
giao.
Công ty thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cử các
cán bộ đi thăm quan để không ngừng nâng cao trình độ kinh nghiệm đáp ứng kịp
thời với yêu cầu ngày càng cao của công việc. Đồng thời Công ty cũng cố gắng đầu
36
tư mua sắm trang thiết bị phương tiện hiện đại bắt kịp với yêu cầu của thị trường.
Điều này làm cho năng lực của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất ngày càng
tăng do đó Công ty có khả năng khả năng kí kết được các hợp đồng kinh tế lớn với
yêu cầu kỹ thuật cao.
Bên cạnh đó Công ty vẫn còn những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến
việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Các hạn chế đó là:
- Việc lập kế hoạch và bố trí, quản lý lao động ở các đơn vị sản xuất trực tiếp
chưa cụ thể sát với yêu cầu của công việc làm hạn chế năng suất và tiến độ chung
của công trình.
- Việc thanh quyết toán nội bộ các công trình còn chậm. Nguyên nhân chủ
yếu do các đơn vị, chủ nhiệm đề án và các cá nhân thực hiện chưa tuân thủ các Quy
định của Nhà nước và Công ty trong việc thanh quyết toán.
+ Các nhân tố bên ngoài .
Thuận lợi:
- Công ty luôn được sự hỗ trợ giúp đỡ của lãnh đạo cùng các vụ, ban chức
năng của Bộ công nghiệp và Tổng Công ty hoá chất Việt nam.
Khó khăn:
- Khủng hoảng tài chính khu vực đã tác động đến nền kinh tế nước ta. Các
công trình xây dựng và dự án đầu tư nước ngoài giảm nhiều so với các năm trước.
- Quy chế chính sách của nhà nước: Quy chế quản lý đấu thầu xây dựng, quy
chế đấu thầu được Chính phủ ban hành lại, công tác đấu thầu tư vấn được áp dụng
rộng rãi ... dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực hoạt động của Công ty. Luật
thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập thay thế cho thuế doanh thu và thuế lợi tức cũng
ảnh hưởng đến các hoạt động của Công ty. Ngoài ra giá thiết kế của Bộ xây dựng
mới ban hành đầu năm 2000 do chưa xác định được hết công việc tư vấn công
nghiệp đã giảm nhiều so với đơn giá cũ có công trình giảm tới 40-60%. Điều này
làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn.
2.2. Lợi nhuận.
Lợi nhuận của Công ty là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư
do kết quả của người lao động đem lại.
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản
xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của
Công ty và phản ánh đầy đủ kết quả sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất.
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng của Công ty.
Để nghiên cứu chỉ tiêu này ta sử dụng bảng sau:
Bảng 6: Bảng phân tích lợi nhuận của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất
Đơn vị : tỉ đồng
37
Mức biến động
của 99 so với 98
Mức biến động của
2000 so với 99 Tỷ lệ so với doanh thu
Chỉ tiêu Năm 1998
Năm
1999
Năm
2000 Số tiền
(Tỉ đ)
Tỉ lệ
(%)
Số tiền
(Tỉ đ)
Tỉ lệ
(%)
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Tổngdoanh thu 10,30 10,60 11,792 +0,3 +2,90 1,372 12,9 100 100 100
Tổng chi phí 9,655 9,839 11,089 +0,184 1,90 1,251 12,7 93,7 92,8 92,6
Chi phí quảnlý 1.713 1,696 1,892 -0,017 -1,00 0,196 11,6 16,6 16 15,8
Lợi nhuận
trước thuế 0,645 0,761 0,882 +0,116 +17,98 0,121 15,9 6,2 7,2 7,4
Thuế thu nhập 0,206 0,243 0,282 +0,037 +17,96 0,039 13,8 2,0 2,2 2,4
Lợi nhuận sau
thuế 0,439 0,518 0,600 +0,079 +17,99 0,082 15,8 4,3 4,9 5,1
Bảng phân tích trên cho ta thấy tổng doanh thu của năm sau so với năm trước
là tăng lên. Năm 1999 tăng lên 0,3 tỉ đồng hay 2,9% so với năm 1998. Năm 2000
tăng lên 1,372 tỉ đồng so với năm 1999. Tổng doanh thu tăng là do doanh thu của
thiết kế và doanh thu của hoạt động khác tăng lên như đã phân tích ở phần doanh
thu. Doanh thu tăng lên hàng năm điều này dẫn đến chi phí kinh doanh của Công ty
cũng tăng theo. Năm 1999 chi phí tăng lên so với năm 1998 là 1,9% hay 0,184 tỉ
đồng. Năm 2000 chi phí tăng lên tương ứng là với doanh thu là 12,7% hay 1,251 tỷ
đồng so với chi phí của năm 1999. Nhưng chúng ta thấy rằng tốc độ tăng của chi phí
là nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này cho thấy Công ty đã có giải pháp
hiệu quả trong kinh doanh để khi doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng nhưng tốc độ
tăng của chi phí luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tức là chi phí đã giảm
tương đối so với doanh thu và làm tăng tỷ lệ số lãi trên một đồng doanh thu hoặc một
đồng chi phí bỏ ra.
