Tài liệu Luận văn Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh Công ty 20 - Tổng cục hậu cần: Luận văn
Thực trạng và một số biện
phỏp nõng cao hiệu quả của
cụng tỏc quản lý vốn sản xuất
kinh doanh Cụng ty 20 - Tổng
cục hậu cần
Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Lành - QLKT 39B
1
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận mục tiờu hàng đầu
của một doanh nghiệp. Để đạt được lợi nhuận tối đa mà vẫn đảm bảo sản phẩm
chất lượng tốt, giỏ cả hợp lý doanh nghiệp vững vàng trong cạnh tranh thỡ cỏc
doanh nghiệp phải khụng ngừng nõng cao trỡnh độ sản xuất kinh doanh trong
đú quản lý và sử dụng vốn là một bộ phận rất quan trọng cú ý nghĩa quyết định
tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn là một phạm trự kinh tế hàng hoỏ, là một trong hai yếu tố quan
trọng quyết định đến sản xuất và lưu thụng hàng hoỏ. Vốn cũn là chỡa khoỏ. Là
điều kiện hàng đầu của mọi qỳa trỡnh phỏt triển chớnh vỡ vậy cỏc doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường để cú thể cỏc hoạt động sản xuất kinh doanh thỡ
phải cú một luợng vốn nhất định. V...
89 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh Công ty 20 - Tổng cục hậu cần, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng và một số biện
pháp nâng cao hiệu quả của
công tác quản lý vốn sản xuất
kinh doanh Công ty 20 - Tổng
cục hậu cần
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
1
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận mục tiêu hàng đầu
của một doanh nghiệp. Để đạt được lợi nhuận tối đa mà vẫn đảm bảo sản phẩm
chất lượng tốt, giá cả hợp lý doanh nghiệp vững vàng trong cạnh tranh thì các
doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh trong
đó quản lý và sử dụng vốn là một bộ phận rất quan trọng có ý nghĩa quyết định
tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn là một phạm trù kinh tế hàng hoá, là một trong hai yếu tố quan
trọng quyết định đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vốn còn là chìa khoá. Là
điều kiện hàng đầu của mọi qúa trình phát triển chính vì vậy các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường để có thể các hoạt động sản xuất kinh doanh thì
phải có một luợng vốn nhất định. Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, dưới hình thái hiện vật nó biểu hiện là
tài sản cố định và tài sản lưu động.
Công ty 20 Tổng cục hậu cần đã trải qua chặng đường hơn 40 năm tồn
tại và phát triển. Trong suốt thời kỳ đó, do trải qua nhiều giai đoạn nên Công ty
đã có nhiều xáo trộn. Cho đến nay công tác sản xuất kinh doanh đã được ổn
định và làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố khó khăn, trong đó
vấn đề quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những yếu tố có ảnh
hưởng lớn đến điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính vì nên em đã
chọn đề tài "Phương hướng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả của
công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh Công ty 20 - Tổng cục hậu cần"
để làm đề tài cho mình.
Với đề tài trên, chuyên đề được chia làm ba phần:
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
2
Phần I: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, một vấn đề cấp bách với các
doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Phần II: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình
quản lý vốn sản xuất kinh doanh của Công ty 20.
Phần III: Một số phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý vốn sản xuất kinh doanh Công ty 20.
Chuyên đề hoàn thành được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô TS Lê Thị Anh
Vân cùng toàn thể cán bộ nhân viên Công ty 20!
Em xin chân thành cảm ơn!
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
3
PHẦN I
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN MỘT VẤN ĐỀ
CẤP BÁCH VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I- KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỐN TRONG DOANH NGHIỆP:
1- Khái niệm và chu trình vận động của vốn trong doanh nghiệp
1-1/ Khái niệm về vốn trong sản xuất
Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với nền
sản xuất hàng hoá. Vốn là tiền huy động vào sản xuất nhằm mục đích sinh lợi,
hay nói cách khác, tiền chỉ là vốn khi được đưa vào trong sản xuất lưu thông.
Vai trò vốn sản xuất trong doanh nghiệp thực hiện yêu cầu của cơ chế
hạch toán kinh doanh, tức là quán triệt quan điểm tiết kiệm và hiệu quả sử dụng
vốn trên cơ sở tự chủ kinh tế và tài chính. Yêu cầu tiết kiệm nói nên tính hợp
lý, tính đúng mức trong việc sử dụng vốn với một lượng vốn nhất định với mục
đích đạt được một mức lợi nhuận hoặc doanh thu cao hơn. Hiệu quả kinh tế
cuối cùng thể hiện ở số lợi nhuận thu được. Điều đó phụ thuộc vào vấn đề sản
xuất vốn có hợp lý hay không, có tiết kiệm chi phí và tăng dự trữ hay không để
đạt được mục đích nâng cao số vòng quay của vốn.
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp nguồn gốc việc hình thành vốn là
khác nhau và sở hữu cũng khác nhau. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì vốn
sản xuất là do nhà nước cấp và giao quyền tự chủ về tài chính cho doanh
nghiệp và doanh nghiệp có trách nhiệm phải bảo toàn và phát triển vốn. Đối
với loại hình doanh nghiệp khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp
tập thể, doanh nghiệp tư bản thì nguồn vốn được huy động từ các nguồn vốn
khác nhau.
Xét về hình thái vật chất của vốn sản xuất gồm hai yếu tố cơ bản của
qúa trình sản xuất là tư liệu lao động và đối tượng lao động.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
4
1-2/ Chu trình vận động của vốn trong doanh nghiệp :
Trong doanh nghiệp vốn vận động theo quy trình của qúa trình tái
sản xuất của doanh nghiệp như sau:
Sơ đồ 1: Quy trình vận động của vốn trong doanh nghiệp
Mua
Công cụ lao động và
sức lao động
Bán
Tiền
Nguyên vật
liệu
sản xuất
chế biến
hàng
hoá
Tiền
2- Phân loại vốn trong doanh nghiệp:
Có nhiều cách phân loại vốn trong doanh nghiệp. Dựa vào vào
những căn cứ khác nhau chúng ta có những phân loại sau:
Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia thành vốn hữu hình và
vốn vô hình.
-/ Vốn hữu hình gồm tiền, các giấy tờ có giá trị và những tài sản biểu
hiện bằng hiện vật khác như quyền sử dụng đất đai, nhà máy.
-/ Vốn vô hình gồm những giá trị tài sản vô hình như uy tín kinh doanh,
nhãn hiệu, bản quyền, sáng chế phát minh.
Việc nhận thức đúng đắn đầy đủ về những hình thức tồn tại của vốn sẽ
giúp ích cho việc quản lý, khai thác triệt để vốn cũng như giúp cho việc phát
triển những tiềm năng về vốn đặc biệt là phát triển vốn vô hình vì đây là lợi thế
riêng có, vốn vô hình được sử dụng tốt sẽ là một lợi thế cạnh tranh trong hoạt
động kinh doanh, đồng thời giúp cho việc đánh giá chính xác giá trị của vốn,
làm cơ sở góp vốn kinh doanh, kêu gọi hợp tác đầu tư.
* Căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia thành, vốn ngắn hạn,
vốn trung hạn, vốn dài hạn.
-/ Vốn ngắn hạn: là vốn có thời hạn luân chuyển dưới 1năm.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
5
-/ Vốn trung hạn: là vốn có thời hạn luân chuyển từ 1đến 5năm.
-/ Vốn dài hạn: là vốn có thời hạn luân chuyển lớn hơn 5năm.
* Căn cứ vào phương thức luân chuyển giá trị, vốn được chia thành vốn
cố định, vốn lưu động. Chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu cách phân loại này ở
các phần sau.
2-1/ Vốn cố định trong doanh nghiệp
2-1-1/ Khái niệm và đặc điểm vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận của nguồn vốn sản xuất kinh doanh,
làm hình thái giá trị của tài sản cố định đang phát huy tác dụng trong sản xuất
của doanh nghiệp. Vốn cố định dữ một vai trò hết sức quan trọng trong qúa
trình hình thành sản xuất, nó quyết định trình độ kỹ thuật của công nghệ sử
dụng trong doanh nghiệp trình độ cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, do đó là cơ
sở cho việc áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất mở rộng
và không ngừng nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ công nhân viên. Tuỳ
theo đặc điểm kinh tế mỗi nghành, khả năng tài chính của từng doanh nghiệp
sản xuất mà mỗi doanh nghiệp cần có kế hoạch đúng đắn cho việc đầu tư mua
sắm trang thiết bị máy móc và đảm bảo hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn cố
định cho sản xuất.
Theo quy định hiện nay thì những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn
hơn 5 triệu đồng và thời gian sử dụng lớn hơn một năm thì được xếp vào loại
tài sản cố định. Tài sản cố định không chuyển một lần toàn bộ giá trị của nó
vào sản phẩm mà đóng góp trong nhiều chu kỳ sản xuất.
2-1-2/ Cơ cấu vốn cố định :
Việc nghiên cứu cơ cấu vốn cố định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
qúa trình quản lý và sử dụng vốn cố định. Khi nghiên cứu cơ cấu vốn cố định
phải nghiên cứu trên hai giác độ là nội dung kế hoạch và tỷ trọng từng loại.
Vấn đề cơ bản là phải xây dựng được một cơ cấu hợp lý phù hợp với tình hình
cụ thể của doanh nghiệp, về mặt kinh tế kỹ thuật trình độ quản lý các nguồn
vốn trong doanh nghiệp.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
6
Cần nhận thức cơ cấu vốn cố định trong doanh nghiệp chỉ là một yếu tố
động và thay đổi theo không gian và thời gian. Nhà quản lý vốn phải xác định
được cơ cấu hợp lý trong từng thời kỳ.
Hiện nay vốn cố định trong doanh nghiệp được biểu hiện bằng hình thái
giá trị của các loại tài sản cố định huy động vào sản xuất trong doanh nghiệp.
- Nhà xưởng, vật kiến trúc để phục vụ sản xuất .
- Thiết bị động lực và hệ thống truyền dẫn.
- Máy móc thiết bị sản xuất .
- Dụng cụ làm việc đo lường và thí nghiệm
- Thiết bị và phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý.
- Các loại tài sản cố định khác.
Trong cơ cấu vốn cố định cần đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa các bộ
phận máy móc thiết bị và phần nhà xưởng phục vụ sản xuất.
2-1-3/ Công tác quản lý vốn trong doanh nghiệp.
Quản lý vốn cố định là một trong những nội dung quan trọng của
công tác tài chính doanh nghiệp. Trong qúa trình kinh doanh, sự vận động của
vốn cố định gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó. Vì vậy phải nghiên
cứu những tính chất và đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp thì mới
có thể quản lý tốt tài sản cố định. Có các hình thức quản lý tài sản cố định sau:
Khấu hao tài sản cố định và lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định:
- Hao mòn tài sản cố định: Trong qúa trình sử dụng cũng như khi
không sử dụng thì tài sản cố định bị hao mòn dưới hai hình thức là hao mòn
hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình là sự hao mòn về vật chất , sự tổn thất dần về chất
lượng, làm giảm giá trị của tài sản cố định. Hao mòn hữu hình là tài sản cố định
giảm dần giá trị cùng với giá trị của nó chuyển dần vào sản phẩm sản xuất ra.
Khi không được sử dụng , nằm ngoài qúa trình sản xuất thì hao mòn hữu hình
là tài sản cố định thể hiện ở chỗ tài sản cố định mất dần giá trị sử dụng do tác
động của các điều kiện tự nhiên.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
7
Các nhân tố ảnh hưởng tới hao mòn hữu hình: Gồm 3 nhóm nhân tố sau:
- Nhóm nhân tố thuộc chất lượng tài sản cố định; vật liệu chế tạo,
công nghệ chế tạo, chất lượng xây dựng và lắp đặt tài sản cố định đó.
- Nhóm nhân tố trong qúa trình sử dụng: Thời gian và cường độ
sử dụng trong sản xuất, tay nghề công nhân, chế độ bảo dưỡng sửa chữa.
- Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên; độ ẩm, nhiệt độ ......
Hao mòn vô hình tài sản cố định: Là việc tài sản cố định bị giảm giá trị
do năng suất lao động xã hội tăng lên. Người ta sản xuất ra loại tài sản cố định
có chất lượng như cũ, thậm chí tốt hơn với giá thành hạ hơn. Tài sản cố định bị
giảm giá do kỹ thuật ngày càng tiến bộ hơn.
Trong qúa trình sử dụng tài sản cố định các doanh nghiệp công nghiệp
cần nghiên cứu để tìm ra những biện pháp, nhằm giảm tối đa tổn thất do hao
mòn vô hình gây ra như: nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định cả về thời
gian và cường độ đẩy nhanh việc cải tiến và hiện đại hoá máy móc thiết bị, tổ
chức tốt công tác bảo quản và sửa chữa máy móc thiết bị.
- Khấu hao tài sản cố định: trong qúa trình tham gia vào nhiều chu kỳ
sản xuất hình thái vật chất của tài sản cố định không thay đổi nhưng giá trị hao
mòn dần và chuyển từng phần vào sản phẩm. Phần giá trị này thu hồi dưới hình
thức khấu hao và hạch toán dần vào giá thành sản phẩm.
Bản chất kinh tế của khấu hao tài sản tài sản cố định trong qúa trình sử
dụng là sự mất dần giá trị tài sản cố định, phần giá trị này được bù đắp bằng sự
chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm.
Khấu hao được thực hiện bằng cách chuyển giá trị vào sản phẩm một
cách có kế hoạch theo định mức đã quy định trong suốt thời gian tài sản cố
định được sử dụng đồng thời lập quỹ khấu hao để bù đắp phần giá trị tài sản cố
định bị hao mòn. Công tác khấu hao tài sản cố định có ảnh hưởng lớn đến vấn
đề phát triển và bảo toàn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Từ ngày 1/1/1995 các doanh nghiệp nhà nước được phép dữ lại toàn bộ
khấu hao trích được để đầu tư thay thế đổi mới tài sản cố định chứ không phải
trích nộp 1 phần quỹ khấu hao vào ngân sách nhà nước như trước nữa. Việc
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
8
khấu hao sửa chữa lớn để sửa chữa tài sản cố định được tiến hành một cách có
hệ thống nhằm duy trì khả năng sản xuất của tài sản cố định trong suốt thời
gian sử dụng nó. Doanh nghiệp tiến hành trích khấu hao sửa chữa lớn.
