Luận văn Thực trạng và một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty tư vấn và xây dựng thuỷ lợi 1

Tài liệu Luận văn Thực trạng và một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty tư vấn và xây dựng thuỷ lợi 1: - - -    - - - Luận văn Thực trạng và một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 Lời nói đầu Nước ta là một nước nông nghiệp mà theo ông cha ta đã nói: “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, trong đó nước là yếu tố quan trọng hành đầu vì vậy hệ thống thuỷ lợi đối với nước ta là vô cùng quan trọng. Trong những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến thất thường gây ra hạn hán, lụt lội khắp nơi, gây nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt và làm việc của người dân. Vì vậy, hơn lúc nào hết vai trò của các công trình thuỷ lợi có tầm quan trọng rất lớn. Nhận thức được điều đó, em đã xin vào thực tập tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1. Trong quá trình thực tập tại công ty, em nhận thấy điều ảnh hưởng lớn nhất đối với các công trình thuỷ lợi là thiết kế của công trình đó. Chính vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng...

pdf60 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty tư vấn và xây dựng thuỷ lợi 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- - -    - - - Luận văn Thực trạng và một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 Lời nói đầu Nước ta là một nước nông nghiệp mà theo ông cha ta đã nói: “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, trong đó nước là yếu tố quan trọng hành đầu vì vậy hệ thống thuỷ lợi đối với nước ta là vô cùng quan trọng. Trong những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến thất thường gây ra hạn hán, lụt lội khắp nơi, gây nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt và làm việc của người dân. Vì vậy, hơn lúc nào hết vai trò của các công trình thuỷ lợi có tầm quan trọng rất lớn. Nhận thức được điều đó, em đã xin vào thực tập tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1. Trong quá trình thực tập tại công ty, em nhận thấy điều ảnh hưởng lớn nhất đối với các công trình thuỷ lợi là thiết kế của công trình đó. Chính vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1. Mục đích của nghiên cứu đề tài: - Làm rõ những vấn đề chung về chất lượng thiết kế ở công ty tư vấn và xây dựng thuỷ lợi 1 - Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế của công ty. Bố cục của đề tài: Chương I: Giới thiệu chung về công ty Chương II: Thực trạng về công tác thiết kế tại công ty Chương III: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế ở công ty. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 I. Giới thiệu chung về công ty 1.Thông tin chung về doanh nghiệp  Tên doanh nghiệp: Công ty tư vấn xây dựng Thuỷ lợi I  Tên tiếng anh: Hydraulic Engineering Consultants Corporation No.1 ( HEC).  Địa chỉ: 95/2 Chùa Bộc- Đống Đa- Hà Nội  Tel: ( 04)8526285- (04)8525339  Fax: 84-4-5632169  Email: HEC1@HN.VNN.VN 2. Quá trình hình thành và phát triển Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, tháng 6 năm 1956 Cục thiết kế Thuỷ lợi trực thuộc Bộ Kiến trúc- Thuỷ lợi được thành lập; đây là tổ chức tiền thân của Công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi I ngày nay. Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, đơn vị đã thay đổi tên gọi nhiều lần: từ Cục thiết kế Thuỷ lợi đổi tên thành Cục khảo sát thiết kế Thuỷ lợi thuộc Bộ Thuỷ lợi, sau đó lại đổi tên thành Viện thiết kế thuỷ lợi thuỷ điện, Viện khảo sát thiết kế thuỷ lợi. Đến năm 1985 Bộ Thuỷ lợi có quyết định tách Phân Viện khảo sát thiết kế Thuỷ lợi Nam Bộ ra khỏi Viện khảo sát thiết kế thuỷ lợi để thành lập Viện khảo sát thiết kế Nam Bộ trực thuộc Bộ Thuỷ lợi. Tháng 10 – 1989 Bộ Thuỷ lợi có quyết định đổi tên từ Viện khảo sát thiết kế Thuỷ lợi thành viện khảo sát thiết kế thuỷ lợi Quốc gia, và từ tháng 2 – 1993 Bộ Thuỷ lợi có quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước chuyển Viện Khảo sát thiết kế Thuỷ lợi Quốc gia thành Công ty khảo sát thiết kế thuỷ lợi I; từ tháng 9 – 1995 lại đổi tên thành Công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi I. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 3. Chức năng của công ty Theo quyết định số 79 QĐ/ TCCB, công ty tư vấn xây dựng Thuỷ lợi I có các ngành nghề kinh doanh sau:  Lập dự án đầu tư xây dựng thuỷ lợi - thuỷ điện  Khảo sát xây dựng ( khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn, môi trường, địa vật lý)  Thí nghiệm đất, đá, nền, móng, vật liệu, kết cấu xây dựng phục vụ thiết kế, kiểm tra chất lượng công trình, kiểm tra chất lượng xây dựng, xác định nguyên nhân sự cố công trình.  Thiết kế: bao gồm thiết kế quy hoạch thuỷ lợi - thuỷ điện, thiết kế công trình thuỷ lợi- thuỷ điện, lập tổng dự toán và dự toán công trình xây dựng.  Thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế, thẩm định dự toán  Tư vấn về đấu thầu và hợp đồng kinh tế trong xây dựng  Quản lý dự án: nhận tổng thầu khảo sát thiết kế và quản lý dự án theo qui định của điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.  Xây dựng thực nghiệm các công trình thuộc đề tài nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, khoan, phụt xử lý nền và thân công trình, sửa chữa xe, máy chuyên dùng và gia công cơ khí.  In đồ án thiết kế, các tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, tạp chí, sách báo theo qui định và giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.  Công ty được phép mở rộng các hoạt động tư vấn khác về xây dựng không trái với các qui định về pháp luật Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 4. Cơ cấu tổ chức  4.1 Công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi I gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc: - Xí nghiệp Thiết kế tư vấn xây dựng thuỷ lợi 1 - Xí nghiệp Thiết kế tư vấn xây dựng thuỷ lợi 2 - Xí nghiệp Tư vấn địa kỹ thuật - Xí nghiệp Khảo sát và xây dựng số 1 - Xí nghiệp Khảo sát và xây dựng số 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 Sơ đồ 1: Tổ chức công ty Tổng Giám Đốc Các P. Tổng giám đốc Hội đồng KHCN Xí nghiệp thiết kế tư vấn XDTL I Văn phòng tư vấn Trung tâm phát triển công nghệ Phòng kinh tế kế hoạch Xí nghiệp khảo sát và xây dựng 1 Phòng kế toán tài vụ Xí nghiệp khảo sát và xây dựng 2 Xí nghiệp thiết kế tư vấn XDTL II Bộ phận bảo đảm chất lượng Phòng tổng hợp Xí nghiệp khảo sát và xây dựng 4 Xí nghiệp tư vấn địa kỹ thuật Trung tâm dịch vụ quốc tế Phòng tổ chức cán bộ lao động Xí nghiệp khảo sát và xây dựng 3 Xí nghiệp thiết kế tư vấn XDTL III Xí nghiệp cơ khí TL Xí nghiệp in thuỷ lợi Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6  4.2 Các công ty con ( là các công ty cổ phần, công ty mẹ giữ cổ phần trên50% vốn Điều lệ) do các đơn vị hiện tại của Công ty sẽ cổ phần hoá gồm: - Xí nghiệp Thiết kế tư vấn xây dựng thuỷ lợi 3 - Xí nghiệp Khảo sát và xây dựng số 2 - Xí nghiệp khảo sát và xây dựng số 4  4.3 Các công ty liên kết ( là các công ty cổ phần, công ty mẹ giữ dưới 50% vốn Điều lệ) do các đơn vị hiện tại của Công ty sẽ cổ phần hoá gồm: - Xí nghiệp In thuỷ lợi - Xí nghiệp cơ khí thuỷ lợi - Công ty cổ phần tư vấn đầu tư thuỷ lợi, thuỷ điện 5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 5.1.Kết quả sản xuất kinh doanh Do đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tư vấn thiết kế xây dựng thuỷ lợi nên trong quá trình hoạt động, công ty đã gặp những thuận lợi, khó khăn sau: Thuận lợi: Công ty đã được sự tin cây của nhà nước cũng như của các đối tác khác:  Công ty được Bộ giao nhiệm vụ tư vấn, khảo sát thiết kế hầu hết các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu của chính phủ.  Thị trường tại Cộng hoà DCND Lào vẫn là thị trường thứ 2 đầy triển vọng của công ty. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7  Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn.  Ngày càng có nhiều đơn vị trong và ngoài ngành ( đặc biệt là ngành điện) tăng cường liên doanh liên kết với công ty. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi đó công ty cũng gặp không ít những khó khăn trong quá trình hoạt động:  Các dự án đòi hỏi phải đúng tiến độ ( các dự án nhóm A, các dự án vay vốn nước ngoài)  Các dự án vay vốn nước ngoài ( WB, ADB1, ADB2) đều phải hoàn thành việc thi công và giải ngân trong 6 tháng đầu năm.  Các công trình thuộc Bộ quản lý đều phải thông qua đấu thầu tư vấn, đấu thầu thiết kế vì vậy kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty luôn luôn bị động.  Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt  Giá thiết kế trong những năm gần đây giảm nhiều ( giảm từ 50- 60% so với giá cũ) gây ảnh hưởng tới nguồn thu của công ty.  Do đặc thù của công ty nên có những dự án lớn đã cơ bản hoàn thành trong những năm đầu của dự án nên công việc những năm sau giảm nhiều.  Trong những năm gần đây nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn giảm so với những năm trước. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8  Nguồn vốn do các chủ đầu tư tạm ứng hoặc thanh toán, nguồn vốn giải ngân chậm gây rất nhiều khó khăn cho công ty trong việc cấp phát vốn đến các đơn vị.  Đội ngữ cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm cũng giảm đi do nghỉ chế độ và chuyển công tác.  Các máy móc, thiết bị chuyên dụng đã lạc hâu, công suất sử dụng nhỏ.  Tình hình thời tiết ở nước ta nhất là vào các mùa mưa cũng ảnh hưởng tới tiến độ thi công của các công trình. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 44242358201 45306837587 63771747406 2. Giá vốn hàng bán 37934084714 37825487034 53234518865 3. Lợi nhuận gộp 6308273487 7481350553 10537228541 4. DT hoạt động tài chính 839952639 734456779 1123144478 5. Chi phí tài chính 474444567 498862725 410013137 6.Chi phí quản lý doanh nghiệp 3552794338 4349557363 8431826725 7.Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 2755479149 3367387244 2818533157 8. Thu nhập khác 292286777 144771257 190805102 9.Chi phí khác 320316468 559465572 97017302 10. Lợi nhuận khác 612603245 -414694315 93787800 11. Thuế thu nhập 1034063719 881326057 854531646 12. Lợi nhuận sau thuế 2379210279 2071366872 2057789311 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 Ta thấy lợi nhuận năm 2004 giảm so với năm 2003, trong khi đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh so với năm 2003, giá vốn hàng bán lại giảm hơn 2003 như vậy lợi nhuận gộp năm 2004 tăng rất nhiều so với năm 2003 nhưng lợi nhuận từ hoạt động tài chính và thu nhập khác cũng giảm so với năm 2003, mà chi phí khác lại tăng mạnh dấn đến việc lợi nhuận của công ty giảm nhiều. Năm 2004 là một năm mà hoạt động tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã có những biện pháp kịp thời để khôi phục hoạt động tài chính, vì vậy đến năm 2005 lợi nhuận từ hoạt động tài chính đã tăng nhiều so với năm 2004. Tuy nhiên lợi nhuận của công ty năm 2005 vẫn tiếp tục giảm mạnh so với năm 2004. Nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm lợi nhuận đó là do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, đó là do sự điều hành của ban lãnh đạo công ty và một số đơn vị chưa sâu sát, chưa bám sát mục tiêu yêu cầu, chưa nắm được kịp thời tình hình triển khai công việc và những vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất và đặc biệt là sự phối hợp giữa các đơn vị chưa gắn kết nên ảnh hưởng tới việc quản lý toàn công ty. Vì vậy sang năm 2006 ban lãnh đạo công ty cấn có phương hướng giải quyết tình trạng này để ổn định công ty và tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Bảng 2:Tổng sản lượng thực hiện 2000 2001 2002 2003 2004 sản lượng thực hiện 58187 40237 30000 79177 89586 sản lượng tự tìm 15000 13000 15000 35006 39178 Tổng sản lường 73187 53237 45000 114183 128764 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11 Ta có thể thấy sản lượng thực hiện trong năm 2001, 2002 giảm nhiều so với những năm trước đó là do công việc khảo sát của các xí nghiệp của các dự án lớn đã cơ bản hoàn thành trong những năm trước nên năm nay khối lượng công việc giảm đi nhiều. Hơn nưa từ năm 2001, Bộ đã có chỉ thị các công trình của Bộ phải thông qua đầu thầu từ khâu tư vấn và thiết kế nên công ty gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn này. Nhưng năm 2003, tổng sản lượng do công ty đã tăng 154% so với năm 2002, và năm 2004 vượt quá 12%. Có được kết quả đó là do công ty đã kịp thời thích ứng được những thay đổi và đã chủ động trong việc tìm kiếm thêm những hợp đồng ngoài những dự án được thầu của Bộ và công ty tuy gặp nhiều khó khăn về vấn đề tài chính nhưng cũng đã mua sắm một số máy móc thiết bị chuyên dụng nhằm nâng cao công suất hoạt động của toản công ty. 5.2. Tình hình lao động Bảng 3: Tình hình lao động Đơn vị: người Trình độ 2003 2004 2005 Tiến sĩ 03 03 04 Thạc sĩ 05 15 16 Đại học, cao đẳng 367 349 369 Trung cấp 71 64 62 Công nhân 410 412 379 Tuổi trung bình 30 28 27.5 Tổng 856 843 830 Lương bình quân/người/tháng 1,3 triệu đồng 2 triệu đồng 2,5 triệu đồng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12 Biểu 1: Chất lượng lao động 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2003 2004 2005 TiÕn sÜ Th¹c sÜ §¹i häc, C§ Trung cÊp C«ng nh©n Qua bảng thống kê cơ cấu lao động trong 3 năm, ta nhận thấy số lượng cán bộ công nhân viên của công ty càng ngày càng giảm nhưng số cán bộ có trình độ cao mỗi năm lại tăng cao, còn số lượng công nhân và nhân viên thì giảm mạnh. Đó là do ban lãnh đạo của công ty đã có những điều chỉnh kịp thời: nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty và cắt giảm, tinh lọc bộ máy quản lý nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động. Tuy công ty có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật có năng lực và trình độ, yêu nghề và tâm huyết, có ý thức kỷ luật cao, phong cách làm việc nghiêm túc, ham học hỏi nhưng so với yêu cầu của nhiệm vụ mới còn nhiều nhược điểm phải khắc phục như: trình độ khoa học công nghệ còn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của các dự án lớn, thiếu kiến thức về pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, xã hội, ít cập nhật thông tin về tiến bộ khoa học. Vì vậy trong thời gian tới công ty đã đề ra các biện pháp khắc phục như: cử cán bộ đi học ở các trường đại học trong và ngoài nước, mở các lớp học tại công ty... Tuy trong quá trình hoạt động công ty còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty luôn quan tâm tới đời sống của cán bộ công nhân viên, nâng dần mức lương qua từng năm để góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13  Tình hình tài chính của công ty có thể được thể hiện thông qua bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm 2003,2004,2005 Bảng 4: Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu 2003 2004 2005 TÀI SẢN 56604755806 55293502897 87499047481 A.TSLĐ và ĐTNH 38790255463 38380253647 57562782125 I. Tìên 16687447971 4708514092 13517431564 II. Đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu 13379028483 14244162934 17590231371 IV. Hàng tồn kho 6795802934 16976113394 24574601235 V. Tài sản lưu động khác 1927976075 2451463227 1880517955 VI. Chi sự nghiệp B. TSCĐ và ĐTDH 17841500343 16913249250 29936265356 I. Tài sản cố định 16944250343 16042999250 27832918356 II. Đầu tư dài hạn 870250000 870250000 870250000 III. Xây dựng cơ bản dở dang IV. Ký quỹ, ký cược NGUỒN VỐN 56604755806 55293502897 87499047481 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14 A. Nợ phải tră 31577285881 29133189787 51430541500 I. Nợ ngắn hạn 31052698127 28739812187 51168283800 II. Nợ dài hạn 524587754 393377600 262257700 III. Nợ khác B. Nguồn vốn chủ sở hữu 25027469925 26160313110 36213505981 I. Nguồn vốn, quỹ 21958371631 23088180354 33675650117 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 3069098294 3072132756 2537855864 Nguồn: Báo cáo tổng kết tài sản ngày 31/12 hàng năm. Về quy mô tài sản : Tài sản của công ty qua các nam có sự thay đổi mạnh . Năm 2003 giá trị của tài sản đạt 56604755806 triệu đồng , nhưng đến năm 2004 thì tài sản có sự suy giảm 1311252909 triệu so với năm 2003 là 55293502897 ( giảm 2,31% ). Ta thấy tuy năm 2004 các chỉ tiêu như: tài sản lưu động đều tăng mạnh nhưng do tái sản cố định như máy móc, thiết bị đều lạc hậu, hư hỏng nhiều nên tài sản cố định năm 2004 giảm mạnh đẫn đến việc giảm tài sản của công ty. Nhưng đến năm 2005 thì có sự tăng mạnh đạt 87499047481 ( tăng 58,2%) do công ty đã có những chính sách kịp thời khắc phục những khó khăn của năm 2004. Về nguồn vốn: công ty đã và đang chuyển một số xí nghiệp thành công ty cổ phần vì vậy đã làm tăng nguồn vốn của công ty từ các cổ đông tham gia mua cổ phần, ngoài ra công ty còn huy động vốn từ các nguồn: tư ngân sách nhà nước, thuê tài chính, từ nguồn khấu hao tài sản cố định, từ quỹ phát triển sản xuất. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15  Tình hình tài chính của công ty còn thể hiện thông qua việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Bảng 5: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1. Thuế GTGT hàng bán nội địa 2983777863 2219580450 3302485919 2.Thuế GTGT hàng nhập khẩu 3. Thuế thu nhập DN 934063200 1459407122 841105297 4. Thuế trên vốn 215062 5. Thuế nhà đất 159574683 210801683 239548683 6. Tiền thuê đất 7. Các loại thuế khác 81017388 150215264 42980181 Tổng cộng 4158648196 4040004519 4426485919 6. Công tác Quản lý chất lượng Năm 2002 công ty đã được DET NORSKE VERITAS cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000. Công ty cam kết cung cấp đầy đủ các nguồn lực cần thiết để thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo ISSO 9001: 2000. Hệ thống này giúp cho công ty kiểm soát có hệ thống, phối hợp đồng bộ mọi hoạt động của các đơn vị, cá nhân trong dây chuyển công nghệ tạo ra sản phẩm khảo sát thiết kế. Công ty khẳng định một cách chắc chắn rằng tất cả các sản phẩm của công ty cung cấp cho khách hàng đều đạt được mục tiêu chất lượng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 16 đã đề ra với phương châm: Chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu và là thách thức lớn nhất đối với công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi I. Với chính sách chất lượng như vậy công ty đã thiết lập, văn bản hoá, thực hiện và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng của mình để quy định và hướng dẫn quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm:  Sổ tay chất lượng: giới thiệu chính sách chất lượng của công ty, hệ thống tổ chức, tóm tắt các quy trình, hướng dẫn chất lượng của công ty.  