Cũng trên bảng phân tích trên, khi xem xét mức độ biến động của các chỉ tiêu
so với doanh thu cho ta biết để có 100 đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng chi phí
và đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong năm 1998, trong 100 đồng doanh thu thì
có 93,7 đồng chi phí và tạo ra 4,2 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 1999 để có 100 đồng
doanh thu thì cần 92,8 đồng chi phí (giảm 0,2 đồng) và tạo ra 4,9 đồng lợi nhuận
(tăng 0,5 đồng so với năm 1998); năm 2000 trong 100 đồng doanh thu thì có 92,6
đồng chi phí (giảm 0,2 đồng so với năm 1999) và 5,1 đồng lợi nhuận (tăng 0,2 đồng
so với năm 1999). Như vậy, hiệu quả kinh doanh của Công ty là năm sau cao hơn
năm trước, tỉ lệ chi phí trong doanh thu không ngừng giảm xuống điều này làm cho
lãi ròng của Công ty không ngừng tăng cả về số tuyệt đối và tương đối qua các năm.
Để thấy rõ tình hình biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của
Công ty chúng ta xem xét các nhân tố làm tăng hoặc giảm lợi nhuận đó là doanh thu
và chi phí.
38
Về doanh thu chúng ta đã xem xét và phân tích sự biến động và các nguyên
nhân gây ra biến động đó ở phần 2.1.
Về chi phí: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty là giảm tương đối
so với doanh thu qua các năm. Năm 1998 tổng chi phí chiếm 97,3 % tổng doanh thu
trong đó chi phí quản lý chiếm 16,6%, nhưng sang tới năm 1999 tổng chi phí chiếm
92,8% trong đó chi phí quản lý chiếm là 15,8%. Điều này làm cho lợi nhuận của
Công ty là không ngừng tăng lên năm sau so với năm trước. Năm 1999 lợi nhuận
của Công ty tăng 17,99% (hay 0,079 tỷ đồng) so với năm 1998; năm 2000 lợi nhuận
của Công ty tăng 15,8 % hay 0,082 tỷ đồng so với năm 1999. Số lợi nhuận trên 100
đồng doanh thu cũng tăng lên năm 1998 là 4,3 đồng, năm 1999 là 4,9 đồng, năm
2000 là 5,1 đồng.
Sở dĩ có được điều này là trước hết do tập thể cán bộ công nhân viên và lãnh
đạo Công ty đã cố gắng khắc phục khó khăn tìm ra các giải pháp kỹ thuật tăng năng
suất lao động, giảm chi phí sản xuất kinh doanh xuống tương đối so với doanh thu.
Bộ máy kinh doanh của Công ty không ngừng được hoàn thiện đáp ứng được nhu
cầu của thực tế. Cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng tranh thủ học
hỏi kinh nghiệm, rèn luyện kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng với nhu cầu
ngày càng cao hơn của công việc. Hàng năm Công ty gửi cán bộ đi thăm quan khảo
sát ở nước ngoài, đi công trình trong nước để học tập rút kinh nghiệm; tổ chức các
khóa học ngắn ngày hoặc cử đến các trung tâm đào tạo.
3. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty Thiết kế Công nghiệp
Hóa chất.
3.1 Chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Để nghiên cứu chỉ tiêu này chúng ta dùng bảng phân tích sau.
Bảng 7: Bảng phân tích hệ số doanh lợi của doanh thu trong Công ty Thiết
kế Công nghiệp Hóa chất
Đơn vị tính: tỉ đồng
Stt Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
1 Lợi nhuận 0,4390 0,51800 0,6000
2 Doanh thu 10,3000 10,60000 11,9720
3 Hệ số doanh lợi 0,0426 0,04885 0,0501
39
* Năm 1999 hệ số doamh lợicủa Công ty tăng so với năm 1998 là:
0,04885 - 0,0426 = 0,0062466
điều này do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do doanh thu thay đổi:
0,439 0,439
10,6
-
10,3
= 0,041415-0,042621 = - 0,001206
+ Do lợi nhuận thay đổi:
0,518 0,439
10,6
-
10,6
= 0,0488679 - 0,041415 = 0,0074529
Tổng cộng:
- 0,0012063 + 0,0074529 = 0,0062466
* Năm 2000 doanh lợi của doanh thu tăng so với năm 1999 là:
0,0501- 0,04885 = 0,00125 do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do doanh thu thay đổi:
0,518 0,518
11,972
-
10,6
= 0,04327 - 0,04867 = - 0,00559
+ Do lợi nhuận thay đổi:
0,6 0,518
11,972
-
11,972
= 0,0501 - 0,04325 = 0,00685
Tổng cộng:
- 0,00559 + 0,00685 = 0,00125
Tình hình trên cho ta thấy doanh lợi của doanh thu tăng qua các năm1998,
1999 và 2000. Tỉ lệ tăng doanh lợi của doanh thu năm 1999 so với 1998 cao hơn
năm 2000 so với năm 1999. Năm 1999 so với năm 1998 với doanh thu tăng lợi
nhuận không đổi thì làm hệ số doanh lợi giảm đi -0,001206. Tuy nhiên do lợi nhuận
tăng cao tương ứng là 0,0074529 làm cho hệ số doanh lợi của doanh thu năm 1999
bằng 0,04885 tăng 0,0062466. Năm 2000 doanh lợi của doanh thu cũng tăng lên so
với năm 1999 là 0,00125 trong đó do ảnh hưởng của sự thay đổi doanh thu làm hệ số
doanh lợi của Công ty giảm đi là -0,00559, nhưng lợi nhuận thay đổi làm cho hệ số
doanh lợi của Công ty tăng 0,0685 và do đó hệ số doanh lợi của doanh thu năm 2000
tăng so với năm 1999 là 0,00125.