Khấu hao được trích theo tỷ lệ khấu hao được xác định trước . Tỷ lệ
khấu hao là tỷ lệ giữa số tiền trích khấu hao hàng năm so với nguyên giá tài sản
cố định. Việc xác định tỷ lệ khấu hao hợp lý có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nếu tỷ lệ khấu hao thấp thì doanh nghiệp sẽ không bù đắp được tổn thất thực
tế do hao mòn tài sản cố định gây ra, doanh nghiệp không bảo toàn được vốn.
Nếu tỷ lệ khấu hao quá cao thì giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng
cao một cách giả tạo do vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Theo chế độ hiện hành, muốn đổi mới thiết bị, doanh nghiệp phải tích
luỹ trong thời gian dài từ 8 đến 12 năm. Sau thời gian này khấu hao của doanh
nghiệp thường bị giảm do ảnh hưởng của lạm phát và doanh nghiệp sẽ không
có đủ khả năng để tái đầu tư tài sản cố định. Mặt khác, phươngpháp khấu hao
tuyến tính mà doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay có nhược điểm là chưa tạo
điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh để có thể đổi mới thiết bị và ứng
dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.
- Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định: Kế hoạch khấu hao tài sản
cố định là một bộ phận quan trọng của kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Kế
hoạch khấu hao tài sản cố định phản ánh các chỉ tiêu về giá trị tài sản cố định
như: Tổng nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ, tình hình tăng giảm tài sản cố
định trong kỳ, giá trị tổng tài sản cố định cần tính khấu hao trong kỳ và tỷ lệ
khấu hao, phương hướng sử dụng quỹ khấu hao. Theo quy định số 517/TTg
ngày 21/10/1995, kế hoạch khấu hao tài sản cố định gồm:
-Tài sản cố định không phải tính khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa
lớn (đất đai).
- Tài sản cố định tăng thêm trong năm kế hoạch. Tài sản cố định tăng
trong tháng thì tháng sau mới tính khấu hao.
Ví dụ: Một ôtô mua vào giữa tháng 6 và đưa vào sử dụng ngay thì tính
khấu hao từ tháng 7.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
9
- Tài sản cố định giảm đi trong năm kế hoạch. Tài sản cố định
giảm đi trong tháng thì tháng sau mới tính khấu hao.
Ví dụ: Một thiết bị thanh lý vào giữa tháng 1 thì tháng 1 vẫn tính khấu
hao thiết bị này và thôi tính khấu hao vào tháng 2.
- Tổng nguyên giá bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao trong
năm: được tính theo công thức:
Tổng nguyên giá bình
quân tài sản cố định
phải tính khấu hao
trong kỳ
=
Nguyễn giá
bình quân tài
sản cố định
đầu kỳ
+
Nguyễn giá
bình quân
tài sản cố
định tăng
trong kỳ
-
Nguyễn giá
bình quân
tài sản cố
định giảm
trong kỳ
Bảo toàn và phát triển vốn cố định:
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp hoạt động theo
phương thức hạch toán kinh doanh. Để đảm bảo qúa trình hoạt động sản xuất
kinh doanh được tiến hành nhịp nhàng thì doanh nghiệp doanh nghiệp phải bảo
toàn và phát triển được vốn.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không tránh
khỏi bị những tác động của những thay đổi trên như lạm phát quan hệ cung
cầu.... đặc biệt lạm phát làm cho sức mua đồng tiền giảm đi, giá trị vốn của
doanh nghiệp thấp hơn so với thực tế. Ngoài ra, vốn cố định còn bị thất thoát
do yếu kém về quản lý dẫn tới hư hỏng, mất mát tài sản cố định. Do vậy vốn cố
định bị giảm đi.
Bảo toàn vốn có hai mặt là bảo toàn về mặt hiện vật và bảo toàn về mặt
giá trị.
- Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật là trong qúa trình sử dụng tài sản
cố định, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không để tài sản cố định bị mất
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
10
mát hư hỏng không sử dụng sai mục đích hoặc mua bán tài sản cố định bị hỏng
chênh lệch giá.
- Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị: trong điều kiện có sự biến động về
giá, các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước
về việc điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định, vốn cố định theo các hệ số tính
lại do các cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm bảo đảm giá trị tài sản cố
định.
Số vốn cố định doanh nghiệp phải bảo toàn cuối kỳ được xác định theo
công thức sau:
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
11
Số vốn cố
định phải
bảo toàn
=
Số vốn cố
định được
giao trong
kỳ
-
Khấu
hao cơ
bản
trích
trong kỳ
x
Hệ số điều
chuyển giá
trị phần
vốn cố
định
+
Tăng
giảm vốn
cố định
trong kỳ
2-2/ Vốn lưu động trong doanh nghiệp
2.2.1/Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động:
Vốn lưu động là một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh dùng để
đầu tư vào tài sản lưu động và vốn lưu động để đảm bảo cho qúa trình sản xuất
và tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành bình thường.
Vốn lưu động tham gia trực tiép vào qúa trình sản xuất, qua mỗi chu kỳ
lưu động vốn lưu động chuyển qua nhiều hình thái khác nhau như tiền tệ,
nguyên vật liệu sản phẩm dở dang và trở lại hình thái tiền tệ sau khi sản phẩm
được tiêu thụ. Khác với vốn cố định, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị vào
sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất.
Qúa trình vận động của vốn lưu động thể hiện dưới hai hình thái:
- Về mặt hiện vật, vốn lưu động gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và
sản phẩm dở dang, thành phẩm, công cụ lao động.
- Về mặt giá trị, vốn lưu động biểu hiện bằng tiền của nguyên vật liệu,
bán thành phẩm, công cụ và các loại tài sản lưu động khác như giá trị tăng
thêm do việc sử dụng lưu động ( giá trị thặng dở dang) và các chi phí bằng tiền
trong qúa trình lưu thông. Sự lưu của vốn lưu động về mặt giá trị và hiện vật
được biểu hiện bằng công thức sau:
Tiền - NVLchi phí lao động - sản xuất - hàng hoá và dịch vụ - tiền
Trong qúa trình vận động, vốn lưu động biển đổi từ hình thái này sang
hình thái khác và sau đó trở về hình thái ban đầu. Một vòng khép kín là một
chu kỳ vận động của vốn lưu động do đó để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh và hiệu quả sử dụng vốn ta phải xem xét độ dài vận động của vốn lưu
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
12
động. Nếu độ dài vận động của vốn lưu động ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của doanh nghiệp sẽ cao hơn.
2-2-2/ Cơ cấu của vốn lưu động:
Cơ cấu vốn lưu động là tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành vốn lưu động
và mối quan hệ giữa các bộ phận ấy. Tỷ lệ giữa các bộ phận trong tổng và số
vốn lưu động hợp lý.
Xác định chính xác cơ cấu của vốn lưu động có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Việc xác định được
cơ cấu vốn lưu động hợp lý sẽ đảm bảo cho việc đáp ứng yêu cầu về vốn lưu
động ở từng bộ phận từng khâu một cách tốt nhất do đó sẽ đảm bảo việc sử
dụng hợp lý vốn lưu động.
Căn cứ vào qúa trình tuần hoàn lưu chuyển, vốn lưu động được chia làm
ba loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ: Là vốn lưu động được dùng để
mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ .... dự trữ cho sản xuất.
- Vốn lưu động trong sản xuất: Là vốn lưu động trực tiếp phục vụ sản
xuất, là hình thái giá trị của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Là bộ phận vốn lưu động phục
vụ cho giai đoạn tiêu thụ sản phẩm và giá trị thành phẩm trong kho, hàng gửi
bán....
Căn cứ nguồn huy động, vốn lưu động được chia như sau:
- Vốn lưu động do ngân sách cấp: Là vốn lưu động doanh nghiệp được
nhà nước giao quyền sử dụng.
- Vốn lưu động tự bổ sung: Là vốn lưu động mà doanh nghiệp tự bổ
sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Vốn liên doanh: Là vốn mà doanh nghiệp liên doanh với các đơn vị
khác, bằng tiền mặt hay bằng hiện vật.
- Vốn tín dụng: Là vốn vay của ngân hàng, bạn hàng ...
- Vốn vay từ các nguồn khác.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
13
Căn cứ vào sự phân loại vốn lưu động ta có thể xác định số vốn lưu
động cần thiết ở các khâu, từ đó có thể lập kế hoạch huy động vốn từ các
nguồn khác để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động.
2-2-3/ Nội dung công tác quản lý vốn lưu động:
- Một là: Xây dựng mức vốn lưu động định mức cho kỳ kế hoạch
thường xuyên cho sản xuất kinh doanh trong kỳ có thể xây dựng được. Công
tác xây dựng vốn lưu động định mức được tiến hành cho cả ba khâu: dự trữ ,
sản xuất, lưu thông. Vốn lưu động định mức qúa thừa hoặc qúa thiếu đều làm
cho doanh nghiệp hoạt động khó khăn: Qúa thử gây ra hiện tượng ứa đọng vốn,
qúa thiếu không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Theo chế độ hiện hành, vốn lưu động định mức được nhà nước cấp cho
các doanh nghiệp nhà nước một lần. Trong qúa trình sử dụng doanh nghiệp
phải thường xuyên duy trì hoạt động bảo toàn và phát triển vốn để đảm bảo cho
doanh nghiệp hoạt động bình thường.
Để xác định vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch, ta phải xác định vốn
lưu động định mức ở các khâu dự trữ, sản xuất lưu thông cho từng loại (nguyên
vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu....) sau đó cộng lại thành vốn lưu
động định mức trong kỳ kế hoạch.
Vốn lưu động định mức ở khâu dự trữ : Việc xác định vốn lưu động
định mức ở khâu dự trữ cần kết hợp chặt chẽ với kế hoạch thu mua nguyên vật
liệu và dự tính chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Vốn lưu động định mức ở
khâu dự trữ được tính toán vào mức luân chuyển kế hoạch hàng ngày và định
mức số ngày dự trữ. Mức luân chuyển hàng ngày được tính bằng cách lấy mức
luân chuyển cả năm chia cho 360. Định mức số ngày dự trữ được tín như sau:
Đối nguyên vật liệu nhập khẩu thì định mức số ngày dự trữ được cơ
quan cấp trên quy định:
Đối nguyên vật liệu mua trong nước, ta có thể áp dụng công thức sau:
Định Số ngày Hệ số Số ngày Số ngày Số
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
14
mức số
ngày dự
trữ
= cách nhau
giữa hai
lần mua
x thu
mua
xen kẽ
+ vận
chuyển
+ chỉnh lý
chuẩn
bị
+ ngày
bảo
hiểm
Vốn lưu động định mức ở khâu sản xuất: Vốn lưu động định mức ở
khâu sản xuất được xác định riêng cho sản phẩm dở dang bán thành phẩm tự
chế và chi phí chờ phân bổ.
Vốn lưu động định mức cho sản phẩm dở dang được xác định theo công
thức sau:
Vốn lưu động
định mức cho
sản phẩm dở
dang
=
Mức luân
chuyển của
thành phẩm
theo giá
thành công
xưởng
:
360 x
Hệ số
thành
phẩm
dở
dang
x
Chu kỳ
sản xuất
sản
phẩm
Vốn lưu động định mức cho bán thành phẩm tự chế được xác định theo
công thức sau:
Vốn lưu động
định mức cho
bán thành
phẩm tự chế
=
Mức luân
chuyển của
thành phẩm
theo giá
thành công
xưởng
:
360 x
Định mức
số ngày
dự trữ
x
Hệ số
thành
phẩm
tự chế
Vốn lưu động định mức cho chi phí chờ phân bổ được tính như sau:
Vốn lưu động
định mức chi
phí chờ phân
bổ
=
Số đầu năm
của chi phí
chờ phân bổ
+
Chi phí chờ
phân bổ phát
sinh trong năm
-
Số phaỉ phân
bổ trong
năm
Vốn lưu động định mức cho khâu lưu thông: Vốn lưu động định mức
cho khâu tiêu thụ bao gồm vốn lưu động định mức cho thành phẩm và hàng hoá
mua ngoài phcụ vụ cho công tác tiêu thụ.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
15
Vốn lưu động định mức cho thành phẩm được xác định theo công thức
sau:
Định mức vốn
lưu động cho
thành phẩm
=
giá thành công
xưởng của toàn
bộ sản phẩm
hàng hoá
:
360 x
Định mức số
ngày dự trữ
thành phẩm
Đối với hàng hoá mua ngoài phục vụ cho khâu tiêu thụ:
Định mức vốn lưu
động cho hàng hoá
mua ngoài phục vụ
cho tiêu thụ
=
giá trị
hàng hoá
mua cả năm
phục vụ tiêu
thụ
:
360 x
Định mức số
ngày dự trữ
hàng hoá mua
ngoài
Trong ba bộ phận trên thì vốn lưu động trong khâu sản xuất có vai trò
quan trọng nhất trong cơ cấu vốn lưu động. Do vậy doanh nghiệp phải có biện
pháp quản lý tốt vốn lưu động ở khâu này và không ngừng nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn lưu động ở khâu sản xuất.
Hai là: Lập kế hoạch nguồn vốn lưu động định mức.
Vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn
khác nhau như từ ngân sách, vốn chiếm dụng. Vốn lưu động định mức mức
năm kế hoạch được xác định căn cứ vào tình hình thực tế vốn lưu động năm
trước và nhu cầu về vốn trong năm kế hoạch. Nếu năm trước doanh nghiệp có
một số vốn lưu động tự có nhấtđịnh thì năm kế hoạch chỉ cần lập kế hoạch
nguồn vốn lưu động nhằm tính ra mức thừa thiếu so với nhu cầu vốn lưu động
năm kế hoạch. Số vốn lưu động tự có cần thiết cho năm kế hoạch được bù đắp
bằng số vốn tự có chuyển từ năm trước sang.