Các quy trình chất lượng: để triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình hoạt động của mình, công ty đã xây dựng 50 quy trình và các hướng dẫn công việc, chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo: Bảng 6: Danh mục quy trình tương ứng với yêu cầu của ISO 9001:2000 TT Tên hồ sơ Kí hiệu 1 Sổ tay chất lượng STCL 2 Quy trình xem xét hợp đồng QT 03-01 3 Quy trinh kiểm soát thiết kế QT 04-01 4 Quy trình kiểm soát tài liệu và dữ liệu QT 05-01 5 Quy trình kiểm soát văn bản đi đến QT 05-02 6 Quy trình mua sắm vật tư, thiết bị QT 06-01 7 Quy trình thuê thầu phụ, chuyên gia, cộng tác viên QT 06-02 8 Quy trinh điều tra, khảo sát thuỷ văn QT 09-01 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17 9 Quy trình khảo sát địa chất công trình QT 09-02 10 Quy trình khảo sát địa hình QT 09-03 11 Quy trình quản lý phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm QT 09-04 12 Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị QT 09-05 13 Quy trình vận hành mạng máy tính QT 09-06 14 Quy trình thanh toán QT 09-07 15 Quy trình kiểm định, hiệu chỉnh thiết bị QT 11-01 16 Quy trình hành động khắc phục phòng ngừa và giải quyết khiếu nại của khách hàng QT 14-01 17 Quy trình bao góí, lưu kho, bảo quản và giao hàng QT 15-01 18 Quy trình quản lý kho, xuất nhập kho vật tư, thiết bị QT 15-02 19 Quy trình kiểm soát hồ sơ chất lượng QT 16-01 20 Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ QT 17-01 21 Quy trình đào tạo cán bộ nhân viên QT 18-01 22 Quy trình tuyển dụng cán bộ công nhân viên QT 18-02 23 Hướng dãn lập hồ sơ dự thầu HD 03-01 24 Hướng dẫn lập đề cương tổng quát khảo sát thiết kế HD 04-01 25 Hướng dẫn thiết kế thuỷ công HD 04-02 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18 26 Hướng dẫn tính toán thuỷ văn HD 04-03 27 Hướng dấn tính toán thuỷ năng và kinh tế thuỷ lợi HD 04-04 28 Hướng dấn tính toán thuỷ lực HD 04-05 29 Hướng dấn thiết kế cơ khí HD 04-06 30 Hướng dấn thiết kế điện HD 04-07 31 Hướng dấn thiết kế tổ chức thi công HD 04-08 32 Hướng dẫn lập dự toán HD 04-09 33 Hướng dẫn giám sát tác giả HD 04-10 34 Hướng dấn thiết kế khoan phụt HD 04-11 35 Hướng dẫn tư vấn giám sát kỹ thuật thi công HD 04-12 36 Hướng dẫn viết thuyết minh địa hình HD 04-13 37 Hướng dấn hình thức bản vẽ và văn bản kỹ thuật HD 08-01 38 Hướng dẫn lập đề cương khảo sát địa chất công trình HD 09-01 39 Hướng dẫn thực hiện công tác khảo sát địa chất HD 09-02 40 Hướng dấn lập đề cương điều tra khảo sát thuỷ văn HD 09-03 41 Hướng dẫn mẫu hồ sơ gốc trong khảo sát địa chất HD 09-04 42 Hướng dẫn lập đề cương khảo sát địa hình HD 09-05 43 Hướng dẫn thực hiện công tác khảo sát địa hình HD 09-06 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19 44 Hướng dẫn mẫu hồ sơ gốc trong khảo sát địa hình HD 09-07 45 Hướng dẫn kiểm định hiệu chỉnh nội bộ các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong phòng HD 11-01 46 Hướng dẫn kiểm định hiệu chỉnh nội bộ thiết bị địa hình HD 11-02 47 Hướng dẫn kiểm định hiệu chỉnh nội bộ thiết bị địa vật lý HD 11-03 48 Hướng dẫn kiểm định phần mềm tính toán HD 11-04 49 Hướng dẫn ghi ký hiệu, sắp xếp, bảo quản và khai thác hồ sơ lưu trữ HD 15-01 50 Phiếu mô tả trách nhiệm quyền hạn MT TN& QH  Các mẫu biểu, hồ sơ chất lượng: công ty ban hành và sử dụng thống nhất các mẫu biểu trong toàn công ty  Kiểm soát tài liệu: Công ty đã thực hiện việc kiểm soát thích hợp để đảm bảo rằng các tài liệu đang được sử dụng là các tài liệu đang được hiện hành, được phê duyệt thích hợp, đang có hiệu lực và có sắn ở những nơi cần thiết để tiện cho việc sử dụng. Các tài liệu có thể được sửa đổi hoặc thay thế từng phần, từng trang hay toàn bộ. Sự thay đổi phải được ghi nhận để đảm bảo kiểm soát được thay đổi. Các biểu mẫu có ghi số biểu mẫu và ngày ban hành.  Kiểm soát văn bản, văn kiện, thông tin  Kiểm soát hồ sơ chất lượng: hồ sơ chất lượng đều được lưu trữ theo quy định để đảm bảo cho việc kiểm soát các hoạt động tại đơn vị. Tất cả các đơn vị trong công ty đều phải thu thập và lưu giữ hồ sơ chất lượng để chứng ming rằng hệ thống chất lượng được duy trì và đảm bảo. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20  Phạm vi áp dụng: áp dụng toàn bộ các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 cho tất cả các hoạt động của mình. Với một hệ thống chất lượng được xây dựng một cách qui mô, chắt chẽ cùng với sự cam kết chắc chắn của lãnh đạo và của toàn thể cán bộ công nhân viên thì công ty đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 cũng như đảm bảo và duy trì được hệ thống này ( đã được DET NORSKE VERITAS cấp lại chứng chỉ lần thứ 2). Nhờ áp dụng thành công hệ thống này nên trong những năm qua mặc dù gắp rất nhiều khó khắn nhưng công ty đã thu được nhiều kết quả to lớn: giảm chi phí quản lý công ty, các mẫu thiết kế đạt chất lượng cao, giảm phàn nàn của khách hàng, nâng cao tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên... II.Thực trạng về công tác thiết kế tại công ty 1. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của một số công tác thiết kế chủ yếu ở công ty Như chúng ta đã biết, trong bất kỳ một công trình, một dự án nào thì khâu thiết kế chiếm vai trò rất quan trọng, bản thiết kế có tốt thì công trình, dự án đó mới đạt được mục tiêu đề ra. Thiết kế là dựa trên mục đích, mục tiêu, qui mô, điều kiện hiện có của dự án để xây dựng một phương án tốt nhất cho công trình, dự án đó 1.1. Thiết kế thuỷ công Thuỷ công là môn khoa học có tính tổng hợp có quan hệ mật thiết với các môn khoa học căn bản và kỹ thuật cơ sở như toán, vật lý, hoá học, thuỷ văn, cơ học đất, thuỷ lực, lý thuyết đàn hồi, sức bền vật liệu, kết cấu công trình, vật liệu xây dựng... Đồng thời thuỷ công là môn khoa học về thiết kế, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 21 xây dựng, quản lý nên phụ thuộc vào các yếu tố như khí hậu, địa hình, địa chất, dân sinh kinh tế, kỹ thuật thi công, kinh tế xây dựng... Thiết kế thuỷ công nhằm làm thay đổi, cải biến trạng thái tự nhiên của dòng chảy của sông hồ, biển, nước ngầm để sử dụng nước một cách hợp lý có lợi nhất và bảo vệ môi trường xung quanh trách khỏi những tác hại của dòng chảy gây nên, hoặc làm hình thành dòng chảy nhân tạo để thoả mãn nhu cầu dùng nước, khi dòng chảy tự nhiên ở đó không có hoặc không đủ. Công tác thiết kế được tiến hành theo hai bước : + Thiết kế kỹ thuật + Thiết kế bản vẽ thi công . Bước thiết kế kỹ thuật có nhiệm vụ xác định chính xác vị trí tuyến đập và tuyến các công trình khác của cụm công trình đầu mối trong vùng tuyến đã chọn và tiến hành tính toán thiết kế các hạng mục công trình ; tính toán khối lượng và lập tổng dự toán . Công tác khảo sát trong giai đoạn này phải tiến hành cụ thể cho từng công trình . Bước thiết kế bản vẽ thi công - tiến hành thiết kế tỉ mỉ các kết cầu công trình , dựa trên tài liệu địa chất chính xác để thiết kế xử lý nền , lập tổng tiến độ thi công , phương pháp thi công , trình tự thi công và dự toán các hạng mục công trình . Giai đoạn này có thể gặp một số vấn đề địa chất chưa được đề cập ở dai đoạn trước , do đó cần kịp thời thăm do bổ sung , trong những trường hợp đặc biệt có thể thay đổi vị trí tuyến đập và vị trí các công trình khác . Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng , sau khi luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt mà thay đổi vị trí tuyến , quy mô công trình và các giải pháp kỹ thuật chủ yếu hoặc tổng dự toán vượt qua mức vốn đã phê duyệt trong luận chứng kinh tế kỹ thuật thì phải báo cáo lên cấp có thẩm quyền xét duyệt để xem xét lại chủ trương đầu tư . Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 22 Đối với các công trình có kỹ thuật xây dựng đơn giản có thể sử dụng thiết kế định hình thì cơ quan xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật được quyết định cho thiết kế theo một bước : Thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công 1.2. Thiết kế tổ chức thi công Thiết kế tổ chức thi công là môn khoa học kinh tế và kỹ thuật về công tác tổ chức và quản lý sản xuất trên những công trường xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện.Nó có nhiệm vụ nghiên cứu sự tác động của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa trong mọi hoạt động của công trường, nghiên cưú và xác định việc lãnh đạo tổ chức kế hoạch, sản xuất và toàn bộ cơ cấu thi công một cách hợp lý nhất. Mục đích của thiết kế tổ chức thi công là để đảm bảo kế hoạch các khâu công tác, nâng cao trình độ quản lý thi công đến mức thật khoa học đảm bảo công trình hoàn thành đúng thời hạn. Không có thiết kế tổ chức thi công thì không thể lập được kế hoạch cung cấp kịp thời các vật liệu, thành phẩm, nhân lực, thiết bị máy móc..mặt bằng công trường lộn xộn, phát sinh những hiện tượng thừa thiếu lãng phí, đình đốn, chất lượng kém, kỳ hạn sai. Nội dung và mức độ của thiết kế tổ chức thi công tuỳ theo các yêu cầu của các giai đoạn thiết kế mà qui định nhưng nói chung gồm có các phấn sau:  Phân tích điều kiện thi công: như các điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế vùng xây dựng công trình: đặc điểm về địa hình, thuỷ văn, địa chất, địa chất thuỷ văn... ở hiện trường, tình hình nhân lực, giao thông vận chuyển, cung cấp vật liệu, động lực, thiết bị, đặc điểm kết cấu công trình... Dựa trên sự phân tích điều kiện thi công mà đề xuất đặc điểm thi công của công trình. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 23  Dẫn dòng thi công: chọn phương án dẫn dòng thi công, giải quyết lưu lượng thi công, xác định phương pháp ngăn dòng, bịên pháp tháo nước hố móng và thiết kế công trình tạm ( như đê quai, kênh dẫn dòng, bè ngăn dòng... Hầu hết các công trình thuỷ lợi đều phải dẫn dòng thi công. Việc xác định phương án dẫn dòng thi công chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố, phương án dẫn dòng qua mỗi lần xác định lại ảnh hưởng đến toàn bộ sự sắp xếp thi công công trình. Cho nên dẫn dòng thi công là một phần rất quan trọng trong thiết kế tổ chức thi công.  Trình tự và kế hoạch tiến độ thi công: căn cứ vào nhiệm vụ công trình, thời hạn thi công và điều kiện thi công mà tiến hành sắp xếp các hạng mục công trình. Dựa vào phương án dẫn dòng thi công quyết định trình tự thi công và kế hoạch tiến độ thi công. Kế hoạch tiến độ thi công là một nội dung chủ yếu của thiết kế tổ chức thi công, nó phản ảnh sự diễn biến về thời gian trong thi công.  Phương pháp thi công: căn cứ vào các điều kiện thi công đề xuất một số phương án thi công ( thi công thủ công, thi công cơ giới, thi công nửa thủ công, nửa cơ giới...) tiến hành so sánh các mặt kinh tế kỹ thuật để quyết định phương án thi công hợp lý.  Công tác quy hoạch, thiết kế thi công công trình tạm: bao gồm đường xá vận chuyển trong và ngoài hiện trường thi công, nhà ở, lán trại, các công trình văn hoá phúc lợi, các xưởng gia công sửa chữa, kho bãi, hệ thống cung cấp điện, nước, hơi ép...  Kế hoạch cung ứng về kỹ thuật và sinh hoạt: tính toán số lượng cần thiết về nhân lực, vật liệu, công cụ máy móc, thiết bị, động lực, lương thực, thực phẩm, dụng cụ bảo hộ lao động... Căn cứ vào trình tự thi công và sự cân bằng tiến độ mà xác định kế hoạch cung ứng kịp thời. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 24  Bố trí hiện trường thi công: Khi thiết kế bố trí hiện trường thi công nên nghỉên cứu những cơ sở thi công cũ sẵn có ở hiện trường để lợi dụng chúng, lấy công trình đơn vị chủ yếu làm hạt nhân tiến hành bố trí với mục đích làm cho sự bố trí hợp lý về kinh tế và có thể phát huy đầy đủ về hiệu suất công tác thi công. Cần xét đến khả năng thay đổi sự bố trí hiện trường thi công theo sự phát triển của của thi công công trình, đồng thời chiếm ít diện tích đất canh tác. Cuối cùng thể hiện kết quả bố trí hiện trường lên bản đồ bố trí mặt bằng thi công. Bố trí hiện trường thi công ( cùng với kế hoạch tiến độ thi công) là một trong hai nội dung chủ yếu của thiết kế tổ chức thi công nhằm giải quyết vấn đề không gian trong thi công.  Vấn đề an toàn thi công: đề xuất những biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công công trình.  Cơ cấu quản lý tổ chức thi công: đề xuất ý kíên về cơ cấu quản lý tổ chức thi công, sơ bộ định ra cán bộ, nhân viên cần thiết. 1.3. Thiết kế điện Nhu cầu sử dụng điện năng để thi công các công trình thuỷ lợi thuỷ điện là rất lớn. Điện năng dùng để chạy các máy móc thi công cung cấp cho các xí nghiệp sản xuất phục vụ và để thắp sáng... Khi thiết kế tổ chức cung cấp điện cho một công trường chủ yếu là phải giải quyết các nội dung sau:  Xác định địa điểm dòng điện và lượng điện cần dùng cho 4 đối tượng dùng điện: cấp cho các máy móc thi công chạy bằng điện ở hiện trường các công trình chính, cho thắp sáng, tháo nước hố móng, cho hạ thấp mực nước ngầm, cho đổ bê tông và thi công xây lắp ở công trình chính ấy; cấp điện cho các xưởng sản xuất phục vụ như các nhà máy bê tông,ván khuôn, cốt thép, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 25 sửa chữa xe máy, nghiền sàng; cung cấp điện cho khu ăn ở sinh hoạt và làm việc gián tiếp; cung cấp điện tăng cường cho các xí nghiệp và khu daan cư sẵn có ở gần khu vực công trường được sử dụng vào việc chuẩn bị công trường trong thời gian đầu.  Chọn nguồn điện: do các thành phố gần công trường cung cấp, do các trạm phát điện tạm thời của công trường, do các đường dây cao thế đi qua công trường  Thiết kế hệ thống cung cấp điện  Dự trù vật tư và kế hoạch cung ứng các vật tư thiết bị ấy 2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác thiết kế ở công ty 2.1. Yếu tố con người Như chúng ta đã biết trong hầu hết các hoạt động kinh tê, xã hội thì yếu tố con người bao giờ cũng đóng vai trò trung tâm, quyết định sự hoạt động và kết quả của các hoạt động này. Ở công ty tư vấn và xây dựng thuỷ lợi I thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác thiết kế nói chung và toàn bộ các công tác khác nói riêng. Để có một bản thiết kế hoàn chỉnh thì phải thông qua rất nhiều công đoạn khác nhau: khảo sát thiết kế, thiết kế, thẩm định. Công đoạn đầu tiên là công đoạn khảo sát thiết kế, ở công đoạn này phải tiến hành khảo sát địa hình để lập các bản đồ địa hình, lập mô hình, lập các hệ thống khống chế mặt bằng và thuỷ chuẩn... sau đó phải tiến hành khảo sát địa chất đề đánh giá chính xác các nền móng phức tạp nhằm đảm bảo an toàn cho công trình, rồi phải tiến hành thí nghiệm đất đá và phân tích nước, công việc tiếp theo là khảo sát kinh tế... Ở công đoạn khảo sát thiết kế này tuy hiện nay đã có sự hỗ trợ rất lớn của máy móc hiện đại những vẫn rất cần những kỹ sư, công nhân có trình độ cao, có kinh nghiệm thì mới tổng hợp được chính xác các kết quả khảo sát để phục vụ cho quá trình thiết kế. Ở công Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 26 đoạn thiết kế thì nhà thiết kế phải dựa trên các tài liệu thu thập được về kỹ thuật, kinh tế, xã hội từ đó phải thiết kế công trình phù hợp với điều kiện của bên A và với điều kiên kinh tế- xã hội ở nơi đó. Thiết kế viên phải là người có kiến thức toàn diện, vì phải hiểu được và nắm rõ tất cả các kiến thức về địa hình, địa chất, khí tượng, thuỷ văn... thì mới có thể vận dụng tất cả các kiến thức đấy để xây dựng một phương án thiết kế tốt nhất. Sau khi tiến hành thiết kế thì phải tiến hành công đoạn thẩm định thiết kế bởi vì nhiều khi kết quả khảo sát không phải là chính xác và xem xét lại thiết kế xem đã thực sự hợp lý hay chưa. Nhận thức rõ ràng được điều này, hàng năm trung tâm tư vấn thiết kế của công ty đều mở các cuộc tuyển chọn kỹ sư thiết kế từ các trường đại học trong và ngoài nước, đến năm 2005 trung tâm đã có 150 kỹ sư thiết kế ( chiếm 18% số lượng lao động toàn công ty) 2.2. Yếu tố khảo sát Như chúng ta đã biết, một công trình sẽ chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố: khí hậu thời tiết, những cơn địa chấn, tình trạng sụt lở...đặc biệt là các công trình càng lớn thì phải chịu những tác đông đó càng lớn. Các công trinh thuỷ lợi thưòng được xây dựng với quy mô lớn, vị trí lại gần nguồn nước như biển, sông, hồ nên càng phải chịu những tác động của thiên nhiên. Vì vậy trước khi xây dựng chúng ta phải tiến hành khảo sát thật kỹ những tác động của thiên nhiên có ảnh hưởng tới công trình để công trình có chất lượng cao và tuổi thọ lâu. Để làm được như vậy thì chúng ta phải sử dụng các máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại kết hợp với kinh nghiệm của những nhà khảo sát để có được kết quả tốt nhất. 2.3 Yếu tố máy móc thiết bị công nghệ Trong công đoạn thiết kế thì máy móc, công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước đây khi chưa có máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại thì việc khảo sát, thiết kế tốn rất nhiều sức người và sức của mà hiệu quả lại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 27 không cao. Hiện nay nhờ vào sự phát triển của khoa học, kỹ thuật mà chúng ta có thể sử dụng các loại máy móc vào trong khảo sát đem lại kết quả chính xác, nhanh chóng, chúng ta cũng có thể đưa máy móc, phần mềm công nghệ vào trong khâu thiết kế, chúng ta đưa các số liệu vào máy tính và các phần mềm ứng dụng sẽ tính toán, xử lý các số liệu. Như vậy nhờ vào máy móc công nghệ hiện đại mà chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc Bảng 7: Năng lực về thiết bị, công nghệ Tên thiết bị Đ.vị Số lượng Nước sản xuất Tính năng kỹ thuật Thư viện kỹ thuật Trên 3000 đầu sách Sách kỹ thuật, tạp chí, qui trình, qui phạm Lưu trữ Trên 500 công trình Hồ sơ KS, TK các công trình Máy vi tính bộ 276 Đ.loan- Nhật Tính toán và vẽ Máy vẽ bộ 13 Đ.loan- Nhật Vẽ các bản vẽ KSTK Máy photocoppy bộ 15 Nhật Chụp các tài liêụ Máy in La ze bộ 42 Nhật- Mỹ In tài liệu Máy in LQ 100 bộ 70 Đ.loan- Nhật In tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 28 Máy phun màu bộ 4 Nhật Làm hồ sơ Máy chiếu bộ 2 Nhật Phục vụ báo cáo Máy nối mang bộ 8 Nhật Truy cập thông tin Máy scaner bộ 4 Nhật Quét ảnh màu Máy in màu bộ 2 Nhật Chương trình IRRI Việt Nam Tự động hoá việc lập bản đồ Chương trình WSD2 Việt Nam Phân tích kết cấu khung dàn với nền Chương trình SAL Việt Nam Mô hình tính toán thuỷ lực vùng triều Chương trình VRSAP Việt Nam Như trên và chất lượng nước Chương trình CRESS Mỹ Tính toán sóng, thuỷ lực, gia cố bờ Chương trình STABR- STABRD Hà Lan Tính toán ổn định Chương trình SHEETPILE Mỹ Tính toán tường và cừ thép Chương trình Việt Nam Lập các bản vẽ thiết kế Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 29 AUTOCAT Chương trình UNI GIS Vẽ bản đồ Chương trình TANK Mô hình tính toán thuỷ văn Chương trình SARR Máy Fax cái 7 Nhật 2.4 Yếu tố quản lý và tổ chức Khi tiến hành xây dựng một công trình thì yêu cầu về tiến độ là rất quan trọng, vừa phải đảm bảo chất lượng công trình vừa phải hoàn thành công trình trong thời gian ngắn nhất. Hơn nữa ở công trường vủa có khối lượng lớn công việc cần làm, lại có nhiều lực lượng lao động phức tạp cũng như các máy móc thiết bị, vật liệu ở đó. nếu không quản lý chặt chẽ sẽ rất dễ gây thất thoát, lãng phí về tiền của và lao động. Vì vậy trong công tác thiết kế đòi hỏi sự quản lý và tổ chức chặt chẽ của các cấp lãnh đạo. 3. Quy trình chung thực hiện công tác thiết kế tại công ty Công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi I đã ban hành quy trình kiểm soát thiết kế có hiệu lực từ ngày 20/10/2003. 3.1. Mục đích  Thống nhất trình tự triển khai để lập một đồ án ( sản phẩm thiết kế)  Phân định trách nhiệm, quyền hạn của các chức danh trong dây chuyền thiết kế Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 30  Đảm bảo sản phẩm thiết kế được thực hiện- kiểm soát liên tục trong mọi công đoạn 3.2. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho mọi sản phẩm thiết kế thuộc các giai đoạn:  Chuẩn bị đầu tư: báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế sơ bộ và tổng mức đầu tư.  Thực hiện đầu tư: thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán. 3.3. Trách nhiệm Những chức danh có trách nhiệm thực hiện quy trình này và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ những phần việc mà mình tham gia gồm:  Tổng giám đốc hoặc người được tổng giám đốc uỷ quyển ( TGĐ), hoặc các giám đốc xí nghiệp ( GĐXN) khi được phân cấp - Phê duyệt “ Đề cương tổng quát khảo sát thiết kế” - Thông qua “ Hồ sơ dự thảo” - Ký cho phép xuất bản “ Hồ sơ chính thức”  Giám đốc xí nghiệp -Thông qua “ đề cương chi tiết chuyên ngành” - Tổ chức hoạt động kiểm tra tại xí nghiệp  Chủ nhiệm đồ án ( CNĐA) - Lập “Đề cương tổng quát khảo sát thiết kế”, phác thảo phương án bố trí tổng thể, xác lập yêu cầu nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát, thiết kế của đối tượng được lập đồ án thiết kế cho các bộ môn chuyên ngành, xác nhận “ đề cương chi tiết chuyên ngành” do chủ nhiệm thiết kế chuyên ngành lập. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 31 - Tổ chức thu thập các dữ liệu đầu vào, cung cấp các số liệu đầu vào cho các bộ môn chuyên ngành, cùng chủ nhiệm thiết kế chuyên ngành phác thảo phương án thiết kế chủ đạo. - Theo dõi quá trình thiết kế, bổ sung hiệu chỉnh nhiệm vụ nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán của các bộ môn chuyên ngành cùng tham gia thiết kế, chủ trì hoạt động của hội đồng thiết kế. - Tập hợp kiểm tra hồ sơ khảo sát thiết kế các chuyên ngành, viết thuyết minh chung và thuyết minh tóm tắt.  