40
Chúng ta có thể khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số doanh lợi của
doanh thu qua sơ đồ sau:
Sơ đồ2: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới hệ số doanh lợi của doanh thu.
Hệ số doanh lợi của
doanh thu
Lợi nhuận sau thuế Tổng doanh thu
Doanh
thu
Tổng
chi phí
Doanh thu
thiết kế tư
vấn
Doanh thu
hoạt động
khác
3.2. Phân tích chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh.
Từ công thức:
Lợi nhuận Hệ số doanh lợi của
vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh
Chúng ta đổi thành:
Doanh thu Lợi nhuận Hệ số doanh lợi của
vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh
x
Doanh thu
Để phân tích chỉ tiêu này ta dùng bảng sau:
Bảng 8: Bảng phân tích hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh trong Công ty Thiết kế
Công nghiệp Hóa chất
Đơn vị: Tỉ đồng
Stt Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
1 Lợi nhuận 0,43900 0,5180 0,6000
2 Vốn kinh doanh 14,46800 12,0910 11,8030
3 Hệ số doanh lợi 0,03034 0,04284 0,0505
Nếu theo công thức (2) tính hệ số doanh lợi cho năm 1998, 1999, 2000 ta có:
Năm 1998:
41
10,3 0,439
14,468
x
10,3
= 0,7119 x 0,0426 = 0,03034
Năm 1999:
10,6 0,518
12,091
x
10,6
= 0,87669 x 0,0489 = 0,04284
Năm 2000:
11,972 0,6
11,803
x
11,972
= 1,01432 x 0,0501 = 0,0508
* Vậy doanh lợi của vốn kinh doanh năm 1999 tăng lên so với năm 1998 là:
(0,04284 - 0,0304) = 0,0125. Điều này do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do vòng quay của vốn kinh doanh thay đổi:
(0,04284 - 0,03034) x 0,0426 = 0,00702
+ Do hệ số doanh lợi của doanh thu thay đổi:
(0,0489 - 0,0426) x 0,87669 = 0,00552
* Doanh lợi của vốn kinh doanh năm 1999 tăng lên so với năm 1998 là:
(0,0508 - 0,04284) = 0,00552. Điều này do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do vòng quay của vốn kinh doanh thay đổi:
(0,101432 - 0,087669) x 0,000489 = 0,00673
+ Do hệ số doanh lợi của doanh thu thay đổi:
(0,0501 - 0,0489) x 1,01432 = 0,001189
Trong ba năm hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh năm sau đều tăng so với
năm trước do vòng quay của vốn kinh doanh và và hệ số doanh lợi của doanh thu
đều tăng. Năm 1999 khả năng sinh lời thêm của vốn kinh doanh so với năm 1998 là
0,0125 đồng trên một đồng vốn; năm 2000 so với năm 1999 là 0,00796 đồng trên
một đồng vốn. Như vậy khả năng sinh lời thêm của vốn kinh doanh năm 2000 so
với năm 1998 là (0,0125 + 0,00796) = 0,02046đ trên một đồng vốn kinh doanh.
Nguyên nh ân của sự tăng của hệ số doanh lợi của doanh thu đã được giải
thích ở phần 3.1. Ở đây chúng ta cần xem xét nguyên nhân tăng vòng quay của vốn
kinh doanh.
42
3.3. Phân tích chỉ tiêu vòng quay của vốn kinh doanh.
Chỉ tiêu này phản ánh trong một năm vốn kinh doanh quay được mấy vòng.