Bai là: Bảo toàn và phát triển vốn lưu động.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
16
Do vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá thành sản
phẩm và hình thái vật chất của vốn lưu động thường xuyên thay đổi nên doanh
nghiệp phải chú trọng công tác bảo toàn và phát triển vốn lưu động về mặt giá
trị. Bảo toàn giá trị vốn lưu động thực chất là dữ được giá trị thực tế hay là
bảo toàn sức mua của vốn, thể hiện ở khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ
và tài sản lưu động nói chung, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Trong qúa trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thường xuyên hạch
toán đúng giá trị thực tế của vật tư hàng hoá nhằm tính đúng tính đủ vào giá
thành sản phẩm để có thể bảo toàn và phát triển vốn.
Nội dung cơ bản của công tác phát triển và bảo toàn vốn.
- Các doanh nghiệp phải bảo toàn vốn lưu động ngay trong qúa trình sản
xuất kinh doanh trên cơ sở mức tăng giảm giá tài sản lưu động thực tế của
doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải định kỳ xác định mức chênh lệch tồn kho các khâu
để có kế hoạch bổ sung vốn lưu động cho các khâu thiếu.
Số vốn lưu động phải bảo toàn hàng năm của doanh nghiệp được xác
định theo công thức sau:
Số vốn lưu động
phải bảo toàn đến
cuối năm báo cáo
=
Số vốn được
giao cần phải
bảo toàn đầu
năm
x
Hệ số trượt giá vốn lưu
động của doanh nghiệp
trong năm
II- KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP:
1- Các khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế :
1-1/ Các khái niệm.
Từ trước đến nay, các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác
nhau về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
17
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất
ra tức là giá trị của nó hoặc doanh thu là lợi nhuận thu được trong qúa trình sản
xuất kinh doanh.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh qua
nhịp độ tăng lên của các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này là phiếm diện chỉ đứng
trên mức độ biến động thời gian.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và tăng kết
quả. Đây chỉ là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả
kinh tế.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so
sánh giữa kết quả và chi phí.Định nghĩa như vậy chỉ nói về cách xác lập các chỉ
tiêu, chứ không toát lên ý niệm của vấn đề.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng kết quả của sản xuất kinh
doanh trên mỗi lao động hay mức danh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quan
điểm này muốn quy hiệu quả về một chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
Bởi vậy cần một khái niệm bao quát hơn.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế theo chiều
sâu phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nhuồn lực
đó trong qúa trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước
đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ
bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng
thời kỳ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bằng cách so sánh kết
quả đầu ra với chi phí đầu vào.
Tổng chi phí đầu vào Định mức vốn lưu động
cho thành phẩm = Tổng kết quả đầu ra
Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế thể hiện trình độ sử dụng
vốn của doanh nghiệp, phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn vốn
trong doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất trong qúa trình sản xuất kinh
doanh với chi phí thấp nhất.
1-2/ Bản chất và hiệu quả kinh tế:
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
18
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã
hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có liên quan mật thiết của vấn
đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng nền sản xuất xã hội là
quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính việc
khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn
nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác tận dụng và
triệt để các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp
buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực của các yếu tố sản
xuất và tiết kiệm chi phí.
Vì vậy yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết
quả tối đa với chi phí tối thiểu hay nói chính xác hơn là đạt được kết quả tối đa
với chi phí nhất định hay ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.
Chi phí ở đây được theo nghĩa rộng: Chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử
dụng nguồn lực; đồng thời bao gồm cả chi phí cơ hội.
2/ Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một trong các biện pháp quan trọng
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tức là đồng loạt các biện pháp để giảm chi phí về vốn của hoạt động kinh
doanh mà vẫn đạt được kết quả tốt nhất. Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt
được tính toán dựa trên tổng chi phí và tổng doanh thu theo công thức.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Do chi phí về vốn của doanh nghiệp cũng được coi như là một loại chi
phí của doanh nghiệp nên việc áp dụng các biện pháp nhằm giảm chi phí cho
doanh nghiệp vì vậy góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khi việc sử dụng vốn được nâng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ
tăng lên. Doanh nghiệp sẽ có uy tín trên thị trường tài chính do đó việc huy
động và sử dụng vốn trong tương lai của doanh nghiệp sẽ thuận lợi và dễ dàng
hơn. Doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế hơn trong cạnh tranh trên thị trường tiêu
thụ sản phẩm. Do đó doanh nghiệp lại có thể đạt được một mức hiệu quả sử
dụng vốn cao hơn.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
19
Mặt khác, do yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và các
biện pháp áp dụng để có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn thì đội ngũ cán bộ công
nhân viên trong doanh nghiệp, đặc biệt những cán bộ làm công tác quản lý vốn
sẽ rèn luyện để có trình độ cao hơn nhằm đáp ứng được những yêu cầu cao
hơn.
III- CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN :
1- Cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Để đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta xem xét cơ
cấu vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp chỉ ra tỷ trọng vốn
mà doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động là bao nhiêu
trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Cơ cấu có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử
dụng vốn vì cơ cấu vốn của doanh nghiệp càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả
sử dụng càng hợp lý bấy nhiêu. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp hợp lý tức là
doanh nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu về vốn ở các khâu của doanh nghiệp, không
có hiện tượng thiếu vốn hay thừa vốn.
1-1/ Tỷ trọng tài sản cố định :
Tổng giá trị tài sản cố định Tỷ trọng tài
sản cố định
=
Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp
Chỉ số này cho biết tổng tài sản của doanh nghiệp thì có bao nhiêu phần là
tài sản cố định. Mức tài sản cố định hợp lý cho từng doanh nghiệp phụ thuộc
vào nghành nghề mà doanh nghiệp đó tham gia vào sản xuất.
1-2/ Tỷ trọng tài sản lưu động :
Tổng tài sản lưu động Tỷ trọng tài
sản lưu động
=
Tổng tài sản của doanh nghiệp
Chỉ số này chỉ ra tỷ trọng của tài sản lưu động trong tổng tài sản của
doanh nghiệp.
1-3/ Vòng quay của vốn:
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
20
Tổng doanh thu thuần
Vòng quay của vốn =
Tổng số vốn
Tổng doanh thu thuần Số vòng quay của vốn
lưu động
=
Tổng số vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn doanh nghiệp. Tốc độ
chu chuyển vốn doanh nghiệp càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp
càng cao do chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp là cao. Ngược lại sẽ là có vốn
để nếu như các chỉ tiêu về vòng quay của vốn của doanh nghiệp giảm đi so với
kỳ trước.
2/ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định:
2-1/ Sức sản xuất của tài sản cố định :
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân
được huy động trong sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng của
doanh nghiệp.Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Giá trị tổng sản lượng Sức sản xuất của
tài sản cố định = Nguyên giá bình quân tài sản cố định
Giá trị tổng sản lượng ta có thể thay thế bằng doanh thu hay giá trị sản
xuất công nghiệp.
2-2/ Sức sinh lời của của tài sản cố định :
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nguyên giá trị tài sản cố định dùng
trong sản xuất tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Tổng lợi nhuận Sức sinh lời của tài
sản cố định
=
Nguyên giá bình quân tài sản cố định
2-3/ Suất hao phí tài sản cố định :
Chỉ tiêu này cho biết cứ để tạo ra một đồng giá trị tổng sản lượng
thì phải có bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Chỉ tiêu này càng nhỏ
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
21
càng tốt và chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm tài sản cố
định của doanh nghiệp.
Nguyên giá bình quân tài sản cố định Suất hao phí tài
sản cố định = Giá trị tổng sản lượng
Ngoài ra chúng ta còn nên tham khảo các chỉ tiêu hệ số sử dụng máy
móc thiết bị của doanh nghiệp về công suất (H1) và hệ số sử dụng máy móc
thiết bị về thời gian và hệ số đổi mới tài sản cố định ( H3) khi đánh giá về hiệu
sử dụng vốn cố định.
H1 =
Công suất thực tế của máy móc thiết bị
Công suất thiết kế của máy móc thiết bị
Hệ số này phản ánh năng lực hoạt động thực tế của máy móc trong
doanh nghiệp so với công suất thiết kế của chúng. Hệ số này càng cao chứng tỏ
rằng công ty có những lỗ lực đáng kể trong việc sử dụng máy móc thiết bị, tận
dụng tốt công suất máy móc, giảm được hao mòn vô hình đối với doanh
nghiệp.
H2 =
Thời gian sử dụng máy móc thực tế
Tổng thời gian sử dụng máy móc theo kế hoạch
Hệ số này càng lớn càng tốt, nó chỉ ra được mức hoạt động tốt của máy
móc. Khi chỉ số này càng cao chứng tỏ trong kỳ máy móc của doanh nghiệp
hoạt động tốt, ít bị hư hỏng lên có thể hoạt động trong phần lớn thời gian.
H3 =
Tổng giá trị tài sản cố định mới trong kỳ
Tổng giá trị tài sản cố định
Hệ số này phản ánh tỷ trọng của những tài sản cố định mua mới trong kỳ
trong tổng số tài sản cố định của doanh nghiệp.
3-Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp.
3-1/ Sức sản xuất của vốn lưu động.
Chỉ tiêu này cho biết cư một đồng vốn lưu động dùng trong sản
xuất thì tạo ra mấy đồng giá trị sản lượng. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
22
Sức sản xuất của vốn lưu động =
Giá trị tổng sản lượng
Tổng vốn lưu động
3-2/ Sức sinh lời của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động dùng trong sản
xuất tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Sức sinh lời của vốn lưu động =
Tổng lợi nhuận
Tổng vốn lưu động
3-3/ Suất hao phí vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng giá trị tổng sản lượng thì
phải huy động bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.
Suất hao phí vốn
lưu động =
Tổng vốn lưu động bình quân
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình
quân năm =
T1/2+T2+T3+...T11+T12+T`1/2
12
Với Ti là vốn lưu động bình quân tháng thứ i trong năm
T1` là số vốn bình quân tháng 1 năm sau
3-4/ Số vòng quay của vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, nó phản ánh
số vòng quay của vốn lưu động trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Số vòng quay của
vốn lưu động
=
Tổng doanh thu thuần
Tổng vốn lưu động
3-5/ Thời gian một vòng luân chuyển
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để vốn lưu động quay
được một vòng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt
Thời gian một
vòng luân chuyển
=
360
Số vòng quay của vốn lưu động
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
23
3-6/ Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần phải
phải huy động bao nhiêu vốn lưu động bình quân.
Hệ số đảm nhiệm
của vốn lưu động
=
Tổng vốn lưu động bình quân
Tổng doanh thu thuần
Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nêu trên sẽ được sử
dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong thời kỳ
(thường là một năm) ta sẽ so sánh những chỉ tiêu này với những chỉ tiêu trong
những nămtrước đó và so sánh với những chỉ tiêu chung của nghành và của đối
thủ cạnh tranh. Nếu chỉ tiêu của doanh nghiệp trong kỳ phân tích tốt hơn những
chỉ tiêu cùng loại trong những năm trước hay chỉ tiêu chung của nghành thì ta
có thể kết luận hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là tốt.
4 - Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp được thể hiện qua các
chỉ tiêu sau: khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán nhanh và chỉ số
mắc nợ của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán
hiện hành =
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là tốt khi nó xấp xỉ = 0,5.
Nếu chỉ tiêu tính ra thấp hơn 0,5 nhiều thì khả năng thanh toán nhanh của
doanh nghiệp là thấp.
Hệ số mắc nợ =
Tổng nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Hệ số mắc nợ của doanh nghiệp bình thường là 0,5. Nếu hệ số mắc nợ
cao hơn thì vấn đề quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp cần phải được
quan tâm.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
24
IV- CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TRONG DOANH NGHIỆP.
Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố khá nhau và mỗi nhân tố này có ảnh hưởng nhất định tới các chỉ số
phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các nhân tố này có nhiều
nhưng chúng ta có thể chia ra thành hai nhóm sau:
1- Các nhân tố chủ quan
1-1/ Trình độ tổ chức hạch toán nội bộ doanh nghiệp và tổ chức quản
lý sản xuất.
Để có hiệu quả cao thì bộ máy quản lý doanh nghiệp phải thực sự gọn
nhẹ và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình đồng thời phải phối hợp tốt
với nhau trong qúa trình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Mặt khác
trong qúa trình tổ chức hạch toán trong doanh nghiệp những bộ phận thực hiện
nhiệm vụ quản lý và sử dụng vốn thực hiện công tác kế toán sẽ phát hiện ra
những tiềm năng và những tồn tại trong qúa trình sử dụng vốn để từ đó có
nhưng biện pháp phát huy khai thác nhưng tiềm năng và nhưng thành tựu về
vốn của doanh nghiệp đồng thời có những biện pháp khắc phục và hạn chế
nhưng tồn tại để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nói
chung. Công tác quản lý sản xuất cũng có tác động không nhỏ tới hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu công tác tổ chức sản xuất được thực hiện tốt
thì sẽ làm cho qúa trình sản xuất của doanh nghiệp tiến hành bình thường và sẽ
giảm được khoản ứa đọng vốn của doanh nghiệp như giảm hàng tồn kho,
nguyên vật liệu dự trữ, sử dụng dở dang và bán thành phẩm, chi phí cho sản
phẩm hỏng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
1-2/ Chu kỳ sản xuất, kỹ thuật sản xuất.
Đây là một nhân tố quan trọng, có liên quan trực tiếp tới hiệu quả
sử dụng vốn, nếu chu kỳ ngắn doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư
mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ dài doanh nghiệp sẽ có
một gánh nặng là ứa đọng vốn và lãi trả các khoản vay hay các khaỏn phải trả.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
25
Các đặc điểm về kỹ thuật sản xuất có tác động gián tiếp tới một số chỉ
tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp về hiệu quả sử dụng tài sản cố
định của doanh nghiệp. Nếu kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp đơn giản thì tỷ
trọng về thiết bị máy móc của doanh nghiệp sẽ nhỏ , do đó các chỉ tiêu nói trên
của doanh nghiệp sẽ cao nhưng doanh nghiệp sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh
gay gắt trên thị trường. Ngược lại, nếu kỹ thuật sản xuất cao, máy móc của
doanh nghiệp hiện đại thì các chỉ tiêu trên của doanh nghiệp có thể thấp nhưng
doanh nghiệp sẽ có lợi thế trong cạnh tranh.