Bảo vệ, giải trình đồ án trước TGĐ/GĐXN, khách hàng và cơ quan các cấp có liên quan. - Tổng hợp hồ sơ thiết kế trình TGĐ/GĐXN ký cho phép xuất bản, giao nộp sản phẩm, tài liệu cho lưu trữ công ty và phòng kinh tế kế hoạch ( KTKH) để xuất hồ sơ cho khách hàng. - Chủ trì công tác giám sát tác giả, bảo hành công trình và bổ sung đồ án khi cần sửa đổi, hiệu chỉnh - Viết tổng kết công tác khảo sát thiết kế công trình sau khi công trình hoàn thành.  Chủ nhiệm thiết kế chuyên ngành ( CNCN) - Lập “ đề cương chi tiết chuyên ngành” , xác định nhiệm vụ, nội dung công việc cần triển khai, tiến độ thực hiện của đối tượng thiết kế chuyên ngành. - Thu thập và phân giao công việc cho các thiết kế viên tiến hành thu thập, thẩm tra và xử lý các tài liệu phục vụ thiết kế. Kết quả thẩm tra được ghi vào phiếu kiểm tra đối chiếu tại xí nghiệp. - Phác thảo các phương án thiết kế chủ đạo, xác định các thông số chính, các bài toán chính, các tiêu chuẩn hướng dẫn... phải áp dụng và tham khảo. Phân giao công việc cho các thiết kế viên thực hiện thiết kế. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 32 - Trực tiếp tổ chức, điều độ thiết kế của nhóm dự án thông qua các phiếu giao việc. - Tập hợp kiểm tra hồ sơ thiết kế và ký vào chức danh CNCN. - Viết báo cáo chuyên ngành. Trực tiếp báo cáo thông qua hồ sơ bản thảo, hồ sơ chình thức với TGĐ/GĐXN với khách hàng, với các cơ quan có liên quan khác khi được CNĐA uỷ nhiệm. - Giao nộp sản phẩm cho CNĐA.  Nhóm dự án Bao gồm tất cả những thành viên cùng làm trong một dự án: các thiết kế viên ( TKV), CNCN, CNĐA. Các thành viên trong nhóm thực hiện các phần việc do CNĐA/CNCN phân công: thu thập thiết kế, liên hệ, theo dõi thi công... theo đúng yêu cầu kỹ thuật đã được xác định trong tiêu chuẩn, hướng dẫn, qui định của công ty, ngành, nhà nước liên quan đến công việc. Tự kiểm tra sản phẩm trước khi ký vào chức danh qui định trong hồ sơ thiết kế.  Kiểm tra viên ( KTV) - Là người được GĐXN phân công thực hiện kiểm tra các sản phẩm sau khi các thiết kê viên hoàn thành để đảm bảo sản phẩm được thực hiện đúng qui trình, không có lỗi trong tính toán cũng như trong bản vẽ thể hiện. Kết quả kiểm tra được ghi vào “ phiếu kiểm tra đối chiếu tại xí nghiệm”. - Ký xác nhận vào sản phẩm đạt chất lượng sau khi kiểm tra đối chiếu.  Giám định chất lượng công ty ( GĐCLCT)/ Giám định chất lượng xí nghiệp ( GĐCLXN) - Giám định sản phẩm thiết kế trước khi trình lên cấp quản lý trực tiếp thông qua. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 33 - Ghi ý kiến giam định vào phiếu giám định kỹ thuật và ký vào sản phẩm để chứng tỏ là sản phẩm đã được giám định - GĐCLCT/GĐCLXN và nhóm dự án phải thường xuyên trao đổi, phối hợp trong suốt quá trình sản xuất hồ sơ để hồ sơ đạt chất lượng tốt và tiết kiệm thời gian sản xuất.  Hội đồng thiết kế - Hội đồng gồm các thành viên là chủ nhiệm chuyên ngành, do CNĐA điều hành hoạt động.Tuỳ thuộc vào nội dung kỳ họp nếu thấy cần thiết CNĐA có thể yêu cầu đại văn phòng tư vấn ( VPTV), phòng KTKH cùng tham dự - Là tổ chức tư vấn cho CNĐA trong việc lập đề cương tổng quát và thực hiện các công việc có liên quan đến dự án thiết kế nhằm tạo ra khả năng phối hợp nhịp nhàng, thống nhất, tháo gỡ vướng mắc trong suốt quá trình thiết kế, xây dựng và bảo hành đồ án. 3.4. Tài liệu liên quan  Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của chính phủ về việc ban hành “ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” và các thông tư hướng dẫn khác có liên quan đến công tác XDCB của nhà nước và ngành chủ quan.  Quyết định QĐ/TCCB-LĐ ngày 14/11/1997 về “ Quy định tạm thời về chức trách nhiệm vụ các chức danh quản lý, chức danh kỹ thuật đối với sản phẩm khảo sát thiết kế của công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi I”.  Hướng dẫn hình thức bản vẽ và văn bản kỹ thuật của công ty.  TCXDVN 285-2002 và các tTCVN liên quan đến nội dung dự án.  14TCN 118-2002 và 14TCN 119-2002 của ngành NN&PTNT và các TCN của ngành khác có liên quan đến nội dung dự án. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 34 3.5. Các bước thực hiện  Thu thập dữ liệu đầu vào - CNĐA thu thập tài liệu từ các nguồn cơ sở “ đầu vào” cho việc hình thành khung pháp lý và nội dung của dự án ( dân sinh kinh tế, kế hoạch phát triển, nhiệm vụ, qui mô dự án...) - CNĐA lập “ danh sách kiểm soát tài liệu do khách hàng cung cấp” theo mấu MQT 04-01-04. - CNCN phân công cho thiết kế viên thu thập ( hoặc trực tiếp thu thập), xử lý các tài liệu thiết kế viên thu thập được và trực tiếp nhận tài liệu liên quan được cấp từ CNĐA, từ các bộ môn chuyên nghiệp phối hợp khác để làm cơ sở cho việc thiết kế sản phẩm chuyên ngành.  Kiểm tra dữ liệu đầu vào Các tài liệu thu thập cần nêu rõ nguồn, có chữ ký của người thu thập. KTV, CNĐA, CNCN kiểm tra và xác nhận đảm bảo chất lượng vào phiếu kiểm tra đối chiếu tại xí nghiệp  Lập đề cương tổng quát CNĐA lập đề cương tổng quát theo HD 04-01.  Phê duyệt đề cương tổng quát - Giám định CLCT/ Giám định CLXN ( khi được phân cấp) giám định -TGĐ/GĐXN phê duyệt đề cương tổng quát  Lập đề cương chi tiết chuyên ngành của bộ môn thiết kế chuyên ngành. CNCN căn cứ đề cương tổng quát, văn bản giao việc cho xí nghiệp, phương án phác thảo bố trí tổng thể lập đề cương chi tiết chuyên ngành theo các hướng dẫn chuyên ngành. Kế hoạch này cần cụ thể hoá nhiệm vụ, mục tiêu hình thành sản phẩm thiết kế chuyên ngành,giải pháp, tiến độ, các điều kiện Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 35 cần thiết khác ( nhân lực, vật tư thiết bị, kinh phí, phương tiện...) yêu cầu phối hợp từ các bộ môn khác để lập đồ án. Lấy xác nhận của CNĐA.  Thông qua đề cương chi tiết chuyên ngành. GĐXN thông qua đề cương chi tiết chuyên ngành.  Thiết kế - Hình thành các phương án- các bài toán tài chính CNĐA phối hợp với CNCN đề xuất: + Các phương án thiết kế kèm các thông số kỹ thuật chính. + Các bài toán tài chính và trường hợp tính toán cần áp dụng. + Chỉ định các TCVN, TCN, các qui định, quy chuẩn, hướng dẫn khác cần áp dụng. + Dự kiến số lượng bản vẽ, phụ lục, trang thuyết minh. - Thực hiện tính - vẽ - lập phụ lục - thuyết minh Thiết kế viên thực hiện tính,vẽ, lập phụ lục, thuyết minh phần việc được giao. Trước khi giao nộp hồ sơ cho CNCN, thiết kế viên phải tự kiểm tra kỹ để hạn chế đến mức thấp nhất lỗi kỹ thuật, tính toán. Hồ sơ lập cần tuân thủ các qui định ở hướng dẫn HD08-01.  Kiểm tra, giám định thiết kế - Kiểm tra viên làm công việc kiểm tra đối chiếu phải không cùng trong nhóm dự án. CNCN, CNĐA thẩm tra đồ án trước khi chuyển hồ sơ lên bộ phận giám định của công ty hoặc xí nghiệp. Ý kiến kiểm tra được ghi vào phiếu kiểm tra đối chiếu tại xí nghiệp. - Bộ phận giám định chất lượng của công ty/ xí nghiệp phải giám định đồ án trước khi tiến hành báo cáo hồ sơ dự thảo với TGĐ/GĐXN thông qua. Ý kiến giám định phải được ghi vào trong phiếu giám định kỹ thuật. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 36 - Người kiểm tra, giám định phải xác định rõ ràng bằng ký hiệu vào những phần không phù hợp trong đồ án kèm ý kiến của mình vào phiều kiểm tra đối chiếu tại xí nghiệp và chuyển lại cho CNCN/CNĐA để xem xét sửa chửa, hoàn thiện. Trường hợp không đạt được sự thống nhất, người giám định ghi ý kiến bảo lưu của mình vào phiếu. - Sản phẩm thiết kế sau khi sửa chữa phải được kiểm tra, giám định lại và ghi kết quả vào phiếu mới. Công tác kiểm tra, giám định được xem là hoàn thành khi người kiểm tra, người giám định ký vào hồ sơ dự thảo. Trường hợp có tranh chấp thì TGĐ/GĐ là người quyết định cuối cùng. - Tất cả các phiếu kiểm tra đôi chiếu và phiếu kiểm tra kỹ thuật đều phải lưu giữ để làm cơ sở cho việc giải quyết bất đồng và thống kê theo quy trình hành động khắc phục phòng ngừa và giải quyết khiếu nại khách hàng. - Tên tài liệu ghi trong biểu mẫu MQT 04-01-(01-03) được hiểu là tên tài liệu và số hiệu lưu trữ.  Báo cáo hồ sơ dự thảo CNĐA Báo cáo hồ sơ dự thảo trước TGĐ công ty hoặc GĐXN  Thông qua hồ sơ dự thảo - TGĐ/GĐXN thông qua hồ sơ dự thảo. Nếu hồ sơ không đạt yêu caaifu thì phải thiết kế kại từng phần hoặc toàn bộ. Nội dung thông qua ghi vào phiếu giám định kỹ thuật. - CNĐA căn cứ vào ý kiến chỉ thị của tổng giám đốc hoặc giám đốc xí nghiệp bàn bạc thảo luận với CNCN để: + Hoàn thiện hồ sơ dự thảo để lập hồ sơ chính thức nếu đâ được lãnh đạo thông qua. + Thiết kế lại một phần hoặc toàn bộ hồ sơ dự thảo để báo cáo lần hai nếu hồ sơ không được lãnh đạo thông qua. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 37  Lập hồ sơ chính thức của dự án CNĐA chỉ đạo CNCN lập hồ sơ chính thức ( nhân bản theo số lượng yêu cầu của phòng KTKH) có đầy đủ chữ ký của các chức danh liên quan đến đồ án. Hồ sơ chính thức phải đúng với hồ sơ dự thảo đã được thông qua.  Phê duyệt hồ sơ chính thức TGĐ/GĐXN ký vào hồ sơ chính thức  Hoạt động của hội đồng thiết kế Tuỳ thuộc yêu cầu cụ thể của dự án, CNĐA có thể triệu tập Hội đồng thiết kê để xem xét: tiến độ, kỹ thuật, nguồn lực... liên quan đến dự án và đưa ra những hành động thích hợp. Nội dung thảo luận của hội đồng thiết kế được ghi thành biên bản theo mẫu MQT 04-01-05.  Giao nộp - CNĐA phải tập hợp,phân loại hồ sơ công trình và giao nộp lưu trữ công ty theo thành phần tài liệu đã qui định ở phụ lục 5, QT 15-01 và HD 15-01. - CNĐA phải trực tiếp giao nộp hồ sơ thiết kế cho phòng KTKH sau khi hoàn tất thủ tục giao nộp lưu trữ công ty.  Giám sát tác giả, bảo hành sản phẩm. Trong thời gian thi công và bảo hành sản phẩm thiết kế CNĐA có trách nhiệm: - Cử cán bộ làm công tác giám sát tác giả, tổ chức khắc phục những nội dung không khớp với đồ án bằng xử lý tại chỗ hoặc có đồ án thay thế. - Tham gia nghiệm thu các giai đoạn - Hoàn thiện lý lịch công trình và qui trình vận hành- khai thác- bảo trì sản phẩm Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 38 - Lập hồ sơ theo dõi thi công và hồ sơ theo dõi công trình thời gian bảo hành nộp vào lưu trữ công ty.  