Để nghiên cứu được chỉ tiêu này chúng ta sử dụng bảng sau:
Bảng 9: Bảng phân tích vòng quay của vốn kinh doanh ở Công ty Thiết kế
Công nghiệp Hóa chất
Đơn vị tính: tỉ đồng
Stt Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
1 Doanh thu 10,300 10,600 11,972
2 Vốn kinh doanh 14,468 12,091 11,803
3 Số vòng quay của vốn kinh doanh 0,712 0,877 1,014
* Năm 1999 so với năm 1998 số vòng quay của vốn kinh doanh đã tăng nên
là:
(0,877 - 0,693) = 0,165 vòng, điều này do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do vốn kinh doanh bình quân thay đổi
10,3 10,3
12,091
-
14,468
= 0,852 - 0,712 = 0,14 vòng
+ Do doanh thu thay đổi:
10,6 10,3
12,091
-
12,091
= 0,877 - 0,852 = 0,025 vòng
Như vậy: vốn kinh doanh của Công ty giảm đã làm cho số vòng quay của vốn
kinh doanh lên 0,165 vòng và sự tăng lên của doanh thu làm cho vòng quay của vốn
kinh doanh tăng lên 0,14 vòng. Tổng cộng số vòng quay của vốn kinh doanh tăng
lên năm 1999 so với năm 1998 do ảnh hưởng của sự thay đổi vốn kinh doanh bình
quân và doanh thu thay đổi là 0,165 vòng.
* Năm 2000 so với năm 1999 số vòng quay của vốn kinh doanh đã tăng lên
là: (1,014 - 0,877) = 0,137 vòng điều này do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do vốn kinh doanh bình quân thay đổi:
10,6 10,6
11,083
-
12,091
= 0,989 - 0,877 = 0,021 vòng
+ Do doanh thu thay đổi:
11,972 10,6
11,803
-
11,803
= 0,1,014 - 0,8898 = 0,116 vòng
43
Như vậy: vốn kinh doanh trong năm 2000 của Công ty giảm so với năm 1999
đã làm cho số vòng quay của vốn kinh doanh tăng lên 0,021 vòng và sự tăng lên của
doanh thu làm cho vòng quay của vốn kinh doanh tăng lên 0,116 vòng. Tổng cộng
số vòng quay của vốn kinh doanh tăng lên năm 1999 so với năm 1998 do ảnh hưởng
của sự thay đổi vốn kinh doanh bình quân và doanh thu thay đổi là 0,165 vòng.
Qua xem xét đánh giá ở trên ta nhận thấy nguyên nhân chủ yếu làm tăng thêm
số vòng quay của vốn kinh doanh của năm 1999 so với năm 1998 là do vốn kinh
doanh bình quân của năm 1999 giảm xuống so với năm 1998 là 14,63 % làm tăng số
vòng quay của vốn kinh doanh của Công ty năm 1999 so với năm 1998 là tăng lên
0,165 vòng, còn nguyên nhân chủ yếu làm tăng số vòng quay của năm 2000 so với
năm 1999 là do sự tăng lên của doanh thu. Năm 2000 doanh thu tăng hơn so với năm
1999 là 1,372 tỉ đồng.
Chúng ta có thể khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số vòng quay của
vốn kinh doanh qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3 : Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới hệ số Quay vòng của vốn kinh doanh
Qua sơ đồ trên chúng ta thấy hệ số quay vòng của vốn kinh doanh chịu ảnh
hưởng của vốn cố định và vốn lưu động. Vì vậy chúng ta đi xem xét hệ số vòng quay
của hai yếu tố này là cần thiết.
3.4. Hệ số vòng quay của vốn cố định.
Chỉ tiêu này cho biết rằng trong năm vốn cố định quay được mấy vòng hay
nói cách khác trong một năm một đồng vốn cố định làm ra bao nhiêu đồng doanh
thu. Để phân tích chỉ tiêu này chúng ta sử dụng bảng sau:
Bảng 10: Bảng phân tích hệ số quay vòng của vốn cố định
Hệ đố quay vòng của
vốn cố định
Vốn kinh doanh bình quân Tổng doanh thu
Vốn cố
định cuối
năm
------------
2
Vốn cố định bình quân Vốn lưu động bình quân
Vốn lưu
động đầu
năm
------------
2
Vốn lưu
động cuối
năm
------------
2
Vốn cố
định đầu
năm
-----------
2
Tổng doanh thu
44
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Stt Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
1 Doanh thu 10,3 10,6 11,793
2 Vốn cố định 4,019 4,284 4,417
3 Số vòng quay 2,563 2,495 2,704
Năm 1999 so với năm 1998 số vòng quay của vốn cố định giảm là:
2,495 - 2,563 = -0,138. Điều này do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do sự thay đổi của vốn cố định:
10,3 10,3
4,248
-
4,019
= 2,425 - 2,563 = - 0,138 vòng
+ Do doanh thu thay đổi:
10,6 10,3
4,248
-
4,248
= 2,495 - 2,425 = 0,07 vòng
Qua tính toán ở trên ta thấy vốn cố định tăng nên đã làm giảm vòng quay của
vốn cố định năm 1999 so với năm 1998 là 0,138 vòng trong đó doanh thu tăng chỉ
làm cho hệ số vòng quay của vốn tăng 0,07 vòng. Do đó số vòng quay của vốn cố
định của năm 1999 đã giảm so với năm 1998 là 0,068 vòng, hay nói cách khác một
đồng vốn cố định trong năm 1999 làm ra ít số đồng doanh thu so với năm 1998.