1-3/ Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và tạo ra
doanh thu cho doanh nghiệp. Qua đó là cơ sở quan trọng để xác định lợi nhuận
của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm là sản phẩm tiêu dùng thì sẽ có vòng đời ngắn
tiêu thụ nhanh và qua đó giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa những
máy móc dùng để sản xuất ra những sản phẩm này tương đối rẻ nên doanh
nghiệp có điều kiện để đổi mới và thay thế thiết bị. Ngược lại, nếu sản phẩm có
vòng đời dài, có giá trị lớn và được sản xuất hàng hoạt theo dây truyền thì giá
thành sản phẩm sẽ lớn và doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn chậm.
1-4/ Trình độ tập thể lao động, cơ chế khuyến khích và trách nhiệm
vật chất trong doanh nghiệp
Nếu công nhân trong doanh nghiệp có trình độ cao để đáp ứng các
yêu cầu của dây truyền sản xuất thì máy móc thiết bị của doanh nghiệp sẽ được
sử dụng tốt, tận dụng được khả năng của máy móc và do đó nâng cao được
năng suất và chất lượng sản phẩm qua đó nâng cao việc sử dụng vốn. Ngược
lại, nếu trình độ của người lao động trong doanh nghiệp thấp, không đáp ứng
những yêu cầu sản xuất thì sẽ làm cho máy móc trong doanh nghiệp không làm
hết khả năng, gây lãng phí do hao mòn và làm giảm chất lượng, năng suất qua
đó làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên để sử dụng tốt tiềm năng về lao động của doanh nghiệp thì
doanh nghiệp phải đề ra một cơ chế khuyến khích và nâng cao trách nhiệm vật
chất trong doanh nghiệp. Nếu cơ chế này được thực hiện tốt thì tinh thần trách
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
26
nhiệm và ý thức tập thể người lao động trong doanh nghiệp sẽ cao và sẽ góp
phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2/ Các nhân tố khách quan
2-1/ Các chính sách vĩ mô của nhà nước
Các chính sách vĩ mô của nhà nước có tác động không nhỏ tới
hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp. Các quy định về khấu hao các tỷ lệ nộp
thuế như thếu VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu trên vốn, các quy định về
tài sản cố định, các quy định về bảo vệ môi trường cũng như các chính sách về
bảo hộ sản xuất trong nước hay khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu trong
nước cũng có tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp do nó có tác
động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng
cũng có tác động tới kế hoạch của doanh nghiệp như kế hoạch thu mua vật tư,
kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch đổi mới công nghệ qua đó tác động đến các chỉ
tiêu và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2-2/ Thị trường
Thị trường có tác động lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Các biến động trên thị trường đầu vào của doanh nghiệp có ảnh hưởng
đến chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp có sản phẩm ngoại nhập phải
chịu thêm ảnh hưởng biến động trên thị trường thế giới và tỷ giá trao đổi ngoại
tệ. Các biến động trên thị trường đầu ra cũng có tác động lớn tới hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu quan hệ cung cầu trên thị trường thay đổi thì
sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp thông qua thay đổi về giá bán và số
lượng sản phẩm tiêu thu, hay doanh thu của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp
phải có những dự toán chính xác về biến dộng trên thị trường đầu vào và đầu ra
của doanh nghiệp, cũng như phải nắm bắt chính xác các thông tin về chung.
2-3/Các nhân tố khác
Tiến bộ về khoa học công nghệ: các tiến bộ về khoa học và công nghệ
tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể đẩy mạnh đầu tư đổi m ới công nghệ sản
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
27
xuất học tập các kinh nghiệm của doanh nghiệp khác nhưng nó cũng làm cho
doanh nghiệp gặp phải những khó khăn do có đối thủ cạnh tranh mới.
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp; các yếu tố của đối thủ cạnh tranh
có thể ảnh hưởng tới qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu đối
thủ cạnh tranh sản xuất những sản phẩm tương tự có giá thành thấp hơn của
doanh nghiệp thì có thể làm cho doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp giảm đi
thị phần của doanh nghiệp giảm và hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm. Ngược lại
nếu doanh nghiệp có khả năng này thì doanh nghiệp có lợi thế lớn trong cạnh
tranh.
Tóm lại: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một yêu
cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay với bất cứ loại hình doanh nghiệp nàovì
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chính là cơ sở để cho doanh nghiệp chiến thắng
trong cạnh tranh tồn tại và phát triển. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay, do tiềm năng về vốn còn hạn chế nhiều, vấn đề nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lại càng quan trọng.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
28
PHẦN II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY 20 - TỔNG CỤC HẬU CẦN
I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 20
1- Sự hình thành và phát triển công ty 20
Công ty 20 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục hậu cần
Bộ quốc phòng. Công ty 20 ra đời từ rất sớm đến năm 2001 Công ty tròn 44
tuổi.
Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty chia làm 4 giai
đoạn:
Giai đoạn 1: Thành lập " Xưởng may đo hàng kỹ" gọi tắt là X20
(1957-1960)
Trước yêu cầu trang phục cho cán bộ chiến sĩ, ngày 18/02/1957 Tổng
cục hậu cần đã quyết định thành lập Xưởng may đo hàng kỹ gọi tắt là X20.
Nhiệm vụ của Xưởng là may quân trang phục vụ cán bộ trung, cao cấp các cơ
quan thuộc bộ quốc phòng, Tổng tư lệnh và các binh chủng đóng trên địa bàn
Hà Nội Xưởng còn có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu chế thử và sản xuất thử
nghiệm các kiểu quân phục cho quân bộ đội.
Ban đầu X20 chỉ có 20 máy may, một máy thùa khuyết, 1 máy vắt sổ và
trên 30 cán bộ công nhân viên chức.
Giai đoạn 2: 1962-1992 X20 trở thành xí nghiệp may đo
Tháng 04 năm 1963 Tổng cục hậu cần chính thức giao nhiệm vụ cho X20
theo quy chế xí nghiệp quốc phòng với tên gọi " xí nghiệp may 20" Về mặt tổ
chức xí nghiệp có 77 cán bộ công nhân viên do đồng chí Trần Quang Nhung
làm Giám đốc.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
29
Nhiệm vụ mới của xí nghiệp ngoài nhiệm vụ may đo cho cán bộ trung,
cao cấp và đảm bảo kế hoạch đột xuất, xí nghiệp bắt đầu nghiên cứu tổ chức
các dây truyền sản xuất hàng loạt và tổ chức mạng lưới gia công ngoài xí
nghiệp.
Trong suốt thời kỳ đế quốc Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc xí nghiệp
X20 vừa phải sơ tán, vừa tiến hành sản xuất phục vụ kịp thời nhu cầu quân
trang cho quân đội trong cuộc kháng chiến.
Tháng 05/1973, xí nghiệp chuyển về Hà nội để tiếp tục sản xuất. Năm
1974 xí nghiệp hoàn thành cơ cấu tổ chức thực hiện hai băng chuyền tự động,
cùng năm xí nghiệp được nhà nước tặng thưởng huân chương chiến công hạng
nhì. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (30-04-1975) xí nghiệp
X20 bước vào thời kỳ mới. Đứng trước khó khăn chung của đất nước sau giải
phóng, xí nghiệp X20 đã mạnh dạn đi sâu vào hạch toán kinh tế, kinh doanh xã
hội chủ nghĩa tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho xí nghiệp như khu nhà A1,
lắp giáp dây chuyền 32 chạy điện, đầu năm 1980 tổng quân số xí nghiệp hơn
1000 người.
Năm 1985, xí nghiệp được Tổng cục hậu cần làm thí điểm cho việc triển
khai thực hiện một phương thức sản xuất mới " sản xuất hàng dệt may xuất
khẩu theo phương thức gia công" đồng thời xí nghiệp cũng dần dần chuyển
sang chế độ hạch toán kinh doanh.
Giai đoạn 3: xí nghiệp may X20 trở thành Công ty may 20 (
02/1992)
Ngày 12/02/1992 Bộ quốc phòng ra quyết định sô 74b/QP ( do thượng
tướng Đào Đình Luyện ký chuyển xí nghiệp may 20 thành Công ty may 20.
Tên giao dịch: Công ty may 20 và tên giao dịch quốc tế : Gar ment. Company
No 20. Cơ cấu tổ chức Công ty lúc này bao gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc,
sáu phòng ban chức năng và 3 xí nghiệp thành viên.
Năm 1994, Công ty may 20 đã biên soạn xong "Quy chế hoạt động của
Công ty may 20 " và phát hành rộng rãi trong Công ty. Công ty được giao phục
vụ các đơn vị từ Thừa Thiên Huế trở ra. Nguồn nguyên liệu, vật tư từ trước đến
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
30
nay đều do cấp trên lo thì năm nay Công ty được cấp trên giao quyền khai thác
vật tư, nguyên vật đảm bảo cho qúa trình sản xuất.
Tuy vậy dệt 8-3 vẫn là khách hàng chủ định của cấp trên để khai thác vật
tư. Năm này Công ty cũng được phép xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
Giai đoạn 4: Công ty may 20 trở thành Công ty 20
Ngày 1/04/1998 trong quyết định 118/QĐQP của bộ quốc phòng "Công
ty may 20 " chính thức trở thành "Công ty 20 " tên giao dịc quốc tế là
GATEXCO.
Hiện nay Công ty có trụ sở giao dịch tại phường Phương Liệt - Thanh
xuân - Hà nội, một trung tâm dậy nghề và nhiều phòng ban chức năng. Với
những thành tích đã đạt được trong 42 năm xây dựng và trưởng thành. Công ty
20 đã được nhà nước phong tặng anh hùng lao động, được tặng thưởng 17 huân
chương các loại và nhiều phần thưởng cao quý khác.
2- Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty 20
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Công ty 20 hiện nay là sản xuất các mặt
hàng dệt may phục vụ quốc phòng theo kế hoạch hàng năm và dài hạn của
Tổng cục hậu cần, sản xuất các mặt hàng dệt may phục vụ thị trường ký kết
các hợp đồng liên doanh liên kết trong và ngoài nước trực tiếp tham gia sản
xuất kinh doanh xuất nhập khẩu theo giấy phép của bộ thương mại làm các dịc
vụ xuất nhập khẩu thu ngoại tệ, sản xuất các mặt hàng dệt phục vụ nhu cầu sản
xuất của Công ty. Ngoài ra Công ty còn có nhiệm vụ đào tạo công nhân nghành
dệt may cho bộ quốc phòng theo kinh phí được cấp. Căn cứ chức năng nhiệm
vụ trên cơ cấu tổ chức của Công ty 20 được bố trí theo mô hình sau.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
31
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
32
Nhìn vào mô hình thể hiện thấy bộ máy quản lý của doanh nghiệp được tổ
chức hỗn hợp vừa theo chức năng nhiệm vụ vừa theo các đơn vị kinh doanh.
Hiện nay công ty đang tổ chức lại phù hợp với cơ chế năng động của thị
trường.
Trên quy chế hoạt động của Công ty thì Giám đốc là người cấp trên bổ
nhiệm, là người đại diện và là người điều hành cao nhất tại công ty có quyền
quyết định mọi hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch đã được cấp trên
phê duyệt và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức hàng năm.
Giúp việc cho Giám đốc là ba phó giám đốc: phó giám đốc kinh doanh,
phó giám đốc sản xuất, phó giám đốc chính trị. Các phó giám đốc công ty là
người do giám đốc công ty lựa chọn và đề nghị cấp trên bổ nhiệm.
Dưới phó giám đốc là các phòng ban chức năng và các xí nghiệp thành
viên. Về cơ cấu sản xuất của Công ty gồm nhiều xí nghiệp sản xuất và dịch vụ,
mỗi xí nghiệp là những bộ phận thành viên của Công ty , chịu sự chỉ huy trực
tiếp của Công ty trên tất cả các lĩnh vực, có chúc năng trực tiếp thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh của công ty về mặt hàng dệt may phục vụ quốc
phòng và tiêu dùng nội địa, cũng như xuất khẩu theo kế hoạch của công ty giao
hàng năm. Mỗi xí nghiệp có quyền chủ động tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh trong phạm vi được phân cấp.
Trong mỗi xí nghiệp thành viên cũng có một Giám đốc lãnh đạo trực
tiếp, dưới Giám đốc là phó giám đốc và các ban tổ chức sản xuất, ban tài
chính, ban kỹ thuật, các phân xưởng và các tổ chức sản xuất . Tính độc lập của
xí nghiệp chỉ là tương đối vì so với công ty chúng không có tư cách pháp nhân,
không có quyền ký hợp đồng kinh tế với các cơ quan cá nhân khác không được
trực tiếp huy động vốn..
Mỗi xí nghiệp là khâu cơ bản trong qúa trình sản xuất của công ty mà là
một đơn vị cơ sở trong tổ chức thông tin kinh tế của Công ty. Xí nghiệp là nơi
ghi chép thu thập các tài liệu ban đầu về hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty đơn vị tổ chức hành chính của công ty. Mọi nhiệm vụ sản xuất của
công ty về mặt tổ chức sản xuất, cũng như phương tiện kỹ thuật đều được tiến
hành qua các phân xưởng và các tổ chức sản xuất của xí nghiệp. Mỗi xí nghiệp
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
33
tuỳ theo nhiệm vụ sản xuất có một vị trí quan trọng khác nhau. Hiện tại công ty
có các xí nghiệp.
+ Các xí nghiệp 1,2,3,4,5,6 chuyên sản xuất các mặt hàng dệt may.
+ Xí nghiệp5 sản xuất các mặt hàng dệt kim: tất, khăn mặt ...
+ Xí nghiệp dệt Nam Định, chuyên sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu
cho công ty.
+ Chi nhánh phía nam có chức năng kinh doanh thương mại, tiêu thụ các
sản phẩm dệt may. Ngoài ra, Công ty còn có một trường đào tạo nghề may toàn
quân theo kế hoạch của Tổng cục hậu cần giao cho công ty và một trường mầm
non.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
- Phòng tổ chức sản xuất
Là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Giám đốc công ty về mọi mặt trong
đó chịu trách nhiệm phục vụ công tác kế hoạch tổ chức lao động tiền lương vật
tư.