Lưu trữ - Hồ sơ chính thức phải được lưu trữ ở kho lưu trữ của công ty theo HD 15- 01. Thời gian lưu trữ hồ sơ do tổng giám đốc công ty quyết định. Định kỳ 5 năm 1 lần, trung tâm phát triển công nghệ đề xuất danh mục các hồ sơ có thể loại bỏ để tổng giám đốc công ty xem xét. - CNĐA quản lý 01 bộ hồ sơ chính thức lưu vào tập hồ sơ chất lượng và được huỷ sau khi kết thúc thời gian bảo hành công trình. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 39 Sơ đồ 2: sơ đồ minh hoạ quy trình thiết kế Thu ThÆp “D÷ LiÖu §Çu Vµo” 1 1 KiÓm tra 2 D÷ liÖu ®Çu vµo 3 LËp “§Ò C­¬ng Tæng Qu¸t” 4 Phª DuyÖt §Ò C­¬ng Tæng Qu¸t 5 LËp “ §Ò C­¬ng Chi TiÕt Chuyªn Nghµnh “ Th«ng Qua 6 §Ò C­¬ng Chi TiÕt Chuyªn Nghµnh * CN§A/ CNCN, TKV * KTV,CN§A/CNCN * CN§A * Héi ®ång thiÕt kÕ * Gi¸m ®Þnh CLCT/ Gi¸m ®Þnh CLXN * TG§/G§XN * CNCN * Nhãm Dù ¸n * CN§A * G§XN TR¸CH NHIÖM C¤NG §O¹N §¹t §¹t Kh«ng ®¹t Kh«ng ®¹t Kh«ng ®¹t 7 ThiÕt KÕ KiÓm Tra 8 Gi¸m §Þnh ThiÕt KÕ 9 B¸o C¸o “ Hå S¬ Dù Th¶o §¹t Kh«ng ®¹t Kh«ng ®¹t * Nhãm Dù ¸n * CNCN * CN§A * Ng­êi kiÓm tra cña XÝ NghiÖp i¸m ®ÞnhCLCT/XN * CN§A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 40 4. Tình hình thực tế triển khai hoạt động thiết kế tại công ty 4.1. Những kết quả đạt được trước và sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ở trung tâm tư vấn và thiết kế Từ khi công ty áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng thì công ty nói chung và công tác thiết kế nói riêng đã có những tiến bộ vượt bậc trong quá trình hoạt động. Điều đó được phần nào thể hiện qua số liệu về sản lượng khảo sát và thiết kế công ty đã làm từ năm 2001 đến năm 2005. Bảng 8: Sản lượng khảo sát 2001 2002 2003 2004 2005 Sản lượng 34 50.101 80.026 104.833 122.753 đơn vị: triệu đồng Ta nhận thấy sản lượng khảo sát và thiết kế của công ty tăng dần qua các năm. Sở dĩ năm 2001, công ty đạt sản lượng thấp như vậy là do lúc đó công ty chưa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và lúc đó công ty đã không còn được sự “ bao cấp” của nhà nước nên còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng sản lượng của công ty qua các năm tăng mạnh ( năm 2004 tăng 30.99%, năm 2005 tăng 17.09%)là vì từ năm 2002 công ty đã áp dụng và duy trì thành công hệ thống quản lý chất lượng, đồng thời công ty đã quen dần với phương thức làm ăn mới. Hiệu quả của việc áp dụng hệ thống chất lượng vào công tác thiết kế còn thể hiện qua việc giảm mạnh những lỗi thiết kế Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 41 Bảng 9: Thống kê số lỗi trong bản vẽ 2001 2002 2003 2004 2005 Lối hình hoạ 25 16 15 13 12 Lỗi tính toán thuỷ lực 42 39 37 35 30 Lỗi kết cấu và tính toán kết cấu 35 15 12 12 10 Lỗi phông chữ, khung tên 70 65 62 60 50 Lỗi khác 30 25 24 20 15 đơn vị: lỗi Số lỗi từ khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã giảm mạnh nhất là những lỗi sai nghiêm trọng như về tính toán thuỷ lực và kết cấu. Biểu đồ 1: Biểu đồ đánh giá lỗi ISO 10% 26% 9% 42% 13% Lçi h×nh ho¹ Lçi tÝnh to¸n thuû lùc Lçi kÕt cÊu vµ tÝnh to¸n kÕt cÊu Lçi ph«ng ch÷, khung tªn Lçi kh¸c Qua biểu đồ đánh giá lỗi ISO năm 2005, ta thấy lỗi do phông chữ, khung tên là lỗi chiếm tỷ trọng lớn nhất ( 42%), lối hình hoạ chiếm tỷ trọng ít nhất Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 42 nhưng các lỗi do tính toán vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, cần có biện pháp khắc phục. Ngoài những lỗi thường gặp trong các bản vẽ kỹ thuật đã giảm dần qua các năm thì các loại lỗi khác cũng giảm mạnh: Bảng 10: Lỗi gặp phải trong thi công Đơn vị: lỗi 2003 2004 2005 Sửa bản vẽ ở giai đoạn 1 7 6 4 Sửa bản vẽ ở giai đoạn 2 4 3 0 Trong thiết kế, các bản vẽ nhiều khi đã được kiểm tra, kiểm định rất chặt chẽ bởi các cấp quản lý ở công ty, nhưng khi bắt đầu thi công thì thấy không khả thi và phải sửa lại bản vẽ. Nguyên nhân của việc trên có thể là do công tác khảo sát chưa làm tốt, do người thiết kế không tính đến các yếu tố ngoại cảnh ở nơi xây dựng dự án. Nhưng từ khi áp dụng hệ thống quản lý ISO thì những lỗi trên đã giảm dần. Ngoài những lỗi trên thì lỗi do quản lý cũng giảm mạnh trong các năm gần đây. Nguyên nhân là do những năm đầu áp dụng hệ thống quản lý ISO thì mọi người chưa quen với việc làm đúng theo qui định. Nhưng những năm gần đây mọi việc đã dần đi vào nề nếp nên số lỗi thuộc về quản lý cũng giảm mạnh. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 43 Bảng 11: Lỗi do quản lý 2003 2004 2005 Lỗi do quản lý 30 20 15 Qua việc đối chiếu các phiếu giao việc với thời gian giao nộp sản phẩm và đối chiếu với các công việc tương tự trước khi thực hiện ISO, nhận thấy năng suất lao động đã tăng thêm 10- 15% ( năm 2004 tăng so với năm 2003) và tăng 15-17% năm 2005 so với năm 2004. Các kiến nghị từ phía khách hàng giảm dần, năm 2003 có 40 kiến nghị nhưng năm 2004 chỉ còn 31 lỗi mặc dù số hợp đồng và số lượng công việc tăng hơn năm 2003 là 15%, còn năm 2005 chỉ còn 26 kiến nghị mặc dù số lượng công việc vẫn tăng hơn so với năm trước. Nhờ phương châm làm đúng ngay từ đầu nên năm 2005, trung tâm tư vấn thiết kế đã giảm được đáng kể lượng sản phẩm hư hỏng, tiết kiệm 5-7% chi phí văn phòng và công lao động. Sở dĩ trung tâm đạt được kết qủa đó là do: - Công tác kiểm tra, giám định đã được thực hiện thường xuyên - Các qui trình khảo sát, thiết kế cũng đã được sửa đổi sát và phù hợp với thực tế hơn - Công tác đào tạo và tăng cường nhận thức cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là các kỹ sư thiết kế được đẩy mạnh. Trung tâm còn có những chương trình kết hợp đào tạo với các trường đại học ở Nga, Trung Quốc, Anh... - Hàng năm đều mở những đợt tuyển dụng kỹ sư thiết kế vào công ty. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 44 - Trung tâm cũng mở các cuộc thi tìm hiều về ISO nhằm nâng cao hiểu biết của cán bộ công nhân viên. 4.2. Một số công trình thiết kế của công ty  Thiết kế cơ khí 50 năm qua, chuyên ngành thiết kế cơ khí đã xây dựng nhiều công trình lớn nhỏ, đủ các tầm cỡ, ở đây chỉ xin đề cập đến những công trình tiêu biểu, điển hình, mang nhiều tính sáng tạo. Ví dụ như: cửa mái nhà công trình phân lũ sông Đáy có chiều rộng 33,75 m của Pháp thiết kế làm theo nguyên lý tự động nhưng không thực hiện được ý đồ thiết kế, vế sau đã được đội ngũ kỹ sư cơ khí cải tạo thành cửa hình quạt đóng mở cưỡng bức bằng thiết bị cơ khí, thiết bị đóng mở cửa hình quạt có sức nâng 150 tấn. Trong lĩnh vực thiết kế chế tạo máy thuỷ lực, họ đã thiết kế tuốc bin thuỷ lực có công suất 1000kw ( 3 tổ máy), nhà máy cơ khí Hà Nội chế tạo thành công và lắp đặt cho nhà máy thuỷ điện Kè Gỗ. Máy điều chỉnh tốc độ tổ máy Trạm Thuỷ điện là một thiết bị rất phức tạp, đòi hỏi tính chính xác rất cao, là loại thiết bị thuộc công nghệ cao nhưng lần đầu tiên các kỹ sư cơ khí đã thiết kế hoàn chỉnh máy điều chỉnh tốc độ 1000kw. Đường ống dẫn nước, đường ống áp lực là một hạng mục cơ khí thường gặp nhiều trong công trình thuỷ lợi thuỷ điện. các kỹ sư cơ khi đã thiết kế nhiều đường ống dẫn nước, đường ống áp lực cho các công trình, trong đó tiêu biểu nhất là đường ống áp lực nhà máy thuỷ điện Chiềng Ngàm có chiều dài hơn 300m, cột nước H= 150 m, đường kính D= 1200mm với tuyến đường ống rất phức tạp.  Một số thành tựu trong công tác khảo sát thiết kế Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 45 Thành tựu áp dụng công nghệ chống thấm bằng tường lõi BTCT ccho đập vật liệu địa phương Đập vật liệu địa phương tuy có ưu điểm giá thành hạ, yêu cầu về tình hình địa hình, địa chất nền móng không cao, song không phải tại vị trí dự kiến xây dựng công trình nào cũng có đầy đủ vật liệu đắp đập, đặc biệt là vật liệu khối chống thấm. Đập Tràng Vinh ở tỉnh Quảng Ninh là một ví dụ. Để khắc phục sự khan hiếm vật liệu đất đắp khối chống thấm, HEC1 đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ chống thấm bằng tường lõi BTCT trong đập. Đập có chiều cao lớn nhất là 30m, năm 2003 hoàn thành đã đưa vào khai thác sử dụng an toàn, là đập có tường lõi BTCT đầu tiên ở Việt Nam.  Thành tựu áp dụng công nghệ đập bê tông trọng lực đầm lăn RCC Đập bê tông đầm lăn ( RCC) là loại đập kết hợp được ưu điểm về kết cấu của đập bê tông truyền thống và ưu điểm về công nghệ thi công của đập đất. Đập RCC có ưu điểm thi công nhanh, công trình đưa vào khai thác sớm, lwongj xi măng thấp hơn so với đập bê tông truyền thống, nhiệt độ trong khối đập cũng được giảm nhỏ. Vì vậy trên cơ sở thành tựu công nghệ đập bê tông truyền thống đã đạt được, HEC 1 đã chủ trương ứng dụng rộng rãi giải pháp công nghệ thiết kế, thi công đập bê tông đầm lăn vào thiết kế đập. Đập bê tông đầm lăn đầu tiên ở Việt Nam được áp dụng đang thi công là đập bê tông đầm lăn Định Bình. 4.3. Những tồn tại cần khắc phục trong hệ thống quản lý công tác thiết kế ở công ty - Nhiều khi để thực hiện đầy đủ các yêu cầu của các qui trình thì không kịp tiến độ công việc - Ở công trường, nhiều khi gặp những sự cố bất ngờ thì không kịp thời gửi công văn ngược lại theo đúng qui định đề ra Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 46 - Tại trung tâm tư vấn, sau khi tiếp nhận tài liệu về từ phía khách hàng còn chưa nhân bản và tổ chức triển khai theo qui trình kiểm soát tài liêụ - Chưa có sổ theo dõi hành động khắc phục phòng ngừa và giải quyết khiếu nại khách hàng theo QT 14-01 - Một số công trình khảo sát thiết kế thiếu phiếu giao việc hoặc phiếu giao việc ghi chưa đúng nội dung và thiếu bản cam kết thực hiện khảo sát thiết kế theo QT 03-01 - Công tác kiểm tra,giám định chưa được thực hiện tốt, thậm chí mới chỉ là hình thức mà chưa có bằng chứng kiểm tra theo sự qui định của hệ thống đảm bảo chất lượng. Vì qua kiểm tra giám định ở cấp công ty vẫn còn tồn tại nhiều lỗi thuộc về bước kiểm tra. Hơn nữa theo yêu cầu của phiếu kiểm tra theo phiên bản ISO 9001:2000 thì ngoài