Năm 2000 số vòng quay của vốn cố định tăng so với năng 1999 là
2,704- 2,495 = 0,209 vòng, trong đó:
+ Do sự thay đổi của vốn cố định:
10,6 10,6
4,417
-
4,248
= 2,4 - 2,495 = - 0,095 vòng
+ Do doanh thu thay đổi:
11,972 10,6
4,417
-
4,417
= 2,704 - 2,4 = 0,304 vòng
Năm 2000 vốn cố định tiếp tục tăng so với năm 1999 làm cho hệ số quay
vòng của vốn cố định giảm 0,095 vòng, nhưng nhờ doanh thu năm 2000 tăng 12,9%
so với năm 1999 đã làm cho vòng quay của vốn cố định tăng thêm 0,304 vòng và do
đó số vòng quay số vòng quay của vốn cố định năm 2000 so với năm 1999 tăng
thêm là 0,209 vòng.
45
Như vậy trong ba năm 1998, 1999 và 2000 thì số vòng quay của vốn cố định
của năm 2000 so với năm 1998 vẫn tăng (0,209 - 0,138) = 0,071 vòng. Năm 1999
hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty là kém đi so với năm 1998, vì trong
năm 1999 tài sản cố định của công ty tăng lên nhưng doanh thu lại tăng không tương
ứng. Trong năm 2000 thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty đã được nâng
cao hơn năm 1998 và năm 1999. Trong năm 2000 thì một đồng tài sản cố định làm
ra nhiều đồng doanh thu so với năm 1999 là 0,209 đồng và với năm 1998 là 0,071
vòng.
Có thể khái quát sự ảnh hưởng của các nhân tố đến vòng quay của vốn cố
định trong sơ đồ sau.
Sơ đồ 4: các nhân tố ảnh hưởng tới vòng quay của vốn cố định
Hệ số quay vòng của vốn cố định
Doanh thu Vốn cố định
Vốn cố
định bình
quân
Chi phí xây
dựng cơ
bản bình
quân dở
dang
Các khoản
đầu tư tài
chính bình
quân
Các khoản
ký cược ký
quỹ dài hạn
bình quân
3.5. Phân tích chỉ tiêu vòng quay của vốn lưu động.
Chỉ tiêu này cho biết rằng trong năm vốn lưu động quay được mấy vòng hay
nói cách khác trong một năm một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng doanh
thu. Để phân tích chỉ tiêu này chúng ta sử dụng bảng sau:
Bảng 11: Bảng phân tích hệ số quay vòng của vốn lưu động
Đơn vị: tỉ đồng
Stt Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
1 Doanh thu 10,3 10,6 11,972
2 Vốn lưu động 10,45 7,844 7,387
3 Số vòng quay 0,9856 1,3514 1,6207
46
Nhìn vào bảng trên ta thấy số vòng quay của vốn lưu động năm 1998 so với
năm 1998 tăng 0,3658 vòng năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,2693 vòng.
Để đánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngoài chỉ tiêu trên chúng ta còn hay
thường dùng chỉ tiêu sau:
365 ngày x Vốn lưu động Thời gian của một
vòng luân chuyển = Doanh thu
Với số liệu trên chúng ta tính được thời gian của một vòng luân chuyển vốn
qua các năm như sau:
365 x 10,45
Năm 1998 : 10,3 = 370,3 ngày
365 x 7,844
Năm 1999 : 10,6 = 270 ngày
365 x 7,387
Năm 2000 : 11,972 = 225 ngày
+ Ta có số ngày luân chuyển của một vòng luân chuyển năm 1999 so với
năm 1998 đã giảm là: 270 - 370,3 = -100,3 ngày do ảnh hưởng của:
- Do sự thay đổi của vốn lưu động:
365 x 7,844 365 x 10,45
10,3
-
10,3
= - 92,3 ngày
+ Do doanh thu thay đổi:
365 x 7,844 365 x 7,844
10,6
-
10,3
= - 8 ngày
+ Số ngày luân chuyển của một vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2000 so
với năm 1999 đã giảm là: ( 225 - 270) = - 45 ngày điều này do ảnh hưởng của:
+Do sự thay đổi của vốn lưu động:
365 x 7,387 365 x 7,844
10,6
-
10,6
= - 16 ngày
+ Do doanh thu thay đổi:
365 x 7,387 365 x 7,387
11,972
-
10,6
= - 29 ngày
47
Như vậy trong ba năm liên tục 1998, 1999 và năm 2000 do vốn và doanh thu
tăng lên đã làm cho vòng quay vốn lưu động của Công ty năm sau tăng nên so với
năm trước hay nói cách khác số ngày luân chuyển của vốn lưu động của Công ty
năm sau giảm so với năm trước.