Phòng có nhiệm vụ: tham mưu giúp giám đốc công ty xác định phương
hướng, chiến lược đầu tư, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch hoạt động kinh doanh
của toàn Công ty.
Chịu trách nhiệm quản lý bảo quản cung ứng đầu tư đầy đủ các loại vật
tư cho sản xuất theo kế hoạch sản xuất và mua sắm của công ty, thanh quyết
toán vật tư với phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu về các đơn đặt hàng đã thực
hiện. Nhận bảo quản thành phẩm của các đơn vị xuất nhập trả công ty, tổ chức
tiêu thụ hàng hoá theo hợp đồng đã ký kết.
Tổ chức công tác tuyển dụng nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân
viên trên theo kế hoạch, đảm bảo cân đối lương, lao động theo biên chế.
Nghiên cứu xây dựng đề suất các phương án tiền lương tiền thưởng sử dụng lợi
nhuận chung toàn công ty.
Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chế độ đối với người lao động,
tình hình phân phối tiền lương, tiền thưởng của các đơn vị thành viên theo chức
năng.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
34
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là cơ quan tham mưu giúp giám đốc
công ty xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch
vụ theo định kỳ, hàng năm và dài hạn phòng là nơi nghiên cứu chiến lược kinh
doanh xuất nhập khẩu đầu tư, trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các mục
tiêu nhiệm vụ về kinh doanh và dịch vụ theo kế hoạch. Phòng cũng là nơi tham
mưu cho giám đốc Công ty trong công tác giao dịch, đối ngoại nhằm mở rộng
thị trường tìm nghành hàng và khách hàng ngiên cứu các văn bản pháp luật,
quy định của nhà nước và bộ quốc phòng. Chịu trách nhiệm quản lý , theo dõi
và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ đã ký,
đảm bảo hợp đồng đảm bảo theo đúng các điều khoản đã thoả thuận. Tổ chức
chỉ đạo đồng bộ các hoạt động kinh tế nội địa trong công ty.
- Phòng tài chính kinh tế: Là cơ quan tham mưa cho giám đốc về tài
chính kinh tế sử dụng chức năng giám đốc của đồng tiền để kiểm tra giám sát
mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty.
- Phòng có nhiệm vụ: Lập kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để
đảm bảo mọi nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Thực hiện chế độ ghi chép, tính toán phản ánh trung thực, kịp thời liên
tục và có hệ thống số liệu kinh tế về tình hình lưu chuyển sử dụng vốn, tài sản
cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tổ chức theo dõi công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành thực tế
sản phẩm.
Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của toàn công ty
chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra nhiệm vụ hạch toán quản lý tài chính ở các xí
nghiệp thành viên.
- Phòng kỹ thuật- chất lượng: Là cơ quan tham mưu cho giám đốc
công ty về mặt công tác nghiên cứu quản lý khoa học kỹ thuật công nghệ sản
xuất chất lượng sản phẩm.
Phòng có nhiệm vụ tạo mẫu mốt chế thử sản phẩm mới quản lý máy móc
thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo công nhân kỹ thuật trong công ty, tổ chức hoạt
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
35
động và biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường sinh thái và một số lĩnh
vực khác.
- Phòng chính trị: Là bộ phận đảm nhiệm công tác Đảng công tác chính
trị ở công ty, phòng có nhiệm vụ thực hiện công tác tuyên huấn, công tác xây
dựng Đảng công tác cán bộ chính sách , công tác quần chúng thanh niên - phụ
nữ - công đoàn.
- Văn phòng: Là cơ quan giúp giám đốc thực hiện các chế độ hành
chính văn thư, bảo mật, thường xuyên đảm bảo trật tự cho công ty, đảm bảo
sức khoẻ, nhà trẻ, mẫu giáo và khách trong toàn bộ công ty, quản lý và bảo
quản làm việc.
II- ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY:
1- Đặc điểm về sản phẩm
Công ty 20 là một trong những công ty có lịch sử lâu đời. Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trước đây, sản phẩm của công ty đã có
mặt khắp cả nước phục vụ kịp thời cán bộ chiến sỹ, góp phần vào thắng lợi của
dân tộc.
Trước năm 1992, sản phẩm của công ty là các mặt hàng quốc phòng mà
chủ yếu là quân phục chiến sỹ các loại. Bước vào cơ chế thị trường nhất là từ
năm 1993 trở lại đây, công ty đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị để cải tiến sản
xuất, đa dạng hoá sản phẩm, vừa sản xuất hàng quốc phòng vừa sản xuất hàng
dệt may phục vụ nhu cầu người tiêu dùng thị trường trong nước cũng như xuất
khẩu ra nước ngoài.
Đến nay chủng loại của Công ty 20 khá đa dạng phong phú từ loại quân
phục cán bộ chiến sỹ, quân phục đại lễ, Jacket, áo bó, áo thể thao gia công
xuất khẩu, đồng phục cho học sinh các mặt hàng dệt kim, vải sợi, chăn bông,
gối...
2- Đặc điểm về thị trường và các đối thủ cạnh tranh.
Thị trường của công ty được chia thành:
2-1/Thị trường đầu vào:
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
36
Nguồn đầu vào chính của Công ty 20 trước đây là nhà máy dệt 8-3. Đây
là bạn hàng truyền thống và cũng là khách chủ yếu của công ty trong việc khai
thác vật tư, nguyên vật liệu. Nhưng do công nghệ của nhà máy còn nhiều hạn
chế ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và số lượng sản xuất. Vì vậy, từ năm 1994
trở lại đây công ty được quyền khai thác vật tư.
Hiện tại ngoài nhà máy dệt 8-3, công ty còn khai thác nhiều nguồn
nguyên vật liệu từ các bạn hàng khác. Từ năm 1997, công ty thành lập thêm
một xí nghiệp mới ( xí nghiệp dệt Nam Định tại thành phố Nam Định) chuyên
sản xuất các mặt hàng dệt làm nguồn cung cấp vật tư cho công ty. Cho tới nay,
nhà máy đã cung cấp tới 50% nguồn nguyên vật liệu chính của công ty và tiến
tới sẽ cung cấp phần lớn cho công ty. Nhưng đối với mặt gia công xuất khẩu,
công ty vẫn phải nhận vật tư nguyên vật liệu từ nước ngoài như Hồng Kông,
Hàn quốc, Đài loan.....
2-2 Thị trường đầu ra
Thị trường trong nước
Từ ngày thành lập đến nay chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty là
sản xuất hàng may mặc, quân phục phục vụ cho quân đội theo chỉ tiêu kế
hoạch của cấp trên. Đối tượng phục vụ các chiến sỹ mới nhập ngũ các cán bộ
trung, cao cấp của quân đội theo tiêu chuẩn của quân đội. Phạm vi phục vụ của
công ty là các đơn vị quân đội từ Thừa Thiên Huế trở ra. Do vậy, đây là thị
trường quan trọng nhất thị trường trọng điểm của Công ty 20, là thị trường khá
ổn định giúp cho công ty luôn chủ động trong công tác lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh giảm chi phí tăng lợi nhuận.
Bên cạnh đó mặt hàng quân phục phục vụ các nghành đường sắt biên
phòng thuế vụ, hải quan cũng là một thị trường khá quan trọng đối với công ty.
Trong những năm gần đây do các chính sách giá cả thích hợp cùng với việc
nâng cao chất lượng sản phẩm nên thị trường này cũng không ngừng mở rộng.
Ngoài ra công ty còn cung cấp một số mặt hàng dệt may phục vụ tiêu
dùng của người dân như áo ấm - Jacket..... hàng dệt kim với số lượng ngày
càng lớn. Nhưng thị phần của công ty ở những mặt này còn rất khiên tốn,
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
37
khách hàng hầu như chưa biết đến sản phẩm của công ty trên thị trường may
mặc Việt Nam.
Thị trường nước ngoài:
Bắt dầu từ năm 1994, công ty được quyền xuất khẩu trực tiếp với nước
ngoài. Từ đó đến nay, thị trường xuất khẩu của công ty đã không nghừng được
mở rộng với các hợp đồng gia công cho khối EU, Pháp, Tây ban Nha, Hà Lan,
Nhật Bản , Hàn Quốc, Hồng Kông, Canada. Hiện nay, số bạn hàng nước ngoài
của công ty đã nên đến 12 nước. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty: áo
Jacket, quần áo thể thao, bộ đồng phục cán bộ... Các mặt hàng này đều là các
sản phẩm gia công. Mọi nguyên liệu kể cả dáng kích thước, mầu sắc đều do
nước ngoài quy định sản phẩm xuất khẩu vẫn chưa được dán mác của công ty.
Đối với thị trường này, doanh nghiệp không nắm được thế chủ động trong việc
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và khó nắm bắt được những thay đổi
của thị trường.
- Các đối thủ cạnh tranh:
Trong những năm qua thị trường dệt may cả nước đã có sự phát triển rất
lớn, thị hiếu và nhu cầu sản phẩm may mặc ngày càng phát triển một cách đa
dạng với yêu cầu ngày càng cao về chất liệu và kiểu dáng. Đồng thời sự cạnh
tranh về các loại sản phẩm này cũng trở nên găy gắt hơn với nhiều tên tuổi lớn
đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Đó chính là các đối thủ cạnh tranh của
công ty: Công ty may 10, Công ty may Thăng Long, Công ty 40 ..... cùng nhiều
doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, các sản phẩm nước ngoài của Pháp, ý,
Trung quốc .... thị trường gia công của công ty bị cạnh tranh găy gắt với các
nước như Trung Quốc, Thái Lan ....
3-Đặc điểm công nghệ, thiết bị của Công ty 20
Về công nghệ các sản phẩm của công ty chủ yếu được sản xuất theo
dây truyền và được chuyên môn hoá theo từng bộ phận từng khâu sản phẩm
của khâu này là đầu vào tiếp theo của khâu sau. Công nghệ sản xuất sử dụng
nhiều lao động và mang tíng mùa vụ cao.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
38
Về sản phẩm, trước năm 1990, máy móc thiết bị của công ty đa số là
những thiết bị cũ, lạc hậu, có những thiết bị từ những năm 60- 70. Từ những
năm 1993 đến nay, được sự cho phép của Tổng cục hậu cần, công ty đã thanh
lý những máy móc cũ và nhập hoàn toàn một số máy mới, máy chuyên dụng
của Nhật Bản, Đức... để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Tính đến hết năm 1997 công ty đã có nhiều máy móc thiết bị hiện đại như máy
may hăng Zuky, Zuky điện tử, máy may hai kim tự động, máy vắt sổ máy thùa,
máy ép mếch ... Có nhiều loại máy giá trị cao như: máy ép mếch trên 400 triệu
đồng là hơi 90 triệu/bộ.
Những thiết bị máy móc của công ty có đặc điểm chung là:
+ Số lượng máy móc nhiều nhưng không đồng bộ trong dây truyền công
nghệ.
+ Một số máy móc có thể sử dụng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau.
4. Đặc điểm lao động trong công ty
Khi chưa có chế độ lao động hợp đồng, lao động trong công ty đều nằm
trong lao động biên chế nhà nước, việc tuyển dụng lao động đều do cấp trên
quyết định. Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu lao động trong biên chế công ty tổ
chức tiếp nhận lao động do TCHC phân bổ. Chính vì vậy người lao động còn
nhiều hạn chế về tay nghề cũng như trình độ quản lý, từ khi có chế độ hợp
đồng TCHC cho phép công ty được quyền tuyển dụng lao động vào làm việc
tại công ty. Nhờ vậy công ty có thể chủ động trong kế hoạch tuyển dụng, đào
tạo và bổ sung cho lực lượng lao động của mình phù hợp với nhu cầu sản xuất
và quản lý kinh doanh.
Ngoài ra, do đặc điểm về nghành nghề và qui mô của doanh nghiệp lao
động của công ty còn có đặc điểm sau:
+ Số lượng công nhân đông, trong đó nữ chiếm tỷ trọng lớn.
+ Tuổi đời bình quân khoảng 28 tuổi và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.
+ Lao động thủ công là chủ yếu, đòi hỏi sự tỷ mỷ khoé léo.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
39
+ Do đặc thù là doanh nghiệp quân đội vì vậy lao động của công ty có
kỷ luật rất cao.
5- Đặc điểm về tài chính:
Công ty thực hiện chế độ hạch toán tổng hợp, tự chủ về tài chính trong
kinh doanh phù hợp với luật doanh nghiệp nhà nước, các quy định khác của bộ
quốc phòng, pháp luật nhà nước và các điều lệ của công ty.
Vốn sản xuất kinh doanh của công ty gồm có:
+ Vốn được TCHC và bộ quốc phòng giao tại thời điểm quyết định
thành lập công ty.
+ Vốn ngân sách đầu tư bổ sung cho công ty.
+ Phần lợi nhuận sau thúê tính bổ sung theo quy định của bộ tài chính,
cục tài chính thuộc bộ quốc phòng.
+ Công ty có thể bổ sung nguồn vốn sản xuất kinh doanh bằng nguồn;
lợi nhuận được tính trích lập quỹ của công ty khấu hao cơ bản được phép để lại
và khấu hao bằng nguồn vốn tự bổ sung.
+ Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính theo nghị định
59/CP tự cân đối thu chi, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển các nguồn vốn
kinh doanh kể cả vốn góp vào doanh nghiệp khác (nếu có) .
+ Mọi quan hệ tín dụng (vay, cho vay, mua bán hàng chậm trả, bảo lãnh)
giữa công ty với các đối tác bên ngoài công ty phải tuân theo sự phân cấp hạn
mức.
III- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY:
1- Tình hình sản xuất kinh doanh
Từ năm 1995 đến năm 2000 kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đạt
được là tương đối khả quan, Công ty liên tục làm ăn có lãi, nộp ngân sách nhà
nước dều tăng hàng năm, đồng thời thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng
tăng lên.