mục đích xá nhận lỗi trong quá trình khảo sát thiết kế theo từng cấp, phiếu kiểm tra, phiếu giám định còn có tác dụng là số liệu thống kê các lỗi thường hay mắc phải, từ đó giúp lãnh đạo biết và để ra các hành động khắc phục, cải tiến thích hợp để tăng cường công tác chất lượng đồng thời rút ngắn thời gian sản xuất. - Các văn bản và bản vẽ còn mắc nhiều lỗi, nhất là các ký hiệu số văn bản, trích yếu và chức danh người ký xuất bản. Còn nhiều văn bản chưa có ký nháy xác nhận bằng chứng kiểm soát của đơn vị soạn thảo. - Các thuyết minh kỹ thuật vẫn còn nhiều lỗi trong việc sử dụng font chữ, hình thức, sắp xếp các chương mục - Thiếu ghi chép các biên bản hoặc những ý kiến của các buổi họp hội đồng thiết kế, ý kiến của khách hàng... dẫn đến việc kiểm soát quá trình và thực hiện thiết kế không thống nhất, gây chậm trễ tiến độ dự án. Nguyên nhân của những tồn tại trên là: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 47 - Nhận thức của các thành viên trong công ty về chất lượng còn thấp. Trình độ của đội ngũ kỹ sư thiết kế còn thấp và ít có kinh nghiệm. Đó là do đội ngữ kỹ sư thiết kế của công ty tuy 100% là có trình độ đại học nhưng do tuổi nghề còn trẻ, đa số là mới ra trường, chưa va chạm nhiều với thực tế nên còn thiếu kinh nghiệm. - Do những cán bộ làm công tác kiểm tra, giám định chưa thật sự hiểu rõ vai trò của công tác nay nên chưa làm trách nhiệm của mình. - Hiệu lực quản lý của hệ thống chất lượng còn thấp - Việc khắc phục phòng ngừa chưa tốt do nhiều hành động khắc phục chỉ mang tính sữa chữa. - Công tác thu thập, phân tích các phản ánh, khiếu nại của khách hàng chưa thực hiện tốt. III. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế ở công ty 1. Nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên thiết kế trong công ty  Nâng cao số lượng kỹ sư thiết kế trong công ty Như chúng ta đã phân tích ở trên, thì trong hoạt động thiết kế con người là nhân tố trung tâm quyết định kết quả của hoạt động này, mà cụ thể ở đây là những kỹ sư thiết kế của công ty. Tuy số lượng các kỹ sư thiết kế đều tăng so với những năm trước đó, nhưng so với khối lượng công việc mà họ phải đảm nhận thì quá ít ỏi. Từ đó dẫn đến tình trạng các kỹ sư hầu như phải làm việc tăng ca và không có ngày nghỉ, và có ảnh hưởng không ít tới năng suất và hiệu quả của công việc. Từ thực tế đó, công ty cần có chính sách tuyển thêm Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 48 lao động. Căn cứ vào thời điểm ra trường của sinh viên khối ngành kỹ thuật thì công ty nên mở đợt tuyển dụng vào tháng 8 hàng năm. Hình thức tuyển dụng: - thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về vị trí tuyển dụng, chính sách đãi ngộ... - Hình thức thi: có thể chia quá trình tuyển dụng làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: có thể tổ chức thi tuyển, phỏng vấn trực tiếp hoặc yêu cầu thí sinh hoàn thành một bản thiết kế. Giai đoạn 2: Sau khi đã lấy đủ số lượng cần của giai đoạn 1 thì tiến hành quá trình thử việc ở giai đoạn 2. Mục đích của giai đoạn này là nhằm hướng dẫn các thí sinh về công việc cụ thể của công ty, từ đó chọn ra những người thật sự có khả năng và giúp các thí sinh có các kiến thức thực tế về công việc của mình. Kết thúc giai đoạn 2 thì tiến hành lựa chọn lại một lần nữa.  Nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹ sư trong công ty. Để nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹ sư, thì công ty: - Phối hợp với các trường đại học, trong và ngoài nước mở các lớp đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn ngắn hạn, khoảng 6 tháng 1 lần - Thường xuyên mở các lớp giới thiệu về những công nghệ tiến tiến hiện đại có liên quan đến công việc của công ty. - Khuyến khích và có hình thức đãi ngộ với những nhân viên tham gia các lớp văn băng II, lớp cao học ngoài giờ. - Cử những cá nhân suất sắc đi học, nghiên cứu ở nước ngoài. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 49 - Mở các diễn đàn, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa những kỹ sư trẻ và những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.  Nâng cao nhận thức về chất lượng cho cán bộ công nhân viên. Tuy công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng được một thời gian khá dài, nhưng nhận thức về chất lượng của cán bộ công nhân viên còn rất hạn chế. Nhất là các kỹ sư thiết kế, họ chưa ý thức được việc áp dụng hệ thống quản lý vào công việc thiết kế sẽ đem lại lợi ích như thế nào. Vì vậy cần đạo tạo cho họ kiến thức về quản lý chất lượng, các phương pháp quản lý chất lượng và sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng, về cách khắc phục phòng ngừa Hình thức đào tạo: Đào tạo định kỳ 6 tháng một lần, thời gian đào tạo từ 1 đến 2 ngày. - Đào tạo tại chỗ do người phụ trách chất lượng của công ty hoặc một người có kinh nghiêm, hoặc thuê chuyên gia đạo tạo chất lượng tại công ty. Việc đào tạo tại chỗ sẽ giúp các học viên có thể vừa học vừa làm và vận dụng lý thuyết vừa học vào thực tế. - Kết hợp với các trường đào tạo chất lượng, tiến hành đào tạo họ tại trường. Hình thức này có thể kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành, họ học lý thuyết tại trường và về thực hành tại công ty. - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chất lượng. Điều kiện thực hiện: - Công ty cần lập kế hoạch cụ thể trên cơ sỏ đánh giá, phân loại nguồn lực lao động, đồng thời chuẩn bị nguồn lực cần thiết cho công tác đào tạo và tuyển dụng. - Thường xuyên phải kiểm tra đánh giá chất lượng công tác đào tạo - Đòi hỏi phải có sự tham gia của mọi thành viên trong công ty. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 50 - Có nguồn kinh phí đào tạo cho các học viên đi học - Công khai lý do cử cán bộ nhân viên này đi học, nghiên cứu - Các học viên được cử đi học phải có tinh thần ham học hỏi, năng động tìm kiếm những kiến thức mới để sau khoá học có thể đảm nhiệm tốt hơn công việc của mình. Với những giải pháp trên, hy vọng số lượng kỹ sư thiết kế trong công ty có thể tăng hơn cả về số lượng và chất lượng. Nhận thức của các cán bộ chất lượng và những thành viên khác trong công ty sẽ được nâng cao. Trình độ chuyên môn của các kỹ sư thiết kế được nâng cao, từ đó giảm thiểu những sai sót, nâng cao tính khả thi, đúng đắn, chính xác và đảm bảo đúng tiến độ của dự án. 2. Về thiết bị và công nghệ Thiết bị và công nghệ càng hiện đại thì càng là công cụ hữu ích cho công tác khảo sát, vì vậy công ty nên tìm hiểu và đầu tư những thiết bị và công nghệ để giúp ích cho công tác thiết kế. - Công ty hàng năm nên trích một phần lợi nhuận hoặc từ quĩ mua sắm cơ bản để đầu tư công nghệ, thiết bị mới - Thành lập lại Hội đồng Khoa học và Công nghệ của Công ty mẹ thu hút các chuyên gia thật sự có tài và kinh nghiệm, mời một số chuyên gia ngoài công ty tham gia, có chương trình, mục tiêu và sinh hoạt định kỳ hoặc bất thường để tư vấn cho tổng giám đốc giải quyết các vấn đề lớn về phát triển khoa học công nghệ tư vấn xây dựng thuỷ lợi- thuỷ điện của công ty và các vấn đề phức tạp trong đồ án khảo sát thiết kế và các dự án thuỷ lợi- thuỷ điện lớn cho các công ty con. Hội đồng khoa học và công nghệ của công ty mẹ cần có quy chế để phát huy và tạo điều kiện cho mọi thành viên có đóng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 51 góp thực sự cho sự phát triển khoa học công nghệ, nâng tầm công ty ngày càng cao theo kịp tầm tư vấn xây dựng thuỷ lợi- thuỷ điện các nước tiên tiến. - Tổ chức tốt hơn công tác thông tin nhất là cần cập nhập nhanh mọi thông tin về tình hình phát triển khoa học công nghệ tư vấn xây dựng nói chung và tư vấn xây dựng thuỷ lợi- thuỷ điện nói riêng trong nước và nước ngoài, cung cấp kịp thời cho các công ty con và người lao động trong công ty vì cơ chế thị trường cho thấy người nào lắm bắt thông tin sớm hơn, nhiều hơn thì có nhiều cơ hội thắng lợi. - Cử nhân viên đi học, tìm hiểu những công nghệ tiên tiến của nước ngoài. - Tăng cường kinh phí cho hoạt động nghiên cứu - Mở các cuộc thi sáng tạo mới - Khuyến khích nhân viên tìm tòi, nghiên cứu những biện pháp cải thiện năng suất, khắc phục những khó khăn trong sản xuất. 3. Về công tác khảo sát Khảo sát là công tác quan trọng trong thiết kế, khảo sát có tốt, chính xác thì mới là căn cứ để có được bản thiết kế hoàn chỉnh. Chính vì vậy công ty phải nâng cao chất lượng công tác khảo sát trong công ty. - Đầu tư, nâng cấp máy móc thiết bị mới cho công ty - Đào tạo cán bộ khảo sát có chuyên môn Công tác khảo sát là công tác chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh nhất: khí hậu, địa hình, thời tiết... Do vậy công ty cần xây dựng hệ thống liên lạc tiên tiến để còn kịp thời liên lạc với công ty trong những trường hợp cần thiết. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 52 4. Về biện pháp quản lý  Phân loại dự án Hiện nay qui trình thiết kế áp dụng chung cho tất cả các dự án, nhưng như vậy sẽ dồn quá nhiều trách nhiệm cho những người thẩm định và tổng giám đốc công ty cũng như giám đốc xí nghiệp. Vì vậy nên chia các kỹ sư thiết kế ra làm các nhóm nhỏ, mỗi nhóm phụ trách một mảng thiết kế riêng: - Thiết kế công trình hồ chứa nước - Thiết kế công trình cống lấy nước - Thiết kế công trình tram bơm - Thiết kế công trình thuỷ điện - Thiết kế hệ thống công trình thuỷ lợị Mỗi nhóm có một nhóm trưởng chịu trách nhiệm như chủ nhiệm đề án các công trình mà nhóm mình thiết kế. Như vậy sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp và chuyên môn hoá cho đội ngũ kỹ sư. Để chia nhỏ trách nhiệm và quyền hạn thìở đây, tổng giám đốc( hoặc giám đốc xí nghiệp) không phải có trách nhiệm phê duyệt tất cả các dự án, mà tuỳ theo qui mô dự án đó, dựa theo khối lượng công việc mà bên A giao cho công ty. - Dự án có chi phí < 10 tỷ VNĐ thì do giám đốc trung tâm tư vấn và thiết kế phê duyệt - Dự án có chi phí < 20 tỷ VNĐ thì do phó tổng giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm phê duyệt - Dự án có chi phí > 20 tỷ VNĐ thì do tổng giám đốc phê duyệt.  Nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 53 Như đã phân tích ở trên, công ty còn có rất nhiều tồn tại trong công tác quản lý chất lượng. Để khắc phục những tình trạng đó công ty cần thực hiện các biện pháp sau: - Tổng giám đốc cần quan tâm hơn nữa tới công tác quản lý chất lượng của công ty bằng cách định kỳ đánh giá lại tính hiệu quả và hiệu lực của hệ thống quản lý thông qua việc xem xét hệ thống tài liệu có phù hợp không, việc duy trì hồ sơ chất lượng và huỷ bỏ những tài liệu đã lỗi thời. - Công ty cần có những cán bộ phụ trách về ISO chứ không phải là cán bộ kiêm nghiệm như bây giờ. Nhiệm vụ của những cán bộ này là : đề ra những biện pháp nhằm duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng trong công ty, hỗ trợ đào tạo nâng cao nhận thức về chất lượng trong công ty, kiểm tra thường xuyên hoạt động của các phòng ban... - Đôn đốc, nhắc nhở các phòng ban thực hiện nghiêm túc các qui trình đặt ra. - Tăng cường nhận thức về hoạt động phòng ngừa khắc phục, có thể thông qua làm cho mọi người hiểu về chi phi chất lượng, từ đó có nhận thức đúng đắn hơn.  Xây dựng nhóm chất lượng Với cách phân loại dự án như ở trên thì mỗi nhóm sẽ hoạt động độc lập với nhau, nhưng trong quá trình hoạt động sẽ không trách khỏi những công việc có ảnh hưởng tới nhau. Để khắc phục nhược điểm này, công ty có thể khuyến khích mọi người trên tinh thần tự nguyện tham gia nhóm chất lượng. Những người trong nhóm chất lượng không bắt buộc phải ở trong cùng một nhóm, trong phòng thiết kế mà có thể ở các phòng ban khác nhau, miễn là họ cảm thấy thích thú và có tác động tốt tới công việc của họ. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 54 Lúc này những người ở ban ISO có thể hướng dẫn họ cách thành lập nhóm, cũng như tuỳ theo điều kiện và công việc mà bố trí thời gian họp nhóm sao cho phù hợp. Nếu làm được như vậy thì sản phẩm thiết kế sẽ được đảm bảo và nâng cao: - Mọi người trong công ty sẽ tự kiểm tra chất lượng công việc mà mình được giao - Công tác kiểm soát, kiểm tra chất lượng trở thành công tác của toàn công ty, do vậy có tính hệ thống, toàn diện, không chỉ là phát hiện lỗi mà còn là phòng ngừa - Trình độ và trách nhiệm của mọi người được nâng cao, làm tăng sự gắn bó của họ với công ty.  Thu thập ý kiến của khách hàng Sản phẩm của công ty là sản phẩm trí tuệ đặc biệt, không phải những loại hàng hóa thông thường trên thị trường. Sản phẩm của công ty rất đặc biệt, không có một qui định, hình thức chung nào cả. Vì vậy công ty rất khó thu thập ý kiến của khách hàng. Nhưng nếu công ty có một mạng lưới thu thập, tiếp nhận những khiếu nại, phàn nàn của khách hàng thì sản phẩm của công ty sẽ ngày càng mang lại những lợi ích cao hơn. Vì vậy công ty nên tổ chức một bộ phận chuyên trách tiếp nhận những khiếu nại, phàn nàn của khách hàng để qua đó đánh giá được mức độ thoả mãn của khách hàng cũng như của dân cư xung quanh vùng xây dựng công trình, từ đó có thể thấy được các nguyên nhân gây ra vấn đề chất lượng từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa cho các dự án sau này Hoạt động của bộ phận giải quyết khiếu nại khách hàng - Xây dựng những mẫu, phiếu thăm dò, điều tra. sau khi hoàn thành một công trình thì nhờ đại diện bên A hoàn thành những mẫu phiếu đó Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 55 - Đưa mẫu phiếu điều tra về các vùng dân cư xung quanh vùng xây công trình trước và sau khi xây dựng để biết những ý kiến, kiến nghị của nhân dân - Thiết lập một đường dây điện thoại riêng, để có thể kịp thòi thu thập được những khiếu nại của khách hàng - Khi có ý kiến khiếu nại thì phải lập tức báo cáo với cấp trên để kịp thời giải quyết Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 56 Kết luận Các công trình thuỷ lợi thuộc về kết cấu cơ sở hạ tầng, nó có một ý nghĩa rất quan trọng không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực đời sống. Một công trình thuỷ lợi được xây dựng có thể làm kinh tế vùng đó phát triển, không chỉ về nông nghiệp mà còn cả công nghiệp, du lịch..., nó còn đảm bảo đời sống ổn định cho nhân dân vùng đó. Nhưng nếu công trình thuỷ lợi xây dựng không đạt chất lượng tiêu chuẩn, thì nó có thể gây nguy hiểm đến đời sống của nhân dân, phá vỡ môi trường tự nhiên sinh thái. Ý thức được tầm quan trọng của thuỷ lợi và các công trình thuỷ lợi nên em đã tìm hiểu về tình hình công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi 1 và đưa ra một số giải pháp em nêu ra với mong muốn có thể nâng cao chất lượng thiết kế của công ty. Nhưng do hiểu biết còn hạn chế nên em mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo và các cô các chú trong công ty để có thể hoàn thành tốt hơn chuyên đề thực tập lần này. Cuối cùng em xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các cô chú trong công ty trong thời gian qua đã giúp đỡ em tận tình, em xin cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo Phạm Thị Hồng Vinh đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 57 Tài liệu tham khảo - Giáo trình Quản lý chất lượng- trường ĐHKTQD - Sổ tay chất lượng HEC1 - Báo cáo cuối năm 1999-2005 HEC1 - Báo cáo tổng kết ISO của HEC1 năm 2003-2005 - Quy trình thiết kế HEC1 - Tập san: 50 năm ngày thành lập HEC1 - Giáo trình thuỷ nông- ĐHTL - Giáo trình thuỷ công- ĐHTL - Giáo trình thi công các công trình thuỷ lợi- ĐHTL - Giáo trình cơ khí- ĐHTL Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 58 MỤC LỤC Lời nói đầu.................................................................................................... 1 I. Giới thiệu chung về công ty ...................................................................... 2 1.Thông tin chung về doanh nghiệp................................................................ 2 2. Quá trình hình thành và phát triển .............................................................. 2 3. Chức năng của công ty ............................................................................... 3 4. Cơ cấu tổ chức............................................................................................ 4 5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty................................................. 6 5.1.Kết quả sản xuất kinh doanh..................................................................... 6 5.2. Tình hình lao động ................................................................................ 12 6. Công tác Quản lý chất lượng .................................................................... 16 II.Thực trạng về công tác thiết kế tại công ty ........................................... 22 1. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của một số công tác thiết kế chủ yếu ở công ty ......................................................................................................... 22 1.1. Thiết kế thuỷ công................................................................................. 22 1.2. Thiết kế tổ chức thi công ....................................................................... 23 1.3. Thiết kế điện.......................................................................................... 26 2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác thiết kế ở công ty........................... 27 2.1. Yếu tố con người ................................................................................... 27 2.2. Yếu tố khảo sát...................................................................................... 28 2.3 Yếu tố máy móc thiết bị công nghệ ........................................................ 28 2.4 Yếu tố quản lý và tổ chức ....................................................................... 31 3. Quy trình chung thực hiện công tác thiết kế tại công ty ............................ 31 3.1. Mục đích ............................................................................................... 31 3.2. Phạm vi áp dụng .................................................................................... 31 3.3. Trách nhiệm .......................................................................................... 31 3.4. Tài liệu liên quan................................................................................... 35 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 59 3.5. Các bước thực hiện................................................................................ 35 4. Tình hình thực tế triển khai hoạt động thiết kế tại công ty ........................ 42 4.1. Những kết quả đạt được trước và sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ở trung tâm tư vấn và thiết kế............................................................. 42 4.2. Một số công trình thiết kế của công ty ................................................... 45 4.3. Những tồn tại cần khắc phục trong hệ thống quản lý công tác thiết kế ở công ty ......................................................................................................... 47 III. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế ở công ty ........................................................................................................ 48 1. Nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên thiết kế trong công ty................ 48 2. Về thiết bị và công nghệ ........................................................................... 51 3. Về công tác khảo sát................................................................................. 52 4. Về biện pháp quản lý................................................................................ 52 Kết luận....................................................................................................... 56 Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 57

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Thực trạng và một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1.pdf
Tài liệu liên quan