Chúng ta có thể tính được mức vốn lưu động tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) tốc
độ luân chuyển thay đổi vốn lưu động trong năm của doanh nghiệp như sau:
Doanh thu năm n Số vốn lưu
động tiết kiệm
hay lãng phí
=
365
x
Thời gian một
vòng luân
chuyển năm n
Thời gian một
vòng luân chuyển
năm n-1
Ta có:
10,6 Số vốn lưu động tiết kiệm hay
lãng phí năm
1999
=
365
x (270 - 370,3) = - 2,912 tỉ đồng
11,976 Số vốn lưu động
tiết kiệm hay
lãng phí năm
2000
=
365
x (225 - 270) = - 1,47 tỉ đồng
Tiết kiệm vốn lưu động trong Công ty có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của Công ty. Do tốc độ chu chuyển vốn lưu động tăng lên có thể
giảm một số vốn lưu động nhất định mà vẫn đảm bảo đủ khối lượng phục vụ công
tác sản xuất kinh doanh.
Việc tăng số vòng quay của vốn lưu động không những có ý nghĩa tiết kiệm
vốn mà còn góp phần vào giảm chi phí như chi phí trả lãi vốn lưu động, chi phí kho
vật tư, thiết bị...
Chúng ta có thể khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay của vốn lưu
động ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 5: Các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển của vốn lưu động
Hệ số quay vòng của vốn lưu động
48
Doanh thu Vốn lưu động
Tiền
bình
quân
Các khoản
phải thu
Hàng
tồn kho
Tài sản
lưu
động
khác
Chi phí
sự
nghiêp
3.6. Phân tích chỉ tiêu hệ số doanh lợi của tài sản cố định
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong năm tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận, hay nói cách khác nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định.
Từ công thức:
Lợi nhuận Hệ số doanh lợi
của vốn cố định = Vốn cố định
Chúng ta có thể đổi thành:
Doanh thu Lợi nhuận Hệ số doanh lợi
của vốn cố định = Vốn cố định
x
Doanh thu
Bảng 12: Phân tích hệ số doanh lợi của vốn cố định
Đơn vị: tỉ đồng
S TT Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
1 Lợi nhuận 0,439 0,518 0,6
2 Vốn cố định 4,019 4,248 4,417
3 Hệ số doanh lợi 0,1092 0,1219 0,1358
Theo công thức đã biến đổi ta có kết quả sau:
10,3 0,439 Hệ số doanh lợi của
vốn cố định năm 98 = 4,019
x
10,3
= 2,5628 x 0,0426 = 0,1092
10,6 0,518 Hệ số doanh lợi của
vốn cố định năm 99 = 4,248
x
10,6
= 2,4953 x 0,0498 = 0,1219
11,972 0,6 Hệ số doanh lợi của
vốn cố định năm 2000 = 4,417
x
11,972
= 2,7104 x 0,051 = 0,1358
Vậy hệ số doanh lợi của vốn cố định năm 1999 so với năm 1998 đã tăng là:
0,1219 - 0,1092 = 0,0127 đồng, điều này là do ảnh hưởng của:
49
+ Số vòng quay của vốn cố định thay đổi:
(2,4953 - 2,5628) x 0,0426 = -0,0765 x 0,0426 = - 0,0031 đồng
+ Do hệ số doanh lợi của doanh thu thay đổi:
(0,04887 - 0,0426) x 2,4953 = 0,00627 x 2,4953 = 0,01565 đồng
Vậy hệ số doanh lợi của vốn cố định năm 2000 so với năm 1999 đã tăng là:
0,1219 - 0,1092 = 0,0127 đồng, điều này là do ảnh hưởng của:
+ Số vòng quay của vốn cố định thay đổi:
(2,7104 - 2,4953) x 0,0489 = 0,215x 0,0489 = 0,0105 đồng
+ Do hệ số doanh lợi của doanh thu thay đổi:
(0,051- 0,0489) x 2,7104= 0,001249 x 2,47104 = 0,0034 đồng
Tình hình trên cho thấy năm 1999 do số vòng quay cố vốn cố định giảm đã
làm khă năng sinh lời của vốn cố định giảm 0,0031 đồng so với năm 1998. Nhưng
do hệ số doanh lợi của doanh thu năm 1999 cao hơn năm 1998 làm cho khả năng
sinh lời của vốn cố định tăng 0,01565 đồng, do đó doanh lợi của vốn cố định năm
1999 tăng so với năm 1998 là 0,01565 - 0,031 = 0,0127 đồng.
Khả năng sinh lợi của vốn cố định năm 2000 tăng so với năm1999 là 0,039
đồng do số vòng quay của vốn cố định làm tăng doanh lợi của vốn cố định thêm
0,0105 đồng và hệ số doanh lợi của doanh thu làm cho hệ số doanh lợi của vốn cố
định tăng 0,0034 đồng.
Như vậy hiệu quả sử dụng vốn cố định trong việc tạo ra lợi nhuận của Công
ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất là năm sau cao hơn năm trước. Điều này nói nên
rằng Công ty đã sử dụng có hiệu quả vốn cố định của mình.