- Về doanh thu:
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
40
Biểu 1: Kết quả doanh thu của Công ty 20 (đơn vị tính 1.000đ)
Năm Tổng doanh thu Tỷ lê % Tỷ lệ so với
Kế hoạch Thực hiện Hoàn thành năm trước
1998 140.102.500 169484.000 120,97% 122,17%
1999 170.000.000 246.749.775 145,15% 145,59%
2000 300.000.000 386.769.675 128,92% 156,75%
Biểu 2: Doanh thu các mặt hàng
Các mặt hàng 1998 1999 2000
Hàng quốc phòng 102.186.000 125.239.082 239.390.590
Hàng kinh tế 58.227.000 98.355.223 108.233.435
Hàng xuất khẩu 9.071.000 23.155.470 39.456.650
Như vậy qua số liệu trên ta thấy:
Năm 1998, doanh thu của công ty đạt 169.484.000.000đ, vượt 20,97%,
tương đương với mức vượt tuyệt đối là 23.381.500.000đ vượt so với năm trước
là 22,17% tương ứng với tỷ lệ vượt tuyệt đối là 30.751.000.000đ. Trong đó
doanh thu từ mặt hàng quốc phòng là 102.186.000.000đ chiếm 60,29% từ mặt
hàng kinh tế là 58.227.000.000đ chiếm 34,36% doanh thu từ mặt hàng xuất
khẩu là 9.071.000.000đ chiếm 5,35% như vậy doanh thu năm 1998 đạt được
chủ yếu là hàng quốc phòng và kinh tế còn hàng xuất khẩu không đáng kể.
Bước sang năm 1999 doanh thu của Công ty tăng một cách nhanh chóng
và đạt là 246.749.775.000đ vượt 45,15% so với kế hoạch, tương ứng với mức
tăng tuyệt đối là 77.265.775.000đ trong đó doanh thu từ mặt hàng quốc phòng
đạt 125.239.082.000đ chiếm 50,76% doanh thu từ mặt hàng kinh tế
98.355.223.000đ chiếm 39,86%. Doanh thu từ mặt hàng xuất khẩu đạt
23.155.470.000đ chiếm 9,38% như vậy việc tăng doanh thu của Công ty chủ
yếu do doanh thu hàng quốc phòng, kinh tế, xuất khẩu tăng một cách nhanh
chóng.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
41
Năm 2000 tổng doanh thu của Công ty đạt 386.769.675.000đ vượt so
với kế hoạch 28,92% tương ứng với mức vượt tuyệt đối là 86.769.675.000đ
vượt so với năm trước là 56,75% tương ứng với mức vượt tuyệt đối là
140.091.900.000đ trong đó doanh thu từ mặt hàng quốc phòng đạt
239.390.590.000đ chiếm 61,89% doanh thu từ mặt hàng quốc phòng đạt
108.233.435.000đ chiếm 27,98% doanh thu từ mặt hàng xuất khẩu đạt
39.145.650.000đ chiếm 10,12%. Có được thành được thành tích như vạy chủ
yếu là do doanh thu hàng quốc phòng tăng lên nhanh chóng, cùng với việc tăng
lên củamặt hàng xuất khẩu và hàng kinh tế. Như vậy qua 3 năm liên tiếp doanh
thu của Công ty không ngừng tăng lên điều đó chứng tỏ không có sự thay đổi
về số lượng và nhu cầu dệt may của cán bộ chiến sỹ trong toàn Công ty.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
42
Biểu 3: Tổng hợp một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh(1998-2000)
Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Kh TH Kh TH Kh TH
Tổng
doanh thu
140.102.500 169.484.000 170.000.000 246.749.775 300.000.000 386.769.675
Tổng giá
thành sx
100.000.000 122.446.693 124.000.000 186.926.472 230.275.862 300.229.738
Chi phí
quản lý
14.000.000 15.994.663 15.000.000 16.000.000 16.000.000 18.000.000
Chi phí
bán hàng
2.000.000 2.318.853 1.689.656 2.001.308 2.000.000 2.985.755
Tổng chi
phí
116.000.000 140.760.209 140.689.656 204.927.780 248.275.862 321.215.493
Lợi nhuận 24.102.500 28.723.791 29.310.344 41.821.995 51.724.138 65.554.182
Nộp ngân
sách
7.712.800 9.191.613 9.379.310 13.383.038 16.551.724 20.977.338
Lợi nhuận
thực tế
16.389.700 19.532.178 19.931.034 27.983.957 35.172.414 44.576.844
Như vậy qua số liệu trên cho ta thấy:
Thứ nhất, về mặt sản xuất và chi phí: Tình hình sản xuất của Công ty rất
ổn định và phát triển về doanh thu của Công ty tăng đều trong các năm, năm
1998 doanh thu đạt 169.484.000.000đ tăng 22,17% so với năm 1997 vượt
20,17% so với kế hoạch năm 1999 doanh thu đạt 246.749.775.000đ tăng
45,59% vượt 45,15% so với kế hoạch. Bước sang năm 2000 doanh thu đạt
386.769.675.000đ tăng 56,75% so với năm 1999 vượt 28,92% so với kế
hoạch. Về giá thành sản xuất năm 1998 là 122.446.693.000đ vượt 22,45% so
với kế hoạch tăng 24,42% so với năm 1997 năm 1999 giá thành sản xuất là
186.926.472.000đ vượt 20,17% so với kế hoạch tăng 52,66% so với năm trước
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
43
năm 2000 giá thành sản xuất 300.229.738.000đ đ vượt 30,28% so với kế
hoạch tăng 60,49% so với năm 1999.
Như vậy, doanh thu và giá thành sản xuất củu Công ty đều tăng qua cáa
năm và vượt kế hoạch đề ra, cho dù việê tăng nàa chưa đánh giá được chất
lượng nhưng nó thể hiện sự lớn mạnh về quy mô sản xuất của Công ty.
Tình hình thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty, chi phí
quản lý doanh nghiệp của Công ty chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng chi
phí của Công ty, năm 1998 chiếm 11,36% tăng 14,25% so với kế hoạch, năm
1999 chiếm 7,8% tăng 6,67%, năm 2000 chiếm 5,6% tăng 12,5%. ĐIều đó cho
thấy Công ty đã có lỗ lực trong viêch cải tiến sắp xếp lại bộ máy quản lý và cơ
chế hoạt động, vì vậy việc cải cách bộ máy quản lý đã đi vào lề nếp.
Trong khi đó chi phí bán hàng thực hiện hàng năm quá nhỏ do chi phí
giao tiếp khêch trương ít và do thị trường của Công ty khá ổn định chi phí bán
hàng năm 1998 chiếm 1,56%, năm 1999 chiếm 0,98%, năm 2000 chiếm 0,93%
việc chi phí bán hàng nhỏ như vậy trong một cơ chế thị trường cạnh tranh là
một bất hợp lý với một doanh nghiệp nhưng có thể hiểu được con số của Công
ty là 1 yếu tố đặc thù. Tuy nhiên không phải chi phí bánngf càng nhỏ càng tốt,
trong những năm tới Công ty nên tăng chi phí cho viêch xúc tiến bán hàng, cho
quảng cáo chào hàng để mở rộng và phát triển rộng đựcủa mình.
Thứ hai, về lợi nhuận và nghĩa vụ nộp ngân sách, trong những năm qua
Công ty tiếp tục làm ăn có lãi, nộp ngân sách nhà nước đều tăng hàng năm góp
phầ cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất.
Cụ thể năm 1998 lợi nhuận đạt 28.723.791.000đ lợi nhuận thực tế đạt
19.532.178.000đ vượt kế hoạch đề ra là 19,17%, năm 1999 lợi nhuận đạt
41.821.995.000đ tn thực tế đạt 27.983.957.000đ tăng lên so với năm 1999 là
43,27% vượt kế hoạch đề ra 40,4%, năm 2000 lợi nhuận đạt 65.554.182.000đ
lợi nhuận thực tế đạt 44.576.844.000đ, tăng so với năm 1999 là 50,29%, vượt
kế hoạch là 26,27%.
Về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước cũng tăng đều, năm 1998 nộp ngân
sách nhà nước 9.191.613.000đ, năm 1999 nộp ngân sách nhà nước
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
44
13.383.038.000đ tăng lên 45,6% so với năm 1998, năm 2000 nộp ngân sách
nhà nước 20.977.338.000đ tăng lên so với năm 1999 là 56,75% .
Như vậy lợi nhuận của Công ty tăng lên mạnh là do doanh thu của Công
ty tăng lên cả ba năm đều vượt kế hoạch đặt ra, một phần do giảm mạnh về số
lượng lao động gián tiếp và việc cải cách bộ máy quản lý đi vào hoạt động có
hiệu quả vid vậy đã giảm một khoản chi phí cho viêch này cho nên kết quả hoạt
động của Công ty rất cao.
2-Tình hình cung ứng vật tư.
Vật tư là nhân tố cơ bản, cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Sản
phẩm của công ty là trang phục cho quân đội các loại, sản phẩm may mặc kinh
tế và xuất khẩu, được sản xuất hàng loạt, theo từng loại, kích cỡ quy định. Cho
nên khi tiến hành sản xuất, công ty đã sử dụng khá nhiều loại vật tư với số
lượng lớn. Trước năm 1994 các loại vật tư nguyên vật liệu của công ty đều do
tổng cục hậu cần giao kế hoạch và quyết định số lượng và địa điểm thu mua,
khách quen thuộc của công ty trước đậy là nhà máy dệt 8-3 còn đối với mặt
hàng xuất khẩu Công ty nhập khẩu từ bên ngoài theo yêu cầu của bên đặt gia
công. Sau năm 1994 công ty được phép chủ động mua vật tư, nguyên vật liệu.
Đến năm 1997 Công ty thành lập xí nghiệp dệt Nam Định, xí nghiệp đảm bảo
cung cấp vật tư nguyên liệu 50% nhu cầu cho công ty. Ngoài ra công ty tổ chức
thu mua dưới hình thức đặt hàng, hợp đồng ký kết với đơn vị bán và thanh toán
trực tiếp. Kế hoạch thu mua nguyên vật liệu được xây dựng theo các hợp đồng
kinh tế, thường là trước quý I, dựa vào số lượng còn tồn kho và định mức tiêu
dùng vật liệu cho từng mặt hàng để xây dựng kế hoạch thu mua.
Biểu 4: Định mức một số mặt hàng chủ yếu của Công ty 20
Sản phẩm Vải (m) chỉ (m) Mex (m)
Âu phục hè CB 5,6 200 0,5
Âu phục đông CB 6,0 200 0,7
Âu phục chiến sỹ 5,8 200 0,4
áo hè CB các loại 2,3 120 0,2
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
45
áo JACKET 8,0 400 1,0
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
46
Biểu 5: Định mức vật tư thực tế của Công ty 20
Sản phẩm vải
(m)
chỉ
(m)
Mex (m)
Âu phục hè CB 5,4 190 0,45
Âu phục đông CB 5,8 210 0,67
Âu phục chiến sỹ 5,6 190 0,35
áo hè CB các loại 2,1 116 0,16
áo JACKET 7,7 390 0,69
3-Lao động tiền lương
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau lực lượng lao động của
Công ty 20 có nhiều biến đổi cả về số lượng và chất lượng. Để đảm bảo tăng
năng suất lao động, tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác hóa nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhu cầu đầu tư và phát
triển của công ty. Từ năm 1995 trở lại đây nhu cầu về số lao động và chất
lượng lao động của công ty rất lớn do quy mô sản xuất của công ty không
ngừng mở rộng. Chính vì vậy hàng năm công ty đã tuyểm dụng, đào tạo tay
nghề thi nâng bậc, bố trí lại công việc cho cán bộ công nhân viên nhằm đáp
ứng đầy đủ nhu cầu về số lượng lao động. Nhờ vậy mà trình độ chuyên môn và
tay nghề của cán bộ công nhân viên được nâng cao, số cán bộ có trình độ đại
học, trung cấp cũng như sơ cấp công nhân bậc cao của công ty ngày càng tăng.
Mặt khác hàng năm công ty tổ chức tuyển dụng cán bộ trẻ có năng lực. Bằng
cách thay thế cán bộ thiếu năng lực trong trong năm 1998 tuyển thêm 29 lao
động có trình độ đại học trong đó cán bộ trẻ chiếm 25%. Riêng năm 1999 công
ty xây dựng đề nghị cục quân nhu và TCHC phê duyệt hệ thống định mức lao
động, định mức tiền lương làm căn cứ để tổ chức biên chế lao động các nghành
nghề và thực hiện chế độ tiền lương chặt chẽ trong toàn Công ty. Công tác
tuyển dụng mới và giải quyết chính sách với người lao động đã thực hiện công
khai đúng tiêu chuẩn chế độ. Trong năm công ty đã tiếp nhận và tuyển dụng
520 lao động mới xác định nâng lương và thi nâng bậc cho 614 người.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
47
Năm 1998, tổng số cán bộ công nhân viên là 2663 người trong đó trình
độ đại học 76 người chiếm 2,85%, trung cấp là 118 người chiến 4,43% thợ bậc
4 trở lên có 616 người chiếm 23,1%. Số lao động gián tiếp là 179 người chiếm
7,4%. Thu nhập bình quân tháng của cán bộ công nhân viên là 781.546đ.
Năm 1999, tổng số cán bộ công nhân viên là 3249 người trong đó trình
độ đại học 78 người chiếm 2,4%, trung cấp là 121 người chiến 3,72%, lao
động gián tiếp là 288 người chiếm 8,80%, bậc thợ bình quân là 3/6. Thu nhập
bình quân tháng của cán bộ công nhân viên là 828.239đ.
Năm 2000, tổng số cán bộ công nhân viên là 3882 người trong đó trình
độ đại học 88 người chiếm 2,26%, trung cấp là 148 người chiến 3,8%, lao
động gián tiếp là 413 người chiếm 10,63%. Thu nhập bình quân tháng của cán
bộ công nhân viên là 989.430đ.
4- Tình hình thực hiện kế hoạch và đầu tư
Năm 1993 là năm công ty chính thưc hoạt động theo mô hình
quản lý mới. Cũng trong năm này, công ty đã đổi mới toàn bộ thiết bị cho xí
nghiệp may1 và đầu tư tiếp một dây chuyền may hàng loạt nữa (đây là dây
chuyền may hàng loạt thứ 3 được đổi mới). Nhờ những nỗ lực đổi mới đó
Công ty 20 đã có thêm hai khách hàng mới một của Đài loan và một của Hàn
quốc.