3.7. Phân tích chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn vốn lưu động
Chỉ tiêu này cũng như chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn cố định và hệ số doanh
lợi của doanh thu, nó cho biết khả năng sinh lợi của mỗi đồng vốn lưu động tức là
trong một năm thì một đồng vốn lưu đồng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Từ công thức:
Lợi nhuận
Hệ số doanh lợi của vốn lưu động =
Vốn lưu động
(1)
Chúng ta đổi thành:
Doanh thu Lợi nhuận
Hệ số doanh lợi =
Vốn lưu động
x
Doanh thu
(2)
Theo công thức (1) chúng ta có thể tính được chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn
lưu động qua các năm trong bảng sau:
50
Bảng13: Phân tích hệ số doanh lợi của vốn lưu động
Đơn vị: tỉ dồng
Stt Chỉ tiêu 1998 1999 2000
1 Lợi nhuận 0,439 0,518 0,6
2 Vốn lưu động 10,45 7,844 7,387
3 Hệ số doanh lợi của vốn lưu
động
0,042 0,066 0,081
* Theo công thức (2) ta có kết quả như sau:
Hệ số doanh lợi của vốn lưu động
+Năm 1998 : 10,3/10,45 x 0, 439/10,3 = 0,9856 x 0,0426
+ năm 1999 : 10,6/ 7,844 x 0,518/ 10,6 = 1,3514 x 0,0488
+Năm 2000 : 11,972/7,387x 0,6/ 11,972=1,6027 x 0,0501
Ta có hệ số doanh lợi của vốn lưu động năm 1999 tăng so với năm 1998 là:
(0,066-0,042) = 0,024 đồng. Trong đó:
+ Do số vòng quay của vốn lưu động thay đổi:
(1,3514 - 0,9856) x 0,0426 = 0,3658 x 0,0426 = 0,0156 đ
+ Do doanh lợi của doanh thu thay đổi:
(0,0488 - 0,0426) x 1,3514 = 0,0658 x 1,3514 = 0,0084 đ
Hệ số doanh lợi của vốn lưu động năm 1999 tăng so với năm 1998 là:
(0,081 - 0,066) = 0,015 đồng. Trong đó:
+ Do số vòng quay của vốn lưu động thay đổi:
(1,6207 - 1,3514) x 0,0488 = 0,2693 x 0,0488 = 0,01314 đ
+ Do doanh lợi của doanh thu thay đổi:
(0,0501 - 0,0488) x 1,6207 = 0,0013 x 1,6207 = 0,0021 đ
Từ bảng phân tích trên cho ta thấy khả năng sinh lời của vốn lưu động trong
Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất là năm sau cao hơn năm trước, có nghĩa là
một đồng vốn lưu động sử dụng trong năm sau thu được nhiều lợi nhuận hơn năm
trước. Có thể nói vốn lưu động của Công ty sử dụng ngày càng có hiệu quả.
Khả năng sinh lời của vốn lưu động của Công ty trong năm 1999 tăng 0,024
đồng trên một đồng vốn lưu động. Trong đó, do số vòng quay của vốn lưu động tăng
lên làm cho hệ số doanh lợi của vốn lưu động tăng 0,0156 đồng và hệ số doanh lợi
của doanh thu tăng làm cho hệ số doanh lợi của vốn lưu động tăng 0,084 đồng. Khả
năng sinh lời của vốn lưu động năm 2000 tăng lên so với năm 1999 là 0,015 đồng
51
trên một đồng vốn lưu động. Trong đó nguyên nhân tăng này là do vòng quay của
vốn lưu động tiếp tục tăng làm cho khả năng sinh lời của vốn lưu động tăng 0,01314
đồng và hệ số doanh lợi của doanh thu tăng làm cho khả năng sinh lời của vốn lưu
động tăng 0,0021 đồng.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng được nâng cao qua các
năm. Sở dĩ có được điều này là do Công ty đã tích cực chủ động trong việc thu nợ
các hợp đồng, giải quyết được các khoản nợ lớn khó thu, chi kịp thời cho các hoạt
động của Công ty kịp thời có những biện pháp huy động vốn trong những thời điểm
thu chi mất cân đối đảm bảo cho Công ty hoạt động ổn định.
3.8. Phân tích chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động.
Chỉ tiêu này phản ánh một lao động của Công ty trong một năm làm ra được
bao nhiêu đồng doanh thu. Để phân tích chỉ tiêu này chúng ta sử dụng bảng sau:
Bảng 14: Phân tích doanh thu bình quân mật lao động
Đơn vị: tỉ đồng
Stt Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
1 Doanh thu 10,3 10,3 11,975
2 Số lao động 260 261 262
3 Doanh thu bình quân một lao động 0,039615 0,040613 0,0456946
Theo bảng trên ta thấy doanh thu bình quân một lao động trong Công ty là
tăng qua các năm:
+ Năm 1999 so với năm 1998 doanh thu bình quân một lao động tăng là:
(0,040613 - 0,039615) = 0,000998 tỉ đồng, điều này do ảnh hưởng của các nhân tố
sau:
- Số lao động thay đổi:
10,3/261-10,3/260 = 0,039615 - 0,0394636 = -0,000151 tỉ đồng
- Doanh thu thay đổi:
10,6/261-10,3/261 = 0,040613 - 0,394636 = 0,0011494 tỉ đồng
+ Năm 2000 so với năm 1999 doanh thu bình quân một lao động tăng là:
(0,0456946 - 0,040613) = 0,0050816 tỉ đồng, điều này do ảnh hưởng của các nhân tố
sau:
- Số lao động thay đổi :
52
10,6/262-10,6/261 = 0,040458 - 0,040613 = -0,000155 tỉ đồng
- Doanh thu thay đổi:
11,972/262-10,6/262 = 0,0456946 - 0,040458 = 0,0052366tỉ đồng
Từ bản phân tích và tính toán ở trên ta thấy được tình hình doanh thu bình
quân một lao động một năm trong Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất trong các
năm qua là trong năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng chỉ
tiêu này là do doanh thu tăng còn do sự thay đổi số lượng lao động là không đáng kể.
Chúng ta có thể khái quát các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu này qua sơ đồ
sau:
Sơ đồ: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bình quân một lao động của Công ty
Thiết kế Công nghiệp Hóa chất
Doanh thu bình quân một
lao động
Doanh thu Số lao động
Số lao động
trình độ trên
đại học
Số lao
động trình
độ đại
học
Số kỹ thuật
viên
3.9. Phân tích chỉ tiêu mức sinh lợi của một lao động.
Bên cạnh chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động thì chỉ tiêu mức sinh lời
của một lao động cũng dùng để đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng lao động của
Công ty.
Mức sinh lời một lao động cho biết bình quân một lao động trong công ty
trong một năm làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Lợi nhuận
Mức sinh lời một lao động =
Số lao động bình quân trong năm
Hay:
Mức sinh lời một lao động = Doanh thu x Lợi nhuận
53
Số lao động Doanh thu
Để phân tích chỉ tiêu này chúng ta sử dụng bảng sau:
Bảng 15: Phân tích chỉ tiêu mức sinh lời của một lao động trong Công ty Thiết kế
Công nghiệp Hóa chất
Đơn vị: tỉ đồng
Stt Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
1 Lợi nhuận 0,439 0,518 0,6
2 Số lao động 260 261 262
3 Mức sinh lời của một lao động 0,0016884 0,0019846 0,00229
Áp dụng công thức:
Doanh thu Lợi nhuận
Mức sinh lời của 1 lao động =
Số lao động
x
Doanh thu
Chúng ta tính mức sinh lời của một lao động trong từng năm như sau:
Mức sinh lời của một lao động:
+ Năm 1998: (10,3/260) x (0,439/10,3) = 0,039615 x 0,042621
+ Năm 1999: (10,6/261) x (0,518/10,6) = 0,040613 x 0.0488679
+ Năm 2000: (11,972/262) x (0,6/11,972) = 0,0456946 x 0,0501169
So với năm 1998 khả năng sinh lời của một lao động trong năm1999 ở Công
ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã tăng là: (0,0018946 - 0,0016884) = 0,0002962
tỉ đồng. Điều này do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau:
+ Doanh thu bình quân một lao động thay đổi:
(0,040613 - 0,039615) x 0,042621 = 0,0000425 tỉ đồng
+ Do hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh thay đổi:
(0,0488679 - 0,042621) x 0,040613 = 0,0002537 tỉ đồng
So với năm 1999 khả năng sinh lời của một lao động trong năm 2000 ở Công
ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã tăng là: (0,0018946-0,0016884) = 0,0002962 tỉ
đồng. Điều này do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau:
+ Doanh thu bình quân một lao động thay đổi:
(0,0456946 - 0,040613) x 0,048867 = 0,0002483 tỉ đồng
+ Do hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh thay đổi:
(0,0501169 - 0,048867) x 0,045694 = 0,0000571 tỉ đồng
54
Tình hình trên cho thấy năm 1999 so với năm 1998 mức sinh lời của một lao
động của Công ty tăng thêm là 266.000 đ trong đó do doanh thu bình quân một lao
động làm tăng 42.500 đ và và do hệ số doanh lợi của doanh thu là 253.700 đ. Còn
năm 2000 so với năm 1999 khả năng sinh lời của một lao động ở Công ty Thiết kế
Công nghiệp Hóa chất tăng là 305.400đ, trong đó do hệ số doanh lợi của doanh thu
tăng làm tăng 57.000đ và do doanh thu bình quân một lao động tăng làm tăng
248.300đ.
Như vậy qua phân tích trên ta thấy Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã
sử dụng lực lượng lao động của mình tương đối hiệu quả góp phần đáng kể vào nâng
cao hiệu quả kinh doanh chung của Công ty.
55
PHẦN BA
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY THIẾT KẾ
CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT
I- PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TRONG THỜI
GIAN TỚI.
1- Cơ sở hoạch định phương hướng mục tiêu.
Để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày
càng gay gắt hiện nay thì nhất thiết Công ty phải lập ra kế hoạch. Lập
kế hoạch là một quá trình mà sản phẩm của nó là một bản kế hoạch
trong đó xác định mục tiêu và các phương thức để th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận Văn- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn.pdf