Bước vào năm 1994, công ty tiếp tục đổi mới trang thiết bị
(1.740.000.000đ) đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất và đời
sống cán bộ công nhân viên (đầu tư cơ sở hạ tầng là 1.000.000.000đ nhà ăn ca
là 1.200.000.000đ)
Năm 1995, công ty đã mua thêm 81 máy may và thành lập thêm xí
nghiệp may4, xây dựng chương trình phát triển và mở rộng công ty đến năm
2000 với tổng vốn đầu tư 78 tỷ đồng (trong đó có dự án xây dựng khu sản xuất
và khu điều hành sản xuất của công ty ở Sài đồng, Gia Lâm, Hà nội) đầu tư
mới một dây chuyền máy may dệt kim trị giá trên 2tỷ đồng phục vụ cho quân
đội. Cũng năm 1995 công ty đã đầu tư hai dây chuyền may hàng dệt kim gồm
46 thiết bị để chuẩn bị thành lập xí nghiệp thứ 5.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
48
Bước sang năm 1996, TCHC ký quyết định 112/QĐH16 chính thức cho
công ty thành lập mới hai xí nghiệp; xí nghiệp 5 may dệt kim và xí nghiệp 6
sản xuất dịch vụ và giới thiệu sản phẩm. Cuối năm công ty đầu tư thêm 32 máy
dệt khăn mặt, 22 máy dệt bí tất và dệt kim.
Đến năm 1997. Công ty đã thành lập thêm xí nghiệp dệt Nam Định, đảm
bảo cung cấp trên 50% nhu cầu vật tư nguyên liệu của Công ty.
Năm 1998 Công ty đã dầu tư mở rộng sản xuất đưa xí nghiệp dệt vào
hoạt động và hoàn thành dự án xí nghiệp may cao cấp tại Sài đồng, Gia Lâm,
Hà nội.
Từ năm 1997 -2000 Công ty được cấp khoảng 18,7 tỷ đồng vốn ngân
sách của nhà nước để dầu tư. Năm 2000 Công ty đầu tư 5 tỷ đồng vào thiết bị
máy móc và dây chuyền sản xuất. Từ năm 2001-2003 sẽ thực hiện dự án xí
nghiệp dệt kim thay thế toàn bộ máy móc thiết bị, đầu tư theo chiều sâu và bổ
sung thêm công nghệ nhằm hoàn tất cho công nghệ dệt.
IV- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN SẢN XUẤT KINH
DOANH TRONG 3 NĂM CỦA CÔNG TY 20.
1- Cơ cấu vốn của Công ty.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
cần phải có tài sản, có vốn bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Việc bảo
đảm đầy đủ nhu cầu về vốn là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho qúa trình sản
xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Khi đã có đầy đủ vốn thì điều quan
tâm của doanh nghiệp là sử dụng vốn sao cho có hiệu quả mang lại cho doanh
nghiệp lợi nhuận cao nhất. Đối với Công ty 20 lạt doanh nghiệp thuộc bộ quốc
phòng, vốn của phần lớn vốn được ngân sách bao cấp vì vậy mà việc nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn vốn này đang là vấn đề cấp thiết để sao cho vấn đề
hiệu quả sản xuất gắn liền với lợi ích của chính mình.
Để xem xét tình hình chung về vốn sản xuất kinh doanh của Công ty 20,
ta dựa vào bảng cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
49
Biểu 6: Cơ cấu vốn của Công ty 20 qua 3 năm
Đơn vị tính 1.000đ
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Chênh lệch
98-99
Chênh lệch
99-2000
Tuyệt
đối
% Tuyệt
đối
%
Vốn SX-
Kd BQ
153.406.641 157.356.487 168.765.432 3.949.846 2,57 11.408.945 7,25
Vốn CĐ-
BQ
59.776.235 72.513.561 81.693.502 12.737.326 21,31 9.179.941 12,66
Vốn LĐ-
BQ
93.630.406 84.842.926 87.071.930 -8.787.480 -9,39 2.229.004 2,63
Qua số liệu trên ta thấy rằng tình hình vốn sản xuất kinh doanh của Công
ty là rất khả quan, tổng số vốn của Công ty đều tăng qua các năm, năm 1996 là
153tỷ đồng thì tới năm 1999 lên đến 157 tỷ đồng, năm 2000 là 168 tỷ đồng.
ĐIều này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty đang được mở
rộng. Trong cơ cấu vốn của Công ty vốn lưu động ít có sự thay đổi nhưng vốn
cố định lại có sự tăng mạnh từ năm 1998 là 59,7 tỷ đồng, năm 1999 là 72,5 tỷ
đồng (tăng 12,7 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 21,31%) từ năm 1999 đến năm 2000
tăng 9,1 tỷ đồng tăng với tỷ lệ 12,66%. Như vậy đây là một dấu hiệu tốt, nó
cho thấy Công ty có nhiều nỗ lực để tăng năng lực sản xuất và mở rộng quy
mô.
Đối với nguồn hình thành tài sản của Công ty ta lập bảng phân tích sau:
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
50
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
51
Nguồn vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được
hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Bảng phân tích cho thấy rằng: nợ phải trả (vốn vay) ít có sự biến động
qua các năm trong khi đó vốn chủ sở hữu lại tăng lên nhanh cả về số tuyệt đối
lẫn số tương đối (tăng24,94% năm 1999 tương ứng với 18,54 tỷ đồng, tăng
0,16% năm 2000 tương ứng với tăng 25,14 tỷ đồng). Thực tế cho thấy nguồn
vốn chủ sở hữu tăng lên hoàn toàn là nguồn vốn quỹ đây là dấu hiệu tài chính
tốt, nó cho thấy Công ty có đủ khả năng tài chính mạnh, đảm bảo Công ty có
đủ vốn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, trang bị kỹ thuật công nghệ mới
bằng số vốn của mình.
Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của Công ty ta cần xem xét chỉ tiêu
sau:
Biểu 8: Bảng phân tích tình hình tài chính của Công ty.
(đơn vị tính 1.000đ)
Chỉ tiêu 1998 1999 2000
Khả năng thanh toán chung 1,42 1,36 1,40
Khả năng thanh toán nhanh 0,35 0,18 0,21
Khả năng thanh toán của vốn
lưu động
0,25 0,13 0,15
Hệ số nợ 1,06 0,78 0,59
Hệ số tự tài trợ 0,48 0,56 0,63
Qua số liệu biểu trên ta thấy: hệ số nợ của Công ty năm 1998 là khá cao
(1,06) nhưng giảm dần xuống theo chiều hướng tốt năm 1999 là 0,78, năm
2000 là 0,59. Điều đó cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ của doanh
nghiệp ngày càng tốt. ĐIều này cũng được thể hiện thông qua sự tăng lên
không ngừng của hệ số tự tài trợ. Nó chứng tỏ Công ty ngày càng độc lập về
mặt tài chính, số tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn tự có của Công ty ngày
càng tăng.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
52
Tình hình tài chính khả quan của Công ty còn được thể hiện thông qua
khả năng thanh toán, các trị số về khả năng thanh toán chung, khả năng thanh
toán của vốn lưu động rất tốt.
Doanh nghiệp có đủ khả năng để đáp ứng cáckhoản nợ ngắn hạn nhưng
lại ít bị ứa đọng vốn thể hiện qua khả năng thanh toán của vốn lưu động khá
hợp lý: năm 1998 là 0,25, năm 1999 là 0,13, năm 2000 là 0,215.
Tuy nhiên tỷ suất thanh toán tức thời của Công ty là khá thấp, năm 1998
là 0,35, năm 1999 là 0,18 và năm 2000 là 0,21. Kết hợp với chỉ tiêu khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm song lại khó khăn trong
việc thanh toán các khaỏn nợ hiện hành (đến hạn, quá hạn....) do lượng tiền
mặt các năm đều ít. Vì vậy Công ty phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ
phải thu sao cho nhanh nhất nhằm đáp ứng khả năng thanh toán ngày.
2- Tình hình quản lý vốn của Công ty
2-1/ Tình hình quản lý vốn cố định:
2-1-1/ Cơ cấu vốn cố định:
Vốn cố định của Công ty 20 chủ yếu là giá trị tài sản cố định hữu hình
còn tài sản cố định vô hình và tài sản cố định khác giá trị không đáng kể.
Nguồn hình thành vốn cố định của Công ty chủ yếu là vốn ngân sách chiếm
khoảng 70% giá trị tài sản cố định.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
53
Biểu 9: Tình hình năm 1998 - 1999 và năm 2000 (đơn vị tính 1.000đ)
Nhóm chỉ
tiêu
1998 1999 2000 Clệch 1999-
2000
TSCD NG.TSCD Tỷ
trọng
NG.TSCD Tỷ
trọng
NG.TSCD Tỷ
trọng
Số tuyệt đối %
TSCĐ
trong sxkd
69.011.395 100 91.291.881 100 114.546.046 100 23.254.165 25,47
TSCĐ
trong sản
xuất
64.608.166 93,2 86.888.652 95,18 110.142.817 96,17 23.254.165 25,47
Nhà cửa vật
kiến trúc
26.978.000 39,09 33.206.000 33,37 39.434.000 34,43 6.228.000 6,82
MMTB 31.530.000 45,69 46.806.000 51,27 62.082.000 54,2 15.276.000 16,73
Dụng cụ
văn phòng
3.265.481 4,73 426.000 0,47 325.000 0,28 -101.000 -0,11
Phương tiện
vận tải
2.834.685 4,11 6.450.652 7,07 8.301.817 7,25 1.851.165 2,03
TSCĐ phúc
lợi
4.403.229 6,38 4.403.229 4,82 4.403.229 3,84 0 0
TSCĐ chưa
sử dụng
0 0 0 0 0 0 0 0
TSCĐ chưa
thanh lý
0 0 0 0 0 0 0 0
Dựa vào biểu trên ta thấy hầu hết tài sản cố định của Công ty đều được
huy động vào sản xuất kinh doanh. Các máy móc thiết bị của Công ty được
hoạt động với hiệu suất rất cao. Đây là một biểu hiện tích cực của Công ty
trong việc quản lý sử dụng tài sản cố định.
Giá trị tài sản cố định của Công ty tăng khá nhanh, năm 2000 tăng so với
năm 1999 là 23,25tỷ đồng, về tốc độ tăng là 25,47%. Nó cho thấy rằng quy mô
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
54
kinh doanh của Công ty đang không ngừng được mở rộng. Điều này thể hiện rõ
thông qua sự tăng nhanh về giá trị máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc. Với
lượng máy móc thiết bị lớn như vậy chắc chắn tạo ra lợi tức cho Công ty so với
doanh nghiệp khác nhằm thu hút khách hàng.
Tuy nhiên Công ty cần chú trọng hợp lý vào việc đầu tư cho dụng cụ văn
phòng nhằm nâng cao trình độ quản lý trong Công ty.
2-1-2/ Công tác quản lý khấu hao tài sản cố định của Công ty.
Hiện nay Công ty vẫn đang áp dụng hình thức khấu hao theo đường
thẳng với tỷ lệ 11-12%/ năm là khá hợp lý. Hàng năm quỹ khấu hao của Công
ty đều được sử dụng hết. Đây chủ yếu là đầu tư đổi mới dây chuyền mua sắm
tài sản cố định. Tuy nhiên hiện nay Công ty vẫn còn phải nộp một phần quỹ
khấu hao vào ngân sách. Vì vậy mà Công ty cần phải huy động thêm các nguồn
khác để đầu tư vào tài sản cố định.
Biểu 10: Công tác quản lý khấu hao tài sản cố định
(đơn vị tính 1.000đ)
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 So sánh%
99/98 2000/99
Nguyên gía 69.011.395 91.291.881 114.546.046 32,29 25,47
Hao mòn 23.063.188 35.028.850 46.994.512 51,88 34,16
Giá trị còn lại 45.948.207 56.263.031 67.551.531 22,45 20,06
Hao mòn
trong năm
7.950.000 10.656.124 12.727.338 34,04 19,44
Tỷ lệ trích
khấu hao
11,5% 11,7% 11,11%
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
55
Số liệu biểu 11 cho thấy Công ty rất chú trọng vào việc đầu tư đổi mới
thiết bị công nghệ trong 3 năm qua.
Chỉ tiêu Đv tính 1998 1999 2000
1. Máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải
1.000đ 4.082.000 9.693.793 14.693.793
2. Xây dựng cơ bản 1.000đ 5.918.000 5.700.000 5.865.000
3. Mức huy động
công suất
% 85 90 95
4. Nguyên liệu sản
xuất
Nghành may Cái 1115 1550 1850
Nghành dệt Cái 825 825 830
Nhờ vào việc không ngừng đầu tư vào các máy móc thiết bị, năng lực
sản xuất của Công ty ngày càng tăng, năng lực sản xuất của nghành may năm
1998 là 1115 cái đến năm 1999 là 1550 cái tăng 435 cái và đến năm 2000 là
1850 tăng 300 cái so với năm 1999 còn nghành dệt từ 825 cái năm 1999 đến
năm 2000 tăng lên tới 830.Điều đáng mừng hơn là hiệusuất máy móc thiết bị
của Công ty rất cao và ngày càng tăng đạt tới 95% vào năm 2000.
2-2/ Quản lý vốn lưu động
2-2-1/ Cơ cấu vốn lưu động
Vốn lưu động của Công ty 20 được hình thành chủ yếu từ 4 nguồn sau:
- Nguồn ngân sách cấp
- Nguồn tự bổ sung
- Nguồn tín dụng
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
56
- Nguồn chiếm dụng
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
57
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
58
Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn lưu động của Công ty chủ yếu từ ngân
sách cấp và do Công ty tự bổ sung. Nó chứng tỏ năng lực tài chính của Công ty
là vững vàng. Nguồn vốn tín dụng của Công ty vẫn còn rất thấp (dưới 10%).
Trong thời kỳ tới, Công ty nên tăng thêm phần vốn này. Nguồn vốn từ chiếm
dụng giảm dần cho thấy doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong việc thanh toán
với khách hàng .
2-2-2/ Công tác quản lý vốn lưu động ở các khâu.
Căn cứ vào qúa trình tuần hoà và chu chuyển vốn lưu động chia làm ba
loại.
- Vốn lưu động khâu dự trữ
- Vốn lưu động sản xuất
- Vốn lưu động khâu lưu thông
Việc phân tích vốn lưu động theo qúa trình tuần hoàn và chu chuyển cho
phép đánh giá việc sử dụng vốn lưu động trên các khâu dự trữ, sản xuất và lưu
thông. Vấn đề đặt ra là phải xác định một quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận một
cách khoa học hợp lý để phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng vốn. Theo đó, cơ
cấu vốn lưu động của Công ty tăng 3 năm qua như sau.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
59
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
60
Qua biểu trên ta nhận xét:
Tình hình sử dụng ở khâu dự trữ. Vốn lưu động tại khâu này chỉ gồm
nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng năm 1998 là 7,3tỷ đồng chiếm 7,8% năm 1999
là 6,6tỷ đồng chiếm 7,79% năm 2000 chiếm 7,98%. Với lượng dở dangữ trữ
thấp như vậy nhưng Công ty vẫn đảm bảo qúa trình sản xuất được tiến hành
liên tục, điều đó có được là do Công ty đã có kế hoạch đáp ứng nhu cầu
nguyên vật liệu tốt.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, điều đó
cho thấy Công ty có nhiều nỗ lực nhằm tăng nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá
tăng vòng quay vốn lưu động.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Vốn lưu động của Công ty tập
trung chủ yếu ở khâu lưu thông chiếm trên 89% trong tổng số vốn lưu động.
Trong cơ cấu vốn lưu động khâu này các khoản phải thu chiếm phần lớn và lại
có chiều hướng gia tăng năm 1999 là 54 tỷ đồng chiếm 64,05% đến năm 2000
là 56 tỷ đồng chiếm 61,1% tăng 2,3 tỷ đồng tức là tăng 4,99%. Đây là một biểu
hiện xấu chứng tỏ Công ty đang tăng cường chiếm dụng vốn. Vì vậy để nâng
cao hiệu quả của công tác quản lý vốn tín dụng thì trong thời gian tới Công ty
cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và có biện pháp thu hồi vốn đang bị các đơn
vị chiếm dụng.
3- Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty:
3-1/ Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh kết quả của việc quản lý và sử
dụng vốn cố định và qua đó góp phần nào phản ánh kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp qua biểu số liệu sau:
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
61
Biểu14: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
Chênh lệch
Chỉ tiêu 1998 1999 2000
99/2000 %
1. Doanh thu thuần 169257360 247099776 386468565 139368789 56,4
2. Lợi nhuận dòng 5.655.540 8.971.854 12.925.370 3.953.516 44,06
3. Nguyên giá TSCĐ 69.011.395 91.291.881 114546046 23254165 25,47
4. Giá trị còn lại 45.948.207 56.263.031 67.551.531 11.288.500 20,06
5. Sức sản xuất TSCĐ
- Theo nguyên giá 2,45 2,71 3,37 0,66 24,35
- Theo giá trị còn lại 3,68 4,39 5,72 1,33 30,3
6. Suất hao phí TSCĐ 0,41 0,37 0,3 0,07 -2,59
7. Sức sinh lời TSCĐ
- Theo nguyên giá 0,08 0,1 0,11 0,01 10
- Theo giá trị chất
lượng
0,12 0,16 0,19 0,03 18,75
8. Hệ số đổi mới 0,14 0,17 0,18 0,01 5,88
Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty tăng lên qua các
năm cụ thể:
- Sức sản xuất tài sản cố định:
+ Theo nguyên giá thì một đồng nguyên giá bỏ vào sản xuất kinh doanh
năm 2000 đem lại 3,37 đồng doanh thu, còn năm 1999 đem lại 2,71 đồng
doanh thu (tăng 0,66 đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 24,35%.
Nếu như năm 2000 sức sản xuất tài sản cố định không đổi thì nguyên giá
tài sản cố định cần sử dụng là: 386.468.565 : 2,71 = 142.608.327
Như vậy so với thực tế Công ty đã tiết kiệm được.
142.608.327 - 114.546.046 = 28.062.281 nghìn đồng nguyên giá tài sản
cố định
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
62
+ Theo giá trị còn lại thì một đồng giá trị chất lượng tài sản cố định năm
2000 bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại 5,72 đồng, năm 1999 đem lại 4,39
đồng tăng 1,33 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 30,3%. Mức tăng này một mặt
Công ty đã đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới làm tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
- Về hao phí tài sản cố định: Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu sử
dụng tài sản cố định theo nguyên giá. Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng
doanh thu thì trong kỳ cần bỏ vào sản xuất bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản
cố định.
Năm 1999 là 0,37, và năm 2000 là 0,3 giảm 0,07 tướng ứng với tỷ lệ
giảm 2,59%. Nguyên nhân do doanh thu thuần tăng 13,9tỷ đồng và nguyên giá
tăng 2,32tỷ đồng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc tăng của nguyên
giá tài sản cố định.
- Sức sinh lời tài sản cố định:-
+ Theo nguyên giá một đồng tài sản cố định năm 2000 đem lại 0,11
đồng lợi nhuận còn năm 1999 đem lại 0,1 đồng lợi nhuận tăng 0,01 đồng. Nếu
tỷ lệ doanh lợi trên vốn cố định theo nguyên giá năm 1999, lượng nguyên giá
bỏ vào sản xuất kinh doanh là:
12.925.370 : 0,16 = 129.253.700 ngìn đồng
Như vậy Công ty đã tiết kiệm được
129.253.700 - 114.546.046 = 14.707.654 nghìn đồng
Nguyên nhân là do lợi nhuận năm 2000 tăng so với năm 1999 một lượng
3.953.516.000 đồng tương ứng với tỷ lệ 44,06% trong khi đó nguyên giá chỉ
tăng 25,47% so với năm 1999.
+ Theo giá trị chất lượng năm 1999 là 0,16 năm 2000 là 0,19, mức tăng
là 0,03 tương ứng với tỷ lệ tăng là 10% chủ yếu là tăng của lợi nhuận dòng.
- Hệ số đổi mới của tài sản cố định của Công ty trong 3 năm là
khá cao. Nó chứng tỏ rằng Công ty đã đầu tư mua sắm đổi mới máy móc thiết
bị góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
63
Doanh lợi vốn cố định trong 3 năm qua khoảng trên dưới 10%. Như vậy
vẫn còn thấp do máy móc thiết bị của doanh nghiệp vẫn còn khá lạc hậu, hơn
nữa các máy móc vẫn chưa phát huy công suất.
Hệ số hao mòn vốn cố định =
Tổng giá trị còn lại tài sản cố định
Tổng nguyên giá tài sản cố định
=
67.551.531
114.546.046
= 0,5898
Như vậy số vốn cố định còn phải thu hồi là 58,98% so với tổng nguyên
giá tài sản cố định tại thời điểm cuối năm 2000, như vậy là khá tốt.
Qua việc phân tích trên cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty năm 2000 đã tăng lên so với năm 1999. Nó phản ánh sự cố gắng
của cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp.
4- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 20
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 20 được thể hiện qua bảng
sau:
Chênh lệch Chỉ tiêu 1998 1999 2000
1999-2000 %
1. Doanh thu thuần 169.257.360 247.099.776 386.486.565 139.368.789 56,4
2. Lợi nhuận dòng 5.655.540 8.971.854 12.925.370 3.953.516 44,06
3. Vốn lưu động
bình quân
93.630.406 84.842.926 87.071.930 -2.229.004 2,63
4. Sức sinh lời vốn
lưu động(2/3)
0,16 0,11 0,15 0,04 36,36
5.Số vòng quay (1/3) 1,81 2,91 4,44 1,53 52,53
6. Thời gian một vòng
quay(360/5)
198,9 123,71 81,08 -42,63 -34,46
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
64
7. Hệ số đảm nhiệm (3/1) 0,55 0,34 0,23 -0,11 -32,35
8. Doanh lợi (2/3)% 6,04 10,57 14,84 4,27 40,4
9. Kỳ thu tiền bình quân 127 79
Qua biểu trên ta thấy nhìn chung kết quả sử dụng vốn lưu động của
Công ty năm 2000 tăng so với năm 1999 cụ thể:
- Sức sinh lời vốn lưu động : Năm 1999 là 0,11 đồng, năm 2000 là
0,15 đồng tăng 0,04 đồng so với năm 1999 với tỷ lệ tương đương là 36,36%.
Nguyên nhân là do lợi nhuận dòng tăng mạnh, vốn lưu động bình quân cũng
tăng nhưng tốc độ tăng thấp 2,63% tốc độ tăng của lợi nhuận dòng cao
44,06%. Nếu sức sinh lời của vốn lưu động năm 2000 bằng năm 1999 thì để
đạt được mức lợi nhuận như năm 1999 lượng vốn lưu động bình quân cần được
sử dụng là:
12.925.370
0,11
= 117.503.364 nghìn đồng
Như vậy năm 2000 Công ty đã tiết kiệm được
117.503.364 - 87.071.930 = 30.431.434 nghìn đồng
- Số vòng quay của vốn lưu động năm 1999 là 2,91, năm 2000 là 4,44
vòng tăng 1,53 vòng so với năm 1999. Nhờ đó Công ty đã giảm được tình
trạng ứ đọng vốn, rút ngắn được chu kỳ kinh doanh đây là biểu hiện rất khả
quan của Công ty.
Do số vòng quay tăng lên nên thời gian một vòng quay giảm nhanh năm
2000 so với năm 1999 giảm 42,63 ngày, chủ yếu là do Công ty đã đẩy mạnh
việc tiêu thụ sản phẩm làm cho doanh thu tăng nhanh. Nhưng kỳ thu tiền bình
quân còn rất lớn năm 1998 là 127 ngày, năm 1999 là 79 ngày và đến năm 2000
..... ngày. Do đó Công ty thường xuyên bị thiếu tiền mặt trong việc thanh toán.
- Về mức doanh lợi của vốn lưu động trong năm 2000 đạt 14,84% tăng
4,27 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 40,4% so với năm 1999 nhưng nó vẫn còn
ở mức thấp. Vì vậy , Công ty cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả của
vốn lưu động.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
65
- Về hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động; năm 1999 là 0,34 đồng năm
2000 là 0,23 đồng giảm 0,11 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 32,35% đây là dấu
hiệu tốt.
5- Vấn đề bảo toàn và phát triển vốn:
Vấn đề này được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 16: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn (đơn vị tính 1.000đ)
Vốn phải bảo toàn 1998 1999 2000
Kế hoạch 54.360.000 74.066.000 90.594.000
Thực hiện 66.189.000 84.360.000 109.920.000
Chênh lệch 11.829.000 10.294.000 18.660.000
Như vậy cả 3 năm Công ty không chỉ bảo toàn được vốn mà còn phát
triển được vốn.Đây là một dấu hiệu khả quan thể hiện nỗ lực của Công ty trong
việc mở rộng quy mô sản xuất.
V- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN SẢN
XUẤT KINH DOANH TRONG 3 NĂM QUA CỦA CÔNG TY
1- Những thành tích và ưu điểm đạt được
Là một doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường Công ty
đã gặt nhiều khó khăn trong việc đáp ứng đủ nguồn vốn sản xuất kinh doanh
nhất là khâu vốn lưu động nhưng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân
viên, Công ty đã đạt một số thành tựu cụ thể:
Công ty đã tận dụng tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, toàn
bộ máy móc thiết bị đã được huy động không có máy móc thiết bị nào ngừng
hoạt động.
Trong vấn đề quản lý vốn cố định, Công ty tận dụng tối đa nguồn vốn
ngân sách cấp và nguồn vốn tự bổ sung cho sản xuất, đồng thời đã huy động
thêm các nguồn vốn khác, các nguồn vốn vay, tập trung vào việc mua sắm máy
móc thiết bị mới, thay thế số máy móc thiết bị cũ đã lạc hậu. Năm 1999 năng
lực sản xuất của Công ty đã tăng thêm được ba dây chuyền may mới. Các dây
chuỳên chuyên môn hoá sản xuất Vecton, quân phục lên, sơmi đã đi vào sản
LuËn v¨n tèt nghiÖp Lª ThÞ Lµnh - QLKT 39B
66
xuất, các dây chuyền dệt vải và dệt kim đã ổn định, về ccông nghệ xí nghiệp
dệt kim đã được trang bị máy định hình 2 cho khâu hoàn tất từ đó Công ty đã
nâng cao được năng suất lao động, chất lượng thẩm mỹ của sản phẩm được
khách hàng chấp nhận và tín nghiệm trong tiêu dùng .
Trong công tác khấu hao Công ty đã trích đủ khấu hao theo kế hoạch
đều đặn hàng năm bổ sung vào quỹ khấu hao đảm bảo tái sản xuất và tài sản cố
định.
Đó là trong ba năm qua lợi nhuận của Công ty đạt được tương đối cao
và không ngừng tăng lên. Đó là kết quả của sự cố gắng tích cực trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty đặc biệt trong việc tổ chức sử dụng vốn
sản xuất kinh doanh.
Công ty đã cân đối bám sát các nguồn tài chính để đảm bảo đủ cho toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sử dụng hợp lý có hiệu quả các
nguồn vốn. Tăng cường chức năng Giám đốc tài chính đảm bảo đủ vốn cho
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sử dụng hợp lý có hiệu
quả.
2- Những tồn tại
Bên cạnh những thành tích đãđạt được như đã trình bầy ở trên trong
công tác quản lý và sử dụng vốn ở nhà máy trong thời gian qua còn bộc lộ
nhiều sai sót, nhược điểm nhất định.
Tỷ lệ khấu hao theo quy định còn qúa thấp, gây khó khăn cho Công ty
trong việc huy động và đổi mới tài sản cố định để đáp ứng nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh.
Công tác lập kế hoạch vốn lưu động định mức chưa được chính xác, với
cách tính của Công ty chỉ mang tính khái quát, cho phép nhanh chóng xác lập
kế hoạch để huy động vốn kịp thời. Song thực tế không tính được vốn định
mức cho từng khâu, từng bộ phận.
Do hạn chế về nguồn vốn (chỉ dựa vào vốn của ngân sách) nên Công ty
thường xuyên bị thiếu vốn, nhất là đối với vốn lưu động 2 xí nghiệp dệt chưa
được cấp vốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh Công ty 20 - Tổng cục hậu cần.pdf